You are on page 1of 5

Vậy, với những ưu điểm nêu trên, liệu việc practice Digital Minilasim có thực sự

giúp mỗi con người cải thiện tình trạng sức khỏe thể chất, tâm lý, và trí tuệ?

Nếu các Team(s) thực sự tin tưởng Digital Minimalism là tốt, và muốn xu hướng này
được đông đảo các bạn trẻ biết đến và thực hiện, thì Team(s) sẽ sử dụng nhũng bằng
chứng thống kê, lý luận, và khoa học nào để thuyết phục mọi người tin và trải
nghiệm lối sống digital Minimalism?

Công ty nghiên cứu Dscout cho biết chúng ta chạm vào điện thoại hơn 2.600 lần, kiểm tra
email 74 lần và nhận được 46 thông báo trong một ngày.1 Trung tâm Nghiên cứu PewBáo
cáo ngày 2 tháng 2
cho thấy gần một phần hai thanh niên trực tuyến 'gần như liên tục', trong khi
một nghiên cứu riêng biệt tiết lộ rằng những người trẻ tuổi dành nhiều thời gian nhất để
nhắn tin hoặc sử dụng các nền tảng mạng xã hội, duyệt trang web, xem video và chụp ảnh
hoặc quay video.3
https://digest.headfoundation.org/2021/12/21/digital-minimalism/

Với quá nhiều thời gian dành cho điện thoại, có phải chúng ta đã vô thức cho phép công
nghệ lấn át cuộc sống của mình và thúc đẩy hành vi gây nghiện hoặc có hại? Có cách nào
chúng ta có thể sử dụng công nghệ mà không bị nó sử dụng không?
https://link.springer.com/article/10.1007/s10668-023-03437-0

 Digital Minilasim là một triết lý nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng công
nghệ có chủ ý và có mục đích, thay vì để nó kiểm soát cuộc sống của bạn. Nó liên
quan đến việc lùi lại một bước khỏi những phiền nhiễu kỹ thuật số và tập trung vào
những điều thực sự quan trọng, chẳng hạn như các mối quan hệ, sự phát triển cá
nhân và công việc có ý nghĩa. Bằng cách áp dụng cách tiếp cận tối giản với công
nghệ, bạn có thể giảm căng thẳng, cải thiện năng suất và nâng cao sức khỏe tổng
thể của mình.

Digital Minimalism, chủ nghĩa tối giản số, là một biện pháp có thể ngăn ngừa tình trạng
mất kiểm soát và sa đà trên các trang mạng xã hội.

Digital Minimalism là cách sống hài hoà cùng công


nghệ

Khái niệm Digital Minimalism được khởi xướng bởi tác giả nổi tiếng Cal Newport. Trước
đó, ông đã viết cuốn sách mang tính đột phá Deep Work về chủ đề công việc.

Theo Cal, Digital Minimalism là triết lý sử dụng công nghệ, với ý tưởng bạn sẽ tập trung
thời gian trực tuyến vào một lượng hoạt động được chọn lựa cẩn thận và mang tính tối
ưu nhất.
Với định nghĩa này của Cal, mục đích của Digital Minimalism nằm ở chỗ bạn chủ động
lựa chọn trong cách làm việc trên các nền tảng số. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hơn
thời gian sử dụng công nghệ, đồng thời có thể loại bỏ những ứng dụng không cần thiết.

Tại sao bạn lại cần Digital Minimalism lúc này? Vì đây là một tư duy và phương pháp
tốt để chiến đấu với sự tấn công ồ ạt của công nghệ trong cuộc sống hiện nay. Trong khi
đó, xu hướng WFH (làm việc tại nhà) sẽ còn gia tăng trên thị trường lao động trong và
sau đại dịch Covid-19. Những Digital Nomads đã trở thành bình thường mới.

Để thật sự áp dụng Digital Minimalism một cách hiệu quả và tối ưu nhất, chúng ta cần
tuân theo 3 nguyên lý hoạt động của triết lý này:

https://www.mindomo.com/fr/mindmap/digital-minimalism-by-cal-newport-
14b64b95ac49460bbb89c0b0d8e56769
Vậy là bạn đã nắm rõ các nền tảng của triết lý tối giản không gian số. Giờ bạn có thể bắt
tay vào dọn dẹp và tái tạo lại nếp sống mới cho riêng mình. Để làm được điều đó bạn sẽ
cần theo đuổi quy trình Digital Declutter (cũng tương tự như khái niệm Digital Detox)

1. Khoảng nghỉ: Hãy dành ra 30 ngày (hoặc ngắn hơn, tuỳ theo thời gian thực tế mà bạn
có) để thật sự dọn dẹp không gian số của mình.
Mẹo: Trong 30 ngày, hãy kiểm tra xem đã tiêu tốn bao nhiêu thời gian vào mạng xã hội
hay những ứng dụng không cần thiết. Bạn có thể sử dụng ứng dụng theo dõi thói quen sử
dụng điện thoại như Digital Wellbeing, Stay Free… Sau đó hãy loại bỏ các ứng dụng thừa
thãi ngay lập tức.
2. Tái khám phá và lựa chọn: Trong 30 ngày này, hãy rà soát một loạt tất cả các hoạt
động số của mình, bao gồm – các ứng dụng, các thiết bị số, các dịch vụ số mà bạn đang
đăng ký (newsletters, netflix, spotify…). Điều cần để ý trong bước này là hãy lựa chọn
những hoạt động khiến bạn cảm thấy thật sự hài lòng và ý nghĩa.
3. Thiết lập hệ thống mới: Vào những ngày cuối cùng, bạn đưa ra quyết định lựa chọn
những ứng dụng, hoạt động số nào từ giờ sẽ tiếp tục trong cuộc đời bạn. Bạn không cần
phải nghe theo lời khuyên của ai đó về một ứng dụng được cho là “hiệu quả nhất”. Những
hoạt động này hỗ trợ cho các giá trị cuộc sống theo cách của riêng bạn, do đó bạn cần
hình dung sẽ sử dụng chúng một cách tối đa như thế nào. Để hệ thống mới được trơn tru
và hiệu quả hơn, bạn cũng có thể áp dụng các mẹo tránh xao lãng dưới đây.
Mẹo:
1.Tắt notifications và âm thanh không cần thiết trên điện thoại sẽ giúp bạn tối thiểu
được những xao lãng có thể ảnh hưởng tới chất lượng làm việc.
2.Dừng đăng ký newsletters thật sự không cần thiết – hãy thành thật, bạn đã “tiện tay”
đăng ký nhận newsletter từ bao nhiêu trang điện tử khác nhau? và thật sự ĐỌC chúng?
Hãy bỏ đăng ký và chỉ lựa chọn vài trang thật sự hữu ích cho công việc sẽ giúp email của
bạn trở nên gọn gàng hơn rất nhiều.
3. Giới hạn thời gian sử dụng mạng xã hội: cách tốt nhất để không bị cuốn trôi vào
những dòng thông tin được cập nhật hàng giây trên mạng xã hội là giới hạn thời gian cho
nó. Hãy thử ứng dụng Digital Welling và đặt hẹn giờ tự động ngắt sử dụng mạng xã hội
khi hết thời gian.
4. Tìm kiếm hoạt động lắp vào chỗ trống: khi hệ thống mới đã được xác lập, bạn sẽ có
nhiều thời gian hơn so với trước kia. Hãy tìm kiếm các hoạt động thay thế lành mạnh giúp
thoát khỏi thế giới số. Ví dụ: áp dụng digital detox thường xuyên hơn, tăng thời gian giao
tiếp xã hội ngoài đời, dẹp chiếc điện thoại sang một bên và tăng các hoạt động ngoài trời.
https://www.lofficielvietnam.com/love-life/digital-minimalism-va-cach-de-song-toi-gian-
tren-mang-xa-hoi
https://readingraphics.com/book-summary-digital-minimalism/

You might also like