You are on page 1of 4

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KỊCH BẢN THUYẾT TRÌNH VÀ

THIẾT KẾ BÀI THUYẾT TRÌNH VỚI POWERPOINT

Phần 1: Xây dựng kịch bản thuyết trình thực chất cũng giống như làm văn, nó
gồm 3 nội dung.
- Thứ nhất: Đặt vấn đề (mở đầu)
Trong phần này các em nên dẫn dắt vấn đề với những câu chuyện thú vị hay
những lập luận logic và thực tiễn.

- Thứ hai: Phân tích, đánh giá và giải quyết vấn bằng những luận cứ xác thực
(thân bài)
- Thứ ba: Tóm lại những nội dung căn cốt thông qua những luận điểm (kết luận)
Phần 2: Thiết kế powerpoint để thể hiện nội dung thuyết trình theo kịch bản.
- Cô đọng nội dung
- Thiết kế slides phù hợp với nội dung
- Lựa chọn hình ảnh, âm thanh, video để minh họa cho nội dung.
- Tạo hiệu ứng động cho các slides.
- Lồng tiếng
- Xuất bản video

Sau đây chúng ta sẽ bắt đầu xây dựng kịch bản thuyết trình với chủ đề
“THIẾT LẬP VÀ QUẢN LÝ MỤC TIÊU”
Phần mở đầu:
Đặt vấn đề bằng những câu hỏi sau đây:
1. Tại sao cần thiết lập mục tiêu?
2. Tại sao mục tiêu lại quan trọng?
3. Mục tiêu được thiết lập thế nào?
4. Làm thế nào để đạt được mục tiêu?
Phân thân bài:
Trong phần này thầy sẽ dẫn dắt vấn đề và trả lời cho các câu hỏi cụ thể:
Với 2 câu hỏi đầu tiên:
Tại sao cần thiết lập mục tiêu? Và tại sao mục tiêu lại quan trọng? Thầy sẽ dẫn dắt nội
dung thông qua câu chuyện thú vị và qua câu chuyện này thầy sẽ kết luận bằng một số
luận điểm để trả lời cho 2 câu hỏi trên:
Sau đây các em hãy xem cách dẫn dắt câu chuyện thế nào?
CÂU CHUYỆN THI BƠI CỦA NGƯỜI THẦY DO THÁI
Ngày xưa, tại một trường Do Thái, thầy giáo đưa các học trò của mình tới một vịnh nhỏ
để thi bơi trong một ngày lặng gió. Thầy bảo các nam sinh khỏe mạnh và giỏi bơi lội
hãy thi bơi ra biển xem ai có thể bơi xa nhất. Một số nam sinh liền lao mình vào dòng
nước và bắt đầu bơi, còn một số không nhỏ thì bối dối đứng lại trên bờ mà không tham
gia thử thách của thầy. Thấy giáo Do Thái bơi một chiếc thuyền lớn theo sau những
nam sinh dũng cảm đang bơi trong làn nước biển xanh ngắt. Bơi chưa đầy nửa dạm,
những chàng trai vốn bơi giỏi lại dần bỏ cuộc mà trèo lên thuyền của thầy. Tất cả đều
cảm thấy kiệt sức và không thể bơi tiếp. Người thầy chỉ cười và tiếp tục trèo thuyền ra
xa bờ hơn. Khi cách bờ khoảng một dặm thầy đột ngột dừng thuyền và ra lệnh cho tất
cả các học sinh của mình nhảy khổi thuyền và bơi vào bờ ngay vì thuyền sắp chìm.
Thấy con thuyền nặng nề chở cả nhóm người đông đúc như một chìm thật, các học trò
liên nhảy ngay xuống biển và cố hết sức bơi vào bờ mà không ngoái đầu trở lại…
người thày chậm rãi chèo thuyền nhẹ từ từ theo sau nhưng luôn giữ một khoảng cách
đủ để vừa quan sát và hỗ trợ khi cần, nhưng vừa không để học trò biết con thuyền vẫn
nổi sau lưng họ.
Một lát sau, tất cả các học trò đều bơi vào đến bờ bình an vô sự, người thầy mới lên bờ
gặp học trò của mình và hỏi từng nhóm học trò. Nhìn những học trò không dám bơi,
thày rằng tại sao các em không tham gia? Các học trò đó trả lời vì học thấy biển mênh
mông, không biết bơi đi đâu nên họ cảm thấy bối rối, sợ hãi mà bỏ cuộc ngay từ đầu.
Thày hỏi những học sinh đã dũng cảm bơi ra biển rằng tại sao các em sớm dừng lại khi
bơi ra biển vì thấy kiệt sức, nhưng khi bơi vào bờ thì các em lại bơi được quãng đường
còn dài hơn gấp hai lần quãng đường bơi ra, khi sức lực cũng đã mỏi mệt?
Các học trò đều nói rằng khi bơi từ bờ ra biển, tâm lý hoang mang khi bơi ra biển khơi
mênh mông đã làm họ lo sợ, trong khii chiếc thuyền của thầy ở phía sau như một cái
phao cứu sinh mời gọi. Chính vì thế, họ nhanh cảm thấy kiệt sức nên bỏ cuộc. Họ bỏ
cuộc vì sợ hãi nhiều hơn là kiệt sức. Lúc đó, con thuyền của thầy là lựa chọn an toàn
hơn rất nhiều so với việc bơi tiếp mà không biết sẽ đến đâu. Nhưng khi bơi vào bờ, dù
xa hơn và sức đã mệt, nhưng họ vẫn có thể về đến nơi là vì bờ biển thân thuộc phía
trước mặt là đích đến an toàn, nhìn thấy bờ biển trước mắt, họ càng bơi càng hăng hái,
và về đích rất nhanh.
Nghe xong các câu trả lời của học trò, người thầy Do Thái mới nói:
Như các em vừa trải qua, bờ biển là mục tiêu rõ ràng. Khi có mục tiêu rõ ràng để vươn
tới, tất cả các em đã bơi được một quãng xa một cách dễ dàng. Mục tiêu rõ ràng trong
tầm mắt đã truyền cho các em sức mạnh, sự bền chí và niền tin để chinh phục mọi khó
khăn. Hơn nữa, khi các em bơi vào bờ với suy nghĩ rằng con thuyền của thầy đang
chìm, các em không còn có thể dựa vào con thuyền nữa ngoài chính sức lực còn lại
của các em, nên các em đã dốc sức bơi vào cho bằng được. Có mục tiêu rõ ràng, và
không còn đường lùi hay bất cứ sự hỗ trợ nào khác, các em đã dựa vào chính mình và
đã về đích ngoạn mục. Còn khi các em bời từ trong bờ ra biên khơi vô tận, các em
không thấy được mục tiêu phía trước mặt, nên các em nhanh chóng rơi vào cảm giác
hoang mang, rồi dần trở lên tuyệt vọng… Không có mục tiêu rõ ràng để vươn tới, các
em đều dễ dàng bỏ cuộc. Chắc chắn lúc ấy các em đã cho rằng mình đã cố hết sức rồi
và chỉ được đến thế thôi. Hôm nay, biển lặng, chung ta lại ở trong vịnh nên không có
con sóng nào lớn cản trở các em bơi ra biển, và cũng chẳng có con sóng xuôi chiều
nào giúp các em bơi nhanh hơn vào bờ. Nhưng các em đều tự mình vượt qua quãng
đường xa hơn nhiều quãng đường mà ngay trước đó không lâu các em đã cho rằng
mình bơi hết khả năng. Mục tiêu rõ ràng chính là sự khác biệt. Nó giúp chúng ta chiến
thắng mọi nỗi sợ hãi và vượt qua được chính mình để chinh phucj khó khăn một cách
phi thường. Có mục tiêu rõ ràng để phấn đấu, mọi khó khăn trở thành chuyện nhỏ. Khi
làm việc không có mục tiêu, mọi việc dù nhỏ cũng trở lên khó khăn không thể vượt qua.

Lưu ý: Câu chuyện là khá dài khi viết ra nhưng khi kể lại, chúng ta cần chắt lọc thông
tin trong câu chuyện sao cho đủ ý để truyền tải thông điệp vì chúng ta không thể để
mục này chiếm quá nhiều thời gian.
Luận điểm chốt lại sau khi kết thúc câu chuyện:
“HOẶC CHẾT ĐUỐI TRONG BIỂN THÔNG TIN
HAY TRỞ NÊN MẠNH MẼ VỚI MỤC TIÊU RÕ RÀNG?”

Như vậy, các em đã biết tại sao cần thiết lập mục tiêu và vì sao mục tiêu lại quan
trọng với chúng ta. Vì vậy khi bắt đầu một công việc cụ thể nào đó các em cần xác định
cho mình một mục tiêu rõ ràng và coi đó là cái đích mình phải đạt đến.
Câu hỏi thứ 3:
Làm thế nào để thiết lập mục tiêu?
Hãy nhớ từ tiếng Anh: SMART, mục tiêu phải hội đủ 5 yếu tố được liên kết bởi 5 từ
khóa sau:
- S: Specific (Cụ thể)
- M: Motivational (Giàu động lực)
- A: Achievable (Có thể đạt được)
- R: Realistic (có tính thực tế)
- T: Time-based (Có thời hạn rõ ràng)
Thuyết minh cụ thể về từng yếu tố thông qua 5 từ khóa.
Câu hỏi cuối cùng:
Làm thế nào để đạt được mục tiêu?
Để đạt được mục tiêu ta phải quản lý tốt mục tiêu và để quản lý tốt mục tiêu thì
ta phải chia nhỏ mục tiêu thành các chỉ tiêu và hoàn thành từng chỉ tiêu. Khi các chi tiêu
được hoàn thành tức là mục tiêu đã hoàn thành. Nếu một trong các chỉ tiêu nào không
hoàn thành thì chỉ tiêu sau sẽ phải được điều chỉnh cao hơn để bù lại cho chỉ tiêu trước
đó không hoàn thành.
Ví dụ: Mục tiêu của sinh viên A là Tốt nghiệp trong 4 năm với tấm bằng xuất sắc. Theo
đó, bám vào công thức SMART trên đây ta có thể đánh giá mục tiêu mà bạn sinh viên A
đặt ra là rất cụ thể (S), giàu động lực (M), có thể đạt được (A), rất thực tế (R), có thời
gian rõ ràng (T). Như vậy, để đạt được mục tiêu trên sinh viên A sẽ phải chia mục tiêu
thành các chỉ tiêu cụ thể như sau:
- 4 năm tương đương với 8 học kỳ chính.
- Mỗi học kỳ sinh viên phải đạt trung bình chung học kỳ là 3.6 (hệ 4). Học kỳ nào
sinh viên A cũng đạt 3.6 có nghĩa sinh viên sẽ tốt nghiệp xuất sắc.
- Nếu một học kỳ nào đó sinh viên không đạt 3.6, chẳng hạn học kỳ 1 chỉ đạt 3.4,
thì mục tiêu của học kỳ 2 hoặc các học kỳ tiếp theo điều chỉnh lớn hơn 3.6 để bù
lại cho học kỳ đạt 3.4 thì sinh viên mới đạt được mục tiêu.
Phần kết luận:
“MỌI CON ĐƯỜNG ĐỀU CÓ ĐIỂM KẾT THÚC
ĐIỀU ĐÁNG NÓI LÀ CHÚNG TA KẾT THÚC NÓ NHƯ THẾ NÀO”
Bây nhờ nhiệm cụ của chúng ta sẽ là biểu diễn kịch bản này một cách trực quan
sinh động, thu hút thính giả bằng phần mềm powerpoint và lồng tiếng thuyết minh một
cách ấn tượng để chuyển tải thông điệp. Những bài thực hành thực tế trên lớp và thông
qua video của thầy sẽ giúp các em chuyển tải được những nội dung trên. Đồng thời
giúp các em xây dựng mục tiêu cho cuộc đời mình cũng như biết cách truyền tải thông
điệp hay thuyết trình về một chủ để nào đó của các em.

You might also like