You are on page 1of 32

ĐỀ CƯƠNG KTHP THỰC VẬT DƯỢC 2

Câu 1: Đặc điểm chung của ngành Tảo lục.


 Đặc điểm về tế bào:
- Tế bào có nhân thật
- Vách tế bào cấu tạo bới cellulose và pectin
- Nguyên sinh chất chứa lạp lục (thể sắc), có diệp lục a, b chiếm ưu thế hơn so
với yếu tố phụ (caroten và oxy caroten) -> Có màu lục
- Có hạch tạo bột chứa tinh bột trong thể sắc
- Có 2 roi đều nhau (nếu có)
 Các dạng hình thái của tản
- Tản có nhiều hình thái khác nhau: tản đơn bào, đơn bào có roi, tản dạng sợi
ngăn vách thông hoặc bắt đầu có sự phân hóa thành rễ, thân lá như Tảo vòng
 Sinh sản
- Sinh sản sinh dưỡng: phân đôi tế bào hoặc phát triển từ một đoạn tách rời tản
mẹ
- Sinh sản vô tính: Bằng bào tử hay bào tử động
- Sinh sản hữu tính: Theo lối đẳng giao, dị giao, noãn giao và tiếp hợp
 Đa dạng loài:
- Có 8000 loài xếp vào 3 lớp: Tảo lục; Tảo tiếp hợp; Tảo vòng

Câu 2: So sánh đặc điểm tế bào, hình thái tản, và hình thức sinh sản của ngành
Tảo (Algae) và Tảo lam.
Tảo lam Tảo Algae
Đặc điểm tế -Là sinh vật tiền nhân chưa Là tế bào có nhân thật
bào có nhân thật -Vách tế bào: Cấu tạo
-Vách tế bào bởi cellulose và pectin
+ Một bao chất nhầy và một (có thể khảm silic,
màng riêng có ở tất cả các calci carbonat)
loài -Nhân: Một hay nhiều
+ Một vách cellulose-pectin nhân
chỉ có ở loài dạng sợi -Nguyên sinh chất
-Nhân: Không có màng nhân, +Lạp lục (thể sắc) có
chỉ có vùng nhân nhiều hình dạng khác
-Nguyên sinh chất nhau: dài, đĩa, móng
+ Sắc chất: Sắc tố đồng hóa ngựa, xoắn. Chứa các
nằm trên phiến mỏng gồm diệp lục a,b,c,d,e; các
diệp lục a, biliprotein, dẫn sắc tố phụ như
chất của caroten và biliprotein, xantophin
oxycaroten hay fucoxanthin
+ Trung chất: Nucleoprotein +Hạch tạo bột: Có thể
dưới dạng những hạt chất có hoặc không có.
nhiễm sắc Chất dự trữ là glucid ở
+ Chất dự trữ là những khối trong hoặc ngoài thể
glycogen, hạt volutin hoặc sắc
không bào chứa khí -Nhiều loại tảo có roi.
Có thể có một, hai
hoặc nhiều roi

Hình thái tản -Tản đơn bào: Hình cầu, hình -Dạng đơn bào có roi,
bầu dục,… sống đơn độc sống riêng lẻ hay tập
hoặc tập trung với nhau thành trung
một khối (tập đoàn) -Tản đa bào:
-Tản đa bào: Dạng sợi hoặc +Dạng sợi (sợi ngăn
một khối tế bào chồng chất vách hoặc sợi thông),
lên nhau phân nhánh hoặc
-Có các dị bào: Cố định nito không
trong không khí +Dạng sợi hình cành,
hình thân
-Mô giả: Các sợi hay
các sợi thông chằng
chịt với nhau. Có khi
có cả những mô thật
tuy còn thô sơ (ở Tảo
vòng)

Hình thức sinh -Sinh sản sinh dưỡng: Phân -Sinh sản sinh dưỡng:
sản đôi tế bào hoặc tảo đoạn (các Nhân đôi tế bào, phát
đoạn sợi bị đứt gãy và tách triển từ một đoạn tản
rời khỏi các sợi gốc tách rời từ tản mẹ
-Sinh sản vô tính: Nhờ các -Sinh sản vô tính:
bào từ dày, nội bào tử, ngoại Bằng bào tử hay bào tử
bào tử các bào tử sinh trưởng động
+ Bào tử dày: Tế bào kích -Sinh sản hữu tính:
thước lơn, màng kép dày, nội Theo lối đẳng giao, dị
chất đậm đặc giao, noãn giao, tiếp
+ Nội bào tử: Bào tử hình hợp
thành trong nang kín đặc biệt
+ Ngoại bào tử: Bài tử hình
thành từng chuỗi bên ngoài tế
bào

Câu 3: Đặc điểm cấu tạo tế bào và phương thức sinh sản (vô tính, sinh dưỡng) của
Nấm thực.
 Đặc điểm cấu tạo tế bào của Nấm thực
- Vách tế bào:
+ Thành phần hóa học đặc trưng là kitin tương tự côn trùng, khác với vách tế
bào thực vật
+ Cấu tạo: Cấu trúc phiến và cấu trúc sợi nhỏ
- Thể nguyên sinh
+ Chất tế bào: Dung dịch keo có độ nhớt bằng 800 lần nước trong đó có hệ
thống màng (màng nguyên sinh, màng không bào, lưới nội chất)
+ Bộ máy golgi
+ Ti thể:
~ Dạng hình que hoặc chuỗi hạt không phân nhánh
~ Chức năng: Thực hiện phản ứng oxy hóa - khử cung cấp năng lượng cho
hoạt động sống của tế bào; Tham gia quá trình tổng hợp protein, lipid, một số
enzyme
+ Không bào
+ Glycogen - Dạng glucid dự trữ của nấm
+ Các giọt lipid
- Nhân tế bào:
+ Là tế bào nhân thực
+ Số lượng nhân: Một hoặc hai hoặc nhiều. Thay đổi theo điều kiện môi
trường và phát triển
+ Màng nhân gồm 2 lớp với nhiều lỗ thông, nhiều loài không có hạch nhân

 Phương thức sinh sản (vô tính, sinh dưỡng) của Nấm thực
- Sinh sản sinh dưỡng: Rất phổ biến ở nấm, hình thành cơ thể mới bằng cách
phân chia cơ thể mẹ
+ Nẩy chồi: Một số nấm đơn bào như Men bia. Tế bào nảy chồi chiếm một
phần nhân và chất tế bào rồi ngăn vách tạo cơ thể mới. Tế bào mới lại nảy
chồi và cuối cùng tạo thành chuỗi tế bào
+ Bào tử dày: Khi gặp điều kiện sinh sống bất lợi, một số tế bào trên sợi nấm
có vách dày lên, chứa nhiều chất dinh dưỡng. Khi gặp điều kiện thuận lợi,
chúng nảy mầm tạo nên hệ sợi nấm mới
+ Bào tử phấn: Đầu sợi nấm đứt ra thành những tế bào riêng biệt có vách
mỏng, gọi là các bào tử phấn, sau đó phát triển thành sợi mới
+ Đứt khúc sợi: Từ một đoạn sợi nấm tách riêng ra phát triển thành một hệ sợi
mới
- Sinh sản vô tính:
+ Bào tử kín: Bào tử được hình thành trong túi/nang kín
~ Bào tử động: Đặc trưng cho sinh sản vô tính của Nấm roi, có 1 hoặc 2 roi,
hình thành trong các túi. Khi được giải phóng, di chuyển trong nước một thời
gian, mất roi, nảy sợi và hình thành tản mới
~ Bào tử nang:
. Các bào tử kín được hình thành trong các nang, chỉ được giải phóng ra
ngoài khi vỏ nang nứt hoặc hóa nhầy
. Nang bào tử gồm: Cuống nang (như một nhánh của sợi nấm), trụ nang
(phần phồng to ít hay nhiều của đỉnh cuống nang), vỏ nang (bao bọc trụ nang
và các bào tử nang ở bên trong)
. Gặp điều kiện thích hợp, bào tử nang nảy sợi thành các sợi nấm
+ Bào tử trần
~ Là bào tử vô tính của một số ít loài Nấm roi, chủ yếu là của các Nấm túi,
Nấm đảm, Nấm bất toàn
~ Bào tử trần ở các loài Nấm roi
. Đủ nước: Tương đương với các túi bào tử động, có thể phát triển thành túi
bào tử động với các bào tử động
. Thiếu nước: Nảy sợi trực tiếp thành một tản mới
~ Bào tử trần ở Nấm túi, Nấm đảm, Nấm bất toàn: Bảo tử trần bao giờ cũng
nảy sợi trực tiếp thành các sợi nấm

Câu 4: Đặc điểm chính để phân loại các phân ngành của ngành Nấm thực.
Đặc điểm chính để phân loại các phân ngành của ngành Nấm thực là cấu trúc cơ quan
sinh sản hữu tính của chúng. Bao gồm:
 Bào tử noãn
- Là cách sinh sản hữu tính của một số loài Nấm roi
- Do noãn giao tạo thành
- Túi noãn tạo thành bào tử noãn. Sau một thời gian sống nghỉ, bào tử noãn
phân bào giảm nhiễm thành nhân con đơn bội và sau đó phát triển thành sợi
nấm đơn bội
 Bào tử tiếp hợp
- Là bào tử sinh sản hữu tính đặc trưng cho Nấm tiếp hợp
- Hai sới nấm khác dấu -> Mọc gần lại nhau và song song nhau -> Hai mấu lồi
mọc dài ra, đối diện nhau -> Tế bào đỉnh -> Hợp tử -> Bào tử tiếp hợp -> Sợi
nấm đặc biệt (Phát triển ở đỉnh một túi bào tử kín với các bào tử kín ở bên
trong, sợi nấm trở thành cuống túi)
- Bào tử tiếp hợp có thể một hoặc nhiều nhân lưỡng bội hay đơn bội tùy theo tế
bào đỉnh có một hay nhiều nhân (đơn bội) và sự phối nhân được thực hiện hay
không cùng với sự phối sinh chất sau khi các tế bào này kết hợp với nhau
 Đặc điểm của bào tử túi
- Đặc trưng cho Nấm túi
- Các bào tử túi được hình thành và chứa trong các túi
- Mỗi túi thường chứa 8 bào tử
- Khi vỏ túi vỡ ra hoặc mở ra ở đỉnh, các bào tử được giải phóng ra bên ngoài
và sẽ nảy thành các hệ sợi nấm mới
- Các túi được bao phủ một phần hoặc toàn phần bởi các sợi nấm. Sợi nấm có
thể tạo thành một vài lớp sợi xốp hoặc quấn chặt nhau tạo thành mô giả đến
các cơ quan gồm các túi với các sợi nấm bao bọc được gọi là thể quả túi (thể
quả túi = các túi + sợi nấm)
- Túi: Hình trụ tròn đều, thẳng hoặc cong, hiếm hơn có hình cầu, gần cầu
- Phần đỉnh: Cấu tạo phức tạp, là đặc điểm phân loại quan trọng
- Vỏ gồm 2 lớp: Vỏ ngoài (thường mỏng, không thấm nước) và vỏ trong (thấm
nước)
- Theo đặc điểm của lớp vỏ trong, phân biệt 2 loại túi
+ Túi hai vỏ: lớp vỏ trong dày, bong ra khỏi lớp vỏ ngoài khi túi mở
+ Túi một vỏ: lớp vỏ trong mỏng, dính chặt với lớp vỏ ngoài và không bong ra
khỏi lớp vỏ này khi túi mở
- Phân biệt theo hình dạng: thể quả kín, thể quả chai, thể quả đĩa
 Đặc điểm của bào tử đảm
- Đặc trưng cho Nấm đảm
- Bào tử đảm nằm trên các cuống bên ngoài của đảm bào tử
- Như trường hợp các túi, ở phần lơn Nấm đảm, các đảm ở trong các thể quả
- Thể quả:
+ Còn non: Được bao bọc bởi một bọc chung và một bọc riêng
+ Khi trưởng thành: Hình cái ô, gọi là chụp nấm
- Chụp nấm gồm
+ Chân: Thường có một bao gốc, ở 2/3 chân nấm tính từ gốc có một vành
khuyên quan chân gọi là vòng
+ Mũ: Thường có đốm, thành phần quan trọng nhất là bản mỏng/gai/ống nhỏ
ở mặt dưới (một số ít loại ở mặt trên)
- Bao gốc và đốm có nguồn gốc từ bọc chung. Vòng có nguồn gốc từ bọc riêng
- Chụp nấm kể cả bộ phận phụ như bao gốc hoặc vòng nếu có: Được cấu tạo từ
các sợi nấm song nhân, quấn chặt hoặc dính chặt với nhau thành các mô giả

Câu 5: Đặc điểm của bào tử túi, bào tử đảm. Sơ đồ hóa sự hình thành bào tử của
Nấm túi, Nấm đảm.
 Đặc điểm của bào tử túi
- Đặc trưng cho Nấm túi
- Các bào tử túi được hình thành và chứa trong các túi
- Mỗi túi thường chứa 8 bào tử
- Khi vỏ túi vỡ ra hoặc mở ra ở đỉnh, các bào tử được giải phóng ra bên ngoài
và sẽ nảy thành các hệ sợi nấm mới
- Các túi được bao phủ một phần hoặc toàn phần bởi các sợi nấm. Sợi nấm có
thể tạo thành một vài lớp sợi xốp hoặc quấn chặt nhau tạo thành mô giả đến
các cơ quan gồm các túi với các sợi nấm bao bọc được gọi là thể quả túi (thể
quả túi = các túi + sợi nấm)
- Túi: Hình trụ tròn đều, thẳng hoặc cong, hiếm hơn có hình cầu, gần cầu
- Phần đỉnh: Cấu tạo phức tạp, là đặc điểm phân loại quan trọng
- Vỏ gồm 2 lớp: Vỏ ngoài (thường mỏng, không thấm nước) và vỏ trong (thấm
nước)
- Theo đặc điểm của lớp vỏ trong, phân biệt 2 loại túi
+ Túi hai vỏ: lớp vỏ trong dày, bong ra khỏi lớp vỏ ngoài khi túi mở
+ Túi một vỏ: lớp vỏ trong mỏng, dính chặt với lớp vỏ ngoài và không bong ra
khỏi lớp vỏ này khi túi mở
- Phân biệt theo hình dạng: thể quả kín, thể quả chai, thể quả đĩa
 Đặc điểm của bào tử đảm
- Đặc trưng cho Nấm đảm
- Bào tử đảm nằm trên các cuống bên ngoài của đảm bào tử
- Như trường hợp các túi, ở phần lơn Nấm đảm, các đảm ở trong các thể quả
- Thể quả:
+ Còn non: Được bao bọc bởi một bọc chung và một bọc riêng
+ Khi trưởng thành: Hình cái ô, gọi là chụp nấm
- Chụp nấm gồm
+ Chân: Thường có một bao gốc, ở 2/3 chân nấm tính từ gốc có một vành
khuyên quan chân gọi là vòng
+ Mũ: Thường có đốm, thành phần quan trọng nhất là bản mỏng/gai/ống nhỏ
ở mặt dưới (một số ít loại ở mặt trên)
- Bao gốc và đốm có nguồn gốc từ bọc chung. Vòng có nguồn gốc từ bọc riêng
- Chụp nấm kể cả bộ phận phụ như bao gốc hoặc vòng nếu có: Được cấu tạo từ
các sợi nấm song nhân, quấn chặt hoặc dính chặt với nhau thành các mô giả
 Sơ đồ hóa sự hình thành bào tử của Nấm túi, Nấm đảm

Câu 6: Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản của ngành (Thông đất,
Thông, Dương xỉ)
 Ngành Thông đất (Lycopodiophyta)
- Cơ quan sinh dưỡng:
+ Có rễ, thân, lá thật
+ Có mạch dẫn là mạch ngăn
+ Thân phát triển mạnh, phân nhánh theo lối rẽ đôi, sống địa sinh hay bì sinh
+ Lá nhỏ, hình vẩy hay hình kim, xếp xoắn ốc
- Cơ quan sinh sản
+ Sinh sản vô tính: Bông lá bào tử (ngọn cành) -> Lá bào tử -> Túi bào tử (trên
đỉnh cây, 1 ô, vách dày) phân chia giảm nhiễm (1n) -> Các bào tử -> Rơi xuống
đất -> Nảy mầm -> Phiến mỏng chia thùy ở đỉnh (nguyên tản thể giao tử)/sống
hoại sinh nhờ cộng sinh với nấm
+ Sinh sản hữu tính (noãn giao): Mặt trên nguyên tán -> Túi noãn/Túi tinh -> Túi
tinh phân chia cho tinh trùng có 2 roi/Túi noãn chứa noãn cầu -> Tinh trùng nhờ
nước bơi sang túi noãn kết hợp với noãn cầu -> Hợp tử (2n) -> Phôi -> Nảy mầm
thành cây con (Thể bào tử)
 Chu trình sống của Thông đất có sự nối tiếp của hai giai đoạn sinh sản vô tính
và hữu tính, trong đó giai đoạn lưỡng bội chiếm phần lớn chu trình sống
 Ngành Thông
- Cơ quan sinh dưỡng
+ Thể bào tử là cây gỗ, cây bụi, dây leo gỗ, không có cây cỏ
+ Cơ thể phân hóa thành rễ, thân, lá
+ Đã có mạch dẫn nhựa
- Cơ quan sinh sản
+ Có bộ phận sinh sản tương ứng với hoa: Lá bào tử gồm lá bào tử nhỏ mang
những bào tử nhỏ/hạt phấn (hoa đực) và là bào tử lớn/lá noãn mang noãn/túi bào
tử lớn (hoa cái)
+ Đã có hạt. Sự thụ tinh đã hoàn toàn thoát khỏi môi trường nước
+ Thể giao tử còn giảm hơn so với ngành Quyết. Noãn còn nằm trần trên một lá
noãn mở (Bầu -> Quả, noãn -> Hạt, hạt nằm trên quả mở) -> Mầm mống của cây
non chưa được bảo vệ tốt (Tiến hóa thấp hơn so với hạt kín)
 Ngành Dương xỉ
- Cơ quan sinh dưỡng
+ Phân hóa: Rễ, thân, lá
+ Thể bào tử đa dạng: Cây hóa gỗ, cây bụi, cây cỏ, hầu hết có thân rễ
+ Lá lớn, có thể nguyên hay chia thùy hay kép
+ Thân có cấu tạo từ trung trụ nguyên đến trung trụ ống và đa trụ (nhiều trung
trụ). Mạch ngăn
+ Sống địa sinh, bì sinh, bám trên đá, thủy sinh
- Cơ quan sinh sản
+ Sinh sản vô tính: Ổ túi bào tử (bao bọc bởi áo túi) -> Túi bào tử (đầu cành, mặt
dưới lá) -> Mở túi bằng vòng cơ giới -> Bào tử thoát ra -> Rơi xuống đất -> Nảy
mầm thành nguyên tản – Thể giao tử (bản màu lục, hình tim, nằm trên mặt đất,
có rễ giả, sống tự dưỡng)
+ Sinh sản hữu tính: Nguyên tản mang túi tinh (chứa tinh trùng xoắn ốc, có 1
chùm roi ở đầu)/túi noãn (hình lọ cổ ngắn, bụng đựng noãn cầu) -> Nước thấm
quang nguyên tản -> Tinh trùng bơi sang miệng túi noãn, phối hợp với noãn cầu
tạo thành hợp tử (2n) -> Phôi -> Nảy mầm thành Dương xỉ con (Thể bào tử)
 Thể bào tử chiếm ưu thế hơn thể giao tử, chu trình sống gồm 3 giai đoạn kế
tiếp nhau: Sinh sản sinh dưỡng, sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính

Câu 7: Đặc điểm hình thái, 01 đại diện làm thuốc (tên Việt Nam, tên Latin, bộ
phận dùng) của các họ: Hoàng đàn (Trắc bách), Seo gà (Cỏ seo gà), Thông (Thông
hai lá), Thông đỏ (Thông đỏ).
 Họ Hoàng đàn – Cupressaceae
- Đặc điểm hình thái:
+ Cây to hay cây nhỡ
+ Cành hình trụ, 4 góc hay dẹt
+ Lá mọc đối hay vòng. Lá non hình gai, lá già hình vảy áp sát vào cành
+ Nón đực ở kẽ lá hoặc ngọn cành, hình đuôi sóc, nhỏ. Nhị mang bao phấn có
2-6 ô
+ Nón cái ở kẽ lá hoặc ngọn cành, có vảy mọc đối hay mọc vòng 4 cái một, ở
kẽ mỗi vảy có 2 noãn hoặc nhiều hơn. Noãn thẳng
+ Quả là một nón có vảy mọc đối. Khi chín các vảy tách rời nhau ra hoặc
mọng nước và không mở ra
+ Hình dạng hạt thay đổi, đôi khi có cánh
- Đại diện: Trắc bách – Platycladus orientalis Cupressaceae; bộ phận dùng - hạt,

 Họ Seo gà – Pteridaceae
- Đặc điểm hình thái:
+ Cây mọc gần đất, có nhiều lông vảy
+ Lá giống nhau hay có hai loại, bất thụ và hữu thụ. Lá kép lông chim, chia
thùy đều đặn, ít khi xẻ ngón
+ Gân lá nối với nhau thành hình vành khuyên
+ Ổ túi ở mép lá hay ở giữa vành khuyên, có áo do mép lá gập lại, liền nhau
thành một đường liên tục
+ Vòng cơ giới không đầy đủ, đi qua chân
- Đại diện: Cỏ seo gà – Pteris ensiformis Pteridaceae; bộ phận dùng - toàn cây
 Họ Thông – Pinaceae
- Đặc điểm hình thái:
+ Cây to, có nhựa
+ Cành mọc vòng, chồi có vảy
+ Lá mọc so le, hình kim
+ Nón đơn tính, cùng gốc.
+ Nón đực riêng lẻ ở kẽ lá/họp thành cụm ở ngọn cành. Nhị mang bao phấn 2
ô
+ Nón cái cấu tạo bởi những vảy, mỗi vảy mọc ở kẽ lá 1 lá bắc, mang 2 noãn
đảo. Lá noãn không dính vào lá bắc
+ Quả là một nón mang những vảy hóa gỗ
+ Hạt có cánh và có nhiều lá mầm, thường đội lên khỏi mặt đất khi hạt nảy
mầm
- Đại diện: Thông hai lá – Pinus merkusii Pinaceae; bộ phận dùng - nhựa, chồi
 Họ Thông đỏ - Taxaceae
- Đặc điểm hình thái:
+ Cây gỗ hoặc cây nhỡ thường xanh, vỏ xám
+ Lá mọc so le, xếp 2 dãy, hình dài/hình vảy. mặt trên thường lõm lòng
thuyền
+ Nón đơn tính, mọc khác gốc, rất ít khi cùng gốc
+ Nón đực ở nách lá, đơn độc/nhóm thành từng bông riêng lẻ hay thành bó.
Nhị 1-15 trong mỗi nón, mang 1-8 bao phấn
+ Nón cái đơn độc ở nách lá, nhiều vảy xoắn ốc/ đối chéo chữ thập bao lấy 1
noãn ở đầu cuối của nón
+ Hạt khi chín hình trứng, vỏ cứng, áo hạt màu đỏ
- Đại diện: Thông đỏ - Taxus wallichiana Taxaceae; bộ phận dùng - vỏ
Câu 8: Đặc điểm của chi tảo Gelidium, Gracillaria, Laminaria, Penicillium,
Aspergillus và ứng dụng trong đời sống và ngành Y Dược.
 Chi Gelidium (Họ Gelidiaceae): 40 loài
- Tản: Hình trụ tròn đôi khi có cánh bẹt, phân nhánh hình lông chim, gồm 2
phần
+ Lõi: Tế bào dài chạy dọc tản
+ Vỏ: Tế bào được bao bởi chất keo nhày ở mặt ngoài
- Ứng dụng: Làm thức ăn, hồ trong công nghiệp. G.corneum dùng để sản xuất
thạch Agar làm môi trường nuôi cấy vi sinh vật tại các phòng thí nghiệm
 Chi Gracillaria (Họ Gracilariaceae): >100 loài
- Tản: Hình trụ hay hình dẹt, phân nhánh nhiều lần không đều, có bộ phận bám
gọi là đĩa, gồm 2 phần vỏ và lõi
- Ứng dụng: Làm thức ăn, sản xuất thạch Agar làm môi trường nuôi cấy vi sinh
vật tại các phòng thí nghiệm (G.verrucosa – Rau câu chỉ vàng)
 Chi Laminaria (Tảo dẹp, Họ Laminariaceae)
- Thể giao tử dạng sợi
- Thể bào tử phân hóa thành rễ, thân, lá giả
- Tản: Phần vỏ, trong và tủy
- Ở thân, lá có tế bào tương đương mô phân sinh
- Ứng dụng:
+ Làm thực phẩm
+ Điều chế natri anginat có tác dụng phong bế sự hấp thu stronti phóng xạ
+ L. augusta chiết laminin (làm thuốc hạ huyết áp)
+ L. saccharina – Côn bố làm dụng cụ nong tử cung
 Chi Penicillum (Nấm chổi)
- Thường gặp ở mặt đất, có mặt trên nhiều loại cơ chất khác nhau
- Giá bào tử mọc thẳng từ sợi nấm, đơn độc hoặc tạo thành bó giá
- Giá không phân nhánh (mang ở đỉnh một cụm thể bình) hoặc phân 1-2-3 lần
(đỉnh hoặc phần ngọn thân giá, nhánh của mỗi lần phân nhánh cuối cùng
mang một cụm thể bình)
- Thể bình tạo thành chuỗi bào tử trần ở miệng
- Bào tử trần không ngăn vách, phần lớn không màu hoặc màu nhạt, có hình cầu
hoặc hình trứng,…
- Ứng dụng: Công nghiệp kháng sinh, công nghiệp thực phẩm
 Chi Aspergillus (Nấm cúc):
- Thường gặp ở đất, không khí, nhiều loại cơ chất khác nhau
- Giá bào tử trần mọc thẳng từ sợi nằm ngăn cách không phân nhánh, tận cùng
bằng một đỉnh phồng lớn gọi là bọng đỉnh giá
- Thể bình mang chuỗi bào tử trần ở miệng (trên mặt bọng đỉnh giá hoặc hàng
cuống thể bình)
- Bào tử trần không ngăn vách, phần lớn không màu hoặc màu nhạt, có hình cầu
hoặc hình trắng
- Ứng dụng: Công nghiệp thực phẩm chế biến thức ăn cổ truyền do có hoạt tính
amylase, proteasa (A.oryzae), Điều trị bệnh lỵ, apmip do có hoạt tính
fumagilin (A.fumigatus)
Câu 9: Đặc điểm chung của phân giới Thực vật bậc cao.
- Có diệp lục, sống tự dưỡng
- Chủ yếu sống ở cạn
- Cơ thể/mô, cơ quan: Rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt
- Có thêm các mô, cơ quan để thích nghi với đời sống trên cạn
+ Mô che chở: Che chở, bảo vệ và chống sự mất nước
+ Mô nâng đỡ: Cây đứng thẳng được (mô cứng, sợi gỗ, mô dầy)
+ Rễ: Hút nước và chất dinh dưỡng để tổng hợp chất hữu cơ, thoát hơi nước
+ Mô dẫn: Dẫn nhựa cây

- Sự thụ tinh dần thoát ly khỏi nước:
+ Ngành Rêu, Dương xỉ: nhờ nước, tinh trùng có roi, túi noãn có cổ dài
+ Ngành Hạt kín: cạn (tinh trùng không còn roi mà ống phấn đưa tinh trùng
vào noãn cầu, có 2 trợ bào trong túi phôi)
- Sự xen kẽ thế hệ giữa thể giao tử và thể bào tử
+ Ngành Rêu: Thể giao tử chiếm ưu thế hơn thể bào tử
+ Ngành Thông đến Ngành Ngọc lan: Thể bào tử chiếm ưu thế so với thể giao
tử, ở ngành Ngọc lan thể bào tử chiếm ưu thế tuyệt đối so với thể giao tử (thể
giao tử tiêu giảm chỉ còn một số tế bào nằm trong mô của thể bào tử, hoàn
toàn phụ thuộc về quan hệ dinh dưỡng)
- Ngành Thông và Ngọc lan đã có hạt -> Cây phát tán rộng rãi
- Thực vật bậc cao có 250.000-270.000 loài (Thực vật có hạt 228.000 loài)
Câu 10: Đặc điểm khác nhau giữa ngành Thông và ngành Ngọc Lan.
Ngành Thông Ngành Ngọc Lan
Cơ quan sinh sản hữu tính là nón đực Cơ quan sinh sản hữu tính là hoa gồm
và nón cái đài, tràng, bộ nhị và bộ nhụy
Lá noãn mở Lá noãn đóng kín thành nhụy
Noãn trần, có một lớp vỏ Noãn nằm kín trong bầu, có hai lớp vỏ
Hạt phấn rơi trực tiếp trên noãn Hạt phấn tiếp xúc với núm nhụy, từ đó
mọc qua ống phấn, đi qua vòi nhụy để
vào noãn
Thụ tinh đơn Thụ tinh kép

Câu 11: Xu hướng tiến hóa của ngành Ngọc lan.


Đặc điểm Tiến hóa thấp Tiến hóa cao
Dạng sống Cây gỗ Cây bụi, cây cỏ
Bó mạch Xếp vòng Xếp rải rác
Hệ dẫn Quản bào Mạch thông điển hình
Lá Đơn, mọc so le; gân lông chim Kép, mọc đối; gân hình cung,
song song, chân vịt
Cụm hoa Lớn, mọc đơn độc ở ngọn cành Nhỏ, mọc thành cụm ở nách lá
Hoa Lưỡng tính, đều Đơn tính, đối xứng hai bên
Đế hoa Lồi Lõm hay phẳng
Các thành Nhiều, xếp xoắn ốc, chưa phân Ít, dính nhau, xếp vòng, phân
phần hoa hóa hóa và chuyên hóa
Bao hoa Kép Đơn, không có bao hoa
Noãn Hai vỏ bọc Một vỏ bọc
Phôi Nhỏ, hai lá mầm Lớn, 1 lá mầm
Nội nhũ Lớn Nhỏ
Hạt phấn Một rãnh ở lưng Ba rãnh ora, nhiều rãnh hoặc
nhiều lỗ
Thể nhiễm 7 Nhiều hơn 7
sắc cơ bản

Câu 12: Đặc điểm tiến hóa giữa lớp Hành và lớp Ngọc lan.
Đặc điểm Lớp Ngọc lan Lớp Hành
Phôi 2 lá mầm, nẩy mầm trên mặt 1 lá mầm, nẩy mầm dưới mặt đất
đất
Rễ phôi Phát triển, rễ cọc Chết sớm, rễ chùm
Hệ dẫn Một vòng liên tục hoặc gián Nhiều bó riêng rẽ, bó dẫn kín
đoạn; bó dẫn mở
Lá Đa dạng, gân lông chim Đơn, gân song song
Hoa Mẫu (4) 5 Mẫu 3 (4)

Câu 13: Xác định bậc taxon (tên Việt Nam, tên latin của ngành, lớp, bộ, họ), nhận
biết thực địa, đặc điểm hình thái của cơ quan sinh trưởng, cơ quan sinh sản (có
công thức hoa), 02 đại diện làm thuốc (tên khoa học, bộ phận dùng) của các họ
thực vật:
1. Họ Bông (Cối xay, Vông vang)
 Bậc Taxon
- Ngành Ngọc lan – Magnoliophyta
- Lớp Ngọc lan – Magnoliopsida
- Bộ Bông – Malvales
- Họ Bông – Malvaceae
 Nhận biết thực địa: Cây cỏ, cây bụi hoặc cây gỗ. Thân thường có lông hình sao;
vỏ thường dai. Lá đơn, mọc so le, thường gân chân vịt. Có lá kèm. Chỉ nhị dính
nhau thành ống, bao phấn 1 ô
 Đặc điểm hình thái cơ quan sinh trưởng: Lá đơn, mọc so le, thường có gân chân
vịt, luôn có lá kèm. Thân, lá và các bộ phận non thường có lông hình sao
 Đặc điểm hình thái cơ quan sinh sản:
-Công thức hoa:
-Hoa đơn độc hay xếp thành cụm hoa xim
-Dưới đài hoa có một vòng lá bắc con hay đài phụ
-Đài 3-5, ít nhiều dính nhau ở gốc
-Tràng 5, rời, gốc tràng thường dính với gốc bó nhị
-Bộ nhị một bó (do chỉ nhị dính liền nhau thành một ống)
-Bao phấn 1 ô, mặt ngoài bao phấn có gai
-Bộ nhụy 5-nhiều lá noãn dính liền nhau thành bầu trên, số ô bằng số lá noãn,
đính noãn trung trụ
- Vòi nhụy dài nằm trong ống chỉ nhị, đầu nhụy thò ra ngoài
- Quả nang, ít khi là quả mọng. Hạt có phôi cong, thường không có nội nhũ
 Hai đại diện làm thuốc
- Cối xay – Abutilon indicum Malvaceae. Bộ phận dùng: Cả cây
- Vông vang – Abelmoschus moschatus Malvaceae. Bộ phận dùng: Hạt

2. Họ Thầu dầu (Khổ sâm, Thầu dầu)


 Bậc Taxon
- Ngành Ngọc lan – Magnoliophyta
- Lớp Ngọc lan – Magnoliopsida
- Bộ Thầu dầu – Euphorbiales
- Họ Thầu dầu – Euphorbiaceae
 Nhận biết thực địa: Cây gỗ, bụi, cỏ hay dây leo; thường có mủ trắng hay trong;
gốc lá có thể có 2 tuyến mật (ngoài hoa); có lá kèm hay không; hoa đơn tính; bầu
dưới 3 ô; quả nang mở bằng 3 mảnh vỏ; hạt thường có mồng
 Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng
- Cây gỗ, cây bụi, cây cỏ hay dây leo. Nhiều loài có nhự mủ trắng hay trong
- Lá thường đơn, nguyên, mọc so le, có khi như lá kép lông chim. Những cây
sống vùng khô hạn có phiến lá tiêu giảm hay rụng hết, cành có màu lục làm
nhiệm vụ thay lá
- Một số loài có 2 tuyến mật ở gốc lá
- Lá kèm có hay không, có khi biến thành gai
 Đặc điểm cơ quan sinh sản
- Công thức hoa
- Cụm hoa xim 2 ngả, các xim tụ hợp thành cụm hoa cờ, chùm, bông, cụm hoa
hình chén,…
- Hoa đều, đơn tính
- Đài 4 hoặc không có (hoa trần)
- Tràng 5 hay không có
- Bộ nhị có 1-nhiều nhị rời hay dính liền, xếp 1-2 vòng hay phân nhánh, có bầu
lép trong hoa đực
- Hoa cái có bộ nhụy luôn có 3 lá noãn hợp thành bầu trên 3 ô, mỗi ô chứa 1
hoặc 2 noãn
- Quả nang mở ra 3 mảnh vỏ. Hạt thường có mồng, nhiều loài có nội nhũ dầu
 Hai đại diện làm thuốc
- Khổ sâm:Croton kongensis Euphorbiaceae. Bộ phận dùng: Lá
- Thầu dầu: Ricinus communis Euphorbiaceae. Bộ phận dùng: Hạt, rễ
3. Họ Trúc đào (Mức hoa trắng, Thông thiên)
 Bậc Taxon
- Ngành Ngọc lan – Magnoliophyta
- Lớp Ngọc lan – Magnoliopsida
- Bộ Cà phê – Rubiales
- Họ Trúc đào – Apocynaceae
 Nhận biết thực địa: Cây có nhựa mủ trắng. Hoa mẫu 5, nhị đính trên ống tràng;
bầu chỉ nhị dính nhau ở cả vòi và núm nhụy
 Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng
- Cây gỗ, cây bụi, cây cỏ hoặc dây leo, đôi khi dạng xương rồng
- Toàn cây có hệ thống nhựa mủ phát triển
- Lá đơn nguyên, thường mọc đối hoặc mọc vòng, ít khi mọc so le. Không có lá
kèm
 Đặc điểm cơ quan sinh sản
- Công thức hoa
- Hoa mọc riêng lẻ hoặc thành cụm hoa chùm hoặc xim
- Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5, thường có phần phụ ở bên trong (lông, vẩy)
- Đài 5. Tràng 5, liền, tiền khai hoa vặn
- Bộ nhị 5, dính vào ống tràng, chỉ nhị rời, hạt phấn rời. Nhị có thể màng phần
phụ (Trúc đào)
- Bộ nhụy gồm 2 lá noãn tạo thành bầu trên, bầu rời hoặc dính nhau ở vòi và
núm nhụy ở các mức độ khác nhau. Núm nhụy chia thành 2 phần: phần không
sinh sản hình nón, có các bao phấn úp lên trên; phần sinh sản nằm ở dưới,
hình trụ.
- Quả đa dạng, có thể là 2 đại, hạch hoặc mọng
- Hạt thường có chùm lông ở 1 hoặc cả 2 đầu
 Hai đại diện làm thuốc
- Mức hoa trắng: Holarrhena pubescens Apocynaceae. Bộ phận dùng: Hạt, vỏ
cây
- Thông thiên: Thevetia peruviana Apocynaceae. Bộ phận dùng: Hạt

4. Họ Tiết dê (Vàng đắng, Hoàng đằng)


 Bậc Taxon
- Ngành Ngọc lan – Magnoliophyta
- Lớp Ngọc lan – Magnoliopsida
- Bộ Tiết dê – Menispermales
- Họ Tiết dê – Menispermaceae
 Nhận biết thực địa: Dây leo; lá đơn, nguyên, gân chân vịt hay hình lọng; hoa đơn
tính khác gốc, mẫu 3; hạt thường hình móng ngựa
 Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng
- Dây leo, hiếm khi là cây bụi hay gỗ nhỏ
- Rễ có khi phình thành củ
- Lá đơn, nguyên, mọc so le; gân hình chân vịt hay lọng; cuống lá thường
phồng lên ở gốc và đỉnh. Không có lá kèm
 Đặc điểm cơ quan sinh sản
- Công thức hoa
- Hoa nhỏ, đơn tính khác gốc, mẫu 3, xếp vòng
- Đài thường 6, xếp thành 2 vòng, đôi khi tiêu giảm còn 1
- Tràng 3 hoặc 6, xếp thành 1 hay 2 vòng, đôi khi tiêu giảm còn 1 hoặc tiêu
giảm hoàn toàn
- Hoa đực thường có 6 nhị, xếp thành 2 vòng; có khi bao phấn nằm ở mép một
đĩa mật hình nấm
- Hoa cái có (1)-3-(6-32) lá noãn rời nhau
- Quả hạch hay quả mọng. Hạt thường có hình móng ngựa, phôi cong
 Hai đại diện làm thuốc
- Vàng đắng: Coscinium fenestratum Menispermaceae. Bộ phận dùng: Thân
- Hoàng đằng: Fibraurea tinctoria Menispermaceae. Bộ phận dùng: Rễ

5. Họ Hồ tiêu (Lá lốt, Hồ tiêu)


 Bậc Taxon
- Ngành Ngọc lan – Magnoliophyta
- Lớp Ngọc lan – Magnoliopsida
- Bộ Hồ tiêu – Piperales
- Họ Hồ tiêu – Piperaceae
 Nhận biết thực địa: Cây cỏ leo, thường có mùi đặc biệt; lá đơn, mọc so le; hoa
nhỏ, trần, đơn tính hay lưỡng tính trên cụm bông nạc đối diện với lá
 Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng
- Câu cỏ hay cây leo nhờ rễ bám
- Lá đơn, mọc so le, gân lá thường hình cung
 Đặc điểm cơ quan sinh sản
- Công thức hoa
- Cụm hoa là bông nạc (đôi khi có dạng đuôi sóc), thường đối diện với lá
- Hoa trần, đơn tính hay lưỡng tính
- Hoa đực có 6 nhị
- Hoa cái 2-4 lá noãn, có khi tiêu giảm còn 1
- Quả hạch nhỏ, hạt có nội nhũ bột
 Hai đại diện làm thuốc
- Lá lốt: Piper sarmentosum Piperaceae. Bộ phận dùng: Lá, thân, rễ
- Hồ tiêu: Piper nigrum Piperaceae. Bộ phận dùng: Hạt
6. Họ Dâu tằm (Mít, Sung)
 Bậc Taxon
- Ngành Ngọc lan – Magnoliophyta
- Lớp Ngọc lan – Magnoliopsida
- Bộ Gai – Urticales
- Họ Dâu tằm – Moraceae
 Nhận biết thực địa: Cây gỗ hay bụi, hiếm khi là cây cỏ, có nhựa mủ trắng. Có lá
kèm sớm rụng để lại sẹo dạng nhẫn hay 2 vết sẹo. Hoa đơn tính, mẫu 4, không
cánh. Núm nhụy xẻ đôi. Quả kép
 Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng
- Cây gỗ hay bụi, ít khi là cây cỏ, leo. Có khi có rễ phụ. Các bộ phận có nhựa
mủ trắng
- Lá đơn, mọc so le. Có lá kèm bọc lấy chồi, rụng sớm để lại sẹo dạng nhẫn trên
thân hoặc hai lá kèm rụng sớm để lại hai vết sẹo trên thân
 Đặc điểm cơ quan sinh sản
- Công thức hoa
- Hoa thường nhỏ, đơn tính cùng gốc hay khác gốc họp thành cụm hoa chùm,
bông, tán, đầu hoặc các hoa cái phủ toàn bộ mặt trong của một đế cụm hoa
lõm hình quả gioi
- Hoa đực có 4 lá đài, không có cánh hoa, 4 nhị đối diện với lá đài
- Hoa cái có 2 lá noãn, bầu trên hoặc dưới, 1 ô, đựng 1 noãn
- Quả kép
 Hai đại diện làm thuốc
- Mít: Artocarpus heretophyllus Moraceae. Bộ phận dùng: Lá
- Sung: Ficus racemosa Moraceae. Bộ phận dùng: Nhựa, lá, vỏ cây
7. Họ Bí (Gấc, Qua lâu)
 Bậc Taxon:
- Ngành Ngọc lan – Magnoliophyta
- Lớp Ngọc lan – Magnoliopsida
- Bộ Bí – Cucurbitales
- Họ Bí – Cucurbitaceae
 Nhận biết thực địa: Dây leo bằng tua cuốn; thân, lá thường ráp; hoa đơn tính, bầu
dưới; quả mọng loại bí
 Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng
- Dây leo sống hằng năm, đôi khi lâu năm
- Thân leo nhờ tua cuốn (cành hoặc lá biến đổi thành)
- Lá đơn, mọc so le, phiến lá thường chia thùy hình chân vịt
- Không có lá kèm
 Đặc điểm cơ quan sinh sản
- Công thức hoa
- Hoa đơn tính, cùng gốc hay khác gốc, đều, mẫu 5, mọc riêng lẻ hoặc thành
cụm hoa chùm hay xim
- Đài 5, rời hay dính liền
- Tràng 5, thường dính liền, màu vàng
- Bộ nhị thường dính lại theo nhiều mức độ khác nhau: dính lại thành 2 đôi và 1
nhị rời; hoặc cả 5 dính lại với nhau.
- Bao phấn thường cong queo hình chữ S, U, mở dọc
- Bộ nhụy gồm 3 lá noãn, dính liền nhau tạo thành bầu dưới, 3 ô, chứa nhiều
noãn, đính noãn trung trụ đặc biệt gần giống kiểu đính noãn bên
- Quả mọng loại bí: vỏ quả ngoài cứng, dai; vỏ quả giữa dày và mọng nước
- Hạt hai lá mầm to, chứa dầu béo, phôi thẳng, không có nội nhũ
 Hai đại diện làm thuốc
- Gấc – Momordica cochinchinensis Cucurbitaceae. Bộ phận dùng: Quả, hạt
- Qua lâu – Trichosanthes rosthornii Cucurbitaceae. Bộ phận dùng: Hạt
8. Họ Đậu (Thảo quyết minh, Sắn dây)
 Bậc Taxon
- Ngành Ngọc lan – Magnoliophyta
- Lớp Ngọc lan – Magnoliopsida
- Bộ Đậu – Fabales
- Họ Đậu – Fabaceae
 Nhận biết thực địa: Lá đơn hoặc kép hình lông chim hoặc 3 lá chét; có lá kèm
hay không. Hoa mẫu 5. Quả loại đậu
 Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng:
- Cây gỗ, cỏ, nửa bụi, bụi, dây leo bằng thân quấn hay tua cuốn
+ Phân họ Trinh nữ: Lá kép một hoặc hai lần hình lông chim. Có lá kèm
+ Phân họ Vang: Lá kép 1-2 lần lông chim, có khi chỉ có 1 lá chét dính liền
nhau như một lá đơn có khía sâu ở giữa. Thường không có lá kèm
+ Phân họ Đậu: Lá đơn hoặc kép hình lông chim hoặc 3 lá chét. Luôn có lá
kèm
- Rễ có nốt sần, trong đó có vi khuẩn cố định đạm cộng sinh
 Đặc điểm cơ quan sinh sản
- Công thức hoa
+ Phân họ Trinh nữ
+ Phân họ Vang
+ Phân họ Đậu
- Cụm hoa là chùm, đầu, tán hoặc bông
- Hoa lưỡng tính, đều hoặc đối xứng hai bên
- Đài 5 thường dính nhau
- Tràng 5, tiền khai hoa van, cờ hay thìa
- Nhị thường 10, hoàn toàn rời hoặc tạo thành bộ nhị 1 bó hoặc bộ nhị 2 bó
(9+1)
- Bộ nhụy 1 lá noãn tạo thành bầu trên, một ô, mang hai dãy noãn đảo hay cong,
đính noãn mép
- Quả loại đậu mở bằng 2 kẽ nứt, thường khô, ít khi mọng nước. Có khi quả
không tự mở mà gãy thành nhiều khúc, mỗi khúc có 1 hạt. Ở vài loài, quả chỉ
chứa 1 hạt và không tự mở như một quả đóng
- Hạt không có nội nhũ, phôi cong, lớp Ngọc lan dày và lớn, chứa nhiều chất
dinh dưỡng
 Hai đại diện làm thuốc
- Thảo quyết minh – Senna tora Fabaceae. Bộ phận dùng: Hạt
- Sắn dây – Pueraria thomsonii Fabaceae. Bộ phận dùng: Rễ củ

9. Họ Cà phê (Mơ tam thể, Ba kích)


 Bậc Taxon
- Ngành Ngọc lan – Magnoliophyta
- Lớp Ngọc lan – Magnoliopsida
- Bộ Cà phê – Rubiales
- Họ Cà phê – Rubiaceae
 Nhận biết thực địa: Cây gỗ, bụi, cây cỏ hoặc dây leo; lá đơn, nguyên, mọc đối, có
lá kèm; bầu dưới
 Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng
- Cây gỗ, bụi, cây cỏ hoặc dây leo
- Lá đơn, nguyên, mọc đối. Có lá kèm; lá kèm có khi dính lại với nhau và lớn
như phiến lá, trông như có 4 hoặc 8 lá mọc vòng
 Đặc điểm cơ quan sinh sản
- Công thức hoa
- Hoa mọc đơn độc hoặc tụ thành xim hay dạng đầu
- Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 4-5
- Đài 4-5, ít phát triển, dính với bầu
- Tràng 4-5, dính nhau, tiền khai hoa van, lợp hay vặn
- Nhị 4-5, nằm xen kẽ với các thùy của tràng và dính vào ống hay họng của
tràng
- Bộ nhụy gồm 2 lá noãn dính nhau thành bầu dưới với 2 hoặc nhiều ô, mỗi ô
có 1 đến nhiều noãn
- Quả nang, quả mọng hay quả hạch
- Hạt có phôi nhỏ nằm trong nội nhũ
 Hai đại diện làm thuốc
- Mơ tam thể - Paederia lanuginosa Rubiaceae. Bộ phận dùng: Thân, lá
- Ba kích – Morinda officinalis Rubiaceae. Bộ phận dùng: Rễ

10.Họ Rau răm (Hà thủ ô đỏ, Cốt khí củ)


 Bậc Taxon
- Ngành Ngọc lan – Magnoliophyta
- Lớp Ngọc lan – Magnoliopsida
- Bộ Rau răm – Polygonales
- Họ Rau răm – Polygonaceae
 Nhận biết thực địa: Cây cỏ, bụi hay dây leo; lá thường có bẹ chìa; đài hoa dạng
cánh; quả đóng, thường có 3 cạnh
 Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng
- Cây cỏ, bụi hoặc dây leo
- Lá thường mọc so le, ít khi mọc đối hay mọc vòng; có bẹ chìa
 Đặc điểm cơ quan sinh sản
- Công thức hoa:
- Hoa lưỡng tính, đều, cụm hoa thường mọc ở nách lá hoặc đỉnh cành, họp
thành dạng cụm hoa bông, đầu, chùm hay chùy. Cuống hoa thường có khớp
nối
- Đài 6, xếp 2 vòng hay 5 xếp lợp, màu lục, trắng hoặc đỏ, tồn tại ở quả. Không
có cánh hoa
- Nhị thường (3-6-8-9).
- Bộ nhụy gồm 3 lá noãn, tạo thành bầu trên, một ô, đựng một noãn thẳng đặt ở
đáy bầu
- Quả đóng, có 3 cạnh hoặc hình thấu kính. Hạt có phôi thẳng và nội nhũ bột
lớn
 Hai đại diện làm thuốc
- Hà thủ ô đỏ - Fallopia multiflora Polygonaceae. Bộ phận dùng: Rễ củ
- Cốt khí củ - Reynoutria japonica Polygonaceae. Bộ phận dùng: Thân rễ

11.Họ Hoa môi (Hạ khô thảo, Bạc hà á)


 Bậc Taxon
- Ngành Ngọc lan – Magnoliophyta
- Lớp Ngọc lan – Magnoliopsida
- Bộ Bạc hà – Lamiales
- Họ Hoa môi – Lamiaceae
 Nhận biết thực địa: Cây cỏ, đôi khi là cây bụi hay cây gỗ nhỏ. Thân có 4 cạnh.
Các bộ phận thơm. Lá mọc đối, hình chữ thập. Cụm hoa xim ở kẽ lá. Hoa mẫu 5,
nhị 2 trội, bầu chia 4, vòi nhụy xuất phát từ gốc bầu. Quả đóng tư
 Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng
- Cây cỏ, đôi khi là cây bụi hay cây gỗ nhỏ
- Lá đơn, mọc chéo chữ thập, có khi mọc vòng. Không có lá kèm
- Toàn cây có mùi thơm (do có lông tiết tinh dầu)
- Thân có 4 cạnh
 Đặc điểm cơ quan sinh sản
-Công thức hoa
-Cụm hoa xim có ở kẽ lá
-Hoa lưỡng tính, không đều đối xứng hai bên, mẫu 5
-Đài 5, dính liền
-Tràng 5, dính liền, thường có hai môi, môi trên 2 thùy, môi dưới 3 thùy, đôi
khi 2 thùy của môi tren dính liền (làm cho tràng hoa có 4 thùy) hoặc tiêu giảm
hoàn toàn
- Bộ nhị thường 4, đính trên ống tràng, 2 trội. Có khi chỉ còn với 2 nhị lép
- Bộ nhụy gồm 2 lá noãn, bầu trên nhưng do vách giả nên bầu có 4 ô, mỗi ô có
1 noãn, đính noãn gốc. Gốc vòi nhụy nằm trong hốc giữa các thùy của bầu
(vòi nhụy dính ở gốc bầu). Núm nhụy thường chia đôi
- Đài đồng trưởng bao lấy 4 quả hạch nhỏ. Mỗi quả chứa một hạt.
- Hạt có ít hoặc không có nội nhũ
 Hai đại diện làm thuốc
- Hạ khô thảo – Prunella vulgaris Lamiaceae. Bộ phận dùng: Hoa
- Bạc hà á/Bạc hà Nam – Mentha arvensis Lamiaceae. Bộ phận dùng: Bộ phận
trên mặt đất

12.Họ Long não (Long não, Quế)


 Bậc Taxon
- Ngành Ngọc lan – Magnoliophyta
- Lớp Ngọc lan – Magnoliopsida
- Bộ Long não – Laurales
- Họ Long não – Lauraceae
 Nhận biết thực địa: Câu gỗ hay bụi, thường thơm; lá mọc so le, thường có 3 gân
chính ở gốc; bao hoa nhỏ; nhị vài vòng mẫu 3; bao phấn mở lỗ có nắp; quả một
hạt, mang lá đài phát triển dạng cái đấu
 Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng
- Cây gỗ lớn hay cây bụi, hiếm khi là dây leo
- Lá thường mọc so le, đôi khi mọc đối, gần đối hoặc vòng, nguyên; gân hình
lông chim hoặc thường có 3 gân chính ở gốc. Không có lá kèm
 Đặc điểm cơ quan sinh sản
- Công thức hoa
- Hoa mọc thành cụm dạng bông, chùm, chùm kép hay tán giả ở đầu cành hay
kẽ lá
- Hoa đều, thường lưỡng tính, mẫu 3
- Bao hoa thường có 6 mảnh xếp thành 2 vòng
- Nhị thường có 12, cếp 3 vòng; vòng ngoài cùng và vòng 2 vó bao phấn hướng
trong, vòng 3 có bao phấn hướng ngoài, thường có 2 tuyến ở gốc chỉ nhị, vòng
trong cùng thường lép. Bao phấn mở bằng 2-4 lỗ, có nắp
- Bộ nhụy chỉ có 1 lá noãn, bầu trên, 1 ô
- Quả mọng hay quả hạch hình cầu thuôn, có khi đài tồn tại bao quanh quả như
ruột cái chén, chứa 1 hạt
 Hai đại diện làm thuốc
- Long não: Cinnamomum camphora Lauraceae. Bộ phận dùng: Gỗ, lá, rễ, quả
- Quế: Cinnamomum cassia Lauraceae. Bộ phận dùng: Vỏ thân

13.Họ Cần (Đương quy, Bạch chỉ)


 Bậc Taxon
- Ngành Ngọc lan – Magnoliophyta
- Lớp Ngọc lan – Magnoliopsida
- Bộ Nhân sâm – Apiales
- Họ Cần – Apiaceae
 Nhận biết thực địa: Cây cỏ thơm; thân thường rỗng, có khía dọc; lá kép có bẹ;
cụm hoa tán kép; hoa mẫu 5, bầu dưới; quả đóng đôi; có cánh dọc
 Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng
- Cây cỏ một hay nhiều năm
- Thân mang nhiều gióng và mấu, có khía dọc
- Lá mọc so le, có bẹ lá; phiến lá thường xẻ một đến nhiều lần hình lông chim
 Đặc điểm cơ quan sinh sản
- Công thức hoa
- Cụm hoa là tán đơn hay kép, đôi khi hình đầu
- Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5.
- Đài 5. Tràng 5, đôi khi rụng sớm
- Nhị 5 xếp xen kẽ với cánh hoa
- Bộ nhụy gồm 2 lá noãn dính nhau thành bầu dưới, vòi nhụy rời, ở gốc vòi có
đĩa tuyến mật
- Quả đóng đôi, mặt ngoài có các cạnh lồi chạy dọc, các cạnh này có khi rộng ra
trông như những cánh hoa nhỏ
- Hạt có phôi nhỏ nằm trong nội nhũ chứa dầu
 Hai đại diện làm thuốc
- Đương quy – Angelica sinensis Apiaceae. Bộ phận dùng: Rễ
- Bạch chỉ –Angelica dahurica Apiaceae. Bộ phận dùng: Rễ củ

14.Họ Nhân sâm (Đinh lăng lá xẻ, Ngũ gia bì gai)


 Bậc Taxon
- Ngành Ngọc lan – Magnoliophyta
- Lớp Ngọc lan – Magnoliopsida
- Bộ Nhân sâm – Apiales
- Họ Nhân sâm – Araliaceae
 Nhận biết thực địa: Lá thường kép, lớn, mọc so le, có bẹ. Cụm hoa chùm tán. Bầu
dưới. Quả mọng
 Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng:
- Cây gỗ, cây bụi hay cây cỏ nhiều năm
- Lá đơn hay kép, mọc so le, ít khi mọc đối hay vòng. Lá kèm nhỏ
 Đặc điểm cơ quan sinh sản
- Công thức hoa
- Hoa thường nhỏ, mọc thành cụm hoa tán đơn. Các tán đơn này lại tập hợp
trong 1 cụm hoa kép kiểu chùm tán
- Hoa đều, lưỡng tính, đôi khi đơn tính, mẫu 5
- Đài 5, phần dưới dính lại, phần trên có 4-5 răng nhỏ
- Tràng 5, rời, tiền khai hoa vặn hay lợp
- Nhị 5, dính với đĩa của bầu
- Bộ nhụy có 2 lá noãn dính liền thành bầu dưới, ít khi là nửa dưới, vòi nhụy
rời, số ô bằng số lá noãn, mỗi ô chứa một noãn
- Quả mọng. Hạt có phôi nhỏ, nội nhũ nhiều
 Hai đại diện làm thuốc
- Đinh lăng lá xẻ: Polyscias fruticosa Araliaceae. Bộ phận dùng: Rễ, thân, lá
- Ngũ gia bì gai: Eleutherococcus trifoliatus Araliaceae. Bộ phận dùng: Vỏ rễ,
vỏ thân

15.Họ Hoa hồng (Sơn tra, Mơ)


 Bậc Taxon
- Ngành Ngọc lan – Magnoliophyta
- Lớp Ngọc lan – Magnoliopsida
- Bộ Hoa hồng – Rosales
- Họ Hoa hồng – Rosaceae
 Nhận biết thực địa: Cây gỗ, bụi, cỏ. Lá đơn hoặc kép, mọc so le. Có lá kèm. Hoa
mẫu 5, nhị nhiều
 Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng
- Cây gỗ, cây bụi hay cây cỏ
- Lá đơn hoặc kép, mọc so le. Có 2 lá kèm, đôi khi dính với gốc cuống lá
 Đặc điểm cơ quan sinh sản
- Công thức hoa
- Hoa đơn độc hay tụ họp thành cụm hoa chùm hoặc xim
- Hoa lưỡng tính, đều, mẫu 5
- Đế hoa phẳng, lồi hoặc lõm hình chén, miệng chén dính với gốc lá đài và cánh
hoa
- Đài 5, dính nhau ở gốc
- Tràng 5, có khi không cánh
- Bộ nhị thường nhiều nhị, có khi chỉ có 5 hoặc 10 nhị
- Bộ nhụy có nhiều lá noãn rời hoặc 1-2-5 lá noãn dính liền, mỗi lá noãn thường
có 2 hoặc nhiều noãn tạo thành bầu trên hoặc dưới
- Quả đóng, quả đại, quả mọng kiểu táo hay quả hạch. Hạt thường không có nội
nhũ
 Hai đại diện làm thuốc
- Sơn tra: Crataegus pinnatifida Rosaceae. Bộ phận dùng: Quả
- Mơ: Prunus armenica Rosaceae. Bộ phận dùng: Quả, hạt

16.Họ Cam (Hoàng bá, Xuyên tiêu)


 Bậc Taxon
- Ngành Ngọc lan – Magnoliophyta
- Lớp Ngọc lan – Magnoliopsida
- Bộ Cam – Rutales
- Họ Cam – Rutaceae
 Nhận biết thực địa: Cây gỗ, bụi, cỏ có túi tiết tinh dầu; nhị ngoài đĩa mật, vòng
ngoài thường đối diện với cánh hoa
 Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng
- Cây gỗ, bụi, ít khi cây cỏ
- Lá đơn hoặc lá kép, mọc so le hay đối. Không có lá kèm
 Đặc điểm cơ quan sinh sản
- Công thức hoa
- Cụm hoa xim
- Hoa thường đều, lưỡng tính, mẫu 4-5, các thành phần của bao hoa rời
- Nhị có vòng ngoài thường đối diện với cánh hoa
- Bộ nhụy có 4-5 lá noãn dính liền nhau thành bầu trên, có khi nhiều lá noãn
(15-20), số ô của bầu bằng số lá noãn, mỗi ô có 1-2 hay nhiều noãn đính trung
trụ
- Quả nang hay mọng loại cam, có khi là quả tụ gồm nhiều đại. Hạt không có
nội nhũ
 Hai đại diện làm thuốc
- Hoàng bá: Phellodendron chinese Rutaceae. Bộ phận dùng: Vỏ thân
- Xuyên tiêu: Zanthoxylum nitidum Rutaceae. Bộ phận dùng: Rễ

17.Họ Hoàng liên (Ô đầu, Hoàng liên chân gà)


 Bậc Taxon
- Ngành Ngọc lan – Magnoliophyta
- Lớp Ngọc lan – Magnoliopsida
- Bộ Hoàng liên – Ranunculales
- Họ Hoàng liên – Ranunculaceae
 Nhận biết thực địa: Cây cỏ hay dây leo; lá có bẹ, phiến lá thường chia; hoa lưỡng
tính, các bộ phận xếp xoắn vòng; đài, tràng thường 5; nhị, nhụy nhiều; quả tụ
 Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng
- Cây cỏ hay dây leo
- Lá mọc đối hay so le, có bẹ, nguyên hay xẻ thùy; có khi phần cuối phiến lá
biến thành tua cuốn
 Đặc điểm cơ quan sinh sản
- Công thức hoa
- Hoa mọc đơn độc hay họp thành cụm dạng chùm, cờ; đều hoặc không đều,
lưỡng tính, xếp xoắn vòng
- Đế hoa lồi hình nón
- Đài 3-6 hoặc nhiều hơn, thường hình cánh hoa
- Tràng 2-8 hoặc nhiều hơn, có khi biến thành vảy tuyến
- Nhị nhiều, xếp xoắn
- Lá noãn nhiều, rời, xếp hình sao hay xoắn ốc
- Quả tụ gồm nhiều quả đóng hay quả đại. Hạt có phôi nhỏ và nội nhũ lớn chứa
dầu
 Hai đại diện làm thuốc
- Ô đầu: Aconitum carmichaelii Ranunculaceae. Bộ phận dùng: Rễ củ
- Hoàng liên chân gà: Coptis quinquesecta Ranunculaceae. Bộ phận dùng: Thân
rễ
18.Họ Cúc (Actiso, Thanh cao hoa vàng)
 Bậc Taxon
- Ngành Ngọc lan – Magnoliophyta
- Lớp Ngọc lan – Magnoliopsida
- Bộ Cúc – Asterales
- Họ Cúc – Asteraceae
 Nhận biết thực địa: Cụm hoa đầu có 1-nhiều hoa trên một đế chung, bao xung
quanh bởi tổng bao lá bắc; hoa mẫu 5, vòi nhụy xẻ 2, bầu 1 ô, 1 noãn
 Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng:
- Cây cỏ hay cây bụi, ít khi là dây leo hay cây gỗ
- Lá đơn, ít khi có lá kép hoặc tiêu giảm, mọc so le. Không có lá kèm
 Đặc điểm cơ quan sinh sản
- Công thức hoa
- Cụm hoa đầu, các đầu có thể tụ họp thành chùm đầu hoặc ngù đầu. Mỗi đầu
có một đế cụm hoa chung phẳng, lồi hoặc lõm thành hình chén. Phía ngoài đế
chung được bao bọc bởi các lá bắc xếp xít nhau trên một hàng hay nhiều hàng
gọi là tổng bao lá bắc. Mỗi hoa ở kẽ một lá bắc hình vẩy nhỏ
- Hoa lưỡng tính hoặc đơn tính, có khi vô tính do cả bộ nhị và nhụy không phát
triển
- Đài thường biến thành mào lông
- Tràng 5, dính nhau thành ống có 5 thùy, hoặc hình lưỡi nhỏ có 3-5 răng hoặc
thành hình môi, môi trên 3 thùy, môi dưới 2 thùy
- Bộ nhị (4-)5, chỉ nhị rời và dính vào ống tràng, bao phấn dính lại với nhau
thành 1 ống, mở bằng khe nứt dọc vào phía trong
- Bộ nhụy có 2 lá noãn dính nhau thành bầu dưới ô, chứa 1 noãn. Gốc vòi nhụy
có tuyến mật. Núm nhụy chia thành 2 nhánh, ban đầu ép lại với nhau, mặt
trong của núm nhụy là nơi tiếp nhận hạt phấn
- Quả đóng, mỗi quả có 1 hạt, có thể có một chùm lông, có gai nhọn, có móc
nhỏ hoặc lông dính
- Hạt có phôi lớn, không có nội nhũ
 Hai đại diện làm thuốc
- Actiso: Cynara scolymus Asteraceae. Bộ phận dùng: Lá
- Thanh cao hoa vàng: Astemisia annua Asteraceae. Bộ phận dùng: Lá
19.Họ Cà (Khủ khởi, Cà độc dược)
 Bậc Taxon
- Ngành Ngọc lan – Magnoliophyta
- Lớp Ngọc lan – Magnoliopsida
- Bộ Cà – Solanales
- Họ Cà – Solanaceae
 Nhận biết thực địa: Cây cỏ, bụi hay cây gỗ nhỏ, đôi khi là dây leo. Lá mọc đối;
cụm hoa xim; hoa mẫu 5; bầu 2 ô; quả mọng hay quả nang, mang đài đồng
trưởng; nhiều hạt
 Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng
- Cây cỏ, bụi hay cây gỗ nhỏ, đôi khi là dây leo.
- Lá đơn, nguyên hay chia thùy sâu, mọc so le, có hiện tượng lôi cuốn. Không
có lá kèm
- Không có nhựa mủ
 Đặc điểm cơ quan sinh sản
- Công thức hoa
- Cụm hoa thường là xim ở kẽ lá, đôi khi cũng có hiện tượng lôi cuốn
- Hoa lưỡng tính, mẫu 5, đều hoặc không đều
- Đài 5, dính nhau, phát triển cùng quả
- Tràng 5, dính liền nhau tạo thành hình bánh xe hoặc hình ống
- Nhị 5, dính vào ống tràng, xếp xen kẽ với các thùy của tràng. Bao phấn mở
bằng khe dọc hoặc lỗ ở đỉnh
- Bộ nhụy gồm 2 lá noãn dính nhau tạo thành bầu trên, nằm lệch so với mặt
phẳng trước sau của hoa, có 2 ô hoặc do vách giả chia thành 3-5 ô, mỗi ô
nhiều noãn, đính noãn trung trụ
- Quả mọng hay quả nang
- Hạt có phôi thẳng hay cong, ở trong nội nhũ
 Hai đại diện làm thuốc
- Khủ khởi - Lycium chinense Solanaceae. Bộ phận dùng: Quả, vỏ rễ
- Cà độc dược – Datura metel Solanaceae. Bộ phận dùng: Hoa, lá

20.Họ Hành (Tỏi, Hẹ)


 Bậc Taxon
- Ngành Ngọc lan – Magnoliophyta
- Lớp Hành –Liliopsida
- Bộ Náng – Amaryllidales
- Họ Hành – Alliaceae
 Nhận biết thực địa: Cây cỏ có thân hành áo hoặc hành đặc, lá đơn nguyên hình
dải hay hình ống. Cụm hoa tán trên ngọn cán không có lá.
 Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng
- Cây cỏ có thân hành áo hoặc hành đặc (dạng củ)
- Lá đơn, nguyên, hình dải hay hình ống; gân song song hay hình cung
 Đặc điểm cơ quan sinh sản
- Công thức hoa
- Cụm hoa dạng tán trên ngọn cán không có lá, có khi dạng bông hay chùm.
- Hoa thường lưỡng tính, đều, ít khi không đều
- Bao hoa 6 thùy, rời hay đính nhau ở gốc, xếp 2 vòng, các thùy vòng trong
thường nhỏ hơn
- Nhị 6, xếp 2 vòng
- Bộ nhụy 3 lá noãn tạo thành bầu trên, 3 ô, mỗi ô 1-2 hay nhiều noãn; vòi đơn,
dạng sợi
- Quả nang chẻ ô, 3 góc, bị ép ở trên. Hạt có vỏ dày, nhẵn
 Hai đại diện làm thuốc
- Tỏi: Allium sativum Alliaceae. Bộ phận dùng: Thân hành (giò)
- Hẹ: Allium tuberosum Alliaceae. Bộ phận dùng: Hạt, toàn cây

21.Họ Náng (Trinh nữ hoàng cung, Náng hoa trắng)


 Bậc Taxon
- Ngành Ngọc lan – Magnoliophyta
- Lớp Hành –Liliopsida
- Bộ Náng – Amaryllidaless
- Họ Náng – Amaryllidaceae
 Nhận biết thực địa: Cây cỏ có thân hành áo. Lá đơn, tập hợp thành hoa thị ở gốc
hay ở đầu, hình dải, như da. Cụm hoa tán, cán hoa có 2 lá bắc rời nhau hay dính
nhau
 Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng
- Cây cỏ có thân hành áo.
- Lá đơn, tập hợp thành hoa thị ở gốc hay ở đầu, hình dải, như da
 Đặc điểm cơ quan sinh sản
- Công thức hoa
- Cụm hoa tán, cán hoa có 2 lá bắc rời nhau hay dính nhau
- Hoa đều, ít khi không đều, lưỡng tính
- Bao hoa dính thành ống bao quanh bầu hay về phía gốc đế hoa
- Nhị 6, xếp 2 vòng, chỉ nhị thẳng hay cong; bao phấn mở dọc
- Bộ nhụy gồm 3 lá noãn dính nhau tạo thành bầu dưới 3 ô, mỗi ô có 1-nhiều
noãn. Vòi nhụy dạng sợi, núm nhụy 3-5 thùy hay dạng đầu
- Quả nang chẻ ô, ít khi mọng
 Hai đại diện làm thuốc
- Trinh nữ hoàng cung: Crinum latifolium Amaryllidaceae. Bộ phận dùng: Lá
- Náng hoa trắng: Crinum asiaticum Amaryllidaceae. Bộ phận dùng: Lá

22.Họ Lúa (Sả chanh, Ý dĩ)


 Bậc Taxon
- Ngành Ngọc lan – Magnoliophyta
- Lớp Hành –Liliopsida
- Bộ Lúa – Poales
- Họ Lúa – Poaceae
 Nhận biết thực địa: Cây cỏ hay cỏ hóa gỗ, thân rạ. Lá xếp 2 dãy, sắc, có lưỡi nhỏ.
Cụm hoa cờ, hoa thiếu. Quả loại thóc
 Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng:
- Cây cỏ hay cỏ hóa gỗ, sống hàng năm hay nhiều năm, thường mọc thành từng
cụm
- Thân rạ, rỗng ở các gióng, đặc ở các mấu trừ một số loài thân đặc (Mía, Ngô)
hoặc có thân rễ
- Lá mọc so le, xếp thành 2 dãy, phiến lá dài, gân lá song song, có bẹ lá và lưỡi
nhỏ, không có cuống lá (trừ Tre)
 Đặc điểm cơ quan sinh sản
- Công thức hoa
- Cụm hoa bông, chùm hay cờ, gồm nhiều bông nhỏ, mỗi bông nhỏ có 1-10 hoa
- Hoa thường lưỡng tính
- Bộ nhị thường 3-6 nhị, chỉ nhị dài, mảnh, dính vào giữa trung đới và cong
xuống nên dễ bị gió lay động làm rơi hạt phấn ra ngoài
- Bộ nhụy gồm 2 lá noãn dính liền nhau thành bầu trên, 1 ô chứa 1 noãn, có 2
vòi nhụy, núm nhụy nhiều lông
- Quả thóc (quả đóng, vỏ quả dính với vỏ hạt). Hạt có nội nhũ bột. Phôi nằm ở
một bên của nội nhũ
 Hai đại diện làm thuốc
- Sả chanh: Cymbopogon citratus Poaceae. Bộ phận dùng: Củ, lá
- Ý dĩ: Coix lacryma – jobi Poaceae. Bộ phận dùng: Quả

23.Họ Ráy (Thiên niên kiện, Bán hạ nam)


 Bậc Taxon
- Ngành Ngọc lan – Magnoliophyta
- Lớp Hành –Liliopsida
- Bộ Ráy – Arales
- Họ Ráy/Môn – Araceae
 Nhận biết thực địa: Cây cỏ, nạc, ngứa, có thân rễ. Lá thường có gân chân vịt.
Cụm hoa bông mo không phân nhánh. Quả mọng
 Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng
- Câu cỏ, mọc ở nơi ẩm, sống dai nhờ thân rễ
- Thân nạc hoặc thân leo, mang nhiều rễ khí sinh thõng xuống
- Lá đơn, thường có bẹ, gân lông chim, chân vịt hay song song
 Đặc điểm cơ quan sinh sản
- Công thức hoa
- Cụm hoa bông mo nạc, không phân nhánh, mang nhiều hoa. Mo thường có
màu sặc sỡ, một số có mùi thối. Trục cụm hoa có thể mang hoa khắp bề mặt
hay kết thúc bởi một phần không mang hoa, thường có hoa cái ở dưới, hoa
đực ở trên
- Hoa nhỏ, không cuống hay cuống hoa không rõ rệt, đơn tính, lưỡng tính hay
tạp tính
- Hoa lưỡng tính thường có 2 vòng bao hoa, mỗi vòng 3 bộ phận; hoa đơn tính
có bao hoa tiêu giảm hay trần
- Bộ nhị gồm 2 vòng, mỗi vòng 3 nhị, có khi chỉ còn 1 nhị ở hoa đơn tính
- Bộ nhụy gồm 2-3 lá noãn, có khi chỉ có 1 lá noãn ở hoa đơn tính, chứa 1-
nhiều noãn đảo, cong hay thẳng
- Quả mọng đựng 1-nhiều hạt. Hạt có nội nhũ nạc
 Hai đại diện làm thuốc
- Thiên niên kiện: Homalomena occulta Araceae. Bộ phận dùng: Thân rễ
- Bán hạ nam: Typhonium trilobatum Araceae. Bộ phận dùng: Thân rễ

24.Họ Gừng (Sa nhân, Gừng)


 Bậc Taxon
- Ngành Ngọc lan – Magnoliophyta
- Lớp Hành –Liliopsida
- Bộ Gừng – Zingiberales
- Họ Gừng – Zingiberaceae
 Nhận biết thực địa: Cỏ lâu năm, có thân rễ; lá xếp 2 dãy; có lưỡi nhỏ. Cụm hoa
dạng bông, chùm; hoa lớn, màu sặc sỡ; nhị 1; quả nang. Toàn cây thường có mùi
thơm
 Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng:
- Cây cỏ sống lâu năm
- Thân rễ khỏe, có khi phồng lên như củ. Thân khí sinh không có hay mọc rất
cao, do các bẹ lá ôm nhau tạo thành
- Lá đơn, nguyên, xếp thành 2 dãy song song. Bẹ lá kéo dài tạo thành lưỡi nhỏ.
Phiến lá có gân song song
 Đặc điểm cơ quan sinh sản
- Công thức hoa
- Cụm hoa dạng bông, chùm, mọc ở gốc (từ thân rễ) hay trên ngọn (trên thân
khí sinh)
- Hoa có màu, lớn, dễ nhàu nát, đối xứng 2 bên, lưỡng tính
- Đài 3, dính nhau tạo thành ống, trên chia 3 thùy
- Tràng dính nhau tọa thành ống, trên chia 3 thùy, thùy giữa thường lớn hơn 2
thùy bên
- Nhị 1, bao phấn 2 ô, chỉ nhị nạc, hình lòng máng, 3 nhị thoái hóa dính nahu
tạo thành cánh môi lớn, màu sặc sỡ, 2 nhị còn lại tiêu giảm ở các mức độ khác
nhau
- Bộ nhụy 3 lá noãn, dính nhau tạo thành bầu dưới, 3 ô, đính noãn trung trụ,
mỗi ô nhiều noãn, có khi chỉ còn 1 ô. Vòi nhụy hữu thụ 1, mang núm nhụy
hình phễu xuyên qua khe giữa của 2 ô phấn và thò ra ngoài; 2 vòi còn lại
không sinh sản, tiêu giảm ở gốc vòi hữu thụ
- Quả nang, ít khi là quả mọng. Hạt có cả nội nhũ và ngoại nhũ
 Hai đại diện làm thuốc
- Sa nhân: Amomum villosum Zingiberaceae. Bộ phận dùng: Quả
- Gừng: Zingiber officinale Zingiberaceae. Bộ phận dùng: Thân rễ

You might also like