You are on page 1of 2

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG GV: PHAN THỊ TUYẾT HỒNG

BÀI 2: MẠCH ĐẢO CHIỀU ĐỘNG CƠ


 MỤC TIÊU CỦA BÀI:
Học xong bài học này, học sinh có khả năng:
- Phân tích chính xác mạch đảo chiều gián tiếp động cơ không đồng bộ ba pha rotor
lồng sóc.
- Nhận biết được yêu cầu kỹ thuật của mạch đảo chiều gián tiếp động cơ không đồng
bộ ba pha rotor lồng sóc.
 ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Bảng phấn.
- Giáo trình, giáo án, sổ tay Giáo viên.
- Tài liệu học tập.
- Máy vi tính, Projector.
 NỘI DUNG:
I. Mạch đảo chiều gián tiếp động cơ không đồng bộ ba pha rotor lồng sóc
1. Sơ đồ mạch:

1
L1 L2 L3 L1

RN

3
CD
S1
5 5
F RN
S2 S3
K1M K2M

7 11

K2M K1M

RN
9 13
u v
w
M K1M K2M
3~

2 2
N
MẠCH ĐỘNG LỰC MẠCH ĐIỀU KHIỂN

2. Nhiệm vụ các khí cụ - thiết bị chính trong sơ đồ:


- CD: Cầu dao đóng cắt nguồn chính.
- F: Cầu chì.
- RN: Rơ le nhiệt.

Trang 6
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG GV: PHAN THỊ TUYẾT HỒNG

- K1M: Công tắc tơ quay thuận.


- K2M: Công tắc tơ quay nghịch.
- M: Động cơ cần điều khiển.
- S2(5,7), S3(5,11): Các nút bấm điều khiển mở máy.
- S1(3,5): Nút bấm dừng máy.
3. Nguyên lý hoạt động:
- Đóng cầu dao CD cấp nguồn cho mạch : Mạch chuẩn bị làm việc.
- Ấn nút S2(5,7): cuộn dây K1M(9,2) có điện nên tiếp điểm K1M(11,13) mở ra
để cắt điện cuộn dây K2M(13,2). Đồng thời tiếp điểm K1M(5,7) đóng lại để tự
duy trì. Tiếp điểm K1M của mạch động lực đóng lại, động cơ quay theo chiều
thuận.
- Dừng máy : ấn nút S1(3,5).
- Quá trình xảy ra tương tự khi ấn nút S3(5,11), cuộn dây K2M(13,2) được cấp
nguồn, tiếp điểm K2M(7,9) mở ra và cuộn dây K1M(9,2) được cô lập. Đồng thời
tiếp điểm K2M(5,11) đóng lại để tự duy trì. Thứ tự pha đưa vào động cơ được
hoán đổi nên động cơ quay ngược chiều với ban đầu.
 Chú ý : phải dừng máy trước khi đảo chiều quay.
4. Bảo vệ và liên động:
- Bảo vệ:
+ Ngắn mạch: cầu chì F.
+ Quá tải: rơle nhiệt RN.
- Liên động:
+ Duy trì: K1M(5,7); K2M(5,11).
+ Khóa chéo: K1M(11,13); K2M(7,9) có tác dụng đảm bảo an toàn
cho mạch, tại một thời điểm chỉ có một công tắc tơ làm việc, tránh trường hợp
ngắn mạch động lực (nếu hai công tắc tơ cùng hút đồng thời).
5. Bài tập:
Bài 1. Vẽ sơ đồ mạch điều khiển chương trình đố vui, gồm 3 đội A, B, C hoạt
động như sau:
- Mỗi đội có một đèn tín hiệu, một nút bấm.
- Một chuông điện dùng chung cho cả ba đội.
- Đội nào ấn nút trước tiên sẽ giành quyền trả lời (chuông reo, đèn của đội đó
sáng; các đội còn lại mất tác dụng).

Biên Hòa, tháng 11 năm 2009


Ban Giám Hiệu Khoa Điện – Điện Lạnh Giáo viên thực hiện

Phạm Minh Hoàng Phan Thị Tuyết Hồng


Trang 7

You might also like