You are on page 1of 32

Thực hành Điện công nghiệp - Trần Minh Hùng

NỘI QUY AN TOÀN ĐIỆN


1/ Khi vào xưởng thực hành phải mặc trang phục của xưởng, đi dép có quai hậu
hoặc đi giày, không có men bia, rượu.
2/ Khi thực hành phải tuân thủ các bước hướng dẫn của giảng viên theo bài thực
hành, phải nghiêm túc, không đùa giỡn.
3/ Khi lắp mạch điện, phải theo trình tự lắp đặt, phải cắt áp tô mát, lắp từ phụ tải
về nguồn. Sau khi lắp xong, kiểm tra lại mạch an toàn mới nối dây vào nguồn,
đóng áp tô mát.
4/ Trong quá trình thực hành, không để cơ thể tiếp xúc trực tiếp với đất, phải có
không gian an toàn, phải ở tư thế thuận tiện để cách ly khỏi nguồn điện khi có
sự cố về điện.
5/ Khi phát hiện những trường hợp có nguy cơ dẫn đến tai nạn về điện phải báo
với giảng viên hướng dẫn hoặc phụ trách xưởng để khắc phục.
6/ Khi thực hiện công việc có liên quan đến nguồn điện phải luôn để ý về
nguyên tắc an toàn điện.
XƯỞNG ĐIỆN 2

1
Thực hành Điện công nghiệp - Trần Minh Hùng

Bài 1: Điều khiển động cơ xoay chiều ba pha không đồng bộ rô to lồng sóc
quay một chiều, mở máy trực tiếp.

1) Sơ đồ nguyên lý:

CD

CC
CC

K2 D M K RN

RN K1

2) Nguyên lý làm việc:


Đóng cầu dao CD. Ấn nút mở máy M, cuộn dây điện từ của công tắc tơ K có
điện, đóng các tiếp điểm K1,K2, động cơ Đ có điện vận hành. Khi thả nút ấn M, nhờ
tiếp điểm tự duy trì K1 cuộn K vẫn có điện, vẫn đóng các tiếp điểm của nó, động cơ
tiếp tục làm việc.
Muốn dừng ta ấn nút dừng D, cuộn K mất điện, mở các tiếp điểm của nó, động
cơ mất điện.
Bảo vệ:
- CC: Cầu chì dùng bảo vệ mạch điện khi có sự cố ngắn mạch. Khi ngắn
mạch, dây chảy cầu chì bị đốt nóng chảy, làm hở mạch, cắt nguồn điện khỏi mạch.
- RN: Rơ le nhiệt dùng bảo vệ động cơ khi có sự cố quá tải. Khi quá tải, rơ le
nhiệt tác động mở tiếp điểm RN bên mạch điều khiển, cắt điện cuộn K, mở các tiếp
điểm của nó, cắt điện động cơ. Sau khi xử lý sự cố, phải ấn nút phục hồi của rơ le thì
mới mở máy lại cho động cơ được.
- Sơ đồ còn có tác dụng bảo vệ điện áp thấp và bảo vệ điện áp không. Khi
điện áp giảm còn ( 60  85 )%Uđm hay mất điện ngẫu nhiên thì cuộn K mất điện và sơ
đồ quay trở về trạng thái ban đầu. Sau đó dù điện lưới được phục hồi thì động cơ cũng
không thể tự chạy lại. Muốn chạy lại động cơ phải ấn nút M.

2
Thực hành Điện công nghiệp - Trần Minh Hùng

Bài 2: Điều khiển mở máy trình tự các động cơ không đồng bộ.

Mạch 1:
1) Sơ đồ nguyên lý:

CC
CD
KD RND
D MD

CC

KD1
KD3

KC2
KD2

RNC RND
KC RNC
MC

ĐC ĐD
KC1

2) Nguyên lý làm việc:


Động cơ bơm dầu ĐD làm việc trước, động cơ chính ĐC làm việc sau. Khi động
cơ bơm dầu dừng thì động cơ chính cũng phải dừng.
Đóng cầu dao CD. Ấn nút MD, cuộn dây công tắc tơ KD có điện, đóng các tiếp
điểm KD1, KD2, KD3, động cơ ĐD có điện vận hành bơm dầu bôi trơn. Khi lượng dầu đã
đủ ta ấn nút MC, cuộn dây công tắc tơ KC có điện, đóng các tiếp điểm KC1, KC2, động
cơ chính ĐC có điện vần hành.
Bảo vệ:
- CC: Cầu chì dùng bảo vệ mạch điện khi có sự cố ngắn mạch.
- RND, RNC: Rơ le nhiệt dùng bảo vệ động cơ ĐD và động cơ ĐC khi có sự
cố quá tải. Khi động cơ bơm dầu quá tải, RND tác động mở tiếp điểm RN D bên mạch
điều khiển, cuộn KD mất điện, mở các tiếp điểm K D1, KD2, KD3, cắt điện động cơ bơm
dầu . Đồng thời cuộn KC cũng mất điện, mở các tiếp điểm K C1, KC2 ,động cơ chính
cũng phải dừng. Nhưng khi động cơ chính quá tải thì RNC tác động mở tiếp điểm RN C
bên mạch điều khiển, cuộn K C mất điện, mở các tiếp điểm KC1, KC2 cắt điện động cơ
chính, còn động cơ bơm dầu vẫn tiếp tục làm việc.

3
Thực hành Điện công nghiệp - Trần Minh Hùng

Mạch 2: (Điều chỉnh cho phù hợp thiết bị)

1) Sơ đồ nguyên lý:

CC
CD
D MD KD

CC

KD1
KD2

KC2

RN
MC KC RN
C

ĐC ĐD
KC1

2) Nguyên lý làm việc:


Động cơ bơm dầu ĐD làm việc trước, động cơ chính ĐC làm việc sau. Khi động
cơ bơm dầu dừng thì động cơ chính cũng phải dừng.
Đóng cầu dao CD. Ấn nút MD, cuộn dây công tắc tơ KD có điện, đóng các tiếp
điểm KD1, KD2, động cơ ĐD có điện vận hành bơm dầu bôi trơn. Khi lượng dầu đã đủ
ta ấn nút MC, cuộn dây công tắc tơ KC có điện, đóng các tiếp điểm KC1, KC2, động cơ
chính ĐC có điện vần hành.
Bảo vệ:
- CC: Cầu chì dùng bảo vệ mạch điện khi có sự cố ngắn mạch.
- RN: Rơ le nhiệt dùng bảo vệ động cơ động cơ ĐC khi có sự cố quá tải. Khi
động cơ chính quá tải thì RNC tác động mở tiếp điểm RNC bên mạch điều khiển, cuộn
KC mất điện, mở các tiếp điểm K C1, KC2 cắt điện động cơ chính, còn động cơ bơm dầu
vẫn tiếp tục làm việc.

4
Thực hành Điện công nghiệp - Trần Minh Hùng

Bài 3: Điều khiển động cơ không đồng bộ rô to lồng sóc quay hai chiều,
mở máy trực tiếp.

1) Sơ đồ nguyên lý:

CC

CD KT KN2 RN
D MT MN

CC

KN3
KT3
KT1 KN KT2

KN1
RN

2) Nguyên lý làm việc:


Đóng cầu dao CD.
- Quay thuận: Ấn MT, cuộn dây công tắc tơ KT có điện, mở tiếp điểm K T2,
đóng các tiếp điểm KT1, KT3, động cơ có điện quay chiều thuận.
- Quay ngược: Ấn MN, cuộn dây công tắc tơ KT mất điện, mở các tiếp điểm
KT1, KT3, đóng tiếp điểm KT2, động cơ mất điện. Tiếp theo nhờ liên kết cơ khí của nút
ấn MN, cuộn dây công tắc tơ KN có điện, mở tiếp điểm KN2, đóng các tiếp điểm KN1,
KN3, động cơ có điện quay theo chiều ngược lại.
Bảo vệ:
- CC: Cầu chì dùng bảo vệ mạch điện khi có sự cố ngắn mạch.
- RN: Rơ le nhiệt dùng bảo vệ động cơ khi có sự cố quá tải.
- KT2 và KN2: Hai tiếp điểm thường đóng dùng khoá chéo, tránh trường hợp
ngắn mạch xảy ra bên mạch động lực. Khi cuộn KT có điện mở KT2, ngược lại khi
cuộn KN có điện mở KN2. Nghĩa là hai cuộn K T và KN không thể nào có điện cùng một
lúc, các tiếp điểm KT3, KN3 không đóng cùng một lúc, không dẫn đến ngắn mạch giữa
hai pha.
Ngoài ra hai nút ấn liên kết cơ khí MT và MN cũng đóng vai trò tương tự.
5
Thực hành Điện công nghiệp - Trần Minh Hùng

Bài 4: Điều khiển giới hạn hành trình.

1) Sơ đồ nguyên lý: A
HT1 HT2

1 2
B C

CC

CD KN2 RN
D MT HT1 KT

CC

KT1

KT3
MN HT2 KN KT2
KN3

KN1
RN

2) Nguyên lý làm việc:


Đóng cầu dao CD.
- Cho vật A di chuyển từ C đến B: Ấn nút MT, cuộn dây công tắc tơ KT có
điện, mở KT2, đóng KT1, KT3, động cơ có điện vận hành truyền động vật A di chuyển
từ C đến B. Khi tới B, mấu số 1 của vật A tác động vào công tắc hành trình HT 1, làm
hở mạch ngắt điện cuộn K T, mở KT1, KT3, đóng KT2, động cơ mất điện. Vật A dừng tại
B.
- Cho vật A di chuyển từ B đến C: Ấn nút MN cuộn dây công tắc tơ KN có
điện, mở KN2, đóng KN1, KN3, động cơ có điện, quay theo chiều ngược lại, truyền
động vật A di chuyển từ B đến C. Khi tới C, mấu số 2 của vật A tác động vào công tắc
hành trình HT2, làm hở mạch ngắt điện cuộn KN, mở KN1, KN3, đóng KN2, động cơ mất
điện. Vật A dừng tại C.
Bảo vệ:
- CC: Cầu chì dùng bảo vệ mạch điện khi có sự cố ngắn mạch.

6
Thực hành Điện công nghiệp - Trần Minh Hùng

- RN: Rơ le nhiệt dùng bảo vệ động cơ khi có sự cố quá tải.


- KT2, KN2: Hai tiếp điểm thường đóng dùng khoá chéo, tránh trường hợp
ngắn mạch xảy ra bên mạch động lực.
Sơ đồ trên điều khiển theo nguyên tắc vị trí.

7
Thực hành Điện công nghiệp - Trần Minh Hùng

Bài 5: Điều khiển giới hạn hành trình và tự động đảo chiều.

1) Sơ đồ nguyên lý:
A
HT1 HT2

1 2
B C

CC

CD RN
D MT HT1 KT KN2

CC

KT1

KT3
KN3
HT2

KN KT2
MN
RN

KN1
Đ

2) Nguyên lý làm việc:


Đóng cầu dao CD.
- Cho vật A di chuyển từ C đến B: Ấn nút MT, cuộn dây công tắc tơ KT có
điện, mở KT2, đóng KT1, KT3, động cơ có điện vận hành truyền động vật A di chuyển
từ C đến B. Khi tới B, mấu số 1 của vật A tác động vào công tắc hành trình HT1, làm
hở mạch ngắt điện cuộn KT, mở KT1, KT3, đóng KT2, động cơ mất điện. Tiếp theo nhờ
liên kết cơ khí của HT1, cuộn dây công tắc tơ KN có điện, mở KN2, đóng KN1, KN3,
động cơ có điện, quay theo chiều ngược lại, truyền động vật A di chuyển từ B đến C.
Khi tới C, mấu số 2 của vật A tác động vào công tắc hành trình H T2, làm hở mạch ngắt
điện cuộn KN, mở KN1, KN3, đóng KN2, động cơ mất điện. Tiếp theo nhờ liên kết cơ
khí của HT2, cuộn KT có điện, mở KT2, đóng KT1, KT3, động cơ có điện, truyền động
vật A di chuyển từ C đến B và quá trình cứ thế tiếp diễn theo hành trình làm việc của
nó.

8
Thực hành Điện công nghiệp - Trần Minh Hùng

- Cho vật A di chuyển từ B đến C: Ấn nút MN, quá trình diễn ra tương tự và
ngược lại.
Bảo vệ:
- CC: Cầu chì dùng bảo vệ mạch điện khi có sự cố ngắn mạch.
- RN: Rơ le nhiệt dùng bảo vệ động cơ khi có sự cố quá tải.
- KT2, KN2: Hai tiếp điểm thường đóng dùng khoá chéo, tránh trường hợp
ngắn mạch xảy ra bên mạch động lực.
Sơ đồ trên điều khiển theo nguyên tắc vị trí.

9
Thực hành Điện công nghiệp - Trần Minh Hùng

Bài 6: Điều khiển động cơ không đồng bộ rô to lồng sóc quay một chiều,
mở máy giảm áp nhờ đổi nối sao – tam giác.

1) Sơ đồ nguyên lý:

3~220V

CD

CC
CC
K2
D K RN
M

RN

RT
K1

RT1 KY K1
K2

RT2 K KY1
KY2

10
Thực hành Điện công nghiệp - Trần Minh Hùng

3~220V

CD

CC
CC
K2
D K RN
M

RN

RT
K1

RT1 KY K1
K2

RT2 K KY1
KY2

2) Nguyên lý làm việc:


Ở đây dùng động cơ ba pha có sáu đầu dây ra: Y/∆ - 380V/220V, nguồn điện 3
~ 220V.
Đóng cầu dao CD. Ấn nút M, cùng một lúc cuộn dây công tắc tơ K, K Y và rơ le
thời gian RT có điện. Mở tiếp điểm KY1, đóng các tiếp điểm K1, K2 và KY2 động cơ có
điện mở máy với các cuộn dây phần cảm nối sao, điện áp pha giảm 1,73 lần so với
định mức. Sau thời gian chỉnh định đủ để động cơ tăng tốc vượt điểm tới hạn thì rơ le
thời gian RT tác động, mở tiếp điểm RT1, cắt điện cuộn KY, mở các tiếp điểm KY2,
đóng KY1, cắt điện động cơ. Lúc này tiếp điểm RT2 đóng lại, cuộn dây công tắc tơ K ∆
có điện, mở tiếp điểm K∆1, đóng các tiếp điểm K∆2, động cơ có điện với các cuộn dây
phần cảm nối tam giác phù hợp điện áp định mức và tiếp tục tăng tốc đến điểm làm
việc. Quá trình mở máy kết thúc.
Bảo vệ:
- CC: Cầu chì dùng bảo vệ mạch điện khi có sự cố ngắn mạch.
- RN: Rơ le nhiệt dùng bảo vệ động cơ khi có sự cố quá tải.

11
Thực hành Điện công nghiệp - Trần Minh Hùng

- KY1, K∆1: Hai tiếp điểm thường đóng dùng khoá chéo, tránh trường hợp
ngắn mạch xảy ra bên mạch động lực. Ngoài ra, hai tiếp điểm RT1, RT2 cũng góp
phần loại trừ sự làm việc đồng thời của hai công tắc tơ KY và K∆.
Sơ đồ trên điều khiển theo nguyên tắc thời gian.

12
Thực hành Điện công nghiệp - Trần Minh Hùng

Bài 7: Điều khiển động cơ không đồng bộ rô to lồng sóc quay một chiều,
mở máy trực tiếp, hãm động năng.
Mạch 1:
1) Sơ đồ nguyên lý:

CC

D M K KH1 RN

CD1 K1

CC

RT KH K2

K3

KH2 CD2
RN

K4 RT
~
Đ

2) Nguyên lý làm việc:


Đóng áp tô mát CD1,CD2. Ấn nút M, cuộn dây công tắc tơ K có điện,mở tiếp
điểm K2, đóng các tiếp điểm K1, K3 và K4, động cơ có điện vận hành. Lúc này rơ le
thời gian RT có điện, đóng tiếp điểm RT, nhưng cuộn dây công tắc tơ KH vẫn chưa có
điện vì K2 đang mở.
Khi ấn nút dừng D, cuộn K mất điện, mở các tiếp điểm K1, K3, K4, đóng K2, rơ
le RT mất điện và động cơ đựơc cắt khỏi lưới điện xoay chiều. Lúc này cuộn K H có
điện, mở tiếp điểm KH1, đóng các tiếp điểm KH2 cấp điện một chiều cho phần cảm
động cơ để hãm động năng. Sau thời gian duy trì của RT đã được chỉnh định đủ để tốc
độ động cơ giảm về gần 0 thì tiếp điểm RT mở ra. Cuộn KH mất điện, mở KH2, cắt
điện một chiều khỏi động cơ. Quá trình hãm động năng kết thúc.
Bảo vệ:
- CC: Cầu chì dùng bảo vệ mạch điện khi có sự cố ngắn mạch.
- RN: Rơ le nhiệt dùng bảo vệ động cơ khi có sự cố quá tải.
13
Thực hành Điện công nghiệp - Trần Minh Hùng

- KH1, K2: Dùng khoá chéo, tránh cho hai cuộn dây công tắc tơ K và KH có
điện cùng lúc. Khi hãm, vì công tắc tơ KH có điện, tiếp điểm KH1 mở nên không thể
mở máy được.

Mạch 2: (Điều chỉnh cho phù hợp thiết bị)


1) Sơ đồ nguyên lý:

CC

D M K KH2 RN

K1

RT

KH K2
KH1 RT
CD1

CC

K2

CD2
RN KH3

Đ ~

14
Thực hành Điện công nghiệp - Trần Minh Hùng

2) Nguyên lý làm việc:


Đóng cầu dao CD1,CD2. Ấn nút M, cuộn dây công tắc tơ K có điện,mở
tiếp điểm K2, đóng các tiếp điểm K1, K3, động cơ có điện vận hành.
Khi ấn nút dừng D, cuộn K mất điện, mở các tiếp điểm K1, K3, đóng K2,
động cơ đựơc cắt khỏi lưới điện xoay chiều. Tiếp theo rơ le thời gian RT và
công tắc tơ KH có điện, mở KH2, đóng KH1 và KH3 cấp điện một chiều cho
phần cảm động cơ để hãm động năng. Sau thời gian duy trì của RT đã được
chỉnh định đủ để tốc độ động cơ giảm về 0 thì tiếp điểm RT mở ra. Cuộn K H
mất điện, mở KH2, cắt điện một chiều khỏi động cơ. Quá trình hãm động năng
kết thúc.
Bảo vệ:
- CC: Cầu chì dùng bảo vệ mạch điện khi có sự cố ngắn mạch.
- RN: Rơ le nhiệt dùng bảo vệ động cơ khi có sự cố quá tải.
- K2, KH2: Dùng khoá chéo, tránh cho hai cuộn dây công tắc tơ K và
KH có điện cùng lúc. Khi hãm, vì công tắc tơ KH có điện, tiếp điểm KH2 mở nên
không thể mở máy được.

15
Thực hành Điện công nghiệp - Trần Minh Hùng

Bài 8: Điều khiển động cơ không đồng bộ rô to lồng sóc hai cấp tốc độ,
quay một chiều.

1) Sơ đồ nguyên lý:

CC
CD

D K RN
M
CC

K2
K1
RN

Mc Mn Kn2 KY2 Kc
Kn3

Kc3

Kc1 Kc2 Kn

KY3 KY
Kn1 KY1

2) Nguyên lý làm việc:


Đóng cầu dao CD. Ấn nút M, cuộn dây điện từ công tắc K có điện, đóng các
tiếp điểm K1,K2.
- Cho chạy chậm: Ấn nút Mc, cuộn dây điện từ công tắc tơ Kc có điện, mở
Kc2, đóng Kc1 và Kc3. Động cơ có điện ở kiểu nối ∆ (p=4), vận hành với tốc độ
chậm.
- Cho chạy nhanh: Ấn nút Mn, cuộn Kc mất điện, mở Kc1, Kc3, đóng Kc2,
động cơ mất điện. Tiếp theo nhờ liên kết cơ khí của nút ấn Mn, cuộn dây điện từ công
tắc tơ Kn và KY có điện, mở Kn2, KY2, đóng Kn1, Kn3, KY1 và KY3. Động cơ có điện ở
kiểu nối YY (p=2), vận hành với tốc độ nhanh.
Bảo vệ:
- CC: Cầu chì dùng bảo vệ mạch điện khi có sự cố ngắn mạch.

16
Thực hành Điện công nghiệp - Trần Minh Hùng

- RN: Rơ le nhiệt dùng bảo vệ động cơ khi có sự cố quá tải.


- Kn2, KΥ2, Kc2: Dùng khoá chéo, tránh cho cuộn dây công tắc tơ Kc có điện
cùng lúc với hai cuộn dây công tắc tơ Kn và KΥ.
Ngoài ra hai nút ấn liên kết Mc và Mn cũng đóng vai trò tương tự.

17
Thực hành Điện công nghiệp - Trần Minh Hùng

Bài 9: Điều khiển động cơ không đồng bộ rô to lồng sóc hai cấp tốc độ,
quay hai chiều.

1) Sơ đồ nguyên lý:

CC

CD KN2 KT RN
D MT MN

CC

KT1

KT3 KT2 KN
KN3

RN KN1

Kn3 Mc Mn Kn2 KY2 Kc

Kc3

Kc1 Kc2 Kn

KY3
KY
Kn1 KY
1

2) Nguyên lý làm việc:


Đóng cầu dao CD.
- Quay thuận: Ấn nút MT, cuộn dây điện từ công tắc tơ KT có điện, mở tiếp
điểm KT2, đóng các tiếp điểm KT1 và KT3. Đôngc cơ có điện quay chiều thuận.

18
Thực hành Điện công nghiệp - Trần Minh Hùng

- Quay ngược: Ấn nút MN, cuộn KT mất điện, mở KT1, KT3, đóng KT2. Động
cơ mất điện. Tiếp theo nhờ liên kết cơ khí của nút ấn MN, cuộn dây điện từ KN có
điện, mở KN2, đóng KN1 và KN3. Động cơ có điện quay theo chiều ngược lại.
- Cho chạy chậm: Ấn nút Mc, cuộn dây điện từ công tắc tơ Kc có điện, mở
Kc2, đóng Kc1 và Kc3. Động cơ có điện ở kiểu nối ∆ (p=4), vận hành với tốc độ
chậm.
- Cho chạy nhanh: Ấn nút Mn, cuộn Kc mất điện, mở Kc1, Kc3, đóng Kc2,
động cơ mất điện. Tiếp theo nhờ liên kết cơ khí của nút ấn Mn, cuộn dây điện từ công
tắc tơ Kn và KY có điện, mở Kn2, KY2, đóng Kn1, Kn3, KY1 và KY3. Động cơ có điện ở
kiểu nối YY (p-2), vận hành với tốc độ nhanh.
Bảo vệ:
- CC: Cầu chì dùng bảo vệ mạch điện khi có sự cố ngắn mạch.
- RN: Rơ le nhiệt dùng bảo vệ động cơ khi có sự cố quá tải.
- KT2, KN2: Dùng khoá chéo tránh cho hai cuộn dây công tắc tơ KT và KN có
điện cùng một lúc.
- Kn2, KΥ2, Kc2: Dùng khoá chéo, tránh cho cuộn dây công tắc tơ Kc có điện
cùng lúc với hai cuộn dây công tắc tơ Kn và KΥ.
Ngoài ra các nút ấn liên kết MT, MN, Mc và Mn cũng đóng vai trò tương tự.

19
Thực hành Điện công nghiệp - Trần Minh Hùng

GIẢI THÍCH CÁC KHÍ CỤ ĐIỆN


1/ Áp tô mát và cầu chì (Ap), (CC):
A B C

Ap: Áp tô mát (cầu dao ngắt tự động) dùng để đóng cắt


không thường xuyên nguồn điện và bảo vệ ngắn mạch.
A Nguồn ba pha A, B, C được đưa vào 3 tiếp điểm. Áp t ô
p
mát là một từ có nguồn gốc từ tiếng Nga, trong tiếng
Anh được gọi là Circuit Breaker (CB).

C C C CC: Cầu chì dùng bảo vệ ngắn mạch, được nối sau Ap
C C C trên đường đưa điện vào động cơ.

2/ Công tắc tơ (K):


K: Dùng để đóng mở điện cho động cơ K AC 220V

Dùng duy trì

Ba tiếp điểm đưa điện vào động cơ K

Dùng khóa chéo

3/ Rơ le nhiệt (RN):
RN: Dùng để bảo vệ quá tải cho động cơ RN

Mắc ở mạch Mắc ở mạch


4/ Rơ le thời gian (RT):
điều khiển báo hiệu

Vào động cơ
20
Thực hành Điện công nghiệp - Trần Minh Hùng

2 AC 220V 7
4 5

3 6
1 3 8 6
2 7

1 8

TIME 1 4 8 5
R

2 AC 220V 7
4 5

3 6
1 3 8 6
2 7

1 8

TIME 1 4 8 5
R

5/ Nút ấn:

Nút ấn dùng để đóng mở mạch điện

Nút ấn dừng Nút ấn mở máy Nút ấn kép

6/ Trạm nối (Domino):

21
Thực hành Điện công nghiệp - Trần Minh Hùng

Âp tô mát
Công tắc tơ

22
Thực hành Điện công nghiệp - Trần Minh Hùng

Rơ le nhiệt

23
Thực hành Điện công nghiệp - Trần Minh Hùng

Cấu tạo của rơ le nhiệt

Chú thích:

1. Đòn bẩy
2. Tiếp điểm thường đóng (NC)
3. Tiếp điểm thường mở (NO)
4. Vít chỉnh dòng điện tác động
5. Thanh lưỡng kim
6. Dây đốt nóng
7. Cần gạt
8. Nút phục hồi (Reset)

Rơ le nhiệt có cấu tạo gồm 1 tiếp điểm NC (tiếp điểm thường đóng) và 1
tiếp điểm NO (tiếp điểm thường mở).

 Tiếp điểm NC: khi quá tải tiếp điểm NC sẽ mở, tiếp điểm NC được
mắc nối tiếp với mạch điều khiển (cuộn hút contactor).
 Tiếp điểm NO: khi quá tải tiếp điểm NO sẽ đóng, thường dùng để kết
nối với đèn hay còi báo động khi có sự cố xảy ra.

24
Thực hành Điện công nghiệp - Trần Minh Hùng

Rơ le thời gian

25
Thực hành Điện công nghiệp - Trần Minh Hùng

Nút ấn

26
Thực hành Điện công nghiệp - Trần Minh Hùng

Lắp mạch điều khiển động cơ không đồng bộ ba pha rô to lồng


sóc quay một chiều, mở máy trực tiếp

A
p

C C C
C C C

RN

A B C N Đ Υ
3 ~A
B B B
380V 27
A A A
Thực hành Điện công nghiệp - Trần Minh Hùng

28
Thực hành Điện công nghiệp - Trần Minh Hùng

TÀ I LIỆU THAM KHẢ O


1- Giáo trình Kỹ thuật điều khiển động cơ điện - Vũ Quang Hồi - Nhà xuất bản Giáo
dục.
2- Giáo trình Trang bị điện - Nguyễn Văn Chất - Nhà xuất bản Giáo dục.

29
Thực hành Điện công nghiệp - Trần Minh Hùng

30
Thực hành Điện công nghiệp - Trần Minh Hùng

31
Thực hành Điện công nghiệp - Trần Minh Hùng

32

You might also like