You are on page 1of 4

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X và quá trình thực hiện (2006-2011):

Đại hội X của Đảng họp tại Hà Nội (18 – 25/4/2006)

Chủ đề của Đại hội “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát
huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa
nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.”

Nội dung trọng tâm, nổi bật của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (1-2011):

1. Tổng kết 20 năm đổi mới, chỉ ra 5 bài học


+ Một là, trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh.
+ Hai là, đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và
cách làmphù hợp.
+ Ba là, đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai
trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, nhạy bén với
cái mới.
+ Bốn là, phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức tranh thủ ngoại lực, kết
hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.
+ Năm là, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, không
ngừng đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa.
2. Đưa ra 8 đặc trưng của CNXH ở VN, trong đó, bổ sung hai đặc trưng mới
của CNXH: Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dânchủ, văn minh có Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, diễn đạt lại các đặc trưng khác.
3. Chú trọng hàng đầu đến nhiệm vụ then chốt là xây dựng, chỉnh đốn Ðảng.
Đây là thành tố đầu tiên của chủ đề Ðại hội
4. Quan điểm mới nổi bật của Đại hội X là đã cho phép đảng viên làm kinh tế
tư nhân, kể cả tư bản tư nhân
5. Nội dung mới trong thành tố thứ hai chủ đề Đại hội X là “phát huy sức
mạnh toàn dân tộc” trên cơ sở lấy mục tiêu chung làm điểm tương đồng
6. Nội dung mới trong thành tố thứ ba chủ đề Đại hội X là “đẩy mạnh toàn
diện công cuộc đổi mới”

=> Ý nghĩa: Đại hội X của Đảng là dấu mốc quan trọng trong tiến trình đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các văn kiện được thông qua tại Đại hội X
là kết tinh trí tuệ và ý chí của toàn Đảng, toàn dân quyết tâm đổi mới toàn
diện, phát triển với tốc độ nhanh và bền vững hơn trong thời kỳ mới.

Chỉ đạo thực hiện đường lối của Đảng (2006-2011):

- Về đổi mới kinh tế (trọng tâm):

+ Hội nghị Trung ương 4 (2- 2007) đã ban hành Chiến lược biển Việt Nam đến năm
2020 với mục tiêu đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh
về biển, làm giàu từ biển.

+ Hội nghị Trung ương 6 (1-2008) chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với quan điểm chỉ đạo là tôn trọng và vận
dụng đúng đắn các quy luật khách quan của kinh tế thị trường, thông lệ quốc tế,
phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam, bảo đảm định hướng xã hội chủ
nghĩa của nền kinh tế.
+ Hội nghị Trung ương 7 (2008) đưa ra những quyết sách mạnh mẽ về chủ trương,
nhiệm vụ, giải pháp, giải quyết đồng thời ba vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông
thôn.

=>Góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế 5 năm (2005-2010): GDP bình quân
đạt 7%, tổng vốn đầu tư toàn xã hội gấp 2,5 lần so với 2001-2005, GDP bình quân
đầu người đạt 1.168 USD. Việt Nam năm 2008 đã ra khỏi tình trạng nước nghèo,
đứng vào nhóm các nước có thu nhập trung bình

- Về đổi mới hệ thống chính trị:

+ Hội nghị Trung ương 6 (1-2008) đã chủ trương tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; nâng cao năng lực
lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ,
đảng viên.

+ Hội nghị Trung ương 6 (8-2007) chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước

+ Hội nghị Trung ương 5 (7-2007) đã chủ trương tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát của Đảng; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt
động của hệthống chính trị

- Về phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc:

+ Hội nghị Trung ương 6, khóa X (8-2007) đã ban hành Nghị quyết về xây dựng giai
cấp công nhân. Quan điểm chỉ đạo của Trung ương: Kiên định quan điểm giai cấp
công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng
sản Việt Nam

+ Hội nghị Trung ương 7, khóa X (7-2008) đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên. Chăm lo, bồi
dưỡng, giáo dục thanh niên thành lớp người“vừa hồng, vừa chuyên”

+ Hội nghị Trung ương 7, khoá X (7-2008) đã ban hành Nghị quyết về xây dựng đội
ngũ trí thức. Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ
của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và chất
lượng hoạt động của hệ thống chính trị. Đầu tư xây dựng đội ngũ trí thức là đầu
tư cho phát triển bền vững

- Về đổi mới công tác tư tưởng, lý luận, báo chí:

+ Hội nghị Trung ương 12, khóa IX (7-2005) đã chỉ đạo thí điểm cuộc vận động
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

+ Hội nghị Trung ương 5 (7-2007) đã ban hành Nghị quyết về công tác tư tưởng, lý
luận, báo chí trước yêu cầu mới

- Về đổi mới mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế:

+ Tháng 11-2006, sau hơn 10 năm đàm phán, Việt Nam được chính thức kết nạp
là thành viên thứ 150 của WTO

+ Hội nghị Trung ương 4 (1-2007) ra Nghị quyết về một số chủ trương, chính sách
lớn phát triển kinh tế sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO.

+ Về đối ngoại, thành tựu nổi bật sau 5 năm (2006-2010) là đã mở rộng và ngày
càng đi vào chiều sâu các quan hệ đối ngoại, góp phần tạo ra thế và lực mới, giữ
vững ổn định chính trị và tạo được một môi trường quốc tế thuận lợi chưa từng
có để giữ vững hòa bình, an ninh và mở rộng hợp tác, tranh thủ, vốn, kỹ thuật, trí
thức, kinh nghiệm để phát triển đất nước

+ Hoàn thành phân giới cắm mốc trên biên giới đất liền với Trung Quốc; bước đầu
đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc bộ với Trung Quốc.

+ Phát triển quan hệ đặc biệt với Lào, tăng dày hệ thống mốc biên giới với Lào;
hợp tác toàn diện và hoàn thành một bước phân giới cắm mốc trên đất liền
với Campuchia.

+ Ngoại giao văn hóa có nhiều khởi sắc, nhiều công trình văn hóa được công nhận
là di sản văn hóa thế giới. Công tác về người Việt Nam ở nước ngoài đạt kết quả
tích cực; lượng kiều hối gửi về nước tăng tới 8 tỷ USD năm 2010.

You might also like