You are on page 1of 39

STT 46

YÊU CẦU VỀ THUYẾT TRÌNH


● CĐ đó vận dụng dc nội dung j của chương 5 và6
● STT MSSV Họ và tên PHần nhiệm vụ hoàn thành
● Lý thuyết (3Slide)
● Thực trạng(Quan trọng nhất: hình ảnh, só liệu )
● Kết luận (trên 3 slide): Phân tihcs thực trạng có hạn chế gì, mình nên làm j. Liên hệ
sinh viên, bản thân

Lý thuyết
Phân tích nội dung liên quan trong tình huống
rút ra ý nghĩa
CÂU 1:
- Lý thuyết, tình tiết, ý nghĩa

CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG VÀ PPNC


CỦA KTCT MÁC LÊNIN
1. Đối tượng
- Nghĩa hẹp
KTCT > NGhiên cứu về các quan hệ xã hội giữa người với người trong sản xuất
và trao đổi, thể hiện trên 3 mqh:
Tư liệu sản xuất:
- Tư liệu lao động
- Kết cấu hạ tầng: đầu tư cho KCHT > quá trình sx mới hiệu quả
- Công cụ lao động
- Hệ thống bình chứa
- Đối tượng lao động
- Có sẵn
- Nguyên liệu
Phân biệt quy luật kinh tế và chính sách kinh tế: QLKT: khách quan, CSKT: chủ
quan
QLKT tự điều tiết vận động, chính phủ ko cần can thiệp: QL cung cầu
CSKT:Biện pháp can thiệp của chính phú để điều tiết kte thị trường, có thể đúng
hoặc không đúng
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Duy vật biện chứng: xem xét một tình huống nhìn nhận đa chiều
- Logic lịch sử: xem xét cả một tiến trình
- Trừu tượng hóa khoa học: không quan trọng được bỏ qua
CHƯƠNG 2: HÀNG HÓA THỊ TRƯỜNG
I. LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA
1. SẢN XUẤT HÀNG HÓA
- SX tự cung tự cấp (Kinh tế tự nhiên): đáp ứng cho chính bản thân người lao động:
tự làm tự dùng. (Chế độ công xã nguyên thuỷ) Hoạt động săn bắt, hái lượm: tính bảo
thủ cao, số lượng sản phẩm không nhiều, chất lượng không cao.
- SX hàng hóa (kinh tế hàng hóa):sản phẩm tạo ra để thỏa mãn nhu cầu của người
khác hay của xã hội thông qua trao đổi mua bán (sp cho người khác). Trong Kinh tế
hàng hoá vẫn có Kinh tế tự nhiên (mức độ lớn nhỏ tùy trình độ phát triển): không bảo
thủ nữa, làm cho người khác dùng => không còn bán cái mình có mà bán cái xã hội
cần: tính cạnh tranh gay gắt, nếu không nâng cao năng lực cạnh tranh thì thị trường sẽ
đào thải rất nhanh.
- kinh tế TN → KT hàng hóa giản đơn → kinh tế hàng hóa ( nâng cấp công cụ lđ, từ cơ
khí sang tự động hóa) → Kte thị trường
SỰ KHÁC NHAU

Nội dung so sánh Kinh tế tự nhiên Kinh tế hàng hóa

Mục đích sx Thỏa mãn nhu cầu của chính Thỏa mãn nhu cầu của ng
người sx mua ng tiêu dùng, xã hội

Phương thức & công cụ sx Sx nhỏ, phân tán với công Sx lớn tập trung, chuyên
cụ lao động thủ công lạc hậu môn hóa với công cụ sản
xuất ngày càng hiện đại

Tính chất, môi trường sx Tự cung, tự cấp không có Sx để bán, cạnh tranh gay
cạnh tranh gắt

Phạm vi của sx Khép kín trong nội bộ của Nền kinh tế mở, thị trường
một đơn vị kinh tế trong nước gắn với thị
Tính bảo thủ cao trường qte

*Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa:


1. Phân công lao động xã hội (chuyên môn hóa lao động hoặc chuyên môn hóa sản
xuất):
- Là chia tách lao động thành những ngành nghề riêng biệt gồm 3 loại chung, đặc thù, cá biệt
- Phân loại
+ Chung: diễn ra trên thị trường, giao dịch trên thị trường
+ Đặc thù: thông qua hợp đồng kte
+ Cá biệt: nội bộ trong doanh nghiệp, có sự liên hệ trao đổi giữa các phòng ban, đơn vị
vói nhau
⇒ Điều kiện để hình thành Kte hàng hóa vì nó tạo sự khác biệt trong sở hữu hàng hóa với
nhau → kích thích sự trao đổi
→ PCLĐ chung và đặc thù diễn ra trên phạm vi thị trường và có hợp đồng( là điều kiện xuất
hiện kte hh). Cá biệt chỉ diễn ra trong nội bộ → không là điều kiện để xuất hiện KTHH
2. Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất
- Khác biệt về tư liệu sản xuất không bao gồm sức lao động (khác biệt về sở hữu và sử
dụng, người này cần sản phẩm mà người kia có ⇒ trao đổi)
- Bao gồm:
+ Đối tượng lao động: là những vật mình tác động lên nó gồm có sẵn trong tự
nhiên dùng được ngay và nguyên liệu từ tự nhiên nhưng được chế biến mới
dùng được
+ Tư liệu lao động: vật hoặc những vật mình sử dụng nó (công cụ LĐ, hệ
thống bình chứa, kết cấu hạ tầng)

Câu hỏi: Nếu thiếu một trong hai điều kiện thì sao? Nếu chỉ có sự tách biệt mà không có
phân công thì sao?
- Có phân công mà không tách biệt: giống nhau về sở hữu, mỗi người làm mỗi việc
nhưng sản phẩm thuộc về của chung => không có trao đổi
VD: XH nguyên thủy: đàn ông săn bắt nhưng về chia thành quả cho mọi người, ai cũng như
ai.
HK2 có 4 môn, mỗi môn 10 BT và có 1 tuần để giải 40 BT để thi, 4 môn khác nhau nên
mỗi bạn không thể làm tốt hết 4 môn, lớp trưởng chia ra cho các nhóm có thế mạnh về mỗi
môn làm câu hỏi => kết quả thuộc về cả lớp nên không có trao đổi
- Có tách biệt mà không phân công: có khác nhau về sở hữu, không có phân công,
làm tất cả các sản phẩm các mặt hàng => gắn với kinh tế tự nhiên. Khép kín, hàng
hoá tự dùng, việc giao lưu buôn bán rất hạn chế (có sở hữu về nguồn lực nhưng
không có phân hoá).

2.HÀNG HÓA
*Khái niệm: Hàng hoá là sản phẩm của lao động, nó có thể thỏa mãn những nhu cầu nhất
định nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.
*Điều kiện
- Sản phẩm của lao động
- Đáp ứng nhu cầu của con người:
+ Vật chất: đo lường, định lượng được, có giới hạn.
+ Tinh thần: khó định lượng, khó đo lường, không có giới hạn
→ trong kinh doanh muốn có lợi nhuận cao → đầu tư vào tinh thần
- Trao đổi
+ Hàng hóa hữu hình: quá trình sx và tiêu dùng tách biệt theo ko gian và thời
gian
+ Hàng hóa vô hình: sx và tiêu dùng diễn ra đồng thời → ko dự trữ, xuất khẩu.
2 thuộc tính của hàng hóa:
A/ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG
- Giá trị sử dụng của hàng hóa: là công dụng hay tính có ích của hàng hóa để đáp ứng
nhu cầu thông qua trao đổi
- Các đặc trưng
+ Phạm trù vĩnh viễn (phạm trù là một khái niệm rộng, chung, khái quát): do
tính chất lí hóa học của vật phẩm đó quyết định, ko thay đổi. Không phải do
nhu cầu con người quyết định mà do tính chất lý hoá quyết định
+ Chỉ thể hiện khi tiêu dùng: trong quá trình tiêu dùng thì mới thấy được công
dụng của hàng hoá, trước đó chỉ mang tính chất tham khảo
+ Hàng hóa có thể có 1 hoặc nhiều giá trị sử dụng
+ Ngày càng phong phú, đa dạng
Sự khác nhau giữa 3 và 4:
- 1 hàng hóa có thể có 1 hoặc nhiều gtsd: nhắc đến 1 hàng hóa người ta
phát hiện ra 1 gtrị cơ bản của hàng hóa và do sự phát triển KHKT ngta
có thể tích hợp dc nhiều tính năng vào 1 hàng hóa
vd: điện thoại ban đầu chỉ có thể liên lạc → thanh toán, nhắc nhở lịch
- Khi nhắc đến đặc trưng 4: nhắc đến nhiều loại hàng hóa: than đá năng
lượng khác, than đá làm lọc nước khác. Gỗ làm nhà khác, làm giấy
khác, làm tinh dầu khác
→ Nhấn mạnh đến sự phát triển của KHKT
+ GTSD là vật mang giá trị trao đổi:

B/ GIÁ TRỊ HÀNG HÓA:


● Giá trị hàng hóa mang giá trị trao đổi
- Khái niệm: GTTĐ là quan hệ tỉ lệ về lượng mà gtsd hàng hoá này có thể trao đổi với
gtsd của hàng hoá khác
Vd: 2m vải = 10kg thóc (Gtri trao đổi)
→ Khác nhau về gtsd nhưng giống nhau đều là sản phẩm của lao động → có thể trao
đổi được
→ Trao đổi dc tỉ lệ 2/10 do có hao phí lao động bằng nhau (2m vài cần 2h, 10kg cũng
cần 2h) (2h là giá trị)

● GTHH là hao phí LĐXH


- Khái niệm: là hao phí lao động xã hội ,là hao phí trung bình
*Hao phí trung bình không phải là cộng lại chia trung bình
→ Giải thích: Mỗi 1 người có năng lực quy mô khác nhau: giá thị trường phụ thuộc
vào thị phần (trọng số) trọng số là số lượng mà người đó có thể cung cấp và đc đo
lường bằng số thị phần người đó nắm giữ.
vd: giá xăng dầu do petrolimex quyết định
● Đặc trưng giá trị hàng hóa:
+ Phạm trù lịch sử: chỉ tồn tại riêng có trong kinh tế hàng hoá khi có quan hệ
trao đổi.
+ Biểu hiện QHSX XH: là mối quan hệ kinh tế giữa người với người trong quá
trình SX → sự lên xuống thay đổi của giá trị, biểu hiện là giá cả cao hay thấp
sẽ biểu hiện mối quan hệ giữa người bán và người mua, ng bán cạnh tranh với
nhau (vd: giá cao người mua sẽ ít → người bán cạnh tranh với nhau → bất
hợp tác hoặc hợp tác giữa những nhà SX với nhau). Giá trị hàng hóa tăng lên
sẽ biểu hiện sự cạnh tranh hoặc hợp tác giữa người bán và người mua, người
bán và người bán, người sử dụng lao động và người lao động.
+ GTHH là nội dung GTTĐ khi GT thay đổi thì GTHH cũng thay đổi theo:
Giá trị HH tăng → GTTĐ tăng

C/ MQH GIỮA GIÁ TRỊ VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG: thể hiện sự thống nhất và đối lập
*Thống nhất: đã là hàng hóa thì phải có 2 thuộc tính:
+ Tồn tại trong một hàng hoá
+ Đều do lao động sản xuất hàng hoá tạo ra.
*Mẫu thuẫn
- Thể hiện ở sự khác nhau về mục đích và phương tiện của người mua và người bán →
sự mâu thuẫn giữa 2 thuộc tính.
+ Người mua quan tâm lợi ích => người mua quan tâm giá trị sử dụng =>
phương tiện để người mua đạt được mục đích là giá trị
+ Người bán quan tâm lợi nhuận, để có được lợi nhuận thì phải tạo ra hàng tốt,
CSKH tốt => mục đích của người bán là giá trị, phương tiện của người bán là
giá trị sử dụng.
→ Mâu thuẫn ở chỗ người mua muốn mua hàng tốt giá trị thấp, người bán
muốn bán hàng dỏm giá trị cao.
- Thể hiện ở không gian và thời gian
+ Giá trị: phải được thực hiện trước và vào thị trường
+ Giá trị sử dụng: phải được thực hiện sau và bên ngoài thị trường
⇒ Do đó trước khi thực hiện GTSD, phải trả gtri của nó. Nếu không thực hiện được gtri sẽ
không thực hiện được giá trị sử dụng
(Các TH ngoại lệ không cần phải giá trị phải đi trước giá trị sử dụng)
- Trả góp
- Dùng trước trả sau: điện nước, cơm cà phê
- Dùng nhưng ko cần trả: hàng dùng thử
⇒ Có vi phạm luật của Mac ko ⇒ không
- TH1: nếu giá trị thực hiện 1 phần như trả góp, đặt cọc vẫn tuân theo quy luật vì nó có
hợp đồng mua bán, có lãi suất hoặc không, có công chứng => có giấy tờ ghi nhận =>
giá trị được thực hiện trước, giá trị sử dụng thực hiện sau do đã có giấy tờ hợp thức
hóa.Đều có thông tin cá nhân, nếu không trả tiền thì có chế tài để xử phạt (kiện tụng)
- TH2: điện nước có giấy tờ, thông tin cá nhân, số tiền hợp thức hóa cho giao dịch ban
đầu, còn mua cơm, cafe là luật bất thành văn, luật ngầm => giá trị đã được thực hiện
- TH3: Chi phí sản xuất của doanh nghiệp đã bao gồm giá trị của hàng dùng thử
⇒ Mac áp dụng cho mọi trường hợp trong kinh tế
=> Giải quyết để điều hòa mâu thuẫn: phát triển khoa học kỹ thuật, làm cho hàng hoá công
dụng ngày càng tốt hơn, chi phí làm ra hàng hoá ngày càng tốt hơn. => giải quyết được mâu
thuẫn giữa 2 thuộc tính ⇒ khối lượng nhiều nhưng gtri giảm.

Lượng Giá Trị Hàng Hóa Và Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lượng Giá Trị
Hàng Hóa
a) Thước đo lượng giá trị hàng hóa
- Giá trị hàng hóa: là lượng lao động hao phí, đo bằng thời gian lao động xã
hội cần thiết:
+ TB trọng số,
+ TB nhóm → thị phần lớn nhất,
+ Cá biệt người chiếm thị phần lớn nhất

Lưu ý: lượng gtri hàng hóa khôm đo = tglđ cá biệt, mà đo = tglđ xh cần thiết

KN TGLDXHCT: Thời gian lao động xã hội cần thiết, là thời gian cần thiết để sản xuất
hàng hóa , với trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình, trong những
điều kiện bình thường so với hoàn cảnh XH nhất định
- Trên thực tế thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động cá biệt của những
người cung cấp đại bộ phận lượng hàng hóa ấy trên thị trường

Bài tập: Có bốn nhóm sản xuất cùng sản xuất ra một loại hàng hóa. Nhóm I hao phí lao động
để sản xuất 1 đơn vị hàng hóa là 3 giờ và làm được 100 đơn vị hàng hóa; tương tự, nhóm II là
5 giờ và 600 đơn vị hàng hóa; nhóm III là 6 giờ và 200 đơn vị hàng hóa; nhóm IV là 7 giờ và
100 đơn vị hàng hóa. Hãy tính thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một đơn vị
hàng hóa của bốn nhóm trên?
Công thức: 𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑡𝑏 = Σ𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 / Σ𝑠ả𝑛 𝑝ℎẩ𝑚
TH1: cộng lại chia ra
TH2: Nhóm 2 chiếm 60% sản phẩm ⇒ thời gian ldxhct sẽ do nhóm 2 quyết định ⇒ 5h
TH3: tgldxhct do nhóm 2 3 quyết định (chiếm 80% sản phẩm)
Bài tập:
TH 1: Tính thời gian lao động xã hội cần thiết:
3.100+5.600+6.200+7.100/(100+600+200+100)=5,2h
TH 2: Tính theo người: TGLĐXHCT=trọng số thời gian=5 giờ (Nhóm II chiếm 60% thị
phần).
TH 3: Tính theo nhóm người: TGLĐXHCT=nhóm II, III =(5*600+6*200)/800=5,25 giờ
Giá thị trường –> đại bộ phận sp quyết định. Cá biệt → do nhóm chiếm thị phần lớn quyết
định

b) Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
Năng suất lao động: yếu tố sống còn của doanh nghiệp
- Khái niệm: là năng lực sản xuất của lao động
- Được tính bằng
+ Số lượng sản phẩm sx ra trong 1 đvi thời gian
+ Số lượng lao động hao phí để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm
VD: 10 sản phẩm/1 giờ hay 0,1 giờ/1 sản phẩm
- Năng suất lao động tăng:
+ Tổng sản phẩm tăng
+ Tổng lượng giá trị = lượng giá trị * tổng sản phẩm: không thay đổi
+ Lượng giá trị hàng hóa giảm
- Các nhân tố ảnh hưởng năng suất lao động
+ Người lao động: có trình độ, kỹ năng quan sát tốt ⇒ năng suất LĐ tăng
+ Khoa học KT: càng hiện đại, số lượng sản phẩm nhiều hơn, hiệu quả hơn
+ Quy mô, tư liệu sản xuất: máy móc hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng, có
thể áp dụng động loạt ⇒ NSLĐ tăng
Lưu ý: yếu tố quan trọng nhất là con người: con người cần có kĩ năng, kỉ luật, thái độ.

Cường độ lao động:


- Khái niệm: nói lên mức độ lao động khẩn trương, nặng nhọc, căng thẳng của người
lao động trong một đơn vị thời gian
- Khi tăng cường độ lao động ⇒ tăng thời gian lao động:
+ Tổng sản phẩm tăng (tg dài hơn → hao phí dài hơn)
+ Lượng giá trị làm ra sản phẩm: không đổi
+ Tổng lượng giá trị = lượng giá trị * tổng sản phẩm: tăng
- Tăng cường độ (ý nghĩa ngắn hạn) khi:
+ Cầu vượt quá cung ⇒ cần sx nhiều để đáp ứng nhu cầu
+ Những điều kiện tăng năng suất chưa cải thiện được
+ Khi doanh nghiệp đặt ra điều kiện tối đa hóa doanh thu, mở rộng thị trường.
- Yếu tố ảnh hưởng đến CĐLĐ
+ Người lao động: người có thể lực năng lực tốt ⇒ tăng CĐLĐ
+ Tư liệu sản xuất
+ Điều kiện tự nhiên (thiên nhiên)
Bài tập 2: Trong 8 giờ sản xuất được 16 sản phẩm có tổng giá trị là 80 đô-la. Hỏi giá trị tổng
sản phẩm làm ra trong ngày và giá trị của 1 sản phẩm là bao nhiêu, nếu:
a. Năng suất lao động tăng lên 2 lần.
b. Cường độ lao động tăng lên 1,5 lần.
Trả lời:
a. NSLĐ tăng 2 lần => Giá trị sản phẩm giảm 2 lần = 5/2 = 2,5 đô la.
Tổng lượng sản phẩm tăng 2 lần: 16*2=32 => tổng giá trị =80.

b. CĐLĐ tăng 1,5 lần => Giá trị sản phẩm không đổi.
Tổng sản phẩm tăng 1,5 lần: 16*1,5=24 sản phẩm.
Tổng giá trị sản phẩm tăng 1,5 lần: 1,5*80=120 đô la.
Giá trị 1 sản phẩm: 120/24=5 đô la (không đổi).

Tính chất của lao động (lao động giản đơn và lao động phức tạp)
- Lao động giản đơn là LĐ không qua huấn luyện, đào tạo (ai cũng làm được)
- Lao động phức tạp là LĐ phải qua huấn luyện đào tạo, là lao động thành thạo.
→ Lao động phức tạp được quy đổi theo bội số của lao động giản đơn.
- Lao động giản đơn nhiều, giá trị sản phẩm càng ít, giá cả thấp.
- Trong một đơn vị hàng hóa, lượng phức tạp càng nhiều → lượng giá trị cao
Ví dụ: Xác định lao động giản đơn và lao động phức tạp.( phần được bôi là lđpt)
a. Thợ đào vàng, thợ may: Vàng dù giá cao nhưng ko phải ai cũng có thể đào vàng ⇒
phức tạp hơn. Kim loại quý và hiếm ⇒ gtrị cao hơn
b. A,B bán bánh mì, A bán 200k/8 tiếng, B bán 1 ngày lời 1tr / 4 tiếng → phức tạp, được
đào tạo rất nhiều để tạo ra sản phẩm, công nghệ chế biến và chất lượng sản phẩm cao
hơn=> Vì lượng giá trị lớn hơn, nên phức tạp hơn.
c. A, tốt nghiệp Nhạc viên > 1tr, B nghiệp dư > thù lao 5tr → lao động phức tạp: có tài
năng mà người khác không có được, đòi hỏi ekip thực hiện, hỗ trợ;. (A là kĩ năng) .
Nghiệp dư nhưng có tính sáng tạo cao, đầu tư → lao động phức tạp
→ Dựa vào lượng giá trị để đánh giá độ đơn giản và phức tạp.

- Cấu thành lượng giá trị hàng hoá:


Kết cấu lượng giá trị:
W (giá trị, giá cả) = Lao động quá khứ + lao động thời điểm hiện tại (lao động sống) = Giá trị
cũ + Giá trị mới= c (giá trị tư liệu sản xuất) + (v+m)
v: lương người lao động
m: tiền lời (thặng dư)

Tính hai mặt của LĐSX hàng hóa


a) Lao động cụ thể
- Khái niệm: là lao động có ích tồn tại dưới những hình thức cụ thể của những nghề
nghiệp chuyên môn nhất định: có đối tượng riêng, phương tiện riêng, phương pháp
riêng, mục đích và kết quả riêng. => hợp thành hệ thống phân công lao động xã hội.
- Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, phương pháp, công cụ lao động , đối tượng
lao động và kết quả lao động riêng
- VD: bác sĩ mục đích là chữa bệnh cho nhiều người, phương pháp là tiểu phẩu khám
bệnh, công cụ lao động là ống nghe máy chụp X-quang, đối tượng lao động là bệnh
nhân, kết quả lao động là bệnh nhân khỏi bệnh.
- 5 đặc trưng của LĐ cụ thể:
+ Phạm trù vĩnh viễn: Tồn tại mãi mãi: tồn tại theo thời gian do bản chất của
từng nghề nghiệp quyết định, tính chất ngành nghề không thay đổi theo thời
gian. (ví dụ: giáo viên không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn dạy con người,
truyền nối cho các thế hệ sau nên được vinh danh là nghề cao quý)
+ Tạo giá trị sử dụng: là LĐ có ích, tạo ra hàng hóa dịch vụ nhất định.
+ Ngày càng phong phú, đa dạng: khoa học kĩ thuật phát triển đáp ứng nhu cầu
con người
+ Hệ thống phân công lao động XH: mỗi một ngành khác nhau có sự liên
quan mật thiết đến nhau. VD: nghề y chăm sóc sức khỏe, nghề nông cung cấp
thực phẩm cho các ngành nghề khác
+ Nguồn gốc của mọi của cải vật chất: (giá trị sử dụng là nội dung)

b) Lao động trừu tượng


- Khái niệm: sự hao phí sức lực của con người nói chung không kể các hình thức của
nó. VD: 2m vải=10kg thóc
- 3 đặc trưng
+ Phạm trù lịch sử: tồn tại riêng trong nền kinh tế hàng hoá, xét trong nền kinh
tế có sự mua bán trao đổi
+ Tạo ra giá trị của hàng hoá
+ Nói đến sự hao phí giống nhau, hao phí đồng chất (nhất)
Mối quan hệ: Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hoá
*Thống nhất
- Là 2 mặt cửa 1 quá trình LĐ (VD: dựa vào cụ thể là LĐ cụ thể, dựa vào hao phí LĐ là
LĐ trừu tượng)
*Mẫu thuẫn
- LĐ cụ thể gắn với tư nhân: gắn với từng cá thế, mỗi một người ở từng ngành nghề sẽ
quyết định nghề đó ntn ⇒ Tạo ra giá trị sử dụng
- LĐ trừu tượng gắn với xã hội: khi sp làm ra ko đáp ưng được nhu cầu thị trường, chi
phí ko phù hợp thị trường → ko bán được ⇒ Tạo ra giá trị sản phẩm
⇒ LĐ trừu tượng là yếu tố sống còn → tạo ra sự phồn thịnh của quốc gia (KHKT phát triển
→ hàng nhiều, chi phí thấp → XH phát triển)
(Mỗi nghề có nhu cầu riêng, đáp ứng được => không mâu thuẫn, nếu chi phí quá cao, không
đáp ứng được nhu cầu xh => mâu thuẫn.)

3.TIỀN TỆ
Tiền ra đời lúc nào?
- Từ lúc con người có nhu cầu trao đổi hàng hoá.
Có mấy loại tiền: tiền kim cương, tiền kim loại, đá quý, tiền giấy, thẻ tín dụng
- Hoá tệ: có giá trị cố hữu (những hàng hóa đóng vai trò làm tiền tệ, có giá trị cố hữu –
tự bản thân nó đã có giá trị): lúa, vỏ sò, gạo, vàng
- Tín tệ: uy tín, có giá trị danh nghĩa, do người phát hành nó đảm bảo (tiền xu, tiền
giấy; tiền khả hoán: usd, yên,...): gặp khó khăn khi giao dịch bằng tiền xu giấy với các
vùng miền, quốc gia, làm gia tăng dịch bệnh, rủi ro cho con người.
- Bút tệ: (phát triển cao nhất: nhanh nhất, an toàn nhất) - tiền ngân hàng, tiền kí gửi vào
ngân hàng nhằm mục đích dùng séc, ngân phiếu,.. thuận tiện trong giao dịch
Trong vĩ mô: Tính thanh khoản - khả năng quy đổi thành tiền giấy: tiền mặt, tiền gửi ngân
hàng ko kì hạn, tiền gửi có kì hạn,
Các giai đoạn phát triển của tiền tệ
Tiền trải qua 4 giai đoạn:
- Hình thái giá trị giản đơn ( ngẫu nhiên của giá trị)
+ Ví dụ 1A=5B, A hình thái giá trị tương đối, B: hình thái ngang giá.
+ Xuất phát từ cung - cầu, trao đổi giữa 2 bên
+ tỉ lệ trao đổi thay đổi liên tục, , trao đổi trực tiếp: hàng đổi hàng (H-H).
⇒ Khó đổi, chỉ đổi được khi có sản phẩm mình cần và mình cần sản phẩm người ta
có.
- Hình thái giá trị đầy đủ mở rộng
+ VD: 1m vải=10 kg thóc
=2 kg chè
=3 kg cà phê
= 0,2 gam vàng
+ Tỉ lệ trao đổi cố định, trao đổi trực tiếp hàng lấy hàng (H-H)
⇒ Khó đổi, phải có sự thống nhất chung giữa những người trao đổi
- Hình thái chung
+ Một hàng hóa đóng vai trò là vật ngang giá
+ Tỷ lệ cố định, trao đổi trực tiếp hàng lấy hàng (H-H)
+ VD: ở VN, muối và gạo làm tiền tệ trước khi có vàng,... TQ: dùng lụa là
tiền tệ
⇒ Hạn chế: bất tiện, dễ hư hỏng, cồng kềnh, gia tăng chi phí, tốn thời gian. (Đi học
phải vác theo bọc gạo thay vì tiền)
- Hình thái tiền tệ
+ Vàng => Quý hiếm, khối lượng nhỏ đại diện cho giá trị lớn, thống nhất,
giá trị ổn định `
+ Giá trị của tất cả mọi hàng hóa đều được biểu hiện ở một hàng hóa đóng vai
trò tiền tệ
⇒ Hạn chế: nếu chỉ có vàng là công cụ trao đổi duy nhất thì xảy ra lạm phát, vật chất hàng
hóa leo thang, có giá trị ổn định theo thời gian, không bị oxi hoá,...
⇒ Người ta nghĩ ra một loại tiền khác để phát hành (tiền xu, tiền giấy). Hóa tệ → tín tệ

*Vàng tăng giá là do: khi có bất ổn liên quan đến nền kte: suy thoái, khủng hoảng, lạm phát
chiến tranh xung đột → nhu cầu nắm giữ vàng vì n koó có gtrị ổn định

Bản chất của tiền tệ


*Hàng hóa đặc biệt, vật ngang giá chung
- Do con người tạo ra;
- Đáp ứng được nhu cầu của con người;
- Thông qua quá trình trao đổi mua bán mới có được tiền.
⇒ Tiền là hàng hóa
- Đặc biệt ở hai thuộc tính:
+ Giá trị sử dụng: có nhiều công dụng (đa chức năng), đo lường gtrị của
nhiều hàng hóa
+ Giá trị:
● Giá trị của tiền nếu là hoá tệ (vàng trở về trước) giá trị của nó
hầu hết sẽ cao hơn các hàng hoá khác.
● Tín tệ hay bút tệ (giá trị rất nhỏ so với gtri trao đổi (quy ước)):
chi phí bình quân để sản xuất tờ 100 và 500 là bằng nhau, nhưng
gtrị trao đổi chênh nhau 5 lần (do chính phủ quyết định).
*Thể hiện lao động xã hội
- Thể hiện hao phí ngta làm ra và được kết tinh bằng tiền
*Biểu hiện mối quan hệ sản xuất xã hội: cạnh tranh hoặc hợp tác về lợi ích giữa các
chủ thể trong nền kinh tế.
→ Nếu tiền đang mất giá, nên đi vay, lúc trả lại dù lãi có cao đi chăng nữa thì
cũng không đủ để theo sự trượt giá..

Chức năng của tiền tệ


Thước đo giá trị (Chức năng duy nhất cần tiền tưởng tượng)
- Đo lường giá trị, vật ngang giá
- Tiền tưởng tượng (ko cần tiền thật): Thống nhất với nhau được thể hiện qua
bnh tiền
Phương tiện lưu thông (Chức năng quan trọng nhất)
- Tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hóa
+ Khi tiền chưa xuất hiện: H-H,
+ Tiền xuất hiện H-T-H
- Tiền có giá trị
- Khi tiền làm phương tiện lưu thông đòi hỏi phải có tiền mặt trên thực tế (vàng
thỏi, bạc nén, tiền đúc, tiền giấy, tiền tín dụng,...)
+ Quy luật M=P.Q/V= GDP/V, với M là lượng tiền cần thiết trong lưu
thông, Price, Quantity, V là vòng quay giá trị (nền tảng để xác định
khối lượng tiền cần thiết cần trong lưu thông)
⇒ Tiền đưa vào kte phải cân đối vừa đủ so với quy mô GDP. Đưa ít suy thoái , đưa
nhiều thì lạm phát
Phương tiện cất trữ
- Cất trữ ngắn hạn hoặc dài hạn. Tiền gửi vào ngân hàng không thực hiện chức
năng cất trữ.
- Cất giữ giá trị: rút khỏi lưu thông và cất giữ lại để khi cần thì đem ra mua
hàng.
- Chỉ có tiền vàng, tiền bạc, các của cải vàng bạc mới có công dụng này.
- Note: Tiền gửi vào ngân hàng vẫn thực hiện chức năng lưu thông: ngân hàng
vẫn tiếp tục dùng số tiền để cho vay (thời kỳ sau Mác) vì nó là trao đổi 2
chiều: cung cấp tiền cho ngân hàng và sử dụng dịch vụ của ngân hàng.
Phương tiện thanh toán
- Mua bán chịu (mua bán nhưng không trả tiền ngay), khấu trừ (hàng đổi qua
đổi lại, khấu trừ cho nhau), nộp thuế (nghĩa vụ)
- *Nộp thuế HH ng đóng thuế nộp có thể nhiều hơn
- Quy luật lưu thông tiền tệ: M=(PQ -(Gbc+Gkt)*ko phải tiền mặt*+Gtt)/V
Tiền tệ thế giới
- Khi trao đổi vượt khỏi biên giới quốc gia hình thành quan hệ trao đổi giữa các
nước, tiền làm chức năng tiền tệ thế giới.
- Tiền phải là vàng, tiền đồng chất. Vàng và các đồng ngoại tệ mạnh sẽ thực
hiện tốt hơn; Thước đo giá trị quốc tế (Amazon: nhiều mặt hàng được niêm yết
bằng đô la Mỹ vì nó được xem là tiền tệ quốc tế);

Câu 1 y như slide


(1) Bánh giò → có ngay → tiền phương tiện thanh toán (mua chịu). Do là mua
bánh giò nhưng trả tiền sau.
(2) Bánh bao giá cả ntn? Như bánh giò : tiền là thước đo giá trị. lấy bánh giò đo
lường giá trị của bánh bao
(3) Đổi bánh bao: phương tiện thanh toán (khấu trừ). Do nó trao đổi qua lại khấu
trừ cho nhau ( bánh giò không thuộc quyền sở hữu của Nam)
⇒ Tiền là một hóa tệ → hàng hóa đóng vai trò làm tiền tệ

Câu 2 nếu bn là ng bán hàng bn sẽ xử lí thế nào
- Giải thích cho ng mua hiểu hàng ko thuộc về Nam nhưng lại lấy đi trao đổi là sai. Bất
kì một giao dịch nào muốn trao đổi thì vật đó phải thuộc sở hữu của anh
- TH1: nếu bạn kinh doanh thì đòi lại
- TH2: nếu bạn
4. DỊCH VỤ VÀ MỘT SỐ HÀNG HÓA ĐẶC BIỆT (tự đọc)

II. THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ


THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG
1. THỊ TRƯỜNG
a) Khái niệm:
- Theo nghĩa hẹp: Nơi diễn ra hành vi trao đổi, mua bán hàng hoá giữa các chủ thể
kinh tế với
nhau. Thực thể: Người mua, người bán, có 1 địa điểm cụ thể
- Theo nghĩa rộng: Là tổng hòa các mối quan hệ liên quan đến trao đổi, mua bán
hàng hóa trong xã hội, được hình thành do những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội
nhất định. Thực thể: nhiều (đại lý,...); online....
b) Vai trò:
- Điều kiện, môi trường để sản xuất phát triển
- Kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên, phân bổ nguồn lực tối ưu
- Gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể

3. Các quy luật chủ yếu của thị trường


Quy luật giá trị (2 yêu cầu, 3 tác động):
- Lĩnh vực sản xuất: hao phí lđ cá biệt ≤ hao phí LĐXH
- Lĩnh vực lưu thông: trao đổi theo nguyên tắc ngang giá (giá trị = giá cả) (giá cả được
biểu hiện bằng tiền của giá trị).
- Giá cả và giá trị có thể khác nhau
+ Cung - cầu:
Cung > cầu ⇒ giá cả < giá trị
Cung < cầu ⇒ giá cả > giá trị
Cung = cầu ⇒ giá cả = giá trị
+ Cạnh tranh: Thúc đẩy làm giá trị cao hơn hoặc thấp hơn. Cạnh tranh gay gắt
→ giá cả giảm
+ Sức mua của đồng tiền: khi sức mua giảm → giá cả > giá trị
→ Thị trường thương xuyên duy trì ở giá cân bằng
20K/cơm sườn → mua đc nhưng sau đó k mua đc → sức mua đồng tiền giảm
→ Cung-cầu, cạnh tranh, sức mua đồng tiền sẽ làm giá cả xoay quanh giá trị nhưng
xem xét thị trường thì nó k thay đổi.
- Mèo đen đã tốn nhiều hao phí lao động cá biệt nhưng không đáp ứng được
nhu cầu của linh dương (
→ Nhu cầu có thể thay đổi có thể khác hoàn toàn so với sự chuẩn bị của ng sx →
phải nắm bắt được nhu cầu của thị trường
⇒ không nên bảo thủ theo cách suy nghĩ của mình, theo quan điểm chủ quan rất lớn
nhưng chưa chắc thị trường chấp nhận
sản
*Trong quá trình sx kinh doanh:
+ Lĩnh vực sx: phải nắm bắt được nhu cầu thị trường
+ Lĩnh vực lưu thông: giá cả phải ánh đúng bản chất của giá trị hàng hóa, đúng
với hao phí làm ra

3 TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ


- Điều tiết sx và lưu thông hàng hóa
- Sản xuất:
+ Đa dạng hóa danh mục đầu tư (trong nước và quốc tế)
+ Chuyển đổi loại hình
- Lưu thông: Mua từ nơi này để bán sang nơi khác

HẠN CHẾ VỀ SẢN XUẤT


Hạn chế của điều tiết sx trong nước:
vd: Chạy theo số đông, Tây Nguyên - người người trồng tiêu nhà nhà trồng tiêu, cứ
mãi chạy theo thị trường nhưng k để ý đến đất đai thổ nhưỡng vùng mình → chặt
đi những cây cà phê, cung về tiêu tăng đột biến.
-tăng sự bấp bênh trong thu nhập của người dân
-tăng khoảng cách giàu-nghèo
Hạn chế của đa dạng hóa danh mụszc:
-Bỏ 1 số tiền cho nhiều hạng mục
VD: 100tr chia làm 3 để đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm rủi ro, bảo toàn vốn
nhưng khi chia làm 3 thì lãi thu lại k được bao nhiêu→tổng tỷ suất sinh lời không cao
Hạn chế đầu tư quốc tế: (điều tiết sx)
-Khi khủng hoảng hoặc bất ổn ở nc ngoài -> nhà đầu tư sẽ gặp khó khăn \

HẠN CHẾ VỀ LƯU THÔNG


Hạn chế điều tiết lưu thông trong nước
-Chịu chi phí vận chuyển
-Có thể đồ ăn sẽ k còn tươi, ngon → tăng giá thì sẽ k có ai mua.
-Ổn định thị trường đầu ra nếu giải quyết ổn thoả
Hạn chế điều tiết lưu thông quốc tế
-Nếu sd chất bảo quản mà vượt quá mức cho phép của nước ngoài → mất trắng
-Chi phí mắc do vận chuyển ra nước ngoài
-Có thể bị kiện khi bán giá thấp vì k rõ nguồn gốc, bán phá giá

-Ban đầu, cá kiếm nghĩ rằng


bắt cá đơn giản thì bắt
chuột cũng như vậy (do cá
kiếm nghĩ có nét tương
đồng)
-Cá kiếm và mèo ở 2 đk tự
nhiên khác nhau → cá kiếm
sẽ k thực hiện được trong
tgian ngắn, chuyển từ loại
hình bắt cá thành bắt chuột
nhưng k đầu tư
⇒ Phải tìm hiểu kĩ về nhu cầu
thị trường và điều kiện của bản
thân

- Kích thích cải tiến kỹ thuật, llsx phát triển nhằm tăng năng suất lao động.
- Phân hóa người sản xuất thành người giàu, người nghèo một cách tự nhiên.
TÌNH HUỐNG BẠN NAM: TRÊN THỰC CÓ NHỮNG TÌNH HUỐNG NÀO DIỄN RA
TƯƠNG TỰ TÌNH HUỐNG CỦA BN NAM (BÁNH BÒ). THEO BN LÀM SAO GIẢM
THIỂU NHỮNG RỦI RO ĐÓ
CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG
I. LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
1.NGUỒN GÔC CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
a. Công thức chung của tư bản
Công thức lưu thông của hàng hóa giản đơn: H – T – H (bán 1 thứ hàng này lấy tiền
mua một thứ hàng khác

Công thức lưu thông của tư bản: T - H - T’ (dùng tiền mua hàng => bán hàng lấy
tiền)

Giống nhau
● Bao gồm 2 hành vi đối lập là mua và bán, với 2 yếu tố tương ứng là T và H.
● Thể hiện mối quan hệ người mua và người bán
Khác biệt theo 4 tiêu chí:
- Biểu hiện bên ngoài
- Điểm xuất phát và kết thúc: CT 1: start và end = hàng, tiền là trung
gian; CT2: start và end = tiền, hàng là trung gian
- Trình tự 2 giai đoạn: CT1: Bán -> mua; CT2: Mua -> Bán
- Bản chất bên trong:
- Mục đích của sự vận động: CT1- giá trị sử dụng, CT2- tiền tệ (giá trị
tăng thêm/lợi nhuận): T’>T → nếu bằng thì lỗ → vô nghĩa
- Giới hạn của sự vận động: CT1 (khi mua được hàng mình muốn =>
ngừng => có giới hạn; CT2: kiếm được lời => tiếp tục kiếm lời => vô
hạn)
→ Tư bản dù tồn tại dưới bất kỳ hình thái nào thì vẫn tiếp tục vận động theo công
thức 2, công thức chung của mọi loại tư bản.

TƯ BẢN CÔNG NGHIỆP: T-H-(TLSX,SLD)-SX-T


TƯ BẢN THƯƠNG NGHIỆP: siêu thị, đại lý
TƯ BẢN CVNH T-T (khác tư bản cho vay): cho vay là cá nhân cho vay, TBNH là trung
gian cho vay để đảm bảo quyền lợi cho 2 bên.
Tiền lời dentaT (T’ - T) có từ đâu:
● Mua rẻ bán đắt
● Cho vay
● Khác biệt về sở hữu và sử dụng vốn

MÂU THUẪN GIỮA TƯ BẢN TRONG VÀ NGOÀI LƯU THÔNG


=> TB phải sinh ra trong lưu thông đồng thời ngoài lưu thông liên tục với nhau. Nếu
tách riêng => k lời => phải đi chung với nhau.
*TRONG lưu thông không có TB:
1. Trao đổi ngang giá: chỉ là sự thay đổi về mặt hình thái (H -> T or ngược lại) =>
Gtrị không thay đổi => Không tiền lời => k phải TB
2. Trao đổi không ngang giá
- Mua: giá cả > giá trị: mình mua đắt → bị thiệt, đi bán (giá bán > gtri) →
có lời. Khoảng lời khi bán bị bù bởi khoản lỗ khi mua => Gtrị không gia
tăng => không có tư bản.
- Mua: giá cả < giá trị:
+ Nếu bán giá cao để lời nhiều thì bán được ít
+ Nếu bán giá thấp để bán nhiều, cạnh tranh, khoản lời khi mua bị
bù bởi khoản thiệt khi bán => Giá trị không gia tăng
- Mua rẻ, bán đắt (TH cá biệt): khoản lời của người này = khoản thiệt
của người kia. Xét trên quy mô xã hội => không có thay đổi.

*NGOÀI lưu thông không có TB: (không thể biến T thành T’, giá trị gia tăng cho
người bán)
1. Tiền được cất trữ: không tạo ra được thêm giá trị, bảo toàn, đôi khi giảm giá
do lạm phát.
2. Hàng đi vào tiêu dùng: chỉ thỏa mãn nhu cầu, gia tăng sự hài lòng của người
tiêu dùng, người bán không được thêm đồng lời nào, không nhận được thêm
giá trị gia tăng

*TB sinh ra đồng thời trong lưu thông và ngoài lưu thông:
Vd: Công thức lưu thông của SXHH: T - H - (TLSX,SLD)-SX ra H’ -T
Trong lưu thông, giá trị không tăng. Ngoài lưu thông, giá trị tăng => có TB
Nếu tách ra, H’ có chứa tiền lời không được SX hay bán đi => không tiền lời.

*Giải quyết mâu thuẫn của công thức chung - tiền lời có từ đâu? => chìa khóa là
hàng hóa sức lao động.

c.Hàng hóa sức lao động và tiền công trong chủ nghĩa tư bản
*Khái niệm: là năng lực, khả năng thể chất tinh thần của con người để tạo ra sản
phẩm lao động. Con người phải dùng sức lao động trong hiện thực để lao động. Nói
cách khác, sức lao động là năng lực, lao động là hiện thực của quá trình sử dụng
sức lao động.

*Chỉ là hàng hóa nếu hội tụ đủ cả 2 điều kiện sau:


- Tự do về thân thể (người LĐ có quyền tự quyết làm cho ai, ở đâu, trong bao
lâu) (1)
- Họ không có đủ TLSX, TL tiêu dùng/sinh hoạt. (2)
Khi thiếu (1) có (2):
● Chế độ chiếm hữu nô lệ, mua bán con người => nô lệ là một dạng hàng
hóa, chứ không phải sức lao động của họ.
● XH phong kiến: người lao động bị chèn ép, không có quyền lựa chọn,
không thể trốn thoát.
● Từ XH tư bản trở đi, NLĐ có quyền tự do => sức lao động trở thành một
hàng hóa
Khi thiếu (2) có (1): => họ đủ về TLSX, TL tiêu dùng/sinh hoạt => họ làm chủ,
không cần, không có động lực để bán sức lao động như một dạng hàng hóa.

*Hai thuộc tính của hàng hóa SLĐ


Giá trị của hàng hóa SLĐ:
Giá trị = giá cả SLD =V
Đo bằng giá trị TLSH → tiền lương người lao động (nuôi bản thân, gia đình, chi phí
đào tạo để tái SX nguồn lao động ở thế hệ sau)
Đặc trưng là có yếu tố tinh thần (SLĐ không chỉ ảnh hưởng đến vật chất mà còn có
giá trị tinh thần) và lịch sử (thay đổi theo thời gian, không gian)
Giá trị hàng hóa SLĐ (tiền lương) tăng hay giảm tùy thuộc vào:
Năng suất lao động, cường độ lao động, nhu cầu của thị trường tăng => tiền lương
tăng
Khoa học kĩ thuật phát triển => giá cả hàng hóa, TLSH giảm, tiền lương giảm (tiền
lương TB)/ => NSLĐ phát triển, tiền lương tăng (tiền lương cá biệt).
Giá trị sử dụng của hàng hóa SLĐ:
Thể hiện thông qua quá trình sử dụng SLĐ, khác với HH thông thường, HHSLĐ tạo ra
được giá trị mới => mới tạo được tiền lời => mới có TB

Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động


Giá trị: gắn với 1 con người cụ thể, không phải hao phí làm ra con người đó, mà là
hao phí người đó làm ra trong quá trình sản xuất. Được đo lường bởi tiền lương.
Được sử dụng để chi tiêu cho giá trị tư liệu sinh hoạt, cho gia đình con cái người lao
động (vì đối với doanh nghiệp, người ta luôn cần nguồn lao động liên tục, phải có lực
lượng lao động thay thế - nguồn nhân lực tiềm năng, các bà các mẹ nội trợ có thể
tham gia vào lao động khi xã hội cần hoặc khi họ muốn; lý do thứ 2 là đối với người
lao động, người ta còn có nhu cầu về tinh thần, có chính sách quan tâm con cái gia
đình ví dụ như mua bảo hiểm cho thân nhân => người lao động trung thành và cống
hiến cho doanh nghiệp => sustainable development), chi phí đào tạo.
Có yếu tố tinh thần lịch sử: đối với con người còn có nhu cầu tinh thần, các yêu cầu
thay đổi theo thời gian do sự biến động hàng hoá dịch vụ trong nền kinh tế, sự biến
động của đồng tiền. Tiền lương có xu hướng tăng, giảm (tương quan cung cầu của
thị trường lao động; năng suất lao động; khoa học kĩ thuật phát triển, tiền lương có
xu hướng giảm).

Giá trị sử dụng: Tạo ra những hàng hoá khác nhau, góp phần tạo ra giá trị mới
(v+m), lớn hơn giá trị ban đầu (v): khoản m là khó ước tính được, không public. Tư
liệu sản xuất là thứ người lao động không có => chấp nhận mức lương đã thoả thuận
trước đó.

d. Tiền công trong CNTB:


Có sự thoả thuận với nhau.Tiền công đã được che dấu thực chất bóc lột của CNTB,
vì nhầm lẫn:Tiền công là “tiền trả công lao động”. Lao động của công nhân đã được
trả công đầy đủ.
Bản chất của tiền công: là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động nhưng lại biểu
hiện ra ngoài như là giá cả của lao động.

Hai hình thức cơ bản của tiền công trong CNTB


Tiền công tính theo thời gian: VD 200k/1 ngày: những loại hình lao động cố định theo
thời gian, như bảo vệ, bác sĩ,...
Tiền công tính theo sản phẩm: VD 2k/1 sản phẩm: doanh nghiệp prefer, không tốn chi
phí giám sát, người lao động có động lực hơn. Có thể đo lường bằng số lượng sản
phẩm cụ thể.
Kết hợp cả 2: nhân viên kinh doanh bán nhà cửa, ô tô

Tiền công danh nghĩa: tiền công trên hợp đồng


Tiền công thực tế: tổng số sản phẩm mà người lao động có thể mua được bằng tiền
lương danh nghĩa

Bản chất của tiền công: tiền bằng giá trị sức lao động
Phân loại:
- Theo thời gian
- Theo sản phẩm, căn cứ theo đơn giá sản phẩm
Đặc điểm của quá trình sản xuất TB
Là sự thống nhất giữa quá trình SX ra giá trị SD và quá trình SX ra GTTD.

2. QUÁ TRÌNH SX GTTD


1.Đặc điểm
a.
GTTD là một phần của giá trị mới (v+m);

Gt TLSX=c=14
Gt SLĐ=v=3
Gt mới=v+m=6
Gt thặng dư: m

b. Tư bản, tư bản bất biến và tư bản khả biến


● Khái niệm tư bản
- TB là giá trị mang lại giá trị thặng dư.
- TB là mối quan hệ sản xuất xã hội và mang tính lịch sử.
- TB là tiền, đó là tiền đầu tư ở quy mô lớn. Là giá trị tạo ra GTTD, từ bóc lột
người lao động.
- Thể hiện quan hệ đối kháng giữa người chủ và người làm thuê. Mối quan hệ
hợp tác hoặc cạnh tranh giữa các nhà tư bản với nhau.
- Tồn tại xuyên suốt lịch sử.
● Phân loại dựa trên vai trò và nguồn gốc
- Bản chất: giá trị —> m, lịch sử, quan hệ sản xuất xã hội
- Phân loại: tư bản bất biến: c (giá trị cũ)(giá trị tư liệu sx: 1.nhà xưởng, máy
móc thiết bị(C1) và 2.nguyên nhân vật liệu, vật liệu phụ (C2)) và khả biến (có
thể biến đổi > yếu tố quyết định trong tạo ra giá trị thặng dư) v —> v + m

Thặng dư do máy móc hay do lao động tạo ra? Người chủ có tạo ra gttd hay ko?
Máy móc đã được tạo ra từ quá trình sx trước đó, nhưng máy móc thiết bị vẫn cần
có người vận hành > đòi hỏi trình độ chuyên môn cao > thặng dư do chính lao động
này tạo ra, máy móc tạo chuyển hết vào sản phẩm.
Người chủ không tạo ra giá trị thặng dư vì họ được hưởng hết v+m, họ không bóc lột
họ, người chủ dù cho có đầu tư bao nhiêu cũng được hưởng tất cả. Chỉ có người lao
động bỏ ra công sức của mình để tạo ra v+m nhưng nhận lại v mới tạo ra giá trị
thặng dư. Người chủ được sử dụng quá trình sản xuất theo ý của họ, được quyền
phân phối các nguồn lực theo ý của họ.

c. Tỷ suất GTTD và khối lượng GTTD


● Tỷ suất GTTD
𝑚 𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑡ℎặ𝑛𝑔 𝑑ư
𝑚' = 𝑣
. 100% = 𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑙𝑎𝑜 độ𝑛𝑔 𝑡ấ𝑡 𝑦ế𝑢
v: tư bản khả biến trên một sản phẩm
m’: trình độ bóc lột
- Ý nghĩa trình độ bóc lột
m’=10% có nghĩa là m=v, nếu nhà tư bản bỏ ra 1 đồng thuê sức lao động, thì sẽ
lời 0,1 đồng.
m’=12% có nghĩa là bỏ ra 100 đồng thuê sức lao động thì lời 12 đồng.
=> khả năng kiếm lời trên nguồn năng lực

Khối lượng giá trị thặng dư
𝑚
𝑀= 𝑣
. 𝑉 = 𝑚'. 𝑉 = 𝑚. 𝑠ố 𝑙𝑎𝑜 độ𝑛𝑔
M phản ánh quy mô bóc lột, phản ánh trên tổng xí nghiệp, trên tổng doanh
nghiệp.
c=c1+c2=100000+300000=400000
m’=m/v ⇔ 2=m/v ⇔ m=2v
w=c+m+v
1000000=400000+2v+v ⇔ v=200000

CT : w = c + v + m (1)
Đặt k là giá trị 1 sp ↔ Tổng giá trị sp = 12500k
Lương/ tháng = 250 USD , có 100 CN ↔ v = 250.100 ( v – chi phí trả lương cho CN )
m’ = (m/v).100% = 300% ↔ m/v = 3 Thay vào (1) ta có :
12500k = 250,000 + 250.100 + 250.100.3 ↔ k = 28
Cách thiết lập kết cấu của 1 sp, chia 2 vế cho tổng số sp :↔ w(1 sp) = 20c + 2v + 6m

c=780.000, m’=2, m=2v, 900=780+v, v=120


Tư bản ứng trước: K = 900.000 (USD)= c+ v
Có 400 công nhân
c = 780.000 (USD) ⇒ v= 900-780= 120; m’ = 200%
Ta có: 780.000c + 120.000v + 240.000m
- Giá trị mới mà người công nhân tạo ra là: 120.000v +240.000m = 360.000 (USD)
- Vậy mỗi công nhân có thể tạo ra giá trị mới là: 360.000 : 400 = 900 (USD)

3. Các phương pháp sản xuất GTTD trong nền kinh tế thị
trường TBCN
a. Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
- Là giá trị thặng dư thu được bằng cách tăng cường độ lđ, tăng thời gian lao
động → thời gian lao động tất yếu không đổi
● Hạn chế
- Gặp phải giới hạn về thể chất, tinh thần của người lao động. Nếu họ làm liên
tục, tai nạn lao động sẽ xảy ra. Dễ bị bệnh nghề nghiệp;
- Tăng cường độ liên tục trong một thời gian, hiệu quả giảm dần, ảnh hưởng
đến năng suất;
- Tiền lương không đổi, mà sản lượng quá nhiều, người lao động sẽ đứng lên đấu
tranh;
- m tuyệt đối rất dễ nhưng thời gian của ngày lao động phải nhỏ hơn 24 giờ,
thời gian lao động phải lớn hơn thời gian lao động tất yếu. TGLDCT<ngày lao
động<ngày tự nhiên (24h)
Bài tập: Ngày làm việc 8 giờ, m’ = 300%. Sau đó nhà tư bản kéo dài ngày lao động
lên 10 giờ. Trình độ bóc lột sức lao động trong xí nghiệp thay đổi như thế nào nếu
giá trị sức lao động không đổi. Nhà tư bản tăng thêm giá trị thặng dư bằng phương
pháp nào?

m’=(TGLĐTD / TGLĐTY) *100 (%) = 300% => TGLĐ thặng dư gấp 3 lần TGLĐ tất yếu
Với 8h làm việc => TGLĐ tất yếu 2h, TGLĐ thặng dư 6h.
Trong điều kiện sức lao động không đổi, nhà tư bản kéo dài TGLĐ lên 10h -> TGLĐ
tất yếu không thay đổi . m’ = (8/2) * 100 = 400%, pp GTTD tuyệt đối

b. Sản xuất giá trị thặng dư tương đối


- Thời gian lao động không đổi.
- Thông qua thời gian lao động thặng dư, giảm thời gian lao động tất yếu =>
tăng năng suất lao động: (giảm tgldty để kéo dài tương ứng tgldtd)
+ Tăng NSLĐ vào ngành sản xuất TLSH (trực tiếp)
+ Tăng NSLĐ và
+ o ngành sản xuất TLSX. (gián tiếp)
KL: pp sx giá trị thặng dư tuyệt đối dễ dàng thực hiện hơn

GTTD siêu ngạch: Là GTTD thu được bằng cách tăng năng suất lđ cá biệt làm cho
giá trị cá biệt thấp hơn nhiều so với giá trị xã hội.
- Đặc điểm:
+ Đối với từng nhà TB cá biệt, nó là hiện tượng tồn tại tạm thời, nó xuất hiện rồi nó sẽ
mất đi.
+ Đối với xã hội, nó tồn tại thường xuyên và ổn định.
- Là TH đặc biệt của m tương đối (không phải là 1 pp thứ 3) vì nó có những điểm
giống và khác với m tương đối.

+ Giống: Thặng dư dựa trên tăng


năng suất lđ; biểu hiện q uan hệ bóc
lột giữa nhà tư bản và người lao
động làm thuê.
+ Khác:

II. TÍCH LŨY TƯ BẢN


+zdanhf 1 phần gtri thặng dư để biến thành tư bản
1. Bản chất của tích lũy tư bản
Vd: 1 nhà tb có 5000$, c/v=4/1, m’=100% → mỗi năm tích lũy 10%?
Năm 1: 4000c+1000v+1000m (500m, 500m thặng dư)
Năm 2: 4400c+1100v+1100m
Năm 3: 4840c+1210v+1210m
Bản chất: tăng quy mô tư bản cá biệt → dành 1 phần giá trị thặng dư thành tư bản
phụ thêm.
→ tư bản hóa giá trị thặng dư m
Động cơ của tích lũy tư bản
● Thu nhiều gttd
● Gia tăng quy mô tư bản để nâng cao năng lực cạnh tranh → tích lũy
● Yêu cầu ứng dụng khoa học kỹ thuật

2. Những nhân tố làm tăng quy mô tích lũy


● Mức độ bóc lột: m’ càng nhiều → tích lũy càng tăng
● Trình độ năng suất lao động: tỷ lệ thuận
● Quy mô tư bản ứng trước: càng lớn thì tích lũy càng nhiều
● Chênh lệch giữa TBSD và TBTD → VD: năm nhất mua laptop → không có tiền
→ xin tiền ba mẹ đầu tư cho con → sau thời gian → xuống cấp → nhưng máy là
một tài sản chứ không phải tiêu sản → có giá trị gia tăng → ba mẹ cho mượn
tiền mua máy về sau trả → sử dụng máy như một tài sản → mục tiêu sau 2 năm
thu hồi chi phí đầu tư → làm thêm nhiều.. → có thu nhập, học bổng
→ chênh lệch càng lớn → thu hồi vốn càng nhanh, lời nhiều

3. Một số hệ quả của tích lũy tư bản


Tích tụ: kết quả trực tiếp của tích lũy, là sự tăng thêm về quy mô của TB cá biệt
bằng cách tư bản hóa GTTD. Phân tán tư bản → xu hướng ngược lại, vd như các công
ty phân tán nhiều chi nhánh thế nhưng mục đích vẫn là lời nhiều.
Tập trung tư bản: là sự tăng thêm quy mô của tbcb bằng cách hợp nhất những tbcb
có sẵn trong xh thành 1 tb khác lớn hơn.
Tích tụ TB:
•Ví dụ: 1.000$ + 100$= 1.100$
• Là một tất yếu
• Xu hướng ngược lại cản trở: Phân tán TB
Tập trung tư bản:
•Ví dụ: 1.000$ hợp nhất với 2.000$ thành 3.000$
• Động lực cơ bản và sâu xa: quy luật kinh tế cơ bản của CNTB, là việc theo
đuổi m.
• Đòn bẩy trực tiếp: cạnh tranh và tín dụng TB
Cạnh tranh thúc đẩy TB qua 2 con đường
+ Phá sản: cưỡng bức trực tiếp
+ Liên kết hoặc sáp nhập → tập trung: cưỡng bức gián tiếp
Giống nhau
- Gia tăng quy mô tb cá biệt
- Thể hiện quan hệ đối kháng lợi ích giữa nlđ và chủ thể
- 2 con đường cùng tồn tại
Khác:

Tích tụ phát triển đến một mức độ nhất định sẽ thành tập trung (con đường 1),bn
7h
M: giá trị thặng dư

Cấu tạo hữu cơ của tư bản


Cấu tạo kỹ thuật=soluong TLSX/soluongSLD

- Khkt → ctkt tăng


CTGT: TLSX/SLD=c/v, khkt tăng → c/v tăng
CTHC: là cấu tạo giá trị của TB do cấu tạo kỹ thuật quyết định và phản ánh những sự
biến đổi của cấu tạo kỹ thuật đó

Cấu tạo hữu cơ tăng

Cấu tạo hữu cơ tăng:


+ c tăng tuyệt đối vì khi KH-KT phát triển, nhà xưởng, máy móc, thiết bị hiện đại nên
tiền đầu tư nhiều.
+ c tăng tương đối vì quá trình sản xuất áp dụng KH-KT nhiều nên sử dụng nhân công
ít dẫn tới tỉ lệ đầu tư của c tăng lên.
+ v tăng tuyệt đối vì trình độ, NSLĐ của người lđ tăng lên do hấp thụ và sử dụng
nhiều thành tựu KH-KT.
+ v giảm tương đối vì quá trình sx sử dụng thiết bị hiện đại nên sử dụng ít nhân công
đi.
→hậu quả tăng cấu tạo hữu cơ: máy móc sử dụng nhiều → thất nghiệp (nạn nhân
khẩu thừa)
III. CÁC HÌNH THÁI BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1. Lợi nhuận
a. chi phí sản xuất tbcn

k=c+v
K che đậy bản chất bóc lột

Bài tập: Trình độ bóc lột là 200% và cấu tạo hữu cơ của tư bản là 7 :1. Trong giá trị
hàng hoá có 8.000 đô la giá trị thặng dư. Với điều kiện tư bản bất biến hao mòn hoàn
toàn trong 1 chu kỳ sản xuất. Hãy xác định: chi phí sản xuất tư bản và giá trị hàng
hoá đó
Do m = 8000 $ mà m = 2v nên v = 4000 $ , do v = 1/8 TB ứng trước nên TBUT =
32000 $
Giá trị hàng hóa = c + v + m = 40000 $
b. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
Lợi nhuận: trường hợp đb của gttd, có thể cao hơn m do giá cả hơn giá trị, vice
versa. Cái khác nhau giữa bỏ m và p ở chỗ, khi nói m là hàm ý so sánh nó với v. Còn
khi nói p lại hàm ý so sánh với (c + v).
c. Tỷ suất lợi nhuận

d. 4 nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận


● Tỷ suất giá trị thặng dư (tỷ lệ thuận)
● Cấu tạo hữu cơ của tư bản (c/v) tăng → p’ giảm
● Tốc độ chu chuyển của tư bản
● Tiết kiệm tư bản bất biến vd sử dụng máy móc khấu hao hiệu quả hơn
→ p’ tăng
Bài tập: Có số tư bản là 100.000 đô la, với cấu tạo hữu cơ của tư bản là 4 :1 (c/v).
Qua 1 thời gian, tư bản đã tăng lên 300.000 đô la và cấu tạo hữu cơ tăng lên là 9 :1.
Tính sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận nếu trình độ bóc lột công nhân trong thời kỳ
này tăng từ 100% lên 150%. Vì sao tỷ suất lợi nhuận giảm xuống mặc dù trình độ bóc
lột tăng lên
Chú ý : Tỷ suất lợi nhuận = m / ( c+v ) , áp dụng CT ở 2 thời điểm m’ = 100% & m’ =
150 % rồi theo tỷ lệ mà tính ra m , c , v sau đó suy ra tỷ suất lợi nhuận. Giảm từ 20% ->
15%, do ảnh hưởng của cấu tạo hữu cơ của TB tăng lên.
● m’=100%
c=4v → 4v+v=100000 → v=20000 c=80000 m=20000
p=m / ( c+v ) =0,2 =20%
● m’=150%
c=9v → 9v+v=300000 → v=30000 m=45000
p=0,15=15%

e. Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất


● Cạnh tranh nội bộ ngành và sự hình thành giá trị thị trường
+ Khái niệm: Giữa các nhà TB khác nhau trong cùng 1 ngành
+ Mục đích: Chiếm được thị phần tốt nhất, kiếm lời nhiều nhất
+ Nguyên nhân: Khác nhau về quy mô, chi phí mà có chung thị trường, sp
+ Biện pháp: Áp dụng KHKT hiện đại
+ Kết quả: làm cho giá trị hàng hóa chuyển thành GT thị trường. làm giảm giá trị
hàng hoá

● Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành lợi nhuận bình quân
+ Khái niệm: Là sự cạnh tranh giữa các ngành sx khác nhau
+ Mục đích: Tìm nơi đầu tư có lợi lớn nhất
+ Điều kiện: Sự khác nhau về cấu tạo hữu cơ (c/v) + tự do di chuyển TB từ ngành này
sang
ngành khác
+ Biện pháp: tự do di chuyển TB từ ngành này sang ngành khác
+ Kết quả: hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá trị hàng hóa chuyển thành

giá cả sx
Tỷ suất lợi nhuận bình quân: Chỉ có duy nhất 1 TSLNBQ và khi thị trường hình thành
TSLNBQ thì
cạnh tranh giữa các ngành không còn diễn ra vì khi đó giữa các ngành đã có tỷ suất
sinh lời bằng nhau. Nếu tư bản ứng ra cho các ngành là bằng nhau thì lợi nhuận thu
được như nhau.

Lợi nhuận bình quân: Có bao nhiêu nhà tư bản/bao nhiêu ngành sẽ có bấy
nhiêu lợi nhuận bình quân do k bỏ ra là khác nhau ở mỗi nhà tư bản.
- Giá trị hàng hóa chuyển thành giá cả sản xuất = k + LNBQ.
- Giá cả thị trường là giá bán cuối cùng ra TT. Giá cả sản xuất là giá thành sp. Giá trị
hàng hóa là chi phí vốn có để sx ra sp.
- Giá cả thị trường xoay quanh giá cả sx do cung cầu, cạnh tranh và sức mua đồng
tiền.
- Giá cả sản xuất xoay quay giá trị hàng hóa do cạnh tranh trong nội bộ ngành và
cạnh tranh giữa các ngành

● Sự chuyển hóa giá trị hàng hóa thành giá cả sản xuất
Khi m → p
Gthh → giá cả sx

f. Lợi nhuận thương nghiệp

Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp


Khái niệm: hệ thống đại lý, siêu thị, bán lẻ, bán buôn hưởng lợi nhuận 1 phần của LN
bình quân mà
nhà TB công nghiệp nhường lại cho nhà TBTN. TB thương nghiệp mua hàng của nhà
TB công nghiệp với giá thành sp nhưng bán ra giá cả thị trường. Đúng quy luật ngang
giá và có lời.
2. Lợi tức→pỏ đi xàm quá
Nguồn gốc: là 1 bộ phận của tbcn tách ra trong quá trình tuần hoàn của tư bản mà
hình thái ban đầu là tư bản cho vay nặng lãi
Tư bản cho vay: TB cho vay là 1 loại hình tư bản tiền tệ, trong đó có sự tách biệt tạm
thời về quyền sở hữu và quyền sử dụng:
+ Quyền sở hữu vốn thuộc về nhà TB cho vay.
+ Quyền sử dụng vốn thuộc về nhà TB đi vay. TBĐV phải trả cho TBCV 1 khoản vốn
góp sau 1 khoảng t/gian nhất định.
- Lợi tức là một phần của LN bình quân mà nhà TB đi vay phải trả cho nhà TB cho
vay.

Địa tô tư bản chủ nghĩa


- Trong nông nghiệp, nhà TB vẫn đầu tư để đa dạng hóa danh mục đầu tư. Tuy nhiên
TLSX của NN rất đặc thù là đất. Nếu chỉ canh tác trên đất tốt, đất thuận tiện thì đất
xấu sẽ không có ai canh tác. Không đảm bảo an ninh lương thực. Vì vậy, giá cả trong
NN căn cứ vào quá trình sx trong điều kiện xấu nhất quyết định (khác với CN là điều
kiện trung bình). Nhà TB thu được tiền lời vượt quá LNBQ gọi là LN siêu ngạch. Khi
đó, nhà TB phải trả 1 phần tiền thuê đất gọi là địa tô.
- Địa tô TBCN: 1 phần của LN siêu ngạch mà nhà TB kinh doanh trong NN phải trả
cho địa chủ.

CHƯƠNG 5: KINH TẾ THỊ TRƯỜNG


ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ CÁC
QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT
NAM
- KTTT là kiểu tổ chức sản xuất mà trong đó tất cả các yếu tố đầu vào, đầu ra đều
thông qua thị trường.
- KTTT định hướng XHCN là nền kinh tế vừa tuân theo các quy luật kinh tế của nền
KTTT đồng thời chịu sự dẫn dắt, chi phối, điều tiết của nhà nước để đảm bảo, giữ
vững định hướng XHCN. KTTT là phương tiện để xây dựng CNXH.

Đặc điểm nền KTTT


- Các chủ thể có tính độc lập, nghĩa là có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh,
lỗ, lãi tự chịu
- Giá cả cơ bản do cung-cầu điều tiết, hệ thống thị trường phát triển đồng bộ và
hoàn hảo
- Nền KT có tính mở cao và vận hành theo quy luật vốn có của KTTT
- Có hệ thống pháp quy kiện toàn và sự quản lý vĩ mô của Nhà nước.

I. PHÁT TRIỂN KTTT ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VN


Là kiểu nền kttt phù hợp với VN, phản ánh trình độ phát triển và điều kiện lịch sử của
việt nam
1. Tính tất yếu
- Phát triển kttt định hướng xhcn là phù hợp với xu hướng phát triển khách quan
của Việt Nam trong bối cảnh tg hiện nay
- Tính ưu việt của KTTT trong thúc đẩy phát triển ở VN (do KTTT là phương thức
phân bổ nguồn lực hiệu quả, là động lực thúc đẩy llsx phát triển nhanh và hiệu
quả, kích thích tiến bộ khcn, nâng cao NSLĐ, chất lượng sp và hạ giá thành → phù
hợp với mục tiêu phát triển của CNXH)
- Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
2. Năm đặc trưng của KTTTĐHXHCN ở VN
- Về mục tiêu: phát triển LLSX, xây dựng CSVCKT của CNXH, dân chủ - công bằng -
văn minh.
- Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế: có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành
phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là động
lực.
- Về quan hệ quản lý nền kinh tế: nhà nước quản lý và thực hành cơ chế quản lý là
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới
sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, sự làm chủ và giám sát của nhân dân.
- Về quan hệ phân phối: đa hình thức phân phối, trong đó phân phối theo kết quả lao
động là nguyên tắc chủ đạo.
- Về tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội. → vì tiến bộ và công bằng xã hội
vừa là điều kiện bảo đảm cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế, vừa là mục
tiêu thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ XHCN
→KTTTĐHXHCN ở VN là sự kết hợp những mặt tích cực, ưu điểm của KTTT với bản
chất ưu việt của CNXH để hướng tới nền KTTT hiện đại, văn minh.
II. HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KTTTĐHXHCN
1. Sự cần thiết
- Do thể chế KTTT còn chưa đồng bộ
- Hệ thống thể chế cồng kềnh, kém hiệu quả, kém hiệu lực.
- Hệ thống thể chế còn kém đầy đủ các yếu tố thị trường và các loại thị trường.
2. Năm nội dung
- Hoàn thiện thể chế về sở hữu và phát triển thành phần kinh tế.
- Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị
trường.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách quản lý hoạt động của
thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm, thị trường bất động sản, thị
trường lao động…
- Hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách quản lý các tổ chức
nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ, cơ chế quản lý khoa học và
công nghệ, thị trường công nghệ, giáo dục, y tế, thể dục thể thao
- Gắn tăng trưởng kinh tế với đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội.
- Khuyến khích làm giàu đi đôi với tích cực thực hiện giảm nghèo
- Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa dạng và linh hoạt
- Hoàn thiện luật pháp, chính sách về bảo vệ môi trường, có chế tài đủ
mạnh
- Hoàn thiện thể chế thúc đẩy hội nhập KT quốc tế.
- Nâng cao năng lực của hệ thống chính trị.
- Chỉ đạo nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn
- Đổi mới và nâng cao vai trò, hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước
- Vai trò quan trọng của các tổ chức dân cư, tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức xã hội, nghề nghiệp và nhân dân

III. CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VN

Sự thống nhất và mâu thuẫn trong các quan hệ lợi ích kinh tế:
+ Thống Nhất: Một chủ thể có thể trở thành bộ phận của chủ thể khác. Lợi ích của
chủ thể này được thực hiện thì lợi ích của chủ thể khác cũng trực tiếp hoặc gián tiếp
thực hiện
+ Mâu thuẫn: Vì các chủ thể kinh tế có thể hành động theo những phương thức khác
nhau để thực hiện các lợi ích của mình. Sự khác nhau đến mức đối lập thì trở thành
mâu thuẫn

- Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế:
+ trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
+ địa vị của chủ thể trong hệ thống quan hệ sản xuất xã hội
+ chính sách phân phối thu nhập của nhà nước
+ hội nhập kinh tế quốc tế

Các quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường
- Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động
+ Lợi ích kinh tế của người sử dụng lao động thể hiện tập trung ở lợi nhuận mà họ thu
được trong quá trình kinh doanh. Thể hiện tập trung ở thu nhập (lương, tiền thưởng)
mà họ nhận được từ việc bán sức lao động của mình cho người sử dụng lao động.
+ Sự thống nhất và mâu thuẫn đó thể hiện qua lợi nhuận và tiền công.

- Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động


+ Vừa là đối tác, vừa là đối thủ của nhau, từ đó tạo ra sự thống nhất và mâu thuẫn về
lợi ích kinh tế giữa họ.
+ Liên kết và cạnh tranh với nhau trong ứng xử với người lao động, với những người
cho vay vốn, cho thuê đất, với nhà nước, trong chiếm lĩnh thị trường.

- Quan hệ lợi ích giữa những người lao động


+ Người lao động không chỉ phải quan hệ với người sử dụng lao động, mà còn phải
quan hệ với nhau.
+ Nếu những người lao động thống nhất được với nhau, họ có thể thực hiện được các
yêu sách của mình đối với giới chủ (những người sử dụng lao động).

- Quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội
+ Người lđ, người sử dụng lđ đều là thành viên của xã hội nên mỗi người đều có lợi ích
cá nhân và có quan hệ chặt chẽ với lợi ích xã hội.
+ Nếu người lđ và người sử dụng lđ làm việc theo đúng các quy định của pháp luật và
thực hiện được các lợi ích kinh tế của mình thì họ đã góp phần phát triển nền kinh tế,
thực hiện lợi ích kinh tế của xã hội và ngược lại.
+ Sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, xã hội quyết định sự tồn tại, phát triển của
cá nhân nên lợi ích xã hội đóng vai trò định hướng cho lợi ích cá nhân và các hoạt
động thực hiện lợi ích cá nhân.
+ Lợi ích xã hội là cơ sở của sự thống nhất giữa các lợi ích cá nhân, tạo ra sự thống
nhất trong hoạt động của các chủ thể khác nhau trong xã hội
+ Các cá nhân, tổ chức hoạt động trong cùng ngành, cùng lĩnh vực, liên kết với nhau
trong hành động để thực hiện tốt hơn lợi ích riêng (lợi ích cá nhân, tổ chức) của họ
hình thành nên “lợi ích nhóm”.
+ Các cá nhân, tổ chức hoạt động trong các ngành, lĩnh vực khác nhau nhưng có mối
liên hệ với nhau, liên kết với nhau trong hành động để thực hiện tốt hơn lợi ích riêng
mình hình thành nên “nhóm lợi ích”.

Phương thức thực hiện lợi ích kinh tế trong các quan hệ lợi ích chủ yếu
- Thứ nhất, thực hiện lợi ích kinh tế theo nguyên tắc thị trường
- Thứ hai, thực hiện lợi ích kinh tế theo chính sách của Nhà nước và vai trò của các
tổ chức xã hội

Vai trò nhà nước trong đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích
a. Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích
của các chủ thể kinh tế
b. Điều hoà lợi ích giữa cá nhân - doanh nghiệp - xã hội
c. Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển
xã hội
d. Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế

CHƯƠNG 6: CÔNG NGHIỆP HÓA,


HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP KINH
TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
I. KHÁI NIỆM CNH, HĐH
CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện từ sử dụng sức lao động thủ
công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ,
khoa học, kỹ thuật làm cho trình độ nguồn nhân lực ngày càng tăng và phát triển
hơn.

II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CNH – HĐH Ở VN


1. Phát triển lực lượng sản xuất dựa trên cơ sở những thành tựu khoa học, công
nghệ mới, hiện đại.
2. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lí và hiệu quả.
3. Tăng cường và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.
4. Nội dung phát triển CNH, HĐH ở VN hiện nay gắn với những thành tựu của cuộc
CMCN 4.0. Do đó cần đảm bảo những quan điểm, có khả năng thích ứng với biến
đổi kinh tế, những thành tựu mới của CMCN 4.0, nói cách khác là tận dụng cơ hội
mà CM 4.0 đem lại.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam thích ứng với cách mạng công nghiệp
lần thứ tư
-Thứ nhất, hoàn thiện thể chế, xây dựng nền kinh tế dựa trên nền tảng sáng tạo
- Thứ hai, nắm bắt và đẩy mạnh việc ứng dụng những thành tựu của cuộc CMCN 4.0
-Thứ ba chuẩn bị những điều kiện cần thiết để ứng phó với những tác động tiêu cực
của CMCN 4.0

III. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VN


- Là 1 xu hướng tất yếu.
- Nội dung của HNKTQT:
+ Chuẩn bị các điều kiện hội nhập thành công, hiệu quả,
+ Thực hiện đa dạng hóa các hình thức, quan hệ kinh tế quốc tế.

Tích cực của hội nhập ktqt:


- Mở rộng thị trường → thúc đẩy thương mại phát triển
- Tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, hiện
đại và hiệu quả
- Nâng cấp trình độ của nguồn nhân lực và tiềm lực khcnqg
- Tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế,
nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế
- Tạo cơ hội cải thiện tiêu dùng trong nước
- Tạo điều kiện để các policy makers nắm bắt tốt hơn tình hình và xu thế phát
triển của tg
- Tiền đề cho hội nhập về văn hóa
- Tác động mạnh mẽ đến hội nhập chính trị
- Giúp đảm bảo an ninh quốc gia
- Tạo điều kiện để mỗi nước tìm vị trí thích hợp trong trật tự quốc tế, nâng cao
vai trò, uy tín và vị thế quốc tế của nước ta trong các tổ chức chính trị, kt
toan toàn cầu

Tiêu cực của hội nhập KTQT:


- Gia tăng sự cạnh tranh gay gắt
- Gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên ngoài
- Có thể dẫn đến phân phối không công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và
các nhóm nước khác nhau trong xã hội
- Các nước đang phát triển phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kte tự
nhiên bất lợi
- Có thể tạo ra một số thách thức với quyền lực nhà nước, chủ quyền quốc gia
và phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đối với việc duy trì an ninh và ổn định
trật tự, an toàn xã hội
- Tăng nguy cơ xói mòn bản sắc văn hóa dân tộc và văn hóa truyền thống việt
nam do sự xâm lăng của vh nước ngoài
- Gia tăng tình trạng khủng bố qte, buôn lậu, tội phạm xuyên qg, dịch bệnh,
nhập cư bất hợp pháp
Phương hướng nâng cao hiệu quả hnktqt:
- Nhận thức được những tác động tích cực và tiêu cực mà HNKT mang lại để đề
ra phương hướng HNKT tốt hơn, bền vững hơn trong quá trình phát triển kinh
tế trong thời gian tới.
- Tích cực chủ động tham gia vào các liên kết ktqt và thực hiện đầy đủ cam kết
của VN trong lk ktqt và khu vực
- Hoàn thiện thể chế kinh tế và luật pháp
- Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế
- Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ VN
LINK BÀI TẬP

You might also like