You are on page 1of 27

Chương 7: Quản trị hàng tồn kho

Hàng tồn kho là một trong những tài sản có giá trị lớn nhất nợ tổng giá trị tài sản của một
doanh nghiệp, thông thường L., trị hàng tồn kho chiếm 40% tổng giá trị tài sản của doanh
nghiệp.
Do đó việc điều khiển, kiểm soát tốt hàng tồn kho luôn là một vấn đề cần thiết, chủ yếu
trong quản trị sản xuất tác nghiệp. Bản thân vấn đề tồn kho luôn có hai mặt trái ngược
nhau, với quan điểm của người sản xuất người ta luôn tìm cách giảm phí tổn bằng cách
giảm lượng tồn kho, còn với quan điểm của người tiêu thụ thì sẽ luôn mong muốn có nhiều
hàng dự trữ để không có sự thiếu hụt.
Vì vậy các doanh nghiệp phải tìm cách xác định một mức độ cân bằng giữa mức độ đầu tư
cho hàng tồn kho phục vụ sản xuất và thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng một cách kịp
thời đúng lúc với chi phí tối thiểu nhất.
Hàng tồn kho được xem là tất cả những nguồn lực dự trữ nhằm đáp ứng những nhu cầu
hiện tại hoặc tương lai.
Hàng tồn kho bao gồm các loại nguyên vật liệu sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, dụng
cụ phụ tùng, thành phẩm tồn kho... Tùy theo các loại hình doanh nghiệp khác nhau mà
dạng tồn kho nội dung hoạch định cũng như hệ thống kiểm soát điều khiển hàng tồn kho
cũng sẽ khác nhau. Chúng ta có thể thấy rõ: một ngân hàng sẽ có những phương pháp tiêu
chuẩn riêng để kiểm soát đánh giá mức tồn quỹ về tiền mặt, một bệnh viện sẽ có những
phương pháp để kiểm soát nguồn máu, thuốc men, một xí nghiệp sản xuất sẽ có phương
pháp kiểm tra lượng vật liệu dự trữ - Khi nghiên cứu về quản trị tồn kho, hai vấn đề cơ bản
được giải đáp. Đó là:
- Lượng đặt hàng bao nhiêu là tối ưu?
- Khi nào thì tiến hành đặt hàng?
7.1. NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN TRỊ TỒN KHA
7.1.1. Chức năng quản trị tồn kho
7.1.1.1. Chức năng liên kết
Chức năng chủ yếu nhất của quản trị tồn kho là liên kết quá trình sản xuất và cung ứng.
Khi cung và cầu của một loại hàng tồn kho nào đó không đều đặn giữa các thời kỳ thì việc
duy trì thường xuyên một lượng tồn kho nhằm tích lũy đủ cho thời kỳ cao điểm là một vấn
đề hết sức cần thiết.
Thực hiện tốt chức năng liên kết nhằm đảm bảo sản xuất liên tục, tránh sự thiếu hụt gây
lãng phí trong sản xuất.
7.1.1.2. Chức năng ngăn ngừa tác động của lạm phát
Một doanh nghiệp nếu biết trước tình hình tăng giá nguyên vật liệu hay hàng hóa, họ có
thể dự trữ tồn kho để tiết kiệm chi phí. Như vậy tồn kho sẽ là một hoạt động đầu tư tốt, lẽ
dĩ nhiên khi thực hiện hoạt động tồn kho chúng ta phải xem xét đến chi phí và rủi ro có thể
xảy ra trong quá trình tiến hành tồn kho.
7.1.1.3. Chức năng khấu trừ theo số lượng
- Một chức năng khá quan trọng của quản trị tồn kho là khấu trừ theo số lượng. Rất nhiều
nhà cung ứng sẵn sàng chấp nhận khấu trừ cho những đơn hàng có số lượng lớn. Việc mua
hàng với số lượng lớn có thể đưa đến việc giảm phí tổn sản xuất, tuy nhiên mua hàng với
số lượng lớn sẽ chịu chi phí tồn trữ cao do đó trong quản trị tồn kho người ta cần phải xác
định một lượng hàng tối ưu để hưởng được giá khấu trừ, mà dự bị tồn trữ tăng không đáng
kể.
7.1.2 Sử dụng kỹ thuật phân tích ABC để phân loại hàng tồn kho
Kỹ thuật phân tích ABC được đề xuất dựa vào nguyên tắc - Pareto là một nhà kinh tế Italia
vào thế kỷ thứ 19).
Kỹ thuật phân tích ABC phân tổng số loại hàng tồn kho hành 3 nhóm: A, B, C dựa vào giá
trị hàng năm của chúng.
Giá trị hàng năm này được xác định bằng cách lấy tích 2 thừa số: Nhu cầu hàng năm của
loại hàng tồn kho và phí tổn cho mỗi đơn vị hàng tồn kho và tính theo từng loại hàng.

Tiêu chuẩn cụ thể của từng nhóm hàng tồn kho được xác định như sau:
Nhóm A: Bao gồm những loại hàng tồn kho có giá trị hàng năm cao nhất, chúng có giá trị
từ 70 - 80% so với tổng giá trị hàng tồn kho, nhưng về mặt số lượng, chúng chỉ chiếm 15%
tổng số hàng tồn kho.
Nhóm B: Bao gồm những loại hàng tồn kho có giá trị hàng năm ở mức trung bình, chúng
có giá trị 15% - 25% so với tổng giá trị hàng tồn kho, nhưng về sản lượng chúng chiếm
khoảng 30% tổng số hàng tồn kho,
Nhóm C: Bao gồm những loại hàng có giá trị hằng năm nhỏ giá trị hằng năm chỉ chiếm
khoảng 5% tổng giá trị cho loại là... tồn kho, tuy nhiên số lượng chúng chiếm cho: 56% so
với tổng số loại hàng tồn kho,

Bằng đồ thị chúng ta có thể biểu diễn tiêu chuẩn của ta nhóm hàng tồn kho theo kỹ thuật
phân tích ABC như sau:
Để minh họa cho vấn đề nêu trên chúng ta xem xét một ví dụ phân loại sau đây:
Ví dụ: Một công ty tổ chức quản lý 10 loại hàng tồn kho dựa trên cơ sở giá trị hàng năm
của chúng. Các số liệu về nhu cầu hàng năm, giá một đơn vị hàng Bii ( hung num, tỷ lệ %
của mỗi loại hàng tồn kho được cho theo biểu dưới đây. Với đắc tố liệu đa cho ta sẽ sử
dụng kỹ thuật phân tích ABC để phân loại,

Trong điều kiện quản lý hiện nay việc sử dụng phương pháp phân tích ABC được thực hiện
thông qua hệ thống quản lý tồn kho tự động hóa bằng máy tính. Tuy nhiên trong một số
doanh nghiệp chưa có điều kiện tự động hóa quản trị tồn kho việc phân tích ABC được
thực hiện bằng thủ công mặc dù mất thêm thời gian nhưng nó sẽ đem lại những lợi ích nhất
định. Ngoài việc dựa vào giá trị hàng năm của chúng để phân nhóm người ta còn xét đến
các tiêu chuẩn khác như:
- Những thay đổi về kỹ thuật dự đoán
- Vấn đề cung ứng
- Chất lượng hàng tồn kho
- Giá cả của các loại hàng tồn kho
Những tiêu chuẩn này có thể làm thay đổi vị trí các hàng tồn kho. Việc phân nhóm hàng
tồn kho là cơ sở để đề ra các chính sách hoạt động kiểm soát riêng biệt những loại hàng
tồn kho. Kỹ thuật phân tích ABC có những tác dụng như sau trong công tác quản trị tồn
kho:
- Các nguồn tiềm lực dùng mua hàng nhóm A cần phải cao hơn nhiều so với nhóm C, do
đó cần có sự ưu tiên đầu tư thích đáng.
- Các loại hàng thuộc nhóm A cần có một sự kiểm soát tồn kho chặt chẽ về hiện vật, việc
thiết lập những báo cáo chính xác về hàng tồn kho thuộc nhóm A phải thực hiện thường
xuyên nhằm đảm bảo khả năng an toàn trong sản xuất.
- Trong dự báo nhu cầu vật tư chúng ta có thể áp dụng các phương pháp dự báo khác nhau
cho các nhóm hàng khác nhau. Nhóm A cần được dự báo cẩn thận hơn các nhóm khác.
- Nhờ có kỹ thuật phân tích A, B, C trình độ của nhân viên giữ kho sẽ không ngừng được
nâng lên, do họ thường xuyên thực hiện các chu kỳ kiểm toán của từng nhóm hàng.
Tóm lại kỹ thuật phân tích ABC sẽ cho chúng những kết nối tốt hơn trong dự báo, kiểm
soát hiện vật đảm bảo tính khả th; của nguồn cung ứng, tối ưu hóa lượng dự trữ hàng tồn
kho.
7.1.3. Yêu cầu chính xác trong ghi chép báo cáo tồn kho
Một chính sách tồn kho tốt cũng trở nên vô nghĩa nếu như nhà quản trị không thể nắm được
số lượng và từng loại hàng tồn kho hiện có của doanh nghiệp. Do đó sự chính xác trong
ghi chép báo cáo là một yêu cầu quan trọng, nghiêm ngặt trong hệ thống sản xuất và tồn
kho.
Thực hiện tốt yêu cầu này sẽ giúp các nhà quản trị thoát khỏi tình trạng hiểu biết một cách
chung chung mơ hồ về mọi hàng hóa tồn kho. Chỉ khi nào xác định một cách chính xác
những gì đang có trong tay thì mới có những quyết định chính xác về đơn hàng, lịch tiến
độ sản xuất và vận chuyển.
Để đảm bảo mức độ chính xác của các báo cáo về tồn kho việc thực hiện chế độ kiểm toán
là một công việc vô cùng quan trọng là một tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động quản
trị tồn kho. Hoạt động kiểm toán sẽ thực hiện kiểm soát các báo cáo về nguồn nhập và xuất
hàng tồn kho đảm bảo việc lưu trữ tốt các báo cáo xuất nhập, thực hiện việc hình thành và
bảo quản các kho dữ liệu về hàng tồn kho.
Những hoạt động kiểm toán được thực hiện liên tục theo một định kỳ nhất định và được
gọi là tính toán theo chu kỳ.
Theo truyền thống nhiều doanh nghiệp thực hiện việc tồn kho hiện vật hàng năm và thực
hiện việc kiểm toán được tiến hành chi tiết tỉ mỉ vào mỗi năm.
Tuy nhiên để kiểm tra tốt việc tồn kho, người ta nhận thấy rằng các báo cáo tồn kho cần
được thẩm tra chính xác trong từng chu kỳ tính toán đối với từng nhóm hàng A, B, C.
Tùy theo từng nhóm hàng tồn kho mà xác định chu kỳ tính toán khác nhau.
Đối với loại hàng tồn kho thuộc nhóm A thì việc tính toán phải được thực hiện thường
xuyên, thường là một tháng 1 lần.
Đối với loại hàng nhóm B sẽ tính toán trong chu kỳ dài hơn thường là một quý 1 lần.
Đối với nhóm C được tính toán 6 tháng 1 lần. Chúng ta có thể xét một thí dụ về chu kỳ tính
toán như sau:
Ví dụ: Một công ty A có khoảng 5000 loại hàng được phân Nhóm theo kỹ thuật phân tích
A, B, C. Nhóm hàng A gồm 500 loại, nhóm hàng B gồm 1750 loại, nhóm hàng C gồm
2750 loại. Công ty A quy định chu kỳ tính toán như sau: nhóm hàng A 1 tháng/1 lần, nhóm
hàng B 1 quý/1 lần, nhóm hàng C 6 tháng/ 1 lần. Một tháng được quy định 20 ngày làm
việc. Như vậy có bao nhiêu loại hàng được tính toán kiểm tra mỗi ngày.
Câu hỏi này được giải đáp qua biểu sau:

Việc tính toán theo chu kỳ sẽ đem lại những thuận lợi như sau:
- Giảm bớt thời gian ngừng và gián đoạn sản xuất cần thiết cho hoạt động kiểm tra tồn kho.
- Giảm bớt những hoạt động điều chỉnh tồn kho hàng năm.
- Tạo điều kiện phát triển nghiệp vụ chuyên môn của nhân viên.
- Phát hiện những thiếu sót và nguyên nhân gây ra để có những hoạt động điều chỉnh kịp
thời.
Tạo điều kiện thực hiện và duy trì những báo cáo t. chính xác.
7.1.4. Tồn kho đúng thời điểm
Hàng tồn kho trong hệ thống sản xuất và cung ứng , mục đích dự phòng những bất trắc sai
lệch có thể xảy trong quá trình sản xuất hoặc phân phối. Các loại hàng tồn . có thể minh
họa qua sơ đồ dưới đây:

7.1.4.1. Khái niệm về lượng tồn kho đúng thời điểm


Lượng tồn kho đúng thời điểm là lượng tồn kho tối thiểu cần thiết để giữ cho hệ thống sản
xuất và điều hành hoạt động bình thường.
Với phương thức tồn kho đúng thời điểm số lượng chính xác của từng loại hàng sẽ được
đưa đến nơi có nhu cầu đúng lúc, kịp thời, để cho hoạt động của nơi đó được liên tục (không
sớm cũng như không muộn).
Để đạt được một lượng tồn kho đúng thời điểm, các nhà quản trị sản xuất phải tìm cách
giảm những sự biến đổi gây ra bởi những nhân tố bên trong và bên ngoài của quá trình sản
xuất điều hành.
7.1.4.2. Những nguyên nhân cụ thể của những biến đổi gây chậm trễ hoặc không đúng
lúc của quá trình cung ứng
- Các nhân tố về lao động, thiết bị, nguồn vật tư của người cung ứng không đảm bảo
các yêu cầu, do đó có những sản phẩm chất ra không đạt yêu cầu về tiêu chuẩn, hoặc
số lượng sản Tất ra không đủ cho lô hàng phải giao.
- Thiết kế công nghệ, kỹ thuật, sản phẩm không chính xác.
- Các bộ phận sản xuất thực hiện hoạt động chế tạo trước khi có bản vẽ kỹ thuật hay
thiết kế chi tiết hoàn thiện.
- Không nắm chắc yêu cầu của khách hàng.
Tất cả các nguyên nhân nêu trên gây ra biến đổi làm tác động đến lượng tồn kho trong các
giai đoạn của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
7.1.4.3. Những biện pháp nhằm giảm lượng tồn kho trong các giai đoạn
* Lượng nguyên vật liệu dự trữ thể hiện chức năng liên kết giữa quá trình sản xuất...và
nguồn cung ứng. Cách tiếp cận ưu tiên nhất để giảm bớt lượng tồn kho này chính là tìm
cách giảm bớt những sự thay đổi trong nguồn cung ứng về số lượng, chất lượng thời kỳ
giao hàng.
* Lượng sản phẩm dở dang: tồn kho xuất hiện là do yêu cầu thiết yếu của quá trình sản
xuất và chịu tác động bởi chu kỳ sản xuất. Nếu giảm được chu kỳ sản xuất thì sẽ giảm được
lượng tồn kho này. Muốn làm được điều đó chúng ta cần khảo sát kỹ lưỡng cơ cấu của chu
kỳ sản xuất. .
* Dụng cụ phụ tùng thay thế: Loại tồn kho này tồn tại do nhu cầu và thời gian duy trì bảo
quản sửa chữa các thiết bị công cụ. Nhu cầu này tương đối khó xác định một cách chính
xác.
Loại hàng tồn kho này nhằm đảm bảo 3 yêu cầu: duy - chữa thay thế, hoạt động này chỉ có
một số loại có thể tính xác còn một số loại phải dùng phương pháp dự báo. Do đó giảm
lượng phụ tùng thay thế chúng ta cần lập kế hoạch chữa bảo trì chính xác.
* Thành phần tồn kho: Sự tồn tại của nó xuất phát từ nhu cầu của khách hàng trong từng
thời điểm nhất định. Do đó nếu chúng ta dự đoán chính xác nhu cầu khách hàng sẽ giảm
được loại hàng tồn kho này. Ngoài ra để đạt được lượng tồn kho đúng thời điểm nhà quản
trị cần tìm cách giảm bớt các sự cố, giảm bớt sự biến đổi ẩn nấp bên trong, đây là một công
việc cực kỳ quan trọng trong quản trị sản xuất.
Vấn đề cơ bản để đạt được yêu cầu đúng thời điểm trong sản xuất là sản xuất những lô
hàng nhỏ theo những tiêu chuẩn định trước. Chính việc giảm bớt kích cỡ của lô hàng sẽ là
một biện pháp hỗ trợ cơ bản trong việc giảm lượng tồn kho và chi phí hàng tồn kho.
Khi mức tiêu dùng không thay đổi thì lượng tồn kho trung bình sẽ bằng tổng của lượng tồn
kho tối đa và tối thiểu chia 2 tức là:
𝐿ượ𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 𝑡ố𝑖 đ𝑎 + 𝐿ượ𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 𝑡ố𝑖 𝑡ℎ𝑖ể𝑢
Lượng tồn kho trung bình = hoặc:
2
𝑄𝑚𝑎𝑥 + 𝑄𝑚𝑖𝑛
𝑄𝑡𝑏 =
2

Lượng tồn kho trung bình giảm khi số lượng của một đơn hàng giảm hay nói cách khác
lượng tồn kho tối đa giảm.
Khi lô hàng càng nhỏ nhưng bất trắc những biến đổi ẩn nấp bên trong tồn kho càng ít do
đó dễ điều hành có hiệu quả hơn.
Một phương thức để đạt lượng tồn kho thấp đó là người ta chỉ chuyển lượng tồn kho đến
nơi có nhu cầu thực sự, không đưa hàng đến những nơi chưa có nhu cầu. Hệ thống vận
chuyển như vậy được gọi là hệ thống kéo và kích cỡ của lô hàng trong hệ thống này sẽ nhỏ
(Người Nhật gọi hệ thống này là Kaban).
7.1.5. Các loại chi phí tồn kho
Khi thực hiện tồn kho người ta phải tính 3 loại chi phí:
7.1.5.1. Chi phí tồn trữ
Là những loại chi phí có liên quan đến việc tồn trữ hay hoạt động thực hiện tồn kho, những
chi phí này có thể thống kê theo bảng dưới đây:
Tỷ lệ từng loại chi phí tiền chỉ có ý nghĩa tương đối, chúng lệ thuộc vào từng loại doanh
nghiệp, địa điểm phân bố, tỷ lệ lãi hiện tại. Thông thường một tỷ lệ phí tổn tồn trữ hàng
năm xấp xỉ 40% giá trị hàng tồn kho.
7.1.5.2. Chi phí đặt hàng
Bao gồm những phí tổn trong việc tìm các nguồn các nhu cung ứng, hình thức đặt hàng,
thực hiện quy trình đặt hàng hộ trợ cho các hoạt động văn phòng . Khi đơn hàng được thực
hiện phí tổn đặt hàng vẫn còn tồn tại, những lúc đó chúng được hiểu như phí tổn chuẩn bị
thực hiện đơn hàng.
- Phí tổn chuẩn bị thực hiện đơn hàng là những chi phí cho việc chuẩn bị máy móc hay
công nghệ để thực hiện đơn hàng. Do đó chúng ta cần xác định thời điểm và số lượng cho
mỗi lần đặt hàng thật chi tiết để cố gắng tìm những biện pháp giảm bớt chi phí chuẩn bị
cũng như phí tổn đặt hàng.
Trong nhiều tình huống chi phí chuẩn bị có mối quan hệ rất mật thiết đối với thời gian
chuẩn bị thực hiện đơn hàng. Nếu chúng ta giảm được thời gian này là một giải pháp hữu
hiệu để giảm lượng đầu tư cho tồn kho và cải tiến được năng suất.
7.1.5.3. Chi phí mua hàng
Là chi phí được tính từ khối lượng hàng của đơn hàng và giá mua một đơn vị. Thông
thường chi phí mua hàng không ảnh hưởng đến việc lựa chọn các mô hình tồn kho, trừ mô
hình khấu trừ theo sản lượng
7.2. NHỮNG MÔ HÌNH TỒN KHO
Khi thực hiện hoạt động kiểm soát tồn kho, chúng ta cần thấy rằng nhu cầu một loại hàng
tồn kho nào đó sẽ độc lập hoặc phụ thuộc vào nhu cầu một loại hàng tồn kho khác.
Trong chương này chúng ta tập trung nghiên cứu quản trị tồn kho đối với những loại hàng
có nhu cầu độc lập với nhau trong Chương 7 chúng ta sẽ nghiên cứu quản trị tồn kho đối
với những loại hàng có nhu cầu phụ thuộc.
Khi nghiên cứu về các mô hình tồn kho chúng ta cần giải đáp 2 câu hỏi trọng tâm là:
- Lượng hàng cho mỗi đơn hàng là bao nhiêu.
- Khi nào thì tiến hành đặt hàng.
Để trả lời 2 câu hỏi trên cho các trường hợp khác nhau chúng ta lần lượt khảo sát 5 mô
hình sau đây:
7.2.1. Mô hình sản lượng đơn hàng kinh tế cơ bản (EOQ)
(The Basic Economic Order Quantity model)
Mô hình EOQ là một trong những kỹ thuật kiểm soát tồn cho phổ biến và lâu đời nhất, nó
được nghiên cứu và đề xuất từ năm 1915 do ông Ford. W. Harris đề xuất, nhưng cho đến
ngày nay nó vẫn được hầu hết các doanh nghiệp sử dụng.
Kỹ thuật kiểm soát tồn kho theo mô hình này rất dễ sử dụng, nhưng khi sử dụng nó người
ta phải theo những giả định quan trọng sau đây:
- Nhu cầu phải biết trước và nhu cầu không đổi.
- Phải biết trước thời gian kể từ khi đặt hàng cho đến khi nhận hàng và thời gian đó không
thay đổi.
- Lượng hàng của một đơn hàng được thực hiện trong một chuyến hàng ở một điểm thời
gian đã định trước.
- Không tiến hành khấu trừ theo sản lượng.
- Chỉ có duy nhất 2 loại chi phí biến đổi là chi phí đặt hàng và chi phí tồn trữ (holding
costs).
- Sự thiếu hụt trong kho hoàn toàn không xảy ra nếu như đơn hàng được thực hiện đúng
thời gian.
Với những giả định trên đây sơ đồ biểu diễn sử dụng hàng tồn kho theo thời gian có dạng
như sau:

Q* Sản lượng của đơn hàng (lượng hàng tồn kho tối đa).
O - Tồn kho tối thiểu
𝑄∗
Q= tồn kho trung bình
2

OA = AB = BC khoảng cách kể từ khi đặt hàng đến khi nhận hàng.


Với mô hình này lượng tồn kho sẽ giảm theo một tỷ lệ không đổi vì nhu cầu không thay
đổi theo thời gian.
7.2.1.1. Xác định chi phí tồn kho theo mô hình EOQ
Mục tiêu của hầu hết các mô hình tồn kho đều nhằm tối thiểu hóa tổng chi phí tồn kho. Với
giá định đã nêu trên có 2 loại chi phí biến đổi được xác định là chi phí tồn trữ và chi phí
đặt hàng còn chi phí mua hàng thì không đổi.
Chúng ta có:
Chi phí đặt hàng = Số lần đặt hàng trong năm x Chi phí cho mỗi đặt hàng
𝐷
𝐶đℎ = . 𝑆
𝑄

Chi phí tồn trữ = Lượng tồn kho trung bình x Chi phí tồn trữ 1 đơn vị tồn kho trong 1 năm
Trong đó:
Q - Sản lượng hàng của 1 đơn hàng
Q* - Sản lượng hàng tối ưu cho 1 đơn hàng
D - Nhu cầu hàng năm của hàng tồn kho
S - Chi phí đặt hàng
H - Chi phí tồn trữ tính cho mỗi đơn vị hàng năm
Qua hai công thức trên chúng ta nhận thấy rằng:
Chi phí đặt hàng sẽ giảm nếu sản lượng một đơn hàng tăng, và ngược lại chi phí tồn trữ
tăng khi sản lượng một đơn hàng tăng và có thể biểu diễn các chi phí trên lên đồ thị sau
đây:
Chúng ta đang xác định với sản lượng nào của đơn hàng thì tổng chi phí về tồn kho thấp
nhất?
Qua đồ thị tại đỉnh của đường tổng chi phí (TC =Cđt +Ctt) sẽ có giá trị thấp nhất.
Tại đỉnh của đường tổng chi phí ta kẻ đường thẳng vuông góc nó trục hoành, đường thẳng
sẽ đi qua giao điểm của đường chi phí đặt hàng và chi phí tồn trữ và cắt trục hoành tại sản
lượng Q*.
Với sản lượng Q* đó sẽ cho chúng ta Tổng chi phí tồn kho thấp nhất, do đó chúng ta có
thể rút ra kết luận sản lượng Q* nào cho chúng ta điều kiện Cđt =Ctt thì sản lượng Q* sẽ
có tổng chi phí về tồn kho thấp nhất.
Bởi vậy ta đặt:
Cđt = Ctt để tính Q*
Ta thay các chi phí đặt hàng và chi phí tồn trữ bằng công thức ta có biểu thức sau:
Ví dụ 1: Xí nghiệp Caric chuyên đóng xà lan phải dùng tôn 5mm với nhu cầu 1000 tấn/năm.
Chi phí đặt hàng mỗi lần là 100.000 đ/1 đơn hàng. Phí trữ hàng 5.000 đ/1 đơn vị (tấm
)/năm. Hãy xác định lượng mua vào tối ưu mỗi lần đặt hàng? Theo công thức trên ta tính
được sản lượng hàng tối ưu như:

Chúng ta cũng có thể xác định số lượng đơn hàng mong muốn trong năm và thời gian cách
quãng giữa 2 đơn đặt hàng như sau:
𝐷
Số lượng đơn hàng mong muốn N =
𝑄

1000
N= = 5 đơn hàng/năm
200

Khoảng cách thời gian giữa 2 đơn hàng có thể tính theo công thức:
𝑆ố 𝑛𝑔à𝑦 𝑙à𝑚 𝑣𝑖ệ𝑐 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑛ă𝑚
T=
𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 đơ𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑚𝑜𝑛𝑔 𝑚𝑢ố𝑛 (𝑁)

Giả sử trong năm làm việc 300 ngày thì khoảng cách thời gian giữa 2 đơn hàng được tính
như sau:
300
T= = 60 ngày
5

Tổng chi phí về tồn kho được tính như sau:


𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí đặ𝑡 ℎà𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑛𝑎𝑤𝑚
Tổng chi phí trong năm =
𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑡ồ𝑛 𝑡𝑟ữ ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑛ă𝑚.

TC = Cđt+Ctt
𝐷 𝑄
TC= .S + . 𝐻
𝑆 2

Với các số liệu trên chúng ta có thể tính được tổng chi phí hàng năm về tồn kho:
1000 200
TC = .100.000đ + 5000đ = 1.000.000đ
200 2

Ở đây chúng ta cần phân biệt 2 thuật ngữ:


- Tổng chi phí của hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua hàng + chi phí đặt hàng + chi phí
tồn trữ
- Tổng chi phí về tồn kho chỉ bao gồm: chi phí đặt hàng + chi phí tồn trữ.
Mô hình EOQ có một đặc điểm vô cùng cơ bản đó là tính thiết thực chắc chắn. Tính thiết
thực biểu hiện ở chỗ nó có thể đáp ứng một kết quả khá ổn định mặc dù có những thay đổi
trong mọi tham số trong khi xác định tổng chi phí về tồn kho. Có nghĩa tổng chỉ về tồn kho
biến đổi nhỏ trong vùng lân cận của điểm cực tiểu cho dù chi phí đặt hàng và chi phí tồn
trữ và nhu cầu D có những biến đổi do sai sót, Điều này có thể thấy qua ví dụ 2 dưới đây.
Ví dụ 2: Giả sử nhà quản trị đánh giá nhu cầu thấp hơn khoảng 50% (tức là nhu cầu thực
tế của xí nghiệp Carit là 1500 tấm thép 5mm, chứ không phải 1000 tấm như ví dụ 1). Nếu
ta vẫn sử dụng Q = 200 tấm thì chi phí hàng năm về hàng tồn kho chỉ tăng 25%.
𝐷 𝑄 1500 200
TC= .S + . 𝐻= .100.000đ + 5000đ = 1.250.000đ
𝑆 2 200 2

Nếu lượng hàng của một đơn hàng giảm xuống 50% (tức là 200 tấm xuống còn 100 tấm)
thì tổng chi phí về tồn kho cũng chỉ tăng 25%.
1000 100
TC = .100.000đ + 5000đ = = 1.250.000d
200 2

đinh rằng sự tiếp huyến hàng. Nói


7.2.1.2. Xác định thời điểm đặt hàng lại (ROP)
Trong mô hình tồn kho EOQ chúng ta giả định rằng nhận một đơn hàng là thực hiện trong
một chuyến hàng cách khác chúng ta giả định rằng chúng ta sẽ chờ đến khi trong kho về
đến 0 thì mới tiến hành đặt hàng và sẽ nhận được hàng ngay tức khắc.
Tuy nhiên trong thực tế thời gian giữa lúc đặt hàng và nhận hàng có thể ngắn trong vòng
vài giờ hoặc rất dài đến hàng tháng. Do đó quyết định khi nào sẽ đặt hàng sẽ được xác định
như sau:
Điểm đặt hàng lại (ROP) = Nhu cầu hàng ngày x Thời gian vận chuyển đơn hàng
ROP=d x L
Cách tính điểm đặt hàng lại giả định nhu cầu luôn đồng nhất và không đổi nó cũng không
xét đến trường hợp tồn kho dự trữ an toàn.
𝐷 (𝑁ℎ𝑢 𝑐ầ𝑢 ℎà𝑛𝑔 𝑛ă𝑚)
Nhu cầu hàng ngày =
𝑆ố 𝑛𝑔à𝑦 𝑙à𝑚 𝑣𝑖ệ𝑐 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑛ă𝑚

Ví dụ 3: Một công ty lắp ráp điện tử có nhu cầu về loại dây dẫn TX512 là 8000 đơn vị/năm.
Thời gian làm việc 8 hàng năm của công ty là 200 ngày.
Thời gian vận chuyển là 3 ngày. Điểm đặt hàng lại (ROP) là:
800
x3 = 120 đơn vị
200
7.2.2. Mô hình sản lượng đơn hàng sản xuất (POQ)
(Production Order Quantity Model)
Trong mô hình EOQ chúng ta đã giả định toàn bộ lượng hàng của một đơn hàng được nhận
ngay trong một chuyến hàng. Tuy nhiên có những trường hợp doanh nghiệp sẽ nhận hàng
dần dần trong một thời gian nhất định. Trong trường hợp như thế chúng ta phải tìm kiếm
một mô hình đặt hàng khác với EOQ.
Mô hình mới này sẽ được áp dụng trong trường hợp lượng hàng được đưa đến một cách
liên tục, hàng được tích lũy dần trong một thời kỳ sau khi đơn đặt hàng được ký kết
Mô hình mới này cũng được áp dụng khi những sản phẩm vừa được sản xuất vừa bán ra
một cách đồng thời. Trong những trường hợp như thế này chúng ta phải quan tâm đến mức
sản xuất hàng ngày của nhà sản xuất và cung ứng.
Vì mô hình này đặc biệt phục vụ thích hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của người
đặt hàng nên nó được gọi là Mô hình sản lượng đơn hàng sản xuất (POQ)
Trong mô hình này các giả thuyết khác giống như mô hình EOQ, điểm khác biệt duy nhất
là hàng được đưa đến làm nhiều chuyến. Bằng phương pháp giống như EOQ ta có thể tính
được sản lượng tối ưu Q*.
Nếu ta gọi:
Q - Là sản lượng của đơn hàng
H - Chi phí tồn trữ cho 1 đơn vị tồn kho mỗi năm
P - Mức độ sản xuất cũng là mức độ cung ứng hàng ngày)
d - Nhu cầu sử dụng hàng ngày
t - Độ dài của thời kỳ sản xuất để tạo đủ số lượng cho đơn hàng (thời gian cung cấp đủ số
lượng đơn hàng)
Mô hình POQ có dạng như sau:

Chúng ta biết rằng:


Mức tồn kho tồn trữ hàng trung bình năm = Mức tồn kho trung bình x Chi phí tồn trữ cho
mỗi đơn vị tồn kho trong năm
𝑀ứ𝑐 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 𝑡ố𝑖 đ𝑎
Mức tồn kho trung bình =
2

Có nghĩa:
Chi phí tồn trữ hằng năm = Mức tồn kho tối đa x Chi phí tồn trữ mỗi đơn vị tồn kho trong
năm
Trong mô hình này:
Mức tồn kho tối đa = Tổng số đơn vị hàng được cung ứng trong thời gian t - Tổng số đơn
vị hàng được sử dụng trong thời gian t
Vậy:
Mức tồn kho tối đa = P.t -d.t
Mặt khác chúng ta lại có Q=P.t (sản lượng một đơn hàng bằng tích số của số ngày cung
ứng với lượng cung ứng trong mỗi ngày).
Từ đó chúng ta suy ra:
𝑄
t=
𝑃

Chúng ta thế vào biểu thức tính mức tồn kho tối đa và sẽ có:
𝑄 𝑄
Mức tồn kho tối đa = P - 𝑑
𝑃 𝑃

𝑑
Mức tồn kho tối đa =Q (1 − )
𝑃

Như đã trình bày ở trên chúng ta có thể tính chi phí tồn trữ hàng năm (bằng tích số của mức
tồn kho tối đa chia 2 và nhân với chi phí tồn trữ cho 1 đơn vị hàng trong năm) như sau:
𝑄 𝑑
Chi phí tồn trữ hằng năm = (1 − ).H
2 𝑃

Để tìm được sản lượng tối ưu chúng ta cho: Chi phí tồn trữ hàng năm = Chi phí đặt hàng
hàng năm
Có nghĩa:

Ví dụ 4: Nhà máy VIKYNO chuyên sản xuất phụ tùng với tốc độ 300 chiếc/ngày. Loại phụ
tùng này được sử dụng 12.500 chiếc/năm và trong năm xí nghiệp làm việc 250 ngày. Chi
phí tồn trữ 20.000 đ/1 đơn vị trong năm, phí đặt hàng mỗi lần là 300.000đ.
Vậy số lượng đặt hàng kinh tế là bao nhiêu? Áp dụng công thức trên ta có thể tính được
sản lượng tối ưu như sau:

7.2.3. Mô hình tồn kho có sản lượng để lại nơi cung ứng
Trong những mô hình trên chúng ta không chấp nhận sự thiếu hụt trong tồn kho. Trong
thực tế có nhiều trường hợp trong đó sự thiếu hụt có định trước tức là có tính toán trước
cho sự thiếu hụt, trường hợp này thường được áp dụng hàng tồn kho mà phí tồn trữ quá
cao. Chẳng hạn như trường hợp của những nhà bán lẻ xe hơi và phụ tùng.
Do đó mô hình này giả định rằng có tình trạng dự trữ cho thiếu hụt và lượng hàng để lại
nơi cung ứng được chấp nhận. Bởi vậy mô hình này còn gọi là mô hình tồn kho thiếu hụt
có định trước. Các giả định của mô hình này giống các mô hình trước đây.
Ngoài ra chúng ta còn giả định rằng doanh thu không bị suy giảm vì sự dự trữ thiếu hụt
này. Chúng ta sử dụng các yếu tố và các biến số giống các mô hình trước đây chỉ thêm một
biến số chi phí cho 1 đơn vị hàng để lại hàng năm là B.
Như vậy nếu gọi:
Q - Sản lượng của một đơn hàng
D - Nhu cầu hàng năm
S - Chi phí thiết lập đơn hàng
B - Chi phí cho 1 đơn hàng để lại nơi cung ứng hàng năm
b - Sản lượng còn lại sau khi sản lượng để lại được thực hiện.
Sơ đồ của mô hình được thể hiện như sau:

Tổng chi phí về tồn kho trong trường hợp này gồm 3 loại chi phí:
- Chi phí đặt hàng
- Chi phí tồn trữ
- Chi phí cho sản lượng hàng để lại
Chúng ta có thể áp dụng máy tính để tìm ra Q* và b* cũng như sau:
Ví dụ 5: Một công ty bán sỉ các mũi khoan tốc độ cao có nhu cầu hàng năm 20.000 mũi
khoan/năm, chi phí tồn trữ H = 20.000 đ/1 cái, chi phí đặt hàng 150.000 đ/1 lần hàng, chi
phí cho 1 đơn vị hàng để lại nơi cung ứng 100.000 đ/cái/năm
Lượng đặt hàng kinh tế là bao nhiêu? Sản lượng để lại nơi cung ứng là bao nhiêu?

7.2.4. Mô hình khấu trừ theo số lượng


(Quantity Discount Models)
- Để tăng doanh thu bán hàng nhiều công ty thường đưa ra những khoản khấu trừ theo số
lượng đối với khách hàng. Việc khấu trừ theo số lượng thực chất là sự giảm giá hàng hóa
khi khách hàng mua loại hàng đó với một số lượng lớn. Việc thiết lập một bảng giá khấu
trừ với nhiều mức khấu trừ cho những đơn hàng lớn là một việc làm phổ biến và thông
thường. Nhưng mức khấu trừ có thể hình dung sau bảng sau:
Bảng khấu trừ theo số lượng:

STT Sản lượng khấu trừ Tỷ lệ khấu trừ (%) Giá khấu trừ
(P)

1 0 - 999 0 5,00$

2 1.000 - 1.999 4 4,80$

3 ≥ 2.000 5 4,75$

Với tất cả những mô hình tồn kho nêu trên, mục tiêu tổng quát luôn là tối thiểu hóa tổng
chi phí tồn kho.
Nếu chúng ta mua với sản lượng 2000 đơn vị chúng ta sẽ được hưởng mức giá thấp nhất,
tuy nhiên nếu mua với mức sản lượng lớn thì chi phí tồn trữ sẽ tăng, mặc khác nếu xét chi
phí đặt hàng thì sản lượng càng tăng chi phí đặt hàng càng giảm.
Do đó vấn đề chủ yếu khi chọn lựa mức sản lượng tối ưu là vấn đề xem xét giữa chi phí
mua hàng và tổng chi phí về tồn kho.
Tổng chi phí của hàng tồn kho = Chi phí đặt hàng + Chi phí tồn trữ + Chi phí mua hàng

Bao giờ chúng ta phải tìm cách xác định sản lượng tối ưu của một đơn hàng.
Do có nhiều mức khấu trừ, nên quá trình xác định Q* sẽ tiến hành qua 4 bước.
Bước 1: Xác định Q* ở từng mức khấu trừ theo công thức.

Phí tổn tồn trữ giờ đây là I.P thay cho H bởi vì giá cả của hàng hóa là một biến số trong
tổng chi phí tồn trữ.
I là tỷ lệ % chi phí tồn trữ tính theo giá mua 1 đơn vị hàng
P là giá mua một đơn vị hàng.
Bước 2: Ở bất kỳ một mức khấu trừ nào, nếu sản lượng đơn hàng đã tính ở bước 1 quá
thấp đến nỗi không đủ điều kiện để hưởng mức giá khấu trừ, chúng ta điều chỉnh sản lượng
của đơn hàng lên đến mức sản lượng tối thiểu để được hưởng giá khấu trừ. | Bước 3: Sử
dụng công thức tính tổng chi phí nêu trên để tính toán tổng chi phí cho các mức sản lượng
đã được xác định ở bước 1 và bước 2 (tức là Q* đã được điều chỉnh lên mức hướng giá
khấu trừ ở bước 2)
Bước 4: Chọn Q* nào có tổng chi phí của hàng tồn kho thấp nhất đã xác định ở bước 3.
Đó chính là sản lượng tối ưu của đơn hàng.
Ví dụ 6: Một công ty buôn bán xe hơi đua cho trẻ em. Gần đây họ được hưởng chế độ khấu
trừ theo sản lượng đơn hàng cụ thể như sau:
- Giá thông thường 1 chiếc xe hơi đua là 5 USD.
- Với sản lượng mua từ 1000 - 1999 giá là 4,8 USD
- Với sản lượng mua trên 2000 giá là 4,75 USD.
Chi phí đặt hàng là 49 USD 1 lần đặt hàng. Nhu cầu hành năm là 5000 xe hơi đua. Chi phí
thực hiện tồn kho 1 = 20% giá mua 1 đơn vị hàng.
Vậy sản lượng hàng tối ưu là bao nhiêu?
Bước 1: Xác định Q* theo các mức giá khấu trừ.

Bước 2: Điều chỉnh Q*, nếu Q* tính ra thấp hơn mức được hưởng giá khấu trừ.
- Với Q* tính với giá 5 USD nằm trong khoảng 0 - 999 nên không cần điều chỉnh. .
- Với Q* tính với giá 4,8 USD là 714 thấp hơn dãy khấu trừ 1000 - 1999 do đó phải điều
chỉnh lên con số tối thiểu là 1000.
- Với Q tính với giá 4,75 USD là 718 thấp hơn dãy khấu trừ 2000 trở lên, do đó phải điều
chỉnh lên mức tối thiểu là 2000. Tóm lại sau điều chỉnh chúng ta có:
Q*1 = 700 Q*2 = 1000 Q*3 = 2000
Bước 3: Xác định tổng chi phí cho hàng tồn kho

Bước 4: Chúng ta nhận thấy Q* = 1000 có tổng chi phí thấp nhất, do đó ta chọn mức sản
lượng này làm sản lượng của đơn hàng. Tuy nhiên chúng ta cũng cần chú ý rằng với sản
lượng 2000 tổng chi phí chỉ cao hơn chút ít, nêu giả mua ở mức này được giảm thấp hơn
có thể đơn hàng sẽ có tổng chi phí thấp nhất.
7.2.5. Mô hình xác suất với thời gian cung ứng không đổi
Tất cả các mô hình trên chúng ta đều giả định là nhu cầu biết trước và không đổi.
Với mô hình này nhu cầu hàng tồn kho không biết trước nhưng có thể nhận dạng thông qua
công cụ phân phối xác suất.
Do đó vấn đề đặt ra đối với mô hình này là làm sao đáp ứng được trong trường hợp nhu
cầu không chắc chắn (không biết trước).
Mức độ đáp ứng nhu cầu có quan hệ với xác suất thiếu hụt sẽ xảy ra
Ví dụ mức độ đáp ứng nhu cầu là 95% thì xác suất thiếu hụt có thể xảy ra là 5%.
Để giảm bớt khả năng thiếu hụt này là duy trì một lượng tồn kho tăng thêm gọi là lượng
tồn kho an toàn, về thực chất tăng thêm lượng tồn kho an toàn là thay đổi điểm đặt hàng
(Reorder Point - ROP).
Trong trường hợp không có tồn kho an toàn thì điểm đặt hàng lại là:
Lxd
Nếu tăng thêm lượng tồn kho an toàn thì điểm đặt hàng lại sẽ là:
ROP = L.d + dự trữ an toàn (safety stock).
Số lượng dự trữ an toàn nhiều hay ít tùy thuộc vào sự thiệt hại do tình trạng thiếu hàng gây
nên và chi phí tồn trữ cho lượng tồn kho tăng thêm này.
Chúng ta có thể khảo sát mối liên hệ qua ví dụ sau :
Ví dụ 7: tại một công ty điểm đặt hàng lại là 50 đen. phí tồn trữ cho mỗi đơn vị tồn kho là
5 USD/1 đơn vị/năm hại do thiếu hàng là 40 USD/1 đơn vị. Xác suất tính cho n hàng tồn
kho trong thời kỳ đặt hàng cho theo biểu dưới đá lượng đơn hàng tối ưu hàng năm là 6.

Hãy xác định lượng dự trữ an toàn mà công ty cần quyết định?
Mục tiêu của chúng ta là tìm lượng dự trữ an toàn sao cho tổng chi phí về tồn trữ và thiệt
hại do thiếu hàng gây ra là nhỏ nhất.
Chi phí về tồn trữ tăng thêm được tính bằng cách nhân số hàng dự trữ an toàn tảng thêm
cho chi phí tồn trữ tính cho 1 đơn vị hàng.
Nếu số lượng dự trữ an toàn là 20 đơn vị thì chi phí tồn trữ tăng thêm sẽ là:
20 x 5 USD = 10 USD
Nếu số lượng dự trữ an toàn là 20 đơn vị thì điểm đặt hàng lại sẽ là:
ROP = 50 + 20 = 70
Chi phí do thiếu hàng gây ra rất khó tính toán và xác định
Mức dự trữ an toàn, chính là lượng hàng dự kiến xảy ra thiếu hụt, chi phí thiệt hại do thiếu
hụt là lượng chi phí đi xảy ra khi có tình trạng thiếu hụt.
Nếu mức dự trữ an toàn = 0 có nghĩa điểm đặt hàng lại là 50 + 0, chúng ta sẽ có khả năng
thiếu hụt:
* Khi nhu cầu xảy ra 60: Sẽ thiếu 10 đơn vị với xác suất 0,2 và số lần xuất hiện thiếu hụt
là 6. Chi phí thiệt hại do thiếu 1 đơn vị là 40 USD.
* Khi nhu cầu xảy ra 70: Sẽ thiếu 20 đơn vị với xác suất 0,1 và số lần xuất hiện thiếu hụt
là 6. Chi phí thiệt hại do thiếu 1 đơn vị là 40 USD.
Vậy chi phí thiệt hại do thiếu hụt khi mức dự trữ an toàn = 0 là: (10 đơn vị x 0,2 x 40 USD
x 6) + (20 đơn vị x 0,1 x 40 USD x 6) = 960 USD.
Bằng cách tính toán nêu trên chúng ta có thể lập biểu tính toán tổng chi phí trong trường
hợp này như sau:
7.3. ĐO LƯỜNG, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TỒN KHO
7.3.1. Ứng dụng kỹ thuật phân tích biên tế để xác định lượng dự trữ tồn kho tối ưu
Trong hầu hết các mô hình tồn kho một chính sách dự trữ tối ưu thường được xác định
thông qua kỹ thuật phân tích biên tế. Nội dung cơ bản của kỹ thuật này là khảo sát lợi nhuận
biên tế trong mối quan hệ tương quan với tổn thất biên tế.
Nguyên tắc chủ yếu của kỹ thuật này là: Ở bất kỳ một tồn kho đã định trước chúng ta chỉ
tăng thêm một đ . tồn kho nêu lợi nhuận biên tế lớn hơn hoặc bằng tổn • biên tế.
Nếu ta gọi lợi nhuận biên tế là MP (Marginal Profit) và thiệt hại biên tế là Mi (Marginal
Loss) | Đồng thời ta gọi P là xác suất xuất hiện khi Nhu cầu 2 Cung ứng và (1 - P) là xác
suất xuất hiện khi Nhu cầu < Cung ứng
Lợi nhuận biên tế mong đợi được tìm ra bằng cách lấy xác suất P nhân với lợi nhuận biên
tế: P x MP
Khoảng tổn thất biên tế được tính tương tự bằng cách lấy xác suất không bán được nhân
với tổn thất biên tế. Nguyên tắc nêu trên có thể biểu thị dưới dạng biểu thức:

Chúng ta có thể sử dụng mối quan hệ này để định ra chính sách tồn kho.
Ví dụ 8: Một hiệu tạp hóa bán những hộp khăn giấy lụa, họ bán với giá 6 USD, khi mua
hàng họ mua với giá 3 USD. Những hộp nào không tiêu thụ được sẽ trả lại cho người cung
ứng, người cung ứng sẽ hoàn trả lại giá mua cho các hộp này nhưng họ phải trừ đi 1 USD
cho mỗi hộp về chi phí quản lý và tồn trữ mà họ phải thực hiện. Việc phân phối xác suất
của nhu cầu được biết như sau:
Chúng ta có thể sử dụng mối quan hệ này để định ra chính sách tồn kho.
Ví dụ 8: Một hiệu tạp hóa bán những hộp khăn giấy lụa, họ bán với giá 6 USD, khi mua
hàng họ mua với giá 3 USD. Những hộp nào không tiêu thụ được sẽ trả lại cho người cung
ứng, người cung ứng sẽ hoàn trả lại giá mua cho các hộp này nhưng họ phải trừ đi 1 USD
cho mỗi hộp về chi phí quản lý và tồn trữ mà họ phải thực hiện. Việc phân phối xác suất
của nhu cầu được biết như sau:

Từ công thức:

Qua biểu phân phối xác suất của nhu cầu ta có thể xác định - Tuất P mà nhu cầu 2 Khả Rõ
ràng nếu P càng lớn càng tốt, do đó chính sách tồn kho tối ưu là việc dự trữ 7 hộp giấy lụa.
7.3.2. Các chỉ tiêu xác định hiệu quả tồn kho
Trong hoạt động quản trị tồn kho các nhà quản trị thường dùng những chỉ tiêu sau đây để
đánh giá hiệu quả của hoạt động quản trị tồn kho. 7.
3.2.1. Chỉ tiêu đáp ứng nhu cầu sản xuất và nhu cầu khách hàng
* Tỷ lệ (%) các đơn hàng khả thi
Số lượng các đơn hàng không hoàn thành, = 100
. Số lượng các đơn hàng có nhu cầu * Tỷ lệ (%) các đơn vị hàng khả thi Lioa lượng hàng
tiêu thụ trong 1 thời kỳ nào
nhu cầu trong 1 thời kỳ
7.3.2.2. Chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư cho hàng tồn kho
Trị giá hàng tồn kho dùng cho hoạt động SX điều hành
𝑆ả𝑛 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑐ủ𝑎 𝑚ộ𝑡 đơ𝑛 ℎà𝑛𝑔
= x giá mua một đơn vị hàng
2
Trị giá của lượng dự trữ an toàn – Trị giá của hàng tồn kho Trị giá của hàng tồn kho dùng
cho hoạt động sản xuất điều hành
* Tỷ lệ (%) giá trị tài sản dùng cho tồn kho
𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 đầ𝑢 𝑡ư 𝑐ℎ𝑜 ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜
= x 100
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑔𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

7.3.2.3. Chỉ tiêu đánh giá trình độ quản trị tồn kho
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ℎ𝑢 𝑐ầ𝑢
Chi phí hằng năm cho đặt hàng = x Chi phí
𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 đơ𝑛 𝑣ị ℎà𝑛𝑔 𝑐ủ𝑎 𝑚ỗ𝑖 đơ𝑛 ℎà𝑛𝑔
cho mỗi đơn hàng
Chi phí thực hiện tồn kho
𝛴Tất cả những chi phí liên quan với việc trữ hàng tồn kho

𝐺𝑖á 𝑣ố𝑛 𝑐ủ𝑎 ℎà𝑛𝑔 𝑏á𝑛


Số vòng quay của hàng tồn kho =
𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑐ủ𝑎 ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜
Mức độ chính xác của các báo cáo tồn kho =100 -
𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑐á𝑐 𝑏á𝑜 𝑐á𝑜 𝑘ℎô𝑛𝑔 𝑐ℎí𝑛ℎ 𝑥á𝑐
x100
𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑐á𝑐 𝑏á𝑜 𝑐á𝑜 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑛ă𝑚
𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜
Tỷ lệ hàng tồn kho so với doanh thu =
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢

You might also like