You are on page 1of 2

HCHEMO LỚP HẠT GIỐNG

HChemO – LUYỆN THI HSG MÔN HÓA ĐỀ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI
Thầy Nguyễn Đăng Minh Quân MÔN: Hóa Học
ĐỀ THI THỬ SỐ 1 Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1. (1 điểm) Sử dụng máy tính cầm tay, em hãy xác định nghiệm của các hệ phương trình dưới
đây:
4𝑥 + 𝑦 = 2 3𝑥 + 2𝑦 = 6
a. ! b. !
8𝑥 + 3𝑦 = 5 𝑥 − 𝑦 = 2
−𝑥 − 𝑦 = 2 2𝑥 + 3𝑦 = 5
c. ! d. !
−2𝑥 − 3𝑦 = 9 5𝑥 − 4𝑦 = 1
Câu 2. (1 điểm) Trình bày phương pháp giải cho các hệ phương trình dưới đây:
𝑥 + 3𝑦 = 6 −𝑥 + 𝑦 = 2
a. ! b. !
−2𝑥 + 𝑦 = −5 𝑥 + 𝑦 = −4
Câu 3. (2 điểm) Phân tích phổ khối lượng của một mẫu nguyên tố thu được kết quả là khối phổ như
hình dưới đây:

a. Cho biết có bao nhiêu đồng vị được tìm thấy trong mẫu nguyên tố được sử dụng để phân tích?
b. Hãy xác định khối lượng nguyên tử trung bình của nguyên tố đang khảo sát.
c. Từ giá trị khối lượng nguyên tử trung bình đã xác định được ở câu b, hãy sử dụng bảng tuần
hoàn các nguyên tố hoá học để xác định nguyên tố được khảo sát và viết ký hiệu nguyên tử cho các
đồng vị đã được tìm thấy trong mẫu.
d. Trong các đồng vị đã được tìm thấy, hãy chỉ ra và giải thích đâu là đồng vị bền nhất và kém bền
nhất.
Câu 4. (2 điểm) Nguyên tử của một nguyên tố hoá học có tổng số hạt cơ bản là 49, trong đó tổng số
hạt không mang điện bằng 53,125% so với tổng số hạt mang điện.
a. Hãy xác định số lượng mỗi loại hạt cấu tạo nên
nguyên tử được khảo sát.
b. Hãy viết ký hiệu nguyên tử cho nguyên tử được
khảo sát. Cho biết nguyên tố tương ứng với nguyên
tử được khảo sát là kim loại, phi kim, hay khí hiếm.
c. Hình vẽ bên cho biết phổ khối lượng thu được
khi phân tích một mẫu chứa nguyên tố tương ứng
với nguyên tử đang khảo sát. Hãy cho biết nguyên
tử được khảo sát có phải là đồng vị bền nhất của
nguyên tố tương ứng hay không? Vì sao?
NGUYEN DANG MINH QUAN – 0905 57 59 60
HCHEMO LỚP HẠT GIỐNG

Câu 5. (4 điểm)
5.1. (1.5 điểm) Hãy sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và định luật tuần hoàn để thực
hiện các yêu cầu sau:
a. Hãy xác định các nguyên tố tương ứng với những mô tả vị trí dưới đây:
(I): Nguyên tố thuộc chu kỳ 2, nhóm VIIA
(II): Nguyên tố thuộc chu kì 3, nhóm IIA
(III): Nguyên tố thuộc chu kì 3, nhóm VIA
(IV): Nguyên tố thuộc chu kì 4, nhóm IA
b. Trình bày cách sắp xếp các nguyên tố tìm được trong câu 5.1.a theo:
(i): thứ tự giảm dần bán kính nguyên tử.
(ii): thứ tự tăng dần tính kim loại, giảm dần tính phi kim.
5.2. (2.5 điểm) Không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, hãy thực hiện những yêu
cầu sau:
a. Vẽ sơ đồ nguyên tử cho các nguyên tố hoá học sau:
Li (Z = 3), C (Z = 6), O (Z = 8), S (Z = 16), Ca (Z = 20)
b. Hãy trình bày sự hình thành liên kết trong các phân tử chất dưới đây:
(i): Li2O.
(ii): CS2.
(iii): CaS.
c. Một hợp chất được tạo nên bởi C và O sau khi phân tích khối lượng biết được phân tử chứa
27,27% C, còn lại là O.
(i): Hãy xác định công thức hoá học của hợp chất được khảo sát.
(ii): Hãy xác định hoá trị của nguyên tử C trong hợp chất được khảo sát và cho biết tên hệ thống
tương ứng của hợp chất đó.
- HẾT -

Học sinh được phép sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

NGUYEN DANG MINH QUAN – 0905 57 59 60

You might also like