You are on page 1of 1

IV/ Mối quan hệ giữa thực tiễn và lý luận

1) Vai trò của thực tiễn đối với lý luận :


- Thực tiễn là cơ sở của lý luận: thông qua hoạt động thực tiễn những thuộc tính, quan hệ,
tính chất, cấu trúc của sự vật được phản ánh, hình thành tri thức kinh nghiệm. Từ tri thức
kinh nghiệm tích luỹ được con người hệ thống hoá, khái quát hoá hình thành nên lý luận.
- Thực tiễn còn là mục đích của lý luận: Lý luận không chỉ đáp ứng nhu cầu nhận thức mà
còn góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động thực tiễn của con người, lý luận
chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn và cải tạo thực tiễn. Vì vậy,
thực tiễn là mục tiêu hướng tới của hoạt động lý luận
- Thực tiễn còn là động lực chủ yếu và trực tiếp của lý luận: Nhu cầu thực tiễn thúc đẩy sự
ra đời và phát triển của lý luận, thông qua thực tiễn những bế tắc của lý luận sẽ phát triển;
thực tiễn làm cho xã hội ngày càng phát triển, năng lực trí tuệ ngày càng cao hơn, khả
năng nhận thức và khái quát lý luận ngày càng tốt hơn, qua đó mỗi hệ thống lý luận ngày
càng hoàn thiện và phát triển
- Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra sự phù hợp hay không phù hợp của lý luận: Thông qua
thực tiễn để đánh giá tính mục đích và tính hiệu quả của lý luận có thực hiện được hay
không. Vì vậy, thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra tính đúng đắn của lý luận
2) Sự tác động trở lại của thực tiễn đối với lý luận :
- Lý luận khái quát kinh nghiệm, chỉ ra quy luật vận động của thực tiễn
- Lý luận dự báo , định hướng cho hoạt động thực tiễn
- Lý luận giáo dục, liên kết, tập hợp lực lượng, chỉ đạo và cải tiện thực tiễn
- Do tính khái quát cao, tính gián tiếp trong phản ánh thực tiễn nên lý luận có khả năng rời
xa thực tiễn và ảo tưởng
- Thực tiễn luôn vận động, biến đổi -> Lý luận không theo kịp -> Lạc hậu
3) Ý nghĩa phương pháp luận
- Phương pháp luận có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó được ví như “kim chỉ nam”, là cơ
sở nền tảng, cấu trúc logic để tiến hành nghiên cứu khoa học.
- Phương pháp luận trực tiếp đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hiệu quả của các công
trình khoa học: cung cấp định hướng, cấu trúc cho các nhà nghiên cứu để họ xác định
được hướng đi và các bước tiến hành nghiên cứu, có mặt trong hầu hết các giai đoạn của
quá trình nghiên cứu như: xác định vấn đề nghiên cứu, phân tích dữ liệu đã thu thập được,
rút ra kết quả và kết luận của nghiên cứu đó. Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải
luôn đề cao luôn đề cao vai trò của phương pháp luận.

You might also like