You are on page 1of 2

1.

Thông tin liên hệ


 Thông tin người gửi thư: họ và tên; số điện thoại; email cá nhân; địa chỉ
 Địa điểm và ngày gửi thư
 Thông tin người nhận thư: họ và tên/chức danh của người đó tại trường; tên trường mà bạn muốn ứng
tuyển; địa chỉ của trường.
2. Chủ đề của bức thư
Một bức thư xin học, bạn cần nêu ngắn gọn và rõ chủ đề là thư ứng tuyển vào chuyên ngành gì của trường để
người nhận dễ nắm bắt mục đích gửi thư của bạn.

3. Nội dung thư


 Lời mở đầu: « Chère Madame, Cher Monsieur » hoặc tên riêng cụ thể nếu bạn biết: « Chère Mme
Damien » ; « Cher Pr. Bourgeois ».
 Nội dung chính: đây là phần để các bạn giới thiệu bản thân; thế mạnh; kinh nghiệm, học vấn và đưa ra
mong muốn ứng tuyển vào chương trình học cũng như thuyết phục ngôi trường mơ ước chấp nhận lá
thư xin học này của bạn.
 Kết thư: Lời cảm ơn
 Chữ ký
III. CÁCH VIẾT THƯ ĐỘNG LỰC CHUẨN PHÁP
Theo tiêu chí của hội đồng giáo dục Pháp đưa ra, lá thư động lực của bạn không được vượt quá 2500 từ, tốt nhất
chỉ nên nằm trên một trang A4 và phần nội dung chính của bức thư phải có đầy đủ, phân rõ 4 đoạn sau:

1. Se presenter – Giới thiệu bản thân


 Giới thiệu ngắn gọn về bản thân: Là ai? Đang làm công việc gì? Muốn gì? Mục tiêu là gì?
 Cần nêu ra chương trình đào tạo tại ngôi trường mong muốn ứng tuyển.
Phần này ứng viên cần cụ thể hóa các kinh nghiệm và các kỹ năng liên quan đến kế hoạch học tập: Hướng sự chú ý
của người đọc đến các chi tiết quan trọng.
2. Expliquer – Giải thích
 Giải thích lý do vì sao lựa chọn ngành và chọn trường, chọn du học Pháp;
 Chi tiết ngắn gọn về chương trình đào tạo mà bạn ứng tuyển
Chú ý: Nếu đang trong quá trình định hướng lại ngành học hoặc nghề nghiệp, cần thành thật giải thích lý do thay
đổi và nêu rõ mục đích, lợi ích của sự thay đổi này, lên kết hoạch cụ thể, cách đạt được mục tiêu đã đề ra.
3. Argumenter – Lập luận
 Trình bày ngắn gọn thành tích đa đạt được (chỉ nên chọn thành tích cao nhất);
 Trình độ ngôn ngữ hiện tại;
 Kỹ năng và kinh nghiệm hiện có;
 Mục tiêu và kế hoạch học tập trong tương lai tương ứng với ngành học ứng tuyển.
Phần này, ứng viên cần thể hiện được vì sao bạn là ứng viên lý tưởng cho chương trình đào tạo mong muốn nhằm
thuyết phục hội đồng xét tuyển.
4. Kết thư
Kết thúc thư bằng một câu chào lịch sự, ngắn gọn để cảm ơn người đọc, ví dụ: « Je vous prie de croire en
l’assurance de mes sentiments les meilleurs » / « En vous remerciant pour votre temps et votre considération » / «
Bien cordialement » ; « Respectueusement » ; « Mes sincères salutations »
Lời khuyên
 Thư động lực cần ngắn gọn, sử dụng câu từ trang trọng;
 Chỉ nên tập trung vào kết quả và thành tích phù hợp với chương trình đào tạo mong muốn ứng tuyển;
 Giải thích lý do vì sao bạn là một ứng viên phù hợp với chương trình mà bạn đang ứng tuyển và bạn
có thể hoàn thành chương trình đào tạo này (thể hiện kháo khao muốn chinh phục ngành học này tại
ngôi trường này);
 Cụ thể trong lập luận;
 Khi viết xong, bạn nên đọc lại thư, kiểm tra ngữ pháp, chính tả và thông tin liên hệ thật kỹ trước khi
gửi;
 Thư động lực nên có 4 đoạn: Giới thiệu bản thân, giải thích, lập luận và kết thư (cảm ơn).

You might also like