You are on page 1of 5

Ma trận bài kiểm tra giữa kỳ II – Năm học 2023-2024

Môn Sinh 12 CT Chuẩn


Cấp độ Vận dụng
Nhận biết Thông hiểu Cộng
Tên chủ đề Cấp độ thấp Cấp độ cao
(nội dung, chương,…)
1. Môi trường và các - Khái niệm - Phân biệt - Xác định - Ý nghĩa
nhân tố sinh thái. môi trường, các loại môi khoảng thuận giới hạn sinh
nhân tố sinh trường sống, lợi, khoảng thái trong
thái, nơi ở, ổ nơi ở và ổ chống chịu thực tiễn.
sinh thái. sinh thái thông qua ví - Phân tích
- Khái niệm - Ổ sinh thái dụ. loài nào có
giới hạn sinh và vai trò của - Vận dụng khả năng
thái và các sự phân li ổ giải thích đặc thích nghi
nhóm sinh vật sinh thái cùng điểm thích cao dựa trên
theo giới hạn loài, khác nghi dựa trên các hiểu biết
sinh thái loài. hiểu biết về về môi
tác động của trường và các
nhân tố sinh nhân tố sinh
thái lên sinh thái
vật

Số câu 3 2 2 1 8
Số điểm Tỉ lệ% 1,0đ - 10% 0,6đ - 6% 0,6đ - 6% 0,3đ - 3% 2,7đ -27%
2. Quần thể sinh vật - Khái niệm - Phân biệt - Xác định - Xác định
và mối quan hệ giữa về quần thể quần thể và quần thể mối quan hệ
các cá thể trong quần sinh vật quần tụ ngẫu thông qua các giữa các cá
thể - Nêu mối nhiên các cá ví dụ. thể thông qua
quan hệ hỗ thể cùng loài Vận dụng giải ví dụ
trợ và cạnh - Hiểu được ý thích các hiện
tranh cùng nghĩa của các tượng thực tế
loài mối quan hệ có liên quan
giữa các cá đến quan hệ
thể trong quần giữa các cá
thể. thể trong quần
Vai trò yếu tố thể
cạnh tranh
trong quần thể

Số câu 4 2 2 1 9
Số điểm Tỉ lệ% 1,0đ - 10% 0,6đ - 6% 0,6đ - 6% 0,3đ - 3% 3,0đ -30%
3. Các đặc trưng cơ - Nêu đặc - Hiểu được ý - Ứng dụng Định hướng
bản của quần thể điểm của mật nghĩa của việc của việc sự phát triển
sinh vật độ cá thể, nghiên cứu nghiên cứu của quần thể
phân bố, tỉ lệ các đặc trưng: các đặc trưng khi thay đổi
giới tính và tỉ lệ giới tính, của quần thể. các đặc trưng
nhóm tuổi của mật độ và - Vận dụng của quần thể.
quần thể . nhóm tuổi của giải thích các Vận dụng
- Nêu khái quần thể. - hiện tượng giải thích mối
niệm kích Trình bày ảnh thực tế có liên quan hệ giữa
thước quần hưởng của các quan. các cá thể
thể, sự tăng yếu tố tới kích trong quần
trưởng quần thước của thể sẽ thay
thể quần thể. đổi thế nào
khi các đặc
trưng cơ bản
1
của quần thể
dao động
theo một
chiều hướng
giả định.

Số câu 5 5 2 1 13
Số điểm Tỉ lệ% 1,7đ - 17% 1,7đ - 17% 0,6đ - 6% 0,3đ - 3% 4,3đ – 43%
Tổng số câu 12 9 6 3 30
Tổng số điểm 4,0đ 3,0đ 2,0đ 1,0đ 10,0đ
Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% 100%

TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ MINH HỌA KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II


LÊ QUÝ ĐÔN Năm học: 2023 - 2024
Tổ Sinh – CN Môn: Sinh học. Lớp 12 - Chương trình Chuẩn
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)

Câu 1. Nơi ở là
A. khu vực sinh sống của sinh vật. B. nơi cư trú của loài.
C. khoảng không gian sinh thái. D. nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật.
Câu 2. Khi nói về giới hạn sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1. Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật
có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.
2. Ở trong khoảng cực thuận, sinh vật phát triển tốt nhất.
3. Ở trong khoảng chống chịu, sinh vật không thể tồn tại được.
4. Biết được giới hạn sinh thái của một loài nào đó có thể suy ra vùng phân bố của loài đó, từ đó có
biện pháp chăm sóc hợp lý.
5. Loài có giới hạn sinh thái rộng với nhiều nhân tố sinh thái thì có vùng phân bố rộng.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 3. Có các loại môi trường phổ biến là:
A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.
B. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong.
C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài.
D. môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn.
Câu 4. Cá rô phi nuôi ở Việt Nam có các giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là
5,60C và 420C. Khoảng giá trị nhiệt độ từ 5,60C đến 420C được gọi là
A. khoảng gây chết. B. khoảng thuận lợi.
C. khoảng chống chịu. D. giới hạn sinh thái.
Câu 5. Khoảng giá trị của nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lý đối với cơ thể sinh vật nhưng
chưa gây chết được gọi là
A. khoảng thuận lợi. B. giới hạn sinh thái.
C. ổ sinh thái. D. khoảng chống chịu.
Câu 6. Cho các phát biểu sau về mật độ cá thể của quần thể, các phát biểu không đúng là:
1. Khi mật độ giảm tới mức tối thiểu thì sức sinh sản tăng tới mức tối đa.
2. Mật độ cá thể của quần thể không đánh giá được mức độ suy vong hay phát triển của một quần thể.
3. Ở trạng thái cân bằng, mức sinh sản là cao nhất.
4. Khi mật độ giảm nhanh thì sức sinh sản tăng.
5. Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trưởng thành sống trong một đơn vị thể tích hoặc diện
tích.
6. Mật độ cá thể trong quần thể luôn cố định theo thời gian.
A. (1), (2), (3), (6) B. (1), (3), (4), (5) C. (1), (2), (5), (6) D. (2), (5), (6)
Câu 7. Những nội dung nào sau đây là đúng?
1. Các loài sinh vật phản ứng khác nhau đối với nhiệt độ môi trường.
2. Động vật hằng nhiệt có vùng phân bố rộng hơn động vật biến nhiệt.
2
3. Chỉ có động vật mới phản ứng với nhiệt độ môi trường còn thực vật thì không phản ứng.
4. Động vật biến nhiệt có khả năng thay đổi nhiệt độ cơ thể theo nhiệt độ môi trường nên có khả năng
thích nghi hơn so với động vật hằng nhiệt.
5. Nhiệt độ không ảnh hưởng đến lượng thức ăn và tốc độ tiêu hóa của sinh vật.
A. (1), (2), (4), (5) B. (1), (2) C. (1), (4), (5) D. (3), (2), (4)
Câu 8. Cho ví dụ: cây sống theo nhóm chịu đựng bão và hạn chế thoát hơi nước tố hơn cây sống riêng rẽ.
Trong các hiện tượng sau, có bao nhiêu hiện tượng nào tương tự với ví dụ trên?
1. Nhiều con quạ cùng loài tranh nhau xác một con thú.
2. Hổ đuổi bắt một bầy sơn dương.
3. Một con linh cẩu không hạ được một con trâu rừng nhưng nhiều con thì được.
4. Nhiều con báo cùng ăn thịt một con nai rừng.
A. 2 B. 4 C. 1 D. 3
Câu 9. Phát biểu nào dưới đây là chính xác về các đặc trưng cơ bản của quần thể?
A. Hầu hết các loài động vật có kích thước lớn trong tự nhiên đều có đường cong tăng trưởng chữ J.
B. Hầu hết ở các quần thể động vật, tỉ lệ giới tính được duy trì ở trạng thái 1:1.
C. Trong môi trường giới hạn, tốc độ tăng trưởng của quần thể đạt giá trị lớn nhất khi kích thước nhỏ
nhất.
D. Các cá thể trong tuổi sinh sản đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự tồn tại của quần thể.
Câu 10. Giun đũa kí sinh sống ở trong môi trường nào sau đây?
A. Đất. B. Sinh vật. C. Nước. D. Trên cạn.
Câu 11. Quần thể là một tập hợp cá thể như thế nào?
A. cùng loài, sống trong một khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.
B. khác loài, sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định.
C. cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định.
D. cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định, có khả
năng sinh sản tạo thế hệ mới.
Câu 12. Khi nói về hỗ trợ cùng loài, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chống kẻ thù, sinh sản,

B. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể tổn tại một cách ổn định và
khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
C. Ở quần thể thực vật, những cây sống theo nhóm chịu đựng được gió bão là biểu hiện của hỗ trợ
cùng loài.
D. Hỗ trợ cùng loài làm tăng mật độ cá thể nên dẫn tới làm tăng sự cạnh tranh trong nội bộ quần thể.
Câu 13: Cạnh tranh giữa các các thể cùng loài không có vai trò nào sau đây?
A. Làm tăng số lượng các cá thể của quần thể, tăng kích thước quần thể.
B. Tạo động lực thúc đẩy sự hình thành các đặc điểm thích nghi mới.
C. Làm mở rộng ổ sinh thái của loài, tạo điều kiện để loài phân li thành các loài mới.
D. Duy trì số lượng và sự phân bố cá thể ở mức phù hợp.
Câu 14: Trong quần thể, các cá thể luôn gắn bó với nhau thông qua mối quan hệ nào?
A. Hỗ trợ. B. Cạnh tranh.
C. Hỗ trợ hoặc cạnh tranh. D. Không có mối quan hệ nào.
Câu 15. Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài, điều nào sau đây không đúng?
A. Khi mật độ cá thể quá cao và nguồn sống khan hiếm thì sự hỗ trợ cùng loài giảm.
B. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể của quần thể cân bằng với sức chứa của
môi trường.
C. Hỗ trợ cùng loài làm tăng hiệu quả khai thác nguồn sống của quần thể.
D. Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng của quần thể.
Câu 16. Trong quan hệ hỗ trợ cùng loài, sự quần tụ giúp cho sinh vật:
1- dễ dàng săn mỗi và chống kẻ thù được tốt hơn.
2- dễ kết cặp trong mùa sinh sản.
3- chống chịu các điều kiện bất lợi về khí hậu.
4- cạnh tranh nhau để thúc đẩy tiến hóa.
Phương án đúng:
A. 1, 2, 3. B. 1, 2, 4. C. 1, 3, 4. D. 2, 3, 4.
Câu 17. Cho các tập hợp sinh vật sau:

3
1. Những con bướm cùng sống trong một cánh đồng cỏ
2. Những con ong vò vẽ cùng làm tổ trên một cây
3. Những con chuột cùng sống trong một cánh đồng cỏ
4. Những con chim cùng sống trong một khu vườn
5. Những con thú cùng sống trong một khu rừng
6. Những cây cỏ cùng sống trên một cánh đồng
7. Những cây mọ ở ven bờ hồ
8. Những con chim hải âu cùng làm tổ trên một vách núi
9. Những con ếch và nòng nọc của nó ở trong một ao
Có bao nhiêu tập hợp được xem là quần thể sinh vật?
A. 4 B. 3 C. 6 D. 5
Câu 18. Nếu kích thước quần thể vượt quá kích thước tối đa thì đứa đến hậu quả gì?
A. Phần lớn các cá thể bị chết do cạnh tranh gay gắt. B. Quần thể bị phân chia thành hai.
C. Một số cá thể di cư ra khỏi quần thể. D. Phân lớn cá thể bị chết do dịch bệnh.
Câu 19. Nguyên nhân chính làm cho sự phân bố dân cư ở mỗi quốc gia không đồng đều là vì:
A. điều kiện sống phân bố không đều và con người có nhu cầu quần tụ với nhau
B. điều kiện sống phân bố không đều và thu nhập của con người có khác nhau.
C. sở thích của con người thích định cư ở các vùng có điều kiện khác nhau.
D. nếp sống và văn hoá của các vùng có khác nhau nên sự phân bố dân cư khác nhau.
Câu 20. Phân bố đồng đều giữa các cá thể trong quần thể thường gặp khi:
A. điều kiện sống trong môi trường phân bố đồng đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá
thể trong quần thể.
B. điều kiện sống phân bố không đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần
thể.
C. điều kiện sống phân bố đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
D. các cá thể của quần thể sống thành bầy đàn ở những nơi có nguồn sống dồi dào nhất.
Câu 21. Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là:
A. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể.
B. làm tăng khả năng chống chịu của các cá thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường.
C. duy trì mật độ hợp lí của quần thể.
D. tạo sự cân bằng về tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.
Câu 22. Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới
A. khối lượng nguồn sống trong môi trường phân bố của quần thể.
B. mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể.
C. hình thức khai thác nguồn sống của quần thể.
D. tập tính sống bầy đàn và hình thức di cư của các cá thể trong quần thể.
Câu 23. Nếu kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ suy thoái và dễ bị diệt
vong vì nguyên nhân chính là:
A. xảy ra giao phối gần làm giảm sức sống, sức sinh sản... B. giảm hiệu quả nhóm.
C. môi trường sống trở nên khó khăn. D. không kiếm đủ ăn.
Câu 24. Khi kích thước của quần thể vượt mức tối đa, thì xu hướng thường xảy ra là
A. giảm hiệu quả nhóm. B. giảm tỉ lệ tử, tăng tỉ lệ sinh.
C. tăng giao phối tự do. D. tăng cạnh tranh dẫn đến phân li ổ sinh thái.
Câu 25. Có những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức, làm giảm mạnh số lượng cá
thể thì sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng, cách giải thích nào sau đây là hợp lý?
A. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra giao phối không ngẫu nhiên sẽ dẫn đến
làm tăng tần số alen có hại.
B. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì đột biến trong quần thể dễ xảy ra, làm tăng tần số
alen đột biến có hại.
C. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra biến động di truyền, làm nghèo vốn
gen cũng như làm biến mất nhiều alen có lợi của quần thể.
D. Khi số lượng cá thể của quần thể giảm mạnh thì sẽ làm giảm di - nhập gen, làm giảm sự đa dạng di
truyền của quần thể.
Câu 26: Nếu kích thước quần thể đạt đến giá trị tối đa thì quần thể sẽ điều chỉnh số lượng cá thể. Diễn
biến nào sau đây là không phù hợp với sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể khi quần thể đạt kích
thước tối đa?

4
A. Các cá thể trong quần thể phát tán sang các quần thể khác.
B. Tỉ lệ sinh sản giảm, tỉ lệ tử vong tăng.
C. Tỉ lệ cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản tăng lên, tỉ lệ cá thể ở nhóm tuổi đang sinh sản giảm.
D. Dịch bệnh phát triển làm tăng tỉ lệ tử vong của quần thể.
Câu 27: Cây trồng ở vào giai đoạn nào chịu ảnh hưởng mạnh nhất đối với nhiệt độ?
A. Nảy mầm. B. Cây non. C. Sắp nở hoa. D. Nở hoa.
Câu 28: Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là
A. mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật trong một vùng hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống.
B. mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật giúp nhau trong các hoạt động sống.
C. mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong việc di cư do mùa thay đổi.
D. mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống.

Câu 29: Cho các ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ trong quần thể?
1. Chim di cư theo đàn.
2. Ong sống theo bầy.
3. Kiến sống theo đàn.
4. Hổ đực và cái cùng sống với nhau trong một lãnh thổ.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 30: Các cực trị của kích thước quần thể là gì?
1. Kích thước tối thiểu. 2. Kích thước tối đa.
3. Kích thước trung bình. 4. Kích thước vừa phải.
Phương án đúng là:
A. 1, 2, 3. B. 1, 2. C. 2, 3, 4. D. 3, 4.
--------

You might also like