You are on page 1of 31

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN GIẢI QUYẾT


BÀI TOÁN PHƯƠNG TRÌNH FERMAT
CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM
1. Giải phương trình nghiệm nguyên và công thức xác định nghiệm nguyên của
phương trình Pythagore.
2. Phương trình Fermat và các dạng suy rộng của phương trình Fermat.
3. Các nổ lực đầu tiên để giải phương trình Fermat, các khó khăn đã gặp phải.
4. Giả thuyết Mordell – Shafarevich – Tate và ứng dụng trong việc giải phương
trình Fermat.
5. Giống của đường cong đại số; công thức tính giống của đường cong Fermat.
6. Giả thuyết Mordell – Shafarevich – Tate và ứng dụng của nó trong việc giải
quyết bài toán Fermat.
7. Giải thích các ý tưởng chính để từ Giả thuyết Mordell – Shafarevich – Tate,
nhà toán học Faltings suy ra được Định lý lớn Fermat.
8. Giả thuyết Shimura – Tanayama về các đường cong elliptic.
9. Giải thích các ý tưởng chính để từ Giả thuyết Shimura – Tanayama người ta
có thể suy ra suy ra được Định lý lớn Fermat.

3.1. Phương trình Pythagore


3.1.1. Các bộ số Pythagore. Bộ ba số nguyên dương thoả mãn

được gọi là bộ số Pythagore. Tên gọi đó xuất phát từ Định lý


Pythagore quen thuộc: Trong một tam giác vuông, bình phương độ dài cạnh huyền
bằng tổng các bình phương độ dài các cạnh góc vuông.
Như vậy, một bộ ba số nguyên dương là một bộ số Pythagore khi

và chỉ khi tồn tại tam giác vuông có số đo các cạnh góc vuông là và , số đo

cạnh huyền là (chẳng hạn bộ ). Rõ ràng rằng, nếu là

một bộ số Pythagore thì cũng là một bộ số Pythagore với mọi số


nguyên dương . Do đó, khi nói đến bộ số Pythagore ta chỉ cần xét các bộ ba số
nguyên tố cùng nhau.
Bộ ba số Pythagore được gọi là nguyên thuỷ nếu .
1
Ví dụ. Các bộ số là nguyên thuỷ.

Nếu là bộ số Pythagore thì là nguyên thuỷ. Để tìm các bộ

số Pythagore ta cần các bổ đề sau.


3.1.2. Bổ đề. Nếu là bộ số Pythagore nguyên thuỷ thì
.
Chứng minh. Giả sử ngược lại tồn tại một bộ số Pythagore nguyên thuỷ

sao cho . Khi đó, tồn tại số nguyên tố sao cho

. Vì và 2 2

nên p x  y  z . Do p là số nguyên tố mà
2

p z 2 nên p z . Do đó, tồn tại một số nguyên tố là ước chung của và

điều này mâu thuẫn với giả thiết là bộ số nguyên thuỷ tức

. Vậy . Tương tự . ▄
3.1.3. Bổ đề. Giả sử là một bộ số Pythagore nguyên thuỷ. Khi đó,
và không cùng tính chẵn, lẻ.
Chứng minh. Giả sử là bộ số Pythagore nguyên thuỷ. Theo Bổ đề
3.1.2, nên và không thể cùng chẵn. Nếu , cùng lẻ thì

chẵn hay chia hết cho . Ta có: . Do đó

Điều này vô lý với chia hết cho . Vậy , không cùng tính chẵn lẻ.
3.1.4. Bổ đề. Giả sử là các số nguyên dương sao cho và
Khi đó, tồn tại các số nguyên h và l sao cho r  l 2 và s  h 2 .
Chứng minh. Nếu hoặc hoặc thì Bổ đề là hiển nhiên đúng.
Giả sử và có các phân tích tiêu chuẩn thành tích các thừa
số nguyên tố như sau:

2
Vì nên các số nguyên tố xuất hiện trong các phân tích của và
là khác nhau, hay có sự phân tích tiêu chuẩn là

Do nên

Từ Định lý cơ bản của Số học ta suy ra rằng, các luỹ thừa nguyên tố xuất
hiện ở hai vế của đẳng trên thức phải như nhau. Vậy mỗi phải bằng một

nào đó, đồng thời . Do đó, mỗi số mũ đều chẵn nên nguyên.

Từ đó suy ra , trong đó là các số nguyên. ▄


Bây giờ ta có thể mô tả tất cả các bộ số Pythagore nguyên thuỷ.
3.1.5. Định lý. Bộ số nguyên dương lập thành một bộ số Pythagore

nguyên thuỷ, với chẵn, khi và chỉ khi tồn tại các số nguyên dương nguyên tố

cùng nhau với , hơn nữa và không cùng tính chẵn lẻ sao cho

Chứng minh. Giả sử là một bộ số Pythagore nguyên thuỷ. Theo Bổ đề

3.1.3 cho thấy lẻ, chẵn hoặc ngược lại. Vì ta đã giả thiết chẵn nên

đều lẻ. Do và đều là số chẵn, nên các số là

những số nguyên. Vì nên . Vậy

Để ý rằng . Thật vậy, nếu thì do nên

và . Điều đó có nghĩa là hay

3
Theo Bổ đề 3.1.4, tồn tại các số nguyên và sao cho . Ta

viết thông qua :

hay

Ta cũng có , vì mọi ước chung của và cũng là ước của

x  m 2  n 2 , y  2mn, z  m 2  n 2 , nên là ước chung của . Mà

nguyên tố cùng nhau nên . Mặt khác, và không thể

cùng lẻ vì nếu ngược lại thì và đều chẵn, mâu thuẫn với điều kiện

. Vì và không đồng thời là hai số lẻ nên


chẵn, lẻ hoặc ngược lại. Vậy mỗi bộ số Pythagore nguyên thuỷ có dạng đã
mô tả ở trên. Để chứng tỏ

trong đó là các số nguyên dương, , và


lập thành một bộ số Pythagore nguyên thuỷ, ta nhận xét rằng

Bây giờ ta chứng minh nguyên tố cùng nhau. Giả sử ngược lại,

. Khi đó, tồn tại số nguyên tố sao cho là ước của .

Ta thấy rằng không là ước của 2 vì lẻ (do x  m 2  n 2 , trong đó m 2 và


n 2 không cùng tính chẵn lẻ). Lại do là ước chung của và nên là ước
chung của và . Vậy là ước chung của và . Điều

này mâu thuẫn với . Do đó tức là một

bộ số Pythagore nguyên thuỷ. ▄

4
Từ Định lý 3.1.5 nói trên, ta có thể nhận được các ví dụ về bộ số Pythagore
nguyên thuỷ. Chẳng hạn, với ta có

là một bộ số Pythagore nguyên thuỷ: .

3.2. Định lí Ferma lớn

3.2.1. Nhà toán học Pierre de Fermat. Pierre de Fermat (1601 – 1665) là một học
giả vĩ đại, một nhà toán học người Pháp nổi tiếng và là cha đẻ của Lý thuyết số
hiện đại. Fermat xuất thân từ một gia đình khá giả. Ông học ở Toulouse và lấy
bằng cử nhân luật dân sự rồi làm chánh án nhưng lại vô cùng say mê toán học với
thói quen nổi tiếng là ghi các ghi chú bên lề các quyển sách.
Ông vừa là một luật sư, vừa là một nhà toán học đã đóng góp nhiều vào sự
phát triển bước đầu của toán học. Đặc biệt, ông được nhắc đến qua sự khám phá
một phương pháp đầu tiên để tìm cực đại và cực tiểu của tung độ của đường cong.
Ông cũng nghiên cứu về lý thuyết số và có nhiều đóng góp trong các lĩnh vực
hình học giải tích, xác suất và quang học.
Trong hình học, Fermat phát triển ra phương pháp tọa độ, lập phương trình
đường thẳng và các đường cong bậc hai rồi chứng minh rằng các đường cong đó
chính là các thiết diện cônic. Trong toán giải tích, ông nêu các quy tắc lấy đạo
hàm của hàm mũ với số mũ bất kỳ, tìm cực trị, tính tích phân những hàm mũ với
số mũ phân số và số mũ âm. Trong vật lý, có nguyên lý Fermat về truyền sáng, đó
là một định luật quan trọng của quang học. Nhưng đóng góp quan trọng nhất trong
toán học của Fermat là lý thuyết số hiện đại, trong đó có hai định lý nổi bật: Định
lý bé Fermat và Định lý lớn Fermat.
3.2.2. Định lý Fermat lớn. Phương trình không có nghiệm nguyên
dương với .
Câu chuyện về Định lý Fermat lớn là câu chuyện độc nhất vô nhị trong lịch
sử toán học thế giới, khởi nguồn từ cổ đại với nhà toán học Pythagore. Định lý
Fermat lớn (còn gọi là Định lý sau cùng của Fermat, hay còn gọi tắt là Định lý
5
Fermat) được đưa ra năm 1637, khi Fermat nghiên cứu cuốn sách toán cổ Hy lạp
Arithmetica, viết bởi Diophant. Những trang sách này đã gợi ý cho Fermat bàn về
các tính chất xung quanh Định lý Pythagore: Trong một tam giác vuông, bình
phương của cạnh huyền bằng tổng số bình phương của hai cạnh góc vuông.
Nói khác đi, phương trình có vô số nghiệm nguyên và từ đó sẽ
tìm được vô số bộ số Pythagore. Từ Định lý Pythagore, nhà toán học Fermat đã
tìm xem có ba số nguyên nào thỏa mãn một phương trình như phương trình
của Pythagore nhưng ở bậc cao hơn hay không . Theo Fermat,
phương trình này với ba ẩn số nguyên khác không và là vô nghiệm.
Ông đã viết điều này bên lề quyển sách Arithmetica của Diophant như sau:
“Không thể nào viết một số lập phương thành tổng số của hai số lập
phương khác, hay một số tứ phương thành tổng số của hai số tứ phương khác. Và,
một số tùy ý là lũy thừa bậc lớn hơn hai không thể viết như tổng của hai lũy thừa
cùng bậc của hai số nguyên khác. Tôi đã có một chứng minh tuyệt vời cho mệnh
đề này, nhưng lề sách này quả hẹp để có thể ghi được vào đây.”
Trong toán học, số nguyên tố chính quy là một loại số nguyên tố do Ernst
Kummer (nhà toán học người Đức) đặt ra. Chẳng hạn, các số

là số nguyên tố chính quy. Một giả thuyết của nhà toán học Siegel (1964) cho
rằng có khoảng 61% các số nguyên tố là chính quy. Giả thuyết này vẫn chưa có ai
chứng minh được cho đến năm 2008. Ernst Kummer đã tìm ra loại số này khi
đang cố gắng chứng minh Định lý lớn Fermat là đúng với số mũ là các số này và
các số mũ là tích của các số này. Trái lại, với số nguyên tố chính quy là số nguyên
tố phi chính quy. K. L. Jensen đã chỉ ra rằng có vô hạn số nguyên tố phi chính
quy. Chẳng hạn, các số là những số nguyên tố phi
chính quy
Cho mãi tới đầu thế kỷ XX, các nhà toán học chỉ chứng minh Định lý lớn
Fermat là đúng với và các bội số của nó. Nhà toán học người Đức
Ernst Kummer đã chứng minh định lý này là đúng với mọi số nguyên tố tới
(trừ 3 số nguyên tố phi chính quy là ).
Các dạng suy rộng khác của Định lý Fermat.

6
3.2.3. Định lí lớn Fermat tiệm cận. Phương trình không có nghiệm
nguyên dương với n đủ lớn.
3.2.4. Định lí lớn Fermat mở rộng. Phương trình không có

nghiệm nguyên dương với .

3.2.5. Định lí lớn Fermat tổng quát. Phương trình không

có nghiệm nguyên dương với .


Trên cơ sở theo dõi và tham khảo các tài liệu số học có liên quan đã công
bố trong thời gian gần đây, trong nội dung tiếp theo, chúng tôi giới thiệu một số
phương pháp tiếp cận để đi đến chứng minh của Định lý lớn Fermat.
3.2.6. Nổ lực đầu tiên để giải phương trình Fermat. Một nỗ lực đầu tiên để giải
phương trình Fermat là người ta tìm cách viết phương trình này dưới dạng tích:

Từ đó, đặt

hoặc

Giải hệ này theo và cho ta:

hoặc

Vậy

hoặc

Tuy nhiên, việc giải hệ các phương trình này lại không dễ hơn giải phương
trình ban đầu. Hơn nữa điều đáng tiếc là phương pháp này không cung cấp cho ta
bất kỳ cái nhìn nào sâu sắc hơn.

7
3.2.7. Mệnh đề. Nếu phương trình x n  y n  z n với n  3 , có nghiệm nguyên

dương thì phương trình x p  y p  z p cũng có nghiệm nguyên dương, với p là ước
của n.
Chứng minh. Giả sử phương trình x n  y n  z n với n  3 , có một nghiệm nguyên

dương , khi đó ta có a n  b n  c n . Ta viết đẳng thức này lại như sau:

Do đó, phương trình x p  y p  z p có nghiệm nguyên dương .▄

3.2.8. Mệnh đề. Nếu phương trình x n  y n  z n không có nghiệm nguyên dương

khi hoặc khi n là số nguyên tố thì phương trình x n  y n  z n không có


nghiệm nguyên dương với mọi số nguyên .
Chứng minh. Từ giả thiết ta chỉ cần xét với những số nguyên và không phải
là số nguyên tố.
1) Nếu là số lẻ thì tồn tại một ước nguyên tố lẻ của . Do đó, nếu phương
trình x n  y n  z n có nghiệm nguyên dương thì theo Mệnh đề 3.2.7 phương trình

x p  y p  z p cũng có nghiệm nguyên dương. Điều này mâu thuẫn với giả thiết.
2) Nếu n là số chẵn thì ta xét hai khả năng sau:
a) : Do nên . Nếu phương trình x n  y n  z n có nghiệm
nguyên dương thì do là ước của , nên theo Mệnh đề 4.2.7 phương trình
x 4  y 4  z 4 cũng có nghiệm nguyên dương. Điều này mâu thuẫn với giả thiết.

b) : Do nên hay là số lẻ lớn hơn


và do đó có một ước nguyên tố lẻ . Giả sử ngược lại, phương trình
x n  y n  z n có nghiệm nguyên dương thì theo Mệnh đề 3.2.7 phương trình

x p  y p  z p cũng có nghiệm nguyên dương. Điều này mâu thuẫn với giả thiết. ▄
3.2.9. Nhận xét. a) Nếu có một ước nguyên tố lẻ thì ta có thể viết phương
trình Fermat dưới dạng:

8
và do đó trong trường hợp này có thể hạn chế chỉ xét phương trình với dạng
, trong đó là số nguyên tố lẻ.
b) Nếu không có ước nguyên tố lẻ thì chỉ có ước nguyên tố là hay
là bội của và khi đó người ta viết phương trình dưới dạng

c) Như vậy, về thực chất Định lý lớn Fermat chỉ cần xét với là số nguyên
tố lớn hơn (các trường hợp đã được giải quyết).
3.2.10. Định lý. Phương trình không có nghiệm nguyên dương.

Chứng minh. Giả sử phương trình có nghiệm nguyên dương. Khi

đó, tồn tại một nghiệm nguyên dương với z0 là số nguyên dương

nhỏ nhất. Ta có . Ta chứng minh . Thật vậy, nếu


2
ngược lại nếu ta gọi là một ước chung nguyên tố của x0 , y0 thì z0 chia hết

cho hay z0 chia hết cho . Đặt x0  px1 , y0  py1 , z0  p 2 z1 . Thay vào

, ta có x1  y1  z1 . Dó đó,
4 4 2
là một nghiệm nguyên

dương của phương trình với bé hơn . Điều này mâu thuẫn

với tính bé nhất của .

Vì nên là một bộ số Pythagore. Hơn

nữa, nên là một bộ số Pythagore

nguyên thuỷ. Do đó, theo Định lý 3.1.5 tồn tại các số nguyên dương nguyên tố

cùng nhau với , hơn nữa và không cùng tính chẵn lẻ sao cho

9
Từ đẳng thức của x0 ta được x0  n  m . Do
2 2 2 2
nên

lại là một bộ số Pythagore nguyên thuỷ và do đó lại tồn tại các số nguyên
dương r , s nguyên tố cùng nhau và không cùng tính chẵn lẻ sao cho

. Do đó, từ y0   2n  m theo
2
Vì lẻ và nên

Bổ đề 3.1.4, tồn tại các số nguyên dương z1 và w với m  z1 , 2n  w . Vì


2 2

w chẵn, w  2u , trong đó u là số nguyên dương, nên

Do r , s nguyên tố cùng nhau, nên lại theo Bổ đề 3.1.4 tồn tại các số nguyên

dương x1 , y1 sao cho r  x1 , s  y1 . Như vậy


2 2

hay là một nghiệm nguyên dương của phương trình ,

với . Hơn nữa, ta có vì . Ta

gặp mâu thuẫn với giả thiết về nghiệm . ▄

3.2.11. Hệ quả. Phương trình x  y  z không có nghiệm nguyên dương.


4 4 4

Chứng minh. Giả sử phương trình x 4  y 4  z 4 có nghiệm nguyên dương

. Ta có a 4  b 4  c 4 hay a 4  b 4   c 2  . Do đó, phương trình


2

x 4  y 4  z 2 có nghiệm nguyên dương . Điều này mâu thuẫn với Định

lý 3.3.1. ▄
3.2.12. Hệ quả. Phương trình không có nghiệm nguyên
dương.
Chứng minh. Với , Hệ quả 3.2.12 chính là Hệ quả 3.2.11. Giả sử và
phương trình có một nghiệm nguyên dương . Khi đó, ta có

10
hay . Do đó, hay

phương trình có nghiệm nguyên dương . Điều này lại

mâu thuẫn với Hệ quả 3.2.11. ▄

3.3. Giả thuyết Mordell – Shafarevich – Tate và ứng dụng


Gerd Faltings (sinh ngày 28 tháng 7 năm 1954 ở Gelsenkirchen-Buer) là
một nhà toán học người Đức với các công trình về hình học đại số và số học.
Fantings đã được trao huy chương Fields vào năm 1986 nhờ chứng minh được
một giả thuyết nổi tiếng trong hình học đại số đó là Giả thuyết Mordell –
Shafarevich - Tate: “Mọi đường cong xạ ảnh không kỳ dị với giống xác
định trên trường số K chỉ chứa hữu hạn các điểm K - hữu tỉ”. Từ giả thuyết này,
Faltings đã đi đến một kết quả tổng quát trong việc tìm lời giải cho Định lý lớn
Fermat. Giả thuyết Mordell – Shafarevich - Tate là một giả thuyết rất sâu sắc nói
về tính hữu hạn sinh của nhóm Shafarevich – Tate, mà việc phát biểu nó đòi hỏi
nhiều kiến thức chuyên sâu về hình học đại số.
3.3.1. Đường cong đại số trong mặt phẳng affine phức 2 - chiều. Giả sử là
trường số phức. Mặt phẳng affine phức 2 - chiều là tập hợp
. Mỗi cặp phần tử gọi là một điểm của mặt

phẳng affine phức .


Giả sử là một đa thức của hai biến với hệ số phức.
Khi đó, tập hợp sau đây gồm các không điểm (nghiệm) của đa thức :

được gọi là một đường cong đại số trong mặt phẳng affine phức .
3.3.2. Mặt phẳng xạ ảnh phức 2 - chiều. Giả sử là trường số phức. Trong tập
hợp ta xét một quan hệ tương đương:

11
Khi đó, tập được chia thành các lớp tương đương. Mỗi lớp tương đương chứa
bộ được ký hiệu bởi . Ta có quan hệ sau trong tập hợp
thương

Tập hợp thương gồm các lớp tương đương được gọi là mặt
phẳng xạ ảnh phức 2 - chiều và ký hiệu bởi . Mỗi lớp tương đương hay
phần tử gọi là một điểm của mặt phẳng xạ ảnh .
3.3.3. Đường cong đại số bậc trong mặt phẳng xạ ảnh phức . Giả sử
là một đa thức thuần nhất bậc của ba biến
với hệ số phức nghĩa là:

Khi đó, tập hợp các điểm:

lập thành một đường cong đại số bậc trong mặt phẳng xạ ảnh phức .
Đặc biệt, khi là đa thức bất khả quy thì đường cong đại số
được gọi đường cong bất khả quy. Phương trình được gọi là phương
trình thuần nhất của đường cong .
Ví dụ. 1) Đường cong conic bậc 2: ;

2) Đưòng cong Fermat bậc n: ;

3) Đưòng cong elliptic bậc 3: .

Chú ý. Ta có thể xét mặt phẳng xạ ảnh trên một trường tuỳ ý, tức

là không gian mà các điểm là các lớp tương đương của các bộ ba

trong đó không đồng thời bằng 0 và bộ ba tương đương với bộ ba

, với . Như vậy nếu thì lớp tương đương của tư-

ơng đương với bộ ba . Ta có thể đồng nhất mặt phẳng xạ ảnh


với mặt phẳng Affine cùng với điểm tại vô hạn ứng với .

12
Mỗi đường cong trong mặt phẳng Affine thông thường có thể ứng với
một đường cong trong mặt phẳng xạ ảnh bằng cách thêm vào các điểm tại vô
cùng. Để làm được điều đó, trong phương trình xác định đường cong, ta chỉ cần
thay bởi bởi và nhân hai vế của phương trình với một luỹ thừa
thích hợp của để khử mẫu số.
3.3.4. Giống của đường cong đại số. Cho một đường cong đại số với bậc
trong mặt phẳng xạ ảnh phức . Giống của của đường cong là một số
nguyên không âm để đo độ phức tạp hình học của và được định nghĩa bởi:

Ví dụ. 1) Đường cong conic có giống 0;

2) Đường cong Fermat có giống

3) Đường cong elliptic có giống 1.


Chúng ta sẽ quan tâm về tính hữu hạn điểm hữu tỷ (điểm có toạ độ là số
hữu tỉ) của các đường cong elliptic trong mặt phẳng xạ ảnh phức.
Gerd Faltings là một nhà toán học người Đức với các công trình về thuật
toán trong hình học đại số. Faltings được trao huy chương Fields năm 1986 nhờ
chứng minh được Giả thuyết Mordell – Shafarevich – Tate. Đây là một giả thuyết
rất sâu sắc nói về tính hữu hạn sinh của nhóm Shafarevich – Tate, mà việc phát
biểu nó đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên sâu về Hình học đại số.
4.3.5. Giả thuyết Mordell – Shafarevich – Tate (xem [9]). Các đường cong xạ
ảnh không kỳ dị với giống trong mặt phẳng xạ ảnh phức, chỉ chứa hữu hạn
các điểm hữu tỉ.
4.3.6. Hệ quả của Giả thuyết Mordell – Shafarevich – Tate. Với , phương
trình Fermat chỉ có thể có hữu hạn nghiệm nguyên.
Thật vậy, vì đường cong xạ ảnh Fermat không kỳ dị và với giống

của nó sẽ là . Do đó, từ việc chứng minh được Giả thuyết

Mordell – Shafarevich – Tate nói trên, Faltings suy ra được hệ quả trên.
13
Như vậy, Faltings đã làm một cuộc cách mạng thực sự khi sử dụng công cụ
của hình học đại số để chứng minh được rằng phương trình Fermat cùng lắm thì
cũng chỉ có hữu hạn nghiệm. Dĩ nhiên, từ chỗ hữu hạn đến chỗ không có gì còn
có cả một khoảng cách rất xa, nhưng nó cho một câu trả lời tổng quát, điều mà các
thế hệ trước đây chưa làm được. Faltings không xét phương trình Fermat như một
đối tượng độc lập, mà ông xét vấn đề tồn tại những điểm hữu tỷ trên đường cong
đại số. Nếu ta xét mỗi nghiệm của phương trình , trong đó
là một đa thức thuần nhất, xác định một điểm của không gian xạ ảnh 2-
chiều thì tập hợp nghiệm của phương trình này lập thành một đường cong xạ ảnh.
Như vậy, số nghiệm nguyên của phương trình đúng bằng số điểm
trên đường cong mà tọa độ là số hữu tỉ nguyên và bài toán giải phương trình
Diophant đưa về bài toán tìm các điểm có tọa độ hữu tỉ nguyên trên đường cong.
Với phương pháp đó, những bài toán khó của số học mà phương pháp giải thủ
công và lắt léo trước đây, ngày nay có thể trở thành hệ quả của những kết quả sâu
sắc của hình học. Thông thường, chỉ khi một giả thuyết về một sự kiện cụ thể nào
đó được đưa vào một cấu trúc chung của toán học, thì các nhà toán học mới thực
sự tin rằng giả thuyết đó là đúng. Giả thuyết Fermat cũng không là một ngoại lệ.
Sau công trình của Faltings, người ta càng tin tưởng rằng Giả thuyết Fermat rồi sẽ
được chứng minh.

3.4. Giả thuyết Shimura – Tanayama


về các đường cong elliptic

Một trong những vấn đề thời sự nhất của Toán học trong suốt ba thế kỷ
qua là tìm lời giải cho Bài toán Fermat. Đây là một bài toán thuộc lĩnh vực lý
thuyết số nhưng đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa
học trong và ngoài ngành toán. Trong quá trình tìm kiếm lời giải cho bài toán
Fermat, người ta đã phải sử dụng đến rất nhiều kiến thức và kỹ thuật cũng như
phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành toán học khác nhau: Lý thuyết số, Đại
số giao hoán, Hình học, Lý thuyết Galois,… và đặc biệt trong đó có sự đóng góp
rất quan trọng của ngành Hình học đại số. Lý thuyết về các đa tạp, đường cong
đại số, hàm elliptic, dạng modular là những công cụ quan trọng trong việc giải

14
quyết bài toán Fermat. Vì vậy, tiết này nhằm trình bày những khái niệm cơ bản
của một đối tượng quan trọng của Lý thuyết số và Hình học đại số: Đường cong
elliptic. Về mặt lịch sử các đường cong elliptic xuất hiện lần đầu tiên trong cá
nghiên cứu về tích phân elliptic, từ đó có tên gọi của đường cong. Các đường
cong này có mặt trong nhiều lĩnh vực khác nhau của toán học vì nó rất phong phú
về mặt cấu trúc. Một mặt, đó là đường cong không kỳ dị tức là các đa tạp 1-
chiều. Mặt khác, các điểm của đường cong lập thành nhóm Aben. Vì thế hầu như
mọi công cụ của toán học đều được áp dụng vào nghiên cứu đường cong elliptic.
Ngược lại, những kết quả về đường cong elliptic có ý nghĩa quan trọng đối với
nhiều vấn đề khác nhau của toán học. Về mặt lý thuyết, Định lý lớn Fermat đã
được chứng minh bởi A. Wiles bằng cách chứng minh Giả thuyết Shimura -
Taniyama về các đường cong elliptic. Về mặt ứng dụng, các đường cong elliptic
được dùng trong việc xây dựng một số hệ mật mã khóa công khai (xem [3]).
3.4.1. Định nghĩa. Đường cong elliptic trên trường K là tập hợp các điểm
thỏa mãn phương trình
(3.1)
với một điểm O được gọi là điểm vô cùng. Hơn nữa, phương trình phải thỏa mãn
điều kiện không kỳ dị tức là nếu viết nó dưới dạng thì tại mỗi điểm x,
y thỏa mãn phương trình, có ít nhất một trong các đạo hàm riêng
khác không.
Ví dụ. Đường cong elliptic với phương trình (3.1):

được đưa thêm vào các điểm tại vô cùng để có đường cong tương ứng trong
không gian xạ ảnh:
(3.2)
Định lý sau đây cho ta thấy, có thể định nghĩa phép cộng các điểm trên đư-
ờng cong elliptic để trang bị cho nó cấu trúc nhóm Aben.
3.4.2. Định lý. Xét đường cong elliptic xác định trên trường tuỳ ý bởi phương
trình:
(3.3)

15
ta có thể trang bị cho tập hợp các điểm của đường cong này cấu trúc nhóm Aben
với phép cộng như sau:
- Phần tử O là điểm tại vô cùng .

- Điểm với toạ độ có nghịch đảo là điểm có toạ độ

- Nếu hai điểm và không phải là nghịch đảo của

nhau thì được xác định như sau:

Đặt , nếu và nếu và

được tính theo công thức:

Chứng minh. Bằng cách tính toán trực tiếp dựa vào phương trình xác định đường
cong, kiểm tra được rằng phép cộng trên đây thoả mãn tiên đề của nhóm Aben.
Để thấy rõ ý nghĩa hình học của định nghĩa phép cộng trên đây, ta xét trư-
ờng hợp quan trọng sau đây của đường cong elliptic trên trường số thực.
3.4.2. Đường cong elliptic trên trường số thực. Trong những trường hợp có đặc
số khác 2 và 3, phương trình (3.1) có thể đa về dạng

Thật vậy, ta chỉ cần dùng phép biến đổi

Để đơn giản ta thường dùng dạng sau, gọi là dạng Weierstrass của đường
cong
Trong trường hợp này, biệt thức của đường cong là

Như vậy, điều kiện để đường cong không có kỳ dị (không có điểm bội) là
.
16
Ta sẽ sử dụng dạng Weierstrass của đường cong. Bằng cách tính toán trực
tiếp toạ độ các điểm theo công thức đã cho trong Định lý 3.4.2, ta có thể thấy luật
trong nhóm lập bởi các điểm của đường cong có mô tả hình học sau đây:
- Nếu các điểm và của đường cong có hoành độ khác nhau thì đường
thẳng đi qua và sẽ cắt đường cong tại một điểm thứ ba. Điểm đối xứng với
giao điểm đó qua trục hoành chính là điểm .
- Nếu các điểm và có cùng hoành độ, tung độ của chúng sẽ là các giá
trị đối nhau và , là hai điểm đối xứng nhau qua trục hoành. Khi đó, đường
thẳng đi qua , sẽ cắt đường cong tại điểm vô cùng: Đó là điểm của nhóm
cộng; các điểm và là các phần tử nghịch đảo của nhau.
Rõ ràng, cộng với được thực hiện bằng cách nối với điểm vô cùng
, bằng đường thẳng song song với trục tung sẽ cắt đường cong tại điểm đối
xứng với qua trục hoành và như vậy . Vì các điểm của đường cong
là các phần tử của nhóm cộng Aben, ta sẽ dùng ký hiệu để chỉ phần tử nhận
được bằng cách cộng liên tiếp lần điểm .
Điểm của đường cong được gọi là điểm bậc hữu hạn nếu tồn tại số
nguyên dương sao cho . Số nhỏ nhất thoả mãn điều kiện đó được
gọi là bậc của điểm . Dĩ nhiên không phải mọi điểm của đường cong đều có bậc
hữu hạn.
3.4.3. Đường cong elliptic trên trường số hữu tỷ. Trong rất nhiều vấn đề của
hình học, đại số và số học, ta thường phải làm việc với các đường cong trên trư-
ờng số hữu tỷ. Đó là các đường cong cho bởi phương trình:
(3.4)
trong đó các hệ số là các số hữu tỷ và ta cũng chỉ xét các điểm với toạ độ là các số
hữu tỷ. Nghiên cứu đường cong elliptic trên trường số hữu tỷ cũng có nghĩa là
nghiên cứu tập hợp nghiệm hữu tỷ của phương trình (4.4). Ta sẽ thấy rằng, vấn đề
này có liên quan đến chứng minh của Định lý lớn Fermat.
Giả sử là một đường cong elliptic đã cho, ta kí hiệu là tập hợp các
điểm có toạ độ hữu tỷ. Tập hợp này có cấu trúc nhóm Aben. Các điểm có bậc hữu
hạn của nhóm Aben lập thành một nhóm con gọi là nhóm con xoắn

17
của . Khi đó sẽ là tổng trực tiếp của với nhóm con các
điểm bậc vô hạn. Định lý Mordell chỉ ra rằng nhóm con các điểm bậc vô hạn chỉ
có hữu hạn phần tử sinh và do đó đẳng cấu với nhóm , trong đó là một số
nguyên không âm, số được gọi là giống của đường cong. Ta phát biểu định lý:
Định lý (Mordell). Giả sử E là một đường cong elliptic trên . Khi đó, tập hợp
các điểm có toạ độ hữu tỷ là một nhóm Aben hữu hạn sinh.
Chú ý. Nếu thì đường cong đang xét chỉ có hữu hạn điểm hữu tỷ; trong trư-
ờng hợp , tồn tại vô hạn điểm hữu tỷ trên đường cong. Điều đó tương đương
với phương trình đã cho có hữu hạn hay vô hạn nghiệm hữu tỷ, một bài toán cơ
bản của số học.
3.4.4. Đường cong elliptic trên trường hữu hạn. Thông thường, để chứng minh
một phương trình hệ số nguyên nào đó không có nghiệm nguyên, ta làm như sau:
Ta xét phương trình mới nhận được từ phương trình đã cho bằng cách thay các hệ
số của nó bởi các lớp thặng dư môđun nào đó. Nếu phương trình đồng dư theo
môđun này không có nghiệm thì phương trình đã cho cũng không có nghiệm.
Cách làm đó thường được gọi là phép sửa theo môđun .
Đối với các đường cong elliptic trên một trường, đặc biệt là các đường
cong trên trường số hữu tỷ, người ta cũng thường dùng phương pháp tương tự sửa
theo môđun . Từ đó thu được các đường cong trên trường hữu hạn.
Khi sửa một đường cong elliptic theo modp ta có thể nhận được đường
cong có điểm kỳ dị, bởi vì biệt thức của đường cong có thể đồng dư với 0 theo
modp và nhận được đường cong có điểm bội trên trường hữu hạn. Khi đó, người
ta nói đường cong có sửa chữa xấu tại p. Trong trường hợp ngược lại, ta nói đ-
ường cong có sửa chữa tốt tại p.
Giả sử ta xét đường cong elliptic trên trường số hữu tỷ . Nếu cần thiết
khử mẫu số của phương trình xác định đường cong, ta có thể giả thiết ngay rằng
đường cong cho bởi phương trình với hệ số nguyên.
4.5.5. L- hàm của đường cong elliptic trên trường hữu hạn. Giả sử là một
đường cong elliptic trên có sửa chữa tốt tại số nguyên tố . Đồng thời với việc

18
xét theo modp, ta có thể xét các điểm của đường cong trên mọi trường ,

với . Ký hiệu qua số điểm của đường cong trên trường .

Như vậy, ta có dãy các số nguyên dương Để nghiên cứu một


dãy số nào đó, một trong những phương pháp hay dùng trong số học là xét hàm
sinh của nó. Chẳng hạn hàm sinh của dãy số trên là:

Hàm được gọi là Zeta – hàm của đường cong Elliptic trên trường

hữu hạn (với ).


3.4.6. L – hàm của đường cong elliptic trên trường hữu tỷ. Với mỗi số nguyên
tố ta có Zeta – hàm ứng với đường cong elliptic trên trường hữu hạn

. Để nghiên cứu đường cong trên trường hữu tỷ, ta có thể xét

đồng thời các “Zeta – hàm địa phương” bằng cách xây dựng “Zeta – hàm”
toàn cục của biến thức .
Ký hiệu qua số xác định bởi , trong đó là số điểm

của đường cong trên trường . Khi đó - hàm Hasse-Weil của đường cong
Elliptic được định nghĩa bởi công thức:

Đối với - hàm của đường cong elliptic ta có:


Giả thuyết (xem [3]): Hàm có thể thác triển giải thích trên toàn mặt
phẳng phức. Hơn nữa, tồn tại một số nguyên dương N sao cho ta có một phương
trình hàm sau đây
,

trong đó

Số nói trong giả thuyết là một bất biến quan trọng của đường cong và đ-
ược gọi là conducto của nó.
Chú ý rằng Zeta – hàm Riemann được định nghĩa theo công thức:

19
Zeta –hàm Riemann có thể được tính bởi công thức sau:

Đối với Zeta-hàm Riemann có giả thuyết sau.


Giả thuyết Riemann (xem [3]). , với mọi số nguyên dương n. Các

không điểm còn lại của Zeta-hàm đều nằm trên đường thẳng .

Người ta đã kiểm tra giả thuyết Riemann đối với một số rất lớn các không
điểm (hàng triệu), nhưng đến nay vẫn chưa được chứng minh trong trường hợp
tổng quát. Giả thuyết này cũng liên quan đến nhiều vấn đề của số học thuật toán.
3.4.7. Đường cong Frey. Giả sử là một số nguyên dương. Ta ký hiệu qua
nhóm các ma trận vuông cấp hai

trong đó nguyên và và . Nhóm các ma trận này


tác động lên nửa mặt phẳng trên theo công thức

Một hàm giải tích tại nửa mặt phẳng phức trên, kể cả các điểm hữu
tỷ của trục thực và bằng không tại các điểm đó, được gọi là dạng modular trọng
số 2 đối với nhóm nếu nó thoả mãn hệ thức sau:

Từ định nghĩa trên suy ra rằng, nếu là dạng modula trọng số 2 đối

với nhóm thì ta có Như vậy, có thể khai triển theo


dạng:

Từ đó có thể tương ứng với L- hàm của nó

20
.

Giả sử là ba số nguyên khác không sao cho


,
khi đó, đường cong elliptic

được gọi là đường cong Frey.


3.4.8. Định lý Frey (xem [3]). L – hàm của đường cong Frey không phải là L-
hàm của bất kỳ một dạng modular trọng số 2 nào của nhóm .
K. Ribet đã chứng minh định lý này của G. Frey năm 1986.
3.4.9. Giả thuyết Shimura-Taniyama (xem [3]). Nếu E là một đường cong elliptic
trên trường số hữu tỷ với conductor N thì L- hàm của đường cong E là L- hàm
của một dạng modula trọng số 2 đối với nhóm .

3.5. Về chứng minh Định lý lớn Fermat của A. Wiles


Định lý lớn của Fermat đã đặt ra cách đây hơn 350 năm và đã được chứng
minh chặt chẽ bởi nhà toán học Andrew Wiles, khẳng định rằng phương trình
Fermat không có nghiệm nguyên, bằng cách chứng minh giả thuyết Shimura -
Tanayama về các đường cong elliptic.
3.5.1. Andrew John Wiles là nhà toán học người Anh, được biết đến như người
đầu tiên chứng minh được định lý lớn Fermat (xem [1]). Wiles được giới thiệu
về Định lý lớn Fermat ngay lúc ông mới 10 tuổi. Những năm sau đó ông thử tìm
cách chứng minh định lý theo các phương pháp truyền thống trong sách giáo
khoa. Tuy nhiên, khi bắt đầu giai đoạn nghiên cứu sinh ông chuyển sang nghiên
cứu các hàm elliptic, dưới sự hướng dẫn của giáo sư John Coates.
Trong thời gian làm nghiên cứu sinh tại trường Clare tại Cambridge, Wiles
còn kiêm nhiệm trợ lý giáo sư tại Đại học Harvard. Đến năm 1980, khi nhận bằng
tiến sĩ, Wiles sang làm việc một thời gian ở Bonn trước khi đến Hoa Kỳ. Năm
1981, ông là giáo sư tại Đại học Princeton.
Điều then chốt trong việc chứng minh Định lí Fermat lại trực tiếp phụ
thuộc vào Bổ đề Shimura-Taniyama (mối liên hệ này được G. Frey đề xuất và K.
21
Ribet chứng minh). Từ đó, Wiles tập trung vào việc chứng minh Bổ đề Shimura-
Taniyama. Công việc này đã chiếm một khoảng thời gian là 7 năm.
3.5.2. Sự liên hệ giữa Giả thuyết Shimura-Taniyama và Định lý lớn Fermat
(xem [3]). Giả thuyết Shimura-Taniyama liên quan chặt chẽ đến Định lý Fermat.
Thật vậy, giả sử tồn tại số nguyên lớn hơn 2 sao cho phương trình Fermat với
số mũ có nghiệm không tầm thường ta đổi dấu và viết phương trình
dưới dạng:
.
Khi đó, một nghiệm riêng sinh ra đường cong Frey:

có conductor là căn của . Đường cong này được G. Frey nghiên


cứu lần đầu tiên năm 1983, sau đó vào năm 1986. K. Ribet chứng minh rằng, L-
hàm của đường cong đó không phải là L- hàm của bất kỳ một dạng modula trọng
số 2 nào đối với nhóm . Như vậy, nếu chứng minh được Giả thuyết
Shimura – Taniyama thì cũng chứng minh được Định lý lớn Fermat, bởi vì nếu
phương trình Fermat có nghiệm nguyên thì sẽ tồn tại một đường cong elliptic
không thỏa mãn Giả thuyết Shimura – Taniyama.
Nhà toán học vĩ đại A. Wiles đã công bố chứng minh giả thuyết Shimura –
Taniyama trong công trình [22]: Modular elliptic and Fermat’s last theorem,
Annals of Mathematics, 142 (1995), 443- 551.
Như thế là Định lý Fermat lớn đã được chứng minh hoàn toàn chặt chẽ và
được công bố trong bài báo này.
3.5.3. Quá trình công bố chứng minh Định lí lớn Fermat của Andrew Wiles
- Ngày 23 tháng 6 năm 1993, trong seminar "Elliptic Curves and Modular
Forms", A. Wiles lần đầu tiên công bố Định lý lớn Fermat được chứng minh, tại
Viện Toán học mang tên Newton, ở Cambridge.
- Tháng 7 đến tháng 8 năm 1993, Nick Katz (đồng nghiệp) trao đổi e-mail với
A. Wiles về những điểm chưa hiểu rõ, trong đó nhắc rằng trong chứng minh của
ông có một sai lầm căn bản.

22
- Tháng 9 năm 1993, A. Wiles nhận ra chỗ sai và cố gắng sửa. Sinh nhật phu
nhân ngày 6 tháng 10, bà nói chỉ cần quà sinh nhật là một chứng minh đúng. A.
Wiles cố hết sức nhưng không làm được.
- Tháng 11 năm 1993, ông gửi email công bố rộng rãi là có lỗ hổng trong
chứng minh của mình và hy vọng sẽ khắc phục được.
- Sau nhiều tháng thất bại, A. Wiles sắp chịu thua. Richard Taylor, một sinh
viên cũ của ông, tới Princeton cùng nghiên cứu với ông.
- Ba tháng đầu 1994, ông cùng Taylor tìm mọi cách sửa chữa vấn đề nhưng vô
hiệu.
- Tháng 9 năm 1994, ông quay lại nghiên cứu một vấn đề căn bản mà chứng
minh của ông được dựa trên đó
- Ngày 19 tháng 9 năm 1994 phát hiện cách sửa chữa những điểm trục trặc,
dựa trên một cố gắng chứng minh đã làm 3 năm trước. Sau khi coi lại cẩn thận,
ông mừng rỡ nói với phu nhân là đã giải quyết được.
- Tháng 5 năm 1995 đăng lời giải trên Annals of Mathematics (Đại học
Princeton).
- Tháng 8 năm 1995 hội thảo ở Đại học Boston, giới toán học công nhận
chứng minh là đúng.
3.5.4. Một số đánh giá về chứng minh Định lý lớn Fermat của Andrew Wiles
- Helen G. Grundman, giáo sư toán Trường Bryn Mawr College:
"Tôi nghĩ là ta có thể nói, vâng, các nhà toán học hiện nay đã bằng lòng
với cách chứng minh Định lý lớn Fermat đó. Tuy nhiên, một số sẽ cho là chứng
minh đó của một mình Wiles mà thôi. Thật ra chứng minh đó là công trình của
nhiều người. Wiles đã có đóng góp đáng kể và là người kết hợp các công trình lại
với nhau thành cái mà ông đã nghĩ là một cách chứng minh. Mặc dù cố gắng khởi
đầu của ông được phát hiện sau đó là có sai lầm, Wiles và người phụ tá Richard
Taylor đã sửa lại được, và nay đó là cái mà ta tin là cách chứng minh đúng Định
lý lớn Fermat."
"Chứng minh mà ta biết hiện nay đòi hỏi sự phát triển của cả một lĩnh vực
toán học chưa đuợc biết tới vào thời Fermat. Bản thân định lý được phát biểu rất
dễ dàng và vì vậy xem ra có vẻ đơn giản một cách giả tạo; bạn không cần biết rất
nhiều về toán để hiểu bài toán. Tuy nhiên, để rồi nhận ra rằng, theo kiến thức tốt
23
nhất của bạn, cần phải biết rất nhiều về toán mới có thể giải được nó. Vẫn là một
câu hỏi chưa có lời đáp rằng liệu có hay không một cách chứng minh Định lý lớn
Fermat mà chỉ liên quan tới toán học và các phương pháp đã có vào thời Fermat.
Chúng ta không có cách nào trả lời trừ phi ai đó tìm ra một chứng minh như vậy."
- Nhà toán học Ken Ribet, người đã chứng minh được Giả thuyết epsilon
(epsilon conjecture) để cùng với giả thuyết Shimura - Tanayama (do Andrew
Wiles chứng minh) suy ra được Định lý cuối cùng của Fermat, nói (xem [5]):
“Chỉ có khoảng một phần nghìn nhà toán học có thể hiểu được chứng minh
đó. Định lý lớn của Fermat đã đặt ra cách đây hơn 350 năm và đã được chứng
minh chặt chẽ bởi nhà toán học Andrew Wiles, khẳng định rằng phương trình

không có nghiệm nguyên, bằng cách chứng minh giả thuyết Shimura - Tanayama
về các đường cong Elliptic. Chứng minh Định lý cuối cùng của Fermat là một
chứng minh rất khó, vận dụng hầu hết những kiến thức của nhiều ngành toán học
hiện đại.”
Trước ngưỡng cửa của lời giải cho bài toán Fermat, Andrew Wiles đã được
trang bị bằng những kỹ thuật tinh tế nhất của lý thuyết Iwasawa (ông đã chứng
minh được giả thuyết Iwasawa năm 1990) trong lý thuyết số học các trường
cyclotomic (chia đường tròn), lý thuyết các dạng modular, lý thuyết biểu diễn
nhóm Galois và lý thuyết biểu diễn p-adic. Vì vậy, có thể nói rằng Andrew Wiles
đã kết hợp được nhuần nhuyễn và cực kỳ sáng tạo tất cả những tinh hoa của toán
học thế kỷ 20 để giải quyết bài toán Fermat (xem [7]).
Sau khi giải quyết được bài toán Fermat, tài năng của Andrew Wiles được
thế giới biết đến và công nhận một cách rộng rãi. Ông được trao hàng loạt giải
thưởng khoa học danh tiếng như Schock Prize (1995), Wolf Prize (1995),
Ostrowski Prize (1996), Commonwealth Award (1996), National Academy of
SciencesAward (1996), Cole Prize in Number Theory (1997), Wolfskehl Prize
(1997), King Faisal International Prize in Science (1998) ... (xem [7]).

24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Định lý Fermat lớn đã gây cảm hứng cho nhiều thế hệ, không những cho
các nhà toán học mà còn cho cả những người ngoài toán có quan tâm. Nhiều cách
tiếp cận Định lý Fermat lớn đã được đưa ra, nhiều lý thuyết toán học nảy sinh từ
đó. Định lý Fermat lớn đã trở thành con gà đẻ trứng vàng của Toán học trong suốt
gần 4 thế kỷ qua. Cho đến cuối thập kỷ 70 thế kỷ trước, cho dù với nhiều nổ lực
của giới toán học, người ta chỉ mới chứng minh được trong những trường hợp
riêng. Kết hợp với máy tính, người ta đã chứng minh được Định lý Fermat lớn đối
với n tới bốn triệu, tuy nhiên con số này vẫn còn rất xa với số n tổng quát lớn hơn
2. Các trường hợp và đã được Euler, Dirichlet và Legendre chứng
minh năm 1825 và phải đến 15 năm sau, trường hợp mới được Gabriel
Lamé chứng minh. Ernst Kummer đã chứng minh Định lý Fermat lớn đúng với
mọi số nguyên tố tới (trừ 3 số nguyên tố phi chính quy là ).
Năm 1983, Faltings đã làm một cuộc cách mạng thực sự khi sử dụng công
cụ của Hình học Đại số để chứng minh được rằng phương trình Fermat cùng lắm
thì cũng chỉ có hữu hạn nghiệm. Dĩ nhiên, từ chỗ hữu hạn đến chỗ không có gì
còn có cả một khoảng cách rất xa, nhưng nó cho một câu trả lời khá tổng quát,
điều mà các thế hệ trước đây chưa làm được.
Sự phát triển của Số học gần đây chịu sự ảnh hưởng rất lớn của sự tương tự
giữa số nguyên và đa thức. Để nghiên cứu một tính chất nào đó trên vành số
nguyên, trước hết người ta kiểm tra tính chất đó trên vành đa thức. Nhờ đó, Định
lý Mason (1983) đã được phát minh như là một công cụ cho nhiều hy vọng trên
con đường chinh phục Định lý lớn Fermat. Định lý Mason gợi ý cho Giả thuyết
ABC (1985), mà từ giả thuyết này có thể suy ra Định lý Fermat tiệm cận và rất
nhiều giả thuyết khác.
Năm 1993, bằng việc chứng minh thành công giả thuyết Giả thuyết
Shimura - Taniyama về các đường cong elliptic, nhà toán học Andrew Wiles
(người Anh gốc Mỹ) đã giải quyết trọn vẹn bài toán về phương trình Fermat bằng
việc công bố lời giải độc nhất vô nhị với lời giải dài 200 trang (xem [22]).

25
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 3

A. CÂU HỎI
3.1. Phương trình Fermat và các dạng suy rộng của phương trình Fermat.
3.2. Nổ lực đầu tiên để giải phương trình Fermat, các khó khăn đã gặp phải.
3.3. Giả thuyết Mordell – Shafarevich – Tate và ứng dụng trong việc giải phương
trình Fermat.
3.4. Giống của đường cong đại số; công thức tính giống của đường cong Fermat.
3.5. Giả thuyết Mordell – Shafarevich – Tate.
3.6. Giải thích các ý tưởng chính để từ Giả thuyết Mordell – Shafarevich – Tate,
nhà toán học Faltings suy ra được một kết quả về Định lý lớn Fermat: Phương
trình Fermat chỉ có thể có hữu hạn nghiệm nguyên.
3.7. Giả thuyết Shimura – Tanayama về các đường cong elliptic.
3.8. Giải thích các ý tưởng chính để từ Giả thuyết Shimura – Tanayama, nhà toán
học Andrew Wiles có thể suy ra suy ra được Định lý lớn Fermat.

B. BÀI TẬP
3.1. Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình
3.2. Tìm nghiệm nguyên của phương trình

3.3. Chứng minh rằng phương trình không có nghiệm nguyên.

3.4. Chứng minh rằng phương trình không có nghiệm nguyên.

3.5. Chứng minh rằng, nếu phương trình x n  y n  z n với n  3 , có nghiệm

nguyên dương thì phương trình x p  y p  z p cũng có nghiệm nguyên dương, với
mọi là ước nguyên dương của
3.6. Chứng minh rằng, nếu phương trình x n  y n  z n không có nghiệm nguyên

dương khi hoặc khi là số nguyên tố thì phương trình x n  y n  z n


không có nghiệm nguyên dương với mọi số nguyên .
3.7. Giải phương trình nghiệm nguyên 13x + 25y – 41z = 2009.
3.8. Giải phương trình nghiệm nguyên 21x + 33y + 48z = 453.
3.9 Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình x + y + z = xyz.

26
3.10. Tìm tất cả các cặp số nguyên dương sao cho là số nguyên

dương.

3.11. Tìm tất cả các nghiệm nguyên dương của phương trình

3.12. Tìm các cặp số nguyên sao cho

3.13. Tìm tất cả các nghiệm nguyên của phương trình

3.14. Chứng minh rằng, phương trình Diophant không có


nghiệm nguyên khác không.
3.15. Chứng minh rằng, phương trình Diophant không có
nghiệm khác không.

C. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP CHƯƠNG 3


3.1. Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình
Nhận xét. Nếu các số tự nhiên và nguyên tố cùng nhau và tích là số
chính phương thì và đều là số chính phương.
Đặt ta có Do đó

Từ đây suy ra là ước của hay là ước của Đặt ta có

Vì nên theo nhận xét trên ta có

Từ đó

Ngược lại mọi bộ ba số nguyên đều

là nghiệm nguyên dương của phương trình đã cho.


Vậy phương trình có nghiệm nguyên dương là

27
3.2. Chứng minh rằng phương trình có vô số nghiệm nguyên dương.
Nhận xét. Trong hai số nguyên dương thoả mãn phương trình

phải có một số chẵn. Thật vậy nếu thoả mãn phương trình đều là số lẻ, thì là

số chẵn và do đó chia hết cho 4. Trong khi đó

chia 4 dư 2. Ta gặp phải mâu thuẫn.


Đặt ta có hay Từ đây ta suy

ra cùng là số chẵn. Đặt Ta có

Theo công thức nghiệm nguyên dương của phương trình ta có

Do đó phương trình đã cho các có nghiệm nguyên dương là

Từ đó suy ra phương trình đã cho có vô hạn nghiệm nguyên dương.


3.7. Giải phương trình nghiệm nguyên 13x + 25y – 41z = 2009.
Đặt z = m là số nguyên tuỳ ý, đưa phương trình về phương trình hai biến
13x + 25y = 2009 + 41m (*).
Vì (13, 25) =1 nên phương trình (*) có nghiệm với mọi m. Ta nhận thấy phương
trình 13x + 25y = 1 có một nghiệm là (2; -1) nên có thể chọn một nghiệm riêng
của (*) là:
x0 = 2(2009 + 41m) và y0 = - (2009 + 41m).
Suy ra nghiệm tổng quát của phương trình đã cho là:
x = 2(2009 + 41m) + 25t và y = - (2009 + 41m) – 13t; z = m,
trong đó m và t là các số nguyên tuỳ ý độc lập với nhau.
3.8. Giải phương trình nghiệm nguyên 21x + 33y + 48z = 453.
Giải Vì (21, 33, 48) = 3 là ước của 453 nên phương trình có nghiệm nguyên.
Giản ước hai vế cho 3, ta thu được phương trình:
7x + 11y + 16z = 151.

28
Chọn z = m là số nguyên tuỳ ý, ta đưa phương trình đã cho về phương trình hai
biến
7x + 11y = 151 - 16m (**).
Vì phương trình 7x + 11y = 1 có một nghiệm là (- 3; 2) nên có thể chọn một
nghiệm riêng của phương trình (**) là:
x0 = - 3(151 - 16m) và y0 = 2(151 - 16m).
Suy ra nghiệm tổng quát của phương trình đã cho là:
x = - 3(151 - 16m) + 11t và y = 2(151 - 16m) – 7t; z = m,
trong đó m và t là các số nguyên tuỳ ý độc lập với nhau.
3.9. Tìm tất cả các cặp số nguyên dương sao cho
Vì có vai trò như nhau nên không mất tính tổng quát, ta giả sử rằng
Khi đó, hay Do đó

Từ đó suy ra hay Thay các giá trị cụ thể ở trên của

vào phương trình đã cho ta nhận được

Vậy phương trình đã cho có 6 nghiệm nguyên dương là hoán vị của

nghiệm sau:

3.10. Tìm tất cả các cặp số nguyên dương sao cho là số nguyên

dương. Vì nên ta có

Theo Bài tập 3.9 ta nhận được

3.12. Tìm các cặp số nguyên sao cho

29
Với nhận xét là cặp số tự nhiên, ta có

Từ đây suy ra là số hữu tỉ. Sử dụng nhận xét, căn bậc hai của một số tự
nhiên là số hữu tỉ khi và chỉ khi số tự nhiên đó là số chính phương, ta suy ra

là số chính phương hay . Do đó, hay chia hết cho 10. Đặt

có hay Bình đẳng ta cũng có

Thay vào phương trình trên ta có Do đó tìm được

15 cặp số tự nhiên sau

Vậy phương trình đã cho có 15 nghiệm tương ứng với 15

cặp đã liệt kê ở trên.

3.13. Tìm tất cả các nghiệm nguyên của phương trình

Với nhận xét là cặp số tự nhiên, bình phương hai vế ta có

Tiếp tục bình phương hai vế của phương trình như trên, ta đi đến

Từ đó Do đó Phương trình cuối cùng

cho ta Vì vậy,

30
31

You might also like