You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI


LỚP LUẬT THƯƠNG MẠI 47.4

BÀI THẢO LUẬN NHÓM THỨ NHẤT


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG VÀ
PHÁP LUẬT NGÂN HÀNG

NHÓM 04
STT Họ & tên MSSV
1 Tạ Anh Thư 2253801011285
2 Đỗ Hoài Thy 2253801011295
3 Nguyễn Phan Bảo Thy 2253801011296
4 Phạm Văn Tín 2253801011301
5 Đỗ Anh Tuấn 2253801011320
6 Võ Nguyên Đạt Tùng 2253801011322
7 Nguyễn Thúy Vy 2253801011358

Thành phố Hồ Chí Minh, năm học 2023 - 2024


MỤC LỤC

I. TỰ LUẬN..........................................................................................................
7. Có ý kiến cho rằng khái niệm hoạt động ngân hàng hiện nay còn quá hẹp,
gây khó khăn cho các TCTD khi muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của
mình (phải xin phép NHNN khi muốn thực hiện). Anh (chị) có nhận xét gì về ý
kiến này...................................................................................................................1
8. Chủ thể thực hiện hoạt động ngân hàng? NHNNVN có kinh doanh tiền tệ
hay không?.............................................................................................................1
9. Tại sao nói hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện?.....2
11. Anh chị) hiểu thế nào là tiền? Giấy tờ có giá (Séc, Hối phiếu, Trái phiếu,
Kỳ phiếu…) có phải là tiền không?.......................................................................2
12. Theo anh (chị) đặc điểm gì cần quan tâm nhất khi thực hiện hoạt động
ngân hàng? Lý giải đặc điểm đó?..........................................................................3
13. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng xuất phát từ đâu? Pháp luật ngân hàng
Việt Nam hiện nay quy định như thế nào để hạn chế rủi ro này?.......................3
14. Tại sao nói “ Một trong các nguyên tắc cơ bản khi xây dựng pháp luật
ngân hàng Việt Nam là nguyên tắc phân tán và hạn chế rủi ro”. Chứng minh
điều đó?...................................................................................................................4
15. Theo anh (chị), trong các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng thì loại rủi
ro nào là thường xuyên hay gặp nhất? Anh (chị) có kiến nghị gì về vấn đề này
đối với pháp luật ngân hàng Việt Nam hiện nay?................................................5
18. Có nhận xét: “ Hầu hết các cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội, chính trị
đều xuất phát từ tâm điểm là cuộc khủng hoảng tài chính”. Anh ( chị) có bình
luận gì về nhận xét trên? Cho ví dụ thực tiễn.......................................................6
II. NHẬN ĐỊNH...................................................................................................
4) NHNNVN chỉ tham gia vào quan hệ pháp luật ngân hàng với tư cách là chủ
thể mang quyền lực nhà nước...............................................................................7
5) Nguồn của Luật ngân hàng là các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước
ban hành.................................................................................................................7
6) Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện.........................8
7) Cá nhân muốn tham gia QHPL ngân hàng phải từ đủ 18 tuổi.......................8
8) NHNNVN được phép kinh doanh tiền tệ..........................................................9
9) Đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng có thể là đối tượng điều chỉnh của
các luật khác...........................................................................................................9
I. TỰ LUẬN
7. Có ý kiến cho rằng khái niệm hoạt động ngân hàng hiện nay còn quá hẹp,
gây khó khăn cho các TCTD khi muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của
mình (phải xin phép NHNN khi muốn thực hiện). Anh (chị) có nhận xét gì về ý
kiến này.
- Khái niệm hoạt động ngân hàng: Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung
ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây: Nhận tiền gửi; Cấp tín
dụng; Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản ( khoản 1 Điều 6 Luật Ngân
hàng).
- Nhận xét của nhóm em về ý kiến này: Theo quan điểm của nhóm em thì không
đồng ý với quan điểm trên bởi vì:
- Thứ nhất, hoạt động ngân hàng là hoạt động mang tính rủi ro cao nên việc quy
định khái niệm hoạt động ngân hàng hẹp để các tổ chức tín dụng khi muốn mở rộng
hoạt động kinh doanh của mình thì phải xin phép ngân hàng nhà nước. Việc xin
phép trước khi mở rộng hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng vừa giúp
nhà nươc quản lý được hoạt động của các tổ chức tín dụng đồng thời với cơ chế xin
phép trước thì nhà nước là chủ thể quyết định việc mở rộng của các tổ chức tín dụng
có ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng không, giúp cho hoạt động của hệ thống ngân
hàng được vận hành một cách an toàn.
- Thứ hai, hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện, được tiến
hành bởi các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý của ngân hàng nhà nước Việt Nam
nên việc quy định cụ thể ba loại nghiệp vụ để các tổ chức tín dụng nếu muốn thực
hiện đăng ký nghiệp vụ hoặc mở rộng hoạt động thì phải xin phép Ngân hàng nhà
nước, tránh tình trạng hoạt động không đúng mục đích của các tổ chức tín dụng.
Do đó, theo quan điểm của nhóm thì khái niệm hoạt động ngân hàng hẹp là nhằm
đảm bảo cơ chế hoạt động của các tổ chức tín dụng
8. Chủ thể thực hiện hoạt động ngân hàng? NHNNVN có kinh doanh tiền tệ
hay không?
- Chủ thể thực hiện hoạt động ngân hàng gồm: Tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân
hàng nước ngoài; tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.
- Ngân hàng nhà nước Việt Nam không kinh doanh tiền tệ, bởi lẽ:

1
- Thứ nhất, theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam về
chức năng của ngân hàng nhà nước Việt Nam là thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ ngân
hàng ); thực hiện chức năng ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của
các tổ chức tín dụng và cung ứng tiền tệ cho chính phủ. Có nghĩa NHNNVN chỉ có
hai chức năng cơ bản là quản lý nhà nước về tiền tệ và thực hiện chức năng của
ngân hàng trung ương, không có hoạt động nào mang tính chất kinh doanh tiền tệ.
Hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng nhà nước nếu có mang lại nguồn thu thì cũng
không vì mục đích kinh doanh mà đứng trên lợi ích của toàn nền kinh tế.
- Thứ hai, xuất phát từ mô hình tổ chức của hệ thống ngân hàng Việt Nam, ngân
hàng nhà nước chỉ có thể giao dịch với tổ chức tín dụng, không thực hiện giao dịch
với các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế mà việc giao dịch với các tổ chức, cá
nhân trong nền kinh tế sẽ được thực hiện bởi các tổ chức tín dụng. Tức là các tổ
chức tín dụng sẽ hoạt động kinh doanh tiền tệ chứ không phải ngân hàng nhà nước.
Do đó, NHNNVN sẽ không có hoạt động kinh doanh tiền tệ.
9. Tại sao nói hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện?
Khái niệm hoạt động kinh doanh có điều kiện
Nêu các điều kiện
Giải thích
vì xuất phát từ chức năng, vai trò, vị trí của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế
nói riêng và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội nói chung, các tổ chức có hoạt
động ngân hàng phải đáp ứng được các điều kiện nhất định do pháp luật quy định.
11. Anh chị) hiểu thế nào là tiền? Giấy tờ có giá (Séc, Hối phiếu, Trái phiếu, Kỳ
phiếu…) có phải là tiền không?
- Tiền là phương tiện thanh toán dùng để trao đổi lấy hàng hóa và dịch vụ được mọi
người chấp nhận sử dụng. Chúng được phát hành bởi cơ quan Nhà nước nhằm đảm
bảo giá trị kinh tế.
- Theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP thì “Giấy tờ có giá bao gồm
cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng
chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và
được phép giao dịch”.

2
12. Theo anh (chị) đặc điểm gì cần quan tâm nhất khi thực hiện hoạt động
ngân hàng? Lý giải đặc điểm đó?
Theo luật của ngân hàng Nhà nước Việt Nam: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động
kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi
và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”. Đặc
điểm của hoạt động ngân hàng về chủ thể, đối tượng kinh doanh, mang tính rủi ro
cao, là hoạt động kinh doanh có điều kiện, quan trọng ảnh hưởng và chi phối đến
các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác, ….
Đặc điểm cần quan tâm nhất khi thực hiện hoạt động ngân hàng là mang tính rủi ro
cao. Vì đối tượng kinh doanh của ngân hàng là tiền, tiền lại khó kiểm soát và quản
lý. Khi ngân hàng cho doanh nghiệp hay cá nhân vay một khoản tiền lớn, việc ngân
hàng quản lý, kiểm soát và đảm bảo doanh nghiệp hay cá nhân đó trả đúng hạn rất
khó kiểm soát. Vì thế nên đây là vấn đề được quan tâm nhất khi thực hiện hoạt động
ngân hàng.
13. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng xuất phát từ đâu? Pháp luật ngân hàng
Việt Nam hiện nay quy định như thế nào để hạn chế rủi ro này?
Rủi ro trong hoạt động ngân hàng xuất phát từ các nguyên nhân sau:
Về bản chất, hoạt động ngân hàng được hình thành dựa trên niềm tin của con
người.Tuy nhiên, niềm tin, tín nhiệm là các yếu tố dễ bị lung lay nên dễ xuất hiện
các rủi ro về niềm tin.
Hoạt động ngân hàng phụ thuộc và bị tác động bởi các chính sách kinh tế và quy
định của pháp luật mà những yếu tố này dễ biến động và thay đổi dựa trên quá trình
phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, hoạt động ngân hàng có khả năng xuất hiện các rủi
ro.
Hoạt động kinh doanh ngân hàng là một lĩnh vực đặc biệt do hàng hoá của nó là tiền
tệ - loại hàng hoá có tính nhạy cảm và sức cuốn hút rất lớn. Mà rủi ro trong kinh
doanh ngân hàng cũng rất lớn và đa dạng.
Quy định của pháp luật Việt Nam về hạn chế rủi ro: Nhà nước thông qua pháp luật
quy định các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM bao gồm
các biện pháp về tỷ lệ an toàn, cấm cho vay hoặc hạn chế cho vay, phân loại nợ và

3
trích lập dự phòng, bảo đảm tiền vay và các biện pháp khác, bên cạnh đó còn thành
lập các cơ quan chức năng để kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định hạn chế
rủi ro trong hoạt động cho vay của các NHTM cũng như cung cấp các thông tin
giúp cho NHTM có thể xây dựng những biện pháp hợp lý để hạn chế rủi ro trong
hoạt động của mình. Quy định về hạn chế bảo đảm an toàn trong hoạt động tổ chức
tín dụng. CSPL: Điều 126 - 135 Luật TCTD
Quy định hạn chế bảo đảm an toàn trong hoạt động tổ chức tín dụng bao gồm:
+ Những trường hợp không được cấp tín dụng
+ Hạn chế cấp tín dụng
+ Giới hạn cấp tín dụng
Giới hạn góp vốn, mua cổ phần
+ Tỷ lệ bảo đảm an toàn
+ Án dụng can thiệp sớm đối với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
+ Dự phòng rủi ro
+ Bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng điện tử
+ Các quy định về quyền, nghĩa vụ của công ty kiểm soát
14. Tại sao nói “ Một trong các nguyên tắc cơ bản khi xây dựng pháp luật ngân
hàng Việt Nam là nguyên tắc phân tán và hạn chế rủi ro”. Chứng minh điều
đó?
Bởi vì bản chất hoạt động của ngân hàng là đã mang tính rủi ro cao do một trong
những hoạt động từ nhiều nguyên nhân khác nhau như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi
suất, rủi ro thanh toán…. Hoạt động ngân hàng được quy định rất rõ tại khoản 1
Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là việc kinh doanh, cung ứng thường
xuyên một hoặc một số nghiệp vụ như nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ
thanh toán qua tài khoản. Để thực hiện hoạt động kinh doanh này, ngân hàng có
quyền nhận tiền gửi từ mọi người, sau đó sử dụng số tiền này để cấp tín dụng cho
khách hàng dưới nhiều hình thức. Vốn mà ngân hàng chủ yếu huy động của người
gửi tiền hay nói cách khác ngân hàng đi vay và dùng vốn đó cho vay lại. Do đó
ngân hàng đó có thể gặp rủi ro do người đi vay này không có khả năng chi trả tiền
lại cho ngân hàng thì sẽ đẩy nó đến rủi ro là ngân hàng đó không có tiền để trả lại

4
cho người gửi. Ta thấy rằng, ngân hàng vừa là chủ nợ, vừa là chủ thể có nghĩa vụ
trả nợ, phải chịu áp lực từ khả năng rút tiền hàng loạt của những người gửi tiền. Đối
với những người gửi tiền vào ngân hàng thông thường họ tìm hiểu kĩ hay nắm rõ
tình hình tài chính của ngân hàng đó ra sao, tiền lời tiền lỗ như thế nào và hiếm khi
đặt ra câu hỏi rằng liệu ngân hàng đó có luôn lúc nào cũng trả tiền lại cho họ hay
không vì thường họ mặc định nghĩ rằng đã là ngân hàng là sẽ rút tiền được. Qua đó,
ta thấy rằng nếu như những người gửi tiền đó đồng loạt rút tiền, trong khi tình hình
tài chính của ngân hàng đó không ổn định để đáp ứng nhu cầu chi trả này thì sẽ dẫn
đến niềm tin của những người gửi tiền giảm sút đi và dễ kéo theo toàn bộ hệ thống
các ngân hàng Việt Nam khác cũng sụp đổ theo. Vì vậy, để đảm bảo cho nền kinh tế
ổn định và bền vững cần một hệ thống ngân hàng lành mạnh và hoạt động hiệu quả
do vậy một trong các nguyên tắc cơ bản xây dựng pháp luật ngân hàng Việt Nam là
nguyên tắc hạn chế, phân tán rủi ro.
Dựa trên nguyên tắc phân tán và hạn chế rủi ro, pháp luật ngân hàng VN có xây
dựng: Các quy định về tỷ lệ an toàn trong hoạt động cho vay của các ngân hàng
thương mại; các quy định về quản lý hoạt động ngoại hối để hạn chế rủi ro về tỷ giá
hối đoái, cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng
với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác nhằm hạn chế và phân tán
rủi ro khi thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường; Các quy định về biện pháp đảm
bảo tiền vay và Các biện pháp khác về hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của
ngân hàng thương mại….
15. Theo anh (chị), trong các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng thì loại rủi
ro nào là thường xuyên hay gặp nhất? Anh (chị) có kiến nghị gì về vấn đề này
đối với pháp luật ngân hàng Việt Nam hiện nay?
Rủi ro phổ biến nhất trong ngành ngân hàng là rủi ro về lãi suất. Rủi ro lãi suất là
những tác động đối với lãi suất đối với hoạt động của ngân hàng, khi thị trường tiền
tệ có diễn biến bất thường, có sự biến động chính sách kinh tế thì Ngân hàng nhà
nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín
dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác nhằm hạn chế và phân
tán rủi ro theo quy định tại Điều 12 Luật ngân hàng 2010. Rủi ro lãi suất bắt nguồn
từ mối quan hệ qua lại của tài sản có, tài sản nợ và các hợp đồng ngoại bảng.

5
Đối mặt với vấn đề trên, pháp luật Ngân hàng Việt Nam cần có những quy định rõ
và chặt chẽ hơn để hạn chế rủi ro lãi suất xảy ra.
Rủi ro về tín dụng, cho vay nhma ko lấy lại được
18. Có nhận xét: “ Hầu hết các cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội, chính trị đều
xuất phát từ tâm điểm là cuộc khủng hoảng tài chính”. Anh ( chị) có bình luận
gì về nhận xét trên? Cho ví dụ thực tiễn.
Nhận xét trên không hoàn toàn chính xác. Thực tế các cuộc khủng hoảng tài chính
là nguyên nhân chủ yếu, góp phần vào các cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội, chính
trị nhưng không phải lúc nào cũng là tất cả.
VD: Ví dụ, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, còn được biết đến với
tên gọi “Cuộc suy thoái toàn cầu”, đã bắt nguồn từ các vấn đề trong thị trường bất
động sản và thị trường tài chính ở Mỹ. Sự sụp đổ của thị trường bất động sản và sự
suy giảm của các tài sản liên quan đã lan ra toàn cầu, gây ra một loạt các vấn đề tài
chính và kinh tế ở nhiều quốc gia. Cuộc khủng hoảng đã gây ra mất việc làm hàng
triệu người và suy thoái kinh tế trên toàn thế giới. Các ngành công nghiệp như bất
động sản, ngân hàng và sản xuất bị ảnh hưởng nặng nề. Nhiều ngân hàng và tổ chức
tài chính phá sản hoặc phải được cứu trợ. Thị trường chứng khoán và thị trường bất
động sản giảm giá mạnh, gây ra sự mất lòng tin và sụp đổ của nhiều công ty.
Tuy nhiên, không phải mọi cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội hay chính trị đều bắt
nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính. Ví dụ, một cuộc khủng hoảng chính trị có thể
phát sinh từ mâu thuẫn nội bộ, sự đe dọa từ bên ngoài hoặc thậm chí từ các yếu tố
văn hóa hay xã hội. Ngoài ra, các yếu tố khác như biến đổi khí hậu, đói nghèo, xung
đột dân tộc, và các vấn đề an ninh cũng có thể dẫn đến các cuộc khủng hoảng đa
dạng, không nhất thiết phải liên quan trực tiếp đến tài chính.
Như vậy, có thể thấy nhận xét về việc cho rằng “Hầu hết các cuộc khủng hoảng
kinh tế, xã hội, chính trị đều xuất phát từ tâm điểm là cuộc khủng hoảng tài chính”
là có cơ sở chấp nhận nhưng còn mang tính bao quát, tổng quan và chưa cụ thể.

6
II. NHẬN ĐỊNH
4) NHNNVN chỉ tham gia vào quan hệ pháp luật ngân hàng với tư cách là chủ
thể mang quyền lực nhà nước.
- Nhận định đúng
- Giải thích: Bởi vì NHNNVN không tham gia vào các quan hệ pháp luật ngân hàng
như một tổ chức kinh tế thông thường. Thay vào đó, NHNNVN thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật, bao gồm:
+ Quản lý Nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối: NHNNVN có
quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy định, hướng dẫn về hoạt động
tiền tệ, ngân hàng và ngoại hối; tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động
của tổ chức tín dụng, tổ chức phi ngân hàng và các đơn vị khác có liên quan đến
hoạt động tiền tệ, ngân hàng và ngoại hối.
+ Phát hành tiền: NHNNVN là cơ quan duy nhất được NN ủy quyền phtas hành tiền
mặt và tiền tệ điện tử.
+ Ngân hàng của các tổ chức tín dụng: NHNNVN thực hiện các nghiệp vụ thanh
toán, kho quỹ, tín dụng cho các tổ chức tín dụng.
+ Cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ: NHNNVN thực hiện các nghiệp vụ
thanh toán, kho quỹ, quản lý dự trữ ngoại hối cho Chính phủ.
Đại diện cho nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ,
ngân hàng quốc tế.
Việc NHNNVN tham gia vào quan hệ pháp luật ngân hàng với tư cách là chủ thể
mang quyền lực nhà nước nhằm đảm bảo hoạt động của hệ thống ngân hàng được
thực hiện an toàn, hiệu quả, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và bảo vệ lợi ích quốc
gia.
=> nd sai. Không phải trong tất cả quan hệ, mang tư cách bình đẳng, vd ngân hàng
nn cho các ngân hàng thương mại vay,..
5) Nguồn của Luật ngân hàng là các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước
ban hành.
- Nhận định sai.

7
- Giải thích: Nguồn của luật ngân hàng không chỉ bao gồm các văn bản quy phạm
pháp luật do nhà nước ban hành. Theo đó, nguồn của luật ngân hàng bên cạnh các
văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành như Hiến pháp, luật ngân hàng,
bộ luật dân sự, các nghị định của chính phủ,... thì còn các hiệp định, điều ước quốc
tế và tập quán, thông lệ quốc tế cũng được xem là nguồn của luật ngân hàng.
6) Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện.
- Nhận định đúng.
- Giải thích: Căn cứ quy định tại số 220, 221, 221 Phụ lục IV Luật Đầu tư năm
2020; khoản 1 Điều 06 Luật Ngân hàng nhà nước năm 2010 thì dựa trên các quy
định trên do theo khoản 1 Điều 06 Luật Ngân hàng nhà nước năm 2010 hoạt động
ngân hàng trước tiên nó phải là hoạt động kinh doanh, do là hoạt động kinh doanh
nên đó đòi hỏi cần phải được đăng ký để kinh doanh. Mặt khác, theo quy định của
Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì để kinh doanh cần phải tiến hành đăng ký kinh
doanh, nhưng theo quy định tại số 220, 221, 222 thì đối với hoạt động của ngân
hàng thương mại, các tổ chức phi ngân hàng, ngân hàng hợp tác xã,… được xem là
hoạt động kinh doanh có điều kiện. Vì vậy có thể nói hoạt động ngân hàng là hoạt
động kinh doanh có điều kiện.
Mặt khác, nguyên nhân làm cho hoạt động ngân hàng hàng là hoạt động kinh doanh
có điều kiện là bởi vì các lí do sau:
+ Đây là một hoạt động kinh doanh về tiền tệ, mà tiền tệ lại là một phương tiện lưu
thông, thước đo giá trị, phương tiện cất giữ không thể thiếu trong kinh tế thương
mại.
+ Hai là một hoạt động chứa nhiều rủi ro, sự biến động về chính sách kinh tế, sự
biến động về niềm tin khi bị lung lay có thể dẫn đến sự sụp đổ, thua lỗ.
+ Ba là một hoạt động quan trọng của nền kinh tế, xuất phát từ việc kinh doanh tiền
tệ, nhưng chúng ta đã biết tiền tệ có chức năng quan trọng như thế nào.
+ Cuối cùng, đó là hoạt động nhạy cảm với các biến động kinh tế. Cho nên pháp
luật đã đòi hỏi các điều kiện kinh doanh nhất định như vốn, điều lệ hoạt động, tính
khả thi phương án kinh doanh và năng lực của người điều hành.
7) Cá nhân muốn tham gia QHPL ngân hàng phải từ đủ 18 tuổi.
- Nhận định sai.

8
- CSPL: Điều 7 Thông Tư 39/2016/TT-NHNN và Điều 16 Thông Tư 39/2016/TT-
NHNN
- Giải thích: Theo quy định thì ngân hàng có thể quyết định cho vay vốn và tham
gia các hoạt động gửi tiết kiệm, gửi tiền qua thẻ, sử dụng thẻ,… đối với cá nhân có
đủ các điều kiện từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy
định của pháp luật và các cá nhân từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
Như vậy, cá nhân từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi vẫn có thể tham gia vào quan hệ
pháp luật ngân hàng.
8) NHNNVN được phép kinh doanh tiền tệ.
- Nhận định sai.
- CSPL: Khoản 3 Điều 2 Luật NHNNVN 2010.
- Giải thích: NHNNVN chỉ đóng vai trò quản lý Nhà nước về tiền tệ, hoạt động
ngân hàng và ngoại hối, phát hành tiền, cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ,
điều phối các Tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo chính sách tiền tệ được đưa ra sẽ đạt
hiệu quả cao nhất. Do đó NHNNVN không được phép kinh doanh tiền tệ.
9) Đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng có thể là đối tượng điều chỉnh của
các luật khác.
- Nhận định đúng.
- Giải thích:
Đối tượng điều chỉnh của Luật ngân hàng là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá
trình nhà nước thực hiện hoạt động quản lý nhà nước đối với các hoạt động ngân
hàng trong nền kinh tế.
Luật ngân hàng là luật chuyên ngành, quy định về các hoạt động liên quan đến tiền
tệ, ngân hàng, tín dụng. Tuy nhiên, các hoạt động này cũng có thể liên quan đến các
lĩnh vực khác, được quy định bởi các luật khác nhau. Ví dụ:
+ Hợp đồng tín dụng: Vừa được quy định trong Luật Ngân hàng, vừa được quy định
trong Bộ luật Dân sự.
+ Chứng khoán: Vừa được quy định trong Luật Chứng khoán, vừa được quy định
trong Luật Ngân hàng.

9
Do đó, các đối tượng tham gia vào hoạt động ngân hàng (như tổ chức tín dụng,
khách hàng,...) có thể đồng thời là đối tượng điều chỉnh của nhiều luật khác nhau.
Ví dụ:
+ Tổ chức tín dụng: Là đối tượng điều chỉnh của Luật Ngân hàng, Luật Doanh
nghiệp, Luật Thuế,...
+ Khách hàng: Là đối tượng điều chỉnh của Luật Ngân hàng, Bộ luật Dân sự,...

10

You might also like