You are on page 1of 224

TRẮC NGHIỆM ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN 1

Câu 1. Phòng đợi bệnh bắt buộc phải đảm bảo tiêu chuẩn
A. Gọn gàng, sạch sẽ C. Có tranh ảnh, áp phích
B. Yên tỉnh D. Có đủ ghế ngồi cho người bệnh
Câu 2. Những đối tượng nào được ưu tiên nhất khi vào khám bệnh
A. Người già C. Bệnh nặng
B. Trẻ em D. Phụ nữ mang thai
Câu 3. Bệnh nhân trong tình trạng nặng, phương tiện nào thường được dùng để chuyển bệnh nhân
vào khoa
A. Xe đẩy C. Cáng khiêng
B. Xe lăn D. Dìu NB đi
Câu 4. Khi chuyển viện, người bệnh phải được hội chẩn toàn khoa, liên khoa đối với bệnh viện
A. Hạng I C. Hạng I và II
B. Hạng II D. Hạng III
Câu 5. Khi chuyển viện, người bệnh phải được hội chẩn toàn viện đối với bệnh viện
A. Hạng I C. Hạng I và II
B. Hạng II D. Hạng III
Câu 6. Giám Đốc bệnh viện ký tên vào các giấy tờ chuyển viện đối với bệnh viện
A. Hạng I C. Hạng I và II
B. Hạng II D. Hạng III
Câu 7. Bác sĩ trưởng phòng kế hoạch ký tên vào các giấy tờ chuyển viện khi đuợc ủy quyền của Giám
đốc BV đối với bệnh viện
A. Hạng I C. Hạng I và II
B. Hạng II D. Hạng III
Câu 8. Chuyển viện bệnh nhân trong trường hợp cấp cứu, điều kiện cần thiết nhất là:
A. Liên hệ trước với nơi chuyển đến
B. Liên hệ truớc với nơi chuyển đến và có nhân viên y tế di kèm
C. Có nhân viên y tế đi kèm và có sẵn phuơng tiện cấp cứu
D. Có phuơng tiện cấp cứu, có nhân viên y tế đi kèm và đem theo hồ sơ bệnh án bàn giao
Câu 9. Khi có quyết định ra viện, thủ tục ra viện người bệnh được nhận sớm nhất từ Điều dưỡng cần
làm ngay cho người bệnh
A. Phiếu xuất viện và đơn thuốc C. Lời tư vấn sức khỏe
B. Các giấy tờ cần thiết D. Phiếu thanh toán viện phí
Câu 10. Chuyển bệnh nhân từ khoa nầy sang khoa khác là nhiệm vụ của :
A. Bác sĩ điều trị C. Điều dưỡng viên
B. Điều dưỡng trưởng khoa D. Hộ lý
Câu 11. Bệnh nhân bị tai nạn giao thông từ ngoài đưa đến bệnh viện, trong tình trạng đa vết thương
nhỏ, việc trước tiên điều dưỡng ở phòng tiếp nhận phải làm là:
A. Thay băng vết thương. C. Mời bác sĩ khám
B. Lấy dấu sinh hiệu, mời bác sĩ khám D. Tiếp đón và làm thủ tục hành chánh
Câu 12. Điều kiện chuyển khoa cần:
A. Hội chẩn của bác sĩ trưởng khoa, đại diện của khoa sắp chuyển.
B. Hội chẩn với trưởng phòng kế hoạch tổng hợp
C. Liên hệ khoa trước khi chuyển và hoàn tất hồ sơ chuyển khoa.
D. Hội chẩn toàn khoa với bác sĩ trưởng khoa, đại diện của khoa sắp chuyển và hoàn
tất hồ sơ trước khi chuyển.
Câu 13. Nhận nguời bệnh vào khoa điều trị, sau khi thăm khám, biết nhu cầu nguời bệnh, buớc đầu
tiên khi chăm sóc điều duỡng phải làm gì?
A. Lập kế hoạch chăm sóc
B. Chẩn đóan điều duỡng
C Thực hiện kế hoach chăm sóc
D. Đánh giá
Câu 14. Cùng 1 thời điểm có 4 NB vào phòng cấp cứu với tình trạng bệnh khác nhau:
1. BN Mai 5 tuổi ho, sốt cao cần giảm ho, hạ sốt đề phòng co giật do sốt cao
2. BN Lan 34 tuổi ho, khó thở, da niêm xanh, môi tím cần được tiếp oxy
3. BN Trúc 54 tuổi huyết áp cao, nhức đầu dữ dội cần được giảm đau, hạ huyết áp tránh tai
biến mạch máu não
4. BN Cúc 80 tuổi bị tổn thương phần mềm ở đùi do tai nạn lưu thông cần được băng bó vết
thương
Trong những trường hợp trên, BN cần được điều dưỡng xử trí ưu tiên là:
A. BN Mai C. BN Trúc
B. BN Lan D. BN Cúc
Câu 15. Tại phòng khám điều dưỡng tiếp nhận BN thình lình lên cơn giật, vấn đề ưu tiên cần can
thiệp là:
A. Khống chế động tác giật của BN C. Cho NB thở oxy
B. Đẩy ngay BN đến phòng cấp cúu D. Đặt NB nằm nơi an toàn
Câu 16. Người bệnh trong tình trạng nặng xin về, điều dưỡng phải cho người bệnh hoặc thân nhân
người bệnh ghi vào hồ sơ bệnh nặng xin về, ký tên và ghi rõ họ tên
A. Đúng B. Sai
Câu 17. Người có thẻ bảo hiểm y tế được thanh toán hết tất cả chi phí khám chữa bệnh tại các cơ sở
khám chữa bệnh công lập
A. Đúng B. Sai
Câu 18. Điền vào các chỗ trống cho đủ nghĩa:
Mỗi bệnh viện đều có treo khẩu hiệu nói về thái độ phục vụ người bệnh của nhân viên y tế là:
‘’ BN đến……………………., BN ở……………….…… BN về……………….”.
ĐA: “Bệnh nhân đến tiếp đón niềm nở, bệnh nhân ở chăm sóc tận tình, bệnh nhân về dặn dò
chu đáo”
Câu 19. Người bệnh trong tình trạng nặng xin về, điều dưỡng phải cho người bệnh hoặc thân nhân
người bệnh ghi vào hồ sơ bệnh nặng xin về, ký tên và ghi rõ họ tên
A. Đúng B. Sai
Câu 20. Bệnh nhân chết mà chưa có thân nhân, tài sản của họ phải được lập biên bản gửi về
A. Phòng tiếp đón C.Phòng y vụ
B. Phòng Điều dưỡng trưởng bệnh viện D.Phòng kế hoạch tổng hợp
Câu 21. Giai đoạn hấp hối người bệnh có biểu hiện khó thở là do
A. Rối loạn hô hấp C.Rối loạn tuần hoàn
B. Rối loạn vận mạch D. Giảm trương lực cơ
Câu 22. Thái độ nào ít có ở NB trong giai đoạn cuối
A. Tức giận vô cớ C.Tuyệt vọng
B. Buồn rầu D.Sự thanh thản
Câu 23. Giai đoạn hấp hối NB thường có biểu hiện
A. Mạch chậm đều C.Mạch nhanh đều
B. Mạch nhanh nhỏ, khó bắt D. Mạch nhanh, không đều
Câu 24. Giai đoạn hấp hối NB vã mồ hôi đầm đìa là do
A. Trương lực cơ giảm C. Rối loạn vận mạch
B. Sự lưu thông máu giảm D. Rối loạn hô hấp
Câu 25. Giai đoạn hấp hối, sắc mặt bệnh nhân nhợt nhạt là do
A. Rối loạn vận mạch C. Sự lưu thông máu giảm
B. Rối loạn hô hấp D.Trương lực cơ giảm
Câu 26. Người bệnh muốn được trăn trối điều gì với con cháu, đó là biểu hiện NB đang ở giai đoạn
A.Buồn rầu C.Chấp nhận
B. Tuyệt vọng D.Lạc quan
Câu 27. Cho người bệnh nằm đầu cao cổ hơi ngửa ra sau, thở oxy, theo dõi dấu sinh hiệu, đó là đáp
ứng nhu cầu về ………cho NB
A. Hô hấp C. Tuần hoàn
B. Tư thế D. Tiện nghi
Câu 28. Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho BN nặng bằng phương pháp cho ăn qua ống thông mũi -
dạ dày dễ có nguy cơ:
A. Viêm phổi C. Viêm phổi do hít
B. Viêm phế quản do hít D. Viêm thanh quản
Câu 29. Chăm sóc NB mê, tránh loét do tì đè, cần:
A. Đăt NB nằm nghiêng C. Đặt ống thông tiểu
B. Xoay trở tư thế mỗi 3 giờ/lần D. Đặt NB nằm sấp
Câu 30. Chăm sóc người bệnh chết điều dưỡng cần nhét các lỗ tự nhiên bằng:
A. Gòn thấm hút
B. Gòn không thấm hút
C. Gạc
D. Mèche
Câu 31. Phiếu nhỏ ghi tên tuổi người chết, ngày giờ chết được:
A. Cài bên ngoài vải phủ thi hài
B. Cài trên áo người chết
C. Để ở đầu cáng
D. Để ở bất cứ nơi nào cũng được
Câu 32. Thao tác cỡi bỏ hết quần áo người chết trước khi lau rửa sạch rồi mặc quần áo mới cho họ
A. Đúng B. Sai
Câu 33. Đặt 2 tay người chết theo tư thế thẳng dọc thân mình
A. Đúng B. Sai
Câu 34. Đặt 2 chân người chết theo tư thế duỗi thẳng, hai bàn chân thẳng đứng, buộc 2 ngón chân
cái lại
A. Đúng B. Sai
Câu 35. Để 2 cánh tay người chết dọc cạnh sườn, lòng bàn tay úp lên bụng, buộc 2 ngón tay cái lại
với nhau
A. Đúng B. Sai
Câu 36. Người chết không có thân nhân, đồ trang sức của họ được tháo ra gửi lại………. chờ
giao lại cho người nhà họ
A. Tại khoa
B. Phòng kế hoạch tổng hợp
C. Phòng tiếp đón
D. Phòng tài vụ
Câu 37. Điều dưỡng bắt buộc phải trả lời hết tất cả những thắc mắc của người bệnh hoặc thân nhân
của họ
A. Đúng B. Sai
Câu 38. Ở giai đoạn cuối cuộc đời, nuôi dưỡng bệnh nhân tốt nhất là:
A. Cho bệnh nhân ăn thức ăn lỏng dễ tiêu C. Nuôi bằng đường tiêm truyền
B. Cho bệnh nhân ăn bằng ống D. Cho bệnh nhân uống thuốc bổ
Câu 39. Điều nào không nên làm khi chăm sóc bệnh nhân ở giai đoạn cuối
A. Chuyển bệnh nhân vào phòng riêng C. Khẩn trương thực hiện y lệnh
B. Giúp đỡ bệnh nhân về mặt tâm lý D. Báo NB biết tình trạng bệnh của họ
Câu 40. Hoàn thiện các câu sau đây bằng cách chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống
cho đủ nghĩa
1. Chuẩn bị giường, nệm, vải trải giường sạch sẽ là điều kiện tốt trong phòng chống
…(A)….…... khi người bệnh nằm viện
2. Giường mở nội khoa là giường sau khi trải xong chăn được gấp làm 3 nếp theo
…(A)……….. của giường. (chiều ngang về phía cuối)
3. Giường mở ngoại khoa là giường sau khi trải xong chăn được gấp làm 3 nếp theo
…(A)……..của giường. (theo chiều dọc về phía)
4. Trải giường có người bệnh nằm phải ……….(A)……cho họ trong khi xê dịch tránh nguy cơ
người bệnh bị té ngã (đảm bảo an toàn)
Câu 41. Nguyên nhân chính để người bệnh nằm mỗi người một giường:
A. Tránh sai sót trong chuyên môn
B. Người bệnh cảm thấy thoải mái dễ chịu
C. Phòng chống nhiễm khuẩn
D. Người bệnh mau hồi phục sức khỏe
Câu 42. Chuẩn bị dụng cụ để trải giường, loại vải gấp theo chiều dọc là:
A. Tấm vải trải giường
B. Tấm đắp, tấm lót cao su
C. Vải phủ tấm lót cao su
D. Tấm lót cao su
Câu 43. Chuẩn bị dụng cụ để trải giường, loại vải gấp theo ngang là:
A. Tấm vải trải giường
B. Tấm đắp, tấm cao su
C. Vải phủ cao su
D. Tấm lót cao su, vải phủ tấm lót cao su
Câu 44. Mục đích của trải giường đợi bệnh, ngoại trừ
A. Để có sẵn giường sạch sẽ.
B. Sẵn sàng đón NB mới.
C. Để phòng bệnh gọn gàng, đẹp mắt
D. Phòng tránh nhiễm khuẩn
Câu 45. Nguy cơ có thể xảy ra khi thay giường có người bệnh nằm, ngoại trừ
A. Người bệnh có thể té ngã do nâng đỡ
B. Sút ống dẫn lưu trên cơ thể
C. Thay đổi sự thở, mạch, huyết áp
D. Làm người bệnh mệt thêm
Câu 46. Điều quan trọng nhất cần lưu ý khi thực hiện thay giường có người bệnh nằm
A. Xấp xếp dụng cụ theo thứ tự cần dùng, xếp bề sóng ra ngoài
B. Tránh di chuyển nhiều lần, hoàn tất 1 bên rồi mới sang bên kia
C. Kéo thật thẳng vải trước khi tấn phần dư xuống nệm
D. Đảm bảo an toàn cho NB
Câu 47. Quy trình điều dưỡng là một loạt các……….(A)…….theo một kế hoạch đã định trước,
trực tiếp hướng tới một kết quả ….…(B)…. riêng biệt.
A. Hoạt động
B. Chăm sóc
C. Kế hoạch
D. Hành động
Câu 48. Quy trình điều dưỡng gồm 5 bước trừ:
1. Phỏng vấn, thu thập thông tin
2. Nhận định , chẩn đoán điều dưỡng
3. Lập kế hoạch, thực hiện
4. Biện minh, đánh giá.
Câu 49. Quy trình điều dưỡng được ứng dụng để nhận biết:
A. Tình trạng thực tế của người bệnh
B. Vấn đề sức khỏe của mỗi cá nhân
C. Nhu cầu của người bệnh
D. Xác đinh vấn đề cần chăm sóc
Câu 50. Thông tin có giá trị nhất cho nhận định điều dưỡng là những thông tin thu thập được từ:
A. Người bệnh
B. Thân nhân người bệnh
C. Nhân viên y tế khác
D. Hồ sơ bệnh án
Câu 60. Viết mục tiêu cần chú ý những điểm nào sau đây, CHỌN CÂU SAI
A. Rõ ràng, cụ thể
B. Dễ hiểu
C. Có giới hạn thời gian
D. Mỗi mục tiêu cho 1 kế hoạch chăm sóc
Câu 61. Chẩn đoán điều dưỡng có đặc điểm, ngoạt trừ:
A. Mô tả sự phản ứng đối vối bệnh tật của một người bệnh
B. Thay đổi khi phản ứng của người bệnh thay đổi
C. Bổ sung cho chẩn đoán điều trị
D. Tồn tại không thay đổi trong suốt quá trình điều trị
Câu 62. Xây dựng mục tiêu bao gồm :
A. 2 thành phần
B. 3 thành phần
C. 4 thành phần
D. 5 thành phần
Câu 63. Mỗi vấn đề đưa ra cần có đủ các bước sau đây:
A. Mục tiêu, can thiệp điều dưỡng
B. Can thiệp điều dưỡng, biện minh, đánh giá
C. Mục tiêu, can thiệp điều dưỡng, đánh giá
D. Mục tiêu, can thiệp điều dưỡng, biện minh, đánh giá
Câu 64. Đánh giá của qui trình điều dưỡng được sử dụng để:
A. Biết kết quả điều trị
B. Đo lường sự đáp ứng của người bệnh
C. Biết rõ bệnh sử của người bệnh
D. Đem lại sự hài lòng cho ngườibệnh
Câu 65. Viết mục tiêu của 1 qui trình điều dưỡng:
A. Chủ thể, tiêu chuẩn, hành động điều dưỡng, điều kiện
B. Chủ thể, điều kiện, hành động điều dưỡng, tiêu chuẩn
C. Chủ thể, hành động điều dưỡng, tiêu chuẩn, điều kiện
D. Chủ thể, hành động điều dưỡng, điều kiện, tiêu chuẩn
Câu 66. Xây dựng mục tiêu cho mỗi chẩn đoán chăm sóc cần phải:
A. Rõ ràng
B. Cụ thể
C. Có giới hạn thời gian
D. Dễ hiểu
Câu 67. Chẩn đoán ĐD là……………của người ĐD về tình trang sức khỏe của NB:
A. Sự nhận đinh
B. Sự theo dõi
C. Sự phán đoán
D. Sư can thiệp
Câu 68. Xây dựng mục tiêu bao gồm, ngoại trừ
A. Chủ thể là người điều dưỡng
B. Hành động
C. Tiêu chuẩn
D Điều kiện
Câu 69. Điều mà người ĐD nên tránh khi viết KHCS
A. Phải tập trung vào chẩn đoán ĐD
B. Dùng dộng từ chỉ hành động
C. Viết ngắn gọn, dễ hiểu, chính xác
D. Viết tắt hoặc viết ký hiệu để NB không đọc được
Câu 70. Trong chẩn đoán ĐD cần nêu nguyên nhân của vấn đề để
A. Có những phán đoán chính xác
B. Gợi ý cho người ĐD những biện minh thích hợp
C. Đưa ra hành động chăm sóc chính xác
D. Đánh giá hiệu quả chăm sóc
Câu 71. Nguyên nhân thuờng làm giảm khối lượng lớn nuớc trong cơ thể :
A. Tiêu chảy cấp C. Nôn nhiều
B. Sốt cao D. Phỏng
Câu 72. Trung bình lượng nước thải ra qua đường hô hấp trong 24 giờ
A. 400 ml C. 600 ml
B. 500 ml D. 900 ml
Câu 73. Trung bình lượng nước tiểu thải ra trong 24 giờ
A. 800 ml C. 1500 ml
B. 1000 ml D. 2000 ml
Câu 74. Trung bình lượng nước thải ra qua mồ hôi, da trong 24 giờ
A. 200 ml C. 600 ml
B. 400 ml D. 900 ml
Câu 75. Trung bình lượng nước thải ra qua phân trong 24 giờ
A. 200 ml C. 400 ml
B. 300 ml D. 500 ml
Câu 76. Tỉ lệ lượng nước trong cơ thể chiếm ………….khi mới sinh ra
A. 50% C. 70%
B. 60% D. 80%
Câu 77. Vai trò của nước trong cơ thể
A. Điều hòa hô hấp
B. Vận chuyển chất dinh dưỡng tới tế bào và đưa chất thải ra ngoài tế bào
C. Điều hòa tim mạch
D. Kích thích nhu động ruột
Câu 78. Nguyên nhân làm giảm khối lượng dịch trong cơ thể:
A. Phỏng nặng C. Các lỗ dò
B. Đa niệu D. Uống thuốc lợi tiểu
Câu 79. Bệnh nhân mất nước nặng, bệnh nhân thường có các dấu hiệu :
A.Tiểu ít C. Kích thích, vật vã
B.Vô niệu, khát D.Nhức đầu, chóng mặt
Câu 80. Dịch nôi bào chiếm ………. trọng lượng của cơ thể là dịch ở trong màng tế bào chứa những
chất hòa tan hoặc những yếu tố vi lượng cần thiết cho sự cân bằng, chuyển hóa dịch và điện giải
A. 10% C. 30%
B. 20% D. 40%
Câu 81. Dịch ngoại bào gồm dịch gian bào và dịch trong mạch máu, chiếm khoảng ……… trọng
lượng cơ thể
A. 10% C 30%
B. 20% D . 40%
Câu 82. Thận bài tiết nước tiểu và chất cặn bã do chuyển hóa chất protid ngoại trừ
A. Urê, acid uric, C. Creatinin, thuốc
B. Chất màu D. Đường
Câu 83. Người bệnh lơ mơ, nôn ói nhiều, tiêu tiểu không kiềm chế, không có đặt thông tiểu giữ lại, chỉ
mặc tả thấm hút, điều dưỡng xác định lượng dịch mất qua:
A. Chất nôn, dây câu C. Chất nôn, tả
B. Chất nôn D. Tả
Câu 84. Lúc 8 giờ ngày 7/9/2014 bệnh nhân Nguyễn văn Huy 36 tuổi vào viện vì ngộ độc thức ăn, tổng
trạng gầy, mất nước, được tiêm truyền Lactat Ringer 500 ml, 10 giờ bệnh nhân nôn 50ml, bớt đi cầu,
phân lỏng khoảng 100 ml, bệnh nhân được xử trí nhịn ăn, lúc nầy dịch truyền cũng vừa hết, chuyển sang
đường uống ORS 500ml. Trình bày cách tính lượng dịch vào ra trong thời điểm này?
A. Nước vào 500ml, ra 50 ml C. Nước vào 500ml, ra 150ml
B. Nước vào 1L ra 150ml D. Nước vào 1L, ra 100ml
Câu 85. Dịch ngoại bào gồm có:
A. 5% là dịch gian bào, 15% là huyết tương
B. 15% là dịch gian bào, 5% là huyết tương
C. 20% là dịch gian bào, 5% là buyết tương
D. 5% là dịch gian bào, 20% là huyết tương
Câu 86. Ure được tạo ra từ :
A. Axit amin C. Axit nucleic
B. Purin D. Creatinin
Câu 87. Axit uric được tạo ra từ:
A. Axit amin C. Axit nucleic
B. Phenylxeton D. Creatinin
Câu 88. Cần làm xét nghiệm nào để theo dõi Natri, Kali trong máu:
A. Chức năng đông máu C. Chức năng gan
B. Chức năng thận D. Điện giải đồ
Câu 89. Trường hợp không thể cân người bệnh hằng ngày, dựa vào bảng theo dõi lượng nước vào ra
điều dưỡng có thể nhận biết được người bệnh bớt phù khi tổng lượng nước vào ra được ghi nhận:
A. Nước nhập và nước xuất không bằng nhau C.Nước nhập < nước xuất
B. Nước nhập = nước xuất D.Nước nhập > nước xuất
Câu 90. Thành phần bất thường trong nước tiểu, ngoại trừ
A. Phenylxeton C. Ure, Creatinin, Natri
B. Glucosa D. Thể xêton
Câu 91. NB Nguyễn Văn Bé 42 tuổi, vào viện được chẩn đoán là tiêu chảy cấp, không ăn uống được.
Lượng nước tiểu trong 24 giờ đo được 1 lít, nước trong phân 1,5 lit, được tiêm truyền dung dịch 1,5
lít, còn lại được bù bằng ORS. Như vậy NB được bổ sung bao nhiêu lượng ORS là đủ
A. 500ml C. 1500 ml
B. 1000ml. D. 2000ml
Câu 92. Lúc 8 giờ sáng ngày 20 tháng 6 năm 2016 bác sĩ đến khám bệnh cho NB Lê thị Bảy 32 tuổi,
được chẩn đoán thận nhiễm mỡ và cho chỉ đinh đo lượng nước tiểu trong12 giờ, biết rằng 8 giờ 15
phút cùng ngày NB tiểu 250ml, 12 giờ tiểu được 250 ml, 15 giờ tiểu được 150 ml, 20 giờ tiểu được
150ml giờ, Điều dưỡng tổng cộng số lượng nước tiểu NB bài tiết trong 12 giờ là:
A. 400 ml C. 650 ml
B. 550 ml. D. 800ml
Câu 93. Ứ dịch nhiều thường gặp trong xơ gan cổ chướng
A. Đúng B. Sai
Câu 94. Những dung dịch muối hoặc đường ưu trương có tác dụng hút nước từ khe gian bào vào
máu, làm tăng lưu lượng máu và huyết áp, làm tăng cường bài tiết của thận
A. Đúng B. Sai
Câu 95. Ở trẻ sơ sinh, tỉ lệ nước chiếm trong cơ thể cao hơn người trưởng thành
A. Đúng B. Sai
Câu 96. Nguyên tác ghi chép hồ sơ bệnh nhân:
A. Có thể viết tắt tùy ý
B. Không cần giấy cam đoan của bệnh nhân khi tiến hành làm thủ thuật cho họ
C. Tất cả các tiêu đề trong hồ sơ phải ghi chép chính xác và hoàn chỉnh
D. Khi bệnh nhân từ chối chăm sóc không cần ghi vào trong hồ sơ bệnh nhân
Câu 97. Khi lấy dấu hiệu sinh tồn cho bệnh nhân xong người điều dưỡng sẽ ghi vào phiếu
A. Phiếu theo dõi chức năng sống
B. Phiếu chăm sóc
C. Phiếu theo dõi tuyền dịch
D. Phiếu thực hiện và công khai thuốc
Câu 98. Cách ghi phiếu chăm sóc đói với bệnh nhân sóc cấp 1:
A. Ghi ít nhất 4 giờ/lần C. Ghi ít nhất 2 giờ/lần
B. Ghi ít nhất 3 giờ/lần D. Ghi ít nhất 1 giờ/lần
Câu 99. Mục đích của hồ sơ bệnh nhân là giúp cho:
A. Bác sĩ chuẩn đoán bệnh C. Bằng chứng về pháp lý
B. Điều dưỡng chuẩn đoán bệnh D. A và C đều đúng
Câu 100. Người bệnh nhập viện tại khoa nội tim mạch thì hồ sơ bệnh nhân được sử dụng là:
A. HSBN ngoại khoa C. HSBN nhi khoa
B. HSBN nội khoa D. HSBN sản khoa
Câu 101. Hồ sơ BN ra viện được gửi về:
A. Phòng kế hoạch tổng hợp C. Phòng điều dưỡng
B. Phòng tổ chức D. Phòng kế toán
Câu 102. Một bệnh nhân nằm viện 10 ngày thì trong HSBN đó sẽ không có:
A. Sơ kết 15 ngày điều trị C. Phiếu công khai thuốc
B. Phiếu chăm sóc D. Phiếu theo dõi chức năng sống
Câu 103. Giấy tờ thuộc cận lâm sàng gồm:
A. Phiếu theo dõi chức năng sống C. Phiếu kết quả xét nghiệm máu
B. Phiếu chăm sóc D. Phiếu thực hiện và công khai thuốc
Câu 104. Giấy tờ thuộc lâm sàng gồm:
A. Phiếu kết quả chụp X-quang C. Phiếu kết quả xét nghiệm máu
B. Phiếu kết quả vi sinh D. Phiếu thực hiện và công khai thuốc
Câu 105. HSBN bị tai nạn được lưu trữ ít nhất là:
A. 5 năm C. 15 năm
B. 10 năm D. 20 năm
Câu 106. HSBN ngoại trú được lưu trữ ít nhất là:
A. 5 năm C. 15 năm
B. 10 năm D. 20 năm
Câu 107. Hồ sơ người bệnh có giấy tờ thuộc cận lâm sàng là:
A. Phiếu xét nghiệm huyết học C. Phiếu theo dõi chức năng sống
B. Phiếu chăm sóc D. Phiếu điều trị
Câu 108. Các giấy tờ thuộc lâm sàng trong hồ sơ bệnh nhân:
A. Phiếu chăm sóc C. Phiếu X-quang
B. Phiếu xét nghiệm sinh hóa D. Phiếu xét nghiệm vi sinh
Câu 109. Mục đích của hồ sơ người bệnh:
A. Giúp cho chuẩn đoán chăm sóc C. Đánh giá chất lượng điều trị
B. Giúp nhanh khỏi bệnh D. Tránh nhầm lẫn bệnh nhân
Câu 110. Bảo quản hồ sơ bệnh nhân khi bệnh nhân còn nằm tại khoa là nhiệm vụ của:
A. Tất cả nhân viên y tế trong khoa C. Điều dưỡng trực
B. Bác sỹ điều trị D. Điều dưỡng hành chính
Câu 111. Phiếu theo dõi chức năng sống dùng để ghi diễn biến của người bệnh về:
A. Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở C. Nước vào, nước ra
B. Cân nặng, chiều cao D. Tất cả đều đúng
Câu 112. Phiếu chăm sóc trong HSBN còn là tài liệu để đánh giá:
A. Trách nhiệm của người điều dưỡng C. Trách nhiệm của bệnh nhân
B. Trách nhiệm của bác sĩ D. Trách nhiệm của hộ lý
Câu 113. Không áp dụng chườm nóng đối với người bệnh:
A. Viêm ruột thừa C. Bí tiểu
B. Viêm phúc mạc D. A và B đúng
Câu 114. Không áp dụng chườm lạnh đối với người bệnh:
A. Xuất huyết tiêu hóa C. Viêm ruột thừa
B. Xuất huyết ở phổi D. Chấn thương sọ não
Câu 115. Đáp ứng 14 nhu cầu cơ bản là học thuyết của ai?
A. Florence Nightingale C. Hildegard Peplau
B. Virginia Henderson D. Dorothea Orem
Câu 116. Khi nốt phỏng vỡ ra thành vết trợt ở những vùng tỳ đè là dấu hiệu loét ở giai đoạn:
A. Giải đoạn 4 C. Giai đoạn 2
B. Giai đoạn 3 D. Giai đoạn 1
Câu 117. Tư thế nằm ngửa 1 chỗ lâu ngày, vị trí dễ bị loét nhất là:
A. Hai khủy tay C. Xương cùng cụt
B. Hai bả vai D. Gót chân
Câu 118. Dung dịch dùng để chăm sóc vết loét:
A. Nước muối sinh lý B. Cồn 70 độ
C. Betadin D. Oxy già
Câu 119. Bệnh tiểu đường là nguyên nhân gây loét:
A. Đúng
B. Sai
Câu 120. Nguyên nhân gây loét:
A. BN nằm lâu do bị liệt C. BN sau phẫu thuật chấn thương lớn
B. BN bị tai biến mạch máu não D. Tất cả đều đúng
Câu 121. Các vị trí dễ bị loét khi bệnh nhân nằm lâu?
A. Đầu gối C. Gót chân
B. Vùng xương cùng cụt D. Tất cả đều đúng
Câu 122. Biện pháp phòng loét tốt nhất:
A. Thay đổi tư thế thường xuyên C. Chêm lót vùng dễ bị loét
B. Mát xa vùng dễ bị loét D. Tất cả đều đúng
Câu 123. Biện pháp phòng loét
A. Thay đổi tư thế thường xuyên C. Chêm lót vùng dễ bị loét
B. Mát xa vùng dễ bị loét D. Tất cả đều đúng
Câu 124. Dung dịch rửa vết thương
A. NaCl 0.9% C. Betadin
B. Oxy già D. A và B đúng
Câu 125. BN bị loét nên ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều đạm và canxi:
A. Đúng
B. Sai
CÔ RÃNH
1. Lấy bệnh nhân để xét nghiệm là một công việc rất quan trọng giúp cho quá trình chăm sóc
và…..bệnh nhanh chóng, chính xác có hiệu quả
A. Theo dõi C. Chuẩn đoán
B. Chăm sóc D. Điều trị
2. Những điều dưỡng khi lấy bệnh phẩm xét nghiệm phải chấp hành qui định: đúng bệnh
nhân, đúng…….., đúng số lượng và đúng kỹ thuật.
A. Thời gian C. Họ tên bệnh nhân
B. Số lượng D. Số phòng, số giường
3. Khi lấy bệnh phẩm xét nghiệm, điều dưỡng phải dán nhãn trên lọ đựng bệnh phẩm: ghi
rõ……………, số hồ sơ, mẫu bệnh phẩm và laoij xét nghiệm cần thiết
A. Thời gian lấy C. Số phòng, số giường
B. Họ tên tuổi bệnh nhân D. Số lượng bệnh phẩm
4. Khi lấy máu tĩnh mạch, tránh làm vỡ hồng cầu, điều dưỡng không nên
A. Dùng bơm tiêm khô D. Tháo kim bơm nhẹ vào
B. Dùng kim thô thành ống
C. Hút máu nhanh
5. Lấy máu cấy tìm vi trùng, điều không nên làm;
A. Dụng cụ tuyệt đối vô khuẩn D. Kéo lùi nòng ống tiêm để thử kim
B. Kỹ thuật tuyệt đối vô khuẩn trước khi lấy máu
C. Lấy máu trước khi dùng kháng sinh
6. Để tránh sai lệch kết quả, cần dặn dò bệnh nhân nhịn đói, đặc biệt khi lấy máu xét
nghiệm về:
A. Huyết học C. Vi trùng
B. Sinh hóa D. Sinh hóa và huyết học
7. Cần cho bệnh nhân nhịn đói 12 giờ trước khi lấy máu xét nghiệm
A. Ion đồ C. Acid lactic
B. Cấy máu D. Cryoglobulin
8. Ống nghiệm đựng máu xét nghiệm phải được làm ấm 37ºC trước khi cho máu vào khi
xét nghiệm
A. Ion đồ C. Acid lactic
B. Cấy máu D. Cryoglobulin
9. Để có kết quả chính xác, không cần buộc dây garrot khi lấy máu tĩnh mạch xét nghiệm
A. Ion đồ B. Cấy máu
C. Acid lactic D. Cryoglobulin
10. Khi lấy máu tĩnh mạch, để tránh lamg tán huyết gây sai lệch kết quả xét nghiệm, điều
KHÔNG nên:
A. Sử dụng kim to
B. Hút máu từ từ
C. Tháo kim, bơm nhẹ máu vào thành ống nghiệm
D. Cột garrot trên 1 phút và quá chặt

11. Đường lấy máu thư ion đồ


A. Động mạch C. Mao mạch
B. Tĩnh mạch D. Động mạch hoặc tĩnh mạch
12. Vị trí lấy máu mao mạch xét nghiệm dung tích hồng cầu, đường huyết bằng que thử ở
bệnh nhân lớn và trẻ em
A. Mặt bên của đầu ngón tay D. Mặt bên của đầu ngón tay
B. Mặt bên của trái tai hoặc vùng rìa hai bên gót
C. Vùng rìa hai bên gót chân chân
13. Dụng cụ chứa máu, khi lấy máu mao mạch xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét:
A. 2 phiến kính sạch và khô C. Que thử dextrotix
B. Ống mao dẫn, đất sét D. Ống nghiệm vô khuẩn
14. Dụng cụ chứa máu, khi lấy máu mao mạch xét nghiệm dung tích hồng cầu
A. 2 phiến kính sạch và khô C. Que thử dextrotix
B. Ống mao dẫn, đất sét D. Ống nghiệm vô khuẩn
15. Đường lấy máu thử khí máu:
A. Động mạch C. Mao mạch
B. Tĩnh mạch D. Động mạch hoặc tĩnh mạch

16. Test Allen cần phải được thực hiện trước khi lấy máu động mạch quay để kiểm tra……
còn tốt, mới được phép lấy máu xét nghiệm.
A. Tĩnh mạch quay C. Tuần hoàn bên quay
B. Động mạch quay D. Tuần hoàn bên trụ
17. Ống tiêm dưới đây là dụng cụ lấy máu:

A. Tĩnh mạch
B. Động mạch
C. Mao mạch
D. Tĩnh mạch hoặc mao mạch
18. Kỹ thuật khi tiêm động mạch quay:
A. Vị trí ¼ ngoài cổ tay, nơi mạch nẩy mạnh nhất
B. Cầm kim mặt vát hướng lên trên, dâm kim môt góc 15-45º cho đến khi xuất
hiện máu đỏ trong kim
C. Vị trí ¼ ngoài cổ tay, nơi mạch nẩy mạnh nhất. Cầm kim mặt vát hướng lên
trên, dâm kim môt góc 15-45º cho đến khi xuất hiện máu đỏ trong kim
D. Vị trí ¼ ngoài cổ tay, nơi mạch nẩy mạnh nhất. Cầm kim mặt vát hướng
xuống dưới, dâm kim môt góc 15-45º cho đến khi xuất hiện máu đỏ trong
kim
19. Hình bên là tai biến khi lấy máu:
A. Mao mạch B. Tĩnh mạch
C. Động mạch quay D. Tĩnh mạch hoặc mao mạch

20. Để tránh tai biến hoại tử bàn tay, khi lấy máu động mạch quay, điều dưỡng nên:
A. Dụng cụ lấy máu phải vô khuẩn
B. Kỹ thuật lấy máu phải vô khuẩn
C. Nên lấy máu ở động mạch cảnh
D. Cần thử Test Allen trước khi lấy máu động mạch quay, để kiểm tra tuần
hoàn bên còn tốt
21. Lấy nước tiểu thử cặn Addis, để chuẩn đoán cà theo dõi bệnh
A. Hội chứng thận hư C. Viêm thận
B. Nhiễm trùng đường tiểu D. Suy thận
22. Lấy nước tiểu vô trùng xét nghiệm tìm vi trùng giúp chuẩn đoán và theo dõi điều trị
trong bệnh…..
A. Suy thận C. Hội chứng thận hư
B. Viêm thận D. Nhiễm trùng tiết niệu
23. Kỹ thuật lấy nước tiểu vô trùng để XN đói với BN bí tiểu
A. Dán bao vô khuẩn hứng khi C. Hứng nước tiểu cuối dòng
BN tiểu D. Thông tiểu vô trùng
B. Hứng nước tiểu giữa dòng

24. Kỹ thuật lấy nước tiểu vô trùng để xét nghiệm trường hợp bệnh nhân có đặt ống thông
tiểu dẫn lưu
A. Hứng nước tiểu ở cuối bao sau khi tháo nút đậy ra
B. Tháo dây dẫn ra, hứng nước tiểu giữ dòng
C. Sát khuẩn thành ống dây dẫn, dùng bơm tiêm vô khuẩn rút nước tiểu
D. Sát khuẩn thành ống thông tiểu, dùng bơm tiêm vô khuẩn xuyên qua thành
ống thông rút nước tiểu
25. Lấy nước tiểu thông thường, thường áp dụng xét nghiệm về…….như tìm hồng cầu,
bạch cầu hoặc xét nghiệm về sinh hóa, như đạm, chuẩn đoán thai.
A. Sinh hóa C. Huyết học
B. Vi trùng D. Huyết học và vi trùng
26. Khi lấy nước tiểu 24 giờ để xét nghiệm phải cho hóa chất thích hợp vào bình chứa
nước tiểu;
Đúng Sai
27. Trong trường hợp lấy máu có chất đông, sau khi cho máu vào ống nghiệm phải nghiêng
nhẹ ống nghiệm
Đúng Sai
28. Để tránh sai lệch kết quả, khi lấy máu mao mạch xét nghiệm Hct cần lau bỏ giọt máu
đầu với gòn khô
Đúng Sai
29. Lấy đàm bệnh nhân xét nghiệm soi cấy tìm vi trùng, nên lấy vào lúc
A. Bệnh nhân ho khạc đầu tiên vào buổi sáng
B. Bệnh nhân ho khạc đầu tiên vào buổi sáng, trước khi súc miệng
C. Bệnh nhân ho khạc đầu tiên vào buổi sáng, ngay sau khi súc miệng
D. Bệnh nhân ho khạc đầu tiên vào buổi sáng, trước khi súc miệng và vỗ lưng
30. Khi lấy phân xét nghiệm tìm amib, điều nên tránh
A. Lấy nơi có đàm máu, không C. Giữ ở nhiệt độ ấm
lẫn nước tiểu D. Đem đến phòng XN ngay
B. Giữ ở nhiệt độ lạnh
31. Bé Hiền 3 tuổi, hậu phẫu ngày thứ 5 sau mỗ viêm phúc mạch ruột thừa, bé sót cao, vết
thương nơi vùng bụng rỉ dịch vàng đục. Bác sĩ cho xét nghiệm lấy mủ cấy tìm vi trùng
và làm kháng sinh đồ. Điều dưỡng thực hiện lấy mủ làm XN như sau:
A. Dùng bơm tiêm hút lấy mũ cho vào ống nghiệm vô khuẩn
B. Dùng ống hút lấy mủ cho vào ống nghiệm vô khuẩn
C. Dùng tăm bông phết mủ ở vết thương vào ống nghiệm vô khuẩn
D. Dùng tăm bông vô khuẩn phết mủ ở vết thương vào ống nghiệm vô khuẩn
32. Bé Hậu 15 tuổi bị viêm thận, đang nằm điều trị tại Khoa Thận niệu tại một BV Nhi.
Sau 1 tuần điều trị bác sĩ cho XN thử cặn Addis.
Kết quả xét nghiệm cặn Addis: 4000HC/ phút ; 3000HC/ phút. Vậy bệnh viêm thận
của bé trong giai đoạn
A. Ổn định C. Thiểu niệu
B. Tiến triển D. Vô niệu
ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN
1. Nhiệt kế đặt ở hậu môn cho kết quả chính xác như sau:
A. 2 – 3 phút C. 2 phút
B. 1 phút D. 3 phút
2. Sốt nhẹ khi nhiệt độ cơ thể là
A. 37ºC – 37.5ºC C. 38ºC – 38.5ºC
B. 37.5ºC – 38ºC D. 38.5ºC – 39 ºC
3. Sốt vừa khi nhiệt độ cơ thể là
A. 37.5ºC C. >38ºC – 38.5ºC
B. 38ºC D. >38.5ºC – 39ºC
4. Sốt quá cao khi nhiệt độ cơ thể là
A. 39ºC C. >40ºC
B. 40ºC D. >41ºC
5. Số lớn nhất được ghi trên thân nhiệt thủy ngân là
A. 39ºC C. 41ºC
B. 40ºC D. 42ºC
6. Ảnh hưởng của sốt đổi với cơ thể, NGOẠI TRỪ:
A. Co mạch ngoại biên C. Nhức đầu
B. Nhịp thở tăng D. Chán ăn
7. Chăm sóc người bệnh sốt, NGOẠI TRỪ:
A. Cho người bệnh nằm phòng thoáng mát, nới quần áo rộng
B. Lau mát cho bệnh nhân
C. Thực hiện thuốc hạ sốt theo y lệnh của bác sĩ
D. Cho người bệnh thở oxy theo y lệnh
8. Chăm sóc người bệnh hạ thân nhiệt:
A. Cho người bệnh nằm phòng thoáng mát, nới quần áo rộng
B. Lau nước ấm cho bệnh nhân
C. Sưởi đèn, ủ ấm
D. Nới rộng quần áo
9. Lau mát hạ sốt:
A. Lau ở nách, bẹn bằng nước ấm
B. Lau ở nách, bẹn, ngực và bụng bằng nước ấm
C. Lau ở nách, bẹn bằng nước mát
D. Lau ở nách, bẹn, ngực và bụng bằng nước mát
10. Dinh dưỡng đối với người bệnh sốt, NGOẠI TRỪ:
A. Cung cấp thức ăn dễ tiêu, hạn chế dầu mỡ, chất kích thích
B. Nên hạn chế ăn uống trong giai đoạn sốt
C. Chia bữa ăn ra làm nhiều bữa nhỏ, mỗi lần ăn 1 ít
D. Cho người bệnh uống nhiều nước
11. Cảm giác đập nẩy nhịp nhàng của tim khi ta đặt tay trên một động mạch là:
A. Mạch C. Huyết áp
B. Nhịp thở D. SpO2
12. Nhịp điệu của mạch cho ta biết:
A. Số lần tim đập trong 1 phút
B. Tim đập mạnh hay yếu
C. Tim đập đều hay không
D. Động mạch mềm và có tính đàn hồi tốt hay không
13. Số lần tim đập trong 1 phút gọi là
A. Cường độ của mạch
B. Tần số của mạch
C. Nhịp điệu của mạch
D. Sức căng của mạch
14. Tần số mạch bình thường ở người lớn là:
A. 100 lần/phút
B. 90 lần/phút
C. 70 – 80 lần/phút
D. 60 – 70 lần/phút
15. Tần số mạch bình thường ở trẻ sơ sinh là:
A. 100 lần/phút
B. 120 lần/phút
C. 130 – 140 lần/phút
D. 140 – 160 lần/phút
16. Ta thường đếm mạch ở:
A. Động mạch quay
B. Động mạch trụ
C. Móm tim
D. Động mạch bẹn
17. Những yếu tố ảnh hưởng đến mạch, NGOẠI TRỪ:
A. Thời gian: buổi sáng mạch chậm hơn buổi chiều
B. Giai đoạn đầu xuất hiện huyết mạch tăng
C. Dùng thuốc: thuốc kích thích làm tăng tần số mạch, thuốc an thần làm giảm tần số mạch
D. Vị trí đến mạch: kết quả mạch có thể khác nhau tùy theo vị trí đếm mạch
18. Nguyên tắc đếm mạch, NGOẠI TRỪ:
A. Cho người bệnh nghỉ ngơi 15 phút trước khi đếm mạch
B. Đường biểu diễn của mạch màu đỏ
C. Không được báo cho người bệnh biết trước khi đếm mạch
D. Nên theo dõi mạch trước và sau khi dùng thuốc có ảnh hưởng đến tim mạch
19. Mạch nhanh (người lớn) khi tần số mạch:
A. >120 lần/phút
B. >100 lần/phút
C. >90 lần/phút
D. >80 lần/phút
20. Mạch chậm (người lớn) khi tần số mạch
A. <70 lần/phút
B. <60 lần/phút
C. <50 lần/phút
D. <40 lần/phút
21. Trước khi cho người bệnh dùng thuốc, nếu không rõ y lệnh người điều dưỡng cần:
A. Thay đổi y lệnh của thầy thuốc
B. Thực hiện y lệnh qua miệng hoặc qua điện thoại
C. Phải hỏi lạ thầy thuốc và sửa lại y lệnh
D. Phải hỏi lạ thầy thuốc sau đó thực hiện chính xác y lệnh đã được điều chỉnh
22. Hàm lượng thuốc là:
A. Số lượng thuốc dùng cho người bệnh trong một ngày
B. Số lượng thuốc dùng cho người bệnh trong một đợt điều trị
C. Số lượng thuốc dùng cho người bệnh trong một lần
D. Số lượng thuốc có trong thành phần
23. Liều lượng thuốc là:
A. Số lượng thuốc dùng cho người bệnh trong một ngày
B. Số lượng thuốc dùng cho người bệnh trong một đợt điều trị
C. Số lượng thuốc dùng cho người bệnh trong một lần
D. Số lượng thuốc có trong thành phần
24. Khi thực hiện thuốc, nếu có sai phạm, điều dưỡng cần:
A. Thay đổi y lệnh của thầy thuốc
B. Phải thành thật khai báo, đồng thởi chuẩn bị thuốc và dụng cụ cấp cứu
C. Không cần thiết phải báo cho thầy thuốc và nhân viên y tế có trách nhiệm
D. Tiếp tục theo dõi người bệnh, nếu không có dấu hiệu bất thường trước mắt thì không cần khai
báo
25. Y lệnh thầy thuốc được ghi trong hồ sơ bệnh án, NGOẠI TRỪ:
A. Tên thuốc C. Hạn dùng
B. Liều lượng D. Đường dùng
26. Đường dùng thuốc phải đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn khi thực hiện là
A. Đường uống
B. Đường tiêm
C. Đường dùng ngoài da
D. Đường dùng qua niêm mạc
27. Trong suốt quá trình chuẩn bị thuốc trước khi cho bệnh nhân dùng thuốc, điều dưỡng cần đọc
nhãn thuốc:
A. 1 lần C. 3 lần
B. 2 lần D. 4 lần
28. Đưa thuốc vào cơ thể người bệnh bằng đường tiêu hóa là thực hiện thuốc qua đường:
A. Uống C. Qua da
B. Qua niêm mạc D. Ngặm
29. Không dùng thuốc qua đường uống trong trường hợp, NGOẠI TRỪ:
A. Tổn thương nặng ở miệng và thực quản
B. Nôn ói nhiều và liên tục
C. Bệnh tâm thần không chịu uống thuốc
D. Người bệnh thích được tiêm
30. Ưu điểm của dùng thuốc qua đường uống là
A. Tác dụng nhanh
B. Ít gây tai biến, tiện dụng
C. Thuốc không hại dạ dày
D. Có thể uống bất kì lúc nào
31. Khi cho người bệnh uống thuốc dễ gây nôn ói, điều dưỡng cần, NGOẠI TRỪ:
A. Cho uống thật nhanh
B. Cho uống thuốc với một ít đường để dễ uống
C. Cho người bệnh ngậm nước đá trước khi uống
D. Cho người bệnh uống qua ống hút

32. Thuốc có tác dụng lên hệ tuần hoàn và hô hấp, điều dưỡng nên lưu ý
A. Uống trước 15h
B. Phải theo dõi dấu hiệu trước và sau khi uống
C. Uống sau khi ăn no
D. Cho người bệnh nằm đầu cao
33. Nguyên tắc khi cho người bệnh uống thuốc, NGOẠI TRỪ:
A. Cho người bệnh uống ngay sau khi phát, không để thuốc ở đầu giường người bệnh
B. Không đưa thuốc trọn ngày cho người bệnh
C. Nếu người bệnh không có mặt lúc phát thuốc phải gởi lại thuốc, nhờ bệnh nhân khác đưa
giùm
D. Trường hợp trẻ nhỏ không tự uống được thuốc thì phải hòa tan thuốc thành dạng nước
34. Thuốc uống qua sonde dạ dày, NGOẠI TRỪ:
A. Cần phải cán nhuyễn và pha loãng thuốc trước khi bơm qua sonde
B. Kiểm tra vị trí sonde trước khi bơm
C. Nếu sonde dạy dày đang được dẫn lưu ra túi thì tạm ngưng 20 - 30 phút sau khi bơm thuốc rồi
mới cho hoạt động trở lại
D. Hòa tan thuốc cùng với thức ăn cho dễ bơm
35. Khi cho người bệnh uống thuốc Aspirin nên lưu ý:
A. Cho người bệnh uống qua ống hút
B. Cho người bệnh uống lúc no
C. Cho người bệnh uống trước 15h
D. Theo dõi dấu sinh hiệu cho người bệnh trước và sau khi uống thuốc
36. Tư thế nhỏ tai đối với người lớn là:
A. Kéo nhẹ vành tai hướng ra sau và xuống dưới
B. Kéo nhẹ vành tai hướng ra sau và lên trên
C. Kéo nhẹ vành tai hướng ra trước và xuống dưới
D. Kéo nhẹ vành tai hướng ra trước và lên trên
37. Loại thuốc nên làm lạnh trước khi cho người bệnh sử dụng
A. Thuốc đặt hậu môn C. Thuốc nhỏ mũi
B. Thuốc đặt âm đạo D. Thuốc nhỏ mắt
38. Đặc điểm của thuốc dùng qua niêm mạc
A. Tác dụng nhanh
B. Tác dụng chậm
C. Dễ gây tai biến
D. Phải ngâm qua nước đá trước khi sử dụng
39. Tư thế người khi nhỏ thuốc vào mắt
A. Bệnh nhân nằm ngửa đầu nghiêng một bên
B. Bệnh nhân nằm ngửa thẳng
C. Bệnh nhân nằm thẳng
D. Bệnh nhân ngồi nghiêng môt bên
40. Có ...... đường tiêm cơ bản:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
41. Tiêm thuốc được chỉ định trong trường hợp:
A. Người bệnh thích được tiêm thuốc.
B. Người bệnh tâm thần vẫn còn uống thuốc được.
C. Trường hợp cấp cứu cần tác dụng nhanh.
D. Người bệnh hôn mê.

42. Tai biến thường gặp khi tiêm thuốc do không đảm bảo vô khuẩn là:
A. Abces nóng
B. Abces lạnh.
C. Tắc mạch.
D. Shock phản vệ

43. Tai biến khi tiêm tĩnh mạch:


A. Chạm gây thần kinh tọa.
B. Gây tắc mạch do khí.
C. Abces lạnh.
D. Abces nóng

44. Một trong những tai biến gây tử vong khi tiêm tĩnh mạch:
A. Viêm tĩnh mạch.
B. Xuyên thủng tĩnh mạch.
C. Shock.
D. Hoại tử mô tại vùng viêm.

45. Tai biến nguy hiểm nhất trong tiêm mông:


A. Sốc do đau
B. Gãy kim
C. Áp xe tại chỗ
D. Tổn thương dây thần kinh hông to.

46. Tiêm bắp là tiêm thuốc vào:


A. Lớp cơ.
B. Lớp mô liên kết.
C. Lớp thượng bì.
D. Lớp dưới thượng bì.

47. Khi một bên mông được chia thành bốn phần bằng nhau, vị trí tiêm mông được chọn là:
A. ¼ trên trong.
B. ¼ trên ngoài.
C. ¼ dưới trong.
D. ¼ dưới ngoài.
48. Khi tiêm mông, góc độ bơm kim tiêm so với mặt da tốt nhất là:
A. 30º.
B. 45º.
C. 60º.
D. 90º.

49. Thuốc không được tiêm bắp:


A. Novocain.
B. Calci clorua.
C. Vitamin BL.
D. Adrenalin.

50. Vị trí tiêm bắp, NGOẠI TRỪ:


A. Mông.
B. Cơ delta.
C. Hai bên rốn.
D. Đùi.

51. Vấn đề có liên quan đến suy dinh dưỡng là:


A. Tăng nguy cơ biến chứng ở bệnh nhân sau phẫu thuật.
B. Giảm thời gian nằm viện
C. Giảm tỷ lệ tử vong
D. Giảm tỷ lệ nhiễm trùng.

52. Tube Levine có tác dụng nào sau đây Ngoại trừ:
A. Nuôi ăn qua sonde mũi dạ dày
B. Giải áp hơi, dịch ứ đọng trong dạ dày
C. Lấy dịch dạ dày làm xét nghiệm
D. Cầm máu khi bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do vỡ tĩnh mạch thực quản.

53. Ưu điểm của việc ăn uống qua đường miệng


A. Giúp người bệnh ăn có cảm giác ngon miệng, có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng theo nhu
cầu.
B. Tốn kém hơn so với các phương pháp nuôi ăn khác.
C. Nhiều biến chứng
D. Làm cho bệnh nhân khó chịu.

54. Cách thử không đúng để xác định tube Levin nằm đúng trong dạ dày
A. Để đuôi tube Levine vào ly nước.
B. Rút dịch thử trên giấy quì.
C. Bơm hơi vào dạ dày, đặt ống nghe ở vùng thượng vị.
D. Bơm hơi và đặt ống nghe ở ngực.
55. Tư thế người bệnh đặt ống nghe tube Levine
A. Đầu thấp
B. Đầu bằng
C. Nằm nghiêng
D. Đầu cao 30-45o

56. Mục đích quan trọng nhất của thông tiểu cho người bệnh là:
A. Đưa nước tiểu từ bàng quang ra ngoài
B. Chẩn đoán
C. Điều trị
D. Giảm đau

57. Dung dịch sát khuẩn thường được dùng để thông tiểu cho người bệnh là
A. Cồn 70 độ
B. Nước muối 0,9%
C. Betadin
D. Nước cất

58. Thực hiện thông tiểu giữ lại trong trường hợp:
A. Viêm niệu đạo
B. Bàng quang nhiểm trùng
C. Viêm cầu thận cấp
D. Bí tiểu thường xuyên

59. Thực hiện thông tiểu thường trong trường hợp nào:
A. Chấn thương tiền liệt tuyến
B. Dập rách niệu đạo
C. Nhiễm khuẩn niệu đạo
D. Bí tiểu

60. Không thông tiểu cho bệnh nhân trong trường hợp:
A. Trước cuộc mổ
B. Nhiễm khuẩn niệu đạo
C. Bệnh nhân bị liệt cơ vòng
D. Bệnh nhân hôn mê

61. Trong thành phần không khí bình thường oxy chiếm:
A. 0,03%
B. 15%
C. 20,95%
D. 79,02%
62. Liệu pháp oxy là biện pháp cung cấp khí thở có nồng độ oxy lớn hơn:
A. 15%
B. 21%
C. 40%
D. 50%

63. Dấu hiệu nào sau đây cho biết bệnh nhân đang thiếu oxy:
A. Thở nhanh, da niêm nhợt, SpO2 = 93%
B. Vã mồ hôi, rút lõm lồng ngực SpO2 = 94%
C. Thở nhanh, nông, da niêm xanh, tái SpO2 < 92%
D. Thở nhanh, da niêm nhợt, SpO2 < 93%.

64. Chỉ định oxy liệu pháp:


A. PaO2 < 80 mmHg hoặc SaO2 < 95%
B. PaO2 < 60 mmHg hoặc SaO2 < 92%
C. PaO2 < 70 mmHg hoặc SaO2 < 93%
D. PaO2 < 70 mmHg hoặc SaO2 < 94%

65. SpO2 là:


A. Độ bão hoà oxy ở máu mao mạch
B. Độ bão hoà oxy ở máu động mạch
C. Áp lực riêng phần oxy trong máu mao mạch.
D. Áp lực riêng phần oxy trong máu mao mạch.

66. Nguyên tắc quan trọng nhất khi thực hiện y lệnh truyền dịch cho bệnh nhân?
A. Thực hiện 5 đúng.
B. Dịch truyền và các dụng cụ phải tuyệt đối vô khuẩn.
C. Khi tiến hành kỹ thuật phải đúng quy trình và kỹ thuật vô khuẩn.
D. Tuyệt đối không để không khí lọt vào tĩnh mạch.

67. 5 đúng:
A. Họ tên bệnh nhân, thuốc, liều, đường dùng, thời gian.
B. Họ tên bệnh nhân, tên thuốc, liều, đường dùng, thời gian.
C. Bệnh nhân, thuốc, liều, đường dùng, thời gian.
D. Họ tên tuổi bệnh nhân, thuốc, liều, đường dùng, thời gian.

68. Chống chỉ định truyền dịch:


A. BN ngộ độc.
B. BN suy tim, phù phổi cấp.
C. Bệnh nhân mất nước, mất máu, suy dinh dưỡng.
D. BN cần đưa thuốc vào cơ thể qua đường tĩnh mạch.
69. Dung dịch nào sau đây có nồng độ ưu trương với máu:
A. Glucose 10%
B. Glucose 5%
C. Natriclorua 0,9%
D. Natrihydrocarbonat 1,4

70. Dung dịch có phân tử lượng lớn:


A. Glucose 10%
B. Acid amin
C. Natriclorua 0,9%
D. Natrihydrocarbonat 1,4%

71. Dấu hiệu sinh tồn gồm:


A. Nhiệt độ, mạch, nhịp thở.
B. Nhiệt độ, mạch, nhịp thở, huyết áp.
C. Mạch, nhịp thở, huyết áp, SpO2.
D. Nhiệt độ, mạch, huyết áp, SpO2.

72. Trường hợp áp dụng đo dấu hiệu sinh tồn, NGOẠI TRỪ:
A. Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
B. Người bệnh mới nhập viện.
C. Người bệnh đang nằm viện.
D. Trước khi người bệnh dùng bất kì loại thuốc gì.

73. Nhiệt độ bình thường của cơ thể là:


A. 36ºC – 36,5ºC
B. 36,5ºC – 37ºC
C. 37ºC – 37,5ºC
D. 37,5ºC – 38ºC

74. Khi nhiệt độ thấp hơn bao nhiêu gọi là hạ thân nhiệt:
A. 35ºC
B. 35,5ºC
C. 36ºC
D. 36,5ºC

75. Khi nhiệt độ cao hơn bao nhiêu gọi là sốt:


A. 37ºC
B. 37,5ºC
C. 38ºC
D. 38,5ºC
76. Những yếu tố ảnh hưởng đến thân nhiệt, NGOẠI TRỪ:
A. Thời gian trong ngày: nhiệt độ thấp nhất vào sáng sớm và cao nhất vào 6h chiều.
B. Phụ nữ trong thời kỳ rụng trứng nhiệt độ thường cao hơn bình thường từ 0,3 – 0,5ºC.
C. Trạng thái tâm lý tình cảm: vui, buồn, xúc động,…nhiệt độ sẽ tăng.
D. Trẻ em thân nhiệt thường cao hơn người lớn.

77. Trường hợp không sử dụng nhiệt kế ở miệng, NGOẠI TRỪ:


A. Người bệnh đang khó thở.
B. Người bệnh có vết thương ở miệng.
C. Người bệnh hôn mê, lú lẫn
D. Người bệnh đổ mồ hôi.

78. Vị trí đặt nhiệt kế cho kết quả chính xác nhất:
A. Nách
B. Miệng
C. Hậu môn
D. Tai

79. Đặc điểm nhiệt kế đặt ở miệng, NGOẠI TRỪ:


A. Phản ánh nhiệt độ chính xác sau 3 phút.
B. Nguy cơ lây nhiễm do tiếp xúc dịch tiết.
C. Tiện dùng hơn nhiệt kế hậu môn.
D. Làm người bệnh lo sợ

80. Đặc điểm nhiệt kế đặt ở nách:


A. Đọc kết quả chính xác trong thời gian ngắn 2 – 3 giây.
B. An toàn, ít có nguy cơ lây nhiễm.
C. Có thể bị ảnh hưởng nhiệt độ môi trường.
D. Không dùng cho bệnh nhân hôn mê, lú lẫn.

1. Ưu điểm của việc ăn uống qua đường miệng


A. Giúp người bệnh ăn có cảm giác ngon miệng, có thể cung cấp đầy đủ chất dinh
dưỡng theo nhu cầu.
B. Tốn kém hơn so với các phương pháp nuôi ăn khác.
C. Nhiều biến chứng
D. Làm cho bệnh nhân khó chịu.
2. Cách thử không đúng để xác định tube Levin nằm đúng trong dạ dày
A. Để đuôi tube Levine vào ly nước.
B. Rút dịch thử trên giấy quì.
C. Bơm hơi vào dạ dày, đặt ống nghe ở vùng thượng vị.
D. Bơm hơi và đặt ống nghe ở ngực.
3. Tư thế người bệnh đặt ống thông tube Levine
A. Đầu thấp
B. Đầu bằng
C. Nằm nghiêng
D. Nằm đầu cao
4. Bất lợi của phương pháp nuôi ăn qua tĩnh mạch:
A. Tốn kém nhiều chi phí.
B. Nhiều tai biến hơn so với các phương pháp khác
C. Không có cảm giác ngon miệng.
D. Tất cả đều đúng
5. Những điều cần lưu ý khi cho ăn qua ống thông mũi dạ dày NGOẠI TRỪ:
A. Kiểm tra chắc chắn ống đúng vị trí trong dạ dày mới cho thức ăn vào.
B. Tránh để bọt khí vào dạ dày.
C. Tránh cho ăn quá nhanh.
D. Không cần thử ống có đúng vị trí trước mỗi lần cho ăn bởi vì ống cho ăn nằm sâu
trong bụng.
6. Chỉ định cho ăn qua ống thông mũi dạ dày trong những trường hợp sau
A. Người bệnh có thể ăn được đường miệng
B. Người bệnh nặng như hôn mê, uốn ván, ung thư hầu, thực quản…
C. Người bệnh tăng huyết áp.
D. Người bệnh đái tháo đường type 2.
7. Đường nào sau đây không thể đưa chất dinh dưỡng vào cơ thể:
A. Miệng
B. Qua sonde mũi dạ dày
C. Qua tĩnh mạch
D. Đường động mạch
8. Ưu điểm nuôi ăn qua sonde mũi dạ dày ngoại trừ
A. Cung cấp đủ nhu cầu năng lượng và đủ chất dinh dưỡng
B. Nhiều tai biến so với phương pháp nuôi ăn tĩnh mạch.
C. Ít gây tai biến
D. Phù hợp với kinh tế của người bệnh
9. Tai biến nguy hiểm nhất của cho ăn qua sonde mũi dạ dày là
A. Mất cảm giác ngon miệng
B. Viêm phổi do bơm thức ăn vào phổi
C. Dễ bị rối loạn tiêu hóa
D. Chảy máu do đầu tube Levine làm thủng dạ dày.
10. Tư thế đúng sau khi cho ăn qua sonde mũi- dạ dày
A. Nằm đầu cao hay ngồi
B. Nằm đầu bằng
C. Nằm đầu thấp
D. Nằm nghiêng

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH HẤP HỐI - TỬ VONG

1.ĐẠI CƯƠNG
Chết được xem là sự chấm dứt các hoạt động của 1 sinh vật, ngừng vĩnh viễn mọi hoạt động sống.
Sự chết là rất đáng sợ, ở giai đoạn cuối cuộc đời, người bệnh thường cảm thấy cô đơn tuyệt vọng,
cảm thấy đang mất hết cả thế giới của họ, mất nhà cửa, ruộng vườn, công việc, bạn bè, người thân,
thân thể và tâm trí, họ đang mất tất cả mọi thứ, họ khao khát được sờ, được xem như người sống…
Một niềm an ủi lớn lao có thể đến với họ, nếu ta chỉ cầm tay họ, nhìn vào mắt họ, nhẹ nhàng xoa nhẹ,
ôm họ trong vòng tay, thân thể cũng có ngôn ngữ yêu thương của riêng nó.
Do vậy người điều dưỡng cần phải luôn có mặt bên cạnh người bệnh chăm sóc tận tình để
trấn an, động viên tinh thần của người bệnh, tạo sự thoải mái cho người bệnh tới mức có thể đáp ứng
những nhu cầu về thể chất, tinh thần, cảm xúc của người bệnh.
2. CÁC GIAI ĐOẠN CUỐI CỦA CUỘC ĐỜI NGƯỜI BỆNH:
Trước lúc người bệnh chết có những diễn biến thay đổi khác nhau theo 5 giai đoạn cuối của
cuộc đời tuy nhiên không phải lúc nào cũng thể hiện đầy đủ, thứ tự mà chỉ có thể xuất hiện riêng lẻ
hoặc đồng thời.
5 giai đoạn cuối của cuộc đời là sự từ chối, sự tức giận, sự mặc cả, sự buồn rầu và sự chấp
nhận, không ai cũng qua cả 5, hoặc luôn theo thứ tự ấy.

Với vài người con đường đi tới sự chấp nhận có thể rất dài và đầy chông gai, nhưng cũng có
người đến với nó rất nhẹ nhàng và thanh thản
2.1. Sự từ chối:
Đây là phản ứng đầu tiên của người bệnh
Không chấp nhận cái chết ( không thể xảy ra với họ ), không muốn nghe tiên lượng về thời
gian sống của mình. Do đó điều dưỡng tránh nói về cái chết khi giao tiếp với người bệnh
2.2. Sự tức giận
Giận dữ 1 cách vô cớ với mọi người, sự giận dữ có thể trút lên mọi phía , nhằm vào hoàn cảnh
xung quanh, nó xuất phát từ sự lo sợ, đau buồn. Chính vì vậy cần có sự thông cảm từ người điều
dưỡng và người thân của họ
2.3. Sự mặc cả
Muốn tìm cách để có thể thay đổi khác về kết quả của sự việc, muốn chuyển phương thức
điều trị từ tây y sang đông y, hoặc phương thức khác.

2.4. Sự buồn rầu


Lo lắng, buồn rầu, hồi tưởng lại những sự kiện nổi bật đáng nhớ và mong muốn được kể lễ,
25
tâm sự với người thân, nuối tiếc những việc tốt đẹp mà họ đã qua ở thời xuân trẻ, đôi khi người bệnh
khóc vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, không ai san sẻ, không ai giúp họ tìm ra một lối thoát hữu
hiệu để họ có thể an lòng trước khi lìa đời
2.5. Sự chấp nhận
Đây là giai đoạn tuyệt vọng, người bệnh chấp nhận cái chết, thường trầm lặng , không biết họ
muốn nói gì? Nghĩ gì? Con đường đi đến chấp nhận cái chết có thể rất dài và đầy chông gai, họ nghĩ
rằng họ đang mất tất cả mọi thứ như nhà cửa, ruông vườn, công việc, bạn bè, xa lìa người thân….Ở
giai đoạn nầy người điều dưỡng cần tạo cho họ niềm tin, vận dụng tất cả khéo léo, tình cảm, sự cảm
thông, tế nhị, khuyến khích để họ cảm thấy thoải mái nói ra những ý nghĩ lo sợ và để cảm xúc của
họ từ từ lắng xuống, trả lại cho họ nền tảng an bình, tĩnh lặng và sự sáng suốt để nghĩ đến kế hoạch
cho ngày mai như trăn trối, bố trí tang lễ, dặn dò con cháu những việc cần làm ngay sau khi họ nhắm
mắt ra đi.

3. SỤ KHÁC BIỆT CỦA HẤP HỐI VÀ TỬ VONG.


Hấp hối là gì? Tử vong là gì?
3.1.Thời kỳ hấp hối:
Thời kỳ nầy cơ thể sống đấu tranh chống lại cái chết. Người bệnh có dấu hiệu thở ngáp cá,
tim đập yếu. Thời kỳ hấp hối kéo dài vài phút đến vài giờ
3.2. Thời kỳ tử vong có thể chia:
3.2.1.Thời kỳ chết lâm sàng:
Ở thời kỳ nầy chức năng của não không còn tín hiệu hoạt động. Ở trạng thái nầy các tế bào
trong cơ thể con người vẫn còn sống, sau khi hồi sinh, tim phổi có khả năng hồi phục lại.
3.2.2 Thời kỳ chết sinh vật: (chết não)
Là giai đoạn cuối cùng, tim phổi và các chức năng sống trong cơ thể ngưng hoạt động không
có khả năng hồi phục nhất là thần kinh trung ương không có xung động nào phát ra từ tế bào não nên
người bệnh ra đi vĩnh viễn
4. NHỮNG DẤU HIỆU CỦA GIAI ĐOẠN HẤP HỐI
- Chân tay lạnh do máu dồn từ ngoại biên về nội tạng
- Sắc mặt nhợt, tai lạnh, móng tay tím ( lưu thông máu giảm ), da nổi bông.
- Vã mồ hôi ( rối loạn vận mạch )
- Trương lực cơ giảm, ủ rũ, thiếu sinh lực, sức lực suy yếu nhấc đầu lên hoặc trở mình cũng
không được, hàm trễ xuống, miệng lệch, nói khó, nuốt khó, dần dần mất phản xạ hoàn toàn
- Phù do thận mất khả năng lọc loại bỏ dịch chất trong cơ thể, tích tụ ở vùng xa tim đặc biệt
là bàn chân , mắc cá, cẳng chân, bàn tay, mặt
- Mắt lõm, đờ dại, không cử động,
- Hô hấp thay đổi: thở chậm, khó thở, ứ đọng đàm, chất nhầy. Khi thở có thể gây ra âm thanh gọi
là “ tiếng nấc hấp hối “, kiểu thở Cheyne Stockes
- Rối loạn tuần hoàn, huyết áp giảm, mạch nhanh nhỏ khó bắt, tim đập yếu cơ thể nhận ít máu,
ít oxy, tế bào chết dần
- Rối loạn tâm thần, mất định hướng, ý thức lú lẩn
26
- Ít thấy đói, ít khát
- Li bì vì sự chuyển hóa trong cơ thể chậm lại, mất nước do không ăn uống, quá kiệt sức nên
không nhận biết được những sự vật xung quanh
-Trước lúc ngưng thở mạch mờ dần đi không sờ thấy được nữa, đồng tử giản, không phản xạ
ánh sáng

5. BIỂU HIỂN LÂM SÀNG CỦA GIAI ĐOẠN TỬ VONG


- Mất hoàn toàn các cử động tự nhiên hoặc do kích thích
- Mất phản xạ giác mạc: đồng tử không còn phản xạ với ánh sáng, đồng tử dãn, mí mắt không
nhắm khi có bất kỳ một vật gì tiếp xúc gần mắt
- Hô hấp – tuần hoàn ngưng hoạt động
- Điện tâm đồ, điện não đồ là 1 đường đẳng điện hoàn toàn

6. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH Ở GIAI ĐOẠN CUỐI CỦA CUỘC ĐỜI
6.1. Nguyên tắc:
- Chuyển phòng riêng
- Giúp đỡ người bệnh về tâm sinh lý và tinh thần
-Thực hiện khẩn trương y lệnh làm giảm nhanh sự đau đớn, sự bất ổn cho người bệnh
- Tân tình chăm sóc cứu chữa
- Không để NB và thân nhân đơn độc
- Ghi lại những lời trăn trối của NB ( nếu NB yêu cầu), báo lại cho thân nhân hoặc cơ quan
họ biết
6.2. Đáp ứng nhu cầu cho NB ở giai đoạn cuối
Chăm sóc người bệnh ở giai đoạn cuối rất cần thiết, đôi khi còn hiệu quả hơn 1 toa thuốc.
Người bệnh lúc nầy rất yếu do nằm bất động quá lâu nên thường dễ bị loét tì, chán ăn, buồn nôn,
táo bón, trầm cảm…
Mục đích của chăm sóc là làm cho người bệnh bớt lo lắng, đem lại cho họ cảm giác bình
yên, ấm áp
- Sự lo âu: Phần lớn người bệnh thường lo lắng khi đối mặt với cái chết. Điều nầy sẽ làm tăng
thêm sự sợ hãi vì họ thường có ý nghĩ là không sợ chết nhưng sợ diễn tiến đưa đến cái chết. Sự lo
lắng trộn lẫn với nhiều cảm xúc khác. Trong tình huống nầy người điều dưỡng cần lắng nghe, an ủi,
động viên người bệnh và thân nhân người bệnh, giúp họ vơi đi nổi lo sợ
- Nhu cầu VSCN: môi khô do sự mất nước, thở bằng miệng, uống ít nước…Cần chăm sóc răng
miệng cho người bệnh mỗi 2 giờ một lần, giúp cho miệng họ luôn được sạch và ẩm, lau rửa , thay vải
trải giường cho sạch sẽ, khô ráo.
- Nhu cầu về tư thế giúp người bệnh cảm thấy thoải mái dễ chịu, xoay trở tránh loét tì
- Nhu cầu về hô hấp: cho người bệnh nằm đầu hơi cao, thở oxy, theo dõi dấu sinh hiệu
- Nhu cầu giao tiếp: động viên, an ủi giúp NB giảm bớt phần lo lắng 27
- Nhu cầu về thị giác: thị lực giảm dần, phòng bệnh phải đủ ánh sáng, sạch, thoáng
- Nhu cầu dinh dưỡng : người bệnh ăn kém, không muốn ăn, nuốt khó, cần cung cấp chế độ
ăn bổ sung với nhiều năng lượng và đạm, chú ý những thực phẩm nhuận trường tránh táo bón cho
người bệnh, nên cho họ ăn ít thức ăn nhưng đầy đủ chất dinh dưỡng để sau khi ăn xong không còn
thức ăn thừa sẽ làm cho người bệnh lạc quan và tự tin hơn, nên cho người bệnh nhấp từng chút nước
hoặc cho ăn bằng ống, nuôi ăn bằng đường truyền tĩnh mạch theo y lệnh, cung cấp đủ nước theo nhu
cầu
- Nhu cầu bài tiết
+Chăm sóc NB tăng tiết đàm nhớt, hút đàm
+Chăm sóc NB tiêu tiểu không tự chủ, hoặc tiểu ít, nước tiểu sậm màu

*Đối với ĐD:


+Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện chăm sóc, thực hiện chăm sóc đáp ứng nhu cầu người bệnh
+Người bệnh ít có cảm giác đói và khát, điều dưỡng không cố đưa thức ăn và nước uống khi họ
không muốn, săn sóc miệng người bệnh luôn sạch sẽ, không để khô môi, thay vải trải giường sạch sẽ,
khô ráo.
+Tinh thần: Tôn trọng nhu cầu tình cảm, tự do tín ngưỡng điều nầy giúp NB an tâm
*Đối với thân nhân NB:
+ Chỉ trả lời những câu hỏi trong phạm vi được phép
+Tế nhị, lịch sự, nhẹ nhàng, cảm thông với thân nhân NB
+ Mọi công việc chăm sóc người bệnh phải được thực hiện nhẹ nhàng, nhanh gọn, có hiệu quả tránh
người nhà hiểu nhầm
+Thông báo, giải thích cho họ về việc ĐD cần làm, yêu cầu họ ra ngoài để ĐD dễ dàng chăm sóc NB
6.3 Chăm sóc NB hấp hối
Quá trình điều trị trong giai đoạn hấp hối không phải là điều trị khẩn cấp mà làm cho họ bớt lo lắng,
bình an và ấm áp
*Đối với NB:
+ Cách ly NB
+ Giúp NB tiện nghi, thoải mái
+Thông báo, an ủi động viên
6.4 Chăm sóc NB tử vong
6..4.1.Chuẩn bị dụng cụ cần thiết:
- Bình phong
- Mâm dụng cụ gồm kềm,kéo, gòn gạc, bông không thấm nước, băng keo
- Thau nước ấm, khăn lau, khăn bông
- Vải đắp, quần áo sạch
28
- 2 dải băng nhỏ và ngắn,
- 3 dải băng to bản, dài
- Túi đựng đồ dơ
- Găng tay sạch
- Phiếu cài lên ngực người chết bên ngoài vải phủ
- Cáng hoặc xe đẩy

6.4.2.Thực hiện:
-Yêu cầu thân nhân ra khỏi phòng
- ĐD mang khẩu trang, mang găng tay sạch
- Đặt người chết nằm tư thế thuận lợi, rút bỏ các ống thông (nếu có)
- Tháo nẹp bột, thay băng (nếu có)
- Nút các lỗ tự nhiên:( tai, mũi, miệng, hậu môn, sinh dục) bằng bông không thấm nước.
- Cỡi bỏ đồ trang sức trên cơ thể NB
- Thấm nước ấm vuốt 2 mắt
- Khép kín miệng
- Lau mặt
- Cỡi bỏ áo cũ, lau nửa người trên, mặc áo sạch
- Cỡi quần, lau sạch, mặc quần sạch
- Để 2 cánh tay dọc cạnh sườn, lòng bàn tay úp lên bụng, buộc 2 ngón tay cái lại với nhau
- Để 2 chân duỗi thẳng, bàn chân đứng, buộc 2 ngón chân cái lại
- Buộc 3 dải băng ở 2 bả vai, 2 mào chậu, 2 đầu gối
- Đặt NB lên cáng
- Phủ vải kín NB
- Ghi hồ sơ, ngày giờ chết
- Cài phiếu lên ngực BN bên ngoài vải phủ ( ghi rỏ họ, tên, tuổi, khoa, ngày giờ chết
- Chuyển xuống nhà xác hoặc phòng lạnh
+ Sắp xếp, xử lý dụng cụ theo qui định
+ Thông báo cho hộ lý biết để tẩy uế dụng cụ đã sử dụng cho NB, tẩy uế giường bệnh, và phòng
bệnh

CHUẨN BỊ GIƯỜNG BỆNH -THAY VẢI TRẢI GIƯỜNG

1.TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC CHUẨN BỊ GIƯỜNG BỆNH 29


Giường bệnh là một phần quan trọng của môi trường quanh người bệnh, nơi người bệnh nằm
trong thời gian điều trị bệnh, Trường hợp người bệnh không có khả năng ra khỏi giường ( liệt), giường
bệnh trở thành nơi sinh hoạt như ăn, ngủ, nghỉ, vệ sinh cá nhân…Mỗi người bệnh được nằm một
giường tránh sai sót trong chuyên môn do nằm ghép, nệm, vải trải giường sạch sẽ là điều kiện tốt trong
phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện, nếu giữ gìn vệ sinh không tốt có thể gây ảnh hưởng cho người
bệnh. Vì vậy chuẩn bị giường bệnh là công việc tiến hành hàng ngày tại các khoa phòng của bệnh viện
và là việc làm hết sức cần thiết của người điều dưỡng hầu cung cấp cho người bệnh sự thoải mái, giúp
cho công tác chăm sóc và điều trị cho người bệnh được thuận lợi và hiệu quả
2. MỤC ĐÍCH
2.1. Đối với giường đợi bệnh
- Để có 1chiếc giường sạch sẽ, tiện nghi sẵn sàng đón tiếp NB nhân mới
- Để phòng bệnh được gọn gàng, đẹp mắt
2.2. Đối với giường có bệnh nhân nằm:
- Để chổ nằm NB được sạch sẽ, tiện nghi
- Giúp NB tránh được lỡ loét
3. PHƯƠNG TIỆN CẦN THIẾT CHO VIỆC CHUẨN BỊ GIƯỜNG
3.1. Các loại giường
- Giường thông thường được cấu tạo đơn giản, gọn, dễ di chuyển, dễ tẩy uế giường được làm
bằng gỗ, sắt, inox…
-Giường hiện đại:
+ Giường bằng inox, chân giường có bánh xe bọc cao su để tiện lợi cho việc di chuyển
+Hai bên giường có thành chắn để đảm bảo an toàn cho người bệnh
+ Có nút ấn hoặc tay quay hoặc cần đạp để điều chỉnh mức độ cao thấp
+ Giường bệnh có các nấc để người bệnh thay đổi tư thế, có bánh xe để di chuyển, có nơi
để treo các thiết bị phục vu điều trị

+ 4 góc giường có 4 cọc để treo chai dịch truyền hay mắc màn khi cần thiết
3. 2. Các phương tiện cần thiết để trải giường
- Nệm: cao su, nệm hơi, nệm nước có võ bọc bền, dễ vệ sinh
- Vải trải giường dài 3m, rộng 2m
- Tấm cao su và vải phủ cao su dài 1,50m, rộng 0,80-1m
- Vải đắp hoặc chăn (nếu trải giường với 2 vải trải)
- Gối và áo gối
4. CÁC CÁCH TRẢI GIƯỜNG
4.1.Trải giường đợi bệnh ( giường kín) là giường được chuẩn bị sau khi bệnh nhân ra về và đã được
làm vệ sinh sạch sẽ
4.2. Trải giường mở nội khoa là giường đã chuẩn bị xong, chăn được gấp làm 3 nếp theo chiều ngang
30
về phía cuối giường để đón bệnh nhân mới
4.3. Trải giường mở ngoại khoa là giường đã chuẩn bị xong, chăn được gấp làm 3 nếp theo chiều
dọc về phía cạnh giường, sẵn sàng đón bệnh nhân sau phẩu thuật
5. NGUYÊN TẮC TRẢI GIƯỜNG
-.Chuẩn bị dụng cụ phải kiểm tra vải trải
- Khi trải giường không rũ tung vải trải tránh lây lan mầm bệnh cho mọi người trong buồng bệnh và
ngay cả cho bản thân người điều dưỡng
- Không vứt đồ vải bẩn xuống sàn nhà
- Túi đựng đồ vải bẩn nên để xa giường bệnh
-Vải trải giường phải được trải căng, phẳng, tấn sâu dưới nệm
- Không để người bệnh nằm trực tiếp trên tấm lót cao su
- Rửa tay trước và sau khi trải giường
6. KỸ THUẬT THAY VẢI TRẢI GIƯỜNG CÓ NGƯỜI BỆNH NẰM:
6.1.Nhận định:
- Nhận định tình trạng người bệnh như gầy, béo,tỉnh, mê, lú lẩn, liệt, gãy xương, có bị kích động
không?
-Tư thế nằm của người bệnh
- Tình trạng toàn thân: sự thở, người bệnh có đang truyền dịch không? Có đang thở oxy hay thở
máy qua ống nội khi quản, có mở khí quản không? Có vêt thương, ống dẫn lưu…..
6.2.Nguy cơ có thể xảy ra khi thay giường có người bệnh nằm
- Người bệnh có thể té ngã do nâng đỡ
- Sút ống dẫn lưu trên cơ thể người bệnh
- Thay đổi sự thở, mạch, huyết áp…
7. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý
- Sắp xếp đồ vải theo thứ tự cần dùng
- Trước khi trải để đường xếp đôi của vải trải ngay giữa nệm theo chiều dọc của giường
- Tránh di chuyển nhiều lần, hoàn tất 1 bên rồi mới tiếp tục sang bên kia làm tiếp phần còn lại
- Kéo thật thẳng vải trải trước khi tấn sâu phần dư xuống nệm
- Thay giường có người bệnh nằm phải đảm bảo an toàn cho họ trong khi xê dịch tránh nguy cơ
người bệnh bị té ngã.
Kỹ thuật:TRẢI GIƯỜNG VỚI 1 VẢI TRẢI

1. DỤNG CỤ
Mâm đựng:
-1 vải trải (xếp theo chiều dọc, bề trái ra ngoài)
31
-1 tấm vải cao su và 1 tấm vải phủ cao su ( xếp theo chiều ngang, bề trái ra ngoài)
-1 gối
-1 áo gối
-1 túi đựng đồ vải dơ (nếu thay vải trải)
2. TIẾN HÀNH KỸ THUẬT:
A. Trải giường đợi bệnh
1. .Mang dụng cụ đến giường xấp xếp theo thứ tự cần dùng và đặt lên bàn con
2. Sửa nệm ngay ngắn, kéo giường ra cho đủ khoảng trống để làm, khóa bánh xe lại
3. Trải vải trải giường: đặt đường sóng đôi của vải trải ngay giữa nệm, chừa 2 đầu đủ rộng
để nhét sâu dưới nệm, xếp rẻ quạt phân nửa mặt trên cho vào giữa giường
4. Bọc vải dư xuống 2 đầu nệm cho thẳng
5.Xếp góc 2 đầu nệm
6.Nhét phần dư dọc thành giường từ giữa giường ra đầu và chân giường
7.Trải tấm cao su: đặt tấm cao su ngay 1/3 giữa giường, đường sóng đôi ngay giữa nệm
hoặc cách đầu giường khoảng 40 cm
8.Xếp rẻ quạt phân nửa mặt trên giường, nhét phần dư dọc thanh giường xuống nệm
9.Trải tấm vải phủ cao su giống như trải tấm cao su
10.Sang bên kia trải tiếp phần còn lại
11.Mặc áo gối, để gối trên đầu giường
12.Kéo giường lại ngay ngắn trước khi rời khỏi giường
13.Đem mâm về phòng làm việc
3. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý
-Xấp xếp dụng cụ theo thứ tự cần dùng, xếp bề sóng ra ngoài
-Tránh di chuyển nhiều lần, hoàn tất 1 bên rồi mới sang bên kia
-Kéo thật thẳng vải trước khi tấn phần dư xuống nệm
-Thực hiện phần dưới thấp, ĐD nên khụy gối, giữ thẳng lưng
-Đảm bảo an toàn cho NB khi trải giường có NB nằm

B. Trải giường có NB nằm


1- Mang dụng cụ đến giường NB xấp xếp theo thứ tự cần dùng
2- Báo và giải thích cho NB biết việc sắp làm
3-Treo túi đựng đồ dơ nơi thuận tiện, kéo giường ra cho đủ khoảng trống, khóa bánh xe
4- Lấy gối ra, tháo bỏ áo gối dơ, đặt gối lên ghế hoặc bàn con
5- Đặt NB nằm nghiêng hoặc ngửa về 1 bên giường
6- Tháo vải phủ cao su dơ 1 bên,cuộn phần dơ bên trong, nhét dưới lưng người bệnh 32

7-Tháo tấm cao su cuộn phần dơ bên trong, nhét dưới lưng người bệnh
8-Tháo tấm vải trải giường cuôn phần dơ bên trong, nhét dưới lung người bệnh
9- Trải vải trải giường 1 bên trống
10- Trải tấm cao su 1 bên trống
11-Trải vải phủ cao su 1 bên trống
12- Đặt NB nằm ngửa hoặc nghiêng sang bên vừa trải xong
13- ĐD sang bên kia tháo tiếp từng tấm ( vải phủ cao su, tấm cao su, vải trải dơ) bỏ vào túi
đựng đồ dơ
14 -Trải tiếp phần còn lại giống trải giường đợi bệnh
15 - Đặt NB nằm lại giữa giường tư thế tiện nghi
16 -Mặc áo gối, đặt gối cho NB nằm
17 -Báo cho NB biết việc đã làm xong
18 -Kéo giường lại ngay ngắn
19 - Dọn dẹp dụng cụ về phòng
20 - Kiểm đồ vải và bỏ nhà giặt

Kỹ thuật : TRẢI GIƯỜNG VỚI 2 VẢI TRẢI


I. Dụng cụ:
- 1 mâm sạch
- 1 vải trải giường ( xếp bề trái ra ngoài)
- 1 tấm cao su
- 1tấm vải phủ cao su
- 1 vải đắp ( xếp bề phải ra ngoài)
- 1gối và áo gối (nếu cần)
- 1 túi đựng đồ dơ
2. Tiến hành kỹ thuật

A*TRẢI GIƯỜNG ĐỢI BỆNH


1-Mang dụng cụ đến giường, sắp xếp theo thứ tự cần dùng
2-Sửa nệm ngay ngắn, kéo giường ra cho đủ khoảng trống để làm, khóa bánh xe lại
3-Trải vải trải giường: đặt đường sóng đôi vải trải ngay giữa giường, mí vải ở phía chân giường
bằng mí nệm
4-Xếp rẻ quạt phân nửa mặt trên
5-Vuốt vải từ đầu giường đến chân giường cho thẳng 33

6-Bọc phần vải dư xuống nệm phía đầu giường


7-Xếp góc phần vải ở đâu giường
8-Nhét vải dư dọc thành giường xuống nệm
9 -Trải tấm cao su:
10 Đặt tấm cao su ngay 1/3 giữa giường, đường sóng đôi ngay giữa nệm hoặc cách đầu giường
khoảng 40 cm
11- Xếp rẻ quạt phân nửa mặt trên giường, nhét phần dư dọc thành giường xuống nệm
12-Trải tấm vải phủ cao su giống như trải tấm cao su
13-Sang bên kia mang theo vải đắp để ở thành giường
14-Trải tiếp phần còn lại
*Cách trải vải đắp:
15- Đặt lằn giữa vải đắp ngay giữa giường, bề trái lên trên, mí vải đầu giường bằng mí nệm
16-Bọc phần vải dư xuống nệm phía chân giường
17-Xếp nửa góc phần vải dư buông thõng ở phía chân giường
18-Trở lại bên kia thực hiện tiếp phần còn lại
19-Mặc áo gối, để gối trên đầu giường
20-Kéo giường lại ngay ngắn trước khi rời khỏi giường
21- Đem mâm về phòng làm việc

B*THAY GIƯỜNG CÓ NGƯỜI BỆNH NẰM


1- Mang dụng cụ đến giường NB xấp xếp theo thứ tự cần dùng
2- Báo và giải thích cho NB biết việc sắp làm
3- Treo túi đựng đồ dơ nơi thuận tiện, kéo giường ra cho đủ khoảng trống, khóa bánh xe
4- Lấy gối ra, tháo bỏ áo gối dơ, đặt gối lên ghế hoặc bàn con
5-Tháo mí vải đắp ở phía chân giường
6-Đặt BN nằm nghiêng hoặc ngửa về 1 bên giường
7-Kéo vải đắp dơ về phía NB
8-Tháo từng tấm vải dơ 1 bên giường ( vải phủ cao su, tấm cao su, vải trải giường ) cuộn phần dơ
bên trong, nhét dưới lưng người bệnh
9-Trải vải trải giường, tấm cao su và vải phủ cao su ( giống trải giường đợi bệnh với 2 vải trải)
10-Đặt NB nằm ngửa về bên mới trải xong
11-Sang bên kia mang theo vải đắp để ở thành giường
12-Tháo từng tấm vải phủ cao su, cao su, vải trải dơ bỏ vào túi đựng đồ dơ
13-Trải tiếp phần còn lại giống bên vừa làm xong 34

14-Đặt NB nằm lại giữa giường tư thế tiện nghi


*Thay vải đắp:
15- Đặt đường sóng đôi vải đắp ngay giữa giường, mở rộng vải đắp ra
16-Xếp mí vải ở phía đầu giường ngang cổ NB khoảng 30 cm
17-Lòn tay vào trong lấy vải đắp dơ ra bỏ vào túi đựng đồ dơ
18-Bọc phần vải đắp dư phía chân giường xuống nệm ( lưu ý không hạn chế cử động NB)
19-Xếp nửa góc buông thõng ở chân giường
20-Sang bên kia thực hiện tiếp phần còn lại
21-Thay áo gối sạch, đặt gối cho NB nằm
22-Báo cho NB biết việc đã làm xongvà đặt NB tư thế thoải mái
23-Sửa giường, bàn con, ghế lại ngay ngắn
24. Dọn dẹp dụng cụ về phòng, kiểm đồ vải dơ bỏ nhà giặt

QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG


1. ĐỊNH NGHĨA
- Quy trình điều dưỡng là một loạt các hoạt động có hệ thống theo một kế hoạch đã được định trước,
trực tiếp hướng tới một kết quả chăm sóc riêng biệt, nhằm ngăn ngừa, giảm bớt triệu chứng (khó
khăn/lâm sàng/vấn đề) và thỏa mãn (đáp ứng) nhu cầu cơ bản của người bệnh
2.MỤC ĐÍCH
- Nhận biết tình trạng thực tế và những vấn đề chăm sóc sức khỏe cho mỗi cá nhân người bệnh
-Thiếtt lập những kế hoạch đúng với những khó khăn và đáp ứng những nhu cầu cần thiết cho người
bệnh
3. NỘI DUNG CỦA QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG
- Quy trình điều dưỡng có 5 bước:
+ Nhận định: thu thập, ghi lại các thông tin thu thập được
+ Chẩn đoán điều dưỡng
+ Lập kế hoạch, thực hiện
+ Biện minh
+ Đánh giá

Nhận định Điều dưỡng

Đánh giá Chẩn đoán điều dưỡng

35

Biện minh Lập KH và thực hiện KH


3.1. Nhận định
- Nhận định điều dưỡng là một quá trình thu thập thông tin có tổ chức và hệ thống được sử dụng để
đánh giá tình trạng sức khỏe của mỗi cá nhân
- Nhận định là sự thu thập, thẩm định và ghi chép chính xác các thông tin thích hợp với tình trạng
bệnh hiện tại của người bệnh
- Nhận định điều dưởng là nền tảng trên cơ sở đó đưa ra chẩn đoán điều dưỡng, xây dựng công tác
chăm sóc cho từng cá nhân có chất lượng
3.2. Nội dung nhận định
- Nhận định
- Nhận định thực thể, tâm thần/cảm xúc, tình trạng kinh tế - xã hội, tinh thần - văn hóa và môi trường
- Nhận định thực thể là nhận định thực tế về hô hấp, tuần hoàn, nhiệt độ, da, dinh dưỡng, bài tiết,
vận động, vệ sinh cá nhân và vùng phụ cận, các bệnh mắc phải trước kia, bệnh hiện tai, các yếu tố
nguy cơ, xem xét lại các dấu hiệu của bệnh
- Nhận định về tâm thần cảm xúc: là sự đáp ứng bằng lời, tâm tính, hành vi, tri thức, tư duy, khoảng
thời gian, sự chú ý, trí nhớ (lâu hay kém) lo sợ, ngôn ngử, cử chỉ
- Nhận định về xã hội-kinh tế: là trình độ văn hóa, hiểu biết về xã hội, những ảnh hưởng văn hóa đối
với người bệnh, cơ cấu gia đình, nghề nghiệp, tài chính
- Nhận định về tinh thần - văn hóa: là sự cân nhắc, xem xét đặc biệt về mối quan hệ giữa tín ngưỡng
tôn giáo và trình độ văn hóa của người bệnh
- Nhận định về môi trường: là nhận định về điều kiện sống, môi trường làm việc có ảnh hưởng đến
nguyên nhân của bệnh tật, có khả năng phòng ngừa được bệnh không?
3.3. Phân loại thông tin nhận định:
- Thông tin chủ quan là thông tin chỉ chính người bệnh nhận thấy được, người khác không nhận thấy
như người bệnh than phiền đau, cần mô tả về cường độ đau, thời gian, vị trí và những vấn đề khác có
liên quan tới đau...
- Thông tin khách quan là loại thông tin mà người khác có thể quan sát, đo lường được ở người bệnh
qua khám thực thể, các xét nghiệm cận lâm sàng, các triệu chứng đang có ở tình trang hiện tại…….
3.4. Nguồn thông tin: từ người bệnh là nguồn dữ liệu chính xác nhất (nếu NB tỉnh), thân nhân họ,
hoặc người có liên quan cung cấp, bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế khác nhận thấy khi khám thực
thể, hồ sơ người bệnh
3.5. Phương pháp thu thập thông tin:
- Phỏng vấn, khai thác tiền sử, bệnh sử từ người bệnh, thân nhân người bệnh
- Khám thực thể bằng các giác quan nhìn, sờ, gõ, nghe, ngửi
- Những điểm cần lưu ý khi khám thực thể người bệnh:
+ Báo và giải thích cho người bệnh hiểu biết rõ mục đích và chỉ được khám người bệnh khi họ 36
cho phép
+ Có đủ ánh sáng, tốt nhất là ánh sáng tự nhiên
+ Đảm bảo sự kín đáo khi khám, chỉ được để lộ phần cơ thể sẽ được khám, tuyệt đối giữ bí mật cho
người bệnh khi khám
+ Các thông tin thu thập được chọn lọc, có giá trị phải ghi chép vào hồ sơ bệnh án
+ Sau khi khám xong để người bệnh về tư thê thoải mái
- Kết quả cận lâm sàng:
Kết quả xét nghiêm xác minh các thông tin thu thập được, giúp bác sĩ chẫn đoán chính xác
bệnh, giúp điều dưỡng hình thành kế hoạch chăm sóc người bệnh đúng. Điều dưỡng cũng cần
phải biết những bất thường của các loại xét nghiệm cận lâm sàng

4. CHẨN ĐOÁN ĐIỀU DƯỠNG


- Chẩn đoán điều dưỡng được đưa ra sau khi nhận định biết được tình trang NB, biết những bất
thường của các xét nghiệm cận lâm sàng , biết nguyên nhân và các yếu tố liên quan gây nên
những triệu chứng lâm sàng trên người bệnh
- Chẩn đoán điều dưỡng là nêu lên vấn đề hiện tại hay tiềm tàng của người bệnh mà người điều
dưỡng phải can thiệp giải quyết cùng với nguyên nhân của nó nếu biết được
- Vấn đề hiện tại là vấn đề tồn tại ở thời điểm nhận định
- Vấn đề tiềm tàng là tình huống có thể gây nên vấn đề khác trong tương lai
- Chẩn đoán điều dưỡng phải phản ảnh chính xác, đầy đủ các vấn đề hiện tại, tiềm tàng phù hợp
với các triệu chứng lâm sàng của người bệnh
- Chẩn đoán điều dưỡng = Vấn đề của người bệnh + nguyên nhân ( nếu biết)

Những điểm khác nhau giữa chẩn đoán điều trị và chẩn đoán điều dưỡng

Chẩn đoán điều trị Chẩn đoán điều dưỡng


- Mô tả một quá trình bệnh lý , dấu hiệu LS - Mô tả sự phản ứng của cơ thể đối với
của từng bệnh nó giống nhau đối với tất bệnh tật của một NB, nó khác nhau đối với
cả các bệnh nhân và hướng tới xác định mỗi cá nhân người bệnh
chứng bệnh
- Tồn tại không thay đổi trong suốt thời gian - Chẩn đoán ĐD thay đổi khi phản ứng của
ốm người bệnh thay đổi
- Bổ sung cho chẩn đoán điều dưỡng - Bổ sung cho chẩn đoán điều trị
- Diễn giải liên quan đến cơ quan bị bệnh - Diễn giải các nhu cầu (phản ứng của
bệnh) và lý do của các nhu cầu cần chăm
sóc

Ví dụ:
Chẩn đoán Điều dưỡng Chẩn đoán điều trị

- Đi lại khó do đau sau mổ đường tiêu hóa - Ung thư dạ dày 37
- Khó thở dothông khí không đủ-Nhịp thở 28 - Viêm phổi
lần/phút
-Thiếu dịch liên quan đến nôn, tiêu chảy…. - COPD
- Nguy cơ nhiễm khuẩn do vết thương hở - Viêm ruột thừa
5. LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC:
- Lập kế hoạch chăm sóc rất cần thiết để tạo khả năng cho điều dưỡng tổ chức thực hiện chăm sóc
người bệnh được thích ứng
- Để việc lập kế hoạch chăm sóc người bệnh đạt hiệu quả:
+ Chẩn đoán điều dưỡng phải rõ ràng và cụ thể
+ Các vấn đề đưa ra phải theo thứ tự ưu tiên
+ Can thiệp đúng lúc
- Lập kế hoạch chăm sóc có 3 bước:
5.1. Thiết lập các vấn đề ưu tiên
Chọn lựa những vấn đề đưa ra có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của người bệnh, cần được xác định
ưu tiên nhất
5. 2. Viết mục tiêu:
- Mục tiêu là kết quả mong đợi liên quan mật thiết với phản ứng cơ thể của NB, mục tiêu đưa ra
phải quan sát được, thực hiện được, đo lường được
+Mục tiêu phải viết rõ ràng, cụ thể
+ Mỗi mục tiêu cho một chẩn đóan chăm sóc
+Mỗi mục tiêu có một thời gian nhất định để hoàn thành
-Xây dựng mục tiêu phải có đủ 4 thành phần chính:
Chủ thể: người bệnh
+Hành động: nêu lên hành động người bệnh sẽ thực hiện
+Tiêu chuẩn thực hiện: bao lâu, bao xa, bao nhiêu
+Điều kiện: ở những hoàn cảnh cụ thể, hành vi có thể được thực hiện. Ví dụ : với sự hổ trợ của
nạng, với sự giúp đỡ của người thân

Viết mục tiêu : Chủ thể + hành động + tiêu chuẩn + điều kiện

Chẩn đoán ĐD Chủ thể hành Tiêu chuẩn Điều kiện


động
NB bó bột cẳng NB sẽ tâp đi lên và xuống cầu với sự hổ trợ của
chân T….. thang khi ra viện nạng
-Giới hạn thời gian
NB tiểu khó….. NB sẽ bài tiết nước ítt nhất 1000ml/24 sau khi chườm
tiểu giờ nóng
NB bụng chướng NB sẽ có NĐR sau 48 giờ ngồi dậy sớm
liên quan đến giảm
NĐR sau mổ

5.3. Viết kế hoạch chăm sóc: 38


- Các kế hoạch chăm sóc nêu được cá tính hóa theo những nhu cầu của một người bệnh cụ thể, có
sự tham gia của người bệnh
- Ngôn ngữ sủ dụng phải rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu
- Kế hoạch chăm sóc phải thực tế, hiện thời, nên sẵn có và được dùng để bàn giao

6. CAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG:


- Thực hiện kế hoạch là hành động cần thiết để hoàn thành sự can thiêp điều dưỡng đã vạch ra, mỗi
hành động điều dưỡng phải được biện minh rõ ràng, chính xác
- Can thiêp chủ động: điều dưỡng được độc lập đưa ra những can thiệp về điều dưỡng cơ bản
thuộc phạm vi kiến thức mà người điều dưỡng đã được học, vận dụng lý thuyết 1 cách sáng tạo, được
pháp luật cho phép, họ có thể thực hiện một cách chủ động thành thạo nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ
bản của người bệnh bao gồm các vấn đề về hô hấp, ăn uống, bài tiết, vận động, duy trì thân nhiệt, vệ
sinh cá nhân, ngủ nghỉ, an toàn, thay băng, giáo dục sức khỏe……: không cần sự giám sát hay chỉ
định của bác sĩ hoặc nhân viên y tế khác.
- Can thiệp liên kết hay phối hợp là những can thiệp điều dưỡng liên quan đến việc thực hiện các
y lệnh điều trị của bác sĩ như tiêm thuốc, đặt ống thông tiểu, nuôi ăn qua ống thông mũi – dạ dày hoặc
phối hợp với NB, thân nhân NB, kỹ năng giao tiếp, đồng nghiệp như các kỹ thuật viên chuyên ngành
ví dụ Xq, XN, PHCN ….
- Trong quá trình thực hiện kế hoạch chăm sóc người điều dưỡng cần phải nhận định lại, đánh giá,
thay đổi kế hoạch cho phù hợp với tình trạng hiện tại của người bệnh nhằm nâng cao chất lượng chăm
sóc
7. ĐÁNH GIÁ
Đánh giá của quy trình điều dưỡng được sử dụng để đo lường sự đáp ứng của người bệnh đối với
việc chăm sóc của người điều dưỡng mà họ đã tiếp nhận, đánh giá sự tiến triển của bệnh theo hướng
đạt được ở kết quả mong đợi, những vấn đề sức khỏe mới phát sinh để có nhũng can thiệp kịp thời
8. CÁCH LÀM 1 BÀI KHCS.
8.1 - Thu thập thông tin: hành chánh, lý do nhập viện, hỏi bệnh, nhận định tình trạng NB, khám
thực thể tình trạng hiện tại, kết quả cận lâm sàng, chẩn đoán xác định y khoa, hướng điều trị, các chỉ
định chăm sóc, phân cấp ĐD
8.2 - Sinh lý bệnh học: nêu rõ sinh lý bệnh của mỗi trường hợp bệnh
8.3 - So sánh triệu chứng học giữa lý thuyết, lâm sàng, cận lâm sàng, nhận xét
8.4 - Thuốc sử dụng: nói rõ nguyên tắc dùng thuốc, ghi rõ hàm lượng, liều dùng, đường dùng, tác
dụng chính, phụ, điều dưỡng thuốc
8.5- Giáo dục y tế: Giáo dục cách chăm sóc bệnh hiện tại, dựa vào tiền căn cá nhân và gia đình,
thói quen của người bệnh giáo dục cách theo dõi, chăm sóc, phòng chống.
8.6 -Lập KHCS và thực hiện:
Ví dụ 1 vài trường hợp

Chẩn đoán ĐD Mục tiêu Hành động Biện minh Đánh giá

39
Trường hợp 1
-Khó thở BN hết khó -Hút đàm -Thông đường HH, -Dễ thở
thở sau khi
-NT 30 lần/phút -Cơ hoành dễ di động, -TS thở
được cung cấp
giảm đè ép nội tạng 20lần/phút
-Niêm mạc nhợt, oxy -Đầu cao tư thế
trong ổ bụng lên
môi tái Fowler
khung ngực, giảm
-Sp02 93% tuần hoàn TM về tim

do thông khí không - Cung cấp oxy giúp


đủ trao đổi khí tốt
-Theo dõi diễn tiến
của bệnh

-Thở oxy 4L/ph

-Theo dõi TPR,


hiệu, chú ý nhịp
thở
Trường hợp 2. -Tỉnh -TD DHST
-Lơ mơ, ói mửa, bí -Hết ói mửa -Nằm đầu bằng, -Chất tiết dễ thoát ra Hết ói,
trung đại tiện sau mặt nghiêng 1 ngoài, tránh ứ đọng
mổ dạ dày do ảnh bên vùng hầu họng gây
hưởng thuốc mê tắc đường hô hấp

-Nhu động -Đặt ống thông -Hút dịch -Có NĐR


ruột hoạt động dạ dày hút dịch
tốt -Bụng bớt chướng -Bụng hết
-Theo dõi số chướng
lượng, màu sắc, -Biết được tình trạng
tính chất dịch dạ bệnh
dày
-Ngồi dậy sớm -Vận động sớm, kích
sau mổ 24 giờ thích NĐR hoạt động
sớm
-Phát hiện sớm, đề
-Theo dõi NĐR phòng liệt ruột

ĐO LƯỢNG DỊCH VÀO RA


1.ĐẠI CUƠNG
Nước là thành phần quan trọng của tế bào trong cơ thể, là môi trường hoặc dung môi hóa học
cho các phản ứng trong cơ thể. Nước còn thấy ở tế bào ngoài cơ thể trong các mô. 40

Luợng nước toàn phần trong cơ thể phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể và mỗi cá nhân, tuổi…
Nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể khi mới sinh ra, 55%-60% ở người trưởng thành nam,
45%-50% ở người trưởng thành nữ, người già 45-50%. Lượng nước ở ngoài tế bào thay đổi nhanh,
người nhiều cơ bắp chứa lượng nước nhiều hơn người béo, do đó nước trong cơ thể nhiều gấp 3 lần
trong tế bào mỡ. Dịch trong cơ thể gồm có dịch ngoại bào và dịch nội bào
Dịch ngoại bào gồm dịch gian bào và dịch trong mạch máu, chiếm khoảng 20% trọng lượng
cơ thể (dịch gian bào 15%, huyết tương 5%)
Dịch nội bào chiếm 40% trọng lượng của cơ thể là dịch ở trong màng tế bào chứa những chất
hòa tan hoặc những yếu tố vi lượng cần thiết cho sự cân bằng , chuyển hóa dịch và điện giải
Để đảm bảo sức khỏe tốt, nước cần được bổ sung hằng ngày nhằm thay thế lượng nước mất
qua nước tiểu, bay hơi, đường thở, phân…
Ở người trưởng thành 4-6% nước của cơ thể được bài tiết và thay thế mới hằng ngày trong
khi ở trẻ em là 15%
Lượng nước tiêu thụ và đào thải hằng ngày cần phải được cân bằng và kiểm soát. Một trong
những con đường quan trọng nhất là kiểm soát chuyển động của nước (thẩm thấu, di chuyển từ vùng
có nồng độ phân tử nước cao tới vùng có nồng độ phân tử thấp)
Các bệnh lý của thận ảnh hưởng đến quá trình lọc ở cầu thận, tái hấp thu và bài tiết ở ống thận
làm thay đổi thể tích và thành phần dịch cơ thể, thay đổi nồng độ các chất điện giải như Na+, Cl-, k+,
uré, creatinin….
2. CHỨC NĂNG CỦA THẬN:
Chức năng của thận qua cơ chế: lọc, tái hấp thu và bài tiết nước tiểu, điều hòa các thành phần của
máu….
2.1. Chức năng lọc: là khâu đầu tiên của quá trình hình thành nước tiểu. Đây là quá trình thụ động
phụ thuộc vào áp lực thủy tĩnh trong mao mạch cầu thận, áp lực thủy tĩnh trong khoang Bowman
và áp lực keo.Trong đó áp lực thủy tĩnh trong mao mạch cầu thận phụ thuôc vào khối lượng tuần
hoàn, sức bóp của cơ tim và tình trạng mao mạch cầu thận, còn áp lực keo thì protein máu quyết
đinh
2.2.Chức năng tái hấp thu: là quá trình chủ động, sau khi lọc ở cầu thận, nước tiểu đầu được hình
thành rồi đi theo ống thận đổ về đài bể thận, có đầy đủ các chất như acid amin, glucose, muối
Calci, Mg Na, Cl, K trừ protein…Trong quá trình đi trong ống thận cac chất cần thiết cho cơ thể
được tái hấp thu vào máu. Tại ống lượn gần, 100% acid amin, glucose, K, phosphor, 80% Natri và
99% lượng nước được tái hấp thu vào máu
2.3. Chức năng bài tiết nước tiểu và chất cặn bã
Thận bài tiết nước tiểu và chất cặn bã qua chuyển hóa:
- Urê được tạo thành từ các axit amin được dùng cho nhiệt và năng lượng. Trước khi điều đó
xảy ra, phần nitơ của phân tử được chuyển thành ammoniac rồi tới urê
- Axit uric: nitơ từ axit nucleic và purin được bài xuất ở dạng axit uric.
- Creatinin :
- Thuốc, chất màu…. khi được cung cấp vào.
- Những thành phần bất thường: Glucoza, thể xêton (nhiễm toan), albumin huyết tương ( bệnh
thận), phenylxeton (phenylxeton niệu), hồng cầu (bệnh thận)…
2.4. Điều hòa các thành phần của máu:
- Điều hòa nước: Khi uống nhiều nước, thành phần nước trong máu tăng, thận sẽ tăng cường 41
đào thải nước làm cho tiểu nhiều
- Điều hòa nồng độ NaCl: Khi NaCl trong máu tăng lên thì thận cũng tăng cường đào thải
NaCl. NaCl giữ vai trò quan trọng trong sự điều hòa áp lực thẩm thấu. Khi viêm thận, sự đào thải
NaCl kém, muối và nước ứ đọng trong các mô gây phù, nên người bị viêm thận phải ăn nhạt
- Điều hòa pH: Tùy theo pH của máu mà pH của nước tiểu thay đổi, trung bình pH của nước
tiểu là 6.
- Điều hòa huyết áp: thận sản xuất ra renin gây tăng huyết áp là một cơ chế điều hòa tự động
đảm bảo đủ khối lượng máu vào thận. Người bị bệnh viêm thận mạn tính, máu vào thận ít gây tăng
huyết áp
3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TẠO THÀNH NƯỚC TIỂU CỦA THẬN
3.1. Lưu lượng máu và huyết áp. Khi lưu lượng máu qua thận tăng, thận sẽ tăng bài tiết nước tiểu, vì
vậy mùa lạnh sẽ đi tiểu nhiều hơn vì mạch máu dưới da co lại làm dồn máu vào nội tạng nhiều hơn
trong đó có thận
Khi huyết áp giảm, áp suất mao mạch cầu thận giảm, thận sẽ bài tiết ít nước tiểu, gặp khi
người bệnh sốc, huyết áp hạ dẫn đến tiểu ít hoặc vô niệu
3.2. Thành phần hóa học của máu: những thay đổi thành phần của máu làm thay đổi thành phần hóa
học của nước tiểu. Thí dụ uống ít nước, tiểu ít, độ đậm đặc các chất trong nước tiểu tăng, ăn nhiều
muối NaCL thì độ dậm đặc NaCL trong nước tiểu tăng
3.3. Tuyến nội tiết: làm ảnh hưởng đến quá trình tái hấp thu nước ở ống thận ảnh hưởng đến sự bài
tiết nước tiểu
3.4. Thần kinh ( giao cảm và phó giao cảm) ảnh hưởng đến sự co hoặc giãn mạch ở thận , sẽ ảnh
hưởng đến sự bài tiết nước tiểu
3.5. Thuốc lợi tiểu
4.VAI TRÒ CỦA NƯỚC TRONG CƠ THỂ:
- Là dung môi hòa tan các chất vô cơ, hữu cơ
- Tham gia vào các phản ứng hóa học, nước được tạo ra trong tế bào của cơ thể do sự oxy hóa
hydro trong thức ăn, trong các quá trình chuyển hóa tạo ra nhiệt và năng lượng, bằng cách nầy mỗi
ngày tạo ra khoảng nửa lít nước.
- Điều hòa nhiệt độ, khi thời tiết nóng, cơ thể nóng, mồ hôi chảy ra da qua các tuyên mồ hôi.
Sự bốc hơi của mồ hôi làm mát da.
- Vận chuyển oxy, các chất dinh dưỡng, loại bỏ những sản phẩm không cần thiết hoặc những
sản phẩm độc cho cơ thể trong quá trình chuyển hóa tạo ra,
-Tham gia bảo vệ các tổ chức và các cơ quan (dịch khớp, dịch não tủy…)
5. NHU CẦU CỦA NƯỚC TRONG CƠ THỂ
Cơ thể hằng ngày cần khoảng 2lít nước từ thực phẩm và nuớc uống, và 1 lượng nhỏ được tạo
nên bởi quá trình chuyển hóa.
Lượng nước tiểu đào thải trung bình 1-5-1,8 lít/ngày qua đường hô hấp, qua da, nước tiểu,
phân, phụ thuộc vào lượng nước cung cấp vào
6. XÁC ĐỊNH NGUỒN DỊCH VÀO – DỊCH RA

42
Nước vào Số lượng Thải ra Số lượng
Nguồn nước tiêu thụ 1400 -1800ml Nước tiểu 1.400-
1800ml

Trongthực phẩm 700-1000 ml Phân 300-500ml

Oxy hóa 300- 400ml Hơi thở 600-800ml


mồ hôi, da 300-500 ml

Tổng cộng 2.400ml- 2.400ml-


3200ml 3200ml

7. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂN BẰNG DỊCH VÀ0 RA:
- Tuổi: rất trẻ (sơ sinh tỉ lệ nước chiếm 70%, trưởng thành 60%, người già 50%)
- Giới: lượng dịch cơ thể nam cao hơn nữ
- Thể tạng: người béo phì ít chất dịch hơn người gầy (tế bào mỡ chứa ít nước)
- Bệnh mạn tính: bệnh tim mạch, bệnh nội tiết như bệnh Cushing, bệnh thận, bệnh đái tháo
nhạt
- Đa chấn thương
- Bỏng nặng
-Tiêu chảy
- Mất nước qua dạ dày, đường ruột...
8. RỐI LOẠN VỀ KHỐI LƯỢNG DỊCH TRONG CƠ THể
8.1.Thiếu khối lượng dịch
- Mất nước: nôn, tiêu chảy, sốt, thời tiết nóng
- Mất dịch: phỏng nặng, dẫn lưu, lỗ dò, thẩm phân phúc mạc…
- Mất máu: vỡ tạng, đứt mạch máu lớn
8.1.1.Dấu hiệu thiếu nước
- Quan sát nước tiểu: tiểu ít, nước tiểu màu vàng sậm, tiểu nóng rát
- Môi khô, khát nước
Nặng:
- Mắt trũng, dấu véo da (+)
- Kích thích, vật vã, thở khó
- Sụt cân cấp tính: giảm 0,5kg trọng lượng cơ thể tương ứng mất 500ml dịch
- Tuần hoàn: mạch nhanh, nhỏ, HA hạ
43
- Thân nhiệt hạ, tay chân lạnh
8.1.2. Xử trí
- Bù ORS, tiêm truyền dung dịch
8.2.Dư nước (uống nhiều nước, ứ nước, ứ muối khu vực gian bào, các màng )
Gặp trong bệnh thận, tim, suy dinh dưỡng, xơ gan cổ chướng
8.2.1.Dấu hiệu
- Quan sát nước tiểu: tiểu nhiều, nếu phù nước tiểu giảm do ứ nước, nước tiểu nhạt màu, trong,
tiểu nhiều lần
- Phù do giữ nước, tiểu ít, cân nặng tăng
- HA thay đổi thường là tăng, cơ thể mệt mỏi, tim đập nhanh
- Có khi có ral ẩm
8.2.2.Xử trí: theo nguyên nhân, triệu chứng
9. QUI TRINH KỸ THUẬT
- Giải thích
- Dụng cụ: bảng theo dõi, bút ghi kết quả, dụng cụ đo ( ống đong, túi hứng)
- Thực hiện kỹ thuật
Nguyên tắc
- Khuyến khích sự hợp tác của người bệnh và thân nhân của họ ghi nhận lượng dịch vào ra một
cách chính xác
- Phát hiện những bất thường thông báo cho bác sĩ hoặc điều dưỡng
*Các bước tiến hành:
9.1 Ghi nhận lượng dịch vào :
- Qua đường miệng bao gồm tất cả chất lỏng như thức ăn, nước uống…
- Đường tĩnh mạch như thuốc, dịch truyền, sản phẩm của máu…
- Ăn qua ống thông
- Dịch thẩm phân phúc mạc
- Cộng tất cả các dịch trên ghi vào phiếu
9.2.Ghi nhận lượng dịch ra: theo dõi
- Nước tiểu bình thường hoặc qua ống thông, túi đựng, bô,trẻ nhỏ hoặc người bệnh nặng, hôn
mê cần đo lượng dịch ra qua tả (cân tả thấm nước tiểu so sánh với tả khô mới)
- Phân lỏng người bệnh không kiềm chế được nước tiểu hoặc phân lỏng thì có những túi đựng
phân hoặc tả để xác định mất dịch
- Nôn: có vật hứng hoặc ước lượng
- Dẫn lưu qua dạ dày: ghi nhận qua ống thông
- Dẫn lưu qua vết thương, vết mổ
- Mồ hôi: ước lượng áo quần đẫm thấm mồ hôi
- Mất máu, chọc dịch (màng bụng, màng phổi, màng tim)
- Cộng tất cả các dịch ra ghi vào phiếu theo dõi
44
10. THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC
Tùy theo tình trạng bệnh, giai đoạn bệnh, mức độ nặng nhẹ của bệnh mà có kế hoạch chăm
sóc thích hợp
- Theo dõi dấu sinh hiệu là vấn đề ưu tiên hàng đầu ( nếu thở nhanh mất nước nhiều hơn bình
thường, sốt cao sẽ mất nước….)
- Theo dõi lượng nước xuất nhập, ghi vào bảng theo dõi
- Theo dõi cân nặng: sụt cân cấp tính, giảm 0,5kg trọng lượng cơ thể tương ứng mất 500ml
dịch.
- Chăm sóc về tinh thần : động viên an ủi người bệnh, giảm lo lắng
- Chế độ nghỉ ngơi cho người bệnh nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường trong thời gian bệnh nặng,
tránh lao động gắng sức
- Thực hiện y lệnh:
- Cho người bệnh uống thuốc đúng liều, đúng thời gian và đúng cách, theo dõi tác dụng phụ
của thuốc như buồn nôn, chóng mặt…
- Đưa người bệnh đi làm các xét nghiệm cận lâm sàng như XN máu (điện giải đồ: theo dõi các
chất điện giải), nước tiểu, xq, siêu âm, và các phương pháp thăm dò chức năng khác…
- Chế độ dinh dưỡng: đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ calo, đủ vitamin, cung cấp đủ
nướctheo nhu cầu cơ thể đảm bảo cân bằng lượng nước vào ra
- Xử lý chất thải vào nhà vệ sinh đúng nơi qui định, rửa sạch và sát khuẩn vật chứa, trả về nơi
qui định
Ghi chú;
- Khi đổ dịch ở các lọ dẫn lưu phải ghi số lượng vào bảng theo dõi, giải thích cho người bệnh
và gia đình họ hiểu sự cần thiết của việc theo dõi dịch vào ra để yêu cầu họ thực hiện nghiêm
túc
11. ĐÁNH GIÁ:
Sau khi đo chính xác lượng dịch vào ra, điều dưỡng tổng kết lượng dịch vào ra/24 giờ, dựa
vào đó bác sĩ đánh giá được tình trạng rối loạn dịch và có biện pháp can thiệp kịp thời.
TIẾP NHẬN NGƯỜI BỆNH VÀO VIỆN
CHUYỂN VIỆN - RA VIỆN
Người bệnh vào viện thường có trạng thái lo âu, sợ hãi. Vì vậy điều quan trọng là người điều dưỡng
phải đón tiếp người bệnh nhiệt tình, lịch sự, thông cảm làm cho họ cảm thấy dễ chịu, an tâm, tin tưởng và
có ấn tượng tốt đối với bệnh viện và nhân viên y tế
1.QUI ĐỊNH CHUNG
- Để xứng đáng là người cán bộ y tế nhân dân, làm tốt khẩu hiệu “bệnh nhân đến tiếp đón niềm nở,
bệnh nhân ở chăm sóc tận tình, bệnh nhân về dặn dò chu đáo”. Các thành viên trong bệnh viện phải có
tinh thần trách nhiệm, niềm nở tận tình đón tiếp người bệnh từ khoa khám bệnh, khoa điều trị đến các
khoa cận lâm sàng để tạo niềm tin, sự yên tâm của người bệnh trong điều trị. Bệnh viện có thùng thư góp ý
hoặc số điện thoại đường dây nóng cho người bệnh hoặc thân nhân của họ phản ảnh về thái độ phục vụ chưa
tốt hoặc những lời khen ngợi của các thành viên trong bênh viện cùng với những thắc mắc của người bệnh
được bệnh viện tiếp nhận, phản hồi hoặc giải quyết kịp thời
2/ NGUYÊN TẮC CHUNG
- Người bệnh đến bệnh viện được tiếp cận thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng và dịch vụ kỹ 45
thuật theo đúng yêu cầu chuyên môn.
- Bảo đảm tính hợp lý và công bằng giữa người bệnh có bảo hiểm y tế và người bệnh không có
bảo hiểm y tế.
- Phải đơn giản hóa thủ tục liên quan đến khám bệnh, chi trả và đồng chi trả viện phí đảm bảo
tính công bằng không gây phiền hà cho người bệnh.
- Mỗi bệnh viện có phòng tư vấn, mỗi khoa phòng phải có bàn hướng dẫn, người bệnh và thân
nhân của họ sẽ được điều dưỡng hướng dẫn, tư vấn điều trị, chăm sóc, giáo dục sức khỏe phù hợp với
tình trạng bệnh của họ, giúp họ có kiến thức, kỹ năng để có thể tự phòng bệnh, theo dõi tiến trình
bệnh tật và tự nguyên tuân thủ các hướng dẫn chuyên môn.
3/ QUI TRÌNH TIẾP ĐÓN NGƯỜI BỆNH VÀO VIỆN
-Việc tiếp đón người bệnh vào bệnh viện, người bệnh được hướng dẫn rõ ràng, cụ thể sẽ làm giảm
thời gian đi khám chữa bệnh, giảm tình trạng quá tải, nâng cao mức hài lòng của người bệnh
-Tại mỗi khoa, tiếp xúc với người bệnh ĐD phải tự giới thiệu tên mình với người bệnh, có thái độ
đúng mức, ứng xử linh hoạt, giao tiếp đúng mức, tôn trọng người bệnh, không có biểu hiện tiêu cực,
vòi vĩnh, trong quá trình khám chữa bệnh
3.1/ Tiếp nhận bệnh nhân tại khoa khám bệnh:
3.1.1/ Trường hợp cấp cứu:
- Chuyển ngay vào phòng cấp cứu, ghi rõ họ, tên, tuổi, địa chỉ người bệnh ở cơ quan và gia đình
không cần giấy giới thiệu của y tế tuyến dưới.
- Ghi rõ ngày giờ, lý do đến bệnh viện, cấp cứu khẩn trương qua cơn nguy kịch

- Điều dưỡng nhận định tình trạng người bệnh, thăm khám sàng lọc, giải quyết ưu tiên tránh dẫn
đến hậu quả nghiêm trọng nếu không xử trí kịp thời

- Người bệnh tỉnh họ tự quản lý tài sản, hoặc bàn giao cho người nhà, nếu người bệnh không tỉnh,
điều dưỡng kiểm kê tài sản bàn giao lại phòng tiếp đón
3.1.2/ Trường hợp không cấp cứu
- Người bệnh được tiếp nhận vào viện cần phải:
- Lấy số thứ tự để làm thủ tục khám bệnh hoặc lấy số thứ tự từ máy phát số tự động, hoặc đặt lịch
hẹn trước qua số điện thoại, qua tổng đài 1080 ở TPHCM hoặc qua mạng internet
-Xuất trình: 1 trong những loại giấy tờ cần thiết như giấy giới thiệu của y tế tuyến dưới, hồ sơ chuyển
viện, giấy hẹn tái khám, giấy chứng nhận miễn, trừ viện phí, hoặc thẻ bảo hiểm y tế, giấy tờ tùy thân có
ảnh…Người điều dưỡng cần phải biết qui định về đối tượng và phương thức thanh toán chi phí khám chữa
bệnh để hướng dẫn người bệnh thực hiện đúng thủ tục tránh gây phiền hà cho người bệnh.
- Người có thẻ BHYT được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho cơ sở khám chữa
bệnh công lập hoặc ngoài công lập có đăng ký khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT theo mức qui
định của pháp luật về BHYT. Phần chênh lệch người bệnh phải thanh toán cho cơ sở khám chữa bệnh
- Đối tượng không có BHYT phải thanh toán hết tất cả chi phí khám chữa bệnh cho cơ sở khám chữa
bệnh.
- Bệnh viện nhập các thông tin của người bệnh vào máy vi tính, xác định khoa khám phù hợp, giữ thẻ
bảo hiểm, in phiếu khám bệnh và phát số thứ tự vào khám
-Thu tiền tạm ứng đối với những trường hợp người bệnh vượt tuyến, trái tuyến, người bệnh có nguyện
vọng khám, chữa bệnh theo yêu cầu
46
- BHYT không chi trả cho các trường hợp khám bệnh sàng lọc, kiểm tra sức khỏe, sử dụng dịch vụ
thẩm mỹ, sử dụng vật tư thay thế bao gồm răng giả, mắt giả, kính mắt, máy trợ thính, giám định y khoa,
giám định pháp y…….
3.1.3/ Phòng đợi
- Người bệnh được chờ đợi khám bệnh trong phòng đầy đủ tiện nghi, có máy điều hòa hoặc quạt,
phòng đợi phải sạch sẽ, gọn gàng, đủ ghế cho người bệnh ngồi, tránh gây sự mệt mỏi thêm cho người
bệnh, hạn chế tình trạng mất trật tự, mất thời gian
- Có tranh ảnh, áp phích, tờ rơi để tuyên truyền về sức khỏe cho người bệnh đọc trong khi ngồi chờ
khám bệnh.
- Có nước uống nóng, lạnh, nhà vệ sinh sạch sẽ, đầy đủ các phương tiện đáp ứng nhu cầu vệ sinh cá
nhân cho người bệnh.
- Tiếp đón người bệnh, hướng dẫn người bệnh các thủ tục cần thiết trước khi vào khám bệnh như
xếp sổ khám bệnh theo thứ tự, phát số thứ tự, Điều dưỡng vào sổ khám bệnh đủ theo các cột mục qui định,
nhận định tình trạng người bệnh, phân loại bệnh, chuyển người bệnh vào phòng khám bệnh
3.1.4/ Phòng khám bệnh:
- Cải tiến qui trình khám bệnh sẽ đáp ứng sự hài lòng của người bệnh, nâng cao chất lượng khám
bệnh và điều trị bệnh
- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và các giấy tờ cần thiết phục vụ cho bác sĩ khám bệnh
- Người bệnh được gọi mời vào theo số thứ tự, (ưu tiên những người bệnh thuộc diện cấp cứu, người
khuyết tật nặng, người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai, người có công cách mạng) , hoặc nhìn trên bảng
số điện tử, tránh chen lấn dẫn đến nguy cơ tiêu cực không mong muốn
- Nhận định người bệnh:
+ Điều dưỡng sử dụng các giác quan để quan sát và đánh giá tình trạng người bệnh ( nhìn, sờ, nghe,
ngửi)
+ Đo các dấu hiệu sinh tồn
+ Phỏng vấn NB, thân nhân để thu thập các thông tin về tình trạng bệnh tật
+ Mời thầy thuốc khám bệnh cho người bệnh
+ Hỗ trợ thầy thuốc khám bệnh
+ Thực hiện đầy đủ, nhanh chóng các chỉ định của thầy thuốc
+ Nếu có chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng…bác sĩ ghi
phiếu đề nghị xét nghiệm cận lâm sàng chuyển qua khoa xét nghiệm cận lâm sàng, điều dưỡng hướng dẫn
người bệnh đến đúng nơi, nộp phiếu xét nghiệm chờ gọi vào
+ Kê đơn thuốc, dặn dò cách sử dụng thuốc, ngày tái khám, chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, v…v…Nếu
khám bảo hiểm y tế, hướng dẫn người bệnh đến bộ phận thanh toán, đóng tiền và chờ lấy thuốc, kiểm tra
thuốc trước khi rời khỏi quầy thuốc.
+ Vào sổ khám bệnh đủ theo các mục qui định
+ Nếu người bệnh phải điều trị ngoại trú, bác sĩ ghi hồ sơ bệnh án theo dõi, quản lý tại phòng khám
hoặc khoa điều trị, sổ y bạ ghi rõ chẩn đoán và kê đơn thuốc, dặn dò người bệnh cách dùng thuốc, hẹn tái
khám.
+Nếu người bệnh phải nhập viện điều trị nội trú bác sĩ ghi hồ sơ bệnh án, cho người bệnh tạm 47ứng
viện phí, tùy theo tình trạng người bệnh, sử dụng phương tiện vận chuyển thích hợp như cáng đẩy, cáng
khiêng, xe lăn.hoặc dẫn người bệnh vào khoa điều trị, tuyết đối không để người bệnh tự di một mình, trường
hợp bệnh nặng, ĐD phải thông báo trước để khoa điều trị chuẩn bị giường bệnh tiếp đón.
+ Bàn giao người bệnh với khoa mới đến có sổ ghi nhận
3.1.5/ Tiếp nhận người bệnh vào khám sức khỏe
- Tổ chức hoặc cá nhân đề nghị được khám sức khỏe phải trả chi phí khám sức khỏe cho bộ phận
khám sức khỏe theo mức giá dịch vụ khám sức khỏe đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
hoặc theo hợp đồng giữa 2 đơn vị trừ những trường hợp được miễn giảm theo qui định của pháp luật
- Người đuợc khám sức khỏe phải xuất trình hồ sơ khám sức khỏe theo qui định, tuân thủ các hướng
dẫn, cung cấp thông tin trung thực về tiền sử bản thân, bệnh tật và chịu trách nhiệm về thông tin đã cung
cấp.
- Cơ sở khám sức khỏe chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả khám sức khỏe do cơ cở mình
thực hiện
-Tổng hợp kết quả hoạt động khám sức khỏe , thống kê, báo cáo cấp trên.
3.2/ Tiếp nhận người bệnh tại khoa điều trị
-Khoa phòng phải được trang bị đầy đủ tiện nghi, sạch sẽ, thoáng mát, trật tự, gọn gàng, ngăn nắp,
yên tĩnh, đảm bảo sức khỏe, nâng cao thể trạng và tâm lý giúp người bệnh mau hồi phục
- Tiếp nhận người bệnh vào khoa phòng điều trị,điều dưỡng nhận hồ sơ, thuốc, các dụng cụ của BN
( nếu có) từ phòng khám chuyển vào.
- Người bệnh điều trị nội trú được nằm mỗi người một giường hạn chế nguy cơ mất an toàn, sai sót
trong quá trình điều trị do nằm ghép
- Người bệnh được chọn bác sĩ điều trị
- Cung cấp những vật dụng sinh hoạt cá nhân cần thiết, sạch sẽ, chất lượng tốt như vải trải giường,
quần áo phù hợp kích cỡ và được thay mỗi ngày….
- Được đảm bảo an toàn cháy nổ do trong khoa phòng có người bệnh cần thở oxy.
- Hướng dẫn nội qui buồng bệnh, giờ khám bệnh, giờ thăm nuôi, phòng hành chánh, phòng trực, giữ
vệ sinh chung, hướng dẫn người bệnh và thân nhân sử dụng các phương tiện có trong phòng bệnh, hệ thống
chiếu sáng, đèn báo khi người bệnh trở năng, nhà vệ sinh… Đối với bệnh nhiễm, thân nhân vào thăm phải
thay dép, mặc áo choàng, manng khẩu trang đúng theo qui định
- Nhận định tình trạng người bệnh, lấy dấu hiệu sinh tồn, khám thực thể, lập KHCS và xử trí
- Ghi chép hồ sơ, báo cáo với người phụ trách
- Mời bác sĩ khám bệnh,
- Thực hiện nhanh các y lệnh điều trị, lấy mẫu nghiệm, tiêm thuốc….
- Thực hiện chính xác bảng công khai thuốc…
- Hướng dẫn chế độ ăn uống, ngủ nghỉ….cho người bệnh . Người bệnh được chăm sóc về dinh
dưỡng trong thời gian nằm viện góp phần nâng cao sức khỏe người bệnh, giúp người bệnh mau hồi phục
và cũng góp phần nâng cao hiệu quả điều trị
- Giải đáp những thắc mắc của người bệnh và thân nhân người bệnh trong phạm vi của điều dưỡng

48
4/ NGƯỜI BỆNH CHUYỂN KHOA, CHUYỂN VIỆN
4.1/ Điều kiện chuyển khoa, chuyển viện
- Người bệnh có tình trạng nặng hơn hoặc không đúng chuyên khoa, hoặc quá khả năng điều trị của
khoa, hoặc bệnh viện
- Người bệnh đã được hội chẩn trước khi chuyển tùy theo chuyển khoa hay chuyển viện
- Chuyển viện, người bệnh được hội chẩn toàn khoa, liên khoa đối với BV hạng 1,2
- Hội chẩn toàn viện đối với BV hạng 3
- Giấy tờ chuyển viện do giám đốc BV ký đối với BV hạng 3
- Trưởng phòng KHTH được Gíám đốc BV ủy nhiệm ký giấy tờ chuyển viện đối với BV hạng 1,2
4.2/ Qui trình chuyển bệnh.
- Sau khi hội chẩn, chẩn đoán bệnh, quá trình điều trị, tình trạng bệnh, kết quả XN, tình trạng hiện
tại
- Báo và giải thích cho người bệnh và thân nhân họ hiểu rõ lý do chuyển viện
- Liên hệ trước với khoa mới, BV mới
- Chuẩn bị hồ sơ bệnh án tóm tắt (nếu chuyển viện), ghi rõ ngày giờ chuyển, tình trạng người bệnh
khi chuyển
- Chọn thời điểm chuyển viện tốt nhất, thường chuyển sớm ngay khi có quyết định nếu tình trạng NB
tương đối ổn, trường hợp NB trong tình trạng nguy kịch vấn đề quan trọng là cần phải ổn định sinh hiệu
trước chuyển
- Chuẩn bị phương tiện vận chuyển và trang bị sẵn dụng cụ cấp cứu như oxy, ống thở oxy canula đủ
cỡ, dụng cụ đặt nội khí quản, bóng giúp thở, ống nghe, máy đo huyết áp, thuốc cấp cứu, dịch truyền,
dây truyền dịch, kim luồn, bông sát khuẩn, băng keo, hộp chống sốc phản vệ…….
- Làm đầy đủ thủ tục cho ra viện nếu là chuyển viện
- Giúp BN thu dọn đồ dùng cá nhân
- Chuyển BN đến khoa mới hoặc BV mới
- Chuyển viện nếu BN nặng phải có nhân viên y tế đi kèm ngồi cạnh NB để quan sát, theo dõi, trên
đường chuyển bệnh nếu có diễn tiến xấu phải xử trí kịp thời, có thể đưa vào BV gần nhất.
- Bàn giao người bệnh cho khoa (nếu chuyển khoa) hoặc bệnh viện mới kèm theo bảng tóm tắt hồ sơ
bệnh án ….
- Báo cáo với người có trách nhiệm sau khi hoàn thành nhiệm vụ, những diễn biến bất thường trong
quá trình chuyển viện
5/ RA VIỆN
- Thông báo, giải thích cho NB hoặc thân nhân NB
- Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết: hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án, phiếu thanh toán viện phí, đóng dấu giấy
ra viện và đơn thuốc
- Hướng dẫn người bệnh thanh toán viện phí
- Giúp thu dọn dụng cụ cá nhân 49
- Trả lại quần áo, đồ dùng bệnh viện
- Hướng dẫn chế độ điều trị, ăn uống, ngủ, nghỉ, thuốc men, tái khám
- Cấp giấy ra viện, đơn thuốc sau khi người bệnh đã hoàn tất các thủ tục thanh toán viện phí và trả đầy
đủ dụng cụ mượn của bệnh viện
- Tiếp thu ý kiến góp ý của người bệnh và thân nhân về công tác điều trị, chăm sóc và thái độ của điều
dưỡng
- Gíúp người bệnh ra khỏi phòng bệnh và tạm biệt
-Thông báo cho hộ lý biết, khử khuẩn, chuẩn bị giường sạch đón bệnh nhân mới
- Nộp hồ sơ bệnh án về phòng kế hoạch tổng hợp
- Nếu người bệnh xin về phải viết giấy cam đoan để lưu vào hồ sơ , ghi rõ ngày giờ người bệnh xin về
và tình trạng của họ khi ra viện
- Đề nghị người bệnh hoặc thân nhân góp ý về tinh thần thái độ phục vụ của khoa và bệnh viện .

CÁC ĐƯỜNG ĐƯA CHẤT DINH

DƯỠNG VÀO CƠ THỂ NGƯỜI

BỆNH

1. ĐẠI CƯƠNG
Dinh dưỡng là một trong những nhu cầu cơ bản của con người. Hàng ngày mỗi người
cần chế độ dinh dưỡng nhất định và thích hợp tùy theo độ tuổi, giới tính, tình trạng bệnh
lý… Khi cơ thể bị bệnh thì nhu cầu về dinh dưỡng lại càng trở nên quan trọng hơn. Do tình
trạng bệnh lý làm cho người bệnh chán ăn hay không thể ăn uống được do phẫu thuật. Theo
một số nghiên cứu thì ăn uống tốt góp phần giúp cho cơ thể có đủ khả năng chống lại bệnh
tật và phục hồi sức khỏe, trong một số trường hợp, ăn uống cũng có tầm quan trọng như
thuốc để điều trị. Suy dinh dưỡng liên quan gia tăng biến chứng nhiễm trùng, xì rò miệng
nối, kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị và tăng tỷ lệ tử vong. Do vậy, người
bệnh cần được nuôi ăn bằng phương pháp phù hợp và chế độ dinh dưỡng hợp lý góp phần
cải thiện chất lượng chăm sóc bệnh nhân.
Hiện nay có nhiều phương pháp đưa thức ăn vào cơ thể tùy theo tình trạng bệnh lý mà
có thể áp dụng cho phù hợp với bệnh nhân:
- Nuôi ăn qua đường miệng.
- Nuôi ăn qua ống thông mũi – dạ dày hoặc ống thông mũi – hỗng tràng.
- Nuôi ăn qua lỗ mở dạ dày ra da hoặc mở ruột non ra da...
- Nuôi ăn qua đường tĩnh mạch.
- Nuôi ăn qua ống thông trực tràng 50
2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NUÔI ĂN
2.1 Nuôi ăn qua đường miệng
2.1.1 Chỉ định
Chỉ áp dụng cho những người bệnh:
- Áp dụng cho người bệnh tỉnh, nuốt được nhưng không tự ăn được như người bệnh sau
phẫu thuật, bị đau, bệnh mạn tính...
2.1.2 Ưu điểm :
- Cung cấp đầy đủ nhu cầu năng lượng cơ bản tùy từng giai đoạn của bệnh và phù hợp với
chế độ ăn bệnh lý của từng loại bệnh.
- Giúp người bệnh ăn ngon miệng, thoải mái.
- Hiểu tâm lý của người bệnh khi bị bệnh (chán ăn, kiêng cử do sợ việc ăn uống ảnh hưởng
đến tình trạng bệnh lý... ). Cần có thái độ quan tâm, ân cần khi tiếp xúc bệnh nhân,
khuyến khích người bệnh ăn, giáo dục cho người bệnh ăn đúng theo chế độ ăn điều trị tùy
theo loại bệnh.
- Có kiến thức về chế độ ăn uống, các loại thức ăn, giúp người bệnh thoải mái trong việc ăn
uống.
2.1.3. Chuẩn bị người bệnh
- Thông báo, giải thích
- Sắp xếp giường, bàn ăn gọn gàng.
- Chuẩn bị tư thế BN. Ngồi khi BN tỉnh không đi được, nằm khi bệnh yếu hoặc không
cho phép ngồi.
- Rửa tay cho người bệnh.
2.1.4. Chuẩn bị dụng cụ
- Khai đựng thức ăn: Chén, đĩa, muỗng, nĩa...
- Thức ăn.
- Ly nước uống
- Thức ăn tráng miệng.

51
- Khăn ăn.
- Dao ( nếu cần).
2.1.5. Kỹ thuật tiến hành cho ăn đường miệng
1. Rửa tay.
2. Lấy thức ăn thích hợp.
3. Cho gia vị lên thức ăn nếu cần.
4. Xếp thức ăn vào khai cho đẹp mắt.
5. Mang khai thức ăn đến giường đặt thuận tiện.
6. Choàng khăn trước mặt người bệnh.
7. Lấy thức ăn vào chén, khuyến khích người bệnh ăn, ăn từng thìa cho đến khi hết.
8. Ăn tráng miệng.
9. Súc miệng, uống nước.
10. Lau miệng cho người bệnh.
11. Đặt người bệnh tư thế thuận tiện.
12. Thu dọn mâm thức ăn.
13. Đổ thức ăn thừa vào thùng chứa.
14. Rửa bảo quản đúng cách.
15. Vệ sinh tay thường quy.
16. Ghi hồ sơ:
- Khẩu phần ăn.
- Số lượng thức ăn. Loại thức ăn.
- Người bệnh tự ăn hay có sự giúp đỡ.
- Lý do người bệnh ăn ít hay không ăn. Ghi nhận lại loại thức ăn không ăn được.
- Tên người thực hiện.

Lưu ý khi cho ăn qua đường miệng


- Loại bỏ yếu tố làm người bệnh mất ngon.
- Động viên NB ăn hết khẩu phần ăn.
- Đảm bảo ăn đúng giờ.
- Thức ăn nguội cần hâm nóng lại và để cho ấm.
52
- Lắng nghe ý kiến từ người bệnh.
- Trong lúc cho ăn tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh.
2.2 Nuôi ăn qua ống thông mũi - dạ dày
2.2.1 Chỉ định
- Người bệnh hôn mê.
- Người bệnh bị tổn thương vùng miệng không nhai nuốt được: gãy xương hàm, ung thư
lưỡi, thực quản...
- Người bệnh bị uốn ván nặng.
- Trẻ sơ sinh non yếu, hở hàm ếch, bú không được.
- Người bệnh từ chối không chịu ăn.
Trường hợp cần lưu ý khi áp dụng : Teo thực quản, người bệnh có lỗ thông thực quản,
bỏng thực quản do acid hoặc kiềm mạnh, áp xe thành họng.

2.2.2 Ưu điểm
- Cung cấp đầy đủ nhu cầu năng lượng cho người bệnh.
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Có thể áp dụng lâu dài.
- Ít gây tai biến.
- Phù hợp với kinh tế của nhiều người bệnh.

53
2.2.3 Khuyết điểm
- Đưa ống vào nhằm đường, gây viêm phổi hít, sặc do vật lạ vào phổi.
- Người bệnh không có cảm giác ngon miệng.
- Người bệnh có cảm giác khó chịu do đặt ống và lưu ống.
- Ống dễ bị tuột ra ngoài.
- Dễ bị rối loạn tiêu hóa do dịch tiêu hóa bài tiết kém.
- Lở loét vùng niêm mạc mũi nơi cố định ống thông.
2.2.4 Lưu ý khi cho ăn qua ống thông mũi dạ dày
- Cho người bệnh nằm đầu cao khi đặt ống. Duy trì tư thế nằm đầu cao 30 phút sau khi cho
ăn.
- Điều dưỡng phải kiểm tra ống đảm bảo ống chắc chắn vào đúng dạ dày mới được cho
thức ăn vào.
- Vệ sinh răng miệng và 2 bên mũi người bệnh hàng ngày trong suốt quá trình lưu ống.
- Thức ăn cho người bệnh ở dạng lỏng, nghiền nát, lược qua gac dễ tiêu, ấm (nhiệt độ 37-
40oC).
- Mỗi lần cho ăn khoảng 150 - 300 ml, nhiều lần trong ngày 6 - 8 lần/ngày hoặc 2-4 giờ/lần
tùy theo từng người bệnh.
- Tráng ống trước và sau mỗi lần cho ăn.
- Cho thức ăn vào với áp lực nhẹ (để bơm tiêm cách người bệnh 15 – 20 cm), không để
bơm tiêm quá cao. Không dùng bơm tiêm để bơm thức ăn.
- Cho thức ăn vào liên tục tránh bọt khí, không cho hơi vào dạ dày.
- Che chở đầu ống tránh côn trùng chui vào.
- Thay ống mỗi 3 – 5 ngày hoặc thay khi ống bị dơ.
- Mỗi lần thay ống nên đổi lỗ mũi bên kia.
- Trong trường hợp người bệnh nuôi dưỡng bằng ống thông, người bệnh rất bi quan và
buồn chán vì không thể ăn bình thường được, không có cảm giác vị giác về thức ăn qua
miệng, lưỡi và mặc cảm với các ống thông. Nhân viên y tế phải động viên, giải thích an ủi
và thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn cho bệnh nhân, cung cấp đầy đủ chất dinh
dưỡng và nước uống trong suốt thời gian người bệnh được thực hiện cho ăn bằng ống.

54
2.3 Nuôi ăn qua lỗ mở dạ dày ra da
2.3.1 Chỉ định
- Không ăn qua đường miệng được, cũng không thể đặt ống qua thực quản được : phỏng
thực quản, ung thư thực quản.

2.3.2 Bất lợi


- Dễ bị nhiễm trùng chân ống dẫn lưu.
- Ống dễ sút ra ngoài.
- Dễ bị xuất huyết nơi mở dạ dày ra da.
- Và còn một số bất lợi giống như cho ăn qua ống thông.
2.3.3 Lưu ý
- Tráng ống trước và sau khi cho ăn.
- Chăm sóc ống dẫn lưu hàng ngày: vùng da xung quanh, vị trí ống thông... phát hiện sớm
các biến chứng.
- Sau khi cho thức ăn phải che chở đầu ống thông

55
2.4 Nuôi ăn qua sonde trực tràng.
Trực tràng là phần cuối của ruột già, là nơi nhận những cặn bã của quá trình tiêu hóa,
không có men tiêu hóa, chỉ có khả năng hấp thụ một số chất đơn giản như: glucoza, acide
amine, peptol... Phương pháp này ít thông dụng vì khả năng hấp thụ hạn chế, niêm mạc ruột
dễ bị kích thích, viêm nhiễm.
2.4.1 Chỉ định
- Người bệnh bị tổn thương đường tiêu hóa trên.
- Không thể nuôi ăn qua các đường khác.
2.4.2 Nhược điểm:
- Thức ăn hấp thu hạn chế.
- Gây người bệnh khó chịu vì thời gian truyền kéo dài.
Hiệu quả dinh dưỡng kém nên chủ yếu dùng cho thuốc nhỏ giọt vào trực tràng để điều trị.
2.4.3 Lưu ý
- Đây là phương pháp sạch : trước khi cho ăn phải thụt tháo sạch trước đó 1- 2 giờ.
- Dung dịch cho ăn từ 100 – 200 ml, nhiệt độ 37 – 400C.
- Dùng ống sonde rectale sâu 10cm.
- Cho ăn với áp lực thấp ( cách mặt giường 30cm ).
- Số giọt trung bình 40 giọt/phút.
- Theo dõi bệnh nhân: đau bụng, tiêu chảy...
2.5 Nuôi ăn qua đường tĩnh mạch
- Là đưa vào máu dung dịch mà cơ thể có thể sử dụng ngay được.
- Áp dụng cho những người bệnh phẫu thuật đường tiêu hóa.
- Người bệnh suy kiệt, người bệnh mất nước và điện giải, mất máu và huyết tương.
- Hoặc dùng hỗ trợ thêm khi các đường cho ăn khác không hiệu quả.
2.5.1 Chỉ định
- Không thể nuôi ăn bằng đường miệng.
- Hỗ trợ trong trường hợp người bệnh ăn uống quá kém.

56
- Thay thế tạm thời khi không thể đưa thức ăn vào đường tiêu hóa được như tắc ruột,
nôn nhiều, sau phẫu thuật đường tiêu hóa.
2.5.2 Ích lợi
- Chất dinh dưỡng được hấp thu trực tiếp vào máu.
2.5.3 Bất lợi
- Đắt tiền.
- Tai biến: dễ gây phản ứng thuốc, phản ứng dị ứng, rối loạn chức năng gan, thận, máu.
- Làm cho cơ quan tiêu hóa kém hoạt động.
- Nhiễm trùng (viêm tĩnh mạch ), tắc mạch do bọt khí.
- Tổn thương cơ học ( mạch máu, thần kinh, mô ).
- Chất đưa vào không đủ loại, không có sự tham gia của bộ máy tiêu hóa.
- Chỉ dùng tạm thời, không dùng lâu dài.
2.5.4 Lưu ý
- Tuyệt đối vô khuẩn khi tiêm truyền.
- Cho tốc độ chậm tùy theo từng loại dung dịch và tình trạng bệnh lý của người bệnh.
- Nên tiêm vào tĩnh mạch lớn.
- Theo dõi các loại biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi truyền.

KỸ THUẬT CHO ĂN BẰNG ỐNG

MỤC TIÊU:
1. Nêu được mục đích và chỉ định, chống chỉ định khi cho người bệnh ăn qua ống.
2. Thực hiện được quy trình kỹ thuật và giải thích ý nghĩa từng bước của quy trình
cho ăn qua ống thông mũi – dạ dày.
3. Trình bày được những lưu ý khi cho ăn qua ống thông mũi – dạ dày.
1. Mục đích
Là phương pháp dùng ống thông bằng nhựa dẻo (Tube levine) đưa vào tận dạ dày
qua đường mũi hay miệng để đưa thức ăn vào.
2. Chỉ định – Chống chỉ định
2.1. Chỉ định
Áp dụng cho tất cả các trường hợp người bệnh không tự nuốt được hoặc không thể
5
dùng miệng để đưa thức ăn vào được : 7
- Người bệnh hôn mê.
- Người bệnh bị tổn thương vùng miệng không nhai nuốt được: phẫu thuật vùng
hầu họng, gãy xương hàm, ung thư lưỡi, thực quản...
- Người bệnh bị uốn ván nặng.
- Trẻ sơ sinh non yếu, trẻ bú không được.
- Trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch.
- Đang mở khí quản hoặc có ống nội khí quản.
- Người bệnh từ chối không chịu ăn hoặc ăn quá ít.
2.2. Chống chỉ định
- Người bệnh tổn thương vùng hầu họng như : Teo thực quản, người bệnh có lỗ
thông thực quản, bỏng thực quản do acid hoặc kiềm mạnh, áp xe thành họng.
3. Nhận định người bệnh
- Tình trạng bệnh lý: hôn mê, tai biến mạch máu não, uốn ván, sức môi, hở hàm
ếch…

5
8
- Tình trạng niêm mạc mũi, miệng.
- Tình trạng dịch tồn lưu trong dạ dày ( nếu cho ăn lần sau ).
- Vị trí ống thông ( Tube levine ) nếu cho ăn lần sau.
- Khẩu phần và chế độ ăn bệnh lý.
- Cân nặng và tính chất phân.

4. Chuẩn bị người bệnh


- Kiểm tra đúng bệnh nhân.
- Cho người bệnh nằm đầu cao 30 – 450.
- Giải thích cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh nếu người bệnh hôn mê về
ý nghĩa việc nuôi ăn người bệnh qua Tube levine.
5. Dọn dẹp dụng cụ.
- Xử lý dụng cụ theo đúng quy trình khử khuẩn – tiệt khuẩn.
- Dùng bông cồn sát khuẩn hai tai nghe và mặt màng của ống nghe trước khi trả về
chỗ cũ.
6. Ghi vào hồ sơ.
- Ngày giờ cho ăn.
- Loại thức ăn, số lượng thức ăn.
- Số lượng dịch tồn lưu trong dạ dày.
- Thời gian cho ăn nếu nhỏ giọt liên tục.
- Phản ứng của người bệnh khi đặt ống và khi cho ăn ( nếu có ).
- Tên điều dưỡng cho ăn.
7. Những điểm cần lưu ý:
- Cho người bệnh nằm đầu cao khi đặt ống. Duy trì tư thế nằm đầu cao 30 phút
sau khi cho ăn.
- Trước mỗi lần ăn, điều dưỡng phải kiểm tra ống đảm bảo ống chắc chắn vào
đúng dạ dày mới được cho thức ăn vào.
- Vệ sinh răng miệng và 2 bên mũi người bệnh hàng ngày trong suốt quá trình
lưu ống.

5
9
- Thức ăn cho người bệnh ở dạng lỏng, nghiền nát, lược qua gac dễ tiêu, ấm
(nhiệt độ 37-40oC).
- Mỗi lần cho ăn khoảng 150 - 300 ml, nhiều lần trong ngày 6 - 8 lần/ngày hoặc
2-4 giờ/lần tùy theo từng người bệnh.
- Cho thức ăn vào với áp lực nhẹ (để bơm tiêm cách người bệnh 15 – 20 cm),
không để bơm tiêm quá cao. Không dùng bơm tiêm để bơm thức ăn.
- Cho thức ăn vào liên tục tránh bọt khí, đảm bảo không cho hơi vào dạ dày.
- Che chở đầu ống tránh côn trùng chui vào.
- Thay ống mỗi 3 – 5 ngày hoặc thay khi ống bị dơ.
- Mỗi lần thay ống nên đổi lỗ mũi bên kia.

6
0
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

KỸ THUẬT HÚT DỊCH DẠ DÀY


1. Định nghĩa.
Hút dịch dạ dày là thủ thuật đưa ống thông bằng cao su qua đường mũi hoặc
miệng vào dạ dày để hút dịch trong dạ dày với mục đích để trị liệu hay chẩn đoán.
2. Mục đích.
2.1. Chẩn đoán bệnh.
- Xét nghiệm tìm vi khuẩn.
- Xác định thành phần, tính chất, số lương dịch dạ dày để góp phần chẩn đoán một
số bệnh.
- Lấy dịch vị để chẩn đoán một số bệnh về dạ dày.
- Tìm vi trùng lao có trong dịch dạ dày.
- Chuẩn bị người bệnh chụp X-Quang hệ tiêu hóa.
2.2. Điều trị.
- Giảm áp lực trong dạ dày do hơi hoặc dịch...
- Lấy hơi hoặc chất ứ đọng trong dạ dày trước khi mổ.
- Ngừa và trị chướng bụng sau khi phẫu thuật.
- Lấy chất dịch ứ đọng trong dạ dày, ruột: trường hợp người bệnh hẹp môn vị, tắc
ruột, bán tắc ruột.

6
1
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

3. Các phương pháp hút dịch dạ dày


3.1. Hút ngắt quãng – hút đơn giản: đặt ống vào dạ dày, dùng bơm tiêm lắp vào đầu
ngoài của ống, hút dịch ra hoặc để dịch tự chảy vào túi chứa theo trọng lực.
3.2. Hút liên tục: với lực hút của máy từ 9 – 12mmHg, áp lực này không làm tổn
thương niêm mạc dạ dày gây xuất huyết.
* Mục đích:
- Tìm vi khuẩn.
- Xét nghiệm thành phần, tính chất, số lượng dịch vị.
- Xét nghiệm áp lực trong dạ dày.
- Lấy dịch vị khi đói để xem có dịch ứ đọng, hoặc hiện tượng tăng tiết dịch.
- Tìm tế bào giúp chẩn đoán bệnh ở dạ dày.
- Lấy dịch vị sau khi tiêm histamin kiểm tra sự bài tiết HCL và pepsin.
4. Chỉ định.
- Nghi ngờ ( theo dõi lao phổi ở trẻ em ), vì lao phổi trẻ em, trẻ em không biết khạc đàm
mà thường nuốt đàm.
- Các bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, hẹp môn vị, chướng bụng,
liệt ruột, tắc ruột.
- Giải phẩu đường tiêu hóa: trước, trong và sau khi phẩu thuật ở đường tiêu hóa ( đặt biệt
là phẩu thuật ở dạ dày ).
5. Chống chỉ định.
- Bệnh ở thực quản: hẹp, co thắt, phình tĩnh mạch thực quản → ngừa tai biến xuất huyết.
- Bỏng thực quản do hóa chất mạnh: acid, baze…
- Trường hợp nghi thủng dạ dày.
6. Chuẩn bị người bệnh.
- Giải thích cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh biết để họ yên tâm và hợp tác.
- Tư tế người bệnh thích hợp. ( Ngồi hoặc nằm đầu cao 300 – 450, giúp ống sonde đi qua
đoạn mũi-hầu dễ dàng ).

6
2
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

- Nếu người bệnh nặng cần có người phụ giúp.


7. Dọn dẹp dụng cụ.
- Rửa sạch, lau khô.
- Chuẩn bị dụng cụ gửi đi tiệt khuẩn.
- Trả những dụng cụ khác về chỗ cũ.
8. Ghi hồ sơ.
- Ngày giờ thực hiện.
- Số lượng, tính chất, màu sắc dịch được hút ra.
- Số mẫu nghiệm gửi ( nếu có ).
- Tình trạng người bệnh.
- Tên điều dưỡng thực hiện.
9. Những điếu cần lưu ý khi hút dịch dạ dày.
- Trường hợp để xác định số lượng dịch dạ dày: hút cho đến lúc dịch không còn chảy ra
nữa. Sau đó ghi nhận màu sắc, tính chất, số lượng của dịch dạ dày.
- Nếu tìm trực khuẩn lao: lấy 5ml cho vào ống nghiệm và gửi phòng xét nghiệm.
- Kích cỡ ống hút dịch dạ dày ( tube levine ) phải phù hợp với người bệnh:
+ Người lớn: 14 – 16 Fr.
+ Trẻ nhỏ: 8 – 10 Fr.
- Khi đặt ống hút phải đặt nhẹ nhàng → tránh gây tổn thương và đau đớn cho người bệnh.
Nếu đặt ống qua đường mũi, cần nhẹ nhàng → tránh xây xát niêm mạc mũi.
- Nếu người bệnh tỉnh bảo người bệnh há miệng để xem ống có bị cộn vòng trong miệng
không? Nếu người bệnh ho, sặc, tím tái phải rút ống ra ngay. Vì ống đi lạc qua đường hô
hấp.
- Phải luôn quan sát người bệnh trong lúc đặt ống thông, nếu thấy người bệnh ho, sặc sụa
tiết nhiều đàm nhớt, khó thở, tím tái → rút ống ra, đặt lại.
- Khi cố định ống hút, phải cố định đúng cách để người bệnh xoay trở dễ dàng, tránh ống
thong bị tuột ra ngoài.
- Khi hút dịch dạ dày: không được di động ống thông tránh tổn thương niêm mạc dạ dày.

6
3
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

- Chọn lực hút thích hợp, nếu có chỉ định hút liên tục thì hút nhẹ nhàng và từ từ với áp
lực thấp.
- Theo dõi tình trạng chung của người bệnh số lương, màu sắc, tính chất dịch hút ra.
- Chăm sóc mũi, miệng người bệnh trong suốt thời gian đặt ống để hút ( nếu hút liên tục).
- Dặn người bệnh hoặc người nhà người bệnh không được tự ý rút ống thông ra hoặc tự
điều chỉnh áp lực hút.
- Thường xuyên bơm rửa ống thông bằng dung dịch Nacl 0,9% hoặc nước chin → phòng
ống thông bị tắc.
- Thường xuyên thay đổi ống thông, khi thay ống thì đổi luôn cả bên lỗ mũi để đặt ống
thông.
- Thường xuyên kiểm tra ống thông có còn đúng vị trí không.

6
4
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

KỸ THUẬT RỬA DẠ DÀY

1. Khái niệm.
Rửa dạ dày là một thủ thuật dùng nước hay thuốc đưa vào dạ dày để rửa dạ dày qua
ống thông Faucher hay tube Levine. Ống được đặt qua đường mũi hay miệng vào dạ
dày.

Tube Faucher Tube Levine

2. Mục đích.
Loại trừ các chất ứ đọng, thải trừ những chất độc gây kích thích dạ dày, làm sạch dạ
dày để phẩu thuật hoặc để điều trị trong các trường hợp:
+ Dãn dạ dày, tắc ruột.
+ Nôn mửa không cầm được ( viêm tụy cấp ).
+ Làm giảm nồng độ acid quá đậm đặc trong dạ dày.

65
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

3. Chỉ định – Chống chỉ định:


3.1. Chỉ định:
- Ngộ độc.
- Trước khi phẫu thuật dạ dày
- Nôn mửa không cầm sau phẫu thuật.
- Xuất huyết tiêu hóa trên.
4. Chống chỉ định
- Tổn thương thực quản do bị phỏng.
- Dãn tĩnh mạch thực quản do bệnh lý (xơ gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa…).
- Ngộ độc acid hoặc base mạnh.
- Ngộ độc thuốc hoặc chất độc quá 6 giờ.
4. Qui trình kỹ thuật
4.1. Nhận định
- Tổng trạng: BMI, tuổi.
- Tri giác: tỉnh táo, hôn mê, lơ mơ, co giật, còn phạn…
- Dấu hiệu sinh tồn.
- Da niêm: màu sắc, dấu đổ đầy mao mạch, khô hay ẩm.
- Tình trạng bệnh lý hiện tại: Mục đích rửa dạ dày để loại trừ chất độc,
chuẩn bị phẫu thuật dạ dày, nôn ói nhiều sau phẫu thuật.
- Tình trạng bệnh lý đi kèm: Tim mạch, xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ
dày, dị vật vùng hầu họng, bệnh thần kinh.
- Thuốc đã hoặc đang dùng.
- Các dấu hiệu thể hiện người bệnh có dùng chất độc: quan sát miệng, môi,
niêm mạc, răng.
- Tình trạng bụng: đau, chướng, căng cứng.
- Kiến thức và tâm lý người bệnh về việc rửa dạ dày.

66
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

4.2. Chuẩn bị bệnh nhân


- Trước khi tiến hành rửa dạ dày phải giải thích cho người bệnh hoặc người nhà
người bệnh biết thủ thuật sắp làm, động viên an ủi bệnh nhân yên tâm hợp tác với người
điều dưỡng trong khi làm (nếu trẻ em cầm giải thích cho bố mẹ trẻ) hướng dẫn cho
bệnh nhân và người nhà những điều cần thiết.
- Khi rửa cho người bệnh nằm đầu bằng hoặc thấp, mặt nghiêng sang một bên. Nếu
người bệnh nặng cần có người phụ giúp.
4.3. Chuẩn bị dụng cụ
- Trải khăn sạch trên mâm sạch
- Soạn các dụng cụ trong khăn:
+ Ống thông dùng rửa dạy dày : Tube Faucher hay tube Levine (sử dụng trong
trường hợp bệnh nhân hôn mê hoặc xuất huyết tiêu hóa).
+ Kềm mở miệng ( nếu cần)
+ Ly đựng nước uống được ( hoặc chất trơn)
+ Que đè lưỡi
+ Gạc
+ Bơm tiêm 50ml hoặc ống bơm hút.
- Soạn các dụng cụ ngoài khăn:
+ Bồn hạt đậu sạch.
+ Găng tay sạch.
+ Khăn bông.
+ Tấm lót không thấm nước.
+ Băng keo.
+ Thau đựng nước rửa ( dung dịch rửa tùy theo y lệnh)
+ Ca múc nước
+ Dụng cụ đựng nước chảy ra
+ Ống nghe
+ Áo choàng bảo hộ
+ Túi đựng rác y tế

67
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

+ Túi đựng rác sinh hoạt


+ Giấy thử
+ Ống nghiệm ( nếu cần)
4.4. Tiến hành rửa dạ dày
1. Nhận định tình trạng người bệnh.
2. Vệ sinh tay thường qui.
3. Kiểm tra dụng cụ đầy đủ
4. Báo và giải thích cho người bệnh.
5. Tư thế người bệnh nằm đầu cao, mặt nghiêng một bên.
6. Trải tấm lót không thấm nước và khăn bông choàng trước ngực người bệnh.
7. Đặt bồn hạt đậu dưới cằm.
8. Tháo răng giả ( nếu có).
9. Đặt xô hứng nước nơi thuận tiện.
10. Vệ sinh tay thường qui.
11. Mang dụng cụ bảo hộ mặc áo choàng, mang găng tay sạch.
12. Đo ống thông: từ miệng đến trái tai, từ trái tai đến dưới mũi ức.
13. Làm dấu bằng băng keo nhỏ.
14. Dùng kềm mở miệng người bệnh ( nếu cần).
15. Làm trơn ống thông bằng nước hoặc chất trơn.
16. Đưa ống qua miệng đến ngã 3 hầu, bảo người bệnh nuốt ( nếu còn hợp tác).
17. Dùng que đè lưỡi kiểm tra xem ống có cuộn trong miệng không.
18. Tiếp tục đẩy ống vào theo động tác nuốt của người bệnh, đẩy nhẹ nhàng tới vị trí
làm dấu.
19. Kiểm tra ống thông: Thực hiện từng cách một:
Cách 1: Rút dịch vị thử bằng giấy quỳ nếu là acid là ống đúng vị trí dạ dày
(nếu không rút dịch ra được ta thử cách 2).
Cách 2: Đặt ống nghe để nghe hơi vùng thượng vị, bơm 10-30ml.
Người ta có thể sử dụng nước để thử ống, tuy nhiên phương pháp này không
hiệu quả.

68
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

20. Dùng băng keo cố định ống ở khóe miệng người bệnh.
21. Để người bệnh nằm đầu thấp # 150.
22. Đổ nước vào phễu mỗi lần từ 300 – 500ml, khi còn một ít nước trong phễu hạ
nhanh xuống cho dịch chảy ra (theo nguyên tắc bình thông nhau).
23. Nếu cần xét nghiệm nên lấy dịch dạ dày chảy ra lần đầu.
24. Tiếp tục rửa nhiều lần cho đến khi dịch chảy ra trong, không mùi và luôn quan
sát sắc diện người bệnh trong khi rửa.
25. Khi rửa xong, rút ống: bẻ gập ống vài đoạn và rút từ từ ra.
26. Cho người bệnh súc miệng và chậm khôn miệng
27. Báo cho người bệnh biết việc đã xong, giúp người bệnh tư thế tiện nghi.
28. Dọn dẹp dụng cụ, xử lý chất thải lây nhiễm đúng cách.
29. Tháo găng tay, áo choàng, rửa tay,
30. Ghi hồ sơ.
31. Gửi bệnh phẩm lên phòng xét nghiệm ( nếu cần).
4.5. Dọn dẹp dụng cụ
- Xử lý các dụng cụ theo đúng quy trình khử khuẩn và tiệt khuẩn.
- Trả những dụng cụ khác về chỗ cũ.
4.6. Ghi vào hồ sơ.
- Ngày…giờ…thực hiện kỹ thuật.
- Số lượng nước và loại dịch rửa
- Thời gian rửa
- Số lượng dịch nước chảy ra, màu, mùi
- Tình trạng của bệnh nhân, trước, trong, sau khi rửa dạ dày.
- Phản ứng của người bệnh (nếu có).
- Tên người thực hiện.
5. Những điểm cần lưu ý
- Những người bệnh tim, có thai, suy kiệt, có tiền căn xuất huyết dạ dày phải rửa
dạ dày cẩn thận, nhẹ nhàng nên dùng tube Levine.

69
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

- Rửa dạ dày là thủ thuật có thể gây những tai biến và rất khó chịu cho người bệnh,
do đó người điều dưỡng cần giải thích và trấn an tinh thần người bệnh để họ hợp
tác và không cắn ống.
- Chắc chắn ống vào đúng dạ dày mới được cho nước vào rửa.
- Người bệnh hôn mê, dùng ống nhỏ (tube Levine) để rửa, động tác nhẹ nhàng.
- Khi người bệnh khó chịu hoặc tím tái cần rút ống ra ngay.
- Khi người bệnh ngộ độc bởi thuốc trừ sâu và chloroquine người điều dưỡng phải
rửa cẩn thận và chuẩn bị dụng cụ cấp cứu bên cạnh vì thuốc này dễ gây kích
thích hô hấp và tuần hoàn nên người bệnh có thể ngưng thở trong khi đang rửa
dạ dày.
- Trong lúc rửa luôn luôn quan sát tình trạng người bệnh.
- Phải ngưng rửa ngay khi người bệnh kêu đau bụng hay có máu chảy ra.
- Rửa dạ dày với động tác nhẹ nhàng tránh kích thích người bệnh gây nôn ói dẫn
đến sặc.
- Nếu cần xét nghiệm tìm chất ngộ độc nên lấy dịch rửa ra lần đầu tiên.
- Người bệnh có thể nôn ói làm ống tụt ra, trường hợp này có thể do điều dưỡng
cho lượng nước rửa quá nhiều trong một lần rửa ( > 500ml ), nên cho người bệnh
súc miệng lại và nghỉ vài phút rồi mới đặt lại để rửa.
- Một lần cho nước vào không được quá 500ml, phễu cách dạ dày người bệnh
khoảng 30cm, trước khi nước hết trong phễu, hạ thấp phễu xuống để nước chảy
ra (áp dụng theo hệ thống bình thông nhau).
- Khi rửa phải cho nước vào liên tục tránh hơi vào dạ dày dễ gây chướng bụng làm
người bệnh khó chịu và nôn ói.

70
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

CHUẨN BỊ DỤNG CỤ – BỆNH NHÂN


VÀ TRỢ GIÚP BÁC SỸ THĂM KHÁM

NỘI DUNG
1. Đại cương.
- Tại khoa khám bệnh cũng như khoa điều trị người điều dưỡng có nhiệm vụ phụ giúp thầy
thuốc trong quá trình khám, điều trị: Cung cấp các chỉ số sinh tồn và tình hình người bệnh
sau quá trình tiếp xúc, theo dõi, chuẩn bị dụng cụ cần thiết cho yêu cầu khám bệnh, ghi
phiếu theo dõi và phiếu chăm sóc...
- Đối với người điều dưỡng làm việc tại các buồng cấp cứu có nhiệm vụ chuẩn bị các dụng
cụ, thuốc và phương tiện cấp cứu sẵn sàng theo qui định: Giường chiếu, chăn màn sạch
sẽ, áo quần, đồ dùng cho người bệnh cấp cứu sử dụng. Sắp xếp tủ thuốc theo từng loại để
dễ thấy, dễ lấy, thuốc phải ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, số lượng.
2. Chuẩn bị người bệnh và dụng cụ khám bệnh
2.1 Chuẩn bị phòng khám
- Phòng, giường bệnh phải gọn gàng sạch sẽ.
- Phòng bệnh đủ ánh sáng, đủ ấm tránh gió lùa.
- Chuẩn bị bình phong khi cần khám âm đạo, trực tràng.
- Chuẩn bị các phương tiện khác: Bàn để dụng cụ, ghế cho thầy thuốc và người bệnh ngồi
khám bệnh, Video, máy tính, ti vi...
2.2 Chuẩn bị dụng cụ
2.2.1 Chuẩn bị dụng cụ khám bệnh tại phòng khám
- Hồ sơ bệnh án, giấy xét nghiệm, giấy khám chuyên khoa bảng theo dõi dấu hiệu sống
(mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở).
- Các kết quả đã xét nghiệm (nếu có).
- Một số dụng cụ thông dụng:
o Xe đẩy, cáng.
o Hộp bông gạc, cồn, kìm Kocher, kéo, khay quả đậu, đè lưỡi.
o Huyết áp, ống nghe, nhiệt kế, đồng hồ bấm giây.
o Cân, thước dây, găng tay, ống nghiệm.
o Đèn soi, búa phản xạ, loa soi tai, loa soi mũi, mỏ vịt, bô, ống nhổ, chậu.
- Tất cả các dụng cụ trên được sắp xếp theo thứ tự gọn gàng trên bàn để dụng cụ để thuận
tiện khi sử dụng.
2.2.2 Chuẩn bị dụng cụ khám bệnh tại buồng bệnh
Khi thầy thuốc đi buồng để khám bệnh cho người bệnh, người điều dưỡng phụ trách buồng71
bệnh cần chuẩn bị:
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

- Hồ sơ bệnh án theo thứ tự.


- Khay đựng dụng cụ khám bệnh của từng người bệnh.
- Báo cáo diễn biến bệnh cụ thể của từng người bệnh với thầy thuốc.
2.3 Chuẩn bị người bệnh
2.3.1 Tại phòng khám
- Khi người bệnh đến khám bệnh, người điều dưỡng phụ trách phòng khám có trách nhiệm
hướng dẫn người bệnh nội quy khám chữa bệnh của bệnh viện và những thủ tục cần thiết
phải làm trước khi khám.
- Sắp xếp chỗ ngồi, mời người bệnh vào khám theo thứ tự, ưu tiên những người bệnh thuộc
diện: Cấp cứu, bệnh nặng, người già và trẻ em khám trước.
2.3.2 Tại phòng bệnh
- Đến giờ khám bệnh tại các khoa điều trị Điều dưỡng phụ trách từng phòng bệnh tiến hành
ổn định trật tự, nhắc người bệnh đại tiểu tiện (nếu cần thiết) và nằm nghỉ tại giường.
2.3.3 Các tư thế khám bệnh
- Tuỳ theo từng loại bệnh mà lựa chọn tư thế khám bệnh cho người bệnh thích hợp.
o Khám tổng quát: Bệnh nhân nằm ngửa thẳng, hai chân hơi dạng ra, đầu gối hơi co lại
để giúp thư giãn cơ bụng, đặt gối mỏng ở dưới đầu bệnh nhân.

o Khám ngực bụng: Bệnh nhân nằm ngửa thẳng, 2 đầu gối hơi co lên và chụm vào nhau, hai
bàn chân đặt thẳng trên mặt giường.

o Khám hô hấp: Để người bệnh tư thế nằm ngửa thẳng hoặc ngồi. Hoặc tốt nhất là tư thế
nửa nằm, nửa ngồi (Tư thế Fowler, đầu giường được nâng cao 450, đầu gối hơi co)

72
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

o Khám trực tràng, âm đạo, bàng quang, hậu môn: Để người bệnh nằm 1 trong 3 tư thế:
- Tư thế chổng mông: Hai đầu gối quỳ xuống giường, ngực tì vào gối, đầu nghiêng về
một bên và áp má lên gối. Trọng lượng cơ thể được hỗ trợ chủ yếu bởi 2 đầu gối, phần
ngực đùi và cẳng chân vuông góc với nhau.

-Tư thế nghiêng trái: Bệnh nhân nằm nghiêng về bên trái, hông bệnh nhân gần về phía
thành giường hơn là phần vai, đầu gối gấp lại.

-Tư thế nằm ngửa chống chân và hơi dạng: Bệnh nhân nằm ngửa, 2 chân dạng ra, đầu
gối gấp lại (nếu nằm ở bàn khám thì chân bệnh nhân để ở giá để chân).

73
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

o Nếu người bệnh là trẻ nhỏ: Điều dưỡng hướng dẫn cho bà mẹ hoặc trực tiếp bế trẻ ngồi
và cố định trẻ bằng cách một tay quàng qua thân trẻ, 1 tay giữ đầu trẻ, hai đùi kẹp lấy
chân trẻ (nếu cần thiết).
o Khám gáy, lưng, cột sống: Bệnh nhân nằm sấp, hai tay co lại và để lên phía đầu, đầu
nghiêng về một bên. Người bệnh có thể ngồi hoặc đứng quay lưng về phía thầy thuốc.

o Khám tim, phổi, tai mũi họng, răng hàm mặt: Bệnh nhân ngồi trên ghế với tư thế thoải
mái.
o Khám chỉnh hình và thần kinh: Bệnh nhân đứng thẳng, hai tay buông dọc theo thân
người.
3. Quy trình kỹ thuật trợ giúp bác sỹ khám bệnh
3.1 Chuẩn bị bệnh nhân
- Giải thích cho bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân biết trước khi khám bệnh.
- Hướng dẫn cho bệnh nhân đi đại tiểu tiện trước khi khám bệnh (để giúp cho bác sỹ khám
vùng hố chậu dễ dàng và bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn).
- Yêu cầu người nhà bệnh nhân ra khỏi phòng (trừ bệnh nhân là trẻ em).
3.2 Điều dưỡng rửa tay
3.3 Chuẩn bị dụng cụ
- Kiểm tra ánh sáng trong phòng, kéo màn chắn xung quanh giường bệnh cho kín đáo.
- Điều chỉnh giường ở mức độ thích hợp.
- Mang hộp dụng cụ cần cho buổi khám đặt vào nơi qui định. 74
3.4 Kỹ thuật tiến hành
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

- Đặt bệnh nhân ở tư thế thích hợp theo yêu cầu của bác sỹ, giúp bệnh nhân nới rộng quần
áo, bộc lộ nhanh vùng cơ thể khi bác sỹ cần khám, phủ vải đắp hoặc mền lên người bệnh
nhân khi cần thiết.
- Lấy bệnh phẩm theo yêu cầu của bác sỹ, ghi phiếu xét nghiệm, gửi bệnh phẩm đi xét
nghiệm.
- Sau khi bác sỹ khám xong, giúp bệnh nhân trở lại tư thế bình thường.
3.5 Dọn dẹp dụng cụ
Mang tất cả dụng trả về nơi qui định.
4. Một số trường hợp khám bệnh đặc biệt
4.1 Khám âm đạo
* Chuẩn bị dụng cụ:
- Chuẩn bị hồ sơ, các giấy tờ xét nghiệm cần thiết theo chỉ định.
- Găng tay cao su, nước xà phòng loãng, khay quả đậu.
- Một số dụng cụ khác: mỏ vịt, đèn soi, dụng cụ lấy bệnh phẩm xét nghiệm (nếu cần thiết).
* Chuẩn bị người bệnh và cùng thầy thuốc khám bệnh
- Trước khi khám bệnh hướng dẫn người bệnh đi đại, tiểu tiện trước.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài.
- Để người bệnh nằm theo tư thế sản khoa (tư thế nằm ngửa thẳng hai chân co đùi hơi dạng).
- Sau khi thầy thuốc khám bệnh cho người bệnh xong điều dưỡng để người bệnh ở tư thế
thoải mái và thu dọn dụng cụ, gửi bệnh phẩm lên phòng xét nghiệm (nếu có).
4.2 Khám trực tràng
* Chuẩn bị dụng cụ:
- Hồ sơ người bệnh và các giấy tờ cần thiết khác.
- Găng tay vô khuẩn, bông, gạc, cồn, dầu Parafin.
- Đèn soi trực tràng.
* Chuẩn bị người bệnh:
- Hướng dẫn người bệnh đi đại, tiểu tiện trước.
- Rửa sạch bộ phận hậu môn, sinh dục.
- Tư thế người bệnh: Để người bệnh nằm ở tư thế nằm nghiêng (người bệnh nằm nghiêng,
hông người bệnh gần về phía thành giường hơn là phần vai, đầu gối gấp lại) hoặc chổng
mông.
- Sau khi thầy thuốc khám bệnh cho người bệnh xong, giúp người bệnh trở về tư thế nằm
thoải mái, và thu dọn dụng cụ theo qui định.

LƯỢNG GIÁ BÀI HỌC 75


Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

I. Chọn ý đúng nhất để trả lời cho các câu hỏi sau:
1. Tư thế Fowler là tư thế nửa nằm nửa ngồi, đầu gường được nâng cao:
A- 30o
B- 45o
C- 50o
D- 60o
2. Tư thế nằm ngửa thẳng được áp dụng khi:
A- Đo huyết áp.
B- Bệnh nhân nghỉ ngơi.
C- Khám bệnh tổng quát.
D- Khám tim phổi
II. Câu hỏi đúng – sai.
3. Tư thế nằm sấp được áp dụng cho việc ngăn ngừa mảng mục cho bệnh nhân nằm
lâu.
4. Tư thế ngồi khám tai (đối với trẻ nhỏ): điều dưỡng bế trẻ ngồi trên lòng, tai trẻ quay
ra ngoài, một tay quàng qua thân giữ trẻ, một tay giữ đầu.
5. Tư thế nằm ngửa, chân chống hơi dạng được áp dụng khi khám bàng quang, âm đạo
và tầng sinh môn.
6. Hướng dẫn cho bệnh nhân đi đại tiểu tiện trước khi khám bệnh dể giúp cho việc
khám bệnh dễ dàng hơn.

VỆ SINH TAY – MANG GĂNG TAY


VÔ KHUẨN – MẶC ÁO
CHOÀNG VÔ KHUẨN

NỘI DUNG

I. KHÁI NIỆM VỀ VỆ SINH TAY


Vệ sinh tay được dùng để chỉ ra các phương pháp làm sạch tay, bao gồm:
rửa tay bằng nước với xà phòng, sát khuẩn tay nhanh và rửa tay/sát khuẩn tay phẫu
thuật.
- Rửa tay: Rửa tay với xà phòng thường (trung tính) và nuớc
- Rửa tay sát khuẩn: Rửa tay với xà phòng chứa chất sát khuẩn
- Sát khuẩn tay nhanh bằng dung dịch chứa cồn (Hand rub) 76
- Rửa tay/sát khuẩn tay phẫu thuật: phương pháp mà phẫu thuật viên rửa tay sát
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

khuẩn hay chà tay bằng dung dịch chứa cồn trước khi phẫu thuật

II. MỤC ÐÍCH VỆ SINH TAY


- Giúp loại bỏ hầu hết vi sinh vật có ở bàn tay.
- Phòng ngừa sự lan truyền mầm bệnh từ cộng đồng vào Bệnh viện.
- Ngăn ngừa sự lan truyền mầm bệnh từ Bệnh viện ra cộng đồng.
- Ngăn ngừa các nhiễm khuẩn người bệnh có thể mắc phải trong Bệnh viện.

III. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VỆ SINH TAY


Bàn tay là phương tiện trung gian làm lan truyền tác nhân gây nhiễm khuẩn
bệnh viện và các tác nhân gây bệnh đề kháng kháng sinh. Bàn tay dễ dàng bị ô nhiễm
khi chăm sóc và điều trị người bệnh vì các vi khuẩn cư trú ở lớp sâu của da và xung
quanh móng tay. Vi khuẩn định cư thường gặp ở nhóm này là các cầu khuẩn Gram
(+):
S. epidermidis, S. hominis; các vi khuẩn Gram (-) như Acinetobacter, Enterobacter…; vi
khuẩn trên da người bệnh như tụ cầu vàng, Klebsiella spp. ...

Vi khuẩn định cư phần lớn có độc lực thấp, ít có khả năng gây nhiễm khuẩn
trừ khi chúng xâm nhập vào cơ thể qua vết trầy xước da, các vết thương bao gồm cả
vết mổ hoặc các thủ thuật xâm lấn khác. Rửa tay bằng nước và xà phòng thường khó
loại bỏ hết những vi khuẩn trên. Muốn loại bỏ chúng, trước khi thực hiện thủ thuật
xâm lấn

77
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2
và phẫu thuật, nhân viên y tế cần vệ sinh tay bằng xà phòng chứa chất khử khuẩn
hoặc dung dịch vệ sinh tay chứa cồn.

Vi khuẩn vãng lai là các vi khuẩn có ở trên da nguời bệnh hoặc trên các bề
mặt môi trường bệnh nhân (drap giường, giường, dụng cụ, phương tiện phục vụ
người bệnh) và là thủ phạm chính gây nhiễm khuẩn bệnh viện do gây nhiễm bẩn
tay trong quá trình chăm sóc và điều trị. Các vi khuẩn vãng lai ít có khả năng nhân
lên trên tay và có thể loại bỏ dễ dàng bằng vệ sinh tay thường quy. Do vậy, vệ sinh
tay là biện pháp đơn giản và quan trọng nhất trong phòng chống nhiễm khuẩn bệnh
viện.

Khuyến cáo của Hiệp hội an


toàn Người bệnh thế giới
“Chăm sóc với bàn tay sạch là
chăm sóc an toàn".

Khuyến cáo của Hội kiểm soát


NKBV khu vực Châu Á
Sát khuẩn tay nhanh bằng dung dịch chứa cồn
là chiến lược để tăng cường tần suất rửa
tay và là phương pháp vệ sinh tay có hiệu
quả.

IV. CHỈ ÐỊNH VỆ SINH TAY (các thời điểm vệ sinh tay)

1. Chỉ định 1: Trước khi tiếp xúc bệnh nhân


- Bắt tay, cầm tay, xoa trán trẻ, thăm khám
- Giúp nâng đỡ, xoay trở, dìu, tắm, gội, xoa bóp cho người bệnh
- Bắt mạch, đo huyết áp, nghe phổi, khám bụng, ghi điện tâm đồ…

định 2: Trước khi thực hiện thủ thuật hoặc quy trình sạch/vô
2. Chỉ
khuẩn
- Ðánh răng, nhỏ mắt cho bệnh nhân
- Tiêm, truyền, cho người bệnh uống thuốc
- Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện chăm sóc, khám bệnh, điều trị
- Chăm sóc vùng da tổn thương, thay băng
- Ðặt thông dạ dày, thông tiểu, mở hệ thống dẫn lưu, hút đàm
- Chuẩn bị thức ăn, pha thuốc, dược phẩm ...
Trang 2
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

3. Chỉ định 3: Sau khi có nguy cơ tiếp xúc dịch cơ thể


- Vệ sinh răng miệng, nhỏ mắt, hút đàm cho nguời bệnh
- Chăm sóc vùng da tổn thương, thay băng, tiêm dưới da
- Lấy bệnh phẩm hoặc thao tác liên quan tới dịch cơ thể, mở hệ thống dẫn lưu, đặt và
loại bỏ ống nội khí quản

Trang 3
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2
- Loại bỏ phân, nước tiểu, chất nôn, xử lý chất thải (băng, tã, đệm, quần áo, drap giường
ở người bệnh đại/tiểu tiện không tự chủ), làm sạch các vật liệu hoặc khu vực dây chất
bẩn nhìn thấy bằng mắt thường (đồ vải bẩn, nhà vệ sinh, ống đựng nước tiểu làm xét
nghiệm, bô, dụng cụ y tế)

4. Chỉ định 4: Sau khi tiếp xúc bệnh nhân


- Ðánh răng, nhỏ mắt cho bệnh nhân
- Tiêm, truyền, cho nguời bệnh uống thuốc
- Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện chăm sóc, khám bệnh, điều trị
- Chăm sóc vùng da tổn thương, thay băng
- Ðặt thông dạ dày, thông tiểu, mở hệ thống dẫn lưu, hút đàm
- Chuẩn bị thức ăn, pha thuốc, dược phẩm …..

5. Chỉ định 5: Sau khi tiếp xúc bề mặt vật dụng xung quanh bệnh nhân
- Tiếp xúc giường, bàn, ghế xung quanh người bệnh
- Tiếp xúc các máy móc xung quanh giường người bệnh
- Thay drap giường, thay chiếu
- Ðiều chỉnh tốc độ dịch truyền
- Tiếp xúc vào bất cứ vật gì trong bán kính 1m xung quanh nguời bệnh

V. QUY TRÌNH VỆ SINH TAY THUỜNG QUY


- Có hai phương pháp VST:
1. Rửa tay với nước và xà phòng
2. Sát khuẩn tay nhanh với dung dịch chứa cồn
- Rửa tay với nước và xà phòng khi nhìn thấy bẩn hoặc có dính dịch tiết
- Sát khuẩn tay nhanh với dung dịch chứa cồn khi bàn tay không nhìn thấy bẩn
- Phải đảm bảo bàn tay khô hoàn toàn trước khi bắt đầu bất kỳ hoạt động chăm sóc nào
cho người bệnh.

1. Phương tiện rửa tay


- Bồn rửa tay: Ðủ sâu (50cm) để tránh nước bắn ra bên ngoài và bắn vào người rửa,
không có góc, nhẵn, nghiêng về phía trung tâm bồn rửa tay. Chiều cao từ mặt đất lên
mặt bồn rửa từ 65-80cm (phù hợp với chiều cao trung bình của người rửa tay).
- Vòi nước: Gắn cố định vào trong tường, chiều cao so với bề mặt của bồn khoảng 25
cm. Nên sử dụng vòi khóa tự động hoặc có cần gạt.
- Hệ thống nước: tốt nhất là nước máy.
- Giá để xà phòng rửa tay: lắp đặt phù hợp với kích cỡ xà phòng hoặc lọ chứa dung dịch
rửa tay.
- Khăn lau tay sử dụng 1 lần. Nếu có điều kiện có thể sử dụng khăn lau tay giấy.
- Thùng đựng khăn đã sử dụng: Thiết kế sao cho thao tác bỏ khăn vào thùng được dễ
dàng, không phải chạm tay vào nắp.

Trang 4
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2
2. Quy trình rửa tay bằng nước và xà phòng
Quy trình này được thực hiện khi bắt đầu hoặc kết thúc một ngày làm việc,
khi tay dây bẩn mà mắt nhìn thấy được hoặc cảm giác có dính bẩn, dính máu,
dịch cơ thể.

Phải tháo trang sức ở tay trước khi tiến hành các bước sau:

- Bước 1: Lấy 3 - 5ml dung dịch rửa tay hoặc chà bánh xà phòng lên lòng và mu hai
bàn tay. Xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho dung dịch và xà phòng dàn đều.
- Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ các ngón của bàn tay kia và ngược lại.
- Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay.
- Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.
- Bước 5: Dùng lòng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.
- Buớc 6: Xoay đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.
Ghi chú: Mỗi bước chà tối thiểu 5 lần, thời gian rửa tay tối thiểu là 30 giây.

3. Sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn


Sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn là một trong những giải pháp quan trọng
nhất để tăng số lần rửa tay của nhân viên y tế. Vì vậy, các khoa cần trang bị các lọ
đựng dung dịch chứa cồn có sẵn ở những nơi cần thiết để nhân viên y tế sử dụng.
Tối thiểu ở các vị trí sau đây:
- Ðầu giường bệnh các khoa Cấp cứu, khoa Hồi sức tích cực, khoa Truyền nhiễm, khoa
Gây mê - Hồi sức.
- Trên các xe tiêm, xe thay băng, xe dụng cụ làm thủ thuật.
- Trên các bàn khám bệnh
- Tường cạnh cửa ra vào, cửa chính của mỗi khoa.
Quy trình
- Bước 1: Lấy 3ml dung dịch chứa cồn. Chà hai lòng bàn tay vào nhau cho dung dịch
dàn đều.
- Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ các ngón của bàn tay kia và ngược lại.
- Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay.
Trang 5
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2
- Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.
- Bước 5: Dùng lòng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.

Trang 6
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2
- Bước 6: Xoay đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Chà sát
tay đến khi tay khô.
Ghi chú: Mỗi bước chà tối thiểu 5 lần, thời gian chà sát tay từ 20-30
giây, hoặc chà sát cho đến khi tay khô.

- Khi thực hiện quy trình VST thường quy cần lưu ý một số điểm sau:
+ Lựa chọn đúng phương pháp VST: Nếu bàn tay nhìn rõ vết bẩn hoặc dính các dịch
tiết của cơ thể phải VST bằng nước và xà phòng thường. Chà tay bằng dung dịch
VST chứa cồn khi tay không trông rõ vết bẩn, sau tháo bỏ găng hoặc khi thăm
khám giữa các NB.
+ Lấy đủ 3ml -5 ml dung dịch VST cho mỗi lần VST.
+ Tuân thủ đúng kỹ thuật VST. Chà tay cùng hóa chất VST theo đúng trình tự từ
bước 1 tới bước 6, mỗi bước chà 5 lần để bảo đảm hóa chất tiếp xúc đều trên toàn
bộ bề mặt bàn tay. Trường hợp chà tay bằng dung dịch VST chứa cồn, nếu chà đủ
6 bước mà tay chưa khô thì lặp lại các bước cho tới khi tay khô. Trường hợp VST
bằng nước và xà phòng thì trước khi lấy dung dịch xà phòng cần mở vòi nước và
làm ướt bàn tay; sau khi kết thúc 6 bước chà tay cần rửa lại tay dưới vòi nước để
loại bỏ hoàn toàn hóa chất trên tay, lau khô tay bằng khăn sạch, khóa vòi nước
bằng khăn vừa sử dụng, thải bỏ khăn vào thùng thu gom khăn.
+ Tuân thủ đúng thời gian VST: Thời gian chà tay với hóa chất VST theo quy
trình 6 bước phải đạt từ 20 giây-30 giây.
+ Không rửa lại tay bằng nước và xà phòng sau khi đã chà tay bằng dung dịch
VST chứa cồn.
+ Tránh làm ô nhiễm lại bàn tay sau VST: Sử dụng nước sạch để rửa tay, sử
dụng khăn sợi bông/khăn giấy sạch dùng 1 lần để lau khô tay, sử dụng khăn đã
dùng lau khô tay để đóng vòi nước. Không dùng một khăn lau tay chung cho nhiều
lần rửa tay.
+ Không sử dụng máy sấy tay để làm khô tay. Xem xét lựa chọn loại găng tay không
có bột talc để thuận lợi cho việc khử khuẩn tay bằng dung dịch VST chứa cồn.

VI. KỸ THUẬT MANG VÀ THÁO GĂNG TAY VÔ KHUẨN

Khi chăm sóc NB không mắc bệnh nhiễm trùng hoặc không đang trong tình trạng
cách ly và bàn tay NVYT không bị tổn thương hoặc viêm da, NVYT không
được mang găng tay trong một số thực hành thông thường sau:

+ Khám bệnh.
+ Cho ăn.
+ Lấy mạch, nhiệt độ, huyết áp.

Trang 7
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2
+ Thay đồ vải cho NB (trừ khi thu gom đồ vải có dính máu, dịch cơ thể và chất thải).
+ Tiêm bắp, tiêm trong da, dưới da.

Trang 8
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2
+ Viết hồ sơ bệnh án, viết và cầm giấy xét nghiệm, đánh máy tính, nghe điện
thoại, vận chuyển NB.
+ Đi từ buồng bệnh này sang buồng bệnh khác, từ khoa này sang khoa khác.
- Khuyến khích không mang găng tay khi thực hiện một số chăm sóc sạch/vô khuẩn
(tiêm truyền, lấy máu, thay băng…) nếu bản thân NVYT thấy không có khả năng bị
phơi nhiễm với máu/dịch tiết của cơ thể.
- Khi trong buồng phẫu thuật, NVYT không tiếp xúc trực tiếp NB (phụ mê, chạyngoài,
sinh viên) không được mang găng tay (trừ khi có thực hành phải tiếp xúc với máu/dịch
cơ thể). Khi thực hiện xong thao tác phải tháo găng ngay và VST bằng dung dịch VST
chứa cồn. Không sử dụng một đôi găng để làm nhiều nhiệm vụ khác nhau trong buồng
phẫu thuật.
- Không sử dụng một đôi găng tay để chăm sóc cho nhiều NB.
- Không sử dụng lại găng tay bằng cách chà tay ngoài găng bằng dung dịch VST chứa
cồn để tiếp tục chăm sóc cho NB khác.
- Xem xét lựa chọn loại găng tay phẫu thuật không có bột talc để thuận lợi cho việc
VST ngoại khoa bằng dung dịch VST chứa cồn giữa các ca phẫu thuật hoặc khi phải
thay găng trong quá trình phẫu thuật.
1. Mục đích:
Tiếp cận với vùng, vật vô khuẩn.

2. Dụng cụ:

Chuẩn bị đôi găng tay phù hợp về kích cỡ và hạn dùng.

3. Những điểm lưu ý:

a. Mang găng tay vô khuẩn

 Kiểm tra găng trước khi mang: sự nguyên vẹn, size, hạn sử dụng.
 Mở bao găng an toàn, tránh phạm vô khuẩn.
 Quan sát sự tương thích của đôi găng.
 Tay chưa mang găng chạm vào mặt trong của găng.
 Tay mang găng rồi chạm vào mặt ngoài của găng.
 Tay đã mang găng luôn để trước mặt, trong tầm mắt và cao hơn thắt lưng.
b. Tháo găng tay vô khuẩn .
Trang 9
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2
 Tay đang mang găng chạm vào mặt ngoài của găng ở cổ tay găng.
 Tay đã tháo găng rồi chạm vào mặt trong của găng ở cổ tay găng.
 Luôn chú ý giữ cho tay không chạm vào vùng bẩn của găng.
 Bỏ găng đúng nơi quay định.
 Phải rửa tay thường quy lại sau khi tháo găng.
4. Cách tiến hành:

Cách mở bao găng tay vô khuẩn

Mang găng trái

Mang găng phải

Trang 10
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

Sau khi mang găng vô khuẩn

VII. RỬA TAY NGOẠI KHOA – MẶC ÁO CHOÀNG VÀ MANG


GĂNG VÔ KHUẨN
1. Đối tượng, phạm vi áp dụng
Mọi NVYT trực tiếp tham gia phẫu thuật (phẫu thuật viên, phụ mổ, dụng cụ viên,
bác sỹ gây mê v.v).
2. Nội dung thực hiện:
2.1. Phương tiện:
a. Phương tiện phòng hộ cá nhân: Quần áo khu phẫu thuật (quần áo sạch dành
riêng cho khu phẫu thuật), mũ vải hoặc mũ giấy, khẩu trang ngoại khoa sử dụng
một lần, ủng giấy hoặc dép dành riêng cho khu phẫu thuật được làm sạch và khử
khuẩn hằng ngày.
b. Phương tiện VST ngoại khoa:
- Phương tiện cho phương pháp rửa tay bằng dung dịch khử khuẩn:
+ Bồn rửa tay ngoại khoa chuyên dụng bằng inox hoặc các vật liệu dễ vệ sinh, chống
trầy xước. Vòi cấp nước có cần gạt tự động hoặc đạp chân; trong bồn không có vết
bẩn nhìn/sờ thấy được, quanh bồn không để phương tiện, đồ vật khác.
+ Dung dịch xà phòng khử khuẩn chứa chlorhexidine 4% đựng trong bình kín, có
bơm định lượng được cấp tự động hoặc bằng cần gạt tay hoạt động tốt.
+ Nước rửa tay: Nước máy đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt (QCVN 02) hoặc nước
RO (nước đã qua hệ thống thẩm thấu ngược) được lọc qua màng siêu lọc hoặc
được khử khuẩn bằng tia cực tím.
+ Bàn chải mềm vô khuẩn (trong hộp hấp), khăn tiệt khuẩn sử dụng một lần.
- Phương tiện cho phương pháp VST bằng dung dịch VST chứa cồn:
+ Dung dịch xà phòng thường (xà phòng không chứa chất khử khuẩn) đựng trong bình
kín, có bơm định lượng được cấp tự động hoặc bằng cần gạt tay hoạt động tốt.
+ Dung dịch VST chứa cồn đựng trong bình kín, có bơm định lượng được cấp tự

Trang 11
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2
động hoặc bằng cần gạt tay hoạt động tốt.
+ Bồn rửa tay ngoại khoa chuyên dụng bằng inox hoặc các vật liệu dễ vệ sinh, chống
trầy xước: Vòi cấp nước có cần gạt tự động hoặc đạp chân; trong bồn không có vết
bẩn nhìn/sờ thấy được, quanh bồn không để phương tiện, đồ vật khác.
+ Nước rửa tay: Nước máy hoặc nước RO (nước đã qua hệ thống thẩm thấu
ngược) được lọc qua màng siêu lọc hoặc được khử khuẩn bằng tia cực tím.
+ Khăn tiệt khuẩn (trong hộp hấp)/khăn giấy sạch sử dụng một lần.
2.2. Chuẩn bị
Mặc quần áo khu phẫu thuật, tháo bỏ trang sức trên tay, đội mũ chùm kín tóc,
mang khẩu trang che kín mũi miệng, mang ủng giấy hoặc đi dép dành riêng cho
khu phẫu thuật.
2.3. Các bước tiến hành: Lựa chọn 1 trong 2 phương pháp
a. Phương pháp rửa tay bằng dung dịch xà phòng khử khuẩn
- Đánh kẽ móng tay: Làm ướt bàn tay. Lấy 3ml-5ml dung dịch xà phòng khử khuẩn
vào lòng bàn tay. Chà sạch kẽ móng tay của từng bàn tay bằng bàn chải trong 30
giây.
- Rửa tay lần 1 trong 1 phút 30 giây: Làm ướt bàn tay tới khuỷu tay. Lấy 3ml- 5ml
dung dịch xà phòng khử khuẩn vào lòng bàn tay. Chà bàn tay như quy trình rửa tay
thường quy (chà lòng bàn tay, mu bàn tay, kẽ ngón, mu ngón, ngón cái), sau đó chà
tay tới cổ tay, cẳng tay và khuỷu tay. Tráng tay dưới vòi nước theo trình tự từ đầu
ngón tay tới khuỷu tay, loại bỏ hoàn toàn dung dịch khử khuẩn trên tay.
- Rửa tay lần 2: Tương tự rửa tay lần 1.
- Làm khô tay: Làm khô toàn bộ bàn tay, cổ tay, cẳng tay tới khuỷu tay bằng khăn
vô khuẩn dùng 1 lần.

Chú ý:
(1) Thời gian tay tiếp xúc với hóa chất được tính bằng tổng thời gian chà tay của 2 lần
rửa tay. Không tính thời gian di chuyển tới bồn rửa tay, thời gian tráng lại tay bằng
nước sạch và lau khô tay;

(2) Trong quá trình rửa tay, bàn tay luôn hướng lên trên;

(3) Trường hợp không kiểm soát được chất lượng vô khuẩn của nước và khăn lau tay
thì sau khi lau khô tay cần chà tay (từ cổ tay tới khuỷu tay và sau cùng là bàn tay)
bằng dung dịch VST chứa cồn trong thời gian tối thiểu 1 phút.

b. Phương pháp khử khuẩn tay bằng dung dịch VST chứa cồn
Bước 1: Rửa tay bằng xà phòng thường, không dùng bàn chải, 1 phút.
1) Mở vòi nước, làm ướt bàn tay tới khuỷu tay.
2) Lấy 3ml-5ml dung dịch xà phòng thường vào lòng bàn tay.
3) Chà bàn tay như quy trình rửa tay thường quy (lưu ý chà kỹ các kẽ móng
tay), sau đó chà cổ tay, cẳng tay lên tới khuỷu tay.

Trang 12
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2
4) Rửa tay dưới vòi nước, theo trình tự từ đầu ngón tay tới khuỷu tay, loại bỏ hoàn
toàn xà phòng trên tay.

Trang 13
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2
5) Lau khô tay bằng khăn tiệt khuẩn hoặc khăn giấy sạch theo trình tự từ bàn tay tới
khuỷu tay.
Bước 2: Chà tay bằng dung dịch VST chứa cồn trong thời gian tối thiểu 3 phút
6) Lấy 3ml-5ml dung dịch VST chứa cồn vào lòng bàn tay trái, nhúng 5 đầu ngón tay
của bàn tay phải ngập trong cồn trong 5 giây, sau đó chà cổ tay, cẳng tay tới khuỷu tay
của tay phải (chà cho tới khi tay khô).
7) Lấy tiếp 3ml-5ml dung dịch VST chứa cồn vào lòng bàn tay phải, nhúng 5 đầu ngón
tay của bàn tay trái ngập trong cồn trong 5 giây, sau đó chà cổ tay, cẳng tay khuỷu tay
của tay trái (chà cho tới khi tay khô).
8) Lấy tiếp 3ml-5ml dung dịch VST chứa cồn, chà bàn tay như quy trình VST thường
quy (chà lòng bàn tay, mu bàn tay, kẽ ngón, mu ngón, ngón cái, các đầu ngón tay) cho
tới khi tay khô.
9) Lấy tiếp 3ml-5ml dung dịch VST chứa cồn vào lòng bàn tay trái, nhúng 5 đầu ngón
tay của bàn tay phải ngập trong cồn trong 5 giây, sau đó chà cổ tay, cẳng tay tới khuỷu
tay của tay phải (chà cho tới khi tay khô).
10) Lấy tiếp 3ml-5ml dung dịch VST chứa cồn vào lòng bàn tay phải, nhúng 5 đầu
ngón tay của bàn tay trái ngập trong cồn trong 5 giây, sau đó chà cổ tay, cẳng tay tới
khuỷu tay của tay trái (chà cho tới khi tay khô).
11) Lấy tiếp 3ml-5ml dung dịch VST chứa cồn, chà bàn tay như quy trình VST thường
quy (chà lòng bàn tay, mu bàn tay, kẽ ngón, mu ngón, ngón cái, các đầu ngón tay) cho
tới khi tay khô.
Chú ý: (1) Nếu thời gian chà tay chưa đủ 3 phút thì lấy tiếp 3ml-5 ml dung dịch VST
chứa cồn, chà bàn tay như quy trình VST thường quy cho tới khi đủ 3 phút; (2) Trong
quá trình VST, bàn tay luôn hướng lên trên.

3. Mặc áo choàng vô khuẩn:


 Người phụ mổ mở hộp (áo đã hấp) và gấp áo vô trùng bằng kìm vô khuẩn đưa
cho người mặc. áo choàng thường có 2 loại:
o Loại thường: cài khuy và buộc phía sau lưng.
o Loại 5 thân: che kín cả mặt trước và sau, dây buộc ở mặt bên phía phải.
 Cách mặc áo: người mặc nên đứng ở vùng trống để áo không chạm vào xung
quanh.
 Áo choàng thường: đón áo từ người phụ (hay dùng tay nắm vào mặt trái của cổ
áo) người mặc áo cầm lấy 2 mép của cổ áo và thả áo xuống sao cho mặt trước
áo ở phía trước và luồn 2 tay vào ống tay áo duỗi thẳng tay ra phía trước. Người
phụ mổ giúp buộc các dây ở phía sau lưng, dây ngang, khẩu trang.
 Loại áo có 5 thân: vẫn tiến hành như trên nhưng người phụ mổ cần giúp người
mặc áo tự cột dây áo ở phía trước.

Trang 14
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

4. Mang găng phẫu thuật:


4.1. Mang găng kín

 Điều dưỡng vòng ngoài sẽ giúp mang găng vô trùng.


 Điều dưỡng vòng ngoài mở gói gằn tay ra
 Điều dưỡng vòng trong dùng bàn tay đã được che phủ bởi cánh tay áo của mình
để lấy 1 chiếc găng tay.
 Điều dưỡng vòng trong dùng bàn tay được che phủ bởi cánh tay áo của mình để
lấy 1 cái găng tay
 Đặt găng tay lên cánh tay kia, các ngón của găng tay hướng lên vai, lòng găng
tay úp xuống trên cổ tay, ngón cái của găng tay đối diện với ngón tay của bàn
tay.
 Đặt cho đầu của cổ găng tay nằm ngay mí ráp của cổ tay áo rồi dùng ngón trỏ và
ngón cái của bàn tay có che kín cổ tay áo để nắm lại.
 Dùng 1 tay nắm lấy bìa của cổ găng nằm trên mí ráp của cổ tay áo và tay kia nắm
giữ lấy bìa phía trên của cổ găng, phải cẩn thận để không bị tuột các ngón tay ra
 Nắm bìa phía trên của cổ găng tròng vào bàn tay. Dùng tay kia đã được bao kín
bằng tay áo nắm bìa cổ găng tay và mối ráp nối của cổ cánh tay áo và kéo tròng
găng vào bàn tay
 Xong 1 bàn tay tiến hành mang găng cho bàn tay bên kia cũng theo cách
 Găng đã mang xong và các cổ tay áo được các cổ găng giữ chặt
4.2.Mang găng hở
 Tương tự như mang găng tay vô khuẩn (phần mang và tháo găng tay vô khuẩn).

Trang 15
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

 Nếu cổ tay áo rộng, xếp 1 lằn xếp ở phía dưới cổ tay áo và kẹp lằn xếp với ngón trỏ
và ngón cái

 Dùng tay phải mở bao găng, cầm ngay mí găng gấp ngược găng trái ra Tay
phải kéo găng trùm vào bàn tay trái (vẫn để cổ găng lộn ngược ra y như vậy) Dùng
các ngón tay trái (đã mang găng) đưa vào cổ găng bàn tay phải nơi gấp ngược lấy
găng ra, trùm vào bàn tay phải

 Sau đó kéo cổ găng tay phủ lên cổ tay áo choàng

Lưu ý:

 Cổ găng phải trùm ngoài cổ tay áo choàng để không hở cổ tay của người mổ.
 Sau khi mang găng xong 2 tay thì để tay trước ngực hoặc có thể phủ 1 khăn vô
khuẩn nếu vì lý do gì đó chưa tiến hành ngay cuộc mổ.


4.3.Cởi găng sau mổ
 Tay còn mang găng cầm mặt ngoài của găng chỗ cổ tay kéo nhẹ ra.
 Tay đã cởi găng rồi cầm mặt trong của găng còn lại kéo nhẹ ra.

KHÁM THỰC THỂ


KHÁM TOÀN THÂN
1. Tri giác
2. Tổng trạng: BMI? mập, gầy, trung bình
3. Da niêm, tóc, móng: màu sắc, dấu xuất huyết, sao mạch...
4. Có khó thở không?
Trang 16
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

- Nhìn
- Đếm nhịp thở
5. Phù không?
- Quan sát
- Ấn
6. Tĩnh mạch cổ có nổi không? Tĩnh mạch có giãn không, động mạch cảnh có đập
mạnh không?
7. Đầu chi: ngón tay có hình dùi trống không, lập loè móng tay?
8. Hạch:
- Vị trí: Cổ, nách, khủy, bẹn, kheo…
- Số lượng
- Kích thước
- Mật độ
- Bờ
- Bề mặt
- Di động
- Đau
- Đối xứng
9. Tuyến giáp:
- Nhìn
- Sờ
- Nghe

Trang 17
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

KHÁM BỘ MÁY TUẦN HOÀN

Tư thế người bệnh: người bệnh nằm đầu hơi cao, hai chân co, cởi khuy áo để bộc lộ cả
ngực trước. Người khám ngồi bên trái người bệnh (trong cả quá trình khám tim) hoặc
bên phải cũng được.
I. NHÌN
- Quan sát: Khó thở? phù? Tình trạng tinh thần? Lo lắng hoảng hốt?
- Da và niêm mạc: môi tím, ngón tay và ngón chân dùi trống?
- Hình dạng lồng ngực: Nhô cao bên trái, biến dạng do gù, lồng ngực ức gà, lồng
ngực lõm….
- Nhịp đập của mỏm tim
- Vùng cổ:
* Tĩnh mạch cổ nổi?
* Tuyến giáp trạng có to không?
- Vùng thượng vị và vùng hạ sườn phải: vùng thượng vị đập theo nhịp tim? vùng hạ
sườn phải dày hơn bên kia?.
II. SỜ
- Xác định đúng vị trí: van 2 lá, van 3 lá, van động mạch chủ, van động mạch phổi
- Sờ kết hợp bắt mạch: rung miu?
III. PHƯƠNG PHÁP GÕ TIM
Mục đích để xác định ví trí, kích thước tim, có trường hợp gõ đóng vai trò rất quan
trọng trong chẩn đoán bệnh, ví dụ trong tràn dịch màng ngoài tim, ta cần gõ xem diện
tim to ra đến đâu. Diện đục của tim bình thường chiếu lên thành ngực là một hình bốn
cạnh gần giống hình thang.
TIẾN HÀNH GÕ:
1. Tìm mỏm tim: ở hai tư thế: nằm ngửa và nghiêng sang trái.
- Nhìn
- Sờ
- Xác định vị trí
2. Tìm bờ trên gan:
Đặt ngón tay giữa dọc theo kẽ liên sườn bắt đầu từ dưới xương đòn, gõ từ trên xuống
dưới cho đến lúc vừa tới vùng đục của gan, đó là bờ trên gan, bình thường giới hạn
đục của bờ trên gan ở mức liên sườn 5.
3. Tìm bờ phải tim:
Tay trái đặt ngón giữa song song với xương ức, đầu ngón để trong rãnh liên sườn,
dùng tay phải gõ vào ngón giữa trái, gõ từ đường nách trước trở vào theo khoảng liên
sườn cho đến khi thấy vùng đục của bờ phải tim, cứ như thế gõ từ trên xuống ghi lấy
điểm gặp nhau của bờ phải tim và bờ trên gan. Bình thường vùng đục của bờ phải tim
không vượt quá bờ phải xương ức, trừ chỗ sát bờ trên gan thì đục ra bên phải xương
ức từ 1cm đến 1,5cm.
Bờ phải tim ứng với tâm nhĩ phải, chiều cao của bờ này thường không quá 9cm.
4. Tìm bờ dưới tim:
Nối mỏm tim vào giao điểm của bờ phải tim và bờ trên gan, ta được bờ dứới tim, bờ
này ứng với tâm thất phải, thông thường bờ này không dài quá 12cm.
Trang 18
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

5. Tìm bờ trái tim:


Ta gõ chếch từ hõm dưới nách trái về phía mũi ức, gõ từ ngoài vào trong, từ trên
xuống dưới, song song theo hướng thông thường của bờ trái tim cho đến khi được
một đường giới hạn diện đục của bờ trái tim. Bình thường giới hạn này đi từ sát bờ
trái xương ức chỗ xương sườn 2 đi xuống cắt ngang đường cạnh ức rồi phình ra thành
một đừờng cong cho đến liên sườn 4-5 ở phía trong đường giữa xương đòn từ 1cm
đến 2cm, bờ trái chủ yếu ứng với tâm thất trái.
6. Tìm bờ trên tim:
Gõ từ trên xuống sát hai bên cạnh ức để xác định bờ trên tim, thường bờ trên này ít có
giá trị chẩn đoán trong thực tế, giới hạn đục của bờ trên thường từ xương sườn 2.
Các giới hạn nói trên là giới hạn vùng đục tương đối của tim, tức là khoảng chiếu của
tim lên lồng ngực ở nơi có phổi xen giữa tim và thành ngực
IV. NGHE TIM
Trong các phương pháp khám vùng trước tim, nghe tim là phương pháp quan trọng
nhất sẽ giúp người thầy thuốc trong chẩn đoán.
1. NHẮC LẠI SINH LÝ
Chu chuyển tim
Trong 1 phút tim co bóp khoảng 70 đến 80 lần. Trong thời kỳ tiền tâm thu, hai tâm
nhĩ co lại, tống máu vào tâm thất. Khi hai tâm nhĩ vừa co bóp xong thì hai tâm thất co
bóp tiếp ngay và tạo nên thời kỳ tâm thu của tâm thất. Trong thời kỳ này van nhĩ
đóng lại, những van tổ chim (sigma) mở ra, máu tống vào động mạch chủ và động
mạch phổi.
Đến thời kỳ tâm trương, tâm thất giãn rõ, van tổ chim đóng lại, van nhĩ thất mở ra,
máu từ tâm nhĩ dồn vào tâm thất do trọng lượng máu và sức hít của tâm thất.
Tiếng tim:
Tiếng thứ nhất chủ yếu do tâm thất co bóp kết hợp với tiếng đóng của van nhĩ thất.
Tiếng thứ hai chủ yếu do tiếng đóng của van của động mạch chủ và động mạch phổi.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHE TIM
Có hai phương pháp nghe:
- Nghe trực tiếp.
- Nghe bằng ống nghe.
2.1. Nghe trực tiếp:
Nghe bằng tai phải, áp tai vào một khản mỏng trải trên ngực người bệnh. Hiện nay
không dùng phương pháp này nữa vì bất tiện khi nghe vùng nách, nhất là đối với
người bệnh nữ.
2.2. Nghe gián tiếp:
Bằng ống nghe đeo vào hai lỗ tai, phương pháp này dùng phổ biến.
Cách nghe:
a. Nên nghe ở tư thế: nằm ngửa, nằm nghiêng sang trái, ngồi.
b. Vị trí nghe năm ổ van tim:
+ Ổ van hai lá: ở mỏm tim
+ Van ba lá: ở khoảng liên sườn 4 sát bờ trái xương ức.
+ Ổ van động mạch chủ: một ổ ở khoảng liên sườn 2 bờ bên phải xương ức và một ổ
nửa ở liên sườn 3 sát bờ bên trái ức gọi là Erb-Botkin.
+ Ổ van động mạch phổi: ở khoảng liên sườn 2 bên trái sát xương ức
Trang 19
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

Đôi khi muốn nghe để xác định rõ hơn những tiếng không bình thường của tim thì
bảo người bệnh làm vài động tác rồi nghe, hoặc hít vào mạnh, rồi nín thở .
3. NGHE TIM
TIẾNG TIM BÌNH THƯỜNG
Trong mỗi chu chuyển tim ta nghe được hai tiếng:
- Tiếng thứ nhất nghe trầm dài.
- Tiếng thứ hai nghe thanh và gọn hơn.
Khi nghe tim cần chú ý:
- Xác định đúng vị trí
- Đúng trình tự: van 2 lá, van 3 lá, van động mạch chủ bên trái, van động mạch phổi,
van động mạch chủ bên phải
- Nghe kết hợp bắt mạch
- Tư thế nghe: ngửa, nghiêng trái, ngồi
Kết luận:
+ Nhịp tim? lần / phút, đều không?
+ Nhịp tim trùng mạch quay?
+ T1, T2 đều rõ ở 5 vị trí
+ Phát hiện tiếng thổi bệnh lí?

Trang 20
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

KHÁM BỘ MÁY HÔ HẤP


I. PHÂN CHIA THÀNH NGỰC:
Khi khám lồng ngực, thầy thuốc bắt buộc phải nắm được phân khu lồng ngực và các
hình chiếu của các tạng lên thành ngực.
1. Phía trước:
- Bên phải: chia 3 phần
+ Từ xương sườn 4 trở lên trên: thùy trên
+ Từ xương sườn 4 đến 6: thùy giữa
+ Từ xương sườn 6 xuống dưới: thùy dưới
- Bên trái: chia 2 phần
+ Từ xương sườn 6 trở lên: thùy trên
+ Từ xương sườn 6 xuống dưới: thùy dưới
- Rốn phổi: ở liên sườn 3 sau xương ức
- Đỉnh phổi: ở hố trên và dưới xương đòn
- Đáy phổi phải: Từ sụn sườn 6 đi xuống cắt xương sườn 7 ở đường nách trước, xương
sườn 8 ở đường nách giữa, xương sườn 9 ở đường nách sau và đến xương sườn 10 ở
cạnh cột sống
- Đáy phổi trái: cũng đi tương tự như đáy phổi phải nhưng tới xương sườn 11 ở cạnh
cột sống.
2. Phía sau.
- Vùng trên: hố trên, Vùng này tương ứng với đỉnh phổi.
- Vùng giữa: khoảng liên bả cột sống, khoảng này tương ứng với rốn phổi,
- Vùng dưới: tương ứng với đáy phổi và túi cùng màng phổi sau – dưới.
3. Ở bên . Kẻ ba đường dọc song song.
- Đường nách trước, kẻ từ bờ trước của hố nách, hay là bờ ngoài cơ ngực to.
- Đường nách sau, kẻ từ bờ sau hố nách, hay là bờ ngoài cơ lưng to.
- Đường nách giữa kẻ từ đỉnh hố nách.
Kẻ một đường ngang, qua hai núm vú, chia vùng bên ra hai vùng: nách trên và nách
duới.
II. KHÁM
Trang 21
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

1. Nhìn: nhìn hình thái toàn bộ lồng ngực, quan sát nhịp thở nếu cần, đo vòng lồng
ngực, chú ý kết hợp với quan sát toàn thân
a. Quan sát phần mềm: chú ý nhìn hố trên đòn, các khoảng gian sườn, các nhóm cơ ở
ngực, các khoảng liên sườn có co kéo không?
b. Quan sát khung xương: chú ý hình thái chung và sự cân xứng của lồng ngực.
- Lồng ngực còi xương có chuỗi hạt sườn, là nốt to ở chỗ tiếp xúc giữa xương sườn và
sụn sườn, xương ức nhô ra phía trước, tạo nên hình mũi thuyền, hoặc ngược lại lõm
vào trong như hình phễu.
- Lưng gù bẩm sinh hay hậu phát (tai nạn, lao cột sống).
- Lưng vẹo: cột sống cong theo chiều ngang, gây ra tình trạng mất cân xứng của lồng
ngực và vai: vai cao vai thấp.
- Lồng ngực giãn phế nang nặng: giãn to về mọi phía, các khoảng gian sườn giãn,
phồng làm lồng ngực có hình thùng.
- Lồng ngực mất cân xứng do tổn thương các tạng ở trong:
+ Gĩan to một bên: tràn dịch, tràn khí màng phổi.
+ Xẹp một bên: Di chứng viêm màng phổi gây dày dình, xẹp phổi.
- Lồng ngực phồng ở dưới do gan, lách to, cổ trướng.
2. Đo: đo lồng ngực giúp ta đánh giá được chu vi, sự co giãn và tình trạng cân xứng
hay không của lồng ngực. Trên thực tế, người ta hay dùng thước dây. Đo vòng ngực
theo Hirtz có 3 mốc.
- Ngay dưới hố nách.
- Trên đường ngang qua núm vú.
- Trên đường ngang mũi ức
Đo ở thì hít vào và thở ra cố.
Đối với phụ nữ nên đo ở đường qua hai hố nách.
Đối với nam đo ngang qua núm vú
- Người ta coi là bình thường, hiệu số giữa chu vi lồng ngực, khi hít vào và thở ra là 6
-7 cm (chỉ số hô hấp).
- Chỉ số hô hấp thấp trong các trường hợp hạn chế hô hấp: tràn dịch, tràn khí màng
phổi, giãn phế nang.v.v…
3. Sờ: nhắm thăm dò hình thái và động tác hô hấp, và chủ yếu là sự dẫn truyền của
rung thanh qua xúc giác và các tiếng phụ bất thường (tiếng rên, cọ…).

Trang 22
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

a. Thăm dò hình thái lồng ngực và động tác hô hấp: bàn tay áp hẳn vào thành ngực,
lần lượt thăm dò toàn bộ lồng ngực: khung xương, các nhóm cơ, độ giãn nở các khoảng
gian sườn trong khi thở. Có thể bổ sung thêm tài liệu cho giai đoạn nhìn:
- Thay đổi các khung xương, các khoảng liên sườn trong tràn dịch, tràn khí ở màng
phổi, xẹp phổi.
- Các điểm đau của dây thần kinh gian sườn.
- Lạo xạo của xương sườn gãy, đi cùng với điểm đau khu trú.
b. Thăm dò rung thanh
Những thay đổi bệnh lý:
- Rung thanh giảm hoặc mất: nếu dây thanh âm không hoạt động được (suy nhược liệt
dây thanh âm…). Tràn dịch, tràn khí khoang màng phổi
- Rung thanh tăng: trong các trường hợp đông đặc nhu mô phổi: viêm phổi, nhồi máu
động mạch phổi,v.v…
- Rung thanh không thay đổi: nếu tổn thương ở phổi không rộng lớn và ít ảnh hưởng
tới tính chất dẫn truyền của nhu mô, thì không thấy rõ sự thay đổi của rung thanh: viêm
phổi không điển hình, tràn dịch nhẹ ở màng phổi, v.v…
4. Gõ: nhằm đánh giá độ vang của phổi, một tổ chức rỗng, để biết sự thay đổi của nó
trong các trường hợp bệnh lý.
a. Phuơng pháp gõ: có hai phương pháp: trực tiếp và gián tiếp.
- Phương pháp gõ trực tiếp
- Phương pháp gõ gián tiếp: gõ qua trung gian một vật khác, hiện nay người ta dùng
các ngón tay bên kia để làm trung gian.
b. Kết quả:
- Bình thường: gõ phổi trong
- Gõ đục: trong tràn dịch khoang màng phổi, dày dính màng phổi, động đặc phổi, u
phổi…
- Gõ vang: do tràn khí khoang màng phổi, dãn phế nang, hang lớn gần rìa phổi…
5.Nghe
a. Phương pháp nghe: có hai phương pháp: nghe trực tiếp bằng tai áp trên lồng ngực
và nghe gián tiếp bằng ống nghe.
- Nghe trực tiếp: không tiện vì không nghe được ở những vùng khó áp tai như hố nách,
hố trên đòn, và cũng vì tư thế không được thoải mái, nhất là đối với phụ nữ.

Trang 23
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

- Nghe gián tiếp: dùng ống nghe. Có nhiều loại. Phần lớn đều làm cho một người nghe
và có hai càng, cũng có loại có 4 càng, cho hai hoặc 4 người nghe.
Thầy thuốc nghe tất cả các vùng đối xứng, không quên hố nách.
Chú ý nghe:
+ Tính chất tiếng thở ở hai thì hô hấp.
+ Các tiếng bất thường: rên, thổi, cọ…
+ Sự thay đổi của các tiếng sau khi ho và nói.
b. Kết quả:
- Hô hấp bình thường: trong động tác thở, khi hít vào, không khi qua thanh quản, khí
quản, phế quản gốc, rồi tới các phế quản nhỏ, phân phối vào các phế nang. Không khí
thoát ra ngoài theo trình tự ngược lại ở thì thở ra.
- Không khí đi qua thanh khí quản và các phế quản lớn gây ra tiếng thở thanh khí quản,
có cường độ mạnh, âm độ cao, nghe thất rõ ở vùng thanh quản, khí quản, vùng xương
ức, cạnh ức, và khoảng liên bả cột sống. Tiếng thở thanh khí quản bắt nguồn từ thanh
môn, một khoảng hẹp trên đường đi của không khí.
- Không khí đi qua phế quản cuối, rồi đi vào phế nang, tức là qua vùng tương đối hẹp
rồi tới vùng rộng hơn, gây ra tiếng rì rào phế nang. Tiếng rì rào phế nang nghe êm dịu,
âm độ cao, âm sắc như tiếng gió thổi nhẹ qua lá cây, và liên tục trong toàn bộ thì hô
hấp. Trên lâm sàng vì áp lực, không khí vào phế nang trong thì hít vào lớn hơn khí thở
ra nên ta nghe thì hít vào dài hơn thở ra, nhưng thực ra, phân tích trên phế đồ, ta thấy
thì thở ra dài hơn hít vào 2-3 lần .
- Các tiếng bệnh lí khi nghe phổi:
+ Tiếng thổi ống, thổi màng phổi, thổi hang
+ Tiếng rít
+ Tiếng ran:
◘ Ran rít: do co thắt phế quản làm phế quản hẹp ở nhiều nơi, nó có âm độ cao, nghe cả
2 thì, không mất sau khi người bệnh ho, gặp trong cơn hen phế quản
◘ Ran ngáy: cũng xuất phát từ phế quản do có sự rung động của các chất tiết dính vào
thành của các phế quản lớn, nó có âm độ trầm, nghe cả 2 thì, có thể thay đổi khi người
bệnh ho, gặp trong hen phế quản, viêm phế quản…
◘ Ran nổ: xuất phát từ phế nang hoặc phế quản nhỏ, nghe rõ ở thì hít vào, không thay
đổi sau khi ho, gặp trong viêm phổi, lao phổi, nhồi máu phổi…

Trang 24
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

◘ Ran ẩm: do có dịch lỏng trong phể quản hoặc phế nang, khi thở không khí ra vào
khuấy động dịch lỏng đó tạo nên tiếng ran ẩm, nghe được cả 2 thì, thay đổi sau khi
người bệnh ho, gặp trong phù phổi cấp, viêm phế quản, ứ máu phổi…
+ Tiếng cọ màng phổi: do lá thành và lá tạng bị viêm, khi thở 2 lá cọ vào nhau tạo nên
tiếng cọ màng phổi, nó có âm sắc thô ráp, nghe cả 2 thì, không thay đổi sau khi ho, gặp
trong giai đoạn đầu và cuối của viêm màng phổi.

Trang 25
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

KHÁM BỘ MÁY TIÊU HOÁ

I. KHÁM TIÊU HÓA TRÊN


1. Khám môi:
Bình thường: Môi màu hồng cân xứng với các bộ phận khác.
2. Khám hố miệng:
* Cách khám: người bệnh há miệng, dùng đèn pin hoặc đèn chiếu để chiếu sáng nếu
không bảo người bệnh quay ra phía sáng, ta dùng đè lưỡi để khám thành bên, hai bên
và nền miệng, chú ý lỗ ống Stenon ( ở mặt trong má cạnh răng hàm trên số 6 – 7).
* Bình thường: niêm mạc hố màu hồng, nhẵn hơi ướt.
3. Khám lưỡi:
Xem lưỡi về các phương diện màu sắc, niêm mạc, gai lưỡi và hình thể.
Bình thường: lưỡi màu hồng, hơi ướt, các gai lưỡi rõ.
4. Khám lợi và răng:
4.1. Lợi:
Bình thường lợi màu hồng, bông ướt, và bám vào chân răng, giống như niêm mạc ở
miệng.
4.2. Răng:
Khi khám chú ý về số lượng, hình thái và tổn thương của răng.
Bình thường số lượng của răng phụ thuộc vào tuổi:
+ Sáu tháng mọc từ hai đến bốn răng.
+ Từ 2 đến 5 tuổi có 20 răng sữa.
+ Từ 11 tuổi thay toàn bộ răng sữa.
+ Từ 12 đến 18 tuổi có 28 răng.
+ Từ 18 tuổi trở lên có 32 răng.
Về hình thái răng mọc đều đặn: men trắng bóng và không đau khi nhai và khi gõ.
5. Khám họng:
Họng là ngã ba đường giữa hô hấp và tiêu hoá, thông với tai qua vòi Eustache. Khi
họng có tổn thương bệnh lý có thể ãnh hưởng đến nuốt thở và nghe.

Trang 26
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

Cách khám họng: người bệnh há miệng, chiếu sáng họng bằng đen pin hay đèn
chiếu, dùng đè lưỡi nhẹ nhành ấn lưỡi xuống, ta quan sát hình thái niêm mạc của
họng.
Bình thường: phần trên là lưỡi gà và màn hầu. Hai bên là tuyến hạnh nhân nằm giữa
hai cột trước và sau. Phía sau là thành sau họng.
Lưỡi gà và màn hầu sẽ kéo lên bịt phần sau của mũi khi ta nuốt. Tuyến hạnh nhân
bình thường nhỏ nhắn nắm nấp sua các cột. Nói chung niêm mạc của hầu cũng đỏ
hồng, ướt và nhẵn.

II. KHÁM TIÊU HÓA DƯỚI:


Trong ổ bụng có rất nhiều nội tạng thuộc các bộ máy khác nhau, muốn thăm
khám cần phải biết các vị trí của các phần đó ở trong ổ bụng, và nhất là hình chiếu
của chúng lên thành bụng, do đó cần phải nắm được sự phân khu của vùng bụng.
1. Phân Khu Vùng Bụng: 3 tầng 9 vùng
2. Hình chiếu của các cơ quan trong bụng lên từng vùng.
2.1. Thượng vị:
2.2. Vùng hạ sườn phải:
2.3. Vùng hạ sườn trái:
2.4. Vùng rốn:
2.5. Vùng mạng sườn phải:
2.6. Vùng mạng sườn trái:
2.7. Vùng hạ vị:
2.8. Vùng hố chậu phải:
2.9. Hố chậu trái:

3. Cách Khám Bụng


3.1. Nguyên tắc:
- Phải khám thật nhẹ nhàng từ nông tới sâu, chỗ lành trước chỗ đau sau.
- Phải đặt sát cả hai bàn tay vào thành bụng, không nên chỉ dùng năm đầu ngón tay.
- Phải khám nơi đủ ánh sáng, trời lạnh phải khám trong buồng ấm. Xoa tay trước khi
khám, giải thích cho người bệnh yên tâm.
3.2. Tư thế của người bệnh:
- Người bệnh nằm ngửa, hai tay duỗi thẳng chân co, miệng há thở đều và sâu để
thành bụng được mềm, cởi áo hoặc vén áo lên ngực, nới bớt rút quần.
- Thầy thuốc ngồi bên phải người bệnh phía dưới.
3.3. Nhìn:
* Bình thường: bụng thon tròn đều, thành bụng ngang với xương ức, cử động nhịp
nhàng theo nhịp thở, rốn lõm. Người béo hay phụ nữ đẻ nhiều bụng bè ra, ở người
phụ nữ đã đẻ trên da bụng có vết rạn da.
*Bệnh lý:
Trang 27
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

· Những thay đổi về hình thái:


- Bụng lõm hình lòng thuyền do suy môn, lao màng bụng.
- Bụng căng phình.
+ Do có hơi: ruột, dạ dày, chướng hơi.
+ Do có khối u: u thận, u buồng trứng, u gan, lách to.
+ Do có nước: khi nằm bụng bè ra, lúc đứng bụng xệ xuống.
- Rốn lồi: do thoát vị nước hay trong bụng có nước.
- Thoát vị đường trắng làm cho ruột ở trong thoát ra ngoài cơ thẳng to quá đường
trắng dưới lớp da bụng
* Những thay đổi về cử động của thành bụng: thành bụng co cứng không cử động
theo nhịp thở, các cơ nổi rõ gặp trong co cứng thành bụng do viêm phúc mạc, thủng
dạ dày.
* Những triệu chứng bất thường ở bụng:
- Những sẹo mổ, sẹo vết thương cũ ở bụng có giá trị gợi ý chẩn đoán rất tốt; vết mổ
đường mật, mổ dạ dày, mổ ruột thừa, mổ tử cung…
- Những nhu động kiểu rắn bò:
+ Ở vùng thược vị do tắc môn vị dạ dày.
+ Ở vùng rốn do tắc ruột non.
+ Theo dọc khung đại tràng do tắc đoạn cuối đại tràng.
+ Những tĩnh mạch nổi rõ gọi là tuần hoàn bàng hệ gặp trong tăng áp lực tĩnh mạch
cửa, tắc tĩnh mạch cửa hoặc tĩnh mạch chủ (xem thêm phần cổ trướng).
3.4. Sờ nắn:
3.4.1. Các phương pháp sờ nắn:
- Tìm điểm đau: dùng một hay hai ngón tay ấn vào bụng để tìm vị trí chính xác của
điểm đau và vùng đau.
- Dùng hai bàn tay áp sát vào thành bụng day day theo một vùng tròn ngược chiều
kim đồng hồ. Sờ theo nhịp thở người bệnh. Nếu thành bụng dày, cứng dùng hai bàn
tay chồng lên nhau để khám.
- Dùng hai bàn tay móc vào vùng hạ sườn phải hoặc trái người bệnh, thường dùng để
khám bờ dưới gan và lách.
- Đẩy lắc: một bàn tay luồn xuống dưới mạng mở hất lên, bàn tay trên bụng ấn xuống
đón lấy thường dùng để khám gan và thận.

Trang 28
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

Chạm bàn tay luồn dưới hố thắt lưng, một bàn tay ở trên ấn xuống để khối u chạm
vào tay dưới dùng để phát hiện thận to.
3.4.2 Bình thường: khi khám ta thấy thành bụng mềm mại, không đau, không sờ thấy
lách thận, bờ dưới gan (trừ một phần của thuỳ trái dưới mũi ức) không sờ thấy u hoặc
cục bất thường ở bụng, ấn vào các điểm đặc biệt không đau.
- Những điểm đau cần chú ý khi khám:

+ Điểm đau túi mật: chỗ bờ ngoài cơ thẳng to phải gặp bờ sườn bên phải. Đau khi
viêm túi mật. Đối với điểm túi mật ta còn lại nghiệm pháp Murphy: Ấn nhẹ ngón tay
vào điểm túi mật rồi bảo người bệnh hít vào sâu, nếu đau người bệnh sẽ dừng thở lại
đột ngột: nghiệm pháp dương tính gặp trong túi mật.
+ Điểm đau Mac Burney: điểm chia 1/3 ngoài và 2/3 trong của đường giữa rốn và gai
chậu trước trên bên phải. Đau khi viêm ruột thừa.
+ Điểm cạnh mũi ức bên phải đau trong bệnh giun chui ống mật.
+ Vùng đau đại tràng họp thành một đường dọc theo đại tràng gặp trong viêm đại
tràng.
+ Vùng đầu tuỵ và ống dẫn mật chủ: ở trong góc một cạnh là đường giữa bụng, một
cạnh là đường phân giác của góc đường giữa và đường ngang rốn bên phải. Vùng này
đau trong viêm tuỵ, sỏi mật.
+ Điểm sườn lưng: góc giữa xương sườn thứ 12 và khối cơ chung thắt lưng. Đau
trong viêm tuỵ cấp, viêm quanh thận.
- Phát hiện 1 khối u ổ bụng: trong khi thăm khám ta có thể sờ thấy khối u ở vùng
bụng, muốn biết khối u đó thuộc bộ phận nào? Tổn thương ra sao? Cần biết hình
chiếu của nó lên thành bụng và tìm lần lượt những đặc tính sau đây:
+ Vị trí:
+ Hình thể và kích thước:
+ Bờ tròn đều hay nham nhở
+ Mặt nhẵn hay gồ ghề:
+ Mật độ cứng nhắc hay mềm:
+ Đau hay không?
+ Di động hoặc cố định:
+ Ở nông hay sâu:
+ Có đập theo nhịp tim không? Khối u mạch máu đập theo nhịp tim.
Trang 29
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

+ Đồng thời kết hợp gõ để xác định độ đục, trong.


3.5. Gõ:
Bình thường: gõ bụng ta xác định được:
- Vùng đục của gan
- Vùng vang trống của túi hơi dạ dày: Hình bán nguyệt ở phần dưới lồng ngực ngay
trên bờ sườn trái.
- Vùng đục của lách
3.6. Nghe. Ít giá trị nên chỉ sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt.
4. Khám hậu môn:
* Tư thế người bệnh: Nằm phủ phục, hai chân quỳ hơi dạng, mông cao đầu thấp, vai
thấp, mặc quần thủng đít, hay tụt quần qua đùi. Thầy thuốc đứng đối diện quan sát,
dùng tay banh các nếp nhăn của hậu môn và bảo người bệnh rặn để giãn cơ vòng, quan
sát phần niêm mạc bên trong.
* Bình thường: phần dạ của hậu môn nhẵn, các vết nhăn mềm và đều đặn, niêm mạc
bên trong hồng và ướt.
5. Khám trực tràng:
* Tư thế người bệnh:
+ Nắm phủ phục như khám hậu môn.
+ Nằm ngửa hai chân co và dạng rộng (tư thế sản khoa) thầy thuốc đứng bên phải
người bệnh.
+ Nằm nghiêng chân dưới duỗi, chân trên co.
Thầy thuốc dùng ngón tay trỏ có bao cao su thấm sầu nhờn (dầu Parafin) cho trơn,
đưa nhẹ nhàng và từ từ vào hậu môn người bệnh, thăm sự chứa đựng bên trong trực
tràng, tình trạng niêm mạc và thành trước, sau và hai bên trực tràng.
* Bình thường:
+ Trực tràng rỗng, không đau khi ấn vào các túi cùng màng bụng (túi cùng Dougia),
niêm mạc mềm mại trơn, khi rút tay ra không có máu và mủ theo ra.
+ Nam giới ở phía trước, ta sờ thấy tuyến tiền liệt nhỏ, bằng hạt đào, ở giữa có một
rãnh dọc nông, mật độ hơi chắc và không đau, ở phía trên là túi cùng hai bên là túi
tinh và niệu quản dưới, nhưng không sờ thấy.
+ Nữ giới, qua thăm trực tràng phói hợp với tay đè ăn phía bụng ta có thể thấy một
phần tử cung.

Trang 30
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

KHÁM HỆ THỐNG THẬN – TIẾT NIỆU


I. Cách khám thận
1. Nhìn:
Nhìn vùng hố thắt lưng xem có sưng không, nhìn bụng có thấy khối u nổi lên không.
2. Sờ:
Là phương pháp quan trọng nhất để khám thận to
Tư thế người bệnh nằm ngửa, hai chân co:
- Tìm dấu hiệu chạm thận: Dùng một bàn tay đặt phía sau vùng hố thắt lưng, còn
bàn tay kia sờ nhẹ và ấn lên khối u. Nếu thận to, sẽ thấy có cảm giác chắc chắc ở bàn
tay. Dấu hiệu này rất quan trọng để chẩn đoán thận to.
- Tìm dấu hiệu bập bềnh thận: Người bệnh nằm ngửa, chân duỗi thẳng, một tay đặt
phía hố thắt lưng, một tay để trên bụng, vùng mạn sườn. Tay trên để yên, tay dưới
dùng ngón tay ấn và hất mạnh lên, rồi làm ngược lại, tay dưới để yên, dùng đầu ngón
tay trên đẩy xuống, làm khi người bệnh bắt đầu thở ra. Cần đẩy nhanh và hơi mạnh
nếu đẩy chậm sẽ không có kết quả. Khi có thận to, tay trên có cảm giác như có một
cục đá chạm vào rồi mất đi.
II. Tìm điểm đau của thận và niệu quản.
Bình thường thận và niệu quản không đau. Trong bệnh lý có thể đau ở các điểm:
1. Phía trước có các điểm đau
1.1. Điểm niệu quản trên: Kẻ một đường ngang qua rốn gặp bờ ngoài cơ thẳng to
1.2. Điểm niệu quản giữa: Kẻ đường ngang qua hai gai chậu trước trên. Chia làm 3
phần: hai đầu của đoạn 1/3 giữa
1.3. Điểm niệu quản dưới: Phải thăm trực tràng và âm đạo mới thấy.
2. Phía sau có các điểm

2.1. Điểm sườn lưng: Điểm gặp nhau của bờ dưới xương sườn 12 và bờ ngoài khối cơ
lưng to.

2.2. Điểm sườn cột sống: Góc xương sườn 12 và cột sống
2.3. Rung thận: để một bàn tay lên vùng thận rồi dùng mép bàn tay kia vỗ lên trên.
Bình thường, khi làm nghiệm pháp này, người bệnh không đau, nhưng nếu có
bệnh lý ở thận, nhất là ứ nước và ứ mủ thận làm nghiệm pháp này rất đau.
III. Khám bàng quang.
1. Bình thường. không có cầu bàng quang nên không khám thấy bàng quang được.
Trang 31
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

2. Bệnh lý: khi ứ nước tiểu bàng quang. Khám sẽ thấy cầu bàng quang.
3. Cách khám:
3.1. Nhìn: Nếu có cầu bàng quang, vùng hạ vị nổi lên một khối u tròn nhỏ bằng quả
cam hay to lên tận rốn.
3.2. Sờ: Khối u rất tròn nhẵn, có cảm giác căng căng, không di động
3.3. Gõ: Đục, vùng đục hình tròn đỉnh lồi lên phía trên.
3.4. Thông tiểu: Lấy được nhiều nước tiểu, khối u xẹp ngay. Đó là phương pháp chắc
chắn nhất để phân biệt với các khối u khác.
3.5. Thăm âm đạo trực tràng: Cũng thấy u tròn, nhẵn căng. Khác hẳn một số khối u
tiểu khung. Nếu có sỏi to ở bàng quang hoặc sỏi nhỏ ở “niệu đạo thành” cũng có thể
sờ thấy được
IV. Khám niệu đạo:
Nâng quy đầu lên, lấy tay nặn từ phía trong ra, bình thường không thấy gì chảy ra cả.
Ở phụ nữ, vạch hai môi to và nhỏ, sẽ thấy lỗ niệu đạo nằm ở trên, dưới âm vật. Ở cả
nam và nữ có thể thấy các tổn thương: viêm tấy đỏ lỗ niệu đạo, loét miệng sào, hoặc
có mủ chảy ra. Nếu có mủ, phải lấy mủ để soi và cấy vi khuẩn.
V. Khám tiền liệt tuyến:
Phải thăm trực tràng mới thấy được. Nếu người bệnh nằm ngửa, ta quay đầu ngón tay
lên phía trên, khoảng 12 giờ nếu người bệnh nằm sấp, chổng mông quay mặt trước
ngón tay phía xuống ưới, khoảng 6 giờ, thì đầu ngón tay sẽ có cảm giác chạm vào
một khối u nhỏ hơi lồi lên trên mặt của trực tràng. Đó là tiền liệt tuyến.
Bình thường tiền liệt tuyến là một khối u nhỏ, không sờ thấy hoặc chỉ hơi nổi lên, có
hai thuỳ, ở giữa có một rãnh. Vị trí nằm ở vùng cổ bàng quang ôm lấy niệu đạo
màng, ngang dưới khớp vệ. Ở người già tuyến này bị xơ nên có thể hơi cứng và to
hơn một chút so với người trẻ.

Trang 32
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

KHÁM VẬN ĐỘNG


I. KHÁM VẬN ĐỘNG TỰ CHỦ.
1. Một số nghiệm pháp:
Người bệnh có thể ở nhiều tư thế: ngồi, đứng, nằm… ở đây ta chỉ thăm khám khi người
bệnh ở tư thế nằm.
1.1. Hướng dẫn người bệnh làm một số nghiệm pháp thông thường, đồng thời
hai bên, để so sánh.
- Chi trên: nắm xoè bàn tay; gấp duỗi cẳng tay; giơ cánh tay lên trên, sang ngang.
- Chi dưới: Co duỗi ngón chân; Gấp duỗi cẳng chân; Nhắc chân lên khỏi giường.
1.2. Tìm cơ lực:
Trong khi người bệnh làm những động tác thông thường kể trên, thầy thuốc lần lượt
chống lại từng loại. Như vậy có thể đánh giá được cơ lực của từng nhóm cơ.
1.3. Nghiệm pháp Barré:
- Chi trên: người bệnh nằm ngửa, giơ thẳng hai tay tạo một góc 60 độ với mặt giường.
Bên nào liệt sẽ rơi xuống trước.
- Chi dưới: người bệnh nằm sấp. Cẳng chân người bệnh để 45 độ với mặt giường. Bên
nào liệt sẽ rơi xuống trước.
1.4. Nghiệm pháp Mingazzini:
Áp dụng cho chi dưới. Người bệnh nằm ngửa hai chân giơ lên, cẳng chân thẳng góc
với đùi, đùi thẳng góc với mặt giường. Bên nào liệt chân đó rơi xuống trước.
2. Đánh giá kết quả:
Việc thăm khám vận động và cơ lực của từng đoạn chỉ cho phép phát hiện tình
trạng liệt, không những về cường độ liệt, mà còn ở địa điểm liệt.
* Đánh giá kết quả khám sức cơ.
Độ 1: Bệnh nhân vẫn tự đi lại, tự phục vụ được nhưng chi bị bệnh yếu hơn chi đối
diện.
Độ 2: Bệnh nhân có thể nâng chân tay lên khỏi mặt giường, nhưng không giữ được
lâu
Độ 3: Bệnh nhân chỉ co duỗi được chân tay trên mặt giường một cách chậm chạp.
Độ 4: Nhìn, sờ thấy co cơ khi bệnh nhân vận động chủ động nhưng không gây co uỗi
khúc chi (co cơ đẳng kế).
Độ 5: Hoàn toàn không có biểu hiện co cơ khi bệnh nhân vận động chủ động.

II. KHÁM TRƯƠNG LỰC


1. Một số nghiệm pháp khám.

Trang 33
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

Thường làm ở các chi. Người bệnh để chi được thăm khám hoàn toàn thụ động,
không lên gân.
Khám 3 yếu tố:
+ Độ co doãi cơ: là các động tác gấp duỗi các khớp, so sánh 2 bên. Góc càng hẹp độ
doãi càng tăng và ngược lại.
+ Độ chắc của cơ: dùng tay sờ nắn các cơ 2 bên và so sánh
+ Độ ve vẩy của chi: cầm cổ chân, cổ tay người bệnh, lắc mạnh để tìm độ ve vẫy của
bàn chân, bàn tay người bệnh.
2. Đánh giá kết quả.
Trương lực cơ Doãi cơ Độ chắc Độ ve vẩy
Tăng Giảm Tăng Giảm
Giảm Tăng Giảm Tăng
2.1. Trương lực cơ tăng:
Có thể kèm theo hoặc không kèm theo liệt.
- Trương lực cơ tăng không kèm theo liệt là một triệu chứng của liệt trung ương, nghĩa
là có tổn thương bó tháp. Trường hợp này còn gọi là co cứng tháp, điển hình nhất là
khi liệt cứng nửa người.
- Trương lực cơ tăng không kèm theo liệt: là một triệu chứng của tổn thương ngoài bó
tháp. Đó là co cứng ngoài tháp mà tiêu biểu là bệnh Parkinson.
2.2. Trương lực cơ giảm:
Cũng như trường hợp trương lực cơ tăng, ở dây cũng có hai loại: có hoặc không kèm
theo liệt.
- Trương lực cơ giảm có kèm theo liệt, gọi là liệt mềm. Đó là tất cả các trường hợp liệt
ngoại biên và một số trường hợp liệt trung ương.
- Trương lực cơ giảm không kèm theo liệt: đặc biệt gặp trong các tổn thương các đường
cảm giác sâu: tổn thương thần kinh cảm giác, các rễ sau, các sừng sau tuỷ sống.
III. KHÁM PHỐI HỢP ĐỘNG TÁC VÀ THĂNG BẰNG.
Tất cả các động tác của người ta, dù là động tác đơn giản, phải qua một quá trình phân
tích và tổng hợp của các động tác nhỏ và yếu tố tâm trí.
1. Ngón tay chỉ mũi: Người bệnh giang hai tay, sau đó đưa ngón tay trỏ vào mũi
mình (bệnh nhân nhắm mắt); bên tổn thương, ngón tay trỏ sai tầm, sai đích
2. Gót chân đầu gối: Bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng, sau đó một chân giơ
lên cao rồi hạ dần, gót chân chạm gối bên đối diện, vuốt dọc xương chầy đến cổ chân
Qua hai nghiệm pháp trên, có thể thấy ba khả năng.
- Người bệnh chỉ đúng, không run tay.
- Chỉ quá mức: ngón tay hoặc ngón chân đi đúng hướng nhưng đi quá lên trên: quá
tầm. Gặp trong tổn thương tiểu não.
- Chỉ không đúng đích: ngay lúc làm động tác, ngón tay người bệnh run rẩy, hướng
chỉ không đúng: rối tầm. Gặp trong tổn thương cảm giác sâu và trong bệnh tabet.
3. Lật úp liên tiếp bàn tay:
Bảo người bệnh lật úp liên tiếp bàn tay. Bình thường có thể làm một cách nhịp nhành,
nhanh nhẹn. Khi thực hiện động tác này một cách khó khăn, ngượng nghịu là bất
thường và gọi là mất liên động, thường gặp trong hội chứng tiểu não. Cần chú ý là các
Trang 34
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

nghiệm pháp trên chỉ có giá trị không có liệt và không có tăng trương lực cơ gây vận
động khó khăn.
4. Dấu hiệu Romberg:
Người bệnh đứng chụm chân (hai ngón cái liền nhau, nhắm mắt và giơ hai tay ra phía
trước).
Trường hợp dấu hiệu Romberg (+), người bệnh sẽ nghiêng ngả lảo đảo rồi ngã:
- Trong bệnh tabet: người bệnh ngã bất cứ theo hướng nào.
- Trong hội chứng tiền đình, người bệnh luôn ngã về một hướng. Hướng này phụ thuộc
vào tư thế đầu người bệnh.
IV. VẬN ĐỘNG BẤT THƯỜNG
Có nhiều loại vận động bất thường không tự chủ, cần chú ý phát hiện.
1. Nguyên tắc khám.
- Quan sát kỹ người bệnh lúc nghỉ. Nhiều khi phải kích thích bằng búa phản xạ hoặc
kim châm, nhất là những loại vận động có biên độ thấp.
- Nghiên cứu kỹ tính chất của vận động bất thường: địa điểm, nhịp điệu cường độ, thời
gian xuất hiện và ảnh hưởng của bên ngoài
2. Các loại động tác bất thường chủ yếu.
2.1. Run:
Là những cử động bất thường có biên độ đều, thường khu trú ở các đầu chi.
Có nhiều kiểu run: bệnh Parkinson, bệnh về tiểu não, Basedow, tuổi già, uống rượu.
2.2. Co giật:
Là hiện tượng giật cơ khu trú hay toàn thể, biên độ lớn. Tần số thấp (chậm) hơi
run. Thường gặp trong động kinh, uốn ván, urê máu cao, bệnh sản giật, sốt cao ở trẻ
em.
2.3. Múa nhanh:
Là những cử động hỗn độn, vô nghĩa, biên độ lớn nhanh. Điển hình là cơn múa nhanh
Sydenham.
2.4. Múa vờn:
Là những cử động chậm hơn, uốn lượn. Thường khu trú ở ngọn chi trên.
V. NGHIÊN CỨU MỘT VÀI DÁNG ĐI.
Nghiên cứu dáng đi giúp ta biết thêm hướng chẩn đoán. Có nhìêu loại dáng đi tuỳ
theo địa điểm tổn thương thần kinh:

1. Trong liệt nửa thân.


Thường liệt cứng thì mới quan sát được.
- Trường hợp co cứng nhiều: có dáng đi vòng kiềng: người bệnh không thể gập đùi lại
được (co cứng duỗi) và đi vát thành nửa vòng (như kiểu phát cỏ).
- Trường hợp co cứng trung bình, người bệnh đi kiểu quét đất.
2. Trong liệt cứng hai chi dưới:
Người bệnh có thể đi được, nhưng hai đùi đi sát vào nhau, đầu gối va vào nhau, bàn
chân khó nhắc lên khỏi mặt đất. Trường hợp co cứng quá phải dùng nạng, hai chân
lủng lẳng như quả lắc đồng hồ.
3. Trong bệnh Parkinson.
Dáng đi chậm, hai cánh tay dán sát vào thân không vung vẩy.
Trang 35
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

KHÁM PHẢN XẠ
I. CÁC LOẠI PHẢN XẠ THÔNG THƯỜNG.
1. Phản xạ gân xương.
1.1. Nguyên tắc chung:
- Người bệnh ở tư thế thoải mái cho mỗi loại chi.
- Dùng búa phản xạ trong lượng đã qui định ( không dùng bất cứ một vật gì trên tay
như ống nghe, tay không, cán dao…), gõ đúng vào gân cơ và màng xương. Không gõ
vào thân cơ, vì như thế là phản xạ cơ, chứ không phải phản xạ thần kinh.
- Gõ từng cặp phản xạ hai bên đối xứng nhau, từ trên xuống dưới theo một trình tự nhất
định, để tránh bỏ sót.
- Trước một người bệnh mất phản xạ, phải chắc chắn người đó không có sự co cơ chủ
động (“lên gân”) mới có giá trị. Phải giải thích để người bệnh không lên gân. Nhiều
trường hợp phải dùng:
+ Nói chuyện với người bệnh.
+ Gõ vào thân cơ trước khi tìm phản xạ thần kinh, nếu co giật tức là người bệnh không
có sự co cơ chủ động.
1.2. Cách khám một số phản xạ chính.

Tên phản Nơi gõ Cách đáp ứng Trung tâm phản


xạ xạ
Châm Đầu mõm châm Gấp xoay cẳng tay co cơ C5-C6
quay quay ngón cái
Nhị đầu Gân cơ nhị đầu Gấp cẳng tay C5-C6
Tam đầu Gân cơ tam đầu Duỗi cẳng tay C 7-8
Gối Gân cơ tứ đầu đùu Duỗi căng chân, co cơ tứ L3-L4
dưới xương bánh đầu đùi
chè
Gót Gân Achil gót chân Gấp bàn chân S1-S2

1.3. Thay đổi bệnh lý của phản xạ gân xương.


1.3.1. Tăng phản xạ.
· Tiêu chuẩn.
- Co giật đoạn chi mạnh, đột ngột.
- Biên độ giật của chi rộng.
- Ở mức độ tăng phản xạ cao hơn, có thể:
Trang 36
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

+ Phản xạ lan truyền: Gõ không đúng chỗ quy định cũng có phản xạ. Thí dụ trong tăng
phản xạ bánh chè, gõ vào xương chày cũng giật mạnh cẳng chân.
+ Phản xạ đa động: gõ một cái, chi giật 3-4 lần.
+ Giật liên tục bàn chân và xương bánh chè : nắm bàn chân người bệnh kéo mạnh mấy
cái theo chiều dọc từ dưới lên rồi giữ nguyên tư thế gấp tối đa của bàn chân, bàn chân
sẽ giật liên hoặc nắm ngang xương bánh chè, đẩy mạnh xuống vài ba cái, rồi giữ nguyên
ở tư thế đẩy xuống, xương bánh chè sẽ co giật liên tục
· Giá trị triệu chứng cuả tăng phản xạ.
- Có tổn thương bó tháp nghĩa là có tổn thương tế bào thần kinh trung ương.
- Thường tăng phản xạ đi đôi với tăng trương lực cơ. Nhưng cũng có trường hợp trương
lực cơ giảm mà phản xạ gân xương lại tăng (trường hợp liệt mềm chuyển sang liệt
cứng).
1.3.2. Giảm phản xạ hoặc mất phản xạ.
· Tiêu chuẩn:
- Mất phản xạ: cơ không giật tí nào (khi tìm phản xạ nên chú ý nhìn và sờ vào các cơ
chứ không phải chỉ chú ý đến có giật chi hay không).
- Giảm phản xạ: Cơ giật yếu, phải nhìn kỹ mới thấy.
· Giá trị triệu chứng: Giảm hoặc mất phản xạ gân xương có giá trị triệu chứng như
nhau, chứng tỏ có tổn thương một điểm nào đó trên cung phản xạ.
Ví dụ: tổn thương tế bào thần kinh cảm giác, rễ sau, sừng trước tuỷ sống.
Còn gặp trong một số tổn thương đột ngột bó tháp ở giai đoạn đầu: chảy máu não, đứt
ngang tuỷ.
- Phản xạ đảo ngược: khi ta gõ đúng quy định, nhưng chi lại giật ngược lại. Giá trị triệu
chứng coi như mất hay giảm phản xạ.
2. Phản xạ, da niêm mạc.
2.1. Phản xạ da:
Người bệnh ở tư thế doãi cơ thoải mái. Dùng vật đầu nhọn nhưng không quá sắc, rạch
vào những vùng quy định trên da, sẽ phát sinh phản xạ.

2.1.1. Phản xạ da bụng.


- Tư thế: người bệnh nằm ngửa hai chân chống lên để cơ bụng mềm.
- Địa điểm kích thích: có 3 trung tâm khác nhau:
+ Da bụng trên: kích thích phía trên rốn.
+ Da bụng giữa: kích thích ngang rốn.
+ Da bụng dưới: kích thích phía dưới rốn.
- Phản xạ xuất hiện: cơ bụng co giật, nhìn rốn như rúm lại.
2.1.2. Phản xạ da bìu:
- Tư thế: người bệnh nằm ngửa, đùi hơi ngửa ra ngoài.
- Địa điểm kích thích: kích thích 1/3 trên của mặt trên đùi.
- Phản xạ xuất hiện: Da bìu co dúm lại, tinh hoàn đi lên phía trên.
2.1.3. Giá trị triệu chứng:
- Khi phản xạ da mất hoặc giảm tức là bệnh lý chứng tỏ có tổn thương thần kinh.
- Trong trường hợp liệt ½ thân mà phản xạ gân xương không cho biết chắc chắn tổn
thương ở bên nào thì lúc đó phản xạ da bên nào mất là bên đó có bệnh lý (nghĩa là liệt
bên đó).
Trang 37
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

2.2. Phản xạ da lòng bàn chân và dấu Babinski.


- Tư thế: người bệnh nằm ngửa, chân hơi doãi ra ngoài.
- Địa điểm kích thích: kích thích dọc bờ ngoài bàn chân, vòng xuống phía lòng bàn
chân gần nếp gấp các ngón chân.
- Phản xạ xuất hiện: bình thường phản xạ sẽ trả lời bằng ngón cái và các ngón khác
cụp xuống.
Trường hợp bệnh lý, ngón cái sẽ duỗi ra và các ngón con xoè ra như nan quạt (dấu
Babinski +).
Babinski (+): có tổn thương thực thể của bó tháp.
Do đó khi khám phản xạ để phát hiện dấu Babinski, cần phải rất thận trọng:
- Phải khám đi khám lại nhiều lần, nhất là các trường hợp nghi ngờ.
- Đối với người có da bàn chân dày thành chai. Phải ủ ấm và có khi phải ngâm nước
nóng bàn chân cho da được mềm và tăng cường độ kích thích.

KHÁM CẢM GIÁC


.
I. PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN RỐI LOẠN CẢM GIÁC.
1. Nguyên tắc khám.
Khám cảm giác cần phải kiên nhẫn, tỉ mỉ và phải làm người bệnh yên tâm. Để người
bệnh nhìn đi chỗ khách hoặc nếu cần, che mắt người bệnh.
Cần nắm vững sơ đồ vùng cảm giác, đặc biệt phải nhớ những mốc điểm sau đây: D5 ở
ngang vú, D10 ở ngang rốn.
2. Kỹ thuật khám.
2.1. Cảm giác nông
- Cảm giác sờ: dùng bút lông hoặc một vật mềm như đầu que quấn bông quyệt vào
từng da của người bệnh.
- Cảm giác đau: dùng đầu kim châm vào da.
- Cảm giác nóng lạnh: dùng hai ống nghiệm, một ống đựng nước nóng, một ống đựng
nước đá đang tan, áp vào da người bệnh. Trong khi tiến hành thăm khám cảm giác
nóng để ngườibệnh nhìn đi chỗ khác, hoặc đề nghị che mắt người bệnh, tránh có ấn
tượng sẵn. Tiến hành làm từng vùng và hỏi cảm giác người bệnh. Nhiều khi cần làm
vờ để xác định chắc chắn các cảm giác mà người bệnh thấy.
2.2. Cảm giác sâu.
- Cảm giác rung: dùng âm thoa gõ mạnh cho rung rồi để vào các xương sát da như
xương bánh chè, xương chày, gai xương chậu, xương khuỷu… hỏi người bệnh cảm
giác rung của các vùng xương đó.
- Cảm giác tư thế vị trí: người bệnh nhắm mắt, để một ngón tay hoặc một ngón chân
nào đó của bệnh ở một tư thế hoặc một vị trí nhất định. Đề nghị người bệnh nói cho
Trang 38
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

biết tư thế và vị trí của ngón này. Cũng có thể bảo người bệnh để cùng ngón tay hay
ngón chân bên đối diện của tư thế, vị trí đối xứng.
- Nhận biết đồ vật: khả năng phân tích một vật để biết đó là vật gì (trong khi nhắm
mắt)
Người bệnh nhắm mắt, đưa những đồ dùng hằng ngày như bao diêm, bật lửa, bút máy,
đồng hồ… và để cho người bệnh biết đó là vật gì.
Có thể có hai khả năng:
+ Người bệnh không biết được vật đó tròn hay vuông, nhẵn hay giáp nặng hay nhẹ.
+ Người bệnh biết được vật vuông tròn, nặng, nhẹ, dầy, mỏng… nhưng không tổng
hợp được đó là vật gì, mặc dù trước đây là những vật dùng quen thuộc hàng ngày. Khi
mở mắt, lúc đó người bệnh mới nhận biết được. Rối loạn này thường do tổn thương vỏ
não hoặc do thể trai.

KHÁM 12 DÂY THẦN KINH SỌ NÃO

I. THẦN KINH KHƯỚU GIÁC (Dây 1).


Dùng một hai chai chứa loại dầu có mùi thơm như dầu bạc hà chẳng hạn, để người
bệnh ngửi. Tránh dùng các chất kích thích như Amoniac, dấm kích thích dây tam thoa
(dây V). rối loạn về ngửi có thể thuộc 3 loại:
- Mất hẳn cảm giác ngửi
- Giảm cảm giác ngửi
- Lẫn mùi
II. THẦN KINH THỊ GIÁC (Dây 2).
o Khám thị lực:
- Chính xác: Dùng bảng đo thị lực để cách 5m biết được thị lực mấy phần 10.
- Thị lực có thể giảm hoặc mất một hoặc hai mắt do viêm dây thần kinh thị, do dây
thần kinh sọ hoặc trong tăng áp lực nội sọ lâu ngày... Cần loại trừ các bệnh về mắt
gây giảm hoặc mất thị lực như sẹo giác mạc kết mạc, đục thủy tinh thể, tật khúc xạ
2. Khám thị trường:
- Sơ bộ: Người thầy thuốc ngồi đối diện với bệnh nhân cách nhau 1m, che mắt trái
ngược nhau (thầy thuốc che mắt trái thì bệnh nhân che mắt phải) nhìn thẳng vào
nhau, sau đó đưa một vật hay ngón tay từ ngoài vào trong, từ trên xuống hoặc ngược
lại đến khi thấy thì bệnh nhân nói có. Cách này là so sánh thị trường của bệnh nhân
và thầy thuốc.
- Chính xác dùng chu vi kế
- Bình thường nhìn ra ngoài 90 độ, nhìn xuống 70 độ, vào trong và lên trên 60 độ.
3. Khám đáy mắt:
Trang 39
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

Phải có máy riêng để soi đáy mắt.


III. DÂY VẬN NHÃN CHUNG (Dây III).
Bảo người bệnh nhìn ngón tay thầy thuốc, đưa đầu ngón tay lên trên, vào trong. Khám
đồng tử co, giãn
Khi liệt dây III, có thể thấy:
- Sụp mi, do liệt cơ nâng mi trên.
- Mắt chỉ có thể đưa ra ngoài và đưa nhẹ xuống thấp.
- Mắt lác ngoài (cơ thẳng ngoài do dây VI chi phối sẽ kéo mắt ra ngoài).
- Đồng tử giãn rộng và liệt.
- Mất khả năng điều tiết.
IV. DÂY RÒNG RỌC (Dây IV).
Bảo người bệnh nhìn ngón tay thầy thuốc, đưa đầu ngón tay xuống thấp, mắt không
đưa xuống thấp được.
V. DÂY VẬN NHÃN NGOÀI (Dây VI).
Khi liệt dây VI người bệnh không thể đưa mắt ra ngoài. Người bệnh nhìn đôi khi nhìn
ra ngoài.
VI. DÂY THẦN KINH SINH BA (Dây V).
- Khám vận động dây V
- Khám cảm giác dây V:
+ Về cảm giác da. Chú ý mất hoặc giảm cảm giác nhánh V1 (vùng trán)
+ Khám cảm giác của 2/3 trước lưỡi
- Khám phản xạ giác mạc
VII. DÂY THẦN KINH MẶT. (Dây VII).
- Khám vận động cơ mặt:
+ Quan sát nhân trung, nếp nhăn trán
+ Yêu cầu bệnh nhân thổi lửa, nhíu mày
+ Tìm dấu Charles Bell (+): mắt nhắm không kín
- Khám vị giác 2/3 trước lưỡi
- Khám phản xạ mũi mi
Khi liệt 2 bên: mặt cân đối, nhưng mất sinh động, đờ đẫn, không làm được các động tác như huýt
sáo, nhe răng.
Phân biệt liệt dây VII trung ương và ngoại vi:
Liệt trung ương Liệt ngoại vi
Liệt không hoàn toàn rõ ở ½ mặt dưới Liệt hoàn toàn ½ mặt trên và dưới
Charles Bell ( - ) Charles Bell ( + )
Phản xạ giác mạc, mũi mi bình thường Mất phản xạ giác mạc, mũi mi

Trang 40
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

Hay kèm liệt nữa người cùng bên Một số có kèm theo liệt nữa người khác bên

VIII. DÂY THẦN KINH THÍNH GIÁC. (Dây VIII).

Trước khi khám nên chắc chắn rằng ống tai ngoài còn tốt.
Dùng một đồng hồ để phía sau người bệnh, đưa lại gần tai cho đến khi người bệnh nghe
thấy tiếng tích tắc .rồi so sánh khoảng cách nghe được ấy với khoảng cách của người
bình thường với cùng một đồng hồ. Phải khám ở cả hai bên tai.
Muốn thật chính xác, phải dùng một thính lực kế
IX. DÂY THẦN KINH LƯỠI HẦU. (Dây IX).
- Kiểm tra vị giác của 1/3 sau lưỡi.
- Gây phản xạ hầu: bằng cách kích thích phần sau hầu.
X. DÂY THẦN KINH PHẾ VỊ (Dây X).
Khám hầu: hỏi xem người bệnh có bị sặc lỏng không?
- Quan sát vòm họng bằng cách đè lưỡi người bệnh và bảo kêu “a,a”.
- Khàn tiếng?
- Kiểm tra mạch, huyết áp, nhịp thở
XI. DÂY THẦN KINH GAI (Dây XI).
- Khám liệt cơ thang
- Khám liệt cơ ức đòn chũm:
XII. DÂY THẦN KINH HẠ THIỆT (Dây XII).
Bảo người bệnh thè lưỡi càng xa càng tốt

Trang 41
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG

1. ĐẠI CƯƠNG

Ngày nay, ngành Điều dưỡng đã phát triển khá xa so với điều dưỡng năm mươi năm về trước.
Bước vào thế kỷ XXI, ngành Điều dưỡng ngày càng tiến bộ. Để hiểu ngành Điều dưỡng ngày nay
và chuẩn bị cho tương lai, chúng ta phải hiểu những sự kiện đã xảy ra, đang xảy ra và những yếu
tố xã hội ảnh hưởng đến nó.
Bài này giới thiệu về ngành Điều dưỡng, bao gồm định nghĩa ngành Điều dưỡng và sơ lược
lịch sử điều dưỡng trong thời điểm hiện tại. Chương trình giáo dục, nghề nghiệp và hướng dẫn
thực hành nghề điều dưỡng dựa trên sự hiểu biết điều dưỡng là gì và tổ chức nó như thế nào. Bởi
vì điều dưỡng là một phần của một xã hội luôn đổi thay.

2. ĐỊNH NGHĨA

Đã có nhiều định nghĩa đã được đưa ra, một số định nghĩa đã nêu sai về vai trò và con người
của ngành Điều dưỡng. Ví dụ theo Tạp chí The New Lexicon Wesbter’s đã định nghĩa: "Người
điều dưỡng là người phụ nữ được huấn luyện để chăm sóc những người ốm đau". Tuy nhiên, ngày
nay có nhiều nam giới đã chọn nghề Điều dưỡng. Những người điều dưỡng này được cung cấp
những kỹ năng chăm sóc bảo vệ bệnh nhân tốt qua một chương trình đào tạo.
Florence Nightingale đã đưa ra một định nghĩa về ngành Điều dưỡng cách đây hơn 100 năm:
"Điều dưỡng là một hành động thiết thực bảo vệ môi trường chung quanh bệnh nhân để giúp cho
bệnh nhân bình phục". Trong thuyết đầu tiên này, Florence Nightingale đã đề cao vai trò của
công tác điều dưỡng. Người điều dưỡng không những được huấn luyện để chăm sóc bệnh nhân
ốm đau mà còn được huấn luyện như những người nội trợ.
Virginia Henderson là một trong những người điều dưỡng đầu tiên nêu ra định nghĩa điều
dưỡng (1960): "Chức năng của điều dưỡng là giúp đỡ các cá thể, đau ốm hoặc khoẻ mạnh, giúp
họ cải thiện chất lượng cuộc sống và bình phục nhanh chóng. Người điều dưỡng cần thiết phải
có sức khoẻ, thông minh, có kiến thức và có phong thái làm việc càng nhanh càng tốt".
(Henderson, 1966, p.3). Henderson cho rằng người điều dưỡng cần phải chăm sóc bệnh nhân
không kể họ ốm đau hay khoẻ mạnh. Bà còn đề cập đến việc giáo dục và ủng hộ vai trò của người
điều dưỡng.
Canadian Nurses Association (CAN, 1984) đã nêu một định nghĩa về ngành Điều dưỡng như
sau: "Điều dưỡng nghĩa là phải chăm sóc bệnh nhân phù hợp với bệnh tật của họ bao gồm cả việc
luyện tập về tinh thần, chức năng và phục vụ bệnh nhân trực tiếp hoặc gián tiếp, giúp cho người
bệnh cải thiện sức khỏe, ngăn chặn ốm đau, hoà nhập vào cộng đồng và xã hội".
Bước vào thế kỷ XXI, người ta đã cố gắng trả lời câu hỏi: "Nếu không có ngành Điều dưỡng
thì cái gì sẽ mất?". Người ta đã xem ngành Điều dưỡng như là một nghệ thuật, một

Trang 42
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

môn khoa học. Điều dưỡng liên quan đến sức khỏe quá khứ, hiện tại và tương lai. Điều dưỡng
là một ngành, nghề chăm sóc người bệnh.

3. ĐIỀU DƯỠNG  MỘT NGHỀ NGHIỆP NỔI BẬT TỪ NỀN VĂN MINH CỔ ĐẠI
CHO ĐẾN THẾ KỶ THỨ XX

Ngành Điều dưỡng có một lịch sử phát triển đáng tự hào. Những người phụ nữ ngày xưa
với vai trò làm vợ, làm mẹ, họ bao gồm cả việc chăm sóc và nuôi nấng những thành viên của
gia đình. Xã hội ngày càng phát triển, dân cư ngày càng đông đúc, có nhiều người đau ốm và
họ có thể chăm sóc bản thân, gia đình và xã hội. Từ đó, những người phụ nữ trong gia đình
đã tham gia vào các công việc của xã hội. Trong xã hội đã xuất hiện các cá nhân, những tổ
chức giúp đỡ những người đau ốm cần chăm sóc và ngành Điều dưỡng ra đời.

3.1. Ngành Điều dưỡng trong nền văn minh cổ đại

Ngành Điều dưỡng chưa bao giờ tồn tại một cách riêng biệt. Trong thời gian đầu, vai trò
của người điều dưỡng đã được xác định bởi những cấu trúc xã hội mà con người đang sinh
sống. Chăm sóc sức khỏe và điều dưỡng như chúng ta đã biết ngày nay chịu ảnh hưởng bởi
những gì đã xảy ra trong quá khứ.
Ở nền văn hoá nguyên thuỷ, con người nghĩ rằng đau ốm là do một nhân vật siêu phàm
gây nên. Để giúp giải thích những điều chưa biết này, thuyết duy linh đã mô tả rằng "mọi vật
trong tự nhiên sống dưới một thế lực và khả năng không thấy được, những linh hồn tốt sẽ
mang lại điều may mắn, những linh hồn tội lỗi sẽ bị ốm đau và chết" (Dolan, 1978). Suốt thời
gian này, vai trò của những thầy thuốc và điều dưỡng tồn tại tách biệt. Người thầy thuốc điều
trị bệnh tật qua việc cầu kinh, lo sợ hoặc sự tuyệt vọng làm thế nào để giải thoát những linh
hồn tội lỗi. Người điều dưỡng thông thường là những người mẹ, người mà thường chăm sóc
chính gia đình họ khi bị ốm đau bằng những chăm sóc y tế, hoặc những phương thuốc thảo
mộc. Vai trò chăm sóc này của người điều dưỡng tiếp tục được duy trì cho đến bây giờ.
Khi mà những bộ lạc trở nên văn minh hơn, những đền thờ trở thành trung tâm của những
chăm sóc y tế, bởi vì người ta tin rằng, sự đau ốm được gây ra bởi những dấu hiệu không hài
lòng của Chúa. Những vị linh mục, thầy tu được xem như là những người thầy thuốc bậc cao,
cuộc sống của những người đàn ông và phụ nữ không có giá trị trong xã hội. Những người
điều dưỡng như là những nô lệ, họ thực hiện những nhiệm vụ của những người đầy tớ dựa
trên những mệnh lệnh của những thầy thuốc linh mục. Trái lại, suốt thời kỳ này, người
Hebrews cổ đại đã đưa ra những luật lệ về những mối quan hệ đạo đức của con người, về sức
khỏe tâm trí và về sự điều khiển bệnh tật thông qua 10 điều răn của Đức Chúa Trời. Người
điều dưỡng chăm sóc ốm đau tại nhà và tại cộng đồng và cũng thực hiện như vai trò của nữ
hộ sinh (Dolan, 1978).
Trong thời kỳ cổ đại, con người có rất ít kiến thức để chăm sóc trong lúc ốm đau. Suốt
thời gian này họ tin tưởng nhiều vào Chúa, Thần linh. Khi xã hội ngày càng phát triển hơn,
nhiều phương pháp điều trị bệnh ra đời và người ta đã biết rằng, việc chăm sóc lúc ốm đau là
cần thiết. Đặc biệt trong giai đoạn này vai trò của người hộ sinh là quan trọng. Họ chăm sóc
cả mẹ và con suốt quá trình thai nghén và sinh nở. Họ hướng dẫn cho sản phụ cách chăm sóc
con, cho con bú và cách tự chăm sóc cho chính bản thân.
Ở nền văn hoá cổ đại tại Châu Phi, chức năng của người điều dưỡng là bao gồm cả vai trò
người hộ sinh, chăm sóc trẻ em và người già.
Trang 43
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

Ở Ấn Độ, có nhiều bệnh viện với đội ngũ điều dưỡng nam, những người điều dưỡng nam
này phải hội đủ 4 điều kiện:

Trang 44
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

- Có kiến thức cơ bản về thuốc.


- Thông minh.
- Hết lòng vì bệnh nhân.
- Có sức khỏe tốt.

3.2. Lịch sử phát triển ngành Điều dưỡng thế giới

Vào thế kỷ thứ III ở Rome, phụ nữ không đảm nhiệm vai trò này mà là những người đàn
ông, gọi là Parabolani Brotherhood. Nhóm những người đàn ông này chăm sóc những ai đau
ốm.
Ở thời Crusades, đã có nhiều bệnh viện từ thiện được xây dựng. Những bệnh viện này
dùng để chăm sóc những trẻ mồ côi, goá phụ, người nghèo và những người đau ốm.
Năm 60, bà Phoebe (Hylạp) đã đến từng gia đình có người ốm đau để chăm sóc. Bà được
ngưỡng mộ và suy tôn là người nữ điều dưỡng tại gia đầu tiên của thế giới.
Thế kỷ thứ IV, bà Fabiola (Lamã) đã tự nguyện biến căn nhà sang trọng của mình thành
bệnh viện, đón những người nghèo khổ đau ốm về để tự bà chăm sóc nuôi dưỡng.
Suốt từ năm 500 - 1500 sau Công nguyên, nhiều tổ chức quân đội gồm cả nam và nữ được
thành lập để chăm sóc những người đau ốm.
Ở thế kỷ thứ XVI, Camillus De Lellis đã thành lập những nhóm người để chăm sóc người
nghèo, người đau ốm và những người tù. Năm 1633, Sisters Chariting đã thành lập Saint
Vincent De Paul tại Pháp. Đó là tổ chức đầu tiên dưới thời Giáo Hoàng dùng để chăm sóc
người đau ốm. Tổ chức đã gởi những người điều dưỡng này đi khắp nơi trên thế giới, họ đã
thành lập thêm nhiều bệnh viện ở Canada, Mỹ và Úc.
Thời kỳ viễn chinh ở Châu Âu, bệnh viện được xây dựng để chăm sóc số lượng lớn những
người hành hương bị đau ốm. Cả nam và nữ đều thực hiện việc chăm sóc sức khỏe cho tất cả
mọi người. Nghề điều dưỡng trở thành nghề được coi trọng.
Vào thời điểm bắt đầu có đạo Cơ đốc, người điều dưỡng có vai trò quan trọng và rõ ràng
hơn. Dẫn đầu bởi niềm tin về tình yêu và sự chăm sóc những cá nhân khác là quan trọng, tổ
chức đầu tiên về chăm sóc những người đau ốm được thực hiện bởi những người phụ nữ, gọi
là "những người trợ tế". Trong suốt cuộc viễn chinh ở Châu Âu, những bệnh viện đã được xây
dựng để chăm sóc một số lượng những người hành hương cần chăm sóc sức khỏe và người
điều dưỡng được kính trọng hơn.
Đến cuối thế kỷ thứ XVI, chế độ nhà tù ở Anh và Châu Âu bị bãi bỏ. Các tổ chức tôn giáo
bị giải tán, dẫn đến sự thiếu hụt trầm trọng người chăm sóc bệnh nhân. Những người phụ nữ
phạm tội, bị giam giữ được tuyển chọn làm điều dưỡng, thay vì thực hiện án tù; còn những
người phụ nữ khác chỉ chăm sóc gia đình mình thôi. Bối cảnh này tạo ra những quan niệm và
thái độ xấu của xã hội đối với điều dưỡng.
Giữa thế kỷ XVIII đầu thế kỷ thứ XIX, việc cải cách xã hội đã thay đổi về vai trò người
điều dưỡng. Vai trò của người phụ nữ trong xã hội nói chung cũng được cải thiện. Trong thời
kỳ này, một phụ nữ người Anh đã được thế giới tôn kính và suy tôn là người sáng lập ra ngành
Điều dưỡng. Đó là Florence Nightingale (1820 - 1910). Bà sinh ra trong một gia đình giàu có
ở Anh nên được giáo dục chu đáo. Bà biết nhiều ngoại ngữ, đọc nhiều sách triết học, tôn giáo,
chính trị. Ngay từ nhỏ, bà đã thể hiện thiên tính và hoài bão được giúp đỡ người nghèo khổ.
Trang 45
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

Bà đã vượt qua sự phản kháng của gia đình để vào học và làm việc tại bệnh viện Kaiserwerth
(Đức) năm 1847. Sau đó bà học thêm ở Paris (Pháp) vào năm 1853. Những năm 1854 - 1855,
chiến tranh Crimea nổ ra, bà cùng 38 phụ nữ Anh khác được phái sang Thổ Nhĩ Kỳ để phục

Trang 46
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

vụ các thương binh của quân đội hoàng gia Anh. Tại đây bà đã đưa ra lý thuyết về khoa học vệ sinh
trong các cơ sở y tế và sau 2 năm bà đã làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng từ 42% xuống còn 2%. Đêm đêm,
Florence cầm ngọn đèn dầu đi thăm bệnh, chăm sóc thương binh, đã để lại hình tượng người phụ nữ
với cây đèn trong trí nhớ những người thương binh hồi đó. Chiến tranh chưa kết thúc, Florence phải
trở lại nước Anh. Cơn "sốt Crimea" và sự căng thẳng của những ngày ở mặt trận đã làm cho bà mất
khả năng làm việc. Bà được dân chúng và những người lính Anh tặng món quà 50.000 bảng Anh để
chăm sóc sức khỏe. Vì sức khỏe không cho phép tiếp tục làm việc ở bệnh viện, Florence đã lập ra hội
đồng quản lý ngân sách 50.000 bảng Anh để thành lập trường đào tạo điều dưỡng đầu tiên trên thế giới
ở nước Anh vào 1860. Trường điều dưỡng Nightingale cùng với chương trình đào tạo một năm đã đặt
nền tảng cho hệ thống đào tạo điều dưỡng không chỉ ở nước Anh mà còn ở nhiều nước trên thế giới.
Để tưởng nhớ công lao của bà và khẳng định quyết tâm tiếp tục sự nghiệp mà Florence đã dày
công xây dựng. Hội đồng Điều dưỡng thế giới đã quyết định lấy ngày 12 tháng 5 hằng năm, ngày sinh
của Florence Nightingale, làm ngày điều dưỡng quốc tế. Bà đã trở thành người mẹ tinh thần của ngành
Điều dưỡng thế giới.
Hiện nay ngành Điều dưỡng của thế giới đã được xếp là một ngành nghề riêng biệt, ngang hàng với
các ngành, nghề khác. Có nhiều trình độ điều dưỡng khác nhau: đại học, trên đại học. Nhiều cán bộ
điều dưỡng đã có bằng thạc sĩ, tiến sĩ... và các học hàm phó giáo sư, giáo sư,...

4. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM

4.1. Trước thời Pháp thuộc

4.1.1. Vai trò của ngưòi mẹ

Cũng như thế giới, từ xa xưa các bà mẹ Việt Nam đã chăm sóc, nuôi dưỡng con cái và gia đình
mình. Bên cạnh những kinh nghiệm chăm sóc của gia đình, các bà đã được truyền lại các kinh nghiệm
dân gian của các lương y trong việc chăm sóc người bệnh, biết dùng các cây thuốc nam để chữa bệnh,...

4.1.2. Người đặt nền móng cho y học cổ truyền Việt Nam

Hai danh y nổi tiếng thời xưa của dân tộc ta là Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV) và Hải Thượng Lãn Ông - Lê
Hữu Trác (thế kỷ XVIII) đã sử dụng phép dưỡng sinh để trị bệnh, đã phát hiện ra hàng trăm vị thuốc
để điều trị bệnh có hiệu quả. Hai danh y này đã để lại cho nền y học nước ta một gia sản có giá trị lớn
về y đức, y thuật Việt Nam.

4.1.3. Vai trò của các tôn giáo trong công tác điều dưỡng

Cuối thế kỷ XV, nhiều đoàn giáo sĩ phương Tây đã đến Việt Nam vừa truyền đạo, vừa chữa bệnh
cho các tín đồ. Một số giáo sĩ được mời vào cung vua để chữa bệnh cho các vua quan trong triều đình.
Cuối thế kỷ XVII, linh mục Vachet người Pháp và linh mục Coffler người Bồ Đào Nha là hai giáo sĩ
đầu tiên đặt nền móng y học và điều dưỡng phương Tây ở nước ta. Sau đó, các tu viện được thành lập,
các trại chăm sóc cho người nghèo, trẻ mồ côi do các nữ tu đảm nhiệm. Việc chăm sóc mang tính nhân
đạo, tự nguyện và không đòi hỏi thù lao.
4.2. Dưới thời Pháp thuộc
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

Thời kỳ Pháp thuộc, người Pháp đã xây dựng nhiều bệnh viện. Trước năm 1900, họ đã ban hành
chế độ học việc cho những người muốn làm việc tại bệnh viện. Việc đào tạo không chính quy mà chỉ
là cầm tay chỉ việc. Họ là những người giúp việc thạo kỹ thuật, vững tay nghề và chỉ phụ việc bác sĩ
mà thôi.
Năm 1901, mở lớp nam y tá đầu tiên tại bệnh viện Chợ Quán, nơi điều trị bệnh tâm thần và bệnh
phong.
Ngày 20-12-1906, Toàn quyền Đông Dương ban hành nghị định thành lập ngạch nhân viên điều
dưỡng bản xứ.
Năm 1910, lớp học dời về bệnh viện Chợ Rẫy để đào tạo y tá đa khoa.
Ngày 1-12-1912, Công sứ Nam Kỳ ra nghị định mở lớp nhưng mãi đến năm 1923 mới mở Trường
Y tá và ban hành ngạch bậc y tá bản xứ. Do chính sách của thực dân Pháp không tôn trọng người bản
xứ và coi y tá chỉ là người giúp việc nên về lương bổng chỉ được xếp ở ngạch hạ đẳng.
Năm 1924, Hội Y tá ái hữu và Nữ hộ sinh Đông Dương thành lập, người sáng lập là cụ Lâm Quang
Thiêm, nguyên Giám đốc bệnh viện Chợ Quán. Chánh hội trưởng là ông Nguyễn Văn Mân. Hội đã đấu
tranh với chính quyền thực dân Pháp yêu cầu đối xử công bằng với y tá bản xứ, chấp nhận cho y tá
được thi chuyển ngạch trung đẳng, nhưng không được tăng lương mà chỉ được phụ cấp đắt đỏ.
Năm 1937, Hội Chữ thập đỏ Pháp tuyển sinh lớp nữ y tá đầu tiên ở Việt Nam. Lớp học tại 38 Tú
Xương (hiện là Trung tâm điều trị trẻ suy dinh dưỡng).

4.3. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà vừa mới thành lập
đã phải bước ngay vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Ngành Y tế non trẻ mới ra đời, với vài
chục bác sĩ và vài trăm y tá được đào tạo thời Pháp thuộc. Lớp y tá đầu tiên được đào tạo 6 tháng do
giáo sư Đỗ Xuân Hợp làm hiệu trưởng được tổ chức tại quân khu X (Việt Bắc). Những y tá vào học
lớp này được tuyển chọn tương đối kỹ lưỡng. Sau đó liên khu III cũng mở lớp đào tạo y tá. Năm 1950,
ta mở nhiều chiến dịch. Vì vậy nhu cầu chăm sóc thương bệnh binh tăng mạnh. Việc đào tạo y tá cấp
tốc (3 tháng là phổ biến) đã cung cấp nhiều y tá cho kháng chiến. Để đáp ứng công tác quản lý, chăm
sóc và phục vụ người bệnh trong những năm 1950. Cục Quản lý cũng đã mở một số lớp đào tạo y tá
trưởng, nhưng chương trình chưa được hoàn thiện. Mặt khác, kháng chiến rất gian khổ, cơ sở vật chất
nghèo nàn, thuốc men cũng rất hạn chế, nên việc điều trị cho bệnh nhân chủ yếu dựa vào chăm sóc và
chính nhờ điều dưỡng mà nhiều thương, bệnh binh bị chấn thương, cắt cụt, vết thương chiến tranh, sốt
rét ác tính,... đã qua khỏi.

4.4. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)

Năm 1954, kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Đất nước ta bị chia làm 2 miền. Miền Bắc bắt tay
vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục chịu sự xâm lược của đế quốc Mỹ. Tuy vậy, mỗi
miền có những bước phát triển riêng về công tác điều dưỡng.

4.4.1. Ở miền Nam


Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

Năm 1956 có trường điều dưỡng đào tạo điều dưỡng 3 năm. Cô Lâm Thị Hạ, là nữ giám học đầu
tiên.
Năm 1968, do thiếu điều dưỡng trầm trọng nên đã mở thêm ngạch điều dưỡng sơ học 12 tháng
chính quy tại các trường điều dưỡng. Từ những năm 1960 đã có Sở Điều dưỡng tại Bộ Y tế.
Năm 1970, Hội Điều dưỡng Việt Nam được thành lập, cô Lâm Thị Hai là chánh sự vụ Sở Điều
dưỡng đầu tiên kiêm Chủ tịch hội.
Năm 1973, mở lớp điều dưỡng y tế công cộng 3 năm tại Viện Quốc gia Y tế công cộng.
4.4.2. Ở miền Bắc
Năm 1954, Bộ Y tế đã xây dựng chương trình đào tạo y tá sơ cấp hoàn chỉnh để bổ túc cho lớp y
tá học cấp tốc trong chiến tranh.
Năm 1968, Bộ Y tế xây dựng tiếp chương trình đào tạo y tá trung cấp, lấy học sinh tốt nghiệp lớp
bảy phổ thông đào tạo y tá 2 năm 6 tháng. Khoá đầu tiên mở lớp y tá cạnh bệnh viện Bạch Mai, sau
đó đưa vào các trường trung học trực thuộc Bộ. Đồng thời Bộ gửi giảng viên của hệ này đi tập huấn ở
Liên Xô, Ba Lan, Cộng hoà Dân chủ Đức,...
Việc đào tạo điều dưỡng trưởng cũng đã được quan tâm. Ngay từ năm 1960, một số bệnh viện và
Trường Trung học Y tế trung ương đã mở lớp đào tạo y tá trưởng như lớp trung học y tế bệnh viện
Bạch Mai. Tuy nhiên chương trình và tài liệu giảng dạy chưa được hoàn thiện.
Ngày 21 tháng 11 năm 1963, Bộ trưởng Bộ Y tế ra quyết định về chức vụ y tá trưởng ở các cơ sở
điều trị bệnh viện, viện điều dưỡng, trại phong, bệnh xá từ 30 giường bệnh trở lên.
Vào những năm 60 của thế kỷ XX đã đào tạo điều dưỡng trưởng tại Bệnh viện Bạch Mai để cung
cấp Điều dưỡng trưởng cho các Bệnh viện Trung ương nhưng chưa được bài bản.

4.5. Công tác điều dưỡng từ năm 1975 đến nay

Năm 1975, kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, đất nước được thống nhất, Bộ Y tế đã thống nhất chỉ
đạo công tác chăm sóc và điều trị bệnh nhân ở cả 2 miền. Từ đó, nghề điều dưỡng bắt đầu có tiếng nói
chung giữa 2 miền Nam - Bắc.
Từ năm 1975, tiêu chuẩn tuyển chọn vào y tá trung học cần trình độ văn hoá cao hơn, học sinh được
tuyển chọn bắt buộc phải tốt nghiệp trung học phổ thông hay bổ túc văn hoá và chương trình đào tạo
cũng hoàn thiện hơn.
4.5.1. Quản lý điều dưỡng
Ngày 27 tháng 11 năm 1979, Bộ Y tế ra công văn số 4839 về chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với
y tá trưởng khoa và bệnh viện.
Năm 1982, Bộ Y tế ban hành chức danh y tá trưởng bệnh viện và y tá trưởng khoa.
Năm 1985, một số bệnh viện đã xây dựng phòng điều dưỡng, phòng này tách ra khỏi phòng y vụ.
Ngày 14 tháng 7 năm 1990, Bộ Y tế ban hành quyết định số 570/BYT-QĐ thành lập phòng điều
dưỡng trong các bệnh viện có trên 150 giường bệnh.
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

Khởi đầu, ông Phạm Đức Mục, trưởng phòng điều dưỡng Viện Nhi Thụy Điển làm việc 100%; bà
Lê Thị Sửu, giáo viên trường Trung học Y tế Hà Nội và bà Lê Thị Bình, giáo viên Trung học Y tế
Bạch Mai làm 50% tại phòng Điều dưỡng Bộ Y tế được đặt trong Vụ Quản lý sức khỏe, nay là Vụ
Điều trị Bộ Y tế để phát triển công tác điều dưỡng trong cả nước thời đó.
Ngày 14 tháng 3 năm 1992, Bộ trưởng Bộ Y tế ra quyết định thành lập Phòng Y tá của Bộ đặt
trong Vụ Quản lý sức khỏe.
Ngày 2 tháng 7 năm 1999 Bộ trưởng Bộ y tế ra quyết định số 1936/1999/QĐ-BYT quy định chức
năng, nhiệm vụ của điều dưỡng trưởng thuộc Sở y tế các tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương.
Đến nay hầu hết điều dưỡng trưởng khoa, điều dưỡng trưởng bệnh viện đã được đào tạo qua các
lớp quản lý điều dưỡng trưởng.
4.5.2. Đào tạo và nghiệp vụ chuyên môn
Về đào tạo, năm 1985, Bộ Y tế được Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp cho phép tổ chức
khoá đào tạo đại học điều dưỡng đầu tiên tại Trường Đại học Y Hà Nội, năm 1986 mở tại Trường Đại
học Y - Dược thành phố Hồ Chí Minh. Đây là mốc lịch sử quan trọng trong lĩnh vực đào tạo Đại học
điều dưỡng của nước ta.
Năm 1990, lớp đầu tiên đào tạo điều dưỡng trưởng được Bộ Y tế cho phép là Trường Trung học
Kỹ thuật Y tế trung ương I phối hợp với chuyên gia Thụy Điển mở 3 lớp "Điều dưỡng trưởng Bệnh
viện": lớp thứ nhất tại Bệnh viện Uông Bí - Thụy Điển. Sau đó lớp thứ hai mở tại Trường Cao đẳng Y
tế Nam Định, lớp thứ 3 tại Trường Đại học Y  Dược Hồ Chí Minh.
Ngày 10 tháng 6 năm 1993, Bộ Y tế ra quyết định số 526 kèm theo quy định về chế độ trách nhiệm
của y tá trong việc chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện. Cùng ngày đó, vụ Quản lý sức khỏe (nay là Vụ
Điều trị) ra công văn số 3722 về việc triển khai thực hiện quy định trên.
Năm 1994, Bộ Giáo dục  Đào tạo và Bộ Y tế lại tiếp tục cho phép đào tạo cử nhân cao đẳng, nữ
hộ sinh, kỹ thuật viên y học khoá III tại Trường Đại học Y  Dược Thành phố Hồ Chí Minh và Trường
Cao đẳng Y tế Nam Định.
Năm 1998, Trường Đại học Y khoa Huế mở lớp điều dưỡng cao đẳng đầu tiên tại khu vực miền
Trung.
Ngày 22 tháng 4 năm 2005 Bộ Nội vụ có QĐ số 41/2005/QĐ-BNVvề việc ban hành tiêu chuẩn
nghiệp vụ các ngạch viên chức y tế điều dưỡng.
Năm 2006 Trường Đại hoạc Y Dược đã phối hợp với Hội nhịp cầu thân hữu đào tạo lớp Thạc sĩ
điều dưỡng, trường
Ngày 28 tháng 5 năm 2008 Bộ y tế có Thông tư số 07/2008/TT-BYT hướng dẫn công tác đào tạo
liên tục đối với cán bộ y tế.
Năm 2012, Đại học Nguyễn tất Thành liên kết với Đại học Meiho , Đài loan đào tạo Thạc sĩ điều
dững và một số đại học khác cũng có những chương trình liên kết với Thái lan dào tạo thạc sĩ điều
dưỡng và hiện có một số trường đào tạo Điều dưỡng chuyên khoa cấp ! như đại học Y Huế, Đại học
y khoa Phãm ngọc Thạch
Ngày 26 tháng 1 năm 2011 Bộ y tế có Thông tư số 07/2011/TT-BYT hướng dẫn công tác chăm sóc
người bệnh trong bệnh viện.
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

Ngày 15 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ y tế ban hành Thông tư số 12 /2011/TT- BYT quy
định tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức hộ sinh
Ngày 21 tháng 4 năm 2012 Bộ Y tế có QĐ số 1352//QĐ-BYT về việc phê duyệt tài liệu “Chuẩn
năng lực cơ bản của điều dưỡng.Việt Nam”
Tổ chức Y tế thế giới rất hoan nghênh chủ trương này, vì từ đây Bộ Y tế đã xác định được hướng
đi của ngành Điều dưỡng, coi đây là một ngành nghề riêng biệt, chứ không suy nghĩ như trước đây
cho y tá giỏi học chuyên tu thành bác sĩ.
4.5.3. Về công tác Hội Điều dưỡng
Năm 1986, Hội Điều dưỡng khu vực thành phố Hồ Chí Minh mở đại hội. Năm 1989, Hội Điều
dưỡng thủ đô Hà Nội và Hội Điều dưỡng tỉnh Quảng Ninh ra đời. Sau đó lần lượt một số tỉnh thành
khác cũng thành lập Hội Điều dưỡng, thôi thúc sự ra đời của Hội Điều dưỡng cả nước. Ngày 26 tháng
10 năm 1990, Hội Y tá  Điều dưỡng Việt Nam mở đại hội lần thứ nhất tại hội trường Ba Đình lịch
sử. Nhiệm kỳ thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương (BCHTW) Hội là 3 năm (1990 - 1993). BCH
có 31 ủy viên ở cả 2 miền. Bà Vi Thị Nguyệt Hồ là Chủ tịch, 3 phó Chủ tịch là: Cô Trịnh Thị Loan,
Cô Nguyễn Thị Niên, ông Nguyễn Hoa. Tổng Thư ký là ông Phạm Đức Mục.
Ngày 13 tháng 8 năm 1997, sau nhiều cố gắng của Hội Y tá - Điều dưỡng Việt Nam, Nhà nước đã
chấp thuận đổi tên Hội Y tá - Điều dưỡng thành Hội Điều dưỡng.
Đến nay Hội đã qua 6 lần đại hội, lần 6 nhiệm kỳ 2012 – 2017 được tổ chức tại Bộ Y tế và BCH
mới gồm 101 ủy viên, Chủ tịch là Ông Phạm Đức Mục, 8 phó Chủ tịch (bà Tô thị Điền, bà Nguyễn
Bích Lưu, bà Trần thị Châu, ông Trần Quang Huy; …) và Tổng thư ký là bà Nguyễn Minh Tâm.
Năm 2020: Sau 30 năm thành lập, Hội điều dưỡng Việt Nam đã phát triển hệ thống tổ chức hoạt
động trên phạm vi toàn quốc, 61/63 tỉnh/thành hội, 03 chi hội chuyên khoa, 01 hội ngành, 08 chi hội
trực thuộc, 01 trung tâm tư vấn và trên 100 ngàn hội viên. Hội đã chứng minh có thể phát triển theo
nguyên tắc: Tự chủ, Tự nguyện, Tự quản và Tự lo kinh phí. Sự hoạt động của Hội đã góp phần động
viên đội ngũ điều dưỡng thêm yêu nghề nghiệp và thúc đẩy công tác chăm sóc tại các cơ sở khám bệnh,
làm chuyển đổi bộ mặt chăm sóc điều dưỡng.
Trong quá trình phát triển của ngành Điều dưỡng Việt Nam từ khi đất nước được thống nhất đến
nay, chúng ta đã được nhiều tổ chức điều dưỡng quốc tế giúp đỡ cả về tinh thần, vật chất và kiến thức.
Trong các tổ chức đó phải kể đến đội ngũ điều dưỡng của Thụy Điển đã liên tục đầu tư cho việc đào
tạo hệ thống điều dưỡng. Nhiều chuyên gia điều dưỡng Thụy Điển đã để lại những kỷ niệm tốt đẹp
cho anh chị em điều dưỡng Việt Nam như Eva Johansson, Lola Carison, Ann Mari Nilsson, Marian
Advison, Emma Sunberg,... Tổ chức Y tế thế giới cũng đã cử những chuyên gia điều dưỡng giúp chúng
ta như Chieko Sakamoto, Margret Truax, Miller Therese,... cùng nhiều chuyên gia điều dưỡng khác
của tổ chức Care International, tổ chức khoa học Mỹ - Việt,... Các bạn đã giúp chúng ta cả về kinh
phí, kiến thức và tài liệu. Chúng ta không thể quên được sự giúp đỡ quý báu của các bạn điều dưỡng
quốc tế. Chính các bạn đã giúp đỡ chúng ta hiểu rõ nghề nghiệp của mình và phấn đấu cho sự nghiệp
điều dưỡng Việt Nam phát triển.
5. KẾT LUẬN
Trên đây là vài nét sơ lược về ngành Điều dưỡng trên Thế giới và Việt Nam. Qua đây chúng ta
cũng thấy lịch sử ngành Điều dưỡng Việt Nam gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước. Trong kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ, tuy ngành Điều dưỡng Việt Nam chưa được coi là một ngành riêng
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

biệt, nhưng đã được quan tâm và có nhiều cống hiến to lớn. Chúng ta có quyền tự hào về ngành Điều
dưỡng của chúng ta.
Những thành tựu của ngành Điều dưỡng Việt Nam hiện nay chính là sự kết tinh truyền thống và
kinh nghiệm của những người đi trước truyền lại cho những thế hệ điều dưỡng hôm nay và mai sau.
Đó cũng là sự giúp đỡ tận tình của các chuyên gia điều dưỡng quốc tế. Thế hệ điều dưỡng chúng ta
quyết phát huy truyền thống của dân tộc, của ngành Điều dưỡng Việt Nam không ngừng học tập, rèn
luyện để tiến bộ, góp phần xây dựng và phát triển ngành ngày càng mạnh mẽ.

VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA ĐIỀU DƯỠNG VỀ


CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRONG BỆNH VIỆN
MỞ ĐẦU

Chăm sóc người bệnh trong bệnh viện là nhiệm vụ của người điều dưỡng, hộ sinh,
kỹ thuật viên, v.v… Chức trách nhiệm vụ của điều dưỡng đã được qui định đầy đủ trong
tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức. Tuy nhiên, việc chăm sóc người bệnh trong
bệnh viện vẫn là mối quan tâm rất lớn của những nhà quản lý. Vì vậy, ngày 26 tháng 01
năm 2011, Bộ y tế đã ban hành Thông tư 07/2011/TT-BYT hướng dẫn công tác điều dưỡng
về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.

Chăm sóc người bệnh trong bệnh viện bao gồm hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu cơ bản
của mỗi người bệnh. Quy trình chăm sóc là phương pháp khoa học được áp dụng trong lĩnh
vực điều dưỡng để thực hiện chăm sóc người bệnh có hệ thống bảo đảm lien tục, an toàn
và hiệu quả bao gồm: nhận định, chẩn đoán điều dưỡng, lập kế hoạch, thực hiện và đánh
giá kết quả chăm sóc điều dưỡng.

Người bệnh được chăm sóc theo phân cấp chăm sóc:

- Người bệnh cần chăm sóc cấp I là người bệnh nặng, nguy kịch, hôn mê, suy hô hấp,
suy tuần hoàn, phải nằm bất động và yêu cầu có sự theo dõi, chăm sóc toàn diện và
lien tục của người điều dưỡng viên, hộ sinh viên.
- Người bệnh cần chăm sóc cấp II là người bệnh có những khó khăn, hạn chế trong
việc thực hiện các hoạt động hàng ngày và cần sự theo dõi, hỗ trợ của điều dưỡng
viên, hộ sinh viên.
- Người bệnh cần chăm sóc cấp III là người bệnh tự thực hiện được các hoạt động
hàng ngày và cần sự hướng dẫn chăm sóc của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.

Tất cả diễn biến bệnh của người bệnh và những can thiệp điều dưỡng do điều dưỡng viên, hộ
sinh viên thực hiện phải được ghi vào Phiếu chăm sóc

I. NGUYÊN TẮC CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRONG BỆNH VIỆN


Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

1. Người bệnh là trung tâm của công tác chăm sóc nên phải được chăm sóc toàn
diện, liên tục, bảo đảm hài lòng, chất lượng và an toàn.

2. Chăm sóc, theo dõi người bệnh là nhiệm vụ của bệnh viện, các hoạt động chăm
sóc điều dưỡng, theo dõi do điều dưỡng viên, hộ sinh viên thực hiện và chịu trách nhiệm.

3. Can thiệp điều dưỡng phải dựa trên cơ sở các yêu cầu chuyên môn và sự đánh giá
nhu cầu của mỗi người bệnh để chăm sóc phục vụ.

II. NHIỆM VỤ CHUYÊN MÔN CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH

1.Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe

Người bệnh nằm viện được điều dưỡng viên, hộ sinh viên tư vấn, giáo dục sức khỏe, hướng
dẫn tự chăm sóc, theo dõi, phòng bệnh trong thời gian nằm viện và sau khi ra viện.

2. Chăm sóc về tinh thần

2.1. Người bệnh được điều dưỡng viên, hộ sinh viên và người hành nghề khám bệnh, chữa
bệnh khác chăm sóc, giao tiếp với thái độ ân cần và thông cảm.

2.2. Người bệnh, người nhà người bệnh được động viên yên tâm điều trị và phối hợp với
người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị và chăm sóc.

2.3. Người bệnh, người nhà người bệnh được giải đáp kịp thời những băn khoăn, thắc mắc
trong quá trình điều trị và chăm sóc.

2.4. Bảo đảm an ninh, an toàn và yên tĩnh, tránh ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần của
người bệnh.

3. Chăm sóc vệ sinh cá nhân

3.1. Chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh hằng ngày gồm vệ sinh răng miệng, vệ sinh
thân thể, hỗ trợ đại tiện, tiểu tiện và thay đổi đồ vải.

3.2. Trách nhiệm chăm sóc vệ sinh cá nhân:

a) Người bệnh cần chăm sóc cấp I do điều dưỡng viên, hộ sinh viên và hộ lý thực hiện;

b) Người bệnh cần chăm sóc cấp II và cấp III tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của điều
dưỡng viên, hộ sinh viên và được hỗ trợ chăm sóc khi cần thiết.

4. Chăm sóc dinh dưỡng


Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

4.1. Điều dưỡng viên, hộ sinh viên phối hợp với bác sĩ điều trị để đánh giá tình trạng dinh
dưỡng và nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh.

4.2. Hằng ngày, người bệnh được bác sĩ điều trị chỉ định chế độ nuôi dưỡng bằng chế độ
ăn phù hợp với bệnh lý.

4.3. Người bệnh có chế độ ăn bệnh lý được cung cấp suất ăn bệnh lý tại khoa điều trị và
được theo dõi ghi kết quả thực hiện chế độ ăn bệnh lý vào Phiếu chăm sóc.

4.4. Người bệnh được hỗ trợ ăn uống khi cần thiết. Đối với người bệnh có chỉ định ăn qua
ống thông phải do điều dưỡng viên, hộ sinh viên trực tiếp thực hiện.

5. Chăm sóc phục hồi chức năng

5.1. Người bệnh được điều dưỡng viên, hộ sinh viên hướng dẫn, hỗ trợ luyện tập và phục
hồi chức năng sớm để đề phòng các biến chứng và phục hồi các chức năng của cơ thể.

5.2. Phối hợp khoa lâm sàng và khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng để đánh giá, tư
vấn, hướng dẫn và thực hiện luyện tập, phục hồi chức năng cho người bệnh.

6. Chăm sóc người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật

6.1. Người bệnh được điều dưỡng viên, hộ sinh viên hướng dẫn và hỗ trợ thực hiện chuẩn
bị trước phẫu thuật, thủ thuật theo yêu cầu của chuyên khoa và của bác sĩ điều trị.

6.2. Trước khi đưa người bệnh đi phẫu thuật, thủ thuật, điều dưỡng viên, hộ sinh viên phải:

a) Hoàn thiện thủ tục hành chính;

b) Kiểm tra lại công tác chuẩn bị người bệnh đã được thực hiện theo yêu cầu của phẫu
thuật, thủ thuật;

c) Đánh giá dấu hiệu sinh tồn, tình trạng người bệnh và báo cáo lại cho bác sĩ điều trị nếu
người bệnh có diễn biến bất thường.

6.3. Điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên hoặc hộ lý chuyển người bệnh đến nơi làm phẫu
thuật, thủ thuật và bàn giao người bệnh, hồ sơ bệnh án cho người được phân công chịu
trách nhiệm tiếp nhận của đơn vị thực hiện phẫu thuật hoặc thủ thuật.

7. Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho người bệnh

Khi dùng thuốc cho người bệnh, điều dưỡng viên, hộ sinh viên phải:

7.1. Dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

7.2. Chuẩn bị đủ và phù hợp các phương tiện cho người bệnh dùng thuốc; khi dùng thuốc
qua đường tiêm phải chuẩn bị sẵn sàng hộp thuốc cấp cứu và phác đồ chống sốc, chuẩn bị
đúng và đủ dung môi theo quy định của nhà sản xuất.

7.3. Kiểm tra thuốc (tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, liều dùng một lần, số lần dùng thuốc
trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc và đường dùng
thuốc so với y lệnh). Kiểm tra hạn sử dụng và chất lượng của thuốc bằng cảm quan: màu
sắc, mùi, sự nguyên vẹn của viên thuốc, ống hoặc lọ thuốc.

7.4. Hướng dẫn, giải thích cho người bệnh tuân thủ điều trị.

7.5. Thực hiện 5 đúng khi dùng thuốc cho người bệnh: đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng
liều lượng, đúng đường dùng, đúng thời gian dùng thuốc.

7.6. Bảo đảm người bệnh uống thuốc ngay tại giường bệnh trước sự chứng kiến của điều
dưỡng viên, hộ sinh viên.

7.7. Theo dõi, phát hiện các tác dụng không mong muốn của thuốc, tai biến sau dùng thuốc
và báo cáo kịp thời cho bác sĩ điều trị.

7.8. Ghi hoặc đánh dấu thuốc đã dùng cho người bệnh và thực hiện các hình thức công khai
thuốc phù hợp theo quy định của bệnh viện.

7.9. Phối hợp giữa các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng viên, hộ sinh viên trong dùng thuốc
nhằm tăng hiệu quả điều trị bằng thuốc và hạn chế sai sót trong chỉ định và sử dụng thuốc
cho người bệnh.

8. Chăm sóc người bệnh giai đoạn hấp hối và người bệnh tử vong

8.1. Người bệnh ở giai đoạn hấp hối được bố trí buồng bệnh thích hợp, thuận tiện cho việc
chăm sóc, điều trị tránh ảnh hưởng đến người bệnh khác.

8.2. Thông báo và giải thích với người nhà người bệnh về tình trạng bệnh của người bệnh
và tạo điều kiện để người nhà người bệnh ở bên cạnh người bệnh.

8.3. Động viên, an ủi người bệnh và người nhà người bệnh.

8.4. Khi người bệnh tử vong, điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên phối hợp với hộ lý thực
hiện vệ sinh tử thi và thực hiện các thủ tục cần thiết như quản lý tư trang của người bệnh
tử vong, bàn giao tử thi cho nhân viên nhà đại thể.

9. Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng

9.1. Bệnh viện có các quy định, quy trình kỹ thuật điều dưỡng phù hợp, cập nhật trên cơ sở
các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế.
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

9.2. Điều dưỡng viên, hộ sinh viên phải tuân thủ quy trình kỹ thuật chuyên môn, kỹ thuật
vô khuẩn.

9.3. Điều dưỡng viên, hộ sinh viên thực hiện các biện pháp phòng ngừa, theo dõi phát hiện
và báo cáo kịp thời các tai biến cho bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời.

9.4. Dụng cụ y tế dùng trong các kỹ thuật, thủ thuật xâm lấn phải bảo đảm vô khuẩn và
được xử lý theo Điều 2 và Điều 3 của Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 của
Bộ Y tế về Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh và các quy định khác về kiểm soát nhiễm khuẩn.

10. Theo dõi, đánh giá người bệnh

10.1. Người bệnh đến khám bệnh được điều dưỡng viên, hộ sinh viên khoa Khám bệnh
đánh giá ban đầu để sắp xếp khám bệnh theo mức độ ưu tiên và theo thứ tự.

10.2. Điều dưỡng viên, hộ sinh viên phối hợp với bác sĩ điều trị để đánh giá, phân cấp chăm
sóc và thực hiện chăm sóc, theo dõi phù hợp cho từng người bệnh.

10.3. Người bệnh cần chăm sóc cấp I được bác sĩ điều trị, điều dưỡng viên, hộ sinh viên
nhận định nhu cầu chăm sóc để thực hiện những can thiệp chăm sóc phù hợp.

10.4. Bệnh viện có quy định cụ thể về theo dõi, ghi kết quả theo dõi dấu hiệu sinh tồn và
các can thiệp điều dưỡng phù hợp với tính chất chuyên môn và yêu cầu của từng chuyên
khoa.

10.5. Người bệnh được đánh giá và theo dõi diễn biến bệnh, nếu phát hiện người bệnh có
dấu hiệu bất thường, điều dưỡng viên, hộ sinh viên và kỹ thuật viên phải có ngay hành
động xử trí phù hợp trong phạm vi hoạt động chuyên môn và báo cáo cho bác sĩ điều trị để
xử trí kịp thời.

11. Bảo đảm an toàn và phòng ngừa sai sót chuyên môn kỹ thuật trong chăm sóc người
bệnh

11.1. Bệnh viện xây dựng và thực hiện những quy định cụ thể về an toàn cho người bệnh
phù hợp với mô hình bệnh tật của từng chuyên khoa.

11.2. Điều dưỡng viên, hộ sinh viên thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh
viện, bảo đảm an toàn, tránh nhầm lẫn cho người bệnh trong việc dùng thuốc, phẫu thuật
và thủ thuật.

11.3. Bệnh viện thiết lập hệ thống thu thập và báo cáo các sự cố, nhầm lẫn, sai sót chuyên
môn kỹ thuật tại các khoa và toàn bệnh viện. Định kỳ phân tích, báo cáo các sự cố, sai sót
chuyên môn kỹ thuật trong chăm sóc và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

12. Ghi chép hồ sơ bệnh án

12.1. Tài liệu chăm sóc người bệnh trong hồ sơ bệnh án gồm: phiếu theo dõi chức năng
sống, phiếu điều dưỡng và một số biểu mẫu khác theo Quyết định số 4069/QĐ-BYT ngày
28/9/2001 về việc ban hành mẫu hồ sơ bệnh án của Bộ Y tế và theo tính chất chuyên khoa
do bệnh viện quy định.

12.2. Tài liệu chăm sóc người bệnh trong hồ sơ bệnh án phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Ghi các thông tin về người bệnh chính xác và khách quan.

b) Thống nhất thông tin về công tác chăm sóc người bệnh của điều dưỡng viên, hộ sinh
viên và của bác sĩ điều trị. Những khác biệt trong nhận định, theo dõi và đánh giá tình trạng
người bệnh phải được kịp thời trao đổi và thống nhất giữa những người trực tiếp chăm sóc,
điều trị người bệnh;

c) Ghi đầy đủ, kịp thời diễn biến bệnh và các can thiệp điều dưỡng.

12.3. Hồ sơ bệnh án phải được lưu trữ theo quy định tại Khoản 3 Điều 59 của Luật Khám
bệnh, chữa bệnh./.
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH


ĐIỀU DƯỠNG HIỆN NAY

I. Bối cảnh chung về công tác điều dưỡng

1. Vai trò của điều dưỡng, hộ sinh trong chăm sóc sức khỏe

Trong chiến lược phát triển công tác điều dưỡng (ĐD), hộ sinh (HS) 2002-20081, Tổ
chức Y tế Thế giới (TCYTTG) đã khẳng định: dịch vụ ĐD, HS là một trong những trụ cột của
hệ thống chăm sóc y tế. Nghị quyết chăm sóc sức khỏe ban đầu trong sự tăng cường hệ thống
y tế của TCYTTG (WHO) cũng đã ghi nhận điều dưỡng viên (ĐDV), hộ sinh viên (HSV) có
mặt ở mọi tuyến của hệ thống y tế và có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu
của hệ thống y tế như tăng cường sự tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản, bảo đảm tính phổ cập,
công bằng, hiệu quả trong các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
ĐDV, HSV là lực lượng trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho người dân ở cộng đồng; đóng
góp tích cực vào việc phòng và kiểm soát bệnh tật thông qua truyền thông, giáo dục nâng cao
sức khỏe, khuyến khích lối sống lành mạnh cho người dân trong cộng đồng; duy trì và tăng
cường sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người cao tuổi, và đóng vai trò của người đỡ đẻ có
kỹ năng và người cung cấp các dịch vụ an toàn cho bà mẹ và trẻ sơ sinh tại các tuyến y tế cơ
sở.
ĐDV, HSV có thể cung cấp các dịch vụ y tế trong môi trường làm việc rất rộng bao
gồm các bệnh viện (BV), các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến cơ sở và cộng đồng,
đóng góp tích cực vào truyền thông cho cộng đồng về nguy cơ thảm họa, chịu trách nhiệm lập
kế hoạch và tham gia liên ngành trong chuẩn bị ứng phó với thảm họa dịch bệnh.

2. Yêu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe
Trong sự phát triển của đất nước, sự chuyển dịch mô hình bệnh tật từ các bệnh nhiễm
trùng sang các bệnh không lây nhiễm, tai nạn, ngộ độc, chấn thương, bệnh tim mạch, ung thư,
đái tháo đường, rối loạn tâm thần, suy dinh dưỡng, béo phì…trong khi đó các bệnh truyền
nhiễm nhóm A như Cúm A (H1N1, H5N1) và các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác lây

lan nhanh trong cộng đồng và có tỷ lệ tử vong cao. Các bệnh truyền nhiễm nhóm B như sốt xuất
huyết, sốt rét, Tay – Chân – Miệng và các bệnh truyền nhiễm gây dịch theo mùa khác luôn có
nguy cơ phát triển và bùng phát. Dịch bệnh nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào làm tăng
gánh nặng bệnh tật và ảnh hưởng tới sức khỏe, an sinh xã hội và tăng nguy cơ phơi nhiễm
nghề nghiệp của cán bộ y tế.
Trong những năm qua, ngành y tế đã tăng cường ứng dụng kỹ thuật cao trong chẩn
đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh (CSNB). Các chuyên khoa theo hệ nội, ngoại, sản, nhi,
truyền nhiễm nay đã có sự phân hóa thành các lĩnh vực chuyên môn sâu. Sự phát triển đó đòi
hỏi ngành ĐD, HS cũng cần có sự phát triển tương xứng với sự phát triển của y học và bảo
đảm cho các kíp chuyên môn đa thành phần hoạt động nhịp nhàng và hiệu quả.
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

Mặt khác, sự phát triển kinh tế làm cho khoảng cách giàu – nghèo giữa các địa phương,
vùng miền, giữa các nhóm dân cư có xu hướng gia tăng. Đây là yếu tố quan trọng tác động
đến sự mất công bằng trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế. Lực lượng ĐD, HS trong hệ
thống cung cấp dịch vụ y tế, sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường sự tiếp cận của
người dân đối với các dịch vụ y tế góp phần quan trọng để thực hiện chính sách công bằng y
tế đối với nhóm người nghèo và nhóm người cần được ưu tiên trong chăm sóc sức khỏe.
Điều này đòi hỏi cần có định hướng phát triển nguồn nhân lực ĐD, HS phù hợp hơn
về số lượng và cơ cấu để đáp ứng nhu cầu chăm sóc ngày càng gia tăng của người dân.
3. Yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế
a) Tổ chức Y tế thế giới, Hội đồng ĐD thế giới, Liên đoàn HS thế giới đã đưa ra chuẩn
cho ĐD, HS tối thiểu là cao đẳng với thời gian đào tạo 3 năm trỏ lên. Khuyến cáo này đã được
Chính phủ của nhiều quốc gia thừa nhận trong đó có các nước ASEAN. Mười quốc gia ở khu
vực Đông Nam Á đã ký các thỏa thuận khung về công nhận dịch vụ Y, ĐD và Nha khoa, theo
đó tiến tới thừa nhận và cho phép công dân của các nước thành viên có chứng chỉ hành nghề
hợp pháp được hành nghề Y, ĐD, Nha khoa ở các nước thành viên.
b) Năm 2009, TCYTTG đưa ra Chuẩn toàn cầu giáo dục ĐD và HS với yêu cầu cụ thể
về xây dựng chương trình dựa trên năng lực, đào tạo tiếp cận đa ngành,
quy trình xây dựng và thẩm định chương trình, cũng như các chuẩn đầu vào, đầu
ra. Đây là những hướng dẫn có giá trị để hỗ trợ cho việc nâng cao chất lượng đào tạo ĐD, HS.
c) Tình trạng khủng hoảng nhân lực ĐD, HS đang diễn ra trên quy mô toàn cầu, đặc
biệt ở các nước phát triển. Đây vừa là cơ hội để đào tạo ĐD, HS theo các chuẩn quốc tế để
chuẩn bị nguồn nhân lực ĐD, HS có tay nghề đi xuất khẩu nhưng cũng là dự báo về nguy cơ
thiếu ĐD và HS trong tương lai.
Vì vậy hội nhập khu vực và quốc tế là cơ hội nhưng cần có định hướng cụ thể để duy
trì và phát triển nguồn nhân lực ĐD và HS.

4. Cơ sở pháp lý
a) Nghị quyết 46/NQ-TƯ của Bộ Chính trị ngày 23 tháng 5 năm 2005 về Công tác bảo
vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

b) Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009;
c) Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010
và tầm nhìn đến năm 2020;
d) Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 07 năm 2007 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006-2020;
đ) Quyết định 2013/QĐ/TTg ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê
chuẩn Chiến lược quốc gia Dân số và Sức khỏe sinh sản, 2011-2020;
e) Quyết định số 41/2005/QĐ-BNV ngày 22 tháng 4 năm 2005 về việc Ban hành tiêu
chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức y tế điều dưỡng;
g) Thông tư 07/2008/TT-BYT ngày 28 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng
dẫn công tác đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế;
h)Thông tư số 07/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế
Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện;
i) Thông tư số 12/2011/TT-BYT ngày 15 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy
định tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức hộ sinh;
k) Quyết định số 1936/1999/QĐ-BYT ngày 02 tháng 7 năm 1999 quy định chức năng,
nhiệm vụ của điều dưỡng trưởng thuộc Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
l) Quyết định số 4620/QĐ- BYT ngày 25 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế
Hướng dẫn quốc gia về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2009.
m) Quyết định số 1352/QĐ-BYT ngày 21 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
việc phê duyệt tài liệu “Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam”.

5. Các căn cứ khác


a) Thỏa thuận khung thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ điều dưỡng giữa
các nước ASEAN đã được Chính phủ Việt Nam ký kết với đại diện các nước
năm 2006 và có hiệu lực thi hành kể từ năm 2009;
b) Nghị quyết của Đại hội đồng Tổ chức Y tế Thế giới lần thứ 59 (WHA 59.27) về Tăng
cường dịch vụ Điều dưỡng và Hộ sinh;
c) Kế hoạch chiến lược về Dịch vụ điều dưỡng, hộ sinh, 2011-2015 của Tổ chức Y tế thế
giới (ban hành tháng 01 năm 2011);
d) Chuẩn toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới về đào tạo điều dưỡng và hộ sinh (ban hành
năm 2009).
Với các cơ sở pháp lý, căn cứ trên đây và để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của
nhân dân ngày càng cao do sự gia tăng dân số, già hóa dân số trong tương lai, sự thay đổi mô
hình bệnh tật và góp phần khắc phục những bất cập về cung cầu đang diễn ra trong lĩnh vực
KBCB dẫn đến sự kém hài lòng của NB, đặt ra sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện Chương
trình hành động quốc gia tăng cường công tác ĐD, HS trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐIỀU DƯỠNG, HỘ SINH
I. Những thành tựu đã đạt được
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

1. Hệ thống y tế được củng cố và chất lượng dịch vụ điều dưỡng, hộ sinh trong chăm
sóc người bệnh đã từng bước được tăng cường
a) Trong những năm qua, dịch vụ ĐD, HS đã có nhiều tiến bộ góp phần quan trọng vào
việc nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe (CSSK). Những đổi mới quan trọng
nhất bao gồm: bước đầu chuyển đổi mô hình phân công chăm sóc theo công việc sang mô
hình phân công chăm sóc theo đội, theo nhóm tại các khoa trọng điểm như khoa Hồi sức cấp
cứu, Hồi sức tích cực, Chống độc, Khoa sơ sinh; ban hành các Hướng dẫn quy trình kỹ thuật
CSNB đã được BYT chuẩn hóa và cập nhật.
b) ĐD, HS đã có sự đóng góp tích cực trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, chương
trình tiêm chủng mở rộng, các chương trình phòng chống bệnh lao, phong, tâm thần, chăm
sóc người HIV/AIDS, vệ sinh môi trường và hướng dẫn giáo dục sức khỏe cho người dân ở
cộng đồng.
c) Vai trò, chức năng và vị thế của người ĐD, HS ngày càng được tăng cường, mở rộng.
ĐD, HS phối hợp chặt chẽ với các bác sĩ trong công tác KBCB.

2. Xây dựng chính sách cho công tác điều dưỡng, hộ sinh
Trong giai đoạn 2002-2010, nhiều chính sách cho ĐD, HS được xây dựng, bổ sung và
sửa đổi góp phần làm tăng vị thế của ĐDV, HSV trong ngành y tế, đồng thời tạo cơ sở pháp
lý cho hai ngành ĐD và HS phát triển độc lập như: tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức
y tế ĐD, HS; các chế độ lương phụ cấp trách nhiệm cho điều dưỡng trưởng (ĐDT), hộ sinh
trưởng (HST), xét tặng các danh hiệu cao quý Thầy thuốc ưu tú, Thầy thuốc nhân dân cho
ĐDV, HSV.
3. Đào tạo và phát triển nghề nghiệp
Trong những năm qua, hệ thống đào tạo ĐD, HS bao gồm các trường đại học, cao đẳng
và trung cấp ở khắp các tỉnh, thành trong toàn quốc đã được tăng cường về mặt số lượng và
các bậc đào tạo. Cụ thể như sau:
a) Cả nước có 20 cơ sở đào tạo ĐD trình độ đại học và sau đại học trong đó có 5 cơ sở
đào tạo ngoài công lập. Trường đại học Y, Dược thành phố Hồ Chí Minh đã đào tạo thạc sĩ
ĐD; đại học Y Hà Nội hợp tác với đại học Gothenberg Thụy Điển đào tạo 01 khóa thạc sĩ ĐD
nhi khoa; Trường Đại học Y, Dược Huế và Trường Đại học ĐD Nam Định đào tạo chuyên
khoa I ĐD. Từ năm 2012, Viện Nghiên cứu sức khỏe trẻ em thuộc BV Nhi Trung ương bắt
đầu đào tạo ĐD chuyên khoa I Nhi.
b) Hiện có 39 cơ sở đào tạo ĐD, HS trình độ cao đẳng. Trong 5 năm trở lại đây, số trường
trung cấp y được nâng cấp lên trường cao đẳng y tế để đào tạo ĐD trình độ cao đẳng tăng rất
nhanh, trong đó, một số trường có đào tạo cao đẳng HS.
c) Hệ thống các trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề gồm 67 trường trực thuộc
các tỉnh, thành phố, trung ương và BYT quản lý. Ngoài ra, còn có một số trường ngoài công
lập tham gia đào tạo nhân lực y tế trình độ trung cấp.
d) Hầu hết các cơ sở đào tạo đã được nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị dạy học.
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

đ) Sau khi Bộ Y tế ban hành Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam (2012),
một số trường đang đổi mới nội dung, chương trình đào tạo dựa trên năng lực để từng bước
hội nhập với các nước trong khu vực. Hiện nay, ngành ĐD đã có chương trình đào tạo sau đại
học (thạc sĩ, chuyên khoa I); ngành HS đã có chương trình đào tạo cao đẳng được xây dựng
trên cơ sở các chương trình tiên tiến, đáp ứng chuẩn quốc tế;
e) Các Hội đồng Chương trình quốc gia do BYT, Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập đã
có sự tham gia và phản biện của Hội ĐD Việt Nam, Hội HS Việt Nam.
4. Quản lý điều dưỡng, hộ sinh
Tại Cục Quản lý khám, chữa bệnh, BYT đã thành lập Phòng Điều dưỡng - Tiết chế với
vai trò tham mưu quản lý nhà nước về hoạt động của ĐD. Trong số 63 SYT, đã có 48 SYT bổ
nhiệm ĐD trưởng SYT (76,2%), trong đó 34 ĐD trưởng SYT là Phó phòng Nghiệp vụ Y. Tại
các BV trực thuộc BYT và các BV tỉnh đã thành lập Phòng ĐD; phần lớn các BV tuyến huyện
đã có Phòng ĐD, số còn lại thành lập Tổ ĐD. Một số BV đã bổ nhiệm ĐDV, HSV là Phó Giám
đốc BV Phụ trách công tác ĐD.
5. Phối kết hợp hoạt động với các hội nghề nghiệp
Các Hội ĐD và Hội HS đã tích cực tham gia vào trong quá trình xây dựng các chính sách
có liên quan đến ĐD và HS. Hội ĐD Việt Nam đã được BYT công nhận là đơn vị có đủ điều
kiện đào tạo liên tục về lĩnh vực điều dưỡng và kiểm soát nhiễm khuẩn.

III. Những tồn tại và thách thức


1. Chất lượng chăm sóc điều dưỡng, hộ sinh chưa đáp ứng tốt các nhu cầu chăm
sóc có chất lượng của người bệnh và cộng đồng
Do thiếu nhân lực ĐDV, HSV nên đa số các khoa lâm sàng áp dụng chế độ thường trực
24 giờ/ngày, mới chỉ tổ chức làm ca ở một số khoa trọng điểm.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho CSNB còn nhiều hạn chế. NB chủ yếu phải tự nuôi ăn,
đồ vải và trang thiết bị tối thiểu phục vụ việc sinh hoạt, nghỉ ngơi của NB khi nằm viện còn
rất thiếu.
Các trang bị, phương tiện phòng hộ cá nhân để phòng ngừa lây nhiễm cho NB và nhân
viên y tế trong các hoạt động chăm sóc chưa đủ đáp ứng nhu cầu chăm sóc.
Tình trạng quá tải NB và quá tải công việc làm cho ĐDV, HSV không có nhiều thời gian
giao tiếp với NB tăng nguy cơ sai sót chuyên môn.
2. Hệ thống chính sách, tiêu chuẩn về điều dưỡng, hộ sinh còn thiếu và chưa đáp ứng với
yêu cầu hội nhập quốc tế
Hiện nay, hệ thống chính sách, tiêu chuẩn về ĐD và HS ở Việt Nam chưa được hoàn thiện
so với các chuẩn mực quốc tế. Việt Nam tuy đã ban hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh nhưng
còn thiếu các điều khoản cụ thể được quy định trong Luật hành nghề ĐD, HS (Nursing and
Midwifery Act) .
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

Hiện tại, do chưa có phân cấp cụ thể phạm vi hành nghề của ĐDV, HSV theo trình độ
đào tạo dẫn đến ĐDV, HSV dù có trình độ đào tạo khác nhau nhưng thực hành không khác
nhau và thiếu sự phân định giữa vai trò của ĐDV, HSV và của bác sĩ trong chuỗi chăm sóc y
tế liên tục cho NB.
Trong thực hành chăm sóc NB, ĐDV và HSV còn thiếu tính tự chủ mà chủ yếu phụ thuộc
vào y lệnh của bác sĩ. Điều này đã dẫn đến một thực tế là nghề ĐD và HS vẫn còn chưa được
nhìn nhận như các nghề độc lập. Vì vậy trong tương lai, các văn bản qui định trách nhiệm rõ
ràng giữa các loại hình nhân viên y tế trong khi hành nghề KBCB cần được làm rõ. Bên cạnh
đó, do còn bị ảnh hưởng bởi quan niệm cũ coi ĐDV, HSV chỉ là người giúp việc cho bác sỹ
nên tính chuyên nghiệp của ĐDV, HSV còn nhiều hạn chế.
Bản thân ĐD , HS còn mang nặng tư tưởng tự ti, phụ thuộc. Đây là một trong những
nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng CSNB đồng thời làm cho mối quan hệ giữa bác
sĩ và ĐDV, HSV chưa mang tính chủ động và cộng tác, từ đó ảnh hưởng đến việc xây dựng
và áp dụng ở Việt Nam các mô hình làm việc tiên tiến trong đó ĐDV và HSV làm chủ, chịu trách
nhiệm chính như ở các nước phát triển.
Chưa xây dựng và ban hành Chuẩn năng lực HS Việt Nam nên đã ảnh hưởng đến quá
trình xây dựng, thẩm định chương trình đào tạo, tài liệu dạy-học, đánh giá năng lực của sinh
viên trong quá trình học tập, của HSV trong quá trình làm việc, các chính sách liên quan đến
sử dụng và cấp giấy phép hành nghề cho HSV.
Thiếu chuẩn thực hành lâm sàng trong đào tạo ĐDV và HSV dẫn đến chưa áp dụng được
đào tạo dựa trên năng lực một cách toàn diện. Do vậy chưa thể bảo đảm ĐDV và HSV khi tốt
nghiệp đạt được những năng lực cần thiết theo chuẩn quốc gia và khu vực.
3. Nhân lực điều dưỡng, hộ sinh thiếu cả số lượng, chất lượng và cơ cấu chưa phù
hợp
Việt Nam được xếp vào nhóm những nước có tỷ lệ cán bộ y tế/10.000 dân cao
(35 người/vạn dân, 2009), nhưng cơ cấu lại không đồng đều và mặc dù số lượng nhân lực ĐD, HS
có tăng lên qua từng năm nhưng tỷ lệ ĐDV, HSV/10.000 dân lại xếp vào các nhóm nước có tỷ
lệ thấp do chính sách tuyển dụng tại các cơ sở y tế. Theo thống kê năm 2008 của TCYTTG, tỷ lệ
ĐDV,HSV/bác sỹ ở Philippine là 5,1; ở Indonesia là 8,0; Thái Lan là 7,0 trong khi đó tỷ lệ này
ở Việt Nam chỉ là 1,6 xếp ở hàng thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Tỷ lệ ĐDS, HSV/bác sỹ ở các cơ sở KBCB còn rất thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến công
tác ĐD, CSNB và chất lượng dịch vụ KBCB. Theo Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30
tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định 1 bác sĩ có 3,5 ĐDV, HSV, như vậy ước
tính cả nước còn thiếu khoảng 100.000 ĐDV, HSV làm việc tại các cơ sở y tế. Mặc dù lượng ĐDV,
HSV tốt nghiệp hằng năm không thiếu nhưng do các cơ sở y tế dành chỉ tiêu biên chế để tuyển
bác sĩ, dược sĩ và các chức danh khác vì vậy nên khó có cơ hội để tuyển đủ số lượng ĐDV,
HSV.
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

Trong những năm gần đây với sự phát triển của công tác đào tạo ĐDV, HSV, nhiều loại
hình ĐDV, HSV được hình thành, như cử nhân ĐD, cử nhân ĐD sản-phụ khoa, thạc sĩ, chuyên
khoa I. Mặc dù vậy, 85% lực lượng ĐD, HS còn ở trình độ trung cấp (kết quả kiểm tra BV
2010, Cục QLKCB). Như vậy, hiện nay Việt Nam mới chỉ có 15% ĐDV, HSV có trình độ cao
đẳng, đại học tương đương với chuẩn đào tạo mà chính phủ các nước ASEAN đã ký kết trong
Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về dịch vụ ĐD và theo khuyến cáo của TCYTTG.
Bên cạnh những hạn chế nêu trên về nhân lực ĐD, HS, hiện đang có sự mất cân đối về
cơ cấu và phân bổ nhân lực y tế nói chung và nhân lực ĐD, HS nói riêng ở các vùng nông
thôn và vùng khó khăn. Nhân lực ĐD có trình độ cao chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị
và các trung tâm lớn. Tình trạng dịch chuyển nhân lực ĐD, HS từ tuyến dưới lên tuyến trên,
về các thành phố lớn là đáng báo động, ảnh hưởng đến việc bảo đảm số lượng nhân lực y tế
cần thiết ở nông thôn, miền núi và y tế cơ sở.
4. Chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được các chuẩn năng lực nghề nghiệp đặc biệt là
năng lực thực hành, kỹ năng giao tiếp với người bệnh, người nhà người bệnh và cộng đồng
- Đội ngũ giáo viên tại nhiều cơ sở đào tạo vừa thiếu vừa yếu về chất lượng.
Hiện nay, do còn thiếu nghiêm trọng đội ngũ giảng viên là ĐDV, HSV có trình độ và kỹ
năng thực hành lâm sàng, nên phải sử dụng tới 75% giảng viên các chuyên ngành khác để
giảng dạy cho ĐDV, HSV.
- Tài liệu đào tạo đại học và cao đẳng chưa phân biệt rõ ràng.
Đối với chương trình trung cấp trước đây thời gian đào tạo là 3 năm, hiện nay theo Luật
Giáo dục, chương trình này chỉ có 2 năm, thời gian đào tạo như vậy là quá ngắn, không tương
đương với chuẩn của khu vực ASEAN, chưa đạt chuẩn theo khuyến cáo của TCYTTG, của
Hội đồng ĐD và của Liên đoàn HS quốc tế.
- Chất lượng đào tạo, nhất là năng lực thực hành của ĐDV, HSV còn hạn chế
Nhiều trường chưa có cơ sở thực hành lâm sàng mẫu, thiếu đội ngũ giảng viên hướng dẫn thực
hành lâm sàng. Các điều kiện thực hành tại BV còn rất nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến
năng lực thực hành của ĐDV, HSV sau khi ra trường do trong quá trình học không được thực
hành nhiều như trước đây.
- Việc đào tạo hệ trung cấp và cao đẳng, đại học ĐD hiện nay đang rất tự phát, thiếu quy
hoạch, không có sự điều phối của cơ quan chức năng.
Các trường tự xác định quy mô đào tạo và áp dụng quy chế xét tuyển nên tỷ lệ đội ngũ
giáo viên cơ hữu, cơ sở vật chất, trang thiết bị và cơ sở thực hành không đáp ứng với nhu cầu
đào tạo.
Chất lượng đào tạo không đồng đều giữa các trường do các điều kiện hỗ trợ học tập và
trình độ giáo viên chênh lệch. Điều này đặt ra yêu cầu cần kiểm định chất lượng chặt chẽ hơn
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

và cần có đánh giá chất lượng thực hành của ĐDVtrước khi cấp chứng chỉ hành nghề đối với ĐDV,
HSV, đặc biệt là bậc đào tạo trung cấp.
III. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC ĐIỀU DƯỠNG, HỘ SINH

1. Mục tiêu chung


Dịch vụ chăm sóc sức khỏe do ĐDV, HSV cung cấp bảo đảm an toàn, chất lượng, đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và sự hài lòng của người bệnh tại các cơ sở KBCB;
ngành ĐD và HS phát triển đạt theo chuẩn nghề nghiệp khu vực và quốc tế.
2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể 1: Tăng cường chất lượng dịch vụ ĐD, HS nhằm bảo đảm an toàn, hiệu
quả và tăng cường sự hài lòng của NB, người nhà NB và cộng đồng.
Chỉ tiêu phấn đấu:
a) Chỉ tiêu 1: Năm 2015, 100% các BV Trung ương, 70% các BV tuyến tỉnh, 50% số BV
tuyến huyện và đến năm 2020, 100% các BV triển khai thực hiện đầy đủ các quy định về
chăm sóc NB theo Thông tư 07/2011/TT-BYT.
b) Chỉ tiêu 2: Năm 2015, 100% các BV tuyến Trung ương, 50% các BV tuyến tỉnh, tuyến
huyện và đến năm 2020, 100% các BV tổ chức cho ĐDV, HSV làm việc theo ca tại các khoa
trọng điểm, có cường độ làm việc cao của BV, bao gồm các khoa: Cấp cứu, Hồi sức tích cực,
Gây mê – Phẫu thuật, Phòng đẻ, sơ sinh.
c) Chỉ tiêu 3: Năm 2015,100% BV tuyến Trung ương, 50% các BV tuyến tỉnh, tuyến
huyện và đến năm 2020, 100% các BV áp dụng mô hình chăm sóc phù hợp trên nguyên tắc
lấy NB làm trung tâm và phát huy tính tự chủ của ĐDV, HSV.
d) Chỉ tiêu 4: Năm 2015, 20% BV các tuyến và đến năm 2020, 80% BV các tuyến thực
hiện phân cấp phạm vi thực hành của ĐDV, HSV theo trình độ đào tạo.
đ) Chỉ tiêu 5: Năm 2015, 30% các tỉnh, thành phố và đến năm 2020, 60% các tỉnh, thành
phố áp dụng mô hình CSSK người cao tuổi tại nhà.
Mục tiêu cụ thể 2: Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm tính tự chủ, độc lập và vị thế
của nghề ĐD và HS trong CSSK nhân dân, quản lý và điều hành công tác ĐD và HS ở các cấp
được xây dựng và hoàn thiện theo khuyến cáo quốc tế.
Chỉ tiêu phấn đấu:
a) Chỉ tiêu 1: Chuẩn Năng lực cơ bản của HS Việt Nam được phê duyệt vào
trước năm 2015
b) Chỉ tiêu 2: Chuẩn giáo dục của ĐD và HS được ban hành trước năm 2015;
c) Chỉ tiêu 3: Chuẩn đạo đức nghề nghiệp HSV được phê duyệt trước năm 2015;
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

d) Chỉ tiêu 4: Phạm vi hành nghề của ĐDV và của HSV theo trình độ đào tạo được ban
hành trước năm 2015;
đ) Chỉ tiêu 5: Năm 2015, có sự tham gia của Hội ĐD và Hội HS Việt Nam trong Hội
đồng cấp chứng chỉ hành nghề ĐD, HS ở cấp Bộ và SYT;
e) Chỉ tiêu 6: Hội đồng tư vấn về công tác ĐD, HS được thành lập trước năm 2015;
Mục tiêu cụ thể 3. Tăng cường nguồn nhân lực ĐD, HS, cả về số lượng, chất lượng, cơ
cấu trình độ phù hợp, ưu tiên nhân lực cho khu vực khó khăn (miền núi, vùng sâu, vùng xa,
biên giới, hải đảo và khu vục nông thôn) bảo đảm cân đối giữa đào tạo và sử dụng nhân lực y
tế, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, yêu cầu thực hiện thỏa thuận công nhận lẫn nhau
trong khu vực ASEAN, các chuẩn mực của Hội đồng ĐD quốc tế và Liên đoàn HS quốc tế.
Chỉ tiêu phấn đấu:
- Chỉ tiêu 1: Năm 2015, có 18,5 ĐDV, HSV trên 10.000 dân (15 ĐDV và 3,5 HSV) và
đến năm 2020, có 25 ĐDV, HSV/10.000 dân (20 ĐDV và 05 HSV);
- Chỉ tiêu 2: Năm 2020, 100% các trạm y tế xã ở khu vực có điều kiện kinh tế, xã hội
đặc biệt khó khăn có ĐDV và HSV trong biên chế của trạm để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc
sức khỏe nhân dân trong lĩnh vực ĐD, HS (trừ những trạm đã có y sĩ Sản-Nhi);
- Chỉ tiêu 3: Năm 2015, có 100 thạc sĩ ĐD, HS và đến năm 2020, có 500 thạc sĩ ĐD, HS;
- Chỉ tiêu 4: Năm 2015: có 15 tiến sĩ ĐD, HS và đến năm 2020, có 50 tiến sĩ ĐD, HS;
- Chỉ tiêu 5: Năm 2015: 40% giáo viên trong các cơ sở đào tạo ĐD, HS là ĐDV, HSV và
đến năm 2020: 70% giáo viên trong các cơ sở đào tạo ĐD, HS là ĐDV và HSV;
- Chỉ tiêu 6: Năm 2020, tối thiểu 30% các trường/cơ sở đào tạo ĐD, HS có giáo viên là
ĐD hoặc HS tham gia công tác quản lý, lãnh đạo;
- Chỉ tiêu 7: Năm 2015, 70% sinh viên ĐD tốt nghiệp và đến năm 2020, 100% sinh viên
ĐD tốt nghiệp đạt chuẩn năng lực cơ bản của ĐD đã phê duyệt;
- Chỉ tiêu 8: Năm 2015, 50% sinh viên HS tốt nghiệp và đến năm 2020, 100% sinh viên
HS tốt nghiệp đạt chuẩn năng lực cơ bản của HS đã được phê duyệt;
- Chỉ tiêu 9: Năm 2015, 30% ĐDV, HSV và đến năm 2020, 50% ĐDV, HSV
có trình độ cao đẳng trở lên;
- Chỉ tiêu 10: Từ năm 2015, 100% ĐDV, HSV đang làm việc trong hệ thống y tế được đào
tạo cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Luật KBCB với những nội
dung đào tạo thiết yếu để nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên
môn và nghiệp vụ;
- Chỉ tiêu 11: Năm 2015, 50% HSV trực tiếp hành nghề và từ năm 2020,
100% HSV trực tiếp hành nghề được đào tạo cập nhật Hướng dẫn quốc gia về các
dịch vụ SKSS;
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

- Chỉ tiêu 12: Năm 2015, 30% HSV trực tiếp hành nghề và từ năm 2020, 100% HSV trực
tiếp hành nghề được đào tạo bảo đảm đáp ứng các tiêu chuẩn của người đỡ đẻ có kỹ năng đã
được Bộ Y tế phê duyệt;
- Chỉ tiêu 13: Năm 2015: Đưa vào áp dụng phần mềm quản lý đào tạo sinh viên ĐD, HS
và nhân lực ĐD, HS.
Mục tiêu cụ thể 4: Củng cố hệ thống quản lý ĐD, HS và tăng cường năng lực quản lý
và điều hành của cán bộ quản lý ĐD, HS các cấp

Chỉ tiêu phấn đấu:


- Chỉ tiêu 1: Năm 2015, Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em có một cán bộ chuyên trách công
tác HS là HSV;
- Chỉ tiêu 2: Năm 2015, 100% SYT có cán bộ chuyên trách công tác ĐD, HS là ĐDV
hoặc HSV;
- Chỉ tiêu 3: Năm 2015, 100% BV có hệ thống quản lý ĐD theo quy định tại Thông tư số
07/2011/TT-BYT vào năm 2015;
- Chỉ tiêu 4: Năm 2015, 100% TTCSSKSS, nhà HS, phòng khám đa khoa có ĐDT hoặc
HST;
- Chỉ tiêu 5: Năm 2015, 70% ĐDT, HST các cấp và đến năm 2020, 100% ĐDT, HST các
cấp đạt tiêu chuẩn chuyên môn và có chứng chỉ quản lý ĐD theo quy định;
- Chỉ tiêu 6: Năm 2020, 30% các BV/cơ sở KBCB có ĐDV, HSV tham gia công tác quản lý,
lãnh đạo.
Mục tiêu cụ thể 5: Tăng cường vai trò của Hội ĐD và Hội HS trong tư vấn, thẩm định,
xây dựng và giám sát thực hiện các chính sách, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế trong
lĩnh vực ĐD, HS và trong tuyên truyền vận động nâng cao vị thế, vai trò của ĐD, HS.

Chỉ tiêu phấn đấu:


- Chỉ tiêu 1: Hội ĐD Việt Nam và Hội HS Việt Nam tham gia tư vấn, xây dựng và giám
sát thực hiện chính sách về ĐD, HS;
- Chỉ tiêu 2: Từ năm 2015, Hội ĐD Việt Nam và Hội HS Việt Nam tham gia thẩm định
chương trình và tài liệu đào tạo ĐD, HS;
- Chỉ tiêu 3: Từ năm 2015, Hội ĐD Việt Nam và Hội HS Việt Nam tham gia thẩm định,
công nhận chất lượng của các cơ sở đào tạo ĐD, HS;
- Chỉ tiêu 4: Từ năm 2015, Hội ĐD Việt Nam và Hội HS Việt Nam tham gia quá trình
cấp chứng chỉ hành nghề cho ĐDV, HSV;
- Chỉ tiêu 5: Hội ĐD Việt Nam và Hội HS Việt Nam phối hợp với các cơ quản lý liên
quan thực hiện các chương trình tuyên truyền, quảng bá hình ảnh nghề nghiệp và hình ảnh
người ĐD, HS để nâng cao giá trị nghề nghiệp và vị thế cá
nhân của ĐD, HS trong xã hội;
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

- Chỉ tiêu 6: Xây dựng cổng thông tin của Hội HS Việt Nam để phối hợp cùng với cổng
thông tin điện tử của Hội ĐD Việt Nam tạo thành diễn đàn trao đổi thông tin, tuyên truyền về
nghề ĐD, nghề HS góp phần phát triển nghề nghiệp và đội ngũ ĐDV, HSV.
IV. Các giải pháp thực hiện
1. Giải pháp về chính sách, quản lý và tổ chức
Tăng cường sự tham gia của ĐD và HS vào việc xây dựng các chính sách liên quan đến
ĐD, HS ở các cấp của ngành y tế.
Thành lập Hội đồng tư vấn về công tác ĐD, HS để tham mưu cho các cấp của ngành y tế
về chính sách liên quan tới ĐD, HS.
Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý ĐD và HS trong Cục Quản lý khám, chữa bệnh
(QLKCB), Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em (SKBMTE),
Thành lập và tăng cường chất lượng hoạt động của Hội đồng ĐD và HS BV. Tiếp tục
củng cố về tổ chức và năng lực quản lý của Phòng ĐD và HS BV.
Hoàn thiện các hướng dẫn về phân cấp trong các kỹ thuật ĐD và HS theo trình độ đào
tạo
Hoàn thiện các chính sách có liên quan đến tuyển dụng, khuyến khích, đãi ngộ phù hợp
cho ĐDV và HSV, đặc biệt cho ĐDV và HSV và cô đỡ thôn bản làm việc tại tuyến cơ sở, các cơ
sở y tế dự phòng, các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi khó khăn.
Hoàn thiện các hướng dẫn hỗ trợ cho tuyển dụng đủ số lượng để bảo đảm tỉ số ĐDV và
HSV trên giường bệnh và tỉ số ĐDV và HSV trên số bác sĩ nhằm tăng cường chất lượng các
dịch vụ chăm sóc đáp ứng nhu cầu NB.
Hoàn thiện các hướng dẫn hỗ trợ cho đào tạo liên thông từ trung cấp lên cao đẳng, và từ
cao đẳng lên đại học bao gồm cả các chính sách hỗ trợ về tài chính.

Tăng cường giám sát để các BV, các cơ sở y tế bảo đảm môi trường làm việc
phù hợp cho ĐDV và HSV. Đưa điều kiện làm việc của nhân viên vào trong tiêu chí đánh giá chất
lượng, xếp hạng BV.
Áp dụng hệ thống cơ sở dữ liệu đăng ký sinh viên/học sinh ĐD, HS đầu vào để có thể
theo dõi được số lượng đào tạo và là cơ sở để đánh giá, cấp chứng chỉ hành nghề.
Áp dụng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý nhân lực, bao gồm cả cấp chứng chỉ hành nghề
ĐD, HS và nơi hành nghề để có thể theo dõi được sự biến động và dự báo nhu cầu về ĐD,
HS.

2. Giải pháp tăng cường nguồn nhân lực Điều dưỡng, Hộ sinh
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

a) Đào tạo chính quy

BYT phối hợp với Bộ Giáo dục đào tạo và UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo
củng cố và nâng cấp các trường trung cấp y tế lên cao đẳng. Định kỳ kiểm tra các điều kiện
đào tạo cao đẳng ĐD, HS sau khi được nâng cấp trường cao đẳng và mở mã ngành đào tạo.
Tiếp tục xây dựng các chương trình đào tạo theo hướng hội nhập khu vực và quốc tế.
Phát triển các chương trình đào tạo HS đại học và sau đại học (chương trình đào tạo thạc
sĩ, tiến sĩ). Phát triển các chương trình đào tạo ĐD chuyên khoa (Nhi, Hồi sức, Ngoại, Tâm
thần, Lão khoa, Phòng mổ, TMH, Mắt, QLĐD…). Áp dụng chuẩn năng lực ĐD, HS do BYT
ban hành trong xây dựng chương trình, giáo trình và đánh giá đào tạo ĐD, HS.
Tăng cường đào tạo để bảo đảm số lượng ĐD và HS theo các chỉ tiêu của Bộ Y tế thông
qua hệ thống đào tạo của nhà nước và tư nhân. Khuyến khích các cơ sở đào tạo tư nhân tham
gia vào đào tạo ĐD và HS trên cơ sở bảo đảm chất lượng đầu ra.
Bảo đảm số lượng của đội ngũ giảng viên ĐD và HS thông qua ưu tiên tuyển dụng, thu
hút ĐDV, HSV có đủ trình độ và thâm niên lâm sàng ít nhất 3 năm về các cơ sở đào tạo làm
giảng viên nhằm tăng tỷ lệ giảng viên là ĐD, HS trên tổng số giảng viên trong đó có giảng
viên lâm sàng ở các trường, khoa đào tạo ĐD, HS. Tăng cường năng lực hệ thống giáo viên
ĐD, HS, bao gồm cả các giáo viên lâm sàng tại các BV/cơ sở giảng dạy thực hành ĐD, HS.
Tăng cường thành phần ĐDV, HSV vào các Hội đồng xây dựng chương trình đào tạo ĐD,
HS.
Tăng cường cơ sở vật chất cho các trường đào tạo ĐD, HS theo hướng chuẩn

hóa, hiện đại hóa đặc biệt là trang thiết bị dạy học, phòng thực hành tiền lâm sàng và thúc đẩy phối
kết hợp giữa nhà trường với các cơ sở thực hành để sinh viên ĐD, HS có cơ hội thực hành
bảo đảm năng lực đầu ra của sinh viên.

Áp dụng chuẩn năng lực do BYT ban hành trong thực hiện đào tạo và đánh giá đầu ra
của ĐD, HS.
Phối hợp với các cơ sở đào tạo uy tín quốc tế để đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ĐD, HS nhằm
tăng thêm cơ sở đào tạo thạc sĩ ĐD, HS trong nước. Xây dựng đề án đào tạo đội ngũ chuyên
gia ĐD, HS ở nước ngoài. Duy trì, mở rộng các cơ sở đào tạo quản lý về ĐD, HS.
Tăng cường số lượng ĐDV và HSV ở trình độ cao đẳng thông qua đào tạo chính quy, đặc
biệt đào tạo liên thông/chuyển đổi từ hệ trung cấp lên cao đẳng để tăng số lượng ĐDV và
HSV cao đẳng theo hướng hội nhập quốc tế thông qua các giải pháp phù hợp về chương trình
đào tạo, tổ chức đào tạo và cấp bằng.
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

Mở rộng các chương trình đào tạo, đặc biệt đào tạo và sử dụng cô đỡ thôn bản phù hợp
nhằm tăng cường đội ngũ nhân viên y tế có kỹ năng về ĐD, HS tại các vùng có điều kiện kinh
tế xã hội đặc biệt khó khăn.

b) Đào tạo liên tục

Tăng cường phối kết hợp với các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án tài trợ để đào
tạo cập nhật kiến thức y khoa liên tục cho ĐD và HS theo quy định của pháp luật về KBCB
nhằm đạt được năng lực ĐD và HS, đặc biệt năng lực của người đỡ đẻ có kỹ năng, làm việc
trong lĩnh vực y tế công và tư nhân.
Tăng cường đào tạo tại chỗ,
Cập nhật và chuẩn hóa các quy trình kỹ thuật, các chương trình đào tạo liên tục về an
toàn NB, kiểm soát nhiễm khuẩn, thái độ hành vi, giao tiếp với NB và người nhà NB để áp
dụng trong toàn quốc.
3. Giải pháp về chuyên môn kỹ thuật

Bảo đảm phân bố số lượng nhân lực ĐD, HS theo tỷ số phù hợp trên giường bệnh và trên
số bác sĩ. Áp dụng mô hình phân công làm việc theo ca, đặc biệt những nơi có nhiều NB nặng,
NB cần theo dõi sát.

Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ phục vụ chăm sóc NB,
cải thiện môi trường làm việc cho ĐDV, HSV.
Cải thiện các điều kiện phục vụ trực tiếp cho NB gồm ăn, mặc, vệ sinh, chăm
sóc, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và từng bước áp dụng mô hình chăm sóc NB toàn diện
không cần người nhà chăm sóc.
Áp dụng các mô hình làm việc trong đó ĐDV và HSV làm chủ để bảo đảm NB nhận
được dịch vụ chăm sóc tốt nhất, phù hợp với tình trạng của họ và không tốn kém, tránh sự can
thiệp không cần thiết của bác sĩ.
Áp dụng mô hình các cuộc đẻ thường, không biến chứng sẽ do HS thực hiện để tránh các
cuộc mổ đẻ không cần thiết.
Áp dụng các mô hình ĐD và HS dựa trên cộng đồng gắn liền với chăm sóc sức khỏe ban
đầu, bảo đảm chuỗi chăm sóc liên tục để NB và cộng đồng nhận được dịch vụ y tế tốt nhất,
thuận tiện, phù hợp với văn hoá, tập quán và chi phí thấp.
Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các văn bản quy định pháp luật về tăng cường công tác
ĐD, HS, các quy định, hướng dẫn chuyên môn khác, tổ chức làm việc và trách nhiệm cá nhân
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

trong dịch vụ ĐD, HS, tăng cường công tác giám sát, hỗ trợ để bảo đảm chất lượng các dịch vụ
này trong CSNB.
Áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình kỹ thuật bao gồm cả các chuẩn về thái độ
và hành vi trong lĩnh vực ĐD, HS.

4. Giải pháp về tài chính


Bố trí nguồn ngân sách riêng cho công tác ĐD và HS trong ngân sách sự nghiệp ngành y
tế các cấp và ở các cơ sở y tế để bảo đảm đào tạo liên tục, các hoạt động có liên quan đến ĐD
và HS khác.
Tăng cường phối kết hợp với các chương trình, dự án có can thiệp liên quan đến ĐD và
HS để thực hiện các mục tiêu có liên quan của Chương trình hành động. Kinh phí thực hiện
Chương trình được huy động từ các nguồn vốn: ngân sách trung ương, ngân sách địa phương,
vốn viện trợ quốc tế, vốn huy động cộng đồng và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Ưu tiên nguồn tài chính trong nước và quốc tế để triển khai các Chương trình sau: Chương
trình cấp Bộ về nâng cao chất lượng chăm sóc ĐD, HS; Chương trình nâng cao năng lực lãnh
đạo và quản lý cho ĐDT và HST; Chương trình đào tạo giảng viên trình độ cao ngành ĐD và
HS; Đề án đào tạo ĐD, HS ngang chuẩn khu vực và quốc tế; Đề án truyền thông để nâng cao
sự hiểu biết của người dân về vai trò của ĐD, HS.
5. Giải pháp truyền thông, giáo dục

a) Tăng cường nhận thức của người dân, cộng đồng về vai trò của Điều dưỡng, hộ
sinh
Các cơ quan truyền thông các cấp của ngành y tế như Trung tâm Truyền thông, giáo dục
sức khỏe trung ương và các tỉnh thành phố, Báo Sức khỏe đời sống, Tạp chí BV, Tạp chí ĐD, các
cổng thông tin điện tử, website của BYT, Cục QLKCB, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo,
các SYT, các BV, các trường đại học, cao đẳng và trung cấp y tế thực hiện chương trình tuyên
truyền, quảng bá nâng cao nhận thức về ngành ĐD, HS trong chăm sóc sức khỏe NB và cộng
đồng.
b) Tăng cường nhận thức về vai trò của chăm sóc điều dưỡng, hộ sinh trong hệ thống
y tế
Thực hiện công tác truyền thông, vận động về vai trò của chăm sóc ĐD và HS trong hệ
thống y tế nhằm nâng cao vị thế của ĐDV, HSV trong chăm sóc sức khỏe nhân dân và mối quan
hệ tương tác giữa ĐDV, HSV với bác sĩ và nhân viên y tế khác.
6. Giải pháp về hợp tác quốc tế
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ chức quốc tế như TCYTTG, Quỹ
dân số Liên hợp quốc (UNFPA), Hội đồng ĐD quốc tế (ICN) và Liên đoàn HS quốc tế (ICM); tiếp
tục mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế khác, các Tổ chức phi chính phủ (NGO),
Hội nghề nghiệp của các nước để có thêm nguồn lực và các hỗ trợ kỹ thuật cho công tác ĐD,
HS.
Thực hiện Cam kết thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ ĐD, HS giữa các nước ASEAN, tham
dự hội nghị, hội thảo, tập huấn, đào tạo trong nước và nước ngoài có sự tham gia của các nước
thành viên.
Tăng cường hợp tác giữa Hội ĐD Việt Nam và Hội HS Việt Nam trong các lĩnh vực xây
dựng chính sách và hợp tác với các tổ chức nghề nghiệp ĐD, HS khu vực ASEAN và thế giới.
Mở rộng hợp tác quốc tế với các nước tiếp nhận ĐDV, HSV Việt Nam đến làm việc để
đào tạo bổ sung cho các ứng viên ĐD, HS theo các yêu cầu đã được ký kết giữa hai nước
nhằm tạo điều kiện cho các ứng viên làm quen với môi trường làm việc mới.
7. Tăng cường vai trò của Hội Điều dưỡng và Hội Hộ sinh Việt Nam
Tăng cường vai trò của Hội ĐD Việt Nam và Hội HS Việt Nam trong việc tham gia xây
dựng, giám sát thực hiện chính sách về ĐD HS; thẩm định chương trình và tài liệu đào tạo
ĐD, HS; thẩm định, công nhận chất lượng của các cơ sở đào tạo ĐD, HS; cấp chứng chỉ hành
nghề cho ĐDV và HSV; xây dựng và giám sát các chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức y
khoa liên tục để nâng cao năng lực cho ĐDV và HSV../.
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

VÔ KHUẨN - TIỆT KHUẨN

NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG
Vô khuẩn – tiệt khuẩn là một trong những yêu cầu hàng đầu của ngành Y tế. Đối
với cán bộ y tế, trong quá trình khám bệnh, thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người bệnh
hoặc trong quá trình phẫu thuật, bất cứ một động tác nào tiếp xúc với người bệnh đều
có nguy cơ gây nhiễm khuẩn.
Nhiễm khuẩn có thể trực tiếp từ cán bộ y tế sang bệnh nhân và ngược lại:
Cán bộ y tế Bệnh nhân
hoặc có thể gián tiếp:
Cán bộ y tế Dụng cụ Bệnh nhân
Người điều dưỡng phải có thói quen, phản xạ vô khuẩn, triệt để tôn trọng quy
trình vô khuẩn khi chuẩn bị hấp, sấy dụng cụ, khi tiến hành các thao tác, thủ thuật chăm sóc
người bệnh , đồng thời phải biết chọn lựa phương pháp tiệt khuẩn thích hợp.
2. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI LIÊN QUAN ĐẾN SỰ
NHIỄM KHUẨN
- Lứa tuổi sơ sinh: thường do bà mẹ truyền sang từ kháng thể hoặc qua nhau.
- Lứa tuổi nhũ nhi: khả năng miễn dịch lớn nhất ở hai tháng đầu
- Tuổi nhà trẻ mẫu giáo: do tiếp xúc với môi trường có nguồn lây nhiễm
- Tuổi đi học và thiếu niên: do ăn uống kém vệ sinh
- Người lớn: thường do tiếp xúc với bệnh nhân, môi trường có nguồn lây nhiễm
khuẩn.
- Người già: kháng thể giảm, dinh dưỡng kém, dễ nhạy cảm với sự nhiễm trùng.
3. QUÁ TRÌNH NHIỄM KHUẨN
3.1. Các thành phần của chuỗi nhiễm khuẩn
- Tác nhân gây bệnh
- Nguồn chứa
- Đường ra
- Phương tiện lây truyền

7
3
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

- Đường xâm nhập


- Tính cảm thụ của cơ thể
3.1.1. Tác nhân gây bệnh
Là những vi sinh vật, ký sinh trùng có khả năng gây bệnh. Tác nhân gây bệnh
còn phụ thuộc vào số lượng, độc tính, khả năng thích ứng với mội trường và khả năng
xâm nhập vào cơ thể con người.
3.1.2. Nguồn chứa
Là môi trường sống và sinh sản của vi sinh vật, ký sinh trùng. Nó có thể là
người, đồ vật hay động vật.
+ Ở người: người bệnh hoặc người lành mang mầm bệnh
+ Ở động vật và côn trùng: chó, mèo, chuột, muỗi,..
+ Đồ vật: dụng cụ bẩn, thức ăn nhiễm khuẩn
+ Mội trường không khí, đất cát,…
3.1.3. Đường ra
Đường hô hấp, tiêu hóa, bài tiết, qua vết thương, qua da, qua đường máu.
3.1.4. Phương tiện lây truyền
Là cách di chuyển của vi sinh vật, ký sinh trùng từ nơi này đến nơi khác hoặc từ
vật chủ này đến vật chủ khác.
+ Lây truyền trực tiếp: ho, hắt hơi, sờ chạm, hôn, giao hợp,…
+ Lây truyền gián tiếp qua vật chủ trung gian như nước, sữa, đồ dung hay từ côn
trùng như ruồi, muỗi,…
3.1.5. Đường xâm nhập
Là đường mà vi sinh vật, ký sinh trùng xâm nhập vào vật chủ mới, thường giống
như đường nó rời vật chủ cũ.
3.1.6. Tính cảm thụ của chủ thể
Tính cảm thụ của chủ thể phụ thuôc vào:
+ Độ tuổi (trẻ em, người già dễ nhạy cảm).
+ Giới tính.
+ Tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe.
+ Bệnh mạn tính.

7
4
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

+ Điều trị: đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, corticoides, sử dụng kháng sinh
trong điều trị không đúng phác đồ.
+ Môi trường sống bị ô nhiễm.
+ Hệ thống miễn dịch bị ức chế.
3.2. Phá vỡ chuỗi nhiễm khuẩn
Để tránh sự nhiễm khuẩn, chúng ta có thể cắt đứt một hay nhiều thành phần của
chuỗi nhiễm khuẩn như:

+ Tiêu diệt hay hạn chế sự phát triển của vi sinh vật, loại bỏ tác nhân gây bệnh
bằng các phương pháp vật lý hay hóa học.

+ Xử lý, thanh thải nguồn chứa, dọn dẹp các nơi có nguồn chứa.
+ Mang khẩu trang khi tiếp xúc với các bệnh lây qua đường hô hấp
+ Rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân.
4. KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN KHỬ KHUẨN – TIỆT KHUẨN
4.1. Khử khuẩn: là quá trình loại bỏ hầu hết các vi sinh vật gây bệnh trừ nha bào.
4.2. Tiệt khuẩn: là quá trình loại bỏ hoặc phá hủy tất cả các cấu trúc vi khuẩn bao gồm
cả nha bào.
4.3. Vô khuẩn: là tình trạng trong đó những vùng, vật hoàn toàn không có sự hiện diện
của bất cứ một vi sinh vật nào (kể cả nha bào).
4.4. Sát khuẩn: là sự tiêu diệt hay kiềm chế sự phát triển của các vi sinh vật trên da hay
các tổ chức khác của cơ thể
5. PHÂN LOẠI NGUY CƠ NHIỄM KHUẨN
5.1. Nguy cơ nhiễm khuẩn thấp
Những dụng cụ tiếp xúc với da nguyên vẹn, hoặc da bình thường hay các môi
trường ít tiếp xúc với bệnh nhân như tường nhà, trần nhà, sàn nhà, đồ gỗ,… Đối với các
loại này chỉ cần làm sạch và để khô.
5.2. Nguy cơ nhiễm khuẩn trung bình
Những dụng cụ không xuyên qua da hoặc đi vào những vùng vô khuẩn của cơ
thể, chỉ tiếp xúc với niêm mạc (dụng cụ hô hấp, nội soi, tiêu hóa) và da không nguyên
vẹn (tổn thương lớp biểu bì). Các dụng cụ này phải được làm sạch, sau đó khử khuẩn

7
5
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

thích hợp.
5.3. Nguy cơ nhiễm khuẩn cao
Những dụng cụ đi vào các mô cơ thể và hệ thống mạch máu (dụng cụ ngoại
khoa, catheter mạch máu, dụng cụ đặt trong tử cung, …), các dụng cụ này phải được
làm sạch sau đó tiệt khuẩn. Với những dụng cụ không được tiệt khuẩn, phải được khử
khuẩn ở mức độ cao.
6. CÁC PHƯƠNG PHÁP KHỬ KHUẨN
6.1. Khử khuẩn bằng tia cực tím, hơi formol hoặc khí ozone
- Phương pháp khử khuẩn này thường được áp dụng ở các phòng mổ.
6.2. Khử khuẩn bằng nhiệt
- Đun sôi 1000C trong ít nhất 5 phút kể từ lúc nước bắt đầu sôi có thể làm bất hoạt các
vi sinh vật bao gồm virut viêm gan B, HIV và vi khuẩn lao. Phương pháp này không
diệt được các nha bào.
- Khử khuẩn bằng máy cũng được thực hiện với các dụng cụ như vải vóc, các ống
máy thở, kính đeo mắt trong phòng xét nghiệm, và những dụng cụ phẫu thuật trước
khi hấp.
6.3. Khử khuẩn bằng các dung dịch hóa chất
Có 3 mức độ khử khuẩn:
6.3.1. Khử khuẩn mức độ cao
Là quá trình khử khuẩn đòi hỏi phải diệt được hầu hết các loại vi khuẩn, nấm,
virut, trực khuẩn lao và một số bào tử của vi khuẩn. Sản phẩm hóa học đáp ứng được
yêu cầu này thường được sử dụng là glutaraldehyde nồng độ 2% (Cidex), Hexanios.

Quá trình khử khuẩn bậc cao thường được áp dụng cho các dụng cụ không chịu
nhiệt, đắt tiền sau khi đã được làm sạch như: dụng cụ nội soi, dây máy thở,...
6.3.2. Khử khuẩn mức độ trung bình
Là quá trình khử khuẩn đòi hỏi phải diệt được các loại vi khuẩn, nấm, virut, trực
khuẩn lao nhưng không diệt được bào tử. Các loại hóa chất thường được sử dụng là
nhóm iodine, formol, phenolic, cồn.
6.3.3. Khử khuẩn mức độ thấp
Là quá trình khử khuẩn đòi hỏi phải diệt được các loại vi khuẩn sinh dưỡng, một
7
6
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

số virut có kích thước trung bình và có vỏ lipide. Hóa chất thường được sử dụng là
amonium bậc 4, aminoacid, các hợp chất clo dùng để khử khuẩn sàn nhà, tường, mặt
bàn,...
Tóm lại, tùy theo từng loại dụng cụ và mục đích sử dụng mà ta chọn dung dịch khử
khuẩn phù hợp với hướng dẫn của nhà sản xuất.
6.4. Nguyên tắc lựa chọn hóa chất dùng trong khử khuẩn bệnh viện
- Hóa chất khử khuẩn phải đảm bảo một số tiêu chuẩn sau:
- Phổ kháng khuẩn rộng
- Tác dụng nhanh
- Không bị ảnh hưởng bởi các chất như chất hữu cơ, xà phòng, chất tẩy rửa hoặc các
hóa chất khác.
- Không gây độc cho bệnh nhân, nhân viên y tế và môi trường
- Không ảnh hưởng lên các dụng cụ y khoa bằng kim loại cũng như các vật dụng bằng
vải, cao su, chất dẻo khác.
- Phải có hiệu quả lâu dài trên bề mặt được xử lý
- Dễ sử dụng, mùi phải dễ chịu hoặc không mùi
- Rẻ tiền
- Phải hòa tan hoàn toàn trong nước và ổn định khi pha loãng
- Phải có tác dụng làm sạch
7. CÁC PHƯƠNG PHÁP TIỆT KHUẨN
7.1. Tiệt khuẩn bằng các tia
Người ta có thể dùng các tia gamma để tiệt khuẩn dụng cụ
7.2. Tiệt khuẩn bằng sức nóng
Có hai phương pháp:
7.2.1. Hơi nóng ẩm dưới áp lực
- Đây là phương pháp thông thường và thích hợp nhất để tiệt khuẩn cho tất cả các
dụng cụ dùng cho các thủ thuật xâm lấn chịu được nhiệt và độ ẩm. Phương pháp này
đáng tin, không độc, rẻ tiền, diệt được bào tử, ít tốn thời gian và hơi nước có thể
xuyên qua vải bọc dụng cụ.
- Khi sử dụng máy đang hoạt động có áp lực phải khóa an toàn ở cửa của máy, không

7
7
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

được mở đến khi không còn áp lực.


- Thời gian tiệt khuẩn các dụng cụ tùy thuộc vào nhiệt độ và áp suất của quy trình
sấy.
7.2.2. Hơi nóng khô
- Phương pháp này đòi hỏi thời gian dài hơn và nhiệt độ cao hơn cho nên chỉ phù hợp
với dụng cụ bằng thủy tinh và dụng cụ bằng kim loại.
- Hiện nay người ta ít khuyến cáo việc sử dụng hơi nóng khô do khả năng tiệt khuẩn
không bằng hơi nóng ẩm và dễ làm hư hỏng dụng cụ.
7.3. Tiệt khuẩn bằng khí
Các loại khí thường được dùng để tiệt khuẩn dụng cụ là: ethylen oxit (EO),
hydrogen peroxide (H2O2).
8. NHỮNG NGUYÊN TẮC TỔNG QUÁT CỦA KỸ THUẬT VÔ KHUẨN
- Dùng kềm vô khuẩn hay mang găng tay vô khuẩn để tiếp xúc với các vật vô khuẩn.
- Không được choàng tay qua vùng vô khuẩn.
- Không được nói chuyện, ho, hắt hơi vào vùng vô khuẩn.
- Luôn đứng đối diện với vùng vô khuẩn hay vùng sát khuẩn.

7
8
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

- Dụng cụ đã tiệt khuẩn phải để nơi khô ráo. Vật vô khuẩn bị ướt được xem như
không còn vô khuẩn.
- Mở gói đồ vô khuẩn phải để xa thân người, không để chạm vào áo quần.
- Phần dưới thắt lưng không được xem là vô khuẩn.
- Khi đã mang đồ vật ra khỏi hộp hay gói đồ vô khuẩn không được đặt trả lại.
- Các dụng cụ đã được tiệt khuẩn phải được giữ kín đến khi dùng.
- Nếu nghi ngờ tình trạng vô khuẩn của một vật phải xem vật đó không vô khuẩn.
9. CHUẨN BỊ VÀ LƯU TRỮ DỤNG CỤ TIỆT KHUẨN
9.1. Mục đích:
- Giữ dụng cụ lâu bền và khi cần có ngay.
- Tránh sự lan tràn mầm bệnh.
9.2. Nguyên tắc chung khi chuẩn bị dụng cụ tiệt khuẩn:
- Dụng cụ nhiễm có dính máu, dịch tiết phải xả nước trước khi ngâm dung dịch khử
khuẩn.
- Dụng cụ không bị nhiễm rửa trước, dụng cụ nhiễm tách riêng và rửa sau.
- Tất cả các dụng cụ phải được tráng lại với nước sau khi ngâm dung dịch khử khuẩn.
9.3. Những điểm cần lưu ý khi gói dụng cụ gởi hấp và cất dụng cụ đã hấp
- Khăn hay giấy gói hấp phải sạch, không thủng. Khăn bằng vải phải may hai lớp.
- Các dụng cụ phải được gói kín hoàn toàn để ngăn ngừa nhiễm khuẩn khi cần tới.
- Tủ cất dụng cụ phải sạch, khô, riêng rẽ với dụng cụ chưa hấp.
- Các dụng cụ vừa mới hấp phải đặt sau những dụng cụ hấp trước để tránh quá hạn.
- Thời gian hấp lại tùy thuộc phương pháp đóng gói và tiệt khuẩn.

7
9
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

THEO DÕI DẤU HIỆU SINH TỒN


NỘI DUNG
I. ĐẠI CƢƠNG
- Dấu hiệu sinh tồn bao gồm: nhiệt độ, mạch, nhịp thở, huyết áp là những dấu hiệu chỉ rõ
sự hoạt động của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn và nội tiết. Nó phản ánh chức năng
sinh lý của cơ thể.
- Theo dõi dấu sinh tồn giúp phát hiện những bất thường của bệnh tim mạch, hô hấp,
thần kinh, và hệ thống nội tiết trong cơ thể. Ngoài ra những thay đổi về tình trạng sinh
lý của cơ thể, những đáp ứng về thể chất, môi trường, tâm lý đều gây ảnh hưởng đến
dấu sinh hiệu.
- Bất kỳ sự thay đổi bất thường nào của dấu sinh tồn đều được ghi nhận và báo với thầy
thuốc để theo dõi kịp thời.

II. MỤC ĐÍCH


- Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
- Giúp chẩn đoán bệnh.
- Theo dõi tình trạng bệnh, diễn tiến bệnh.
- Theo dõi kết quả điều trị, chăm sóc.
- Phát hiện biến chứng của bệnh.
- Kết luận sự sống còn của người bệnh.

III. CHỈ ĐỊNH


- Người bệnh nhập viện, xuất viện, chuyển viện.
- Kiểm tra sức khỏe.
- Người bệnh đang nằm viện.
- Người bệnh trước và sau phẫu thuật.
- Trước và sau khi dùng thuốc ảnh hưởng đến hô hấp, tim mạch, nhiệt độ,…
- Tình trạng người bệnh có những thay đổi về thể chất (hôn mê, lú lẫn, đau).
- Bàn giao ca trực đối với người bệnh nặng.

IV. NHIỆT ĐỘ, MẠCH, NHỊP THỞ, HUYẾT ÁP.


1. THEO DÕI NHIỆT ĐỘ (Thân nhiệt): Ký hiệu: T0
- Nhiệt độ trung bình của cơ thể: từ 36,50C – 370C.
- Khi thân nhiệt đo được cao hơn 37,50C thì gọi là sốt và khi thân nhiệt thấp hơn 360C
thì gọi là hạ thân nhiệt.
- Dụng cụ dùng để đo thân nhiệt gọi là nhiệt kế.
1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến thân nhiệt:
- Tuổi:
o Trẻ em thân nhiệt thường cao hơn người lớn vì trung khu điều hòa thân nhiệt của
trẻ chưa hoàn chỉnh nên dễ sốt cao do bất kỳ thay đổi nào trong cơ thể và đôi khi
kèm co giật.
o Người già vận động kém, nhu cầu chuyển hóa và hấp thu thấp nên thân nhiệt
thường thấp so với người trẻ.
80
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

- Giới: ở phụ nữ nhiệt độ thường cao hơn nam giới, đặc biệt trong thời kỳ rụng trứng
(0,3 – 0,50C) và giai đoạn cuối của thời kỳ thai nghén (0,5 – 0,80C).
- Khi hoạt động nhiệt độ tăng.
- Nhiệt độ môi trường quá nóng hoặc quá lạnh, thân nhiệt cũng tăng lên hay giảm đi tuy
không nhiều lắm (khoảng 0,50C).
- Một số thuốc ảnh hưởng đến khả năng bài tiết mồ hôi, gây dãn mạch.
- Thời gian trong ngày: nhiệt độ cơ thể thay đổi từ 0,5 – 10C trong ngày. Nhiệt độ thấp
nhất vào sáng sớm và cao nhất sau 6 giờ chiều.
- Vị trí đo thân nhiệt: kết quả nhiệt độ có thể khác nhau tùy theo vị trí đo thân nhiệt.
1.2. Phân loại nhiệt kế:
a) Theo chất liệu:
- Nhiệt kế thủy ngân.
- Nhiệt kế điện tử.
- Nhiệt kế bằng hóa chất.
Theo vị trí:
Loại nhiệt kế Ích lợi Bất lợi

Nhiệt kế đặt ở tai (dạng Dễ dùng. Bất lợi đối với người bệnh
điện tử) Đọc kết quả chính xác dùng dụng cụ trợ thính.
trong thời gian ngắn 2 – Ráy tai có thể làm thay đổi
5 giây. nhiệt độ.
Không gây khó chịu cho Viêm tai làm thay đổi kết quả.
người bệnh. Không dùng ở người bệnh có
Thay lớp áo phủ bên mổ lỗ tai, màng nhĩ.
ngoài đầu nhiệt kế sau khi Đắt tiền
dùng cho người bệnh.

Nhiệt kế hậu môn Kết quả chính xác Không dùng cho người bệnh
Thời gian: 3 phút tiêu chảy, táo bón, vết thương
vùng hậu môn, tình trạng dễ
xuất huyết (trĩ,…).
Làm người bệnh lo sợ.
Không nên dùng cho trẻ mới
sinh.
Nguy cơ lây nhiễm do tiếp xúc
dịch tiết.

81
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

Nhiệt kế miệng Phản ánh nhiệt độ chính Bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ thức
xác sau 5 phút ăn, nước uống.
Tiện dùng hơn nhiệt kế Không dùng khi có tổn thương
hậu môn và phẫu thuật ở vùng miệng,
tình trạng lạnh run, động kinh,
co giật ở trẻ nhỏ.
Người bệnh hôn mê, lú lẫn
không hợp tác, chườm nóng,
lạnh vùng cổ.
Người bệnh đang khó thở.
Nguy cơ lây nhiễm do tiếp xúc
dịch tiết.

82
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

Nhiệt kế nách An toàn, ít có nguy cơ Kết quả nhiệt độ thấp hơn ở


lây nhiễm miệng, hậu môn.
Có thể dùng cho trẻ sơ
sinh.
Thời gian đặt từ 8-10
phút.

Nhiệt kế đặt An toàn, không lây Người bệnh sốt, đổ mồ hôi làm
ngoài da (hóa chất) nhiễm. băng dán không dính
Có thể dùng cho trẻ sơ Có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt
sinh độ môi trường
Thời gian đặt 1 phút Đắt tiền

1.3. Đơn vị đo thân nhiệt:


- Độ C (Celcius)
- Độ F ( Fahrenheit)
- Công thức đổi nhiệt:

C0 = (F0 – 32) . 5/9 F0


= 9/5 . C0 + 32

1.4. Phân loại sốt:


a) Theo độ:
- Sốt nhẹ: 37,50C – 380C
- Sốt vừa: >380C – 390C
- Sốt cao: >390C – 400C
- Sốt quá cao: > 400C
b) Theo tính chất:
- Sốt cao nguyên (sốt cơn): khi biên độ sốt thay đổi rõ rệt, biên độ giữa 2 lần sốt trên
10C.
- Sốt liên tục (sốt không dứt cơn): khi biên độ sốt chênh lệch không đáng kể, nhiệt độ
dao động không quá 10C.
- Sốt hồi quy: sốt một thời gian 5-7 ngày rồi hết sốt, sau đó sốt lại.
1.5. Ảnh hưởng của sốt đối với cơ thể:

83
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

- Tuần hoàn: mạch máu ngoại biên dãn, nhịp tim tăng, tăng vận mạch, mặt môi đỏ.
- Hô hấp: nhịp thở tăng.
- Tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.
- Bài tiết: mất nhiều mồ hôi, tiểu ít, nước tiểu cô đặc, sậm màu.
- Thần kinh: gây nhức đầu, dễ kích động, cáu gắt, sốt cao có thể dẫn đến mê sảng, co
giật nhất là trẻ em
- Toàn thân: sốt kéo dài làm cơ thể suy kiệt.
1.6. Theo dõi và chăm sóc người bệnh sốt:
a) Theo dõi:
- Theo dõi tính chất của sốt.
- Theo dõi tình trạng tinh thần, tri giác của người bệnh.
- Theo dõi tình trạng co giật có hay không?
- Theo dõi về tim mạch, huyết áp, nhịp thở.
- Theo dõi lượng nước xuất nhập 24h.
- Theo dõi da và niêm mạc.
- Theo dõi người bệnh có các biểu hiện xuất huyết nội tạng, xuất huyết dưới da hay
không? Có các ban mọc lên hay không?
- Thực hiện và theo dõi các xét nghiệm cho người bệnh theo chỉ định của thầy thuốc.
b) Chăm sóc:
- Đặt người bệnh nằm trong phòng thoáng mát, nới rộng quần áo, bỏ bớt chăn đắp.
- Lau mát cho người bệnh : lau ở trán, nách, bẹn. Nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ cơ thể
20C (thường áp dụng đối với bệnh nhi hay ở những người do rối loan trung khu điều
hòa nhiệt).
- Thực hiện thuốc hạ sốt theo y lệnh của bác sĩ.
- Cho người bệnh uống nhiều nước, truyền dịch theo y lệnh.
- Cung cấp thức ăn dễ tiêu, hạn chế dầu mỡ, chất kích thích. Chia bữa ăn ra làm nhiều
bữa nhỏ, mỗi lần ăn 1 ít
- Vệ sinh cá nhân: giường nằm khô ráo, sạch sẽ, quần áo khô sạch, thấm hút mồ hôi.
1.7. Theo dõi và chăm sóc người bệnh hạ thân nhiệt:
a) Theo dõi:
- Theo dõi nhiệt độ, mạch, huyết áp người bệnh thường xuyên.
- Theo dõi tình trạng mất nước, mất máu (nếu có).
- Theo dõi trạng thái tinh thần.
- Theo dõi mạch và huyết áp.
b) Chăm sóc:
- Theo dõi tổng trạng, tri giác.
- Kiểm soát nhiệt độ phòng, tránh gió lùa.
- Giữ ấm cơ thể bằng cách cho sưởi đèn, ủ ấm.
- Cho người bệnh uống nước ấm, súp, sữa nóng (nếu được).
- Thực hiện y lệnh điều trị ( truyền máu, truyền dịch, dùng thuốc).
- Theo dõi lượng nước xuất nhập.
- Hồi sức, chăm sóc tích cực.

84
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

2. THEO DÕI MẠCH


2.1. Định nghĩa:
- Mạch là cảm giác đập nẩy nhịp nhàng theo nhịp đập của tim khi ta đặt tay trên một
động mạch.
2.2. Tính chất của mạch:
- Tần số: là số lần tim đập trong 1 phút.
- Cường độ: tim đập mạnh hay yếu.
- Nhịp điệu: là khoảng cách giữa các lần đập của mạch, tim đập đều hay không đều.
- Sức căng: là tính co giãn của mạch, bình thường động mạch nhẵn, mềm và có tính đàn
hồi tốt.
2.3. Tần số mạch bình thường ở các lứa tuổi:
- Trẻ sơ sinh: 140 – 160 lần/phút.
- Trẻ 1 tuổi: 120 – 125 lần/phút.
- Trẻ 5 tuổi: 100 lần/phút.
- Trẻ 7 tuổi: 90 lần/phút.
- Trẻ 10 – 15 tuổi: 80 lần/phút
- Người lớn: 70 – 80 lần/phút
- Người già: 60 – 70 lần/phút
2.4. Vị trí đếm mạch:
Ta thường đếm ở:
- Động mạch quay.
- Động mạch cánh tay ( mạch ở nếp gấp khủyu tay).
- Động mạch cảnh (cổ).
- Động mạch bẹn (đùi).
Ngoài ra, ta có thể đếm ở:
- Động mạch thái dương.
- Động mạch cảnh.
- Động mạch dưới đòn.
- Mỏm tim.
- Động mạch cánh tay.
- Động mạch trụ
- Động mạch bẹn (đùi)
- Động mạch khoeo
- Động mạch chày sau
- Động mạch mu bàn chân.

85
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

Vị trí đếm mạch

2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến mạch:


- Thời gian: buổi sáng mạch chậm hơn buổi chiều.
- Tuổi: mạch giảm dần từ khi sinh đến tuổi già.
- Giới tính: nữ mạch nhanh hơn nam 4 – 8 nhịp/phút.
- Trạng thái tâm lý tình cảm: vui, buồn, xúc động,... mạch sẽ tăng.
- Hoạt động thể lực, tập thể dục làm tần số mạch tăng và sẽ trở về bình thường sau thời
gian ngắn.
- Nhiệt độ: thường nhiệt độ tăng 10C, mạch tăng 10 nhịp, ngoại trừ sốt thương hàn mạch
nhịp phân ly.
- Sau khi ăn, cơ thể cần năng lượng để chuyển hóa nên mạch cũng tăng.
- Giai đoạn đầu xuất huyết mạch tăng, sau sẽ giảm.
- Dùng thuốc: thuốc kích thích làm tăng tần số mạch, thuốc an thần làm giảm tần số
mạch.
2.6. Nguyên tắc đếm mạch:
- Cần cho người bệnh nghỉ ngơi ít nhất 15 phút trước khi đếm mạch.
- Dùng 2 – 3 ngón tay để đếm mạch, không dùng ngón cái đếm mạch.
- Đếm mạch trọn 1 phút nếu mạch không đều, nhất là người có bệnh lý tim mạch.
- Nên theo dõi mạch trước và sau khi dùng thuốc có ảnh hưởng đến tim mạch.
- Đường biểu diễn của mạch dùng màu đỏ.
- Mỗi lần theo dõi chấm tròn đậm giá trị của mạch vào phiếu theo dõi rồi nối các giá trị
với nhau.
- Không để người bệnh tự đếm mạch rồi báo cáo kết quả.

86
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

- Nếu thấy mạch bất thường phải báo cáo cho bác sĩ điều trị.

Đếm mạch quay

2.7. Mạch bất thường:


- Mạch nhanh: khi tần số >100 lần/phút.
- Mạch chậm: khi tần số < 60 lần/phút.
- Mạch so le: lúc mạnh lúc yếu.
- Mạch nghịch: mất mạch ở thì hít vào, thường gặp trên người bệnh tràn dịch màng tim.
- Mạch cứng: khó bắt, thường gặp ở người xơ vữa động mạch.
- Mạch yếu như sợi chỉ: mạch mờ nhạt khó bắt, gặp ở người bệnh nặng, sốc.

3. THEO DÕI NHỊP THỞ


3.1. Khái niệm:
- Nhịp thở bình thường là nhịp thở đúng với tần số sinh lý êm dịu, đều đặn, không có
cảm giác gì, phải được thực hiện qua đường mũi từ từ và sâu.
3.2. Tần số thở bình thường của từng lứa tuổi:
- Trẻ sơ sinh: 40 – 60 lần/phút
- Trẻ < 6 tháng: 35 – 40 lần/phút
- Trẻ 7 – 12 tháng: 30 – 35 lần/phút
- Trẻ 2 – 3 tuổi: 25 – 30 lần/phút
- Trẻ 5 – 15 tuổi: 20 – 25 lần/phút
- Người lớn: 16 – 20 lần/phút
3.3. Yếu tố ảnh hưởng đến điều hòa hoạt động của trung khu hô hấp:
- Vai trò của CO2 và O2 : nồng độ CO2 trong máu tăng hoặc nồng độ O2 trong máu giảm
sẽ kích thích trung khu hô hấp làm tăng nhịp thở.
- Thần kinh X: khi thần kinh X bị kích thích đột ngột có thể dẫn đến ngừng thở.
- Vai trò của các cơ hô hấp: cơ hoành, cơ gian sườn, cơ ức đòn chũm.
3.4. Những thay đổi về nhịp thở:
a) Thay đổi sinh lý:
- Thở nhanh: khi lao động, thể dục thể thao, xúc động, cảm động, hồi hộp, trời nắng
nóng.
- Thở chậm: gặp ở những người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, người luyện
khí công, hoặc những người cố ý thở chậm.
87
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

b) Thay đổi bệnh lý:


- Khó thở: bình thường ta không có cảm giác gì khi thở, khi động tác thở trở nên nặng
nề, khó chịu cần phải chú ý để thở, đó là hiện tượng khó thở.
- Một vài kiểu rối loạn nhịp thở:
o Thở chậm: nhịp thở < 12 lần/phút
o Thở nhanh: nhịp thở > 22 lần/ phút
o Kiểu thở Cheyne-Stokes: gặp trong chấn thương sọ não, xuất huyết não, u não,
nhiễm độc, u rê huyết cao. Đặc điểm của kiểu thở này bao gồm thì khó thở và thì
tạm ngừng thở luân chuyển nối tiếp nhau. Thì 1 người bệnh ngừng thở 15 – 20 giây
do ức chế trung khu hô hấp. Sang thì 2 người bệnh bắt đầu thở nông, nhẹ rồi dần
dần nhanh, mạnh và sâu, sau đó chuyển sang nhẹ nông rồi lại ngừng thở bắt đầu
cho 1 chu trình khác.

Kiểu thở Cheyne-Stokes

o Kiểu thở Kussmaul: hôn mê do tiểu đường. Đặc điểm của kiểu thở này là hít vào
sâu, ngừng thở ngắn, thở ra nhanh sau đó là ngừng thở kéo dài tiếp đến chu kỳ sau.

Kiểu thở Kussmaul

3.5. Nguyên tắc đếm nhịp thở:


- Cho người bệnh nghỉ ngơi 15 phút trước khi đếm nhịp thở.
- Không báo cho người bệnh biết khi đếm nhịp thở.
- Nên đếm nhịp thở trọn 1 phút, nhất là những người có bệnh lý hô hấp.
- Đảm bảo người bệnh thoải mái khi đếm nhịp thở.
- Theo dõi hô hấp ở trẻ cần qua sát sự di động của cơ hoành và bụng, nên để trần vùng
ngực – bụng để dễ quan sát.
3.6. Theo dõi và chăm sóc người bệnh rối loạn nhịp thở:
- Tìm hiểu nguyên nhân gây khó thở.
- Động viên người bệnh nếu người bệnh tỉnh táo, tiếp xúc được.
- Cho người bệnh nằm tư thế thích hợp.
- Nới rộng những gì làm cản trở hô hấp: quần áo, khăn quàng nếu có.
- Làm thông đường thở nếu có: hút đờm, làm loãng đờm.

88
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

- Cho người bệnh thở oxy nồng độ thích hợp.


- Hà hơi thổi ngạt, máy giúp thở nếu cần.
- Theo dõi tính chất nhịp thở.
- Theo dõi xét nghiệm liên quan.
- Dùng thuốc theo y lệnh.
- Nằm phòng thoáng khí.
- Giữ ấm ngực.

4. THEO DÕI HUYẾT ÁP ĐỘNG MẠCH


4.1. Định nghĩa: Huyết áp động mạch là áp lực của máu tác dụng lên thành động mạch.
- Huyết áp được biểu thị bằng phân số.
o Tử số là huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa): là áp lực của máu lên tới mức cao nhất
khi tim co bóp.
o Mẫu số là huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu): là áp lực của máu ở điểm thấp
nhất khi tim giãn ra.
- Đơn vị dùng để đo huyết áp là mmHg.
- Huyết áp bị chi phối bởi các yếu tố:
o Khối lượng tuần hoàn, cung lượng tim.
o Kháng lực của mạch máu ngoại biên.
o Độ quánh của máu.
o Độ đàn hồi thành mạch máu.
o Sức co bóp của tim.
4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp:
- Tuổi: người già thường cao hơn người trẻ.
- Giới tính: bình thường huyết áp của nam cao hơn nữ.
- Nội tiết: nữ tuổi mãn kinh huyết áp tăng và giao động.
- Giờ trong ngày: huyết áp thấp nhất vào buổi sáng, tăng dần vào buổi trưa, chiều tối.
- Thay đổi tư thế: huyết áp thay đổi theo tư thế nằm, đứng.
- Vận động: luyện tập thể dục, lao động, huyết áp tăng tức thời.
- Tinh thần: lo âu, sợ hãi, xúc động, stress làm huyết áp tăng.
- Dùng thuốc:
o Thuốc co mạch làm tăng huyết áp.
o Thuốc giãn mạch làm hạ huyết áp.
o Thuốc ngủ làm hạ huyết áp.
- Thói quen hút thuốc, uống rượu, ăn mặn làm huyết áp tăng.
- Chủng tộc: Châu Phi, Châu Mỹ có huyết áp cao.
4.3. Chỉ số huyết áp:

Phân loại HA tâm thu (tối đa) HA tâm trƣơng (tối thiểu)
Bình thường 90 – 140 mmHg 60 – 90 mmHg
Huyết áp cao > 140 mmHg > 90 mmHg
Huyết áp thấp < 90 mmHg < 60 mmHg

89
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

- Huyết áp kẹp (kẹt): HA tối đa – HA tối thiểu < hoặc = 20 mmHg


- Công thức tính huyết áp trung bình theo tuổi:
o Trẻ em: Huyết áp tối đa = 80 + 2n.
o Người lớn: Huyết áp tối đa = 100 + n (n là số tuổi).
o Huyết áp tối thiểu = HA tối đa/2 + 10 mmHg.
- Dụng cụ dùng để đo huyết áp gọi là huyết áp kế, hiện nay có nhiều loại:
o Huyết áp kế thủy ngân.
o Huyết áp kế đồng hồ.
o Huyết áp kế điện tử.

4.4. Vị trí đo huyết áp:


a) Đo huyết áp động mạch ngoại biên: dùng huyết áp kế đặt vào vị trí đo bên ngoài da
trên đường đi của động mạch. Hiện nay có thể áp dụng đo ở các vị trí:
o Cánh tay: vị trí thường dùng nhất
o Đùi: ít dùng, áp dụng khi có chỉ định hay không đo được ở cánh tay, kết quả thường
cao hơn ở vị trí cánh tay khoảng 10mmHg.
o Cổ chân: đo khi có chỉ định, hoặc khi không đo được ở cánh tay.
b) Đo huyết áp xâm lấn: bằng hệ thống catherter đặt trực tiếp vào động mạch, do bác sĩ thực
hiện. Phương pháp này cần cài đặt máy theo dõi ( monitoring).

4.5. Nguyên tắc đo huyết áp động mạch:


- Cho người bệnh nghỉ ngơi 15 phút trước khi đo huyết áp
- Không cho người bệnh dùng thuốc hoặc chất kích thích trước khi đo ít nhất 30 phút.
- Tạo tâm lý, tư thế thoải mái, chuẩn bị vị trí thích hợp trước khi đo huyết áp.
- Kiểm tra máy đo huyết áp, ống nghe trước khi đo.
- Lần đầu tiên kiểm tra huyết áp, nên đo cùng lúc nhiều chi.
- Kích thước của máy đo phải phù hợp với chi đo ( bao hơi có chiều rộng khoảng 40%
chu vi chi đo, và chiều dài khoảng 80% chu vi đo).
- Để chi đo ngang với mực tim khi đo huyết áp.
- Sợi dây dẫn khí của máy đo phải nằm dọc theo đường đi của động mạch.
- Không để quần áo siết chặt chi đo sẽ làm sai lệch kết quả.
- Thực hiện đúng kỹ thuật đo để tránh sai số.
- Không bơm hơi nhồi khi không ghi nhận được kết quả, phải xả hết hơi trong bao, cho
người bệnh nghỉ vài phút rồi đo lại.
4.6. Những sai phạm trong việc thực hiện kỹ thuật đo huyết áp:
Stt Sai phạm Ảnh hƣởng
1 Bao hơi quá rộng Huyết áp thấp
2 Bao hơi quá chật Huyết áp tăng
3 Xả bao hơi quá chậm Tăng huyết áp tâm trương
4 Xả bao hơi quá nhanh Hạ huyết áp tâm trương
5 Cánh tay dưới mực tim Đọc kết quả huyết áp cao
90
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

6 Cánh tay cao hơn mực tim Đọc kết quả huyết áp thấp
7 Màng ống nghe đặt quá chặt Huyết áp tâm trương đọc thấp
8 Đo lập lại quá nhanh Huyết áp tâm thu giảm
4.7. Theo dõi và chăm sóc người bệnh bất thường về huyết áp động mạch:
a) Theo dõi:
- Thời gian và số lần theo dõi trong ngày theo chỉ định của bác sĩ tùy theo tình trạng
người bệnh.
- Theo dõi trạng thái tinh thần của người bệnh.
- Theo dõi về da và niêm mạc: màu sắc, phù, giãn mạch.
- Theo dõi lượng nước xuất nhập 24 giờ.
- Theo dõi sự đáp ứng của thuốc.
b) Chăm sóc:
- Chăm sóc ngƣời bệnh huyết áp tăng:
o Để người bệnh nằm nghỉ ngơi yên tĩnh.
o Giải thích cho người bệnh và thân nhân người bệnh về chế độ điều trị.
o Theo dõi huyết áp tùy mức độ.
o Dùng thuốc theo y lệnh.
o Thuốc hạ áp: đúng liều, nằm nghỉ ngơi 30 – 60 phút sau dùng thuốc hạ áp.
o Thuốc lợi tiểu: nên uống buổi sáng, theo dõi lượng nước xuất nhập, xét nghiệm ion
đồ.
o Theo dõi tác dụng phụ của thuốc.
o Chế độ ăn hạn chế muối, giảm cholesterol.
o Giảm chất kích thích: cà phê, rượu, thuốc lá.
o Giảm lao động trí óc quá mức, tránh stress.
o Nên tập thể dục dưỡng sinh.
o Sinh hoạt vui chơi giải trí điều độ.
o Tránh hoạt động thể lực mạnh.
o Khám bệnh theo định kỳ.
- Chăm sóc ngƣời bệnh huyết áp hạ:
o Cho người bệnh nằm yên tĩnh đầu thấp, tránh nguy cơ té ngã.
o Giữ ấm cơ thể.
o Theo dõi huyết áp, dấu sinh tồn, tình trạng tri giác
o Hỗ trợ hô hấp nếu cần
o Đảm bảo bù dịch, bù máu theo yêu cầu.
o Thực hiện y lệnh thuốc nâng huyết áp.
o Theo dõi nước xuất nhập.
o Dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh.

91
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

CHO NGƯỜI BỆNH DÙNG THUỐC

1. NHỮNG YÊU CẦU CẦN THIẾT KHI DÙNG THUỐC


1.1. Có kiến thức về thuốc
- Tên thuốc, biệt dược.
+ Tác dụng thuốc:
+ Chống nhiễm khuẩn: các loại kháng sinh, sulfamid.
+ Giảm triệu chứng của bệnh: giảm đau, giảm ho, giảm sốt.
+ Tác dụng toàn thân hay tại chỗ.
- Tính chất của thuốc:
Có một số bệnh cần phải thận trọng khi dùng thuốc. Ví dụ: người bệnh loét dạ dày tá
tràng không uống vitamin C (nên dùng đường tiêm), khi uống aspirin hoặc
prednisolon…phải uống sau bữa ăn.

- Liều lượng thuốc:


Tùy theo cân nặng, tuổi, tình trạng bệnh hiện tại, đường dùng thuốc theo chỉ định của
thầy thuốc.
- Yếu tố hấp thụ và bài tiết:
+ Tùy theo dược tính và liều lượng dùng thuốc, hấp thụ nhanh hay chậm. Ví dụ: có
loại kháng sinh bài tiết hết sau 6 giờ, do vậy cứ sau 6 giờ điều dưỡng thực hiện cho
người bệnh dung thuốc theo y lệnh của thầy thuốc.

1
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

+ Thuốc ngủ tác dụng sau 15 – 30 phút kéo dài 6 – 8 giờ.


+ Những thuốc bị dịch vị phá hủy chỉ tiêm hoặc truyền.
- Đường đào thải của thuốc.
- Tương tác thuốc.
- Tác dụng phụ của thuốc.
- Hàm lượng: số lượng thuốc có trong thành phần.
- Liều lượng: số lượng thuốc dùng cho người bệnh để chữa khỏi mà không gây tác hại.
1.2. Tác phong làm việc của người điều dưỡng
1.2.1. Phải có tinh thần trách nhiệm
- Phải sáng suốt khi nhận y lệnh.
- Không nhận y lệnh qua miệng hoặc qua điện thoại.
- Nếu nghi ngờ phải hỏi lại, không được tự ý thay đổi y lệnh.
- Không được pha trộn các loại thuốc với nhau nếu không có y lệnh.
- Phải thành thật khai báo nếu có sai phạm.
1.2.2. Tác phong làm việc phải khoa học, chính xác
- Sắp xếp thuốc theo thứ tự để dễ tìm và tránh nhầm lẫn.
- Tủ thuốc phải để gần nơi làm việc.
- Thuốc phải có nhãn rõ ràng, sạch sẽ.
- Các loại thuốc độc nghiện phải được cất giữ đúng theo quy chế thuốc độc.
- Thuốc nước để riêng với thuốc viên, thuốc uống để riêng với thuốc bôi ngoài da.
- Phải kiểm tra thuốc mỗi ngày để bổ sung đủ cơ số hoặc xử lý nếu thuốc quá hạn dùng
hoặc hư hỏng.
- Bàn giao thuốc mỗi ngày, mỗi ca trực, ghi vào sổ rõ ràng.
1.3. Nhận định về người bệnh
- Tên họ người bệnh (tránh nhầm lẫn thuốc), tuổi
- Chẩn đoán bệnh.
- Các triệu chứng hiện có trên người bệnh.
- Các tiền căn dị ứng.
- Tổng trạng, giới tính.

2
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

- Kiến thức và sự hiểu biết của người bệnh về thuốc.


1.4. Hiểu rõ y lệnh về thuốc, nếu nghi ngờ phải hỏi lại
- Tên thuốc.
- Hàm lượng thuốc.
- Liều lượng thuốc.
- Đường dùng thuốc.
- Thời gian dùng, số lần trong ngày.
1. 5. Áp dụng 3 kiểm tra 5 đối chiếu và 5 điều đúng trong suốt quá trình dùng thuốc
3 kiểm tra:
1. Họ tên người bệnh.
2. Tên thuốc.
3. Liều dùng.
5 đối chiếu:
1. Số giường, số phòng.
2. Nhãn thuốc.
3. Chất lượng thuốc.
4. Đường dùng thuốc.
5. Thời gian dùng thuốc.
5 điều đúng:
1. Đúng người bệnh.
2. Đúng thuốc: người ĐD phải đọc nhãn thuốc 3 lần vào 3 thời điểm sau:
- Lần 1: Khi lấy thuốc ra khỏi tủ hoặc nơi cất giữ.
- Lần 2: Khi lấy thuốc ra khỏi vật chứa: lọ, ống, chai thuốc,…
- Lần 3: Trước khi bỏ ống thuốc, lọ thuốc, hoặc cất chai thuốc về chỗ cũ.
3. Đúng liều.
4. Đúng đường dùng thuốc.
5. Đúng thời gian.
1.6. Theo dõi tác dụng của thuốc
- Đánh giá tiến triển của bệnh.

3
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

- Để đóng góp với bác sĩ điều trị về liều lượng hoặc chọn thuốc phù hợp với bệnh trạng
của người bệnh.
- Phát hiện sớm và phòng ngừa tai biến do dùng thuốc.
1.7. Ghi chép hồ sơ
- Ngày giờ dùng thuốc, tên thuốc đã dùng, hàm lượng, liều lượng và đường dùng thuốc.
- Chỉ nghi thuốc do chính tay mình thực hiện.
- Ghi nhận lại trường hợp không dùng thuốc được cho người bệnh, lý do.
- Ghi nhận lại những tai biến nếu có.
- Ghi tên người điều dưỡng thực hiện.
2. CÁC ĐƯỜNG DÙNG THUỐC
- Đường uống.
- Đường qua niêm mạc.
- Đường dùng ngoài da.
- Đường tiêm.
2.1. Uống
2.1.1. Định nghĩa
Uống thuốc là đưa thuốc vào cơ thể người bệnh bằng đường tiêu hóa với mục đích
giúp cơ thể chống lại với bệnh tật hoặc nâng cao thể trạng.
2.1.2. Các trường hợp áp dụng
Uống thuốc áp dụng cho mọi người bệnh có thể uống được và không bị dịch dạ dày
phá hủy.
2.1.3. Các trường hợp không áp dụng
- Nôn ói nhiều.
- Tổn thương nặng ở miệng và thực quản.
- Người bệnh chuẩn bị mổ.
- Tâm thần, không hợp tác.
2.1.4. Ưu và khuyết điểm
- Ưu điểm
+ Ít gây tai biến.

4
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

+ Tiện dụng.
- Khuyết điểm
+ Tác dụng chậm.
+ Thuốc bị phá hủy bởi dịch dạ dày.
+ Thuốc dễ hại dạ dày.
+ Phải cho uống lúc đói hoặc lúc no.
2.1.5. Nguyên tắc khi cho người bệnh uống thuốc
- Cho người bệnh uống ngay sau khi phát, không để thuốc đầu giường người bệnh.
- Không đưa thuốc trọn ngày cho người bệnh.
- Không gởi thuốc người bệnh này cho người bệnh khác.
- Nên phát đúng quy định, không nên sớm hoặc trễ đều có ảnh hưởng đến người bệnh.
- Sau mỗi ca làm việc, nếu chưa phát xong phải bàn giao lại ca sau tỉ mỉ theo sổ sách,
giấy tờ.
- Theo dõi dấu sinh hiệu cho người bệnh khi dùng các loại thuốc có tác dụng lên hệ tuần
hoàn, hô hấp. Ví dụ: thuốc trợ tim (digitalis) phải đếm mạch cho người bệnh trước và
sau khi uống.
- Không nên cho người bệnh uống thuốc đắng hoặc có mùi tanh ngay sau khi ăn để tránh
tình trạng nôn ói.
- Thuốc lợi tiểu nên uống trước 15 giờ.
- Đối với thuốc có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày phải cho người bệnh uống lúc
no (sau khi ăn). Vd: Aspirin, …
- Nước dùng để uống thuốc tốt nhất là nước ấm.
- Trường hợp trẻ nhỏ không tự uống được thuốc thì phải hòa tan thuốc thành dạng nước.
- Đối với người bệnh mê, cho uống thuốc qua sonde dạ dày.
2.2. Thuốc ngấm qua niêm mạc
- Thuốc dùng qua niêm mạc: miệng, mắt, tai, mũi, họng, hậu môn, âm đạo,…ngấm qua
mao mạch, thường có tác dụng nhanh.
- Thuốc đặt hậu môn phải ngâm qua nước đá.
- Thuốc đặt âm đạo nên nhúng qua nước trước khi đặt.

5
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

- Nên cho người bệnh nằm yên trên giường ít nhất 30 phút để tránh thuốc rớt ra ngoài.

2.3. Thuốc tác dụng ngoài da


- Rửa sạch vùng da trước khi bôi thuốc, dán thuốc
- Nên massage vùng bôi thuốc giúp thuốc hấp thu nhanh hơn.
- Không dùng thuốc lên vùng da bị tổn thương.
- Không để thuốc dính vào mắt.
2.4. Tiêm thuốc
2.4.1. Định nghĩa
Tiêm thuốc là dùng bơm tiêm đưa một số lượng thuốc dưới dạng dung dịch hòa tan
trực tiếp vào cơ thể người bệnh. Có 4 kỹ thuật tiêm cơ bản là:
- Tiêm bắp.
- Tiêm dưới da.
- Tiêm tĩnh mạch.
- Tiêm trong da.
2.4.2. Các trường hợp áp dụng
- Trong các trường hợp: cấp cứu cần tác dụng nhanh.
- Những loại thuốc gây:
+ Tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa.
+ Không hấp thu được qua đường tiêu hóa.
+ Bị phá hủy bởi dịch đường tiêu hóa.
- Người bệnh không thể uống được
2.4.3. Các tai biến khi tiêm thuốc
- Do vô khuẩn không tốt
+ Abces nóng.
+ Viêm tĩnh mạch.
+ Nhiễm trùng huyết.
- Do quá trình tiêm
+ Nhầm lẫn thuốc: do không áp dụng 5 đúng.

6
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

+ Gãy kim, cong kim: do người bệnh giãy giụa.


+ Chạm dây thần kinh, mạch máu do xác định sai vị trí tiêm.
+ Tổn thương mô, hoại tử.
+ Shock do bơm thuốc quá nhanh (IV)
+ Gây tắc mạch do: khí, thuốc, …
+ Tiêm nhầm vào động mạch.
+ Abces lạnh do thuốc không tan, tiêm nhiều lần cùng 1 chỗ.
- Do tác dụng của thuốc
+ Shock do cơ thể phản ứng với thuốc.
+ Tiêm sai đường tiêm gây hoại tử mô (CaCl2).
+ Viêm tĩnh mạch do tính chất của thuốc.
2.5. Các đường tiêm thuốc
2.5.1. Tiêm bắp (INTRA MUSCULAR) IM
Là kỹ thuật đưa thuốc vào trong bắp thịt (trong cơ) của người bệnh bằng cách tiêm.
- Cỡ kim: 21 – 23G dài 2.5 – 4 cm.
- Góc độ tiêm:
+ Tiêm bắp sâu: 900 so với mặt da
+ Tiêm bắp nông: 600 so với mặt da (trẻ em, người gầy,...)

- Vị trí tiêm:
+ Cánh tay: 1/3 trên mặt trước ngoài cánh tay (giữa cơ delta).

+ Đùi (đường nối từ gai chậu trước trên đến đầu gối): 1/3 giữa mặt trước ngoài đùi

+ Mông: ¼ trên ngoài mông hoặc 1/3 trên ngoài của đường nối từ gai chậu trước trên
với mỏm xương cụt.

Hoặc (tham khảo thêm): xác định mấu chuyển lớn xương đùi, đặt lòng bàn tay vào
mấu chuyển lớn. Ngón 2 hướng về gai chậu trước trên, ngón 3 dạng ra. Vùng chữ V giữa
ngón 2 và ngón 3 để tiêm.

7
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

- Lưu ý:
+ Không nên tiêm bắp ở cơ delta và mông cho trẻ < 2 tuổi.
+ Đùi là vị trí thường được chọn trong tiêm bắp ở trẻ em
2.5.2. Tiêm dưới da (SUBCUTANEOUS) SC
Là đưa một lượng dung dịch thuốc vào mô liên kết dưới da.
- Cỡ kim : 25G, dài 1.5 – 2.5 cm.
- Góc độ tiêm : 300 - 450 so với mặt da.
- Vị trí tiêm:
+ Đầu dưới cơ delta.
+ Hai bên rốn cách rốn 5 cm.
+ 1/3 giữa mặt trước ngoài của đùi.

2.5.3. Tiêm tĩnh mạch (INTRAVENOUS) IV


Là đưa một lượng thuốc trực tiếp vào cơ thể theo đường tĩnh mạch.

- Chỉ định:
+ Khi người bệnh cần có tác dụng nhanh của thuốc với cơ thể.
+ Cần đưa vào cơ thể người bệnh một khối lượng thuốc, dịch nhiều.
- Chống chỉ định:
+ Những loại thuốc dầu (gây tắc mạch), …
- Cỡ kim: 19 - 25G, dài 2.5 - 4 cm.
- Góc độ tiêm : Trung bình 300 so với mặt da tùy vị trí tĩnh mạch.
- Vị trí tiêm: các tĩnh mạch ngoại biên. Ưu tiên chọn các tĩnh mạch:
+ To, rõ, thẳng, ít di động.
+ Mềm mại, không gần khớp, dễ cố định.
8
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

+ Thực tế thường chọn các tĩnh mạch sau để tiêm:


o Tĩnh mạch khuỷu tay.
o Tĩnh mạch cẳng tay, cổ tay, mu bàn tay.
o Tĩnh mạch bàn chân.
o Tĩnh mạch cổ chân.
o Trong trường hợp cần thiết có thể tiêm vào tĩnh mạch cảnh, dưới đòn, tĩnh mạch
bẹn (bác sĩ thực hiện).
o Riêng trẻ em: có thể chọn tĩnh mạch đầu.

2.5.4. Tiêm trong da (INTRADERMAL) ID


Là tiêm một lượng thuốc rất nhỏ (1/10ml) vào lớp dưới thượng bì. Thuốc được hấp
thu rất chậm.
- Chỉ định:
+ Tiêm một số vaccine phòng bệnh. Ví dụ: tiêm BCG phòng lao cho trẻ sơ sinh, …
+ Tìm phản ứng IDR để chẩn đoán lao.
+ Thử phản ứng của cơ thể đối với thuốc.
- Cỡ kim: 26 – 27G, dài 0.6 – 1.5 cm.
- Góc độ tiêm : 100 – 150 so với mặt da.
- Vị trí tiêm: tiêm vào vùng dưới thượng bì, chọn vùng da ít va chạm, trắng, không sẹo,
không lông.
+ 1/3 trên mặt trước trong cẳng tay (thông dụng nhất): vị trí này thường để thử phản
ứng thuốc.
+ Hoặc 1/3 trên mặt trước ngoài cánh tay (đường nối từ mỏm vai đến mỏm khuỷu): vị
trí này thường để tiêm ngừa
- Trong trường hợp nghi ngờ kết quả thử phản ứng thì phải thử lại bằng phương pháp
9
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

đối chứng để so sánh:

+ Cách làm:
Tiêm sang tay bên kia một mũi 1/10ml nước cất tiêm (bơm tiêm nước cất không được
dính dấu vết thuốc kháng sinh đã thử rồi so sánh và nhận định kết quả.

10
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

BẢNG ĐỐI CHỨNG

THUỐC NƯỚC CẤT KẾT QUẢ

Phản ứng dương tính (+)


Đỏ Không đỏ Không tiêm được thuốc.
Người bệnh tiêm được
Đỏ ít Đỏ ít thuốc.
Phản ứng âm tính (-)
Không đỏ Không đỏ Người bệnh tiêm được
thuốc.

11
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

CÁCH PHA THUỐC ĐỂ THỬ PHẢN ỨNG


( Penicillin – Streptomycin)

Thứ tự pha nước Loại Loại Loại Loại


cất và rút lấy ra 200.000 đv 400.000 đv 500.000 đv 1000.000 đv

1 Pha nước cất 2 ml 4 ml 5ml 10ml


Rút lấy ra 1 ml 1 ml 1ml 1ml

2 Pha thêm nước cất 9ml -> 10ml 9ml -> 10ml 9ml -> 10ml 9ml -> 10ml
Rút lấy ra 1ml 1ml 1ml 1ml

3 Pha thêm nước cất 9ml -> 10ml 9ml -> 10ml 9ml -> 10ml 9ml -> 10ml
Rút lấy ra 1ml 1ml 1ml 1ml

4 Pha nước cất 9ml -> 10ml 9ml -> 10ml 9ml -> 10ml 9ml -> 10ml
Rút lấy ra 1ml 1ml 1ml 1ml
Được dd 4 Được dd 4 Được dd 4 Được dd 4

Cuối cùng 1ml dung dịch 4 có 100 đv thuốc kháng sinh đem tiêm (thử phản ứng) cho người
người bệnh 1/10 ml = 10 đv thuốc kháng sinh.
3. NHÓM THUỐC DỄ GÂY DỊ ỨNG CẦN THEO DÕI SÁT KHI TIÊM THUỐC
- Thuốc kháng sinh.
- Vitamin: B1, B12, vitamin C.
- Thuốc kháng viêm non – steroide.
- Thuốc gây tê, gây ngủ, dãn cơ.
- Nội tiết tố: Insuline, ACTH.
- Dịch truyền có protein.

12
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

- Vaccine và huyết thanh.


- Chất cản quang có Iode.
4. SHOCK PHẢN VỆ

4.1. Triệu chứng gợi ý chẩn đoán phản vệ


Nghĩ đến phản vệ khi xuất hiện ít nhất một trong các triệu chứng sau:
a) Mày đay, phù mạch nhanh.
b) Khó thở, tức ngực, thở rít.
c) Đau bụng hoặc nôn.
d) Tụt huyết áp hoặc ngất.
e) Rối loạn ý thức.
4.2. Thành phần hộp thuốc cấp cứu phản vệ:
I. Trang thiết bị y tế và thuốc tối thiểu cấp cứu phản vệ tại cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh.
1. Oxy.
2. Bóng AMBU và mặt nạ người lớn và trẻ nhỏ.
3. Bơm xịt salbutamol.
4. Bộ đặt nội khí quản và/hoặc bộ mở khí quản và/hoặc mask thanh quản.
5. Nhũ dịch Lipid 20% lọ 100ml (02 lọ) đặt trong tủ thuốc cấp cứu tại nơi sử dụng
thuốc gây tê, gây mê.
6. Các thuốc chống dị ứng đường uống.
7. Dịch truyền: natriclorid 0,9%./.
4.3. Sơ đồ chẩn đoán và xử trí phản vệ:

13
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

VỆ SINH CÁ NHÂN
NỘI DUNG

I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VỆ SINH CÁ NHÂN


- Vệ sinh cá nhân là một nhu cầu cơ bản, cần thiết cho mọi lứa tuổi.
- Đối với người bệnh, sức đề kháng giảm, vệ sinh thân thể kém tạo điều kiện cho vi khuẩn
xâm nhập qua da và niêm mạc, ảnh hưởng không tốt đến việc điều trị.
- Chăm sóc vệ sinh cá nhân, giúp người bệnh dễ chịu, thoải mái góp phần vào việc phòng
bệnh, tránh được các biến chứng nguy hiểm và rút ngắn thời gian điều trị.

II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VỆ SINH CÁ NHÂN


- Tuổi
- Nếp sống, trình độ văn hóa và sự tác động của văn minh xã hội.
- Phong tục tập quán.
- Thói quen và sở thích cá nhân.
- Tình trạng kinh tế xã hội.
- Tình trạng thể chất của con ngừơi (bệnh mãn tính, cấp tính, chế độ điều trị…).

III. CÁC TRƯỜNG HỢP CHĂM SÓC


1. Vệ sinh răng miệng:
1.1. Mục đích:
- Ngăn ngừa bệnh vùng răng (sâu răng, viêm nướu, nha chu) và bệnh vùng miệng (nấm, các
loại vi khuẩn kỵ khí).
- Giúp vết thương ở miệng mau lành và tránh sự lây nhiễm toàn diện.
- Tránh mùi hôi.
- Tạo sự thoải mái dễ chịu.
- Kích thích người bệnh ăn ngon.
1.2. Nhận định:
- Môi, má, lưỡi: màu sắc, có bị tổn thương gì không?
- Răng:
o Số lượng.
o Có răng giả không?
o Bệnh vùng răng: sâu răng, nha chu, viêm nướu…?
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến vệ sinh răng miệng:
- Bệnh tật.
- Tình trạng hôn mê.
- Khả năng tự chăm sóc răng miệng (Sự ảnh hưởng của bệnh tật)
- Nuôi dưỡng qua ống thông.
- Bệnh nhân thở oxy.
- Bệnh nhân xạ trị, hóa trị liệu, ung thư.
- Điều trị chỉnh hình vùng răng hàm mặt…
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2
1.4. Các trường hợp cần chăm sóc răng miệng:
a) Chăm sóc răng miệng thông thường:
- Chỉ định: tất cả những trường hợp người bệnh tỉnh táo nhưng không đi lại được.
b) Chăm sóc răng miệng đặc biệt:
- Người bệnh sốt cao, bệnh nặng.
- Người bệnh gãy xương hàm.
- Người bệnh hôn mê.
- Người bệnh có vết thương ở miệng (soạn dụng cụ và thực hiện kỹ thuật theo phương pháp
vô khuẩn).
1.5. Nguyên tắc và những lưu ý khi chăm sóc răng miệng:
o Bàn chải:
1. Nên dùng bàn chải đầu nhỏ.
2. Lông bàn chải mềm đối với trẻ nhỏ, trẻ chưa thay răng để tránh tổn thương nướu.
3. Lông bàn chải trung bình mềm đối với người trưởng thành.
o Chải răng đúng phương pháp, theo chiều răng mọc, bàn chải nghiêng với mặt răng một góc
450.
- Khi chà răng cho người bệnh phải theo một trình tự nhất định để tránh bỏ sót.
- Nên lợi dụng lúc chăm sóc răng miệng để hướng dẫn cho người bệnh lợi ích và kỹ thuật về
vệ sinh răng miệng:
o Kiểm tra răng định kỳ tối thiểu 1 lần/ năm.
o Giảm thực phẩm có đường bột.
o Giữa 2 lần ăn không có điều kiện chải răng thì nên súc miệng để tránh mảng bám hoặc
dùng trái cây: mía, củ sắn, lê, dứa, khế…
o Tránh những thói quen xấu: Dùng răng cắn móng tay, dùng vật cứng, nhọn để xỉa răng,
không thay đổi nhiệt độ thức ăn quá đột ngột, tránh nhai một bên.
o Nên trồng lại răng đã mất.
o Bệnh nhân tiểu đường phải khám răng định kỳ 3 – 4 tháng/ lần.
o Phụ nữ có thai và cho con bú nên tăng cường calci.
- Trường hợp có vết thương ở miệng, phải áp dụng kỹ thuật vô trùng khi chăm sóc.
- Đối với người hôn mê cẩn thận tránh sặc.
- Nếu răng miệng người bệnh quá bẩn, đóng bựa trắng nhiều nên thoa niêm mạc miệng bằng
dung dịch glycerin và nước cốt chanh tỉ lệ 1:1 trước 15 – 20 phút, sau đó mới tiến hành
chăm sóc.
- Dung dịch dùng chăm sóc răng miệng:
o NaCl 0,9%: phổ biến.
o Dung dịch Bicarbonat 2%: nấm miệng.
o Oxy già pha loãng với NaCl 0,9%: viêm miệng.
o Dung dịch Orafa, Listerin... Làm sạch và thơm miệng.…
o Đối với bệnh nhân có răng giả phải chăm sóc răng giả cẩn thận, nếu răng giả tháo ra được
thì ngâm trong dung dịch sát khuẩn khi không dùng và khi hôn mê.
2. Vệ sinh tóc và da đầu:
2.1. Mục đích:
- Làm sạch tóc và da đầu.
- Ngăn ngừa bệnh lý của da đầu (nấm, gàu, ghẻ, chóc…) và tóc (nấm, chí, rụng tóc,…).
- Kích thích các hạch dưới chân tóc.
- Giúp nuôi dưỡng tóc.
- Giúp người bệnh dễ chịu và thoải mái.
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2
2.2. Nhận định:
- Màu sắc.
- Cấu trúc.
- Mật độ.
- Da đầu.
- Bình thường tóc có màu sáng, trơn láng, sạch, phân bố đều.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của tóc:
- Hormon.
- Xúc cảm tâm lý (stress).
- Tuổi
- Nhiễm trùng.
- Điều trị thuốc, hóa chất, xạ trị.
- Dinh dưỡng tóc.
2.4. Chăm sóc tóc:
- Tóc nhờn:
- Năng gội tóc, tránh để ẩm da đầu.
- Sử dụng dầu gội cho tóc nhờn, chống gàu, không dùng dầu xả.
- Hạn chế thức ăn có nhiều dầu mỡ.
- Tóc khô:
o Năng massage da đầu, dùng các đầu ngón tay massage da đầu khi gôi tóc, chải tóc bằng
bàn chải.
o Không nên gội đầu bằng dầu gội quá 2 lần/ tuần.
o Chọn dầu gội có nhiều protein, vitamin A, B.
o Tăng cường protein, vitamin A, B và lipid trong thức ăn.
o Tránh stress.
- Rụng tóc:
o Do dị ứng với dầu gội.
o Do da đầu.
o Do hormon (phụ nữ có thai, cho con bú, mãn kinh…).
o Thiếu máu.
o Do căng thẳng trong cuộc sống.
=> Phòng ngừa bằng cách chọn dầu gội thích hợp, dinh dưỡng đầy đủ, giảm bớt căng thẳng,
tránh stress, giữ tóc luôn được khô ráo, vệ sinh tóc và da đầu thường xuyên.
- Tóc có chí:
o Dùng dầu gội trị chí.
o Không dùng dầu hôi, thuốc trừ sâu.
o Có thể dùng: hột mẳng cầu xiêm rang lên rồi giã thành bột hòa với nước giấm ấm bôi
lên tóc, dùng khăn bịt kín tóc để diệt chí và trứng chí.
2.5. Gội tại giường tóc:
a) Chỉ định:
- Người bệnh không tự gội đầu được: hôn mê, gãy xương, chấn thương cột sống…
- Tai nạn bất ngờ: đầu người bệnh bị dính bùn, máu.
b) Chống chỉ định:
- Người bệnh trong tình trạng nặng.
- Người bệnh sốt cao.
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2
c) Những điểm cần lưu ý khi gội tóc tại giường:
1. Dùng nước ấm để gội.
2. Tránh cho người bệnh bị nhiễm lạnh.
3. Tránh để xà phòng văng vào mắt và tai của người bệnh.
4. Hạn chế lắc lư đầu trong khi gội, giúp người bệnh thoải mái, tiện nghi và an toàn khi nằm
gội.
5. Nếu vải trải giường hoặc quần áo của người bệnh bị ướt phải thay ngay sau khi gội xong.
6. Trường hợp đầu có vết thương:
o Cần săn sóc da đầu ngay để điều trị vết thương được tốt.
o Trước hết cạo sạch tóc để lộ vết thương.
o Che kín vết thương lại với gạc có chất nhờn.
o Gội tóc cho sạch.
o Cuối cùng săn sóc vết thương cho sạch rồi băng kín lại.
3. Vệ sinh thân thể:
3.1. Chức năng của da:
- Xúc giác.
- Bảo vệ.
- Điều hòa thân nhiệt.
3.2. Những yếu tố làm giảm chức năng da:
- Sự bất động, cản trở tuần hoàn.
- Giảm cảm giác ngoài da.
- Sự bài tiết của da.
- Chế độ dinh dưỡng của da.
- Hiện tượng thiếu máu nuôi.
3.3. Phân loại da:
a) Da bình thường:
- Màu sắc: tùy chủng tộc và có màu ánh hồng.
- Nhiệt độ, độ ẩm: da ấm và ẩm.
- Mềm mại và lành lặn.
- Không gồ, không trầy sước.
b) Da khô:
- Do những cơ quan bài tiết dưới da kém hoạt động.
- Vi trí: thường ở da bàn tay, bàn chân, cẳng chân, vùng mặt.
- Đặc điểm: khô – bong tróc, trầy sước – dễ nhiễm khuẩn.
- Chăm sóc: tăng cường độ ẩm cho bằng cách:
- Xoa bóp vùng da bị khô: kích thích các tuyến bài tiết dưới da hoạt động
- Uống nhiều nước.
- Sử dụng các hỗ trợ: xà phòng, mỹ phẩm giữ ẩm.
c) Da nhờn:
- Cơ quan bài tiết dưới da hoạt động quá độ.
- Vị trí: thường ở mặt, mũi, má, cằm, lưng.
- Đặc điểm: dễ nổi mụn trứng cá.
- Chăm sóc:
o Năng tắm rửa.
o Hạn chế những thức ăn có nhiều chất béo.
o Dùng những loại xà phòng để trung hòa những chất dầu, chất nhờn trên da.
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2
o Mụn (trứng cá): không sử dụng mỹ phẩm, phải giữ gìn vệ sinh vùng bị mụn, sử dụng xà
phòng, thay đổi chế độ ăn, điều hòa nội tiết, có thể khử khuẩn bằng tia cực tím (cho da
tiếp xúc dưới ánh sáng mặt trời), chỗ bị nhiễm trùng can thiệp bằng kháng sinh.
d) Da mẫn đỏ:
- Do dị ứng da.
- Tìm hiểu nguyên nhân gây dị ứng.
3.4. Tắm bệnh tại giường:
a) Mục đích:
- Làm sạch da, loại bỏ vi khuẩn trên bề mặt da và giúp sự bài tiết của da được dễ dàng.
- Kích thích tuần hoàn ngoại biên.
- Giúp thoải mái.
b) Chỉ định:
Những trường hợp người bệnh không tự làm được:
- Người bệnh bị gãy xương.
- Người bệnh nặng, bị liệt, mê man.
- Người bệnh sau phẫu thuật.
c) Nguyên tắc khi tắm bệnh tại giường:
- Tránh để người bệnh bị nhiễm lạnh trong suốt thời gian tắm.
- Đảm bảo sự kín đáo và ấm áp cho người bệnh (chỉ để lộ phần muốn tắm, những phần khác
che cho người bệnh kín đáo).
- Động tác chà khăn khi tắm theo hình xoắn ốc, nhanh gọn, kỹ lưỡng, chú ý những nơi nếp
xếp.
- Động tác tắm thật tế nhị nhất là đối với người bệnh khác giới.
- Tắm bên xa trước, bên gần sau.
- Vệ sinh vùng hậu môn – sinh dục: rửa âm hộ trước, hậu môn sau.
3.5. Vệ sinh đôi tay:
a) Vệ sinh móng: Móng tay là nơi trú ngụ của vi khuẩn và truyền vi khuẩn từ nơi này sang nơi
khác.
- Không để móng tay dài.
- Không cắn móng tay.
- Không dùng tay thấm nước bọt (đếm tiền), ngoái mũi.
b) Rửa tay:
- Trước khi:
o Tiếp xúc với người bệnh.
o Soạn dụng cụ hoặc tiến hành một thủ thuật nào đó trên người bệnh.
o Khi chế biến thực phẩm.
o Trước khi ăn, tiếp phẩm cho người bệnh.
o Rời phòng làm việc ra về.
- Sau khi:
o Thăm khám.
o Tiếp xúc với người bệnh.
o Tiếp xúc với bệnh phẩm của bệnh nhân.
o Đi vệ sinh.
- Yêu cầu:
o Rửa trọn khắp đôi tay.
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2
o Không vấy bẩn những vùng đã rửa rồi.
o Nên dùng dung dịch khử hoặc xà phòng dạng nước.
o Nguồn nước sạch.
o Lavabo cao ngang thắt lưng.
o Khi rửa bàn tay phải cao hơn cổ tay.
3.6. Vệ sinh các lỗ tự nhiên:
- Mắt:
- Lau sạch bằng khăn ẩm.
- Không dùng xà phòng tránh gây kích thích.
- Không đè ấn vào nhãn cầu.
- Đối với bệnh nhân hôn mê, phải bảo vệ mắt cho bệnh nhân khi mất phản xạ nháy hoặc
nhắm không kín.
- Tránh những thói quen xấu có hại cho mắt.
- Mũi:
o Vệ sinh lỗ mũi bằng bông ẩm hoặc que gòn, tránh làm tổn thương bằng những vật khô,
cứng.
o Đối với bệnh nhân có đặt sonde qua mũi phải chăm sóc hàng ngày.
- Tai:
o Chăm sóc ống tai ngoài bằng bông.
o Không dùng vật, cứng nhọn để lấy ráy tay.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục:
o Giữ bộ phận sinh dục khô ráo, sạch sẽ, tránh mùi hôi.
o Giữ vệ sinh đồ lót: vải thấm hút, không quá chật, không phơi nơi ẩm thấp.
o Không ngâm mình trong nước bẩn: ao, hồ…
o Vệ sinh sau khi đi tiêu, tiểu, trước và sau khi giao hợp.
o Đối với nữ: ngày hành kinh tránh ngâm nước, tránh giao hợp và thay băng vệ sinh 3-4
giờ/lần.
o Khám và điều trị ngay khi thấy dịch tiết số lượng nhiều, đổi màu, hoặc mùi bất thường.
3.7. Vệ sinh quần áo:
a) Mục đích:
- Bảo vệ cơ thể trước môi trường.
- Giảm bớt nguy cơ nhiễm bẩn do tiếp xúc với môi trường xung quanh.
- Biểu hiện nhân cách và thẩm mỹ.
b) Yêu cầu:
- Quần áo sạch sẽ (khô, không ẩm, không hôi) thấm hút mồ hôi.
- Không gây cản trở tuần hoàn, hô hấp, vận động cơ khớp.
- Phù hợp với thời tiết.
- Phù hợp với kinh tế.
- Phù hợp với dáng vóc, thẩm mỹ.
Bài 1: KỸ THUẬT LẤY BỆNH PHẨM XÉT NGHIỆM

1. CHỈ ĐỊNH:
 Người bệnh mới vào viện.
 Người bệnh trước khi giải phẫu, trước khi sanh.
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2
 Người bệnh đang nằm viện để theo dõi kết quả điều trị.
 Khám sức khỏe định kỳ.
 Trước khi chủng ngừa một vài loại bệnh.

2. VAI TRÒ CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRONG QUÁ TRÌNH LẤY BỆNH PHẨM XÉT
NGHIỆM:
3.1. Hiểu rõ về xét nghiệm:
 Mục đích của xét nghiệm
 Yêu cầu của xét nghiệm.
3.2. Chuẩn bị người bệnh:
 Tinh thần: trấn an tâm lý, giải thích phương pháp, hướng dẫn người bệnh hợp
tác.
 Thể chất:
- Tư thế người bệnh.
- Các yêu cầu khác nhau của từng lọai xét nghiệm. (Thí dụ: loại xét nghiệm
người bệnh được chỉ định có liên quan đến việc nhịn ăn không ?,…).
 An tòan cho người bệnh.
3.3. Chuẩn bị dụng cụ:
 Số lượng
 Vô trùng (xét nghiệm máu, xét nghiệm vi sinh…) hay dụng cụ sạch.
 Không lẫn hóa chất hay cần có hóa chất bảo quản hoặc chống đông.
 Không lẫn với người bệnh khác.
3.4.Thực hiện yêu cầu của xét nghiệm:
 Lấy đủ số lượng mẫu nghiệm theo yêu cầu của từng lọai.
 Bảo đảm vô trùng về kỹ thuật và dụng cụ khi xét nghiệm về vi trùng học.
 Xét nghiệm cần thuần nhất: không được lẫn với dịch tiết khác.
 Những xét nghiệm cần chất bảo quản chỉ lấy đủ theo yêu cầu từng mẫu và thực
hiện đúng theo kỹ thuật.
 Mẫu nghiệm phải lấy đúng lúc, đúng cách.
3.5. Quản lý và theo dõi:
 Mẫu nghiệm phải được dán nhãn: họ tên người bệnh, tuổi, loại xét nghiệm, yêu
cầu xét nghiệm.
 Phiếu xét nghiệm phải ghi đầy đủ: họ tên người bệnh, tuổi, số vào viện, khoa (nếu
người bệnh nằm viện), loại xét nghiệm, yêu cầu xét nghiệm, chữ ký bác sĩ, khẩn
hay không.
 Các mẫu nghiệm phải được gởi sớm kèm phiếu xét nghiệm (liên hệ đến phòng
xét nghiệm trước nếu cần).
 Bảo quản, vận chuyển đúng trong quá trình gửi.
 Ghi vào hồ sơ: ngày giờ xét nghiệm, loại xét nghiệm, yêu cầu xét nghiệm, phản
ứng người bệnh, tên người thực hiện.
 Theo dõi kết quả: kết quả lưu theo thứ tự thời gian tránh thất lạc, biết phân biệt
kết quả bình thường hay bất thường.

3. KỸ THUẬT LẤY BỆNH PHẨM:


4.1. Lấy máu tĩnh mạch:
4.1.1. Áp dụng: cho các xét nghiệm cần lấy số lượng máu > 0,5 ml (xét nghiệm về
huyết học, sinh hóa, vi trùng)
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2
4.1.2. Kỹ thuật (bảng kiểm):
 Chuẩn bị BN:
1. Xem kỹ y lệnh.
2. ĐD tự giới thiệu, đối chiếu chính xác họ tên, năm sinh BN, số phòng, số
giường với giấy xét nghiệm.
3. Thông báo và giải thích rõ mục đích của kỹ thuật, những yêu cầu hổ trợ từ BN
để BN hiểu, yên tâm và hợp tác.
 Chuẩn bị của ĐD:
4. ĐD đội mủ, mang khẩu trang, rửa tay thường quy.
 Chuẩn bị dụng cụ:
5. Dụng cụ vô khuẩn:
- Bơm tiêm 5 – 10ml hoặc lớn hơn tùy thuộc vào lượng máu cho từng loại xét
nghiệm (với kim phù hợp)
- Hộp gòn viên,
- Dung dịch sát trùng da.
- Dung dịch sát khuẩn tay nhanh
- Ống nghiệm: có chất kháng đông hoặc không tùy theo yêu cầu của từng loại
xét nghiệm.
6. Dụng cụ sạch:
- Dây thắt mạch (garrot)
- Găng tay sạch
- Gối kê tay, tấm nylon (nếu có)
- Thùng đựng vật sắc nhọn, bao đựng rác y tế nguy hại không sắc nhọn, bao
đựng rác y tế thông thường.

 Kỹ thuật tiến hành:


7. Đem dụng cụ đến giường BN, kiểm tra và thông báo lại cho BN.
8. Để BN nằm, hoặc ngồi, bộc lộ, xác định vị trí lấy máu (chọn tĩnh mạch to rõ,
mềm mại: khuỷu tay, cổ tay, cổ chân).
9. Sát khuẩn tay nhanh, mang găng tay sạch, cột garrot (tránh cột quá chặt) trên
vùng lấy máu 5 – 10 cm.
10. Sát khuẩn rộng vùng da nơi chuẩn bị lấy máu từ trong ra ngoài 5 cm (hoặc từ
dưới lên dọc theo tĩnh mạch từ trong ra ngoài), chờ khô,
11. Một tay căng da, một tay cầm bơm tiêm, đưa mặt vát kim lên trên, đâm kim
góc 30o so với mặt da, vừa qua khỏi mặt vát kim, hạ góc độ kim xuống luồn
kim vào tĩnh mạch.
12. Kéo lui nòng kiểm tra có máu
13. Rút máu từ từ vào ống tiêm cho đủ số lượng yêu cầu, theo dõi sắc mặt BN.
14. Tháo garrot.
15. Rút kim ra, ấn nhanh gòn nơi lỗ chân kim cầm máu 2 – 3 phút, bỏ gòn dán
nhanh băng keo cá nhân lên vết chích (nếu có).
16. Tháo kim bỏ vào thùng sắc nhọn, bơm máu từ từ vào thành ống nghiệm (để
ống nghiệm nghiêng một gốc 45o), đậy nút lại, lắc nhẹ ống nghiệm (nếu có
chất chống đông), để vào giá đựng.
17. Tháo găng.
18. Báo cho BN việc đã xong, giúp BN về tư thế tiện nghi.
19. Dán nhãn: ghi họ tên BN, tuổi, loại bệnh phẩm, yêu cầu xét nghiệm.
 Thu dọn dụng cụ :
20. Đem dọn dụng cụ về phòng, thu dọn, gởi bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm,
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2
Kèm theo phiếu xét nghiệm, rửa tay thường quy.
 Ghi hồ sơ:
21. Ghi hồ sơ: ngày giờ lấy máu thử, số lượng máu, loại thử nghiệm, phản ứng của
BN (nếu có), xử trí của ĐD (nếu có), tên ĐD thực hiện.
 Chú ý khi lấy máu tĩnh mạch:
- Áp dụng kỹ thuật vô khuẩn khi lấy máu.
- Trường hợp lấy máu cấy tìm vi trùng tránh thử bơm tiêm và kim (vì khi thử,
vô tình hút vi trùng từ không khí vào môi trường cấy).
- Lấy máu cấy nên lấy trước khi dùng kháng sinh.
- Tránh làm làm tán huyết gây sai lệch kết quả xét nghiệm:
+ Không cột garrot quá lâu quá 1 phút và quá chặt (kiểm tra bằng bắt mạch
bên dưới vị trí cột)
+ Nên sử dụng kim to, hút nhẹ, tháo kim bơm nhẹ vào thành ống.
- Tránh làm sai lệch kết quả xét nghiệm, sau khi sát khuẩn da cần phải chờ cho vùng
da đã sát khuẩn thật khô mới đâm kim rút máu.
- Chuẩn bị BN và ống nghiệm đúng theo yêu cầu xét nghiệm
- Không nên lấy máu ở những tĩnh mạch đang truyền dịch.
- Lấy đủ số lượng và tính chất máu cần thiết cho từng loại xét nghiệm.
- Trong trường hợp lấy máu có chất chống đông: sau khi cho máu vào ống
nghiệm phải lắc nhẹ ống nghiệm.
- Một số xét nghiệm cần có yêu cầu đặc biệt trước, trong hoặc sau khi lấy
máu:
+ Xét nghiệm cryoglobulin (globulin lạnh →kết tủa khi nhiệt độ < 37o C ):
dùng ống nghiệm được làm ấm 37o C, BN nhịn đói 12 giờ.
+ Xét nghiệm acid lactic: khi lấy máu không buộc dây garrot.

4.2. Lấy máu mao mạch:


4.2.1. Áp dụng: cho các xét nghiệm cần lấy số lượng máu < 0,5 ml.
( tìm ký sinh trùng rốt rét, ấu trùng giun chỉ, dung tích hồng cầu, Dextrostix, khí máu
mao mạch,…)
4.2.2. Kỹ thuật (bảng kiểm):
 Chuẩn bị BN:
1. Xem kỹ y lệnh.
2. ĐD tự giới thiệu, đối chiếu chính xác họ tên, năm sinh BN, số phòng, số
giường với giấy xét nghiệm.
3. Thông báo và giải thích rõ mục đích của kỹ thuật, những yêu cầu hổ trợ từ BN
để BN hiểu, yên tâm và hợp tác.

 Chuẩn bị của ĐD:


3. ĐD đội mủ, mang khẩu trang, rửa tay thường quy.
 Chuẩn bị dụng cụ:
4. Mâm chữ nhật:
. Lancet vô trùng.
. Gòn tẩm cồn 70 độ.
. Gòn khô.
. Dụng cụ chứa máu (tùy theo loại xét nghiệm):
o 2 phiến kính sạch và khô.
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2
o Lọ nhựa có chất chống đông.
o Ống mao dẫn.
o Que thử dextrotix.
. Găng sạch.
5. Thùng đựng vật sắc nhọn, bao đựng rác y tế nguy hại không sắc nhọn, bao
đựng rác y tế thông thường.
 Kỹ thuật tiến hành:
6. Đem dụng cụ đến giường BN. Kiểm tra và thông báo lại cho BN.
7. Chọn vị trí đâm lancet:
- Người lớn, trẻ lớn: mặt bên của đầu ngón tay (ngón 4 bàn tay trái).
- Trẻ nhỏ, sơ sinh: vùng rìa hai bên gót chân.
- Không chọn vị trí đã đâm lancet trước đó, hoặc vùng da bị tổn thương.
8. Sát khuẩn tay nhanh.
9. Mang găng sạch.
10. Sát khuẩn vị trí lấy máu bằng cồn 70 0 chờ khô tự nhiên.
11. Đặt vị trí lấy máu thấp, vuốt nhẹ về nơi định lấy máu.
12. Đâm lancet đúng độ sâu cần thiết, (tránh đâm quá sâu, quá nong, hoặc những
chỗ cũ trước đó), để máu tự chảy, không nặn.
13. Lau bỏ giọt máu đầu.
14. Hứng máu vào dụng cụ hút máu đủ số lương cần thiết:
o Vào cây hematocrit: nếu thử dung tích hồng cầu.
o Vào que thử dextrotix: nếu thử đường huyết.
o Vào phiến kính nếu tìm ký sinh trùng sốt rét: 1 giọt máu lên giữa phiến
kính (làm giọt máu dàn), đặt đầu cạnh kính của phiến kính 2 cho tiếp
xúc với giọt máu 1 góc 30o , đợi máu phân phân tán qua cạnh kính, đẩy
cạnh kính kéo lên phía trước với động tác đều và nhanh để có làn máu
mỏng, đều đặn.
o Lau khô ngón tay, hứng thêm giọt máu (để làm giọt máu đặc). Dùng
góc cạnh của kính trộn giọt máu theo chuyển động tròn đường kính
1cm. Ngừng động tác ngoáy ở trung tâm lớp máu, tạo giọt máu có viền
mỏng.
15. Dùng gòn vô trùng ấn vào nơi lấy máu từ 5 – 10 phút.
16. Tháo găng.
17. Báo việc đã xong, giúp BN về tư thế thoải mái.
18. Ghi tên BN lên lam kính.
 Thu dọn dụng cụ :
18. Đem dọn dụng cụ về phòng, thu dọn, gởi bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm,
Kèm theo phiếu xét nghiệm, rửa tay thường quy.
 Ghi hồ sơ:
22. Ghi hồ sơ: ngày giờ lấy máu thử, số lượng máu, loại thử nghiệm, phản ứng
của BN (nếu có), xử trí của ĐD (nếu có), tên ĐD thực hiện.

4.4. Lấy nước tiểu xét nghiệm:


4.4.1. Lấy nước tiểu thông thường:
. Áp dụng: xét nghiệm về huyết học ( cặn lắng,…) sinh hóa (đạm, đường, chẩn đoán
thai,…)
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2
. Kỹ thuật:
- Rửa bộ phận sinh dục ngoài bằng xà phòng, nước sạch
- Cho BN đi tiểu, bỏ phần nước tiểu đầu, lấy nước tiểu giữa bãi vào ống nghiệm
- Ghi nhãn gởi lên phòng xét nghiệm.
4.4.2. Lấy nước tiểu thử cặn Addis:
. Áp dụng: chẩn đoán và theo dõi điều trị trong bệnh viêm thận
. Kỹ thuật: lấy nước tiểu liên tục trong 3 giờ
- 6 giờ sáng cho BN tiểu bỏ hết nước tiểu, nhịn đói
- Uống 1 ly nước chín 300ml, nằm nghỉ trên giường
- 9 giờ tiểu hứng hết vào trong bình chứa ( tiểu trong tư thế đưng
- Mang hết nước tiểu hứng được trong 3 giờ đem lên xét nghiệm
( KQ: Giai đoạn ổn định < 3000 HC / phút ; < 2500 BC / phút.
Giai đoạn tiến triển > 3000 HC / phút ; > 2500 BC / phút.)
4.4.3. Lấy nước tiểu 24 giờ:
. Áp dụng: chẩn đoán và theo dõi điều trị trong bệnh thận
. Kỹ thuật: lấy nước tiểu liên tục trong 24 giờ
- 7 giờ sáng đi tiểu bỏ hết phần nước tiểu trong bàng quang
- Hứng toàn bộ nước tiểu trong ngày và đêm (từ 7 giờ sáng hôm nay đến 7 giờ sáng
hôm sau, đi lần cuối) trong bình có đựng hóa chất thích hợp và lắc đều mỗi lần hứng
vào.
- Đo thể tích nước tiểu trong 24 giờ
- Lấy đủ thể tích nước tiểu theo yêu cầu xét nghiệm
4.4.4. Lấy nước tiểu vô trùng:
. Áp dụng: tìm vi trùng, chẩn đoán và theo dõi điều trị trong bệnh nhiễm trùng đường tiết
niệu.
. Kỹ thuật:
 Đối với BN hôn mê và trẻ nhỏ:
- Vệ sinh bộ phận sinh dục bằng xà phòng và nước sạch
- Sát khuẩn lỗ tiểu và xung quanh bằng betadine xanh (sử dụng niêm mạc)
- Dán bao vô khuẩn (lưu ý: nam dán từ trên xuống, nữ dán tù dưới lên)
- Lấy mẫu nước tiểu vào ống vô trùng
 Đối với BN biết tự tiểu:
- Vệ sinh bộ phận sinh dục bằng xà phòng và nước sạch
- Sát khuẩn lỗ tiểu và xung quanh bằng betadine xanh (sử dụng niêm mạc)
- BN tiểu. ĐD hứng nước tiểu giữa dòng vào ống vô trùng.
 Đối với BN bí tiểu:
- Áp dụng đúng nguyên tắc vô trùng của kỹ thuật thông tiểu lấy nước tiểu giữa
dòng xét nghiệm.
 Đối với BN có đặt ống thông tiểu dẫn lưu:
- Sát khuẩn thành ống thông tiểu bằng betadine vàng (10%)
- Dùng bơm kim tiêm vô khuẩn xuyên qua thành ống thông rút nước tiểu cho vào
ống nghiệm vô khuẩn (không được tháo lấy nước tiểu ở đáy bao hoặc tháo hệ
thống thông tiểu, hoặc chích rút xuyên qua dây dẫn).

4.5. Lấy mẫu bệnh phẩm phết họng:


. Áp dụng: soi, cấy tìm vi trùng và siêu vi trùng.
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2
. Kỹ thuật:
- Dùng tăm bông vô trùng phết vào 3 vị trí ( 2 amydan, vùng thành sau họng, lưỡi gà)
hay vùng bị viêm nhiễm (sưng đỏ, tụ mủ, giả mạc, bợn trắng,…) phết nhẹ và nhanh.
- Rút tăm bông ra.
- Đưa tăm bông vào ống vô trùng , bẻ phần đuôi que tăm bông (nơi đã cầm) đậy nắp vô
trùng.

4.6. Lấy đàm:


. Áp dụng: soi, cấy tìm vi trùng và siêu vi trùng giúp chẩn đoán các bệnh về đường hô
hấp, đặc biệt là trực khuẩn lao.
. Kỹ thuật:
- BN lấy đàm trong lúc ho khạc đầu tiên vào buổi sáng, nên súc miệng trước.
- Hướng dẫn BN hít thở sâu, sau đó vỗ vào khoảng giữa 2 xương bả vai BN 2 – 3 lần
để nhầy long ra trong phổi và gây ho, khạc đàm vào hộp chứa, đậy kín hộp.
- Nếu BN không khạc đàm được, sau vỗ dùng thông hút.

4.7. Lấy phân:


. Áp dụng: chẩn đoán trong các bệnh về tiêu hóa, gan, tụy, (thử nghiệm sinh hóa (máu,
sắc tố mật, mỡ, tìm vi khuẩn, ký sinh trùng đường ruột).
. Kỹ thuật:
 Lấy phân từ trong bô:
- Cho BN đi cầu vào trong bô đã rửa sạch, tráng nước sôi
- Dùng que gòn đã hấp sấy khô hoặc mái chèo có sẵn trong lọ đựng phân
( phòng xét nghiệm vi sinh cấp), lấy phân chỗ có máu, nhày,
- Lấy khoảng 3 – 5 gam ( bằng hạt đậu phộng).
- Cho que gòn vào lọ đựng phân vô trùng, đóng nắp chặt và gởi ngay đến
phòng xét nghiệm (chậm nhất không quá 2 giờ).
 Chú ý: nếu tìm đơn bào (amib):
- Đem mẫu phân ngay sau khi lấy (< 1 giờ).
- Giữ nhiệt độ ấm.
- Không lẫn nước tiểu (vì có amoniac amib sẽ bị chết) lấy nơi có đàm, máu.

 Lấy phân từ trực tràng:


- Chuẩn bị ống nghiệm đựng que gòn vô khuẩn (gòn phải cố định chắc ở đầu
que)
- Làm ẩm đầu que bằng nước muối vô khuẩn.
- Cho que gòn qua cơ thắt trực tràng, xoay nhẹ que rồi rút ra, thấy phân bám vào
là được.
4.8. Cho que gòn vào ống nghiệm, đóng nắp chặt, gởi ngay đến khoa xét nghiệm.Lấy mủ:
. Áp dụng: Trong các vết thương có mủ, lỗ rò,…(tìm các vi khuẩn gây mủ và làm kháng
sinh đồ).
. Kỹ thuật:
- Phơi bày vết thương.
- Dùng tăm bông vô khuẩn phết mủ ở vết thương cho vào ống nghiệm vô
khuẩn.
- Rửa vết thương băng lại.
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2
Bài 2: TRUYỀN DỊCH

1. MỤC ĐÍCH
 Bồi hoàn nước và điện giải, hồi phục tạm thời khối lượng tuần hoàn trong cơ thể.
 Thay thế tạm thời khối lượng máu mất.
 Nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch.
 Đem thuốc vào cơ thể với số lượng nhiều trực tiếp vào máu
 Duy trì nồng độ thuốc kéo dài nhiều giờ trong máu.
 Giải độc, lợi tiểu, mở thông đường tĩnh mạch,…

2. NGUYÊN TẮC
 Thưc hiện 5 đúng.
 Dịch truyền và các dụng cụ phải tuyệt đối vô khuẩn.
 Khi tiến hành kỹ thuật phải đúng quy trình và kỹ thuật vô khuẩn.
 Chọn tĩnh mạch thẳng, to, mềm mại, ít di động, tránh khớp và tiêm từ dưới lên để
giữ được lâu.
 Nơi tiếp xúc giữa kim và da phải gjữ vô khuẩn.
 Tuyệt đối không để không khí lọt vào tĩnh mạch.
 Đảm bảo áp lực của dịch truyền cao hơn áp lực máu người bệnh.
 Tốc độ chảy của dịch phải theo đúng y lệnh.
 Không để lưu kim quá 24 giờ trong cùng một vị trí ( trừ khi dùng kim luồn: lưu kim
từ 3 – 5 ngày).
 Theo dõi sát tình trạng người bệnh trước, trong và sau truyền.
 Đề phòng và phát hiện sớm các tai biến có thể xảy ra để xử trí kịp thời.

3. CHỈ ĐỊNH
 Bệnh nhân (BN) bị giảm khối lượng tuần hoàn do mất dịch: tiêu chảy, bỏng,…
 BN bị mất máu cấp: tai nạn, xuất huyết tiêu hóa,…
 BN bị choáng, tình trạng nặng,…
 BN bị suy dinh dưỡng
 BN cần dùng số lượng lớn thuốc hoặc duy trì đều trong cơ thể.
 BN bị ngộ độc
 BN chuẩn bị phẫu thuật,…

4. CÁC LỌAI DUNG DỊCH THƯỜNG DÙNG


 Dung dịch đẳng trương:
o Natriclorua 0,9%.
o Glucose 5%.
o Natrihydrocarbonat 1,4%,…
 Dung
Trường dịchTấtưuThành
ĐH nguyễn trương: ĐDCB-2
o Natriclorua 10%, 20%
o Glucose 10%, 30%.
o Natrihydrocarbonat 5%,…
 Dung dịch có phân tử lượng lớn:
o Dextran.
o Acid amin,…
 Máu và các chế phẩm của máu:
o Máu tòan phần
o Tiểu cấu
o Huyết tương,…

5. CÁC VỊ TRÍ TIÊM TRUYỀN TĨNH MẠCH


 Các tĩnh mạch ở mu bàn tay, cẳng tay, cánh tay, mu bàn chân, mắt cá trong.
 Các tĩnh mạch trán, thái dương (ở trẻ nhỏ),…
 Trong các trường hợp cấp cứu khi các vị trí trên khó lấy và cần đo áp lực tĩnh mạch
trung tâm ta phải đặt catheter tĩnh mạch dưới đòn.

6. QUY TRÌNH KỸ THUẬT (BẢNG KIỂM)


 Chuẩn bị BN:
1. Xem kỹ y lệnh, nhận định tình trạng BN.
2. ĐD tự giới thiệu, đối chiếu chính xác họ tên, năm sinh BN, số phòng, số
giường với phiếu thuốc.
3. Thông báo và giải thích rõ mục đích của kỹ thuật, những yêu cầu hổ trợ từ BN
để BN hiểu, yên tâm và hợp tác.
4. Lấy dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở.
5. Cho BN đi tiểu, tiêu trước khi truyền (nếu cần)
 Chuẩn bị người ĐD:
6. Đội mủ, mang khẩu trang, rửa tay thường quy.
 Chuẩn bị dụng cụ và thuốc: 1 xe tiêm
7. Dụng cụ vô khuẩn:
o Chai dịch truyền theo y lệnh (tên, số lượng, chất lượng, hạn dùng)
o Bộ dây truyền dịch theo y lệnh (1ml = 60 giọt, 1ml = 20 giọt, 1ml = 15 giọt, có
kim thông khí hoặc hệ thống thông khí).
o Thuốc, bơm tiêm tùy theo lượng thuốc (nếu có chỉ định).
o Hộp gạc nhỏ che đầu kim, hộp gòn, dung dịch sát khuẩn (cồn 70o )
o Bình kềm sát khuẩn da.
o Dung dịch sát khuẩn tay nhanh.
o Hộp chống sốc phản vệ.
8. Dụng cụ sạch
o Mâm , găng tay, bồn hạt đậu, dây garô, băng keo, kéo, dao cưa, viết Acetone
o Vải nylon, gối nhỏ kê tay, nẹp gỗ, băng cuộn, lồng treo (nếu cần).
9. Dụng cụ khác
o Phiếu theo dõi truyền dịch.
o Trụ treo.
o Máy đo huyết áp, ống nghe, nhiệt kế, đồng hồ có kim giây.
o Thùng rác y tế nguy hại sắc nhọn, bao rác y tế nguy hại không sắc nhọn, bao rác
y tế thông thường.
 Kỹ thuật tiến hành:
Trường 10. Đẩy xeTấttiêm
ĐH nguyễn đến
Thành giường BN, ĐD tự giới thiệu, kiểm tra họ tên, tuổiĐDCB-
BN,2thông
báo lại cho BN.
11. Kiểm tra chai dịch truyền, ghi chú lên chai dịch truyền (họ tên BN, ngày, tốc độ
truyền).
12. Sát khuẩn tay nhanh.
13. Bật và sát khuẩn nút chai (pha thuốc nếu cần).
14. Cắm đầu dây truyền dịch vào chai, kéo khóa lên cao (xa tầm tay BN), khóa dây
truyền lại.
15. Treo chai lên trụ treo, đuổi khí (bóp bầu bộ dây truyền cho dịch chảy xuống ½
bầu, đuổi khí), treo dây truyền lên trụ treo, chuẩn bị băng keo.
16. Để BN nằm tư thế thuận lợi, bộc lộ vùng truyền, xác định vị trí truyền.
17. Lót gối kê tay (nếu cần), đặt vải nylon dưới vùng tiêm đặt dây garô trên vị trí
tiêm 5 - 10cm.
18. Sát khuẩn tay nhanh, mang găng sạch.
19. Thắt dây garô, bảo BN nắm tay lại, sát khuẩn da vùng tiêm theo hình xoắn ốc từ
trong ra rộng 5cm hoặc từ dưới lên dọc theo đường ven và rộng sang 2 bên (sát
khuẩn cho đến khi sạch).
20. Tay không thuận căng da, tay thuận cầm kim đưa mặt vát kim lên trên, đâm kim
nhanh qua da một góc 300 so với mặt da qua hết mũi vát kim sau đó hạ kim
xuống góc 100 – 150 luồn vào tĩnh mạch 1/2 – 2/3 chiều dài kim. Kiểm tra, khi
thấy máu vào đốc kim, bảo BN bỏ tay ra, tháo dây garô.
21. Mở khóa cho dịch chảy từ từ, quan sát nơi tiêm (không phù), đặt gạc vô khuẩn
che thân kim, dán băng keo, lót gạc dưới đốc kim và che đốc kim, dán băng keo
cho chắc chắn, an toàn.
22. Điều chỉnh tốc độ truyền theo y lệnh (tay trái cầm đồng hồ có kim giây đặt cạnh
bầu dây truyền dịch, tay phải điều chỉnh khóa truyền sao cho tốc độ phù hợp với
y lệnh). Quan sát sắc mặt BN.
23. Ghi giờ bắt đầu lên chai dịch truyền.
24. Tháo gối kê tay và vải nylon. Nẹp cố định bằng băng cuộn (nếu cần).
25. Để BN nằm tư thế thỏai mái, tiện nghi.
26. Dặn dò BN và thân nhân những điều cần thiết (không tự điều chỉnh tốc độ, không
cử động nơi truyền quá mạnh, báo ngay khi có cảm giác đau, phù nơi tiêm, cảm
giác ớn lạnh, tức ngực, khó thở,...).
27. Mỗi 30 phút phải đến xem BN một lần để phát hiện những tai biến trong quá trình
truyền.
28. Khi gần hết chai dịch còn khoảng 15 – 20 ml khóa lại, tháo băng keo, dùng gòn
cồn ấn vào vùng tiêm rút kim ra hoặc nếu truyền tiếp thay chai khác.
Thu dọn dụng cụ:
29. Dọn tất cả dụng cụ về chỗ cũ.
30. Ngâm với dung dịch khử khuẩn, rửa sạch lau khô, gởi tiệt khuẩn các dụng cụ
cần thiết, xử lý rác đúng quy định.
31. Rửa tay.
32. Ghi hồ sơ:
 Ghi vào phiếu tiêm truyền, phiếu chăm sóc, phiếu công khai thuốc:
o Ngày giờ truyền
o Loại dịch truyền, số lượng, tốc độ, thuốc pha (nếu có).
o Dấu hiệu sinh tồn trước truyền.
o Phản ứng BN (nếu có).
o Ký tên và ghi tên ĐD thực hiện…
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2
Cách tính thời gian tiêm truyền (TGTT)

TGTT (giờ) = Số lượng dung dịch tiêm truyền x số giọt loại dây/ml
Số giọt/phút (y lệnh) x 60

Bộ dây 1ml = 60giọt 1ml = 20 giọt 1ml = 15 giọt


TGTT Số ml dung dịch TT Số ml dung dịch TT Số ml dung dịch TT
(Giờ) Số giọt/phút (YL) Số giọt/phút(YL) x 3 Số giọt/phút (YL) x 4

Thí dụ: Truyền 500ml dung dịch, tốc độ XXX giọt/phút.


 Nếu dùng bộ dây truyền 1ml = 20 giọt.
 Thời gian tiêm truyền (giờ) = 500
30 x 3
= 5 giờ 33 phút 20 giây.

 Nếu dùng bộ dây truyền 1ml = 60 giọt.


 Thời gian tiêm truyền (giờ) = 500
30
= 16 giờ 40 phút.

8. AN TOÀN BỆNH NHÂN

NGUY CƠ - TAI BIẾN PHÒNG NGỪA

Nhầm lẫn thuốc Thực hiện 5 đúng.

Quá tải hoặc thiếu dịch Điều chỉnh tốc độ đúng y lệnh
do tốc độ dịch truyền Thường xuyên theo dõi tốc độ và số lượng dịch truyền để
không đúng điều chỉnh kịp thời.
Dặn dò BN và gia đình không tự ý điều chỉnh tốc độ dịch truyền.

Thuyên tắc mạch do khí Đuổi hết khí trong dây truyền dịch trước khi gắn vào BN

Kiểm tra kim luồn nằm trong lòng mạch trước gắn dịch
Hoại tử da truyền.
Dùng kim luồn, hạn chế kim cánh bướm
Không chích tĩnh mạch đầu vì hoại tử khó lành
Đảm bảo đúng kỹ thuật vô trùng
Nhiễm trùng Thay băng nơi tiêm hằng ngày, khi ứơt
Thay kim khi có dấu hiệu nhiễm trùng tại chỗ
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2
Thay dây truyền dịch mới khi có máu trong hệ thống. Khi
truyền dung dịch Lipid, phải thay dây truy ền dịch mỗi 24
giờ
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

XỬ TRÍ TÌNH HUỐNG

TÌNH HUỐNG XỬ TRÍ

Dịch chảy không đủ tốc độ theo y lệnh - Kiểm tra đường truyền thông.
- Đưa chai dịch truyền lên cao
- Báo bác sĩ, thiết lập thêm đường
truyền.
- Dùng túi bơm áp lực (chai nhựa)

Phù nơi tiêm Ngưng truyền dịch, rút bỏ kim.


Thiết lập đường truyền mới

Cần bơm thuốc khi đang truyền dịch Dùng NaCl 0,9% bơm đuổi dịch truyền sau
đó bơm thuốc.

Run tiêm truyền: sốt, run - Ngưng dịch.


- Lấy dấu hiệu sinh tồn.
- Báo bác sĩ.
- Thực hiện y lệnh: lau mát hạ
sốt, thay toàn bộ dây, chai.

Phù phổi cấp: đột ngột ho khó thở, - Ngưng dịch


tím tái, khạc đàm hồng - Lấy dấu hiệu sinh tồn.
- Báo bác sĩ.
- Thực hiện y lệnh.

Nhiễm trùng nơi tiêm hoặc dọc đường Rút bỏ kim.


tĩnh mạch: sưng, nóng, đỏ, đau. Đặt đường truyền mới.
Bài 3:ĐH nguyễn Tất Thành
Trường TRUYỀN MÁU ĐDCB-2

MỤC TIÊU
1. Trình bày được mục đích, chỉ định và chống chỉ định của truyền máu.
2. Trình bày được nguyên tắc truyền máu.
3. Thực hiện được các bước của quy trình truyền máu.
4. Nêu được các tai biến xảy ra khi truyền máu, nhận biết, đề phòng và cách xử trí.

1. MỤC ĐÍCH
Truyền máu là đưa vào cơ thể người bệnh một lượng máu nhằm:
 Tăng khối lượng tuần hoàn, bồi phụ lại lượng máu đã mất (truyền máu toàn phần).
 Tăng khả năng cung cấp oxy (truyền hồng cầu).
 Tăng khả năng đông máu và cầm máu (truyền tiểu cầu và huyết tương).
 Tăng khả năng đề kháng và chống nhiễm khuẩn (truyền bạch cầu,
gammaglobulin).

2. CHỈ ĐỊNH TRUYỀN MÁU TOÀN PHẦN


 Mất máu cấp trong ngoại khoa và sản khoa (chảy máu trong chấn thương: chảy
máu nội tạng – vỡ gan, lách, gẫy xương lớn, vết thương mạch máu,…).
 Thiếu máu nặng (hay gặp trong bệnh nội khoa: thiếu máu do giun, bệnh lý về
thận, bệnh lý về máu,…).
 Truyền thay máu.
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH TRUYỀN MÁU TOÀN PHẦN
 Suy tim.
 Thiếu máu không giảm khối lượng tuần hoàn: thiếu chủ yếu hồng cầu.
 Không dung nạp thành phần huyết tương hoặc với bạch cầu.

4. NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU TOÀN PHẦN


 Theo quy tắc truyền máu cơ bản là truyền cùng nhóm máu:
o Nhóm máu A truyền → nhóm A
o Nhóm máu B truyền → nhóm B
o Nhóm máu O truyền → nhóm O
o Nhóm máu AB truyền → nhóm AB.
 Trong trường hợp cấp cứu không có máu cùng nhóm, có thể truyền khác nhóm
(không quá 250ml) theo quy tắc truyền máu tối thiểu:
A

O AB

B
 Trước khi truyền máu phải chuẩn bị các xét nghiệm cần thiết như: nhóm máu,
phản ứng chéo,…(xác định đúng BN để lấy mẫu máu đem xét nghiệm xin máu).
 Khi lãnh máu phải kiểm tra chất lượng của túi máu và sự phù hợp các chi tiết trên
phiếu lãnh máu và nhãn của túi máu: chất lượng (không bị tiêu huyết, không cục
máu đông,
Trường ĐH nguyễn không
Tất Thành bị rò rỉ,…), họ tên BN, năm sanh, số vào viện, ĐDCB-
giường,
2 khoa,
nhóm máu, yếu tố Rh, mã số túi máu, số lượng, hạn dùng.Túi máu được đặt trong
thùng trữ lạnh, vận chuyển nhẹ nhàng về khoa để tránh làm vỡ hồng cầu.
 Túi máu đem về buồng bệnh không để quá 30 phút trước khi truyền cho BN.
 Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn trước khi truyền máu, nếu bất thường phải báo bác sĩ.
 Phương tiện, dụng cụ, thuốc để thực hiện truyền máu và xử trí kịp thời khi có tai
biến (dụng cụ đảm bảo vô khuẩn, dây truyền máu phải có bầu lọc, kim phải đúng
cỡ, hộp chống sốc, bình oxy, bóng giúp thở,…). Nếu truyền máu liên tục, bộ dây
truyền phải thay ít nhất 12 giờ và sau mỗi 4 đơn vị máu.
 Tiến hành định lại nhóm máu tại giường của bệnh nhân và của túi máu lãnh trước
khi truyền máu. (Trường hợp truyền huyết tương và tiểu cầu: định lại nhóm máu
tại giường của bệnh nhân và làm phản ứng chéo giữa mẫu máu BN và mẫu huyết
tương hoặc tiểu cầu lãnh).
 Đảm bảo tốc độ chảy của máu đúng thời gian theo y lệnh.
 Mỗi đơn vị máu truyền, theo dõi sinh hiệu sát mỗi 5 phút trong 15 phút đầu , sau
đó mỗi 30 – 60 phút cho đến 2 giờ sau khi kết thúc truyền, để đề phòng các tai
biến có thể xảy ra.

5. QUY TRÌNH TRUYỀN MÁU TOÀN PHẦN (BẢNG KIỂM)


 Chuẩn bị bệnh nhân (BN):
1. Xem kỹ y lệnh, thực hiện 5 đúng.
2. Thông báo, động viên, hỏi tiền sử dị ứng.
3. Đo dấu hiệu sinh tồn, cho BN đi tiêu tiểu trước khi truyền (nếu cần).
 Chuẩn bị người ĐD:
4. ĐD đội mủ, khẩu trang, rửa tay thường quy.
 Chuẩn bị dụng cụ: 1 xe tiêm
5. Dụng cụ vô khuẩn:
o Túi máu theo y lệnh.
o Bộ dây truyền máu.
o Ống tiêm 5ml chứa natri clorua 0,9% , kim luồn (nếu có).
o Hộp gòn, gạc nhỏ, bình kềm sát khuẩn da.
o Dung dịch sát khuẩn: cồn 70 o .
o Dung dịch sát khuẩn tay nhanh.
o Lancet.
o Hộp chống sốc phản vệ.
6. Dụng cụ sạch:
o Mâm , dây garô, băng keo, kéo.
o Găng tay, gối kê taym, tấm nylon nhỏ.
o Băng cuộn, , nẹp gỗ có quấn gạc (nếu cần)
o Bồn hạt đậu có ít nước sạch.
7. Dụng cụ khác
o Dụng cụ thử lại nhóm máu:
 Lam kính hoặc miếng gạch men.
 Chai anti A, anti B, anti AB
 Que tăm: 6 cây
8. Phiếu theo dõi truyền máu.
9. Máy đo huyết áp, ống nghe, nhiệt kế, đồng hồ có kim giây.
10. Trụ treo.
11. Thùng rác y tế nguy hại sắc nhọn, bao rác y tế nguy hại không sắc nhọn, bao rác
y tế thông thường.
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2
 Các bước tiến hành:
12. Đẩy xe tiêm đến giường BN, kiểm tra 5 đúng, thông báo lại cho BN.
13. Sát khuẩn tay nhanh, mang găng.
14. Đối chiếu phiếu lãnh máu với túi máu (lần 2).
15. Thử phản ứng an toàn tại giường:
o Thử nhóm máu BN :
Lấy máu bằng lancet hay tĩnh mạch.
Nhỏ 3 giọt máu BN lên lam kính hoặc miếng gạch men ở 3 vị trí A, B, AB.
Nhỏ thuốc thử anti A lên giọt máu ở vị trí A, anti B lên giọt máu ở vị trí B, anti
AB lên giọt máu ở vị trí AB.
Dùng 3 que khác nhau khuấy đều thuốc thử và máu.
Lắc nhẹ lam trong 2 phút.
Đọc kết quả nhóm máu bệnh nhân:
- Máu A: ngưng kết với anti A và AB.
- Máu B: ngưng kết với anti B và AB.
- Máu AB: ngưng kết với cả ba loại anti
- Máu O: không ngưng kết với anti nào
o Thử nhóm máu túi máu:
Dùng ống tiêm lấy máu từ đoạn dây của túi máu
hoặc cắt 1 đoạn của dây máu.
Thực hiện thử nhóm máu túi máu giống như thử
nhóm máu BN.
Đọc và so sánh kết quả nhóm máu BN và túi máu. Nếu cùng nhóm là truyền được.
Tháo găng, sát khuẩn tay nhanh, mang găng.
16. Xé túi đựng dây truyền, khóa dây truyền lại.
17. Sát khuẩn nút túi máu, xé nút túi máu, cắm dây truyền máu vào túi máu.
18. Lắc đều túi máu nhẹ nhàng, treo túi máu lên trụ, đuổi khí.
19. Thông đường truyền bằng Natri Clorua 0,9%: 3-5ml
20. Nối dây truyền máu vào kim luồn đã chích sẵn.
21. Bắt đầu truyền máu, cho chảy chậm hơn y lệnh trong 15 phút đầu (quan sát
BN liên tục trong thời gian này).
22. Điều chỉnh tốc độ theo y lệnh.
23. Theo dõi sinh hiệu sát mỗi 5 phút trong 15 phút đầu, sau đó mỗi 30 – 60
phút cho đến 2 giờ sau kết thúc truyền máu.
24. Theo dõi các phản ứng truyền máu
25. Nếu có dấu hiệu phản ứng, ngưng truyền ngay, báo Bác sĩ.
26. Sau khi truyền máu xong, bơm đẩy đường truyền với 3 – 5ml Natri Clorua
0.9% trước khi bắt đầu dùng thuốc hoặc truyền dịch trở lại.
 Thu dọn dụng cụ:
27. Dọn tất cả dụng cụ về chỗ cũ.
28. Ngâm với dung dịch khử khuẩn, rửa sạch lau khô, gởi tiệt khuẩn các dụng cụ
cần thiết, xử lý rác đúng quy định.Rửa tay.
 Ghi hồ sơ (vào phiếu truyền máu, phiếu chăm sóc, phiếu công khai thuốc):
29.Ghi vào phiếu truyền máu, phiếu chăm sóc, phiếu công khai thuốc:
o Nhóm máu, số lượng, số túi máu, hạn dùng.
o Thời điểm kiểm chứng lại nhóm máu.
o Dấu hiệu sinh tồn trước, trong và sau khi truyền.
o Ngày giờ bắt đầu, giờ kết thúc.
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2
o Tai biến nếu có.
6. Tên bác sĩ ra y lệnh, tên điều dưỡng thực hiện.AN TOÀN BỆNH NHÂN

Tai biến Nhận biết Nguyên nhân Xử trí

Tán huyết Sớm sau 5 – Truyền nhầm - Ngưng truyền


cấp 10ml : sốt, run, nhóm máu - Báo Bác sĩ
khó thở, sốc, tiểu - Thở oxy, chống sốc
màu xá xị. - Báo và gửi túi máu về ngân
hàng máu

Dị ứng Trong hoặc vài Proteine lạ trong - Ngưng truyền


giờ sau: Mẩn đỏ, huyết tương - Báo Bác sĩ
ngứa - Lấy dấu hiệu sinh tồn
- Truyền máu lại khi hết mề đay

Sốt Trong truyền Truyền máu - Ngưng truyền


máu: Sốt nhiều lần: kháng - Báo Bác sĩ
Mạch, huyết áp thể chống tiểu - Thuốc hạ sốt
bình thường. cầu/ bạch cầu - Lấy dấu hiệu sinh tồn
- Truyền máu lại khi hết sốt
Quá tải Khó thở, ho, bọt Truyền nhanh - Ngưng truyền
hồng - Báo Bác sĩ
- Nằm đầu cao.Thở oxy
- Lợi tiểu, vận mạch.
Hạ calci Cảm giác tê Do ảnh hưởng - Ngưng truyền
máu ngón tay chất kháng đông - Báo Bác sĩ
Co cứng cơ trong máu truyền - Thở oxy
Cơn tetany khử Ca - Calcium gluconate
Co giật
Tăng kali Yếu cơ Do máu dự trữ - Ngưng truyền
máu Rối loạn nhịp lâu làm vỡ hồng - Báo Bác sĩ
tim cầu - Dùng máu mới
Hạ thân Thân nhiệt giảm Truyền nhiều - Ngưng truyền
nhiệt Lạnh run máu chưa đủ ấm - Báo Bác sĩ
- Ủ ấm
Nhiễm Dấu hiệu nhiễm Không đảm bảo - Bảo đảm vô khuẩn trong truyền
trùng trùng vô trùng trong - Bịch máu không để ra ngoài
huyết các thao tác kỹ quá 30 phút.
thuật truyền máu
Bịch máu lấy ra
khỏi nơi bảo
quản hơn 30 phút
Bài 4.ĐH nguyễn Tất Thành
Trường THỞ OXY ĐDCB-2

1. ĐẠI CƯƠNG:
Oxy rất cần cho sự sống
Dưới áp suất 760 mmHg thành phần không khí bình thường có:
- Oxy : 20,95%
- CO2 : 0,03 %
- Nitơ : 79,02 %
Tỉ lệ trên đáp ứng nhu cầu của sự sống và lao động hàng ngày của con người.
Trong 1 số trường hợp bệnh lý hay sinh lý, cơ thể bị thiếu oxy gây tổn thương ở
các mô đặc biệt là ở não. Lúc đầu tổn thương có thể hồi phục, nhưng nếu kéo dài sẽ
đưa đến tổn thương vĩnh viễn.
Do đó việc sử dụng oxy trong điều trị (liệu pháp oxy) rất là phổ biến.
Liệu pháp oxy là biện pháp cung cấp khí thở có nồng độ oxy lớn hơn 21%, nhằm
mục đích làm tăng lượng oxy ở phế nang và máu động mạch, giúp cơ thể có đủ lượng
oxy cần thiết trong những bệnh hoặc những trường hợp mà cơ thể thiếu oxy.

2. CHỈ ĐỊNH OXY LIỆU PHÁP:


 Giảm oxy máu ( PaO2 < 60 mm Hg hoặc SaO2 < 90 % )

3. NGUYÊN NHÂN GIẢM OXY MÁU:


3.1. Các chướng ngại ở đường hô hấp: làm hẹp đường ra vào của không khí, làm
rối loạn thông khí, lượng oxy trong cơ thể giảm và lượng khí carbonic tăng:
- Do dị vật đường thở: sặc thức ăn, nước,…
- Khối u đường thở.
- Do tăng tiết dịch nhày ở đường hô hấp, phù nề, co thắt cơ trơn phế quản:
viêm tiểu phế quản co thắt , hen phế quản, bạch hầu họng – thanh quản.
- Tắc khí đạo : chết đuối, treo cổ,...
3.2. Hạn chế hoạt động của lồng ngực:
- Do thần kinh: làm liệt cơ hô hấp
. Chấn thương cột sống cổ, ngực.
. Viêm não, xuất huyết não, màng não
- Do chấn thương lồng ngực: làm tổn thương cơ hô hấp, xương sườn.
- Do bệnh lý phổi, màng phổi: lao phổi, các trường hợp viêm phổi, màng
phổi gây tràn khí, tràn dịch màng phổi.
3.3. Các bệnh gây cản trở sự khuyếch tán khí ở phổi: viêm phổi thùy, phế quản phế
viêm, phù phổi cấp.
3.4. Các bệnh làm rối loạn quá trình vận chuyển oxy trong cơ thể:
- Thiếu máu: nôn ra máu, chảy máu,…(số lượng hồng cầu còn lại không đủ
vận chuyển oxy theo nhu cầu cơ thể), bệnh huyết sắc tố, ngộ độc oxyd
carbon, clorat, nitrit,…
- Do tuần hoàn:
. Suy tim: tốc độ vận chuyển oxy chậm đưa đến thiếu oxy
. Bệnh còn ống động mạch, thông liên nhĩ, thông liên thất,…(máu động
mạch không được oxy hóa đầy đủ vì có lẫn cả máu tĩnh mạch).
3.5. Thiếu oxy trong không khí
Đốt
Trường ĐH thanTấtcủi
nguyễn sưởi
Thành ấm,… ĐDCB-2

4. TRIỆU CHỨNG CỦA THIẾU OXY:


Tùy theo mức độ và tình trạng suy hô hấp nặng hay nhẹ mà có các biểu hiện
chính sau:
 Khó thở, thở nhanh, nông.
 Cánh mũi phập phồng.
 Co kéo cơ hô hấp phụ, rút lõm lồng ngực.
 Da niêm xanh, tái.
 Vã mồ hôi.
 Loạn nhịp.
 Thay đổi tri giác: lo âu hốt hoảng bồn chồn, vật vã kích thích, ý thức lẫn lộn
lơ mơ, hôn mê.
Trong giai đoạn đầu: huyết áp, mạch, tần số hô hấp và nhịp tim tăng lên để đáp ứng
nhu cầu oxy của cơ thể.
Trong giai đoạn muộn: phân tích khí trong máu động mạch thấy:
- Áp lực riêng phần oxy trong máu động mạch giảm < 60mmHg)
(PaO2 :Partial pressure of Oxygen in Artery - bình thường 80 – 100 mmHg. )
- Độ bão hòa oxy trong máu động mạch giảm < 90%.
(SaO2 : Saturation of Oxygen in Artery - SaO2 : phần trăm hemoglobin kết hợp với
oxygen, bình thường SaO2 92- 96%).

SaO2, PaO2 là 2 chỉ số lâm sàng thường được dùng để quyết định bắt đầu oxy liệu pháp,
theo dõi, điều chỉnh oxy liệu pháp. Tuy nhiên SaO2, PaO2 có thể bình thường trong khi
vẫn đang thiếu oxy mô. Trong tình huống này SvO2 (độ bảo hoà oxy tĩnh mạch trộn) và
lactate máu có thể giúp đánh giá tình trạng cung cấp và tiêu thụ oxy ở mô.

5. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG OXY:


5.1. Sử dụng đúng lưu lượng: nên sử dụng nồng độ oxy thấp nhất cần thiết để đạt được
sự bão hòa oxy trong máu động mạch mong muốn vì nồng độ oxy trên 50% có
thể gây ngộ độc cho bệnh nhân.
5.2. Phòng tránh nhiễm khuẩn: vì oxy là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển:
o Ống thông vô khuẩn, dùng một lần, thay mỗi 8 giờ/lần.
o Vệ sinh mũi miệng sạch sẽ 3-4 giờ/ lần.
o Bình làm ẩm khử khuẩn, xúc rửa mỗi 24 giờ/ lần , đỗ vào nước vô khuẩn.
5.3. Phòng tránh khô đường hô hấp:
o Mực nước bình làm ẩm đúng quy định.
o Người bệnh được uống nước hoặc truyền dịch đầy đủ (nếu có thể).
5.4. Phòng tránh cháy nổ:
o Tuyệt
Trường ĐH nguyễn đối không
Tất Thành sử dụng các vật phát lửa (bật lửa diêm, đèn dầu, các2 thiết bị
ĐDCB-
dùng điện phải có dây tiếp đất)
o Dùng biển ‘’ Cấm lửa’’ hoặc biển ‘’Không hút thuốc lá’’ treo ở khu vực có
chứa bình oxy.
o Không dùng đe đập vào bình, không vô dầu mỡ các van.
o Bình chứa oxy được để nơi khô ráo sạch sẽ gọn gàng, được cố định chắc
chắn, tránh để ngoài nắng.
o Hạn chế vận chuyển bình oxy, nếu cần vận chuyển phải dùng xe đẩy riêng
và cột dây an toàn, di chuyển nhẹ nhàng.

6. DỤNG CỤ:
 Nguồn oxy: nguồn trung tâm, hoặc oxy bình
 Ap kế.
 Lưu lượng kế ( điều chỉnh oxy theo l/ph  điều chỉnh được FiO2 ( Fraction of
inspired oxygen : Nồng độ oxy khí thở vào).
 Bình làm ẩm: dùng nước cất hoặc nước chín (tránh mất nhiệt, tránh kích thích
đường thở )
 Dây nối
 Dụng cụ thở oxy tùy trường hợp cần nồng độ oxy cao hay thấp
- Ống thông mũi hầu:
+ Trẻ em cỡ số 6 - 8 - 10 Fr
+ Người lớn cỡ số 12 - 14 - 16 Fr
- Ống thông 2 nhánh mũi
- Mặt nạ có túi dự trữ hoặc không có túi dự trữ oxy
- Mặt nạ Venturi.
- Mủ chụp (hood), lều,…
 Máy đo SpO2
 Ly đựng nước vô khuẩn
 Gạc, băng keo.
 Dụng cụ hút đàm (nếu cần)
 Dụng cụ vệ sinh mũi: que gòn, dung dịch nước muối 0,9%.
 Bao đựng rác y tế nguy hại không sắc nhọn và bao đựng rác y tế thông thường.

7. QUY TRÌNH KỸ THUẬT: (BẢNG KIỂM)


7.1. Thở oxy với ống thông mũi 2 nhánh ( oxygen cannula ): ống có 2 nhánh dài
khoảng 1,5 – 2 cm đặt vào mũi bệnh nhân
 Chuẩn bị BN.
1. Xem y lệnh, kiểm tra 5 đúng.
2. ĐD tự giới thiệu, báo, giải thích cho BN (nếu BN tỉnh), người nhà BN.
 Chuẩn bị người ĐD
3. ĐD đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay thường qui.
 Chuẩn bị dụng cụ.
4. Hệ thống oxy: bình oxy, bình làm ẩm oxy, lưu lượng kế ( kiểm tra hoạt động của
hệ thống oxy với bình làm ẩm đã được đổ nước cất ngang vạch đã quy định).
5. Mâm chữ nhật: ống thông oxy 2 nhánh mũi vô khuẩn, kích cở thích hợp với BN
số, que gòn, chun đựng nước muối sinh lý.
6. Găng tay, kéo, băng dính (nếu cần)
7. Túi đựng rác y tế lây nhiễm, rác y tế thông thường.
nguyễn
Trường ĐH Kỹ thuật tiến hành
Tất Thành ĐDCB-2
8. Đem dụng cụ đến giường BN, kiểm tra 5 đúng.
9. ĐD tự giới thiệu, báo cho BN hoặc người nhà BN.
10. Đánh giá tình trạng chung của BN, chú ý tình trạng hô hấp và tuần hoàn.
11. Đặt người bệnh ở tư thế thích hợp ( thường là đầu cao), kê gối lại (nếu cần).
12. Sát khuẩn tay nhanh, vệ sinh mũi ( 1 tay giữ đầu BN, 1 tay dùng que gòn nhúng
vào chun nước muối sinh lý ngoáy 2 lỗ mũi BN), hút đàm nhớt cho BN ( nếu cần)
.
13. Mở bao đựng ống oxy, cầm ở phần đuôi ống gắn vào hệ thống oxy.
14. Mở oxy lưu lượng theo y lệnh, thử oxy lên lưng bàn tay.
15. Đưa ống thông nhẹ nhàng vào 2 ngạnh mũi BN, choàng qua tai và xuống cầm
(nếu trẻ lớn và người lớn) hoặc ra sau gáy, cố định ống thông 2 bên má ( nếu sơ
sinh và trẻ nhỏ).
16. Kiểm tra lượng khí oxy đúng theo y lệnh.
17. Đánh giá hiệu quả việc cho BN thở oxy (sắc mặt, môi, nhịp thở, mạch, Sp02 ,...)
15 – 30 phút đầu. Sau đó mỗi 2 – 6 giờ tùy theo y lệnh và tình trạng BN.
18. Giúp BN về tư thế tiện nghi.
 Thu dọn dụng cụ:
19. Thu dọn dụng cu, rửa tay.
 Ghi hồ sơ:
20. Ghi vào phiếu chăm sóc:
o Ngày giờ cho thở oxy
o Phương pháp thở oxy
o Lưu lượng oxy cho vào BN
o Tình trạng BN trước và sau khi cho oxy: sắc mặt, môi, nhịp thở, Sp02 mạch,
huyết áp, nhiệt độ,…

7.2. Thở oxy bằng ống 1 nhánh mũi (oxygen catheter):


1-13. Giống như trên.
14. Đo ống từ cánh mũi tới trái tai, dùng băng dính để đánh dấu 2/3 chiều đo.
15. Mở oxy lưu lượng theo y lệnh, nhúng đầu ống oxy đến chỗ đánh dấu vào chun
nước muối để làm trơn ống và thử ống đã có oxy.
16. Nhẹ nhàng đưa ống thông vào một bên mũi tới chỗ đánh dấu.
17. Cố định ống thông bằng băng keo ở đỉnh mũi, má
18. Kiểm tra lượng khí oxy đúng theo y lệnh.
19. Đánh giá hiệu quả việc cho BN thở oxy (sắc mặt, môi, nhịp thở, mạch, Sp02 ,...)
mỗi 15 – 30 phút đầu, sau đó mỗi 2 – 6 giờ tùy theo y lệnh và tình trạng BN.
20. Giúp BN về tư thế tiện nghi.
 Thu dọn dụng cụ:
21. Thu dọn dụng cu, rửa tay.
 Ghi hồ sơ:
22. Ghi vào phiếu chăm sóc: (giống như 6.1)
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

Ghi chú: Nồng độ oxy thở vào (FiO2 : Fraction of inspired oxygen ) khi cho BN
thở oxy 2 nhánh hoặc 1 nhánh ở mũi:

FiO2 ở trẻ lớn, người lớn


Số lít oxy/ph FiO2 (%)
1 24
2 28
3 32
4 36
5 40
6 44
FiO2 ở trẻ < 12 tháng
Số lít oxy/ph FiO2 (%)
0.25 30 – 35
0.50 40 – 45
0.75 60
1 65

7.3. Thở oxy bằng Mặt nạ ( Face mask):


Thường sử dụng khi BN tắc mũi cần thở oxy (đặt bấc mũi, tắc mũi sau, chấn
thương vùng mũi,…) hoặc thất bại với thở oxy qua cannula.
7.3.1. Mặt nạ không có bóng dự trữ (mask without reservoir)

Với lưu lượng oxy từ 5 - 10 lít/phút tạo ra FiO2 từ 40 – 60%


Chọn cỡ mặt nạ phù hợp: vừa kín mũi miệng của BN .
1-12. Giống như trên
13.Gắn mặt nạ che kín mũi miệng. Cố định mặt nạ bằng cách choàng dây phía sau
gáy BN.
14. Kiểm tra liều lượng oxy theo y lệnh,...
15.Theo dõi SpO2 sau 15 phút và điều chỉnh lưu lượng oxy ở mức thấp nhất để đạt
SpO2 từ 92 – 96% ….
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

7.3.2. Mặt nạ có bóng dự trữ ( Face mask with bag):


Một túi dự trữ oxy dung tích 600 - 1000 ml (tùy theo kích thước mask) được gắn
thêm vào mask chuẩn. Nếu túi dự trữ luôn phồng, bệnh nhân sẽ hít khí chứa trong túi.

Với lưu lượng oxy từ 5 - 7 lít/phút tạo ra FiO2 từ 35 – 75%


Không thở lại: van một chiều
Với lưu lương oxy 5 - 10 lít/phút tạo ra FiO2 từ 40 – 100 %

Để kiểm tra túi dự trữ còn tốt (phồng to).


Điều chỉnh lưu lượng oxy theo y lệnh, tối thiểu 6 lít /phút, sao cho túi dự trữ oxy
không xẹp hết trong thì hít vào.

7.3.3. Mặt nạ Venturi (Venturi mask) là một thiết bị dùng để cung cấp oxy cho
bệnh nhân theo nồng độ xác định. Với lưu lượng oxy từ > 10 lít/phút tạo ra
FiO2 nhất định, chỉ cần điều chỉnh khe hở chỗ dòng khí trời vào. Do đó có
nhiều loại đầu tương ứng nhiều loại khe hở khác nhau: xanh nước biển = 24%;
trắng = 28%; cam = 31%; vàng = 35%; đỏ = 40%; xanh lá cây = 60% (ở Mỹ).

7.4. Thở oxy bằng mủ chụp (hood): là dụng cụ trong suốt bao đầu trẻ đến cổ, có
nhiều kích cỡ, thường dùng cho trẻ sơ sinh và nhủ nhi.
Lưu lượng khí đưa vào > 5 lít/phút đối với hood sơ sinh, > 6 lít/phút với hood trung
bình và > 8 lít/phút với hood lớn để đủ sức đuổi CO2 ứ đọng do khí thở ra.
Với lưu lượng oxy từ 5 -8 lít/phút tạo ra FiO2 từ 28 – 40 %
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2

7.5. Thở oxy bằng lều (tent): ít dùng.

8. CHĂM SÓC THEO DÕI BN THỞ OXY:


8.1. Kiểm tra BN:
 Tư thế đúng: đầu cao 30o tránh hít sặc ( trừ khi BN bị sốc , cơn tím của tim
bẩm sinh tím nằm đầu thấp – đầu gối ngực), cổ không gập.
 Kiểm tra thông thoáng đường thở, hút mũi miệng 30phút – giờ/lần và
khi cần thời gian hút < 20 giây. Tăng nồng độ oxy trước và sau hút 5-10
l/phút.
 Kiểm tra loét mũi, vệ sinh mũi miệng 3-4 giờ/lần.
8.2. Kiểm tra hệ thống cung cấp oxy:
 Cannula, mask,... vừa cở, cố định đúng, không tắc nghẻn đàm.
 Bình làm ẩm đủ nước, nhiệt độ khí vào 32o C ± 2o
 Oxy vào đến BN, hệ thống không sút hở
8.3. Kiểm tra. SpO2,
8.4. Ghi chú lượng oxy thực tế
8.5. Kiểm tra áp lực nguồn
8.6. Kiểm tra vấn đề nhiễm khuẩn: bình làm ẩm và dụng cụ cung cấp oxy được
thay mới mỗi 24giờ.
8.7. Kiểm tra an toàn phòng chống cháy nổ: có bảng cấm lửa
8.8. Theo dõi đáp ứng với oxy sau 15 – 30 phút: cải thiện tình trạng suy hô hấp trên
lâm sàng và cận lâm sàng: hết tím tái, thở giảm co kéo, nhịp tim ổn, SaO2 tăng
trở về bình thường, khí máu động mạch tốt,...
8.9. Vật lý trị liệu, vỗ rung
8.10.Chế độ dinh dưỡng.
9. AN
Trường ĐH TOÀN BỆNH
nguyễn Tất Thành NHÂN: ĐDCB-2

TAI BIẾN PHÒNG NGỪA – XỬ TRÍ


Viêm loét, chảy máu mũi - Vệ sinh mũi, tránh cọ sát, trầy xước

Khô niêm mạc đường hô hấp - Luôn thở oxy với bình làm ẩm
Đột ngột tím tái - Kiểm tra không để tắc thông, hệ thống kín. Hút
đàm nhớt, gắn lại .
- Đo SpO2, không để SpO2 thấp < 92%
Chướng bụng - Đặt thông dạ dày
Vỡ phế nang - Điều chỉnh lưu lượng đúng y lệnh, tránh tăng cao
đột ngột
Xẹp phổi (do tổn thương - Tránh thở oxy kéo dài với FiO2 cao (> 60% và
trên 48h) ( vì Nitơ phế nang  ) , duy trì PaO2
màng phế nang)
trong giới hạn bình thường.
Ngộ độc oxy: tróc võng mạc, - Theo dõi mức oxy trong máu bằng cách đo SpO2
đục nhãn cầu, xơ hóa phổi,. không đề SpO2 ≥ 99%.
- Săn sóc mắt.
Nhiễm trùng - Thay hệ thống thở oxy mỡi 24 giờ, vệ sinh mũi,
miệng mỗi 3 – 4 giờ.

Cháy, cháy nổ - Có bảng cấm lửa, không vô dầu mỡ các van,


- Bình chứa oxy được để nơi khô ráo sạch sẽ gọn
gàng, được cố định chắc chắn.
- Không dùng đe đập vào bình
- Di chuyển nhẹ nhàng.

 CÁCH SỬ DỤNG BÌNH OXY Ở XE CẤP CỨU :

1. Khi cho BN thở oxy:


- Đỗ nước cất vào bình làm ẩm tới vạch quy định,
- Động tác cho thở oxy giống như trên. (chú ý mở khóa van áp kế từ từ,
sau đó mới mở van lưu lượng kế.)
2. Khi cho BN ngưng thở oxy:
- Nhớ khóa chặt van áp kế trước, chờ đến khi đồng hồ áp suất của áp kế
trở về số 0, sau đó mới khóa van lưu lượng kế..
- Thu dọn dụng cụ, vệ sinh, súc rửa khử khuẩn bình làm ẩm, bổ sung dụng
cụ đã sử dụng ở trong xe cấp cứu đầy đủ.
Ghi chú: Cần kiểm tra đồng hồ áp suất của áp kế trước khi chuyển để biết lít
oxy còn lại trong bình, dự trù oxy đầy đủ trong lúc chuyển.
ĐDCB-2
BàiTrường
5: ĐH nguyễnPHỤ GIÚP BÁC SĨ CHỌC DÒ TỦY SỐNG
Tất Thành

1. MỤC ĐÍCH
 Lấy dịch não tủy để xét nghiệm.
 Đo áp lực dịch não tủy.
 Bơm thuốc qua dịch não tủy.

2. CHỈ ĐỊNH
 Chẩn đoán bệnh não, màng não: viêm não, màng não, xuất huyết não,màng
não,…
 Đánh giá đáp ứng điều trị.
 Bơm thuốc vào tủy sống để điều trị, gây tê, chụp tủy cản quang,…
 Giảm áp lực dịch não tủy: não úng thủy,…

3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH


 Hội chứng tăng áp lực nội sọ: u não, áp xe não.
 Rối lọan đông máu.
 Suy hô hấp, suy tuần hoàn.
 Nhiễm trùng tại chỗ chọc dò.

4. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRƯỚC, TRONG VÀ SAU KHI CHỌC


 Trước khi chọc:
o Hướng dẫn cho BN hoặc thân nhân BN viết giấy cam đoan.
o Hỏi BN có bị dị ứng với lọai thuốc gây tê hay dung dịch sát khuẩn nào
không?
 Trong khi chọc:
o Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn, đúng quy trình.
o Theo dõi sát BN: sắc mặt, trạng thái tinh thần, mạch, huyết áp,…
 Sau khi chọc:
o Đặt BN nằm sấp, đầu bằng trong 15 phút.
o Sau đó nằm ngửa đầu bằng tối thiểu là 6 giờ, hạn chế vận động trong 24 giờ.
o Nhận định màu sắc da, chảy máu, mệt, khó thở,… báo BS điều trị ngay.

5. QUY TRÌNH KỸ THUẬT (BẢNG KIỂM)


 Chuẩn bị BN:
1. Xem kỹ y lệnh, kiểm tra họ tên tuổi BN, số phòng, số giường, số vào viện.
2. Thông báo, động viên, hỏi tiền sử dị ứng.
3. Đo dấu hiệu sinh tồn, mức độ tỉnh táo.
4. Cho BN đi tiêu tiểu (nếu cần).
5. Đảm bảo sự kín đáo BN che bình phong hoặc đưa BN vào phòng thủ thuật.
 Chuẩn bị người ĐD:
4. ĐD
Trường trang phục
ĐH nguyễn đầy
đủ: mủ, khẩu trang, rửa tay thường quy.
Tất Thành ĐDCB-2
 Chuẩn bị dụng cụ:
5. Dụng cụ vô khuẩn:
1. Bộ chọc dò tủy sống:
- 2 kim chọc dò có nòng trong, kích thước theo tuổi:
. < 2 tuổi: kim 22G, dài 4 cm.
. 2 – 12 tuổi: kim 22G, dài 6 cm.
. 12 tuổi và người lớn: kim 20 – 22G, dài 8,5cm
- 3 ống nghiệm lấy dich não tủy để xét nghiệm tế bào, sinh hóa, vi trùng.
- Kềm, chén chun, gòn, gạc.
- Khăn lỗ.
2. 2 đôi găng tay vô khuẩn.
3. Dung dịch sát khuẩn da: cồn 70o hoặc cồn iod 1%.
4. Dung dịch sát khuẩn tay nhanh.
5. Thuốc an thần, thuốc tê (nếu có chỉ định), ống tiêm 5ml.
6. Băng keo vô khuẩn.
8. Dụng cụ khác:
 Mâm,
 2 bồn hạt đậu: 1đựng gòn dơ, 1 hứng dịch (nếu giải áp).
 Giá đựng ống nghiệm.
 Huyết áp, ống nghe, hộp chống sốc.
 Thùng vàng đựng vật sắc nhọn, túi rác vàng, xanh.
 Kỹ thuật tiến hành: nhóm thủ thuật gồm 1 BS và 2ĐD.
9. Đem dụng cụ đến nơi làm thủ thuật.
10. Thực hiện 3 tra 5 đối chiếu, thông báo lại cho BN, giải thích cho BN phối hợp khi
làm thủ thuật.
11. ĐD 1: Chuẩn bị tư thế BN, phơi bày chỗ chọc dò, giữ yên và theo dõi BN:
o Vén áo BN quá lưng, kéo quần dưới nếp lằn mông.
o 1 tay đặt ở khoeo chân, 1 tay đặt ở gáy BN, giữ BN theo tư thế:
o Nằm nghiêng, lưng cong, đùi và gối gập sát bụng, đầu gập sát ngực, cột sống
song song với mặt giường, hông và vai vuông góc với mặt giường.
o BN nằm nghiêng trái nếu BS chọc dò thuận tay phải hoặc ngược lại.
o Vùng thắt lưng nằm sát mép giường quay ra BS.
12. ĐD 2:
o Sát khuẩn tay nhanh, mang găng vô khuẩn
o Sát trùng da vùng chọc dò rộng ra 20cm và vùng gai chậu trước trên
o Vị trí chọc dò: khoảng giữa 2 đốt sống thắt lưng III và IV (L3 – L4) hoặc giữa 2
đốt sống thắt lưng IV và V (L4 – L5).
o Trợ giúp cho BS sát khuẩn tay nhanh.
13. BS:
o Mang găng vô khuẩn, trải khăn lỗ, xác định vị trí chọc dò và tiến hành chọc dò.
14. ĐD 2:
o Hứng dịch vào 3 ống nghiệm ( xét nghiêm sinh hóa khoảng 2- 3ml, vi trùng khoảng
1ml, tế bào khoảng 2ml).
15. ĐD 1:
o Trong lúc chọc dò giữ yên và quan sát tình trạng BN.
16. BS:
o Rút kim, dùng gạc vô trùng ấn lên vị trí vừa chọc dò 3 – 5 phút
17. ĐD 2:
Trường o Đắp gạc
ĐH nguyễn Tất vô trùng
Thành lên và dán băng keo. ĐDCB-2
Trường o Đặt BN
ĐH nguyễn Thànhtư
Tấtnằm thế sau chọc dò. ĐDCB-2
o Dặn dò BN hoặc thân nhân BN những điều cần thiết.
o Theo dõi màu sắc da, dấu hiệu sinh tồn, chảy máu,…Nếu bất thường báo BS.
o Dán nhãn, gởi bệnh phẩm xét nghiệm.
 Thu dọn dụng cụ:
18.Dọn tất cả dụng cụ về chỗ cũ, ngâm với dung dịch khử khuẩn, rửa sạch lau khô, gởi
tiệt khuẩn các dụng cụ cần thiết, xử lý rác đúng quy định. Rửa tay.
 Ghi hồ sơ:
19.Ghi vào phiếu chăm sóc:
o Ngày giờ chọc dò.
o Thuốc an thần, gây tê (nếu có).
o Số lượng, màu sắc tính chất dịch rút ra.
o Tình trạng BN trong và sau khi chọc.
o Số mẫu đã gởi lên phòng xét nghiệm.
o Tên BS và ĐD thực hiện.

6. AN TOÀN BỆNH NHÂN

Tai biến Nhận biết Nguyên nhân Phòng ngừa-Xử trí

Đau lưng, BN than đau Thủ thuật (chạm vào rễ Thủ thuật chính xác
Nhức đầu Quấy khóc thần kinh, vào xương, Báo BS
(trẻ nhỏ) đâm nhiều lần) Thực hiện thuốc giảm đau.

Chảy máu, Máu, dịch não Kim chạm mạch máu. Dùng gạc vô khuẩn ép chặt
Chảy dịch tủy thấm băng Đâm kim nhiều lần. chỗ chọc dò khỏang 10
não tủy. Không ép gạc chặt. phút, băng ép.

Tụt não BN đột ngột Lấy lượng dịch não tủy Lấy lượng dịch vừa đủ,
ngưng thở, quá nhiều, hoặc kim dùng kim thích hợp, tránh
mê. quá to, hoặc đè vào 2 đè vào 2 cảnh mạch cảnh
tĩnh mạch cảnh trong. trong khi giữ BN.
BN không tuân thủ nằm Cho BN nằm dầu bằng 6
đầu bằng sau chọc. giờ sau chọc dò.
Báo BS xử trí kịp thời.

Nhiễm trùng BN sốt, run, Không thực hiện đúng Thực hiện đúng kỹ thuật
vẻ mặt nhiễm kỹ thuật vô trùng vô trùng
trùng Báo BS.
Bài 6:ĐH nguyễnPHỤ
Trường GIÚP BÁC SĨ CHỌC DÒ MÀNG BỤNG ĐDCB-2
Tất Thành

1. MỤC ĐÍCH
 Lấy dịch màng bụng để xét nghiệm.
 Chọc tháo dịch màng bụng.
 Bơm thuốc vào khoang màng bụng.

2. CHỈ ĐỊNH
 Chẩn đoán dịch ổ bụng.
 Dùng trong điều trị để giải áp: do dịch hoặc khí quá nhiều chèn ép cơ hoành gây
suy hô hấp hay chèn ép các cơ quan khác.
 Thẩm phân phúc mạc.

3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH


 Rối lọan đông máu.
 Nhiễm trùng tại chỗ chọc dò.
 Vừa giải phẫu bụng.

4. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRƯỚC, TRONG VÀ SAU KHI CHỌC


 Trước khi chọc:
o Hướng dẫn cho BN hoặc thân nhân BN viết giấy cam đoan.
o Hỏi BN có bị dị ứng với lọai thuốc gây tê hay dung dịch sát khuẩn nào không?
o Lấy dấu hiệu sinh tồn.
 Trong khi chọc:
o Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn, đúng quy trình.
o Theo dõi sát BN: sắc mặt, trạng thái tinh thần, mạch, huyết áp,…
 Sau khi chọc:
o Đặt BN nằm ngửa, nghiêng về bên không chọc.
o Theo dõi dấu hiệu sinh tồn.
o Số lượng, màu sắc dịch.
o Dấu hiệu đau bụng, chướng bụng?

5.QUY TRÌNH KỸ THUẬT (BẢNG KIỂM)


 Chuẩn bị BN:
1. Xem kỹ y lệnh, kiểm tra họ tên tuổi BN, số phòng, số giường, số vào viện.
2. Thông báo, giải thích, động viên BN và thân nhân , đo dấu hiệu sinh tồn, cân
BN, cho BN đi tiêu tiểu trước khi chọc (đảm bảo rằng bàng quang BN trống
trước khi (nếu cần).
3. Đảm bảo sự kín đáo BN che bình phong hoặc đưa BN vào phòng thủ thuật
 Chuẩn bị người ĐD:
4. ĐD trang phục đầy đủ: mủ, khẩu trang, rửa tay thường quy.
 Chuẩn
Trường ĐH nguyễn bị dụng
Tất Thành cụ: ĐDCB-2
5. Dụng cụ vô khuẩn:
 Bộ chọc dò màng bụng:
- 2 kim chọc dò dài 5 – 8 cm, đường kính 1mm (kim luồn 16 - 18G).
- Ống tiêm 10 – 20 – hoặc 50ml, 3 chia (để hút dịch).
- 3 ống nghiệm lấy dich màng bụng để xét nghiệm tế bào, sinh hóa, vi trùng.
- Kềm, chén chun, gòn, gạc, khăn lỗ
 Dây dẫn lưu (dùng dây dịch truyền), bình hứng (nếu cần dẫn lưu).
 2 đôi găng tay vô khuẩn.
 Dung dịch sát khuẩn da, dung dịch sát khuẩn tay nhanh.
 Thuốc tê (nếu có chỉ định), ống tiêm 5ml.
 Băng keo vô khuẩn.
6. Dụng cụ khác:
 Mâm,
 1 bồn hạt đậu đựng gòn dơ.
 Giá đựng ống nghiệm.
 Huyết áp, ống nghe, hộp chống sốc.
 1 tấm nilon, 1 gối nhỏ.
 Thùng vàng đựng vật sắc nhọn, túi rác vàng, xanh.
 Kỹ thuật tiến hành: nhóm thủ thuật gồm 1 BS và 1ĐD.
7. Đem dụng cụ đến nơi làm thủ thuật.
8. Thực hiện 3 tra 5 đối chiếu, thông báo lại cho BN, giải thích cho BN phối hợp khi
làm thủ thuật.
9. ĐD:
 Trải tấm nilon dưới lưng và mông BN.
 Đặt BN ở tư thế theo yêu cầu của BS:
o Thường đặt BN nằm ngửa, bụng bên chọc sát với thành giường, kê 1 gối nhỏ
dưới lưng bên đối diện để bên chọc thấp hơn.
o Hoặc tư thế nửa nằm, nửa ngồi.
 Bộc lộ và xác định vùng chọc:
 Vị trí chọc dò: thường ở điểm giữa rốn và gai chậu trước trên trái hoặc phải,
hoặc giữa rốn và xương mu.
 Sát khuẩn tay nhanh, mang găng vô khuẩn
 Sát trùng da vùng chọc dò rộng ra 20cm.
 Trợ giúp cho BS sát khuẩn tay nhanh.
 Giữ yên và quan sát BN.
10. BS:
 Mang găng vô khuẩn, trải khăn lỗ, xác định vị trí chọc dò, gây tê (nếu cần) và
tiến hành chọc dò.
 Dùng tay căng thành bụng ở vị trí được chọn, đâm kim vuông góc với da. Khi
xuất hiện dịch ở chuôi kim luồn, tháo nòng, đẩy kim luồn vào và nối kim luồn
với 3 chia và ống tiêm.
 Rút dịch xét nghiệm.
 Nếu cần dẫn lưu, nối kim luồn với dây tiêm truyền gắn với bình dẫn lưu.
11. ĐD:
 Cố định kim luồn, mở khóa điều chỉnh dịch chảy ra từ từ theo yêu cầu BS.
 Quan sát những dấu hiệu của sốc trong lúc làm thủ thuật và sau khi làm thủ thuật.
Trường  Sau thủ
ĐH nguyễn Tấtthuật, kim, sát khuẩn và ép lên nơi chọc với gạc vô trùng
Thành rút trong
ĐDCB- 2 thời
gian 5 phút. Sau đó dán băng keo lại.
 Đặt BN nằm nghiêng về bên không chọc.
 Kiểm tra lại mạch, huyết áp, nhịp thở mỗi 15 phút trong giờ đầu, sau đó mỗi 4
giờ. Nếu bất thường báo BS.
 Cân BN lại khi ổn định.
 Trấn an, dặn dò BN hoặc thân nhân BN những điều cần thiết.
 Dán nhãn, gởi bệnh phẩm xét nghiệm.
 Thu dọn dụng cụ:
12.Dọn tất cả dụng cụ về chỗ cũ, ngâm với dung dịch khử khuẩn, rửa sạch lau khô, gởi
tiệt khuẩn các dụng cụ cần thiết, xử lý rác đúng quy định. Rửa tay.
 Ghi hồ sơ:
13.Ghi vào phiếu chăm sóc:
 Ngày giờ chọc dò.
 Thuốc gây tê (nếu có).
 Số lượng, màu sắc tính chất dịch rút ra.
 Tình trạng BN trong và sau khi chọc.
 Số mẫu đã gởi lên phòng xét nghiệm.
 Tên BS và ĐD thực hiện.

6.AN TOÀN BỆNH NHÂN

Tai biến Nhận biết Nguyên nhân Phòng ngừa-Xử trí

Chọc vào
mạch máu. Chuôi kim có máu Thủ thuật (chạm vào Thủ thuật chính xác
(ít gặp). mạch máu) Rút kim ra, băng ép lại.
Hơi hoặc dịch bẩn
Thủng ruột. chảy ra. Kim chạm vào ruột. Thủ thuật chính xác.
Đau bụng, phản Thực hiện y lệnh BS.
ứng thành bụng.
Cho dịch chảy chậm.
Sốc Mạch nhanh, Lấy lượng dịch Lấy lượng dịch vừa đủ.
HA hạ, nhanh, quá nhiều. Cho BN nằm đầu thấp,
chi lạnh, da tái,… thở oxy.
Báo BS xử trí kịp thời.
BN sốt, đau bụng, Không thực hiện Thực hiện đúng kỹ
Nhiễm trùng chướng bụng, vẻ đúng kỹ thuật vô thuật vô trùng
mặt nhiễm trùng. trùng. Báo BS.

Dò Dịch rỉ ra theo chỗ Kim chọc dò quá to. Dùng kim thích hợp.
chọc. Da bụng BN mỏng. Băng ép vô khuẩn.
Bài 7: PHỤ GIÚP BÁC SĨ CHỌC DÒ MÀNG PHỔI ĐDCB-2
Trường ĐH nguyễn Tất Thành

1. MỤC ĐÍCH
Chọc dò màng phổi là thủ thuật đưa kim qua da đến cơ gian sườn vào khoang
màng phổi nhằm mục đích:
 Lấy dịch màng phổi để xét nghiệm.
 Chọc tháo dịch, khí màng phổi để giải áp.
 Bơm rửa màng phổi.
 Bơm thuốc, hơi vào khoang màng phổi để điều trị.

2. CHỈ ĐỊNH
 BN có tràn dịch, mủ, máu, khí màng phổi.

3. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRƯỚC, TRONG VÀ SAU KHI CHỌC


 Trước khi chọc:
o Hướng dẫn cho BN hoặc thân nhân BN viết giấy cam đoan.
o Hỏi BN có bị dị ứng với lọai thuốc gây tê hay dung dịch sát khuẩn nào
không?
o Lấy dấu hiệu sinh tồn. Nhận định mức độ khó thở của BN, chú ý quan sát sự
di động hai bên lồng ngực khi hít vào và thở ra để sơ bộ đánh giá mức độ
tràn dịch.
 Trong khi chọc:
o Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn, đúng quy trình.
o Theo dõi sát BN: sắc mặt, trạng thái tinh thần, nhịp thở, mạch, huyết áp.
o Dặn BN không được ho và không cử động mạnh.
 Sau khi chọc:
o Đặt BN nằm ngửa, tư thế fowler, nghiêng về bên không chọc.
o Dặn BN nghỉ ngơi tại giường tránh đi lại và vận động vài giờ sau khi chọc.
o Nếu có dẫn lưu: phải dẫn lưu kín, bình chứa dịch phải to hơn khoang màng
phổi, áp lực âm để tránh không khí tràn vào khoang màng phổi.
o Theo dõi dấu hiệu sinh tồn.
o Số lượng, màu sắc dịch.

4. QUY TRÌNH KỸ THUẬT (BẢNG KIỂM)


 Chuẩn bị BN:
1. Xem kỹ y lệnh, kiểm tra họ tên tuổi BN, số phòng, số giường, số vào viện.
2. Thông báo, giải thích, động viên BN và thân nhân , đo dấu hiệu sinh tồn, cân
BN, cho BN đi tiêu tiểu trước khi chọc (đảm bảo rằng bàng quang BN trống
trước khi (nếu cần).
3. Đảm bảo sự kín đáo BN che bình phong hoặc đưa BN vào phòng thủ thuật
Chuẩn bị người ĐD:
Trường 4.
ĐH ĐD
nguyễn
trang phục
Tất Thành đầy đủ: mủ, khẩu trang, rửa tay thường quy. ĐDCB-2
Chuẩn bị dụng cụ:
5. Dụng cụ vô khuẩn:
 Bộ chọc dò màng phổi:
- 2 kim chọc dò có thông nòng dài 5 – 8 cm, đường kính 1- 2mm.
- Ống tiêm 10 – 20 – hoặc 50ml, 3 chia (để hút dịch).
- 3 ống nghiệm lấy dich màng phổi để xét nghiệm tế bào, sinh hóa,
vi trùng.
- Kềm, chén chun, gòn, gạc.
- Khăn lỗ.
 Hệ thống dẫn lưu kín (khi có chỉ định tháo dịch): Dây dẫn lưu, bình hứng
 2 đôi găng tay vô khuẩn.
 Dung dịch sát khuẩn da: cồn 70o hoặc cồn iod 1%.
 Dung dịch sát khuẩn tay nhanh.
 Thuốc tê (xylocain 1 – 2% nếu có chỉ định), ống tiêm 5ml.
 Băng keo vô khuẩn.
6. Dụng cụ khác:
 Mâm,
 1 bồn hạt đậu: 1đựng gòn dơ.
 Giá đựng ống nghiệm.
 Gối mỏng.
 Huyết áp, ống nghe, hộp chống sốc.
 Thùng vàng đựng vật sắc nhọn, túi rác vàng, xanh.
4. Kỹ thuật tiến hành: nhóm thủ thuật gồm 1 BS và 1ĐD.
7. Đem dụng cụ đến nơi làm thủ thuật.
8. Thực hiện 3 tra 5 đối chiếu, thông báo lại cho BN, giải thích cho BN phối hợp
khi làm thủ thuật.
9. ĐD:
 Đặt BN ở tư thế theo yêu cầu của BS:
 Tư thế ngồi: BN ngồi ở ghế tựa, lưng quay về phía BS, 2 tay khoanh phía
trước đặt lên vai ghế, 2 chân giang 2 bên, ngực tỳ vào vai ghế có đệm gối
mỏng.
 Tư thế nằm: BN nằm thẳng, đầu cao, thân người nghiêng về phía phổi
lành, cánh tay bên phổi chọc đưa cao lên đầu.
 Bộc lộ và xác định vùng chọc:
 Vị trí chọc dò: Tùy theo bệnh lý:
- Tràn khí màng phổi: khe liên sườn 2 – 3 trên đường giữa trung đòn trái.
- Tràn dịch màng phổi: khe liên sườn 8 – 9 trên đường nách sau.
- Trường hợp tràn dịch và tràn khí khu trú. BS khám thật kỹ, cho BN soi
tim phổi thẳng nghiêng tìm đúng điểm có dịch, khí khu trú.
 Sát khuẩn tay nhanh, mang găng vô khuẩn
 Sát trùng da vùng chọc dò rộng ra 20cm.
 Trợ giúp cho BS sát khuẩn tay nhanh.
 Giữ yên và quan sát BN.
10. BS:
 Mang găng vô khuẩn, trải khăn lỗ, xác định vị trí chọc dò, gây tê (chích
xylocain 1 – 2% trong da, dưới da, cơ gian sườn).
 Chuẩn bị kim chọc dò, gắn 3 chia, gắn ống tiêm. Chờ 2 – 5 phút cho vùng
Trường ĐH nguyễn
gâyTấttêThành
thấm thuốc, tiến hành chọc dò. ĐDCB-2

 BS đâm kim vào bờ trên của xương sườn dưới (vì để tránh bó mạch thần kinh
và mạch máu). Vừa đâm vứa kéo piton ra để tạo áp suất âm, đến khi đến
khoang màng phỏi hút dịch ra.
 Rút dịch xét nghiệm.
 Nếu cần dẫn lưu, nối với hệ thống dẫn lưu.
11. ĐD:
 Băng chặt, cố định ống dẫn lưu.
 Quan sát những dấu hiệu của sốc trong lúc làm thủ thuật và sau khi làm thủ
thuật.
 Sau thủ thuật, rút kim, sát khuẩn và ép lên nơi chọc với gạc vô trùng trong
thời gian 5 phút. Sau đó dán băng keo lại.
 Đặt BN nằm nghiêng về bên không chọc.
 Kiểm tra lại mạch, huyết áp, nhịp thở mỗi 15 phút trong giờ đầu, sau đó mỗi
4 giờ. Nếu bất thường báo BS.
 Trấn an, dặn dò BN hoặc thân nhân BN những điều cần thiết.
 Dán nhãn, gởi bệnh phẩm xét nghiệm.
 Thu dọn dụng cụ:
12. Dọn tất cả dụng cụ về chỗ cũ, ngâm với dung dịch khử khuẩn, rửa sạch lau khô,
gởi tiệt khuẩn các dụng cụ cần thiết, xử lý rác đúng quy định. Rửa tay.
 Ghi hồ sơ:
13. Ghi vào phiếu chăm sóc:
 Ngày giờ chọc dò.
 Thuốc gây tê (nếu có).
 Số lượng, màu sắc tính chất dịch rút ra.
 Tình trạng BN trong và sau khi chọc.
 Số mẫu đã gởi lên phòng xét nghiệm.
 Tên BS và ĐD thực hiện.

6.AN TOÀN BỆNH NHÂN

Tai biến Nhận biết Nguyên nhân Phòng ngừa-Xử trí

Ngất BN tím tái, ngừng Do phản xạ thần kinh


Tiêm Atropin trước
thở, ngừng tim. phế vị chọc.
Cho BN nằm đầu
thấp. Cấp cứu hô hấp
tuần hòan.
Do hút dịch quá nhanh Hút dịch ra từ từ.
Phù phổi cấp Khó thở, tím tái, và nhiều gây thay đổi Cho BN nằm đầu cao,
ho khạc ra bọt đột ngột áp lực trong hút đàm, thở oxy.
hồng, mạch nhanh. khoang màng phổi. Thực hiện y lệnh BS.
HA hạ.
Trường ĐH nguyễn Tất Thành ĐDCB-2
Tràn dịch BN ho rũ rượi, khó Do không đảm bảo kín Thủ thuật chính xác,
màng thở, mạch nhanh, hoặc do đâm thủng lá hê thống kín.
phổitràn tím tái. tạng vào nhu mô phổi. Cho BN nằm đầu cao.
khí màng Thở oxy.
phổi. Thực hiện y lệnh BS.

Tràn dịch BN khó thở, mạch Do đâm kim vào mạch Thủ thuật chính xác,
màng nhanh, HA hạ, da máu Thở oxy.
phổitràn tái. Thực hiện y lệnh BS.
máu màng
phổi.

Nhiễm trùng: BN sốt cao, khó Không thực hiện đúng Kỹ thuật và dụng cụ
Tràn dịch thở, mạch nhanh. kỹ thuật vô trùng, hoặc vô trùng
màng dụng cụ không vô Cho BN nằm đầu cao.
phổitràn trùng. Thở oxy, Lau mát.
mủ màng Thực hiện y lệnh BS.
phổi.
Bài 8:ĐH nguyễn PHỤ
Trường GIÚP BÁC SĨ CHỌC DÒ MÀNG TIM
Tất Thành ĐDCB-2

1. MỤC ĐÍCH
Chọc dò màng tim là thủ thuật đưa kim qua da đến khoang màng tim (giữa lá tạng và lá
thành) nhằm mục đích:
 Lấy dịch màng ngòai tim để xét nghiệm.
 Chọc tháo dịch, mủ màng ngòai tim để giải áp.
 Bơm rửa màng ngòai tim.
 Bơm thuốc vào khoang màng tim để điều trị.

2. CHỈ ĐỊNH
 BN có tràn dịch, máu, mủ màng tim.
 Khẩn cấp trong trường hợp chẹn tim do tràn dịch, máu, hay mủ lượng nhiều.

3. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRƯỚC, TRONG VÀ SAU KHI CHỌC


 Trước khi chọc:
o Hướng dẫn cho BN hoặc thân nhân BN viết giấy cam đoan.
o Hỏi BN có bị dị ứng với lọai thuốc gây tê hay dung dịch sát khuẩn nào không?
o Lấy dấu hiệu sinh tồn. Chú ý mạch, HA: thường tràn dịch màng tim HA kẹt.
o Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm (trước chọc CVP cao, do tim bị chèn ép, sau
chọc CVP giảm).
 Trong khi chọc:
o Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn, đúng quy trình.
o Theo dõi sát BN: sắc mặt, trạng thái tinh thần, mạch, huyết áp, nhịp thở.
o Dặn BN không được ho và không cử động mạnh.
 Sau khi chọc:
o Đặt BN nằm tư thế thoải mái, dễ chịu.
o Dặn BN nghỉ ngơi tại giường tránh đi lại và vận động vài giờ sau khi chọc.
o Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, sắc mặt 30phút/lần trong giờ đầu. Sau đó 3
giờ/lần trong 24 giờ tiếp theo.
o Số lượng, màu sắc dịch.

4. QUY TRÌNH KỸ THUẬT (BẢNG KIỂM)


 Chuẩn bị BN:
1. Xem kỹ y lệnh, kiểm tra họ tên tuổi BN, số phòng, số giường, số vào viện.
2. Thông báo, giải thích, động viên BN và thân nhân BN về sự cần thiết thực hiện.
3. Tối hôm trước cho BN uống thuốc ngủ.
4. Đo dấu hiệu sinh tồn.
5. Dặn BN trong khi chọc không được ho mạnh hoặc thở sâu.
6. Cho BN đi tiêu tiểu trước khi chọc.
7. Đảm bảo sự kín đáo BN trong khi chọc.
 Chuẩn
Trường ĐH nguyễn bị người
Tất ThànhĐD: ĐDCB-2
7. ĐD trang phục đầy đủ: mủ, khẩu trang, rửa tay thường quy.
 Chuẩn bị dụng cụ:
8. Dụng cụ vô khuẩn:
 Bộ chọc dò màng tim:
- 2 kim chọc dò có thông nòng dài 5 – 8 cm, đường kính 0,8 - 1mm, tùy thuộc
vào BN.
- Ống tiêm 10 – 20 – hoặc 50ml, 3 chia (để hút dịch).
- 3 ống nghiệm lấy dich màng tim để xét nghiệm tế bào, sinh hóa, vi trùng.
- Kềm, chén chun, gòn, gạc, khăn lỗ.
 2 đôi găng tay vô khuẩn.
 Dung dịch sát khuẩn da, dung dịch sát khuẩn tay nhanh.
 Thuốc tê (Xylocain 1- 2%) , thuốc giảm đau, an thần (atropine, Sedusen) 3ống
tiêm 2- 5ml, thuốc để rửa màng ngoài tim (nếu có y lệnh).
 Dây dẫn.
 Băng keo vô khuẩn.
9. Dụng cụ khác:
 Mâm,
 1 bồn hạt đậu: 1đựng gòn dơ.
 Giá đựng ống nghiệm.
 Gối mỏng.
 Huyết áp, ống nghe, hộp chống sốc.
 Máy shock điện, máy theo dõi monitoring.
 Thùng vàng đựng vật sắc nhọn, túi rác vàng, xanh.
 Kỹ thuật tiến hành: nhóm thủ thuật gồm 1 BS và 1ĐD.
. 10. Đem dụng cụ đến nơi làm thủ thuật.
11. Thực hiện kiểm tra 5 đúng, thông báo lại cho BN, giải thích cho BN phối hợp
khi làm thủ thuật.
12. ĐD:
 Thực hiện Seduxen và Atropin TB (nếu có y lệnh).
 Đặt BN ở tư thế theo yêu cầu của BS:
 Tư thế BN: nằm ngửa, đầu giường nâng cao một góc 45o ,kê gối dưới lưng.
 Bộc lộ và xác định vùng chọc:
 Vị trí chọc dò: có 3 vị trí:
o Đường Marfan (sử dụng nhiều nhất): ngay dưới mũi ức, hơi
lệch về bên trái.
o Đường Dieulafoy: đường lồng ngực trước trái, khoang liên
sườn 5, cách bờ trái xương ức 4 – 5cm.
o Đường Delorme: liên sườn 4, cạnh bờ trái xương ức.
 Sát khuẩn tay nhanh, mang găng vô khuẩn.
 Sát trùng da vùng chọc dò rộng ra 20cm.
 Trợ giúp cho BS sát khuẩn tay nhanh.
 Giữ yên và quan sát BN.
13. BS:
 Mang găng vô khuẩn, trải khăn lỗ, xác định vị trí chọc dò, gây tê (chích
xylocain 1 – 2%).
 Chuẩn bị kim chọc dò, gắn 3 chia, gắn ống tiêm. Chờ 2 – 5 phút cho vùng gây
tê thấm thuốc, tiến hành chọc dò.
 BS
Trường ĐH nguyễn
chọc kim qua
Tất Thànhda, xong để kim tạo với da 1 góc 15o hướng về tayĐDCB- trái BN.
2

Đẩy kim vào từ từ, vừa đẩy vừa kéo piton ra để tạo áp suất âm, đến khi đến
khoang màng tim ECG thay đổi, khi tới khoang màng tim dịch ra, .
 Rút thông nòng, gắn bơm tiêm hút dịch.
14. ĐD:
 Quan sát những dấu hiệu của sốc trong lúc làm thủ thuật và sau khi làm thủ thuật.
 Sau thủ thuật, rút kim, sát khuẩn và ép lên nơi chọc với gạc vô trùng trong
thời gian 5 phút. Sau đó dán băng keo lại.
 Đặt BN nằm nghiêng về bên không chọc.
 Kiểm tra lại mạch, huyết áp, nhịp thở. Nếu bất thường báo BS.
 Trấn an, dặn dò BN hoặc thân nhân BN những điều cần thiết.
 Dán nhãn, gởi bệnh phẩm xét nghiệm.
 Thu dọn dụng cụ:
15. Dọn tất cả dụng cụ về chỗ cũ, ngâm với dung dịch khử khuẩn, rửa sạch lau
khô, gởi tiệt khuẩn các dụng cụ cần thiết, xử lý rác đúng quy định. Rửa
tay.
 Ghi hồ sơ:
16. Ghi vào phiếu chăm sóc:
 Ngày giờ chọc dò.
 Thuốc gây tê (nếu có).
 Số lượng, màu sắc tính chất dịch rút ra.
 Tình trạng BN trong và sau khi chọc.
 Số mẫu đã gởi lên phòng xét nghiệm.
 Tên BS và ĐD thực hiện.

5. AN TOÀN BỆNH NHÂN

Tai biến Nhận biết Nguyên nhân Phòng ngừa-Xử trí

Ngừng tim, Mạch, HA, nhịp Do phản xạ thần Tiêm Atropin trước chọc.
ngừng thở. thở không đo được kinh phó giao Cho BN nằm đầu thấp.
cảm. Cấp cứu hô hấp tuần hòan.
Rung thất. ECG thấy rung Do chọc vào cơ Theo dõi trên monitoring.
thất. tim. BS shock điện.
Lâm sàng: mạch
không bắt được.
Xuất huyết tại Rỉ máu chỗ chọc. Do chọc vào Thủ thuật chính xác, .
chỗ hoặc BN khó thở, mạch mạch máu, vào Cho BN nằm đầu thấp.
trong màng nhanh, tím tái. cơ tim. Thở oxy.
tim. Thực hiện y lệnh cấp cứu.

Nhiễm trùng. BN sốt cao, mạch Không thực hiện Kỹ thuật và dụng cụ vô
nhanh. đúng kỹ thuật vô trùng
trùng, hoặc dụng Lau mát. Thực hiện y lệnh
cụ không vô BS.
trùng.

You might also like