You are on page 1of 11

ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM

MÔN: CHẨN ĐOÁN HỌC YHCT


SỐ CÂU: 50 CÂU
THỜI GIAN: 60 phút.
MÃ ĐỀ: 001
HỌ VÀ TÊN THÍ SINH:.......................................................................................
SỐ BÁO DANH/MÃ SỐ HỌC VIÊN:..................................................................

1. Triệu chứng nào sau đây thuộc về nhiệt chứng?

A. Miệng nhạt

B. Miệng khô

C. Ợ hơi

D. Khó thở

2. Triệu chứng nào sau đây thuộc về hư chứng?

A. Miệng nhạt

B. Phân vàng

C. Sốt cao

D. Vật vã

3. Triệu chứng nào sau đây thuộc hàn chứng?

A. Tiểu trong

B. Cầu bón

C. Khát nước

D. Miệng hôi

4. Triệu chứng nào sau đây thuộc về âm chứng?

A. Khát nước

B. Da khô

C. Tiểu trong
D. Miệng đắng

5. Triệu chứng nào sau đây thuộc về dương chứng?

A. Nằm yên

B. Sợ lạnh

C. Tiểu vàng

D. Miệng nhạt

6. Vai trò của bát cương trong chẩn đoán y học cổ truyền, chọn câu sai?
a. Bát cương bước đầu chỉ phương hướng cho điều trị
b. Bát cương xác định mối quan hệ giữa tác nhân gây bệnh và chính khí của cơ thể
c. Bát cương là đem triệu chứng thu thập được qua tứ chẩn phân thành 8 khu vực
riêng biệt
d. Bất kỳ bệnh nào cũng có thể dùng bát cương để quy nạp

7. Điều nào sau đây đúng khi nói về hai cương lĩnh âm-dương trong bát cương?
a. Âm chứng là triệu chứng có tính chất thuộc bên ngoài, hàn, tĩnh
b. Dương chứng là triệu chứng có tính chất thuộc bên trong, nhiệt, động
c. Khi bệnh tật đến mức nghiêm trọng thường lấy âm, dương trực tiếp mệnh danh
d. Vong âm có thể gây vong dương, nhưng vong dương không thể gây vong âm

8. Vong âm có đặc điểm nào sau đây, chọn câu sai?


a. Xuất hiện sau khi ra mồ hôi quá nhiều, thổ hoặc tả quá độ, mất huyết quá nhiều
b. Vong dương dẫn đến vong âm
c. Mạch chẩn hồng thực, ấn xuống vô lực
d. Tay chân quyết lạnh

9. Hai cương lĩnh biểu-lý trong bát cương có đặc điểm sau đây?
a. Biểu lý để phân biệt tình trạng chính khí thịnh hay suy của cơ thể
b. Biểu lý là hai tổng cương trong bát cương
c. Lý chứng không thể chuyển ra biểu chứng
d. Ngoại nhân gây bệnh ở biểu, có thể truyền vào lý gây bệnh ở lý

10. Phân biệt hàn, nhiệt, hư, thực của biểu chứng và lý chứng?
a. Biểu hàn: phát sốt, sợ lạnh, mạch phù, rêu trắng mỏng
b. Biểu hư: tự hãn, sợ gió, mạch phù hoãn vô lực, lưỡi đỏ
c. Lý thực: tâm phiền, hơi thở thô, mạch trầm thực, rêu trắng mỏng
d. Biểu nhiệt: phát sốt, sợ gió, mạch phù khẩn, rêu trắng dày

11. Biểu lý chuyển hóa trong trường hợp nào sau đây?
a. Biểu tà nhập lý khi chính khí thịnh
b. Lý tà xuất biểu khi tà khí suy
c. Lý tà xuất biểu khi điều trị không thích hợp
d. Biểu tà nhập lý khi tà khí suy, chính khí thịnh
12. Bệnh nhân nữ 24 tuổi đến khám vì đau cổ vai gáy, khởi phát sau khi đi mưa vào chiều
hôm trước. Khám thấy giới hạn vận động cúi ngửa và xoay cổ, co cứng các cơ cạnh
sống, cơ thang hai bên, các dấu thần kinh định vị (-). Ấn đau cự án các huyệt Phong trì,
Đại trữ, Kiên tĩnh hai bên. Lưỡi hồng, rêu trẳng mỏng. Mạch phù. Bát cương trên bệnh
nhân này là gì?

A. Biểu thực hàn/Lý thực hàn

B. Biểu thực hàn/Biểu hư hàn

C. Biểu thực hàn

D. Lý hư hàn

13. Theo học thuyết tam nhân, nguyên nhân gây bệnh YHCT được phân loại thành?

A. Thiên, Địa, Nhân

B. Thượng, Trung, Hạ

C. Ngoại, Nội, Bất ngoại bất nội

D. Tiền, Trung, Hậu

14. Lục dâm là tên gọi của?

A. Lam sơn chướng khí

B. Môi trường ô nhiễm

C. Thiên tai dhịch bệnh

D. Khí hậu trái thường

15. Đặc điểm gây bệnh của phong tà, NGOẠI TRỪ:

A. Dương tà

B. Tính động

C. Phát bệnh từ từ

D. Gây bệnh ở phần trên nhiều hơn

16. Đặc điểm gây bệnh của Hàn tà, NGOẠI TRỪ:

A. Co rút

B. Nặng đục
C. Co cứng

D. Ngưng trệ

17. Khủng gây tổn thương tạng nào?

A. Thận

B. Tâm

C. Can

D. Tỳ

18. Đau kiểm châm chích, sắc mặt và môi tím sẫm,..là biểu hiện lâm sàng của?

A. Đàm

B. Ẩm

C. Huyết ứ

D. Hàn

19. Tại sao trong chẩn đoán cần biết được nguyên nhân gây bệnh?

A. Bệnh thường chỉ do một nguyên nhân cụ thể gây ra, cần xác định chính xác nguyên
nhân nào gây bệnh để đưa ra phép trị thích hợp

B. Biết được nguyên nhân gây bệnh giúp người thầy thuốc loại trừ triệt để nguyên
nhân đó để giảm triệu chứng cho bệnh nhân.

C. Nguyên nhân gây bệnh là một thành phần quan trọng trong chẩn đoán giúp định
hướng pháp trị phù hợp.

D. Nguyên nhân gây bệnh không bao giờ phối hợp với nhau, do đó cần phân biệt rõ
ràng để giải thích cho bệnh nhân.

20. Để chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh là gì, người thầy thuốc cần làm gì? Chọn
câu SAI:

A. Hỏi bệnh sử càng chi tiết càng tốt, thậm chí cả những việc riêng tư nhất (cần xin
phép người bệnh)

B. Khám bệnh thật kỹ, thậm chí cả những vùng nhạy cảm (cần xin phép người bệnh)

C. Biết được quy luật diễn tiến của bệnh từ đó suy ngược ra nguyên nhân gây bệnh.

D. Lấy tứ chẩn là nền tảng để khai thác thông tin, từ đó xác định những nguyên nhân
có khả năng cao nhất.
21. Điều này sau đây SAI về ngoại nhân?

A. Ngoại nhân là sáu thứ khí hậu bình thường trở nên thái quá hoặc bất cập

B. Ngoại nhân chỉ có thể vào cơ thể thông qua bì mao và kinh lạc.

C. Ngoại nhân có thể kết hợp với nội nhân để gây bệnh.

D. Ngoại nhân chỉ xâm nhập được vào cơ thể khi có sự mất cân bằng giữa chính khí
và tà khí.

22. Bệnh nhân nữ 24 tuổi, công nhân may, đến khám vì đau cổ vai gáy, khởi phát sau khi
đi mưa vào chiều hôm trước. Khám thấy giới hạn vận động cúi ngửa và xoay cổ, co
cứng các cơ cạnh sống, cơ thang hai bên, các dấu thần kinh định vị (-). Ấn đau cự án
các huyệt Phong trì, Đại trữ, Kiên tĩnh hai bên. Lưỡi hồng, rêu trẳng mỏng. Mạch phù.
Trước đó bệnh nhân có làm việc tăng ca đột xuất. Nguyên nhân gây bệnh phù hợp nhất
trên bệnh nhân này là gì?

A. Do tăng ca đột xuất khiến bệnh nhân tức giận, từ đó can khí uất gây co thắt cơ vùng
cổ.

B. Do Phong Hàn phạm vào kinh lạc kèm với tình trạng khí huyết ứ trệ do làm việc
nhiều.

C. Do Hàn Thấp phạm vào tạng Can, Can chủ cân nên làm cơ co rút.

D. Do Phong Hàn phạm vào tạng Thận, thận chủ cốt nên đau cột sống cổ.

23. Phương pháp có tác dụng làm ra mồ hôi, nhằm mục đích đưa tà khí từ trong cơ thể theo
đường mồ hôi ra ngoài là?

A. Hãn pháp

B. Tiêu pháp

C. Hòa pháp

D. Thanh pháp

24. Phương pháp có tác dụng nhuận tràng hoặc tẩy xổ để đưa bệnh tả trong cơ thể ra ngoài
bằng đường đại tiện là?

A. Hãn pháp

B. Hạ pháp

C. Thanh pháp

D. Bổ pháp
25. Để tiêu hóa thức ăn ngưng trệ, sử dụng pháp trị nào sau đây?

A. Hoạt huyết tiêu ứ

B. Phá ứ tiêu trướng

C. Tiêu thực đạo trệ

D. Tiêu thủy trừ thấp

26. Chứng phế nhiệt gây sốt cao, ho, khó thở,..dùng pháp trị nào sau đây?

A. Thanh hư nhiệt

B. Thanh nhiệt lợi thấp

C. Thanh nhiệt giải độc

D. Thanh nhiệt tạng phủ

27. Các chứng bệnh gây ra do khí trệ, khí nghịch, ợ hơi, đầy bụng, khó thở, nôn mửa,…
được chỉ định sử dụng pháp trị nào sau đây?

A. Bổ pháp

B. Thanh pháp

C. Tiêu pháp

D. Hòa pháp

28. Phát biểu nào sau đây là đúng về nguyên tắc điều trị?

A. Trị bệnh từ sớm là không cần thiết vì chưa có triệu chứng thì không cần điều trị

B. Chỉ cần trị triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân, điều trị nguyên nhân là không cần
thiết vì các nguyên nhân thường phối hợp với nhau rất phức tạp.

C. Trị bệnh cần theo lối chính trị, bệnh nhiệt thì phải trị bằng hàn và ngược lại.

D. Trị bệnh cần nắm rõ bệnh cấp hay mạn để đưa ra phương hướng điều trị thích hợp.

29. Phát biểu nào sau đây là đúng về nguyên tắc điều trị?

A. Bệnh do ngoại tà xâm nhập chỉ cần trục được tà là đủ, không cần xét tới chính khí
vì khi tà khí được giải thì chính khí tự phục hồi.

B. Nên giải quyết nhanh gọn ngoại tà bằng các phép trị công phạt quyết, vì để tà lâu
ngày sẽ khó mà điều trị được
C. Tạng nào đang hư yếu thì nên bổ vào chính tạng đó, không nên điều trị các tạng
khác sẽ gây lãng phí mà không đem lại hiệu quả.

D. Điều trị nên xem trọng việc điều hòa âm dương, khí huyết và tạng phủ

30. Bệnh nhân nữ 24 tuổi, công nhân may, đến khám vì đau cổ vai gáy, khởi phát sau khi
đi mưa vào chiều hôm trước. Khám thấy giới hạn vận động cúi ngửa và xoay cổ, co
cứng các cơ cạnh sống, cơ thang hai bên, các dấu thần kinh định vị (-). Ấn đau cự án
các huyệt Phong trì, Đại trữ, Kiên tĩnh hai bên. Lưỡi hồng, rêu trẳng mỏng. Mạch phù.
Trước đó bệnh nhân có làm việc tăng ca đột xuất. Pháp trị nào sau đây là phù hợp nhất?

A. Khu phong trừ thấp, bổ khí cố biểu

B. Khu phong thanh nhiệt, giãn cơ

C. Tán hàn trừ thấp, kháng viêm

D. Khu phong tán hàn, thông kinh lạc

31. Tứ chẩn bao gồm?

A. Nhìn, sờ, gõ, nghe

B. Vọng, văn, vấn, thiết

C. Diện chẩn, Thủ túc chẩn, Phúc chẩn, Kinh lạc chẩn

D. Thiệt chẩn, Mạch chẩn, Kinh lạc chẩn, Nhân tướng chẩn

32. Cấu trúc của vọng chẩn bao gồm?

A. Vọng đầu mặt, vọng tứ chi, vọng thân mình

B. Vọng thần, vọng sắc, vọng hình thái, vọng động thái

C. Vọng tổng quát, vọng từng phần, thiệt chẩn

D. Vọng ngũ quan, vọng cơ quan bệnh lý, vọng lưỡi.

33. Vùng trán thuộc vào tạng nào?

A. Can

B. Tâm

C. Tỳ

D. Phế

34. Vùng đầu mũi thuộc về tạng nào?


A. Can

B. Tâm

C. Tỳ

D. Thận

35. Gò má bên trái thuộc tạng nào?

A. Can

B. Tâm

C. Thận

D. Tỳ

36. Hệ thống Bì bộ được phân chia như thế nào?

A. Chia thành 12 vùng riêng biệt theo 12 chính kinh

B. Chia thành 6 vùng theo hệ thống lục kinh

C. Chia làm 4 vùng: thái âm, thái dương, thiếu âm, thiếu dương

D. Chia làm 3 vùng: thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu

37. Người hình hỏa có đặc điểm nào sau đây?

A. Bụng to bè

B. Đầu nhỏ, ít tóc

C. Dáng đi từ tốn chậm rãi

D. Các ngón tay to tròn

38. Người hình mộc có đặc điểm nào sau đây

A. Người cao gầy, gân guốc

B. Đầu to, tóc nhiều

C. Khuôn mặt vuông

D. Lưng hơi gù

39. Người hình thổ có đặc điểm nào sau đây?


A. Mặt tròn

B. Bụng nhỏ

C. Lưng dài

D. Cơ bắp nhỏ

40. Người hình kim có đặc điểm nào sau đây?

A. Khuôn mặt dài

B. Đầu to

C. Lưng và vai rộng

D. Giọng nói to rõ

41. Người hình thủy có đặc điểm nào sau đây?

A. Mặt vuông chữ điền

B. Đầu nhỏ

C. Da dẻ tươi nhuận

D. Lưng dài

42. Phần gốc lưỡi là biểu hiện của tạng phủ nào sau đây? NGOẠI TRỪ:

A. Thận

B. Bàng quang

C. Đại trường

D. Vị

43. Phần giữa lưỡi là biểu hiện của tạng phủ nào sau đây?

A. Tâm

B. Thận

C. Phế

D. Vị

44. Phần rìa lưỡi hai bên là biểu hiện của tạng phủ nào sau đây?
A. Hai lá phổi

B. Gan và lách

C. Hai quả thận

D. Can và đởm

45. Phần chót lưỡi là biểu hiện của tạng phủ nào sau đây?

A. Vị

B. Tỳ

C. Phế

D. Tâm

46. Trong vọng chẩn, cần lưu ý điều gì?

A. Nên tập trung vào vọng tổng quan mà không cần quá chi tiết

B. Nên tập trung vào vọng một cách chi tiết từng bộ phận nhỏ

C. Mỗi bộ phận đều có mối liên hệ mật thiết với nhau, cần phân tích kỹ khi vọng chẩn

D. Thăm khám YHHĐ không có liên quan gì đến YHCT, không nên đưa vào để tránh
gây rối khi thăm khám.

47. Mối liên hệ giữa thần sắc và cơ thể?

A. Hình thể và thần không có liên quan với nhau, người hình thể gầy yếu vẫn có thể có
thần khí mạnh mẽ hơn người bình thường.

B. Tinh và thần có mối liên hệ mật thiết với nhau, tinh suy có thể kéo theo thần suy

C. Sắc mặt là do phản ứng với môi trường, không có liên quan đến tạng phủ, không
nên dùng nó để chẩn đoán bệnh lý của tạng phủ

D. Sắc là biểu hiện bên ngoài của huyết vì nó do sự co mạch và giãn mạch quyết định,
không liên quan đến khí.

48. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Bệnh lâu đau ốm nặng lâu ngày, đột ngột thấy tinh thần chuyển biến tốt có nghĩa là
bệnh đã khỏi

B. Vọng thần nên là bước cuối cùng vì cần nhiều thời gian để thực hiện.
C. Thần biểu hiện qua hình thái, động thái, ánh mắt, nét mặt, tư duy, lời nói, hơi thở
của người bệnh

D. Vọng thần nên thực hiện ở nơi đông người vì cần phải nhìn trực diện vào mắt bệnh
nhân nên dễ gây hiểu lầm.

49. Trong vọng sắc, điều nào sau đây là đúng?

A. Sắc mặt thường không thay đổi theo thời tiết hay hoạt động thể chất

B. Màu sắc vàng đỏ ẩn nhau là do có nhiệt trong người.

C. Vọng sắc nên chú tâm vào sự tươi nhuận của màu sắc đó để biết thế bệnh đang tốt
hay xấu

D. Sắc và mạch thường không ứng với nhau, do đó không nên câu nệ khi chẩn đoán.

50. Bệnh nhân nữ 24 tuổi, công nhân may, đến khám vì đau cổ vai gáy, khởi phát sau khi
đi mưa vào chiều hôm trước. Khám thấy giới hạn vận động cúi ngửa và xoay cổ, co
cứng các cơ cạnh sống, cơ thang hai bên, các dấu thần kinh định vị (-). Ấn đau cự án
các huyệt Phong trì, Đại trữ, Kiên tĩnh hai bên. Lưỡi hồng, rêu trẳng mỏng. Mạch phù.
Trước đó bệnh nhân có làm việc tăng ca đột xuất. Cần khai thác thêm điều gì ở tứ chẩn
để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh?

A. Hỏi bệnh nhân đi mưa có lớn không và trong bao lâu, có mặc áo mưa không?

B. Sử dụng phúc chẩn trong thiết chẩn để sờ xem bụng có lạnh hay không?

C. Cho bệnh nhân ngồi xoay cổ vào máy lạnh để xem có đau tăng hay không?

D. Cho bệnh nhân về và hẹn tái khám vào sáng sớm hôm sau để bắt mạch được chính
xác hơn.

---HẾT---

You might also like