You are on page 1of 3

Câu hỏi KTVM – KaHoot!

1. Khi chỉ số giá tiêu dùng tăng, hộ gia đình sẽ :


A. Thấy rằng mức sống không bị ảnh hưởng.
B. Có thể chi tiêu tiền ít hơn để duy trì cùng tiêu chuẩn sống như cũ
C. Phải chi tiêu nhiều hơn đô la để duy trì cùng một tiêu chuẩn sống như cũ
D. Có thể bù đắp những tác động của giá cả gia tăng bằng cách tiết kiệm hơn.
 Khi chỉ số CPI tăng thì giá hàng hóa tăng, họ phải chi tiêu nhiều $ để duy trì
mức sống như cũ
2. Nhìn chung, tỷ lệ lạm phát cao hơn dự kiến sẽ:
A. Giúp tất cả mọi người
B. Gây ảnh hưởng đến tất cả mọi người.
C. Giúp các chủ nợ và gây hại con nợ.
D. Giúp người mắc nợ và gây hại chủ nợ.
 Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát, khi lãi suất danh nghĩa
không đổi, tỷ lệ lạm phát tang cao  lãi suất thực giảm.
3. Giả sử các yếu tố khác không đổi, nếu dự trữ bắt buộc tăng, tỷ lệ dự trữ sẽ
A. Giảm, số nhân tiền tăng và cung tiền tăng
B. Giảm, số nhân tiền giảm và cung tiền tăng
C. Tăng, số nhân tiền tăng và cung tiền tăng
D. Tăng, số nhân tiền giảm và cung tiền giảm
Rr + Re
 Các yếu tố khác không đổi, Ta có: r = với Rr là lượng tiền dự trữ bắt
D
buộc nên Rr tăng thì r tăng.
M 1+ c
Ta có: K = r +c với r: tỷ lệ dự trữ ; c: tỉ lệ tiền mặt ngoài NH so với tiền
gửi không kì hạn  K M nghịch biến với c và r. Nên r tăng K M giảm .

4. Nếu ngân hàng trung ương ở một quốc gia hạ dự trữ bắt buộc, khi đó số
nhân tiền tệ của một quốc gia đó sẽ
A. Tăng lên
B. Bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra
C. Không đổi
D. Giảm xuống
 Giảm yêu cầu dự trữ sẽ hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc, làm tăng số nhân tiền,
tăng cung tiền.
5. Để chống suy thoái, NHTW nên … cung tiền, … lãi suất.
A. Tăng, tăng
B. Giảm, giảm
C. Tăng, giảm
D. Chưa thể kết luận
 Tăng cung tiền ở mức hợp lý sẽ giúp ổn định và kiểm soát lạm phát. Giảm lãi
suất sẽ hỗ trợ tang trưởng kinh tế.
6. Ý nghĩa của K M =4.
A. Từ 1 đồng tiền cho phát hành sẽ tạo được 4 đồng.
B. Từ 4 đồng tiền cho phát hành sẽ tạo được 1 đồng.
C. Tỷ lệ dự trữ tang lên 4 lần
D. Tất cả đều sai
 Số nhân của tiền tệ ( K M ) là hệ số phản ánh mức thay đổi của lượng cung tiền
(lượng tiền giao dịch) khi lượng tiền mạnh hay tiền cơ sở thay đổi một đơn
vị.
7. Giá trị của số nhân tiền giảm khi:
A. Các NHTM cho vay nhiều hơn và dự trữ ít hơn
B. Tỉ lệ dự trữ bắt buộc giảm và các NHTM luôn dữ trữ đúng bằng mức bắt buộc
C. Tỉ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gửi tăng
D. Tất cả các câu trên
M 1+ c
 Ta có: K = r +c với r: tỷ lệ dự trữ ; c: tỉ lệ tiền mặt ngoài NH so với tiền
gửi không kì hạn  K M nghịch biến với c và r. Nên K M giảm thì c tăng
8. Tăng trưởng kinh tế là chỉ số phản ánh mức độ tăng của sản lượng hằng
năm:
A. Đúng
B. Sai
 Tăng trưởng kinh tế là chỉ số phản ánh mức độ tăng của sản lượng thực
hằng năm
9. Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô là nhằm điều chỉnh tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ
thất nghiệp ở mức thấp nhất.
A. Đúng
B. Sai
 Sai vì mục tiêu ổn định của kinh tế vĩ mô là nhằm điều chỉnh tỷ lệ lạm phát ở
mức vừa phải và tỷ lệ thất nghiệp ở mức tự nhiên.
10. Khi giá cả giảm, các nhà kinh tế học gọi đó là
A. Không lạm phát.
B. Lạm phát đảo ngược
C. Sự thu hẹp
D. Sự giảm phát
 Giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống liên tục.

You might also like