You are on page 1of 4

Tuần 1 – Bài kiểm tra

(90 phút)
Câu 1: Kiến trúc doanh nghiệp là gì?
- Kiến trúc doanh nghiệp là bộ khung giúp doanh nghiệp điều chỉnh chiến
lược, quy trình và công nghệ để đạt được mục đích. Về cơ bản, đây là cách để
đảm bảo mọi người có cùng chung quan điểm về tầm nhìn và sứ mệnh của tổ
chức.
- Kiến trúc doanh nghiệp (EA) là hành động nhằm liên kết chiến lược và mô
hình hoạt động của một tổ chức. Kiến trúc doanh nghiệp phác thảo cách doanh
nghiệp nên tổ chức và quản lý như thế nào để đạt được mục tiêu. Vì thế, EA
cung cấp một bản thiết kế hỗ trợ quá trình chuyển đổi của doanh nghiệp, đó là cả
một hành trình chứ không chỉ là một dự án đơn lẻ.
Câu 2: Tại sao nói kiến trúc doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng?
Kiến trúc doanh nghiệp có vai trò quan trọng vì nhiếu lý do sau:
1. EA cung cấp một ngôn ngữ và khuôn khổ chung cho các doanh
nghiệp thảo luận về các sáng kiến liên quan đến công nghệ thông
tin. Ngôn ngữ chung này cho phép các phòng ban và đơn vị kinh
doanh khác nhau giao tiếp với nhau hiệu quả hơn, giúp tránh được
những hiểu lầm gây tổn thất lớn.
2. EA giúp tổ chức điều chỉnh các khoản đầu tư vào công nghệ thông
tin phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Bằng cách hiểu rõ về việc làm
thế nào vô số hệ thống công nghệ thông tin cùng hoạt động với
nhau, tổ chức có thể đảm bảo khoản đầu tư vào công nghệ thông tin
của mình hỗ trợ cho mục tiêu chiến lược.
3. EA có thể cải thiện hiệu quả tổng thể của doanh nghiệp bằng cách
xác định và loại bỏ những yếu tố trùng lặp và dư thừa trong hệ
thống công nghệ thông tin của doanh nghiệp.
Câu 3: Mục đích chính của kiến trúc doanh nghiệp là gì?
Mục đích chính của kiến trúc doanh nghiệp là liên kết các mục tiêu kinh
doanh với khả năng công nghệ để hoàn thành các mục tiêu chiến lược. EA cung
cấp cái nhìn toàn diện về cấu trúc, quy trình, hệ thống thông tin và cơ sở hạ tầng
công nghệ của tổ chức. Chức năng chính của EA là đảm bảo tất cả các thành
phần của doanh nghiệp, bao gồm chiến lược kinh doanh, quy trình kinh doanh,
kiến trúc dữ liệu và kiến trúc hệ thống được tích hợp, an toàn và hiệu quả.
Câu 4: Hãy cho biết vai trò quan trọng của kiến trúc doanh nghiệp trong quá
trình chuyển đổi số?
Kiến trúc doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng những
nỗ lực chuyển đổi kỹ thuật số trong một tổ chức. Nó cung cấp cái nhìn chi tiết về
hệ thống, quy trình và luồng dữ liệu nội bộ, cho phép các tổ chức xác định các
lĩnh vực cần cải tiến và có cơ hội đổi mới.
Bằng cách tiến hành đánh giá kỹ lưỡng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin
hiện nay, kiến trúc sư doanh nghiệp giúp xác định các lỗ hổng, yếu tố dư thừa
hoặc kém hiệu quả cản trở quá trình chuyển đổi số và đề xuất lộ trình để hiện đại
hóa. Hơn nữa, kiến trúc doanh nghiệp ngăn chặn sự trùng lặp của các hệ thống
hoặc dịch vụ công nghệ thông tin có khả năng làm tăng chi phí kinh doanh, cải
thiện khả năng phục hồi của hệ thống và nâng cao tính linh hoạt.
Nếu thiếu kiến trúc doanh nghiệp, quá trình chuyển đổi kỹ thuật số có thể trở
nên rời rạc và không đạt được mục tiêu kinh doanh. Do đó, các tổ chức đang
thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số cần phải ưu tiên kiến trúc doanh nghiệp để đảm
bảo họ đi đúng hướng và đạt được kết quả mong muốn.
Câu 5: Hãy mô tả bốn lớp kiến trúc chính thuộc kiến trúc doanh nghiệp?
- Kiến trúc kinh doanh (Business Architecture): mô tả chiến lược công ty, các
dịch vụ cung cấp, tổ chức và khả năng kinh doanh cần thiết để cung cấp các dịch
vụ đó.
- Kiến trúc ứng dụng (Application Architecture): xác định danh mục ứng
dụng, tích hợp của doanh nghiệp và cách các tài sản công nghệ thông tin này hỗ
trợ các quy trình và dịch vụ được cung cấp.
- Kiến trúc thông tin (Information Architecture): xác định yêu cầu về thông
tin và mô hình dữ liệu của doanh nghiệp, giúp đảm bảo dữ liệu được quản lý để
hỗ trợ nhu cầu kinh doanh.
- Kiến trúc công nghệ (Technology Architecture): xác định các công nghệ
(phần mềm và phần cứng) nhằm hỗ trợ các ứng dụng, dữ liệu và hiểu cách chúng
được triển khai.
Câu 6: Hãy cho biết các lợi ích do kiến trúc doanh nghiệp mang lại?
 Cung cấp tầm nhìn chung cho tổ chức.
 Giảm độ phức tạp của công nghệ thông tin và tạo điều kiện cho sự phát
triển của hệ thống thông tin.
 Giảm thiểu chi phí về công nghệ thông tin bằng cách loại bỏ những yếu tố
dư thừa và phá vỡ các rào cản trong tổ chức.
 Cải thiện sự hợp tác giữa đội ngũ kinh doanh và đội ngũ công nghệ thông
tin.
 Điều chỉnh các khoản đầu tư công nghệ thông tin, nguồn lực kinh doanh
và tổ chức theo chiến lược của công ty.
 Tạo điều kiện cho việc tuân thủ các quy định.
 Xây dựng khả năng thích ứng của tổ chức.
 Đảm bảo khả năng tương tác của các hệ thống.
 Tiêu chuẩn hóa các hoạt động và quy trình.
Câu 7: Khung kiến trúc doanh nghiệp là gì? Hãy cho biết một số khung kiến trúc
doanh nghiệp phổ biến hiện nay?
- Khung kiến trúc doanh nghiệp là một bộ cấu trúc , quy trình và công cụ hỗ
trợ việc quản lý và triển khai kiến trúc doanh nghiệp. Khung kiến trúc đảm bảo tính
nhất quán và sự tin cậy; nó có thể là một bộ gia tốc tự nhiên cho những người muốn
thiết lập một kiến trúc doanh nghiệp nhanh chóng mà không tốn quá nhiều thời gian
để xác định từng khái niệm và các mối quan hệ của chúng.
- Một số khung kiến trúc doanh nghiệp phổ biến hiện nay là:
o Khung kiến trúc Zachman
o Khung Kiến trúc Nhóm Mở (TOGAF)
o Khung Kiến trúc doanh nghiệp Liên bang (FEAF)
Câu 8: Hãy trình bày sự hiểu biết của bạn về khung kiến trúc TOGAF?
TOGAF (The Open Group Architecture Framework) là một khung kiến trúc
do tổ chức Open Group xây dựng. Open group là một tập đoàn độc lập với công
nghệ và là nhà cung cấp có mục tiêu hỗ trợ truy cập thông tin tích hợp bên trong
và giữa các tổ chức dự trên các tiêu chuẩn mở và tính tương dối toàn cầu. Bởi
vậy, điểm mạnh của TOGAF chính là việc không độc quyền và có thể sử dụng
miễn phí (đối với các cá nhân tự phát triển). Phiên bản 1 của TOGAF ra đời năm
1995 trên cơ sở khung kiến trúc TAFIM của bộ quốc phòng Mỹ.
TOGAF là phương pháp mang tính linh hoạt cao, cho phép các giai đoạn
được thực hiện không đầy đủ, có thể bỏ qua, kết hợp, sắp xếp lại hoặc điều chỉnh
lại các giai đoạn để phù hợp với nhu cầu. Bởi vậy, một tổ chức muốn áp dụng
phương pháp TOGAF cần phải có những tiêu chí lựa chọn nhất định.
Quy trình phát triển:
Lợi ích: - Đạt được tầm nhìn dài hạn về đầu tư công nghệ thông tin, gắn kết
chặt chẽ ứng dụng công nghệ thông tin với các mục tiêu chiến lược của tổ chức.
- Hệ thống công nghệ thông tin triển khai đồng bộ, tối ưu, hạn chế
trùng lặp, tiết kiệm chi phí và thời gian.
- Ứng dụng và khai thác thông tin hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh
tranh cho tổ chức.
Phiên bản mới nhất là TOGAF 10.

You might also like