You are on page 1of 5

Câu 1: Nhà quản trị cấp cao không thực hiện loại hoạch định nào?

A. Chiến lược duy trì thị phần .


B. Chiến lược phát triển sản phẩm.
C. Cắt giảm chi phí sản xuất.
D. Thủ tục hỗ trợ cán bộ công nhân viên có hoàn cảnh đặc biệt.
Câu 2: Theo Herzberg, các yếu tố nào là yếu tố động viên nhân viên làm việc hăng hái?
A. Lương bổng, phúc lợi, an tâm công tác
B. Cảm giác hoàn thành công việc, cơ hội được cấp trên nhận biết.
C. Sự an tâm trong công việc và vị trí công tác
D. Công việc hứng thú, điều kiện làm việc thoải mái.
Câu 3: “Quá trình xác định thành quả đạt được trên thực tế và so sánh với những tiêu chuẩn
nhằm phát hiện sự sai lệch và nguyên nhân sự sai lệch, trên cơ sở đó đưa ra biện pháp điều
chỉnh sự sai lệch, qua đó đảm bảo hoàn thành mục tiêu của tổ chức .”, là ý nghĩa của khái
niệm:
A. Kiểm tra B. Tổ chức C. Điều khiển D. Kiểm soát
Câu 4: Mối quan hệ giữa nhà quản trị với các thành viên khác trong tổ chức là:
A. Lãnh đạo người khác để hoàn thành mục tiêu cá nhân.
B. Làm việc với và thông qua người khác để hoàn thành mục tiêu của tổ chức
C. Hợp tác với người khác để hoàn thành mục tiêu cá nhân.
D. Phụ thuộc vào người khác để hoàn thành mục tiêu của tổ chức
Câu 5: Yếu tố nào sau đây thuộc môi trường bên trong của một tổ chức:
A. Những tiến bộ của khoa học công nghệ.
B. Mức độ hiện đại của máy móc thiết bị mà tổ chức đang sử dụng
C. Các nguồn tài nguyên là yếu tố đầu vào của tổ chức
D. Các sản phẩm thay thế
Câu 6: Nhóm quan hệ với con người của nhà quản trị gồm các vai trò:
A. Liên lạc, kiểm soát và đại diện. B. Người lãnh đạo, giao tiếp và giúp đỡ.
C. Đại diện, hướng dẫn và giao tiếp. D. Đại diện, liên lạc và người lãnh đạo.
Câu 7: Mức độ chuyên môn hóa cao thể hiện trong kiểu cơ cấu tổ chức:
A. Phân chia bộ phận theo sản phẩm. B. Phân chia bộ phận theo chức năng.
C. Phân chia bộ phận theo ma trận. D. Phân chia bộ phận theo khách hàng.
Câu 8: Ưu điểm của kiểm tra lường trước gồm những nội dung sau,trừ:
A. Xác định hiệu quả của công việc trước khi thực hiện.
B. Chủ động tránh sai lầm ngay từ đầu.
C. Tiết kiệm thời gian.
D. Tiết kiệm chi phí.
Câu 9: Thành viên nào sau đây trong tổ chức cần nhiều khả năng quản trị hơn?
A. Kế toán viên. B. Trưởng phòng nhân sự.
C. Tổ trưởng phân xưởng. D. Quản đốc phân xưởng.
Câu 10: Nhà quản trị đề nghị các thuộc cấp cung cấp các thông tin, sau đó độc lập đưa ra giải
pháp cho vấn đề cần quyết định, là đặc điểm của phương pháp ra quyết định:
A. Phương pháp độc đoán. B. Phương pháp có tham vấn.
C. Phương pháp tập thể. D. Phương pháp dân chủ tự do.
Câu 11: Nghiên cứu thực trạng để định hướng cho tương lai, đó là nội dung của:
A. Ra quyết định. B. Hoạch định. C. Quản trị. D. Điều khiển.
Câu 12: “Chuyên môn hóa, tiêu chuẩn hóa, vấn đề phối hợp và quyền lực” là nội dung của:
A. Cơ cấu tổ chức B. Sơ đồ tổ chức
C. Sơ đồ và cơ cấu tổ chức D. Ủy quyền trong tổ chức
Câu 13: Kiểm soát là chức năng quan trọng vì nhờ kiểm soát mà:
A. Nhà quản trị xác định được những nhược điểm trong việc ra quyết định hằng ngày.
B. Có đủ cơ sở để viết báo cáo.
C. Nắm bắt được tiến độ và chất lượng công việc của cấp dưới.
D. Thực hiện công việc suôn sẻ.
Câu 14: Môi trường bên trong của một tổ chức là môi trường :
A. Đến từ các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức
B. Đến từ các yếu tố bên ngoài và nội bộ có ảnh hưởng khách quan đến hoạt động của tổ chức
C. Đến từ các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng khách quan đến hoạt động của tổ chức
D. Đến từ các yếu tố nội bộ và ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức
Câu 15: Lý thuyết Z đặc biệt chú trọng tới:
A. Tinh thần và giá trị tập thể của phương pháp quản lý Nhật.
B. Kỹ thuật lao động.
C. Hiệu quả kinh tế.
D. Các nguyên tắc đối với mọi hoạt động của nhà quản trị .
Câu 16: Học thuyết định lượng trong quản trị chú ý đến yếu tố nào trong các học thuyết của
mình?
A. Các yếu tố kinh tế kỹ thuật. B. Các yếu tố tâm lý xã hội.
C. Các yếu tố con người. D. Các yếu tố phi vật chất.
Câu 17: “Đặc trưng bởi sự áp đặt của nhà quản trị đối với nhân viên, các nhân viên chỉ thuần
túy là người nhận và thi hành mệnh lệnh…”, là nội dung của phong cách:
A. Lãnh đạo độc đoán B. Lãnh đạo có sự tham gia của thuộc cấp
C. Lãnh đạo dân chủ D. Lãnh đạo tự do
Câu 18: Đặc trưng nào không nằm trong số những nguy cơ đe dọa của các đối thủ cạnh tranh
tiềm năng cao:
A. Lãi suất ưu đãi.
B. Có lợi thế nhờ quy mô kinh tế lớn.
C. Các doanh nghiệp trong ngành có vốn đầu tư ban đầu cao.
D. Chi phí chuyển đổi của người mua cao.
Câu 19: “Nhà quản trị chỉ quan tâm đến hiệu quả của công việc mà họ ít hoặc không quan tâm
đến con người...”, là phong cách lãnh đạo:
A. Phong cách lãnh đạo 9.1 B. Phong cách lãnh đạo 1.9
C. Phong cách lãnh đạo 9.9 D. Phong cách lãnh đạo 1.1
Câu 20: Nội dung nào không phải là nhược điểm của tầm hạn quản trị rộng:
A. Tình trạng quá tải ở cấp trên dễ dẫn đến ách tắc các quyết định khi được thực hiện ở các cấp
dưới .
B. Cấp trên buộc phải phân quyền.
C. Cần có các nhà quản trị giỏi.
D. Có nguy cơ cấp trên không kiểm soát nổi.
Câu 21: Môi trường bên trong không có yếu tố nào sau đây?
A. Quy định tiền lương tối thiểu của Chính phủ.
B. Cách thức trả lương của tổ chức
C. Cách thức phân bổ nguồn tài chính của tổ chức
D. Khả năng huy động nguồn tài chính của tổ chức
Câu 22: Trong hoạt động kiểm soát, phương pháp đo lường nào dưới đây cung cấp ít thông tin
nhất cho nhà quản trị?
A. Báo cáo trực tiếp. B. Quan sát cá nhân.
C. Báo cáo thống kê. D. Báo cáo bằng văn bản.
Câu 23: Hoạch định chiến lược được hiểu như sau, ngoại trừ:
A. Là một hoạch định thường trực
B. Là hoạch định hướng đến việc hoàn thành các mục tiêu bao quát.
C. Là hoạch định tổng quát.
D. Là tiến trình tìm kiếm các cơ hội trong dài hạn của tổ chức
Câu 24: Từ sơ đồ tổ chức của một công ty, chúng ta có thể đọc được những thông tin dưới đây,
trừ:
A. Vấn đề phân chia công việc
B. Hệ thống thông tin và quyền hạn trong tổ chức
C. Khả năng và kinh nghiệm của tất cả quản trị viên.
D. Các cấp quản trị trong doanh nghiệp.
Câu 25: “Nhà quản trị thường tham khảo, bàn bạc, lắng nghe ý kiến và đi đến sự thống nhất
với cấp dưới.”, là nội dung của phong cách:
A. Lãnh đạo độc đoán B. Lãnh đạo có sự tham gia của thuộc cấp
C. Lãnh đạo dân chủ D. Lãnh đạo tự do
Câu 26: Phân tích môi trường bên ngoài giúp tổ chức:
A. Xác định danh mục các cơ hội.
B. Xác định danh mục các nguy cơ.
C. Xác định danh mục các điểm mạnh và điểm yếu.
D. Xác định danh mục các cơ hội và nguy cơ.
Câu 27: Chức năng tổ chức là một tiến trình thiết lập bộ máy tổ chức quản trị bao gồm:
A. Các khâu quản trị.
B. Các cấp quản trị.
C. Các quan hệ quyền hành trong quản trị.
D. Các cấp quản trị, phân công và quan hệ quyền hành trong quản trị.
Câu 28: “Nhà quản trị trao đổi với các thuộc cấp có liên quan để lắng nghe những ý kiến và đề
nghị của họ mà không tập trung họ lại. Sau đó, nhà quản trị ra quyết định mà có thể bị hoặc
không bị ảnh hưởng bởi các ý kiến trên.”, là nội dung của:
A. Phương pháp ra quyết định có tham vấn. B. Phương pháp ra quyết định tự do.
C. Phương pháp ra quyết định độc đoán. D. Phương pháp ra quyết định tập thể.
Câu 29: Trong hoạt động quản trị cần kiểm soát:
A. Trong quá trình thực hiện kế hoạch.
B. Trước khi thực hiện kế hoạch.
C. Sau khi thực hiện kế hoạch.
D. Trước, trong, sau khi thực hiện kế hoạch và có sự phân bổ thời gian hợp lý.
Câu 30: Một sơ đồ tổ chức thường cung cấp các loại thông tin chủ yếu sau:
A. Công việc, các bộ phận, các cấp quản trị. B. Phạm vi quyền hạn.
C. Cả 2 câu đều đúng. D. Cả 2 câu đều sai.
Câu 31: Yếu tố nào sau đây không thuộc môi trường xã hội
A. Dân số ở tỉnh A B. Thái độ đối với công việc của dân cư tỉnh X.
C. Chế độ thưởng tại công ty Z. D. Truyền thống văn hóa nước B
Câu 32: Thành viên nào sau đây trong tổ chức cần tập trung tối đa vào chuyên môn?
A. Kế toán viên. B. Trưởng phòng nhân sự.
C. Giám đốc tài chính. D. Quản đốc phân xưởng.
Câu 33: Kỹ năng tư duy quản trị ít quan trọng nhất đối với thành viên nào trong tổ chức?
A. Nhân viên bán hàng. B. Trưởng phòng Marketing.
C. Giám đốc Kỹ thuật. D. Quản đốc phân xưởng.
Câu 34: Loại quyết định nào dưới đây liên quan đến chức năng điều khiển?
A. Mỗi nhà quản lý nên có bao nhiêu nhân viên cấp dưới.
B. Giải quyết trường hợp các nhân viên có động cơ làm việc thấp.
C. Khi nào thì một hoạt động có sai lệch đáng kể so với kế hoạch?
D. Các công việc được thiết kế như thế nào?
Câu 35: Quy trình ra quyết định gồm có:
A. 7 bước B. 4 bước C. 5 bước D. 6 bước
CÂU 36: Nhà quản trị trao đổi với tập thể, lấy ý kiến và đi đến một sự nhất trí chung. Đưa ra
quyết định bị phụ thuộc vào ý kiến đa số của tập thể:
A. Phương pháp ra quyết định có tham vấn. B. Phương pháp ra quyết định tự do.
C. Phương pháp ra quyết định độc đoán. D. Phương pháp ra quyết định tập thể.
Câu 37: “Đề cập những vấn đề nhiều chi tiết xác định; cung cấp công việc cụ thể; cung cấp
khung thời gian ngắn hạn; là hoạt động của nhà quản trị trung và sơ cấp.”, là nội dung của:
A. Hoạch định chiến lược B. Hoạch định tác nghiệp.
C. Kế hoạch thường trực D. Kế hoạch đơn dụng.
Câu 38: “Số lượng nhân viên cấp dưới mà một nhà quản trị có thể điều khiển, giám sát trực
tiếp và có hiệu quả.”, là nội dung của khái niệm:
A. Tầm hạn quản trị. B. Giới hạn kiểm soát.
C. Quyền trực tuyến. D. Quyền và giới hạn trong kiểm soát.
Câu 39: Trong quản lý nhóm, hoạt động nào dưới đây thuộc về hoạt động tổ chức?
A. Giải quyết xung đột như thế nào.
B. Xác định rõ quyền hạn của nhóm.
C. Đảm bảo các thành viên hiểu rõ mục tiêu.
D. Sử dụng hệ thống đãi ngộ bằng cách chia lợi nhuận.
Câu 40: Ra quyết định theo phương pháp cá nhân có nhược điểm:
A. Gặp sai lầm trong giải quyết vấn đề.
B. Sự phản kháng quá mức của cấp dưới.
C. Không phát huy được tính sáng tạo của nhân viên.
D. Không có lợi trong mọi trường hợp.
Câu 41: Các đặc điểm sau đây của quyết định quản trị đều đúng, ngoại trừ:
A. Quyết định là sản phẩm thường xuyên và quan trọng nhất của nhà quản trị cao cấp.
B. Quyết định luôn gắn chặt với yếu tố thu thập thông tin và xử lí thông tin và quyết định trên cơ
sở các thông tin tốt nhất có được
C. Quyết định quản trị chứa đựng những yếu tố trí thức, mang tính khoa học, nghệ thuật và sự
sáng tạo.
D. Mỗi tình huống ra quyết định của các nhà quản trị đều đòi hỏi sự đúng lúc và kịp thời.
Câu 42: Ma trận SWOT dựa trên cơ sở phân tích:
A. Môi trường vĩ mô và vi mô. B. Môi trường bên ngoài và bên trong.
C. Môi trường vi mô và nội bộ. D. Môi trường vĩ mô và cạnh tranh.
Câu 43: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Những nhân tố định tính khó kiểm soát nên thường đánh giá thông qua các yếu tố trung gian.
B. Để mọi việc tiến triển tự nhiên là một dạng của kiểm soát sau công việc
C. Những thông tin mang tính định lượng thường dễ kiểm soát.
D. Khi xây dựng các tiêu chuẩn kiểm soát không nên đưa ra tiêu chuẩn quá cao.
Câu 44: Lý thuyết quản trị khoa học và quản trị hành chánh có cùng khuyết điểm là:
A. Khó áp dụng do mô hình quá chung chung.
B. Chỉ áp dụng được trong môi trường ổn định.
C. Năng suất của người lao động không cao.
D. Chỉ chú trọng đến quản trị viên cấp cao.
Câu 45: Lý thuyết của trường phái tâm lý xã hội trong quản trị gồm nội dung sau, chỉ trừ:
A. Yếu tố xã hội rất quan trọng với con người.
B. Cần tập trung vào các yếu tố kinh tế.
C. Tập thể ảnh hưởng đến tác phong cá nhân.
D. Các yếu tố tâm lý xã hội ảnh hưởng đến lãnh đạo.
Câu 46: “Đề cập những vấn đề căn bản; rộng lớn ; ít chi tiết; cung cấp khung thời gian dài hạn
và là hoạt động của nhà quản trị cao cấp.”, là nội dung của:
A. Hoạch định chiến lược B. Hoạch định tác nghiệp.
C. Kế hoạch thường trực D. Kế hoạch đơn dụng.
Câu 47: Quản trị học theo Thuyết Z là:
A. Quản trị theo cách của Mỹ. B. Quản trị theo cách của Nhật.
C. Quản trị theo cách của Mỹ và Nhật. D. Quản trị theo cách của Nam Mỹ.
Câu 48: “Nhà quản trị quan tâm đến con người, ít quan tâm đến công việc…”, là phong cách
lãnh đạo:
A. Phong cách lãnh đạo 9.1 B. Phong cách lãnh đạo 1.9
C. Phong cách lãnh đạo 9.9 D. Phong cách lãnh đạo 1.1
Câu 49: “Nhà quản trị thường tham khảo, bàn bạc, lắng nghe ý kiến đóng góp của cấp dưới về
các hành động rồi ra quyết định.”, là nội dung của phong cách:
A. Lãnh đạo độc đoán B. Lãnh đạo có sự tham gia của thuộc cấp
C. Lãnh đạo dân chủ D. Lãnh đạo tự do
Câu 50: Trình độ chuyên môn của nhân viên là yếu tố thuộc :
A. Môi trường bên trong của một tổ chức
B. Môi trường nội bộ và bên ngoài của một tổ chức
C. Môi trường bên ngoài của một tổ chức
D. Môi trường bên ngoài và bên trong của một tổ chức

You might also like