You are on page 1of 10

2.2.3.

Đánh giá bản thân dựa vào mô hình PEC (Personal Entrepreneurial
Competencies)
2.2.3.1. Mô hình các năng lực cá nhân của doanh nhân - PEC

Năng lực của những người khởi nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được
hiệu suất xuất sắc để đảm bảo sự phát triển liên tục và thành công của một doanh nghiệp
trong môi trường doanh nghiệp cạnh tranh. Năng lực của người khởi nghiệp là tiêu chuẩn cần
thiết để thực hiện thành công công việc kinh doanh của họ. Vì vậy, người khởi nghiệp sẽ phải
gánh vác cả rủi ro và thành công của một doanh nghiệp.

Để có thể phác thảo các năng lực đặc trưng của doanh nhân, McClelland và McBer đã
nghiên cứu và phát triển nên một tập hợp các phẩm chất và hành vi được gọi chung là Năng
lực cá nhân của doanh nhân (PEC). Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh được mô hình đánh
giá này có thể vận dụng ở các nền văn hoá và lục địa khác nhau, rất nhiều hành vi đã được
tìm thấy phổ biến ở hầu hết các doanh nhân thành công trên thế giới. Các tác giả đưa ra 10
mẫu hành vi: tìm kiếm cơ hội; tính kiên định; gắn bó với công việc; chấp nhận rủi ro; đòi hỏi
cao về chất lượng và hiệu quả; có mục tiêu rõ ràng; có tính hệ thống trong lập kế hoạch và
quản lý; chịu tìm kiếm thông tin; có sức thuyết phục và tạo dựng mối quan hệ; tự tin. Các
mẫu hành vi được nhóm thành 3 nhóm là “Các khả năng giúp thành đạt” (achievement); “Các
khả năng về kế hoạch” (planning) và “Các khả năng về quyền lực” (power). Cụ thể các năng
lực được trong mỗi nhóm như sau:

 Nhóm các khả năng giúp thành đạt:

Nhóm này gồm có 5 năng lực là Tìm kiếm cơ hội; Tính kiên định; Gắn bó với công
việc; Chấp nhận rủi ro; Đòi hỏi cao về chất lượng và hiệu quả.

- Tìm kiếm cơ hội (Opportunity Seeking): nghĩa là bạn tích cực tìm kiếm các cơ hội
trong môi trường kinh doanh, tạo thị trường mới hoặc cải thiện hoạt động kinh doanh. Các
cơ hội kinh doanh luôn tiềm ẩn ở bất cứ đâu nhưng không phải ai cũng có thể nhận ra
được. Một người có khả năng tìm kiếm cơ hội là người nhanh nhạy, biết nắm bắt và tận
dụng thời cơ ngay cả trong những tình huống khó khăn nhất.
- Tính kiên định(Persistence) được hiểu là sự kiên trì theo đuổi công việc mặc dù có
nhiều trở ngại. Những người có tính cách này luôn nỗ lực phi thường, thậm chí chấp nhận
hy sinh bản thân để hoàn thành công việc. Họ luôn giữ vững quan điểm ngay cả khi đối
mặt với những ý kiến đối lập.
- Gắn bó với công việc (Commitment to Work Contract): Hành vi này thường gặp ở
những người luôn coi trọng sự cam kết, họ cho rằng sự cam kết đi kèm với giá trị cá nhân,
họ sẵn sàng đánh đổi để có thể giữ được điều này. Một khi họ đã chấp nhận gắn bó với
công việc, họ sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm với các công việc được giao và cố gắng hoàn
thành công việc một cách tốt nhất.
- Chấp nhận rủi ro (Risk-taking) có nghĩa là biết tận dụng cơ hội để làm điều gì đó nằm
ngoài vùng an toàn mặc dù điều đó có thể dẫn đến những khó khăn, nguy hiểm. Có 3 loại
hành vi chấp nhận rủi ro là (1) Chấp nhận rủi ro cao – làm điều gì đó rủi ro mà không
lường trước được hậu quả có thể xảy ra; (2) Chấp nhận rủi ro thấp – hầu như không chấp
nhận bất kỳ rủi ro nào, tránh né bất kỳ điều gì khó khăn, nguy hiểm; (3) Chấp nhận rủi ro
vừa phải – tính toán cẩn thận tất cả các cơ hội trước khi làm điều gì đó khó khăn hoặc có
thể gây ra nguy hiểm, nhờ đó có thể làm giảm kết quả tiêu cực có thể xảy ra, thậm chí có
thể biến rủi ro thành cơ hội, những người có tố chất thành công thường thuộc loại hành vi
này.
- Đòi hỏi cao về chất lượng và hiệu quả (Demand for Efficiency and Quality: Một
doanh nhân giỏi thường đòi hỏi chất lượng và hiệu quả không chỉ với bản thân họ mà còn
với những người lao động và nhà cung cấp của doanh nghiệp. Họ luôn đặt ra các tiêu
chuẩn chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và không thể chấp nhận việc
doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm, dịch vụ chất lượng kém. Hiệu quả là khả năng của
một doanh nhân và đội ngũ nhân viên của mình làm việc tốt, không có sai sót hoặc không
làm lãng phí thời gian, tiền bạc và năng lượng. Yêu cầu về hiệu quả và chất lượng tất yếu
trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Những người có tính cách này sẽ không ngừng cố gắng để
làm mọi việc theo cách hiệu quả hơn, nhanh hơn, tốt hơn hoặc rẻ hơn.

Các năng lực trong nhóm này có thể giúp đánh giá một người có khả năng kinh doanh,
dễ thành đạt trong công việc kinh doanh. Nếu làm công việc khác thì họ cũng rất năng động,
sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chấp nhận mạo hiểm nhưng có sự tính toán. Họ có phong
cách và tố chất làm chủ, nếu bị phụ thuộc thì có thể bị hạn chế năng lực.

 Nhóm các khả năng về kế hoạch:

Những người có nhóm năng lực này được đánh giá là người có khả năng quản lý rất tốt.
Họ có phong cách và tố chất của người làm cấp phó, thích bị phụ thuộc, ngại đứng mũi chịu
sào, cẩn thận, chỉn chu,…. Các năng lực thuộc nhóm này gồm Có mục tiêu rõ ràng; Có tính
hệ thống trong lập kế hoạch và quản lý; Chịu tìm kiếm thông tin.

- Có mục tiêu rõ ràng (Goal Setting): Người có khả năng đặt mục tiêu là người thực tế.
Họ là người có tầm nhìn, biết cách lên kế hoạch cho mọi hành động của mình và cẩn
thận đưa ra quyết định dựa vào mục tiêu họ mong muốn. Họ lên kế hoạch cho mọi công
việc cuả mình và luôn cẩn thận khi đưa ra quyết định. Họ thường cạnh tranh một cách
tích cực và cảm thấy thoả mãn khi giành chiến thắng nhờ làm việc chăm chỉ và kiên trì.
Đối với họ, thành tích là tất cả để giữ niềm đam mê với công việc.
- Có tính hệ thống trong lập kế hoạch và quản lý (Systematic Planning and Monitoring):
Những người có năng lực này thường là những người có khả năng tư duy logic, họ biết
cách xây dựng và thực hiện kế hoạch một cách bài bản, từng bước đạt được mục tiêu đã
đặt ra. Họ có khả năng phân tích vấn đề rất tốt, từ đó dễ dàng đánh giá được các
phương án khác nhau để tìm ra phương án tốt nhất. Ngoài ra, họ còn có khả năng quản
lý tiến độ công việc, dễ dàng thay đổi sang các chiến lược mới khi cần.
- Chịu tìm kiếm thông tin (Information Seeking): được hiểu là hành vi thu thập thông tin
từ các nguồn có liên quan. Thông tin thu thập được đóng vai trò quan trọng trong việc
xây dựng các chiến lược kinh doanh khác nhau. Họ là những người có tinh thần cầu thị,
ham học hỏi. Khi cần thiết, họ sẽ chủ động tìm kiếm các thông tin về khách hàng, nhà
cung cấp hay các đối thủ cạnh tranh. Đặc biệt, họ biết cách để khai thác các mối quan
hệ, từ đó xây dựng cho mình một mạng lưới thông tin hữu ích.
 Nhóm các khả năng về quyền lực:
Nhóm năng lực cuối cùng này gồm có 2 khả năng là Biết thuyết phục, tạo dựng mối
quan hệ và Tự tin. Những người có nhóm năng lực này là những người có khả năng lãnh đạo
rất tốt, dễ thành đạt trong công việc lãnh đạo. Họ có phong cách và tố chất của người chỉ huy,
rất tự tin, biết thu phục lòng người, có khả năng ảnh hưởng lớn đến người khác, dám đứng
mũi chịu sào, dám chịu trách nhiệm và được nhiều người tin cậy.
- Có sức thuyết phục và tạo dựng mối quan hệ (Persuasion and Networking): Những
người có năng lực này thường biết sử dụng các chiến lược đã được cân nhắc một cách kỹ
lưỡng để gây ảnh hưởng hoặc thuyết phục những người khác. Ngoài ra, họ còn biết cách
tận dụng và khai thác các mối quan hệ cá nhân hoặc quan hệ làm ăn để đạt được các mục
đích của mình.
- Tự tin (Self-Confidence): Người có sự tự tin là người tin tưởng mạnh mẽ vào khả năng
của bản thân và biết chấp nhận những khiếm khuyết của chính mình. Họ biết thể hiện sự
tin tưởng vào bản thân để hoàn thành nhiệm vụ khó khăn hoặc để đón nhận thử thách

2.3.3.2. Cách đánh giá bản thân theo mô hình PEC

Để đánh giá bản thân dựa trên mô hình năng lực cá nhân của doanh nhân PEC, người
được đánh giá cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Tự chấm điểm


Người được đánh giá phải tự chấm điểm cho bản thân dựa trên 55 câu tình huống ngắn
với thang điểm từ 1 đến 5 tương ứng các câu trả lời: 5 – Luôn luôn; 4 – Thường xuyên; 3 –
Đôi khi; 2 – Hiếm khi; 1 – Không bao giờ. Yêu cầu đặt ra đối với người tự đánh giá là phải
đọc kỹ các câu và trả lời tất cả câu hỏi một cách trung thực đúng với những đặc điểm của bản
thân. Bộ câu hỏi được trình bày trong hộp sau:

Bảng 2.1: Câu hỏi đánh giá bản thân theo mô hình PEC

Điểm đánh
STT Tình huống thực tế
giá
1 Tôi tìm những công việc cần làm 4
Khi đối mặt với một vấn đề khó khăn, tôi dành rất nhiều thời gian 4
2
để tìm ra giải pháp
3 Tôi hoàn thành công việc đúng thời gian đã định 3
4 Tôi cảm thấy buồn phiền khi công việc không được hoàn thành tốt 4
Tôi thích các tình huống mà tôi có thể kiểm soát được càng nhiều 5
5
càng tốt
6 Tôi thích suy ngẫm về tương lai 3
Mỗi khi bắt đầu một nhiệm vụ hay một dự án mới, tôi luôn thu thập 4
7
rất nhiều thông tin trước khi thực sự bắt tay vào làm.
Tôi lập kế hoạch cho một dự án cỡ lớn bằng cách phân nhỏ nó thành 3
8
các mục tiêu có quy mô nhỏ hơn.
9 Tôi được người khác ủng hộ các đề xuất của tôi. 4
Tôi cảm thấy tin tưởng rằng tôi sẽ thành công trong mọi việc tôi 3
10
làm.
Dù tôi nói chuyện với bất kỳ ai, tôi luôn tỏ ra mình là người biết 5
11
nghe người khác nói.
Tôi chủ động làm các công việc trước khi tôi được người khác yêu 4
12
cầu làm việc đó.
Tôi cố gắng nhiều lần để yêu cầu người khác làm những điều tôi 4
13
muốn họ làm.
14 Tôi giữ vững lời tôi đã hứa. 3
Công việc của tôi tốt hơn công việc của những người cùng làm với 3
15
tôi.
Tôi không thử làm một điều gì mới nếu như không chắc chắn rằng 5
16
tôi sẽ thành công.
Tôi cảm thấy thật phí thời giờ nếu phải lo lắng về cuộc đời của mình 2
17
sẽ ra sao.
Tôi tìm kiếm lời khuyên ở những người hiểu biết nhiều về những 4
18
việc mà tôi đang phải làm.
Tôi suy nghĩ về ưu điểm, nhược điểm hoặc các cách khác nhau để 3
19
thực hiện công việc.
Tôi không bỏ nhiều thời gian suy nghĩ về việc làm thế nào để có ảnh 4
20
hưởng nhiều đến những người khác.
Tôi thay đổi ý kiến nếu những người khác hoàn toàn bất đồng với 3
21
tôi.
22 Tôi cảm thấy rất bực bội nếu tôi không thể làm theo cách của tôi. 5
23 Tôi thích những thử thách và các cơ hội mới. 3
Khi có điều gì cản trở công việc mà tôi đang cố gắng làm, tôi vẫn 4
24
tiếp tục cố gắng để hoàn thành việc đó bằng được.
Tôi sẵn sàng làm công việc của người khác trong trường hợp cần 5
25
phải hoàn thành công việc đó cho đúng hạn.
26 Tôi buồn bực nếu như thời gian của tôi bị bỏ phí. 3
Tôi cân nhắc khả năng thành công hoặc là thất bại trước khi quyết 4
27
định làm một việc nào đó.
Tôi càng biết cụ thể về những gì tôi muốn trong cuộc đời bao nhiêu, 3
28
tôi càng có cơ hội thành công nhiều bấy nhiêu.
Tôi hành động mà chẳng cần phí thời gian cho việc thu thập thông 3
29
tin.
Tôi cố gắng suy nghĩ về tất cả các vấn đề tôi có thể sẽ gặp phải và 4
30
lên kế hoạch phải làm gì nếu quả thực các vấn đề đó xảy ra.
Tôi nhờ những người quan trọng giúp đỡ để hoàn thành các mục 3
31
tiêu của tôi.
Trong khi thử làm một việc gì đó khó khăn, tôi tin tưởng rằng tôi sẽ 3
32
thành công.
33 Trong quá khứ tôi đã từng thất bại. 4
34 Tôi thích những công việc mà tôi biết rõ và cảm thấy thoải mái. 5
Khi đối mặt với những khó khăn, tôi nhanh chóng chuyển sang làm 2
35
các công việc khác.
Khi tôi làm việc cho một ai đó, tôi đặc biệt cố gắng để người đó hài 5
36
lòng về công việc của tôi.
Tôi không khi nào hoàn toàn bằng lòng với những cách làm việc đã 4
37
có, tôi luôn nghĩ rằng còn có thể có cách khác tốt hơn.
38 Tôi làm những việc phiêu lưu mạo hiểm. 4
39 Tôi có kế hoạch rất rõ ràng cho cuộc đời của tôi. 3
Khi tôi thực hiện một công việc cho ai đó, tôi đặt ra rất nhiều câu 4
40 hỏi để có thể chắc chắn rằng tôi đã hiểu đúng những gì người đó
muốn.
Tôi giải quyết các vấn đề khi chúng đã nảy sinh, chứ không chịu 3
41
mất thời gian để dự đoán những vấn đề này.
Để đạt được mục đích của tôi, tôi suy nghĩ về các giải pháp mang lại 5
42
lợi ích cho tất cả những ai tham gia vào công việc này.
43 Tôi làm công việc rất tốt. 4
44 Đã từng có trường hợp tôi lừa dối ai đó. 2
Tôi thử làm những việc hoàn toàn mới và khác lạ đối với những gì 3
45
tôi đã làm trước đây.
Tôi thử rất nhiều cách để khắc phục những cản trở việc đạt được 4
46
mục đích của tôi.
Gia đình và cuộc sống riêng tư có tầm quan trọng đối với tôi hơn là 3
47
các thời hạn mà tôi đã đặt ra cho mình.
Tôi không tìm được cách thức để có thể hoàn thành nhiệm vụ nhanh 2
48
hơn cả trong công việc và cuộc sống.
49 Tôi làm những công việc mà người khác cho là mạo hiểm. 5
Tôi lo lắng cho việc hoàn thành các mục tiêu trong tuần chẳng kém 5
50
gì lo lắng cho các mục tiêu trong cả năm.
Tôi tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để giải quyết các 5
51
nhiệm vụ hay thực hiện các dự án của mình.
52 Nếu cách tiếp cận vấn đề này không thành công thì tôi suy nghĩ tìm 5
cách tiếp cận khác.
Tôi có khả năng làm cho những người có quan điểm hoặc ý tưởng 4
53
vững chắc phải thay đổi ý kiến.
Tôi giữ vững các quyết định của mình kể cả trong trường hợp những 3
54
người khác bất đồng với tôi.
55 Khi tôi không biết điều gì đó, tôi công nhận là tôi không biết. 5
Bước 2: Tính điểm

Sau khi tự chấm điểm cho bản thân tương ứng với các câu hỏi tình huống trên, người
khởi nghiệp tự đánh giá tiến hành tính điểm bằng cách điền các điểm đánh giá vào phiếu
(bảng 2.2)

Hướng dẫn:

- Mẫu số là số thứ tự của các hỏi trong bộ 55 câu, điểm đánh giá của từng câu sẽ được
điền tương ứng ở ví trí phí trên các gạch ngang. Các câu hỏi được sắp xếp tăng dần theo
cột dọc.
- Thực hiện các phép tính cộng và trừ theo hàng ngang trong phiếu để có được điểm số
cho mỗi PEC.
- Cộng dồn kết quả của tất cả các PEC để có được “Tổng số điểm của các PEC”.

Bảng 2.2: Phiếu tự đánh giá các năng lực cá nhân

Kết quả đánh giá Điểm PEC

4 4 3 5 3 15
+ + - + +6 = Tìm kiếm cơ hội
(1) (12) (23) (34) (45)

4 4 4 2 4
+ + - + +6 = 20 Kiên định
(2) (13) (24) (35) (46)

3 3 5 5 3
+ + + - +6 = 19 Gắn bó với công việc
(3) (14) (25) (36) (47)

4 3 3 4 2 Đòi hỏi cao về chất lượng và hiệu


+ + + - +6 = 18
(4) (15) (26) (37) (48) quả

5 5 4 4 5 19 Chấp nhận rủi ro


- + + + +6 =
(5) (16) (27) (38) (49)
18 Có mục tiêu rõ ràng
3 2 3 3 5
- + + + +6 =
(6) (17) (28) (39) (50)
4 4 3 4 5
+ - + + +6 = 20 Chịu thu thập thông tin
(7) (18) (29) (40) (51)

3 3 4 3 5 Có hệ thống trong lập kế hoạch và


+ + - + +6 = 18
(8) (19) (30) (41) (52) quản lý

4 4 3 5 4 Có sức thuyết phục và tạo dựng mối


- + + + +6 = 18 quan hệ
(9) (20) (31) (42) (53)

3 2 3 4 3
- + + + +6 = 17 Tự tin
(10) (21) (32) (43) (54)

Tổng số điểm của các PEC = 182

5 5 4 2 5
- - - + +18 = 17 Yếu tố hiệu chỉnh
(11) (22) (33) (44) (55)

Bước 3: Tiến hành hiệu chỉnh

Tổng của các câu 11, 22, 33, 44 và 55 là “Yếu tố hiệu chỉnh” (Correction Factor), được
sử dụng để xác định xem cá nhân có cố gắng để giữ hình ảnh tốt đẹp về bản thân mình hay
không. Nếu tổng số điểm của yếu tố này bằng 20 hoặc lớn hơn thì tổng điểm của 10 PEC cần
phải được hiệu chỉnh lại để đảm bảo có một sự đánh giá chính xác về điểm số của các PEC
cho cá nhân đó. Tuỳ vào số điểm của yếu tố hiệu chỉnh để tiến hành trừ đi số điểm tương ứng
cho mỗi PEC.

Nếu yếu tố hiệu chỉnh đó là: Thì trừ đi số điểm sau đây từ mỗi PEC:

24 hoặc 25 7 điểm

22 hoặc 23 5 điểm

20 hoặc 21 3 điểm

19 hoặc nhỏ hơn 0 điểm

Sau đó người tự đánh giá điền điểm sau hiệu chỉnh vào phiếu sau:
Bảng 2.3: Phiếu điểm sau hiệu chỉnh

Điểm sau hiệu


STT PEC Điểm ban đầu Điểm phải trừ
chỉnh
1 Tìm kiếm cơ hội 15 0 15
2 Kiên định 20 0 20
3 Gắn bó với công việc 19 0 19
4 Chấp nhận rủi ro 18 0 19
5 Đòi hỏi cao về chất lượng,
19 0 18
hiệu quả
6 Có mục tiêu rõ ràng 18 0 20
7 Chịu thu thập thông tin 20 0 18
8 Có tính hệ thống trong lập kế
18 0 18
hoạch và quản lý
9 Có sức thuyết phục và tạo
18 0 18
dựng mối quan hệ
10 Tự tin 17 0 17
Tổng số điểm đã hiệu chỉnh 182 0 182
Theo Depositorio (2011) nghiên cứu đánh giá điểm đo lường năng lực kinh doanh PEC
của doanh nhân như sau:

19 điểm trở lên: mạnh

16 đến 18 điểm: trung bình

15 điểm trở xuống: yếu

Bước 4: Đánh giá

Người đánh giá thể hiện số điểm đã hiệu chỉnh vào giữa các ô trong phiếu sau:

Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện đặc trưng cá nhân PEC


Đặc trưng cá nhân PEC

20 20
19 19
18 18 18 18
17
15

Tìm Kiên Gắn bó Chấp Đòi hỏi Có mục Chịu Có tính Có sức Tự tin
kiếm cơ định với nhận cao về tiêu rõ thu thập hệ thuyết
hội công rủi ro chất ràng thông thống phục và
việc lượng, tin trong tạo
hiệu lập kế dựng
quả hoạch mối
và quản quan hệ

Đặc trưng cá nhân PEC

Sau đó, người đánh giá nối các điểm của các yếu tố theo thứ tự từ 1 đến 10 để có được
đường đánh giá năng lực cá nhân PEC. Để diễn giải được đặc trưng của mỗi cá nhân dựa trên
đường đánh giá này, người đánh giá cần căn cứ vào 3 nhóm khả năng của mô hình đã giới
thiệu ở nội dung 2.2.3.1.

Năng lực của mỗi cá nhân khởi nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự thành công
trong kinh doanh. Mô hình đánh giá năng lực cá nhân giúp người khởi nghiệp phát huy điểm
mạnh và cải thiện điểm yếu của mình trước khi có ý định kinh doanh.

Tài liệu tham khảo:

Depositario, D. P., Aquino, N. A. & Feliciano, K.C. (2011). Entrepreneurial Skill


Development Needs of Potential Agri-based Technopreneurs. Journal of International
Society for Southeast Asian Agricultural Sciences,17(1), 106–120.

Site Title. 2020. Personal Entrepreneurial Competencies (PECs) self-rating. [online]


Available at: <https://reegayatom.wordpress.com/2020/04/07/116/>

Reyes, Gemma. (2018). Personal Entrepreneurial Competencies and Entrepreneurial


Intention of Non-Business Students Enrolled in an Introductory Entrepreneurship Course.
Journal of Economics, Management & Agricultural Development, Vol. 4, No. 1, 93-
102.

You might also like