You are on page 1of 3

Câu 71: Khi người lập di chúc bổ sung di chúc thì…

1. => Di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau.
2. Di chúc nào có lợi cho người thừa kế được ưu tiên sử dụng.
3. Phần di chúc sau sẽ thay thể hoàn di chúc trước.
4. => Nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần
bổ sung có hiệu lực pháp luật.

Câu 72: Những người nào sau đây là người thừa kế không phụ thuộc
vào nội dung của di chúc?

1. => Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng của người lập di chúc.
2. Em chưa thành niên của người lập di chúc.
3. => Con thành niên mà không có khả năng lao động.
4. Anh chị em ruột của người để lại di chúc.

Câu 73: Những trường hợp nào sau đây sẽ thừa kế theo pháp luật?

1. => Không có di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp.
2. Những người thừa kế theo di chúc chết ngay sau ngày người lập di chúc chết.
3. Người để lại di chúc giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

Câu 74: Hàng thừa kế theo pháp luật nào dưới đây là đúng?

1. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, anh ruột, chị ruột, em ruột của người
chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
2. => Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con
đẻ, con nuôi của người chết.
3. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ, cha nuôi, mẹ
nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
4. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, anh ruột, chị ruột, em ruột của người
chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội.

Câu 75: Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế
được thanh toán theo thứ tự sau đây là đúng (tính ưu tiên từ trái qua
phải).

1. Chi phí cho việc bảo quản di sản ; Tiền cấp dưỡng còn thiếu;; Tiền trợ cấp cho người
sống nương nhờ; Tiền công lao động; Tiền bồi thường thiệt hại; Chi phí hợp lý theo tập
quán cho việc mai táng; Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước;
Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân; Tiền phạt; Các chi phí khác.
2. => Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng; Tiền cấp dưỡng còn thiếu; Chi phí
cho việc bảo quản di sản; Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; Tiền công lao động;
Tiền bồi thường thiệt hại; Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước;
Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân; Tiền phạt; Các chi phí khác.
3. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng; Tiền công lao động; Chi phí cho việc
bảo quản di sản; Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; Tiền công lao động; Tiền bồi
thường thiệt hại; Tiền cấp dưỡng còn thiếu ; Thuế và các khoản phải nộp khác vào
ngân sách nhà nước; Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân; Tiền phạt; Các
chi phí khác.

Câu 76: Khi di sản đã bị chia mà tìm thấy di chúc thất lạc:

1. => Phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.
2. Người hưởng di sản theo di chúc được bồi hoàn một phần.
3. Phải chia lại phần di sản còn lại nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.

Câu 77: Khi có người thừa kế mới thì mà di sản đã chia thì…

1. Phải phân chia lại di sản bằng hiện vật.


2. => Không phải phân chia lại di sản bằng hiện vật.
3. => Những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một
khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ
tương ứng với phần di sản đã nhận.

Câu 78: Người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng thì…

1. => Không phải bồi thường cho người bị thiệt hại.


2. Phải bồi thường nếu thiệt hại gây ra lớn.
3. Phải bồi thường nếu thiệt hại gây ra cho nhiều người.

Câu 79: Ai phải bồi thường trong tình thế cấp thiết?

1. Người gây thiệt hại.


2. Người bị thiệt hại không được bồi thường.
3. => Người đã gây ra tình thế cấp thiết.

Câu 80: Nhận định nào sau đây là chính xác?

1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà
người đó đang sinh sống.
2. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà
người đó ít nhất một bất động sản.
3. => Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước
mà người đó có quốc tịch.

Câu 81: Nhận định nào sau đây sai?

1. Quốc tịch của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân
thành lập.
2. => Pháp nhân không có quốc tịch.
3. => Quốc tịch của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân
thành lập và nơi pháp nhân có chi nhánh.

You might also like