You are on page 1of 3

Vai trò của CNTB đối với nền sản xuất xã hội

 Chuyển nền sản nhỏ thành nền sản xuất lớn hiện đại: Chuyển
nền sản xuất: Chủ nghĩa tư bản đã giải phóng loài người khỏi
“đêm trường trung cổ” của xã hội phong kiến. Nền kinh tế tự
nhiên, tự túc, tự cấp đã chuyển sang phát triển kinh tế hàng hóa
tư bản chủ nghĩa. Quá trình này đã thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, tăng
năng suất lao động và hợp lý hóa quá trình sản xuất. Như vậy, chủ
nghĩa tư bản đã đóng góp quan trọng trong việc chuyển nền sản
xuất từ nhỏ thành lớn, đưa xã hội vào thời kỳ phát triển hiện đại
 Thực hiện xã hội hoá sản xuất: Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã
thúc đẩy chuyển kinh tế hàng hóa giản đơn lên kinh tế hàng hóa
tư bản chủ nghĩa phát triển, chuyển nền sản xuất nhỏ thành nền
sản xuất tập trung quy mô lớn, hiện đại, năng suất cao. Dưới tác
động của quy luật của nền kinh tế thị trường, chủ nghĩa tư bản đã
kích thích cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, tạo ra khối
lượng sản phẩm hàng hóa khổng lồ, phong phú.
 Thúc đẩy lực lượng sản xuất: Chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy nền
sản xuất hàng hóa phát triển mạnh và đạt tới mức điển hình nhất
trong lịch sử, cùng với nó là quá trình xã hội hóa sản xuất cả về
chiều rộng và chiều sâu. Đó là sự phát triển của phân công lao
động xã hội; sản xuất tập trung với quy mô lớn, hợp lý; chuyên
môn hóa sản xuất và hợp tác lao động sâu sắc; mối liên hệ kinh tế
giữa các đơn vị, các ngành, các lĩnh vực, giữa các quốc gia ngày
càng chặt chẽ... làm cho các quá trình sản xuất phân tán được liên
kết với nhau và phụ thuộc lẫn nhau thành một hệ thống, một quá
trình sản xuất xã hội thống nhất. Đây cũng là một trong những
điều kiện kinh tế thuận lợi thúc đẩy nền sản xuất xã hội phát triển
ngày càng cao hơn.
 Hạn Chế

 Mục đích của nền SX TBCN trước hết vì lợi ích của g/c TS, không
phải vì lợi ích của đại đa số QCND lao động
*Mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn tập trung chủ
yếu vì lợi ích của thiểu số giai cấp tư sản
Mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải vì lợi ích
của đông đảo quần chúng nhân dân lao động, mà chủ yếu vì lợi
ích của thiểu số giai cấp tư sản, của bọn tư bản độc quyền, nhất là
tư bản tài chính. Mục đích này không phù hợp với thời đại phát
triển của cách mạng công nghiệp hiện đại, không phù hợp với yêu
cầu của trình độ xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất, với quy
luật phát triển của xã hội loài người. Đó là do cơ sở kinh tế của
chủ nghĩa tư bản là dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản
chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, trong đó giai cấp công nhân là
những người lao động không có hoặc về cơ bản không có tư liệu
sản xuất, họ phải bán sức lao động cho các nhà tư bản và bị bóc
lột giá trị thặng dư.
Vì mục đích lợi nhuận độc quyền cao, các tập đoàn độc quyền
không giảm giá cả hàng hóa sản xuất ra, mà họ luôn áp đặt giá bán
cao và giá mua thấp, hạn chế sản lượng hàng hóa; các hoạt động
nghiên cứu, phát minh, sáng chế chỉ được thực hiện khi vị thế độc
quyền của họ được đảm bảo, không có nguy cơ bị lung lay. Do vậy,
độc quyền cũng góp phần làm kìm hãm cơ hội có thể phát triển
tốt hơn cho nhân loại, mặc dù nền kinh tế của các nước tư bản
chủ nghĩa hiện nay vẫn đang phát triển ở những mức độ nhất
định.
Gây chiến tranh: Chủ nghĩa tư bản đã góp phần vào việc gây ra chiến tranh và
xung đột trên thế giới thông qua việc cạnh tranh lãnh thổ, thị trường và ảnh
hưởng chính trị. Sự không công bằng trong phân chia lãnh thổ và thị trường do
các cường quốc tư bản dẫn đến cuộc đấu tranh tranh giành lại thị trường, góp
phần vào hai cuộc Chiến tranh thế giới và hàng trăm cuộc xung đột khác. Mặc dù
chiến tranh lạnh đã kết thúc, nguy cơ chiến tranh vẫn tồn tại với nhiều cuộc xung
đột cục bộ, khu vực, sắc tộc và thương mại, trong đó các cường quốc tư bản vẫn
có vai trò quan trọng.
Sự phân hoá giàu nghèo: Chủ nghĩa tư bản càng phát triển tích lũy tích tụ ngày càng
cao giá trị thặng dư mà các tập đoàn tư bản độc quyền thu được càng lớn thu nhập ngày càng
giảm tương đối . Thực hiện chính sách thực dân mới mà nội dung chủ yếu thực hiện về kinh tế
kĩ thuật dân sự thực hiện chiến lược biên giới mềm duy trì sự lệ thuộc các nước đang phát triển.
Các nước chậm phát triển thì chìm sâu trong nạn đói nghèo . Mâu thuẫn giữa trình độ văn hoá xã
hội ngày càng cao làm tăng lao động hạ giá trị của hàng hoá

You might also like