You are on page 1of 5

Triết học Mac – Lenin

Đề ra: Có thể dùng quy luật lượng-chất để giải thích quá trình vận động của sự vật
không? Vì sao?

I. Lý do chọn đề tài:

1. Lý do chọn đề tài:
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3. Kết cấu

II. Phần nội dung:


1. Những vấn đề lý luận về quy luật lượng chất và quá trình vận động của sự
vật.

a) Lý thuyết về quy luật lượng chất.


b) Lý thuyết về quá trình vận động.
c) Ý nghĩa của phương pháp luận.

2. So sánh phương pháp luận lượng chất với các phương pháp luận khác để lý
giải sự vận động của sự vật
a) Phương pháp luận các mặt đối lập
b) Phương pháp luận phủ định của phủ định

3. Dùng Phương pháp luận lượng chất để giải thích cho sự vận động của sự vật.

4. Liên hệ thực tế

5. Lý giải về lý thuyết và thực tiễn, giải thích lý do

6. Giải pháp cho vấn đề không nhất quán giữa lý thuyết và thực tiễn
Lý do chọn đề tài

Vận động là quy luật tất yếu của vật chất, đây là thuộc tính cố hữu của vật chất, không ở
đâu và nơi nào lại có thể có vật chất không vận động. Sự tồn tại của vật chất là tồn tại bằng cách
vận động. Vậy nên các dạng cụ thể của sự vật luôn luôn vận động, luôn luôn có thuộc tính vận
động. Sự vật, hiện tượng nào trong cuộc sống đều có khuynh hướng, có kết cấu nhất định, bộ
phận khác nhau và các mặt đối lập tác động qua lại đến nhau, gây ra sự biến đổi và tạo nên sự
vận động. Vậy nên đây là sự vận động tự thân và khách quan. Tuy nhiên, các dạng vận động
của vật chất, hay bao hàm hơn là sự vật hiện tượng luôn thể hiện dưới nhiều hình dạng phong
phú, muôn vẻ, vô tận. Do đó, để quan sat và lý giải những sự vật, hiện tượng trong thế giới yêu
cầu sự quan sát, lý giải suốt quá trình vận động của vật chất từ đó rút ra những phương pháp
luận.
Phương pháp luận đóng vai trò to lớn trong việc hình thành thế giới quan con
người. Trong đó, Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về
chất (Quy luật Lượng Chất), là một trong 3 quy luật cơ bản nhất của phạm trù triết học. Quy
luật này chỉ ra cách thức chung nhất của sự vận động và phát triển, đồng thời thể hiện tính chất
của của quy luật vận động của vật chất. Tuy nhiên, trên thực tế, Quy luật lượng chất vẫn tồn tại
những bất cập trong việc giải thích quá trình vận động. Vậy nên, nhóm lựa chọn đề tài: “ Có thể
dùng quy luật lượng-chất để giải thích quá trình vận động của sự vật không? Vì sao?” là đề tài
thuyết trình để học hỏi kinh nghiệm cũng như tìm hiểu sâu hơn về quy luật lượng chất.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu


Đối tượng: Quy Luật lượng chất
Phạm vi nghiên cứu: Quy luật lượng chất thuộc nội dung tiết học và trong lịch sử con
người

NỘI DUNG
1. Phương pháp luận lượng chất giải thích cho sự vận động của sự vật theo lý thuyết.

Quy luật Lượng Chất chỉ ra cách thức chung nhất của sự vận động và phát triển, đồng
thời thể hiện tính chât của sự vật, hiện tượng diễn ra từ từ kết hợp với bước nhảy vọt.
Quy luật sử dụng phạm trù về lượng và chất để giải thích cho sự vận động của vật chất
mà cụ thể là sự phát triển.
Quy luật Lượng Chất sử dụng phạm trù triết học là Lượng và Chất để giải thích quá
trình vận động của sự vật. Quy luật cho rằng sự phát triền của sự vật là sự tích lũy từ từ
về lượng, đạt đến điểm nút sẽ biến đổi thành chất mới thông qua bước nhảy. Tuy nhiên,
sự phân biệt về lượng và chất chỉ mang tính chất tương đối, có tính quy định trong mối
quan hệ này là chất nhưng trong mối quan hệ khác lại là lượng và ngược lại.
Thuộc tính được chia làm 2 kiểu là thuộc tính phức tạp và thuộc tính cơ bản. Trong
mối quan hệ này nó có thể là thuộc tính cơ bản nhưng xét trong mối quan hệ khác nó lại
là thuộc tính phức tạp. Nhưng chỉ có những thuộc tính cơ bản tổng hợp lại mới tạo thành
chất của sự vật

Việc sử dụng quá trình Lượng Chất giúp chúng ta lý giải phần nào quá trình vận
động và phát triển của sự vật. Phương pháp luận này đã tạo tiền để giúp con người giải
quyết các vấn đề lớn của triết học. Ta có thể dùng phương pháp luận này để giải thích đa
số các sự vật, hiện tượng có trong đời sống từ những sự vận động mang tính chất đơn
giản đến sự vật động phức tạp, từ dạng vận động mang tính cơ học đến sự vận động mang
tính xã hội. Các sự vật, hiện tượng tham chiếu qua quy luật lượng chất đều được phân
định thành chất và lượng, từ đó tìm hiểu quá trình vận động, giúp con người giải quyết
những vấn đề phát sinh trong quá trình vận động phát triển của sự vật, hiện tượng; từ đó
đề ra giải pháp, đường lối đúng đắn phù hợp khách quan của sự phát triển để có những
quyết định đúng lúc, tránh chủ quan duy ý chí và sự chần chừ, thiếu quyết đoán, bỏ lỡ
bước nhảy trong quá trình biến đổi lượng chất.
Không những thế, quy luật này còn lý giải quá trình tích lũy từ từ về lượng của sự
vật, từ đó yêu cầu sự quan sát, hiểu biết nhất định về chất, từ đó xác định đúng về lượng
tích lũy để biến đổi về chất.
Vì quá trình vận động bao gồm quá trình phát triển và được chia làm nhiều hình
thức, vậy nên sử dụng quy luật lượng chất, ta có thể giải thích các quá trình vận động từ
những sự vật, hiện tượng đơn giản đến phức tạp.
VD:
Từ những sự vật, hiện tượng đơn giản xung quanh con người có thể dùng
quy luật để giải thích như: trái cây chưa chín khi hấp thụ đủ về lượng (Các chất dinh
dưỡng từ cây) để có sự biến đổi chất thành trái cây chín.
Đến những sự vật, hiện tượng có phạm trù lớn hơn và phức tạp hơn như
cuộc cách mạng tư sản tích lũy về lượng (Lực lượng cách mạng, giai cấp lãnh đạo,….) để
biến đổi chất từ chế độ phong kiến thành chế độ tư sản.
Vậy nên, việc sử dụng quy luật lượng chất để giải thích quá trình vận động của sự
vật là hợp lý.
Liên hệ thực tế

Tuy nhiên, trong thực tế, việc sử dụng quy luật lượng chất để giải thích cho toàn bộ sự
vật, hiện tượng vẫn mang nhiều bất cập.
Vì sự phân biệt về lượng và chất chỉ mang tính chất tương đối, có tính quy định
trong mối quan hệ này là chất nhưng trong mối quan hệ khác lại là lượng và ngược lại,
vậy nên việc xác định đúng lượng, chất trong sự vật, hiện tượng không dễ dàng, dễ gây
sai sót. Ví dụ những vấn nạn của xã hội trong thời gian dài vẫn chưa tìm được đúng
lượng và chất để hạn chế hoặc ngăn chặn vấn nạn
VD: Nạn kẹt xe, tắc đường vẫn luôn là vấn nạn nhức nhối, tuy nhiên, việc khó
xác định chính xác lượng và chất phù hợp để xử lý điều đó nên đến nay việc tác động
về lượng vẫn chưa đạt hiệu quả để thay đổi vấn nạn này.

Không những vậy, việc tích lũy về lượng để đạt đến điểm nút và tạo bước nhảy là
quá trình lâu dài, khó tìm hiểu về lượng, khó xác định thời điểm đủ về lượng, vậy nên dễ
bỏ qua thời điểm quan trọng hoặc chưa tích lũy đủ về lượng thì đã thúc ép quá trình biến
đổi về chất, từ đó chất mới có thể ra đời nhưng bản chất mang chiều hướng tiêu cực
hoặc chất mới không thể ra đời.
VD: khi thúc đẩy trái cây chín bằng chất hóa học thì quả vẫn sẽ chín (thay đối
chất) tuy nhiên quả lại mang những đặc tính nguy hại.
Cách mạng tháng 10 Nga chưa tích lũy đủ về lượng (Lực lượng cách
mạng, sự ủng hộ của nhân dân, thiếu sự lãnh đạo …….) nhưng vẫn tiến hành cách
mạng dẫn đến thất bại.
Bên cạnh đó, quy luật này vẫn chưa giải thích được các hiện tượng, sự vật thực tế
biến đổi khi chưa đạt tích lũy về lượng hay các sự vật hiện tượng dù đã đạt đủ về lượng
nhưng vẫn không xảy ra bước nhảy để biến đổi thành chất mới, gây ra sự bỏ lỡ những cơ
hội.
VD: Trong cuộc sống, cơ hội đến với mỗi người là rất nhiều, tuy nhiên chúng
ta thường có xu hướng bỏ qua những cơ hội dù cho bản thân đã tích lũy đủ về lượng
(kinh nghiệm, học vấn, …..)
Trong chiến tranh, đôi khi một đội quân thất bại do sự chần chừ, thiếu
quyết đoán dẫn đến thất bại, mặc dù ưu thế về lượng (số lượng quân, độ tinh nhuệ,
……) đã đáp ứng đủ và vượt trội hơn quân địch, từ đó để quân địch có thời cơ phục
hồi và phản công: Thất bại của quân Mông Nguyên với đội quân nhà Trần
Khi đã xác định về lượng, chất thì gặp vấn đề khó khăn trong quá trình tích lũy
lượng, từ đó không có sự tích lũy đủ để đạt đến chất mới
VD Xây dựng chủ nghĩa xã hội
Vậy nên không phải bất kỳ hiện tượng, sự việc nào cũng có thể sử dụng quy luật này để
giải thích, quy luật này mặc dù quan trong, là một trong 3 phương pháp luận của triết học,
đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, tuy nhiên quy luật này vẫn có những bất cập khó khắc
phục.

Lý giải về lý thuyết và thực tiễn, giải thích lý do

Lý luận chỉ mang tính tương đối, đồng thời các sự vật, hiện tượng mang tính khách
quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan cá nhân

Quy luật lượng chất vẫn mang nhiều bất cập trong việc xác định đúng lượng và
chất, từ đó cần có sự nhận thức đúng đắn.

You might also like