You are on page 1of 114

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NĂM 2022

NHỮNG RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP


CỦA SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ - QUẢN LÝ TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

<SV 2022 196>

Lĩnh vực khoa học: Giáo dục


Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Nhóm nghiên cứu:

TT Họ tên MSSV Đơn vị Nhiệm vụ Điện thoại Email


1. Phan Ngọc K194030372 Khoa Nhóm 0346577167 nhupn19403c@
Như Kinh tế trưởng st.uel.edu.vn
2. Phạm Thị K194020215 Khoa Tham gia 0787574978 nhiptl194021c
Lan Nhi Kinh tế @st.uel.edu.vn
đối ngoại
3. Nguyễn Võ K194020223 Khoa Tham gia 0837749105 thynvt194021c
Thy Thy Kinh tế @st.uel.edu.vn
đối ngoại
4. Châu K194020226 Khoa Tham gia 0917821936 trancht194021c
Hoàng Tố Kinh tế @st.uel.edu.vn
Trân đối ngoại
5. Phùng Thị K194101515 Khoa Tham gia 0397577760 xoanpt194102c
Xoan Quản trị @st.uel.edu.vn
kinh
doanh
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NĂM 2022

NHỮNG RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA
SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ - QUẢN LÝ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đại diện nhóm nghiên cứu Giảng viên hướng dẫn Chủ tịch Hội đồng

Lãnh đạo Khoa/Bộ môn/Trung tâm


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định các rào cản, từ đó phân tích, đánh giá
mức độ tác động của các rào cản này đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành
Kinh tế - Quản lý tại thành phố Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu sử dụng hai mô hình chính là Mô hình sự kiện khởi nghiệp
(Entrepreneurial Event Model - EEM) của Shapero & Sokol (1982) và Mô hình thực
hiện ý tưởng khởi nghiệp (Model of Implementing Entrepreneurial Ideas) của Bird
(1988). Ngoài ra, nghiên cứu cũng sử dụng Lý thuyết Hành vi hoạch định (Theory of
Planned Behavior - TPB) của Ajzen (1991) để điều tra các rào cản của ý định khởi
nghiệp. Dữ liệu được thu thập thông qua 312 câu trả lời hợp lệ từ sinh viên tại các
trường đại học thuộc khối ngành Kinh tế - Quản lý trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh, thực hiện các bước phân tích chỉ số Cronbach’s Alpha, EFA, CFA, kiểm định
HTMT, SEM, kiểm định Bootstrap và kiểm định Kruskal - Wallis bằng phần mềm
SPSS 20 kết hợp AMOS 24.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có bốn nhân tố là rào cản đến ý định khởi nghiệp
theo thứ tự giảm dần: (1) Rào cản tinh thần, (2) Rào cản thị trường, (3) Rào cản môi
trường giáo dục, (4) Rào cản kiến thức. Điều này ngụ ý rằng tinh thần, kiến thức và
môi trường kinh doanh rất được sinh viên quan tâm và lo lắng trong giai đoạn khởi
nghiệp, đồng thời nền tảng giáo dục như kiến thức và sự khuyến khích của thầy cô
cũng có sự tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên thuộc khối ngành Kinh tế -
Quản lý. Ngoài ra, kết quả kiểm định Kruskal - Wallis chỉ ra 5 nhóm có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê về Ý định khởi nghiệp của sinh viên là: (1) Giới tính, (2) Năm
học, (3) Trường học, (4) Ngành học và (5) Nghề nghiệp bố mẹ.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của nhóm giúp sinh viên nhìn nhận được
những trở ngại và cách khắc phục chúng khi đưa ra quyết định kinh doanh. Thông
qua chủ đề này, nhóm cung cấp cho các nhà giáo dục và các nhà hoạch định chính
sách các giải pháp và ý nghĩa quản trị để thúc đẩy ý định khởi nghiệp kinh doanh của
sinh viên.
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3
1.5 Phương pháp nghiên cứu........................................................................................3
1.6 Ý nghĩa đề tài .........................................................................................................4
1.7 Hạn chế đề tài .........................................................................................................4
1.8 Kết cấu đề tài ..........................................................................................................5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................6
2.1 Các khái niệm liên quan .........................................................................................6
2.1.1 Khái niệm về Kinh tế - Quản lý .......................................................................6
2.1.2 Khái niệm về Khởi nghiệp ...............................................................................6
2.1.3 Khái niệm Ý định khởi nghiệp ........................................................................7
2.1.4 Khái niệm về Rào cản ......................................................................................7
2.1.5 Khái niệm Rào cản khởi nghiệp ......................................................................8
2.2 Lý thuyết và mô hình liên quan .............................................................................8
2.2.1 Mô hình sự kiện khởi nghiệp (Entrepreneurial Event Model - EEM).............8
2.2.2 Mô hình thực hiện ý tưởng khởi nghiệp (Model of Implementing
Entrepreneurial Ideas) ...............................................................................................9
2.2.3 Lý thuyết Hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior - TPB) ...........10
2.3 Lược khảo các công trình nghiên cứu trước có liên quan ....................................11
2.3.1 Các nghiên cứu trong nước ............................................................................11
2.3.2 Các nghiên cứu quốc tế ..................................................................................13
2.3.3 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................15
2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất.................................................................................17
2.4.1 Rào cản kiến thức ..........................................................................................17
2.4.3 Rào cản thị trường .........................................................................................19
2.4.4 Rào cản tinh thần ...........................................................................................19
2.4.5 Rào cản nguồn vốn ........................................................................................20
2.4.6 Rào cản môi trường giáo dục .........................................................................20
2.4.7 Yếu tố nhân khẩu học ....................................................................................21
2.4.8 Mô hình nghiên cứu đề xuất ..........................................................................22
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .....................................................................24
3.1 Quy trình nghiên cứu ...........................................................................................24
3.2 Nghiên cứu sơ bộ .................................................................................................25
3.3 Nghiên cứu chính thức .........................................................................................25
3.3.1 Phương pháp chọn mẫu .................................................................................25
3.3.2 Xây dựng thang đo .........................................................................................26
3.3.3 Bảng câu hỏi ..................................................................................................30
3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................................30
3.4.1 Phân tích thống kê mô tả ...............................................................................30
3.4.2 Phân tích Cronbach’s Alpha ..........................................................................31
3.4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ..................................................................31
3.4.4 Phân tích nhân tố khẳng định CFA ................................................................32
3.4.5 Kiểm định Heterotrait-monotrait Ratio of Correlations (HTMT) .................33
3.4.6 Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM ..................................................34
3.4.7 Kiểm định Bootstrap ......................................................................................34
3.4.8 Kiểm định Kruskal - Wallis ...........................................................................35
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................37
4.1 Mô tả mẫu ............................................................................................................37
4.1.1 Thống kê mô tả biến định tính .......................................................................37
4.1.1.1 Về giới tính ............................................................................................37
4.1.1.2 Về năm học ............................................................................................38
4.1.1.3 Về trường học ........................................................................................38
4.1.1.4 Về ngành học .........................................................................................39
4.1.1.5 Về nghề nghiệp bố mẹ ...........................................................................40
4.1.1.6 Về tình trạng kinh doanh bằng cách mở công ty ...................................40
4.1.1.7 Về ý định kinh doanh bằng cách mở công ty ........................................41
4.1.2 Thống kê mô tả biến định lượng ....................................................................42
4.1.2.1 Nhân tố “Rào cản kiến thức” (KT) ........................................................42
4.1.2.2 Nhân tố “Rào cản nhận thức” (NT) .......................................................43
4.1.2.3 Nhân tố “Rào cản thị trường” (MA) ......................................................44
4.1.2.4 Nhân tố “Rào cản tinh thần” (TT) .........................................................45
4.1.2.5 Nhân tố “Rào cản nguồn vốn” (NV) .....................................................46
4.1.2.6 Nhân tố “Rào cản môi trường giáo dục” (GD)......................................47
4.1.2.7 Nhân tố “Ý định khởi nghiệp” (YDKN) ...............................................48
4.2 Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha ................................................................48
4.2.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến “Rào cản kiến thức” ........................48
4.2.2 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến “Rào cản nhận thức” .......................49
4.2.3 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến “Rào cản thị trường” .......................50
4.2.4 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến “Rào cản tinh thần” .........................51
4.2.5 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến “Rào cản nguồn vốn” ......................51
4.2.6 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến “Rào cản môi trường giáo dục” ......52
4.2.7 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến “Ý định khởi nghiệp” ......................53
4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA.........................................................................53
4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá với biến độc lập ................................................53
4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá với biến phụ thuộc ............................................55
4.4 Phân tích nhân tố khẳng định CFA ......................................................................56
4.5 Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM ........................................................................59
4.6 Kiểm định Kruskal - Wallis .................................................................................61
CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP .................64
5.1 Kết quả nghiên cứu ..............................................................................................64
5.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu ..............................................................................65
5.2 Đề xuất giải pháp .................................................................................................68
5.2.1 Các giải pháp đối với nhân tố “Rào cản tinh thần” .......................................68
5.2.2 Các giải pháp đối với nhân tố “Rào cản thị trường” .....................................68
5.2.3 Các giải pháp đối với nhân tố “Rào cản giáo dục” ........................................69
5.2.4 Các giải pháp đối với nhân tố “Rào cản kiến thức” ......................................70
KẾT LUẬN ...................................................................................................................72
PHỤ LỤC 1. BẢNG HỎI SƠ BỘ .................................................................................73
PHỤ LỤC 2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH EFA LẦN 1.....................................................77
PHỤ LỤC 3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH EFA LẦN 2.....................................................79
PHỤ LỤC 4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH EFA LẦN 3.....................................................81
PHỤ LỤC 5. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH EFA LẦN 4.....................................................82
PHỤ LỤC 6. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH EFA LẦN 5.....................................................83
PHỤ LỤC 7. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH EFA LẦN 6.....................................................84
PHỤ LỤC 8. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CFA LẦN 1 ....................................................85
PHỤ LỤC 9. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CFA LẦN 2 ....................................................87
PHỤ LỤC 10. KẾT QUẢ CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ PHÙ HỢP CFA ..............90
PHỤ LỤC 11. BẢNG CÁC TRỌNG SỐ ĐÃ CHUẨN HÓA CFA (STANDARDIZED
REGRESSION WEIGHTS) VÀ HỆ SỐ TƯƠNG QUAN CORRELATIONS ...........92
PHỤ LỤC 12. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CRONBACH’S ALPHA SAU CFA ............93
PHỤ LỤC 13. KẾT QUẢ CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ PHÙ HỢP SEM .............95
PHỤ LỤC 14. KHẢO SÁT HÌNH DẠNG PHÂN PHỐI CỦA TẬP DỮ LIỆU ..........97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................100
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu trong nước ............................................................ 13
Bảng 2.2 Tổng hợp các nghiên cứu quốc tế .................................................................. 14
Bảng 2.3 Bảng tổng hợp kết quả các nghiên cứu trước................................................. 16
Bảng 3.1 Mô tả thang đo Likert năm bậc ...................................................................... 26
Bảng 3.2 Thang đo các nhân tố trong mô hình nghiên cứu........................................... 30
Bảng 4.1 Tóm tắt kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến “Rào cản kiến
thức” .............................................................................................................................. 49
Bảng 4.2 Tóm tắt kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến “Rào cản nhận
thức” .............................................................................................................................. 50
Bảng 4.3 Tóm tắt kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến “Rào cản thị
trường” ........................................................................................................................... 51
Bảng 4.4 Tóm tắt kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến “Rào cản tinh
thần”............................................................................................................................... 51
Bảng 4.5 Tóm tắt kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến “Rào cản
nguồn vốn” .................................................................................................................... 52
Bảng 4.6 Tóm tắt kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến “Rào cản môi
trường giáo dục” ............................................................................................................ 52
Bảng 4.7 Tóm tắt kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến “Ý định khởi
nghiệp”........................................................................................................................... 53
Bảng 4.8 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ..................................................... 55
Bảng 4.9 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc ............................ 55
Bảng 4.10 Hệ số tin cậy tổng hợp (CR) và phương sai trích trung bình (AVE) ........... 58
Bảng 4.11 Kết quả kiểm định HTMT ............................................................................ 58
Bảng 4.12 Kết quả kiểm định quan hệ giữa các thang đo ............................................. 60
Bảng 4.13 Kết quả Bootstrapping mô hình cấu trúc ..................................................... 61
Bảng 4.14 Tổng hợp kết quả kiểm định Kruskal - Wallis ............................................. 62
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Mô hình Sự kiện khởi nghiệp (EEM) ............................................................... 9
Hình 2.2 Mô hình Thực hiện ý tưởng khởi nghiệp........................................................ 10
Hình 2.3 Mô hình Lý thuyết Hành vi hoạch định (TPB) .............................................. 11
Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................... 22
Hình 3.1 Sơ đồ mô tả quy trình nghiên cứu .................................................................. 24
Hình 4.1 Tỷ lệ nam nữ tham gia khảo sát...................................................................... 37
Hình 4.2 Tỷ lệ sinh viên các năm tham gia khảo sát ..................................................... 38
Hình 4.3 Tỷ lệ sinh viên các trường tham gia khảo sát ................................................. 38
Hình 4.4 Tỷ lệ sinh viên các ngành tham gia khảo sát .................................................. 39
Hình 4.5 Nghề nghiệp bố mẹ của sinh viên tham gia khảo sát ..................................... 40
Hình 4.6 Tình trạng kinh doanh bằng cách mở công ty của sinh viên tham gia khảo sát
....................................................................................................................................... 40
Hình 4.7 Ý định kinh doanh bằng cách mở công ty của sinh viên tham gia khảo sát... 41
Hình 4.8 Thống kê mô tả thang đo nhân tố “Rào cản kiến thức” ................................. 42
Hình 4.9 Thống kê mô tả thang đo nhân tố “Rào cản nhận thức”................................. 43
Hình 4.10 Thống kê mô tả thang đo nhân tố “Rào cản thị trường” .............................. 44
Hình 4.11 Thống kê mô tả thang đo nhân tố “Rào cản tinh thần” ................................ 45
Hình 4.12 Thống kê mô tả thang đo nhân tố “Rào cản nguồn vốn” ............................. 46
Hình 4.13 Thống kê mô tả thang đo nhân tố “Rào cản môi trường giáo dục” .............. 47
Hình 4.14 Thống kê mô tả thang đo nhân tố “Ý định khởi nghiệp” ............................. 48
Hình 4.15 Kết quả mô hình CFA với các hệ số ước lượng chuẩn hóa .......................... 57
Hình 4.16 Kết quả mô hình SEM với các hệ số ước lượng chuẩn hóa ......................... 60
Hình 5.1 Mối quan hệ giữa các nhân tố......................................................................... 65
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AVE Phương sai trích
C.R Độ tin cậy tổng hợp
CFA Phân tích nhân tố khẳng định
CFI Chỉ số thích hợp so sánh
CMIN/df Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do
ĐHQG Đại học quốc gia
EFA Phân tích nhân tố khám phá
GFI Chỉ số đo lường mức độ phù hợp
KMO Chỉ số xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố
RMSEA Trung bình sai số xấp xỉ
SEM Mô hình cấu trúc tuyến tính
TLI Chỉ số Tucker – Lewis
TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TS Tiến sĩ
1
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, “khởi nghiệp” là từ khóa được rất nhiều bạn trẻ quan
tâm. Việc thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp đang trở thành vấn đề được ưu tiên hàng đầu
trong chính sách phát triển của nhiều quốc gia. Tầm quan trọng của khởi nghiệp sáng
tạo cũng đã được khẳng định thông qua các chính sách định hướng phát triển của Chính
phủ Việt Nam. Cụ thể, năm 2016 đã được chọn là năm “Quốc gia khởi nghiệp” và được
đánh dấu bằng nghị quyết 35 của Chính phủ, trong đó nêu rõ mục tiêu cả nước sẽ có ít
nhất một triệu doanh nghiệp hoạt động đến năm 2020 và 30-35% doanh nghiệp Việt
Nam có hoạt động đổi mới sáng tạo. Ngày 27/10/2017, Chính phủ cũng đã ban hành
Quyết định 1655/QĐ-TTg nhằm thúc đẩy tinh thần và tạo môi trường thuận lợi cho học
sinh, sinh viên thực hiện ý định khởi nghiệp.
Theo báo cáo Giám sát Doanh nhân Toàn cầu (GEM) Việt Nam năm 2017/18 được
công bố bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhận thức về cơ hội
kinh doanh ở Việt Nam năm 2017 đã giảm so với cùng kỳ năm 2016. Tỷ lệ người trưởng
thành có ý định khởi sự kinh doanh trong vòng 3 năm vẫn sẽ tiếp tục tăng lên với mức
đạt ngưỡng hiện tại là 25%, tuy nhiên vẫn thấp hơn mức trung bình 30.3% ở các nước
phát triển dựa trên nguồn lực. Hiện nay, Việt Nam có đến 3.000 công ty khởi nghiệp.
Một nghiên cứu vừa được công bố tại Diễn đàn Khởi nghiệp trẻ 2017 cho biết, Việt Nam
đang đứng đầu thế giới về Chỉ số tinh thần khởi nghiệp (AESI). Ở Việt Nam, đóng góp
của các doanh nghiệp mới, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ khu vực tư nhân
chiếm gần 50% GDP và thu hút khoảng 90% lao động mới (Lê Quang, 2018).
Hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển, nhưng song song đó
vẫn tồn tại nhiều thách thức chưa được giải quyết triệt để. Theo các nhà nhận định, vấn
đề của việc khởi nghiệp ở Việt Nam là đang thiếu kinh nghiệm thực tế. Nhiều bạn trẻ đã
vội vàng bắt đầu ngay khi nghĩ ra ý tưởng nhưng chưa xác định rõ ràng mục tiêu kinh
doanh, thiếu hiểu biết về pháp lý. Bên cạnh đó, phần lớn sinh viên ra trường đều có xu
hướng đi đăng ký tuyển dụng ở các doanh nghiệp đang hoạt động, rất ít người muốn
khởi sự kinh doanh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong số đó có liên
quan đến vai trò của trường đại học, chương trình học chưa thực sự bám sát nhu cầu
thực tiễn về kinh doanh, khởi nghiệp của sinh viên. Do đó, cần phải tạo ra môi trường
thử nghiệm để các khởi nghiệp sáng tạo có cơ hội cọ xát liên tục, đồng thời xây dựng
được một hệ sinh thái khởi nghiệp, phải kêu gọi được những nhà đầu tư nước ngoài tham
gia thị trường.
Trường đại học là một thành tố quan trọng của hệ sinh thái khởi nghiệp và hệ thống
đổi mới sáng tạo quốc gia. Nhiều trường đại học đã quan tâm đến vấn đề này và đề ra
2
nhiều chính sách cũng như lồng ghép các chương trình thích hợp để khuyến khích hoạt
động khởi nghiệp của sinh viên. Tuy nhiên, hoạt động khởi nghiệp của sinh viên ở các
trường đại học tại Việt Nam vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy, việc tìm
hiểu về những rào cản làm ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên là việc làm
có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, góp phần tạo dựng những cơ sở khoa học cho
việc đề xuất những giải pháp, chính sách để hỗ trợ sinh viên có tiền đề để khởi nghiệp
và nâng cao tỉ lệ khởi nghiệp thành công.
Trên thế giới đã có rất nhiều bài nghiên cứu về các rào cản ảnh hưởng đến ý định
khởi nghiệp của sinh viên như: Rào cản đối với việc khởi nghiệp kinh doanh của sinh
viên trình độ đại học: Nghiên cứu điển hình ở các bang phía bắc của bán đảo Malaysia
(Azyyati Anuar và cộng sự, 2013); Rào cản đối với ý định kinh doanh của sinh viên đại
học ở Ghana (Richmell Baaba Amanamah và cộng sự, 2018); Ảnh hưởng của các rào
cản được nhận thức đối với ý định khởi nghiệp ở các trường đại học tại Malaysia: Vai
trò điều tiết của giáo dục (Masoumeh Shahverdi và cộng sự, 2018). Tuy nhiên ở Việt
Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) nói riêng, vẫn còn rất ít nghiên
cứu tập trung vào rào cản khởi nghiệp, mà đa phần chỉ là nghiên cứu động lực, nhân tố
thôi thúc ý định khởi nghiệp. Do đó, đây là một lỗ hổng nghiên cứu, thôi thúc nhóm
nghiên cứu tìm hiểu sâu về rào cản khởi nghiệp của sinh viên thuộc một khối ngành cụ
thể, đó là Kinh tế - Quản lý.
Nhận thấy sự cấp thiết của việc nghiên cứu các rào cản ảnh hưởng đến ý định khởi
nghiệp kinh doanh của sinh viên, nhóm nghiên cứu đã quyết định chọn đề tài “NHỮNG
RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN KHỐI
NGÀNH KINH TẾ - QUẢN LÝ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”.
Với đề tài này, nhóm nghiên cứu mong muốn tìm ra được những rào cản ảnh hưởng đến
ý định khởi nghiệp của sinh viên, để từ đó đưa ra những giải pháp tốt nhất nhằm hạn chế
được những rào cản này.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu nhằm xác định các rào cản gây cản trở đến ý định khởi nghiệp của sinh
viên khối ngành Kinh tế - Quản lý trên địa bàn TP. HCM, từ đó đưa ra đánh giá và đề
xuất các giải pháp thiết thực, quan trọng đối với các nhà giáo dục và các nhà hoạch định
chính sách để thúc đẩy ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Xác định những rào cản tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành
Kinh tế - Quản lý tại TP. HCM, từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu.
3
Đo lường và phân tích, đánh giá mức độ tác động của các rào cản.
Đề xuất các giải pháp và hàm ý quản trị cho các nhà giáo dục và các nhà hoạch
định chính sách để thúc đẩy ý định khởi nghiệp của sinh viên.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Những rào cản nào tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành Kinh
tế - Quản lý trên địa bàn TP. HCM?
Mức độ ảnh hưởng của các rào cản đó đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối
ngành Kinh tế - Quản lý trên địa bàn TP. HCM như thế nào?
Có hay không sự khác biệt về ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành Kinh tế
- Quản lý trên địa bàn TP. HCM theo các đặc điểm như Giới tính, Năm học, Trường học,
Ngành học, Nghề nghiệp bố mẹ, Tình trạng kinh doanh bằng cách mở công ty hay Ý
định kinh doanh bằng cách mở công ty?
Giáo dục khởi nghiệp trong trường đại học có ảnh hưởng đến đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên khối ngành Kinh tế - Quản lý trên địa bàn TP. HCM không?
Giải pháp nào góp phần xóa bỏ các rào cản tác động đến ý định khởi nghiệp của
sinh viên khối ngành Kinh tế - Quản lý trên địa bàn TP. HCM?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các rào cản ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh
viên khối ngành Kinh tế - Quản lý trên địa bàn TP. HCM.
Chủ thể nghiên cứu: Sinh viên năm 1, 2, 3, 4 có ý định khởi nghiệp thuộc khối
ngành Kinh tế - Quản lý ở một số trường đại học tại TP. HCM như: Trường Đại học Kinh
tế - Luật, ĐHQG TP. HCM; trường Đại học Kinh tế TP. HCM; trường Đại học Kinh tế
- Tài chính; trường Đại học Tài chính – Marketing; trường Đại học Tôn Đức Thắng.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nhóm tiến hành nghiên cứu tại một số trường đại học thuộc khối
Kinh tế - Quản lý trên địa bàn TP. HCM.
Về thời gian: 06 tháng, từ tháng 09/2021 đến tháng 03/2022.
Về nội dung nghiên cứu: Các rào cản ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh
viên khối ngành Kinh tế - Quản lý trên địa bàn TP. HCM thông qua chọn lọc, bổ sung từ
các nghiên cứu trước.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp định tính và định lượng để đạt
được các mục tiêu nghiên cứu chính.
(1) Nghiên cứu định tính
4
Trên cơ sở lý thuyết về Hành vi hoạch định, Mô hình sự kiện khởi nghiệp, Mô hình
thực hiện ý tưởng khởi nghiệp, tham khảo các nghiên cứu sơ lược và tài liệu liên quan
đến đề tài, nhóm nghiên cứu đã đưa ra mô hình nghiên cứu dự kiến và các giả thiết
nghiên cứu. Qua cuộc thảo luận nhóm và được giáo viên hướng dẫn góp ý, nhóm đã
hình thành thang đo nghiên cứu sơ bộ. Nhóm tiến hành thực hiện điều tra sơ bộ bằng
việc khảo sát thử 50 mẫu về bảng câu hỏi sơ bộ trên 50 bạn sinh viên đang có ý định
khởi nghiệp theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Đây là cơ sở để kiểm tra và điều
chỉnh lại bảng hỏi trước khi tiến hành điều tra chính thức.
(2) Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát để xác
nhận độ tin cậy và tính hợp lệ của các giá trị thang đo và mô hình đo lường cũng như
xác nhận các kết quả của nghiên cứu. Quy mô mẫu trong lần nghiên cứu này là n = 312.
Từ các số liệu thu được, nhóm tiến hành xây dựng mô hình tuyến tính SEM để đưa ra
giải pháp thích hợp cho việc hạn chế được những rào cản ảnh hưởng đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên khối ngành Kinh tế - Quản lý trên địa bàn TP. HCM. Bài nghiên
cứu sử dụng phần mềm SPSS 20 và AMOS 24.0 để xử lý với những công cụ thống kê
miêu tả, kiểm định hệ số tin cậy Cronbach's Alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám
phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA, kiểm định Heterotrait-monotrait Ratio of
Correlations (HTMT), mô hình tuyến tính SEM, kiểm định Bootstrap và kiểm định
Kruskal - Wallis.
1.6 Ý nghĩa đề tài
Giúp người đọc hiểu được các rào cản ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh
viên khối ngành Kinh tế - Quản lý trên địa bàn TP. HCM.
Giúp sinh viên hiểu rõ những rào cản tác động đến hoạt động khởi nghiệp, từ đó
xác định mục tiêu và kế hoạch làm việc trong tương lai.
Kết quả nghiên cứu là tiền đề để trường đại học hoạch định các phương pháp đào
tạo nhằm kích thích tinh thần và động lực khởi nghiệp trong sinh viên.
Giải quyết các lỗ hổng nghiên cứu mà các nghiên cứu trước chưa làm được (về
phạm vi nghiên cứu,...)
1.7 Hạn chế đề tài
Thứ nhất, phạm vi nghiên cứu: Do điều kiện và thời gian còn hạn chế nên nhóm
nghiên cứu chỉ khảo sát được trên một số trường đại học có khối ngành Kinh tế - Quản
lý trên địa bàn TP. HCM, việc chọn mẫu này khiến nghiên cứu mang tính đại diện chưa
cao.
Thứ hai, thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu từ tháng 09/2021 đến 03/2022,
nghiên cứu chỉ được thực hiện trong 06 tháng nên không tránh khỏi những hạn chế.
5
Thứ ba, quy mô mẫu: Quy mô mẫu nhỏ khiến tính đại diện của nghiên cứu chưa
cao.
Thứ tư, đối tượng nghiên cứu: Do nguồn lực và điều kiện hạn chế nên nghiên cứu
chỉ mới khảo sát trên đối tượng là sinh viên một số trường đại học có khối ngành Kinh
tế - Quản lý tại TP. HCM.
1.8 Kết cấu đề tài
Ngoài phần tóm tắt, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, các nội dung chủ yếu của
đề tài được trình bày ở 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Giới thiệu tổng quan về bài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Trình bày khái niệm cơ bản về ý định khởi nghiệp, rào cản. Đưa ra những nhân tố
làm cản trở đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Từ đó, xây dựng mô hình các nhân tố
các rào cản ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành Kinh tế - Quản
lý trên địa bàn TP. HCM.
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Trong chương này nhóm nghiên cứu nêu ra quy trình nghiên cứu, thiết kế bảng hỏi,
xây dựng thang đo. Bên cạnh đó, chương này còn trình bày về các biến đo lường và
phương pháp phân tích dữ liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Sau khi thu thập dữ liệu, nhóm nghiên cứu thực hiện việc mô tả mẫu nghiên cứu và
thực hiện phân tích dữ liệu như quy trình đã đưa ra ở chương 3.
Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và một số kiến nghị chính sách
Căn cứ từ kết quả phân tích, nhóm nghiên cứu đưa ra kết luận và đề xuất những giải
pháp nhằm giảm bớt các rào cản ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối
ngành Kinh tế - Quản lý trên địa bàn TP. HCM.
6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Các khái niệm liên quan
2.1.1 Khái niệm về Kinh tế - Quản lý
Nhiều nhà kinh tế học đã đưa ra các khái niệm về kinh tế. Theo Marshall (1890),
kinh tế là một loạt những nghiên cứu về hành vi của con người trong các hoạt động kinh
doanh hằng ngày, bao gồm cách mà người đó kiếm được và chi tiêu thu nhập của mình.
Lionel Robbins (1932) cho rằng kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu về hành vi của
con người như một mối quan hệ giữa các phương tiện cuối cùng và khan hiếm có các
mục đích sử dụng thay thế. Hiện nay, khái niệm về kinh tế vẫn chưa có một định nghĩa
thống nhất nhưng có thể hiểu rằng, kinh tế là tổng thể các mối quan hệ tương tác qua lại
của con người trong quá trình trao đổi, sản xuất, phân phối và tiêu dùng các loại sản
phẩm, hàng hóa và dịch vụ. Trong đó, con người sử dụng nguồn lực sẵn có của mình để
tạo ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của nhân loại và thu về
nguồn lợi cho bản thân.
F.W. Taylor (1911) định nghĩa quản lý là một nghệ thuật biết phải làm gì khi cần
làm và đảm bảo rằng việc đó được thực hiện theo cách tốt nhất và ít chi phí nhất. Còn
Kreitner (1980) nói rằng quản lý là một quá trình giải quyết vấn đề nhằm đạt được hiệu
quả các mục tiêu của tổ chức thông qua việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực khan hiếm
trong một môi trường thay đổi. Nhìn chung, quản lý là hoạt động quản trị của một tổ
chức như doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận… thông qua sự tác động của các nhà quản
lý đối với đối tượng quản lý. Nhà quản lý có trách nhiệm kết hợp những hoạt động riêng
lẻ của từng bộ phận thành một chỉnh thể thống nhất để hoàn thành các mục tiêu chung
đã đề ra.
Quản lý kinh tế là quá trình xây dựng hệ thống các nguyên tắc, chức năng, công
cụ, cơ cấu tổ chức quản lý kinh tế; xây dựng đội ngũ nhân viên quản lý và đảm bảo
nguồn lực ổn định cho các hoạt động quản lý được thực thi.
2.1.2 Khái niệm về Khởi nghiệp
Đã có rất nhiều định nghĩa về khởi nghiệp được đưa ra trong vài thập kỷ trở lại
đây. Bird (1988) định nghĩa khởi nghiệp là việc bắt đầu một công việc kinh doanh mới.
Còn theo Ajzen (1991), khởi nghiệp “là việc một cá nhân hay nhóm người chấp nhận
rủi ro để tạo dựng một doanh nghiệp mới”. Talpas (2014, tr.198) xem khởi nghiệp là
một quá trình hoạt động kinh doanh được công nhận bằng cách thể hiện khả năng lãnh
đạo hiệu quả trong thị trường không chắc chắn, rủi ro và điều kiện cạnh tranh. Khởi
nghiệp là quá trình tạo ra và xây dựng các liên doanh và tổ chức kinh doanh mới (Shane
& Venkataraman, 2000), nó không chỉ cung cấp hàng hóa và dịch vụ, tạo cơ hội việc
làm mà còn góp phần phát triển nền kinh tế và thu nhập quốc dân.
7
Khởi nghiệp là việc một cá nhân bắt đầu xây dựng con đường sự nghiệp, thành lập
một doanh nghiệp do chính cá nhân đó đứng đầu, điều hành và quản lý. Đây là một quá
trình dài, từ việc lên ý tưởng cho đến khi kế hoạch được thực hiện, do đó, người muốn
khởi nghiệp phải theo đuổi đến cùng thì việc khởi nghiệp mới có thể coi là thành công.
Hoạt động khởi nghiệp được xem là động lực cho sự phát triển của nền kinh tế, nên
việc thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp được xem là một trong những chiến lược phát triển
kinh tế chính để kinh tế quốc gia tăng trưởng và duy trì khả năng cạnh tranh trong xu
hướng toàn cầu hóa như hiện nay.
2.1.3 Khái niệm Ý định khởi nghiệp
Ý định là một dự đoán quan trọng về mức độ sẵn sàng của cá nhân để thực hiện
hành vi và là chủ thể trực tiếp của hành vi (Sheeran, 2002, Ajzen, 2011).
Theo Hisrich & cộng sự (2013), hành trình để khởi nghiệp không chỉ đơn giản là
việc thành lập ra một doanh nghiệp mới mà nó là kết quả của một quá trình, mỗi cá nhân
phải có suy nghĩ và dự định về khởi nghiệp trước khi quyết định hành động khởi nghiệp.
Ý định khởi nghiệp được xem là tiền đề, là giai đoạn đầu của hoạt động khởi nghiệp và
nó có chịu ảnh hưởng của sự tác động từ các yếu tố ngoại tác. Tuy nhiên, không phải ai
cũng có khả năng nắm bắt được các cơ hội để có ý định khởi nghiệp. Đã có những nghiên
cứu chỉ ra rằng, một cá nhân có tiềm năng khởi nghiệp phải có mong muốn và nhận thức
về tính khả thi của ý định khởi nghiệp, có thái độ tích cực cũng như kiểm soát được hoạt
động của ý định khởi nghiệp (Ajzen, 1991), ngoài ra còn cần thêm sự tự tin của bản thân
về ý định khởi nghiệp của mình.
Theo nghiên cứu của Schwarz và cộng sự (2009), ý định khởi nghiệp của sinh viên
xuất phát từ ý tưởng của sinh viên và được định hướng đúng đắn từ chương trình giáo
dục và giảng viên. Kuckertz và Wagner (2010) cho rằng ý định khởi nghiệp của một
người bắt đầu từ việc họ nhận ra được những cơ hội và có thể tận dụng các nguồn lực
sẵn có, cũng như các yếu tố hỗ trợ từ môi trường để tạo lập doanh nghiệp cho riêng
mình.
Tóm lại, có thể nói rằng, ý định khởi nghiệp có khả năng dự báo tương đối chuẩn
xác hành vi khởi sự kinh doanh trong tương lai.
2.1.4 Khái niệm về Rào cản
Rào cản là một vấn đề, một tình huống hoặc những yếu tố làm cản trở một cá nhân
thực hiện một việc hoặc khiến một việc nào đó không thể thực hiện hiện được. Theo từ
điển Collins, rào cản là một chướng ngại, chẳng hạn như quy tắc, luật pháp hoặc chính
sách gây khó khăn, khiến vấn đề không thể xảy ra hoặc không thể đạt được. Có thể hiểu
rằng “rào cản" là tất cả những gì có thể gây cản trở, khó khăn cho đối tượng khi tiếp xúc
với một chủ thể hay một vấn đề. Sẽ thường có những rào cản cản trở nhất định trong
8
hầu hết tất cả lĩnh vực và những rào cản đó sẽ mang đến những mức độ ảnh hưởng khác
nhau.
2.1.5 Khái niệm Rào cản khởi nghiệp
Các trở ngại, khó khăn trong quá trình khởi nghiệp là một điều không thể tránh
khỏi. Đây được xem là các rào cản khởi nghiệp. Mặc dù trong các nghiên cứu về các
yếu tố rào cản khởi nghiệp của Lien và cộng sự (2002), Adekiya & Ibrahim (2016) đã
đưa ra được nhận thức về rào cản liên quan đến khởi nghiệp kinh doanh xoay quanh các
yếu tố như tinh thần, giá trị văn hoá, truyền thống, môi trường pháp lý,.... Tuy nhiên,
khái niệm về “rào cản khởi nghiệp" vẫn còn thiếu trong hầu hết các nghiên cứu về ý
định khởi nghiệp kinh doanh cho tới hiện nay.
Rào cản đối với ý định kinh doanh là yếu tố cản trở một cá nhân thực hiện ý định
kinh doanh của mình. Theo Shinnar, Giacomin, & Janssen (2012), rào cản đối với tinh
thần kinh doanh bao gồm khó khăn trong việc nhận được sự hỗ trợ từ thể chế, nhận hỗ
trợ từ gia đình, đảm bảo tài chính từ người cho vay, xây dựng mối quan hệ với nhà cung
cấp và cơ sở khách hàng vững chắc.
Tóm lại, có thể nhận định rằng rào cản khởi nghiệp là những khó khăn cản trở trong
quá trình người khởi nghiệp kinh doanh đi đến thành công.
2.2 Lý thuyết và mô hình liên quan
Nghiên cứu dựa vào hai mô hình chính là Mô hình sự kiện khởi nghiệp
(Entrepreneurial Event Model - EEM) của Shapero & Sokol (1982) và Mô hình thực
hiện ý tưởng khởi nghiệp (Model of Implementing Entrepreneurial Ideas) của Bird
(1988). Ngoài ra, nghiên cứu cũng sử dụng Lý thuyết Hành vi hoạch định (Theory of
Planned Behavior - TPB) của Ajzen (1991).
2.2.1 Mô hình sự kiện khởi nghiệp (Entrepreneurial Event Model - EEM)
EEM được phát triển bởi Shapero & Sokol (1982), là một mô hình học thuật trong
lĩnh vực khởi nghiệp nhằm mục đích giải thích các ý định kinh doanh được hình thành
dựa trên các thành tố nào. Mô hình đặt ra giả thiết rằng ý định bắt đầu kinh doanh xuất
phát từ nhận thức về cả sự khao khát và tính khả thi và từ xu hướng hành động khi có
cơ hội (Krueger, 1993). Nhiều công trình nghiên cứu đã sử dụng mô hình này để tạo nên
sự hiểu biết sâu hơn về ý định khởi nghiệp. Điển hình như, Peterman & Kennedy (2003)
đã sử dụng mô hình sự kiện khởi nghiệp để xem xét việc tham gia chương trình giáo dục
khởi nghiệp ảnh hưởng như thế nào đến nhận thức về tính mong muốn và tính khả thi
của việc khởi nghiệp. Hình 2.1 là Mô hình sự kiện khởi nghiệp EEM của Shapero &
Sokol (1982).
9

Hình 2.1 Mô hình Sự kiện khởi nghiệp (EEM)


Nguồn: Shapero & Sokol, 1982
2.2.2 Mô hình thực hiện ý tưởng khởi nghiệp (Model of Implementing
Entrepreneurial Ideas)
Đây là mô hình được phát triển bởi Bird (1988). Mô hình này dựa trên lý thuyết
tâm lý học nhận thức, chỉ ra mối quan hệ giữa các ý tưởng kinh doanh và kết quả của
những ý tưởng này. Bên cạnh đó, nó cũng hướng sự chú ý đến các câu hỏi về cách các
doanh nhân tạo ra, duy trì và chuyển đổi tổ chức doanh nghiệp như thế nào. Các cá nhân
có xu hướng hình thành các ý định “dựa trên sự kết hợp của cả yếu tố cá nhân và ngữ
cảnh” (Boyd & Vozikis, 1994). Các yếu tố ngữ cảnh bao gồm các biến số: bối cảnh xã
hội, chính trị và kinh tế, trong khi các yếu tố cá nhân bao gồm các lý lịch, tính cách và
năng lực cá nhân. Các yếu tố này có tác động đến tư duy phân tích nguyên nhân - kết
quả lý tích cũng như tư duy tổng thể trực quan; từ đó, ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp
và việc thực hiện chúng. Hình 2.2 là Mô hình thực hiện ý tưởng khởi nghiệp của Bird
(1988).
10

Hình 2.2 Mô hình Thực hiện ý tưởng khởi nghiệp


Nguồn: Bird, 1988
2.2.3 Lý thuyết Hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior - TPB)
Lý thuyết Hành vi hoạch định là lý thuyết được sử dụng để hiểu và dự đoán về các
hành vi của con người theo ý định trước đó của họ. Trong đó, lý thuyết được xác định
bởi sự kết hợp của ba yếu tố: thái độ đối với hành vi, các chuẩn chủ quan và kiểm soát
hành vi có nhận thức. Trong nghiên cứu của Trần Văn Trang (2020), tác giả đã sử dụng
mô hình này để xem xét yếu tố ý kiến và sự ủng hộ của những người xung quanh có ảnh
hưởng tới việc hình thành ý định khởi nghiệp hay không. Ngoài ra, Maes và cộng sự
(2014) cũng đã áp dụng lý thuyết này để đưa ra kết luận về ảnh hưởng của sự khác biệt
giới tính đối với hành vi khởi nghiệp rằng vấn đề giới tính được điều hòa bởi thái độ cá
nhân và khả năng kiểm soát hành vi có nhận thức, chứ không phải bởi các chuẩn mực
chủ quan. Hình 2.3 là Mô hình Lý thuyết Hành vi hoạch định (TPB) của Ajzen (1991).
11

Hình 2.3 Mô hình Lý thuyết Hành vi hoạch định (TPB)


Nguồn: Icek Ajzen, 1991
2.3 Lược khảo các công trình nghiên cứu trước có liên quan
Có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã tìm hiểu về những rào cản ảnh hưởng đến
ý định khởi nghiệp của sinh viên và dựa trên nhiều yếu tố để tiến hành phân tích. Dưới
đây là một số nghiên cứu tác giả đã thu thập được.
2.3.1 Các nghiên cứu trong nước
Hiện nay, phong trào khởi nghiệp của cả nước đang bùng nổ và lan rộng đến các
trường học. Nhiều sinh viên đã thành công trong việc khởi nghiệp khi còn ngồi trên ghế
nhà trường, nhưng cũng không ít sinh viên thất bại do ảnh hưởng của một số yếu tố
không mong muốn, đặc biệt là giáo dục khởi nghiệp ở bậc Đại học. Một số nghiên cứu
tiêu biểu như:
Nghiên cứu “Những rào cản bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên Việt Nam” của Le Trung Thanh và các cộng sự (2019) đã tìm thấy
được mối quan hệ tiêu cực của các yếu tố bên trong và bên ngoài do nhóm nghiên cứu
đưa ra đối với ý định khởi nghiệp kinh doanh. Điều này có nghĩa là đặc điểm cá nhân,
cấu trúc quy chuẩn, cấu trúc điều tiết là những tác nhân làm giảm đi ý định khởi nghiệp
kinh doanh của sinh viên, đặc biệt là điều kiện nhận thức là trở ngại có ảnh hưởng nhất
đến ý định kinh doanh.
TS. Nguyễn Thu Thuỷ (2019) nghiên cứu “Tác động của môi trường khởi nghiệp
tới dự định khởi nghiệp của sinh viên” và thu được kết quả Vị trí xã hội của chủ doanh
nghiệp tác động thuận chiều tới dự định khởi nghiệp, Môi trường khuyến khích khởi
nghiệp ở trường đại học tác động thuận chiều tới dự định khởi nghiệp, Cảm nhận về
điều kiện khó khăn trong môi trường khởi nghiệp tác động nghịch chiều tới dự định khởi
nghiệp.
Nghiên cứu của Trần Văn Trang (2020) về “Ảnh hưởng của các yếu tố hỗ trợ và
trở ngại cá nhân tới ý định hành vi khởi sự kinh doanh: Nhận thức của nữ sinh viên một
số trường đại học tại Hà Nội” đã đưa đến các kết quả như sau: Sự ủng hộ của gia đình
12
và người thân, sự hỗ trợ của chính phủ (thể chế) được nhận thức là có tác động tích cực
đến ý định hành vi kinh doanh của sinh viên nữ, trong khi những hạn chế cá nhân có tác
động tiêu cực đến ý định hành vi kinh doanh của sinh viên nữ. Đối với các hoạt động hỗ
trợ khởi nghiệp của trường đại học, tác động có ý nghĩa thống kê đến các ý định hành vi
đến từ các khóa đào tạo trực tiếp về khởi nghiệp.
Bùi Huy Hải Bích và Phạm Tiến Minh (2021) đã nghiên cứu về “Ý định khởi
nghiệp của sinh viên kỹ thuật: vai trò của động lực và rào cản”. Kết quả cho thấy rằng
sự sáng tạo, sự độc lập và động lực kinh tế có tác động tích cực đến ý định kinh doanh.
Ngược lại, thiếu kiến thức là rào cản duy nhất (rào cản bên trong) cản trở ý định khởi
nghiệp của sinh viên. Những kết quả này có nghĩa là ý định kinh doanh của sinh viên bị
ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các yếu tố bên trong (động lực và trở ngại), hơn là các yếu tố
bên ngoài.
Dưới đây là bảng tổng hợp các nghiên cứu trong nước:

STT Tác giả Giai đoạn Quốc gia Kết quả nghiên cứu

Le Trung Thanh,
Doan Xuan Hau,
Rào cản bên trong (đặc điểm cá
Nguyen Ngoc
nhân, điều kiện nhận thức), Rào
Huyen, Nguyen
1 2019 Việt Nam cản bên ngoài (cấu trúc quy
Thi Phuong Linh,
chuẩn, cấu trúc điều tiết) → Ý
Duong Cong
định kinh doanh (-)
Doanh, Ngo Thi
Viet Nga

- Môi trường đại học, Nhìn nhận


xã hội về chủ doanh nghiệp → Dự
TS. Nguyễn Thu
2 2019 Việt Nam định khởi nghiệp (+)
Thủy
- Yếu tố ngăn cản môi trường →
Dự định khởi nghiệp (-)

- Hỗ trợ từ nhà trường, Hỗ trợ từ


người thân, Hỗ trợ từ Chính phủ
→ Hành vi khởi sự kinh doanh
3 Trần Văn Trang 2020 Việt Nam
(+)
- Trở ngại bản thân → Hành vi
khởi sự kinh doanh (-)
13

- Động lực khởi nghiệp (Sự sáng


tạo, Sự độc lập, Kinh tế) → Ý
định khởi nghiệp (+)
- Rào cản khởi nghiệp (Thiếu kiến
Bùi Huy Hải
thức) → Ý định khởi nghiệp (-)
4 Bích, Phạm Tiến 2021 Việt Nam
- Động lực khởi nghiệp (Chất
Minh
lượng cuộc sống), Rào cản khởi
nghiệp (Sợ rủi ro, Thiếu sự hỗ trợ,
Rào cản thị trường, Rào cản
nguồn vốn) x Ý định khởi nghiệp
Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu trong nước
Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp
Chú thích:
(+): Ảnh hưởng tích cực
(-): Ảnh hưởng tiêu cực
→: Nhân quả một chiều
x: Không có quan hệ nhân quả
2.3.2 Các nghiên cứu quốc tế
Không chỉ được thực hiện tại Việt Nam, các quốc gia khác cũng như sinh viên quốc
tế cũng là đối tượng mà các nhà nghiên cứu nước ngoài và cả trong nước hướng tới để
tiến hành nghiên cứu. Một số nghiên cứu quốc tế điển hình như:
Nghiên cứu của Azyyati Anuar và cộng sự (2013) về “Rào cản ảnh hưởng đến việc
khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên đại học: nghiên cứu điển hình ở các bang phía bắc
bán đảo Malaysia” đã đưa đến kết quả cuối cùng như sau: tính cách cá nhân (gồm khả
năng giải quyết vấn đề, sự tự tin, khả năng tìm kiếm thông tin và sự sáng tạo) và các yếu
tố vi mô (nguồn lực tài chính) là các rào cản cản trở sinh viên khởi nghiệp kinh doanh.
Đồng thời nghiên cứu đã chỉ ra sự thất bại trong việc sử dụng các kỹ năng khởi nghiệp
như quản lý thời gian và các kỹ năng kiến thức như những yếu tố ảnh hưởng đến việc
bắt đầu kinh doanh.
Masoumeh Shahverdi và cộng sự (2018) đã nghiên cứu về “Ảnh hưởng của các rào
cản được nhận thức đối với ý định khởi nghiệp ở các trường đại học Malaysia: Vai trò
điều tiết của giáo dục” đã thu được kết quả khả quan hơn. Kết quả nghiên cứu này cho
thấy rằng sinh viên coi sự kém cỏi, thiếu tự tin và thiếu nguồn lực là những trở ngại ảnh
hưởng đến sự sẵn sàng kinh doanh. Kết quả cũng chỉ ra rằng giáo dục khởi nghiệp sẽ là
yếu tố điều tiết mối quan hệ giữa những trở ngại được nhận thức và ý định khởi nghiệp
của sinh viên.
14
Nghiên cứu về “Những rào cản ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
đại học ở Ghana” của Richmell Baaba Amanamah và cộng sự (2018) đã cho thấy nhiều
điểm đột phá so với những nghiên cứu trước đó. Nghiên cứu đã chỉ ra được tất cả các
biến dự báo là tương quan thống kê với biến kết quả (ý định kinh doanh); đồng thời, yếu
tố kinh tế đóng góp nhiều nhất như một rào cản đối với ý định kinh doanh, tiếp đến là
yếu tố pháp lý và sau đó là yếu tố cá nhân; các yếu tố văn hóa xã hội được coi là hình
thức rào cản ít nhất đối với ý định kinh doanh của sinh viên.
Dưới đây là bảng tổng hợp các nghiên cứu quốc tế:

STT Tác giả Giai đoạn Quốc gia Kết quả nghiên cứu

- Tính cách cá nhân (Khả năng


giải quyết vấn đề, Sự tự tin, Khả
Azyyati Anuar, Ida
năng tìm kiếm thông tin, Sự sáng
Normaya Mohd
tạo), Các yếu tố vi mô (Nguồn lực
Nasir, Firdaus
1 2013 Malaysia tài chính) → Rào cản khởi nghiệp
Abdul Rahman &
(+)
Daing Maruak
- Kỹ năng kinh doanh (Kỹ năng
Sadek
quản lý thời gian, Kiến thức) →
Rào cản khởi nghiệp (-)

- Thiếu năng lực, Thiếu tự tin,


Thiếu nguồn lực → Ý định kinh
Masoumeh doanh (-)
Shahverdi, - Thiếu sự hỗ trợ, Thiếu kiến thức
2 Kamariah Ismail, 2018 Malaysia x Ý định kinh doanh
Muhammad Imran - Giáo dục về khởi nghiệp kinh
Qureshi doanh đã điều chỉnh mối quan hệ
giữa các rào cản nhận thức và ý
định kinh doanh của sinh viên.

Richmell Baaba
Môi trường kinh tế, Môi trường
Amanamah,
Cộng hòa pháp luật, Yếu tố cá nhân, Yếu tố
3 Emmanuel Kofi 2018
Ghana văn hóa xã hội → Ý định kinh
Owusu, Augustine
doanh (-)
Acheampong
Bảng 2.2 Tổng hợp các nghiên cứu quốc tế
Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp
15
Chú thích:
(+): Ảnh hưởng tích cực
(-): Ảnh hưởng tiêu cực
→: Nhân quả một chiều
x: Không có quan hệ nhân quả
2.3.3 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC TÁC GIẢ

Le Richmell
CÁC TS. Bùi Huy Masoume
Trung Trần Azyyati Baaba
YẾU TỐ Nguyễn Hải Bích, h
Thanh Văn Anuar và Amanam
Thu Phạm Shahverdi
và cộng Trang cộng sự ah và
Thủy Tiến Minh và cộng sự
sự cộng sự

Kiến thức x x x

Định
hướng xã x x
hội

Sự hỗ trợ x x x

Nguồn
x x x
vốn

Sự tự tin x x x

Đặc điểm
x x x x
cá nhân

Nhận thức
x x x
cá nhân

Cấu trúc
x
quy chuẩn

Cấu trúc
x
điều tiết

Môi
trường x x x
giáo dục
16

Thị trường
x x
cạnh tranh

Yếu tố vi
x

Yếu tố vĩ
x

Sợ rủi ro x
Bảng 2.3 Bảng tổng hợp kết quả các nghiên cứu trước
Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp
So sánh mô hình đề xuất với các nghiên cứu trước
Điểm giống nhau
Các nghiên cứu đều sử dụng mô hình Sự kiện khởi nghiệp (EEM) và lý thuyết
Hành vi hoạch định (TPB) làm lý thuyết nền.
Những yếu tố rào cản ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp nhìn chung thuộc các
nhóm sau:
- Yếu tố chủ quan: Kiến thức, Sự tự tin, Đặc điểm cá nhân, Nhận thức cá nhân
- Yếu tố khách quan: Sự hỗ trợ, Môi trường giáo dục
Điểm khác nhau
Thứ nhất, vẫn còn rất ít nghiên cứu tập trung vào rào cản khởi nghiệp, mà đa phần
chỉ là nghiên cứu về động lực, nhân tố thôi thúc ý định khởi nghiệp. Các nghiên cứu
cũng chỉ đang dừng lại ở việc nghiên cứu chung về rào cản dự định khởi nghiệp của sinh
viên Việt Nam nói chung hoặc sinh viên Kỹ thuật nói riêng, chưa quan tâm nhiều đến
sinh viên Kinh tế - Quản lý. Trong khi sự khác biệt giữa các ngành học đóng vai trò rất
lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới ý định khởi nghiệp kinh doanh. Mô hình nghiên cứu của
nhóm tác giả sẽ đi sâu vào tìm hiểu các rào cản ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của
sinh viên khối ngành Kinh tế - Quản lý. Sinh viên khối ngành này được đào tạo những
kiến thức và kỹ năng liên quan đến quản lý doanh nghiệp nên ý định khởi nghiệp có
phần tích cực hơn. Tuy nhiên, vẫn còn không ít trở ngại ảnh hưởng đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên ngành này, thôi thúc nhóm nghiên cứu và tìm hiểu. Từ đó, nhóm
đề xuất những hàm ý quản trị nhằm nâng cao tinh thần khởi nghiệp của sinh viên theo
định hướng phát triển của quốc gia.
Thứ hai, trong môi trường thị trường cạnh tranh cao, với các doanh nghiệp vừa mới
thành lập, nếu không có ý tưởng mới và sáng tạo thì rủi ro kinh doanh là rất lớn. Đồng
thời các doanh nghiệp mới thành lập cũng sẽ phải đối mặt với những doanh nghiệp lớn,
thành lập lâu để có thể tạo chỗ đứng trong lòng khách hàng và xã hội. Nghiên cứu của
17
nhóm tác giả đi sâu tìm hiểu thêm về rào cản môi trường kinh doanh - một yếu tố quan
trọng mà các nghiên cứu trước chưa đề cập đến nhiều. Từ đó nhóm nghiên cứu quyết
định đưa yếu tố thị trường cạnh tranh cao vào để phân tích và làm rõ.
Thứ ba, mặc dù các bài nghiên cứu có cỡ mẫu lớn như Trần Văn Trang (2020) với
826 mẫu nhưng phần lớn thành phần tham gia khảo sát là nữ sinh viên, chính vì vậy nó
không đại diện cho tất cả sinh viên nói chung. Nghiên cứu của Richmell Baaba
Amanamah và cộng sự (2018) với 731 mẫu nhưng thành phần tham gia khảo sát là sinh
viên nhiều ngành nói chung, nên nó không đại diện sinh viên thuộc một khối ngành nào
nói riêng. Ngoài ra, vẫn còn nghiên cứu của Masoumeh Shahverdi và cộng sự (2018) có
kích thước mẫu nhỏ (n = 288), cần phát triển với cỡ mẫu lớn hơn để tăng độ chính xác
cho bài nghiên cứu.
Thứ tư, tuy các tác giả tiếp cận nghiên cứu từ những khía cạnh khác nhau, điểm
chung lặp lại ở nhiều bài nghiên cứu như nghiên cứu của Azyyati Anuar và cộng sự
(2013), Masoumeh Shahverdi và cộng sự (2018), Bùi Huy Hải Bích và Phạm Tiến Minh
(2021) là hai biến độc lập Thiếu kiến thức và Nguồn vốn. Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu
lại cho ra những kết quả khác nhau. Nghiên cứu của Bùi Huy Hải Bích và Phạm Tiến
Minh (2021) cho rằng Thiếu kiến thức là rào cản duy nhất gây cản trở đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên, Nguồn vốn không tác động đến dự định khởi nghiệp. Trong khi
đó, nghiên cứu của Azyyati Anuar và cộng sự (2013), Masoumeh Shahverdi và cộng sự
(2018) đều kết luận rằng Thiếu kiến thức không tác động đến dự định khởi nghiệp của
sinh viên, còn Nguồn vốn lại là rào cản đối với ý định kinh doanh của sinh viên. Vậy
đâu là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt đó? Liệu rằng các yếu tố về nhân khẩu học có
phải là lý do cho sự khác biệt đó? Do đó, trong mô hình đề xuất, nhóm nghiên cứu đã
đưa vào các yếu tố nhân khẩu học để kiểm định sự sai khác đó.
Qua quá trình tổng hợp và phân tích ở trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy các nghiên
cứu đi trước đều có những khoảng trống nhất định và cần phải được khắc phục để kết
quả nghiên cứu mang tính khách quan và đáng tin cậy hơn. Trong bài nghiên cứu này,
nhóm tác giả quyết định tập trung xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các rào
cản đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành Kinh tế - Quản lý. Đồng thời, xem
xét sự khác biệt mà các yếu tố nhân khẩu học có thể gây ra trên kết quả nghiên cứu và
từ đó đưa ra các giải pháp và hàm ý quản trị cho các nhà giáo dục và các nhà hoạch định
chính sách để thúc đẩy ý định khởi nghiệp của sinh viên.
2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất
2.4.1 Rào cản kiến thức
Kiến thức kinh doanh là hành trang cơ bản và là nền tảng đầu tiên giúp một người
lạm kinh doanh có thể vững trải khi bước vào thương trường. Trước khi bắt tay vào thực
18
hiện ý tưởng của mình, các nhà quản trị tương lai phải đảm bảo đã trang bị đầy đủ những
kiến thức kinh doanh, văn hóa quản trị mua bán căn bản để có khả năng điều khiển, vận
hành thật tốt việc mua bán của mình. Thiếu kiến thức và kỹ năng được coi là rào cản
nghiêm trọng đối với ý định kinh doanh (Shinnar và cộng sự, 2009). Miller (2012) đã
xác định việc thiếu kiến thức và năng lực là một rào cản tiềm ẩn khác đối với các ý định
kinh doanh xã hội.
Có rất nhiều những nghiên cứu đã lấy yếu tố “rào cản kiến thức” làm rào cản tới ý
định kinh doanh, khởi nghiệp của sinh viên, tiêu biểu như nghiên cứu “Ý định khởi
nghiệp của sinh viên kỹ thuật: động lực và rào cản” (Bùi Huy Hải Bích và Phạm Tiến
Minh, 2021); nghiên cứu “The effects of internal and external barriers on Vietnamese
students’ entrepreneurial intention” (Le Trung Thanh và cộng sự, 2019), nghiên cứu
“The Impact of Education, Economy and Culture on Entrepreneurial Motives, Barriers
and Intentions: A Comparative Study of the United States and Turkey” (ÅžeÅŸen,
Harun, and Mark Pruett, 2014). Các nghiên cứu đều kết luận rằng “rào cản kiến thức”
làm trở ngại đến việc khởi sự doanh nghiệp ở sinh viên. Các trở ngại khó khăn trong quá
trình khởi nghiệp là không thể tránh khỏi, do đó, đây là yếu tố cơ bản cũng như quan
trọng, là nền tảng cho quá trình đi đến quyết khởi nghiệp của sinh viên.
Từ những phân tích trên, nhóm nghiên cứu đề xuất giả thuyết sau đây:
H1: Yếu tố rào cản kiến thức tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.
2.4.2 Rào cản nhận thức
Mọi người thường có xu hướng thực hiện những hành động mà họ cho là dễ dàng
và có xu hướng không tham gia vào những hành động mà họ cho là khó (Yushun và
cộng sự, 2021). Vì vậy, khi có cơ hội kinh doanh, điều đầu tiên cần phải có chính là tinh
thần can đảm sẵn sàng chấp nhận rủi ro, chấp nhận mọi khó khăn sắp tới, tự nhận thức
và đánh giá được năng lực, kỹ năng. Từ đó, cân nhắc trong việc quyết định có tạo lập
doanh nghiệp hay không.
Iakovleva và cộng sự (2014) cho rằng nhận thức liên quan đến các kỹ năng và kiến
thức của mỗi cá nhân. Kỹ năng và kiến thức có thể đạt được thông qua và đào tạo và
role modelling. Theo Nguyễn Quang Thu và cộng sự (2018), nhận thức bao gồm tính
mong muốn và tính khả thi. Tính mong muốn thể hiện đến giá trị nhận thức và sự hấp
dẫn của cơ hội. Còn với tính khả thi bao gồm khả năng thực hiện và các khó khăn của
cơ hội. Robertson và cộng sự (2003) kết luận rằng cho rằng việc thiếu những nhận thức
như vậy có thể tác động nghiêm trọng đến sự lựa chọn điều hành một doanh nghiệp của
riêng mình. Taatila (2010) khẳng định việc bắt đầu khởi nghiệp có thể bị ảnh hưởng bất
lợi nếu không có khả năng xác định các cơ hội kinh doanh tiềm năng.
19
Đã có rất nhiều nghiên cứu đã xem yếu tố “rào cản nhận thức” là một trong những
rào cản liên quan đến lĩnh vực khởi nghiệp. Nghiên cứu “The effects of internal and
external barriers on Vietnamese students’ entrepreneurial intention” của Le Trung
Thanh và cộng sự (2019) chỉ ra rằng yếu tố “rào cản nhận thức” làm cản trở đến ý định
khởi nghiệp của sinh viên. Nghiên cứu “Barriers to Entrepreneurial intention among
university students in Ghana” của Richmell Baaba Amanamah và cộng sự (2018) kết
luận rằng “rào cản nhận thức cá nhân” là rào cản trong dự định khởi nghiệp.
Từ những phân tích trên, nhóm nghiên cứu đề xuất giả thuyết sau đây:
H2: Yếu tố rào cản nhận thức tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.
2.4.3 Rào cản thị trường
Thị trường là nơi diễn ra hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ của các bên mua
và bán. Các yếu tố của thị trường bên ngoài có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực tới
suy nghĩ của một cá nhân, vì con người là sản phẩm từ niềm tin của môi trường xã hội
(Nasurdin, 2009). Các nhân tố xã hội có vai trò quan trọng trong việc động viên các cá
nhân khởi nghiệp (Kristiansen và Indarti, 2004).
Trong môi trường thị trường cạnh tranh cao, với các doanh nghiệp vừa mới thành
lập, nếu không có ý tưởng mới và sáng tạo thì rủi ro kinh doanh là rất lớn. Thêm vào đó,
các doanh nghiệp cũ được thành lập từ lâu, đã có lợi thế và vị trí riêng trong xã hội, gây
khó khăn cho các doanh nghiệp mới để có thể cạnh tranh, cũng như tạo chỗ đứng trong
lòng khách hàng và xã hội. Đây dường như là một yếu tố rào cản, gây rủi ro lớn, làm
cản trở đến thái độ và việc quyết định thành lập doanh nghiệp của các cá nhân. Yếu tố
này cũng cần được lưu tâm khi tiến hành nghiên cứu đến vấn đề khởi nghiệp. Tuy nhiên,
thực tế vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về rào cản khởi nghiệp đưa yếu tố thị trường cạnh
tranh cao vào để phân tích và điều tra, do đó, trong nghiên cứu này nhóm nghiên cứu sẽ
đưa yếu tố thị trường cạnh tranh cao vào để phân tích và làm rõ.
Từ những phân tích trên, nhóm nghiên cứu đề xuất giả thuyết sau đây:
H3: Yếu tố rào cản thị trường tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.
2.4.4 Rào cản tinh thần
Khởi nghiệp là một hành vi được giải thích bởi sự tương tác giữa các yếu tố cá
nhân và môi trường (Bygrave et Hofer, 1991). Có ba loại môi trường chính tác động tới
mỗi cá nhân là môi trường gần (gia đình, người thân); môi trường tổ chức (như trường
đại học đối với sinh viên) và môi trường thể chế. Lý do sinh viên thiếu tự tin khi thực
hiện ý tưởng kinh doanh đến từ yếu tố khách quan và chủ quan. Một số cá nhân không
được nhận sự ủng hộ từ những yếu tố môi trường xung quanh cũng có thể trở nên tự ti
khi đưa ra quyết định khởi nghiệp. Từ đó, những hỗ trợ, thuận lợi hoặc khó khăn về khởi
nghiệp mà sinh viên nhận thức được có thể đến từ ba loại môi trường này.
20
Đã có rất nhiều các tác giả trước đây khi nghiên cứu về lĩnh vực khởi nghiệp đã
đưa “rào cản hỗ trợ tinh thần” là một trong những rào cản tới ý định của người khởi
nghiệp. Cụ thể, trong nghiên cứu “Ý định khởi nghiệp của sinh viên kỹ thuật: động lực
và rào cản” (Bùi Huy Hải Bích và Phạm Tiến Minh, 2019) chỉ ra đây là rào cản tổ chức
và có tác động tiêu cực. Ngoài ra, nghiên cứu của Herdjiono và cộng sự (2017) đã chỉ
ra yếu tố môi trường xung quanh tác động đến ý định khởi nghiệp. Sự ảnh hưởng từ gia
đình, bạn bè tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên (Nguyễn Phương Mai và
cộng sự).
Từ những phân tích trên, nhóm nghiên cứu đề xuất giả thuyết sau đây:
H4: Yếu tố rào cản tinh thần tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.
2.4.5 Rào cản nguồn vốn
Nguồn vốn là điều cần thiết cho sự sống còn của doanh nghiệp trong giai đoạn ban
đầu (Bruderl & Schussler, 1990). Do đó, sự thiếu hụt về nguồn vốn được xem là một
trong những nhân tố quan trọng gây cản trở đến ý định khởi nghiệp. Thiếu vốn bao gồm
sự hạn chế về thu nhập và khối tài sản cá nhân, thiếu sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè
cũng như khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn tài chính.
Bên cạnh sự hạn chế về khoản tài chính riêng của người khởi nghiệp, việc thiếu
vốn xã hội như hỗ trợ từ gia đình và bạn bè và các khoản vay tín dụng đều trở thành trở
ngại cho ý định khởi nghiệp. Ở bất kể quốc gia nào, sinh viên đều coi thiếu vốn khởi
nghiệp là những rào cản chính để bắt đầu kinh doanh (Pruett, M. et al., 2009). Nghiên
cứu của Luthje và Franke (2004), Wongnaa và Seyram (2014), Haris và cộng sự (2016)
cũng cho thấy yếu tố nguồn vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định khởi nghiệp của sinh
viên.
Đối với sinh viên mới ra trường, vấn đề tài chính khá nan giải vì nguồn thu nhập
không quá cao chưa đủ khả năng để chi trả các khoản kinh phí cho việc kinh doanh.
Ngoài ra, lãi suất cao và yêu cầu người vay phải có một lượng tài sản nhất định từ ngân
hàng làm giảm khả năng tiếp cận với các dịch vụ tài chính cho sinh viên. Ngược lại,
ngân hàng cũng sẽ gặp rủi ro cao khi cho sinh viên vay tiền.
Từ những phân tích trên, nhóm nghiên cứu đề xuất giả thuyết sau đây:
H5: Yếu tố rào cản nguồn vốn tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.
2.4.6 Rào cản môi trường giáo dục
Các trường đại học đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển và tác động
đến ý định khởi nghiệp của các sinh viên. Ở môi trường đại học, sinh viên sẽ có được
thỏa sức sáng tạo và đưa ra các ý tưởng khởi nghiệp của bản bản thân (David và cộng
sự, 2007).
21
Những kiến thức, kỹ năng mà sinh viên được tiếp thu trong quá trình học tập tại
trường đại học sẽ là tiền đề cho việc hình thành suy nghĩ và quan niệm sống cho sinh
viên sau này. Theo Luthje and Franke (2004), về môi trường đại học, các chương trình
đào tạo, những hoạt động hướng nghiệp của sinh viên có yếu tố tác động tích cực đến
sự quan tâm và các nhận thức về khởi nghiệp của sinh viên trong tương lai.
Đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố môi trường giáo dục có ảnh hưởng đến
ý định khởi nghiệp của sinh viên. Nghiên cứu “Tác động của môi trường khởi nghiệp
tới dự định khởi nghiệp của sinh viên” (TS Nguyễn Thu Thủy, 2019) cho thấy môi
trường khuyến khích khởi nghiệp ở trường đại học có ảnh hưởng đến dự định khởi
nghiệp của sinh viên. Hay nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hiệp, Trần Hà Thanh, Nguyễn
Thị Yến Nhi (2018) “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh
viên khối ngành kinh tế các trường đại học thành phố Hồ Chí Minh - Factors affect the
start-up intention of university students in economics area at Ho Chi Minh city”, nghiên
cứu này cũng đã chỉ ra rằng môi trường giáo dục là yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất
đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế các trường đại học trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh.
Từ những phân tích trên, nhóm nghiên cứu đề xuất giả thuyết sau đây:
H6: Yếu tố rào cản môi trường giáo dục tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh
viên.
2.4.7 Yếu tố nhân khẩu học
Bài nghiên cứu sẽ đi sâu vào ảnh hưởng của yếu tố giới tính, ngành học, trường
học, năm học, truyền thống gia đình và kinh nghiệm kinh doanh tới ý định khởi nghiệp.
Giới tính là mối quan hệ tương quan giữa nam với nữ trong một bối cảnh cụ thể, nói lên
vai trò, trách nhiệm, quyền lợi xã hội của nam với nữ. Do được quy định bởi bản chất
xã hội, nên hoàn cảnh xã hội khác nhau, bối cảnh khác nhau dẫn đến mối quan hệ giới
tính khác nhau.
Nghiên cứu của nhóm Sullivan & Meek (2012), Zhang et al. (2009) cho thấy khi
so sánh với nam, nữ sẽ có mức ảnh hưởng cao hơn trong ý định khởi nghiệp. Nicolaou
& Shane (2010) kết luận rằng không có sự khác nhau giữa ý định khởi nghiệp của nam
và nữ. Maes et al. (2014) chứng minh thái độ cá nhân giải thích ý định khởi nghiệp của
nữ yếu hơn của nam; sự kiểm soát hành vi giải thích ý định khởi nghiệp của nữ yếu hơn
của nam; vì phụ nữ khởi nghiệp mong muốn cân bằng các giá trị xã hội hơn nam (dành
thời gian nhiều hơn cho gia đình, con cái…) nên phụ nữ trong khởi nghiệp ít thành tựu
hơn nam. Như vậy, có sự mâu thuẫn rõ ràng trong kết quả của các nghiên cứu về giới
tính ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp. Do đó không thể phủ nhận vai trò của yếu tố
22
nhân khẩu học có sự ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam nói
chung và sinh viên trên địa bàn TP. HCM nói riêng.
H7: Yếu tố nhân khẩu học là biến kiểm soát.
2.4.8 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Qua quá trình phân tích giả thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm từ các nghiên
cứu trong và ngoài nước, kết hợp với Mô hình sự kiện khởi nghiệp (EEM) của Shapero
& Sokol (1982), Mô hình thực hiện ý tưởng khởi nghiệp (Model of Implementing
Entrepreneurial Ideas) của Bird (1988) cùng Lý thuyết Hành vi hoạch định (TPB) của
Ajzen (1991); nhóm nghiên cứu trên cơ sở kế thừa và chọn lọc các yếu tố tác động đến
ý định khởi nghiệp của sinh viên để tiến hành phân tích dữ liệu. Từ đó, nhóm thảo luận
kết hợp với các nghiên cứu về ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên nói chung
và sinh viên khối ngành Kinh tế - Quản lý nói riêng làm nền tảng, giúp nghiên cứu vận
dụng mô hình phù hợp với điều kiện nghiên cứu “ý định khởi nghiệp” của sinh viên
thuộc khối ngành Kinh tế - Quản lý trên địa bàn TP. HCM.
Qua cơ sở lý thuyết đã nêu, mô hình nghiên cứu được nhóm tác giả đề xuất gồm 6
biến độc lập: (1) Rào cản kiến thức, (2) Rào cản nhận thức, (3) Rào cản thị trường, (4)
Rào cản tinh thần, (5) Rào cản nguồn vốn, (6) Rào cản môi trường giáo dục và biến phụ
thuộc là Ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên thuộc khối ngành Kinh tế - Quản
lý trên địa bàn TP. HCM, được trình bày cụ thể trong Hình 2.4.

Rào cản kiến thức H1 Yếu tố nhân khẩu học

Rào cản nhận thức H2

H3
Rào cản thị trường
Ý định
H4 khởi nghiệp
Rào cản tinh thần
H5

Rào cản nguồn vốn H6

Rào cản
môi trường giáo dục

Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất


Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp
23
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Chương 2 đã trình bày các khái niệm và lý thuyết liên quan. Mặc dù trên thực tế
vẫn tồn tại rất nhiều khái niệm khác nhau về Khởi nghiệp kinh doanh hay Ý định khởi
nghiệp, song trong phạm vi nghiên cứu của bài, nhóm nghiên cứu đã sử dụng định nghĩa
Kinh tế - Quản lý, Khởi nghiệp, Ý định khởi nghiệp, Rào cản, Rào cản khởi nghiệp.
Đồng thời trong chương 2 cũng đã tóm tắt, khái quát về các nghiên cứu trong và ngoài
nước liên quan, điển hình như: Nghiên cứu của Le Trung Thanh và cộng sự (2019),
nghiên cứu của TS. Nguyễn Thu Thuỷ (2019) hay nghiên cứu của Trần Văn Trang
(2020),... cùng các nghiên cứu ngoài nước như: Nghiên cứu của Azyyati Anuar và cộng
sự (2013), Masoumeh Shahverdi và cộng sự (2018), Richmell Baaba Amanamah và
cộng sự (2018).
Cũng trong chương này, nhóm nghiên cứu dựa trên nền tảng Mô hình sự kiện khởi
nghiệp (Entrepreneurial Event Model - EEM) của Shapero & Sokol (1982), Mô hình
thực hiện ý tưởng khởi nghiệp (Model of Implementing Entrepreneurial Ideas) của Bird
(1988) cùng Lý thuyết Hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior - TPB) của
Ajzen (1991), đồng thời tìm hiểu các nghiên cứu trước đây được nghiên cứu bởi các tác
giả trong nước và quốc tế như: Nguyễn Thị Bích Liên (2020), Nguyễn Quang Thu và
cộng sự (2018), Yordanova và Tarrazon (2010), Robertson và cộng sự (2003)... Từ đó
kế thừa và chọn lọc để đưa ra mô hình nghiên cứu phù hợp.
Với việc phân tích và tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả trước,
nhóm nghiên cứu đã đề xuất mô hình nghiên cứu với các yếu tố tác động đến Ý định
khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên thuộc khối ngành Kinh tế trên địa bàn TP. HCM
gồm 6 biến độc lập (1) Rào cản kiến thức, (2) Rào cản nhận thức, (3) Rào cản thị trường,
(4) Rào cản tinh thần, (5) Rào cản nguồn vốn, (6) Rào cản môi trường giáo dục; đi kèm
đó là các giả thuyết liên quan cùng các yếu tố nhân khẩu học và 1 biến phụ thuộc.
Trong phần tiếp theo, nghiên cứu sẽ trình bày quy trình, phương pháp nghiên cứu
và công cụ xử lý số liệu với mô hình đã được đề xuất.
24
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1 Quy trình nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Vấn đề nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết và lịch sử nghiên cứu Lỗ hổng nghiên cứu

Thiết lập thang đo nháp Bảng hỏi sơ bộ

Khảo sát sơ bộ

Điều chỉnh bảng hỏi sơ bộ Bảng hỏi chính thức

Khảo sát chính thức

Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha Phân tích nhân tố khám phá EFA

Kiểm định HTMT Phân tích nhân tố khẳng định CFA

Mô hình tuyến tính SEM Kiểm định Bootstrap

Kiểm định Kruskal-Wallis

Kết quả nghiên cứu, kết luận


và kiến nghị

Hình 3.1 Sơ đồ mô tả quy trình nghiên cứu


Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp
25
3.2 Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng cách thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác
nhau: bài kỷ yếu, hội thảo, hội nghị; các bài báo khoa học và tạp chí, báo cáo; các hoạt
động nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế; tài liệu về đề tài nghiên cứu liên quan.
Từ đó, lập bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ thông qua việc lấy mô hình nghiên cứu lý thuyết
và mô hình nghiên cứu đề xuất làm cơ sở xây dựng, đồng thời dựa trên các khái niệm
nghiên cứu được áp dụng từ các nghiên cứu trước. Sử dụng phương pháp định tính để
thực hiện các thay đổi và bổ sung thích hợp dựa trên các biến đã có trong thang đo thiết
kế.
Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát sơ bộ bằng cách phỏng vấn thử 30 sinh viên
năm nhất, năm hai, năm ba, năm tư thuộc khối ngành Kinh tế - Quản lý, đang theo học
tại các trường đại học trên địa bàn TP. HCM. Mục đích của cuộc khảo sát là xác định
các yếu tố chính, xác định chính xác nội dung câu hỏi, đồng thời thay đổi hình thức và
cách diễn đạt phù hợp đối với các yếu tố để tạo cơ sở cho việc thiết kế bảng hỏi một
cách hoàn chỉnh nhất trước khi tiến hành khảo sát chính thức.
Kết quả khảo sát sơ bộ sẽ được thu thập, tổng hợp và đánh giá lại để tạo ra thang
đo dự thảo và xây dựng bảng khảo sát hoàn chỉnh. Đó cũng là cơ sở để điều chỉnh và bổ
sung cho mô hình nghiên cứu.
3.3 Nghiên cứu chính thức
Dựa vào kết quả đánh giá của nghiên cứu sơ bộ, khái niệm và mô hình nghiên cứu,
bảng hỏi điều tra sẽ được điều chỉnh và thực hiện nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu
chính thức được thực hiện nhằm khẳng định lại độ tin cậy, giá trị của thang đo, mô hình
đo lường và kiểm định các kết quả nghiên cứu. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, nên sinh
viên chỉ tham gia khảo sát bằng hình thức gián tiếp thông qua biểu mẫu được gửi qua
email và facebook. Quá trình thu thập dữ liệu được diễn ra trong vòng một tháng, thu về
được 312 kết quả hợp lệ. Dữ liệu này sẽ được tổng hợp và phân tích qua phần mềm
SPSS 20 và AMOS 24. Phân tích thống kê mô tả, các kiểm định hệ số tin cậy Cronbach's
Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA, kiểm định
Heterotrait-monotrait Ratio of Correlations (HTMT), mô hình cấu trúc tuyến tính SEM,
kiểm định Bootstrap và kiểm định Kruskal - Wallis sẽ được sử dụng để kiểm định lại
kết quả và đưa ra kết luận.
3.3.1 Phương pháp chọn mẫu
Tổng thể nghiên cứu: Tổng thể nghiên cứu là tập hợp tất cả các đối tượng nghiên
cứu mà nhà nghiên cứu cần nghiên cứu để thỏa mãn mục đích của phạm vi nghiên cứu
của mình (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Mẫu nghiên cứu được thu thập từ tổng thể nghiên
cứu là toàn bộ sinh viên đại học thuộc khối ngành Kinh tế - Quản lý đang theo học tại
26
các trường đại học trên địa bàn TP. HCM. Tuy nhiên, việc để điều tra được hết tổng thể
là bất khả thi, bên cạnh đó, việc xác định quy mô tổng thể nghiên cứu cũng rất khó. Do
đó, phương pháp chọn mẫu là phù hợp hơn cả.
Kích thước mẫu: Kích thước mẫu cần thiết cho nghiên cứu phụ thuộc vào nhiều
yếu tố, trong đó có phương pháp xử lý dữ liệu, độ tin cậy cần thiết,... (Nguyễn Đình
Thọ, 2013). Đến hiện nay, các nghiên cứu vẫn chưa chỉ ra được số lượng mẫu cần chọn
là bao nhiêu để đảm bảo tính tin cậy. Theo Comrey (1973), Hair và cộng sự (1998),
Worthington và Whittaker (2006), để sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá
(EFA) thì mỗi biến đo lường cần 5 quan sát, cỡ mẫu được tính theo công thức n = 5*m,
với m là tổng số lượng câu hỏi. Trong nghiên cứu chính thức có 36 câu hỏi khảo sát,
vậy số lượng mẫu tối thiểu cần có là 180 mẫu. Tuy nhiên, vì nhóm nhận thấy kích thước
mẫu càng lớn thì kết quả thu được càng có độ tin cậy cao, nên nhóm nghiên cứu đã gửi
402 bảng khảo sát, thu được 312 bảng kết quả hợp lệ.
Phương pháp chọn mẫu: Trong nghiên cứu này, phương pháp chọn mẫu được sử
dụng là lấy mẫu thuận tiện vì phương pháp này đơn giản, tiết kiệm chi phí và tiếp cận
được nhiều đối tượng phù hợp với nghiên cứu, tăng độ tin cậy cho kết quả.
3.3.2 Xây dựng thang đo
Thang đo dự kiến: Là thang đo Likert năm bậc (1 là hoàn toàn không đồng ý và 5
là hoàn toàn đồng ý) được nhóm nghiên cứu phát triển dựa vào các thuộc tính đo lường
mối quan hệ và tác động của rào cản đến ý định khởi nghiệp, kết hợp tham khảo thang
đo của các nghiên cứu trước có liên quan. Trong nghiên cứu vào năm 2001, Sclove chỉ
ra rằng Likert năm bậc là loại thang đo phổ biến được sử dụng trong rất nhiều nghiên
cứu. Tính nhất quán, không nhất quán (không bị phân cực) hoặc sự phân cực của câu trả
lời có thể được xây dựng thông qua thang đo này. Người tham gia khảo sát cũng cảm
thấy dễ dàng hơn khi chỉ có 5 lựa chọn thay vì 7 hoặc 10. Thang đo Likert năm bậc được
mô tả như bảng 3.1 dưới đây.

Hoàn toàn không đồng ý → Hoàn toàn đồng ý

1 2 3 4 5

Hoàn toàn Hoàn toàn đồng


Không đồng ý Trung lập Đồng ý
không đồng ý ý

Bảng 3.1 Mô tả thang đo Likert năm bậc


Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp
27
Các khái niệm được tổng hợp từ các nghiên cứu tham khảo, có sự điều chỉnh cho
phù hợp với đề tài nghiên cứu nhưng không thay đổi thang đo gốc. Chi tiết các khái
niệm và câu hỏi được trình bày ở bảng 3.2.

Nguồn tham
Biến Ký hiệu Câu hỏi chi tiết
khảo

Bùi Huy Hải


Tôi nhận thấy mình thiếu kiến thức chuyên Bích, Phạm
KT1
ngành để tạo lập doanh nghiệp. Tiến Minh
(2021)

Tôi nhận thấy mình thiếu kiến thức trong việc


KT2
lập kế hoạch kinh doanh và huy động vốn.
Dư Thị Hà,
Tôi nhận thấy mình thiếu kiến thức trong việc
1. Rào cản KT3 Nguyễn Ngọc
quản lý và vận hành mô hình kinh doanh.
kiến thức Hà, Mai Anh
(KT) Khoa, Hà
Tôi nhận thấy mình thiếu kiến thức về quản lý
KT4 Trọng Quỳnh
tài chính và marketing.
(2018)
Tôi nhận thấy mình thiếu kiến thức về các quy
KT5
định pháp luật dành cho doanh nghiệp.

Tôi nhận thấy chưa có nhiều cố vấn nhiều kinh


Trần Văn Trang
KT6 nghiệm trong các tổ chức nhà nước để trợ giúp
(2020)
sinh viên khởi nghiệp.

Tôi không cho rằng bản thân sẽ có đủ khả năng Nguyễn Thu
NT1
để quản lý một doanh nghiệp. Thủy (2015)

Tôi không cho rằng mình sẽ trở thành một


NT2
2. Rào cản doanh nhân thành đạt.
nhận thức
(NT) Tôi không cho rằng việc khởi nghiệp kinh Nhóm tác giả
NT3
doanh là dễ dàng. đề xuất

Tôi không cho rằng nghề kinh doanh là hấp


NT4
dẫn.
28

Tôi chưa có ý tưởng kinh doanh cho riêng


NT5
mình.

Bùi Huy Hải


Tôi nhận thấy các doanh nghiệp khởi nghiệp Bích, Phạm
MA1
đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt. Tiến Minh
(2021)

Tôi nhận thấy các doanh nghiệp khởi nghiệp


MA2 gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông lệ, tập
quán kinh doanh, tập quán tiêu dùng.

3. Rào cản Tôi nhận thấy luật của Việt Nam chưa hỗ trợ
MA3
thị trường nhiều cho việc thực hiện kinh doanh dễ dàng.
(MA)
Tôi nhận thấy các thủ tục về thuế, hạn ngạch Nhóm tác giả
MA4
quá rườm rà, khó hiểu. đề xuất

Tôi nhận thấy các điều kiện, thủ tục để sản


MA5 xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quá rườm
rà, khó hiểu.

Tôi nhận thấy khó khăn trong việc thực hiện


MA6
và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Gia đình không ủng hộ quyết định khởi nghiệp


TT1 Bùi Huy Hải
của tôi.
Bích, Phạm
Tiến Minh
Bạn bè không ủng hộ quyết định khởi nghiệp
TT2 (2021)
4. Rào cản của tôi.
tinh thần
(TT) Những người quan trọng ủng hộ không quyết Trần Văn Trang
TT3
định khởi nghiệp của tôi. (2020)

Nhà trường không ủng hộ quyết định khởi Nhóm tác giả
TT4
nghiệp của tôi. đề xuất

Tôi không thể vay mượn tiền từ bạn bè, người Bùi Huy Hải
NV1
thân để khởi nghiệp. Bích, Phạm
29

Tôi không có đủ khoản tiết kiệm cá nhân để Tiến Minh


NV2
bắt đầu khởi nghiệp. (2021)

Tôi không thể tìm các quỹ đầu tư hỗ trợ cho dự


NV3
án khởi nghiệp.
5. Rào cản
nguồn vốn
Nguyễn Văn
(NV) Tôi không thể vay vốn từ các gói vay dành cho
NV4 Định và cộng sự
sinh viên khởi nghiệp.
(2021)

Tôi không thể tìm người góp vốn để thành lập Hoàng Thị
NV5
công ty. Thương (2014)

Tôi không được nghe các câu chuyện kể về


GD1 hoạt động kinh doanh từ những người có kinh
nghiệm trong nhà trường.

Tôi không nhận thấy nhà trường khuyến khích


GD2 phát triển ý tưởng sáng tạo để tôi có thể khởi Nguyễn Văn
nghiệp. Định, Lê Thị
Mai Hương,
6. Rào cản
Tôi không nhận thấy nhà trường khuyến khích Cao Thị Sen
môi
GD3 sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa (2021)
trường
về khởi nghiệp.
giáo dục
(GD) Tôi không nhận thấy giáo dục trong trường
GD4 cung cấp những kỹ năng và kiến thức cần thiết
về kinh doanh để tôi khởi nghiệp.

Nguyễn Thanh
Tôi không có những buổi thảo luận/trao đổi về Hùng, Nguyễn
GD5
hoạt động kinh doanh trong quá trình học tập. Thị Kim Pha
(2016)

YDKN1 Tôi không thể bắt đầu một doanh nghiệp.


30

Nguyễn Thanh
Hùng &
YDKN2 Tôi không thể tự kinh doanh trong tương lai.
Nguyễn Thị
Kim Pha (2016)
7. Ý định
khởi Tôi không suy nghĩ đến việc thành lập công ty Haris và cộng
YDKN3
nghiệp riêng. sự (2016)
(YDKN)
YDKN4 Tôi không có mục tiêu trở thành doanh nhân. Bùi Huy Hải
Bích, Phạm
Tiến Minh
YDKN5 Tôi chưa sẵn sàng học hỏi để khởi nghiệp.
(2021)

Bảng 3.2 Thang đo các nhân tố trong mô hình nghiên cứu


Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp
3.3.3 Bảng câu hỏi
Bảng hỏi được chia làm 2 phần chính:
- Phần 1: Thông tin cá nhân của người tham gia khảo sát. Phần này nhằm thu thập
thông tin nhân khẩu bao gồm giới tính, cấp học, ngành học, trường đào tạo, đã từng khởi
nghiệp hay chưa và có ý định khởi nghiệp không.
- Phần 2: Nội dung trọng tâm của bảng hỏi gồm 7 phần với 36 biến đo lường. Các
câu hỏi được tổng hợp từ các nghiên cứu tham khảo, có sự điều chỉnh cho phù hợp với
đề tài nghiên cứu nhưng không thay đổi thang đo gốc.
Nội dung bảng hỏi chính thức được trình bày ở Phụ lục 1.
3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu
Dữ liệu sau khi thu thập, sẽ được xử lý toàn bộ bằng phần mềm SPSS 20 và AMOS
24 nhằm loại bỏ quan sát không hợp lệ, mã hóa bảng hỏi, tiến hành nhập quan sát hợp
lệ và phân tích dữ liệu qua các kỹ thuật phân tích thống kê mô tả, phân tích Cronbach’s
Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA, kiểm định
Heterotrait-monotrait Ratio of Correlations (HTMT), mô hình cấu trúc tuyến tính SEM,
kiểm định Bootstrap và kiểm định Kruskal - Wallis.
3.4.1 Phân tích thống kê mô tả
Thống kê mô tả là một kỹ thuật để các nhà nghiên cứu giải thích một cách tổng
quát các đặc điểm của mẫu nghiên cứu và những kết quả thu được thông qua khảo sát.
Phương pháp này được dùng để mô tả những đặc điểm cơ bản của dữ liệu thu thập thông
qua nghiên cứu thực nghiệm nhằm làm nổi bật đặc điểm riêng của từng nhóm nhân tố
có ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp của sinh viên thuộc khối ngành Kinh tế - Quản
31
lý trên địa bàn TP. HCM với các bảng tần suất, bảng kết hợp nhiều biến số, đồ thị, thống
kê mô tả… Thống kê mô tả bao gồm thống kê trung bình và thống kê tần số.
3.4.2 Phân tích Cronbach’s Alpha
Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội bộ sử dụng
hệ số Cronbach's Alpha. Phương pháp Hệ số tin cậy Cronbach's Alpha được sử dụng
trước khi phân tích nhân tố EFA để loại bỏ các biến không phù hợp tạo ra nhân tố giả.
Hệ số tin cậy Cronbach's Alpha chỉ cho biết các phép đo có tương quan với nhau
hay không chứ không cho biết biến quan sát nào nên loại bỏ và giữ biến số nào. Khi đó,
việc tính toán hệ số tương quan giữa các biến tổng (item - total correlation) sẽ giúp loại
bỏ những biến quan sát không đóng góp nhiều vào việc mô tả khái niệm đang được kiểm
định (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
Các tiêu chí được sử dụng khi đánh giá độ tin cậy của thang đo:
- Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (item - total correlation)
nhỏ (< 0.3), tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0.6 (Alpha càng
lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao) (Nunnally & Burnstein 1994, dẫn theo
Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).
- Các mức giá trị của Alpha: lớn hơn 0.8 là thang đo lường tốt, từ 0.7 đến 0.8 là sử
dụng được, từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là
mới hoặc mới đối với người trả lời câu hỏi trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally 1978,
Peterson 1994, Slater 1995, dẫn theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
Dựa theo thông tin trên, nghiên cứu thực hiện đánh giá thang đo dựa theo tiêu chí:
- Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (item - total correlation)
nhỏ hơn 0.3 (đây là những biến không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần
đo và nhiều nghiên cứu trước đây đã sử dụng tiêu chí này).
- Chọn thang đo có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0.6 do các khái niệm nghiên cứu là
mới hoặc mới đối với người trả lời câu hỏi trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally 1978,
Peterson 1994, Slater 1995, dẫn theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
3.4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA
EFA - phân tích nhân tố được hiểu là nhằm nhóm các biến ít tương quan với nhau
thành các nhân tố mà các biến trong đó có sự tương quan với nhau hơn, từ đó hình thành
các nhân tố đại diện nhưng vẫn mang đầy đủ thông tin so với số lượng biến ban đầu.
Trong nghiên cứu, chúng ta thường thu thập được một số lượng biến khá lớn và rất nhiều
các biến quan sát trong đó có liên hệ tương quan với nhau.
Các tiêu chí được sử dụng trong phân tích EFA:
- Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) và giá trị thống kê Bartlett (Bartlett’s test of
sphericity) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Theo đó,
32
giả thuyết Ho (các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể) bị loại bỏ và EFA
được cho là thích hợp (các biến tương quan với nhau trong tổng thể) khi: 0.5 ≤ KMO ≤
1 và Sig < 0.05. Trường hợp KMO < 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích
hợp với dữ liệu.
- Trị số Eigenvalue là một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng nhân tố
trong phân tích EFA. Với tiêu chí này, chỉ có những nhân tố nào có Eigenvalue ≥ 1 mới
được giữ lại trong mô hình phân tích (Hair et al, 1998), vì những nhân tố này có tác
dụng tóm tắt thông tin tốt hơn so với những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1.
- Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) ≥ 50% cho thấy mô hình EFA
là phù hợp. Coi biến thiên là 100% thì trị số này thể hiện các nhân tố được trích cô đọng
được 35 bao nhiêu phần trăm và bị thất thoát bao nhiêu phần trăm của các biến quan sát
(Hair et al, 1998).
- Tiêu chuẩn hệ số tải (Factor loadings) biểu thị tương quan giữa các biến và các
nhân tố, dùng để đánh giá mức ý nghĩa của EFA. Theo Hair et al, Factor loading > 0.3
được xem là đạt mức tối thiểu, Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng, Factor
loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Trường hợp chọn tiêu chuẩn Factor
loading > 0.3 thì cỡ mẫu ít nhất phải là 350; nếu cỡ mẫu khoảng trên 100 thì nên chọn
tiêu chuẩn Factor loading > 0.5, nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì Factor loading > 0.75. Biến
sẽ thuộc nhân tố nào mà tại đó biến có hệ số factor loading lớn nhất. Những biến nào
không thỏa các tiêu chuẩn trên sẽ bị loại.
Như vậy với nghiên cứu này, trong quá trình phân tích Cronbach’s Alpha nhóm
tác giả quyết định giữ lại các thang đo có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0.6 và loại các biến
quan sát có tương quan biến tổng (item - total correlation) nhỏ hơn 0.3. Trong quá trình
phân tích EFA, tác giả sử dụng phương pháp trích Principal Axis Factoring với phép
xoay Promax, loại bỏ các biến quan sát có trị số Factor loading ≤ 0.5.
3.4.4 Phân tích nhân tố khẳng định CFA
Sau khi phân tích nhân tích nhân tố khám phá EFA nhóm tác giả sẽ tiến hành phân
tích khẳng định nhân tố CFA bao gồm thiết kế để xác định, kiểm nghiệm và điều chỉnh
các mô hình đo lường một cách độc lập. Mục đích CFA là nhằm thiết lập các mô hình
đo lường phù hợp tốt được dùng để kiểm định mô hình cấu trúc. Xác định độ phù hợp
của mô hình dựa trên một số chỉ số đánh giá.
Trong phân tích CFA, có hai mô hình: (1) mô hình đo lường và (2) mô hình chủ
chốt (hoặc mô hình cấu trúc). Mô hình đo lường là mô hình đo lường một nhân tố (một
chiều và nhiều chiều) mà không xem xét mối quan hệ của nhân tố đó với các nhân tố
khác. Mô hình chính là mô hình cho phép đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố để tính
đến các giá trị phân biệt giữa các khái niệm nghiên cứu. Từ đó, cho phép chúng tôi kiểm
33
tra cấu trúc lý thuyết của thang đo và mối quan hệ giữa khái niệm nghiên cứu với các
khái niệm khác mà không bị sai lệch do sai số đo (Steenkamp & Van Trijp, 1991). Hơn
nữa, chúng ta có thể kiểm tra tính hợp lệ hội tụ và phân biệt của thang đo mà không cần
sử dụng nhiều nghiên cứu như các phương pháp truyền thống. Vì thế trong nghiên cứu
này, tác giả sử dụng CFA để kiểm định độ phù hợp các thang đo mà tác giả đã xây dựng
so với dữ liệu khảo sát cũng như độ phù hợp chung của mô hình sau khi đã đánh giá độ
tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA.
Để đo lường mức độ phù hợp của mô hình với bộ dữ liệu khảo sát, các nhà nghiên
cứu sử dụng một số chỉ số đánh giá như Chi - bình phương/df; GFI; AGFI; CFI;
RMSEA. Nếu một mô hình nhân được giá trị Chi - bình phương/df < 3; GFI, AGFI, CFI
từ 0.9 đến 1: RMSEA < 0.08 (Hu & Bentler, 1999) được xem là mô hình phù hợp tốt
với bộ dữ liệu khảo sát.
3.4.5 Kiểm định Heterotrait-monotrait Ratio of Correlations (HTMT)
Chỉ số HTMT được tính toán từ ma trận multitrait-multimethod (MTMM) do
Campbell và Fiske (1959) đề xuất. Ma trận yêu cầu ít nhất hai bộ số liệu để đo lường
hai biến tiềm ẩn khác nhau (multiple traits) và mỗi bộ số liệu có cùng một số lượng (ma
trận cân bằng – symmetric matrix). Ma trận trên chỉ đơn giản là ma trận tương quan giữa
các câu lệnh của các biến tiềm ẩn.
Cơ sở để đánh giá các yếu tố phân biệt sẽ dựa trên ý tưởng rằng hệ số tương quan
trung bình trong thang đo càng cao thì hệ số tương quan chéo càng tốt. Hệ số tương quan
trung bình trong thang đo càng cao thì tỷ lệ biến thiên tiềm ẩn trong thang đo đó càng
lớn. Hệ số tương quan chéo trung bình càng thấp thì các biến tiềm ẩn nêu trên càng ít có
khả năng chia sẻ những thay đổi với các đại dương ngập nước khác. Khi đó, các chỉ số
trong hai biến tiềm ẩn sẽ đạt đến giá trị phân biệt.
Xuất phát từ nhận định trên, Henseler và cộng sự (2015) đưa ra công thức đánh giá
giá trị phân biệt bằng HTMT theo từng cặp thang đo như sau:
̅̅̅̅̅̅̅̅
𝐶𝑜𝑟𝑖𝑗
𝐻𝑇𝑀𝑇𝑖𝑗 =
√̅̅̅̅̅̅̅
𝐶𝑜𝑟𝑖 𝑥 ̅̅̅̅̅̅̅
𝐶𝑜𝑟𝑗

Trong đó:
- 𝐻𝑇𝑀𝑇𝑖𝑗 : giá trị HTMT của cặp biến tiềm ẩn i và j.
- 𝐶𝑜𝑟𝑖𝑗 : trung bình cộng hệ số tương quan tất cả các cặp biến quan sát của biến
tiềm ẩn i và j.
- 𝐶𝑜𝑟𝑖 : trung bình cộng hệ số tương quan các cặp biến quan sát của biến tiềm ẩn i.
- 𝐶𝑜𝑟𝑗 : trung bình cộng hệ số tương quan các cặp biến quan sát của biến tiềm ẩn j.
34
Henseler và cộng sự (2015) đưa ra đề xuất về hai ngưỡng đánh giá giá trị phân biệt
giữa tập chỉ báo của biến tiềm ẩn i và của biến tiềm ẩn j như sau:
- Nếu 𝐻𝑇𝑀𝑇𝑖𝑗 > 0.9, khó đạt được giá trị phân biệt giữa hai biến tiềm ẩn i và j. Có
nghĩa là dữ liệu của tập chỉ báo i và j khá tương đồng nhau.
- Nếu 𝐻𝑇𝑀𝑇𝑖𝑗 ≤ 0.85, đạt được giá trị phân biệt giữa hai biến tiềm ẩn i và j.
3.4.6 Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM
Sau khi xác nhận mô hình và thang đo thông qua phân tích nhân tố khẳng định
(CFA), nhóm tác giả ước tính và kiểm định mối quan hệ nhân quả trong mô hình, từ đó
xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Trong phân tích
nhân tố khẳng định CFA và mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, các tác giả sử dụng các
tiêu chí của các nghiên cứu trước đây để đo lường mức độ phù hợp của mô hình với
thông tin thị trường, bao gồm các tiêu chuẩn đánh giá mức độ phù hợp chung và tiêu
chuẩn đánh giá mức độ phù hợp theo các khía cạnh giá trị nội dung.
Các tiêu chuẩn đánh giá mức độ phù hợp chung thường được sử dụng trong nghiên
cứu gồm: Chi - bình phương (𝜒 2 ), Chi - bình phương điều chỉnh theo bậc tự do
(CMIN/df), chỉ số thích hợp so sánh (CFI - Comparative Fit Index), chỉ số đo mức độ
phù hợp (GFI - Goodness of Fit Index), chỉ số AGFI (Adjusted Goodness of Fit Index),
Chỉ số Tucker & Lewis (TLI - Tucker & Lewis Index), trung bình sai số xấp xỉ (RMSEA
- Root Mean Square Error Approximation).
Mô hình được xem là thích hợp với dữ liệu khảo sát khi kiểm định Chi - bình
phương có P-value ≥ 0.05. Tuy nhiên, chi bình phương có nhược điểm là phụ thuộc vào
kích thước mẫu nghiên cứu. Kích thước mẫu càng lớn thì Chi bình phương càng lớn,
xác suất P-value càng nhỏ, làm giảm mức độ phù hợp của mô hình (Nguyễn Đình Thọ
và Nguyễn Thị Mai Trang, 2004). Do vậy, tiêu chuẩn thay thế được nhiều nghiên cứu
sử dụng là Chi bình phương điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df) hay còn gọi là Chi
bình phương chuẩn hoá. Nếu một mô hình nhận được các giá trị TLI, CFI ≥ 0.9 (Bentler
& Bonett, 1980), CMIN/df ≤ 2, một số trường hợp CMIN/df có thể ≤ 3 (Carmines &
McIver, 1981), RMSEA ≤ 0.08, trường hợp RMSEA ≤ 0.05 được xem là rất tốt (Steiger,
1990) thì mô hình được xem là phù hợp với dữ liệu khảo sát, hay tương thích với dữ liệu
khảo sát.
3.4.7 Kiểm định Bootstrap
Kiểm tra ước lượng mô hình bằng phương pháp Bootstrap: Mô hình cuối cùng
cũng như các mô hình phù hợp khác cần thiết phải có bộ dữ liệu độc lập với nhau, hay
cỡ mẫu ban đầu khá lớn. Trong phương pháp nghiên cứu định lượng bằng phương pháp
lấy mẫu, thông thường chúng ta phải chia mẫu thành 02 mẫu con. Mẫu con thứ nhất
dùng để ước lượng các tham số mô hình và mẫu con thứ hai dùng để đánh giá lại.
35
Chỉ số đánh giá chéo CVI (Cross-Validation Index) đo khoảng cách giữa ma trận
Covariance phù hợp trong mẫu con thứ nhất với ma trận Covariance của mẫu. Chỉ số
CVI nhỏ nhất cho phép kỳ vọng trạng thái mẫu lặp lại càng ổn định.
Cách khác là lặp lại nghiên cứu bằng một mẫu khác. Hai cách trên đây thường
không thực tế vì phương pháp phân tích mô hình cấu trúc thường đòi hỏi mẫu lớn nên
việc làm này tốn kém nhiều thời gian, chi phí (Anderson & Gerbing 1998). Trong những
trường hợp như vậy thì Bootstrap là phương pháp phù hợp để thay thế (Schumacker &
Lomax 1996). Bootstrap là phương pháp lấy mẫu lại có thay thế trong đó mẫu ban đầu
đóng vai trò đám đông.
Phương pháp Bootstrap thực hiện với số mẫu lặp lại là N lần. Kết quả ước lượng
từ N mẫu được tính trung bình và giá trị này có xu hướng gần đến ước lượng của tổng
thể. Khoảng chênh lệch giữa giá trị trung bình ước lượng bằng Bootstrap và ước lượng
mô hình với mẫu ban đầu càng nhỏ cho phép kết luận các ước lượng mô hình có thể tin
cậy được.
3.4.8 Kiểm định Kruskal - Wallis
Dữ liệu của nhóm tác giả không phân phối chuẩn theo như giả định của ANOVA
một chiều, vậy nên nhóm tác giả sử dụng kiểm định Kruskal - Wallis, phương pháp thay
thế phi tham số cho ANOVA một chiều. Sử dụng kiểm định Kruskal - Wallis để so sánh
sự khác nhau về giá trị trung bình của một biến phụ thuộc theo hai hay nhiều nhóm của
biến độc lập (dạng phân loại).
Giá trị kiểm định được tính theo công thức:
𝑘
12 𝑅𝑖2
𝜒02 = ∑ − 3(𝑛 + 1)
𝑛(𝑛 + 1) 𝑛𝑖
𝑖=1

Trong đó:
- Ri: tổng hạng của mẫu có nhóm tính chất i của biến nguyên nhân dựa trên hạng
của mẫu kết hợp.
- k: số nhóm tính chất.
- n: tổng số phần tử khảo sát trên toàn bộ các nhóm tinh chất.
2
Nếu 𝜒02 > 𝜒𝛼;𝑘−1 thì loại bỏ H0, kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
2
các nhóm. Ngược lại, nếu 𝜒02 ≤ 𝜒𝛼;𝑘−1 thì chấp nhận H0, không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa các nhóm.
Trong trường hợp giả thuyết H0 bị bác bỏ thì có sự phục thuộc giữa biến nguyên
nhân và biến kết quả. Lúc này, ta sẽ tiếp tục tìm hiểu là sự phụ thuộc nếu xảy ra thì sẽ
xảy ra trên các nhóm tính chất nào của biến nguyên nhân. Quá trình thực hiện này hoàn
toàn tương tự như phân tích sâu phương sai một yếu tố.
36
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Ở chương 3 này, sau khi xác định được vấn đề cần nghiên cứu và cơ sở lý thuyết
cho nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã tham khảo các nghiên cứu tương tự và thống nhất
phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phân tích, để từ đó điều chỉnh, bổ sung các
biến của mô hình nghiên cứu và hoàn chỉnh bảng câu hỏi phỏng vấn. Nhóm nghiên cứu
xác định các rào cản ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp sinh viên, tổng hợp các biến phụ
thuộc và các biến độc lập, thực hiện các bước phân tích thống kê mô tả, phân tích chỉ số
Cronbach’s Alpha, EFA, CFA, kiểm định HTMT, phân tích mô hình SEM, kiểm định
Bootstrap và kiểm định Kruskal - Wallis bằng phần mềm SPSS 20 kết hợp AMOS 24.
37
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Mô tả mẫu
Vì thời điểm tiến hành khảo sát được thực hiện trong thời gian xảy ra đại dịch
Covid-19, do đó, nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát trực tuyến thông qua biểu mẫu
được qua email và mạng xã hội Facebook trong vòng 01 tháng từ 10/12/2021 đến
10/01/2022, kết quả thu về được 402 phiếu trả lời. Tuy nhiên, thông qua sàng lọc, có 90
phiếu trả lời bị loại khỏi mẫu nghiên cứu vì đáp viên lựa chọn cùng một mức độ duy
nhất cho tất cả câu trả lời, bỏ trống câu trả lời hoặc điền thông tin không đầy đủ, không
có đủ tính hợp lệ để sử dụng trong nghiên cứu. Do đó, bảng khảo sát thu về được tổng
cộng là 312 phiếu hợp lệ và sẽ được tiến hành đưa vào phân tích, chạy mô hình. Kết quả
nghiên cứu chi tiết sẽ được mô tả bên dưới.
4.1.1 Thống kê mô tả biến định tính
4.1.1.1 Về giới tính

Hình 4.1 Tỷ lệ nam nữ tham gia khảo sát


Nguồn: Số liệu khảo sát
Trong tổng số 312 người tham gia khảo sát trực tuyến thông qua bảng câu hỏi thì
có 158 nam và 154 nữ, chiếm tỷ lệ lần lượt là 51% và 49%.
38
4.1.1.2 Về năm học

10%

17%
39% Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4

34%

Hình 4.2 Tỷ lệ sinh viên các năm tham gia khảo sát
Nguồn: Số liệu khảo sát
Trong 312 đơn vị mẫu mà nhóm tiến hành khảo sát trực tuyến thông qua bảng câu
hỏi thì có 31 sinh viên năm nhất chiếm tỷ lệ 10%; 52 sinh viên năm hai chiếm tỷ lệ 17%;
108 sinh viên năm ba chiếm tỷ lệ 34% và 121 sinh viên năm tư chiếm tỷ lệ 39%.
4.1.1.3 Về trường học

4%
Trường Đại học Kinh tế - Luật,
15% ĐHQG TP.HCM
Trường Đại học Kinh tế - Tài
34% chính TP.HCM
Trường Đại học Tài chính –
Marketing

17% Trường Đại học Kinh tế


TP.HCM
Trường Đại học Tôn Đức
Thắng
Khác
13% 17%

Hình 4.3 Tỷ lệ sinh viên các trường tham gia khảo sát
Nguồn: Số liệu khảo sát
Nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát đối với một số trường đại học thuộc khối
Kinh tế - Quản lý trên địa bàn TP. HCM. Kết quả thu được có 105 quan sát của trường
Đại học Kinh tế - Luật chiếm tỷ lệ cao nhất 34% trên tổng quan sát; có 53 quan sát của
trường Đại học Kinh tế - Tài chính chiếm 17%; có 42 quan sát của trường Đại học Tài
39
chính - Marketing chiếm 13%; có 52 quan sát của trường Đại học Kinh tế TP. HCM
chiếm 17%; có 47 quan sát của trường Đại học Tôn Đức Thắng chiếm 15%; còn lại là
các trường thuộc nhóm Kinh tế - Quản lý khác với 13 quan sát chiếm tỷ lệ 4%.
4.1.1.4 Về ngành học

1%

3% 7% Kinh doanh bất động sản


14%
12% Kinh tế và Quản lý công
Kinh tế đối ngoại
8% Kinh doanh quốc tế
Quản trị kinh doanh
18% Kinh tế học
16% Marketing
Kinh doanh thương mại
Khác
21%

Hình 4.4 Tỷ lệ sinh viên các ngành tham gia khảo sát
Nguồn: Số liệu khảo sát
Kết quả khảo sát có 66 sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế, chiếm tỷ lệ cao nhất
với 21%. Theo sau có 58 sinh viên học ngành Kinh tế đối ngoại chiếm 18%. Có 49 sinh
viên cho biết họ học ngành Quản trị kinh doanh chiếm 16%; có 43 sinh viên học ngành
Marketing chiếm 14%; có 39 sinh viên học ngành Kinh tế và Quản lý công chiếm 12%;
có 25 sinh viên thuộc ngành Kinh tế học chiếm 8%; có 21 người trả lời họ học ngành
Kinh doanh bất động sản chiếm 7%; có 9 sinh viên học ngành Kinh doanh thương mại
chiếm 3% và có 2 sinh viên thuộc chuyên ngành khác của nhóm ngành Kinh tế - Quản
lý chiếm 1%.
40
4.1.1.5 Về nghề nghiệp bố mẹ

Bố/Mẹ/ Bố và Mẹ làm
thuê công việc không
liên quan đến kinh
doanh
16% 18% Bố/ Mẹ/ Bố và Mẹ làm
thuê công việc có liên
quan đến kinh doanh

15%
22% Bố/ Mẹ/ Bố và Mẹ làm
viên chức nhà nước

29%
Bố / Mẹ/ Bố và Mẹ tự
kinh doanh

Hình 4.5 Nghề nghiệp bố mẹ của sinh viên tham gia khảo sát
Nguồn: Số liệu khảo sát
Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy có 91 sinh viên có Bố/Mẹ/Bố và Mẹ làm viên
chức nhà nước, chiếm tỷ lệ cao nhất (29%). Theo sau là 68 sinh viên có Bố/Mẹ/Bố và
Mẹ tự kinh doanh, 57 sinh viên có Bố/Mẹ/Bố và Mẹ làm thuê công việc không liên quan
đến kinh doanh và 51 sinh viên gia đình làm nghề truyền thống, chiếm tỷ lệ lần lượt là
22%; 18% và 16%. Có 45 sinh viên cho biết rằng Bố/Mẹ/Bố và Mẹ làm thuê công việc
có liên quan đến kinh doanh, chiếm tỷ lệ thấp nhất (15%).
4.1.1.6 Về tình trạng kinh doanh bằng cách mở công ty

14%

Chưa từng
Đã từng

86%

Hình 4.6 Tình trạng kinh doanh bằng cách mở công ty của sinh viên tham gia
khảo sát
Nguồn: Số liệu khảo sát
41
Kết quả thu được cho thấy có 268 sinh viên chưa từng kinh doanh bằng cách mở
công ty (86%), chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn số sinh viên đã từng kinh doanh bằng cách mở
công ty (44 quan sát, tỷ lệ 14% trên tổng số quan sát).
4.1.1.7 Về ý định kinh doanh bằng cách mở công ty

37%
Không

63%

Hình 4.7 Ý định kinh doanh bằng cách mở công ty của sinh viên tham gia khảo
sát
Nguồn: Số liệu khảo sát
Trong tổng số 312 người tham gia khảo sát, có 198 sinh viên cho biết họ có ý định
kinh doanh bằng cách mở công ty chiếm 63% và 114 sinh viên không có ý định kinh
doanh bằng cách mở công ty chiếm 37%.
42
4.1.2 Thống kê mô tả biến định lượng
4.1.2.1 Nhân tố “Rào cản kiến thức” (KT)

Hình 4.8 Thống kê mô tả thang đo nhân tố “Rào cản kiến thức”


Nguồn: Kết quả phân tích SPSS
Biểu đồ cho thấy hầu hết người tham gia khảo sát đều đồng ý với các biến được
đưa ra (cao nhất là biến KT5 với 218 người đồng ý trên tổng số 312 người), số người
không đồng ý chiếm số lượng rất nhỏ (cao nhất là biến KT4 với 45 người không đồng ý
trên tổng số 312 người). Kết quả cho thấy giá trị trung bình của biến theo thứ tự giảm
dần là KT5 (3.8654), KT2 (3.8269), KT1 (3.7885), KT3 (3.7532), KT6 (3.7019), KT4
(3.6538). Giá trị trung bình của các biến đều nằm trong khoảng 3 - 4, cho thấy rằng đáp
viên đồng ý với quan điểm của KT1, KT2, KT3, KT4, KT5, KT6.
43
4.1.2.2 Nhân tố “Rào cản nhận thức” (NT)

Hình 4.9 Thống kê mô tả thang đo nhân tố “Rào cản nhận thức”


Nguồn: Kết quả phân tích SPSS
Biểu đồ cho thấy hầu hết người tham gia khảo sát đều đồng ý với các biến được
đưa ra (cao nhất là biến NT3 với 206 người đồng ý trên tổng số 312 người), số người
không đồng ý chiếm số lượng nhỏ. Ở biến NT4, số lượng người không đồng ý khá cao
(101 người trên tổng số 312 người). Kết quả cho thấy giá trị trung bình của biến theo
thứ tự giảm dần là NT3 (3.7917), NT5 (3.5417), NT1 (3.5256), NT2 (3.5128), NT4
(3.0737). Giá trị trung bình của các biến đều nằm trong khoảng 3 - 4, cho thấy rằng đáp
viên đồng ý với quan điểm của NT1, NT2, NT3, NT4, NT5.
44
4.1.2.3 Nhân tố “Rào cản thị trường” (MA)

Hình 4.10 Thống kê mô tả thang đo nhân tố “Rào cản thị trường”


Nguồn: Kết quả phân tích SPSS
Biểu đồ cho thấy hầu hết người tham gia khảo sát đều đồng ý với các biến được
đưa ra (cao nhất là biến MA1 với 239 người đồng ý trên tổng số 312 người), số người
không đồng ý chiếm số lượng rất nhỏ (cao nhất là biến MA3 và MA4 với số lượng người
không đồng ý là 33 người). Giá trị trung bình của các biến MA2, MA3, MA4, MA5,
MA6 đều nằm trong khoảng 3 - 4, cho thấy rằng đáp viên đồng ý với quan điểm của các
biến này. Riêng biến MA1 có giá trị trung bình cao nhất là 4.0705 > 4, cho thấy đáp viên
rất đồng ý với quan điểm của MA1.
45
4.1.2.4 Nhân tố “Rào cản tinh thần” (TT)

Hình 4.11 Thống kê mô tả thang đo nhân tố “Rào cản tinh thần”


Nguồn: Kết quả phân tích SPSS
Biểu đồ cho thấy số lượng người đồng ý và không đồng ý chênh lệch nhau không
lớn (biến được đồng ý nhiều nhất là TT1 với 147 người trên tổng số 132 người, biến
TT2 không được đồng ý nhiều nhất với 104 người). Kết quả cho thấy giá trị trung bình
của 3 biến TT1, TT2, TT3 đều nằm trong khoảng 3 - 4, cho thấy rằng đáp viên đồng ý
với quan điểm của các biến này. Ngược lại, biến TT4 có giá trị trung bình nhỏ nhất là
2.9487 < 3, cho thấy rằng đối tượng khảo sát không đồng ý với quan điểm của biến này.
46
4.1.2.5 Nhân tố “Rào cản nguồn vốn” (NV)

Hình 4.12 Thống kê mô tả thang đo nhân tố “Rào cản nguồn vốn”


Nguồn: Kết quả phân tích SPSS
Biểu đồ cho thấy hầu hết người tham gia khảo sát đều đồng ý với các biến được
đưa ra (cao nhất là biến NV5 với 198 người đồng ý trên tổng số 312 người), số người
không đồng ý chiếm số lượng rất nhỏ (cao nhất là biến NV1 với 52 người không đồng
ý trên tổng số 312 người). Biến NV2 có giá trị trung bình cao nhất là 3.7372, thấp nhất
là biến NV1 với giá trị trung bình 3.5321. Kết quả cho thấy giá trị trung bình của 5 biến
NV1, NV2, NV3, NV4, NV5 đều nằm trong khoảng 3 - 4, cho thấy rằng đáp viên đồng
ý với quan điểm của các biến này.
47
4.1.2.6 Nhân tố “Rào cản môi trường giáo dục” (GD)

Hình 4.13 Thống kê mô tả thang đo nhân tố “Rào cản môi trường giáo dục”
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS
Biểu đồ cho thấy hầu hết người tham gia khảo sát đều đồng ý với các biến được
đưa ra (cao nhất là biến GD1 với 163 người đồng ý trên tổng số 312 người), số người
không đồng ý chiếm số lượng nhỏ (cao nhất là biến GD4 với 68 người không đồng ý
trên tổng số 312 người). Biến GD2 có giá trị trung bình cao nhất là 3.4968, thấp nhất là
biến GD3 với giá trị trung bình 3.3365. Kết quả cho thấy giá trị trung bình của 5 biến
GD1, GD2, GD3, GD4, GD5 đều nằm trong khoảng 3 - 4, cho thấy rằng đáp viên đồng
ý với quan điểm của các biến này.
48
4.1.2.7 Nhân tố “Ý định khởi nghiệp” (YDKN)

Hình 4.14 Thống kê mô tả thang đo nhân tố “Ý định khởi nghiệp”


Nguồn: Kết quả phân tích SPSS
Biểu đồ cho thấy hầu hết người tham gia khảo sát đều đồng ý với các biến được
đưa ra (cao nhất là biến YDKN1 với 164 người đồng ý trên tổng số 312 người), số người
không đồng ý chiếm số lượng nhỏ (cao nhất là biến YDKN5 với 85 người không đồng
ý trên tổng số 312 người). Biến YDKN1 có giá trị trung bình cao nhất là 3.5224, thấp
nhất là biến YDKN5 với giá trị trung bình 3.2404. Kết quả cho thấy giá trị trung bình
của 5 biến YDKN1, YDKN2, YDKN3, YDKN, YDKN5 đều nằm trong khoảng 3 - 4,
cho thấy rằng đáp viên đồng ý với quan điểm của các biến này.
4.2 Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Nhóm tác giả thực hiện kiểm định Cronbach's Alpha với mẫu gồm 312 quan sát và
7 nhân tố nhằm kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Cronbach’s
Alpha của các thành phần sẽ bao gồm thang đo về “Rào cản kiến thức” (KT), “Rào cản
nhận thức” (NT), “Rào cản thị trường” (MA), “Rào cản tinh thần” (TT), “Rào cản nguồn
vốn” (NV), “Rào cản môi trường giáo dục” (GD) và “Ý định khởi nghiệp” (YDKN).
Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha được thể hiện
dưới đây.
4.2.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến “Rào cản kiến thức”
Hệ số Cronbach’s Alpha của biến “Rào cản kiến thức” bằng 0.854 > 0.6 nên đạt
yêu cầu về độ tin cậy. Các biến quan sát từ KT1 đến KT6 đều có hệ số tương quan biến
tổng lớn hơn 0.3 và giá trị Cronbach’s Alpha khi loại biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s
49
Alpha nên các biến quan sát thuộc nhân tố “Rào cản kiến thức” đạt yêu cầu về độ tin
cậy. Do đó các biến quan sát từ KT1 đến KT6 được sử dụng cho các bước phân tích tiếp
theo.
Trung bình Phương sai Hệ số tương Giá trị
Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu quan biến Cronbach's Alpha
loại biến loại biến tổng nếu loại biến này

Rào cản kiến thức - KT Cronbach's Alpha = 0.854

KT1 18.8013 13.812 0.711 0.816

KT2 18.7628 14.111 0.681 0.822

KT3 18.8365 13.886 0.702 0.818

KT4 18.9359 13.681 0.655 0.827

KT5 18.7244 15.287 0.575 0.841

KT6 18.8878 14.955 0.527 0.851


Bảng 4.1 Tóm tắt kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến “Rào
cản kiến thức”
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS
4.2.2 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến “Rào cản nhận thức”
Hệ số Cronbach’s Alpha của biến “Rào cản nhận thức” bằng 0.755 > 0.6 nên đạt
yêu cầu về độ tin cậy. Các biến quan sát từ NT1 đến NT5 đều có hệ số tương quan biến
tổng lớn hơn 0.3 và giá trị Cronbach’s Alpha khi loại biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s
Alpha nên các biến quan sát thuộc nhân tố “Rào cản nhận thức” đạt yêu cầu về độ tin
cậy. Do đó các biến quan sát từ NT1 đến NT5 được sử dụng cho các bước phân tích tiếp
theo.
50

Trung bình Phương sai Hệ số tương Giá trị Cronbach's


Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu quan biến Alpha nếu loại biến
loại biến loại biến tổng này

Rào cản nhận thức - NT Cronbach's Alpha = 0.755

NT1 13.9199 8.743 0.665 0.658

NT2 13.9327 8.706 0.621 0.673

NT3 13.6538 11.172 0.294 0.782

NT4 14.3718 9.173 0.516 0.714

NT5 13.9038 9.431 0.525 0.710


Bảng 4.2 Tóm tắt kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến “Rào
cản nhận thức”
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS
4.2.3 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến “Rào cản thị trường”
Hệ số Cronbach’s Alpha của biến “Rào cản thị trường” bằng 0.834 > 0.6 nên đạt
yêu cầu về độ tin cậy. Các biến quan sát từ MA1 đến MA6 đều có hệ số tương quan biến
tổng lớn hơn 0.3 và giá trị Cronbach’s Alpha khi loại biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s
Alpha nên các biến quan sát thuộc nhân tố “Rào cản thị trường” đạt yêu cầu về độ tin
cậy. Do đó các biến quan sát từ MA1 đến MA6 được sử dụng cho các bước phân tích
tiếp theo.
Trung bình Phương sai Hệ số tương Giá trị Cronbach's
Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu quan biến Alpha nếu loại biến
loại biến loại biến tổng này

Rào cản thị trường - MA Cronbach's Alpha = 0.834

MA1 18.7756 13.159 0.545 0.819

MA2 19.0288 12.575 0.620 0.805

MA3 19.1955 12.563 0.566 0.816

MA4 19.0897 11.741 0.674 0.793

MA5 19.0769 11.782 0.683 0.791

MA6 19.0641 12.575 0.558 0.818


51
Bảng 4.3 Tóm tắt kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến “Rào
cản thị trường”
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS
4.2.4 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến “Rào cản tinh thần”
Hệ số Cronbach’s Alpha của biến “Rào cản tinh thần” bằng 0.878 > 0.6 nên đạt
yêu cầu về độ tin cậy. Các biến quan sát từ TT1 đến TT4 đều có hệ số tương quan biến
tổng lớn hơn 0.3 và giá trị Cronbach’s Alpha khi loại biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s
Alpha nên các biến quan sát thuộc nhân tố “Rào cản tinh thần” đạt yêu cầu về độ tin
cậy. Do đó các biến quan sát từ TT1 đến TT4 được sử dụng cho các bước phân tích tiếp
theo.
Trung bình Phương sai Hệ số tương Giá trị Cronbach's
Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu quan biến Alpha nếu loại biến
loại biến loại biến tổng này

Rào cản tinh thần - TT Cronbach's Alpha = 0.878

TT1 9.0288 9.089 0.741 0.842

TT2 9.1731 8.902 0.786 0.824

TT3 9.1058 9.207 0.747 0.839

TT4 9.2308 9.754 0.673 0.867


Bảng 4.4 Tóm tắt kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến “Rào
cản tinh thần”
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS
4.2.5 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến “Rào cản nguồn vốn”
Hệ số Cronbach’s Alpha của biến “Rào cản nguồn vốn” bằng 0.755 > 0.6 nên đạt
yêu cầu về độ tin cậy. Các biến quan sát từ NV1 đến NV5 đều có hệ số tương quan biến
tổng lớn hơn 0.3 và giá trị Cronbach’s Alpha khi loại biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s
Alpha nên các biến quan sát thuộc nhân tố “Rào cản nguồn vốn” đạt yêu cầu về độ tin
cậy. Do đó các biến quan sát từ NV1 đến NV5 được sử dụng cho các bước phân tích
tiếp theo.
52

Trung bình Phương sai Hệ số tương Giá trị


Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu quan biến Cronbach's Alpha
loại biến loại biến tổng nếu loại biến này

Rào cản nguồn vốn - NV Cronbach's Alpha = 0.755

NV1 14.6442 8.101 0.579 0.690

NV2 14.4391 9.012 0.418 0.749

NV3 14.5449 8.500 0.571 0.695

NV4 14.6186 8.610 0.542 0.705

NV5 14.4583 8.571 0.507 0.717


Bảng 4.5 Tóm tắt kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến “Rào
cản nguồn vốn”
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS
4.2.6 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến “Rào cản môi trường giáo dục”
Hệ số Cronbach’s Alpha của biến “Rào cản môi trường giáo dục” bằng 0.866 > 0.6
nên đạt yêu cầu về độ tin cậy. Các biến quan sát từ GD1 đến GD5 đều có hệ số tương
quan biến tổng lớn hơn 0.3 và giá trị Cronbach’s Alpha khi loại biến đều nhỏ hơn hệ số
Cronbach’s Alpha nên các biến quan sát thuộc nhân tố “Rào cản môi trường giáo dục”
đạt yêu cầu về độ tin cậy. Do đó các biến quan sát từ GD1 đến GD5 được sử dụng cho
các bước phân tích tiếp theo.
Trung bình Phương sai Hệ số tương Giá trị Cronbach's
Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu quan biến Alpha nếu loại
loại biến loại biến tổng biến này

Rào cản môi trường giáo dục - GD Cronbach's Alpha = 0.866

GD1 13.6218 12.455 0.640 0.850

GD2 13.6186 12.127 0.723 0.829

GD3 13.7788 12.250 0.697 0.836

GD4 13.7532 12.058 0.697 0.836

GD5 13.6891 12.594 0.684 0.839


Bảng 4.6 Tóm tắt kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến “Rào
cản môi trường giáo dục”
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS
53
4.2.7 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến “Ý định khởi nghiệp”
Hệ số Cronbach’s Alpha của biến “Ý định khởi nghiệp” bằng 0.859 > 0.6 nên đạt
yêu cầu về độ tin cậy. Các biến quan sát từ YDKN1 đến YDKN5 đều có hệ số tương
quan biến tổng lớn hơn 0.3 và giá trị Cronbach’s Alpha khi loại biến đều nhỏ hơn hệ số
Cronbach’s Alpha nên các biến quan sát thuộc nhân tố “Ý định khởi nghiệp” đạt yêu
cầu về độ tin cậy. Do đó các biến quan sát từ YDKN1 đến YDKN5 được sử dụng cho
các bước phân tích tiếp theo.
Trung bình Phương sai Hệ số tương Giá trị
Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu quan biến Cronbach's Alpha
loại biến loại biến tổng nếu loại biến này

Ý định khởi nghiệp - YDKN Cronbach's Alpha = 0.859

YDKN1 13.2949 13.283 0.651 0.837

YDKN2 13.4167 12.520 0.680 0.829

YDKN3 13.4391 12.479 0.700 0.824

YDKN4 13.5417 12.288 0.686 0.828

YDKN5 13.5769 12.193 0.669 0.832


Bảng 4.7 Tóm tắt kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến “Ý
định khởi nghiệp”
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS
4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA
4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá với biến độc lập
Sau 7 lần thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA, số biến quan sát còn lại là
23, số biến quan sát bị loại bỏ là 8, bao gồm: NV2, NV4, MA3, MA6, TT4, NV5, NT5,
NT2 (xem chi tiết tại phụ lục 2, 3, 4, 5, 6, 7). Mô hình đạt được các tiêu chuẩn thống kê
trong phân tích nhân tố khám phá EFA.
Kết quả phân tích được thể hiện ở bảng 4.8 dưới đây.
Nhân tố
Biến quan sát
1 2 3 4

KT1 .795

KT2 .791

KT4 .758
54

KT3 .728

KT6 .604

KT5 .577

NV3 .360

TT1 .847

TT3 .744

NT1 .687

TT2 .664

NV1 .397

NT4 .397

GD2 .727

GD1 .717

GD5 .671

GD4 .669

GD3 .661

MA1 .721

MA5 .675

NT3 .624

MA4 .559

MA2 .404

Chỉ số Kaiser-Meyer-Olkin 0.917

Chi bình phương 3529.015


Kiểm định
Df 253
Bartlett
Sig. .000

Eigenvalue 8.384 2.836 1.448 1.245

Phương sai
34.460 10.410 4.303 3.302
trích
55

Tổng phương
52.475
sai trích
Bảng 4.8 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS
Sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha, 31 biến quan sát được đưa vào phân tích
EFA với phương pháp phân tích nhân tố được sử dụng là Principal Axis Factoring và
phép quay Promax, hệ số KMO bằng 0.917 > 0.5 nên phân tích nhân tố thích hợp với
dữ liệu nghiên cứu. Sig. Bartlett’s Test có giá trị là 0 < 0.05, tức kiểm định Bartlett có ý
nghĩa thống kê.
Tuy nhiên, lại có một số nhân tố mới được tạo ra như nhóm KT1, KT2, T3, KT4,
KT5, KT6, NV3; nhóm TT1, TT2, TT3, TT4, NT1, NV1 và nhóm MA1, MA2, MA4,
MA5, NT3. Nhìn chung, giá trị các hệ số Eigenvalue đều lớn hơn 1, đạt yêu cầu. Giá trị
tổng phương sai trích là 52.475% > 50% (đạt yêu cầu), tức 4 nhân tố được trích giải
thích được 52.475% biến thiên dữ liệu. Vậy các biến quan sát có thể chấp nhận và được
phân tích tiếp tục.
4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá với biến phụ thuộc
Nhân tố
Biến quan sát
1

YDKN3 .768

YDKN4 .751

YDKN2 .749

YDKN5 .733

YDKN1 .712

KMO .848

Sig. Bartlett's Test .000

Eigenvalue 3.206

Phương sai trích (%) 55.180


Bảng 4.9 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS
Sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha, 5 biến quan sát được đưa vào phân tích EFA
với phương pháp phân tích nhân tố được sử dụng là Principal Axis Factoring và phép
quay Promax, hệ số KMO bằng 0.848 > 0.5 nên phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu
56
nghiên cứu. Sig. Bartlett’s Test có giá trị là 0 < 0.05, tức kiểm định Bartlett có ý nghĩa
thống kê. Giá trị hệ số Eigenvalue là 3.206 > 1, đạt yêu cầu. Phương sai trích là 55.180%
> 50% (đạt yêu cầu), tức nhân tố này giải thích được 55.180% biến thiên dữ liệu. Vậy
các biến phụ thuộc YDKN có mối tương quan trong tổng thể và phù hợp với dữ liệu
nghiên cứu.
4.4 Phân tích nhân tố khẳng định CFA
Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA cho thấy mô hình lý thuyết tương thích
với dữ liệu thị trường, các thành phần của thang đo đều đạt được độ tin cậy, tính hội tụ
và tính phân biệt. Kết quả nghiên cứu chi tiết sẽ được mô tả bên dưới.
Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA (Hình 4.15) cho thấy các chỉ số đo
lường mức độ phù hợp với CMIN/df = 2.145 < 3; GFI = 0.905 > 0.9; CFI = 0.941 > 0.9;
TLI = 0.931 > 0.9; RMSEA = 0.061 < 0.08; PCLOSE = 0.03 > 0.01. Điều này cho thấy
mô hình lý thuyết tương thích với dữ liệu thị trường (Hu & Bentler, 1999).
57

Hình 4.15 Kết quả mô hình CFA với các hệ số ước lượng chuẩn hóa
Nguồn: Kết quả phân tích AMOS
Thang đo đạt được giá trị hội tụ khi các trọng số chuẩn hóa của thang đó đều cao
lớn hơn 0.5 và có ý nghĩa thống kê (P < 0.05) (Gering & Anderson, 1988). Kết quả bảng
Standardized Regression Weights cho thấy các trọng số chuẩn hóa đều lớn hơn 0.5 (dao
động từ 0.574 đến 0.828) và các trọng số chưa chuẩn hóa ở bảng Regression Weights
đều có ý nghĩa thống kê nên các khái niệm đạt được giá trị hội tụ (xem chi tiết tại phụ
lục 10).
58
Nguyễn Khánh Duy (2009) cho rằng hệ số tương quan giữa các thành phần với sai
lệch chuẩn kèm theo trong bảng Correlations cho thấy các hệ số này nhỏ hơn 0.9 và có
ý nghĩa thống kê (P <0.05). Do đó các khái niệm đạt được giá trị phân biệt (xem chi tiết
tại phụ lục 11).
Độ tin cậy và tính hội tụ của thang đo sẽ được đánh giá qua hai hệ số tin cậy tổng
hợp và giá trị phương sai trích. Kết quả của Model Validity Measures (Bảng 4.10) cho
thấy 4 thành phần của thang đo KT, TT, GD, MA có tất cả giá trị CR đều lớn hơn 0.7
(đạt yêu cầu về độ tin cậy) và tất cả các giá trị AVE đều lớn hơn 0.5 (đạt yêu cầu về tính
hội tụ).
CR AVE KT TT GD MA

KT 0. 856 0. 502 0.708

TT 0. 858 0. 551 0.459*** 0.743

GD 0.867 0. 566 0.514*** 0.764*** 0.752

MA 0.768 0. 525 0.744*** 0.360*** 0.518*** 0.725


Bảng 4.10 Hệ số tin cậy tổng hợp (CR) và phương sai trích trung bình (AVE)
Nguồn: Kết quả phân tích AMOS
Kiểm định Heterotrait-monotrait Ratio of Correlations (HTMT) được dùng để đánh
giá tính phân biệt của thang đo. Kết quả HTMT Analysis (Bảng 4.11) cho thấy các chỉ
số đều nhỏ hơn 0.9 (đạt yêu cầu), cho thấy không có mối tương quan giữa các yếu tố sử
dụng để đo lường các nhân tố, thang đo đảm bảo được tính phân biệt.
KT TT GD MA

KT

TT 0.488

GD 0.526 0.776

MA 0.758 0.423 0.538


Bảng 4.11 Kết quả kiểm định HTMT
Nguồn: Kết quả phân tích AMOS
Sau 3 lần thực hiện phân tích nhân tố khẳng định CFA với 4 biến quan sát bị loại
bỏ bao gồm: NV1, NV3, NT3, MA1 (xem chi tiết tại phụ lục 8 và 9) và một số nhân tố
không còn tuân theo giả định ban đầu. Nhân tố mới được tạo ra là nhóm TT1, TT2, TT3,
NT1, NT4. Do có biến mới xuất hiện nên việc phân tích lại hệ số Cronbach’s Alpha và
định nghĩa lại biến là điều cần thiết (xem chi tiết tại phụ lục 12).
59
Với nhóm TT1, TT2, TT3, NT1, NT4, nhìn chung, nhóm nhân tố đề cập đến những
trở ngại khách quan (gia đình, bạn bè, người quan trọng) và chủ quan (chính bản thân)
về mặt tinh thần của người tham gia khảo sát. Những trở ngại tinh thần khách quan được
thể hiện thông qua các phát biểu “Gia đình không ủng hộ quyết định khởi nghiệp của
tôi”; “Bạn bè không ủng hộ quyết định khởi nghiệp của tôi” và “Những người quan
trọng ủng hộ không quyết định khởi nghiệp của tôi”. Còn hai phát biểu “Tôi không cho
rằng bản thân sẽ có đủ khả năng để quản lý một doanh nghiệp” và “Tôi không cho rằng
nghề kinh doanh là hấp dẫn” thể hiện những thách thức, rào cản chủ quan, xuất phát từ
bản thân người tham gia khảo sát. Tóm lại, nhóm biến quan sát TT1, TT2, TT3, NT1,
NT4 có thể tập hợp thành yếu tố “Rào cản tinh thần”.
Như vậy, sau quá trình phân tích nhân tố khẳng định CFA, các biến nghiên cứu
gồm các yếu tố:
- Rào cản kiến thức (ký hiệu KT), đo lường bằng 6 biến quan sát: KT1, KT2, KT3,
KT4, KT5, KT6 có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.854 > 0.6 (đạt yêu cầu).
- Rào cản tinh thần (ký hiệu TT), đo lường bằng 5 biến quan sát: TT1, TT2, TT3,
NT1, NT4 có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.855 > 0.6 (đạt yêu cầu).
- Rào cản môi trường giáo dục (ký hiệu GD), đo lường bằng 5 biến quan sát: GD1,
GD2, GD3, GD4, GD5 có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.866 > 0.6 (đạt yêu cầu).
- Rào cản thị trường (ký hiệu MA), đo lường bằng 3 biến quan sát: MA2, MA4,
MA5 có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.766 > 0.6 (đạt yêu cầu).
4.5 Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM
Kết quả SEM (hình 4.16) cho thấy mô hình lý thuyết được đánh giá là tương thích
với dữ liệu thị trường khi đảm bảo các chỉ số CMIN/df = 2.290 < 3; CFI = 0.919 > 0.9;
TLI = 0.908 > 0.9; RMSEA = 0.064 < 0.08; PCLOSE = 0.01 (Hu & Bentler, 1999). Giá
trị GFI = 0.870 (lớn hơn 0.8 và nhỏ hơn 0.9) thì vẫn được chấp nhận theo hai công trình
nghiên cứu của Baumgartner và Homburg (1995) và của Doll và cộng sự (1994) (xem
chi tiết tại phụ lục 13).
60

Hình 4.16 Kết quả mô hình SEM với các hệ số ước lượng chuẩn hóa
Nguồn: Kết quả phân tích AMOS
Kết quả ước lượng của các tham số (Bảng 4.12) cho thấy sự tác động của nhân tố
đều có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Do đó, các nhân tố đều được giữ lại. Kết quả
cho thấy nhân tố Rào cản tinh thần (TT) có ảnh hưởng nhiều nhất đến Ý định khởi
nghiệp (mức độ tác động là 0.562), tiếp đến là nhân tố Rào cản thị trường (MA) (mức
độ tác động là 0.368) và cuối cùng là nhân tố Rào cản giáo dục (GD) (mức độ tác động
là 0.181). Ngược lại, nhân tố Rào cản kiến thức (KT) tác động ngược chiều đến Ý định
khởi nghiệp (mức tác động là -0.183).
Hệ số hồi Hệ số hồi Sai số Độ tin cậy
Mối quan hệ quy chưa quy đã chuẩn tổng hợp P-value
chuẩn hóa chuẩn hóa (SE) (C.R)

YDKN <--- KT -0.166 -0.183 0.081 -2.040 0.041

YDKN <--- TT 0.421 0.562 0.071 5.897 0.000

YDKN <--- GD 0.181 0.213 0.081 2.251 0.024

YDKN <--- MA 0.356 0.368 0.96 3.708 0.000


Bảng 4.12 Kết quả kiểm định quan hệ giữa các thang đo
Nguồn: Kết quả phân tích AMOS
61
Trong các phương pháp nghiên cứu định lượng bằng phương pháp lấy mẫu, để
đánh giá độ tin cậy của các ước lượng, thông thường chúng ta phải chia mẫu ra làm hai
mẫu con: một nửa dùng để ước lượng các tham số mô hình, nửa còn lại dùng để đánh
giá lại. Còn một cách khác là lặp lại nghiên cứu bằng một mẫu khác. Hai cách trên
thường không thực tế, vì phương pháp cấu trúc thường đòi hỏi mẫu lớn nên việc làm
này tốn kém nhiều thời gian và chi phí (Anderson & Gerbing, 1988). Trong những
trường hợp như vậy thì Bootstrap là phương pháp phù hợp để thay thế (Schumacker &
Lomax, 2006). Bootstrap là phương pháp lấy mẫu lặp lại có thay thế, trong đó mẫu ban
đầu đóng vai trò là đám đông.
Đề tài sử dụng phương pháp Bootstrap với cỡ mẫu lặp lại là 500 quan sát (n = 500)
với cỡ mẫu ban đầu là 312 quan sát. Kết quả ước lượng từ 500 quan sát ở Bảng 4.13 cho
thấy độ tin cậy tổng hợp C.R < 1.96, suy ra p-value > 5%, bác bỏ H1, chấp nhận H0, kết
luận độ lệch khác 0 không có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95%. Như vậy, các ước
lượng trong mô hình có thể tin cậy được.
Sai số
Hệ số hồi Độ tin cậy
Sai số Độ chuẩn
quy của tổng hợp
Mối quan hệ chuẩn SE-SE chệch của độ
ước lượng (C.R =
(SE) (Bias) chệch
(Mean) Bias/SE-Bias)
(SE-Bias)

YDKN <--- KT 0.138 0.004 -0.177 0.006 0.006 1.000

YDKN <--- TT 0.116 0.004 0.569 0.008 0.005 1.600

YDKN <--- GD 0.134 0.004 0.203 -0.010 0.006 -1.667

YDKN <--- MA 0.145 0.005 0.368 0.000 0.006 0.000


Bảng 4.13 Kết quả Bootstrapping mô hình cấu trúc
Nguồn: Kết quả phân tích AMOS
4.6 Kiểm định Kruskal - Wallis
Nhóm nghiên cứu tiến hành tính giá trị trung bình đại diện cho nhân tố YDKNG
trên SPSS theo công thức mean(YDKN1, YDKN2, YDKN3, YDKN4, YDKN5) để tiện
cho việc đánh giá và phân tích.
Do dữ liệu bài nghiên cứu không tuân theo phân phối chuẩn (xem chi tiết tại phụ
lục 14) nên nhóm nghiên cứu sử dụng kiểm định Kruskal - Wallis để xem có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê giữa các biến hay không.
Dựa vào bảng tổng hợp kết quả kiểm định Kruskal - Wallis (bảng 4.14), nhận thấy
các nhóm Giới tính, Năm học, Trường học, Ngành học và Nghề nghiệp bố mẹ đều có
62
sig. = 0 < 5%, cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về Ý định khởi nghiệp giữa
các nhóm này.
Ngược lại, nhóm Tình trạng kinh doanh bằng cách mở công ty và Ý định kinh
doanh bằng cách mở công ty lần lượt có giá trị sig. = 0.695 và sig. = 0.097. Các giá trị
này đều lớn hơn 5%, nên nhóm kết luận rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
về Ý định khởi nghiệp giữa nhóm Tình trạng kinh doanh bằng cách mở công ty và Ý
định kinh doanh bằng cách mở công ty.
Chi bình
df Asymp. Sig. Kết luận
phương

Giới tính 15.477 1 0 Có sự khác biệt

Năm học 26.738 3 0 Có sự khác biệt

Trường học 38.358 5 0 Có sự khác biệt

Ngành học 34.775 8 0 Có sự khác biệt

Nghề nghiệp bố mẹ 13.405 4 0 Có sự khác biệt

Tình trạng kinh doanh


0.153 1 0.695 Không có sự khác biệt
bằng cách mở công ty

Ý định kinh doanh


2.758 1 0.097 Không có sự khác biệt
bằng cách mở công ty
Bảng 4.14 Tổng hợp kết quả kiểm định Kruskal - Wallis
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS
Qua kết quả kiểm định Kruskal - Wallis, nhóm kết luận có 5 nhóm có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê về Ý định khởi nghiệp của sinh viên là: Giới tính, Năm học, Trường
học, Ngành học và Nghề nghiệp bố mẹ; có 2 nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về Ý định khởi nghiệp của sinh viên là: Tình trạng kinh doanh bằng cách mở
công ty và Ý định kinh doanh bằng cách mở công ty.
63
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4
Ở chương 4, nhóm nghiên cứu tiến hành xử lý và phân tích 312 bộ dữ liệu khảo sát
theo các bước thống kê mô tả, kiểm định hệ số tin cậy Cronbach's Alpha, phân tích nhân
tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA, hiệu chỉnh lại mô hình, mô hình
cấu trúc tuyến tính SEM và kiểm định Kruskal - Wallis. Kết quả phân tích nhân tố khám
phá EFA loại bỏ 8 biến quan sát, bao gồm: NV2, NV4, MA3, MA6, TT4, NV5, NT5,
NT2. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA có 4 biến được loại bỏ: NV1, NV3,
NT3, MA1; đồng thời, có nhân tố mới “Rào cản tinh thần” được tạo thành từ nhóm TT1,
TT2, TT3, NT1, NT4.
Ngoài ra, kết quả phân tích cấu trúc SEM đã chỉ ra rằng, có 4 nhân tố là rào cản
đến ý định khởi nghiệp bao gồm: (1) Rào cản tinh thần, (2) Rào cản thị trường, (3) Rào
cản giáo dục, (4) Rào cản kiến thức. Kết quả kiểm định Kruskal - Wallis chỉ ra 5 nhóm
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về Ý định khởi nghiệp của sinh viên là: Giới tính,
Năm học, Trường học, Ngành học và Nghề nghiệp bố mẹ.
64
CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP
5.1 Kết quả nghiên cứu
Dựa vào kết quả nghiên cứu định tính, kết hợp với Mô hình sự kiện khởi nghiệp,
Mô hình thực hiện ý tưởng khởi nghiệp và Lý thuyết hành vi hoạch định, nhóm đã đưa
ra mô hình nghiên cứu dự kiến và các giả thiết nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu gồm 6
yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên thuộc khối ngành Kinh tế trên
địa bàn TP. HCM, bao gồm: (1) Rào cản kiến thức, (2) Rào cản nhận thức, (3) Rào cản
thị trường, (4) Rào cản tinh thần, (5) Rào cản nguồn vốn, (6) Rào cản môi trường giáo
dục; đi kèm đó là 1 biến phụ thuộc.
Kết quả đánh giá thang đo Cronbach’s Alpha cho thấy các thang đo đều có hệ số
Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu > 0.6 (thấp nhất là thang đo Rào cản nhận thức và Rào
cản nguồn vốn có Cronbach’s Alpha = 0.755 và cao nhất là thang đo Rào cản tinh thần
có Cronbach’s Alpha = 0.878), các biến quan sát có tương quan với biến tổng đều đạt
yêu cầu > 0.3 (biến có tương quan với biến tổng lớn nhất là TT2 = 0.786). Do đó, các
biến quan sát này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.
Phân tích nhân tố khám phá EFA: 31 biến đo lường các nhân tố tác động đến ý
định khởi nghiệp của sinh viên thuộc khối ngành Kinh tế trên địa bàn TP. HCM, được
phân thành 6 nhóm nhân tố. Sau khi phân tích nhân tố khám phá các biến độc lập, kết
quả cho thấy có 8 biến bị loại do có trọng số dưới 0.35, còn lại 23 biến quan sát được
phân thành 4 nhóm nhân tố. Hệ số KMO = 0.917 > 0.5 và Bartlett's có ý nghĩa thống kê
(P-value = 0.000 < 0.05), tổng phương sai trích 52.475% > 50%. Như vậy giả thuyết về
mô hình nhân tố là hoàn toàn thích hợp cho việc phân tích nhân tố. Kết quả phân tích
nhân tố khám phá biến phụ thuộc YDKN, hệ số KMO = 0.848 > 0.5, kiểm định Bartlett’s
có ý nghĩa thống kê (P-value = 0.000 < 0.05), phương sai trích bằng 55.18% > 50%.
Điều này chứng tỏ biến phụ thuộc YDKN là nhân tố phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.
Từ kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA, ta thấy nhân tố TT và GD có tương
quan lớn nhất (0.764). Ngoài ra còn có mối tương quan chặt chẽ giữa nhân tố KT và GD
(0.514). Trên thực tế, môi trường giáo dục tác động trực tiếp đến lượng kiến thức mà
sinh viên thu được. Nhân tố TT và MA có tương quan kém nhất (0.360)
Từ kết quả phân tích mô hình SEM cho thấy, nhân tố gây cản trở lớn nhất đến ý
định khởi nghiệp là Rào cản tinh thần (mức độ tác động là 0.562), tiếp theo là nhân tố
Rào cản thị trường (mức độ tác động là 0.368), nhân tố vị trí có tác động nhỏ nhất là
Rào cản môi trường giáo dục (mức độ tác động là 0.213), nhân tố Rào cản kiến thức có
tác động ngược chiều đến ý định khởi nghiệp (mức tác động là -0.183).
65

Rào cản tinh thần

Rào cản thị trường

Ý định khởi nghiệp


Rào cản môi
trường giáo dục

Rào cản kiến thức

Hình 5.1 Mối quan hệ giữa các nhân tố


Nguồn: Kết quả phân tích AMOS
Kiểm định Kruskal - Wallis cho thấy có 5 nhóm có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê về Ý định khởi nghiệp của sinh viên là: (1) Giới tính, (2) Năm học, (3) Trường học,
(4) Ngành học và (5) Nghề nghiệp bố mẹ; và có 2 nhóm không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê là: (1) Tình trạng kinh doanh bằng cách mở công ty và (2) Ý định kinh
doanh bằng cách mở công ty.
5.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu
Nhân tố gây cản trở lớn nhất đến ý định khởi nghiệp là Rào cản tinh thần. So với
nghiên cứu trước đây của Azyyati Anuar và cộng sự (2013), Le Trung Thanh và cộng
sự (2019), Trần Văn Trang (2020), đã tìm được một số điểm tương đồng về rào cản nhận
thức cá nhân (yếu tố chủ quan) gây cản trở đến ý định khởi nghiệp. Tuy nhiên, mức độ
ảnh hưởng của các yếu tố không giống nhau. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cho rằng trong
nhóm yếu tố tinh thần, không chỉ yếu tố chủ quan (nhận thức cá nhân) mới ảnh hưởng
đến ý định khởi nghiệp, mà yếu tố khách quan (gia đình, bạn bè, người quan trọng) cũng
góp một phần không nhỏ. Do đó, trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã đưa vào thêm
yếu tố tinh thần khách quan (gia đình, bạn bè, người quan trọng) so với các nghiên cứu
trước để kiểm định. Nghiên cứu đã khắc phục được hạn chế này và chứng minh được
rằng Rào cản tinh thần (chủ quan và khách quan) đều gây cản trở trực tiếp đến dự định
khởi sự kinh doanh của sinh viên. Với yếu tố khách quan, trong một nền văn hóa tập thể
như xã hội Việt Nam, các cá nhân thường bị tác động bởi những ý kiến và quan điểm
của nhiều người xung quanh. Những sinh viên không được gia đình, bạn bè và người
quan trọng ủng hộ thì cảm thấy thiếu tự tin và dè dặt hơn trong việc khởi nghiệp. Với
yếu tố chủ quan về tinh thần sinh viên, bất cứ cá nhân nào cảm thấy chưa đủ tự tin và
66
còn nhiều trăn trở, hoài nghi về dự định của mình thì cá nhân đó sẽ có ý định khởi nghiệp
thấp hơn các cá nhân khác.
Nhân tố tiếp theo là Rào cản thị trường, điều đó cho thấy sinh viên cũng quan
tâm đến thị trường kinh doanh trước khi bắt đầu khởi nghiệp. Nguyên nhân là do các cá
nhân thường e ngại trước doanh nghiệp cùng lĩnh vực. Đối thủ cạnh tranh càng nhiều,
các doanh nghiệp mới thành lập càng khó tìm được chỗ đứng trên thị trường. Hơn nữa,
những khó khăn trong việc tìm cách thu hút khách hàng cũng gây cản trở không nhỏ.
Làm thế nào để khách hàng thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm từ những doanh nghiệp
trước đây sang trải nghiệm sản phẩm của mình cũng là vấn đề nan giải đối với các cá
nhân, tập thể có ý định khởi nghiệp. Các thủ tục phức tạp liên quan đến thành lập, điều
hành doanh nghiệp cũng gây mất thời gian để những người có ý định khởi nghiệp nắm
bắt được, nhất là đối với sinh viên khi phải cân bằng thời gian giữa việc học và kinh
doanh. Kết quả trên phù hợp với nghiên cứu trước đây của TS. Nguyễn Thu Thủy (2019),
Bùi Huy Hải Bích và Phạm Tiến Minh (2021), đều kết luận rằng thị trường cạnh tranh
là yếu tố gây cản trở đến ý định khởi nghiệp ở sinh viên.
Nhân tố vị trí có tác động nhỏ nhất là Rào cản môi trường giáo dục, điều đó cho
thấy giáo dục ở trường đại học có ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh
viên. Những sinh viên không được tham gia các cuộc thi hoặc các buổi giao lưu về
hướng nghiệp với giảng viên và doanh nhân thì đều ít thể hiện sự tự tin và mong muốn
về vấn đề khởi nghiệp hơn so với các sinh viên khác. Lý do có thể là vì tâm lý nghe theo
đám đông, dễ bị tác động và thường làm theo lời khuyên của người khác của người Việt
Nam, thiếu nhân tố tác động này cũng khiến bản thân sinh viên dè dặt hơn trong việc
khởi nghiệp. Bên cạnh đó, phương pháp giảng dạy kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn
trên trường đại học cũng có tác động lớn không kém. Chương trình học không có tính
ứng dụng thực tế cao thì sinh viên không có cơ hội tiếp cận thực tế nhiều để thể hiện
được sự tự tin của bản thân. Kết quả cũng cho thấy việc cung cấp kỹ năng, kinh nghiệm
và tạo cơ hội cho sinh viên áp dụng lý thuyết vào thực tế là những việc cần thiết và quan
trọng trong việc đào tạo khởi nghiệp. Kết quả trên phù hợp với nghiên cứu trước đây
của Masoumeh Shahverdi và cộng sự (2018), TS. Nguyễn Thu Thủy (2019) và Trần
Văn Trang (2020).
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu lại chỉ ra rằng Rào cản kiến thức tác động ngược
chiều đến ý định khởi nghiệp, nghĩa là rào cản kiến thức càng lớn lại thôi thúc khởi
nghiệp hơn. Kết quả có thể giải thích bởi những lý do sau. Thứ nhất, những cá nhân này
thích mạo hiểm, dù không có kiến thức nhưng vẫn muốn khởi nghiệp để có thể học từ
những trải thực tế. Họ cho rằng kiến thức tích góp được từ những trải nghiệm, va chạm
với thực tế bên ngoài mang lại nhiều ý nghĩa hơn kiến thức sách vở. Thứ hai, kết quả
này còn bắt nguồn từ việc sinh viên không nhận thức được mình thiếu kiến thức mà vẫn
67
khởi nghiệp. Họ nghĩ rằng việc khởi nghiệp đơn thuần chỉ là buôn bán, trao đổi nên
không hề tìm hiểu về các kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực kinh doanh sắp làm, không
suy nghĩ tới lâu dài trong tương lai. Do đó, điều này có thể làm sinh viên nghĩ tới lợi ích
trước mắt nhiều hơn nên sẵn sàng khởi nghiệp nếu có ý tưởng. Kết quả này khác với
nghiên cứu của Masoumeh Shahverdi và cộng sự (2018). Nguyên nhân có thể do đối
tượng nghiên cứu và các yếu tố nhân khẩu học khác. Nghiên cứu của tác giả hướng đến
nhóm sinh viên thuộc khối ngành Kinh tế - Quản lý ở TP. HCM, trong khi Masoumeh
Shahverdi và cộng sự (2018) lại hướng đến sinh viên nói chung ở Malaysia. Bên cạnh
đó, nghiên cứu của nhóm tác giả chứng minh được nghề nghiệp của bố/mẹ có ảnh hưởng
đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, trong khi các nghiên cứu trước chưa đề cập đến.
So với các nghiên cứu của Azyyati Anuar và cộng sự (2013), Masoumeh Shahverdi
và cộng sự (2018) được thực hiện tại Malaysia, nghiên cứu đã tìm ra một số rào cản
tương đồng đến ý định khởi nghiệp như Kiến thức, Môi trường giáo dục, Nhận thức cá
nhân. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của các rào cản không giống nhau, đồng thời nghiên
cứu của tác giả cũng chỉ ra được yếu tố mới so với nghiên cứu của Azyyati Anuar và
cộng sự (2013), Masoumeh Shahverdi và cộng sự (2018): Rào cản tinh thần, Rào cản
thị trường. Rào cản tinh thần mà nhóm tác giả đề cập đến bao gồm cả yếu tố chủ quan
(bản thân sinh viên) lẫn khách quan (gia đình, bạn bè và người quan trọng), trong khi
các nghiên cứu trước chỉ mới đề cập đến chủ quan nhận thức của sinh viên. Ngoài ra,
nghiên cứu của Azyyati Anuar và cộng sự (2013), Masoumeh Shahverdi và cộng sự
(2018) chưa thực hiện sự kiểm định sự khác biệt của Ý định khởi nghiệp sinh viên theo
giới tính, cấp học, ngành học và nghề nghiệp của bố mẹ. Nghiên cứu của tác giả đã khắc
phục được hạn chế này bằng cách tiến hành kiểm định sự khác biệt của Ý định khởi
nghiệp sinh viên theo giới tính, cấp học, ngành học và nghề nghiệp của bố mẹ. Kết quả
cho thấy sự khác biệt về giới tính, cấp học, ngành học và nghề nghiệp của bố mẹ có ảnh
hưởng trực tiếp đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.
So với nghiên cứu của Bùi Huy Hải Bích và Phạm Tiến Minh (2021) được thực
hiện tại TP. HCM, nghiên cứu đã tìm ra một số rào cản tương đồng đến ý định khởi
nghiệp như Thị trường cạnh tranh, Rào cản kiến thức. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng
của các rào cản không giống nhau, đồng thời nghiên cứu của tác giả cũng chỉ ra được
yếu tố mới so với nghiên cứu của Bùi Huy Hải Bích và Phạm Tiến Minh (2021): Rào
cản tinh thần, Rào cản môi trường giáo dục. Ngoài ra, nghiên cứu của Bùi Huy Hải Bích
và Phạm Tiến Minh (2021) chưa thực hiện sự kiểm định sự khác biệt của Ý định khởi
nghiệp sinh viên theo nghề nghiệp của bố/mẹ. Nghiên cứu của tác giả đã khắc phục được
hạn chế này bằng cách tiến hành kiểm định sự khác biệt của Ý định khởi nghiệp sinh
viên theo nghề nghiệp của bố/mẹ. Kết quả cho thấy sự khác biệt về nghề nghiệp của
bố/mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.
68
5.2 Đề xuất giải pháp
5.2.1 Các giải pháp đối với nhân tố “Rào cản tinh thần”
Đối với gia đình, bạn bè và người quan trọng: Gia đình và bạn bè nên sẵn lòng
lắng nghe những dự định, chia sẻ và mong muốn của sinh viên, từ đó góp ý, khuyên răn,
làm chỗ dựa tinh thần cho sinh viên khi quyết định khởi nghiệp. Bên cạnh hỗ trợ về mặt
tinh thần, gia đình và bạn bè có thể tham gia hỗ trợ vào dự án của sinh viên bằng việc
đưa ra các kiến thức liên quan tới dự án kinh doanh mà sinh viên đang định thực hiện.
Ngoài ra nếu có thể, hãy cố gắng hỗ trợ về mặt tài chính cho sinh viên để họ bớt áp lực
khi tiến hành dự án kinh doanh. Nguyên nhân là do trong văn hóa người Việt, gia đình
và người thân là hậu phương vững chắc nhất, con người thường có mong muốn và ý chí
thực hiện dự định của mình hơn khi nhận được sự quan tâm từ gia đình, bạn bè. Bên
cạnh đó, con người cũng thường hay bị tác động bởi ý kiến của những người xung quanh.
Càng được gia đình và bạn bè ủng hộ, coi trọng thì càng mong muốn ý định khởi nghiệp
hơn.
Đối với sinh viên: Sinh viên mong muốn khởi sự kinh doanh cần củng cố niềm tin
vào khả năng của bản thân qua những việc làm thiết thực như tham khảo ý kiến từ bạn
bè, những người xung quanh hoặc hỏi thăm những người đi trước. Bên cạnh đó, thông
qua công cụ Internet để tìm kiếm những quy định, yêu cầu và ý tưởng liên quan đến dự
án kinh doanh của mình. Khi đã tìm hiểu và trang bị đủ những lưu ý cần thiết, sinh viên
phần nào sẽ cảm thấy tự tin hơn với mong muốn khởi nghiệp và khả năng của mình.
5.2.2 Các giải pháp đối với nhân tố “Rào cản thị trường”
Đối với các tổ chức liên quan: Nhóm đề xuất các ngân hàng nên tối giản các tiêu
chí xét duyệt hồ sơ vay, nới lỏng yêu cầu về tình hình tài chính của người vay, giúp cho
sinh viên có nhiều cơ hội tiếp cận các gói vay. Ngoài ra, Nhà nước có thể đưa ra các
chính sách hỗ trợ vay vốn trả góp với lãi suất thấp; cắt giảm thuế thu nhập cá nhân, thu
nhập doanh nghiệp đối với sinh viên. Điều này sẽ tạo điều kiện cho sinh viên có đủ
nguồn vốn để duy trì hoạt động kinh doanh trong tương lai, thanh toán các khoản chi
phí liên quan đến hàng hóa, thiết bị, máy móc… Đồng thời, nhóm cũng đề xuất các cơ
quan liên quan lược bỏ một số thủ tục, quy định rườm rà, không cần thiết cũng như hạn
chế tối đa sự chồng chéo, xung đột giữa các đạo luật tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
dễ dàng nắm bắt và thực hiện đúng. Cụ thể về các vấn đề về thu thuế, nên giảm bớt mức
thu nhập doanh nghiệp từ 20% - 15%. Về hạn ngạch, doanh nghiệp cần được ưu tiên,
đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước nhằm giảm bớt gánh nặng, cần có sự hướng dẫn
rõ ràng từ các cán bộ, cần có các mục hướng dẫn trên các trang web của sở KHĐT...
Đối với sinh viên: Nhóm nghiên cứu kiến nghị các cá nhân muốn khởi sự kinh
doanh cần chủ động cập nhật những thông tin mới nhất về các thủ tục, mức thuế…, theo
69
dõi các hướng dẫn trên web của Sở KHĐT… để kịp thời nắm bắt thông tin. Do môi
trường kinh doanh ngày càng thay đổi, các chính sách và thủ tục cũng cần phải đổi mới
để phù hợp với tình hình hiện tại, do vậy, việc thay đổi các thủ tục liên quan đến kinh
doanh là điều không thể tránh khỏi, đòi hỏi người kinh doanh phải linh động để nắm bắt
kịp thời những thay đổi đó, nhằm tìm ra giải pháp phù hợp với mô hình doanh nghiệp
của mình. Ngoài ra, trước khi bắt đầu khởi nghiệp, cá nhân (tập thể) thành lập doanh
nghiệp khởi nghiệp nên tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu về nhu cầu người tiêu dùng, giá
tiêu dùng và các đối thủ kinh doanh trong cùng lĩnh vực để rút ra những hạn chế cần
khắc phục. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp sắp thành lập rút ra được các kinh nghiệm
từ những doanh nghiệp đi trước, và hiểu rõ hơn về nhóm đối tượng khách hàng, các
thông lệ, tập quán kinh doanh, tiêu dùng mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Bên cạnh
đó các chủ doanh nghiệp và nhà tiếp thị có thể sử dụng dữ liệu phân tích để theo dõi xu
hướng, hành vi của khách hàng và sự chuyển dịch thị trường. Dữ liệu này sẽ cho phép
bạn nắm rõ tình hình và thay đổi theo cơ chế động khi và trong trường hợp dữ liệu hỗ
trợ cho biết đã đến thời điểm hợp lý.
5.2.3 Các giải pháp đối với nhân tố “Rào cản giáo dục”
Đối với nhà trường: Nhóm cũng xuất thêm nhà trường nên thành lập “Cộng đồng
hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp” hoặc “Diễn đàn kết nối sinh viên khởi nghiệp” mà nhà
trường là cầu nối giữa các doanh nhân và sinh viên. Ngoài ra, bên cạnh việc giảng dạy
các nội dung cơ bản, chương trình giảng dạy cần bổ sung kiến thức về khởi nghiệp, cách
thức quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hơn nữa, công tác giảng dạy mang tính lý
thuyết cần được kết hợp với việc chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn, tạo điều kiện cho
sinh viên tiếp cận với tình huống thực tế. Khuyến khích tổ chức các hoạt động, tọa đàm
giao lưu giữa doanh nhân – sinh viên, tổ chức ngày hội kinh doanh, hội chợ ý tưởng
kinh doanh để sinh viên có cơ hội hiện thực hóa những ý tưởng kinh doanh của mình.
Tổ chức khóa học, cuộc thi… hướng đến phát triển các kỹ năng như đàm phán, giải
quyết vấn đề... nâng cao khả năng sáng tạo, chủ động, tự tin của sinh viên, tạo tiền đề
vững chắc cho việc quyết định khởi nghiệp trong tương lai.
Đối với sinh viên: Chủ động tiếp cận, khai thác từ những người đã từng khởi
nghiệp, có thể là giảng viên hoặc bạn bè đồng trang lứa nhằm học hỏi kinh nghiệm, rút
ra những bài học cho bản thân. Ngoài ra, tích cực tham gia các cuộc thi để phát triển
những kỹ năng, trau dồi cho bản thân những kiến thức có ích cho việc khởi nghiệp. Bởi
vì giáo dục là nền móng quan trọng hình thành nên tư duy lập nghiệp và sự ham muốn
kinh doanh cho sinh viên ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Việc nhà trường tạo
ra một môi trường tốt và việc sinh viên tự học hỏi, trau dồi sẽ tác động rất lớn từ ý định
đến kết quả khởi nghiệp sau này.
70
5.2.4 Các giải pháp đối với nhân tố “Rào cản kiến thức”
Đối với nhà trường: Nhóm đề xuất nhà trường nên liên kết với các cựu sinh viên
đã khởi nghiệp thành công để phát triển một dịch vụ tư vấn, định hướng về ý tưởng khởi
nghiệp cho sinh viên, cung cấp thêm các kiến thức nền cốt lõi mà sinh viên cần biết khi
muốn tạo lập doanh nghiệp. Đây là một nơi để sinh viên trình bày ý tưởng và nhận lời
khuyên từ những người đi trước. Bên cạnh đó, thay vì đưa vào chương trình đào tạo các
môn mang tính lý thuyết về khởi nghiệp thì nhà trường nên giảng dạy sinh viên theo
cách phát triển một dự án mô phỏng mang tính thực hành cao, nhằm giúp sinh viên làm
quen và rèn luyện các kỹ năng cần thiết để chuẩn bị sẵn sàng cho việc khởi nghiệp, thay
vì chỉ học lý thuyết như trước đây dễ gây nhàm chán.
Đối với sinh viên: Sinh viên có thể cảm thấy lý thuyết ở trường đại học không quan
trọng nhưng suy cho cùng đó vẫn là kiến thức nền, cần phải nắm vững khi muốn điều
hành một doanh nghiệp. Nhóm đề xuất cá nhân có mong muốn khởi nghiệp nên tích cực
tìm hiểu và tiếp cận những kiến thức cốt lõi quan trọng để có thể vận dụng tốt trong việc
khởi sự doanh nghiệp sau này. Ngoài ra, sinh viên cũng nên chủ động tìm kiếm các cơ
hội kinh doanh thông qua các cuộc thi khởi nghiệp hoặc đi làm thêm, từ đó tích lũy kiến
thức, kinh nghiệm thực tế cần thiết để thực hiện hóa ý tưởng khởi nghiệp trong tương
lai.
71
TIỂU KẾT CHƯƠNG 5
Ở chương 5, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thảo luận về kết quả nghiên cứu sau
khi kiểm định và so sánh với các kết quả của nghiên cứu trước. Nhóm nghiên cứu cũng
đề xuất giải pháp cho các cá nhân và cơ quan liên quan để khuyến khích sinh viên khối
ngành Kinh tế - Quản lý tại TP. HCM khởi nghiệp.
72
KẾT LUẬN
Thông qua việc thực hiện đề tài “NHỮNG RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý
ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ - QUẢN LÝ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”, nhóm nghiên cứu đã làm rõ các
nội dung sau:
Thứ nhất, khái quát lý thuyết về hành vi hoạch định và các mô hình sự kiện khởi
nghiệp, cùng các nghiên cứu liên quan đến các rào cản ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp
của sinh viên các trường đại học.
Thứ hai, xây dựng, kiểm định thang đo và mô hình những rào cản ảnh hưởng đến
ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành Kinh tế - Quản lý trên địa bàn TP. HCM,
từ đó xác định mức ảnh hưởng của các rào cản này đến ý định khởi nghiệp.
Thứ ba, thảo luận kết quả nghiên cứu và rút ra một số kiến nghị đối với sinh viên,
gia đình, nhà trường và các cơ quan, tổ chức liên quan đến việc hỗ trợ khởi nghiệp.
Đề tài còn giúp cho nhà trường hiểu được tâm lý của sinh viên để tìm ra và đưa
vào chương trình giảng dạy những buổi học kỹ năng cần thiết để khích lệ tinh thần khởi
nghiệp ở sinh viên. Ngoài ra, gia đình và những người bên cạnh cũng nên khuyến khích
và ủng hộ quyết định của con em mình để sinh viên có đủ chỗ dựa tinh thần cho các
quyết định lập nghiệp. Chính bản thân sinh viên cũng nên cân nhắc, suy nghĩ về khả
năng và ý chí của bản thân trước khi bắt đầu khởi sự doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các cơ
quan ban ngành cần đảm bảo các thủ tục liên quan đến kinh doanh dễ hiểu và hiệu quả,
tránh việc quá rườm rà, phức tạp không cần thiết.
Bên cạnh những kết quả nghiên cứu thì trong quá trình nghiên cứu cũng không
tránh khỏi những hạn chế và các nghiên cứu sau cần làm:
Thứ nhất, nghiên cứu này chỉ thực hiện trên một số trường thuộc khối ngành Kinh
tế - Quản lý ở TP. HCM, hướng nghiên cứu tiếp theo có thể là nghiên cứu lặp lại với
quy mô lớn hơn hoặc ở một khu vực khác.
Thứ hai, phạm vi mẫu điều tra nghiên cứu thực hiện đề tài còn nhỏ hẹp, và còn
nhiều yếu tố tiềm ẩn chi phối đến ý định khởi nghiệp mà nhóm nghiên cứu chưa tìm ra
được để đưa vào mô hình. Vì vậy nhóm đề xuất nghiên cứu tiếp theo cần tìm hiểu kỹ
hơn để đưa thêm những yếu tố khác vào mô hình nhằm đạt được kết quả cao hơn.
73
PHỤ LỤC 1. BẢNG HỎI SƠ BỘ
KHẢO SÁT CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP
CỦA SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ - QUẢN LÝ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Thân chào mọi người,
Chúng mình là nhóm sinh viên thuộc trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP.
HCM, hiện đang thực hiện đề tài “Những rào cản ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của
sinh viên khối ngành Kinh tế - Quản lý trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm thu
thập dữ liệu phục vụ cho Nghiên cứu khoa học năm học 2021-2022.
Cuộc khảo sát này nhằm mục đích hiểu rõ hơn về những yếu tố mà các bạn sinh
viên cho là những rào cản ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp. Từ đó, nhóm chúng mình
sẽ đưa ra những giải pháp tốt nhất nhằm hạn chế được những rào cản này trong đề tài
Nghiên cứu khoa học của nhóm. Nhóm rất mong nhận được sự hỗ trợ khảo sát của các
bạn để nghiên cứu của chúng mình thành công tốt đẹp.
Chúng mình xin chân thành cảm ơn sự tham gia khảo sát của bạn. Chúc bạn sức
khoẻ và học tập thật tốt.
Trân trọng,
Nhóm tác giả.
A. THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Giới tính của Anh/Chị/Bạn là:
☐ Nam
☐ Nữ
2. Anh/Chị/Bạn là sinh viên năm:
☐ Năm 1
☐ Năm 2
☐ Năm 3
☐ Năm 4
3. Anh/Chị/Bạn đến từ trường nào?
☐ Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP. HCM
☐ Trường Đại học Kinh tế TP. HCM
☐ Trường Đại học Tài chính – Marketing
☐ Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP. HCM
☐ Trường Đại học Tôn Đức Thắng
74

☐ Các trường thuộc nhóm kinh tế khác


4. Anh/Chị/Bạn học ngành nào?
☐ Kinh tế học
☐ Kinh tế và Quản lý công
☐ Kinh tế đối ngoại
☐ Kinh doanh bất động sản
☐ Quản trị kinh doanh
☐ Kinh doanh quốc tế
☐ Marketing
☐ Khác
5. Tình trạng kinh doanh hiện tại của gia đình Anh/Chị/Bạn là gì?
☐ Bố/ Mẹ/ Bố và Mẹ tự kinh doanh
☐ Bố/ Mẹ/ Bố và Mẹ làm viên chức nhà nước
☐ Gia đình làm nghề truyền thống
☐ Bố/Mẹ/ Bố và Mẹ làm thuê công việc có liên quan đến kinh doanh
☐ Bố/Mẹ/ Bố và Mẹ làm thuê công việc không liên quan đến kinh doanh
☐ Khác
6. Anh/Chị/Bạn đã từng kinh doanh bằng cách mở công ty chưa?
☐ Rồi
☐ Chưa
7. Anh/Chị/Bạn có ý định kinh doanh bằng cách mở công ty không?
☐ Có
☐ Không
B. Ý KIẾN CÁ NHÂN
Các bạn hãy đánh giá mức độ đồng ý đối với các câu hỏi và nhận định theo thang điểm từ 1 –
5. Quy ước:
1: Hoàn toàn không đồng ý
2: Không đồng ý
3: Trung lập
4: Đồng ý
5: Hoàn toàn đồng ý
(Xin vui lòng chỉ đánh dấu (X) vào một ô thích hợp cho từng phát biểu)
75

1. RÀO CẢN KIẾN THỨC


Tôi nhận thấy mình thiếu kiến thức chuyên ngành để tạo lập
1 2 3 4 5
doanh nghiệp.
Tôi nhận thấy mình thiếu kiến thức trong việc lập kế hoạch
1 2 3 4 5
kinh doanh và huy động vốn.
Tôi nhận thấy mình thiếu kiến thức trong việc quản lý và vận
1 2 3 4 5
hành mô hình kinh doanh.
Tôi nhận thấy mình thiếu kiến thức về quản lý tài chính và
1 2 3 4 5
marketing.
Tôi nhận thấy mình thiếu kiến thức về các quy định pháp luật
1 2 3 4 5
dành cho doanh nghiệp.
Tôi nhận thấy chưa có nhiều cố vấn nhiều kinh nghiệm trong
1 2 3 4 5
các tổ chức nhà nước để trợ giúp sinh viên khởi nghiệp.
2. RÀO CẢN NHẬN THỨC
Tôi không cho rằng bản thân sẽ có đủ khả năng để quản lý
1 2 3 4 5
một doanh nghiệp.
Tôi không cho rằng mình sẽ trở thành một doanh nhân thành
1 2 3 4 5
đạt.
Tôi không cho rằng việc khởi nghiệp kinh doanh là dễ dàng. 1 2 3 4 5
Tôi không cho rằng nghề kinh doanh là hấp dẫn. 1 2 3 4 5
Tôi chưa có ý tưởng kinh doanh cho riêng mình. 1 2 3 4 5
3. RÀO CẢN THỊ TRƯỜNG
Tôi nhận thấy các doanh nghiệp khởi nghiệp đối mặt với áp
1 2 3 4 5
lực cạnh tranh gay gắt.
Tôi nhận thấy các doanh nghiệp khởi nghiệp gặp khó khăn
trong việc tiếp cận thông lệ, tập quán kinh doanh, tập quán 1 2 3 4 5
tiêu dùng.
Tôi nhận thấy luật của Việt Nam chưa hỗ trợ nhiều cho việc
1 2 3 4 5
thực hiện kinh doanh dễ dàng.
Tôi nhận thấy các thủ tục về thuế, hạn ngạch quá rườm rà,
1 2 3 4 5
khó hiểu.
Tôi nhận thấy các điều kiện, thủ tục để sản xuất, kinh doanh
1 2 3 4 5
hàng hóa, dịch vụ quá rườm rà, khó hiểu.
Tôi nhận thấy khó khăn trong việc thực hiện và bảo vệ quyền
1 2 3 4 5
sở hữu trí tuệ.
76

4. RÀO CẢN TINH THẦN


Gia đình không ủng hộ quyết định khởi nghiệp của tôi. 1 2 3 4 5
Bạn bè không ủng hộ quyết định khởi nghiệp của tôi. 1 2 3 4 5
Những người quan trọng không quyết định khởi nghiệp của
1 2 3 4 5
tôi.
Nhà trường không ủng hộ quyết định khởi nghiệp của tôi. 1 2 3 4 5
5. RÀO CẢN NGUỒN VỐN
Tôi không thể vay mượn tiền từ bạn bè, người thân để khởi
1 2 3 4 5
nghiệp.
Tôi không có đủ khoản tiết kiệm cá nhân để bắt đầu khởi
1 2 3 4 5
nghiệp.
Tôi không thể tìm các quỹ đầu tư hỗ trợ cho dự án khởi
1 2 3 4 5
nghiệp.
Tôi không thể vay vốn từ các gói vay dành cho sinh viên
1 2 3 4 5
khởi nghiệp.
Tôi không thể tìm người góp vốn để thành lập công ty. 1 2 3 4 5
6. RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC
Tôi không được nghe các câu chuyện kể về hoạt động kinh
1 2 3 4 5
doanh từ những người có kinh nghiệm trong nhà trường.
Tôi không nhận thấy nhà trường khuyến khích phát triển ý
1 2 3 4 5
tưởng sáng tạo để tôi có thể khởi nghiệp.
Tôi không nhận thấy nhà trường khuyến khích sinh viên
1 2 3 4 5
tham gia các hoạt động ngoại khóa về khởi nghiệp.
Tôi không nhận thấy giáo dục trong trường cung cấp những
kỹ năng và kiến thức cần thiết về kinh doanh để tôi khởi 1 2 3 4 5
nghiệp.
Tôi không có những buổi thảo luận/trao đổi về hoạt động
1 2 3 4 5
kinh doanh trong quá trình học tập.
7. Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP
Tôi không thể bắt đầu một doanh nghiệp. 1 2 3 4 5
Tôi không thể tự kinh doanh trong tương lai. 1 2 3 4 5
Tôi không suy nghĩ đến việc thành lập công ty riêng. 1 2 3 4 5
Tôi không có mục tiêu trở thành doanh nhân. 1 2 3 4 5
Tôi chưa sẵn sàng học hỏi để khởi nghiệp. 1 2 3 4 5
77
PHỤ LỤC 2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH EFA LẦN 1

Nhân tố
Biến quan sát
1 2 3 4 5

TT2 .773

TT1 .748

NT1 .733

TT4 .669

TT3 .668

NT4 .591

NT2 .575

KT1 .789

KT2 .776

KT4 .726

KT3 .704

KT6 .570

KT5 .555

MA1 .709

MA5 .670

MA4 .654

NT3 .563

MA2 .449

NT5 .397

MA3 .371

MA6 .360

NV2

GD1 .677

GD2 .632

GD3 .628

GD4 .613

GD5 .598
78

NV5 .417

NV1 .367

NV3 .357 .362

NV4
79
PHỤ LỤC 3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH EFA LẦN 2

Nhân tố
Biến quan sát
1 2 3 4

TT1 .786

NT1 .779

TT2 .687

TT3 .686

NT2 .617 .391

TT4 .525 .361

NT4 .457

NV1 .386

KT1 .808

KT2 .778

KT4 .742

KT3 .725

KT6 .585

KT5 .567

NV3 .361

MA6

MA1 .716

MA5 .642

NT3 .611

MA4 .590

MA2 .408

NT5 .376

NV5 .360

MA3

GD1 .694

GD5 .659

GD2 .648
80

GD3 .623

GD4 .616
81
PHỤ LỤC 4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH EFA LẦN 3
Nhân tố
Biến quan sát
1 2 3 4
TT1 .785
NT1 .778
TT2 .688
TT3 .682
NT2 .611 .393
TT4 .527 .355
NT4 .461
NV1 .381
KT1 .788
KT2 .770
KT4 .723
KT3 .715
KT6 .582
KT5 .563
NV3 .356
GD1 .702
GD5 .654
GD2 .653
GD3 .627
GD4 .616
MA1 .704
MA5 .619
NT3 .602
MA4 .559
MA2 .396
NT5 .374
NV5 .365
82
PHỤ LỤC 5. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH EFA LẦN 4
Nhân tố
Biến quan sát
1 2 3 4
KT1 .791
KT2 .774
KT4 .722
KT3 .715
KT6 .583
KT5 .563
NV3 .359
NT1 .810
TT1 .743
TT3 .640
NT2 .636
TT2 .615
NT4 .427
NV1 .390
GD1 .716
GD2 .707
GD5 .701
GD3 .678
GD4 .671
MA1 .711
MA5 .624
NT3 .590
MA4 .578
MA2 .392
NT5 .352
NV5
83
PHỤ LỤC 6. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH EFA LẦN 5
Nhân tố
Biến quan sát
1 2 3 4
KT1 .798
KT2 .787
KT3 .712
KT4 .708
KT6 .585
KT5 .569
NV3 .379
NT1 .813
TT1 .732
NT2 .648 .350
TT3 .628
TT2 .606
NT4 .426
NV1 .388
GD1 .711
GD2 .709
GD5 .701
GD3 .672
GD4 .670
MA1 .698
MA5 .625
NT3 .581
MA4 .579
MA2 .389
NT5
84
PHỤ LỤC 7. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH EFA LẦN 6
Nhân tố
Biến quan sát
1 2 3 4
KT1 .787
KT2 .764
KT4 .747
KT3 .725
KT6 .598
KT5 .573
NV3 .375
NT1 .812
TT1 .726
NT2 .656 .360
TT3 .625
TT2 .602
NT4 .410
NV1 .392
GD1 .720
GD2 .706
GD5 .701
GD3 .671
GD4 .659
MA1 .693
MA5 .628
NT3 .574
MA4 .569
MA2 .375
85
PHỤ LỤC 8. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CFA LẦN 1

Standardized Regression Weights:

Estimate
KT1 <--- 1 .790
KT2 <--- 1 .762
KT4 <--- 1 .694
86
KT3 <--- 1 .771
KT6 <--- 1 .572
KT5 <--- 1 .619
NV3 <--- 1 .568
TT1 <--- 2 .802
TT3 <--- 2 .823
NT1 <--- 2 .621
TT2 <--- 2 .815
NV1 <--- 2 .495
NT4 <--- 2 .617
GD2 <--- 3 .777
GD1 <--- 3 .690
GD5 <--- 3 .756
GD4 <--- 3 .772
GD3 <--- 3 .764
MA1 <--- 4 .634
MA5 <--- 4 .783
NT3 <--- 4 .456
MA4 <--- 4 .725
MA2 <--- 4 .684
87
PHỤ LỤC 9. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CFA LẦN 2

Standardized Regression Weights:

Estimate
KT1 <--- 1 .791
KT2 <--- 1 .762
KT4 <--- 1 .695
88
KT3 <--- 1 .770
KT6 <--- 1 .574
KT5 <--- 1 .617
NV3 <--- 1 .566
TT1 <--- 2 .804
TT3 <--- 2 .828
NT1 <--- 2 .608
TT2 <--- 2 .823
NT4 <--- 2 .615
GD2 <--- 3 .775
GD1 <--- 3 .690
GD5 <--- 3 .757
GD4 <--- 3 .772
GD3 <--- 3 .763
MA1 <--- 4 .620
MA5 <--- 4 .766
MA4 <--- 4 .733
MA2 <--- 4 .696
Model Validity Measures
Validity Analysis

CR AVE MSV MaxR(H) 1 2 3 4

1 0.861 0.473 0.513 0.875 0.688

2 0.858 0.551 0.584 0.879 0.484*** 0.742

3 0.867 0.566 0.584 0.869 0.535*** 0.764*** 0.752

4 0.798 0.499 0.513 0.806 0.717*** 0.309*** 0.483*** 0.706


Validity Concerns
- The AVE for 1 is less than 0.50. Try removing NV3 to improve AVE.
- The AVE for 1 is less than the MSV.
- The square root of the AVE for 1 is less than its correlation with 4.
- The square root of the AVE for 2 is less than its correlation with 3.
- The square root of the AVE for 3 is less than its correlation with 2.
- The AVE for 4 is less than 0.50. Try removing MA1 to improve AVE.
- The AVE for 4 is less than the MSV.
- The square root of the AVE for 4 is less than its correlation with 1.
HTMT Analysis
89

1 2 3 4

2 0.536

3 0.562 0.776

4 0.724 0.356 0.490


90
PHỤ LỤC 10. KẾT QUẢ CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ PHÙ HỢP CFA
CMIN

Model NPAR CMIN DF P CMIN/DF


Default model 44 313.231 146 .000 2.145
Saturated model 190 0 0
Independence model 19 3028.752 171 .000 17.712
RMR, GFI

Model RMR GFI AGFI PGFI


Default model .060 .905 .877 .696
Saturated model .000 1.000
Independence model .397 .277 .197 .249
Baseline Comparisons

NFI RFI IFI TLI


Model CFI
Delta1 rho1 Delta2 rho2
Default model .897 .879 .942 .931 .941
Saturated model 1.000 1.000 1.000
Independence model .000 .000 .000 .000 .000
Parsimony-Adjusted Measures

Model PRATIO PNFI PCFI


Default model .854 .766 .804
Saturated model .000 .000 .000
Independence model 1.000 .000 .000
NCP

Model NCP LO 90 HI 90
Default model 167.231 120.072 222.140
Saturated model .000 .000 .000
Independence model 2857.752 2682.890 3039.954
FMIN

Model FMIN F0 LO 90 HI 90
Default model 1.007 .538 .386 .714
Saturated model .000 .000 .000 .000
Independence model 9.739 9.189 8.627 9.775
RMSEA

Model RMSEA LO 90 HI 90 PCLOSE


91

Default model .061 .051 .070 .030


Independence model .232 .225 .239 .000
AIC

Model AIC BCC BIC CAIC


Default model 401.231 407.279 565.923 609.923
Saturated model 380.000 406.117 1091.171 1281.171
Independence model 3066.752 3069.364 3137.869 3156.869
ECVI

Model ECVI LO 90 HI 90 MECVI


Default model 1.290 1.138 1.467 1.310
Saturated model 1.222 1.222 1.222 1.306
Independence model 9.861 9.299 10.447 9.869
HOELTER

HOELTER HOELTER
Model
.05 .01
Default model 174 188
Independence model 21 23
92
PHỤ LỤC 11. BẢNG CÁC TRỌNG SỐ ĐÃ CHUẨN HÓA CFA
(STANDARDIZED REGRESSION WEIGHTS) VÀ HỆ SỐ TƯƠNG QUAN
CORRELATIONS
Estimate Estimate
KT1 <--- KT .789 KT <--> TT .459
KT2 <--- KT .756 KT <--> GD .514
KT4 <--- KT .711 KT <--> MA .744
KT3 <--- KT .778 TT <--> GD .764
KT6 <--- KT .574 TT <--> MA .360
KT5 <--- KT .616
TT1 <--- TT .803
TT3 <--- TT .828
NT1 <--- TT .609
TT2 <--- TT .823
NT4 <--- TT .615
GD2 <--- GD .776
GD1 <--- GD .690
GD5 <--- GD .756
GD4 <--- GD .772
GD3 <--- GD .764
MA5 <--- MA .755
MA4 <--- MA .709
MA2 <--- MA .709
93
PHỤ LỤC 12. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CRONBACH’S ALPHA SAU CFA
Trung bình Phương sai Hệ số tương Giá trị
Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu quan biến Cronbach's Alpha
loại biến loại biến tổng nếu loại biến này
Rào cản kiến thức - KT Cronbach's Alpha = .854
KT1 18.8013 13.812 .711 .816
KT2 18.7628 14.111 .681 .822
KT3 18.8365 13.886 .702 .818
KT4 18.9359 13.681 .655 .827
KT5 18.7244 15.287 .575 .841
KT6 18.8878 14.955 .527 .851
Rào cản tinh thần - TT Cronbach's Alpha = .855
TT1 12.6795 12.823 .727 .810
TT2 12.8237 12.885 .727 .810
TT3 12.7564 12.912 .739 .806
NT1 12.3045 14.663 .584 .846
NT4 12.7564 14.313 .572 .850
Rào cản môi trường giáo dục - GD Cronbach's Alpha = .866
GD1 13.6218 12.455 .640 .850
GD2 13.6186 12.127 .723 .829
GD3 13.7788 12.250 .697 .836
GD4 13.7532 12.058 .697 .836
GD5 13.6891 12.594 .684 .839
Rào cản thị trường - MA Cronbach's Alpha = .766
MA2 7.5256 3.009 .564 .724
MA4 7.5865 2.655 .594 .692
MA5 7.5737 2.593 .642 .636
Ý định khởi nghiệp - YDKN Cronbach's Alpha = .859
YDKN1 13.2949 13.283 .651 .837
YDKN2 13.4167 12.520 .680 .829
YDKN3 13.4391 12.479 .700 .824
94

YDKN4 13.5417 12.288 .686 .828


YDKN5 13.5769 12.193 .669 .832
95
PHỤ LỤC 13. KẾT QUẢ CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ PHÙ HỢP SEM
CMIN

Model NPAR CMIN DF P CMIN/DF


Default model 58 554.169 242 0 2.290
Saturated model 300 0 0
Independence model 24 4.153.823 276 0 15.050
RMR, GFI

Model RMR GFI AGFI PGFI


Default model 61 870 839 702
Saturated model 0 1.000
Independence model 413 230 163 211
Baseline Comparisons

NFI RFI IFI TLI


Model CFI
Delta1 rho1 Delta2 rho2
Default model 867 848 920 908 919
Saturated model 1.000 1.000 1.000
Independence model 0 0 0 0 0
Parsimony-Adjusted Measures

Model PRATIO PNFI PCFI


Default model 877 760 806
Saturated model 0 0 0
Independence model 1.000 0 0
NCP

Model NCP LO 90 HI 90
Default model 312.169 247.523 384.533
Saturated model 0 0 0
Independence model 3.877.823 3.672.921 4.090.022
FMIN

Model FMIN F0 LO 90 HI 90
Default model 1.782 1.004 796 1.236
Saturated model 0 0 0 0
Independence model 13.356 12.469 11.810 13.151
RMSEA

Model RMSEA LO 90 HI 90 PCLOSE


96

Default model 64 57 71 1
Independence model 213 207 218 0
AIC

Model AIC BCC BIC CAIC


Default model 670.169 680.309 887.263 945.263
Saturated model 600.000 652.448 1.722.901 2.022.901
Independence model 4.201.823 4.206.019 4.291.655 4.315.655
ECVI

Model ECVI LO 90 HI 90 MECVI


Default model 2.155 1.947 2.388 2.187
Saturated model 1.929 1.929 1.929 2.098
Independence model 13.511 12.852 14.193 13.524
HOELTER

HOELTER HOELTER
Model
.05 .01
Default model 157 167
Independence model 24 25
97
PHỤ LỤC 14. KHẢO SÁT HÌNH DẠNG PHÂN PHỐI CỦA TẬP DỮ LIỆU

Hình a. Kết quả biểu đồ Histogram


Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Hình b. Kết quả biểu đồ Q-Q Plot


Nguồn: Kết quả phân tích SPSS
98

Hình c. Kết quả đồ thị Box plot


Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Hình d. Kết quả đồ thị thân và lá (Stem-and-Leaf Plot)


Nguồn: Kết quả phân tích SPSS
Dựa vào Histogram (hình a) ta có thể thấy hình dạng phân phối của YDKNG có
dạng xấp xỉ đối xứng. Biểu đồ QQ-plot (hình b) cũng cho thấy những giá trị quan sát đa
phần nằm trên đường thẳng kỳ vọng của phân phối chuẩn. Nhưng đồ thị Boxplot (hình
c) và Stem-and-Leaf Plot (hình d) lại cho thấy phân phối của YDKNG hơi lệch phải. Ta
dùng thêm các đặc trưng số của YDKNG để có thêm thông tin (bảng a).
99

Statistic Std. Error

Mean 3.3635 .04929

95% Lower Bound 3.2665


YDKNG Confidence
Interval for
Upper Bound
Mean 3.4604

5% Trimmed Mean 3.3744

Median 3.2000

Variance .758

Std. Deviation .87057

Minimum 1.00

Maximum 5.00

Range 4.00

Interquartile Range 1.20

Skewness -.102 .138

Kurtosis -.297 .275

Bảng a. Phân tích mô tả biến YDKNG


Nguồn: Kết quả phân tích SPSS
Kết quả cho thấy trị trung bình (mean) = 3.3635 > trung vị (median) = 3.2, do đó
ta có thể kết luận phân phối của YDKNG lệch phải.
Tiếp theo, nhóm nghiên cứu dùng kiểm định Kolmogorov-Smirnova (do cỡ mẫu
là 312 > 50) để phân tích. Kết quả ở bảng b dưới đây cho thấy Sig.= 0 < 0.05, chứng tỏ
dữ liệu không có phân phối chuẩn.
Kolmogorov-Smirnova Shapiro-Wilk

Statistic df Sig. Statistic df Sig.


YDKNG
0.082 312 0 0.981 312 0

Bảng b. Kết quả kiểm định Kolmogorov-Smirnova và Shapiro-Wilk


Nguồn: Kết quả phân tích SPSS
100
TÀI LIỆU THAM KHẢO
SÁCH
1. Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational behavior and
human decision processes, 50(2), 179-211.
2. Hair, J. F., Hult, G. T. M., Ringle, C., & Sarstedt, M. (2016). A primer on partial
least squares structural equation modeling (PLS-SEM (2nd ed.). Thousand Oaks,
CA: Sage Publications.
3. Hisrich, R. D., Peters, M. P., & Shepherd, D. A. (2013), Entrepreneurship, 9th
ed. New York: McGraw Hill.
4. Kreitner, R. (1980). Management, a problem-solving process. Houghton Mifflin.
5. Likert, R. (1932). A technique for the measurement of attitudes. Archives of
Psychology, 140.
6. Marshall, A. (1890). Principles of Economics, 8th edn (1920). London,
Mcmillan.
7. Robbins, L. (1932). An essay on the nature and significance of economic science.
Ludwig von Mises Institute.
8. Shapero, A., & Sokol, L. (1982). The social dimensions of entrepreneurship. In
C.A. Kent, D.L. Sexton, & K.H. Vesper (Eds.). Encyclopedia of
Entrepreneurship. Englewood Cliffs, NJ: Prentice-Hall, 72-90.
9. Taylor, F.W. (1911). The Principles of Scientific Management. New York, NY:
The Norton Library.
10. Thọ, N. (2013). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh – thiết kế
và thực hiện. NXB Lao động xã hội.
BÀI TRONG KỶ YẾU HỘI THẢO, HỘI NGHỊ
11. Chính phủ (2017), Quyết định số 1665/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học
sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” của Thủ tướng Chính phủ.
12. Quang, L. (2018). Nghịch lý doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phòng Thương Mại và
Công Nghiệp Việt Nam (VCCI).
13. Thuy, H. (2019), Thực trạng hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên: Nghiên
cứu trường hợp điển hình tại Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà
Nội. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế lần thứ nhất về Đổi mới đào tạo giáo viên:592-604.
14. Thuy, N. (2019). Tác động của môi trường khởi nghiệp tới dự định khởi nghiệp
của sinh viên. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc gia 2019:157-168.
15. VCCI (2017), Cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Báo cáo nghiên
cứu phục vụ việc hướng dẫn thi hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2016
về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
101
TÀI LIỆU TỪ INTERNET
16. Bird, B. (1988). Implementing entrepreneurial ideas: The case for intention.
Academy of management Review, 13(3), 442-453.
<https://doi.org/10.5465/amr.1988.4306970> [Ngày truy cập: ngày 24 tháng 08
năm 2021]
17. Hoan, N. (2021). Kiến thức kinh doanh là gì? Khái niệm về hoạt động kinh doanh
<https://tranthinhlam.com/kien-thuc-kinh-doanh/> [Ngày truy cập: ngày 21
tháng 09 năm 2021]
18. Nhung, H. (2018). Trang bị kỹ năng khởi nghiệp từ bậc phổ thông. Báo điện tử
Đại biểu nhân dân, <daibieunhandan.vn/trang-bi-ky-nang-khoi-nghiep-tu-bac-
pho-thong-400563> [Ngày truy cập: ngày 19 tháng 08 năm 2021]
19. Phát, T. (2021). 17 mô hình kinh doanh khởi nghiệp dành cho các startup.
Way.com.vn <way.com.vn/17-mo-hinh-kinh-doanh-khoi-nghiep-danh-cho-cac-
starup.html> [Ngày truy cập: ngày 24 tháng 08 năm 2021]
20. Thông, V. (2017). Việt Nam dẫn đầu thế giới về tinh thần khởi nghiệp. Báo
VnExpress, <startup.vnexpress.net/tin-tuc/xu-huong/viet-nam-dan-dau-the-gioi-
ve-tinh-than-khoi-nghiep-3647551.html> [Ngày truy cập: ngày 19 tháng 08 năm
2021]
21. Trí, N. (2019). Kinh nghiệm tạo lập quốc gia khởi nghiệp ở một số nước. Doanh
nghiệp hội nhập, <doanhnghiephoinhap.vn/kinh-nghiem-tao-lap-quoc-gia-khoi-
nghiep-o-mot-so-nuoc.html> [Ngày truy cập: ngày 24 tháng 08 năm 2021]
BÀI BÁO KHOA HỌC
22. Adekiya, A. A., & Ibrahim, F. (2016). Entrepreneurship intention among
students. The antecedent role of culture and entrepreneurship training and
development. The International Journal of Management Education, 14(2), 116-
132.
23. Amanamah, R. B., Owusu, E. K., & Acheampong, A. (2018). Barriers to
entrepreneurial intention among university students in Ghana. European Journal
of Research and Reflection in Educational Sciences Vol, 6(1).
24. Anuar, A., Nasir, I. N. M., Rahman, F. A., & Sadek, D. M. (2013). Barriers to
start-up the business among students at tertiary level: A case study in northern
states of peninsular Malaysia. Asian Social Science, 9(11), 290.
25. ÅžeÅŸen, H., & Pruett, M. (2014). The Impact of Education, Economy and
Culture on Entrepreneurial Motives, Barriers and Intentions: A Comparative
Study of the United States and Turkey. The Journal of Entrepreneurship, 23(2),
231-261.
102
26. Bích, B., Minh, P. (2021). Ý định khởi nghiệp của sinh viên kỹ thuật: vai trò của
động lực và rào cản. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ - Kinh tế - Luật
và Quản lý, 5(2):1509-1523.
27. Boyd, N. G., & Vozikis, G. S. (1994). The influence of self-efficacy on the
development of entrepreneurial intentions and actions. Entrepreneurship theory
and practice, 18(4), 63-77.
28. Bruderl, J., & Schussler, R. (1990). Organizational mortality: The liabilities of
newness and adolescence. Administrative science quarterly, 530-547.
29. David. H., Roberts E. B., Eesley C. E. (2007). Entrepreneurs from technology
based universities: Evidence from MIT, Research policy, Vol 36, pp 768–788.
30. Hiệp, N., Thanh, T., Nhi, N. (2018). Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp
kinh doanh của sinh viên khối ngành kinh tế các trường đại học tại thành phố Hồ
Chí Minh. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 51, 06/2019.
31. Iakovleva, T. A., Kolvereid, L., Gorgievski-Duijvesteijn, M. M., & Sørhaug, Ø.
(2014). Comparison of perceived barriers to entrepreneurship in Eastern and
Western European countries. International Journal of Entrepreneurship and
Innovation Management, 18(2/3), 115-133.
32. Kristiansen, S. and Indarti, N. (2004), “Entrepreneurial intention among
Indonesian and Norwegian students”, Journal of Enterprising Culture, 12 (1), pp.
55-78.
33. Krueger, N. (1993). The impact of prior entrepreneurial exposure on perceptions
of new venture feasibility and desirability. Entrepreneurship theory and practice,
18(1), 5-21.
34. Liên, N. (2020). Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên:
Nghiên cứu trường hợp sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí
Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 17,
7/2020.
35. Lien, N., Lytle, L. A., & Komro, K. A. (2002). Applying theory of planned
behavior to fruit and vegetable consumption of young adolescents. American
Journal of Health Promotion, 16(4), 189-197.
36. Lüthje, C., & Franke, N. (2003). The ‘making’ of an entrepreneur: testing a model
of entrepreneurial intent among engineering students at MIT. R&D Management,
33(2), 135-147.
37. Maes, J., Leroy, H., & Sels, L. (2014). Gender differences in entrepreneurial
intentions: A TPB multi-group analysis at factor and indicator level. European
Management Journal, 32(5), 784-794.
103
38. Mai, N., Ngoc, L., Dung, T. (2018). Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp
của nữ sinh viên ngành Quản trị kinh doanh trên địa bàn Hà Nội. Tạp chí Khoa
học & Công nghệ, 49/2018:120-128.
39. Malebana, M. J. (2015). Perceived barriers influencing the formation of
entrepreneurial intention. Journal of Contemporary Management, 12(1), 881-
905.
40. Miller, T. L. (2012). Educating the Minds of Caring Hearts: Comparing the
Views of Practitioners and Educators on the Importance of Social
Entrepreneurship Competencies. Academy of Management Learning &
Education, 11(3), 349-370.
41. Nasurdin, A., M. (2009), “Examining a model of entrepreneurial intention among
Malaysians using SEM procedure”, European journal of scientific research, 13
(2), 365- 373.
42. Peterman, N. E., & Kennedy, J. (2003). Enterprise education: Influencing
students’ perceptions of entrepreneurship. Entrepreneurship theory and practice,
28(2), 129-144.
43. Pruett, M., Shinnar, R., Toney, B., Llopis, F., & Fox, J. (2009). Explaining
entrepreneurial intentions of university students: a cross‐cultural study.
International Journal of Entrepreneurial Behavior & Research.
44. Robertson, M., Collins, A., Medeira, N., & Slater, J. (2003). Barriers to start-up
and their effect on aspirant entrepreneurs. Education+ Training, 45(6), 308-316.
45. Saral, H., & Alpkan, L. (2017). The Relationship Between Entrepreneurial
Characteristics And Entrepreneurial Intention. In M. Özşahin (Ed.), The
European Proceedings of Social & Behavioural Sciences EpSBS (pp. 363- 371).
Podgorica: Future Academy.
46. Schwarz, E. J., Wdowiak, M. a., Almer-Jarz, D. a., & Breitenecker, R. J. (2009).
The effects of attitudes and perceived environment conditions on students’
entrepreneurial intent: An Austrian perspective. Education + Training, 51(4),
272–291. doi:10.1108/00400910910964566.
47. Shahverdi, M., Ismail, K., & Qureshi, M. (2018). The effect of perceived barriers
on social entrepreneurship intention in Malaysian universities: The moderating
role of education. Management Science Letters, 8(5), 341-352.
48. Shane, S., & Venkataraman, S. (2000). The promise of entrepreneurship as a field
of research. Academy of management review, 25(1), 217-226.
104
49. Sheeran, P. (2002). Intention-behavior relations: A conceptual and empirical
review. European Review of Social Psychology, 12(1), 1–36. doi:
10.1080/14792772143000003.
50. Shinnar, R., Pruett, M., & Toney, B. (2009). Entrepreneurship education:
Attitudes across campus. Journal of Education forBusiness, 84(3), 151-159.
51. Su, Y., Zhu, Z., Chen, J., Jin, Y., Wang, T., Lin, C. L., & Xu, D. (2021). Factors
Influencing Entrepreneurial Intention of University Students in China:
Integrating the Perceived University Support and Theory of Planned Behavior.
Sustainability, 13(8), 4519.
52. Taatila, V. (2010) Learning entrepreneurship in higher education”, Journal of
Education and Training, 52, 48-61.
53. Talpas, P. (2014). Integration of Romani women on the labor market. Polish
Journal of Management Studies, 10(1), 198-203.
54. Thanh, L., Hau, D., Huyen, N., Linh, N., Doanh, D., & Nga, N. (2020). The
effects of internal and external barriers on Vietnamese students’ entrepreneurial
intention. Management Science Letters, 10(2), 381-390.
55. Thu, N., Hoang, T., Tan, H. (2018). Ảnh hưởng nhận thức khởi nghiệp đến hành
vi khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam: Vai trò ý định mục tiêu và ý định hành
động. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 13(2), 75-90.
56. Trang, T. (2020). Ảnh hưởng của các yếu tố hỗ trợ và trở ngại cá nhân tới ý định
hành vi khởi sự kinh doanh: Nhận thức của nữ sinh viên một số trường đại học
tại Hà Nội. Tạp chí Khoa học Thương mại, 141/2020:63-72.
57. Tukamushaba, E. K., Orobia, L., & George, B. P. (2011). Development of a
conceptual model to understand international social entrepreneurship and its
application in the Ugandan context. Journal of International Entrepreneurship,
9(4), 282-298.
58. Yordanova, D. I., & Tarrazon, M. A. (2010). Gender differences in
entrepreneurial intentions: evidence from Bulgaria. Journal of Developmental
Entrepreneurship, 15(03), 245-261.

You might also like