You are on page 1of 6

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

KHOA ĐA PHƯƠNG TIỆN

BÁO CÁO
PHÂN TÍCH NHIỆM VỤ

Môn
Thiết kế tương tác đa phương tiện

Giảng viên:
Nguyễn Thị Tuyết Mai

Nhóm lớp: 03

Nhóm thực hiện: 02


Phạm Thị Hằng – B21DCPT100
Đỗ Tuấn Minh – B21DCPT023
Nguyễn Thị Thu Trang – B21DCPT221
Phùng Văn Tuấn – B21DCPT227

Hà Nội – 2023
I. GIỚI THIỆU
Phân tích nhiệm vụ là công việc xác định:
- Các nhiệm vụ mà người dùng cần thực hiện
- Mục đích của các nhiệm vụ, các công việc mà người dùng cần thực hiện
- Hành động của người dùng tác động vào hệ thống để thực hiện nhiệm vụ.
➔ Mục đích: là trạng thái hệ thống người dùng muốn đạt được
➔ Nhiệm vụ: là các hoạt động cần thiết để đạt được mục đích
➔ Hành động: là các bước cụ thể, hành động người dùng tác động lên sản phẩm

II. XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ

- Nhiệm vụ là hoạt động cần thiết để đạt được mục đích


- Nhiệm vụ là những gì mà người dùng nghĩ hoặc thực hiện để đáp ứng mục đích
- Để đạt được một mục đích lớn thì người dùng phải thực hiện nhiều mục đích nhỏ
- Người dùng có thể thực hiện nhiệm vụ theo nhiều cách khác nhau để đạt được mục
đích
- Ví dụ: Mục đích: cài đặt hẹn giờ; ta có các hành động tương ứng với từng nhiệm vụ
như sau:

Nhiệm vụ Hành động


Thiết lập giờ cần cài đặt Nhập con số vào ô thời gian/Kéo thanh
cuộn chọn con số cần thiết lập
Thiết lập số lần lặp lại Chọn theo danh sách thời gian
Đặt tên cho giờ hẹn Nhập text vào ô tên giờ hẹn
Cài đặt âm thanh báo thức Chọn theo danh sách âm thanh có sẵn
Thiết lập báo lại Lựa chọn chế độ On-Off

III. PHÂN TÍCH NHIỆM VỤ THEO CÁC MÔ HÌNH

1. Theo mô hình HTA – Hierachical Task Analysis


- Kỹ thuật phân tích nhiệm vụ sử dụng phương pháp phân rã nhiệm vụ để biểu diễn
các hành vi.
- Là quá trình phát triển một cây phân cấp các nhiệm vụ con và kế hoạch, miêu tả trình
tự và điều kiện thực hiện nhiệm vụ
- Mục tiêu của người dùng là gốc của sơ đồ cây, các nhánh của cây là những nhiệm vụ,
hành động mà người dùng cần thực hiện để đạt được mục đích.
➔ Chuỗi những hành động, nhiệm vụ được gọi là: kế hoạch (plan)
- Một số loại kế hoạch thường gặp:
o Thứ tự cố định: các nhiệm vụ con được thực hiện theo đúng thứ tự mà chúng
được phân rã
o Các nhiệm vụ lựa chọn: việc thực hiện hay không thực hiện nhiệm vụ đó phụ
thuộc vào từng tình huống cụ thể
o Chờ đợi các sự kiện: nhiệm vụ chỉ được thực hiện khi một nhiệm vụ liên quan
đã hoàn thành
o Chia sẻ thời gian: các nhiệm vụ được thực hiện đồng thời
o Nhiệm vụ không bắt buộc: người dùng được phép tùy ý lựa chọn việc thực
hiện/ không thực hiện nhiệm vụ, mà vẫn đảm bảo hoàn thành được mục đích.
- Ví dụ: Nhiệm vụ đặt phòng trên website
Cấu trúc phân cấp nhiệm vụ Đặt phòng

➔ Phân tích: Muốn hoàn thành việc Đặt phòng, người dùng cần:
o Vào trang web để tìm kiếm
Với nhiệm vụ này, tùy theo mong muốn, ngữ cảnh mà người dùng có 2 lựa
chọn:
▪ Lựa chọn theo danh sách gợi ý đã hiển thị
▪ Nhập các tiêu chí tìm kiếm: Chọn/Nhập địa điểm; Chọn ngày đi, ngày
đến; Chọn số người
o Xem các phòng được hiển thị trong danh sách tìm kiếm: người dùng có thể
chọn lọc danh sách phòng theo mong muốn bằng cách sử dụng bộ lọc
o Xem chi tiết và chọn ra một phòng
▪ Nếu người dùng còn phân vân hay muốn xem lại, có thể lưu vào danh
sách xem sau
▪ Nếu người dùng chưa thấy phù hợp với phòng đã xem, có thể bỏ qua
o Tiến hành đặt phòng
Muốn đặt phòng, người dùng phải thực hiện đủ các bước: xác nhận thông tin
và thanh toán tiền phòng
Như vậy, để hoàn thành được mục tiêu, người dùng cần thực hiện các nhiệm vụ nhỏ
lần lượt và có lựa chọn.

2. Theo mô hình CTA – Cognitive Task Analysis


CTA là một phần mở rộng của phương pháp phân tích nhiệm vụ HTA, giải thích về
kiến thức, tiến trình tư tưởng và cấu trúc mục tiêu làm cơ sở thực hiện nhiệm vụ.
- Phân tích nhiệm vụ theo nhận thức tập trung vào sự biểu diễn các tri thức mà người
dùng có hoặc cần phải có để hoàn thành nhiệm vụ
- Một số hoạt động như: ấn phím, di chuyển con trỏ, quyết định phím nào sẽ được
nhấn, con trỏ phải chuyển đến vị trí nào trên màn hình

- Mục đích của CTA:


o Nhận được đầu vào cho thiết kế giao diện hệ thống
o Thiết kế thủ tục và quy trình của một hệ thống cụ thể
o Phân bổ các chức năng hệ thống
o Bằng cách mô hình hóa nhận thức nhiệm vụ, các nhà thiết kế sẽ không gặp
phải khó khăn trong việc nhớ lại các thủ tục trong tâm trí họ
- Ví dụ: nhiệm vụ “Thiết lập thời gian cần cài đặt”
SO SÁNH MÔ HÌNH HTA VÀ CTA
- Giống: đều được sử dụng để phân tích nhiệm vụ trong Thiết kế tương tác
- Khác:
HTA CTA
Phương Phân tích phân cấp để phân rã Nghiên cứu các quá trình tư duy,
pháp các nhiệm vụ thành các bước quyết định và vấn đề giải quyết
nhỏ hơn, dễ quản lí hơn của người dùng
-Cụ thể: phỏng vấn, khảo sát để
thu thập thông tin về quá trình tư
duy của người dùng
Mục đích Tạo ra một phân cấp các tác vụ Hiểu rõ hơn về cách thức người
sử dụng và hoạt động dựa trên mục tiêu dùng tương tác với giao diện
của người dùng
Ưu điểm -Cung cấp một cái nhìn tổng -Phân tích sâu về kiến thức, kỹ
quát về công việc và các nhiệm năng, và quyết định cần thiết cho
vụ con. công việc.
-Dễ dàng thể hiện mối quan hệ -Hỗ trợ trong việc xác định các
giữa các nhiệm vụ và bước yếu tố nhận thức quan trọng để
thực hiện. đạt được hiệu quả công việc.
-Hỗ trợ trong việc xác định và -Giúp định hướng đào tạo và hỗ
giải quyết vấn đề trong quy trợ người dùng trong việc thực
trình công việc. hiện công việc.
Nhược điểm -Không đưa ra thông tin chi tiết Có thể khó áp dụng đối với các
về các quyết định, kiến thức, và công việc không rõ ràng về mặt
kỹ năng cần thiết để hoàn thành nhận thức.
công việc.
-Không đánh giá được tầm
quan trọng của từng nhiệm vụ
và bước thực hiện.
➔ Tóm lại, HTA tập trung vào quy trình và thứ tự thực hiện các nhiệm vụ, còn CTA
tập trung vào các yếu tố nhận thức liên quan đến việc thực hiện công việc.

3. Mô hình GOMS
Ngoài CTA, trong Thiết kế tương tác còn có một phương pháp phân tích nhiệm vụ
theo nhận thức là GOMS (Goals – Operator – Methods – Selection Rules)
- Goals (Mục tiêu): đề cập đến một trạng thái đặc biệt mà người dùng muốn đạt được
- Operator (Vận hành): là những hành động mà người dùng thực hiện
- Methods (Phương pháp): là chuỗi các bước mà người dùng sẽ vận hành để hoàn
thành mục tiêu
- Selection rules (Quy tắc lựa chọn): để xác định phương pháp lựa chọn khi có nhiều
hơn một lựa chọn
➔ Ví dụ: Thực hiện mục tiêu “Xóa văn bản trong Word”

You might also like