You are on page 1of 2

HQ21

MỘT SỐ QUY TẮC VỀ TỪ LOẠI

1. Sau mạo từ (a/an/the) là danh từ, cụm danh từ hoặc các cấu trúc tương đương với
danh từ (V-ing, mệnh đề that,…)
2. Động từ ‘to be’ nối chủ ngữ của mệnh đề với một:
- Danh từ - để thể hiện vị trí tương đương giữa chủ ngữ và danh từ (chức vụ, nghề
nghiệp, chức năng,…).
- Tính từ - để thể hiện tính chất hoặc trạng thái của chủ ngữ (miêu tả chủ ngữ).
- Giới từ - phụ thuộc vào ý nghĩa của giới từ (ví dụ: in (vị trí); for (đối tượng chủ
ngữ hướng đến); about (chủ đề chủ ngữ hướng đến),…)
Như vậy sau động từ ‘to be’ có thể là một danh từ, tính từ hoặc giới từ.
3. Bổ sung ý nghĩa cho danh từ là các tính từ. Tính từ đứng trước danh từ và đứng
sau các đại từ phiếm định (everyone, somebody, anything, nothing,…).
4. Các danh từ đếm được số ít thường không đi một mình. Phía trước các danh từ đó
cần có mạo từ, từ chỉ số lượng ‘one’, đại từ chỉ định (this, that, these, those) hoặc
tính từ sở hữu.
5. Trạng từ bổ sung nghĩa cho động từ, tính từ, 1 trạng từ khác, 1cụm giới từ hoặc cả
mệnh đề.
Trạng từ cách thức (hầu hết được tạo thành bởi tính từ + đuôi ‘ly’) đứng trước
hoặc sau động từ mà nó bổ nghĩa (trừ một số trạng từ đặc biệt), nhưng chỉ có thể
đứng trước tính từ, trạng từ hoặc cụm giới từ mà nó bổ nghĩa. Nếu động từ có tân
ngữ, trạng từ đứng sau tân ngữ.
6. Một số động từ đặc biệt sẽ đi với tính từ thay vì trạng từ (xem Trạng từ).
7. Phía sau các giới từ là các (cụm) danh từ, V-ing hoặc các cụm từ tương đương với
danh từ.
8. Trạng từ và trạng ngữ (thời gian, nơi chốn…) là các thành phần bổ sung ý nghĩa,
không nhất thiết phải có trong cấu trúc của mệnh đề.
9. Trong 1 mệnh đề chỉ được phép chia động từ 1 lần theo thời và ngôi nếu không có
từ nối giữa các động từ. Các động từ khác (nếu có) phải ở 1 trong 3 dạng phân từ
HQ21

của động từ: V-ing (phân từ I – phân từ hiện tại; PII (phân từ II – phân từ quá khứ)
và to-V (to-infinitive – to-động từ nguyên thể).
10. That có thể nối 2 mệnh đề với nhau / mở ra 1 mệnh đề mới.
11. Trong cấu trúc ngữ pháp, V-ing giữ chức năng tương đương với 1 danh từ, PII giữ
chức năng tương đương với 1 tính từ.
12. 2 mệnh đề không bao giờ được nối với nhau bằng dấu phẩy (,) mà không có từ nối
đi kèm; cũng không bao giờ đứng ngay cạnh nhau mà không có gì ngăn cách.

Muốn nối hai mệnh đề có thể dùng dấu chấm phẩy (;).

You might also like