You are on page 1of 128

GIÁO TRÌNH

Ban hành lần: 01


KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

LỜI NÓI ĐẦU


Theo khuyến cáo của Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế “Mỗi quốc gia
thành viên của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) nên thiết lập Hệ thống
TKCN của quốc gia mình, nhằm trợ giúp lẫn nhau trong việc cung ứng dịch vụ TKCN
khi có yêu cầu”.
Nhằm đáp ứng khuyến cáo của Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế với mục
đích bảo đảm an toàn cho tất cả các chuyến bay bay trong vùng trời Việt Nam song
song với sự phát triển, lớn mạnh không ngừng của ngành hàng không, trong những
năm qua ngành Hàng không Việt Nam nói chung và Tổng công ty quản lý bay Việt
Nam nói riêng đã quan tâm sâu sát đến dịch vụ TK, CN và dịch vụ cứu hỏa và KNSB.
Dịch vụ TK, CN đã được kiện toàn, thống nhất về mô hình tổ chức trong toàn Tổng
công ty, chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao, trang thiết bị tìm kiếm
và cứu nạn được đầu tư mới, đồng bộ và hiện đại đáp ứng được yêu cầu cung cấp dịch
vụ. Trong khi đó dịch vụ cứu hỏa và KNSB luôn được chuẩn bị đầy đủ lực lượng, cơ
sở vật chất nhằm khi có tình huống khẩn nguy xảy ra có thể xử lý kịp thời, bảo đảm an
toàn cho tàu bay, phi hành đoàn và hành khách. Công tác KNSB nhằm mục đích bảo
đảm tuyệt đối an ninh an toàn cho hành khách và các chuyến bay khai thác tại CHK,
SB; đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của pháp luật và tiêu chuẩn, khuyến cáo thực hành
của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế.
Hoạt động TK, CN và hoạt động cứu hỏa và KNSB đòi hỏi có sự đầu tư về
nguồn lực, cơ sở hạ tầng và phương tiện cũng như thống nhất về luật pháp trong phạm
vi mỗi quốc gia và quốc tế. Ngày nay, hoạt động TK, CN và hoạt động cứu hỏa và
KNSB kể cả về mặt luật pháp cũng như về mặt tổ chức, kỹ thuật nghiệp vụ đang
hướng tới mô hình toàn cầu hoá nhằm đạt được hiệu quả cao nhất nhằm mục đích hạn
chế tối đa thiệt hại về người và tài sản khi có tàu bay lâm nạn.
Nội dung của giáo trình nhằm giới thiệu cho học viên hiểu được khái quát vị trí,
mục đích, các thành phần chính của dịch vụ TK, CN, cách thức tổ chức, phương thức
phối hợp TK, CN và hệ thống tổ chức TK, CN tại Việt Nam. Bên cạnh đó, giáo trình
cũng giới thiệu cho học viên khái quát về dịch vụ cứu hỏa sân bay, trách nhiệm của
các cá nhân và tổ chức liên quan, cũng như phương pháp giải quyết các tình huống
KNSB.
Nội dung trong giáo trình này được xây dựng có tính đặc thù của chuyên ngành
TKCN và KNSB. Yêu cầu nhân viên Nhóm bảo đảm hoạt động bay, đặc biệt là nhân
làm việc trong lĩnh vực TKCN và KNSB phải biết được các khuyến cáo của ICAO,

I
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

hiểu và áp dụng các quy định trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà
nước Việt Nam trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, song do biên soạn lần đầu, giáo trình không tránh
khỏi những thiếu sót. Kính mong đồng nghiệp và học viên góp ý kiến để giáo trình
được hoàn thiện hơn. Trân trọng cám ơn./.

II
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 2.1: Cấp cứu hỏa sân bay.....................................................................................46
Bảng 2.2: Số lượng tối thiểu của xe cứu hỏa................................................................49
Bảng 2.3: Số lượng trang thiết bị đi kèm xe cứu hỏa....................................................49
Bảng 2.4: Số lượng tối thiểu của các chất chữa cháy....................................................54
Bảng 4.1: Bảng xử lý khẩn nguy liên quan hàng hóa nguy hiểm (sự cố xảy ra trên mặt
đất).................................................................................................................................75

III
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

IV
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1.1: Hoạt động TKCN (minh họa).........................................................................7
Hình 2.1: Sơ đổ tổ chức hệ thống TCKN quốc gia.......................................................12
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức hệ thống TCKN hàng không..................................................15
Hình 2.3: Hệ thống tổ chức TKCN của Tổng công ty QLBVN....................................16
Hình 2.4: Phân chia vùng trách nhiệm tìm kiến cứu nạn tại Việt Nam.........................22
Hình 1.1: Lửa và tam giác lửa.......................................................................................39
Hình 1.2: Sự cháy..........................................................................................................41
Hình 1.3: Chữa cháy bằng nước....................................................................................42
Hình 1.4: Bình chữa cháy dạng foam 45 lít..................................................................43
Hình 1.5: Bình chữa cháy MFZL4 là bình chữa cháy bột ABC 4kg............................43
Hình 1.6: Bình chữa cháy khí CO2...............................................................................44
Hình 2.1: Xe cứu hỏa tại sân bay Cam Ranh................................................................47

V
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

VI
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


1. Chữ viết tắt tiếng Việt

Chữ tắt Tên đầy đủ

HKDD Hàng không dân dụng

Cục HKVN CHKVN Việt Nam

Bộ GTVT Bộ Giao thông vận tải

TKCN Tìm kiếm, Cứu nạn

KSKL Kiểm soát Không lưu

UB QGUPSCTT&TKCN Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và TKCN

TTPHTKCNHK Trung tâm phối hợp tìm kiếm-cứu nạn hàng không

TT HĐ TKCN Trung tâm Hiệp đồng Tìm kiếm, Cứu nạn

TTPHTKCNHH Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm, Cứu nạn Hàng hải

TCT CHKVN Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam

TCT QLBVN Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam

TTKNSB Trung tâm KNSB

QLHĐB Quản lý hoạt động bay

TT HĐ TKCNMB Trung tâm Hiệp đồng TKCN MB

TT HĐ TKCNMT Trung tâm Hiệp đồng TKCN MT

TT HĐ TKCNMN Trung tâm Hiệp đồng TKCN miền Nam.

TTQLLKL Trung tâm quản lý luồng không lưu

TT TB TTHK Trung tâm Thông báo tin tức Hàng không.

BĐHĐB Bảo đảm hoạt động bay

VII
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

CHK, SB Cảng Hàng không, sân bay

UBND Ủy ban nhân dân

CVHK Cảng vụ hàng không

KNSB Khẩn nguy sân bay

2. Chữ viết tắt bằng tiếng Anh

Chữ tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

ACV Airports Corporation of Viet Nam Tổng công ty cảng HK VN

Maritime Rescue Coordination Trung tâm phối hợp Cứu nạn Hàng
MRCC
Center hải

Maritime Rescue Sub-center Trung tâm Cứu nạn Hàng hải khu
MRSC
vực

International Civil Aviation Tổ chức hàng không dân dụng Quốc


ICAO
Organization tế

International Air Transport Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc
IATA
Association tế

IMO International Maritme Organization Tổ chức hàng hải quốc tế

RCC Rescue Coordination Center Trung tâm Hiệp đồng TKCN

SMC SAR Mission Coordinator Cơ quan chủ trì TKCN

VATM Viet Nam Air traffic Management Tổng công ty Quản lý bay VN

ATFM Air Traffic Flow Management Quản lý luồng không lưu

ASM Airspace Management Quản lý vùng trời

ATM Air Traffic Management Quản lý không lưu

ATS Air Traffic Service Dịch vụ không lưu

ACCID Accident Tai nạn

VIII
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

INCID Incident Sự cố

EPT Excercise Preparation Team Tiểu ban chuẩn bị cho diễn tập

ELT Emergency Locator Transmitter Thiết bị định vị khẩn nguy

Emergency Position Indicating


EPIRB Thiết bị vô tuyến chỉ vị trí khẩn cấp
Radio Beacon

GPS Global Positioning System Hệ thống định vị toàn cầu

INMARS International Mobile Satellite


Tổ chức vệ tinh di động quốc tế
AT Organisation

LKP Last Known Position Vị trí nhận biết cuối cùng

LES Land Earth Station Trạm thu tín hiệu vệ tinh mặt đất

OSC On-scene Coordinator Chỉ huy hiện trường

SAREX Search and rescue Excercise Diễn tập TK, CN

SITREP Situation Report Báo tình hình hiện trường

SPOC SAR Point of Contact Đầu mối liên lạc TKCN.

SRR Search and Rescue Region Vùng TKCN

SRU Search and Rescue Unit Đơn vị TKCN

Viet Nam Mission Coordination Trung tâm điều hành thông tin vệ
VNMCC
Center tinh COSPAS-SARSAT

Joint (aeronautical and maritime) Trung tâm phối hợp TKCN liên
JMCC
rescue coordination center ngành hàng không và hàng hải

Local User Terminal Trạm thu tín hiệu vệ tinh Cospas-


LUT
sarsat mặt đất

IATA International Air Transport Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc

IX
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Association tế

International Organization for


ISO Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế
Standarlization

National Fire Protection


NFPA Hiệp hội Chống cháy Quốc gia
Association

Runway End Safety Area Khu vực an toàn đầu đường cất hạ
RESA
cánh

RFF Rescue and Fire Fighting Khẩn nguy và cứu hỏa

RFFS Rescue and Fire Fighting Services Dịch vụ khẩn nguy và cứu hỏa

SOP Standard operating procedure Quy trình vận hành chuẩn

X
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................I
DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................................................III
DANH MỤC HÌNH ẢNH..............................................................................................V
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................VII
MỤC LỤC.....................................................................................................................XI
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ...........................................................................................1
NỘI DUNG CHÍNH........................................................................................................5
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ TKCN HÀNG KHÔNG.............................7
1.1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG TKCN......................................................................7
1.1.1. Khái niệm.......................................................................................................7
1.1.2. Mục đích của dịch vụ TKCN..........................................................................8
1.1.3. Các thành phần chính của hệ thống TKCN....................................................9
1.2. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ DỊCH VỤ TKCN........................................................9
1.3. SỰ CẦN THIẾT CỦA DỊCH VỤ TKCN..........................................................10
1.4. CÂU HỎI ÔN TẬP.............................................................................................10
CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC DỊCH VỤ TKCN.................................................................11
2.1. CƠ SỞ THIẾT LẬP VÀ HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
VỀ DỊCH VỤ TKCN CỦA ICAO VÀ VIỆT NAM.................................................11
2.1.1. Luật pháp quốc tế về TKCN.........................................................................11
2.1.2. Cơ sở luật pháp của Việt Nam......................................................................11
2.2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC TKCN TẠI VIỆT NAM..............................................12
2.2.1. Mô hình tổ chức hệ thống TKCN của quốc gia............................................12
2.2.2. Mô hình tổ chức hệ thống TKCN Hàng không............................................15
2.2.3. Mô hình tổ chức TKCN của Tổng công ty QLBVN....................................16
2.3. LỰC LƯỢNG VÀ PHƯƠNG TIỆN THAM GIA TKCN HKDD.....................16
2.4. PHỐI HỢP CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG TKCN...........17
2.4.1. Cung cấp thông tin về tàu bay khẩn nguy....................................................17
2.4.2. Hiệp đồng cho các giai đoạn khẩn nguy.......................................................17
2.4.3. Công tác hiệp đồng tìm kiếm tàu bay lâm nạn.............................................18
2.4.4. Công tác cứu nạn tàu bay dân dụng lâm nạn................................................18
2.4.5. Phối hợp bảo đảm an toàn cho hoạt động bay của tàu bay TK, CN.............19
2.4.6. Kết thúc tình trạng khẩn cấp, hoạt động TK, CN.........................................19
2.5. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN TKCN...................................................................20
2.5.1. Phân chia vùng trách nhiệm TKCN..............................................................20

XI
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

2.5.2. Xác định cơ quan, tổ chức, cá nhân có khả năng trợ giúp dịch vụ TKCN...24
2.6. CÂU HỎI ÔN TẬP.............................................................................................28
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG THỨC PHỐI HỢP TKCN....................................................29
3.1. PHỐI HỢP TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TKCN................................29
3.1.1. Triển khai nhiệm vụ khi có sự cố tàu bay lâm nguy, lâm nạn......................29
3.1.2. Nguyên tắc phối hợp trong hoạt động TKCN..............................................30
3.1.3. Triển khai nhiệm vụ khi có sự cố tai nạn tàu bay.........................................31
3.2. QUY TRÌNH XỬ LÝ NGHIỆP VỤ TKCN.......................................................31
3.2.1. Khái quát chung............................................................................................31
3.2.2. Quy trình xử lý nghiệp vụ.............................................................................32
3.3. CÂU HỎI ÔN TẬP.............................................................................................36
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ CỨU HỎA SÂN BAY.............................37
1.1. GIỚI THIỆU VỀ DỊCH VỤ CỨU HỎA TẠI SÂN BAY..................................37
1.2. TRÁCH NHIỆM CỦA ĐỘI CỨU HỎA SÂN BAY..........................................37
1.2.1. Yêu cầu chung về nhân viên cứu hỏa...........................................................37
1.2.2. Quản lý nhân viên cứu hỏa...........................................................................38
1.2.3. Trách nhiệm của thành viên tổ bay và nhân viên cứu nạn, cứu hỏa sân bay38
1.3. THÀNH PHẦN CỦA LỬA VÀ CÁC CHẤT TRỊ LỬA...................................39
1.3.1. Thành phần của lửa.......................................................................................39
1.3.2. Các chất trị lửa (chất chữa cháy)..................................................................41
1.4. CÂU HỎI ÔN TẬP.............................................................................................44
CHƯƠNG 2. XẾP HẠNG SÂN BAY, CÁC PHƯƠNG TIỆN CỨU HỎA................45
2.1. XẾP HẠNG SÂN BAY THEO DỊCH VỤ CỨU HỎA.....................................45
2.2. CÁC PHƯƠNG TIỆN CỨU HỎA.....................................................................46
2.2.1. Xe cứu hỏa sân bay.......................................................................................46
2.2.2. Chất chữa cháy.............................................................................................52
2.2.3. Quần áo bảo hộ và thiết bị thở cho nhân viên cứu hỏa.................................56
2.3. CÂU HỎI ÔN TẬP.............................................................................................59
CHƯƠNG 3. KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ KNSB.......................................................60
3.1. KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ KNSB...................................................................60
3.1.1. Một số khái niệm..........................................................................................60
3.1.2. Các loại KNSB.............................................................................................61
3.1.3. Phân loại tình huống khẩn nguy...................................................................61
3.1.4. Tình huống khẩn nguy đối với tàu bay gặp sự cố, tai nạn............................62
3.2. MỤC ĐÍCH CỦA DỊCH VỤ KNSB..................................................................63
3.3. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁ NHÂN VÀ TỔ CHỨC LIÊN QUAN....................64

XII
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

3.3.1. Quy định chung............................................................................................64


3.3.2. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác khẩn nguy................64
3.4. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KNSB......................................................................64
3.5. TÀI LIÊU KẾ HOẠCH KNSB...........................................................................64
3.6. CÂU HỎI ÔN TẬP.............................................................................................65
CHƯƠNG 4. KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ KHẨN NGUY................................................66
4.1. XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ CỦA CÁ NHÂN VÀ ĐƠN VỊ..................................66
4.2. TAI NẠN TÀU BAY XẢY RA TRÊN SÂN BAY...........................................66
4.2.1. Đài kiểm soát không lưu...............................................................................66
4.2.2. Sở chỉ huy khẩn nguy cứu nạn.....................................................................67
4.2.3. Trung tâm khẩn nguy....................................................................................67
4.2.4. Công ty Quản lý bay khu vực.......................................................................68
4.3. TAI NẠN TÀU BAY XẢY RA NGOÀI SÂN BAY.........................................68
4.3.1. Đài Kiểm soát không lưu..............................................................................68
4.3.2. Sở chỉ huy khẩn nguy cứu nạn.....................................................................68
4.3.3. Trung tâm khẩn nguy....................................................................................69
4.3.4. Công ty Quản lý bay khu vực.......................................................................69
4.4. KHẨN NGUY HOÀN TOÀN............................................................................69
4.4.1. Đài kiểm soát không lưu...............................................................................69
4.4.2. Sở chỉ huy khẩn nguy cứu nạn.....................................................................69
4.4.3. Trung tâm khẩn nguy....................................................................................70
4.5. CHỜ TẠI CHỖ...................................................................................................70
4.6. CAN THIỆP BẤT HỢP PHÁP...........................................................................71
4.7. NHỮNG SỰ CỐ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA NGUY HIỂM...................73
4.7.1. Tai nạn hàng hóa nguy hiểm........................................................................73
4.7.2. Sự cố hàng hóa nguy hiểm...........................................................................73
4.7.3. Xử lý sự cố, tai nạn về hàng hóa nguy hiểm xảy ra trên mặt đất.................73
4.7.4. Xử lý sự cố, tai nạn về hàng hóa nguy hiểm xảy ra trên không...................77
4.8. THIÊN TAI.........................................................................................................77
4.9. CÂU HỎI ÔN TẬP.............................................................................................78
CHƯƠNG 5. TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KHẨN NGUY VÀ SỞ CHỈ HUY CƠ
ĐỘNG...........................................................................................................................79
5.1. TRUNG TÂM KHẨN NGUY CẢNG HÀNG KHÔNG SÂN, BAY................79
5.1.1. Địa điểm, phương tiện, thiết bị và sơ đồ tài liệu..........................................79
5.1.2. Thành phần...................................................................................................79
5.1.3. Nguyên tắc hoạt động...................................................................................79

XIII
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

5.1.4. Nhiệm vụ của trung tâm khẩn nguy.............................................................80


5.1.5. Nhiệm vụ Sở chỉ huy khẩn nguy/ Trạm báo động........................................81
5.2. BAN CHỈ HUY HIỆN TRƯỜNG......................................................................82
5.2.1. Thành phần...................................................................................................82
5.2.2. Nhiệm vụ......................................................................................................82
5.3. CÂU HỎI ÔN TẬP.............................................................................................84
CHƯƠNG 6. PHÂN LOẠI VÀ CẤP CỨU NGƯỜI LÂM NẠN................................85
6.1. KHÁI QUÁT......................................................................................................85
6.2. NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI NẠN NHÂN......................................................87
6.3. NGUYÊN TẮC SƠ CẤP CỨU..........................................................................89
6.4. CHĂM SÓC NẠN NHÂN SỐNG SÓT.............................................................89
6.5. CÁCH XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP TỬ VONG.............................................90
6.6. CÂU HỎI ÔN TẬP.............................................................................................90
CHƯƠNG 7. KHÁI QUÁT VỀ KẾ HOẠCH KHẨN NGUY.....................................91
7.1. YÊU CẦU XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KNSB...................................................91
7.1.1. Tổng quan về kế hoạch KNSB.....................................................................91
7.1.2. Yêu cầu của kế hoạch KNSB.......................................................................91
7.2. NỘI DUNG CỦA MỘT KẾ HOẠCH KNSB....................................................92
7.3. PHÂN LOẠI TÌNH TRẠNG KHẨN NGUY TÀU BAY..................................94
7.3.1. Phân loại.......................................................................................................94
7.3.2. Phương thức ứng phó tình trạng khẩn nguy tàu bay.....................................94
7.4. CÂU HỎI ÔN TẬP.............................................................................................95
CHƯƠNG 8. PHƯƠNG THỨC ỨNG CỨU TÀU BAY LÂM NẠN TRONG KHU
VỰC SÂN BAY............................................................................................................96
8.1. NGUYÊN TẮC ỨNG CỨU TÀU BAY VÀ HÀNH KHÁCH LÂM NẠN......96
8.2. CHỮA CHÁY TÀU BAY..................................................................................97
8.3. PHỐI HỢP CỦA ĐÀI KS TẠI SÂN VỚI ĐƠN VỊ THAM GIA ỨNG CỨU
TÀU BAY................................................................................................................100
8.3.1. Vai trò đội trưởng đội cứu hỏa và cứu nguy...............................................100
8.3.2. Vai trò của đài kiểm soát tại sân bay..........................................................100
8.4. CÂU HỎI ÔN TẬP...........................................................................................100
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................101
PHỤ LỤC 1: MẪU KẾ HOẠCH PHƯƠNG ÁN TKCN...........................................103
PHỤ LỤC 2: MẪU KẾ HOẠCH BAY TKCN...........................................................105
PHỤ LỤC 3: CÁC TÍN HIỆU TKCN........................................................................107
PHỤ LỤC 4: TÀU BAY TƯƠNG ỨNG VỚI CẤP CỨU HỎA CHK, SB...............108

XIV
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

XV
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ


Dịch vụ TKCN (Search and rescue service) là một hoạt động nghiệp vụ, thực
hiện chức năng hiệp đồng TKCN, thông qua việc sử dụng các nguồn lực công và tư
nhân, bao gồm hợp tác tàu bay và các tàu thuyền khác cũng như thực hiện việc giám
sát khẩn nguy và trợ giúp y tế ban đầu.
Công tác báo động: là hoạt động thông báo cho các cơ quan có liên quan về
tàu bay cần sự giúp đỡ và sự hỗ trợ của Cơ sở cung cấp dịch vụ TK, CN.
Ditching: Tàu bay hạ cánh bắt buộc trên mặt nước.
Giai đoạn hồ nghi (Uncertainty phase) là thời gian bắt đầu phát sinh có nghi
ngờ về sự an toàn của tàu bay hoặc những người trên tàu bay.
Giai đoạn báo động (Alert phase) là tình huống trong đó có sự lo lắng về an
toàn của tàu bay và những người trên tàu bay.
Giai đoạn khẩn nguy (Distress phase): Một tình huống trong đó có lý do chắc
chắn rằng tàu bay và người trên tàu bay đang bị đe dọa bởi sự nguy hiểm nghiêm trọng
và cần sự trợ giúp ngay lập tức.
Giai đoạn khẩn cấp (Emergency phase) là thuật ngữ chung, trong các trường
hợp có thể là giai đoạn hồ nghi, giai đoạn báo động hoặc giai đoạn khẩn nguy.
Trung tâm hiệp đồng cứu nạn chung (Joint rescue coordination centre -
JRCC). Một trung tâm hiệp đồng chịu trách nhiệm cho cả hoạt động TKCN hàng
không và hàng hải.
Nhà khai thác (Operator): Là người hoặc tổ chức hoặc doanh nghiệp tham gia
vào hoạt động khai thác tàu bay.
Lái trưởng (Pilot- in- command): là phi công được chỉ định do nhà khai thác,
hoặc trong trường hợp hàng không chung là chủ sở hữu, chịu trách nhiệm chính về sự
an toàn của chuyến bay.
Trung tâm hiệp đồng cứu nạn (Rescue coordination centre - RCC): là đơn vị
chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động của dịch vụ TKCN và phối hợp tiến hành các
hoạt động tìm kiếm trong một khu vực TKCN.
Trung tâm phụ cứu nạn (Rescue subcentre – RSC): là đơn vị trực thuộc trung
tâm PHTKCN, được thiết lập để bổ sung theo quy định cụ thể của các cơ quan có trách
nhiệm.

1
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Trung tâm Phối hợp TKCN Hàng không: là cơ sở cung cấp dịch vụ TKCN
thuộc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, có trách nhiệm triển khai hoạt động
TKCN trong vùng TKCN của Việt Nam và vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý.
Chỉ huy hiện trường TK, CN: là người điều phối hoạt động phối hợp TK, CN,
duy trì liên lạc giữa hiện trường với Cơ quan chủ trì TKCN và thực hiện các chỉ dẫn
của Cơ quan chủ trì TKCN để thực hiện hoạt động phối hợp TKCN tại hiện trường.
Vùng TKCN (Search and rescue region - SRR) là khu vực có kích thước được
xác định và được gắn với tên một trung tâm phụ, trong đó có cung cấp dịch vụ TKCN.
Đơn vị TKCN (Seach and Rescue services unit) là Cơ sở cung cấp dịch vụ
TKCN, được cung cấp các trang thiết bị phù hợp để nhanh chóng tiến hành các hoạt
động TKCN và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ TKCN.
Cơ sở TKCN (Search and rescue facility): Gồm các đơn vị TKCN được chỉ
định để tiến hành các hoạt động TKCN, bất kể nguồn lực nào.
Tàu bay TKCN (Search and rescue aircraft): là tàu bay được lắp đặt các thiết
bị chuyên dụng phù hợp để thực hiện nhiệm vụ TK, CN.
Trạm vô tuyến định hướng (Radio direction-finding station): là trạm vô tuyến
có tính năng xác định hướng khi sử dụng đài vô tuyến đó.
Trạm báo động (Alerting post): là trạm được trang bị các phương tiện cần thiết
nhằm thu thập thông tin liên quan đến tàu bay trong giai đoạn hồ nghi, giai đoạn báo
động, giai đoạn khẩn nguy và chuyển thông tin đó tới các Trung tâm Hiệp đồng tìm
kiếm-cứu nạn có liên quan.
Bọt chữa cháy (firefighting foam): là tổ hợp các bong bóng đầy khí được tạo
thành từ dung dịch nước của chất tạo bọt chữa cháy thích hợp.
Chất tạo bọt (foam concentrate): là chất lỏng khi trộn với nước theo nồng độ
thích hợp thì tạo ra dung dịch tạo bọt.
Chất tạo bọt floprotein (fluoroprotein foam concentrate - FP): là chất tạo bọt
protein được cho thêm chất hoạt động bề mặt được flo hóa.
Chất tạo bọt protein (protein foam concentrate - P): là chất tạo bọt có nguồn
gốc từ vật liệu protein thủy phân.
Chất tạo bọt tổng hợp (synthetic foam concentrate - S): là chất tạo bọt trên cơ
sở hỗn hợp của chất hoạt động trên bề mặt hydrocacbon và chất chứa flocacbon có bổ
sung chất ổn định.

2
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

“Sự cố”: là những sự việc bất thường xảy ra đối với người, tàu bay, phương
tiện, trang thiết bị trong quá trình hoạt động khai thác hàng không, chưa gây ra tai nạn
nhưng ảnh hưởng hoặc có thể ảnh hưởng đến an toàn hoạt động hàng không.
“Tai nạn”: là những sự việc bất thường xảy ra đối với người, tàu bay, phương
tiện, trang thiết bị trong quá trình khai thác hàng không, gây hậu quả nghiêm trọng cho
tàu bay, phương tiện, thiết bị, gây thương tích/tử vong cho (nhiều) người, ảnh hưởng
đến an toàn hoạt động hàng không.
“Trung tâm khẩn nguy cảng hàng không”: là nơi điều hành mọi mặt phục vụ
nhiệm vụ khẩn nguy, TK, CN hàng không được doanh nghiệp cảng hàng không thiết
lập chịu trách nhiệm triển khai hoạt động khẩn nguy, TK, CN và hiệp đồng chỉ huy
khẩn nguy, TK, CN tại CHK, SB.
“Đơn vị khẩn nguy, cứu nạn cảng hàng không”: thuộc Trung tâm khẩn nguy
cảng hàng không, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ TK, CN tại CHK, SB.
“Khu vực cách ly hành khách”: là khu vực từ điểm kiểm tra, soi chiếu hành
khách đến cửa tàu bay.
“Khu vực hạn chế”: là khu vực của CHK, SB và nơi có công trình, trang bị,
thiết bị hàng không mà việc ra, vào, hoạt động tại đó phải tuân thủ các quy định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền và được kiểm tra, giám sát an ninh hàng không.
“Khu vực tập kết”: là khu vực được chuẩn bị trước nằm trong hoặc ngoài
CHK, SB dành để tập kết người, phương tiện và trang thiết bị khác.
“Khu vực tiếp nhận”: là khu vực ở CHK, SB dành để đón tiếp hành khách và
thân nhân.
“Vị trí đỗ biệt lập”: là khu vực trong sân bay dành cho tàu bay đỗ trong trường
hợp bị can thiệp bất hợp pháp nhằm cách ly với các tàu bay khác và các công trình của
CHK, SB kể cả các công trình, thiết bị ngầm dưới mặt đất để triển khai phương án
khẩn nguy.
“Tàu bay đang bay”: là tàu bay đang trong thời gian kể từ thời điểm mà tất cả
các cánh cửa ngoài được đóng lại sau khi hoàn thành xếp tải đến thời điểm mà bất kỳ
cửa ngoài nào được mở ra để dỡ tải; trong trường hợp hạ cánh bắt buộc, tàu bay được
coi là đang bay cho đến khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đảm nhận trách nhiệm
đối với tàu bay, người và tài sản trong tàu bay.

3
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

“Thiên tai”: là những hiện tượng thiên nhiên như bão, lụt, hạn hán, cháy rừng,
sạt lở đất, động đất, sóng thần... gây tác hại lớn đến hoạt động của CHK, SB.
“Tình huống khẩn nguy”: là bất kỳ tình huống nào có khả năng hoặc thật sự
gây ra những tổn thất/ thương tích nghiêm trọng cho hành khách, tổ bay và nhân viên,
làm hư hỏng nặng tàu bay, trang thiết bị hoặc tài sản khác và/hoặc gây ra những thiệt
hại kéo dài cho các hoạt động của CHK, SB.
“Trạm báo động”: thuộc Trung tâm khẩn nguy cảng hàng không, thực hiện
nhiệm vụ thu thập thông tin liên quan đến tàu bay lâm nguy, lâm nạn trong khu vực
sân bay và chuyển thông tin đó tới Trung tâm khẩn nguy cảng hàng không và các cơ
sở cung cấp dịch vụ không lưu liên quan.
“Vật phẩm nguy hiểm”: là vũ khí, đạn dược, chất cháy, chất nổ, chất phóng xạ
và các vật hoặc chất khác có khả năng gây nguy hiểm hoặc được dùng để gây nguy
hiểm cho sức khoẻ, tính mạng của con người, sự an toàn của chuyến bay.

4
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

NỘI DUNG CHÍNH


Giáo trình được soạn thảo nhằm cung cấp cho học viên một các kiến thức cơ
bản về tìm kiếm cứu nạn và cứu hỏa và KNSB. Dịch vụ TKCN là một trong 5 dịch vụ
trong dây chuyền cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay của Tổng công ty Quản lý
bay Việt Nam. Dịch vụ TKCN được thiết lập nhằm đáp ứng các yêu cầu về cung ứng
dịch vụ BĐHĐB theo các quy định của pháp luật quốc gia cũng như các yêu cầu của
Công ước quốc tế về hàng không dân dụng mà Việt Nam là một quốc gia thành viên.
Bên cạnh đó, quá trình hoạt động tàu bay tại sân bay có thể xảy ra các tình huống khẩn
nguy, cháy nổ đòi hỏi phải xây dựng các kế hoạch ứng phó, xử lý tình huống, nhằm
tránh rơi vào bị động khi tình huống thực tế xảy ra. Theo quy định của ICAO, TKCN
và cứu hỏa KNSB là các dịch vụ không thể thiếu để bảo đảm an toàn cho hoạt động
bay dân dụng.
Giáo trình KNSB và Tìm kiếm cứu nạn có 02 phần 11 chương và 4 phụ ước bao
gồm:
Phần 1: TKCN Hàng không (có 3 chương)
Chương 1: Khái quát về dịch vụ TKCN hàng không
Chương 2: Tổ chức dịch vụ TKCN
Chương 3: Phương thức phối hợp TKCN
Phần 2: Cứu hỏa và khẩn ngiuy sân bay (có 11 chương)
Chương 1: Khái quát về dịch vụ cứu hỏa sân bay
Chương 2: Xếp hạng sân bay và các phương tiện cứu hỏa
Chương 3: Khái quát về dịch vụ KNSB
Chương 4: Kế hoạch ứng phó khẩn nguy
Chương 5: Trung tâm điều hành khẩn nguy và Sở chỉ huy cơ động
Chương 6: Phân loại và cấp cứu người lâm nạn
Chương 7: Khái quát về kế hoạch KNSB
Chương 8: Phương thức ứng cứu tàu bay lâm nạn trong khu vực sân bay
Phụ lục 1: Mẫu kế hoạch, phương án TKCN
Phụ lục 2: Mẫu kế hoạch bay TKCN

5
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Phụ lục 3: Các tín hiệu TKCN


Phụ lục 4: Tàu bay tương ứng với cấp cứu hỏa chk, sb

6
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

PHẦN 1: TKCN HÀNG KHÔNG


CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ TKCN HÀNG KHÔNG
Sau khi hoàn thành chương này, học viên cần đạt được
chuẩn đầu ra sau:
 Trình bày được khái niệm, mục đích và các thành phần chính
của dịch vụ TKCN hàng không.
 Trình bày được các quy định chung và sự cần thiết của dịch
vụ TKCN.
1.1. Tổng quan hệ thống TKCN
1.1.1. Khái niệm
Dịch vụ TKCN bao gồm các hoạt động giám sát khẩn nguy, thông báo, hiệp
đồng và thực hiện các nhiệm vụ TKCN. Ngoài ra, dịch vụ TKCN còn bao gồm các
hoạt động như tư vấn về y tế, sơ cứu hoặc vận chuyển cứu thương bằng việc sử dụng
các nguồn lực công cộng và tư nhân, kể cả tàu bay, tàu thuyền và phương tiện của các
ngành, nghề khác. Dịch vụ TKCN nói chung và dịch vụ TKCN hàng không nói riêng
là loại hình hoạt động không chỉ mang tính xã hội và kinh tế đơn thuần mà nó còn
mang một ý nghĩa nhân đạo sâu sắc.
Dịch vụ TKCN Hàng không được thiết lập trong phạm vi vùng thông báo bay
của Việt nam và vùng TKCN được ICAO ủy quyền.

Hình 1.1: Hoạt động TKCN (minh họa)


Trong đó khái niệm “tìm kiếm” và khái niệm “cứu nạn” được hiểu như sau:

7
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Tìm kiếm: Tìm kiếm HKDD là việc sử dụng lực lượng, phương tiện, trang thiết
bị để xác định vị trí tàu bay dân dụng bị nạn.
Cứu nạn: Cứu nạn HKDD là các hoạt động cứu người bị nạn thoát khỏi nguy
hiểm đang đe dọa đến tính mạng của họ, bao gồm cả tư vấn biện pháp y tế ban đầu
hoặc các biện pháp khác để đưa người bị nạn đến vị trí an toàn.
Hoạt động TKCN được tính từ thời điểm bắt đầu hệ thống nhận được thông tin
về nguy cơ xảy ra tai nạn hoặc sự cố tàu bay, chuỗi hoạt động thông thường diễn biến
qua các giai đoạn chính như sau:
1. Nhận thông tin sự cố, tai nạn: Cơ sở TKCN nhận thông tin về sự cố hoặc có
nguy cơ tai nạn từ các nguồn thông tin liên quan.
2. Kích hoạt hệ thống: Báo động trong toàn hệ thống TKCN.
3. Lập kế hoạch: Xây dựng phương án, kế hoạch TKCN.
4. Triển khai hoạt động TK-CN: Phối hợp các nguồn lực và phương tiện.
 Khi chưa xác định được vị trí tàu bay: Các lực lượng tham gia tìm kiếm sử
dụng các phương tiện thực hiện hoạt động tìm kiếm.
 Khi đã xác định được vị trí tàu bay lâm nạn: Các lực lượng phối hợp tổ chức
cứu nạn, sơ cứu, cấp cứu và chuyển người bị nạn tới nơi thích hợp.
5. Kết thúc hoặc tạm dừng hoạt động TKCN: Quy định tại Điều 164 trong Thông
tư số 19/2017. “Kết thúc tình trạng khẩn cấp, hoạt động TK, CN”
6. Báo cáo cấp có thẩm quyền
7. Hoàn thiện hồ sơ phục vụ cho công tác điều tra tai nạn.
1.1.2. Mục đích của dịch vụ TKCN
 Tìm kiếm tàu bay HKDD, lâm nguy, lâm nạn và cứu những người bị nạn bất kể
tàu bay và những người đi trên tàu bay thuộc quốc tịch nước nào.
 Thúc đẩy các hoạt động khai thác của ngành hàng không, nhằm giảm thiểu khả
năng thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra tai nạn hàng không.
 Thúc đẩy sự hợp tác các hoạt động và thông tin liên lạc giữa các quốc gia và
quốc tế.

8
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

 Dịch vụ TKCN được thiết lập nhằm đáp ứng các yêu cầu về cung ứng dịch vụ
BĐHĐB theo các quy định của pháp luật quốc gia cũng như các yêu cầu của
Công ước quốc tế về HKDD mà Việt Nam là một quốc gia thành viên.
1.1.3. Các thành phần chính của hệ thống TKCN
Hệ thống TKCN cũng giống như bất kỳ hệ thống khác, có các thành phần riêng,
các thành phần riêng đó phải được phối hợp với nhau để cung cấp dịch vụ một cách
tổng thể.
1.1.3.1. Các thành phần chính của hệ thống TKCN bao gồm:
+ Bộ khung pháp lý, gồm: Hệ thống tài liệu của ICAO; Luật HKDD, Hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật về TKCN.
+ Cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo các hoạt động TKCN
+ Các cơ sở cung cấp dịch vụ TKCN
+ Trang thiết bị phục vụ cho công tác TKCN
+ Các đơn vị TKCN chuyên ngành (Specialized TKCN Units)
+ Các cơ sở TKCN khác (Other Search and rescue Facilities)
+ Nhân lực để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ.
1.1.3.2. Chức năng của hệ thống
Để thực hiện các chức năng có hiệu quả thì bất kỳ hệ thống TKCN nào cũng
phải thực hiện các chức năng sau đây:
 Tiếp nhận thông tin về tình huống tàu bay lâm nguy, lâm nạn;
 Chuyển tiếp những thông tin về tình huống tàu bay lâm nguy, lâm nạn;
 Đáp ứng công tác hiệp đồng TKCN và;
 Triển khai các hoạt động TKCN.
1.2. Quy định chung về dịch vụ TKCN
Theo khuyến cáo của ICAO Phụ ước 12 “Search And Rescue – TK, CN”: Mỗi
Quốc gia là thành viên của ICAO phải thiết lập dịch vụ TKCN ở phạm vi quốc gia của
mình, coi dịch vụ TKCN như là một phần của hệ thống TKCN toàn cầu, trong đó các
quốc gia liền kề phải ký kết các thỏa thuận như: hiệp định hàng không, văn bản thoả

9
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

thuận về lĩnh vực không lưu, văn bản thoả thuận để trợ giúp lẫn nhau trong việc cung
ứng dịch vụ TKCN Hàng không.
Hoạt động tìm kiếm tàu bay HKDD, lâm nguy, lâm nạn và cứu những người bị
nạn là nguyên tắc sống còn của ICAO và của mỗi quốc gia thành viên. Công tác
TKCN là nội dung quan trọng của Công ước quốc tế và hợp tác quốc tế; pháp luật,
quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi quốc gia.
1.3. Sự cần thiết của dịch vụ TKCN
Ngày nay, tất cả tàu bay HKDD hoạt động trên bầu trời đều được giám sát bằng
các phương tiện giám sát như ra-đa, được thực hiện do cơ quan KSKL và thường
xuyên liên lạc với các cơ sở dịch vụ không lưu bằng nhiều kênh thông tin liên lạc khác
nhau, nhưng khi có sự cố mất liên lạc, phải hạ cánh bắt buộc hoặc bị tai nạn thì việc
xác định vị trí tàu bay là một thách thức không nhỏ đối với nhà cung cấp dịch vụ
BĐHĐB.
Dịch vụ TKCN được thiết lập để đáp ứng “thách thức” này. “Thách thức” này
đòi hỏi các cơ sở TKCN phải có đủ nguồn lực: con người, phương tiện. Lực lượng
TKCN phải được đào tạo, huấn luyện bài bản, có thể sử dụng thành thạo các trang bị
những thiết bị, công cụ phù hợp và những công nghệ tìm kiếm hiện đại có khả năng
xác định nhanh chóng vị trí của tàu bay lâm nạn, hoạt động nay được hiểu là “tìm
kiếm”.
Khi đã xác định được vị trí tàu bay lâm nạn, cứu nạn là một hoạt động với sự
phối hợp của nhiều lực lượng, phương tiện. Hoạt động này cần đến quá trình lập kế
hoạch chi tiết, huấn luyện và thực hiện kế hoạch hoàn hảo. Hoạt động này còn đòi hỏi
nỗ lực rất lớn của nhiều cá nhân, tập thể phối hợp trong một hoạt động chung, hoạt
động nay được hiểu là “cứu nạn”.
1.4. Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Anh/ chị hãy cho biết TK, CN là gì?
Câu 2: Anh/ chị hãy trình bày mục đích và các thành phần chính của TKCN.
Câu 3: Anh/ chị hãy trình bày quy định chung về dịch vụ TKCN.

10
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC DỊCH VỤ TKCN


Sau khi hoàn thành chương này, học viên cần đạt được
chuẩn đầu ra sau:
 Trình bày được hệ thống văn bản quốc tế và việt nam cho
hoạt động TKCN.
 Mô tả được hệ thống tổ chức TKCN tại Việt Nam.
 Liệt kê được lực lượng và phương tiện tham gia TKCN
HKDD.
 Trình bày được được phương thức phối hợp của các cơ quan
tổ chức, cá nhân trong TKCN.
 Phân biệt được vùng trách nhiệm tìm cứu, cơ quan, tổ chức,
cá nhân có khả năng trợ giúp dịch vụ TKCN.
2.1. Cơ sở thiết lập và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về dịch vụ
TKCN của ICAO và Việt Nam
2.1.1. Luật pháp quốc tế về TKCN
Dịch vụ Tìm kiếm và Cứu nạn của ngành hàng không được thiết lập theo quy
định của ICAO, phù hợp với hệ thống tài liệu quốc tế theo Công ước HKDD quốc tế
(Chicago Convention).
Phụ ước 12 - Annex 12: Tìm kiếm và cứu nạn;
Phụ ước 13 - Annex 13: Điều tra sự cố, tai nạn tàu bay;
Tài liệu 9731- IAMSAR: Sổ tay TKCN quốc tế về hàng không và hàng hải.
2.1.2. Cơ sở luật pháp của Việt Nam
 Luật HKDD Việt Nam số 66/2006/QH11 ngày 29/6/2006; Luật HKDD sửa đổi,
bổ sung số 61/2014/QH13 ngày 21/11/2014.
 Quy chế phối hợp TKCN HKDD (theo Quyết định số 33/2012/QĐ - TTg ngày
06/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ).
 Quy chế phối hợp TKCN trên biển và trong vùng nước cảng biển (theo QĐ số
06/2014/QĐ-TTg)

11
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

 Quy định về tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm - cứu nạn
(theo QĐ số 30/2017/NĐ-TTg)
 Nghị định 75/2007- Điều tra sự cố tai nan tàu bay dân dụng.
 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT quy định về quản lý và BĐHĐB.
2.2. Hệ thống tổ chức TKCN tại Việt Nam
2.2.1. Mô hình tổ chức hệ thống TKCN của quốc gia
Hệ thống TKCN của VN gồm:
 Ủy ban Quốc gia về TKCN;
 Ban Chỉ đạo PCTT&TKCN các Bộ, Ngành;
 Ban Chỉ đạo PCTT&TKCN các địa phương;

Hình 2.2: Sơ đổ tổ chức hệ thống TCKN quốc gia


Theo Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/03/2017 do Thủ tướng ký ban
hành. Theo đó hệ thống tổ chức TKCN của Việt Nam được tổ chức như sau:
1. Cấp quốc gia: Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN.
2. Cấp bộ: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN.
3. Cấp địa phương/ngành: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN các cấp
(cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cấp huyện, quận trực thuộc tỉnh,
thành phố; cấp xã, phường, thị trấn trực thuộc huyện, quận).
4. Các đơn vị chuyên trách

12
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

a) Bộ Quốc phòng:
 Cục Cứu hộ - Cứu nạn;
 Trung tâm Quốc gia huấn luyện TKCN đường không;
 Trung tâm Quốc gia huấn luyện TKCN đường biển;
 Trung tâm Quốc gia đào tạo, huấn luyện ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN;
 Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Bắc;
 Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Trung;
 Trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ TKCN.
b) Bộ Công an:
 Các đơn vị của lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.
c) Bộ GTVT:
 Trung tâm Phối hợp TKCN Hàng hải Việt Nam thuộc Cục Hàng hải Việt Nam
và các Trung tâm Phối hợp TKCN Hàng hải khu vực;
 Trung tâm Phối hợp TKCN Hàng không trực thuộc Tổng công ty quản lý bay
Việt Nam;
 Các Trung tâm Hiệp đồng khẩn nguy các Cảng Hàng không Việt Nam.
5. Các đơn vị kiêm nhiệm: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Y tế.
6. Các cơ quan, đơn vị phối hợp, tình nguyện: Hội Chữ thập đỏ; Các tổ chức phi
Chính phủ, các tổ chức xã hội, tình nguyện.
Ngoài ra còn có các Bộ liên quan như: Các trạm phối hợp TKCN, Các Tiểu
đoàn Công binh TKCN, Các Đội bay TKCN đường không của Bộ Quốc phòng. Các
đơn vị của lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động Bộ Công an.
Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan
a) Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN.
Cơ cấu tổ chức, gồm: Chủ tịch: Phó Thủ tướng Chính phủ; Các phó Chủ tịch,
gồm: 01 lãnh đạo Bộ Quốc phòng hoặc Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân
dân Việt Nam, Phó Chủ tịch thường trực; 01 Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;
01 lãnh đạo Bộ Công an; 01 lãnh đạo Bộ GTVT; 01 lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát

13
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

triển nông thôn. Chủ tịch và Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố,
thiên tai và TKCN do Thủ tướng Chính phủ quyết định; Các Ủy viên của Ủy ban gồm
đại diện là lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Chức năng: Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN là cơ quan phối
hợp liên ngành, có chức năng giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, tổ chức
phối hợp thực hiện công tác ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN trong phạm vi cả nước
và hợp tác khu vực, quốc tế; trực tiếp chỉ đạo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và
TKCN các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị chuyên trách, kiêm nhiệm thực hiện
công tác ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN;
Nhiệm vụ và quyền hạn:
Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương xây
dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm, hàng năm và các dự
án, đề án quan trọng về lĩnh vực Ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN. Chỉ đạo thực hiện,
kiểm tra chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án, đề án sau khi được phê duyệt;
Chỉ đạo việc tổ chức, xây dựng lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm ứng phó sự
cố, thiên tai, TKCN trong phạm vi cả nước;
Chỉ đạo các đơn vị chuyên trách, kiêm nhiệm của các bộ, ngành, địa phương tổ
chức thu thập, nghiên cứu, đánh giá tình hình trong nước và quốc tế liên quan để thực
hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai, TKCN duy trì hệ thống trực từ Trung tâm
Quốc gia điều hành TKCN đến Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và TKCN các cấp,
bảo đảm chỉ huy thông suốt, kịp thời;
Chỉ đạo, huy động, điều phối lực lượng, phương tiện của các (Bộ GTVT, Bộ
Quốc phòng, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan)
tham gia thực hiện ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN trên phạm vi cả nước. Trong
trường hợp sự cố, thiên tai lớn, xảy ra trên diện rộng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ
xem xét, quyết định việc tham gia và điều phối hoạt động hợp tác khu vực, quốc tế về
ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN với những vấn đề vượt quá thẩm quyền.
b) Các Bộ, Ngành liên quan
Ban Chỉ huy PCTT & TKCN các Bộ, Ngành do Thủ trưởng các Bộ, Ngành
thành lập, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng các ngành đôn đốc, chỉ
đạo, điều hành công tác PCTT & TKCN thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Bộ;
c) Các địa phương

14
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Ban Chỉ huy PCTT & TKCN cấp tỉnh, huyện, xã do Chủ tịch UBND cùng cấp
thành lập; Tham mưu giúp UBND cùng cấp kiểm tra, đôn đốc, chỉ huy điều hành công
tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và TKCN trong phạm vi địa
phương.
2.2.2. Mô hình tổ chức hệ thống TKCN Hàng không
Dịch vụ TKCN Hàng không được cung cấp theo yêu cầu khuyến cáo của ICAO
cũng như điều kiện thực tế của Việt Nam.
Nhận thức được tầm quan trọng trong việc hỗ trợ lẫn nhau trong việc cung cấp
dịch vụ TKCN, Cục HKDD Việt Nam (CAAV) đã tích cực hợp tác và phối hợp với
các Nhà chức trách HKDD các nước khác trong việc phát triển và ký Thỏa hiệp thư
(LOAs) nhằm hỗ trợ công tác TKCN cũng như duy trì các hoạt động phối hợp về
TKCN.

Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức hệ thống TCKN hàng không


Ban chỉ đạo PCTT&TKCN Bộ GTVT: Do 01 Thứ trưởng theo dõi, chỉ đạo các
cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ về lĩnh vực PCTT&TKCN. Tham mưu, giúp Bộ trưởng
chỉ đạo các hoạt động về UPSCTT và TKCN.
Ban chỉ đạo PCTT&TKCN CHKVN VN: do 01 Phó Cục trưởng phụ trách và
chỉ đạo các Doanh nghiệp ngành HK về lĩnh vực PCTT&TKCN. Phòng Quản lý hoạt
động bay là cơ quan thường trực của ban chỉ huy PCTT&TKCN Cục HKVN.
Ban chỉ huy PCTT&TKCN Tổng công ty cảng Hàng không - CTCP ACV: do
01 Phó tổng giám đốc phụ trách và chỉ đạo các cảng HK về lĩnh vực PCTT&TKCN.

15
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Ban chỉ huy PCTT&TKCN Tổng công ty QLBVN - VATM. Do 01 Phó Tổng
giám đốc phụ trách, chỉ đạo các Cty QLB khu vực về lĩnh vực PCTT&TCKN trong
toàn Tổng công ty. (Theo QĐ 4115/QĐ-QLB ngày 12/9/2018).
Ban chỉ đạo Ứng phó khẩn nguy - Tổng công ty Hàng không VN Vietnam
Airlines. Do Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo các hoạt động liên quan đến lĩnh vực an
toàn bay và Ứng phó khẩn nguy.
2.2.3. Mô hình tổ chức TKCN của Tổng công ty QLBVN

Hình 2.4: Hệ thống tổ chức TKCN của Tổng công ty QLBVN


Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam có trách nhiệm tổ chức xây dựng lực
lượng TKCN, đầu tư trang thiết bị, tổ chức hiệp đồng với các lực lượng liên quan bảo
đảm dịch vụ TKCN hiệu quả khi có tình huống xẩy ra. Ban Chỉ huy PCTT & TKCN
của Tổng công ty và của các đơn vị thành viên giúp Tổng giám đốc Tổng công ty,
Giám đốc các công ty chịu trách nhiệm, chỉ đạo, kiểm tra, điều hành, chỉ huy hoạt
động TKCN trong phạm vi của đơn vị được phân công.
Trung tâm Phối hợp TKCNHK là cơ quan thường trực của Ban chỉ huy
PCTT&TKCN của Tổng công ty.
2.3. Lực lượng và phương tiện tham gia TKCN HKDD
1. Lực lượng, phương tiện, thiết bị sử dụng cho TKCN HKDD bao gồm:

16
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

a) Lực lượng, phương tiện, thiết bị TKCN của Cục HKVN, doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ TKCN HKDD, các hãng hàng không Việt Nam, các doanh nghiệp
và tổ chức khác có liên quan trong ngành HKDD;
b) Lực lượng, phương tiện, thiết bị TKCN của Cục Hàng hải Việt Nam, các cơ
quan, đơn vị TKCN chuyên trách hoặc kiêm nhiệm thuộc Bộ GTVT;
c) Lực lượng, phương tiện, thiết bị TKCN khác có liên quan đến TKCN HKDD.
2. Danh mục phương tiện, thiết bị của các trung tâm phối hợp TKCN và đội
TKCN theo hướng dẫn của Cục HKVN.
2.4. Phối hợp các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong TKCN
Trong hoạt động TKCN, công tác phối hợp là một trong những nhiệm vụ chính
trong chuỗi các hoạt động của dịch vụ TKCN. Việc phối hợp có hiệu quả giữa các cơ
sở cung cấp dịch vụ TKCN với các cơ quan trong và ngoài ngành, giữa quốc gia sở tại
và các quốc gia láng giềng trong hoạt động TKCN Hàng không phải được duy trì và
phát triển theo xu thế chung đối với sự phát triển của ngành hàng không trên toàn cầu.
Ngoài lực lượng và phương tiện TKCN chuyên nghiệp của các cơ quan liên quan trong
hoạt động TKCN. Việc hiệp động với các dịch vụ khác trong công tác TKCN vô cùng
quan trọng nhằm đạt được hiệu quả tối đa trong hoạt động TKCN. Do vậy cơ sở SAR
phải phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với:
Cơ sở cung cấp TKCN khác, cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu (ATS), các cơ
sở cung cấp dịch vụ BĐHĐB (Air Navigation Services –ANS) khác, người khai thác
tàu bay, các tổ chức, đơn vị HKDD khác.
Cơ quan, đơn vị TKCN hàng hải, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các bộ,
ngành có liên quan; UBND các cấp của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các
tổ chức và cá nhân khác có liên quan.
Cơ quan điều tra tai nạn tàu bay.
2.4.1. Cung cấp thông tin về tàu bay khẩn nguy
Các tổ chức, cá nhân nếu phát hiện được hoặc có thông tin về tàu bay trong tình
trạng khẩn nguy phải thông báo ngay cho trung tâm phối hợp TKCN hàng không,
trung tâm KNSB hay cơ sở SAR, cơ sở ATS hay cơ quan có liên quan biết.
Trung tâm phối hợp TKCN hàng không, trung tâm KNSB khi nhận được thông
tin phải đánh giá ngay nội dung và dự tính khả năng diễn biến hoạt động tiếp theo; kịp
thời thông báo ngay cho các cơ quan, đơn vị có liên quan.

17
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

2.4.2. Hiệp đồng cho các giai đoạn khẩn nguy


Cơ sở SAR khi nhận được thông tin tàu bay đang trong giai đoạn hồ nghi, giai
đoạn báo động, giai đoạn khẩn nguy hoặc tai nạn phải nhanh chóng đánh giá, phân
tích, xử lý thông tin và có hành động xử lý phù hợp.
Trong trường hợp thông tin nhận được không phải từ cơ sở ATS, cơ sở SAR
phải đánh giá, xác định giai đoạn tương ứng và phải thực hiện phương thức áp dụng
cho từng giai đoạn nêu tại Khoản 1 trên theo hướng dẫn tại kế hoạch TKCN HKDD,
kế hoạch KNSB.
2.4.3. Công tác hiệp đồng tìm kiếm tàu bay lâm nạn
1. Đối với tàu bay mà không xác định được vị trí, việc hiệp đồng tìm kiếm và cứu
nạn được thực hiện như sau:
a) Trong trường hợp tàu bay được công bố trong giai đoạn khẩn nguy mà không
xác định rõ vị trí và đánh giá có thể ở trong một hoặc nhiều vùng tìm kiếm và
cứu nạn, trung tâm phối hợp TKCN hàng không bắt đầu tiến hành các hành
động theo quy định tại mục 2.4.4 dưới đây và trao đổi với các trung tâm phối
hợp TKCN kế cận để thống nhất chỉ định một trung tâm phối hợp TKCN thực
hiện trách nhiệm ngay lập tức;
b) Sau khi tuyên bố giai đoạn khẩn nguy, trung tâm phối hợp TKCN hàng không
đang hiệp đồng hoạt động tìm kiếm phải thông báo cho tất cả các trung tâm
phối hợp TKCN tham gia hoạt động này về các tình huống khẩn cấp và các
diễn biến tiếp theo. Khi nhận được hay có bất kỳ thông tin nào, các trung tâm
này thông báo ngay cho trung tâm phối hợp TKCN hàng không đang điều phối
hoạt động tìm kiếm.
2. Chuyển thông tin đến tàu bay mà đã được tuyên bố trong giai đoạn khẩn nguy:
Trung tâm phối hợp TKCN hàng không chịu trách nhiệm điều phối các hoạt
động TKCN chuyển ngay thông tin về các hoạt động tìm kiếm đã được bắt đầu
tới cơ sở ATS trong FIR có tàu bay khẩn nguy đang hoạt động để thông tin này
có thể chuyển đến tàu bay.
3. Khi nhiều nước tham gia hoạt động trong vùng TK, CN, việc tham gia hoạt
động TKCN phải phù hợp với kế hoạch do trung tâm đang điều phối hoạt động
TKCN hàng không yêu cầu.
2.4.4. Công tác cứu nạn tàu bay dân dụng lâm nạn

18
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

1. Sau khi nhận được thông tin tàu bay lâm nạn Bộ GTVT báo cáo ngay Ủy ban
Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN; chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành,
địa phương liên quan đề xuất kế hoạch, phương án TKCN tàu bay dân dụng lâm
nạn. Cục HKVN, sau khi báo cáo Bộ GTVT, tổ chức thực hiện các công việc
sau:
a) Chỉ thị cho các cơ quan, đơn vị thuộc quyền và thông báo cho doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ TKCN HKDD, các đơn vị có liên quan về các chỉ thị và diễn
biến liên quan;
b) Tổ chức phối hợp thực hiện kế hoạch, phương án cứu nạn đã được cấp có
thẩm quyền quyết định;
c) Duy trì thông báo cho các cơ quan, đơn vị có liên quan về diễn biến tiếp theo.
1. Phương thức tiến hành tại hiện trường thực hiện theo kế hoạch TKCN HKDD,
kế hoạch KNSB.
2.4.5. Phối hợp bảo đảm an toàn cho hoạt động bay của tàu bay TK, CN
Cục HKVN chủ trì thực hiện công tác phối hợp bảo đảm an toàn bay cho hoạt
động bay TKCN phù hợp với văn bản hiệp đồng điều hành bay với Nhà chức trách
hàng không các nước có liên quan.
2.4.6. Kết thúc tình trạng khẩn cấp, hoạt động TK, CN
1. Trong giai đoạn hồ nghi hoặc giai đoạn báo động, khi có cơ sở xác định không
còn tình trạng khẩn cấp nữa, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ TKCN HKDD liên
quan phải thông báo kết thúc tình trạng khẩn cấp tới các cơ quan, đơn vị, cơ sở
SAR, lực lượng tham gia TKCN.
2. Trong giai đoạn khẩn nguy, khi tìm thấy tàu bay lâm nạn, doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ TKCN HKDD phải thông báo cho Ban Chỉ huy Phòng chống thiên
tai và TKCN của Cục HKVN để quyết định kết thúc hoạt động tìm kiếm và
thông báo đến các đơn vị, lực lượng tham gia TK, CN.
3. Sau khi hoàn tất việc cứu nạn, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ TKCN HKDD
báo cáo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN của Cục HKVN để xem
xét báo cáo Bộ GTVT, Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và
TKCN xem xét quyết định kết thúc hoạt động cứu nạn và thông báo đến các
đơn vị, lực lượng tham gia TK, CN.

19
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

4. Các hoạt động TKCN phải được tiếp tục cho đến khi người sống sót được
chuyển đến vị trí an toàn và hoàn tất việc xử lý đối với nạn nhân, hàng hóa,
hành lý liên quan phù hợp với thực tế hoặc đến khi xác định rõ không còn hy
vọng cứu người sống sót. Trong giai đoạn khẩn nguy, việc triển khai công tác
tìm kiếm tàu bay lâm nạn đã thực hiện quá 06 tháng tính từ ngày công bố giai
đoạn khẩn nguy mà không có kết quả, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ TKCN
HKDD báo cáo Cục HKVN để đề nghị Bộ trưởng Bộ GTVT xem xét và tuyên
bố kết thúc việc tìm kiếm.
5. Nếu hoạt động TKCN không thể tiếp tục trên thực tế và không có kết quả hoặc
có thông tin hay đánh giá rằng người bị nạn vẫn còn có thể sống sót, doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ TKCN HKDD báo cáo Cục HKVN xem xét, đề nghị
Bộ GTVT và Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN
quyết định tạm dừng hoạt động TKCN hoặc tiếp tục trở lại các hoạt động TK,
CN.
2.5. Xây dựng phương án TKCN
2.5.1. Phân chia vùng trách nhiệm TKCN
2.5.1.1. Vùng trách nhiệm TKCN do ICAO giao
Theo quy định của ICAO và căn cứ vào Kế hoạch Không vận khu vực Châu Á
và Thái Bình Dương (Doc 9673), các khu vực TKCN (SSR) của Việt Nam bao gồm
Vùng thông báo bay Hà Nội và Hồ Chí Minh. Ngoài ra, một phần phía Nam của vùng
thông báo bay Phnom Penh được ủy quyền của Cục HKDD Vương quốc Campuchia
cho Cơ quan HKDD Việt Nam để cung cấp dịch vụ BĐHĐB (ANS). Việc thành lập
các vùng TKCN phụ với mục đích xác định trách nhiệm cung cấp các dịch vụ TKCN
và phối hợp dịch vụ TKCN có hiệu quả.
2.5.1.2. Vùng trách nhiệm TKCN thuộc VATM
Khu vực trách nhiệm của Tổng công ty QLBVN được chia làm 3 khu vực thuộc
3 Trung tâm hiệp đồng TKCN miền Bắc, miền Trung và miền Nam. (Ngoài khu vực
trách nhiệm thuộc cảng hàng không, Vùng trách nhiệm TKCN của Việt Nam được
phân chia theo khu vực tương ứng với vùng thông báo bay). Cụ thể như sau:
a) Khu vực trách nhiệm TKCN của Trung tâm HĐ TKCNMB - Công ty Quản lý
bay miền Bắc
Bao gồm diện tích giới hạn bởi các đường ranh giới và các đường nối các điểm
dưới đây:

20
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

 Từ điểm 21032’ N (vĩ độ Bắc) – 108000 E (Kinh độ Đông) dọc theo biên giới
Việt Nam và Trung Quốc tới điểm có tọa độ 22024’N – 102009’E, dọc theo
biên giới Việt Nam và Lào tới điểm có tọa độ:
 17000’N - 107018’E
 17013’N – 108000’E
 21032’N – 108000’N
Khu vực trách nhiệm TKCN này không bao gồm các khu vực trách nhiệm khẩn
nguy của các Cảng hàng không: Nội Bài, Gia Lâm, Cát Bi, Điện Biên, Nà Sản, Vinh,
Đồng Hới và Thọ Xuân.
b) Khu vực trách nhiệm TKCN của Trung tâm HĐ TKCNMT - Công ty Quản lý
bay miền Trung
Bao gồm diện tích giới hạn bởi các đường ranh giới và các đường nối các điểm
dưới đây:
 Phía Bắc: Là ranh giới giữa FIR Hồ Chí Minh và FIR Hà Nội.
 Phía Đông Bắc: Là ranh giới giữa FIR Hồ Chí Minh và Sanya AOR.
 Phía Đông có tọa độ: 13058’00”N – 110000’00”E.
 Phía Nam có tọa độ: 13059’00”N – 107025’00”E.
 Phía Tây: Biên giới Việt-Lào và Việt Nam- Campuchia.
Vùng trách nhiệm này không bao gồm các khu vực trách nhiệm khẩn nguy của
cảng hàng không: Đà Nẵng, Phú Bài, Chu Lai, Phù Cát, Pleiku.
c) Khu vực trách nhiệm TKCN của Trung tâm HĐ TKCNMN - Công ty Quản lý
bay miền Nam
Bao gồm diện tích giới hạn bởi các đường ranh giới:
 Phía Tây, Tây Nam, Nam Tây Nam trên đất liền là biên giới Việt Nam-
Camphuchia và vùng thông báo bay Phnompenh.
 Phía Bắc giáp vùng kiểm soát tiếp cận Đà Nẵng.
 Phía Đông bắc giáp với FIR Sanya
 Phía Đông giáp FIR Manila

21
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

 Phía Đông Nam giáp FIR Singapore


Vùng Thông báo bay (FIR) Hồ Chí Minh (trừ vùng trách nhiệm KNSB của
Tổng công ty HKVN) và một phần vùng thông báo bay Phnompenh được Campuchia
ủy quyền.
 Phần trợ giúp TKCN do Cục HK Campuchia ủy quyền bao gồm các điểm:
* Tọa độ: 07000’00”N – 103000’00”E
* Tọa độ: 09008’00”N – 102027’00E
* Điểm XONAN có tọa độ: 09014’42”N – 102050’18”E
 Vùng trách nhiệm TKCN này không bao gồm các khu vực trách nhiệm khẩn
nguy của các cảng HK: Tân Sơn Nhất, Phú Quốc, Cà Mau, Rạch Giá, Côn Sơn,
Cần Thơ, Liên Khương, Buôn Mê Thuột và Cam Ranh.

22
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Hình 2.5: Phân chia vùng trách nhiệm tìm kiến cứu nạn tại Việt Nam
2.5.1.3. Vùng trách nhiệm TKCN thuộc các CHK, SB
Theo Quyết định số Số: 4169/QĐ-CHK ngày 28/9/2012 của Cục Trưởng Cục
HKVN. Theo đó Vùng trách nhiệm TKCN thuộc CHK, SBđược phân định như sau:
 Vùng trách nhiệm TKCN thuộc các CHK, SB khu vực miền Bắc

23
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

a) Vùng trách nhiệm TKCN cảng HK Cát Bi, bao gồm các quận: Lê Chân, Hồng
Bàng, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Đồ Sơn, Thủy Nguyên, An Dương, Kiến
Thụy, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng và An Lão.
b) Vùng trách nhiệm TKCN cảng HK Điện Biên, bao gồm: Thành phố Điện
Biên, huyện Điện Biên, huyện Điện Biên Đông.
c) Vùng trách nhiệm TKCN cảng HK Đồng Hới, bao gồm: Thành phố Đồng Hới;
huyện Bố Trạch, huyện Quảng Trạch và huyện Lệ Thủy.
d) Vùng trách nhiệm TKCN cảng HK Quốc tế Nội Bài, bao gồm: Huyện Sóc
Sơn, huyện Đông Anh và huyện Mê Linh.
e) Vùng trách nhiệm TKCN cảng HK Vinh, bao gồm: Thành phố Vinh, huyện
Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên và huyện Nam Đàn.
f) Vùng trách nhiệm TKCN cảng HK Thọ Xuân nằm gồm Huyện Thọ Xuân.
g) Vùng trách nhiệm TKCN cảng HK quốc tế Vân Đồn nằm trong địa phận của
huyện Vân Đồn, gồm thị trấn Cái Rồng và các xã: Đoàn Kết, Đông Xá, Hạ
Long, Bình Dân, Đài Xuyên và Vạn Yên, không bao gồm các xã đảo Quan
Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, bản Sen, Thắng Lợi.
 Vùng trách nhiệm TKCN thuộc các CHK, SB khu vực miền Trung
a) Vùng trách nhiệm TKCN cảng HK Chu Lai, bao gồm các xã (Tam Anh Bắc,
tam Anh Nam, Tam Thạch, Tam Hiệp, Tam Giang, Tam Quang, Tam Hòa,
Tam Hải, Tam Mỹ Đông và Tam Mỹ Tây) thuộc huyện Núi Thành, tỉnh
Quảng Nam và huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi.
b) Vùng trách nhiệm TKCN cảng HK quốc tế Đà Nẵng, bao gồm: Quận Sơn Trà,
quận Lê Chiểu, quận Hải Châu, quận Ngũ Hành Sơn và các xã thuộc huyện
Hòa Vang: (Hòa Phát, Hòa Thọ, Hòa Tiến, Hòa Xuân, Hòa Châu và Hòa
Phước).
c) Vùng trách nhiệm TKCN cảng HK Phú Bài, bao gồm: Thành phố Huế, huyện
Phú Vang và huyện Hương Thủy.
d) Vùng trách nhiệm TKCN cảng HK Phù Cát, bao gồm: Huyện An Nhơn. Các
xã (Bình Thuận, Tây An, Tây Bình và Tây Vinh thuộc huyện Tây Sơn và các
xã (Cát Tân, Cát Tường, Cát Trinh, cát Hiệp và Ngô Mây thuộc huyện Phù
Cát).
e) Vùng trách nhiệm TKCN cảng Pleiku, bao gồm: Thành phố Pleiku.

24
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

f) Vùng trách nhiệm TKCN cảng HK Tuy Hòa, bao gồm các xã Hòa Bình 1, Hòa
Bình 2, Hòa Thành, Hòa Tân Tây, Hòa Tân Đông, Hòa Vinh, Hòa Hiệp Bắc,
Hòa Hiệp Trung, phường Phú Thạnh và Phường Phú Đông thuộc thành phố
Tuy Hòa.
 Vùng trách nhiệm TKCN thuộc các CHK, SB khu vực miền Nam
a) Vùng trách nhiệm TKCN cảng HK Buôn Mê Thuột, gồm thành phố Buôn Mê
Thuột.
b) Vùng trách nhiệm TKCN cảng HK Cà Mau, gồm thành phố Cà Mau.
c) Vùng trách nhiệm TKCN cảng HK Cam Ranh, gồm thành phố Cam Ranh.
d) Vùng trách nhiệm TKCN cảng HK Cần Thơ gồm thành phố Cần Thơ.
e) Vùng trách nhiệm TKCN cảng HK Côn Đảo, gồm vùng đất liền đảo Côn Sơn.
f) Vùng trách nhiệm TKCN cảng HK Liên Khương, bao gồm: Huyện Đơn
Dương và huyện Đức Trọng.
g) Vùng trách nhiệm TKCN cảng HK Phú Quốc, bao gồm vùng đất liền đảo Phú
Quốc.
h) Vùng trách nhiệm TKCN cảng HK Rạch Giá, bao gồm: Thành phố Rạch giá
và huyện Châu Thành.
i) Vùng trách nhiệm TKCN cảng HK quốc tế Tân Sơn Nhất, bao gồm các quận:
1,2,3,4,5,6,7,8,9,10, 11, 12, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, tân
Phú, Thủ Đức, Bình Tân, Bình Chánh, Hóc Môn và quận Nhà Bè.
2.5.2. Xác định cơ quan, tổ chức, cá nhân có khả năng trợ giúp dịch vụ
TKCN
2.5.2.1. Tổ chức phối hợp TKCN HDD
 Trung tâm Phối hợp TKCN Hàng không đề xuất và báo cáo CHKVN phương
án tìm kiếm tàu bay dân dụng lâm nguy, lâm nạn bao gồm các nội dung sau:
a) Thông tin sơ bộ về tàu bay lâm nguy, lâm nạn;
b) Khu vực tìm kiếm và dự kiến thời gian tiến hành;
c) Các lực lượng, phương tiện dự kiến tham gia TK, CN;
d) Thông tin liên lạc sử dụng cho TK, CN;

25
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

e) Phân công hoạt động và phối hợp giữa các lực lượng TK, CN;
f) Các nội dung, yêu cầu khác.
 Trung tâm Phối hợp TKCN Hàng không chủ trì xác định bkhu vực tìm kiếm;
phối hợp với tổ chức, cá nhân có tàu bay tham gia TK, CN để lập và báo cáo
Cục HKVN Kế hoạch bay TK, CN bao gồm các nội dung sau:
a) Số lượng, loại tàu bay dự kiến TK, CN;
b) Thành phần tổ bay và tổ tìm kiếm;
c) Vị trí và thời gian dự kiến cất cánh;
d) Đường bay, độ cao bay;
e) Khu vực bay tìm kiếm/bài bay tìm kiếm;
f) Vị trí và thời gian dự kiến hạ cánh, sân bay dự bị;
g) Nhiên liệu dự trữ trên tàu bay;
h) Bảo đảm thông tin liên lạc và chỉ huy, điều hành bay;
i) Các nội dung khác.
 Cục HKVN báo cáo Ủy ban Quốc gia TKCN thông qua Phương án TK, CN và
Kế hoạch bay TK, CN nêu trên.
2.5.2.2. Trách nhiệm của các quan, tổ chức trong hoạt động TKCN
a) Trách nhiệm của Ủy ban Quốc gia TKCN
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch quốc gia về
TKCN HKDD.
Chỉ định Cơ quan chủ trì TKCN hoặc trực tiếp chỉ huy khi nhận điện báo cáo
của các nơi; điều động và tổ chức phối hợp các lực lượng, phương tiện của các Bộ,
ngành, các địa phương, các tổ chức và cá nhân kịp thời ứng phó khi xảy ra tình huống
TK, CN tàu bay.
Chỉ đạo, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ GTVT, Bộ Ngoại giao và các Bộ,
ngành liên quan trong việc cấp phép và phối hợp với lực lượng, phương tiện của nước
ngoài thực hiện việc TK, CN tại vùng biển của Việt Nam.
Trường hợp cần đưa lực lượng, phương tiện của Việt Nam thực hiện TK, CN
trong lãnh thổ quốc gia khác, Ủy ban Quốc gia TKCN chủ trì, phối hợp với các Bộ,

26
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

ngành liên quan đề nghị quốc gia đó cấp phép và phối hợp để kịp thời TK, CN những
người đang bị tai nạn tàu bay.
Định giá hàng năm tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về hoạt động phối
hợp TK, CN HKDD của các lực lượng thuộc Bộ, ngành, địa phương và báo cáo đột
xuất khi có tình huống.
b) Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
Phối hợp và thống nhất với Ủy ban Quốc gia TKCN xây dựng và triển khai các
phương án kết hợp việc sử dụng lực lượng, phương tiện của Không quân, Hải quân,
Biên phòng, Cảnh sát biển và các lực lượng khác của Quân đội trong thực hiện nhiệm
vụ của Bộ Quốc phòng gắn với việc sẵn sàng trực và tham gia TK, CN tàu bay dân
dụng.
Tổ chức huy động lực lượng, phương tiện quân đội tham gia TK, CN tàu bay
dân dụng theo yêu cầu của Ủy ban Quốc gia TKCN, hoặc đề nghị của Chủ tịch UBND
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Cục trưởng Cục HKVN.
Chủ trì cấp phép cho tàu bay Quân sự nước ngoài tham gia TKCN HKDD tại
Việt Nam. Tham gia ý kiến với Bộ GTVT để cấp phép và phối hợp với lực lượng,
phương tiện của nước ngoài thực hiện việc TK, CN tàu bay dân dụng trong vùng trời
Việt Nam.
Thông tin, báo cáo Ủy ban Quốc gia TKCN về hoạt động TK, CN HKDD của
lực lượng quốc phòng.
c) Trách nhiệm của Bộ GTVT
Phối hợp với Ủy ban Quốc gia TKCN, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương xây dựng và triển khai các phương án kết hợp việc sử dụng lực lượng,
phương tiện của các chuyên ngành đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng hải và hàng
không thuộc Bộ kết hợp việc thực hiện nhiệm vụ của mình với việc sẵn sàng tham gia
trực và TK, CN HKDD.
Phối hợp với Ủy ban Quốc gia TKCN chỉ đạo hệ thống TK, CN HKDD tổ chức
tốt việc điều phối hoạt động TK, CN HKDD theo quy định; thiết lập và duy trì hoạt
động của Trung tâm Phối hợp TKCN Hàng không.
Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ huy động lực lượng, phương tiện của
mình tham gia TK, CN hành không dân dụng khi có tình huống và theo yêu cầu của cơ
quan có thẩm quyền về TK, CN.

27
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Phối hợp với Ủy ban Quốc gia TKCN, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao chỉ đạo
chuyên ngành Hàng không trong việc cấp phép và phối hợp với lực lượng, phương tiện
của nước ngoài thực hiện TK, CN trong khu vực trách nhiệm TK, CN của Việt Nam.
Tổ chức việc ký kết và duy trì văn bản thỏa thuận TK, CN HKDD với các nhà
chức trách hàng không của các quốc gia kế cận theo yêu cầu của ICAO.
Thông tin, báo cáo Ủy ban Quốc gia TKCN về tình hình hoạt động TK, CN
HKDD của các lực lượng, phương tiện thuộc Bộ theo quy định.
d) Trách nhiệm của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thành lập và duy trì hoạt động của Ban chỉ huy TK, CN trực thuộc UBND tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương; chỉ đạo và phê duyệt kế hoạch TK, CN trên cơ sở đề
nghị của Ban chỉ huy TK, CN.
Chỉ đạo thực hiện các phương án huy động lực lượng, trang thiết bị của địa
phương, của các cơ quan Trung ương và các tổ chức liên quan hoạt động tại địa
phương tham gia TK, CN tàu bay dân dụng khi có tai nạn xảy ra trong khu vực địa bàn
quản lý.
Chủ trì, phối hợp lực lượng, phương tiện của địa phương, của các cơ quan, tổ
chức Trung ương tại địa phương tham gia hoạt động TK, CN trong khu vực địa bàn
quản lý; chủ trì công tác cứu nạn, bảo vệ hiện trường vụ tai nạn và giải quyết hậu quả.
Kiến nghị Ủy ban Quốc gia TKCN để huy động lực lượng, phương tiện của các
Bộ, ngành, địa phương khác phối hợp tham gia TK, CN trong trường hợp tình huống
vượt khả năng ứng phó của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thông tin, báo cáo Ủy ban Quốc gia TKCN về hoạt động TK, CN HKDD theo
quy định.
e) Trách nhiệm của Cục HKVN
Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về TK, CN HKDD để trình cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành; hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị trong ngành tổ chức
thực hiện hoạt động TK, CN HKDD.
Chủ trì nghiên cứu, áp dụng các khuyến cáo thực hành về TK, CN hàng không
của ICAO phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam; xây dựng các văn bản, thỏa thuận
về phối hợp TK, CN hàng không với các nhà chức trách hàng không của các quốc gia
kế cận; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực TK, CN HKDD.

28
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Chủ trì phối hợp, chỉ đạo doanh nghiệp cảng hàng không, doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ không lưu thực hiện TK, CN; trực tiếp chỉ huy hoạt động TK, CN HKDD
theo chỉ đạo của Bộ GTVT khi được Ủy ban Quốc gia TKCN chỉ định.
Hướng dẫn nghiệp vụ, ấn định ranh giới các khu vực trách nhiệm TK, CN giữa
doanh nghiệp cảng hàng không và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu; phê
duyệt kế hoạch KNSB và kế hoạch TK, CN; chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện
công tác phối hợp TK, CN hàng không của các đơn vị trong ngành.
Theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra công tác đào tạo, huấn luyện, diễn tập và tình trạng
sẵn sàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ TK, CN HKDD của các đơn vị trong ngành; chủ
trì xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch diễn tập TK, CN HKDD với quy mô toàn
ngành.
Công bố và cập nhật tên, địa chỉ, phương tiện liên lạc của tổ chức, cá nhân liên
quan đến hoạt động TK, CN hàng không; phổ biến, tuyên truyền pháp luật và giáo dục
nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng về hoạt động TK, CN hàng không.
Thông tin, báo cáo Bộ GTVT và Ủy ban Quốc gia TKCN về hoạt động TK, CN
HKDD theo quy định.
Các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Quy chế Phối hợp TK,
CN HKDD sẽ được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Người nào mà bị thiệt hại đến sức khỏe và tính mạng trong quá trình tham gia
TK, CN tàu bay thì được hưởng chế độ như áp dụng đối với lực lượng vũ trang.
Các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm quy định tại Quy chế này thì
tùy tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy
cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật.
2.6. Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Anh/ chị hãy kể tên các văn bản quy phạm pháp luật quốc tế và Việt Nam quy
định về dịch vụ TKCN.
Câu 2: Anh/ chị hãy cho biết lực lượng và phương tiện tham gia TKCN HKDD.
Câu 3: Anh/ chị hãy trình bày vùng trách nhiệm tìm cứu thuộc VATM
Câu 4: Anh/ chị cho biết quy định về kết thúc tình trạng khẩn cấp, hoạt động TK, CN.
Câu 5: Anh/ chị hãy vẽ sơ đồ tổ chức hệ thống TCKN quốc gia, sơ đồ về hệ thống
TKCN hàng không và sơ đồ Hệ thống tổ chức TKCN của Tổng công ty QLBVN.

29
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Câu 6: Anh/ chị hãy trình bày Nhiệm vụ của các Trung tâm HĐ TKCN khu vực.
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG THỨC PHỐI HỢP TKCN
Sau khi hoàn thành chương này, học viên cần đạt được
chuẩn đầu ra sau:
 Mô tả được phương thức phối hợp chức thực hiện nhiệm vụ
TKCN, triển khai nhiệm vụ khi có sự cố tai nạn tàu bay.
 Trình bày được nguyên tắc phối hợp trong hoạt động TKCN.
 Xác định được quy trình xử lý nghiệp vụ TKCN theo quy định.
3.1. Phối hợp tổ chức thực hiện nhiệm vụ TKCN
3.1.1. Triển khai nhiệm vụ khi có sự cố tàu bay lâm nguy, lâm nạn
Công tác phối hợp trong lĩnh vực TKCN là một trong những yêu cầu rất quan
trọng và bắt buộc trong các hoạt động của ngành Quản lý bay nói chung và lĩnh vực
TKCN nói riêng. Theo khuyến cáo của ICAO việc phối hợp có hiệu quả giữa các cơ
quan trong và ngoài ngành, giữa quốc gia sở tại và các quốc gia láng giềng trong hoạt
động TKCN Hàng không phải được duy trì và phát triển theo xu thế chung đối với sự
phát triển của ngành hàng không trên toàn cầu. ICAO khuyến cáo: Công tác phối hợp
hoạt động trong lĩnh vực TKCN như sau:
 Các quốc gia phải tổ chức phối hợp hiệp đồng trong hoạt động TKCN, đặc biệt
khi hoạt động này nằm giáp danh với các khu vực TKCN của các nước lân cận.
 Các quốc gia liền kề nhau phải xây dựng kế hoạch và phương thức TKCN
chung để tạo điều kiện cho nhau trong công tác phối hợp hoạt động TKCN.
 Tùy điều kiện quy định của mỗi nước, khi có tai nạn xảy ra trên lãnh thổ thì
quốc gia đó phải tạo điều kiện để cho phép các đơn vị TKCN của các nước khác
vào lãnh thổ nước mình với mục đích TKCN tàu bay lâm nạn và giải cứu nạn
nhân.
 Các quốc gia liền kề nhau phải xây dựng và ký kết các thỏa thuận với nhau
nhằm tăng cường sự phối hợp trong lĩnh vực Tìm kiếm và hợp tác cứu nạn,
đồng thời đưa ra các điều kiện xuất, nhập cảnh cho các đơn vị TKCN của nước
khác vào lãnh thổ của nước mình.
 Các quốc gia cần phải phối hợp với nhau để tổ chức huấn luyện diễn tập TKCN
chung theo định kỳ nhằm thúc đẩy công tác TKCN đạt hiệu quả.

30
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Nhà nước Việt Nam rất coi trọng công tác Phối hợp trong lĩnh vực
PCTT&TKCN, do vậy công tác phối hợp trong hoạt động TKCN được quy định cụ thể
từ Trung ương đến địa phương trong cả nước, giữa các cơ sở trong ngành với các đơn
vị ngoài ngành, giữa lực lượng TKCN trong nước và lực lượng TKCN nước ngoài nếu
được huy động. Cụ thể như sau:
a) Giữa cơ sở TKCN với cơ sở cung cấp DVKL
 Cơ sở cung cấp DVKL có trách nhiệm thông báo cho cơ sở cung cấp dịch vụ
TKCN khi có tình huống lâm nạn và áp dụng mọi biện pháp cần thiết và kịp
thời để trợ giúp tàu bay, hành khách, tổ bay và tài sản khi tàu bay lâm nguy,
lâm nạn.
 Trong trường hợp tàu bay lâm nguy, lâm nạn tại CHK, SB và khu vực lân cận
của CHK, SB, CVHK phải phối hợp với cơ sở cung cấp dịch vụ TKCN và Uỷ
ban nhân dân các cấp tiến hành TKCN tàu bay, người và tài sản.
 Trong trường hợp tàu bay lâm nguy, lâm nạn ngoài các khu vực quy định, cơ sở
cung cấp dịch vụ TKCN phối hợp với Uỷ ban nhân dân địa phương và các cơ
quan liên quan, tổ chức khác tiến hành TKCN tàu bay, người và tài sản. Thực
hiện theo phương châm “4 tại chỗ”: Lực lượng tại chỗ; phương tiện tại chỗ; Y
tế tại chỗ và hậu cần tại chỗ.
b) Giữa cơ sở TKCN với các lực lương, phương tiện nước ngoài tham gia hoạt
động TKCN.
 Lực lượng, phương tiện TKCN nước ngoài là tàu bay, phương tiện và người
nước ngoài tham gia TKCN HKDD trong khu vực trách nhiệm TKCN HKDD
của Việt Nam. Lực lượng, phương tiện TKCN nước ngoài thực hiện công tác
TKCN theo thỏa thuận về TKCN với các quốc gia.
c) Giữa cơ sở TKCN với các lực lượng tham gia TKCN liên quan.
d) Giữa cơ sở TKCN có khu vực giáp ranh trên biển với quốc gia khác.
e) đ) Giữa người chỉ huy TKCN hiện trường với các lực lượng, phương tiện tham
gia hoạt động TKCN.
3.1.2. Nguyên tắc phối hợp trong hoạt động TKCN
 Chỉ huy thống nhất, phối hợp, hiệp đồng kịp thời và chặt chẽ giữa các lực
lượng, phương tiện tham gia hoạt động TKCN hàng không khi có tình huống
xảy ra.

31
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

 Chủ động xây dựng các kế hoạch, phương án chuẩn bị sẵn sàng lực lượng để
ứng phó theo khu vực, tính chất vụ việc.
 Bảo đảm yêu cầu về an ninh, quốc phòng.
 Bảo đảm an toàn cho người, phương tiện tham gia hoạt động TKCN.
3.1.3. Triển khai nhiệm vụ khi có sự cố tai nạn tàu bay
Điều 5 trong Quyết định số 33 về Quy chế phối hợp TKCN của Thủ tướng
chính phủ quy định trách nhiệm TK, CN tàu bay dân dụng như sau:
 Trách nhiệm của Tổng công ty cảng HKVN
Trường hợp: Tàu bay lâm nguy, lâm nạn tại CHK, SB và khu vực lân cận của
CHK, SB: Cục HKVN chỉ đạo doanh nghiệp cảng hàng không chủ trì, phối hợp với
các cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương liên quan tại địa bàn thực hiện nhiệm vụ
TK, CN.
 Trách nhiệm của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam
Trường hợp: Tàu bay lâm nguy, lâm nạn trên biển: Cục HKVN chỉ đạo doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu chủ trì, phối hợp TK, CN theo quy định tại Quy
chế phối hợp TK, CN trên biển ban hành kèm theo Quyết định số 06/2014/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ về quy chế phối hợp trên biển và trong vùng nước cảng biển.
 Tàu bay lâm nguy, lâm nạn ngoài khu vực quy định tại Trách nhiệm của Tổng
công ty cảng HKVN và Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam
a) Cục HKVN chỉ đạo doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu chủ trì, phối
hợp với các cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương liên quan tìm kiếm, xác
định vị trí tàu bay lâm nạn;
b) Sau khi xác định được vị trí tàu bay lâm nạn, UBND tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương nơi tàu bay lâm nạn có trách nhiệm chủ trì cứu nạn tàu bay;
trong trường hợp tàu bay lâm nạn tại khu vực ráp gianh giữa hai tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương, Cục HKVN báo cáo Ủy ban Quốc gia TKCN xem
xét, chỉ định UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chủ trì cứu nạn.
 Bộ Quốc phòng Chủ trì tổ chức TK, CN tàu bay dân dụng trong khu vực quân
sự.
3.2. Quy trình xử lý nghiệp vụ TKCN

32
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

3.2.1. Khái quát chung


Mỗi tình huống trong hoạt động TKCN đều có quy trình xử lý tình huống phù
hợp cho từng giai đoạn tương ứng, công tác phối hợp, hiệp đồng được triển khai theo
quy định nghiệp vụ, bảo đảm các thông tin được xử lý kịp thời và nhanh chóng.
Các quy trình xử lý được đề cập trong phần này hiện đã và đang được áp dụng
trong việc xử lý thông tin liên quan đến an toàn hoạt động bay tại các cơ sở cung cấp
dịch vụ TKCN.
3.2.2. Quy trình xử lý nghiệp vụ
3.2.2.1. Quy trình xử lý thông tin trong giai đoạn hồ nghi gồm các bước
như sau:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin về tình trạng tàu bay trong giai đoạn hồ nghi gồm:
 Tên chuyến bay/loại tàu bay/Nhà khai thác
 Sân bay cất cánh/sân bay dự định hạ cánh/Giờ dự định hạ cánh
 Vị trí: (Tọa độ/điểm báo cáo);
 Đường bay; /Mực bay;
 Phương thức bay;
 Giờ dự tính qua các điểm báo cáo (tàu bay chưa thực hiện);
 Giờ, vị trí độ cao tàu bay liên lạc lần cuối cùng;
 Vị trí dự kiến của tàu bay vào thời điểm hiện tại;
 Tính chất/Tình trạng tàu bay trong giai đoạn khẩn nguy;
 Các thông tin liên quan khác (nếu có).
Bước 2: Kiểm tra thông tin qua các cơ sở KSKL, cơ sở TKCN, Trung tâm
TBHĐB, Trung tâm xử lý thông tin Cospas-Sarsat và các nơi khác liên quan.
Bước 3: Xác định vị trí máy bay gặp sự cố và khu vực trách nhiệm TKCN
Bước 4: Tiếp tục theo dõi, nắm bắt, thu thập thông tin và các số liệu liên quan
đến chuyến bay (phép bay, kế hoạch bay không lưu và các thông tin khác liên quan
đến chuyến bay).

33
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Bước 5: Thông báo cho trực Lãnh đạo Phòng, Lãnh đao Trung tâm và xử lý
theo các ý kiến chỉ đạo.
Bước 6: Nếu giai đoạn hồ nghi kết thúc, thông báo lại cho tất cả các cơ quan,
đơn vi đã thông báo trước đó; Nếu tình huống diễn biến nghiêm trọng hơn, chuyển tiếp
qua xử lý giai đoạn báo động
Bước 7: Ghi chép nội dung thông tin và các công việc đã xử lý vào sổ nhật ký
trực ban và sổ báo cáo sự vụ; Lưu trữ các điện văn liên quan đến chuyến bay.
3.2.2.2. Quy trình xử lý thông tin trong giai đoạn báo động gồm các bước
như sau:
Bước 1: Tiếp tục cập nhật thông tin về tàu bay và xử lý các nội dung của giai
đoạn hồ nghi chưa được thực hiện;
Bước 2: Xác định vị trí và vệt bay của tàu bay trên bản đồ; tính toán dự kiến
khu vực ưu tiên tìm kiếm.
Bước 3: Khai thác số liệu khí tượng liên quan đến khu vực tìm kiếm, sẵn sằng
phục vụ cho công tác tìm kiếm.
Bước 4: Báo cáo Trực Lãnh đạo TCT, Lãnh đạo Phòng QLHĐB – Cục HKVN;
Thông báo cho Trung tâm hiệp đồng TKCN khu vực liên quan sẵn sàng triển khai
Phương án TKCN mà đơn vị đã xây dựng
Bước 5: Chuẩn bị số liệu lập Phương án TKCN; Kế hoạch bay TKCN; Dự kiến
lực lượng, phương tiện được huy động và Phương án phối hợp hoạt động TKCN;
Bước 6: Nếu giai đoạn báo động kết thúc, thông báo lại cho tất cả các cơ quan
đơn vị liên quan đã thông báo trước đó; Nếu tình huống diễn biến nghiêm trọng hơn,
chuyển tiếp qua xử lý giai đoạn Khẩn nguy.
Bước 7: Ghi chép các nội dung thông tin và các công việc đã xử lý vào sổ nhật
ký trực ban và sổ báo cáo sự vụ; Lưu trữ các điện văn liên quan đến chuyến bay.
3.2.2.3. Quy trình xử lý thông tin trong giai đoạn khẩn nguy gồm các bước
như sau:
Bước 1: Tiếp tục cập nhật thông tin về tàu bay lâm và xử lý thông tin trong giai
đoạn Báo động chưa được thực hiện;
Bước 2: Kiểm tra, xác minh thông tin với:
 Cơ sở KSKL liên quan;

34
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

 Trung tâm QLĐHB Quốc gia; Quân chủng PK-KQ; Trung tâm QLĐHB khu
vực;
 Cơ sở TKCN Hàng không, Hàng hải;
 Đại diện các Hãng hàng không;
 Các tỉnh/thành địa phương liên quan.
Bước 3: Xác định vị của tàu bay ở thời điểm khẩn nguy và vệt bay trên bản đồ;
Xác định khu vực ưu tiên TKCN; Xây dựng kế hoạch sử dụng lực lượng, phương tiện
và phương án phối hợp cho hoạt động TKCN.
Bước 4: Chuyển thông tin về tình trạng khẩn nguy và các nội dung công việc đã
thực hiện tới:
 Ban Chỉ huy PCLB&TKCN TCT;
 Phòng QLHĐB Cục HKVN;
 VP - UBQGTKCN;
 Trung tâm chỉ huy khẩn nguy HK Quốc gia;
 Trung tâm điều hành thông tin vệ tinh COSPAS-SARSAT;
 Trung tâm PHTKCNHH khu vực liên quan; (nếu tàu bay hoạt động trên các
đường bay trên biển).
 Ban chỉ huy PCLB&TKCN các tỉnh/thành địa phương liên quan;
 Đại diện Hãng hàng không và Quốc gia đăng ký tàu bay (Qua cơ quan ngoại
giao)
Bước 5: Lập phương án TKCN theo mẫu (phụ lục 1), Kế hoạch bay TKCN theo
mẫu (phụ lục 2), báo cáo Cục HK trình Ủy ban QGTKCN phê duyệt.
Bước 6: Phối hợp triển khai Phương án và KHB TKCN được phê duyệt đến các
nơi liên quan để tổ chức thực hiện; Thông báo kế hoạch bay TKCN cho Trung tâm
QLLKL để hiệp đồng thông báo, Cơ sở KSKL để điều hành bay và Trung tâm
TBTTHK để phát NOTAM.
Bước 7: Phối hợp nắm bắt hoạt động TKCN của các lực lượng; Duy trì liên lạc
với chỉ huy hiện trường, cập nhật thông tin về hoạt động tìm kiếm; Kịp thời tham mưu,
đề xuất bổ sung lực lượng, phương tiện, mở rộng khu vực TKCN;

35
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Bước 8: Theo dõi, tổng hợp và báo cáo kịp thời diễn biến TKCN, kết quả hoạt
động TKCN cho Ban Chỉ huy chiến dịch TKCN và Lãnh đạo TCT.
Bước 9: Tạm dừng hoạt động TKCN hoặc kết thúc hoạt động TKCN.
 Thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan Tạm dừng hoạt động TKCN hoặc
kết thúc hoạt động TKCN theo Quyết định của cấp có thẩm quyền;
 Lập báo cáo chi tiết về hoạt động TKCN
 Lập thành hồ sơ lưu trữ phục vụ công tác điều tra tai nạn hàng không và nghiên
cứu học tập.
 Tổ chức giảng bình, rút kinh nghiệm của Trung tâm PHTKCNHK và tham gia
giảng bình rút kinh ngiệm của các đơn vị khi được yêu cầu.
3.2.2.4. Quy trình xử lý thông tin cấp cứu (SOS) từ tàu bay đang bay
Khi nhận được thông tin cấp cứu SOS trên tần số 121.5 MHz hoặc trên tần số
406 MHz từ tàu bay đang bay. (Nguồn thông tin được đề cập trong I chương IV của tài
liệu HDNV). Nhân viên trực TKCN phải thực hiện các bước sau:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin về chuyến bay nhận được tín hiệu SOS.
Bước 2: Báo cáo cho Lãnh đạo Phòng vào giờ hành chính các ngày trong tuần.
 Nếu ngoài giờ hành chính, thông báo cho trực Lãnh đạo Trung tâm.
 Trường hợp vào ban đêm, báo cho cán bộ trực đêm theo lịch trực tuần.
 Riêng đối với: giai đoạn Hồ nghi; giai đoạn Báo động và giai đoạn Khẩn nguy
phải thông báo kịp thời cho lãnh đạo Phòng, Trưởng Trung tâm và Trực lãnh
đạo Trung tâm bất kể trong giờ hoặc ngoài giờ hành chính.
Bước 3: Xác định và đánh dấu tọa độ vị trí có tín hiệu SOS lên bản đồ.
 Xác định khu vực trách nhiệm nơi có tín hiệu SOS, thuộc Trung tâm HĐ TKCN
khu vực nào thì yêu cầu Trung tâm đó kiểm tra, xác minh với các cơ quan, đơn
vị liên quan.
Bước 4: Thông báo cho Trung tâm điều hành thông tin vệ tinh COSPAS-
SARSAT để xác minh, kiểm tra thông tin và yêu cầu đơn vị có phản hồi sau khi đã xác
minh thông tin (giả hoặc thật).
 Nội dung thông báo:

36
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

+ Thời gian thông báo/tên người thông báo.


+ Nguồn nhận được tín hiệu;
+ Thời gian nhận được tín hiệu;
+ Vị trí có tín hiệu SOS;
+ Tên người nhận thông tin.
Bước 5: Hoàn thiện ghi chép sổ sách theo quy định. Nếu sự vụ chưa kết thúc
trong ca trực thì phải bàn giao chi tiết cho ca trực kế tiếp những thông tin cần phải theo
dõi và xử lý tiếp theo.
3.2.2.5. Quy trình xử lý thông tin khẩn nguy COSPAS-SARSAT
Quy trình xử lý thông tin báo động Cospas – Sarsat gồm các bước như sau:
Bước 1: Nhận điện văn, báo nhận điện văn và nghiên cứu nội dung điện văn
Bước 2: Xác định vị trí tọa độ phao ELT, đánh dấu vị trí trên bản đồ
Bước 3: Kiểm tra, xác minh thông tin liên quan đến hoạt động bay trong khu
vực trách nhiệm TKCN: Qua các cơ sở KSKL, cơ sở TKCN, Trung tâm TBHĐB,
Trung tâm KNSB. Nếu thông tin giả thông báo cho:
 Trực Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo trung tâm.
 Nơi phát thông tin;
 Cơ sở KSKL, Trung tâm HĐTKCNHK, Trung tâm KNSB liên quan và Trung
tâm TBHĐB;
 Phòng Quản lý HĐB – Cục HKVN.
Bước 4: Nếu xác minh tàu bay đang hoạt động trong vùng Thông báo bay do
Việt Nam quản lý và điều hành phát tín hiệu cấp cứu, nhanh chóng kiểm tra xác định
tính chất, mức độ khẩn nguy và triển khai xử lý tình huống theo quy trình của giai
đoạn khẩn nguy tương ứng.
Bước 5: Ghi chép, đăng ký thời gian, nội dung điện văn, nội dung và kết quả
các công việc đã thực hiện.
3.3. Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Anh/ chị hãy trình bày nguyên tắc phối hợp trong hoạt động TKCN
Câu 2: Anh/ chị hãy trình bày quy trình xử lý nghiệp vụ trong giai đoạn hồ nghi.

37
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Câu 3: Anh/ chị hãy trình bày quy trình xử lý nghiệp vụ trong giai đoạn báo động.
Câu 4: Anh/ chị hãy trình bày quy trình xử lý nghiệp vụ trong giai đoạn khẩn nguy.
Câu 5: Anh/ chị hãy trình bày quy trình xử lý thông tin khẩn nguy COSPAS-SARSAT.
Câu 6: Anh/ chị hãy trình bày quy định về triển khai nhiệm vụ khi có sự cố tai nạn tàu
bay.
PHẦN 2: CỨU HỎA VÀ KẾ HOẠCH KNSB
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ CỨU HỎA SÂN BAY
Sau khi hoàn thành chương này, học viên cần đạt được
chuẩn đầu ra sau:
 Trình bày được yêu cầu chung về nhân viên cứu hỏa, quản lý
nhân viên cứu hỏa.
 Mô tả được sự hình thành lửa, thành phần của lửa, khái niệm
chay nổ.
 Liệt kê được các chất trị lửa (chất chữa cháy).
1.1. Giới thiệu về dịch vụ cứu hỏa tại sân bay
Dịch vụ cứu hỏa tại sân bay là dịch vụ nhằm mục đích:
 Là cứu sinh mạng người khi có sự cố tại nạn xảy ra trên địa bàn CHK, SB.
 Giảm thiểu thiệt hại khi có sự cố cháy nổ công trình, nhà cửa, tàu bay xảy ra
trên địa bàn CHK, SB.
1.2. Trách nhiệm của đội cứu hỏa sân bay
1.2.1. Yêu cầu chung về nhân viên cứu hỏa
Tổng số nhân viên cứu hỏa cho dù làm việc thường xuyên hay phụ trợ cần thiết
để triển khai và tham gia vào công tác khẩn nguy cứu hỏa phải được xác định dựa theo
các tiêu chí sau:
 Mỗi một xe cứu hỏa phải có đủ số lượng nhân viên vận hành để bảo đảm khai
thác tối đa khả năng theo thiết kế của xe cứu hỏa.
 Nhân viên làm việc tại đài quan sát và nhân viên thông tin liên lạc phục vụ công
tác khẩn nguy tại trạm cứu hỏa theo chức năng quy định tại kế hoạch khẩn nguy
cảng hàng không.

38
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Ngoài ra việc xác định số lượng tối thiểu nhân viên cứu hỏa đòi hỏi phải phân
tích kỹ công việc sẽ được giao và trình độ nhân viên quy định trong tài liệu khai thác
sân bay. Trong thời gian có hoạt động bay phải có đủ nhân viên cứu hỏa đã được huấn
luyện đào tạo nghiệp vụ để khai thác, vận hành xe cứu hỏa và các thiết bị đi kèm với
công suất tối đa. Những nhân viên này phải triển khai vận hành phương tiện để bảo
đảm chắc chắn đáp ứng được thời gian tối thiểu theo quy định.
Tất cả nhân viên cứu hỏa (làm việc thường xuyên hoặc phụ trợ) phải được đào
tạo và huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy tàu bay để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Nhân viên cứu nạn, chữa cháy phải được huấn luyện tại cơ sở đào tạo, huấn
luyện chuyên ngành, theo chương trình đào tạo, huấn luyện nhân viên cứu nạn, chữa
cháy phù hợp; có chứng chỉ phù hợp; tham gia các cuộc diễn tập cứu nạn, chữa cháy
tại CHK, SB. Chương trình huấn luyện nhân viên cứu nạn, chữa cháy phải bao gồm
huấn luyện kỹ năng hành động của từng người và khả năng phối hợp trong đội.
Nhân viên cứu nạn, chữa cháy phải thường xuyên được huấn luyện thực hành
để có thể sử dụng thành thạo các trang thiết bị chữa cháy trên xe chữa cháy, bảo đảm
vận hành, khai thác các thiết bị với công suất tối đa trong quá trình chữa cháy, cứu
nạn; sử dụng thành thạo dây, thang và các thiết bị cứu nạn, chữa cháy khác gắn liền
với hoạt động cứu nạn, chữa cháy cho tàu bay.
Người khai thác CHK, SB phải bố trí đủ số lượng nhân viên cứu hỏa phù hợp
với cấp sân bay tương ứng; bố trí đầy đủ trang bị, thiết bị, dụng cụ, quần áo phòng
cháy chữa cháy cho nhân viên cứu nạn, chữa cháy theo phương án phòng cháy chữa
cháy của CHK, SB; bố trí các xe cứu nạn và chữa cháy trực đúng nơi quy định của
phương án KNSB; bố trí các trạm chữa cháy trung gian (trạm chữa cháy vệ tinh) để
đáp ứng được thời gian phản ứng theo quy định.
1.2.2. Quản lý nhân viên cứu hỏa
Tại các CHK, SB với tần suất bay thấp, với điều kiện về nhân sự hạn chế có thể
sử dụng nhân viên cứu hỏa làm các việc khác với điều kiện khi thực hiện các nhiệm vụ
khác nhưng không làm giảm khả năng tác nghiệp về công tác chuyên môn của nhân
viên cứu hỏa hoặc hạn chế họ trong công tác huấn luyện, kiểm tra và bảo trì thiết bị.
Những nhiệm vụ khác có thể bao gồm: Thanh tra công tác phòng cháy chữa
cháy, bảo vệ khu vực bị hỏa hoạn hoặc các chức năng khác phù hợp với trình độ
chuyên môn của họ. Việc sắp xếp công việc khác cho nhân viên cứu hỏa phải bảo đảm

39
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

nguyên tắc là phải huy động được họ ngay lập tức khi có tình huống khẩn nguy xảy ra
ở bất cứ nơi nào có thể.
Một đội được giao nhiệm vụ phải ở trên một xe cứu hỏa mà họ được biên chế
để phát huy hết hiệu quả và năng lực của họ và họ phải duy trì liên lạc thường xuyên
với trạm cứu hỏa bằng máy thu phát bộ đàm.
1.2.3. Trách nhiệm của thành viên tổ bay và nhân viên cứu nạn, cứu hỏa
sân bay
Trách nhiệm của thành viên tổ bay và nhân viên cứu nạn, cứu hỏa sân bay cần
được xác định rõ ràng và trong mọi điều kiện mối quan tâm hàng đầu là phải hướng tới
sự an toàn cho mọi người trên tàu bay. Trong nhiều trường hợp quy trình thực hiện sơ
tán khẩn nguy có thể theo các cách khác nhau tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể.
Nhiệm vụ và trách nhiệm có thể được khái quát như sau:
 Thành viên tổ bay: Các điều kiện và cơ sở hạ tầng có sự khác biệt lớn ở hầu hết
các sân bay, các thành viên tổ bay phải chịu trách nhiệm chính đối với tàu bay
và mọi người trên tàu bay. Quyết định cuối cùng phải sơ tán khỏi tàu bay và
cách thức sơ tán sẽ phải được tiến hành bằng nhận thức của tổ bay, với điều
kiện là bản thân họ hoạt động bình thường.
 Nhân viên khẩn nguy cứu nạn: Nhiệm vụ và trách nhiệm của họ là trợ giúp tổ
bay bằng mọi cách có thể. Khi tầm nhìn của tổ bay bị hạn chế, nhân viên khẩn
nguy cứu nạn phải đánh giá ngay lập tức các phần bên ngoài của tàu bay và
thông báo tình trạng bất thường cho thành viên tổ bay. Bảo hộ cho toàn bộ hoạt
động là trách nhiệm chính của nhân viên khẩn nguy cứu nạn. Trong trường hợp
thành viên tổ bay không thể thực hiện được chức năng của mình, nhân viên
khẩn nguy cứu nạn sẽ chịu trách nhiệm tiến hành các hành động cần thiết khởi
đầu.
1.3. Thành phần của lửa và các chất trị lửa
1.3.1. Thành phần của lửa
1.3.1.1. Khái niệm về lửa

40
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Hình 1.6: Lửa và tam giác lửa


Lửa là quá trình oxy hóa nhanh chóng của một vật liệu trong phản ứng cháy,
giải phóng ra nhiệt, ánh sáng, và các sản phẩm phản ứng khác; đốt, trong đó các chất
kết hợp hóa học với oxy từ không khí và thường phát ra ánh sáng, nhiệt và khói.
Ngọn lửa là một phần biểu hiện thấy được (phát ra ánh sáng) của sự cháy. Nó
tạo ra từ các phản ứng hóa học có sự tỏa nhiệt cao (cháy, phản ứng oxy hóa tự duy trì)
diễn ra trong môi trường hẹp. Màu sắc của ngọn lửa theo nhiệt độ:
 Đỏ
Vẫn có thể nhìn thấy: 525 °C (980 °F)
Tối: 700 °C (1.300 °F)
Đỏ tối: 800 °C (1.500 °F)
Đỏ vừa: 900 °C (1.700 °F)
Đỏ sáng: 1.000 °C (1.800 °F)
 Cam
Sậm: 1.100 °C (2.000 °F)
Sáng: 1.200 °C (2.200 °F)
 Trắng
Hơi trắng: 1.300 °C (2.400 °F)

41
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Sáng: 1.400 °C (2.600 °F)


Sáng lóa: 1.500 °C (2.700 °F)
1.3.1.2. Khái niệm về cháy – nổ
 Cháy là một phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng.
Theo định nghĩa cháy có 3 dấu hiệu đặc trưng: Có phản ứng hóa học; Có tỏa
nhiệt và Phát ra ánh sáng. Để tạo ra lửa hoặc sự cháy, phải cần và đủ 3 yếu tố, đó là:
chất cháy, ôxy và nguồn nhiệt. Thiếu một trong các yếu tố trên hoặc các yếu tố trên
không đủ thì sự cháy sẽ không xảy ra. Mỗi chất khác nhau có nhiệt độ bốc cháy khác
nhau. Tuy nhiên, khi có đủ 3 yếu tố nói trên thì sự cháy vẫn chưa xuất hiện được mà
cần phải có 3 điều kiện nữa thì sự cháy mới có thể xuất hiện.
 Ôxy phải lớn hơn: 14%
 Nguồn nhiệt phải đạt tới giới hạn bắt cháy của chất cháy.
 Thời gian tiếp xúc của 3 yếu tố đủ để xuất hiện sự cháy.

Hình 1.7: Sự cháy


Căn cứ vào trạng thái của chất cháy đám cháy được phân thành các loại như
sau:
1. Chất cháy rắn: Ký hiệu A
2. Chất cháy lỏng: Ký hiệu B
3. Chất cháy khí: Ký hiệu C
4. Chất cháy kim loại: Ký hiệu D
5. Cháy điện: Ký hiệu E

42
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Phân loại đám cháy và quy ước ký hiệu đám cháy để sản xuất thiết bị phương
tiện chữa cháy và sử dụng phương tiện chữa cháy đúng với từng loại đám cháy (trên
các bình chữa cháy ghi ký hiệu chữ gì thì sử dụng chữ được những loại đám cháy đó).
 Nổ
Căn cứ vào tính chất nổ, chia thành 2 loại nổ chính: nổ lý học và nổ hóa học.
Nổ lý học: là nổ do áp xuất trong một thể tích tăng lên quá cao thể tích đó
không chịu được áp lực lớn nên bị nổ (như nổ xăm lốp xe khi bị bơm quá căng, nổ nồi
hơi các thiết bị áp ực khác…)
Nổ hóa học: là hiện tượng cháy xảy ra với tốc độ nhanh làm hỗn hợp khí xung
quanh giãn nở đột biến sinh công gây nổ.
1.3.2. Các chất trị lửa (chất chữa cháy)
1.3.2.1. Nước
Là chất chữa cháy rẻ và phổ biến nhất, là chất thu nhiệt lớn, nước được tưới vào
đám cháy dưới dạng vòi phun, hoặc phụt mạnh.
 Dùng chữa cháy các chất như than, sợi vải, gỗ…
 Không dùng để chữa cháy các thiết bị có điện hoặc là xăng, dầu…

Hình 1.8: Chữa cháy bằng nước


1.3.2.2. Hơi nước
Chỉ chữa cháy có hiệu quả ở chỗ không khí ít thay đổi hoặc trong buồng kín,
nồng độ hơi nước ở trong không khí làm tắt lửa khoảng 35%.
Dùng chữa cháy ở các xưởng gia công gỗ, buồng sấy, trên tàu thuỷ…

43
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

1.3.2.3. Dung dịch nước muối


Được dùng phổ biến amoniắc, phốt pho, clorua natri, kali cácbonat, natri
cabonat…
Muối rơi vào bề mặt cháy tạo ra 1 màng cách ly.
Phạm vi sử dụng cũng giống như nước.
1.3.2.4. Bọt chữa cháy
Phổ biến là bọt hoá học và bọt hoà không khí.
Có tác dụng cách ly hỗn hợp cháy với vùng cháy, ngoài ra còn làm sạch vùng
cháy, dùng để chữa cháy xăng dầu và chất lỏng cháy.
 Bọt hoá học được tạo trong các máy tạo bọt đặc biệt và đưa đến chỗ chữa cháy
bằng các đường ống lắp với máy tạo bọt. Bọt hoá học còn được nạp vào bình
chữa cháy cầm tay, khi không cần lượng bọt lớn.
 Bọt hoà không khí là loại bọt được tạo thành bằng cách khuấy trộn không khí
với dung dịch tạo bọt.
Nguyên lý chữa cháy: ngăn không cho Oxy tiếp xúc với đám cháy

Hình 1.9: Bình chữa cháy dạng foam 45 lít


1.3.2.5. Bột chữa cháy

44
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Hình 1.10: Bình chữa cháy MFZL4 là bình chữa cháy bột ABC 4kg
Các chất bột khô chữa cháy là các chất rắn trơ dưới dạng bột, kali cácbonát,
natri cácbonat, cát khô…
Dùng để chữa cháy kim loại kiềm và kiềm thổ rất hiệu quả.
Các chất này có thể phun vào đám cháy bằng khí nén từ các hệ thống cố định,
các trạm di động hoặc các dụng cụ chữa cháy cầm tay, cường độ tiêu thụ bột cho 1
đám cháy bằng 6,2 ÷ 7 kg/m2 diện tích.
1.3.2.6. Các loại khí
Là các loại khí trơ gồm cácbonic, nitơ, agon, heli, hơi nước.
Tác dụng của nó là pha loãng nồng độ chất cháy, ngoài ra các loại khí còn có
tác dụng làm lạnh.
Dùng các hệ thống cố định, các trạm di động cũng như các bình chữa cháy cầm
tay để truyền tới đám cháy.
Trong số các khí chữa cháy thì bình chữa cháy khí CO2 được sử dụng phổ biến
tại các hộ gia đình, cửa hàng, văn phòng, nhà kho...
Tác dụng: làm giảm nồng độ Oxy dưới 14%, ngăn chặn và dập tắt đám cháy
ABC. Khi phun không được để dính lên người hoặc phun lên người vì sẽ làm bỏng
lạnh, nguy hiểm cho người.
Chất chữa cháy khí CO2 được lựa chọn phổ biến thì sau khi phun, chất chữa
cháy sẽ bay hơi và không cần tốn công lau dọn như chất chữa cháy dạng bột.
Chất khí FM-200, Novec 1230 (chất lỏng hóa hơi): hấp thụ mạnh nhiệt lượng
đám cháy, làm dập tắt đám cháy mà không làm giảm nồng độ Oxy
Chất Stat-X: bẻ gãy chuỗi phản ứng hóa học.

45
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Hình 1.11: Bình chữa cháy khí CO2


1.3.2.7. Các chất halogen
Dùng chữa cháy có hiệu quả rất lớn, tác dụng của nó là ức chế phản ứng cháy,
dùng để chữa đám cháy của bông, vải sợi.
1.3.2.8. Các loại chất chữa cháy đơn giản: đất cát, chăn mền nhúng nước
Đất cát là chất dễ kiếm, rẻ tiền và dễ sử dụng.
Nguyên lý chữa cháy: cát hấp thụ nhiệt, làm hạ nhiệt độ của đám cháy, mặt
khác cát phủ lên đám cháy tạo ra một màng ngăn cách Oxy với đám cháy làm cho lửa
tắt (tác dụng làm ngạt).
Chăn, màng nhúng nước: ngăn cách đám cháy với Oxy bên ngoài, giảm nhiệt
lượng đám cháy.
1.4. Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Anh/ chị hãy cho biết mục đích của dịch vụ cứ hỏa tai sân bay.
Câu 2: Anh/ chị hãy trình bày hiểu về lửa và các chất trị lửa.
Câu 3: Yêu cầu chung đối với nhân viên cứu hỏa tại sân bay.
CHƯƠNG 2. XẾP HẠNG SÂN BAY, CÁC PHƯƠNG TIỆN CỨU HỎA
Sau khi hoàn thành chương này, học viên cần đạt được
chuẩn đầu ra sau:
 Xác định được hạng sân bay theo dịch vụ cứu hỏa.
 Trình bày được các phương tiện cứu hỏa.
2.1. Xếp hạng sân bay theo dịch vụ cứu hỏa

46
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Sân bay được xếp hạng theo dịch vụ cứu hỏa dụa vào kích thước tàu bay và số
lượng tàu bay hoạt động tại sân bay.
Cấp cứu hỏa sân bay được xác định theo tiêu chuẩn của ICAO. Cấp cứu hỏa sân
bay được công bố trong AIP, quy chế bay trong khu vực sân bay và trong tài liệu khai
thác CHK, SB; được triển khai tới các cơ quan, đơn vị liên quan.
Khi hệ thống phương tiện, trang thiết bị cứu hỏa gặp sự cố làm thay đổi về cấp
cứu hỏa sân bay, người khai thác CHK, SB phải báo cáo Cục HKVN, thông báo cho
các cơ sở cung cấp dịch vụ BĐHĐB, thực hiện quy trình thông báo tin tức hàng không
để thông báo cho tàu bay đi, đến CHK, SB. Khi khắc phục xong sự cố, người khai thác
CHK, SB phải thông báo lại các thông tin về cấp cứu hỏa sân bay theo quy định.
Cấp cứu hỏa sân bay được tính toán dựa vào tàu bay dài nhất và rộng nhất khai
thác thường xuyên tại cảng hàng không. Cấp cứu hỏa cảng hàng không được xác định
theo Bảng 2,1, phân loại theo tàu bay hoạt động tại cảng hàng không bằng cách đánh
giá chiều dài và chiều rộng thân của tàu bay. Nếu sau khi lựa chọn cấp cứu hỏa phù
hợp với chiều dài tổng thể của tàu bay mà chiều rộng thân tàu bay đó lớn hơn chiều
rộng chỉ ra trong cột (3) tương ứng thì cấp cứu hỏa đối với loại tàu bay đó sẽ cao hơn
một cấp.
Tại các CHK, SB nếu số lần chuyến hoạt động của tàu bay ở cấp cứu hỏa cao
nhất nhỏ hơn 700 lần chuyến trong 3 tháng liên tục thì cấp cứu hỏa ở cảng hàng không
này có thể giảm một cấp so với cấp cao nhất tại cảng hàng không theo tính toán đối
với loại tàu bay khai thác ở cấp cứu hỏa cao nhất.
Một lần chuyến là một lần cất cánh hoặc một lần hạ cánh. Số lần chuyến của tàu
bay khai thác thường lệ, không thường lệ và hoạt động hàng không chung cần được
tính toán để xác định cấp cứu hỏa cảng hàng không. Các loại tàu bay tiêu biểu tương
ứng theo cấp cứu hỏa CHK, SB được chỉ ra trong Bảng 2.1 và phụ lục 4 của giáo trình
này.

47
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Bảng 2.1: Cấp cứu hỏa sân bay

Cấp cứu Chiều rộng thân lớn nhất của


Chiều dài tổng thể của tàu bay
hỏa sân bay tàu bay

(1) (2) (3)

1 Đến nhỏ hơn 9 m 2m

2 Từ 9 m đến dưới 12 m 2m

3 Từ 12 m đến dưới 18 m 3m

4 Từ 18 m đến dưới 24 m 4m

5 Từ 24 m đến dưới 28 m 4m

6 Từ 28 m đến dưới 39 m 5m

7 Từ 39 m đến dưới 49 m 5m

8 Từ 49 m đến dưới 61 m 7m

9 Từ 61 m đến dưới 76 m 7m

10 Từ 76 m đến dưới 90 m 8m

2.2. Các phương tiện cứu hỏa


2.2.1. Xe cứu hỏa sân bay
2.2.1.1. Giới thiệu
Mỗi chiếc xe cứu hỏa đều được trang bị vòi bơm (đối với xe bơm) và thang (đối
với xe thang), bồn chứa nước, vòi dẫn để phục vụ cho công tác chữa cháy. Xe thường
sẽ có một thùng chứa nước và dung dịch dập lửa ở phía sau, tùy theo trọng tải xe mà
bồn nước có thể tích khác nhau. Người ta cũng phân chia xe cứu hỏa theo khả năng
hoạt động ở các dạng địa hình: xe cứu hỏa mini chuyên hoạt động ở các khu phố hẹp,
khu dân cư đông đúc bởi khả năng di chuyển dễ dàng, nhanh chóng, xe cứu hỏa sân
bay, xe cứu hỏa ở địa hình đồi núi hiểm trở…
Phương tiện này được thiết kế và sản xuất chuyên dùng cho mục đích chữa
cháy và cảnh báo nguy hiểm mọi lúc mọi nơi. Trong một số trường hợp, xe cứu hỏa

48
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

cùng đội cứu hỏa cũng chính là đội hỗ trợ y tế, giúp hỗ trợ tình trạng khẩn cấp hoặc
đưa các bệnh nhân đến nơi an toàn.

Hình 2.12: Xe cứu hỏa tại sân bay Cam Ranh


2.2.1.2. Kết cấu và kích thước tổng thể của xe cứu hỏa
Khung xe phài phù hợp với tiêu chuẩn thương mại và trên đó được lắp đặt các
phần sau:
 Buồng lái;
 Động cơ đốt trong;
 Bộ truyền lực;
 Bơm thủy lực;
 Thùng chứa nước;
 Thùng chứa bọt;
 Thùng đựng bọt khô;
 Hệ thống súng phun (trên nóc xe, trước xe);
 Hệ thống vòi hút nước (lấy nước ở các họng nước và ao, hồ, bể chứa nước);
 Hệ thống chống cháy lan;
 Hệ thống điều khiển, các van, đồng hồ;
 Hệ thống an toàn.
Các kích thước khuôn khổ cửa và trọng lượng của xe phải thỏa mãn các yêu cầu
của Luật Giao thông đường bộ Việt Nam.

49
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

2.2.1.3. Yêu cầu về kỹ thuật


Xe phải có khả năng tăng tốc từ 0 đến 80 km/h trong khoảng thời gian là 25
giây đối với xe có dung tích nước nhỏ hơn hoặc bằng 4500 lít và tăng tốc từ 0 đến 80
km/h trong khoảng thời gian là 40 giây đối với xe có dung tích nước lớn hơn 4500 lit;
Xe phải bảo đảm lượng nước, bọt, bột hóa chất khô theo đúng yêu cầu của
người khai thác. Lượng nước, bọt, bột hóa chất khô phải cung cấp tuân thủ theo quy
định cho từng cấp cứu hỏa sân bay theo quy định tại Bảng 2.4 (phần 2.2);
Động cơ và bơm thủy lực phải có công suất đủ theo yêu cầu tác nghiệp;
Xe phải có hệ thống chống cháy lan gầm và lốp xe để chống cháy khi xe hoạt
động trong vùng có nhiệt độ cao và có lửa cháy. Có ít nhất 4 vòi đặt ở gầm xe để phun
với công suất từ 57 lít/phút đến 200 lít/phút cho mỗi vòi và được điều khiển từ xa tại
bảng điều khiển trung tâm;
Xe phải có tối thiểu 2 cuộn ống để phun nước hoặc bọt, chiều dài ít nhất là
40m/cuộn với đường kính trong tối thiểu là 38 mm. Mỗi bên xe có một cuộn ống này
và kèm theo:
 01 van quay ¼ vòng để nối ghép;
 40 m ống không bẹp có đường kính trong tối thiểu là 38 mm;
 Tang trống cuộn ống để lăn về mọi phía;
 Đầu phun.
Hệ thống vòi bắn để phun bột hóa chất khô với chiều dài tối thiểu là 20 m và
súng bắn với áp suất 14 bar công suất từ 3kg/s đến 5 kg/s.
Thùng chứa nước và bọt phải được làm bằng vật liệu không gỉ hoặc bề mặt
được xử lý bảo đảm không gỉ. Thùng chứa phải bảo đảm độ bền khi xe hoạt động ở
khu vực có địa hình xấu, phức tạp. Thùng chứa nước phải có hệ thống báo đo mức
nước, tự động khóa khi nước đầy.
Thùng chứa bột hóa chất khô phải làm bằng vật liệu không gỉ, chống ăn mòn do
hóa chất. Các đầu phun phải được làm bằng thép hoặc hợp kim không gỉ và có trọng
lượng nhẹ.
Buồng lái phải đảm bảo:
 Quan sát tốt, dễ ra vào, chống ồn, bức xạ, phản quang, có lắp điều hòa nhiệt độ;

50
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

 Ghế lái điều chỉnh được.


Bảng điều khiển phải được bố trí hợp lý, dễ sử dụng. Hệ thống điều khiển phun,
hút từ xa đặt trong buồng lái. Có đủ các đồng hồ, đèn báo thể hiện các thông số kỹ
thuật cần thiết cũng như báo lỗi hệ thống.
Xe phải bảo đảm có các loại đèn theo Luật Giao thông đường bộ Việt Nam,
ngoài ra còn phải có đèn quay và còi, đèn tìm kiếm chuyên dùng cho xe cứu hỏa, đèn
tìm kiếm chuyên dùng cầm tay.
2.2.1.4. Số lượng xe cứu hỏa
Phảo đáp ứng công tác chữa cháy tại CHK được quy định tại Bảng 2.2.
Bảng 2.2: Số lượng tối thiểu của xe cứu hỏa

Cấp cứu hỏa sân bay Số xe cứu hỏa

1 1

2 1

3 1

4 1

5 1

6 2

7 2

8 3

9 3

10 3

2.2.1.5. Các trang thiết bị đi kèm xe cứu hỏa


Bảng 2.3: Số lượng trang thiết bị đi kèm xe cứu hỏa
Cấp cứu hỏa sân bay
STT Danh mục thiết bị
1÷2 3÷5 6÷7 8 ÷ 10

51
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

1 Kích nâng 1 1 1 2
2 Cây đòn bẩy 95 cm 1 1 1 2
3 Cây đòn bẩy 1.65 m 1 1 1 2
4 Dìu cứu hộ loại lớn kiểu không có nêm 1 1 1 2
5 Dìu cứu hộ loại nhỏ kiểu không có nêm 1 2 2 4
6 Kìm cộng lực 61 cm 1 1 2 2
7 Búa 1,8 kg 1 1 2 2
8 Đục 2,5 cm 1 1 2 2
9 Dụng cụ cứu nạn di động bằng điện,
1 1 1 2
bằng thủy lực (kết hợp điện và thủy lực)
10 Cưa máy với bộ lưỡi cưa đi kèm với
1 1 1 2
đường kính tối thiểu là 406 mm
11 Cưa xoay chiều 1 1 1 2
12 Ống chiều dài 30 m đường kính 50 mm
6 10 16 22
và 60 mm
13 Vòi phun bọt 1 1 2 3
14 Vòi phun nước 1 2 4 6
15 Bộ khớp nói 1 1 2 3
16 Bình cứu hỏa cầm tay CO2 1 1 2 3
17 Bình cứu hỏa cầm tay DCP 1 1 2 3
18 Thiết bị thở (BA) bao gồm mặt nạ và Mỗi một nhân viên cứu hỏa được
bình ô xy trang bị một bộ khi đi làm nhiệm vụ
19 Mỗi một nhân viên cứu hỏa được
Bình ô xy dự phòng
trang bị một bộ khi đi làm nhiệm vụ
20 Mỗi một nhân viên cứu hỏa được
Mặt nạ dự phòng
trang bị một bộ khi đi làm nhiệm vụ
21 Máy hô hấp chùm mặt với đầy đủ các Mỗi một nhân viên cứu hỏa được
bộ lọc đi kèm

52
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

trang bị một bộ khi đi làm nhiệm vụ


22 Thang có thể nới rộng sử dụng cho cứu
- 1 2 3
hộ thích ứng với chủng loại tàu bay
23 Thang sử dụng mục đích chung, có
1 1 1 2
khả năng cứu hộ

24 Mũ, quần áo, ủng, găng tay chống cháy Mỗi một nhân viên cứu hỏa được
trang bị một bộ khi đi làm nhiệm vụ
25 Kính bảo hộ 1 1 2 3

26 Mũ chùm đầu gắn đèn chiếu sáng Mỗi một nhân viên cứu hỏa được
trang bị một bộ khi đi làm nhiệm vụ
27 Găng tay phẫu thuật 1 hộp 1 hộp 1 hộp 1 hộp
28 Chăn chịu lửa 1 1 2 2
29 Cuộn dây cứu hộ 45 m 1 1 2 2
30 Cuộn dây 30 m 1 1 2 2

31 Cuộn dây 6 m Mỗi một nhân viên cứu hỏa được


trang bị một bộ khi đi làm nhiệm vụ
32 Máy bộ đàm cầm tay 1 2 2 3
Mỗi một xe cứu hỏa được trang bị
33 Máy bộ đàm lắp trên xe cứu hỏa
một bộ
34 Đèn pin cầm tay 1 2 4 4
35 Đèn chiếu sáng tại chỗ 1 1 2 3
36 Xẻng 1 1 2 2
37 Búa 0,6 kg 1 1 2 3
38 Kìm cắt cáp 1,6 cm 1 1 2 3
39 Bộ ổ cắm 1 1 2 3
40 Cưa sắt kèm theo bộ lưỡi cưa 1 1 2 3
41 Thanh phá hủy 30 cm 1 1 2 3

53
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

42 Bộ tuốc nơ vít các loại 1 1 2 3


43 Kìm cách điện 1 1 2 3
44 Kìm khớp nối trượt 25 cm 1 1 2 3
45 Kìm cắt 20 cm 1 1 2 3
46 Dây an toàn 1 1 2 3
47 Cờ lê có thể điều chỉnh được 30 cm 1 1 2 3
48 Bộ cờ lề từ 10 mm đến 21 mm 1 1 2 3
49 Bộ dụng cụ sơ cứu y tế 1 1 2 3
Máy khử rung tim bên ngoài tự động
50 1 1 2 3
(AED)
51 Thiết bị hồi sức ô xy 1 1 2 3
52 Vật chèn bánh (chocks) 1 1 1 1
53 Bạt trọng lượng nhẹ 1 1 2 3
54 Máy chụp ảnh nhiệt - - 1 2

2.2.1.6. Hệ thống thông tin liên lạc trên xe cứu hỏa


 Hệ thống thiết bị vô tuyến điện:
Máy thu phát vô tuyến điện dải băng tần số VHF có khả năng thu được tần số
trong dải băng tần số HKDD từ 117.0 MHz đến 136.0 MHz.
Thiết bị thu phát vô tuyến điện hai chiều dải băng tần số UHF.
 Loa phát thanh di động.
2.2.2. Chất chữa cháy
2.2.2.1. Kiểu loại chất chữa cháy
Phải cung cấp đầy đủ chất chữa cháy chính và chất chữa cháy phụ theo quy
định đối với mỗi một cảng hàng không.
 Chất chữa cháy chính là:
 Bọt chống cháy đáp ứng chất lượng tối thiểu mức A;

54
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

 Bọt chống cháy đáp ứng chất lượng tối thiểu mức B;
 Bọt chống cháy đáp ứng chất lượng tối thiểu mức C;
 Phối hợp cả 3 loại trên.
Đối với cảng hàng không có cấp cứu hỏa từ 1 đến 3 thì chất chữa cháy chính
đáp ứng chất lượng tối thiểu là mức B hoặc C.
 Chất chữa cháy phụ là:
 Hỗn hợp bột hóa học khô (bột mức B và C);
 Các chất chữa cháy khác nhưng tối thiểu phải có hiệu quả tương đương với chất
chữa cháy trên.
Khi chọn hỗn hợp bột hóa học khô kết hợp với bọt chữa cháy phải bảo đảm sự
phù hợp giữa chúng.
2.2.2.2. Số lượng chất chữa cháy
Lượng nước để sản xuất bọt và các chất phụ cần thiết cho các xe cứu hỏa phải
phù hợp với cấp cứu hỏa cảng hàng không được chỉ ra trong Bảng 2.4, đối với cảng
hàng không có cấp cứu hỏa là cấp 1 hoặc cấp 2 có thể thay thế 100% nước bằng chất
phụ.
Số lượng trong Bảng 2.4 là số lượng tối thiểu chất chữa cháy được cung cấp
trên cơ sở chiều dài trung bình cộng của các tàu bay trong cấp đó. Tại cảng hàng
không có tàu bay khai thác có chiều dài lớn hơn chiều dài trung bình cộng tại cấp đó
cần phải tính toán lại lượng nước cần thiết trong quá trình tạo bọt và tăng tốc độ xả
bọt.
Số lượng trong Bảng 2.4 xác định bằng cách thêm số lượng chất chữa cháy cần
thiết để đạt được thời gian kiểm soát 1 phút trong khu vực tới hạn và số lượng chất
chữa cháy cần thiết để kiểm soát liên tục ngọn lửa và có thể dập tắt hoàn toàn đám
cháy. Thời gian kiểm soát là thời gian cần để giảm cường độ ban đầu của đám cháy
xuống 90%.
Số lượng chất tạo bọt cung cấp riêng trên từng xe cứu hỏa để sản xuất bọt cần
phải tương ứng với lượng nước và chất tạo bọt được chọn. Lượng chất tạo bọt cần phải
đủ để cung cấp tối thiểu cho hai lần đầy nước trên xe ở những nơi đủ nguồn nước bổ
sung ngay tức khắc để bảo đảm bổ sung nhanh chóng khối lượng nước thực hiện.

55
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Số lượng nước quy định cho sản xuất bọt được xác định với tỷ lệ 8,2 L/min/m 2
đối với bọt chất lượng mức A, 5,5 L/min/m 2 đối với bọt chất lượng mức B và 3,75
L/min/m2 đối với bọt chất lượng mức C. Các tỷ lệ ứng dụng này được coi là mức tối
thiểu mà kiểm soát có thể đạt được trong vòng 1 phút.
Bảng 2.4: Số lượng tối thiểu của các chất chữa cháy

Cấp Bọt chất lượng Bọt chất lượng Bọt chất lượng mức
Các chất phụ
cứu mức A mức B C
hỏa
CHK, Tốc độ xả Tốc độ xả Tốc độ xả Bột hóa Tốc độ xả
SB Nước bọt Nước bọt Nước bọt học khô bọt
(L) (L) (L)
(lít/phút) (lít/phút) (lít/phút) (kg) (lít/phút)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

1 350 350 230 230 160 160 45 225

2 1000 800 670 550 460 360 90 225

3 1800 1300 1200 900 820 630 135 225

4 3600 2600 2400 1800 1700 1100 135 225

5 8100 4500 5400 3000 3900 2200 180 225

6 11800 6000 7900 4000 5800 2900 225 225

7 18200 7900 12100 5300 8800 3800 225 225

8 27300 10800 18200 7200 12800 5100 450 45

9 36400 13500 24300 9000 17100 6300 450 45

10 48200 16600 32300 11200 22800 7900 450 45

Từ ngày 01/01/2015 tại các sân bay ở đó khai thác tàu bay có kích thước lớn
hơn kích thước trung bình trong cấp đó thì số lượng nước phải tính toán lại và lượng
nước để sản xuất bọt, tốc độ xả bọt sẽ phải được điều chỉnh tăng cho phù hợp.
Tính đến ngày 01/01/2015 tại các sân bay có cấp cứu hỏa được giảm với yếu tố
thuyên giảm cho phép theo quy định trên và ở đó khai thác tàu bay có kích thước lớn

56
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

hơn kích thước trung bình trong cấp đó phải tính lại số lượng chất chữa cháy dựa trên
cơ sở tính toán đối với tàu bay lớn nhất trong giảm cấp. Ví dụ tàu bay A380 (yêu cầu
cấp cứu hỏa là cấp 10) cho phép hoạt động thường xuyên tại sân bay có cấp cứu hỏa là
cấp 9, nếu số lần chuyến của tàu bay A380 nhỏ hơn 700 lần chuyến trong 3 tháng liên
tục. Tuy nhiên từ ngày 01/01/2015 số lượng các chất chữa cháy phải tính lại đối với
sân bay có khai thác tàu bay có kích thước lớn hơn tàu bay trung bình trong cấp đó.
Chẳng hạn tàu bay A380 có kích thước lớn hơn tàu bay trung bình sử dụng để tính
toán số lượng các chất chữa cháy đối với cấp 9 trong Bảng 2.4, do vậy phải tính toán
lại số lượng chất chữa cháy cần phải cung cấp. Theo đó cho phép thuyên giảm một
cấp, số lượng lớn nhất đối với cấp 9 là 41483 lít (bọt chất lượng mức A). Như vậy số
lượng này lớn hơn số lượng trung bình 36400 lít của cấp 9 trong Bảng 2.4, nhưng nhỏ
hơn số lượng lớn nhất 54242 lít của cấp 10 trong Bảng 2.4.
2.2.2.3. Tốc độ xả
Tốc độ xả của bọt và các chất phụ không được nhỏ hơn theo quy định tại Bảng
2.4. Tốc độ xả cần phải đạt được trong vòng 1 phút có thể kiểm soát được khu vực tới
hạn thực tế và từ đó xác định được mỗi một cấp bằng cách nhân khu vực tới hạn thực
tế với cường độ phun. Tốc độ xả bọt tương đương với số lượng nước kiểm soát ngọn
lửa khu vực tới hạn thực tế trong vòng 1 phút.
2.2.2.4. Dự phòng chất chữa cháy
Số lượng các chất chữa cháy khác nhau được cung cấp cho các xe cứu hỏa phải
phù hợp với cấp cứu hỏa sân bay theo quy định tại Bảng 2.4.
Dự phòng chất chữa cháy chính phải bảo đảm số lượng 200% đối với mỗi chất
theo quy định tại Bảng 2.4 để bổ sung cho các xe cứu hỏa.
Dự phòng chất phụ phải bảo đảm số lượng 100% theo quy định tại Bảng 2.4 để
bổ sung cho các xe cứu hỏa.
2.2.2.5. Thời gian phản ứng
Thời gian phản ứng là thời gian giữa thời điểm báo động đầu tiên đến thời điểm
khi xe cứu hỏa đầu tiên đến vị trí tàu bay lâm nạn xả bọt với tốc độ xả tối thiểu đạt
50% tốc độ xả theo quy định tại Bảng 2.4.
Các xe cứu hỏa phải bảo đảm thời gian phản ứng không quá 2 phút để đi đến
bất cứ điểm nào của đường cất hạ cánh đang hoạt động trong điều kiện tầm nhìn tốt và
trạng thái mặt đường sạch, không bị ướt.

57
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Các xe cứu hỏa phải bảo đảm thời gian phản ứng không quá 3 phút để đi đến
bất cứ bộ phận nào của khu bay trong điều kiện tầm nhìn tốt và trạng thái mặt đường
sạch, không bị ướt.
2.2.3. Quần áo bảo hộ và thiết bị thở cho nhân viên cứu hỏa
2.2.3.1. Trang phục bảo hộ
Tất cả các nhân viên cứu hỏa phải tác nghiệp trong môi trường khắc nghiệt với
nhiệt độ cao khi có hỏa hoạn xảy ra do vậy các nhân viên cứu hỏa phải được trang bị
quần áo bảo hộ để bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao. Bộ trang
phục bảo hộ được thiết kế để cung cấp cho nhân viên cứu hỏa chống lại nhiệt bức xạ
và chấn thương từ các tác động hoặc va chạm trong quá trình tham gia cứu hộ, chữa
cháy. Một bộ trang phục bảo hộ điển hình bao gồm: Quần, áo; mũ bảo hộ; ủng; găng
tay; khẩu trang. Các đặc tính của mỗi thành phần được mô tả dưới đây:
 Quần áo bảo hộ:
 Áo bảo hộ
Kiểu dài tay; cổ bẻ, phía dưới bên phải cổ áo có 01 chiếc cúc, đường kính 22
mm; áo có dây đai gắn cố định bên cổ trái và gắn băng gai bên cổ phải;
Thân trước hai bên ngực áo có 02 túi bổ cơi, có lót túi bên trong; khóa áo kéo
thẳng đứng nằm ẩn phía bên trong, chỉ nhìn thấy đường may bên ngoài; nẹp áo có một
hàng cúc 05 chiếc đường kính 22 mm, cài nằm ẩn phía bên trong; từ trước ra sau thân
áo có 02 dải phản quang nằm cách nhau 05 cm, mỗi dải phản quang có vạch màu xanh
nằm giữa nền màu xám khổ rộng 05 cm; gấu áo bẻ cuộn 02 cm;
Tay áo có 01 dải phản quang vạch màu xanh nằm giữa nền màu xám khổ rộng
05 cm; cùi chỏ tay áo có 01 lớp vải đệm bên trong; gấu tay áo có 02 lớp, bẻ cuộn 02
cm.
 Quần bảo hộ
Kiểu quần dài, ống rộng; cạp quần rộng 4,5 cm, có thun co giãn hai bên hông và
06 vắt xăng; cửa quần có khóa kéo theo chiều thẳng đứng, có cúc cài nằm ẩn phía bên
trong;
Thân trước quần có 02 túi chéo đắp nổi; bên phải trước ống quần phía gần đầu
gối có 01 túi hộp; hai bên đầu gối quần có đệm lót; từ trước ra sau hai bến ống quần có
01 dải phản quang vạch màu xanh nằm giữa nền màu xám khổ rộng 05 cm; gấu quần
bẻ cuộn 02 cm; thân sau hai bên mông quần có 02 túi.

58
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Chất liệu: Polyeste/cotton (65/35± 3%).


Màu sắc: Vàng (pantone 15-1132 TPX).
 Mũ bảo hộ
Cấu tạo, chất liệu: Thân mũ làm bằng nhựa ABS tổng hợp, có khả năng chịu va
đập; có khả năng chống xâm nhập và cách điện, không bị biến dạng do hấp thụ nhiệt;
phía trên đỉnh mũ có lớp vỏ xương sống vuông chạy từ trước ra sau, hai bên thân mũ
có cấu tạo lồi ra để bảo vệ tai. Phía trước mũ có kính bảo vệ bằng nhựa Polycarbonate
(PC) không màu, bề dày 02 mm, giúp cản bụi, gió, hơi nóng khi chữa cháy; kính bảo
vệ có thể tháo dời, chống mài mòn, tác động va chạm, bức xạ nhiệt và có góc rộng để
quan sát. Bên trong thân mủ có lớp xốp bảo vệ bằng chất polystyren dày ≥ 20 mm để
làm giảm lực va chạm; lớp lót bằng sợi poly dày 02 mm; quai đeo và khóa làm bằng
sợi tổng hợp và nhựa Acetic có sức chịu tải, giúp giữ cố định mũ vào đầu khi di
chuyển; có thiết bị tăng giảm cỡ đầu để tăng giảm chu vi vòng đầu khi sử dụng; mũ
bảo hộ phải có khả năng sử dụng kết hợp với thiết bị thở và kết hợp với thiết bị thu
phát vô tuyến điện.
Màu sắc: Đỏ.
 Ủng chữa cháy
Cấu tạo, chất liệu: Ủng cao cổ, thân ủng làm bằng vật liệu dai, dẻo, chống thấm
nước và chịu được nhiệt, chiều cao của ủng phải đến giữa bắp chân hoặc đầu gối và
đúc liền đế; mũi ủng tròn, có miếng lót kim loại bên trong bảo vệ mũi bàn chân; bên
trong thân ủng có lớp vải chuyên dùng chống trượt, bám dính vào thành ủng; cổ ủng,
mũi ủng, các gờ sau của ủng có gân và chỉ viền xung quanh; đế ủng đúc, dày 05 cm, có
vân nổi hình răng cưa tăng độ ma sát; đế của ủng làm bằng vật liệu chống trơn trượt có
khả năng chống nhiệt, dầu, xăng và a xít. Ủng được làm bằng nhựa PVC hoặc cao su
nhân tạo.
Màu sắc: Thân ủng màu xám, đế màu đỏ.
 Găng tay
Cấu tạo, chất liệu: Loại găng tay dài, xỏ kín năm ngón tay, từ trước ra sau cổ
tay có băng thun co giãn; bên trong găng tay có phủ lớp chất chống trượt; tất cả các
đường may không bị thấm nước và các chất lỏng; phía sau găng tay có gắn dải phản
quang. Găng tay được làm bằng chất liệu Polyeste/cotton (65/35± 3%).
Màu sắc: Vàng (pantone 15-1132 TPX).

59
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

 Khẩu trang
Cấu tạo, chất liệu: Khẩu trang có thanh nẹp ôm khít mũi và bao phủ toàn bộ
phần miệng, mũi, có dây đeo ở hai bên tai; khẩu trang có 04 lớp, gồm lớp vải bảo vệ
bên ngoài, lớp trợ lọc tạo độ cứng cho khẩu trang, lớp vật liệu lọc chính và lõi lọc bằng
than hoạt tính ép trong vải. Khẩu trang được làm bằng chất liệu Polypropylene.
Màu sắc: Trắng.
 Trang phục bảo hộ đặc chủng: Làm bằng chất liệu đặc biệt, cho phép nhân
viên cứu hỏa đi vào các khu vực có đám cháy đang hoạt động.
 Yêu cầu bảo vệ: Trang phục bảo hộ khi sử dụng nên dùng đúng kích cỡ. Tài
liệu Hướng dẫn liên quan đến trang phục bảo hộ gồm:
NFPA 1971: Tiêu chuẩn đối với trang phục bảo hộ.
ISO 11613: Trang phục bảo hộ cho nhân viên cứu hỏa - Yêu cầu và phương
pháp kiểm tra trong phòng thí nghiệm.
EN 469: Trang phục bảo hộ cho nhân viên cứu hỏa - Yêu cầu và phương pháp
kiểm tra đối với trang phục bảo hộ cho nhân viên cứu hỏa.
2.2.3.2. Thiết bị thở
Bên trong cabin hành khách cũng như cabin tổ bay của tàu bay được làm bằng
các sợi tổng hợp khi hỏa hoạn hoặc bị đốt thành than sẽ tạo ra các loại khí độc hại
nguy hiểm. Khí này bao gồm khí các bon, mô nô xít, cờ lo rua hy đờ rô, cờ lo, xi a nua
hy đờ rô, cờ lo rua các bon. Nhân viên cứu hỏa yêu cầu phải đi vào cabin tàu bay đầy
khói hoặc môi trường độc hại khác sẽ phải cần thiết bị thở khép kín được thiết kế để sử
dụng trong môi trường khắc nghiệt đó.
Ngày càng có nhiều vật liệu tổng hợp được sử dụng để chế tạo tàu bay đặc biệt
là việc thay thế vỏ nhôm bên ngoài. Sợi tổng hợp nếu bị cháy có thể sản sinh ra các
chất nguy hiểm như xi a nua hy đờ rô, cờ lo rua hy đờ rô, sun fua hy đờ rô, phờ lo rua
hy đờ rô, đi ô xít ni tờ rô. Nhân viên cứu hỏa yêu cầu đi vào trong môi trường liên
quan đến sợi tổng hợp như vậy phải được trang bị thiết bị thở khép kín được thiết kế
để sử dụng trong môi trường khắc nghiệt đó.
Sợi tổng hợp chịu được tác động mạnh, chẳng hạn một tàu bay hạ cánh bị tai
nạn không xuất hiện lửa, cũng trở nên nguy hiểm do các vi hạt của sợi tổng hợp bắn
vào khí quyển. Nhân viên cứu hỏa yêu cầu phải vào khu vực đó sẽ phải cần thiết bị thở
khép khí hoặc tối thiểu cũng phải trang bị mặt nạ với các bộ lọc thích hợp.

60
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Trong khi tác nghiệp nhân viên cứu hỏa phải đi vào môi trường trong đó có lửa
cháy và các khí độc hại đo đó cần phải được bảo vệ bằng thiết bị thở khép kín. Thiết bị
thở này phải bao gồm mặt nạ thở, bình thở, van cấp khí, đồng hồ chỉ báo áp suất, bộ
dây đeo, van xilanh. Thiết bị thở cấp khí thở độc lập với môi trường, có tác dụng bảo
vệ đường hô hấp cho nhân viên cứu hỏa làm việc trong môi trường thiếu ô xy, môi
trường khói, có khí gas và các khí độc hại khác.
Thiết bị thở phải bảo đảm chắc chắn đáp ứng đầy đủ các chức năng cơ bản của
nó và thời gian hoạt động của nó trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ của nhân
viên cứu hỏa.
Để triển khai thực hiện tốt công việc và bảo đảm an toàn mức độ cao đối với
nhân viên cứu hỏa, nhân viên cứu hỏa phải được trang bị thiết bị thở khép kín. Để
nâng cao năng lực của thiết bị cần phải thực hiện công tác kiểm tra, thử nghiệm và bảo
trì thường xuyên thiết bị. Nếu các tiêu chuẩn không đạt được và không được bảo trì
thường xuyên các thiết bị thở sẽ trở nên không hiệu quả và sẽ là mối nguy hiểm cho
người sử dụng nó.
Bất cứ nơi nào thiết bị thở khép kín đưa vào sử dụng cần phải nạp đầy đủ khí và
phụ tùng thay thế phải sẵn có để bảo đảm chắc chắn cho thiết bị hoạt động liên tục.
2.3. Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Anh/ chị hãy trình bày về cấp cứu hỏa càng hàng không, sân bay.
Câu 2: Anh/ chị hãy trình bày yêu cầu về số lượng xe cứu hỏa sân bay.
Câu 3: Anh/ chị hãy trình bày kiểu loại chất chữa cháy.
Câu 4: Anh/ chị hãy cho biết quy định về thời gian phản ứng của xe cứ hỏa.
Câu 5: Anh/ chị hãy trình bày yêu cầu về quần áo bảo hộ.

61
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

CHƯƠNG 3. KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ KNSB


Sau khi hoàn thành chương này, học viên cần đạt được
chuẩn đầu ra sau:
 Trình bày được khái quát và công tác KNSB.
 Giải thích được mục đích của việc xây dựng kế hoạch KNSB.
 Phân loại được tình huống khẩn nguy cơ bản.
 Phân biệt được trách nhiệm của cá nhân và tổ chức liên quan.
 Liệt kê được tài liệu kế hoạch KNSB.
3.1. Khái quát về dịch vụ KNSB
3.1.1. Một số khái niệm
3.1.1.1. KNSB
Là tình trạng khẩn cấp cực kỳ nguy hiểm do các sự cố hoặc tai nạn hàng không
làm ảnh hưởng đến hoạt động của CHK, SB như đánh bom, đe doạ đánh bom, bạo
loạn gây rối, phá hoại, cướp phá tàu bay, tai nạn tàu bay... xảy ra tại CHK, SB.
3.1.1.2. Công tác KNSB
Công tác KNSB bao gồm các tình huống sau:
a) Tìm kiếm cứu nạn tàu bay lâm nạn ngoài CHK, SB trong khu vực thuộc phạm
vi trách nhiệm của người khai thác CHK, SB;
b) KNSB đối với tàu bay gặp sự cố, tai nạn trong CHK, SB;
c) KNSB liên quan đến tình huống các công trình, nhà xưởng, đài trạm tại CHK,
SB bị cháy, nổ, bị sập đổ vì bão lốc, ngập úng, bị can thiệp bất hợp pháp, khẩn
nguy y tế;
d) KNSB trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, địa hình khu vực lân cận sân
bay phức tạp, gần biển;
e) Khẩn nguy can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động HKDD theo quy định.
Người khai thác CHK, SB xây dựng kế hoạch KNSB; xây dựng lực lượng khẩn
nguy CHK, SB chuyên nghiệp theo đúng quy định của ICAO; hợp đồng phối hợp chặt
chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác
KNSB.

62
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không trên địa bàn CHK, SB có trách nhiệm
bảo đảm đầy đủ lực lượng, phương tiện theo kế hoạch KNSB của người khai thác
CHK, SB.
3.1.2. Các loại KNSB
 Khẩn nguy liên quan đến tàu bay
Tai nạn tàu bay trong sân bay; Tai nạn tàu bay ngoài sân bay; Đặt bom, đe doạ
đặt bom trên tàu bay; Tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp; Tàu bay phải hạ cánh khẩn
cấp vì lý do kỹ thuật; Sự cố tàu bay trên mặt đất.
 Khẩn nguy không liên quan đến tàu bay
Đặt bom, đe doạ đặt bom trong nhà ga và các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu
tại CHK, SB; Cháy các công trình tại CHK, SB; Tai nạn do thiên tai; Khủng bố bằng
vũ khí sinh học, hoá học tại CHK, SB và Khẩn nguy y tế.
 Các trường hợp khẩn nguy hỗn hợp
Tai nạn tàu bay với tàu bay; Tai nạn tàu bay với công trình tại CHK, SB và Va
chạm tàu bay với phương tiện cấp dầu.
3.1.3. Phân loại tình huống khẩn nguy
3.1.3.1. Phân loại theo cấp độ khẩn nguy
Khẩn nguy chờ tại chỗ: Là mức độ sẵn sàng triển khai công tác khẩn nguy, khi
tàu bay đang đáp xuống CHK, SB bị trục trặc hoặc nghi ngờ có trục trặc về kỹ thuật,
nhưng chưa đến mức gặp khó khăn khi hạ cánh. Các phương tiện khẩn nguy sẵn sàng
chờ tại chỗ.
Khẩn nguy hoàn toàn: Là mức độ sẵn sàng cao, đã triển khai công tác khẩn
nguy để chuẩn bị đối phó với trường hợp một tàu bay khi chuẩn bị tiếp cận hạ cánh,
phát tín hiệu khẩn nguy vì trục trặc kỹ thuật và các tình huống khẩn nguy khác có thể
dẫn đến tai nạn.
3.1.3.2. Phân loại theo vùng trách nhiệm
Tình huống khẩn nguy xảy ra trong vùng trách nhiệm CHK: Là các tình huống
khẩn nguy tại CHK, tai nạn tàu bay trong vùng trách nhiệm TK, CN của CHK, SB.
Tình huống khẩn nguy ngoài vùng trách nhiệm CHK, SB: Là những tai nạn tàu
bay xảy ra ngoài vùng trách nhiệm TK, CN của CHK, SB.

63
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

3.1.3.3. Phân nhóm hành vi can thiệp bất hợp pháp


 Nhóm hành vi cấp độ 1 bao gồm:
Xâm nhập trái luật vào tàu bay, CHK, SB và công trình, trang bị, thiết bị
HKDD;
Đưa vật phẩm nguy hiểm vào tàu bay, CHK, SB, khu vực hạn chế khác trái
luật;
Cung cấp thông tin sai đến mức uy hiếp an toàn của tàu bay đang bay hoặc trên
mặt đất; an toàn của hành khách, tổ bay, nhân viên mặt đất hoặc người tại CHK, SB và
công trình, trang bị, thiết bị HKDD;
Cố ý thực hiện hành vi vi phạm pháp luật uy hiếp đến an toàn khai thác tàu bay;
khai thác CHK, SB; BĐHĐB; tấn công, can thiệp trái phép vào hệ thống thông tin
chuyên ngành hàng không.
 Nhóm hành vi cấp độ 2 bao gồm: Chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay đang bay;
Chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay trên mặt đất; Sử dụng tàu bay như một vũ khí
và Bắt giữ con tin trong tàu bay hoặc tại CHK, SB.
3.1.4. Tình huống khẩn nguy đối với tàu bay gặp sự cố, tai nạn
3.1.4.1. Tai nạn tàu bay
Là vụ việc liên quan đến việc khai thác tàu bay trong khoảng thời gian từ khi
bất kỳ người nào lên tàu bay để thực hiện chuyến bay đến khi người cuối cùng rời khỏi
tàu bay mà xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
Có người chết hoặc bị thương nặng do đang ở trong tàu bay hoặc do bị tác động
trực tiếp của bất kỳ bộ phận nào của tàu bay, kể cả những bộ phận bị văng ra từ tàu
bay hoặc do bị tác động trực tiếp của khí phát thải từ động cơ tàu bay, trừ trường hợp
thương tổn xuất phát từ nguyên nhân tự nhiên hoặc do tự gây ra hoặc do người khác
gây ra và thương tổn của hành khách không có vé trốn ở bên ngoài khu vực dành cho
hành khách hoặc tổ bay;
Tàu bay hoặc kết cấu của tàu bay bị tổn hại làm ảnh hưởng xấu đến độ bền của
kết cấu, tính năng bay của tàu bay dẫn đến phải sửa chữa lớn hoặc thay thế bộ phận bị
hỏng, trừ những hỏng hóc hoặc sự cố của động cơ tàu bay chỉ ảnh hưởng đến động cơ
tàu bay, vỏ bọc hoặc thiết bị của động cơ tàu bay hoặc hỏng hóc chỉ ảnh hưởng đến
cánh quạt tàu bay, đầu cánh tàu bay, ăng ten, lốp, phanh, bộ phận tạo hình khí động
học của tàu bay hoặc chỉ là vết lõm, lỗ thủng nhỏ ở vỏ tàu bay;

64
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Tàu bay bị mất tích hoặc hoàn toàn không thể tiếp cận được.
3.1.4.2. Sự cố tàu bay
Là sự việc liên quan đến việc khai thác tàu bay làm ảnh hưởng hoặc có khả
năng làm ảnh hưởng đến an toàn khai thác bay nhưng chưa phải là tai nạn tàu bay.
3.1.4.3. Tình huống khẩn nguy về cơ sở hạ tầng CHK, SB; các tình huống
khẩn nguy khác.
Sự cố liên quan đến cơ sở hạ tầng: Là những sự cố xảy ra cho kết cấu hạ tầng
CHK, SB và các công trình cung cấp dịch vụ phi hàng không tại CHK, SB, các trang
thiết bị, phương tiện nhưng không trực tiếp ảnh hưởng đến tàu bay. Các sự cố đối với
cơ sở cung cấp dịch vụ BĐHĐB cho sân bay nhưng ở xa sân bay cũng nằm trong
trường hợp này.
Sự cố mặt đất: Là những sự cố liên quan đến người, tàu bay, phương tiện, trang
thiết bị đang hoạt động hàng không trên mặt đất làm ảnh hưởng đến hoạt động khai
thác của CHK, SB.
Sự cố đổ vỡ, lây lan hàng hóa nguy hiểm: Là những sự cố liên quan đến các
hàng hóa nguy hiểm trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển có thể xảy ra hiện tượng đỗ đổ
vỡ, khi tiếp xúc với môi trường có khả năng cháy nổ, hoặc lây lan ảnh hưởng đến sức
khỏe, tính mạng con người.
3.1.4.4. Khẩn nguy thiên tai
Là trường hợp có bão, mưa lớn hoặc điều kiện thời tiết phức tạp, theo dự kiến
có thể ảnh hưởng tới an toàn của hoạt động bay hoặc tác động không thuận lợi đến an
toàn của người, cơ sở, nhà ga hoặc trang thiết bị của sân bay.
3.1.4.5. Khẩn nguy y tế
Là trường hợp hành khách trên tàu bay lâm bệnh đột ngột cần sự trợ giúp của y
tế cần hạ cánh khẩn cấp để cấp cứu và các trường hợp khác do Bộ Y tế quy định.
3.2. Mục đích của dịch vụ KNSB
Sẵn sàng ứng phó với các tình huống khẩn nguy xảy ra tại càng hàng không,
sân bay và các sự cố ngoài sân bay trong phạm vi hình nón 6 độ từ cuối mỗi đường
băng.
Bảo vệ, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.

65
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Ưu tiên trợ giúp các tàu bay rơi vào tình trạng khẩn nguy và duy trì tối đa khả
năng hoạt động bình thường tại nơi xảy ra tình huống khẩn nguy.
Tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp Công ước quốc tế về hàng
không dân dụng và các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam tham gia.
Thực hiện nguyên tắc 4 tại chỗ: Phương án đối phó tại chỗ, lực lượng tại chỗ,
trang thiết bị tại chỗ và hậu cần tại chỗ.
3.3. Trách nhiệm của cá nhân và tổ chức liên quan
3.3.1. Quy định chung
CHK, SB chịu trách nhiệm tổ chức, phối hợp và thực hiện công tác khẩn nguy
và tìm kiếm cứu nạn để ứng phó với các tình huống khẩn nguy và tìm kiếm cứu nạn
xảy ra trong phạm vi vùng trách nhiệm của CHK, SB.
Ngoài phạm vi vùng trách nhiệm nêu trên, CHK, SB còn có nhiệm vụ trợ giúp
hoạt động tìm kiếm cứu nạn hàng không xảy ra ở những nơi khác theo yêu cầu của các
đơn vị bạn và theo sự điều động của cấp trên.
Các cơ quan, đơn vị hoạt động trong khu vực CHK, SB có trách nhiệm xây
dựng phương án đối phó cụ thể với các tình huống khẩn nguy, tìm kiếm cứu nạn phù
hợp với Kế hoạch KNSB và cung cấp cho CHK, SB để phối hợp thực hiện.
3.3.2. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác khẩn nguy
Tùy vào kế hoạch khẩn nguy và phương án đối phó, cần nêu rõ vị trí, vai trò,
thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan sau:
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trực thuộc người khai thác cảng, hàng không
sân bay
Trách nhiệm của các đơn vị phối hợp, hiệp đồng gồm:
 CVHK
 Công ty Quản lý bay khu vực
 Hãng Hàng không có tàu bay bị sự cố, tai nạn
 Các cơ quan, đơn vị khác có liên quan hoạt động tại CHK, SB theo thành phần
của Trung tâm khẩn nguy
3.4. Xây dựng kế hoạch KNSB

66
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Theo quy định và yêu cầu được trình bày tại chương 7.
3.5. Tài liêu kế hoạch KNSB
Quyết định số 16/2017/QĐ-TTg ngày 16/05/2017 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành Phương án khẩn nguy tổng thể đối phó với hành vi can thiệp bất hợp
pháp vào hoạt động HKDD.
Quyết định số 1272/QĐ-CHK ngày 09/06/2017 Cục HKVN về việc ban hành
hướng dẫn lập tài liệu khai thác sân bay và tài liệu khai thác công trình.
Thông tư số 17/2016/TT-BGTVT ngày 30/06/2016 của Bộ GTVT Quy định chi
tiết về quản lý, khai thác CHK, SB.
Kế hoạch khẩn nguy tại các CHK, SB.
Tiêu chuẩn cơ sở Cục HKVN về Khẩn nguy và cứu hỏa tại Cảng HKDD (dự
thảo lần 2), Hà Nội, 2017.
Doc 9137-AN/898: Airport Services Manual – Part 1 – Rescue and Fire-
Fighting.
3.6. Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Anh/ chị hãy trình bày về KNSB và khẩn nguy an ninh.
Câu 2: Anh/ chị hãy trình bày về công tác KNSB.
Câu 3: Anh/ chị hãy phân loại các tính huống khẩn nguy.
Câu 4: Anh/ chị hãy trình bày quy định chung về trách nhiệm của CHK, SB trong các
tình huống KNSB.
Câu 5: Anh/ chị hãy trình bày mục đích của dịch vụ KNSB.

67
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

CHƯƠNG 4. KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ KHẨN NGUY


Sau khi hoàn thành chương này, học viên cần đạt được
chuẩn đầu ra sau:
 Trình bày được kế hoạch ứng phó khẩn nguy trong các tình
huống khẩn nguy tương ứng như: tai nạn tàu bay xảy ra trên
sân bay, tai nạn tàu bay xảy ra ngoài sân bay, khẩn nguy
hoàn toàn, chờ tại chỗ, can thiệp bất hợp pháp, các sự cố liên
quan đến hàng hóa nguy hiểm, thiên tai.
 Vận dụng được kế hoạch ứng phó khẩn nguy trong các tình
huống thực tế.
4.1. Xác định nhiệm vụ của cá nhân và đơn vị
Kế hoạch ứng phó khẩn nguy là phương án xây dựng có sự phối hợp của nhiều
lực lượng liên quan nhằm sẵn sàng đối phó với các tình huống khẩn nguy xảy ra trong
khu vực sân bay liên quan đến hoạt động HKDD. Các cơ quan, cá nhân tham gia vào
việc xây dựng và đối phó với các tình huống khẩn nguy bao gồm:
 Đài kiểm soát không lưu địa phương, công ty quản lý bay khu vực.
 Sở chỉ huy khẩn nguy cứu nạn.
 Trung tâm khẩn nguy/ Sở chỉ huy khẩn nguy.
 CVHK
 Hãng Hàng không có liên quan tới tàu bay gặp tình huống khẩn nguy.
 Trung tâm điều hành bay: đội cứu hoả/ y tế khẩn nguy, đội kiểm soát sân đỗ,
trung tâm an ninh hàng không, trung tâm khai thác nhà ga, trung tâm khai thác
khu bay…
 Các cơ quan khác.
Vì thời lượng cho học phần còn hạn chế, giáo trình này hướng đến việc đào tạo
đối tượng là KSVKL, cho nên đối với kế hoạch ứng phó với các tình huống khẩn
nguy, chỉ trình bày vai trò của Đài kiểm soát không lưu/ công ty quản lý bay khu vực,
Sở chỉ huy khẩn nguy cứu nạn và Trung tâm khẩn nguy/ Sở chỉ huy khẩn nguy.
4.2. Tai nạn tàu bay xảy ra trên sân bay

68
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

4.2.1. Đài kiểm soát không lưu


Thông báo ngay cho Sở chỉ huy khẩn nguy cứu nạn:
+ Loại tàu bay, số hiệu chuyến bay, vị trí xảy ra tai nạn.
+ Số lượng hành khách, hàng hoá nguy hiểm; tình trạng của tàu bay.
+ Tin tức khác có liên quan đến hoạt động bay.
Đình chỉ các chuyến bay đi/đến để triển khai công tác cứu nạn.
Thông báo tai nạn cho các chuyến bay đến, điều hành đi sân bay dự bị.
4.2.2. Sở chỉ huy khẩn nguy cứu nạn
Báo cáo Chỉ huy trưởng Trung tâm khẩn nguy/Trưởng Trung tâm khẩn nguy
CHK, SB và lãnh đạo trực điều hành CHK, SB.
Triển khai báo động khẩn nguy theo lệnh Chỉ huy trưởng Trung tâm khẩn nguy.
Thông báo cho các lực lượng khẩn nguy triển khai lực lượng đến hiện trường
theo sơ đồ thông báo, báo động.
Thông báo triệu tập thành phần Trung tâm Hiệp đồng khẩn nguy theo lệnh
Trưởng Trung tâm.
Triển khai Sở chỉ huy cơ động (xe Chỉ huy khẩn nguy) tại hiện trường theo lệnh
của Trưởng Trung tâm khẩn nguy.
Đôn đốc, theo dõi và hướng dẫn các lực lượng tham gia cứu nạn tiếp cận vị trí
tàu bay bị nạn; tiếp nhận và xử lý thông tin từ hiện trường tai nạn.
Quay phim, chụp ảnh, thu thập các thông tin về hiện trường.
Tham gia lập hồ sơ tai nạn, sự cố; thực hiện báo cáo theo qui định.
4.2.3. Trung tâm khẩn nguy
Triệu tập các thành phần Trung tâm khẩn nguy.
Chỉ huy công tác chữa cháy, cứu nạn tại hiện trường.
Đề nghị CVHK đóng tạm thời CHK (nếu cần thiết).
Báo cáo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Cục HKVN về tai nạn.
Thu thập các tin tức, tài liệu về chuyến bay phục vụ điều tra tai nạn.

69
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Chỉ đạo các đơn vị tham gia cứu nạn, cơ quan chức năng giải quyết hậu quả sau
khi kết thúc.
4.2.4. Công ty Quản lý bay khu vực
Triển khai lực lượng tiếp cận khu vực tàu bay bị nạn theo đường lăn thích hợp;
Phối hợp với các lực lượng tham gia cứu nạn; triển khai thông tin, phục vụ cho Chỉ
huy hiện trường.
4.3. Tai nạn tàu bay xảy ra ngoài sân bay
4.3.1. Đài Kiểm soát không lưu
Sử dụng sơ đồ tọa độ và thông tin từ KSVKL, xác định vị trí tàu bay bị nạn và
thông báo cho Sở chỉ huy khẩn nguy cứu nạn:
+ Loại tàu bay, số hiệu chuyến bay, vị trí xảy ra tai nạn.
+ Số lượng hành khách, hàng hoá nguy hiểm; tình trạng của tàu bay.
+ Các tin tức khác (nếu có thể).
Điều hành các chuyến bay đi/đến điều hòa, an toàn và hiệu quả.
4.3.2. Sở chỉ huy khẩn nguy cứu nạn
Báo cáo Chỉ huy trưởng Trung tâm khẩn nguy/Trưởng Trung tâm khẩn nguy
CHK, SB và lãnh đạo trực điều hành CHK, SB.
Triển khai báo động khẩn nguy theo lệnh Chỉ huy trưởng Trung tâm khẩn nguy.
Thông báo cho các lực lượng khẩn nguy triển khai lực lượng đến hiện trường
theo sơ đồ thông báo, báo động.
Thông báo triệu tập thành phần Trung tâm khẩn nguy theo lệnh Trưởng Trung
tâm.
Triển khai Sở chỉ huy cơ động (xe Chỉ huy khẩn nguy) tại hiện trường theo lệnh
của Trưởng Trung tâm khẩn nguy.
Đôn đốc, theo dõi và hướng dẫn các lực lượng tham gia cứu nạn tiếp cận vị trí
tàu bay bị nạn; tiếp nhận và xử lý thông tin từ hiện trường tai nạn.
Giữ vững liên lạc, hướng dẫn các lực lượng tham gia cứu nạn tiếp cận khu vực
tàu bay bị nạn.
Quay phim, chụp ảnh, thu thập các thông tin về hiện trường.

70
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Theo dõi diễn biến để đề xuất bổ sung, phối hợp hoạt động cứu nạn.
Tham gia lập hồ sơ tai nạn, sự cố; thực hiện báo cáo theo qui định.
4.3.3. Trung tâm khẩn nguy
Triệu tập thành phần, phân công người chỉ huy tại hiện trường chỉ huy cứu nạn.
Giữ vững liên lạc với lực lượng cứu nạn trong khu vực, giám sát việc thực hiện
cứu nạn của lực lượng cứu nạn hàng không và các lực lượng trợ giúp địa phương.
Chỉ đạo việc lập vành đai bảo vệ, phân tuyến cấp cứu nạn nhân, khu vực dành
cho hành khách không bị thương.
Chỉ huy Trưởng hiện trường thường xuyên liên lạc với Trung tâm khẩn nguy để
cung cấp những thông tin về công tác cứu nạn.
Tổ chức tìm kiếm hộp đen và thu thập những thông tin có liên quan đến chuyến
bay, bảo vệ hiện trường phục vụ cho công tác điều tra tai nạn.
Lập hồ sơ báo cáo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Cục HKVN mức
độ thiệt hại về người, tài sản và hướng giải quyết hậu quả.
Tổng hợp, cung cấp các thông tin về tai nạn cho các cơ quan thông tin báo chí
khi được phép.
4.3.4. Công ty Quản lý bay khu vực
Triển khai lực lượng tìm kiếm cứu nạn tiếp cận khu vực tàu bay bị nạn.
Phối hợp với các lực lượng thực hiện nhiệm vụ cứu nạn.
Triển khai hỗ trợ công tác thông tin chỉ huy cho Chỉ huy hiện trường.
4.4. Khẩn nguy hoàn toàn
4.4.1. Đài kiểm soát không lưu
Cung cấp chi tiết các thông tin về sự cố của tàu bay cho Sở chỉ huy khẩn nguy
cứu nạn biết để triển khai phương án ứng phó phù hợp và hiệu quả nhất tại Cảng.
Bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt, cập nhật thường xuyên tình trạng sự cố
và các yêu cầu trợ giúp của người chỉ huy tàu bay.
4.4.2. Sở chỉ huy khẩn nguy cứu nạn
Tiếp nhận, đánh giá thông tin và báo cáo Trưởng Trung tâm khẩn nguy Cảng,
báo cáo Phó giám đốc trực điều hành Cảng.

71
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Thông báo cho lực lượng cứu hỏa, y tế, các đơn vị liên quan triển khai lực
lượng, phương tiện ra vị trí tập kết theo quy định.
Báo cáo trực Giám đốc Cảng kết quả triển khai phương án ứng phó và xin ý
kiến chỉ đạo ứng phó.
Thông báo triệu tập thành phần Trung tâm Hiệp đồng khẩn nguy theo lệnh của
Trưởng Trung tâm (nếu cần).
Triển khai xe Chỉ huy khẩn nguy đến hiện trường.
Đôn đốc, theo dõi và hướng dẫn các lực lượng tham gia cứu nạn tiếp cận vị trí
tàu bay bị nạn; tiếp nhận và xử lý thông tin từ hiện trường tai nạn.
Quay phim, chụp ảnh, thu thập các thông tin về hiện trường; tham gia lập biên
bản sự cố, thu thập hồ sơ tai nạn, sự cố; thực hiện báo cáo theo qui định.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trung tâm khẩn nguy và Ban Chỉ huy hiện
trường yêu cầu.
4.4.3. Trung tâm khẩn nguy
Đánh giá tình hình triển khai nhiệm vụ khẩn nguy, cứu nạn của các đơn vị, khả
năng đáp ứng và dự kiến tình huống có thể xảy ra để báo cáo cơ quan cấp trên xin ý
kiến chỉ đạo.
Giao nhiệm vụ cho các thành viên Trung tâm khẩn nguy chuẩn bị ứng phó khi
tàu bay hạ cánh.
Căn cứ tình hình thực tế đề xuất CVHK quyết định việc đóng tạm thời Cảng
hàng không.
4.5. Chờ tại chỗ
Áp dụng khi Sở chỉ huy khẩn nguy cứu nạn nhận được thông tin của Đài chỉ
huy về việc tàu bay hạ cánh không theo kế hoạch và không có yêu cầu trợ giúp mặt đất
của người chỉ huy tàu bay. Sở chỉ huy khẩn nguy cần thực hiện:
Thông báo các lực lượng cứu hỏa, y tế chuẩn bị phương tiện, nổ máy sẵn sàng
chờ tại chỗ.
Kíp trưởng Sở chỉ huy khẩn nguy cứu nạn phối hợp với Đài chỉ huy theo dõi
diễn biến cụ thể của tàu bay và các yêu cầu (nếu có) của người chỉ huy tàu bay.

72
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

+ Trường hợp người chỉ huy tàu bay không có yêu cầu trợ giúp mặt đất và tàu bay
hạ cánh an toàn, tự lăn vào vị trí đỗ, Sở chỉ huy khẩn nguy cứu nạn thông báo
kết thúc tình trạng khẩn nguy tại chỗ.
+ Trường hợp có yêu cầu trợ giúp mặt đất của người chỉ huy tàu bay thì Sở chỉ
huy khẩn nguy cứu nạn triển khai cấp độ “khẩn nguy hoàn toàn” đến đơn vị liên
quan.
4.6. Can thiệp bất hợp pháp
Căn cứ theo quyết định 44/2009/QĐ-TTg ngày 26/03/2009 của Thủ tướng
chính phủ ban hành phương án khẩn nguy tổng thể đối phó với hành vi can thiệp bất
hợp pháp vào hoạt động HKDD. Phương án tổng thể đói phó trực tiếp với hành vi can
thiệp bất hợp pháp được phân công trách nhiệm như sau:
Cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu là đơn vị đối phó ban đầu với hành vi can
thiệp bất hợp pháp đối với tàu bay đang bay. Người chỉ huy giai đoạn đối phó ban đầu
triển khai các công việc sau:
a) Triển khai phương án điều hành tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp, thực hiện
biện pháp ưu tiên trợ giúp cho tàu bay về điều hành bay và các trợ giúp cần
thiết khác;
b) Báo cáo ngay cho Hệ thống quản lý vùng trời – quản lý bay, Bộ Quốc phòng để
chuẩn bị tiếp nhận chỉ huy đối phó;
c) Thông báo cho các CHK, SB, hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu Việt
Nam và nước ngoài, trung tâm tìm kiếm cứu nạn liên quan chuẩn bị thực hiện
phương án khẩn nguy, phương án tìm kiếm cứu nạn;
d) Nhanh chóng đánh giá tình hình ban đầu, báo cáo Cục HKVN, Tổng Công ty
BĐHĐB.
Doanh nghiệp cảng hàng không là đơn vị đối phó ban đầu với mọi hành vi can
thiệp bất hợp pháp tại CHK, SB; đối với trường hợp tàu bay đang bay là đơn vị phối
hợp đối phó ban đầu. Người chỉ huy giai đoạn đối phó ban đầu triển khai các công việc
sau:
a) Triển khai thực hiện phương án đối phó hành vi can thiệp bất hợp pháp, phương
án khẩn nguy của CHK, SB;

73
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

b) Lệnh cho các đơn vị hàng không thuộc các phương án triển khai lực lượng; lệnh
cho lực lượng an ninh hàng không bao vây, kiểm soát chặt chẽ việc ra, vào khu
vực xảy ra hành vi can thiệp bất hợp pháp;
c) Quyết định sơ tán người, phương tiện, trang thiết bị, tài sản ra khỏi vùng nguy
hiểm trong trường hợp xét thấy cần thiết;
d) Tìm cách khống chế đối tượng thực hiện hành vi can thiệp bất hợp pháp; cho
phép nổ súng trong trường hợp cần thiết theo quy định;
e) Quyết định các biện pháp an ninh hàng không tăng cường cần thiết trên toàn
CHK, SB;
f) Trong trường hợp có thể, tiến hành đối thoại sơ bộ với đối tượng thực hiện hành
vi can thiệp bất hợp pháp nhằm tìm hiểu sự việc, yêu sách của đối tượng và
những thông tin cần thiết phục vụ cho việc đối phó;
g) Triển khai các biện pháp có thể nhằm trì hoãn tàu bay cất cánh đối với trường
hợp tàu bay đang đỗ tại CHK, SB bị can thiệp bất hợp pháp;
h) Thông tin cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu triển khai phương án
điều hành tàu bay đang bay bị can thiệp bất hợp pháp; yêu cầu các đơn vị liên
quan thực hiện các biện pháp ưu tiên trợ giúp cho tàu bay bị can thiệp bất hợp
pháp hạ cánh, cất cánh;
i) Căn cứ cấp độ nghiêm trọng, loại hình của hành vi can thiệp bất hợp pháp và
diễn biến tình hình thực tế, thông báo cho các đầu mối tiếp nhận thông tin của
các lực lượng phối hợp đối phó trực tiếp để triển khai thực hiện theo phương án
khẩn nguy;
j) Nhanh chóng đánh giá tình hình ban đầu, báo cáo Cục HKVN, Văn phòng
Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện đảo liên quan.
 Cơ sở cung cấp dịch vụ BĐHĐB là đơn vị đối phó ban đầu với mọi hành vi can
thiệp bất hợp pháp tại cơ sở. Người chỉ huy giai đoạn đối phó ban đầu triển khai
các công việc sau:
a) Triển khai thực hiện phương án đối phó của cơ sở;
b) Quyết định sơ tán người, phương tiện, trang thiết bị, tài sản ra khỏi vùng nguy
hiểm trong trường hợp xét thấy cần thiết;

74
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

c) Lệnh cho lực lượng an ninh của cơ sở bao vây, kiểm soát chặt chẽ việc ra, vào
cơ sở, khu vực có hệ thống, thiết bị kỹ thuật cung cấp dịch vụ BĐHĐB, khu
vực xảy ra hành vi can thiệp bất hợp pháp.
d) Tìm cách khống chế đối tượng thực hiện hành vi can thiệp bất hợp pháp; cho
phép nổ súng trong trường hợp cần thiết theo quy định;
e) Trong trường hợp có thể, tiến hành đối thoại sơ bộ với đối tượng thực hiện hành
vi can thiệp bất hợp pháp nhằm tìm hiểu sự việc, yêu sách của đối tượng và
những thông tin cần thiết phục vụ cho việc đối phó;
f) Báo cáo Tổng Công ty BĐHĐB để triển khai trợ giúp cung cấp thay thế dịch vụ
BĐHĐB;
g) Căn cứ cấp độ nghiêm trọng, loại hình của hành vi can thiệp bất hợp pháp và
diễn biến tình hình thực tiễn, thông báo cho các đầu mối tiếp nhận thông tin của
các lực lượng phối hợp đối phó trực tiếp để triển khai thực hiện theo phương án
khẩn nguy;
h) Nhanh chóng đánh giá tình hình ban đầu, báo cáo Cục HKVN, Văn phòng
Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan.
Đối với từng trường hợp cụ thể sẽ do Trung tâm khẩn nguy CHK, SB ban hành
kế hoạch đối phó.
4.7. Những sự cố liên quan đến hàng hóa nguy hiểm
4.7.1. Tai nạn hàng hóa nguy hiểm
Là một sự việc xảy ra liên quan đến vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng
đường hàng không, gây hậu quả làm chết hoặc thương tật nghiêm trọng cho người
hoặc hủy hoại nghiêm trọng nhiều tài sản hoặc môi trường.
4.7.2. Sự cố hàng hóa nguy hiểm
Là một sự việc xảy ra liên quan đến vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng
đường hàng không, không phải là tai nạn và không nhất thiết xảy ra trên máy bay, gây
thương tật cho người, làm hư hỏng tài sản hoặc môi trường, gây cháy, tràn, rò rỉ chất
lỏng nguy hiểm hoặc chất phóng xạ, hoặc có chứng cứ cho thấy bao bì đóng gói không
còn nguyên vẹn. Bất kỳ sự việc nào liên quan đến vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
bằng đường hàng không có nguy cơ gây hư hỏng nghiêm trọng máy bay hoặc thương
tật cho con người trên máy bay cũng được xem như sự cố về hàng hóa nguy hiểm.
4.7.3. Xử lý sự cố, tai nạn về hàng hóa nguy hiểm xảy ra trên mặt đất

75
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Nếu kiện, lô hàng hoặc mâm/thùng hàng chứa hàng nguy hiểm không được khai
báo hoặc khai báo sai thì báo ngay cho cán bộ trực đội, Thủ trưởng đơn vị, Trực ban
cảng, Sở chỉ huy khẩn nguy cứu nạn, CVHK, đồng thời thông báo đại diện Hãng hàng
không liên quan; lập biên bản ghi nhận sự việc và bàn giao kiện, lô hàng hoặc
mâm/thùng hàng đó cho Đại diện CVHK xử lý theo thẩm quyền. Tuyệt đối không cho
chất hàng lên tàu bay cho đến khi hàng đã được xử lý, chuẩn bị xong đúng theo quy
định của IATA, quy định riêng của hãng vận chuyển, có xác nhận của đại diện Hãng
hàng không về việc đồng ý chuyên chở kiện, lô hàng hoặc mâm/thùng hàng trên.
Trường hợp kiện, lô hàng hoặc mâm/thùng hàng chứa hàng nguy hiểm bị hư
hỏng, rò rỉ, bao bì không còn nguyên vẹn thì báo ngay cho cán bộ trực đội, Thủ trưởng
đơn vị, Trực ban Cảng, Sở chỉ huy khẩn nguy cứu nạn, Đại diện CVHK, đồng thời
thông báo đại diện Hãng hàng không liên quan. Tùy theo nhận định thực tế mức độ
ảnh hưởng có thể áp dụng các biện pháp xử lý khẩn cấp ban đầu hoặc bàn giao kiện, lô
hàng, mâm/thùng hàng đó cho Đại diện CVHK xử lý theo thẩm quyền. Tuyệt đối
không cho chất hàng lên tàu bay cho đến khi hàng đã được xử lý, chuẩn bị xong đúng
theo quy định riêng của hãng vận chuyển, có xác nhận của đại diện Hãng hàng không
về việc đồng ý chuyên chở kiện, lô hàng hoặc mâm/thùng hàng trên.
Việc triển khai biện pháp xử lý khẩn cấp ban đầu do Thủ trưởng đơn vị quyết
định khi cần thiết và thông báo cho Trực ban Cảng, Sở chỉ huy khẩn nguy để điều phối
với các đơn vị chuyên môn như Y tế, Cứu hỏa, Kiểm dịch,... tiến hành xử lý.
Xử lý sự cố, tai nạn về hàng hóa nguy hiểm tại hiện trường:
+ Thông báo mọi người tránh xa khu vực xảy ra sự cố, tai nạn;
+ Phong tỏa, cách ly khu vực;
+ Phòng tránh việc hít phải khói hoặc khí độc, phòng chống cháy nổ;
+ Phối hợp đại diện Hãng hàng không hoặc đơn vị phục vụ hàng hóa được ủy
quyền xác định chất nguy hiểm bên trong kiện hàng dựa trên tài liệu khai báo
hoặc nhãn dán trên kiện hàng;
+ Cách ly kiện hàng, di dời tất cả các loại hàng hóa trong khu vực bị ảnh hưởng
(trường hợp xét thấy an toàn);
+ Thông báo đến Sở chỉ huy khẩn nguy cứu nạn để điều động các lực lượng liên
quan (an ninh hàng không, y tế, cứu hỏa…) tiến hành xử lý ban đầu:

76
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

 Cấp cứu người bị nạn, sẵn sàng thuốc chống độc, phỏng, mặt nạ phòng độc, xe
cứu thương;
 Triển khai xe cứu hỏa, bình chữa cháy, cát để sẵn sàng dập tắt đám cháy (nếu
có);
 Sẵn sàng các loại xe nâng, xe kéo để đưa các kiện hàng nguy hiểm ra khỏi khu
vực nguy hiểm;
 Triển khai lực lượng kiểm soát an ninh hàng không bảo vệ hiện trường, hỗ trợ
sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, duy trì an ninh trật tự trong khu vực.
Bàn giao toàn bộ hiện trường, các loại biên bản và hình ảnh cho các đơn vị liên
quan để xử lý tiếp theo sau khi hoàn tất việc xử lý ban đầu sự cố, tai nạn về hàng hóa
nguy hiểm.
Bảng 4.5: Bảng xử lý khẩn nguy liên quan hàng hóa nguy hiểm (sự cố xảy ra trên mặt
đất)

Loại/nhóm Hành động ngay lập


nguy hiểm tức
Mô tả mối nguy
và nhóm Loại hàng hóa nguy hiểm Giảm thiểu sự rò rỉ và
hiểm
tương tránh tiếp xúc với
thích hàng hóa khác

1.3C Gây cháy và phát nổ


nhỏ và/hoặc văng bắn
1.3G nhỏ

1.4B Chất nổ (chỉ được chấp nhận Gây cháy, nhưng các
vận chuyển trên máy bay nguy Thông báo cho bộ phận
1.4C hiểm khác
chở hàng) phòng cháy chữa cháy
không đáng kể
1.4D Bảo vệ chống lửa
1.4E
1.4G

1.4S Chất nổ (an toàn) Gây cháy nhỏ

2.1 Khí dễ cháy Phát cháy khi rò rỉ Thông báo cho bộ phận

77
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Loại/nhóm Hành động ngay lập


nguy hiểm tức
Mô tả mối nguy
và nhóm Loại hàng hóa nguy hiểm Giảm thiểu sự rò rỉ và
hiểm
tương tránh tiếp xúc với
thích hàng hóa khác

2.2 Khí không cháy Nổ bình áp suất cao PCCC


2.2 Khí hóa lỏng lạnh Bỏng lạnh Bảo vệ chống lửa
Sơ tán hàng hóa, làm
thông thoáng khu vực
Khí độc (chỉ được chấp nhận Nổ bình áp suất cao và
2.3 vận chuyển trên máy bay hít phải khí độc
chở hàng) Tránh xa tối thiểu 25m

3 Chất lỏng dễ cháy Sinh ra khí dễ cháy Thông báo cho bộ phận
PCCC
4.1 Chất rắn dễ cháy Bốc cháy, hoặc gây
Bảo vệ chống lửa
cháy

4.2 Chất rắn tự bốc cháy Bốc cháy khi tiếp xúc Không dùng nước trong
mọi trường hợp
với không khí
4.3 Chất rắnnguy hiểm khi ướt
Bốc cháy khi tiếp xúc
với nước

5.1 Chất oxy hóa Tự bốc cháy khi tiếp Thông báo cho bộ phận
xúc với nhau PCCC

5.2 Chất hữu cơ peroxide Phản ứng mạnh mẽ với Bảo vệ chống lửa
chất khác Không dùng nước

6.1 Chất độc Nguy hiểm nếu nuốt,


Cách ly khu vực
hít hoặc tiếp xúc với
da Nhờ trợ giúp chuyên
6.2 Chất truyền nhiễm môn
Gây bệnh cho người
và động vật Không đụng vào

78
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Loại/nhóm Hành động ngay lập


nguy hiểm tức
Mô tả mối nguy
và nhóm Loại hàng hóa nguy hiểm Giảm thiểu sự rò rỉ và
hiểm
tương tránh tiếp xúc với
thích hàng hóa khác

7 Cat I Chất phóng xạ - Trắng Bức xạ và gây hại cho


sức khỏe Tránh xa tối thiểu 25m
7 Cat II/III Chất phóng xạ - Vàng

Thông báo cho bộ phận


Gây nguy hiểm cho da PCCC
8 Chất ăn mòn
và kim loại Bảo vệ chống lửa
Tránh tiếp xúc với da

Hạt nhựa Polymer Sinh ra lượng khí dễ Tránh tiếp xúc với da
cháy nhỏ Không cần có hành
Vật liệu từ tính Ảnh hưởng hệ thống động ngay lập tức
9 dẫn đường
Gây bỏng lạnh/ngạt
CO2 ở thể rắn (đá khô) thở
Chất nguy hiểm khác Nguy hiểm khác

Lưu ý:
 Trường hợp sự cố xảy ra tại khu vực tàu bay đỗ hoặc trên tàu bay đang đỗ, tùy
tình hình thực tế, tính chất nguy hiểm theo từng loại, nhóm và hướng dẫn cơ
quan chuyên môn có thể chuyển kiện, lô hàng hoặc mâm/thùng hàng chứa hàng
nguy hiểm có sự cố ra khỏi khu vực sân đỗ, tàu bay đến nơi cách ly an toàn
nhằm phòng tránh nguy hại cho tàu bay và hành khách.
 Trường hợp sự cố xảy ra tại khu vực nhà ga hành khách, tùy tình hình thực tế,
tính chất nguy hiểm theo từng loại, nhóm và hướng dẫn của các đơn vị chuyên
môn có thể chuyển kiện hàng chứa hàng nguy hiểm có sự cố ra khỏi khu vực
nhà ga đến nơi cách ly an toàn nhằm phòng tránh nguy hại cho hành khách.
4.7.4. Xử lý sự cố, tai nạn về hàng hóa nguy hiểm xảy ra trên không

79
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

 Khi nhận được thông báo từ Đài Kiểm soát không lưu, Sở chỉ huy khẩn nguy
báo cáo trực Giám đốc Cảng, đồng thời thông báo và triển khai khẩn nguy đến
các đơn vị liên quan theo sơ đồ khẩn nguy để sẵn sàng ứng phó.
4.8. Thiên tai
Triển khai theo Phương án Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Phương
án phòng chống thiên tai, lụt, bão và ứng phó với bão mạnh, siêu bão, giảm nhẹ thiên
tai tại Cảng Hàng không.
Phương án được xây dựng dựa trên các tài liệu sau:
 Nghị định 30/2017/NĐ-CP ngày 21/03/2017 của Chính phủ ban hành quy định
tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
 Nghị định 66/2014/NĐ-CP ngày 04/07/2014 của Chính phủ quy định chi tiết
hướng dẫn thi hành một số điều của luật phòng chống thiên tai.
4.9. Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Anh/ chị hãy trình bày nhiệm vụ của đài kiểm soát không lưu và sở chỉ huy
khẩn nguy cứu nạn trong kế hoạch ứng phó trong tình huống tai nạn tàu bay trong sân
bay.
Câu 2: Anh/ chị hãy trình bày nhiệm vụ của trung tâm khẩn nguy và đài kiểm soát
không lưu trong kế hoạch ứng phó trong tình huống tai nạn tàu bay ngoài sân bay.
Câu 3: Anh/ chị hãy trình bày nhiệm vụ của đài kiểm soát không lưu và sở chỉ huy
khẩn nguy trong kế hoạch ứng phó trong tình huống khẩn nguy hoàn toàn.
Câu 4: Anh/ chị hãy trình bày nhiệm vụ của đài kiểm soát không lưu và sở chỉ huy
khẩn nguy cứu nạn kế hoạch ứng phó trong tình huống khẩn nguy chờ tại chỗ.
Câu 5 Anh/ chị hãy vẽ bảng xử lý khẩn nguy liên quan đến hàng nguy hiểm
Câu 6: Anh/ chị hãy cho biết thế nào là Tai nạn hàng nguy hiểm và sự cố hàng nguy
hiểm.
Câu 7: Anh/ chị hãy cho biết phương án tổng thể đối phó với hành vi can thiệp bất hợp
pháp.

80
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

CHƯƠNG 5. TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KHẨN NGUY VÀ SỞ CHỈ HUY


CƠ ĐỘNG
Sau khi hoàn thành chương này, học viên cần đạt được
chuẩn đầu ra sau:
 Trình bày được chứng năng, nhiệm vụ và tổ chức của Trung
tâm khẩn nguy CHK, SB và sở chỉ huy khẩn nguy.
 Định nghĩa được thành phần, nhiệm vụ của ban chỉ huy hiện
trường.
5.1. Trung tâm khẩn nguy cảng hàng không sân, bay
5.1.1. Địa điểm, phương tiện, thiết bị và sơ đồ tài liệu
 Địa điểm: Nêu rõ địa điểm của Trung tâm khẩn nguy CHK, SB.
 Phương tiện, thiết bị: Nêu rõ phương tiện, thiết bị làm việc của Trung tâm khẩn
nguy như máy tính, điện thoại, bộ đàm....
 Sơ đồ, tài liệu:
+ Sơ đồ vùng trách nhiệm TK, CN của CHK, SB;
+ Sơ đồ thông báo khi có tình huống khẩn nguy;
+ Sơ đồ thông báo, báo động khi có hành vi can thiệp bất hợp pháp;
+ Sơ đồ chỉ huy, chỉ đạo khi có tình huống khẩn nguy;
+ Sơ đồ thông tin liên lạc, mật danh và tần số quy định cho công tác khẩn nguy;
+ Danh bạ điện thoại của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong công tác khẩn
nguy;
+ Sơ đồ kẻ lưới ô vuông cảng hàng không và khu vực lân cận cảng hàng không;
+ Sơ đồ cổng, cửa, luồng tuyến ra vào của lực lượng, phương tiện tham gia ứng
phó với tình huống khẩn nguy, các tình huống khẩn nguy giả định.
5.1.2. Thành phần
Tùy thuộc CHK, SB sẽ có sự sắp xếp thành phần, vị trí công tác của các cá
nhân tham gia Trung tâm khẩn nguy CHK, SB.
5.1.3. Nguyên tắc hoạt động

81
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Trung tâm khẩn nguy chỉ kích hoạt khi xảy ra các tình huống khẩn nguy.
Trung tâm khẩn nguy là cơ quan chỉ đạo, phối hợp, điều hành đối phó với các
hành vi can thiệp bất hợp pháp và tổ chức triển khai thực hiện các phương án khẩn
nguy, cứu nạn tàu bay trong phạm vi trách nhiệm được giao.
Trung tâm khẩn nguy bàn giao quyền chỉ huy cho Ban chỉ huy khẩn nguy hàng
không của tỉnh, thành phố có liên quan theo quy định trong Quyết định số
16/2017/QĐ-TTg ngày 16/05/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Giám đốc Cảng hàng không là Chỉ huy trưởng của Trung tâm khẩn nguy, là
người có thẩm quyền cao nhất trong Trung tâm khẩn nguy để quyết định triển khai
thực hiện phương án đối phó tình huống khẩn nguy, cứu nạn tàu bay tại Cảng hàng
không .
Sở chỉ huy/Trạm báo động khẩn nguy cứu nạn là cơ quan thường trực của
Trung tâm khẩn nguy.
Các nội dung khác (nếu có).
5.1.4. Nhiệm vụ của trung tâm khẩn nguy
Chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, phương án khẩn nguy, kế
hoạch đào tạo, huấn luyện và diễn tập khẩn nguy cứu nạn hàng không phù hợp với Kế
hoạch KNSB.
Tổ chức, xây dựng lực lượng ứng phó ban đầu và phối hợp với các đơn vị liên
quan để giải quyết các tình huống khẩn nguy tại Cảng HK.
Chỉ huy các đơn vị trong và ngoài ngành hàng không hoạt động tại Cảng HK
thực hiện phương án khẩn nguy đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp; các tình
huống khẩn nguy về hoạt động bay, các sự cố trên mặt đất, cơ sở hạ tầng; các tình
huống khẩn nguy thiên tai lụt, bão, y tế.
Phối hợp với các cơ quan đơn vị theo dõi nắm bắt tình hình, đánh giá các mối
đe dọa uy hiếp đến an ninh an toàn tại CHK, SB, tham mưu cho các cơ quan chuyên
môn có thẩm quyền về việc áp dụng bổ sung các biện pháp phòng ngừa, phương án
ứng phó thích hợp với hành vi can thiệp bất hợp pháp.
Bảo đảm lực lượng, phương tiện, trang thiết bị sẵn sàng làm nhiệm vụ TK, CN
24/24 giờ.
Nắm vững tình hình, nhu cầu của hiện trường khi xảy ra tình trạng khẩn nguy
để thực hiện quyền chỉ huy ban đầu và đáp ứng các yêu cầu cho việc giải quyết khẩn

82
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

nguy cứu nạn tại hiện trường được nhanh chóng, thường xuyên nắm chắc diễn biến
tình hình các yêu cầu cụ thể để điều động và báo cáo cơ quan chuyên môn có thẩm
quyền.
Bảo đảm các cơ sở trực thuộc được trang bị cơ sở vật chất, các phương tiện,
trang thiết bị cần thiết phục vụ khẩn nguy, cứu nạn; bảo đảm thiết bị thông tin liên lạc
đáp ứng yêu cầu nhận và xử lý thông tin khi có tai nạn xảy ra trong vùng hoặc khu vực
trách nhiệm TK, CN; bảo đảm thông tin thông suốt, kịp thời phục vụ hoạt động TK,
CN.
Chủ trì thực hiện phương án đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp tại
CHK, SB, tùy từng trường hợp, bàn giao ngay quyền chỉ huy ban đầu cho đại diện lực
lượng quân đội, công an một cách sớm nhất, khi đại diện đó đã sẵn sàng tiếp nhận
quyền chỉ huy.
Chịu sự chỉ huy của Chỉ huy trưởng hiệp đồng phối hợp các lực lượng trực tiếp
của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền để thực hiện phương án ứng phó với hành vi
can thiệp bất hợp pháp tại CHK, SB.
Thông báo kết thúc tình trạng khẩn nguy tới các cơ quan, đơn vị, cơ sở, lực
lượng tham gia TK, CN.
Phối hợp với các đơn vị thực hiện bảo vệ hiện trường, tùy tình huống bàn giao
cho các cơ quan có thẩm quyền điều tra tai nạn.
Trong suốt quá trình triển khai phương án đối phó ban đầu, báo cáo kịp thời cho
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm
kiếm cứu nạn Cục HKVN, Ban CĐPCKB BL –BTTPL và KNHK tỉnh Bà Rịa Vũng
Tàu, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu,
Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ GTVT và thực hiện các
quyết định, ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ huy các cấp.
Tổ chức rút kinh nghiệm về xây dựng và thực hiện Kế hoạch KNSB, phương án
triển khai, hiệu chỉnh các phương án, tổ chức thực hành các phương án.
Lưu trữ hồ sơ, kết quả hoạt động khẩn nguy, tìm kiếm cứu nạn của Cảng HK.
5.1.5. Nhiệm vụ Sở chỉ huy khẩn nguy/ Trạm báo động
Sở chỉ huy khẩn nguy/trạm báo động là bộ phận thường trực 24/24h của Trung
tâm khẩn nguy.

83
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Tiếp nhận thông tin từ Tổ Thủ tục bay hoặc Trực ban trưởng hoặc từ các nguồn
thông tin khác.
Đánh giá thông tin, xác định tính chất, cấp độ khẩn nguy.
Thông báo và triển khai khẩn nguy đến các cơ quan, đơn vị trong và ngoài
ngành hàng không để triển khai ứng phó giai đoạn ban đầu.
Báo cáo cho Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó thường trực Trung tâm khẩn nguy
biết tình huống khẩn nguy và các lực lượng ứng phó ban đầu đã được triển khai.
Triệu tập các thành viên của Trung tâm khẩn nguy theo lệnh của Chỉ huy
trưởng Trung tâm khẩn nguy.
Thông báo đến Ban chỉ huy khẩn nguy hàng không địa phương theo sự chỉ đạo
của Chỉ huy trưởng Trung tâm khẩn nguy.
Giúp việc cho Chỉ huy trưởng Trung tâm khẩn nguy thực hiện công tác bàn
giao quyền xử lý cho Ban chỉ huy khẩn nguy hàng không tại địa phương.
Phối hợp cùng các đơn vị liên quan để tham gia phối hợp xử lý vụ việc theo sự
phân công của Chỉ huy trưởng Trung tâm khẩn nguy.
Tiếp nhận tư liệu hình ảnh về quá trình triển khai ứng phó khẩn nguy cứu nạn,
bộ hồ sơ tài liệu gốc của chuyến bay từ các đơn vị liên quan để lưu, bảo quản, sử dụng
theo chế độ tài liệu mật.
Phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan để tổng hợp làm báo cáo Giám đốc
CHK, SB bằng văn bản khi kết thúc khẩn nguy.
Tham gia kiểm tra chế độ ứng phó khẩn nguy cứu nạn của các cơ quan, đơn vị
trong kế hoạch khẩn nguy, tham gia kiểm tra công tác Phòng cháy và chữa cháy tại
CHK, SB.
5.2. Ban chỉ huy hiện trường
Ban chỉ huy hiện trường được thành lập khi có tình huống khẩn nguy, là đầu
mối của Trung tâm khẩn nguy tại hiện trường, chịu sự chỉ huy, điều hành của Chỉ huy
trưởng Trung tâm khẩn nguy.
5.2.1. Thành phần
Tùy thuộc CHK, SB sẽ có sự sắp xếp thành phần, vị trí công tác của các cá
nhân tham gia Ban chỉ huy hiện trường

84
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

5.2.2. Nhiệm vụ
Chỉ huy các đơn vị khi tập kết tại vị trí tập kết và báo cáo cho Chỉ huy trưởng
hiện trường về lực lượng, phương tiện, trang thiết bị tham gia công tác ứng phó khẩn
nguy để điều động phù hợp với tình huống.
Chỉ huy lực lượng cứu hỏa cảng hàng không, sân bay phối hợp với lực lượng
cứu hỏa thành phố nhanh chóng dập tắt đám cháy, làm mát tàu bay; sử dụng thiết bị
chuyên dụng để cưa, cắt tàu bay, mở cửa tàu bay và cơ sở hạ tầng để cứu người, hành
lý, hàng hóa và bưu kiện.
Chỉ huy các lực lượng nhanh chóng cách ly và giải tỏa hành khách, hành lý,
hàng hóa, bưu kiện ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Tổ chức sơ, cấp cứu nạn nhân tại hiện trường; phân loại, chuyển nạn nhân về
tuyến sau điều trị và xử lý khi có người chết; thống kê nạn nhân và báo cáo cho Chỉ
huy trưởng Trung tâm khẩn nguy.
Kiểm soát các lối ra/vào hiện trường tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng,
phương tiện vào cứu nguy cứu nạn.
Chỉ huy lực lượng an ninh hàng không phối hợp với các lực lượng Công an,
Quân đội phong tỏa bảo vệ hiện trường, vành đai sân bay.
Tổ chức lực lượng ngăn chặn, giải tán các đám đông để bảo vệ, giữ trật tự khu
vực hiện trường, khu vực tiếp thân nhân, khu vực tiếp nhận hành khách thoát nạn,
Trung tâm thông tin báo chí và các khu vực khác khi có yêu cầu.
Điều động lực lượng, phương tiện từ các đơn vị khác tham gia công tác ứng phó
khẩn nguy.
Tổ chức hệ thống thông tin liên lạc, thực hiện báo cáo kịp thời tình hình hiện
trường và những yêu cầu về Trung tâm khẩn nguy.
Tổ chức bàn giao quyền chỉ huy hiện trường cho các lực lượng Công an, Quân
đội khi có lệnh của Chỉ huy trưởng Trung tâm khẩn nguy.
Tiếp tục phối hợp với lực lượng ứng phó các tình huống khẩn nguy về an ninh
sau khi đã bàn giao theo chỉ đạo, phân công của Chỉ huy trưởng Trung tâm khẩn nguy.
Phối hợp các cơ quan, đơn vị chức năng theo quy định để thực hiện công tác
điều tra tai nạn, sự cố.

85
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Phối hợp nghiên cứu phương án, tổ chức di dời tàu bay ra khỏi hiện trường và
làm vệ sinh, thu dọn hiện trường, khôi phục hoạt động bình thường tại cảng hàng
không.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Chỉ huy trưởng Trung tâm khẩn
nguy.
Phương tiện, trang thiết bị phục vụ khẩn nguy của Ban chỉ huy hiện trường
Nêu rõ các phương tiện, trang thiết bị phục vụ trực khẩn nguy hiện có tại CHK,
SB.
Tùy từng trường hợp cụ thể có thể trang bị phương tiện thông tin cần thiết để
phục vụ công tác chỉ huy tại hiện trường và thông tin thông suốt với Trung tâm khẩn
nguy.
5.3. Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Anh/ chị hãy trình bày nhiệm vụ của Trung tâm khẩn nguy CHK, SB.
Câu 2: Anh/ chị hãy trình bày nhiệm vụ của Sở chỉ huy khẩn nguy.
Câu 3: Anh/ chị hãy trình bày nhiệm vụ của Ban chỉ huy hiện trường.
Câu 4: Anh/ chị hãy cho biết nguyên tắc hoạt động của Trung tâm khẩn nguy CHK,
SB.

86
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

CHƯƠNG 6. PHÂN LOẠI VÀ CẤP CỨU NGƯỜI LÂM NẠN


Sau khi hoàn thành chương này, học viên cần đạt được
chuẩn đầu ra sau:
 Mô tả được nguyên tắc phân loại nạn nhân.
 Mô tả được nguyên tắc sơ cấp cứu và chăm sóc nạn nhân còn
sống sót.
 Trình bày được cách xử lý các trường hợp tử vong do tai tạn
tàu bay.
6.1. Khái quát
Để bảo đảm cho công tác cấp cứu người lâm nạn cần bảo đảm trang thiết bị,
phương tiện, hệ thống thông tin liên lạc và hậu cần, y tế. Cụ thể như sau:
 Bảo đảm trang thiết bị
a) Quần áo chuyên dụng xử lý bom mìn, chất phóng xạ, áo giáp, mũ chống đạn,
mặt nạ phòng độc dùng cho cá nhân;
b) Thiết bị phát hiện, xử lý vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất hoá học và chất phóng
xạ;
c) Phương tiện, thiết bị, chứa, vận chuyển, rà, phá, xử lý bom, mìn;
d) Thiết bị nhìn, bao gồm cả thiết bị nhìn ban đêm;
e) Thiết bị phát hiện đối tượng (Phát hiện đối tượng sau các bức tường bằng bức
xạ nhiệt);
f) Thiết bị thông tin liên lạc đặc chủng trang bị cho cá nhân;
g) Thiết bị y tế phục vụ cấp cứu nạn nhân;
h) Trang bị, thiết bị TK, CN theo quy định;
i) Máy tính, vô tuyến, bàn ghế, tủ và các trang thiết bị văn phòng, ống nhòm,
đồng hồ các loại cho biết giờ địa phương và giờ quốc tế, bảng trắng, bút đánh
dấu, thước chỉ dẫn, đèn pin, …;
j) Màn hình camera để quan sát trực tiếp hiện trường, máy thu băng, vô tuyến
truyền hình có thể xem được chương trình của địa phương và máy, màn hình
thông báo về các chuyến bay đang hoạt động tại sân bay;

87
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

k) Găng tay, mũ, ủng và mặt nạ các loại.


 Bảo đảm phương tiện
a) Xe chỉ huy (Trực tại các cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn
Nhất);
b) Xe, thiết bị chữa cháy và các loại nguyên liệu chữa cháy;
c) Phương tiện vận chuyển lực lượng đối phó;
d) Xe cứu thương, lều bạt, cáng thương, dụng cụ y tế và thuốc men cho việc sơ
cấp cứu;
e) Phương tiện TK, CN theo quy định;
f) Phương tiện thông tin liên lạc di động đặc chủng.
 Bảo đảm hệ thống thông tin liên lạc
a) Hệ thống thu phát vô tuyến lưu động UHF,
b) Máy thu VHF có khả năng thu được tần số trong giải băng tần trên tàu bay từ
117,0 đến 136,0 MHz;
c) Hệ thống thông tin có thể đàm thoại được giữa Trung tâm chỉ huy và tàu bay,
giữa Trung tâm chỉ huy với các lực lượng tham gia đối phó và Ban chỉ huy
Khẩn nguy hàng không quốc gia, Ban chỉ huy Khẩn nguy các cấp;
d) Hệ thống điện thoại liên lạc được giữa Trung tâm chỉ huy với các cơ quan trọng
yếu trong và ngoài cảng hàng không;
e) Máy Fax, máy điện báo, đường truyền SITA với các hãng hàng không và thiết
bị ghi âm;
f) Hệ thống trang thiết bị phục vụ thương thuyết.
 Bảo đảm tài liệu phục vụ cho hoạt động đối phó
a) Phương án đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp;
b) Các Chương trình an ninh hàng không;
c) Các phương án khẩn nguy của CHK, SB;
d) Phương án điều hành tàu bay đang bay bị can thiệp bất hợp pháp;
e) Bản đồ cảng hàng không, sơ đồ hiện trường tỷ lệ 1/2000; 1/500 được vẽ trên
giấy kẻ ô vuông (Các chi tiết thiết kế trong từng ô phải được thể hiện);

88
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

f) Sơ đồ bên trong của tất cả các loại máy bay đang hoạt động theo lịch tại sân bay
(Những chi tiết kỹ thuật như chiều cao khung cửa tính từ mặt đất, các nơi có thể
tiếp cận bí mật từ bên ngoài vào trong máy bay phải được thể hiện, …);
g) Danh bạ điện thoại của tập thể, cá nhân liên quan đến việc chỉ đạo, chỉ huy, các
cơ quan quan trọng của Chính phủ, các Đại sứ quán và các tổ chức, cá nhân cần
thiết khác;
h) Tần số bộ đàm và các biểu đồ mạng lưới, danh hiệu để các nhân viên điều hành
thiết bị sử dụng;
i) Phương án sơ cứu, cách ly nạn nhân.
 Bảo đảm hậu cần, y tế
Bảo đảm hậu cần, y tế là việc bảo đảm ăn, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ, cấp cứu
y tế cho các lực lượng tham gia đối phó và phục vụ các yêu cầu của quá trình đối phó
bao gồm:
a) Lương thực, thực phẩm, nước uống;
b) Thiết bị, thuốc chữa bệnh, sơ cấp cứu tại hiện trường.
6.2. Nguyên tắc phân loại nạn nhân
 Phân loại nạn nhân
Phân loại và chọn lọc người bị nạn là một vấn đề quan trọng trong việc cấp cứu
sau tai nạn, trước tình trạng có nhiều nạn nhân đang cần phải cấp cứu, đòi hỏi phải có
sự phân loại phù hợp.
Thông thường người ta phân nạn nhân ra làm 4 loại chính:
+ Loại 1: Các nạn nhân bị vết thương và chấn thương nhẹ.
+ Loại 2: Các tổn thương mà cần phải có sự sơ cứu mới tránh được nguy cơ đe
doạ đến tính mạng và tổn thương nặng thêm cho nạn nhân.
+ Loại 3: Các tổn thương cần phải có sự can thiệp của tuyến trên sau khi sơ cứu
mới cứu sống được nạn nhân.
+ Loại 4: Các nạn nhân có diễn biến quá nặng, đã hoặc sắp tử vong trong thời
gian ngắn, có sự can thiệp, hỗ trợ cũng không thể cứu sống.
 Phương pháp phân loại và chọn lọc nạn nhân

89
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Phân loại và chọn lọc người bị nạn chủ yếu dựa vào nguyên nhân và triệu
chứng thực thể trên nạn nhân. Trên cơ sở đó có phương pháp xử trí khác nhau đối với
mỗi nạn nhân. Tuy nhiên trong 4 loại thương tổn chính, các nạn nhân đều có bệnh
cảnh khác nhau, tuỳ thuộc vào tác nhân gây tổn thương, vị trí tổn thương, thể trạng nạn
nhân, sự đáp ứng của cơ thể đối với các thương tổn...
Các nạn nhân bị vết thương và chấn thương nhẹ: Nguyên nhân chủ yếu do
va chạm, cọ sát nhẹ, tổn thương nông do vật sắc nhọn. Vết thương phần mềm, không
có tổ chức dập nát, máu chảy ít, toàn thân ít ảnh hưởng hoặc chấn thương xương khớp
nhưng chưa có tổn thương thực thể, các chấn động nhẹ ở não...
Các tổn thương mà cần phải có sự sơ cứu mới khắc phục được tình trạng
xấu của nạn nhân, hồi phục được nạn nhân: Nguyên nhân chủ yếu do các tai nạn,
va chạm có lực tác dụng mạnh, do các vật sắc nhọn gây tổn thương, những nạn nhân
bỏng nhẹ (từ độ 2a trở xuống, diện tích bỏng dưới 40%), sốc thể nhẹ và trung bình...
Bao gồm những nạn nhân bị vết thương có tổ chức dập nát, rách cơ, đứt mạch máu,
máu chảy nhiều, gãy xương chân, tay, những nạn nhân khó thở, truỵ mạch, vết thương
có tổn thương thành ngực, thành bụng không có dập vỡ tạng.
Các tổn thương cần phải có sự can thiệp của tuyến trên sau khi sơ cứu mới
cứu sống được nạn nhân: Nguyên nhân chủ yếu do các chấn thương lồng ngực, ổ
bụng có tổn thương dập vỡ tạng, chảy máu trong, vết thương sọ não hở, các chấn
thương sọ não, tuỷ sống, bỏng nặng (độ 2b, có diện tích tổn thương trên cơ thể từ 40%
trở lên), gãy xương đùi, đứt động mạch lớn... Một số triệu chứng chính: nạn nhân có
rối loạn ý thức, vật vã hoảng hốt hay li bì, mê sảng, mạch nhanh (có thể không bắt
được ở những động mạch nhỏ), huyết áp tụt (có thể kẹt hoặc không đo được), suy hô
hấp, sắc mặt tím tái, vã mồ hôi, chân tay lạnh, nhịp thở nhanh hoặc nạn nhân thở khó
khăn.
Các nạn nhân có diễn biến quá nặng, đã hoặc sắp tử vong trong thời gian
ngắn, có sự can thiệp, hỗ trợ cũng không thể cứu sống được: Bao gồm các nạn
nhân đa chấn thương, tổn thương Tim, động mạch lớn không có khả năng cầm máu,
nạn nhân có tổn thương phổi, màng phổi tràn dịch, khí hoàn toàn chỉ còn thở thoi thóp
hoặc đã ngừng thở, các nạn nhân chấn thương sọ não hở có chất não trắng lòi ra - nạn
nhân đã bất tỉnh lâu, sốc nặng, nạn nhân đi vào hôn mê ngừng tuần hoàn, hô hấp.
 Mục đích của việc phân loại
Phân loại và chọn lọc nạn nhân theo mức độ nặng, nhẹ nhằm giúp cho công tác
xử trí cấp cứu, vận chuyển được tiến hành nhanh chóng, chính xác, trên từng loại nạn

90
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

nhân, giúp định hướng cho tuyến trên. Trên mỗi loại nạn nhân có 1 kế hoạch cấp cứu
khác nhau từ đó có sự phân công nhân lực, dụng cụ, phương tiện bảo đảm cứu sống
được nhiều nạn nhân nhất, tránh tổn thương nặng thêm cho nạn nhân hiện tại và về
sau. Tránh được sự tập trung thời gian vào những công việc vô ích.
6.3. Nguyên tắc sơ cấp cứu
Khi hiện trường xảy ra tai nạn, nếu được gọi đến cấp cứu, trước tiên phải kiểm
tra hiện trường xung quanh nạn nhân. Các yếu tố nguy hiểm gây tai nạn hoặc có nguy
cơ gây tai nạn cần được loại bỏ hoặc phải tránh để có thể vừa cứu được nạn nhân, vừa
bảo vệ được bản thân.
Khi cấp cứu nên gọi thêm người đến hỗ trợ vì có các tổn thương không tự bản
thân xử trí được nếu chỉ có một mình, ngay cả trường hợp người đến cấp cứu là nhân
viên y tế.
Đưa nạn nhân ra chỗ an toàn, thoáng, cao ráo để có thể thực hiện cứu chữa sơ
bộ ban đầu có hiệu quả.
Nguyên tắc đưa nạn nhân ra khỏi đống đổ nát hoặc xe đổ ... cần có tối thiểu hai
người, kéo nạn nhân từ phía sau, luồn tay vào nách nạn nhân để kéo, luôn lưu ý giữ cổ
thẳng và bảo vệ cột sống lưng.
6.4. Chăm sóc nạn nhân sống sót
Trước khi đưa ra phương án và thiết bị sử dụng trong hoạt động cứu nạn đối với
tai nạn tàu bay cần phải xác định những nhiệm vụ phải thực hiện. Đầu tiên đối với
nhiệm vụ cứu nạn là phải thiết lập các tuyến đường cho những hành khách thoát ra
khỏi tàu bay chạy đến nơi an toàn. Các hành động bên ngoài tàu bay bao gồm: chữa
cháy, che phủ nhiên liệu tràn ra khu vực tiếp giáp tàu bay, sử dụng các thiết bị thoát
hiểm khẩn cấp trên tàu bay và cung cấp các đèn chiếu sáng để đẩy nhanh việc di tản
hành khách ra khỏi tàu bay đến nơi an toàn. Việc tiếp cận tàu bay tại thời điểm này
không nên thực hiện trên các tuyến đường đang sử dụng cho hành khách thoát nạn
chạy ra khỏi tàu bay. Trong quá trình cứu hộ, việc cứu người trên tàu bay được coi là
mục tiêu chính, do vậy yêu cầu tổng thể của phương án là phải tạo điều kiện để có thể
cứu sống con người trong các hoạt động cứu hộ được tiến hành. Vì lý do này, trước
khi bắt đầu hành động chữa cháy phải cố gắng giải cứu các hành khách trước sau đó
mới tiến hành chữa cháy.
Thứ hai việc cứu những hành khách không có khả năng tự chạy thoát ra khỏi
tàu bay có thể rất lâu và là nhiệm vụ rất khó khăn, do vậy phải có phương án hết sức

91
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

cụ thể để đạt hiệu quả cao trong công tác cứu hộ. Sự hỗ trợ trong công tác cứu nạn có
thể đến từ các đội y tế, từ các nguồn lực của các nhà khai thác tàu bay và các tổ chức
cung cấp dịch vụ khẩn nguy bên ngoài có trách nhiệm trong công tác khẩn nguy tại
cảng hàng không. Trong suốt giai đoạn cứu hộ, cứu nạn bắt buộc phải duy trì an ninh
bên trong và bên ngoài tàu bay và có thể chữa cháy bằng bọt chữa cháy. Ngoài ra có
thể sử dụng quạt thông gió cho thân tàu bay để thổi khói, các chất khí độc hại và cung
cấp không khí trong lành cho các hoạt động cứu hộ, cứu nạn. Các hoạt động ở khu vực
này phải được điều hành bởi một người chỉ huy.
Phải sẵn sàng khi mở cửa tàu bay để sơ tán hành khách và duy trì đường thoát
cho hành khách trong trường hợp có sự bùng nổ của ngọn lửa.
Nếu như người bị thương do hàng hóa gây nguy hiểm, những người bị thương
nên được bọc trong chăn hoặc chùm bằng vật có sẵn khác (để giảm khả năng lây lan ô
nhiễm) và ngay lập tức vận chuyển đến cơ sở y tế và hướng dẫn lái xe hoặc người trợ
giúp rằng những người bị thương có thể bị nhiễm phóng xạ và họ nên thông báo cho
cán bộ cơ sở y tế để quản lý và chăm sóc những người này.
6.5. Cách xử lý các trường hợp tử vong
Trường hợp tai nạn tàu bay có thành viên tổ bay bị chết, cơ quan điều tra phải
trưng cầu khám nghiệm tử thi để phục vụ công tác điều tra.
Trường hợp tai nạn tàu bay có hành khách hoặc người thứ ba trên mặt đất bị
chết, cơ quan điều tra có thể quyết định trưng cầu khám nghiệm tử thi để phục vụ công
tác điều tra.
Các cơ quan điều tra khác đối với sự cố, tai nạn tàu bay theo quy định của pháp
luật tố tụng hình sự có trách nhiệm cung cấp thông tin chính xác về giám định tử thi,
danh tính nạn nhân, lời khai của các nhân chứng, các thông tin được giải mã và các
chứng cứ cho cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay khi có yêu cầu.
6.6. Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Anh/ chị hãy cho biết thông thường người ta phân loại nạn nhân thành bao
nhiêu nhóm. Đặc điểm của từng nhóm.
Câu 2: Anh/ chị hãy cho biết nguyên tắc sơ cấp cứu.
Câu 3: Anh/ chị hãy cho biết cách xử lý trường hợp tử vong.

92
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

CHƯƠNG 7. KHÁI QUÁT VỀ KẾ HOẠCH KHẨN NGUY


Sau khi hoàn thành chương này, học viên cần đạt được
chuẩn đầu ra sau:
 Trình bày được yêu cầu xây dựng kế hoạch KNSB.
 Trình bày được những nội dung của một kế hoạch khẩn nguy.
 Phân loại được tình trạng khẩn nguy của tàu bay.
7.1. Yêu cầu xây dựng kế hoạch KNSB
7.1.1. Tổng quan về kế hoạch KNSB
Kế hoạch KNSB là phương án chuẩn bị cho một sân bay ứng phó với một sự cố
khẩn nguy xảy ra trên sân bay hoặc trong vùng lân cận sân bay.
 Mục đích của xây dựng kế hoạch khẩn nguy là:
 Phân định trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan khi có tình huống
xảy ra.
 Phối hợp hiệp đồng giữa các cơ quan, đơn vị trong xử lý các tình huống.
 Thành lập Ban chỉ huy khẩn nguy và Trung tâm hiệp đồng khẩn nguy CHK,
SB.
 Xây dựng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị và quy trình thủ tục, biện pháp
cụ thể để ứng phó với từng tình huống xảy ra.
 Đối tượng và Phạm vi áp dụng kế hoạch KNSB
Tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác khẩn nguy tại CHK, SB
và khu vực vùng trách nhiệm của CHK, SB.
Bán kính R=30 km tính từ điểm quy chiếu của CHK, SB, ngoài phạm vi này
trách nhiệm thuộc về Trung tâm hiệp đồng tìm kiếm cứu nạn khu vực (TTQLB miền
Bắc, miền Trung, miền Nam).
7.1.2. Yêu cầu của kế hoạch KNSB
Kế hoạch KNSB phải đề ra được những phương án hợp đồng ứng phó sự cố
khẩn nguy giữa các đơn vị, cơ quan khác trong vùng lân cận sân bay.

93
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Kế hoạch KNSB phải đề ra những trường hợp cụ thể để bảo đảm sự ứng phó
kịp thời của các lực lượng cứu nguy và cứu hỏa, an ninh hàng không, công an, y tế và
những nhân viên được huấn luyện, có năng lực đáp ứng, xử lý được các tình huống bất
thường.
Khi xây dựng kế hoạch khẩn nguy cũng cần phải tính đến các yếu tố thời tiết
như nhiệt độ, mưa, tuyết, gió lớn, tầm nhìn, điều kiện địa hình và những đặc thù của
địa phương.
Kế hoạch KNSB cũng cần phải xác định được tất cả những nguồn phương tiện,
dụng cụ, trang thiết bị cần thiết cho một chiến dịch khẩn nguy và xác định cách huy
động những phương tiện đó để phục vụ cho chiến dịch nhanh chóng và có hiệu quả.
7.2. Nội dung của một kế hoạch KNSB
 Kế hoạch KNSB bao gồm các nội dung sau:
a) Quy định chung: mục đích, đối tượng áp dụng, phạm vi trách nhiệm, căn cứ
pháp lý để xây dựng, phân loại tình huống khẩn nguy và quy trình sửa đổi, bổ
sung tài liệu;
b) Tổ chức công tác khẩn nguy gồm: ban chỉ huy khẩn nguy, trung tâm khẩn nguy
CHK, SB, trạm báo động khẩn nguy, ban chỉ huy hiện trường; thiết lập các khu
vực, sơ đồ luồng tuyến, cổng cửa ra vào cho lực lượng, phương tiện tham gia
vào công tác ứng phó khẩn nguy;
c) Phân định trách nhiệm cho các đơn vị trong việc tổ chức, phối hợp và thực hiện
công tác khẩn nguy;
d) Hệ thống thông tin liên lạc phục vụ trong công tác khẩn nguy;
e) Lực lượng, phương tiện, trang thiết bị sử dụng trong công tác khẩn nguy;
f) Điều tra và khôi phục: trách nhiệm của các đơn vị trong công tác điều tra và
khôi phục sự cố, tai nạn;
g) Chế độ trực khẩn nguy và công tác huấn luyện, kiểm tra, diễn tập;
h) Quy chế báo cáo;
i) Quy chế phối hợp với ban chỉ huy khẩn nguy địa phương;
j) Các phụ lục gồm: vùng trách nhiệm TK, CN của CHK, SB; sơ đồ thông báo khi
có tình huống khẩn nguy; sơ đồ thông báo, báo động khi có hành vi can thiệp
bất hợp pháp; sơ đồ chỉ huy, chỉ đạo khi có tình huống khẩn nguy; sơ đồ thông

94
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

tin liên lạc, mật danh và tần số quy định cho công tác khẩn nguy; danh bạ điện
thoại của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong công tác khẩn nguy; sơ đồ kẻ
lưới ô vuông cảng hàng không và khu vực lân cận cảng hàng không; sơ đồ
cổng, cửa, luồng tuyến ra vào của lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó với
tình huống khẩn nguy; các tình huống khẩn nguy giả định.
 Kế hoạch KNSB bao gồm khẩn nguy tại chỗ, khẩn nguy hoàn toàn và được chia
thành các giai đoạn:
a) Giai đoạn thu thập thông tin và đánh giá tình huống;
b) Giai đoạn báo động;
c) Giai đoạn khẩn nguy.
 Người khai thác CHK, SB chỉ huy, điều hành các lực lượng hàng không để ứng
phó ban đầu với các tình huống KNSB, tìm kiếm cứu nạn trong khu vực thuộc phạm vi
trách nhiệm được giao; bàn giao, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực
hiện việc tìm kiếm cứu nạn tàu bay trong khu vực trách nhiệm được giao sau khi hoàn
thành công tác ứng phó ban đầu theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về quy chế
phối hợp tìm kiếm cứu nạn, ứng phó hành vi can thiệp bất hợp pháp trong lĩnh vực
HKDD.
 Người khai thác CHK, SB triển khai thực hiện kế hoạch khẩn nguy trong CHK,
SB, cụ thể:
a) Triển khai các lực lượng khẩn nguy cứu nạn sẵn sàng ứng phó, tiếp cận khu vực
sự cố, tai nạn;
b) Kích hoạt trung tâm khẩn nguy cảng hàng không;
c) Thông báo cho các đơn vị hiệp đồng liên quan;
d) Dịch vụ y tế và cứu thương sẵn sàng ứng phó, tiếp cận khu vực sự cố, tai nạn;
e) Thông báo cho người khai thác tàu bay lâm nguy, lâm nạn; thu thập thông tin
liên quan đến các hàng hóa nguy hiểm trên tàu bay, thông báo cho những đơn vị
liên quan;
f) Báo cáo CVHK; thiết lập liên lạc với cơ sở cung cấp dịch vụ BĐHĐB liên quan
đến việc đóng cửa CHK, SB, chỉ định hành lang bay khẩn nguy, phát hành
NOTAM;
g) Thông báo cho các cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay theo quy định;

95
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

h) Thông báo cho bộ phận khí tượng để đưa ra thông báo khí tượng đặc biệt;
i) Bố trí để thực hiện khảo sát và chụp ảnh ngay lập tức đường cất hạ cánh bị ảnh
hưởng để có các giải pháp xử lý kịp thời;
j) Thông báo cho bộ phận khám nghiệm tử thi trong trường hợp có tử vong và
thiết lập cơ sở nhà xác tạm thời.
 Diễn tập KNSB phải được tổ chức định kỳ tại từng CHK, SB theo các cấp độ
như sau:
a) Tổng diễn tập KNSB phải được tổ chức thực hiện với tần suất không quá 2
năm/lần;
b) Diễn tập KNSB cơ sở giữa hai lần tổng diễn tập để khắc phục những thiếu sót
được phát hiện trong lần tổng diễn tập.
7.3. Phân loại tình trạng khẩn nguy tàu bay
7.3.1. Phân loại
Tình trạng khẩn nguy của tàu bay được phân loại như sau:
 Báo động tai nạn: Một tàu bay lâm nạn trên sân bay hay trong vùng lân cận sân
bay.
 Báo động khẩn nguy (full emergency): Khi nhận được tin tức một tàu bay đang
tiến về về sân bay đang gặp nguy hiểm có khả năng xảy ra tai nạn.
 Báo động ứng trực (local standby): Khi nhận được tin tức một tàu bay đang tiến
về sân bay đang gặp khó khăng nhưng chưa đến độ nguy hiểm khi hạ cánh.
7.3.2. Phương thức ứng phó tình trạng khẩn nguy tàu bay
7.3.2.1. Báo động tai nạn
Đài kiểm soát sân bay gọi trung tâm cứu hỏa sân bay cung cấp thông tin về vị
trí tàu bay lâm nạn và những thông tin thiết yếu khác như thời gian xảy ra tai nạn, số
người trên tàu bay, lượng nhiên liệu còn lại trên tàu bay, nhà khai thác tàu bay, loại và
lượng hàng hóa nguy hiểm (nếu biết).
Thông báo lực lượng an ninh hàng không, công an, tổ chức sân bay liên quan
theo phương thức KNSB, cung cấp vị trí tàu bay lâm nạn trên bản đồ ô lưới vuông,
điểm gặp gỡ, điểm tập kết và đường vào sân bay.
7.3.2.2. Báo động khẩn nguy

96
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Đài kiểm soát sân bay gọi trung tâm cứu hỏa sân bay yêu cầu các phương tiện
cứu hỏa và cứu nguy chờ tại những điểm chờ quy định gần đường Cất hạ cánh và cung
cấp những thông tin thiết yếu khác như loại tàu bay nhiên liệu còn lại, số người trên
tàu bay, tính chất của khẩn nguy, đường cất hạ cánh sử dụng, giờ dự kiến hạ cánh, loại
và lượng hàng hóa nguy hiểm (nếu biết).
Gọi báo cáo đơn vị cứu hỏa hỗ trợ và các cơ quan liên quan khác theo phương
thức KNSB, cho biết điểm gặp gỡ và đường vào sân bay.
7.3.2.3. Báo động ứng trực
Đài kiểm soát sân bay gọi trung tâm cứu hỏa sân bay yêu cầu các phương tiện
cứu hỏa và cứu nguy chờ tại những điểm chờ quy định gần đường Cất hạ cánh và cung
cấp những thông tin thiết yếu khác như loại tàu bay nhiên liệu còn lại, số người trên
tàu bay, tính chất của khẩn nguy, đường cất hạ cánh sử dụng, giờ dự kiến hạ cánh, loại
và lượng hàng hóa nguy hiểm (nếu biết).
7.4. Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Anh/ chị hãy trình bày khái niệm, mục đích, đối tượng và phạm vi sử dụng của
kế hoạch KNSB.
Câu 2: Anh/ chị hãy cho biết những yêu cầu của kế hoạch KNSB.
Câu 3: Anh/ chị hãy cho biết nội dung của kế hoạch KNSB.
Câu 4: Anh/ chị hãy phân loại tình trạng khẩn nguy tàu bay.
Câu 5: Anh/ chị hãy mô tả phương thức ứng phó tình trạng khẩn nguy tàu bay.

97
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

CHƯƠNG 8. PHƯƠNG THỨC ỨNG CỨU TÀU BAY LÂM NẠN TRONG
KHU VỰC SÂN BAY
Sau khi hoàn thành chương này, học viên cần đạt được
chuẩn đầu ra sau:
 Mô tả được nguyên tắc ứng cứu tàu bay, hành khách lâm nạn.
 Mô tả được phương thức chữa cháy tàu bay.
 Diễn tả được phương thức phối hợp giữa đài kiểm soát tại
sân với với đơn vị cứu hỏa, cứu nguy tham gia ứng cứu tàu
bay.
8.1. Nguyên tắc ứng cứu tàu bay và hành khách lâm nạn
Sau khi nhận được thông báo từ KSVKL thông báo có khẩn nguy đối với tàu
bay, các phương tiện, thiết bị cần thiết phải tới được hiện trường nơi tai nạn hoặc tới vị
trí dừng chờ đã được xác định trước. Khi đến hiện trường tất cả các hành động liên
quan đến công tác khẩn nguy cứu hỏa sẽ thuộc về trách nhiệm của người chỉ huy công
tác khẩn nguy cứu hỏa tại hiện trường. Vị trí dừng chờ gần đường cất hạ cánh cho
phương tiện khẩn nguy cứu hỏa với dự đoán trường hợp khẩn nguy xảy ra phải được
xác định trước và phải được kiểm chứng để cho tầm phủ tốt nhất có thể.
Đối với trường hợp khẩn nguy liên quan đến hư hỏng càng hoặc lốp, luôn luôn
có khả năng là tàu bay sẽ thay đổi hướng và lao ra khỏi đường cất hạ cánh và có thể sẽ
đâm vào các phương tiện khẩn nguy. Trường hợp này thích hợp nhất để tập kết các
phương tiện khẩn nguy là ở vị trí gần vùng chạm bánh của tàu bay và sau đó sẽ chạy
theo tàu bay khi tàu bay hạ cánh xuống đường cất hạ cánh sau khi tiếp đất.
Đối với tai nạn tàu bay ở ngoài sân bay, các phương tiện, trang thiết bị khẩn
nguy cứu hỏa phải thực hiện theo quy trình phản ứng ở ngoài sân bay và phải phối kết
hợp với các đơn vị liên quan và chính quyền địa phương. Thông tin liên lạc phải được
duy trì giữa các phương tiện, các trạm cứu hỏa và đài kiểm soát không lưu. Ở bất cứ
nơi nào có thể có các nguồn lực hỗ trợ bên ngoài thì phải được xác định trước.
Các nguồn lực hỗ trợ khi đi tới vị trí tai nạn phải tránh xa các khu vực lấy nước
hoặc chuyển tiếp nước cho phương tiện cứu hỏa. Phải chuẩn bị trước để bảo đảm bổ
sung thêm chất chữa cháy được đưa đến hiện trường tai nạn.

98
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Phải lập kế hoạch trước để ứng phó đối với tai nạn ngoài sân bay để ngăn chặn
sự chậm trễ khi tai nạn tàu bay xảy ra. Một yếu tố quan trọng là trên mỗi một phương
tiện khẩn nguy cứu hỏa phải có bản đồ lưới ô vuông khu vực sân bay.
Tất cả cán bộ, nhân viên trực tiếp tham gia ứng cứu tai nạn phải được trang bị
đầy đủ quần áo bảo vệ. Việc huấn luyện đào tạo nhân viên khẩn nguy nên nhấn mạnh
giá trị và các giới hạn của thiết bị bảo vệ để tránh cho họ hiểu sai về thiết bị bảo vệ.
Nếu có hiện tượng tràn chất lỏng dễ cháy mà không có lửa, điều quan trọng là phải
loại bỏ càng nhiều nguồn đánh lửa càng tốt trong lúc đó chất tràn ra được vô hiệu hóa
hoặc được phủ lên trên bằng một lớp bọt chữa cháy. Các nguồn đánh lửa nên được làm
mát. Một nguồn cung cấp nước liên tục là điều cần thiết và thường không có sẵn tại tất
cả các điểm, do vậy phải chuẩn bị trước các nguồn bổ sung.
Hoạt động cứu hộ phải được thực hiện thông qua các cửa ra vào và thông qua
hầm bất cứ nơi nào có thể, do vậy nhân viên khẩn nguy cứu hỏa phải được đào tạo
huấn luyện để thực hiện nhiệm vụ và phải được trang bị các công cụ cần thiết. Cứu hộ
hành khách trên tàu bay là ưu tiên số một và nên tiến hành với tốc độ nhanh nhất có
thể. Sơ tán những người bị thương từ một môi trường nguy hiểm trong khu vực có
ngọn lửa đe dọa nên được thực hiện một cách cẩn thận để không làm thêm chấn
thương cho họ.
Đường ống nhiên liệu, dầu thủy lực (loại dễ cháy), rượu và dầu bị vỡ nên được
bịt lại để làm giảm lượng tràn ra và cách xa ngọn lửa. Nếu nguồn nhiệt và ngọn lửa
không thể kiểm soát được, các bình chứa nhiên liệu cần phải được bảo vệ bởi các nhân
viên thích hợp để ngăn chặn nó không bị cháy nổ. Cửa sổ tàu bay có thể được sử dụng
để cứu hộ hoặc thông gió. Một số được thiết kế để được sử dụng như là một lối thoát
hiểm khẩn cấp. Trên tất cả các tàu bay lối thoát hiểm này được xác định và có thiết bị
mở chốt cả bên ngoài và bên trong cabin tàu bay. Cửa ra vào cabin tàu bay có thể được
sử dụng như một lối thoát hiểm khẩn cấp trừ khi nó không hoạt động. Với một số
trường hợp ngoại lệ những cửa mở này được mở ra phía ngoài. Khi lối thoát này được
sử dụng để thông gió nó nên được mở ra ở phía bên theo hướng gió. Quy tắc “Không
hút thuốc” phải được thi hành bắt buộc tại hiện trường xảy ra tai nạn và trong khu vực
lân cận.
8.2. Chữa cháy tàu bay
Nhiệm vụ chính của công tác cứu nạn cứu hỏa tàu bay là kiểm soát ngọn lửa để
cho phép di tản những hành khách trên tàu bay.

99
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Đám cháy liên quan đến vải bọc và chất rắn dễ cháy: Người cán bộ chỉ huy
có thể đưa ra phương pháp thích hợp như sử dụng nước, hơi nước đối với đám cháy
kiểu này. Căn cứ vào kinh nghiệm, kế hoạch và hiểu biết về cách sử dụng thiết bị có
sẵn và các hành động có hiệu quả nhất để chủ động đưa ra quyết định tốt nhất.
Phanh bị nóng và bánh càng cháy: Quá trình làm nóng càng và lốp tàu bay có
nguy cơ tiềm ẩn gây cháy nổ, nếu tăng mạnh có thể xuất hiện ngọn lửa. Để không gây
nguy hiểm cho thành viên của đội khẩn nguy cứu hỏa tàu bay cần phân biệt giữa nóng
phanh và cháy phanh. Nóng phanh thông thường nó sẽ tự mát mà không cần phải có
hành động chữa cháy. Hầu hết các tài liệu hướng dẫn vận hành tàu bay đối với tàu bay
động cơ cánh quạt khuyến cáo tổ bay giữ cánh quạt phía trước càng quay đủ nhanh để
cung cấp luồng khí đủ lạnh cho bánh càng. Hầu hết bánh càng của tàu bay động cơ
phản lực có phích cắm nóng chảy, nó có thể làm tan chảy và làm giảm áp suất lốp
trước khi đến áp suất nguy hiểm. Khi ứng phó với cháy bánh càng, các thành viên đội
cứu hỏa nên tiếp cận bánh càng hết sức thận trọng ở phía trước hoặc phía sau, không
bao giờ ở phía thẳng với trục. Kể từ khi nhiệt được truyền đến càng từ phanh, điều cần
thiết là hành động dập lửa phải được cung cấp trong khu vực này. Làm mát nhanh
chóng bánh càng nóng, đặc biệt là nếu cục bộ có thể gây hỏng hóc của bánh càng.
Dòng nước rắn có thể được sử dụng như là phương sách cuối cùng. Hơi nước hoặc
dòng nước mềm có thể sử dụng để làm mát hệ thống phanh bị nóng. Hóa chất khô có
hiệu quả trong hoạt động dập lửa nhưng không khuyến khích sử dụng đối với kiểu
cháy này.
Cháy động cơ tên lửa: Một số tàu bay dân dụng và quân sự được trang bị động
cơ tên lửa phụ để cung cấp lực đẩy trong trường hợp khẩn nguy hoặc hỗ trợ cho tàu
bay cất cánh.
Nếu lửa cháy bao quanh động cơ tên lửa cần thận trọng trong việc tiếp cận khu
vực này. Không nên nỗ lực để thực hiện dập tắt động cơ này nếu nó bốc cháy. Nước và
bọt có thể sử dụng để kiểm soát ngọn lửa xung quanh động cơ tên lửa, nhưng không
thể dập tắt được vì sự ô xy hóa khép kín của chất đẩy. Nó đốt rất mạnh trong thời gian
ngắn, tuy nhiên nó thường không gây ra nguy hiểm vì nó được cách nhiệt tốt phải mất
vài phút nhiệt rất mãnh liệt để đốt cháy chúng. Lượng nhiệt này thường sẽ làm thiệt
hại không thể khắc phục được hoặc làm hỏng trước khi bốc cháy động cơ xảy ra.
Nếu cháy không xảy ra, dây cháy và cáp điện đánh lửa cần phải tháo ra khỏi
động cơ tên lửa của tàu bay bị nạn (bởi nhân viên được đào tạo có nghiệp vụ chuyên

100
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

môn) càng sớm càng tốt để giảm khả năng vô tình làm chập cấp điện áp vào dây đánh
lửa.
Cháy động cơ piston: Khi đám cháy động cơ được giới hạn bên trong vỏ bọc
của động cơ, thì không thể kiểm soát được bằng hệ thống chữa cháy của tàu bay, Các
hành động làm sạch nên được áp dụng đầu tiên nó sẽ có hiệu quả hơn là sử dụng nước
hoặc bọt ở bên trong vỏ bọc của động cơ. Hóa chất khô có thể được sử dụng nhưng nó
sẽ làm hư hỏng cho tàu bay. Phun bọt hoặc nước nên được sử dụng ở bên ngoài để giữ
cho khung tàu bay liền kề không bị nóng. Khu vực cánh quạt nên được tiếp cận một
cách thận trọng và không bao giờ được chạm vào cánh quạt dù cho nó đã dừng lại.
Cháy động cơ phản lực: Nhân viên cứu hỏa phải đứng cách xa động cơ để
tránh ngọn lửa từ động cơ phụt ra. Đám cháy bên ngoài buồng đốt của động cơ turbin
nhưng giới hạn bên trong vỏ bọc của động cơ, cách kiểm soát tốt nhất là sử dụng hệ
thống chữa cháy được lắp đặt trên tàu bay. Nếu vẫn còn ngọn lửa sau khi hệ thống
chữa cháy trên tàu bay đã sử dụng hết và động cơ đã tắt, hành động làm sạch có thể
được sử dụng để ngăn cản đám cháy. Hóa chất khô có thể được sử dụng nhưng nó sẽ
làm hư hại tàu bay.
 Phun bọt hoặc nước nên được sử dụng ở bên ngoài để giữ cho khung tàu bay
liền kề không bị nóng. Bọt không nên sử dụng ở miệng hút của động cơ hoặc ở
miệng xả của động cơ tuốc bin trừ khi không thể kiểm soát được bằng các chất
chữa cháy khác và ngọn lửa dường như có nguy cơ lan rộng ra.
 Nhân viên cứu hỏa phải đứng cách xa tối thiểu là 10 m trước miệng hút của
động cơ tuốc bin để tránh bị hút vào động cơ. Số còn lại nên đứng cách xa
khoảng 500m tùy thuộc vào kích thước của tàu bay để tránh khu vực nguy hiểm
khi tàu bay cháy nổ.
Kiểm soát cháy titanium: Một vài động cơ có các bộ phận được làm bằng vật
liệu titanium, nếu bị cháy thì không thể dập tắt bằng các hành động chữa cháy thông
thường có sẵn của đội cứu hỏa. Nếu đám cháy này ở bên trong vỏ bọc động cơ, có
thể cho phép nó tự cháy nếu không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tàu bay miễn là:
 Không có hỗn hợp không khí dễ cháy ở bên ngoài (hỗn hợp này được bốc cháy
bởi ngọn lửa hoặc bề mặt động cơ bị nóng)
 Phun bọt và nước có thể duy trì tính bảo toàn của vỏ động cơ và xung quanh
khung tàu bay tiếp xúc với động cơ.
Các tình huống hỏa hoạn liên quan đến động cơ phản lực được gắn ở phía sau:

101
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Các động cơ phản lực được gắn ở khu vực phía sau thân tàu bay hoặc gắn dọc
thân tàu bay vấn đề chữa cháy cần đặc biệt quan tâm. Trong một số trường hợp, nơi
động cơ được gắn vào bên cạnh của thân tàu bay, khi động cơ bị cháy có thể đám cháy
lan vào sàn tàu bay với tình huống như vậy sẽ ngăn cản việc tiếp cận của các vòi phun
mở rộng của các thiết bị chữa cháy.
Một vấn đề khác phát sinh là chiều cao của động cơ này so với mặt đất. Chiều
cao của động cơ này có thể lên tới 10,5m do vậy đòi hỏi phải có thang đặc chủng để
tác nghiệp khi có cháy động cơ xảy ra. Một vấn đề nữa cần phải xem xét đó là hoạt
động của phương tiện và con người ở khu vực cháy động cơ, không nên đứng ở vị trí
dưới động cơ vì có nguy cơ nguy hiểm do tình huống tràn dầu, kim loại nóng chảy
hoặc tình huống cháy trên mặt đất. Hoạt động ở vị trí phía ngoài, phía trước hoặc phía
sau của động cơ sẽ cho phép các hành động dập lửa phân phối sao cho bao quát toàn
bộ phạm vi và khu vực cần phân phối bảo đảm hành động có hiệu quả nhất.
Việc lựa chọn biện pháp chữa cháy phải bảo đảm mục tiêu là phải nhanh chóng
kiểm soát ngọn lửa và giảm thiểu tối đa thiệt hại do hỏa hoạn gây ra. Một vài biện
pháp có thể được thực hiện đó là hành động làm sạch, sử dụng bột hóa chất khô, sử
dụng bình CO2 có hiệu quả để kiểm soát đám cháy ở khu vực màn che bên trong động
cơ mà không làm bất kỳ dơ bẩn nào đối với các thành phần khác và các hệ thống phụ
trợ. Các biện pháp trên cũng có hiệu quả đối với đám cháy liên quan đến nhiêu liệu và
thiết bị điện tử cũng như trong tình huống tràn nhiên liệu có thể gây ra cháy trên mặt
đất.
Kiểm soát cháy hợp kim magiê: Cấu trúc tàu bay có thành phần của hợp kim
magiê, cháy magiê có thể xảy ra ngay ở giai đoạn đầu tiên do vậy phải có biện pháp
chữa cháy đặc biệt đối với cháy kim loại dễ cháy này. Phương pháp kiểm soát tốt nhất
đối với cháy magiê là sử dụng dòng nước. Trường hợp khối lượng magiê lớn cần phải
sử dụng khối lượng lớn của dòng nước thô để tiến hành dập tắt đám cháy. Biện pháp
chữa cháy bởi dòng nước là không mong muốn ở nơi kỹ thuật kiểm soát ngọn lửa bằng
bọt vì dòng nước sẽ làm phá vỡ màng bọt.
8.3. Phối hợp của đài KS tại sân với đơn vị tham gia ứng cứu tàu bay
8.3.1. Vai trò đội trưởng đội cứu hỏa và cứu nguy
Đội trưởng đội cứu nguy, cứu hỏa tại nơi tàu bay lâm nạn bảo đảm công việc
cứu người và chữa cháy máy bay đã hoàn tất trước xin lệnh quay trở lại trung tâm cứu
hỏa.

102
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

8.3.2. Vai trò của đài kiểm soát tại sân bay
Duy trì liên lạc vô tuyến hai chiều với đội trưởng đội cứu nguy, cứu hỏa kịp
thời thông báo diễn biến và tình trạng khẩn nguy của tàu bay.
Thông báo cho tổ lái của tàu bay bị khẩn nguy biết những công việc mà lực
lượng cứu nguy và cứu hỏa chuẩn bị để trợ giúp tàu bau, và chuyển những yêu cầu của
tổ lái đến lực lượng cứu nguy và cứu hỏa cũng như những cơ quan, giới chức có liên
quan.
8.4. Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Anh/ chị hãy trình bày bày nguyên tắc ứng cứu tàu bay và hành khách lâm nạn.
Câu 2: Anh/ chị hãy trình bày phương pháp chữa cháy động cơ phản lực.
Câu 3: Anh/ chị hãy trình bày phương pháp kiểm soát cháy hợp kim magiê.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Phụ ước 12: Tìm kiếm và cứu nạn
 Phụ ước 13: Điều tra sự cố, tai nạn tàu bay
 Phụ ước 18: Vận chuyển an toàn hàng hoá nguy hiểm bằng đường HK
 Tài liệu 9731 - IAMSAR: Sổ tay TKCN quốc tế về hàng không và hàng hải.
 Luật HKDD Việt Nam số 66/2006/QH11 ngày 29/6/2006; Luật HKDD sửa đổi,
bổ sung số 61/2014/QH13 ngày 21/11/2014.
 Quy chế phối hợp TKCN HKDD (theo Quyết định số 33/2012/QĐ - TTg ngày
06/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ).
 Quy chế phối hợp tìm kiếm - cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển
(theo QĐ số 06/2014/QĐ-TTg).
 Quy định về tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm - cứu nạn
(theo QĐ số 30/2017/NĐ-TTg)
 Nghị định số 75/2007- Điều tra sự cố tai nan tàu bay dân dụng.
 Nghị định số 95/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy
định về cấp phép và phối hợp hoạt động với lực lượng tìm kiếm, cứu nạn nước
ngoài tại Việt Nam.

103
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

 Nghị định số 30/2017/ NĐ-TTg ngày 21/3/2017 của Thủ tướng chính phủ ban
hành Nghị định: “Quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố thiên tai và tìm
kiếm cứu nạn”
 Thông tư số 19/2017/TT-BGTVT ngày 06/06/2017 của Bộ trưởng Bộ GTVT
quy định về Quản lý và BĐHĐB.
 Thông tư số 17/2016/TT-BGTVT ngày 30/06/2016 của Bội trưởng Bộ GTVT
quy định chi tiết về quản lý, khai thác CHK, SB.
 Tiêu chuẩn cơ sở Cục HKVN về Khẩn nguy và cứu hỏa tại Cảng HKDD (dự
thảo lần 2), Hà Nội, 2017.
 Doc 9137-AN/898: Airport Services Manual – Part 1 – Rescue and Fire-
Fighting (ICAO).
 IAMSAR-DOC 9731/AN-958: Sổ Tay Tkcn Quốc Tế Về Hàng Không Và
Hàng Hải.
 Kế hoạch khân nguy sân bay Nội Bài.

104
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

PHỤ LỤC 1: MẪU KẾ HOẠCH PHƯƠNG ÁN TKCN

PHƯƠNG ÁN TÌM KIẾM CỨU NẠN TÀU BAY


I. THÔNG TIN VỀ TÀU BAY LÂM NẠN:
1. Loại tàu bay: - Tên gọi:
2. Hàng HK: - Quốc tịch đăng ký:
3. Đường bay: Sân bay cất cánh/sân bay hạ cánh: Độ cao bay:
4. Số người trên tàu bay:
5. Vị trí liên lạc lần cuối: - Lúc:..............(UTC)
6. Tình trạng khẩn nguy:
II. XÁC ĐỊNH KHU VỰC TÌM KIẾM
1. Vị trí xác định: Điểm/Tọa độ:...........
A:
B:
C:
D:
2. Khu vực khả nghi: Điểm/Tọa độ:.....................
A:
B:
C:
D:
III. LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN THAM GIA TKCN:/ SAR force
1. Lực lượng chuyên ngành hàng không:
- TCT QLB:
- Cảng vụ HK:
- Tổng Công ty Cảng hàng không:

105
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

- Các đơn vị khác:


2. Lực lượng tìm kiếm trên không:
- Máy bay cánh bằng:
- Trực thăng:
3. Lực lượng tìm kiếm đường bộ:
- Lực lượng:
- Phương tiện:
4. Lực lượng tìm kiếm đường biển:
- Lực lượng:
- Phương tiện:
5. Lực lượng phương tiện của nước ngoài:
- Lực lượng:
- Phương tiện:
IV. THÔNG TIN LIÊN LẠC SỬ DỤNG CHO TKCN
1. Trên đường bay:
- VHF:................................ - HF:...................................
2. Hiện trường:
- VHF:................................ - HF:...................................
V. PHÂN CÔNG HOẠT ĐỘNG VÀ PHỐI HỢP GIỮA CÁC LỰC LƯỢNG
TKCN
1. Chủ trì TKCN:
2. Chỉ huy hiện trường:
3. Lực lượng trên không:
4. Lực lượng đường bộ:
5. Lực lượng đường biển:
VI. CÁC NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU KHÁC
1. Điều kiện thời tiết khu vực TKCN:

106
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

2. Điều kiện địa hình khu vực tìm

107
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

PHỤ LỤC 2: MẪU KẾ HOẠCH BAY TKCN

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày tháng năm 201 .
KẾ HOẠCH BAY TÌM KIẾM CỨU NẠN
CHUYẾN BAY ............
I. TÀU BAY THAM GIA HOẠT ĐỘNG TKCN
1. Quân chủng PKKQ:
- Số lượng tàu bay/Loại tàu bay/Tên gọi tàu bay.
2. Tổng công ty Trực thăng Bộ Quốc phòng:
- Số lượng tàu bay/Loại tàu bay/Tên gọi tàu bay.
3. Các đơn vị khác
II. THÀNH PHẦN TỔ BAY VÀ TỔ TÌM KIẾM
1. Tổ bay:
2. Tổ tìm kiếm:
III. KẾ HOẠCH BAY
1. Vị trí: Tên sân bay cất cánh
2. Thời gian dự kiến cất cánh:
3. Đường bay:
4. Độ cao bay:
5. Sân bay dự bị:
6. Nhiên liệu:
IV. KHU VỰC TÌM KIẾM/BÀI BAY TÌM KIẾM
1. Khu vực tìm kiếm:
- Khu vực khả nghi: (Tọa độ)

108
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

- Khu vực ưu tiên tìm kiếm: (Tọa độ)


2. Bài bay tìm kiếm:
3. Độ cao bay:
V. ĐẢM BẢO THÔNG TIN LIÊN LẠC VÀ CHỈ HUY ĐIỀU HÀNH BAY
1. Tên cơ sở KSKL: tần số
2. Chỉ huy hiện trường: tần số
VI. CÁC NỘI DUNG KHÁC
1. Khí tượng trên đường bay:
2. Khí tượng khu vực tìm kiếm:
LÃNH ĐẠO CỤC HÀNG KHÔNG

109
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

PHỤ LỤC 3: CÁC TÍN HIỆU TKCN


(a) Tín hiệu trực quan được sử dụng cho những người còn sống sót
STT Nội dung Ký hiệu
1 Yêu cầu trợ giúp V
2 Yêu cầu trợ giúp y tế X
3 Không yêu cầu trợ giúp N
4 Đồng ý, hoặc xác nhận Y
5 Tiến hành theo hướng này

(b) Tín hiệu trực quan được sử dụng do đơn vị tìm kiếm

STT Nội dung Ký hiệu


1 Các hoạt động đã hoàn thành

2 Chúng tôi đã tìm thấy mọi người

3 Chúng tôi chỉ tìm thấy vài người

4 Chúng tôi không thể tiếp tục được nữa, xx


đang trở về căn cứ.
5 Đã chia thành hai nhóm. Mỗi nhóm tiến
hành theo một hướng chỉ định

6 Thông tin nhận được cho biết tàu bay theo


hướng này

7 Không tìm thấy gì, sẽ tiếp tục tìm kiếm NN

110
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

PHỤ LỤC 4: TÀU BAY TƯƠNG ỨNG VỚI CẤP CỨU HỎA CHK, SB
Chiều rộng thân
Chiều dài tổng thể
Tàu bay lớn nhất của tàu
của tàu bay (m)
bay (m)
Cấp 10 76 ≤ L< 90 w ≤8
Airbus A380-800 72,7 7,1
Antonov AN-225 84,0 6,4
Boeing 747-8 76,3 6,5
Cấp 9 61 ≤ L<76 w≤7
Airbus A330-300 63,7 5,6
Airbus A340-300 63,7 5,6
Airbus A340-500 67,9 5,6
Airbus A340-600 75,4 5,6
Airbus A350-900 66,8 6,0
Antonov AN-124 69,1 6,4
Boeing 747-100, 200, 300 70,4 6,5
Boeing 747-400 70,7 6,5
Boeing 767-400ER 61,4 5,0
Boeing 777-200 63,7 6,2
Boeing 777-300ER 73,9 6,2
Boeing 787-9 62,8 5,8
Cấp 8 49 ≤ L<61 w≤7
Airbus A300 B2, B4 53,6 5,6
Airbus A300 B4-600, F4-600 54,1 5,6
Airbus A310 46,7 5,6

111
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Airbus A330-200 59,0 5,6


Airbus A340-200 59,4 5,6
Boeing 747SP 56,3 6,5
Boeing 757-300 54,4 3,8
Boeing 767-200 48,5 5,0
Boeing 767-300 54,9 5,0
Boeing 787-8 56,7 5,8
Cấp 7 39 ≤ L<49 w≤5
Airbus A321 44,5 4,0
Boeing 707-320, 320B, 320C, 420 46,6 3,8
Boeing 720 41,5 3,8
Boeing 720B 41,7 3,8
Boeing 727-100,100C 40,6 3,8
Boeing 727-200 46,7 3,8
Boeing 737-800 39,5 3,8
Boeing 737-900ER 42,1 3,8
Boeing 757-200 47,2 3,8
Cấp 6 28≤ L<39 w ≤5
Airbus A318 31,5 4,0
Airbus A319 33,8 4,0
Airbus A320 37,6 4,0
Antonov AN-148 29,1 3,4
Antonov AN-158 34,4 3,4
Boeing 717 37,8 3,4
Boeing 737-100 28,7 3,8

112
GIÁO TRÌNH
Ban hành lần: 01
KNSB và tìm kiếm cứu nạn hàng Dd/mm/yyyy
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không

Boeing 737-200 30,5 3,8


Boeing 737-300 33,4 3,8
Boeing 737-400 36,4 3,8
Boeing 737-500 31,0 3,8
Boeing 737-600 31,2 3,8
Boeing 737-700 33,6 3,8
Cấp 5 24 ≤ L<28 w≤4
ATR 72 27,2 2,8
Cấp 4 18 ≤ L<24 w≤4
Antonov AN-140 22,6 2,5
Antonov AN-24V, Srs II 23,5 2,8
ATR 42 22,7 2,8

113

You might also like