You are on page 1of 42

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO CUỐI KỲ


MÔN VẬN TẢI BẢO HIỂM TRONG NGOẠI THƯƠNG

QUY TRÌNH XUẤT KHẨU SỢI COTTON CỦA


CÔNG TY TNHH KUK IL VIET NAM SANG
TRUNG QUỐC

Giảng viên hướng dẫn: HÀ NGỌC MINH

Tổ thực hiện: Tổ 2
Ca: 3 Thứ: 6

TP HCM, THÁNG 04 NĂM 2023


MỤC LỤC

DANH SÁCH THÀNH VIÊN.....................................................................................4


DANH MỤC VIẾT TẮT.............................................................................................5
DANH MỤC HÌNH ẢNH............................................................................................6
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................6
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................7
CHƯƠNG 1: THỊ TRƯỜNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ
TRUNG QUỐC............................................................................................................8
1.1 Thị trường vận tải đường biển tại Việt Nam:...................................................8
1.2 Thị trường vận tải đường biển tại Trung Quốc:..............................................9
1.3 Một số hãng tàu hoạt động trên tuyến đường vận tải từ cảng Việt Nam đến
cảng Trung Quốc:...................................................................................................10
1.3.1. Hãng tàu WanHai:....................................................................................11
1.3.2 Hãng tàu Sinokor:......................................................................................12
1.3.3 Hãng tàu ZIM:...........................................................................................14
1.4 Một số công ty kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu hàng nguyên container
từ Việt Nam đi Trung Quốc:.................................................................................15
1.5 Trách nhiệm của các bên khi xuất khẩu hàng FCL:.....................................17
1.5.1 Người thuê vận tải (Người bán):...............................................................17
1.5.2 Trách nhiệm của hãng tàu (người chuyên chở FCL):.............................17
1.5.3 Trách nhiệm của người nhận hàng tại cảng đích (người mua):.............18
1.6. Cước vận chuyển và phụ phí:.........................................................................18
1.6.1 Cước phí vận chuyển xuất khẩu hàng FCL từ Việt Nam sang Trung
Quốc.....................................................................................................................18
1.6.2. Một số phụ phí khi xuất khẩu hàng FCL từ Việt Nam sang Trung Quốc
.............................................................................................................................. 18
1.7 Những lưu ý khi xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc:..............................21
2.1 Giới thiệu và phân tích hợp đồng ngoại thương:...........................................23
2.1.1 Giới thiệu hợp đồng:...................................................................................23

2
2.1.2 Giới thiệu công ty Kuk IL (Việt Nam) & hợp đồng:...................................23
2.1.3 Các bên trong hợp đồng..............................................................................23
2.1.5 Điều khoản về hàng hóa, số lượng, giá cả:................................................23
2.1.6 Điều khoản về đóng gói:.............................................................................24
2.1.7 Điều khoản về bảo hiểm:............................................................................24
2.1.8 Điều khoản về giao hàng:...........................................................................24
2.1.9 Điều khoản thanh toán và các yêu cầu về chứng từ:.................................25
2.1.8 Điều khoản khiếu nại:................................................................................25
2.1.9 Các điều khoản chung:...............................................................................26
2.2 Phân tích quy trình giao nhận vận tải đường biển:.......................................26
2.3 Phân tích một số điều khoản quan trọng trong B/L:.....................................33
2.4 Phân tích bảo hiểm theo điều kiện CIF:.........................................................34
2.4.1 Tổng quát về CIF:.......................................................................................34
2.4.2 Các công ty bảo hiểm ở Việt Nam:.............................................................35
2.4.3 Quy trình giao nhận bảo hiểm:...................................................................36
2.4.4 Tính phí bảo hiểm:.....................................................................................37
2.4.5 Biểu mẫu chứng từ bảo hiểm:....................................................................38
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KHÓ KHĂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.................39
3.1 Khó khăn:.........................................................................................................39
3.2 Kiến nghị cho doanh nghiệp:...........................................................................40
KẾT LUẬN................................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................43

3
DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Tỷ lệ
Họ và tên MSSV Nhiệm vụ Chữ ký
đóng góp

1.3, Chương 2,
3.1, Kết luận,
Nhĩn Ngọc Phương Anh 72001064 Các danh mục 100%
(bảng, hình
ảnh, viết tắt)

Lời mở đầu,
Châu Gia Hân
72000574 1.2, 1.4, 100%
(Nhóm trưởng)
Chương 2, 3.2

1.1, 1.5,
Nguyễn Thị Thanh Ngân
72000630 Chương 2, 100%
Word

1.6, 1.7,
Võ Thị Yến Vy 72000794 Chương 2, 100%
Word

4
DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Ý nghĩa
Twenty-foot Equivalent Units - Đơn vị đo lường khối lượng
TEU
hàng hóa
FCL Full Container Load - Hàng nguyên container
CBM Cubic Meter - Mét khối
FTA Free Trade Agreement - Hiệp định Thương mại Tự do
ACFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Trung Quốc
B/L Bill of Lading – Vận đơn đường biển
KGS Kilogam
BAF Bunker Adjustment Factor - Phụ phí
ETD Estimated Time of Departure - Thời gian khởi hành dự kiến
ETA Estimated Time of Arrival - Thời gian đến dự kiến
Vietnam Automated Cargo And Port Consolidated System - Hệ
VNACCS
thống công tác quản lý và thông quan hàng hóa tự động
ICC Institute Cargo Clause
CIF Cost, Insurance and Freight - Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí
EXW Ex Works - Giao tại xưởng
CPT Carriage Paid To - Cước phí trả tới
CFR Cost and Freight - Tiền hàng và cước phí
CIP Carriage and Insurance Paid To - Cước phí và bảo hiểm trả tới
FOB Free On Board - Giao hàng lên tàu

5
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Sản lượng container 8 tháng đầu năm của các cảng chính Trung Quốc..........10
Hình 2: Logo của hãng tàu Wan Hai.............................................................................11
Hình 3: Lịch trình của hãng Wan Hai...........................................................................12
Hình 4: Logo của hãng tàu Sinokor..............................................................................12
Hình 5: Lịch trình của hãng Sinokor.............................................................................14
Hình 6: Logo của hãng tàu ZIM....................................................................................14
Hình 7: Lịch trình của hãng ZIM..................................................................................15
Hình 8: Phụ phí hàng xuất container (FCL)..................................................................21
Hình 9: Sơ đồ minh họa các bước thanh toán L/C........................................................28
Hình 10: Sợi cotton xám...............................................................................................29
Hình 11: Một số thông tin trong Bill of Lading............................................................30
Hình 12: Biểu mẫu chứng từ bảo hiểm.........................................................................38

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1: Một số thông tin trên Booking confirmation sheet..........................................30

6
LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường vận tải quốc tế đang ngày càng phát triển, đặc biệt là thị trường vận
tải đường biển đang ngày càng được chú trọng đầu tư. Việt Nam với lợi thế giáp biển
Đông xuyên suốt rìa chữ S đã được khai thác bằng các cảng biển lớn nhỏ làm cầu nối
giao thương với các quốc gia ngoại quốc. Điều này tạo ra nhiều giá trị kinh tế cho sự
lớn mạnh của nước ta, giúp kinh tế nước ta mở rộng hội nhập đáng kể.
Nhu cầu buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các nước ngày càng cao, và phương
thức vận tải đường biển cũng là một trong những phương thức vận tải được ưa chuộng
nhất. Chính vì lý do này mà nhóm đã chọn đề tài: “Xuất khẩu sợi bông xám của công
ty TNHH KUK IL Việt Nam sang thị trường Trung Quốc”. Nội dung bài báo cáo sẽ
nêu khái quát về tình hình vận tải giữa thị trường Việt Nam và Trung Quốc; phân tích
hợp đồng ngoại thương; quy trình xuất khẩu, thanh toán và phân tích lợi ích về điều
kiện bảo hiểm cho hàng hóa; những khó khăn còn tồn tại cho doanh nghiệp Việt Nam
cũng như các giải pháp để tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong thị trường
xuất khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc nói riêng, toàn cầu nói chung.

7
CHƯƠNG 1: THỊ TRƯỜNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ
TRUNG QUỐC
1.1 Thị trường vận tải đường biển tại Việt Nam:
Hệ thống cảng biển của Việt Nam trong nhiều năm qua đã không ngừng mở
rộng và phát triển, cho thấy tầm quan trọng trong vai trò là đầu mối phục vụ xuất –
nhập khẩu hàng hóa, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Hiện nay
Việt Nam sở hữu 28/63 tỉnh, thành phố có đường bờ biển trải dài.
Tính đến ngày 8/7/2022, Việt Nam có 34 cảng biển, trong đó:
 2 cảng biển loại đặc biệt là cảng biển Hải Phòng và cảng biển Bà Rịa-Vũng Tàu
 11 cảng biển loại 1 gồm: Cảng biển Quảng Ninh, Cảng biển Thanh Hóa, Cảng
biển Nghệ An, Cảng biển Hà Tĩnh, Cảng biển Đà Nẵng, Cảng biển Quảng Ngãi, Cảng
biển Bình Định, Cảng biển Khánh Hòa, Cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh, Cảng biển
Đồng Nai, Cảng biển Cần Thơ.
 7 cảng biển loại 2 gồm: Cảng biển Quảng Bình, Cảng biển Quảng Trị, Cảng
biển Thừa Thiên-Huế, Cảng biển Bình Thuận, Cảng biển Đồng Tháp, Cảng biển Hậu
Giang và Cảng biển Trà Vinh.
Một số cảng biển đã và đang được đầu tư với quy mô hiện đại mang tầm vóc
quốc tế như Cảng Quốc tế Cái Mép (CMIT) – Bà Rịa – Vũng Tàu và Cảng container
Quốc tế Tân Cảng (HICT) – Hải Phòng được xếp vào những cảng container nước sâu
đón được tàu siêu trường, siêu trọng trên hải trình thế giới. Về tuyến vận tải, Việt Nam
hiện nay đã thiết lập được 32 tuyến vận tải biển, trong đó 25 tuyến vận tải quốc tế và 7
tuyến vận tải nội địa, trong đó ngoài các tuyến châu Á, khu vực phía bắc đã khai thác 2
tuyến đi Bắc Mỹ, phía nam đã hình thành được 16 tuyến đi Bắc Mỹ và châu Âu; đứng
vị trí thứ 3 khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po.
Năm 2020, hệ thống cảng biển Việt Nam đã thông qua 692,2 triệu tấn (gấp
khoảng 8,4 lần so với sản lượng thông qua năm 2000) và vượt 1,7% so với dự báo nhu
cầu cho năm 2020 (640-680 triệu tấn theo Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày
24/6/2014 của TTCP). Hàng năm, cảng biển Việt Nam góp phần thông qua toàn bộ
lượng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển, chiếm đến trên 90% tổng nhu cầu

8
XNK của cả nước, cảng có vai trò quan trọng trong việc lưu thông, trao đổi hàng hóa,
tạo động lực thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế.
Mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ của dịch COVID-19, khối lượng hàng hóa
thông qua hệ thống cảng biển đạt 692,3 triệu tấn, chiếm 78,7% khối lượng hàng hóa
thông qua các cảng. Trong giai đoạn 2016-2020, khối lượng hàng hoá thông qua cảng
biển tăng 61,8%, bình quân mỗi năm tăng khoảng 10%.
1.2 Thị trường vận tải đường biển tại Trung Quốc:
Trung Quốc là một quốc gia có diện tích địa lý rộng lớn thuộc top đầu thế giới,
theo đó các tuyến vận tải hàng hóa cũng phát triển mạnh, nổi bật nhất là vận tải đường
biển. Với lợi thế về diện tích lớn, dân số đông, Trung Quốc ngày càng chú trọng đầu tư
vào việc phát triển các cảng biển, là một trong những quốc gia có số lượng cảng biển
nhiều nhất thế giới với khoảng 34 cảng biển chính và hơn 2000 cảng biển nhỏ. Trung
Quốc còn là nhà sản xuất thiết bị vận chuyển hàng đầu, sản xuất 96% container vận
chuyển trên thế giới, 80% cần cẩu tàu biển trên thế giới và nhận 48% đơn đặt hàng
đóng tàu của thế giới trong 2020.
Một số cảng biển lớn phải được nhắc đến như:
 Cảng Thượng Hải (ShangHai Port) bao gồm một cảng biển nước sâu và cảng
sông, sản lượng container tại cảng vượt mức 47,3 triệu TEU (đơn vị tương
đương 20 foot) vào năm 2022.
 Cảng Quảng Châu (GuangZhou Port), đây là cảng được xếp vào cảng container
lớn thứ năm vào thế giới năm 2018 với 21,8 triệu TEU.
 Cảng Ninh Ba và Zhoushan (Ningbo Zhoushan Port) đây là một trong số các
cảng biển bận rộn nhất trên thế giới về sản lượng hàng hóa.
Một số thống kê chi tiết về thị trường vận tải đường biển trong năm 2022:
 Theo số liệu của Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc, vận chuyển bằng
đường thủy trong tháng 6/2022 đạt 746 triệu tấn, tăng 2,33% so với tháng trước
và tăng 5,5% so với tháng 6/2021. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, vận
chuyển bằng đường thủy của nước này đạt 4,1 tỷ tấn, tăng 4,5% so với cùng kỳ
năm 2021.

9
 Theo dữ liệu từ Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc, trong 6 tháng đầu năm
2022, các cảng Trung Quốc đã vận chuyển tổng cộng 142,3 triệu TEU tăng 3%
so với cùng kỳ năm 2021. Sản lượng hàng hóa của các cảng Trung Quốc đạt
7,58 tỷ tấn, giảm nhẹ 0,8% so với cùng kỳ năm 2021.
 Như vậy, tổng thể trong giai đoạn 8 tháng đầu năm 2022, các cảng container
của Trung Quốc đã tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2021, với sản lượng đạt 194,4 triệu
TEU. Các cảng của Trung Quốc đã vận chuyển 10,24 tỷ tấn, giảm 0,1% và đến tháng 9
năm 2022 số sản lượng đã xếp dỡ 219,3 triệu TEU. Biểu đồ dưới đây cho thấy dữ liệu
về sản lượng hàng hóa tính theo tấn và container của 12 cảng lớn ở Trung Quốc trong
8 tháng đầu năm 2022, theo Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc.

Hình 1: Sản lượng container 8 tháng đầu năm của các cảng chính Trung Quốc
1.3 Một số hãng tàu hoạt động trên tuyến đường vận tải từ cảng Việt Nam đến
cảng Trung Quốc:
Trong những năm qua, Trung Quốc luôn là đối tác quan trọng của Việt Nam
trên nhiều phương diện. Khi nền kinh tế toàn cầu bị tác động mạnh bởi đại dịch
COVID-19 thì thương mại giữa Việt Nam – Trung Quốc vẫn tăng, góp phần tích cực
vào sự tăng trưởng kinh tế. Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế và mối quan hệ
hợp tác hữu nghị thì Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.
Chính vì thế lượng hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước ngày càng tăng. Và Việt
Nam có những cơ hội thuận lợi về vị trí địa lí chẳng hạn biên giới đường biển tiếp giáp
với lãnh thổ Trung Quốc nên việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển luôn là hình

10
thức phổ biến nhất. Dưới đây là một số hãng tàu lớn hoạt động trong tuyến đường vận
tải từ cảng Việt Nam đến cảng Trung Quốc mà nhóm đã tìm hiểu:
1.3.1. Hãng tàu WanHai:

Hình 2: Logo của hãng tàu Wan Hai


WanHai Lines được thành lập năm 1965 tại Đài loan và đây là một trong những
hàng tàu lớn trong ngành vận tải container trên toàn thế giới (xếp hạng thứ 11 trên thế
giới chiếm 1,5% thị phần) sau hơn 50 năm phát triển. Hiện nay, đội tàu WanHai có sức
chứa lên tới 366.000 TEU bao gồm hơn 92 tàu.
Lúc đầu khi mới thành lập WanHai chỉ tập trung vận chuyển gỗ trong khu vực
Đài Loan, Đông Nam Á. Nhưng đến năm 1976 thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ
nhất là ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương WanHai đã chuyển mình thành Công ty
vận tải container để phù hợp với xu hướng vận tải quốc tế.
Cùng với sự phát triển vượt bậc đó từ khu vực Châu Á, WanHai đã mở rộng các
tuyến vận tải sang Canada, Mỹ, Châu Phi, Trung Đông, ... và sự kết nối thành công với
các tuyến Campuchia, Đài Loan cũng như tàu thường xuyên ghé Trung Quốc, Thái
Lan để bốc dỡ hàng hóa vận chuyển. Ngày nay, WanHai sở hữu mạng lưới dịch vụ
toàn diện nhất trong tất cả hãng vận tải ở hầu hết Châu Á như: toàn bộ khu vực Đài
Loan, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Hàn Quốc, Ấn Độ, Hồng Kông,
Kanton và Kaisai Nhật Bản, Pakistan, …
Tại Việt Nam, Wanhai hoạt động thông qua văn phòng tại một số thành phố
lớn: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Quy Nhơn, Hải Phòng và Đà Nẵng.
 Lịch trình tàu:

11
Hình 3: Lịch trình của hãng Wan Hai
1.3.2 Hãng tàu Sinokor:

Hình 4: Logo của hãng tàu Sinokor


Sinokor có tên gọi đầy đủ là Sinokor Merchant Marine được thành lập năm
1989. Hiện đang xếp thứ 20 trên thế giới chiếm 0.5% thị phần toàn cầu. Đây là một
hãng tàu hạng trung của Hàn Quốc với tuyến dịch vụ tàu chợ container đầu tiên của
mình là giữa Hàn Quốc-Trung Quốc với 3 con tàu là M/V MELISA, M/V MACAU
VENTURE và M/V MILD SPENDOUR. Dịch vụ tàu container này đóng một vai trò

12
trọng yếu trong việc nâng cao sự hợp tác về kinh tế, nhân lực và góp phần bình thường
hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Năm 2001, Sinokor thành lập dịch vụ tàu chợ giữa cảng Pyeongtaek (Hàn
Quốc) với cảng Thượng Hải, Thiên Tân, Đại Liên và Thanh Đảo. Điều này giúp
Sinokor trở thành người dẫn đầu trong quá trình cải tiến logistics của khu vực bờ biển
phía Tây Hàn Quốc. Năm 2018, Sinokor đã nhận 30 tàu container feeder (700-1700
TEUs) từ chủ sở hữu Hà Lan Vroon và trở thành hãng có số lượng tàu feeder lớn trên
khu vực nội Á. Đặc biệt vào năm 2019, Sinokor hợp nhất dịch vụ tàu container của
Heung-A Shipping Co., Ltd với đội tàu của mình, lấy thương hiệu là Heung-A Line.
 Các dịch vụ Sinokor cung cấp:
 Hệ thống container đa dạng: container lạnh (Reefer Container), container hàng
khô (Dry Container), container flat rack (Flat Rack Container), container mở
nóc (Open Top Container) với đủ các kích thước đa dạng 20′, 40′,12’. Đối với
những loại hàng cồng kềnh, hàng nặng, hàng quá khổ: Super Rack Container,
Convertible Container để chuyên chở những loại hàng này. Đặc biệt không chỉ
có hệ thống container đa dạng mà hãng tàu này luôn quan tâm tới việc kiểm tra,
bảo quản, sửa chữa các loại container trước khi đưa vào sử dụng để bảo đảm
hàng hóa luôn được vận chuyển một cách an toàn.
 Dịch vụ vận tải phủ sóng toàn Châu Á: hiện nay dịch vụ vận chuyển tàu
Sinokor với 69 container có năng lực vận chuyển cao lên đến 87.636 TEU và
kết nối 60 cảng trên 16 quốc gia như: Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Việt Nam,
Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippines, Indonesia, Ấn Độ, ....
 Nền tảng thông tin trực tuyến: dưới sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông
tin Sinokor đã lọt top 20 thế giới về trang bị hệ thống thông tin logistics tích
hợp và toàn diện từ kho vận, vận chuyển hàng hóa đến các dịch vụ tại bãi chứa
container giúp khách hàng tra cứu thông tin nhanh chóng và thực hiện các công
việc qua mạng Internet nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí.
 Lịch trình tàu:

13
Hình 5: Lịch trình của hãng Sinokor
1.3.3 Hãng tàu ZIM:

Hình 6: Logo của hãng tàu ZIM


Công ty dịch vụ Hàng hải Tích hợp ZIM (Zim Integrated Shipping Services
Ltd.) hay thường được gọi là hãng tàu ZIM hay ZIM Line thành lập ngày 7/6/1945 có
trụ sở chính ở Haifa, Israel. Ngoài ra, ZIM còn có trụ sở tại khu vực Bắc Mỹ: Norfolk,
Hoa Kỳ, Virginia. Hiện nay, ZIM là hãng tàu vận chuyển hàng hóa quốc tế lớn nhất
Israel, nằm trong Top 10 hãng tàu hàng đầu của thế giới.
Năm 1957 để phát triển tốt việc vận chuyển hàng hóa ZIM hợp tác với Chính
Phủ Ghana thành lập một hãng tàu quốc gia với 40% số vốn từ ZIM và tập trung vận
chuyển hàng hóa từ Tây Phi. Đến những năm 1970, ZIM đã đầu tư thêm tàu lớn để mở
rộng sang lĩnh vực kinh doanh vận tải container.
ZIM sở hữu đội tàu có tổng sức tải lên đến 417.034 TEU (chiếm 1,7% thị phần
thế giới) với hơn 547,000 TEU container các loại. Hiện tại, hãng tàu ZIM kết nối với
hơn 180 quốc gia trên toàn thế giới và có hơn 70 tuyến, dịch vụ các loại bao gồm tất cả
tuyến thương mại chính kết nối với các khu vực trọng điểm.
Tại Việt Nam, ZIM hoạt động thông qua văn phòng tại hai thành phố lớn: Hồ
Chí Minh và Hải Phòng. Trên thế giới ZIM có hơn 170 văn phòng và đại diện hơn 100
quốc gia.

14
 Lịch trình tàu:

Hình 7: Lịch trình của hãng ZIM


1.4 Một số công ty kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu hàng nguyên container từ
Việt Nam đi Trung Quốc:
 Công ty TNHH dịch vụ thương mại cung ứng AG
Công ty TNHH dịch vụ thương mại cung ứng AG hay còn gọi là AGSUPPLY.
Đây là công ty chuyên cung cấp nhiều dịch vụ như vận chuyển hàng hóa bằng đường
biển, đường hàng không, đường bộ và kết nối với nhiều thị trường mục tiêu trên thế
giới, ngoài ra còn các dịch vụ hậu cần như khai thuế, hải quan, kho bãi, giao nhận dự
án, bảo hiểm hàng hoá. Dịch vụ của công ty trải khắp các quốc gia trên toàn thế giới,
đặc biệt là Châu Á các nước như Đài Loan, Trung Quốc, Châu Âu và Châu Mỹ cả
hàng khô và hàng lạnh.
Trụ sở chính: Số 10 Tôn Thất Thuyết, Phường 18, Quận 4, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tel: 028 35350506
Hotline: +84939005768
Email: Artem@agsupply.com.vn
Website: www.agsupply.com.vn
 Công ty cổ phần giao nhận vận tải Ngoại Thương (VNT logistics)
Công ty cổ phần giao nhận vận tải Ngoại Thương (VNT logistics) là công ty đã
có hơn 20 năm xây dựng và phát triển. Doanh nghiệp chuyên cung cấp giải pháp vận
chuyển và hậu cần hàng đầu thế giới, các dịch vụ như kho bãi, đóng gói, vận chuyển

15
đường bộ, hàng không, biển, …VNT logistics sẵn sàng giới thiệu cho khách hàng
những giải pháp vận chuyển ưu việt nhất, phù hợp với mặt hàng, ngành nghề kinh
doanh và các câu hỏi đặc thù từ phía khách hàng.
Trụ sở chính: số 2 Bích Câu - Quốc Tử Giám - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: 84-(4)37321090
Website: https://vntlogistics.com/
 Panda Global Logistic Co., Ltd
Panda Logistics có bề dày thành lập từ năm 1989, có các văn phòng làm việc
được đặt ở các thành phố lớn của Trung Quốc như Hongkong, Thượng Hải, Bắc Kinh,
Đại Liên, Quảng Châu, Thanh Đảo, Liên Vân Cảng, Ninh Ba, Thâm Quyến, Thiên
Tân, Vũ Hán, Hạ Môn, …với hơn 30 năm uy tín trong ngành vận chuyển hàng hóa
quốc tế, hiện công ty có hơn 3500 nhân viên trên khắp toàn cầu. Tác phong làm việc
chuyên nghiệp và kinh nghiệm dày dạn từ khâu vận chuyển hàng hóa đến các thủ tục
hải quan.
Tại Việt Nam, Panda Logistics công ty có 5 văn phòng: Hà Nội, Hải Phòng,
Bắc Ninh, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh với trên 200 nhân viên có kinh nghiệm về các quy
trình xuất nhập khẩu hàng hóa, thủ tục khai báo hải quan, xin cấp các giấy phép
chuyên ngành cũng như dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế với giá cước tối ưu nhất.
Địa chỉ văn phòng tại TP.HCM: Lầu 4, tòa nhà HDTC, số 36 Bùi Thị Xuân,
Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0902881115
Email: info.hcm@panda4u.com
Website: www.pandalog.com.vn
 Công ty TNHH Giao nhận vận tải Đại Việt
Được biết đến với tên DaviTrans chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa
Trung Quốc - Việt Nam. Công ty có mặt khắp các vùng nội địa trong nước lẫn Trung
Quốc như Quảng Châu, Đông Hưng, Lào Cai, Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh.
Công ty đảm bảo đem đến cho khách hàng trải nghiệm về chất lượng tốt nhất, uy tín
nhất tại Việt Nam. Hàng hóa được kiểm tra kỹ lưỡng, đóng gói kỹ càng, cẩn thận và an
toàn. Hàng hóa được bàn giao nguyên đai, nguyên kiện và số cân nặng của hàng hóa

16
được ghi rõ ràng trên các thùng hàng để khách hàng dễ dàng kiểm tra. Một số thông tin
về công ty TNHH Giao nhận vận tải Đại Việt:
Trụ sở Hà Nội: L7-66 Khu đô thị Athena Fulland, đường Nguyễn Xiển, Đại
Kim, Hoàng Mai, Hà Nội.
Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh: số nhà 53, dãy số 7, khu Cityland, ngã 6 Gò
Vấp, số 1 Nguyễn Oanh, Gò Vấp, Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0907491888
Email: dinhhoanglong@gmail.com
Website: https://davitrans.com/
1.5 Trách nhiệm của các bên khi xuất khẩu hàng FCL:
1.5.1 Người thuê vận tải (Người bán):
Thuê và vận chuyển container rỗng về kho hoặc nơi chứa hàng của mình và
chuẩn bị đóng hàng hóa.
Đóng hàng vào container (kể cả việc chất xếp hàng, chèn lót, và chằng buộc
hàng trong container).
Đánh mã ký hiệu hàng hóa và ký hiệu hàng hóa.
Chuẩn bị thủ tục hải quan và niêm phong theo quy chế sản xuất khẩu.
Vận chuyển và giao container cho người chuyên chở tại bãi container, nhận vận
đơn do người chuyên chở cấp.
Chịu chi phí liên quan cho các thao tác trên.
1.5.2 Trách nhiệm của hãng tàu (người chuyên chở FCL):
Phát hành vận đơn cho người bán.
Quản lý hàng hóa từ khi nhận container tại cảng gửi đến khi giao hàng cho
người mua tại cảng đến.
Bốc container từ bãi container cảng gửi xuống tàu chở hàng và xếp container
lên tàu.
Dỡ container khỏi tàu lên bãi container cảng đích.
Giao container cho người mua có vận đơn hợp lệ.
Chịu các trách nhiệm liên quan tới quy trình nói trên.

17
1.5.3 Trách nhiệm của người nhận hàng tại cảng đích (người mua):
Thu xếp giấy tờ nhập khẩu và làm thủ tục hải quan lô hàng.
Xuất trình vận đơn hợp lệ với người chuyên chở để nhận hàng tại bãi container.
Vận chuyển container về kho bãi của mình, lấy hàng ra khỏi container và trả
container rỗng về cho người chuyên chở.
Chịu mọi chi phí liên quan tới quy trình nói trên, kể cả chi phí chuyên chở
container đi về bãi chứa container.
1.6. Cước vận chuyển và phụ phí:
1.6.1 Cước phí vận chuyển xuất khẩu hàng FCL từ Việt Nam sang Trung Quốc
Đối với việc xuất khẩu hàng nguyên container (FCL), hiện nay có 2 cách để
tính cước phí vận chuyển:
 Trọng lượng của lô hàng: hàng nặng, 1 tấn < 3 CBM (Đơn vị: KGS)
 Thể tích thực của lô hàng: hàng nhẹ, 1 tấn > 3 CBM, Dài x Rộng x Cao x Số
lượng (Đơn vị: CBM)
Đối với hàng hóa nguyên container (FCL) cước phí vận chuyển được tính theo
trọng lượng hoặc theo thể tích tùy thuộc vào từng loại hàng hóa. Thông thường thì đối
với những hàng hóa giống nhau cước phí sẽ được tính bằng cách lấy giá cước nhân số
lượng container. Tuy nhiên, đối với vận chuyển FCL thì cần trả một mức cố định cho
container và một báo giá FCL thường bao gồm:
 Phí lấy hàng từ kho người bán
 Phí xếp, dỡ tại cảng xuất xứ
 Cước phí đường biển
 Phí xếp, dỡ tại cảng đến
 Phí giao hàng khi vận chuyển bằng xe tải đến kho hàng người mua
1.6.2. Một số phụ phí khi xuất khẩu hàng FCL từ Việt Nam sang Trung Quốc
Ngoài cước phí vận chuyển hàng hàng hóa các doanh nghiệp có thể phải chi trả
một số loại phí. Phụ phí là các khoản phí tính cho hãng tàu đảm bảo cho việc đủ vỏ
container sau khi hàng hóa được giao xong trở về cảng đi. Phụ phí trong vận chuyển
bằng đường biển như sau:

18
 O/F (Ocean Freight): là chi phí vận tải đơn thuần từ cảng đi đến cảng đích hay
còn được gọi là cước đường biển.
 Phí chứng từ (Documentation fee): là phí chứng từ để hãng tàu làm vận đơn và
các thủ tục về giấy tờ cho lô hàng.
 Các phụ phí thường sẽ thay đổi tùy thuộc vào tình trạng lúc đó và khi tính tổng
chi phí, bên người bán hoặc người mua cần phải lưu ý để tránh bỏ sót những
khoản phụ phí mà hãng tàu đang áp dụng để quá trình vận chuyển được diễn ra
thuận lợi. Một số phụ phí hàng nguyên container (FCL) thường gặp:
 Phí EBS (Emergency Bunker Surcharge): Là phụ phí xăng dầu, phụ phí này bù
đắp chi phí “hao hụt” do sự biến động giá xăng dầu trên thế giới cho hãng tàu.
 BAF (Bunker Adjustment Factor): Là khoản phụ phí hãng tàu thu từ chủ hàng
để bù lắp cho khoản biến động giá nhiên liệu và được tính dựa trên số TEU.
Sức chứa của container 20 feet bằng 1 TEU và container 40 feet bằng 2 TEU.
Công thức tính BAF = Giá nhiên liệu x Lộ trình thương mại. Lộ trình thương
mại là mức tiêu thụ nhiên liệu trên một giao dịch vận chuyển.
 CAF (Currency Adjustment Factor): Phụ phí do hãng tàu áp đặt để bù lắp cho
rủi ro biến động tỷ giá hối đoái, được tính bằng TEU.
 Phụ phí tắc nghẽn cảng tại các có lưu lượng cao.
 Phí kênh đào, phí này chỉ được áp dụng khi tàu phải đi qua kênh đào Panama.
 Phụ phí rủi ro chiến tranh (bị đe dọa chiến tranh, cướp biển, …)
 EIS (Equipment Imbalance Surcharge): Phụ phí này sẽ do hãng tàu nhằm bù
lắp cho khoản container rỗng. Đối với một số cảng nhất định về lượng xuất
container nhiều hơn nhập thì sẽ có phí này.
 Phí đối với hàng hóa xuất nhập cảnh.
 Phí LSS (Low Sulphur Surcharge): Là phụ phí giảm thải lưu huỳnh, được áp
dụng trong vận tải đường biển, hàng không đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
 Phí CIC (Container Imbalance Charge) hay “Equipment Imbalance
Surcharge”: Là phụ phí mất cân đối vỏ container hay còn gọi là phí phụ trội
hàng nhập. Có thể hiểu là phụ phí chuyển vỏ container rỗng. Đây là một loại

19
phụ phí cước biển mà các hãng tàu thu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều
chuyển một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu.
 Phí lưu container tại bãi của cảng (Demurrage): Số tiền này sẽ được thu khi
người gửi sử dụng container trong cảng ngoài thời gian quy định. Container có
thể lưu trữ miễn phí tại bến cảng trước khi xếp hàng hóa lên tàu, nhưng sau khi
qua thời gian đó thì sẽ tính phí lưu kho hàng ngày.
 Phí lưu container tại kho riêng của khách (Detention): Phí này được tính khi
container sử dụng bên ngoài cảng, nhà xuất khẩu chịu phí này khi không trả
container về cảng đúng hạn quy định.

20
Hình 8: Phụ phí hàng xuất container (FCL)
Nguồn: Trumxnk.com
1.7 Những lưu ý khi xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc:
Trung Quốc là nhà cung cấp hàng hóa lớn nhất cho Việt Nam và là thị trường
xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Hoa Kỳ. Hàng hóa muốn được xuất khẩu sang
thị trường Trung Quốc cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn, kiểm định chất lượng nghiêm

21
ngặt của họ. Doanh nghiệp cần phải tìm hiểu các quy định xuất nhập khẩu của chính
phủ Trung Quốc đối với các hàng hóa có kế hoạch để xuất khẩu. Đặc biệt là các mặt
hàng thực phẩm, nông sản, thủy sản vì đây đều là các loại hàng hóa bị kiểm dịch ngặt
nghèo.
Công ty Việt Nam trước khi tiến hành giao dịch, kinh doanh ở thị trường Trung
Quốc cần thông qua hệ thống các Văn phòng Xúc tiến Thương mại tại Trung Quốc và
Việt Nam, các Thương vụ hoặc Chi nhánh Thương vụ nhằm tìm kiếm đối tác phù hợp,
uy tín và đáng tin cậy.
Ngoài việc tìm hiểu rõ về thị trường Trung Quốc, quy định về hàng hóa mà
công ty muốn xuất khẩu, nhu cầu khác nhau của từng vùng miền, các doanh nghiệp
cần nắm rõ thông tin của đối tác nhằm đảm bảo rằng đối tác đáng tin cậy và chắc chắn
thực hiện đúng hợp đồng trong quá trình giao dịch. Để xây dựng niềm tin nơi khách
hàng và chiếm được thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp cần quan tâm, đẩy mạnh
việc xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng và cải tiến mẫu mã của sản phẩm.
Bên cạnh đó, để quá trình xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc diễn ra thuận
lợi hơn, các doanh nghiệp cần có nguồn nhân lực am hiểu tiếng Trung, điều này giúp
doanh nghiệp kết nối, liên hệ với đối tác dễ dàng hơn.
Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 chưa thể hoàn toàn dập tắt, việc xuất nhập
khẩu hàng hóa giữa các quốc gia vẫn còn nhiều hạn chế. Bộ Công Thương cho biết,
Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp kiểm soát và phòng chống dịch Covid-19 lây
lan qua hàng hóa nhập khẩu vào nước này. Vì thế, Trung Quốc thông báo tiến hành
kiểm tra và khử trùng phòng dịch đối với hàng hóa vận chuyển trong container thường.
Vậy nên các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu vào Trung Quốc cần tăng cường
công tác giám sát chất lượng của hàng hóa nhằm tránh việc vi phạm các quy định mà
Trung Quốc đề ra như tiêu chuẩn về chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch.

22
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG GIỮA HAI DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM - TRUNG QUỐC
2.1 Giới thiệu và phân tích hợp đồng ngoại thương:
2.1.1 Giới thiệu hợp đồng:
Số hợp đồng: KVE1806-007
Hợp đồng được ký vào: 18/06/2018
Trong bản hợp đồng này, Việt Nam đóng vai trò là nước xuất khẩu hàng hóa
sang Trung Quốc.
2.1.2 Giới thiệu công ty Kuk IL (Việt Nam) & hợp đồng:
Công ty TNHH KUK IL Việt Nam được thành lập vào ngày 15/05/2015. Tên
quốc tế: KUK IL VIETNAM CO., LTD
Mã số thuế là: 3603139991
Cơ quan Thuế đang quản lý: Cục Thuế Tỉnh Đồng Nai
Trụ sở đăng ký kinh doanh: Khu công nghiệp Nhơn Trạch II, Xã Phú Hội,
Huyện Nhơn Trạch, Tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.
Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất sợi
2.1.3 Các bên trong hợp đồng.
Người bán (Seller) đồng thời là người xuất khẩu: KUK IL VIETNAM CO.,
LTD
Địa chỉ: Khu công nghiệp Nhơn Trạch II, Xã Phú Hội, Huyện Nhơn Trạch,
Tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.
Số điện thoại: (84)2513569414
FAX: (84)2513569887
Người mua (Buyer) đồng thời là người nhập khẩu: YAGI TRADING
(SHENZHEN) CO.,LTD
Địa chỉ: Room 1815 and 1813, Floor18, Shouzuo (Aoxinyabuilding), Cai Tian
nan road No.2030, Futian District, Shenzhen, China
2.1.5 Điều khoản về hàng hóa, số lượng, giá cả:
Công ty KUK IL VIETNAM xuất khẩu mặt hàng: sợi cotton xám “100PCT
COMBED COTTON 30/1 YARN IN GREY ON CONE”

23
Đơn giá: 3.8580 USD/KGS
Tổng số lượng: 18,144 KGS
Đóng gói: 2.52KGS/CONE*12 CONES = 30.24KGS/BOX
Tổng giá trị đơn hàng: 69,999.55 USD
5% nhiều hơn hoặc ít hơn số lượng cho phép.
Tính theo giá: CIF SHEKOU, CHINA
2.1.6 Điều khoản về đóng gói:
Dựa trên hợp đồng xuất khẩu Sợi bông cotton từ Việt Nam thì điều khoản được
ký kết là CIF nghĩa là người bán có trách nhiệm giao hàng tại cảng do người mua chỉ
định và rủi ro sẽ được chuyển giao từ người bán sang người mua khi toàn bộ hàng hóa
được giao qua lan can tàu. Do đó, bên phía người bán là Việt Nam sẽ phải đóng gói
toàn bộ lô hàng cũng như là chịu trách nhiệm về rủi ro, về chi phí theo đúng như quy
định của điều khoản CIF.
Sản phẩm được xuất khẩu là Sợi bông cotton nên cần được đóng gói hoàn toàn
trong thùng kín để tránh bị ẩm ướt. Cụ thể, người bán sẽ phải đóng 2,52kg cho một
công và một thùng sẽ có 12 công tương đương với 30.24kg.
2.1.7 Điều khoản về bảo hiểm:
Điều kiện hợp đồng xuất khẩu là CIF nên người mua bảo hiểm là công ty
TNHH Kuk IL Việt Nam. Doanh nghiệp sẽ phải đến công ty bảo hiểm để làm thủ tục
bảo hiểm cho hàng hoá.
Phạm vi bảo hiểm quốc tế: Căn cứ vào các điều khoản bảo hiểm ICC (Institute
Cargo Clause) 1/1/1982 của quốc tế.
Loại hợp đồng: Hợp đồng bảo hiểm chuyến
Bảo hiểm rủi ro hàng hải và chiến tranh do bên bán chi trả bằng chi phí của
mình.
2.1.8 Điều khoản về giao hàng:
Hai bên công ty thỏa thuận điều khoản giao hàng theo điều kiện CIF.
Công ty KUK IL Vietnam đã chọn hãng tàu Sinokor làm hãng vận tải chính,
con tàu tên CAPE MAHON // 18006N.

24
Cảng bốc hàng là cảng CÁT LÁI, TPHCM, VIETNAM; Cảng dỡ hàng là cảng
SHEKOU, CHINA. Đồng thời, cảng chuyển tải và cảng giao hàng cũng tại cảng
SHEKOU, CHINA.
Hàng hóa được giao trong 1 container 40 feet (40’HQx1), giao từ bãi container
người bán (Việt Nam) đến bãi container người nhận (Trung Quốc) – CY/CY. Người
gửi hàng/Chủ hàng (Shipper) sẽ kéo container hàng về hạ tại bãi được Hãng tàu
SINOKOR chỉ định trên Booking Confirmation. Hãng tàu có trách nhiệm với
Container hàng này từ khi nó được hạ tại bãi thuộc cảng xếp hàng (POL), sẵn sàng để
bốc lên tàu cho đến khi được dỡ xuống bãi Container chỉ định tại cảng dỡ hàng (POD).
Người nhận hàng/Chủ hàng (Consignee) sẽ làm thủ tục nhập khẩu, lấy và kéo
Container hàng khỏi bãi về kho hàng của họ.
2.1.9 Điều khoản thanh toán và các yêu cầu về chứng từ:
Hai bên thống nhất thanh toán theo phương thức L/C - phương thức tín dụng
chứng từ.
Ngân hàng thụ hưởng: Ngân hàng SHINHAN BANK VIETNAM
Địa chỉ: 138-142 HAI BA TRUNG, HO CHI MINH CITY
SWIFT: SHBKVNVXXXX (Mã Swift là viết tắt của Business Identifier
Codes).
Chứng từ bắt buộc bao gồm:
 Hợp đồng đã ký - 1 bản gốc.
 Hóa đơn thương mại – 2 bản gốc và 2 bản sao.
 Phiếu đóng gói hàng hóa - 2 bản gốc và 2 bản sao.
 Chính sách bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm (Bảo hiểm 110% giá trị
hóa đơn).
 2/3 bộ vận đơn gốc (Vận đơn sạch), được làm theo đặt hàng và chứng nhận
trống, được đánh dấu “FREIGHT PREPAID”, thông báo địa chỉ đầy đủ, thể
hiện số hợp đồng, số lượng hàng hóa (Tính theo KGS) và bằng chứng giao hàng
có hiệu lực bởi 40’ FCL.

25
 Giấy chứng nhận xuất xứ (Chứng nhận xuất xứ khu thương mại tự do ASEAN-
TRUNG QUỐC) do cơ quan có thẩm quyền cấp - Bản sao.
 Tờ khai của vật liệu đóng gói không có gỗ - Bản sao.
2.1.8 Điều khoản khiếu nại:
Khiếu nại về sự khác biệt về chất lượng phải được người mua nộp trong vòng
15 ngày sau khi hàng hóa đến cảng đích.
2.1.9 Các điều khoản chung:
Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày hợp đồng được ký kết và các thỏa thuận trong
hợp đồng này chỉ có thể được thay đổi hoặc hủy bỏ khi có sự đồng ý của cả hai bên.
Ngoài ra, nếu có bất cứ sự sửa đổi hay điều khoản nào cần được bổ sung thì chỉ có
hiệu lực khi các bên thực hiện sửa đổi bằng văn bản thỏa thuận cũng như được người
bán lẫn người mua chấp nhận.
2.2 Phân tích quy trình giao nhận vận tải đường biển:
Bước 1: Đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương
Đầu tiên, công ty KUK IL VIETNAM CO., LTD và YAGI TRADING
(SHENZHEN) CO.,LTD sẽ thương lượng về nội dung, các điều khoản cần có trong
hợp đồng. Sau đó, cả hai bên sẽ tiến hành ký hợp đồng ngoại thương với những điều
khoản đã được thống nhất về hàng hóa, thanh toán, bảo hiểm, trách nhiệm của mỗi bên
tham gia, ... Sau khi hợp đồng ngoại thương đã được ký kết hoàn chỉnh thì bên bán là
công ty KUK IL VIETNAM CO., LTD sẽ thực hiện các bước tiếp theo của quá trình
xuất khẩu hàng hóa.
Bước 2: Xin giấy phép xuất khẩu
Công ty KUK IL VIETNAM CO.,LTD không cần xin giấy phép xuất khẩu vì
mặt hàng Sợi bông (cotton) không thuộc danh sách “Những mặt hàng phải xin giấy
phép xuất khẩu”.
Bước 3: Xác nhận thanh toán (LC)
Thanh toán là một vấn đề cốt lõi trong một cuộc giao dịch thương mại hay đúng
hơn đó chính là nghĩa vụ của người mua phải thực hiện đối với người bán để quá trình
mua bán được diễn ra thuận lợi. Trong hợp đồng cả hai bên tham gia phải thống nhất
phương thức thanh toán để tránh khỏi những rủi ro tiềm ẩn không lường trước được, vì

26
vậy công ty KUK IL VIETNAM CO.,LTD và YAGI TRADING (SHENZHEN)
CO.,LTD đã lựa chọn phương thức tín dụng chứng từ L/C là phương thức thanh toán
mà họ cho rằng cả hai bên cùng có lợi.
Trong đó các bên tham gia:
 Nhà xuất khẩu (Seller): KUK IL VIETNAM CO.,LTD.
 Ngân hàng thông báo/Ngân hàng chỉ định (Advising/Nominated bank):
SHINHAN BANK VIETNAM (Địa chỉ: 138-142 HAI BA TRUNG HO CHI
MINH CITY)
 Nhà nhập khẩu (Buyer): YAGI TRADING (SHENZHEN) CO.,LTD
 Ngân hàng phát hành L/C (Issuing bank): MIZUHO BANK (CHINA), LTD.
SHENZHEN CHINA
Quá trình diễn ra như sau:
(1) Hai bên đàm phán và tiến hành ký kết hợp đồng
(2) Công ty YAGI yêu cầu mở L/C tại ngân hàng MIZUHO BANK và người thụ
hưởng là KUK IL VIETNAM CO.,LTD.
(3) Ngân hàng MIZUHO BANK sau khi kiểm tra thông tin dựa trên hợp đồng và
xác minh thông tin hợp lệ sẽ tiến hành phát hành L/C, sau đó thông báo cho bên xuất
khẩu là công ty KUK IL VIETNAM CO.,LTD thông qua ngân hàng SHINHAN
BANK VIETNAM.
(4) SHINHAN BANK sẽ thông báo nội dung L/C cho Công ty KUK IL, yêu cầu
công ty kiểm tra thông tin và chuyển bản chính L/C nếu hợp lý, sau đó KUK IL tiến
hành giao hàng hóa cho bên người mua.
(5) Sau khi đã gửi hàng, Công ty KUK IL sẽ gửi bộ chứng từ như trong L/C đã nêu
cho Ngân hàng đại diện của mình là SHINHAN BANK để yêu cầu được trả tiền. Nếu
thấy không phù hợp, ngân hàng từ chối thanh toán và gửi lại toàn bộ chứng từ cho
công ty KUK IL.
(6) SHINHAN BANK sẽ chuyển bộ chứng từ này cho ngân hàng MIZUHO
BANK.
(7) Sau khi MIZUHO BANK kiểm tra bộ chứng từ và xác nhận hợp lý, ngân hàng
này đồng ý thanh toán và thực hiện chuyển tiền cho ngân hàng SHINHAN BANK,

27
đồng thời MIZUHO BANK cũng sẽ gửi bộ chứng từ cho công ty YAGI. SHINHAN
BANK sẽ ghi có vào tài khoản của Công ty KUK IL.

Hình 9: Sơ đồ minh họa các bước thanh toán L/C


Bước 4: Chuẩn bị và kiểm tra hàng hóa xuất khẩu
Công ty KUK IL kiểm tra lại hợp đồng sau đó chuẩn bị đúng số lượng hàng hóa
và chất lượng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng khi đàm phán.
Theo hợp đồng, KUK IL VIETNAM CO.,LTD. sẽ xuất khẩu 18,144 KGS sợi
cotton xám “100PCT COMBED COTTON 30/1 YARN IN GREY ON CONE”, đơn
giá 3.8580 USD/KGS với đơn hàng này.
Đây là hàng FCL (Full Container Load), do đó thường sẽ không yêu cầu có
shipping marks.

28
Hình 10: Sợi cotton xám
Bước 5: Liên hệ với hãng tàu
Sau khi đã hoàn tất việc kiểm tra và chuẩn bị hàng xuất, KUK IL sẽ tiến hành
lựa chọn hãng tàu vận chuyển. Hãng tàu Sinokor Merchant Marine Co., Ltd là hãng
vận tải chính cho hợp đồng xuất khẩu mà nhóm đang trình bày.
Khi nhận được thông tin booking request, hãng tàu sẽ tiến hành kiểm tra, nếu
thấy chỗ đặt nào phù hợp với yêu cầu thì sẽ thực hiện cấp booking và gửi booking
confirmation và packing list theo form của hãng.

Booking No. SNKO101180602077

VSL Name / Voy CAPE MAHON // 18006N

ETD 2018-07-06

ETA 2018-07-10

Port of Loading CAT LAI, HOCHIMINH, VIETNAM

Port of Delivery SHEKOU, CHINA

29
CNTR Closing 2018-07-05 15:00

DOC Closing 2018-07-04 14:00

Bảng 1: Một số thông tin trên Booking confirmation sheet


Nhà xuất khẩu phải cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết sau đây: cảng đi,
cảng đến, số lượng, loại container, ngày dự định đi, … nhằm giúp cho quá trình
booking trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn.
Hợp đồng này được thỏa thuận theo điều kiện CIF. Vì vậy, người bán sẽ hoàn
thành trách nhiệm của mình khi lô hàng đã được xếp lên boong tàu tại cảng xếp và
phải chi trả toàn bộ chi phí vận chuyển trong quá trình vận chuyển hàng đến cảng đích.
Hàng sẽ xuất phát từ cảng Cát Lái, thành phố Hồ Chí Minh đến cảng SHEKOU
tại CHINA. Lô hàng được vận chuyển trên con tàu CAPE MAHON với Voy No:
18006N. Hàng hóa được vận chuyển bằng 1 container 40 feet (40’HQx1).

Hình 11: Một số thông tin trong Bill of Lading


Bước 6: Đóng hàng và vận chuyển hàng ra cảng
Khi hàng hóa đã được chuẩn bị đầy đủ, Công ty KUK IL sẽ đóng hàng vào
container và kéo hàng ra cảng.
Bước 7: Thông quan xuất khẩu
Công ty KUK IL VIETNAM CO.,LTD. sẽ chịu trách nhiệm về việc làm thủ tục
hải quan xuất khẩu. Công ty cần chuẩn bị đủ bộ chứng từ thông quan:
 2 bản chính tờ khai hàng hóa xuất khẩu sợi bông xám
 1 bản chụp hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
 1 bản chính hợp đồng thương mại (Sale Contract)
 1 bản chính giấy phép xuất khẩu
 1 bản gốc giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)

30
 Vận đơn đường biển (Bill of Lading)
Quy trình khai báo hải quan điện tử hàng xuất:
a) Khai thông tin xuất khẩu (EDA)
Người khai sẽ khai các thông tin xuất khẩu cần thiết bằng nghiệp vụ EDA trước khi
tiến hành đăng ký tờ khai xuất khẩu. Sau khi hệ thống đã nhận và cấp số thì thông tin
bản khai xuất khẩu EDA sẽ được lưu trữ trên hệ thống VNACCS.
b) Đăng ký tờ khai xuất khẩu
Sau khi nhận được màn hình đăng ký tờ khai EDC, người khai sẽ cần kiểm tra lại
những thông tin mình đã khai báo. Nếu đã chính xác và chắc chắn đúng thì gửi đến hệ
thống để đăng ký tờ khai. Nếu có sai sót thì phải sửa đổi bằng cách sử dụng EDB.
c) Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai
Trước khi cho phép đăng ký tờ khai, hệ thống sẽ tự động kiểm tra Danh sách doanh
nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai (doanh nghiệp có nợ quá hạn quá 90 ngày,
doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản…). Nếu doanh nghiệp thuộc danh
sách nêu trên thì không được đăng ký tờ khai và hệ thống sẽ phản hồi lại cho người
khai hải quan biết.
d) Phân luồng, kiểm tra, thông quan lô hàng
Hệ thống sẽ tự động phân luồng tờ khai thành các luồng xanh, vàng đỏ. Tuỳ theo
từng trường hợp, người khai sẽ có hướng dẫn cụ thể về cách thực thực hiện kiểm tra và
xử lí sau đó.
e) Khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan (nếu có)
f) Nộp thuế và hoàn tất thủ tục
g) Nhận seal Hải quan
Bước 8: Giao hàng cho người chuyên chở
Khi hàng hóa đã được thông quan, công ty KUK IL sẽ cung cấp hóa đơn chi tiết
cho hãng tàu SINOKOR để làm vận đơn (B/L). Sau đó container sẽ được chuyển lên
tàu.
Bước 9: Mua bảo hiểm
Hợp đồng đã được ký kết theo điều kiện CIF nghĩa là bên xuất khẩu là công ty
KUK IL VIETNAM CO., LTD chịu trách nhiệm mua bảo hiểm vận tải cho lô hàng

31
được xuất đi. Và sau đó KUK IL sẽ gửi bảo hiểm cho bên mua là YAGI TRADING
(SHENZHEN).
Bước 10: Tập hợp các chứng từ liên quan
Bộ chứng từ bao gồm:
 Hợp đồng thương mại (Sales Contract)
 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
 Vận đơn (Bill of Lading)
 Tờ khai hải quan (Customs Declaration)
 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin)
 Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
 Chứng từ giao hàng (Shipping Document)
Bước 11: Bộ chứng từ thanh toán
 Hối phiếu (Bill of Exchange)
 Hợp đồng thương mại (Sales Contract)
 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
 Vận đơn (Bill of Lading)
 Tờ khai hải quan (Customs Declaration)
 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin)
 Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
Bước 12: Tranh chấp hợp đồng (nếu có)
Nếu công ty KUK IL VIETNAM CO.,LTD và Công ty YAGI TRADING
(SHENZHEN) CO.,LTD có tranh chấp không đạt được thỏa thuận hòa giải giữa đôi
bên thì có thể được giải quyết và đưa ra phán quyết cuối cùng bởi Trọng tài hoặc các
luật quốc gia mà hai bên cùng thống nhất và ràng buộc cả hai bên đồng thuận. Đồng
thời nguồn cấp dữ liệu cho trọng tài cũng như các khoản phí phát sinh khác sẽ do bên
thua chịu. Rất may là trong quá trình thực hiện hợp đồng, hai bên công ty không xảy ra
bất cứ tranh chấp hay khiếu nại nào.
Bước 13: Thanh lý hợp đồng

32
Nếu các bên đã hoàn thành nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các cam kết, thỏa thuận
và đạt được mục đích trong hợp đồng thì có thể tiến hành thanh lý hợp đồng. Cụ thể
bên bán là công ty KUK IL VIETNAM CO.,LTD phải có nghĩa vụ giao hàng đúng
thỏa thuận và các điều khoản ghi trong hợp đồng như đã ký kết, bên mua công ty
YAGI TRADING (SHENZHEN) CO.,LTD có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán đúng
thời hạn. Việc thanh lý hợp đồng giúp cho các bên xác định lại rằng các bên đã thực
hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đến đâu, trách nhiệm nào còn tồn
đọng, hậu quả của việc đó là gì và chỉ khi nào các quyền và nghĩa vụ được các bên
thực hiện xong thì xem như chấm dứt còn những điều chưa thực hiện thì xem như vẫn
còn hiệu lực. Căn cứ vào đó có thể tránh các tranh chấp về sau hoặc giải quyết các
tranh chấp một cách dễ dàng hơn.
2.3 Phân tích một số điều khoản quan trọng trong B/L:
Master Bill of Lading (MBL) là vận đơn đường biển do hãng tàu Sinokor
Merchant Marine Co., Ltd phát hành trực tiếp cho khách hàng, có logo và chữ ký của
hãng tàu. MBL này là vận đơn theo lệnh, việc chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa
được thực hiện theo lệnh người gửi hàng cũng tức là nhà xuất khẩu do có dòng chữ
“TO ORDER” tại mục Consignee.
Theo như trình bày trên vận đơn, MBL này có 3 bản gốc và khi một vận đơn
được thực hiện thì những vận đơn khác bị vô hiệu.
Số B/L: SNKO101180602077
Người gửi hàng (Shipper): KUK IL VIET NAM CO., LTD. NHON TRACH 2
IDZ, PHU HOI COMMUNE NHON TRACH DISTRICT, DONG NAI PROVINCE,
VIET NAM
Người nhận hàng (Consignee): TO ORDER
Người nhận thông báo hàng đến khi tàu đã cập cảng đến (Notify party): P.ANH
YAGI TRADING (SHENZHEN)CO., LTD ROOM 1815 AND 1813, FLOOR 18,
SHOUZUO (AOXINYABUILDING), CAI TIAN NAN ROAD NO.2023, FUTIAN
DISTRICT, SHENZHEN, CHINA
Tên con tàu/Mã số chuyến: CAPE MAHON/ 18006N
Cảng xếp hàng (P.O.L): HOCHIMINH, VIETNAM

33
Cảng dỡ hàng (P.O.D): SHEKOU, CHINA
Nơi giao hàng (Place of Delivery): SHEKOU, CHINA
Số container/ Số seal (Container No./ Seal No. Mark and Number): 40H SKU
9320272/ 997425
Điều kiện giao hàng: CIF
Mô tả hàng hóa (Description of goods): SHIPPER’S LOAD, COUNT &
WEIGHT SAID TO CONTAIN EVIDENCING SHIPMENT OF THE CARGO LOT
NO: G06A CONTRACT NO. KVE1806-007 100 PCT COMBED COTTON 30/1
YARN IN GREY ON CONE QUANTITY: 18,144KGS (1X40’FCL) EVIDENCING
SHIPMENT EFFECTED BY 40’ FCL L/C NO ILC-791-005979 DATE OF ISSUE:
180628 CIF SHEKOU, CHINA MARKED: “FREIGHT PREPAID”
Tổng số container hoặc kiện hàng (Total No. of Containers or Packages): ONE
(40’HQ X 1) CONTAINER ONLY
Khối lượng hàng cả bì (Gross weight): 19,002.00 KGS
Tổng thể tích lô hàng (Measurement): 55.000 CBM
Cước vận tải và phụ phí (Freight and Charges): FREIGHT PREPAID
Thời gian và địa điểm cấp vận đơn (Place and date of issue): HOCHIMINH,
VIETNAM JUL.07.2018
Số lượng vận đơn gốc (No of original B(s)/L): 3 / THREE
Chữ ký người vận tải: SINOKOR (VIETNAM) CO., LTD AS AGENT FOR
SINOKOR MERCHANT MARINE CO., LTD
2.4 Phân tích bảo hiểm theo điều kiện CIF:
2.4.1 Tổng quát về CIF:
CIF là điều kiện Incoterms phổ biến được các nhà xuất khẩu lẫn nhập khẩu lựa
chọn vì tính cân bằng trách nhiệm cho đôi bên. Không như các điều kiện EXW thì
người bán sẽ hết trách nhiệm tại cơ sở bán hoặc khi hàng đã xếp lên phương tiện vận
tải vậy thì người mua sẽ chịu tất cả các khoản phí cho các chặng vận chuyển cũng như
rủi ro về hàng hóa cao hơn. Ngược lại, các điều khoản nhóm D thì trách nhiệm thanh
toán các khoản phí và rủi ro của bên bán sẽ chịu cao hơn. Vì vậy 2 nhóm điều kiện này
thường ít được áp dụng vì trách nhiệm của bên nhập khẩu hoặc bên xuất khẩu sẽ có sự

34
chênh lệch lớn. Các điều khoản nhóm C (CPT, CFR, CIP và CIF) và F (FOB) có sự
cân bằng trách nhiệm giữa đôi bên nên thường được áp dụng nhiều hơn cả.
Cụ thể ở hợp đồng ngoại thương này, cả hai bên tham gia đều thống nhất
chọn điều kiện CIF cho thấy được những mặt lợi ích so với các điều kiện khác như
sau:
 Thứ nhất: mặt hàng cotton xám là nguyên liệu thô nên tương đối dễ bảo quản và
người bán sẽ hết trách nhiệm chịu rủi ro khi hàng hóa đã được xếp lên tàu, tránh
được tổn thất và rủi ro trong giai đoạn vận chuyển sau.
 Thứ hai: công ty KUK IL Vietnam sẽ chịu trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa
cho cả tuyến đường vận chuyển, điều này sẽ làm gia tăng mức độ an toàn trên
đường vận chuyển cũng như tránh các rủi ro không mong muốn. Doanh nghiệp
có thể nâng mức giá thành sản phẩm đã có tính phí bảo hiểm trong đó để có
thêm lợi nhuận. Trách nhiệm rủi ro của người bán về hàng hóa đã hết khi hàng
đã được giao trên boong tàu tuy nhiên với CIF thì nhà nhập khẩu vẫn có thể yên
tâm. Đây có thể xem như một giao dịch an toàn, mang lại mối quan hệ đối tác
tin tưởng vững chắc, cùng có lợi giữa đôi bên.
 Thứ ba: đứng dưới góc độ nhà xuất khẩu, để tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp
mình thì doanh nghiệp chọn vận tải đường biển, cụ thể là tàu chợ vì có thể nắm
bắt được lịch trình chuẩn xác và ước tính được thời gian cụ thể giao hàng.
 Thứ tư: sử dụng thanh toán theo phương thức L/C – phương thức an toàn cho cả
đôi bên, nhà xuất khẩu sẽ được thanh toán đúng như quy định dù bên nhập khẩu
có nhận hàng hay không, ngược lại bên nhập khẩu chỉ thanh toán khi bên xuất
khẩu thực sự đã giao hàng đúng cam kết, thỏa thuận.
 Thứ năm: khi giao hàng giá CIF, doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp sẽ thu được
trị giá ngoại tệ cao hơn so với việc xuất theo điều kiện khác như CFR, FOB.
2.4.2 Các công ty bảo hiểm ở Việt Nam:
 Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines).
 Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Hùng Vương (BHV) Cổ phần Bảo hiểm Dầu
khí Việt Nam (PVI Insurance).

35
 Công Ty Bảo Hiểm Bảo Minh.
 Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO).
2.4.3 Quy trình giao nhận bảo hiểm:
Người mua bảo hiểm là công ty KUK IL vì điều kiện trong hợp đồng là CIF.
Công ty cần xác định rõ loại hợp đồng và phạm vi của bảo hiểm quốc tế.
Trong đó:
 Loại hợp đồng: Hợp đồng bảo hiểm chuyến
 Phạm vi bảo hiểm quốc tế: Căn cứ vào các điều khoản bảo hiểm ICC 1/1/1982.
Các bước tiến hành mua bảo hiểm của công ty KUK IL:
Bước 1: Gửi giấy yêu cầu bảo hiểm.
Doanh nghiệp có nhu cầu mua bảo hiểm sẽ liên hệ với công ty bảo hiểm, lúc
này công ty bảo hiểm sẽ cung cấp cho doanh nghiệp giấy yêu cầu bảo hiểm.
Nội dung chính về trên giấy yêu cầu bảo hiểm:
 Thông tin về người được bảo hiểm
 Thông tin về hàng hóa được bảo hiểm
 Yêu cầu bảo hiểm
 Các chứng từ đính kèm
 Nghiệp vụ của công ty bảo hiểm
Bước 2: Điền các thông tin cần thiết vào giấy yêu cầu bảo hiểm.
Cần điền đầy đủ thông tin trên giấy yêu cầu bảo hiểm; trừ các phần kê của công
ty môi giới bảo hiểm.
Bước 3: Gửi bản sao giấy yêu cầu cho công ty bảo hiểm.
Bước 4: Công ty bảo hiểm gửi hợp đồng bảo hiểm đến cho công ty yêu cầu bảo
hiểm đến cho công ty Kuk IL.
Bước 5: Công ty yêu cầu bảo hiểm hàng hóa sau khi xem xét các điều khoản trong
hợp đồng sẽ ký xác nhận, sau đó, công ty bảo hiểm sẽ gửi bảng thu phí bảo hiểm cho
dịch vụ.

36
Sau khi hoàn tất thủ tục mua bảo hiểm, công ty Kuk IL sẽ gửi kèm hợp đồng
bảo hiểm vào bộ chứng từ cùng với các loại chứng từ khác như vận đơn gửi đến cho
người mua là công ty Yagi Trading.
2.4.4 Tính phí bảo hiểm:
Thông thường, tổng số tiền bảo hiểm được tính theo công thức sau:
CIF = (C+F) / (1-R)
I = CIF x R
Trong đó:
 I: phí bảo hiểm
 C: giá hàng hóa nhập khẩu (giá FOB)
 R: là tỷ lệ Phí chính + tỷ lệ phí phụ (nếu có)
 F: giá cước vận chuyển
Đối với tỷ lệ phí bảo hiểm không có 1 tỷ lệ nhất định mà phải phụ thuộc vào
từng gói hàng, phương thức vận chuyển, … để xác định. Về giá trị bảo hiểm được xác
định bằng 110% của giá CIF của hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu.

37
2.4.5 Biểu mẫu chứng từ bảo hiểm:

Hình 12: Biểu mẫu chứng từ bảo hiểm

38
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KHÓ KHĂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1 Khó khăn:
Một trong những khó khăn lớn nhất của vận tải đường biển là phụ thuộc nhiều
vào thời tiết, điều kiện tự nhiên. Các trận bão, sóng thần, mưa, ... kéo dài liên tục có
thể làm thay đổi hướng di chuyển hoặc trì hoãn lịch trình tàu. Và để tránh hàng hóa bị
hư hỏng, ta cần phải lưu ý trong cách bảo quản hàng hóa, cẩn thận trong việc bốc dỡ,
sắp xếp hàng hóa ở nơi phù hợp. Ngoài ra còn có nhiều sự cố mất mát hàng hóa như:
cướp biển, trộm cắp, đắm tàu, ... Hơn nữa do sự lưu thông hàng hóa bằng đường biển
giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng nhiều nên có quá nhiều tàu lớn cùng một
tuyến đường sang Trung Quốc gây nên hiện tượng ùn tắc.
Sự khác biệt về ngôn ngữ cũng là một trong những khó khăn của doanh nghiệp
Việt Nam khi hợp tác với các công ty nước ngoài như Trung Quốc vì dễ gây nên
những sai sót không đáng có. Và nếu có tranh chấp hay kiện tụng xảy ra đây cũng là
điều khó khăn trong lựa chọn các điều khoản luật áp dụng, cơ quan giải quyết khi gặp
rào cản ngôn ngữ. Bên cạnh đó, việc xác minh năng lực của các đối tác nước ngoài còn
nhiều bất lợi bởi khoảng cách địa lý, chính sách bảo mật thông tin của chính phủ, dẫn
đến thiếu thông tin về doanh nghiệp, về thị trường để đáp ứng nhu cầu đối tác.
Song, việc lựa chọn phương tiện vận tải là điều bất lợi với các doanh nghiệp do
họ phải phụ thuộc quá nhiều vào các đại lý hãng tàu, công ty vận tải. Việc tìm kiếm
các dịch vụ tàu vận chuyển với các tiêu chí mà doanh nghiệp đưa ra cũng không phải
dễ dàng. Ngoài ra, do tác động của dịch COVID-19 nên chi phí vận tải cũng tăng đáng
kể điều này không giúp doanh nghiệp tối đa được lợi nhuận của mình như mong đợi.
Và nếu trong quá trình vận tải có xảy ra bất cứ vấn đề nào dẫn đến việc không thực
hiện đúng tiến độ như trên hợp đồng thì doanh nghiệp phải chi trả toàn bộ chi phí. Đây
là điều mà các doanh nghiệp luôn e ngại.
Việc sử dụng yếu tố công nghệ thông qua mạng Internet để liên lạc, thương
lượng và ký kết hợp đồng giữa công ty KUL IL-YAGI TRADING sẽ gặp trục trặc nếu
có vấn đề không lường trước xảy ra. Điều này ảnh hưởng đến việc trao đổi thông tin
cũng như tiến độ thực hiện hợp đồng của cả hai bên tham gia.

39
3.2 Kiến nghị cho doanh nghiệp:
Dựa theo những khó khăn mà doanh nghiệp có thể gặp phải như trên cùng với
cả hai nước đều trải qua giai đoạn dịch bệnh COVID 19 đầy gian nan thì doanh nghiệp
cần:
 Chủ động trong việc giám sát bảo quản hàng hóa, bốc xếp và dỡ hàng khi vận
chuyển hàng lên tàu hoặc xuống cảng cập bến, không để xảy ra sự cố khi bốc/
dỡ.
 Thời tiết là một trong những rủi ro “bất khả kháng” vì vậy doanh nghiệp cũng
cần có những kế hoạch cũng như phương án vận tải dự phòng (đường bộ,
đường hàng không, ...) để kịp thời khắc phục những sự cố do thiên tai, tai nạn
hoặc do con người gây ra, như: cập nhật tình hình thời tiết thường xuyên, theo
dõi lộ trình của tàu được thuê vận chuyển, …
 Đọc kỹ bộ chứng từ khi giao kết hợp đồng, kiểm tra các thông tin đối tác, cung
cấp đầy đủ các giấy tờ cho đối tác và yêu cầu ngược lại (B/L, Packing List,
Invoice…)
 Dù là sử dụng phương thức tín dụng L/C để thanh toán doanh nghiệp cũng
không nên quá tin tưởng vào chức năng của L/C mà không chủ động tìm hiểu rõ
rằng phương thức thanh toán L/C là một phương thức thanh toán có điều kiện,
điều đó thể dẫn đến sai sót trong quá trình đọc hiểu L/C tăng chi phí phát sinh
và thời gian chậm giao hàng.
 Doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu về các hiệp định thương mại giữa Việt Nam và
Trung Quốc (FTA, ACFTA) đã giao kết trong những năm gần đây để có thể tận
dụng những ưu đãi về mặt thuế suất, tiềm năng thị trường về ngành hàng hóa
cũng như có thể lường trước được những thách thức phải đối mặt. Từ đó doanh
nghiệp có thể chuẩn bị một kế hoạch lược phát triển nhằm định hướng mục tiêu
trong tương lai và ứng phó với những diễn biến trong quá trình xuất/ nhập khẩu
của nền kinh tế, chính trị nước đối tác.

40
KẾT LUẬN
Như vậy, bài báo cáo đã nói chi tiết về quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng
đường biển của công ty TNHH KUL IL Việt Nam sang thị trường Trung Quốc bằng
việc phân tích hợp đồng giữa bán và người mua (về các điều khoản cần có, giá cả,
phương thức thanh toán, ...) và quy trình giao nhận hàng hóa trong vận tải đường biển.
Qua đó, chúng ta có cái nhìn trực quan hơn về quy trình xuất khẩu hàng hóa sang
Trung Quốc cũng như hiểu rõ về các loại chứng từ trong xuất khẩu để không phải mắc
sai lầm trong khi thực hiện hợp đồng, đồng thời nhận thức rõ được tầm quan trọng của
bảo hiểm hàng hóa khi giao thương.
Ngày nay, vận tải đường biển là một trong những hình thức vận tải phổ biến
nhất trên thế giới bởi những lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp. Tuy nhiên,
trong quá trình hoạt động loại hình vận tải này vẫn còn tồn tại những khó khăn nhất
định không thể tránh khỏi. Những khó khăn này cần được khắc phục để việc lưu thông
hàng hóa trở nên dễ dàng, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.

41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Anh (2021) - “Bài 1: Thực trạng phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam”.
Link:https://dangcongsan.vn/kinh-te/bai-1-thuc-trang-phat-trien-he-thong-cang-bien-
viet-nam-584894.html [Ngày truy cập: 15/03/2023]
2. (TTXVN/Vietnam+) (2022) - “Công bố danh mục 34 cảng biển Việt Nam, có 2
cảng loại đặc biệt”. Link: https://www.vietnamplus.vn/cong-bo-danh-muc-34-cang-
bien-viet-nam-co-2-cang-loai-dac-biet/804876.vnp [Ngày truy cập: 15/03/2022]
3. Nguyễn Đình Việt, Quyền Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam (2022) - “Thực
trạng và tiềm năng khai thác cảng biển Việt Nam”. Link:
https://vccinews.vn/news/43900/thuc-trang-va-tiem-nang-khai-thac-cang-bien-viet-
nam.html [ Ngày truy cập: 15/03/2022]
4. VinaLogs - “FCL là gì? Sự khác nhau giữa hình thức vận chuyển FCL là
LCL”. Link https://www.container-transportation.com/fcl-la-gi.html [Ngày truy cập:
15/03/2023]
5. Phaata (2021) - “Wan Hai Lines - Hãng tàu container hàng đầu Đài Loan”.
Link: https://phaata.com/thi-truong-logistics/wan-hai-lines-hang-tau-container-hang-
dau-cua-dai-loan-809.html [Ngày truy cập: 15/03/2023]
6. Huong Lan (2021) - “SINOKOR: Hãng tàu trẻ của Hàn Quốc lọt top 20 thế
giới”. Link: https://primeco.vn/sinokor-hang-tau-hang-trung-lot-top20-the-gioi.html
[Ngày truy cập: 15/03/2023]
7. Phaata (2021) - “ZIM - Hãng tàu container lớn nhất Israel (ZIM Line)”. Link:
https://phaata.com/thi-truong-logistics/zim-hang-tau-container-lon-nhat-israel-zim-
shipping-line-772.html [Ngày truy cập: 15/03/2023]
8. Trang thông tin điện tử Logistic Việt Nam (2023) - “Báo cáo thị trường
logistics Trung Quốc tháng 7/2022”. Link: https://logistics.gov.vn/nghien-cuudao-
tao/bao-cao-thi-truong-logistics-trung-quoc-thang-7-2022 [Ngày truy cập: 15/03/2023]
9. (2021) - “Các Cảng Biển Lớn Tại Trung Quốc”. Link: https://wnw.vn/cac-
cang-bien-lon-tai-trung-quoc/ [Ngày truy cập: 15/03/2023]

42

You might also like