You are on page 1of 14

OLYMPIAD HÓA HỌC

QUỐC GIA HOA KỲ


CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU HẰNG SỐ
lượng chất n hằng số Faraday F khối lượng phân tử M
ampere A năng lượng tự do G mol mol
atmosphere atm tần số v hằng số Planck h R = 8.314 J K‒1 mol‒1
đơn vị KLNT amu hằng số khí R áp suất P R = 0.08314 L bar mol‒1 K‒1
F = 96,500 C mol‒1
hằng số Avogadro NA gram g hằng số tốc độ k
F = 96,500 J V‒1 mol‒1
nhiệt độ Celcius °C giờ h thương số phản ứng Q
NA = 6.022 × 1023 mol‒1
centi‒ tiền tố c joule J giây s
h = 6.626 × 10‒34 J s
coulomb C kelvin K tốc độ ánh sáng c
c = 2.998 × 108 m s‒1
khối lượng riêng d kilo– tiền tố k nhiệt độ, K T
0 °C = 273.15 K
sức điện động E lít L thời gian t
1 atm = 1.013 bar = 760 mmHg
năng lượng hoạt hóa Ea đo áp suất mmHg áp suất hơi VP nhiệt dung riêng của H2O
enthalpy H mili‒ tiền tố m volt V = 4.184 J g‒1 K‒1
entropy S molal m thể tích V
hằng số cân bằng K molar M năm y

PHƯƠNG TRÌNH
RT  H 0   1  k  E  1 1 
E  E0  ln Q ln K         constant ln  2   a   
nF  R  T   k1  R  T1 T2 

BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC


LỜI MỞ ĐẦU
Giới thiệu qua đôi chút, Olympiad Hóa học Quốc gia Hoa Kỳ (United State National Chemistry Olympiad,
USNCO) là kỳ thi có mức độ tương đương với kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia của Việt Nam, 20 thí sinh
có điểm cao nhất trong kỳ thi này sẽ được tham gia huấn luyện nghiêm ngặt, từ đó sẽ chọn ra 4 bạn đại diện
cho Hoa Kỳ tham dự Olympid Hóa Học Quốc tế (International Chemistry Olympiad, IChO).

Đề thi USNCO gồm 8 câu hỏi với cấu trúc đa dạng, nội dung kiến thức trải đều từ Hóa Lý, Hóa Phân tích,
Hóa vô cơ, và Hóa hữu cơ. Mức độ của câu hỏi rất phù hợp cho các bạn ôn thi HSG và Olympic khu vực, ôn
thi chọn ĐTQG, hay thậm chí là ôn thi HSGQG. Tài liệu này gồm có 11 đề thi USNCO, từ năm 2013 đến năm
2023, sau mỗi đề thi là đáp án và hướng dẫn giải chi tiết.

Điểm hay của đề thi USNCO là các câu hỏi không quá đặt nặng tính toán mà hướng đến việc hiểu thật sâu sắc
các kiến thức nền tảng Hóa học, một số câu hỏi lý thuyết đòi hỏi thí sinh phải thật sự hiểu rõ bản chất thì mới
có thể giải quyết được. Để hiểu rõ hơn thì các bạn cứ trải nghiệm với 11 đề thi này nhé.

Tài liệu này được thực hiện bởi bạn Huỳnh Minh Thiện (bên phải), hiện là
sinh viên ngành Hóa học của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-
HCM. Xin chân thành cảm ơn các bạn đã tin tưởng và chọn tài liệu này trên
con đường học tập của bản thân, mình cũng đã cố gắng hết sức trong quá
trình biên soạn để giảm thiểu những sai sót, nếu có bất kỳ gì về lỗi sai hay
góp ý, xin các bạn vui lòng liên hệ với mình qua:
 Địa chỉ mail: thien.huynh.hsgqg@gmail.com
 Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100010075787178

Một người rất quan trọng đã luôn đồng hành cùng với mình và cho mình một
động lực rất lớn để hoàn thành tài liệu này, đó chính là người yêu của mình,
bạn Trần Việt Ý (bên trái). Do đó, mình muốn dành những lời cuối cùng để
gửi đến cho cô ấy một lời cảm ơn chân thành nhất, sâu sắc nhất vì những gì Bạn Huỳnh Minh Thiện
mà chúng mình đã cùng nhau vượt qua, cùng nhau cố gắng. chụp cùng bạn Trần Việt Ý

Chúc các bạn học được thật nhiều điều thú vị và bổ ích nhé!
Một lần nữa, xin cảm ơn các bạn rất nhiều!

Huỳnh Minh Thiện, 02/2024

“Không xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học” – Ngạn ngữ Nga
ĐỀ THI USNCO 2023
Câu hỏi 1
1. [12%] A là một hợp chất ion chỉ chứa các nguyên tố hydrogen, nitrogen, và oxygen.
a) Một mẫu 1.000 g A được hòa tan trong 20 mL nước và chuẩn độ với dung dịch NaOH 0.5000 M, thu
được dữ liệu như dưới đây. Khối lượng mol của A là bao nhiêu?

b) Khi một mẫu 1.000 g A được đun nóng ở 230 °C trong bình 150 L, đã hút chân không, nó phân hủy
thành các sản phẩm khí, tạo ra áp suất cuối cùng là 784 mmHg. Có bao nhiêu mol khí tạo thành trong
phản ứng này?
c) Nếu các khí tạo ra từ sự phân hủy 1.000 g A đầu tiên được cho đi qua cột chứa magnesium perchlorate
(chất hấp thụ mạnh hơi nước) và sau đó được thu lại ở 25 °C và áp suất 755 mm Hg, tổng thể tích khí
là 308 mL. Có bao nhiêu mol khí thu được trong thí nghiệm này?
d) Công thức của A là gì? Giải thích câu trả lời của bạn.
e) Viết công thức Lewis của cation và anion có trong A và các sản phẩm phân hủy của nó ở 230 °C. Cấu
trúc Lewis của bạn phải bao gồm tất cả các liên kết, các đôi electron độc thân, và các điện tích hình
thức khác không. Bạn nên biểu diễn tất cả các cấu trúc cộng hưởng quan trọng cho từng chất.

Câu hỏi 2
2. [14%] Khi nước liên kết với một ion kim loại, tính acid của nó tăng lên. Ví dụ, pKa của Zn2+(aq) là 8.96.
a) Tính pH của dung dịch zinc nitrate, Zn(NO3)2, 0.010 M.
b) Tính pH của dung dịch zinc acetate, Zn(CH3COO)2, 0.010 M. pKa của CH3COOH là 4.75.
c) Zinc hydroxide là một chất ít tan, với Ksp = 4.5 × 10‒17. Tính pH của dung dịch nước bão hòa chất rắn
Zn(OH)2.
d) Dung dịch zinc acetate có thể tự tạo thành kết tủa Zn(OH)2 không ? Nếu có, hãy chỉ rõ các trường hợp
xảy ra. Nếu không, hãy giải thích vì sao không.
e) Kẽm cũng có thể tạo ion phức, Zn(OH)4‒, với Kf = 5.0 × 1014. Tính độ tan của Zn(OH)2 trong một
dung dịch có pH = 12.00.
Câu hỏi 3
3. [12%] Khí hydrogen phản ứng với khí oxygen tạo thành hơi nước với ΔH0 = ‒241.8 kJ mol‒1 và ΔS0 = ‒
44.5 J K‒1 mol‒1.
H2(g) + 0.5O2(g) → H2O(g)
Chất S0, J K‒1 mol‒1 Cp, J g‒1 K‒1
H2O(g) ??? 4.18
H2(g) 130.7 14.4
O2(g) 205.2 0.92

a) Tính S0 của H2O(g).


b) Enthalpy phân ly liên kết (BDE) của một liên kết O‒H trong phân tử nước trung bình là 463 kJ mol‒1
và BDE của liên kết H‒H trong H2 là 436 kJ mol‒1. Giá trị BDE của O=O trong O2 là bao nhiêu?
c) 0.100 mol H2(g) và 0.100 mol O2(g), cả hai ban đầu đều ở 100 °C, phản ứng hoàn toàn trong một bình
kín được duy trì ở áp suất 1 bar. Bình được gia công như một phần của khối nhôm nặng 1.00 kg (Cp
= 0.89 J g‒1 K‒1), giúp hấp thu nhiệt sinh ra trong phản ứng một cách hiệu quả nhưng được cách nhiệt
tốt với môi trường xung quanh. Nhiệt độ cuối cùng của khối nhôm và các chất chứa trong bình phản
ứng là bao nhiêu? Giả sử ΔrH0 và Cp không phụ thuộc vào nhiệt độ.
d) Không khí ẩm ở 298 K có áp suất chung là 1.0 bar và chứa 20% O2 và 3.1% H2O về thể tích. Phần
trăm tối thiểu của H2(g) trong không khí ẩm cần thiết để nó tự bốc cháy là bao nhiêu?
e) Giới hạn cháy dưới (lower flammability limit, LFL) của một chất là nồng độ thể tích tối thiểu cần thiết
để truyền đi ngọn lửa trong một điều kiện nhất định. LFL của hydrogen trong không khí ẩm là khoảng
4%. Hãy giải thích sự khác biệt giữa câu trả lời của bạn ở phần d) và giá trị thực nghiệm của LFL.

Câu hỏi 4
4. [13%] Áp suất hơi của nước nguyên chất ở nhiệt độ nóng chảy của nó, 0.0 °C, là 611 Pa (6.11 × 10‒3 bar).
a) 0.880 mol MgCl2 được thêm vào 1.00 kg nước lỏng ở 0.0 °C. Tính áp suất hơi của dung dịch này.
b) Enthalpy thăng hoa của băng là 51.1 kJ mol‒1 ở 0.0 °C và enthalpy hóa hơi của nước lỏng là 45.1 kJ
mol‒1 ở 0.0 °C. Giả sử những enthalpy này không phụ thuộc vào nhiệt độ, tính nhiệt độ tại đó băng
nguyên chất có cùng áp suất hơi với dung dịch magnesium chloride ở 0.0 °C đã tính ở phần a).
c) Ở nhiệt độ đóng băng của dung dịch nước magnesium chloride, áp suất hơi của dung dịch bằng với áp
suất hơi của băng nguyên chất. Giải thích vì sao nhận định này là đúng.
d) Sử dụng nguyên lý ở phần c), tính nhiệt độ đóng băng của dung dịch của 0.880 mol MgCl2 hòa tan
trong 1.00 kg nước.
e) Nhiệt độ tính ở phần d) là nhiệt độ của hệ khi chất rắn đầu tiên xuất hiện ở trạng thái cân bằng khi hệ
được làm lạnh. Nếu có thêm chất rắn được tạo thành, bạn hãy dự đoán xem nhiệt độ sẽ tăng, giảm, hay
không đổi? Giải thích ngắn gọn sự lựa chọn của bạn.
Câu hỏi 5
5. [12%] Viết các phương trình rút gọn cho mỗi phản ứng dưới đây. Sử dụng công thức ion và phân tử thích
hợp và bỏ qua công thức cho tất cả các ion hoặc phân tử không tham gia phản ứng. Viết công thức cấu tạo của
tất cả các chất hữu cơ và thể hiện rõ cấu trúc lập thể khi có liên quan. Bạn không cần phải cân bằng các phương
trình hoặc hiển thị phase của chất.
a) Dung dịch nước acid hydrochloric được thêm vào dung dịch sodium hypochlorite.
b) Lá nhôm được thêm vào dung dịch potassium hydroxide đậm đặc.
c) Sodium kim loại được thêm vào ammonia lỏng với sự có mặt của một lượng nhỏ iron(III) nitrate.
d) Potassium tetrachloroplatinate được đun nóng với hai đương lượng dung dịch nước ammonia.
e) Sodium tert-butoxide được thêm vào 3-bromo-3-ethylpentane trong N,N-dimethylformamide (DMF).
f) Cobalt-57 trải qua quá trình phân rã phóng xạ bằng cách bắt electron.

Câu hỏi 6
6. [12%] Thế khử tiêu chuẩn của một vài hợp chất của platinum và bạc ở 298 K được cho trong bảng sau:
Bán phản ứng E0 , V
Pt2+(aq) + 2e → Pt(s) +1.188
2‒ ‒
PtCl4 (aq) + 2e → Pt(s) + 4Cl (aq) +0.758
2‒ 2‒ ‒
PtCl6 (aq) + 2e → PtCl4 (aq) + 2Cl (aq) +0.726
Ag (aq) + e → Ag(s)
+
+0.799

a) Giá trị Kf của ion PtCl42‒ là bao nhiêu?


b) Giá trị E0 cho quá trình khử hexachloroplatinate(IV) thành platinum kim loại là bao nhiêu?
PtCl62‒(aq) + 4e → Pt(s) + 6Cl‒(aq)
Một bình điện phân được thiết lập như hình dưới đây.

c) Hiệu điện thế tối thiểu cần phải đặt vào để làm cho điện cực platinum bị hòa tan tạo thành PtCl42‒(aq)
và Ag+(aq) kết tủa trên điện cực Ag.
d) Khi quá trình điện phân được thực hiện, liệu về mặt nhiệt động lực học có thể tạo ra một lượng đáng
kể hexachloroplatinate(IV) ở cực dương không? Giải thích câu trả lời của bạn.
Câu hỏi 7
7. [13%] Mỗi nguyên tử fluorine và nhóm methyl tạo thành liên một liên kết, do đó thường có các hợp chất
tương tự có công thức AFn và A(CH3)n. Trong biểu đồ dưới đây, điểm sôi thông thường và độ dài liên kết A‒
X của một loạt phân tử AXn được so sánh (A = nguyên tố 2p, X = F hoặc CH3).
So sánh điểm sôi So sánh độ dài liên kết

a) Vẽ hoặc mô tả rõ hình dạng của các phân tử BF3 và NF3.


b) Trong mọi trường hợp, điểm sôi thông thường của AFn đều thấp hơn A(CH3)n. Giải thích quan sát này.
c) Không tính các hợp chất boron, xu hướng của điểm sôi là chúng giảm khi nguyên tử trung tâm A đi từ
trái sang phải trong bảng tuần hoàn. Giải thích xu hướng này.
d) Giải thích vì sao BF3 có điểm sôi cao hơn CF4, trong khi B(CH3)3 có điểm sôi thấp hơn C(CH3)4.
e) Giải thích vì sao độ dài liên kết A‒C giảm khi A đi từ trái sang phải trong bảng tuần hoàn.
f) Giải thích vì sao độ dài liên kết A‒F tăng khi A đi từ trái sang phải trong bảng tuần hoàn.

Câu hỏi 8
8. [12%] Xét hai hợp chất vòng cyclopentanone và 1-methylcyclopentene.

a) Hợp chất nào có nhiệt độ sôi cao hơn? Giải thích sự lựa chọn của bạn.
b) Một trong hai hợp chất sẽ nhanh chóng làm mất màu bromine trong carbon tetrachloride. Chất nào?
Vẽ cấu trúc của sản phẩm chính được tạo thành trong phản ứng, thể hiện rõ cấu trúc lập thể nếu có.
c) Một trong hai hợp chất sẽ phản ứng nhanh với tác nhân Grignard methylmagnesium bromide. Chất
nào? Vẽ cấu trúc của sản phẩm hữu cơ chính được tạo thành trong phản ứng (được phân lập sau khi
xử lý với dung dịch acid loãng), thể hiện rõ cấu trúc lập thể nếu có liên quan.
d) Sản phẩm của phản ứng ở phần c) có thể được chuyển hóa thành cyclopentanone hoặc 1-
methylcyclopentene với hiệu suất cao chỉ trong một phản ứng. Chỉ định hợp chất nào là sản phẩm và
(các) tác nhân cần thiết để thực hiện quá trình biến đổi này.
e) Cả cyclopentanone và 1-methylcyclopentene đều đối xứng. Vẽ cấu trúc của các đồng phân mạch hở
phi đối xứng của 1-metylcyclopentene.
ĐÁP ÁN USNCO 2023
Câu hỏi 1

Điểm cuối là 25.00 mL NaOH thêm vào, và từ hình dạng của đường cong chuẩn độ thì hợp chất là
a) một đơn acid. Vậy n = (0.025 L) × (0.5000 mol L‒1) = 0.0125 mol, và M = (1.000 g)/(0.0125 mol) =
80.0 g mol‒1.
PV = nRT
(784 torr) × (1.50 L) = n × (62.4 L torr mol‒1 K‒1) × (503.15 K)
b)
n = 0.0375 mol
Có 0.0375/0.0125 = 3 mol khí tạo thành trên mỗi mol A
PV = nRT
(755 torr) × (0.308 L) = n × (62.4 L torr mol‒1 K‒1) × (298.15 K)
c) n = 0.0125 mol
Có 0.0125/0.0125 = 1 mol khí thu được trên mỗi mol A
Vậy quá trình phân hủy phải tạo thành 2 mol H2O trên mỗi mol A
- Mỗi mol A tạo ra 2 mol H2O khi phân hủy, vì vậy công thức phải chứa ít nhất bốn H và hai O.
Khối lượng mol của khí sinh ra ở phần c) là 80 – 2 × 18 = 44.
- Phép chuẩn độ ở phần a) cho biết acid này có pKa = 9.25; khả năng hợp lí duy nhất là ion
ammonium, NH4+.
d) - Điều này có nghĩa là khí thu được ở phần c) phải chứa ít nhất một N. Các công thức có thể có của
khí trong phần c) (M = 44, ít nhất một N, chỉ có thể có các nguyên tố H, N, O) là NH30, H14NO,
N2H16, N2O, và N3H2. Lựa chọn hợp lí nhất về mặt hóa học chỉ có N2O, nitrous oxide.
- Công thức tổng cộng của A là N2O + 2(H2O) = H4N2O3. Với sự có mặt của ion ammonium, từ đó
chuyển thành NH4NO3, ammonium nitrate.

e)
Câu hỏi 2

Phản ứng chủ yếu là:


Zn(OH2)2+(aq) + H2O(l) Zn(OH)+(aq) + H3O+(aq)
[Zn(OH) ][H3O ]
K eq  108.96  1.10 109 
[Zn(OH 2 ) 2 ]
a)
Vì [Zn(OH)+] và [H3O+] xấp xỉ bằng nhau (giả sử nước phân ly không đáng kể), và [Zn(OH2)2+] ≈
0.010 M (vì phản ứng không đáng kể), nên:
[H 3O  ]  3.31106 M  pH  5.48
pH này thấp hơn khá nhiều so với nước nguyên chất nên giả sử nước phân ly không đáng kể là đúng.
Bây giờ phản ứng chủ yếu là:
Zn(OH2)2+(aq) + CH3COO‒(aq) Zn(OH)+(aq) + CH3COOH(aq)
108.96 5 [Zn(OH) ][CH3COOH]
K eq   6.17  10 
104.75 [Zn(OH 2 ) 2 ][CH3COO ]
Tương tự như trên, [Zn(OH)+] ≈ [CH3COOH]. Vì phản ứng xảy ra không đáng kể nên [Zn(OH2)2+]
và [CH3COO‒] sẽ thay đổi rất ít so với ban đầu, do đó [Zn(OH2)2+] = 0.5[CH3COO‒]. Như vậy:
b) 108.96 5 [CH3COOH]2 [CH3COOH]
K eq  4.75
 6.17  10   2
 
 5.55 103
10 0.5  [CH3COO ] [CH3COO ]
Tỉ lệ giữa ion acetate và acid acetic xác định pH:
[CH3COO ]
pH  pK a  log  4.75  log(180)  7.01
[CH3COOH]
Lưu ý rằng nồng độ ban đầu của zinc acetate không bao giờ được sử dụng trong phép tính này! Vì
vậy, miễn là nó đủ cao để biện minh cho các giả định được đưa ra thì pH vẫn như nhau.
[Zn2+] ≈ 0.5[OH‒] trong dung dịch này, do đó:
c) Ksp  4.5 1017  [Zn 2 ][OH  ]2  0.5  [OH  ]3
[OH  ]  4.48 106  pOH  5.35  pH  8.65
Trong phần b), pH của dung dịch là 7.01 (không phụ thuộc vào lượng zinc acetate), do đó [OH‒] =
1.02 × 10‒7 M. Sự kết tủa Zn(OH)2 là tự xảy ra nếu Qsp > Ksp, do đó:
[Zn 2 ][OH  ]2  4.5 1017
d)
4.5 1017
[Zn 2 ]   4.3 103 M
(1.02 107 ) 2
Như vậy, sự kết tủa là tự xảy ra nếu nồng độ của zinc acetate lớn hơn 0.0043 M.
Ở pH = 12.00, [OH‒] = 0.010 M. Từ cân bằng hòa tan:
[Zn 2 ][OH  ]2  [Zn 2 ]  (0.010) 2  4.5 10 17
[Zn 2 ]  4.5 1013 M
Từ cân bằng của ion phức:
e) [Zn(OH)24 ]
K f  5.0 1014 
[Zn 2 ][OH  ]4
[Zn(OH) 24 ]  (5.0 1014 )  (4.5 1013 )  (0.010) 4  2.25 10 6 M
Rõ ràng, hầu hết kẽm trong dung dịch tồn tại ở dạng ion phức, vì vậy có khoảng 2.3 × 10‒6 mol
Zn(OH)2 sẽ tan trong mỗi lít dung dịch ở pH = 12.
Câu hỏi 3

ΔS0 = S0[H2O(g)] – S0[H2(g)] – 0.5S0[O2(g)]


a) ‒44.5 J K‒1 mol‒1 = S0[H2O(g)] – (130.7 J K‒1 mol‒1) – 0.5 × (205.2 J K‒1 mol‒1)
S0[H2O(g)] = 188.8 J K‒1 mol‒1
ΔH0 = 0.5 × BDE(O=O) + BDE(H‒H) ‒ 2 × BDE(O‒H)
b) ‒242.2 kJ mol‒1 = 0.5 × BDE(O=O) + (436 kJ mol‒1) ‒ 2 ×(463 kJ mol‒1)
BDE(O=O) = 496 kJ mol‒1
Phản ứng 0.1 H2 (tác nhân giới hạn) sẽ tạo ra q = 24.18 kJ (ở áp suất không đổi). Lượng chất trong
bình sau phản ứng là 0.1 mol H2O và 0.05 mol O2 nên nhiệt dung tổng cộng của các chất trong bình
cộng với khối Al là Cp = (1.802 g H2O) × (4.18 J g‒1 K‒1) + (1.60 g O2) × (0.92 J g‒1 K‒1) + (1000 g
c)
Al) × (0.89 J g‒1 K‒1) = 899 J K‒1.
ΔT = q/Cp = (24180 J)/(899 J K‒1) = 26.9 K
Vì nhiệt độ ban đầu là 373 K, nhiệt độ cuối cùng là 400 K (127 °C).
ΔG = ΔG0 + RT ln (Q). Ở 298 K, ΔG0 = ΔH0 – TΔS0 = ‒241.8 kJ mol‒1 ‒ (298 K) × (‒0.0445 J K‒1
mol‒1) = ‒228.5 kJ mol‒1.
Để phản ứng bắt đầu tự xảy ra, ΔG = 0, do đó Q  eG
0
/ RT
= 1.1 × 1040.
P(H 2O)
Q  1.11040 
d) P(H 2 )  P(O2 )1/2
Thế P(H2O) = 0.031 bar và P(O2) = 0.20 bar vào được
P(H2) = 6.1 × 10‒42 bar
Điều này tương ứng với phần trăm thể tích của hydrogen là 6.1 × 10‒40% (Con số này ít hơn rất nhiều
so với một phân tử trên một lít, do đó, bất kỳ lượng hydrogen nào trong không khí ẩm sẽ phản ứng
tự phát để tạo thành hơi nước.)
Một phản ứng có thể xảy ra hay không được quyết định bởi hai yếu tố: (1) nhiệt động lực học, và
(2) động học. Về mặt nhiệt động lực học, hàm lượng hydrogen chỉ cần vượt qua 6.1 × 10‒40% là
e)
phản ứng đã có thể tự xảy ra. Tuy nhiên, trên thực tế thì hàm lượng hydrogen phải vượt qua 4% thì
tốc độ phản ứng mới đủ nhanh để duy trì ngọn lửa, đây là yếu tố động học.
Câu hỏi 4

Áp suất hơi của nước lỏng nguyên chất P0 = 611 Pa, số mol của H2O (1000 g)/(18.02 g mol‒1) =
55.49 mol, phân mol của MgCl2 x = (0.880 mol)/(0.880 mol + 55.49 mol) = 1.56 × 10‒2, hệ số Van’t
a) Hoff i = 1 + 1 × (3 – 1) = 3. Theo định luật Raoult:
P0  P 611 Pa  P
 ix   3 1.56 102  P  584 Pa
P0 611 Pa
P2 H sub  1 1 
ln    
P1 R  T1 T2 
b)  584 Pa  51100 J mol1  1 1
ln   1 1
  
 611 Pa  8.314 J K mol  273.15 K T2 
T2 = 272.6 K = ‒0.5 °C
Khi dung dịch đóng băng, chất rắn tạo thành là băng nguyên chất vì cấu trúc của băng không thể hòa
c) tan ion magnesium và chloride như nước lỏng. Do đó, áp suất hơi của dung dịch và băng nguyên
chất là như nhau.
- Ở nhiệt đóng băng Tf, áp suất hơi của băng nguyên chất bằng với áp suất hơi của dung dịch. Đặt
áp suất hơi ở nhiệt độ đóng băng là Pf. Theo Raoult thì áp suất P0 = Pf/(1 – ix) = 1.047Pf.
- P0 phụ thuộc vào nhiệt độ Tf theo phương trình:
 P   1.047 Pf  H vap  1 1
ln  0   ln     
 611   611  R  273.15 Tf 
 P  H vap  1 1
ln  f       ln(1.047) (1)
 611  R  273.15 Tf 
- Áp suất hơi Pf của băng nguyên chất phụ thuộc vào nhiệt độ Tf theo phương trình:
d)
 P  H sub  1 1
ln  f      (2)
 611  R  273.15 Tf 
- Kết hợp (1) và (2), ta được:
H sub  1 1  H vap  1 1 
       ln(1.047)
R  273.15 Tf  R  273.15 Tf 
H vap  H sub  1 1
    ln(1.047)
R  273.15 Tf 
Tf = 268.5 K = ‒4.7 °C
Khi có thêm chất rắn được tạo thành, phân mol MgCl2 sẽ tăng làm giảm áp suất hơi của dung dịch.
e) Do đó, để áp suất hơi của băng nguyên chất bằng với áp suất hơi của dung dịch thì nhiệt độ đóng
băng phải giảm. Nói cách khác, trong quá trình kết tinh thì nhiệt độ đóng băng ngày càng thấp.
Câu hỏi 5

a) H+ + Cl‒ + OCl‒ → Cl2 + H2O

b) Al + OH‒ + H2O → Al(OH)4‒ + H2

c) Na + NH3 → Na+ + NH2‒ + H2

d)

e)

f) Co + e → 57Fe + γ
57
Câu hỏi 6

Pt2+(aq) + 2e → Pt(s) ΔG0 = ‒2F × (1.188 V)


Pt(s) + 4Cl‒(aq) → PtCl42‒(aq) + 2e ΔG0 = ‒2F × (‒0.758 V)
a) Pt2+(aq) + 4Cl‒(aq) → PtCl42‒(aq) ΔG0 = ‒2F × (1.188 ‒ 0.758 V)
ΔG0 = ‒83.0 kJ mol‒1
1
)/(8.314 J K 1 mol1 )(298 K)
K f  eG  e  (83000 J mol  3.5 1014
0
/ RT

PtCl62‒(aq) + 2e → PtCl42‒(aq) + 2Cl‒(aq) ΔG0 = ‒2F × (0.726 V)


PtCl42‒(aq) + 2e → Pt(s) + 4Cl‒(aq) ΔG0 = ‒2F × (0.758 V)
b)
PtCl62‒(aq) + 4e → Pt(s) + 6Cl‒(aq) ΔG0 = ‒2F × (0.726 + 0.758 V)
Đối với bán phản ứng tổng, ΔG0 = ‒4FE0, do đó E0 = (0.726 + 0.758)/2 = 0.742 V.
Cathode (cực âm):
Ag+(aq) + 1e → Ag
RT
Ec  E 0  ln[Ag  ]  0.740 V
F
Anode (cực dương):
c) Pt(s) + 4Cl‒(aq) → PtCl42‒(aq) + 2e
RT [PtCl24 ]
Ea  E  ln 0
 0.788 V
2F [Cl ]4
Như vậy, cần đặt một hiệu điện thế tối thiểu E = 0.788 – 0.740 = 0.048 V để quá trình oxid hóa Pt(s)
và khử Ag+(aq) tự xảy ra.
Nếu ở anode sinh ra PtCl62‒(aq):
Pt(s) + 6Cl‒(aq) → PtCl62‒(aq) + 4e
RT [PtCl62 ] RT RT
Ea  E 0
ln  6
 0.742  ln(0.1)6  ln[PtCl62 ]  0.831  0.00642 ln[PtCl62 ]
4F [Cl ] 4F 4F
Để quá trình này xảy ra trước thì:
d)
0.831  0.00642 ln[PtCl62 ]  0.788  [PtCl62 ]  1.3  103 M
Do đó, về mặt nhiệt động lực học thì PtCl62‒ sẽ được tạo thành ngay từ đầu cho đến khi thế của nó
giảm xuống, cân bằng với thế của PtCl42‒, và khi đó, cả hai sẽ cùng được tạo thành. (Có thể có các
yếu tố động học ưu tiên dạng này hơn dạng kia, tuy nhiên điều đó khó dự đoán và trong bài này ta
chỉ tập trung vào yếu tố nhiệt động lực học)
Câu hỏi 7

a) BF3 có dạng tam giác phẳng, NF3 có dạng chóp tam giác.
Trong tất cả các phân tử, loại lực liên phân tử chính là lực phân tán London. F và CH3 có cùng số
electron, nhưng độ âm điện cực cao của F có nghĩa là nó giữ chặt các electron và do đó có độ phân
b)
cực thấp bất thường. Điều này có nghĩa là khả năng lưỡng cực tự phát trong một phân tử và khả năng
tạo ra lưỡng cực trong phân tử lân cận là thấp và do đó LDF tương đối yếu, dẫn đến điểm sôi thấp.
Khi di chuyển sang phải, từ CX4 đến FX, số electron trên mỗi phân tử giảm khi số nhóm X giảm. Vì
c) lực phân tán London tăng khi số lượng electron tăng lên, điều này dẫn đến sự giảm chung về điểm
sôi thông thường.
Dựa trên lý luận ở phần c), điểm sôi của B(CH3)3 tương đối thấp vì nó có ít hơn electron hơn C(CH3)4.
Điểm sôi tương đối cao của BF3 là một điều đáng ngạc nhiên. Điều này được giải thích bằng tương
d)
tác giữa đôi electron độc thân trên F với orbital p trống trên B của các phân tử lân cận. Loại tương
tác này không thể xảy ra ở bất kì phân tử nào ngoài BF3.
Khi di chuyển sang phải trong khối 2p, bán kính nguyên tử của A trở nên nhỏ dần do điện tích hạt
e) nhân hiệu dụng tăng dần (vì các electron được thêm vào che chắn không hoàn toàn các proton được
bổ sung). Do đó, orbital xung quanh A co lại và hình thành liên kết ở khoảng cách ngắn hơn.
Kích thước giảm dần của A được bù đắp bằng sự tăng lực đẩy giữa các đôi electron độc thân giữa A
f) và F khi di chuyển sang phải trong bảng tuần hoàn. Điều này làm suy yếu liên kết và đẩy các nguyên
tử ra xa nhau hơn.
Câu hỏi 8

Cyclopentanone có nhiệt độ sôi thông thường cao hơn 1-methylcyclopentene (131 °C so với 76 °C).
Cả hai hợp chất đều có cùng số electron và hình dạng gần giống nhau, do đó lực phân tán London
trong hai hợp chất sẽ rất giống nhau. Không có chất nào hình thành liên kết hydrogen trong chất
a) lỏng nguyên chất. 1-Methylcyclopentene chỉ chứa các liên kết carbon-carbon và carbon-hydrogen
không phân cực, trong khi cyclopentanone có liên kết C=O rất phân cực. Vì vậy, cyclopentanone
xuất hiện các tương tác lưỡng cực-lưỡng cực đáng kể, giúp tăng cường tương tác liên phân tử của
nó so với 1-methylcyclopentene.

b)

c)

d)

e)

HẾT

You might also like