You are on page 1of 335

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP


-----------&&&-----------

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN

CHỦ ĐỀ: “CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH”

HÀ NỘI, 5-2023
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN
KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Chủ đề: “CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH”.

BAN TỔ CHỨC
1 PGS,TS. Vũ Văn Ninh Trưởng khoa TCDN
2 PGS,TS. Đoàn Hương Quỳnh P. Trưởng khoa TCDN
3 TS. Nguyễn Thị Thanh P. Trưởng khoa TCDN
4 TS. Phạm Minh Đức Bí thư LCĐ khoa TCDN
5 TS. Nguyễn Hữu Tân P. Bí thư LCĐ khoa TCDN

BAN BIÊN TẬP


1. PGS,TS Đoàn Hương Quỳnh, Phó TK TCDN, Trưởng BM TCDN – Trưởng ban
2. TS. Phạm Minh Đức, Bí thư LCĐ khoa TCDN, Giảng viên – Thư ký
3. TS. Nguyễn Hữu Tân, Phó Bí thư LCĐ khoa TCDN, Giảng viên – Thư ký
4. TS. Hồ Quỳnh Anh, Giảng viên BM TCDN – Uỷ viên
5. TS. Trần Thanh Thu , Giảng viên BM TCDN
6. TS. Nguyễn Thị Bảo Hiền, Giảng viên BM TCDN
7. TS. Ngô Thị Kim Hòa, Giảng viên BM TCDN
8. TS. Nguyễn Trường Giang, Giảng viên BM TCDN
9. TS. Nguyễn Thu Hà, Giảng viên BM TCDN
10. TS. Nguyễn Thu Thương, Giảng viên BM TCDN
11. ThS. Bùi Thu Hà, Giảng viên BM TCDN
12. TS. Hoàng Phương Anh, Giảng viên BM TCDN
13. ThS. Hoàng Mỹ Linh, Giảng viên BM TCDN
14. TS. Lâm Thị Thanh Huyền, Giảng viên BM ĐGTS
15. TS. Hoàng Thị Thu Hường, Giảng viên BM PTTC
16. TS. Đào Hồng Nhung, Giảng viên BM PTTC
17. TS. Bạch Thị Thu Hường, Giảng viên PTTC
18. ThS. Nguyễn Thành Đạt, Giảng viên BM PTTC
19. ThS. Lê Hải Anh, Giảng viên BM PTTC
MỤC LỤC

TT TÊN BÀI, TÁC GIẢ TRANG


Đề dẫn hội thảo
1 PGS.TS.Đoàn Hương Quỳnh 1
Phó trưởng Khoa TCDN
Sự cần thiết chuyển đổi số và chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ở
2 việt nam 4
Nguyễn Nhật Huyền – CQ58/11.02CL
Khái niệm và sự cần thiết chuyển đổi số
3 Lê Diễm Quỳnh - CQ58/11.09 9

Chuyển đổi số trong thời đại mới


Hoàng Thị Thanh Trang - CQ59/16.01
Dương Thị Ngọc Trâm - CQ59/16.01
4 13
Nguyễn Huyền Trang - CQ59/16.01
Nguyễn Ngọc Ánh - CQ59/16.01
Nguyễn Thị Thương - CQ59/16.01
Những yếu tố cơ bản của chuyển đổi số trong nền kinh tế
Phạm Hoàng Anh - CQ60/11.02CLC
Nguyễn Thiên Phúc Anh - CQ60/11.01CLC
5 16
Nguyễn Lan Anh - CQ60/11.01CLC
Bùi Linh Chi - CQ60/11.01CLC
Phạm Linh Chi - CQ60/11.01CLC
Các giai đoạn chuyển đổi số
Bùi Thanh Dung - CQ59/09.03CLC
Nguyễn Ngọc Khánh Châu -CQ59/09.03CLC
6 22
Dương Khánh Linh - CQ59/09.03CLC
Nguyễn Đỗ Diệu Huyền - CQ59/09.03CLC
Trần Hoàng Khánh Linh - CQ59/09.03CLC
Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số trong nền kinh tế
Nguyễn Đình Đông – CQ59/09.01CLC
7 Nguyễn Hiền Phương – CQ59/09.01CLC 28
Trần Minh Đức – CQ59/09.01CLC
Nguyễn Công Hải Phong – CQ59/09.01CLC
Nghề giám đốc tài chính trong bối cảnh cách mạng công nghệ số 4.0
8 Mai Thị Anh Minh – CQ58/11.07 31

Tác động của chuyển đổi số trong doanh nghiệp


9 Nguyễn Thị Minh Huyền - CQ60/11.04CLC 34
Vũ Thu Hằng - CQ60/11.04CLC
10 Các công nghệ đột phá trong chuyển đổi số 41
Bùi Linh Chi - CQ60/11.01 CLC
Chuyển đổi số và các công nghệ cốt lõi
11 Nguyễn Đức Anh - CQ59/11.01 49

Xu hướng chuyển đổi số của các nước trên thế giới


12 55
Nguyễn Tuấn Dũng – CQ60/11.10CLC
Kinh nghiệm phát triển hệ sinh thái Fintech tại các quốc gia trên thế giới
và bài học cho việt nam
13 Nguyễn Thị Ngọc Quyên – CQ58/11.06CL 62
Nguyễn Thị Tâm Phương – CQ58/11.03CL
Vũ Thị Hà Phương – CQ58/32.01
Breakthrough digital transformation technologies in finance
Nguyễn Xuân Hoàng – CQ59/09.01CLC
14 Nguyễn Thị Thanh Nga – CQ59/09.01CLC 68
Hà Tiến Đạt – CQ59/09.02CLC
Lý Ngọc Ánh – CQ59/09.02CLC
Sự cần thiết chuyển đổi số và chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ở Việt
15 Nam 72
Trịnh Mai Hương - CQ58/11.02CL
Vai trò của chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ở Việt Nam
16 77
Nguyễn Linh Chi - CQ58/11.08CLC
Mục tiêu và định hướng phát triển tài chính số tại Việt Nam
17 81
Nguyễn Thị Trà My – CQ58/11.01CL
Xu hướng chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính
18 Nguyễn Lương Thảo Yến – CQ59/09.02CLC 85

Xu hướng và tác động của chuyển đổi số tới hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp
19 89
Thân Nguyễn Vân Anh - CQ60/11.04CLC
Nguyễn Thị Khánh Huyền - CQ60/11.04CLC
Phát triển ngân hàng số tại việt nam: Cơ hội và thách thức
Nguyễn Hồng Phúc - CQ60/10.19
20 93
Bùi Anh Thư - CQ59/09.02CL
Vũ Phương Linh - CQ59/11.02CL
Chuyển đổi số - Cách mạng tư duy và tầm nhìn của các ngân hàng thương
mại
21 98
Nguyễn Duy Hưng – CQ60/10.04
Nguyễn Quang Anh – CQ60/10.18
Ứng dụng fintech trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam
22 Lê Hạnh Trang - CQ60/10.17 102

Chủ điểm Fintech - Giá trị và thách thức trên thị trường Việt Nam
23 Phạm Đức Nhật - CQ59/11.04CL 107
Lê Huyền Cơ - CQ59/11.03CL
Cơ hội và thách thức chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính tại Việt Nam
24 114
Phùng Hà Tâm - CQ59/11.08
Opportunities and challenges of digital transformation for the financial
sector in VietNam
Nguyễn Đình Hưng – CQ59/09.02CL
25 Lê Thị Hiền Trang – CQ59/09.02CL 117
Ngô Thu Hằng – CQ59/09.02CL
Lý Ngọc Ánh – CQ59/09.02CL
Trần Thị Ngọc Ánh – CQ59/09.02CL
Chuyển đổi số tại các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ở Việt Nam: Cơ hội
và thách thức
Vũ Phương Linh - CQ59/11.02CLC
26 122
Đào Đức Lộc - CQ59/11.02CLC
Bùi Anh Thư – CQ59/09.02CLC
Lê Thu Trang - CQ59/09.04CLC
The impact of digital transformation on the performance of Tien Phong
commercial joint stock bank (TP Bank)
Nguyễn Lê Thảo Nguyên - CQ58/11.05CL
27 131
Phan Hải Nam - CQ58/11.05CL
Nguyễn Hà My - CQ58/11.05CL
Ngô Thu Phương - CQ58/11.06CL
Phát triển kinh tế số tại Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
28 Trần Minh Anh Thư - CQ58/11.09 143
Lê Thị Lan Anh - CQ58/11.03CL
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính tại Việt Nam – Một số vấn đề đặt
ra
Phạm Minh Anh – CQ60/11.06CLC
29 148
Nguyễn Bảo Ngọc - CQ60/11.05CLC
Phạm Nguyễn Minh Phương - CQ60/11.05CLC
Nguyễn Ngọc Anh - CQ60/11.01CLC
Benefits and challenges of digital transformation in the finance industry
30 151
Trịnh Bá Bình - CQ60/10.18
Digital transformation in the banking sector
31 Trịnh Hồng Hạnh – CQ59/09.02CLC 156
Lê Vũ Phương Liên – CQ59/09.02CLC
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và xu hướng chuyển đổi số trong nghành
tài chính tại việt nam hiện nay
32 161
Đặng Quang Huy - CQ60/11.01CL
Trần Khánh Linh - CQ60/11.01CL
Impact of digital transformation on business performance
Đặng Quốc Khánh - CQ60/11.03CLC
33 165
Nguyễn Minh Quân - CQ60/11.03CLC
Nguyễn Lê Quang Minh - CQ60/11.03CLC
Nguyễn Vũ Đức Minh - CQ60/11.03CLC
Lê Đình Khải- CQ60/11.03CLC
Chuyển đổi số tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam: Cơ hội và
thách thức
34 171
Đào Minh Ánh - CQ58/11.01
Phạm Hoàng Anh - CQ60/11.02CLC
Digital transformation: seven developments for the finance –banking
35 sector 177
Đinh Phan Thu Hằng – CQ57/02.01
The impact of digital transformation on enterprise activities
Nguyễn Ngọc Bảo Trung – CQ 60/11.01 CLC
Vũ Minh Hải – CQ 60/11.01 CLC
36 182
Nguyễn Hà Chi – CQ60/11.01 CLC
Đỗ Hồng Ngọc – CQ 60/11.01 CLC
Nguyễn Thị Thùy Dương – CQ 60/11.01 CLC
Cơ hội và thách thức chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính tại Việt Nam
Đinh Thanh Dương - CQ59/09.03CLC
37 Vũ Minh Khuê - CQ59/09.03CLC 189
Lê Đinh Hải Anh - CQ59/09.03CLC
Nguyễn Ngọc Diệp - CQ59/09.04CLC
Nghiên cứu thực trạng chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ở Việt Nam
Đỗ Bảo Chi – CQ59/09.02
38 193
Nguyễn Thị Hồng Diệu – CQ59/11.06
Doãn Hải Hà – CQ59/11.03
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính tại công ty cổ phần Misa
Nguyễn Xuân Thắng - CQ59/16.01
39 199
Nguyễn Thị Thu Hà - CQ59/16.01
Triệu Thanh Chúc - CQ59/16.01
Tác động của chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính tới hiệu quả hoạt động
của công ty cổ phần FPT
40 Nguyễn Bùi Đạt - CQ58/11.07CLC 205
Quách Nhật An - CQ58/11.07CLC
Dương Minh Anh - CQ58/11.08CLC
Thực trạng chuyển đổi số tại Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT
41 Trần Hà Ngọc - CQ58/09.04 211
Lê Minh Tuấn -CQ58/11.06
Tác động của chuyển đổi số tới hiệu quả hoạt động của tổng công ty viễn
thông Viettel
42 213
Nguyễn Lưu Thảo Uyên - CQ60/11.08CLC
Nguyễn Công Mạnh Khôi -CQ60/11.08CLC
Tác động của chuyển đổi số tới hiệu quả hoạt động của tổng Công ty bảo
43 hiểm Bảo Việt 223
Lê Thị Kỳ Duyên- CQ59/09.02
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp – Thực trạng và giải pháp
Vũ Trọng Phúc Hải - CQ59/11.02CLC
44 Lê Thanh Bình - CQ59/11.02CLC 227
Bùi Phương Linh - CQ59/11.02CLC
Nguyễn Thu Phương - CQ59/11.02CLC
Thực trạng và giải pháp phát triển ngân hàng số ở việt nam
Phạm Việt Hà - CQ57/11.06CL
Hoàng Đức Tuấn - CQ57/11.06CL
45 234
Mẫn Tuấn Minh - CQ57/11.06CL
Nguyễn Tuấn Thành - CQ57/11.06CL
Nguyễn Văn Cường - CQ57/11.06CL
Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt
46 Nam 243
Phạm Thị Hồng Ngọc - CQ58/11.06
Ứng dụng công nghệ blockchain trên thị trường chứng khoán
47 Bùi Anh Thư - CQ59/09.02CL 247

Ứng dụng của công nghệ sổ cái phân tán vào dịch vụ tài chính
Nguyễn Thị Tú Anh - CQ59/09.03
Nguyễn Ngọc Ánh - CQ59/09.01
48 252
Phạm Thị Quỳnh Trang - CQ59/11.02
Nguyễn Vũ Phương Anh - CQ59/11.03
Nguyễn Thị Kim Oanh - CQ59/11.08
Một số đề xuất thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính tại Việt
Nam
Trịnh Thị Thanh - CQ59/16.02
49 Nguyễn Bích Ngọc - CQ59/16.02 259
Hồ Phương Trang - CQ59/16.02
Nguyễn Thị Mai Linh - CQ59/16.02
Thái Văn Minh Hoàng - CQ59/16.02
Sinh viên Tài chính: Hành trang bước vào kỷ nguyên số
50 Bùi Anh Thư - CQ59/09.02CL 262
Dương Diệu Linh - CQ59/09.02CL
Digital transformation strategy in businesses in VietNam
51 Đỗ Thị Khánh Thảo - CQ59/11.10CLC 268
Ngô Hoàng Anh - CQ59/11.10CLC
Giải pháp thúc đẩy chuyển đội số trong lĩnh vực tài chính tại Việt Nam
52 Đỗ Quỳnh Anh - CQ60/11.04CLC 273
Lê Phương Thảo - CQ60/11.04CLC
Giải pháp hỗ trợ chuyển đổi số cho các DN Việt Nam
53 Quảng Thị Quỳnh- CQ58/11.02 276

Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số tại các doanh nghiệp ở Việt Nam
54 Trần Thị Hồng - CQ58/09.04 280

Thúc đẩy chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp Việt Nam
55 284
Nguyễn Trọng Minh- CQ60/11.10 CLC
Nguyễn Hữu Mạnh- CQ60/11.09 CLC
Human resources development for digital transformation in the financial
56 sector 290
Nguyễn Mỹ Duyên - CQ59/11.03
Chìa khóa giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số cho các doanh nghiệp ở
Việt Nam
Phạm Văn Trường- CQ60/11.06CL
57 Nguyễn Khánh Quyền - CQ60/11.05CL 295
Vũ Phương Liên - CQ60/11.05CL
Nguyễn Minh Thảo - CQ60/11.06CL
Phạm Ánh Dương - CQ59/11.05CLC
Giải pháp về công nghệ thông tin cho chuyển đổi số trong lĩnh vực tài
58 chính ở Việt Nam 298
Vũ Thị Phương Thanh - CQ59/11.05
Tiền điện tử và giải pháp phát triển tại Việt Nam
Trần Thu Trang - CQ60/10.15
59 301
Trần Phương Thảo - CQ59/22.03

Kinh nghiệm chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính tại ngân hàng
Vietcombank
60 308
Phạm Linh Chi - CQ 60/11.01 CLC
Lê Huyền Cơ - CQ 59/11.03 CLC
Chuyển đổi số trong lĩnh vực phân tích tài chính - Thách thức và cơ hội
61 đối với sinh viên chuyên ngành Phân tích tài chính 313
Trần Thị Hạnh – CQ59.09.01
Ứng dụng hóa đơn điện tử trong việc chống thất thu thuế Nhà nước
Nguyễn Thị Ngọc Thủy - CQ60/11.02 CLC
Nguyễn Phương Anh - CQ60/11.02 CLC
62 321
Trần Hạnh Mai - CQ60/11.02 CLC
Hoàng Kiều Trang - CQ60/11.02 CLC
Trần Thị Minh Thư - CQ60/11.02 CLC
LỜI BAN BIÊN TẬP

Trong thời gian qua, với mục đích nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ,
Học viện Tài chính đã có nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học
trong sinh viên. Ở Khoa Tài chính Doanh nghiệp (TCDN), bên cạnh việc khuyến khích sinh
viên tham gia thực hiện các công trình NCKH dự thi các cấp và viết bài cho Nội san sinh
viên NCKH, việc tổ chức tốt các Hội thảo khoa học (HTKH) trong sinh viên cũng luôn được
Ban chủ nhiệm Khoa chú trọng, nhằm nâng cao khả năng nghiên cứu độc lập của sinh viên
trong Khoa.
Được sự đồng ý của Đảng uỷ, Ban Giám đốc Học viện Tài chính, Ban chủ nhiệm Khoa
phối hợp với Liên chi đoàn Khoa TCDN tổ chức HTKH sinh viên với chủ đề: “Chuyển đổi
số trong lĩnh vực tài chính”
Với sự hướng dẫn tận tình của các Thầy Cô giáo trong Khoa TCDN và lòng đam mê
trong NCKH; chỉ trong một thời gian ngắn, Ban biên tập đã nhận được 186 bài viết của
sinh viên tham dự hội thảo. Ngoài các bài viết của sinh viên các chuyên ngành thuộc khoa
TCDN, Ban biên tập còn nhận được nhiều bài viết của sinh viên các khoa và chuyên ngành
khác trong Học viện, như: khoa Kế toán; Khoa Ngân hàng - Bảo hiểm; Khoa Quản trị kinh
doanh; Khoa Kinh tế; Khoa Thuế -Hải quan; v.v. Điều này cho thấy các chủ đề HTKH sinh
viên của khoa TCDN luôn có sức cuốn hút đối với sinh viên các khoá và các khoa trong
Học viện Tài chính.
Về nội dung: Các bài viết tham dự Hội thảo đã đề cập khá toàn diện các vấn đề từ lý
luận đến thực tiễn về chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính. Điều này thể hiện nhiều sinh
viên nắm vững kiến thức chuyên môn, chủ động tìm hiểu nắm bắt các vấn đề liên quan đến
chủ đề của Hội thảo. Ban Biên tập đã tổ chức đọc, duyệt kỹ lưỡng và lựa chọn ra 60 bài
viết xuất sắc nhất để đăng trong Kỷ yếu của Hội thảo .
Ban Biên tập xin trân trọng cảm ơn sự phối hợp, cộng tác giúp đỡ của các Thầy
Cô giáo trong việc hướng dẫn và đọc duyệt bài của sinh viên. Ban Biên tập chân thành cảm
ơn các sinh viên trong và ngoài Khoa đã hưởng ứng nhiệt tình và tham gia viết bài, giúp
cho HTKH sinh viên Khoa TCDN thu được kết quả tốt.

BAN BIÊN TẬP


ĐỀ DẪN HỘI THẢO
PGS.TS Đoàn Hương Quỳnh
Phó Trưởng khoa TCDN

Ngày 27-9-2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ
trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nghị quyết
nhấn mạnh việc “thúc đẩy chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ
quốc, các tổ chức chính trị - xã hội”. Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
XII về các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Thúc đẩy mạnh mẽ chuyển
đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số để tạo bứt phá về nâng cao năng suất, chất
lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế”. Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội 10 năm 2021 - 2030, Đảng nhấn mạnh: “Phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào
khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”.
Từ kinh nghiệm chuyển đổi số quốc gia của các nước trên thế giới và thực tiễn
chuyển đổi số ở Việt Nam, Đại hội XIII của Đảng đã xác định nội dung của chuyển đổi số
quốc gia trong những năm tới là: “Công nghệ số sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số;
làm thay đổi phương thức quản lý nhà nước, mô hình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đời
sống văn hóa, xã hội”. Như vậy, chuyển đổi số quốc gia được thực hiện trên ba phương diện
cơ bản là Kinh tế số, Xã hội số và Chính phủ số.
Chuyển đổi số đang trở thành một xu hướng toàn cầu và có tầm quan trọng đặc biệt
trong phát triển kinh tế, trong đó có lĩnh vực tài chính. Sự phát triển của các công nghệ mới
như trí tuệ nhân tạo, blockchain, các ứng dụng di động và đám mây đang thay đổi cách thức
hoạt động tài chính của các tổ chức và mở ra cơ hội phát triển mới.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính mang đến nhiều lợi ích như: (1) Tăng năng
suất và giảm chi phí. Chuyển đổi số cho phép các doanh nghiệp tự động hóa nhiều quy trình
và nghiệp vụ tài chính, giảm thiểu thời gian và chi phí vận hành. Nó cũng cho phép các
doanh nghiệp nâng cao độ chính xác và tốc độ xử lý thông tin tài chính, từ đó tăng năng
suất và hiệu quả. (2) Nâng cao trải nghiệm khách hàng. Chuyển đổi số cũng cải thiện trải
nghiệm khách hàng bằng cách cung cấp các giải pháp tài chính trực tuyến và tiện lợi. Các
khách hàng có thể tiếp cận dịch vụ tài chính từ bất cứ đâu và bất cứ khi nào, từ đó tạo ra sự
tiện lợi và thu hút nhiều khách hàng mới. (3) Tăng cường sự đồng bộ trong hệ thống tài
chính. Chuyển đổi số cho phép các doanh nghiệp tạo ra sự đồng bộ giữa các phòng ban và
quy trình khác nhau, từ đó giảm thiểu các lỗi nhân sự và tăng độ chính xác xử lý thông tin
tài chính.

1
Tuy nhiên, để thực hiện chuyển đổi số thành công trong lĩnh vực tài chính tại Việt
Nam, chúng ta cũng đối mặt với nhiều thách thức như: (1) Hạn chế về nguồn lực tài chính
và cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Việc chuyển đổi số đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chi phí đầu
tư ban đầu lớn. (2) Thiếu nhân lực có kỹ năng. Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính đòi
hỏi nhân lực có kiến thức và kỹ năng về công nghệ, khoa học dữ liệu và tài chính. (3) Vấn
đề bảo mật thông tin. Với nhiều dữ liệu tài chính quan trọng được lưu trữ trực tuyến, việc
đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin là một thách thức lớn trong chuyển đổi số trong lĩnh
vực tài chính. Các doanh nghiệp cần đảm bảo rằng họ sử dụng các biện pháp bảo mật phù
hợp để bảo vệ thông tin khách hàng và dữ liệu tài chính.
Xuất phát từ các lý do nêu trên, BCN Khoa TCDN quyết định phối hợp với LCĐ
Khoa tổ chức hội thảo khoa học sinh viên với chủ đề “Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài
chính”. Với mong muốn đẩy mạnh phong trào NCKH trong sinh viên Khoa TCDN, đặc
biệt hướng sinh viên chủ động tiếp cận các vấn đề nghiên cứu, do vậy, Ban chủ nhiệm khoa
và Hội đồng khoa học Khoa chỉ cố vấn về nội dung, chương trình, toàn bộ các khâu từ triển
khai viết bài, biên tập cho tới điều hành Hội thảo đều do Liên chi đoàn trực tiếp tiến hành.
Đến nay, Ban tổ chức Hội thảo đã nhận được gần 300 bài tham luận trao đổi khá
toàn diện các vấn đề xung quanh chủ đề của Hội thảo, từ cơ sở lý luận - thực tiễn, những
bài học kinh nghiệm chuyển đổi số của các quốc gia trên thế giới, cũng như đề xuất các giải
pháp nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực Tài chính ở Việt Nam. Qua biên tập, Ban
tổ chức hội thảo đã chọn ra 60 bài viết có chất lượng nhất đưa vào Kỷ yếu của Hội thảo.
Ban tổ chức Hội thảo rất mong các vị đại biểu, các em sinh viên tham dự Hội thảo
sẽ tích cực đóng góp ý kiến, trao đổi, làm cho buổi hội thảo thực sự bổ ích đối với sinh viên
các chuyên ngành của Khoa TCDN. Để hội thảo thu được kết quả tốt, chúng tôi đề nghị các
vị đại biểu và các em sinh viên cần tập trung trao đổi và thảo luận các vấn đề sau:
- Thứ nhất: Cơ sở lý luận về chuyển đổi số.
Phần này đi vào tìm hiểu các vấn đề lý luận về chuyển đổi số như sự cần thiết, công
nghệ đột phá trong chuyển đổi số, yếu tố cơ bản của chuyển đổi số trong nền kinh tế, tác
động của chuyển đổi số cũng như xu hướng và kinh nghiệm chuyển đổi số của một số quốc
gia trên thế giới.
- Thứ hai: Thực trạng chuyển số trong lĩnh vực tài chính tại Việt Nam
Trong phần này, hội thảo tập trung làm rõ sự cần thiết chuyển đổi số và chuyển đổi
số trong lĩnh vực tài chính ở Việt Nam, quan điểm của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi số
trong lĩnh vực tài chính, thực trạng chuyển đổi số cũng như chỉ ra cơ hội và thách thức, yếu
tố tác động chuyển đổi số đến lĩnh vực tài chính tại Việt Nam.

2
- Thứ ba: Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính tại Việt Nam
Phần này tìm hiểu mục tiêu, định hướng phát triển tài chính số, từ đó đưa ra giải
pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ở Việt Nam.
Với cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu một cách khoa học, logic và cách thức tổ chức
hội thảo sáng tạo, Ban tổ chức hy vọng Hội thảo sẽ diễn ra thật sự sôi nổi, qua đó, sẽ tạo ra
một sân chơi bổ ích góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của sinh
viên Học viện Tài chính nói chung và sinh viên Khoa Tài chính doanh nghiệp nói riêng.
Thay mặt Ban chủ nhiệm Khoa và Hội đồng khoa học Khoa, chúng tôi chân thành
cám ơn sự nhiệt tình cộng tác, tham gia Hội thảo của các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa
học và các em sinh viên.
Xin kính chúc sức khỏe các vị đại biểu.
Chúc Hội thảo diễn ra thành công tốt đẹp!

3
SỰ CẦN THIẾT CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG
LĨNH VỰC TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM
Nguyễn Nhật Huyền – CQ58/11.02CL
Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu đối với các lĩnh vực và chủ thể trong nền kinh tế,
trong đó có lĩnh vực tài chính. Thời gian qua, chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ở nước
ta diễn ra mạnh mẽ và đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào thúc đẩy
tiến trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế đất nước sau đại dịch.
1. Đặt vấn đề
Chuyển đổi số là hoạt động mang tính tổng thể, tất yếu và rất quan trọng đối với sự
tồn tại và phát triển của một quốc gia. Hoạt động chuyển đổi số diễn ra ở các lĩnh vực,
ngành nghề bao gồm kinh tế, tài chính, y tế, truyền thông, giáo dục, giao thông, du lịch…
Không nằm ngoài tiến trình chuyển đổi số chung của nền kinh tế, thời gian gần đây,
việc chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính đã được cấp có thẩm quyền quan tâm và ban
hành các cơ chế, chính sách.
Bên cạnh các cơ chế, chính sách về chuyển đổi số đã được ban hành, ngày 3/6/2020
Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chuyển đổi
số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của công cuộc chuyển đổi số đối với phát
triển kinh tế đất nước nói chung và lĩnh vực tài chính nói riêng, thời gian qua, các đơn vị,
doanh nghiệp đã đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và mang lại nhiều kết
quả tích cực như: Cắt giảm thời gian, chi phí cho đơn vị, doanh nghiệp cũng như các đối
tượng thụ hưởng.
Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích như: Tạo thuận lợi trong thanh toán và giao dịch;
nâng cao tính bảo mật và các giao dịch có độ chính xác cao. Chính vì vậy, việc nghiên cứu
và đề xuất các giải pháp thực hiện chuyển đổi số đối với ngành Tài chính là cần thiết trong
tình hình mới.
2. Khái niệm về chuyển đổi số
Theo Gartner - Công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ thông tin đưa ra định nghĩa
về chuyển đổi số như sau: Chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô
hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới.
Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Phát triển Công nghệ (FSI) cho rằng: Chuyển
đổi số là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số, bằng cách áp
dụng công nghệ mới như điện toán đám mây (Cloud), dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn

4
vật (IoT)… thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công
ty…
Số hóa là việc biến đổi các thực thể (đối tượng, vạn vật) từ dạng vật lý sang dạng số,
tức tạo ra phiên bản số của các thực thể. Bản chất của cấp độ số hóa là biến đổi. Số hóa cần
gắn liền với công nghệ kết nối các thực thể trên IoT, lưu trữ dữ liệu (điện toán đám mây)
và bảo vệ sự bất biến, toàn vẹn dữ liệu chuỗi (block chain).
Tựu chung, chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân và
tổ chức về phương thức làm việc và hoạt động trên môi trường số với các công nghệ số.
Chuyển đổi số sẽ tạo ra các mô hình hoạt động mới, giúp tái cấu trúc nền kinh tế. Đặc trưng
của chuyển đổi số là áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, tư duy công nghệ mới nhất
vào trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đời sống hằng ngày.
3. Những lợi ích của chuyển đổi số dối với nền tài chính
Ở Việt Nam, với dân số gần 100 triệu người và là nền kinh tế có độ mở cao, dân số
trẻ năng động và có khả năng tiếp cận công nghệ cao nhanh chóng, cùng với hạ tầng viễn
thông - công nghệ thông tin tương đối đồng bộ, các chuyên gia đánh giá Việt Nam có tiềm
năng rất lớn để khai thác và ứng dụng chuyển đổi số vào các lĩnh vực.
Báo cáo “Nền kinh tế số Đông Nam Á 2019” của Google cho thấy, nền kinh tế số Việt
Nam năm 2019 có trị giá khoảng 12 tỷ USD (đóng góp 5% GDP quốc gia năm 2019), cao
gấp 4 lần so với giá trị của năm 2015 và dự đoán chạm mốc 43 tỷ USD vào năm 2025.
Đối với lĩnh vực ngành tài chính ngân hàng, người dùng trong lĩnh vực ngân hàng có
thể kiểm tra các khoản thanh toán đến và đi ngay trên các thiết bị thông minh, cũng như sắp
xếp việc chuyển tiền và thanh toán hóa đơn. Việc chuyển tiền trong và ngoài nước có nhiều
đổi mới, tiện lợi và nhanh chóng hơn.
Với các thiết bị thông minh như smartphone, hay laptop có kết nối mạng internet,
khách hàng có thể thực hiện giao dịch với ngân hàng ở mọi lúc, mọi nơi. Các giao dịch
được thực hiện như chuyển tiền, kiểm tra số dư đến các tiện ích nâng cao như thanh toán
hóa đơn, mở tài khoản tiết kiệm… đều được thực hiện nhanh chóng bởi ngân hàng số.
Mặt khác, trong mối quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp, cá nhân với thị trường
tài chính thì hình thức cho vay ngang hàng (P2P) giúp kết nối trực tiếp người đi vay với
người cho vay trên nền tảng internet đã hoạt động khá hiệu quả, rút ngắn thời gian phê
duyệt các khoản vay so với ngân hàng truyền thống.
Ngày nay, với sự phát triển của hạ tầng internet và nền tảng công nghệ số hóa nhiều
sản phẩm, dịch vụ và các mô hình kinh doanh mới trong ngành Tài chính ra đời giúp cho
khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn.

5
Nhờ công nghệ số hóa lĩnh vực tài chính dẫn tới việc ra đời nhiều sản phẩm, dịch vụ
và các mô hình kinh doanh mới, không những làm phong phú đa dạng các hoạt động của
lĩnh vực này, mà còn rút ngắn thời gian, tăng năng suất lao động.
Đặc biệt, việc đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính sẽ giúp cho
các đơn vị, tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp có thể thu thập đầy đủ dữ liệu cần thiết
phục vụ cho công việc, hoạt động sản xuất kinh doanh; qua đó rút ngắn thời gian hoàn thành
nhiệm vụ, nâng cao năng suất lao động.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính còn giúp khách hàng cắt giảm được thời gian
di chuyển, cũng như tiết kiệm chi phí hoạt động cho các tổ chức tài chính, doanh nghiệp…
Bên cạnh lợi ích trên, chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính giúp các đơn vị, doanh
nghiệp nâng cao tính bảo mật. Hiện nay, tình trạng tấn công mạng đang diễn ra khá phổ
biến. Theo thống kê của Google, có khoảng 30% sự cố an toàn thông tin trong lĩnh vực tài
chính là do cuộc tấn công ứng dụng website.
Bởi được xây dựng trên cơ sở cho phép người dùng thực hiện mọi giao dịch qua
internet, nên vấn đề bảo mật và an toàn thông tin là vấn đề then chốt và xuyên suốt trong
quá trình chuyển đổi số của ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam.
Cụ thể, mọi ứng dụng trong thanh toán và giao dịch tài chính đều có nhiều lớp bảo vệ;
đồng thời, hiện nay có sử dụng thêm tính năng OTP (One Time Password), làm tăng mức
độ an toàn trong giao dịch thanh toán.
Trong các giao dịch thanh toán, việc định danh khách hàng là khâu đầu tiên trong hoạt
động tài chính - ngân hàng, trước khi để khách hàng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của
mình thì ngân hàng hay tổ chức tài chính phải nhận biết về khách hàng của mình.
Ngoài ra, việc biết được khách hàng của mình là ai còn giúp cho ngân hàng, tổ chức
tài chính xác định danh tính, mọi thông tin khách hàng được rõ ràng. Ngày nay, với sự phát
triển nhanh chóng của công nghệ mới mà cụ thể là công nghệ số hóa, định danh khách hàng
điện tử, ngày càng phổ biến để đơn giản hóa các thủ tục, giấy tờ, tạo thuận lợi cho khách
hàng.
Với sự chấp thuận của cơ quan quản lý có thẩm quyền thì ngành Tài chính ở nhiều
quốc gia đã và đang chuyển sang hình thức nhận biết khách hàng qua phương thức điện tử.
Công nghệ OCR (Optical Character Recognition) được sử dụng trong quy trình định
danh khách hàng điện tử dùng để trích xuất thông tin từ các tài liệu nhận dạng như hộ chiếu,
chứng minh thư, bằng lái xe và đưa thông tin đã được mã hoá lên hệ thống.
Toàn bộ quá trình từ trích xuất dữ liệu để hình thành số liệu không mất quá 3 giây
khiến quá trình hoàn toàn tự động và độ chính xác lên tới 99%.

6
4. Vấn đề đặt ra về chuyển đối số đối với lĩnh vực tài chính
Tài chính là lĩnh vực quan trọng được ưu tiên triển khai chuyển đổi số. Tuy nhiên, để
thực hiện hiệu quả quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính, thời gian tới cần triển
khai các giải pháp sau:
Thứ nhất, nâng cao năng lực nghiệp vụ, thay đổi nhận thức từ đội ngũ lãnh đạo đến
nhân viên trong lĩnh vực tài chính.
Các cấp lãnh đạo tại các đơn vị/doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính cần
phải đẩy mạnh tuyên truyền và giải thích cho toàn thể nhân viên về sứ mệnh, sự cần thiết
và tính cấp thiết của công cuộc chuyển đổi số; những lợi ích lớn của việc chuyển đổi số đối
với nền kinh tế và xã hội nói chung và lĩnh vực tài chính nói riêng.
Đồng thời, tiếp tục thử nghiệm ứng dụng công nghệ mới, thúc đẩy phát triển công
nghệ sáng tạo trong Ngành; hợp tác chuyển đổi số với các cơ quan nhà nước, với hiệp hội
ngành nghề công nghệ thông tin và hiệp hội ngành nghề có liên quan.
Thứ hai, xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý đối với các sản phẩm, dịch vụ, mô hình
kinh doanh mới trên nền tảng công nghệ số trong lĩnh vực tài chính. Khuyến khích đổi mới,
sáng tạo trong các đơn vị/doanh nghiệp khởi nghiệp, sở hữu trí tuệ, tạo điều kiện thuận lợi
cho quá trình chuyển đổi số; phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới dựa
trên công nghệ số, internet vạn vật và không gian mạng.
Thứ ba, chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghệ số kết nối đồng bộ với hoạt động
của các đơn vị/doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, cơ sở hạ tầng thông tin số trong lĩnh vực
tài chính đóng vai trò quan trọng, quyết định đến tiến trình chuyển đổi số.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển, hạ tầng viễn thông sẽ chuyển dịch sang hạ tầng số bao
gồm hạ tầng viễn thông và điện toán đám mây. Dựa trên nền tảng công nghệ di động 5G,
cần làm chủ hạ tầng điện toán đám mây trong lĩnh vực tài chính.
Đẩy mạnh phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng viễn thông trong các đơn vị/doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính là nhiệm vụ chiến lược, cần được ưu tiên hàng
đầu.
Thứ tư, tiếp tục phát triển nền tảng số trong lĩnh vực tài chính phù hợp với nền tảng
công nghệ của các đơn vị/doanh nghiệp để nhân thêm giá trị cốt lõi trong hoạt động kinh
doanh. Phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá để thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn, tiết
giảm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động cho các đơn vị/doanh nghiệp.
Đặc biệt, thông qua việc phát triển nền tảng số trong lĩnh vực tài chính, hệ thống thông
tin số sẽ được xây dựng, hoàn thiện ngày càng hoàn thiện hơn, tạo điều kiện cho các đơn vị

7
và khách hàng nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng và chính xác, tiết kiệm thời gian
và chi phí cho đơn vị/doanh nghiệp.
Thứ năm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong quảng bá sản phẩm của lĩnh vực tài
chính, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng trong tình hình mới.
KẾT LUẬN
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
hiện nay. Trên thế giới, nhiều quốc gia đã và đang triển khai các chiến lược quốc gia về
chuyển đổi số như: Anh, Úc, Đan Mạch, Estonia… với nhiều nội dung như Chính phủ số,
kinh tế số, xã hội số, ngân hàng số…
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, không thể nằm ngoài xu thế chung của thế giới,
Việt Nam cần đẩy nhanh công cuộc chuyển đổi số quốc gia nếu không muốn bỏ lại phía
sau. Trong đó, chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ở nước ta dựa trên nền tảng công nghệ
số được quan tâm ưu tiên hàng đầu so với các ngành, lĩnh vực khác.
Quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực này sẽ tác động mạnh mẽ đến hoạt động của
các lĩnh vực khác, làm thay đổi cơ bản các mô hình hoạt động từ truyền thống sang trực
tuyến không tiếp xúc, mang lại nhiều lợi ích như tăng năng suất lao động; rút ngắn thời gian
hoàn thành công việc; tiết kiệm chi phí, sử dụng nguồn lực có hiệu quả hơn…
Bên cạnh đó, quá trình chuyển đổi số trong ngành tài chính còn giúp nâng cao năng
lực cạnh tranh của lĩnh vực này đối với các nước trên thế giới. Xét ở phương diện tổng thể
chung, vấn đề chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ở Việt Nam cần tiếp tục nghiên cứu,
xem xét toàn diện hơn trong tình hình mới. Chính vì vậy, nghiên cứu này gợi mở hướng
nghiên cứu tiếp theo về việc chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính trong thời gian tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thủ tướng Chính phủ (2020), Quyết định số 749/QĐ-TTg về phê duyệt “Chương
trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”
2. Chuyển đổi số là gì? Định nghĩa chuyển đổi số, (FSI 2020), https://
fsivietnam.com.vn/chuyen-doi-so-la-gi/
3. https://tapchitaichinh.vn/loi-ich-cua-chuyen-doi-so-va-yeu-cau-doi-voi-linh-vuc-
tai-chinh-ngan-hang.html

KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT CHUYỂN ĐỔI SỐ


Lê Diễm Quỳnh - CQ58/11.09
Tóm tắt: Trong thời đại xã hội hiện nay, chúng ta gần như đã không còn xa lạ với
cụm từ “chuyển đổi số”. Với thành công của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4,

8
chuyển đổi số hiện đang là xu hướng tất yếu, là vấn đề sống còn đối với các quốc gia, tổ
chức, doanh nghiệp và người tiêu dùng trên toàn thế giới. Những sự thay đổi to lớn về
năng suất lao động, trải nghiệm của người dùng và các mô hình kinh doanh mới đang
được hình thành cho thấy vai trò và tác động to lớn trong cuộc sống xã hội hiện nay của
chuyển đổi số, nó tác động đến mọi ngành nghề, như: công nghiệp, nông nghiệp, thương
mại và dịch vụ kinh doanh.
Qua bài phân tích, giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về chuyển đổi số và sự cần
thiết của việc chuyển đổi số cho các doanh nghiệp thời hội nhập.
Từ khóa: Chuyển đổi số, sự cần thiết, cách mạng công nghiệp 4.0.
LỜI MỞ ĐẦU
Chuyển đổi số đã góp phần làm thay đổi cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và
mang đến giá trị mới cho khách hàng của doanh nghiệp. Nhờ có chuyển đổi số hoạt động
quản lý, sản xuất kinh doanh được tăng tốc, đẩy mạnh một cách hiệu quả.
Chính vì vậy, nhiều năm qua, Việt Nam đã tiên phong triển khai ứng dụng công nghệ
trong lĩnh vực tài chính - ngân sách nhà nước, giúp tăng cường hiệu quả, minh bạch trong
quản lý tài chính, hướng đến nền tài chính số tiên tiến, hiện đại, phục vụ đắc lực cho nền
kinh tế số. Với vai trò “huyết mạch” của nền kinh tế, chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính
sẽ là một trong những yếu tố then chốt cho chuyển đổi số nói chung và thúc đẩy chuyển đổi
số trong các lĩnh vực khác nói riêng.
NỘI DUNG
1. KHÁI NIỆM CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ
Khó để định nghĩa chính xác chuyển đổi số doanh nghiệp là gì, bởi vì đối với mỗi
doanh nghiệp hoạt động trên một lĩnh vực sẽ có quy trình áp dụng khác nhau. Hiểu đơn
giản, chuyển đổi số doanh nghiệp là việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số vào các lĩnh vực
hoạt động của doanh nghiệp, từ đó tận dụng lợi thế của công nghệ để tác động thay đổi mô
hình kinh doanh, cách thức vận hành doanh nghiệp nhằm mang đến giá trị tốt hơn cho
doanh nghiệp, thích ứng với xu hướng phát triển công nghệ trên toàn thế giới.
Theo Gartner - công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới
đưa ra định nghĩa về chuyển đổi số như sau: “Chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ
số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới”.
Còn Microsoft thì cho rằng: “Chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức
tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo ra những giá trị mới”.
Tại Việt Nam, chuyển đổi số trong doanh nghiệp được hiểu theo nghĩa là quá trình
thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới

9
như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây
(Cloud Computing)... thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn
hóa doanh nghiệp.
Chuyển đổi số được hiểu đúng nghĩa sẽ là sự tác động để con người thay đổi tư duy
làm việc, vận hành bộ máy, từ đó sẽ tìm cách để ứng dụng nó vào từng hoạt động cụ thể
của doanh nghiệp. Không chỉ có tác động đến cách làm việc, cách quản trị doanh nghiệp
mà nó còn có tác động đến văn hóa, môi trường làm việc của doanh nghiệp.
Chuyển đổi số cho doanh nghiệp là quá trình thay đổi mang tính chiến lược của một
doanh nghiệp. Vì thế, không đơn giản là sử dụng một phương pháp, một mô hình là đã
thành công, mà cần một quá trình thực hiện có kế hoạch với mục tiêu rõ ràng.
2. SỰ CẦN THIẾT CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH
2.1. Sự cần thiết của việc chuyển đổi số hiện nay tại Việt Nam
Sự tất yếu của nền kinh tế: Chúng ta đang sống trong thế kỷ 21, cùng với sự phát
triển của cuộc CMCN 4.0, dễ dàng nhận thấy sự tác động của công nghệ lên mọi mặt của
đời sống con người. Cùng với đó, ảnh hưởng của dịch bệnh đã tác động đến mô hình kinh
doanh truyền thống. Chúng ta đã trải qua thời kỳ các doanh nghiệp hoạt động bằng cây bút
và sổ viết tay, dần qua sử dụng máy tính, mạng Internet và chuyển đổi số cũng là một quá
trình chuyển đổi gần giống vậy. Đây là quá trình phát triển sẽ trở thành tất yếu của một
doanh nghiệp trong sự chuyển mình của toàn thế giới.
Nâng cao hiệu quả doanh nghiệp: Nhờ chuyển đổi số trong doanh nghiệp, cấp lãnh
đạo có thể hoàn toàn chủ động trong việc theo dõi các báo cáo, đánh giá hoạt động của
doanh nghiệp, hiệu suất làm việc của nhân viên bất cứ lúc nào nhờ hệ thống theo dõi và báo
cáo tự động. Nhờ đó, tất cả thông tin và số liệu về công việc đều được thể hiện rõ ràng,
minh bạch, chính xác và nhanh chóng. Những số liệu này giúp ích cho lãnh đạo rất nhiều
trong quá trình ra quyết định và hoạch định chiến lược quản trị.
Nâng cao năng suất làm việc: Mọi doanh nghiệp đều mong muốn tối ưu năng suất
lao động của đội ngũ nhân viên. Chuyển đổi số trong doanh nghiệp giúp cải thiện và nâng
cao năng suất làm việc của nhân viên nhờ giảm thiểu được những công việc thủ công, tốn
nhiều thời gian. Nhờ vậy, nhân sự của doanh nghiệp có thể tập trung nhiều hơn vào chuyên
môn và tăng hiệu quả công việc.
Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ: Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp có thể
vận hành mọi lúc, mọi nơi. Nếu như trước đây, nhân viên khó có thể làm việc tại nhà hay
xử lý những việc phát sinh ngoài giờ do không có tài liệu, máy móc tại chỗ. Vậy giờ đây,

10
chúng ta đã có thể làm việc tại nhà với chỉ một chiếc máy tính hoặc điện thoại, nhờ đó,
nhân sự doanh nghiệp có thể làm việc mọi lúc, mọi nơi.
Việc tăng năng suất lao động giúp doanh nghiệp có nhiều thời gian để cải tiến dịch vụ
khách hàng. Việc tăng năng suất làm rút ngắn thời gian khách hàng phải chờ đợi để nhận
được một sản phẩm hay dịch vụ. Vì vậy, việc áp dụng chuyển đổi số làm tăng năng suất
cũng giúp doanh nghiệp cải thiện dịch vụ rõ rệt hơn.
Nâng cao trải nghiệm của khách hàng: Theo Accenture – công ty tư vấn quản lý
chuyên cung cấp dịch vụ chiến lược, tư vấn, kỹ thuật số, công nghệ và hoạt động của
Ireland cho biết, 91% khách hàng có nhiều khả năng mua hàng từ các thương hiệu gọi tên
họ, biết lịch sử mua hàng và đưa ra các đề xuất sản phẩm dựa trên sở thích của họ. Nói một
cách ngắn gọn – khách hàng yêu cầu cá nhân hóa và nó không thể đạt được trên quy mô
lớn nếu không sử dụng kỹ thuật số.
Công nghệ kỹ thuật số có thể cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về dữ liệu lịch sử của
khách hàng, bao gồm các tương tác, sở thích và mức độ tương tác của họ.
Hơn nữa, họ cung cấp các phương tiện để phân tích dữ liệu này nhanh chóng nhằm cá
nhân hóa trải nghiệm khách hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu và mong đợi của khách
hàng.
Tăng doanh thu: Kết quả của việc giảm thiểu chi phí vận hành, tự động hóa quy
trình... là sẽ tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Chưa kể, khi các dịch vụ của doanh nghiệp
trở nên linh hoạt, thuận tiện hơn cho khách hàng thì sẽ thu hút càng nhiều khách hàng biết
đến và sử dụng.
2.2. Mục đích của công cuộc chuyển đổi số tại các doanh nghiệp hiện nay
Báo cáo của các công ty nghiên cứu thị trường lớn như Gartner, IDC... đều chỉ ra rằng
chuyển đổi số thực sự mang lại rất nhiều lợi ích cho mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp:
từ điều hành quản lý đến nghiên cứu, kinh doanh…
Những lợi ích dễ nhận biết nhất của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp đó là cắt giảm
chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra
quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời, tối ưu
hóa được năng suất làm việc của nhân viên... những điều này giúp tăng hiệu quả hoạt động
và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao.
Tận dụng các nền tảng công nghệ sẽ giúp các doanh nghiệp cải thiện được nhiều lĩnh
vực và hướng đến 5 mục đích cuối cùng của chuyển đổi số
Trong khi đó đối với con người bình thường, chuyển đổi số làm thay đổi cách chúng
ta sống, làm việc và giao dịch với nhau. Còn đối với nhà nước, chuyển đổi số dùng dữ liệu

11
và công nghệ số để thay đổi trải nghiệm người dùng với các dịch vụ do nhà nước cung cấp,
thay đổi quy trình nghiệp vụ, thay đổi mô hình và phương thức hoạt động của cơ quan quản
lý nhà nước.
Chuyển đổi số còn góp phần gia tăng năng suất lao động. Nghiên cứu của Microsoft
cho thấy, năm 2017, tác động của chuyển đổi số tới tăng trưởng năng suất lao động ở vào
khoảng 15%, đến năm 2020, con số này là 21%.
Nhìn chung, theo các chuyên gia phân tích và nghiên cứu thị trường thì 5 mục đích
cuối cùng mà các doanh nghiệp chuyển đổi số hướng đến bao gồm: Tăng tốc độ ra thị
trường; Tăng cường vị trí cạnh tranh trên thị trường; Thúc đẩy tăng trưởng doanh thu; Tăng
năng suất của nhân viên; Mở rộng khả năng thu hút và giữ chân khách hàng.
KẾT LUẬN
Chúng ta đang sống trong một thế giới kỹ thuật số, toàn cầu và siêu kết nối, được
đặc trưng bởi sự thay đổi ở cấp độ xã hội và công nghệ, nơi sự xuất hiện liên tục của
những “người chơi” mới trên thị trường, tính di động và kết nối liên tục tạo ra ảnh hưởng
lớn. Ngày nay, chuyển đổi số không chỉ là một sự lựa chọn. Các công ty cần phải thoát
ra khỏi vùng an toàn, tự tái tạo và cạnh tranh trong thế giới được chi phối bởi các công
nghệ tiên tiến.
Thông qua bài phân tích, ta có thể thấy chuyển đổi số sẽ giúp Chính phủ ngày càng
cải thiện chất lượng công việc của cán bộ công nhân viên chức, cải thiện dịch vụ công,
giúp giảm ách tắc và phục vụ nhu cầu của người dân hiệu quả hơn. Chuyển đổi số cũng
giúp doanh nghiệp tiết giảm được chi phí hoạt động bởi khả năng kết nối vô hạn của quá
trình số hóa, không cần nguồn lực có sẵn, mặc dù quá trình này còn vô vàn khó khăn do
nguồn nhân lực chưa hoàn thiện mà hầu hết các doanh nghiệp phải đào tạo lại. Do đó,
cần nhanh chóng nâng cấp hệ thống số hóa giúp công cuộc chuyển đổi số hoàn thiện
nhằm đáp ứng xu hướng hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. PGS.TS.Bùi Văn Vần và PGS.TS.Vũ Văn Ninh (2015). Tài chính doanh nghiệp –
NXB Tài chính
2. Microsoft (2017). A Strategic Approach to Digital Transformation in
Manufacturing Industries. USA: Microsoft.
3. Khương P.T.V.M (2019). Dự báo tác động của chuyển đổi số tới kết quả sản xuất -
kinh doanh của 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt
Nam, số 10/2019.

12
4. Lê Phạm (2019). Chuyển đổi kỹ thuật số là một hành
trình. https://vnmedia.vn/cong-nghe/201904/chuyen-doi-ky-thuat-so-la-mot-hanh-trinh-
630623/
5. Microsoft (2018), Giải mã những ảnh hưởng kinh tế của chuyển đổi số tại khu vực
châu Á - Thái Bình Dương.

CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG THỜI ĐẠI MỚI


Hoàng Thị Thanh Trang - CQ59/16.01
Dương Thị Ngọc Trâm - CQ59/16.01
Nguyễn Huyền Trang - CQ59/16.01
Nguyễn Ngọc Ánh - CQ59/16.01
Nguyễn Thị Thương - CQ59/16.01
Tóm tắt: Cách mạng công nghệ 4.0 đem lại nhiều cơ hội, cũng như thách thức đối với
nhiều quốc gia, đặc biệt với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Việc ứng dụng
công nghệ thông minh, chuyển đổi số cùng với phương thức sản xuất mới, để từ đó thúc
đẩy phát triển kinh tế. Với vai trò 'dẫn dắt' nền kinh tế phát triển , ngành Tài chính đang
tiên phong, chủ động triển khai lộ trình chuyển đổi số. Theo đó, đến năm 2030, phấn đấu
thiết lập hệ thống tài chính số hoá hoàn toàn trên nền tài chính thông minh.
Từ khóa: chuyển đổi số, tài chính
CHUYỂN ĐỔI SỐ LÀ GÌ?
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp được định nghĩa là “việc tích hợp, áp dụng công
nghệ số để nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả quản lý, nâng cao năng lực, sức cạnh
tranh của doanh nghiệp và tạo ra các giá trị mới."
Các hoạt động chuyển đổi số có thể bao gồm từ việc số hóa dữ liệu quản lý, kinh doanh
của doanh nghiệp, áp dụng công nghệ số để tự động hóa, tối ưu hóa các quy trình nghiệp
vụ, quy trình quản lý, sản xuất kinh doanh, quy trình báo cáo, phối hợp công việc trong
doanh nghiệp cho đến việc chuyển đổi toàn bộ mô hình kinh doanh, tạo thêm giá trị mới
cho doanh nghiệp.
TẠI SAO CẦN PHẢI CHUYỂN ĐỔI SỐ?
BDK - Ba cuộc cách mạng công nghiệp: cơ giới hóa, điện khí hóa và tự động hóa là
những dấu mốc quan trọng đánh dấu những bước phát triển lớn về kinh tế - xã hội của nhân

13
loại. Hiện nay, toàn thế giới đang ở trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư - cuộc
cách mạng về số hóa. Công nghệ số đang làm thay đổi căn bản kinh tế - xã hội.
Phát biểu tại Diễn đàn cấp cao công nghệ thông tin - truyền thông Việt Nam (Vietnam
ICT Summit 2019), Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh
Hùng nhấn mạnh: Chuyển đổi số (CĐS) làm thay đổi cái mà nền kinh tế sản xuất ra; thay
đổi cách mà chúng được sản xuất ra và thay đổi hạ tầng sản xuất ra chúng. CĐS cũng sẽ
thay đổi căn bản tư duy nhận thức về tầm nhìn tương lai và các mối quan hệ kinh tế - xã
hội định hình nó.
CĐS nhằm hướng đến lợi ích của người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển mạnh
mẽ kinh; nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, hiệu lực quản lý của
chính quyền các cấp gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và sự phát
triển bền vững của địa phương.
CĐS đang ảnh hưởng sâu rộng đến cấu trúc và các mối quan hệ trong nền kinh tế toàn
cầu: thay lao động chân tay bằng tự động hóa; thay vốn bằng tri thức và dữ liệu; thay đổi
toàn diện mối quan hệ của chính quyền với người dân và giữa các chủ thể trong nền kinh
tế thông qua việc xóa bỏ các cơ chế trung gian trong chuỗi giá trị bằng công nghệ kết nối
trực tiếp; thay đổi thói quen tiêu dùng cũng như hành vi ứng xử của toàn xã hội. CĐS là xu
thế toàn cầu, là quá trình không thể đảo ngược.
CHUYỂN ĐỔI SỐ GỒM NHỮNG GIAI ĐOẠN NÀO?
Giai đoạn “Doing Digital”
Các dự án tập trung vào “số hóa” cho từng bộ phận (digital focus). Áp dụng công nghệ
số vào mô hình kinh doanh và mô hình quản trị của doanh nghiệp. Thông qua các giải pháp
công nghệ, yêu cầu về dữ liệu cho các giai đoạn sau được đảm bảo.
Giai đoạn “Becoming Digital”
Chương trình “áp dụng công nghệ số” cho nhiều lĩnh vực khác nhau trong doanh
nghiệp. Xây dựng hệ thống báo cáo quản trị (bao gồm các chỉ số báo cáo qquanr trị từ các
dữ liệu thu được). Tính liên kết giữa cơ sở dữ liệu được coi là thiết yếu trong giai đoạn này.
Giai đoạn “Being Digital”
Hoàn thiện cơ sở dữ liệu và nền tảng số cho doanh nghiệp bằng cách tích hợp cơ sở
dữ liệu của các chức năng, bộ phận thành một hệ thống dữ liệu tập trung và xuyên suốt, áp
dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) nhằm xây dựng kế hoạch, ngân
sách, dự báo dòng tiền,...từ cơ sở dữ liệu tích hợp. Áp dụng công nghệ số để tạo ra các sản
phẩm mới.
CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ

14
Quy trình hoạt động
Quy hoạch lại lưu trình nội bộ của doanh nghiệp, lược bớt các thao tác không cần thiết,
tối ưu hóa quy trình làm việc thông qua các kế hoạch lặp lại hiệu quả. Đồng thời áp dụng
các kỹ thuật công nghệ thông tin để số hóa quy trình, nhằm nâng cao hiệu quả công việc
của nhân viên
Hệ thống quản lý
Thông qua kỹ thuật số để xây dựng nền tảng với hệ thống thông tin đồng nhất, đồng
thời thu thập dữ liệu từ lưu trình và xây dựng mô hình AI (trí tuệ nhân tạo). Hỗ trợ nhân
viên các cấp vận dụng dữ liệu cho các vấn đề dự báo và giám sát theo thời gian thực, đồng
thời cải thiện hiệu quả trong giao tiếp giữa các bộ phận; sự kết hợp giữa người và máy.
Hệ thống nhân sự
Thông qua việc đào tạo và thực hành, nhằm bồi dưỡng nhân viên có kỹ năng mới và
thiết lập mô hình công việc mới. Chân lý bất biến của chuyển đổi số là lấy “con người” làm
cốt lõi. Sự chuyển biến của con người và văn hóa sẽ tối ưu hóa công nghệ và cơ sở hạ tầng
được cách tân.
Kỹ năng số hóa
Kỹ năng số hóa là một sức mạnh “cứng cáp”, là việc áp dụng các công nghệ và kỹ
thuật khác nhau để giúp “con người” làm việc một cách hiệu quả hơn.
Văn hóa và năng lực của tổ chức
Văn hóa và năng lực của tổ chức là sức mạnh “mềm”, là nền cơ bản quan trọng nhất
trong chuyển đổi số. Lực hỗ trợ từ văn hóa tổ chức cùng năng lực nhân sự càng vững chắc
thì cơ hội chuyển đổi số thành công càng cao.
KẾT LUẬN
Tại Việt Nam, các mô hình chuyển đổi số cũng đang tạo ra những dịch vụ có ích cho
người dân và tận dụng một cách hiệu quả nguồn lực nhàn rỗi của xã hội. Tuy nhiên, họ
cũng tạo ra những mâu thuẫn, thay đổi cơ bản với mô hình kinh doanh truyền thống. Thế
mạnh công nghệ mới đang giúp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp giành lợi thế trên các
lĩnh vực công nghiệp truyền thống. Xu thế này tạo ra những thay đổi quan trọng trong chuỗi
giá trị các ngành công nghiệp cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong bối cảnh của nền
kinh kế số hiện nay, đòi hỏi các tổ chức, doanh nghiệp và mô hình truyền thống phải có sự
thay đổi mạnh mẽ để tiếp tục tồn tại và phát triển.
Với dân số 96 triệu người và là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất nhì khu
vực, dân số trẻ năng động và có khả năng tiếp cận công nghệ cao nhanh chóng, các chuyên
gia đánh giá Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc chuyển đổi số. Đây là những cơ hội

15
mạnh mẽ để các doanh nghiệp Việt Nam tạo ra sự đột phá trên thị trường nhờ vào chuyển
đổi số.
Tài liệu tham khảo
1. Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam và xu hướng 2022 - 2025 (fptcloud.com).
2. Chuyển đổi số ngành Tài chính: Hướng đến hình thành hệ sinh thái tài chính số
| Thời báo Tài chính Việt Nam (thoibaotaichinhvietnam.vn.
3. Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính Việt Nam: Xu hướng của thế giới và
khuyến nghị cho Việt Nam - Starlinks™.
4. Định nghĩa, các giai đoạn và yếu tố trong chuyển đổi số | Digiwin Software
(Vietnam).
5. BIDV vững bước tiên phong trên hành trình chuyển đổi số (baogiaothong.vn).
6. Định nghĩa Chuyển đổi số - GIAI ĐOẠN 2021-2025 (business.gov.vn).
7. Sự cần thiết phải thực hiện chuyển đổi số - Báo Đồng Khởi Online
(baodongkhoi.vn).

NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG NỀN KINH TẾ

Phạm Hoàng Anh - CQ60/11.02CLC


Nguyễn Thiên Phúc Anh - CQ60/11.01CLC
Nguyễn Lan Anh - CQ60/11.01CLC
Bùi Linh Chi - CQ60/11.01CLC
Phạm Linh Chi - CQ60/11.01CLC
Tóm tắt: Chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp
4.0. Để chuyển đổi số thành công, Việt Nam cần phải đáp ứng được nhiều yếu tố. Bài nghiên
cứu sau khái quát các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số trong nền kinh tế, gồm: cơ sở hạ tầng
kỹ thuật số, sự hỗ trợ của Chính phủ trong chuyển đổi số, văn hóa, bảo mật dữ liệu và quyền
riêng tư.
Từ khóa: Chuyển đổi số, yếu tố cơ bản.
1. Giới thiệu
Chuyển đổi số (Digital Transformation) là sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào
tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp (bán hàng, sản xuất, tài chính và nhân sự,...) nhằm
đưa lại hiệu suất cao, thúc đẩy phát triển doanh thu và thương hiệu. Chuyển đổi số không
chỉ thay đổi cách thực hiện công việc từ thủ công truyền thống sang vận dụng công nghệ

16
để giảm thiểu sức người. Trên thực tế, chuyển đổi số đóng vai trò thay đổi tư duy kinh
doanh, phương thức điều hành, văn hóa tổ chức.
Tại Việt Nam, khái niệm chuyển đổi số thường được hiểu là quá trình thay đổi từ mô
hình doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng những công nghệ
như Big Data (dữ liệu lớn), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud) nhằm thay
đổi phương thức quản lý, điều hành, quy trình làm việc, văn hoá công ty, cung cấp những
cách mới để hiểu, quản lý và chuyển đổi cho các hoạt động kinh doanh.
Để thực hiện được chuyển đổi số thành công, Việt Nam cần phải xem xét các yếu tố
cơ bản. Bài nghiên cứu sau tổng hợp các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số trong nền kinh
tế.
2. Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số trong nền kinh tế
Một là, Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số gồm các công nghệ kỹ thuật số cung cấp nền tảng cho hoạt
động công nghệ thông tin, chuyển đổi số cho một tổ chức, một doanh nghiệp. Một cơ sở hạ
tầng kỹ thuật số mạnh mẽ là điều cần thiết nhất để hỗ trợ việc áp dụng các công nghệ kỹ
thuật số trong nền kinh tế. Hạ tầng số bao gồm kết nối internet tốc độ cao, dịch vụ điện toán
đám mây và các nền tảng công nghệ khác.
(i) Cơ sở hạ tầng Internet tốc độ cao
Cơ sở hạ tầng Internet là là tập hợp thiết bị viễn thông, đường truyền dẫn, mạng viễn
thông và công trình viễn thông. Hạ tầng mạng là yếu tố nền tảng, cốt lõi của quá trình
chuyển đổi số với doanh nghiệp, Chính phủ và người dân để thúc đẩy phát triển kinh tế xã
hội.
Tốc độ kết nối đóng vai trò quan trọng trong quá trình ‘Chuyển đổi số’. Các doanh
nghiệp trong thời đại chuyển đổi kỹ thuật số cần đưa ra quyết định rõ ràng, kịp thời để đảm
bảo lợi ích tốt nhất cho khách hàng. Một doanh nghiệp có thể vươn lên dẫn đầu thị trường
cạnh tranh khi có thể giao hàng nhanh chóng đáp ứng mong đợi của khách hàng. Bất kỳ sự
chậm trễ, gián đoạn nào trong việc kết nối sẽ gây ra bất lợi, giảm tính cạnh tranh của doanh
nghiệp.
(ii) Dịch vụ điện toán đám mây
Điện toán đám mây cung cấp tài nguyên liên quan đến máy chủ, lưu trữ, phần mềm,...
phù hợp với nhu cầu người dùng thông qua Internet. Các doanh nghiệp ngày càng phụ thuộc
nhiều hơn vào tài nguyên của điện toán đám mây bởi vô số lợi ích mà dịch vụ này đem lại,
như: Tiết kiệm chi phí vận hành máy chủ, lưu trữ dữ liệu, bảo hành hệ thống và ủy thác trách
nhiệm pháp lý cho bên thứ ba nhà cung cấp; quy mô liên kết rộng trên toàn thế giới; tính

17
bảo mật cao đến từ những nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp; các tài nguyên máy tính
được cung cấp với tốc độ cao. Điện toán đám mây là trụ cột chính thúc đẩy các doanh nghiệp
tham gia vào hệ sinh thái công nghệ chuyển đổi số.
(iii) Các nền tảng công nghệ khác
Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) và máy học (Machine Learning): AI và
ML là những công nghệ quan trọng nhất để chuyển đổi kỹ thuật số. AI là những cỗ máy
thực hiện các chức năng nhận thức thường liên quan đến con người, bao gồm nhận thức, lý
luận, học hỏi, tương tác,... giúp các tổ chức đưa ra quyết định tốt hơn bằng cách cung cấp
thông tin chi tiết và phân tích về hành vi, nhu cầu của khách hàng. ML là một thuật ngữ
chung chỉ các thuật toán thực hiện dự đoán thông minh dựa trên tập dữ liệu và có khả năng
phân tích với độ chính xác cao hơn các chuyên gia con người, giúp các công ty sử dụng dữ
liệu để nâng cao trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng. Ngày càng nhiều công ty thúc
đẩy áp dụng kết hợp cả hai công nghệ vào các phần mềm và các hoạt động chuyển đổi số
để giảm bớt gánh nặng cho người lao động và hỗ trợ nhà quản lý cấp cao đánh giá sáng
suốt.
Chuỗi khối (Blockchain): Chuỗi khối có nghĩa là một hệ thống kỹ thuật số để thực
hiện và ghi lại các giao dịch có thể được hình dung dưới dạng một khối được xây dựng từ
các thuật toán thông minh và dữ liệu được thu thập và được bảo mật bằng mật mã, có thể
được sử dụng trong nhiều ngành khác nhau như tài chính, chăm sóc sức khỏe, quản lý chuỗi
cung ứng. Nó có khả năng phá vỡ cách kinh doanh truyền thống trong nhiều lĩnh vực bằng
cách cho phép chúng ta tạo hợp đồng thông minh và lưu trữ hồ sơ vĩnh viễn mà không cần
bất kỳ khả năng bị giả mạo.
Hai là, Sự hỗ trợ của Chính phủ trong Chuyển đổi số
Sự hỗ trợ của Chính phủ rất quan trọng, là tiền đề để thúc đẩy trong công tác chuyển
đổi số của nền kinh tế quốc dân. Điều này bao gồm các chính sách và quy định việc hỗ trợ,
đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật và tài trợ cho việc nghiên cứu và phát triển trong công tác
chuyển đổi số, như sau:
(i) Việc nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của chuyển đổi số:
Việt Nam đã có chương trình chuyển đổi số quốc gia tới năm 2025 và định hướng tới
năm 2030 với 3 trụ cột về kinh tế số, xã hội số, Chính phủ số. Trong quá trình đó, Việt Nam
xác định người dân là trung tâm, là chủ thể. Do đó, Chính phủ tập trung nâng cao nhận thức
về tầm quan trọng của chuyển đổi số ở tất cả các cấp, các ngành, đặc biệt là lãnh đạo, người
đứng đầu.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển chuyển đổi số; tiếp tục hoàn thiện

18
thể chế, cơ chế chính sách xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước
đo. Không những vậy, Chính phủ cần giành nguồn tài chính đủ lớn để đầu tư, hoàn thiện hạ
tầng số, các cơ sở dữ liệu số, kết nối đồng bộ để phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước
trong kỷ nguyên số.
(ii) Dữ liệu mở của Chính phủ:
Không thể phủ nhận được vai trò của dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu lưu trữ thông tin trong
kỷ nguyên số. Do đó, trong tiến trình số hóa và “Chuyển đổi số” đang diễn ra trên toàn cầu
thì việc quản lý và lưu trữ thông tin rất quan trọng và cần thiết để tiến tới một đất nước có
nền kinh tế số. Đây là xu thế tất yếu của công tác chuyển đổi số.
Con người thường quan tâm đến vấn đề quan trọng là thu thập dữ liệu và phát triển
các công nghệ xử lý dữ liệu đó. Như vậy, đối với Chính phủ, việc thu thập, quản lý và chia
sẻ dữ liệu sẽ giúp các cơ quan nhà nước nâng cao công tác quản lý bằng cách cải thiện, thiết
kế dịch vụ công theo hướng tiếp cận từ phía người dân. Chính phủ có thể thiết kế các chính
sách dựa trên sự chia sẻ dữ liệu một cách toàn diện hơn, kích thích sự đổi mới trong và
ngoài khu vực công, thúc đẩy sự tham gia của người dân, doanh nghiệp khai thác dữ liệu.
(iii) Các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số
của Chính phủ:
Chính phủ Việt Nam xác định, việc chuyển đổi số được tiếp cận một cách tổng thể,
liên thông và đẩy mạnh hợp tác công- tư. Do đó, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy
phạm pháp luật có liên quan đến công tác chuyển đổi số, trong đó có nhiều chính sách hỗ
trợ người dân, doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số, đây là bước đi ban đầu của quá
trình chuyển đổi số. Đảng và nhà nước coi trọng và xem chuyển đổi số là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ba là, Văn hóa
Chuyển đổi số trong nền kinh tế đang diễn ra trên toàn cầu, đòi hỏi các doanh nghiệp
và tổ chức phải có sự hiểu biết và tôn trọng các nền văn hóa khác nhau khi triển khai dự án
chuyển đổi số. Hiểu biết về văn hóa là một yếu tố cơ bản của chuyển đổi số vì nền kinh tế
của mỗi quốc gia đều khác nhau: các giá trị văn hóa, quan niệm, thói quen và cách tiếp cận
với công nghệ có thể khác nhau giữa các quốc gia hoặc giữa các cộng đồng văn hóa trong
một quốc gia,…Nếu không hiểu được nét đặc trưng văn hóa của một quốc gia, các doanh
nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc đưa ra các giải pháp chuyển đổi số phù hợp và hiệu quả.
Ví dụ, trong một số nền văn hóa, người dân có thể có niềm tin cao vào việc sử dụng tiền
mặt thay vì thanh toán qua các phương tiện số, có thể kể tên một số quốc gia như Nhật Bản,
Đức. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp cần tìm hiểu thêm về lối sống và thói quen

19
của người dân để đưa ra các giải pháp thanh toán kỹ thuật số phù hợp và hiệu quả.
Bên cạnh đó, chuyển đổi số cũng có thể gây ra một số tác động về văn hóa, như thay
đổi cách thức giao tiếp và tương tác giữa con người, hoặc tác động đến các giá trị văn hóa
truyền thống, theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Chuyển đổi số đã có ảnh hưởng lớn
đến nền kinh tế và văn hóa của các quốc gia. Nó đã thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế
số và thay đổi cách thức các quốc gia truyền tải và tiếp cận với nghệ thuật, văn hóa và giáo
dục.
Ví dụ, ở Nhật Bản và Hàn Quốc, chuyển đổi số đã thúc đẩy sự phát triển của các ngành
công nghiệp phần mềm, điện tử, truyền thông và giải trí. Các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật
số của những quốc gia này đã có ảnh hưởng lớn đến các văn hóa khác trên thế giới, đặc biệt
là thông qua truyền thông và giải trí.
Bốn là, Bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư dữ liệu
Trong giai đoạn hiện nay, khi quá trình chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số là
một trong những mục tiêu quan trọng của quốc gia, việc bảo vệ, đảm bảo quyền riêng tư
trên môi trường số có ý nghĩa quan trọng. Dữ liệu, thông tin cá nhân được thu thập rất nhiều
qua các công cụ trên môi trường số.
(i) Bảo mật dữ liệu
Bảo mật dữ liệu là thuật ngữ được sử dụng để mô tả quy trình, chính sách và công
nghệ đảm bảo dữ liệu của doanh nghiệp được bảo mật khỏi sự truy cập bên trong và bên
ngoài hoặc hư hỏng, thất thoát dữ liệu, bao gồm các cuộc tấn công độc hại và các mối đe
dọa nội bộ. Đặc biệt, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và chuyển đổi số, vấn
đề bảo mật dữ liệu cần phải được quan tâm hơn bao giờ hết, do vậy, cần phải bảo vệ dữ liệu
vì những lợi ích sau:
Bảo vệ thông tin riêng tư của khách hàng: Nếu không bảo mật đúng cách, làm lộ
những thông tin ấy ra ngoài có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như: khách hàng bị
trộm danh tính, lừa đảo,...
Đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp: cốt lõi của chuyển đổi số là dữ liệu. Nếu bị mất
cắp hay bị truy cập trái phép có thể gây tổn hại uy tín và thương hiệu, việc vận hành của
doanh nghiệp.
(ii) Quyền riêng tư dữ liệu
Quyền riêng tư dữ liệu là khả năng của mỗi cá nhân có thể kiểm soát các thông tin
riêng tư của họ. Trong chuyển đổi số, quyền riêng tư dữ liệu trở thành một vấn đề quan
trọng và được bảo vệ bởi các quy định của pháp luật bởi những lý do sau:
Bảo vệ thông tin cá nhân: Việc bảo vệ quyền riêng tư dữ liệu giúp đảm bảo tính toàn

20
vẹn và thông tin cá nhân, giảm thiểu nguy cơ mất mát, lộ thông tin cho bên thứ ba
Tăng cường niềm tin của khách hàng: Khi khách hàng nắm rõ được thông tin cá nhân
của mình được sử dụng hợp lý, hiệu quả và được bảo vệ an toàn thì khả năng tiếp tục gắn bó,
sử dụng những sản phẩm, dịch vụ của tổ chức sẽ được cải thiện đáng kể.
Khai thác tối đa tiềm năng của dữ liệu và tạo lợi thế cạnh tranh: Doanh nghiệp sẽ
khai thác, giữ được những thông tin độc quyền nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ và sản
phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng phù hợp để tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn so
với những tổ chức khác.
Vì vậy, việc bảo mật dữ liệu và bảo vệ quyền riêng tư dữ liệu trong chuyển đổi số
không chỉ là một nghĩa vụ pháp lý mà còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế và xã hội cho cả
người dùng và các tổ chức sử dụng những thông tin ấy.
3. Kết luận
Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của xã hội trong thời kỳ công nghệ 4.0, trong đó
người dân và doanh nghiệp là mục tiêu, động lực và trung tâm của quá trình này. Mọi chính
sách điều hành của nhà nước đều hướng về người dân, doanh nghiệp. Do đó, người dân và
doanh nghiệp cần tham gia tích cực vào quá trình chuyển đổi số. Có như vậy, chuyển đổi
số mới mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và mang tính toàn dân, toàn diện. Bản thân
Chuyển đổi số là một quá trình tích hợp công nghệ kỹ thuật số vào các lĩnh vực hoạt động
của Doanh nghiệp nhằm đem tới những thay đổi tích cực trong quá trình hoạt động và tạo
ra những giá trị cho khách hàng mà trong đó vận dụng những công nghệ như: Big Data,
Cloud, IoT. Nó cũng dẫn tới những “dịch chuyển” đối với tư duy về kỹ thuật số - khởi
nguồn của đổi mới, thử nghiệm, nơi những thiếu sót, thất bại sẽ dần trở thành động lực cho
sự hoàn thiện hơn. Do đó cải thiện không ngừng cũng là một yếu tố quan trọng của Chuyển
đổi số trong nền kinh tế.

Tài liệu tham khảo


[1] https://vnexpress.net/chuyen-doi-so-la-gi-3921707.html, - Nhà báo Châu An, Báo
điện tử Vnexpress.
[2] https://www.danang.gov.vn/chinh-quyen/chi-tiet?id=2391&_c=100000174 -
Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng.
[3] https://www.cashmatters.org/blog/why-japan-prefers-cash
[4] https://www.cashmatters.org/blog/germany-46-people-prefer-cash
[5] Transnational Hallyu: The Globalization of Korean Digital and Popular Culture -

21
Kyong Yoon Yong Jin, Kyong Yoon, Wonjung Min
[6]https://tvcntt.hunre.edu.vn/tam-quan-trong-cua-bao-mat-du-lieu-ca-nhan.html
[7]https://dothi.reatimes.vn/tin-tuc-bat-dong-san/data-privacy-information-privacy-
la-gi-177730.html - Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam
[8]https://www.forbes.com/sites/forbesbusinesscouncil/2023/01/09/data-privacy-vs-
data-security-four-implications-for-business-leaders/?sh=3513b8716afa -Jackie Shoback
[9]https://termly.io/resources/articles/data-privacy-vs-data-security-vs-data-
protection/ - Ali Talip Pınarbaşı
[10]https://theecmconsultant.com/digital-transformation-trends/ - Haissam Abdul
Malak

CÁC GIAI ĐOẠN CHUYỂN ĐỔI SỐ


Bùi Thanh Dung - CQ59/09.03CLC
Nguyễn Ngọc Khánh Châu - CQ59/09.03CLC
Dương Khánh Linh - CQ59/09.03CLC
Nguyễn Đỗ Diệu Huyền - CQ59/09.03CLC
Trần Hoàng Khánh Linh - CQ59/09.03CLC
Tóm tắt: Chuyển đổi số rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp, tổ
chức. Nó mang lại cho các tổ chức cơ hội “mở ra nhiều tiềm năng hơn nữa” bằng cách cho
phép họ mở rộng quy mô hiệu quả, cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh, tiếp cận khách
hàng dễ dàng với chi phí tối ưu hơn.Vậy có các giai đoạn chuyển đổi số nào hiện nay? Quá
trình thực hiện chuyển đổi số nên bắt đầu từ đâu là đúng đắn? Đây là cơ sở để chúng em
lựa chọn thực hiện đề tài “Các giai đoạn chuyển đổi số”.
Từ khoá: Chuyển đổi số, các giai đoạn chuyển đổi số, các bước chuyển đổi số,...
I. Cơ sở lý luận chung về chuyển đổi số
1. Khái niệm về chuyển đổi số
Chuyển đổi số (Digital Transformation) là sự tích hợp đầy đủ các công nghệ kỹ thuật
số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp, ứng dụng các công nghệ để thay đổi cách
thức vận hành, mô hình kinh doanh và đem đến những giá trị mới cho khách hàng của
doanh nghiệp. Chuyển đổi số không chỉ tác động đến những tổ chức hay doanh nghiệp mà
còn tác động đến những nhóm đối tượng khác xoay quanh như là khách hàng, đối tác, nguồn
nhân lực, kênh phân phối,...
2. Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong thời đại ngày nay

22
Đối với Chính phủ
Chuyển đổi số là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý, hoạt động cũng
như theo dõi của các cơ quan, ban ngành.
Chuyển đổi số sử dụng dữ liệu và hệ thống công nghệ số nhằm thay đổi trải nghiệm
người sử dụng với các dịch vụ công do Nhà nước cung cấp. Việc thay đổi hệ thống công
nghệ cũng làm thay đổi nghiệp vụ, mô hình và phương thức hoạt động của bộ máy cơ quan
nhà nước.
Đối với doanh nghiệp
Có thể thấy rõ, chuyển đổi số mang rất nhiều lợi ích đối với doanh nghiệp, như:
- Thu hẹp khoảng cách giữa các phòng ban trong doanh nghiệp: Khi ứng dụng chuyển
đổi số, sự liên kết thông tin giữa các phòng ban trong doanh nghiệp được kết nối với một
nền tảng hệ thống công nghệ đồng nhất. Điều này sẽ giúp cho các vấn đề phát sinh trong
doanh nghiệp được giải quyết ngay khi xảy ra, giúp cho sự vận hành trong doanh nghiệp
không bị tắc nghẽn không rõ nguyên nhân, gây tác động xấu đến doanh nghiệp, như: phục
vụ khách hàng bị chậm trễ, lượng hàng bán được giảm sút,…
- Tăng sự minh bạch và hiệu quả trong hệ thống quản trị doanh nghiệp: Tham gia quá
trình chuyển đổi số, CEO của doanh nghiệp sẽ có thể chủ động và dễ truy xuất báo cáo về
các hoạt động của doanh nghiệp, điều này sẽ giúp giảm sự chậm trễ, giúp CEO quản lý
doanh nghiệp hiệu quả và minh bạch hơn so với trước đó.
- Tối ưu hóa năng suất nhân viên: Chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp khai thác được
tối đa năng lực làm việc của nhân viên trong công ty. Chuyển đổi số cũng giúp người quản
lý dễ dàng đánh giá chất lượng công việc của từng nhân viên.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh: Chuyển đổi số cũng giúp doanh nghiệp nâng cao khả
năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong việc tương tác nhanh chóng với khách
hàng, chính sách chăm sóc và phục vụ khách hàng,…
II. Các giai đoạn chuyển đổi số và các bước thực hiện
1. Các giai đoạn chuyển đổi số
Giai đoạn 1: Số Hoá Thông Tin (Digitization)
Số hóa thông tin là các hoạt động ứng dụng công nghệ ở mức cơ bản nhằm chuyển
đổi dữ liệu từ dạng vật lý (analog) sang dạng kỹ thuật số (digital). Điều này thể hiện ở
những hành động căn bản nhất như scan tài liệu, thông tin dạng giấy sang lưu trữ ở dạng
file điện tử như excel, PDF và lưu trữ trong hệ thống máy tính của công ty. Thông qua giai
đoạn này, dữ liệu hoạt động được tập trung, có hệ thống thay vì phân tán rải rác và được
tìm kiếm, trích xuất dễ dàng hơn. Đây là khâu đóng vai trò bước đệm quan trọng nhằm

23
chuẩn bị dữ liệu, nền tảng cũng như bước đầu giúp doanh nghiệp làm quen với hoạt động
chuyển đổi số.
Giai đoạn 2: Số hoá quy trình (Digitalization)
Số hóa quy trình là hoạt động tiến tới áp dụng công nghệ nhằm tự động hóa một số
quy trình hoạt động hiện tại.
Tại khâu này, doanh nghiệp sẽ sử dụng các thông tin đã được số hóa ở khâu trước đó
để phân tích nhằm tối ưu quy trình vận hành, nghiên cứu nâng cao trải nghiệm khách hàng
hoặc đưa ra các chiến lược, mô hình kinh doanh mới… tùy theo định hướng mỗi doanh
nghiệp.
Đây là giai đoạn áp dụng công nghệ để tự động hóa quy trình hiện tại. Các hoạt động
trong giai đoạn này giúp giảm chi phí vận hành và tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh
nghiệp. Doanh nghiệp có thể sử dụng các thông tin đã được chuyển sang dạng điện tử ở
giai đoạn 1 để phân tích và đưa ra các cải tiến hoặc thay đổi quy trình vận hành hiện tại.
Doanh nghiệp cũng thường áp dụng các công nghệ khác trong giai đoạn này để nâng cao
chất lượng.
Giai đoạn 3: Số hoá toàn diện (Comprehensive digitization)
Ở giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ thay đổi từ mô hình doanh nghiệp truyền thống sang
doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho
vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh
đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.
Việc đầu tư vào các công nghệ tiên tiến không chỉ mang lại những cải thiện về mặt
vận hành, mà với con người, việc cập nhật liên tục những kiến thức và công nghệ mới cũng
giúp thúc đẩy sự sáng tạo và thay đổi linh hoạt, giúp kích hoạt các hệ thống nhân sự trì trệ,
mang đến một môi trường hoạt động theo hướng hiện đại hoá. Ngoài ra, việc ứng dụng
công nghệ cũng giúp tăng cường việc liên kết và kết nối, chia sẻ thông tin, dễ dẫn tới việc
hình thành và tạo ra các ý tưởng lớn.
Để thực hiện được các thay đổi mang tính đột phá trên, chuyển đổi số đã tác động
toàn diện tới các lĩnh vực kinh doanh, công nghệ và con người. Một chiến lược chuyển đổi
số thành công được bắt đầu từ sự thống nhất về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp xem việc sử dụng công nghệ như một sự hỗ trợ đắc lực cho việc hiện thực
hóa chiến lược kinh doanh. Đồng thời tác động đến văn hóa tổ chức công ty. Mục đích
hướng đến việc kiến tạo một tổ chức đồng thuận và có chung hiểu biết về chuyển đổi số.
2. Các bước chuyển đổi số

24
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, nếu không không đón đầu xu thế và thích ứng với sự
chuyển dịch của đời sống xã hội thì doanh nghiệp của bạn sẽ bị mất đi các lợi thế cạnh
tranh. Dưới đây là quy trình diễn ra tuần tự của 6 bước chuyển đổi số.
Bước 1: Xác định thực trạng và mục tiêu chuyển đổi số
Xác định mục tiêu chuyển đối số thường đi kèm với việc đánh giá nội tại – năng lực
và độ sẵn sàng của doanh nghiệp. Các khía cạnh cần đánh giá bao gồm:
 Nhân sự – khả năng và độ thích ứng
 Tài chính
 Công nghệ đang sử dụng
 Văn hóa doanh nghiệp
Vai trò của giám đốc điều hành hay trưởng bộ phận chuyển đổi số lúc này là phải trả
lời được các câu hỏi như: mức độ thích ứng của doanh nghiệp hiện tại và những thay đổi
dự tính ra sao? Đâu là những thay đổi cần thiết để xúc tiến quá trình số hóa diễn ra nhanh
hơn, thuận lợi hơn. Đây cũng là những bước đầu tiên để xác định mục tiêu của việc chuyển
đổi số.
Ngoài ra, lãnh đạo doanh nghiệp cũng có thể ứng dụng sự am hiểu của cá nhân về lĩnh
vực hoạt động hoặc các vấn đề tồn đọng trong nội bộ doanh nghiệp để bắt đầu ‘chuyển đổi
số’ từ những vấn đề đơn giản mà cấp bách nhất.
Bước 2: Lập kế hoạch và lộ trình triển khai chuyển đổi số
Dựa vào mục tiêu, ban lãnh đạo doanh nghiệp cần thống nhất về những công việc cần
làm – từ ứng dụng công nghệ đến thay đổi mô hình vận hành, làm công tác tư tưởng cho
đội ngũ liên quan…
Chuyển đổi số nhìn về tổng thể có thể là một dự án ‘không hồi kết’, nhưng lại có thể
triển khai từng bước. Đặt từng mục tiêu nhỏ làm ‘khung sườn’ và linh hoạt ứng biến dựa
trên tình hình thực tế, các dự án chuyển đối số sẽ dần dần trở nên thông suốt, mạch lạc hơn
khi đi qua những bước đầu khó khăn nhất. Từng bước nhỏ sẽ là nền móng để thực hiện
những quy trình dài hơi.
Bước 3: Số hóa tài liệu, quy trình
Số hóa tài liệu và quy trình có thể được coi là những thay đổi cơ bản nhất có thể ứng
dụng cho mọi doanh nghiệp để tháo gỡ các nút thắt vận hành. Đặc biệt là trong giai đoạn
giãn cách xã hội do Covid hay xu thế ‘working hybrid’ – ‘lúc lên công ty – lúc làm tại nhà’,
việc loại bỏ các quy trình giấy tờ, cách thức phê duyệt, các cuộc họp vô nghĩa ra khỏi tác
vụ hàng ngày đang trở thành yêu cầu bắt buộc ở nhiều mô hình, lĩnh vực.

25
Việc số hóa quy trình, tài liệu sẽ giúp các doanh nghiệp rất nhiều, công việc vận hành
trơn tru ngay cả khi cấp quản lý không tới văn phòng; nhân sự tăng hiệu suất, giảm thời
gian xử lý công việc, vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm nhân lực, chi phí. Chẳng hạn
như kế toán, HR tính lương nhanh hơn (cho vài chục đến hàng trăm, nghìn nhân viên); nhà
quản lý dễ dàng giám sát các tình trạng, hoạt động doanh nghiệp từ cấp độ tổng quát tới cận
cảnh một bộ phận/ dự án.
Bước 4: Phát triển năng lực nội bộ
Một trong các bước chuyển đổi số quan trọng nhất là phát triển năng lực đội nhóm và
tìm kiếm nhân tài. Trong chuyển đổi số nếu công nghệ là điều kiện cần, thì con người chính
là điều kiện đủ để tạo ra sự khác biệt về kết quả cuối cùng.
Những công nghệ mới sẽ đòi hỏi người có trình độ để thực hiện, vận hành nó. Sự cấp
thiết của việc phát triển năng lực nội bộ được thể hiện trong những buổi tập huấn, hội thảo.
Nhân sự cần phát triển năng lực để kiểm soát và quản lý công nghệ. Nhân sự là động lực
thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhưng cũng có thể là vật cản nếu không theo kịp
bước tiến chung.
Trong thời gian đầu, các CEO, nhà lãnh đạo có thể tận dụng mối quan hệ hoặc dựa
vào các chuyên gia cố vấn bên ngoài. Nhưng về lâu về dài, doanh nghiệp sẽ cần đội nhóm
đủ khả năng tiếp tục kế thừa và ưu hóa không ngừng các đổi mới, phần mềm.
Ngoài ra, điều nghịch lý nhất trong chuyển đổi số là: nhân viên tổ chức là người hưởng
lợi nhiều nhất từ các ứng dụng công nghệ mới nhưng đồng thời cũng là lực cản lớn nhất
trước các thay đổi. Nguyên nhân có thể đến từ sự e sợ về tương lai, không sẵn sàng thay
đổi, năng lực chưa đáp ứng, văn hóa nội bộ thiên hướng cẩn trọng, bảo thủ…
Và làm thế nào để loại bỏ các ‘lực cản’ trên tại từng tầng quản trị và tạo ra một môi
trường khuyến khích đổi mới sáng tạo, thử nghiệm cái mới, đó sẽ là trách nhiệm của nhà
lãnh đạo cùng quản lý các cấp
Bước 5: Phát triển hạ tầng công nghệ số
Tại bước này, doanh nghiệp nên bắt đầu thay thế các phần mềm, ứng dụng cũ bằng
các lựa chọn tối ưu hơn. Tuy nhiên, các phần mềm phức tạp hay tự code chưa hẳn lúc nào
cũng tốt. Để tránh mua những phần mềm, tính năng tân tiến về rồi để đó, doanh nghiệp nên
tập trung vào các phần mềm cần thiết và phù hợp nhất cho nhu cầu doanh nghiệp hiện tại
nhưng vẫn ‘đặt câu hỏi’ về khả năng tích hợp, mở rộng tính năng trong tương lai.
Ngày nay, nhiều phần mềm đều có khả năng tùy chỉnh và đấu nối chéo. Bởi vậy, đôi
lúc, nhìn về hệ sinh thái tính năng trong tương lai cũng là cách để khoanh vùng các lựa
chọn ở hiện tại.

26
Bước 6: Tiếp tục ưu hóa và cải thiện
Chuyển đổi số không phải là đích đến mà là quá trình. Đằng sau mỗi thay đổi, nhà
điều hành nên dành thời gian đánh giá lại tính hiệu quả của các thay đổi tại các cấp khác
nhau, từ đó rút ra các bài học, đặt nền tảng để tiếp tục phát triển phù hợp hơn cho các thay
đổi tương lai.
Trong các bước chuyển đổi số trên, đặt mục tiêu và phát triển năng lực nội bộ là 2
bước quan trọng nhất. Chuyển đổi số sẽ chẳng đi đến đâu nếu nhà quản lý không xác định
được đích đến, đồng thời mọi thay đổi sẽ chỉ nằm trên giấy nếu thiếu người lãnh đạo và
triển khai. Chính vì thế, thay vì bắt đầu với việc so sánh, đánh giá phần mềm, đây mới là 2
bước đầu tiên các lãnh đạo doanh nghiệp cần suy tính trên hành trình 4.0 hóa tổ chức, doanh
nghiệp.
Kết luận
Chuyển đổi số là một quá trình dài với nhiều thách thức đặt ra buộc các Chính phủ,
doanh nghiệp và người tiêu dùng phải thay đổi. Tuy nhiên, chuyển đổi số sẽ giúp Chính
phủ ngày càng cải thiện chất lượng công việc của cán bộ công nhân viên chức, cải thiện
dịch vụ công, giúp giảm ách tắc và phục vụ nhu cầu của người dân hiệu quả hơn. Chuyển
đổi số cũng giúp doanh nghiệp tiết giảm được chi phí hoạt động bởi khả năng kết nối vô
hạn của quá trình số hóa, không cần nguồn lực có sẵn, mặc dù quá trình này còn vô vàn khó
khăn do nguồn nhân lực chưa hoàn thiện mà hầu hết các doanh nghiệp phải đào tạo lại. Do
đó, cần nhanh chóng nâng cấp hệ thống số hóa giúp công cuộc chuyển đổi số hoàn thiện
nhằm đáp ứng xu hướng hiện nay.
Tài liệu tham khảo
1. Chuyển đổi số. Chuyển đổi số, ngân hàng đã được đền đáp trong đại dịch.
https://chuyendoiso.thanhhoa.gov.vn/NewsDetail.aspx?Id=5915
2. Hồ Quốc Bảo (18/5/2020). Tạp chí điện tử thông tin và truyền thông. Chuyển đổi
số và các khái niệm liên quan. https://ictvietnam.vn/chuyen-doi-so-va-cac-khai-niem-lien-
quan-32905.html
3. ITG Technology (20/06/2022). Chuyển đổi số là gì? Các giai đoạn và lộ trình
chuyển đổi số doanh nghiệp. https://itgtechnology.vn/chuyen-doi-so-la-gi/
4. FPT Digital (27/07/2022). Chuyển đổi số trên thế giới và bài học cho doanh nghiệp
Việt. https://digital.fpt.com.vn/tu-van/chuyen-doi-so-tren-the-gioi.html

CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG NỀN KINH TẾ

27
Nguyễn Đình Đông – CQ59/09.01CLC
Nguyễn Hiền Phương – CQ59/09.01CLC
Trần Minh Đức – CQ59/09.01CLC
Nguyễn Công Hải Phong – CQ59/09.01CLC
I. Công nghệ và dữ liệu của chuyển đổi số trong nền kinh tế
Trong thời đại số hóa và chuyển đổi số hiện nay, công nghệ và dữ liệu đóng vai trò vô
cùng quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Với việc áp dụng công nghệ và sử dụng
dữ liệu đúng cách, nền kinh tế có thể tăng trưởng mạnh mẽ và cải thiện chất lượng cuộc
sống cho người dân.
Một trong những ảnh hưởng đáng kể của công nghệ là giúp tăng năng suất và tối ưu
hóa quy trình sản xuất. Nhờ vào các công nghệ hiện đại, các doanh nghiệp có thể tăng
cường sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ với chất lượng tốt hơn, giá cả cạnh tranh
hơn và thời gian giao hàng nhanh hơn. Điều này làm tăng hiệu quả kinh doanh và giúp nền
kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững.
Ngoài ra, dữ liệu cũng là một tài nguyên quan trọng để thúc đẩy chuyển đổi số. Bằng
cách thu thập và phân tích dữ liệu, các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ có thể hiểu rõ
hơn về thị trường và nhu cầu của khách hàng. Điều này giúp họ đưa ra quyết định kinh
doanh và chính sách phù hợp hơn, đồng thời cải thiện trải nghiệm của khách hàng.
Để đạt được hiệu quả cao nhất trong việc áp dụng công nghệ và dữ liệu, cần có sự đầu
tư vào cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực nhân lực, tạo ra môi trường học tập và nghiên cứu
để các chuyên gia công nghệ và dữ liệu có thể tiếp cận những công nghệ mới nhất và phát
triển các giải pháp ứng dụng trong các ngành công nghiệp. Cần có chính sách và cơ chế hỗ
trợ đối với doanh nghiệp về an ninh thông tin, đảm bảo sự an toàn và bảo mật cho dữ liệu
của khách hàng và người dùng. Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng dữ liệu để phát
triển sản phẩm và dịch vụ mới, đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi số, từ đó tạo ra sự phát triển
bền vững cho kinh tế Việt Nam. Cuối cùng, cần có sự hợp tác giữa chính phủ, doanh nghiệp
và cộng đồng để đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi số ở Việt Nam. Chính phủ cần thúc đẩy
việc đầu tư và tạo ra môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp có thể tiếp cận công nghệ
và dữ liệu, đồng thời cần lắng nghe ý kiến và đóng góp của các chuyên gia và cộng đồng
để đưa ra những giải pháp phù hợp nhất.
II. Yếu tố con người trong chuyển đổi số trong nền kinh tế
Bên cạnh yếu tố công nghệ và dữ liệu thì yếu tố con người cũng là một trong những
yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình chuyển đổi số. Vậy yếu tố này quan trọng như
thế nào?

28
Để hiểu được tầm quan trọng của người dùng trong chuyển đổi số, trước hết chúng ta
cần hiểu rõ rằng người dùng là những thành phần quan trọng của thị trường. Không có
người dùng, không có doanh thu và không có sự tồn tại của các doanh nghiệp. Vì vậy, việc
tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới phải được đặt lên hàng đầu, đồng thời phải đáp ứng
đúng nhu cầu và mong muốn của người dùng.
Việc chuyển đổi số đang giúp cho các doanh nghiệp có thể tạo ra các sản phẩm và
dịch vụ mới, cải thiện hiệu suất sản xuất và giảm chi phí. Tuy nhiên, đối với người dùng,
điều quan trọng hơn cả là những tiện ích mà chuyển đổi số đem lại. Những sản phẩm và
dịch vụ mới phải được thiết kế và phát triển dựa trên nhu cầu của người dùng, phải đem lại
giá trị thực cho họ. Chỉ khi đó, người dùng mới sẵn sàng chấp nhận và sử dụng các sản
phẩm và dịch vụ mới này.
Hơn nữa, tầm quan trọng của người dùng trong chuyển đổi số còn phản ánh ở khả
năng tác động của họ đến sự phát triển của các doanh nghiệp. Người dùng có thể đóng góp
ý kiến phản hồi, nhận xét về các sản phẩm và dịch vụ mới, giúp cho các doanh nghiệp hiểu
rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của thị trường. Điều này giúp cho các doanh nghiệp có
thể phát triển sản phẩm và dịch vụ mới phù hợp hơn, tạo ra giá trị thực sự cho người dùng.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần phải đảm bảo rằng họ đang lắng nghe và đáp ứng
đúng nhu cầu của người dùng trong quá trình chuyển đổi số. Họ cần thiết kế sản phẩm và
dịch vụ mới dựa trên phản hồi của người dùng và đưa ra những cải tiến liên tục để đáp ứng
nhu cầu của thị trường. Nếu các doanh nghiệp làm được điều này, thì họ có thể tạo ra sự
khác biệt và đạt được sự thành công trong chuyển đổi số của mình.
Tóm lại, tầm quan trọng của người dùng trong chuyển đổi số không chỉ nằm ở việc
đưa ra quyết định mua hàng và sử dụng dịch vụ mà còn ở khả năng tác động của họ đến sự
phát triển của các doanh nghiệp. Chính vì thế, các doanh nghiệp cần phải đảm bảo rằng họ
luôn đặt nhu cầu và mong muốn của người dùng lên hàng đầu, đồng thời tạo ra các sản
phẩm và dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nếu làm được điều này, các doanh
nghiệp có thể đạt được sự thành công và cạnh tranh trong thị trường số hiện nay.
III. Quản lý và tổ chức của chuyển đổi số trong nền kinh tế
Tại Việt Nam, khái niệm “Chuyển đổi số” thường được hiểu theo nghĩa là quá trình
thay đổi từ mô hình doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng
công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho vạn vật (IoT), điện toán đám mây
(Cloud)… nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa
công ty. Ngoài vai trò quan trọng tại các doanh nghiệp, chuyển đổi số còn ảnh hưởng đến
nhiều lĩnh vực khác như chính phủ, truyền thông đại chúng, y học, khoa học.

29
Các công ty nghiên cứu thị trường như Gartner, IDC đều chỉ ra rằng chuyển đổi số
mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động của doanh nghiệp, từ điều hành quản lý đến nghiên
cứu, kinh doanh. Các lợi ích dễ nhận thấy nhất của chuyển đổi số đó là giảm chi phí vận
hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn và lãnh đạo ra quyết định chính xác và nhanh
chóng hơn. Hơn nữa, chuyển đổi số có thể tối ưu hóa năng suất làm việc của nhân viên,
giúp tăng hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức và doanh nghiệp. Đối với
nhà nước, chuyển đổi số có thể dùng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi trải nghiệm
người dùng với các dịch vụ do nhà nước cung cấp, thay đổi quy trình nghiệp vụ và
phương thức hoạt động của cơ quan quản lý.
Hành động đồng hóa các quy trình với công nghệ một cách dứt khoát cũng có thể tạo
ra nhiều lợi ích khác bao gồm:
- Quy trình giữa các nhóm được thực hiện trôi chảy hơn tạo ra dịch vụ hiệu quả hơn
cho khách hàng
- Tự động hóa các quy trình thủ công trước đây, giúp các chuyên gia tài chính dành
thời gian tập trung mọi nỗ lực áp dụng kiến thức chuyên môn của họ vào các nhiệm vụ khó
khăn hơn ví như tập trung vào những điều luật
- Có được chỉ số ROI tốt hơn và giải quyết vấn đề nhanh hơn
IV. Chính sách pháp luật của chuyển đổi số trong nền kinh tế
Trong thời đại 4.0 hiện nay, chuyển đổi số đang trở thành xu hướng của nhiều quốc
gia trên thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, để đạt được thành công trong
chuyển đổi này, tầm quan trọng của chính sách pháp luật không thể bỏ qua.
Trước hết, chính sách pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi
của người dân trong quá trình chuyển đổi số. Việc sử dụng thông tin cá nhân của người dân
trên mạng Internet đang trở thành mối đe dọa lớn đối với quyền riêng tư của họ. Do đó,
việc có các quy định pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân sẽ đảm bảo rằng các công ty
công nghệ tôn trọng và bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.
Ngoài ra, chính sách pháp luật cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp và ngành công nghiệp phát triển trong quá trình chuyển đổi số. Việc
có các quy định rõ ràng và hợp lý về độc quyền thị trường, sự cạnh tranh và chính sách thuế
sẽ giúp tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng và tạo điều kiện cho sự phát triển của
các doanh nghiệp và ngành công nghiệp. Nếu các chính sách này không được thực hiện
đúng cách, sẽ dẫn đến tình trạng thị trường không cạnh tranh, doanh nghiệp không đủ điều
kiện phát triển, dẫn đến sự thiếu hụt về cơ hội cho các doanh nghiệp mới.

30
Hơn nữa, chính sách pháp luật còn đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và
định nghĩa chính xác các khái niệm liên quan đến chuyển đổi số. Chính sách này sẽ giúp
xác định các quy định liên quan đến việc sử dụng công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế và
đưa ra các quy định hợp lý để đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai.
Tài liệu tham khảo
1, Ngọc, L.H.- T. et al. (2021) Chuyển đổi số: Thách thức và Cơ Hội Cho Ngành Tài
Chính - Ngân Hàng, Báo tin tức và phân tích chuyên sâu kinh tế, quốc tế, y tế. Available at:
https://viettimes.vn/chuyen-doi-so-thach-thuc-va-co-hoi-cho-nganh-tai-chinh-ngan-hang-
post148746.html (Accessed: March 31, 2023).

NGHỀ GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH


CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ SỐ 4.0
Mai Thị Anh Minh – CQ58/11.07
Tóm tắt: Hiện nay, Việt Nam ta đang là nước có những phát triển về kinh tế một cách
rõ rệt, cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp lớn, công ty rất cần sự có mặt của các
giám đốc tài chính. Nghề Giám đốc tài chính vốn được coi là đỉnh cao của ngành tài chính,
là “trái tim” của một doanh nghiệp với nhiệm vụ tổng quát là hoàn thiện bộ máy tài chính,
chịu trách nhiệm trong việc quản lý và kiểm soát rủi ro về tài chính. Khi cuộc cách mạng
4.0 ngày càng ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp, đòi hỏi các
giám đốc tài chính tương lai phải có những thay đổi đột phá, đổi mới tư duy để kịp thời đưa
ra các phương án giải quyết, dẫn dắt doanh nghiệp phát triển.
Giám đốc tài chính chính và vai trò của giám đốc tài chính
“Giám đốc tài chính” (Chief Financial Officer, viết tắt là CFO) là một vị trí trong
doanh nghiệp. Giám đốc tài chính- CFO có thể được hiểu như người đứng đầu bộ máy
quản lý tài chính của doanh nghiệp, là người chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về tổ
chức công tác quản lý tài chính trong doanh nghiệp.
Trong tổ chức bộ máy doanh nghiệp, CFO là chức vụ cao nhất. Công việc của một
giám đốc tài chính là chịu trách nhiệm trong việc đưa ra ba vai trò quyết định chủ yếu:
quyết định về chính sách đầu tư, quyết định về chính sách huy động vốn và quyết định về
chính sách phân phối lợi nhuận. CFO là người hoàn thiện và là người chịu trách nhiệm
chính về bộ máy cũng như sức khỏe tài chính trong doanh nghiệp. Do đó, CFO có vai trò
vô cùng to lớn trong doanh nghiệp. Điều này được thể hiện qua các vai trò sau:

31
Một là, thực hiện hoạt động quản lý doanh nghiệp: đây là vai trò đầu tiên và tổng quát
của vị trí giám đốc tài chính. CFO là người đảm bảo dòng tiền, giúp công ty bảo toàn được
tài sản thông qua việc kiểm soát và quản lý những rủi ro tài chính trên những báo cáo tài
chính và công cụ tài chính. Giám đốc tài chính phải chịu trách nhiệm cung cấp giải pháp
quản lý cho các thành viên của nhóm lãnh đạo cấp cao. Với các nhiệm vụ như: phân bổ
ngân sách, quản lý tín dụng, phân tích và quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ, dự báo,…
Hai là, điều hành và giám sát mọi hoạt động: CFO là người cân bằng tài chính một
cách linh hoạt tức là cân bằng giữa chi phí và mức độ dịch vụ đồng thời đề ra các kế hoạch,
mô hình tài chính phù hợp khi cần thiết. Giám đốc tài chính cũng đồng thời kiểm soát việc
sử dụng tài sản trong doanh nghiệp, tránh xảy ra thất thoát, lãng phí và sử dụng không đúng
mục đích.
Ba là, là nhân tốc xúc tác trong hoạt động điều hành và quản lý: giám đốc tài chính
giúp công ty, doanh nghiệp có thể hòa hợp với các đối tác trong chiến lược kinh doanh. Cụ
thể, CFO là chất xúc tác cho mối quan hệ giữa khách hàng với doanh nghiệp, giữa các thành
viên trong trong ban quản trị nhằm tập hợp nhóm cá nhân tài năng để đạt được mục đích
chung của tập thể và đảm bảo chiến lược doanh nghiệp đi đúng hướng và hoạt động bình
ổn.
Giám đốc tài chính trong thời đại công nghệ 4.0 và những vai trò mới
Vai trò của CFO đã có nhiều thay đổi những năm qua. Đặc biệt trong thời đại công
nghệ lên ngôi ngày nay, họ không còn bị giới hạn trong việc chịu trách nhiệm quản lý
và kiểm soát rủi ro tài chính, lên kế hoạch hay báo cáo lên cấp quản lý cao hơn trong doanh
nghiệp.
Vậy vai trò của CFO trong thời đại 4.0 là gì?
CFO là cố vấn chiến lược
Với tốc độ phát triển như vũ bão của nền kinh tế ngày nay kéo theo nguy cơ đối mặt
với sự cạnh tranh và thay đổi không ngừng buộc các giám đốc tài chính phải có tầm nhìn
để đưa ra chiến lược phù hợp. Vai trò thứ yếu đầu tiên của CFO là cố vấn chiến lược cho
Giám đốc điều hành (CEO). Điều này đòi hỏi CFO phải có tư duy phân tích, nhạy bén trong
việc xử lí số liệu và phản ứng với các dữ kiện khi giải quyết vấn đề.
CFO là người dẫn đầu quá trình Digital Transformation
Công nghệ số đang dần thay đổi cách thức quản lý doanh nghiệp hiện đại. Để thích
nghi với hoàn cảnh, CFO phải chuyển từ quản lý ngân sách sang quản lý tỉ lệ hoàn vốn đầu
tư, hiệu quả về chi phí của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, CFO còn là người đặt ra kế hoạch
ngân sách và phân bố nguồn lực cho doanh nghiệp.

32
CFO là nhà lãnh đạo
CFO thời nay đảm nhận các kết quả tài chính của tổ chức để từ đó cung cấp các giải
pháp lãnh đạo cho quản lý cấp cao và giám đốc điều hành. Thỉnh thoảng họ cũng thực hiện
những công việc mà những vị trí khác không làm được.
CFO là nhà ngoại giao
Nghe có vẻ không liên quan nhưng thực tế đây là vai trò khá quan trọng đối với một
CFO. Giám đốc tài chính là bộ mặt quyết định khả năng tài chính của công ty. Các đối tác,
nhà đầu tư sẽ dựa vào khả năng tài chính để đánh giá doanh nghiệp có phù hợp nhu cầu của
họ hay không để đi đến sự hợp tác. Vì thế mà CFO đóng vai trò như một nhà ngoại giao kết
nối giữa công ty với khách hàng, giữa nhà cung cấp và ngân hàng.
Với những thông tin ở trên, hy vọng bạn đã có một cái nhìn toàn diện hơn về vị trí
này. Hiện nay, smartrain.vn triển khai nhiều khóa học giám đốc tài chính online cũng như
nhiều khóa học khác để bạn có thể trau dồi thêm kỹ năng và kiến thức tài chính hữu ích cho
bản thân. Từ đó có nền tảng để trở thành một CFO chuyên nghiệp và thành đạt trong tương
lai.
Những kỹ năng một CFO cần có trong thời đời công nghệ 4.0
Một là,CFO luôn phải tập trung đổi mới, nâng cao trình độ chuyên môn của mình
trong lĩnh vực quản lý tài chính cũng như vận hành doanh nghiệp. CFO không làm công
tác ghi chép sổ sách, chứng từ thu chi, giao dịch,… của doanh nghiệp nhưng phải hiểu rõ
kế toán để có thể điều phối các dòng tiền và nghiệp vụ kinh doanh liên quan đúng pháp luật
và hợp lý. Để đánh giá và quản trị tài chính doanh nghiệp, CFO phải sử dụng các phương
pháp quản lý tài chính hiện đại, có tính ứng dụng công nghệ tài chính. Do đó, việc sử dụng
những phương pháp, công cụ nào để tối đa hóa hiệu quả luôn là việc quan trọng hàng đầu
khi nền kinh tế luôn đứng trước những cú sốc bất ngờ như: thiên tai, dịch bệnh và không
phải doanh nghiệp nào, lĩnh vực kinh doanh nào áp dụng mọi phương pháp hay công cụ tài
chính đều phù hợp. Chính vì thế, đòi hỏi các giám đốc tài chính phải am hiểu về rất nhiều
lĩnh vực như: Tài chính – Ngân hàng, Thuế, kế toán,…và phải có hiểu biết sâu rộng đối với
các chính sách quốc tế, chiến lược phát triển kinh tế quốc dân cũng như các phương pháp
quản lý tài chính hiện đại để đưa ra các quyết định một cách chính xác, hợp lý.
Hai là, CFO cần có khả năng tạo lập mối quan hệ. Để có thể đưa ra các quyết định
quan trọng cho doanh nghiệp, các CFO cần phải có sự liên kết, tương tác tốt với các nhà
quản trị các bộ phận khác trong doanh nghiệp như: bộ phân nhận sự, bộ phận kế toán…
Ba là, CFO ngày nay cần biết ứng dụng công nghệ 4.0 vào quá trình quản trị tài chính
doanh nghiệp của mình. Trong cuộc cách mạng 4.0, tiến đến cách mạng 5.0 với nền kinh tế

33
số, việc ứng dụng khoa học công nghệ là yêu cầu thiết yếu của bất cứ ngành nghề, lĩnh vực
nào. Đặc biệt, trong lĩnh vực tài chính, công nghệ chính là chìa khóa tạo ra điểm khác biệt,
tăng độ chính xác, hạn chế sai sót, giảm thiểu rủi ro, đẩy nhanh quá trình phân tích đánh
giá các chỉ số tài chính. Bên cạnh đó, nó cũng giúp tăng sự công khai minh bạch các hoạt
động tài chính, hoạch định các chiến lược thông minh…
Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình tài chính doanh nghiệp của Học viện Tài chính, 2015, NXB tài chính
2.https://asoft.com.vn/vn/erp-tin-tuc/tai-chinh---ke-toan/nhung-doi-moi-trong-vai-
tro-cua-cfo-khi-cuoc-cach-mang-cong-nghe-4.0-bung-no/671/1
3. https://cfo.org.vn/giam-doc-tai-chinh-co-vai-tro-gi-trong-cong-ty/

TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG DOANH NGHIỆP


Nguyễn Thị Minh Huyền - CQ60/11.04CLC
Vũ Thu Hằng - CQ60/11.04CLC
Tóm tắt: Chuyển đổi số hiện đang là xu hướng tất trong sự thành công của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0, đây là vấn đề sống còn đối với các quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp
và người tiêu dùng trên toàn thế giới. Những sự thay đổi to lớn về năng suất lao động, trải
nghiệm của người dùng và các mô hình kinh doanh mới đang được hình thành cho thấy vai
trò và tác động to lớn trong cuộc sống xã hội hiện nay của chuyển đổi số, nó tác động đến
mọi ngành nghề, như: công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ kinh doanh. Do
đó, bài viết tóm lược khái niệm về chuyển đổi số, giai đoạn và tác động của chuyển đổi số
đến doanh nghiệp hiện nay.
1. Khái niệm của chuyển đổi số
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu của thời đại. Với xu thế chung, yêu cầu đặt ra của
ngành Tài chính là phấn đấu hình thành hệ sinh thái tài chính số toàn diện, hiện đại, phong
phú trên mọi lĩnh vực. Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 1484/QĐ-BTC ngày
27/7/2022 về việc phê duyệt Kế hoạch Chuyển đổi số của Bộ Tài chính đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030. Đây là kế hoạch hành động mang tính tổng thể, toàn diện của Bộ Tài
chính nhằm giúp các đơn vị trong ngành Tài chính dễ dàng theo dõi, bám sát triển khai có
lộ trình cụ thể các nhiệm vụ chuyển đổi số của đơn vị mình, phù hợp với tổng thể chung
của Ngành.

34
Chuyển đổi số không đơn giản chỉ là quá trình số hóa và nâng cao mức độ ứng dụng
công nghệ thông tin mà là việc ứng dụng công nghệ số để thay đổi cách thức vận hành, là
việc tư duy lại cách thức tổ chức, sử dụng dữ liệu và quy trình.
2. Các giai đoạn chuyển đổi số
Giai đoạn 1: Số hóa thông tin - Digitization
Giai đoạn đầu tiên trong các giai đoạn của chuyển đổi số liên quan đến việc số hóa
thông tin. Ở mức độ cơ bản và gần gũi với hoạt động doanh nghiệp, điều này có thể được
hiểu là các hoạt động scan tài liệu, thông tin dạng giấy sang lưu trữ ở dạng file điện tử như
excel, PDF và lưu trữ trong hệ thống máy tính của công ty.
Bằng cách này, dữ liệu tại doanh nghiệp sẽ được tập hợp và lưu trữ tập trung giúp dễ
dàng cho quá trình tra cứu hơn.Nhờ vậy, đơn vị có thể hình dung cơ bản về các dữ liệu hiện
có, có thể tra cứu lại dễ dàng hơn và tránh được các mất mát vật lý.
Có thể nói, mức độ số hóa thông tin phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ do mức
độ phát sinh dữ liệu chưa nhiều. Đây cũng là các hoạt động nền tảng, là bước đệm cho giai
đoạn số hóa quy trình làm việc tiếp theo.
Ví dụ thực tế: Các tài liệu ở dạng giấy sẽ được chuyển đổi thành dạng các file điện tử
trên các nền tảng trực tuyến phổ biến như Google Drive hay Microsoft 365. Từ đây, tài liệu
được chia sẻ trong toàn bộ doanh nghiệp để sử dụng dễ dàng và tìm kiếm nhanh chóng.
Giai đoạn 2: Số Hoá Quy Trình – Digitalization
Sau khi hoàn thành việc số hóa thông tin, tiếp theo các doanh nghiệp cần thực hiện số
hóa quy trình. Đó là việc áp dụng công nghệ để tự động hóa các quy trình hiện tại. Điều
này không chỉ giúp các doanh nghiệp giảm chi phí vận hành mà còn làm tăng hiệu quả kinh
doanh.
Ở giai đoạn số hóa quy trình, doanh nghiệp có thể sử dụng các thông tin đã được
chuyển sang dạng điện tử để phân tích và đưa ra các cải tiến hoặc thay đổi quy trình vận
hành hiện tại. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể khai thác khá nhiều công nghệ khác phục
vụ cho các hoạt động vận hành, kinh doanh.
Ví dụ thực tế : Một ví dụ khác của số hóa quy trình trở nên khá phổ biến sau thời
Covid là các hình thức chữ ký điện tử, hợp đồng điện tử… Thông qua các công nghệ này,
doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động bình thường trong tình hình giãn cách xã hội nghiêm
ngặt của năm 2021 và quý đầu của năm 2022.
Giai đoạn 3: Số Hoá Toàn Diện hay còn gọi là Chuyển đổi số – Digital
Transformation

35
Giai đoạn cuối cùng trong các giai đoạn chuyển đổi số đó là số hóa toàn diện hay còn
gọi là chuyển đổi số. Giai đoạn này sẽ tạo ra sự đột phá và sự chuyển đổi quy trình bên
trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp và xã hội. Do đó, lợi ích mà việc số hóa toàn diện đem
lại sẽ liên quan đến cả ba đối tượng: doanh nghiệp, các đối tác và khách hàng.
Để thực hiện được các thay đổi mang tính đột phá trên, chuyển đổi số đã tác động
toàn diện tới các lĩnh vực kinh doanh, công nghệ và con người. Một chiến lược chuyển đổi
số thành công được bắt đầu từ sự thống nhất về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp xem việc sử dụng công nghệ như một sự hỗ trợ đắc lực cho việc hiện thực
hóa chiến lược kinh doanh. Mục đích hướng đến việc kiến tạo một tổ chức đồng thuận và
có chung hiểu biết về chuyển đổi số. Nhìn chung, hầu hết các doanh nghiệp hiện tại quan
tâm tới Chuyển đổi số. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thực sự nghiêm túc với mục tiêu áp
dụng chuyển đổi số thường là các doanh nghiệp lớn. Họ có tầm nhìn trung dài hạn về đích
đến trong 3 – 5 năm, thậm chí 10 năm tiếp theo.
3. Tác động của chuyển đổi số tới hoạt động của doanh nghiệp
Lợi ích của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp
Có thể thấy rõ, chuyển đổi số mang rất nhiều lợi ích đối với doanh nghiệp, như:
- Thu thập dữ liệu để quản lý và phân tích tối ưu: đa số các doanh nghiệp đều cố gắng
thu thập thật nhiều dữ liệu. Nhưng lại chưa tối ưu hóa được dữ liệu phân tích khách hàng,
thị trường. Do vậy, nhờ có chuyển đổi số đã tạo ra một hệ thống thu thập dữ liệu phù hợp.
Từ đó kết hợp với dữ liệu cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở cấp độ thông minh
hơn. Các thông tin về quy trình của khách hàng, hoạt động sản xuất, cơ hội kinh doanh có
tính đồng nhất và nhanh chóng. Ví dụ, Nike tập trung vào việc cung cấp trải nghiệm độc
đáo cho người mua sắm khi ghé thăm các cửa hàng ngoại tuyến của mình. Hoạt động chuyển
đổi kỹ thuật số của Nike diễn ra trên nhiều phương diện nhưng quan trọng nhất vẫn là
thương hiệu và trải nghiệm của khách hàng. Doanh nghiệp chuyển đổi số đã góp phần vào
thành công của Nike trong nhiều năm. Trong hai năm kể từ khi quá trình chuyển đổi bắt
đầu, giá cổ phiếu của Nike đã tăng từ 52 đô la lên gần 88 đô la vào tháng 7/2019 (theo
“Nike và những bước đi khó khăn trong chuyển đổi số” – Base Resources).
- Tăng doanh thu: bằng cách tích hợp cơ sở hạ tầng và cập nhật công nghệ mới thường
xuyên. Các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng được cải thiện và làm
gia tăng lợi nhuận đáng kể. Ví dụ, Sau một thời gian nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp
nhận ra rằng đối tượng chính của doanh nghiệp là cha mẹ của những đứa trẻ chứ không chỉ
trẻ em. Do đó, doanh nghiệp này đã quyết định áp dụng một nền tảng kỹ thuật số vào quy
trình kinh doanh của mình, đó là nền tảng Adtech. Nền tảng này sẽ cho phép người dùng

36
mua hàng trực tuyến trực tiếp trên đó và sẽ có tác động tích cực đến việc tăng đáng kể
doanh số bán hàng. Bằng cách nhắm mục tiêu vào các bậc cha mẹ, khuyến khích họ coi đồ
chơi Hasbro là đồ chơi phù hợp, Nhờ vào kỹ thuật số, Hasbro đã tối đa hóa lợi ích của nền
tảng bán lẻ trực tuyến và doanh thu của doanh nghiệp đã đạt 5 tỷ USD kỷ lục vào năm 2016
(theo “Quản trị chiến lược công ty Hasbro” – 123doc).
- Thúc đẩy hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp: Với việc áp dụng lợi ích của công
nghệ, chủ doanh nghiệp hoàn toàn chủ động trong việc theo dõi, đánh giá hoạt động của
doanh nghiệp. Hiệu suất làm việc nhân viên bất cứ lúc nào mà không cần làm báo cáo thống
kê số liệu qua bản cứng. Cùng với đó, mọi thông tin số hóa đều được thể hiện minh bạch,
chi tiết. Tránh những rủi ro về chi phí ẩn, quỹ đen thiếu tính xác thực. Ví dụ, PS là một
doanh nghiệp quản lý chuỗi cung ứng và vận chuyển quốc tế. Vào năm 2012, UPS chủ yếu
dựa vào công nghệ kỹ thuật số, nhưng đây là lúc họ bắt đầu chuyển đổi hoạt động và hậu
cần bằng kỹ thuật số. Hoạt động doanh nghiệp chuyển đổi kỹ thuật số của UPS là sự ra đời
một số hệ thống tận dụng dữ liệu kỹ thuật số để cải thiện các hoạt động kinh doanh nội bộ,
chẳng hạn như phân loại gói hàng, chất hàng lên xe tải,… (theo “Đổi mới ngành Logistics
toàn cầu” (2022) – Ups).
- Chuyển đổi số doanh nghiệp giúp thông suốt nội bộ, hợp tác và liên kết dễ dàng:
Một trong những ứng dụng phổ biến của chuyển đổi số trong doanh nghiệp là quy trình làm
việc hằng ngày, hệ thống hóa chúng trên một nền tảng chung rõ ràng và tinh gọn. Nhờ thế
mà các phòng ban trao đổi và nắm chắc thông tin hơn, đảm bảo tính đồng nhất trong dự án.
- Thích ứng linh hoạt, nhanh nhẹn với mọi biến đổi: Biến đổi ở đây không chỉ là trong
thị trường kinh doanh, mà còn trong môi trường, khí hậu, xã hội, nhu cầu khách hàng… Do
đó, khả năng thích ứng không chỉ xoay quanh các vấn đề hiện tại, mà còn cần biết cách dự
đoán xu hướng, dự báo nguy cơ, nắm bắt cơ hội cho cả các trường hợp chưa xảy ra. Ví dụ
điển hình là đợt Covid-19 vừa qua, những doanh nghiệp nào mang quy trình làm việc –
quản lý lên hệ thống trước đó, khi work from home đều dễ dàng hơn rất nhiều. Dịch bệnh
dường như không làm tắc nghẽn quá trình trao đổi, làm việc của họ.
- Chuyển đổi số giúp hoàn thiện các sản phẩm và dịch vụ: Lợi ích của chuyển đổi số
còn nằm ở việc nâng cấp các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, tạo ra giá trị mới cho
chúng. Ví dụ, công ty thiết bị thể thao có thể tích hợp chức năng số vào máy tập, tạo ra
hướng dẫn ảo theo từng thể trạng. Không chỉ cải thiện những cái vốn có, doanh nghiệp còn
có thể tự thiết kế ra một sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu không ngừng biến đổi của
thị trường. Có các phần mềm hỗ trợ, và số liệu được phân tích thông minh, tổ chức ắt hẳn
sẽ biết được mình cần phát triển thêm sản phẩm, dịch vụ gì.

37
- Nâng cao khả năng cạnh tranh: Có thể nhận thấy hiện tại các doanh nghiệp nào ứng
dụng thành công nền tảng số hóa thì việc triển khai và vận hành đạt hiệu quả cao hơn các
doanh nghiệp khác. Công nghệ số nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Giúp
doanh nghiệp chiếm ưu thế hơn trong việc tạo dựng tương tác nhanh chóng với khách hàng.
Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng và nâng cao chất lượng phục vụ. Ví dụ, Tập đoàn
Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel đã xây dựng và phát triển ứng dụng Viettel
Money nhằm bắt kịp xu hướng phát triển mới trong mảng thanh toán. Viettel Money được
biết là hệ sinh thái thương mại, tài chính số với đa dạng nguồn tiền, cho phép người dùng
thực hiện mọi giao dịch chuyển tiền, nạp, rút tiền và mua bán trực tuyến và đa dạng các
dịch vụ tài chính số như bảo hiểm, vay tiêu dùng,… Vào tháng 8/2022, vượt qua nhiều đối
thủ cạnh tranh như Huawei, China Mobile, T-Mobile, Viettel Money trở thành Quán quân
giải thưởng Excellence Awards 2022 – Giải thưởng tôn vinh những thành tựu chuyển đổi
số trong kinh doanh và công nghệ thông tin của các doanh nghiệp hàng đầu thế giới. Tham
gia với hạng mục “Vươn tầm kết nối” (Beyond Connectivity) (theo “Viettel Digital: Dịch
vụ thanh toán 4.0 với hệ sinh thái tài chính số” – Viettel Money).
- Tối ưu hóa năng suất nhân viên: Chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp khai thác được
tối đa năng lực làm việc của nhân viên trong công ty. Bởi những công việc có giá trị gia
tăng thấp, hệ thống có thể tự động thực hiện mà doanh nghiệp không cần tốn chi phí trả
lương cho nhân viên, đồng thời cũng giúp nhân viên có thêm thời gian để nâng cao chuyên
môn, nghiệp vụ, thực hiện các công việc quan trọng khác. Chuyển đổi số cũng giúp người
quản lý dễ dàng đánh giá chất lượng công việc của từng nhân viên qua số liệu báo cáo nhận
lại cuối ngày, cuối tuần, cuối tháng hoặc cuối quý.
Ví dụ: Ngân hàng JPMorgan Chase & Co.
Trước khi bước vào lộ trình chuyển đổi số: Ngân hàng JPMorgan Chase & Co. gặp
không ít khó khăn liên quan đến công việc về luật và tín dụng. Những công việc này chiếm
nhiều thời gian, công sức nhưng không trực tiếp tạo ra doanh thu và dễ gây sai lệch dữ liệu.
Một trong những điểm khó khăn trong nghề luật là xem xét tài liệu, nơi các luật sư doanh
nghiệp tìm kiếm những khối dữ liệu lớn và sắp xếp và xác định các phần quan trọng cho
thương vụ và khách hàng. Luật sư và nhân viên tín dụng của PMorgan Chase & Co. thường
dành khoảng 360.000 giờ mỗi năm để giải quyết các công việc, bao gồm cả việc diễn giải
các hợp đồng cho vay thương mại.
Kết quả sau chuyển đổi số: Công ty đã thành công trong việc cắt giảm thời gian dành
cho việc giải thích các hợp đồng cho vay thương mại xuống còn vài giây bằng cách sử dụng
máy học. Thuật toán sẽ có thể trích xuất khoảng 150 thuộc tính liên quan từ các thỏa thuận

38
tín dụng thương mại hàng năm trong vài giây so với 360.000 giờ do người xem xét thủ
công. Bên cạnh việc tiết kiệm hàng nghìn giờ lao động, phần mềm mới còn được chứng
minh là tiết kiệm chi phí, hiệu quả hơn và ít bị lỗi hơn, hứa hẹn mang đến những dòng
doanh thu mới cùng sự giảm thiểu về rủi ro.
Những khó khăn của chuyển đổi số đối với các doanh nghiệp
Ngoài những lợi ích mà chuyển đổi số mang lại, các doanh nghiệp còn phải đối mặt
với nhiều khó khăn:
- Trở ngại khi phải điều chỉnh mô hình kinh doanh: Điều chỉnh mô hình kinh doanh
là một trong những thách thức khi thực hiện chuyển đổi số bởi nó này sẽ thay đổi cách thức
hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, Doanh nghiệp cần thực hiện thay đổi từ mô hình
truyền thống sang các mô hình kỹ thuật số. Đây là việc không hề dễ dàng nếu không thay
đổi tư duy kinh doanh.
- Trở ngại đến từ những tiến bộ đột phá về công nghệ: Ngày nay, các công nghệ kỹ
thuật số không ngừng cải tiến và phát triển. Các doanh nghiệp cần phải thay thế các hệ
thống cũ, nhường chỗ cho những giải pháp công nghệ mới hơn. Theo đó, các tổ chức cần
phải xây dựng một kế hoạch cụ thể để cập nhật nhanh chóng các công nghệ hiện đại này.
Công nghệ kỹ thuật số trong các lĩnh vực như robot, trí tuệ nhân tạo và máy tính đã tạo ra
nhiều thiết bị tăng năng suất lao động. Máy rút tiền tự động, thanh toán tự phục vụ và đặt
hàng trực tuyến là tất cả những ví dụ về những mà tiến bộ công nghệ đột phá đã mang đến
trong thập kỷ qua.
- Trở ngại về nhận thức: Năng lực của doanh nghiệp: phần lớn các cơ sở sản xuất kinh
doanh chưa có nhiều kinh nghiệm về ứng dụng, khai thác công nghệ. Việc có thể hiểu, hình
dung và nhận thức được các thay đổi đang diễn ra sẽ ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động
của doanh nghiệp là điều không dễ dàng. Do đó, quyết định thực hiện chuyển đổi số hay
không sẽ cần thời gian. Ngoài ra, khi nhận thức được về vai trò, ý nghĩa thì chuyển đổi số
thành công vẫn là một thách thức không nhỏ. Sự hạn chế của doanh nghiệp xuất phát từ
việc không chắc chắn về lợi nhuận đầu tư công nghệ, năng lực sử dụng công nghệ trong nội
bộ còn yếu, tài chính hạn hẹp và những vướng mắc về pháp lý. Theo khảo sát của Ngân
hàng Thế giới, có trên 75% doanh nghiệp nhỏ và vừa và 63% doanh nghiệp lớn của Việt
Nam hiện chưa rõ lợi nhuận đầu tư công nghệ bằng bao nhiêu, cũng như việc đầu tư đó có
phù hợp với nhu cầu của họ hay không. Chưa đến 60% doanh nghiệp nhỏ và vừa cho biết,
họ thiếu thông tin về những công nghệ hiện có, thiếu kỹ năng để sử dụng công nghệ. Các
doanh nghiệp này cũng cho biết việc tiếp cận nguồn tài chính nước ngoài còn hạn chế (theo

39
“Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thiếu vốn là khó khăn lớn nhất?” – Cổng thông tin điện tử Viện
chiến lược và chính sách tài chính).
- Hạn chế về nguồn lực tài chính cho chuyển đổi số: Các dự án chuyển đổi số có thể
tốn rất nhiều kinh phí đầu tư, trong khi năng lực tài chính của các doanh nghiệp, đặc biệt là
doanh nghiệp nhỏ và vừa còn khá hạn chế. Theo khảo sát từ Liên đoàn Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2020, có đến 55,6% doanh nghiệp tham gia khảo sát
cho rằng chi phí ứng dụng công nghệ là hạn chế lớn nhất. Chi phí thay đổi quy trình, đào
tạo nhân sự để thích ứng với quy trình mới; chi phí đầu tư cho hệ thống công nghệ thông
tin như việc phải triển khai một số hệ thống công nghệ thông tin sẽ dẫn tới việc tăng đầu tư
và các chi phí vận hành hệ thống. (theo “Doanh nghiệp đề xuất nhiều giải pháp để vượt
thách thức, đón thời cơ” (2020) – Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính).
- Khung thể chế phục vụ chuyển đổi số ở Việt Nam còn cồng kềnh: Mặc dù Chính
phủ đã tăng cường Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số theo Quyết định số 1619/QĐ-TTg
ngày 24/9/2021, các Ủy ban tương tự cũng được thành lập ở cấp tỉnh, trong đó Chủ tịch
UBND tỉnh là người đứng đầu Ủy ban. Tuy nhiên, ở khâu vận hành, các nhiệm vụ lớn trong
chương trình chuyển đổi bị dàn trải, khiến cho công tác phối hợp và triển khai chính sách
gặp nhiều thách thức. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của Chính phủ còn hạn chế đối với các doanh
nghiệp số hoặc doanh nghiệp đang muốn đầu tư vào các công cụ số. Hỗ trợ từ khu vực công
vẫn chỉ tập trung cho hoạt động nghiên cứu và phát triển thay vì cho nâng cấp công nghệ
và thương mại hóa công nghệ.
4. Kết luận
Chuyển đổi số là một quá trình dài với nhiều thách thức đặt ra buộc các Chính phủ,
doanh nghiệp và người tiêu dùng phải thay đổi. Tuy nhiên, chuyển đổi số sẽ giúp Chính
phủ ngày càng cải thiện chất lượng công việc của cán bộ công nhân viên chức, cải thiện
dịch vụ công, giúp giảm ách tắc và phục vụ nhu cầu của người dân hiệu quả hơn. Chuyển
đổi số cũng giúp doanh nghiệp tiết giảm được chi phí hoạt động bởi khả năng kết nối vô
hạn của quá trình số hóa, không cần nguồn lực có sẵn, mặc dù quá trình này còn vô vàn khó
khăn do nguồn nhân lực chưa hoàn thiện mà hầu hết các doanh nghiệp phải đào tạo lại. Do
đó, cần nhanh chóng nâng cấp hệ thống số hóa giúp công cuộc chuyển đổi số hoàn thiện
nhằm đáp ứng xu hướng hiện nay.
Tài liệu tham khảo:
1. Kế hoạch chuyển đổi số của ngành tài chính (2023) - Tạp chí tài chính.
2. Các giai đoạn chuyển số của doanh nghiệp thành công (2022) - digital fpt.

40
3. Những khó khăn trên con đường chuyển đổi số (2022) - Tạp chí khoa học và
công nghệ.
4. Lợi ích của chuyển đổi số và yêu cầu đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng
(2022) - Tạp chí tài chính.

CÁC CÔNG NGHỆ ĐỘT PHÁ TRONG CHUYỂN ĐỔI SỐ


Bùi Linh Chi - CQ60/11.01 CLC
Tóm tắt: Chuyển đổi số là một quá trình quan trọng tất yếu đối với nền kinh tế kể từ
đại dịch Covid-19. Chuyển đổi số đã và đang diễn ra trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong
lĩnh vực Tài chính của nhiều doanh nghiệp trong nước và quốc tế, đem tới những kết quả
tích cực. Trong đó, không thể bỏ qua các công nghệ AI, Blockchain, Fintech, IoT, Big Data,
và Cloud Computing khi nhắc đến những công nghệ đột phá của xu hướng Chuyển đổi số.
Từ khoá: Chuyển đổi số, công nghệ, AI, Blockchain, Fintech, Cloud, Big data, IoT.
I - Giới thiệu
Chuyển đổi số, hay “Digital Transformation”, là khái niệm ra đời trong thời kỳ internet
bùng nổ. Có thể hiểu chuyển đổi số là quá trình ứng dụng những công nghệ tiến bộ vào mọi
lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức nhằm cải thiện năng suất, chất lượng công
việc cũng như trải nghiệm của khách hàng, và nâng cao doanh thu, phát triển thương hiệu.
Là một xu hướng tất yếu của thời đại, không chỉ đơn thuần thay đổi hình thức làm việc từ
thủ công truyền thống sang vận dụng công nghệ nhằm giảm thiểu sức người, Chuyển đổi
số còn tạo ra một tư duy, văn hoá làm việc, điều hành mới hiệu quả, linh hoạt hơn.
Tại Việt Nam, chuyển đổi số diễn ra vô cùng mạnh mẽ trong hầu hết mọi lĩnh vực. Để
đạt được điều đó, sự góp mặt của 6 công nghệ: AI (Trí tuệ nhân tạo), Blockchain (Chuỗi
khối), Fintech (Công nghệ tài chính), Cloud Computing (Điện toán đám mây) và Big data
(Dữ liệu lớn) là điều không thể thiếu.
Bài nghiên cứu sẽ tổng hợp các công nghệ tiêu biểu của chuyển đổi số trong lĩnh vực
Tài chính. Bài viết gồm 3 phần: phần đầu là Giới thiệu; phần 2 trình bày về các công nghệ
trong chuyển đổi số, Kết luận sẽ được đưa ra ở phần 3.
II – Các công nghệ đột phá trong Chuyển đổi số
1. AI (Trí tuệ nhân tạo)
AI (Artificial Intelligence) là một thuật ngữ được xuất hiện lần đầu vào những năm
1950 khi con người bắt đầu nghiên cứu về những thuật toán, phương pháp tự động hoá đơn
giản để áp dụng cho máy móc, khiến cho chúng có thể làm được những hoạt động, nhiệm

41
vụ giống như con người. Tuy nhiên, mãi tới khoảng thời gian từ năm 2014 trở đi, sự ứng
dụng của AI vào Chuyển đổi số trong lĩnh vực Tài chính mới bắt đầu nổi lên. Theo Trung
tâm Nghiên cứu và Phát triển của IBM - tập đoàn Công nghệ Máy tính đa quốc gia, số tiền
đầu tư vào công nghệ AI trong lĩnh vực tài chính đã tăng lên gấp đôi từ năm 2014 đến 2018,
với mức đầu tư là 4,5 tỷ USD vào năm 2018. Đến nay, công nghệ AI đã đạt được những
bước tiến nhất định và ngày càng thể hiện vai trò là công nghệ quan trọng trong quá trình
Chuyển đổi số.
Nhắc đến AI không thể bỏ qua sự xuất hiện của công cụ trí tuệ nhân tạo có tên
ChatGPT. Chat GPT là một chatbot do công ty khởi nghiệp OpenAI phát triển. Điểm đặc
biệt của công cụ này là kho kiến thức rộng lớn mà nhà phát triển đã dành một thời gian dài
để hoàn thiện, giúp nó có thể giải đáp câu hỏi của người dùng chỉ sau vài giây về bất cứ
lĩnh vực gì. Có thể coi Chat GPT là một bước ngoặt trong làn sóng chuyển đổi số khi nó đã
đưa trí tuệ nhân tạo đến gần hơn với công chúng. Chỉ sau hai tháng ra mắt, công cụ này đã
có hơn 100 triệu tài khoản người dùng, giúp công ty chủ quản nhận được hàng tỷ USD tài
trợ mới từ Microsoft vào tháng 01/2023 và mở đường cho hàng loạt sản phẩm liên quan.
Là một bước tiến lớn của khoa học - kỹ thuật, AI đóng vai trò là một công nghệ vô
cùng quan trọng đối với Chuyển đổi số trong lĩnh vực Tài chính nói riêng và hầu hết mọi
lĩnh vực nói chung. Một số ứng dụng tiêu biểu của AI vào lĩnh vực Tài chính trong thời kì
Chuyển đổi số có thể kể đến như: Dự báo và Phân tích rủi ro tín dụng, Phân tích Đầu tư,
cung cấp tư vấn tài chính, hay thậm chỉ cả phát hiện gian lận. Việc áp dụng công nghệ AI
vào Chuyển đổi số có thể đem tới những lợi ích sau:
Tối ưu hoá quy trình hoạt động
Bằng cách sử dụng các thuật toán, mô hình dự đoán từ dữ liệu có sẵn, AI có thể gợi ý
cho con người các quyết định tự động cũng như không ngừng học hỏi nhằm hoàn thiện
thuật toán, mô hình có sẵn. So sánh với quá trình để đưa ra một quyết định của con người,
cách thức AI thực hiện cũng có điểm tương đồng. Tuy nhiên, sự ưu việt hơn của AI chính
là khả năng lưu trữ, tổng hợp có chọn lọc, xử lí lượng thông tin cực lớn với tốc độ nhanh,
độ chính xác cao.
Ví dụ, trong lĩnh vực cho vay, các ngân hàng có thể sử dụng AI để đánh giá mức độ
rủi ro từ hồ sơ của ứng viên, từ đó giảm thiểu tối đa nhân lực, thủ tục giấy tờ, thời gian, và
rủi ro. Xa hơn nữa, AI giúp khách hàng có được những trải nghiệm tốt hơn thông qua việc
phân tích hành vi người dùng và thu thập phản hồi của khách hàng.
Nâng cao tính bảo mật

42
Bên cạnh những mặt tích cực mà Chuyển đổi số đem tới, đảm bảo an toàn thông tin,
bảo mật dữ liệu của cả doanh nghiệp và khách hàng luôn là một vấn đề cần được ưu tiên
hàng đầu. Dữ liệu và thông tin (Data and Information) chính là tài nguyên quý giá nhất của
Chuyển đổi số, cho nên việc bảo mật dữ liệu là vô cùng quan trọng.
Trí tuệ nhân tạo AI có khả năng phát hiện các hoạt động tấn công và bảo vệ thông tin
khách hàng, cũng như dữ liệu của các tổ chức tài chính, doanh nghiệp.Công nghệ AI có thể
được sử dụng để phát hiện các mối đe doạ an ninh mạng và các lỗ hổng trong hệ thống bảo
mật của các tổ chức tài chính. Từ đó, họ có thể cập nhật, nâng cấp hệ thống bảo mật của
mình để ngăn chặn những cuộc tấn công dữ liệu. Không dừng lại ở đó, AI còn có khả năng
phát hiện hành vi gian lận thông qua phân tích dữ liệu, xác thực danh tính người dùng với
Face ID hoặc các phương pháp Sinh trắc học, mã hoá thông tin của người dùng, phát hiện
và cảnh báo phần mềm độc hại, hay tự động cập nhật chính sách bảo mật,…
2. Blockchain (Chuỗi khối)
Blockchain hay “Chuỗi khối” là một cơ chế cơ sở dữ liệu cho phép tiến hành chia sẻ
thông tin minh bạch trong một mạng lưới kinh doanh, cho phép lưu trữ và truyền tải thông
tin thông qua các Khối và Nút (nodes). Cụ thể, dữ liệu sẽ được tổng hợp trong một Khối,
mỗi Khối có một mã băm (hash), và các Khối chỉ có thể liên kết với nhau khi mã băm của
chúng khớp khối đứng trước. Các Khối được đồng bộ với nhau thông qua mạng lưới các
nút toàn cầu, đảm bảo thông tin được lưu trữ luôn thống nhất, chặt chẽ. Đặc biệt, thông tin
trên Blockchain không thể bị chỉnh sửa hay xoá bỏ một khi đã được thêm vào. Điều này
đồng nghĩa với việc mọi thông tin nằm trong Blockchain dều rất đáng tin cậy.
Công nghệ Blockchain có 3 đặc điểm:
Phi tập trung: Chuỗi khối không nằm trong sự kiểm soát của duy nhất một cá nhân
hay tổ chức cụ thể nào mà chịu ảnh hưởng bởi một mạng lưới người tham gia. Điều này
làm tăng tính minh bạch cho Chuỗi khối.
Bất biến: Mọi thông tin trong Chuỗi khối đều không thể thay đổi hay bị xoá bỏ. Không
một giao dịch nào có thể bị làm giả so với các giao dịch đã được ghi nhận trong Blockchain.
Nếu một giao dịch bị lỗi, một giao dịch mới sẽ được tạo ra để bù trừ. Hệ thống sẽ ghi nhận
cả hai.
Đồng thuận: Bất cứ Chuỗi khối nào cũng phải tuân thủ nguyên tắc Đồng thuận: có
được sự chấp thuận của tất cả các bên tham gia. Ta chỉ ghi lại được những giao dịch tài
chính mới khi có sự đồng thuận của những người tham gia mạng lưới.
3. Cloud computing (Điện toán đám mây)

43
Trước thời kì công nghệ triển mạnh mẽ, để vận hành một hệ thống công nghệ thông
tin trong doanh nghiệp, việc đầu tư mua sắm hệ thống máy chủ là điều phổ biển. Tuy nhiên,
cách thức này lại có nhược điểm lớn, đó là chi phí cao, quy trình vận hành phức tạp, cũng
như những hạn chế khi phát sinh nhu câu mở rộng, nâng cấp. Nhưng sự xuất hiện của Điện
toán đám mây (hay còn gọi là Cloud Computing) đã khắc phục được nhiều nhược điểm của
mô hình máy chủ truyền thống.
Điện toán đám mây là các công nghệ đám mây tạo ra các giải pháp và dịch vụ cho
khách hàng và doanh nghiệp. Công nghệ này hoạt động trên cơ sở cung cấp các tài nguyên
liên quan đến máy tính phù hợp với người dùng thông qua Internet. Các tài nguyên này
gồm máy chủ, kho dữ liệu lưu trữ, dịch vụ phần mềm, phần cứng... tập trung tại hệ thống
máy chủ ảo hoạt động trên môi trường kết nối mạng. Như vậy, người dùng có thẻ dễ dàng
truy cập vào hệ thống, kho dữ liệu tại bất kỳ đâu, không bị giới hạn bởi không gian hay thời
gian. Dịch vụ điện thoại đám mây có tính linh hoạt cao, tiết giảm chi phí đầu tư cơ sở hạ
tầng.
Những năm gần đây, các doanh nghiệp ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào tài nguyên
của điện toán đám mây bởi vô số lợi ích mà dịch vụ này đem lại như: Tiết kiệm chi phí vận
hành máy chủ, lưu trữ dữ liệu, bảo hành hệ thống thông qua ủy thác trách nhiệm pháp lý
cho bên thứ ba nhà cung cấp; Quy mô liên kết rộng trên toàn thế giới; Tính bảo mật cao
đến từ những nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp; Các tài nguyên máy tính được cung cấp
với tốc độ cao.
Điểm cộng lớn của công nghệ này chính là thay vì phải mua, cài đặt và bảo trì các
phần mềm, phần cứng trên thiết bị cá nhân, người dùng có thể thuê hoặc sử dụng dịch vụ
điện toán đám mây từ các nhà cung cấp dịch vụ này. Các tài nguyên sẽ được lưu trữ trên
máy chủ quản lý bởi nhà cung cấp, và người dùng vẫn có thể truy cập chúng mọi lúc, mọi
nơi khi có kết nối Internet. Vì vậy, công nghệ Điện toán đám mây đem lại những lợi ích
lớn, bao gồm: sự linh hoạt, tiết kiệm chi phí và tăng hiệu suất. Đồng thời, nó cũng nâng cao
tính bảo mật dữ liệu một cách đáng kể, so với việc lưu trữ dữ liệu trên các máy tính cá nhân.
Có ba loại hình dịch vụ Cloud Computing phổ biến, gồm: Dịch vụ hạ tầng (Iaas -
Infrastructure as a Service), Dịch vụ nền tảng (Paas - Platform as a Service) và Dịch vụ
phần mềm (Saas - Software as a Service). Ví dụ điển hình của Cloud Computing chính là
Google Drive, Dropbox, OneDrive. Đây là các loại hình dịch vụ lưu trữ đám mây đang
được sử dụng rộng rãi bởi mọi cá nhân, doanh nghiệp trong nước và quốc tế nhằm lưu trữ
và chia sẻ dữ liệu, tài liệu. Đây là những ví dụ điển hình của mô hình phần mềm SaaS.

44
Chúng hỗ trợ người dùng sử dụng ngay ở bất cứ đâu có trình duyệt kết nối internet mà
không cần thiết lập máy chủ quản lý.
4. Big data (Dữ liệu lớn)
Khái niệm “Big Data” xuất hiện lần đầu năm 2005 bởi nhà khoa học máy tính Roger
Mougalas, chỉ những dữ liệu lớn và đồ sộ mà các công nghệ truyền thống không thể xử lí.
Đây hệ thống dữ liệu được tập hợp có khối lượng khổng lồ và phức tạp, sau đó được xử lý,
lưu trữ và phân tích với mục đích: tìm ra thông tin có giá trị cho các doanh nghiệp. Nhờ có
hệ thống này, các doanh nghiệp có thể tìm hiểu và biết được nhu cầu, thị hiếu, mối quan
tâm, và các đặc điểm liên quan tới khách hàng, từ đó giúp họ đưa ra quyết định kinh doanh
thông minh hơn. Big Data hội tụ 5 đặc điểm, hay còn được biết đến là đặc trưng “5V” của
Dữ liệu lớn, trong đó bao gồm: Khối lượng (Volume), Đa dạng dữ liệu (Variety), Tốc độ
(Velocity), Giá trị thông tin (Value), và Độ xác thực của dữ liệu (Veracity):
Khối lượng: Độ lớn, đồ sộ, phức tạp của dữ liệu luôn là điều gắn liền với công nghệ
Big Data. Thực chất, Big Data được định nghĩa chính bởi khối lượng lớn của các dữ liệu.
Chúng có thể được tổng hợp từ rất nhiều nguồn khác nhau trong một khoảng thời gian ngắn,
nhưng quan trọng nhất: Kích thước của dữ liệu sẽ được đánh giá là có giá trị và có tiềm
năng hay không, và để xem xét liệu nó có thể được coi là dữ liệu lớn hay không.
Đa dạng dữ liệu: Dữ liệu lớn mang tính đa dạng bởi các bộ phận cấu thành của công
nghệ này được lấy từ đa dạng các nguồn, với các định dạng khác nhau, như: văn bản, hình
ảnh, video, âm thanh, dữ liệu địa lý, dự liệu xã hội, vv. Việc phân tích và xử lý những dữ
liệu ấy cũng đòi hỏi các công nghệ phân tích - xử lý dữ liệu khác nhau.
Tốc độ: Big Data được tạo ra trong thời gian ngắn và phải được xử lý nhanh chóng.
Với tốc độ tạo ra dữ liệu ngày càng tăng, việc xử lý dữ liệu phải được thực hiện nhanh
chóng và một cách chính xác để đảm bảo dữ liệu luôn được cập nhật và sẵn sàng sử dụng.
Giá trị của thông tin: Ngoài đảm bảo các dữ liệu thu được phải là “dữ liệu lớn”, Big
Data còn mang lại giá trị cho người sử dụng, tức là cung cấp thông tin hữu ích và giải quyết
vấn đề một cách hiệu quả hơn. Điều này đòi hỏi việc phân tích dữ liệu phải được thực hiện
một cách thông minh và đưa ra những kết luận chính xác, hữu ích.
Độ xác thực của dữ liệu: đây là mức độ tin cậy của dữ liệu trong Big Data, liên quan
đến tính chính xác, sự hiệu quả của dữ liệu. Một số nguồn dữ liệu có thể không đáng tin
cậy hoặc bị nhiễu bởi các yếu tố bên ngoài, ví dụ như lỗi nhập liệu hoặc thông tin không
chính xác. Vì vậy, việc đánh giá và kiểm soát độ chính xác của dữ liệu trong Big Data rất
quan trọng để đảm bảo tính đáng tin cậy và hiệu quả của quá trình phân tích dữ liệu.
5. Fintech (Financial Technology)

45
Thuật ngữ Fintech (viết tắt của Financial Technology, hay “công nghệ tài chính”)
không chỉ nói đến dùng công nghệ mạng biến đổi những dịch vụ tài chính truyền thống
thành những dịch vụ trực tuyến như chứng khoán trực tuyến, ngân hàng trực tuyến, hay bảo
hiểm trực tuyến mà còn hàm ý một giải pháp công nghệ mới cho dịch vụ tài chính.
Fintech được đánh giá và xem xét trong các lĩnh vực đặc trưng sau: Thanh toán số
(Digital Payments), Giao dịch tài sản số (Digital Assets Exchange), cho vay ngang hàng
(P2P Lending), gọi vốn cộng đồng (Crowdfunding), quản lý tài sản (Wealth Management),
tự động hóa đầu tư (Robot Trading), công nghệ bảo hiểm (Insurtech), tiền mã hóa (Crypto
Currency),…
Nhìn chung, Fintech là công cụ thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ tài chính thông qua việc tạo
điều kiện thuận lợi cho gửi tiền, thanh toán, nhờ đó các khách hàng tiếp cận thuận lợi hơn
tới các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng nhiều ngành,
lĩnh vực trong nền kinh tế. Ngày nay, sự tiện lợi và nhanh chóng do Fintech mang lại, cung
cấp trải nghiệm đột phá cho khách hàng, mang đến các sản phẩm giá cả hợp lý, dễ dàng sử
dụng và tương tác hoàn toàn bằng công nghệ số. Có thể nói Fintech đang thổi một luồng
sinh khí mới vào chuỗi giá trị ngân hàng và lĩnh vực tài chính để lấp đầy khoảng trống về
sản phẩm, dịch vụ và mở rộng lựa chọn cho khách hàng.
Một hệ sinh thái Fintech gồm 3 bên, tác động qua lại lẫn nhau gồm:
Các ngân hàng truyền thống và các định chế tài chính
Các ngân hàng và định chế tài chính (công ty tài chính, đầu tư, bảo hiểm, chứng khoán)
ngày càng hợp tác sâu rộng với các công ty Fintech do nhận thấy tầm quan trọng của công
nghệ. Đồng thời bản thân các định chế này cũng trực tiếp đầu tư vào các công ty Fintech
hay các hoạt động nghiên cứu để chủ động nắm giữ công nghệ mới và chiếm giữ thị trường.
Các công ty công nghệ lớn và khởi nghiệp Fintech
Các công ty độc lập hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin cung cấp các sản
phẩm, dịch vụ mới trong lĩnh vực tài chính. Khách hàng của các công ty này có thể là người
sử dụng cuối cùng, cũng có thể là các định chế tài chính.
Cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính
Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài Chính, kho Bạc Nhà nước, các Ủy ban tài chính quốc
gia thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về tài chính, ngân sách nhà nước, đầu tư tài chính,
tài chính doanh nghiệp, kế toán, kiểm toán độc lập, lĩnh vực giá và các hoạt động dịch vụ
tài chính.
Cùng với sự phát triển của Internet và các trang thương mại điện tử, nhu cầu thanh
toán điện tử được tăng cao và đã thay đổi thói quen tiêu dùng sang thanh toán không dùng

46
tiền mặt. Các hình thức thanh toán điện tử phổ biến hiện nay gồm: chuyển khoản thông qua
tài khoản ngân hàng, quét mã thanh toán (QR Code), thanh toán bằng các dịch vụ thanh
toán trực tuyến (Online Payment Service) bao gồm cả cổng thanh toán, ví điện tử (Digital
Wallet), và thanh toán bằng POS di động....
Với các ứng dụng công nghệ mới, khách hàng là những người được hưởng lợi nhiều
nhất từ cạnh tranh và hợp tác giữa các công ty công nghệ, ngân hàng, định chế tài chính, cơ
quan quản lý nhà nước cũng như từ những tiện ích công nghệ mới mang lại.
6. Internet of Thing (IoT - Internet vạn vật)
IoT, viết tắt của cụm từ “Internet of Things”, là một công nghệ nền tảng trong Chuyển
đối số, chỉ mạng lưới tập hợp các thiết bị thông minh và công nghệ tạo điều kiện thuận lợi
cho các hoạt động giao tiếp giữa các thiết bị với Cloud, hoặc giữa các thiết bị với nhau mà
không cần sự can thiệp của con người nhằm tạo ra sự thuận lợi trong các hoạt động và sản
xuất kinh doanh (“hoạt động giao tiếp” được thực hiện chính là việc kết nối và truyền tải
dữ liệu). Công nghệ IoT đem lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống hàng ngày của con người,
đặc biệt trong thời kì Chuyển đổi số. Tối ưu hoá hoạt động – Tăng tốc độ đổi mới, Cải thiện
tính bảo mật, Nâng cao trải nghiệm khách hàng… là những lợi ích mà Internet vạn vật đem
lại.
Tối ưu hoá hoạt động – Tăng tốc độ đổi mới
Công nghệ IoT cho phép các doanh nghiệp, tổ chức tiếp cận với những phân tích nâng
cao, chi tiết hơn để khám phá, tạo ra những cơ hội mới, kế hoạch đổi mới chủ động hơn. Ví
dụ, các công ty có thể đưa ra những chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn nhờ vào nghiên cứu
các dữ liệu về hành vi, thị hiếu của khách hàng. Ngoài ra, IoT còn hỗ trợ các doanh nghiệp
thu thập thông tin từ các thiết bị để tối ưu hoá hoạt động và quản lý tài sản. Nhờ sử dụng
những dữ liệu mà IoT cung cấp, doanh nghiệp có thể cải thiện quy trình sản xuất, giảm
thiểu thời gian chết, tăng cường hiệu suất và chi phí.
Cải thiện tính bảo mật
IoT cung cấp các giải pháp bảo mật hữu hiệu cho doanh nghiệp, nhờ quá trình không
ngừng giám sát cơ sở hạ tầng vật lý cũng như kỹ thuật số. Đầu tiên, IoT sẽ phát hiện các
lỗi, lỗ hổng bảo mật, sau đó mật khẩu hoá dữ liệu: IpT cho phép dữ liệu được mã hoá để
nâng cao tính an toàn khi truyền tải qua mang, từ đó giúp bảo vệ thông tin cá nhân của
người dùng. Không chỉ vậy, công nghệ này có thể kiểm soát quyền truy cập. Không phải
bất cứ ai cũng có thể tuy cập các dữ liệu và thiết bị trong mạng lưới IoT, chỉ những người
có quyền hoặc được uỷ quyền mới được cho phép thực hiện hành động này.
Nâng cao trải nghiệm khách hàng

47
Vốn dĩ, IoT có khả năng thực hiện thu thâp thông tin về hành vi, thị hiếu của khách
hàng nhằm giúp doanh nghiệp có thể đưa ra những kế hoạch, chiến lược nâng cao doanh
thu, điều này cũng đem tới sự cải thiện hơn trong các dịch vụ được cung cấp, từ đó nâng
cao sự hài lòng của khách hàng.
III - Kết luận
Bài viết trên đã đưa ra hiểu biết chung về một số công nghệ đột phá trong xu hướng
chuyển đổi số. Có thể thấy, sau nhiều năm phát triển của Internet và cuộc Cách mạng công
nghệ 4.0, công cuộc Chuyển đổi số đã đạt được những bước đột phá nhất định, ứng dụng
những công nghệ vào nhiều lĩnh vực trong đời sống và đặc biệt là trong lĩnh vực Tài chính
- Ngân hàng. Tính tất yếu của xu hướng chuyển đổi số đã được nhiều doanh nghiệp nhìn
nhận và tăng đầu tư vào ứng dụng công nghệ số, giúp doanh nghiệp thích ứng, và thậm chí
tăng tốc trong giai đoạn khó khăn chưa từng có tiền lệ vừa qua.
Theo Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
của Thủ tướng Chính phủ, kinh tế số đặt mục tiêu đạt 20% GDP đến năm 2025 và đạt 30%
GDP đến năm 2030. Để đạt được mục tiêu đó, chuyển đổi số trong doanh nghiệp là một
trong những giải pháp then chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, góp
phần thúc đẩy nền kinh tế số.
Tài liệu tham khảo
[1] https://vnpt.com.vn/tu-van/chuyen-doi-so-la-gi.html - “Chuyển đổi số là gì? Xu
hướng tất yếu trong cách mạng 4.0”, VNPT (23/08/2021)
[2]https://dhkthc.bocongan.gov.vn/TrangChu/tin-tuc/99-tri-tue-nhan-tao-la-gi-lich-su-
phat-trien-tri-tue-nhan-tao-ai.html - “Trí tuệ nhân tạo là gì? Lich sử phát triển trí tuệ nhân
tạo AI”, trang thông tin điện tử Trường đại học Kĩ thuật - Hậu cần CAND (12/02/2020)
[3]https://tapchinganhang.gov.vn/van-de-bao-mat-chia-khoa-chuyen-doi-so-ngan-hang-
thanh-cong.htm - “Vấn đề bảo mật – Chìa khoá chuyển đổi số ngân hàng thành công”
(05/05/2022)
[4]https://aws.amazon.com/vi/what-is/blockchain/?aws-products-all.sort-
by=item.additionalFields.productNameLowercase&aws-products-all.sort-order=asc –
“Công nghệ Blockchain là gì?”, Amazon
[5] https://aws.amazon.com/vi/what-is/iot/ - “IoT là gì?”, Amazon
[6]https://vietnetco.vn/big-data-la-gi-dac-diem-va-ung-dung-trong-cong-nghe-so-hien-
nay/11757.html - Vietnet

48
CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ CÁC CÔNG NGHỆ CỐT LÕI
Nguyễn Đức Anh - CQ59/11.01
Tóm tắt: Trong 200 năm qua, thế giới đã đi qua 3 cuộc cách mạng công nghiệp, đó là
cơ giới hóa, điện khí hóa, tự động hóa và ngày nay là cuộc cách mạng về số hóa. Khác với
ba cuộc cách mạng trước, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với các công nghệ như:
vật liệu mới, năng lượng mới, sinh học, vũ trụ đặc biệt là công nghệ thông tin. Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư đã, đang dẫn dắt thế giới thay đổi sâu sắc, có tính đột phá toàn cục
cả về cấu trúc và nguyên lý vận hành, chưa có tiền lệ trong các mô hình kinh tế - xã hội.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần tích cực, chủ động đẩy mạnh những thành tự khoa học
công nghệ, nhất là công nghệ thông tin để thực hiện chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội nhanh và bền vững.
Chuyển đổi số đang thâm nhập thế giới với tốc độ rất cao, đặc biệt là một số công
nghệ đột phá trong chuyển đổi số đang làm thay đổi căn bản kinh tế và xã hội. Các công
nghệ đột phá trong chuyển đổi số phát huy tính chủ động, tính sáng tạo, mang lại nhiều cơ
hội to lớn để mỗi tổ chức có thể thay đổi nhằm trở nên thông minh hơn, hiệu quả hơn. Đó
chính là cơ sở để em lựa chọn thực hiện vấn đề “Các công nghệ đột phá trong chuyển đổi
số ” làm đề tài nghiên cứu. Bài viết sẽ đưa ra hệ thống hóa cơ sở lý luận, các kiến thức về
chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính nói riêng, cụ thể là: Các
công nghệ đột phá trong chuyển đổi số.
Từ khóa: Công nghệ đột phá, chuyển đổi số,....
1. Internet vạn vật (IoT)
Hiện nay, Internet vạn vật (Internet of Things – IoT) không còn là một khái niệm mới
nhưng vẫn chưa có một định nghĩa chính thức. Nói đến Internet vạn vật (IoT) là đề cập đến
hàng tỷ thiết bị vật lý trên khắp thế giới hiện được kết nối với Internet, thu thập và chia sẻ
dữ liệu. Internet vạn vật là khi tất cả mọi thứ đều được kết nối với nhau qua mạng Internet,
người dùng (chủ) có thể kiểm soát mọi đồ vật của mình qua mạng chỉ bằng một thiết bị
thông minh, chẳng hạn như smartphone, tablet, PC hay thậm chí chỉ bằng một chiếc
smartwatch nhỏ bé trên tay. Khi được kết nối với internet, một đồ vật sẽ trở nên thông minh
hơn nhờ khả năng gửi hoặc nhận thông tin và tự động hoạt động dựa trên các thông tin đó.
Hiện tại, IoT còn bao gồm cả những giao tiếp theo kiểu giữa máy với máy (M2M),
hạn chế đi sự tác động của con người nhưng chủ yếu được áp dụng trong các ngành sản
xuất năng lượng hay công nghiệp nặng.

49
Các ứng dụng của IoT có nhiều công dụng thực tế, tác động trực tiếp đến cuộc sống
của các cá nhân, doanh nghiệp và cộng đồng. Có thể kể ra một số ứng dụng như: quản lý
và lập kế hoạch quản lý đô thị, quản lý môi trường, quản lý chất thải, phản hồi trong các
tình huống khẩn cấp, mua sắm thông minh, quản lý các thiết bị cá nhân, đồng hồ đo thông
minh và tự động hóa ngôi nhà. Ngoài các lĩnh vực xác định ở trên, IoT còn có tiềm năng
ứng dụng rộng rãi, có khả năng tích cực ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống.
Trong thời gian qua, hệ sinh thái IoT của Việt Nam đã có nhiều động thái tích cực,
đặc biệt là sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, tạo nên hệ sinh thái IoT nhằm thúc
đẩy sự phát triển IoT tại Việt Nam.Trong bức tranh toàn cảnh về IoT ở Việt Nam, có thể
thấy rằng các phân đoạn như xây dựng cơ sở hạ tầng kết nối và nền tảng mở là những nhiệm
vụ được triển khai bởi các công ty viễn thông lớn như Viettel, VNPT. Bên cạnh đó, DTT,
FPT, VNG và Konexy là các công ty phần mềm cũng đang nghiên cứu trên nền tảng IoT.
Mặc dù IoT vẫn đang trong giai đoạn mới bắt đầu được áp dụng triển khai nhưng phạm vi
ứng dụng của nó vô cùng lớn và ngày càng mở rộng ra nhiều lĩnh vực. Nhân loại đã và đang
bước sang một xã hội mới - xã hội thông tin
2. Mạng di động thế hệ 5G
5G (Viết tắt của 5th-Generation) là thế hệ mạng di động thứ 5, sau 1G, 2G, 3G và 4G.
5G sẽ là thế hệ mạng không dây đầu tiên được hình thành phục vụ cho các công nghệ kỹ
thuật số trong tương lai, trong đó hàng chục tỷ thiết bị và cảm biến được kết nối với Internet.
Mạng di động thế hệ mới này thực chất được phát triển dựa trên cốt lõi là mạng 4G LTE,
có những cải tiến lớn và đột phá so với các thế hệ mạng trước như: tốc độ cao hơn (nhanh
hơn 40 lần so với 4G), truyền dữ liệu nhanh hơn (ít hơn 10 lần so với 4G), tăng quy mô cho
hệ thống mạng và hỗ trợ tốt hơn cho việc ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số.
Tốc độ mạng 5G kết nối nhanh hơn, độ trễ cực thấp và băng thông lớn hơn đang thúc
đẩy sự phát triển của xã hội, chuyển đổi số ngành nghề và nâng cao đáng kể trải nghiệm
người dùng. Công nghệ không dây 5G sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các nhà sản xuất thiết bị
và nhà phát triển ứng dụng. Những thiết bị VoIP (Thiết bị sử dụng công nghệ Truyền giọng
nói qua giao thức Internet) và thiết bị thông minh thế hệ mới sẽ được phát triển và giới thiệu
trên thị trường. Cơ hội việc làm cũng nhờ đó mà tăng lên.
Mạng 5G được xem là chìa khóa để chúng ta đi vào thế giới IoT, trong đó các bộ cảm
biến là những yếu tố quan trọng để trích xuất dữ liệu từ các đối tượng và từ môi trường. Nó
đòi hỏi mạng internet hiệu quả để thu thập, xử lý, truyền, kiểm soát và phân tích dữ liệu
theo thời gian thực.5G là phương tiện hiệu quả nhất hỗ trợ dành cho Internet vạn vật. IoT
được hưởng lợi từ mạng 5G trong nhiều lĩnh vực như: Tòa nhà thông minh, thành phố thông

50
minh, IoT công nghiệp trong nhà máy thông minh, canh tác thông minh, hậu cần và vận
chuyển, quản lý đội xe, chăm sóc sức khỏe, phương tiện tự hành, giám sát an ninh, ...
Kết nối mạng 5G tốc độ cao sử dụng vệ tinh là một trong những cải tiến quan trọng
nhất của công nghệ internet dành cho vùng sâu vùng xa, nơi không có trạm thu phát sóng
mặt đất truyền thống. Công nghệ internet vệ tinh cung cấp khả năng kết nối ở cả khu vực
thành thị và nông thôn trên toàn cầu, bởi có sự trợ giúp của hàng nghìn vệ tinh nhỏ.
Ngày nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã tiến hành thử nghiệm mạng 5G, điển hình
như Trung Quốc, Mỹ, Australia, Anh… Tại Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông đã
cấp giấy phép cho các nhà mạng tại Việt Nam để bắt đầu thử nghiệm công nghệ 5G tại một
số thành phố lớn. Việt Nam xác định sẽ không đi chậm so với các nước trong quá trình phát
triển 5G.
Việt Nam đang có những bước đi mạnh mẽ nhằm tiến tới việc mở rộng thương mại
hóa 5G. Ở thời điểm hiện tại, Bộ TTTT đã cấp phép thử nghiệm 5G cho các doanh nghiệp
viễn thông di động (Viettel, VNPT, MobiFone). Viettel đã chính thức thử nghiệm công nghệ
này tại Hà Nội (tháng 5/2019), Mobifone thử nghiệm ngày 10/3/2020, VNPT thử nghiệm
ngày 24/4/2020. Đặc biệt, ngày 17/01/2020, Viettel đã thực hiện thành công cuộc gọi 5G
đầu tiên trên các thiết bị Made in Viet Nam (sản xuất tại Việt Nam), đánh dấu việc làm chủ
công nghệ 5G.
3. Dữ liệu lớn (Big Data)
Phân tích dữ liệu lớn là một thuật ngữ cho việc xử lý một tập hợp dữ liệu rất lớn và
phức tạp mà các ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống không xử lý được. Ý nghĩa của công
nghệ phân tích dữ liệu lớn thường liên quan đến các lĩnh vực như bảo hiểm, tài chính và
bảo mật.
Công nghệ phân tích dữ liệu lớn nhằm mục đích quản lý và phân tích lượng lớn thông
tin thời gian thực được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, từ đó giúp doanh nghiệp ra quyết
định dễ dàng và chính xác nhờ các dữ liệu và con số thống kê trong hiện tại và tương lai.
Ví dụ: doanh nghiệp sử dụng công nghệ phân tích dữ liệu lớn để tăng trải 12 nghiệm cho
khách hàng; duy trì khách hàng trung thành. Với sự phát triển của mạng xã hội, các diễn
đàn, các website đánh giá, có thể tri ân (tích điểm, giảm giá) cho khách hàng nếu như họ có
những nhận xét tích cực về sản phẩm, thương hiệu; Hoặc dữ liệu lớn có thể tạo ra bảng điều
chỉnh giá linh hoạt (counter – dynamic pricing) cho phép khách hàng quyết định thời điểm
để mua hàng với giá tốt nhất (startup Farecast tích hợp trong Bing search phân tích khoảng
200 tỷ vé máy bay để tìm ra thời điểm mua giá vé rẻ nhất cho khách hàng).

51
Trong lĩnh vực tài chính, các doanh nghiệp đang dần đẩy mạnh xây dựng chiến lược
phát triển khả năng phân tích dữ liệu lớn. Dữ liệu lớn không chỉ có thể giúp các công ty
hợp lý hóa hoạt động của họ mà còn mang lại trải nghiệm khách hàng tốt hơn. Các công ty
áp dụng chuyển đổi kỹ thuật số có khả năng giữ chân người tiêu dùng của họ cao hơn đáng
kể so với những công ty không áp dụng.
Tuy vậy, dữ liệu lớn là thách thức đặt ra cho các tổ chức, doanh nghiệp trong thời đại
số hiện nay. Một khi làm chủ được dữ liệu lớn thì họ sẽ có cơ hội thành công lớn hơn trong
bối cảnh cạnh tranh ngày nay, thế giới thì sẽ được hưởng lợi hơn từ việc trích xuất thông
tin một cách chính xác hơn, hữu ích hơn với chi phí thấp hơn.
4. Điện toán đám mây (Cloud Computing)
Điện toán đám mây là việc ảo hóa các tài nguyên tính toán và các ứng dụng. Với công
nghệ điện toán đám mây, thay vì việc chúng ta sử dụng một hoặc nhiều máy chủ thật (ngay
trước mắt, có thể sờ được, có thể tự bạn ấn nút bật tắt được) thì nay chúng ta sẽ sử dụng các
tài nguyên được ảo hóa (virtualized) thông qua môi trường Internet.
Với các dịch vụ sẵn có trên Internet, doanh nghiệp không phải mua và duy trì hàng
trăm, thậm chí hàng nghìn máy tính cũng như phần mềm. Họ chỉ cần tập trung vào kinh
doanh lĩnh vực riêng của mình bởi đã có người khác lo cơ sở hạ tầng và công nghệ thông
tin thay họ. Ví dụ: Google là doanh nghiệp sử dụng công nghệ điện toán đám mây nhiều
nhất bởi hoạt động kinh doanh của họ dựa trên việc phân phối các cloud (virtual server).
Đa số người dùng Internet tiếp cận những dịch vụ đám mây của Google như e-mail, album
ảnh và bản đồ số.
Điện toán đám mây được nhiều doanh nghiệp coi là bước đi chiến lược đầu tiên khi
chuyển đổi số. Điện toán đám mây thúc đẩy các sáng kiến chuyển đổi số bằng cách cho
phép doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu và chạy các ứng dụng một cách hiệu quả mà không cần
xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tại chỗ. Sử dụng công nghệ điện
toán đám mây để cải thiện toàn bộ quy trình kinh doanh. Tận dụng sức mạnh từ các đám
mây, doanh nghiệp có thể thực hiện hiện đại hóa cơ sở hạ tầng công nghệ một cách nhanh
chóng và bắt đầu suy nghĩ về cách hạ tầng đó có thể phục vụ khách hàng kỹ thuật số theo
những hướng mới và sáng tạo hơn.
5. Chuỗi khối (Blockchain)
Chuỗi khối (Blockchain) là công nghệ chuỗi – khối, cho phép truyền tải dữ liệu một
cách an toàn dựa trên hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp, tương tự như cuốn sổ cái kế toán
của một công ty, nơi mà tiền được giám sát chặt chẽ và ghi nhận mọi giao dịch trên mạng
ngang hàng. Công nghệ chuỗi khối sở hữu tính năng vô cùng đặc biệt đó là việc truyền tải

52
dữ liệu không đòi hỏi một trung gian để xác nhận thông tin. Hệ thống chuỗi khối tồn tại rất
nhiều nút độc lập có khả năng xác thực thông tin mà không đòi hỏi dấu hiệu của niềm tin.
Dữ liệu khi đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được.
Blockchain được thiết kế để chống lại việc gian lận, thay đổi của dữ liệu. Ngay cả khi
một phần của hệ thống chuỗi khối sụp đổ, những nút khác vẫn tiếp tục hoạt động và sẽ bảo
vệ thông tin, giữ cho mạng lưới tiếp tục hoạt động.
Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của công nghệ chuỗi khối cho đến hiện nay
là tiền điện tử (ví dụ: Bitcoin, Ripple). Tuy vậy, ngày nay công nghệ chuỗi khối còn được
nghiên cứu để phát triển các sản phẩm đa dạng trong công nghệ tài chính (Fintech), bầu cử
công khai, hệ thống chia sẻ dữ liệu, các sàn giao dịch phi tập trung, hợp đồng thông minh
(Smart contract), ... và tương tác với các công nghệ mũi nhọn khác như trí tuệ nhân tạo, IoT
và phân tích dữ liệu lớn.
Công nghệ chuỗi khối được coi là một trong những công nghệ mang tính đột phá của
thời đại công nghiệp 4.0, sẽ làm thay đổi tận gốc tư duy và cuộc sống của con người hậu
Internet.
6. Trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence)
Trí tuệ nhân tạo (AI) là một nhánh rộng lớn của ngành khoa học máy tính, liên quan
đến việc xây dựng các máy móc thông minh có khả năng thực hiện các tác vụ thường đòi
hỏi trí thông minh như của con người. Hay nói cách khác, đây là quá trình mô phỏng bộ
não của con người trên máy tính. Trí tuệ nhân tạo khác với việc lập trình logic trong các
ngôn ngữ lập trình là ở việc ứng dụng các hệ thống học máy (machine learning) để mô
phỏng trí tuệ của con người trong các xử lý mà con người làm tốt hơn máy tính. Cụ thể, trí
tuệ nhân tạo giúp máy tính có được những trí tuệ của con người như: biết suy nghĩ và lập
luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích
nghi,..
Ngày nay, trí tuệ nhân tạo được sử dụng thường xuyên trong nhiều lĩnh vực như: kinh
tế, y dược, các ngành kỹ thuật và quân sự, cũng như trong các phần mềm máy tính thông
dụng trong gia đình và trò chơi điện tử.
Hiện nay, ở các nước phát triển, công nghệ AI đã được ứng dụng vào thực tế. Chẳng
hạn như xe tự hành của hãng Tesla – hiện nay đang là top những phương tiện giao thông
không người lái tốt nhất hiện nay, nó sử dụng rất nhiều công nghệ, trong đó có công nghệ
nhận diện, công nghệ phân tích hình ảnh, hệ thống tín hiệu không dây…và được xử lý bằng
hệ thống ML và AI để đưa ra quyết định. Nhiều vụ tai nạn giao thông đã được dự báo trước
khi con người kịp phát hiện ra khi tham gia giao thông trên đường. Hoặc là sự ra đời của

53
trợ lý ảo Siri trên iPhone. Năm 2017 chứng kiến cuộc đua tích hợp trí tuệ nhân tạo dưới
dạng trợ lý ảo của các hãng smartphone như trên Google Pixel, HTC U Ultra, LG G6 và
Galaxy S8.
Theo đà phát triển của công nghệ, công nghệ trí tuệ nhân tạo luôn là xu hướng công
nghệ tương lai mà các hãng công nghệ trên toàn thế giới đua nhau sáng tạo, nó là nền tảng
cốt lõi để giúp Chính phủ, doanh nghiệp chuyển đổi số thành công.
Kết luận
Các công nghệ đột phá trong chuyển đổi số đang làm thay đổi mọi mặt thói quen của
đời sống kinh tế, xã hội. Tất cả các lĩnh vực sẽ được chuyển đổi mạnh mẽ dựa trên công
nghệ đột phá để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả, năng lực cạnh tranh của nền kinh
tế, giảm khoảng cách xã hội, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, người dân được trải
nghiệm cuộc sống chất lượng cao hơn. Qua đó, Chính phủ, doanh nghiệp cũng cần phải
dám chấp nhận, dám thử nghiệm cái mới mà nhanh nhất, hiệu quả nhất là ứng dụng các
công nghệ đột phá trong chuyển đổi số làm thay đổi toàn diện phương thức vận hành,
phương thức quản lý, từ đó tạo ra những giá trị mới cho cá nhân, doanh nghiệp và xã hội.
Tài liệu tham khảo:
1. PGS.TS.Bùi Văn Vần và PGS.TS.Vũ Văn Ninh (2015). Tài chính doanh nghiệp
– NXB Tài chính
2. Bộ Thông tin và Truyền thông. (2017, 2018, 2019, 2020, 2021). Sách trắng
CNTT-TT.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông. Cẩm nang Chuyển đổi số (2020)
4. Chuyển đổi số - bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội
(https://fastwork.vn/chuyen-doi-so-la-gi-anh-huong-nhu-the-nao-doi-voi-cac-doanh-
nghiep-viet-nam/)
5. Chuyển đổi số - động lực phát triển kinh tế, xã hội
(https://moc.gov.vn/vn/tin-tuc/1305/68293/chuyen-doi-so---dong-luc-phat-trien-
kinh-te--xa-hoi.aspx)

XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI


Nguyễn Tuấn Dũng – CQ60/11.10CLC
Tóm tắt: Trong giai đoạn 2020 - 2021, doanh nghiệp trên toàn cầu đang trải qua một
sự thay đổi đáng kể trong nhận thức về chuyển đổi số. Đặc biệt, sau khi đại dịch Covid-19

54
đã tác động mạnh mẽ, chuyển đổi số đang trở thành một khái niệm phổ biến và là xu hướng
không thể tránh được để đạt được sự phát triển và tồn tại trong thị trường hiện nay.
Các nước đã phải áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội để đối phó với đại dịch
COVID-19. Điều đó đã đặt ra thách thức cho nền kinh tế toàn cầu. Để duy trì các hoạt động
kinh doanh, tổ chức và doanh nghiệp đã phải vận dụng sáng tạo và đổi mới. Trong khi một
số doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi bằng cách sử dụng công nghệ và thực hiện chuyển
đổi số, thì nhiều doanh nghiệp khác không thể đáp ứng được sự thay đổi. Điều này đã tạo
ra một thị trường chuyển đổi số phát triển mạnh mẽ, trong đó các doanh nghiệp mới đã
được thành lập để tận dụng cơ hội mới. Chuyển đổi số đang trở thành một khái niệm phổ
biến và là xu hướng không thể tránh được để đạt được sự phát triển và tồn tại trong thị
trường hiện nay.
Từ khóa: Chuyển đổi số, điện toán đám mây, AI, Machine Learning, IoT
1. Chuyển đổi số là gì?
Chuyển đổi số (Digital transformation) là quá trình sử dụng công nghệ số và thay đổi
các hoạt động, quy trình, sản phẩm và dịch vụ của một tổ chức hoặc doanh nghiệp để tăng
cường hiệu quả, nâng cao năng suất, cải thiện trải nghiệm khách hàng và đổi mới để thích
nghi với thị trường và tạo ra lợi ích kinh tế.
Chuyển đổi số không chỉ đơn thuần là việc sử dụng các công nghệ số, mà còn là việc
thay đổi cách thức tổ chức hoạt động, tư duy và hành động của mọi người trong tổ chức.
Điều này có thể bao gồm việc sử dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, Internet of
Things, blockchain, hoặc các ứng dụng phần mềm, cũng như cải tiến quy trình, đẩy mạnh
kỹ năng số hóa và tăng cường trải nghiệm khách hàng.
2. Các công nghệ đang được ứng dụng trong chuyển đổi số trên thế giới
Điện toán đám mây
Theo Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Mỹ (NIST): “Điện toán đám mây là mô hình
dịch vụ cho phép người truy cập tài nguyên điện toán dùng chung (mạng, server, lưu trữ,
ứng dụng, dịch vụ) thông qua kết nối mạng một cách dễ dàng, mọi lúc, mọi nơi, theo yêu
cầu. Tài nguyên điện toán đám mây có thể được thiết lập hoặc hủy bỏ nhanh chóng bởi
người dùng mà không cần sự can thiệp của Nhà cung cấp dịch vụ.”
Điện toán đám mây là một phương pháp lưu trữ và xử lý dữ liệu thông qua internet
thay vì trên máy tính cá nhân. Cụ thể, người dùng có thể lưu trữ, quản lý và truy cập dữ liệu
của mình thông qua các dịch vụ đám mây được cung cấp bởi các nhà cung cấp lớn như
Amazon Web Services, Microsoft Azure hay Google Cloud Platform.

55
Công nghệ này giúp người dùng tiết kiệm chi phí cho việc mua sắm và bảo trì hệ
thống lưu trữ dữ liệu của mình. Bên cạnh đó, điện toán đám mây cũng cho phép người dùng
mở rộng hạ tầng và tăng khả năng xử lý dữ liệu một cách linh hoạt, phù hợp với nhu cầu
kinh doanh của họ.
Hiện nay ứng dụng của điện toán đám mây là không giới hạn. Chỉ cần có một hệ thống
trung gian phù hợp là hệ thống máy có thể xử lý tất cả các chương trình như bất kỳ một
máy tính bình thường nào khác. Tất cả các loại phần mềm, từ trình xử lý văn bản tới ứng
dụng tin học tuỳ biến được thiết kế cho một công ty cụ thể nào đó đều có thể tự do hoạt
động trong “đám mây”. Có thể kể đến một vài chương trình hay phần mềm điện toán đám
mây phổ biến mà chúng ta có thể biết dưới đây:
- Google Drive – một ứng dụng không còn quá xa lạ đối với dân văn phòng. Ứng
dụng này cho phép người dùng lưu trữ tệp trên ‘đám mây’ (trên máy chủ của Google), đồng
bộ hóa tệp trên các thiết bị và chia sẻ tệp. Ngoài giao diện web, Google Drive cung cấp các
ứng dụng có khả năng ngoại tuyến cho máy tính Windows và macOS cũng như điện thoại
thông minh và máy tính bảng Android và iOS. Google Drive bao gồm Google Tài liệu,
Google Trang tính và Google Trang trình bày, là một phần của bộ ứng dụng văn phòng
Google Documents Editors cho phép cộng tác chỉnh sửa tài liệu, bảng tính, bản trình bày,
bản vẽ, biểu mẫu, v.v. Các tệp được tạo và chỉnh sửa thông qua bộ Google Tài liệu được
lưu trong Google Drive.
- Antivirus - ứng dụng ngăn chặn xâm nhập của virus tới thiết bị của bạn. Xu hướng
điện toán đám mây là một xu hướng mới trong bảo mật thông tin. Các chương trình diệt
Virus cũng không nằm ngoài xu hướng này. Bằng cách sử dụng điện toán đám mây, các
chương trình diệt Virus đã có một bước phát triển vượt bậc trong công nghệ an toàn và bảo
mật thông tin. Các Virus sẽ liên tục được cập nhật trên “đám mây”, và công việc của chương
trình của công nghệ antivirus sẽ kết nối với “đám mây” đó và ngăn ngừa sự xâm nhập của
chúng vào máy tính của bạn. Chương trình sẽ tự động cập nhật thường xuyên để cập nhật
các mẫu virus mới nhất.
- Cổng dịch vụ công quốc gia Việt Nam là một trong những ứng dụng của điện toán
đám mây vào quản lý hành chính nhà nước. Thông qua cổng dịch vụ công quốc gia bạn có
thể dễ dàng: kê khai, nộp thuế; nộp phạt xử lý vi phạm hành chính; thanh toán tiền
điện;…Thông qua cổng dịch vụ công quốc gia người dân có thể dễ dàng thực hiện các thủ
tục hành chính mà trước đây cần phải đến các cơ quan, ban ngành để thực hiện thì giờ đây
chỉ cần ngồi ở nhà và sử dụng các thiết bị điện tử có kết nối internet để thực hiện những thủ
tục đó. Điều đó đã giúp giảm quá tải số lượng công việc và các cán bộ, công nhân, viên

56
chức phải thực hiện; hạn chế được số lượng người đến trực tiếp cơ quan, ban ngành thực
hiện các thủ tục hành chính.
Tuy nhiên, công nghệ điện toán đám mây cũng tồn tại một số rủi ro như mất dữ liệu
hoặc rò rỉ thông tin do các vấn đề bảo mật. Do đó, người dùng cần phải chọn lựa các nhà
cung cấp đáng tin cậy và áp dụng các biện pháp bảo mật phù hợp để tránh các rủi ro này.
AI và Machine Learning
Trí tuệ nhân tạo (AI) là một nhánh rộng lớn của ngành khoa học máy tính, liên quan
đến việc xây dựng các máy móc thông minh có khả năng thực hiện các tác vụ thường đòi
hỏi trí thông minh như của con người. Hay nói cách khác, đây là quá trình mô phỏng bộ
não của con người trên máy tính.
Học máy (Machine Learning) là một công nghệ phát triển từ lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Các thuật toán Machine Learning là các chương trình máy tính có khả năng học hỏi về cách
hoàn thành các nhiệm vụ và cách cải thiện hiệu suất theo thời gian.
AI (Trí tuệ nhân tạo) và Machine Learning (Học máy) đã trở thành một công nghệ
quan trọng đối với doanh nghiệp trên toàn cầu. Các doanh nghiệp sử dụng AI và Machine
Learning để tăng cường khả năng dự đoán, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Các công ty lớn như Amazon, Google và Microsoft đang cung cấp các dịch vụ AI và
Machine Learning để giúp các doanh nghiệp khác triển khai các ứng dụng của mình. Các
doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các công cụ phát triển mã nguồn mở như TensorFlow
của Google hoặc PyTorch của Facebook để phát triển các mô hình AI và Machine Learning
của riêng mình.
Các doanh nghiệp sử dụng AI và Machine Learning để tối ưu hóa các quy trình và
tăng cường khả năng dự đoán. Ví dụ, trong lĩnh vực bán lẻ, các doanh nghiệp sử dụng AI
và Machine Learning để phân tích dữ liệu khách hàng và dự đoán xu hướng mua sắm của
họ. Các công ty tài chính sử dụng AI để phân tích các giao dịch tài chính và phát hiện gian
lận.
AI và Machine Learning còn được sử dụng để cải thiện trải nghiệm khách hàng. Ví
dụ, các doanh nghiệp có thể sử dụng các chatbot dựa trên AI để hỗ trợ khách hàng và giải
quyết các yêu cầu của họ.
Trong thời gian gần đây có một ứng dụng được nhiều nhà khoa học và mọi người trên
toàn thế giới chú ý tới đó là ChatGPT. ChatGPT (Chat Generative Pre-training
Transformer) là một chatbot được OpenAI phát triển dựa trên mô hình Transformer của
Google. Đây là một AI (trí thông minh nhân tạo) hỗ trợ bạn trong việc tạo ra các cuộc trò
chuyện tự động và trả lời câu hỏi về đa dạng các chủ đề, lĩnh vực khác nhau. Nó có thể trả

57
lời các câu hỏi liên quan đến tất cả các lĩnh vực. Chỉ cần bạn đem cho nó một câu hỏi nó sẽ
đem đến cho bạn một kết quả ngoài sức tưởng tượng của bạn.
Sự kết hợp giữa AI và Machine Learning giúp cho AI ngày một thông minh hơn khi
tiếp nhận những kiến thức từ con người gửi đến. Ví dụ như AI đưa cho bạn một kết quả sai
thì sau đó bạn thông báo cho nó gửi đến cho nó một kết quả đúng thì nó sẽ tiếp nhận kiến
thức đó để cải thiện dữ liệu để sau này đưa đến một kết quả chính xác hơn.
Internet vạn vật (IoT – Internet of Things)
IoT (Internet of Things) là một kịch bản của thế giới, khi mà mỗi đồ vật, con người
được cung cấp một định danh của riêng mình, và tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi
thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa
người với người, hay người với máy tính. IoT đã phát triển từ sự hội tụ của công nghệ
không dây, công nghệ vi cơ điện tử và Internet. Nói đơn giản là một tập hợp các thiết bị có
khả năng kết nối với nhau, với Internet và với thế giới bên ngoài để thực hiện một công
việc nào đó.
IoT đang trở thành xu hướng công nghệ quan trọng trong các doanh nghiệp hiện nay.
Với khả năng kết nối và trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị, IoT đã giúp nâng cao hiệu quả và
tiết kiệm chi phí cho các hoạt động sản xuất, bán lẻ, quản lý tài sản và nhiều lĩnh vực khác.
Trong lĩnh vực sản xuất, IoT giúp tăng cường quá trình sản xuất bằng cách cung cấp
dữ liệu trực tiếp về tình trạng hoạt động của các thiết bị, từ đó giúp đưa ra quyết định sửa
chữa và bảo trì kịp thời, tránh các thiệt hại và giảm thiểu chi phí.
Trong lĩnh vực bán lẻ, IoT giúp nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng thông
qua các thiết bị kết nối và trao đổi dữ liệu. Các cảm biến IoT giúp quản lý kho hàng và đảm
bảo sản phẩm luôn sẵn sàng để giao hàng. Các thiết bị IoT cũng được sử dụng để tạo ra các
trải nghiệm mua sắm mới, như giúp khách hàng tìm kiếm sản phẩm nhanh chóng hoặc nhận
thông báo về các chương trình khuyến mãi.
Trong lĩnh vực quản lý tài sản, IoT giúp các doanh nghiệp có thể theo dõi và quản lý
các tài sản của mình từ xa. Các cảm biến IoT được sử dụng để giám sát vị trí và trạng thái
của các tài sản, đồng thời cung cấp dữ liệu liên tục về việc sử dụng và bảo trì.
IoT cũng đã và đang giúp các doanh nghiệp quản lý năng lượng và môi trường. Các
cảm biến IoT được sử dụng để giám sát năng lượng tiêu thụ, giúp đưa ra quyết định tối ưu
về sử dụng năng lượng và giảm thiểu lãng phí. IoT cũng giúp giám sát môi trường, giúp
các doanh nghiệp đo lường chất lượng không khí, nước và đất, từ đó đưa ra các giải pháp
phù hợp cho việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong tương lai.

58
Tuy nhiên, để ứng dụng IoT hiệu quả, các doanh nghiệp cần có một chiến lược phát
triển công nghệ đúng đắn và phù hợp với hoạt động của mình. Họ cũng cần đầu tư vào các
giải pháp bảo mật để đảm bảo an toàn dữ liệu và hạn chế các mối đe dọa từ các hacker.
Các doanh nghiệp cần có nhân lực có chuyên môn về công nghệ để triển khai và quản
lý các giải pháp IoT. Họ cũng cần đào tạo nhân viên để sử dụng các thiết bị IoT và tối ưu
hóa hoạt động của mình.
Nhìn chung, IoT là một giải pháp công nghệ tuyệt vời cho các doanh nghiệp, giúp
tăng cường hiệu quả, giảm thiểu chi phí và đạt được sự phát triển bền vững. Các doanh
nghiệp cần đầu tư vào công nghệ này và áp dụng một chiến lược phát triển đúng đắn để đạt
được lợi ích cao nhất từ IoT.
3. Xu hướng ứng dụng chuyển đổi số trên thế giới.
Trung Quốc - Đại diện cho các nước phát triển
Trung Quốc đã áp dụng chuyển đổi số (digital transformation) bằng cách tập trung
vào việc phát triển công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghệ 5G, trí tuệ nhân tạo (AI), đám
mây (cloud computing), Internet of Things (IoT), blockchain và nhiều công nghệ mới khác.
Trung Quốc cũng đang thúc đẩy việc phát triển các ứng dụng di động, thanh toán điện tử
và các dịch vụ trực tuyến khác.
Các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc như Alibaba, Tencent và Huawei đang
đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển đổi số ở Trung Quốc. Alibaba và
Tencent cung cấp nhiều dịch vụ trực tuyến, bao gồm thanh toán điện tử, thương mại điện
tử và các ứng dụng di động. Huawei là một trong những nhà cung cấp dịch vụ mạng 5G
hàng đầu của Trung Quốc.
Trung Quốc cũng đang thực hiện chương trình "Digital China" với mục tiêu nâng cao
khả năng cạnh tranh của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ thông tin và giúp nền kinh
tế chuyển đổi từ mô hình phát triển truyền thống sang mô hình kinh tế dựa trên trí tuệ nhân
tạo, dữ liệu và ứng dụng di động.
Một số ứng dụng chuyển đổi số của Trung Quốc:
- Điện toán đám mây: Trung Quốc đã phát triển nhiều dịch vụ điện toán đám mây như
Alibaba Cloud và Tencent Cloud. Các dịch vụ này cung cấp khả năng lưu trữ, xử lý dữ liệu
và tính toán đám mây cho các doanh nghiệp và tổ chức. Alibaba Cloud, đã giúp Tổ chức Y
tế Thế giới (WHO) phát triển một ứng dụng để giám sát tình hình dịch bệnh COVID-19.
- Trí tuệ nhân tạo: Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào trí tuệ nhân tạo và phát triển
nhiều ứng dụng AI khác nhau, bao gồm nhận dạng giọng nói, nhận dạng khuôn mặt, phân
tích hình ảnh và dịch vụ khách hàng tự động. Ví dụ, công ty SenseTime của Trung Quốc

59
đã phát triển một công nghệ nhận dạng khuôn mặt được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như
an ninh, giao thông và giáo dục.
- Machine learning: Các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc như Baidu, Alibaba
và Tencent đang sử dụng machine learning để phát triển các ứng dụng như dịch vụ tìm
kiếm, hệ thống gợi ý sản phẩm và phân tích dữ liệu. Ví dụ, Baidu đã phát triển một hệ thống
phát hiện ung thư vú dựa trên machine learning.
- Internet of Things: Trung Quốc đang triển khai các hệ thống IoT trong các lĩnh vực
như nông nghiệp, y tế, giao thông và công nghiệp. Ví dụ, công ty Huawei đã phát triển một
hệ thống IoT cho các nhà máy sản xuất, giúp họ theo dõi quá trình sản xuất và tối ưu hóa
quy trình sản xuất.
Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh phát triển các dịch vụ trực tuyến trong các lĩnh vực
như giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe, và các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo như nhận
dạng giọng nói và nhận dạng khuôn mặt. Tất cả những nỗ lực này đều hướng đến mục tiêu
tăng cường năng suất và hiệu quả kinh tế của Trung Quốc thông qua việc ứng dụng các
công nghệ số mới.
Singapore - Đại diện cho các nước đang phát triển
Singapore là một trong những quốc gia đi đầu trong việc áp dụng chuyển đổi số
(digital transformation) để nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng cuộc sống của người
dân. Chính phủ Singapore đã triển khai nhiều chương trình và chiến lược để đạt được mục
tiêu này, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang tác động đến nền kinh tế và
đời sống của người dân.
Một trong những chiến lược chính của Singapore trong chuyển đổi số là Smart Nation
Initiative. Đây là một kế hoạch chi tiết để biến Singapore thành một quốc gia thông minh,
trong đó công nghệ được sử dụng để giải quyết các vấn đề xã hội và tạo ra các giải pháp số
cho các ngành công nghiệp khác nhau. Chính phủ Singapore đã đầu tư vào các công nghệ
tiên tiến như AI, IoT, blockchain, và cloud computing để đưa ra các giải pháp số cho các
lĩnh vực từ y tế đến giao thông.
Một trong những thành tựu đáng chú ý nhất của chuyển đổi số ở Singapore là National
Digital Identity (NDI). NDI là một hệ thống xác thực trực tuyến cho phép người dân và
doanh nghiệp truy cập các dịch vụ công trực tuyến một cách dễ dàng và an toàn. Hệ thống
này giúp giảm thiểu thủ tục giấy tờ, tăng cường bảo mật thông tin và tiết kiệm thời gian cho
người dùng.
Chính phủ Singapore cũng đã khuyến khích các doanh nghiệp đưa ra các giải pháp
công nghệ mới nhằm cải thiện năng suất lao động và tạo ra một nơi làm việc hiệu quả hơn.

60
Các công nghệ được đưa ra bao gồm robot hỗ trợ lao động, hệ thống điều khiển tự động và
công nghệ AI. Điều này giúp giảm thiểu tải công việc cho nhân viên và tăng cường hiệu
quả làm việc của các doanh nghiệp.
Trong tương lai, Singapore đặt mục tiêu trở thành một "quốc gia thông minh", với các
giải pháp công nghệ thông minh được áp dụng trên khắp các lĩnh vực, từ giao thông đô thị
đến y tế và giáo dục. Việc áp dụng chuyển đổi số sẽ giúp Singapore tiếp tục phát triển và
cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời giúp nền kinh tế Singapore trở nên
ngày càng cạnh tranh và đa dạng hóa hơn.

KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HỆ SINH THÁI FINTECH


TẠI CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Nguyễn Thị Ngọc Quyên – CQ58/11.06CL
Nguyễn Thị Tâm Phương – CQ58/11.03CL
Vũ Thị Hà Phương – CQ58/32.01
Công nghệ tài chính (Fintech - Financial Technology) đã trở thành một hiện tượng,
một xu thế phát triển nhận được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp tài chính, các nhà
đầu tư cũng như các cơ quan quản lý của nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng
không ngoại lệ. Trong những năm gần đây, Fintech đã có sự phát triển vượt bậc, làm thay
đổi diện mạo hệ thống tài chính – ngân hàng, đem lại thuận tiện cho các giao dịch kinh
doanh – tiêu dùng. Vì vậy, bài viết này tập trung đi sâu tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế trong
phát triển hệ sinh thái Fintech từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
1. Kinh nghiệm của các quốc gia trong phát triển hệ sinh thái Fintech
a. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trong những năm gần đây, nhờ vào ứng dụng rộng rãi của công nghệ thông tin cùng
thị trường rộng lớn, Fintech tại Trung Quốc đã có những bước phát triển nhảy vọt, thu hút
lượng lớn vốn và mang lại lợi ích tài chính cho người tiêu dùng. Hiện nay, theo báo cáo của
Ernst and Young (2019), Trung Quốc đã dẫn đầu thế giới về việc áp dụng Fintech đồng thời
cũng là thị trường lớn nhất thế giới về thanh toán số, chiếm gần 50% thị phần thanh toán
toàn cầu. Sự gia tăng mạnh mẽ của thị trường Fintech Trung Quốc có thể do các nguyên
nhân sau:
Thứ nhất, Chính phủ Trung Quốc đã thiết lập một hệ thống quy định thân thiện với
công nghệ mới Fintech và một môi trường chính sách lành mạnh. Trong khi nhiều quốc gia

61
thắt chặt quy định tài chính kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Chính
phủ Trung Quốc đã chủ động cung cấp một môi trường thuận lợi, khuyến khích các doanh
nghiệp Fintech phát triển, bao gồm đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và sớm ban hành
các quy định hỗ trợ ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển Fintech. Các biện pháp này tạo
không gian sáng tạo cho các doanh nghiệp Fintech và thúc đẩy phát triển tài chính toàn
diện.
Thứ hai, Chính phủ định hướng chính xác các công ty Fintech tập trung giải quyết các
vấn đề và thách thức mà lĩnh vực tài chính quốc gia đang phải đối mặt bên cạnh mục tiêu
tháo gỡ khó khăn về công nghệ. Theo đó, đứng trước việc thiếu vắng hạ tầng tài chính
truyền thống dẫn đến hàng trăm triệu người dân và doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể tiếp
cận được các dịch vụ tài chính trong đó có dịch vụ thanh toán và cho vay, các nhà lãnh đạo
Trung Quốc đã yêu cầu các tập đoàn công nghệ lớn đồng thời khuyến khích cộng đồng
start-up tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn này. Xuất phát từ hưởng ứng lời kêu gọi của Chính
phủ, các doanh nghiệp đã tiên phong xây dựng các mô hình hoạt động sáng tạo, thực hiện
cung cấp các giải pháp tài chính toàn diện từ đó thành công thu hút được lượng vốn đầu tư
lên đến hơn 100 tỷ USD tính đến hết năm 2018.
Thứ ba, các cơ quan quản lý Trung Quốc tăng cường hoạt động giám sát hoạt động
trên thị trường Fintech. Trong những năm gần đây, Chính phủ Trung Quốc đã chuyển từ
mục tiêu tạo dựng môi trường chính sách ủng hộ đổi mới ứng dụng Fintech sang mục tiêu
xây dựng khuôn khổ pháp lý toàn diện, thắt chặt quản lý cùng với việc phân định rõ trách
nhiệm, tăng cường sự phối hợp của tất cả các cơ quan quản lý tài chính trong việc giám sát
tài chính số. Mục tiêu của Chính phủ Trung Quốc là ngăn chặn và giảm thiểu tối đa các loại
rủi ro tiềm ẩn tích lũy đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển lành mạnh và bền vững thị
trường Fintech, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu khuyến khích đổi mới công nghệ tài chính
với mục tiêu ngăn ngừa rủi ro tài chính.
Thứ tư, Chính phủ xác định nhiệm vụ trọng tâm của việc ban hành các quy định và
hoạt động giám sát tài chính là bảo vệ nhà đầu tư và người tiêu dùng dịch vụ tài chính. Trên
tinh thần đó, Chính phủ cùng với cộng đồng Fintech Trung Quốc đã rất thận trọng trong
việc xây dựng những quy trình, hệ thống và dịch vụ để tạo dựng và duy trì niềm tin của
cộng đồng vào tính an toàn của các ứng dụng công nghệ Fintech trong đời sống. Điều này
đã góp phần quan trọng vào một trong những mục tiêu trọng tâm của Trung Quốc là xây
dựng một xã hội không dùng tiền mặt. Hiện nay, tại Trung Quốc, thanh toán di động chiếm
thị phần tuyệt đối cho thấy Fintech đã đi vào từng ngõ ngách trong đời sống xã hội.
b. Kinh nghiệm của Singapore

62
Tại Singapore, trung tâm tài chính của Đông Nam Á, cộng đồng Fintech đã phát triển
nhanh chóng, có những đóng góp to lớn và thành công đưa Singapore trở thành một trong
những quốc gia triển khai Fintech thành công nhất trong khu vực cũng như trên thế giới.
Để làm được điều này, Singapore đã có những chính sách rất đặc biệt và mang tính tiên
phong, cụ thể:
Một là, Chính phủ và Ngân hàng Trung ương Singapore tạo ra môi trường hỗ trợ toàn
diện đối với Fintech. Theo đó, MAS – cơ quan quản lý tài chính tại Singapore, đã có sự tiếp
cận và phản ứng với tinh thần hỗ trợ Fintech ngay từ thời gian đầu từ đó tích cực tìm kiếm
khung pháp lý phù hợp nhất để quản lý hoạt động của Fintech. Cụ thể, MAS đã thành lập
Tập đoàn Fintech và đổi mới (FTIG) và Hội đồng tư vấn công nghệ Quốc tế (ITAP) nhằm
đưa ra các chính sách điều tiết, chiến lược phát triển cũng như một chế độ pháp lý phù hợp
tạo điều kiện cho việc sử dụng công nghệ và đổi mới để quản lý rủi ro tốt hơn, nâng cao
hiệu quả và tăng khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính. Bên cạnh đó, MAS và Quỹ
nghiên cứu quốc gia Singapore cũng đã cùng nhau thành lập Văn phòng Fintech. Thông
qua Văn phòng Fintech, Chính phủ Singapore sẽ có cách tiếp cận toàn diện để phát triển hệ
sinh thái Fintech tại quốc gia này và hỗ trợ tầm nhìn của MAS về việc thu hút cộng đồng
Fintech rộng lớn hơn, hoạt động nhiều hơn từ đó thúc đẩy một trung tâm tài chính thông
minh.
Hai là, thực hiện chế độ điều tiết hiện hành. Cách tiếp cận giám sát, quản lý Fintech
của Singapore chủ yếu tập trung vào rủi ro của Fintech ở từng lĩnh vực hoạt động chứ không
thực hiện theo lối cũ là giám sát tất cả các rủi ro áp dụng cho tất cả các loại hình kinh doanh
tài chính. Mặt khác, MAS nhận thức rõ rằng việc thắt chặt khung quản lý quá sớm có thể
kìm hãm khả năng sáng tạo và đổi mới trong ứng dụng công nghệ Fintech; do đó, chính
sách tiếp cận chung là luôn đảm bảo rằng quy định không phải là ưu tiên hàng đầu của đổi
mới tài chính. Nói như vậy không có nghĩa là MAS đứng ngoài cuộc mà thực tế sẽ áp dụng
một bài kiểm tra về tính trọng yếu và tỷ lệ. Điều này có nghĩa là khi rủi ro do công nghệ
mới trở thành vật chất, thì quy định sẽ xuất hiện. Ngoài ra, quy định phải tương xứng với
rủi ro đặt ra. Bằng cách này, trong nhiều năm liền, MAS đã thành công khuyến khích các
công ty tài chính không ngừng đổi mới về công nghệ, hoan nghênh các công ty tài chính
phát triển và ứng dụng các công nghệ mới vào hệ sinh thái tài chính.
Ba là, tăng cường cơ chế thử nghiệm có kiểm soát. Chính phủ Singapore đã ban hành
hướng dẫn về Sandbox, theo đó cho phép các start-up hoặc tổ chức tài chính Fintech thử
nghiệm các dịch vụ tài chính trong môi trường thực tế trong một không gian và thời gian
cụ thể, dưới sự giám sát nhất định. Trong quá trình này, doanh nghiệp được giảm nhẹ hoặc

63
miễn một số thủ tục pháp lý, tạo không gian để doanh nghiệp thử nghiệm, vận hành các sản
phẩm, dịch vụ mới. Đồng thời, thông qua Sandbox, cơ quan quản lý nhà nước cũng có thể
tìm hiểu, học hỏi để ban hành các văn bản điều chỉnh, hỗ trợ chính xác và hiệu quả.
Bốn là, Chính phủ Singapore không ngừng tìm kiếm cách thu hút các nhà đầu tư toàn
cầu. Cụ thể, chính phủ Singapore bày tỏ thái độ cởi mở thông qua việc đưa ra lời mời hợp
tác với các quỹ lớn trên thế giới, duy trì các ưu đãi thuế thuận lợi tạo điều kiện cho các công
ty Fintech nước ngoài được tiếp cận hợp tác, học hỏi kinh nghiệm với các công ty ở
Singapore. Hơn nữa, Singapore còn thiết lập nhiều cầu nối Fintech với các quốc gia để cải
thiện khả năng khai thác Fintech và kết nối các nhà đầu tư trên thị trường quốc tế.
c. Kinh nghiệm của Anh
Theo số liệu từ “Báo cáo khảo sát Fintech UK 2017” với sự hỗ trợ của Chính phủ Anh
từ năm 2010 thì khu vực doanh nghiệp Fintech đã phát triển với tốc độ 22% trong giai đoạn
2012-2016. Để đạt được thành công đó, ngay từ những bước đầu, Chính phủ Anh đã xác
định đầu tư vào các giải pháp công nghệ giữa các tổ chức tài chính là hoạt động cốt lõi. Với
sự đầu tư của Anh vào công nghệ mới, kết hợp với khao khát phát triển mạnh mẽ đối với
các sản phẩm sáng tạo và môi trường pháp lý hàng đầu, Anh đã chứng tỏ vị thế độc nhất
của mình trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho SMEs và các tổ chức tài chính với các công
cụ để tiến hành kinh doanh trong lĩnh vực này. Hơn nữa, Chính phủ Anh còn cho phép các
công ty Fintech trở thành nhà cung cấp khoản vay chính thức. Điều này khiến các công ty
Fintech trở thành đối thủ cạnh tranh với các ngân hàng truyền thống, từ đó tạo động lực
thúc đẩy các tổ chức tài chính tín dụng truyền thống áp dụng công nghệ tiên tiến nhanh hơn.
Cùng với đó, Anh cũng là một trong những quốc gia đi đầu trong việc hỗ trợ các quy
định mới trong các dịch vụ tài chính. Năm 2015, cơ chế có kiểm soát Sandbox lần đầu tiên
được Anh đưa vào vận hành theo quy định của riêng mình, cho phép các sản phẩm và dịch
vụ Fintech được thử nghiệm trên cơ sở ngắn hạn và quy mô nhỏ. Các doanh nghiệp có thể
tránh áp lực về quy định và hành lang pháp lý Năm 2018, Chiến lược “Fintech Sector
Strategy” được ban hành với các chính sách và sáng kiến giúp các doanh nghiệp Fintech
tháo gỡ khó khăn trong ngắn hạn và dài hạn.
Ngoài ra, nhu cầu đổi mới cũng được coi là một yếu tố thúc đẩy phát triển các dịch vụ
Fintech tại Anh. Tính đến tháng 12/2020 có khoảng 12 triệu người ở Anh đã mở tài khoản
tại một ngân hàng chỉ sử dụng kỹ thuật số và gần 2/3 người Anh sử dụng thẻ không tiếp
xúc, 83% các SMEs tại Anh sử dụng mobile banking. Vì vậy, các ngân hàng Anh đã nhanh
chóng nắm bắt lấy cơ hội này. Tiêu biểu là Santander, đã áp dụng giải pháp cloud của nCino
để mang lại hiệu quả cao hơn, quy trình cho vay nhanh hơn và để nâng cao dịch vụ mà nó

64
cung cấp cho SMEs và khách hàng của mình. Điều này đã giúp ngân hàng đã có thể cắt
giảm khoảng 40% thời gian đưa ra quyết định cho vay cho khách hàng.
2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
Từ thực tế kinh nghiệm phát triển công nghệ tài chính Fintech của các quốc gia trên
thế giới, có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam như sau:
 Hoàn thiện, đồng bộ hóa các quy định pháp lý về Fintech: thiết lập các quy tắc và
quy định cho hệ sinh thái Fintech, xây dựng hành lang pháp lý về hoạt động cung cấp dịch
vụ, sản phẩm Fintech; xây dựng quy định pháp lý về tiền ảo, tiền điện tử; quy định các tiêu
chuẩn của danh mục sản phẩm và dịch vụ cũng như mô hình kinh doanh của các công ty
cung cấp Fintech một cách rõ ràng, minh bạch. Ban hành quy định về trách nhiệm của nhà
cung cấp dịch vụ, người sử dụng và bên thứ ba, đảm bảo an ninh, an toàn và hoạt động ổn
định, hạn chế rủi ro phát sinh; tăng cường các biện pháp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người
sử dụng các dịch vụ Fintech.
 Liên tục tối ưu hóa môi trường chính sách: Xây dựng chính sách phát triển Fintech
gắn với phát triển hệ thống tài chính – ngân hàng và nền kinh tế, chịu sự quản lý của ngành
nghề đặc thù; xây dựng các chính sách hỗ trợ như miễn giảm thuế, hỗ trợ tiếp cận các nguồn
vốn nhằm tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư Fintech. Thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng
công nghệ blockchain, sổ cái phân tán,... vào lĩnh vực tài chính cũng như các lĩnh vực khác.
 Nhanh chóng thiết lập cơ chế thử nghiệm có kiểm soát Sandbox cho cộng đồng
Fintech và khởi nghiệp. Hiệu quả của mô hình này đã được chứng minh trên thực tế ở
Singapore. Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng lộ trình thử nghiệm, các cơ quan quản lý
nhà nước cũng cần tăng cường đối thoại với các doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng
tạo để sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách quản lý phù hợp với đặc thù kinh doanh và
công nghệ đổi mới trong tương lai.
 Chú trọng cải thiện cơ sở hạ tầng. Tăng cường đầu tư đa dạng, khuyến khích hợp
tác công tư nhằm cải thiện hơn nữa các hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm các hệ thống thanh
toán, bù trừ và giao tiếp để cho phép Fintech phát triển rộng rãi một cách an toàn và đáng
tin cậy. Bên cạnh đó cần xây dựng quy trình thống kê, giám sát rủi ro và hệ thống thôgn tin
tín dụng để củng cố nền tảng cho sự phát triển bền vững của Fintech.
 Tìm kiếm cơ hội thu hút nhiều nhà đầu tư trên toàn cầu. Việt Nam có thể tận dụng
mạng lưới ngân hàng trên toàn cầu để có thể đề nghị hợp tác. Ngoài ra, cũng giống như
Singapore, Việt Nam có thể xem xét đến việc nghiên cứu các ưu đãi thuế tạo điều kiện cho
nước ngoài giảm kinh phí trong việc thành lập doanh nghiệp nhằm thu hút nhiều hơn đầu
tư từ các nước.
65
 Đẩy mạnh truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và củng cố niềm tin của người
tiêu dùng và các doanh nghiệp trong việc tiếp cận gần hơn với Fintech, thực hiện “xã hội
hóa” Fintech trong mọi mặt đời sống xã hội. Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, trao
đổi về Fintech cũng như hình thành các diễn đàn chuyển đổi số cho các doanh nghiệp đồng
thời khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư cơ sở hạ
tầng công nghệ thật tốt để có thể ứng dụng một cách hiệu quả Fintech trong hoạt động của
mình.
 Chú trọng đào tạo nhân lực và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho ứng dụng,
phát triển và quản lý Fintech. Cần đưa ra đề xuất trong vấn đề đào tạo nhân lực Fintech theo
hướng tiếp cận từ cả hai phía. Một bên là ngân hàng và các định chế tài chính cần chủ động
đào tạo, đào tạo lại để thích nghi với những biến đổi vô cùng lớn của ngành. Một bên là các
trường đại học cần nắm bắt xu hướng thay đổi mạnh mẽ của thị trường để điều chỉnh định
hướng, chương trình đào tạo. Đồng thời, cả hai bên cần thiết lập mối quan hệ liên kết gần
gũi hơn để có hiệu quả nhân lực cao hơn.
3. Kết luận
Ngày nay, Fintech đã và đang phát triển mạnh mẽ và từng bước thâm nhập vào cuộc
sống hàng ngày của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp và mỗi quốc gia trong hơn một thập kỉ
vừa qua. Fintech được coi là một xu hướng tất yếu và là tương lai của ngành tài chính –
ngân hàng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức phía trước trong lộ trình xây dựng hệ sinh
thái Fintech như hành lang pháp lý, khung thử nghiệm, vốn đầu tư, thị trường,... mà các cấp
quản lý tại Việt Nam cần tiếp thu kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước nhằm tạo nên một
hệ sinh thái công nghệ tài chính phát triển lành mạnh, an toàn và hiệu quả.
Tài liệu tham khảo
1. TS. Nguyễn Thị Nhung, Phạm Diệu Hoa (2022), Trường Đại học Kinh tế -
ĐHQGHN, “Phát triển Fintech: Kinh nghiệm của các quốc gia và bài học cho Việt Nam”
2. Nguyễn Quang Khải (2020), Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, “Hệ sinh
thái Fintech tại Việt Nam và kinh nghiệm tiếp cận Fintech trên thế giới”

BREAKTHROUGH DIGITAL TRANSFORMATION TECHNOLOGIES


IN FINANCE
Nguyễn Xuân Hoàng – CQ59/09.01CLC
Nguyễn Thị Thanh Nga – CQ59/09.01CLC
Hà Tiến Đạt – CQ59/09.02CLC
Lý Ngọc Ánh – CQ59/09.02CLC
66
Abstract:
In the current era of widespread digital technology, digital transformation
technologies have had a strong influence on many different fields, in which the financial
sector is one of the fields that are being widely applied. These technologies have brought
many benefits to users, helping to improve efficiency and transparency in financial
transactions. From using blockchain in financial transactions to how the artificial
intelligence (AI), Internet of Things (IoT), cloud computing and mobile banking are put in
applications in the field of finance. Digital transformation technologies are changing the
way the financial sector works. In this article, we will provide some information of digital
transformation technologies in the financial sector and their importance in bringing these
sector into the digital age.
Keywords: Digital transformation, technologies, financial, ...
Blockchain technology in financial transactions
Blockchain technology is an advanced database mechanism that enables transparent
information sharing within a business network. Blockchain databases store data in blocks
that are linked together in a chain. The data has chronological consistency because you
cannot delete or modify the chain without consensus from the network. Therefore, you can
use blockchain technology to create a ledger that cannot be edited or changed to keep track
of orders, payments, accounts, and other transactions. The system has built-in mechanisms
in order to prevent unauthorized transaction entries and create consistency in the overall
view of these transactions.
Blockchain technology has the potential to revolutionize the way financial
transactions are conducted by providing a secure, transparent, and decentralized way to
record and verify transactions. Traditionally, financial transactions have been facilitated by
centralized intermediaries such as banks, which act as trusted third parties to validate and
record transactions. However, blockchain technology enables transactions to be conducted
without the need for a central authority, reducing the need for intermediaries and potentially
lowering transaction costs.
When a financial transaction is conducted on a blockchain, it is recorded as a block in
a decentralized and tamper-proof ledger. Each block contains a record of the transaction, as
well as a unique cryptographic hash that links it to the previous block, creating a chain of
blocks. This chain of blocks is maintained by a network of nodes that validate and verify
transactions, ensuring that they meet certain criteria and are legitimate. This
decentralization and transparency make blockchain technology highly secure, as it becomes

67
extremely difficult to manipulate or tamper with transaction records without being detected
by the network.
Artificial intelligence (AI) fulfilling financial tasks
Artificial intelligence is a field related to computer science and information
technology, the essence of artificial intelligence is still made by humans, they build
algorithms, program with tools. Information technology software, helping computers to
automatically handle intelligent behaviors like humans.
Artificial intelligence is being used to optimize investment portfolios by analyzing
market trends, historical data, and other factors to determine the best possible investment
strategies. Wealth management firms are using AI-powered tools to recommend investment
opportunities based on their clients' goals, risk tolerance, and other factors. Moreover,
financial institutions are using AI to detect and prevent fraud by analyzing large amounts
of data in real-time. This includes analyzing transactional data, social media, and other
sources to identify suspicious behavior that may indicate fraud.
In the fields of customer services, chat-bots powered by AI are being used by financial
institutions to provide 24/7 customer service to their clients. These chat-bots are
programmed to answer frequently asked questions and provide support to customers, which
helps to reduce the workload of customer service teams.
Artificial intelligence is also able to manage risk in financial institutions by analyzing
large amounts of data to identify potential risks and provide insights to decision-makers.
For example, AI can help to identify market trends and predict the likelihood of default on
loans, allowing financial institutions to make better-informed decisions.
Its ability allows it to optimize trading strategies by analyzing market data in real-time
and making decisions based on that data. This includes using machine learning algorithms
to identify patterns in market data and make trades based on those patterns.
Internet of Things (IoT) in financial industry
Internet of Things (IoT) refers to a network of physical objects or devices that are
connected to the internet and can communicate with each other, collect and exchange data,
and perform actions based on that data. These objects or devices can range from simple
sensors and actuators to complex machines and appliances.
IoT has the potential to affect the financial industry by providing real-time data that
can be used to improve customer experience, enhance operational efficiency, and increase
security.

68
One application of IoT in finance is through the use of sensors that can track financial
transactions in real-time. This allows for faster and more accurate processing of financial
transactions, reducing the potential for fraud and errors. IoT can also be used to monitor
financial markets and provide real-time data to decision makers, allowing for faster
decision-making and more accurate predictions.
Another application of IoT in finance is through the use of smart devices that can
collect data on customer behavior, preferences, and spending behaviors. This data can be
used to personalize financial products and services, improving the customer experience and
increasing customer loyalty.
IoT can also be used to improve security in the financial industry. Sensors can be used
to detect and prevent fraud, while biometric sensors can be used to enhance security in
online banking and mobile payments. IoT can also be used to monitor and control access to
sensitive financial data, reducing the risk of data breaches and cyber-attacks.
Cloud computing impacts in finance
Cloud computing is a type of on-demand service that provides access to shared-
resources, applications, or storage over the Internet. It enables financial institutions to store
and process data in remote servers instead of local systems.
Cloud computing has a significant impact on the financial industry, providing
financial institutions with a wide range of benefits, including cost savings, improved
efficiency, enhanced security, and increased agility. It enables financial institutions to store
and manage vast amounts of data securely and cost-effectively. Cloud providers offer
expandable and reliable data storage solutions, allowing financial institutions to access their
data from anywhere at any time.
Cloud computing also enables financial institutions to access on-demand computing
resources, such as virtual machines, storage, and networking, without the need to invest in
physical infrastructure. This reduces costs and improves flexibility, allowing financial
institutions to scale their infrastructure up or down as needed.
Financial institutions are allowed to access a wide range of software applications over
the internet, including financial software, customer relationship management software, and
human resources management software. This reduces the need to invest in expensive on-
premises software and infrastrucure, and allows financial institutions to focus on their core
business operations. It also makes the financial institutions have the advantage to build,
test, and deploy applications quickly and efficiently, without the need to manage the

69
underlying infrastructure. This improves agility and reduces time to market, allowing
financial institutions to respond more quickly to changing market conditions.
Cloud computing helps financial institutions analyze vast amounts of data quickly and
accurately, using machine learning and other advanced analytics tools. This allows financial
institutions to gain insights into customer behavior, market trends, and operational
performance, and to use this information to improve their business processes and offerings.
Mobile banking ( Internet banking) and its advantages
Mobile banking is an electronic banking service allows customers to perform financial
transactions through mobile devices, such as smartphones or tablets. Customers can use the
bank's app to check account balances, transfer money, pay bills, online shopping, invest,
and manage their assets.
Mobile banking has the ability to perform financial transactions at anytime, anywhere
with an internet connection. It is unnecessary for customers to go to bank branches, but still
can be capable of performing their banking transactions and reduce the travel costs and save
time. This technology makes use of encryption and authentication technologies to ensure
the security of customers' financial transactions. Mobile banking is very convenient in
today’s digital age with many banks offering impressive apps. The ability to deposit a
check, to pay for merchandise, to transfer money or to find an ATM instantly are reasons
why people choose to use mobile banking. However, establishing a secure connection
before logging into a mobile banking app is important or else a client might risk personal
information being compromised.
Nowadays, mobile banking has been widely and comprehensively applied in many
countries. Banks have deployed internet banking applications for their customers, utilizing
the convenience and modernity of these applications to compete in the market. Other
financial organizations besides banks, such as securities companies and electric companies,
have also shifted their customers' payments from direct to indirect through payment
applications, financial control, and investment management.
Conclusion:
Above are some up-to-date technologies that have strong impacts to the operations of
the financial industry. With the rapid development of digital transformation technologies,
there is no doubt about their influence on the financial sector. The potential uses of these
technologies could help increase efficiency and improve the customer experience.
However, to get the most out of these technologies, businesses need to come up with
solutions that are secure and ensure the privacy of their customers. It is essential to continue

70
to research and develop new applications to help improve the effectiveness of digital
transformation technologies in the financial sector.
References
1. https://aws.amazon.com/vi/what-is/blockchain/?aws-products-all.sort-
by=item.additionalFields.productNameLowercase&aws-products-all.sort-order=asc
2. https://aws.amazon.com/vi/what-is/iot/
3. https://stefanini.com/en/insights/news/need-for-cloud-computing-in-banking-
financial-
services#:~:text=Cloud%20computing%20is%20a%20type,servers%20instead%20of%20
local%20systems.

SỰ CẦN THIẾT CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG


LĨNH VỰC TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM
Trịnh Mai Hương - CQ58/11.02CL

Từ khóa: Chuyển đổi số, Tài chính số, Chuyển đổi số ngành Tài chính
Mở đầu
Hiện nay, kinh tế số đang trở thành đặc trưng và là xu thế tất yếu trên thế giới, được
nhiều quốc gia nghiên cứu, ứng dụng và phát triển. Bởi vậy, chuyển đổi số đã không còn là
lựa chọn mà trở thành yêu cầu bắt buộc đối với quốc gia và doanh nghiệp. Ngành Tài chính
đã tiên phong trong chuyển đổi số, đồng thời có nhiều nỗ lực và đạt được những kết quả
tích cực trong việc chuyển đổi số, xây dựng nền tài chính số. Việc áp dụng chuyển đổi số
giúp chuyển đổi sang nền tài chính số hiện đại, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của sự phát triển,
hỗ trợ tối đa người dân, doanh nghiệp cũng như tăng cường năng lực trong công tác quản
lý, đảm bảo sự minh bạch, chuyên nghiệp. Với vai trò “huyết mạch” của nền kinh tế, chuyển
đổi số trong lĩnh vực tài chính sẽ là một trong những yếu tố then chốt cho chuyển đổi số
nói chung và thúc đẩy chuyển đổi số trong các lĩnh vực khác nói riêng tại Việt Nam.
Sự cần thiết chuyển đổi số
Tại Việt Nam, khái niệm “Chuyển đổi số” (Digital Transformation) thường được hiểu
theo nghĩa là quá trình thay đổi từ mô hình doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp
số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho vạn vật (IoT),
điện toán đám mây (Cloud)… nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình

71
làm việc, văn hóa công ty. Chuyển đổi số được bắt nguồn từ nước Mỹ vào những năm 1940
của thế kỷ trước và đã thay đổi cục diện về mọi lĩnh vực trên toàn thế giới những năm gần
đây và là một xu hướng tất yếu của thời đại.
Báo cáo của các công ty nghiên cứu thị trường lớn như Gartner, IDC... đều chỉ ra rằng
chuyển đổi số thực sự mang lại rất nhiều lợi ích cho mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp:
từ điều hành quản lý đến nghiên cứu, kinh doanh… Thực tế chuyển đổi số không chỉ là ứng
dụng các phần mềm số hóa vào vận hành để giảm sức người, tối ưu chi phí mà còn thay đổi
tư duy vận hành của người quản lý. Dưới đây là 5 điểm tiêu biểu thể hiện tầm quan trọng
và lý do của sự cần thiết của xu hướng chuyển đổi số ngày nay:
Thứ nhất, Thay đổi tư duy quản lý, văn hóa tổ chức. Việc ứng dụng công nghệ vào
vận hành sẽ giúp tăng cường liên kết giữa các bộ phận trong tổ chức, các phòng ban có các
công việc, mục tiêu liên quan tới nhau và họ có thể dễ dàng nắm bắt được nhờ thông tin
trên hệ thống. Điều này sẽ giúp tăng tính minh bạch trong tổ chức và tối ưu hiệu suất làm
việc của tất cả các thành viên trong tổ chức.
Thứ hai, cung cấp thông tin, dữ liệu nhanh chóng. Khi các tổ chức thực hiện chuyển
đổi số, thì các thông tin, dữ liệu đều được đưa lên tài khoản điện toán đám mây. Nhờ đó,
nhà quản lý dễ dàng theo dõi và cập nhật thông tin để nhanh chóng đưa ra quyết định chính
xác cho tổ chức, doanh nghiệp của mình. Đồng thời, nhân viên có thể dễ dàng truy cập
thông tin để làm việc hiệu quả mọi lúc mọi nơi.
Thứ ba, giảm chi phí vận hành. Khi thực hiện chuyển đổi số, nhiều công việc trong
mô hình truyền thống sẽ không còn mà được thay bằng công nghệ.
Thứ tư, nâng cao trải nghiệm khách hàng. Lưu trữ thông tin của khách hàng là một
điểm quan trọng trong chuyển đổi số của các doanh nghiệp. Từ các thông tin như lịch sử
giao dịch, các sản phẩm mà khách hàng yêu thích, mua thường xuyên, người bán hàng có
thể tư vấn các mặt hàng hoặc dịch vụ phù hợp cho người mua.
Thứ năm, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nhờ các mô hình quản lý bằng
các ứng dụng công nghệ giúp người bán tới gần và nâng cao được trải nghiệm khách hàng.
Điều này sẽ làm tăng tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp để đưa ra được các sản phẩm,
dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Chuyển đổi số không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn mở ra không gian
phát triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống vốn có. Bởi do chuyển
đổi số là một quá trình khách quan, cho dù muốn hay không thì chuyển đổi số vẫn xảy ra
và đang diễn ra vì cuộc sống không ngừng vận động và biến đổi. Do vậy, tại toàn thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng, chuyển đổi số là vô cùng cần thiết.

72
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ở Việt Nam
Thời gian qua, chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ở nước ta diễn ra mạnh mẽ và
đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào thúc đẩy tiến trình phục hồi và
tăng trưởng kinh tế đất nước sau đại dịch. Lĩnh vực Tài chính đã tiên phong trong chuyển
đổi số, đồng thời có nhiều nỗ lực và đạt được những kết quả tích cực trong việc chuyển đổi
số, xây dựng nền tài chính số.
Thực trạng chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính
Về việc thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính, có thể thấy ngành Tài chính
mới chuyển đổi số một phần, chưa toàn diện trên toàn bộ mọi lĩnh vực quản lý của ngành
Tài chính. Một số lĩnh vực đã cơ bản đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi số như thuế, kho bạc,
hải quan, chứng khoán, ngân sách nhà nước nhưng một số lĩnh vực đến thời điểm hiện tại
còn chưa được tin học hóa (đầu tư công, tài chính ngân hàng, hành chính sự nghiệp…).
Theo dự thảo Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025 và định
hướng đến năm 2030 của Bộ TT&TT, đến năm 2025 kinh tế số sẽ chiếm 20% GDP và năm
2030 sẽ chiếm 30% GDP. Như vậy, kinh tế số và trong đó thành phần quan trọng là tài chính
số sẽ có cơ sở để ưu tiên phát triển.
Những năm gần đây, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp quy như Nghị quyết
số 100/NQ-CP ngày 6/9/2021 về việc thông qua đề nghị xây dựng Nghị định về Cơ chế thử
nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (fintech),… nhằm hỗ trợ các chính sách
cho fintech, tài chính số phát triển, thúc đẩy cho phép sử dụng công nghệ thực hiện đăng
ký tài khoản, xác thực giao dịch…
Đánh giá về nỗ lực của ngành Tài chính trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
các hoạt động nghiệp vụ tài chính trong thời gian qua, ngành Tài chính đã ghi nhận những
thành công trong hiện đại hóa cải cách hành chính. Đặc biệt, là hai lĩnh vực quản lý thuế và
hải quan đã có bước tiến vượt bậc, mang đến những thay đổi căn bản, chuyển từ phương
thức quản lý dịch vụ công dựa trên giấy tờ, giao tiếp trực tiếp, chuyển sang phương thức
quản lý hiện đại, dựa vào ứng dụng công nghệ thông tin. Hiệu quả mang lại không chỉ là
tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại cho người dân và doanh nghiệp mà còn cho thấy rõ tính
công khai, minh bạch, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam, thu hút các
nhà đầu tư. (Theo GS.TS. Hoàng Văn Cường – Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của
Quốc hội, Phó hiệu trưởng Đại học Kinh tế quốc dân, ĐBQH khóa XV).
Trong các cơ quan nhà nước thì cơ quan tài chính, cụ thể là ngành thuế, hải quan, kho
bạc, bảo hiểm đang là cơ quan đi đầu trong xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động
của mình trong bối cảnh ngành tài chính tích cực chuyển sang hoạt động trên nền tảng công

73
nghệ số. “Ngành Tài chính vốn đã đi tiên phong trong chuyển đổi thể chế, trong cải cách
hành chính, trong cắt bỏ các giấy phép con và bây giờ cũng đang đi đầu trong cuộc cách
mạng số trong các cơ quan của Chính phủ Việt Nam. Cộng đồng doanh nghiệp đánh giá
cao nỗ lực này của ngành Tài chính” (Theo TS. Vũ Tiến Lộc – Ủy viên Ủy ban Kinh tế của
Quốc hội, ĐBQH khóa XV)
Tiếp đó, các doanh nghiệp và người dân cũng đã thấy rõ các lợi ích của Chuyển đổi
số khi Tổng cục thuế thực hiện chương trình như kê khai nộp thuế điện tử. Đặc biệt là khi
triển khai hệ thống kê khai thuế điện tử này lại kết nối được với hệ thống ngân hàng để thực
hiện quá trình giao dịch, nộp tiền, chuyển tiền, thanh toán tiền doanh nghiệp đã giúp tiết
kiệm được rất nhiều chi phí. Các thủ tục đã được thực hiện vô cùng nhanh chóng, giúp cho
thời gian hao phí trước đây tính bằng giờ, bằng ngày thì nay tính bằng phút. Trong bối cảnh
các hoạt động giao dịch trực tiếp đã tương đối thay đổi do khoảng thời gian cách ly do đại
dịch Covid-19 thì phương thức quản lý này đã tiến những bước phát triển.
Thêm vào đó, ngành tài chính - ngân hàng và đang liên tục đem lại những cải tiến và
đột phá trong việc cung cấp các hoạt động dịch vụ bằng cách áp dụng chuyển đổi số. Hoạt
động rõ rệt nhất là sự triển khai rộng rãi ngân hàng di động, ngân hàng trực tuyến và ngân
hàng kỹ thuật số để thỏa mãn nhu cầu và tăng trải nghiệm khách hàng. Tại Việt Nam, cùng
với sự đổi mới và cởi mở hơn trong các chính sách, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt
động công nghệ tài chính (Fintech) đã tháo gỡ nhiều khó khăn và tạo điều kiện chuyển đổi
đột phát cho các doanh nghiệp tài chính, ngân hàng.
Tuy nhiên, chia sẻ tại hội thảo World Mobile Broadband & ICT năm 2022 ngày 9/3,
bà Phạm Minh Tú, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ số MobiFone - Tổng công ty viễn
thông MobiFone, cho biết để thúc đấy nền tài chính số toàn diện, Việt Nam cần tiếp tục có
các bước đi mạnh mẽ hơn nữa để thúc đẩy hạ tầng số, nền tài chính số và xã hội số như có
thể xem xét ví điện tử không cần liên kết ngân hàng hiện còn đang là điểm bắt buộc.
Kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính
Ngành tài chính tại Việt Nam đang hướng đến việc hình thành hệ sinh thái tài chính
số. Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính sẽ là một trong những yếu tố quan trọng trong
việc thúc đẩy các lĩnh vực khác tiến đần dến với mục tiêu chuyển đổi số. Với xu thế chung,
yêu cầu đặt ra của ngành Tài chính là phấn đấu hình thành hệ sinh thái tài chính số toàn
diện, hiện đại, phong phú trên mọi lĩnh vực. Điều này đã được khẳng định rõ nét tại Quyết
định số 368/QĐ-TTg ngày 21/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược tài
chính đến năm 2030, trong đó nội dung quan trọng nhất là hiện đại hóa chuyển đổi số trong
ngành Tài chính. Thông qua đó, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 1484/QĐ-BTC

74
ngày 27/7/2022 về việc phê duyệt Kế hoạch Chuyển đổi số của Bộ Tài chính đến năm 2025,
định hướng đến năm 2030. Đây là kế hoạch hành động mang tính tổng thể, toàn diện của
Bộ Tài chính nhằm giúp các đơn vị trong ngành Tài chính dễ dàng theo dõi, bám sát triển
khai có lộ trình cụ thể các nhiệm vụ chuyển đổi số của đơn vị mình, phù hợp với tổng thể
chung của Ngành. Quyết định này đã mở màn cho hàng loạt các chiến lược sau này, đưa
ngành Tài chính trở thành một trong các bộ tiên phong trong triển khai ứng dụng công nghệ
thông tin và chuyển đổi số.
Với vai trò dẫn dắt sự phát triển của kinh tế số, trong đó đặt ra các mục tiêu trong giai
đoạn 2021-2025 xây dựng tài chính điện tử, tài chính số dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở. Kế
hoạch chuyển đổi số của Bộ Tài chính đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2025, trong đó,
Bộ Tài chính chú trọng về chuyển đổi số ở 3 lĩnh vực: thuế, hải quan, kho bạc là những lĩnh
vực then chốt, có tẩm ảnh hưởng lớn đến xã hội. Để thực hiện được các mục tiêu thì cần
thực hiện đồng bộ các giải pháp. Xác định mục tiêu phát triển tới năm 2030, Bộ Tài chính
sẽ phấn đấu thiết lập hệ thống tài chính số hóa hoàn toàn và nền tài chính thông minh với 4
lĩnh vực trọng tâm chính: Quản lý thuế chặt chẽ, tránh trục lợi thuế và cung cấp tiện ích tốt
nhất cho người dân và doanh nghiệp; Hải quan thông minh; Kho bạc số 3 “không”; chuyển
đổi số mạnh mẽ thị trường chứng khoán – theo Ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng,
Tổng cục Thuế.
Để hình thành được hệ sinh thái tài chính số, toàn bộ mọi hoạt động nghiệp vụ của
ngành Tài chính trước tiên phải được tin học hóa, từ đó sinh ra dữ liệu, sau cùng là áp dụng
các sản phẩm công nghệ số như: Big Data, AI, IOT, Chatbot… để phân tích, xử lý dữ liệu
phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành của Bộ Tài chính cũng như cung cấp dữ liệu, dịch
vụ số phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp.
Kết luận
Quá trình chuyển đổi số đang đặt ra những cơ hội và thách thức đối ngành Tài chính.
Quá trình chuyển đổi số được kỳ vọng sẽ thay đổi tư duy và cách thức quản lý hướng đến
các mô hình kinh doanh tinh gọn, hiện đại và thông minh hơn. Kết quả của quá trình này
sẽ là sự gia tăng doanh thu, giảm bớt chi phí và giúp gia tăng giá trị cho các lĩnh vực khác
nhau trong ngành Tài chính. Tuy nhiên, quá trình này cũng mang đến những khó khăn và
thách thức cho các ngân hàng thương mại từ cả bên trong đến bên ngoài, ví dụ như những
quy định về mặt pháp lý, sự thiếu hụt nhân sự chất lượng cao, hạn chế về nền tảng công
nghệ. Đây cũng là những bài toán khó đặt ra cho các nhà quản lý ngân hàng và cho cả cơ
quan giám sát Nhà nước. Dù vậy, chuyển đổi số trong lĩnh vực Tài chính ở Việt Nam đã có
những kế hoạch cũng như những bước tiến rõ rệt trong thời gian qua. Trong thời gian tới,

75
chắc chắn ngành Tài chính ở Việt Nam sẽ phát triển vững chắc và lớn mạnh hơn nữa nhờ
những kế hoạch về sự ứng dụng chuyển đổi số.
Tài liệu tham khảo:

(1) Chuyển đổi số là gì? Xu hướng tất yếu trong cách mạng 4.0 (Đăng ngày
26/6/2022) – Sở Lao động Thương binh & Xã hội Tiền Giang
(2) Kế hoạch chuyển đổi số của ngành Tài chính (Đăng ngày 01/01/2023) – Tạp
chí Tài chính online Thị trường tài chính số Việt Nam và xu hướng ứng dụng công nghệ
(Đăng ngà Ngành Tài chính thu được nhiều kết quả nổi bật trong chuyển đổi số (Đăng ngày
18-11-2022) – Cổng Thông tin Điện tử Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
(3) Chuyển đổi số mở ra cơ hội phát triển của quốc giam – Giang Tú - Vietnam
Business Forum

VAI TRÒ CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH
Ở VIỆT NAM
Nguyễn Linh Chi - CQ58/11.08CLC
Tóm tắt: Trong những năm gần đây, sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
đã tạo ra một cơn địa chấn lớn trên thế giới và cũng tác động rất lớn đến Việt Nam. Trong
đó, chuyển đổi số là một trong những mục tiêu được quan tâm hàng đầu của hầu hết các
lĩnh vực, ngành nghề tại Việt Nam. Cuộc cách mạng này và đại dịch Covid-19 cũng là minh
chứng cho những tác động của chuyển đổi số đến nhiều hoạt động của các tổ chức, doanh
nghiệp. Từ những thay đổi to lớn về năng suất lao động, các mô hình kinh doanh mới trên
nhiều lĩnh vực đã cho thấy được vai trò to lớn của chuyển đổi số trong nền kinh tế - xã hội.
Đặc biệt, lĩnh vực tài chính với vai trò là mạch máu của nền kinh tế thì chuyển đổi số trong
lĩnh vực này cũng là vấn đề đáng được chú trọng.
Từ khóa: cách mạng công nghiệp 4.0, vai trò, chuyển đổi số, lĩnh vực tài chính
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết. Với các lý
thuyết và nguồn thông tin thu thâp từ tài liệu, văn bản chính thông ta xem xét, phân tích các
thông tin thu thâp được và rút ra kết luận.
1. Cơ sở lý luận về chuyển đổi số
Chuyển đổi số là thường được hiểu theo nghĩa là quá trình thay đổi từ mô hình doanh
nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu
lớn (Big Data), Internet cho vạn vật… để nhằm mục đích thay đổi phương thức điều hành,
lãnh đạo, quy trình làm việc và văn hóa công ty.
76
Chuyển đổi số bao gồm 3 giai đoạn đó là: giai đoạn số hóa, giai đoạn tối ưu số hóa và
giai đoạn chuyển đổi số. Số hóa là việc mọi thông tin của doanh nghiệp, từ hình ảnh tới văn
bản đều được chuyển đổi từ giấy sang dữ liệu số hóa bằng các công cụ kỹ thuật số. Tối ưu
số hóa là giai đoạn mà doanh nghiệp sử dụng các công cụ, phần mềm kỹ thuật số ứng dụng
và tích hợp các lưu trình khác nhau để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Cuối
cùng, chuyển đổi số là giai đoạn mà doanh nghiệp sử dụng các công cụ, phần mềm hệ thống
kỹ thuật số để tích hợp dữ liệu và thông tin các quy trình khác nhau của doanh nghiệp, từ
đó trích xuất các gợi ý chính để xây dựng một mô hình kinh doanh mới, sản phẩm mới, thị
trường mới cũng như các nguồn doanh thu khác.
Các yếu tố của chuyển đổi số bao gồm quy trình hoạt động của doanh nghiệp, hệ
thống quản lý, hệ thống nhân sự, kỹ năng số hóa cùng với văn hóa và năng lực của tổ chức.
Những yếu tố để việc chuyển đổi số của các doanh nghiệp thành công đó là: cần có một
chiến lược tích hợp các mục tiêu chuyển đổi rõ ràng, cam kết của lãnh đạo từ giám đốc điều
hành đến quản lý cấp trung, triển khai nhân tài tầm cỡ, có tư duy quản trị nhanh nhạy, thúc
đẩy việc áp dụng rộng rãi hơn, luôn giám sát hiệu quả tiến độ hướng tới kết quả xác định
và phải có nền tảng dữ liệu, kiến trúc công nghệ theo nhu cầu kinh doanh.
Một số lưu ý trong vấn đề chuyển đổi số đó là phải chuyển đổi số một cách toàn diện,
phát triển hạ tầng trên nền tảng số, phải chuyển đổi nhận thức của con người về tầm quan
trọng của việc chuyển đổi số…
Trên thế giới, tốc độ chuyển đổi số tại các khu vực và các quốc gia là khác nhau, trong
đó khu vực Châu Âu được đánh giá là khu vực có tốc độ chuyển đổi số nhanh nhất. Giai
đoạn 2020-2021, nhiều nơi trên thế giới đã có sự thay đổi rõ rệt trong nhận thức về chuyển
đổi số. Đặc biệt, sau dịch Covid-19 thì chuyển đổi số đã và đang dần trở nên quen thuộc và
là xu hướng tất yếu để có thể phát triển và sinh tồn. Theo nghiên cứu của Microsoft tại khu
vực Châu Á Thái Bình Dương, tác động mà chuyển đổi số mang lại cho GDP là khoảng
6%, năm 2019 là 25% và tới năm 2021 là 60%.
Các quốc gia trên thế giới có nhiều kinh nghiệm trong chuyển đổi số chúng ta cũng
nên tiếp thu và vận dụng cho phù hợp với trong nước. Chẳng hạn, tại Singapore, quá trình
chuyển đổi số bắt đầu với việc số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu trên hệ thống máy tính từ
những năm 1990. Họ thành lập Văn phòng Chính phủ số và quốc gia thông minh, tạo nên
sự thống nhất, đồng bộ và thông suốt trong chỉ đạo, vận hành vào năm 2017. Người dân
tham gia hầu hết các khâu làm nên sản phẩm và dịch vụ số cùng với đó là Chính phủ đóng
vai trò dẫn dắt và then chốt trong công cuộc chuyển đổi số. Tại Liên bang Nga thì các lĩnh
vực chính của chuyển đổi kỹ thuật số của các cơ quan chính phủ trong giai đoạn đến năm

77
2024 được nêu trong Chương trình quốc gia “Nền kinh tế kỹ thuật số của Liên bang Nga”
trong đó bao gồm 6 dự án liên bang, 60 chương trình cấp sở cùng một số tài liệu khái niệm
về chuyển đổi cho chính phủ kỹ thuật số. Tại Estonia thì họ chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng,
kỹ năng ICT cho người lao động thông qua một số khoản đầu tư lớn vào việc cải thiện khả
năng truy cập Internet, phát triển các hệ thống dùng chung cho khu vực công và tư nhân,
tiếp thu các kỹ năng công nghệ thông tin cơ bản trong các trường học, tiếp thu các kỹ năng
công nghệ thông tin và truyền thông cơ bản của những người không sử dụng internet.
2. Vai trò và giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số ở lĩnh vực tài chính tại Việt Nam
Có thể thấy, vai trò của sự vào cuộc chủ động trong chuyển đổi số đó là giúp ngành
Tài chính nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quản lý tài chính - ngân sách quốc gia, cải
cách hành chính, giảm chi phí, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp…
Tài chính là huyết mạch của nền kinh tế. Nó có vai trò quan trọng trong việc thực hiện
các mục tiêu về phát triển nhanh, phát triển bền vững. Do đó, chính sách tài chính có vai
trò rất quan trọng trong việc góp phần duy trì sự ổn định của nền kinh tế, hạn chế các ảnh
hưởng tiêu cực có tính chu kỳ, các cú sốc từ bên ngoài và bên trong đối với sự phát triển
của nền kinh tế. Trên cơ sở đó, hình thành nên các nền tảng, điều kiện cho việc thực hiện
các chính sách về phát triển kinh tế, xã hội có liên quan, trong đó có mục tiêu về đổi mới
mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và tăng cường thúc đẩy chuyển đổi số. Từ đó
có thể thấy rằng chuyển đổi số có vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực tài chính.
Để chuyển đổi số thành công, chuyên gia chuyển đổi số Jordi Comas (chuyên gia
Chuyển đổi và chiến lược kỹ thuật số) đã khuyến nghị một số điểm sau khi thực hiện chuyển
đổi số đó là: phải hiểu rõ môi trường kỹ thuật số và cạnh tranh, bên cạnh khả năng của các
công nghệ mới; phân tích ra được các mô hình kinh doanh mới và các cơ hội kỹ thuật số;
thiết lập các cơ chế tận dụng các kênh kỹ thuật số để nâng cao nhận thức của khách hàng
và cung cấp các dịch vụ và sản phẩm tùy chỉnh (tiếp thị kỹ thuật số); kết hợp các công nghệ
tương tác với môi trường và thu thập dữ liệu (IoT); kết hợp các công nghệ xử lý dữ liệu để
dự đoán hành vi (BigData); hiểu biết năng lực hiện tại và tương lai để xác định nhu cầu và
ưu tiên trong quản lý sự thay đổi; đề xuất Kế hoạch chuyển đổi số, được xem xét định kỳ
cùng với danh mục đầu tư phù hợp.
Chuyển đổi số luôn mang lại thành quả lớn, sức bật lớn nhưng cũng kèm theo
những rào cản nhất định. Để vượt qua những rào cản đòi hỏi phải nhận diện được đúng
vấn đề, lập kế hoạch chuyển đổi phù hợp và áp dụng những bước đi đúng đắn. Với các kinh
nghiệm chuyển đổi số trên sẽ giúp các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện chuyển đổi số dễ
dàng hơn, dễ tiếp cận hơn với cơ hội về chuyển đổi số hiện nay.

78
Tài liệu tham khảo:
1. Quan điểm Đại hội XIII của Đảng về đẩy mạnh chuyển đổi số (2021) – Tạp chí
Quản lý Nhà nước
2. Lợi ích của chuyển đổi số và yêu cầu đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng
(2022) – Tạp chí tài chính
3. Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi số đối với ngân hàng Việt Nam (2022) –
Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ
4. Chuyển đổi số trên thế giới và bài học cho doanh nghiệp Việt (2023) – Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum
5. Ngành Tài chính tiên phong trong chuyển đổi số, xây dựng nền tài chính số
(2022) – Bộ Thông tin và Truyền thông-Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia
6. Kinh nghiệm chuyển đổi số trong khu vực công ở một số quốc gia và những gợi
mở đối với Việt Nam (2022) – Bộ Nội vụ
7. Chuyển đổi số là gì và quan trọng thế nào trong thời đại ngày nay (2020) – Sở
Tài nguyên và Môi trường Thành phố Đà Nẵng
8. Công nghệ tài chính Fintech tại Việt Nam: nắm bắt xu hướng để phát triển –
Viện ISB

MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH SỐ


TẠI VIỆT NAM
Nguyễn Thị Trà My – CQ58/11.01CL
Tóm tắt: Trong thời kỳ bùng nổ của cuộc Cách mạng 4.0, mọi người dần nghe nhiều
hơn về khái niệm Tài chính số. Là các hoạt động tài chính để phát triển nền tài chính bắt
kịp với xu hướng thời đại, tài chính số đã và đang trở nên ngày một phổ biến và dường như
là xu hướng tất yếu đối với bất cứ quốc gia nào nếu không muốn tụt lại phía sau.
1. Thực trạng nền tài chính số ở Việt Nam
Hiện nay, nền tài chính số ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và có những bước
tiến đáng kể, cụ thể như sau:
Thứ nhất, số lượng người dùng dịch vụ tài chính số đang tăng đáng kể, đặc biệt là
trong lĩnh vực thanh toán trực tuyến. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
tính đến cuối năm 2021, số lượng người dùng thanh toán trực tuyến đạt khoảng 50 triệu
người.
Thứ hai, ngân hàng điện tử và các ứng dụng thanh toán trực tuyến như Momo,
ZaloPay, ViettelPay, AirPay... đang trở thành phương tiện thanh toán phổ biến và được ưa

79
chuộng tại Việt Nam. Các ứng dụng này cho phép người dùng thực hiện các giao dịch tài
chính như chuyển tiền, nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn, mua vé máy bay, đặt vé
xem phim... một cách nhanh chóng và tiện lợi.
Thứ ba, Việt Nam cũng đang phát triển các dịch vụ tài chính số khác như tài chính
ngân hàng số, chứng khoán điện tử, bảo hiểm trực tuyến, tín dụng P2P, đầu tư tiền điện tử...
Những dịch vụ này đang dần được nhận biết và sử dụng rộng rãi hơn trong cộng đồng.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức trong việc phát triển nền tài chính số tại Việt
Nam như bảo mật thông tin, tính phổ biến của dịch vụ, sự đồng bộ trong quy định pháp lý...
Việc giải quyết những thách thức này sẽ giúp cho nền tài chính số ở Việt Nam phát triển
một cách bền vững và tiếp tục đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước
2. Những vấn đề đặt ra trong việc quản lý đối với nền tài chính số ở Việt Nam
Thứ nhất, bảo mật thông tin trên môi trường Internet của người dân. Vụ việc
Facebook, qua vụ bê bối Cambridge Analytica - khi dữ liệu cá nhân của khoảng 80 triệu tài
khoản người dùng Mỹ bị khai thác trái phép bởi các bên thứ ba - là đỉnh điểm khiến thế
giới phải giật mình nhìn lại về việc thông tin, dữ liệu cá nhân của mình đang được các
doanh nghiệp quản lý và khai thác như thế nào. Tại Việt Nam, việc rò rỉ dữ liệu, mua bán
và khai thác dữ liệu cá nhân cũng diễn ra phổ biến, trong đó các vụ việc nổi cộm liên quan
đến cả những doanh nghiệp lớn.
Thứ hai, công nghệ đang làm thay đổi cách thức các cá nhân tương tác với hệ thống
tài chính, khiến họ đối mặt trực tiếp với các vấn đề trực tuyến thực tiễn thị trường, khuyến
khích mạo hiểm rủi ro và làm trầm trọng thêm một số thành kiến cá nhân. Nghiên cứu kinh
tế học hành vi đã chỉ ra rằng, con người có thiên kiến bẩm sinh và họ có thể bị ảnh hưởng
mạnh mẽ bởi cách trình bày thông tin. Công nghệ hiện đại và Internet đã giúp người tiêu
dùng dễ dàng có được trải nghiệm thoải mái, dễ dàng. Điều này cũng kích thích và khơi
dậy những thành kiến cố hữu, khuynh hướng cá nhân như chủ nghĩa ăn xổi, khó kiểm soát
hành vi trước ham muốn nhu cầu... dẫn đến nhanh chóng thực hiện các hành vi mạo hiểm
rủi ro trên môi trường số như tạo ra xung lực mua hàng chỉ với một cú nhấp chuột, mua sản
phẩm kỹ thuật số trước khi biết cách sử dụng hoặc không thực sự cần thiết, …
Và cuối cùng, vấn đề thứ ba, không phải là vấn đề của mọi quốc gia mà là vấn đề
riêng của Việt Nam: hệ thống xử lý tranh chấp cho các hoạt động kinh doanh, thương mại,
dân sự trên môi trường số. Hệ thống tư pháp vốn là điểm yếu cố hữu của Việt Nam và càng
là vấn đề khi bước vào kỷ nguyên số. Bởi tốc độ và mức độ ảnh hưởng của tranh chấp nếu
trong đời thực là 1 thì trên môi trường số sẽ lũy thừa lên n lần.

80
Ngoài ra, một số tồn tại được chỉ ra như nền tảng kỹ thuật chia sẻ dữ liệu triển khai
chậm, đặc biệt cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dậm chân tại chỗ; dịch vụ công trực tuyến
thiết kế rời rạc, chưa lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, dẫn đến số lượng hồ sơ
trực tuyến rất thấp, thậm chí một số dịch vụ không phát sinh hồ sơ.
Dịch vụ lẫn lộn giữa giấy tờ và trực tuyến, gây phiền hà cho người dân và công chức
thực hiện. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin mỏng và có xu hướng dịch chuyển sang
khu vực tư. Bảo mật thấp. Có tình trạng cát cứ, không sẵn sàng chia sẻ, liên thông giữ liệu.
Chưa có trách nhiệm giải trình của người đứng đầu..
3. Vai trò của tài chính số trong ổn định hệ thống tài chính
Trước tiên, hệ thống tài chính có nhiệm vụ dẫn vốn từ những cá nhân, tổ chức thừa
vốn (có nguồn vốn nhàn rỗi) đến những cá nhân, tổ chức thiếu vốn. Việc này được thực
hiện qua hai kênh, đó là kênh tài chính trực tiếp và kênh tài chính gián tiếp. Trong kênh tài
chính trực tiếp, dòng vốn đi từ các cá nhân, tổ chức thừa vốn đến các cá nhân, tổ chức thiếu
vốn qua các thị trường tài chính bao gồm thị trường tiền tệ thông qua các công cụ nợ ngắn
hạn (tín phiếu, kì phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn...); thị trường vốn qua các công cụ
chứng khoán dài hạn. Ở kênh tài chính gián tiếp, nguồn vốn từ các cá nhân, tổ chức thừa
vốn được đưa đến các cá nhân, tổ chức thiếu vốn thông qua các trung gian tài chính (các tổ
chức nhận tiền gửi, các công ty tài chính, các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng, các quỹ đầu
tư trung gian). Trong trường hợp này, các trung gian tài chính nhận tiền gửi từ các cá nhân,
tổ chức thừa vốn và cho các cá nhân, tổ chức thiếu vốn vay. Ngoài ra, chính các kênh tài
chính trực tiếp và tài chính gián tiếp cũng tương tác với nhau.
Trong khi đó, có nhiều định nghĩa khác nhau về sự ổn định hệ thống tài chính. Theo
Ngân hàng Thế giới, một hệ thống tài chính ổn định sẽ có khả năng phân bổ các nguồn lực
tài chính một cách hiệu quả, đánh giá và kiểm soát được các rủi ro tài chính, giữ tỉ lệ việc
làm ở mức tự nhiên của nền kinh tế và loại trừ được các đợt điều chỉnh giá của tài sản thực
hoặc tài sản tài chính mà có thể ảnh hưởng đến sự ổn định tiền tệ hoặc tỉ lệ việc làm (Ngân
hàng Thế giới, 2020). Một hệ thống tài chính ổn định sẽ cân bằng lại những bất cân bằng
tài chính phát sinh nội sinh trong nền kinh tế hoặc là kết quả của các sự kiện bất lợi lớn
không lường trước được. Ở trạng thái ổn định, hệ thống sẽ tự giảm sốc thông qua cơ chế tự
điều chỉnh nhằm ngăn ngừa ảnh hưởng của các sự kiện bất lợi lên nền kinh tế nói chung
hoặc hệ thống tài chính nói riêng. Một hệ thống tài chính ổn định là chìa khóa cho sự phát
triển kinh tế vì hầu hết các giao dịch trong nền kinh tế đều được thực hiện thông qua hệ
thống tài chính. Trong trạng thái bất ổn định của hệ thống tài chính, các trung gian tài chính
không thể tài trợ cho các dự án tốt; thiếu hiệu quả trong điều tiết vốn trong thị trường, giá

81
cả leo thang và tăng cao vượt quá rất nhiều so với giá trị thực của nó, các khoản nợ có khả
năng không được trả đúng hạn. Điều này có thể dẫn đến tình trạng rút tiền hàng loạt khỏi
hệ thống ngân hàng, siêu lạm phát và sự sụp đổ của thị trường chứng khoán. Các nghiên
cứu trước đây và các số liệu thực tế cho thấy, tài chính số có thể đóng góp một phần quan
trọng trong việc tăng sự ổn định của hệ thống tài chính. Điều này chủ yếu là do tác động
của tài chính số tới sự ổn định của hệ thống ngân hàng và tỉ lệ lạm phát.
4. Mục tiêu phát triển tài chính số
Mục tiêu phát triển tài chính số ở Việt Nam được đặt ra nhằm đáp ứng nhu cầu của thị
trường và người dân trong việc sử dụng các dịch vụ tài chính hiện đại, tin lợi và an toàn.
Một số mục tiêu cụ thể như sau:
Thứ nhất, tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng tài chính số, bao gồm hạ tầng công
nghệ thông tin, phát triển các hệ thống thanh toán trực tuyến, các dịch vụ ngân hàng điện
tử, tài chính ngân hàng số, chứng khoán điện tử, bảo hiểm trực tuyến..tạo ra môi trường
thuận lợi để khách hàng có thể sử dụng các dịch vụ tài chính số một cách dễ dàng và tiện
lợi.
Thứ ba, đẩy mạnh việc quản lý và bảo vệ thông tin tài chính của khách hàng. Tăng
cường cơ chế giám sát và quản lý của các cơ quan chức năng, đảm bảo tính an toàn, bảo
mật, tránh những rủi ro về tài chính và trộm cắp thông tin.
Thứ tư, về chính sách hỗ trợ phát triển, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các
doanh nghiệp phát triển nền tài chính số, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập và các
doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời, cần có chính sách ưu đãi thuế và tài chính để tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp phát triển tài chính số.
Thứ năm, tăng cường giám sát và kiểm soát nền tài chính số, đảm bảo tính minh bạch,
công khai và đúng quy định pháp lý. Việc này sẽ giúp ngăn chặn các hành vi gian lận, trốn
thuế, rửa tiền và các hoạt động phi pháp khác trong nền tài chính số.
5. Định hướng trong tương lai
Cụ thể đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, định hướng nền tài chính số tại Việt
Nam có những điểm chính sau:
Tăng cường phát triển các dịch vụ tài chính số: Chú trọng đến việc phát triển các dịch
vụ tài chính số như thanh toán điện tử, dịch vụ ngân hàng trực tuyến, dịch vụ bảo hiểm trực
tuyến, …
Tăng cường an toàn và bảo mật thông tin tài chính số: Tạo ra môi trường an toàn, bảo
mật cho việc sử dụng dịch vụ tài chính số, đảm bảo thông tin cá nhân của người dùng được
bảo vệ.

82
Tăng cường khả năng tiếp cận tài chính cho người dân và doanh nghiệp: Giúp người
dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm tài chính số, đặc biệt là các vùng,
miền núi, hải đảo và các đối tượng khó khăn.
Nâng cao chất lượng dịch vụ tài chính số: Tập trung đầu tư vào các công nghệ tiên
tiến để nâng cao chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ tài chính số. Phát triển hệ sinh thái
tài chính số: Tạo ra một hệ sinh thái tài chính số hoàn chỉnh bao gồm các doanh nghiệp tài
chính số, ngân hàng, bảo hiểm, thẻ tín dụng, chứng khoán, ... để đáp ứng nhu cầu của người
dùng.
Tăng cường hợp tác quốc tế: Tăng cường hợp tác quốc tế, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp tài chính Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới, đồng thời tạo cơ hội cho các
doanh nghiệp tài chính nước ngoài tới Việt Nam đầu tư.
Định hướng nền tài chính số tại Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
là đặt ra mục tiêu tạo ra một môi trường tài chính số bền vững, đóng góp tích cực vào sự
phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.
KẾT LUẬN
Để Việt Nam chủ động phát triển kinh tế số và tham gia cuộc cách mạng công nghệ
4.0 cần phải đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng,
quản lý của Nhà nước, phát huy sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã
hội.
Hoàn thiện thể chế tạo thuận lợi cho chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghệ
4.0 và quá trình chuyển đổi số quốc gia; thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu; phát
triển và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia; phát triển nguồn nhân lực các ngành
và công nghệ ưu tiên, tăng cường hội nhập quốc tế; thúc đẩy chuyển đổi số nói chung và
nền tài chính số nói riêng trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức
chính trị-xã hội…
Danh mục tài liệu tham khảo :
1.https://tapchinganhang.gov.vn/dich-vu-tai-chinh-ky-thuat-so-co-hoi-va-thach-thuc-
cho-nguoi-tieu-dung-tai-chinh.htm
2.https://bnews.vn/kinh-te-so-viet-nam-va-vai-tro-tang-truong-kinh-te/114926.html
3.https://tapchinganhang.gov.vn/vai-tro-cua-tai-chinh-so-trong-on-dinh-tai-chinh-
cua-he-thong-tai-chinh.htm

XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH


Nguyễn Lương Thảo Yến – CQ59/09.02CLC

83
Tóm tắt: Sự phát triển của công nghệ số đã và đang là xu thế mới của thời đại, đặc
biệt là trong ngành Tài chính – một trong những ngành được coi là trọng điểm của nền kinh
tế, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của một quốc gia.
Từ khoá : chuyển đổi số, tài chính – ngân hàng, xu hướng phát triển,…
Đặt vấn đề
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ đã đang và dần tiến sâu
và đóng vai trò tất yếu trong cuộc sống hàng ngày của con người . Có thể dễ dàng nhận
thấy rằng công nghệ tác động vào mọi mặt trong mọi lĩnh vực đời sống như: kinh tế, tài
chính - ngân hàng, y tế, truyền thông, giáo dục, giao thông, du lịch… Kế hoạch chuyển đổi
số của Bộ Tài chính đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2025, trong đó, Bộ Tài chính chú
trọng về chuyển đổi số ở 3 lĩnh vực: thuế, hải quan, kho bạc là những lĩnh vực then chốt,
có tẩm ảnh hưởng lớn đến xã hội
Số hóa là việc biến đổi các thực thể (đối tượng, vạn vật) từ dạng vật lý sang dạng
số,tạo ra phiên bản số của các thực thể. Bản chất của cấp độ số hóa là biến đổi. Số hóa cần
gắn liền với công nghệ kết nối các thực thể, lưu trữ dữ liệu (điện toán đám mây) và bảo vệ
sự bất biến, toàn vẹn dữ liệu chuỗi (block chain).
Nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của công cuộc chuyển đổi số đối với phát
triển kinh tế đất nước nói chung và lĩnh vực Tài chính nói riêng, thời gian qua, các đơn vị,
doanh nghiệp đã đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và mang lại nhiều kết
quả tích cực như: Cắt giảm thời gian, chi phí cho đơn vị, doanh nghiệp cũng như các đối
tượng thụ hưởng, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo
cáo thông suốt kịp thời, tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên...
Ngành Tài chính đang hướng đến mục tiêu thiết lập nền tảng Tài chính số hiện đại,
công khai, minh bạch dựa trên dữ liệu lớn, dữ liệu tài chính mở; hình thành hệ sinh thái Tài
chính số phong phú, hiện đại trên mọi lĩnh vực, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn thông tin.
Có thể nói đưa công nghệ số vào ngành Tài chính được ví như “ chiếc chìa khoá” để
phát triển đất nước, đưa nền kinh tế ngày càng phát triển hơn trong tương lai nhờ độ chính
xác trong tính toán, hiệu quả trong quản trị nguồn nhân lực, nguồn tài chính từ cấp doanh
nghiệp đến cấp nhà nước.
Thực trạng chuyển đổi số của ngành Tài chính
Ở Việt Nam, với dân số gần 100 triệu người và là nền kinh tế có độ mở cao, dân số
trẻ năng động và có khả năng tiếp cận công nghệ cao nhanh chóng, cùng với hạ tầng viễn

84
thông - công nghệ thông tin tương đối đồng bộ,Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng rất
lớn để khai thác và ứng dụng chuyển đổi số vào các lĩnh vực.
Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng: Người dùng trong lĩnh vực này có thể kiểm tra
các khoản thanh toán đến và đi ngay trên các thiết bị thông minh, cũng như sắp xếp việc
chuyển tiền và thanh toán hóa đơn. Các giao dịch được thực hiện như chuyển tiền, kiểm tra
số dư đến các tiện ích nâng cao như mở tài khoản tiết kiệm… đều được thực hiện nhanh
chóng bởi ngân hàng số.Việc chuyển tiền trong và ngoài nước có nhiều đổi mới, tiện lợi và
nhanh chóng hơn.
Ngày nay, với sự phát triển của hạ tầng internet và nền tảng công nghệ số hóa nhiều
sản phẩm, dịch vụ và các mô hình kinh doanh mới trong ngành Tài chính - ngân hàng ra
đời giúp cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn, dẫn đến sự ra đời của nhiều sản phẩm
dịch vụ làm tăng năng suất lao động cho ngành cũng như phong phú và đa dạng các hoạt
động trong lĩnh vực.
Thực trạng kinh tế số theo ước tính của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong Quý
I/2022 đạt khoảng 53 tỷ USD. Số doanh nghiệp công nghệ số thành lập mới tăng 500 doanh
nghiệp so với năm 2021. Cổng dịch vụ công quốc gia đã tích hợp 3.552 dịch vụ công trực
tuyến mức độ 3, 4 của các Bộ, ngành, địa phương, tạo thuận lợi cho người dân, doanh
nghiệp cùng với tích hợp thêm 11/25 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 (Theo quyết định
06). Hệ thống hóa đơn điện tử đã được triển khai toàn quốc, tạo thuận lợi cho người dân và
doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đào tạo nhân lực cho chuyển đổi số tiếp tục được quan tâm:
Quý I/2022 đã bồi dưỡng, tập huấn được gần 1.000 cán bộ, công chức và mục tiêu đến
tháng 10/2022 sẽ bồi dưỡng, tập huấn được cho 10.000 cán bộ, công chức về chuyển đổi
số.
Bên cạnh những kết quả đạt được còn những tồn tại, hạn chế như: Chất lượng cung
cấp dịch vụ công trực tuyến chưa cao, hiệu quả sử dụng còn hạn chế. Tỷ lệ người dân sử
dụng dịch vụ công trực tuyến mới gần 54% và hồ sơ xử lý trực tuyến còn thấp, khoảng
9,4% ; An toàn, an ninh mạng còn sơ hở. Công tác bảo vệ bí mật nhà nước, bảo vệ dữ liệu
người dân còn chưa được chú trọng đúng mức; Công tác đào tạo về ứng dụng công nghệ
thông tin ở nhiều nơi vẫn chưa được chú trọng. Nguồn lực triển khai Chính phủ số, kinh tế
số còn hạn chế.
Xu hướng phát triển công nghệ số của ngành Tài chính
Việt Nam hiện nay đang đứng trước những cơ hội rất lớn trong cuộc đua công nghệ
để bứt phá cũng như cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới khi có sự gia
tăng trong nhận thức của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đối với tầm quan trọng của chuyển

85
đổi số, khả năng kết nối thông tin và áp dụng công nghệ đã được nâng cao, và còn có các
chương trình và chiến lược chuyển đổi số của Chính phủ giúp cho ngành Tài chính ngày
càng có những bước tiến lớn trong công cuộc chuyển đổi số.
Thứ nhất, công nghệ làm thay đổi kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ tài chính
truyền thống: thâm nhập ngày càng mạnh mẽ hơn vào các lĩnh vực dịch vụ mà ngân hàng
cung cấp, bên cạnh những lĩnh vực truyền thống vốn là thế mạnh của ngân hàng. Hơn nữa
còn tiếp tục phát triển sang các lĩnh vực có nhiều tiềm năng khác như dịch vụ chuyển tiền
quốc tế, P2P (cho vay ngang hàng), gọi vốn cộng đồng,…
Thứ hai, ứng dụng công nghệ cao vào lĩnh vực Tài chính sẽ tiếp tục đi đầu trong việc
ứng dụng các công nghệ mới, nâng cao tiện ích cho người sử dụng cũng như mức độ bảo
mật cho khách hàng, áp dụng rộng rãi công nghệ Blockchain trong lĩnh vực tài chính - ngân
hàng, sử dụng các công nghệ hiện đại và dữ liệu từ mạng xã hội để nâng cao các quyết định
đầu tư,…
Thứ ba, đối với thị trường lao động của các lĩnh vực chịu sự ảnh hưởng có sự thay
đổi đáng kể. Công nghệ được dự đoán sẽ thay thế cho một lượng lớn nhân viên từ các tổ
chức tài chính, bảo hiểm, công ty chứng khoán, ngân hàng,… Thay vào đó, nhu cầu nguồn
lực chất lượng cao (giỏi cả về công nghệ thông tin lẫn chuyên môn nghiệp vụ tài chính)
được chú trọng.
Thứ tư, thúc đẩy quá trình “toàn cầu hóa” về lĩnh vực tài chính. Dựa trên mạng lưới
công nghệ thông tin vạn vật kết nối, các sản phẩm dịch vụ tài chính ở các nước kém phát
triển hơn có thể có cơ hội tiếp cận với người dùng, khách hàng dễ dàng hơn. Điều này cũng
mang lại cho người dân có cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính từ các ngân hàng, hãng bảo
hiểm lớn trên thị trường.
Thứ năm, Làn sóng công nghệ đang góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế hiệu quả hơn.
Thông qua thúc đẩy tài chính toàn diện,giúp các doanh nghiệp thông qua mạng lưới thương
mại điện tử và thanh toán điện tử có cơ hội tiếp cận và cung cấp sản phẩm của mình ra bên
ngoài.
Thứ sáu, sự đảm bảo an ninh thông tin. Chuyển đổi số đang thay đổi hoạt động sản
xuất kinh doanh của mọi tổ chức, thông qua các công nghệ mới giúp mở ra lợi thế cạnh
tranh, mang lại sự hiệu quả, linh hoạt và nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Với tình
hình các mối đe dọa về an ninh thông tin ngày càng gia tăng, việc Chuyển đổi số sẽ không
thể thành công nếu thiếu một chiến lược bảo mật phù hợp.
Kết luận

86
Có thể nhận thấy rằng chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong bối cảnh của cuộc Cách
mạng công nghiệp 4.0. Hiện nay,trên thế giới có nhiều quốc gia đã và đang triển khai các
chiến lược quốc gia về chuyển đổi số. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, không thể nằm
ngoài xu thế chung của thế giới, Việt Nam cần đẩy nhanh công cuộc chuyển đổi số quốc
gia nếu không muốn bỏ lại phía sau. Trong đó, chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - ngân
hàng ở nước ta dựa trên nền tảng công nghệ số được quan tâm ưu tiên hàng đầu so với các
ngành, lĩnh vực khác.
Tài liệu tham khảo
1. TS. Nguyễn Chỉ Sáng, Tổng Thư ký, Phó Chủ tịch Vami - Một vài suy nghĩ về
“Chuyển đổi số”
2. ThS. Trần Bá Thọ - Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh - Lợi ích của chuyển
đổi số và yêu cầu đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng - Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng
7/2022.

XU HƯỚNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ TỚI


HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
Thân Nguyễn Vân Anh - CQ60/11.04CLC
Nguyễn Thị Khánh Huyền - CQ60/11.04CLC
Tóm tắt:
Với sự phát triển bùng nổ của thời đại Internet, chuyển đổi số trở nên phổ biến và hiện
nay đang trở thành xu hướng tất yếu tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực trên thế giới. Đặc
biệt, chuyển đổi số đã và đang ứng dụng công nghệ trong thay đổi mô hình kinh doanh của
doanh nghiệp, từ đó tạo thêm nhiều cơ hội và giá trị mới, giúp doanh nghiệp gia tăng doanh
số và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng. Do đó, bài viết tóm lược về khái niệm và tác động của
chuyển đối số đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính tại Việt
Nam và quốc tế.
Từ khóa: Công nghệ thông tin (CNTT), Cơ sở dữ liệu (CSDL)
1. Giới thiệu
Chuyển đổi số đã có mặt từ lâu trên thế giới, tuy nhiên chỉ cho đến khi cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ 4 bùng nổ, chuyển đổi số mới trở nên phổ biến toàn cầu. Hiện
nay có rất nhiều định nghĩa về chuyển đổi số. Theo Công ty Nghiên cứu và Tư vấn công
nghệ thông tin Gartner, chuyển đổi số là việc ứng dụng công nghệ trong thay đổi mô hình
kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó tạo thêm nhiều cơ hội và giá trị mới, giúp doanh nghiệp

87
gia tăng tốc độ tăng trưởng và đạt doanh số tốt hơn. Mặt khác, theo Microsoft, chuyển đổi
số chính là tái cấu trúc tư duy trong phối hợp giữa dữ liệu, quy trình và con người nhằm tạo
ra nhiều giá trị mới. Bên cạnh đó, tại Việt Nam, chuyển đổi số được hiểu theo nghĩa là quá
trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ
mới như dữ liệu lớn (BigData), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… để
thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.
Do đó, chuyển đổi số (Digital transformation) là việc tích hợp công nghệ và kỹ thuật
số vào quá trình hoạt động kinh doanh của tổ chức, với mục tiêu chính là gia tăng hiệu quả
vận hành, nâng cao trải nghiệm và làm hài lòng khách hàng, hơn nữa là tạo được lợi thế
cạnh tranh trên thị trường.
Công nghệ chuyển đổi số là việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào công tác quản
lý nhằm mục đích số hóa và thay đổi cách thức hoạt động, quản lý để đẩy nhanh quá trình
chuyển đổi số trong doanh nghiệp, tổ chức. Trọng tâm của chuyển đổi kỹ thuật số là mang
lại giá trị đặc biệt cho người sử dụng chứ không chỉ đơn thuần là sử dụng các công nghệ
tiên tiến. Chuyển đổi số đã định nghĩa lại cách thức hoạt động của nhiều cá nhân, tổ chức,
cụ thể là sự thay đổi về mô hình quản lý từ truyền thống bằng giấy tờ lên hệ thống phần
mềm tập trung trực tuyến, từ quy trình miệng thành quy trình tự động hóa, với hệ thống dữ
liệu rời rạc thì chuyển đổi số giúp hệ thống dữ liệu có thể liên kết với nhau và quản lý tập
trung trên một hệ thống trực tuyến.
2. Xu hướng của chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính
2.1. Xu hướng chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính của các nước trên thế giới.
Hiện nay, chuyển đổi số đã dần thay đổi nhận thức của các nhà lãnh đạo trên thế giới.
Họ dần nhận thấy được hiệu quả gia tăng năng suất hoạt động, chi phí và thời gian vận hành
khi chuyển đổi số. Cùng với đó, các động thái trong việc áp dụng chuyển đổi số đã ngay
lập tức bắt đầu.
Tuy nhiên, tốc độ chuyển đổi số trên thế giới tại các khu vực và quốc gia là khác nhau,
tùy thuộc vào mức độ phát triển công nghệ và tốc độ chuyển đổi mô hình doanh nghiệp.
Trong đó, khu vực châu Âu được đánh giá là khu vực có tốc độ chuyển đổi số nhanh nhất,
tiếp đến là Mỹ và quốc gia tại châu Á.
Theo Gartner, công ty nghiên cứu và tư vấn về công nghệ thông tin hàng đầu thế giới,
các dự án chuyển đổi số đang là ưu tiên của rất nhiều doanh nghiệp trên thị trường. Cụ thể,
có tới 87% nhà lãnh đạo đánh giá số hoá quy trình đang là ưu tiên số 1, 40% các tổ chức đã
và đang triển khai rộng rãi các hoạt động nhằm số hoá quy trình kinh doanh, quy trình quản
trị và có tới 91% lãnh đạo doanh nghiệp đã bắt đầu hoạt động số hoá trong từng phạm vi

88
nhất định. Thống kê của công ty nghiên cứu thị trường Market Research Future cho thấy
vào năm 2018, mức đầu tư cho chuyển đổi số toàn cầu đạt 205,65 tỷ USD. Ước tính tới
năm 2025, con số này sẽ đạt khoảng 817,05 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng mức đầu tư
trung bình hàng năm đạt tới 18,87%. Mức tăng trưởng ấn tượng này gấp nhiều lần so với
mức tăng trưởng GDP thế giới, thể hiện mối quan tâm và sự đầu tư rất lớn từ các doanh
nghiệp và các tổ chức cho các dự án liên quan tới chuyển đổi số cho tới năm 2025.
Theo Cisco & IDC, có 4 giai đoạn chính trong tiến trình chuyển đối số của các doanh
nghiệp trên thế giới:
“Xuất phát” - “Quan sát” - “Thách thức” - “Trưởng thành”

XU HƯỚ NG CỦA CÁC DO ANH NG HIỆP


T RO NG T IẾN T RÌNH T Ớ I " T RƯỞ NG T HÀNH
SỐ"
Xuất phát Quan sát Thách thức Trưởng thành

3 2

13 9

50
53

39
31

2019 2020

2.2. Xu hướng chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ở Việt Nam
Bên cạnh xu hướng phát triển chuyển đổi số mạnh mẽ trên thế giới, chuyển đổi số tại
Việt Nam cũng đang diễn ra rất mạnh mẽ, đặc biệt trong các ngành như: giao thông, du lịch,
tài chính,… nó mang lại những dịch vụ có ích và có thể tận dụng hiệu quả nguồn lực nhàn
rỗi của xã hội. Xây dựng tài chính điện tử và thiết lập nền tảng tài chính số hiện đại, bền
vững. Triển khai ứng dụng toàn diện công nghệ số trong các ngành thuế, kho bạc, hải quan,
chứng khoán. Chuyển đổi số trong các ngân hàng thương mại để cung cấp dịch vụ ngân
hàng số theo hướng phát triển đa dạng các kênh phân phối, đổi mới sáng tạo, tự động hóa
quy trình, thúc đẩy hợp tác với các công ty công nghệ tài chính (fintech) và trung gian thanh
toán... Hỗ trợ khả năng tiếp cận vốn vay nhờ các giải pháp chấm điểm tín dụng với kho dữ
liệu khách hàng và mô hình chấm điểm đáng tin cậy.

89
Tuy nhiên, các doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là 98% doanh nghiệp nhỏ và vừa
vẫn chưa nhận thức được trọn vẹn và đúng đắn về vai trò của chuyển đổi số trong cuộc
Cách mạng công nghiệp 4.0. Bởi lẽ chỉ mới 31% doanh nghiệp đang ở bước đầu của chuyển
đổi số, 53% đang ở giai đoạn quan sát và chỉ 3% đã hoàn thiện cơ bản quá trình này. Tại
Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đối mặt với những rào cản trong quá trình
chuyển đổi kỹ thuật số như thiếu kỹ năng số và nhân lực (17%), thiếu nền tảng công nghệ
thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số (16,7%), thiếu tư duy kỹ thuật số
hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp (15,7%)… Cho tới những
năm gần đây, theo khảo sát của Tập đoàn Công nghệ IBM, đại dịch COVID-19 góp phần
đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số lên 5 năm. Điều này chứng tỏ ‘sức nóng’ của chuyển đổi
số mà thành tựu của nó là những tiến bộ khoa học kỹ thuật nổi bật. Một vài xu hướng
chuyển đổi số có thể kể đến như:
- Internet và 5G phủ sóng mạnh mẽ (IoT): Trong tương lai gần, mạng 5G sẽ thay thế
3G, 4G. Trong hoạt động kinh doanh, việc ứng dụng Internet và 5G sẽ được đặc biệt đẩy
mạnh. Xu hướng chuyển đổi này đã và đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng thành công.
Công nghệ 5G cung cấp các kết nối tốc độ cao với độ trễ thấp, mức độ an toàn cao. Công
nghệ 5G cho phép doanh nghiệp loại bỏ kết nối vật lý, truyền phát nội dung cấu hình cao
trong thời gian thực.
- Điện toán đám mây (Cloud Computing): Điện toán đám mây (Cloud Computing) là
khái niệm không còn xa lạ với doanh nghiệp trong thời kỳ 4.0. Đây là mô hình hiện đại,
cho phép doanh nghiệp lưu trữ, quản lý dữ liệu, khôi phục dữ liệu khi gặp sự cố. Ngoài ra,
công nghệ Cloud này cho phép người dùng phân tích và khai thác thông tin dựa trên nền
tảng Internet. Từ đó, xu hướng chuyển đổi số doanh nghiệp trên điện toán đám mây trở nên
sôi nổi hơn.
- Tự động hoá trong kinh doanh: Xu hướng chuyển đổi số doanh nghiệp theo hướng
kinh doanh một cách tự động hóa (còn gọi là BPA) là việc sử dụng phần mềm số kết nối
với các cổng thông tin của doanh nghiệp để điều khiển tự động nhiều bước công việc trùng
lặp nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu của từng công ty. Xu hướng chuyển đổi số theo phương
pháp này khá phức tạp và cần được triển khai trong thời gian dài để tự động hóa quy trình
làm việc nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược đã đề ra, cải thiện hiệu năng làm việc, và
mang đến trải nghiệm tốt cho khách hàng.
Những xu hướng mới sẽ làm cải thiện chất lượng dịch vụ cho các doanh nghiệp.
Không chỉ vậy, việc sử dụng công nghệ tân tiến không chỉ tiết kiệm được chi phí cho các

90
chủ doanh nghiệp đồng thời nó còn tối đa những mặt lợi ích và sẽ tác động trực tiếp với
lĩnh vực tài chính.
3. Tác động của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính tại
Việt Nam
3.1 Mặt tích cực của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp tại Việt Nam
Quá trình áp dụng công nghệ chuyển đổi số sẽ mang lại nhiều mặt tích cực giúp các
doanh nghiệp có nhiều cơ hội phát triển phù hợp. Nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rất
nhiều tác động tích cực của chuyển đổi số tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp từ điều
hành quản lí đến nghiên cứu hay kinh doanh.
- Mô hình kinh doanh số cho phép các doanh nghiệp tiếp cận được số lượng lớn khách
hàng và đối tác ở bất kì khu vực nào, dù trong nước hay quốc tế. Đồng thời, việc áp dụng
các công nghệ tiên tiến cùng các mô hình tối ưu sẽ giúp các doanh nghiệp gia tăng năng
suất vận hành và kiểm soát tốt chi phí một cách chính xác nhất.
- Các sản phẩm sau khi áp dụng chuyển đổi số đều mang tính đột phá, sáng tạo để phù
hợp với tiêu chí của thời đại mới. Sự đa dạng trong nhiều khía cạnh như công năng, dịch
vụ sẽ đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau của đại đa số khách hàng.
- Dựa vào sự phát triển và biến hóa liên tục khi sử dụng chuyển đổi số sẽ thúc đẩy sự
hợp tác, cạnh tranh giữa nhiều tập đoàn. Việc theo kịp tiến độ công nghệ mới sẽ giúp thu
hút được nhiều công ty cung cấp giải pháp công nghệ nhằm đưa ra các sản phẩm tích hợp
nhiều tính năng tiện ích mang đến sự tiện lợi ngày càng lớn cho các danh nghiệp. Điều này
có thể làm tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp. Hơn thế nữa chuyển đổi số có thể làm
tăng sự minh bạch và nâng cao hiệu quả cho hệ thống quản trị của doanh nghiệp ấy. Các
lãnh đạo có thể chủ động truy xuất rõ ràng mọi hoạt động của tập đoàn lẫn hiệu suất làm
việc của nhân viên như biến động nhân sự hay những đánh giá của khách hàng,... Tất cả
đều sẽ được hiển thị trên các phần mềm được bảo mật của nội bộ doanh nghiệp, giảm thiểu
sự chậm trễ và sự quản lý của doanh nghiệp cũng hiệu quả hơn.
- Sự tối ưu hóa quy trình giúp các phòng ban cắt giảm những công việc làm theo mô
hình thủ công, đẩy mạnh tối đa quá trình làm việc, tiết kiệm chi phí nhân sự kèm theo đó là
nhân viên của doanh nghiệp sẽ có thêm thời gian nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ
để làm việc đúng với năng lực của mình.
3.2 Mặt hạn chế của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp tại Việt Nam
Bên cạnh cơ hội thì việc áp dụng chuyển đổi số cũng tồn tại nhiều khó khăn cho các
doanh nghiệp. Theo khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI),
có đến 90% số doanh nghiệp chưa chuyển đổi số thành công.
91
- Cơ sở hạ tầng đường truyền và mạng không dây là điều vô cùng thiết yếu trong
chuyển đổi số. Dù vậy ở những khu vực như nông thôn hay vùng sâu xa vẫn chưa có khả
năng tiếp cận hoàn toàn với Internet. Sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị ở Việt Nam
là khá lớn vì thế cần đầu tư thêm để có thể chuyển đổi số thành công.
- Một trong những thách thức chuyển đổi số nữa đó là vấn đề về ngân sách. Việc
doanh nghiệp phát triển chuyển đổi số sẽ khó trong việc duy trì kiểm soát ngân sách của
doanh nghiệp. Nếu không hiểu rõ thu nhập và chi phí của mình, doanh nghiệp sẽ khó đưa
ra các quyết định tài chính đúng đắn cũng như duy trì bền vững sự phát triển của chuyển
đổi số.
- Quá trình chuyển đổi số yêu cầu đội ngũ chuyên gia, nghiên cứu có kiến thức chuyên
môn sâu. Tuy nhiên trên thực tế, các chuyên gia, kĩ sư trong lĩnh vực chuyển đổi số vẫn còn
thiếu hụt dù có nhiều cơ sở giáo dục đào tạo cho lĩnh vực CNTT. Theo thống kê của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, mỗi năm có khoảng 50.000 sinh viên ngành CNTT phải đào tạo lại,
khiến doanh nghiệp Việt Nam chưa thể bắt kịp với công nghệ chuyển đổi số quốc tế.
- Nhận thức về chuyển đổi số vẫn còn hạn chế khiến những định hướng, mục tiêu, kế
hoạch về chuyển đổi số của các doanh nghiệp chưa bài bản, kĩ lưỡng trong chiến lược và
cách triển khai. Theo khảo sát của Bộ Công Thương, hơn 80% doanh nghiệp mới bắt đầu
tìm hiểu về chuyển đổi số. Vậy nên việc xây dựng tầm quan trọng của chuyển đổi số trong
nhận thức của từng cá nhân cũng như việc xây dựng một lộ trình rõ ràng sẽ giúp doanh
nghiệp có hướng đi chính xác hơn, tránh sa lầy vào những kì vọng không sát với thực tế
trong quá trình tiếp cận chuyển đổi số.
- Vấn đề an ninh mạng và bảo mật thông tin luôn là vấn đề nhức nhối trong xã hội
khi rất nhiều doanh nghiệp chưa thể đảm bảo quyền riêng tư cho thông tin cá nhân của
khách hàng. Theo thống kê của Hãng bảo mật Kaspersky, Việt Nam nằm trong số các quốc
gia có khả năng bị tấn công mạng cao nhất khi xếp vị trí 4/10 bị lây nhiễm mã độc qua
mạng và vị trí 1/10 các quốc gia có khả năng bị lây nhiễm mã độc qua các thiết bị rời như
USB, thẻ nhớ,... Sự tồn tại của vấn đề giả mạo giao dịch cũng như rò rỉ thông tin sẽ gây ra
những hậu quả khôn lường. Điều này đặt ra thách thức cho doanh nghiệp cần trang bị những
phần mềm thiết bị chất lượng cao để đảm bảo chất lượng, góp phần duy trì chuyển đổi số
về lâu dài.
- Chuyển đổi số là một quá trình lâu dài và bền bỉ bởi hiện nay công nghệ thay đổi rất
nhanh nếu không có chiến lược và định hướng rõ ràng, các doanh nghiệp có thể gặp khó
khăn trong việc kiểm soát. Khi có nhiều nguồn cùng truy cập có thể gây ra tình trạng đình
trệ hay “sập” hệ thống do chuyển đổi số sử dụng các giải pháp số, hệ thống viễn thông,

92
công nghệ thông tin bởi vậy nếu doanh nghiệp quá phụ thuộc vào chuyển đổi số khi xảy ra
tình trạng trên, doanh nghiệp sẽ chậm tiến độ hiệu quả công việc.
- Tuy có sự tích cực trong việc phân bổ phòng ban hay tái cơ cấu lại tổ chức, văn hóa
doanh nghiệp nhưng đối với những doanh nghiệp vừa và lớn có quá trình vận hành hay bộ
máy phức tạp đã quen với văn hóa làm việc, chuẩn mực vốn có lâu năm thì sự tham dự của
chuyển đổi số mới sẽ là một thách thức trong quá trình thích nghi của cả doanh nghiệp lẫn
nhân viên.
4. Kết luận
Chuyển đổi số được coi là bước tiến lớn trong việc tiết kiệm chi phí, cải thiện chất
lượng dịch vụ của doanh nghiệp ở quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng. Bên cạnh
những mặt lợi ích của chuyển đổi số, vẫn còn tồn tại những hạn chế tác động đến sự phát
triển của lĩnh vực tài chính trong và ngoài nước. Vì vậy, cần đặt mục tiêu và đường lối phát
triển trong tương lai để khắc phục những mặt hạn chế của chuyển đổi số.
Tài liệu tham khảo
1. Lê Văn Sơn (2022), Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp trong chuyển đổi số.
Tạp chí Tài chính.
2. Nguyễn Thị Phương Dung (2020), Chuyển đổi số và tác động của chuyển đổi số
trong giai đoạn hiện nay. Tạp chí công thương.
3. Chuyển đổi số cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp phát triển (2020), FPT.Digital.

PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ TẠI VIỆT NAM


CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Nguyễn Hồng Phúc - CQ60/10.19
Bùi Anh Thư - CQ59/09.02CL
Vũ Phương Linh - CQ59/11.02CL
Tóm tắt: Ngân hàng số là một xu thế phát triển tất yếu trên thế giới. Ở Việt Nam, ngân
hàng số đã và đang được các ngân hàng thương mại đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng ngoài những cơ hội không hề nhỏ để phát triển ngân hàng số
thì hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với không ít khó
khăn, thách thức ở phía trước. Bài nghiên cứu đánh giá khái quát thực trạng triển khai ngân
hàng số ở Việt Nam, đồng thời chỉ ra một số cơ hội, cũng như những thách thức và đề xuất
một số khuyến nghị đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam trong phát triển ngân hàng
số.
93
Từ khóa: chuyển đổi số, ngân hàng số, cơ hội, thách thức,...
1. Đặt vấn đề
Dưới tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), công cuộc chuyển
đổi số đã và đang diễn ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Với
sự nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành Nghị
quyết số 52/NQ-TW ngày 27/9/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia
cuộc CMCN 4.0 và Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 về phê duyệt Chương trình
chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó Ngân hàng (NH)
được xác định là ngành cần ưu tiên chuyển đổi số trước. Vì thế, trong thời gian qua, các
ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã có sự chuyển đổi mạnh mẽ sang mô hình
ngân hàng số trong những điều kiện thuận lợi và cả thách thức. Những thuận lợi và thách
thức đó là gì? Nhà nước và các NHTM cần làm gì để vượt qua thách thức nhằm phát triển
hơn nữa ngân hàng số?
2. Thực trạng
Việt Nam là một trong những quốc gia đang ở trong giai đoạn đầu của chuyển đổi số.
Hiện nay, có khá nhiều ngân hàng quan tâm triển khai các dịch vụ ngân hàng số, đơn cử
như: Vietcombank với mô hình kinh doanh số (Vietcombank digital); TPBank triển khai
LiveBank giúp khách hàng đăng ký vân tay, nhận diện khuôn mặt và định danh điện tử
(eKYC) đăng ký, đăng nhập tài khoản; VIB ứng dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn vào
quy trình phát hành thẻ tín dụng dành riêng cho mua sắm trực tuyến Online Plus; VPBank
ra mắt ngân hàng số Yolo sau mô hình Timo; OCB ra mắt ngân hàng số OCB OMNI;
Techcombank chú trọng phát triển trải nghiệm của khách hàng trên ngân hàng trực tuyến.
Là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu ở Việt Nam, Agribank đã và đang tích
cực phát triển dịch vụ ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ số, chuyển đổi mô hình hoạt
động, kinh doanh và sản phẩm dịch vụ theo hướng số hóa…
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến tháng 12/2020, số tài
khoản cá nhân của cả nước đạt 105,6 triệu, tăng 35,5% so với cùng kỳ năm 2019; tổng số
lượng thẻ đang lưu hành đến cuối quý III/2021 đạt 121 triệu thẻ (trong đó có 100 triệu thẻ
nội địa và 21 triệu thẻ quốc tế); mạng lưới ATM/POS phủ sóng cả nước với tổng số là
318.053 máy, trong đó có 20.058 máy ATM, với số lượng giao dịch là 180.247.656 món,
giá trị giao dịch 513.657 tỷ đồng và 297.995 máy POS/EFTPOS/EDC, số lượng giao dịch
81.949.750 món, giá trị giao dịch là 139.126 tỷ đồng. Năm 2021, so với cùng kỳ 3 tháng
đầu năm 2020, số lượng giao dịch qua kênh Internet đạt 156,2 triệu món, với giá trị 8,1
triệu tỷ đồng (tăng tương ứng 55,9% về số lượng và 28,4% về giá trị); giao dịch qua kênh

94
điện thoại di động đạt 395,05 triệu món, với giá trị hơn 4,6 triệu tỷ đồng (tăng tương ứng
78% về số lượng và 103% về giá trị); giao dịch qua kênh QR code đạt 5,3 triệu món, với
giá trị 4.479 tỷ đồng (tăng tương ứng 83% về số lượng và 146% về giá trị). Các số liệu cho
thấy, các ngân hàng Việt Nam đã và đang bước vào thời kỳ chuyển đổi số với sự phát triển
nhanh của các dịch vụ số. Tuy nhiên, để cạnh tranh với các ngân hàng thương mại trong
khu vực và trên thế giới, đòi hỏi các ngân hàng phải nỗ lực hơn nữa để đáp ứng yêu cầu
cạnh tranh và sự phát triển bền vững theo xu hướng chung trên thế giới.
3. Cơ hội
Thứ nhất, là một quốc gia có dân số đông, hiện đứng thứ 15 trên thế giới, với cơ cấu
dân số trẻ và có trình độ, khả năng tiếp cận công nghệ nhanh. Theo thống kê, hiện nay dân
số của Việt Nam có khoảng trên 98,76 triệu dân, cơ cấu dân số trẻ, được đào tạo bài bản
nên có khả tiếp cận nhanh với công nghệ, internet. Tính đến quý III/2021, số thuê bao điện
thoại smartphone đạt 90,3 triệu (chiếm 73,4% số thuê bao điện thoại di động). Số người sử
dụng smartphone từ 15 tuổi là 53,5 triệu, đạt tỷ lệ 84,6% tổng số người sử dụng điện thoại
từ 15 tuổi trở lên, Việt Nam lọt vào top 15 thị trường có số lượng người dùng smartphone
cao nhất thế giới, có 64 triệu người sử dụng Internet, đây là một trong những lợi thế vô
cùng to lớn để phát triển ngân hàng số tại Việt Nam.
Thứ hai, sự quyết tâm cao của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thấy được
tầm quan trọng của phát triển ngân hàng số, thời gian qua, Chính phủ, cũng như Ngân hàng
Nhà nước đã có những chỉ đạo quyết liệt và đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật
nhằm quản lý và thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt,
bước đầu thiết lập hạ tầng pháp lý cho việc triển khai ngân hàng số, chẳng hạn như: Nghị
định số 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt (được sửa đổi, bổ sung tại
Nghị định số 80/2019/NĐ-CP); Quyết định số 35/2007/QĐ-NHNN về các nguyên tắc quản
lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử; Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về giao dịch điện
tử trong hoạt động ngân hàng; Quyết định số 2545/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển
thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2019-2020; Thông tư số
16/2020/TT-NHNN cho phép mở tài khoản thanh toán cá nhân bằng phương thức điện tử
(eKYC); Thông tư số 09/2020/TT-NHNN quy định về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt
động ngân hàng nhằm cập nhật các quy định mới của Luật An toàn thông tin mạng... Với
sự chỉ đạo quyết liệt, quyết tâm cao của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cùng
với việc ban hành các văn bản pháp luật đã và đang được hoàn thiện là một trong những
tiền đề vững chắc giúp các ngân hàng phát triển ngân hàng số thuận lợi hơn.

95
Thứ ba, nhận thức và quyết tâm của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Thực tế cho
thấy, so với hoạt động ngân hàng truyền thống thì ngân hàng số có rất nhiều ưu điểm vượt
trội dựa trên nền tảng mô hình hoạt động số hóa, ngân hàng số sẽ cung cấp nhiều sản phẩm
tài chính mới như thanh toán di động, cho vay tiêu dùng tín chấp trên nền tảng công nghệ
phân tích dữ liệu tiên tiến, sản phẩm bảo hiểm số, đầu tư số,… Với ưu điểm vượt trội, ngân
hàng số giúp các ngân hàng thương mại giảm chi phí hoạt động, gia tăng lợi nhuận, tăng
tốc độ xử lý và bảo đảm hiệu quả vận hành, giúp khách hàng tiết giảm chi phí, thuận lợi
hơn. Thời gian qua, các ngân hàng thương mại đã chủ động và quyết tâm cao trong việc
phát triển ngân hàng số để phù hợp với xu thế của thời đại, cũng như đáp ứng yêu cầu cạnh
tranh và hội nhập quốc tế.
4. Thách thức
Thứ nhất, khung pháp lý về ngân hàng số còn chưa theo kịp so với tốc độ phát triển
công nghệ. Như chúng ta đều biết, hoạt động của các ngân hàng đều phải tuân thủ theo quy
định của pháp luật, do đó muốn phát triển ngân hàng số các ngân hàng phải dựa trên các
quy định của luật pháp. Có thể thấy, thời gian qua tuy được sự quan tâm chỉ đạo rất quyết
liệt, sâu sát của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, song với tốc độ phát triển công
nghệ nhanh chóng, trong khi việc ban hành các quy định pháp luật không phải một sớm
một chiều mà đòi hỏi khoảng thời gian nhất định, nên phần nào cũng đã ảnh hưởng đến sự
phát triển của ngân hàng số. Ví dụ như mảng thanh toán số đã phát triển từ nhiều năm trước
nhưng đến năm 2020, các văn bản quy phạm pháp luật cho hoạt động này mới được ban
hành qua Thông tư số 16/2020/TT-NHNN; Thông tư số 09/2020/TT-NHNN.
Thứ hai, chi phí đầu tư cho công nghệ số lớn với sự phát triển về công nghệ nhanh
như vũ bão ngày nay, công nghệ ra đời một thời gian rất ngắn lại được thay thế bằng những
công nghệ mới, hiện đại hơn. Do đó, để thích ứng với sự phát triển của công nghệ mới, hệ
thống ngân hàng phải thường xuyên nâng cấp, cải tiến, bảo trì, đổi mới công nghệ để đáp
ứng cạnh tranh, điều này tạo áp lực rất lớn về tài chính cho các ngân hàng, đặc biệt là những
ngân hàng có quy mô vừa và nhỏ thì áp lực tài chính sẽ không hề nhỏ. Đây cũng là một
trong những thách thức đối với các ngân hàng thương mại.
Thứ ba, hạn chế về nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực trong lĩnh vực công
nghệ thông tin. Hoạt động của ngân hàng số rất cần có đội ngũ nhân lực chất lượng cao,
đặc biệt là đội ngũ nhân sự công nghệ thông tin. Trong khi đó, theo thống kê của các kênh
tuyển dụng, hiện nay nhu cầu tuyển dụng của ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam đã
tăng gấp 4 lần, trong đó nhóm ngành phát triển phần mềm luôn đạt mức tăng trưởng gấp
đôi, chiếm hơn 50% nhu cầu tuyển dụng của toàn ngành công nghệ thông tin. Đây cũng là

96
nhóm ngành có nguồn nhân lực trí tuệ chất lượng cao, gồm tập hợp các kỹ sư về giải pháp
phần mềm quản lý đa chức năng, kỹ sư lập trình, an toàn an ninh thông tin… Theo dự báo,
công nghệ thông tin sẽ là một trong số những nghề phát triển nhất trong 10 năm tới, tuy
nhiên, nhu cầu nhân lực tăng nhưng thị trường lao động lĩnh vực này tại Việt Nam luôn
trong tình trạng thiếu hụt về cả số lượng và chất lượng. Cụ thể, năm 2019, số lượng nhân
lực công nghệ thông tin cần có ước tính là 350.000 người, nhưng thiếu khoảng 90.000
người, năm 2020, số nhân lực ngành công nghệ thông tin cần có ước tính khoảng 400.000
người và ước tính thiếu hụt 100.000 nhân sự, năm 2021 cần 500.000 người và thiếu hụt
190.000 người [6]. Bên cạnh đó nguồn nhân lực có chất lượng cao, am hiểu và có khả năng
nắm bắt kịp thời với tốc độ phát triển của công nghệ cũng không phải dồi dào, chưa đáp
ứng được yêu cầu phát triển của ngân hàng số. Như vậy, có thể thấy, các ngân hàng Việt
Nam hiện nay đang đối mặt với vấn đề thiếu hụt nhân lực trong xây dựng và phát triển ngân
hàng số.
Thứ tư, khó khăn trong bảo mật thông tin khách hàng. Có thể khẳng định, ngân hàng
số đem lại rất nhiều tiện ích cho khách hàng, ngân hàng, song bên cạnh đó cũng phải đối
đối mặt với vấn đề bảo mật thông tin cá nhân, khi khách hàng, ngân hàng luôn là mục tiêu
của tội phạm công nghệ cao. Trên thực tế, có nhiều trường hợp xảy ra là do khách hàng sử
dụng dịch vụ không đúng hướng dẫn, hoặc những thông tin giả mạo dẫn đến bị lừa và bị kẻ
gian lợi dụng chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
Thứ năm, thách thức về sự đồng bộ và chuẩn hóa các hạ tầng kỹ thuật nhằm tạo thuận
lợi cho kết nối liên thông, tích hợp liền mạch giữa ngành Ngân hàng với các ngành, lĩnh
vực khác để hình thành hệ sinh thái số, cung ứng dịch vụ đa tiện ích cho khách hàng vẫn
chưa được liên thông, thống nhất một cách chặt chẽ.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Thị Phương Dung (2020), “Chuyển đổi số và tác động của chuyển đổi số
trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Công Thương.
2. Minh Hoàng ( 2020), “Chuyển đổi số tạo cơ hội cho ngân hàng bứt phá”, Tạp chí
Thị trường Tài chính Tiền tệ.
3. Anh Minh (2021), “Chuyển đổi số ngân hàng gặp nhiều thách thức”, Báo điện tử
Chính phủ Việt Nam.
4. Orakwue. E, (2017), Innovation, Big Data & Technology in Financial Services

97
CHUYỂN ĐỔI SỐ - CÁCH MẠNG TƯ DUY VÀ TẦM NHÌN CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Nguyễn Duy Hưng – CQ60/10.04
Nguyễn Quang Anh – CQ60/10.18
Tóm tắt
Chuyển đổi số (Digital Transformation) đang trở thành xu hướng tất yếu trên tất cả
các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ trong
thời kỳ cách mạng 4.0, các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đã áp dụng những thành tựu
và lợi ích của nền công nghệ hiện đại và đem về những thành quả ấn tượng và tích cực. Tận
dụng tốc độ và hiệu quả của Internet mang lại, công dân ngày nay đã có thể tiếp cận và sử
dụng những ứng dụng công nghệ cao để truy cập và sử dụng những tính năng của ngân
hàng chỉ trên chiếc thiết bị điện tử thay vì di chuyển đến những ngân hàng truyền thống.
Bài viết này sẽ bàn về sự chuyển đổi số trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam .
Từ khóa: Chuyển đổi số.
Sự cần thiết của chuyển đổi số tại các ngân hàng thương mại.
Chuyển đổi số là xu hướng khách quan trong thời đại công nghệ 4.0, vì vậy các ngân
hàng luôn cố gắng chạy đua trong cuộc đua chuyển đổi số.
Tỷ lệ người dân ở Việt Nam tiếp cận với các nền tảng số ngày càng tăng, đặc biệt với
cơ cấu dân số trẻ cùng với tỷ lệ người dùng smartphone tăng nhanh. Việt Nam là quốc gia
có đến 43,7 triệu người sử dụng các thiết bị smartphone, đạt tỷ lệ 44,9%. Không những vậy,
theo báo cáo thị trường quảng cáo số của Việt Nam vào tháng 7/2020, Việt Nam nằm trong
15 thị trường có số người sử dụng smartphone cao nhất thế giới.
Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi thói quen thanh toán của người dân. Tận dụng điều
này, các ngân hàng thương mại đã tích cực chuyển đổi số, hoạt động trực tuyến, phát triển
các ứng dụng số. Trong thời gian giãn cách xã hội do ảnh hưởng của đại dịch, người dân
phải lựa chọn hình thức thanh toán khác thay vì sử dụng tiền mặt. Giai đoạn hậu Covid-19
mặc dù đã nới lỏng giãn cách nhưng khách hàng đã hình thành thói quen thanh toán và thực
hiện giao dịch trực tuyến. Vì vậy, việc đẩy nhanh các ứng dụng công nghệ trong thời đại
ngày nay là xu hướng tất yếu.
Chuyển đổi số trong ngân hàng thương mại cũng đem lại rất nhiều lợi ích:
Thứ nhất, dịch vụ khách hàng được cải thiện. Tài khoản ngân hàng cá nhân và công
ty có sẵn trên thiết bị điện tử, chỉ cần kết nối với internet và các thao tác đơn giản là khách
hàng có thể dễ dàng truy cập, quản lý số dư tài khoản và thông tin tài khoản ngân hàng.
Điều này sẽ tạo ra sự hài lòng và thuận tiện đối với khách hàng. Không những vậy, với các

98
dịch vụ ngân hàng trước đây, khách hàng phải đứng chờ nhân viên kiểm tra, đối chiếu và
xử lý thông tin tài khoản, chứng từ vay nợ, thanh toán,… Giờ đây, các ngân hàng trực tuyến
hoạt động 24/7 quanh năm, cùng với sự giúp đỡ của công nghệ, khách hàng chỉ mất vài
phút để hoàn thành những thủ tục phức tạp như trên.
Thứ hai, ngân hàng có thể tiếp cận khách hàng với chi phí rẻ hơn. Trong thời đại kỷ
nguyên số, các ngân hàng không còn bị động về cách thức tiếp cận với khách hàng như
trước. Người tiêu dùng ngày nay chọn ngân hàng thông qua đa dạng các hình thức quảng
cáo khác nhau.
Thứ ba, cá nhân hóa trải nghiệm người dùng. Chuyển đổi số trong các ngân hàng
thương mại cho phép các tổ chức tài chính biết được nhu cầu của khách hàng từ đó cung
cấp các dịch vụ tương ứng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Những sản phẩm công nghệ
tiến bộ cho phép ngân hàng tham gia cùng khách hàng.
Thứ tư, các ngân hàng luôn thích ứng và đổi mới. Chuyển đổi số cho phép các tổ
chức ngân hàng bắt kịp xu hướng công nghệ và những thay đổi của thị trường nhanh hơn.
Các công nghệ số đã thay thế cách thức hoạt động của ngân hàng truyền thống. Ngân hàng
tiếp cận với khách hàng qua kênh thông tin, ứng dụng tích hợp.
Thứ năm, việc quản lý trở nên dễ dàng hơn. Các tài khoản khách hàng được quản lý
trực tuyến dễ dàng hơn mặc dù chúng yêu cầu nhiều thông tin hơn. Khách hàng có thể chỉnh
sửa tài khoản, bổ sung hoặc liên hệ trực tiếp qua đường dây nóng để được hỗ trợ. Hơn nữa,
thông tin người thụ hưởng có thể được lưu lại trong những lần giao dịch khiến cho việc
thanh toán trở nên dễ dàng hơn.
Thực tiễn chuyển đổi số tại ngân hàng thương mại Việt Nam.
Thành công:
Tại Việt Nam, theo thống kê có đến hơn 30 triệu người sử dụng hệ thống thanh toán
trực tuyến vào quý II năm 2022.
Theo tạp chí ngân hàng, tại ngân hàng TP bank, trong 5 tháng đầu năm 2021, số lượng
khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến đã tăng 87%. Nhờ triển khai thêm phương
thức eKYC toàn diện mà lượng khách hàng mở tài khoản đã tăng 790%, lượng giao dịch
trực tuyến cũng tăng mạnh. Không những vậy, TP bank còn ra mắt ngân hàng tiện lợi đầu
tiên tại Việt Nam: Livebank +. Bên cạnh dịch vụ thanh toán và giao dịch truyền thống,
Livebank còn hỗ trợ mở thẻ lấy ngay trong 5 phút, rút tiền và giao dịch bằng khuôn mặt và
vân tay thông qua công nghệ trắc sinh học, luôn phục vụ 24/24. TP bank còn phát triển thêm
những lợi ích phù hợp với đa số nhu cầu của khách hàng như: Miễn phí Wifi, cho thuê sạc
dự phòng, tủ đồ nhận đồ thông minh, máy bán nước tự động.

99
Chuyển đổi số còn được Viettinbank áp dụng thành công với hệ thống “Smart Digital
Branch” . Hệ thống sẽ nhận diện khách hàng thông qua khuôn mặt tại Kios giao dịch; cho
phép khách hàng thực hiện giao dịch thông qua trắc sinh học; phân luồng cấp số thứ tự;…
Với sự đột phá công nghệ này, thời gian giao dịch sẽ được rút ngắn, nâng cao chất lượng
dịch vụ, gia tăng năng suất lao động, cung cấp các dịch vụ cho khách hàng, nâng cấp dịch
vụ và gia tăng trải nghiệm của khách hàng khi đến giao dịch.
Tồn tại:
Việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng đã đạt được những thành
công nhất định. Tuy nhiên, do quá trình còn đang ở những bước đầu của sự chuyển đổi và
đang hướng đến sự hoàn thiện nên tất yếu sẽ tồn tại những rủi ro khi các ngân hàng thực
hiện quá trình chuyển đổi số.
Trước đây, khi các ngân hàng theo đuổi mô hình truyền thống thì các rủi ro sẽ liên
quan đến các thao tác của con người nhiều hơn. Tuy nhiên, khi các ngân hàng đẩy mạnh
chuyển đổi số thì hàm lượng công nghệ sẽ tăng lên dẫn tới các rủi ro liên quan đến công
nghệ tăng lên đáng kể.
Rủi ro về an ninh mạng.
Những rủi ro về an ninh mạng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng
thực hiện chuyển đổi số. Những cuộc tấn công phá vỡ hàng rào an ninh đã để lại những bài
học cho những ngân hàng về xây dựng hệ thống an ninh trong quá trình chuyển đổi của
mình. Những cuộc tấn công điển hình có thể kể đến như vụ ngân hàng Bangladesh bị hacker
đột nhập vào hệ thống thông tin gây nên thất thoát lên đến 100 triệu USD.
Mối nguy từ các cuộc tấn công an ninh mạng chủ yếu đến từ hacker, đến từ các
insider (người dùng nội bộ) hoặc từ các đối thủ cạnh trạnh. Mục đích của các cuộc tấn công
thường nhằm để chiếm đoạt các tài khoản ngân hàng, ăn cắp mật khẩu hoặc là để làm rối
loạn hệ thống ngân hàng, từ đó dẫn đến các công tấn công nhằm vào các vấn đề chính trị.
Theo ghi nhận trong năm 2020, Việt Nam đứng thứ 21 trên thế giới về các vụ tấn
công lừa đảo khi ghi nhận được 673,743 cuộc tấn công. Còn theo báo cáo Cục An ninh
mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an, trong năm 2020 các
ngân hàng đã bị thiệt hại khoảng 100 tỷ đồng từ 4,000 vụ tấn công an ninh mạng, trong đó
các ngân hàng bị thiệt hại tới 44 tỷ đồng.

Chính vì vậy, rủi ro an ninh mạng là vấn đề quan trọng mang tính chất sống còn
trong quá trình chuyển đổi số của hệ thống các ngân hàng hiện nay. Và để thích ứng và bắt
kịp xu thế chuyển đổi số trên thế giới, các ngân hàng sẽ cần chú tâm vào quá trình xây dựng
kế hoạch, chiến lược để hướng tới mục tiêu an toàn và bảo mật an ninh mạng.
100
Rủi ro về quản trị dữ liệu và tính riêng tư.
Dữ liệu được coi như là huyết mạch nền kinh tế số. Việc bảo mật thông tin và dữ
liệu của người dùng là mục tiêu quan trọng để duy trì niềm tin cậy của người dùng. Những
ngân hàng áp dụng chuyển đổi số nhưng để lộ thông tin cá nhân của người dùng dẫn đến
việc mất niềm tin và sự tin cậy của người dùng đối với ngân hàng. Nên các ngân hàng khi
xây dựng được một hệ thống an toàn, bảo mật cao sẽ tạo niềm tin của người dùng, giúp đẩy
mạnh và áp dụng chuyển đổi số một cách triệt để.
Rủi ro về việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Trong bối cảnh các ngân hàng tham vào xu hướng “nhà nhà làm ngân hàng số, người
người dùng ngân hàng số”, thì khi đó thị trường mở rộng cũng sẽ mang lại nhiều lựa chọn
cho khách hàng. Khi đó các khách hàng có quyền lựa chọn những ngân hàng mà họ cho là
đáp ứng đủ các nhu cầu của họ. Điều đó thúc đẩy các ngân hàng số phải luôn nỗ lực chuyển
đổi, xây dựng các hệ thống các sản phẩm dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
cao của khách hàng. Đòi hỏi rằng các ngân hàng phải có một lực lượng nhân lực chất lượng
cao, các quy trình công nghệ phù hợp, đơn giản, tiện lợi và mang lại các trải nghiệm mới
cho khách hàng.
Chiến lược chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng
Các NHTM đẩy mạnh việc nghiên cứu về những sự đầu tư cho mục tiêu của người
tiêu dùng, và sử dụng mục tiêu đó để giới thiệu tới người dùng những sản phẩm phức tạp
hơn, tiện lợi hơn nhưng đòi hỏi hiểu biết về công nghệ của người tiêu dùng cao hơn, dù là
chứng chỉ tiền gửi, quỹ đầu tư,…ví dụ như “tích lũy như ý”- một sản phẩm tiền gửi online
mới nhất từ ngân hàng Techcombank.
Các ngân hàng cần tận dụng khoa học dữ liệu để tạo ra những điều đơn giản ở phía
nền và sử dụng nhiều kĩ thuật mới để giới thiệu đến người tiêu dùng những sản phẩm mới
tiện lợi. Người dùng khi thức dậy sẽ không nghĩ về ngân hàng, họ nói về nhu cầu hằng
ngày, về mục tiêu hoặc về những khoản dự phòng khi gặp điều không hay. Chính các ngân
hàng cần tạo ra những sản phẩm chuyển đổi số để đáp ứng những nhu cầu đó.
Các ngân hàng cần tạo nên một hệ sinh thái, dù về mặt doanh nghiệp hay bán lẻ,
đồng thời kết hợp với các ngành công nghiệp, các nhãn hiệu khác. Bởi các NHTM thỏa
mãn nhu cầu nhiều nhất của người dùng về mặt vay mua nhà. Do đó các ngân hàng khi
cạnh tranh cần xây dựng cho mình 1 hệ thống mà ở đó các ngân hàng có sự hợp tác vững
chắc với các chủ đầu tư, phải xây dựng hệ thống để ngân hàng đó có khả năng thẩm định
cho vay nhanh nhất, đứng đầu mảng cho vay mua nhà dự án.
Kết luận

101
Nhìn chung, việc đẩy mạnh chuyển đổi số ở các NHTM là tất yếu khách quan trong
trong bối cảnh thế giới hiện nay. Chuyển đổi số không chỉ giúp các NHTM vận hành tốt hệ
thống, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng mà còn giúp lĩnh vực ngân hàng nói chung
bắt kịp với xu thế chuyển đổi của thế giới. Tuy nhiên, chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân
hàng còn đang trong quá trình hướng tới sự hoàn thiện hơn nên các ngân hàng cần đưa ra
những lộ trình, những chiến lược hiệu quả phù hợp với từng giai đoạn của sự phát triển.
Tài liệu tham khảo
1, Chuyển đổi số là gì? Tại Việt Nam chuyển đổi số diễn ra như thế nào,
2, Chuyển đổi số trong ngân hàng: cơ hội và thách thức,
3, Người dùng được gì khi ngân hàng chuyển đổi số? - Pranav Seth, CDO tại
Techcombank | VI S3 EP19
4, Chuyển đổi số là gì? Ý nghĩa cảu việc chuyển đổi số (Digital Transfromation),
5, TPBank tích hợp mô hình cửa hàng tiện lợi tại LiveBank 24/7,
6, [Full] BANKTECH 01: Quản trị Rủi ro trong Chuyển đổi số tại Ngân hàng,
https://www.youtube.com/watch?v=HpNH484YoE8
7, ATKearney (2013), Banking in a Digital World, https://www.atkearney.com
8, Xu hướng chuyển đổi số và rủi ro ảnh hưởng tới các tổ chức tài chính Việt Nam,
https://thitruongtaichinhtiente.vn/xu-huong-chuyen-doi-so-va-rui-ro-anh-huong-toi-cac-
to-chuc-tai-chinh-viet-nam-28393.html

ỨNG DỤNG FINTECH TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM
Lê Hạnh Trang - CQ60/10.17
Tóm tắt
Fintech ngày nay được hiểu là ứng dụng công nghệ hiện đại trong quá trình phân phối
và sử dụng dịch vụ tài chính. Cùng với sự phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0, ngày
càng nhiều người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ từ Fintech. Các ứng dụng Fitech
được sử dụng rộng rãi trong nhiều dịch vụ tài chính như: gọi vốn, cho vay, thanh toán, bảo
hiểm, đầu tư… Bài viết này chủ yếu thảo luận về một số ứng dụng phổ biến của Fintech áp
dụng đối với các dịch vụ tương tự dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam qua đó nhận thức được
những rủi ro tiềm ẩn của các ứng dụng này. Các ứng dụng Fintech phổ biến bao gồm những
ứng dụng như: thanh toán, chuyển tiền, gọi vốn trực tuyến, cho vay ngang hàng, và quản lý
tài chính cá nhân. Tuy nhiên, các dịch vụ ngân hàng (hoặc ít nhất tương tự như các dịch vụ
102
ngân hàng) được cung cấp bởi các doanh nghiệp Fintech, những doanh nghiệp không phải
là ngân hàng, có thể làm phát sinh một số rủi ro tiềm ẩn như: mất vốn của người gửi tiền,
rủi ro an ninh hệ thống, rủi ro bảo mật thông tin của khách hàng, nợ xấu của ứng dụng vay
ngang hàng, tính tương thích của hệ thống pháp luật. Ngoài ra, bài viết cũng đề xuất một
số giải pháp nhằm giảm thiểu những rủi ro trong quá trình phát triển Fintech, góp phần phát
triển bền vững thị trường tài chính tại Việt Nam nói chung.
Từ khoá: Fintech, cơ hội, thách thức
Vai trò của Fintech đối với sự phát triển của lĩnh vực tài chính – ngân hàng
- Khơi thông nguồn vốn từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ:
Một trong những chức năng quan trọng nhất của thị trường tài chính đó là điều tiết
nguồn vốn từ nơi tạm thời nhàn rỗi đến nơi tạm thời thiếu hụt. Chức năng này hiện nay
được thực hiện thông qua các định chế tài chính trung gian truyền thống như ngân hàng
thương mại, ngân hàng đầu tư, công ty tài chính,… Sự ra đời của Fintech đã giúp cho thị
trường tài chính đón nhận thêm một nguồn vốn nhàn rỗi mới đến từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ,
những người chỉ có trong tay số tiền không lớn. Các đối tượng này, dưới sự hỗ trợ của công
nghệ, chỉ bằng vài cú “click chuột” đã có thể chuyển số vốn nhàn rỗi của mình đến những
cá nhân có nhu cầu vốn trên thị trường.
- Tăng tỷ lệ người dân tiếp cận dịch vụ tài chính – ngân hàng:
Với các kênh phân phối sản phẩm truyền thống, nếu muốn giao dịch, khách hàng phải
đến quầy giao dịch hoặc các máy ATM. Ngày nay, với sự phổ biến của những chiếc
Smartphone, được kết hợp với các ứng dụng Fintech, thì một kênh phân phối dịch vụ tài
chính mới đã được thiết lập đến tận tay của nhiều khách hàng (thông qua chiếc Smartphone).
Điều này đã làm gia tăng đáng kể mạng lưới khách hàng của các định chế tài chính cũng
như khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính của một bộ phận dân cư. Mặt khác, các kênh phân
phối dịch vụ tài chính trực tuyền kể trên cũng giúp các định chế tài chính tiết kiệm nhiều
chi phí thông qua việc cắt giảm số lượng các chi nhánh, phòng giao dịch và chi phí nhân
sự.
- Tạo cơ sở dữ liệu khách hàng, phục vục cho việc phát triển sản phẩm tài chính mới:
Với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và sự bùng nổ về thương mại trực tuyến, các mạng xã
hội, cơ sở dữ liệu về hành vi tiêu dùng của khách hàng đã phát triển theo hướng ngày càng
lớn hơn và toàn diện hơn. Điều này giúp các định chế tài chính và doanh nghiệp Fintech
nắm bắt tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Trên cơ sở đó, ngày càng nhiều sản phẩm tài chính
mới phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng đã ra đời, thúc đẩy sự tăng trưởng của các
giao dịch tài chính.

103
Một số sản phẩm Fintech phổ biến tại Việt Nam hiện nay:
Tại Việt Nam hiện nay, các ứng dụng Fintech chủ yếu tập trung tại các dịch vụ như:
thanh toán; cho vay ngang hàng; và quản lý tài chính cá nhân
- Thanh toán:
Vcash: Với Vcash, một tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại, các khách hàng
cá nhân có thể dễ dàng nạp tiền vào ví điện tử Vcash từ chính tài khoản tại ngân hàng phục
vụ việc kinh doanh, nạp tiền điện thoại, phân phối mã thẻ cũng như thanh toán thương mại
điện tử ngay lập tức mà không phải tới các ATM hay các điểm giao dịch của ngân hàng.
Khi không có nhu cầu sử dụng, người dùng có thể chuyển đổi số Vcash còn lại trong ví về
tài khoản tiền gửi tại ngân hàng tức thì và rút tiền mặt tại bất cứ quầy giao dịch hoặc máy
ATM nào một cách vô cùng tiện lợi và đơn giản.
Momo: là ví điện tử thanh toán được xem là thuộc top lớn nhất tại Việt Nam hiện nay.
Ví điện tử MoMo là một ứng dụng trên Smartphone, cho phép khách hàng thực hiện các
giao dịch thanh toán một chạm (One Touch Payment) với hơn 100 dịch vụ tiện ích như:
chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, mua vé máy bay, vé xem phim,…
Ngoài ra trên thị trường hiện nay còn có một số sản phẩm thanh toán khác được cung
ứng bởi các công ty Fintech như Moca, Payoo, VinaPay,…
- Cho vay trực tuyến (cho vay ngang hàng): với các sản phẩm như LoanVi, Mobivi,
Tima: Đây là hình thức vay tiền không thông qua các trung gian tài chính truyền thống như
ngân hàng thương mại, các công ty tài chính,… mà thông qua các sàn giao dịch cho vay
ngang hàng (Peer to Peer – P2P). Những ứng dụng này tạo ra cơ chế cho vay trực tiếp,
thường là tín chấp, giúp người đi vay uy tín vay tiền từ nhà đầu tư mà không cần qua trung
gian hay nói cách khác, đây là phương thức kết nối người có vốn và người cần vốn thông
qua nền tảng trực tuyến mới trên cơ sở ứng dụng các công nghệ tiên tiến.
- Quản lý tài chính cá nhân: Bankgo, Moneylover
Đây là những sản phẩm thuộc lĩnh vực Fintech nhằm giúp khách hàng ra các quyết
định liên quan đến việc quản lý tài chính cá nhân. Cụ thể, các ứng dụng này cung cấp thông
tin tài chính, lãi suất, và các đặc tính của những sản phẩm như: vay mua nhà, vay mua xe ô
tô hoặc vay tiêu dùng, thẻ tín dụng, tài khoản tiết kiệm hiện đang được cung ứng bởi nhiều
ngân hàng. Ngoài ra, các ứng dụng này còn cho phép khách hàng có thể cùng lúc so sánh
một sản phẩm của nhiều nhà cung cấp khác nhau (ngân hàng) một cách hiệu quả và nhanh
chóng. Sau khi có các thông tin so sánh, hệ thống sẽ đưa ra gợi ý giải pháp phù hợp nhất
cho mỗi khách hàng, dựa trên các đặc điểm riêng biệt của từng khách hàng như: thu nhập,
tài sản và nhu cầu...

104
Những thách thức khi phát triển Fintech trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam
- Nguy cơ từ việc các dịch vụ tương tự ngân hàng được cung cấp bởi các doanh nghiệp
không phải là ngân hàng:
Trước hết, chúng ta không thể phủ nhận được Fintech góp phần tăng tính phổ cập của
các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng trong các tầng lớp cư dân. Chẳng hạn như các
công ty Fintech đã giúp cho nhiều khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp siêu nhỏ, những
người có nhu cầu nhỏ và lẻ về tài chính có thể tiếp cận được các khoản tín dụng một cách
nhanh chóng. Tuy nhiên, phần lớn các công ty Fintech không phải là các ngân hàng và do
đó việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ tương đồng với các dịch vụ ngân hàng của các công
ty Fintech tiềm ẩn một số rủi ro nhất định cho thị trường tài chính như sau:
Thứ nhất, đối với các dịch vụ huy động, tại các ngân hàng thương mại, các khoản tiền
gửi của khách hàng có tính an toàn tương đối cao vì: (1) khách hàng được bảo hiểm tiền
gửi; (2) độ an toàn của khoản tiền gửi phụ thuộc vào khả năng chi trả chung của ngân hàng
nhận tiền gửi. Trong khi đó, khi tham gia đầu tư vào các ứng dụng cho vay ngang hàng, độ
an toàn của các khoản tiền gửi của khách hàng phụ thuộc vào khả năng trả nợ của người
vay. Trong trường hợp này, vai trò trung gian của công ty Fintech là chưa rõ ràng dẫn đến
rủi ro của nhà đầu tư là cao hơn rất nhiều.
Thứ hai, đối với lĩnh tín dụng, các ngân hàng truyền thống dành rất nhiều nguồn lực
cho việc thẩm định khách hàng vay và qua đó có thể đảm bảo chất lượng của các khoản cho
vay, góp phần đảm bảo an toàn cho nguồn vốn dùng để cho vay (tức là bảo vệ người gửi
tiền). Trong khi đó, tại các ứng dụng cho vay ngang hàng (P2P), các công ty Fintech chỉ kết
nối người có tiền nhàn rỗi và người có nhu cầu về vốn. Vì vậy vai trò đánh giá chất lượng
và giám sát danh mục cho vay của các Fintech là chưa được kiểm chứng. Điều này làm gia
tăng rủi ro phát sinh nợ xấu, làm mất vốn đối với khách hàng gửi tiền. Mặt khác, sự minh
bạch thông tin đối với các khoản vay mất khả năng chi trả cũng có thể là một trong những
lo ngại đối với người gửi tiền tại các ứng dụng cho vay ngang hàng. Ví dụ, tại các ứng dụng
P2P, khả năng mất vốn của người gửi tiền phụ thuộc vào chất lượng của danh mục cho vay
tại ứng dụng đó (tức là tỷ lệ người vay không trả được nợ). Giả sử sau khi gửi tiền, người
gửi tiền nhận được thông báo là 5% số người vay tiền tại ứng dụng đó không trả được nợ,
do đó, người gửi tiền sẽ mất vốn tương ứng 5% số tiền gửi của mình. Trong trường hợp
này, người gửi tiền sẽ khó có cơ hội kiểm chứng tỷ lệ nợ xấu thực tế của ứng dụng trên do
thiếu thông tin về toàn bộ danh mục cho vay. Vì vậy, vấn đề minh bạch thông tin này nếu
không được quy định và hướng dẫn chi tiết sẽ dễ dẫn đến rủi ro cho người dùng ứng dụng
Fintech do hiện tượng bất cân xứng thông tin tạo ra.

105
Thứ ba, đối với dịch vụ thanh toán, việc dựa vào công nghệ đôi khi lại khiến các công
ty Fintech đối diện với các rủi ro lỗi hệ thống; tính ổn định của hệ thống thanh toán, vấn đề
an ninh mạng. Phần lớn các ứng dụng hiện nay đều yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào
ứng dụng trước khi thực hiện thanh toán, do đó khi hệ thống này gặp vấn đề, dữ liệu số dư
khách hàng trong ứng dụng có thể bị hư hại, ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng. Hãy
thử tưởng tượng viễn cảnh hàng ngàn khách hàng đột nhiên bị lấy trộm tiền trong tài khoản
tại các ứng dụng Fintech. Đây sẽ là một thảm họa của ngành tài chính vì xét cho cùng khả
năng chịu cú sốc của các doanh nghiệp Fintech, do quy mô, sẽ kém hơn hẳn sức chịu đựng
của các ngân hàng.
- Rủi ro bảo mật thông tin cá nhân của người sử dụng
Một trong những lo ngại khác đối với các ứng dụng Fintech là những ứng dụng này
vận hành dựa trên cơ sở dữ liệu lớn của khách hàng. Do đó, khả năng thông tin và dữ liệu
cá nhân của khách hàng bị đánh cắp và bị tiết lộ cho các đối tượng khác là hoàn toàn hiện
hữu. Điều này đã từng xảy ra ngay cả với những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu trên thế
giới như Facebook thì cũng có khả năng xảy ra với bất cứ doanh nghiệp Fintech nào khác
trên thị trường.
- Nguy cơ từ sự không theo kịp của hệ thống pháp lý đối với lĩnh vực Fintech:
Sự phát triển như vũ bảo của công nghệ trong những thập niên vừa qua là một thành
tựu lớn của nhân loại, và nhiều phát minh trong số đó đã đóng góp đáng kể cho sự phát
triển của lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, nơi hệ thống pháp
lý còn tương đối chưa đồng bộ, chậm theo kịp sự phát triển kinh tế xã hội, một số văn bản
pháp luật đã lạc hậu trước khi được đưa vào áp dụng, thì vấn đề được đặt ra ở đây là liệu
hệ thống pháp luật của chúng ta có tương thích và theo kịp sự đổi mới liên tục và tốc độ
phát triển nhanh chóng của Fintech hay không? Từ những sự phân tích trên, thiết nghĩ các
nhà quản lý cần phải ban hành những quy định điều chỉnh sự hoạt động của các Fintech
theo hướng đảm bảo an toàn cho thị trường tài chính.

Kết luận
Sự phát triển của công nghệ tài chính Fintech đã cho thấy sức mạnh quyền năng của
lĩnh vực này trong việc thay đổi bộ mặt kinh tế quốc gia. Fintech đã và sẽ là một xu hướng
phát triển mới trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam trong tương lai, bởi những ứng dụng
sáng tạo và đầy tiềm năng của nó. Tuy nhiên, để có thể phát huy tối đa các đóng góp của
Fintech, cần có các chính sách nhằm kiểm soát những rủi ro tiềm ẩn của Fintech. Trong giai

106
đoạn đầu của sự phát triển tại Việt Nam hiện nay, các cơ quan quản lý Nhà nước cần phải
có những chính sách cụ thể nhằm điều chỉnh một số hoạt động của các công ty Fintech
trong một số lĩnh vực nhạy cảm như huy động vốn và cho vay trực tuyến. Điều này sẽ góp
đảm bảo cho sự phát triển bền vững của chính lĩnh vực Fintech và toàn bộ thị trường tài
chính nói chung trong tương lai.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Thị Hiền, Phạm Thu Hương (2019). Ứng dụng Fintech trong kinh doanh
ngân hàng tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học Thương mại, số 130/2019
2. Lê Thị Khương (2020). Tác động của Fintech đối với hệ thống ngân hàng - Kinh
nghiệm của các nước trên thế giới và gợi ý cho Việt Nam, Chuyên đề Tin học ngân hàng số
2/2020
3. Vũ Thị Ánh Tuyết, Vũ Thị Thanh Thủy (2021). Ứng dụng và phát triển Fintech tại
Việt Nam, Tạp chí Tài chính, kỳ 2 tháng 6/2021
4 https://insight.isb.edu.vn/cong-nghe-tai-chinh-fintech-tai-viet-nam/
5. https://topi.vn/fintech-la-gi.html

CHỦ ĐIỂM FINTECH - GIÁ TRỊ VÀ THÁCH THỨC TRÊN THỊ TRƯỜNG
VIỆT NAM
Phạm Đức Nhật - CQ59/11.04CL
Lê Huyền Cơ - CQ59/11.03CL

Đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng lớn đến các ngành nghề, khiến kinh tế cả nước
gặp nhiều khó khăn. Điều đó vừa là thành thức không nhỏ nhưng cũng là thời điểm để các
công ty có cơ hội chuyển mình và thay đổi mô hình, cách thức kinh doanh sao cho phù hợp
và thích ứng được với tình hình kinh tế chung. Trong đó, chuyển đổi số là một trong những
ưu tiên hàng đầu vì khi đó chúng ta có thể ứng dụng những tiến bộ về công nghệ số vào
mọi hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp nhằm đưa lại hiệu suất cao, thúc đẩy phát triển
doanh thu và thương hiệu và lại còn thuận tiện cho người tiêu dùng, đặc biệt là trong bối
cảnh đóng cửa và cách ly. Đối với ngành Fintech thì đây là thời điểm phát triển mạnh mẽ
nhất. Fintech Việt Nam đã tăng trưởng đáng kể nhờ việc áp dụng ngày càng nhiều các giao
dịch kỹ thuật số, sự phát triển của thị trường thương mại điện tử cũng như sự hỗ trợ của
Chính phủ về việc mở rộng các hình thức thanh toán số.
1. Sơ lược về Chủ điểm Fintech

107
1.1. Định nghĩa:
Thuật ngữ “Fintech” là từ viết tắt của “Financial Technology” có nghĩa là công nghệ
tài chính. Hiểu một cách đơn giản thì Fintech đề cập đến việc vận dụng công nghệ vào lĩnh
vực tài chính giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận được với các dịch vụ đó. Từ đó tạo ra
mô hình kinh doanh mới, thay đổi kênh phân phối sản phẩm truyền thống, đơn giản hóa các
thủ tục mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
của khách hàng.
1.2 Đặc điểm:
Thứ nhất, Fintech hoạt động dựa trên trí tuệ nhân tạo, nó được xem như một chú robot
có thể nhận diện, thống kê, thiết lập nhu cầu của khách hàng thông qua các thuật toán.
Ngoài ra, Fintech có thể làm thay đổi nguồn lực tài chính trong tương lai khi một nhân viên
có thể hỗ trợ nhiều khách hàng trong mỗi lần giao dịch, thay đổi thói quen của người tiêu
dùng sang hình thức online thay vì gặp mặt trực tiếp như trước.
Thứ hai, Fintech trong lĩnh vực ngân hàng hỗ trợ các dịch vụ thanh toán và chuyển
khoản. Trong khi đó, lĩnh vực tài chính Fintech là nền tảng giúp bên cho vay và khách hàng
kết nối với nhau mà không phải gặp mặt trực tiếp. Mọi quy trình từ tiếp cận, đăng ký, nộp
hồ sơ, giải ngân, trả nợ đều được thực hiện thông qua tổ chức cho vay sử dụng Fintech.
Tương tự trong lĩnh vực bảo hiểm, Fintech cũng giúp khách hàng mua bảo hiểm online
nhanh chóng mà vẫn đảm bảo đầy đủ quyền lợi.
1.3 Một vài Ví dụ công nghệ tài chính Fintech
Trong lĩnh vực tài chính: Nhờ ứng công nghệ Fintech, khách hàng có thể vay tiền trên
các ứng dụng như Money Cat, One Click Money, Cash 24,..…mà không cần gặp mặt. Quy
trình từ lúc làm hồ sơ đến lúc giải ngân đều được thực hiện 100% online. Người vay chỉ
cần nộp hồ sơ qua website/ứng dụng, tổ chức cho vay sẽ dựa trên những thông tin đó để xét
duyệt khoản vay mà không cần phải gặp mặt để thẩm định. Số tiền vay sẽ được chuyển
thẳng vào tài khoản của khách hàng cung cấp. Quy trình trả nợ cũng được thực hiện trực
tuyến giúp người vay tiết kiệm khá nhiều thời gian và chi phí đi lại.
Trong lĩnh vực ngân hàng: Các ứng dụng ngân hàng trên điện thoại (hay còn gọi là
Mobile banking) chính là những ví dụ điển hình về Fintech của ngân hàng. Các ứng dụng
đó do ngân hàng quản lý và liên với công ty Fintech để triển khai. Khi sử dụng ứng dụng
ngân hàng, khách hàng có thể tự quản lý tài khoản của mình, thực hiện các giao dịch thanh
toán hóa đơn, chuyển khoản nội bộ, liên ngân hàng nhanh chóng mà không phải đến trực
tiếp phòng giao dịch để làm thủ tục. Có thể thấy, Fintech là cánh tay nối dài của ngân hàng
giúp ngân hàng dễ dàng kết nối với khách hàng ở khắp mọi miền của đất nước.

108
Trong đó, có một số công ty Fintech khởi nghiệp nổi tiếng ở Việt Nam như:
- Công ty Cổ phần Dịch vụ Di động Trực tuyến (M_Service) – Ví điện tử MoMo
- Công ty Cổ phần ZION – Ví điện tử ZaloPay
- Công ty Cổ phần AirPay – Shopee Pay
- Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPAY)
- Công ty cổ phần công nghệ và dịch vụ Whypay
- Công ty cổ phần TrueMoney Việt Nam
2. Thực trạng Phát triển của Fintech tại Việt Nam
Theo bảng xếp hạng các trung tâm Fintech toàn cầu, Việt Nam xếp hạng 51 của thế
giới (Bảng 1), đây cũng là vị trí đáng khích lệ khi so sánh với các quốc gia có thị trường
Fintech còn non trẻ khác.

Tại Việt Nam, số lượng các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực Fintech tăng nhanh
trong thời gian gần đây. Năm 2015, chỉ có 39 công ty gia nhập vào thị trường này. Con số
này tăng lên 74 công ty vào năm 2017, 124 công ty vào năm 2019. Đến này, con số này ước
tính lên đến hơn 150 công ty.
Trong các sản phẩm/dịch vụ của Fintech thì thanh toán vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể
tính đến tháng 10/2020, có 39 nhà cung cấp các dịch vụ thanh toán được cấp phép hoạt
động tại Việt Nam. Trong đó có 5 ví điện tử lớn nhất là: MoMo, Viettel Pay, ZaloPay, Payoo
và Moca. Hiện nay tỷ trọng các công ty Fintech tham gia vào lĩnh vực thanh toán đã giảm
nhưng việc chiếm tới 31% tổng doanh nghiệp hiện có trên toàn thị trường thì thanh toán
vẫn là lĩnh vực chủ đạo.
Bên cạnh đó, các công ty Fintech hoạt động trong lĩnh vực cho vay ngang hàng chiếm
17%, blockchain/cryptocurrency chiếm 13%. Đây đều là những phân khúc có mức độ tăng

109
trưởng rất mạnh thể hiện ở việc gia tăng số lượng công ty hoạt động trong lĩnh vực này, từ
5 công ty vào năm 2017 đến hơn 15 công ty vào năm 2020.
Các dịch vụ tài chính cá nhân, quản lý tài sản, bảo hiểm, đầu tư… cũng bắt đầu có
những công ty xuất hiện và đi vào hoạt động. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn chưa cao. Ví dụ, tỷ
lệ công ty Fintech hoạt động trong lĩnh vực Đầu Tư & Quản Lý Tài Sản đang dừng ở mức
khá khiêm tốn là 7,5%. Điều đó chứng tỏ nguồn cung cho mảng này vẫn còn thiếu hụt. Đó
là cơ hội dành cho các Startup mới.
Sự hiện diện của Fintech trên thị trường đầu tư tài chính tại Việt Nam như sau: Đối
với thị trường sơ cấp: Nền tảng gọi vốn đang dần được thay thế;Đối với thị trường thứ cấp
thì các nền tảng hướng dẫn giao dịch, đầu tư bắt đầu hình thành như: Nền tảng nhận diện
điện tử khách hàng (e-KYC), nền tảng quản lý danh mục đầu tư trực tuyến, tổng hợp thông
tin và quản lý tài chính cá nhân, nền tảng hướng dẫn giao dịch và đầu tư theo mẫu, nền tảng
tư vấn và môi giới trực tuyến, nền tảng phân phối chứng chỉ quỹ qua sở giao dịch chứng
khoán…
Ngoài ra, trên thị trường còn có: Các ứng dụng quản lý, giám sát; Nền tảng cho hoạt
động thanh toán bù trừ; Nền tảng tổ chức thị trường dành cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp;
Ứng dụng phân tích dữ liệu lớn; Ứng dụng sử dụng trí tuệ nhân tạo;Công nghệ điện toán
đám mây; Công nghệ sổ cái phân tán – DLT…
3. Thách thức và khuyến nghị đối với Chủ điểm Fintech tại Việt Nam
Thứ nhất, Fintech làm gia tăng nguy cơ rủi ro CNTT trên phạm vi hệ thống. Fintech
dựa trên các công nghệ mới để cung ứng dịch vụ tài chính, do vậy, quản lý rủi ro CNTT là
thách thức hàng đầu của cơ quan quản lý. Rủi ro CNTT là một cấu phần của rủi ro hoạt
động (Operational Risk) nhưng không chỉ đóng vai trò như một mảng đặc trưng của quản
trị rủi ro hoạt động, quản trị rủi ro CNTT đang nổi lên như một bộ phận tương đối độc lập
vì CNTT có vai trò thiết yếu với các hoạt động kinh doanh. Trong lĩnh vực tài chính, hầu
như toàn bộ hoạt động kinh doanh được thực hiện thông qua các hệ thống CNTT. Thêm
nữa, rủi ro CNTT thay đổi rất nhanh, tương ứng với tốc độ phát triển của công nghệ. Ví dụ
như các hành vi lừa đảo trực tuyến và các yêu cầu về các biện pháp ngăn ngừa bằng CNTT
do các cơ quan quản lý Nhà nước đặt ra mới chỉ xuất hiện trong những năm gần đây. (Hình
1)

110
Với xu hướng hợp tác giữa Fintech và ngân hàng, ngày càng nhiều ngân hàng Việt
Nam sử dụng các công nghệ do công ty Fintech cung ứng để phân tích nhu cầu của khách
hàng trong chiến lược cung ứng sản phẩm mới, tư vấn trực tuyến cho khách hàng, định
danh khách hàng nhằm tiếp cận khách hàng ở xa, đa dạng kênh cung ứng dịch vụ… Một số
ví dụ về các ngân hàng ứng dụng số hóa hợp kênh (Omnichannel Digitalization) bao gồm:
LienVietPostBank, ACB, MB hay OCB. Tại Vietcombank, sản phẩm Digibank (nền tảng
Omni Channel) với sự hợp tác từ đối tác công nghệ VNPAY đã được ra mắt đầu năm 2020
được coi là sản phẩm vượt trội với sự phát triển đa dạng kênh tương tác và dịch vụ cung
ứng cho khách hàng. (Hình 2)

Thứ hai, việc hướng tới số hóa và Fintech đã gia tăng sự cạnh tranh trên thị trường
cho các ngân hàng, với những công ty chuyển đổi số mới tham gia vào các hoạt động liên
quan đến ngân hàng và thách thức các mô hình ngân hàng hiện có. Fintech làm giảm các
rào cản thâm nhập thị trường đối với các doanh nghiệp - bao gồm cả các tập đoàn dịch vụ
tài chính, các công ty khởi nghiệp và các doanh nghiệp công nghệ, truyền thông và viễn
thông. Xu hướng này đã tạo ra một mạng lưới phức tạp nơi các đối thủ hợp tác, tương tác
với nhau thường xuyên. Các chủ thể tham gia cung cấp dịch vụ tài chính trên thị trường

111
ngày càng trở nên đa dạng hơn và mô hình kinh doanh cũng có nhiều thay đổi theo hướng
chuyển đổi số hóa trong những năm gần đây.
Các công ty Fintech cung cấp giải pháp và dịch vụ đa dạng, đặc biệt là thanh toán và
cho vay dẫn đến đe dọa thị phần của ngân hàng và gây khó khăn trong việc ngân hàng xác
định lại chiến lược phát triển. Một số giải pháp, sản phẩm và dịch vụ công nghệ từ các công
ty lớn đã thu hút sự chú ý từ các nhà đầu tư nước ngoài như VNPAY, Momo (M_SERVICE),
Moca (Grab Network), True Money Vietnam, ZION, OnePay, Payoo, Viettel Pay, ZingPay,
ZaloPay (ví di động), 123Pay, BaoKim (cổng thanh toán) và NAPAS (một nền tảng phục
vụ chuyển tiền và thanh toán bù trừ điện tử tại Việt Nam, thuộc sở hữu của Ngân hàng Nhà
nước). (Bảng 1)

Sự cạnh tranh trực tiếp của Fintech với ngân hàng thể hiện rõ nhất trong mảng thanh
toán. Rất nhiều ứng dụng chuyển tiền không mất phí đã ra đời thu hút được đông đảo sự
quan tâm. Bên cạnh đó, khách hàng có thể được hưởng các ưu đãi như hoàn tiền, mã dự
thưởng, mã giảm giá trực tiếp cho các lần thanh toán. (Bảng 2)

112
Thứ ba, là sự khó khăn trong việc quản lý, giám sát các tổ chức phi ngân hàng khi các
tổ chức này không được cấp phép và theo dõi đầy đủ, đặc biệt với các tổ chức thanh toán
quốc tế. Hoạt động trung gian thanh toán là hoạt động có liên quan đến hoạt động ngân
hàng, tác động trực tiếp đến quyền lợi của người tham gia dịch vụ, cũng như ảnh hưởng
đến an ninh, an toàn trong chính sách tiền tệ quốc gia. NHNN xác định tỷ lệ sở hữu nước
ngoài tại các trung gian thanh toán thông qua sở hữu do nắm giữ trực tiếp và cả sở hữu gián
tiếp. Cơ quan quản lý đã tính tới trường hợp các tổ chức nước ngoài nắm giữ cổ phần thông
qua pháp nhân tại Việt Nam, nên tỷ lệ sở hữu tối đa sẽ bao gồm cả phần nắm giữ gián tiếp
tại các Fintech thanh toán.
Kết luận
Mặc dù lĩnh vực Fintech tại Việt Nam đang trong giai đoạn đầu phát triển, vẫn còn
đang đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn, nhưng trong những năm gần đây, thị trường
này cũng đã có những bước phát triển mạnh cả về số lượng, chất lượng, sự đa dạng trong
sản phẩm, dịch vụ và thu hút vốn đầu tư. Lĩnh vực này cũng đã nhận được sự quan tâm lớn
do sự năng động của các công ty Fintech và sự hỗ trợ tích cực cho đổi mới sáng tạo của
Chính phủ, của NHNN cũng như của các bộ, ngành liên quan. Việt Nam hoàn toàn có thể
sẽ trở thành một điểm đến hấp dẫn, đầy tiềm năng đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong
lĩnh vực Fintech.
Tài liệu tham khảo:

1. https://hocvientaichinh.com.vn/fintech-la-gi-dac-diem-tac-dong-cua-cong-
nghe-tai-chinh-toi-thi-truong.html?
2. https://thitruongtaichinhtiente.vn/fintech-va-xu-huong-hop-tac-voi-he-thong-
ngan-hang-thuong-mai-tai-viet-nam-33443.html
3. https://tapchinganhang.gov.vn/thi-truong-fintech-tai-viet-nam-co-hoi-va-
thach-thuc.htm

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG


LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM
Phùng Hà Tâm - CQ59/11.08
Tóm tắt: Sự ra đời và phát triển của Internet, sự bùng nổ của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư đã đem đến cho con người rất nhiều tiện ích về mọi mặt của đời sống xã
hội, trong đó không thể không kể đến những lợi ích về mặt tài chính, đặc biệt là trong thời
113
kỳ chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ ở nước ta hiện nay. Trong quá trình chuyển đổi số
lĩnh vực tài chính, bên cạnh những cơ hội thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Bài
nghiên cứu này sẽ chỉ ra những cơ hội và hạn chế đó, trên cơ sở ấy đưa ra một số giải pháp
cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính tại Việt
Nam.
Từ khóa: Chuyển đổi số, Tài chính, Việt Nam
Đặt vấn đề: Chuyển đổi số là xu thế tất yếu của các quốc gia trên thế giới trong quá
trình thực hiện cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi số đã
và đang được các cấp, các ngành tích cực triển khai thực hiện. Trong đó, ngành tài chính là
một trong những ngành tiên phong trong chuyển đổi số với mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát
triển, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp cũng như tăng cường năng lực trong công tác quản
lý, đảm bảo sự chuyên nghiệp, minh bạch, công bằng. Thực tiễn quá trình chuyển đổi số
lĩnh vực tài chính ở nước ta cho thấy công nghệ thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng,
đặc biệt là trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 vừa qua khi công nghệ thông tin đã tạo ra sự
thuận tiện, nhanh chóng, góp phần đẩy nhanh chu trình lưu thông hàng hóa, thúc đẩy hoạt
động sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên,
thực tế đồng thời cho thấy bên cạnh những cơ hội, chuyển đổi số cũng đi kèm với nhiều
thách thức và đòi hỏi cần có những giải pháp cụ thể để vượt qua khó khăn.
Cơ hội và thách thức chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ở Việt Nam
Về cơ hội:
Thứ nhất, chuyển đổi số giúp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đối
với các doanh nghiệp. Với công nghệ số, các nhà quản lý doanh nghiệp được cung cấp
những thông tin chi tiết về dữ liệu, hiệu suất, tiến độ làm việc và luôn có sự chuẩn bị cho
những rủi ro phát sinh, làm cơ sở đưa ra các quyết định và hoạch định chiến lược quản trị.
Bên cạnh đó, việc áp dụng các công nghệ số còn làm thay đổi phương thức hoạt động của
tổ chức từ truyền thống sang tự động hóa, giúp cho các quy trình diễn ra nhanh chóng, trôi
chảy, góp phần tiết kiệm nhân lực, chi phí và thời gian.
Thứ hai, chuyển đổi số góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của doanh
nghiệp. Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp có thể vận hành mọi lúc, mọi nơi, nâng cao năng
suất lao động, qua đó có nhiều thời gian hơn để cải tiến dịch vụ khách hàng. Việc tăng năng
suất góp phần rút ngắn thời gian khách hàng phải chờ đợi để nhận được một sản phẩm hay
dịch vụ. Nhờ đó, dịch vụ của doanh nghiệp cũng được cải thiện rõ rệt hơn.
Thứ ba, chuyển đổi số lĩnh vực tài chính giúp mở rộng thị trường và thiết lập quan hệ
hợp tác. Các doanh nghiệp có thể tìm kiếm, liên lạc với đối tác và khách hàng ở bất cứ đâu

114
một cách dễ dàng, thuận tiện với mức chi phí thấp hơn nhiều so với phương thức tiếp cận
thị trường truyền thống. Các công ty đa quốc gia có thể tìm kiếm nhiều khách hàng mới
trên các nền tảng số ở nhiều khu vực đô thị. Các nhóm hàng hóa, dịch vụ được mua bán
trực tuyến hay trên các nền tảng số đang ngày càng gia tăng cả về tỷ lệ và số lượng.
Thứ tư, chuyển đổi số đóng góp vào việc đổi mới mô hình tăng trưởng, thúc đẩy phát
triển kinh tế - tài chính, đồng thời tạo động lực cải cách mạnh mẽ đối với các cơ quan nhà
nước để nâng cao hiệu quả quản lý, đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp và xã
hội.
Thứ năm, chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính cũng góp phần cải thiện chất lượng
cuộc sống của người dân. Nhờ có chuyển đổi số, các dịch vụ công được trực tuyến được
triển khai ngày càng hiệu quả, sâu rộng; người dân có thể thực hiện các dịch vụ công qua
mạng một cách tiện lợi và dễ dàng với mức chi phí thấp.
Về thách thức:
Thứ nhất, hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin còn nhiều điểm hạn
chế: tốc độ, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, cơ sở dữ liệu bị phân tán,
thiếu đồng bộ, khả năng khai thác còn hạn chế; việc tiếp cận dịch vụ di động băng thông
rộng ở khu vực nông thôn, miền núi còn khó khăn; sự kết nối trên thực tế không tương thích
với tốc độ kết nối trong môi trường ảo; hạ tầng vật lý chưa đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu
sử dụng các phương thức quản lý thông minh, điều khiển tự động, từ xa…
Thứ hai, hạn chế về nguồn nhân lực chuyển đổi số. Việt Nam có ưu thế về lực lượng
lao động dồi dào, song trình độ tay nghề chỉ ở mức trung bình và khá. Nhân lực chất lượng
cao thiếu hụt, đãi ngộ trong nước không cao nên thường xuyên xảy ra tình trạng chảy máu
chất xám. Nhiều doanh nghiệp còn ít được tiếp cận, thiếu kinh nghiệm về ứng dụng, khai
thác và sử dụng công nghệ mới, khiến cho quá trình chuyển đổi số còn gặp nhiều khó khăn.
Thứ ba, nhận thức của nhiều người về chuyển đổi số vẫn còn hạn chế. Mặc dù chuyển
đổi số hiện nay đã lan rộng đến mọi ngóc ngách trong cuộc sống nói chung và trong lĩnh
vực tài chính nói riêng, nhưng vẫn còn không ít nhân sự chưa nhận thức được đầy đủ và
đúng đắn ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của hoạt động này. Điều này dẫn đến sự hời hợt,
thiếu bài bản, thiếu chuyên nghiệp khi thực hiện hoạch định chiến lược và triển khai chuyển
đổi số.
Thứ tư, hạn chế về an ninh, an toàn mạng; dữ liệu, thông tin và quyền riêng tư cá nhân
của con người trên không gian mạng bị đe dọa. Với bối cảnh các mối đe dọa về an ninh
thông tin ngày càng gia tăng, việc chuyển đổi số sẽ không thể thành công nếu không có

115
chiến lược bảo mật phù hợp. Đảm bảo an toàn, an ninh mạng là chìa khóa để quá trình
chuyển đổi số thành công và là một phần thiết yếu, không thể tách rời trong chuyển đổi số.
Thứ năm, hành lang pháp lý phục vụ yêu cầu chuyển đổi số chưa được xây dựng đầy
đủ. Thể chế, cơ chế, chính sách để hoàn thiện môi trường pháp lý thúc đẩy chuyển đổi số
còn nhiều lỗ hổng và bất cập; việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung còn chậm, chưa theo kịp yêu
cầu thực tiễn.
Kết luận
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính là tất yếu khách quan và hoàn toàn phù hợp
với thời đại công nghiệp 4.0. Chuyển đổi số cần được Nhà nước, doanh nghiệp và người
dân quan tâm đúng mức, từ đó xác định được cơ hội và dự báo được thách thức để xây dựng
lộ trình chuyển đổi số đúng đắn, nhanh chóng, phù hợp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu
quả và thúc đẩy phát triển ngành tài chính nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Do
vậy, chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính cần được hiểu đúng, đủ, xác định lâu dài và cần
có sự quyết tâm cao để thực hiện thành công.
Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Ánh Tuyết (17/11/2022). Tạp chí điện tử. Bốn lĩnh vực trọng tâm trong chuyển đổi
số ngành tài chính giúp tăng thu ngân sách, ngăn ngừa trục lợi.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông (2021). Cẩm nang chuyển đổi số. Nhà xuất bản
Thông tin và Truyền thông.
3. Đức Minh (22/11/2022). Thời báo Tài chính Việt Nam. Ngành Tài chính tiên phong
trong chuyển đổi số, xây dựng nền tài chính số.
4. Lê Văn Sơn (18/12/2022). Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp trong chuyển
đổi số. Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
5. Kim Thạch (28/01/2023). Báo điện tử Kinh tế & Đô thị. Tạo hành lang pháp lý
thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.
6. Nguyễn Hồng Đoàn, Nguyễn Trung Hiếu (11/2022). Tạp chí Tài chính. Kế hoạch
chuyển đổi số của ngành Tài chính. Cục Tin học và Thống kê tài chính.
7. Nguyễn Mạnh Hùng (14/07/2021). Hệ thống kết cấu hạ tầng cho phát triển kinh tế
số: Thực trạng và giải pháp. Hội đồng Lý luận Trung ương.
8. Trần Bá Thọ (07/2022). Tạp chí Tài chính. Lợi ích của chuyển đổi số và yêu cầu
đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

116
OPPORTUNITIES AND CHALLENGES OF DIGITAL
TRANSFORMATION FOR THE FINANCIAL SECTOR IN VIETNAM
Nguyễn Đình Hưng – CQ59/09.02CL
Lê Thị Hiền Trang – CQ59/09.02CL
Ngô Thu Hằng – CQ59/09.02CL
Lý Ngọc Ánh – CQ59/09.02CL
Trần Thị Ngọc Ánh – CQ59/09.02CL

Abstract
The explosion of the technology era has been creating breakthroughs and major
changes that open up a whole new context. Digital transformation is an inevitable
trend, a top concern of every country, organization and business around the world. With
the role of the "lifeblood" of the economy, digital transformation in the financial sector
will be one of the key factors for digital transformation in general and for promoting
digital transformation in other fields in particular. The article analyzes the digital
transformation situation in the financial sector and especially identifies opportunities
and challenges in the digital transformation process, thereby making recommendations
to promote the digital transformation process in the near future.
Keywords: digital transformation, financial sector,…
Theoretical basic
Digital transformation is a comprehensive process of changing the way
individuals and organizations perform, work, and produce based on digital
technologies.
In the financial sector, digital transformation involves integrating digitization and
digital technologies into all areas of finance. This integration brings great significance
to the development of the industry, from improving business processes to optimizing
the needs of providers and users in using financial services. Digital transformation
helps banks and financial organizations save costs and optimize operational processes
while providing a more convenient and attractive experience for users and providing
valuable support for providers. Additionally, digital transformation also promotes
electronic payments and financial transactions, creating opportunities to boost the
development of the finance industry in Vietnam.
The current state of Vietnam's financial sector's digital transformation

117
The digital economy of Vietnam is considered to have enormous potential for
establishing emergent sectors. Many businesses, including e-commerce, insurance,
finance, and tourism, are currently being quickly digitized. These are future
prospective industries for Vietnam's digital economy. It also displays the outcomes of
the prior digital transformation process at the same time.
More than 20 companies currently offer accounting software on the Vietnamese
market, catering to all business kinds as well as the unique needs of each industry.
We currently have a collection of DBI indicators to evaluate organizations' digital
transformation level, which helps each business identify the stage they are in and
develop a roadmap, plan, and relevant digital transformation solutions to help
businesses grow faster and stronger. From there, creating an overall picture of
enterprise digital transformation, digital transformation development in each industry,
field, and area as well as the whole country in service of development policy and
management.
Opportunities
In the present era, digital transformation is opening up numerous opportunities
for the financial sector:
- The first is the opportunity to use technology to automate financial processes,
such as data digitization, internet-based processes, cloud computing, and so on, to
improve the accuracy of financial statement synthesis: accuracy, reduce errors, create
transparency for financial activities, and shorten data reconciliation time. This
contributes to increased trust among customers and shareholders, as well as faster
financial operations and maximum authentication.
- Second, by utilizing advanced technology such as artificial intelligence and
Blockchain, the application of digital transformation to the financial sector will help
improve the customer experience. Financial institutions, for example, can use artificial
intelligence to create automated customer care services, and Blockchain can be used
to reduce the time and costs associated with authentication and settlement and complete
financial transactions.
- Third, digital transformation creates more opportunities for the development of
new and advanced financial products. For example, financial institutions can use big
data and artificial intelligence to create data-driven financial services based on
customer activity, such as insurance transactions. Furthermore, in the field of financial
investment, AI (Artificial Intelligence) can be an effective support tool for people

118
making investment decisions, even deciding to invest on their behalf. Some market
situations move quickly and accurately on a large scale.
- Fourth, using the new technologies can assist in lowering costs and increasing
efficiency in financial operations. Financial firms, for example, can use automation
technology to reduce labor costs and optimize processes.
- Fifth, new technology allows users in the banking sector to instantly check
incoming and outgoing payments on smart devices, as well as arrange money transfers
and bill payments. Domestic and international money transfers are more innovative,
convenient, and faster, allowing customers to save travel time while also saving
financial institutions and businesses money on operating costs.
Thus, digital transformations have had extremely positive and profound effects
on financial sector stages and processes. New technologies such as artificial
intelligence, blockchain, and data are being used to enhance features in everything
from digital banking services to cryptocurrency transactions to financial risk
management. Transparency, accuracy, and security, the development of new financial
products and the expansion of markets, the improvement of customer experience, and
cost savings for financial institutions are all goals.
Challenges
The financial sector in Vietnam is facing numerous and intricate challenges as a
result of digital transformation. Among the principal difficulties are:
- Limited digital infrastructure: Despite recent advancements, Vietnam still lags
behind some other nations in the region in terms of digital infrastructure. Due to this,
it may be challenging for financial institutions to fully embrace digital transformation
and provide customers with a seamless digital experience.
- Limited adoption of cashless transactions: Although cashless transactions are
becoming more common in Vietnam, a sizable portion of the population still prefers to
use physical money. Financial institutions may find it challenging to fully transition to
digital channels and provide a frictionless digital experience as a result.
- Data security and privacy issues: As digital channels are used more frequently,
there is an increased chance of data breaches and cyberattacks. Maintaining consumer
confidence in the financial system depends on protecting the security and privacy of
their personal information.
- Regulatory obstacles: For new digital financial products and services, the
regulatory environment in Vietnam can be confusing and challenging to navigate.

119
Financial institutions may find it difficult to innovate and provide customers with fresh
digital goods and services as a result.
- Limited digital literacy: Although Vietnam is making progress in this area, a
sizable portion of the population may still find it difficult to fully utilize digital
financial services. Financial institutions may find it difficult to fully embrace digital
transformation and provide a seamless experience because of this.
- Lack of interoperability: The lack of interoperability between different digital
financial systems and platforms is another challenge. This can result in fragmented
systems that do not communicate with each other effectively, making it difficult for
consumers to access and use digital financial services seamlessly.
- Lack of standardization: Consumers may become confused and distrustful as a
result of the lack of standardization in the digital financial sector. This is especially
important for international transactions because different nations may have different
laws and standards.
- User adoption: User adoption is ultimately what determines whether digital
financial services are successful. Building trust and confidence in digital financial
systems may be necessary to encourage consumers to use these services.
- Integration with traditional systems: To ensure smooth transactions and
interoperability, digital financial services must be integrated with traditional financial
systems. Due to the potential slow adoption of digital technologies by traditional
systems, this can be difficult.
Overall, Vietnam's financial sector is undergoing a digital transformation that
offers both significant opportunities and challenges. Although there are challenges,
embracing digital transformation can help financial institutions provide better
customer service and compete in a world that is becoming more digital.
Solutions
The process of digital transformation is a protracted and difficult one that calls
for both strong financial resources and high-caliber human resources. The article offers
several recommendations for the financial industry in Vietnam to effectively undergo
a digital transformation, overcome the pandemic, and grow significantly in the 4.0 age,
specifically:
- To ensure the requirement for information interchange and safety, there is a
solution to create a digital technology infrastructure, in which the creation of 5G
service implementation plans is urgent, promoting the use of information technology

120
in the management, exploitation, and operation of the infrastructure system of the
entire economy while accelerating the development of information infrastructure based
on preserving inheritance, utilizing existing accomplishments and results
- Improve the system of technical and vocational education: In addition to the
required academic curriculum, extra courses in information technology methods
related to cutting-edge technological developments like artificial intelligence, robots,
and the internet of things are required. Also, there must be a link between academic
institutions and companies in the finance industry. In educational institutions and
enterprises that will serve as the setting for practical experience, learners are given
knowledge. To guarantee that the personnel is trained to use and grasp technology,
businesses themselves also require solutions like employee training.
- Change the perception of financial enterprises about digital
transformation: To enable people to directly benefit from the convenience and
advantages of digital transformation, the government must promote the usage of
Vietnamese digital platforms. Specifically: promoting the use of online public services,
promoting the use of digital banking, promoting the use of electronic bill payments via
apps, etc.
- To guarantee that users of electronic services are secure, network
monitoring technologies are available. The use of advanced, high-tech automation
technologies for data analysis increases the security of information and data on the
platforms, promotes the establishment of cooperation and coordination among
agencies and departments in ensuring network information security and safety
Conclusions
Digital transformation is a multifaceted process, with no universal template for
all sectors. For the financial sector, if you know how to make the most of the great
opportunities of digital transformation and overcome challenges, it will improve the
quality of people's lives, and at the same time ensure that no one is left behind. As a
student majoring in financial analysis at the Academy of Finance, we in particular and
the Academy of Finance students in general need to constantly learn professional
knowledge, and improve the level of technology application,... in order to contribute
to fulfilling the mission of building and developing the country.
REFERENCES:

121
1. https://tapchitaichinh.vn/loi-ich-cua-chuyen-doi-so-va-yeu-cau-doi-voi-linh-
vuc-tai-chinh-ngan-hang.html
2. https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-
chinh?dDocName=MOFUCM208440
3. https://dangcongsan.vn/kinh-te/thuc-day-chuyen-doi-so-va-hien-dai-hoa-toan-
dien-nganh-tai-chinh-624785.html

CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ SIÊU NHỎ


Ở VIỆT NAM: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Vũ Phương Linh - CQ59/11.02CLC
Đào Đức Lộc - CQ59/11.02CLC
Bùi Anh Thư – CQ59/09.02CLC
Lê Thu Trang - CQ59/09.04CLC
Tóm tắt: Chuyển đổi số cho doanh nghiệp (DN) nhỏ và siêu nhỏ (S&MiE) trong bối
cảnh hội nhập dưới tác động của cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 là nhiệm vụ cấp
thiết và thực tiễn, để thực hiện cần sự phối hợp của nhiều thành tố. Mặt khác, tuy có nhiều
thành tựu, nhưng việc phối hợp để hỗ trợ chuyển đổi số cho S&MiE ở Việt Nam còn nhiều
hạn chế, yếu kém, bởi nhiều nguyên nhân. Để đáp ứng nhu cầu to lớn, nhà nước cần vận
dụng kinh nghiệm quốc tế, cụ thể hóa chương trình chuyển đổi số, hoàn thiện thể chế, đầu
tư các trung tâm hỗ trợ, nâng cấp hạ tầng, triển khai quỹ hỗ trợ, công bố lộ trình, cách
thức phối hợp. Các bộ ngành, địa phương dựa vào các hiệp định thương mại tự do (FTA),
xác định các sản phẩm chủ lực, xây dựng các mô hình chuyển đổi số cho DN theo loại hình,
cung cấp hàng hóa công tương thích với chuyển đổi. Các S&MiE hoạt động độc lập cần
nâng cao nhận thức, phát huy vai trò của các hiệp hội, dùng các trang web của địa phương,
hiệp hội làm cầu nối giao dịch. Các S&MiE hoạt động theo chuỗi chuyển đổi dưới sự dẫn
dắt của DN nòng cốt, kết nối các thành viên, huy động sự tham gia từ bên ngoài, thu hút
DN mới, tiến tới hình thành chuỗi cung ứng số...
Từ khóa: Công nghệ số, sản phẩm số, chuyển đổi số, ngân hàng.
1. Đặt vấn đề
Chuyển đổi số cho DN là vấn đề hot trong giai đoạn hiện nay, bởi sau mười năm phát
triển của CMCN 4.0, kinh tế số đã thành xu thế, giữ vai trò động lực chính trong phát triển.
Nhu cầu chuyển đổi số ở Việt Nam là rất lớn, nhất là chuyển đổi số cho DN, đặc biệt là cho
S&MiE. Bởi khác với DN lớn và DN vừa; S&MiE gặp khó khăn lớn về nhân lực, tài lực

122
để đầu tư ban đầu; cũng như để duy trì và phát huy thành quả sau khi chuyển đổi số. Song
khu vực này lại là cấu thành trọng yếu của hệ thống DN - trung tâm của nền kinh tế, khi áp
đảo về số lượng, xâm nhập vào mọi ngành nghề, lĩnh vực, phân bố rộng khắp. Cuối năm
2019, khi dịch Covid-19 mới xuất hiện, ở Việt Nam, DN siêu nhỏ chiếm 67,17%; DN nhỏ
chiếm 26,82%; cả khu vực S&MiE chiếm tới 93,99% tổng số DN. Làm cho việc tìm kiếm
giải pháp để phối hợp nhằm chuyển đổi số nhanh, mạnh, tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả,
phù hợp cho S&MiE là yêu cầu cấp thiết và thực tiễn…
2. Tổng quan chuyển đổi số của DN nhỏ và siêu nhỏ
2.1. Khái niệm chuyển đổi số
Theo Vial, Gregory (2019) định nghĩa chuyển đổi số là “một quá trình nhằm mục đích
cải thiện một thực thể bằng cách tạo ra những thay đổi đáng kể đối với các thuộc tính của
nó thông qua sự kết hợp của công nghệ thông tin (CNTT), máy tính, truyền thông và kết
nối”. Còn theo Gartner - công ty tư vấn và nghiên cứu toàn cầu đưa ra định nghĩa về chuyển
đổi số như sau: “Chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh
doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới”. Còn Microsoft thì cho rằng: “chuyển
đổi số là việc áp dụng các công nghệ để thay đổi hoàn toàn các quy trình, sản phẩm và dịch
vụ truyền thống thành các giải pháp dựa trên dữ liệu, có tính kết nối cao, nhằm gia tăng
hiệu quả và tạo ra các mô hình kinh doanh hoàn toàn mới”
Ở Việt Nam, khái niệm “chuyển đổi số” trong các doanh nghiệp thường được hiểu
theo nghĩa là quy trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách
áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật
(IoT), điện toán đám mây (Cloud)... để thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình
làm việc, văn hóa doanh nghiệp.
2.2. Các lĩnh vực cần chuyển đổi số của DN
Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách
sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Mục đích là vận
dụng tính luôn đổi mới, nhanh chóng của công nghệ số để giải quyết nhanh, chính xác và
hiệu quả vấn đề. Với DN khác nhau, “vấn đề” thường khác nhau, nhưng nhìn chung đều
hướng tới việc thực hiện tốt hơn ba quá trình xử lý chính đan xen với nhau là xử lý thông
tin, xử lý vật liệu và xử lý năng lượng của kinh tế số. Do đó, khi chuyển đổi số, tùy khả
năng, DN cần: (i) Chuyển dần sang môi trường kinh doanh “số” bằng cách tăng cường các
trang, thiết bị, các sản phẩm ứng dụng số; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ vận hành cho nhân
lực có liên quan. Số hóa dữ liệu, ứng dụng số hóa các khâu, bộ phận, công đoạn để chuyển
đổi mô hình kinh doanh và cấu trúc DN theo công nghệ số. (ii) Xử lý thông tin là quan

123
trọng và dễ số hóa nhất, nên cần tập trung dùng công nghệ số để thu thập, xử lý thông tin,
xác định các phân khúc thị trường và sản phẩm phù hợp, phục vụ việc lập phương án kinh
doanh. Truyền đạt kế hoạch, phương án kinh doanh từ lãnh đạo hoặc nhận thông tin phản
hồi từ các bộ phận thực hiện nhằm cải thiện, nâng cấp chất lượng quản trị. (iii) Do không
cần số hóa vật liệu, xử lý vật liệu nên tập trung vào việc ứng dụng những phần mềm chuyên
dụng để thiết kế, chế tạo và hoàn thiện sản phẩm. Phát triển và áp dụng tự động hoá sản
xuất, dùng robot công nghiệp và vận dụng trí tuệ nhân tạo để đổi mới sản phẩm theo thị
hiếu khách hàng (Phan Văn Từ, 2018). (iv) Trong xử lý năng lượng - do khó số hóa chúng,
cần ứng dụng các phần mềm để hoạch định chính sách, quy hoạch nhu cầu các dạng năng
lượng cần dùng. Sử dụng các phần mềm quản lý tổng thể, từng bước tự động hóa việc sản
xuất, tiếp nhận, phân phối, điều tiết và dự trữ chúng. (v) Theo dõi, giám sát việc kinh doanh,
củng cố mạng lưới khách hàng, tiếp nhận và xử lý các phản hồi, phân tích và đánh giá kết
quả kinh doanh. Dùng để đánh giá năng lực và kết quả hoạt động của nhân viên, đổi mới
nhân sự, có chế độ đãi ngộ và tuyển dụng hợp lý, góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh
và sự trường tồn cho DN...
2.3. Các trở ngại cản trở chuyển đổi số của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
Đối với S&MiE, chuyển đổi số khó có thể bao trùm mọi lĩnh vực, khó chuyển đổi triệt
để và thường ở mức độ thấp - như mức khởi động, bắt đầu... Phần lớn chỉ phấn đấu tích
hợp công nghệ số vào để làm gia tăng hiệu quả vận hành, nâng cao trải nghiệm và làm hài
lòng khách hàng để tăng thêm doanh thu và lợi nhuận. Thường áp dụng các công nghệ như
dữ liệu lớn (Big data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)... để đổi mới chu
trình, tăng cường kết nối với khách hàng và cấu trúc lại DN. Chuyển dần từ mô hình truyền
thống sang DN số, đổi mới phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa
công ty. Song chuyển đổi khiêm tốn đó vẫn có nhiều trở ngại, với các trở ngại chính là: (i)
Đa phần lãnh đạo - nhất là chủ DN siêu nhỏ, chưa tha thiết với chuyển đổi số. Bởi họ thường
trực tiếp hoạt động kinh doanh, ít có thời gian tiếp xúc với internet, có người còn không
thích sử dụng các phương tiện kỹ thuật số. (ii) Sản phẩm thường có chu trình sản xuất đơn
giản, các yếu tố đầu vào ít biến động, có nguồn cung cấp khá ổn định. Số lượng sản phẩm
ít, không gian ảnh hưởng hẹp; khách hàng ít, đa phần là tại chỗ và không khó tính, hiếm
khi tìm kiếm trước thông tin. (iii) Hạn chế về nhân lực, nguồn vốn, doanh thu, khiến họ -
nhất là DN siêu nhỏ, có muốn cũng khó đầu tư để chuyển đổi số.
Bảng 1. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ở Việt Nam

124
Doanh nghiệp Doanh nghiệp
nhỏ siêu nhỏ

Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm


A B A B

Lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm ≤ 100 ≤ 50 ≤ 10 ≤ 10
(người)

Tổng doanh thu của năm (tỷ đồng) ≤ 50 ≤ 100 ≤ 3 ≤ 10

Tổng nguồn vốn của năm (tỷ đồng) ≤ 20 ≤ 50 ≤ 3 ≤ 3


Nguồn: Nghị định 80/2021/NĐ-CP.
Ghi chú: Nhóm A là trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và xây
dựng; nhóm B là trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ
(iv) Nhận thức, kiến thức và trình độ chuyên môn về công nghệ lẫn kinh tế số ở nhiều
DN chưa cao. Sự phối hợp giữa các ban ngành, hiệp hội có liên quan còn thấp; các chính
sách ưu đãi, khuyến khích chuyển đổi số còn ít, chưa đủ sức hấp dẫn DN. (v) Công tác
tuyên truyền vận động chưa được quan tâm đúng mức, còn thiếu các trung tâm hỗ trợ,
chuyển giao công nghệ số. Thiếu các thiết bị, phần mềm phù hợp; thiếu nguồn lực, chất
liệu, động lực cùng công cụ bảo mật để duy trì và phát triển các thành tựu chuyển đổi số đã
có.
3. Thực trạng về chuyển đổi số hiệu quả cho DN nhỏ và siêu nhỏ tại VN hiện nay
* Việt Nam đã có nhiều thành tựu về phối hợp nhằm thúc đẩy chuyển đổi số hiệu quả
cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
Hoạt động chuyển đổi số trong S&MiE ở Việt Nam đã có từ cuối năm 1997, khi mạng
lưới internet được phủ rộng và kết nối quốc tế. Nhưng trước năm 2016, khi Đề án hỗ trợ
sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 được phê duyệt - chỉ là các
chuyển đổi tự phát, đơn lẻ, doanh thu kinh tế số khiêm tốn. Nhờ đề án, các năm 2015 -
2019, chuyển đổi số cho DN có tăng nhưng chưa nhiều, tỷ trọng kinh tế số trong ngành,
lĩnh vực năm 2019 thấp so với bình quân toàn cầu. Từ năm 2020, khi Chương trình Chuyển
đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt, chuyển đổi số
cho DN được mở rộng, nhờ đó doanh thu và tốc độ tăng trưởng kinh tế số tăng nhanh.
Tới nay, chuyển đổi số cho S&MiE bên thành tựu, còn có chuyển biến vượt bậc về
phối hợp, cụ thể: (i) Nhà nước làm tốt chức năng kiến tạo: ban hành nhiều văn bản pháp

125
luật chuyên sâu, nỗ lực xây dựng Chính phủ và chính quyền điện tử. Bộ Thông tin và Truyền
thông với vai trò nòng cốt, năm 2022 đã phê duyệt Đề án xác định Chỉ số đánh giá mức độ
chuyển đổi số DN, có phần dành riêng cho SME. (ii) 100% các bộ, ngành, địa phương đã
có Ban chỉ đạo về chuyển đổi số; nhờ đó quá trình này diễn ra mạnh mẽ, nhất là trong những
ngành tài chính, giao thông, du lịch...17/22 bộ, ngành và 57/63 địa phương đã ban hành
chương trình/kế hoạch/đề án chuyển đổi số giai đoạn 5 năm - làm cơ sở cho S&MiE tiến
hành chuyển đổi số. (iii) Nhiều DN dẫn dắt thị trường, như Viettel, Vinamilk, VinGroup -
đã chuyển đổi số theo chuỗi. Tập đoàn VNPT còn tạo “bộ não số”, cung cấp Hệ sinh thái
ứng dụng AI, Big Data tiên tiến hỗ trợ xây dựng hơn 30 thành phố thông 334 minh. (iv)
Hơn 92% DN Việt đã quan tâm hay ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh,
trong đó trên 10,7% đã nâng cấp phần mềm, phần cứng để chuyển đổi số. Nhiều DN Việt
Nam ứng dụng công nghệ số vào kinh doanh, nhất là vào các khâu: quản trị nội bộ, mua
hàng, logistics, sản xuất, marketing, bán hàng và thanh toán. (v) Có thị trường công nghệ
thông tin (CNTT) và truyền thông (ICT) to lớn và phát triển mạnh, với sự tham gia của
nhiều tập đoàn công nghệ quốc tế lớn như Microsoft, Samsung, Intel. Năm 2021, tổng
doanh thu lĩnh vực công nghiệp ICT đã đạt 136,153 tỷ USD, tăng hơn 11,4 tỷ USD so với
năm 2020, trong đó 86% đến từ các DN có vốn FDI (Nhĩ Anh, 2021)... Cơ sở hạ tầng CNTT
quốc gia ngày càng hoàn thiện theo hướng đồng bộ, rộng khắp, phủ sóng 4G, hướng tới 5G,
phủ wi-fi rộng khắp. Hàng chục vạn cửa hàng sử dụng phần mềm KiotViet, Sapo, Harvan,
Nhanh; hoặc kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee; 60% DN sử
dụng phần mềm kế toán; 20 vạn DN sử dụng hóa đơn điện tử (FPT Digital, 2022). Thị
trường ICT phát triển, có sự tham gia của nhiều tập đoàn ICT ngoại, giúp công cuộc chuyển
đổi số cho S&MiE ngày càng rộng khắp và thuận lợi hơn..
* Sự phối hợp trong chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ở Việt Nam còn
nhiều hạn chế, yếu kém
Song vẫn còn hạn chế, yếu kém, điển hình là: (i) Còn có tới 92% SME chưa hiểu biết
về chuyển đổi số, 72% chưa biết bắt đầu từ đâu, và chưa đến 10% cho rằng đã chuyển đổi
số thành công mang lại giá trị trọng yếu cho DN (FPT Digital, 2022). Không ít SME chưa
nhận thức rõ sự cần thiết, còn đắn đo, dè dặt, năm 2020: 55,6% DN Việt từ chối chuyển đổi
số vì chi phí cao; 38,9% - vì thiếu hạ tầng CNTT, và 33,2% - vì thiếu nhân lực CNTT (Thái
Sơn, 2022). (ii) Tham gia chủ yếu là những tên quen thuộc, nhưng đa phần mới ở giai đoạn
“Số hóa số liệu”; một số ở giai đoạn “Số hóa quy trình”; rất ít đến giai đoạn “Chuyển đổi
mô hình kinh doanh”. 16/17 ngành có mức độ sẵn sàng thấp để tham gia; nhiều DN rơi vào
“bẫy chuyển đổi số” khi mới làm song lầm tưởng đã hoàn thành chuyển đổi (FPT Digital,

126
2022). (iii) Hướng chuyển đổi bất cập, tập trung vào thị trường ICT; phần trọng tâm “kinh
tế số ngành” gặp khó bởi 80 - 90% máy móc sử dụng trong các DN là nhập khẩu, gần 80%
là công nghệ cũ có từ thập niên 1980 - 1990… (iv) Nhiều S&MiE tham gia chuyển đổi
số theo “phong trào”, thực hiện theo lối “đánh trống bỏ dùi”, nhiều trang web di động được
thiết kế kém dù làm cho khoảng 60% người mất hứng thú truy cập. Có tới 47% SME không
có trang web hoặc ứng dụng thân 335 thiện với thiết bị di động, dù loại này chiếm 40% các
tìm kiếm dành cho DN, khó đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong bối cảnh hiện nay. (v) Có
mâu thuẫn không nhỏ giữa đầu tư chuyển đổi số với đầu tư mở rộng kinh doanh; cũng như
với đầu tư khởi nghiệp để nâng cao số DN hoạt động. Dấu ấn của nhà nước, bộ ngành, địa
phương, DN dẫn dắt thị trường và hiệp hội mờ nhạt, kể cả ở mức tư vấn; cản trở, ảnh hưởng
không nhỏ đối với tiến trình chuyển đổi số của S&MiE…
4. Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển
của nền kinh tế nước ta. Mặc dù đã có những nhận thức cần thiết về chuyển đổi số, tuy
nhiên do khả năng áp dụng, đổi mới công nghệ, trình độ nhân sự còn chưa cao nên quá trình
chuyển đổi số có thể được thực hiện trong nhiều năm, với các mức đầu tư ở từng giai đoạn
khác nhau, tùy vào mức độ ưu tiên và nhu cầu của doanh nghiệp tại từng thời điểm. Vì vậy,
quá trình chuyển đổi số cũng đem lại những cơ hội và thách thức khác nhau đối với các
doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ở Việt Nam.
4.1. Cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay
Thứ nhất, tầng lớp trung lưu ở Việt Nam đang có tốc độ tăng nhanh nhất trong khu
vực ASEAN, cho thấy tiềm năng lớn trong sự phát triển và đổi mới cho lĩnh vực tài chính,
ngân hàng, chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm. Do đó, tăng trưởng kinh tế cao trong những
năm gần đây đã và đang tạo ra môi trường tốt hơn cho chuyển đổi số.
Thứ hai, dịch vụ Internet tốc độ cao, thiết bị thông minh và điện thoại di động ở Việt
Nam đang trở nên phổ biến hơn. Tỷ lệ hộ gia đình có kết nối Internet đạt 74,8% tăng hơn 3
lần trong 5 năm qua, cao hơn mức trung bình của thế giới 1,4 lần (tỷ lệ 57,4%). Tên miền
quốc gia “.vn” vượt mốc nửa triệu, đạt 512,245 tên miền, lần đầu tiên vượt qua tên miền
quốc tế với tỷ lệ 50,6%/49,4%, tiếp tục đứng đầu khu vực ASEAN. Việt Nam cũng nằm
trong top 10 quốc gia có mức độ triển khai địa chỉ Internet thế hệ mới (Ipv6) cao nhất toàn
cầu, đạt 45,86% gấp 1,7 lần trung bình thế giới với 34 triệu người sử dụng địa chỉ IPv6.
Hiện nay, đã có hơn 1 triệu km cáp quang được triển khai đến tận thôn, bản, xã, phường

127
trên cả nước. Sóng di động 3G đã phủ tới 99,8% dân số, trong đó, vùng phủ sóng 4G phục
vụ trên 99,5% dân số. Mạng di động 5G đã được thử nghiệm thương mại hóa dịch vụ và
đưa vào sử dụng tại Việt Nam, cùng nhịp với những nước đầu tiên triển khai trên thế giới.
Trong đó, Viettel cũng đã hợp tác cùng Ericson - Thụy Điển để triển khai thử nghiệm mạng
5G, tháng 1/2020 Viettel công bố thử nghiệm thành công cuộc gọi video đầu tiên sử dụng
đường truyền dữ liệu 5G do Viettel tự nghiên cứu và sản xuất; VNPT cũng không đứng
ngoài cuộc, khi từ năm 2018 đã ký kết hợp tác với hai đối tác nước ngoài bao gồm Tập
đoàn Nokia - Phần Lan để chuẩn bị đầu tư kỹ thuật cho việc triển khai mạng 5G. Tới năm
2022, trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 , Tổng Công ty Công
nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech - VHT) và Tập đoàn United Telecoms
Limited Group (UTL Group) của Ấn Độ đã thống nhất Thỏa thuận Hợp tác triển khai thử
nghiệm mạng 5G tại Ấn Độ và ký Hợp đồng xuất khẩu thiết bị công nghệ cao sử dụng cho
nhà mạng Gwave thuộc UTL Group.
Thứ ba, Việt Nam cũng có nguồn nhân lực công nghệ dồi dào và luôn sẵn sàng học
hỏi, thay đổi với thời đại. Tổng số lao động lĩnh vực công nghiệp CNTT - điện tử, viễn
thông năm 2021 xấp xỉ 1,09 triệu, trong đó lao động công nghiệp phần cứng, điện tử xấp xỉ
845 nghìn, lao động công nghiệp phần mềm hơn 149 triệu, lao động công nghiệp nội dung
số hơn 34 nghìn và số lao động dịch vụ CNTT (trừ buôn bán, phân phối) hơn 55 nghìn [sách
trắng CNTT Việt Nam 2021]. Ngoài ra, Việt Nam còn có nhiều trường đào tạo ngành Công
nghệ thông tin uy tín như: trường FPT, PTIT,.. đây là nguồn cung cấp nguồn lao động chất
lượng cao, trong đó có chuyên ngành công nghệ thông tin, khoa học dữ liệu, AI.
Thứ tư, Chính phủ đã và đang đưa ra hàng loại những cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp trong chuyển đổi số. Nghị quyết số 52 -NQ/TW về một số chủ trương, chính sách
chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã xác định phát triển kinh tế số
là trụ cột, là nhiệm vụ trọng tâm chiến lược trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia những
năm tiếp theo. Mục tiêu đến năm 2025 kinh tế số của Việt Nam chiếm 20% GDP, đến năm
2030 chiếm 30% GDP, đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ 3 trong
khu vực ASEAN về chính phủ điện tử và kinh tế số. Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày
3/6/2020 của Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến
năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Cùng với đó, Chính phủ cũng đang đổi mới mạnh
mẽ phương thức làm việc gắn CNTT, xây dựng chính phủ điện tử, chuyển đổi số quốc gia
lấy người dân làm trung tâm, tạo nền tảng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số, hình thành Chính
phủ số, xã hội số.

128
4.2. Thách thức cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ở Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay
Ở mặt khác, tuy những lợi ích và cơ hội mà chuyển đổi số mang lại cho doanh nghiệp
nói chung và doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ở Việt Nam nói riêng là vô cùng to lớn, vẫn còn
nhiều thách thức trong quá trình chuyển đổi số ở doanh nghiệp.
Thứ nhất, thách thức chính trong quá trình thúc đẩy chuyển đổi số ở doanh nghiệp
nhỏ và siêu nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và nông nghiệp là
thiếu vốn và kiến thức. Việt Nam là một nước đang phát triển, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của
nước ta còn đang khá thô sơ về dữ liệu, tốc độ truyền tải. Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi
số cần đầu tư nhiều hơn nữa vào cơ sở hạ tầng. Quá trình đầu tư này không thể triển khai
ngay lập tức mà cần có thời gian và tốn kém. Theo Cameron A và cộng sự (2019) chỉ có
15% doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ có những khoản đầu tư lớn vào số hóa trong
năm 2019 và 18% có ý định đầu tư mạnh vào số hóa trong năm năm tới. Mức đầu tư cao,
cùng với những lợi ích kinh tế chưa thật sự rõ ràng và sự thiếu chắc chắn của việc áp dụng
công nghệ là những thách thức đối với số hóa ở Việt Nam, nhất là đối với các doanh nghiệp
nhỏ và vừa.
Thứ hai, doanh nghiệp thiếu nhận thức về tầm ảnh hưởng của chuyển đổi số. Công
cuộc chuyển đổi số đòi hỏi những người đứng đầu doanh nghiệp phải là người sẵn sàng
thay đổi, mạnh dạn từ bỏ mô hình kinh doanh truyền thống để xây dựng một mô hình kinh
doanh mới, một quy trình làm việc mới. Tuy nhiên, theo khảo sát của Bộ Công Thương, có
tới 16 trong 17 ngành nghề được khảo sát có mức độ sẵn sàng để tham gia vào chuyển đổi
số thấp. Đáng chú ý, hơn 80% doanh nghiệp mới bắt đầu tìm 490 hiểu về chuyển đổi số.
Gần đây, các khái niệm về “kinh tế số” và “chuyển đổi số” đã được đề cập rất nhiều, nhưng
nhiều doanh nghiệp nói chung vẫn chưa thực sự hiểu và có kế hoạch áp dụng vào thực tiễn.
Ngoài ra, càng phụ thuộc vào công nghệ thì càng ít phụ thuộc vào con người. Điều này có
thể ảnh hưởng đặc biệt đến các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, vì lao động con người thường
là lao động chính của những doanh nghiệp này. Các quy trình được tự động hóa nhiều hơn
thì yêu cầu về nguồn nhân lực giảm xuống. Theo Cameron A và cộng sự, có tới 38,1% việc
làm hiện tại của nước ta có thể được chuyển đổi do tác động của tự động hóa vào năm 2045.
Theo một đánh giá lạc quan hơn thì khoảng 15% tổng số việc làm sẽ được tự động hóa vào
năm 2033.
Thứ ba, an toàn bảo mật thông tin, bảo mật thông tin, bảo mật hệ thống trong doanh
nghiệp nhỏ và siêu nhỏ là những khái niệm mà mới đây tại Việt Nam mới bắt đầu quan tâm
tới. Hầu hết người dùng không nhận thức rõ vai trò của việc bảo mật thông tin. Điều đó

129
cũng chính là lý do dẫn tới hàng ngàn chứng minh thư, bằng cấp, số thẻ; đối với doanh
nghiệp, đó là kế hoạch phát triển mã nguồn hệ thống bị đưa ra công khai, việc này có thể
gây tổn hại hàng trăm triệu - một số tiền lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Hiểu được những rủi ro của việc an toàn thông tin các nhà lập trình ứng dụng và chuyên
viên bảo vệ thông tin đang nỗ lực tiếp cận công nghệ mới để nâng cấp “hàng rào bảo vệ”
cho các cá nhân, tổ chức. Tại các hệ thống lớn, sẽ có đội ngũ IT Security chuyên đưa ra kế
hoạch ứng phó sự cố cũng như thiết lập các công cụ quản lý rủi ro để kiểm soát tình hình.
Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa đủ, số lượng hệ thống mới trên thị trường trong những năm
gần đây tăng trưởng cực kỳ nhanh trong khi cơ sở hạ tầng tại Việt Nam không đáp ứng đủ.
Đây chính là thách thức mới mà chúng ta đang phải đối mặt.
Kết luận
Chuyển đổi số cho S&MiE không còn là một chủ đề cần nghiên cứu, mà trong bối
cảnh hội nhập sâu rộng dưới tác động của CMCN 4.0, đã trở thành nhiệm vụ cấp thiết và
thực tiễn ở nước ta. Để thực thi nhiệm vụ này, bản thân từng DN, cụm, nhóm DN, cao hơn
là toàn hệ thống DN, thậm chí dưới nỗ lực kiến tạo, đồng hành của chính phủ - cũng khó
hoàn thành, nếu thiếu sự phối hợp của các thành tố khác. Mặt khác, tuy đã có nhiều thành
tựu nhất định, nhưng việc phối hợp để hỗ trợ chuyển đổi số hiệu quả cho S&MiE ở Việt
Nam còn nhiều hạn chế, yếu kém, bởi nhiều nguyên nhân chưa dễ khắc phục. Để đáp ứng
nhu cầu chuyển đổi số lớn và cấp thiết này, nhà nước, các bộ ngành, địa phương, các DN,
cùng các giới, cộng đồng, xã hội và quốc tế - cần triển khai nhiều giải pháp để phối hợp hỗ
trợ. Trong bối cảnh nhiều dịch bệnh đang diễn biến phức tạp; kinh tế thế giới đang chao
đảo trước sự gia tăng giá nhiên liệu, lương thực, lạm phát phi mã; khủng hoảng Ukraine
chưa thấy hồi kết, các đòn trừng phạt qua lại vẫn tăng. Trong nước, còn nhiều khó khăn nội
tại, có vấn đề tồn đọng nhiều năm phải xử lý, nhiều vấn đề mới nảy sinh. Nổi bật là sức ép
lạm phát cao, giá cả đầu vào tăng, chuỗi cung ứng đứt gãy, thị trường bị ảnh hưởng gián
tiếp làm việc chuyển đổi số càng thêm khó khăn. Song, với nhiều thuận lợi, kế thừa thành
quả của những năm trước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự ủng hộ của Quốc hội, sự chỉ đạo,
điều hành quyết liệt, thống nhất, kịp thời của Chính phủ. Cùng nỗ lực của các bộ ngành, địa
phương; sự góp sức của các giới: khoa học, đầu tư, doanh nhân; sự chung tay góp sức của
cộng đồng và xã hội; cùng nỗ lực phấn đấu của DN. Tin tưởng rằng sắp tới sự phối hợp để
hỗ trợ chuyển đổi số hiệu quả cho S&MiE sẽ phát triển lên tầm cao mới, nhiệm vụ quan
trọng này sẽ thực hiện thành công, giúp mở đường cho kinh tế Việt Nam phát triển mạnh
hơn lên...
Tài liệu tham khảo

130
1. PGS.TS.Bùi Văn Vần và PGS.TS.Vũ Văn Ninh (2015). Tài chính doanh nghiệp –
NXB Tài chính
2. Ayagre, P., Appiah-Gyamerah, I., & Nartey, J. (2014). The Effectiveness of Internal
Control Systems of Banks. The Case of Ghanaian Banks. International Journal of
Accounting and Financial Reporting, 4(2), 377. doi:https://doi.org/10.5296/ijafr.v4i2.6432
3. Nguyễn Hòa (2021), Doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ chuyển đổi số, Tạp chí Công
thương điện tử, congthuong.vn;
4. Nguyễn Trung Nhân và Lưu Thanh Đức Hải (2018), Đề xuất mô hình đo lường tác
động của công nghệ thông tin đến các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp;
5. Watkins J và cộng sự (2021) Chuyển đổi số ở Việt Nam: Trải nghiệm của DNNVV
và doanh nghiệpNN. Đại học RMIT, Trung tâm Xuất sắc về Kỹ thuật số;
6. Hervas-Oliver, J.-L., Gonzalez-Alcaide, G., Rojas-Alvarado, R., & Monto-Mompo,
S. (2020). Emerging regional innovation policies for industry 4.0: Analyzing the digital
innovation hub program in European regions. Competitiveness Review: An International
Business Journal, 31(1), 106-129. https://doi.org/10.1108/CR-12-2019- 0159

THE IMPACT OF DIGITAL TRANSFORMATION ON THE


PERFORMANCE OF TIEN PHONG COMMERCIAL JOINT STOCK BANK
(TPBANK)
Nguyễn Lê Thảo Nguyên - CQ58/11.05CL
Phan Hải Nam - CQ58/11.05CL
Nguyễn Hà My - CQ58/11.05CL
Ngô Thu Phương - CQ58/11.06CL
Abstract: Digital transformation is an inevitable trend for fields and entities in the
economy, including the financial sector. The financial sector in our country has undergone
a strong digital transformation recently and has achieved positive results which have made
an important contribution to promoting the country's economic recovery and growth after
the pandemic. This article is based on secondary sources of information, using qualitative
analysis methods to evaluate the situation of digital transformation in the financial sector
in Vietnam, thereby making multiple recommendations on this issue.
1. Theoretical foundations of digital transformation
1.1.Concept and necessity of digital transformation

131
Concept:
According to Gartner - the IT research and consulting company - digital
transformation is defined as the use of digital technologies to change business models and
create new opportunities, revenue, and value.
Digital transformation is the overall and comprehensive process of individuals and
organizations changing their ways of working and operating in the digital environment with
digital technologies. Digital transformation will create new operating models, helping to
restructure the economy. The characteristic of digital transformation is the application of
the latest scientific and technological advances, new technology thinking in economic and
social fields, and daily life.
The Necessity of Digital Transformation:
In social life, digital transformation changes the way we live, work, and interact with
each other. Digital technology makes it easy to stay in touch with friends, and family, and
work remotely, even when in different parts of the world.
In business production, digital transformation helps companies reduce operating
costs, access customers, and support management and operations. This helps to increase the
efficiency and competitiveness of the organization and improve the company's
performance.
In the financial and banking sector, users can check their payment transactions on
their smart devices and arrange money transfers and bill payments.
1.2.Breakthrough technologies and trends in digital transformation
Firstly, Artificial Intelligence (AI), is a widely used technology in many industries.
Its intelligent features are attracting a large number of businesses and helping them generate
more profits. By programming machines to perform tasks such as visual perception, speech
recognition, decision-making, and language translation, AI is revolutionizing industries.
Secondly, Machine Learning (ML) is a technology that involves researching and
building modeling techniques that allow computers to understand, process, and "learn"
from data to solve specific problems. In finance, banking, and other fields, ML combined
with quantitative analytical models can help find data patterns, make predictions, and
support effective decision-making to ensure continued economic growth and risk control.
Thirdly, Cloud Computing, also known as virtual server computing, is a computing
model that uses computer technologies and develops based on the Internet.

132
Fourthly, a Blockchain application is a hierarchical database system that stores
information in linked blocks using encryption, allowing data to be transmitted securely
through a complex encryption system that can be expanded over time.
Fifthly, Big Data is a large and complex data set. The power of big data is particularly
evident in the fields of economy and finance. Processing information, especially
information related to customer needs, allows businesses to improve their marketing
strategies.
Finally, the Internet of Things (IoT) enables a variety of new business models,
applications, and services that rely on the data collected from devices and objects, including
those that sense and interact with the physical world. IoT devices encompass both near and
far communication devices.
1.3. Basic elements of digital transformation in the economy
Firstly, in terms of operational processes, optimizing internal organization,
streamlining unnecessary steps, and applying advanced IT techniques to enhance the work
efficiency of businesses.
Secondly, in terms of management systems, using digital technology to build a unified
information system, collecting data from the process flow, and building AI models
(artificial intelligence) for intuitive management with different control systems.
Thirdly, in terms of the personnel system, training to develop new skills for employees
and establish new work models. The unchanging truth of digital transformation is to take
"human" as the core.
Fourthly, in terms of digital skills, this is a "solid" strength, which is the application
of different technologies and techniques to help "people" work effectively.
Fifthly, in terms of organizational culture and capacity, this is a "soft" strength, which
is the most important foundation for digital transformation. The stronger the support from
organizational culture and personnel capacity, the higher the chance of successful digital
transformation.
2. The status of digital transformation in the financial sector in vietnam
2.1. The necessity of digital transformation and its application in the financial
sector in Vietnam
In modern times, digital transformation has become an inevitable trend worldwide,
and many countries are researching, applying, and developing it. Especially under the
impact of the COVID-19 pandemic, a digital transformation is no longer an option but a
mandatory requirement for each country and business. Vietnam is no exception to this trend.

133
As the "backbone" of the economy, digital transformation in the financial sector of
Vietnam will be one of the key factors for digital transformation in general and will promote
digital transformation in other sectors of the Vietnamese economy. The application of
digital transformation helps to transform into a modern and efficient digital financial
system, meeting the requirements of development, maximizing support for citizens and
businesses, as well as enhancing capacity in management work, and ensuring transparency
and professionalism in financial activities.
2.2. The Party and State's perspective on digital transformation in the financial
sector
The 13th Congress of the Party has identified many solution groups in various fields
to achieve short- and long-term socio-economic development goals, in which digital
transformation has been identified: "Develop fast and sustainable, based mainly on science
and technology, innovation, and digital transformation. We must innovate thinking and
action, proactively seize timely opportunities, effectively exploit the opportunities of the
4th industrial revolution associated with the international integration process to restructure
the economy, develop the digital economy, and digital society, and consider this as a
decisive factor in improving productivity, quality, efficiency, and competitiveness". The
Congress also affirmed that along with strong development of science and technology and
innovation, digital transformation is one of the three pillars to implement rapid and
sustainable development; at the same time, it is one of the major breakthroughs,
contributing to "creating breakthroughs in productivity, quality, efficiency, and
competitiveness.
2.3. The current situation of digital transformation in the financial sector in
Vietnam
During the current period, especially after the COVID-19 pandemic, digital
transformation activities in most sectors of the Vietnamese economy have been strongly
implemented when the Government issued Decision No. 505 / QD-TTg on October 10 as
the "National Digital Transformation Day" to raise social awareness of the role,
significance, and benefits of digital transformation; promoting the participation of the entire
population to ensure the success of digital transformation, in which the strong
transformation of the Vietnamese finance sector in the digital transformation process must
be mentioned in particular.
According to the survey results "Current situation of digital transformation in
businesses in the context of COVID-19 pandemic" conducted by the Vietnam Chamber of

134
Commerce and Industry (VCCI) in 2020 on 400 businesses, Vietnamese businesses have
started to realize and apply digital technologies to most stages.
In the field of internal management, cloud computing is the most widely used
technical tool by many Vietnamese businesses, accounting for 60.6%, an increase of 19.5%
compared to before the COVID-19 pandemic. Next is the online conference system, work,
and process management system with approximately 30% of businesses that have applied
these tools before the COVID-19 pandemic, and approximately 19% of businesses have
used these tools since the pandemic occurred.
In the banking sector, banks have studied and implemented initial digital
transformation strategies with IoT applications that allow customers to access and use
banking services, and connect with other digital ecosystems on the Internet platform
(Timo's digital banking service of VPBank, Live Bank of TPBank, E-Zone of BIDV…), or
provide banking services through applications installed directly on mobile phones (Mobile
Banking…).
In addition, the service sector that completely uses the technology platform of foreign
countries such as Grab or Uber is the leverage to help create a boom in domestic ride-hailing
service providers such as Be or FastGo. VinGroup has also built a unified customer
management system with VinID, helping customers integrate and manage information
when transacting with VinGroup in many different services such as paying household bills,
electricity bills, shopping, or resort services…
Investing in digital transformation is an investment to change, from perception,
strategy, human resources, and infrastructure structure to technology solutions, requiring a
large investment capital. However, the need to invest heavily in finance and human
resources, while not entirely certain about the effectiveness and facing the risk of failure,
has created a significant barrier to Vietnamese businesses.
2.4. Opportunities and challenges of digital transformation in the financial
sector in Vietnam
Opportunities for businesses:
Expanding customer base: The digital business model allows businesses to reach
more customers, even those in remote areas where the business operates while increasing
operational productivity and cost control.
Improving work productivity: Implementing solutions will help businesses automate
processes, reduce manual work, cut costs, facilitate work for employees, and enhance
convenient service delivery for customers.

135
Increasing revenue: Reducing operating costs, maintaining business activities by
automating processes, and improving customer experience will ultimately increase the
company's revenue.
Challenges for businesses:
Unclear strategy: In the current context, traditional thinking strategies are no longer
suitable for each business. Old habits such as fear of change and lack of creativity will be
the death knell for businesses. Business leaders need to change their thinking to have an
effective digital business strategy, create initial experiences, and integrate those experiences
into the business development strategy process.
Tight budget: Investing in technology is a significant investment, including
infrastructure, human resources, and technical solutions. A limited budget is a huge
challenge that slows down the decision-making process and forces leaders to step back.
Security issues: Personal data and the privacy rights of individuals on the internet are
being threatened. According to statistics from Kaspersky Security, Vietnam is among the
countries with the most cyber-attacks. This is a challenge for the government and businesses
in the process of digital transformation.
2.5. Factors affecting digital transformation in the financial sector in Vietnam
The banking and finance industry, in general, is undergoing rapid modernization,
creating a scope for digital transformation in its activities. However, a successful digital
transformation journey in this industry depends on 5 key factors:
Firstly, customers are the main beneficiaries of digital transformation. The increasing
use of smart devices has driven digital transformation and brought services closer to
customers. This helps businesses provide personalized, transparent, and secure products,
meeting the rapidly changing market demand.
Secondly, modernization of infrastructure and operating models. Digital
transformation is not just about introducing digital technologies. Infrastructure and basic
operating models play an important role in enabling the flow of important information for
end-to-end digital activities.
Thirdly, clearly define the digital technology use plan. Developing a plan during the
modernization of infrastructure is necessary to help businesses understand the objectives
and directions of operations, the suitable technology forms for the development process,
and maximize operational efficiency.
Fourthly, about data information. This is considered a tool and related resource in
promoting the success of businesses. It is necessary to implement data analysis practices to

136
understand and monitor customer thought patterns. This helps them provide the most
suitable and appropriate products for customer needs.
Fifthly, mastering and controlling technology. If a business understands and masters
the impact of technology on operations and operates flexibly, it will help accelerate the
digital transformation process in management work. This is necessary for businesses,
especially banks.
2.6. Digital transformation in the financial sector at Tien Phong Commercial
Joint Stock Bank (TPBank)
When it comes to exemplary digital transformation in the financial-banking sector,
Tien Phong Commercial Joint Stock Bank (or TPBank) is a typical representative in
Vietnam. TPBank's main business activity is providing goods and financial services. As a
private commercial bank, TPBank also faces some challenges, including adverse impacts
from the COVID-19 pandemic.
Regarding operations, banks, and financial organizations are increasingly forced to
reduce costs while increasing quality. Automating processes with robots (RPA) has emerged
as a feasible solution for other issues in the banking industry, including optimizing skilled
resource capacity and improving process efficiency (RPA).
Automating processes with robots (RPA) in the banking industry supports the
processing of repetitive banking tasks, helps banks and financial organizations increase
productivity by attracting real-time customers, and takes advantage of the significant
benefits of robots working continuously 24/7. When set up and deployed correctly, these
RPA-based banking robots can fully control system actions (mouse and keyboard),
including clicking and opening applications, sending emails, and copying information from
this banking system to another banking system. At TPBank, RPA has been used with around
300 robots to automate processing and data collection processes to rationalize internal
procedures, improve customer experience, and free up labor for employees. Furthermore,
TPBank's operating activities are always prioritized for digitization, with a paperless target
of 90% applied to ensure faster and more secure document processing.
Regarding customer experience, the highlight of TPBank's digital transformation
process in customer services is the first automatic transaction chain in Vietnam, TPBank
LiveBank, which allows for biometrics use for 24/7 transactions. Using the Al application,
LiveBank can reliably identify the identity of millions of customers in just 3 seconds, issue
a card after 5 minutes of registration, and eliminate the need to carry personal documents,
bank cards, or remember passwords when conducting transactions. Additionally, the bank

137
has an overall view of customers through annual data analysis using AI, allowing TPBank
to create the next product or service based on a careful evaluation of past transactions
because user behavior is recorded and analyzed. This helps predict which customers are
about to leave the bank and identify the best way to care for and retain them. Thanks to
eKYC technology, customers can easily select some special nickname accounts or perform
a voice search directly in the TPBank Mobile application.
Comprehensively deploying synchronous digital innovation combined with changes
from within the mindset and perception has led TPBank to achieve many achievements,
becoming a bank of the digital age, pioneering, leading, and creating a difference in
customer experience.
2.7. Experience in digital transformation in the financial sector at Tien Phong
Commercial Joint Stock Bank (TPBank)
Tien Phong Commercial Joint Stock Bank is one of the leading digital banks in
Vietnam, having been honored for three consecutive years as an excellent digital
transformation enterprise at the "Vietnam Digital Awards" (VDA) by the Vietnam Digital
Communications Association.
Intending to exploit AI as a leading technology and platform for breakthrough
innovations, TPBank has pursued a digital strategy with systematic investment in
technology, resulting in the launch of many technology-based applications and products
that use AI and other advanced technologies such as machine learning, deep learning, and
optical character recognition (OCR). Some notable achievements in TPBank's digital
transformation include:
TPBank is the first bank in Vietnam to allow customers to conduct 24/7 transactions
at TPBank LiveBank's self-service points using biometrics without requiring identity
papers or bank cards, accurately identifying each individual among millions of customers
within 3 seconds. In addition, thanks to eKYC technology, customers can easily open
accounts anywhere or search by voice on the TPBank Mobile app.
In internal operations, TPBank has applied artificial intelligence, machine learning,
and automation throughout to minimize operation time and cost after digitizing all
operational processes, implementing 90% paperless banking, and using nearly 300 robots
for RPA to automate processes, data collection, and prepare for data-driven banking
operation. TPBank has also developed its own set of AI applications, including OCR, Smart
Search, and Chatbox, to increase operational productivity, prevent fraud, and enhance
security for both customers and businesses.

138
These experiences will be a solid foundation for TPBank to achieve even greater
success in the digital transformation of the enterprise.
2.8. The impact of digital transformation in the financial sector on the
operational efficiency of Tien Phong Commercial Joint Stock NH (TPBank)
Analysts often cite TPBank as a prime example of successful and effective digital
transformation. The profit achievement of the past decade has contributed significantly to
a separate direction, focusing on technology, with digital banking as the centerpiece. From
a young and undercapitalized bank in difficult circumstances, TPBank has gradually
recovered and gained momentum, with profits and total assets constantly growing in recent
years. It can be said that digital transformation has transformed the fate of TPBank, helping
the bank to shift from a bank that had to restructure with accumulated losses of trillions of
VND to an efficient bank with ROEs of 22.61% (2021) and 21.48% (2022), respectively,
ranking high in the banking industry.

Source: Tien Phong Commercial Joint Stock Bank

Thanks to an effective digital transformation strategy, TPBank has achieved


significant accomplishments in its operational efficiency.
Specifically, during the 2021-2022 period, despite being heavily affected by the
COVID-19 pandemic, TPBank still recorded profits exceeding the plan thanks to strong
revenue growth and successful maximum cost reduction with CIR decreasing from 40% to
33%, becoming one of the banks with the lowest CIR while maintaining high ROA and
ROE in the banking industry at 1.94% and 22.61%, respectively.
In addition, with the rapid development of a digital ecosystem, TPBank has quickly
achieved impressive growth figures: The number of new customers through digital channels
increases by 50%-60% annually, contributing over 60% of the total number of new

139
customers of the entire bank. The number of transactions through digital channels accounts
for 95% of the total transaction volume of the bank - the highest in the industry - and has
grown by more than 150% on average compared to the previous year.
Moreover, with the launch of the LiveBank model (online transaction) of TPBank,
this application now can handle about 90% of services for customers compared to
traditional banking branches (except for loans). It is estimated that every 3 LiveBank self-
service machines can replace a bank branch. Currently, TPBank has 330 operating Livebank
machines, helping the bank expand its network nationwide while still ensuring cost
reduction and improving the operational efficiency of the enterprise.
3. Solutions for promoting digital transformation in the financial sector of
Vietnam
3.1. Objectives and directions for developing digital finance
On July 27, 2022, Minister of Finance Ho Duc Phoc signed Decision No. 1484/QD-
BTC on the issuance of the Ministry of Finance's Digital Transformation Plan until 2025,
with a vision to 2030.
The objective is to establish a modern, transparent, and open digital financial platform
based on big data and open financial data by 2025. By 2030, a rich and modern digital
financial ecosystem will be formed in all fields, ensuring efficiency and information
security.
The plan outlines a general objective of digital transformation linked to the
development of a sustainable, modern, and integrated national financial system,
contributing to promoting growth, enhancing the economy's resilience, and ensuring
macroeconomic stability, and national financial security.
The Ministry of Finance's Digital Transformation Plan also sets specific targets for
2025, including reducing, restructuring, simplifying, standardizing, and unifying
administrative procedures; providing new services on the principle of ensuring service
quality, reducing costs, and increasing social labor productivity to proactively and timely
meet society's needs.
Notably, the Decision also sets the goal of establishing a market surveillance system
for Vietnam's stock market, striving to establish a completely digital financial system and
intelligent financial system with four key areas: tight tax management to prevent tax
evasion and provide the best utilities for people and businesses; intelligent customs;
cashless treasury without customers or documents; the strong digital transformation of the
stock market.

140
Looking toward 2030, the Ministry of Finance will transform the way it serves people
and businesses in line with the government's digital transformation roadmap, reducing
costs, increasing business productivity, creating favorable conditions, bringing satisfaction
to people, and helping people and businesses participate more in the Ministry of Finance's
activities to create value, benefits, satisfaction, trust, and social consensus.
3.2. Solutions for promoting digital transformation in the financial sector in
Vietnam
Firstly, focus on issuing specialized strategies and policies on digital transformation
to create a solid foundation and favorable conditions for Vietnam to proactively exploit the
opportunities that this revolution brings, thereby breaking through in the future in general
and the financial sector in particular.
Secondly, find opportunities to apply digital transformation in organization, operation,
management, and implementation of tasks in the digital environment, so that officials and
civil servants can perform their tasks well to serve the people and businesses through the
government's digital transformation roadmap. Thereby, reducing costs, creating favorable
conditions for businesses, bringing satisfaction to people, and helping people and
businesses participate more in the activities of the Ministry of Finance to create value,
benefits, satisfaction, trust, and social consensus.
Thirdly, administrators need to clearly understand the importance of digital
transformation in managing business operations. Many businesses in Vietnam currently
have cumbersome machinery, and complex processes, which are one of the bottlenecks
hindering the application of advanced technology. Therefore, one of the top priorities of the
financial - banking sector is to digitize processes - provide easy-to-manage overall
situations, and work progress, and quickly detect issues that need urgent intervention.
Branch departments can coordinate smoothly together according to a certain standard,
helping the workflow to be transparent in terms of responsibility.
Fourthly, the financial - banking sector is an industry with massive data, requiring
digitizing paper documents to reduce difficulties when doing manual work and time to
implement through data management - integrating all bank data into one place for
classification, storage, and management; automating data analysis - extracting and
analyzing data according to predefined programming, thereby providing suitable insights
for each operation; applying machine learning to the data analysis system (big data)…

Conclusion

141
The benefits of digital transformation in the banking industry are immense.
Integrating digital transformation is not only suitable for the current social context but also
brings many benefits such as promoting the overall growth of the financial and banking
industry, as well as the operational structure of banks. The purpose of digital transformation
for businesses is to restructure the existing system to reduce workload, shorten the time
required to develop products, and improve the bank's service capabilities across multiple
channels. Additionally, digital transformation also helps to save time, and costs, manage
accounts, transfer money quickly, pay bills, improve the quality of banking services, and
enhance security. Finally, it provides a more sustainable platform for the future of the bank.
This means that TPBank's customers will have an unparalleled multi-channel experience,
and the bank can introduce more innovative products to customers at the center. To avoid
standing still and losing ground in the highly competitive banking industry, banks must
continuously update their technology to have appropriate security measures. The business
digital transformation process is endless as technologies continue to improve every day, so
the important thing is to always keep up to date.
References
1. Krassimira Schwertner, Faculty of Economic and Business Administration, Sofia
University, Bulgaria, “The Impact of Digital Transformation on Business: A Detailed
Review”. [https://www.proudpen.com/book/strategic-management-in-the-age-of-digital-
transformation/the-impact-of-digital-transformation-on-business-a-detailed-review/].
2. Veritis transcend, “8 Factors That Drive Digital Transformation in Banking
Industry”.[https://www.veritis.com/blog/8-factors-that-drive-digital-transformation-in-
banking-industry/]
3. “Bền bỉ vượt qua 2022 đầy thách thức, TPBank báo lợi nhuận tăng 30% trong năm
2022”, TPBank, 13/01/2023.
[https://tpb.vn/tin-tuc/tin-tpbank/ben-bi-vuot-qua-2022-day-thach-thuc-tpbank-bao-
loi-nhuan-tang-30-trong-nam-2022]
4. Hạnh Nguyễn, “Ngành tài chính quyết tâm tập trung triển khai chuyển đổi số”,
Báo VietnamPlus, 17/11/2022.

142
PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ TẠI VIỆT NAM
TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Trần Minh Anh Thư - CQ 58/11.09
Lê Thị Lan Anh - CQ58/11.03CL
Tóm tắt: Kinh tế số, nền kinh tế dựa trên công nghệ số và nền tảng số, đang tăng
trưởng rất nhanh và trở thành xu hướng phát triển mới trên phạm vi toàn cầu. Tại Việt Nam,
kinh tế số được coi là một trong những động lực tăng trưởng trong những thập niên tới, cho
phép Việt Nam đạt mục tiêu trở thành nền kinh tế thu nhập cao vào năm 2045. Trong đó,
mục tiêu đến năm 2025 kinh tế số sẽ chiếm 20% GDP, đến năm 2030, kinh tế số chiếm
khoảng 30% GDP. Mặc dù cơ hội và tiềm năng là rất lớn, tuy nhiên, để hiện thực hoá các
mục tiêu đã đặt ra, trong thời gian tới cần nhanh chóng xây dựng, ban hành các chiến lược,
chương trình quốc gia về phát triển kinh tế số, xã hội số; rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy
định pháp luật nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế chính sách cho phát triển kinh tế
số, xã hội số; đẩy mạnh triển khai chương trình chuyển đổi số quốc gia về phát triển nguồn
nhân lực số, chuyển đổi số doanh nghiệp và phát triển thị trường số nội địa.
Từ khóa: Kinh tế số, công nghệ số, thực trạng, giải pháp, nguồn lực phát triển, pháp
lí về kinh tế số
Việc ứng dụng sâu rộng công nghệ thông tin (CNTT) trong mọi hoạt động của nền kinh
tế theo hướng hiệu quả hơn, tối ưu hơn đã hình thành một nền kinh tế số không biên giới,
mang lại giá trị cao. Đây cũng là xu thế tất yếu của nền kinh tế toàn cầu trong bối cảnh công
nghiệp phát triển đến giai đoạn 4.0 và các mô hình kinh tế truyền thống đang dần bão hoà.
Kinh tế số không chỉ tạo ra quy mô lớn hơn và tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, mà còn khiến
cho các nền kinh tế thay đổi phương thức sản xuất và cấu trúc. Do đó, cần phải có những giải
pháp chiến lược thúc đẩy sự phát triển bền vững nền kinh tế số ở Việt Nam.
1. Thực trạng phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam
Trong những năm qua, nền kinh tế số của Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng.
Việt Nam đã xây dựng và triển khai một số chính sách nhằm thúc đẩy chuyển đổi hạ tầng
viễn thông thành hạ tầng số, làm tiền đề để thúc đẩy phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã
hội số. Hạ tầng số với thành phần cốt lõi là hạ tầng viễn thông băng thông rộng đã kết nối
đến từng gia đình, cá nhân. Bên cạnh đó, hạ tầng điện toán đám mây, nền tảng định danh và
xác thực số đã và đang được thúc đẩy phát triển. Là quốc gia với gần 100 triệu dân đang ở
trong thời kỳ dân số vàng.
Theo báo cáo của Worldbank đưa ra năm 2021, Việt Nam đạt kết quả tốt về kết nối, với
thứ hạng cao về sử dụng điện thoại di động và có kết nối internet, mặc dù tốc độ kết nối vẫn

143
chưa bằng các quốc gia đi trước. Việt Nam cũng đạt được tiến bộ trong việc sử dụng các công
cụ số mới của doanh nghiệp và Chính phủ, mặc dù mới chủ yếu cho các chức năng cơ bản.
Cụ thể, với khả năng kết nối internet tốc độ cao, Việt Nam đã đạt những bước tiến lớn trong
việc mở rộng kết nối internet từ mức gần như bằng 0 từ cuối thập niên 1990, đến bao phủ
được 64% dân số như hiện nay. Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế số (tỷ lệ người
sử dụng internet chiếm trên 70% dân số và là quốc gia có hạ tầng số ở mức khá trong khu
vực Đông Nam Á).
Hai đại diện dẫn đầu trong khu vực là Indonesia và Việt Nam có tốc độ tăng trưởng
vượt mức 40%/1 năm. Đến năm 2025, nền kinh tế số trong khu vực dự báo sẽ tăng gấp 3 lần,
chạm mức 300 tỷ USD, rút ngắn khoảng cách với những thị trường phát triển hơn về tỷ lệ
đóng góp vào GDP.
Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên đưa ra một chiến lược rõ ràng về chuyển
đổi số với 3 trụ cột: 1) phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động; 2)
phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; 3) phát triển xã hội số,
thu hẹp khoảng cách số.
Thực tế cho thấy, trong những năm qua, quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam đã đạt
được những thành quả đáng ghi nhận: trên 50% các bộ, ngành, địa phương đã xây dựng và
bắt đầu triển khai các chương trình, đề án, kế hoạch về chuyển đổi số; nhiều doanh nghiệp
công nghệ Việt Nam đã làm chủ các công nghệ cốt lõi, phát triển các nền tảng công nghệ cho
chuyển đổi số, trong đó có khoảng 40 nền tảng “Make in Việt Nam”; công tác ứng dụng công
nghệ số, chuyển đổi số trong cộng đồng doanh nghiệp cũng được thúc đẩy mạnh mẽ. Về cải
cách hành chính, trục liên thông văn bản quốc gia và Cổng dịch vụ công quốc gia đã đi vào
vận hành, góp phần tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng và hàng chục triệu giờ công lao động.
Nền kinh tế số cũng đòi hỏi phải có hệ thống thanh toán điện tử bảo mật và hiệu suất
cao. Hầu hết các giao dịch thanh toán ở Việt Nam hiện đang thực hiện bằng tiền mặt và phát
triển tài chính toàn diện còn chậm. Chỉ có 22% người Việt Nam thực hiện hoặc nhận thanh
toán số vào năm 2017 và chỉ có 41% người trưởng thành có tài khoản ngân hàng vào năm
2019. Khả năng tiếp cận và phát triển tài chính toàn diện đặc biệt hạn chế ở các vùng nông
thôn. Tuy nhiên, sự phổ biến của điện thoại di động và internet giá rẻ tạo cơ hội lớn cho sự
phát triển của ngân hàng số nếu Việt Nam có thể thu hẹp khoảng cách trong phát triển tài
chính toàn diện.
Trong những năm gần đây, ngành Dịch vụ tài chính đã khởi động một số đề án mới, tạo
điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng của thanh toán số, các kênh cung cấp dịch vụ tài chính
mới, mở rộng các mô hình cho vay và dữ liệu báo cáo tín dụng, các giải pháp thanh toán từ

144
chính quyền đến người dân (G2P) và thương mại điện tử.
Hiện nay, có khoảng 32 nhà cung cấp dịch vụ tư nhân đang cung cấp các dịch vụ thanh
toán số thông qua tài khoản ngân hàng, bao gồm các dịch vụ thanh toán điện tử, thu ngân,
tiền điện tử và ví điện tử. Chương trình thí điểm tiền di động của Chính phủ, được triển khai
qua Quyết định số 316 vào tháng 3/2021 đã hỗ trợ củng cố cho xu hướng này bằng cách nhằm
đến một bộ phận lớn người dân Việt Nam chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng.
Nhờ có nền kinh tế số, các ngành nghề kinh doanh sôi động hẳn lên, từ thương mại điện
tử, quảng cáo trực tuyến trên các trang mạng xã hội (Facebook, instagram), giải trí (Netflix,
Pinterest), giao thông vận tải (Uber, Grab, GoViet) đến phân phối, bán buôn và bán lẻ
(Lazada, Shopee),...Cụ thể, quy mô thị trường thương mại điện tử khoảng 5 tỷ USD, trong
khi du lịch trực tuyến khoảng 4 tỷ USD, truyền thông trực tuyến đạt 3 tỷ USD, gọi xe công
nghệ khoảng 1 tỷ USD. Nước ta cũng trở thành nơi đón nhận nguồn vốn đầu tư đứng thứ 3
trong khu vực vào các công ty hoạt động trên nền tảng công nghệ thông tin, internet; với 0,35
tỷ USD cho 137 thương vụ trong năm 2018 và 0,26 tỷ USD cho 54 thương vụ trong năm
2019. Một số thương vụ đầu tư vào MoMo, Sendo, Topica từ các nhà đầu tư quốc tế, góp
phần đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, mức độ chủ động tham gia phát triển nền kinh tế số nước ta còn không ít
hạn chế, có phần tự phát. Thể chế, chính sách còn nhiều bất cập. Cơ cấu và chất lượng nguồn
nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực
sự là động lực phát triển kinh tế - xã hội; hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia mới được hình
thành, chưa đồng bộ và hiệu quả. Quá trình chuyển đổi số quốc gia còn chậm, thiếu chủ động
do hạ tầng phục vụ quá trình chuyển đổi số còn nhiều hạn chế; nhiều doanh nghiệp còn bị
động, năng lực tiếp cận, ứng dụng, phát triển công nghệ hiện đại còn thấp. Việc đấu tranh với
tội phạm, bảo đảm an ninh mạng còn nhiều thách thức.
Bên cạnh đó, lực lượng lao động của Việt Nam còn thiếu những kỹ năng cần thiết để
hoàn toàn làm chủ kinh tế số. Chỉ có 40% doanh nghiệp cho biết có đủ kỹ năng công nghệ
thông tin và truyền thông (CNTT&TT) để duy trì và khai thác đầy đủ các hệ thống công nghệ
số của họ và mức độ thiếu hụt kỹ năng được dự báo sẽ lên đến 1 triệu lao động ngành Công
nghệ Thông tin và Truyền thông vào năm 2023. Tình trạng thiếu hụt nhân tài còn trầm trọng
hơn do chảy máu chất xám khi nhiều người lao động có kỹ năng trong nước đi làm việc ở
các thị trường nước ngoài.
2. Thách thức đối với phát triển kinh tế số Việt Nam
Mặc dù đã đạt được một số thành công trong phát triển kinh tế số, song, so với khu vực
và thế giới, thành tựu của Việt Nam vẫn còn khiêm tốn. Để đáp ứng được mục tiêu phát triển

145
kinh tế số đạt 20% GDP năm 20255, hành trình chuyển dịch sang nền kinh tế số của Việt
Nam còn gặp nhiều khó khăn, thách thức:
Thứ nhất, hạn chế về nhận thức của cộng đồng xã hội. Nhận thức về phát triển kinh
tế số ở cả cấp độ quản lý nhà nước, cấp độ doanh nghiệp và của người dân chưa cao. Kiến
thức của nhiều cán bộ, doanh nghiệp và người dân về kinh tế số, cùng những thời cơ và thách
thức đối với sự phát triển chưa đồng đều ở các cấp, các ngành dẫn tới nhu cầu, kế hoạch và
hành động nắm bắt xu thế kinh tế số chưa kịp thời. Chuyển đổi số ở một số cấp, ngành, địa
phương và các doanh nghiệp hạn chế. Báo cáo kinh tế Việt Nam thường niên do Viện Nghiên
cứu kinh tế và chính sách (2019) công bố đã chỉ ra, có tới 85% doanh nghiệp công nghiệp
Việt Nam vẫn nằm ngoài nền kinh tế số và chỉ có 13% ở cấp độ mới bắt đầu. Nhận thức về
kinh tế số, nhu cầu và hành động theo xu thế kinh tế số còn chậm chạp, chưa đồng đều, thống
nhất từ trên xuống dưới là những hạn chế góp phần làm chậm xu hướng số hóa nền kinh tế
Việt Nam.
Thứ hai, môi trường pháp lý và thể chế cho phát triển kinh tế số chưa hoàn thiện và
thiếu đồng bộ. Thể chế phát triển kinh tế số vừa thiếu, vừa nhiều lỗ hổng, chưa chặt chẽ,
đồng bộ, minh bạch và mang tính kiến tạo. Sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ, sự
bùng phát dịch Covid-19, các phương thức kinh doanh và ý tưởng sáng tạo mới xuất hiện
khiến cho việc quản lý các hoạt động kinh tế số khá lúng túng. Vấn đề quản lý và thu thuế
đối với các hoạt động thương mại trực tuyến, đặc biệt là kinh doanh qua các mạng xã hội và
cung cấp dịch vụ xuyên biên giới, vấn đề bảo đảm quyền lợi cho người lao động và người
tiêu dùng qua thế giới mạng, việc xử lý, giải quyết những tranh chấp, xung đột về lợi ích của
các chủ thể tham gia các hoạt động kinh doanh, thương mại và dân sự trên môi trường số.
Hệ thống văn bản pháp luật ban hành còn thiếu đồng bộ, thiếu các quy định về giao
dịch dữ liệu, bảo vệ cơ sở dữ liệu, dữ liệu cá nhân, thông tin riêng tư, cũng như tạo lập niềm
tin trên không gian số; thiếu quy định về quyền cá nhân, khi ứng dụng AI. Các quy định về
định danh số và xác thực điện tử cho người dân chậm được ban hành.
Thứ ba, hạ tầng phục vụ quá trình chuyển đổi số còn nhiều hạn chế. Quá trình
chuyển đổi số chậm, thiếu chủ động do hạ tầng phục vụ quá trình chuyển đổi số còn nhiều
hạn chế. Thể chế và quy định pháp luật cho chuyển đổi số và các hoạt động kinh tế số của
Việt Nam được đánh giá là chậm hoàn thiện. Hành lang pháp lý cho thí điểm triển khai áp
dụng các mô hình kinh doanh, dịch vụ mới còn thiếu.
Việc xây dựng cơ sở dữ liệu và kết nối dữ liệu còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều bộ, ngành
xây dựng cơ sở dữ liệu còn phân tán và thiếu sự kết nối liên thông.
Nền kinh tế sử dụng nhiều tiền mặt cũng là yếu tố thách thức, trở ngại đối với phát triển

146
kinh tế số. Quan niệm cũ là tiền mặt được sử dụng trong các giao dịch thương mại thể hiện
niềm tin và tôn trọng lẫn nhau đã làm giảm rất nhiều khả năng kết nối thành công các giao
dịch kinh tế số.
Thứ tư, nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu chuyển đổi sang kinh tế số. Nhân tố
quan trọng nhất trong cạnh tranh và phát triển kinh tế số là nguồn nhân lực, đặc biệt nhân lực
công nghệ thông tin. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin là yếu tố then chốt, quyết định sự
thành công của nền kinh tế số. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam còn ít về
số lượng, chưa bảo đảm về chất lượng. Thương mại điện tử đóng góp chính cho sự phát triển
kinh tế số nhưng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này đòi hỏi lao động vừa có kiến thức về
công nghệ, vừa phải hiểu biết về thương mại để nắm bắt kịp thời các xu hướng mới, ứng
dụng một cách hiệu quả nhất, an toàn nhất. Tuy vậy, các kỹ năng này đều là điểm yếu của
lao động Việt Nam.
Thứ năm, thách thức về an ninh mạng, bảo mật an toàn thông tin. Kinh tế số dựa
trên nền tảng công nghệ thông tin, Internet luôn chứa đựng nguy cơ lớn về bảo mật, an toàn
thông tin, tài chính và tính riêng tư của dữ liệu, của các chủ thể tham gia kinh tế số. Việt Nam
nằm trong top 3 quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất thế giới với tổng cộng 70,7 triệu lượt
máy tính bị tấn công bởi virus, gây thiệt hại khoảng 24.400 tỷ đồng (năm 2021). Hơn 1,8
triệu máy tính bị mất dữ liệu do sự lan tràn của các loại mã độc mã hóa dữ liệu tống tiền
(Ransomware). Nếu không bảo đảm an ninh mạng và an toàn thông tin sẽ cản trở mục tiêu
đưa kinh tế số trở thành một trong những trụ cột chính của nền kinh tế.
Tóm lại, phát triển kinh tế số đang là xu thế và động lực thúc đẩy kinh tế toàn cầu. Việt
Nam hiện có 17 FTA với 60 đối tác (năm 2021) với thị trường nội địa gần 100 triệu người,
dân số trẻ chiếm tỷ lệ cao với 70% dân số sử dụng Internet, có tinh thần đổi mới sáng tạo và
khả năng thích ứng nhanh với công nghệ số, là một trong những nước có tốc độ phát triển
công nghệ số cao nhất thế giới. Tiềm năng phát triển kinh tế số của Việt Nam rất lớn. Quy
mô kinh tế số Việt Nam thậm chí có thể đạt 43 tỷ USD năm 2025 và sẽ tăng trưởng nóng
nhất trong các lĩnh vực gồm thương mại điện tử, du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến
và gọi xe công nghệ.
Tài liệu tham khảo
1. https://vneconomy.vn/cuc-chuyen-doi-so-quoc-gia-kinh-te-so-dang-chiem-hon-10-4-gdp.htm.
2. https://tapchinganhang.gov.vn/doi-moi-sang-tao-trong-boi-canh-phat-trien-nen-kinh-te-so-o-
viet-nam.htm.
3. https://vku.udn.vn/tin-tuc-hoat-dong/tin-tuc-hoat-dong/phat-trien-kinh-te-so-o-viet-nam-co-hoi-
va-thach-thuc.htm.
4. https://tapchitaichinh.vn/thuc-trang-va-giai-phap-phat-trien-nen-kinh-te-so-tai-viet-nam.html
147
CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM
– MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
Phạm Minh Anh – CQ60/11.06CLC
Nguyễn Bảo Ngọc - CQ60/11.05CLC
Phạm Nguyễn Minh Phương - CQ60/11.05CLC
Nguyễn Ngọc Anh - CQ60/11.01CLC

Đặt vấn đề
Trong thời kì COVID 19, cách thức thanh toán của người tiêu dùng đã thay đổi khá
nhiều, thanh toán trực tuyến trở lên phổ biến nhằm đảm bảo khoảng cách, an toàn trong
thời gian bùng phát dịch. Đây là tiền đề lớn để xúc tiến “Chuyển đổi số trong lĩnh vực Tài
Chính- Ngân Hàng” (Digital banking) Chúng ta đã đưa công nghệ số vào các dịch vụ, xúc
tiến ngân hàng số…
Cơ hội của chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng
- Quá trình tự động hóa khâu vận hành tổ chức, chuyển đổi số đã mang lại những
lợi ích đáng kể
Năm 2018 trên thế giới có khoảng 1,7 tỷ cá nhân không tiếp cận được với các dịch vụ
ngân hàng do trở ngại về khoảng cách địa lý, thời gian làm thủ tục. Điều này tạo ra những
thách thức đối với lĩnh vực ngân hàng. Khi tích hợp công nghệ, các quá trình tiếp cận và
làm việc đơn giản với khách hàng như làm hồ sơ cá nhân, gửi tiền tiết kiệm số,... sẽ được
đồng bộ qua cơ sở Big Data, thậm chí sẽ do trí tuệ nhân tạo (AI) tất cả sự hỗ trợ này sẽ giúp
cho việc tiếp cận các dịch vụ, thông qua ứng dụng của ngân hàng nhanh chóng và tiện lợi
hơn bao giờ hết. Khi khách hàng có thêm phương thức thanh toán mà không cần đến ngân
hàng để giao dịch giúp ngân hàng truyền thống giảm bớt áp lực và tập trung nhân lực xử lý
các đầu việc có quy mô lớn hơn. Trong 3 tháng đầu năm 2021, doanh thu của ngân hàng
NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng đạt gần 23.100 tỷ đồng. (Theo báo cáo tài chính của
NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng)
- Công nghệ tiên tiến được tiếp cận và đưa vào sử dụng trong lĩnh vực Ngân hàng
Các hệ thống tự động hóa sẽ thay thế các hoạt động truyền thống thủ công từ thu thập
thông tin đến khai thác dữ liệu từ khách hàng. Rất nhiều các ứng dụng quản lí tài chính,
tiền tệ thuộc quản lí của ngân hàng đã ra đời hỗ trợ các ngân hàng trong việc nâng cấp chất
lượng dịch vụ đến khách hàng. Các hoạt động giao dịch quốc tế cá nhân trở nên dễ dàng.
Mở ra nhiều kì vọng trong quá trình hội nhập quốc tế của nền kinh tế nước nhà.

148
Thách thức trong lĩnh vực chuyển đổi số ở Việt Nam
Bất kì lĩnh vực nào cũng gặp phải những thách thức, trong quá trình thực hiện chuyển
đổi số cũng có một vài những khó khăn mà các doanh nghiệp sẽ gặp phải như:
- Nhân lực
Nguồn nhân lực luôn là yếu tố quan trọng nhất để dẫn đến sự thành công trong một
lĩnh vực cụ thể. Trong đó, nguồn nhân lực của nước ta về lĩnh vực chuyển đổi số vẫn còn
nhiều thiếu hụt về nhà quản lý, các chuyên gia và nhân công có sự am hiểu, hiểu biết về
vấn đề này. Để có thể sử dụng thành thạo và tìm hiểu về một công nghệ mới thì các nhân
viên sẽ phải mất một thời gian dài để làm quen và sẽ càng khó khăn hơn với những người
ngại thay đổi hay thiếu hụt kiến thức về công nghệ. Do đó, các cơ quan cũng như các nhà
lãnh đạo nên tổ chức các khóa đào tạo để nâng cao chuyên môn trong công ty; cũng như
tuyển chọn những nhân viên có kỹ năng tốt, nhanh nhạy và chấp nhận thách thức để nâng
cao nhân lực. Ngoài ra, bản thân những nhà quản lý, lãnh đạo cũng phải chuẩn bị những
chiến lực, kỹ năng tốt để thực hiện chuyển đổi số cho doanh nghiệp của họ.
- An ninh mạng
Vấn đề chuyển đổi số gắn liền với an ninh mạng và việc bảo mật thông tin khách hàng
và đây vẫn là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp khi bước vào lĩnh vực chuyển
đổi số. Những người dùng vẫn còn e ngại với sự rò rỉ thông tin cá nhân hay những vụ lừa
đảo qua khồn gian mạng. Chính điều đó đã làm kìm hãm sự phát triển trong lĩnh vực chuyển
đổi số.
Hiện nay, nước ta đã có những biến chuyển tích cực trong vấn đề an ninh mạng. Theo
thống kê mới nhất được Kaspersky Security Network cho biết, số vụ tấn công trực tuyến
tại Việt Nam được phát hiện và ngăn chặn trong năm 2022 giảm 33,8% so năm 2021. Với
con số này, Việt Nam đứng thứ 49 trên toàn thế giới về số lượng các cuộc tấn công trực
tuyến vào năm 2022. Đáng chú ý, số vụ tấn công ngoại tuyến tại Việt Nam năm 2022 cũng
đã giảm 25,39% so với năm 2021 và giảm tới 54,74% so với năm 2020 với mối đe dọa liên
quan đến phần mềm độc hại phát tán qua USB, CD, DVD và các phương thức ngoại tuyến
khác. Trong năm 2022, Việt Nam duy trì vị trí thứ 31 trên toàn thế giới về các mối đe dọa
ngoại tuyến.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng như các tổ chức vẫn luôn đề cao vấn đề bảo vệ
mạng trước những lỗ hổng và những thủ đoạn khó lường của tội phạm mạng; nâng cao trình
độ, năng lực, cải thiện những cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ cao; phải có sự quan sát,
phát hiện và xử lý kịp thời những vụ tấn công mạng ấy nhằm tăng thêm sự an toàn cho
thông tin khách hàng, giúp khách hàng thêm tin tưởng và tăng thêm uy tín của doanh nghiệp.

149
Đây cũng chính là mối quan tâm lớn đối với các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi
số.
- Chiến lược
Bắt đầu bước vào một quá trình, chiến lược cũng là một yếu tố quan trọng dẫn đến
thành công. Chuyển đổi số là điểm uốn lớn, là chiến lược thay đổi doanh nghiệp, thích
ứng và bắt kịp xu hướng kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp, mỗi nhà lãnh đạo sẽ có một chiến
lược khác nhau và thu hút lượng khách khác nhau, tầm nhìn chiến lược của nhà lãnh đạo
sẽ góp phần tạo nên sự phát triển và thay đổi trong quá trình chuyển đổi số. Những nhà
lãnh đạo có chiến lược, hiểu và đón đầu nhu cầu, khát khao chinh phục thị trường sẽ có
động lực hơn trong việc đầu tư và thực hiện chuyển đổi số. Việc có một chiến lược cụ thể,
chi tiết từng bộ phận, từng nhiệm vụ và có thể định hình trước các rủi ro sẽ giúp doanh
nghiệp chủ động hơn trong việc đối phó với những sự việc đáng tiếc khi xảy ra. Thiếu tầm
nhìn chiến lược thì chuyển đổi số dù có thành công cũng chỉ dừng lại ở một số khâu của
bước số, ứng dụng một số quy trình hay công nghệ giải quyết một số nhu cầu cấp bách của
doanh nghiệp mà không tạo ra kết quả khác biệt nhiều so với trước.
Kết luận
Chuyển đổi số để cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp nhằm đa dạng hóa kênh
phân phối, đổi mới, tự động hóa quy trình, đẩy mạnh hợp tác với các công ty fintech…
Những đổi mới công nghệ như thanh toán di động và cho vay đã khiến các doanh nghiệp
không thể tiếp cận hoặc phục vụ các vùng sâu vùng xa.
Chuyển đổi số đang là xu thế tất yếu và là mối quan tâm lớn của tất cả các quốc gia,
tổ chức, doanh nghiệp trên thế giới. Việt Nam là một trong những quốc gia được cho là có
nhiều lợi thế trong việc thực hiện chuyển đổi số. Minh chứng rõ nhất là nền kinh tế số của
Việt Nam đang phát triển nhanh thứ hai Đông Nam Á. Giá trị của nền kinh tế số sẽ đạt 32
tỷ USD vào năm 2020 và dự kiến đạt 43 tỷ USD vào năm 2025. Theo số liệu của Trung tâm
Internet Việt Nam, số người dùng Internet tại Việt Nam năm 2021 sẽ đạt 68,72 triệu người,
chiếm 70,3% dân số. Việt Nam đặt mục tiêu mở rộng nền kinh tế số và đạt khoảng 30%
GDP vào năm 2030, tăng năng suất lao động ít nhất 8% mỗi năm. Điều này đưa Việt Nam
vào nhóm 30 quốc gia dẫn đầu về công nghệ thông tin về chỉ số năng lực cạnh tranh và an
ninh mạng.
Tài liệu tham khảo:
1. https://thoibaotaichinhvietnam.vn/chuyen-doi-so-nganh-tai-chinh-huong-den-hinh-thanh-he-
sinh-thai-tai-chinh-so-116839.html
2. https://www.qdnd.vn/giao-duc-khoa-hoc/tin-tuc/so-vu-tan-cong-vao-mang-tai-viet-nam-da-
giam-manh-721007 - :~:text=Với con số này, Việt,trực tuyến vào năm 2022.

150
BENEFITS AND CHALLENGES OF DIGITAL TRANSFORMATION
IN THE FINANCE INDUSTRY
Trịnh Bá Bình - CQ60/10.18
Abstract: Digital transformation is an overall, inevitable, and very important activity
for the existence and development of a country. Digital transformation activities take place
in various fields and industries including economics, finance - banking, healthcare, media,
education, transport, and tourism. Recognizing the importance and benefits of digital
transformation. In the process of digital transformation for the economic development of
the country in general and the financial sector in particular, over the past time, units and
enterprises have promoted the application of information technology and brought many
results. Positive as: Cutting time and costs for units, businesses as well as beneficiaries.
This article is based on secondary sources of information from the collected data, and on
that basis points out the opportunities, challenges, and trends of digital transformation in
the financial industry.
Keywords: digitalization; digital transformation; digital transformationin finance
sector.
What is digital transformation in finance industry?
Due to the diverse nature and obvious differences when applied in each financial
institution, the concept of digital transformation is often understood from different angles.
But the concept of digital transformation can be understood in the most general way: Digital
transformation in finance is reorganizing and reshaping finance and accounting functions
using technology to recreate efficient operating systems and processes without replacing
traditional ones.
While digitally-led financial transformation is essential for enterprises, many financial
institutions remain in the throes of change due to various challenges. For instance, many
believe personalized customer experiences should be a priority for Banking and financial
institutions or BFSI institutions and insurance providers. However, 41% of respondents in
a survey said that inappropriate means to integrate technology silos prevented banks from
full data utilization.
Benefits of digital transformation in the finance industry
Firstly, digital transformation brings many benefits such as: Facilitating payments and
transactions; improving security, and high-precision transactions. The Finance industry has
been a pioneer in digital transformation and has made great efforts and achieved positive
results in digital transformation and building a digital finance platform. The application of

151
digital transformation helps transform modern and effective digital finance to meet the
requirements of development, maximize support for people and businesses as well as
strengthen capacity in management and assurance, ensure transparency and
professionalism.
In Vietnam, with a population of nearly 100 million people and a highly open
economy, a dynamic young population with rapid access to high technology, along with
relatively synchronous telecommunications and information technology infrastructure,
experts assessed that Vietnam has great potential to exploit and apply digital transformation
in various fields. Google's "Southeast Asia Digital Economy 2019" report shows that
Vietnam's digital economy in 2019 is worth about 12 billion USD (contributing 5% of
national GDP in 2019), 4 times higher than the value of 2015 and predicted to reach 43
billion USD by 2025. In the financial sector, users can check incoming and outgoing
payments right on smart devices, as well as arrange money transfers and bill payments.
Money transfers at home and abroad are more innovative, convenient and fast.
With smart devices such as smartphones, or laptops with internet connection,
customers can make transactions with banks anytime, anywhere. Transactions are made
such as money transfer, balance check to advanced utilities such as paying bills, opening
savings accounts are done quickly by digital banks.
Secondly, in the financial relationship between businesses and individuals and the
financial market, peer-to-peer (P2P) lending that directly connects borrowers with lenders
on the internet platform has worked quite effectively, shortening the approval time for loans
compared to traditional banks.
Nowsaday, with the development of internet infrastructure and digital technology
platforms, many new products, services and business models in the Finance - Banking
industry were born, helping customers have more choices. Thanks to the digitization of the
financial sector, it has led to the birth of many new products, services and business models,
which not only enrich the diversity of activities of this sector, but also shorten the time and
increase labor productivity.
Thirdly, the promotion of digital transformation in the financial sector will help units,
credit institutions and enterprises to collect all necessary data for work, production and
business activities; thereby shortening the time to complete tasks, improving labor
productivity. Digital transformation of the financial sector also helps customers reduce
travel time, as well as save operating costs for financial institutions and businesses.

152
Fourthly, digital transformation in the financial sector helps units and businesses
improve security. Currently, cyber attacks are quite common. According to Google
statistics, about 30% of information security incidents in the financial sector are caused by
website application attacks. Because it is built on the basis of allowing users to perform all
transactions over the internet, information security and security issues are key and
throughout the digital transformation process of Vietnam's banking and finance industry.
Specifically, every application in payments and financial transactions has multiple layers
of protection. At the same time, OTP (One Time Password) feature is now used, increasing
the level of security in payment transactions.
Challenges of digital transformation in the finance industry
Firstly, adaptation of systems. Digital transformation in finance is changing economic
and accounting processes using modern technologies. For the entire financial ecosystem to
work efficiently, there is a need to adapt IT resources and transfer knowledge to the new
infrastructure. This involves costs and the need for access to the know-how of experienced
professionals. Then the best results can be achieved.
Secondly, security and compliance. In the process of digitizing finance, it is essential
to remember that this is an industry that deals with sensitive data daily – personal,
transaction records, and currencies. Thus, it is crucial to ensure their security and to create
a digital system under the legal requirements in force in a given country or region.
Thirdly, responding to customer expectations. Among other things, the goal of digital
transformation in the finance sector is to offer customers better efficiency when using
banking systems and applications, as well as a consistent experience across platforms.
Therefore, when planning the digitization of a financial entity, it is crucial to consider
customer expectations regarding future system functionality.
Fourthly, adapting changes internally. In the digital transformation in finance, it is
also a challenge to change habits among employees and the way they think. Working in
new conditions often meets with a less-than-optimistic reception, which is associated with
improving digital competence. Thus, it is worthwhile to properly direct communication,
with a clear definition of the benefits, so that adapting new technologies in finance becomes
a long-awaited moment and not an unpleasant chore.
Trends of digital transformation in the finance industry
Firstly, paperless transactions. One of the most significant trends is the move toward
paperless transactions. This has a number of advantages for both businesses and customers.
The first is paperless transactions are more efficient and easier to manage. Besides,

153
paperless transactions allow you to provide bespoke services to each customer's individual
needs. This is much better than taking a one-size-fits-all approach.
Secondly, workflow automation. Workflow automation involves implementing a
system with software robots that execute mundane and repetitive tasks instead of relying
on people. For example, you can use a system to automatically code invoices according to
your organization's rules and then route them for approval. This would replace the need for
someone to manually look at each invoice and code it accordingly before sending it off for
approval.
Thirdly, digitization. Digitization offers many advantages over traditional methods,
including increased safety, speed, and convenience. In addition, digitized processes are
often more accurate than their manual counterparts. As a result, digitization is likely to have
a major impact on the finance industry in the years to come. Many businesses are already
beginning to adopt digital technologies, and this trend will likely continue to grow in the
years ahead.
Fourthly, artificial intelligence – AI. AI is a major trend driving digital transformation
in the finance industry. With trained AI systems, financial service providers can identify
patterns and automatically implement measures to eliminate unfavorable conditions. For
example, machine learning can be used to detect fraudulent activities such as money
laundering and credit card fraud.
Fifthly, cloud services. Cloud services are a trend of digital transformation in the
finance industry because more financial service providers are beginning to migrate their
services and processes to the cloud. Cloud-based solutions offer more scalability, making
it easier to keep up with increasing demand by customers. Apart from this, it is more secure
and cheaper to implement through cloud services than existing systems.
Several focuses for digital transformation of the finance industry to achieve the
goal in the coming time
Firstly, digital transformation is first to transform thinking, and perception, and create
digital trust; There must be a comprehensive, substantive, and effective approach that takes
people and businesses as the center, subject, target, and driving force and resources of
digital transformation.
Secondly, it is necessary to focus on perfecting mechanisms and policies to effectively
implement the Financial Strategy for 2030 and the Digital Transformation Plan of the
Ministry of Finance to 2025 with an orientation to 2030.

154
Thirdly, the Ministry of Finance actively researches and applies technological
achievements of the Industrial Revolution 4.0 to build large and core information
technology systems of the industry, inheriting the results of e-Government implementation
to gradually implement digital transformation of the financial sector, providing digital
financial services, actively participating in the development of digital government, digital
economy, and digital society.
Fourthly, reduce, simplify, standardize, and unify administrative procedures; Provide
new services on the principle of ensuring service quality, reducing costs, and increasing
social labor productivity proactively and promptly meeting the needs of society.
Fifthly, it is necessary to focus on ensuring security and safety, including the security
and safety of information technology infrastructure systems, and information security of
the whole financial industry; complete the national database on finance, accelerate the
completion of standards for connection with other national databases.
Sixthly, special attention should be paid to training and fostering knowledge and skills
on digital transformation for human resources in the financial sector, improving the quality
of human resources, especially in information technology human resources.
References:
1. Savić, D. COVID-19 and Work from Home: Digital Transformation of the
Workforce. Grey J. 2020, 16, 101–104.
2. Genzorova, T.; Corejova, T.; Stalmasekova, N. How digital transformation can
influence business model, Case study for transport industry. Transp. Res.
Procedia 2019, 40, 1053–1058.
3. Batocchio, A.; Minatogawa, V.; Anholon, R. Proposal for a Method for Business
Model Performance Assessment: Toward an Experimentation Tool for Business Model
Innovation. J. Technol. Manag. Innov. 2017, 12, 61–70.
4. Salgado, C.; Maciel, R. Exploring a Three-Dimensional, Requirements-Based,
Balanced Scorecard Business Model. In Proceedings of the IEEE 17th Conference on
Business Informatics, Lisbon, Portugal, 13–16 July 2015.
5. Owens, T.; Padilla, T. Digital sources and digital archives: Historical evidence
in the digital age. Int. J. Digit. Humanit. 2020, 1, 325–341.
6. Gartner. Definition of Digitization—Glossary | Gartner. Available
online: https://www.gartner.com/en/informationtechnology/glossary/digitization (accessd
on 6 August 2021).

155
7. Corejova, T.; Madudova, E. Trends of scale-up effects of ICT sector. Transp.
Res. Procedia 2019, 40, 1002–1009.
8. Savić, D. From Digitization, through Digitalization, to Digital
Transformation. Online Search. 2019, 43, 36–39.
9. Business Insider. The Future of Retail, Mobile, Online, and Digital-Only
Banking Technology in 2021. Available online: https://www.businessinsider.com/future-
of-banking-technology (accessed on 14 August 2021).

DIGITAL TRANSFORMATION IN THE BANKING SECTOR


Trịnh Hồng Hạnh – CQ59/09.02CLC
Lê Vũ Phương Liên – CQ59/09.02CLC
Nguyễn Diệu Minh Trang – CQ59/09.02CLC
The use of computer-based technologies in an organization's strategies, procedures,
and products is known as digital transformation. Companies invest in digital transformation
to boost their ability to compete by better involving and serving their consumers and
employees.
Digital transformation is becoming increasingly necessary across businesses as a
result of the rapid acceleration of society's digitization that began in the late 20th century
and continued in the first two decades of the 21st. As a result, the banking sector is also
going through a commoditization period. In the current environment, offering customers a
unique and wonderful experience has taken precedence over merely offering financial
services.
1. Theoretical basis of digital transformation
1.1. Defenition
Digital transformation in banking can be defined as the operational and cultural
movement toward integrating digital technology into every aspect of the bank in order to
improve operations and the delivery of value to customers. If executed successfully, digital
transformation can improve the bank’s ability to compete in an increasingly crowded
market.
1.2. Basic factors

156
Technology infrastructure: To facilitate digital transformation, a strong technology
infrastructure is essential. This involves the platforms, networks, hardware, and software
that let organizations use digital technologies to further their objectives.
Employee skills: More than 55% of employees in the finance sector will need to
update their skill set to meet current and future demands, according to a survey from the
World Economic Forum. The drive for improved skillsets for the enterprise digital
transformation will require necessary investment for change in operating culture, thinking
patterns, the culture of learning, skillset training, and more across the teams.
Date and analytics: According to consumer needs, the data and the knowledge from
its analysis can be used to create the most relevant products. Organizations may enhance
their product offerings and consumer relationships by using data to acquire important
market.
1.3. The impact of digital transformation on operations in general and in the
banking sector in particular
Digital transformation is a prevalent trend currently and is having a significant impact
on many sectors in the economy and society. In the banking sector, digital transformation
is having the following significant impacts:
Improved customer experience: Digital transformation enables banks to provide
better, faster, and more convenient services and products to customers. Customers can use
online applications and services to conduct their banking transactions anytime, anywhere.
Increased operational efficiency: Digital transformation provides new technologies
such as artificial intelligence (AI), machine learning, blockchain, data analytics, and
process control technologies, enabling banks to enhance automation, reduce costs, and
increase operational efficiency.
Heightened competition: Digital transformation creates a new competitive
environment among banks. Banks that use advanced technologies to provide better services
attract new customers and retain existing ones.
Enhanced information security: Digital transformation presents significant challenges
to banks in terms of information security. However, new technologies also help banks
improve security, especially when using blockchain and information security-related
technologies.
Changing customer advisory methods: Digital transformation presents new customer
advisory methods, including using chatbots and AI to provide advice and support to

157
customers. Banks can also use data analytics technologies to better understand customer
behavior and needs and provide personalized services.
2. Current situation of digital transformation in the banking industry in Vietnam
2.1. The necessary of digital transformation in banking
Customer services: Attracting new customers and taking advantage of their unmet
requirements is every bank's top priority due to the increased pressure of competition in the
banking sector. Understanding and meeting the needs of customers through the provision
of better products and services will bring economic benefits and strengthen market share
for businesses.
Easier management: Online accounts can be easily managed, although they require
more information than traditional banks. Customers can add information themselves or
contact the online assistant directly for support. Moreover, payment recipient information
is saved in the system, no need to re-enter data for later payments,..
Security system: It is essential to enhance security measures and protect against cyber
threats which includes implementing stronger authentication methods, monitoring systems,
and encryption techniques.
2.2. Current situation of digital transformation in the banking industry in
Vietnam
Recently, the system of commercial banks in Vietnam has made many positive and
significant changes in the process of implementing digital transformation strategies;
according to SBV's statistics, Vietnam has 95% of commercial banks developing or
planning to build a digital transformation strategy. Commercial banks have promoted the
modernization of banking products and services through the application of new
technologies, develop new types of services, multi-utilities and are well received by users,
especially the application of Industry 4.0 such as: Contactless technology, biometric
applications in customer identification, remote transactions, virtual assistants… Almost
commercial banks in Vietnam have launched digital banking applications used on
smartphones and computers such as: VCB Digibank, VietinBank iPay, BIDV
SmartBanking, Agribank E-Mobile Banking,…
In recent years, with the outbreak and complicated developments of the Covid-19
pandemic, many domestic economic sectors have been seriously affected; however, the
outbreak of the epidemic has created a push for digital banking services to develop at a
rapid pace, there were fewer face-to-face transactions, but the volume of non-cash
payments through banks increased sharply.

158
However, the implementation of digital transformation of Vietnam's banking system
still faces many challenges, especially the legal framework on digital transformation is not
really synchronized in the implementation process; technological and digital infrastructure
is limited and heterogeneous in the banking system… Therefore, Vietnamese commercial
banks need to absorb and learn from successful digital transformation experiences of banks
in countries with developed economies with modern and smart digital technology.
2.3. Opportunities and challenges of digital transformation in the banking sector
in Vietnam
2.3.1. Opportunities
Customer service: Personal and corporate banking accounts are available on all
devices. All customers need is an Internet connection and a few actions on the screen. This
brings more satisfaction to customers as they can continuously monitor their account
balances and manage information on their personal profile.
Easier customer access at lower cost: In the digital age, banks are no longer passive
in their approach to reaching and attracting customers. The digitization of banking has made
it easier and less expensive for financial institutions to reach their potential customers.
Today's consumers choose their banks based on how they perceive the organization through
social media platforms, websites, and advertising.
Improved quality and time-saving for customers: In the past, customers were often
dissatisfied with traditional banking services due to having to wait for hours for bank staff
to sort, check, reconcile, and process registration information for account opening, loan
documents, payments, card declaration forms, etc. Nowadays, online banking operates
24/7, all year round, including weekends, along with the development of digital
transformation in banking, customers only need to spend a few minutes to complete these
procedures.
Personalized user experience: Digital transformation in banking allows financial
organizations to understand what consumers really want. From there, they can create
personalized financial services and provide them on demand, rather than guessing.
Innovative technological developments enable banks to enhance customer engagement
with personalized services.
Digital transformation in banking has helped to reduce costs and simplify processes,
leading to a business transformation with the emergence of new digital technologies such
as Blockchain and AI in banking.

159
Easier management: Online accounts can be easily managed, although they require
more information than traditional banks. Customers can supplement information
themselves or contact online assistants for support. Moreover, payment recipient
information is stored in the system, eliminating the need to re-enter data for subsequent
payments...
2.3.2. Challenges
Firstly, Security: This is one of the most important concerns in digital transformation
in the banking sector. Many companies and organizations have recognized that
cybersecurity is a concern that cannot be completely overcome. The use of sophisticated
software for data protection cannot provide 100% security against fraud and hackers…
Secondly, Transactions: To perform complex transactions, customers may have to be
physically present at bank branches. Moreover, international transactions still cannot be
carried out with all digital banks.
Next, Inheritance software: The biggest challenge to overcome on the digitalization
journey in the banking sector is legacy systems and the challenge of integrating systems. In
fact, even some large banks are still using systems built 35 years ago. Therefore, it cannot
be denied that this is a key factor hindering the successful digital transformation of banks.
Finally, Technology: Online banking systems must be constantly updated to have the
appropriate level of security. The digital transformation process is endless as technologies
continue to improve every day, so it is important to always stay updated.
Reference:
1. https://www.techtarget.com/searchcio/definition/digital-transformation
2. https://technative.io/how-digital-transformation-can-bring-revolution-in-banking-
sector
3. Department for International Trade (2021), Landing a Successful Bank - FinTech
Partnership in the US, Insights Report.
4. Lugovsky, V. (2021), Digital Transformation In Banking: How to make the change.

160
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0 VÀ XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ
TRONG NGÀNH TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
Đặng Quang Huy - CQ60/11.01CL
Trần Khánh Linh - CQ60/11.01CL
Tóm tắt: Chuyển đổi số đã và đang dần trở thành một khái niệm quen thuộc đối với
các doanh nghiệp và người dùng cá nhân hiện nay. Chuyển đổi số đã và đang trở thành
một xu hướng tất yếu để con người có thể phát triển và sinh tồn. Bài viết khái quát về cuộc
cách mạng công nghệ 4.0 và chuyển đổi số, cơ hội và thách thức của ngành tài chính trong
xu hướng chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay, trong đó chỉ ra một số vấn đề khó khăn, thách
thức trong quá trình chuyển đổi số và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển đổi
số ở Việt Nam trong thời gian tới.
Từ khóa: Chuyển đổi số, về cuộc cách mạng công nghệ 4.0, ngành tài chính.
1. Ý nghĩa của chuyển đổi số đối với ngành tài chính Việt Nam
Đối với Chính phủ, cơ quan Nhà nước, chuyển đối số sử dụng dữ liệu và hệ thống
công nghệ số nhằm thay đổi trải nghiệm người sử dụng với các dịch vụ công do Nhà nước
cung cấp. Việc thay đổi hệ thống công nghệ cũng làm thay đổi nghiệp vụ, mô hình và
phương thức hoạt động của bộ máy cơ quan nhà nước.
Chuyển đổi số cũng đang dần thay đổi nhận thức của những nhà lãnh đạo, những
người đứng đầu các quốc gia, tổ chức, có khả năng quyết định hướng đi và sự thành công
của quốc gia và tổ chức. Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đã đầu tư rất nhiều vào hệ
thống hạ tầng công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho quá trình chuyển đổi số trước những
lợi ích mà nó đem lại. Chính phủ các nước dần ứng dụng chuyển đổi số vào công tác xây
dựng “Nhà nước số”, “Chính phủ điện tử”. Đồng thời cũng đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ,
khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng những thành tựu của chuyển đổi số vào quá trình
vận hành kinh doanh doanh nghiệp. Đối với hoạt động nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, các
bộ máy chính quyền của nhiều quốc gia đã ngay lập tức áp dụng chuyển đổi số khi nhận
thức được tầm quan trọng của nó.
Trước xu hướng đó, Chính phủ Việt Nam cũng đang từng bước áp dụng vào công tác
quản lý và xây dựng chính phủ điện tử với các chính sách - pháp luật đang được sửa đổi
nhằm có hệ thống pháp lý phù hợp với xu hướng hiện nay. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt
Nam còn khuyến khích các ngành/nghề, doanh nghiệp áp dụng chuyển đổi số trong tất cả
lĩnh vực, như: Chuyển đổi số doanh nghiệp, chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng, chuyển
đổi số trong lĩnh vực giáo dục, trong công tác truyền thông,…

161
Đối với doanh nghiệp, chuyển đổi số mang lại rất nhiều lợi ích. Chuyển đổi số giúp
thu hẹp khoảng cách giữa các phòng, ban trong doanh nghiệp: Khi ứng dụng chuyển đổi
số, sự liên kết thông tin giữa các phòng, ban trong doanh nghiệp được kết nối với một nền
tảng hệ thống công nghệ đồng nhất. Mỗi phòng ban vẫn có các phần mềm riêng để phục vụ
cho nghiệp vụ chuyên môn nhưng vẫn có thể giao tiếp với các bộ phận khác thông qua hệ
thống giao tiếp nội bộ. Điều này sẽ giúp cho các vấn đề phát sinh trong doanh nghiệp được
giải quyết ngay khi xảy ra, giúp cho sự vận hành trong doanh nghiệp không bị tắc nghẽn
không rõ nguyên nhân, gây tác động xấu đến doanh nghiệp, như: phục vụ khách hàng bị
chậm trễ, lượng hàng bán được giảm sút,…
Bên cạnh đó chuyển đổi số còn tăng sự minh bạch và hiệu quả trong hệ thống quản trị
doanh nghiệp: Tham gia quá trình chuyển đổi số, CEO của doanh nghiệp sẽ có thể chủ động
và dễ truy xuất báo cáo về các hoạt động của doanh nghiệp. Mọi hoạt động của doanh
nghiệp, như: nhân viên ghi nhận doanh số, biến động nhân sự, khách hàng tìm hiểu sản
phẩm sẽ được thể hiện trên các phần mềm quản trị doanh nghiệp, điều này sẽ giúp giảm sự
chậm trễ, giúp CEO quản lý doanh nghiệp hiệu quả và minh bạch hơn so với trước đó.
Hơn thế nữa chuyển đổi số giúp tối ưu hóa năng suất nhân viên: Chuyển đổi số sẽ
giúp doanh nghiệp khai thác được tối đa năng lực làm việc của nhân viên trong công ty. Bởi
những công việc có giá trị gia tăng thấp, hệ thống có thể tự động thực hiện mà doanh nghiệp
không cần tốn chi phí trả lương cho nhân viên, đồng thời cũng giúp nhân viên có thêm thời
gian để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện các công việc quan trọng khác. Chuyển
đổi số cũng giúp người quản lý dễ dàng đánh giá chất lượng công việc của từng nhân viên
qua số liệu báo cáo nhận lại cuối ngày, cuối tuần, cuối tháng hoặc cuối quý.
Không chỉ vậy, chuyển đổi số nâng cao khả năng cạnh tranh: Nếu doanh nghiệp sở
hữu nền tảng số hóa sẽ có thể triển khai và vận hành doanh nghiệp hiệu quả, chính xác và
chất lượng. Bởi các giải pháp quản trị và vận hành số hóa sẽ tăng tính hiệu quả và chính
xác trong các quyết định của doanh nghiệp. Đồng thời, chuyển đổi số cũng giúp doanh
nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong việc tương tác nhanh
chóng với khách hàng, chính sách chăm sóc và phục vụ khách hàng,…
Đối với người tiêu dùng, chuyển đổi số cũng đang dần tác động vào trong cuộc sống
khi có thể trải nghiệm các dịch vụ công hay các dịch vụ được cung cấp từ các doanh nghiệp
ngày càng thuận tiện, nhanh chóng. Các giao dịch như: ngân hàng, mua sắm,… hoàn toàn
có thể thực hiện qua mạng mà không cần phải đến tận nơi thực hiện.
Dịch Covid-19 cũng giúp người tiêu dùng nhận thức được tầm quan trọng của chuyển
đổi số, bởi trong thời gian cách ly xã hội, người tiêu dùng buộc phải hạn chế ra đường, mọi

162
giao dịch, việc học, các cuộc họp và xử lý công việc đều được thực hiện qua máy tính. Điều
này bắt buộc người tiêu dùng phải có máy tính và hệ thống truyền tải mạng dữ liệu ổn định
mới đáp ứng được nhu cầu của công việc.
Xu hướng chuyển đổi số đã tạo ra rất nhiều dịch vụ có ích cho người tiêu dùng cũng
như tận dụng một cách hiệu quả nguồn lực nhàn rỗi của xã hội. Tuy nhiên, chuyển đổi số
cũng tạo ra những mâu thuẫn, thay đổi cơ bản với mô hình kinh doanh truyền thống, bởi
những thay đổi quan trọng trong chuỗi giá trị các ngành công nghiệp cũng như chuỗi cung
ứng toàn cầu buộc các doanh nghiệp và mô hình kinh doanh truyền thống phải có sự thay
đổi mạnh mẽ để tồn tại và phát triển.
2. Cơ hội và thách thức của ngành tài chính Việt Nam trong xu hướng chuyển
đổi số
Tạo điều kiện môi trường làm việc thuận lợi: Ứng dụng khoa học - công nghệ, như
là Big Data cũng sẽ giúp cho việc chiết xuất dữ liệu từ những kho dữ khổng lồ, từ đó giúp
cho nhà quản lý đưa ra các quyết định một cách hiệu quả hơn. Công nghệ điện toán đám
mây sẽ giúp cho trạm kiểm soát thông tin đưa ra quyết định ở bất cứ nơi nào, bất cứ lúc
nào, chỉ cần có Internet. Công nghệ Blockchain dùng sổ cái phân tán còn giúp nâng cao
chất lượng dữ liệu thông qua lịch trình tốt hơn, có tính chính xác cao và nhiều chi tiết hơn
để cải thiện hiệu quả, sự đảm bảo về mặt dữ liệu.
Mở rộng thị trường ra nước ngoài: Cuộc CMCN 4.0 với mạng internet giúp hoạt
động ngành tài chính không bị giới hạn về khoảng cách địa lý. Cơ hội sẽ ngày càng mở
rộng cho đội ngũ nhân viên ngành tài chính đạt chuẩn quốc tế, được công nhận hoạt động
ở nhiều nước trên thế giới, mở rộng tối đa phạm vi hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh
nguồn nhân lực ngành tài chính. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để các công ty cung ứng dịch
vụ liên quan đến ngành tài chính nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng thị trường sang các
nước khác nhờ kết nối Internet.
Nâng cao năng suất lao động: Ứng dụng công nghệ đám mây sẽ giúp doanh nghiệp
lưu trữ được với khối lượng lớn, không bị giới hạn và còn có thể xử lý số lượng dữ liệu lớn.
Nhờ vậy mà,
Theo nhận định của các chuyên gia, xu hướng chuyển đổi số đang ở giai đoạn khởi
đầu nhưng chắc chắn trong tương lai không xa sẽ tạo nên những bước ngoặt lớn đối với
ngành tài chính. Bên cạnh những lợi ích, cuộc CMCN 4.0 cũng mang lại cho nghề kế toán
không ít khó khăn và thách thức.
Thách thức

163
Thứ nhất, thách thức về việc tiếp cận công nghệ mới: Ứng dụng công nghệ mới vào
ngành tài chính là một khó khăn không hề nhỏ đối với các DN Việt Nam nói chung và đội
ngũ nhân lực ngành tài chính.
Thứ hai, các kỹ năng mềm của đội ngũ nhân lực ngành tài chính còn yếu, thiếu hụt
lao động chất lượng cao và sử dụng thành thạo các kỹ năng mềm và kỹ năng về công nghệ
thông tin. Trước yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực, cần thêm nhiều giải pháp hơn liên
quan đến đổi mới nội dung và chương trình đạo tạo cử nhân ở các trường đại học. Khi công
cụ sử dụng phần mềm tự động truyền thống chuyển sang các nền tảng nhận thức mới làm
cho hệ thống tự động, thông minh hơn và giúp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động, là đòn bẩy
nâng cao kiến thức con người.
Thứ ba, thách thức về bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng: Các vấn đề về an toàn
thông tin là một nguy cơ lớn mà các doanh nghiệp cần nhận thức được và chuẩn bị cho
những vấn đề có thể xảy ra, khi ứng dụng các công nghệ mới. Do vậy, cần có các quy định
cũng như các biện pháp nhằm bảo vệ các phần mềm, phần cứng, dữ liệu của doanh nghiệp
và khách hàng.
Thứ tư, thách thức về khuôn khổ pháp lý cho các vấn đề công nghệ mới: xu hướng
chuyển đổi số cũng đặt ra yêu cầu hoàn thiện hành lang pháp lý phục vụ các hoạt động kinh
tế – xã hội, trong đó việc xuất hiện nhiều vấn đề mới, phức tạp, đòi hỏi các cơ quan quản
lý nhà nước cần nghiên cứu, đánh giá, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách quản lý để đáp
ứng yêu cầu thực tế và sự phát triển nhanh của công nghệ.
KẾT LUẬN: Xu hướng chuyển đổi số trong ngành tài chính xu thế tất yếu trên thế
giới, được nhiều quốc gia nghiên cứu, ứng dụng và phát triển. Đặc biệt, dưới tác động của
đại dịch Covid-19, chuyển đổi số đã không còn là lựa chọn mà trở thành yêu cầu bắt buộc
đối với mỗi quốc gia và doanh nghiệp. Với vai trò mạch máu của nền kinh tế, chuyển đổi
số trong lĩnh vực tài chính sẽ là một trong những yếu tố then chốt cho chuyển đổi số
nói chung và thúc đẩy chuyển đổi số trong các lĩnh vực khác.
Tài liệu tham khảo
1. Thủ tướng Chính phủ (2020). Quyết định số 749/QĐ-TTg, ngày 03/06/2020 phê duyệt
"Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030".
2. Liên Hợp quốc (2021). Báo cáo khảo sát xếp hạng mức độ phát triển chính phủ điện tử
năm 2020.
3. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) (2020). Kết quả khảo sát “Thực
trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19”.
4. World Bank. (2021). Taking Stock: Digital Vietnam - The Path to Tomorrow. Madani,
Dorsati H. & Morisset, Jacques. Working Paper, USA.
164
IMPACT OF DIGITAL TRANSFORMATION ON BUSINESS
PERFORMANCE
Đặng Quốc Khánh - CQ60/11.03CLC
Nguyễn Minh Quân - CQ60/11.03CLC
Nguyễn Lê Quang Minh- CQ60/11.03CLC
Nguyễn Vũ Đức Minh - CQ60/11.03CLC
Lê Đình Khải - CQ60/11.03CLC

1. Theoretical basis of digital transformation:


Digital transformation is the process of using digital technology to change and
improve the activities, processes, and products of an organization. This process involves
changing the way information is collected, stored, processed, and shared, through the use
of digital technologies such as artificial intelligence (AI), the internet of things (IoT),
blockchain, machine learning, and data analytics.
The breakthrough technologies of AI, IoT, blockchain, machine learning, and data
analytics are key technologies in the digital transformation process. The combination of
these technologies creates a connected information system, which quickly responds and
automates business processes.
The basic elements of digital transformation in the economy include convenience,
flexibility, responsiveness, interactivity, and transparency. These factors play an important
role in promoting economic development and improving the quality of life.
1.1. The role and impact of digital transformation on business operations:
Due to the development of digital technology, it is promoting changes in business
models and management practices. To enhance competitiveness, organizations need to
apply digital technologies to increase productivity, optimize processes, enhance the
organization's responsiveness, improve customer experience, and increase the value of
services and products. In addition, digital transformation also brings financial benefits,
reduces production costs, increases revenue, and reduces operational costs. Digital
transformation also helps organizations respond quickly to changes and create new products
and services, improve organizational flexibility, and meet market demand. In summary,
digital transformation is a must-have for organizations to enhance their competitiveness
and increase value for customers, creating a digital infrastructure for the organization's
future.

165
Digital transformation affects business activities such as production management,
human resource management, financial management, and accounting. Digital
transformation helps to increase productivity, reduce production costs, increase revenue,
and reduce operational costs.
1.2. Factors influencing digital transformation process in businesses.
During the digital transformation process, businesses need to pay attention to issues
such as: digital transformation orientation and strategy, training and developing a
workforce with knowledge and skills for digital transformation, information security and
risk management, optimizing information systems, and enhancing employee consensus and
transition.

Digital Transformation Managers and Staff


To promote digital transformation in the financial sector in Vietnam, one of the
important factors is digital transformation managers and staff. Managers and staff need to
have expertise in technology, data management, and business knowledge to be able to make
strategic decisions about digital transformation for their business. They also need to develop
appropriate digital transformation plans that suit their business operations and provide
specific solutions to enhance the technical and data capacity of their employees. In addition,
managers and staff need to participate in relevant technology and digital transformation
training courses to enhance their knowledge.
Company Culture
Another important factor that affects digital transformation in the financial sector in
Vietnam is company culture. If the company has a technology-friendly and digital
transformation-friendly culture, employees will find it easier to adapt and accept digital
transformation. The company needs to build a technology-friendly work environment,
encourage employees to participate in the digital transformation process, and provide tools,
resources, and training to enable employees to perform their tasks.
Laws and Regulations
Laws and regulations are also an important factor impacting digital transformation in
the financial sector in Vietnam. Having clear and appropriate regulations will help
businesses make effective decisions and develop digital transformation plans. Regulations
need to ensure security, privacy, and ethics, while also promoting the development of new
technologies such as artificial intelligence, blockchain, cloud, and the Internet of Things.
Competition

166
Competition is also a factor influencing digital transformation in the financial sector
in Vietnam. Companies need to implement digital transformation solutions to enhance their
competitiveness in the market. If they fail to do so, they may be outperformed by their
competitors and become less competitive.
Financial capability
Another important factor is financial capability to carry out digital transformation in
the financial sector in Vietnam. Digital transformation requires significant investment costs,
from purchasing and implementing new systems to training employees and building
security systems. Therefore, companies need to have a clear financial plan to ensure that
they have enough resources to carry out digital transformation.
Government support
Government support is also an important factor in promoting digital transformation in
the financial sector in Vietnam. The government can provide encouragement policies and
financial support packages to help companies carry out digital transformation. In addition,
the government can also establish regulations and laws to protect the rights of users and
companies when using digital financial services.
1.3. Stages and trends of digital transformation.
Digitization stage: In this stage, traditional business activities are transformed into
technology-based activities. This includes the use of data management software, e-
commerce websites, mobile applications, and other technologies to enhance the efficiency
of business operations.
Connection stage: In this stage, business activities are connected through devices,
networks, and digital platforms. This includes the use of supply chain management systems
and IoT devices to enhance monitoring and control of production and supply processes.
Optimization stage: In this stage, business activities are optimized by using breakthrough
technologies such as artificial intelligence, deep learning, and machine learning. This helps
to enhance the ability to predict and automate business processes, thereby reducing costs
and increasing productivity.
However, not all businesses have to go through all of these stages. Some businesses
may start at the digitization or connection stage and then move on to the optimization stage.
It is important for businesses to understand the appropriate technologies for their operations
and determine a suitable digital transformation strategy to enhance competitive strength
and sustainable development in today's business market. Countries around the world are
undergoing digital transformation to increase productivity and enhance competitiveness.

167
Some leading countries in digital transformation include the United States, China, Japan,
South Korea, and Europe. Some countries in the world have successfully undergone digital
transformation. For example, China has developed mobile financial applications and online
payment services. South Korea has successfully applied information technology in
traditional industries such as food processing and car manufacturing. Singapore has
developed online public services and digital financial platforms.
2. The current situation of digital transformation in the financial sector in
Vietnam
2.1 The necessity of digital transformation and digital transformation in the
financial sector in Vietnam.
Digital transformation, in general, and digital transformation in the financial sector,
in particular, is necessary to create convenience for businesses and consumers when using
financial services. Digital transformation helps financial organizations increase efficiency
in management and organization, while reducing risks, errors, and operating costs in
financial transactions. Additionally, digital transformation also increases competition in the
financial sector, thereby promoting the development of the economy. Under the conditions
of digital transformation, enterprise finance must also change to fit the market. Enterprises
need to increase investment in technology, strengthen financial risk management, and
optimize costs. At the same time, businesses should also find ways to take advantage of
financial opportunities from new technologies to improve business performance.
However, to succeed in the digital transformation process, businesses need clear
direction and strategy, as well as investment in technology and training for personnel with
knowledge and skills in digital transformation. Businesses should also enhance financial
risk management and optimize costs to ensure sustainability and long-term development.
Furthermore, digital transformation is not only a matter for individual businesses but also
for the entire economy. Digital transformation requires consensus and transformation of all
employees in the business, as well as support from the government and related
organizations. If implemented correctly, digital transformation in the financial sector will
bring many benefits to both businesses and customers using financial services. The
Vietnamese Party and State have provided a lot of support and encouragement for digital
transformation in the financial sector, as evidenced by the Party's emphasis on promoting
digital transformation and developing the digital economy at the 13th National Party
Congress. As a result, the Party and State have supported the development of electronic

168
payment systems, digital transformation in banking, insurance, securities, and other
financial organizations.
2.2. Achievements and limitations in the field of finance:
Digital transformation in the finance sector in Vietnam has achieved some success
in creating useful services for people, as evidenced by the many mobile banking, internet
banking, and QR Code applications. However, there are still many challenges and
limitations regarding digital transformation in the finance sector in Vietnam.
Specifically, digital financial services have not been widely used throughout the country,
especially in remote areas. Awareness among the public and businesses has not been
fully raised. Policies and regulations have not fully ensured transparency and safety in
electronic financial transactions. Overall, with government support, digital
transformation in the finance sector in Vietnam has many opportunities for development,
but also faces significant challenges that need to be overcome.
 In general, digital transformation has impacted many aspects of Viettel's
operations, from financial management, supervision, and operation to product and service
development, as well as information security and risk prevention. Thanks to digital
transformation technologies, Viettel is developing into an intelligent, flexible, and efficient
enterprise, while also meeting the needs of customers and society as a whole.
Currently, in universities, we should have solutions to integrate digital transformation
knowledge into students' fields of study.
2.3. The current situation of digital transformation in Vietnam:
Digital transformation in the finance sector in Vietnam still requires a cultural and
attitude shift among customers. Customers need to understand and accept the use of online
financial services, while also having the knowledge and skills to use technology to avoid
risks and ensure the security of their personal information and bank accounts. In addition,
some customers do not trust online financial services due to concerns about cybersecurity
and the loss of personal information. To overcome this challenge, financial institutions need
to provide solutions to enhance the security of customer data, as well as strengthen
counseling and support to help customers use online financial services safely and
conveniently.
2.4. Legal and policy challenges:
Digital transformation in the finance sector also poses many legal and policy
challenges. The application of regulations and laws related to online finance and consumer
protection needs to be ensured and fully complied with.

169
In addition, supportive policies from the government are needed to create favorable
conditions for financial organizations to implement digital transformation projects. The
government needs to introduce tax policies, funding support, and other policies to enable
financial organizations to invest in digital transformation projects.
3.Conditions to promote the process of digital transformation in Vietnam
In addition to the solutions and conditions mentioned above, there are other issues
related to digital transformation in the financial sector in Vietnam, including:
- Information security: Protecting customer information and online financial
transactions is one of the most concerning issues when it comes to digital transformation in
the financial sector. Measures to ensure information security are needed to ensure the safety
of customers and users.
- Difficulty in accessing customers: Financial companies need to find ways to reach
more customers, especially those in geographically difficult-to-reach areas.
- Financial capability of customers: Digitization in the financial sector requires
customers to have the ability to use digital financial products and services. However, many
customers in Vietnam are still not familiar with using digital financial products and services,
and their financial capability may also be limited.
- Training and development of human resources: Digitization in the financial sector
requires training and development of human resources with skills and knowledge in
technology, business, finance, legal, and data management. Training and development of
human resources will play an important role in promoting digital transformation in the
financial sector.
- Competition from foreign companies: Digitization in the financial sector also
requires Vietnamese financial companies to compete with foreign companies. Foreign
companies may have advantages in technology and finance, so there is a need for solutions
to promote competition in the digital financial sector.
- Legal risks: Digitization in the financial sector may face legal risks, especially in
international financial transactions. Policies and legal regulations are needed to ensure
safety and transparency in digital financial transactions.
 In summary, digital transformation in the financial sector is an inevitable trend and
becoming increasingly important in the digital age. Vietnam is also facing many
opportunities and challenges in the process of digital transformation in the financial sector.
Collaboration is needed to promote digital transformation in the financial sector.

170
Digitization in the financial sector also poses many legal and policy challenges. The
application of regulations and laws related to online finance and consumer protection needs
to be ensured and fully complied with.
In addition, supportive policies from the government are needed to create favorable
conditions for financial organizations to implement digital transformation projects. The
government needs to introduce tax policies, capital support, and other policies to enable
financial organizations to invest in digital transformation projects.

CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ


Ở VIỆT NAM: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Đào Minh Ánh - CQ58/11.01
Phạm Hoàng Anh - CQ60/11.02CLC
Tóm tắt: Bài Nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng chuyển đổi số của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) tại Việt Nam, những cơ hội và thách thức trong quá trình
chuyển đổi số. Kết quả nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
chưa nhận thức đúng vai trò chuyển đổi số trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 dẫn đến
quá trình chuyển đổi số diễn ra chậm so với các quốc gia phát triển. Dựa vào kết quả phân
tích thực trạng chuyển đổi số của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cùng những khó khăn trong
quá trình chuyển đổi số, nghiên cứu đã tìm ra 2 nhóm giải pháp chính nhằm thúc đẩy quá
trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Từ khóa: Chuyển đổi số, doanh nghiệp vừa và nhỏ, Việt Nam
1. Vai trò quan trọng của quá trình chuyển đổi số trong DNVVN
Chuyển đổi số được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây không đơn giản là mức độ ứng dụng và sự
phát triển của công nghệ thông tin mà là ứng dụng các công nghệ cao cùng với sự điều hành
công việc kinh doanh để kinh doanh hiệu quả hơn, nhanh hơn và chuyển hoá nó trong một
khoảng thời gian ngắn. Chuyển đổi số doanh nghiệp là yếu tố tất yếu và không thể đảo
ngược, trong đó dữ liệu là yếu tố quan trọng nhất của các doanh nghiệp bởi dữ liệu giúp
cho các doanh nghiệp ngày càng trở nên đa dạng và giá thành thu thập dữ liệu có ích cho
doanh nghiệp giảm nhanh. Chuyển đổi số là quá trình tất yếu của các DNVVN trong sự
chuyển mình của toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
(1) Nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp: Nhờ vào chuyển đổi số trong doanh nghiệp,
các cấp lãnh đạo có thể chủ động trong việc theo dõi các báo cáo, đánh giá được hoạt động

171
của doanh nghiệp, hiệu suất làm việc của nhân viên nhờ vào các hệ thống theo dõi và báo
cáo tự động. Từ đó, các thông tin số liệu sẽ được hiển thị một cách rõ ràng, minh bạch,
chính xác và nhanh chóng. Những thông tin số liệu này giúp cho lãnh đạo thấy được thực
trạng của doanh nghiệp và sau đó đưa ra được định hướng cũng như kế hoạch chiến lược
quản trị cho doanh nghiệp.
(2) Nâng cao năng suất làm việc: Tất cả các doanh nghiệp đều mong muốn tối ưu hóa
năng suất lao động của đội ngũ nhân sự. Chuyển đổi số trong doanh nghiệp giúp cải thiện
và nâng cao năng suất lao động của nhân viên vì chuyển đổi số sẽ giúp giảm thiếu các công
việc thủ công, tốn nhiều thời gian. Nhờ vậy nguồn nhân lực sẽ tập trung vào các công việc
chuyên môn đem lại hiểu quả cao trong công việc. Việc tăng năng suất lao động giúp các
doanh nghiệp tập trung hơn vào các dịch vụ chăm sóc khách hàng. Điều này khiến thời gian
khách hàng chờ đợi sản phẩm hay dịch vụ rút ngắn xuống. Vì vậy, việc áp dụng chuyển đổi
số làm tăng năng suất cũng giúp doanh nghiệp cải thiện dịch vụ rõ rệt hơn.
(3) Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ: Chuyển đổi số giúp cho việc vận hành
các công việc trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Trước đây các công việc phát sinh ngoài
giờ hay ngoài vị trí làm việc sẽ rất khó hoặc không thể vì sẽ không có tài liệu hay máy móc
nhưng giờ đây với chỉ một chiếc máy tính, điện thoại nhân viên có thể thực hiện các công
việc mà trước đây không thể.
(4) Tăng doanh thu: Khi đã giảm thiểu chi phí vận hành, tự động hóa quy trình hoạt
động, doanh thu của các doanh nghiệp sẽ tăng; đồng thời các dịch vụ của daonh nghiệp
được cải thiện, linh hoạt và trở nên thuận tiện cho khách hàng điều này sẽ thu hút khách
hàng. Chính điều này giúp doanh thu của các doanh nghiệp tăng trưởng rõ rệt.
2. Thực trạng chuyển đổi số tại các DNVVN ở Việt Nam hiện nay
Báo cáo “Chỉ số phát triển kỹ thuật số của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực châu Á
- Thái Bình Dương” do Cisco thực hiện đã chỉ ra rằng: số DNVVN của Việt Nam chiếm
khoảng 97% tổng số doanh nghiệp nhưng lại đến 72% doanh nghiệp trong số các DNVVN
này đang tìm cách chuyển đổi số. Trong đó, 55% số doanh nghiệp khởi nghiệp đã sử dụng
công nghệ số trong vận hành doanh nghiệp; đó là một tín hiệu khả quan đối với nền kinh tế
nước nhà đặc biệt là đối với lĩnh vực chuyển đổi số trong nước. Thực tế cho thấy, các
DNVVN tại Việt Nam hiện đã bắt đầu nhận thức và ứng dụng các công nghệ số vào các
khâu cụ thể của lĩnh vực tài chính, như quản trị nội bộ, mua hàng, logistics, sản xuất, bán
hàng và thanh toán. Hầu hết các DN đang trong giai đoạn sơ khai của chuyển đổi số và tập
trung chú trọng vào đầu tư: công nghệ đám mây với 18%; an ninh mạng là 12,7%; nâng
cấp phần mềm, phần cứng để chuyển đổi số chỉ chiếm 10,7% doanh nghiệp.

172
Theo kết quả khảo sát “Thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp trong bối cảnh
dịch bệnh COVID-19” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện
năm 2020, khảo sát trên 400 doanh nghiệp, cho thấy, 98% số doanh nghiệp kỳ vọng có sự
thay đổi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh khi thực hiện chuyển đổi số, trong đó lớn
nhất là khả năng giúp giảm chi phí (chiếm tỷ lệ hơn 71%), giúp doanh nghiệp hạn chế giấy
tờ (61,4%) đưa thêm giá trị gia tăng vào trong sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và
dịch vụ (45,3%). Số liệu cho thấy sự tin tưởng và kỳ vọng cao vào quá trình chuyển đổi số
tại các DNVVN, đặc biệt tính hiệu quả trong lĩnh vực tài chính.
Đồng hành sự nỗ lực của các DN, Chính phủ luôn sẵn sàng hỗ trợ các DNVVN chuyển
đối số bằng việc liên tục ban hành và sửa đổi các Quyết định, Chỉ thị, Nghị định, đề án, …
Đặc biệt, Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về "Chương trình Chuyển
đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" đã giúp công cuộc chuyển đổi
số của các DNVVN đạt được những kết quả rõ nét, đặc biệt là nhận thức về chuyển đổi số
không ngừng được nâng cao. Theo đó, Quyết định nhấn mạnh:
(1) Phát triển hạ tầng số luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu bùng nổ về kết nối và xử lý
dữ liệu, quy hoạch lại băng tần phát triển hạ tầng mạng 5G, mở rộng kết Internet trong nước
thông qua các kết nối trực tiếp ngang hàng và tới trạm trung chuyển Internet (IXP) thậm
chí mở rộng kết nối tới Internet khu vực và quốc tế.
(2) Phát triển nền tảng số xây, xây dựng hệ thống thanh toán điện tử cho phép các
doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử thông qua tài khoản ngân
hàng, xây dựng và làm chủ công nghệ điện toán đám mây (Cloud).
(3) Tạo lập niềm tin, bảo đảm an ninh mạng thông qua nghiên cứu tham khảo kinh
nghiệm quốc tế trong việc xây dựng các quy tắc ứng xử, tạo lập niềm tin trong môi trường
số; xây dựng cơ chế hợp tác đối thoại để giải quyết các vấn đề phát sinh; xây dựng hệ thống
giám sát, cảnh báo sớm nguy cơ, điều phối ứng cứu sự cố mất an toàn an ninh mạng; thúc
đẩy hoạt động bảo hiểm rủi ro.
Trong năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các địa phương triển khai
Chương trình hỗ trợ DNVVN chuyển đổi số (SMEdx) năm 2022; cùng với đó là hình thành
mạng lưới tư vấn kinh tế số và tổ chức mạng lưới tổ công nghệ số cộng đồng đến cấp xã để
có đầu mối hỗ trợ người dân triển khai. Điểm mới của SMEdx năm 2022 chính là bộ công
cụ đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp (DBI). Bộ công cụ này sẽ được áp
dụng triển khai đánh giá 03 nhóm doanh nghiệp, gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh
nghiệp lớn; tập đoàn và các tổng công ty. Bộ chỉ số này có 06 trụ cột, gồm trải nghiệm số
cho khách hàng, chiến lược, hạ tầng và công nghệ số, vận hành, chuyển đổi số văn hóa

173
doanh nghiệp, dữ liệu và tài sản thông tin. Trong mỗi trụ cột có các chỉ số thành phần và
trong mỗi chỉ số thành phần có các tiêu chí. Đây được coi là bộ công cụ, thước đo đánh giá
mức độ sẵn sàng, mức độ chuyển đổi số của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh
dùng chung trên cả nước. doanh nghiệp có thể chủ động dựa vào hiện trạng, đối chiếu với
các tiêu chí trong bộ chỉ số này, từ đó xác định tình hình chuyển đổi số nội tại.Trong năm
2021 và 06 tháng đầu năm 2022, gần 400.000 DN đã được tiếp cận các tài liệu hướng dẫn
chuyển đổi số, hơn 600 DN được đánh giá mức độ sẵn sàng và 100 DN được tư vấn hỗ trợ
chuyên sâu về chuyển đổi số.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 02/CT-TTg về “Phát triển
Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia”; trong đó,
Chính phủ nhấn mạnh thúc đẩy việc đưa các hoạt động của các doanh nghiệp lên môi trường
số theo Chương trình thúc đẩy sự phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ
chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số; đồng thời phấn đấu tỷ lệ DNVVN sử dụng nền tảng số
đạt khoảng 50%.
Chuyển đổi số góp phần giải quyết hiệu quả các mối quan hệ giữa Nhà nước, thị
trường và xã hội; thực hiện 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực;
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả
sản xuất kinh doanh; hạ giá thành sản phẩm; giảm thủ tục hành chính, phiền hà, thời gian,
chi phí cho doanh nghiệp.
3. Cơ hội thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số tại các DNVVN ở Việt Nam
Chuyển đổi số hiện là xu thế toàn cầu tất yếu, song cũng là cơ hội để các DNVVN ở
Việt Nam nắm giữ những lợi thế so với các quốc gia khác trong khu vực.
Thứ nhất, kinh tế Việt Nam phục hồi ngoạn mục, tăng trưởng mạnh mẽ, về cơ bản đã
vượt qua những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 và đang lấy lại đà tăng trưởng
vốn có. Có thể nói, đây là môi trường tốt để thúc đẩy chuyển đổi số hiệu quả.
Thứ hai, công nghệ thông tin đang có nhiều bước tiến lớn như hệ thống tiền tệ số
cashless money, digital money, thanh toán không dùng tiền mặt. Bên cạnh đó, khu vực khởi
nghiệp và hệ sinh thái khởi nghiệp cũng phát triển mạnh mẽ, sẵn sàng kết hợp chuyển đổi
số trong bối cảnh phù hợp.
Thứ ba, bên cạnh những nỗ lực từ phía DN, còn có sự đồng hành và sẵn sàng hỗ trợ
từ Chính phủ, các Bộ, ngành và các bên liên quan với các chương trình và chính sách hỗ
trợ. “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã
trở thành kim chỉ nam cho các tổ chức, cá nhân, DN tham gia vào công cuộc chuyển đổi
số; “Chương trình quốc gia hỗ trợ DN nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng

174
hóa giai đoạn 2021 – 2030” quy định việc hỗ trợ DN ứng dụng công nghệ thông tin, công
nghệ số để thiết lập, tối ưu hóa, hiện đại hóa hệ thống quản trị DN, áp dụng tiêu chuẩn,
công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh.
Thứ tư, dân số gần 100 triệu người với sự năng động, sáng tạo của giới trẻ, khả năng
tiếp cận công nghệ cao nhanh chóng, đây là một thị trường tiềm năng, khuyến khích các
DNVVN triển khai các mô hình kinh doanh mới, sớm đạt được hiệu quả kinh doanh vượt
bậc sau quá trình chuyển đổi số. Hơn nữa, Việt Nam có lợi thế to lớn về nguồn nhân lực
công nghệ chất lượng cao cùng nhiều trường giáo dục và đào tạo Công nghệ thông tin
chuyên sâu.
Thứ năm, hạ tầng viễn thông tại Việt Nam luôn đảm bảo cho phát triển chuyển đổi
số trong lĩnh vực tài chính với mạng lưới tốc độ cao, băng thông rộng và vùng phủ lớn đến
các địa phương trên cả nước. Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tốc độ phát
triển và ứng dụng Internet nhanh nhất thế giới với trên 70% dân số được nối mạng, đồng
thời Việt Nam có các DN viễn thông mạnh có khả năng đầu tư trước về hạ tầng IoT để phủ
sóng toàn quốc và quy hoạch đủ kho số, từ đó hạ tầng IoT sẽ là thị trường tiềm năng và sẽ
tạo ra sự phát triển bùng nổ trong thời gian tới. Điều này giúp các DNVVN triển khai
chuyển đổi số đồng bộ, nhanh chóng và chính xác.
4. Thách thức với các DNVVN khi thực hiện chuyển đổi số
Chuyển đổi số đã cho thấy những kết quả rõ rệt tới hoạt động tài chính của các
DNVVN, tuy vậy, quá trình chuyển đổi số có nhiều thách thức đặt ra, cụ thể:
Thứ nhất, các DNVVN vẫn chưa nhận thức đúng đắn vai trò chuyển đổi số, khó khăn
trong việc xác định hướng đi, lộ trình cụ thể để chuyển đổi số.
Theo nghiên cứu của VINASA - Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin
Việt Nam - tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện có 4 quan niệm hiểu chưa chính xác về
chuyển đổi số: Chỉ dành cho doanh nghiệp lớn; tốn nhiều tiền; triển khai càng nhiều, càng
nhanh càng tốt. Hơn nữa, chuyển đổi số đòi hỏi doanh nghiệp phải sẵn sàng thay đổi, sẵn
sàng từ bỏ các mô hình kinh doanh truyền thống để thiết lập mô hình kinh doanh mới, thiết
lập lại quy trình làm việc, loại bỏ những công đoạn trung gian, rườm rà trên cơ sở ứng dụng
công nghệ số. Tâm lý ngại thay đổi, ngại từ bỏ những tập quán kinh doanh truyền thống
được duy trì nhiều năm khiến doanh nghiệp cảm thấy khó khăn khi tiến hành chuyển đổi
số.
Mặt khác, 16% DNVVN cho rằng thiếu thích nghi với môi trường số, 14% DNVVN
vẫn không biết chuyển đổi số bắt đầu từ đâu, 70% nghi ngờ chuyển đổi số có mang lại lợi

175
ích nào không. Do vậy, cách thức và con đường phát triển chuyển đổi số tại một số DN vẫn
đang là rào cản lớn để thúc đẩy chuyển đổi nhanh chóng.
Thứ hai, thiếu nguồn lực tài chính và đầu tư trong ứng dụng công nghệ số.
Đầu tư cho chuyển đổi số là đầu tư để thay đổi, từ nhận thức, chiến lược, nhân lực, cơ
sở hạ tầng tới giải pháp công nghệ chính, vì vậy, đây là công cuộc đòi hỏi nguồn vốn đầu
tư lớn. Tuy nhiên, việc sẽ phải đầu tư lớn về tài chính và nhân lực, trong khi chưa chắc chắn
về hiệu quả cũng như đối mặt với nguy cơ thất bại, từ đó tạo nên rào cản lớn với các doanh
nghiệp Việt Nam. Đặc biệt với các DNVVN có ngân sách hạn chế và tình trạng khó khăn
về vốn, quá trình chuyển đổi số gây ra áp lực về tài chính và rủi ro cao.
Thứ ba, thiếu cơ sở hạ tầng và thông tin về công nghệ số.
Quá trình chuyển đổi số hiệu quả khi ứng dụng công nghệ vào mọi hoạt động của DN,
vì vậy đòi hỏi trình độ cao về hạ tầng và thông tin kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu ngày càng
mạnh mẽ của các DN Việt Nam trong ngắn hạn cũng như về mặt lâu dài. Tuy nhiên, theo
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hiện nay, trình độ khoa học công
nghệ và đổi mới sáng tạo của các DNVVN còn thấp, có 80% đến 90% máy móc sử dụng
trong các doanh nghiệp Việt Nam là nhập khẩu, gần 80% là những công nghệ cũ từ thập
niên 1980 - 1990. Vì vậy, các DN đang đối mặt với khó khăn trong tích hợp giải pháp công
nghệ số, cùng những thách thức về khả năng sản xuất hạn chế, mức tự động hóa chưa cao
và chưa làm chủ được công nghệ lõi của chuyển đổi số.
Thứ tư, thiếu nguồn nhân lực chuyên môn.
Chuyển đổi số cần có nguồn nhân lực chất lượng cao để có thể làm chủ công nghệ
mới, phục vụ cho việc triển khai chuyển đổi số và đó cũng là điều mà các DNNVV gặp khó
khăn. Trên bình diện quốc gia, mỗi năm Việt Nam thiếu khoảng 90.000 nhân lực để phát
triển nền kinh tế số, xã hội số trong khi các chương trình đào tạo ngành công nghệ thông
tin trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Mặc dù kết quả phổ cập giáo dục đạt kết
quả tốt, đánh giá PISA cho kết quả vượt trội, song việc tiếp cận giáo dục sau bắt buộc còn
nhiều hạn chế, thiếu hướng nghiệp và thiếu kỹ năng; gia tăng bất bình đẳng, đặc biệt là sự
tụt hậu của các dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa. Có đến 49,1% DN khảo sát cho rằng
thách thức này sẽ ngăn cản thực hiện chuyển đổi số.
Thứ năm, rủi ro rò rỉ dữ liệu DN.
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin tạo ra động lực để phát triển kinh
tế - xã hội, nhưng cũng làm nảy sinh những nguy cơ về lỗ hổng bảo mật, tạo điều kiện cho
tội phạm mạng lợi dụng tiến hành các hoạt động vi phạm pháp luật. Trong khi đó, đa phần

176
doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức hết được tầm quan trọng trong việc đầu tư áp dụng
các giải pháp hỗ trợ để bảo mật thông tin.
Tài liệu tham khảo:
1. Cisco (2020), Báo cáo Chỉ số phát triển kỹ thuật số của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực
châu Á -Thái Bình Dương.
2. Hà Thị Hương Lan, Giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc Cách mạng Công
nghiệp 4.0, Tạp chí Tài chính (2019), https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/giai-phap-
cho-doanh-nghiep-viet-nam-trong-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-40-302110.html
3. Hiền Minh, Báo Điện tử Chính phủ (2022), https://baochinhphu.vn/dong-hanh-ho-tro-
doanh-nghiep-nho-va-vua-chuyen-doi-so-102220324163717844.htm,
4. ThS. Lê Cẩm Tú, Học viện Ngân hàng, Tạp chí ngân hàng (2022), Truy cập tại:
https://tapchinganhang.gov.vn/chuyen-doi-so-giai-phap-phat-trien-doanh-nghiep-trong-cuoc-
cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu.htm
5. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), (2020), Khảo sát “Thực trạng
chuyển đổi số trong doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19”

DIGITAL TRANSFORMATION: SEVEN DEVELOPMENTS FOR


THE FINANCE - BANKING SECTOR
Đinh Phan Thu Hằng - CQ57/02.01
Abstract: Digital transformation is becoming an inevitable trend for sectors and
entities in the economy, and the financial and banking sector is no exception. Recently,
Vietnam has made strong strides in digital transformation in the financial and banking
sector and achieved many positive results.
Keywords: digital transformation, development, finance - banking industry.
Digital transformation is the process of using digital technology to improve, optimize
and change the operations of a specific organization, enterprise, or economic sector. The
process of digital transformation includes applying digital technologies such as artificial
intelligence (AI), blockchain, big data, cloud computing, and the Internet of Things (IoT)
to create intelligent, automated processes and improve efficiency. In addition, digital
transformation also involves changing business models, ways of interacting with
customers, innovating products and services, enhancing competitiveness, and improving
customer experience. Digital transformation is a continuous process, not just the
deployment of technology, but also a process of changing the culture and mindset of
organizations to be ready to adapt and develop in an ever-changing business environment.
177
Therefore, digital transformation in the financial and banking sector is the process of
applying digital technologies and changing business models, integrating data to improve
the operations of intermediary financial institutions, enhancing customer experience, and
strengthening competitiveness.
Financial intermediaries are deploying digital financial services such as e-payment,
online banking, online lending, and other digital financial products to provide customers
with more convenient and efficient services. In addition, digital transformation also requires
financial organizations to change their business models, enhance their competitive
capabilities, and improve customer experiences. Digital transformation in the financial and
banking industry is considered an important trend in the digital economy era, helping banks
to improve efficiency and enhance their competitiveness in an increasingly competitive
banking market.
Digital transformation in the finance-banking sector is a necessity
In Vietnam, according to statistics, as of Q2/2021, the growth rate of Mobile Banking
reached 200% and there are about 30 million people using the banking payment system
every day. At the same time, Vietnam currently has 70 credit institutions, not to mention
payment intermediaries such as e-wallets that have deployed payment services via the
Internet, and provided payment services via mobile phones. Therefore, to meet customer
needs and take advantage of new opportunities, intermediary financial institutions need to
carry out digital transformation to enhance operational efficiency, increase transparency
and provide better customer experiences. Digital transformation is not only a necessity, but
also an opportunity for intermediary financial institutions to create value and enhance
competitiveness in the market.
Firstly, due to the rapid changes in consumer demand. The internet has created many
channels for consumers to participate in transactions, interact with intermediary financial
organizations, and conveniently use financial services. The trend of consumer behavior is
strongly shifting from offline to online and cashless payments, which has prompted
intermediary financial organizations to adapt. The most prominent activity is the
widespread deployment of mobile banking, online banking, and digital banking to meet
customer needs and enhance their experience.
Secondly, due to the increasing competitive pressure in the financial-banking industry.
Attracting new users and exploiting potential customer needs is the most important goal of
each intermediary financial organization. Consumers easily change banks if they have a
bad experience, so the competitive pressure is increasing among commercial banks.

178
Thirdly, due to the emergence of digital products that replace financial technology
companies - Fintech. Fintech provides new ways to enhance the services that intermediary
financial organizations provide to users. Mobile applications help customers view real-time
bank account information. Artificial intelligence helps prevent fraud. On the other hand,
Fintech creates fierce competition with traditional financial and banking services due to
lower operating costs. For example, e-wallets can reduce transaction processing service
revenues, or peer-to-peer lending applications can compete with traditional bank deposit
and lending services.
Opportunities brought by digital transformation in the finance-banking industry
Currently, digital transformation in the finance-banking industry in Vietnam is
developing rapidly. Large intermediary financial organizations and fintech companies are
deploying digital financial solutions and products to provide convenient and fast services
to customers, bringing many great opportunities for expanding and developing this field:
Firstly, improving security at all levels of data processing. Data encryption helps
financial intermediary organizations minimize the risk of information leakage. Most
importantly, digital transformation will help increase the safety of transactions.
Secondly, increasing operational efficiency and reducing waiting time. Customers do
not want to wait, especially when they have entrusted your financial intermediary
organization with a large amount of money. A big data processing system with a
microservice architecture ensures quick and secure transaction processing.
Thirdly, better risk analysis and management. Fraud detection systems help financial
intermediary organizations better manage risks. In addition, authentication technologies
and multi-level verification processes supported by technology will eliminate errors that
may occur in transactions for both customers and employees.
Fourthly, automating repetitive tasks. Automating manual and repetitive tasks helps
financial intermediary organizations improve employee productivity and save a large
amount of labor costs. In addition, automation helps reduce errors made by humans during
the process of executing and reconciling transactions.
Finally, providing personalized experiences. Digital transformation allows financial
intermediary organizations to know what customers really want, and design financial
services that best meet their requirements instead of guessing. Applying new technologies
allows financial intermediary organizations to enhance customer interaction with
personalized services.
The challenges of digital transformation in the finance-banking industry

179
Finance-banking is an industry with many opportunities for digital transformation,
bringing about significant benefits. However, on the journey towards digital transformation,
intermediary financial organizations in the finance-banking industry also face many
challenges, including:
Firstly, information security. When undergoing digital transformation, the finance-
banking industry must ensure the safety of customer information, financial transactions,
and other sensitive data. This requires the industry to invest heavily in network security
infrastructure and information security solutions.
Secondly, product and service innovation. Customers are increasingly demanding
more from intermediary financial organizations. In order to compete, these organizations
must continuously develop new products and services. This requires significant investment
in research and development, and also requires intermediary financial organizations to have
the ability to innovate quickly.
Thirdly, high investment and operation costs. Implementing digital transformation in
the finance-banking industry requires a substantial and long-term budget. Due to the ability
to apply many new technologies, the hardware and software investment life cycle of
intermediary financial organizations is usually shorter than that of other industries.
Therefore, digital transformation of intermediary financial organizations requires
continuous upgrading and updating, resulting in high technology investment and operation
costs.
Fourthly, changes in regulations and legal requirements. Regulations and legal
requirements related to the finance-banking industry often change. This can pose challenges
for intermediary financial organizations when undergoing digital transformation.
Intermediary financial organizations must ensure that they comply with new regulations
and legal requirements, while also taking advantage of new opportunities to enhance
competitiveness.
Finally, changes in organizational culture. Digital transformation also requires the
finance-banking industry to change its organizational culture to adapt to new technological
changes. Employees need to be trained to use new technologies and have the ability to work
in a more complex working environment.
Proposal for promoting digital transformation in finance - banking sector
Digital transformation is an inevitable trend in the finance - banking sector. To
promote digital transformation in this field, intermediary financial organizations can
implement the following solutions:

180
Firstly, investing in technology. Financial organizations need to invest in the latest
technologies to improve their competitiveness and enhance customer experience. New
technologies such as artificial intelligence, blockchain, IoT, and Big Data can be used to
create new products and services, reduce operating costs, and enhance security.
Secondly, enhancing security. Intermediary financial organizations need to enhance
security to ensure the integrity and safety of customer data. In addition to deploying basic
security measures such as encryption and two-factor authentication, organizations need to
use new technologies such as artificial intelligence and machine learning to detect and
prevent fraudulent behavior.
Thirdly, improving customer experience. Intermediary financial organizations need to
improve customer experience by providing new products and services, optimizing
transactions, and enhancing flexibility. Technologies such as artificial intelligence and
chatbots can be used to create better customer experiences.
Fourthly, enhancing employee training. Intermediary financial organizations need to
train employees to improve their digital skills and promote adaptation to new technologies.
Additionally, organizations also need to find ways to attract and retain talented employees
in an increasingly competitive digital working environment.
Fifthly, strengthening collaboration with external partners. Intermediary financial
organizations need to strengthen collaboration with external partners to leverage the
benefits of new technologies. Partners can be fintech companies that combine information
technology with financial services to provide financial products and services through the
use of technology, or other technology companies that can help provide more advanced
financial solutions. This collaboration can help reduce costs, enhance competitiveness, and
accelerate product and service development.
Sixth, improve data management. Intermediary financial organizations need to
improve their data management to optimize processes and make data-driven decisions.
Technologies such as Big Data and AI can be used to effectively analyze and utilize
customer data.
Seventh, create a flexible business environment. Intermediary financial organizations
need to create a flexible business environment to quickly respond to changes in the market
and customer requirements. This includes using flexible technologies such as cloud
computing to enhance flexibility and minimize costs.
In summary, to promote digital transformation in the financial-banking sector,
intermediary financial organizations need to invest in new technologies, enhance security,

181
improve customer experience, train employees, collaborate with fintech companies,
improve data management, and create a flexible business environment.
Reference:
1. Lê Cẩm Tú (2021), Chuyển đổi số trong ngân hàng: Cơ hội và thách thức, Học
viện Ngân hàng.
2. Trần Bá Thọ (2022), Lợi ích của chuyển đổi số và yêu cầu đối với lĩnh vực tài chính
- ngân hàng, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

THE IMPACT OF DIGITAL TRANSFORMATION ON ENTERPRISE


ACTIVITIES
Nguyễn Ngọc Bảo Trung – CQ 60/11.01 CLC
Vũ Minh Hải – CQ 60/11.01 CLC
Nguyễn Hà Chi – CQ60/11.01 CLC
Đỗ Hồng Ngọc – CQ 60/11.01 CLC
Nguyễn Thị Thùy Dương – CQ 60/11.01 CLC
Digital transformation is the process of changing from the traditional model into a
digital enterprise, by applying new technologies such as AI (Artificial intelligence),
Cloud, Big data, IoT (Internet of Things),… concurrently changing operating methods,
leading, working process, and corporate culture. Digital transformation brings a huge
change while supporting a lot of enterprises overcome the Covid-19 pandemic, however,
it also challenges those who still using the traditional method. It is clear that digital
transformation has a massive effect on enterprise activities, therefore enterprises need to
take part initiatively in this process to keep up with the development trend of the world
and international integration.
Why enterprise’s digital transformation?
Over the last few years, Covid-19 occurrence has shown an undeniable role of
digital transformation towards enterprises in Vietnam and internationally as well. The
pandemic can be seen as a launcher that impulse enterprises have to make a digital
revolution in manufacturing and business activities to obey “social distancing”
instructions.
With the advantage of high economic growth and the widespread of digital
platforms (internet services, smart devices, mobile phones...) digital transformation has
been having positive “launchpads” for strong growth.

182
Especially, in 2020, the government has been promulgating the national digital
transformation program to 2025 and set direction towards 2030 with the double aim are
improve digital government, digital country, digital economy, and digital society,
simultaneously creating digital enterprises which able to enter the global market.
How enterprises’ digital transformation?
Since digital transformation is a process that includes many stages so there are not
any specific ways for all enterprises to transform success. However, there are 6 articles
enterprises should pay attention to:
First, define the necessity of digital transformation for enterprises. During the
digital transformation process, having a general view and addressing the reason is vital
regardless of the differences between industries, starting points, and goals. However, the
aim must suit economic resources and be able to improve.
Second, assess the enterprise’s current state and demand through: (i) Analyze the
external impacts and trends. Identifying barriers to entry for new products as well as the
impact of substitute products/services and the level of competition. (ii) Analyze digital
technologies to make statistics, redefine existing digital technologies, and assess the
current situation. (iii) Analyze current business and operating models to assess customer
services and meet the client’s demand.
Third, construct a digital transformation strategy. Enterprises need to have a clear
vision that includes strategic directions and quantified business results. Thereby, being
able to connect the digital strategy with the overall business plan to create a sustainable
competitive advantage.
Fourth, work out a detailed implementation plan including: Identify and bring out
the digital initiative list, create initiative measurement criteria and KPIs, hence establish
project plans, and evaluate success levels.
Fifth, build a data and technology platform. Such platforms must be purposefully
designed to align with the strategic priorities of the business. It is often divided into two
main groups: internal working platforms and platforms which work with customers and
partners.
Sixth, prepare the appropriate human resources. For the current group of
employees, businesses should conduct training on user-centricity, how to apply new
technology into practice, open-mindedness, and readiness to embrace change. In the
process of seeking and selecting personnel, the enterprise should recruit or hire
individuals with expertise in researching, exploring, and applying new technologies.

183
After having thoroughly prepared in terms of objectives, plans, and necessary
resources, it is time for enterprises to embark on digital transformation through the
following three steps.
* Digitization
Digitalizing information is the process of converting paper-based documents into
electronic files such as Excel, PDF, and then storing them online or within the
enterprises’s computer system.
* Digitalization
The application of digitalization is the activities that increasing the level of
automation in processes through the utilization of digital technology. Enterprises should
focus on two aspects, including internal processes and the processes working with
customers.
* Digital Transformation
Digital transformation will have a comprehensive impact on businesses,
technology, and workers. Therefore, a successful digital transformation strategy will
begin with a unified business strategy. As digital transformation is a long and continuous
journey without an endpoint, enterprises need to periodically evaluate their processes
and make the most appropriate adjustments and improvements.
- Digitization is a crucial step because, for a business to successfully transform into
digital, it must digitize data and build new operating models based on digital technology
in a rigorous manner. This is an essential step that many enterprises and organizations
overlook or do not focus on appropriately.
Benefits of digital transformation.
Digital transformation is the process of integrating digital technology into
business’s operations and management. This process provides numerous benefits for
businesses and positive outcomes for customers through the implementation of digital
transformation.
First, for businesses: (i) Digital transformation will improve employee skills
through new technologies, thereby minimizing manual work, saving time, and increasing
productivity. (ii) Digital transformation enables businesses to operate from anywhere,
therefore enhancing flexibility. (iii) Digital transformation increases agility and
innovation in response to disruptions, thereby developing and increasing
competitiveness against other businesses.

184
Second, the positive that businesses bring to their customers: (i) Enhanced
customer experience through improved service quality. (ii) Digital transformation helps
businesses increase interaction with customers through various online channels,
including websites, social media, email, chatbots, and mobile applications.
Consequently, businesses can reach customers more quickly and conveniently. (iii)
Customers will easier to receive services and products that are suitable for their needs.
The impact of digital transformations on enterprises activities.
Digital transformation has a significant impact on improving the production and
business efficiency of enterprises. According to a survey of over 2,000 global businesses,
McKinsey & Company (USA) estimates that the contribution of digital transformation
to increasing the revenue and profits of enterprises is significant, but it depends on the
depth and comprehensiveness of digital transformation efforts.
- The impact of digital transformation on the tax payment process of enterprises.
According to the General Department of Taxation, as of June 14, 2022, the number of
businesses registered for electronic tax filing services with tax authorities is 851,711 out
of a total of 859,521 active businesses, achieving a rate of 99.09%. The tax sector has
been promoting the deployment of electronic tax services to support businesses in
looking up tax obligation information, filing and paying taxes anytime, anywhere,
creating favorable conditions for businesses and promoting a transparent and equal
business environment.
- The impact of digital transformation on enterprise investment capital. Digital
transformation requires a higher level of investment capital compared to traditional
methods due to additional expenses for information technology, technical equipment,
and machinery. Therefore, besides owner's capital, traditionally, banks have been the
main source of funding for individuals and enterprises. Other funding sources may come
from joint venture activities, government-sponsored funding programs, etc. However, in
the rapidly evolving digital era, two additional activities have emerged: digital funding
and digital investment.
+ Digital funding allows individuals, businesses, and start-ups to access existing
capital sources on the market completely independently of traditional methods by using
the internet. A typical example is crowdfunding, a platform, or a website created for
campaigns to raise money to support initiatives. In Vietnam, community funding has
only appeared since 2014 until now (two typical websites are Betado and Comicol).

185
+ Digital investment development accompanies the expansion of capital markets
(stock market, bond market, currency market, foreign exchange market,…). The capital
market creates liquidity for assets (stocks, bonds, derivatives). Buyers and sellers can
easily trade available securities in large quantities and are monitored and managed
transparently. Currently, many Vietnamese businesses are in the process of equitization,
especially state-owned enterprises (SOEs), listing companies on the stock market - which
have been included in many Resolutions of the Party Congress and Decisions of the
Government, demonstrating the determination of the Party and the Government to the
policy of digital transformation in enterprises in general and SOEs in particular. This
creates momentum for developing the financial market with many high-quality goods,
attracting FDI investment and private domestic investment in production and business
development.
- The impact of digital transformation on enterprises management process. Digital
transformation helps to increase transparency and efficiency in corporate governance
processes. By participating in the digital transformation process, businesses will be able
to proactively and easily retrieve reports on financial activities, which will help reduce
delays, enable CEOs to manage the business more effectively than before, and develop
a reasonable plan for the following projects and activities. Currently, blockchain is
applied mainly in the financial field, especially for digital assets and cryptocurrencies.
In Vietnam, apart from a few prominent crypto and blockchain projects such as Axie
Infinity, Coin98, etc., most blockchain applications have not yet achieved outstanding
success. However, blockchain has also gradually become a pillar of technology in
Vietnam with many useful applications, such as diploma storage in the education sector,
credit letters, contract guarantees, and payments in the banking sector.
- The impact of digital transformation on business operations. The distance
between the company and the customer has been significantly shortened. In the past, the
product had to go through agents to reach customers, so the final product cost had to
include the agent's commission. In the era of Industry 4.0, customers can search for
product information and order quickly and easily through e-commerce platforms such as
Shopee, Lazada, or the company website. By not having to go through many distributors,
the product cost is significantly lower, which helps the company attract more customers.
During the early stages of COVID-19, Viettel Group has facilitated favorable conditions
for interacting with customers through digital channels instead of traditional ones. In
addition, Viettel focuses on developing online partners to serve customers shopping at

186
home, resulting in revenue of 120 trillion VND in the first six months of 2020, an
increase of more than 10 trillion VND compared to the same period in 2019.
- The impact of digital transformation on payment methods. The 4.0 Industrial
Revolution has changed the way organizations, businesses, and consumers conduct their
transactions and payments. As part of the digital transformation, modern payment
methods via smartphones and the Internet are increasingly being used for transactions,
alongside traditional cash payment methods.
First, mobile payments. According to the State Bank of Vietnam, Vietnam currently
has 45 organizations providing mobile payment services. Mobile payment is gradually
becoming popular in Vietnam as a high percentage of people own smartphones and
thanks to the increasing utilities that mobile banking offers. The percentage of users has
increased from 37% in 2018 to 61% in 2019. Compared to the same period in 2020 and
the first quarter of 2021, mobile transactions reached 395.05 million items (an increase
of 78% in quantity) with a value of over 4.6 million billion VND (an increase of 103%
in value).
Second, payment via the internet. According to the State Bank of Vietnam, Vietnam
currently has 78 organizations providing payment services over the Internet. Compared
to the same period in 2020, in the first quarter of 2021, internet transactions reach 156.2
million items (an increase of 55.9% in quantity) and 8.1 million billion VND (an increase
of 28.4% in value).
Third, payment via e-wallet. As a potential and attractive market, e-wallets have
attracted many commercial banks as well as large technology companies and
corporations both domestically and internationally in various forms. Commercial banks
are developing electronic wallets (Sacombank has Sacombank Pay, VP Bank has Timo,
MB Bank has Bankplus, etc.). Fintech companies have invested and competed in
developing e-wallets such as Momo, Moca, Payoo, and Zalopay.
Challenges in enterprises’s digital transformation process.
Currently, digital transformation is a very powerful tool for businesses to make
strategic changes and the potential of digital transformation for business development is
immense, however, it is undeniable that Vietnamese businesses are facing a lot of
challenges in this process.
First, identify the goals and the approach to digital transformation. These are two
important factors that lead to the success of a business. If a business encounters obstacles

187
or inaccurately discerns the goals and the conversion methods, it will cause
bewilderment and may easily lead to giving up.
Second, concerns about data protection and document security. As we are aware,
in the era of technological advancements, businesses are facing immeasurable threats
and competition, among which information security is a crucial issue. The higher the
number of electronic applications, the greater the risk of cyber-attacks and data leakage.
Third, personnel with skills and technical proficiency are indispensable. When
human resources are insufficient, lacking skills and knowledge of new business methods,
the digital transformation process will face many difficulties and may lead to failure.
Fourth, the lack of coordination between businesses and government ministries,
and agencies in implementing national strategies on the digital economy is one of the
objective reasons that cause difficulties for enterprises in Vietnam.
Solutions for businesses to implement digital transformation.
To apply the digital transformation model, businesses need to: (i) Enhance
awareness about the importance of digital transformation. (ii) Invest in cybersecurity to
protect the company's information, prevent cyberattacks, and minimize risks in digital
transformation. (iii) Train specialized human resources to implement digital services and
ensure a smooth and effective transition. (iv) Invest in digital infrastructure such as
network transmission, software, hardware, and servers. (v) Develop digital applications
to enhance operational efficiency, productivity, and cost reduction. (vi) Collaborate and
share experiences with business partners, suppliers, and customers to find suitable
solutions for each business.
Reference:
1. Lê Duy Bình, Trần Thị Phương (11/2020). Kinh tế số và chuyển đổi số tại Việt
Nam – Tài liệu chuẩn bị cho chuỗi Hội nghị bàn tròn về EVFTA, EVIPA và Hồi phục
kinh tế sau COVID 19 tại Việt Nam.
2. Quy trình chuyển đổi số: 7 hạng mục công việc giúp chuyển đổi số thành công
với mọi doanh nghiệp Việt. (11/7/2022) (digital.fpt.com)
3. Chuyển đổi số - Giải pháp phát triển doanh nghiệp trong cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư. (18/06/2022) (tapchinganhang.gov.vn)
4. Chuyển đổi số trong doanh nghiệp – chìa khóa của sự thành công. (29/06/2021)
(quanlynhanuoc.vn)
5. Tổng cục Thuế đẩy mạnh các hình thức khuyến khích sử dụng hóa đơn điện tử.
(01/07/2022) (mof.gov.vn)

188
6. Đinh Thị Thanh Long (2019). Tác động của công nghệ số tới hoạt động của khu
vực tài chính - Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng số 208- Tháng 9. 2019.
7. Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Phương Hiệp (10/2021).
Thanh toán điện tử trong bối cảnh chuyển đổi số tại Việt Nam (Electronic payment in the
digital transformation in Viet Nam) - Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Mở Hà Nội 84
(10/2019) 1-9.

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHUYỂN ĐỔI SỐ


TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM
Đinh Thanh Dương - CQ59/09.03CLC
Vũ Minh Khuê - CQ59/09.03CLC
Lê Đinh Hải Anh - CQ59/09.03CLC
Nguyễn Ngọc Diệp - CQ59/09.04CLC
Tóm tắt: Trong bối cảnh Toàn cầu hiện nay, nền Kinh tế toàn thế giới đang có sự
chuyển biến từng ngày và các nước có thể tụt lại phía sau nếu không theo kịp tốc độ phát
triển của nó. Và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Để phát triển nền kinh tế Việt Nam có thể
“ sánh vai cùng các cường quốc Năm châu” thì phát triển lĩnh vực tài chính là một trong
những vấn đề cấp thiết. Với vai trò mạch máu của nền kinh tế, chuyển đổi số trong lĩnh vực
tài chính sẽ là một trong những yếu tố then chốt cho chuyển đổi số nói chung và thúc đẩy
chuyển đổi số trong các lĩnh vực khác.Do đó, chuyển đổi số về lĩnh vực tài chính ở Việt
Nam đang đặt Đảng, Nhà nước và nhân dân ta vào Cơ hội và thách thức chưa từng có.
1 .Thực trạng chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính
Theo xếp hạng chỉ số đánh giá chuyển đổi số DTI, năm 2021, Bộ Tài chính tiếp tục
dẫn đầu trong số các bộ, ngành; các lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc luôn tiên phong trong
thực hiện chuyển đổi số với các kết quả ấn tượng như ngành thuế đã hoàn thành triển khai
hệ thống dịch vụ thuế điện tử, đã cung cấp 163 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trong
lĩnh vực thuế, tích hợp 156 dịch vụ lên Cổng dịch vụ công quốc gia; Dịch vụ thuế điện tử
cho doanh nghiệp đã đi vào hoạt động ổn định, thông suốt với trên 99% trong tổng số gần
850.000 doanh nghiệp sử dụng dịch vụ khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế điện tử. Tổng cục
Hải quan đã hoàn thành triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đạt gần
90%. Đến hết năm 2021, Kho bạc Nhà nước đã cơ bản hoàn thành xây dựng và triển khai
ứng dụng công nghệ thông tin trên tất cả các lĩnh vực quản lý; hệ thống dịch vụ công trực
tuyến mức độ 4 của Kho bạc Nhà nước hoạt động ổn định, thông suốt, phục vụ 100% đơn

189
vị thuộc đối tượng bắt buộc tham gia dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của Kho bạc Nhà
nước.
Việc chuyển đổi vẫn còn những khó khăn. Việc thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh
vực tài chính, có thể thấy ngành Tài chính mới chuyển đổi số một phần, chưa toàn diện
trên toàn bộ mọi lĩnh vực quản lý của ngành Tài chính. Một số lĩnh vực đã cơ bản đáp ứng
yêu cầu về chuyển đổi số như thuế, kho bạc, hải quan, chứng khoán, ngân sách nhà nước
nhưng một số lĩnh vực đến thời điểm hiện tại còn chưa được tin học hóa (đầu tư công, tài
chính ngân hàng, hành chính sự nghiệp…)Hoạt động của ngành Tài chính đa ngành đa
lĩnh vực, đối tượng phục vụ rất rộng tiếp xúc với rất nhiều người dân, doanh nghiệp, các
đơn vị sử dụng ngân sách. Chính vì vậy, với đối tượng rộng, phạm vi rộng thì trình độ
nhận thức ứng dụng công nghệ thông tin sẽ có sự khác nhau. Ở những địa bàn khó khăn,
vùng sâu vùng xa, để tiếp cận được những ứng dụng công nghệ thông tin, dịch vụ công
dù đã được cải thiện nhưng còn khó khăn. Hay thói quen của người dân, doanh nghiệp,
của đơn vị sử dụng ngân sách là sử dụng phương pháp thủ công, giao dịch bằng hồ sơ giấy
2.Cơ Hội:
Chuyển đổi số không đơn giản chỉ là quá trình số hóa và nâng cao mức độ ứng dụng
công nghệ thông tin mà là việc ứng dụng công nghệ số để thay đổi cách thức vận hành, là
việc tư duy lại cách thức tổ chức, sử dụng dữ liệu và quy trình.
Không thể phủ nhận rằng, Cả thế giới đang trong quá trình chuyển đổi số và đây là cơ
hội tuyệt vời để Việt nam có thể có những chính sách đúng đắn nhằm “đi tắt đón đầu” ,
vươn lên hoàn thành mục tiêu dài hạn đã được đề ra tại Đại hội XIII “Đến năm 2045, Nước
ta trở thành nước phát triển, có thu nhập cao”.
Thực tế trên thế giới và tại Việt Nam, chuyển đổi số đã diễn ra trong rất nhiều lĩnh
vực của đời sống xã hội. Có thể thấy, điểm đặc trưng của chuyển đổi số trong mọi công
việc, hoạt động của đời sống xã hội đến nay phần lớn đều sử dụng dữ liệu, việc đưa ra các
quyết định cũng dựa trên việc phân tích dữ liệu.Như việc sử dụng taxi truyền thống cũng
đang dần bị thay thế bởi các hảng taxi công nghệ Grab, Uber bởi sự tiện lợi, nhanh chóng
khi đặt xe cũng như sự an toàn của hành khách. Những năm gần đây, do lệnh hạn chế đi lại
trong thời điểm dịch, việc mua sắm online trên các sàn điện tử như Shoppe, Lazada,... ngày
càng phổ biến và chúng mang lại lợi nhuận khủng lồ cho ngành bán lẻ trong nước. Ngoài
ra, một số lĩnh vực khác như y tế, giáo dục, xây dựng… cũng đã dần định hình áp dụng các
công nghệ mới, các sản phẩm của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 để thay đổi phù hợp
với xu thế chuyển đổi số.

190
Từ bối cảnh đó, việc chuyển đổi số trong hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước,
đặc biệt là trong cơ quan tài chính, đối với lĩnh vực tài chính là điều tất yếu xuất phát từ
nhu cầu thiết yếu của người dân, doanh nghiệp và là một thách thức không nhỏ đối với
ngành Tài chính vừa để đảm bảo thực hiện đúng các quy định, chích sách của Bộ Chính trị,
Chính phủ về chuyển đổi số, vừa để phù hợp với xu thế của xã hội, đáp ứng tốt cho các hoạt
động, dịch vụ tài chính số phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Theo Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 21/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
chiến lược tài chính đến năm 2030, trong đó nội dung quan trọng nhất là hiện đại hóa chuyển
đổi số trong ngành Tài chính. Điều này đã cho thấy sự coi trọng của chính phủ về việc
chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính. Qua đó, mở màn cho hàng loạt các chiến lược sau
này và đưa ngành Tài chính trở thành một trong các bộ tiên phong trong triển khai ứng
dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số.
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (2019) cho thấy trong số các khu vực trên thế
giới thì khu vực có tỷ lệ lượng người dùng Internet cao nhất là ở châu Âu và Trung Á. Ngày
nay, khoảng 75% tổng dân số châu Âu và Trung Á sử dụng Internet. Chỉ số này chỉ đạt
50% ở các khu vực khác.Điều này tạo thuận lợi cho việc Bộ Tài Chính đưa thông tin chuyển
đổi đến người dân và doanh nghiệp, cho thấy mức độ tiếp cận các dịch vụ tài chính số của
họ là khá dễ dàng
3.Thách thức:
Thách thức đầu tiên của chuyển đổi số chính là nhận thức. Thực tế, quá trình chuyển
đổi số đang diễn ra không đồng đều trong từng ngành, từng lĩnh vực. Năm ngoái, Bộ Tài
chính có chỉ số chuyển đổi số đạt mức 0,63 điểm cao gấp hơn 2 lần so với Bộ Xây dựng.
Tỉnh Bạc Liêu có chỉ số chuyển đổi số đạt 0,23 điểm thấp hơn đơn vị đứng đầu là Thành
phố Đà Nẵng tới 3 lần (0,68).
Để phát triển nền kinh tế tài chính số đòi hỏi phải có một hạ tầng vững chắc, đường
truyền và mạng di động mạnh, đặc biệt ở các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa nhiều
nơi vẫn chưa có mạng. Sự chênh lệch giữa các vùng nông thôn và thành thị ở Việt Nam
hiện nay vẫn còn quá lớn. Do đó, muốn chuyển đổi số thành công, cần mức đầu tư cao. Đầu
tư về công nghệ là một khoản đầu tư không hề nhỏ, bao gồm cơ sở hạ tầng, nguồn nhân
lực, các giải pháp kỹ thuật. Ngân sách hạn chế là thách thức vô cùng lớn, nó làm chậm quá
trình ra quyết định và buộc các nhà lãnh đạo phải lùi bước.
Để phát triển chuyển đổi số, cần đội ngũ chuyên gia, nguồn nhân lực giỏi. Thực tế tại
Việt Nam, nhân lực chuyển đổi số thiếu hụt, từ nhà quản lý đến chuyên gia, kỹ sư, công
nhân công nghệ số. Mặc dù Việt Nam có nhiều cơ sở giáo dục đào tạo nhân viên ngành

191
CNTT, theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mỗi năm có khoảng 50.000 sinh viên
CNTT còn lại cần phải có thời gian đào tạo lại.
Với tình hình các mối đe dọa về an ninh thông tin ngày càng gia tăng, việc chuyển đổi
số sẽ không thể thành công nếu thiếu một chiến lược bảo mật phù hợp. Việc đảm bảo an
toàn, an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững, đồng thời là phần
xuyên suốt, không thể tách rời của chuyển đổi số. Theo thống kê của Hãng bảo mật
Kaspersky, Việt Nam nằm trong số các quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất; đứng thứ
4/10 quốc gia có nguy cơ bị lây nhiễm mã độc qua mạng và 1/10 các quốc gia bị lây nhiễm
mã độc từ sử dụng các thiết bị lưu trữ rời (USB, thẻ nhớ ngoài). Đây là một trong những
thách thức quan trọng nhất trong công cuộc chuyển đổi số.
Chuyển đổi số có nhanh hay không còn phụ thuộc vào việc xã hội sử dụng các dịch
vụ công trực tuyến, tỷ lệ này hiện chưa cao. Hiện nay, các cơ sở dữ liệu quốc gia đã được
tích hợp, kết nối với nhau bao gồm dữ liệu về bảo hiểm xã hội, công dân, tìm vaccine Covid-
19, thẻ căn cước công dân, cán bộ, giáo viên, định danh trẻ em đăng ký khai sinh.
Trong bối cảnh hiện nay, cách mạng công nghệ số đã và đang diễn ra với tốc độ phát
triển nhanh chóng và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế- xã hội toàn cầu, đặc
biệt là nền tài chính Việt Nam có nhiều tiềm năng và triển vọng tích cực. Tuy nhiên, trong
một lĩnh vực thay đổi nhanh chóng như công nghệ thì kiên nhẫn chính là chìa khóa, cùng
với đó sự thay đổi và thích ứng nhanh lẹ cũng đóng góp một phần không nhỏ để dẫn tới
thành công . Giai đoạn dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành, cần ấp ủ những ý tưởng và
cơ hội để sẵn sàng bứt phá trong kỷ nguyên số này.
Tài liệu tham khảo:
1. https://blog.primus.vn/market-report-opportunities-challenges-of-employers-
candidates-in-banking-in-digital-transformation/
2. https://starlinks.com.vn/en/digital-transformation-in-vietnams-financial-sector-
world-trends-and-recommendations-for-vietnam/
3. https://tapchitaichinh.vn/ke-hoach-chuyen-doi-so-cua-nganh-tai-chinh.html
4. https://dangcongsan.vn/kinh-te/thuc-day-chuyen-doi-so-va-hien-dai-hoa-toan-dien-
nganh-tai-chinh-624785.html
5. http://sotaichinh.hatinh.gov.vn/nganh-tai-chinh-thu-duoc-nhieu-ket-qua-noi-bat-
trong-chuyen-doi-so-1669110948.html
6. https://thoibaotaichinhvietnam.vn/chuyen-doi-so-nganh-tai-chinh-huong-den-hinh-
thanh-he-sinh-thai-tai-chinh-so-116839.html
7. https://vov.vn/kinh-te/nhan-dien-thach-thuc-thuc-day-chuyen-doi-so-post975987.vov

192
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC
TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM
Đỗ Bảo Chi – CQ59/09.02
Nguyễn Thị Hồng Diệu – CQ59/11.06
Doãn Hải Hà – CQ59/11.03
Tóm tắt: Tại Việt Nam, chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính đã có những bước phát
triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Bài viết này đánh giá thực trạng chuyển đổi
số trong lĩnh vực tài chính tại Việt Nam trên một số khía cạnh: (i)Tình hình chuyển đổi tư
duy, nhận thức và tạo được niềm tin số ; (ii)Tình hình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ
năng về chuyển đổi số cho nhân lực ngành tài chính; (iii) Sự phát triển về hạ tầng nền tảng
số, thông tin dữ liệu số và đảm bảo an toàn thông tin, trên cơ sở đó nhận diện mức độ ứng
dụng Công nghệ số trong lĩnh vực tài chính tại Việt Nam hiện nay. Theo đánh giá của nhóm
nghiên cứu về sự phát triển dịch vụ tài chính số tại Việt Nam, chuyển đổi số trong ngành
tài chính đang ở giai đoạn hình thành và tiềm năng phát triển tương đối lớn.
Từ khóa: tài chính số, công nghệ tài chính, cách mạng công nghệ 4.0.
Chuyển đổi số trên thế giới được bắt đầu nhắc đến nhiều vào khoảng những năm 2015
và phổ biến từ năm 2017. Tuy nhiên ở Việt Nam, chuyển đổi số bắt đầu được nhắc đến vào
khoảng năm 2018. Để thích ứng với tình hình phát triển trên thế giới và tận dụng những cơ
hội mà cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư nói chung và chuyển đổi số nói riêng mang
lại, vào ngày 03/06/2020 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg
phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030.
Theo Bộ Truyền thông và Thông tin, Chuyển đổi số trong doanh nghiệp được định
nghĩa là "Việc tích hợp, áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả
quản lý nhằm nâng cao năng lực, lợi thế cạnh tranh, tạo ra các giá trị mới cho doanh nghiệp".
Trong nghiên cứu này khái niệm “Chuyển đổi số” được hiểu là quá trình chuyển đổi
kỹ thuật số nắm giữ tiềm năng chuyển đổi mọi hoạt động quá trình sản xuất. Quá trình này
chuyển đổi các quy trình sản xuất truyền thống sang các quá trình, hệ thống sản xuất có áp
dụng công nghệ, tự động hóa và kỹ thuật số có hiệu quả hơn để có thể khắc phục, cải thiện
và gia tăng các khía cạnh trong các hoạt động đời sống nói chung. Quá trình thay đổi này
sẽ từ mô hình tổ chức, doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng
công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho vạn vật (IoT), điện toán đám mây
(Cloud)… nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa
công ty.

193
1. Tổng quan chung về tình hình chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính tại Việt
Nam
Với vai trò “huyết mạch” của nền kinh tế, chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính sẽ là
một trong những yếu tố then chốt cho chuyển đổi số nói chung và thúc đẩy chuyển đổi số
trong các lĩnh vực khác nói riêng. Điều này đã được khẳng định rõ nét tại Quyết định số
368/QĐ-TTg ngày 21/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược tài chính đến
năm 2030, trong đó nội dung quan trọng nhất là hiện đại hóa chuyển đổi số trong ngành Tài
chính. Sự vào cuộc chủ động trong chuyển đổi số đã giúp ngành Tài chính nâng cao chất
lượng, hiệu quả trong quản lý tài chính - ngân sách quốc gia, cải cách hành chính, giảm chi
phí, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp (DN)…
Trong ngành Ngân hàng, các ngân hàng đã nghiên cứu và triển khai chiến lược chuyển
đổi số bước đầu với ứng dụng IoT cho phép khách hàng truy cập sử dụng dịch vụ ngân
hàng, kết nối với các hệ sinh thái số khác trên nền tảng Internet (dịch vụ ngân hàng số Timo
của VPBank, Live Bank của TPBank, E-Zone của BIDV…), hoặc cung ứng các dịch vụ
ngân hàng thông qua ứng dụng được cài đặt ngay trên điện thoại di động (Mobile
Banking…). Sự chấp nhận văn hóa mới về ngân hàng số và fintech ở Việt Nam ngày càng
tăng, đặc biệt là đối với những người trẻ và am hiểu về công nghệ. Nhiều công đoạn ngành
bảo hiểm và ngân hàng thủ công được tối ưu và tự động hóa bằng việc tận dụng công nghệ,
bao gồm: Tiếp cận khách hàng mới; mở tài khoản ngân hàng và hợp đồng bảo hiểm thông
qua thị trường di động, tự động hóa nhiều tác vụ như kiểm tra Biết khách hàng của bạn
(KYC), Chống rửa tiền (AML) và xác minh ID bằng cách sử dụng các công nghệ tiên tiến
như Tự động hóa quy trình bằng rô-bốt (RPA) và Trí tuệ nhân tạo; nhận thông tin chi tiết
ẩn thông qua phân tích dữ liệu nâng cao cải thiện việc kiểm tra gian lận bằng máy học
(machine learning).
Thanh toán số là mảng dịch vụ phát triển nhanh nhất, với loại hình ví điện tử chiếm
tới 90% thị phần trung gian thanh toán cả về số lượng và giá trị giao dịch. Tính đến hết
tháng 4/2021, Việt Nam có 43 công ty không phải là các tổ chức phi ngân hàng được cấp
phép tham gia vào hoạt động thanh toán, cung cấp cho khách hàng và các nhà bán lẻ các
dịch vụ thanh toán trực tuyến hoặc các giải pháp thanh toán kỹ thuật số như: MoMo,
Grabpay by Moca, Airpay, VinID pay, Zalo pay, VNpay QR.... Theo Vụ Thanh toán,
NHNN đến cuối tháng 12/2022, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 89,05% về
số lượng và 32% về giá trị; qua Internet tăng 98,54% về số lượng và 50,24% về giá trị; qua
điện thoại di động tăng 139,32% về số lượng và 106,54% về giá trị; qua QR Code tăng
225,36% về số lượng và 243,92% về giá trị (so với cùng kỳ năm 2021).

194
Trong lĩnh vực hải quan, 100% thủ tục hải quan cơ bản đã được tự động hóa, 100%
cục hải quan, chi cục hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử với 99,65% DN tham gia.
Theo đó, việc khai báo, tiếp nhận, xử lý thông tin và ra quyết định thông quan được thực
hiện với mức độ tự động hóa rất cao, thời gian xử lý bộ hồ sơ hải quan chỉ từ 1-3 giây.
Những cải cách mạnh mẽ này đã giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu được khơi thông, mang
lại hiệu quả to lớn cho người dân, DN và nền kinh tế.
Trên lĩnh vực kho bạc, đến nay, KBNN đã cơ bản hoàn thành xây dựng kho bạc điện
tử với hệ thống DVCTT mức độ 4 kết nối đến 100% các đơn vị sử dụng ngân sách được
tích hợp trên Cổng DVC Quốc gia. Tỷ lệ giao dịch của các khoản chi ngân sách nhà nước
thực hiện qua DVCTT đạt trên 99,6%...
2. Tình hình chuyển đổi tư duy, nhận thức và tạo được niềm tin số
Mức độ nhận thức về chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính của các doanh nghiệp
Việt Nam.
Theo kết quả khảo sát “Thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp trong bối cảnh
dịch bệnh COVID-19” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực
hiện năm 2020, khảo sát trên 400 doanh nghiệp, cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam đã
bắt đầu nhận thức và ứng dụng công nghệ số vào các khâu trong lĩnh vực tài chính: quy
trình kế toán, nâng cấp vai trò và tính chất công việc, nâng cao tính bảo mật,...
Khi đại dịch COVID 19 diễn ra và lan rộng trên khắp thế giới, tác động tiêu cực lên
nền kinh tế bắt buộc các doanh nghiệp phải chuyển đổi để thích ứng với đại dịch, việc thực
hiện giãn cách xã hội buộc doanh nghiệp càng phải ứng dụng công nghệ số vào các hoạt
động kinh tế tài chính của mình. Trong lĩnh vực quản trị nội bộ, điện toán đám mây là công
cụ kỹ thuật được nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đưa vào sử dụng theo khảo sát đạt con
số 60,6% tăng 19.5% so với thời điểm trước đại dịch Covid, phục vụ nhu cầu sử dụng lượng
lớn các dữ liệu nhằm giải quyết vấn đề lưu trữ một lượng lớn dữ liệu của doanh nghiệp.
Theo như Hội thảo công bố Báo cáo thường niên chuyển đổi số doanh nghiệp 2022
“Mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam” hiện nay có 2,2 doanh nghiệp
làm chủ công nghệ, 6.2 doanh nghiệp đã hoàn thành việc xác định mục tiêu chuyển đổi số
và doanh nghiệp đã từng bước xây dựng kế hoạch trong dài và ngắn hạn để chuyển đổi số
là 7,6%.

195
Nhìn chung, các doanh nghiệp đang cố gắng nâng cao và cải thiện cơ cấu chuyển đổi
số trước tình trạng cạnh tranh về sự bùng nổ nền kinh tế số. Sự nhận thức sâu sắc và đầy đủ
về vai trò của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế,
việc ứng dụng chuyển đổi số vẫn chưa đạt được hiệu quả tối ưu và còn nhiều thiếu sót bởi
việc thực hiện chuyển đổi cưa thực sự được đảm bảo theo đúng các quy trình cũng như
chưa được các doanh nghiệp nhận thức đúng đắn.
Chính sách thúc đẩy chuyển đổi tư duy, nhận thức và tạo niềm tin số cho ngành Tài
chính.
Để đạt được mục tiêu và để tránh bị tụt hậu trong cuộc CMCN 4.0, chuyển đổi số
không còn là sự lựa chọn mà đã trở thành một xu hướng phát triển tất yếu đối với tất cả các
bộ, ngành và địa phương. Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số trong phát
triển kinh tế cũng như ngành Tài chính, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp quy như
Nghị quyết số 100/NQ-CP ngày 6/9/2021 về việc thông qua đề nghị xây dựng Nghị định
về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (fintech), Quyết định số
316/2021/QĐ-TTg ngày 9/3/2021 về việc phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn
thông thanh toán cho các hàng hoá, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile-Money), Quyết định số
1813/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt
Nam giai đoạn 2021-2025… nhằm hỗ trợ các chính sách cho fintech, tài chính số phát triển,
thúc đẩy cho phép sử dụng công nghệ thực hiện đăng ký tài khoản, xác thực giao dịch
3. Tình hình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số cho nhân
lực ngành tài chính.
Để chuyển đổi số thành công thì việc phát triển nguồn nhân lực nhằm đón đầu xu thế
này giữ vai trò mang tính quyết định. Việc nâng cấp hay đầu tư vào công nghệ, thiết bị có

196
thể diễn ra nhanh chóng, tuy nhiên, việc trau dồi cho cán bộ công nhân viên những kỹ năng
cần thiết trong tương lai để làm chủ công nghệ, làm chủ "robot" sẽ cần những nỗ lực dài
hạn, liên tục để chuyển đổi con người, chuyển đổi tư duy, nâng cao nhận thức. Nhận thức
được tầm quan trọng này, khá nhiều doanh nghiệp đã có sự chú trọng trong việc đào tạo và
phát triển nhân lực doanh nghiệp số. Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Đề án “Nâng cao
nhận thức, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030”.
Về thể chế, chính sách, ngay từ đầu năm 2020, trước diễn biến phức tạp của dịch
COVID-19, các đơn vị có chức năng ĐTBD công chức, viên chức ngành Tài chính đã phối
hợp chặt chẽ với Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị liên quan nghiên cứu trình Bộ Tài chính
ban hành quy định, quy chế về ĐTBD theo hình thức trực tuyến. Bộ Tài chính đã ban hành:
Quyết định số 418/QĐ-BTC ngày 26/3/2020 về việc ban hành Quy chế quản lý hoạt động
đào tạo bồi dưỡng trực tuyến và Quyết định số 419/QĐ-BTC ngày 26/3/2020 của Bộ Tài
chính về việc phê duyệt Đề án thí điểm tổ chức ĐTBD trực tuyến đối với công chức, viên
chức của Bộ Tài chính, Quyết định số 2125/QĐ-BTC về ban hành Quy chế quản lý hoạt
động ĐTBD theo hình thức trực tuyến tại các cơ sở ĐTBD công chức, viên chức thuộc và
trực thuộc Bộ Tài chính. Trên cơ sở đó, Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính (đơn vị thuộc
Bộ Tài chính có chức năng cơ bản là ĐTBD công chức, viên chức ngành Tài chính) đã tổ
chức phương thức kiểm tra và đề kiểm tra đối với các lớp ĐTBD theo hình thức trực tuyến;
tổ chức thi, kiểm tra theo hình thức trực tuyến.
Về xây dựng chương trình bồi dưỡng, trên cơ sở Quyết định số 2516/QĐ-BTC ngày
27/12/2021 về việc phê duyệt kế hoạch ĐTBD công chức, viên chức ngành Tài chính năm
2022, Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính đã trình Bộ banh hành Chương trình bồi dưỡng
kiến thức, kỹ năng cơ bản về chuyển đổi số theo Quyết định số 1506/QĐ-BTC ngày
29/7/2022.
4. Tình hình phát triển về hạ tầng nền tảng số, thông tin dữ liệu và đảm bảo an
toàn thông tin:
Văn kiện Đại hội Đảng XIII đã xác định “Phát triển mạnh hạ tầng số, xây dựng và
phát triển đồng bộ hạ tầng dữ liệu quốc gia, vùng, địa phương kết nối đồng bộ, thống nhất,
tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số” là một hướng ưu tiên trong xây dựng hệ thống
kết cấu hạ tầng cho phát triển kinh tế số, góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2025 kinh
tế số chiếm 20% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và đến năm 2030 chiếm khoảng 30% GDP
theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 phê
duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

197
Hình 2. Dự báo sự phát triển của hạ tầng viễn thông đến năm 2030
Về xây dựng hạ tầng số, nhận định quá trình chuyển đổi số quốc gia còn chậm, thiếu
chủ động do hạ tầng phục vụ quá trình chuyển đổi số còn nhiều hạn chế, ngày 27/9/2019,
Bộ Chính trị được thông qua Nghị quyết 52-NQ/TW với mục tiêu: “Đến năm 2025, xây
dựng được hạ tầng số đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN; Năm 2030, mạng di động
5G phủ sóng toàn quốc; mọi người dân được truy cập Internet băng thông rộng với chi phí
thấp”.
Hiện nay, Việt Nam đang đầu tư hạ tầng viễn thông băng rộng để bảo đảm cung cấp
mọi loại hình dịch vụ với tốc độ Gbps, Tbps. Hạ tầng viễn thông Việt Nam đã đạt được
nhiều chỉ tiêu quan trọng như: Cáp quang phủ khắp cả nước đến 100% xã, số thuê bao băng
rộng cố định hơn đạt trên 18 triệu, tăng trưởng 15%/năm, trên 68% hộ gia đình có kết nối
FTTH; 06 tuyến cáp quang biển, 3 tuyến cáp quang đất liền kết nối với các nước trong khu
vực như Lào, Campuchia, Trung Quốc.
Hạ tầng điện toán đám mây là mô hình dịch vụ cho phép người truy cập tài nguyên
điện toán dùng chung (mạng, server, lưu trữ, ứng dụng, dịch vụ) thông qua kết nối mạng
một cách dễ dàng. Hiện nay, tại Việt Nam có 03 nhóm nhà cung cấp hạ tầng điện toán đám
mây, bao gồm: các doanh nghiệp nước ngoài (Google, Microsoft …); các doanh nghiệp
trong nước có quy mô lớn với sự đầu tư đồng bộ (Viettel, VNPT, CMC, FPT) và một nhóm
các doanh nghiệp nhỏ cung cấp các ứng dụng hoặc dịch vụ. Tuy vậy, các doanh nghiệp Việt
Nam mới chiếm khoảng 20% thị phần các sản phẩm, 80% thị phần còn lại do nhà cung cấp
nước ngoài cung cấp (Google, AWS, Microsoft Azure,...).
Về xây dựng cơ sở thông tin dữ liệu và đảm bảo an toàn thông tin, Bộ Tài chính
cơ bản đã xây dựng được hệ thống CNTT khá bài bản, hiện đại so với các bộ, ngành thuộc
khối Trung ương. Việc xây dựng, triển khai cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính (gồm 12 cơ
sở dữ liệu chuyên ngành), một số cơ sở dữ liệu chuyên ngành (giá, công sản…) bước đầu

198
đã mang lại sự cải thiện đáng kể trong công tác quản lý tài chính công theo hướng hiện đại,
từng bước tăng cường hiệu lực, hiệu quả giám sát tài chính, góp phần quan trọng trong việc
thúc đẩy cải cách các thể chế, thay đổi quy trình, thủ tục trong lĩnh vực thuế, hải quan, ngân
sách, kho bạc..., tăng độ chính xác, tính kịp thời và minh bạch trong báo cáo tài khóa, kế
toán và thống kê NSNN. Các hoạt động đảm bảo an toàn thông tin đã được tích hợp trong
tất cả các công đoạn liên quan đến thông tin và hệ thống thông tin, không làm ảnh hưởng
hay ngưng trệ hoạt động của hệ thống. Việc kịp thời triển khai ứng dụng một số công nghệ
mới của cuộc CMCN 4.0 đã giúp nâng cao các dịch vụ công trực tuyến.
Tài liệu tham khảo
1.Đức Minh (2022), Chuyển đổi số ngành Tài chính: Hướng đến hình thành hệ sinh
thái tài chính số, Thời báo Tài chính https://thoibaotaichinhvietnam.vn/chuyen-doi-so-
nganh-tai-chinh-huong-den-hinh-thanh-he-sinh-thai-tai-chinh-so-116839.html.
2. ThS. Đinh Thị Thu Hiền – Khoa Kế toán, Trường Đại học Duy Tân (2023), Thực
trạng chuyển đổi số tại các doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Tài chính
https://tapchitaichinh.vn/thuc-trang-chuyen-doi-so-tai-cac-doanh-nghiep-viet-nam.html.
3. ThS. Nguyễn Thị Thu – Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2022),
Chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong phát triển dịch vụ ngân hàng - Kinh
nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị, Tạp chí Ngân hàng
https://tapchinganhang.gov.vn/chinh-sach-thuc-day-ung-dung-cong-nghe-so-trong-phat-
trien-dich-vu-ngan-hang-kinh-nghiem-quoc-te-va-.htm .
4. Bộ Thông tin và Truyền thông, Hà Nội: Tìm giải pháp giúp doanh nghiệp chuyển
đổi số (2022)
https://mic.gov.vn/mic_2020/Pages/TinTuc/157110/Ha-Noi--Tim-giai-phap-giup-
doanh-nghiep-chuyen-doi-so.html

CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TẠI


CÔNG TY CỔ PHẦN MISA
Nguyễn Xuân Thắng - CQ59/16.01
Nguyễn Thị Thu Hà - CQ59/16.01
Triệu Thanh Chúc - CQ59/16.01
Tóm tắt: Trước những biến chuyển nhanh chóng của nền kinh tế toàn cầu, doanh
nghiệp đang thực sự phải đối mặt với một thách thức lớn: “To be or not to be/ Tồn tại hay
không tồn tại”. Trong thời đại CMCN 4.0 và “số hóa”, đó cũng chính là câu hỏi: “Chuyển

199
đổi số để tiến lên hay là sẽ lụi tàn?”. Với việc đem lại những giá trị vô cùng có ý nghĩa
trong nâng cao năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, chuyển đổi số thực sự là một ưu
tiên tối quan trọng, mang tính sống còn đối với doanh nghiệp hiện nay. Đặc biệt trong lĩnh
vực tài chính, chuyển đổi số là một xu hướng không thể lùi bước, bởi nó mang lại nhiều lợi
ích cho cả doanh nghiệp và khách hàng. Công ty cổ phần MISA là một trong những công
ty hàng đầu tại Việt Nam về phát triển phần mềm quản lý doanh nghiệp và tài chính - kế
toán. Với hơn 25 năm hoạt động trong ngành công nghệ thông tin, MISA đã chứng minh
được năng lực và uy tín của mình trong việc cung cấp các giải pháp phần mềm chất lượng
cao cho các doanh nghiệp và tổ chức trên khắp đất nước.
Từ khóa: Kinh tế, chuyển đổi số, tài chính, Misa, doanh nghiệp số,…
1. Giới thiệu khái quát về chuyển đổi số và công ty MISA trong quá trình chuyển
đổi số
Chuyển đổi số là quá trình áp dụng công nghệ số hóa vào các hoạt động kinh doanh
và quản lý của các tổ chức và cá nhân. Trong lĩnh vực tài chính, chuyển đổi số là một xu
hướng không thể lùi bước, bởi nó mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và khách
hàng. Công ty cổ phần MISA là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong việc cung
cấp các giải pháp phần mềm quản lý tài chính kế toán cho các đối tượng khách hàng khác
nhau, từ doanh nghiệp vừa và nhỏ đến các cơ quan nhà nước.
Công ty cổ phần MISA đã tiên phong phát triển nhiều nền tảng, mắt hệ sinh thái các
nền tảng kế toán và quản trị doanh nghiệp giúp thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia :
Thứ nhất, phát triển các sản phẩm phần mềm quản lý tài chính kế toán trên nền tảng
điện toán đám mây (cloud computing), cho phép khách hàng truy cập và sử dụng dịch vụ
mọi lúc mọi nơi, trên nhiều thiết bị khác nhau.
Thứ hai, tích hợp các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (machine
learning), blockchain, big data vào các sản phẩm phần mềm, giúp tăng cường khả năng
phân tích dữ liệu, dự báo kết quả, đảm bảo an toàn thông tin và tối ưu hóa quy trình làm
việc.
Thứ ba, mở rộng thị trường và kết nối với các đối tác trong và ngoài nước, tạo ra các
giải pháp tài chính kế toán phù hợp với từng ngành nghề và từng quốc gia.
Thứ tư, đẩy mạnh việc đào tạo và nâng cao năng lực nhân sự, đặc biệt là trong lĩnh
vực công nghệ thông tin, để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày càng cao.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính của MISA đã góp phần thúc đẩy sự phát triển
của kinh tế số, Chính phủ số và xã hội số ở Việt Nam. MISA cũng đã được công nhận là

200
một trong những doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực chuyển đổi số bởi các tổ chức uy
tín trong và ngoài nước.
2. Những phần mềm tiêu biểu và tính ứng dụng trong thực tế
MISA là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực phát triển các phần mềm
quản lý doanh nghiệp và tài chính - kế toán tại Việt Nam. Các sản phẩm phần mềm được
phát triển bởi MISA có chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu của khách hàng và luật pháp
Việt Nam, giúp hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - kế toán.
Một số sản phẩm phần mềm tiêu biểu như MISA SME.NET (phần mềm kế toán), MISA
AMIS (phần mềm quản trị doanh nghiệp), MISA meInvoice (phần mềm hóa đơn điện tử),…
đã được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam và được tin dùng bởi hàng ngàn doanh nghiệp.
2.1. Tính năng và lợi ích mang lại cho người dùng của phần mềm quản lý kế toán
(MISA SME.NET)
Đầu tiên, chúng ta có thể kể đến phần mềm quản lý kế toán (MISA SME.NET). SME
dễ triển khai, dễ sử dụng. Không chỉ đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ báo cáo theo đúng chế độ
ban hành, phù hợp với mọi doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ sản xuất,..
SME còn cung cấp hàng trăm biểu đồ báo cáo quản trị có thể tùy chỉnh linh hoạt theo nhu
cầu quản trị đặc thù của từng doanh nghiệp.
Thứ nhất, SME là phần mềm nhập liệu thông minh. SME tự động nhận hóa đơn đầu
vào từ nhà cung cấp, kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp và tự động nhập liệu vào phần mềm.
SME kết nối với hệ thống ngân hàng điện tử giúp người dùng dễ dàng thực hiện các giao
dịch ngân hàng ngay trên phần mềm. Tự động hạch toán các nghiệp vụ thu chi tiền gửi, đối
trừ công nợ từ sao kê ngân hàng. Thông qua việc tích hợp dịch vụ hóa đơn điện tử, SME
cho phép người dùng phát hành hóa đơn trực tiếp từ phần mềm một cách nhanh chóng.
Đặc biệt hơn với các doanh nghiệp đang sử dụng MISA SME cùng với phần mềm hóa
đơn điện tử của nhà cung cấp khác. SME đã hỗ trợ lấy hàng loạt hóa đơn điện tử đã phát
hành này về để hạch toán, giúp người dùng tiết kiệm tối đa thao tác nhập liệu hóa đơn, xử
lý chứng từ. Thuận tiện cho công tác theo dõi quản lý hóa đơn xuất bán tại các doanh nghiệp
và đơn vị.
Thứ hai, SME còn là một trợ lý thông minh, tự ước tính được số thuế thu nhập doanh
nghiệp tạm nộp hàng quý, cập nhật tỷ giá hạch toán theo đúng tỷ giá công bố của ngân hàng
Vietcombank và luôn kịp thời cảnh báo nhắc nhở để hỗ trợ công tác kế toán.
Thứ ba, MISA SME là phần mềm báo cáo thông minh…. SME tự động phát hiện được
sai sót trên chứng từ, sổ sách, báo cáo tài chính để hướng dẫn cách thức xử lý theo đúng
quy định. Tự động tổng hợp số liệu lên tờ khai thuế. Người dùng có thể nộp tờ khai, nộp

201
báo cáo tài chính và nộp thuế điện tử trực tiếp từ phần mềm cho cơ quan Thuế. Cũng như
gửi chứng từ báo cáo đến email hoặc Zalo của người nhận ngay trên phần mềm.
Thứ tư, MISA SME đột phá trong công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Thông
qua công cụ phân tích tài chính với nhiều phương pháp phân tích khác nhau, đi kèm với
biểu đồ phân tích trực quan dashboard phân tích trên từng phân hệ giúp cho các giám đốc
Tài chính, các chủ doanh nghiệp giải mã được bức tranh tình hình tài chính về tình hình
tăng- giảm tài sản nguồn vốn, cơ cấu tài sản nguồn vốn, hiệu quả hoạt động kinh doanh, xu
hướng biến động dòng tiền. Từ đó dự đoán tương lai và xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển
doanh nghiệp.
Thứ năm, MISA SME còn đáp ứng tốt cho doanh nghiệp nước ngoài hoặc có vốn đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam. Phần mềm cho phép nhập liệu, xem báo cáo đa ngôn ngữ Anh-
Trung- Hàn cùng với hệ thống báo cáo song ngữ Việt Anh và Việt Trung. Không chỉ vậy,
MISA SME còn kết nối đồng bộ với hệ thống của tổng cục thuế, hóa đơn điện tử, ngân hàng
điện tử, thuế điện tử, phần mềm bán hàng, tạo thành hệ sinh thái khép kín hỗ trợ đắc lực
cho công tác kế toán.
2.2 Tính năng và lợi ích mang lại cho người dùng của phần mềm MISA AMIS
Là một ứng dụng ưu việt trong nền tảng MISA, MISA AMIS là giải pháp hàng đầu
giúp số hóa toàn bộ quy trình trong quản trị doanh nghiệp một cách nhanh chóng, linh hoạt
và tối ưu chi phí. MISA AMIS đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ quan trọng của doanh nghiệp
bao gồm Tài chính - Kế toán - Marketing - Bán hàng - Quản trị nhân sự - Quản lý điều
hành.
Thứ nhất, điểm vượt trội của nền tảng là được xây dựng với cốt lõi tài chính - kế toán,
trung tâm kết nối dữ liệu trên toàn hệ thống của doanh nghiệp. Nhờ vậy mỗi dữ liệu về
doanh thu, chi phí đều được ghi nhận tự động và tức thời, từ đó cung cấp cho nhà quản lý
các số liệu về doanh thu, lợi nhuận, chi phí, dòng tiền, công nợ, tồn kho… mọi lúc, mọi nơi
giúp kịp thời ra quyết định điều hành.
Thứ hai, MISA AMIS sở hữu hệ thống quản lý nhân sự theo sát mục tiêu phát triển
của doanh nghiệp. Toàn bộ quy trình từ tuyển dụng quản lý hồ sơ, gắn kết nhân sự đều được
số hóa giúp lãnh đạo quy hoạch nguồn nhân lực khách quan và chính xác hơn. Hệ thống
này cũng được kết nối với kế toán để tự động ghi nhận chi phí nhân sự như: tiền lương, bảo
hiểm, thuế thu nhập cá nhân. Đặc biệt nền tảng MISA AMIS đã kết nối nhiều đối tác bên
ngoài như: ngân hàng, thuế, trang thương mại điện tử sang tuyển dụng, đối tác giao vận để
người dùng chỉ cần giao dịch trên một nền tảng và dữ liệu được lưu trữ, hội tụ ngay tại
trung tâm MISA AMIS.

202
2.3. Tính năng và lợi ích mang lại cho người dùng của phần mềm hóa đơn điện tử
(MISA meInvoice)
Hiện nay kế toán doanh nghiệp đang mất rất nhiều thời gian, công sức trong việc xử
lý hóa đơn. Đối với hóa đơn đầu vào, nếu là hóa đơn Nghị định 123, kế toán phải tự tra cứu
trên trang tra cứu của Tổng cục Thuế. Nếu là hóa đơn Nghị định 51, kế toán phải tự kiểm
tra tính hợp lệ, hợp pháp của hóa đơn.
Đối với hóa đơn đầu ra, nếu là hóa đơn đầu ra Nghị định 123 thì sau khi phát hành,
kế toán phải kiểm tra xem hóa đơn đã tồn tại trên trang tra cứu của Tổng cục Thuế hay
chưa, đồng thời với cả hóa đơn đầu vào, đầu ra kế toán phải tự nhập liệu thủ công và hạch
toán vào phần mềm kế toán, rất mất thời gian và còn dễ xảy ra sai sót. Phần mềm xử lý hóa
đơn MISA melnvoice sẽ khắc phục được tất cả các vấn đề trên.
Thứ nhất, với phần mềm MISA meInvoice toàn bộ hóa đơn đầu vào đầu ra sẽ được tự
động lấy về chương trình, sau đó tự động đồng bộ và hạch toán vào phần mềm kế toán, giúp
tiết kiệm tối đa thời gian nhiệt liệu thủ công không xảy ra sai sót đồng thời giúp kế toán
quản lý tập trung hóa đơn đầu vào đầu ra trên cùng một hệ thống.
Thứ hai, kế toán chỉ cần thiết lập email nhận hóa đơn sau đó cung cấp email để người
bán gửi trực tiếp hóa đơn vào email này. Chương trình sẽ tự kiểm tra từng email nhận được
và tải về tất cả các hóa đơn theo nội dung email.
Với hóa đơn đầu vào nghị định 51 chương trình sẽ tự động kiểm tra và trả về kết quả
tính hợp lệ của thông tin viết trên hóa đơn, tính hợp lệ của chữ ký số. Đặc biệt kiểm tra
trạng thái thông báo phát hành hóa đơn, trạng thái doanh nghiệp dựa trên dữ liệu của Tổng
cục Thuế đảm bảo tính hợp pháp hợp lệ của hóa đơn. Đối với hóa đơn đầu vào Nghị định
123 chỉ cần kết nối chương trình với hệ thống tra cứu của Tổng cục Thuế, chương trình sẽ
tự động lấy tất cả các hóa đơn về và kiểm tra các thông tin như là: hóa đơn đã tồn tại trên
trang của Tổng cục Thuế hay chưa, hóa đơn đã được cấp mã hay chưa, kiểm tra với tính
toán số liệu trên hóa đơn.
Đối với hóa đơn đầu ra: Sau khi hóa đơn được chuyển vào phần mềm, tại danh sách
hóa đơn đầu ra thì có thể dễ dàng nắm được tổng số lượng hóa đơn đầu ra, tổng giá trị hóa
đơn, tổng thuế giá trị gia tăng đầu ra. Cụ thể: Đối với hóa đơn đầu ra Nghị định 123, chỉ
cần kết nối phần mềm với hệ thống tra cứu hóa đơn của Tổng cục Thuế, chương trình sẽ tự
động lấy toàn bộ hóa đơn đầu ra về vào lúc 0 giờ hàng ngày. Còn đối với hóa đơn đầu ra
nghị định 51, kế toán sẽ thực hiện tải hóa đơn vào phần mềm. Ngoài ra, có thể tải các hóa
đơn đầu vào đầu ra đang quản lý trước đó vào chương trình để quản lý tập trung chuyên
một hệ thống duy nhất, giúp kế toán dễ dàng tìm kiếm hóa đơn.

203
Thứ ba, đặc biệt nếu đơn vị đang sử dụng phần mềm kế toán MISASME.NET, phần
mềm AMIS kế toán thì toàn bộ hóa đơn đầu vào đầu ra trên chương trình sẽ được tự động
đồng bộ và hạch toán vào phần mềm, giúp kế toán tiết kiệm thời gian nhập liệu thủ công
mỗi khi phát sinh hóa đơn. Đơn vị có nhiều chi nhánh hoạt động hoặc là kế toán dịch vụ
làm kế toán cho nhiều doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý hóa đơn theo từng khu vực đối
tượng.
Thứ tư, trường hợp đơn vị sử dụng các phần mềm kế toán của các nhà cung cấp khác
thì phần mềm cũng cho phép xuất khẩu danh sách hóa đơn đầu vào đầu ra để nhập khẩu và
phần mềm kế toán.

Kết luận
Chuyển đổi số không chỉ là một sự lựa chọn mà là một yêu cầu bắt buộc để các doanh
nghiệp tồn tại và phát triển trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng thay đổi nhanh chóng
và khó lường. Công ty cổ phần MISA đã nhận thức được điều này và không ngừng đổi mới
sáng tạo để mang đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, phù hợp với xu
hướng chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - kế toán - thuế. Bằng việc ứng dụng công
nghệ số vào quản trị tài chính, MISA đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và sức
cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời thực hiện tốt vai trò của một doanh
nghiệp trách nhiệm xã hội.
Báo cáo khảo sát của Hiệp hội CPA Mỹ chỉ ra, nếu như 89% doanh nghiệp áp dụng
tài chính linh hoạt tăng trưởng doanh thu 3 năm liên tục thì con số này chỉ là 63% tại các
doanh nghiệp không áp dụng. Trong kỷ nguyên môi trường kinh doanh thay đổi không
ngừng và quay cuồng thì công tác tài chính cần phải cập nhật liên tục, bắt kịp sự biến động
đó. Tuy nhiên, khối lượng dữ liệu tài chính quá lớn và phức tạp, liên quan chặt chẽ mọi hoạt
động trong công ty và các giao dịch bên ngoài, thông tin thị trường. Tổng hợp và phân tích
tất cả là điều không thể nếu làm thủ công và càng không thể có được kết quả đòi hỏi sự
chuẩn xác, nhanh chóng, có tính thời điểm cao. Doanh nghiệp sẽ cần đến các nền tảng cloud
để hội tụ kho dữ liệu khổng lồ đó. Khi đó, các giải pháp như MISA AMIS sẽ là công cụ đắc
lực cho doanh nghiệp Việt tăng tốc, chuyển đổi số thành công, hướng tới hội tụ số và tăng
năng lực cạnh tranh không chỉ trong nước mà còn trên thị trường quốc tế.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. https://www.misa.vn
2. Chuyển đổi số - Cẩm nang cho doanh nghiệp (Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT
Việt Nam)

204
3. https://tapchitaichinh.vn
4. https://cafebiz.vn/misa-dong-hanh-cung-dn-viet-chuyen-doi-so-trong-linh-vuc-tai-
chinh-ke-toan-176221121112636179.chn
5. “Doanh Nghiệp Làm Dịch vụ Kế Toán Chuyển Đổi Số Thành Công Với Nền Tảng MISA
ASP,” n.d. https://cafebiz.vn/doanh-nghiep-lam-dich-vu-ke-toan-chuyen-doi-so-thanh-cong-voi-
nen-tang-misa-asp-20220526174515641.chn.

TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TỚI HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN FPT
Nguyễn Bùi Đạt - CQ58/11.07CLC
Quách Nhật An - CQ58/11.07CLC
Dương Minh Anh - CQ58/11.08CLC
Tóm tắt : FPT là một công ty công nghệ thông tin hàng đầu tại Việt Nam, được thành
lập vào năm 1988. Với hơn 36.000 nhân viên và các văn phòng và trung tâm phát triển sản
phẩm trên toàn cầu, FPT cung cấp các dịch vụ và sản phẩm liên quan đến công nghệ thông
tin, bao gồm: phát triển phần mềm, dịch vụ khách hàng, quản lý hạ tầng, giải pháp kinh
doanh và giải pháp công nghệ. Việc phân tích chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính có
tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động của công ty FPT. Bằng cách áp dụng các công
nghệ số như trí tuệ nhân tạo, blockchain, big data, FPT có thể tối ưu hóa quá trình quản lý
tài chính, nâng cao năng suất và tăng cường độ tin cậy của các dịch vụ tài chính của mình.
Từ khóa: Tác động chuyển đổi số, chuyển đổi số trong doanh nghiệp, hoạt động tài
chính, FPT
1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần FPT
FPT thành lập ngày 13/09/1988, FPT hoạt động trong 03 lĩnh vực kinh doanh cốt lõi
gồm: Công nghệ, Viễn thông và Giáo dục. FPT sở hữu hạ tầng viễn thông phủ khắp 59/63
tỉnh thành tại Việt Nam và không ngừng mở rộng hoạt động trên thị trường toàn cầu với 46
văn phòng tại 22 quốc gia và vùng lãnh thổ bên ngoài Việt Nam. Trong suốt quá trình hoạt
động, FPT luôn nỗ lực với mục tiêu cao nhất là mang lại sự hài lòng cho khách hàng thông
qua những dịch vụ, sản phẩm và giải pháp công nghệ tối ưu nhất. Đồng thời, FPT không
ngừng nghiên cứu và tiên phong trong các xu hướng công nghệ mới góp phần khẳng định
vị thế của Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 - Cuộc cách mạng số.
FPT đã và đang tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số và cung cấp dịch vụ chuyển đổi số
toàn diện cho các tổ chức, doanh nghiệp trên quy mô toàn cầu.

205
2. Những tác động của chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính vào hoạt động của
Công ty Cổ phần FPT
Chuyển đổi số là quá trình sử dụng các công nghệ kỹ thuật số để cải thiện, tối ưu hóa
và tự động hóa các quy trình, sản phẩm và dịch vụ. Trong lĩnh vực tài chính, chuyển đổi số
có thể giúp doanh nghiệp như FPT đạt được nhiều lợi ích và hiệu quả hoạt động như sau:
Tối ưu hóa quản lý tài chính
FPT đang dần chuyển đổi số một cách tích cực để đưa ra các giải pháp quản lý tài
chính hiệu quả hơn. Để thực hiện điều này, FPT sử dụng các phần mềm quản lý tài chính,
phần mềm kế toán và các hệ thống thông tin quản lý chi phí. Những công nghệ này giúp
FPT đưa ra một cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính của doanh nghiệp, kiểm soát chi
phí, tăng tính chính xác thông tin tài chính và tối ưu hóa quản lý tài chính. Các công nghệ
dự báo ngân sách cũng đưa ra các dự báo về thu nhập và chi phí của doanh nghiệp trong
tương lai. Từ đó, FPT có thể lập kế hoạch tài chính hiệu quả và tối ưu hóa quản lý tài chính
của doanh nghiệp. Chuyển đổi số cũng có tác động đáng kể đến cách thức quản lý tài chính
của các doanh nghiệp, bao gồm cả FPT. Bằng cách sử dụng các công nghệ số, FPT có thể
đưa ra các giải pháp quản lý tài chính hiệu quả và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Một trong những lợi ích của chuyển đổi số đối với quản lý tài chính của FPT là khả
năng tổng hợp thông tin tài chính từ nhiều nguồn khác nhau. Các hệ thống thông tin kế toán
và quản lý chi phí giúp cho FPT có thể theo dõi và kiểm soát các dòng tiền của doanh
nghiệp một cách toàn diện. Các công nghệ trên giúp cho FPT có thể đưa ra các quyết định
quản lý tài chính dựa trên các thông tin chính xác và toàn diện. Việc chuyển đổi số cũng
giúp cho FPT giảm thiểu rủi ro tài chính. Các công nghệ thanh toán điện tử giúp cho FPT
giảm thiểu rủi ro liên quan đến việc sử dụng tiền mặt và chi phí liên quan đến việc xử lý
các giao dịch thanh toán truyền thống. Kết quả của việc chuyển đổi trong quản lý tài chính
được phản ánh rõ trong kết quả kinh doanh của cả ba khối trong FPT cụ thể như sau:

206
Tóm lại, chuyển đổi số đang đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện quản lý tài
chính của FPT. Bằng cách sử dụng các công nghệ số, FPT có thể đưa ra các giải pháp quản
lý tài chính hiệu quả hơn, giúp cho doanh nghiệp tối ưu hóa quản lý tài chính và nâng cao
hiệu quả hoạt động.
Cải thiện quy trình thanh toán
Hình thức thanh toán tiền mặt đang ít được ưa chuộng hơn và đang giảm dần ở đa số
các quốc gia trên thế giới. Thay vào đó, thanh toán không dùng tiền mặt là xu hướng tất
yếu, đồng thời là động lực trong quá trình phát triển kinh tế thương mại toàn cầu. FPT đang
sử dụng các giải pháp thanh toán điện tử để tận dụng lợi ích của chuyển đổi số. Các hệ
thống thanh toán điện tử như ví điện tử, thẻ tín dụng và các hệ thống thanh toán trực tuyến
làm giảm thiểu rủi ro và chi phí giao dịch, đồng thời tăng tốc độ thanh toán và cải thiện
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Những công nghệ này sẽ giúp FPT giảm thiểu rủi ro liên quan đến việc sử dụng tiền
mặt và chi phí liên quan đến việc xử lý các giao dịch thanh toán truyền thống. Đồng thời,
việc sử dụng các giải pháp thanh toán điện tử cũng giúp FPT tăng tốc độ thanh toán và cải
thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tổng thể, những công nghệ này giúp FPT thực
hiện các giao dịch thanh toán nhanh chóng và hiệu quả hơn, giảm thiểu thời gian chờ đợi
và tăng độ chính xác trong việc xử lý các giao dịch thanh toán. Điều này giúp cho FPT có
thể tập trung vào các hoạt động chính của doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả hoạt động
của mình trong thời đại kinh doanh số.
Phân tích dữ liệu và dự báo:
FPT đang sử dụng công nghệ Big Data và trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu tài
chính và dự báo xu hướng thị trường. FPT sẽ thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau,
bao gồm thông tin về giá cổ phiếu, chỉ số kinh tế, tin tức về các công ty và ngành công
nghiệp, và các dữ liệu khác liên quan đến thị trường tài chính. Sau đó, bằng công cụ phân
tích dữ liệu và trí tuệ nhân tạo để xử lý và chuyển đổi dữ liệu thành thông tin hữu ích và có
giá trị liên quan đến rủi ro tài chính, từ đó đưa ra các giải pháp quản lý rủi ro phù hợp, giảm
thiểu tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
- Thu thập dữ liệu: Sử dụng các công nghệ chuyển đổi số để tự động thu thập dữ liệu
từ các nguồn khác nhau liên quan đến rủi ro tài chính, bao gồm dữ liệu về tài chính, kế toán,
ngân hàng, thị trường, khách hàng, v.v...
- Phân tích dữ liệu: Sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu và trí tuệ nhân tạo để xử
lý và phân tích các dữ liệu thu thập được, áp dụng các thuật toán phân tích dữ liệu để phát

207
hiện các mối liên hệ giữa các rủi ro tài chính và đưa ra các dự đoán về tác động của các rủi
ro này đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đưa ra giải pháp: Dựa trên kết quả phân tích sẽ đưa ra các giải pháp quản lý rủi ro
phù hợp, giúp doanh nghiệp giảm thiểu tác động tiêu cực của các rủi ro tài chính đến hoạt
động kinh doanh của mình. Các giải pháp này có thể bao gồm việc tối ưu hóa quản lý tài
chính, tăng cường quản lý nợ, đầu tư vào các khoản đầu tư an toàn hơn, v.v...
- Giám sát rủi ro: Tiếp tục giám sát các rủi ro tài chính và đưa ra các báo cáo định
kỳ để đảm bảo rằng các giải pháp quản lý rủi ro được triển khai hiệu quả và đề xuất các
điều chỉnh cần thiết nếu cần thiết.
Ngoài ra, FPT cũng có thể sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu để tìm ra các mối
liên hệ giữa các yếu tố khác nhau và đưa ra các phân tích chi tiết về các công ty hoặc ngành
công nghiệp cụ thể. Những thông tin này sẽ giúp FPT đưa ra các quyết định đầu tư thông
minh hơn và giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư.
Cải thiện dịch vụ khách hàng
Việc chuyển đổi số các dịch vụ tài chính trực tuyến tiện lợi hơn cho khách hàng và
thu hút và giữ chân khách hàng hiệu quả hơn, FPT sử dụng công nghệ chuyển đổi số để
thực hiện các công việc sau:
- Cung cấp các dịch vụ tài chính trực tuyến: FPT đã phát triển các ứng dụng và các
nền tảng trực tuyến để cung cấp các dịch vụ tài chính cho khách hàng của mình. Nhờ sử
dụng các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu và blockchain, FPT có thể cung
cấp các dịch vụ tài chính trực tuyến như chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, mở tài khoản và
đầu tư một cách nhanh chóng và tiện lợi hơn cho khách hàng.
- Tăng tính bảo mật: FPT đã đầu tư vào các công nghệ và giải pháp bảo mật để bảo
vệ thông tin và tài sản của khách hàng. Các giải pháp bảo mật này bao gồm mã hóa dữ liệu,
xác thực hai yếu tố và quản lý thẻ thông minh. Tăng tính bảo mật giúp FPT tăng sự tin
tưởng của khách hàng và giúp thu hút và giữ chân khách hàng hiệu quả hơn.
- Tăng tính tương tác: FPT sử dụng các công nghệ tương tác như chatbot và trợ lý
ảo để cung cấp hỗ trợ tài chính cho khách hàng. Các chatbot này có thể giải đáp các câu hỏi
phổ biến và hỗ trợ khách hàng trong các giao dịch tài chính. Điều này giúp tăng tính tương
tác giữa FPT và khách hàng, giúp thu hút và giữ chân khách hàng hiệu quả hơn.
- Tối ưu hoá quy trình: FPT cũng sử dụng các công nghệ tự động hóa để tối ưu hoá
quy trình và giảm thiểu thời gian xử lý cho các giao dịch tài chính. Các công nghệ này bao
gồm trí tuệ nhân tạo, robot hóa và tự động hóa quy trình. Tối ưu hoá quy trình giúp FPT

208
cung cấp dịch vụ tài chính nhanh chóng và tiện lợi hơn cho khách hàng, đồng thời giúp thu
hút và giữ chân khách hàng hiệu quả hơn.
Tóm lại, sử dụng công nghệ chuyển đổi số các dịch vụ tài chính trực tuyến giúp doanh
nghiệp thu hút và giữ chân khách hàng hiệu quả hơn thông qua các giải pháp bảo mật, tăng
tính tương tác và tối ưu hoá quy trình.
3. Các thách thức trong việc chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính của Công ty
Cổ phần FPT
An ninh mạng.
Việc chuyển đổi số đang làm tăng mối đe dọa về an ninh mạng, và FPT cần phải đầu
tư nâng cao khả năng bảo mật thông tin để đảm bảo an toàn cho dữ liệu của doanh nghiệp
và khách hàng. Cụ thể, FPT cần phải thực hiện các biện pháp bảo mật thông tin như sau:
- Xác định và đánh giá các rủi ro an ninh mạng: FPT cần phải xác định các rủi ro an
ninh mạng có thể xảy ra trong quá trình chuyển đổi số và đánh giá mức độ nghiêm trọng
của chúng.
- Nâng cao khả năng phòng ngừa và ứng phó với các cuộc tấn công mạng: FPT cần
phải đầu tư vào các công nghệ bảo mật mới nhất và đào tạo cho nhân viên về cách phòng
ngừa và ứng phó với các cuộc tấn công mạng.
- Đảm bảo an toàn cho dữ liệu của khách hàng và doanh nghiệp: FPT cần phải đảm
bảo rằng dữ liệu của khách hàng và doanh nghiệp được bảo vệ an toàn và không bị lộ ra
ngoài.
- Tuân thủ các quy định về bảo mật thông tin: FPT cần phải tuân thủ các quy định
liên quan đến bảo mật thông tin, bao gồm cả quy định về bảo vệ quyền riêng tư và bảo vệ
thông tin cá nhân của khách hàng.
Việc nâng cao khả năng bảo mật thông tin là rất quan trọng đối với FPT, đặc biệt trong
bối cảnh tình trạng tấn công mạng ngày càng phổ biến và tinh vi. Việc đảm bảo an toàn cho
dữ liệu của khách hàng và doanh nghiệp sẽ giúp FPT tạo được sự tin tưởng và đáp ứng
được các yêu cầu của khách hàng.
Nhân lực kỹ năng số.
Việc chuyển đổi số đòi hỏi FPT cần phải có đội ngũ nhân viên có kỹ năng vững chắc
về công nghệ thông tin. Điều này có nghĩa là nhân viên của FPT cần phải có kiến thức sâu
rộng về các công nghệ số, bao gồm cả phát triển, triển khai và duy trì các hệ thống và ứng
dụng kỹ thuật số. Những kỹ năng cụ thể mà nhân viên FPT cần phải có bao gồm: kiến thức
về lập trình, cơ sở dữ liệu, mạng máy tính, an ninh mạng, trí tuệ nhân tạo và các công nghệ
mới nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

209
Để đáp ứng nhu cầu phát triển và duy trì các hệ thống, ứng dụng kỹ thuật số, FPT cần
phải đào tạo và phát triển nhân lực với các kỹ năng này. Điều này bao gồm việc tuyển dụng
và đào tạo các chuyên gia và nhân viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin,
cũng như cung cấp các khóa học và chương trình đào tạo để nâng cao kỹ năng cho các nhân
viên hiện có của FPT. Việc đầu tư vào nhân lực kỹ năng số là một yếu tố quan trọng để
FPT có thể đảm bảo sự thành công trong việc chuyển đổi số và cung cấp các giải pháp công
nghệ tốt nhất cho khách hàng của mình.
Pháp lý và quy định.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính có thể dẫn đến những thay đổi về pháp lý và
quy định của các cơ quan quản lý. Điều này có nghĩa là FPT cần phải theo dõi và thích nghi
với những thay đổi này để đảm bảo hoạt động kinh doanh phù hợp với luật pháp.
Cụ thể, trong lĩnh vực tài chính, việc chuyển đổi số có thể liên quan đến việc sử dụng
các công nghệ mới như blockchain, trí tuệ nhân tạo và các dịch vụ tài chính trực tuyến.
Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu pháp lý và quy định liên quan đến
bảo mật thông tin, quản lý rủi ro tài chính và bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
Công ty cần thực hiện các biện pháp để đảm bảo tuân thủ các quy định và luật pháp
trong các lĩnh vực liên quan đến chuyển đổi số trong tài chính bao gồm việc đào tạo nhân
viên về các quy định mới nhất, xác định các cơ hội và rủi ro pháp lý trong hoạt động kinh
doanh của mình, và tìm cách đưa ra các giải pháp phù hợp để đáp ứng các yêu cầu pháp lý
và quy định mới nhất.
Cạnh tranh.
Chuyển đổi số đang làm tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính, khi nhiều doanh
nghiệp và tổ chức cũng đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ kỹ thuật số. FPT cần phải
không ngừng cải tiến và đổi mới để duy trì vị thế cạnh tranh trên thị trường. Cụ thể, FPT
có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Nghiên cứu và áp dụng các công nghệ mới nhất như trí tuệ nhân tạo, blockchain,
Internet of Things (IoT), để cung cấp các dịch vụ tài chính hiệu quả và tiện lợi hơn cho
khách hàng.
- Đưa ra các giải pháp tài chính sáng tạo, phù hợp với nhu cầu và mong muốn của
khách hàng. Điều này bao gồm cả việc cải tiến các sản phẩm và dịch vụ hiện có, cũng như
đưa ra các sản phẩm và dịch vụ mới phù hợp với xu hướng và nhu cầu mới của thị trường.
- Tập trung vào trải nghiệm khách hàng và cải thiện các quy trình, sản phẩm và dịch
vụ để đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

210
- Chiến lược tiếp thị sáng tạo để thu hút và giữ chân khách hàng, đồng thời xây dựng
thương hiệu mạnh mẽ và đáp ứng được các yêu cầu của thị trường.
Việc không ngừng cải tiến và đổi mới là cần thiết để FPT duy trì vị thế cạnh tranh trên
thị trường tài chính số. Việc áp dụng các công nghệ mới nhất, đưa ra các giải pháp tài chính
sáng tạo, tập trung vào trải nghiệm khách hàng và đưa ra các chiến lược tiếp thị sáng tạo sẽ
giúp FPT tăng cường sức cạnh tranh và đáp ứng được nhu cầu của thị trường tài chính số.
Kết luận
Đối với ngành Tài chính thì dữ liệu quan trọng nhất chính là các giao dịch. Trong đó,
dữ liệu về hóa đơn điện tử nếu làm sáng tỏ được sẽ đạt được sự minh bạch. Ngoài ra, thương
mại điện tử hiện nay đang là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng mạnh về quy mô và khối lượng
giao dịch. Chuyển đổi số đã và đang đem lại nhiều lợi ích cho FPT trong việc quản lý tài
chính hiệu quả hơn. Nhờ vào việc áp dụng các công nghệ số, FPT có thể cung cấp một cái
nhìn tổng thể về tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các hệ thống thông tin kế
toán, kiểm soát chi phí và dự báo ngân sách, tăng tính chính xác và độ chính xác của thông
tin tài chính, kiểm soát chi phí hiệu quả, nâng cao khả năng đưa ra quyết định. Nhờ vào
việc cung cấp thông tin tài chính chính xác và kịp thời, chuyển đổi số giúp FPT nâng cao
khả năng đưa ra quyết định về tài chính. Điều này giúp FPT đưa ra các quyết định chi tiêu
hợp lý và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của mình.

THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI CÔNG TY CP CHỨNG KHOÁN


VNDIRECT
Trần Hà Ngọc - CQ58/09.04
Lê Minh Tuấn - CQ58/11.06
Tóm tắt
Bài viết giới thiệu về chuyển đổi số, các công nghệ đột phá và các yếu tố tác động đến
chuyển đổi số. Bài viết nhấn mạnh vào thực trạng chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính tại
Việt Nam và các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính tại Việt Nam.
1. Thực trạng chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính tại Công ty CP Chứng khoán
VNDIRECT (VNDIRECT)
Công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT (VNDIRECT) là một trong những công
ty chứng khoán hàng đầu tại Việt Nam, hoạt động trong các lĩnh vực môi giới, lưu ký, tư
vấn, tự doanh, bảo lãnh và quản lý quỹ. VNDIRECT đã và đang thực hiện chuyển đổi số

211
trong lĩnh vực tài chính để nâng cao năng lực cạnh tranh và phục vụ khách hàng tốt hơn.
Một số hoạt động chuyển đổi số của VNDIRECT bao gồm:
- Phát triển các sản phẩm và dịch vụ số mới: VNDIRECT đã khai trương dịch vụ giao
dịch trực tuyến VNDIRECT ONLINE thông qua website www.vndirect.com.vn từ năm
2007, cho phép khách hàng giao dịch chứng khoán mọi lúc mọi nơi. Ngoài ra, VNDIRECT
cũng cung cấp các ứng dụng di động như VNMobile, VND Margin và VND Wealth để
khách hàng có thể theo dõi thị trường, giao dịch và quản lý danh mục đầu tư một cách tiện
lợi. VNDIRECT cũng là công ty chứng khoán đầu tiên tại Việt Nam triển khai dịch vụ giao
dịch bằng giọng nói thông qua trợ lý ảo Google Assistant.
- Nâng cao trải nghiệm khách hàng: VNDIRECT đã xây dựng một hệ sinh thái số bao
gồm các nền tảng như VND Academy, VND Research, VND Community và VND Social
để cung cấp các thông tin, kiến thức và kết nối cho khách hàng.
- Đổi mới văn hóa doanh nghiệp: VNDIRECT đã thay đổi phương thức điều hành,
lãnh đạo, quy trình làm việc và văn hóa công ty để phù hợp với xu hướng chuyển đổi số.
2. Kinh nghiệm chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính tại Công ty CP Chứng
khoán VNDIRECT (VNDIRECT)
- Đầu tư vào nền tảng công nghệ hiện đại và bảo mật: VNDIRECT đã xây dựng hệ
thống giao dịch trực tuyến VNDIRECT Pro, VNDIRECT Mobile và VNDIRECT Web với
giao diện thân thiện, tính năng đa dạng và khả năng xử lý giao dịch nhanh chóng.
VNDIRECT cũng đã áp dụng các giải pháp bảo mật tiên tiến như xác thực hai yếu tố, mã
OTP và chữ ký số để bảo vệ thông tin và tài khoản của khách hàng.
- Tận dụng dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo để phân tích thị trường và tư vấn khách
hàng: VNDIRECT đã sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu để thu thập, xử lý và phân tích
các thông tin thị trường, doanh nghiệp và khách hàng. VNDIRECT cũng đã triển khai các
ứng dụng trí tuệ nhân tạo như chatbot, robo-advisor và hệ thống gợi ý sản phẩm để hỗ trợ
khách hàng trong quá trình giao dịch và đầu tư.
- Mở rộng kênh phân phối và hợp tác với các đối tác công nghệ. VNDIRECT đã mở
rộng kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ của mình thông qua các nền tảng trực tuyến như
website, ứng dụng di động, mạng xã hội và email. VNDIRECT cũng đã hợp tác với các đối
tác công nghệ như Zalo, Momo, ViettelPay và VNPay để cung cấp các giải pháp thanh toán
tiện lợi cho khách hàng.
- Đổi mới sản phẩm và dịch vụ để phù hợp với nhu cầu của khách hàng: VNDIRECT
đã ra mắt các sản phẩm như Margin 4.0, ETF, Covered Warrant, IPO Online, Giao dịch
quyền chọn và Giao dịch quốc tế. VNDIRECT cũng đã cung cấp các dịch vụ như Tư vấn

212
đầu tư cá nhân hóa, Quản lý danh mục đầu tư, Đào tạo chứng khoán và Hỗ trợ khách hàng
24/7.
Tài liệu tham khảo:
1. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. (2022). Chuyển đổi số trong ngành tài chính,
ngân hàng. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2023 từ
https://vjst.vn/vn/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=6397&tieude=chuyen-doi-so-trong-nganh-tai-
chinh–ngan-hang.aspx

TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL
Nguyễn Lưu Thảo Uyên - CQ60/11.08CLC
Nguyễn Công Mạnh Khôi - CQ60/11.08CLC
Tóm tắt:
Chuyển đổi số là một trong những mục tiêu được quan tâm hàng đầu của các doanh
nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ. Chính phủ Việt
Nam cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề chuyển đổi số trong cuộc cách mạng công nghiệp
4.0 thông qua xây dựng Đề án Chuyển đổi số quốc gia và trình Đề án cho Thủ tướng ngay
trong năm 2019.Trong hoàn cảnh đó, với xuất phát điểm là một doanh nghiệp quốc phòng,
Viettel đã thể hiện rõ những lợi thế khi tham gia thị trường viễn thông trong nước và quốc
tế. Từ những yêu cầu thực tế và xu hướng phát triển của thế giới, tác giả có định hướng
nghiên cứu tác động của chuyển đổi số tới hiệu quả hoạt động của Tổng Công ty Viễn thông
Viettel, dựa trên cơ sở lý thuyết là đánh giá hiệu quả công cụ quản trị bán hàng trên nền
tảng số. Đồng thời nghiên cứu các giải pháp thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của quá trình
chuyển đổi số trong quản trị bán hàng tại Tổng Công ty Viễn thông Viettel cũng như cho
các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
I. Thực trạng chuyển đổi số trong quản trị bán hàng tại Tổng Công ty viễn thông
Viettel (2019-2021)
Hiện nay, mọi hoạt động liên quan đến công tác bán hàng tại Viettel đều được tích
hợp, hỗ trợ bởi phần mềm BCCS cho máy tính và mBCCS cho điện thoại di động. Phần
mềm BCCS là hệ thống tính cước và chăm sóc khách hàng đã đạt giải thưởng IT World
Awards 2016, dựa trên ý tưởng kinh doanh cách tổ chức thực hiện và vận hành của Viettel.

213
Với triết lý khách hàng là trung tâm, BCCS được thiết kế với đầy đủ các chức năng
giúp đơn giản hóa toàn bộ thao tác nghiệp vụ tính cước và chăm sóc khách hàng, thực hiện
theo một quy trình chuẩn hóa, thuận tiện, nhanh chóng và chính xác.
Thực trạng chuyển đổi số trong xây dựng mục tiêu bán hàng
Mục tiêu bán hàng được giao qua hệ thống GBOC trực tiếp đến nhân viên bán hàng
thông qua công cụ mBCCS theo lũy kế mục tiêu ngày, tuần và tháng. Nhân viên bán hàng
được phân công theo khu vực quản lý gắn với ba mục tiêu chính: Phát triển thuê bao mới,
thuê bao cũ sử dụng các dịch vụ mới và gìn giữ thuê bao cũ chống rời mạng.
Để hoàn thành nhiệm vụ theo ba mục tiêu chính, nhân viên bán hàng được cung cấp
thông tin dữ liệu khách hàng trên địa bàn và khai thách ngay trên chính công cụ mBCCS.
Nguồn dữ liệu này được cung cấp từ quá trình thu thập, khai thác thông tin khách hàng,
định vị khu vực, áp dụng phân tích AI cắt lớp hành vi tiêu dùng khách hàng, khả năng chi
trả để nhân viên bán hàng chủ động tư vấn, tiếp xúc trực tiếp hoặc qua telesale các dịch vụ,
gói cước cho phù hợp.

Kết quả hoàn thành mục tiêu bán hàng được thông báo đến cấp quản lý trực tiếp hàng
ngày theo từng mục tiêu chính. Nội dung đánh giá từ tổng hợp đến chi tiết kết quả theo từng
nhân sự, địa bàn và đưa ra cảnh cáo những mục tiêu, nhiệm vụ còn tồn tại, có nguy cơ
không hoàn thành để các bộ phận kịp thời hỗ trợ, tăng cường lực lượng đảm bảo hoàn thành
mục tiêu bán hàng. Việc số hóa xây dựng mục tiêu bán hàng đã góp phần tối ưu hóa năng
suất lao động của đội ngũ bán hàng, nâng cao khả năng chốt sale, giảm thời gian liên hệ và
tìm kiếm khách hàng mới. Bên cạnh đó, lực lượng nhân viên bán hàng có điều kiện tốt để
phát huy khả năng bán chéo (cross sale) và bán thêm (upsale) các sản phẩm, dịch vụ GTGT
khác mà Viettel cung cấp, giúp tăng doanh thu và lợi nhuận cho Chi nhánh.
Thực trạng chuyển đổi số trong hoạch định chiến lược bán hàng
Hệ thống công nghệ thông tin phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh là một phần
không thể thiếu trong việc hoạch định chiến lược bán hàng của Viettel. Quá trình xây dựng
chiến lược bán hàng dựa trên những báo cáo tổng quan của các bộ phận liên quan như:

214
nguồn nhân lực, tài chính, công nghệ, máy móc, kho xưởng… Nguồn dữ liệu phục vụ các
báo cáo nhanh chóng được truy xuất và cập nhật. Nhờ quán trình số hóa dữ liệu đầu vào,
nội dung báo cáo được truy xuất và cập nhật thường xuyên, liên tục, đảm bảo tính chính
xác và độ tin cậy cao cho việc ra quyết định của lãnh đạo đơn vị. Các quá trình quản lý
được tối ưu và cải thiện cho phù hợp nhất và đảm bảo hiệu quả, thời gian triển khai.
Nguồn dữ liệu được thu nhập là rất lớn, do đó, việc làm “sạch” dữ liệu đầu vào sẽ tăng
hiệu quả của quá trình xây dựng mục tiêu và quản lý, điều hành. Để giải quyết vấn đề này,
hệ thống điều hành dữ liệu được triển khai và đóng vai trò như một “bộ não số” dữ liệu. Hệ
thống cho phép kiểm soát, đánh giá, giám sát và điều hành toán bộ dữ liệu theo các KPIs
đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn về quản lý dữ liệu. Tất cả các kết quả đánh giá sẽ được trực
quan hóa một cách sinh động tại bảng điều khiển (dashboard), đồng thời gửi các SMS/email
cảnh báo quan trọng đến các đầu mối quản lý. Lợi ích của hệ thống điều hành dữ liệu chính
là cải thiện khả năng điều hành dữ liệu và phát hiện “sai sót” dữ liệu. Các quy trình được
đánh giá toàn diện, nhất quán, thông minh và độ chính xác cao. Điều này giúp tránh được
các sự cố dữ liệu, ngăn chặn nguy cơ tiềm ẩn, giúp việc hoạch định chiến lược bán hàng,
đưa ra quyết định của người lãnh đạo chính xác hơn, nâng cao uy tín, vị thế của Viettel; từ
đó góp phần tăng trưởng doanh thu, tối ưu ngân sách và tạo ra cơ hội tìm kiếm các nguồn
doanh thu mới.
Bên cạnh đó, dựa vào các kết quả báo cáo mục tiêu bán hàng theo ngày, các cấp quản
lý sẽ kịp thời nắm bắt những thông tin thị trường, chất lượng nguồn nhân lực và các chính
sách, sản phẩm của đối thủ để điều chỉnh chiến lược bán hàng phù hợp với từng khu vực,
từng giai đoạn theo điều kiện hoàn cảnh thực tế. Ngoài ra, công cụ số hoá được Viettel đặc
biệt chú trọng trong việc áp dụng hỗ trợ phân tích SWOT, đưa ra các điểm mạnh, điểm yếu
còn tồn tại, hạn chế; giúp đồng bộ hoá một cách có hệ thống các nguồn lực với các chương
trình hành động theo mục tiêu sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược xuyên suốt của Tập đoàn,
Tổng Công ty triển khai.
Thực trạng chuyển đổi số trong xây dựng tổ chức lực lượng bán hàng
Hoạt động chuyển đổi số trong công tác tổ chức lực lượng bán hàng trên thực tế để
đáp ứng hành vi tiêu dùng dạng thay đổi của khách hàng. Lực lượng nhân viên bán hàng
được đào tạo và thực hiện quy trình bán hàng một cách bài bản và chuyên nghiệp. Thao tác
nghiệp vụ đều được tích hợp trên hệ thống phần mềm quản lý bán hàng mBCCS theo các
bước như một quy trình bán hàng thu nhỏ. Trong quá trình bán hàng, hệ thống trợ lý ảo
Callbot, Chatbot phát huy tối đa khả năng hỗ trợ về thông tin sản phẩm, thao tác nghiệp vụ,

215
các chương trình khuyến mãi, ưu đãi… cho từng đối tượng khách hàng để nhân viên bán
hàng chủ động tư vấn và dễ dàng đăng ký cho khách hàng trong thời gian ngắn.

Bên cạnh đó, khi thao tác trên hệ thống phần mềm quản lý bán hàng mBCCS, nhân
viên bán hàng có thể thực hiện cuộc gọi trực tiếp ngay trên chính dữ liệu khách hàng đã
được cung cấp. Tất cả các cuộc gọi đi nếu thực hiện qua ứng dụng đều được hiện thị dưới
dạng đầu số tổng đài của Viettel để thể hiện tính đồng nhất, tính chuyên nghiệp; đồng thời
tạo sự tin tưởng và tránh những nguy cơ lộ thông tin, lừa đảo khách hàng. Ngoài ra, cơ sở
dữ liệu này sẽ giúp nhân viên bán hàng bổ sung thông tin về khách hàng trên địa bàn mình
quản lý, gìn giữ khách hàng cũ và có cơ hội bán hàng vào tập khách hàng tiềm năng, khách
hàng mới đang sử dụng sản phẩm dịch vụ của đối thủ.
Tuy nhiên để nâng cao doanh thu bán hàng, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận với các
sản phẩm, dịch vụ khác, Viettel cũng tổ chức lực lượng bán hàng theo hình thức đa kênh,
vượt ra khỏi phạm vi cửa hàng vật lý, phù hợp với tình hình thực tế của dịch bệnh Covid-
19. Các kênh số như website, ứng dụng MyViettel, SMS/Email Marketing được triển khai
đồng loạt trên phạm vi rộng để giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng. Khách
hàng có thể cập nhật thông tin khuyến mại, tính năng gói cước, trải nghiệm dịch vụ, đăng
lý mua hàng hoặc gia hạn dịch vụ trên trang Web http://www.viettel.vn/ hoặc tạo yêu cầu
nhân viên bán hàng đến trực tiếp hỗ trợ trong thời gian ngắn nhất theo từng địa bàn, khu
vực được phân công quản lý.
Thực trạng chuyển đổi số trong phân bố chi tiêu và triển khai kế hoạch bán hàng
Quá trình phân bố chi tiêu và triển khai kế hoạch bán hàng được mobile hoá với công
cụ mBCCS, tự động nhận diện các vấn đề của Tỉnh/huyện thông qua phân tích dữ liệu và
trí tuệ nhân tạo AI để đưa ra đề xuất việc giao chỉ tiêu, các chương trình hành động theo
từng địa bàn, tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho kênh bán hàng. Thông qua hệ thống
mBCCS, chỉ tiêu được phân bố cụ thể, chi tiết đến từng nhân viên bán hàng. Quá trình giao
chỉ tiêu đều được hệ thống tự động hoá dựa trên cơ sở dữ liệu: dung lượng thị trường, phạm

216
vi quản lý, kết quả hoàn thành trước đó, mức độ tăng trưởng bình quân. Dựa vào tình hình
thực tế tại địa bàn, các chính sách, chương trình đặc biệt trong từng giai đoạn cụ thể, cán
bộ quản lý có thể điều chỉnh việc giao chỉ tiêu cho một nhân viên hoặc một nhóm nhân viên
theo địa bàn được phân công. Để đảm bảo tính khách quan và công bằng trong quá trình
phân bố chi tiêu cho nhân viên bán hàng, hệ thống sẽ hoàn thành việc giao chỉ tiêu trước
ngày 5 hàng tháng. Cấp quản lý trực tiếp chỉ có thể điều chỉnh việc giao chỉ tiêu 1 lần duy
nhất và việc điều chỉnh không quá 20% so với hệ thống giao tự động, hoàn thành trước
ngày 6 hàng tháng cùng với kế hoạch bán hàng.
Song song với việc triển chủ động nắm bắt thông tin; duy trì hoạt động chăm sóc
khách hàng đa kênh qua hệ thống khai kế hoạch bán hàng trên kênh bản truyền thống, quá
trình triển khai kế hoạch bán hàng trên các kênh số tập trung vào một số hoạt động chính:
Hoàn thiện hệ thống landing page giúp khách hàng livechat (trên cả ứng dụng và fanpage);
Cộng đồng Group, Facebook, Email và các công cụ theo dõi nội dung thảo luận của cộng
đồng (social listening); điều hướng ưu tiên tiếp nhận thông tin, giải đáp khách hàng qua các
kênh số. Bên cạnh đó, tính năng Callbot, Chatbot được ưu tiên triển khai tới 100% người
dùng để rút ngắn thời gian tư vấn, trả lời khách hàng, tăng tỉ lệ self-service (tự phục vụ),
tích hợp AI để giảm 50% thời gian khai thác thông tin, tăng thời gian giải đáp nhanh hơn
tới 120 lần.
Ngoài ra, nhân viên bán hàng được hướng dẫn và triển khai công cụ bán hàng seflcare
toàn diện, đã góp phần tăng tương tác lên tới 2.800 lượt thuê bao/tháng, tăng 2500 lượt mua
hàng/thanh toán cước thành công thông qua các công cụ trực tuyến. Hệ thống Callbot,
Chatbot tạo các cuộc gọi tự động đến khách hàng với nội dung nhắc thanh toán cước, gia
hạn dịch vụ phát huy hiệu quả trong thời gian dịch bệnh. Tỷ lệ khách hàng thanh toán cước
sau khi nhắc nợ đạt -30%, tốt hơn -12,5% so với trước đây khi chưa áp dụng AI Callbot.
Thực trạng chuyển đổi số giám sát đánh giá hiệu quả bán hàng.
Quá trình giám sát, đánh giá hiệu quả bán hàng là quá trình không thể thiếu trong các
hoạt động sản xuất kinh doanh của Viettel, được thực hiện một cách toàn diện, thường
xuyên và liên tục tại tất cả các đơn vị kinh doanh trực thuộc Tập đoàn. Công tác giám sát,
đánh giá giúp kiểm soát chất lượng bán hàng đối với các kênh bán và kết quả thực hiện của
đội ngũ nhân viên bán hàng, làm cơ sở cho công tác điều phối đảm bảo hàng hoá, xây dựng
chiến lược bán hàng, chiến lược marketing, chính sách khuyến mãi sản phẩm, dịch vụ phù
hợp theo điều kiện thực tế và nhu cầu của thị trường.

217
Bước đầu tiên trong việc tổ chức thực hiện quá trình chuyển đổi số trong giám
sát đánh giá hiệu qủa bán hàng là xây dựng các phần mềm quản lý, số hoá các quy trình
quản lý, xây dựng cơ sở dữ liệu về kho hàng hoá, số hoá toàn bộ các hồ sơ, hợp đồng cung
cấp dịch vụ, phục vụ quá trình lưu trữ, khai thác thông tin khách hàng cho các hoạt động tư
vấn, bán hàng và CSKH. Năm 2020, Viettel hoàn thành xây dựng toàn diện 5 bộ quy trình
cho các kênh bán chủ lực: Kênh điểm bán; Kênh BHTT; Kênh Digital; Kênh KHDN và
Kênh cửa hàng; với hơn 20 bộ tiêu chí, quy chuẩn hoá các tiêu chí về công tác quản lý,
giám sát đánh giá hiệu quả bán hàng, đặc biệt các công cụ hỗ trợ kiểm soát chéo, đánh giá
chất lượng, kết quả bán hàng khi nhân viên bán hàng sử dụng các phần mềm số hoá như hệ
thống ViettelSale; Camera AI; hệ thống Dashboard điều hành kinh doanh; Hệ thống quản
lý thông tin; Hệ thống kiểm tra và quản lý hồ sơ…

Ngoài các phần mềm quản trị chuyên trách, các phần mềm quản lý nghiệp vụ
cũng được phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI vào quá trình tự động hoá giúp kiểm
soát doanh thu, công nợ tài chính, kiểm soát gian lận, giúp tối ưu hoá nhân sự, cảnh báo
nguy cơ thất thoát. Đối với hàng hoá tồn kho, hệ thống quản lý kho được tích hợp là một
phân hệ trong phần mềm quản lý bán hàng mBCCS, hỗ trợ kiểm tra, truy xuất lượng hàng
hoá tồn kho của chi nhánh cho quá trình điều phối, đảm bảo hàng hoá cho hoạt động bán
hàng. Quá trình thực hiện phiếu xuất/nhập kho, cấp mới, bổ sung, điều chuyển hàng hoá
218
được phân quyền đến cấp quản lý chi nhánh để rút ngắn thời gian tương tác, hỗ trợ nghiệp
vụ đối với các đơn vị đồng cấp, rút ngắn thủ tục, quy trình nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả
công tác kiểm tra, giám sát.
II. Những yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số trong quản trị bán hàng tại Tổng
Công ty viễn thông Viettel
Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
Yếu tố then chốt thúc đẩy quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ tại Việt Nam chính là tốc
độ phát triển và mở rộng của Internet. Hiện nay, Việt Nam được đánh giá là một trong
những nước có tốc độ phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực Internet và truyền thông. Theo báo
cáo của Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến năm 2015, tỷ lệ người
dùng Internet Việt Nam đã đạt 52% dân số. Việt Nam đúng thứ 4 thế giới về thời gian sử
dụng Internet (5,2 giờ/ngày), và thứ 22 thế giới tính theo dân số về số người sử dụng mạng
xã hội. Hiện nay, 55% dân số Việt Nam đang sử dụng điện thoại di động. Đây chính là cơ
sở đầu tiên để Việt Nam tham gia mạnh mẽ vào quá trình chuyển đổi số toàn diện.
Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu nhưng cũng là cú
hích mạnh mẽ hơn bao giờ hết cho quá trình chuyển đổi số. Khảo sát mới nhất của Tổng
cục Thống kê cho biết, đã có gần 80.000 doanh nghiệp rời bỏ thị trường từ đầu năm 2021
đến nay.Trong bối cảnh đó, chuyển đổi số được xem như là “phao cứu sinh”, là “ánh sáng
cuối đường hầm” giúp doanh nghiệp thích ứng trong điều kiện mớim vượt qua khó khăn
của dịch bệnh, hồi phục sản xuất và tăng trưởng kinh tế.
Các yếu tố thuộc môi trường ngành
Các Tập đoàn lớn trong ngành viễn thông Việt Nam cũng nhanh chóng triển khai quá
trình chuyển đổi số, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng, tăng cường lợi thế cạnh tranh và tìm
kiếm các nguồn doanh thu mới khi thị trường viễn thông truyền thông đã có những dấu hiệu
bão hoà với các dịch vụ cơ bản.
Các yếu tố thuộc môi trường nội tại
Tổng Công ty Viễn thông Viettel được đánh giá là đơn vị có mức độ trưởng thành số
tốt nhất tại Tập đoàn, trong các nhóm các đơn vị kinh doanh, đặc biệt điểm số về mức độ
trưởng thành số vẫn đang tăng lên so với năm 2020. Ứng dụng mạnh mẽ AI và phân tích
dữ liệu vào các hoạt động điều hành để tối ưu chi phí, nhân công, nâng cao năng suất lao
động, tăng cường công tác kiểm soát, giám sát và đặc biệt là ứng dụng vào các chương trình
truyền thông, marketing để nâng cao hiệu quả, tăng trưởng doanh thu, giảm thuê bao rời
mạng,… Đồng thời cũng từng bước chuyển dịch hoạt động bán hàng từ các kênh truyền
thống lên kênh số (app,web)…

219
Điển hình như trong đợt dịch bệnh Covid vừa qua,Viettel đã đẩy mạnh chuyển dịch
số trong hoạt động bán hàng khi phải thực hiện giãn cách do dịch Covid-19. Kết quả bán
hàng online với chi tiêu doanh thu bán gói trên kênh Cửa hàng qua Qrcode, các sản phẩm
giải pháp CNTT như: chữ ký số CA, hoá đơn điện tử…cho đối tượng SME đều tăng trưởng
mạnh. Đặc biệt là thuê bao chuyển dịch thanh toán qua TMĐT hoàn thành 108% kế hoạch,
tăng gần 200% so với cùng kỳ năm 2020. Viettel đã chủ động đầu tư, xây dựng fanpage,
group quảng cáo, liên kết với các website, cộng đồng doanh nghiệp để làm công cụ quảng
bá cho các sản phẩm dịch bụ. Cá thể hoá lực lượng nhân viên bán hàng thành các shop
online cá nhân trên mạng xã hội (facebook, instagram,zalo,…) với nhiệm vụ seeding page,
định hướng cho các cá nhân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ do Viettel cung cấp.
III. Đánh giá chung về thực trạng chuyển đổi số trong quản trị bán hàng tại Tổng
Công ty Viễn thông Viettel .

Trong suốt thời gian qua, Viettel đã luôn giữ vững được thị phần thuê bao di động,
duy trì vị thế số 1 về 4G, đảm bảo tốc độ tăng trưởng về data, dịch vụ CĐBR vẫn tiếp tục
tăng trưởng 10%. Đặc biệt, thuê bao 4G tăng thêm 1.156.407 thuê bao, tỷ lệ thuê bao
4G/tổng thuê bao đã tăng từ 57% lên 67% và tỷ trọng tiêu dùng data cũng tăng tốt từ 28%
lên 35%.
Chuyển dịch hình thức thanh toán TMĐT qua ứng dụng ViettelPay tăng thêm 256K
thuê bao; tăng cường, đẩy mạnh công tác bán hàng qua Web tăng từ 33% -> 50%. Phát triển
1.450 điểm bán gói qua công cụ Qrcode và 3 điểm bán web. Đẩy mạnh hoạt động bán hàng
Online qua Qrcode, Zalo, Facebook, Web… nâng tỷ lệ doanh thu bán gói qua Qrcode/web
trên kênh đạt 30%. Duy trì và đảm bảo 100% khách hàng đến làm dịch vụ sau bán được tư
vấn ViettelPay để chuyển đổi sang hình thức thanh toán qua TMĐT.
Việc ứng dụng công cụ BigData giúp chi nhánh tự động phát hiện đối tượng khách
hàng bị ảnh hưởng bởi Covid, có vấn đề trong hành vi tiêu dùng để chủ động tư vấn, cộng

220
phút gọi, lưu lượng data, miễn phí ứng tiền, hoãn chặn cắt, khuyến mãi nạp thẻ 50%..., góp
phần bù đắp doanh thu bị ảnh hưởng, kịp thời hỗ trợ và gìn giữ khách hàng.
IV. Một số giải pháp
Nhóm giải pháp định hướng chuyển đổi số ngành viễn thông
Thứ nhất, áp dụng mạnh mẽ công nghệ số: Ngành viễn thông định hướng phát triển
nền kinh tế số theo hướng thương mại điện tử, áp dụng mạnh mẽ công nghệ số, triển khai
xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ công qua hệ thống bưu chính.
Thứ hai, chuyển dịch hạ tầng ICT thúc đẩy chuyển đổi số: Cần chuyển dịch hạ
tầng viễn thông thành hạ tầng ICT để thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển dịch ngành viễn thông
từ thoại sang data thông qua việc giảm cước kết nối thoại, phổ cập Smartphone, mở rộng
dịch vụ cung cấp trên băng tần 2.6 GHz và 700 MHz, quy hoạch tần số 5G, thử nghiệm
Mobile Money, chuyển dịch băng tần 2G, 3G ưu tiên cho 4G, 5G theo lộ trình....
Thứ ba, thúc đẩy phát triển 4 loại hình doanh nghiệp công nghệ ICT rộng khắp
trên toàn quốc: Doanh nghiệp dịch vụ thương mại chuyển sang làm công nghệ công
nghiệp; Doanh nghiệp ICT đã khẳng định được thương hiệu đảm nhận sứ mệnh tiên phong
nghiên cứu, phát triển, làm chủ công nghệ...; Doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ với các
hoạt động tư vấn chuyển giao, ứng dụng công nghệ vào các lĩnh vĩnh của đời sống kinh tế
- xã hội; Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo cả về công nghệ và mô hình kinh doanh mới.
Nhóm giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp số
Mục tiêu làm chủ công nghệ: Tập trung xây dựng các tiêu chuẩn và chuẩn hóa kiến
trúc công nghệ thông tin từ quy trình nghiệp vụ, ứng dụng, cơ sở dữ liệu, giao diện tương
tác, hạ tầng theo các chuẩn quốc tế hoàn thành mục tiêu xây dựng nền tảng hệ thống CNTT
mở. Thiết kế lại các hệ thống BSS theo hướng giúp cho việc triển khai và bảo trì, bảo dưỡng
nhanh chóng và dễ dàng hơn.Đẩy mạnh ảo hóa ứng dụng, riêng ứng dụng mới đảm bảo
100% có khả năng ảo hóa khi triển khai.
Mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng Phân tích dữ liệu (Data Analytics) và trí tuệ nhân
tạo AI vào các hoạt động kinh doanh: Nhằm tối ưu hệ thống, chính sách, tăng tỷ lệ độ
phủ khách hàng được tương tác và tăng tỷ lệ phản hồi. Xây dựng các nền tảng, ứng dụng
để Viettel thực hiện kinh doanh dữ liệu, tối ưu doanh thu, tăng doanh thu trên kênh số và
gìn giữ khách hàng, làm chủ các nền tảng cung cấp thông tin dữ liệu, tự động hoá hoạt động
sản xuất, kinh doanh.
Mục tiêu hoàn thiện, tối ưu hệ thống, quy trình và công cụ làm việc, thúc đẩy
thực hiện chuyển dịch và nâng cao mức độ trưởng thành số của Tập đoàn: Áp dụng
phân tích dữ liệu và kết hợp AI để phát hiện, đưa ra cảnh báo sớm các lỗi có thể xảy ra, tiến

221
hành các hoạt động ngăn chặn lỗi kịp thời trong các hoạt động: tính phí và trả phí bán hàng
cho kênh, triển khai chính sách, kinh doanh, các nghiệp vụ về kho, quản lý tài sản. Đặc biệt,
tập trung triển khai ứng dụng công nghệ AL/Machine Learning vào việc tự động phát hiện
thất thoát doanh thu gian lận; kiểm soát các chính sách chất lượng thực hiện các gói chính
sách; kiểm soát bất thưởng tương quan doanh thu/chi phi các sản phẩm dịch vụ.

Nhóm giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong quản trị bán hàng
Để quá trình chuyển đổi số trong quản trị bán hàng tại Tổng Công ty Viễn thông
Viettel được đẩy mạnh và hiệu quả, ngoài sự đoàn kết, thống nhất của cả tập thể, các giải
pháp tăng cường đầu tư hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin; xây dựng, thu thập, đồng
bộ hoá dữ liệu đóng vai trò then chốt của sự thành công. Bao gồm: khai thác,phát triển
mạng di động 5G; triển khai các giải pháp IoT (Internet vạn vật); thu thập-phân tích BigData
(Dữ liệu lớn); khai thác sức mạnh của trí tuệ nhân tạo Al; áp dụng công nghệ Điện toán
đám mây Cloud và An ninh mạng nhằm thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyển đổi số, đặc
biệt trong quản trị bán hàng tại Viettel. Đây là cơ sở để đẩy mạnh phát triển, củng cố vững
chắc vị thế của Viettel trên thị trường, đồng thời mang đến dịch vụ, trải nghiệm tốt nhất cho
khách hàng.
Nhóm giải pháp về nâng cao kỹ năng, trình độ, năng lực của nhân viên
Chuyển đổi số không chỉ dừng lại ở việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất
vào quá trình chuyển đổi mà còn phụ thuộc yếu tố con người. Tuy công nghệ là cần thiết
cho quá trình thay đổi này nhưng để thành công, công nghệ cần kết nối với con người. Nói
cách khác, con người là yếu tố quyết định đến quá trình chuyển đổi số có thực sự thành
công hay không. Do đó, cần phải chuyển đổi số gắn với văn hóa doanh nghiệp. Để xây
dựng tư duy đó, Viettel cần duy trì và phát huy tinh thần sáng tạo của mỗi cá nhân, tập thể
thông qua việc tổ chức các cuộc thi sáng tạo, khuyến khích nhân viên đề xuất ý tưởng mới.
Hơn hết, lãnh đạo là người tiên phong, chịu khó lắng nghe những đề xuất, ủng hộ những
sáng kiến mới mẻ của nhân viên. Chính vì vậy, Viettel cần chú trọng xây dựng, thay đổi nề
nếp văn hóa để luôn đổi mới từ tư duy đến hành động nhằm thích ứng một cách nhanh
chóng, linh hoạt và đầy sáng tạo với sự thay đổi nhanh chóng của thời đại.
Bên cạnh việc tăng cường đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, xây dựng. thu thập,
đồng bộ hoá dữ liệu, Viettel Hà Nội cần đẩy mạnh công tác đào tạo, hướng dẫn, tuyên
truyền nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy và trách nhiệm của mỗi cán bộ, nhân viên với
mục tiêu chuyển đổi số để hội nhập, phát triển và bền vững.
Kết luận

222
Ngày nay, ngành viễn thông – công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng đối với sự
phát triển của nền kinh tế nước nhà, tạo ra nền tảng cho các doanh nghiệp và tiên phong
trong quá trình chuyển đổi số quốc gia. Đôi khi giá trị mà tổ chức, doanh nghiệp hưởng đến
không chỉ là lợi nhuận mà còn là giá trị mang lại cho cộng đồng và toàn xã hội. Vì vậy, việc
thúc đẩy quá trình chuyển đổi số không chỉ là trách nhiệm của riêng ngành viễn thông, mà
còn là trách nhiệm của tất cả các cá nhân, tổ chức, cơ quan liên quan khác.Nội dung bài báo
cáo mong muốn hệ thống hoá một cách cơ bản nhất về chuyển đổi số, được cụ thể hoá trong
công tác quản trị bán hàng nhằm tạo sự phát triển và tìm kiếm nguồn doanh thu mới cho
doanh nghiệp. Đồng thời, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả của quá
trình chuyển đổi số trong quản trị bán hàng tại Tổng Công ty Viễn thông Viettel.

TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT
Lê Thị Kỳ Duyên - CQ59/09.02
Tác động của chuyển đổi số tới hiệu quả hoạt động của Tổng Công ty Bảo hiểm
Bảo Việt
Đi đầu phong trào chuyển đổi số trong lĩnh vực Tài chính ở Việt Nam không thể không
nhắc tới Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt. Với hơn năm mươi năm phát triển mạnh mẽ
trong mảng Bảo hiểm Phi nhân thọ, liên tiếp đứng trong vị trí top đầu thị trường cả về doanh
thu, thị phần, tăng trưởng, Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt luôn tiên phong ứng dụng công
nghệ và các giải pháp thành tựu của cách mạng công nghệ 4.0 không chỉ trong khâu bán
hàng, quản lý nghiệp vụ, quản lý bồi thường, kiểm soát dữ liệu khách hàng mà còn trong
việc tương tác với khách hàng để mang lại sự thuận tiện cao nhất. Nhờ không ngừng đổi
mới và sáng tạo, Bảo hiểm Bảo Việt hiện là doanh nghiệp bảo hiểm có vốn điều lệ lớn nhất
thị trường, năng lực tài chính vững mạnh, sản phẩm đa dạng, chất lượng dịch vụ vượt trội
và đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao. Bảo hiểm Bảo Việt đã nỗ lực không
ngừng để thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm của nhà bảo hiểm hàng đầu Việt Nam trong
công tác hỗ trợ, giải quyết bồi thường cho khách hàng cũng như trong công tác an sinh xã
hội; nhằm bảo đảm phát triển bền vững và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho
cộng đồng. Đại diện Bảo hiểm Bảo Việt cho biết: "Những năm gần đây, chuyển đổi số luôn
là mũi nhọn ưu tiên trong chiến lược phát triển của Bảo hiểm Bảo Việt với mục tiêu sử dụng
sức mạnh của công nghệ để tạo ra giá trị gia tăng tới khách hàng. Các giải pháp công nghệ
vừa tăng cường sự minh bạch, tối ưu tính chính xác trong thủ tục vừa mang đến những trải
nghiệm nhanh, gọn, hiệu quả. Từ đó, Bảo hiểm Bảo Việt có thể nâng cao lợi thế cạnh tranh
223
và góp phần khẳng định vị thế trên thị trường trong nước lẫn quốc tế" và nhờ có chuyển đổi
số, đến nay, Bảo hiểm Bảo Việt đã thu được rất nhiều tác động tích cực:
Thứ nhất là nâng cao hiệu quả doanh nghiệp. Bởi các cấp lãnh đạo có thể hoàn toàn
chủ động trong việc theo dõi các báo cáo, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, hiệu suất
làm việc của nhân viên bất cứ lúc nào nhờ hệ thống theo dõi và báo cáo tự động. Nhờ đó,
tất cả thông tin và số liệu về công việc đều được thể hiện một cách rõ ràng, minh bạch,
chính xác và nhanh chóng. Những số liệu này giúp ích cho lãnh đạo rất nhiều trong việc
nắm rõ tình hình công ty, trong quá trình ra quyết định và hoạch định chiến lược quản trị
của Bảo hiểm Bảo Việt trong tương lai.
Thứ hai là nâng cao năng suất làm việc của nhân viên. Không chỉ riêng Bảo Việt mà
mọi doanh nghiệp đều có một mong muốn chung là tối ưu năng suất lao động của đội ngũ
nhân viên. Chuyển đổi số đã giúp giảm thiểu được những công việc thủ công tốn nhiều thời
gian trước đây như các công việc liên quan đến kế toán, thủ tục, giấy tờ..., nhờ đó cải thiện
và nâng cao năng suất làm việc của nhân viên, tiết kiệm thời gian hiệu quả. Bên cạnh đó,
chuyển đổi số giúp công ty cắt giảm nhân lực và các thủ tục không cần thiết, từ đó tiết kiệm
số chi phí phải bỏ ra.
Thứ ba là nâng cao trải nghiệm khách hàng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Áp
dụng công nghệ số giúp Bảo hiểm Bảo Việt mang đến cho khách hàng những trải nghiệm
về dịch vụ tốt nhất, từ đó tạo ra niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp. Các chuyên
gia trong ngành bảo hiểm đều khẳng định sự thành công của các doanh nghiệp bảo hiểm
phụ thuộc rất nhiều vào khách hàng. Nắm rõ điều đó, hàng loạt sản phẩm bảo hiểm số được
Bảo hiểm Bảo Việt triển khai như bảo hiểm du lịch, bảo hiểm thiết bị điện tử, bảo hiểm trễ
chuyến bay, bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm dữ liệu và an ninh mạng, bảo hiểm bảo lãnh…
Các sản phẩm số cung cấp toàn diện từ khâu cấp đơn đến bồi thường sau bán cho khách
hàng một cách nhanh chóng chỉ bằng những thao tác đơn giản thông qua nền tảng trực
tuyến, giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức cho khách hàng cũng như doanh nghiệp
mà không cần phải chờ đợi hay nộp nhiều loại hồ sơ giấy tờ. Đặc biệt, năm 2019, đơn vị đã
cho ra mắt Baoviet Direct - ứng dụng tích hợp quản lý bảo hiểm trên điện thoại dành cho
khách hàng cá nhân tại Việt Nam. Từ đó đến nay, ứng dụng này liên tục được nâng cấp, cải
tiến các tính năng để trở nên tiện dụng hơn.
Khách hàng chỉ cần tải ứng dụng và đăng nhập, các tiện ích liên quan đến dịch vụ
bảo hiểm sẽ được cung cấp đầy đủ từ quản lý quyền lợi hợp đồng bảo hiểm, khai báo và
theo dõi yêu cầu bồi thường đến tìm kiếm garage, bệnh viện/phòng khám gần nhất, đặt lịch
khám bệnh/sửa chữa xe... Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể tiếp cận với các chương

224
trình bảo hiểm đa dạng, quyền lợi linh hoạt dành cho cá nhân, gia đình hoặc tập thể thông
qua kênh bán hàng trực tuyến của bảo hiểm Bảo Việt. Với việc áp dụng trí thông minh
nhân tạo (AI) vào ứng dụng, tính năng “Sức khỏe là Vàng” trên Baoviet Direct còn có khả
năng phân tích các chỉ số, thói quen sinh hoạt, các chỉ số xét nghiệm, tiền sử bệnh đã có để
đưa ra thông tin hữu ích về sức khỏe hiện tại của khách hàng và đánh giá những rủi ro sức
khỏe tiềm ẩn... Bên cạnh đó, ứng dụng còn đưa ra các nguyên nhân, thói quen không tốt dễ
dẫn đến rủi ro và những khuyến cáo giúp thay đổi hành vi một cách cụ thể, góp phần gia
tăng sức khỏe người dùng.
Cũng trong năm 2019, Bảo hiểm Bảo Việt cho ra mắt thế hệ nhóm sản phẩm bảo
hiểm Du lịch và Ecargo được phát triển trên nền tảng ứng dụng công nghệ số. Khách hàng
hoàn toàn chủ động trong việc mua, đăng ký, quản lý và theo dõi các đơn hàng bảo hiểm
của mình thông qua phần mềm trực tuyến. Việc yêu cầu bảo hiểm cũng dễ dàng hơn và
nhanh gọn hơn khi các thủ tục đều được thực hiện trên nền tảng công nghệ mới.
Nhờ có thành công trong việc ứng dụng công nghệ số, năm 2020, Bảo hiểm Bảo Việt
được ghi nhận là Thương hiệu Bảo hiểm được tín nhiệm nhất Châu Á (Global Brand
Magazine), mang lại sự hài lòng và hạnh phúc cho khách hàng. Năm 2021, Bảo hiểm Bảo
Việt tiếp tục giữ vững vị trí Nhà bảo hiểm dẫn đầu thị trường Bảo hiểm phi nhân thọ 2021,
thực hiện hiệu quả các hoạt động chuyển dổi số trong hoạt động kinh doanh, quản trị và
chăm sóc khách hàng và nhận giải thưởng quốc tế “Sáng kiến Bảo hiểm số của năm” trong
2 năm liên tiếp 2021, 2022 tại Việt Nam.
Các sản phẩm và dịch vụ cung cấp ngày càng đa dạng, tiện lợi đáp ứng nhu cầu khách
hàng như các gói bảo hiểm số, bảo hiểm 37 bệnh hiểm nghèo (ra mắt năm 2021), các chương
trình bảo hiểm mới dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp như Bảo Việt Tâm Bình,
An tâm viện phí, Bảo hiểm An ninh mạng, Bảo hiểm Tín dụng xuất khẩu, Bảo hiểm Bảo
lãnh,...
Thứ tư là tăng doanh thu, đồng thời củng cố uy tín trên thị trường. Thông qua chuyển
đổi số, hiệu quả hoạt động của Bảo hiểm Bảo Việt được ghi nhận tất tích cực. Giảm thiểu
chi phí vận hành, tự động hóa quy trình,... giúp công ty tiết kiệm tiền và phân bổ cho những
hoạt động khác. Nhờ ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong kinh doanh và quản trị, giúp
việc tra cứu, truy cập thông tin nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm thời gian hơn cho khách
hàng đồng thời gia tăng việc bảo mật và quản lý hệ thống, năm 2019, tổng doanh thu của
Bảo hiểm Bảo Việt đạt 11.641 tỷ đồng, trong đó doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt 10.301 tỷ
đồng, tăng trưởng 3,9% so với cùng kỳ năm 2018, khẳng định vị thế số 1 ngành bảo hiểm
phi nhân thọ Việt Nam.

225
Năm 2020, trước sự bùng nổ của đại dịch Covid-19, tổng doanh thu của công ty đạt
11.503 tỷ đồng, trong đó doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt 9.690 tỷ đồng. Những nỗ lực
chuyển mình của Bảo hiểm Bảo Việt đã được Global Banking & Finance Review vinh danh
với giải thưởng “Doanh nghiệp phi nhân thọ chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam 2020” và
“Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ mang lại sự hài lòng và hạnh phúc cho khách hàng
2020”. Trước đó, doanh nghiệp cũng nhận giải “Thương hiệu bảo hiểm được tín nhiệm nhất
châu Á” do Global Brand Magazine trao tặng.
Bước sang năm 2021, đại dịch Covid-19 trên Thế giới nói chung và tại Việt Nam nói
riêng có nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực, trong đó có xuất nhập
khẩu, du lịch, vận tài hàng không, vận tải biển,... đã khiến cho doanh thu của các doanh
nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ bị sụt giảm. Nằm trong xu hướng đó, nhưng Bảo hiểm Bảo
Việt vẫn đứng vững trong ngành với tổng doanh thu đạt 10.588 tỷ đồng, trong đó doanh thu
phí bảo hiểm gốc đạt 8.949 tỷ đồng. Bảo hiểm Bảo Việt cũng là doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ duy nhất của Việt Nam vinh dự nhận được giải thưởng “Sáng kiến bảo hiểm số
của năm” và “Sáng kiến Ứng dụng bảo hiểm của năm” tại Việt Nam do Insurance Asia
Awards trao tặng trong hai năm 2020 và 2021.
Kết thúc năm 2022, tổng doanh thu của Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt đạt 11.145
tỷ đồng, tăng trưởng 5,3%; lợi nhuận sau thuế đạt 246 tỷ đồng, tăng 17,7% so với năm
2021. Có thể nói đây là một năm phục hồi và tăng trưởng sau dịch bệnh. Nhờ chuyển đổi
số, ứng dụng AI, Chatbot trong các hoạt động giới thiệu, tư vấn sản phẩm bảo hiểm…, kết
quả hoạt động của Bảo hiểm Bảo Việt rất khả quan, Tổng Công ty đã khai trương Trụ sở
chính mới tại số 07 Lý Thường Kiệt, Hà Nội; liên tiếp cho ra mắt các chương trình bảo
hiểm mới dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp như Bảo Việt Tâm Bình, An tâm
viện phí, Bảo hiểm An ninh mạng, Bảo hiểm Tín dụng xuất khẩu, Bảo hiểm Bảo lãnh. Đồng
thời tiếp tục cải tiến và nâng cấp ứng dụng chăm sóc sức khỏe BaoViet Mydoc. Mới đây
nhất, Tổng Công ty Bảo Hiểm Bảo Việt cũng đã đưa vào thí điểm quy trình bồi thường tự
động hóa nhằm giảm thời gian bồi thường, tăng hiệu quả nghiệp vụ. Đây được kỳ vọng sẽ
là dự án mang lại lợi ích cao bởi thời gian bồi thường ngắn được coi là yếu tố quan trọng
ảnh hưởng tới quyết định tham gia bảo hiểm của khách hàng.
Kết luận
Qua phân tích ở trên, có thể thấy chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính có tác động
rất lớn đối với hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và hiệu quả kinh doanh
của Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt nói riêng. Trong nền kinh tế hiện nay, không thay
đổi, không thích ứng thì không thể tồn tại. Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi để chuyển đổi

226
số trong lĩnh vực tài chính với chiến lược đến năm 2025, “Thiết lập hệ thống dữ liệu Tài
chính mở”, triển khai Kiến trúc Chính phủ số ngành Tài chính và Cơ sở dữ liệu quốc gia về
Tài chính được xây dựng trên nền tảng dữ liệu mở nhằm thực hiện công khai thông tin, dữ
liệu về tài chính, ngân sách cho người dân và doanh nghiệp, triển khai nộp thuế điện tử,...
Trong điều kiện đó, các doanh nghiệp phải biết nắm bắt cơ hội, ứng dụng công nghệ số để
nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Có như
vậy mới có thể phát triển bền vững.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Hồng Đoàn, Nguyễn Trung Hiếu, Cục Tin học và Thống kê tài chính (Bộ
Tài chính), “Kế hoạch chuyển đổi số của ngành Tài chính”, Tạp chí Tài chính:
https://tapchitaichinh.vn
2. ThS. Lê Cẩm Tú (Học viện Ngân hàng), “Chuyển đổi số - Giải pháp phát triển
doanh nghiệp trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, Tạp chí Ngân hàng:
https://tapchinganhang.gov.vn
3. Trang web của Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt

CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG DOANH NGHIỆP –


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Vũ Trọng Phúc Hải - CQ59/11.02CLC


Lê Thanh Bình- CQ59/11.02CLC
Bùi Phương Linh- CQ59/11.02CLC
Nguyễn Thu Phương - CQ59/11.02CLC
Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu đối với các lĩnh vực và chủ thể trong nền kinh tế,
trong đó có hoạt động của các doanh nghiệp. Thời gian qua, chuyển đổi số trong việc quản
lý hoạt động của các doanh nghiệp ở nước ta diễn ra mạnh mẽ và đạt được những kết quả
tích cực, góp phần quan trọng vào thúc đẩy tiến trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế đất
nước sau đại dịch.
1. Hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số
Năm 2020: Theo Vinasa thì tại Việt Nam, hơn 92% doanh nghiệp đã có sự quan tâm
hay thậm chí đã ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên,
chỉ có chưa đến 10% trong số họ nhận định rằng việc chuyển đổi số đã thành công và có thể
mang lại giá trị trọng yếu cho doanh nghiệp.

227
Đáng nói hơn, doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đang chiếm phần đa với 97%
nhưng thực trạng đổi mới sáng tạo và khoa học công nghệ chưa đủ điều kiện để chuyển đổi
số. 92% doanh nghiệp trong số này chưa có hiểu biết về chuyển đổi số, và 72% chưa biết
bắt đầu từ đâu
Sang đến năm 2021: Đa phần doanh nghiệp đều ứng dụng các phần mềm, giải pháp
hoạt động quản lý đa kênh, bán hàng online, quản trị kênh phân phối. Cụ thể:
Khoảng 100.000 cửa hàng tại Việt Nam đang sử dụng phần mềm KiotViet cho hoạt
động bán hàng và quản lý các kênh bán hàng, con số cũng tương tự với Sapo cũng như các
phần mềm hỗ trợ khác như Harvan, Nhanh .v.v.v
Hàng trăm nghìn doanh nghiệp đang trực tiếp kinh doanh trên các sàn thương mại
điện tử như Lazada, Shopee .v.v.v
20% quảng cáo tại Việt Nam đang được chi cho các kênh tiếp thị số (Digital
Marketing) gồm Facebook, Google, Tiktok .v.v.v
60% doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm kế toán, trong đó 200.000 doanh nghiệp
đang sử dụng phần mềm Misa.
Trên 200.000 doanh nghiệp đang sử dụng các phần mềm hóa đơn điện tử
Hầu hết doanh nghiệp trang bị chữ ký số
Có thể nói, chuyển đổi số ở nước ta khá phổ biến đối với những doanh nghiệp lớn.
Vào cuối năm 2020, Tập đoàn Hòa Phát ký kết hợp tác chiến lược với Tập đoàn Công nghệ
CMC xây dựng lộ trình chuyển đổi số toàn diện, gồm ba giai đoạn: xây dựng nền tảng công
nghệ và quản trị; khai thác số hoá hiệu quả cho vận hành; quản trị toàn diện bằng dữ liệu.
Với tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Đảng bộ Tập đoàn đã ban hành Chương trình thực
hiện chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, đến hết năm nay,
100% đơn vị thuộc tập đoàn ứng dụng công nghệ số trong quản trị, thực hiện số hóa 80%
cơ sở dữ liệu, các quy trình nghiệp vụ, quy trình sản xuất kinh doanh. Đến năm 2025, 70%
các nghiệp vụ liên quan đến khách hàng thực hiện trên môi trường số, 100% đơn vị thuộc
Tập đoàn ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh.
Đến nay, nhiều đơn vị thuộc Tập đoàn đi đầu trong chuyển đổi số, như Công ty CP
Cao su Đà Nẵng. Trong năm qua, Công ty vừa tập trung duy trì các sản phẩm thế mạnh như
dòng lốp xe tải, vừa thực hiện từng bước chuyển đổi số ở các khâu quản lý sản phẩm, sau
đó hoàn thiện xây dựng văn phòng số, dự kiến đến năm 2025, sẽ số hóa đồng bộ các quy
trình quản trị và sản xuất toàn Công ty.
Mới đây, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền - Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt
Nam, đã bắt tay cùng MISA thực hiện dự án tự động hóa toàn bộ quy trình từ khâu tìm

228
kiếm, tiếp cận đến chăm sóc sau bán; và phục vụ, hỗ trợ kịp thời tất cả khách hàng từ nhà
phân phối, đại lý, người nông dân đến các khách vãng lai do marketing mang lại.
2. Thời cơ của chuyển đổi số đối với các doanh nghiệp
Trong quá trình phát triển của thế giới, chuyển đổi số là điều mà các quốc gia trên thế
giới đều hướng tới, và thời cơ để doanh nghiệp bùng nổ việc chuyển đổi số là trong giai
đoạn dịch Covid xảy ra cùng với những biện pháp giãn cách xã hội, để đảm bảo tính toàn
vẹn, không bị gián đoạn trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp bắt buộc phải áp
dụng công nghệ số nhiều hơn trong quá trình hoạt động của mình đặc biệt là trong vấn đề
quản lý nhân sự từ xa, hội nghị trực tuyến, hợp tác làm việc từ xa, tiếp thị kinh doanh trực
tuyến… Chính vì vậy mà nền tảng số đã giúp tiết giảm nhân lực, giảm chi phí thông tin giao
dịch của doanh nghiệp. Ngoài ra chuyển đổi số còn giúp chuẩn hóa quy trình, phản ứng kịp
thời qua đó giúp nâng cao hiệu quả trong công việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ đồng thời
nâng cao chất lượng công việc và gia tăng năng suất của doanh nghiệp. Các điều trên được
thể hiện thông qua một số biểu hiện tiêu biểu sau. Khi các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện
việc chuyển đổi số, thì các thông tin, dữ liệu đều được đưa lên tài khoản điện toán đám mây
nhờ đó mà các nhà quản lý sẽ dễ dàng theo dõi và cập nhật thông tin để nhanh chóng đưa ra
quyết định chính xác cho doanh nghiệp của mình còn nhân viên thì có thể dễ dàng truy cập
thông tin để làm việc hiệu quả mọi lúc mọi nơi. Tiếp theo, việc các thông tin lưu trữ được
đưa lên hệ thống máy tính giúp giảm bớt lượng giấy để in ấn; các thủ tục giấy tờ cũng sẽ
không cần nhiều người thực hiện vì đã có các phần mềm quản lý hỗ trợ từ đó mà công ty có
thể tiết kiệm được một khoản chi phí trong vận hành. Một điểm quan trọng cần được nhắc
đến khi nói về chuyển đổi số đó là nó giúp công ty, doanh nghiệp có thể dễ dàng lưu trữ các
thông tin về khách hàng và từ các thông tin như lịch sử giao dịch, các sản phẩm mà khách
hàng yêu thích, mua thường xuyên, doanh nghiệp có thể có hướng đi phát triển các các mặt
hàng hoặc dịch vụ phù hợp cho người mua đồng thời đưa ra các phương án để nâng cao trải
nghiệm cũng như là kích thích khách hàng mua nhiều hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp
hơn.
3. Những vấn đề nảy sinh khi ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất kinh doanh
Xu hướng nào cũng sẽ có vấn đề nảy sinh dù lợi ích của nó có to lớn đến đâu. Và
chuyển đổi số cũng sẽ mang lại những ảnh hưởng không nhỏ tới doanh nghiệp và người lao
động. Theo đó các rào cản mà các doanh nghiệp gặp phải khi chuyển đổi số đó là:
Rào cản về chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ: Việc triển khai các giải pháp kỹ thuật
số mới là một quá trình tốn kém, đòi hỏi các khoản đầu tư khổng lồ. Đặc biệt là với các
doanh nghiệp phải đối mặt với thiệt hại đáng kể trong đại dịch, các hoạt động chuyển đổi

229
kỹ thuật số có thể bị lùi lại do hạn chế về tài chính. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cho rằng
chi phí đầu tư vào các giải pháp công nghệ số và chi phí triển khai, duy trì công nghệ tương
đối cao so với các chi phí khác mà doanh nghiệp đang phải chịu, trong khi hiệu quả của
việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh không thể hiện rõ trong thời
gian ngắn hạn.
Khó khăn trong thay đổi thói quen, tập quán kinh doanh: Chuyển đổi số đòi hỏi phải
thay đổi thói quen, tập quán kinh doanh trong khi yếu tố này được coi là lâu dài vì vậy mà
gây khó khăn khi thực hiện chuyển đổi và cần phụ thuộc nhiều vào người đứng đầu doanh
nghiệp.
Thiếu nhân lực nội bộ để ứng dụng công nghệ số: Thiếu chuyên gia, nhân lực nội bộ
am hiểu về công nghệ số là thách thức vô cùng lớn đối với doanh nghiệp, khiến khả năng
để đạt được thành công trong chuyển đổi số của doanh nghiệp trở nên thấp hơn.
Thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ số: Hạ tầng công nghệ số được coi là một trong những
yếu tố quan trọng hàng đầu khi doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số. Tuy nhiên hệ quả
của chi phí đầu tư cao đã dẫn đến việc bị thiếu hụt cơ sở hạ tầng cần thiết để doanh nghiệp
thực hiện chuyển đổi số một cách toàn diện.
Thiếu thông tin về công nghệ số: Các giải pháp và công nghệ số rất đa dạng, phong
phú và liên tục được cập nhật theo nhu cầu của thị trường. Việc không nắm được thông tin
về các giải pháp và công nghệ hiện có cũng như mức độ phù hợp với doanh nghiệp sẽ khiến
doanh nghiệp gặp khó khăn khi bước đầu áp dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình.
Khó khăn trong tích hợp các giải pháp công nghệ số: Việc sử dụng các phần mềm
quản lý, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh một cách rời rạc khiến doanh nghiệp
gặp nhiều khó khăn trong việc tích hợp các giải pháp công nghệ thành một hệ thống xuyên
suốt, gây khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi số.
Thiếu sự cam kết, hiểu biết của Ban lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp: Để chuyển đổi
số một cách hiệu quả cần phải có sự cam kết của lãnh đạo từ cấp giám đốc điều hành cho
đến cán bộ quản lý cấp trung. Do vậy, đây là một trong các yếu tố quan trọng để tránh việc
chuyển đổi số được triển khai dang dở hoặc chưa được đầu tư đúng mức.
Thiếu cam kết, hiểu biết của người lao động: Để dẫn dắt và triển khai chuyển đổi số
thành công, người lao động cần phải được đào tạo đầy đủ nhận thức về tầm quan trọng của
chuyển đổi số. Việc người lao động không chấp nhận rủi ro, ngại thay đổi và bước ra “vùng
an toàn” có thể khiến việc triển khai chuyển đổi số trở nên gian nan hơn.

230
Sợ rò rỉ dữ liệu cá nhân/ doanh nghiệp: Để thích ứng với những thay đổi đột ngột để
đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nhiều công ty đã gấp rút triển khai các giải pháp kỹ
thuật số, điều này khiến các doanh nghiệp dễ bị rủi ro về an ninh mạng. Việc xác minh mức
độ bảo mật của từng nền tảng và công cụ của bên thứ ba là một thách thức lớn ngay cả đối
với các doanh nghiệp có đội ngũ nhà phát triển công nghệ vững chắc.

Kết quả khảo sát cho thấy: Tỷ trọng rào cản mà doanh nghiệp phản ánh khi chuyển
đổi số lớn nhất là khó khăn về chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ số (chiếm 60,10%), tiếp
đến là khó khăn trong thay đổi thói quen, tập quán kinh doanh (52,30%), thiếu nhân lực nội
bộ để ứng dụng công nghệ số (52,30%), thiếu thông tin về công nghệ số (40,40%), khó
khăn trong tích hợp các giải pháp công nghệ số (38,50%), thiếu cam kết, hiểu biết của ban
lãnh đạo, quản lý kinh doanh (32,10%), thiếu cam kết, hiểu biết của người lao động
(26,60%), sợ rò rỉ dữ liệu cá nhân/doanh nghiệp (23,40%). Từ đây ta thấy được để có thể
thực hiện việc số hóa thì doanh nghiệp còn phải gặp rất nhiều khó khăn chính vì vậy mà
doanh nghiệp còn phải nỗ lực rất nhiều để tiếp tục chuyển mình trong việc số hóa doanh
nghiệp.
Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất sau khi áp dụng mô hình chuyển đổi số, đó là việc cắt giảm
lao động tại các doanh nghiệp. Đây là điều mà lao động không hề mong muốn nhưng lại là
đích đến của nhiều doanh nghiệp khi ứng dụng chuyển đổi số. Bởi cắt giảm nhân sự sẽ cắt
giảm được chi phí.
Chuyển đổi số có thể tạo ra các thay đổi hoàn toàn mới trong mọi lĩnh vực đời sống,
hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp đến con người và doanh nghiệp đến kinh tế đất
nước. Áp dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh sẽ khiến đất nước phát triển bắt kịp thế
giới. Tuy nhiên để công cuộc này diễn ra suôn sẻ và hạn chế các tác động tiêu cực, nhà

231
nước cũng như các doanh nghiệp cần có những trải nghiệm, sự chuẩn bị tốt nhất trong mọi
mặt trước khi tiến hành chuyển đổi sang ứng dụng khoa học công nghệ số.
4. Giải pháp số hóa cho doanh nghiệp
Trong quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp cần quan tâm đến 4 vấn đề chính sau:
Đầu tiên là chiến lược chuyển đổi số, trong quá trình thực thi chiến lược, doanh nghiệp
cần chú ý đến những điều sau:
Có tầm nhìn rõ ràng: Tầm nhìn của người đứng đầu chính là bức tranh phác họa rõ
ràng nhất cho cơ hội phát triển trong tương lai của doanh nghiệp, vì vậy một tầm nhìn cụ
thể sẽ giúp doanh nghiệp chuyển đổi số dễ dàng và nhanh chóng.
Triển khai các bước chuyển đổi số có giá trị: Để chuyển đổi số, việc doanh nghiệp cần
làm là: Lập kế hoạch chuyển đổi số, lựa chọn đối tác phù hợp cho quá trình chuyển đổi số,
triển khai các bước và nghiệm thu từng phần đến khi đạt hiệu quả tối đa
Làm việc theo nhóm nhỏ để đưa ra quyết định trong thời gian ngắn: Trong bối cảnh
thị trường luôn biến động khó lường, doanh nghiệp phải rút ngắn thời gian đưa ra các quyết
định của mình để có sự phản ứng nhanh chóng và kịp thời. Bên cạnh đó, việc giải quyết các
vấn đề theo nhóm nhỏ giúp gia tăng sự tương tác giữa các thành viên, đồng thời hạn chế sự
chậm trễ do phải đợi sự phê duyệt của cấp trên.
Tiếp theo doanh nghiệp cần chú ý đến việc nâng cao năng lực chuyên môn của cả
người đứng đầu và nhân viên trong doanh nghiệp đó. Quá trình chuyển đổi số đòi hỏi con
người trong chuyển đổi số cần có cách tiếp cận mới, nhìn ra các khả năng trước khi ứng
dụng vào thực tế, phá vỡ các quy tắc, quy trình công việc lỗi thời, không còn phù hợp trong
tương lai.
Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần phải chuyển đổi mô hình kinh doanh kỹ thuật số.
Doanh nghiệp có thể tiếp cận 3 hướng chuyển đổi sau đây:
Khách hàng mới – Giá trị cũ: Với dữ liệu khai thác được trên các nền tảng mạng xã
hội, website, email... doanh nghiệp có thể dễ dàng phác họa được chân dung khách hàng
mới. Từ đây, doanh nghiệp có thể làm nổi bật những đặc tính sẵn có của sản phẩm để thu
hút tệp khách hàng này.
Khách hàng cũ - Giá trị mới: Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cũng có thể
điều chỉnh, cải tiến các sản phẩm dịch vụ để phù hợp với nhu cầu sử dụng của những người
dùng đã quen thuộc với công ty.
Khách hàng mới - Giá trị mới: Đây là cách doanh nghiệp giành được thế chủ động
khi khai phá 1 đoạn thị trường mới. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa là doanh nghiệp
phải chấp nhận bắt đầu lại từ đầu giống như một doanh nghiệp hoàn toàn mới.

232
Cuối cùng, một doanh nghiệp có thể tuyên bố sẵn sàng trải qua quá trình chuyển đổi
số khi và chỉ khi họ chấp nhận được các rủi ro có thể xảy ra. Vì những thay đổi về công
nghệ và kỹ thuật không phải lúc nào cũng thành công ngay lập tức, các doanh nghiệp cần
thử nghiệm những ý tưởng và mô hình kỹ thuật, công nghệ mới để rút ra kinh nghiệm, bài
học mà không lo sợ thất bại.
Kết luận:
Chuyển đổi số là quá trình khách quan,đa dạng, không có lộ trình hay khuôn mẫu
chung. Nhiều nhà quản trị vẫn còn rất e ngại và cảm thấy khó khăn với việc chuyển đổi số
vì cho rằng chuyển đổi số là phải thay đổi hoàn toàn một hệ thống tổ chức hay chuyển đổi
ngay lập tức tất cả các mô hình của cả một doanh nghiệp .Nhưng thực tế, sự chuyển đổi số
chính là bắt đầu thay đổi từ những chi tiết nhỏ để theo thời gian sẽ đạt được những lợi ích
lớn hơn .Chuyển đổi số không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí, thời gian làm việc mà
còn mở ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống
vốn có, đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng thay đổi và cải thiện để có thể tiếp tục
tồn tại và phát triển. Có thể nói, chuyển đổi số chính là chìa khóa dẫn đến các thành công
của doanh nghiệp, mở ra các cánh cửa cơ hội mới , giúp doanh nghiệp hoàn thiện hơn trong
cuộc đua kinh tế của thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0
Tài liệu tham khảo
1. Trần Thị Hạnh Nguyên, Nguyễn Triệu Phương Nam, Nguyễn Thị Thu Hằng, và
Vương Hồng Nhiên. 2022. “Doanh nghiệp chuyển đổi số tại Việt Nam: Thực trạng và giải
pháp.” Tạp chí Kinh tế và Dự báo. 18 3. Đã truy cập 3/2023.
https://kinhtevadubao.vn/doanh-nghiep-chuyen-doi-so-tai-viet-nam-thuc-trang-va-giai-
phap-21814.html.
2. Bộ kế hoạch và đầu tư. 2021. “Rào cản và khó khăn của doanh nghiệp khi
chuyển đổi số - GIAI ĐOẠN 2021-2025.” Cổng Thông Tin Doanh Nghiệp - Bộ Kế hoạch
và Đầu tư. 12. Đã truy cập 3 2023. https://digital.business.gov.vn/2153-2/.
3. VNPT. 2021. “Chuyển đổi số là gì? Xu hướng tất yếu trong cách mạng 4.0.”
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - VNPT. 23 8. Đã truy cập 3/2023.
https://vnpt.com.vn/tu-van/chuyen-doi-so-la-gi.html.
4. Vũ Trang. 2022. “subiz - blog chuyển đổi số.” 9 yếu tố quan trọng giúp doanh
nghiệp chuyển đổi số thành công. 3 12. Đã truy cập 3/2023.
https://subiz.com.vn/blog/chuyen-doi-so-4.html.

233
5. IZISolution. . “izisolution.” Chuyển đổi số - Thay đổi nhỏ, lợi ích lớn dành cho
doanh nghiệp. Đã truy cập 3 2023. https://izisolution.vn/chuyen-doi-so-thay-doi-nho-loi-
ich-lon-danh-cho-doanh-nghiep/
6. FSI Việt Nam. 2022. "Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Phát triển Công
nghệ FSI." Thực trạng và xu hướng chuyển đổi số tại Việt Nam. Đã truy cập 3/2023.
https://fsivietnam.com.vn/thuc-trang-xu-huong-chuyen-doi-so-tai-viet-nam/..
7. FPT Digital, FSI Việt Nam. 2022. "Công ty Phần mềm hàng đầu Việt Nam -
TMA Solution." Thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp 2022 và ưu nhược điểm CĐS.
12 . Accessed 3 2023. https://www.tmasolutions.vn/tin-tuc/Thuc-trang-chuyen-doi-so-
trong-doanh-nghiep-2022-va-uu-nhuoc-diem-CDS/44042.

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ


Ở VIỆT NAM

Phạm Việt Hà -CQ57/11.06CL


Hoàng Đức Tuấn -CQ57/11.06CL
Mẫn Tuấn Minh -CQ57/11.06CL
Nguyễn Tuấn Thành -CQ57/11.06CL
Nguyễn Văn Cường -CQ57/11.06CL
Tóm tắt:
Dưới áp lực cạnh tranh và "làn sóng" số hóa ngân hàng trên toàn thế giới, các ngân
hàng buộc phải nỗ lực đổi mới, số hóa các mảng hoạt động để bắt kịp xu thế ngân hàng số
trong bối cảnh mới. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai hoạt động chuyển đổi số của các ngân
hàng thương mại ở Việt Nam phải đối diện với nhiều thách thức, trong đó đặc biệt là vấn
đề bảo mật, kiểm soát rủi ro, bảo vệ thông tin khách hàng. Bài viết trao đổi về thực trạng
phát triển ngân hàng số tại Việt Nam hiện nay, từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm thúc
đẩy xu thế này phát triển trong thời gian tới.
Từ khóa: chuyển đổi số, ngân hàng số, giải pháp phát triển ngân hàng số
1. Giới thiệu về xu hướng phát triển ngân hàng số
Thuật ngữ “ngân hàng số” (Digital banking) trong ngành tài chính hiện có rất nhiều
định nghĩa khác nhau. Theo Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Hà Thanh, Lê Thành Tuyên
(2020), ngân hàng số được hiểu là mô hình ngân hàng dựa trên nền tảng số hóa tích hợp tất

234
cả các hoạt động và dịch vụ ngân hàng truyền thống, nhằm đảm bảo sự liền mạch trong mọi
hoạt động của ngân hàng như: Chuyển khoản/giao dịch, kết nối và tư vấn cho khách hàng,
đảm bảo tối đa tiện ích. Trong khi đó, ngân hàng và các nhà nghiên cứu đều khẳng định,
ngân hàng số là ngân hàng có thể giúp khách hàng thực hiện hầu hết các giao dịch ngân
hàng truyền thống bằng hình thức trực tuyến thông qua kết nối internet. Tất cả các giao dịch
ngân hàng sẽ gói gọn trên website hoặc thiết bị di động.
Trên thế giới, xu thế ngân hàng số đang bùng nổ khi hầu hết các ngân hàng lớn đã đẩy
mạnh đầu tư ứng dụng công nghệ số trong hoạt động kinh doanh. Chẳng hạn như: JP
Morgan Chase đã chi hơn 10,8 tỷ USD cho chi tiêu công nghệ, trong đó ưu tiên cho việc
ứng dụng công nghệ số như chuỗi khối, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây;
HSBC đầu tư hơn 2,3 tỷ USD cho việc chuyển đổi số từ năm 2018 tập trung vào việc số
hóa các dịch vụ thanh toán trên toàn cầu…
Không nằm ngoài xu thế đó, tại Việt Nam, các ngân hàng thương mại (NHTM) đua
nhau ứng dụng công nghệ số trong một số hoạt động nhằm tăng cường các điểm tương tác
và tiếp cận khách hàng. Theo đó, hầu hết các NHTM đều đã, đang ứng dụng các công nghệ
tiên tiến, giải pháp mới vào hoạt động thanh toán nhằm tăng tốc độ thanh toán, tăng cường
an toàn, bảo mật dịch vụ, gia tăng trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng như: Xác thực
sinh trắc học (vân tay, khuôn mặt); Thanh toán trên nền mã phản hồi nhanh (QR code);
Thanh toán an toàn, thuận tiện qua mã hóa thông tin thẻ; Thanh toán phi tiếp xúc; Giải pháp
chấp nhận thanh toán linh hoạt trên thiết bị di động...
2. Thực trạng phát triển ngân hàng số ở Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay, hàng loạt NHTM triển khai các hoạt động hướng đến ngân hàng
số. Ví dụ như Vietcombank thử nghiệm mô hình kinh doanh số, thúc đẩy nhanh quá trình
số hóa, chuyển đổi số và đa dạng các dịch vụ ngân hàng điện tử; TPBank triển khai
LiveBank giúp khách hàng đăng ký vân tay và nhận diện khuôn mặt trong vòng 1 phút và
công nghệ định danh điện tử (eKYC) giúp khách hàng đăng ký, đăng nhập tài khoản trong
vòng 5 giây; VIB ứng dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn vào quy trình phát hành thẻ tín
dụng dành riêng cho mua sắm trực tuyến Online Plus...
Nhiều NHTM tích cực chuyển đổi số để đồng nhất các trải nghiệm trên tất cả các kênh
thanh toán phù hợp với xu thế tiêu dùng mới của khách hàng. Tuy nhiên, hầu hết ngân hàng
ở Việt Nam đang ở trạng thái chuyển đổi kỹ thuật số, nghĩa là tích hợp nhiều quy trình số
khác nhau để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm có tính “cá thể hóa”.
Ngân hàng số (Digital Banking) là hình thức số hóa các hoạt động và dịch vụ của ngân
hàng tương tự các dịch vụ được cung cấp tại các quầy giao dịch truyền thống. Khi sử dụng

235
ngân hàng số, khách hàng có thể dễ dàng thực hiện được giao dịch chuyển tiền, thanh toán,
kiểm soát số dư, tra soát giao dịch… Đồng thời, ngân hàng cũng có thể thực hiện giao dịch
với khách hàng, quản trị nguồn vốn, quản trị rủi ro, marketing, phát triển sản phẩm… trên
cùng một nền tảng.
Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi số từ lâu đã trở thành yêu cầu bắt buộc mà không
còn là sự lựa chọn của ngành ngân hàng. Đặc biệt, trong thời gian qua, nhu cầu sử dụng
ngân hàng số để giao dịch tăng cao đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của các ngân hàng
tại Việt Nam nhanh hơn từ 3 - 5 năm. Cũng trong giai đoạn này, người dùng cũng dần thay
đổi nhận thức và thói quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng số. Điều này không chỉ tạo nên
“cơ hội vàng” để phát triển mà còn đặt ra nhiều thách thức cho các ngân hàng trong quá
trình chuyển đổi số.
Trong thời gian qua, quá trình phát triển ngân hàng số tại nước ta đã có những bước
chuyển mình mạnh mẽ. Hàng loạt ứng dụng như VPBank NEO,… được ra mắt với nhiều
tính năng hiện đại và được người dùng đánh giá rất cao. Quá trình phát triển hệ thống này
cũng góp phần thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế số phát triển. Có thể đánh giá nhanh thực
trạng phát triển ngân hàng số tại Việt Nam như sau:
Điểm thành công
Số liệu từ cơ quan quản lý cũng cho thấy những bước chuyển biến lớn trong việc phát
triển ngân hàng số trong thời gian qua. Số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN)
cho thấy, có đến 94% tổ chức tín dụng (TCTD) đang triển khai hoặc xây dựng chiến lược
chuyển đổi số. Đến tháng 8/2020, đã có 75 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai
dịch vụ thanh toán qua internet và 45 tổ chức thực hiện qua điện thoại di động.
Tính đến cuối tháng 8/2020, số tài khoản cá nhân đạt 95,6 triệu, tăng 45,5% so với
cùng kỳ năm 2016; Tổng lượng thẻ lưu hành đạt 109 triệu thẻ. Mạng lưới ATM, POS phủ
sóng đến tất cả địa bàn tỉnh trên cả nước với 19.541 ATM và 274.539 POS. Số lượng và giá
trị thanh toán qua kênh Internet đạt 282,4 triệu giao dịch với 17,4 triệu tỷ đồng (tăng 262,5%
và 353,1% so với cùng kỳ năm 2016); Số lượng và giá trị thanh toán qua kênh điện thoại
di động đạt 682,3 triệu giao dịch với gần 7,2 triệu tỷ đồng (tăng 980,9% và 793,6% so với
cùng kỳ năm 2016); Thanh toán qua POS đạt hơn 218 triệu món với 382,86 nghìn tỷ đồng
(tăng tương ứng 176,45% và 139,52% so với cùng kỳ năm 2016); Thanh toán qua ATM đạt
660 triệu món với 1.818,58 nghìn tỷ đồng (tăng tương ứng 38,65% và 53,77% so với cùng
kỳ năm 2016)…
Việt Nam hiện có khoảng 30 triệu người sử dụng hệ thống thanh toán ngân hàng qua
internet mỗi ngày. Tốc độ tăng trưởng về lượng giao dịch trên mobile banking tại Việt Nam

236
là 200%. Giá trị giao dịch tiền với riêng kênh điện thoại di động hiện đạt khoảng 300 nghìn
tỷ đồng/ngày.
Theo thống kê của hiệp hội ngân hàng Việt Nam, tính đến hết tháng 4/2021 đã có 79
tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ thanh toán qua internet, 49 tổ chức hỗ trợ thanh toán qua
di động, mạng lưới 271.000 POS và 19.000 ATM phủ sóng cả nước, lượng giao dịch qua
internet tăng 65,9% về số lượng và khoảng 31,2% giá trị so với năm 2020, các giao dịch
qua điện thoại di động và mã QR cũng có được sự tăng trưởng ấn tượng.
Ngoài ra, tính đến hết tháng 4/2022, giao dịch qua hệ thống liên ngân hàng đã tăng
trưởng mạnh (hơn 32,37%) so với cùng kỳ năm 2021. Cụ thể, giao dịch không dùng tiền
mặt tăng 27,5% giá trị, 69,7% về số lượng, giao dịch qua điện thoại di động tăng 86,68%
về giá trị, 97,6% về số lượng (so với năm 2021). Tổng số ví điện tử kích hoạt tăng 10,37%,
đặc biệt trong giai đoạn đại dịch, tốc độ tăng trưởng mobile banking đạt 200%, giá trị giao
dịch hằng ngày trên di động đạt 300 tỷ đồng/ngày. Đây là mức tăng trưởng vượt bậc rất
đáng được ghi nhận trong quá trình phát triển.
Điểm hạn chế
Bên cạnh những thành công nổi bật kể trên, quá trình chuyển đổi số của ngành ngân
hàng tại Việt Nam còn có rất nhiều điểm hạn chế cụ thể:
Về công nghệ: Quá trình triển khai ứng dụng công nghệ ngân hàng còn ở mức hạn
chế, nhiều ngân hàng còn trong giai đoạn chuyển đổi một phần thông qua các dịch vụ ngân
hàng điện tử như (Internet Banking, Mobile Banking, SMS Banking…) và chưa thể chuyển
đổi hoàn toàn sang ngân hàng số. Các hạn chế về công nghệ AI, big data, chatbot…đều là
những vấn đề khó khăn và đầy thách thức với nhiều ngân hàng (kể cả những ngân hàng có
nguồn lực tài chính tốt).
Về nhân lực: Hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam đang phải đối diện với thực trạng
thiếu hụt nguồn nhân lực trầm trọng trong việc xây dựng và vận hành ngân hàng số. Theo
các lãnh đạo ngân hàng, số lượng nhân viên có đủ tầm nhìn, kiến thức và kỹ năng đáp ứng
cho công tác chuyển đổi số tại Việt Nam chưa nhiều, trong khi nguồn lực đào tạo còn nhiều
hạn chế.
Về bảo mật: Do còn nhiều hạn chế về công nghệ nên cả ngân hàng, khách hàng và các
đối tác tham gia ngân hàng số đều phải chịu nhiều rủi ro và tiềm ẩn nguy cơ bị tấn công
mạng. Trong khi đó nhiều ngân hàng còn chưa thật sự chú trọng đến công tác đảm bảo an
toàn dữ liệu và bảo mật, đây là hạn chế lớn nhưng chưa được quan tâm và giải quyết phù
hợp.
Thách thức phát triển ngân hàng số ở Việt Nam

237
Hoạt động phát triển ngân hàng số ở Việt Nam vẫn còn gặp không ít khó khăn, thách
thức, cụ thể:
Một là, khuôn khổ pháp lý, tạo cơ sở cho hoạt động và phát triển ngân hàng số vẫn
còn thiếu. Chẳng hạn, mảng thanh toán số hiện nay đang phát triển rất nhanh theo các tiến
bộ công nghệ, nhưng các quy định pháp lý trong nước lại chưa theo kịp, khiến các NHTM
ngại áp dụng công nghệ, dịch vụ mới ngoài khuôn khổ cho phép...
Hai là, các trường hợp gian lận liên quan tới các hoạt động thanh toán số gần đây
đang diễn biến ngày càng tinh vi và phức tạp. Năng lực phòng chống gian lận đối với các
giao dịch ngân hàng số luôn được các NHTM quan tâm, song vẫn chưa thể tạo sự yên tâm
cho khách hàng. Theo Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
(Bộ Công an), số lượng tội phạm mạng trong lĩnh vực thanh toán điện tử, tài chính, ngân
hàng tiếp tục gia tăng khi các đối tượng sử dụng lợi ích từ các chương trình tri ân, khuyến
mãi để gửi tin nhắn chứa link giả mạo; sử dụng sim rác giả mạo nhân viên ngân hàng, báo
lỗi và yêu cầu khách hàng cung cấp mật khẩu, mã OTP; Đánh cắp thông tin thông qua các
trang điện tử giả mạo...
Ba là, cuộc chạy đua công nghệ trong ngành Ngân hàng với các dự án ngân hàng số
cũng góp phần tạo nên nhiều rủi ro trong vấn đề bảo mật nói chung và mất an toàn thông
tin người dùng nói riêng. Năng lực bảo mật thông tin tài chính trong môi trường số còn hạn
chế ở Việt Nam.
Bốn là, nhận thức của người dùng khi chưa ý thức về các rủi ro trong giao dịch ngân
hàng trực tuyến, coi nhẹ bảo mật thông tin cá nhân; sinh viên, người lao động… cho thuê
thông tin, tạo điều kiện cho tội phạm tạo các tài khoản ma, gây khó khăn trong điều tra; các
giao dịch, thủ đoạn gian lận ngày càng tinh vi khó phát hiện…
Năm là, đại đa số người Việt Nam vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán.
Thói quen thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay mới chỉ phổ biến ở các tỉnh, thành phố
trung tâm - nơi có các điều kiện hạ tầng công nghệ tốt, trong khi đó, ở các vùng sâu, vùng
xa thì thanh toán không dùng tiền mặt vẫn đang nằm ở kế hoạch.
Điều kiện để phát triển ngân hàng số ở Việt Nam
Để xây dựng và phát triển ngân hàng số, ngân hàng cần đáp ứng tối thiểu 4 điều kiện
cơ bản như sau.
Thứ nhất, vấn đề nhân lực
Để phát triển ngân hàng số thành công, ngân hàng cần có nguồn nhân lực chất lượng
cao. Ngoài những nhân sự có kiến thức và kỹ năng về công nghệ thông tin để vận hành hệ
thống, ngân hàng cũng cần có đội ngũ nhân sự thực sự am hiểu về ngân hàng số nhằm nâng

238
cao khả năng quảng bá và phục vụ cho khách hàng. Để đáp ứng tốt điều kiện về nhân lực,
ngân hàng cần tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng liên tục. Ngoài ra, ngân
hàng cũng cần cải tiến và đổi mới quy trình làm việc trên môi trường số nhằm đáp ứng tốt
hơn nhu cầu và tăng trải nghiệm của khách hàng trên ngân hàng số.
Thứ hai, vấn đề công nghệ
Hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam vẫn đang vận hành theo hệ thống ngân hàng lõi
(core bank). Hệ thống này chủ yếu hoạt động nguyên khối và được đánh giá là thiếu linh
hoạt trong cấu trúc. Do vậy, để thực hiện chuyển đổi số, ngân hàng không chỉ phải thay đổi
hệ thống và cải tiến quy trình hoạt động mà còn phải nghiêm túc đầu tư phát triển công
nghệ hiện đại. Trong đó, quá trình nghiên cứu, phát triển AI, lưu trữ dữ liệu (big data),
chatbot, và bảo mật dữ liệu là những điều kiện cơ bản để xây dựng và vận hành ngân hàng
số.
Thứ ba, vấn đề pháp lý
Để thực hiện số hóa 100% các dịch vụ, các ngân hàng cần giải quyết tốt bài toán xác
thực và nhận diện người dùng. Trong mô hình giao dịch truyền thống, ngân hàng có thể xác
minh thông qua chứng minh thư, chữ ký hoặc ảnh của người đến giao dịch. Tuy nhiên, với
ngân hàng số, quá trình xác thực chỉ có thể thực hiện qua chữ ký điện tử, sinh trắc học và
chữ ký số… các phương pháp này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho phía ngân hàng. Quá trình
xác thực danh tính khách hàng không chỉ cần công nghệ hiện đại mà còn cần khung pháp
lý tốt làm cơ sở xử lý khi xảy ra tranh chấp giữa ngân hàng và người sử dụng dịch vụ.
Thứ tư, vấn đề ngân sách
Như đã đề cập ở trên, chuyển đổi ngân hàng số là quá trình tốn kém ngân sách và thời
gian. Các ngân hàng không những cần đầu tư ngân sách lớn cho công nghệ mà còn cần đầu
tư nhiều cho quá trình phát triển nhân sự, marketing và cải tổ toàn bộ hệ thống. Đây là mức
ngân sách lớn mà không phải ngân hàng nào tại Việt Nam cũng có thể đáp ứng. Do vậy, các
ngân hàng cần chủ động về ngân sách và đảm bảo nguồn lực thích đáng cho quá trình
chuyển đổi ngân hàng số diễn ra thuận lợi.
3 Giải pháp phát triển ngân hàng số ở Việt Nam
Đối với cơ quản quản lý
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý cho các dịch vụ ngân hàng mới sẽ
nhanh chóng hoàn thiện trong thời gian tới, để các ngân hàng có đầy đủ hành lang pháp lý
nhằm phát triển các sản phẩm số mạnh và nhanh hơn nữa. Đặc biệt, việc hoàn thiện các
hành lang pháp lý để đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, dữ liệu khách hàng là vô cùng
quan trọng trong công tác quản lý dữ liệu lĩnh vực ngân hàng, tài chính; tạo nền tảng cho

239
việc ứng dụng các công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, hướng tới sự
phát triển vững mạnh, hiện đại của ngân hàng trong tương lai.
Để triển khai ngân hàng số thành công, cần phải loại bỏ những rào cản do dữ liệu
phân bố rải rác, tạo những cơ sở dữ liệu lớn nhờ mức độ tích hợp dịch vụ cao trong hệ sinh
thái tài chính và thực hiện chuyển đổi dữ liệu vào đám mây giúp đẩy nhanh quá trình chuyển
đổi. Đồng thời, cần xây dựng tiêu chuẩn thống nhất về mã QR cho thị trường, xây dựng hệ
thống chia sẻ thông tin liên ngân hàng, hoàn thiện các công nghệ liên quan đến việc sử dụng
văn bản điện tử thay cho văn bản giấy, đẩy mạnh ứng dụng chữ ký điện tử...
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động điều hành quản lý, thúc đẩy
hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực số hóa
nhằm hỗ trợ quá trình xây dựng chính sách và hành lang pháp lý.
Đối với các ngân hàng thương mại
So với các ngành khác, ngành ngân hàng tại Việt Nam đã và đang nhận được sự chú
trọng và đầu tư đáng kể. Tuy nhiên, để đáp ứng được các tiêu chuẩn cơ bản của ngân hàng
số nhằm đáp ứng quá trình phát triển diễn ra thuận lợi, các ngân hàng cần quan tâm thực
hiện các vấn đề sau.
Thứ nhất, thay đổi tư duy, nhận thức của nhà quản trị, người đứng đầu ngân hàng với
sự tiên phong dẫn dắt, cũng như theo đuổi chiến lược phát triển công nghệ số đã xác định
một cách đồng bộ và nhất quán.
Thứ hai, bám sát chiến lược phát triển chung của ngân hàng, kết hợp với đánh giá nội
tại thực trạng công nghệ của ngân hàng, từ đó hình thành chiến lược ứng dụng công nghệ
số trong hoạt động ngân hàng. Nghiên cứu việc hợp tác với các công ty fintech để xây dựng
mô hình kinh doanh đột phá thông qua ứng dụng công nghệ số nhằm tăng cường sự thuận
tiện và tiết kiệm chi phí.
Thứ ba, cân đối ngân sách dành cho việc triển khai ứng dụng công nghệ số. Đầu tư
cho công nghệ số là một quá trình lâu dài, gồm nhiều công nghệ khác nhau và chi phí đầu
tư rất lớn. Do vậy, các ngân hàng cần bám sát vào ngân sách dành cho hoạt động công nghệ
của mình để lựa chọn việc triển khai ứng dụng công nghệ nào trong bảy xu hướng ứng dụng
công nghệ số ở trên và cho mảng hoạt động nào cho phù hợp.
Thứ tư, tuân thủ các quy định, hướng dẫn của NHNN về đảm bảo an toàn bảo mật
giao dịch ngân hàng trực tuyến; xây dựng các kịch bản, quy trình, hướng dẫn ứng phó chi
tiết với các sự cố về gian lận trực tuyến... Mới đây, NHNN đã ban hành Thông tư số
09/2020/TT-NHNN quy định về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng
nhằm cập nhật các quy định mới của Luật An toàn thông tin mạng và các văn bản hướng

240
dẫn; đồng thời, điều chỉnh các yêu cầu về an ninh bảo mật phù hợp với thực tế phát triển
nhanh chóng, đa dạng của công nghệ thông tin và tình hình an toàn thông tin mạng trong
ngành Ngân hàng...
Để thúc đẩy phát triển ngân hàng số, các ngân hàng cần chú ý các nhóm giải pháp cụ
thể như sau:
Giải pháp về công nghệ
Thứ nhất, nâng cao năng lực tổ chức, quản trị và điều hành: Ngân hàng cần tập trung
nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 trên
thế giới để từng bước nâng cao năng lực tổ chức, quản trị, điều hành. Từ đó, dịch vụ phi tín
dụng tăng dần tỷ trọng, tạo tiền đề nâng cao năng lực cạnh tranh và tính minh bạch của dịch
vụ ngân hàng số, phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Thứ hai, nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi: Từng bước kéo gần khoảng cách so với
trình độ của khu vực và thế giới thông qua việc nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi thế hệ
mới. Hệ thống này cần được thiết kế theo tiêu chuẩn ngân hàng số với đầy đủ các quy trình
đáp ứng lộ trình áp dụng Basel II. Theo đó, hệ thống được số hóa, tự động hóa, kiểm soát
rủi ro và quản trị thông minh dựa trên các công nghệ tiên tiến như AI, phân tích big data,
chatbot….
Thứ ba, tăng cường hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm với các công ty lớn về công nghệ
thông tin tại Việt Nam và trên thế giới, đặc biệt là các công ty Fintech. Từ đó, hệ thống
ngân hàng được giảm bớt gánh nặng về tài chính nhờ tận dụng được lợi thế về công nghệ
hiện đại đem lại.
Thứ tư, ưu tiên vốn đầu tư cho quá trình nghiên cứu và phát triển công nghệ thông
tin. Đặc biệt, đối với các ngân hàng còn lạc hậu, cần xây dựng kế hoạch nâng cấp trang
thiết bị kỹ thuật và từng bước chuyển đổi thông qua việc hợp tác với các tổ chức và ngân
hàng hiện đại trong và ngoài nước.
Giải pháp về nhân lực
Thứ nhất, phát triển đội ngũ nhân sự công nghệ thông tin: Xây dựng chính sách thu
hút và giữ chân nhân tài trong lĩnh lực công nghệ số. Duy trì nguồn nhân lực chất lượng
cao là yếu tố then chốt trong quá trình ứng dụng và phát triển ngân hàng số. Do vậy, song
hành với quá trình tuyển dụng, ngân hàng cũng cần xây dựng cơ chế trả lương và đãi ngộ
phù hợp để nhân sự yên tâm cống hiến và gắn bó với ngân hàng.
Thứ hai, cải thiện quy trình: Đối với các nhân sự cũ, ngân hàng cần cải thiện quy trình
làm việc và tiến hành đào tạo liên tục nhằm nâng cao nghiệp vụ ngân hàng số cho nguồn
nhân lực hiện có.

241
Thứ ba, nâng cao năng lực quản lý: Đối với cấp quản lý, cần nâng cao nhận thức về
vai trò và lợi ích mà ngân hàng số đem lại trong tương lai. Từ đó, mỗi quản lý đều có ý thức
nâng cao năng lực quản lý và lãnh đạo của cán bộ trong quá trình phát triển ngân hàng số.
Giải pháp về bảo mật dữ liệu
Thứ nhất, tăng cường xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu (big data), đầu tư xây
dựng hệ thống kho dữ liệu riêng biệt, đảm bảo hiện đại an toàn. Ngoài ra, ngân hàng cũng
cần xây dựng tốt quy trình khai thác và sử dụng dữ liệu nhằm đảm bảo tính bảo mật cho
trung tâm dữ liệu.
Thứ hai, tăng cường các biện pháp an ninh nhằm bảo vệ, phòng, chống sự cố rò rỉ,
đánh cắp dữ liệu. Tăng cường giám sát và kiểm tra thường xuyên nhằm loại bỏ các rủi ro
an ninh. Tiến hành tổ chức diễn tập thường xuyên nhằm nâng cao năng lực xử lý sự cố khi
xảy ra các cuộc tấn công mạng nhắm vào cơ sở dữ liệu của ngân hàng.
Kết luận
Trên đây là khái quát về thực trạng chuyển đổi số, phát triển ngân hàng số tại Việt
Nam để từ đó đưa ra sự phân tích, cái nhìn khách quan về xu hướng phát triển của các ngân
hàng số trong nước. Song, thấy được điều kiện cùng với những thách thức, khó khăn, hạn
chế, thiếu sót chưa được khắc phục trong lĩnh vực chuyển đổi số. Cuối cùng là một số giải
pháp được đưa ra nhằm góp ý về sự phát triển cho toàn lĩnh vực nói chung và các ngân
hàng chuyển đổi số nói riêng.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Hà Thanh, Lê Thành Tuyên (2020), Phát triển ngân
hàng số tại Việt Nam và một số kinh nghiệm quốc tế, Tạp chí Tài chính Kỳ 1 - Tháng
6/2020;
2. Đinh Thị Thanh Vân, Nguyễn Thanh Phương (2019), Phát triển ngân hàng số: kinh
nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 4/2019;
3. Hương Giang (2020), Công nghệ giúp ngân hàng số “vượt ải” gian lận trong giao
dịch, Thời báo Ngân hàng điện tử;
4. Thanh Tuyết (2020), Ngân hàng số thúc đẩy xu hướng thanh toán không tiền mặt,
Thời báo Ngân hàng điện tử;
5. Hà An (2020), Ngân hàng số: Bắt đầu từ thói quen người tiêu dùng, Thời báo Ngân
hàng điện tử;
6. Lê Nhân Tâm (2018), Tái tạo số, góc nhìn của IBM. Báo cáo trình bày Hội thảo Số
hoá ngân hàng - cơ hội đột phá, Ngân hàng Nhà nước, tháng 11/2018

242
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM
Phạm Thị Hồng Ngọc - CQ58/11.06
Tóm tắt: Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trong hơn hai năm qua đã khiến các
doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa
(DNNVV) với sức cạnh tranh còn thấp càng trở nên khó khăn hơn. Với mong muốn cắt
giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường năng lực cạnh tranh, thích ứng với
bối cảnh mới, nhu cầu các doanh nghiệp đổi mới mô hình kinh doanh trên cơ sở chuyển
dần các hoạt động sản xuất kinh doanh truyền thống sang các phương thức dựa trên các
nền tảng số của càng trở nên cấp thiết. Tuy nhiên, để DNNVV thực hiện chuyển đổi số thành
công cần xác định những giải pháp cụ thể và thực hiện một cách đồng bộ, tích cực.
Từ khóa: Chuyển đổi số, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
1. Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là gì và lợi ích mà nó mang lại
Ở Việt Nam, khái niệm “chuyển đổi số” trong doanh nghiệp thường được hiểu theo
nghĩa là quy trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp
dụng công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT),
điện toán đám mây (Cloud computing)... để thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy
trình làm việc, văn hóa doanh nghiệp.
Chuyển đổi số thực sự mang lại rất nhiều lợi ích cho mọi mặt hoạt động của doanh
nghiệp, cụ thể như sau:
Thứ nhất, tăng cường sự minh bạch và hiệu quả trong hệ thống quản trị doanh
nghiệp: Thực hiện quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp sẽ
chủ động và dễ dàng theo dõi cáo báo cáo, đánh giá về các hoạt động của doanh nghiệp.
Mọi hoạt động của doanh nghiệp như biến động nhân sự, hiệu suất làm việc của nhân viên,
khách hàng tìm hiểu sản phẩm, ...sẽ đều được thể hiện trên các phần mềm quản trị doanh
nghiệp. Nhờ đó, tất cả thông tin về số liệu hoạt động đều được thể hiện rõ ràng, minh bạch,
chính xác và nhanh chóng. Những số liệu này sẽ giúp ích cho lãnh đạo rất nhiều trong quá
trình đưa ra quyết định và hoạch định chiến lược quản trị.
Thứ hai, tối ưu hóa năng suất lao động: chuyển đổi số giúp doanh nghiêp cải thiện
và khai thác tối đa được năng suất lao động của nhân viên nhờ giảm thiểu được những công
việc thủ công, tốn nhiều thời gian. Từ đó giúp nhân viên có nhiều thời gian hơn để tập trung
vào các công việc khác quan trọng hơn
Thứ ba, nâng cao khả năng cạnh tranh: chuyển đổi số giúp doanh nghiệp có thể
hoạt động mọi lúc, mọi nơi. Một doanh nghiệp khi sở hữu một nền tảng số hóa tốt sẽ giúp

243
việc đưa ra quyết định kịp thời và chính xác hơn, từ đó có thể triển khai và vận hành doanh
nghiệp hiệu quả. Ngoài ra, việc chuyển đổi số cũng giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp trong việc tương tác, chăm sóc và phục vụ khách hàng nhanh và hiệu quả
hơn.
Thứ tư, tăng doanh thu: kết quả của việc giảm chi phí vận hành, tăng năng suất lao
động, tự động hóa quy trình… sẽ giúp tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Từ khảo sát trên
2.000 doanh nghiệp toàn cầu, công ty tư vấn về quản lý McKinsey đưa ra ước tính cho thấy,
đóng góp rất đáng kể của chuyển đổi số vào tăng doanh thu, lợi nhuận của một doanh
nghiệp. Theo nghiên cứu của PGS. TS Vũ Minh Khương - Đại học Quốc gia Singapore
(2019), tại Việt Nam, nếu các doanh nghiệp trong top VNR500 đạt mức độ 20% của quá
trình chuyển đổi số thì doanh thu sẽ tăng 2,24%, lợi nhuận tăng 1,46% và đóng góp tối thiểu
cho GDP là 0,52%; còn nếu đạt mức độ 50% của quá trình chuyển đổi số thì doanh thu sẽ
tăng thêm 5,6%, lợi nhuận tăng 3,65% và đóng góp tối thiểu cho GDP là 1,3% với giá trị là
3,16 tỷ USD.
2. Thực trạng chuyển đổi số tại các DNNVV ở Việt Nam hiện nay
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay
trở lại hoạt động trong 7 tháng đầu năm 2022 đạt 133,7 nghìn doanh nghiệp, tăng 26,8% so
với cùng kỳ năm 2021 (vượt mốc 105,4 nghìn doanh nghiệp của năm 2021). Tuy nhiên, số
doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tập trung chủ yếu là doanh nghiệp có quy mô nhỏ (từ
0-10 tỷ đồng) với 80,1 nghìn doanh nghiệp, chiếm 89,6% tổng số doanh nghiệp đăng ký
thành lập mới, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm trước.
Theo kết quả khảo sát trên 400 doanh nghiệp về “Thực trạng chuyển đổi số trong
doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19” do phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam (VCCI) thực hiện năm 2020, cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu nhận
thức và ứng dụng các công nghệ số vào các khâu như quản trị nội bộ, sản xuất, logistics,
mua hàng, marketing, bán hàng và thanh toán
Kết quả khảo sát của VCCI cũng cho thấy có 98% doanh nghiệp kỳ vọng có sự thay
đổi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh khi thực hiện chuyển đổi số, trong đó lớn nhất là
khả năng giúp giảm chi phí (chiếm hơn 71%), giúp doanh nghiệp hạn chế giấy tờ giúp
doanh nghiệp hạn chế giấy tờ (chiếm 61,4%), nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ
(chiếm 45,3%).
Trong báo cáo công bố bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt
Nam năm 2021 của Vietnam Report, cho thấy có 94,7% doanh nghiệp đã và đang đầu tư
vào quá trình chuyển đổi số và chỉ có 5,3% doanh nghiệp không thực hiện. Trong đó có

244
44% doanh nghiệp chi dưới 1% tổng doanh thu cho quá trình chuyển đổi số; 40,1% chi từ
1% đến dưới 5% tổng doanh thu; 9,3% chi từ 5% đến 10% tổng doanh thu và 1,3% đầu tư
trên 10% tổng doanh thu để thực hiện quá trình chuyển đổi số. Như vậy, có thể thấy mức
độ chi cho chuyển đổi số tại các doanh nghiệp Top 500 đã tăng và sẵn sàng thực hiện chuyển
đổi số trong tương lai.
Trong tháng 4/2020, Cisco công bố báo cáo “Chỉ số phát triển kỹ thuật số của DNNVV
khu vực châu Á - Thái Bình Dương” thực hiện trên 1.340 doanh nghiệp tại khu vực nói
chung và 50 doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Tại Việt Nam, các DNNVV đang đối mặt
với những rào cản trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số như thiếu kỹ năng số và nhân lực
(17%), thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số
(16,7%), thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh
nghiệp (15,7%)… Dù vậy, báo cáo cũng chỉ ra rằng, các DNNVV Việt Nam đang bước đầu
đầu tư vào công nghệ Cloud Computing (18%), an ninh mạng (12,7%), nâng cấp phần mềm,
phần cứng để chuyển đổi số (10,7%).
Cũng theo báo cáo này, việc ưu tiên chuyển đổi số của các DNNVV tại Việt Nam chủ
yếu tập trung vào tăng trưởng và mở rộng thị trường (28%), cải thiện doanh số bán hàng và
chiến lược tiếp thị sản phẩm (21%), giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới hoặc cải thiện.
3. Một số khuyến nghị
Về phía Nhà nước
Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện, rà soát và tiếp tục sửa đổi các hành lang pháp
lý, các chương trình hành động cụ thể để hỗ trợ quá trình chuyển đổi số. Tăng cường sự
phối hợp đồng nhất giữa các bộ, cơ quan ban ngành Nhà nước trong việc thực hiện các
chiến lược quốc gia về Kinh tế số. Quan trọng hơn cả là sự đồng hành của cơ quan chức
năng với doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số, đặt biệt trong liên kết chuỗi giá trị.
Điều đó sẽ giúp cho các doanh nghiệp kiên định với mục tiêu chuyển đổi số. Bên cạnh đó,
Hiệp hội DNNVV Việt Nam cần nghiên cứu, đề xuất và sửa đổi các chính sách quy định
không còn phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp trong thời đại kinh tế số hiện nay.
4.2. Về phía các DNNVV ở Việt Nam
Một là, doanh nghiệp cần xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu của nền kinh tế số
trong thời đại bùng nổ công nghệ, nó mang lại lợi ích to lớn cho cả doanh nghiệp và người
tiêu dùng. Chính vì vậy, các nhà lãnh đạo phải có nhận thức kịp thời và sớm xác định hoạt
động chuyển đổi số là mục tiêu cần thực hiện và thực hiện thành công trong thời gian tới,
nhất là trong bối cảnh biến động lớn về thị trường, khí hậu và khả năng thích ứng của mỗi
doanh nghiệp.

245
Hai là, doanh nghiệp cần chú trọng đến việc ứng dụng những công nghệ mới vào mọi
hoạt động của doanh nghiệp trong thời đại bùng nổ công nghệ dựa trên nền tảng internet.
Hiện nay, Việt Nam vẫn còn đi sau thế giới về mặt công nghệ, chúng ta chưa làm chủ được
các công nghệ lõi của chuyển đổi số mà vẫn sử dụng các công nghệ sẵn có trên thế giới.
Việc sở hữu những công nghệ phù hợp đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển
đổi số. Để quá trình chuyển đổi số thành công, các doanh nghiệp cần tăng cường ứng dụng
các công nghệ mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cho quá trình chuyển đổi số của
mình như: Internet vạn vật (IoT, Điện toán đám mây (Cloud computing) hay Tự động hóa
(Robotics).
Ba là, doanh nghiệp cần có nguồn nhân lực chất lượng cao có thể làm chủ được những
công nghệ mới phục vụ cho quá trình triển khai chuyển đổi số. Vì vậy, doanh nghiệp cần
có chiến lược phát triển nguồn nhân lực của mình, trước hết là giải pháp để nâng cao nguồn
nhân lực hiện có, nhất là đội ngũ cán bộ, nhân viên chủ chốt thông qua các hoạt động đào
tạo, tập huấn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ, công nghệ thông tin, máy tính và ngoại
ngữ, nhất là tiếng Anh... Chú trọng công tác tuyển dụng, cần có chiến lược bổ sung nguồn
nhân lực chất lượng cao thông qua sự kết hợp đào tạo giữa doanh nghiệp với các cơ sở đào
tạo trong và ngoài nước.
Bốn là, chuyển đổi số là một quá trình đòi hỏi nguồn đầu tư lớn không chỉ cho cơ sở
hạ tầng và giải pháp công nghệ mà còn đầu tư để thay đổi nhận thức, chiến lược, nhân sự,
quy trình sản xuất kinh doanh...Với việc phải đầu tư lớn về tài chính trong khi chưa chắc
chắn về hiệu quả,vì vậy, doanh nghiệp cần có chiến lược, giải pháp cụ thể trong việc đầu tư
tài chính cho quá trình chuyển đổi số.
Năm là, doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn tài chính mới phù hợp với năng lực của
mình thông qua việc tham gia các hoạt động hỗ trợ chuyển đổi số của các cơ quan Nhà
nước, như: dự án “Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ
và vừa” (LinkSME) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế
Hoa Kỳ (USAID) đang triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn
2021 -2025 cùng nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực nhằm tăng cường năng lực tiếp cận các
nguồn tài chính đa dạng cho DNNVV.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Thông tin và Truyền Thông (2021), “Sách trắng công nghệ thông tin và truyền thông
Việt Nam 2021”.

246
2. Cameron A, Pham T H, Atherton J, Nguyen D H, Nguyen T P, Tran S T, Nguyen T N,
Trinh H Y & Hajkowicz S. (2019), “Tương lai nền kinh tế số Việt Nam - Hướng tới năm 2030 và
2045”. CSIRO, Brisbane”.
3. PGS. TS. Bùi Thị Thanh and TS. Nguyễn Xuân Hiệp (2021), "Chuyển đổi số của Doanh
nghiệp vửa và nhỏ (SMEs) trong bối cảnh đại dịch Covid-19", Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí
Minh.
4. Tổng cục thống kê (GSO), https://www.gso.gov.vn/

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN TRÊN


THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Bùi Anh Thư - CQ59/09.02CL
Tóm tắt: Sự ra đời của công nghệ blockchain đã và đang thay đổi cấu trúc của khu
vực tài chính - ngân hàng. Đối với thị trường chứng khoán, công nghệ blockchain mang lại
những hiệu quả đáng kể trên nhiều phương diện. Công nghệ này cải thiện đáng kể tính hiệu
quả trong hoạt động thanh toán sau giao dịch, hoạt động phát hành chứng khoán hay thực
thi quyền biểu quyết của các cổ đông. Các lợi ích tiềm năng bao gồm việc rút ngắn thời
gian, giảm thiểu chi phí và minh bạch hóa thông tin, từ đó tạo ra sự cải thiện đáng kể về
tính thanh khoản của chứng khoán cũng như hoạt động quản trị công ty. Nhiều Sở giao dịch
chứng khoán trên thế giới đã và đang triển khai, thử nghiệm và lên kế hoạch để đầu tư vào
công nghệ blockchain. Thị trường chứng khoán Việt Nam, do đó, cần có chiến lược và kế
hoạch đầu tư lâu dài để thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng khắp toàn cầu trong tương
lai.
Từ khóa: công nghệ blockchain, chứng khoán,..
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech)
trên toàn cầu tăng lên đột biến. Các báo cáo của KPMG qua các năm cho thấy, năm 2016
tổng số vốn đầu tư vào lĩnh vực này trên toàn thế giới là 24 tỷ USD, tăng lên 31 tỷ USD
vào năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018 là 57,9 tỷ USD . Cuộc cách mạng công nghệ thay
đổi không nhỏ hệ thống tài chính - ngân hàng của nhiều quốc gia, khiến các kênh tài chính
trở nên hiệu quả hơn về chi phí và minh bạch hơn về thông tin. Các lĩnh vực ứng dụng chính
của công nghệ gồm ngân hàng, các dịch vụ thanh toán, bảo hiểm, quản lý tài sản và giao
dịch chứng khoán. Các công ty hoạt động trong khu vực tài chính đã và đang phải đầu tư
247
cho công nghệ rất nhiều nhằm khai thác các tiềm năng của các công nghệ mới và củng cố
sự tồn tại của mình trước các đối thủ đến từ khu vực công nghệ - viễn thông.
Trong giao dịch chứng khoán, đột phá kỹ thuật đang được kỳ vọng sẽ được áp dụng
là công nghệ chuỗi khối blockchain nhằm tạo ra một “sổ cái” thông tin, từ đó cung cấp một
môi trường đầu tư hiệu quả và minh bạch, nơi mà các thành viên tham gia có thể truy cập
các thông tin được lưu trữ trong mạng lưới.
Nhiều Sở giao dịch chứng khoán trên thế giới đang có kế hoạch đầu tư vào công nghệ
blockchain như Sở giao dịch Đức, Sở giao dịch Luân Đôn, hay đã thử nghiệm giao dịch
trên nền tảng công nghệ blockchain như Sở giao dịch Nasdaq, hoặc dự định sẽ dùng công
nghệ blockchain để thay thế hệ thống giao dịch hiện tại như Sở giao dịch Úc.
Quả thực, hiệu quả mang lại của công nghệ blockchain trên thị trường chứng khoán
là rất to lớn. Thứ nhất, nó thúc đẩy tính minh bạch về thông tin dựa trên sự lưu trữ các lịch
sử giao dịch trong một mạng lưới mà các thành viên có thể truy cập và xem xét. Thứ hai,
nó rút ngắn thời gian giao dịch và giảm thiểu các chi phí trung gian, đồng thời loại bỏ rủi
ro có thể xảy ra với hệ thống thanh toán tập trung như cách mà nhiều thị trường chứng
khoán hiện tại đang vận hành.
Theo xu hướng hội nhập, thị trường chứng khoán Việt Nam không thể đứng ngoài sự
thay đổi và đột phá về công nghệ này. Tuy nhiên, việc có thể đầu tư và ứng dụng được công
nghệ blockchain hoàn toàn không hề đơn giản, chưa kể đến những giải pháp nhằm khắc
phục các rủi ro có thể đi kèm với nó. Bài nghiên cứu giới thiệu và phân tích những hiệu quả
mà công nghệ blockchain có thể mang lại cho thị trường chứng khoán, từ đó đưa ra một số
gợi ý về chính sách cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
2. Thực tiễn ứng dụng công nghệ Blockchain trên thị trường chứng khoán
Tiềm năng lớn nhất của công nghệ blockchain trên thị trường chứng khoán là ở việc
cải thiện các quy trình xử lý hậu giao dịch, ví dụ như hoạt động thanh toán bù trừ chứng
khoán.
Thanh toán bù trừ chứng khoán là giai đoạn cuối cùng trong quy trình giao dịch chứng
khoán. Thanh toán bù trừ trong giao dịch chứng khoán là quá trình luân chuyển chứng
khoán để phản ánh số lượng chứng khoán ròng trên tài khoản của các nhà đầu tư sau khi
mua, bán chứng khoán thành công. Hiện nay, ở hầu hết các thị trường chứng khoán trên thế
giới, trách nhiệm này thuộc về trung tâm lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán. Theo
cách thanh toán truyền thống này, trung tâm thanh toán của sở giao dịch chứng khoán giữ
vai trò như bên mua của tất cả các người bán và như bên bán của tất cả các người mua.
Trung tâm thanh toán thực hiện chức năng tập trung hóa trong quản lý các giao dịch chứng

248
khoán bằng cách đăng ký thông tin của mỗi giao dịch vào một sổ cái trung tâm và phản ánh
số lượng chứng khoán ròng vào tài khoản giao dịch của mỗi nhà đầu tư. Chức năng này
thúc đẩy hoạt động giao dịch, làm tăng tính thanh khoản và làm giảm rủi ro trong vấn đề
thanh toán vì các bên giao dịch không cần phải tìm hiểu và xác định rõ mức tín nhiệm của
đối tác giao dịch mà chỉ cần tin vào trung tâm thanh toán.
Với việc ứng dụng công nghệ blockchain, lúc này các bên tham gia giao dịch đều có
thể truy cập lịch sử giao dịch trên “sổ cái công nghệ” được ghi nhận và cập nhật đồng bộ
cho tất cả các bên giao dịch theo thời gian thực. Lúc này vai trò của trung tâm thanh toán
bù trừ là không cần thiết vì các bên tham gia giao dịch có thể biết về quyền sở hữu tài sản
và hệ thống thực hiện một quy trình tự động để luân chuyển chứng khoán và tiền cho mỗi
giao dịch.
Bên cạnh đó, công nghệ blockchain còn có thể ứng dụng trong một số hoạt động khác
trên thị trường chứng khoán như việc phát hành và phân phối chứng khoán đến các nhà đầu
tư, hoặc thực thi quyền biểu quyết của các cổ đông tại công ty. Với công nghệ blockchain,
công ty phát hành có thể chuyển giao quyền sở hữu cổ phiếu đến các nhà đầu tư khi phát
hành một cách dễ dàng và nhanh chóng thay vì sử dụng trung gian hỗ trợ và phân phối như
các nhà bảo lãnh hiện nay. Các cổ đông cũng có thể thực hiện quyền biểu quyết của mình
một cách trực tuyến dựa trên nền tảng blockchain.
3. Các ưu điểm của việc ứng dụng công nghệ blockchain trên thị trường chứng
khoán
Thứ nhất, công nghệ blockchain góp phần làm tăng tính thanh khoản cho thị trường.
Tính thanh khoản có thể hiểu là “khả năng giao dịch một lượng lớn chứng khoán với chi
phí thấp trong thời gian ngắn” (Holden, Jacobsen, và Subrahmanyam (2013). Hiện nay, trên
các thị trường chứng khoán, thời hạn thanh toán là T + n ngày, tức là mất n ngày giao dịch
(n cụ thể tuỳ vào từng thị trường) để thực sự chuyển giao quyền sở hữu từ người bán sang
người mua. Trong thời gian này, có rất nhiều bên tham gia vào quá trình thanh toán bù trừ,
chẳng hạn như nhân viên môi giới của các công ty chứng khoán, các ngân hàng giữ vai trò
thanh toán, hay trung tâm lưu ký và thanh toán bù trừ. Khi ứng dụng công nghệ blockchain,
chi phí và thời gian giao dịch có thể được giảm xuống đáng kể do loại bỏ được vai trò của
trung tâm thanh toán bù trừ và phản ánh giao dịch theo thời gian thực (do đó n = 0), từ đó
thúc đẩy tính thanh khoản tăng lên đáng kể.
Tính thanh khoản của chứng khoán tăng lên có tác động đến vai trò của các cổ đông
lớn trong công ty. Cổ đông lớn trong công ty thường phản ứng với những quyết định sai
lầm của ban giám đốc công ty bằng hai cách: thứ nhất, họ có thể bán cổ phiếu của công ty;

249
thứ hai, họ có thể dùng quyền biểu quyết để nêu lên ý kiến của mình tại đại hội cổ đông.
Trong một thị trường có tính thanh khoản thấp, các cổ đông lớn thường dùng cách thứ hai
do chi phí gánh chịu khi bán chứng khoán là cao. Việc ứng dụng công nghệ blockchain làm
tăng tính thanh khoản, do đó các cổ đông lớn sẽ có xu hướng chọn cách bán chứng khoán
nhiều hơn so với việc biểu quyết. Theo Edmans’s (2009), tính thanh khoản tăng lên làm
tăng nguy cơ bán cổ phiếu của các cổ đông lớn, từ đó cải thiện hiệu quả chọn lựa dự án của
ban giám đốc.
Thứ hai, tính minh bạch của giao dịch tăng lên do các thông tin đều được cập nhật và
chia sẻ trên hệ thống trong khi đó Các giao dịch có chi phí thấp hơn, thời gian nhanh hơn
do loại bỏ vai trò của các trung gian và cập nhật thông tin theo thời gian thực. Sự tăng lên
của tính minh bạch đồng nghĩa với việc cải thiện hoạt động quản trị công ty. Tất cả các cổ
đông và các bên quan tâm đều có thể thấy được quyền sở hữu cổ phần và sự thay đổi quyền
sở hữu cổ phần ngay lập tức khi nó xuất hiện. Thậm chí ngay cả với hệ thống blockchain
dựa trên mạng lưới riêng không cho phép toàn bộ các thành viên truy cập thì ít nhất cũng
có một số thành viên có thể theo dõi được quyền sở hữu cổ phần của công ty. Điều này làm
cho hệ thống giám sát công ty trở nên tốt hơn, giảm chi phí đại diện gây ra bởi ban quản lý
công ty.
Công nghệ blockchain cho phép các nhà đầu tư có thể theo dõi được giao dịch của
ban giám đốc công ty theo thời gian thực. Các nhà đầu tư thường có nhu cầu muốn biết các
giao dịch của ban giám đốc vì các giao dịch này tiết lộ các thông tin nội bộ về công ty. Nếu
các nhà đầu tư có thể theo dõi được các giao dịch này nhờ công nghệ blockchain, ban giám
đốc sẽ giảm tần suất giao dịch cổ phiếu của công ty, do đó giảm bớt tổn thất gây ra do giao
dịch nội gián. Việc giảm giao dịch nội gián kèm theo tăng tính thanh khoản cũng làm tăng
động cơ của các nhà đầu tư và phân tích trong việc tập hợp và phân tích các thông tin về
công ty, do họ sẽ đạt được lợi ích nhiều hơn từ thông tin có được. Điều này sẽ làm tăng sự
giám sát từ những nhà đầu tư không phải là thành viên nội bộ lên hoạt động quản lý của
ban giám đốc, từ đó cũng góp phần cải thiện hoạt động quản trị công ty.
Ngoài ra, việc minh bạch thông tin còn giúp dễ dàng phân biệt được tính chất của các
giao dịch mua bán chứng khoán. Hiện nay, việc phân biệt các nhà giao dịch dựa trên phân
tích thông tin so với các nhà giao dịch gây nhiễu, Những người mua bán chứng khoán không
dựa trên một phân tích thông tin nào mà chủ yếu là do tính thanh khoản cao trên thị trường,
là rất khó khăn. Quyết định bán chứng khoán xảy ra chủ yếu bởi cú sốc về thanh khoản
trong khi đó quyết định mua chứng khoán chủ yếu do lợi thế về thông tin tạo ra. Brochet
(2010) và một số nghiên cứu khác cho thấy việc một nhà quản lý công ty mua chứng khoán

250
sẽ gây ra phản ứng của thị trường mạnh hơn là việc ông ta bán chứng khoán. Việc ứng dụng
công nghệ blockchain cho phép minh bạch hóa thông tin mua bán, do vậy sẽ dễ phân biệt
được việc bán chứng khoán dựa trên phân tích thông tin. Đồng thời thời gian giao dịch được
cải thiện, nên tốc độ phản ánh các thông tin xấu dẫn đến quyết định bán chứng khoán cũng
xảy ra nhanh hơn. Thị trường trở nên hiệu quả hơn, do giá cả phản ánh thông tin nhanh và
nhiều hơn. Thị trường hiệu quả sẽ cải thiện tính hiệu quả trong phân bổ trong nền kinh tế
bởi nó cho phép các nhà đầu tư ra được quyết định tốt hơn về giá cả và khối lượng của
nguồn vốn phân bổ vào các công ty và dự án khác nhau.
Thứ ba, việc ứng dụng công nghệ blockchain trong hoạt động bầu cử và biểu quyết
mang lại tính chính xác cao hơn. Hiện nay, cách bầu cử truyền thống tại đại hội cổ đông có
rất nhiều tồn tại, chẳng hạn như danh sách các cổ đông có quyền biểu quyết thiếu chính xác
hoặc việc phân phát các phiếu bầu đến các cổ đông chưa đầy đủ. Nếu ứng dụng công nghệ
blockchain vào việc bầu cử, các cổ đông sẽ nhận được các mã số và sẽ chuyển nó đến địa
chỉ nào mà mình quyết định chọn lựa. Với tốc độ nhanh hơn, tính minh bạch và chính xác
cao hơn, các cổ đông sẽ có động lực nhiều hơn để tham gia vào hoạt động quản trị công ty
và có thực thi quyền biểu quyết của mình một cách đa dạng và thường xuyên hơn.
Thứ tư, việc ghi nhận các thông tin theo thời gian thực sẽ làm thay đổi đáng kể dữ liệu
kế toán của công ty. Các dữ liệu kế toán được ghi nhận một cách tự động. Sổ cái của công
ty sẽ được cập nhật liên tục, nhanh chóng và tất cả các bên liên quan có thể theo dõi được
sự thay đổi này. Mặc dù các công ty phải trả giá cho việc thông tin độc quyền có thể bị tiết
lộ, điều này mang đến hai lợi ích to lớn. Thứ nhất, chất lượng của thông tin cao hơn, khiến
các nhà đầu tư tin tưởng nhiều hơn vào dữ liệu công ty. Thứ hai, các chi phí cho việc kiểm
toán, vốn được dùng để xác nhận tính chính xác và minh bạch của thông tin sẽ được loại
bỏ.
Tài liệu tham khảo
1. Fico P. (2016), Virtual Currencies and Blockchains: Potential Impacts on Financial
Market
2. FINRA. (2017), Distributed Ledger Technology: Implications of Blockchain for the
Securities
3. Miraz, M. H., & Donald, D. C. (2018), Application of blockchain in booking and
registration systems of securities exchanges. Paper presented at the 2018 International
Conference on Computing, Electronics & Communications Engineering (iCCECE)
4. Akgiray, V. (2019), The potential for blockchain technology in corporate
governance

251
ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ SỔ CÁI PHÂN TÁN
VÀO DỊCH VỤ TÀI CHÍNH
Nguyễn Thị Tú Anh - CQ59/09.03
Nguyễn Ngọc Ánh - CQ59/09.01
Phạm Thị Quỳnh Trang - CQ59/11.02
Nguyễn Vũ Phương Anh - CQ59/11.03
Nguyễn Thị Kim Oanh - CQ59/11.08
Tóm tắt: Ứng dụng công nghệ được xem như yếu tố “chìa khóa” cho quá trình chuyển
đổi số, xây dựng nền tảng công nghệ thông tin tương lai và ứng dụng trong ngành Tài chính
cũng không ngoại lệ. Trong đó, DLT (Distributed Ledger Technology) - công nghệ sổ cái
phân tán, một công nghệ với tiềm năng tạo ra các đột phá trong lĩnh vực dịch vụ tài chính.
Với những hiệu quả, lợi ích đáng kể đã được các nhà nghiên cứu và phát triển công bố,
nhiều nước trên thế giới và cả Việt Nam đã nhìn ra được những cơ hội trong việc chuyển
đổi hoạt động dịch vụ tài chính khi áp dụng công nghệ này. Hiện nay, DLT đang ở giai
đoạn đầu trong kỷ nguyên chuyển đổi số nên sẽ có những vấn đề được đặt ra, bài viết cũng
đề xuất, làm rõ một số thách thức liên quan khi áp dụng công nghệ này vào đời thực.
Từ khóa: Công nghệ sổ cái phân tán, Blockchain, dịch vụ tài chính
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm
Công nghệ sổ cái phân tán - Distributed Ledger Technology (DLT) là thuật ngữ đề cập
đến cơ sở hạ tầng công nghệ sử dụng máy tính độc lập - gọi là nút (node) để ghi chép, chia
sẻ và đồng bộ hóa các giao dịch trong sổ cái điện tử (thay vì lưu trữ dữ liệu tập trung như
trong sổ cái truyền thống).
2. Cơ chế hoạt động của công nghệ DTL
DLT sử dụng mật mã (cryptography) - dùng thuật toán mã hóa dữ liệu để đảm bảo chỉ
người có quyền tham gia mới được sử dụng dữ liệu. Trong đó, tất cả các nút được kết nối
với nhau, mỗi nút có một bản sao của sổ cái phân tán. Thuật ngữ "Đồng thuận" (Consensus)
ở trung tâm của mạng thể hiện cơ chế đồng thuận trong đó các nút đồng ý về các giao dịch
mới và việc cập nhật sổ cái.

252
Chú thích:
Ledger: sổ cái
Node: các nút (thiết bị) tham gia
mạng ngang hàng
Consensus: “đồng thuận”, thể
hiện cơ chế đồng thuận

Hình 1. Mạng sổ cái phân tán


3. Phân loại sổ cái phân tán
Sổ cái phân tán có thể được phân thành cấp phép hoặc không cấp phép. Điều này xác
định xem cá nhân hoặc một nhóm những người nào được phê duyệt mới có thể chạy một
nút để xác thực giao dịch hay không.
Chúng cũng có thể được phân biệt qua thuật toán đồng thuận - bằng chứng công việc,
bằng chứng cổ phần, hệ thống bỏ phiếu hay hashgraph.
4. Tính năng của công nghệ sổ cái phân tán
DLT có 4 tính năng chính như sau:
- Tính bất biến: Để tạo ra tính bảo mật an toàn và bất biến, một cuốn sổ cái phân tán
sẽ sử dụng 1 mật mã. Các dữ liệu một khi đã được sao chép trên các node sẽ không bị thay
đổi hoặc không thể được thay đổi.
- Chỉ nối thêm: Các sổ cái đều được thế kế tính năng nối thêm nên chúng có thể cung
cấp lịch sử giao dịch một cách đầy đủ và chi tiết nhất.
- Tính năng phân tán: Sau khi được lưu trữ, dữ liệu không chỉ được sao chép tại 1
nơi nhất định và duy nhất. Mỗi công ty sẽ có cách thức lưu giữ số cái - khác nhau cũng như
lưu trữ dữ liệu khác nhau.
- Tính năng chia sẻ: Các sổ cái đều được chia sẻ giữa các node với nhau. Nhiều node
sẽ được lưu một bản sao từ sổ cái.
5. Blockchain - Ví dụ nổi tiếng nhất của DTL
“Blockchain” hay còn được gọi công nghệ chuỗi khối là hiện hữu đầu tiên của Công
nghệ sổ cái phân tán vào năm 2008, công nghệ này đã tạo ra một bước đột phá lớn và có
tiềm năng khổng lồ trong công cuộc chuyển đổi số. Hiện nay Blockchain đã phát triển thành

253
một loạt các mô hình có thể được áp dụng cho các vấn đề kinh doanh khác nhau và cải thiện
đáng kể việc chia sẻ thông tin.
Ví dụ, một giao dịch tiền tệ kỹ thuật số mới sẽ được ghi lại và truyền tới một mạng
trong một khối dữ liệu, được xác nhận lần đầu bởi các thành viên mạng và sau đó được liên
kết với một chuỗi khối hiện có theo cách chắp thêm vào, do đó tạo ra một Blockchain. Khi
chuỗi tuyến tính phát triển là khi các khối mới được thêm vào, các khối trước đó không thể
bị thay đổi bởi bất kỳ thành viên mạng nào tham gia.
Tuy nhiên chúng ta phải lưu ý rằng không phải tất cả sổ cái phân tán đều cần phải sử
dụng công nghệ chuỗi khối và ngược lại, công nghệ chuỗi khối có thể được sử dụng trong
nhiều bối cảnh khác nhau. Nói cách khác, DLT là một cơ sở dữ liệu phi tập trung được quản
lý bởi nhiều người tham gia, trên nhiều nút. Blockchain là một loại DLT nơi các giao dịch
được ghi lại bằng một chữ ký mật mã bất biến được gọi là băm.
II. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VÀO DỊCH VỤ TÀI CHÍNH
1. Giao dịch thanh toán
DLT có thể cho phép các cơ quan quản lý và công ty duy trì đánh giá gần thời gian
thực về các giao dịch và các quy trình liên quan đến tuân thủ khác. Các giao dịch thông qua
DLT được cải thiện sự hoà giải và tự động hoá dẫn đến việc lưu giữ hồ sơ chính xác hơn và
tạo ra hiệu quả hoạt động cho các quy trình báo cáo quy định và tuân thủ của công ty, đồng
thời cung cấp tính minh bạch và khả năng kiểm toán cao hơn cho các cơ quan và quản lý
bên ngoài.
Một giao dịch tiền tệ kỹ thuật số mới sẽ được ghi lại và truyền tới một mạng trong
một khối dữ liệu, được xác nhận lần đầu bởi các thành viên mạng và sau đó được liên kết
với một chuỗi khối hiện có theo cách chắp thêm vào. Chuỗi tuyến tính phát triển là khi các
khối mới được thêm vào, các khối trước đó không thể bị thay đổi bởi bất kỳ thành viên
mạng nào tham gia. Theo đó, nhiều bên có liên quan sẽ có được bản sao của các chuỗi đó
trong sổ cái và có thể kiểm chứng được bản ghi, vì vậy các thông tin trên sổ cái có tính
minh bạch, công khai ở mức độ cao. Điều này cho phép các bên liên quan có thể chắc chắn
rằng nội dung của cơ sở dữ liệu không bị chỉnh sửa hoặc sửa đổi bằng bất kỳ hình thức gian
lận nào. Tính minh bạch trong việc công khai các thông tin là điều vô cùng quan trọng.
Điều đó mang đến sự tiện ích cho các doanh nghiệp, ngân hàng trong việc phòng chống
gian lận, chống rửa tiền,...
DLT giúp cải thiện khả năng giao dịch thanh toán. Công nghệ sổ cái phân tán được
hình thành từ 6 công nghệ bao gồm: mạng ngang hàng, sổ cái phi tập trung, hàm Hash mã
hoá, mật mã khóa bất đối xứng, dấu thời gian và mô hình đồng thuận. Nhờ đó, DLT được

254
mã hoá cung cấp xác thực ngay tại thời điểm diễn ra giao dịch mà không cần qua trung gian
như các ngân hàng hay phòng thanh toán tập trung. Điều đó cũng tránh được những rủi ro
gian lận.
Khi công nghệ chưa phát triển, để đảm bảo tính minh bạch của giao dịch, người ta
thường trao đổi và thông qua các bên trung gian có uy tín để làm chứng thực. Do đó, các
giao dịch được thực hiện rất tốn thời gian và mất nhiều chi phí. Với sự phát triển vượt bậc
của công nghệ, DLT ra đời là một công nghệ giúp các bên thực hiện các giao dịch một cách
nhanh chóng, tiện lợi nhưng vẫn đảm bảo được tính minh bạch, an toàn và bảo mật. Như
vậy, một giao dịch truyền thống tốn khoảng vài ngày giờ đây đã có thể hoàn thành trong
vài giờ.
Lĩnh vực khác mà DLT có thể hỗ trợ là dịch vụ thanh toán quốc tế. Chuyển tiền và
nhận tiền qua biên giới quốc tế vẫn luôn mất nhiều chi phí và phức tạp vì phải trải qua quá
trình với nhiều bên liên quan, trung gian, ngân hàng và cả những hệ thống tài chính khác
cùng với rất nhiều loại hồ sơ và thủ tục. Điều ngày có nghĩa là 1 giao dịch thanh toán quốc
tế cần đến 3 ngày để hoàn thành. Bằng cách sử dụng DLT, các trung gian trở nên dư thừa
và ngân hàng có thể hoàn thành các giao dịch quốc tế gần như ngay lập tức - một lợi ích
lớn cho cả khách hàng và các ngân hàng.
Tại Châu Á, OCBC Bank - ngân hàng đầu tiên sử dụng công nghệ Blockchain trong
dịch vụ chuyển tiền nội địa và quốc tế, bằng việc sử dụng ứng dụng của DLT, các dữ liệu
được lưu trữ trên 1 sổ cái kỹ thuật số đã được mã hoá và không thể bị can thiệp. Các giao
dịch được thực hiện nhanh chóng, công khai không cần qua các bên trung gian và xử lý thủ
công như cách thức truyền thống, từ đó đã giảm được đáng kể chi phí và thời gian giao dịch
thanh toán, đặc biệt là các giao dịch chuyển tiền quốc tế. Ngoài ra, các thông tin giao dịch
luôn được lưu trữ mà không thể loại bỏ, tránh những thủ đoạn lừa đảo, gian lận cũng như
giúp khách hàng có thể theo dõi các thông tin giao dịch.
Với tầm nhìn lớn, giao dịch thanh toán trong tương lai chắc chắn sẽ đem đến những
trải nghiệm thú vị và tiện ích đối với người sử dụng. Những tiềm năng của DLT nếu được
khai thác tốt có thể tạo ra những bước chuyển mình cho nền kinh tế trên toàn cầu.
2. Hợp đồng thông minh
Hợp đồng thông minh là các hợp đồng được xây dựng dựa trên blockchain hoặc sổ
cái phân tán, đó là các hợp đồng với chương trình máy tính có khả năng tự động thực thi,
trên cơ sở các điều khoản và điều kiện được chỉ định từ trước mà các bên đồng ý với hợp
đồng.

255
Hợp đồng thông minh hoạt động bằng cách dựa vào các câu lệnh "Nếu/Khi… thì/Sau
đó" và được viết thành mã trên Blockchain. Một mạng lưới máy tính sẽ thực hiện các hành
động khi điều kiện xác định trước đã được đáp ứng và xác minh. Hệ thống sổ cái phân tán
sau đó được cập nhật khi giao dịch được hoàn thành. Điều đó có nghĩa là giao dịch không
thể thay đổi và chỉ các bên được cấp phép mới có thể thấy kết quả. Để thiết lập các điều
khoản, người tham gia phải xác định cách giao dịch và dữ liệu của họ được biểu diễn trên
Blockchain, đồng ý về các quy tắc "Nếu/khi ... thì".
Hợp đồng thông minh ngày càng được áp dụng vào nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong
các dịch vụ tài chính. Hướng đến mục tiêu tài chính số, nó được coi là công cụ thay thế
tiềm năng, giải pháp cho nhiều vấn đề liên quan đến hợp đồng tài chính truyền thống không
còn phù hợp trong kỷ nguyên chuyển đổi số. Sự phụ thuộc vào các tài liệu, văn bản vật lý
khiến các quy trình hoàn thành tốn nhiều thời gian, dẫn đến sự chậm trễ, không hiệu quả,
từ đó tăng rủi ro lỗi và gian lận. Các trung gian, tổ chức tài chính, trong khi cung cấp dịch
vụ sẽ tạo ra nhiều chi phí và tăng yêu cầu phải tuân thủ. Báo cáo Capgemini 2016 đã chỉ ra
các hợp đồng tài chính truyền thống luôn mang theo nó những vấn đề, hạn chế. Theo báo
cáo, sự chậm trễ trong quy trình dẫn tới thời gian trung bình để giải quyết một khoản vay ở
Mỹ là hơn 20 ngày, ở Châu Âu là 48 ngày; những gian lận trong hợp đồng bảo hiểm được
FBI ước tính vào khoảng hơn 40 tỷ đô mỗi năm; cùng với là rất nhiều chi phí cho các dịch
vụ chung và rủi ro liên quan. Từ đó, những nghiên cứu và ứng dụng của hợp đồng thông
minh được coi là một triển vọng làm thay đổi toàn cảnh dịch vụ tài chính.
Về bản chất, việc các cá nhân, tổ chức thoả thuận đến một hợp đồng vật lý, kết hợp
cùng công nghệ chuỗi khối/sổ cái được cấp phép, lập trình và mã hoá đã tạo ra hợp đồng
thông minh. Nó được lưu trữ ở một chương trình phần mềm trên sổ cái phân tán, cho phép
tất cả các hợp đồng và giao dịch trở nên bất biến, có thể kiểm chứng và an toàn. Việc này
sẽ giảm đi sự cần thiết của các bên trung gian, trong đó ngân hàng, công ty bảo hiểm, thị
trường vốn chỉ đóng vai trò là người giám sát tài sản, người xác nhận và uỷ quyền cho các
hợp đồng, giao dịch.
Áp dụng hợp đồng thông minh sẽ dẫn đến giảm chi phí hoạt động của các sản phẩm
tài chính kinh tế, giảm chi phí quản trị, cung cấp dịch vụ do tự động hoá và dễ dàng tuân
thủ, báo cáo. Cùng với đó, các quy trình diễn ra nhanh hơn, đơn giản và không rắc rối, giảm
thời gian giải quyết, quy trình kinh doanh cũng hiệu quả hơn trên tất cả các phân khúc chính
của ngành dịch vụ tài chính.

256
Với những lợi thế kể trên cũng như những tiềm năng đang tiếp tục được phát triển,
hợp đồng thông minh chính là một trong bảy xu hướng ứng dụng công nghệ vào ngành tài
chính ngân hàng tại Việt Nam.
3. Tài chính toàn diện
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội ở khắp mọi đất nước trên thế giới, nhu cầu tiếp
cận dịch vụ tài chính, tín dụng ngày càng tăng và phổ biến. Mặc dù việc này không còn xa
lạ với người dân ở các thành thị và các doanh nghiệp lớn nhờ sự ra tăng của các tổ chức tín
dụng cùng mạng lưới trải rộng, nhưng những người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu,
vùng xa cũng như các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa vẫn gặp trở ngại khi tiếp cận với
các dịch vụ tài chính này. Vấn đề này đã được đặt ra và trở thành điều thiết yếu cần giải
quyết được gọi là tài chính toàn diện. Đây được coi là trụ cột quan trọng của tăng trưởng
kinh tế và giảm nghèo bền vững, góp phần huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội.
Vậy nên nó có vai trò vô cùng quan trọng và mang lại những lợi ích không nhỏ cho xã hội
và nền kinh tế.
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB, 2014) ước tính là 1,4 tỷ người, không có
tài khoản tại một tổ chức tài chính chính thức. Trong số những người có tài khoản, chỉ có
9% đi vay được ở ngân hàng và 22% có tiền tiết kiệm gửi ở ngân hàng. Ở Việt Nam, theo
thống kê của Ngân hàng thế giới 2018, 69% người Việt Nam trưởng thành không có tài
khoản ngân hàng. Những trở ngại chủ yếu dẫn đến tình trạng này là chi phí giao dịch,
khoảng cách địa lý và những thủ tục giấy tờ phức tạp. Bên cạnh đó còn có những lý do khác
bao gồm nhận thức của người dân trong việc sử dụng các tiện ích của các dịch vụ tài chính
hoặc nhiều người không muốn tiết lộ thông tin cá nhân.
Đã có rất nhiều công nghệ được áp dụng nhằm thúc đẩy giải pháp tài chính toàn diện
trong đó có công nghệ sổ cái phân tán (DLT). DLT trong dịch vụ tài chính có thể cải thiện
được sự truy cập và công bằng tới các nguồn tài chính cho mọi đối tượng. Công nghệ tiên
tiến được phát triển từ DLT có thể cung cấp một giải pháp tiết kiệm chi phí và dễ dàng mở
rộng với dữ liệu minh bạch, đầy đủ, đảm bảo độ an toàn và chính xác cho việc thúc đẩy giải
pháp tài chính toàn diện. Khi triển khai để cung cấp dịch vụ tài chính đến những đối tượng
khó tiếp cận, DLT cung cấp một mức phí giao dịch thấp, từ đó biến ngân hàng trở nên thu
hút hơn với những người chưa được trải nghiệm và sử dụng dịch vụ. Mức phí thấp cũng tạo
khả năng cho các nhà cung cấp dịch vụ tài chính lên kế hoạch mở rộng vận hành đến nhiều
địa phương và nhiều người chưa được tiếp cận đến dịch vụ tài chính.

257
Công nghệ mới đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển tài chính toàn diện.
Nếu Việt Nam có thế áp dụng DLT vào trong dịch vụ tài chính thì các giải pháp thúc đẩy
tài chính toàn diện ở nước ta còn nhanh và mạnh mẽ hơn.
III. THÁCH THỨC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ DLT VÀO VIỆT NAM
Tuy nhiên hiện nay công nghệ sổ cái phân tán còn rất mới và đang được phát triển
hoàn thiện hơn và chúng ta còn có rất nhiều hạn chế để có thể nắm bắt được công nghệ này.
Vì là công nghệ mới nên thiết kế khó tích hợp với công nghệ truyền thống của một số
phần mềm và khả năng xử lý có thể không cạnh tranh trong tài chính. Các giao dịch bị hủy
bỏ chỉ có thể được hoàn tác bằng cách tạo một giao dịch tương tự. Việc mở rộng quy mô
của các hệ thống DLT đòi hỏi nguồn lưu trữ lớn và khi sử dụng sẽ yêu cầu cần một lượng
lớn máy tính nên sẽ tiêu hao nhiều điện năng. Ngoài ra, cách tiếp cận của mỗi cơ quan quản
lý là khác nhau, tùy vào thẩm quyền. Bên cạnh đó, hành lang pháp lý chưa thực sự đầy đủ,
ở Việt Nam hiện nay chưa có một tiêu chuẩn pháp lý nào cho việc áp dụng công nghệ mới,
đặc biệt là DLT hay Blockchain. Do vậy, thời gian cập nhật, sửa đổi, bổ sung pháp lý sẽ tạo
ra độ trễ với tốc độ phát triển nhanh chóng mặt của công nghệ. Cũng đáng nói là hiện nay
một bộ phận không nhỏ người Việt chưa có ý thức trong việc tự bảo quan thông tin, dữ liệu
cá nhân dẫn đến nguy cơ bị xâm phạm kể cả khi công nghệ có bảo đảm bảo mật gần như
tuyệt đối.
Trên đây là một vài hạn chế được đề xuất sau khi đã xem xét bối cảnh sử dụng dịch
vụ tài chính và chuyển đổi số tại VN. Hiện nay, công nghệ này vẫn đang ở những bước đầu
của sự phát triển và các thách thức xảy ra là điều không thể tránh khỏi.
IV. KẾT LUẬN
Trong lộ trình chuyển đổi số của ngành Tài chính, ứng dụng công nghệ là một tất yếu
khách quan, phù hợp với xu thế thời đại. Ứng dụng Công nghệ sổ cái phân tán trong lĩnh
vực dịch vụ tài chính đã được phát triển với các ứng dụng trong thanh toán, hợp đồng thông
minh, giải pháp tài chính toàn diện,.... Hiện nay tại Việt Nam, công nghệ này đang bắt đầu
được ứng dụng và phát triển bằng nhiều hình thức nhằm tạo ra sự khác biệt so với các dịch
vụ truyền thống, hướng đến cung cấp sự tiện ích, tiết kiệm chi phí và bảo mật cho mọi đối
tượng khách hàng. Song song với việc áp dụng công nghệ mới là những thách thức được
đặt ra, bài viết cũng đã đề xuất một số hạn chế với mong muốn sẽ có nhiều giải pháp được
đưa ra để hỗ trợ và mở rộng công nghệ vào thực tế trong thời gian không xa.

Tài liệu tham khảo


1. CFA Curriculum 2023, Level 1 Volume 6, Portfolio Management

258
2. Capgemini 2016, Smart Contracts in Financial Services: Getting from Hype to
Reality
3. AITA - Bộ Thông tin và Truyền thông Cục chuyển đổi số Quốc gia, 28/12/2023,
Công nghệ sổ cái phân tán (Distributed Ledger Technology) và ứng dụng thực tiễn ban đầu
4. Báo VN Express, 11/2016, Ngân hàng đầu tiên tại Đông Nam Á dùng blockchain
trong thanh toán
5. Cổng thông tin Ngân hàng Nhà nước, 2/2023, Blockchain và ứng dụng trong hoạt
động tài chính - ngân hàng (sbv.gov.vn)
6. Cổng thông tin điện tử Bộ Tài Chính, 02/2020 Giải pháp tài chính thúc đẩy tài chính
toàn diện tại Việt Nam
7. Cổng thông tin Tài chính, chứng khoán, Nguyễn Ngọc Hoàng, 08/11/2022, Tương
lai của ngân hàng
8. Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính, 08/2018, Phát triển công nghệ tài chính tại
Việt Nam: Cơ hội và thách thức
9. The World Bank, Distributed Ledger Technology (DLT) and Blockchain
10. The World Bank, COVID - 19, 07/2022 Boosted the Adoption of Digital Financial
Services

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC


TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM

Trịnh Thị Thanh - CQ59/16.02


Nguyễn Bích Ngọc - CQ59/16.02
Hồ Phương Trang - CQ59/16.02
Nguyễn Thị Mai Linh - CQ59/16.02
Thái Văn Minh Hoàng - CQ59/16.02
Tóm tắt
Chuyển đổi số hiện nay đang là một vấn đề được quan tâm hàng đầu của mỗi quốc
gia trên thế giới, là xu thế tất yếu đối với các lĩnh vực trong nền kinh tế, trong đó có lĩnh
vực tài chính. Với xu thế chung của thời đại, yêu cầu đặt ra với ngành Tài chính là phấn
đấu hình thành hệ sinh thái tài chính số toàn diện, hiện đại, phong phú trên mọi lĩnh vực.
Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính cũng đang diễn ra rất nhanh
và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Việc phát triển công nghệ số sẽ mở ra những

259
cơ hội lớn, tuy nhiên bên cạnh đó cũng đặt ra không ít những thách thức. Nghiên cứu sau
đây sẽ làm rõ hơn về vấn đề này và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao việc ứng dụng
CNTT, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong thời gian tới.
Từ khóa: Chuyển đổi số, tài chính, Việt Nam, cơ hội, thách thức.
Thực trạng của chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ở Việt Nam
Bộ Tài chính là một trong những bộ, ngành đầu tiên ban hành các văn bản định hướng
nghiên cứu, thực hiện chuyển đổi số. Trong nhiều năm liên tiếp, Bộ Tài chính tiếp tục dẫn
đầu trong số các bộ, ngành về chuyển đổi số; các lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc luôn tiên
phong trong thực hiện chuyển đổi số với các kết quả ấn tượng. Điều này mang lại lợi ích
lớn, nâng cao minh bạch quy trình giải quyết thủ tục, giảm chi phí, thời gian cho người làm
thủ tục.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, giúp tăng
cường hiệu quả và tiện ích trong các dịch vụ tài chính. Các ngân hàng đã chủ động triển
khai các dịch vụ ngân hàng điện tử như chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, giao dịch ngoại
hối và quản lý tài sản, giúp khách hàng tiếp cận dịch vụ tài chính một cách dễ dàng và tiện
lợi hơn. Bên cạnh đó, Việt Nam đã phát triển mạng lưới thanh toán điện tử rộng rãi, với sự
hỗ trợ của các công ty công nghệ tài chính (Fintech) và ngân hàng, thông qua các ứng dụng
phổ biến như Momo, ZaloPay và ViettelPay. Đồng thời, một số tổ chức tài chính đã bắt đầu
ứng dụng công nghệ Blockchain trong hoạt động kinh doanh, chẳng hạn như quản lý thông
tin khách hàng, theo dõi giao dịch và phát hành chứng khoán số. Để hỗ trợ phát triển các
doanh nghiệp Fintech, chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách, bao gồm việc thành
lập quỹ hỗ trợ đầu tư, cải thiện khung pháp lý, cung cấp ưu đãi thuế và hỗ trợ đào tạo nguồn
nhân lực.
Trong bối cảnh của nền kinh kế số hiện nay, các ngành nghề thuộc lĩnh vực tài chính
tại Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức trong cuộc đua chuyển đổi
số. Điều này đòi hỏi các tổ chức, doanh nghiệp và mô hình truyền thống phải có sự thay
đổi mạnh mẽ để tiếp tục tồn tại và phát triển.
Một số giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ở Việt Nam
Nâng cao năng lực nghiệp vụ, thay đổi nhận thức từ đội ngũ lãnh đạo đến nhân
viên trong lĩnh vực tài chính.
Các cấp lãnh đạo tại các đơn vị/doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính cần
đẩy mạnh tuyên truyền và giải thích cho toàn thể nhân viên về sứ mệnh, sự cần thiết và tính
cấp thiết của công cuộc chuyển đổi số; những lợi ích lớn của việc chuyển đổi số đối với nền
kinh tế và xã hội nói chung và lĩnh vực tài chính nói riêng.

260
Bên cạnh đó, cần đặc biệt quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng
về chuyển đổi số cho nhân lực ngành tài chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất
là về nhân lực công nghệ thông tin. Đồng thời, tiếp tục thử nghiệm ứng dụng công nghệ
mới, thúc đẩy phát triển công nghệ sáng tạo trong ngành; hợp tác chuyển đổi số với các cơ
quan nhà nước, với hiệp hội ngành nghề công nghệ thông tin và hiệp hội ngành nghề có
liên quan.
Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ số kết nối đồng bộ với hoạt động
của các đơn vị/doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy, cơ sở hạ tầng thông tin số trong lĩnh vực tài chính đóng vai trò quan
trọng, quyết định đến tiến trình chuyển đổi số. Để đáp ứng nhu cầu phát triển, hạ tầng viễn
thông sẽ chuyển dịch sang hạ tầng số bao gồm hạ tầng viễn thông và điện toán đám mây.
Dựa trên nền tảng công nghệ di động 5G, cần làm chủ hạ tầng điện toán đám mây trong
lĩnh vực tài chính.
Việc chuẩn bị các phương án triển khai dịch vụ 5G là cấp thiết nhằm đảm bảo được
nhu cầu trao đổi thông tin, đảm bảo an toàn, an ninh. Tăng tốc phát triển hạ tầng thông tin
trên cơ sở bảo đảm tính kế thừa, tận dụng thành tựu kết quả đã có, phù hợp với các chiến
lược quy hoạch, kế hoạch trong các lĩnh vực, đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào quản lý, khai
thác, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng của toàn bộ nền kinh tế. Đặc biệt, đối các vùng kinh
tế trọng điểm, Nhà nước sớm có cơ chế thúc đẩy phát triển kinh tế số để góp phần phát triển
các ngành công nghệ cao, đem lại giá trị gia tăng lớn.
Có các giải pháp giám sát mạng, để đảm bảo an toàn cho khách hàng khi sử dụng
các dịch vụ điện tử.
Để đảm bảo an toàn cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ điện tử, chẳng hạn như
sử dụng các công nghiệp tự động hóa tiên tiến, kỹ thuật cao để phân tích dữ liệu; gia tăng
sự bảo mật thông tin, dữ liệu của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trên các nền tảng IoT,
và đẩy mạnh việc thiết lập hợp tác, phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành trong việc đảm
bảo an ninh, an toàn thông tin mạng.
Xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý đối với các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh
doanh mới trên nền tảng công nghệ số trong lĩnh vực tài chính.
Xây dựng hành lang pháp lý chặt chẽ để đảm bảo an toàn thông tin riêng tư của người
dùng và thúc đẩy lòng tin của người dân vào các ứng dụng số. Khuyến khích đổi mới, sáng
tạo trong các đơn vị/doanh nghiệp khởi nghiệp, sở hữu trí tuệ, tạo điều kiện thuận lợi cho
quá trình chuyển đổi số; phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới dựa trên
công nghệ số, internet vạn vật và không gian mạng.

261
Kết luận
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
hiện nay. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, không thể nằm ngoài xu thế chung của thế giới,
Việt Nam cần đẩy nhanh công cuộc chuyển đổi số quốc gia nếu không muốn bỏ lại phía
sau. Trong đó, chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ở nước ta dựa trên nền tảng công nghệ
số được quan tâm ưu tiên hàng đầu so với các ngành, lĩnh vực khác. Chuyển đổi số được
ứng dụng rộng rãi sẽ mang đến những tác động tích cực đối với các ngành nghề liên quan
đến lĩnh vực tài chính, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn khó tránh khỏi việc tồn tại những mặt hạn
chế. Do vậy, với những chính sách quản lý phù hợp của Nhà nước sẽ góp phần nâng cao
hiệu quả tốc độ phát triển của tài chính số.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Hồng Đoàn, Nguyễn Trung Hiếu, Cục Tin học và Thống kê tài chính (Bộ
Tài chính) (2023). Kế hoạch chuyển đổi số của ngành Tài chính
2. Tạp chí ngân hàng (2023). Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Đóng góp tích cực
vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
3. TS. Phan Thị Hoàng Yến - Nguyễn Thúy Hằng (2022). Tạp chí Thị trường Tài
chính Tiền tệ: Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi số đối với ngân hàng Việt Nam

SINH VIÊN TÀI CHÍNH: HÀNH TRANG BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN SỐ


Bùi Anh Thư - CQ59/09.02CL
Dương Diệu Linh - CQ59/09.02CL
Tóm tắt: Công nghệ phát triển trong mọi ngành nghề đặc biệt là ngành Tài chính.
Đây là cơ hội đồng thời là thách thức đối với nhân lực nguồn Tài chính đặc biệt là sinh
viên. Sinh viên cần nhìn nhận những cơ hội, thách thức mà chuyển đổi số mang lại từ đó
chuẩn bị hành trang phù hợp để đứng vững trong cuộc cách mạng 4.0 hiện nay.
Từ khóa: chuyển đổi số, kinh tế số, nguồn lực, tài chính, sinh viên,...
Đặt vấn đề
Hiện nay, kinh tế số đang trở thành đặc trưng và là xu thế tất yếu trên thế giới, được
nhiều quốc gia nghiên cứu, ứng dụng và phát triển. Trong thời đại 4.0, ngành Tài chính
đang trở nên ngày càng quan trọng và có nhiều cơ hội phát triển.

262
Công nghệ đang phát triển nhanh chóng và đang ảnh hưởng rất lớn đến ngành tài
chính, và ngành cũng đang trải qua những thay đổi đáng kể. Một số công việc truyền thống
như xử lý giao dịch, quản lý rủi ro, phân tích dữ liệu đã được thay thế bởi các công nghệ
mới như machine learning, blockchain và các hệ thống trí tuệ nhân tạo. Điều này có thể dẫn
đến việc giảm thiểu số lượng nhân viên và gây ra sự lo lắng về mất việc làm trong ngành.
Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ cũng mang lại nhiều lợi ích cho ngành tài chính, giúp
tăng cường tính chính xác và hiệu quả trong quản lý tài sản của khách hàng, hỗ trợ thông
tin phân tích đầu tư và đem lại nhiều cơ hội cho các chuyên gia tài chính về việc tối ưu hóa
quá trình làm việc của mình.
Tuy nhiên, không phải toàn bộ công việc trong ngành tài chính đều có thể được thay
thế hoàn toàn bởi công nghệ. Những việc như tư vấn tài chính, quản lý rủi ro tài chính, và
nghiên cứu cũng rất tốt cho người có trình độ chuyên môn cao.
Vì vậy, để vượt qua các thách thức, nắm bắt cơ hội, đứng vững trong thời kỳ công
nghệ, sinh viên tài chính và các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính cần phải cập nhật với
những xu hướng công nghệ mới và nghiên cứu sản phẩm hoặc dịch vụ mới nhằm đáp ứng
nhu cầu của khách hàng.
Thực trạng
Sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát, 74% lãnh đạo kinh doanh cho rằng đổi mới là
bắt buộc và đóng vai trò quan trọng với khả năng chống chịu của doanh nghiệp. Có tới 98%
các doanh nghiệp tiên phong trong quá trình đổi mới, đều tin rằng đổi mới là chìa khóa để
đáp ứng thách thức và cơ hội của thị trường. Việc áp dụng các công nghệ mới, đặc biệt là
điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo và blockchain đã thay đổi mạnh mẽ lĩnh vực tài chính.
Chất lượng thông tin của hệ thống kinh tế khi áp dụng công nghệ sẽ trở nên nhanh hơn, kịp
thời hơn và chính xác hơn, với thông tin tổng hợp đa dạng và phong phú, bao gồm thông
tin tài chính và phi tài chính. Điều này sẽ giúp các nhà quản lý có được nhiều thông tin hơn
và phong phú hơn khi tiến hành phân tích và ra quyết định trong kinh doanh và quản trị
doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp hiện đang dựa vào ứng dụng của các cảm biến thông minh,
thiết bị truyền thông và các giải pháp quản lý tích hợp, doanh nghiệp có thể số hóa toàn bộ
quy trình từ sản xuất, kinh doanh đến quản lý. Thông tin từ quá trình sản xuất, thông qua
các cảm biến, được số hóa thành dữ liệu thời gian thực và truyền tới hệ thống xử lý và hệ
thống quản lý. Do đó, tập trung hệ thống quản lý luôn có dữ liệu đầy đủ, cập nhật và chính
xác giúp người quản lý kịp thời các quyết định. Số hóa càng đầy đủ, thông tin cập nhật càng
chính xác hơn.

263
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra các giải pháp công nghệ thông minh hơn với
khả năng xử lý mạnh mẽ hơn. Nó giúp quản trị viên ở mọi nơi, mọi lúc, có đủ thông tin từ
việc nắm bắt toàn cảnh doanh nghiệp đến truy vấn những giao dịch nhỏ nhất, thay vì phải
nhờ nhiều người tra cứu từ nhiều nguồn, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả của quá trình
làm việc.
Mặt khác, theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), có tới 53%
doanh nghiệp Việt Nam không dự báo được kỹ năng tương lai cần thiết cho lực lượng lao
động. Theo báo cáo của Navigos (2022), ngành Tài chính - Ngân hàng sẽ cần tuyển dụng
nhiều nhân lực có kiến thức về công nghệ thông tin (IT) và kỹ năng bán hàng (Sales). Các
nhân sự giỏi trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) – Dữ liệu lớn (Big Data) – Crypto và Chuỗi
khối (Blockchain) sẽ được nhiều doanh nghiệp và tổ chức tài chính ưu tiên tuyển dụng
nhưng sẽ có sự cạnh tranh khốc liệt vì nguồn cung khan hiếm. Điều này đặt ra thách thức
cho nguồn nhân lực khối ngành Tài chính đặc biệt là sinh viên trẻ - những nhân tố mới của
kinh tế số phải có những biện pháp thích ứng kịp thời đáp ứng nhu cầu chuyển đổi công
nghệ, có kỹ năng về quản lý và sử dụng công nghệ.
Cơ hội
Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, sinh viên ngành Tài chính có rất
nhiều cơ hội để phát triển và thành công trong nghề.
Thứ nhất, chuyển đổi số tạo ra những ngành nghề tiềm năng mới cho sinh viên khối
ngành Tài chính. Trong thời đại 4.0, ngành Tài chính cung cấp nhiều cơ hội cho sinh viên
như: Các công nghệ mới ở lĩnh vực tài chính đang được phát triển nhanh chóng. Sinh viên
có cơ hội học hỏi và áp dụng các công nghệ như Fintech, Blockchain, AI để lập kế hoạch
đầu tư, tài trợ, quản lý rủi ro,... Sự phát triển của thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường
chứng khoán, đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính.
Các công ty chứng khoán, tổ chức tài chính và các công ty đầu tư có nhu cầu tuyển
dụng các chuyên gia về tài chính.
Thứ hai, tiết kiệm thời gian, tối đa hóa năng suất. Thời đại công nghệ 4.0 đang là thời
đại thu thập dữ liệu, nơi mà các doanh nghiệp thu thập thông tin quan trọng như dữ liệu
khách hàng, tỷ giá, thị trường tài chính và tài sản. Những người làm việc trong lĩnh vực tài
chính có thể sử dụng dữ liệu này để phân tích kỹ thuật và tình hình thị trường, giúp giảm
thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận.
Thứ ba, có nhiều quỹ đầu tư bền vững được ra đời để đáp ứng nhu cầu của khách
hàng. Những thay đổi trong lĩnh vực tài chính cũng đang tạo ra các cơ hội cho các sinh viên
trở thành khởi nghiệp viên trong các lĩnh vực tài chính như nhà đầu tư cá nhân, phát triển

264
kinh doanh với các cú pháp mới… Ngoài ra, từ sự chuyển đổi kinh tế toàn cầu, sinh viên
tài chính cũng có cơ hội học hỏi về quản lý rủi ro, tài chính quốc tế, định giá và hệ thống
tài chính quốc gia..
Thứ tư, ứng dụng kỹ năng sử dụng trí tuệ nhân tạo. Kỹ năng sử dụng trí tuệ nhân tạo
đang trở thành một trong những yêu cầu cần thiết cho các chuyên gia tài chính. Bằng cách
sử dụng trí tuệ nhân tạo, các chuyên gia tài chính có thể phân tích dữ liệu lớn hơn và có kết
quả đáng tin cậy hơn tức là giúp nhanh chóng phân tích dữ liệu và cải thiện quá trình quản
lý rủi ro.
Thách thức
Sinh viên ngành Tài chính trong thời đại công nghệ 4.0 đối mặt với nhiều thách thức
và cơ hội. Một số vấn đề cần được giải quyết bao gồm:
Thứ nhất, thay đổi nhu cầu tuyển dụng: Công nghệ đang thay đổi nhiều ngành nghề,
trong đó có ngành tài chính. Các công ty tài chính và các tổ chức tài chính khác cần các
nhân viên có kiến thức về kỹ thuật số, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu.
Chuyển đổi số cũng đòi hỏi các chuyên gia tài chính phải có khả năng sử dụng các công
nghệ hiện đại để quản lý tài chính, bao gồm phân tích dữ liệu và chủ động dự báo, đồng
thời phải có khả năng đánh giá rủi ro và xây dựng các chiến lược tài chính phù hợp.
Thứ hai, nâng cao kỹ năng kỹ thuật số: Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ,
sinh viên ngành Tài chính cần phải nắm vững kiến thức về kỹ thuật số và có khả năng sử
dụng các công cụ phần mềm mới để giải quyết các vấn đề tài chính phức tạp. Các kỹ năng
số hóa như xử lý dữ liệu, phân tích dữ liệu, biểu đồ hóa,...cần được trau dồi và cập nhật
hàng ngày để nắm bắt kịp xu hướng chuyển đổi số của thời đại
Thứ ba, yêu cầu tăng cường khả năng làm việc nhóm: Tài chính là một lĩnh vực đòi
hỏi kỹ năng làm việc nhóm vì các dự án tài chính thường được thực hiện bởi một nhóm các
chuyên gia về tài chính. Do đó, sinh viên cần xây dựng khả năng phối hợp và làm việc
nhóm tốt. Làm việc nhóm thường xuyên cũng là cách giúp sinh viên rèn luyện được nghiệp
vụ và nâng cao kỹ năng giao tiếp mỗi ngày.
Thứ tư, cập nhật kiến thức liên tục: Công nghệ phát triển nhanh chóng, do đó sinh
viên cần liên tục cập nhật kiến thức mới về chuyên môn và ứng dụng công nghệ nhằm giữ
vững vị trí trong thị trường. Từ đó có thể tìm hiểu và đưa ra các giải pháp tài chính phù hợp
nhất trong thời đại công nghệ 4.0. Sinh viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không chủ động
tìm hiểu và sử dụng công nghệ thay vì tiếp tục sử dụng những phương pháp xử lý công việc
truyền thống và thủ công.
Giải pháp

265
Để thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số; phổ cập kỹ năng số cho các đối tượng tham gia
vào quá trình chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực đặc biệt là ngành Tài chính,
Chính phủ cùng nhà nước cần có những giải pháp phù hợp thúc đẩy phát triển kinh tế gắn
liền với công nghệ.
Thứ nhất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với giai đoạn chuyển đổi số,
sự biến động của môi trường hoạt động mới của ngành Tài chính. Cần có các chính sách,
biện pháp phù hợp, đổi mới căn bản nền giáo dục, quan điểm và cách tiếp cận đối với
chuyển đổi số, nâng cao nhận thức của người lao động về những yêu cầu về kỹ năng, kiến
thức đối với lao động trong bối cảnh mới.
Thứ hai, thúc đẩy và khuyến khích tư duy đổi mới, linh hoạt và có lợi cho việc bồi
dưỡng nhân tài; khuyến khích xây dựng năng lực và kỹ năng cho nhân viên quản lý; vận
động cho cộng đồng học thuật cung cấp các khóa học về chuyển đổi số lĩnh vực tài chính
ngân hàng, kỹ năng số cho lao động ngành tài chính - ngân hàng. Để tồn tại và phát triển,
ngành Tài chính cần phải tìm cách thu hút sinh viên trẻ, tạo điều kiện và cơ hội để họ phát
triển kỹ năng và trở thành nhân tài cho ngành này.
Để theo kịp chuyển đổi số trong thời đại công nghệ 4.0, sinh viên ngành Tài chính cần
chuẩn bị hành trang, thực hiện giải pháp sau đây:
Thứ nhất, nắm vững kiến thức về kế toán, tài chính, đầu tư, quản lý tài sản, ngân hàng,
thị trường tài chính... Nắm vững kiến thức về đầu tư giúp bạn lựa chọn các khoản đầu tư
đúng đắn, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng cường lợi nhuận. Nắm vững kiến thức về ngân
hàng giúp bạn biết cách sử dụng các dịch vụ tài chính ở mức độ tốt nhất, từ đó giảm thiểu
các chi phí phát sinh. Thị trường tài chính hóa là một xu thế phát triển toàn cầu, đó cũng là
cơ hội để các nhà đầu tư và doanh nghiệp có thể tìm kiếm cơ hội mới, mở rộng kinh doanh.
Nắm vững kiến thức về thị trường tài chính giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn khi tìm
kiếm cơ hội đầu tư và phát triển kinh doanh,...
Thứ hai, cập nhật kiến thức những xu hướng mới nhất của công nghệ và ứng dụng
chúng vào trong lĩnh vực tài chính. Ví dụ như, học và làm quen với các công nghệ mới
trong lĩnh vực tài chính như Blockchain, AI, Big Data, Cloud Computing,...để từ đó áp dụng
các công nghệ mới nhất vào công việc, bắt kịp xu hướng công nghệ, gia tăng hiệu quả công
việc và tạo ra sự cạnh tranh lợi thế cho doanh nghiệp.
Thứ ba, điều chỉnh tư duy, tập trung vào các kỹ năng số hóa như xử lý dữ liệu, phân
tích dữ liệu, biểu đồ hóa và hiểu sâu về các phần mềm và công nghệ mới. hiện nay các công
ty và tổ chức đang dần chuyển đổi sang việc sử dụng công nghệ và dữ liệu để đưa ra quyết
định và tối ưu hóa hoạt động. Học tập và rèn luyện kỹ năng liên quan đến chuyển đổi số,

266
bao gồm cách sử dụng dữ liệu và phân tích số liệu, lập trình và xây dựng các ứng dụng,..
giúp tăng năng suất và giảm thiểu sai sót trong công việc.
Thứ tư, tăng cường kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp và liên kết để có khả
năng tham gia vào các dự án số hóa trong lĩnh vực tài chính. Ngoài ra, chủ động tìm kiếm
các cơ hội thực tập hoặc làm việc tại các doanh nghiệp công nghệ, các công ty fintech, hoặc
các tổ chức tài chính tiên tiến để có cơ hội trau dồi kinh nghiệm và áp dụng công nghệ vào
thực tiễn.
Tóm lại, để theo kịp chuyển đổi số trong thời đại công nghệ 4.0, các sinh viên ngành
Tài chính cần học hỏi các kỹ năng số hóa và nắm bắt các xu hướng công nghệ mới để có
thể áp dụng thành công trong lĩnh vực tài chính của mình.
Chuyển đổi số đang diễn ra một cách nhanh chóng. Do vậy để đứng vững trên thị
trường, quản lý tốt nền kinh tế, cũng như mọi lĩnh vực của xã hội thì cũng cần con người
số, công dân số. Hội nhập cùng kỷ nguyên số Tuổi trẻ Học viện Tài chính đang hàng ngày
phấn đấu, học hỏi tri thức đồng thời tìm tòi tiếp cận khoa học, công nghệ, tin học để vận
dụng kiến thức chuyên môn theo phương pháp nhanh và hiệu quả nhất.
Tài liệu tham khảo
1. Mosteanu, N.R., Fathi, B.M. (2020), Financial digitalization and its implication on
jobs market structure. The Business and Management review, Vol.11, no.1
2. PWC (2021), Báo cáo mức độ sẵn sàng về kỹ năng số Việt Nam: Khảo sát của PwC
Việt Nam về công nghệ, việc làm và kỹ năng số.
3. Lê Phương Thảo, Trần Hồng Lĩnh (2021), Nhân lực trong quá trình chuyển đổi số:
Bài học kinh nghiệm từ Hoa Kỳ, Tạp chí Công Thương, Số 18, tháng 7/2021
4. ThS. Ngô Mạnh Tuấn, ThS. Nguyễn Thị Thùy Dương, ThS. Lưu Ánh Nguyệt
(2022), Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực cho chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính,
Cổng thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách Tài chính.

267
DIGITAL TRANSFORMATION STRATEGY IN BUSINESSES IN VIETNAM
Đỗ Thị Khánh Thảo - CQ59/11.10CLC
Ngô Hoàng Anh - CQ59/11.10CLC
Abstract: Digital Transformation is currently the application of data and digital
technology to socio-economic life. If a country wants to develop and move closer to the
international integration process, then "digital transformation" is one of the effective
solutions. It can be said that digital transformation has an increasing influence on GDP
growth, labor productivity and employment structure. The timely transformation in
digitization will create new positions and forces for businesses, which is the driving force
for economic recovery and development, especially after the COVID-19 pandemic. Digital
transformation is a process, so to Executing that process requires determining the path for
that process. This requires each organization to build its digital transformation strategy.
Keywords: Digital Transformation, Cloud computing, Artificial intelligence, Data
analytics
I. Introduction
Digital Transformation - is the integration of digital technologies into all areas
(culture, business) of an enterprise, taking advantage of technologies to fundamentally
change the way it operates, business model and deliver new value to its customers and
accelerate business operations.
In Vietnam, digital transformation is simply understood as the process of changing
from a traditional business model to a digital one by applying new technologies such as big
data (Big Data), Internet of Things (IoT). , cloud computing (Cloud)... to change the
operating method, leadership, working process, company culture.
The study will present a few typical strategies to promote the digital transformation
process in enterprises in Vietnam. The paper consists of three parts: the first part is an
introduction, the second part gives the strategic elements and explanations and the last part
is a summary
II.Digital transformation strategy elements
In essence, digital transformation is a comprehensive business strategy. Build a short-
term, and long-term digital transformation roadmap that is driven by performance, not
technology or essential platforms. Moreover, it is a detailed roadmap of the methods
adopted to facilitate the digital transformation process and can solve any challenges faced.

268
A digital transformation strategy is critical to ensure: Redesign the entire business
model with a focus on customer experience; High value and results-based technology
initiatives.
Organizations implementing digital transformation need to implement innovation and
efficiency in the core of the organization. Effective digital transformation requires
undertaking activities that change the way traditional organizations operate. Therefore, the
Digital Transformation Strategy needs some basic components that must be incorporated
into the strategy.
Leadership
In a corporate environment, leadership is the ability to set – and achieve – challenging
goals, to be ready to act quickly and decisively when necessary, to outperform the
competition, to inspire others. show their full potential. The success of digital
transformation depends greatly on the executives and leaders of organizations and
businesses. Leaders require certain qualities when implementing digital transformation.
With the digital landscape changing rapidly, a successful leader must be willing to
experiment with new technologies and become more adaptive and flexible in their
approach. Leaders must foster a culture that embraces change. That is the acumen and
vision of a good leader.
The right problem recognition, flexibility is also one of the qualities a leader needs.
Currently, trends change day by day, forcing us to constantly embrace new knowledge and
technologies, so leaders can answer the question "why" digital transformation tends to bring
Your organization is on the right track.
Helen Keller said, “We alone can do very little; Together we can do a lot.” This is
really true while developing a digital transformation strategy. A leader who is agile and
proactive in accepting partnerships and learning will help businesses grow.
Optimizing processes
The strategy must ensure the optimization of operational processes while meeting the
objectives set for the customer as well as for the internal team. All interconnected business
processes must be included in the digital transformation strategy, in order to achieve
maximum output.
Digital technology
The right technologies for the organization is one of the most important steps while
drafting a digital transformation strategy. Deploying digital technologies into an

269
organization will require a large financial investment. Therefore, to avoid incurring costs,
this must be done correctly.
The choice of technology must be suitable for handling updating old systems and
modernizing applications or deploying new digital systems, ensuring continuity and
inheritance. Basic technologies for digital transformation include: Mobile technology;
Iodine; Digital Twin - Digital Twin; Robots; Cloud computing; Artificial intelligence; … In
which there are some technologies that need attention such as:
- Cloud computing
Cloud computing is the on-demand delivery of IT resources over the Internet with a
pay-as-you-go policy. Instead of buying, owning, and maintaining physical data centers and
servers, you can access technology services, like compute power, storage, and databases,
as needed, from cloud service providers such as Amazon Web Services (AWS).
Organizations of all types, sizes, and operating industries are using cloud services for
a wide range of use cases, such as data backup, disaster recovery, email, virtual desktops,
development and software testing, big data analytics, and customer-facing web
applications. For example, healthcare companies are using cloud services to develop more
tailored treatments for patients. Financial services companies are using cloud services to
enhance real-time fraud detection and prevention. And video game makers are using cloud
services to deliver online games to millions of players worldwide.
Furthermore, the COVID-19 pandemic has accelerated digital transformation in many
areas, especially through the use of next-generation technologies such as blockchain
technology or distributed ledgers.
Using the cloud for innovation: The key benefit of cloud computing is not cost savings
but an innovation driver. CIOs will prioritize cloud computing next year as they recognize
that the cloud is more about innovation than cost savings. Organizations should start with
goal setting, then CIOs should focus on how to restructure and reorganize their overall
portfolio to deliver a sustainable competitive advantage. The cloud becomes the driving
force of digital transformation.
- Data analytics and artificial intelligence
Data has become at the heart of the Digital Transformation Strategy because it
eliminates assumptions and looks straight at the status quo. The use of artificial intelligence
technology has enhanced decision-making about the organization's operations. These tools
and techniques are helping organizations turn growing volumes of data into a future-ready

270
foundation for a new era in which machines will not only enhance human decision-making.
but also make real-time decisions at a scale beyond human processing power.
Artificial intelligence (AI) is a field of data science that uses advanced algorithms to
enable computers to learn on their own, while data analysis is the process of turning raw
data into clear insights. clear, meaningful, and actionable.
Business process automation driven by AI. The use of artificial intelligence (AI) to
enhance automation of processes delivers higher growth rates. In 2022 and beyond, we will
see workflow automation expand on a large scale. This means that the organization's
operations will accelerate faster and be more efficient in tasks such as organizing meetings,
handling transactions, communicating with customers, quickly responding to customer
requests.
- Applying digital technology in the digital transformation process in Vietnam
Data from the World Bank report shows that, since the outbreak of the Covid-19
epidemic (as of October 2021, about 70% of Vietnam's large enterprises began to redirect
or increase the use of digital platforms). . This figure for SMEs is 55% and 58%,
respectively. The percentage of people participating in online consumption as of the fourth
quarter of 2021 in Vietnam reached 44% of the population, an increase of 12% compared
to the time before the epidemic.
Assessing Vietnam's digital transformation, Google Temasek, Bain & Company
forecast that Vietnam's digital economy in 2025 could reach 57 billion USD, the hottest
growth in fields including e-commerce, education, and education. online, online
communication and ride-hailing technology.
In the context, after the pandemic, digital technology has opened up a new perspective
for Vietnamese businesses - applying digital technology to most aspects of social life. It
requires each enterprise to choose for themselves a type of digital technology applied to
their business field, to both revive the business and create a breakthrough.
Organize the implementation of the process
Digital transformation is not an additional investment in tools, software, and systems.
It is what organizations do to change organizations on the basis of digital technology.
Therefore, the implementing organization plays an important role in the transformation
process. Moreover, in order to develop and apply successfully, it is not possible for
enterprises to change on their own, it is also the support from the State through policies,
circulars, etc.

271
In addition, businesses must know how to grasp the "golden moment" so that they can
transform and accelerate.
The road to digital transformation in Vietnam was launched many years ago.
However, it was not until the outbreak of the Covid-19 Pandemic that digital demand
accelerated. Businesses in any field must quickly figure out how to interact with customers
(consumers, patients, students, business partners...), or even with their employees. To adapt,
many businesses are forced to quickly implement digital transformation.
In addition to improving thinking about digital transformation, there needs to be
synchronization between the State and businesses, between the public and private sectors.
The State must further promote reforms and amendments related to the legal framework
and policies for digital transformation, meeting the role of a facilitator for the development
of the digital economy.
"Currently, there are many units ready to provide solutions to support businesses with
digital transformation needs with many appropriate guidance frameworks. Small businesses
with limited capital should look for more external resources such as calling for help. calling
for investment cooperation, borrowing from banks, etc. If businesses have the right strategy,
as well as prioritize new technologies, it will bring efficiency and increase profits for
businesses. enterprises will create a new position and force for the economy, promoting
economic recovery and rapid development", said Dr. Dang Thai Binh, Head of Economic
Research and Development Department - Vietnam Academy of Social Sciences shared.
Conclude
In June 2020, the Prime Minister approved the "National Digital Transformation
Program to 2025, with orientation to 2030". Since then, a series of new policies have been
issued and 2020 is considered the starting year on the road to national digital
transformation.
At the same time, sudden changes due to the impact of Covid-19 make digital
transformation a vital condition for businesses and organizations. At the same time, the
Government of Vietnam is also determined to accelerate the process of building a digital
government and developing the digital economy, laying an important foundation for the
next stage on the road of digital transformation from policy to action.
After the start of the national digital transformation, 2021 and the whole period of
2021-2025 are considered by experts to be the time to accelerate with specific actions and
solutions for each ministry, sector, field and locality.

272
With 3 main pillars in national digital transformation, namely digital government,
digital economy and digital society, Vietnam is one of the pioneer countries in the world
that has built a thematic program on digital transformation. country approved by the
Government to meet the country's development requirements in the new period. During the
State management briefing in May 2020, Minister of Information and Communications
Nguyen Manh Hung said: "Covid-19 is a hundred-year push to accelerate digital
transformation on a national scale. With Vietnam having the advantage of having many
telecommunications and network information technology enterprises, this is the time to
promote the country to make a breakthrough and change its ranking."
To develop, to build a country of digital transformation, businesses need to first
recognize the change of each element in the business itself. In addition, combined with state
management, along with favorable opportunities, it is certain that the digital transformation
process will take place smoothly and challenges can be overcome.
References:
1. Tuấn Thủy (2021), “Thúc đẩy chuyển đổi số để nâng cao thứ hạng kinh tế”, Tạp
chí VNExpress
2. Câu chuyện chuyển đổi số tại Việt Nam: Động lực đến từ thể chế (2021), Báo
Bộ Xây dựng.

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỘI SỐ TRONG


LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM
Đỗ Quỳnh Anh - CQ60/11.04CLC
Lê Phương Thảo - CQ60/11.04CLC
Tóm tắt:
Với thành công của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chuyển đổi số hiện đang
là xu hướng tất yếu, là vấn đề sống còn đối với các quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp và
người tiêu dùng trên toàn thế giới. Những sự thay đổi to lớn về năng suất lao động, trải
nghiệm của người dùng và các mô hình kinh doanh mới đang được hình thành cho thấy vai
trò và tác động to lớn trong cuộc sống xã hội hiện nay của chuyển đổi số, nó tác động đến
mọi ngành nghề, như: công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ kinh doanh. Do
đó, bài viết tóm lược về mục tiêu, định hướng phát triển tài chính số và giải pháp thúc đẩy
chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính tại Việt Nam.
1. Mục tiêu, định hướng phát triển tài chính số

273
Hiện nay, chuyển đổi số đã không còn là lựa chọn mà trở thành yêu cầu bắt buộc đối
với mỗi quốc gia và doanh nghiệp
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc vừa ký ban hành Quyết định 1484/QĐ-BTC
ngày 27/7/2022 ban hành Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Tài chính đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2025 cơ bản thiết lập nền tảng Tài chính
số hiện đại, công khai, minh bạch dựa trên dữ liệu lớn, dữ liệu tài chính mở. Đến năm 2030
hình thành hệ sinh thái Tài chính số phong phú, hiện đại trên mọi lĩnh vực, đảm bảo tính
hiệu quả và an toàn thông tin
Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Tài chính nêu rõ mục tiêu tổng quát là chuyển đổi số
gắn với xây dựng nền tài chính quốc gia phát triển bền vững, hiện đại và hội nhập, góp phần
thúc đẩy tăng trưởng, tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế, bảo đảm ổn định
kinh tế vĩ mô và an ninh tài chính quốc gia. Thực hiện chính sách động viên hợp lý, cải
thiện dư địa tài khóa, tạo điều kiện thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực tài chính, giải quyết hài hòa các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội và môi
trường với các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-
2030
Ngoài các mục tiêu chung, Quyết định số 1484/ QĐ-BTC có tổng cộng 33 mục tiêu
và được chia thành 03 nhóm mục tiêu chính:
(1) Cung cấp các dịch vụ tài chính số chất lượng phục vụ xã hội
(2) Vận hành tối ưu các hoạt động của Bộ Tài chính
(3) Huy động rộng rãi sự tham gia của xã hội
2. Giải pháp thúc đẩy chuyển đội số trong lĩnh vực tài chính tại Việt Nam
Là vấn đề mang tính cấp thiết, để chuyển đổi số thành công tại Việt Nam, cần phải có
sự đầu tư nguồn lực, quyết tâm thực hiện của tất cả các thành phần trong xã hội và cần có
những định hướng giải pháp cụ thể.
- Giải pháp đầu tiên cũng là giải pháp quan trọng nhất, rà soát và nghiên cứu điều
chỉnh cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ để phù hợp với giao dịch điện tử đảm bảo
đúng pháp luật, chặt chẽ.
- Thứ hai, khi đề cập đến ứng dụng công nghệ thông tin thì không thể không nói tới
giải pháp về công nghệ. Với vai trò, trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ của Cục Tin học và
thống kê tài chính sẽ nghiên cứu, tìm hiểu, tham mưu cho lãnh đạo để chọn lựa những công
nghệ tốt nhất, phù hợp nhất và có độ tin cậy nhất, an toàn nhất. Hoạt động của ngành Tài
chính đa ngành đa lĩnh vực, đối tượng phục vụ rất rộng tiếp xúc với rất nhiều người dân,
doanh nghiệp, các đơn vị sử dụng ngân sách. Chính vì vậy, với đối tượng rộng, phạm vi

274
rộng thì trình độ nhận thức ứng dụng công nghệ thông tin sẽ có sự khác nhau. Ở những địa
bàn khó khăn, vùng sâu vùng xa, để tiếp cận được những ứng dụng công nghệ thông tin,
dịch vụ công dù đã được cải thiện nhưng còn khó khăn. Hay thói quen của người dân, doanh
nghiệp, của đơn vị sử dụng ngân sách là sử dụng phương pháp thủ công, giao dịch bằng hồ
sơ giấy.
- Giải pháp thứ ba là tăng cường nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy. Chúng ta mong
muốn người dân, doanh nghiệp thay đổi nhưng ngược lại bản thân cán bộ, công chức cũng
phải thay đổi cách làm việc. Từng cá nhân phải thay đổi nhận thức trên quan điểm chúng
ta là người phục vụ người dân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có quan hệ giao dịch với
ngành Tài chính.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính tập trung phát triển trên 05 mặt cốt lõi gồm phát triển hạ
tầng, phát triển các ứng dụng dịch vụ số, phát triển các cơ sở dữ liệu, phát triển các nền
tảng, hệ thống, triển khai các giải pháp an toàn bảo mật thông tin, trong đó:
- Một là, về hạ tầng, ngoài việc tiếp tục duy trì hệ thống kênh truyền hạ tầng truyền
thông ngành Tài chính, Bộ Tài chính tập trung phát triển đám mây ngành Tài chính (MOF
Cloud) phục vụ cho việc cài đặt ứng dụng, lưu trữ cơ sở dữ liệu (trừ các ứng dụng dữ liệu
đặc thù).
- Hai là, về các nền tảng hệ thống, tập trung phát triển các nền tảng quan trọng như
nền tảng kết nối chia sẻ dữ liệu ngành Tài chính theo định hướng của Chính phủ tại Nghị
định số 47/2020/NĐ-CP quy định về kết nối chia sẻ dữ liệu trong cơ quan Nhà nước, nền
tảng hóa đơn điện tử và một số nền tảng khác …
- Ba là, về cơ sở dữ liệu (CSDL), Bộ Tài chính tập trung xây dựng CSDL tổng hợp về
tài chính (CSDL quốc gia về Tài chính) nhằm mục tiêu hình thành kho cơ sở dữ liệu dùng
chung cho toàn bộ các lĩnh vực trong ngành Tài chính (Thuế, Kho bạc, Hải quan, Chứng
khoán, Dự trữ, Tài sản công, Nợ công, Bảo hiểm, Tài chính doanh nghiệp…), dần hình
thành kho dữ liệu tài chính số phong phú, dữ liệu được chia sẻ kết nối dùng chung giữa các
đơn vị trong ngành và có thể tái sử dụng nhiều lần.
- Bốn là, về các ứng dụng dịch vụ số, Bộ Tài chính tập trung phát triển các ứng dụng
dịch vụ ngành Tài chính theo 03 nhóm chính gồm:
(i) Các ứng dụng dịch vụ chuyên ngành cốt lõi
(ii) Các ứng dụng dịch vụ phục vụ hoạt động điều hành nội bộ
(iii) Các ứng dụng dịch vụ phục vụ người dân doanh nghiệp

275
- Năm là, về an toàn bảo mật, triển khai đầy đủ các giải pháp an toàn thông tin, thuê
dịch vụ giám sát an toàn thông tin, triển khai các khóa huấn luyện ứng cứu sự cố an toàn
thông tin để đảm bảo dữ liệu ngành Tài chính được bảo mật, không bị lộ lọt ra bên ngoài.
Kết luận
Chuyển đổi số là một quá trình dài với nhiều thách thức đặt ra buộc các Chính phủ,
doanh nghiệp và người tiêu dùng phải thay đổi. Các giải pháp chuyển đổi số sẽ giúp Chính
phủ ngày càng cải thiện chất lượng công việc của cán bộ công nhân viên chức, cải thiện
dịch vụ công, giúp giảm ách tắc và phục vụ nhu cầu của người dân hiệu quả hơn. Chính vì
vậy, cần nhanh chóng tìm ra những giải pháp hiệu quả nhất để nâng cấp hệ thống số hóa
giúp công cuộc chuyển đổi số hoàn thiện nhằm đáp ứng xu hướng hiện nay.

GIẢI PHÁP HỖ TRỢ CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO CÁC DN VIỆT NAM


Quảng Thị Quỳnh- CQ58/11.02
Trong thời đại số hóa ngày càng phát triển, chuyển đổi số đã trở thành xu hướng không
thể ngăn cản được trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực tài chính và có ảnh hưởng quan
trọng tới các doanh nghiệp. Việc đẩy mạnh công nghệ số trong quản lý, giao dịch và thanh
toán đã giúp tăng tính hiệu quả và giảm chi phí cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn
nhiều bất cập cần được giải quyết. Vì vậy, việc nghiên cứu, nhìn nhận được những cơ hội
và thách thức mà chuyển đổi số đặt ra cho các doanh nghiệp ở thời đại mới là vô cùng cấp
thiết.
Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh chuyển
đổi số:
Trong bối cảnh mới, việc nắm bắt kịp thời quá trình chuyển đổi số mang lại nhiều cơ
hội cho Doanh nghiệp, cụ thể như:
Thứ nhất, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Với
sự phát triển của công nghệ và truyền thông, nền tảng chuyển đổi số sẽ làm tăng thêm tính
cạnh tranh cho các doanh nghiệp, giúp các công ty có thể cung cấp, tư vấn các sản phẩm và
dịch vụ của mình đến với khách hàng trên toàn cầu. Thông qua website của mình, công ty
nhỏ cũng có thể đạt doanh thu như một công ty lớn, điều này thì dường như không thể xảy
ra ở môi trường thương mại truyền thông. Kết quả khảo sát của Bộ Công Thương năm 2021
cho thấy, mạng xã hội vẫn là một kênh đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho DN (năm
2020 có 37% DN đánh giá cao hiệu quả kinh doanh thông qua các mạng xã hội).

276
Thứ hai, mở rộng thị trường và thiết lập quan hệ đối tác. Chuyển đổi số tạo điều kiện
cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các đối tác tham gia vào quá trình thương
mại. Các doanh nghiệp có thể giao tiếp trực tiếp và liên tục với nhau. Nhờ đó mà sự hợp
tác lẫn sự quản lý đều được tiến hành nhanh chóng và liên tục. Báo cáo thường niên về
Kinh tế số Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain Company cho thấy, lượng
khách hàng tham gia các nền tảng số tăng 41% ở Việt Nam – mức cao nhất trong khu vực
hiện nay. Doanh nghiệp có thể tìm thấy 74% khách hàng mới trên các nền tảng số ở các khu
vực đô thị và các nhóm hàng hóa, dịch vụ được giao dịch qua Internet hay các nền tảng số
cùng ngày càng gia tăng về tỷ lệ và số lượng. Sau đợt dịch Covid-19, doanh thu thương mại
điện điện tử doanh nghiệp với khách hàng (B2C) cũng liên tục tăng mạnh trong 5 năm qua.
Cụ thể, nếu như năm 2017, con số này mới chỉ đạt 6,2 tỷ USD thì đến năm 2021, mức
doanh thu tăng gấp đôi, đạt hơn 13,7 tỷ USD và năm 2022 là 16,4 tỷ USD, với mức tăng
trưởng 19,8% so với năm trước.

(Nguồn: Subiz)
Thứ ba, giúp Doanh nghiệp có sự chuyển hướng các hoạt động sản xuất kinh doanh
dựa trên nền tảng số. Việc nhận thức rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số trong thời kỳ
mới, Đảng và Chính phủ Việt Nam quyết tâm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và truyền
thông trong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Cụ thể như, ở cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư, mục tiêu tổng quát là “Tận dụng có hiệu quả các cơ hội do
277
cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng
trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hoá đất
nước; phát triển mạnh mẽ kinh tế số; phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học - công
nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc
lợi của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái”.
Thực tế đã cho thấy, Việt Nam đã và đang có sự chuyển mình mạnh mẽ trong quá
trình chuyển đổi số. Các dịch vụ tài chính như: Mobile Banking, Mobile Commerce, E-
Commerce,… và các ngành dịch vụ theo kịp cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0… Với những
nỗ lực từ Chính phủ, các Doanh nghiệp và cả người tiêu dùng, Việt Nam được đánh giá là
thị trường thương mại điện tử năng động bậc nhất tạo khu vực Đông Nam Á.
Mặc dù, đứng cạnh nhiều cơ hội như thế nhưng vẫn còn rất nhiều những khó khăn và
thách thức đối với Doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số:
Một là, năng lực và nguồn lực của Doanh nghiệp còn hạn chế. Nguồn nhân lực về
công nghệ số đang ngày càng được chú trọng nhưng vẫn là một thách thức đối với các
Doanh nghiệp Việt Nam. Theo khảo sát của Bộ Công Thương năm 2019, tỷ lệ Doanh nghiệp
gặp khó khăn khi tuyển dụng lao động có kỹ năng đang dao động trên dưới 30%. Theo
Vinasa tại Ngày chuyển đổi số Việt Nam năm 2020 cho thấy, 69% Doanh nghiệp được khảo
sát không biết lựa chọn đối tác nào để triển khai chuyển đổi số, 72% không biết bắt đầu từ
đâu và 92% không biết chuyển đổi số như thế nào. Theo Báo cáo chuyển đổi số doanh
nghiệp 2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư có đến 60,1% doanh nghiệp cho biết rào cản trong
việc áp dụng chuyển đổi số là bởi chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ còn cao. Đây thực sự
là những con số đáng lo ngại nếu như ta không khắc phục được ở công cuộc chuyển đổi số
đang diễn ra.
Hai là, việc nhận thức của Doanh nghiệp về chuyển đổi số còn yếu. Hiện nay, việc
ứng dụng công nghệ đặc biệt công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động quản trị
Doanh nghiệp còn rất nhiều hạn chế. Chủ Doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ vai trò của
công nghệ trong quản trị Doanh nghiệp ở bối cảnh nền kinh tế số đầy cạnh tranh như hiện
nay. Việc quá quen với môi trường thương mại truyền thống nên các công ty sẽ gặp rất
nhiều khó khăn trong thay đổi thói quan, tập quán kinh doanh.
Ba là, vấn đề an ninh mạng và bảo mật thông tin. Hệ thống an ninh mạng và bảo mật
thông tin ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, tạo điều kiện cho nhiều cuộc tấn công mạng về
việc đảm bảo quyền riêng tư của người dùng, xâm phạm vào thiết bị điện tử, phát tán mã
độc vào hệ thống dữ liệu số,… Theo thống kê của hãng bảo mật Kaspersky, năm 2017 có
35,01% người dùng Internet Việt Nam có khả năng bị tấn công, xếp thứ 6 thế giới. Trung

278
tâm ứng cứu sự cố máy tính Việt Nam cho biết, có 10.000 vụ tấn công mạng nhằm vào
Internet Việt Nam năm 2017, gây thất thoát 12,3 nghìn tỷ đồng. Những hành vi này đã gây
ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người tiêu dùng nói riêng và cho cả hệ thống doanh
nghiệp cũng như hệ thống tài chính nói chung.
Bốn là, hệ thống pháp luật điều tiết lĩnh vực này còn chồng chéo, chưa hoàn chỉnh.
Hệ thống pháp lý còn thiếu và chưa bắt kịp với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông
tin nên hiệu lực hiệu quả thấp. Vì thế đã ảnh hưởng tới sự quyết tâm chuyển đổi sang nền
kinh tế số của Doanh nghiệp nói chung và hoạt động quản trị của Doanh nghiệp nói riêng.
Đề xuất giải pháp trong việc thực hiện chuyển đổi số cho các Doanh nghiệp hiện
nay
Đối với cơ quan quản lý nhà nước: tạo môi trường, đẩy mạnh hỗ trợ cho các Doanh
nghiệp chuyển đổi số, Việt Nam cần xây dựng nền tảng, thể chế cho các mô hình kinh doanh
số và cải cách để thu hút cho các công nghệ số trong lĩnh vực đầu tư. Hỗ trợ Doanh nghiệp
nâng cao chất lượng nhân lực, việc đào tạo và phát triển nhân lực cho công cuộc chuyển
đổi số là vô cùng quan trọng và cần được tăng cường. Cần chú trọng xây dựng hạ tầng
chuyển đổi số, muốn thành công trong quá trình này thì phải có cơ sở hạ tầng đủ mạnh, đáp
ứng được yêu cầu đòi hỏi của các ứng dụng.
Đối với các Doanh nghiệp: cần chủ động chuyển đổi quản trị doanh nghiệp trong bối
cảnh chuyển đổi số. Thời đại cuộc cách mạng 4.0 diễn ra mạnh mẽ, nếu các Doanh nghiệp
không bắt kịp xu thế thì sẽ bị tụt hậu và bị loại khỏi môi trường cạnh tranh gay gắt. Điều
chỉnh chiến lược phát triển Doanh nghiệp sao cho hợp lý, triển khai theo từng giai đoạn để
phù hợp về công nghệ cũng như nhân lực và thực trạng của Doanh nghiệp. Ngoài việc nhận
thức được tầm quan trọng của chuyển đối số, các nhà quản lý Doanh nghiệp phải có sự
quyết tâm sâu sắc trong hành động mới có thể thay đổi bộ máy quản trị của Doanh nghiệp
nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Doanh nghiệp.
_________________________
Tài liệu tham khảo:
Châu An (2019): “Chuyển đổi số là gì?”
ThS. Trần Bá Thọ - Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh(2022): “Lợi ích của
chuyển đổi số và yêu cầu đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng”
Trang Le (2022): Tổng quan thị trường thương mại điện tử Việt Nam 2021 – 2025
TS. Ngô Tuấn Anh, ThS. Nguyễn Phạm Anh - Giảng viên Khoa Kinh tế học, Trường
Đại học Kinh tế quốc dân(2022): “Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam
trong bối cảnh chuyển đổi số”

279
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở
VIỆT NAM
Trần Thị Hồng - CQ58/09.04
Lời mở đầu
Trước những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và thành tựu của cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0, chuyển đổi số dần trở thành yêu cầu bắt buộc đối với mọi tổ chức, doanh
nghiệp nếu muốn nâng cao năng lực cạnh tranh và bứt phá để thành công. Những sự thay
đổi to lớn về năng suất lao động, nhu cầu, tâm lý, thói quen của người dùng và các mô hình
sản xuất, kinh doanh mới đang được hình thành cho thấy vai trò và tác động to lớn của
chuyển đổi số đến đời sống xã hội và mọi ngành nghề hiện nay.Chuyển đổi số là thay đổi
phương thức làm việc, sản xuất thông qua sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào hoạt
động của mỗi đơn vị, doanh nghiệp nhằm thay đổi cách thức vận hành, mô hình kinh doanh
và đem đến những hiệu quả cao hơn, những giá trị mới hơn.
1. Chuyển đổi số trong doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Đến nay, chuyển đổi số đã trở thành một thực tế bắt buộc các doanh nghiệp phải tham
gia để có thể phát triển và tránh tụt hậu. Điều này có thể thấy thông qua thực tế ngày càng
có nhiều doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số và coi trọng giá trị của của dữ liệu doanh
nghiệp.
Theo kết quả khảo sát “Thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp trong bối cảnh
dịch bệnh COVID-19” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện
năm 2020, khảo sát trên 400 doanh nghiệp, cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt
đầu nhận thức và ứng dụng các công nghệ số vào các khâu, như quản trị nội bộ, mua hàng,
logistics, sản xuất, marketing, bán hàng và thanh toán. Khi đại dịch COVID-19 lan rộng,
dẫn tới những hạn chế tiếp xúc và việc phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội đã
buộc các doanh nghiệp phải ứng dụng nhiều hơn các công nghệ số trong hoạt động của
mình, nhất là trong quản trị nội bộ, thanh toán điện tử, marketing trực tuyến. Trong một
thời gian ngắn, tỷ lệ các doanh nghiệp ứng dụng các công nghệ số tăng nhanh so với trước
đây, cụ thể như trong việc quản lý nhân sự từ xa, hội nghị trực tuyến, học trực tuyến, phê
duyệt nội bộ…
Trong lĩnh vực quản trị nội bộ, điện toán đám mây là công cụ kỹ thuật được nhiều
doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nhất, với 60,6%, tăng 19,5% so với thời điểm trước đại
dịch COVID-19. Tiếp theo là hệ thống hội nghị trực tuyến, hệ thống quản lý công việc và
quy trình với xấp xỉ 30% số doanh nghiệp đã ứng dụng các công cụ này trước khi có đại

280
dịch COVID-19 và xấp xỉ 19% số doanh nghiệp đã bắt đầu sử dụng các công cụ này từ khi
có dịch bệnh.
Đồng thời, khảo sát trên cho thấy kỳ vọng lớn của đại bộ phận doanh nghiệp Việt Nam
đối với quá trình chuyển đổi số. Có tới 98% số doanh nghiệp kỳ vọng có sự thay đổi trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh khi thực hiện chuyển đổi số, trong đó lớn nhất là khả năng
giúp giảm chi phí (chiếm tỷ lệ hơn 71%), giúp doanh nghiệp hạn chế giấy tờ (61,4%) đưa
thêm giá trị gia tăng vào trong sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ (45,3%).
Có một sự khác biệt rõ ràng giữa thực tế chuyển đổi số cũng như sự kỳ vọng về hiệu
quả của chuyển đổi số giữa các doanh nghiệp có quy mô lớn so với các doanh nghiệp nhỏ
và vừa. Trong đó, các doanh nghiệp quy mô lớn chuyển đổi nhanh cũng như tin tưởng hơn
đối với chuyển đổi số.
Hiện nay ở Việt Nam, chuyển đổi số đã diễn ra hầu hết các loại hình doanh nghiệp và
ở nhiều mức độ khác nhau. Trong ngành ngân hàng, các doanh nghiệp đã nghiên cứu và
triển khai chiến lược chuyển đổi số bước đầu với ứng dụng IoT cho phép khách hàng truy
cập sử dụng dịch vụ ngân hàng, kết nối với các hệ sinh thái số khác trên nền tảng Internet
(dịch vụ ngân hàng số Timo của VPBank, Live Bank của TPBank, E-Zone của BIDV…),
hoặc cung ứng các dịch vụ ngân hàng thông qua ứng dụng được cài đặt ngay trên điện thoại
di động (Mobile Banking…).
Ở nhóm “big 4” các ngân hàng lớn nhất Việt Nam, quá trình chuyển đổi số cũng diễn
ra mạnh mẽ trong năm 2020. Đơn cử như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank) đã ra mắt ứng dụng ngân hàng số VCB Digibank, là dịch vụ mới nổi bật với
sự đồng nhất về trải nghiệm, dễ dàng trong thao tác, tích hợp nhiều giải pháp bảo mật ưu
việt. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) cũng tiên phong
triển khai lắp đặt ATM đa chức năng (CDM) trên thị trường thẻ, từ đó, Agribank mở rộng
tới các dịch vụ ngân hàng số hiện đại, như ngân hàng tự động Autobank, ứng dụng định
danh khách hàng trực tuyến (eKYC), giao dịch rút tiền không cần thẻ… thay thế dần các
phòng giao dịch hoạt động không hiệu quả.
Sự phát triển nhanh chóng của dịch vụ gọi xe công nghệ của nước ngoài như Grab
hay Uber chính là đòn bẩy tạo giúp hình thành nở rộ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
gọi xe trong nước như Be hay FastGo - là những doanh nghiệp có mô hình hoạt động mới
dựa hoàn toàn trên nền tảng công nghệ. VinGroup cũng đã xây dựng hệ thống quản lý khách
hàng thống nhất với VinID, giúp khách hàng tích hợp và quản lý thông tin khi giao dịch với
VinGroup ở nhiều dịch vụ khác nhau như thanh toán các hóa đơn gia đình, tiền điện, mua
sắm hay các dịch vụ nghỉ dưỡng…

281
2. Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số tại các doanh nghiệp ở Việt Nam
Đẩy mạnh tuyên truyền, thay đổi nhận thức cho cộng đồng doanh nghiệp về sự
cần thiết, cấp bách của chuyển đổi số
Bên cạnh hoạt động tuyên truyền của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội,
tổ chức xã hội nghề nghiệp, cần đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại
chúng, mạng xã hội. Tăng cường chia sẻ, phổ biến câu chuyện thành công, tôn vinh gương
thành công điển hình của các doanh nghiệp về chuyển đổi số. Duy trì hoạt động hiệu quả
liên minh chuyển đổi số trên cơ sở tập hợp các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam
để truyền cảm hứng, chuyển đổi nhận thức trong toàn xã hội về chuyển đổi số, chủ động
tiên phong thực hiện chuyển đổi số và tạo ra hạ tầng, nền tảng, dịch vụ, tạo điều kiện cho
các tổ chức, doanh nghiệp khác của Việt Nam thực hiện chuyển đổi số. Phát huy vai trò liên
kết chuyển đổi số giữa các cơ quan nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp; giữa hội, hiệp
hội ngành nghề công nghệ thông tin với hội, hiệp hội chuyên ngành trong các lĩnh vực khác
để tạo hiệu ứng lan tỏa ra xã hội.
Rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho
hoạt động chuyển đổi số của doanh nghiệp
Cần tập trung vào hệ thống văn bản pháp luật về doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo,
sở hữu trí tuệ, thương mại, đầu tư, kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình
chuyển đổi số trong doanh nghiệp và phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh
mới dựa trên công nghệ số, Internet và không gian mạng. Chú trọng sửa đổi, bổ sung văn
bản quy phạm pháp luật về công nghệ thông tin và truyền thông, như: Luật Giao dịch điện
tử, Luật Công nghệ thông tin, Luật Viễn thông... Nghiên cứu chính sách, quy định cụ thể
về thuế, phí để khuyến khích doanh nghiệp sử dụng, cung cấp các dịch vụ số. Rà soát, đề
xuất sửa đổi các văn bản pháp luật dân sự, hình sự và các luật chuyên ngành theo hướng
tăng nặng mức và hình phạt cho các hành vi lừa đảo, gian lận khi giao dịch trên không gian
mạng cũng như các hành vi lợi dụng, khai thác trái phép thông tin riêng, cá nhân trên mạng
để người dùng an tâm khi thực hiện các giao dịch số.
Phát triển hạ tầng số và nền tảng số phục vụ kịp thời nhu cầu chuyển đổi số của
doanh nghiệp
Về hạ tầng cần chú trọng xây dựng, phát triển hạ tầng băng rộng chất lượng cao trên
toàn quốc; quy hoạch lại băng tần, phát triển hạ tầng mạng di động 5G; mở rộng kết nối
Internet trong nước thông qua các kết nối trực tiếp ngang hàng, kết nối tới trạm trung chuyển
Internet (IXP), tới trạm trung chuyển Internet quốc gia VNIX; phát triển hạ tầng kết nối
mạng Internet vạn vật (IoT). Các nội dung phát triển hạ tầng phải bảo đảm hiệu quả, phát

282
triển các hạ tầng dùng chung, tránh đầu tư trùng lặp. Về nền tảng số, cần tập trung xây dựng
hệ thống định danh và xác thực điện tử quốc gia; xây dựng hệ thống thanh toán điện tử; xây
dựng và làm chủ công nghệ điện toán đám mây (Cloud); xác định danh sách các nền tảng
số có khả năng triển khai dùng chung rộng khắp. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích
các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đầu tư phát triển các hệ thống này.
Có chính sách hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện chuyển
đổi số
Đây là giải pháp quan trọng nhằm khuyến khích, tạo động lực và giúp doanh nghiệp
Việt Nam vượt qua khó khăn trong khi thực hiện chuyển đổi số. Chính phủ và các Bộ,
ngành, địa phương cần triển khai thực hiện nhanh chóng, đồng bộ, hiệu quả các chính sách
hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, phù hợp với tình hình của từng doanh nghiệp. Xây dựng
các tài liệu, công cụ hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả hoạt
động của các Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và ngành, địa phương để tăng cường
sự tương tác trên môi trường số giữa doanh nghiệp với chính quyền. Nâng cao năng lực của
các chuyên gia tư vấn chuyển đổi số theo các tiêu chuẩn, xu hướng thế giới; kết nối các
chuyên gia với các doanh nghiệp có nhu cầu chuyển đổi số. Xây dựng và tổ chức triển khai
các khóa đào tạo về chuyển đổi số cho doanh nghiệp; hỗ trợ đào tạo trực tiếp tại các doanh
nghiệp. Xây dựng, triển khai các gói hỗ trợ tài chính, các chỉ dẫn giải pháp công nghệ cho
các doanh nghiệp phù hợp với quy mô, lĩnh vực, ngành nghề của doanh nghiệp.
Tăng cường hợp tác quốc tế, tham vấn kinh nghiệm về chuyển đổi số cho doanh
nghiệp ở các quốc gia
Đây là giải pháp cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đang đi sau các nước phát triển về
chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Hợp tác quốc tế giúp cho doanh nghiệp Việt Nam rút
ngắn khoảng cách công nghệ và học hỏi được những thành công, tránh những sai lầm, thất
bại từ các nước đi trước. Chính phủ và các cơ quan chức năng liên quan cần xây dựng
chương trình hợp tác quốc tế về nghiên cứu, chuyển giao, triển khai các công nghệ mới ở
Việt Nam. Nghiên cứu, xây dựng các khu thử nghiệm dành cho doanh nghiệp công nghệ
theo mô hình tiên tiến của thế giới để tiên phong thử nghiệm công nghệ mới nhất, mô hình
mới nhất trên thế giới. Chủ động hợp tác quốc tế trong việc tham gia quản lý các tài nguyên
chung trong môi trường số và trên không gian mạng; tham gia các tổ chức quốc tế và chủ
trì, dẫn dắt triển khai một số sáng kiến về chuyển đổi số.
Kết luận
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là giải pháp quan trọng giúp các doanh nghiệp Việt
Nam phát triển nhanh, bền vững trong bối cảnh tình hình hiện nay. Trên cơ sở nhận thức rõ

283
những lợi ích to lớn và thách thức trong quá trình chuyển đổi số, Chính phủ, các Bộ, Ngành,
địa phương và cộng đồng doanh nghiệp cần chung tay triển khai đồng bộ các giải pháp,
nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong các doanh nghiệp. Trong đó, cần tập trung
thay đổi căn bản nhận thức cho các doanh nghiệp về chuyển đổi số; có chính sách hỗ trợ
kịp thời, hiệu quả để các doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi số nhanh chóng và thành công.
Tài liệu tham khảo
1. PGS.TS.Bùi Văn Vần và PGS.TS.Vũ Văn Ninh (2015). Tài chính doanh nghiệp –
NXB Tài chính
2. GS. TS. NCND. Ngô Thế Chi và PGS. TS. NGƯT. Nguyễn Trọng Cơ, “Giáo trình
Phân tích tài chính doanh nghiệp (dùng cho chuyên ngành: Kế toán, kiểm toán, tài chính
doanh nghiệp)” (2015).
3. Lê Thị Thu Huyền, Chuyển đổi số - Một chủ trương lớn của Đảng ta trong chiến
lược xây dựng đất nước hùng cường (2022)
4. Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ,
Số 18(1), tháng 8 năm 2022

THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ NHẰM NÂNG CAO


HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Nguyễn Trọng Minh- CQ60/11.10 CLC
Nguyễn Hữu Mạnh- CQ60/11.09 CLC
Trong thời đại ngày nay, mỗi chúng ta đều có đầy đủ cơ hội, điều kiện để tiếp cận với
thông tin, kiến thức một cách nhanh chóng, tiết kiệm về thời gian và tất cả đều được thực
hiện thông qua màn hình với một cú nhấp chuột. Trong thời đại phát triển khoa học công
nghệ như hiện nay, chuyển đổi số là điều kiện thiết yếu để có thể gia tăng vị thế cạnh tranh
của các doanh nghiệp ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới hiện nay. Chuyển đổi số
là việc làm tất yếu, diễn ra nhanh chóng, hiệu quả đặc biệt trong bối cảnh của cuộc cách
mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay. Trong xu thế toàn cầu hóa, chuyển đổi số đã trở thành
một trong những mục tiêu trọng tâm và chiến lược phát triển tất yếu đối với hệ thống các
doanh nghiệp, ngành tài chính trên toàn thế giới. Sự bùng nổ của các kỹ thuật công nghệ
đã dẫn đến sự phát triển của các đơn vị doanh nghiệp trong lĩnh vực Fintech, cùng với sự
thay đổi tư duy, nhận thức và hành vi tiêu dùng của khách hàng hướng đến các sản phẩm,
dịch vụ số đã đặt ra nhiều thách thức mang tính thời đại đối với ngành tài chính hiện nay.
Trong bối cảnh đó, các ngân hàng phải đứng trước lựa chọn: Một là thay đổi để phát triển,

284
hai là tụt hậu so với thời cuộc. Hiểu đơn giản, đây là cách ứng dụng công nghệ số một cách
logic, hiệu quả vào tất cả khía cạnh của đời sống, từ quản lí, sản xuất, kinh doanh…
Từ khóa: Chuyển đổ số, doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động.
1. Mối quan hệ giữa chuyển đổi số và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp được định nghĩa là “Việc tích hợp, áp dụng công
nghệ số để nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả quản lý, nâng cao năng lực, sức cạnh
tranh của doanh nghiệp và tạo ra các giá trị mới”. Các hoạt động chuyển đổi số có thể bao
gồm từ việc số hóa dữ liệu quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp, áp dụng công nghệ số để
tự động hóa, tối ưu hóa các quy trình nghiệp vụ, quy trình quản lý, sản xuất kinh doanh,
quy trình báo cáo, phối hợp công việc trong doanh nghiệp cho đến việc chuyển đổi toàn bộ
mô hình kinh doanh, tạo thêm giá trị mới cho doanh nghiệp. Các công nghệ đột phá trong
chuyển đổi số đối với doanh nghiệp không thể không kể đến Blockchain. Đây là một hệ
thống ghi lại thông tin kỹ thuật số phi tập trung và công khai, được sử dụng để ghi lại các
giao dịch trên nhiều máy tính mà dữ liệu ghi lại sau đó không thể bị thay đổi. Do đó,
Blockchain được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là tài chính, một lĩnh vực liên
tục biến động, cập nhật. Và sự công khai, minh bạch ở đây là cực kỳ quan trọng. Bên cạnh
Blockchain, công nghệ Trí tuệ nhân tạo không còn là một công nghệ hoa mỹ mà đang trở
thành cốt lõi của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay. Các tổ chức thuộc mọi quy mô đang
triển khai trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ hoạt động kinh doanh và ra quyết định của họ. Với sự
sẵn có mở rộng của dữ liệu, công nghệ máy học và sức mạnh tính toán hiệu suất cao, trí tuệ
nhân tạo đang được sử dụng để phân tích chi tiết thông tin tuyệt vời. Điều này làm nảy sinh
các phương pháp giải quyết vấn đề mới, mở ra cánh cửa tiềm năng rộng lớn trong tương
lai. Có thể chắc chắn rằng một trong những bước đầu tiên của quá trình chuyển đổi kỹ thuật
số đối với hầu hết các ngành công nghiệp là tự động hóa. Với RPA (Tự động hóa quy trình
bằng rô bốt), Robotics phát triển ngoài việc tự động hóa nhiệm vụ lặp đi lặp lại này và tìm
kiếm không gian trong các lĩnh vực cần nhiều khả năng của con người hơn như phân tích
và ra quyết định. Nó hỗ trợ con người trong các hoạt động của họ bằng cách mang lại hiệu
quả, tốc độ và độ chính xác cho các nhiệm vụ và trao quyền cho các doanh nghiệp thông
qua quy trình robot.
Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số trong nền kinh tế hiện nay bao gồm: quy trình
hoạt động, hệ thống quản lý, hệ thống nhân sự, kỹ năng số hoá. Trước hết, quy trình hoạt
động là quá trình quy hoạch lại lưu trình nội bộ của doanh nghiệp, lược bớt các thao tác
không cần thiết, tối ưu hóa quy trình làm việc thông qua các kế hoạch lặp lại hiệu quả. Đồng
thời áp dụng các kỹ thuật công nghệ thông tin để số hóa quy trình, nhằm nâng cao hiệu quả

285
công việc của nhân viên. Từ đó thông qua dữ liệu có được trong hoạt của doanh nghiệp để
xây dựng nền tảng với hệ thống thông tin đồng nhất và phát triển mô hình AI (trí tuệ nhân
tạo) nhằm trực quan hóa các dữ liệu đầu ra thành 1 bảng điều khiển. Ứng dụng cho các vấn
đề dự báo và giám sát theo thời gian thực. Ngoài ra, trước khi doanh nghiệp đưa ra quyết
định, hệ thống sẽ hỗ trợ doanh nghiệp rút gọn các công đoạn xác minh và quy trình giao
tiếp không hiệu quả, đồng thời cải thiện hiệu quả quá trình trao đổi thông tin giữa các bộ
phận; sự kết hợp giữa người và máy. Hệ thống nhân sự có thể hiểu là thông qua việc đào
tạo và thực hành, nhằm bồi dưỡng nhân viên có kỹ năng mới và thiết lập mô hình công việc
mới. Chân lý bất biến của chuyển đổi số là lấy “con người” làm cốt lõi. Sự chuyển biến của
con người và văn hóa sẽ tối ưu hóa công nghệ và cơ sở hạ tầng được cách tân. Cuối cùng
là việc áp dụng các công nghệ và kỹ thuật khác nhau để giúp “con người” làm việc một
cách hiệu quả hơn.
Những nghiên cứu về mô hình chuyển đổi số trên thế giới đã khẳng định chuyển đổi
số mang lại rất nhiều thay đổi tích cực cho mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp: từ điều
hành quản lý đến nghiên cứu, kinh doanh… Những lợi ích ấy có thể dễ dàng nhận biết đó
là cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian ngắn hơn,
lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt được
cập nhật liên tục, tối ưu hóa được quy trình làm việc của công ty, nâng cao năng suất làm
việc của nhân viên, hệ thống AI có thể đề xuất phương án kinh doanh khi tiếp cận các tệp
khách hàng khác nhau nhờ dữ liệu được học trước đó… Có thể nói, xếp trên tất cả các tổ
chức, các doanh nghiệp là những chủ thể nhạy cảm nhất đối với quá trình chuyển đổi số,
tìm hiểu về các giai đoạn thực hiện chuyển đổi số của 1 doanh nghiệp sẽ giúp chúng ta nắm
rõ hơn về quá trình để đi vào hoạt động.
2. Thực trạng chuyển số trong doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp như: Tạo thuận lợi trong
thanh toán và giao dịch; nâng cao tính bảo mật và các giao dịch có độ chính xác cao. Phát
triển về mặt khoa học công nghệ đã giúp khách hàng cắt giảm được thời gian di chuyển,
cũng như tiết kiệm chi phí hoạt động cho các tổ chức tài chính, doanh nghiệp… Nhờ công
nghệ số hóa lĩnh vực tài chính dẫn tới việc ra đời nhiều sản phẩm, dịch vụ và các mô hình
kinh doanh mới, không những làm phong phú đa dạng các hoạt động của lĩnh vực này, mà
còn rút ngắn thời gian, tăng năng suất lao động. Bên cạnh những thành công từ những nỗ
lực thay đổi và tiếp cận với công nghệ số, các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều khó
khăn, thách thức. Đầu tư cho chuyển đổi số là đầu tư để thay đổi, từ nhận thức, chiến lược,
nhân lực, kết cấu hạ tầng tới giải pháp công nghệ, vì vậy, đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn.

286
Tuy vậy, việc phải đầu tư lớn về tài chính và nhân lực, trong khi chưa hoàn toàn chắc chắn
về hiệu quả, cũng như đối mặt với nguy cơ thất bại, đã tạo ra rào cản lớn với các doanh
nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, nhà quản trị còn chịu áp lực rất lớn khi bắt đầu chuyển đổi
số sao cho có hiệu quả và phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp mình.
Thời gian vừa qua, các doanh nghiệp đã tích cực triển khai các nhiệm vụ, chủ động
tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số mạnh mẽ, đạt được nhiều
kết quả tích cực, mang lại hiệu quả cho toàn xã hội. Chuyển đổi số trong doanh nghiệp được
coi là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang một dạng mới, doanh nghiệp số, dựa
trên những ứng dụng công nghệ mới, như: Big data, IoT, điện toán đám mây, … Mục đích
của chuyển đổi số nhằm đáp ứng phương thức điều hành, quy trình làm việc và văn hóa lao
động trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn có tác dụng: Tăng tốc độ thị trường, tăng vị trí
cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng doanh thu, tăng năng suất lao động, mở rộng khả năng thu
hút và giữ chân khách hàng.
Tính riêng những tháng đầu năm 2020, tại thời điểm mới bùng phát của đại dịch
Covid-19, có khoảng 1/5 lực lượng lao động thế giới (660 triệu người) phải làm việc tại
nhà. Ngay cả sau COVID-19, xu hướng làm việc trực tuyến hoặc làm việc kết hợp (hybrid)
được kỳ vọng trở thành xu hướng làm việc của tương lai, góp phần tạo nên sự linh hoạt cho
cách thức hoạt động của doanh nghiệp. Mặc dù phải chiến đấu với đại dịch Covid 19 lan
rộng, dẫn tới những hạn chế tiếp xúc và việc phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội.
Tuy nhiên các doanh nghiệp đã biết tự ứng dụng nhiều hơn các công nghệ số trong hoạt
động của mình, nhất là trong quản trị nội bộ, thanh toán điện tử, marketing trực tuyến.
Trong một thời gian ngắn, việc quản lý nhân sự, điều khiển từ xa đã được hầu hết các doanh
nghiệp áp dụng. Đồng thời, khảo sát trên cho thấy kỳ vọng lớn của đại bộ phận doanh
nghiệp Việt Nam đối với quá trình chuyển đổi số. Có tới 98% số doanh nghiệp kỳ vọng có
sự thay đổi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh khi thực hiện chuyển đổi số, trong đó khả
năng chuyển đổi số giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí (chiếm tỷ lệ hơn 71%), giúp doanh
nghiệp hạn chế giấy tờ (61,4%) đưa thêm giá trị gia tăng vào trong sản phẩm, nâng cao chất
lượng sản phẩm và dịch vụ (45,3%). Giúp tăng năng suất lao động, năng lực cạnh tranh.
Bên cạnh đó đa phần doanh nghiệp đều ứng dụng các phần mềm, giải pháp hoạt động quản
lý đa kênh, bán hàng online, quản trị kênh phân phối. Cụ thể: 60% doanh nghiệp đang sử
dụng phần mềm kế toán, trong đó 200.000 doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm Misa,
Trên 200.000 doanh nghiệp đang sử dụng các phần mềm hóa đơn điện tử, Hầu hết doanh
nghiệp trang bị chữ ký số….

287
Hiện nay phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng và triển khai các chương
trình, đề án, kế hoạch về chuyển đổi số. Các doanh nghiệp có rất nhiều cơ hội để phát triển,
để tiếp xúc với chuyển đổi số. Tăng trưởng kinh tế cao trong những thập kỷ gần đây đã và
đang tạo ra môi trường tốt hơn cho các doanh nghiệp tiếp cận với khoa học công nghệ. Một
số thành tựu không thể không nhắc đến trong quá trình chuyển đổi số với các doanh nghiệp
ở Việt Nam: Trụ cột quan trọng của chuyển đổi số phải kể đến công nghệ điện toán đám
mây (cloud computing). Thị trường Điện Toán Đám Mây Việt Nam đạt khoảng 133 triệu
USD (tương đương khoảng 3.200 tỷ đồng). Tính đến năm 2020, Việt Nam có khoảng 27
trung tâm dữ liệu (IDC) của 11 doanh nghiệp trong nước đầu tư, 270.000 máy chủ trên khắp
cả nước. Chuyển đổi số bằng nền tảng điện toán đám mây giúp xây dựng hệ sinh thái để
các doanh nghiệp điện toán đám mây Việt Nam làm chủ công nghệ, cung cấp cơ sở hạ tầng
và dịch vụ điện toán đám mây tiêu chuẩn để hỗ trợ và thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam
chuyển đổi số và phục hồi tốt hơn trong thời kỳ Covid-19.
Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp như: Tạo thuận lợi trong
thanh toán và giao dịch; nâng cao tính bảo mật và các giao dịch có độ chính xác cao. Phát
triển về mặt khoa học công nghệ đã giúp khách hàng cắt giảm được thời gian di chuyển,
cũng như tiết kiệm chi phí hoạt động cho các tổ chức tài chính, doanh nghiệp… Nhờ công
nghệ số hóa lĩnh vực tài chính dẫn tới việc ra đời nhiều sản phẩm, dịch vụ và các mô hình
kinh doanh mới, không những làm phong phú đa dạng các hoạt động của lĩnh vực này, mà
còn rút ngắn thời gian, tăng năng suất lao động. Bên cạnh những thành công từ những nỗ
lực thay đổi và tiếp cận với công nghệ số, các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều khó
khăn, thách thức. Đầu tư cho chuyển đổi số là đầu tư để thay đổi, từ nhận thức, chiến lược,
nhân lực, kết cấu hạ tầng tới giải pháp công nghệ, vì vậy, đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn.
Tuy vậy, việc phải đầu tư lớn về tài chính và nhân lực, trong khi chưa hoàn toàn chắc chắn
về hiệu quả, cũng như đối mặt với nguy cơ thất bại, đã tạo ra rào cản lớn với các doanh
nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, nhà quản trị còn chịu áp lực rất lớn khi bắt đầu chuyển đổi
số sao cho có hiệu quả và phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp mình.
3. Thúc đẩy chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Mục tiêu của công cuộc chuyển đổi số, chiến lược, định hướng Tài chính cũng là vấn
đề được quan tâm. Để tiếp tục duy trì các thành tích đạt được và thực hiện các mục tiêu về
chuyển đổi số, ta cần đẩy mạnh hơn nữa chuyển đổi số trong tổ chức, vận hành, quản lý và
thực hiện các nhiệm vụ để mang lại sự hài lòng của khách hàng, để cùng tạo ra giá trị, lợi
ích, sự hài lòng cho khách hàng, góp phần vào nền tài chính quốc gia. Nhà nước ta cũng
đưa ra nhiều chính sách khuyến khích phát triển quá trình chuyển đổi số ví dụ như chính

288
sách ưu đãi miễn, giảm thuế, phí nhằm thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số, đặt tiêu chí
chỉ áp dụng với doanh nghiệp đang thực hiện chuyển đổi số; tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp đổi mới công nghệ, trang bị công nghệ mới hiện đại để thực hiện chuyển đổi số.
+ Số hóa sản phẩm để nâng cao chất lượng dịch vụ, điều này không chỉ giúp các công
ty luôn đi trước công nghệ tiên tiến mà còn tạo ra một cơ sở hạ tầng nhanh nhạy cần thiết
để liên tục đổi mới và thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng và nhu cầu của người tiêu
dùng.
+ Doanh nghiệp cần xác định đúng tập khách hàng, nâng cao trải nghiệm và thắt chặt
quan hệ với khách hàng, cần tối ưu hóa và tự động hóa quy trình, tăng tính cạnh tranh của
sản phẩm, tăng hiệu quả để giảm chi phí. Đồng thời, doanh nghiệp cần phải nâng cao mức
hài lòng của nhân viên và tìm ra phương thức mới để tăng doanh thu.
+ Cần áp dụng các công nghệ tiên tiến như IoT, Big Data, Robotics, Blockchain,
Computer Vision, Machine Learning… để đẩy mạnh hoạt động cung ứng tại các doanh
nghiệp sản xuất.
+ Doanh nghiệp phát triển nhiều kênh bán hàng khác nhau để tăng khả năng tiếp cận
và phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng. Ví dụ: Bán hàng trực tiếp tại cửa hàng kết
hợp với hàng online qua hotline, website, sàn thương mại điện tử, mạng xã hội…
+ Luôn luôn lắng nghe ý kiến khách hàng, phân tích phản hồi của họ để đưa ra phương
án khắc phục nhược điểm và mang đến giá trị mới cho khách hàng, nhanh chóng xử lý các
yêu cầu, phản hồi, khiếu nại của khách hàng, đảm bảo sự hài lòng và tăng sự trung thành
với thương hiệu.
Bên cạnh những vấn đề về chính sách, thị trường thì môi trường làm việc, kinh doanh,
nâng cao năng lực cạnh tranh cần được rà soát, hoàn thiện theo hướng thuận lợi hóa cho
quá trình chuyển đổi số của nhà đầu tư và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần tiếp cận đến đối
tượng người dân nhất là người nghèo, thu nhập thấp, sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu
xa vẫn còn chưa được tiếp xúc nhiều đến những sản phẩm dịch vụ tài chính, nhất là dịch vụ
tài chính số phù hợp với nhu cầu các đối tượng mục tiêu tài chính toàn diện.
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, Việt Nam nói chung và lĩnh vực Tài chính nói riêng
cũng không thể nằm ngoài xu thế chung của thế giới và phải thực hiện công cuộc chuyển
đổi số một cách nhanh chóng nếu không muốn bỏ lỡ cơ hội mà cuộc cách mạng Công
nghiệp lần thứ 4 mang lại. Chuyển đổi số là bước phát triển tiếp theo của tin học hóa, có
được nhờ sự tiến bộ vượt bậc của những công nghệ mới mang tính đột phá, nhất là công
nghệ số trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chuyển đổi số đối với doanh nghiệp
mang trong mình sứ mệnh lớn lao, đó là phổ cập và cá nhân hoá các dịch vụ để quản trị

289
công việc một cách tốt hơn. Doanh nghiệp ở Việt Nam ta đã quyết tâm chuyển đổi sang một
nền tài chính số hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển của thời đại. Công cuộc đổi
mới kinh tế đã phần nào làm thay đổi toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, hiệu quả được nâng cao, thời gian rút ngắn và công tác quản lý được tinh gọn. Từ
đó giúp tăng cường năng lực trong công tác quản lý, đảm bảo sự minh bạch, chuyên nghiệp.
Với vai trò “huyết mạch” của nền kinh tế, chuyển đổi số đối với doanh nghiệp sẽ là bước
tạo đà phát triển cho chuyển đổi số nói chung và từ đó thúc đẩy chuyển đổi số trong các
lĩnh vực khác nói riêng.
Tài liệu tham khảo
1. PGS.TS. Bùi Văn Vần và PGS.TS. Vũ Văn Ninh (2015). Tài chính doanh nghiệp –
NXB Tài chính.
2. TS. Khúc Thế Anh, Nguyễn Thị Phương Anh, Tạ Thị Minh Hằng, Cao Nguyễn Ly
Ly (8/8/2022). Tạp chí ngân hàng- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng quy
trình chuyển đổi số tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
3. TS. Ngô Tuấn Anh, ThS. Nguyễn Phạm Anh - Giảng viên Khoa Kinh tế học, Trường
Đại học Kinh tế quốc dân (27/5/2022). Tạp chí Tài chính- Cơ hội và thách thức đối với
doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số.
4. Bộ Kế Hoạch và Đầu tư. Cục phát triển doanh nghiệp. Chương trình hỗ trợ doanh
nghiệp chuyển đổi số năm 2021-2025. Đánh giá độ sẵn sàng của doanh nghiệp đối với
chuyển đổi số.
5. ThS. Đinh Thị Thu Hiền – Khoa Kế toán, Trường Đại học Duy Tân (2/2/2023) Tạp
chí tài chính- Thực trạng chuyển đổi số tại các doanh nghiệp Việt Nam.

HUMAN RESOURCES DEVELOPMENT FOR DIGITAL


TRANSFORMATION IN THE FINANCIAL SECTOR
Nguyen My Duyen -CQ59/11.03
Abstract
The Industrial Revolution 4.0 and digital transformation have had a profound impact
on all fields around the world. Under that strong influence, Vietnam is in the process of
integration with the region and the whole world. As a result, high-quality human resources
nowadays are required innovations to meet the requirements of industrialization,
modernization, and international integration. From the 10th National Congress to the 11th

290
National Congress of the Communist Party of Vietnam, it was affirmed: "Developing and
improving the quality of human resources, especially high-quality human resources is one
of the decisive factors for the rapid and sustainable development of the country”. Therefore,
the question is how to enhance the efficiency of human resources, especially for the
financial sector in the context of digital transformation in the Industrial Revolution 4.0.
Keynotes: Digital transformation, Industrial Revolution 4.0, human resources,
financial sector.
1.The current situation of human resources in Vietnam
For the whole year of 2022, Vietnam's labor market has many bright spots. The
number of employed people and the income of workers have increased, whereas the
unemployment rate, underemployment rate and informal labor rate all tend to decrease.
This shows the drastic direction and management of the government as well as the whole
political system in order to recover the economy after the Covid-19 pandemic. Vietnam's
economy in general and the labor market in particular in 2022 is gradually recovering.
According to the General Statistics Office, the country's population will reach 99.5
million people by 2022, in which, the labor force aged 15 and over will reach 50.6 million
people, accounting for nearly 51% of the country's population. The labor force in urban
areas is 19.1 million people, accounting for 37.1 percentage points; female labor force
reached 24.2 million people, accounting for 46.8% of the labor force of the country. The
labor force participation rate in 2022 is 68.5%, up 0.8 percentage points from the previous
year. Besides, the underemployment rate of workers in the age group in 2022 is 2.21%,
down 0.89 percentage points from the previous year. The unemployment rate of working
age in 2022 is 2.32%, down 0.88 percentage points compared to the previous year.
Regarding the structure of trained human resources: The percentage of trained
workers with degrees and certificates as of the fourth quarter of 2022 is 26.4%. The
education level of Vietnamese human resources has been continuously improved
throughout the years. The distribution of labor force by education level increased
considerably in the high-skilled groups and decreased sharply in the low-skilled groups. In
addition, not only the education level has been improved, the professional and technical
qualifications of Vietnamese human resources have also been continuously enhanced.
However, informal and unskilled workers still account for the majority. The trained,
certified and qualified workforce is still low, about 26.4% as of the fourth quarter of 2022
(compared to the target of 30%). Trained human resources are not suitable for practical
needs of society, especially in the current digital transformation context.

291
2. Urgency of human resource development for digital transformation in the
financial sector
According to the “National digital transformation program to 2025, orientation to
2030", the finance and banking sector is one of eight industries and fields that need to be
prioritized for digital transformation. The risk of job loss due to digital transformation is a
top concern of finance industry workers. Digital transformation has and will have a
profound effect on job division in society. The impact of digital transformation in changing
the nature of work and the higher requirements for professional qualifications and skills
will lead to a significant increase in the unemployment rate. OECD estimates show that
around 14% of workers face a high risk that their work will be automated, another 32%
face major changes in their jobs. This shift will increase the demand for quality and quantity
of human resources in the Finance sector by about 8-9% by 2030 (McKinsey, 2020). About
65% of new jobs appear related to digital transformation (WEF, 2020) and about 56% of
workers in Southeast Asia are at risk of losing their jobs if they are not equipped with skills,
do not meet new needs.
In Vietnam, the actual labor situation shows that the supply and demand for labor for
the digital transformation process in general, and the finance industry in particular, have
not met the social needs. According to PwC Vietnam's Technology, Employment and
Digital Skills Readiness Report, about 89% of Vietnamese workers believe that automation
brings more opportunities than risks. However, about 45% are also concerned about
automation putting jobs at risk. 90% believe technology will change their current jobs in
the next 6-10 years. As a result, about 84% of those surveyed say they are willing to learn
new skills now or retrain completely to improve future employability.
In addition, Vietnam also confronts strong competition from countries in the ASEAN
region in attracting and retaining high-quality workers, when the average salary of financial
technology occupations in Vietnam is not attractive enough. In the context of traditional
banks undergoing digital transformation, technology corporations participating in the
financial market segment, the competition in recruiting and retaining high-quality human
resources becomes even more intense.
Therefore, the problem is how to overcome the limitation of human resources in the
financial sector for digital transformation process. The policies of developing quality and
highly skilled human resources should be considered a top priority to ensure the success of
digital transformation for the financial sector in the coming period.

292
3.Recommendation for improving the quality of human resources in financial
sector in the context of digital transformation
In the first place, educating and training are the core of the development of national
human resources. The training must be based on the development trends and needs of the
economy in each country. Specifically, Vietnam needs to focus on educating in the
following three aspects:
Educating positive awareness and attitude about digital transformation: In the spirit
of Decision No. 749/QD-TTg dated June 3 2020 of the Prime Minister approving the
National Digital Transformation Program to 2030, awareness plays a decisive role in the
digital transformation era. The first must be cognitive transformation. To achieve this goal,
the right vision and strategic awareness of agencies, departments and business leaders are
extremely necessary. In addition, human resources must have the right awareness of the
mission, necessity and urgency of digital transformation in the current era. Each individual
must always be in a state of readiness to learn and improve their own awareness and skills.
Educating knowledge on core technologies promoting digital transformation: The
past decade has witnessed the strong development of artificial intelligence (AI), the Internet
of Things (Internet of Things), 3D printing technology, next-generation wireless networks
(5G), cloud computing, technology, Blockchain and Distributed Ledger Technologies, etc.
They have been creating many comprehensive breakthroughs in digital transformation.
Technology training is the training of knowledge about modern technology, helping the
labor force to increasingly improve the quality and skills, understand and apply this
knowledge in practice.
Training digital skills for the workforce: The nature of new technology jobs has
increased the demand for digital skills for the workforce. Accordingly, digital skills are not
simply knowing how to use technology and equipment in a basic way, but also mean skills
to understand and apply to new business models and new ways of working to create value
for business. Therefore, it is extremely important to train digital skills for human resources
to suit the digital economy.
Furthermore, enhancing the management of human resources in our country today
by appropriate management methods. In particular, special attention should be paid to two
groups of factors: human resource factors (including the suitability between people and the
organization, salary and income, training and career development, opportunities for
implementation, etc.) and organizational factors (leadership behavior, organizational
relationships, organizational culture and policies, work environment, etc.)

293
Creating a breakthrough in remuneration, honoring high-quality human resources,
implementing a flexible salary policy according to the criteria of talent and contribution
efficiency. Moreover, creating a favorable working environment and promotion
opportunities to motivate, stimulate and encourage them to work creatively and effectively.
Regularly honoring talents comes with an incentive mechanism for material benefits for
those whose contributions bring many benefits to society.
In addition, the State needs to continue to renovate institutions and perfect the legal
corridor from the central to local levels. The system of mechanisms and policies plays a
very important role, directly or indirectly, creating driving forces or impediments to the
development of the economy. The renovation and improvement of mechanisms and policies
to create motivation for the development of high-quality human resources must be carried
out synchronously in many aspects. In particular, first of all, it is necessary to attach
importance to the creation of mechanisms and policies to attract, use and treat high-quality
human resources. The renewal of recruitment policy, arrangement to use high-quality
human resources needs to be implemented in the direction of openness, fairness, objectivity,
accuracy, based on actual qualities and capabilities.
Last but not least, preparing overall strategy for developing quality human resources
in the new period. Good implementation of this solution will contribute to overcome the
current situation of shortage in quantity, limitation in quality, and irrationality in human
resource structure. Although the Vietnam Human Resource Development Strategy over
time is still being implemented and initially achieved positive results, we still do not have
an overall strategy to meet the requirements of the 4.0 revolution.
Building an overall strategy for developing high-quality human resources is one of
the most important and complex tasks, requiring careful research with a breakthrough
mindset and long-term vision. The strategy must clearly define the objectives, scale,
roadmap, overall mechanisms and policies as well. In which, the strategic objective must
give priority to overcome the contradiction between development in terms of quantity,
quality and structure. As a result, it can be determined the appropriate size, quantity and
structure of each type of human resource. The strategy also develops a reasonable and
predictable implementation roadmap, mechanisms and policies to enhance high-quality
human resources in a comprehensive and synchronous manner.
Conclusion
On that basis, developing digital society focusing on digital transformation of skills,
training and coaching, improving knowledge and skills is highly urgent. Therefore, in order

294
to meet the urgent requirements of the digital transformation program, the task of training
human resources in that context always plays a very important role.
Reference
1. Decision No. 176/QD-TTg of the Prime Minister
2. Press release on employment situation in the fourth quarter and 2022:
https://www.gso.gov.vn/tin-tuc-thong-ke/2023/01/thong-cao-bao-chi-tinh- hinh-lao-dong-
viec-lam-quy-iv-va-nam-2022/
3 . https://moha.gov.vn/danh-muc/mot-so-giai-phap-nham-phat-trien-nguon-nhan-
luc-chat-luong-cao-phuc-vu-su-nghiep-cong- study-hoa-hien-dai-hoa-dat-nuoc-den-nam-
2030-tam-nhin-48480.html

CHÌA KHÓA GIÚP THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ


CHO CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
Phạm Văn Trường- CQ60/11.06CL
Nguyễn Khánh Quyền - CQ60/11.05CL
Vũ Phương Liên- CQ60/11.05CL
Nguyễn Minh Thảo- CQ60/11.06CL
Phạm Ánh Dương- CQ59/11.05CL

Lời mở đầu:
Chuyển đổi số là hoạt động mang tính tổng thể, tất yếu và rất quan trọng đối với sự
tồn tại và phát triển của một quốc gia. Hoạt động chuyển đổi số diễn ra ở các lĩnh vực,
ngành nghề nói chung cũng như lĩnh vực tài chính nói riêng. Nhận thức được tầm quan
trọng và lợi ích của công cuộc chuyển đổi số đối với phát triển kinh tế đất nước nói chung
và lĩnh vực tài chính - ngân hàng nói riêng, thời gian qua, các đơn vị, doanh nghiệp đã đẩy
mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và mang lại nhiều kết quả tích cực.
I. Thực trạng chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính tại các doanh nghiệp ở Việt
Nam
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tích cực tham gia vào công cuộc
chuyển đổi số và đặc biệt hơn, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 505/QĐ-TTg lấy ngày
10/10 làm “Ngày chuyển đổi số quốc gia”. Điều này chứng minh sức thu hút mạnh mẽ của
chuyển đổi số đến không chỉ của doanh nghiệp mà toàn bộ quốc gia. Ngày Chuyển đổi số
quốc gia được tổ chức hằng năm nhằm: Đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ về

295
chuyển đổi số quốc gia, thực hiện có hiệu quả; Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến
năm 2025, định hướng đến năm 2030; Và nhiều mục tiêu khác.
Chính sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, sự ảnh hưởng của đại dịch
COVID-19 đã đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vào trạng thái bị động. Điều
này đã tác động rất lớn vào việc thay đổi suy nghĩ, nhận thức của các nhà quản trị doanh
nghiệp, buộc phải thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế và duy trì hoạt động kinh doanh
một cách thuận lợi nhất.
Theo nghiên cứu có thể thấy, trước và sau COVID-19, có sự thay đổi rõ ràng trong
nhận thức về chuyển đổi số của các nhà quản trị. Sự thay đổi này làm cho quá trình chuyển
đổi số được diễn ra nhanh chóng, thuận tiện và thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp.
Các kết quả đạt được cho thấy, trước và sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát, 74%
lãnh đạo kinh doanh cho rằng đổi mới là bắt buộc và đóng vai trò quan trọng với khả năng
chống chịu của doanh nghiệp. Có tới 98% các doanh nghiệp tiên phong trong quá trình đổi
mới, đều tin rằng đổi mới là chìa khóa để đáp ứng thách thức và cơ hội của thị trường.
Theo kết quả khảo sát “Thực trạng chuyển đổi số tại doanh nghiệp trong bối cảnh dịch
bệnh COVID-19” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện
năm 2020 trên 400 doanh nghiệp cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu nhận
thức và ứng dụng các công nghệ số vào các khâu, như: quản trị nội bộ, mua hàng, logistics,
sản xuất, marketing, bán hàng và thanh toán. Trong lĩnh vực quản trị nội bộ, điện toán đám
mây là công cụ kỹ thuật được nhiều doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nhất, với 60,6%, tăng
19,5% so với thời điểm trước đại dịch COVID-19. Tiếp theo là hệ thống hội nghị trực tuyến,
hệ thống quản lý công việc và quy trình với xấp xỉ 30% số doanh nghiệp đã ứng dụng các
công cụ này trước khi có đại dịch COVID-19 và xấp xỉ 19% số doanh nghiệp đã được sử
dụng các công cụ này từ khi có dịch bệnh.
Trong ngành Ngân hàng, các ngân hàng đã nghiên cứu và triển khai chiến lược chuyển
đổi số bước đầu với ứng dụng IoT cho phép khách hàng truy cập sử dụng dịch vụ ngân
hàng, kết nối với các hệ sinh thái số khác trên nền tảng Internet (dịch vụ ngân hàng số Timo
của VPBank, Live Bank của TPBank, E-Zone của BIDV…), hoặc cung ứng các dịch vụ
ngân hàng thông qua ứng dụng được cài đặt ngay trên điện thoại di động (Mobile
Banking…).
Nói chung, chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công
nghiệp 4.0 hiện nay. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, không thể nằm ngoài xu thế chung
của thế giới, Việt Nam cần đẩy nhanh công cuộc chuyển đổi số quốc gia nếu không muốn
bỏ lại phía sau. Trong đó, chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng ở nước ta dựa

296
trên nền tảng công nghệ số được quan tâm ưu tiên hàng đầu so với các ngành, lĩnh vực
khác.
Bên cạnh đó, quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng còn giúp
nâng cao năng lực cạnh tranh của lĩnh vực này đối với các nước trên thế giới. Xét ở phương
diện tổng thể chung, vấn đề chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng ở Việt Nam
cần tiếp tục nghiên cứu, xem xét toàn diện hơn trong tình hình mới. Chính vì vậy, nghiên
cứu này gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo về việc chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính
- ngân hàng trong thời gian tới.
II. Các điều kiện thúc đẩy quá trình chuyển đổi số các doanh nghiệp ở Việt Nam
Kết luận: Qua nêu thực trạng, kinh nghiệm cùng những cơ hội và thách thức, ta có thể
nhận thấy rằng việc chuyển đổi số trong ngành Tài chính nói riêng và các lĩnh vực khác nói
chung thực sự rất cần thiết để có thể đáp ứng được nhu cầu khai thác sử dụng thông tin số
của nhân loại. Để đảm bảo việc chuyển đổi số có thể thành công nhất thì cần phải chú ý
đồng thời thỏa mãn được những điều kiện sau:
6 trọng tâm cần lưu ý để chuyển đổi số ngành Tài chính đạt mục tiêu:
Thứ nhất: chuyển đổi số trước tiên là phải chuyển đổi tư duy, nhận thức, phải tạo
được niềm tin số; phải có cách tiếp cận toàn dân, toàn diện, thực chất, hiệu quả lấy người
dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lực, nguồn lực của
chuyển đổi số.
Thứ hai: cần tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách triển khai hiệu quả Chiến lược
Tài chính đến năm 2030 và Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Tài chính đến năm 2025, định
hướng 2030.
Thứ ba: Bộ Tài chính chủ động nghiên cứu, áp dụng các thành quả công nghệ của
Cách mạng công nghiệp 4.0 vào xây dựng các hệ thống công nghệ thông tin lớn, cốt lõi của
ngành, kế thừa kết quả triển khai Chính phủ điện tử để từng bước thực hiện chuyển đổi số
ngành Tài chính, cung cấp các dịch vụ tài chính số, tham gia tích cực vào sự phát triển
chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Thứ tư: thực hiện cắt giảm, tái cấu trúc, đơn giản hóa, chuẩn hóa, thống nhất các
thủ tục hành chính; cung cấp dịch vụ mới trên nguyên tắc đảm bảo chất lượng dịch vụ,
giảm chi phí, tăng năng suất lao động xã hội một cách chủ động, kịp thời đáp ứng nhu cầu
của xã hội.
Thứ năm: cần chú trọng bảo đảm an ninh, an toàn, bao gồm an ninh, an toàn hệ
thống hạ tầng công nghệ thông tin, bảo mật thông tin toàn ngành tài chính; hoàn thiện cơ

297
sở dữ liệu quốc gia về tài chính, đẩy nhanh hoàn thiện các tiêu chuẩn kết nối với các cơ sở
dữ liệu quốc gia khác.
Thứ sáu: cần đặc biệt quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về
chuyển đổi số cho nhân lực ngành tài chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là
về nhân lực công nghệ thông tin.
Tài liệu tham khảo
1.https://tapchitaichinh.vn/thuc-trang-chuyen-doi-so-tai-cac-doanh-nghiep-viet-
nam.html
2. Chuyển đổi số xây dựng nền tài chính số https://t63.mic.gov.vn/vi/nganh-tai-chinh-
tien-phong-trong-chuyen-doi-so-xay-dung-nen-tai-chinh-so.html
3. Những yếu tố thúc đẩy chuyển đổi số https://aita.gov.vn/nhung-yeu-to-co-ban-de-
thuc-day-chuyen-doi-so-mot-so-tong-hop-tu-kinh-nghiem-quoc-te

GIẢI PHÁP VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG
LĨNH VỰC TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM
Vũ Thị Phương Thanh - CQ59/11.05
Trong thời buổi hiện nay, phần đông các doanh nghiệp và các nhà chuyên gia đã dần
nhận ra rằng chuyển đổi số chính là cơ hội và thách thức trong sự lan tỏa của cách mạng
4.0. Tài chính được cho là một phần của nền kính tế, một lĩnh vực đem đến sự chuyển đổi
số nhanh chóng. Thực chất đó không còn là sự lựa chọn mà trở thành xu hướng phát triển
tất yếu, là mấu chốt tiền đề để doanh nghiệp có những bước đệm chắc chắn và thực sự
đứng vững trước thời cuộc. Cơ hội cho các doanh nghiệp chuyển đổi số giúp doanh nghiệp
sống sót và bứt phá trên tất cả, tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần trải qua nhiều thách thức.
I. Cơ hội và thách thức chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính Việt Nam
Chuyển đổi số đang trở thành một xu hướng quan trọng và không thể tránh khỏi trong
hầu hết các ngành công nghiệp, bao gồm cả lĩnh vực tài chính. Việc sử dụng công nghệ số
trong các hoạt động tài chính như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, tài chính công và các
dịch vụ tài chính khác đang đem lại nhiều cơ hội và thách thức cho ngành tài chính tại Việt
Nam.
1. Cơ hội chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính tại Việt Nam
Việc chuyển đổi số đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp tài chính. Chuyển đổi
số giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Nhờ đó, các doanh nghiệp
có thể cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tốt hơn, giá cả hợp lý hơn và thậm chí còn mang

298
lại nhiều giá trị khác cho khách hàng. Ngoài ra, việc chuyển đổi số còn giúp cho các doanh
nghiệp có thể tiết kiệm chi phí và tối đa hóa lợi nhuận. Hơn thế nữa, chuyển đổi số còn
mang lại nhiều cơ hội để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu của khách
hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Cụ thể:
Cải thiện hiệu quả hoạt động
Một trong những cơ hội lớn nhất của việc chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính tại
Việt Nam là cải thiện hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính. Sử dụng công nghệ số
có thể giúp giảm chi phí, tăng tính minh bạch và đẩy nhanh quá trình xử lý giao dịch. Điều
này sẽ làm tăng sự tin tưởng của khách hàng và giúp các tổ chức tài chính cạnh tranh tốt
hơn trên thị trường.
Tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới
Việc chuyển đổi số cũng mở ra cơ hội cho các tổ chức tài chính để tạo ra sản phẩm và
dịch vụ mới. Công nghệ số cho phép các tổ chức tài chính cung cấp các dịch vụ mới như ví
điện tử, thanh toán trực tuyến, tài khoản ngân hàng trực tuyến và dịch vụ tài chính khác.
Điều này sẽ giúp các tổ chức tài chính thu hút thêm khách hàng và tăng doanh số bán hàng.
Khai thác tiềm năng thị trường mới
Việc chuyển đổi số cũng giúp các tổ chức tài chính khai thác tiềm năng thị trường
mới. Công nghệ số cho phép các tổ chức tài chính phục vụ các khách hàng ở xa và tăng
cường sự hiện diện trên các kênh truyền thông xã hội để thu hút khách hàng tiềm năng.
Ngoài ra, chuyển đổi số cũng cho phép các tổ chức tài chính khai thác tiềm năng thị trường
đang phát triển nhanh chóng như thị trường tài chính đang phát triển ở Việt Nam.
2. Thách thức chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính tại Việt Nam
Tuy nhiên, việc chuyển đổi số cũng đem lại nhiều thách thức cho các doanh nghiệp
tài chính. Đầu tiên, việc chuyển đổi số đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư nhiều vào công
nghệ và đào tạo nhân lực, cũng như phải thay đổi nhiều quy trình và thói quen làm việc.
Ngoài ra, chuyển đổi số còn mang lại nhiều rủi ro liên quan đến an ninh mạng, đặc biệt là
trong lĩnh vực tài chính, vì những rủi ro này có thể gây thiệt hại không nhỏ cho chính khách
hàng và doanh nghiệp của mình. Hơn thế nữa, việc chuyển đổi số cũng đem lại nhiều thách
thức về quản lý dữ liệu, bảo vệ thông tin cá nhân và tuân thủ các quy định pháp lý liên quan
đến bảo mật thông tin. Nếu các doanh nghiệp tài chính không đáp ứng được các yêu cầu
này, họ sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro về danh reputation và vi phạm pháp luật.
Ngoài ra, việc chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính cũng đem lại nhiều thách thức
cho khách hàng. Khách hàng cần phải thích nghi nhanh với các quy trình hiện đại mới, có

299
thể không quen thuộc và đòi hỏi sự chú ý và kiên nhẫn. Ngoài ra, khách hàng cũng phải đối
mặt với các rủi ro về an ninh mạng và bảo vệ thông tin cá nhân.
II. Các giải pháp về công nghệ thông tin cho chuyển đổi số trong lĩnh vực tài
chính ở Việt Nam
Để giải quyết các thách thức trong việc triển khai chuyển đổi số trong lĩnh vực tài
chính tại Việt Nam, các tổ chức tài chính cần đưa ra các biện pháp như:
- Đào tạo và tuyển dụng nhân lực chuyên môn về công nghệ thông tin và tài chính.
- Đầu tư vào cơ sở hạ tầng để cải thiện độ phủ sóng của các dịch vụ tài chính trực
tuyến và hỗ trợ khách hàng trên toàn quốc.
- Tuân thủ các quy định và luật pháp liên quan đến bảo mật thông tin và quản lý dữ
liệu khách hàng để đảm bảo an toàn cho thông tin khách hàng.
Nói cách khác, việc chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính tại Việt Nam đem lại nhiều
cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp nói chung và khách hàng nói riêng. Để đối
mặt với các cơ hội và thách thức này, các doanh nghiệp và khách hàng cần phải cùng nhau
hợp tác hòa hợp, tìm kiếm giải pháp mới, tăng cường giáo dục và tư vấn để nâng cao hiệu
quả của việc chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính tại Việt Nam. Chính phủ nước ta cũng
có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp và khách hàng trong việc chuyển
đổi số. Chính phủ có thể đưa ra các chính sách ưu đãi, đầu tư vào các hạ tầng kỹ thuật số
và cung cấp các thông tin hữu ích để thuận lợi giúp cho các doanh nghiệp và khách hàng
có thể đưa ra các quyết định đúng đắn và hiệu quả.
Ngoài ra, việc hợp tác với các đối tác nước ngoài cũng đem lại nhiều cơ hội cho các
doanh nghiệp tài chính tại Việt Nam. Các doanh nghiệp có thể học hỏi kinh nghiệm từ các
đối tác nước ngoài và áp dụng vào các hoạt động của mình tại Việt Nam. Đồng thời, các
doanh nghiệp cũng có thể mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình
thông qua việc hợp tác với các đối tác nước ngoài.
Kết luận
Trong tương lai, việc chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính tại Việt Nam vẫn sẽ tiếp
tục và đem lại nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp và khách hàng. Để đối mặt
với các cơ hội và thách thức này, các doanh nghiệp và khách hàng cần phải cùng nhau hợp
tác, tìm kiếm giải pháp mới và tăng cường giáo dục và tư vấn để có thể đưa ra các quyết
định đúng đắn và hiệu quả. Chính phủ và các đối tác nước ngoài cũng có vai trò quan trọng
trong việc hỗ trợ và tạo điều kiện cho việc chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính tại Việt
Nam.

300
Việc triển khai chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính tại Việt Nam đang diễn ra một
cách nhanh chóng và mạnh mẽ. Đây là một cơ hội và thách thức lớn cho các tổ chức tài
chính ở Việt Nam để nâng cao năng lực cạnh tranh và cải thiện trải nghiệm khách hàng.
Tuy nhiên, để thành công trong việc triển khai chuyển đổi số, các tổ chức tài chính cần có
chiến lược phù hợp và đầu tư mạnh vào các nguồn lực liên quan đến công nghệ và nhân lực
chuyên môn.
Tài liệu tham khảo
1. Quyết định số 446/QĐ-BTC ngày 30/03/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về kế
hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ ngày 09/3/2018
về triển khai ứng dụng công nghệ của cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong lĩnh vực tài
chính - ngân sách.
2. Quyết định số 2445/QĐ-BTC ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc
ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài chính.

TIỀN ĐIỆN TỬ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM


Trần Thu Trang - CQ60/10.15
Trần Phương Thảo - CQ59/22.03
Định nghĩa về tiền điện tử:
Tiền điện tử (Electronic currency, Electronic money, E-cash) là 1 đơn vị tiền tệ hoạt
động dựa trên các thuật toán điện tử và được lưu giữ trên Internet, hệ thống máy tính,
smartphone và các thẻ thanh toán điện tử.
Đặc điểm của tiền điện tử:
- Tiền điện tử phải là tiền pháp định (legal tender). Theo đó, tiền điện tử có đầy đủ 3
chức năng của tiền là dự trữ (store value), trao đổi (medium of exchange) và hạch toán (unit
of account). Đồng thời, tiền điện tử cũng luôn được thể hiện dưới dạng giá trị của tiền pháp
định của một quốc gia. Bên cạnh đó, tiền điện tử cũng được Ngân hàng Trung ương bảo
đảm.
- Tiền điện tử có thể do ngân hàng phát hành hoặc cũng có thể do tổ chức phi ngân
hàng phát hành. Do đó, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, các quốc gia luôn có quy
định rất chặt chẽ đối với các tổ chức phát hành tiền điện tử. Đối với các ngân hàng có hệ
thống các quy định chặt chẽ về an toàn hoạt động, quản trị rủi ro, tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, bảo
hiểm tiền gửi... Đối với các tổ chức phi ngân hàng, ngân hàng có các quy định về cấp phép,

301
về giám sát... và thông thường phải thực hiện ký quỹ tại hệ thống ngân hàng (tương ứng
với số tiền phát hành với một tỷ lệ nhất định).
- Tiền điện tử có cơ chế đảm bảo tiền tệ (monetary regimes) của Ngân hàng Trung
ương. Theo đó, tiền điện tử do các ngân hàng phát hành sẽ được đảm bảo bằng tỷ lệ dữ trữ
bắt buộc, còn tiền điện tử do các tổ chức phi ngân hàng phát hành sẽ được đảm bảo bằng
cơ chế ký quỹ tại hệ thống ngân hàng (với một tỷ lệ ký quỹ nhất định). Thông thường, tỷ lệ
ký quỹ này sẽ cao hơn nhiều so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc do các quy định an toàn áp dụng
đối với các tổ chức này thấp hơn nhiều so với ngân hàng. Tỷ lệ ký quỹ tại một số quốc gia
theo cách tiếp cận thận trọng ở mức 100%. Đây cũng là điểm khác biệt mấu chốt giữa tiền
ngân hàng (bank notes) với tiền điện tử (e-money).
- Tiền điện tử chỉ được lưu trữ trong các sản phẩm điện tử gồm 2 loại: phần cứng
(hard-ware based products) như thẻ chíp, điện thoại thông minh gắn chíp và dữ liệu dựa
trên phần mềm (soft-ware based) như ví điện tử Paypal.
Ưu điểm và nhược điểm của tiền điện tử
a) Ưu điểm
- Thuận tiện trong giao dịch, tự do thanh toán: khi sử dụng tiền điện tử thì mọi người
có thể gửi và nhận tiền ngay lập tức và có thể gửi với số tiền không bị giới hạn, bất chấp
không gian, thời gian.
- Không thể làm giả: Vì không tồn tại dưới dạng vật chất và mỗi đồng tiền điện tử tồn
tại dưới 1 dãy bit mã hóa duy nhất trên Internet.
- Độ bảo mật an toàn cao.
- Chi phí giao dịch cực thấp.
- An toàn hơn cho người sử dụng và bảo vệ môi trường: Các giao dịch tiền điện tử
được xác minh là an toàn, không thể đảo ngược và không chứa thông tin nhạy cảm của
khách hàng. Các doanh nghiệp không cần phải lo ngại về tình trạng gian lận, không cần
phải biết quá nhiều thông tin về khách hàng và đặc biệt là không cần phải dựa vào bên thứ
3 để thực hiện giao dịch mua bán như thẻ tín dụng.
- Tính minh bạch cao: sử dụng công nghệ blockchain, vì vậy các thông tin liên quan
đến nguồn cung tiền điện tử đều có sẵn trên chuỗi khối cho bất cứ ai muốn xác minh và sử
dụng đều có thể theo dõi.
- Có tiềm năng phát triển thương mại điện tử: trong các giao dịch điện tử người ta
đang có xu hướng thanh toán trực tuyến và việc sử dụng tiền điện tử sẽ được coi là tiềm
năng để chúng ta có thể phát triển thương mại điện tử trong tương lai.
b) Nhược điểm của tiền điện tử

302
- Sử dụng không quá dễ dàng: Với những người đã quen sử dụng công nghệ thì vấn
đề này không quá khó khăn. Nhưng đối với những ai ít có cơ hội tiếp xúc với công nghệ thì
việc tạo ví và quản lý lại khá khó khăn, không chừng còn bị lừa đảo.
- Giá tiền điện tử thường biến động lên xuống mà chúng ta rất khó để đoán trước được.
Điều này gần giống với sự lên xuống của thị trường chứng khoán, dẫn đến nhiều rủi ro cho
con người khi đang nắm giữ.
- Sự an toàn của hệ thống: Có thể trở thành công cụ của hacker, tội phạm rửa tiền bởi
các hệ thống giao dịch không được kiểm soát. Có lẽ đây là nhược điểm lớn nhất. Và cũng
vì lý do này mà có những quốc gia chưa chấp nhận đồng coin là một loại tiền tệ hợp pháp.
- Mức độ chấp nhận còn thấp, nhiều người vẫn còn quen với việc sử dụng đồng tiền
của quốc gia họ.
- Doanh nghiệp e dè và lo sợ về sự thay đổi giá trị của tiền điện tử sau khoảng thời
gian dài xuất hiện của nó.
- Lỗi giao dịch: Vì hệ thống hoạt động của tiền điện tử là các phương trình số hóa nên
không có gì đảm bảo rằng nó sẽ luôn chính xác 100%, một vài giao dịch sẽ bị lỗi trong quá
trình hoạt động khi hệ thống không ổn định, hoặc do sai sót từ phía con người sẽ dẫn đến
những lỗi giao dịch không mong muốn khi sử dụng tiền điện tử.
- Có thể bị tác động bởi hệ thống an ninh mạng: vì tiền điện tử chủ yếu hoạt động
trên các thiết bị điện tử, do đó người nắm giữ tiền điện tử có thể bị mất tiền nếu ổ cứng bị
lỗi, dữ liệu bị nhiễm virus, các tập tin bị mất,... không có cách nào khôi phục được.
Thực trạng sử dụng tiền điện tử hiện nay
a) Trên thế giới
Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới, thanh toán không dùng tiền mặt đã trở thành
phương thức thanh toán phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới với giá trị chi
tiêu của người dân chiếm tới hơn 90% tổng số giao dịch hàng ngày. Điển hình như ở Mỹ,
tỷ lệ tiền mặt trong tổng lượng tiền của nền kinh tế chỉ chiếm khoảng 7,7% ở Mỹ.
Đồng e-Euro sắp phát hành
Đồng e-Euro sẽ được phát hành bởi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và các
ngân hàng quốc gia. Đồng e-Euro sẽ không thay thế tiền mặt, mà tồn tại song song với hệ
thống tiền mặt.
Báo cáo về đồng e-Euro của ECB (tháng 10/2020) cho thấy, thói quen sử dụng tiền
mặt của người dân đang thay đổi nhanh chóng do cuộc khủng hoảng Covid-19. Theo đó,
những người trẻ tuổi ở châu Âu sử dụng thanh toán điện tử ngày càng nhiều, tuy nhiên họ
vẫn lo ngại về vấn đề bảo mật, bao gồm cả đảm bảo sự riêng tư cho người sử dụng và tốc

303
độ kết nối, sự ổn định của kết nối. ECB cũng cho biết e-Euro được phát hành để thúc đẩy
quá trình số hóa nền kinh tế, do đó đồng tiền này phải theo kịp tốc độ với công nghệ hiện
đại mọi lúc, để giải quyết tốt nhất các nhu cầu liên quan đến thị trường. Bên cạnh đó là khả
năng sử dụng thuận tiện, tốc độ, chi phí hiệu quả. Trong tương lai, đồng e-Euro phải từng
bước trở thành đồng tiền thay thế cho đồng tiền Euro vật lý hiện tại trên nhiều lĩnh vực: là
phương tiện trao đổi và là phương tiện để tích trữ (để dành, tiết kiệm…). Muốn vậy, cần
phải đảm bảo việc cung cấp thanh toán điện tử cho các ngân hàng trung ương nước ngoài
hoặc các cá nhân, tổ chức nằm ngoài khu vực châu Âu. Công dân châu Âu phải có thể sử
dụng đồng tiền e-Euro ở bất kỳ đâu trên mạng thanh toán điện tử toàn cầu...
Kế hoạch phát hành đồng e-Euro là một bước tiến quan trọng của Liên minh châu Âu
trong việc hình thành môi trường thanh toán không dùng tiền mặt và không phụ thuộc vào
mạng internet. Châu Âu cũng có tham vọng rất lớn về việc phổ biến e-Euro ra toàn cầu.
Thử nghiệm tiền điện tử của Trung Quốc
Theo thông tin từ cổng thông tin Tencent QQ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đợt
thử nghiệm thứ hai của đồng tiền Nhân dân tệ điện tử (e-CNY) đang được triển khai ở 6
thành phố của Trung Quốc. Trong quá trình thử nghiệm, e-CNY chưa có giới hạn nào trong
việc sử dụng. Tuy nhiên, trong tương lai, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã có những dự
kiến về giới hạn sử dụng như giới hạn tổng số tiền chi tiêu trong mỗi năm, mỗi tháng, mỗi
ngày hoặc miễn phí cho những giao dịch nhỏ và không lặp lại, tính phí cho những giao dịch
lớn hoặc lặp lại. Dự kiến sẽ có 4 mức/loại ví khác nhau, mỗi loại ví có giới hạn số tiền giao
dịch hàng ngày, hàng năm và các giới hạn tương ứng.
Về đặc điểm kỹ thuật và phát hành, đồng e-CNY được phát hành trên công nghệ
blockchain. Tuy nhiên nó khác với blockchain truyền thống là tất cả các máy thành viên
ngang hàng chứa sổ cái - dữ liệu lưu trữ quá trình giao dịch - đều thuộc quyền quản lý của
chính phủ. Mỗi đồng e-CNY đều được gắn số thứ tự (serial number) tương tự như trên tiền
giấy/polymer và có mệnh giá tương ứng. Như vậy, trên mỗi ví sẽ có lưu trữ cụ thể số tờ
giấy bạc, serial tờ giấy bạc từ đó suy ra tổng số tiền. Tiền lẻ phát hành và lưu trữ như tiền
xu, chỉ có số lượng đồng xu theo mệnh giá và không có số serial.
Về ví điện tử, ví điện tử e-CNY là một app được cài đặt vào điện thoại di động của
người dùng, có bảo mật bằng mật khẩu, chỉ sử dụng khi có internet, thực hiện các thao tác
quét QR Code của người nhận tiền và nhập số tiền cần trả như các ví điện tử khác. Ví điện
tử có định danh người sử dụng.
Về ví cứng, được thử nghiệm ở Thượng Hải, sử dụng công nghệ NFC (Near-Field
Communications, tạm dịch: công nghệ kết nối trường gần), là một giao thức kết nối giữa

304
hai thiết bị điện tử ở khoảng cách gần. Thanh toán bằng cách quẹt thẻ trên thiết bị quẹt thẻ
tín dụng của người nhận tiền/người bán/người cung cấp dịch vụ, việc thanh toán không yêu
cầu các thao tác phức tạp và không cần mang theo điện thoại thông minh, không cần
internet, mật khẩu để thanh toán. Việc chuyển tiền từ ví điện tử vào ví cứng hoặc từ ví cứng
vào ví điện tử sẽ thao tác trên điện thoại thông minh thông qua kết nối bluetooth hoặc NFC.
Và như vậy, khi mất ví cứng nghĩa là mất tiền, ai cũng có thể sử dụng được, ví cứng không
có định danh với người dùng.
Trung Quốc đã thử nghiệm e-CNY ở nhiều địa phương khác nhau để xác định tính ổn
định và độ tin cậy của đường truyền và hệ thống. Đồng thời qua đó cũng thử nghiệm nhiều
loại ví khác nhau ở trong những khu vực nhỏ khác nhau. Trong thời gian tới, với tham vọng
lớn, Trung Quốc sẽ tiếp tục thử nghiệm e-CNY liên kết với các quốc gia khác, hiện đã có
Thái Lan và các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UEA) đồng ý tham gia kế hoạch tiền
điện tử toàn cầu của Trung Quốc.
b) Tại Việt Nam
Việt Nam đang hướng tới một nền kinh tế 90% không dùng tiền mặt vào năm 2020
bằng cách giảm các giao dịch tiền mặt và thanh toán bằng tiền điện tử. Theo đó, ít nhất 50%
tổng số hộ gia đình ở thành phố sử dụng thanh toán tiền điện tử cho giao dịch hàng ngày
vào năm 2020.
Trong thời gian tới, để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bắt kịp xu hướng
tiêu dùng và kinh doanh hiệu quả, Thủ tướng đã phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số
quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030, ưu tiên các ngành nông nghiệp, tài chính –
ngân hàng, giao thông vận tải và logistic, năng lượng, tài nguyên và môi trường, sản xuất
công nghiệp. Đồng thời, trên cơ sở tổng kết các kết quả đạt được trong giai đoạn trước, rà
soát, đánh giá hiện trạng, nhu cầu phát triển thương mại điện tử giai đoạn tới, Bộ Công
Thương đã trình Chính phủ đề xuất xây dựng Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện
tử quốc gia giai đoạn 2021- 2025 và được Chính phủ thông qua tại Quyết định số 645/QĐ-
TTg ngày 15/5/2020. Kế hoạch xác định ưu tiên việc ban hành các chính sách, quy định và
triển khai các giải pháp toàn diện nhằm tăng tỷ lệ sử dụng tiền điện tử, thanh toán trên nền
tảng di động trong giao dịch trực tuyến và giảm tỷ lệ sử dụng tiền mặt, phương thức giao
hàng nhận tiền (COD) trong thương mại điện tử; Phát triển các hạ tầng , giải pháp hỗ trợ
giao dịch điện tử tích hợp thanh toán trong TMĐT; chú trọng phát triển các tiện ích thanh
toán trên nền tảng di động, ví điện tử, mã QR code, NFC, POS,…

305
Giải pháp phát triển sử dụng tiền điện tử tại Việt Nam trong giai đoạn 2022 –
2025
Để sự phát triển trong việc sử dụng tiền điện tử tại Việt Nam đi đúng hướng, Chính
phủ, các tổ chức tín dụng bao gồm cả ngân hàng, trung gian thanh toán và các công ty
fintech, người dân cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây:
- Về phía Chính phủ:
Thứ nhất, cần phải hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, đặc biệt là các quy định liên quan
đến hoạt động quản lý rủi ro thanh toán; nghiên cứu ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung các
văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thanh toán điện tử; các văn bản quy phạm pháp
luật về an ninh, an toàn, bảo mật và các biện pháp xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực thanh toán điện tử. Đẩy mạnh hoạt động quản lý, giám sát đối với các loại hình,
phương tiện, hệ thống thanh toán điện tử mới tại Việt Nam.
Thứ hai, ban hành thực hiện chính sách, cơ chế giám sát các hệ thống thanh toán tại
Việt Nam theo thông lệ quốc tế, phù hợp với các điều kiện của Việt Nam nhằm đảm bảo sự
ổn định, an toàn và hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia.
Thứ ba, chỉ đạo các cấp có thẩm quyền nghiên cứu ban hành quy định về cơ chế phối
hợp giữa các tổ chức tín dụng và các giải pháp thanh toán điện tử để tạo sự liên thông trong
thanh toán, tiết kiệm chi phí do sử dụng chung hạ tầng và sự tiện lợi tối ưu cho người sử
dụng.
Thứ tư, tiếp tục chuẩn hóa và ban hành mới những quy định liên quan đến bảo mật
thông tin khách hàng, chia sẻ thông tin và quy định về sử dụng mạng dữ liệu, bảo vệ quyền
lợi người dùng tiền điện tử và có các chế tài mạnh mẽ để xử lý các hành vi đánh cắp thông
tin thanh toán hoặc can thiệp vào giao dịch sử dụng tiền điện tử.
- Về phía các tổ chức tín dụng:
Thứ nhất, cần tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn trong giao dịch sử dụng tiền điện
tử. Cần kiểm tra, đánh giá an ninh mạng, anh ninh thanh toán điện tử thường xuyên và định
kỳ nhằm tìm ra các lỗ hổng kịp thời để có biện pháp khắc phục, hạn chế tối đa rủi ro kỹ
thuật. Bên cạnh đó, cần xây dựng quy trình quản lý rủi ro hệ thống thanh toán tích hợp và
hiệu quả để phát hiện, phân loại, xử lý và phòng tránh rủi ro ở tất cả các khâu trong quá
trình giao dịch thanh toán.
Thứ hai, cần quan tâm sát sao hơn nữa đến việc thường xuyên cập nhật các hình thức
lừa đảo trong sử dụng tiền điện tử đến khách hàng cũng như đưa ra các cảnh báo đề phòng,
hướng dẫn người sử dụng để phòng tránh các nguy cơ lừa đảo; khuyến khích khách hàng

306
tăng tính bảo mật thông tin trong thanh toán để hạn chế rủi ro phát sinh liên quan đến giao
dịch sử dụng tiền điện tử.
Thứ ba, tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ công nghệ hiện đại vào hoạt động thanh toán, lấy
việc cung ứng dịch vụ trên thiết bị di động làm mục tiêu chính. Đồng thời chủ động liên
kết, phối hợp với các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ để kết nối, tích hợp
hệ thống công nghệ thông tin của các tổ chức, cá nhân này với hệ thống thanh toán của các
tổ chức tín dụng,
Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giúp cho họ có thể
hỗ trợ khách hàng một cách nhanh chóng, rút ngắn thời gian giao dich và giảm các mứu phí
dịch vụ để thanh toán điện tử. Bên cạnh đó, cũng cần đầu tư công nghệ, trang thiết bị thanh
toán để phòng tránh các rủi ro về lỗi ký thuật hay hạn chế năng lực quản lý của con người
trong quá trình vận hành và thực hiện các giao dịch.
- Đối với người dân sử dụng tiền điện tử:
Thứ nhất, khi sử dụng các phương tiện hoặc dịch vụ thanh toán điện tử như: ví điện
tử, Internet Banking, Mobile Banking,…người dân sử dụng cần cài đặt các chương trình
diệt virus, bảo mật và đặc biệt không nhấp vào các đường link lạ.
Thứ hai, người dân sử dụng cũng nên cảnh giác sử dụng mạng công cộng để tiến hành
thanh toán. Nếu bắt buộc phải truy cập thông qua một mạng công cộng, hãy kết nối qua
một mạng ảo (gọi là VPN) khi đó mọi chi tiết truy cập sẽ được mã hóa qua mạng ảo này và
hạn chế được rủi ro đánh cắp thông tin.
Thứ ba, người dân sử dụng tiền điện tử nên đang ký dịch vụ tin nhắn thông báo số dư
hoặc kiểm tra thường xuyên trên các ứng dụng thanh toán. Đây là giải pháp vừa hữu hiệu
vừa đơn giản để quản lý tài khoản vì bất kỳ giao dịch nào phát sinh đều được gửi tin nhắn
thông báo cho người sử dụng.
Tài liệu tham khảo:
1. ThS Nguyễn Đức Việt (2021), “Tiền điện tử pháp định và một số đề xuất cho Việt
Nam”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam, ISSN: 2615-9759
2. TS Nguyễn Trần Hưng (2022), “Thanh toán điện tử tại Việt Nam giai đoạn 2022 -
2025: Triển vọng, thách thức và một số giải pháp phát triển”, Tạp chí công thương

307
KINH NGHIỆM CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH
TẠI NGÂN HÀNG VIETCOMBANK
Phạm Linh Chi - CQ 60/11.01 CLC
Lê Huyền Cơ - CQ 59/11.03 CLC
Tóm tắt: Hiện nay, kinh tế số đang trở thành đặc trưng và là xu thế tất yếu trên
thế giới, được nhiều quốc gia nghiên cứu, ứng dụng và phát triển. Đặc biệt, dưới tác
động của đại dịch Covid-19, chuyển đổi số đã không còn là lựa chọn mà trở thành yêu
cầu bắt buộc đối với mỗi quốc gia và doanh nghiệp. Với vai trò “huyết mạch” của nền
kinh tế, chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng sẽ là một trong những yếu tố
then chốt cho chuyển đổi số nói chung và thúc đẩy chuyển đổi số trong các lĩnh vực khác
nói riêng.
Một trong những động lực chính của phát triển kinh tế số là lĩnh vực tài chính,
chiếm vị trí thứ hai, chỉ sau viễn thông (Schepinin & Bataev, 2019). Chuyển đổi số trong
lĩnh vực tài chính trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều bước tiến lớn, nhanh chóng
trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên, công nghệ là loại hình đặc biệt, cho dù có thường
xuyên nắm bắt, cập nhật liên tục nhưng vẫn có những độ trễ nhất định khi đem những
xu hướng, công nghệ mới áp dụng cho doanh nghiệp trong nước do những ràng buộc về
pháp lý, chế tài, môi trường kinh doanh và nhận thức xã hội.
Từ khóa: đầu tư: ứng dụng công nghệ; nâng cao hiệu quả; nâng cao trải nghiệm
khách hàng
1. Kinh nghiệm chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính tại ngân hàng
Vietcombank
Ngân hàng Vietcombank xác định chuyển đổi số là đột phá chiến lược và đang triển
khai một chương trình hành động chuyển đổi số tổng thể, toàn diện nhằm mục tiêu đạt mức
độ trưởng thành chuyển đổi số nằm trong top ngân ngân hàng dẫn đầu ASEAN vào năm
2025. Chính vì vậy, Vietcombank đã trở thành một trong những ngân hàng tiên phong
chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, đạt được nhiều thành tựu trên con đường
trở thành ngân hàng số, để lại những kinh nghiệm, bài học quý giá không chỉ đối với ngành
tài chính nói riêng mà cả với các tổ chức, doanh nghiệp nói chung.
Một là, Xác định mục tiêu và chiến lược
Mục tiêu của Vietcombank trong chuyển đổi số là nâng cao chất lượng dịch vụ và cải
thiện hiệu quả hoạt động bằng cách sử dụng công nghệ thông tin để tăng cường khả năng
cạnh tranh và tối ưu hóa chi phí. Để đạt được những mục tiêu này, Vietcombank đã xác định
các chiến lược cụ thể sau:

308
- Nâng cao trải nghiệm khách hàng: đặt khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động
của mình. Từ đó, ngân hàng tập trung vào cải thiện trải nghiệm khách hàng bằng cách cung
cấp các dịch vụ trực tuyến, giảm thời gian xử lý giao dịch và tối ưu hóa quy trình.
- Tăng cường quản lý rủi ro: Sử dụng công nghệ thông tin để giám sát và phân tích dữ
liệu, Vietcombank có thể nhanh chóng phát hiện các rủi ro tiềm ẩn và đưa ra các giải pháp
phù hợp để giảm thiểu rủi ro và tăng cường độ tin cậy với khách hàng.
- Tối ưu hóa hoạt động: Ứng dụng công nghệ vào thực tiễn nhằm tối ưu hóa quy trình
hoạt động giúp ngân hàng Vietcombank có thể giảm thiểu chi phí, sử dụng nguồn nhân lực
vào những công việc khác nhằm tận dụng nhân lực, nâng cao năng suất, giảm thiểu tối đa
những sai sót do con người.
Hai là, Đầu tư vào công nghệ
Là một trong những ngân hàng lớn ở Việt Nam, Vietcombank đã đầu tư rất nhiều vào
các công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình:
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI): Vietcombank - một trong những ngân hàng đầu tiên
áp dụng công nghệ AI trên ứng dụng nền tảng ngân hàng di động với tiện ích của một trợ
lý ảo, giúp khách hàng thực hiện dễ dàng giao dịch thông qua nhắn tin qua ứng dụng VCB
- Mobile Banking.
- Công nghệ Blockchain: Ngân hàng Vietcombank đã nghiên cứu và đầu tư vào công
nghệ blockchain nhằm giảm bớt các thủ tục, bước trung gian, tăng tốc độ giao dịch giữa
các bên; đồng thời; mang lại sự minh bạch và bảo mật cao hơn trong giao dịch.
- Công nghệ điện toán đám mây (cloud computing): Vietcombank đã ứng dụng công
nghệ điện toán đám mây để quản lý dữ liệu, tăng tốc độ xử lý thông tin và cải thiện tính bảo
mật của hệ thống.
- Công nghệ vân tay và nhận diện khuôn mặt: Ngân hàng đã áp dụng công nghệ nhận
diện sinh trắc học như vân tay và nhận diện khuôn mặt để xác thực khách hàng và tăng tính
bảo mật cho các giao dịch.
- Công nghệ thanh toán không dùng tiền mặt (cashless payment): Vietcombank đã
phát triển nhiều ứng dụng và dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt như ví điện tử, thanh
toán qua QR code để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời đại số hóa.
Ba là, Tập trung vào trải nghiệm khách hàng
Vietcombank liên tục đầu tư vào công nghệ mới, tiên tiến với những sản phẩm đi tắt,
đón đầu nhu cầu của khách hàng, phù hợp với xu hướng của cuộc sống hiện đại.
VCB Digibank là dịch vụ được xây dựng trên việc hợp nhất và thay thế các nền tảng
giao dịch riêng rẽ trên Internet Banking và Mobile Banking trước đó của Vietcombank,

309
cung cấp trải nghiệm liền mạch, thống nhất cho khách hàng trên các phương tiện điện tử
như máy tính (PC/Laptop) và thiết bị di động (điện thoại/tablet)
Chỉ sau 1 thời gian ngắn ra mắt thị trường, VCB Digibank đã nhận được nhiều phản
hồi tích cực từ phía khách hàng nhờ trải nghiệm đồng nhất và hoàn toàn mới đem lại cho
khách hàng về giao diện, thông tin đăng nhập, hạn mức, phí dịch vụ, tính năng, tiện ích,
cho phép khách hàng dễ dàng thực hiện các tiện ích số trên các kênh ngân hàng số của
Vietcombank.
Bên cạnh đó, Vietcombank đã xây dựng những dịch vụ ngân hàng điện tử đa dạng:
VCB-iBanking, VCB-Mobile Banking, VCBPAY, VCB-SMS Banking cùng những tính
năng tài chính nổi trội như: chuyển tiền, thanh toán online, thanh toán hóa đơn, nạp tiền
điện thoại, trích nợ tự động, đặt vé tàu, vé xe, thanh toán qua mã QR, …
Đặc biệt, kể từ thời điểm đại dịch Covid-19 bùng nổ tại nhiều quốc gia trên thế giới,
hoạt động thanh toán thông qua các thiết bị di động bắt đầu bứt phá do người dùng chuyển
đổi hình thức mua sắm từ truyền thống sang thương mại điện tử. Nắm bắt được xu hướng
này, vừa qua, Vietcombank và hãng chuyển phát nhanh J&T Express đã hợp tác triển khai
thanh toán đơn hàng bằng hình thức quét mã QR động. Theo đó, người dùng chỉ cần cài
ứng dụng của ngân hàng trên điện thoại khi thanh toán đơn hàng bằng cách quét mã QR
động do J&T Express cung cấp, các thông tin như số tiền cần thanh toán, số tài khoản, thông
tin đơn hàng… sẽ tự động hiển thị đầy đủ trên ứng dụng. Tiền từ tài khoản của khách hàng
được chuyển thẳng về hệ thống sẽ tránh các rủi ro nhầm lẫn hoặc mất mát. Với việc đầu tư
vào giải pháp thanh toán hợp tác với J&T Express, Vietcombank đã mang đến cho khách
hàng trải nghiệm thanh toán nhanh chóng, tiện lợi, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
Cuối cùng, nằm trong lộ trình chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ để phục vụ khách
hàng tốt hơn, từ ngày 09/7/2022, Vietcombank chính thức ra mắt Trợ lý ảo VCB Digibot
trong hoạt động chăm sóc khách hàng trên kênh Website và Fanpage, giúp khách hàng có
thêm một kênh hỗ trợ 24/7 hiện đại và thân thiện bên cạnh kênh Hotline hiện hữu của ngân
hàng. Với việc Vietcombank triển khai Chatbot trên hai kênh thông tin này, từ nay khách
hàng thay vì phải đến các điểm giao dịch Vietcombank hoặc gọi đến tổng đài viên chăm
sóc khách hàng, thì có thể trò chuyện trực tuyến với Trợ lý ảo VCB Digibot bằng ngôn ngữ
tiếng Việt để hỗ trợ tư vấn, cung cấp thông tin, giải đáp các vướng mắc khi sử dụng sản
phẩm, dịch vụ của Vietcombank.
Bốn là, Đào tạo nhân viên
Nhằm đạt mục tiêu chiến lược đến năm 2025 trở thành Ngân hàng đứng đầu về chuyển
đổi số, bên cạnh yếu tố công nghệ thì yếu tố con người – nguồn nhân lực chất lượng cao có

310
vai trò đặc biệt quan trọng. Nhận thức được vấn đề này, ngân hàng Vietcombank đã tập
trung đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực
theo hướng coi trọng phát triển năng lực và phẩm chất cho cán bộ nhân viên, đồng thời chú
trọng đến công tác đào tạo nhằm thích ứng với quá trình chuyển đổi số. Chương trình đào
tạo chủ yếu bao gồm:
- Đào tạo cơ bản về công nghệ thông tin: chương trình cung cấp những kiến thức về
công nghệ thông tin cơ bản và cách sử dụng chúng trong các hoạt động ngân hàng.
- Đào tạo chuyên sâu về chuyển đổi số: tập trung vào các kĩ năng và kiến thức liên
quan đến chuyển đổi số, bao gồm các chủ đề như trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain, …
- Đào tạo về các dịch vụ ngân hàng số: chương trình này giúp nhân viên nắm rõ các
dịch vụ ngân hàng số của Vietcombank và cách sử dụng để tư vấn, hỗ trợ khách hàng.
- Đào tạo kỹ năng mềm: chương trình này giúp nhân viên trau dồi được những kỹ
năng cần thiết khi làm việc tại một ngân hàng số như: kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian,
làm việc nhóm, …
Các chương trình đào tạo này giúp cho nhân viên có thể nhanh chóng tiếp cận, nắm
bắt được những thay đổi về công nghệ, cải thiện năng lực, nâng cao năng suất và trở thành
những chuyên gia trong lĩnh vực chuyển đổi số.
2. Hiệu quả khi áp dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Quý II - 2021 Qúy II - 2022 Tăng
trưởng
Kết quả kinh doanh
Tổng thu nhập hoạt động kinh doanh 12.903.301 15.972.341 23,8%
Thu nhập lãi thuần 11.096.206 12.797.206 15,3%
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 428.469 694.629 38,3%
Tổng lợi nhuận trước thuế 4.941.962 7.423.087 50,2%
Lợi nhuận sau thuế 3.964.674 5.941.931 49,9%
NIM 3,36% 3,33%
ROAA 1,6% 1,7%
ROAE 21,1% 21,9%
Cân đối kế toán
Tín dụng 928.385 1.112.460 19,8%

311
Cho vay khách hàng 921.948 1.100.852 19,4%
Tiền gửi khách hàng 1.051.274 1.195.392 13,7%
CASA 33,2% 35,4%
Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLRC) 351,8% 505,9%
Báo cáo tài chính quý II – 2021 và quý II – 2022 (Đơn vị: tỷ đồng)
Theo báo cáo tài chính quý 2/2022 của ngân hàng Vietcombank, tổng thu nhập hoạt
động kinh doanh của ngân hành này đạt khoảng 15,9 nghìn tỷ đồng, tăng 23,8% so với cùng
quý năm trước đó. Đặc biệt, thông qua việc ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động nhằm
tối ưu hóa thời gian và nâng cao trải nghiệm khách hàng, hoạt động gửi tiền và cho vay
khách hàng tăng lần lượt là 13,7% và 19,4%. Bên cạnh đó, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ
cũng chứng kiến mức tăng 38,3% so với cùng kì năm trước đi và các chỉ số sinh lời đều
duy trì ở mức cao (chỉ số ROAA và ROAE lần lượt là 1,7% và 21,9%).
Kết luận
Với các mục tiêu, chiến lược, hành động trên, Vietcombank đã chứng tỏ sự thành công
trong việc chuyển đổi số tại lĩnh vực tài chính. Thực tế đã và đang chứng minh, chuyển đổi
số không chỉ giúp Vietcombank nâng cao tính hiệu quả trong quản lý và vận hành doanh
nghiệp, mà còn tạo ra những trải nghiệm tiện ích, hữu dụng cho khách hàng và hạn chế các
sai sót trong các giao dịch tài chính.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi số cũng đem lại những thách thức nhất định cho ngân hàng
Vietcombank như việc đầu tư chi phí để triển khai và duy trì hệ thống, đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng để có thể sử dụng hiệu quả những công nghệ mới. Đối mặt với những vấn
đề này đòi hỏi sự kiên trì, quyết tâm và nỗ lực của Vietcombank để tiếp tục duy trì và phát
triển trong tương lai.
Kinh nghiệm chuyển đổi số của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt
Nam - Vietcombank trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng đã trở thành bài học quý giá cho
không chỉ cá ngân hàng khác nói riêng mà còn với các tổ chức, doanh nghiệp nói chung.
Việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động nhằm gia tăng tính cạnh tranh và trải nghiệm khách
hàng đã và đang là một xu thế không thể phủ nhận. Điều quan trọng là các doanh nghiệp
phải quyết tâm, dám nghĩ – dám làm – dám chịu trách nhiệm, nỗ lực để đẩy mạnh việc
chuyển đổi số một cách hiệu quả, bền vững.
Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo thường niên 2020 của ngân hàng Vietcombank
2. https://tapchitaichinh.vn/hoat-dong-dao-tao-cua-vietcombank-ghi-nhan-nhieu-
312
no-luc-doi-moi.html
3. https://tapchinganhang.gov.vn/vietcombank-chuyen-doi-so-gia-tang-trai-
nghiem-khach-hang.htm
4. https://tapchinganhang.gov.vn/nhung-ket-qua-thuc-nghiem-ve-cac-yeu-to-anh-
huong-den-qua-trinh-chuyen-doi-so-trong-nganh-ngan-hang.htm
5. https://baotainguyenmoitruong.vn/vietcombank-chuyen-doi-so-thuc-day-thanh-
toan-khong-dung-tien-mat-344667.html
6. https://thitruongtaichinhtiente.vn/vietcombank-tien-phong-trong-chuyen-doi-
so-40310.html
7. Báo cáo tài chính hợp nhất quý II năm 2022 của ngân hàng Vietcombank

CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH –


THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Trần Thị Hạnh – CQ59.09.01
Tóm tắt: Chuyển đổi số đang là xu hướng tất yếu đối với mọi quốc gia trên thế giới.
Chuyển đổi số đã mở ra một bối cảnh hoàn toàn mới với các lĩnh vực và chủ thể của nền
kinh tế, trong đó có lĩnh vực phân tích tài chính. Bài viết dưới đây tập trung nghiên cứu
chuyển đổi số trong lĩnh vực phân tích tài chính, những thách thức và cơ hội đối với sinh
viên chuyên ngành phân tích tài chính nguồn lực cốt lõi của lĩnh vực phân tích tài chính.
Từ khoá: Chuyển đổi số, phân tích tài chính, sinh viên chuyên ngành phân tích tài
chính
1. Đặt vấn đề
Khái niệm chuyển đổi số, chuyển đổi số trong lĩnh vực phân tích tài chính
Mặc dù, thuật ngữ chuyển đổi số đã xuất hiện phố biến trên thế giới những năm gần
đây, tuy nhiên vẫn chưa có khái niệm cụ thể nào cho chuyển đổi số. Có nhiều định nghĩa,
quan điểm, cách nhìn khác nhau về chuyển đổi số. Theo Gartner, chuyển đổi số là việc sử
dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và
giá trị mới. Microsoft lại cho rằng: “Chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức
tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới.” Theo quan điểm của
FPT, chuyển đổi số trong tổ chức, doanh nghiệp là quá trình thay đổi từ mô hình truyền
thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data),

313
Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)... thay đổi phương thức điều hành, lãnh
đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty. Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích như cắt giảm
chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra
quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời. Qua
đó, hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao.
Tuy có nhiều khái niệm, quan điểm khác nhau về chuyển đổi số, song theo tác giả
chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống,
cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số như điện toán đám mây
(cloud), dữ liệu lớn (Big data), trí tuệ nhân tạo (AI)....nhằm cung cấp dịch vụ mới hoặc
cung cấp dịch vụ đã có theo cách mới giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, nâng cao trải
nghiệm khách hàng, thích nghi và phục hồi trước những biến động của thị trường.
Như vậy, chuyển đổi số trong lĩnh vực phân tích tài chính là việc ứng dụng các công
nghệ hiện đại vào xử lý các nghiệp vụ phân tích tài chính, giúp cho các nghiệp vụ phân
tích được triển khai nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả hơn, góp phần nâng cao năng suất lao
động, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Những yếu tố thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực phân tích tài chính
Chuyển đổi số trong lĩnh vực phân tích tài chính đến từ nhiểu yếu tố khác nhau trong
đó có cả yếu tố khách quan và chủ quan.
Chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số trong lĩnh vực phân tích tài chính nói
riêng sẽ thay đổi căn bản tư duy nhận thức về tầm nhìn tương lai và các mối quan hệ kinh
tế - xã hội, tác động ảnh hưởng sâu rộng đến cấu trúc và các mối quan hệ trong nền kinh tế
toàn cầu: thay lao động chân tay bằng tự động hóa; thay vốn bằng tri thức và dữ liệu; thay
đổi toàn diện mối quan hệ của chính quyền với người dân và giữa các chủ thể trong nền
kinh tế thông qua việc xóa bỏ các cơ chế trung gian trong chuỗi giá trị bằng công nghệ kết
nối trực tiếp; thay đổi thói quen tiêu dùng cũng như hành vi ứng xử của toàn xã hội. Có thể
nói đây chính là một quá trình tất yếu, một xu hướng toàn cầu.
Hiện nay, chuyển đổi số giúp giải quyết các nghiệp vụ phân tích tài chính trở lên
nhanh chóng và hiệu quả hơn. Chẳng hạn như việc áp dụng học máy (Machine – learning),
trí tuệ nhân tạo (AI) hay dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud), cho phép bộ
phận phân tích tài chính trong có thể tiếp cận với nguồn dữ liệu cần thiết một cách đầy đủ,
nhanh chóng, hiệu quả, đồng thời tự động hóa các nghiệp vụ thường xuyên lặp đi lặp lại, từ
đó giúp họ có thể chú trọng đến các hoạt động tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp như
lập kế hoạch trên cơ sở dữ liệu, phân tích chuyên sâu, lập chiến lược ngân quỹ, chính sách
phù hợp với tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp, phù hợp với bối

314
cảnh kinh tế xã hội và môi trường kinh doanh hơn là chỉ tập trung hoàn thiện các báo cáo
số liệu định kỳ theo những khuôn mẫu nhất định.
Đối với các doanh nghiệp. Chuyển đổi số giúp tự động hoá quy trình hoạt động kinh
doanh, là điểm khởi đầu của quá trình sáng tạo, giúp doanh nghiệp đáp ứng những kỳ vọng
ngày càng cao của khách hàng với mức chi phí thấp nhất. Bên cạnh đó, việc áp dụng các
thuật toán học, trực quan hoá số liệu, các công nghệ trí tuệ nhân tạo… vào phân tích dữ liệu
giúp cho doanh nghiệp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát tình hình kinh doanh, theo dõi các
rủi ro tài chính. Nhờ đó doanh nghiệp gia tăng năng lực cạnh tranh và sức chống chịu trong
nền kinh tế ngày càng cạnh tranh và bất ổn.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực phân tích tài chính là một điều tất yếu, nó đem lại nhiều
lợi ích cho các tổ chức, doanh nghiệp và các cá nhân. Bên cạnh đó, trước quá trình chuyển
đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, thị trường lao động ngày càng khó tính và đòi hỏi cao hơn
về chất lượng. Mục đích nghiên cứu giúp sinh viên viên chuyên ngành phân tích tài chính
Học viện tài chính nói riêng và sinh viên chuyên ngành phân tích tài chính trên cả nước
nói chung nhận thức những cơ hội, thách thức từ đó có thể cạnh tranh tốt trên thị trường
lao động khu vực và quốc tế, góp phần giảm tình trạng thiếu hụt nhân lực lĩnh vực phân
tích tài chính trong bối cảnh chuyển đổi số
2.Ứng dụng cụ thể của chuyển đổi số trong hoạt động phân tích tài chính và thách
thức đặt ra với sinh viên chuyên ngành phân tích tài chính
Thứ nhất, ứng dụng chuyển đổi số trong chăm sóc khách hàng
Đối với các chuyên viên phân tích tài chính, lợi ích của khách hàng được đặt hàng đầu
vì vậy mục tiêu của họ là luôn tìm cách thoả mãn các nhu cầu và sự mong đợi của khách
hàng. Với phương thức truyền thống khách hàng tương tác với các nhà phân tích tài chính
qua gặp mặt trực tiếp hoặc tổng đài CSKH, quy tình này thường mất thời gian và không hài
lòng đối với khách hàng. Tuy nhiên hiện nay, với nhịp sống và công nghệ ngày càng cao
thói quen và mong đợi của khách hàng đã thay đổi, các phương thức truyền thống đã không
còn phù hợp. Khách hàng mong đợi nhận được trải nghiệm nhanh chóng và tiện lợi hơn,
lựa chọn sử dụng dịch vụ ngay trên các nền tảng hội thoại phổ biến như mạng xã hội và
được giám sát đánh giá các vấn đề của khách hàng với tổ chức tài chính. Còn với các tổ
chức tài chính nói chung và chuyên viên phân tích tài chính nói riêng họ mong muốn được
kết nối với khách hàng 24/7 và liên tục đồng thời đảm bảo tạo ra trải nghiệm cá nhân hoá
đối với từng khách hàng. Chuyển đổi số đã mang đến những công nghệ cao đem lại bứt phá
về hiệu suất, tạo ra những trải nghiệm hiệu quả mới như Công nghệ tự động hoá thông minh
(Intelligent automation – AI) - tự động hoá kết hợp với AI (Artificial Intelligence – Trí tuệ

315
nhân tạo) nhằm tăng hiệu suất cung cấp thông tin tức thời giúp số hoá tài liệu văn bản để
giảm thời gian trải nghiệm dịch vụ như sử dụng Chatbot, Voicebot. Một phần mềm chatbot
cơ bản hoàn toàn có thể thay thế vai trò cho một nhân viên chăm sóc khách hàng. Các tác
vụ như: trả lời câu hỏi đơn giản, giới thiệu sản phẩm, chốt đơn… đều có thể được thực hiện
hoàn toàn tự động. Một chatbot nâng cao có thể có thể phân tích và đưa ra dự đoán dựa
trên hồ sơ và lịch sử hành vi người dùng. Siri của Apple và Alexa của Amazon là những ví
dụ về các chatbot có thể đưa ra dự đoán, hướng tới cá nhân hóa dịch vụ cho người tiêu
dùng. Với các kịch bản xây dựng sẵn cho từng nhóm khách hàng, chatbot có thể tiếp cận
các khách hàng tiềm năng, giảm thiểu việc tiếp cận sai đối tượng, lãng phí thời gian của
doanh nghiệp và khách hàng.
Thứ hai, ứng dụng chuyển đổi số trong thu thập, tổng hợp thông tin dữ liệu
Dữ liệu là nguyên liệu quan trọng đối với các chuyên viên phân tích tài chính. Trước
sự tăng trưởng khối lượng dữ liệu đã đặt ra một thách thức đáng kể cho các nhóm phân tích
tài chính khi họ tìm cách chắt lọc các tập dữ liệu ngày càng lớn và phức tạp hơn thành một
nguồn thông tin xác thực cung cấp thông tin hữu ích, cần thiết để thực hiện các loại phân
tích mà doanh nghiệp yêu cầu. Đồng thời, để hỗ trợ doanh nghiệp thông qua lập kế hoạch
kịch bản tài chính nhiều sắc thái hơn, hiểu biết sâu sắc về cách quản lý thanh khoản tốt hơn
hoặc cải thiện hướng dẫn về nơi triển khai tài sản tốt nhất, các chuyên viên phân tích tài
chính phải sắp xếp dữ liệu đáng tin cậy, chất lượng cao một cách nhanh chóng. Hơn nữa,
việc xác thực và làm sạch dữ liệu tại điểm nhập sẽ hiểu quả hơn nhiều so với việc giải quyết
vấn đề về chất lượng dữ liệu sau khi chúng đã được sử dụng. Chuyển đổi số với việc áp
dụng những công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud)… sẽ
giúp cho việc lưu trữ, chuyển tải và tổng hợp một lượng thông tin số liệu khổng lồ đa dạng
hơn, nhanh nhạy hơn và đảm bảo phù hợp với yêu cầu phân tích. Khi các tổ chức thực hiện
chuyển đổi số, thì các thông tin, dữ liệu đều được đưa lên tài khoản điện toán đám mây.
Nhờ đó, nhà quản lý dễ dàng theo dõi và cập nhật thông tin để nhanh chóng đưa ra quyết
định chính xác cho tổ chức, doanh nghiệp của mình. Ngoài ra, các thuật toán học máy
(Machine – Learning) có thể giúp tham chiếu chéo và xác thực dữ liệu, giúp giảm lỗi và
giảm thời gian cần thiết để đảm bảo dữ liệu.
Thứ ba, ứng dụng chuyển đổi số trong phân tích dữ liệu
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tính toán và khoa học dữ liệu, phương pháp
phân tích dự đoán đã được ra đời và ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong công tác dự
báo tài chính. Phân tích dự đoán là việc sử dụng dữ liệu để dự đoán xu hướng và sự kiện
trong tương lai. Dựa trên dữ liệu hiện tại và lịch sử để đưa ra dự báo về các kịch bản có thể

316
xảy ra trong tương lai, là cơ sở giúp người sử dụng thông tin ra quyết định phù hợp với mục
tiêu quan tâm (Catherine, 2021). Các dự đoán có thể là chiến lược trong thời gian dài hạn
hoặc cũng có thể là dự đoán cho tương lai gần như dự đoán công suất hoạt động của bộ
phận máy móc trong tuần làm việc hoặc xa hơn như dự đoán dòng tiền của công ty trong
năm tài chính tiếp theo. Phân tích dự đoán có thể được thực hiện một cách thủ công hoặc
sử dụng các thuật toán học máy.
Một trong những công cụ phổ biến được sử dụng trong phân tích dự đoán là phân tích
hồi quy. Công cụ này cho phép nhà phân tích xác định mối quan hệ giữa các biến và mối
quan hệ này được viết dưới dạng một phương trình toán học giúp dự báo các kết quả khác
nhau khi thay đổi các biến số đầu vào. Sử dụng phương pháp phân tích dự đoán giúp các
nhà phân tích có thể thấy trước được các kịch bản có thể diễn ra trong tương lại, trên cơ sở
đó đưa ra các quyết định một cách hiệu quả và phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro, cải thiện
kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó phân tích dự báo giúp các
nhà phân tích tài chính xử lý và cung cấp dữ liệu hiệu quả, tiết kiệm thời gian hơn và tính
kịp thời cũng cao hơn. Một trong những ứng dụng phổ biến của phương pháp phân tích dự
đoán trong công tác phân tích tài chính doanh nghiệp đó là sử dụng phương pháp dự đoán
trong dự báo dòng tiền, đây cũng là một trong các cách tiếp cận trong nội dung lập kế hoạch
thanh khoản của doanh nghiệp. Phân tích dự đoán trong dự báo dòng tiền sử dụng các công
cụ như mô hình hồi quy không tham số (additive regression), mô hình tự hồi quy
(autoregressive model) như là ARIMA, hoặc mạng lưới thần kinh (neutral networks) để
thiết lập các mô hình dự báo chi tiết cho các chỉ tiêu như số dư tiền cuối kỳ, dòng tiền thuần
trong kỳ, tổng dòng tiền chi ra trong kỳ, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (KPMG,
2020).
Thứ tư, ứng dụng chuyển đổi số trong trình bày trao đổi dữ liệu đến người sử dụng
Ngoài việc thu thập, tổng hợp và phân tích dữ liệu, thì cách thức trình bày và trao đổi
dữ liệu đến người sử dụng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Để dữ liệu phân tích được
sử dụng theo đúng ý nghĩa của nó, nhà quản lý có đưa ra quyết định phù hợp với tình hình
thực tế của doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các cộng cụ trực quan hoá dữ
liệu như Tableau, Power BI, QlikSense, Azure,…. Trực quan hóa dữ liệu (đồ thị hoá dữ
liệu/ hình ảnh hoá dữ liệu) là quá trình sử dụng các yếu tố hình ảnh như đồ thị, biểu đồ hoặc
bản đồ để trình bày dữ liệu thô; biến các con số rời rạc, đơn lẻ thành một bức tranh tổng có
thể bóc tách thông tin nhanh. Cụ thể hơn, trực quan hoá dữ liệu được ứng dụng với mục
tiêu chuyển đổi dữ liệu phức tạp, có dung lượng lớn hoặc dữ liệu số thành hình ảnh dễ hiểu,
từ đó giúp người đọc đúc kết thông tin chuyên sâu và đưa ra quyết định nhanh, chính xác.

317
Bộ phận phân tích dữ liệu và ban lãnh đạo cấp cao nhất thường đọc dữ liệu đã được trực
quan hoá qua các công cụ. Những dữ liệu này rõ ràng và dễ hiểu hơn so với các số liệu thô.
Nhờ đó, các lãnh đạo sẽ tiết kiệm được thời gian thông phân tích dữ liệu. Đồng thời, các
chuyên gia phân tích tài chính cũng thu được cái nhìn toàn cảnh, xác định được mối liên
kết giữa các yếu tố cũng như các thay đổi và xu hướng thay đổi trong từng thời kỳ. Tất cả
yếu tố này sẽ đặt nền tảng cho những kết luận chính xác hơn, đưa ra là chuỗi quyết định
hợp lý, nhanh chóng, đúng thời điểm hơn nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh trước đối thủ.
Ngoài ra, các nhà phân tích có thể sử dụng ngôn ngữ lập trình (NLG - natural-language
generation) để cung cấp bản thảo ban đầu về thảo luận và phân tích quản lý cho đánh giá
hoạt động hàng tháng của mình. Công nghệ này chuyển đổi dữ liệu có cấu trúc thành văn
xuôi tài chính có ý nghĩa để tóm tắt và tổng hợp những hiểu biết sâu sắc. Việc tự động hóa
các phần của báo cáo đã giải phóng thời gian của nhân viên tài chính có tay nghề cao, cho
phép họ có thêm thời gian để giải quyết rủi ro và theo đuổi các cơ hội.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của chuyển đổi số, công nghệ AI và tự động hoá đã có
khả năng thực hiện một số nhiệm vụ truyền thống, lặp đi lặp lại của chuyên viên phân tích
tài chính như nhập liệu, làm biểu đồ, quản lý dữ liệu,... hỗ trợ việc ra quyết định trở lên
chính xác và hiệu quả trên quy mô lớn. Điều đó đã tạo ra những thách thức đối với mỗi
chuyên viên phân tích tài chính nói chung và sinh viên chuyên ngành phân tích tài chính –
thế hệ tương lai, nguồn lực cốt lõi của ngành phân tích tài chính nói riêng.
Thách thức đầu tiên mà các chuyên viên phân tích tài chính phải đổi mặt trong bối
cảnh chuyển đổi số đó là việc thích nghi với sự phát triển từ một nền văn hoá tri thức sang
một nền văn hoá học hỏi – từ một nền văn hoá chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm trong
việc ra quyết định sang một nền văn hoá khách quan hơn và định hướng dữ liệu cũng như
nắm bắt sức mạnh của dữ liệu và công nghệ. Nó buộc nhà phân tích tài chính phải thay đổi
tư duy – từ tư duy dựa trên chuyên gia sang tư duy năng động hơn và định hướng học hỏi
nhiều hơn, trái ngược với tư duy cố định.
Một thách thức khác đối với các chuyên viên phân tích tài chính đó là kỹ năng chuyên
môn. Trong khi công nghệ đã làm giảm yêu cầu đối với một số kỹ năng như ghi dữ liệu tài
chính chính xác hay xử lý giao dịch thì đòi hỏi về những kỹ năng liên quan đến phân tích,
dự báo và hoạch định chiến lược tài chính lại đang lớn dần theo thời gian. Chuyên viên
phân tích tài chính cũng cần phải am hiểu và thành thạo công nghệ, ít nhất là những phần
mềm, công cụ được sử dụng trong lĩnh vực của mình nếu như không muốn bị bỏ lại phía
sau. Bên cạnh đó, chuyên viên phân tích tài chính cũng ngày càng tham gia mạnh mẽ hơn
vào quá trình hoạch định chiến lược phát triển cho doanh nghiệp. Nếu như trước đây, họ

318
chỉ cần đưa ra kết luận bằng những con số cụ thể thì nay, họ sẽ phải dựa trên những con số
đó để lập kế hoạch, định hướng chiến lược cho công ty. Ngoài ra, chuyển đổi số với sự phát
triển vượt bậc của công nghệ số và xu hướng chuyển dần sang điện toán đám mây, những
lỗ hổng bảo mật vì thế tăng theo, kéo theo những lo ngại ngày càng nghiêm trọng về rủi ro
tin tặc tấn cộng. Trong khi đó, thông tin mà chuyên viên phân tích tài chính nắm giữ có giá
trị vô cùng lớn cho kẻ xấu.
CMCN 4.0 với sự phát triển ngày càng tinh vi của công nghệ số sẽ làm
Ngoài kỹ năng chuyên môn, chuyên viên phân tích tài chính cũng cần phải phát triển
thêm rất nhiều kỹ năng mềm khác, đáp ứng được yêu cầu của thời đại công nghệ thông tin.
Khi mà vai trò thay đổi, phương pháp làm việc thay đổi thì việc rèn luyện kỹ năng mềm
mới cũng là điều tất yếu. Chuyên viên phân tích tài chính cần có: Khả năng tư duy logic và
giải quyết vấn đề; Kỹ năng lập kế hoạch và hoạch định chiến lược mục tiêu; Khả năng áp
dụng công nghệ vào thực tế công việc; Kỹ năng giao tiếp và truyền tải thông tin.
Bên cạnh đó, một trong các yếu tố gây khó khăn đối với sinh viên chuyên ngành phân
tích tài chính đó là chất lượng đào tạo của từ một số trường đại học. Chương trình đào tạo
đại học chuyên ngành phân tích tài chính vẫn đang tập trung phần lớn thời lượng để đào tạo
và đánh giá kiến thức, kỹ năng thuộc nhóm năng lực cốt lõi và năng lực chuyên môn, chưa
dành thời lượng thích đáng trong chương trình đào tạo vào cấp độ nâng cao, chuyên nghiệp
để đào tạo năng lực quản lý, lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện thái độ và phẩm chất của sinh
viên trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó tồn
tại các bất cập trong đào tạo đại học như: học liệu, cơ sở vật chất, môi trường học đường
phục vụ giáo dục đào tạo, phương pháp giảng dạy....Hoạt động đào tạo chưa gắn với nhu
cầu của xã hội, chính vì vậy, chất lượng của sinh viên vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu
của xã hội đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số.
3. Cơ hội cho sinh viên chuyên ngành phân tích tài chính
Mặc dù những thách thức mà chuyển đổi số mang lại là rất lớn, song sinh viên chuyên
ngành phân tích vẫn có thể tìm thấy những cơ hội và tận dụng những cơ hội đó.
Những năm qua, nhiều trường đại học lớn, trong đó có Học viện Tài chính không chỉ
nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng cả về kiến thức, kỹ năng và đạo đức, còn tổ chức các
hoạt động như Đi thực tế tại các đơn vị doanh nghiệp, ngân hàng, công ty chứng khoán,
đơn vị sự nghiệp; Tổ chức cuộc thi về chuyên ngành, minigame tìm hiểu về nghề phân tích
tài chính và chứng chỉ CFA giúp sinh viên có học hỏi tích luỹ thêm những trải nghiệm thực
tế. Ngoài ta, Học viện đã phối hợp với ICAEW; IDA coaching Center và các đơn vị đối tác
đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên chuyên ngành.
319
Bên cạnh đó, đối với các sinh viên nghiên cứu, thực hành về phân tích tài chính,
chuyển đổi số sẽ phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ
số trong học tập, số hóa tài liệu, giáo trình, xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy
và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến... Sự giao thoa giữa các phương pháp
học tập thể hiện sự kế thừa và đổi mới, phù hợp với bối cảnh công nghệ - công nghiệp như
hiện nay. Việc học các môn khoa học phân tích và phân tích tài chính nói riêng đang có
nhiều thay đổi gắn với yêu cầu phát triển của nền kinh tế và đòi hỏi từ thực tiễn hoạt động
của các doanh nghiệp. Ngoài những kiến thức nền tàng sinh viên được kết hợp học tập
những kiến thức thực tế. Chuyển đổi số thể hiện cơ bản ở việc sinh viên đã được sử dụng
kết hợp các công cụ hỗ trợ học tập tích cực như laptop, máy chiếu, internet qua đó có thêm
nhiều kiến thức bổ trợ để có thể minh họa cho bài học trở nên sinh động và thuyết phục.
Hơn nữa, trong quá trình chuyển đổi số khiến lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ,
các thành phần kinh tế tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau, sự cạnh tranh giữa các chủ
thể kinh tế ngày càng gay gắt, khiến cho nhu cầu về phân tích tài chính càng trở nên cấp
thiết. Vì vậy đã mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn cho sinh viên chuyên ngành phân tích
tài chính.
Kết luận
Có thể thấy rằng tiềm năng phát triển của lĩnh vực phân tích tài chính là rất lớn, đặc
biệt là trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay. Bối cảnh chuyển đổi số tạo ra vô số cơ hội
trong lĩnh vực phân tích tài chính nhưng cùng với đó là những thách thức không hề nhỏ tới
từ việc tự động hóa dữ liệu, sử dụng các thuật toán và trí tuệ nhân tạo AI. Chính điều đó
đòi hỏi các sinh viên chuyên ngành phân tích – thế hệ tương lai, nguồn lực cốt lõi của ngành
cần nẵm rõ những cơ hội thách thức, không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức để cạnh tranh
tốt trên thị trường lao động khu vực và quốc tế, góp phần giảm tình trạng thiếu hụt nhân
lực góp phần thúc đẩy lĩnh vực phân tích tài chính ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Tài liệu tham khảo
1. Chuyển đổi số là gì? - VnExpress https://vnexpress.net/chuyen-doi-so-la-gi-
3921707.html
2. Finance 2030: Four imperatives for the next decade by By Ankur
Agrawal, Steven Eklund, Josh Waite, and Ed Woodcock
https://www.mckinsey.com/capabilities/quantumblack/our-insights/how-companies-are-
using-big-data-and-analytics
3. Transforming to the finance function of the future | McKinsey

320
4. Chatbot là gì? Ứng dụng của phần mềm chatbot trong chăm sóc khách hàng –
VietSoftware https://vsi-international.com/chatbot-la-gi-ung-dung-cua-phan-mem-
chatbot-trong-ho-tro-cham-soc-khach-hang-4/
5. Trực quan hoá dữ liệu là gì ? https://som.edu.vn/data-visualization-truc-quan-
hoa-du-lieu-la-gi/
6. Catherine, C. (2021). What is predictive analytics? 5 examples. Havard
Business School Online. Oct,26
https://online.hbs.edu/blog/post/predictive-analytics
7. KPMG. (2020). Predictive analytics for cashflow forecasting.
https://assets.kpmg.com/content/dam/kpmg/ch/pdf/treasury-44-predictive-analytics-for-
cashflow-forecasting.pdf
8. Kỷ yếu Hội thảo khoa học giảng viên năm 2022. Chủ đề: “Tài chính trong điều
kiện kinh tế số”
9. Giới thiệu chuyên ngành Phân tích tài chính (Mã số 09), Khoa Tài chính doanh
nghiệp, Học viện Tài chính (hvtc.edu.vn)

ỨNG DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ TRONG VIỆC CHỐNG THẤT THU
THUẾ NHÀ NƯỚC

Nguyễn Thị Ngọc Thủy -CQ60/11.02 CLC


Nguyễn Phương Anh -CQ60/11.02 CLC
Trần Hạnh Mai - CQ60/11.02 CLC
Hoàng Kiều Trang - CQ60/11.02 CLC
Trần Thị Minh Thư - CQ60/11.02 CLC

I. Tìm hiểu về hóa đơn điện tử


1.Hóa đơn điện tử - một bước tiến lớn của ngành Tài chính trong chuyển đổi số
Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện
ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương
tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp
luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy
tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Hóa đơn điện tử gồm các loại: hóa đơn xuất khẩu, hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn
bán hàng, hóa đơn khác gồm: vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm,…; phiếu thu tiền cước vận
321
chuyển hàng không, chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân
hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật
có liên quan.
2. Vai trò, tầm quan trọng của hóa đơn điện tử
Đối với Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ:
- Sử dụng hóa đơn điện tử giúp doanh nghiệp giảm chi phí và dễ sử dụng hơn so với
hóa đơn giấy (giảm chi phí giấy in, mực in, vận chuyển, lưu trữ hóa đơn, ,...). Chi phí trung
bình bỏ ra mỗi năm là 2.500 tỷ đồng cho 2,5 tỷ hóa đơn giấy (theo ước tính sơ bộ của Vụ
Doanh nghiệp lớn - Tổng cục Thuế). Sử dụng hóa đơn điện tử giúp doanh nghiệp tiết kiệm
rất nhiều thời gian (giảm đến 70% quy trình phát hành, đến 99% thời gian thanh toán, quản
lý hóa đơn, tiết kiệm 80% chi phí cho mỗi hóa đơn).
- Giúp doanh nghiệp giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính thuế. Khắc phục tình
trạng làm giả hóa đơn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tiết giảm thời gian, chi phí
hành chính.
- Khắc phục rủi ro khi sử dụng so với hóa đơn giấy. Nếu hóa đơn giấy bị mất hay bị
cháy thì việc thanh toán sẽ bị trì hoãn, thậm chí mất khoản thanh toán của khách hàng.
- Sử dụng hóa đơn điện tử tạo sự yên tâm cho người mua hàng hóa, dịch vụ: Người
mua có thể kiểm tra trực tiếp trên hệ thống hóa đơn của cơ quan thuế để biết chính xác
thông tin cụ thể về hóa đơn người bán khai báo với cơ quan thuế. Ngoài ra, người mua hóa
đơn, dịch vụ sẽ tránh được việc sử dụng phải hóa đơn của những doanh nghiệp bỏ trốn hay
mất tích.
Đối với Tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:
- Giảm thủ tục hành chính liên quan tới hóa đơn; giảm chi phí liên quan tới việc gửi,
bảo quản, lưu trữ hóa đơn và giảm rủi ro về việc mất hóa đơn.
- Hạn chế sai sót và nhầm lẫn cho bộ phận kế toán.
- Tăng tính linh hoạt và tiện lợi cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể sử dụng giải
pháp hóa đơn điện tử mọi lúc và mọi nơi (trên máy tính để bàn, máy tính bảng hoặc điện
thoại thông minh…, gửi và quản lý, giám sát hóa đơn của mình 24/7).
- Hóa đơn điện tử tự động tính toán tổng số tiền thanh toán, tự động thực hiện thêm
tiền thuế và đảm bảo các chỉ tiêu doanh số khác một cách nhanh chóng và chính xác. Kể cả
xảy ra sai sót thì cũng không tốn quá nhiều thời gian sửa chữa.
Đối với xã hội:
- Hệ thống thương mại minh bạch, hiện đại góp phần phát triển mạng lưới giao dịch,
phù hợp với xu hướng thế giới.

322
- Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh cho các doanh nghiệp, giúp hoạt
động sản xuất kinh doanh ổn định và thuận lợi. Sử dụng hóa đơn điện tử góp phần khắc
phục được tình trạng gian lận sử dụng bất hợp pháp hóa đơn (lập hóa đơn sai lệch nội dung
giữa các liên), tình trạng làm giả hóa đơn.
- Mang nhiều lợi ích chung cho xã hội, như: tiết kiệm chi phí, tài nguyên, nguồn lực
và bảo vệ môi trường.
Đối với cơ quan thuế và các cơ quan nhà nước có liên quan:
- Góp phần hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả công tác quản lý của cơ quan thuế. Thời
gian để cơ quan Thuế có được kết quả đối chiếu hóa đơn là khoảng 10 ngày làm việc. Hóa
đơn điện tử giúp cơ quan thuế xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn quản lý rủi ro trong quản
lý thuế (kịp thời ngăn chặn tình trạng doanh nghiệp trốn thuế, mất tích,...).
- Không tốn thời gian, chi phí đối chiếu hóa đơn.
- Góp phần thay đổi phương thức quản lý trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin,
cải tiến các quy trình nghiệp vụ theo hướng xử lý, kiểm soát dữ liệu tự động giúp cơ quan
thuế sử dụng hiệu quả nguồn lực, chi phí,...
3. So sánh hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử:
Điểm giống:
- Mục đích sử dụng của của hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy đều để ghi nhận thông
tin bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ theo quy định của luật kế toán.
- Đối tượng sử dụng thì đều là các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân bán - mua hàng hóa
và cung cấp dịch vụ.
Điểm khác:

Tiêu thức Hóa đơn giấy Hóa đơn điện tử

Ký hiệu số Hóa đơn giấy có ký hóa đơn điện tử có ký hiệu trên hóa đơn điện
hiệu trên hóa đơn là tử hoàn toàn khác là VC/15E.
VC/15P

Liên hóa đơn Có nhiều liên đi Không có khái niệm liên


kèm

Chữ ký Hóa đơn giấy dùng Hóa đơn điện tử lại sử dụng hoàn toàn chữ
chữ ký tay ký số, được thiết lập chỉ với những thao tác
đơn giản, có thể chứng thực, xác nhận thông

323
tin người ký và chủ thể pháp luật của dữ liệu
được ký số đó là ai một cách chính xác và
dễ dàng, gần như không thể có trường hợp
giả mạo chữ ký số.

Hình thức lưu trữ Hóa đơn giấy Hóa đơn điện tử lại được lưu trữ hoàn toàn
thường được lưu ở dạng dữ liệu số, trên hệ thống thông tin
kho và tiềm ẩn nguy của doanh nghiệp quản lý. Theo đó, khi
cơ mất, cháy hỏng muốn tra cứu, nếu với hóa đơn giấy sẽ phải
mất rất nhiều thời gian để tìm tài liệu thì
phương thức tra cứu hóa đơn điện tử lại
khác, chỉ với vài cú click chuột, tra cứu
đúng từ khóa hóa đơn cần tìm trên hệ thống
thông tin lưu trữ là đã có thể tra ra một cách
dễ dàng và nhanh chóng.

Tính bảo mật hóa Thấp Cao


đơn
Như vậy, từ việc so sánh hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy ở những điểm giống và khác
nhau cơ bản nhất, ta có thể dễ dàng nhận thấy phương thức hóa đơn điện tử sẽ mang tới
nhiều lợi ích và tiện ích hơn cho doanh nghiệp.
4 Hạn chế trong việc sử dụng hóa đơn điện tử
- Thứ nhất, hóa đơn điện tử chưa được nhiều người biết đến và sử dụng nên khi mới
áp dụng, các doanh nghiệp thường gặp rất nhiều trở ngại trong việc giải thích cho khách
hàng hiểu thế nào là hóa đơn điện tử và tính pháp lý của nó.
- Thứ hai, doanh nghiệp cần có biện pháp giải quyết, xử lý nếu xảy ra tình trạng mất
điện, lỗi máy móc, hệ thống lỗi, ngắt mạng Internet làm ảnh hưởng đến giao dịch.
- Thứ ba, doanh nghiệp phải có điều kiện nhất định về hạ tầng công nghệ thông tin,
nhân viên phải có trình độ quản lý, công nghệ thông tin cơ bản. Trong khi đó, hầu hết các
doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam còn hạn chế về nguồn lực tài chính, nhiều doanh
nghiệp còn thuê dịch vụ kế toán nên sẽ gặp nhiều khó khăn về công tác kế toán.
- Thứ tư, doanh nghiệp phải hoàn toàn chủ động các công việc khởi tạo và phát hành
hóa đơn điện tử, đơn giản hóa việc phát hành, xử lý hóa đơn; thủ tục kê khai thuế và tình
hình sử dụng hóa đơn.

324
II. Ứng dụng hóa đơn điện tử để tránh thất thu thuế nhà nước
1. Lỗ hổng dẫn đến thất thu thuế
Tình trạng gian lận, trốn thuế diễn biến phức tạp, trong đó phổ biến nhất là bán hàng
không xuất hoá đơn hoặc lập hoá đơn không đúng giá, đây là nguyên nhân chủ yếu gây thất
thu thuế. Nhà nước chưa đủ lực để quản lý hết các máy chủ, các trang mạng cá nhân và các
website tràn lan không kiểm định. Cơ quan thuế không thể kiểm duyệt và khảo sát toàn bộ
quy trình giao dịch được thực hiện. Người tiêu dùng cũng không hiểu biết rõ pháp luật,
không yêu xuất cầu hóa đơn bán hàng, mà chỉ đơn giản là trao tiền và mua bán thông thường
khiến mạng lưới hệ thống thương mại trở nên khó kiểm soát.
2. Áp dụng hóa đơn điện tử trong phòng chống thất thu thuế
Các doanh nghiệp từ lớn đến các hộ kinh doanh gia đình khi triển khai sử dụng hóa
đơn điện tử, tất cả thông tin được kết nối với cơ quan thuế để xác thực. Nhờ đó mà cơ quan
thuế sẽ có thể kiểm tra, rà soát mọi giao dịch, quản lý chặt chẽ doanh số, cũng như các hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách trực tiếp, nhanh chóng, dễ dàng và
hiệu quả.
Cơ quan thuế thông qua hóa đơn điện tử có thể nắm được các thông tin về doanh
nghiệp như: tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn một cách
rõ ràng và thuận tiện trong việc rà soát và quản lý một cách minh bạch. Ngoài ra, tên, địa
chỉ, mã số thuế của người bán và người mua được in trên hóa đơn cũng sẽ được cơ quan
thuế trực tiếp quản lý. Qua đó, khi tiến hành thanh tra, kiểm tra sẽ có thể trực tiếp chỉ ra sai
phạm của cá nhân, tổ chức trong việc kê khai và xuất hóa đơn. Tên, đơn vị tính, số lượng,
đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia
tăng, tổng số thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia
tăng, tổng tiền thanh toán có thuế giá trị gia tăng. Tất cả những nội dung trên sẽ được trình
bày rõ ràng, cụ thể, tuần tự trong hóa đơn điện tử kết nối trực tiếp với bộ phận quản lý của
cơ quan thuế. Để xác minh hóa đơn điện tử bắt buộc phải có chữ ký của người mua, người
bán. Các yếu tố căn cứ để lập hóa đơn gồm có: thời điểm lập hóa đơn, thời điểm ký số trên
hóa đơn điện tử, mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử. Phí, lệ phí, chữ viết, chữ số
và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn đều được quy định rõ ràng.
Với hình thức và nội dung chặt chẽ, đầy đủ của hóa đơn điện tử tạo điều kiện cho cơ
quan thuế trong việc giảm thiểu thất thu thuế nhà nước một cách hiệu quả, góp phần cải
thiện phương thức quản lý và nâng cao trình độ chuyên môn cho công chức ngành thuế
trong việc kiểm tra, thanh tra, phát hiện những sai phạm như: kê khai chưa chính xác các

325
thông tin về doanh số bán hàng, kê khai gian dối, không trùng khớp với sự kiện thực tế
nhằm mục đích trốn thuế, sử dụng hóa đơn khống,...
Nhờ việc áp dụng thành công sáng kiến hóa đơn điện tử trong môi trường kinh doanh
dưới sự quản lý chặt chẽ, hiệu quả của cơ quan thuế mà các doanh nghiệp lớn và các hộ
kinh doanh đã tự nâng cao được ý thức, trách nhiệm trong việc nộp thuế và minh bạch trong
các hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần to lớn vào việc ổn định tốt ngân sách Nhà
nước. Cán bộ cơ quan thuế được tập huấn, đào tạo, nâng cao trình độ tin học trong quá trình
triển khai hóa đơn điện tử. Nhờ đó, thành thạo trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để
phát hiện sau phạm trong quản lý thuế Nhà nước.
Kết luận: Hóa đơn điện tử với khả năng giải quyết hiệu quả hơn những vấn đề sai
phạm so với hóa đơn giấy truyền thống. Thu hẹp những lỗ hổng mà các doanh nghiệp, các
hộ kinh doanh lợi dụng trong việc sử dụng hóa đơn giấy nhằm trốn thuế gây thất thu thuế
Nhà nước như: bán hàng nhưng ko ghi hóa đơn hay xuất hóa đơn, làm mất, cháy, thất lạc
hóa đơn,...
Tài liệu tham khảo:
1.https://dukdn.nghean.gov.vn/thong-tin-ho-tro-doanh-nghiep/loi-ich-cua-viec-ap-
dung-hoa-don-dien-tu-487803
2. https://acman.vn/uu-nhuoc-diem-cua-hoa-don-dien-tu-voi-doanh-nghiep-va-co-
quan-thue.html
3. https://i-law.vn/huong-dan-phap-ly/hoa-don-dien-tu-uu-va-nhuoc-diem-67657
4. http://chicucthuetpvinh.gov.vn/?x=257/tin-tuc-su-kien/nhung-lo-hong-khien-toi-
pham-thue-de-dang-tan-cong
5. https://einvoice.vn/tin-tuc/so-sanh-hoa-don-dien-tu-va-hoa-don-giay

326

You might also like