You are on page 1of 222

HỘI THẢO KHOA HỌC ĐOÀN THANH NIÊN - HỘI SINH VIÊN

VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN - HỘI SINH VIÊN TRONG VIỆC
PHÒNG, CHỐNG THÔNG TIN GIẢ, XẤU ĐỘC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
MỤC LỤC
1. TIN GIẢ, XẤU ĐỘC: KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NHẬN BIẾT
Lò Văn Diễm - CQ59/15.04 ....................................................................................................... 1
2. MỘT SỐ KỸ NĂNG NHẬN DIỆN THÔNG TIN XẤU ĐỘC TRÊN MẠNG XÃ HỘI
Trần Hoàng Hải - CQ 58/22.01, Nguyễn Trọng Khôi - CQ 59/11.08CLC ................................ 4
3. NHẬN BIẾT TIN GIẢ, XẤU ĐỘC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Nguyễn Phương Nhung - CQ59/22.03CLC, Lê Nhật Hoa - CQ58/21.15,
Đặng Thị Phương Linh - CQ58/21.15, Đào Quang Hưng - CQ59/22.05 .................................. 6
4. NHẬN BIẾT, XỬ LÝ VÀ NGĂN CHẶN TIN GIẢ, XẤU ĐỘC
TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Nguyễn Thị Ánh Hồng - CQ59/21.14 ....................................................................................... 10
5. KỸ NĂNG GIÚP SINH VIÊN NHẬN DIỆN THÔNG TIN GIẢ, XẤU ĐỘC
TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Đinh Thái Ninh - CQ59/22.04CLC .......................................................................................... 13
6. TÁC ĐỘNG CỦA TIN GIẢ, TIN SAI SỰ THẬT ĐẾN XÃ HỘI HIỆN ĐẠI
Phan Thanh Huyền - CQ57/11.02............................................................................................ 16
7. BÀN VỀ MỘT SỐ TÁC ĐỘNG CỦA TIN GIẢ, TIN SAI SỰ THẬT
Nguyễn Thùy Linh - CQ59/22.05 ............................................................................................. 19
8. TIN GIẢ - MỘT LOẠI “VIRUS ĐỘC HẠI” TRONG THỜI ĐẠI SỐ
Phạm Lại Việt Anh - CQ58/31.03 ............................................................................................ 22
9. MỘT SỐ KỸ NĂNG NHẬN DIỆN TIN GIẢ, XẤU ĐỘC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Trương Thị Ngân Hà - CQ59/22.05 ......................................................................................... 26
10. NHỮNG DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THÔNG TIN GIẢ, XẤU ĐỘC
ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ GIỚI TRẺ Ở VIỆT NAM
Trịnh Hiểu Phương - CQ58/06.01CLC, Lê Triệu Anh - CQ58/06.02CLC .............................. 30
11. BÀN VỀ CÁCH THỨC NHẬN BIẾT TIN GIẢ, XẤU ĐỘC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Bùi Kim Chi - K122 Dự án Toulon .......................................................................................... 34
12. NHẬN BIẾT TIN GIẢ, XẤU ĐỘC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI CON NGƯỜI
Vũ Lê Hà Vy, Đỗ Tuấn Anh, Nguyễn Minh Khuê,
Dương Đức Hải - K133 Dự án Toulon .................................................................................... 38
13. TIN GIẢ, XẤU ĐỘC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG: CÁCH NHẬN BIẾT,
HẬU QUẢ VÀ GIẢI PHÁP
Phạm Phương Thảo - CQ58/22.06CL...................................................................................... 41
14. FAKE NEWS IN CYBERSPACE AND ITS VARIOUS FORMS
Chu Khánh Linh, Trịnh Hà Ngân, Phạm Cẩm Tú,
Đỗ Thị Hương Giang, Phạm Mai Quỳnh - CQ60/09.02 CLC ................................................. 44
15. NÂNG CAO CẢNH GIÁC TRƯỚC TIN XẤU, ĐỘC TRÊN MẠNG XÃ HỘI
Nguyễn Thị Trà My - CQ58/11.01CL, Vũ Thị Minh Phương - CQ58/31.03............................ 47
16. TÁC ĐỘNG CỦA TIN GIẢ, TIN XẤU ĐẾN XÃ HỘI HIỆN ĐẠI
Nguyễn Hoàng Yến Nhi - CQ 60/21.03CLC ............................................................................ 50
17. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA TIN GIẢ TỚI AN NINH KINH TẾ TẠI VIỆT NAM
Ngô Sơn Tùng - CQ58/21.06 .................................................................................................... 52
18. THÔNG TIN GIẢ “XẤU ĐỘC” - MẶT TRÁI CỦA TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI
Trần Phương Thảo - CQ58/21.06, Đoàn Thị Vân - CQ59/23.01,
Nguyễn Thảo Linh - CQ59/22.05CLC ..................................................................................... 55
19. TIN GIẢ, XẤU ĐỘC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG TRONG
ĐỜI SỐNG XÃ HỘI HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Phạm Văn Hoàn - CQ59/21.03CLC, Vũ Thùy Khanh - CQ60/06.03CLC ............................... 59
20. TÁC ĐỘNG CỦA TIN GIẢ, TIN SAI SỰ THẬT TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG ĐẾN
AN NINH, KINH TẾ
Lê Diễm Quỳnh - CQ58/11.09, Nguyễn Quang Lan - CQ58/01.02.......................................... 62
21. TÁC ĐỘNG CỦA TIN GIẢ, TIN XẤU TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI –
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Vương Đình Minh - CQ59/22.07CLC , Nguyễn Thị Hương - CQ59/41.01,
Bùi Hoài Anh - CQ60/22.03CLC, Nguyễn Thảo Minh - CQ60/22.01CLC .............................. 66
22. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC CUNG CẤP, CHIA SẺ TIN GIẢ, TIN SAI SỰ THẬT VÀ
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
Hoàng Phương Thảo - CQ57/22.04CLC,
Trần Thị Phương Thảo - CQ59/22.04CLC .............................................................................. 70
23. HẬU QUẢ CỦA VIỆC CUNG CẤP, CHIA SẺ TIN GIẢ, TIN SAI SỰ THẬT TẠI VIỆT NAM
Phạm Công Bằng - CQ59/32.02............................................................................................... 75
24. BÀN VỀ MỘT SỐ HẬU QUẢ CỦA VIỆC CUNG CẤP, CHIA SẺ TIN GIẢ, TIN SAI SỰ THẬT
Phan Thị Phước Mỹ - CQ58/21.01CLC, Đỗ Mạnh Cường - CQ58/22.04CLC ....................... 79
25. TÁC ĐỘNG CỦA TIN GIẢ TRÊN MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI
GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY
Nguyễn Đức Duy - CQ59/21.02CLC,
Phạm Thị Hồng Minh - CQ59/22.06CLC ................................................................................ 83
26. TÁC ĐỘNG CỦA THÔNG TIN XẤU, ĐỘC TRÊN MẠNG XÃ HỘI ĐẾN
THANH THIẾU NIÊN Ở VIỆT NAM
Nguyễn Ngọc Anh - CQ58/21.06, Nguyễn Diệu Anh - CQ58/21.02......................................... 87
27. TÁC ĐỘNG CỦA TIN GIẢ, TIN SAI SỰ THẬT ĐẾN AN NINH - KINH TẾ
Th.S. Phan Thị Xuân - Khoa Ngoại ngữ,
Nguyễn Phương Thảo - CQ58/51.01, Lã Thanh Trúc - CQ58/51.03,
Nguyễn Minh Phương - CQ59/51.05, Phùng Thị Quỳnh Anh - CQ60/51.05,
Kiều Thị Ngọc Lương - CQ60/51.06 ........................................................................................ 90
28. IMPACT OF FAKE NEWS ON THE NETWORK IN VIETNAM
Phạm Hồng Ánh - CQ59/21.07CLC ......................................................................................... 93
29 INFLUENCE OF FAKE NEWS ON THE INTERNET TO FFL STUDENTS:
CURRENT SITUATION AND SOLUTIONS
MA. Phan Thi Xuan, Faculty of Foreign Language,
Phạm Minh Đức, Bùi Hoàng An, Nguyễn Đức Duy, CQ58/51.03 ........................................... 97
30. NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TỪ QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRÊN
INTERNET, MẠNG XÃ HỘI ĐẾN SINH VIÊN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH HIỆN NAY -
THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP
ThS. Phan Thị Xuân - Khoa Ngoại Ngữ, Đoàn Văn Trung - CQ57/51.06 ............................. 101
31. TIN GIẢ, XẤU ĐỘC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG VỚI SINH VIÊN
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Nguyễn Văn Mạnh - CQ59/19.01 ........................................................................................... 107
32. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ TIN GIẢ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Ở VIỆT NAM
Nguyễn Thị Thu Hương CQ59/22.01, Phạm Minh Trang CQ59/21.12 ................................. 110
33. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT - “LIỀU THUỐC” TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG
TRONG SỬ DỤNG AN TOÀN KHÔNG GIAN MẠNG
Nguyễn Phương Anh - CQ59/11.06, Nguyễn Quỳnh Mai - CQ59/09.04,
Hoàng Mai Trang - CQ59/11.03 ............................................................................................ 113
34. THANH NIÊN VIỆT NAM TRONG VIỆC PHÒNG, CHỐNG THÔNG TIN GIẢ,
XẤU ĐỘC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Vũ Thu Hiền - CQ58/22.08 , Nhữ Thị Thương - CQ58/21.01 ................................................ 118
35. THỰC TRẠNG TIN GIẢ, XẤU ĐỘC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
Nguyễn Quỳnh Trang, Nguyễn Thị Thu Phương - CQ59/01.02,
Dương Hà Vy - CQ59/22.07CLC ........................................................................................... 121
36. TIN GIẢ - HIỂM HOẠ THẬT VÀ GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN
Nguyễn Thảo Linh - CQ59/22.05CLC, Hà Thu Trang - CQ59/06.06CLC ............................ 125
37. AOF STUDENTS’ USE OF FAKE NEWS AND CULTURAL CONDUCT ON SOCIAL MEDIA
Vương Minh Ngọc - CQ58/61.02, Nguyễn Vũ Diễm Quỳnh - CQ59/22.07CLC .................... 128
38. SINH VIÊN TRƯỚC THỰC TRẠNG NỘI DUNG VIDEO NGẮN ĐỘC HẠI TRÊN
MẠNG XÃ HỘI HIỆN NAY
Vũ Tuấn Đạt - CQ58/05.02 .................................................................................................... 132
39 HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN: ĐĂNG TIN GIẢ - HẬU QUẢ THẬT
Phùng Ngọc Ánh - CQ59/32.01 ............................................................................................. 135
40. TIN GIẢ, XẤU ĐỘC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG: “VIRUS SỐ” TRONG THỜI ĐẠI 4.0
Vũ Phương Anh, Nguyễn Diệu Hương - CQ59/31.01, Ngô Thị Mai Trang - CQ59/32.01 .... 138
41. TIN GIẢ - VIRUS ĐỘC HẠI TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Vũ Thị Thu Hà - CQ59/22.10CLC .......................................................................................... 142
42. PHẢI LÀM GÌ NẾU LỠ ĐĂNG TẢI, CHIA SẺ TIN GIẢ, XẤU ĐỘC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG?
Phạm Đức Nhật - CQ59/11.04CLC, Lê Huyền Cơ - CQ59/11.03CLC,
Đặng Vân Anh - CQ59/22.05, Trần Thị Thùy Dương - CQ59/21.09,
Nguyễn Hà Trang - CQ59/21.04 ............................................................................................ 145
43. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI) TRONG CÔNG TÁC
NGĂN CHẶN, XỬ LÝ TIN GIẢ, TIN SAI SỰ THẬT
Ngô Sơn Tùng, Trần Phương Thảo - CQ58/21.06 ................................................................. 148
44. ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO NHẰM NGĂN CHẶN TIN GIẢ, XẤU ĐỘC
TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Vũ Thị Phương Thanh - CQ59/11.05 ..................................................................................... 151
45. VĂN HÓA HÀNH VI CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT KHOA NGOẠI NGỮ, HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
TRONG VIỆC PHÒNG, CHỐNG THÔNG TIN GIẢ, XẤU ĐỘC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Th.S. Phan Thị Hà My - Khoa Ngoại ngữ, Dương Khánh Hiền - CQ58/51.04 ..................... 154
46. FAKE NEWS AND CULTURE BEHAVIOR OF AOF STUDENTS ON SOCIAL MEDIA
Th.S. Phan Thị Xuân - Khoa Ngoại ngữ,
Đỗ Thùy Dương, Đỗ Tuấn An, Đoàn Thị Lan Anh - CQ58/51.04 ......................................... 159
47. VĂN HÓA ỨNG XỬ TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI
Nguyễn Minh Hoàng - CQ58/22.07 ....................................................................................... 164
48. NHẬN DIỆN THÔNG TIN GIẢ, XẤU ĐỘC VÀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH
NIÊN TRONG PHÒNG, CHỐNG THÔNG TIN GIẢ, XẤU ĐỘC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Phạm Thị Thanh Phương - CQ59/09.04CL, Nguyễn Trọng Khôi - CQ59/11.08CLC,
Nguyễn Thị Trà My - CQ58/11.01CL .................................................................................... 168
49. TIN GIẢ, TIN ĐỘC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG: THỰC TRẠNG VÀ
VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN, HỘI SINH VIÊN
Vũ Phương Linh - CQ59/11.02CL, Nguyễn Vũ Tâm Nhi - CQ59/21.07CL ........................... 171
50. TIN GIẢ, XẤU ĐỘC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG –
VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC ĐOÀN THANH NIÊN
Võ Lam Trang - CQ58/23.01, Đỗ Thị Thanh Thúy - CQ58/21.06CLC,
Trần Hải Hà - CQ58/21.09 .................................................................................................... 175
51. NÂNG CAO Ý THỨC CỦA ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TRONG
VIỆC ĐẤU TRANH TIN GIẢ, XẤU ĐỘC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Lê Ngọc Ánh - CQ59/11.07CLC............................................................................................. 178
52. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐOÀN THANH NIÊN - HỘI SINH VIÊN TRONG VIỆC
PHÒNG VÀ CHỐNG THÔNG TIN GIẢ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Nguyễn Vũ Diễm Quỳnh - CQ59/22.07CLC, Vương Minh Ngọc - CQ58/61.02 .................... 181
53. ĐOÀN THANH NIÊN VÀ HỘI SINH VIÊN - CHIẾN BINH PHÒNG, CHỐNG
THÔNG TIN GIẢ, XẤU ĐỘC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Hà Mạnh Dũng - CQ59/61.01 ................................................................................................ 183
54. TRÁCH NHIỆM CỦA ĐOÀN THANH NIÊN, HỘI SINH VIÊN TRÊN
MẠNG XÃ HỘI ĐỂ NGĂN CHẶN THÔNG TIN GIẢ, XẤU ĐỘC
ThS. Nguyễn Xuân Lâm - VP Đoàn Thanh niên HV,
Nguyễn Nga Nhi - CQ58/06.02CLC ....................................................................................... 187
55. SỨ MỆNH PHÒNG CHỐNG TIN GIẢ, XẤU ĐỘC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG CỦA
ĐOÀN THANH NIÊN VÀ HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM
Hoàng Minh Quân, Ngô Thị Phương Uyên - K123 Dự án Toulon ........................................ 191
56. PHÁT HUY VAI TRÒ TIÊN PHONG CỦA ĐOÀN THANH NIÊN -
HỘI SINH VIÊN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG
VẤN NẠN TIN GIẢ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG HIỆN NAY
Lê Thị Minh Thi, Nguyễn Văn Bảo - CQ59/06.07CLC .......................................................... 194
57. VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN, HỘI SINH VIÊN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TRONG
VIỆC PHÒNG, CHỐNG THÔNG TIN GIẢ, XẤU ĐỘC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Đào Xuân Hùng - CQ59/63.02 , Nguyễn Ngọc Mai - CQ59/62.02,
Nguyễn Thị Thùy Linh - CQ59/61.02 ..................................................................................... 197
58. THE ROLE OF THE YOUTH UNION, AND THE STUDENT UNION IN THE
PREVENTION OF FAKE AND MALICIOUS INFORMATION IN CYBERSPACE
Lê Thảo Vi - 59/21.02CL, Ngô Thị Phương Thảo - 59/06.01CL ............................................ 201
59. ENHANCING THE ROLE OF THE YOUTH UNION - STUDENT UNION OF THE
ACADEMY OF FINANCE IN ORIENTING, RECOGNIZING AND DEALING WITH
FAKE NEWS IN CYBERSPACE
MA. Phan Thị Xuân - Faculty of Foreign Languages,
Lê Thị Hiền Trang - CQ59/09.02CL, Lê Thùy Dương - CQ59/11.02CL,
Trần Quỳnh Châu - CQ58/51.01, Nguyễn Thùy Linh - CQ59/51.04...................................... 205
60. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC CỦA
ĐOÀN THANH NIÊN VÀ HỘI SINH VIÊN TRONG PHÒNG CHỐNG TIN GIẢ
Nguyễn Lê Hà Phương - CQ59/21.10CLC, Tạ Minh Quang - CQ59/06.01CLC ................... 209
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 1

TIN GIẢ, XẤU ĐỘC: KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NHẬN BIẾT
Lò Văn Diễm - CQ59/15.04
Tóm tắt: Sự bùng nổ của kỷ nguyên số đã giúp con người dễ dàng xây dựng, chia sẻ và tiếp cận nhiều
nguồn thông tin khác nhau. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để “tin giả”, xấu độc được sản xuất ra ngày càng
nhiều và truyền phát với tốc độ nhanh hơn trong phạm vi rộng. Đã có rất nhiều tranh cãi, nghiên cứu, hội thảo
khoa học báo chí về vấn nạn tin giả, xấu độc từ khi “tin giả” được biết đến nhiều hơn từ năm 2016. Đặc biệt,
những năm gần đây, vấn nạn tin giả, xấu độc đã trở thành vấn đề đáng lo ngại đối với nền kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội, giáo dục,... tại mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam, khiến nó được quan tâm ngày càng nhiều
hơn. Bài tham luận này sẽ nghiên cứu những vấn đề cơ bản liên quan đến tin tức giả, xấu độc như: khái niệm
tin giả, các loại tin giả phổ biến, cách nhận biết tin giả, tin xấu độc.
Từ khóa: tin giả, fake news, tin sai lệch, tin xấu độc, báo chí truyền thông.
1. Đặt vấn đề
Trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học công nghệ như hiện nay, với sự hỗ trợ của những công cụ kỹ
thuật số và Internet, các phương tiện truyền thông như sách, báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình,... càng trở nên
đa dạng. Đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội đã giúp công chúng có nhiều cơ hội
tiếp cận khối lượng thông tin khổng lồ từng giờ, từng phút mỗi ngày. Mặc dù việc này mang lại nhiều lợi ích
cho công chúng, nhưng bên cạnh đó, điều này cũng gây ra một vấn đề tiêu cực là nạn “tin giả, xấu độc” xuất
hiện tràn lan, phức tạp dưới nhiều hình thức khác nhau làm ảnh hưởng đến xã hội và cuộc sống con người.
Tin giả xuất hiện phổ biến, rộng rãi vào khoảng năm 2016 và đã trở thành một đề tài nghiên cứu quan
trọng trong lĩnh vực báo chí truyền thông. Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới giải thích, định nghĩa về “tin
giả”, ảnh hưởng của sự phát tán, lan truyền thông tin sai lệch, xấu độc đối với xã hội. Tuy nhiên, ở Việt Nam,
các nghiên cứu về tin giả được công bố bởi các tác giả trong nước lại rất ít và truyền thông báo chí nước ta
mới thực sự chú ý đến “tin giả” từ năm 2017 đến nay mặc dù “Tin giả xuất hiện ở Việt Nam rất lâu” (Theo
Lê Minh Tuấn, Phó Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam). Vậy “tin giả” là gì? Cách nhận biết tin giả như
thế nào?
Nội dung chia sẻ trong Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên Học viện Tài chính
là đề tài “Một số phương thức nhận biết tin giả, xấu độc”.
2. Khái niệm, đặc điểm và phân loại tin giả, xấu độc
2.1. Khái niệm, đặc điểm tin giả, xấu độc
Thuật ngữ “tin giả” là một khái niệm tương đối mới và hiện nay chưa có một định nghĩa chung được
thống nhất về “tin giả”. Theo từ điển Oxford “Tin giả là thông tin sai sự thật được phát sóng hoặc xuất bản
dưới dạng tin tức nhằm mục đích lừa đảo hoặc có động cơ chính trị. Tin giả tạo ra sự nhầm lẫn đáng kể của
công chúng về các sự kiện hiện tại. Tin giả bùng nổ trên phương tiện truyền thông xã hội, đang xâm nhập
vào các kênh truyền thông chính.”
Tin giả hiện diện dưới nhiều hình thức khác nhau, xuất hiện ở mọi định dạng có thể truyền thông tin
được như tài liệu; báo in; báo điện tử; các video, hình ảnh, thông tin trên các mạng xã hội; trang web; thông
tin quảng cáo;... nếu được tạo dựng và phát tán sẽ gây nên hệ quả nghiêm trọng ảnh hưởng xấu đến đạo đức,
lối sống, nhân cách con người và văn hóa dân tộc, cũng như suy nghĩ của người dân đối với nhiều vấn đề của
đất nước, làm suy giảm niềm tin của công chúng vào truyền thông của đất nước nói chung và báo chí nói
riêng khi không thể xác định được thông tin đáng tin cậy để tiếp nhận. Đặc biệt, nếu các thế lực thù địch,
phản động lợi dụng sự phát triển của các phương tiện truyền thông lan truyền tin giả, chống phá cách mạng
sẽ gây ra những hệ lụy không hề nhỏ.
2.2. Phân loại tin giả, xấu độc
Để nhận biết và ngăn ngừa những hậu quả xấu độc mà tin giả, xấu độc gây ra, chúng ta cần phải hiểu
chính xác các loại tin giả, xấu độc. Vì vậy, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu nhận diện và phân loại tin
giả, xấu độc. Trong đó, nghiên cứu của Claire Wardle được tham khảo và trích dẫn nhiều nhất. Theo báo cáo
của Claire Wardle, tin giả, xấu độc được phân thành 3 nhóm chính:
Thứ nhất, Thông tin sai lệch: Là những thông tin sai lệch được phổ biến nhưng không có ý định gây
hại, gồm hai loại:
- Kết nối sai: Dùng tiêu đề, hình ảnh hoặc chú thích không phù hợp với nội dung.
- Nội dung gây hiểu lầm: Sử dụng sai thông tin, gây hiểu lầm cho công chúng. Ví dụ, quảng cáo gây
hiểu lầm về khuyến mãi, công dụng, giá cả… cho công chúng về một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó.
Thứ hai, Thông tin giả mạo: Là những thông tin được tạo ra và chia sẻ với mục đích gây hại, gồm 4 loại:
2 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

- Bối cảnh sai: Là loại thông tin được sử dụng để mô tả nội dung xác thực nhưng đã được điều chỉnh lại
nhằm mục đích gây hại. Ví dụ, lợi dụng tình hình diễn biến căng thẳng của dịch bệnh Covid - 19, nhiều bài
báo, tin tức,... đã lồng ghép ý đồ chính trị để kích động, chống phá chế độ.
- Nội dung giả mạo: Là những thông tin sai sự thật hoặc gây hiểu nhầm bằng cách sử dụng sự nổi tiếng
hoặc tin tức từ các các nhân vật hoặc nhà báo uy tín. Ví dụ, nhiều nhãn hàng đã mời các KOC, KOL, nghệ sĩ
nổi tiếng để quảng bá sai sự thật về thông tin sản phẩm, dịch vụ.
- Nội dung bị thao túng: Là những nội dung chính hãng đã bị thay đổi ở một khía cạnh nào đó. Ví dụ,
cắt, ghép, chỉnh sửa hình ảnh để đưa tin sai sự thật về người khác bởi nhiều mục đích khác nhau.
- Nội dung bịa đặt: Là những nội dung sai 100%. Ví dụ, vào tháng 5/2022, trên mạng xã hội đã chia sẻ với
tốc độ nhanh chóng về thông tin sinh viên một trường đại học X có hành động làm tổn hại thân thể bản thân khi
bị phạt tại khu quân sự đang theo học. Nhưng sau khi điều tra, làm rõ, cơ quan điều tra đã khẳng định thông tin
này là hư cấu.
Thứ ba, thông tin độc hại: Là những thông tin chính xác nhưng được chia sẻ với mục đích gây hại, gồm
ba loại:
- Rò rỉ: Là những thông tin bí mật bị tiết lộ cho những người hoặc những bên không có thẩm quyền. Ví
dụ, các thông tin chính trị của đất nước bị rò rỉ từ các hồ sơ mật và gần như không thể kiểm chứng, gây hoang
mang và tạo nhiều luồng ý kiến trái chiều.
- Quấy rối: Là bất kỳ hành vi nào, dù bằng lời nói hay hành động, hình ảnh hay văn bản nhằm mục đích
xúc phạm hoặc bôi nhọ một cá nhân, một tập thể hay một tổ chức nào đó. Ví dụ, bạo lực học đường bằng
cách bôi nhọ danh dự, xúc phạm, đe dọa,... trên mạng xã hội đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng và ngày
càng phổ biến, gây ra nhiều tổn hại về sức khỏe và tinh thần của người bị bạo lực, cũng như nền giáo dục của
Việt Nam hiện nay.
- Gây chia rẽ, thù hận: Là những nội dung được biểu hiện qua lời nói, văn bản hoặc các hình thức khác,
thể hiện sự căm thù, phỉ báng một người, một nhóm người hay một tổ chức,... Các nội dung gây chia rẽ, thù
hận thường dựa trên một nhóm xã hội được xác định bởi thuộc tính như: chủng tộc, dân tộc, nghề nghiệp, nơi
ở, hoàn cảnh gia đình, giới tính, khuynh hướng tình dục, tôn giáo, tuổi tác, ngoại hình, khuyết tật về thể chất
và tinh thần,...
3. Một số phương thức nhận biết tin giả, xấu độc
Trước sự phát triển của thời đại 4.0, chỉ cần một chiếc máy tính, điện thoại hay các thiết bị thông minh
khác có kết nối Internet với một vài thao tác nhanh chóng, tin giả, xấu độc có thể lan truyền đến bất cứ đâu,
bất cứ đối tượng nào nếu không được phát hiện, kiểm tra, giám sát và ngăn chặn kịp thời. Vì vậy, công chúng
cần phải có kiến thức và kỹ năng để nhận biết tin thật, tin giả, xấu độc trước khi tin tưởng và chia sẻ thông
tin. Dưới đây là một số cách mà mỗi người có thể áp dụng để phát hiện tin giả, xấu độc trên thông tin mạng:
- Kiểm tra cơ sở nguồn tin: Kiểm tra tên miền của trang web đăng tải thông tin để đánh giá độ tin cậy
của tin tức. Thông thường các trang web đưa thông tin giả mạo, xuyên tạc sẽ có tên miền nước ngoài như
“.com, .org,...” hoặc các tên miền ít phổ biến như “.infonet, .offer,...”. Các trang web độc hại thường được
trình duyệt cảnh báo hoặc chặn truy cập khi người dùng click vào đường link của các trang web đó. Đối với
các trang web chính thống của Nhà nước sẽ có tên miền quốc gia là “.vn”; các trang mạng xã hội của các cơ
quan, tổ chức chính thống sẽ có dấu bản quyền (dấu tick xanh) vì thường các cơ quan, tổ chức này đã đăng
ký bản quyền với nhà cung cấp dịch vụ.
- Kiểm tra tác giả: Xác thực tác giả là người thật không? Tìm hiểu những thông tin về tác giả như:
chuyên môn, độ uy tín, động cơ tạo dựng thông tin,...
- Kiểm tra nội dung thông tin: Thông thường tin giả, xấu độc sẽ có những lỗi cơ bản về chính tả, bố cục,
thông tin nhân vật,...; trích dẫn sai, cắt ghép phát ngôn của nhân vật; các video và hình ảnh trong tin giả
thường bị chỉnh sửa, cắt ghép, thay đổi nội dung; ngày tháng của sự kiện bị thay đổi; tính logic của nội dung
không phù hợp với thời điểm tin được đăng tải.
- So sánh với các nguồn thông tin khác: Tiến hàng so sánh bằng cách đối chiếu với các đơn vị truyền
thông chính thống uy tín có xuất bản, đăng tải và chia sẻ nội dung tương tự.
- Xin tham vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực: Xác định thông tin được tiếp nhận thuộc lĩnh vực nào,
sau đó có thể xin bình luận, cùng trao đổi, thảo luận,... với chuyên gia uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong
lĩnh vực đó để xác nhận độ chính xác, chất lượng của tin tức.
- Tham khảo nhận xét của công chúng: Các nhận xét của độc giả sẽ giúp chúng ta xác định được tỷ lệ
chính xác của tin tức. Tuy nhiên, độ tin cậy của phương pháp này không cao do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 3

như: nhận xét được tạo bởi robot; người nhận xét được thuê để đánh giá tốt hoặc xấu; người nhận xét đưa ra
ý kiến theo hướng chủ quan, bị ảnh hưởng bởi đám đông; người nhận xét thiếu chuyên môn trong lĩnh vực
tin tức truyền tải;...
- Xây dựng tư duy phản biện: Nhiều tin tức giả, độc hại được viết rất khéo léo nhằm thao túng cảm xúc
của công chúng để kích động hành vi, thay đổi suy nghĩ, niềm tin của công chúng. Vì vậy, bản thân phải có
những câu hỏi phản biện khi tiếp nhận thông tin: Nội dung này được xây dựng nhằm mục đích gì? Nó có thúc
đẩy một sự kiện, một hoạt động,... cụ thể nào không? Nó có cố làm chúng ta truy cập vào trang web khác?
- Nhìn nhận khách quan: Tránh đưa thành kiến cá nhân vào khi kết luận nội dung bài viết. Nên tiếp xúc
với nhiều nguồn thông tin uy tín, quan điểm đa dạng để có khả năng đưa ra đánh giá chính xác.
- Kiểm tra phong cách nội dung của nguồn thông tin : Kiểm tra trang web, trang mạng xã hội, tác giả,...
thông tin mình tiếp nhận theo phong cách nào: hài hước, châm biếm hay chính xác và uy tín để xác định
thông tin đó có phải một trò đùa hay không.
4. Kết luận
Để có thể nhận biết tin giả, xấu độc trước bối cảnh truyền thông mới như hiện nay, công chúng cần phải
có thái độ thận trọng, tự trang bị cho bản thân những kiến thức, kỹ năng để đánh giá chất lượng tin tức trước
vấn nạn tin giả, xấu độc trở thành hiện tượng toàn cầu, gây ảnh hưởng tiêu cực ở nhiều mức độ khác nhau
trong các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục của đất nước và toàn thế giới.
Đặc biệt, đối với Đoàn viên, thanh niên là những thế hệ trẻ văn minh, phát triển cùng sự tiến bộ khoa
học, được tiếp cận nền giáo dục chất lượng và nhiều nền văn hóa khác nhau cần xác định rõ trách nhiệm của
bản thân và không ngừng cố gắng phát huy năng lực và tư duy sáng tạo trong bối cảnh chuyển đổi số và vấn
đề phòng chống tin giả, xấu độc để trở thành công dân số tiến bộ giúp đất nước phát triển giàu đẹp trên mọi
lĩnh vực; bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ chính quyền, bảo vệ lý tưởng cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam,...

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Phúc Nội. (Ngày 19 tháng 07 năm 2022). Thức tỉnh công chúng trong “cuộc chiến” chống tin giả.
Báo Quân đội Nhân dân. Truy cập từ: https://www.qdnd.vn/van-hoa/sach/thuc-tinh-cong-chung-trong-cuoc-
chien-chong-tin-gia-700229
[2] Thanh Hà. (Ngày 06 tháng 5, 2018). Đừng coi thường tin giả và phải phòng ngừa từ sớm. Tuổi Trẻ
Online. Truy cập từ: https://tuoitre. vn/dung-coi-thuong-tin-gia-va-phai-phong-ngua-tu-som-
20180506081234309.htm.
[3] Đại tá. PGS. TS. Phạm Văn Sơn. (Ngày 13 tháng 08 năm 2020). Cảnh giác với tin giả trên mạng xã
hội. Báo Quân đội Nhân dân. Truy cập từ: https://www.qdnd.vn/phong-chong-tu-dien-bien-tu-chuyen-
hoa/canh-giac-voi-tin-gia-tren-mang-xa-hoi-631469
[4] C. Wardle, H. Derakhshan, "Information disorder: Toward an interdisciplinary framework for
research and policy making", Report of DGI (Directorate General Human Rights and Rule of Law), Published
by the Council of Europe, 2017
[5] Ban Bạn đọc - Cộng tác viên. (Ngày 14 tháng 2 năm 2022). Làm cách nào để biết, phòng tránh với
tin giả trên mạng? Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Truy cập từ: https://dangcongsan.vn/canh-bao-
thong-tin-gia/lam-cach-nao-de-nhan-biet-phong-tranh-voi-tin-gia-tren-mang-603713.html
4 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

MỘT SỐ KỸ NĂNG NHẬN DIỆN THÔNG TIN XẤU ĐỘC TRÊN MẠNG XÃ HỘI
Trần Hoàng Hải - CQ 58/22.01
Nguyễn Trọng Khôi - CQ 59/11.08CLC
Tóm tắt: Trong thời đại 4.0 hiện nay, việc cập nhật thông tin, tin tức nhanh chóng thông qua mạng xã
hội. Tuy nhiên, lợi dụng sự bình đẳng tron phát ngôn, bình đẳng trong việc đăng tải thông tin, đã có những
thông tin xấu độc, bịa đặt lan truyền trên internet, mạng xã hội làm cho cán bộ, đảng viên, người dân dần dần
hoài nghi vào những thông tin thật, chính thống được hệ thống chính trị, cơ quan báo chí truyền thông đưa
ra. Theo đó, làm suy giảm niềm tin của Nhân dân vào chế độ, vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều
hành của bộ máy nhà nước các cấp. Với nội dung, chiêu bài chủ đạo là hạ thấp vị thế, uy tín, vai trò lãnh đạo
của Đảng, sự quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền các cấp; hạ bệ thần tượng; thổi phồng một số hạn
chế, yếu kém trong quản lý kinh tế, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực … các thông tin xấu, độc
đang tác động, làm suy giảm niềm tin của một bộ phận Nhân dân thiếu hiểu biết, gây tâm lý bất mãn, chống
đối chính quyền. Thúc đầy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ mỗi cán bộ, đảng viên.
Từ khóa: tin giả, tin sai lệch, tin xấu độc, mạng xã hội.
1. Khái niệm về thông tin xấu độc
Thông tin xấu độc là những thông tin có nội dung sai trái, bịa đặt, bóp méo, xuyên tạc sự thật, lẫn lộn
đúng sai, thật giả hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, chưa được kiểm chứng gây
ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức. Có ngôn từ thô tục, nội dung phản cảm, soi mói, xúc phạm danh dự, nhân
phẩm cá nhân. Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chống
phá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Bịa đặt, vu cáo, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo
cấp cao của Đảng, Nhà nước, Quân đội, Công an và gây chia rẽ đoàn kết nội bộ, đoàn kết dân tộc, tôn giáo,
đe dọa an ninh quốc gia.
Một số thông tin chưa được kiểm chứng, thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức; một
số thông tin có những ngôn từ thô tục nội dung phản cảm, thậm chí soi mói, bình phẩm chủ quan chuyện đời
tư của người khác, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhiều cá nhân, gây bức xúc trong dư luận xã hội; vi
phạm chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục; kích động đồi trụy, bạo lực.
Một số dạng thông tin xấu, độc hiện đang lưu hành trên mạng xã hội ở nước ta là:
(1) Thông tin chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng và cách mạng Việt Nam, hòng phủ định chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
(2) Xuyên tạc đường lối xây dựng CNXH, đường lối bảo vệ Tổ quốc và đường lối đối ngoại của Đảng
ta, phủ nhận những thành tựu của sự nghiệp đổi mới;
(3) Xuyên tạc lịch sử dân tộc, nhất là lịch sử các cuộc kháng chiến, các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc
của nhân dân ta;
(4) Xuyên tạc thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phủ nhận công lao to lớn của Người đối
với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta; Vu cáo, bôi nhọ, giả mạo các đồng chí lãnh đạo cao cấp của
Đảng, Nhà nước, tướng lĩnh trong quân đội;
(5) Kích động xu hướng ly khai, phá hoại sự thống nhất quốc gia, dân tộc, gây chia rẽ đoàn kết nội bộ,
thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ;
(6) Truyền bá lối sống ích kỷ vụ lợi, xa hoa, trụy lạc, bạo lực và thù hận (hate speech) đối với cá nhân và tổ chức;
(7) Phá hoại bản sắc văn hóa dân tộc, tuyên truyền, áp đặt các giá trị văn hóa và lối sống phương Tây;
(8) Lừa đảo trên mạng, đánh cắp thông tin, mật khẩu, phát tán virus...
2. Một số kỹ năng nhận diện thông tin xấu độc trên Internet, mạng xã hội
Hệ lụy của thông tin xấu độc ảnh hưởng rất lớn đến chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng. Có nguy cơ
dẫn đến mất phương hướng lựa chọn các giá trị, lối sống và niềm tin, đạo đức, nhân cách của cá nhân và cộng
đồng xã hội, đánh mất bản sắc dân tộc. Phá hoại bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục tốt đẹp của người Việt
Nam. Ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước, con người, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam.
Do vậy, cần có kỹ năng nhận diện và đấu tranh vô hiệu hóa, vạch trần những phương thức thủ đoạn của
các thế lực thù địch, phản động và phần tử xấu lợi dụng không gian mạng đưa thông tin xấu độc, giả mạo.
Một số kỹ năng khi tiếp cận thông tin trên không gian mạng cần chú ý kiểm tra, đánh giá thông tin đó là:
Thứ nhất, cần xem xét kỹ các tiêu đề: Những thông tin xấu độc thường có tiêu đề hấp dẫn, đặc biệt là
những thông tin trong tiêu đề giật title, gây sốc.
Thứ hai, chú ý tới các đường dẫn liên kết: Đây là dấu hiệu cảnh báo về tin giả khi chúng ta phát hiện đường
dẫn tới trang web giả mạo hoặc trông gần giống với đia chỉ/đường dẫn của một trang web chính thống. Đầu tiên,
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 5

hãy kiểm tra lại địa chỉ web. Đây là phương pháp nhanh chóng nhất trong các cách nhận biết trang web lừa đảo.
Cảnh giác trước các đường dẫn có dấu hiệu như: Lỗi chính tả, sai khác (lấy đường dẫn khác, nhưng tên website
giống hệt), thiếu hoặc thừa một vài ký tự, hoặc thay thế một vài ký tự với ký tự khác gần giống.
Thứ ba, kiểm chứng cơ sở nguồn tin, xem thông tin đó đến từ nguồn nào, nếu đến từ một người lạ, thông
tin không rõ ràng cần cảnh giác, có thể xem mục giới thiệu để kiểm tra. Đồng thời kiểm tra tên miền của trang
mạng đăng tải thông tin, thường nguồn phát của thông tin xấu độc là những trang mạng có tên miền nước
ngoài (.com, .org), không có đuôi tên miền Việt Nam “.vn”. Sử dụng các công cụ tìm kiếm để tìm các bài
viết trên các trang mạng chính thống (Thông tin chính phủ, Báo Nhân dân...) có nội dung tương tự để đối
chiếu hoặc xin tham vấn của các chuyên gia trên từng lĩnh vực. Các đuôi trang .com, .org, .gov (chính phủ),
.edu (giáo dục đào tạo)… thường là những trang truy cập (top-level domain) có thể tin cậy được, tuy nhiên
cũng cần phải cẩn trọng khi truy cập nếu bạn thấy có dấu hiệu khả nghi về việc lấy cắp hay thu thập thông
tin dữ liệu cá nhân. Vì vậy nên xác nhận lại mọi thứ
Thứ tư, xác định đối tượng tán phát: Các thông tin bắt nguồn từ các đối tượng phản động chống đối, cá
nhân thiếu hiểu biết.
Thứ năm, đánh giá về hình thức, nội dung: Tin tức xấu, độc hay bị lỗi chính tả hoặc có bố cục lộn xộn,
các hình ảnh, video trong tin xấu, độc thường bị chỉnh sửa, cắt ghép, thay đổi nội dung, ngày tháng của sự
kiện thường bị thay đổi. Nội dung chứa lỗi chính tả. Nguyên nhân là do các trang web giả mạo thường không
kiểm duyệt kỹ nội dung. Hoặc, các trang này được tạo bởi kẻ xấu ở nước ngoài mà họ không thành thạo ngôn
ngữ được sử dụng để lừa đảo.
Thứ sáu, kiểm tra hình ảnh: Những thông tin xấu độc thường chứa hình ảnh hoặc video bị chỉnh sửa.
Đôi khi bức ảnh được các đối tượng cố tình đưa ra khỏi bối cảnh gốc gây nhầm lẫn, lầm tưởng cho người
xem. Do vậy, chúng ta cần sử dụng tính năng tìm kiếm ảnh, đối chiếu với nguồn ảnh gốc (nếu có), xác định
thời gian khởi tạo, dung lượng, kích thước.. để đối chiếu với các thông tin đối tượng đưa ra.
3. Nâng cao tinh thần cảnh giác cho đoàn viên, sinh viên trước các thông tin xấu, độc trên mạng xã hội
Một là, luôn chủ động nâng cao kiến thức xã hội về mọi mặt, nhằm xây dựng cho mình nhận thức chính
trị đúng đắn để xem xét, tiếp cận thông tin một cách khách quan, đầy đủ, chính xác từ những nguồn thông tin
chính thống, tránh tiếp cận thông tin phiến diện, một chiều. Nâng cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng tham gia
đấu tranh với những nhận thức không đúng, ngộ nhận, mơ hồ trước các nguồn thông tin sai trái, thù địch, trái
với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Hai là, có ý thức tự giác, phát huy tính kỷ luật của người đoàn viên trong quá trình tiếp xúc thông tin;
chấp hành tốt các quy định về quyền thông tin, phạm vi thông tin theo quy định của Hiến pháp năm 2013,
Luật Tiếp cận Thông tin năm 2016 và Luật An ninh mạng năm 2018. Đồng thời tích cực tham gia vạch trần,
cảnh báo đến người dùng mạng xã hội những biểu hiện xào xáo thông tin, lưu truyền thông tin xấu, độc, thông
tin thiếu chính xác…
Ba là, không nghe, đọc, xem những đài, báo, trang mạng, bài viết, blog, video của những phần tử chống
đối, phản động. Không tán phát, chia sẻ thông tin kích động biểu tình hay hình ảnh, video clip về cảnh tụ tập
đông người, biểu tình gây rối. Không tin, nghe, làm theo hay ủng hộ lời xúi giục của kẻ xấu có những hành
động vi phạm pháp luật (gây mất an ninh trật tự, vi phạm an toàn giao thông, gây thương tích cho người khác,
chống người thi hành công vụ, hủy hoại tài sản của Nhà nước và doanh nghiệp...).
Bốn là, phát hiện, tố giác và sẵn sàng tham gia đấu tranh ngăn chặn kẻ xấu kích động việc thực hiện
hành vi vi phạm pháp luật, kịp thời thông báo cho các cơ quan chức năng để xử lý. Tích cực chia sẻ những
thông tin chính thống để cùng tuyên truyền vận động bạn bè, người thân, đồng nghiệp, cộng đồng hiểu và
nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các
cấp; không tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật; thực hiện tốt Cương lĩnh, Điều lệ Đảng./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Thanh Tâm- Báo Nhân Dân: http://tuyengiaolangson.vn/vi/tinh-news/mot-so-ky-nang-nhan-dien-
thong-tin-xau-doc-tren-internet-mang-xa-hoi
[2]. Nguyễn Thị Lan-Phó Trưởng Ban Tuyên giáo - Thư ký Ban Chỉ đạo 94 Đảng ủy khối:
https://danguykhoicqvadnthanhhoa.vn/web/trang-chu/tin-tuc-chung/nhan-dien-phan-bac-cac-thong-tin-xau-
doc-tren-mang-xa-hoi.html
[3]. Vũ Thơ- Báo Thanh Niên: https://thanhnien.vn/nguoi-tre-lam-gi-de-khong-nhiem-vi-rut-tin-gia-
tren-mang-xa-hoi-1851418409.htm
6 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

NHẬN BIẾT TIN GIẢ, XẤU ĐỘC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Nguyễn Phương Nhung - CQ59/22.03CLC
Lê Nhật Hoa - CQ58/21.15
Đặng Thị Phương Linh - CQ58/21.15
Đào Quang Hưng - CQ59/22.05
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư với sự phát triển bùng nổ của công nghệ đã và đang làm không
gian mạng thay đổi sâu sắc về cả chất và lượng, giúp công chúng có nhiều cơ hội tiếp cận với khối lượng lớn
thông tin từng ngày, từng giờ. Năm 1997, tại Việt Nam, Internet chính thức xuất hiện và phát triển nhanh
chóng, thâm nhập sâu vào mọi mặt đời sống xã hội, có những đóng góp quan trọng vào các thành tựu phát triển
kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, an ninh, quốc phòng... Tuy nhiên, bên cạnh việc mang lại nhiều lợi ích thì
giờ đây, không gian mạng với đặc tính nặc danh, lan truyền nhanh đã trở thành môi trường thuận lợi cho tin
tặc với các hoạt động phát tán tin giả, tin xấu độc dưới nhiều hình thức phức tạp và tràn lan. Như ông Lê
Quốc Minh, Phó Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam từng nói: “Tin giả đã âm thầm xuất hiện ở Việt Nam
từ lâu nhưng ít người để ý. Ngay cả khi tin giả trở thành "khủng hoảng toàn cầu" sau cuộc bầu cử tổng thống
Mỹ thì nhiều người ở trong nước vẫn chưa coi đây là vấn đề nghiêm trọng. Nhưng có thể khẳng định rằng tin
giả đang thực sự là một mối đe dọa cho xã hội”. Vì thế, việc tìm hiểu, xử lý những vấn đề liên quan đến hiện
tượng tin giả, tin xấu độc là cấp thiết để hướng đến xây dựng một nền báo chí truyền thông chuyên nghiệp, tự
do và minh bạch; một không gian mạng sạch. Vậy đâu là những dấu hiệu để nhận biết một tin giả, xấu độc và
tác động của chúng trên không gian mạng như thế nào?
1. Khái niệm, dấu hiệu nhận biết một tin giả, xấu độc
1.1. Khái niệm tin giả, xấu độc
Tin giả, tin xấu độc là các khái niệm được đặt ra để chỉ những thông tin không chính xác, sai lệch, gây
ảnh hưởng xấu hay có thể gây thiệt hại đến chính nhân vật, tổ chức được nhắc đến thậm chí là cả người đọc,
người tiếp nhận thông tin.
Tin giả (fake news) là những thông tin được lan truyền, phát tán trên không gian mạng và các phương
tiện truyền thông mà không có cơ sở khoa học, chứng cứ hay được kiểm chứng bởi các cơ quan chức năng.
Tin giả có thể được tạo ra để đạt mục đích lợi nhuận, để tuyên truyền, kích động dư luận theo hướng phản
động hay chỉ để giải trí. Tốc độ lan tỏa và độ tiếp cận của tin giả nhanh hơn rất nhiều so với các nguồn tin chính
thống được cung cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền và các cơ quan truyền thông chính thống. Cùng với sự
bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, cách thức tiếp cận của tin giả cũng đa dạng hơn nhiều. Chúng
ngày càng được chuyên nghiệp hóa về cả mặt nội dung lẫn hình thức và dễ dàng lấy được lòng tin của công
chúng. Vì vậy có thể coi tin giả là một bài toán nan giải cho bất kỳ quốc gia nào trên thế giới vì độ phủ sóng
rộng rãi và hậu quả cực kỳ khó lường mà nó gây ra.
Tin xấu độc là những thông tin giả, có tính chất tiêu cực và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Tin xấu độc có thể là những thông tin đả kích, vu khống về một
cá nhân, tổ chức, quốc gia hay những thông tin về tội phạm, tai nạn, thảm họa, bệnh tật với mục đích
khiến người đọc hoang mang, lo lắng và sợ hãi. Chúng còn là những thông tin mang tính chất phỉ báng, xúc
phạm, hay đe dọa đến danh dự, nhân phẩm, sự nghiệp của một cá nhân hoặc tổ chức. Tin xấu độc thường
được lan truyền với mục đích tấn công đến uy tín và danh tiếng của người bị hại.
1.2. Dấu hiệu nhận biết và cách xác định một tin giả, xấu độc
* Dấu hiệu nhận biết:
Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, tin giả, tin xấu độc đang trở thành một vấn đề nghiêm
trọng, ảnh hưởng đến sự tin tưởng của công chúng và gây ra nhiều hậu quả xấu. Để phòng tránh những rủi ro
đó, trước hết cần tìm hiểu và nhận biết dấu hiệu của tin giả, tin xấu độc. Như vậy, khi đọc thông tin trên mạng,
nếu thấy có những dấu hiệu sau thì rất có thể người đọc đang tiếp cận với một tin giả, xấu độc:
(1) Tiêu đề giật gân, thu hút, nội dung thông tin mới lạ, thường đề cập đến một vấn đề nóng đang được
nhiều người quan tâm. Tuy nhiên trong bài viết lại có nhiều lỗi sai về chính tả, có sự khác nhau về kiểu chữ,
bài viết cẩu thả; nội dung không có tính khách quan, chứa nhiều suy đoán, chứa nhiều từ ngữ xúc phạm, khiêu
khích. Bài viết có những lời nhận xét, bình luận kèm theo không lành mạnh, có tính chất chửi bới, đe dọa
hoặc mang tính chính trị, tôn giáo không khách quan...
(2) Thông tin không ghi nguồn hoặc nguồn tin không rõ ràng chưa được kiểm chứng, không xác định rõ
nguồn đăng: đưa ra các con số mà không chú thích cụ thể, hình ảnh hoặc video kèm theo không thể xác định
nguồn hoặc có dấu hiệu chỉnh sửa, photoshop, âm thanh lạ.
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 7

(3) Thông tin xuất phát từ những trang web, tài khoản, kênh nội dung trên mạng xã hội thường xuyên tung
tin giả, xấu độc, hoặc từ những trang, tài khoản, kênh không thuộc cơ quan báo chí chính thống hoặc cơ quan
nhà nước. Mạng xã hội là một phương tiện truyền thông mạnh mẽ để chia sẻ thông tin và kết nối với những
người khác. Tuy nhiên, nó cũng là nơi chứa đựng rất nhiều thông tin không chính xác và thiếu tính xác thực.
Điều này đã dẫn đến việc lan truyền của các tin đồn, tin tức giả mạo và các nội dung không phù hợp.
* Cách xác định
Khi nghi ngờ một tin giả, xấu độc, người đọc cần thực hiện những bước sau để kiểm tra, xác minh:
(1) Xem xét nguồn tin, kiểm tra tác giả, kiểm tra thời gian.
(2) Kiểm tra thông tin, hình ảnh minh họa và đường dẫn liên kết.
(3) Đọc toàn bộ nội dung, tìm những điểm nghi ngờ, mâu thuẫn.
(4) Đối chiếu với thông tin trên báo chí chính thống hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc các cơ quan
chức năng.
2. Phân loại tin giả, xấu độc
Đã có nhiều bài nghiên cứu cũng như ý kiến khác nhau được đưa ra khi thảo luận về việc xác định và phân
loại tin giả, xấu độc. Tuy nhiên cho đến nay chưa có kết luận cụ thể về quy luật phân loại tin giả bởi trên thực
tế tin giả, xấu độc hiện diện dưới nhiều hình thức khác nhau, ở mọi định dạng có thể truyền thông được như
video clip, hình ảnh, các trang tin điện tử, thông tin được chia sẻ trên các trang mạng xã hội…. Do sự đa dạng
và phức tạp của hình thức tung tin mà việc phân loại tin giả, xấu độc đã mang lại những khó khăn nhất định
cho các nghiên cứu sinh trong việc thực hiện khảo sát về vấn đề tin giả, tin xấu độc.
Năm 2018, tổ chức “Khoa học và Văn hóa” thuộc Liên Hợp Quốc đã thực hiện khảo sát và nghiên cứu
nhằm đưa ra thông tin về các dạng tin giả phổ biến. Kết quả cuộc khảo sát đưa ra dạng tin giả đầu tiên là loại
tin, bài giật gân gồm những bài viết có tiêu đề kích thích, giật tít để khơi gợi sự tò mò từ độc giả nhưng thực
chất nội dung bài báo không cung cấp thông tin như đã giật tin. Có thể hiểu đây là một cách để nhử mồi, tăng
lượng truy cập cho các trang tin và tăng doanh thu quảng cáo cho các trang web. Dạng tin thứ hai là các loại
tin tuyên truyền, loại tin thúc đẩy quan điểm chính trị thiên vị cho trường phái nào đó. Tiếp đó, dạng tin thứ
ba là loại tin châm biếm, chế giễu gắn với mục đích giải trí, mua vui từ những sự kiện nóng đang diễn ra trong
xã hội. Thứ tư là dạng tin của nền báo chí cẩu thả, nhà báo, người viết tin chỉ dựa trên những nguồn thông tin
không đáng tin cậy và không có sự kiểm tra, xác nhận nguồn tin trong bài viết khiến cho người đọc bị hiểu
lầm. Thứ năm là dạng tin có chứa tin đồn hoặc những tuyên bố chưa được xác thực. Thứ sáu là dạng tin thù
ghét nhằm mục đích lan truyền, kích động phân biệt giới tính, phân biệt chủng tộc và các hình thức phân biệt
đối xử khác.
Từ kết luận của bài nghiên cứu, có thể thấy tin giả, xấu độc được phân loại theo một số yếu tố như định
dạng tin tức, mức độ sai lệch, động cơ và mục đích của chúng. Từ đó, người đọc sẽ có cái nhìn cụ thể hơn về
việc nhận dạng và phân loại tin giả, xấu độc trên không gian mạng.
3. Tác động của tin giả, xấu độc
3.1. Tác động tới an ninh, chính trị
Tin giả, xấu độc đang là công cụ được các tổ chức phản động sử dụng để nhắm vào Đảng, Nhà nước,
vào Chính phủ, các cấp chính quyền gây mất trật tự an ninh xã hội, gây bất ổn chính trị quốc gia. Đặc biệt,
các loại tội phạm sử dụng không gian mạng để truyền tải những tin giả, xấu độc lên các trang mạng xã hội
không chỉ phủ nhận bản chất của báo chí cách mạng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến niềm tin của các tầng
lớp giai cấp xã hội về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Cụ thể, các thế lực thù địch, phản động và phần tử xấu đã và đang tiếp tục lợi dụng, khai thác tính
phủ sóng nhằm thực hiện “cuộc cách mạng truyền thông” đưa các thông tin xấu độc, giả mạo, những hình
ảnh trái với thuần phong mỹ tục của Việt Nam, kích động bạo lực, kêu gọi hình thành các hội nhóm trái phép,
thành lập lực lượng chính trị đối lập với Đảng; tuyên truyền lối sống thiếu lành mạnh, kích động hận thù dân
tộc; bôi nhọ uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Thực tế, chúng muốn làm chuyển biến, thay đổi nhận thức
chính trị, khiến người dân không phân biệt được thông tin thật, giả và dần dần tin vào những thông tin xấu
độc kia dẫn đến mất niềm tin vào cuộc sống, xa rời sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước. Các thế lực
phản động, thù địch thường xuyên lợi dụng cơ hội chính trị để đăng những bài viết xuyên tạc, kích động, chống
phá, hòng gây mất ổn định đất nước.
Vào năm 2021, mạng xã hội xôn xao trước vụ việc quân nhân T.Đ.Đ (sinh năm 2002, quê quán: Bắc
Ninh) tử vong tại Trường Quân sự Quân khu 1 chưa có kết luận của cơ quan điều tra về nguyên nhân tử vong.
Ngay lập tức các phần tử phản động lợi dụng các diễn đàn, mạng xã hội để livestream, đăng tải các bài viết,
8 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

hình ảnh về khám nghiệm tử thi, cảnh tang thương của gia đình Đ, kèm theo những bình luận phê phán bản
chất, truyền thống tốt đẹp của Quân đội. Đáng chú ý, nhiều ý kiến phân tích, bịa đặt thông tin cho rằng “chỉ
huy đơn vị đã thông tin sai lệch cái chết của Đ từ đột quỵ trên thao trường, bệnh chết và tự tử do xung đột,
đánh nhau với đồng đội”, “Quân đội đã bao che cho cấp dưới”, “ĐCSVN đã chỉ đạo bịt lắp truyền thông, ngăn
cản người dân tố giác tội ác của Đảng, Quân đội lên mạng xã hội”,… từ đó chúng quy chụp “Quân đội không
có tình người, đánh đạp, giết hại tàn nhẫn nhau”,... mà kích động người dân không cho con em mình Nhập
ngũ, tham gia vào Quân đội, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc ảnh hưởng đến nền an ninh quốc gia.
3.2. Tác động tới đời sống, xã hội
Thông tin bịa đặt không phải đến bây giờ mới xuất hiện trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong điều
kiện công nghệ mới, phương thức truyền tin phát triển mạnh mẽ thì tin giả, xấu độc càng thêm “đất sống”
nhất là trên không gian mạng xã hội. Tin giả giờ đây không chỉ được lan truyền miệng từ người này sang người
kia mà thông qua các hiệu ứng truyền thông, mạng xã hội lan truyền với tốc độ chóng mặt. Ở Việt Nam, tin
giả ngày càng xuất hiện nhiều và bỗng dưng trở thành một “phần” trong xã hội.
Lợi dụng thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tại Việt Nam, hàng loạt bài viết có tính kích động,
phản đối các chính sách của Chính phủ, xuyên tạc lời nói của ban lãnh đạo đã gây nhiều khó khăn trong nỗ
lực phòng chống dịch của Nhà nước. Chỉ riêng tháng 10/2021, khi ta bước sang giai đoạn mới thích ứng an
toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 đã có tới hơn 200.000 tin, bài viết giả mạo, xuyên tạc; trong đó có
bài viết bịa đặt rằng Nghị quyết 128 của Chính phủ “thất bại toàn diện”; người lao động không được hỗ trợ;
Bộ Y tế “ép buộc” trẻ em tiêm vắc - xin nhằm thu lợi bất chính...
Nạn nhân của “virus” tin giả không phải là các ca dương tính, mà là khủng hoảng niềm tin, bất ổn xã
hội, làm xói mòn nỗ lực ngày đêm của biết bao con người.
3.3. Tác động tới tâm lý, hành động của người đọc
Tin giả, xấu độc được ví như một loại virus với mức độ lây lan nhanh chóng, tiếp xúc với tin giả nhiều
lần mà không cảnh giác hay tiếp nhận tin giả một cách vô thức từ những người có sức ảnh hưởng sẽ khiến
cho công chúng dễ bị thuyết phục hơn. Thêm vào đó, do thói quen chia sẻ thông tin tùy tiện, không kiểm
chứng và thiếu trách nhiệm mà nhiều người đã vô tình tiếp tay cho những thông tin giả, xấu độc trên mạng xã
hội lan truyền chóng mặt. Mỗi cá nhân khi vô tình tiếp cận phải tin xấu, độc giả đều phải chịu những tác động
nhất định về tâm lý, hành động. Giới trẻ nói chung và bộ phận thanh thiếu niên, sinh viên nói riêng là một
trong những nhóm người chịu ảnh hưởng mạnh từ các thông tin giả, xấu độc trên các phương tiện truyền
thông bởi đây là lực lượng nhạy cảm, dễ bị lôi kéo và kích động. Vì thế, các thế lực thù địch, phản động trong
và ngoài nước luôn xem thanh, thiếu niên, sinh viên là đối tượng đặc biệt để thực hiện các âm mưu “diễn biến
hòa bình”. Chúng lợi dụng kẽ hở của công nghệ thông tin để phát tán tài liệu có nội dung phản động, thông
tin xấu độc hay cố tình nhồi nhét thêm thông tin sai sự thật vào những sự kiện nóng đang diễn ra nhằm thao
túng tâm lý của giới trẻ, chuyển hóa giới trẻ thành một thế hệ sống theo chủ nghĩa thực dụng, vị kỷ. Và khi
chúng đạt được mục đích, thế hệ thanh, thiếu niên, sinh viên Việt Nam sẽ sẵn sàng phủ nhận vai trò lãnh đạo
của Đảng, hoài nghi, giảm lòng tin đối với Đảng, Nhà nước.
Bộ phận thanh, thiếu niên, sinh viên có những quan điểm và triết lý sống cởi mở, thoải mái hơn so với thế
hệ trước, họ mở lòng nhiều hơn để tiếp thu và cảm nhận về các nền văn hóa, tôn giáo, giới tính,... vì vậy mà
những thông tin giả, xấu độc hay các phát ngôn thù ghét, phỉ báng; kỳ thị dân tộc, tôn giáo hay kỳ thị giới tính
và các hành vi gây hấn trên mạng xã hội dễ dàng gây ảnh hưởng, làm khủng hoảng đời sống của bộ phận thanh,
thiếu niên, sinh viên nói riêng và giới trẻ nói chung. Từ đó, hậu quả mà thông tin giả, xấu độc mang lại còn có
thể làm lệch lạc về hành vi, nhân cách sống của bộ phận này dẫn tới những hậu quả khó lường, thậm chí là vi
phạm pháp luật. Với tính hấp dẫn, lôi cuốn của thông tin giả, xấu độc trên các phương tiện điện tử, bộ phận
thanh, thiếu niên, sinh viên dễ bị sa đà vào biển thông tin, khiến sao nhãng việc học hành, giảm năng suất lao
động, tinh thần uể oải, sa sút vì đắm chìm trong thế giới ảo mà quên đi đời sống thực. Đây chính là tác nhân
làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm sinh lý của bộ phận thanh, thiếu niên, sinh viên.
3.4. Tác động tới uy tín, danh dự của cá nhân, tổ chức
Tin giả, xấu độc là một trong những phương tiện để các đối tượng sử dụng nhằm mục đích hạ thấp uy tín
của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Việc tung tin sai sự thật về một tổ chức, doanh nghiệp khi không được
ngăn chặn kịp thời sẽ khiến cho các tổ chức, doanh nghiệp đó chịu ảnh hưởng nặng nề, nhất là trong việc
thực hiện các hoạt động kinh doanh. Thêm vào đó, một số tổ chức, doanh nghiệp có quy mô nhỏ, chưa hoặc
không có phòng ban chuyên về mảng truyền thông lại càng khốn đốn hơn khi gặp phải tin giả, xấu độc. Thêm
vào đó, việc xóa hay gỡ bỏ hoàn toàn các tin giả, xấu độc cần có khoảng thời gian nhất định trong khi những
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 9

tin này lại được lan truyền với tốc độ nhanh chóng nên các tổ chức, doanh nghiệp thường phải hứng chịu hậu
quả trước khi được minh oan. Một số cá nhân vì những tin giả, xấu độc bịa đặt mà danh dự, nhân phẩm của
bản thân bị xâm hại, để lại cái nhìn không thiện cảm trong mắt người khác; cùng với đó, tâm lý của họ cũng
không ổn định trước tin giả, xấu độc bịa đặt và sức khỏe cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Vụ việc một cá nhân đăng tải thông tin lên Facebook về một số hình ảnh được cho là danh sách nhập
khẩu của Công ty sữa Vinamilk, phần lớn trong số này là bột sữa gầy, dẫn tới những chia sẻ, bình luận tiêu
cực về chất lượng sản phẩm từ người dùng. Để tránh gây hiểu nhầm cho người dùng về chất lượng sản phẩm
sữa Vinamilk, ngày 30/11/2019, Giám đốc điều hành Vinamilk Phan Minh Tiên đã có thông cáo minh bạch
về nguồn nguyên liệu sản xuất sữa của doanh nghiệp. Tuy đã khống chế được tin đồn từ việc đính chính lại
thông tin nhưng doanh nghiệp này cũng đã phải hứng chịu sự hoài nghi, tẩy chay tiêu cực từ sự hiểu lầm của
người tiêu dùng trước đó.
3.5. Tác động tới kinh tế
Tin giả ngày nay còn được các đối tượng sử dụng để gây nhiễu loạn thị trường, gây bất ổn tới tâm lý nhà
đầu tư và người dân, làm ảnh hưởng nền kinh tế nước nhà. Một kênh Youtube đã mạo danh chương trình
Chuyển động 24h của Đài Truyền hình Việt Nam để tung tin đồn sai sự thật về các doanh nghiệp, ngân hàng…
Không chỉ kênh YouTube này, nhiều kênh thông tin xấu độc khác thời gian gần đây đã liên tục được các đối
tượng dựng lên, đăng tải thông tin gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động doanh nghiệp, tác động tiêu cực tới thị
trường, gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho người dân và các nhà đầu tư. Theo các chuyên gia, khi tin đồn
thất thiệt được đăng lên, không chỉ doanh nghiệp bị nhắc tên gặp phải những ảnh hưởng xấu mà thị trường
có phản ứng tiêu cực, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp khác cũng sẽ bị tác động theo hiệu
ứng dây chuyền. Hậu quả đem lại là sự sụt giảm doanh thu cùng với rất nhiều vấn đề cần giải quyết bằng tiền
với các bên liên quan. Đơn cử ta có thể thấy từ ví dụ về Công ty sữa Vinamilk đã nêu ở trên, sau khi tin đồn
được tung ra, kết thúc phiên giao dịch ngày 2/12/2019, vốn hóa của Vinamilk đã bị thổi bay hơn 5.572 tỷ
đồng - con số này không chỉ khiến cho cổ đông mà còn khiến hàng vạn công nhân, nông dân hoảng loạn, lo
lắng, bất an. Như vậy, tin giả vẫn chỉ là giả, nhưng hậu quả mà chúng đem lại thì không hề “giả”. Rất nhiều
doanh nghiệp hay cá nhân, tổ chức đã phải khốn đốn khi bị những kẻ bất lương tung tin thất thiệt. Nếu tình
hình này tiếp tục diễn ra thì thử hỏi nền kinh tế nước nhà sẽ đi về đâu?
Như vậy có thể thấy, tin giả, tin xấu độc tràn lan đã trở thành hiện tượng toàn cầu trong bối cảnh hiện nay,
đây là một vấn đề tưởng chừng như đơn giản nhưng nó lại đang khiến nhiều quốc gia phải đau đầu trong công
cuộc xử lý. Tin giả đã và đang gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực về nhiều lĩnh vực với các động cơ khác nhau.
Chỉ trong 2 năm gần đây 2021-2022, các cơ quan chức năng quản lý đã ra gần 600 quyết định xử phạt vi phạm
hành chính các cá nhân, tổ chức có hành vi tung tin giả, tin sai sự thật với tổng số tiền hơn 6 tỷ đồng, khởi tố
63 vụ với 68 bị can, xử phạt hành chính 455 đối tượng và làm việc với khoảng 1.500 đối tượng. Tin giả như
một “virus” nguy hiểm, độc hại, khiến cho “hệ miễn dịch” về tinh thần và tâm hồn bị tàn phá.
Dù hiện nay đã có những chính sách pháp luật để xử lý các kẻ tung tin giả như Luật An ninh mạng, Nghị
định số 15/2020/NĐ-CP hay có Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) chính thống để công chúng có thể
báo cáo tin sai sự thật. Nhưng quan trọng hơn hết, bản thân mỗi công chúng cần tự trang bị kiến thức, nâng
cao cảnh giác trước những tin giả, xấu độc trên không gian mạng. Tuyệt đối không chia sẻ, bình luận dưới
những thông tin chưa được kiểm chứng, xác thực. Cần xem xét nguồn thông tin, đọc toàn bộ bài viết thay vì
các tiêu đề giật tít. Đối với các cơ quan báo chí, phóng viên cũng cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo
đức nghề nghiệp của mình, tránh để sai sót, lọt bẫy tin giả, đưa đến những nguồn tin xác thực nhanh nhất, kịp
thời để người dân không hoang mang giữa vô vàn thông tin như hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1].Ban Thời sự (10/2022), “Thông tin xấu độc tác động tiêu cực tới thị trường”, vtv.vn.
[2]. TS.Nguyễn Ngọc Cương, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng
công nghệ cao, Bộ Công an); Nguyễn Ngọc Quỳnh (11/2021), “Phòng, chống tin giả trên không gian mạng
và cách nhận diện”, mic.gov.vn.
[3]. Hoài Anh (09/2020), “Tác động của thông tin xấu, độc trên mạng xã hội đến thanh thiếu niên ở Việt
Nam”, congan.kontum.gov.vn.
[4]. Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông (12/2022), “Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật
trên không gian mạng”
10 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

NHẬN BIẾT, XỬ LÝ VÀ NGĂN CHẶN TIN GIẢ, XẤU ĐỘC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Nguyễn Thị Ánh Hồng - CQ59/21.14
Tóm tắt: Trong bối cảnh truyền thông mới, với sự phát triển của các phương tiện kỹ thuật số và Internet,
việc sáng tạo ra một câu chuyện, tin tức để biên tập, chỉnh sửa và in ấn đã trở nên nhanh chóng và dễ dàng
hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, điều này cũng là cơ hội cho "tin tức giả" và sai lệch xuất hiện ngày càng nhiều,
đồng thời truyền đi với tốc độ cao hơn trên diện rộng. Trong thực tế, gần đây, tin tức sai lệch đã dần trở thành
một vấn đề đối với ngành truyền thông trên toàn cầu và tại Việt Nam. Vấn nạn tin giả, xấu độc đã dấy lên
nhiều tranh cãi trong ngành công nghiệp báo chí truyền thông, trong các hội thảo khoa học về báo chí, đặc
biệt từ thời điểm sau những cuộc bầu cử tổng thống ở Châu Âu và Hoa Kỳ năm 2016. Bài viết nghiên cứu
tổng quan những vấn đề cơ bản liên quan đến tin tức giả như khái niệm, các loại tin giả phổ biến, làm thế nào
nhận biết tin giả, tin sai lệch, cuối cùng là đề xuất biện pháp xử lý, ngăn chặn.
Từ khóa: Tin tức giả, tin sai lệch, báo chí truyền thông, mạng xã hội.
1. Những vấn đề cơ bản về “tin tức giả”
1.1. Thuật ngữ “tin tức giả”
Về cách gọi, thuật ngữ “tin tức giả” bắt nguồn từ thuật ngữ “fake news” của báo chí Âu, Mỹ và đang
được sử dụng phổ biến trong môi trường báo chí truyền thông toàn cầu. Trong các tin, bài viết, thông tin trên
các phương tiện truyền thông, hay trong các bài báo khoa học, công trình nghiên cứu, các hội thảo về báo chí
truyền thông trên thế giới, thuật ngữ “tin tức giả” xuất hiện với tần suất lớn. Cụ thể, năm 2016 “tin tức giả”
(fake news) là từ được tìm kiếm nhiều nhất, trở thành “từ của năm” trên từ điển Oxford và là “từ của năm”
2017 trong từ điển Collins (Kalsnes, 2018). Ở Việt Nam, các báo điện tử lớn và uy tín như Tuổi trẻ Online
(báo điện tử thuộc Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh), VTV News (báo điện tử của Đài truyền hình Việt
Nam), VietNamNet (báo điện tử thuộc bộ Thông tin và Truyền thông), Nhân dân điện tử (thuộc cơ quan
Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam), VietnamPlus (báo điện tử của Thông tấn xã Việt Nam)... cũng
đang sử dụng thuật ngữ này và một số cách gọi tương tự như “tin giả”, “tin vịt” hay “tin tức giả mạo”.
Tin giả, xấu độc phát tán trên internet và mạng xã hội là những thông tin bịa đặt, bóp méo sự thật, xuyên
tạc vấn đề, “đổi trắng, thay đen”, làm lẫn lộn đúng sai, thật giả; hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin
với dụng ý xấu, phân tích và định hướng dư luận bằng luận điệu sai trái, thù địch. Sức ảnh hưởng của “tin tức
giả” là khó lường hết được bởi vì nó kéo theo một loạt hành động, phản ứng của công chúng, của dư luận mà
đôi khi không thể kiểm soát và dẫn đến những tổn hại thật sự về kinh tế, chính trị, xã hội.
1.2. Phân loại tin giả, xấu độc
Có nhiều ý kiến khác nhau về việc xác định và phân loại tin tức giả. Trong thực tế, tin giả, sai lệch hiện
diện dưới nhiều hình thức khác nhau, xuất hiện ở mọi định dạng có thể truyền được thông tin như báo in, báo
điện tử, các video trên Youtube, những hình ảnh, các trang thông tin điện tử, thông tin được chia sẻ trên các
trang mạng xã hội... Do hình thức tồn tại của tin giả trên các phương tiện truyền thông là đa dạng và phức
tạp, cho nên nhận diện và phân loại tin tức giả là công việc không đơn giản và dễ dàng. Tuy nhiên, có nhiều
nghiên cứu đã nỗ lực phân loại tin giả giúp cho công chúng có thể nhận diện được tin giả, sai lệch khi đánh
giá các nội dung tin, bài trực tuyến trên báo điện tử, các trang tin điện tử hay các trang mạng xã hội.
Năm 2017, các tác giả Tandoc, Lim và Ling công bố một nghiên cứu về các kiểu hình tin giả, trong đó khảo
sát 34 bài báo học thuật nghiên cứu về tin tức giả từ năm 2003 đến năm 2017. Kết quả nghiên cứu chỉ ra sáu loại
tin giả phổ biến là: tin tức châm biếm (news satire), tin tức nhại lại (news parody), tin bịa đặt (fabrication), tin tức
lôi kéo, vận động, thao túng (manipulation), quảng cáo (advertising) và tuyên truyền (propoganda).
Theo Kalsnes, trong nghiên cứu “Fake News” (Tin tức giả), có năm loại tin tức giả phổ biến trên các
phương tiện truyền thông trên thế giới (Kalsnes, 2018).
Thứ nhất là tin tức được dựng lên (fabrication), cố ý đánh lừa người đọc, nhằm mục đích điều khiển dư
luận, ví dụ như các tin tức giả xuất hiện tràn lan trong suốt cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
Thứ hai là những trang tin châm biếm (satire), giễu nhại (parody), đăng những bài viết với mục đích giải
trí, châm biếm, nhại lại các chính trị gia hay người nổi tiếng nhưng ở định dạng của tin tức chính thống nên dễ
khiến người đọc hiểu nhầm rằng đó là những thông tin chính xác, nghiêm túc (Dale, 2019; Kalsnes, 2018). Tại
Châu Âu và Mỹ, có khá nhiều trang tin dạng “trò đùa”, châm biếm này, ví dụ như trang tin The Onion ở Mỹ.
Thứ ba là những tin tức sai lệch lừa đảo với quy mô lớn (manipulation), đôi khi được truyền đi bởi các
trang tin có uy tín.
Thứ tư là những bài viết trong đó có những dữ kiện có thật, bị trộn lẫn với những dữ kiện chưa được
xác minh, kiểm tra, nhằm mục đích quảng cáo (advertising), quan hệ công chúng.
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 11

Thứ năm là các tin tức thiên vị, định kiến dựa trên các quan điểm chính trị khác nhau nhằm mục đích
tuyên truyền (propoganda) và công chúng rất khó xác định sự thật trong các tin, bài kiểu này.
Năm 2018, tổ chức “Khoa học và Văn hóa” thuộc Liên hiệp quốc đã có khảo sát, nghiên cứu nhằm chỉ
ra các dạng tin giả phổ biến (Ireton và Posetti, 2018).
Thứ nhất là tin, bài giật gân (clickbait) gồm những bài viết có tiêu đề kích thích, khơi gợi sự tò mò của
người đọc nhưng nội dung bài báo không thật sự cung cấp thông tin gì. Đây là những bài viết nhử mồi, người
viết cố tình đặt những tiêu đề gây sốc mà không ăn khớp gì với nội dung bài viết hoặc nội dung là bịa đặt
nhằm mục đích tăng lượng truy cập cho các trang tin, tăng doanh thu quảng cáo cho các trang web.
Thứ hai là dạng tin tuyên truyền (propoganda), là những tin, bài thúc đẩy một quan điểm chính trị thiên
vị, hoặc vì một động cơ chính trị nào đó.
Thứ ba là các trang tin châm biếm, giễu nhại (satire, parody) chủ yếu nhằm mục đích giải trí, mua vui,
nhại lại người nổi tiếng, các chính trị gia hay các sự kiện nóng hổi đang diễn ra trong xã hội.
Thứ tư là bài viết, những sản phẩm của nền báo chí cẩu thả (sloppy journalism), có nghĩa là người viết bài
dựa trên những nguồn thông tin không đáng tin cậy hoặc không kiểm tra tất cả các dữ kiện trong bài viết, dẫn đến
việc người đọc có thể hiểu lầm, hiểu sai.
Thứ năm là những tin, bài có chứa tin đồn (rumor) hoặc những tuyên bố chưa được xác minh, chứng thực.
Thứ sáu là những tin, bài thù ghét (hate news) cố ý lan truyền, kích động phân biệt chủng tộc, phân biệt
giới tính, tôn giáo hay các hình thức phân biệt đối xử khác.
Mặc dù các công trình nghiên cứu về tin tức giả nêu trên chưa thống nhất hoàn toàn về phương diện tên
gọi và số lượng các kiểu loại tin giả. Tuy nhiên, các tác giả của những nghiên cứu trên đã khảo sát và phân
loại các kiểu hình tin giả dựa trên một số yếu tố như định dạng tin tức (thông tin sai lệch được tạo dựng như
tin tức thật), mức độ sai lệch (thông tin sai một phần hoặc hoàn toàn sai), và mục đích, động cơ đằng sau của
tin giả (nhằm đánh lừa công chúng, hoặc vì mục đích kinh tế, chính trị).
2. Nhận biết, xử lý và ngăn chặn tin giả
2.1. Nhận biết tin giả
Tin giả thường có tiêu đề hấp dẫn, giật gân, viết in hoa kèm dấu ký tự mang tính chất khẳng định, thường
có vẻ khó xảy ra trong thực tế nhưng được viết dưới dạng khẳng định để thu hút sự chú ý của người đọc. Các
trang mạng chính thống của cơ quan, tổ chức nhà nước đều có tên miền quốc gia “.vn” và có địa chỉ, thông
tin đăng ký cụ thể, rõ ràng trên trang. Đối với các trang mạng xã hội của các cơ quan, tổ chức chính thống,
thường đã được đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ và được cung cấp dấu bản quyền (dấu tích xanh); còn đối
với tin giả thì không. Ngoài ra, tin tức giả hay bị lỗi chính tả hoặc có bố cục lộn xộn, các hình ảnh, video
trong tin giả thường bị chỉnh sửa, cắt ghép, thay đổi nội dung, ngày tháng của sự kiện thường bị thay đổi.
Khi tiếp cận thông tin trên không gian mạng, người dân cần có thái độ thận trọng và cảnh giác sàng lọc
thông tin, nhất là những thông tin đang gây tranh cãi, những sự kiện tạo ra nhiều luồng ý kiến trái chiều.
Ngoài ra cần trang bị thêm những kỹ năng cần thiết để nhận biết tin tức giả, sai lệch.
Thứ nhất, độc giả có thể kiểm tra nguồn đăng tải, truyền tải tin, bài xem đó có phải là trang thông tin điện
tử, báo điện tử, website... chính thống, đáng tin cậy hay không.
Thứ hai, độc giả phải xem xét và đánh giá nội dung của bài viết.Thông điệp mà tác giả bài viết muốn
gửi đến người đọc là gì? Nó có đưa ra được những dữ kiện, dữ liệu hoặc bằng chứng mà người đọc có thể
kiểm tra được hay chỉ nêu ý kiến, quan điểm cá nhân của người viết. Bài viết đáng tin cậy không chỉ nêu ý
kiến, quan điểm mà còn kèm theo dữ kiện minh chứng và thường có nhiều hơn một quan điểm.
Thứ ba, một tin tức có thật, quan trọng và được dư luận quan tâm sẽ được phản ánh cùng lúc trên nhiều
phương tiện truyền thông khác nhau. Vì vậy, công chúng đối chiếu, kiểm chứng tính xác thực của thông tin.
Thứ tư, giúp công chúng nhận diện tin giả, sai lệch, là chú ý đến những đường dẫn liên kết, siêu liên kết, trích
dẫn và nguồn tham khảo. Bởi vì các tin, bài đáng tin cậy không chỉ nêu ý kiến, quan điểm mà còn có trích dẫn,
dẫn nguồn, dẫn link rõ ràng, độc giả có thể tra cứu đầy đủ. Độc giả nên tìm các tin, bài viết trên các trang chính
thống, uy tín có nội dung tương tự để đối chiếu hoặc xin sự tham vấn của các chuyên gia trên từng lĩnh vực.
Các nhà báo cần kiểm tra cẩn thận tính chính xác của thông tin để tránh đưa tin theo cách giật gân. Ngoài
ra, các phóng viên và người viết bài phải cân bằng các quan điểm khác nhau trong bài viết và lường trước tác
động đối với dư luận có thể xảy ra khi tin tức hoặc bài báo được xuất bản. Người làm báo phải thường xuyên
cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng, nhất là về công nghệ thông tin, giữ vững đạo đức nghề nghiệp. Nếu
làm được như vậy sẽ giảm được tình trạng tin giả, thông tin sai sự thật, thiếu chính xác xuất hiện trên các
phương tiện truyền thông chính thống.
12 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

2.2. Xử lý và ngăn chặn tin giả


Về việc xử lý và ngăn chặn tin giả, trong thực tế những năm gần đây, nhiều quốc gia trên thế giới đã có
nhiều nỗ lực nhằm chống lại tin giả như ban hành luật chống tin tức giả, hay nghiên cứu các bộ lọc tự động
có khả năng kiểm tra và xác minh thông tin trực tuyến.
Năm 2017, Đức đã xem xét dự luật xử phạt hành chính, có điều khoản phạt lên đến 50 triệu euro đối với
các công ty công nghệ, mạng xã hội chậm chạp trong việc xử lý các tin tức giả, kích động và tin bôi nhọ, phỉ
báng. Dự luật này cũng yêu cầu các công ty mạng xã hội và các công ty báo chí truyền thông cần phải có
đường dây nóng và có nhân viên thường trực theo dõi, chịu trách nhiệm xử lý, gỡ bỏ thông tin bị người dùng
báo cáo là sai lệch trong vòng bảy ngày.
Năm 2018, hạ nghị viện nước Pháp cũng đã thông qua dự luật chống tin tức giả. Tại Mỹ, tờ Washington
Post đã thử nghiệm công cụ “Fact Checker” giúp người đọc kiểm tra tin giả. Công cụ này có khả năng phân
biệt thông tin thật, thông tin có một nửa là sự thật hoặc gần đúng và thông tin sai hoàn toàn.
Tại Đông Nam Á, đầu năm 2017, chính phủ Singapore đã soạn dự thảo luật chống tin giả, trong đó có
các điều luật xử phạt nghiêm khắc các trang tin đăng tải, truyền phát tin tức giả (Mok, 2018). Theo đó, các
trang tin này phải gỡ xuống những thông tin sai lệch, đồng thời nộp phạt hành chính với mức phạt nặng có
thể lên đến một triệu đô Singapore. Còn đối với trường hợp phạm luật nghiêm trọng thì có thể bị phạt tù, với
mức phạt tối đa lên tới 10 năm. Các quốc gia Đông Nam Á khác như Indonesia, Cambodia, Malaysia cũng
đã có nhiều hành động thực tế trong việc chống lại tin giả.
Ở Việt Nam đã có một số trường hợp xử phạt hành chính đối với hành vi tung tin đồn thất thiệt trên các
trang mạng xã hội. Năm 2018, chính phủ Việt Nam ban hành “Luật An ninh mạng” quy định về hoạt động
bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng. Một số tờ báo điện tử lớn
đã bước đầu có những phương pháp thiết thực giúp công chúng phát hiện và ngăn chặn tin giả. Chẳng hạn,
báo VietnamPlus, tờ báo điện tử của Thông tấn xã Việt Nam, đã sáng tạo chuyên mục “News Game”, trong
đó có những trò chơi đố vui được thiết kế để độc giả vừa thu nhận thêm thông tin, kiến thức vừa có thể giải
trí và quan trọng nhất là nhận biết được thông tin thật, giả.
Về phần các tập đoàn công nghệ, các công ty mạng xã hội lớn như Facebook, Google đã tiến hành xem xét
các phương thức tự động lọc thông tin, kiểm tra và xác minh thông tin trực tuyến. Cụ thể, Facebook đã thử
nghiệm tính năng dán nhãn vào đường dẫn (link) của các tin dạng “trò đùa”, châm biếm để giúp người dùng
Facebook phân biệt được tin thật với tin châm biếm. Còn Google có tính năng “Fact Check” (kiểm tra tính chân
thực của thông tin), phần nào đó có thể giúp người dùng Google kiểm tra mức độ chính xác của thông tin. Tuy
nhiên, những công cụ, trang web kiểm tra thông tin kể trên còn tồn tại nhiều bất cập và vẫn cần được nghiên
cứu, cải thiện nhiều. Trên đây là những biện pháp đối phó, xử lý và ngăn chặn tin giả mà các chính phủ và báo
chí truyền thông trên thế giới đã và đang thực hiện và xu hướng tương lai là vận dụng hiệu quả trí tuệ nhân tạo,
trí thông minh nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) để phát hiện và ngăn chặn tin giả.
3. Kết luận
Tin tức giả, sai lệch đã trở thành hiện tượng toàn cầu trong bối cảnh truyền thông mới và có tác động ở
nhiều mức độ khác nhau đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội ở mỗi quốc gia. Có thể có nhiều động cơ
khác nhau đằng sau sự xuất hiện của tin tức giả, chẳng hạn do nền báo chí cẩu thả, hoặc để đạt được mục đích
lợi nhuận kinh tế, cũng có thể do ảnh hưởng chính trị, tuyên truyền hay nhằm mục đích khiêu khích, kích
động. Vì vậy, cả công chúng lẫn nhà báo, những cơ quan, công ty sản xuất tin tức không thể xem thường, lơ
là cảnh giác “bởi thực tế cho thấy tin giả không hề là vô thưởng vô phạt, nó có thể hủy hoại uy tín của cá
nhân, tổ chức, doanh nghiệp, tin giả kích động thù hận, báng bổ tôn giáo, kỳ thị sắc tộc, từng suýt gây nên sự
cố ngoại giao giữa các quốc gia” (Thanh Hà, 2018).
Đối với công chúng, cần tự trang bị kiến thức, kỹ năng và có thái độ thận trọng để đánh giá chất lượng tin
tức trong vô vàn thông tin hiện nay. Đặc biệt, nâng cao ý thức trong việc sử dụng mạng xã hội để tránh vô tình
truyền phát tin giả. Đối với phóng viên, nhà báo, các cơ quan báo chí truyền thông, càng phải nâng cao ý thức
trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp để đưa tin đúng sự thật. Nếu nhìn ở một góc độ khác, tin tức giả xuất hiện đã
tạo cơ hội cho báo chí chính thống thể hiện vai trò, giá trị của mình bằng hành động đưa tin chuyên nghiệp và
giữ vững đạo đức nghề báo. Đồng thời, nó cũng tạo điều kiện cho dịch vụ kinh doanh mới ra đời “xác minh dữ
kiện” (fact-checking), để đảm bảo tính chính xác, một trong những giá trị quan trọng nhất của báo chí./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. “Thông tin xấu độc trên mạng xã hội và trách nhiệm của mỗi công dân”, gov.vn.
[2]. “Muôn kiểu tin giả, nhận biết thế nào”, gov.vn
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 13

KỸ NĂNG GIÚP SINH VIÊN NHẬN DIỆN THÔNG TIN GIẢ, XẤU ĐỘC
TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Đinh Thái Ninh - CQ59/22.04CLC
Tóm tắt: Mạng xã hội đã và đang phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối thông
tin. Tuy nhiên, mặt trái của mạng xã hội cũng gây ra những phiền toái, thậm chí là hiểm họa khôn lường. Tin
giả, tin xấu độc của các thế lực thù địch, chống phá phát tán, lan truyền với tốc độ nhanh chóng, rộng khắp
trên không gian mạng đã tác động xấu đến tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ trong cộng
đồng và truyền thống văn hóa của dân tộc. Vì vậy, cần phải có kỹ năng phòng, chống thông tin giả, xấu độc
trên không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng đối với sinh viên hiện nay. Có ba nội dung khi nghiên cứu kỹ
năng giúp sinh viên nhận diện thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng, đó là (1) lợi ích và tác hại của
mạng xã hội đối với giới trẻ (2) thông tin xấu, độc trên mạng xã hội có tác hại như thế nào? và (3) một số kỹ
năng giúp sinh viên nhận diện thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng. Nhưng tựu chung các nghiên cứu
đều hướng tới mục tiêu phòng, chống thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng hiện nay.
Từ khóa: tin giả, tin xấu độc, không gian mạng
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, mạng xã hội như Facebook, Zalo, Youtube, Tiktok, Lotus… đang là nơi gặp gỡ, giao lưu, gắn
kết cộng đồng, tìm kiếm việc làm, quảng cáo, kinh doanh và giải trí phổ biến ở nước ta. Sự xuất hiện của các
trang mạng xã hội này đã tạo ra những giá trị mới, đem lại hiệu quả cho nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển
giáo dục - đào tạo và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.
Tuy nhiên, mạng xã hội cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây mất an ninh, trật tự; nếu người tham gia mạng
xã hội không tỉnh táo trước những tin giả, tin xấu, độc rất dễ bị đối tượng lợi dụng thực hiện hành vi phạm
tội như trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bắt cóc tống tiền, mất an toàn cho cá nhân và gia đình. Dễ bị lôi
kéo, kích động, cổ xúy, tụ tập đông người nguy cơ gây mất an ninh, trật tự hoặc vô tình hoặc cố ý phát tán
những thông tin giả, tin xấu, độc, làm lộ thông tin bí mật nhà nước, gây hại cho cộng đồng, thậm chí tiếp tay
cho các đối tượng chống phá Đảng, Nhà nước.
2. Tác động của mạng xã hội đối với sinh viên.
2.1. Tích cực
Bởi vì tính gần gũi, phổ biến nên thông qua mạng xã hội, giới trẻ có thể nắm bắt thông tin một cách dễ
dàng, nhanh chóng. Những lợi ích mà mạng xã hội mang lại cho chúng ta rất nhiều và tác động tích cực nếu
chúng ta biết cách sử dụng chúng một cách hợp lý. Nó có thể giúp chúng ta:
- Rất nhiều người trẻ đã biết cách sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả nhất. Họ sử dụng mạng xã hội
là nơi để cung cấp thêm cho mình nguồn tri thức, nâng cao giá trị bản thân, là nơi để gắn kết cộng đồng, là nơi
để sẻ chia những bất hạnh, niềm vui của những người có cùng trái tim biết thông cảm và giúp đỡ những người
có hoàn cảnh đáng thương, cần sự trợ giúp của xã hội. Trên cơ sở đó nhiều bạn trẻ đã lập ra các trang web là
nơi để kêu gọi đóng góp tiền, gạo, .v.v… và cả hiến máu nhân đạo giúp cho người nghèo, người bệnh…
- Kết nối bạn bè: chúng ta có thể biết được nhiều thông tin về bạn bè hoặc người thân bằng cách kết bạn
trên mạng xã hội. Chúng ta cũng có thể gặp gỡ và giao lưu kết bạn với tất cả mọi người trên thế giới có cùng
sở thích hay quan điểm giống mình.
- Tiếp nhận thông tin, học hỏi kiến thức và kỹ năng: việc cập nhật thông tin trong một xã hội hiện đại
như hiện nay là điều nên làm và cần phải làm, nó giúp chúng ta dễ dàng tìm hiểu, nắm bắt được nhiều thông
tin quan trọng. Học hỏi thêm rất nhiều kiến thức, trau dồi những kĩ năng giúp cho bạn hoàn thiện bản thân
mình hơn nữa.
- Kinh doanh: bán và mua hàng online không còn xa lạ với giới trẻ và mạng xã hội là một môi trường
kinh doanh vô cùng lí tưởng. Ai cũng có thể dùng nó để quảng cáo cho những sản phẩm của công ty, giúp
cho bạn có thể tìm kiếm được những khách hàng tiềm năng.
- Bày tỏ quan niệm cá nhân: Thông qua mạng xã hội giới trẻ có thể bày tỏ cái tôi, suy nghĩ của mình đối
với các sự kiện của bạn bè, của xã hội trong khi thực tế bạn không có điều kiện, hoặc không dám nói.
2.2. Hạn chế
- Giảm tương tác giữa người với người: Việc nghiện mạng xã hội khiến giới trẻ dành ít thời gian cho
người người thân xung quan mình trong khi họ coi trọng bạn bè “ảo” hơn và nhiều bạn trẻ coi mạng ảo là
cuộc sống thực vì họ được là những “anh hùng bàn phím”.
- Giết chết sự sáng tạo: mạng xã hội là phương tiện hiệu quả nhất để làm tê liệt và giết chết quá trình
sáng tạo. Quá trình lướt các trang mạng xã hội có tác động làm tê liệt não bộ tương tự như khi xem tivi trong
14 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

vô thức.
- Tổn hại sức khỏe thể chất: Việc sử dụng mạng xã hội lâu dài dẫn đến suy giảm các hoạt động sống
bình thường của cơ thể như giấc ngủ và ăn uống. Lý do dẫn đến các rối loạn này do việc sử dụng mạng xã
hội thường vào những thời điểm nghỉ ngơi như bữa ăn, giờ nghỉ trưa, giờ đi ngủ.. Sử dụng mạng xã hội vào
khung giờ ngủ dẫn đến hay mệt mỏi, khó ngủ, hay thức khuya, ngủ không sâu giấc, dễ thức giấc… Những
rối loạn này còn có thể do việc tác động từ những thông tin trên facebook như nhận được những bình luận
tiêu cực hay tự ti về ngoại hình của bản thân mà nhịn ăn hoặc ăn uống không khoa học.
- Nguy cơ mắc bệnh tâm thần, trầm cảm: Là một kênh để thu nhận thông tin, tuy nhiên các thông tin trên
mạng xã hội đều không được kiểm chứng, dẫn đến có nhiều thông tin không chính xác, sai lệch nội dung hoặc
những thông tin “đùa”, “câu like”, “giật tít” làm cho người dùng thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng,
hồi hộp, lo lắng… Điều này dẫn đến những rối loạn bệnh lý như rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối
loạn stress… Trầm cảm cũng là một hậu quả của mạng xã hội với người dùng. Việc giao tiếp “ảo” làm giảm
nhu cầu của giao tiếp trực tiếp, dẫn đến người dùng ít nói chuyện, ít tiếp xúc với mọi người. Các thông tin và
bình luận tiêu cực trên mạng xã hội khi không được nhìn nhận tỉnh táo cũng dẫn đến những biểu hiện buồn bã,
chán nản, bi quan, tuyệt vọng… Nhiều người dùng đã tự tử khi nhận phải những bình luận ác ý hoặc bị tẩy chay,
cô lập trên mạng xã hội. Việc sử dụng mạng xã hội lâu dài dẫn đến mất ngủ, lo lắng, căng thẳng…, những yếu
tố này là điều kiện thuận lợi để khởi phát trầm cảm, làm nặng hơn biểu hiện của trầm cảm và ngược lại. Thậm
chí, nhiều người dùng không muốn giao tiếp thực mà chỉ ở nhà thực hiện các giao tiếp “ảo”.
- Dễ bị lấy cắp thông tin. Không những thế, mạng xã hội hiện nay đã trở thành không gian lý tưởng cho
những đối tượng xấu, thù địch lợi dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Việc mạo danh để khai
thác thông tin, xâm nhập máy tính, lấy cắp thông tin nhạy cảm, bí mật, hành động có chủ đích nhằm lừa đảo
quấy rối người dùng.
3. Một số kỹ năng giúp sinh viên nhận diện thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng
Do vậy, cần có kỹ năng nhận diện và đấu tranh vô hiệu hóa, vạch trần những phương thức thủ đoạn của
các thế lực thù địch, phản động và phần tử xấu lợi dụng không gian mạng đưa thông tin xấu độc, giả mạo.
Một số kỹ năng khi tiếp cận thông tin trên không gian mạng cần chú ý kiểm tra, đánh giá thông tin đó là:
Thứ nhất, cần xem xét kỹ các tiêu đề: Những thông tin xấu độc thường có tiêu đề hấp dẫn, đặc biệt là
những thông tin trong tiêu đề giật title, gây sốc.
Thứ hai, chú ý tới các đường dẫn liên kết: Đây là dấu hiệu cảnh báo về tin giả khi chúng ta phát hiện
đường dẫn tới trang web giả mạo hoặc trông gần giống với đia chỉ/đường dẫn của một trang web chính thống.
Đầu tiên, hãy kiểm tra lại địa chỉ web. Đây là phương pháp nhanh chóng nhất trong các cách nhận biết trang
web lừa đảo. Cảnh giác trước các đường dẫn có dấu hiệu như: Lỗi chính tả, sai khác (lấy đường dẫn khác,
nhưng tên website giống hệt), thiếu hoặc thừa một vài ký tự, hoặc thay thế một vài ký tự với ký tự khác gần
giống (như “l” thay bằng “1”). Ví dụ: Website giả mạo này sử dụng tên, giao diện dễ gây nhầm lẫn với Cổng
thông tin điện tử của Bộ Công an với mục đích lừa đảo. Được biết, Cổng thông tin điện tử chính thức của Bộ
Công an là website tại tên miền https://bocongan.gov.vn. Theo đó, website có tên “Cổng thông tin điện tử Bộ
Công an” tại tên miền https://11384vn.com có hình ảnh giao diện giống hệt với Cổng thông tin của Bộ Công
an. Trang web này sử dụng các hình ảnh, thông tin chia sẻ giống với Cổng thông tin điện tử chính thức của
Bộ Công an. Điều này rất dễ gây nhầm lẫn với người dùng nếu không để ý đến tên miền.
Thứ ba, kiểm chứng cơ sở nguồn tin, xem thông tin đó đến từ nguồn nào, nếu đến từ một người lạ, thông
tin không rõ ràng cần cảnh giác, có thể xem mục giới thiệu để kiểm tra. Đồng thời kiểm tra tên miền của trang
mạng đăng tải thông tin, thường nguồn phát của thông tin xấu độc là những trang mạng có tên miền nước
ngoài (.com, .org), không có đuôi tên miền Việt Nam “.vn”. Sử dụng các công cụ tìm kiếm để tìm các bài
viết trên các trang mạng chính thống (Thông tin chính phủ, Báo Nhân dân...) có nội dung tương tự để đối
chiếu hoặc xin tham vấn của các chuyên gia trên từng lĩnh vực. Các đuôi trang .com, .org, .gov (chính phủ),
.edu (giáo dục đào tạo)… thường là những trang truy cập (top-level domain) có thể tin cậy được, tuy nhiên
cũng cần phải cẩn trọng khi truy cập nếu bạn thấy có dấu hiệu khả nghi về việc lấy cắp hay thu thập thông
tin dữ liệu cá nhân.
Thứ tư, xác định đối tượng tán phát: Các thông tin bắt nguồn từ các đối tượng phản động chống đối, cá
nhân thiếu hiểu biết.
Thứ năm, đánh giá về hình thức, nội dung: Tin tức xấu, độc hay bị lỗi chính tả hoặc có bố cục lộn xộn,
các hình ảnh, video trong tin xấu, độc thường bị chỉnh sửa, cắt ghép, thay đổi nội dung, ngày tháng của sự
kiện thường bị thay đổi. Nội dung chứa lỗi chính tả. Nguyên nhân là do các trang web giả mạo thường không
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 15

kiểm duyệt kỹ nội dung. Hoặc, các trang này được tạo bởi kẻ xấu ở nước ngoài mà họ không thành thạo ngôn
ngữ được sử dụng để lừa đảo.
Thứ sáu, kiểm tra hình ảnh: Những thông tin xấu độc thường chứa hình ảnh hoặc video bị chỉnh sửa.
Đôi khi bức ảnh được các đối tượng cố tình đưa ra khỏi bối cảnh gốc gây nhầm lẫn, lầm tưởng cho người
xem. Do vậy, chúng ta cần sử dụng tính năng tìm kiếm ảnh, đối chiếu với nguồn ảnh gốc (nếu có), xác định
thời gian khởi tạo, dung lượng, kích thước… để đối chiếu với các thông tin đối tượng đưa ra.
4. Kết luận
Những thông tin xấu độc trên internet và mạng xã hội do các thế lực phản động, chống đối, cơ hội chính
trị và những cá nhân thiếu hiểu biết tung ra có tác động tiêu cực đến tình hình tư tưởng dư luận xã hội gây
nghi ngờ, gieo rắc sự hoang mang, dao động, làm giảm sút lòng tin của thế hệ trẻ đặc biệt là đối tượng sinh
viên. Việc nhận diện, vạch trần và đấu tranh vô hiệu hóa những phương thức, thủ đoạn của các thế lực thù
địch, phản động và phần tử xấu lợi dụng không gian mạng để đưa thông tin xấu độc, giả mạo là rất quan
trọng, góp phần bảo đảm an ninh mạng, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên không gian mạng.
Sinh viên hiện nay cần chủ động theo dõi, quản lý thời gian sử dụng smartphone cũng như các thiết bị
công nghệ khác qua đó quản lý cả thời lượng sử dụng MXH cũng như thời điểm truy cập trong ngày. Cần
nhận thức rõ ràng lợi ích cũng như tác hại của mạng xã hội để từ đó lựa chọn cho mình thời lượng, thời điểm
sử dụng hợp lý cho bản thân mình.
Bên cạnh đó cần cải thiện, nâng cao các thói quen, hành vi trong cuộc sống có ảnh hưởng đến sức khỏe,
công việc, học tập của bản thân như: luyện tập thể thao, thói quen ăn sáng, tham gia mạng xã hội một cách
lành mạnh và hữu ích.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Luật An ninh mạng năm 2018, Điều 8 (Các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng).
[2]. Nguyễn Thị Lan Hương, “Thực trạng sử dụng MXH của thanh thiếu niên ở Việt Nam hiện nay”,
http://vanhien.vn.
[3]. Thu Thủy (03/2016), “Hơn 1/3 dân số Việt Nam sở hữu tài khoản Facebook”, dantri.com.vn.
[4]. Đặng Thị Diệu Trang (03/2016), “Ngôn ngữ teen trong giao tiếp của giới trẻ hiện nay”,
vanhoahoc.vn.
[5]. Lê Minh Thanh, “Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện đại”, Luận văn Thạc sĩ,
Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học KHXHNV, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.
[6]. Nghị định số 53/2022/NĐ-CP ngày 15/8/2022 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của
Luật An ninh mạng.
16 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

TÁC ĐỘNG CỦA TIN GIẢ, TIN SAI SỰ THẬT ĐẾN XÃ HỘI HIỆN ĐẠI
Phan Thanh Huyền - CQ57/11.02
1. Nhận thức đúng về tin giả, tin xấu độc trên không gian mạng
Hiện nay, “mạng xã hội” là cụm từ quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta. Trong thời đại 4.0, mạng
xã hội được xem là "vũ khí" lợi hại giúp dễ dàng kết nối, nắm bắt và truyền tải thông tin dù ở bất kỳ đâu…
Tuy nhiên, không gian mạng với đặc tính dễ ẩn danh, lan truyền nhanh đã trở thành môi trường thuận lợi cho
nhiều cá nhân hoạt động phát tán tin giả, tin sai sự thật gây hoang mang dư luận. Các thông tin đấy có nội
dung liên quan đến nhiều lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, xã hội,... gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến uy tín, danh dự của các tổ chức, cá nhân; ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, gây thiệt hại về văn hóa, kinh
tế... Nhiều thông tin thiếu kiểm chứng, bịa đặt, phản cảm được người dùng mạng xã hội chia sẻ rộng rãi gây
bức xúc trong dư luận xã hội. Vì vậy, chúng ta cần có kiến thức tổng quan, cần thiết để nhận biết, ứng phó và
xử lý có hiệu quả với tình trạng tin giả, tin sai sự thật có xu hướng tăng lên, tác động tiêu cực đến xã hội.
Tin giả (tiếng Anh: fake news) còn được gọi là tin rác hoặc tin tức giả mạo, một loại hình báo chí hoặc
tuyên truyền bao gồm các thông tin cố ý hoặc trò lừa bịp lan truyền qua phương tiện truyền thông tin tức
truyền thống (in và phát sóng) hoặc phương tiện truyền thông xã hội trực tuyến. Thông tin sai lệch thường
được các phóng viên trả tiền cho các trang đăng tin để được đăng các tin tức này, một thực tế phi đạo đức.
Với sự xuất hiện của tin tức kỹ thuật số, việc sử dụng tin tức giả cũng tăng lên dễ dàng. Thực tế, những thông
tin sai lệch thường có xu hướng lan truyền nhanh hơn tin thật, được cung cấp bởi các cơ quan truyền thông,
báo chí chính thống. Đây là một thách thức đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Theo thống kê của cơ
quan chức năng, mạng xã hội (Facebook, Google, Zalo…) đã trở thành nền tảng, phương tiện lan truyền tin
giả phổ biến nhất.
Để đối phó với thực trạng trên, những năm trở lại đây, các cơ quan chức năng quản lý đã ra rất nhiều
quyết định xử phạt vi phạm hành chính các cá nhân, tổ chức có hành vi tung tin giả, tin sai sự thật với tổng
số tiền hàng chục tỷ đồng. Tuy nhiên, số tiền phạt này quá nhỏ so với tác hại mà tin giả gây ra đối với xã hội.
Thậm chí tình trạng này vẫn không giảm, nhất là việc đăng tải thông tin gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động
doanh nghiệp, tác động tiêu cực tới thị trường tài chính.
Những đối tượng tung tin thất thiệt hiện gồm 3 nhóm. Thứ nhất là nhóm cố tình đăng tải thông tin tiêu
cực, họ luôn tìm những điểm xấu hoặc bóp méo thông tin. Đối với sự việc, sự kiện, nhóm này thường tập
trung vào góc nhỏ, phần tối của sự việc, thường là các khuyết điểm, mặt trái, thậm chí là thổi phồng chúng
lên gấp nhiều lần.
Thứ hai là nhóm những người không có thông tin đầy đủ, nhưng dựa vào hiểu biết hạn chế đã đưa ra
những thông tin sai lệch. Nhóm này với sự chạy đua thông tin khi chưa tìm hiểu sõ sự việc, chưa có cơ quan
chuyên gia kiểm chứng. Thứ ba là nhóm không có thông tin nhưng muốn câu “views”, nói xấu nên sẵn sàng
lan truyền những thông tin tiêu cực. Nhóm này xuất hiện nhiều hiện nay với tác động tiêu cực, hậu quả lớn.
Họ muốn nổi tiếng nhanh chóng, lọt top thịnh hành hay thậm chí là được thuê để tấn công mạng đối với sự
việc. Từ các yếu tố tình cảm con người, hoạt động xã hội thường nhật, khi qua tay các đối tượng trên đã được
xào xáo, bóp méo thành các tin thất thiệt. Điều này quay lại gây hại tới chính con người hay xã hội nói chung.
Nhiều thủ đoạn được các đối tượng sử dụng trong đăng tải tin giả, nguy hiểm nhất là việc sử dụng
“khoảng trống thông tin” để tấn công vào sự hiếu kỳ của công chúng bằng cách làm mới thông tin cũ, bịa đặt
thông tin mới. Nhiều thông tin bị xuyên tạc, bóp méo sự thật, thông qua những tiêu đề “giật gân”, “câu khách”
về vấn đề dư luận đang quan tâm, nhất là vấn đề nóng liên quan đến nội bộ Đảng, Nhà nước, tham nhũng,
tiêu cực. Thông thường, tin giả được tạo ra có mục đích vụ lợi, thu hút lượt xem, lượt thích của cộng đồng
mạng, tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, nhiều tin giả được tạo ra với mục đích xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự
an toàn xã hội, quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân. Nhiều tin giả mang nội dung riêng tư, bịa đặt, xuyên
tạc hoặc thật giả lẫn lộn lên mạng nhằm khủng bố tinh thần và tạo dư luận xã hội trên cộng đồng mạng phục
vụ các ý đồ đen tối, gây phương hại đến ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
2. Nhận diện tin giả, tin xấu độc trong xã hội hiện đại
Một là, kiểm tra, xem xét nguồn tin
Hiện nay, bạn có nhiều kênh để tiếp nhận thông tin, từ truyền hình (VTV), radio, các trang báo online,
trang thông tin điện tử, cổng thông tin của các cơ quan nhà nước… Nguồn tin còn đến từ mạng xã hội, các
hội nhóm hay bạn bè, những người xung quanh chúng ta với tính xác thực cao.
Hai là, kiểm chứng nguồn tin
Với mỗi thông tin đăng tải trên báo chí hay trên mạng xã hội, chúng ta vẫn cần kiểm chứng xem thông
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 17

tin chính xác không bằng cách: đọc và tìm hiểu nguồn tin đó có được cung cấp bởi người có thẩm quyền,
đúng chức năng, được phép phát ngôn cung cấp thông tin hay không. Người dân có thể kiểm chứng cơ sở
nguồn tin bằng cách kiểm tra tên miền của trang mạng đăng tải thông tin; thường nguồn phát của thông tin
xuyên tạc, giả mạo thường là những trang mạng có tên miền nước ngoài (.com, .org…). Các trang mạng chính
thống của cơ quan tổ chức Nhà nước có tên miền quốc gia “.vn” và có địa chỉ, thông tin đăng ký cụ thể rõ
ràng trên trang. Đối với các trang mạng xã hội của các cơ quan, tổ chức chính thống, thường đã được đăng
ký với nhà cung cấp dịch vụ và được cung cấp dấu bản quyền (dấu tích xanh).
Những thông tin trong bài viết có nêu rõ tên người, địa phương, thời gian,… không. Với những tin chung
chung, không rõ tên nhân vật, địa danh,... cụ thể, chúng ta cần kiểm chứng lại. Tin giả thường không được
chú trọng về cấu trúc ngữ pháp, thể thức văn bản, dễ có lỗi chính tả và ngữ pháp, không thống nhất. Về các
luận cứ, luận chứng trong bài viết, thông thường các tin giả được tạo ra được dựa trên một câu chuyện, tình
tiết có thực nhưng được làm giả ở những nội dung quan trọng nhất. Ngoài ra, cần đọc kỹ nội dung xem thông
tin đó là tin tức thật, hay trò đùa của người đăng.
Ba là, kiểm tra lại thông tin, hình ảnh minh họa
Tin giả không chỉ là những dòng chữ viết, mà đôi khi, còn là các hình ảnh. Người dùng mạng xã hội
luôn nghĩ, hình ảnh là minh chứng rõ ràng nhất, và tin ngay những thông tin trong hình ảnh đó. Nhưng thực
sự, những hình ảnh có thể bị làm giả, bị cắt ghép, chỉnh sửa theo từng dụng ý khác nhau của người đăng tải
thông tin.
Hình ảnh sử dụng trong bài viết đa phần là ảnh trên mạng hoặc được chỉnh sửa cho phù hợp với nội dung
nguồn tin. Cần kiểm tra xem ảnh có tồn tại trên không gian mạng thông qua tính năng “Search Google for image”.
Bốn là, hỏi ý kiến chuyên gia và các cơ quan chức năng đáng tin cậy
Bản thân người dùng mạng xã hội nói nhận thấy nguồn tin đó không đáng tin cậy, khó kiểm chứng thì
có thể hỏi ý kiến những chuyên gia, những người có kinh nghiệm trong việc xác thực tin giả, tin sai sự thật
trên không gian mạng. Hoặc có thể gửi thông tin mà bản thân cảm thấy nghi ngờ vào các trang website, mạng
xã hội của các cơ quan chức năng, đặc biệt là Cơ quan Công an.
Tại tỉnh Đồng Tháp, người dùng có thể gửi thông tin vào trang các trang website, mạng xã hội của
UBND Tỉnh, sở, ban, ngành Tỉnh (ví dụ như Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp, Báo Đồng Tháp, Đài
Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp) hoặc có thể gửi trực tiếp vào Website Công an tỉnh Đồng Tháp
(congandongthap.gov.vn) hoặc Trang mạng xã hội Zalo, fanpage facebook của “Phòng An ninh mạng Công
an Đồng Tháp” để được hướng dẫn, hỗ trợ hoặc tố giác về tin giả.
Năm là, kiểm tra lại thời gian
Về mốc thời gian sử dụng trong bài viết, tin giả được biên soạn và định dạng mốc thời gian không trùng
với thực tế, do đó, cần xem kỹ các mốc thời gian, sự kiện có trong nội dung tin và thời gian đăng tải.
Trên thực tế, tin giả không chỉ gây tâm lý hiếu kỳ, tò mò của độc giả mà nó còn làm suy yếu các phương
tiện truyền thông. Tin giả không chỉ hướng lái sai lệch người đọc, người xem mà nhiều khi còn đánh lừa cả
một số phóng viên khiến báo chí cũng trở thành nạn nhân. Tin chưa được kiểm chứng từ cá nhân trên
Facebook, Zalo... nhưng có những phóng viên khi sử dụng đã thiếu kiểm chứng, biến thành sản phẩm báo
chí, vô tình tiếp tay cho kẻ xấu. Do vậy, để bảo đảm tính kịp thời, hiệu quả trong nhận diện, phòng ngừa, đấu
tranh hiệu quả với nạn tin giả, giảm thiểu tác động xã hội của nó, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ, liên thông
của các cơ quan chức năng. Cần phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ nhưng linh hoạt, vận dụng nghiêm khắc
chế tài, luật pháp để xử lý nghiêm mọi cá nhân, tổ chức tung tin giả.
Luật An ninh mạng năm 2018 nghiêm cấm hành vi đưa thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân
dân, gây thiệt hại đến hoạt động kinh tế xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan Nhà nước hoặc
người thi hành công vụ. Người có hành vi này gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ bị xử lý hình sự theo quy
định tại khoản 1 Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015 về “Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy
tính, mạng viễn thông” với mức phạt tù lên đến 3 năm.
Căn cứ Điều a Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu
đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của
cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
Và Khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020: Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị
định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định
này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối
18 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

với tổ chức.
Từ những điều trên chúng ta thấy, tin tức giả, sai lệch đã trở thành hiện tượng toàn cầu trong bối cảnh
truyền thông mới và có tác động ở nhiều mức độ khác nhau đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội ở mỗi
quốc gia. Có thể có nhiều động cơ khác nhau đằng sau sự xuất hiện của tin tức giả, chẳng hạn do nền báo chí
cẩu thả, hoặc để đạt được mục đích lợi nhuận kinh tế, cũng có thể do ảnh hưởng chính trị, tuyên truyền hay
nhằm mục đích khiêu khích, kích động. Vì vậy, cả công chúng lẫn nhà báo, những cơ quan, công ty sản xuất tin
tức không thể xem thường, lơ là cảnh giác . Đối với công chúng, cần tự trang bị kiến thức, kỹ năng và có thái
độ thận trọng để đánh giá chất lượng tin tức trong mê cung thông tin hiện nay. Trước mỗi thông tin hay hình
ảnh bất kì, chúng ta nên tỉnh táo, suy nghĩ một chút trước thông tin đó, xem những tin tức, hình ảnh đó mang
lại giá trị gì với mình. Nếu những tin tức đó mang đến suy nghĩ tiêu cực cho bạn, hãy mạnh dạn ẩn những hàng
tin đó đi. Tương tự như vậy, trước khi nhấn nút like, chia sẻ hay bình luận trên mạng xã hội, chúng ta nên cân
nhắc xem những thông tin đó có hữu ích cho bạn bè, cho cộng đồng hay không. Chúng ta phải luôn giữ quan
điểm chỉ là tham khảo khi sử dụng thông tin trên không gian mạng, nhất là thông tin được chia sẻ bởi mạng xã
hội, chủ thể không rõ nguồn gốc, không xác thực. Chúng ta chỉ nên chia sẻ những thông tin tích cực, chính
thống để bạn bè, người thân chúng ta được tiếp cận, được đọc, được xem những thông tin hữu ích, không nên
chia sẻ những thông tin tiêu cực, thông tin mang ý nghĩa chỉ trích, phê phán khiến cho người xem cũng bị tác
động xấu đến tâm lý. Những điều đấy sẽ chung tay vì một xã hội văn minh tiến bộ hơn.
3. Vai trò và trách nhiệm của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trong việc đấu tranh với tin giả, tin
sai sự thật trên không gian mạng
Đối với tổ chức
Cần tăng cường và đổi mới nội dung, hình thức đấu tranh phòng, chống tin giả, xấu độc trên không gian
mạng qua các diễn đàn, các câu lạc bộ, các nhóm… để kiến tạo ra “sân chơi” cho thanh niên.
Chú trọng hơn việc kết nối giữa các tổ chức Đoàn trong toàn quốc, trong hệ thống tổ chức Đoàn của
Khối, của cơ quan, Ban ngành. Có thể lập chuyên mục riêng về đấu tranh phòng, chống tin giả, tin xấu độc
cho thanh niên ở các trang mạng.
Cổng thông tin điện tử; trên các Fanpage, các Group Facebook, Zalo… để thanh niên có thêm diễn đàn
đăng các bài viết, bài báo có chất lượng, nhằm lan tỏa, tuyên truyền các thông tin chính thống, tin tốt đẹp…
Tổ chức Đoàn Thanh niên cần tạo ra nhiều hơn các diễn đàn như: Tọa đàm, Hội thảo, nghe chuyên gia
nói chuyện các vấn đề thời sự, trong đó có việc đấu tranh phòng, chống tin giả, xấu độc trên không gian mạng.
Cùng với đó, tổ chức Đoàn cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và kịp thời biểu dương những đại biểu
tích cực, đồng thời có biện pháp xử lý những thanh niên đưa các tin giả, xấu độc lên không gian mạng.
Đối với mỗi cá nhân
Thứ nhất, cần nâng cao tinh thần cảnh giác trước các tin giả, tin xấu độc trên mạng xã hội. Làm chủ kiến
thức về các vấn đề chính trị, xã hội để xem xét, tiếp cận thông tin một cách khách quan, đầy đủ, chính xác từ
những nguồn thông tin chính thống. Chấp hành nghiêm các quy định về quyền thông tin, phạm vi thông tin
theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Tiếp cận Thông tin năm 2016 và Luật An ninh mạng 2018; Quy
định 37 của Bộ Chính trị về những điều Đảng viên không được làm đối với đảng viên trong thanh niên.
Thứ hai, phải không ngừng phấn đấu, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức và
bản lĩnh để vừa có sức “đề kháng”, “tự miễn dịch” trước các thông tin; vừa tham gia đấu tranh phản bác với
những tin giả, tin xấu độc trên không gian mạng. Đặc biệt, phải học tập, nâng cao trình độ về công nghệ thông
tin, về mạng xã hội, nhất là các kỹ năng sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin, nền tảng số trên không gian
mạng… nhằm phục vụ tốt hơn cho việc tuyên truyền, lan tỏa thông tin tốt đẹp, bác bỏ, gỡ bỏ các thông tin
giả, xấu độc trên không gian mạng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Luật An ninh mạng năm 2018, Điều 8 (Các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng).
2. Nguyễn Thị Lan Hương, Thực trạng sử dụng MXH của thanh thiếu niên ở Việt Nam hiện nay
(http://vanhien.vn)
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 19

BÀN VỀ MỘT SỐ TÁC ĐỘNG CỦA TIN GIẢ, TIN SAI SỰ THẬT
Nguyễn Thùy Linh - CQ59/22.05
Tóm tắt: Thế giới nơi ta đang sống là thế giới của những công nghệ tiên tiến, hiện đại, thế giới của cách
mạng công nghiệp 4.0. Sự phát triển vượt bậc của khoa học đem lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích trên mọi
lĩnh vực, đi kèm là những hiểm họa khôn lường mà không phải ai cũng có thể thấy rõ, hiểu rõ. Một trong số
đó là tin giả (fake news). Tin giả đã xuất hiện và tồn tại từ lâu, nhưng từ khi Internet bùng nổ, mạng xã hội
lên ngôi, vấn nạn này ngày một trở nên nghiêm trọng cả về số lượng và mức độ. Điều đó không chỉ ảnh hưởng
xấu tới một cá nhân, doanh nghiệp mà còn gây hại tới nền kinh tế, đe dọa an ninh quốc gia.
Từ khóa: tin giả, tin sai sự thật, tác động
1. Khái quát về tin giả
1.1. Khái niệm tin giả
Tin tức giả có thể được hiểu là tin, bài được ngụ ý là sự thật nhưng thực chất đó là những tin tức được
thành lập dựa trên tin đồn, phỏng đoán hoặc hoàn toàn bịa đặt và bị cố tình lan truyền với mục đích kinh tế,
chính trị hoặc xã hội. Nói cách khác, tin tức giả là những tin, bài chứa thông tin sai, thông tin giả
(disinformation) hoặc thông tin không chính xác (misinformation), dễ gây hiểu lầm cho công chúng, được
truyền phát qua các phương tiện truyền thông, một cách vô tình hoặc với chủ ý nhằm che giấu sự thật và ảnh
hưởng, tác động đến dư luận. Người tạo tin thường sử dụng cách nói giật gân, sử dụng tiêu đề bịa đặt để thu
hút sự chú ý của mọi người. Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, tin giả hiện đang là một vấn nạn
mang tính toàn cầu và chưa thể giải quyết triệt để.
1.2. Nguyên nhân của tin giả
Ngày nay, tin giả có thể được bắt gặp ở mọi nơi, đặc biệt là khi smart phone trở thành “vật bất ly thân”
đối với tất cả chúng ta: khi lướt web, truy cập internet, sử dụng mạng xã hội… Những người tung tin lợi dụng
sự phát triển của công nghệ số, của khoa học tiên tiến hiện đại để đưa tin giả thâm nhập vào cuộc sống của
mọi người, dần dần chi phối tư duy, nhận thức khiến chúng ta đưa ra cái nhìn sai lệch, bằng những thủ đoạn
công phu và rất chuyên nghiệp.
Có nhiều nguyên nhân lý giải cho sự phát triển mạnh mẽ của tin giả, trong đó có:
Thứ nhất, do sự “số hóa”: Cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 và xu thế toàn cầu hóa đã đưa đến cho
Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung những thay đổi tột bậc về lĩnh vực công nghệ thông tin.
Sự phát triển mạnh mẽ của trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Twitter, Tiktok… giúp con người có thể tiếp
cận dễ dàng với những biến động xảy ra xung quanh, cũng như thoải mái tự do bày tỏ quan điểm cá nhân, chính
vì vậy ngày càng nhiều những thông tin chưa chính xác, chưa được kiểm duyệt đã đến với người đọc. Thời gian
sử dụng mạng xã hội quá lớn nên lượng thông tin nhận được rất nhiều, thật giả lẫn lộn.
Thứ hai, do sự “dễ dãi” trong việc tiếp cận thông tin. Đứng trước vô số thông tin, rất nhiều người chỉ
tiếp nhận một cách thụ động, không có sự chắt lọc, suy ngẫm nên khó nhận ra thông tin đó là tin chưa chính
xác. Họ tin vào những gì bản thân cho là đúng, dễ dàng đưa ra phán xét khi chưa có gì chắc chắn. Chính vì lí
do này mà tin giả vẫn luôn sống và tồn tại, len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống.
Thứ ba, do công tác quản lý chưa thực sự chặt chẽ. Liệu những thông tin không chính thống có cơ hội
tiếp cận được tới người đọc nếu như có sự giám sát, kiểm duyệt chặt chẽ của bộ phận an ninh mạng? Vì sự
quản lý còn có phần lỏng lẻo, tin giả mới có thể dễ dàng phát tán, gây hậu quả khó lường.
2. Tác động của tin giả
2.1. Tin giả là “vũ khí cảm xúc”
Diễn giả Maggie Farley, Giáo sư Truyền thông Mỹ, tại hội thảo “Có thật không? Ứng phó với tin giả
như thế nào?” (Is it True? How to Deal with Fake News), cho rằng, người lan truyền tin giả là những người
thật sự thông minh. Họ biết cách thu hút sự chú ý của mọi người và khiến người khác làm theo những điều
họ muốn. Họ biết được công chúng muốn tiếp nhận những thông tin như thế nào và cách để dễ dàng lấy được
lòng tin của mọi người. Theo bà Farley, chúng ta thường tin những điều chúng ta muốn tin thay vì tin những
điều đúng đắn. Não bộ con người có cơ chế củng cố những gì mà chúng ta đã nghĩ từ trước đến giờ. Điều đó
thúc đẩy công chúng chia sẻ tin giả trước khi biết đó là tin giả.
Tin giả luôn được gắn với những sự kiện hot nhất được đông đảo mọi người bán tán quan tâm nên dễ
thu hút sự chú ý của người tiếp nhận, lôi kéo họ cuốn theo thông tin ấy. Hiện nay, công chúng có xu hướng
tiếp nhận thông tin qua các ứng dụng mạng xã hội hơn là các trang báo bởi nó cập nhật nhanh chóng, ngôn
từ hấp dẫn, thú vị và cũng có thể là vô tình được tiếp nhận thông tin ấy từ bạn bè, người thân đăng tải, chia
sẻ lại. Mạng xã hội là môi trường rất thuận lợi để phát triển tin giả, bởi số lượng người dùng đông đảo giúp
20 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

đảm bảo lượt tiếp cận thông tin. Mà, như vừa đề cập ở trên, con người thường tin vào những điều mình muốn.
Một câu chuyện cảm động, một thông tin gây sốc đánh trúng tâm lý đồng cảm hay khơi gợi sự tò mò khiến
chúng ta dễ dàng buông bỏ lớp phòng bị, bị cuốn theo thông tin đó từ lúc nào không hay. Và rồi cũng không
đủ tỉnh táo để hoài nghi về độ xác thực của bài viết đó.
Tháng 10 năm 2020, tại Quảng Trị xảy ra một vụ sạt lở nghiêm trọng khiến một gia đình 6 người bị chôn
vùi. Sau đó trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh “được cho là” người mẹ ôm con dưới vũng bùn trong vụ sạt
lở cùng với những lời văn rất cảm động của tài khoản Facebook Luan Nguyen: "Một gia đình 7 người thôn
Húc, Hương Hóa, Quảng Trị không ai sống sót, khi máy gạt và đội cứu hộ cào ra dưới lớp đất bùn, người mẹ
vẫn đang ôm con với tư thế chở che của tình mẫu tử vô bờ. Nếu có thể xin tạc một tượng đài nguyên mẫu để
chạm đến lòng trắc ẩn và trái tim đồng loại". Bài viết này đã thu về lượt tương tác lớn, bên dưới là những
bình luận bày tỏ sự đồng cảm, xót xa đối với hai mẹ con. Nhưng thực tế, đây chỉ là tin giả. Bức ảnh đó vốn
được chụp trong vụ động đất xảy ra tại Tứ Xuyên, Trung Quốc vào năm 2008.
Có thể thấy người tung tin giả thực sự giỏi trong việc dẫn dắt cảm xúc của người tiếp nhận thông tin. Họ
đem những vấn đề được xã hội quan tâm, thêu dệt nên một câu chuyện cảm động, khiến người đọc mất đi sự
tỉnh táo. Một thông tin chưa xác thực, hình ảnh không rõ nguồn nhưng ta không nghi ngờ về tính xác thực,
bởi đã bị cảm xúc lấn át. Bấm nút “share” không do dự, tin giả lại tiếp tục được lan truyền.
2.2. Tin giả tác động tới hành động của người đọc
Sự thay đổi trong cảm xúc sẽ dẫn tới sự thay đổi trong hành động. Tin giả tác động trực tiếp tới tâm lý
người đọc, đồng thời khiến họ có những hành động sai lệch. Thời điểm dịch Covid 19 bùng phát ở nước ta,
tin giả xuất hiện rất nhiều, cụ thể như thông tin về các phương thuốc chữa bệnh Covid 19 lan truyền trên
mạng xã hội. Đây hoàn toàn là tin bịa đặt vô căn cứ, nhưng rất nhiều người đã tin và chia sẻ bài viết này.
Người tiếp nhận thông tin không còn đủ tỉnh táo để chắt lọc thông tin, tự đặt câu hỏi để tìm ra sự vô lý của
bài đăng bởi tâm lý lo sợ dịch bệnh, thông tin về phương pháp chữa trị giúp họ thấy an tâm hơn. Chính vì tin
tưởng, nên họ đã làm theo phương thuốc ấy với hy vọng sẽ chữa khỏi bệnh mà không cần đến bệnh viện.
2.3. Tin giả tác động tới nền kinh tế
Không chỉ có tác động trong việc chi phối cảm xúc và hành động của con người, tin giả còn gây ảnh
hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế nói chung.
Một doanh nghiệp đang kinh doanh bình thường, nhưng bỗng trên mạng lại lan truyền sản phẩm của
doanh nghiệp này không đảm bảo chất lượng, ăn vào có thể gây ung thư. Ngay lập tức, khách hàng sẽ đặt
nghi vấn, e dè hay thậm chí không mua các mặt hàng mà doanh nghiệp bày bán trên thị trường. Doanh nghiệp
phải chịu hậu quả từ một thông tin chưa rõ thực hư. Heineken, một thương hiệu bia lớn, đã từng là nạn nhân
của tin giả, sản phẩm bia của xuất hiện trong video tổng hợp các loại đồ uống giả được đăng tải trên Youtube
và được mọi người chia sẻ nhiệt tình trên Facebook, nhận hàng loạt bình luận tiêu cực, mang tính xuyên tạc.
Doanh nghiệp này phải nhờ vào sự trợ giúp của cơ quan chức năng, đồng thời tự lên tiếng để chống lại tin
giả, đính chính rằng đó là video bị cắt ghép nhằm mục đích cố tình chơi xấu, làm giảm uy tín của sản phẩm
và doanh nghiệp này.
Các hãng hàng không, đơn vị kinh doanh cảng hàng không cũng không thoát khỏi bị tung tin giả ác ý
hoặc siêu vô thức: “Mưa to quá, máy bay rơi luôn…thật là khủng… Nội Bài này”. Dòng trạng thái trên được
đăng lên Facebook kèm hình ảnh lực lượng chức năng ở đâu đó cứu hộ máy bay rơi. Thông tin chưa xác thực
ấy không những gây hoang mang cho người dân mà còn có ảnh hưởng trực tiếp tới các hãng hàng không.
Nếu đem đo lường nghiêm túc thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp, thì người viết tin có lẽ bị xử tù vẫn chưa
tương xứng với hậu quả họ gây ra.
Vào tháng 10 năm 2022, những khách hàng của ngân hàng SBC đã ồ ạt đến rút tiền gửi có kỳ hạn.
Nguyên nhân của hành động này xuất phát từ thông tin thêu dệt được đăng tải trên Facebook rằng ngân hàng
này có vấn đề về thanh khoản và đứng trước nguy cơ phá sản. Người đăng tin đã lợi dụng vụ việc bắt giữ ban
lãnh đạo Vạn Thịnh Phát để lan truyền tin không đúng sự thật. Việc người dân rút nhiều tiền cùng một lúc
với số lượng lớn khiến ngân hàng khó khăn trong việc chi trả tức tời, gây thiệt hại cho ngân hàng nói riêng
và cả thị trường tài chính nói chung.
Thị trường chứng khoán năm 2022 cũng phải chịu tác động tiêu cực từ tin đồn vô căn cứ. Giá cổ phiếu
của các doanh nghiệp sụt giảm mạnh, thậm chí giảm sàn trước thông tin “thanh tra chuyên đề hoạt động phát
hành trái phiếu và việc thực hiện pháp luật về kế toán, thuế, chứng khoán của một số doanh nghiệp ngoài nhà
nước là các công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng khoán”. Đồng thời cũng xuất hiện tin đồn cho rằng cơ
quan chức năng từ chối việc tăng vốn của một số công ty chứng khoán, điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 21

tới lượng vốn hoá trên sàn giao dịch.


2.4. Tin giả tác động tới an ninh
Tin giả, tin sai sự thật không chỉ gây ảnh hưởng tới kinh tế mà còn là công cụ được sử dụng với mục
đích làm nhiễu loạn trật tự xã hội, an ninh quốc gia. Các thế lực phản động, thù địch, bằng những lời lẽ khôn
khéo, đánh trúng tâm lý người đọc, bám sát các vấn đề nóng được xã hội quan tâm tạo nên những thông tin
xuyên tạc, bóp méo sự thật để công kích Đảng, Chính phủ, Nhà nước… Trong thời điểm dịch Covid 19 bùng
phát, lợi dụng tình hình phức tạp, hàng loạt bài đăng mang tính chất kích động, phản đối chính sách của Chính
phủ đã gây ra nhiều khó khăn cho công tác phòng chống dịch của Việt Nam. Những thông tin vô căn cứ gieo
rắc vào lòng người nỗi sợ hãi, phá hoại nỗ lực của rất nhiều người. Không chỉ nhắm tới một tổ chức, một cá
nhân mà còn tiến tới mục đích xấu xa là chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Tháng 7 năm 2021, hình ảnh, video clip về một người đàn ông tự thiêu giữa tại Thành phố Hồ Chí Minh
đã thu hút sự quan tâm chú ý của dư luận xã hội. Đi kèm hình ảnh và video là dòng trạng thái đầy tính dẫn
dắt, rằng người đàn ông đó bất mãn với cách chống dịch nên đã tự thiêu để phản đối, và không quên bày tỏ
quan điểm: “nhiều hành vi lạm dụng, vi phạm nhân quyền của giới cầm quyền đã đẩy người dân vào cảnh
thiếu đói”. Nhưng người đàn ông đó thực chất là một bệnh nhân tâm thần đã tự thiêu do thiếu tỉnh táo, đã
được đưa vào bệnh viện ngay sau đó. Thông tin giả này khiến lòng người hoang mang lo sợ bởi khi đó thành
phố Hồ Chí Minh là tâm dịch, khiến người dân bức xúc, mất niềm tin vào Đảng và Nhà nước, gây rối loạn
trật tự xã hội, xâm phạm tới an toàn an ninh.
Gần đây nhất vào đêm 11/1, MXH xuất hiện clip và thông tin về việc nữ sinh viên HUFLIT đang học
chương trình Giáo dục QP-AN tại Trường Quân sự Quân khu 7 bị “hiếp dâm” và "nhảy lầu tự tử". Clip và
thông tin thất thiệt này nhanh chóng được chia sẻ, lan truyền với tốc độ chóng mặt trên các nền tảng MXH,
gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh nhà trường và môi trường sư phạm - quân sự. Người
đăng tin lợi dụng sự phẫn nộ của người dân đối với vấn đề xã hội nhạy cảm để tạo ra tin xuyên tạc đáng sợ,
khiến mọi người không đủ tỉnh táo để phân tích sự đúng sai của thông tin nhận được mà chỉ tin vào những gì
mình muốn. Sau cuộc họp báo đính chính của Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP Hồ Chí Minh
(HUFLIT) và Trường Quân sự Quân khu 7, chúng ta mới biết rằng thực chất sự việc trên chỉ là mâu thuẫn
giữa các sinh viên, đã được giải quyết mà không có bất cứ hậu quả nào. Nhưng thông tin giả được đăng tải,
vẫn làm ảnh hưởng tới danh dự và hình ảnh của nhà trường, của quân đội, dù đã được đính chính.
3. Kết luận
Tin giả là một vấn đề không mới, tưởng chừng dễ kiểm soát nhưng lại khiến nhiều các nhân, doanh
nghiệp và cả quốc gia phải “đau đầu”. Tin giả được xây dựng dựa trên những vấn đề nóng của xã hội bằng
ngôn từ khôn khéo, lối viết dẫn dắt, đánh vào phần yếu nhất trong tâm lý của mỗi người khiến chúng ta dễ bị
kéo theo. Tin giả giống như một loại virus, tấn công vào phòng tuyến yếu nhất của cảm xúc, gieo rắc vào
lòng người sự hoang mang, sợ hãi. Để có thể thoát khỏi con virus nguy hiểm này, mỗi cá nhân cần phải nâng
cao cảnh giác,trau dồi kỹ năng sàng lọc trong quá trình tiếp nhận thông tin. Các cơ quan báo chí cũng ngày
càng phải nâng cao trách nhiệm của mình, kiểm tra nguồn tin một cách cẩn thận trước khi đưa tới người đọc,
thông tin phải chính xác, kịp thời. Đồng thời các cơ quan có thẩm quyền cần tăng cường sự quản lý, kiểm
soát chặt chẽ thông tin được đăng tải trên nền tảng số cũng như nền tảng truyền thống. Hiện nay, Việt Nam
đã có văn bản pháp luật cụ thể để xử lý vi phạm như Luật An ninh mạng 2018 cùng các thông tư, nghị định
liên quan. Tin giả sẽ không còn là một vấn đề đáng lo ngại nếu như có sự chung sức của cả quốc gia.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


[1]. Trần Vũ Thị Giang Lam (12/01/2021). “Hiện tượng tin tức giả, một số phương thức nhận biết và
ngăn chặn fake news”, Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp.
[2]. “Điều tra, xử lý nghiêm đối tượng tung tin đồn thất thiệt tại Trường Quân sự Quân khu 7”, Báo Quân
đội nhân dân.
[3]. “Xử lý nghiêm các đối tượng tung tin thất thiệt, kích động người dân rút tiền ồ ạt tại Ngân hàng
SCB”. Cổng TTĐT Bộ Công an
[4]. “Fake news mạng xã hội gây hại lớn về kinh tế”, Báo Tiền phong
[5]. “Tin giả, tin đồn gây hoang mang nhà đầu tư, nhiễu loạn thị trường”. Báo Lao động
[6]. “Chiến’ với dịch, ‘đấu’ với tin giả”. Báo Đại đoàn kết
[7]. “Người đàn ông tự thiêu ở TP Thủ Đức không liên quan đến Covid-19”. Báo Tiền phong
[8]. “Tung Tin Giả ‘Tự Thiêu vì Bức Xúc Cách Chống Dịch Covid-19.” Báo Vnexpress
22 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

TIN GIẢ - MỘT LOẠI “VIRUS ĐỘC HẠI” TRONG THỜI ĐẠI SỐ
Phạm Lại Việt Anh - CQ58.31.03
Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư với sự phát triển bùng nổ của công nghệ mang tính
đột phá đã và đang làm không gian mạng thay đổi sâu sắc cả về chất và lượng, mang lại những lợi ích chưa
từng có cho xã hội loài người. Internet chính thức xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1997 và phát triển nhanh
chóng, ngày càng thâm nhập sâu rộng vào mọi mặt đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào các thành tựu
phát triển trong mọi lĩnh vực đời sống. Theo số liệu thống kê hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc
gia có dân số sử dụng Internet tích cực nhất trên thế giới với khoảng 72,1 triệu người. Xu hướng người dân
đọc tin tức qua mạng, sử dụng mạng xã hội để chia sẻ thông tin ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, không gian
mạng với đặc tính dễ ẩn danh, lan truyền nhanh đã trở thành môi trường thuận lợi cho hoạt động phát tán tin
giả, tin sai sự thật. Tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng có nội dung liên quan đến nhiều lĩnh vực, từ
chính trị, kinh tế đến văn hóa, xã hội..., gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của các tổ chức, cá
nhân; ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, gây thiệt hại về kinh tế... Nhiều thông tin thiếu kiểm chứng, bịa đặt,
phản cảm được người dùng mạng xã hội chia sẻ rộng rãi gây bức xúc trong dư luận xã hội. Trong bối cảnh
hiện nay, việc nâng cao nhận thức về trách nhiệm trên không gian mạng cho người dùng Internet ở Việt Nam,
cụ thể là việc nhận biết được tin giả, xấu độc trên không gian mạng là vô cùng cần thiết.
Từ khóa: tin giả, virus độc hại, thời đại số
1. Khái niệm, dấu hiệu nhận biết tin giả
1.1. Khái niệm tin giả
Tin giả (fake news) được hiểu là những thông tin không chính xác, chưa được kiểm chứng, kiểm duyệt,
xuất hiện sai lệch về nội dung, được phát tán trên không gian mạng và các phương tiện truyền thông, bao
gồm cả truyền thông xã hội.
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm định nghĩa về tin giả. Điển hình trong số đó có thể nhắc đến một số
định nghĩa sau.
Theo từ điển Cambridge: “Tin giả là những câu chuyện không có thật được lan truyền dưới dạng tin tức
trên Internet hoặc các phương tiện truyền thông khác, thường được tạo ra để tác động đến quan điểm chính
trị hoặc tạo ra như một trò đùa”.
Theo Liên minh châu Âu (EU): Tin giả được hiểu là thông tin sai lệch hoặc thông tin cố ý gây hiểu lầm
có thể kiểm chứng được tạo ra, trình bày và phát tán vì lợi ích kinh tế hoặc cố ý lừa dối công khai và có thể
gây tổn hại cho cộng đồng.
Theo Luật phòng, chống tin giả (Anti-Fake News Act) của Malaysia có hiệu lực từ năm 2018: Tin giả
bao gồm tin tức, thông tin, dữ liệu và báo cáo hoàn toàn sai sự thật hoặc sai một phần dưới mọi dạng thức
thông tin hình ảnh, âm thanh hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác có khả năng gợi ý từ/hoặc ý tưởng.
Theo “Tiêu chuẩn cộng đồng” của Facebook: Tin giả là thông tin sai lệch là nội dung chứa tuyên bố mà
bên thứ ba đáng tin cậy xác định là sai sự thật. Tin đồn không thể xác minh là tuyên bố mà đối tác chuyên
môn tại nguồn xác nhận là rất khó hoặc không thể truy vết, trong trường hợp không có nguồn đáng tin cậy,
nội dung tuyên bố không đủ cụ thể để vạch trần hoặc tuyên bố đó đáng ngờ/phi lý đến mức khó tin.
Dựa vào các định nghĩa nêu trên và trong bối cảnh thực tiễn Việt Nam hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền
thông đưa ra định nghĩa về tin giả trên không gian mạng như sau: Tin giả trên không gian mạng là những
thông tin sai sự thật được cố ý đăng tải, lan truyền nhằm mục đích không chính đáng, gây hiểu lầm cho người
đọc, người xem hoặc những thông tin có một phần sự thật nhưng không hoàn toàn chính xác do không được
kiểm chứng, xác minh hoặc bị phóng đại, suy diễn, làm thay đổi bản chất của sự việc, thường xuất hiện dưới
dạng tin tức và được lan truyền chủ yếu trên mạng xã hội.
1.2. Dấu hiệu nhận biết tin giả
Trên không gian mạng hiện nay, có rất nhiều thủ đoạn được các đối tượng sử dụng trong đăng tải tin giả,
nguy hiểm nhất là việc sử dụng “khoảng trống thông tin” để tấn công vào sự hiếu kỳ của công chúng và làm
mới thông tin cũ, bịa đặt thông tin mới. Nhiều thông tin bị xuyên tạc, bóp méo sự thật, thông qua những tiêu
đề “giật gân”, “câu khách” về vấn đề dư luận đang quan tâm, nhất là vấn đề liên quan đến nội bộ Đảng, Nhà
nước, tham nhũng, tiêu cực. Do đó, việc nhận biết được tin giả là một kỹ năng hết sức cần thiết đối với người
dùng Internet hiện nay, nhất là đối với thế hệ trẻ.
Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam, Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin
Truyền thông) đã hướng dẫn cách nhận biết, phòng tránh, đối phó với tin giả trên mạng xã hội như sau.
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 23

(Một số cách thức giúp người đọc có thể phát hiện tin giả_ Nguồn: dangcongsan.vn)
Khi tiếp nhận thông tin, người dùng mạng xã hội cần kiểm chứng nguồn tin, xem thông tin đó đến từ
nguồn nào, nếu đến từ một người lạ, thông tin không rõ ràng cần cảnh giác. Hiện các chuyên gia trong lĩnh
vực này đã đưa ra một số cách thức giúp người đọc có thể phát hiện tin giả thông qua 6 bước:
Bước 1: Kiểm tra xem bài viết đến từ nguồn nào?
Bước 2: Đọc kỹ trang giới thiệu để biết rõ ai đang vận hành website đó và người ta có nói rằng đây là
trang châm biếm hay cố tình đăng tin giả không?
Bước 3: Kiểm tra câu trích dẫn, nếu bài viết trích dẫn lời một người nổi tiếng hoặc đến từ đại diện một
cơ quan chức năng như sỹ quan cảnh sát, hãy thử gián câu đó vào công cụ tìm kiếm.
Bước 4: Kiểm tra đường link bằng cách click vào các đường link trong bài viết và kiểm tra xem link có
hoạt động không hoặc có từ nguồn tin cậy không?
Bước 5: Tìm kiếm ảnh ngược với những hình ảnh và các sản phẩm khác trong bài viết.
Bước 6: Chậm lại. Nếu như câu chuyện quá hoàn hảo, quá hay tới mức khó tin hoặc khiến bạn có phản
ứng xúc cảm mạnh mẽ thì hãy tỉnh trí lại một chút.
24 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

Hay như trong “Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng” được Bộ Thông
tin và Truyền thông ra mắt, giới thiệu ngày 27/12/2022 cũng đưa ra một số dấu hiệu nhận biết tin giả như:
tiêu đề giật gân; thông tin không ghi nguồn hoặc nguồn gốc không rõ ràng; thông tin từ các kênh/tài khoản
mạng xã hội thường xuyên tung tin giả hoặc những trang/kênh/tài khoản không thuộc các cơ quan nhà nước,
báo chí chính thống.
2. Phân loại tin giả, xấu độc
Đặc điểm chung của tin giả là mang tính chất giật gân, với chủ đề và hình ảnh gợi tính đau xót, hoặc gây
kích động. Cảm xúc bốc đồng từ người đọc bị lợi dụng, là nguồn cơn cho những cú click chia sẻ thiếu trách
nhiệm, khiến sự lan tỏa của tin giả ngày càng mạnh hơn. Theo “Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật
trên không gian mạng”, tin giả được chia thành một số dạng phổ biến sau.
2.1. Tin giả về thương mại
Là những câu chuyện, tin tức nhằm mục đích kinh tế. Chủ yếu là để tăng lưu lượng tiếp cận cho website,
tài khoản từ đó gia tăng doanh thu đến từ việc kinh doanh, quảng cáo, lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của người
dân để lừa đảo, tạo ra những cơn sốt ảo như sốt đất, sốt vàng, sốt ngoại tệ...
Các cách thức phát tán tin giả với doanh nghiệp phổ biến như: Sử dụng tin giả để tấn công đối thủ, dùng
những cách thức để bôi xấu về những sự cố đã từng xảy ra trong quá khứ và khi một sự cố vừa xảy ra thì họ
sẽ tìm mọi cách để nhân rộng sự cố đó lên
2.2. Tin giả về chính trị
Nhằm mục đích gây rối loạn xã hội, thông tin xuyên tạc, bôi nhọ, hạ bệ uy tín các lãnh đạo Đảng, Nhà
nước nhằm chống phá chế độ. Tin giả thuộc nhóm này thường gia tăng mạnh vào thời điểm diễn ra các sự
kiện quan trọng của đất nước như Đại hội Đảng, Hội nghị Trung ương, họp Quốc hội,... Các đối tượng xấu
thường tạo dựng tin giả từ một phần tin tức báo chí chính thống để tăng mức độ tin cậy và cắt ghép, pha trộn
với những thông tin chưa kiểm chứng, đặc biệt là với những vấn đề “nhạy cảm”, được dư luận quan tâm để
thổi phồng những yếu kém, hạn chế, khuyết điểm trong công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền.
2.3. Tin giả về đời sống xã hội
Những nội dung do người dùng mạng xã hội đăng tải để thể hiện quan điểm, góc nhìn cá nhân về vấn đề
hay một đối tượng nhất định, chủ yếu là về những vấn đề “nóng” trong xã hội, được dư luận quan tâm, thường
chỉ nhằm mục đích như sống ảo, câu like, câu view, kiếm lượng người theo dõi/đăng ký (subscribe) vì muốn
được nổi tiếng hoặc để phục vụ việc kinh doanh online. Những bài viết này có thể kèm theo hình ảnh, video,
trích dẫn bị cắt ghép hoặc liên kết sai (chú thích không liên quan đến nội dung bài viết) nhằm khiến người
đọc, người xem hiểu sai bản chất sự việc.
2.4. Tin châm biếm, hài hước
Mục đích chỉ để giải trí, nhưng vì tính chất không rõ ràng nên dễ bị lợi dụng, gây hậu quả.
3. Tác động của tin giả trên không gian mạng
3.1. Tác động đến kinh tế
Tin giả, tin đồn thất thiệt có thể gây thiệt hại về mặt kinh tế rất lớn, làm mất niềm tin vào các định chế
lớn, làm tổn hại uy tín, mất hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp, thậm chí ảnh hưởng đến sự ổn định của
nền kinh tế trong những giai đoạn nhạy cảm...
Ví dụ: Vào tháng 10 năm 2022, xuất hiện bài đăng trên Facebook với nội dung sai sự thật nói rằng Ngân
hàng SCB vỡ nợ kèm theo đó là hình ảnh người dân tập trung đông tại các phòng giao dịch, chi nhánh của
Ngân hàng SCB và nhiều thông tin thất thiệt xuất hiện trên mạng xã hội xoay quanh ông Lưu Quốc Thắng -
Trưởng ban Kiểm soát SCB và ông Diệp Bảo Châu - Phó Tổng Giám đốc trên các trang mạng xã hội làm ảnh
hưởng đến tình hình kinh doanh của SCB. Vấn đề nghiêm trọng khiến cho ngay sau đó, SCB phải lên tiếng
cho biết, các nhân sự này vẫn đang điều hành công việc hằng ngày của ngân hàng, đồng thời, "các tin đồn
thất thiệt về nhân sự cấp cao làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của ngân hàng”.
3.2. Tác động đến an ninh quốc gia
Tin giả được phát triển trên cơ sở những vấn đề “nóng, nhạy cảm”, tin đồn thất thiệt hòng bóp méo sự
thật, xuyên tạc, gây rối tình hình đất nước; kích động, chia rẽ nội bộ, bôi nhọ lãnh đạo Đảng và Nhà nước;
gây hoang mang, nghi ngờ, mất niềm tin vào cán bộ, hệ thống lãnh đạo các cấp, ví dụ như các vấn đề về công
tác nhân sự, tác động đến tâm lý cử tri, gây ảnh hưởng tới kết quả bầu cử, bỏ phiếu tín nhiệm cán bộ cấp cao
từ đó ảnh hưởng an ninh quốc gia theo nhiều góc độ khác nhau. Công nghệ phát tán, chia sẻ tin giả đan xen
trên nền tảng các mạng xã hội nhanh tới mức người ta không còn phân biệt được đâu là tin gốc, đâu là tin dẫn
lại. Tin giả gây hiểu nhầm về các vấn đề về sắc tộc, tôn giáo, vùng miền có thể làm gia tăng căng thẳng, thậm
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 25

chí tạo ra bạo lực, bất ổn an ninh - xã hội.


3.3. Tác động đến niềm tin của người dân với các thông tin trên báo chí chính thống
Tin giả góp phần làm suy giảm niềm tin vào báo chí truyền thống, gia tăng sự hoài nghi đối với các nền
tảng truyền thông xã hội. Những công cụ công nghệ mới với đặc tính của truyền thông xã hội và các nền tảng
nhắn tin đã hạn chế các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng với tin tức, khiến cho việc giả mạo và bắt chước các
thương hiệu tin tức chính thống trở nên dễ dàng. Đối tượng tung tin giả có thể lan truyền một tin giả dưới
dạng bài viết hoặc video clip bằng cách chỉnh sửa, lồng ghép hình ảnh một cá nhân vào bối cảnh có thực,
biến sản phẩm này thành một tin có vẻ là thực và phát tán chúng trên các nền tảng truyền thông xã hội. Hậu
quả của tất cả những điều này là tin giả, thông tin sai sự thật được thổi bùng bởi kỹ thuật số có nguy cơ làm
lu mờ vai trò của báo chí.
Ví dụ sử dụng hình ảnh nhân vật được ghép video có logo của VTV để quảng cáo thực phẩm chức năng
không rõ nguồn gốc:

(Nguồn vtv.vn)
3.4. Tác động đến sức khỏe cộng đồng
Tin giả được lan truyền có thể gây hại cho sức khỏe con người, đặc biệt là trong thời gian bùng phát dịch
bệnh. Tin giả có thể làm các đợt bùng phát dịch bệnh thêm trầm trọng. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra một
thực trạng đáng lo ngại hiện nay rằng mọi người thường chia sẻ lời khuyên sai trên mạng xã hội hơn là chia
sẻ lời khuyên từ các nguồn đáng tin cậy. Ngay sau khi dịch Covid -19 bùng nổ vào tháng 2/2020, tin giả về
dịch bệnh Covid-19 tràn ngập trên các nền tảng xã hội như Facebook, YouTube, TikTok... Tổng Giám đốc
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) - Tedros Adhanom Ghebreyesus gọi đây là “infodemic” (viết tắt của
“information pandemic”, tức “đại dịch thông tin”) và tin giả là “căn bệnh thứ hai” tồn tại cùng Covid-19.
4. Kết luận
Xã hội loài người bước vào kỷ nguyên công nghệ đã mở rộng không gian sống, nhưng đồng thời cũng
đặt con người vào muôn vàn tình huống cần phải đối phó. Một trong các tình huống xã hội đó chính là “Fake
news”- một loại virus độc hại trong thời đại số. Việt Nam đang thuộc nhóm các quốc gia có tỷ lệ người dân
sử dụng nhiều smartphone và mạng xã hội vào loại cao trên thế giới, với thời gian dành cho smartphone,
mạng xã hội cũng cỡ khoảng 2,5-3 tiếng một ngày và xu hướng đọc tin trên mạng xã hội ngày càng gia tăng.
Với số lượng và nhu cầu tiếp cận thông tin ở các loại hình truyền thông rất lớn và nguy cơ tin giả cùng những
hệ lụy xã hội của nó đang ngày càng gia tăng ở nước ta. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức về trách nhiệm trên
không gian mạng cho người dùng Internet ở Việt Nam và cung cấp các thông tin, kỹ năng cơ bản để các cơ
quan, tổ chức, cá nhân tham gia không gian mạng có kiến thức tổng quan, cần thiết để nhận biết, ứng phó và
xử lý có hiệu quả với tình trạng tin giả, tin sai sự thật có xu hướng tăng trên không gian mạng hiện nay là
điều vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, chính phủ cần phải chủ động xây dựng và thực hiện đồng bộ hệ thống
giải pháp nhằm kiểm soát, giảm thiểu tác hại của tin giả có hiệu quả. Trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ XIII đã khẳng định: “Tăng cường quản lý và phát triển các loại hình thông tin, truyền thông trên
internet. Kiên quyết loại bỏ các sản phẩm, thông tin độc hại, xuyên tạc, phản động, ảnh hưởng xấu đến ổn
định chính trị-xã hội, thuần phong mỹ tục”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. “Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng”, NXB Thông tin và Truyền thông
26 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

MỘT SỐ KỸ NĂNG NHẬN DIỆN TIN GIẢ, XẤU ĐỘC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Trương Thị Ngân Hà - CQ59/22.05
Tóm tắt: Sự phát triển với tốc độ “chóng mặt” của mạng xã hội trong kỷ nguyên kỹ thuật số khiến thông
tin được chia sẻ, được lan truyền một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, bên cạnh dòng chảy tích cực, không gian
mạng xã hội cũng ẩn chứa nhiều rủi ro do tính thiếu xác thực của thông tin. Đứng trước sự phát triển này,
chúng ta cần phải nhận diện đúng những thông tin giả, xấu độc khi tiếp cận nhằm phát huy những mặt tích
cực, ngăn ngừa những tác động tiêu cực, góp phần ổn định chính trị xã hội của đất nước và xây dựng một
môi trường sống an toàn, chất lượng. Chính vì vậy, thông qua việc nghiên cứu, đánh giá, thu thập thông tin,
tác giả đã chỉ ra được thực trạng của tin giả, xấu độc và những kỹ năng để nhận diện chúng trên không gian
mạng hiện nay.
Từ khóa: Mạng xã hội, tin giả, xấu độc, kỹ năng nhận diện.
1. Đặt vấn đề
Xã hội càng phát triển, nhu cầu của công chúng ngày càng tăng. Một trong số đó là nhu cầu mong muốn
được cung cấp thông tin về mọi mặt đời sống một cách khách quan, chân thực, hấp dẫn. Trong nhiều năm trở
lại đây, bên cạnh các loại hình báo chí với chức năng cung cấp thông tin cho công chúng, mạng xã hội ra đời
đã tạo nên bước ngoặt trong việc kết nối và truyền thông. Cùng với sự hỗ trợ ngày càng mạnh mẽ của công
nghệ, mỗi cá nhân khi tham gia cộng đồng mạng có thể tạo ra không gian công cộng cho riêng mình, thoải
mái đăng tải, chia sẻ và kết nối với nhau. Khoảng cách về không gian địa lý bị xóa bỏ, thông tin được công
chúng cập nhật trong tích tắc. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh mà mạng xã hội đem đến cho công
chúng, không thể tránh khỏi những mặt trái có sự tác động mạnh mẽ đến xã hội. Vấn đề tin giả, xấu độc chính
là một trong số đó.
Mạng xã hội ngày càng chiếm ưu thế, thậm chí lấn át truyền thông đại chúng. Công chúng truy cập, kết
nối, tiếp cận thông tin qua những đường link được chia sẻ trên mạng xã hội với tỷ lệ lớn hơn rất nhiều so với
việc tự tìm vào các trang báo điện tử hay trang thông tin điện tử để tìm kiếm nội dung. Bên cạnh đó, mạng xã
hội giúp mọi người có thể đăng tải, chia sẻ, bình luận thông tin quá dễ dàng nên việc một bộ phận trong xã hội
vì mục đích chính trị hay bất cứ lý do nào khác sử dụng “khe hở” đó tạo thành cơ hội để lan truyền tin giả, tin
xấu độc đến công chúng là điều dễ hiểu. Tin giả, xấu độc hiện nay có xu hướng tăng rất nhanh, để lại hậu quả
xấu đối với xã hội nói chung và tổ chức, cá nhân nói riêng. Nhiều trường hợp, các nạn nhân trong các vụ thông
tin giả ngoài việc ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, kinh tế, tinh thần còn có thể dẫn đến thiệt mạng do không chịu
được chỉ trích của dư luận xã hội. Điều này sinh ra một sự thật nhức nhối rằng, tin giả, tin xấu độc có khả năng
lan truyền kinh khủng hơn tin chính thống, gây hoang mang, làm sai lệch nhận thức về thế giới quan, những
vấn đề chính trị của công chúng.
2. Một số vấn đề cơ bản về tin giả, tin xấu độc hại trên không gian mạng
2.1. Khái niệm
Tin giả, xấu độc phát tán trên internet và mạng xã hội là những thông tin bịa đặt, bóp méo sự thật, xuyên
tạc vấn đề, “đổi trắng, thay đen”, làm lẫn lộn đúng sai, thật giả; hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin
với dụng ý xấu, phân tích và định hướng dư luận bằng luận điệu sai trái, thù địch.
Thông tin giả, xấu độc có nội dung phản cảm, soi mói, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân; xuyên
tạc sự thật lịch sử, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chống phá đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước; bịa đặt, vu cáo, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng nhà
nước, quân đội, công an và gây chia rẽ đoàn kết nội bộ, đoàn kết dân tộc, tôn giáo, đe dọa an ninh quốc gia.
Đích hướng đến của thông tin xấu, độc là kích động biểu tình, phá rối an ninh trật tự; vi phạm chuẩn mực đạo
đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục, kích động đồi trụy, bạo lực, lừa đảo trên mạng, đánh cắp thông tin, mật
khẩu, phát tán vi rút.
Nhiều thủ đoạn được các đối tượng sử dụng trong đăng tải tin giả, xấu độc nguy hiểm nhất là việc sử
dụng “khoảng trống thông tin” để tấn công vào sự hiếu kỳ của công chúng và làm mới thông tin cũ, bịa đặt
thông tin mới. Nhiều thông tin bị xuyên tạc, bóp méo sự thật, thông qua những tiêu đề “giật gân”, “câu khách”
về vấn đề dư luận đang quan tâm, nhất là vấn đề liên quan đến nội bộ Đảng, Nhà nước, tham nhũng, tiêu cực.
Thông thường, tin giả được tạo ra có mục đích vụ lợi, thu hút lượt xem, lượt thích của cộng đồng mạng, tạo
ra lợi nhuận. Tuy nhiên, nhiều tin giả được tạo ra với mục đích xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn
xã hội, quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân. Nhiều tin giả, xấu độc mang nội dung riêng tư, bịa đặt, xuyên
tạc hoặc thật giả lẫn lộn lên mạng nhằm khủng bố tinh thần và tạo dư luận xã hội trên cộng đồng mạng phục
vụ các ý đồ đen tối, gây phương hại đến ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Hàng loạt cuộc biểu tình,
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 27

bạo loạn nổ ra trên thế giới, gây bất ổn chính trị, xã hội trong thời gian dài ở các quốc gia đều có sự tham gia
của tin giả và mạng xã hội.
2.2. Hình thức lan truyền thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng
Thực tế, những thông tin sai lệch thường có xu hướng lan truyền nhanh hơn tin thật, được cung cấp bởi
các cơ quan truyền thông, báo chí chính thống. Đây là một thách thức đối với tất cả các quốc gia trên thế giới.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, Mạng xã hội (Facebook, Google, Zalo, Tiktok…) trở thành nền tảng
lan truyền tin giả phổ biến nhất. Có rất nhiều hình thức để lan truyền tin giả trên mạng xã hội. Ví dụ như: các
bài viết sai rất nhiều về lỗi chính tả, các bài viết có hình ảnh cắt ghép trên mạng, các bài viết không có một
tác giả nhất định, các đường link không ổn định,… Nhưng có một số hình thức lan truyền rộng rãi:
Trang web giả mạo: Trong những năm gần đây, các đối tượng xấu đã lừa nhiều người dùng đánh cắp tài
khoản ngân hàng thông qua các trang web. Hình thức chung của kẻ lừa đảo là gửi tin nhắn cho nạn nhân (qua
SMS, Email, Messenger...),trong đó có nội dung thông báo trúng thưởng hoặc chia tài sản, yêu cầu giúp đỡ
để lấy tiền thưởng, và yêu cầu nhấp chuột để có thêm nội dung. Các liên kết và trang web do những kẻ gian
lận cung cấp được sử dụng làm cơ sở cho phần thưởng. Khi truy cập trang web giả mạo và đăng nhập vào
ngân hàng trực tuyến, thông tin cá nhân và thông tin tài khoản ngân hàng của nạn nhân sẽ bị đánh cắp và gửi
cho tin tặc để thực hiện một số hành động bất hợp pháp nhất định, chẳng hạn như biển thủ tiền trong tài khoản
thanh toán của khách hàng để mua hàng hóa hoặc các dịch vụ bất hợp pháp khác.
Bắt chước các thông tin thật: Về các thông tin bắt chước hầu như hoàn toàn các tin thật và tung lên mạng
xã hội. trông thì có vẻ khá tin cậy, khiến cho người đọc không phân định được thông tin này là đúng hay sai,
thậm chí làm cho người đọc không để tâm đến những thông tin giả được chèn vào, ví dụ có những bài báo có
đến 95% thông tin trên đó là thật, nhưng chỉ chèn thêm 5% thông tin là giả vào. Nhưng chính 5% thông tin
là giả đó lại là thứ có khả năng để lại hậu quả tiêu cực nặng nề cho người đọc.
2.3. Nguyên nhân và hậu quả của tin giả, xấu độc trên không gian mạng
* Nguyên nhân:
Ngày nay, tin giả, tin xấu độc tràn lan trên mạng xã hội vì nhiều lý do, có thể do sự tò mò của mọi người,
hoặc do không nhìn nhận thông tin một cách chủ quan nên tin giả ngày càng tràn lan. Một lý do khác là, ví
dụ về mặt chuyên môn, thương hiệu A cạnh tranh với thương hiệu B, thì thương hiệu A phải tìm cách thu
hút, thậm chí giành được sự chú ý của khán giả. Một nguyên nhân khác là về mặt chính trị, bọn phản động
thường sử dụng thông tin nặc danh, tên tuổi hoặc thông tin cắt ghép để phát tán trên mạng nhằm công kích
công việc chính trị của đất nước.
* Hậu quả:
Khi tung tin giả, xấu độc và nhận được “phản ứng” từ cộng đồng, dư luận… đồng nghĩa với việc chủ đề
tung tin giả đã dẫn dắt dư luận đi sai hướng, khiến người ta cho rằng mình xuyên tạc, sân khấu hóa, xuyên
tạc… và suy diễn theo cách họ muốn, gây ra hậu quả nghiêm trọng. Do vậy làm giảm, làm mất uy tín, danh
dự; ảnh hưởng đến tính mạng của bản thân, gia đình, người thân; ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của toàn xã hội. Thậm chí, nó còn ảnh hưởng đến lòng tin của người dân đối với luật pháp, chính sách,
đối với lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
- Ảnh hưởng đến cá nhân: Tin giả, xấu độc có thể xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Chúng cũng có
thể có tác động lớn vì thông tin ảnh hưởng đến thế giới quan và cách suy nghĩ của một người. Ngoài ra, việc
ra quyết định cũng dựa trên thông tin. Do đó, nếu thông tin trên Web được tạo ra, phóng đại hoặc bị bóp méo,
nó có thể ảnh hưởng đến việc đưa ra các quyết định sáng suốt. Tin tức giả mạo có thể ảnh hưởng xấu đến các
yếu tố tài chính, sức khỏe và sự sợ hãi. Ngay cả tin tức giả cũng có thể tạo ra định kiến về chủng tộc hoặc
dẫn đến bạo lực trực tuyến. Trong một số trường hợp, nó thậm chí có thể ảnh hưởng đến quyết định của
những người liên quan, chẳng hạn như bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử. Cuối cùng, tin giả, xấu độc có thể ảnh
hưởng đến ý kiến của độc giả, và họ sẽ trở nên nghi ngờ và mất niềm tin vào các phương tiện truyền thông.
- Ảnh hưởng đến các cơ quan, tập thể, tổ chức, doanh nghiệp: Tin tức giả mạo, xấu độc có thể ảnh hưởng
đến sự nghiệp quan hệ công chúng. Mục tiêu của chức năng quan hệ truyền thông của quan hệ công chúng là
chia sẻ câu chuyện với các phóng viên để họ có thể cung cấp thông tin chính xác nhằm tác động đến hành vi
và sự tập trung của người khác. Công việc này đòi hỏi tính chính trực, chỉ báo cáo sự kiện và quản lý tài liệu
tin tức thông qua bộ phận pháp lý để đảm bảo rằng không có tuyên bố hoặc tiết lộ nào bị phóng đại hoặc
xuyên tạc. Do đó, người khác có thể tiết lộ thông tin sai hoàn toàn, điều này là không công bằng.
3. Kỹ năng nhận diện tin giả, xấu độc trên không gian mạng
Hệ lụy của thông tin xấu độc ảnh hưởng rất lớn đến chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng. Có nguy cơ
28 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

dẫn đến mất phương hướng lựa chọn các giá trị, lối sống và niềm tin, đạo đức, nhân cách của cá nhân và cộng
đồng xã hội, đánh mất bản sắc dân tộc. Phá hoại bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục tốt đẹp của người Việt
Nam. Ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước, con người, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam. Do vậy,
cần có kỹ năng nhận diện và đấu tranh vô hiệu hóa, vạch trần những phương thức thủ đoạn của các thế lực
thù địch, phản động và phần tử xấu lợi dụng không gian mạng đưa thông tin xấu độc, giả mạo. Một số kỹ
năng khi tiếp cận thông tin trên không gian mạng cần chú ý kiểm tra, đánh giá thông tin đó là:
Thứ nhất, cần xem xét kỹ các tiêu đề: Những thông tin xấu độc thường có tiêu đề hấp dẫn, đặc biệt là
những thông tin trong tiêu đề giật tít, gây sốc.
Thứ hai, chú ý tới các đường dẫn liên kết: Đây là dấu hiệu cảnh báo về tin giả khi chúng ta phát hiện
đường dẫn tới trang web giả mạo hoặc trông gần giống với địa chỉ/đường dẫn của một trang web chính thống.
Đầu tiên, hãy kiểm tra lại địa chỉ web. Đây là phương pháp nhanh chóng nhất trong các cách nhận biết trang
web lừa đảo. Cảnh giác trước các đường dẫn có dấu hiệu như: Lỗi chính tả, sai khác (lấy đường dẫn khác,
nhưng tên website giống hệt), thiếu hoặc thừa một vài ký tự, hoặc thay thế một vài ký tự với ký tự khác gần
giống (như “l” thay bằng “1”). Điều này rất dễ gây nhầm lẫn với người dùng nếu không để ý đến tên miền.
Thứ ba, kiểm chứng cơ sở nguồn tin, xem thông tin đó đến từ nguồn nào, nếu đến từ một người lạ, thông
tin không rõ ràng cần cảnh giác, có thể xem mục giới thiệu để kiểm tra. Đồng thời kiểm tra tên miền của trang
mạng đăng tải thông tin, thường nguồn phát của thông tin xấu độc là những trang mạng có tên miền nước
ngoài, không có đuôi tên miền Việt Nam “.vn”. Sử dụng các công cụ tìm kiếm để tìm các bài viết trên các
trang mạng chính thống (Thông tin chính phủ, Báo Nhân dân...) có nội dung tương tự để đối chiếu hoặc xin
tham vấn của các chuyên gia trên từng lĩnh vực. Các đuôi trang .com, .org, .gov (chính phủ), .edu (giáo dục
đào tạo)… thường là những trang truy cập (top-level domain) có thể tin cậy được, tuy nhiên cũng cần phải
cẩn trọng khi truy cập nếu bạn thấy có dấu hiệu khả nghi về việc lấy cắp hay thu thập thông tin dữ liệu cá
nhân. Vì vậy nên xác nhận lại mọi thứ. Trong khi đó, các đuôi top-level domain (trang truy cập) ít phổ biến
như .info, .asia, .vip, .tk, .xyz… thường có độ tin cậy khá là thấp. Tên miền có top-level domain (trang truy
cập) có độ tin cậy thấp. Hơn nữa, các tên miền mới được đăng ký gần đây hoặc có độ tuổi thấp thì cũng
thường có dấu hiệu khả nghi nên cẩn thận và không nên vội tin khi giao dịch hay chia sẻ thông tin. Có thể
kiểm tra thông tin tên miền tại who.is.
Thứ tư, xác định đối tượng tán phát: Các thông tin bắt nguồn từ các đối tượng phản động chống đối, cá
nhân thiếu hiểu biết.
Thứ năm, đánh giá về hình thức, nội dung: Tin tức xấu, độc hay bị lỗi chính tả hoặc có bố cục lộn xộn,
các hình ảnh, video trong tin xấu, độc thường bị chỉnh sửa, cắt ghép, thay đổi nội dung, ngày tháng của sự
kiện thường bị thay đổi. Nội dung chứa lỗi chính tả. Nguyên nhân là do các trang web giả mạo thường không
kiểm duyệt kỹ nội dung. Hoặc, các trang này được tạo bởi kẻ xấu ở nước ngoài mà họ không thành thạo ngôn
ngữ được sử dụng để lừa đảo.
Thứ sáu, kiểm tra hình ảnh: Những thông tin xấu độc thường chứa hình ảnh hoặc video bị chỉnh sửa.
Đôi khi bức ảnh được các đối tượng cố tình đưa ra khỏi bối cảnh gốc gây nhầm lẫn, lầm tưởng cho người
xem. Do vậy, chúng ta cần sử dụng tính năng tìm kiếm ảnh, đối chiếu với nguồn ảnh gốc (nếu có), xác định
thời gian khởi tạo, dung lượng, kích thước.. để đối chiếu với các thông tin đối tượng đưa ra. Một trong những
cách dễ nhất để làm điều này là sử dụng “tìm kiếm hình ảnh ngược”. Google: Tới trang tìm kiếm hình ảnh
của họ tại http://images.google.com/ và bấm vào nút camera. Tải lên hình ảnh và xem kết quả tìm kiếm cho
hình ảnh của bạn. Bạn có thể cần duyệt qua các kết quả tìm kiếm tùy thuộc vào số lượng kết quả được trả về
và mức độ giống với hình ảnh bạn đã tải lên. Việc sử dụng các tùy chọn tìm kiếm cũng có thể cần thiết.
Thứ bảy, tìm hiểu xem có phải là câu chuyện đùa? Tìm hiểu xem thông tin đưa ra có phải là câu chuyện
phiếm. Vì không có giới hạn rõ ràng để phân biệt một câu chuyện bịa đặt và lời nói đùa, câu chuyện chế hài
hước mang tính giải trí. Do đó, trong trường hợp này cần tìm hiểu nguồn đăng tin xem liệu có phải là nơi
thường xuyên đăng nội dung giả mạo.
4. Kết luận
Mạng xã hội là một thành tựu khoa học - công nghệ của nhân loại, một kênh truyền thông mới quan
trọng giúp con người có thêm không gian để giao lưu, chia sẻ, trao đổi thông tin và kết nối, hợp tác với nhau
trên phạm vi toàn cầu. Rèn luyện kỹ năng cần thiết để chống thông tin xấu, độc trên mạng xã hội sẽ góp phần
phát huy những tác động tích cực, hạn chế, ngăn ngừa những tác động tiêu cực của mạng xã hội, góp phần
ổn định chính trị - xã hội của đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người. Để nhận biết được
những thông tin xấu, độc trên không gian mạng, khi tiếp cận thông tin trên không gian mạng, mỗi công dân
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 29

cần bình tĩnh, tỉnh táo sàng lọc thông tin, tự trang bị kiến thức về pháp luật, xã hội và nhận diện rõ các thông
tin xấu độc, tin xuyên tạc, giả mạo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Bài viết “ Thông tin xấu, độc trên mạng xã hội và trách nhiệm của mỗi công dân” của Trang thông
tin điện tử Phường Lam Sơn - TP Thanh Hóa.
[2]. Bài viết “Mạnh tay xử lý tình trạng tung tin giả, tin xấu độc” của Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
[3]. Bài viết “Dấu hiệu của thông tin sai trái, xấu độc, thù địch” của Trang tin điện tử Đảng bộ Thành
phố Hồ Chí Minh.
[4]. Các bài viết về chủ đề “Chống tin giả, tin xấu độc” của Báo điện tử VTV News - Đài truyền hình
Việt Nam.
30 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

NHỮNG DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THÔNG TIN GIẢ, XẤU ĐỘC ĐẾN
KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ GIỚI TRẺ Ở VIỆT NAM
Trịnh Hiểu Phương - CQ58/06.01CLC
Lê Triệu Anh - CQ58/06.02CLC
Tóm tắt: Trong thời đại của cuộc cách mạng công nghệ thông tin, mạng xã hội và internet đã trở thành
một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với
việc thông tin giả, xấu độc tràn lan và gây ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế-xã hội và đặc biệt là giới trẻ. Bài
hội thảo "Những dấu hiệu nhận biết và tác động của thông tin giả, xấu độc đến kinh tế - xã hội và giới trẻ ở
Việt Nam" sẽ trình bày về tình trạng và những hậu quả của thông tin giả, xấu độc đối với giới trẻ và xã hội
Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu này sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về tác động của thông tin giả, xấu độc và
cung cấp các dấu hiệu giúp nhận biết để ngăn chặn sự lan truyền của chúng.
Từ khóa: dấu hiệu, tác động, tin giả, tin xấu độc, kinh tế, xã hội, giới trẻ
1. Khái niệm, dấu hiệu nhận biết tin giả, xấu độc
1.1. Khái niệm về tin giả, xấu độc
Tin giả (hay còn gọi là tin đồn, tin mạng độc hại, thông tin sai lệch, ...) là những thông tin được lan
truyền trên mạng internet hoặc các kênh truyền thông khác, không có nguồn gốc chính xác, không được kiểm
chứng hoặc có chứa những thông tin sai lệch. Tin giả có thể được tạo ra với mục đích gây chia rẽ, gây hỗn
loạn, tạo ra sự phân biệt, tạo ra sự tin tưởng vào các thuyết âm mưu hoặc cũng có thể là để lừa đảo và chiếm
đoạt tài sản của người dân.
Tin xấu độc (hay còn gọi là tin tức sai, tin tức sai lệch, hoặc tin xấu) phát tán trên internet và mạng xã hội là
những thông tin bịa đặt, bóp méo sự thật, xuyên tạc vấn đề, “đổi trắng, thay đen” làm lẫn lộn đúng sai, thật giả
hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, phân tích và định hướng dư luận bằng luận điệu sai
trái và thù địch.
1.2. Dấu hiệu nhận biết tin giả, xấu độc
Có thể thấy rằng, hệ lụy của thông tin xấu độc ảnh hưởng rất lớn đến chính trị, kinh tế, an ninh, quốc
phòng. Có nguy cơ dẫn đến mất phương hướng lựa chọn các giá trị, lối sống và niềm tin, đạo đức, nhân cách
của cá nhân và cộng đồng xã hội, đánh mất bản sắc dân tộc. Ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước, con người,
môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam.
Do vậy, cần có kỹ năng nhận biết, vạch trần những phương thức thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản
động lợi dụng không gian mạng đưa thông tin xấu độc, giả mạo trên không gian mạng như:
Thứ nhất, cần xem xét kỹ các tiêu đề: Những thông tin xấu độc thường có tiêu đề hấp dẫn, đặc biệt là
những thông tin trong tiêu đề giật title, gây sốc.
Thứ hai, chú ý tới các đường dẫn liên kết: Đây là dấu hiệu cảnh báo về tin giả khi chúng ta phát hiện
đường dẫn tới trang web giả mạo hoặc trông gần giống với đia chỉ/đường dẫn của một trang web chính thống.
Cảnh giác trước các đường dẫn có dấu hiệu như: Lỗi chính tả, sai khác (lấy đường dẫn khác, nhưng tên
website giống hệt)
Ví dụ: Website giả mạo này sử dụng tên, giao diện dễ gây nhầm lẫn với Cổng thông tin điện tử của Bộ
Công an với mục đích lừa đảo. Được biết, Cổng thông tin điện tử chính thức của Bộ Công an là website tại
tên miền https://bocongan.gov.vn. Theo đó, website có tên “Cổng thông tin điện tử Bộ Công an” tại tên miền
https://11384vn.com sử dụng các hình ảnh, thông tin chia sẻ giống với Cổng thông tin điện tử chính thức của
Bộ Công an. Điều này rất dễ gây nhầm lẫn với người dùng nếu không để ý đến tên miền.
Thứ ba, kiểm chứng cơ sở nguồn tin. Kiểm tra tên miền của trang mạng đăng tải thông tin, thường nguồn
phát của thông tin xấu độc là những trang mạng có tên miền nước ngoài (.com, .org), không có đuôi tên miền
Việt Nam “.vn”. Các đuôi trang .com, .org, .gov (chính phủ), .edu (giáo dục đào tạo)… thường là những trang
truy cập (top-level domain) có thể tin cậy được, tuy nhiên cũng cần phải cẩn trọng khi truy cập nếu bạn thấy
có dấu hiệu khả nghi về việc lấy cắp hay thu thập thông tin dữ liệu cá nhân. Trong khi đó, các đuôi top-level
domain (trang truy cập) ít phổ biến như .info, .asia, .vip, .tk, .xyz… thường có độ tin cậy khá là thấp.
Việc nhận diện, vạch trần thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng không gian mạng để
đưa thông tin xấu độc, giả mạo là rất quan trọng, góp phần bảo đảm an ninh mạng, giữ gìn trật tự an toàn xã
hội trên không gian mạng.
2. Phân loại tin giả, xấu độc
Một số dạng thông tin xấu, độc hiện đang lưu hành trên mạng xã hội ở nước ta là:
(1) Thông tin chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng và cách mạng Việt Nam, hòng phủ định chủ
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 31

nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.


Trước đây, trên mạng xã hội internet đã lan truyền nhiều bài báo với tiêu đề “Hồ Chí Minh không phải
là người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam và cả tư tưởng Hồ Chí Minh là một thuyết pháp, một thuyết tư
tưởng sai lầm" với mục đích của nó là gây rối trật tự xã hội, gây sự hoang mang và không tin tưởng đối với
tư tưởng của Đảng và cách mạng Việt Nam, đồng thời tạo ra sự phân biệt, chia rẽ trong xã hội.
(2) Xuyên tạc lịch sử dân tộc, nhất là lịch sử các cuộc kháng chiến, các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ
quốc của nhân dân ta.
Ví dụ thực tiễn: Thông tin về "Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 là một thất bại
của Việt Cộng". Thật ra, cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 là một chiến thắng đậm đà
của Việt Cộng, đánh dấu sự bùng nổ của phong trào kháng chiến toàn diện và mở đầu cho thắng lợi cuối cùng
của Việt Nam trong cuộc chiến tranh. Tuy nhiên, thông tin xuyên tạc này đã được lan truyền trên mạng xã
hội và các trang web, nhằm mục đích phủ định đóng góp và thành tựu của nhân dân Việt Nam trong cuộc
chiến tranh, gây ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tin của người dân vào lịch sử và sự kiện quan trọng của đất
nước.
(3) Xuyên tạc đường lối xây dựng CNXH, đường lối bảo vệ Tổ quốc và đường lối đối ngoại của
Đảng ta, phủ nhận những thành tựu của sự nghiệp đổi mới.
Vào tháng 7 năm 2019, một số báo chí nước ngoài đưa tin rằng Việt Nam đã cấm hoàn toàn xuất khẩu
cát, đá, và các sản phẩm của chúng sang Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai lệch và không
đúng với chính sách đối ngoại của Việt Nam. Thực tế là, Việt Nam chỉ tạm ngừng xuất khẩu cát đến Trung
Quốc trong một thời gian ngắn để đảm bảo nguồn cung cấp cho các dự án xây dựng trong nước. Thông tin
sai lệch này đã gây ra nhiều tranh cãi và ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Ngoài ra, hiện nay cũng còn rất nhiều dạng thông tin xấu, độc trên không gian mạng liên quan đến:
- Xuyên tạc thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phủ nhận công lao to lớn của Người đối
với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta; Vu cáo, bôi nhọ, giả mạo các đồng chí lãnh đạo cao cấp
của Đảng, Nhà nước, tướng lĩnh trong quân đội.
- Kích động xu hướng ly khai, phá hoại sự thống nhất quốc gia, dân tộc, gây chia rẽ đoàn kết nội bộ,
thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
- Phá hoại bản sắc văn hóa dân tộc, tuyên truyền, áp đặt các giá trị văn hóa và lối sống phương Tây.
3. Tác động tiêu cực của tin giả, xấu độc đến Việt Nam hiện nay
3.1. Tác động tiêu cực của tin giả, xấu độc đến tình hình kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay
Tin giả và xấu độc trên không gian mạng đã có tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế - xã hội ở Việt
Nam hiện nay. Tin giả, xấu độc gây nên một số hệ quả tới tình hình xã hội - kinh tế tại Việt Nam, được thể
hiện thông qua các mặt sau:
Ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của các tổ chức và cá nhân
Những thông tin giả mạo, xấu độc có thể làm giảm uy tín và hình ảnh của các tổ chức, cá nhân, gây ra
những hậu quả xấu cho việc kinh doanh, quan hệ xã hội.
Nếu một tổ chức hoặc cá nhân bị liên kết với các thông tin giả mạo hoặc xấu độc, điều này có thể làm
giảm sự tin tưởng của khách hàng, đối tác và công chúng vào họ. Điều này có thể dẫn đến mất khách hàng,
giảm doanh số và lợi nhuận, và có thể gây ra những hậu quả tiêu cực đến việc kinh doanh và tài chính của tổ
chức và cá nhân.
Ngoài ra, các thông tin giả mạo hoặc xấu độc cũng có thể làm giảm uy tín và danh tiếng của một quốc
gia trong mắt cộng đồng quốc tế. Nếu thông tin giả mạo và xấu độc được đưa ra một cách phổ biến trên mạng,
nó có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế, dẫn đến những hậu quả
đáng tiếc trong lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa.
Do đó, việc đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của thông tin trên không gian mạng là rất quan trọng,
không chỉ đối với các tổ chức và cá nhân mà còn đối với toàn xã hội và quốc gia.
Gây rối loạn trật tự an ninh, trật tự xã hội
Tin giả, xấu độc trên không gian mạng có thể gây rối loạn trật tự an ninh trật tự xã hội, bởi vì chúng có
thể truyền tải những thông tin sai lệch, thiếu chính xác và gây hoang mang, lo lắng cho người dân. Đặc biệt,
khi thông tin giả mạo liên quan đến các vấn đề nhạy cảm như chính trị, an ninh quốc gia, tôn giáo, dân tộc,
thì chúng có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Ngoài ra, các tin giả, xấu độc còn có thể tạo ra những phản ứng tiêu cực trong cộng đồng mạng, dẫn đến
những cuộc tranh cãi, thậm chí là xung đột. Việc lan truyền thông tin giả mạo và xấu độc cũng có thể tác
32 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

động tiêu cực đến hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế, gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ đối ngoại
và hợp tác kinh tế của Việt Nam với các quốc gia khác.
Do đó, để đảm bảo an ninh, trật tự và ổn định của đất nước, cũng như bảo vệ uy tín và hình ảnh của tổ
chức, cá nhân, cần có sự chủ động và hiệu quả trong việc phòng chống thông tin giả, xấu độc trên không gian
mạng.
Gây lãng phí thời gian, tài nguyên và công sức
Những thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng không chỉ gây ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của các
tổ chức và cá nhân, gây rối loạn trật tự an ninh trật tự xã hội mà còn gây lãng phí thời gian, tài nguyên và công
sức của người dân, các tổ chức và cơ quan chức năng. Với tốc độ lan truyền nhanh chóng của thông tin trên
mạng, việc xác minh tính chính xác của tin tức trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Việc phòng chống thông tin
giả, xấu độc trên không gian mạng đòi hỏi sự cộng tác chặt chẽ giữa các tổ chức, cá nhân và cơ quan chức năng,
cùng với việc tăng cường nâng cao nhận thức, kiến thức về an ninh mạng của cộng đồng, từ đó giúp bảo vệ tính
chính xác, đáng tin cậy và an toàn của thông tin trên không gian mạng, đóng góp vào sự phát triển ổn định của
đất nước.
Gây mất an ninh mạng và làm thất thoát tài sản
Hiện nay, tình trạng tin giả, xấu độc trên không gian mạng đang ngày càng phức tạp và có ảnh hưởng
rộng rãi đến xã hội, trong đó một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất là mất an ninh mạng và thất thoát
tài sản. Thông tin giả mạo, xấu độc có thể gây ra những tấn công mạng, truy cập trái phép vào các hệ thống
mạng của các tổ chức, cá nhân, đe dọa tính toàn vẹn của hệ thống và làm mất tài sản của các tổ chức, cá nhân.
Ngoài ra, các tấn công mạng này còn có thể lây nhiễm và tạo ra những tổn hại khác, ảnh hưởng đến người
dùng cuối và cả xã hội. Để ngăn chặn tình trạng này, các tổ chức, cá nhân cần nâng cao nhận thức về an ninh
mạng, đưa ra các biện pháp bảo vệ hệ thống mạng và tài sản của mình, đồng thời tham gia chung tay phòng
chống thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng.
3.2. Tác động tiêu cực của tin giả, xấu độc đến giới trẻ ở Việt Nam
Tin giả, xấu độc ảnh hưởng tiêu cực đến giới trẻ ở Việt Nam hiện nay từ nhiều khía cạnh khác nhau:
Mất niềm tin vào thông tin trên mạng
Nội dung trên đề cập đến tác động tiêu cực của tin giả, xấu độc đến giới trẻ ở Việt Nam hiện nay, đặc
biệt là việc mất niềm tin vào thông tin trên mạng. Với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin
và truyền thông, giới trẻ hiện nay đang dần trở nên phụ thuộc vào mạng internet và các dịch vụ trực tuyến để
tiếp cận thông tin và giao tiếp với nhau.
Tuy nhiên, việc xuất hiện nhiều tin giả, xấu độc trên mạng đã khiến cho giới trẻ dễ bị mất niềm tin vào
thông tin trên mạng. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi thông tin sai lệch có thể gây ra những hậu quả nghiêm
trọng đến sức khỏe, tài sản và cả tính mạng của người dân.
Ngoài ra, việc mất niềm tin vào thông tin trên mạng cũng có thể gây ra tình trạng loạn thông tin, gây ra
sự lạc lối và khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin chính xác và đáng tin cậy. Điều này có thể gây ra sự
phân hóa và mất cân đối trong việc tiếp cận thông tin và kiến thức giữa các tầng lớp trong xã hội.
Vì vậy, cần có những biện pháp cụ thể để giới trẻ có thể phân biệt được thông tin giả, xấu độc và tin
chính xác trên mạng. Ngoài ra, các tổ chức, cơ quan chức năng cũng cần có những giải pháp tốt hơn để ngăn
chặn, kiểm soát và xử lý các tin giả, xấu độc trên mạng, đảm bảo an toàn và tính chính xác của thông tin trên
không gian mạng.
Gây ảnh hưởng tới quyết định và hành động của giới trẻ
Giới trẻ thường là những người sử dụng mạng xã hội và các dịch vụ trực tuyến nhiều nhất. Khi họ tiếp
nhận thông tin không chính xác, dễ dàng bị đánh lừa bởi những thông tin giả mạo, xấu độc, gây ảnh hưởng
đến quyết định và hành động của họ. Điều này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đến bản thân và
xã hội, như việc hoang mang, lo lắng, đưa ra hành động sai lầm, gây mất ổn định an ninh trật tự xã hội. Do
đó, việc phòng chống thông tin giả, xấu độc trên mạng đóng vai trò rất quan trọng để bảo vệ quyền lợi và an
toàn của giới trẻ cũng như xã hội trong tổng thể.
Gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của giới trẻ
Một tác động tiêu cực khác của tin giả và xấu độc đến giới trẻ là ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của
họ. Khi đọc những tin giả, xấu độc với nội dung gây hoang mang, sợ hãi, giới trẻ dễ rơi vào tình trạng lo lắng,
trầm cảm và stress, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của họ. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến
khả năng học tập và hoạt động của giới trẻ, gây ra những hậu quả xấu trong tương lai. Do đó, việc ngăn chặn
và kiểm soát thông tin giả mạo, xấu độc trên mạng là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe tinh thần của giới trẻ.
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 33

Dễ bị lạm dụng để lan truyền thông tin sai lệch


Tin giả, xấu độc có thể dẫn đến việc giới trẻ bị lạm dụng để lan truyền thông tin sai lệch. Đây là một vấn
đề nghiêm trọng đối với xã hội, bởi vì thông tin sai lệch có thể gây ra những hậu quả tiêu cực và ảnh hưởng
đến sự ổn định của xã hội. Giới trẻ, vì tính cảm xúc và sự tò mò, thường có xu hướng chia sẻ những thông tin
mà họ thấy thú vị hoặc đáng để quan tâm. Tuy nhiên, nếu các thông tin này là tin giả, xấu độc, chúng có thể
dẫn đến việc lan truyền những thông tin sai lệch, ảnh hưởng đến quyết định và hành động của mọi người. Do
đó, việc giáo dục và tăng cường ý thức cho giới trẻ về việc kiểm tra tính xác thực của thông tin trước khi chia
sẻ là rất quan trọng, giúp hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của tin giả, xấu độc trên xã hội.
4. Kết luận
Bài viết đã tiến hành phân tích và trình bày các dấu hiệu để nhận biết và tác động của thông tin giả, xấu
độc đến kinh tế-xã hội và giới trẻ ở Việt Nam. Qua đó, cần nhận thức được tầm quan trọng của việc ngăn
chặn, phát hiện và xử lý thông tin giả, xấu độc để đảm bảo sự tin tưởng và bảo vệ sức khỏe tinh thần cho
người dân. Đặc biệt, vai trò của Đoàn thanh niên và Hội sinh viên là vô cùng to lớn trong việc tuyên truyền,
phòng chống thông tin xấu, giả độc trên không gian mạng cho giới trẻ Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


[1]. Hoài Anh (2020), Tác động của thông tin xấu, độc trên mạng xã hội đến thanh thiếu niên ở Việt
Nam, Trang thông tin điện tử Công An tỉnh Kon Tum.
[2]. Nguyễn Văn Chuộng (2016), Ảnh hưởng của Internet đến lối sống thanh niên hiện nay, Cổng thông
tin Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh.
[3]. Thượng úy Nguyễn Tất Thành (2022), Tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng chống TT xấu độc trên
không gian mạng tại trường THCS Cù Chính Lan, Trang thông tin điện tử Phường Lam Sơn - Tp. Thanh Hóa.
[4]. Đặng Thị Ánh Tuyết, Vũ Thái Hạnh (2023), Ảnh hưởng và hậu quả của tin giả (Fake News) trên
không gian mạng đến chính trị, kinh tế, xã hội, Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương.
34 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

BÀN VỀ CÁCH THỨC NHẬN BIẾT TIN GIẢ, XẤU ĐỘC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Bùi Kim Chi - K122 Dự án Toulon
Tóm tắt: Gần đây, tin giả, xấu độc trên không gian mạng lan truyền nhanh hơn nhiều so với tin tức thật,
gây ảnh hưởng không chỉ cá nhân mà còn gây thiệt hại đến hoạt động kinh tế xã hội, gây khó khăn cho hoặt động
của cơ quan Nhà nước hoặc người thi hành công vụ. Bài viết nêu ra dấu hiệu nhận biết, ví dụ, phân loại và tác
động của tin giả, xấu độc hiện nay. Từ đó giúp chúng ta tránh xa khỏi những nguy hiểm của tin giả, xấu độc.
Từ khóa: Tin giả, xấu độc
1. Khái niệm, dấu hiệu nhận biết một tin giả, xấu độc
1.1. Tin giả, xấu độc là gì?
Tin giả được hiểu là những thông tin không chính xác, chưa được kiểm chứng, kiểm duyệt, xuất hiện
sai lệch về nội dung, được phát tán trên không gian mạng và các phương tiện truyền thông, bao gồm cả truyền
thông xã hội. Thực tế, những thông tin sai lệch thường có xu hướng lan truyền nhanh hơn tin thật, được cung
cấp bởi các cơ quan truyền thông, báo chí chính thống. Đây là một thách thức đối với tất cả các quốc gia trên
thế giới. Theo thống kê của cơ quan chức năng, Mạng xã hội (Facebook, Google, Zalo…) trở thành nền tảng
lan truyền tin giả phổ biến nhất. Tin giả xuất hiện trên mọi lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…
Thông tin sai lệch không phải là một hiện tượng mới - thuật ngữ “tin giả” đã thực sự được sử dụng vào
thế kỷ 19 - nhưng internet và các phương tiện truyền thông xã hội đã thay đổi cách nó được tạo ra và lan
truyền. Trước khi có internet, mọi người có xu hướng nhận tin tức từ các nguồn truyền thông đáng tin cậy mà
các nhà báo được yêu cầu tuân theo các quy tắc thực hành nghiêm ngặt. Internet cho phép những cách mới
để xuất bản, chia sẻ và tiêu thụ tin tức và thông tin, với tương đối ít quy định hoặc tiêu chuẩn biên tập. Hiện
nay, nhiều người xem tin tức từ mạng xã hội và các nguồn trực tuyến khác - nhưng không phải lúc nào cũng
dễ dàng xác định câu chuyện nào đáng tin cậy và câu chuyện nào sai sự thật.
1.2. Nguyên nhân của tin giả, xấu độc:
Nguyên nhân của tình trạng này có thể kể đến như: tính chất đặc biệt của mạng internet dễ lan truyền,
chia sẻ thông tin, tiếp cận được nhiều người dùng mạng xã hội, dễ “ẩn danh”, xóa dấu vết; hệ thống pháp luật
trong lĩnh vực đấu tranh, xử lý tội phạm sử dụng công nghệ cao chưa theo kịp diễn biến tình hình thực tế; tội
phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt, am hiểu công nghệ; sự thiếu hiểu biết, nhận thức hạn chế của người dùng
mạng xã hội dễ tiếp tay, lan truyền, phát tán thông tin; năng lực nhận biết, phân loại, đánh giá tác hại của các
sản phẩm văn hóa xấu độc còn chưa cao, đặc biệt là việc cập nhật, nhận biết các thông tin sai trái trên mạng
xã hội; công tác điều tra, phát hiện, xử lý tội phạm cũng còn gặp nhiều khó khăn…
1.3. Dấu hiệu nhận biết một tin giả, xấu độc:
Kiểm tra địa chỉ web của trang bạn đang xem. Đôi khi, các trang web tin tức giả mạo có thể có lỗi
chính tả trong URL hoặc sử dụng các phần mở rộng miền ít thông thường hơn như ".infonet" hoặc ".offer".
Kiểm tra tác giả: nghiên cứu xem chúng có đáng tin cậy không - ví dụ, chúng có thật không, chúng có
danh tiếng tốt không, chúng có viết về lĩnh vực chuyên môn cụ thể của mình không và chúng có chương trình
nghị sự cụ thể không? Xem xét động cơ của người viết có thể là gì.
Kiểm tra các nguồn khác: Các tin tức hoặc phương tiện truyền thông có uy tín khác có đưa tin về câu
chuyện không? Các nguồn đáng tin cậy có được trích dẫn trong câu chuyện không? Các cơ quan thông tấn
toàn cầu chuyên nghiệp có các nguyên tắc biên tập và nhiều nguồn lực để kiểm tra thực tế, vì vậy nếu họ
cũng đưa tin về câu chuyện đó thì đó là một dấu hiệu tốt.
Duy trì tư duy phản biện: Rất nhiều tin tức giả mạo được viết một cách khéo léo để kích động những
phản ứng cảm xúc mạnh mẽ như sợ hãi hoặc tức giận. Duy trì tư duy phản biện bằng cách tự hỏi bản thân -
tại sao câu chuyện này lại được viết ra? Có phải nó đang thúc đẩy một nguyên nhân hoặc chương trình nghị
sự cụ thể không? Có phải nó đang cố khiến tôi nhấp qua một trang web khác không?
Kiểm tra thực tế: Những câu chuyện tin tức đáng tin cậy sẽ bao gồm nhiều sự thật - dữ liệu, số liệu thống
kê, trích dẫn từ các chuyên gia, v.v. Nếu những điều này bị thiếu, hãy đặt câu hỏi tại sao. Các báo cáo có
thông tin sai lệch thường chứa ngày tháng không chính xác hoặc các mốc thời gian bị thay đổi, vì vậy, bạn
nên kiểm tra thời điểm bài báo được xuất bản. Đó là một câu chuyện tin tức hiện tại hay cũ?
Kiểm tra nhận xét: Ngay cả khi bài viết hoặc video là hợp pháp, các bình luận bên dưới có thể không hợp pháp.
Kiểm tra thành kiến của chính bạn: Tất cả chúng ta đều có thành kiến - liệu những thành kiến này có
ảnh hưởng đến cách bạn phản hồi bài viết không? Phương tiện truyền thông xã hội có thể tạo ra các phòng
phản hồi bằng cách đề xuất các câu chuyện phù hợp với thói quen duyệt web, sở thích và quan điểm hiện tại
của bạn. Chúng ta càng đọc nhiều từ các nguồn và quan điểm khác nhau, chúng ta càng có nhiều khả năng
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 35

rút ra kết luận chính xác.


Kiểm tra xem đó có phải là trò đùa không: Các trang web châm biếm rất phổ biến và đôi khi không
phải lúc nào cũng rõ liệu một câu chuyện chỉ là một trò đùa hay một trò nhại. Kiểm tra trang web để xem nó
có nổi tiếng về châm biếm hoặc tạo ra những câu chuyện hài hước không
Kiểm tra hình ảnh có xác thực không: Hình ảnh bạn nhìn thấy trên phương tiện truyền thông xã hội có
thể đã được chỉnh sửa hoặc thao tác. Các dấu hiệu có thể xảy ra bao gồm cong vênh - trong đó các đường
thẳng trong nền giờ xuất hiện gợn sóng - cũng như bóng lạ, cạnh lởm chởm hoặc tông màu da trông quá hoàn
hảo. Cũng hãy nhớ rằng một hình ảnh có thể chính xác nhưng chỉ được sử dụng trong ngữ cảnh gây hiểu lầm.
Bạn có thể sử dụng các công cụ như Tìm kiếm hình ảnh ngược của Google để kiểm tra xem hình ảnh bắt
nguồn từ đâu và liệu hình ảnh đó có bị thay đổi hay không.
Sử dụng trang web kiểm tra thực tế:
Một số nổi tiếng nhất bao gồm:
- Web và Wikipedia: Bắt đầu hành trình nghiên cứu của bạn bằng tìm kiếm trên web để xem người khác
đang nói gì và theo dõi nó bằng tìm kiếm trên Wikipedia. Mặc dù Wikipedia được tự quản lý - nghĩa là bất
kỳ ai cũng có thể chỉnh sửa các mục nhập và nhận xét của người khác trên trang - nói chung đây là một nơi
tốt để bắt đầu thu thập thông tin về bất kỳ chủ đề nào.
- Xác minh hình ảnh: Tìm hiểu xem một hình ảnh đã được sử dụng nhiều lần chưa bằng cách thực hiện
kiểm tra ngược lại hình ảnh. Bạn có thể tải lên hoặc kéo và thả ảnh vào các trang web như Google Images,
Yandex và TinyEye.
- CIVIX: Trang web do Chính phủ Canada tạo ra và đây là một tập hợp các video, hướng dẫn và tài nguyên
hướng dẫn bạn các chiến lược nhanh chóng để điều tra thông tin.
Tin giả dựa vào việc các tín đồ đăng lại, chuyển tiếp tin nhắn hoặc chia sẻ thông tin sai lệch. Nếu bạn
không chắc một bài viết có xác thực hay không, hãy tạm dừng và suy nghĩ trước khi chia sẻ. Để giữ an toàn
khi trực tuyến, hãy sử dụng giải pháp chống vi-rút như Kaspersky Total Security , giải pháp bảo vệ bạn khỏi
tin tặc, vi-rút, phần mềm độc hại và các mối đe dọa trực tuyến khác.
1.4. Ví dụ về tin giả, xấu độc
Tin tức giả mạo về virut corona:
Một ví dụ dai dẳng về tin giả trên mạng xã hội là tuyên bố rằng công nghệ 5G có liên quan đến sự lây
lan của vi-rút - được cho là do 5G đã ức chế hệ thống miễn dịch trong khi vi-rút truyền thông qua sóng vô
tuyến. Những tuyên bố này không đúng sự thật và đã nhiều lần bị các nguồn chính thức vạch trần nhưng vẫn
được chia sẻ rộng rãi.
Bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016:
Tin tức giả mạo và thông tin sai lệch đã trở thành một vấn đề lớn trong cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ năm 2016,
với những tuyên bố sai lệch và gây hiểu lầm trong các lĩnh vực chính trị. Một phân tích cho rằng một tỷ lệ
lớn tin giả được tạo ra trong cuộc bầu cử là do thanh thiếu niên ở Macedonia tạo ra , những người nhận thấy
rằng những câu chuyện mà họ tạo ra càng mang tính đảng phái thì càng có nhiều người nhấp qua và chia sẻ,
và kết quả là họ kiếm được nhiều tiền hơn.
Vụ đánh bom cuộc thi maratông ở Boston:
Trước nhiều sự kiện khủng bố trên khắp thế giới, các thuyết âm mưu thường đầy rẫy. Quan điểm cho
rằng chúng là các hoạt động "cờ giả" - tức là do nhà nước hoặc một nhóm bí mật thực hiện để đổ lỗi cho
người khác hoặc tạo vỏ bọc cho các hoạt động khác - là một trò đùa phổ biến.
2. Phân loại tin giả, xấu độc
Có nhiều loại tin giả khác nhau, tùy thuộc vào động cơ của những người tạo ra nó. Ví dụ:
Clickbait:
Chủ nghĩa giật gân bán chạy, và những câu chuyện thái quá hoặc kỳ lạ và hình ảnh bị bóp méo thúc đẩy
các lượt nhấp và chia sẻ trực tuyến. Clickbait đề cập đến những câu chuyện được thiết kế có chủ ý để thu hút
nhiều khách truy cập trang web hơn và tăng doanh thu quảng cáo cho chủ sở hữu trang web - thường phải trả
giá bằng sự thật và độ chính xác.
Tuyên truyền:
Điều này đề cập đến những câu chuyện sai lệch hoặc xuyên tạc được viết để đánh lừa khán giả và thúc
đẩy một chương trình nghị sự chính trị hoặc quan điểm thiên vị.
Báo chí kém chất lượng:
Đôi khi, các nhà báo không có thời gian để kiểm tra tất cả các sự kiện của họ trước khi xuất bản, dẫn
36 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

đến sai lầm thực sự trở thành tin giả. Tuy nhiên, các nguồn mới đáng tin cậy sẽ sửa lỗi trong câu chuyện của
họ và minh bạch với độc giả khi họ hiểu sai.
Tiêu đề gây hiểu lầm:
Đôi khi một câu chuyện có thể nói chung là đúng, nhưng một tiêu đề giật gân hoặc gây hiểu lầm được
sử dụng để lôi kéo người đọc nhấp vào nó. Điều này có thể dẫn đến tin tức giả mạo - vì thông thường chỉ có
tiêu đề và đoạn trích nhỏ của bài báo được hiển thị trên mạng xã hội, nơi nó có thể lan truyền nhanh chóng.
Nội dung mạo danh:
Đây là khi các nguồn tin tức chính hãng bị mạo danh bằng những câu chuyện sai sự thật, bịa đặt để đánh
lừa hoặc gây hiểu lầm cho khán giả.
Châm biếm hoặc nhại lại:
Ví dụ: những câu chuyện châm biếm sử dụng sự hài hước, mỉa mai hoặc cường điệu để nói đùa về tin
tức hoặc những người nổi tiếng. Những câu chuyện này không cố gắng đánh lừa khán giả vì chúng không
được coi là nghiêm túc.
Nhưng tin giả, xấu độc được chia thành hai loại chính:
Những câu chuyện cố tình không chính xác - nghĩa là những người xuất bản chúng biết chúng là sai sự
thật nhưng vẫn xuất bản chúng. Điều này có thể nhằm thao túng dư luận hoặc hướng lưu lượng truy cập đến
một trang web cụ thể.
Những câu chuyện có chứa các yếu tố của sự thật nhưng nói chung là không chính xác. Điều này có thể
là do người viết đã không kiểm tra tất cả các sự kiện của họ hoặc đã phóng đại một số khía cạnh để đưa ra
một quan điểm cụ thể.
3. Tác động của tin giả, xấu độc
3.1. Tin giả, xấu độc hoạt động thế nào?
Tin tức giả mạo thường được lan truyền thông qua các trang web tin tức giả mạo, nhằm cố gắng đạt được
sự tín nhiệm, thường bắt chước các nguồn tin tức xác thực. Theo nghiên cứu, phương tiện truyền thông xã hội
cho phép những tuyên bố sai sự thật lan truyền nhanh chóng - trên thực tế, còn nhanh hơn cả tin tức thực. Tin
tức giả mạo lan truyền nhanh chóng vì nó thường được thiết kế để thu hút sự chú ý và kích thích cảm xúc - đó
là lý do tại sao nó thường đưa ra những tuyên bố hoặc câu chuyện kỳ quặc kích động sự tức giận hoặc sợ hãi.
Nguồn cấp dữ liệu truyền thông xã hội thường ưu tiên nội dung dựa trên chỉ số tương tác - tức là tần suất
nội dung đó được chia sẻ và thích - hơn là mức độ chính xác hoặc được nghiên cứu kỹ lưỡng của nội dung
đó. Cách tiếp cận này có thể cho phép clickbait, cường điệu và thông tin sai lệch lan truyền rộng rãi. Các
công ty truyền thông xã hội được coi là nền tảng hơn là nhà xuất bản, điều đó có nghĩa là họ không có trách
nhiệm pháp lý giống như các phương tiện truyền thông truyền thống - mặc dù điều này có thể thay đổi khi
bối cảnh chính trị và pháp lý phát triển.
Các phương tiện truyền thông xã hội có thể lan truyền tin tức giả mạo vì chúng sản xuất và lan truyền
hàng loạt các bài báo, bất kể độ tin cậy của nguồn của chúng. Nó có thể tạo các tài khoản giả trực tuyến, sau
đó các tài khoản này sẽ có được người theo dõi, sự công nhận và quyền hạn - một số trong số đó được lập
trình để truyền bá thông tin sai lệch.
Những người dùng internet cố tình khơi mào các cuộc tranh luận hoặc làm người khác khó chịu - cũng
góp phần truyền bá tin tức giả mạo. Đôi khi họ có thể được trả tiền để làm như vậy vì lý do chính trị.
Tin tức giả mạo đôi khi liên quan đến việc sử dụng Deepfakes . Đây là những video giả mạo được tạo bằng
phần mềm kỹ thuật số, máy học và hoán đổi khuôn mặt. Hình ảnh được kết hợp để tạo cảnh quay mới hiển thị
các sự kiện hoặc hành động chưa bao giờ thực sự diễn ra. Kết quả có thể rất thuyết phục và khó xác định là sai.
3.2. Những mối nguy hiểm của tin giả, xấu độc?
Mọi người thường đưa ra những quyết định quan trọng - ví dụ như cách bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử
hoặc cách điều trị y tế cần tuân theo khi họ bị ốm - dựa trên những gì họ đọc được trên tin tức. Đó là lý do tại
sao tin tức đáng tin cậy là rất quan trọng. Sự nguy hiểm của tin giả bao gồm:
Khi mọi người không thể phân biệt giữa tin thật và tin giả, nó sẽ tạo ra sự nhầm lẫn và hiểu lầm về các
vấn đề xã hội và chính trị quan trọng. Khi mọi người có cảm giác chung chung là "bạn không thể tin vào bất
cứ điều gì bạn đọc được", điều đó sẽ làm suy yếu niềm tin tổng thể vào các nguồn tin tức hợp pháp.
Những câu chuyện giả mạo và gây hiểu lầm liên quan đến phương pháp điều trị y tế hoặc các bệnh nghiêm
trọng - chẳng hạn như Covid-19 - có thể khiến các cá nhân đưa ra quyết định sai lầm về sức khỏe của họ.
Rất nhiều tin tức giả mạo được thiết kế để khuấy động và tăng cường xung đột xã hội. Khi các bên khác
nhau của một cuộc tranh luận có 'sự thật' của riêng họ, điều đó dẫn đến sự phân cực lớn hơn trong xã hội và
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 37

có thể ảnh hưởng đến kết quả bầu cử.


Các trường đại học và cao đẳng mong đợi sinh viên sử dụng các nguồn thông tin chất lượng cho các bài
tập. Học sinh sử dụng các nguồn có thông tin sai lệch hoặc gây hiểu nhầm có thể bị điểm thấp hơn.
4. Giải pháp ngăn chặn
Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, định hướng nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhân dân về
những thông tin xấu độc trên mạng xã hội; khuyến khích xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh trong cơ
quan, đơn vị, trường học, tổ chức, doanh nghiệp để dần hình thành “miễn dịch tâm lý” đối với tin đồn trong
nhân dân bằng một nền tảng tri thức đủ sức đề kháng với mọi loại tin đồn độc hại, thất thiệt, sai sự thật.
Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên các cấp trong phòng, chống
thông tin xấu độc trên mạng xã hội; Các bộ, ban, ngành cần phối hợp chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ trong việc
quản lý Internet; Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử phạt nghiêm khắc các sai phạm trên mạng xã hội.
Quan tâm hơn nữa đến loại tội phạm công nghệ cao trong tình hình mới bằng các hoạt động triển khai
ứng dụng công nghệ, thiết lập hệ thống phòng vệ để chủ động và nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm;
kịp thời trang bị các phần mềm, phương tiện kỹ thuật chuyên dụng phục vụ công tác phòng, chống tội phạm
sử dụng công nghệ cao. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác
phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, đấu tranh, xử lý tội phạm mạng, tội phạm sử dụng công nghệ cao. Trong
đó, cần tập trung nghiên cứu bổ sung kịp thời các chế định về các hành vi tội phạm, chứng cứ, các biện pháp
ngăn chặn... trong Bộ luật Hình sự, BộLuật Tố tụng hình sự, Luật Giao dịch điện tử, Luật Xử lý vi phạm hành
chính, Pháp lệnh Thương mại điện tử,... phù hợp với đặc thù và yêu cầu của công tác đấu tranh phòng chống
loại tội phạm này. Nghiên cứu triển khai áp dụng hình thức “tuần tra trên mạng” bằng việc phân công cán bộ
trinh sát công nghệ thông tin thường xuyên truy cập vào các trang mạng, thâm nhập vào các diễn đàn công
nghệ thông tin, nhất là các diễn đàn của giới tội phạm mạng sử dụng công nghệ cao để chủ động nắm thông
tin, tìm hiểu phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm, các công cụ, phương tiện do các đối tượng phạm
tội sử dụng. Tiếp tục thực hiện hiệu quả hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.
Các cơ quan quản lý Nhà nước cần đẩy mạnh việc xây dựng, triển khai và hoàn thiện cơ sở dữ liệu, sử
dụng chứng minh thư nhân dân điện tử để quản lý thông tin và người sử dụng trên Internet.
Các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình Trung ương, các địa phương, người đứng đầu cơ quan, đơn
vị, địa phương cần cung cấp thông tin chính thống một cách đầy đủ, toàn diện, kịp thời cho người dân. Đồng
thời, cần tăng cường tuyên truyền pháp luật, cảnh báo các hành vi vi phạm pháp luật; chỉ rõ những thủ đoạn,
nội dung thông tin giả mạo, tính chất nguy hại của nó đối với cá nhân và xã hội. Qua đó, giúp người dùng am
hiểu pháp luật, tránh những hành vi vi phạm cũng như nhận diện các thủ đoạn, nội dung thông tin giả mạo,
biết tự sàng lọc, tiếp nhận thông tin hữu ích, chính thống, “miễn dịch” với những thông tin giả mạo làm nhiễu
loạn môi trường xã hội.
Đặc biệt, với mỗi người dân, nhất là giới trẻ cần tự trang bị cho mình vốn hiểu biết và những kỹ năng
cần thiết trong việc chọn lọc, nhận diện thông tin; kỹ năng công nghệ-thông tin để chặn, lọc, xóa, báo
xấu,…các thông tin độc hại khi phát hiện, không để thông tin đó lan truyền; nắm vững và tuân thủ các quy
định pháp luật và quy tắc ứng xử văn hóa trên môi trường mạng xã hội; rèn luyện tư duy biện chứng, tư duy
phản biện khi tiếp xúc với các thông tin trên mạng xã hội để xem xét sự vật, hiện tượng một cách khách quan
đa chiều, nhìn thấu được bản chất ẩn giấu sau hiện tượng bề ngoài, mục đích sâu sa ẩn đằng sau những ngôn
ngữ, hình ảnh; thường xuyên cập nhật kiến thức xã hội để nâng cao “sức đề kháng” trước những thông tin
xấu, độc, sai trái, không dễ bị mắc lừa, dụ dỗ. Mỗi người dân phải cảnh giác và sẵn sàng tham gia đấu tranh
với những thông tin sai trái, nhận thức không đúng, ngộ nhận, mơ hồ trước các thông tin sai trái, thù địch,
trái với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, không vô tình tiếp tay cho
hành vi sai trái; phát hiện, tố giác các thông tin độc, hại với cơ quan chức năng.
5. Kết luận
Không thể phủ nhận mạng xã hội là một thành tựu khoa học - công nghệ của nhân loại, tạo thêm không
gian để chia sẻ, trao đổi thông tin và kết nối, hợp tác trên phạm vi toàn cầu, là kênh thông tin quan trọng và
hữu ích. Tuy nhiên, trước sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội, chúng ta cần phải nhận diện đúng
những thông tin xấu, độc khi tiếp cận nhằm phát huy những mặt tích cực, ngăn ngừa những tác động tiêu cực,
góp phần ổn định chính trị xã hội của đất nước và xây dựng một môi trường sống an toàn và nâng cao chất
lượng cuộc sống của mỗi chúng ta.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyên nhân và giải pháp kiểm soát tin giả trên mạng xã hội https://lsvn.vn/
38 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

NHẬN BIẾT TIN GIẢ, XẤU ĐỘC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI CON NGƯỜI
Vũ Lê Hà Vy, Đỗ Tuấn Anh, Nguyễn Minh Khuê, Dương Đức Hải
K133 Dự án Toulon
Tóm tắt: Tin giả, xấu độc tràn lan trên không gian mạng là vấn nạn mà tất cả quốc gia đều phải đối mặt.
Đây sẽ là bước tiến lớn khi Việt Nam có thể vượt qua thử thách đó và mang lại một không gian mạng sạch
hơn. Bài viết nêu ra cách nhận biết tin giả, xấu độc cùng với tác động của chúng trên không gian mạng.
Từ khóa: Tin giả, tin xấu độc, không gian mạng, dấu hiệu nhận biết, tác động.
1. Khái niệm và dấu hiệu nhận biết tin giả, xấu độc
1.1. Tin giả, xấu độc là gì?
Tin giả, xấu độc thường phát tán trên các trang mạng xã hội là các thông tin xuyên tạc, bóp méo sự thật,
đổi trắng thay đen làm cho người đọc không phân biệt được đâu là thật đâu là giả. Có thể trong thông tin đó có
một phần là sự thật nhưng bị một số người có lòng dạ xấu xa “phân tích và định hướng dư luận bằng luận điệu
sai trái, thù địch”. Hoặc đó hoàn toàn có thể là những lời bịa đặt vô căn cứ, không có một phần sự thật.
Hiện nay, chúng ta có thể tiếp cận trực tiếp với nhiều nguồn tin tức đến từ các trang báo điện tử, các ứng
dụng mạng xã hội (Facebook, Instagram, Tik Tok,...), các trang web trên Internet đưa tin rầm rộ nhưng lại
không có tâm. Hoặc có thể tiếp nhận gián tiếp từ người thân, bạn bè và những người xung quanh. Trong số
hàng chục, hàng trăm thông tin mà chúng ta tiếp nhận thì chắc chắn sẽ có những tin chính xác và tin giả.
Vậy mục đích của việc đưa ra những thông tin sai lệch, độc hại lên không gian mạng để làm gì? Thực
chất những người này đưa ra những tin tức đó chỉ để câu view, câu tương tác nhằm làm cho mình trở nên nổi
tiếng hoặc để trục lợi cá nhân. Ngoài ra, những thông tin này có thể mang ý thù địch với cá nhân hoặc một tổ
chức nào đó, xuyên tạc lịch sử, chống phá đường lối chính trị.
1.2. Dấu hiệu nhận biết tin giả, xấu độc:
Thực ra ta có rất nhiều dấu hiệu nhận để nhận biết tin giả, xấu độc trên Internet. Nhưng trong đó có sáu
cách biết chính xác và dễ dàng nhất. Đến với cách thứ nhất, đó là: cần xem xét kỹ các tiêu đề. Bởi “những
thông tin xấu độc thường có tiêu đề hấp dẫn, đặc biệt là những thông tin trong tiêu đề giật title, gây sốc” [2].
Cách thứ hai là: chú ý đến đường dẫn tới nguồn thông tin. Để nhận được những thông tin chính xác nhất
thì chúng ta nên theo dõi tin tức trên các kênh truyền hình và các trang báo mạng uy tín. Các website chính
thống thường có tên miền là .vn và có thông tin đầy đủ của cơ quan báo chí tại phần cuối cùng của trang.
Những tin tức được truyền tải lên trên này đã được kiểm duyệt vô cùng chính xác.
Cách thứ ba là: kiểm chứng cơ sở của nguồn tin. Với mỗi thông tin được đăng tải lên trên các trang mạng
xã hội, chúng ta cần phải kiểm chứng xem thông tin có chính xác hay không bằng cách đó là đọc và tìm hiểu
nguồn của nó có được cung cấp bởi người có thẩm quyền, được phép phát ngôn cung cấp cấp thông tin hay
không. Những thông tin trong bài viết có nêu rõ tên người, địa điểm, thời gian hay không. Với những tin
chung chung mà không rõ tên nhân vật và địa danh thì chúng ta cần phải kiểm chứng lại. Ngoài ra cần đọc
kỹ xem nội dung thông tin đó là thật hay chỉ là sự bịa đặt của người đăng bài viết đó.
Cách thứ tư là: đánh giá về hình thức, nội dung của thông tin và kiểm tra lại hình ảnh minh họa. Tin giả
thường sẽ không chú trọng vào cấu trúc ngữ pháp, thể thức văn bản, dễ dàng mắc lỗi chính tả. Về các luận
cứ, luận chứng trong văn bản trong bài viết thường dựa trên câu chuyện và tình tiết có thật nhưng được làm
giả ở những nội dung quan trọng. Tin giả đôi khi không phải chỉ dựa vào những dòng chữ được viết ra mà nó
còn là dựa vào hình ảnh để làm cho mọi người càng tin tưởng vào tính chân thực của nó hơn. Người dùng
mạng xã hội thường nghĩ rằng hình ảnh chính là bằng chứng thuyết phục nhất và tin ngay không hoài nghi
dù chỉ một chút. Nhưng sự thật là những hình ảnh ấy có thể bị cắt ghép, chỉnh sửa theo từng dụng ý khác
nhau của người đăng thông tin. Hình ảnh sử dụng trong bài viết đa số đều là ảnh tìm được ở trên mạng hoặc
đã được chỉnh sửa cho phù hợp với nội dung của nguồn tin. Do đó cần phải kiểm tra xem những bức ảnh đó
có tồn tại trong không gian mạng hay không bằng cách thông qua tính năng “Search Google for image”.
Cách thứ năm là: hỏi ý kiến chuyên gia và các cơ quan đáng tin cậy. Bản thân người dùng mạng xã hội
nếu cảm thấy nguồn thông tin đó không đáng tin cậy và khó có thể kiểm chứng thì có thể hỏi ý kiến của các
chuyên gia, những người có nhiều kinh nghiệm trong việc xác thực tin giả, tin độc trên không gian mạng.
Hoặc có thể gửi thông tin mà bản thân nghi ngờ vào các trang website, mạng xã hội của các cơ quan chức
năng, đặc biệt là Cơ quan Công an.
Và cách cuối cùng đó là: kiểm tra lại khoảng thời gian mà bài viết nhắc đến. Về mốc thời gian được sử
dụng trong bài viết, tin giả thường được biên soạn và định dạng thời gian không trùng với thực tế, do đó cần
phải xem kỹ các mốc thời gian hoặc sự kiện có trong nội dung và thời gian có trong thông tin đã được đăng tải.
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 39

2. Phân loại tin giả, độc hại trên không gian mạng
Như đã đề cập ở trên, trong không gian mạng tồn tại rất nhiều loại tin rác độc hại. Ta có thể phân loại
chúng dựa trên các mục đích khác nhau. Đầu tiên, với những tin xuyên tạc lịch sử ta hay thường bắt gặp nhất
đó là sự sai trái, mâu thuẫn các tình tiết lịch sử, khác xa so với những gì thực tế. Ví dụ có thể thấy hiện nay
một số bộ phim của Trung Quốc đã xuất hiện hình ảnh đường “Lưỡi Bò” dẫn dắt người xem rằng vùng biển
đảo Trường Sa, Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc. Trong khi đó là những vùng thuộc chủ quyền lãnh thổ của
Việt Nam dựa theo hiệp định Geneva ký kết 1954.
Bên cạnh đó, cũng có tin tức bịa đặt, chỉ trích chủ trương đường lối chính trị của các nước trên thế giới.
Dấu hiệu điển hình đó là người viết sử dụng những lời lẽ mang tính giả thuyết, không có bằng chứng thực tế
nào, hoặc nếu có thì cũng là những hình ảnh ghép, dàn dựng. Những tin giả ấy đều sẽ được cơ quan an ninh
mạng kiểm duyệt chặt chẽ và xóa bỏ ngay lập tức. Tuy nhiên thì vẫn có một vài tin giả được lan truyền dưới
nhiều hình thức khác.
Hơn thế, có những tin tức truyền bá lối sống sai lệch, sa đọa và bêu xấu những nét đẹp trong văn hóa cổ
truyền. Khiến cho người dân bị ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống bởi khách du lịch sẽ có cái nhìn xấu về nước
ta. Mỗi phong tục, tập quán của từng địa phương đều có nét đẹp riêng nhưng lại bị biến tấu theo chiều hướng
xấu. Không chỉ vậy mà còn tác động xấu tới cả tư duy, lối sống của giới trẻ hiện nay. Người trẻ tuổi sẽ càng
lãng quên đi những nét đẹp trong văn hóa cổ truyền mà ông cha ta đã lưu truyền từ ngàn đời nay.
Ngoài ra còn có những tin tức quảng bá sản phẩm, dịch vụ sử dụng ngôn từ một cách thái quá, nói linh tinh
phản khoa học chỉ với mục đích tăng doanh thu mà phóng đại công năng của sản phẩm, dịch vụ trong khi không
đảm bảo chất lượng. Ví dụ như có rất nhiều video quảng bá thực phẩm chức năng về việc chữa các loại bệnh từ
những căn bệnh nhẹ cho đến cả bệnh nan y bằng các loại thuốc cổ truyền được dựng lên một cách chi tiết và
bài bản. Những video ấy thực sự đã lừa được rất nhiều người nhẹ dạ tin vào đó.
Ta cũng có thể bắt gặp những tin bóc phốt, lăng mạ thậm chí là chửi bới một người hay một tổ chức nào
đó do tư thù riêng. Đặc trưng của loại tin này ta thường bắt gặp là lời lẽ, câu từ hết sức thô bỉ, phản cảm cùng
những hình ảnh không rõ ràng và có khi đã được chỉnh sửa, làm mờ mang tính công kích tinh thần, danh dự
nhằm hạ bệ một cá nhân, hoặc là một tổ chức nào đó. Hơn thế nữa là khiến cho họ không thể sống một cách
yên ổn, hạnh phúc.
Cuối cùng là loại mà ta thấy đặc trưng nhất, đó là các tin tức theo quan điểm phiến diện của một cá nhân
khi đăng tải lên không gian mạng được phóng đại quá mức. Với mục đích tạo ra để thu hút người khác xem,
câu lượt xem và câu tương tác trong khi chỉ có một phần nhỏ của câu chuyện hoặc thậm chí chưa chắc đã
đúng sự thật. Đặc điểm của loại tin nào là sử dụng các câu từ nói quá lên nhiều lần, nghiêm trọng hóa vấn đề.
3. Tác động của tin giả, xấu độc
“Thông tin xấu, độc trên không gian mạng tác động đến nhận thức của thanh, thiếu niên về chủ trương,
đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước” [3]. Những thông tin giả đó hoàn toàn tác động
tiêu cực đến tình hình, tư tưởng, dư luận xã hội. Lợi dụng cái gọi là “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền”, các
thế lực phản động tập trung tấn công vào sinh viên, học sinh nhằm “tẩy não”, chuyển hóa tư tưởng, đạo đức;
làm giảm sút lòng tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là giới
trẻ. Từ ấy tiếp tay cho quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở thanh niên. Bằng những thay đổi tinh vi
về thủ đoạn, các thế lực chống phá cách mạng Việt Nam ở nước ngoài và phản động trong nước đang thực
hiện ý đồ “chiến thắng không cần chiến tranh”. Do đó, cần có giải pháp giúp thanh thiếu niên “đề kháng”
trước các thông tin xấu, độc trên mạng xã hội góp phần làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” của các
thế lực thù địch.
“Các tin giả, các phát ngôn thù ghét, nói xấu, phỉ báng, bịa đặt, kỳ thị dân tộc, tôn giáo, kỳ thị giới tính,
các hành vi gây hấn, tấn công trên mạng,… làm khủng hoảng đời sống thanh thiếu niên” [4]. Con người thường
có xu hướng quan tâm, thích (like), chia sẻ (share) thông tin giật gân, tiêu cực, trái chiều hơn thông tin tích
cực. Với tâm lý cho rằng mạng xã hội là ảo, không phải chịu trách nhiệm về những phát ngôn, hành xử của
mình và cộng hưởng với các công cụ được tạo ra để thu hút người dùng của truyền thông xã hội, cùng với sự
bất cập, hạn chế trong quản lý của các cơ quan chức năng càng làm cho việc phát tán thông tin xấu, độc trở
nên dễ dàng và nguy hiểm. Thực tế, đã có nhiều nạn nhân có tuổi đời còn rất trẻ bỗng chốc trở nên nổi tiếng
trên các trang mạng xã hội vì bị tung tin bịa đặt hay chỉnh sửa ghép ảnh, cắt ghép vào các video mang chiều
hướng tiêu cực một cách vô nhân đạo. Những bạn trẻ ấy đã rơi vào trạng thái khủng hoảng tinh thần, bị stress,
tự nhốt mình trong phòng và không dám tiếp xúc với bất kì ai. Điều tồi tệ nhất là có thể chọn cái chết làm kết
cục bi thương để giải thoát bản thân.
40 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

“Những thông tin xấu độc tác động, làm lệch lạc về hành vi, nhân cách sống của thanh thiếu niên, dẫn
tới hậu quả khó lường, thậm chí là vi phạm pháp luật” [5] . Vài năm trước, trên mạng xã hội và Internet xuất
hiện cái gọi là “Bảng xếp hạng giang hồ Việt Nam”. Để có mặt trong bảng xếp hạng “máu mặt” nêu trên, bên
cạnh việc chứng minh thành tích bất hảo đã được kiểm chứng qua tiền án, tiền sự liên quan hành vi gây rối
trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản, tàng trữ và sử dụng vũ khí trái phép. Cá biệt, vài
người trong bản danh sách trên còn sở hữu lượng người hâm mộ không thua kém nhiều ngôi sao giải trí nổi
tiếng trong nước. Dường như để tăng tính hấp dẫn đối với người đọc, tần suất xuất hiện của các tin, bài về
các vụ án, hiện tượng lệch lạc khá dày đặc; thông tin được mô tả khá chi tiết diễn biến sự việc và hành vi thực
hiện. Tuy nhiên, thay vì đạt được mục đích cảnh báo và định hướng dư luận xã hội, cách đưa thông tin quá
cụ thể vô hình chung đã tạo nên hệ quả ngược và trở thành “cơ hội” người trẻ bắt chước theo hành vi đó.
“Thông tin xấu, độc làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm sinh lý của thanh thiếu niên” [6].
Với đặc tính hấp dẫn, lôi cuốn của thông tin xấu, độc trên các trang mạng xã hội rất dễ làm cho người tham
gia bị sa đà vào “biển thông tin” hỗn loạn đó lúc nào mà không hay biết, làm cho các bạn thanh thiếu niên
sao nhãng việc học hành, giảm năng suất lao động, tinh thần uể oải, sa sút, đắm chìm vào thế giới ảo trong
đời sống thực. Theo thông tin từ Bệnh viện tâm thần trung ương 2 (TP. Biên Hòa), khoảng 3 năm trở lại đây,
mỗi năm bệnh viện tiếp nhận và điều trị ngoại trú cho khoảng trên dưới 30 ca mắc hội chứng “nghiện” internet
nói chung và mạng xã hội nói riêng. Những bệnh nhân này phần lớn ở độ tuổi từ 13-25, thời gian sử dụng
Internet và mạng xã hội từ 8-10 giờ/ngày, có trường hợp “lướt mạng” thâu đêm suốt sáng. Biểu hiện thường
thấy ở những bệnh nhân này là bỏ bê công việc, trầm cảm, sống thu mình, hạn chế giao tiếp với bên ngoài, ít
ăn, ngủ kém, có triệu chứng rối loạn vận động, thường cáu gắt, có phản ứng thái quá khi bị “tước” mất máy
tính, điện thoại thông minh hoặc bị “cắt” mất nguồn internet, wifi…
Với nhiều nguồn thông tin khác nhau, bên cạnh những thông tin tích cực, đúng đắn vẫn có nhiều thông
tin giả, bịa đặt, xuyên tạc sự thật, xuyên tạc lịch sử, thù địch, phản động, kích động bạo lực... được viết và
đăng tải dưới nhiều hình thức để tiếp cận với hàng triệu người đọc, gây ra những luồng thông tin trái chiều
làm nhiễu loạn xã hội. Không những thế, việc xuyên tạc các di tích lịch sử, điểm tham quan du lịch khiến cho
mọi du khách (bao gồm cả du khách nước ngoài lẫn du khách việt nam) khi tìm hiểu thông tin qua các trang
mạng xã hội sẽ khiến cho họ hiểu sai, hiểu ko đúng nghĩa và lệch lạc, không phát huy được hết những bản
sắc của dân tộc ta. Từ đó dẫn đến việc ngành du lịch của nước ta sẽ không được phát triển một cách triệt để
và hiệu quả.
Mặc dù Chính phủ đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật, ban hành Luật An ninh mạng (thực
hiện từ đầu năm 2019) cùng với hàng loạt giải pháp quyết liệt của Bộ Thông tin và Truyền thông đàm phán
với các trang mạng từ nước ngoài như Google, Facebook nhưng do đặc thù phát triển quá nhanh của công
nghệ, của các dịch vụ, nội dung thông tin trên mạng xã hội nên hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện
hành đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế; chưa cụ thể hóa, bao quát hết các đối tượng và hoạt động cần quản lý,
hành vi sai phạm, chế tài xử lý chưa đảm bảo tính răn đe.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1].http://lamson.tpthanhhoa.thanhhoa.gov.vn/web/trang-chu/tin-tuc-su-kien/tin-hoat-dong/thong-tin-
xau-doc-tren-mang-xa-hoi-va-trach-nhiem-cua-moi-cong-dan.html
[2].http://tuyengiaolangson.vn/vi/tinh-news/mot-so-ky-nang-nhan-dien-thong-tin-xau-doc-tren-
internet-mang-xa-hoi
[3].http://congan.kontum.gov.vn/an-ninh-trat-tu/chong-dien-bien-hoa-binh-/tac-dong-cua-thong-tin-
xau-doc-tren-mang-xa-hoi-den-thanh-thieu-nien-o-viet-nam.html
[4]. https://amp.vov.vn/chinh-tri/quoc-hoi/tin-gia-thong-tin-xau-doc-phat-tan-nhanh-nhung-xu-ly-
ngan-chan-con-cham-post981082.vov
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 41

TIN GIẢ, XẤU ĐỘC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG: CÁCH NHẬN BIẾT,
HẬU QUẢ VÀ GIẢI PHÁP
Phạm Phương Thảo - CQ58/22.06CL
1. Tin giả, xấu độc là gì?
Mạng xã hội là một thành tựu lớn của nhân loại, đó là nơi để chia sẻ, trao đổi thông tin và kết nối trên
phạm vi toàn cầu. Trước sự phát triển vượt bậc và nhanh chóng này, bên cạnh những lợi ích, mạng xã hội còn
là nơi tiềm ẩn nhiều thông tin xấu, độc. Vì vậy, để phát huy những mặt tích cực, ngăn ngừa những tác động
tiêu cực nhằm góp phần ổn định chính trị xã hội và xây dựng môi trường sống an toàn, chúng ta nên biết cách
nhận diện đúng đâu là tin giả, tin xấu độc.
Tin giả, xấu độc là những thông tin phát tán rộng rãi trên Internet chưa được kiểm chứng, là những thông
tin bịa đặt, bóp méo sự thật làm lẫn lộn đúng sai. Hoặc chỉ có một phần sự thật nhưng được thêm bớt, được
đưa tin với dụng ý xấu, điều hướng dư luận bằng luận điệu sai trái. Những thông tin này thường gây ảnh
hưởng đến cá nhân, tổ chức. Một số thông tin còn sử dụng ngôn từ thô tục, nội dung phản cảm; thậm chí soi
mói, bình phẩm chủ quan đời tư của người khác, xúc phạm nhân phẩm của nhiều cá nhân gây ra làn sóng dữ
dội từ dư luận xã hội; vi phạm chuẩn mực đạo đức, lối sống và văn hóa; kích động, bạo lực, vu khống vô căn
cứ...
Nhiều thông tin giả, sai trái, độc hại có mức độ quan trọng mang tính chất tội phạm như: lừa đảo tội
phạm; đánh cắp thông tin cá nhân; xuyên tạc sự thật lịch sử, chống phá đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước gây chia rẽ đoàn kết nội bộ... Những hành vi đó đều bị điều tra và có hình phạt cụ thể đối
với từng trường hợp.
2. Những cách nhận biết tin giả, xấu độc
2.1. Kiểm tra nguồn tin
Khi tiếp cận một thông tin mới, chúng ta nên kiểm chứng cơ sở nguồn tin xem thông tin đó đến từ đâu,
lấy căn cứ nào để đánh giá. Nếu đến từ một người lạ, không đáng tin cậy, thông tin không rõ ràng rành mạch
thì cần cảnh giác, tránh vội vàng tin tưởng. Đồng thời kiểm tra tên miền của trang mạng đăng tải thông tin,
thường nguồn phát thông tin xấu độc là những trang mạng có tên miền nước ngoài như: “.com”, hay “.org”,...
không có đuôi tên miền “.vn”. Sử dụng các công cụ tìm kiếm để tìm kiếm các bài viết trên các trang chính
thống như: Báo Dân trí, Cổng thông tin chính phủ,... có nội dung tương tự để đối chiếu, kiểm chứng hoặc xin
tham vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực để xác thực tính chân thực của thông tin. Các đuôi trang .gov
(chính phủ), .edu (giáo dục đào tạo),... thường là những trang truy cập uy tín, tuy nhiên cũng cần phải cẩn
trọng khi truy cập nếu phát hiện có dấu hiệu khả nghi về việc lấy cắp dữ liệu cá nhân. Ngược lại, các trang ít
phổ biến như: .info, .asia, .vip, .tk, .xyz... thường có độ tin cậy thấp hơn. Hơn nữa, các tên miền mới được
đăng ký gần đây cũng thường có dấu hiệu khả nghi, do đó nên cẩn thận khi thực hiện bất cứ giao dịch hay
chia sẻ thông tin nào.
2.2. Xem xét kỹ tiêu đề
Tin giả thường có tiêu đề hấp dẫn, giật gân, viết hoa in kèm dấu ký tự mang tính chất khẳng định, thường
có vẻ khó xảy ra trong thực tế nhưng được viết dưới dạng khẳng định để thu hút sự chú ý của người đọc.
Đồng thời, đa số nguồn phát thông tin xuyên tạc thường không có đuôi miền Việt Nam “.vn”, không có thông
tin đăng ký rõ ràng, cụ thể trên trang. Đối với các trang mạng xã hội của các cơ quan, tổ chức chính thống
thường đã được đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ và được cung cấp dấu bản quyền (dấu tích xanh) nên người
đọc cũng có thể quan sát và phân biệt thông qua cách này.
2.3. Chú ý tới các đường dẫn liên kết
Các tin giả thường xuất hiện thông qua các đường dẫn tới trang web giả mạo hoặc trông gần giống với
địa chỉ, đường dẫn của một trang web chính thống. Trước hết, hãy kiểm tra kỹ địa chỉ web. Đây là cách nhanh
chóng nhất để nhận biết trang web lừa đảo. Cảnh giác trước các đường dẫn có dấu hiệu như: lỗi chính tả,
đường dẫn khác nhưng tên giống website thật, thiếu hoặc thừa một vài ký tự, hay thay thế một vài ký tự với
ký tự khác gần giống. Ví dụ: Website giả mạo dùng tên, giao diện gần giống với Cổng thông tin điện tử chính
thức của Bộ Công an với mục đích lừa đảo. Website chính thức của Bộ Công an có tên miền
https://bocongan.gov.vn. Theo đó, website có tên tương tự tại tên miền https://56734vn.com là website giả,
có hình ảnh giống hệt và sử dụng các hình ảnh, thông tin chia sẻ giống với website chính thức. Điều này rất
dễ gây nhầm lẫn với người dùng nếu không để ý đến tên miền.
2.4. Đánh giá về hình thức, nội dung
Tin tức giả, xấu độc thường hay bị lỗi chính tả, có bố cục lộn xộn, các hình ảnh bị chỉnh sửa, cắt ghép, thay
42 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

đổi nội dung, ngày tháng của sự kiện. Nội dung những thông tin này sai lệch nhiều ngữ pháp, chứa lỗi chính tả,
câu chữ lủng củng. Nguyên nhân là do các trang web giả mạo thường không kiểm duyệt cẩn thận nội dung hoặc
nó được tạo bởi kẻ xấu ở nước ngoài mà họ không thành thạo ngôn ngữ được sử dụng để lừa đảo.
2.5. Kiểm tra chất lượng hình ảnh
Thông tin giả, xấu độc thường sử dụng hình ảnh hoặc video bị chỉnh sửa nhằm mục đích xấu. Các bức
ảnh được các đối tượng cố tình đưa ra khỏi bối cảnh gốc gây nhầm lẫn, lầm tưởng, đánh lạc hướng người
xem. Do vậy, chúng ta nên sử dụng một số tính năng tìm kiếm ảnh, đối chiếu với nguồn ảnh gốc, xác định
thời gian khởi tạo, dung tích, kích thước,... để đối chiếu với các thông tin kia.
3. Những hệ lụy của tin giả, độc xấu đến cộng đồng
Trên thực tế, tin giả có khả năng tạo ra làn sóng đáng nghi, sai lệch và có tính chất lôi kéo dư luận không
hề nhỏ. Cùng với mức độ lan tỏa của mạng xã hội, tin giả được phát tán rất nhanh so với khả năng ngăn chặn
và xử lý chúng. Chỉ cần sở hữu một thiết bị điện tử nhỏ gọn như điện thoại, máy tính,... người ta có thể dễ dàng
tạo lập một website, một trang blog hay một tài khoản hoặc một fanpage trên mạng xã hội mà không mất chi
phí. Đây chính là nơi tin giả được phát tán và lan rộng. Do đó, lực lượng tạo ra và chia sẻ tin tức giả có thể là
bất cứ thành phần nào trong xã hội, dù là có tình hay cố ý.
Hiện tại mạng xã hội được cho là môi trường phát tán nhiều tin giả, độc xấu nhất. Chúng tác động lớn
đến tâm lý tiếp nhận thông tin của công chúng. Người xem dễ bị thu hút, quan tâm và chia sẻ những tin tức
giật gân hay một vấn đề nóng nào đó. Và người dùng mạng xã hội khi tiếp nhận thông tin và chia sẻ chúng
cũng không cẩn trọng xem xét đúng đắn trước những tiêu đề, nội dung câu chuyện, không kiểm chứng thông
tin trước khi bình luận hay chia sẻ. Thậm chí, có người chỉ đọc tiêu đề một tin tức nào đó được chia sẻ mà
không cần xem nội dung cụ thể. Ví dụ như trong lúc đại dịch Covid-19 đang ở đỉnh điểm, có nhiều bài viết
được đăng tải với các trạng thái nguy cấp, xuyên tạc thực tế. Dù chưa biết tính chính xác của thông tin nhưng
rất nhiều tài khoản Facebook đã “share” bài viết một cách vô tội vạ. Hành động này cũng phần nào phản ánh
tâm lý người dùng muốn thông báo những thông tin mới nhất cho người thân, bạn bè. Đây là nhân tố chính
góp phần gia tăng tốc độ phát tán tin tức giả trên mạng xã hội. Xa hơn, các cá nhân là nạn nhân trong các vụ
thông tin sai sự thật có thể bị ảnh hưởng đến tinh thần, làm xảy ra nhiều hình vi tiêu cực.
Còn một hình thức tin giả khác được sử dụng là mạo danh các cá nhân, tổ chức để đạt được mục đích cá
nhân. Gần đây xảy ra rất nhiều chiêu trò lừa đảo bằng cách gọi điện thoại. Chúng giả mạo công an, tòa án...
gọi điện cho người dân để gây hoang mang, dùng thông tin giả các lệnh bắt, khởi tố của cơ quan chức năng
nhằm đe dọa, yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khảon do chúng cung cấp. Hay giả danh nhân viên cửa
hàng, công ty xổ số... gọi điện hoặc nhắn tin cho nạn nhân thông báo họ may mắn nhận được phần thưởng có
giá trị cao, để nhận phần thưởng cần chuyển một số tiền đóng thuế. Và vô vàn chiêu trò khác nhằm chiếm
đoạt tài sản.
Không chỉ vậy, các thế lực thù địch, phản động còn bịa đặt, phát tán những thông tin sai trái, độc hại có
tính chất chính trị như: chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng và cách mạng Việt Nam nhằm phủ định Chủ
nghĩa Mác Lê-nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; xuyên tạc, phủ nhận thành tựu, đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc; xuyên tạc lịch sử dân tộc, nhất là lịch sử các cuộc kháng chiến, các cuộc chiến tranh bảo vệ non sông của
nhân dân ta; xuyên tạc thân thế, sự nghiệp, công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách
mạng của Đảng, của dân tộc; vu cáo, bôi nhọ thanh danh các đồng chí lãnh đạo cấp cao,... Chúng đưa tin nhằm
kích động nhân dân, phá hoại sự thống nhất quốc gia, chia rẽ đoàn kết nội bộ. Những thủ đoạn ấy tinh vi, xảo
quyệt, gây hoang mang dư luận, kích động người dân tụ tập biểu tình, làm nhiễu loạn trật tự xã hội.
4. Những biện pháp phòng tránh và ngăn cản tin giả, xấu độc
Thứ nhất, mỗi cá nhân nên chủ động nâng cao kiến thức xã hội về mọi mặt, nhằm xây dựng cho mình
nhận thức đúng đắn để xem xét, tiếp cận thông tin một cách khách quan, đầy đủ, chính xác từ những nguồn
thông tin chính thống, tránh tiếp cận thông tin một chiều, phiến diện. Nâng cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng
tham gia đấu tranh với những nhận thức không đúng, ngộ nhận, mơ hồ trước các nguồn thông tin giả, thù
địch, trái với sự thật, trái với quan điểm thuần phong mỹ tục, với quan điểm đường lối của Đảng, chính sách
và pháp luật của Nhà nước.
Thứ hai, có ý thức tự giác trong quá trình tiếp xúc thông tin; chấp hành tốt các quy định về quyền thông
tin, phạm vi thông tin theo quy định Luật An ninh mạng. Đồng thời tích cực tham gia vạch trần, cảnh báo đến
người dùng mạng xã hội những biểu hiện xào xáo thông tin, lưu truyền thông tin xấu, độc, thông tin thiếu
chính xác,...
Thứ ba, không nghe, đọc, xem những đài báo, trang mạng, bài viết, video của những phần tử có mục
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 43

đích xấu, chống đối, phản động. Không phát tán, chia sẻ thông tin sai trái. Không tin, nghe, làm theo hay ủng
hộ lời xúi giục của kẻ xấu có những hành động vi phạm pháp luật (gây mất an ninh trật tự; vi phạm an toàn
giao thông; gây thương tích cho người khác; chống người thi hành công vụ; hủy hoại tài sản của cá nhân,
Nhà nước và doanh nghiệp...)
Thứ tư, phát hiện, tố giác và sẵn sàng tham gia đấu tranh ngăn chặn kẻ xấu lan truyền thông tin giả, kịp
thời thông báo cho các cơ quan chức năng để xử lý nếu hành vi đó là vi phạm pháp luật. Tích cực chia sẻ
những thông tin chính thống để cùng tuyên truyền vận động bạn bè, người thân, đồng nghiệp, cộng đồng hiểu
và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tin tưởng vào sự lãnh đạo của các ban ngành; không tham gia vào các
hoạt động vi phạm pháp luật.
5. Vai trò của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên trong việc phòng chống thông tin giả, xấu độc trên
không gian mạng
Đấu tranh phòng, chống tin giả, tin xấu độc là nhiệm vụ quan trọng, phải được tiến hành thường xuyên,
hiệu quả. Trong đó, cần phát huy lực lượng thanh niên, để vừa nâng cao vai trò trách nhiệm, vừa tạo ra “sức
đề kháng” cho thanh niên khi tiếp cận thông tin trên không gian mạng. Thanh niên, sinh viên là lực lượng
đông đảo của xã hội với nét đặc thù là trẻ tuổi, năng động và dễ tiếp thu các thông tin mới. Vì vậy, thanh niên
nên tham gia tích cực, có hiệu quả vào công cuộc đấu tranh phòng, chống các tin giả, xấu độc thông qua việc
học tập và chấp hành tốt các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy chế
cơ quan, đơn vị; qua tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên,...
Đối với Đoàn Thanh niên, thiết nghĩ cần phải phát huy vai trò của tổ chức bằng cách tăng cường và đổi
mới nội dung, hình thức đấu tranh phòng, chống tin giả, xấu độc trên không gian mạng qua các diễn đàn, câu
lạc bộ, các hội nhóm. Chú trọng hơn việc kết nối giữa các tổ chức Đoàn trên toàn quốc, của cơ quan, ban
ngành; có thể lập thêm chuyên mục riêng để thanh niên có thêm diễn đàn đăng các bài viết có chất lượng,
chia sẻ và lan tỏa các thông tin chính thống, tốt đẹp. Cùng với đó, tổ chức Đoàn cần có chính sách khuyến
khích, hỗ trợ và kịp thời biểu dương những đại biểu tích cực, đồng thời có biện pháp xử lý những cá nhân
đưa thông tin giả lên mạng xã hội.
Đối với mỗi thanh niên, cần nâng cao tinh thần cảnh giác trước các tin giả, xấu độc. Mỗi cá nhân nên
tìm hiểu kiến thức về các vấn đề chính trị, xã hội để xem xét, tiếp nhận thông tin một các khách quan, có cái
nhìn đa chiều, đầy đủ. Bên cạnh đó, không ngừng phấn đấu, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn
luyện đạo đức và bản lĩnh để tự miễn dịch trước các thông tin; vừa tham gia đấu tranh với những tin giả, xấu
độc. Đặc biệt, phải học tập, nâng cao trình độ về công nghệ thông tin, về mạng xã hội, nhất là các kỹ năng sử
dụng công nghệ thông tin, về nền tảng số trên không gian mạng,... nhằm thực hiện tốt việc tuyên truyền, lan
tỏa thông tin tốt đẹp, bác bỏ, gỡ bỏ các thông tin giả, xấu độc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Nguyên nhân và giải pháp kiểm soát tin giả trên mạng xã hội https://lsvn.vn/
[2] Tin giả là gì và làm thế nào để ngăn chặn sự lan truyền của thông tin sai lệch?
https://settlement.org/ontario/daily-life/communication/ethnic-and-cultural-media/what-is-fake-news-
and-how-to-stop-spreading-misinformation/
44 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

FAKE NEWS IN CYBERSPACE AND ITS VARIOUS FORMS


Chu Khánh Linh, Trịnh Hà Ngân, Phạm Cẩm Tú
Đỗ Thị Hương Giang, Phạm Mai Quỳnh
CQ60/09.02 CLC
DEFINITION
The Internet is increasingly populated with false information through various formats - spread by
politicians, advocacy groups and everyday users - is viewed by milions. So, how can we define fake news?
- At its core, we are defining “fake news” as those news stories that are false: the story itself is fabricated,
with no verifiable facts, sources or quotes. Sometimes these stories may be propaganda that is intentionally
designed to mislead the reader, or may be designed as “clickbait” written for economic incentives (the writer
profits on the number of people who click on the story).
- Fake news is frequently written and disseminated using sensational, dishonest language with the aim of
misleading an institution, entity, or person or attaining financial or political gain. real or made up in order to
attract more readers. Similar to this, click-to-click trap stories and headlines generate advertising money.
- However, it is critical to recognise that the problem of "fake news" is complicated and nuanced. The
phrase itself has become highly charged and is frequently employed to disparage any opposing viewpoints.
Some people use it to throw doubt on rivals, divisive topics, or the reputation of specific media outlets.
Additionally, as much more information is shared online due to technical advancements like the introduction
of social media, fake news articles can spread swiftly and readily. We are becoming increasingly reliant on
online information to keep up with events around the world.
TYPES OF FAKE NEWS
There is still no universal rule on how many types of fake news exist in the current media landscape in
all formats (video clips, images, news pages, et cetera), regardless of a profusion of discussions and research
papers conducted on detecting and classifying fake news. Nonetheless, several studies have sought to
investigate the classification of fake news in order to identify it. For example, in 2017, Tandoc, Lim and Ling
did an examination of 34 academic articles that used the term “fake news” between 2003 and 2017 resulting
in a typology of types of fake news: news satire, news parody, fabrication, manipulation, advertising, and
propaganda. (Tandoc, cs2017). According to United Nations Educational, Scientific and Cultural
Organization (UNESCO, 2018), we have:
- Disinformation: usually refers to an attempt to confuse or manipulate people deliberately (usually
carefully planned) by delivering false information to people combined with parallel and intersecting
communication strategies and other tactics (such as hacking or compromising persons).
- Misinformation: usually refers to misleading information created or disseminated without manipulative
or malicious intent.
- Malinformation: referred to information based on reality but used to cause harm to individuals,
organizations, or countries. It is essential the capability of messages and information distinction if they are
false or true in different levels (e.g., messages with some truth) and how they were created, produced, or
distributed by entities with or not intentions to harm rather than serve the public interest.
Journalism, ‘Fake News’ & Disinformation: A Handbook for Journalism Education and Training has
shown 7 categories of “Fake News”:
* Satire or parody:
A form of parody known as news satire or news comedy is one that resembles the format of traditional
journalism and is referred to as a satire due to its subject matter. News satire has been around almost as long
as journalism itself, but it is particularly popular on the web, with websites like The Onion and The Babylon
Bee, where it is relatively easy to mimic a legitimate news site. News satire relies heavily on irony and
deadpan humour.
Two slightly different types of news satire exist. One form uses satirical commentary and sketch comedy
to comment on real-world events, while the other presents wholly fictionalised news stories. The satirical
articles are written not only to criticise issues discreetly in an entertaining way, but are sometimes created for
the purpose of viewing, profiting and misleading readers about the issue.
A satirical newspaper does not harm the reader if the reader is aware of the issue, but to some extent, for
the uninformed, a satirical article can sometimes make some readers understand the problem in the wrong
direction.
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 45

There are many topics for a satirical article, for example, journalists often use the actions and sayings of
famous people to create attractiveness and attract readers such as the article Celebrities Explain How They
Are Helping Ukraine by The Onion or by using caricatures about Mohamed, the Danish newspaper Jyllands
Posten has brought mixed reactions from Muslims, even threatening to attack when Muslims consider it
strange an insult to Muhammad.
* Misleading content:
This is a type of article that is written about a real issue but is "made up" with images, reports, or
comments that are not related to the issue but to create attraction, sensation and create credibility to the reader
on the subject in question. A prime example of this genre is the fact that The Onion newspaper used unrelated
images, interviews from a bogus person to publish 21 articles in 8 years with the same headline: 'No Way To
Prevent This,' Says Only Nation Where This Regularly Happens, or the famous Dỗ em picture of two Hmong
children "accidentally" became a photograph of the victims of the earthquake in Nepal.
* Imposter content:
This form of disinformation takes advantage of your trust in a specific organisation, person, brand, and
so on. Many phishing and smishing (mobile phones phishing via messages) attempts are created this way:
reputable brand logos or names are used to give the impression that you are receiving legitimate content. And
it is enough to be distracted or to occasionally fall victim to such manipulation. Misinformation created and
presented under the branding of a well-established news agency.
We can recognize imported content through warped or unofficial looking logos, sensational or ridiculous
headlines, doctored or manipulated photos, and unknown authors.
Imposter content takes advantage of the trust and reputation of established news agencies. Its purpose is
to disseminate misinformation to consumers who may be less prone to misinformation ecosystems. This
population recognises the legitimacy of news agencies and therefore performs less evaluation; impostor
content has a corrosive effect on consumer trust.
* Fabricated content:
When the content is completely false, the only limit is the imagination of the creator’s of such content.
Distinguishing between the real and fabricated content is extremely challenging to the naked eye. If you have
ever seen any “deep fakes”, which can often be categorised as “fabricated content”, you know how much it
impacts our trust in the messages we are exposed to.
Fabricated content is another term for ‘Fake News’. There are many justifications for using or producing
fabricated content, but frequently the intent is to deceive people for monetary or political gain. During
political elections nowadays, for example, it is becoming the norm that different interest groups endeavour
to influence voters with a view to swaying them in favour of a particular political or ideological direction.
* False connection:
This happens when headlines or visuals or captions do not support the content. Commonly known as
“clickbait headline”. With increased competition for audience attention, editors are increasingly forced to
write headlines that entice clicks, even if the article leaves the reader feeling duped. A particularly egregious
example can be found on The Political Insider website. This can also arise when visuals or captions are
applied, particularly on sites like Facebook, to create a certain impression that is not supported by the text.
But when people scroll through their social media feeds without clicking through to articles (which is
common), misleading visuals and captions can be especially deceptive.
* False context:
When genuine content is shared with false contextual information, this occurs. Taking an article with
the headline “A restaurant is serving human meat” with a picture of a man dismembering a human as an
illustration. When in fact, the actual image was just a movie screenshot.
* Manipulated content:
Manipulation occurs once a facet of genuine information is altered to distort the literal truth, referring
most frequently to images or videos. In this contemporary epoch, numerous photographs and videos are
transformed with good intentions. To exemplify, newsrooms edit video to present reports more clearly and
appealingly. These materials, however, can also be deliberately doctored by implementing conventional
techniques, from clipping and cropping, to speed changes, audio alteration, and changes in colour or quality.
Take selective clipping into account. The original photo or video is authentic, but parts are seen in isolation
or stitched together to convey a different impression. For instance, in 2019, an image of Hong Kong politician
46 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

- Junius Ho waving a flag was edited to substitute it with a different flag, inflaming tensions in a fragile
situation.
Concerning post-production, changing the lighting, colour, texture or filming can exacerbate the situation,
creating deceptive content as well. This has been the case with a photograph from Klavs Bo Christensen. The
oversaturation triggers a much greater contrast, making the area look worse than it actually is.
Furthermore, computer-generated imagery, which is a fundamental part of many films and shows, may
be applied to manipulate society. If a scene from an unrenowned movie depicting a catastrophic tsunami is
shared on social media amidst a genuine tsunami warning, it might provoke confusion and panic. Or imagine
a short clip from a highly realistic computer game is posted online with a caption indicating that it is a real
military act. This might subsequently sow fear and bewilderment.

REFERENCE
[1]. Cherilyn Ireton and Julie Posetti (2018), Journalism, ‘Fake News’ & Disinformation
journalism_fake_news_disinformation_print_friendly_0.pdf (unesco.org)
[2]. Edson C. Tandoc Jr., Zheng Wei Lim and Richard Ling (2017), DEFINING “FAKE NEWS” A
typology of scholarly definitions
https://www.researchgate.net/publication/319383049_Defining_Fake_News_A_typology_of_scholarly
_definitions
[3]. Thomas (2015), The Political Insider, First-Time Voter Waited 92 Years to Meet TRUMP…What
Happened Next Is AMAZING! First-Time Voter Waited 92 Years to Meet TRUMP... What Happened Next
Is AMAZING! - The Political Insider
[4]. Juan Mejía-Trejo and Ismael Loza Vega (2021), Social Media Information Literacy vs. Fake News:
Probing the Business Decisions under COVID-19 times as Innovation skills with fsQCA
https://dialnet.unirioja.es/descarga/articulo/8804986.pdf
[5]. Trần Vũ Thị Giang Lâm (2021), FAKE NEWS - HOW TO IDENTIFY AND PREVENT IT
https://sss.ctu.edu.vn/images/upload/NCKH/van/12.pdf
[6]. Reuters News Agency https://www.reuters.com/manipulatedmedia/en/chapter-1-manipulated-
media
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 47

NÂNG CAO CẢNH GIÁC TRƯỚC TIN XẤU, ĐỘC TRÊN MẠNG XÃ HỘI
Nguyễn Thị Trà My - CQ58/11.01CL
Vũ Thị Minh Phương - CQ58/31.03
Trong hàng vạn thông tin trên mạng xã hội, có không ít thông tin không chính xác, thông tin xấu, độc,
ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và cả cơ quan nhà nước, gây mất
trật tự xã hội, hoang mang trong dư luận. Tuy nhiên, những loại thông tin này khó ngăn chặn từ đầu mà các
cơ quan chức năng chỉ có thể hậu kiểm, xử lý hậu quả.
1. Khái niệm thông tin xấu, độc
Thông tin xấu, độc tán phát trên internet và mạng xã hội là những thông tin bịa đặt, bóp méo sự thật,
xuyên tạc vấn đề, “đổi trắng, thay đen”, làm lẫn lộn đúng sai, thật giả; hoặc có một phần sự thật nhưng được
đưa tin với dụng ý xấu, phân tích và định hướng dư luận bằng luận điệu sai trái, thù địch.
Một số thông tin chưa được kiểm chứng, thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức; một
số thông tin có những ngôn từ thô tục nội dung phản cảm, thậm chí soi mói, bình phẩm chủ quan chuyện đời
tư của người khác, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhiều cá nhân, gây bức xúc trong dư luận xã hội; vi
phạm chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục; kích động đồi trụy, bạo lực, bôi nhọ đời tư, vu
khống…
Có những thông tin sai trái, độc hại có tính chất tội phạm như: Lừa đảo trên mạng, đánh cắp thông tin,
mật khẩu, tán phát vi-rút… Bên cạnh đó, có thông tin sai trái như: xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận Chủ
nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chống phá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước, phủ nhận thành tựu của công cuộc đổi mới, bịa đặt, vu cáo, nói xấu các đồng chí lãnh đạo cấp cao của
Đảng, Nhà nước, gây chia rẽ đoàn kết nội bộ, tìm mọi cách thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ
ta trên mọi lĩnh vực,...
2. Nhận diện đúng những thông tin xấu, độc
Có thể thấy rằng, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, nhất là các nền tảng mạng xã hội
với lợi thế nhanh chóng, thuận tiện đang chiếm lĩnh không gian, lượng thông tin của xã hội. Tuy nhiên, trong
hàng vạn thông tin trên mạng xã hội, có không ít thông tin không chính xác, thông tin xấu - độc, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và cả cơ quan nhà nước, gây mất trật tự xã
hội, hoang mang trong dư luận.
Hiện nay, các trang mạng xã hội phổ biến trên toàn cầu được kể đến là Facebook, Twiter, Instagram...
Theo thống kê, ở Việt Nam có khoảng hơn 65 triệu tài khoản mạng xã hội trên tổng số hơn 96 triệu dân, tức
chiếm khoảng 2/3 dân số.
Với nhiều nguồn thông tin khác nhau, bên cạnh những thông tin tích cực, đúng đắn vẫn có nhiều thông
tin giả, bịa đặt, xuyên tạc sự thật, xuyên tạc lịch sử, thù địch, phản động, kích động bạo lực... được viết và
đăng tải dưới nhiều hình thức để tiếp cận với hàng triệu người đọc, gây ra những luồng thông tin trái chiều
làm nhiễu loạn xã hội.
Thời gian gần đây, dư luận, quần chúng Nhân dân đặc biệt quan tâm, đồng tình, ủng hộ việc Cơ quan
Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, điều tra một số vụ án hình sự liên quan đến vi phạm trên lĩnh vực y
tế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản (xảy ra tại Công ty Việt Á, Tập đoàn FLC, Tập đoàn Tân
Hoàng Minh…).
Tuy nhiên, lợi dụng việc Cơ quan điều tra khởi tố, điều tra các vụ án trên, một số cá nhân sử dụng mạng
xã hội đăng tải thông tin thất thiệt, chưa được kiểm chứng, được cho là vi phạm của các cá nhân, doanh
nghiệp khác (chủ yếu trên lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản), thu hút lượng lớn người
theo dõi trên mạng xã hội. Đồng thời cũng xuất hiện những bình luận, chia sẻ cho rằng thời gian tới cơ quan
chức năng sẽ khởi tố, xử lý những cá nhân, doanh nghiệp này, tác động xấu tới dư luận xã hội, tâm lý nhà
đầu tư, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường tài chính, chứng khoán của Việt Nam, gây thiệt hại về uy tín, kinh
tế của cá nhân, doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Trước tình hình đó, Bộ Công an đang chỉ đạo các lực lượng chức năng thu thập, củng cố tài liệu chứng
cứ, kiên quyết xử lý nghiêm theo đúng quy định tất cả những đối tượng có hoạt động đăng tải thông tin thất
thiệt, chưa được kiểm chứng, góp phần tạo môi trường kinh doanh ổn định, lành mạnh. Bộ Công an khuyến
cáo người dân không nghe theo và tiếp tay lan tỏa những thông tin thất thiệt, chưa được kiểm chứng.
Trước đó, Công an thành phố Hà Nội cũng đã phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội xử phạt
một nam thanh niên số tiền 7,5 triệu đồng liên quan đến việc đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội
Facebook.
48 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

Tiếp đó, Công an thành phố Hà Nội nhận được tin báo của người dân về việc phát hiện một tài khoản
Facebook đăng tải bài viết: “LỜI CẢNH TỈNH CHO NHỮNG AI CHƯA BIẾT” có nội dung đăng tải sai sự
thật về lực lượng chức năng làm nhiệm vụ tuần tra trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Tiến hành xác minh,
Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an thành phố Hà Nội) đã làm
rõ và mời chủ tài khoản là anh N.V.Đ (sinh năm 1995, ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đến làm việc.
Ngày 3/3/2022, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội đã ra quyết định xử phạt 7,5
triệu đồng đối với N.V.Đ theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính
phủ về hành vi “Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy
tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”.
3. Những vấn đề nóng liên quan đến tin xấu, độc
Những thủ đoạn tán phát thông tin xấu, độc bao gồm: Mỗi đối tượng sử dụng một điện thoại smartphone,
máy tính bảng… để quay phim, chụp ảnh, truyền tải video, hình ảnh livestream trực tiếp từ thực địa, tác động
nhanh chóng và trực tiếp tới những người tham gia mạng xã hội, tạo hiệu ứng lan truyền rộng khắp.
Giả mạo các hình ảnh, video hoặc sử dụng các thông tin cũ có hiệu ứng kích động cao đối với cộng đồng
mạng để xuyên tạc, lôi kéo người dân. Giả mạo lực lượng chức năng (quân đội, công an) trà trộn vào lực
lượng tham gia biểu tình hoặc có những hành vi phản cảm để quay phim, chụp ảnh phát tán lên mạng internet,
mạng xã hội.
Tạo hiệu ứng đám đông trên không gian mạng bằng cách huy động một số lượng lớn các tài khoản mạng
xã hội (đa số là các tài khoản ảo) gắn các biểu ngữ phản đối Đảng, Nhà nước để tạo ra hiệu ứng đám đông,
từ đó người dùng mạng xã hội thường xuyên nhìn thấy các biểu ngữ phản đối hoặc những người không có
lập trường tư tưởng vững vàng sẽ bị tác động thay đổi tư tưởng theo chiều hướng tiêu cực.
Giả mạo tài khoản, xây dựng hàng loạt các mạng lưới tài khoản, trong đó có một số tài khoản chính
thường xuyên đăng tải bài viết, thông tin xuyên tạc về một số nội dung, lĩnh vực nhất định và sử dụng hàng
trăm tài khoản vệ tinh (thực chất là tài khoản ảo, có chung một chủ tài khoản) thực hiện nhiệm vụ chia sẻ
trong các nhóm diễn đàn phản động hoặc các trang mạng xã hội có lượng thành viên lớn.
Đặc biệt, có nhiều tài khoản được thế lực thù địch mạo danh các nhân vật nổi tiếng, có ảnh hưởng đến
cộng đồng để phát huy tối đa khả năng lan truyền thông tin gây hoang mang dư luận trong quần chúng nhân
dân, kích động người dân tụ tập biểu tình ngoài thực địa và có hành vi vi phạm pháp luật.
4. Mỗi người dân cần tự trang bị cho mình vốn kiến thức cần thiết
Trước “ma trận” tin xấu độc trên các nền tảng mạng xã hội, người dân cần tỉnh táo khi tham gia vào
mạng xã hội, bởi nếu người tiếp cận thông tin không tỉnh táo, sáng suốt thì có thể bị tiêm nhiễm, ảnh hưởng
tiêu cực bởi những thông tin xấu, độc đó.
Để tích cực phòng, chống thông tin xấu, độc trên mạng xã hội, chúng ta cần tự trang bị cho mình vốn
hiểu biết và những kỹ năng cần thiết. Trước tiên, chúng ta cần có kỹ năng chọn lọc thông tin để nhận diện
các thông tin xấu, độc. Để thực hiện được kỹ năng đó thì chúng ta cần tỉnh táo nhận diện được thông tin xấu,
độc. Thông tin xấu, độc được nhận diện ở các yếu tố: Mục đích, ý nghĩa, nội dung...
Trước “ma trận” tin xấu độc trên các nền tảng mạng xã hội, người dân cần tỉnh táo khi tham gia vào
mạng xã hội, bởi nếu người tiếp cận thông tin không tỉnh táo, sáng suốt thì có thể bị tiêm nhiễm, ảnh hưởng
tiêu cực bởi những thông tin xấu, độc đó.
Để tích cực phòng, chống thông tin xấu, độc trên mạng xã hội, chúng ta cần tự trang bị cho mình vốn
hiểu biết và những kỹ năng cần thiết. Trước tiên, chúng ta cần có kỹ năng chọn lọc thông tin để nhận diện
các thông tin xấu, độc. Để thực hiện được kỹ năng đó thì chúng ta cần tỉnh táo nhận diện được thông tin xấu,
độc. Thông tin xấu, độc được nhận diện ở các yếu tố: Mục đích, ý nghĩa, nội dung...
Cụ thể, về mục đích, các tin xấu độc được đăng tải nhằm chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa, ảnh hưởng
tiêu cực đến nhận thức, thái độ, lối sống của người tiếp xúc với thông tin, gây hoang mang, dao động, hoài
nghi vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Về nội dung, thông tin xấu, độc thường lẫn lộn giữa thật và giả, thường là trà trộn một phần thông tin
đúng với thông tin sai lầm, bịa đặt, xuyên tạc… Để xác định được xem thông tin mà mình tiếp cận là giả hay
thật; Đúng hay sai; Tốt hay xấu thì chúng ta cần tiếp cận nhiều với các thông tin chính thống.
Mặt khác, người dân cần có kỹ năng công nghệ - thông tin nhất định để chặn các nick ảo, lọc, xóa, báo
xấu... các thông tin xấu, độc trên mạng xã hội để không cho các thông tin đó lan truyền dễ dàng.
Mỗi cá nhân cũng cần cẩn thận cân nhắc xem nên comment (bình luận), like (thích), share (chia sẻ), dẫn
link hay không trước một vấn đề nào đó, để tránh việc vô tình trở thành cầu nối giúp lan tỏa thông tin xấu,
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 49

độc. Việc nắm các quy định của Luật An ninh mạng là một vấn đề bắt buộc giúp người sử dụng tránh những
hành vi vi phạm có khi chỉ là vô tình nhưng gây ảnh hưởng tiêu cực cho bản thân và xã hội.
5. Kết luận
Để ngăn chặn thông tin xấu, độc, mỗi công dân cần phải có trách nhiệm lan tỏa những thông tin chính
thống, chất lượng, chuẩn mực. Đó là cách để nhân rộng những điều tốt, cổ vũ những mặt tích cực, có ý nghĩa
xây dựng xã hội. Mặt khác, tự thân mỗi người dân hãy xây dựng cho mình một cách tiếp cận thông tin nhạy
bén, hiệu quả, đảm bảo uy tín, chất lượng.
Đoàn viên, thanh niên Học viện Tài chính nói riêng cần chủ động tham gia đấu tranh, phòng chống tin
giả bằng việc thực hiện những chiến dịch hoạt động xã hội, học tập,... nhằm tuyên truyền, lan tỏa được thông
tin tốt đẹp, đẩy lùi những thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng. Tích cực học tập, rèn luyện và kế thừa
nét đẹp trong lối sống phong cách Hồ Chí Minh, chung tay đẩy lùi những tệ nạn xã hội trong đó nổi bật là
thực trạng tin giả, tin xấu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1].http://lamson.tpthanhhoa.thanhhoa.gov.vn/web/trang-chu/tin-tuc-su-kien/tin-hoat-dong/thong-tin-
xau-doc-tren-mang-xa-hoi-va-trach-nhiem-cua-moi-cong-dan.html
[2].https://www.xaydungdang.org.vn/dien-dan/tang-cuong-suc-de-khang-tu-mien-dich-truoc-thong-tin-
xau-doc-xuyen-tac-sai-trai-tren-mang-xa-hoi-hien-nay-17892
[3].http://tuyengiaolangson.vn/vi/tinh-news/mot-so-ky-nang-nhan-dien-thong-tin-xau-doc-tren-
internet-mang-xa-hoi
50 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

TÁC ĐỘNG CỦA TIN GIẢ, TIN XẤU ĐẾN XÃ HỘI HIỆN ĐẠI
Nguyễn Hoàng Yến Nhi - CQ 60/21.03CLC
1. Nhận diện tin giả, xấu độc
Thứ nhất, cần xem xét kỹ các tiêu đề của các tin tức: Những thông tin xấu độc thường có tiêu đề hấp
dẫn, đặc biệt là những thông tin trong tiêu đề giật title, gây hoang mang.
Thứ hai, chú ý tới các đường dẫn liên kết: Đây là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng về tin giả khi chúng
ta phát hiện đường dẫn tới trang web giả mạo hoặc trông gần giống với đia chỉ hay đường dẫn của một trang
web chính thống. Đầu tiên, hãy kiểm tra lại địa chỉ web. Đây là phương pháp nhanh chóng nhất trong các
cách nhận biết trang web lừa đảo. Cảnh giác trước các đường dẫn có dấu hiệu như: Lỗi chính tả, sai khác (lấy
đường dẫn khác, nhưng tên website giống hệt), thiếu hoặc thừa một vài ký tự, hoặc thay thế một vài ký tự với
ký tự khác gần giống.
Thứ ba, kiểm chứng cơ sở nguồn tin, đến từ nguồn nào, nếu thông tin không rõ ràng cần cảnh giác, người
sử dụng có thể xem mục giới thiệu để kiểm tra. Đồng thời phải kiểm tra tên miền của trang mạng đăng tải
thông tin, thường nguồn phát của thông tin xấu độc là những trang mạng có tên miền nước ngoài (.com, .org),
không có đuôi tên miền Việt Nam “.vn”. Sử dụng các công cụ tìm kiếm để tìm các bài viết trên các trang
mạng chính thống.
Thứ tư, xác định các đối tượng tán phát: Các thông tin bắt nguồn từ các đối tượng phản động chống đối,
cá nhân thiếu hiểu biết.
Thứ năm, đánh giá về hình thức, nội dung: Tin tức xấu, độc thường hay bị lỗi trong chính tả hoặc có bố
cục lộn xộn, các hình ảnh, video, nội dung bị thay đổi. Nguyên nhân là do các trang web giả mạo thường
không kiểm duyệt kỹ nội dung. Hoặc các trang này được tạo bởi kẻ xấu ở nước ngoài mà họ không thành
thạo ngôn ngữ để lừa đảo.
Thứ sáu, kiểm tra hình ảnh: Những thông tin xấu độc thường chứa hình ảnh hoặc video bị chỉnh sửa.
Đôi khi bức ảnh được các đối tượng cố tình đưa ra khỏi bối cảnh gốc gây nhầm lẫn, lầm tưởng cho người
xem. Do vậy, chúng ta cần sử dụng tính năng tìm kiếm ảnh, đối chiếu với nguồn ảnh gốc (nếu có), xác định
thời gian khởi tạo, dung lượng, kích thước.. để đối chiếu với các thông tin đối tượng đưa ra.
Những thông tin xấu độc trên internet và mạng xã hội do các thế lực phản động, chống đối, cơ hội chính
trị và những cá nhân thiếu hiểu biết tung ra có tác động tiêu cực đến tình hình tư tưởng dư luận xã hội gây nghi
ngờ, gieo rắc sự hoang mang, dao động, làm giảm sút lòng tin của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân
đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hôi chủ nghĩa. Việc nhận diện, vạch trần và đấu tranh vô hiệu hóa những
phương thức, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động và phần tử xấu lợi dụng không gian mạng để đưa
thông tin xấu độc, giả mạo là rất quan trọng với mỗi quốc gia.
2. Một số loại thông tin giả, xấu độc trên mạng xã hội nước ta hiện nay
Thứ nhất, thông tin chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng và cách mạng Việt Nam, hòng phủ định chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Thứ hai, xuyên tạc, phủ định các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của
Nhà nước
Thứ ba, xuyên tạc, phủ định giá trị lịch sử của dân tộc và những thành quả cách mạng
Thứ tư, xuyên tạc, bóp méo các sự kiên chính trị, các vụ việc phức tạp, nhạy cảm
Thứ năm, kích động xu hướng ly khai, phá hoại sự thống nhất của quốc gia, dân tộc , thúc đẩy “ tự diễn
biến “,“ tự chuyển hóa “ trong nội bộ. Bôi nhọ, nói xấu lãnh đạo Đảng , Nhà nước
Thứ sáu, truyền bá lối sống ích kỉ, vụ lợi, xa hoa, trụy lạc, bạo lực và thù hận đối với cá nhân và tổ chức.
Thứ bảy, phá hoại bản sắc văn hóa dân tộc, tuyên truyền, áp đặt các giá trị văn hóa và lối sông phương Tây.
Thứ tám, lừa đảo trên mạng, đánh cắp thông tin, mật khẩu, phát tán virus (Tội phạm)
3. Tác động của tin độc, tin xấu giả trong xã hội hiện nay
Hiện nay tin giả, tin xấu độc đang có xu hướng tăng cao, điều này đã ảnh hưởng đến tâm lý và hành
động của cá nhân, tổ chức và xã hội. Trong một vài năm gần đây, người dùng tiếp cận đến các trang mạng xã
hội ngày càng cao dẫn tới người dùng tiếp cận các tin giả, tin xấu ngày càng gần gũi. Chúng làm cho người
dùng trở nên hoang mang, lo sợ và có cách nhìn chênh lệch chuẩn. Bên cạnh đó, những tin giả, tin xấu độc
hại làm cho người dùng trở nên tin tưởng và có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng tới các cá
nhân hoặc các tổ chức. Trong xã hội hiện nay, đặc biệt là thời đại 4.0 ngày càng phát triển, việc người dùng
tiếp cận các trang mạng xã hội như: Facebook, Youtube, Messenger, Telegram, Zalo... có xu hướng tăng rất
mạnh. Theo thống kê, ở Việt Nam có khoảng 65 triệu tài khoản mạng xã trên tổng 96 triệu người ( chiếm 2/3
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 51

dân số) và đáng chú ý trang mạng này được giới trẻ và phụ nữ sử dụng nhiều hơn so với nam giới. Với các
nền tảng kết nối mạnh như vậy các tin giả, tin xấu sẽ được lan truyền rất mạnh và từ đó sẽ thu hút người dùng
và truyền tin cho nhau. “Uy tín, danh dự của một con người bị bôi xấu, bị bào mòn mà không có cơ hội để
giải thích, thanh minh. Tin giả làm xói mòn niềm tin xã hội, tạo ra những nghi ngờ có thể làm rạn nứt một tổ
chức, gây hoang mang trong xã hội, thiệt hại không thể đo đếm được”.
Bên cạnh đó, các tin giả, tin xấu độc không chỉ ảnh hưởng đến các cá nhân hay tổ chức mà chúng còn
ảnh hưởng tới các quốc gia. Chúng lợi dụng mạng xã hội phát triển, tung những tin tức chính trị sai lệch hoặc
tin độc không phù hợp với nội dung nhằm cho người dân hoang mang, bàn tán, đưa ra các bình luận vô căn
cứ và có cái nhìn tiêu cực về tổ chức trong xã hội. Hiện nay, trên các trang mạng xã hội, đặc biệt trong đợt
dịch Covid 19 bùng lên, các tin giả, tin xấu về thuốc men, chăm sóc y tế hay đáng báo động là những tin đồn
về những ca tử vong được phát tán một cách mạnh mẽ khiến người dân hoang mang, lo sợ và truyền miệng
nhau làm cho Nhà nước gặp khó khăn trong việc chữa bệnh và lên tiếng những tin đồn sai sự thật đó. Hay ở
một số quốc gia, có những tin tức xấu độc như: uống thuốc tẩy để giết Covid hay có những tin tức giả phổ
biến là: nhịn thở 10 giây để chuẩn đoán Covid hay sử dụng các chất có cồn mạnh để diệt các vi khuẩn có
trong người.
Tất cả những tin đồn, tin giả, tin xấu độc được lan truyền trên không gian mạng tác động bằng các tin
tức trên các nền tảng mạng xã hội vô cùng nguy hiểm và có nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Chúng khiến chúng nhìn
đến các đề một cách tiêu cực, tin vào những tin giả, tin độc hại để rồi mang đến những hậu quả vô cùng
nghiêm trọng, ảnh hưởng đến các cá nhân, tổ chức và các quốc gia. Ngoài ra, những tin giả, tin xấu độc xuất
hiện mạnh mẽ như vậy nhiều đối tượng sẽ tạo lập nhiều các trang web giả mạo, các đường link xấu, không
phù hợp với nội dung để gửi đến những người sử dụng và để lại những hậu quả vô cùng xấu. Vì vậy, để ngăn
chặn những tin giả, tin xấu độc, chúng ta cần có nhiều biện pháp về tuyên truyền, hành động, răn đe, xử phạt
để các tin giả, tin xấu độc có thể giảm mạnh để mỗi người dân sẽ sử dụng đúng với mục đích của mình và
tránh dựa vào các tin tức đó để mang lại cho mình những việc xảy ra không như mong muốn và tiếp cận
những tin tức chuẩn chỉnh được báo chí công khai một cách tích cực và tin tưởng hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1].Thanh Tâm - Báo Nhân Dân: http://tuyengiaolangson.vn/vi/tinh-news/mot-so-ky-nang-nhan-dien-
thong-tin-xau-doc-tren-internet-mang-xa-hoi
[2] Nguyễn Thị Lan-Phó Trưởng Ban Tuyên giáo - Thư ký Ban Chỉ đạo 94 Đảng ủy khối:
https://danguykhoicqvadnthanhhoa.vn/web/trang-chu/tin-tuc-chung/nhan-dien-phan-bac-cac-thong-tin-xau-
doc-tren-mang-xa-hoi.html
[3] Vũ Thơ - Báo Thanh Niên: https://thanhnien.vn/nguoi-tre-lam-gi-de-khong-nhiem-vi-rut-tin-gia-
tren-mang-xa-hoi-1851418409.htm
52 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA TIN GIẢ TỚI AN NINH KINH TẾ TẠI VIỆT NAM
Ngô Sơn Tùng - CQ58/21.06
Tóm tắt: Các thông tin giả lan truyền nhanh chóng, gây ảnh hưởng uy tín, chất lượng sản phẩm, kết quả
hoạt động của doanh nghiệp, ngân hàng… đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết thị trường chứng khoán.
Thực tế cho thấy quy định pháp lý còn nhiều kẽ hở, hơn nữa, các doanh nghiệp chưa thực sự chủ động ngăn
ngừa xử lý tin giả. Do đó, cần xem xét từ thực trạng giữa tin giả và an ninh kinh tế tại nước ta nhằm tìm các
giải pháp phù hợp.
Từ khóa: tin giả, tin xấu, tin độc, tác động, an ninh, kinh tế.
Đặt vấn đề:
Sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo AI đã tạo nên sự thay đổi của môi trường Internet. Các
thông tin được lan truyền nhanh hơn, phạm vi rộng rãi hơn. Trong đó, vấn nạn thông tin giả, thông tin xấu
độc chưa được kiểm duyệt đang trở nên phổ biến trên không gian mạng. Trong thời gian qua, trên các trang
mạng xã hội liên tục xuất hiện những thông tin sai sự thật về việc cơ quan chức năng sẽ xử lý các tập đoàn
lớn, các cá nhân và doanh nghiệp có ảnh hưởng trên thị trường chứng khoán. Điều này tác động tiêu cực tới
doanh nghiệp, thị trường chứng khoán, tăng guy cơ hỗn loạn thị trường tài chính, gây thiệt hại nặng nề. Tuy
nhiên, dù có những mức phạt theo quy định nhưng các thông tin giả vẫn tràn lan trên mạng xã hội. Bên cạnh
đó, thị trường chứng khoán và ngân hàng của nước ta khá nhạy cảm do tâm lý của nhà đầu tư dẫn tới những
hành vi trục lợi từ thông tin giả. Chính vì vậy, chúng ta cần xem xét kỹ thực trạng tin giả tới an ninh kinh tế
nhằm có những biện pháp thích ứng để xử lý, giảm thiểu tác động tiêu cực của tin giả tới an ninh kinh tế.
1. Khái niệm tin giả và dấu hiệu nhận biết
Tin giả được hiểu là những thông tin không đúng sự thật, tin rác. Những tin này được lan truyền trên
mạng xã hội, các kênh thông tin đại chúng nhằm đánh lạc suy nghĩ của con người, khiến người dân hiểu sai
về vấn đề bất kỳ.
Tin giả trên không gian mạng thường có những dấu hiệu nhận biết sau: Tiêu đề giật gân, thu hút, nội
dung thông tin mới lạ, thường đề cập đến một vấn đề nóng mà mọi người quan tâm. Hai là, thông tin không
ghi nguồn hoặc nguồn không rõ ràng. Ba là, thông tin xuất hiện từ các trang Web, tài khoản, kênh nội dung
trên mạng xã hội thường xuyên tung tin giả, hoặc từ những trang, tài khoản, kênh không thuộc cơ quan báo
chí chính thống hoặc cơ quan nhà nước.
2. Ảnh hưởng tin giả tới các chủ thể kinh tế
Tác động của tin giả đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất khủng khiếp, nó có thể làm cho
một doanh nghiệp sụp đổ. Tin giả nhưng hậu quả rất thật.
Đầu tiên, hình thức tin giả trước đây thường là tin đồn tiêu cực về sản phẩm của doanh nghiệp. Đây có
thể biểu hiện của sự thiếu hiểu biết về sản phẩm hoặc cạnh tranh không lành mạnh nhằm hạ uy tín doanh
nghiệp, chiếm thị phần.
Thứ hai, là tin giả chủ doanh nghiệp bị đồn là bị bắt hoặc bị bệnh tật, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp rất lớn. Đây là phương thức phổ biến trong các năm gần đây. Các thế lực thù địch
thường kích động tâm lý nhà đầu tư ngại rủi ro, các tin đồn tới chủ doanh nghiệp làm cho chứng khoán doanh
nghiệp giảm, năng lực sản xuất, kinh doanh thiệt hại nặng nề, lâu dài có thể ảnh hưởng tới kinh tế vĩ mô.
Thứ ba, là tin giả về các ngân hàng, tổ chức tín dụng sắp bị phá sản. Các dạng tin giả này gây tâm lý lo
sợ của người gửi tiền. Việc gia tăng đột biến rút tiền gửi để lại hậu quả lớn cho nhiều đối tác, đối tượng chịu
chi phí đầu tiên, và người gửi tiền không được hưởng lãi đúng hạn.
Thứ tư, nguồn gốc tin giả có thể biết là được một tờ báo, một địa điểm nào hay một người cung cấp tin
nhưng hiện nay với AI phát triển, từng doanh nghiệp sẽ rất khó biết tin giả từ đâu ra, vì cái gì, liên quan đến ai?
3. Tin giả ảnh hưởng tới an ninh kinh tế trên thế giới
Rõ ràng ảnh hưởng của tin giả tới thị trường chứng khoán, thị trường tài chính, bất động sản mang tới
hệ lụy rất lớn, bởi đây là thị trường của niềm tin. Đôi khi các doanh nghiệp chưa kịp phản ứng với tin giả thì
chỉ vài tiếng sau, khối tài sản đã sụt giảm nghiêm trọng. Không riêng các doanh nghiệp, tập đoàn Việt Nam,
các doanh nghiệp lớn trên thế giới cũng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi tin giả.
Năm 2019, cơ quan Quản lý thị trường tài chính Pháp (AMF) đã quyết định phạt hãng tin Bloomberg
của Mỹ 5 triệu euro (5,6 triệu USD) vì đăng tin giả dẫn đến việc cổ phiếu của Tập đoàn Vinci (chuyên về
chuyển nhượng và xây dựng ở Pháp) mất giá hơn 18% chỉ trong vài phút. Sự việc bắt đầu từ một thông cáo
báo chí sai lệch. Bloomberg nhận được một văn bản được cho là của Vinci có nội dung như sau: "Đã phát
hiện dấu hiệu bất thường về kế toán rất nghiêm trọng và kết quả kiểm tra lại các báo cáo kế toán tổng hợp
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 53

cho thấy có gây thiệt hại nên giám đốc tài chính đã bị sa thải". Thật ra đây là tin giả (fake news) mà Tập đoàn
Vinci là nạn nhân. Ai đó đã tạo trang web giả và địa chỉ email giả rồi lấy danh nghĩa ban lãnh đạo Vinci gửi
thông cáo báo chí đi. Sau khi Bloomberg đăng tin, cổ phiếu Vinci lao dốc.
Tin giả gây ra thiệt hại kinh tế là rất thật và rất lớn. Báo cáo mới đây của Công ty an ninh mạng CHEQ
(Israel) và Đại học Baltimore (Mỹ) đã đưa ra các con số cụ thể. Công ty an ninh mạng CHEQ của Israel và
Đại học Baltimore (Mỹ) đã công bố báo cáo có tiêu đề “Chi phí kinh tế của các tác nhân xấu trên Internet”.
Báo cáo kết luận tin giả gây thiệt hại cho kinh tế thế giới 78 tỉ USD mỗi năm và chi phí mà các doanh nghiệp
và chính phủ phải trả để ngăn chặn tin giả đang ngày càng gia tăng.
Trong khoản thiệt hại 78 tỷ USD có 39 tỷ USD cho thị trường chứng khoán, thị trường tài chính (17 tỷ
USD), quản trị thương hiệu (9,54 tỷ USD), y tế(9 tỷ USD mỗi năm), bảo mật các nền tảng (3 tỷ USD), quảng
cáo (235 triệu USD). Thị trường chứng khoán có ảnh hưởng lớn nhất bởi giá cổ phiếu dược điều chỉnh hàng
ngày, mỗi thông tin dù là nhỏ nhất cũng tác động tới giá cổ phiếu.
Bên cạnh những ảnh hưởng trực tiếp, tin giả còn gây ra những ảnh hưởng gián tiếp mang tính lâu dài
cho doanh nghiệp. Chi phí kinh tế gián tiếp bao gồm vấn đề mất niềm tin vào các định chế lớn, tinh thần cải
cách nguội lạnh, uy tín bị tổn hại, mất hình ảnh thương hiệu. Nếu tính trọn gói, ước tính tin giả có thể gây
thiệt hại gần 100 tỷ USD mỗi năm. Đây là một trong những lý do vì sao Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) xếp
hạng tin giả vào danh sách những rủi ro chính trên toàn cầu.
4. Thực trạng tin giả ảnh hưởng tới an ninh kinh tế tại Việt Nam hiện nay
Việt Nam hiện có khoảng 72 triệu người sử dụng mạng xã hội, tương đương 73% dân số. Điều này lý giải
vì sao, sự xuất hiện, lan truyền các tin giả đã và đang tác động không nhỏ đến tâm lý, hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Bởi thực tế, với các tính năng của mạng xã hội như bình luận, chia sẻ chỉ trong thời gian rất ngắn,
những thông tin này đã trực tiếp tác động đến nhận thức, suy nghĩ, tình cảm và hành vi của người dùng mạng
xã hội. An ninh kinh tế trong nước hiện nay phải đối mặt với rất nhiều tin giả.
Trong bối cảnh Bộ Công an xử lý các vụ việc gian lận phát hành trái phiếu, thao túng thị trường trái
phiếu, các thế lực thù địch, phần tử xấu đã đăng tải, phát tán, chia sẻ nhiều tin giả liên quan đến kinh tế, tài
chính, tiền tệ với mục đích “gây rối loạn, mất an ninh, an toàn thị trường”. Các tin giả nêu trên ảnh hưởng
tiêu cực đến lợi ích, hoạt động bình thường của người dân, nhà đầu tư, doanh nghiệp. Theo Bộ Công an, về
các vụ việc tung tin giả, sai sự thật trên các trang mạng, đã khởi tố 63 vụ với 68 bị can, xử phạt hành chính
455 đối tượng; gọi hỏi răn đe khoảng 1.500 đối tượng. Thời gian tới, lực lượng chức năng sẽ tiếp tục xử lý
các vụ việc đăng tin sai sự thật, tung tin thất thiệt làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế, doanh
nghiệp trong nước.
Năm 2022, lãnh đạo công ty chứng khoán VNDirect đã phải mời công an vào cuộc, trực tiếp chủ động
làm việc với các cơ quan chức năng để truy tìm và xử lý các đối tượng tung tin đồn thất thiệt, xuyên tạc, bịa
đặt về công ty. VNDirect vướng tin đồn vô căn cứ là bảo lãnh và phát hành trái phiếu cho một tập đoàn lớn
trong bối cảnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp gặp nhiều sóng gió, giá cổ phiếu của VNDirect liên tục rớt
sàn. Thời điểm “dính” tin đồn (26/10/2022) giá cổ phiếu VNDirect (VND) chỉ còn 10.650 đồng/cổ phiếu sau
khi ở mức đỉnh xấp xỉ 35.000 đồng (tháng 4/2022).
Ngoài VNDirect, tập đoàn Vingroup cũng chịu ảnh hưởng bởi tin giả. Các cá nhân đưa thông tin thất
thiệt về ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm xuất cảnh. Chỉ ngay
sau khi tin đồn lan truyền, 3 cổ phiếu của tập đoàn gồm VIC, VHM, VRE lao dốc. Có thời điểm ngày
11/7/2022, VIC bị bán mạnh nằm sts giá sàn, giá giảm còn 66.200 đồng/cổ phiếu, giảm 5%. Bên cạnh đó, cổ
phiếu bất động sản VHM giảm còn 58.400 đồng/cổ phiếu. Theo thống kê Forbes, tà sản ông Phạm Nhật
vượng giảm 300 triệu USD, trong khi các đối tượng tung tin giả chỉ bị phạt 7,5 triệu VNĐ.
Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng đối với các thông tin giả. Trong năm
qua, ngân hàng SCB là tâm điểm của những tin đồn vô căn cứ.Xung quanh một số tin đồn thất thiệt về ông
Lưu Quốc Thắng - Trưởng Ban kiểm soát Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) và ông Diệp Bảo
Châu - Phó Tổng Giám đốc trên các trang mạng xã hội. Trước tin đồn lan rộng trên không gian mạng, người
dân ồ ạt rút tiền gửi tại ngân hàng do lo sợ SCB rơi vào phá sản. Rõ ràng các đối tượng xấu lợi dụng tâm lý
tránh rủi ro và sự thiếu hiểu biết một số người gửi tiền gây hỗn loạn thị trường tài chính trong nước trong một
thời gian. Ngày 12/10, SCB đã phát ra thông cáo báo chí phủ nhận tin đồn sai sự thật về các thành viên Ban
Kiểm soát và Ban Điều hành của ngân hàng.
Một số vấn đề đặt ra
Trước tác động của tin giả làm chao đảo thị trường kinh tế trong nước thời gian qua, rõ ràng các quy
54 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

định trừng phạt người đăng tin giả chưa đủ mạnh, nhiều vấn đề xung quanh công tác quản lý môi trường
internet, trong đó có các vấn đề sau.
Một là, công cụ răn đe với các đối tượng tung tin giả chủ yếu vẫn là xử phạt hành chính. Có thể thấy vụ
việc tại Vingroup là ví dụ điển hình khi mức xử phạt còn quá thấp so với những thiệt hại chắc chắn có thể đo
lường chính xác. Có thể nói việc xử phạt hành chính còn thấp, chưa mang tính răn đe, thậm chí có đối tượng
vi phạm nhiều lần.
Hai là, khung pháp lý liên quan tới tin giả chưa được hoàn thiện. Các quy định phân tán ở nhiều văn bản
luật khác nhau. Mức phạt về đưa thông tin giả ở Việt Nam còn nhẹ, đã tăng lên 3 lần, nhưng chỉ bằng khoảng
1/10 so với các nước ASEAN.
Ba là, doanh nghiệp bị động trong hứng chịu, xử lý các thông tin giả. Các doanh nghiệp, tập đoàn thường
chỉ giải quyết hậu quả chứ khó ngăn chặn các thông tin giả trên mạng xã hội. Ngay cả khi thông tin giả đang
lan truyền, doanh nghiệp cũng không đưa ra phản hồi nhanh chóng trấn an dư luận.
Bốn là, nhân thức của người dân về các vụ việc chưa cao. Người dân đồng thời là những nhà đầu tư, đa
số thường không được trang bị đầy đủ về kiến thức tài chính - ngân hàng - kinh tế. Khi các tin giả, tin xấu
đọc được tung ra, người đầu tư cũng không biết cách xử lý, dễ kích động dẫn tới hỗn loạn an ninh kinh tế
thời gian qua, vụ việc tại SCB là tiêu biểu.
5. Các giải pháp cấp bách xử lý tin giả, đảm bảo an ninh kinh tế trong nước
Thứ nhất, Nhà nước và Bộ Thông tin và Truyền thông cần phối hợp, sớm đưa ra bộ luật riêng về xử lý
các hành vi tung tin giả, tin sai sự thật. Trong đó, thống nhất các hành vi vi phạm, dấu hiệu vi phạm, chế tài
xử lý các vi phạm về hành vi tung tin, phát tán, lan truyền thông tin giả trên mạng xã hội.
Thứ hai, Chính phủ cần phối hợp, yêu cầu các trang mạng xã hội: Facebook, Tiktok, Youtube nhằm
kiểm soát, ngăn chặn tin giả, gỡ bỏ tin giả. Đồng thời, xây dựng chính sách với các mạng xã hội trong chọn
lọc chất lượng thông tin thông qua AI, hạn chế tối đa tin giả.
Thứ ba, cần tăng mức phạt xử lý vi phạm tin giả với các đối tượng là cá nhân, tổ chức vi phạm.Chính
phủ xem xét nâng mức phạt lên mưc răn đe, ít nhất ngang bằng các nước khu vực ASEAN.
Thứ tư, các doanh nghiệp cần chủ động trong ngăn chặn và xử lý các thông tin giả. Khi xảy ra thông tin
giả lan truyền sai sự thật có liên quan, doanh nghiệp cần liên hệ trực tiếp luôn với cơ quan chức năng để được
hướng dẫn. Đồng thời, mỗi doanh nghiệp nên có những trang thông tin trên mạng xã hội nhằm đưa ra các
thông tin liên quan doanh nghiệp, các buổi trao đổi nhỏ nhằm trấn an dư luận khi đối phó với tin giả.
Thứ năm, doanh nghiệp nên chú trọng bộ phận IR (Investor Relationship - quan hệ nhà đầu tư). Đặc biệt
các doanh nghiệp niêm yết nên đầu tư mạnh hơn cho bộ phận IR trong giai đoạn chuyển đổi số. IR là bộ phận
kết nối nhà đầu tư và doanh nghiệp, bộ phận IR tốt sẽ đảm bảo hạn chế ảnh hưởng của thông tin giả tác động
tới nhà đầu tư. Qua đó, nhà đầu tư thông qua IR để biết rõ tình hình công ty, các chính sách doanh nghiệp
dành cho nhà đầu tư giúp giảm tác động tiêu cực của tin giả.
Thứ sáu, cần nâng cao nhận thức người dùng xã hội. Tăng cường định hướng nâng cao sự hiểu biết của
người dùng mạng xã hội từ các cơ quan hữu quan, các trường học nên đưa vào giảng dạy về an toàn thông
tin mạng. Điều này giúp bảo vệ người dân, nhà đầu tư khỏi tác động của thông tin giả trên không gian mạng,
góp phần nào đảm bảo an ninh kinh tế.
Kết luận: Tin giả có ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh kinh tế trong nước. Thực trạng cho thấy an
ninh kinh tế hiện nay rất phức tạp, cần thiết phải có những thay đổi từ phía doanh nghiệp, người dân. Chính
vì vậy, một số biện pháp dành cho doanh nghiệp và khuyến nghị với Nhà nước được đưa ra nhằm đảm bảo
an ninh kinh tế trong nước, thuận lợi cho nhà đầu tư.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2022), Cảnh báo tin giả “hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân
sự”, truy cập ngày 27/03/2023.
[2]. Ban Thời sự VTV (2022), Tin giả, sai sự thật: Làm thiệt hại hàng trăm tỷ đồng, gây bất ổn xã hội,
Báo điện tử VTV, truy câp ngày 26/03/2023
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 55

THÔNG TIN GIẢ “XẤU ĐỘC” - MẶT TRÁI CỦA TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI
Trần Phương Thảo - CQ58/21.06
Đoàn Thị Vân - CQ59/23.01
Nguyễn Thảo Linh - CQ59/22.05CLC
Tóm tắt: Trong bối cảnh mạng xã hội đã và đang phát triển rất nhanh và ngày càng thu hút nhiều người
quan tâm, trở nên phổ biến và mang lại nhiều giá trị tích cực cho xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố
tích cực, Mạng xã hội được ví như “liều thuốc độc” ẩn chứa nhiều nội dung độc hại và hiểm họa khó lường,
thậm chí là những thông tin giả, “xấu độc”, sai sự thật. Tin giả là giả nhưng hiểm họa lại thật. Tin giả, xấu
độc thực sự là một loại virus độc hại, tác động xấu đến nhận thức, hành vi cá nhân, từ đó làm ảnh hưởng đến
an ninh, an toàn xã hội. Chính vì vậy, thông qua việc đánh giá, nghiên cứu, thu nhập thông tin, nhóm nghiên
cứu đã làm sáng tỏ hơn sự ảnh hưởng của thông tin giả “xấu độc” - mặt trái của truyền thông xã hội tới các
mặt của xã hội, bên cạnh đó đề xuất một số giải pháp khắc phục nhằm góp phần ổn định chính trị- xã hội và
nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi chúng ta.
Từ khoá: Tin giả, tin độc, xấu, mặt trái của truyền thông xã hội
1. Đặt vấn đề
Mạng xã hội là một thành tựu khoa học - công nghệ của nhân loại, là một nền tảng thu hút được rất nhiều
người quan tâm và nó trở nên vô cùng phổ biến và mang lại nhiều giá trị xã hội cả tích cực và tiêu cực. Tuy
nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực, Mạng xã hội cũng ẩn chứa rất nhiều nội dung độc hại và hiểm họa khó
lường, những thông tin xuyên tạc, sai sự thật, ảnh hưởng đến lối suy nghĩ của mỗi người khiến tư tưởng và đời
sống bị ảnh hưởng. Mạng xã hội là ảo, những thông tin xuyên tạc, bịa đặt là giả, nhưng tác động của nó đối với
người bị bịa đặt thông tin là hoàn toàn có thật. Thông tin bịa đặt không phải đến bây giờ mới xuất hiện trong
đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong điều kiện công nghệ mới, phương thức truyền tin, nhất là mạng xã hội phát
triển sâu rộng thì tin giả càng thêm đất sống, tin giả đã xâm nhập và gây nhiễu dư luận, thậm chí làm khủng
hoảng niềm tin như một con virus độc hại. Các thế lực xấu lợi dụng điều này để xuyên tạc, kích động chống phá
hòng gây mất ổn định chính trị, xã hội, tạo cớ chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân. Thời gian qua, tình trạng
tán phát tin giả, tin sai sự thật trên Internet, mạng xã hội rất đáng báo động và đang diễn biến rất phức tạp, theo
chiều hướng gia tăng.Trước sự phát triển nhanh chóng này, chúng ta cần phải nhận diện đúng những thông tin
xấu, độc khi tiếp cận nhằm phát huy những mặt tích cực, ngăn ngừa những tác động tiêu cực, góp phần ổn định
chính trị xã hội của đất nước và xây dựng một môi trường sống an toàn, chất lượng.
2. Lý luận chung về “tin giả” trên mạng truyền thông xã hội
2.1. Khái niệm, dấu hiệu nhận biết tin giả, xấu độc
Tin giả (Fake News), có nghĩa là tin rác, tin giả mạo được tuyên truyền nhằm cố ý lừa bịp người khác.
Ở Việt Nam, trong đời sống dân gian, loại tin đó được gọi nôm là “tin vịt”. Tin giả giờ đây không chỉ được
lan truyền miệng từ người này sang người kia mà thông qua các hiệu ứng truyền thông, mạng xã hội, nó lan
truyền với tốc độ chóng mặt. Vì là tin bịa đặt nên được cường điệu, hàm chứa sự ly kỳ, dễ đánh vào xúc cảm,
tâm lý của những người có độ “hóng” cao.
Thông tin giả, tin xấu độc là những thông tin chưa được kiểm chứng, sai sự thật được tán phát trên
internet và mạng xã hội; là những thông tin bịa đặt, bóp méo sự thật, xuyên tạc vấn đề, “đổi trắng, thay đen”,
làm lẫn lộn đúng sai, thật giả; hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, phân tích và định
hướng dư luận bằng luận điệu sai trái, thù địch gây ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức, một số thông tin có
những ngôn từ thô tục, nội dung phản cảm, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhiều cá nhân, gây bức xúc
trong dư luận xã hội; vi phạm chuẩn mực đạo đức, văn hoá, thuần phong mỹ tục. Những thông tin xuyên tạc
sự thật lịch sử, phủ nhận Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chống phá đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước, phủ nhận thành tựu của công cuộc đổi mới, bịa đặt, vu cáo, nói xấu các đồng
chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, gây chia rẽ đoàn kết nội bộ, tìm mọi cách thúc đẩy “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” nội bộ ta trên mọi lĩnh vực.
2.2. Phương thức tác động
Tin giả được tạo dựng, tán phát liên quan đến các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng,
an ninh, đối ngoại...tạo nên một làn sóng gây những hệ quả nghiêm trọng. Chỉ cần sở hữu một thiết bị điện
tử, người ta có thể dễ dàng tạo lập một website, một trang blog hay tài khoản hoặc fanpage trên các mạng xã
hội mà không hề mất chi phí. Đây chính là những công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc phát tán tin tức giả. Do
vậy, lực lượng tạo ra và phát tán tin tức giả có thể là bất cứ thành phần nào trong xã hội dù là cố tình hay vô
ý.
56 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

Gần đây nhất là những thủ đoạn tạo lập các tài khoản cá nhân trên mạng xã hội, mạo danh lãnh đạo
Đảng, Nhà nước, người đứng đầu chính quyền các cấp, mạo danh người nổi tiếng; chỉnh sửa các thông số kỹ
thuật của tập tin thời gian để đăng tải tin giả, tin sai sự thật nhằm dẫn dắt dư luận; lợi dụng các sự kiện nóng,
các vấn đề thu hút sự quan tâm của xã hội để tạo dựng thông tin giả mạo, đánh lừa dư luận.
Tin giả có thể được tạo ra bằng nhiều phương thức tinh vi như làm giả tiếng, giả hình, giả video và xuất
hiện dưới dạng video, clip ngắn trên YouTube, TikTok hoặc bài viết trên Facebook được trình bày giống như
một tin báo chí. Hiện tượng một số đối tượng xấu vì động cơ vụ lợi đã tạo dựng tin giả, tin sai sự thật, tán
phát trên mạng xã hội để thu hút người dùng tương tác nhằm thu về lợi ích cá nhân từ việc bán hàng online,
tài trợ bằng tiền, lợi ích vật chất... Họ tung ra tràn lan các video có nội dung nhảm nhí trên các nền tảng xã
hội Facebook, Tiktok, .., nhằm lôi kéo người xem để kiếm tiền. Một số đối tượng tìm mọi cách để gây sự chú
ý, nổi tiếng trên mạng xã hội, sản xuất video có nội dung phản cảm, thiếu tính giáo dục, giả mạo thông tin,
kích động bạo lực, bôi nhọ, nói xấu Đảng, chính quyền Nhà nước.
2.3 Vai trò của mạng xã hội trong việc phát tán thông tin sai lệch
Thông tin sai lệch không phải là mới, tuy nhiên nó đã trở thành một chủ đề nóng kể từ năm 2017. Theo
truyền thống, các phóng viên nhận tin tức từ các nguồn đáng tin cậy, các nhà báo và cơ quan truyền thông
được yêu cầu tuân theo các quy tắc thực hành nghiêm ngặt. Tuy nhiên, mạng xã hội với đặc điểm về sự chia
sẻ thông tin nhanh chóng, tính không kiểm duyệt/kiểm duyệt không chặt chẽ, với nhiều mục đích chia sẻ
thông tin khác nhau và nhu cầu tiêu thụ thông tin lớn từ người dùng đã khiến thông tin sai lệch, tin giả lan
truyền nhanh chóng. Trong bối cảnh internet và các tiện ích công nghệ phát triển với tốc độ nhanh chưa từng
có, nhiều người nhận tin tức từ các trang và mạng truyền thông xã hội và thường rất khó để biết liệu các câu
chuyện đó có đáng tin cậy hay không. Tình trạng quá tải thông tin và sự thiếu hiểu biết chung về cách thức
hoạt động của Internet của độc giả cũng góp phần làm gia tăng tin tức giả mạo hoặc những câu chuyện lừa
bịp. Vậy nên việc phát huy vai trò của mạng xã hội trong việc phát tán thông tin sai lệch là hết sức cần thiết.
Với tính đặc thù, bản thân internet khó có thể kiểm soát, ngăn chặn các thông tin xấu độc.Vì vậy, cần
tạo sức “đề kháng” cho cộng đồng mạng để mỗi công dân có đủ tri thức, năng lực nhận biết sự đúng - sai trên
không gian mạng và chủ động, tự giác, kịp thời đấu tranh phản bác các thông tin xấu độc.
Đấu tranh trên không gian mạng thực chất là cuộc chiến đấu thầm lặng trên trận địa tư tưởng. Ở Việt
Nam hiện nay, cư dân mạng chủ yếu là đối tượng trẻ, theo thống kê từ báo cáo Việt Nam Digital năm 2022:
tỷ lệ người sử dụng internet ở Việt Nam chiếm 73,2% dân số và ngày càng trẻ hóa, phần lớn trong độ tuổi
thanh niên. Nhiều người trẻ, học sinh, sinh viên thường xuyên đọc, chia sẻ thông tin, “lang thang” trên mạng
xã hội Facebook, Tiktok,.. và các trang thông tin báo lá cải khác, trong khi các trang một phần lan tràn các
thông tin xấu độc dẫn đến hoang mang, thiếu niềm tin vào Đảng, chế độ. Nhiều người trẻ ít đọc báo, tạp chí,
mạng xã hội chính thống vì thông tin chính thống đưa lên báo thường chậm hơn mạng xã hội.
3. Thực trạng về “tin giả”, xấu độc trên mạng xã hội hiện nay
Mạng xã hội là môi trường phát tán nhiều tin giả nhất hiện nay, tác động lớn đến tâm lý tiếp nhận thông
tin của công chúng. Công chúng dễ bị thu hút, quan tâm và chia sẻ những tin tức giật gân hay một vấn đề
nóng nào đó. Một thực trạng hiện nay cho thấy người dùng mạng xã hội khi tiếp nhận và chia sẻ thông tin
thường không cẩn trọng phán xét đúng đắn trước những tiêu đề, nội dung câu chuyện được chia sẻ, không
kiểm chứng thông tin trước khi bình luận hay chia sẻ.
Tình trạng tán phát tin giả, tin sai sự thật trên Internet, mạng xã hội diễn biến rất phức tạp. Thời gian
qua, tình trạng tán phát tin giả, tin sai sự thật trên Internet, mạng xã hội đáng báo động và đang diễn biến rất
phức tạp, theo chiều hướng gia tăng. Theo số liệu thống kê, tính đến tháng 1-2022, Việt Nam đã có khoảng
72,10 triệu người sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để giải trí, liên hệ với bạn bè, chia sẻ khoảnh
khắc, mẹo vặt trong cuộc sống và kể cả quảng cáo bán hàng với con số này, Việt Nam là quốc gia có lượng
người dùng Internet cao thứ 12 trên toàn thế giới. Thống kê của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm
sử dụng công nghệ cao cho thấy, từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, trên không gian mạng Việt Nam đã có hơn
900.000 thông tin liên quan đến tình hình dịch bệnh. Theo Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, chỉ hơn hai
tháng, công an các đơn vị, địa phương trong cả nước đã xác minh, làm việc với gần 700 trường hợp đưa tin
sai sự thật; đã có hơn 300 đối tượng trong nước tung tin giả về dịch Covid-19 trên không gian mạng bị cơ
quan chức năng xử lý . Điều đó cho thấy, tin giả trên không gian mạng là vấn đề rất phức tạp hiện nay.
4. Ảnh hưởng của Mặt trái của truyền thông xã hội về lan truyền tin giả, độc xấu hiện nay
Sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội kéo theo việc tăng
nguy cơ thường xuyên phải tiếp xúc với tin giả của người sử dụng. Việc tiếp cận với tin giả có tác động tới
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 57

công chúng trên nhiều mặt khác nhau và có thể dẫn tới hậu quả rất nghiêm trọng.
4.1.Ảnh hưởng đến chính trị
Là một dạng thức tồn tại của thông tin xấu độc, tin giả trên mạng xã hội đã và đang ảnh hưởng đến đời
sống chính trị xã hội. Hiểu rõ những hệ lụy của tin giả với cộng đồng mạng để chủ động phòng chống, góp
phần tích cực vào cuộc đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ”, “tự diễn biến, tự
chuyển hóa” của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam.
Tin giả được phát triển trên cơ sở những vấn đề “nóng, nhạy cảm”, gây hoang mang, nghi ngờ, mất niềm
tin vào cán bộ, hệ thống lãnh đạo các cấp.
Ví dụ như các vấn đề về công tác nhân sự, tác động đến tâm lý cử tri, gây ảnh hưởng tới kết quả bầu cử,
bỏ phiếu tín nhiệm cán bộ cấp cao từ đó ảnh hưởng an ninh quốc gia theo nhiều góc độ khác nhau. Trước mỗi
kỳ bỏ phiếu, bầu cử, tin giả xuất hiện dày đặc gây nhiễu loạn thông tin, khiến người dân lần đầu có thể không
tin nhưng lần thứ 2, thứ 3 thì cũng phải nghi ngờ. Công nghệ phát triển mạnh, chia sẻ tin giả đan xen trên nền
tảng các mạng xã hội nhanh tới mức người ta không còn phân biệt được đâu là tin gốc, đâu là tin dẫn lại. Tin
giả gây hiểu nhầm về các vấn đề về sắc tộc, tôn giáo, vùng miền có thể làm gia tăng căng thẳng, thậm chí tạo
ra bạo lực, bất ổn an ninh - xã hội.
Mạng xã hội đặt ra bài toán đối với công tác bảo mật thông tin, đặc biệt với những thông tin là bí mật quốc
gia. Các tài khoản mạng xã hội của các tổ chức chính trị, các cơ quan đảng, cơ quan báo chí... có thể bị tấn công
hoặc xâm nhập, bị đánh cắp thông tin và dữ liệu. Bên cạnh đó, chủ thể truyền thông có thể chưa nhận thức đầy
đủ về tầm quan trọng của bảo mật thông tin và mức độ nguy hiểm của việc lộ thông tin cá nhân, tổ chức, nên
thường đăng tải các hoạt động hoặc thông tin nội bộ lên mạng xã hội, vô tình tiếp tay cho các phần tử chống
phá, xuyên tạc, gây bất ổn chính trị xã hội, an ninh quốc gia. Năm 2021, Bộ Công an ghi nhận 8 triệu cảnh báo
tấn công mạng. Cơ quan chức năng phát hiện 30 vụ lộ bí mật nhà nước với 220 đầu tài liệu.
4.2. Ảnh hưởng đến an ninh -kinh tế
Tin giả, tin đồn thất thiệt có thể gây thiệt hại về mặt kinh tế rất lớn, làm mất niềm tin vào các định chế
lớn, làm tổn hại uy tín, mất hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp, thậm chí ảnh hưởng đến sự ổn định của
nền kinh tế trong những giai đoạn nhạy cảm…
Ví dụ: Thời điểm cuối tháng 3, đầu tháng 4/2022, loạt tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội về việc một số
doanh nghiệp ngoài nhà nước là các công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng khoán bị thanh tra chuyên đề
hoạt động phát hành trái phiếu và việc thực hiện pháp luật về kế toán, thuế, chứng khoán đã gây hoang mang
cho nhà đầu tư, khiến cổ phiếu các doanh nghiệp xuất hiện trong tin đồn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một số
công ty đã có thông cáo báo chí để đính chính, trấn an các cổ đông, nhà đầu tư về tin đồn này nhưng cổ phiếu
của các công ty này vẫn theo đà tiếp tục giảm mạnh.
Hậu quả của việc tung tin sai lệch không chỉ gây thiệt hại về tài chính, hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp
mà còn gây ra khủng hoảng niềm tin của nhà đầu tư. Đặc biệt, dễ tạo nên "hiệu ứng domino" lan sang nhiều
lĩnh vực từ bất động sản, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm... Tại phiên họp thường kỳ tháng 10, Thủ tướng
Chính phủ cũng nhấn mạnh cần kiên quyết xử lý theo đúng pháp luật những tổ chức, cá nhân tung tin thất
thiệt nhằm xuyên tạc tình hình, nói xấu Đảng, Nhà nước, phá hoại nền kinh tế.
4.3. Ảnh hưởng đến đời sống xã hội
Trên thực tế, tin giả không chỉ gây tâm lý hiếu kỳ, tò mò của độc giả mà nó còn làm suy yếu các phương
tiện truyền thông. Tin giả không chỉ hướng lái sai lệch người đọc, người xem mà nhiều khi còn đánh lừa cả
một số phóng viên khiến báo chí cũng trở thành nạn nhân. Có vô số những tin tức chưa được kiểm chứng từ
cá nhân trên Facebook, Zalo... nhưng có những phóng viên khi sử dụng đã thiếu kiểm chứng, biến thành sản
phẩm báo chí, vô tình tiếp tay cho kẻ xấu.
Trong những năm gần đây, việc lan truyền thông tin sai lệch trên các nền tảng mạng xã hội đã khiến dư
luận lo ngại, không chỉ vì thông tin sai lệch dễ khiến người dân hoang mang, đưa ra quyết định sai lầm, gây
thiệt hại về kinh tế, vật chất mà còn vì thông tin sai lệch có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, y tế và các lĩnh vực
khác, truyền bá các phương pháp điều trị sai lầm thậm chí còn gây tổn hại thêm cho sức khỏe thể chất và tinh
thần của cộng đồng. Đồng thời, thông tin sai lệch không được kiểm soát sẽ dẫn đến rối loạn xã hội và lan
truyền những cảm xúc tiêu cực, cuối cùng gây ra tác động rất lớn cho xã hội.
5. Giải pháp để ngăn chặn và nâng cao “miễn dịch” với “tin giả, xấu độc”.
Thứ nhất, nâng cao trình độ nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh , các “Quan
điểm, chủ trương, chính sách” của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân trước tác
động tiêu cực của những thông tin giả trên mạng xã hội. Giáo dục, nâng cao trình độ, kiến thức cho cán bộ,
58 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

đảng viên và nhân dân để nhận diện, phân biệt được đâu là tin thật, đâu là tin giả, tin độc hại. Qua đó, giúp
người dân thực sự bình tĩnh, tự mình có thể tự thẩm định, đánh giá thông tin, tin theo những thông tin chính
thống được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng của Đảng, Nhà nước và các địa phương.
Thứ hai, chủ động, kịp thời đưa những thông tin chính thống, làm cho cán bộ, đảng viên và mọi người
dân có cơ sở phân biệt và nhận rõ những thông tin giả, tin đồn thất thiệt, ngăn chặn tác động tiêu cực của nó.
Xây dựng cơ chế thông tin dân chủ, nhân văn, chuyên nghiệp và hiện đại. Thông tin càng cởi mở, việc kết
nối thông tin trong xã hội tới mọi người dân luôn thông suốt, chúng ta càng có điều kiện để phòng, chống tin
giả, tin xấu độc, bảo đảm thông tin chính thống giữ vững vai trò làm chủ, định hướng dư luận.
Thứ ba, kịp thời đấu tranh, kiên quyết phê phán, phản bác mạnh mẽ bài viết có nội dung tin giả, tin đồn
thất thiệt, thổi phồng, bóp méo, xuyên tạc sự thật trên không gian mạng. Nghiêm khắc xử lý mọi hành vi lợi
dụng “dân chủ”, “nhân quyền” để phát tán tài liệu vu cáo, vu khống Ðảng và Nhà nước. Tăng cường công tác
quản lý nội bộ, kịp thời đấu tranh và xử lý đối với những cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, kịp thời phát hiện, ngăn chặn những phần tử cơ
hội và bất mãn chính trị đưa ra thông tin giả, tin đồn thất thiệt tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước
trên mạng xã hội.
Thứ tư, phát huy tính hiệu quả và tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý. Hiện Việt Nam đã có hành lang
pháp lý là Luật An ninh mạng, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu
chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Nghị định quy định rõ mức xử
phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi tung thông tin giả mạo, gây hoang mang dư luận trên mạng xã hội.
Đây sẽ là công cụ pháp lý quan trọng để cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực báo chí truyền thông xử lý đối với
các các cá nhân, tổ chức đưa thông tin giả lên không gian mạng. Đồng thời, tạo tính răn đe góp phần nâng cao
nhận thức và xác định rõ trách nhiệm của người dùng mạng khi đăng tải, tiếp nhận, lan truyền thông tin.
Đặc biệt, với mỗi người dân, nhất là giới trẻ - người dùng mạng xã hội cần tự trang bị cho mình vốn
hiểu biết và những kỹ năng cần thiết trong việc chọn lọc, nhận diện thông tin; kỹ năng công nghệ-thông
tin để chặn, lọc, xóa, báo xấu,…các thông tin độc hại khi phát hiện, không để thông tin đó lan truyền;
nắm vững và tuân thủ các quy định pháp luật và quy tắc ứng xử văn hóa trên môi trường mạng xã hội;
rèn luyện tư duy biện chứng, tư duy phản biện khi tiếp xúc với các thông tin trên mạng xã hội để xem
xét sự vật, hiện tượng một cách khách quan đa chiều, nhìn thấu được bản chất ẩn giấu sau hiện tượng bề
ngoài, mục đích sâu sa ẩn đằng sau những ngôn ngữ, hình ảnh; thường xuyên cập nhật kiến thức xã hội
để nâng cao “sức đề kháng” trước những thông tin xấu, độc, sai trái, không dễ bị mắc lừa, dụ dỗ. Mỗi
người dân phải cảnh giác và sẵn sàng tham gia đấu tranh với những thông tin sai trái, nhận thức không
đúng, ngộ nhận, mơ hồ trước các thông tin sai trái, thù địch, trái với quan điểm, đường lối của Đảng,
chính sách và pháp luật của Nhà nước, không vô tình tiếp tay cho hành vi sai trái; phát hiện, tố giác các
thông tin độc, hại với cơ quan chức năng. Mỗi cư dân mạng phải thể hiện trách nhiệm với chính bản thân
mình và cộng đồng khi tiếp nhận thông tin trên mạng xã hội.
Kết luận: Qua đó chúng ta thấy được ảnh hưởng và hậu quả của tin giả, xấu độc trên không gian mạng
đến xã hội rất rộng lớn. Tin giả là giả nhưng hiểm họa lại thật. Tin giả thực sự là một loại virus độc hại, tác
động xấu đến nhận thức, hành vi cá nhân, từ đó làm ảnh hưởng đến an ninh, an toàn xã hội. Vì vậy mỗi cá
nhân cần tự mình có trách nhiệm sàng lọc, tiếp nhận thông tin trung thực, phủ nhận thông tin xuyên tạc, giả
mạo và nâng cao năng lực để chống thông tin xấu, độc trên mạng xã hội sẽ góp phần phát huy những tác động
tích cực, hạn chế, ngăn ngừa những tác động tiêu cực, góp phần ổn định chính trị - xã hội của đất nước và
nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi chúng ta và khiến cuộc sống mỗi ngày trở lên tươi đẹp hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Thu, N. A. (2021). Được truy lục từ Báo Quân Đội Nhân Dân:
https://www.qdnd.vn/phong-chong-dien-bien-hoa-binh/tin-gia-hiem-hoa-that-678175
[2].(2022, 8). Được truy lục từ Xây dựng Chính Sách - Cổng thông tin điện tử chính phủ:
https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/tinh-trang-tan-phat-tin-gia-tin-sai-su-that-dang-dien-bien-rat-phuc-
tap-119220809093329549.htm
[3]. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Nghi-dinh-15-2020-ND-CP-xu-phat-vi-
pham-hanh-chinh-linh-vuc-buu-chinh-vien-thong-tan-so-vo-tuyen-dien-
350499.aspx?fbclid=IwAR1hNFW9N3GdPm85V60_l0xmYJKpq4AxYfxQxYn8bOoTYqnzjv68dkx3hdM
[4]. PGS, TS Nguyễn Thị Trường Giang - ThS Nguyễn Thị Thu - Sử dụng mạng xã hội trong truyền
thông chính trị ở Việt Nam, Tạp trí điện tử Lý luận chính trị (Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 59

TIN GIẢ, XẤU ĐỘC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG TRONG ĐỜI SỐNG
XÃ HỘI HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Phạm Văn Hoàn - CQ59/21.03CLC
Vũ Thùy Khanh - CQ60/06.03CLC
1. Đặt vấn đề
Chúng ta đang sống trong kỉ nguyên 4.0, thời đại bùng nổ của cuộc cách mạng kĩ thuật số, song song
với nó là sự phát triển vượt bậc ở các lĩnh vực như công nghệ thông tin, công nghiệp hóa - hiện đại hóa và
đặc biệt là mạng lưới Internet đang thốngtrị toàn cầu. Từ đó dẫn đến sự ra đời của hàng loạt các công ty báo
chí, truyền thông đa phương tiện với nhiệm vụ truyền tải thông tin, tin tức, các xu hướng thịnh hành nhất của
xã hội đến với con người. Chỉ cần tới 1 cú click chuột là hàng ngàn trang báo đưa tin về một sự việc nào đó
có thể đến với bạn trong chưa đầy 3 giây, giúp chúng ta có thể nắm bắt tình hình thế giới một cách tiện lợi
hơn bao giờ hết. Không thể phủ nhận lợi ích của cuộc cách mạng kĩ thuật số đối với đời sống con người trong
xã hội hiện nay, khi mạng xã hội vừa là nơi giúp chúng ta phát huy tối đa khả năng tiếp cận tri thức, vừa là
nơi giúp cho việc chia sẻ thông tin trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên những thông tin trên mạng là vô cùng
nhiều, chính vì vậy nên không thể đảm bảo được độ chính xác và uy tín của chúng, rất dễ gây cho chúng ta
những sai lệch về kiến thức, hiểu biết. Nếu người dùng mạng xã hội không tỉnh táo và tìm hiểu một cách kĩ
lưỡng trước khi tiếp nhận thông tin sẽ rất dễ bị dắt mũi, lừa đảo. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến uy tín, lợi
ích của một cá nhân mà còn có thể ảnh hưởng đến hình ảnh của cả Nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam,
bởi căn bản, truyền đạt và phát tán những thông tin sai lệch sẽ là con đường dễ dàng nhất để các thành phần
khủng bố, phản động có cơ hội tìm cách bôi nhọ, hạ thấp uy tín, danh dự của đất nước ta trong mắt người dân
nói riêng và bạn bè quốc tế nói chung. Chính vì lẽ đó nên chúng em quyết định chọn đề tài này để tìm hiểu
thêm về mối đe dọa của tin giả, xấu độc trên không gian mạng, đồng thời nâng cao tinh thần, trách nhiệm của
mỗi cá nhân trong việc sử dụng và thu thập tin tức. Qua đó cho thấy tầm quan trọng của Đoàn Thanh niên và
Hội Sinh viên trong việc phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng trong tình hình
xã hội hiện nay.
2. Cơ sở lý luận tin giả, tin xấu
2.1. Quan niệm về tin giả, tin xấu
Tin giả, tin xấu ( Tên Tiếng Anh: Fake news ) là những thông tin được lan truyền trên các trang mạng xã
hội trực tuyến có đông đảo người sử dụng, như Facebook, Youtube, Tiktok, Instagram, ... với nội dung chưa
được kiểm duyệt, sai thông tin, sự thật hoặc chưa được xác thực bởi các cơ quan, chức năng có thẩm quyền
nhằm mục đích câu view, dắt mũi dư luận để xuyên tạc, thậm chí để là chống phá Đảng và Nhà nước của các
thành phần phản động. Ngoài ra, tin giả, tin xấu còn xuất hiện dưới dạng các loại báo cáo không chính xác, đôi
khi giật gân để thu hút sự chú ý, đánh lừa hoặc làm tổn hại danh tiếng một số tập thể, cá nhân. Không giống như
thông tin sai lệch, không chính xác do phóng viên nhầm lẫn sự thật, tin tức giả mạo được tạo ra với mục đích
thao túng ai đó hoặc điều gì đó. Chính vì vậy, tin giả được xuất phát từ chủ đích của một người hoặc tổ chức
nào đó với mục đích xấu nên cần được loại bỏ một cách hoàn toàn để tránh khỏi những hệ lụy sau này.
2.2. Dấu hiệu nhận biết tin giả, tin xấu
Có phần đúng nhưng sai hẳn về bản chất hoặc sai lệch hẳn về thông tin, sự kiện nhằm mục đích câu
view, bóp méo sự thật, dắt mũi dư luận, xâm phạm đời tư, hạ bệ người khác,...Các thông tin được đăng trên
các trang báo lá cải, không được kiểm duyệt và xác thực 1 cách chặt chẽ, gây hoang mang cho dư luận, tạo
hiệu ứng đám đông, các luồng ý kiến trái chiều được đẩy mạnh hơn gây ra nhiều tranh cãi, nội dung thường
có xu hướng cổ xúy những điều xấu, việc sai trái gây hoài nghi, hoang mang cho người dân, gây khó khăn
trong việc phòng chống và kiểm soát. Ngoài ra còn làm gia tăng của các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, trái
với thuần phong mĩ tục của dân tộc.
2.3. Phân loại và thực trạng của tin xấu, tin giả trong đời sống hiện nay
Hầu hết các loại tin giả, tin xấu đều được chia thành 5 dạng chính:
Tin tức có nội dung châm biếm, phản ánh các mặt của đời sống xã hội nhưng không được chọn
lọc cụ thể:
Lấy ví dụ cụ thể đó chính là chuỗi cửa hàng Nón Sơn mà nguyên nhân chính là do mô hình của chuỗi
các cửa hàng này trước giờ luôn được coi là khá bí ẩn: luôn nằm ở vị trí đẹp, nhìn từ bên ngoài không có
nhiều khách hàng qua lại nhưng vẫn đủ sức trụ vững qua các năm. Chính vì vậy, một số thành phần xuyên
tạc đã đăng đàn những bài báo nghi vấn Nón Sơn là công cụ “rửa tiền”, hoặc là nơi che đậy của các tổ chức
bí mật, khiến dư luận nhầm tưởng, làm ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của chuỗi cửa hàng.
60 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

Tin tức dựa trên các sự kiện có thật nhưng bị sử dụng sai hoàn cảnh, gây nên các ý kiến trái chiều,
hoang mang cho dư luận:
Điển hình cho kiểu thông tin này chính là bức ảnh của một gia đình khi biết tin người con của mình đã
mất tại Trung Quốc đang nổi lên trong thời gian gần đây, nhưng lại bị cộng đồng mạng đem ra để làm những
tấm ảnh chế mua vui, sử dụng sai hoàn cảnh, gây ảnh hưởng đến hình ảnh và danh dự của các nạn nhân.
Tin tức mang tính thời sự nhưng được lan truyền trên các kênh thông tin trôi nổi, không uy tín,
chưa được cơ quan thẩm quyền thông qua:
Vào thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh mẽ nhất, lợi dụng sự thiếu hiểu biết và tâm lý sợ hãi
của một số bộ phận người dân mà có rất nhiều tài khoản đã đăng những thông tin trôi nổi, sai sự thật, như ăn
trứng luộc giúp chữa khỏi bệnh Covid,…khiến dư luận hoang mang, người dân đổ xô đi mua thực phẩm, làm
cho công tác phòng dịch càng khó kiểm soát, ảnh hưởng trực tiếp đến người dân và các cơ quan lãnh đạo
trong quá trình ngăn chặn dịch bệnh.
Tin tức về các thuyết âm mưu liên quan đến văn hoá- khoa học- lịch sử nhưng không có bằng
chứng hay ghi nhận rõ ràng, cụ thể:
Lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, Việt Tân và một số thế lực thù địch, phản động đã đăng
những bài viết, video với chủ đích bôi nhọ, xuyên tạc sự thật lịch sử. gây nghi ngờ, dấy lên mối lo ngại về
lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, với chế độ xã hội chủ nghĩa vốn đã tồn tại từ bao đời nay, khiến
danh dự và hình ảnh của cơ quan, chính quyền nước ta bị ảnh hưởng nặng nề.
Tin tức có chủ ý lừa đảo, nhắm vào lợi ích cá nhân của người sử dụng mạng xã hội:
Nếu đi dạo một vòng các trang mạng xã hội hay các sàn giao dịch, thương mại điện tử, sẽ không khó để
bắt gặp những bài đăng thông tin tuyển dụng với các quảng cáo, hứa hẹn hấp dẫn, như: “ Tuyển CTV tại nhà,
chỉ cần xem video, thả like- tim, hoa hồng vài trăm nghìn đồng/ ngày, không cần đi làm, không mất phí,…”.
Tuy nhiên, chỉ vì lòng tham, tin vào những lời dụ dỗ, thuyết phục ngon ngọt ấy mà không ít chủ tài khoản đã
bị “ bốc hơi” hàng tỷ đồng mà không hề hay biết.
3. Thực trạng tin giả, xấu độc trong đời sống xã hội hiện nay
Hiện nay, tình trạng tán phát tin giả, tin sai sự thật trên Internet, mạng xã hội đang ở trong tình trạng
đáng báo động và đang diễn biến rất phức tạp, theo chiều hướng gia tăng:
Đa số các thông tin giả, tin độc đều được lan truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như
Facebook, Youtube, Twitter, Tik Tok,…các nền tảng đang thịnh hành để dễ dàng tiếp cận tới nhiều đối tượng
sử dụng khác nhau.
Sau khi phát tán các loại tin giả, tin xấu lên các trang mạng xã hội, chúng sẽ tiếp tục lợi dung hiệu ứng
đám đông để câu kéo, tăng tương tác, bão like nhằm giúp cho việc lan truyền tin giả tin xấu đến nhiều người
càng trở nên dễ dàng hơn, bằng cách xây dựng bài đăng giật tít, cắt ghép logo, thương hiệu, nội dung, hình
ảnh, video, chia sẻ công khai cùng hàng loạt hashtag, khiến dư luận dễ hiểu lầm đó là những nguồn thông tin
chính thống.
Ngoài ra, tin giả, tin xấu cũng tồn tại dưới dạng các đường link lạ, độ bảo mật không cao, dễ gây ra tò
mò cho người sử dụng, một khi click vào sẽ bị thu thập toàn bộ thông tin cá nhân, thậm chí là các trang web
tống tiền, lừa gạt, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người sử dụng mạng xã hội.
Bên cạnh đó là hàng loạt tin tức, trào lưu, content “ bẩn”, xâm phạm chủ quyền, chính trị, tôn giáo, có
hình ảnh hay nội dung bạo lực, đồi truỵ; thông điệp sai trái, tiêu cực; các sản phẩm giải trí không phù hợp
tiêu chuẩn cộng đồng, gây ra nỗi ám ảnh cho người xem, tạo ra nhiều luồng ý kiến, tranh cãi, gây “ô nhiễm”
mạng xã hội.
4. Hậu quả của tin giả, tin độc
Thứ nhất, đối với lĩnh vực an ninh- chính trị: tin giả, tin xấu là con đường gián tiếp, tiếp tay cho các
thế lực thù dịch, phản cách mạng có cơ hội chia rẽ chính quyền, xâm phạm an ninh, hạ bệ uy tín của nhà
nước, gây ảnh hưởng lớn nhỏ đến đời sống và niềm tin của người dân vào Đảng và Nhà nước Việt Nam Dân
chủ Công hoà.
Thứ hai, đối với lĩnh vực kinh tế: tin giả, tin xấu có thể gián tiếp gây cản trở trong việc buôn bán, kinh
doanh, duy trì và phát triển kinh tế của các doanh nghiệp, thương nghiệp, các cơ sở kinh doanh lớn/ nhỏ, gây
ra hậu quả khôn lường, đe doạ đến mức độ uy tín, bộ mặt của nhiều cơ sở kinh doanh, gây thiệt hại trong
buôn bán, phát triển kinh tế, thậm chí là dẫn tới phá sản.
Thứ ba, đối với đời sống văn hoá- xã hội: tin giả, tin xấu là nguy cơ gây ra tình trạng bạo lực mạng,
bất đồng quan điểm, ý kiến, gây ra hoang mang, lo lắng cho dư luận, trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống vật
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 61

chất và tinh thần trong xã hội, dẫn đến những hệ quả khôn lường, như việc uy tín, danh dự của con người bị
bôi nhọ mà không có cơ hội thanh minh, giải thích, làm mất niềm tin, gây rạn nứt tình cảm và những hệ luỵ
không thể đo đếm được…
Nói tóm lại, tin giả, tin xấu tuy là những thông tin hư cấu, nhưng hệ quả mà chúng để lại là sự thật, vừa
gây ảnh hưởng đến niềm tin, tâm lí dư luận, vừa tạo nên những sự bất đồng quan điểm không đáng có, mà
nguy hiểm nhất có thể châm nguồn cho những vụ hành hung, bạo lực, hay phổ biến nhất là bắt nạt qua mạng,
đe doạ đến bộ mặt và độ uy tín của các cá nhân, tổ chức, tập thể, cộng đồng, gây hao phí tài sản chung của
xã hội và là gánh nặng muôn đời mà các cơ quan có thẩm quyền cần phải liên tục tìm cách phòng chống,
ngăn chặn,…
5. Một số khuyến nghị nhằm phòng tránh ngăn chặn tin giả, xấu độc:
- Đối với Chính phủ, Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền: cần lên án và có những phương án xử
phạt nghiêm khắc, củng cố thêm các quy định liên quan đến luật An ninh mạng để hạn chế tối đa hết mức
những hành vi cố tình lan truyền tin giả đến với dư luận.
- Đối với bản thân người sử dụng mạng xã hội: cần tự chuẩn bị cho mình những kiến thức, kĩ năng phòng
tránh tin giả, tin xấuđể luôn tỉnh táo, không bị đánh lừa trước các nguồn thông tin độc hại. Phải suy nghĩ kĩ trước
khi bình luận, chia sẻ một thông tin nào đó, nên tìm hiểu và cập nhật tin tức trên các diễn đàn truyền thông uy tín,
chính thống.
- Đối với Đoàn viên, Thanh niên, Hội Sinh viên: là đại diện giữ vai trò chủ chốt, lực lượng Đoàn viên,
Thanh niên, Hội Sinh viên cần biết chủ động tổ chức các buổi hội thảo, workshop, các diễn đàn tư vấn nhằm
mục đích giáo dục giới trẻ biết phân biệt, tỉnh táo trước các loại tin xấu, tin giả tràn lan; thành lập các đội
phòng chống, bảo đảm an ninh không gian mạng, lập các trang thông tin uy tín, liên kết với các tổ chức, cơ
quan có thẩm quyền để dễ dàng truyền tải các chiến dịch phòng chống tin giả, tin xấu tới các trường phổ
thông- trung học, đại học,..
6. Kết luận:
Có thể thấy rằng, trong thời đại công nghệ số ngày nay,khi công nghệ thông tin là lĩnh vực gần như phủ
sóng trên tất cả các ngành, các lĩnh vực của xã hội, thì việc cập nhật và nắm bắt thông tin qua các phương
tiện trực tuyến là điều hiển nhiên, tuy vậy cần thu nhận và chọn lọc thông tin ra sao để tránh nhầm lẫn với
các loại tin xấu, tin giả vẫn còn là một vấn đề hết sức nan giải và cũng là những mặt trái, mặt tiêu cực trong
việc sử dụng mạng Internet của đa số người dân hiện nay. Từ đó càng nhấn mạnh thêm tầm quan trọng trong
công cuộc phòng tránh, ngăn chặn những thông tin độc hại là thiết yếu như thế nào, không chỉ là vấn đề mang
tầm ảnh hưởng đến một đối tượng riêng lẻ, gây hoang mang dư luận, mà còn gián tiếp cản phá và hạ thấp uy
tín, danh dự của Nhà nước, của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính vì vậy, mỗi cá nhân, tổ chức, tập thể cần
phải tự có trách nhiệm nâng cao hiểu biết, giáo dục và lên án mạnh mẽ các hành vi phát tán, lan truyền tin
giả, đồng thời thực hiện nghiêm bộ Luật An ninh mạng, các điều luật liên quan tới việc quản lý và sử dụng
Internet. Đặc biệt là phải luôn tự cân nhắc, thận trọng trước khi đưa ra bất cứ một phát ngôn, bình luận hay
thông tin nào trên mạng xã hội để tránh gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của cá nhân, tập thể, nhất là với
những thanh, thiếu niên trẻ tuổi- thành phần sử dụng mạng và các ứng dụng trực tuyến chiếm phần đông đảo
nhất- thì phòng tránh tin giả, tin xấu là một nghĩa vụ mà bất cứ ai trong số chúng ta cũng phải có trách nhiệm
thực thi. Là một sinh viên thuộc thế hệ Đoàn viên, Thanh niên, chúng ta cần tự hiểu rõ trọng trách và phải
làm tròn bổn phận của mình trong công cuộc ngăn chặn tin giả/ xấu/ độc, giữ gìn cho môi trường Internet
luôn được an toàn, văn minh./

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


[1]. Đấu trường dân chủ: “Việt Tân lại diễn trò xuyên tạclịch sử Việt Nam” (30/12/2021- Báo Đấu trường
dân chủ).
[2]. Quảng Ninh Gov: “Cảnh giác với chiêu trò lừa đảo trên mạng xã hội” (31/03/2023- Cổng thông tin
Quảng Ninh).
[3]. Công An nhân dân: “Ăn trứng gà chữa được Covid là tin đồn thất thiệt” (31/03/2023- Báo Công An
nhân dân).
62 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

TÁC ĐỘNG CỦA TIN GIẢ, TIN SAI SỰ THẬT


TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG ĐẾN AN NINH, KINH TẾ
Lê Diễm Quỳnh - CQ 58/11.09
Nguyễn Quang Lan - CQ 58/01.02
Tóm tắt: Nhận diện các tin giả, xấu độc và phương thức các đối tượng đăng tải, lan truyền những thông
tin giả, xấu độc trên mạng xã hội; âm mưu, thủ đoạn, mục đích và đánh giá tác động của nó đến tâm lý, thái
độ, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay; về thực trạng công tác phòng,
chống tin giả, xấu độc của các tổ chức đoàn các cấp; chia sẻ những kinh nghiệm hay. Từ đó đưa ra giải pháp,
vai trò, trách nhiệm của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên trong các công tác phòng, chống tin giả, tin sai sự
thật hiện nay.
Từ khóa: Tin giả, tin sai sự thật, không gian mạng, tác động, an ninh, kinh tế,…
1. Đặt vấn đề
Những thông tin không tin cậy được lan truyền với tốc độ nhanh chóng nhờ sự phổ biến công nghệ tin
giả, sẽ là một trong những mối đe dọa lớn nhất mà thế giới phải đối mặt, trong đó có cả những hậu quả về
chính trị, khiến các chính phủ ngày càng quan tâm nhằm tìm ra giải pháp ứng phó.
Mặc dù tin giả xuất hiện từ lâu, ở mọi thời kỳ song những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ
của các phương tiện truyền thông, nhất là internet và mạng xã hội thì tin giả cũng xuất hiện ngày càng nhiều
và trở thành vấn nạn với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Bởi vậy, nhận diện tin giả, nguyên nhân xuất
hiện và tác hại của nó làm cơ sở nâng cao cảnh giác, chủ động phòng, chống tin giả, góp phần giữ vững an
ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hiện nay.
2. Nội dung
2.1. Nhận biết tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng
Tin giả, tin sai sự thật được hiểu là những thông tin không chính xác, chưa được kiểm chứng, kiểm duyệt,
xuất hiện sai lệch về nội dung, được phát tán trên không gian mạng và các phương tiện truyền thông, bao
gồm cả truyền thông xã hội. Thực tế, những thông tin sai lệch thường có xu hướng lan truyền nhanh hơn tin
thật, được cung cấp bởi các cơ quan truyền thông, báo chí chính thống. Đây là một thách thức đối với tất cả
các quốc gia trên thế giới. Theo thống kê của cơ quan chức năng, Mạng xã hội (Facebook, Google, Zalo…)
trở thành nền tảng lan truyền tin giả phổ biến nhất. Tin giả xuất hiện trên mọi lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội…
Tin giả trên không gian mạng thường có những dấu hiệu nhận biết sau: Tiêu đề giật gân, thu hút, nội
dung thông tin mới lạ, thường đề cập đến một vấn đề nóng mà mọi người quan tâm; Thông tin không ghi
nguồn hoặc nguồn không rõ ràng; Thông tin xuất hiện từ các trang web, tài khoản, kênh nội dung trên mạng
xã hội thường xuyên tung tin giả, hoặc từ những trang, tài khoản, kênh không thuộc cơ quan báo chí chính
thống hoặc cơ quan nhà nước.
2.2. Thực trạng tác động của tin giả, tin sai sự thật đến an ninh - kinh tế
2.2.1. Thực trạng vấn đề tin giả, tin sai sự thật trong xã hội hiện nay
Về nội dung và bản chất, có thể nhận diện: Thông tin xấu, độc tán phát trên internet và trong xã hội là
những thông tin bịa đặt, bóp méo sự thật, xuyên tạc vấn đề, đổi trắng, thay đen, lẫn lộn đúng sai, thật giả hoặc
có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, phân tích và định hướng dư luận bằng luận điệu thù
địch. Thông tin xấu, độc làm ảnh hưởng lớn tới nhận thức của người tiếp nhận; làm cho người tiếp nhận có
cách nhìn nhận lệch chuẩn. Từ đó, những người tiếp nhận sẽ có những hành động gây bất lợi cho nhà nước ở
các phương diện mà họ tiếp cận. Dần dần, những thông tin xấu, độc đó không chỉ bị tiêm nhiễm với người
thiếu bản lĩnh mà như một chất xúc tác, thúc đẩy họ chống lại những giá trị cốt lõi được các thế hệ cách mạng
đã hy sinh máu xương, trí lực để dựng xây nên.
Thực tế cho thấy, nhiều thông tin xấu, độc trong giai đoạn vừa qua đã góp phần tạo nên sự “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” của không ít người do họ thiếu cái nhìn khách quan, trung thực, sáng suốt trên chặng
đường đóng góp xây dựng xã hội tốt đẹp. Một số cá nhân (có những người trước đó là anh hùng trong chiến
tranh bảo vệ Tổ quốc, là những nhà khoa học có tầm cỡ được chế độ đãi ngộ của Nhà nước), vì thiếu bản
lĩnh, thiếu niềm tin đối với Đảng, Nhà nước, vì lợi ích nhỏ nhen, đã sẵn sàng bán rẻ cả danh dự, nhân phẩm
của bản thân, bán rẻ cả quá khứ vinh quang, tốt đẹp... để mưu lợi rẻ tiền và nuôi trong mình những ảo tưởng.
2.2.2. Tác động tin giả, tin sai sự thật đến an ninh, kinh tế
Tác động đến vấn đề an ninh
Các đối tượng triệt để lợi dụng các tính năng của mạng xã hội để tuyên truyền, vu cáo, ý đồ kích động
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 63

chống Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp, gây rối loạn về thông tin...Thủ đoạn phổ biến tạo lập các tài
khoản cá nhân mạng xã hội mạo danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước, người đứng đầu chính quyền các cấp, mạo
danh người nổi tiếng; chỉnh sửa các thông số kỹ thuật của tập tin thời gian để đăng tải tin giả, tin sai sự thật
nhằm dẫn dắt dư luận; lợi dụng các sự kiện "nóng", các "vấn đề thu hút sự quan tâm của xã hội" để tạo dựng
thông tin giả mạo, đánh lừa dư luận. Bên cạnh đó, xuất hiện hiện tượng số đối tượng xấu vì động cơ vụ lợi
kinh tế, đã tạo dựng tin giả, tin sai sự thật, tán phát trên không gian mạng, nhất là mạng xã hội để thu hút
người dùng tương tác nhằm thu về lợi ích từ việc bán hàng, ủng hộ, tài trợ bằng tiền, lợi ích vật chất...gây
hoang mang dư luận. Tình trạng tràn lan các video có nội dung nhảm nhí, giật gân trên mạng xã hội nhằm lôi
kéo người xem để kiếm tiền.
Nhiều thủ đoạn được các đối tượng sử dụng trong đăng tải tin giả, nguy hiểm nhất là việc sử dụng
“khoảng trống thông tin” để tấn công vào sự hiếu kỳ của công chúng và làm mới thông tin cũ, bịa đặt thông
tin mới. Nhiều thông tin bị xuyên tạc, bóp méo sự thật, thông qua những tiêu đề “giật gân”, “câu khách” về
vấn đề dư luận đang quan tâm, nhất là vấn đề liên quan đến nội bộ Đảng, Nhà nước, tham nhũng, tiêu cực.
Thông thường, tin giả được tạo ra có mục đích vụ lợi, thu hút lượt xem, lượt thích của cộng đồng mạng, tạo
ra lợi nhuận. Tuy nhiên, nhiều tin giả được tạo ra với mục đích xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn
xã hội, quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân. Nhiều tin giả mang nội dung riêng tư, bịa đặt, xuyên tạc hoặc
thật giả lẫn lộn lên mạng nhằm khủng bố tinh thần và tạo dư luận xã hội trên cộng đồng mạng phục vụ các ý
đồ đen tối, gây phương hại đến ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
Về bảo đảm an ninh, an toàn thông tin và phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trên mạng Internet,
báo cáo nêu rõ, từ đầu năm 2022 đến nay, lực lượng an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công
nghệ cao toàn quốc đã phát hiện, khởi tố 474 vụ án, 1.071 bị can liên quan các loại tội phạm sử dụng công
nghệ cao xâm phạm trật tự an toàn xã hội.
Thậm chí, một số đối tượng tìm mọi cách để nổi tiếng trên mạng xã hội, kể cả việc thực hiện hành vi vi
phạm pháp luật, sản xuất các nội dung phản cảm, thiếu tính giáo dục, giả mạo thông tin, kích động bạo lực,
bôi nhọ, nói xấu chính quyền...
Tin giả được lợi dụng vào các âm mưu chính trị và làm rối loạn xã hội: câu chuyện tranh cử tổng thống
năm 2016 tin giả được cho là góp phần dựng lên một nhà lãnh đạo quốc gia. Vậy thì nó cũng có thể hạ bệ
một nhân vật với vị trí tương tự.
Trong đó, nổi lên là tội phạm đánh bạc, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, cho vay nặng lãi, tội phạm liên quan
đến "tín dụng đen"...Bên cạnh đó, xuất hiện một số băng nhóm do đối tượng là người nước ngoài cầm đầu tổ
chức tấn công vào hệ thống ngân hàng; sử dụng các thiết bị giả trạm thu phát sóng di động (BTS) nhắn tin để
đánh cắp thông tin, lừa đảo; tổ chức lôi kéo người Việt Nam sang các nước để lập các đường dây, ổ nhóm
phạm tội sử dụng công nghệ cao vào trong nước, tránh sự điều tra, xử lý của cơ quan Công an Việt Nam.
Nhiều đối tượng thông qua các sàn forex, giao dịch tiền "ảo" lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Tác động đến lĩnh vực kinh tế
Ngày càng nhiều người biết cách tận dụng công cụ hiện đại, những nền tảng mạng xã hội để phát tán
thông tin giả. Số lượng tin giả đối với doanh nghiệp, kinh doanh cũng tăng lên tỷ lệ thuận với tin giả trong
các lĩnh vực khác nói chung. Các cách thức phát tán tin giả với doanh nghiệp phổ biến như, đối thủ cạnh tranh
sử dụng tin giả để tấn công phía bên kia, dùng những cách thức để bôi xấu về những sự cố đã từng xảy ra
trong quá khứ và khi một sự cố vừa xảy ra thì họ sẽ tìm mọi cách để họ nhân rộng sự lên.
Hay những tin giả hoàn toàn không có thật liên quan đến vấn đề kinh doanh, vấn đề quan hệ cá nhân của
những cán bộ cấp cao, vấn đề bằng cấp, đầu tư mờ ám, liên quan đến nguồn tiền bất hợp pháp… có rất nhiều
cách thức để làm ảnh hưởng đến một doanh nghiệp, đối thủ. Hoặc cũng có những người không phải cạnh
tranh, thích "cuội" cho vui hoặc gây rối loạn, đã tạo ra câu chuyện bịa bạc để gây ảnh hưởng cho công ty
dù… chẳng để làm gì.
Về tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, mặc dù thủ đoạn không mới, song cách
thức tiếp cận nạn nhân ngày càng tinh vi, chuyên nghiệp, với số lượng lớn bị hại tại nhiều địa phương trên cả
nước, nổi lên với các thủ đoạn như: Thông qua hoạt động của các sàn đầu tư chứng khoán, giao dịch vàng
trên thị trường ngoại hối (forex), quyền chọn nhị phân (BO), giao dịch tiền "ảo", vàng "ảo", ngoại tệ "ảo", dự
án bất động sản... hoặc hoạt động kinh doanh đa cấp trái phép qua mạng để quảng cáo. Đăng tin tuyển cộng
tác viên bán hàng trực tuyến, nhận việc làm tại nhà, bỏ tiền tạm ứng hoặc thanh toán trước đơn hàng, sau đó
được nhận tiền công cộng với lãi đơn hàng và tiền thưởng; tuy nhiên, sau khi thanh toán đơn hàng và đặt
hàng, người lao động bị chiếm đoạt số tiền tạm ứng hoặc thanh toán đơn hàng.
64 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

Lợi dụng hoạt động cho vay trên mạng, nhất là vay ngang hàng (P2P Lending) hoặc cố tình chuyển nhầm
tiền vào tài khoản của người khác để tạo cớ dẫn dụ nạn nhân vay tiền, cam kết thủ tục nhanh gọn, không cần
thế chấp, với lãi suất lên tới 90% -100% nhằm chiếm đoạt tiền...Tình trạng tán phát tin giả, tin sai sự thật trên
Internet, mạng xã hội diễn biến rất phức tạpThời gian qua, tình trạng tán phát tin giả, ti n sai sự thật trên
Internet, mạng xã hội đáng báo động và đang diễn biến rất phức tạp, theo chiều hướng gia tăng.
Tin giả bịa đặt để gây bức xúc, tâm lý "tăng tương tác, tăng bán hàng" đã khiến một bộ phận bán hàng
trực tuyến chủ động tạo và lan truyền tin giả với mục đích kinh tế hết sức rõ ràng.
Ngày nay nhờ sự phát triển mạnh mẽ của Internet và mạng xã hội mà tiếp thị nội dung (content
marketing) ngày càng đóng vai trò quan trọng và khẳng định tính hiệu quả của nó so với các hình thức quảng
bá tiếp thị truyền thống nhờ khả năng lan tỏa (viral) dễ dàng và nhanh chóng nên những đối tượng bất chính
thường tung ra những nội dung mang tính chất câu kéo như ảnh thương tâm, ảnh cảm động, thông tin giật
gân giả tạo... mà chúng ta hay gọi là tin vịt hay fake news nhằm khuyến khích người dùng mạng xã hội tương
tác (Like, Comment, Share) để trục lợi bất chính. Vấn nạn này gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm không chỉ cho
các doanh nghiệp mà cho toàn xã hội và đang khiến cả thế giới đau đầu tìm cách ngăn chặn.
Đặc biệt, đối với công tác phòng, chống dịch COVID-19, những tin giả, tin thiếu kiểm chứng cũng tiềm
ẩn nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nội dung thông tin không đúng sự thật dễ làm người dân hiểu sai chủ trương,
biện pháp phòng, chống dịch của cấp ủy, chính quyền các cấp; làm giảm sự đồng thuận trong xã hội; gây khó
khăn cho công tác phòng, chống dịch bệnh trên phạm vi rộng; cản trở việc khơi dậy và phát huy sức mạnh
tổng hợp, tinh thần đoàn kết toàn dân trong "cuộc chiến" chống dịch Covid-19.
2.3. Quy định của pháp luật về xử lý tin giả, tin sai sự thật trên mạng xã hội
Khi phát hiện một tin giả, các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần lưu lại bằng chứng (đường link, chụp ảnh màn
hình tin, bài viết nghi là giả, tải video nghi là giả về máy tính, điện thoại của mình..). Không chia sẻ và cảnh báo
cho người thân, bạn bè không chia sẻ những thông tin nghi ngờ là giả này. Cảnh báo cho người đang đăng tải,
chia sẻ những thông tin này về khả năng họ đang lan truyền tin giả và hậu quả của việc này. Đồng thời, thông
báo tin giả (kèm theo thông tin, bằng chứng) đến Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) (Email:
online.abei@mic.gov.vn; Hotline: 18008108) hoặc đến cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương.
Trường hợp nếu lỡ đăng tải, chia sẻ tin giả, tin sai sự thật, thì cần phải nhanh chóng gỡ bỏ thông tin sai
sự thật, đưa ra lời đính chính, xin lỗi và hợp tác với cơ quan chức năng nếu có yêu cầu.
Không gian mạng là phương tiện tuyệt vời để kết nối mọi người nhưng cũng ẩn chứa những rủi ro, cạm
bẫy. Không phải mọi thứ trên mạng Internet đều an toàn và đáng tin cậy, vì vậy, hành động có trách nhiệm trên
không gian mạng là cách duy nhất mà mỗi cá nhân, tổ chức có thể bảo vệ mình, bảo vệ những người xung quanh
và góp phần xây dựng một xã hội văn minh, tuân thủ luật pháp. Mỗi người dùng cần ghi nhớ 4 nguyên tắc để
hành động có trách nhiệm trên không gian mạng: Suy nghĩ hai lần trước khi chia sẻ, tải (hoặc đăng), hoặc bình
luận video, hình ảnh, tin tức trên mạng, không thực hiện các thao tác trên nếu không chắc chắn về thông tin.
Kiểm tra, xem xét nguồn tin, tác giả, độ tin cậy của thông tin. Tôn trọng suy nghĩ và quyền riêng tư của bản
thân và của người khác. Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền nếu phát hiện tin giả, sai sự thật.
Các mức phạt hành chính, xử lý hình sự đối với cá nhân, tổ chức tung tin giả, sai sự thật, xúc phạm danh
dự nhân phẩm tổ chức, cá nhân khác, cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân:
Phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng (cá nhân), từ 10 - 20 triệu đồng (tổ chức, doanh nghiệp); buộc gỡ bỏ thông tin.
Nếu quảng cáo sai sự thật, quảng cáo hàng giả: Phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng (cá nhân), từ 10 - 20 triệu đồng
(tổ chức, doanh nghiệp); buộc gỡ bỏ thông tin. Nếu đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung vi phạm pháp luật
(thông tin xuyên tạc, tin giả, tin sai sự thật): Phạt tiền từ 7,5 - 10 triệu đồng (cá nhân), từ 15 - 20 triệu đồng
(tổ chức, doanh nghiệp); buộc gỡ bỏ quảng cáo vi phạm.
2.4. Vai trò của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong việc đấu tranh với vấn đề tin giả, tin sai sự thật
trên không gian mạng
Tin giả, tin xấu độc trên không gian mạng xuất hiện ngày càng nhiều, cho nên cuộc đấu tranh phòng,
chống tin giả, tin xấu độc tiếp tục diễn ra. Trong đó, lực lượng thanh niên phải là cơ bản, nòng cốt và tiên
phong nhằm góp phần làm “sạch” thông tin trên không gian mạng. Để tiếp tục đấu tranh có hiệu quả, thiết
nghĩ cần phải phát huy vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên cũng như ý thức trách nhiệm của mỗi thanh niên.
Đối với tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên
Cần tăng cường và đổi mới nội dung, hình thức đấu tranh phòng, chống tin giả, xấu độc trên không gian
mạng qua các diễn đàn, các câu lạc bộ, các nhóm… để kiến tạo ra “sân chơi” cho thanh niên.
Chú trọng hơn việc kết nối giữa các tổ chức Đoàn trong toàn quốc, trong hệ thống tổ chức Đoàn của
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 65

Khối, của cơ quan, Ban ngành. Có thể lập chuyên mục riêng về đấu tranh phòng, chống tin giả, tin xấu độc
cho thanh niên ở các trang mạng.
Cổng thông tin điện tử; trên các Fanpage, các Group Facebook, Zalo… để thanh niên có thêm diễn đàn
đăng các bài viết, bài báo có chất lượng, nhằm lan tỏa, tuyên truyền các thông tin chính thống, tin tốt đẹp…
Tổ chức Đoàn Thanh niên cần tạo ra nhiều hơn các diễn đàn như: Tọa đàm, Hội thảo, nghe chuyên gia
nói chuyện các vấn đề thời sự, trong đó có việc đấu tranh phòng, chống tin giả, xấu độc trên không gian mạng.
Cùng với đó, tổ chức Đoàn cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và kịp thời biểu dương những đại biểu
tích cực, đồng thời có biện pháp xử lý những thanh niên đưa các tin giả, xấu độc lên không gian mạng.
Đối với mỗi cá nhân
Thứ nhất, cần nâng cao tinh thần cảnh giác trước các tin giả, tin xấu độc trên mạng xã hội. Làm chủ kiến
thức về các vấn đề chính trị, xã hội để xem xét, tiếp cận thông tin một cách khách quan, đầy đủ, chính xác từ
những nguồn thông tin chính thống. Chấp hành nghiêm các quy định về quyền thông tin, phạm vi thông tin
theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Tiếp cận Thông tin năm 2016 và Luật An ninh mạng 2018; Quy
định 37 của Bộ Chính trị về những điều Đảng viên không được làm đối với đảng viên trong thanh niên.
Thứ hai, phải không ngừng phấn đấu, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức và
bản lĩnh để vừa có sức “đề kháng”, “tự miễn dịch” trước các thông tin; vừa tham gia đấu tranh phản bác với
những tin giả, tin xấu độc trên không gian mạng. Đặc biệt, phải học tập, nâng cao trình độ về công nghệ thông
tin, về mạng xã hội, nhất là các kỹ năng sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin, nền tảng số trên không gian
mạng… nhằm phục vụ tốt hơn cho việc tuyên truyền, lan tỏa thông tin tốt đẹp, bác bỏ, gỡ bỏ các thông tin
giả, xấu độc trên không gian mạng.
3. Kết luận
Mỗi người trong chúng ta, đặc biệt là thanh niên, sinh viên với khả năng tiếp nhận và phân tích thông
tin nhanh nhạy, hãy trở thành những chiến sĩ chống tin giả trên môi trường mạng xã hội, cần hết sức bình
tĩnh, sáng suốt trong tiếp nhận và xử lý thông tin, theo dõi sát thông tin chính thống, không nghe theo, không
lan truyền thông tin không xác thực, kịp thời thông báo đến cơ quan chức năng các trường hợp đăng thông
tin bịa đặt, sai sự thật.
Trước khi chia sẻ một thông tin nào đó, hãy đảm bảo rằng tin tức đó đã được chính phủ cũng như các cơ
quan chức năng có thẩm quyền xác nhận tính xác thực của nó. Hãy có trách nhiệm hơn với những thứ chúng
ta chia sẻ tới cộng đồng để duy trì nỗ lực ngăn chặn, đẩy lùi tin giả, tin sai sự thật. Để xử lý tin giả, quan
trọng nhất vẫn là việc dư luận, cộng đồng phải nâng cao ý thức về việc kiểm chứng thông tin và chung tay
làm sạch nguồn tin của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Điều 25, 28, 14, khoản 1 Điều 2 Hiến pháp năm 2013.
[2] David Beetham - Kevin Boyle (2009), Giới thiệu về dân chủ: 80 câu hỏi - đáp (câu hỏi số 50),
UNESCO.
[3] Theo Báo cáo của Liên minh Viễn thông thế giới (ITU) công bố các năm 2015, 2016.
[4] Thực trạng và giải pháp quản lý truyền thông xã hội tại Việt Nam hiện
nay, nguồn: http://ictvietnam.vn/danh-gia-va-trao-doi/thuc-trang-va-giai-phap-quan-ly-truyen-thong-xa-hoi-
tai-viet-nam-hien-nay.htm.
[5] Mạng xã hội và ý thức người sử dụng. http://laodong.vn.
66 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

TÁC ĐỘNG CỦA TIN GIẢ, TIN XẤU


TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Vương Đình Minh - CQ59/22.07CLC, Nguyễn Thị Hương - CQ59/41.01
Bùi Hoài Anh - CQ60/22.03CLC, Nguyễn Thảo Minh - CQ60/22.01CLC
Tóm tắt: Trong thời đại bùng nổ kỹ thuật số và công nghệ hiện đại như ngày nay, ta có thể nhận thấy rõ
sự tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và điển hình là trên không gian mạng. Bên cạnh những
lợi ích không thể phủ nhận thì đó cũng chính là môi trường “màu mỡ” để lan truyền, phát tán những nguồn
thông tin sai sự thật. Đây là một thực trạng vô cùng nhức nhối đang hiện hữu trên nền tảng Internet của Việt
Nam, tiềm tàng rất nhiều mối nguy hại.Vì vậy, đấu tranh phòng, chống tin giả, tin xấu độc là nhiệm vụ quan
trọng, phải được tiến hành thường xuyên, hiệu quả. Trong đó, cần phát huy lực lượng thanh niên, để vừa nâng
cao vai trò, trách nhiệm, vừa tạo ra “sức đề kháng”, “màng lọc” cho thanh niên khi tiếp cận thông tin trên
không gian mạng.
Từ khóa: tin giả, tin xấu,thực trạng, giải pháp, đoàn viên, thanh niên
1. Tin giả tin xấu và các thông tin liên quan
Theo Wikipedia, tin giả (Tiếng Anh: Fake news), còn được gọi là tin rác hoặc tin tức giả mạo, bao gồm
các thông tin cố ý hoặc trò lừa bịp lan truyền qua phương tiện truyền thông tin tức truyền thống (in và phát
sóng) hoặc phương tiện truyền thông xã hội trực tuyến.
Thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng là những thông tin bịa đặt, không đúng sự thật hoặc có một
phần sự thật nhưng được đưa tin với mục đích xấu, thu hút sự chú ý của nhiều người và gây ra làn sóng dư luận.
Theo khảo sát, mức độ nhận biết tin giả, tin xấu ở các bạn trẻ hiện nay còn hạn chế bởi hình thức đa dạng
của nó. Tin giả, tin xấu độc biểu hiện ở các dạng chủ yếu: Tin sai sự thật hoặc các thông tin có phần đúng nhưng
sai lệch về bản chất thông tin; Tin giả mạo, xấu độc, hoàn toàn bịa đặt về một nhân vật, sự kiện nào đó; Tin thật,
giả lẫn lộn kiểu “xôi đỗ” gây hoài nghi, hoang mang dư luận xã hội; Tin chứa nội dung đồi trụy, tệ nạn xã hội,
mê tín dị đoan, vi phạm thuần phong mỹ tục, văn hóa truyền thống của dân tộc.
Nội dung của những dạng tin giả, tin xấu độc này rất phức tạp, từ các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa
nói chung, đến những vấn đề cụ thể, mang tính thời sự nóng hổi đang diễn ra trên thế giới, đất nước, địa
phương hoặc một nhân vật, câu nói… nào đó, đang thu hút quan tâm của dư luận.
Động cơ của tin giả là vì tiền, lý do chính trị, làm rối loạn xã hội, làm mất uy tín báo chí chính thống
hoặc vui đùa quá trớn. Đặc biệt, tin giả ngày càng được thực hiện một cách tinh vi, chuyên nghiệp. Theo kết
quả nghiên cứu của nhiều tổ chức quốc tế uy tín như của Viện Internet Oxford tại Đại học Oxford, Viện công
nghệ Massachusetts hay Viện Nghiên cứu Báo chí Reuters đã chỉ ra "Tin giả luôn được lan truyền với tốc độ
nhanh hơn và được phát tán rộng rãi hơn rất nhiều so với tin thật".
Bản thân mỗi chúng ta, đều phải tỉnh táo khi tiếp cận những nguồn tin mới bằng cách: cần xem xét nguồn
gốc của tin tức, đọc kỹ trang giới thiệu để biết rõ ai đang vận hành website, … đặc biệt đọc kĩ nội dung, chia
sẻ có cân nhắc bởi chính bạn là người quyết định mức độ ảnh hưởng của nội dung đó.
2. Thực trạng tin giả, tin xấu trong xã hội hiện nay
Tràn lan tin giả, tin xấu trên các nền tảng mạng xã hội vẫn luôn là đề tài nhức nhối và vấn đề khó giải
quyết không chỉ với các cấp chính quyền mà còn tác động trực tiếp đến người dân. Những thông tin thất thiệt,
chưa được kiểm chứng còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tổ chức, cá nhân.
Nhìn chung những thông tin xấu, độc đều có một mục đích là bôi đen hiện thực Việt Nam; thổi phồng
những hạn chế, khiếm khuyết trong quá trình lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; xuyên tạc về cán bộ,
về công tác nhân sự; phóng đại những tiêu cực trong xã hội; bóp méo các chủ trương, chính sách, luật pháp
hòng gây rối tình hình đất nước; kích động, chia rẽ nội bộ, ảnh hưởng đến uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước...
Từ đó tạo ra nhận thức sai lệch về hiện thực theo chiều hướng xấu, hình thành tâm lý chán ghét, phẫn nộ,
thậm chí căm thù chế độ và bộ máy chính quyền các cấp.
Tin giả, tin xấu độc tràn lan trên không gian mạng và trở thành một vấn nạn nguy hiểm, thách thức tất
cả các quốc gia trên thế giới. Với tốc độ phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin nhanh chóng như hiện
nay, tình hình an ninh mạng của Việt Nam sẽ tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, tội phạm mạng tiếp tục
gia tăng, hoạt động rộng khắp trên mọi lĩnh vực. Trong 6 tháng đầu năm 2022, Bộ Công an đã phát hiện, xử
lý 840 chuyên án, vụ việc liên quan tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng (tăng 42% so với 6 tháng
cuối năm 2021).
Mỗi khi đất nước có những sự kiện chính trị mang tính lịch sử, bước ngoặt như Đại hội đại biểu toàn
quốc của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp, các hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng...
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 67

các thế lực thù địch coi đây là cơ hội để tung các thông tin xấu độc, giả mạo, các quan điểm sai trái, thù địch
hòng kích động "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.
Vào thời điểm Đại hội XIII, các thế lực xấu cố tình tung tin xuyên tạc, bịa đặt về công tác nhân sự của
Đại hội để gây nhiễu loạn thông tin, chống phá Đại hội. Dù đã gặp phải những thất bại "cay đắng" trong chiến
dịch chống phá Đại hội XIII của Đảng, nhưng các thế lực thù địch vẫn không từ bỏ âm mưu, chúng tiếp tục
chống phá bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Một trong những luận
điệu xuyên tạc, kích động chúng dùng là rêu rao rằng: "Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp chỉ
là nghĩa vụ chứ không phải là quyền lợi, dân chủ, đều là sự sắp đặt nhân sự có chủ ý, nhân dân không có
quyền thực sự", "Ở Việt Nam làm gì có dân chủ trong bầu cử, ứng cử - đó là cơ chế "Đảng cử - dân bầu", là
"dân chủ trình diễn"…
Đặc biệt, trong giai đoạn cả nước gồng mình chống dịch Covid-19, lợi dụng diễn biến phức tạp của dịch
bệnh, các thế lực thù địch, các đối tượng chống đối, phản động và một số người dân nhận thức chưa đầy đủ…
đã đăng tải, phát tán nhiều thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc tình hình dịch bệnh tại Việt Nam như:
tung tin sai sự thật về số lượng ca nhiễm, tử vong tại Việt Nam; tung tin đóng cửa biên giới với Trung Quốc,
kêu gọi Việt Nam đóng cửa biên giới; phát tán thông tin người Trung Quốc đến Việt Nam; tung tin về Nhà
nước phun thuốc ngừa vi-rút trên bầu trời toàn quốc…
Bên cạnh, các doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi vấn đề này. Thế giới Di động (MWG)
bị lan truyền tin giả về việc đầu tư 1.611 tỷ đồng trái phiếu vào ngân hàng, công ty bất động sản đang bị điều
tra. Thông tin thất thiệt này làm xáo trộn hoạt động của công ty, ảnh hưởng đến niềm tin của cổ đông và đối
tác, cũng như gây ra sự hoang mang cho nội bộ công ty.
Có thể thấy rõ, tính chất của những tin tức sai sự thật này đa dạng, liên quan đến nhiều vấn đề của đời
sống xã hội cũng như hướng tới đối tượng quan tâm rất phong phú. Chính vì vậy, những tin tức giả này ảnh
hưởng rất tiêu cực đến công tác phòng ngừa bệnh dịch, đến ổn định và phát triển sản xuất cũng như an ninh,
trật tự rất lớn.
3. Tác động của tin giả, tin xấu trên không gian mạng
Đề tài tin giảm tin xấu luôn là nội dung được quan tâm trong nhiều phiên chất vấn với Bộ trưởng Thông
tin và Truyền thông ở diễn đàn Quốc hội. Những tin đồn, tin giả như trái bom công phá vào doanh nghiệp và
nền kinh tế, gây thiệt hại vô cùng lớn. Với đặc tính lan truyền thông tin mạnh mẽ trên mạng xã hội, điều này
là hết sức nguy hiểm và để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Về mặt chính trị và an ninh quốc gia, thông tin sai lệch chắc chắn là mối đe dọa đối với an ninh quốc
gia, cả bên ngoài lẫn bên trong. Việc tin giả, tin xấu tràn lan trên MXH còn vô tình tiếp tay cho các thế lực
thù địch chống phá Đảng và Nhà nước làm chia rẽ cộng đồng. Tin giả, nhất là tin xuyên tạc được tạo dựng,
tán phát từ các cá nhân hay tổ chức trên mạng xã hội liên quan đến các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại,... đều gây nên những hệ quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến đạo
đức, lối sống, nhân cách của cá nhân, cộng đồng và văn hóa dân tộc cũng như thái độ, suy nghĩ và quyết định
của người dân với nhiều vấn đề của đất nước.
Tin tức giả ảnh hưởng đến chính trị theo nhiều cách khác nhau. Việc lan truyền tin giả có chủ đích có
thể ảnh hưởng và gây tác động lớn đến kết quả các cuộc bầu cử, gây bất ổn sự gắn kết xã hội và ảnh hưởng
đến chính trị. Đồng thời, những câu chuyện giả mạo được phát triển trên cơ sở sự kiện gây bất ổn hiện tại có
thể phục vụ mục đích bất chính và gián tiếp làm đảo lộn an ninh quốc gia khi người dùng không phân biệt
được tin tức đáng tin cậy và giả mạo. Đặc biệt, các quốc gia đang chịu căng thẳng sắc tộc, thông tin sai lệch
có thể làm tăng căng thẳng và cũng có thể tạo ra bạo lực, tạo ra nhiều xáo trộn xã hội ở một quốc gia hoặc
giữa các quốc gia.
Về mặt kinh tế, theo ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn thương
mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), tác động của tin giả đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
rất khủng khiếp, nó có thể làm cho một doanh nghiệp sụp đổ. Việc bùng nổ tin giả khiến các doanh nghiệp,
nền kinh tế và đặc biệt là thị trường chứng khoán, bất động sản trở nên lao đao phân trần, khó huy động vốn
làm ăn từ đó làm suy giảm kinh tế, kìm hãm sự phát triển quốc gia. Bởi vậy, cần phải có các biện pháp mạnh
tay để răn đe và xử lí các đối tượng sai phạm.
Về mặt xã hội, phát tán tràn lan những nguồn tin giả, tin xấu trên không gian mạng gắn với các tính năng
của mạng xã hội như bình luận, chia sẻ, phát trực tiếp (livestream), chỉ trong thời gian rất ngắn, những thông
tin này đã trực tiếp tác động đến nhận thức, suy nghĩ, tình cảm và hành vi của cộng đồng. Đặc biệt khi Việt
Nam hiện có khoảng 72 triệu người sử dụng mạng xã hội, tương đương 73% dân số.
68 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

Thực tế cho thấy, trong dòng chảy thông tin về dịch bệnh, rất nhiều người muốn được tham gia, thể hiện
mình là người nhạy cảm với thời cuộc, có tác động đến xã hội, họ lợi dụng sự nhẹ dạ của nhiều người đã phao
tin nhảm, nhằm câu like, view để họ bán được mặt hàng nào đó. Họ chọn cách tung ra những thông tin sai,
chưa kiểm chứng, thậm chí nguy hiểm, độc hại để gây hoang mang trong xã hội.
Kể đến Hà Nội vào thời điểm Chính phủ chính thức công bố dịch Corona, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình
ảnh người dân đổ xô tới các cửa hàng y tế, các nhà thuốc để mua khẩu trang, nước sát khuẩn, thậm chí đứng
xếp hàng từ 2 giờ sáng. Hệ lụy nhãn tiền là một nhóm đầu cơ đã lợi dụng tình thế để tăng giá hai mặt hàng
này lên gấp nhiều lần ngày thường, gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch. Còn người dân lại thêm
phần hoảng loạn, họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và trở thành con rối của những luồng tin thất thiệt.
4. Một số giải pháp nhằm hạn chế tác động của tin giả, tin xấu
Tin giả, tin xấu ngày càng phát triển mạnh mẽ bởi sự tiếp tay bởi những phần tử phản động. Vì thế, cần
có sự góp sức của toàn xã hội để đẩy lùi những hệ lụy này, mang lại một mạng xã hội lành mạnh hơn.
Về phía các bộ, ban, ngành…phải xây dựng những kế hoạch, chiến lược cụ thể nhằm hạn chế thấp nhất
sự lan rộng của tin giả tin xấu cũng như nâng cao mức độ nhận thức, chuyển hóa thái độ, hành vi, kỹ năng số
của cộng đồng.
Giải pháp cơ bản là giáo dục ở trong nhà trường, trang bị những kiến thức về những quy tắc ứng xử trên
mạng xã hội, cách nhận biết tin giả, tin xấu cho học sinh, sinh viên.
Hơn hết cần phải tăng cường những biện pháp nghiệp vụ, cùng phối hợp với những nhà cung cấp dịch
vụ Internet, ngăn chặn tối đa các trang mạng, bài viết có tin tức giả, tổ chức tấn công hàng loạt các trung tâm
tin giả lớn, đặt máy chủ ở nước ngoài,....
Bên cạnh đó, theo khảo sát của chúng tôi, có đến 84,6% người được khảo sát cho rằng các cơ quan chức
năng đã có những biện pháp để siết chặt việc bảo vệ an ninh trên mạng xã hội nhưng chưa đủ, chưa sát với thực
tế, do đó tình trạng tin giả tin xấu vẫn tràn lan trên mạng xã hội. Bởi vậy, cần có mức xử phạt mạnh mẽ hơn nữa
những cá nhân tổ chức có hành vi chống phá, lan truyền truyền các thông tin giả mạo. Tùy vào động cơ và hậu
quả của người tạo lập, tung tin mà cơ quan chức năng có thể xem xét xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự.
Cùng với đó, phát huy vai trò dẫn dắt, định hướng bằng thông tin chính thống của hệ thống báo chí và
mạng xã hội của Việt Nam để cộng đồng mạng nâng cao nhận thức, đủ sức "đề kháng" trước các quan điểm
sai trái, thù địch.
Về phía người dân, cần phải tỉnh cao khi tiếp nhận một nguồn thông tin nào đó trên mạng xã hội, hãy
suy nghĩ thật cẩn thận trước khi chia sẻ với những người xung quanh. Bởi hành động của bạn có thể quyết
định tin tức đó có được lan truyền hay không. Hãy trang bị những kỹ năng cần thiết cho bản thân để tránh
khỏi việc rơi vào bẫy tin giả bằng cách kiểm tra đường link, thời gian của bài viết, thông tin minh họa, hình
ảnh,...Nếu phát hiện tin giả, ngay lập tức thông báo tới các cổng thông tin của các cơ quan chức năng, bộ
Thông tin.
Về phía đoàn viên, thanh niên phải là lực lượng cơ bản, nòng cốt và tiên phong nhằm góp phần làm
“sạch” thông tin trên không gian mạng.
Thứ nhất, các tổ chức Đoàn từ các cấp cần phải nắm rõ được thực trạng phòng chống tin giả để từ đó
có những giải pháp để ngăn chặn kịp thời những trường hợp lan truyền thông tin sai sự thật.
Thứ hai, tổ chức Đoàn cần kiên trì, không ngừng đổi mới, sáng tạo các phương thức giáo dục chính trị
cho đoàn viên, thanh niên. Tận dụng sự phổ biến của internet vốn có, thành lập, kết nối những trang thông
tin chính thống ở một số mạng xã hội phổ biến như: Facebook, Zalo, Instagram,.. không chỉ giúp thanh niên
mà tất cả mọi người đều có thể tìm kiếm những tin tức đã được kiểm định, tra cứu thông tin và hơn hết tạo
nên một diễn đàn giao lưu trao đổi.
Thứ ba, để tiếp cận gần hơn với các bạn thanh niên, các tổ chức Đoàn cần thường xuyên tổ chức những
cuộc thi, tọa đàm, diễn đàn với sự tham gia của những chuyên gia có kinh nghiệm trong việc phòng chống tin
tức giả, để giải đáp những thắc mắc của đoàn viên thanh niên, qua đó cung cấp nhiều hơn những kiến thức,
thông tin thực tế. Qua đó, không chỉ giúp bản thân họ về vấn đề này mà còn giúp cả những người xung quanh.
Thứ tư, cần phải có những biện pháp cụ thể, phương án đấu tranh phối hợp với cơ quan chức năng
nghiệp vụ để đấu tranh với những sự việc, tình huống nhạy cảm.
Thứ năm, mỗi đoàn viên, thanh niên cần ý thức được trách nhiệm và vai trò của bản thân- phải là những
người tiên phong trong việc đẩy lùi vấn nạn tin xấu độc. Mỗi cá nhân cần chủ động học tập, bồi dưỡng tri
thức, chủ động nghiên cứu, rèn luyện bản lĩnh, kiên định, tự tạo được “sức đề kháng” trước những điều xuyên
tạc, kích động.
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 69

5. Kết luận
Tin giả, tin xấu độc là những tác nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của mỗi quốc gia, việc
phát triển tràn lan tin tức trên mạng xã hội không chỉ tiếp tay cho các thế lực thù địch mà còn chia rẽ nội bộ.
Chúng ta cần nghiêm túc xử lí và phòng tránh để không ai trở thành nạn nhân của tin giả, tin xấu. Đoàn viên,
thanh niên nói riêng cần phát huy vai trò và thế mạnh của mình trong công cuộc phòng chống tin giả, tin xấu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Cao Thị Phương (31/03/2022): https://www.xaydungdang.org.vn/dien-dan/tang-cuong-suc-de-
khang-tu-mien-dich-truoc-thong-tin-xau-doc-xuyen-tac-sai-trai-tren-mang-xa-hoi-hien-nay-17892 Diễn đàn
của Tạp chí nghiên cứu, hướng dẫn công tác tổ chức xây dựng Đảng của Ban tổ chức Trung ương.
[2].Thanh Tâm (27/05/2022): http://tuyengiaolangson.vn/vi/tinh-news/mot-so-ky-nang-nhan-dien-
thong-tin-xau-doc-tren-internet-mang-xa-hoi Trang thông tin điện tử của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lạng Sơn.
[3]. Wikipedia: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tin_gi%E1%BA%A3 Bách khoa toàn thư mở.
[4]. Vũ Thơ (05/01/2022): https://thanhnien.vn/nguoi-tre-lam-gi-de-khong-nhiem-vi-
ruttingiatrenmangxahoi1851418409.htm?fbclid=IwAR164WpN3bZGr9wkqq660bANnSH13H0swIv18ipp9
SVHmbjP1Na9TdyKw0w Báo Thanh niên, Diễn đàn của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
[5].https://tinhdoanqnam.vn/news/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/vai-tro-cua-thanh-nien-trong-
viec-dau-tranh-phong-chong-tin-gia-tin-xau-doc-tren-khong-gian-mang-3728.html Báo Tuổi trẻ Quảng Nam
[6]. Ban CTCT&SV Học viện Tài chính (09/06/2021):
https://hvtc.edu.vn/tabid/674/catid/407/id/33830/Tang-cuong-trach-nhiem-tuan-thu-phap-luat-cua-
sinh-vien-khi-tham-gia-mang-xa-hoi/Default.aspx
70 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC CUNG CẤP, CHIA SẺ TIN GIẢ, TIN SAI SỰ THẬT VÀ
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
Hoàng Phương Thảo - CQ57/22.04CLC
Trần Thị Phương Thảo - CQ59/22.04CLC
Tóm tắt: Sự phát triển với tốc độ “chóng mặt” của mạng xã hội trong kỷ nguyên kỹ thuật số khiến thông
tin được chia sẻ, được lan truyền một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, bên cạnh dòng chảy tích cực, không gian
mạng xã hội cũng ẩn chứa nhiều rủi ro do tính thiếu xác thực của thông tin. “Thông tin giả nhưng hệ lụy thật”
- Tin giả không chỉ có tác động trực tiếp đến cá nhân, tổ chức chịu ảnh hưởng mà còn tác động đến nền kinh
tế quốc dân và thậm chí de dọa trực tiếp đến nền dân chủ và an ninh quốc gia. Do vậy, việc nghiên cứu những
tác động của việc cung cấp, chia sẻ tin giả, tin sai sự thật và để xuất những giải pháp khắc phục là vấn đề vô
cùng cấp thiết.
Từ khóa: tin giả, tin sai sự thật
1. Tổng quan về tin giả và cách phát hiện
1.1. Thế nào là tin giả?
Thuật ngữ "tin giả" là một khái niệm tương đối mới và cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chung
được thống nhất về tin tức giả mạo hay tin giả (Fake News).
- Theo từ điển Oxford "Tin giả là thông tin sai sự thật được phát sóng hoặc xuất bản dưới dạng tin tức
nhằm mục đích lừa đảo hoặc có động cơ chính trị. Tin giả tạo ra sự nhầm lẫn đáng kể của công chúng về các
sự kiện hiện tại. Tin giả bùng nổ trên phương tiện truyền thông xã hội, đang xâm nhập vào các kênh truyền
thông chính"
- Theo ấn phẩm báo chí của UNESCO: Tin giả ngày nay không chỉ là cái mác gắn cho thông tin sai sự
thật và gây nhầm lẫn, được ngụy trang và phát tán như tin tức. Tin giả hay tin xuyên tạc là một lời nói dối cố
ý, có chủ đích, nhằm vào những người bị những kẻ ác ý chủ động lừa dối.
- Theo Liên minh châuu (EU): Tin giả được hiểu là thông tin sai lệch hoặc thông tin cố ý gây hiểu lầm
có thể kiểm chứng được tạo ra, trình bày và phát tán vì lợi ích kinh tế hoặc cố ý lừa dối công khai và có thể
gây tổn hại cho cộng đồng (Báo cáo về tin xuyên tạc và tin giả năm 2019 - Disinformation and Fake news
final report).
- Theo Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử - Bộ thông tin và truyền thông: Tin giả trên
không gian mạng là những thông tin sai sự thật được cố ý đăng tải, lan truyền nhằm mục đích không chính
đáng, gây hiểu lầm cho người đọc, người xem hoặc những thông tin có một phần sự thật nhưng không hoàn
toàn chính xác do không được kiểm chứng, xác minh hoặc bị phóng đại, suy diễn, làm thay đổi bản chất của
sự việc, thường xuất hiện dưới dạng tin tức và được lan truyền chủ yếu trên mạng xã hội.
1.2. Phân loại tin giả
Có rất nhiều nghiên cứu về tin giả và phân loại tin giả, một trong những báo cáo được tham khảo và trích dẫn
nhiều về phân loại tin giả là của Claire Wardle. Theo phân loại này, các tin giả được phân thành 3 nhóm chính:

(1) Thông tin sai lệch (Mis-information): Thông tin sai lệch được phổ biến mà không có ý định gây hại.
Thông tin sai lệch có 2 loại:
- Kết nối sai (False connection): Khi dòng tiêu đề, hình ảnh hoặc chú thích không phù hợp với nội dung.
Ví dụ như trường hợp giật tít để câu view bằng những tiêu đề giật gân nhưng nội dung không phản ánh đúng
với tên ở tiêu đề; hoặc sử dụng hình ảnh không đúng với nội dung (chẳng hạn các ảnh rùng rợn hay tươi mát
để thu hút người khác truy cập).
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 71

- Nội dung gây hiểu lầm (Misleading content): Sử dụng sai thông tin và gây hiểu lầm cho người đọc. Ví
dụ, nội dung quảng cáo hoặc trang web cố gắng đánh lừa khách hàng để truy cập vào các trang web không
an toàn. Nó có thể bao gồm cả những nội dung có thể được coi là lừa đảo, gian lận hoặc có hại cho khách
truy cập trang web một cách hợp lý thông qua các tuyên bố không có căn cứ, ưu đãi miễn phí hoặc hứa hẹn
về giảm giá, quảng cáo gây hiểu lầm và quảng bá các sản phẩm và dịch vụ của bên thứ ba.
(2) Thông tin giả mạo (Dis-information): Được tạo và chia sẻ bởi những người có ý định gây hại.
- Bối cảnh sai (False context): Loại thông tin giả mạo này được sử dụng để mô tả nội dung xác thực
nhưng đã được điều chỉnh lại theo những cách nguy hiểm. Ví dụ, lợi dụng sự cố Formosa xả thải gây ra hiện
tượng cá chết hàng loạt tại vùng biển khu vực các tỉnh miền Trung, nhiều bản tin đã lồng ghép các ý đồ chính
trị để kích động, chống phá chế độ.
- Nội dung mạo danh (Imposter content): Là những nội dung sai sự thật hoặc gây hiểu lầm bằng cách sử
dụng các biểu trưng nổi tiếng hoặc tin tức từ các nhân vật hoặc nhà báo có uy tín. Như chúng ta biết, bộ não
của con người luôn tìm kiếm từ kinh nghiệm tích luỹ được để xác định độ tin cậy khi tiếp nhận một thông tin
nào đó. Dựa trên kinh nghiệm là lối tắt tư duy để giúp chúng ta hiểu được thế giới. Lợi dụng điều này, người
tạo tin giả sẽ tìm cách giả mạo là nội dung do những cá nhân, tổ chức nổi tiếng.
- Nội dung bị thao túng (Manipulated content): Nội dung bị thao túng là khi một khía cạnh nào đó của
nội dung chính hãng bị thay đổi. Điều này thường liên quan đến ảnh hoặc video. Ví dụ, khi cố tình đưa tin
sai sự thật về một vụ tai tiếng (scandal) của người nổi tiếng, một thủ thuật thường được sử dụng là ghép ảnh,
chỉnh sửa ảnh gốc theo dụng ý của người đưa tin để minh hoạ cho nội dung.
- Nội dung bịa đặt (Fabricated content): Nội dung bịa đặt là sai 100%. Ví dụ, vào tháng 8 năm 2021, trên
mạng xã hội chia sẻ với tốc độ chóng mặt về tin một người bác sĩ tên Trần Khoa, người này chia sẻ đã quyết
định "nhường đi chiếc máy thở" của ba mẹ mình đang dùng cho một sản phụ đang cần. Thông tin này đi kèm
với một lá thư rất lâm ly của bác sĩ Khoa và nhận được sự đồng cảm lớn từ cộng đồng mạng. Tuy nhiên, Sở
Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết sau, có đủ cơ sở khẳng định thông tin lan truyền về trường hợp một
bác sĩ rút ống thở của người nhà để nhường máy thở cho mẹ con sản phụ là hư cấu.
(3) Thông tin độc hại (Mal-information): Chia sẻ thông tin "chính hãng" nhưng với mục đích gây hại.
- Rò rỉ (Leaks): Rò rỉ thông tin là một sự kiện diễn ra khi thông tin bí mật được tiết lộ cho những người
hoặc bên không có thẩm quyền. Ví dụ, trong các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hoặc trước các kỳ đại hội Đảng
ở Việt Nam thường xuất hiện rất nhiều các thông tin được cho là rò rỉ từ các hồ sơ mật và gần như không thể
kiểm chứng. Những thông tin này thường gây hoang mang và tạo ra nhiều luồng dư luận trái chiều.
- Quấy rối (Harassment): Là bất kỳ hành vi nào, dù bằng lời nói, hình ảnh, văn bản hay cách khác nhằm
mục đích xúc phạm hoặc làm nhục một cá nhân, tổ chức nào đó. Cùng với mạng xã hội, các hành vi quấy rối
ngày càng trở nên phổ biến và tinh vi. Ví dụ, fanpage của các nhân vật nổi tiếng thường lan truyền các thông
tin nhằm hạ thấp các đối thủ cạnh tranh và nâng cao hình ảnh thần tượng của mình.
- Gây chia rẻ, thù hận (Hate speech): Những nội dung biểu hiện qua lời nói, văn bản hoặc các biểu hiện
khác thể hiện sự căm thù, phỉ báng một người hoặc những người khác. Các nội dung gây chia rẻ, thù hận
thường dựa trên một nhóm xã hội được xác định bởi các thuộc tính như chủng tộc, dân tộc, giới tính, khuynh
hướng tình dục, tôn giáo, tuổi tác, khuyết tật về thể chất hoặc tinh thần.
1.3. Cách phát hiện tin giả
Có rất nhiều cách để chúng ta phát hiện tin giả và điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kiến thức,
kinh nghiệm, kỹ năng phân tích, năng lực phán đoán, tư duy phê phán,.... Dưới đây, nhóm nghiêm cứu, tổng
hợp một số cách thông dụng mà con người sử dụng để phát hiện tin giả trên mạng:
(1) Kiểm tra nguồn tin: Kiểm tra địa chỉ web cho trang ang xem hoặc nơi phát tán nội dung. Đôi khi, các
trang web tin tức giả mạo có thể có lỗi chính tả trong URL hoặc sử dụng phần mở rộng tên miền ít thông
dụng hơn như ".infonet" hoặc ".offer". Việc xác định nguồn gốc phát tán nội dung sẽ giúp đánh giá độ tin cậy
của nội dung.
(2) Kiểm tra tác giả: Nghiên cứu về tác giả để xem liệu chúng có đáng tin cậy hay không. ví dụ: Tác giả
này có thật không, tác giả có danh tiếng tốt không, tác giả có viết về lĩnh vực chuyên môn cụ thể của nội dung
phát tán không? Đặc biệt, xem xét động cơ của người viết có thể là gì.
(3) Kiểm tra các nguồn khác: Đối chiếu với các cơ quan truyền thông hoặc các tổ chức uy tín khác có
đưa tin về câu chuyện này không? Kiểm tra các nguồn đáng tin cậy được trích dẫn trong câu chuyện? Các
hãng thông tấn chuyên nghiệp trên toàn cầu có các nguyên tắc biên tập và nhiều nguồn tài nguyên để kiểm
tra thực tế, vì vậy nếu họ cũng đang tường thuật câu chuyện, đó là một dấu hiệu tốt.
72 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

(4) Duy trì tư duy phản biện: Rất nhiều tin tức giả được viết một cách khéo léo để kích động các phản
ứng cảm xúc mạnh mẽ như sợ hãi hoặc tức giận để thao túng người đọc. Việc duy trì tư duy phản biện bằng
cách tự hỏi bản thân: Tại sao câu chuyện này lại được viết? Nó có đang thúc đẩy một nguyên nhân hoặc
chương trình nghị sự cụ thể nào không? Có phải nó đang cố làm cho chúng ta truy cập qua một trang web
khác không?
(5) Kiểm tra sự thật: Các câu chuyện tin tức đáng tin cậy sẽ bao gồm nhiều dữ kiện như dữ liệu, thống
kê, trích dẫn từ các chuyên gia,... Nếu thiếu những thứ này, hãy đặt câu hỏi tại sao.
(6) Kiểm tra các nhận xét: Ngay cả khi bài báo hoặc video là hợp pháp, các nhận xét bên dưới có thể
giúp chúng ta tìm ra sự thật. Lưu ý, các liên kết hoặc nhận xét được đăng để phản hồi nội dung có thể được
tự động tạo bởi rô-bốt mạng hoặc những người được thuê để đưa thông tin gây hiểu lầm.
(7) Kiểm tra thành kiến của cá nhân: Tất cả chúng ta đều có thành kiến và nên tránh để thành kiến lấn át
lý trí khi đánh giá nội dung bài viết. Phương tiện truyền thông xã hội có thể tạo ra các luồng phản hồi bằng
cách đề xuất những câu chuyện phù hợp với thói quen duyệt web, sở thích và quan điểm hiện có của cá nhân,
cộng đồng. Càng đọc nhiều nguồn và quan điểm đa dạng, chúng ta càng có nhiều khả năng đưa ra kết luận
chính xác.
(8) Kiểm tra xem đó có phải là một trò đùa hay không: Các trang web châm biếm rất phổ biến và đôi khi
không phải lúc nào cũng rõ ràng một câu chuyện chỉ là một trò đùa hay nhại lại. Kiểm tra trang web, tác gỉả
bài viết để xem liệu chúng co gắn với tác phẩm châm biếm hoặc tạo ra những chuyện hài hước hay không để
hiểu đúng bản chất của nội dung.
(9) Kiểm tra tính xác thực của hình ảnh: Hình ảnh minh họa mà chúng ta thấy đi kèm nội dung có thể đã
bị chỉnh sửa hoặc thao túng.
2. Tác động của việc cung cấp, chia sẻ tin giả, tin sai sự thật
“Thông tin giả nhưng hệ lụy thật” - Tại Việt Nam, cùng với sự gia tăng số lượng người tham gia mạng
xã hội, tin tức giả, thông tin chưa được kiểm chứng cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Theo Diễn đàn Kinh tế
thế giới (WEF) năm 2019 với chủ đề "Toàn cầu hóa 4.0: Định hình kiến trúc toàn cầu trong kỷ nguyên Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư" đã từng nhận định thông tin sai lệch lan truyền trên mạng là một trong những
mối đe dọa lớn nhất đối với xã hội. Tin giả không chỉ có tác động trực tiếp đến cá nhân, tổ chức chịu ảnh
hưởng mà còn tác động đến nền kinh tế quốc dân và thậm chí de dọa trực tiếp đến nền dân chủ và an ninh
quốc gia.
Thứ nhất, Tác động đến an ninh quốc gia
Tin giả được phát triển trên cơ sở những vấn đề “nóng, nhạy cảm”, gây hoang mang, nghi ngờ, …Theo
số liệu thống kê từ chương trình đánh giá an ninh mạng của Bkav cho thấy, 63% người dùng thường xuyên
đọc được tin tức giả mạo trên Facebook, trong đó 40% là nạn nhân hàng ngày. Không chỉ khiến người đọc
hoang mang, tin tức giả mạo còn tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn xã hội khi kẻ xấu cố tình đưa tin sai sự thật liên
quan đến tình hình kinh tế, chính trị của đất nước. Các chuyên gia an ninh mạng của Bkav phân tích, bản chất
của việc tin tức giả mạo tràn lan cũng tương tự như sự lây lan của virus máy tính, đó là tấn công vào sức đề
kháng của người dùng. Phía Bkav khuyến cáo, người dùng mạng xã hội cần xây dựng cho mình khả năng “đề
kháng” trước các thông tin giả mạo, bằng cách biết đặt ra nghi vấn, tốt hơn nữa là chủ động kiểm chứng khi
nhận được thông tin từ nguồn không tin tưởng.
Theo thống kê của Bộ TT&TT cho thấy, từ cuối năm 2019 đến nay, đã phát hiện hàng trăm trang tin giả
mạo Cổng Thông tin điện tử, Trang thông tin của các cơ quan, ban, ngành từ cấp trung ương đến địa phương.
Ở Việt Nam, nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng bị mạo danh đặt tên là các trang tin tổng hợp hay các tài
khoản, fanpage trên mạng xã hội. Trên trang giả mạo đó, đối tượng xấu đưa thông tin chính thống, đồng thời
đưa cả thông tin do chính các đối tượng này tạo ra không đúng sự thật, từ đó kết nối bạn bè, bày tỏ cảm xúc,
bình luận, chia sẻ thông tin. Để tăng tính “chân thật”, các đối tượng xấu còn lồng ghép các video đã phát trên
các bản tin của Đài Truyền hình Việt Nam, các đài truyền hình địa phương nhưng chủ yếu là tin tức mặt trái
của xã hội với dụng ý xấu hay dùng công nghệ photoshop để ghép ảnh người này với người kia, cắt ghép ảnh
chụp những ngôi biệt thự, những siêu xe sang trọng và lấy đó làm “chứng cứ” quy chụp bịa đặt, bôi nhọ hình
ảnh các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước. Với tính chất ngụy tạo trên, tin giả làm cho quần
chúng nhân dân giảm sút niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Đây là
một trong những hệ quả nghiêm trọng nhất mà tin giả gây ra.
Thứ hai, Tác động đến an ninh kinh tế
Tin giả, tin đồn thất thiệt có thể gây thiệt hại về mặt kinh tế rất lớn, làm mất niềm tin vào các định chế
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 73

lớn, làm tổn hại uy tín, mất hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp, thậm chí ảnh hưởng đến sự ổn định của
nền kinh tế trong những giai đoạn nhạy cảm... Ví dụ: Thời điểm cuối tháng 3, đầu tháng 4/2022, loạt tin đồn
thất thiệt trên mạng xã hội về việc một số doanh nghiệp ngoài nhà nước là các công ty đại chúng niêm yết
trên sàn chứng khoán bị thanh tra chuyên đề hoạt động phát hành trái phiếu và việc thực hiện pháp luật về kế
toán, thuế, chứng khoán đã gây hoang mang cho nhà đầu tư, khiến cổ phiếu các doanh nghiệp xuất hiện trong
tin đồn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một số công ty đã có thông cáo báo chí để đính chính, trấn an các cổ
đông, nhà đầu tư về tin đồn này nhưng cổ phiếu của các công ty này vẫn theo đà tiếp tục giảm mạnh.
Thứ ba, Suy giảm niềm tin của người dân với các thông tin trên các trang báo chí chính thống.
Tin giả làm suy giảm niềm tin vào báo chí truyền thống, gia tăng sự hoài nghi đối với các nền tảng truyền
thông xã hội. Những thông tin sai thật, tin giả được “làm giả” một cách tinh vi và lan truyền trên các nền tảng
mạng xã hội có thể khiến người dùng bị rối loạn trước quá nhiều luồng thông tin và không biết phải tin vào
điều gì. Những công cụ công nghệ mới với đặc tính của truyền thông xã hội và các nền tảng nhắn tin đã hạn
chế các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng với tin tức, khiến cho việc giả mạo và bắt chước các thương hiệu tin
tức chính thống trở nên dễ dàng. Đối tượng tung tin giả có thể lan truyền một tin giả dưới dạng bài viết hoặc
video clip bằng cách chỉnh sửa, lồng ghép hình ảnh một cá nhân vào bối cảnh có thực (ví dụ sử dụng hình
ảnh nhân vật được ghép video có logo của VTV để quảng cáo thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc),
biến sản phẩm này thành một tin có vẻ là thực và phát tán chúng trên các nền tảng truyền thông xã hội. Hậu
quả của tất cả những điều này là tin giả, thông tin sai sự thật được thổi bùng bởi kỹ thuật số có nguy cơ làm
lu mờ vai trò của báo chí.
3. Giải pháp
Thứ nhất, nâng cao ý thức cho người dùng mạng xã hội
Để phát triển môi trường văn hóa lành mạnh trên mạng xã hội, cùng với quá trình "chống", chúng ta phải
tích cực "xây". Cần định hướng, khuyến khích những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa-nghệ thuật trên
mạng, những người có tầm ảnh hưởng lớn đối với giới trẻ hiện nay sản xuất, sáng tạo lan tỏa những nội dung
có giá trị, phù hợp với văn hóa Việt, góp phần “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, biến những nội dung sạch thành
dòng chủ lưu trên không gian mạng. Đối với những hành xử vô văn hóa, những biểu hiện "lệch chuẩn", rất
cần có sự phản biện tích cực của dư luận xã hội, đề cao vai trò của người đứng đầu, quản trị viên các diễn
đàn, website, fanclub… Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh trang bị kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin, giáo
dục cách thức tự bảo vệ trên không gian mạng cho giới trẻ, nhất là trẻ em. Đây là giải pháp có ý nghĩa then
chốt và lâu dài nhằm nâng cao dân trí một cách toàn diện về hành vi ứng xử trên mạng xã hội và mỗi người
dân phải xây bộ lọc của cá nhân mình.
Ngoài ra, cần tập trung vào phổ biến kỹ năng số để mọi người dân tự nâng cao nhận thức và đưa ra một
số chuẩn mực, giá trị cốt lõi khi tham gia mạng xã hội, không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật,
các thông tin nhằm mục đích xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của
các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục; tung tin giả, tin sai sự
thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội.
Giáo dục ý thức cho người dùng mạng xã hội có thể kết hợp các giải pháp tuyên truyền để mọi người
dân hiểu được mạng xã hội không phải là vùng “vô luật” mà người dùng có thể tự do đăng tải các hành vi vi
phạm pháp luật và mạng xã hội không phải là ảo mà là thật, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật.
Thứ hai, Tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn chỉnh các quy định, các hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật về quản lý hoạt động thông tin trên mạng, đặc biệt là các dịch vụ cung cấp xuyên biên giới, bảo đảm môi
trường pháp lý bình đẳng, minh bạch, phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội, phòng chống và xử lý hành
vi lợi dụng mạng xã hội để vi phạm pháp luật. Rà soát và sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao tính hiệu lực, hiệu
quả các văn bản hiện có về quản lý mạng xã hội, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, xu hướng hành vi của người
dùng trên mạng xã hội và sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là các mạng xã hội có số lượng người dùng
ngày càng tăng, tính chất thông tin ngày càng đa dạng, phức tạp.
Tăng cường các chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật nghiêm khắc hơn, có tính răn đe cao hơn
đối với những hành vi vi phạm pháp luật trên mạng xã hội có chủ đích, có tác động lớn đến xã hội, làm xói
mòn giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đe dọa
an ninh quốc gia.
Nghiên cứu bổ sung quy định yêu cầu các nền tảng mạng xã hội phải có giải pháp định danh tài khoản
người dùng tại Việt Nam và các quy định liên quan đến trách nhiệm pháp lý đối với nội dung người dùng
74 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

đăng tải trên nền tảng mạng xã hội.


Thứ ba, nâng cao nguồn nhân lực quản lý nội dung trên mạng xã hội
Tăng cường năng lực cho các lực lượng tham gia quản lý nội dung trên mạng xã hội, phòng, chống vi
phạm pháp luật trên mạng xã hội từ Trung ương xuống địa phương đủ về số lượng và bảo đảm chất lượng,
trình độ chuyên môn nghiệp vụ; lựa chọn người có chuyên môn, kỹ thuật cao để theo dõi hoạt động phòng,
chống các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ tham gia
quản lý nội dung trên mạng xã hội, phòng, chống vi phạm pháp luật trên mạng xã hội chuyên nghiệp, hiệu
quả, tăng tính chủ động trong thực thi nhiệm vụ, nắm chắc tình hình để phát hiện và xử lý kịp thời đúng quy
định pháp luật.
Thứ tư,về kỹ thuật: Cân nâng cấp hệ thống kiểm duyệt và triển khai phần mềm chặn lọc, phát hiện, thu
thập, xử lý hành vi vi phạm phạm trên môi trường mạng để có thể rà quét được các hình ảnh, video; triển khai
hệ thống cảnh báo, chặn lọc các truy cập thông tin sai phạm từ người dùng. Tuy nhiên, trong điều kiện ở Việt
Nam hiện nay và thậm chí vài năm tới, công cụ kỹ thuật khó có thể phát hiện các hành vi ứng xử vi phạm
pháp luật. Cần có cơ quan/tổ chức phát hiện và xác minh hành vi vi phạm, sau đó công cụ kỹ thuật sẽ rà quét
phát hiện và đưa ra các giải pháp cảnh báo và ngăn chặn kịp thời.
Thứ năm, xây dựng và triển khai bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội cho các nhà cung cấp dịch vụ
và người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam, hướng tới xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn tại
Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Cẩm nang phòng chống tin giảm tin sai sự thật trên không giang mạng của Cục phát thanh, truyền
hình và thông tin điện tử Bộ Thông tin và Truyền thông.
[2]. Phòng, chống tin giả trên không gian mạng và cách nhận diện - TS. Nguyễn Ngọc Cương, (Phó Cục
trưởng Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an); Nguyễn Ngọc Quỳnh
[3]. Luật An ninh mạng năm 2018 - Luật số 24/2018/QH14 ngày 12/6/2018 của Quốc hội;
[4]. Nguyễn Vinh (ST), (2020), Tin giả và tác động của nó đến người dùng mạng xã hội ở Việt Nam.
Truy cập tại: http://hoinhabaoyenbai.org.vn/Ban-doc-quan-tam/TIN-GIA-VA-TAC-DONG-CUA-NO-
DEN-NGUOI-DUNG-MANG-XA-HOI-O-VIET-NAM;
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 75

HẬU QUẢ CỦA VIỆC CUNG CẤP, CHIA SẺ TIN GIẢ, TIN SAI SỰ THẬT TẠI VIỆT NAM
Phạm Công Bằng- CQ59/32.02
Mạng là ảo nhưng hậu quả là thật, nhiều người không nhận thức được việc cung cấp, chia sẻ tin giả, tin
sai sự thật sẽ để lại hậu quả khôn lường như thế nào đối với những người đọc tin, nạn nhân được nhắc tới
trong tin đó,... mà họ chỉ đơn thuần nghĩ là đăng một thông tin lên mạng xã hội, không quan tâm đã xác minh
chưa, và cho rằng chẳng ảnh hưởng đến ai, đấy là là tự do ngôn luận của bản thân, là quyền họ được làm.
Nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên Việt Nam biết được hậu quả khôn lường của việc cung cấp, chia sẻ
tin giả, tin sai sự thật thì dưới đây là sự nghiên cứu cho thấy những hậu quả và từ đó đề xuất một số giải pháp
để ngăn chặn việc cung cấp, chia sẻ tin giảm tin sai sự thật tại Việt Nam.
1. Động cơ, mục đích những kẻ cung cấp, chia sẻ tin giả, tin sai sự thật.
Động cơ chính của những kẻ cung cấp, chia sẻ tin giả hoặc tin sai sự thật là vì họ muốn lan truyền thông
điệp của mình và tạo ra sự chú ý cho mục đích riêng của họ.
- Tạo ra lợi nhuận: Một số người cung cấp tin giả hoặc tin sai sự thật để thu hút lượt truy cập vào trang
web của họ, tăng tương tác trên mạng xã hội và từ đó tăng doanh thu quảng cáo.
- Gây chia rẽ: Những kẻ này có thể muốn tạo ra sự chia rẽ và phân hoá trong xã hội, gây tranh cãi và
gây phân biệt chủng tộc, tôn giáo, chính trị hoặc giới tính.
- Thao túng ý kiến công chúng: Một số kẻ này muốn ảnh hưởng đến quan điểm của người đọc và gây
ảnh hưởng đến các quyết định của công chúng, như các cuộc bầu cử hoặc các vấn đề quốc tế.
- Làm hại đối thủ: Những kẻ này cung cấp tin giả hoặc tin sai sự thật để làm hại đến đối thủ của mình
trong một cuộc chiến chính trị hoặc trong các cuộc tranh luận trên mạng xã hội.
Đáng lưu ý rằng, việc cung cấp, chia sẻ tin giả hoặc tin sai sự thật không chỉ gây hại cho những người
bị ảnh hưởng mà còn gây thiệt hại cho xã hội và làm giảm độ tin cậy của tin tức và thông tin trên mạng.
2. Hậu quả của việc cung cấp, chia sẻ tin giả, tin sai sự thật và thực trạng tại Việt Nam.
2.1. Ảnh hưởng tới sức khỏe vật chất và tinh thần của nạn nhân.
Tin giả và tin sai sự thật có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe vật chất và tinh thần của nạn nhân- dù
đó là cá nhân hay các tổ chức doanh nghiệp.
Về mặt vật chất, nếu thông tin sai lệch gây hoang mang, lo lắng, căng thẳng hoặc đưa ra những hướng dẫn
không đúng cách thì có thể gây ra tác động tiêu cực đến sức khỏe của người đọc hoặc người nghe. Ví dụ, thông
tin sai lệch liên quan đến sức khỏe có thể dẫn đến việc sử dụng các sản phẩm hoặc phương pháp chữa bệnh không
đúng cách, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của người sử dụng. Các khoản chi trả cho việc điều, trị
phục hồi sức khỏe sau đó thật sự tốn kém và mất rất nhiều thời gian. Hay việc cạnh tranh không lành mạnh trong
kinh doanh, tung tin giả, tin sai để hạ bệ đối thủ, làm cho doanh thu của doanh nghiệp bị hại giảm sút.
Về mặt tinh thần, tin giả và tin sai sự thật cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của
nạn nhân. Nếu thông tin không đúng làm cho người đọc hoặc người nghe hoang mang, lo lắng, tức giận hoặc
bị mất niềm tin vào thế giới xung quanh thì có thể gây ra stress, lo âu, trầm cảm và các vấn đề tâm lý khác.
Dưới áp lực dư luận, nếu tin giả không được đính chính thì khi nhận quá nhiều lời chỉ trích, phán xét, nạn
nhân sẽ đưa ra các hành động không sáng suốt, nghĩ quẩn, nghĩ tới cái chết để giải thoát, để lại nỗi đau cho
cả gia đình.
Do đó, rất quan trọng để kiểm tra và xác minh thông tin trước khi chia sẻ hoặc phát tán. Nếu bạn không
chắc chắn về tính chính xác của thông tin, hãy tìm kiếm nguồn thông tin uy tín hoặc xác minh với các chuyên
gia hoặc tổ chức có thẩm quyền trước khi chia sẻ.
2.2 Ảnh hưởng tới uy tín, danh dự của bản thân và người khác.
Với bản thân, nếu bạn cung cấp hoặc chia sẻ những thông tin không chính xác hoặc sai sự thật, bạn có
thể bị xem như là người không đáng tin cậy và thiếu trách nhiệm trong lời ăn tiếng nói, cũng như suy nghĩ.
Điều này có thể gây thiệt hại đến uy tín và danh tiếng của bạn trong cộng đồng và trong mắt người khác.
Thậm chí, nếu bạn là một chuyên gia hoặc nhân viên công chức, việc chia sẻ tin giả hoặc tin sai sự thật có
thể dẫn đến việc mất đi công việc và danh tiếng của mình.
Với người khác, nếu bạn chia sẻ hoặc lan truyền thông tin giả, tin sai sự thật, bạn có thể gây ra sự hoang
mang, lo lắng và mất niềm tin đối với nạn nhân. Họ bị lôi vào câu chuyện không có thật, bị lăng mạ, sỉ nhục,
chỉ trích không đánh có. Điều này có thể làm giảm uy tín và danh dự của người khác trong cộng đồng và gây
thiệt hại đến sự nghiệp và cuộc sống của họ.
Bạn hãy cần đảm bảo tính chính xác và trung thực của thông tin trước khi chia sẻ hoặc phát tán. Nếu
không chắc chắn về thông tin, hãy tìm kiếm các nguồn tin đáng tin cậy để xác minh thông tin trước khi chia
76 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

sẻ. Điều này sẽ giúp bảo vệ uy tín và danh tiếng của bản thân và người khác trong cộng đồng.
2.3. Rạn nứt các mối quan hệ.
Trong các mối quan hệ cá nhân, thông tin không chính xác hoặc thiếu cẩn trọng có thể dẫn đến sự hiểu
lầm, xung đột và mất lòng tin. Nếu một người chia sẻ tin giả hoặc tin sai sự thật với người khác, họ có thể
cảm thấy bị lừa dối hoặc bị tổn thương. Điều này có thể gây ra rạn nứt và mất cảm tình trong mối quan hệ,
thậm chí xảy ra cãi vã, xô xát nhau.
Trong các tổ chức, thông tin không chính xác hoặc thiếu cẩn trọng có thể gây ra sự mất đoàn kết và gây
nhiễu loạn tổ chức. Việc các thành viên của tổ chức không tin tưởng và không có niềm tin vào thông tin được
chia sẻ, họ có thể không thể làm việc hiệu quả với nhau và hoạt động của tổ chức có thể bị ảnh hưởng.
Trong cộng đồng, tin giả và tin sai sự thật có thể gây ra sự phân biệt, xung đột và đánh giá sai. Nếu thông
tin không đúng được lan truyền và chia sẻ, nó có thể dẫn đến sự phân chia và tạo ra những nhóm đối lập với
nhau. Điều này có thể làm giảm lòng tin và sự thống nhất trong cộng đồng.
Tính chính xác và trung thực của thông tin trước khi chia sẻ hoặc phát tán là điều rất quan trọng. Khi
thấy không chắc chắn về thông tin, hãy tìm kiếm các nguồn tin đáng tin cậy để xác minh thông tin trước khi
chia sẻ. Điều này sẽ giúp bảo vệ các mối quan hệ và tạo ra một cộng đồng đoàn kết, gắn bó hơn.
2.4. Bị phạt tiền hành chính, khởi tố hình sự tùy theo mức độ nghiêm trọng của sự việc theo quy định
của pháp luật.
Hành vicung cấp tin giả, tin sai sự thật có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật. Mức độ hình phạt tùy
thuộc vào mức độ nghiêm trọng của việc cung cấp thông tin sai lệch và khả năng gây hại cho cộng đồng.
2.4.1. Chế tài hành chính
Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử quy định
các mức xử phạt tương ứng đối với từng đối tượng, từng nhóm hành vi, cụ thể:
Hành vi đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân
phẩm của cá nhân của các Trang tin điện tử vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng. Bị áp dụng
biện pháp khắc phục hậu quả buộc gỡ bỏ đường dẫn đến thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn, thông tin vi
phạm pháp luật đối với hành vi vi phạm (quy định tại Điểm a, Khoản 3 và Điểm a, Khoản 5 Điều 99).
Hành vi chủ động lưu trữ, truyền đưa thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc
phạm uy tín của tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân; chủ động lưu trữ, truyền đưa thông tin bịa đặt,
gây hoang mang trong nhân dân sẽ phạt tiền từ 50 triệu đến 70 triệu đồng; bị áp dụng biện pháp khắc phục
hậu quả buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật đối với hành vi
vi phạm (quy định tại Điểm a, Khoản 3 và Điểm a, Khoản 5 Điều 100).
Hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự
thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân, cung cấp,
chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng; bị áp
dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm
pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm (quy định tại Điểm a, Khoản 1 và Khoản 3 Điều 101).
Hành vi giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sẽ phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng (quy định tại Điểm n,
Khoản 3, Điều 102).
2.4.2. Chế tài hình sự
Hành vi sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử bịa đặt hoặc loan truyền
những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến
quyền, lợi ích hợp pháp của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội vu khống" theo khoản
2 Điều 156 Bộ luật Hình sự. Người phạm tội sẽ bị xử phạt tù từ 01 năm đến 03 năm và có thể bị áp dụng hình
phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật để thu
lợi bất chính từ 50 triệu đến dưới 200 triệu đồng hoặc gây thiệt hại từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng hoặc
gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể bị xử lý về “Tội đưa hoặc sử dụng trái
phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông" theo khoản 1 Điều 288 Bộ luật Hình sự. Người phạm tội sẽ
bị xử phạt tiền từ 30 triệu đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06
tháng đến 03 năm và có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng; cấm đảm
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 77

nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Hành vi làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây
hoang mang trong nhân dân với mục đích nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có
thể bị xử lý về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 117, Bộ luật Hình sự; người phạm tội sẽ bị xử phạt tù
từ 05 đến 12 năm.
2.5 . Thực trạng cung cấp, chia sẻ tin giả, tin sai sự thật tại Việt Nam
Trên mạng xã hội, các trang thông tin điện tử, cũng như các phương tiện truyền thông truyền thống,
người dân Việt Nam dễ dàng tiếp cận với thông tin từ rất nhiều nguồn khác nhau, từ đó làm tăng khả năng
lan truyền tin giả, tin sai sự thật.
Thủ đoạn phổ biến tạo lập các tài khoản cá nhân mạng xã hội mạo danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước, người
đứng đầu chính quyền các cấp, mạo danh người nổi tiếng; chỉnh sửa các thông số kỹ thuật của tập tin thời
gian để đăng tải tin giả, tin sai sự thật nhằm dẫn dắt dư luận; lợi dụng các sự kiện "nóng", các "vấn đề thu hút
sự quan tâm của xã hội" để tạo dựng thông tin giả mạo, đánh lừa dư luận.
Bên cạnh đó, xuất hiện hiện tượng số đối tượng xấu vì động cơ vụ lợi kinh tế, đã tạo dựng tin giả, tin sai
sự thật, tán phát trên không gian mạng, nhất là mạng xã hội để thu hút người dùng tương tác nhằm thu về lợi
ích từ việc bán hàng, ủng hộ, tài trợ bằng tiền, lợi ích vật chất... gây hoang mang dư luận. Tình trạng tràn lan
các video có nội dung nhảm nhí, giật gân trên mạng xã hội nhằm lôi kéo người xem để kiếm tiền. Thậm chí,
một số đối tượng tìm mọi cách để nổi tiếng trên mạng xã hội, kể cả việc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật,
sản xuất các nội dung phản cảm, thiếu tính giáo dục, giả mạo thông tin, kích động bạo lực, bôi nhọ, nói xấu
chính quyền…
Đặc biệt, trong thời điểm dịch bệnh COVID-19, tin giả, tin sai sự thật tràn lan một cách đáng báo động
gây nguy hiểm cho xã hội.Còn nhớ, trong đợt dịch COVID-19 đầu tiên ở nước ta, những thông tin giả, tin sai
sự thật đã tạo ra tâm lý bất ổn trong một bộ phận nhân dân. Nhiều người đã ra sức tích trữ lương thực, thực
phẩm; tạo ra tình trạng khan hiếm hàng hóa cục bộ; gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh
doanh, cung ứng hàng hóa tại nhiều địa phương. Gần đây nhất, thời điểm cuối tháng 7/2021, khi đại dịch
COVID-19 bùng phát ở nhiều tỉnh, thành phố phía Nam, các đối tượng tung tin giả đã xoáy sâu vào nỗi lo
lắng, sợ hãi, bất an của người dân bằng thủ đoạn cắt, ghép hình ảnh kèm theo những thông tin sai sự thật như
“xác người chết vì COVID-19 chất đầy trong phòng” hay “người dân tự thiêu để phản đối công tác phòng,
chống dịch COVID-19 ở Thủ Đức”... Theo thống kê , 6 tháng đầu năm 2021, trung tâm cũng đã nhận được
hơn 1,1 nghìn lượt báo cáo tin giả, xuất hiện nhiều nhất trên các mạng xã hội xuyên biên giới, như Facebook,
YouTube và TikTok. Sau quá trình xác minh, Trung tâm đã công bố dán nhãn 38 tin giả, tin sai sự thật, nội
dung chủ yếu liên quan đến dịch Covid-19 với tổng số tiền xử phạt là 177 triệu đồng.
Liên quan đến các vụ việc tung tin sai sự thật trên các trang mạng, cơ quan công an đã khởi tố 63 vụ với
68 bị can, xử phạt hành chính 455 đối tượng và làm việc với khoảng 1.500 đối tượng. Thời gian tới, Bộ Công
an sẽ cùng với công an các địa phương tổ chức quyết liệt công tác đấu tranh, xử lý tin giả, tin sai sự thật.
Bộ Công an khuyến cáo tất cả các tổ chức, cá nhân không đăng tải, chia sẻ, phát tán hoặc bình luận đồng
thuận với tin giả, tin sai sự thật, tin gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự. Tất cả
những người vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm trước pháp luật.
2.6 Một số nguyên nhân
- Sự chủ quan trong việc kiểm tra thông tin: Người dân thường không kiểm tra thông tin một cách kỹ
lưỡng trước khi chia sẻ trên mạng xã hội, dẫn đến việc lan truyền tin giả.
- Nhu cầu của người dân: Người dân thường có nhu cầu đọc và chia sẻ thông tin nhanh chóng, dẫn đến
việc không kiểm tra thông tin một cách cẩn thận trước khi chia sẻ.
- Sự xuất hiện của các trang web, tài khoản mạng xã hội có nội dung không chính thống: Một số trang
web và tài khoản mạng xã hội có nội dung không chính thống, đăng tải các bài viết và thông tin không có
nguồn gốc, dẫn đến việc lan truyền tin giả.
- Thiếu kiểm soát của nhà nước: Chính phủ Việt Nam chưa đưa ra được nhiều giải pháp để kiểm soát và
ngăn chặn việc lan truyền tin giả và tin sai sự thật trên mạng xã hội.
3. Một số giải pháp ứng phó của sinh viên Việt Nam (thế hệ trẻ) đối với việc cung cấp, chia sẻ tin
giả, tin sai sự thật
Từ những nguyên nhân trên, thì qua nghiên cứu tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau:
- Khi phát hiện một tin giả, các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần lưu lại bằng chứng (đường link, chụp ảnh
78 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

màn hình tin, bài viết nghi là giả, tải video nghi là giả về máy tính, điện thoại của mình...). Không chia sẻ và
cảnh báo cho người thân, bạn bè không chia sẻ những thông tin nghi ngờ là giả này. Cảnh báo cho người
đang đăng tải, chia sẻ những thông tin này về khả năng họ đang lan truyền tin giả và hậu quả của việc này.
Đồng thời, thông báo tin giả (kèm theo thông tin, bằng chứng) đến trung tâm xử lý tin giả (VAFC), (Email:
online.abei@mic.gov.vn; Hotline: 18008108) hoặc đến cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương.
- Tăng cường kiến thức về phân biệt tin giả, tin sai sự thật: Sinh viên nên cập nhật kiến thức về phương
pháp phân biệt tin giả, tin sai sự thật, học cách tìm kiếm thông tin đáng tin cậy từ các nguồn tin chính thống.
Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ lan truyền tin giả, tin sai sự thật và tăng cường ý thức trách nhiệm khi chia
sẻ thông tin.
- Tránh chia sẻ các tin đồn, thông tin không chính thức: Trước khi chia sẻ bất kỳ thông tin nào trên mạng
xã hội, sinh viên nên kiểm tra và xác minh tính chính xác của thông tin đó. Tránh chia sẻ các tin đồn, tin tức
không chính thức để giữ cho mạng xã hội trở nên tin cậy và hữu ích.
- Sử dụng các công cụ và trang web chống tin giả: Có nhiều trang web và ứng dụng cung cấp các công
cụ hỗ trợ phát hiện và ngăn chặn tin giả, tin sai sự thật như Fake News Detector, Tin Moi 24h, Zalo Chống
Tin Giả. Sinh viên có thể sử dụng các công cụ này để kiểm tra thông tin trước khi chia sẻ.
- Cảnh giác với các tài khoản mạo danh, tài khoản giả mạo: Trong một số trường hợp, các tài khoản mạo
danh hoặc tài khoản giả mạo được tạo ra để lan truyền tin giả, tin sai sự thật. Sinh viên cần cảnh giác với các
tài khoản này và kiểm tra tính xác thực của người sở hữu trước khi tin tưởng và chia sẻ thông tin từ họ.
- Thực hiện trách nhiệm cá nhân: Để giảm thiểu sự lan truyền của tin giả, tin sai sự thật, sinh viên cần
phải chịu trách nhiệm cá nhân của mình. Điều này bao gồm việc kiểm tra và xác minh thông tin trước khi
chia sẻ, không tạo ra hoặc lan truyền tin giả, tin sai sự thật, và thông báo với những người xung quanh nếu
phát hiện thông tin không đáng tin cậy.
- Trường hợp nếu lỡ đăng tải, chia sẻ tin giả, tin sai sự thật, thì cần phải nhanh chóng gỡ bỏ thông tin sai
sự thật, đưa ra lời đính chính, xin lỗi và hợp tác với cơ quan chức năng nếu có yêu cầu.
4. Kết luận
Việc cung cấp, chia sẻ tin giả, tin sai sự thật có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với cá nhân
và cộng đồng.Mất lòng tin và uy tín điều này có thể làm giảm sự tôn trọng và đánh mất vị trí đứng trong xã
hội của họ. Gây hiểu lầm và xung đột, có thể làm tăng thêm căng thẳng và gây ra những hậu quả không mong
muốn. Tác động đến tâm lý họ có thể cảm thấy bối rối, lo lắng, hoặc bị kích động, dẫn đến tình trạng căng
thẳng và lo âu. Gây thiệt hại cho sức khỏe: Tin giả, tin sai sự thật có thể gây thiệt hại cho sức khỏe của người
tiếp nhận thông tin. Nếu thông tin không chính xác được lan truyền trong cộng đồng, nó có thể gây ra hậu
quả nghiêm trọng về kinh tế và chính trị. Vì vậy, cần thận trọng và xác minh thông tin trước khi chia sẻ hoặc
phát tán để tránh gây ra những hậu quả không mong muốn. Là sinh viên thì cần tỉnh táo, biết sàng lọc thông
tin cho chính xác, tránh cung cấp tin giả, tin sai sự thật, biết trau dồi kiến thức nhận biết tin giả, tin sai sự
thật; cũng như tích cực phối hợp với Đảng, Nhà nước, nhà trường và Đoàn thanh niên tuyên truyền phòng
chống, tố giác tin giả, tin sai sự thật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Lê Thị Nhị (2011). Nghiên cứu đề xuất xây dựng mạng xã hội học tập tại Việt Nam, Luận văn Thạc
sĩ, Học viện khoa học xã hội, Hà Nội.
[2]. Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
[3].Bộ luật hình sự 2015 số 100/2015/QH13.
[4]. TS. Nguyễn Ngọc Cương, (Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng
công nghệ cao, Bộ Công an); Nguyễn Ngọc Quỳnh (2021). Phòng, chống tin giả trên không gian mạng và
cách nhận diện.
[5]. https://www.mic.gov.vn/mic_2020/Pages/TinTuc/147407/Phong--chong-tin-gia-tren-khong-gian-
mang-va-cach-nhan-dien.html
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 79

BÀN VỀ MỘT SỐ HẬU QUẢ CỦA VIỆC CUNG CẤP, CHIA SẺ TIN GIẢ, TIN SAI SỰ THẬT
Phan Thị Phước Mỹ - CQ58/21.01CLC
Đỗ Mạnh Cường - CQ58/22.04CLC
Tóm tắt: Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên cuộc Cách mạng 4.0 với sự nở rộ của Internet, thiết bị
công nghệ và mạng xã hội. Điều này đã tạo điều kiện cho những phương thức truyền thông mới phát triển ở
không gian mạng với tốc độ nhanh chưa từng có trong lịch sử. Tuy nhiên, bên cạnh những thông tin có nguồn
gốc rõ ràng thì tin tức giả cũng xuất hiện càng nhiều, với sự hỗ trợ của công nghệ, được lan truyền trên diện
rộng với tốc độ nhanh chóng. Đây thực sự đã trở thành vấn đề lớn trong lĩnh vực truyền thông. Từ cơ sở lý
thuyết và thực tiễn, nhóm nghiên cứu đã đưa ra những kết quả, nhận định về hậu quả của tin giả, tin sai sự
thật trên không gian mạng.
Từ khóa: Tin giả, tin sai sự thật, mạng xã hội, tác hại
1. Đặt vấn đề
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0) tập trung vào công nghệ kỹ thuật
số với sự trợ giúp của kết nối internet, trong đó, không gian mạng và các tiện ích của bản thân nó đã và đang
phát triển với tốc độ mạnh mẽ giúp người dùng có thể tiếp cận khối lượng thông tin khổng lồ ở mọi lúc mọi
nơi. Với sự tham gia của công nghệ, những người biên tập có thể dễ dàng tạo ra những câu chuyện tin tức
đồng thời xuất bản nó một cách thuận lợi và dễ dàng. Trong điều kiện đó, các thế lực thù địch đã lợi dụng
mạng xã hội để tuyên truyền những thông tin giả, xấu độc,gây tác động tiêu cực đến dư luận xã hội, giảm sút
lòng tin đối với Đảng, Nhà nước; ảnh hưởng xấu đến đạo đức, nhân cách của các cá nhân, đặc biệt là Đoàn
viên thanh niên.
Tính đến tháng 9 năm 2022, Việt Nam có 72,1 triệu người sử dụng Internet (đạt tỷ lệ 73,2% dân số)
trong cuộc sống hàng ngày. Facebook là mạng xã hội được dùng nhiều nhất ở Việt Nam. Theo thống kê,
mạng xã hội Facebook được sử dụng bởi 70,4 triệu người, tương ứng với 71,4% tổng dân số. Tuy nhiên, các
thông tin có nguồn gốc không chính thống, không đúng sự thật, hay còn gọi là tin giả, tin sai sự thật đang
được phát tán trên Internet, mạng xã hội với tốc độ nhanh chóng, diễn biến phức tạp theo chiều hướng gia
tăng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến không gian mạng và tình hình đất nước. Tin giả đã trở thành một vấn đề
đáng báo động, một mối đe dọa cho xã hội; vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu về hậu quả của tin giả,tin sai sự
thật là vấn đề cấp thiết, góp phần xây dựng sự văn minh cho không gian mạng, đẩy lùi những tiêu cực, bồi
đắp niềm tin vào đường lối của Đảng, Nhà nước. Phương pháp phân tích tổng hợp được vận dụng nhằm tóm
lược và thảo luận những vấn đề cơ bản liên quan đến tin giả như thực trạng và hậu quả của việc phát tán tin
sai sự thật.
2. Tổng quan về tin giả, tin sai sự thật
2.1. Khái niệm về tin giả, tin sai sự thật
Tin giả (tiếng Anh: fake news) có thể được hiểu là tin, bài được ngụ ý là sự thật nhưng thực chất đó là
những tin tức được thành lập dựa trên tin đồn, phỏng đoán hoặc hoàn toàn bịa đặt và bị cố tình lan truyền với
mục đích kinh tế, chính trị hoặc xã hội. Nói cách khác, tin tức giả là những tin, bài chứa thông tin sai, thông
tin giả hoặc thông tin không chính xác, dễ gây hiểu lầm cho công chúng, được truyền phát qua các phương
tiện truyền thông, một cách vô tình hoặc với chủ ý nhằm che giấu sự thật và ảnh hưởng, tác động đến dư luận.
2.2. Đặc điểm của tin giả, tin sai sự thật
Trong khái niệm trên, có đề cập đến thông tin sai lệch, thông tin giả để chỉ những tin, bài chứa những
thông tin không có thật, hoàn toàn bịa đặt và không thể kiểm chứng. Ngoài ra, tin giả có thể là những tin, bài
chứa thông tin không chính xác, chưa được xác minh hoặc thông tin dễ gây hiểu lầm, vô tình hoặc cố ý được
truyền đi, che mờ sự thật và cũng có tác động lớn đến dư luận. Những tin tức, bài báo này có thể chứa một
phần thông tin là sự thật, phần còn lại chưa được kiểm chứng, xác minh, nhưng lại bị che giấu, lấp liếm nhằm
đánh lừa hoặc gây hiểu lầm cho công chúng. Những tin giả này xuất hiện rất nhiều trên các phương tiện
truyền thông cả chính thống (truyền hình, phát thanh, báo quốc gia, báo địa phương...) và không chính thống
(các trang thông tin điện tử, diễn đàn, các trang mạng xã hội...).
2.3. Các loại tin giả
Có nhiều ý kiến khác nhau trong việc phân biệt các loại tin giả. Theo Claire Wardle của First Draft News
(một dự án “chống lại sự sai lệch thông tin trực tuyến” được thành lập vào năm 2015 bởi 9 tổ chức do Phòng
thí nghiệm Googles News tập hợp lại) thì có 7 loại tin giả khác nhau:
- Châm biếm/Giễu nhại (không có ý định gây hại nhưng có thể gây nhầm lẫn thông tin).
- Các yếu tố liên quan đến bài viết bị sai (khi tiêu đề, hình ảnh hoặc chú thích không đúng với nội dung
80 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

bài viết).
- Nội dung sai lệch (sử dụng thông tin sai lệch để đánh giá một vấn đề hoặc một cá nhân).
- Bối cảnh sai (khi nội dung được chia sẻ với thông tin ngữ cảnh sai).
- Tin mạo danh (các tin tức mạo danh từ các nguồn đáng tin cậy).
- Nội dung bị thao túng (khi thông tin hoặc hình ảnh chân thực đã bị thao túng để đánh lừa, ví dụ như
với một bức ảnh đã được chỉnh sửa).
- Nội dung bịa đặt (nội dung hoàn toàn không đúng, được tạo ra để đánh lừa và chuộc lợi).
3. Thực trạng tin giả, xấu, độc trên không gian mạng
Hiện nay, các tin giả trên mạng xã hội xuất hiện ngày càng nhiều. Nhiều thông tin này không chỉ ảnh
hưởng tới sự phát triển, hình ảnh nhân cách, đạo đức xã hội, xâm phạm đến danh dự, uy tín, lợi ích kinh tế
của cá nhân, tổ chức mà nó còn gây nên những tác động tiêu cực trong dư luận xã hội, gia tăng tội phạm, mất
trật tự an ninh xã hội.
Nguyên nhân của tình trạng này có thể kể đến như: tính chất đặc biệt của mạng Internet dễ lan truyền,
chia sẻ thông tin, tiếp cận được nhiều người dùng mạng xã hội, dễ “ẩn danh”, xóa dấu vết; hệ thống pháp luật
trong lĩnh vực đấu tranh, xử lý tội phạm sử dụng công nghệ cạo chưa theo kịp diễn biến thực tế; tội phạm
ngày càng tinh vi, xảo quyệt, am hiểu công nghệ; sự thiếu hiểu biết, nhận thức hạn chế của người dùng mạng
xã hội dễ tiếp tay, lan truyền, phát tán thông tin; năng lực nhận biết, phân loại, đánh giá tác hại của các sản
phẩm văn hóa xấu độc còn chưa cao, đặc biệt là việc cập nhật, nhận biết các thông tin sai trái trên mạng xã
hội; công tác điều tra, phát hiện, xử lý tội phạm cũng còn gặp nhiều khó khăn…
Năm 2022, lực lượng an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao toàn quốc đã phát
hiện, khởi tố 474 vụ án, 1071 bị can liên quan đến các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao xâm phạm trật
tự an toàn xã hội. Hiện nay, internet và các trang mạng xã hội rất khó quản lý, giám sát và kiểm duyệt, đây
chính là lỗ hổng tạo điều kiện cho những thông tin sai sự thật được lan truyền tràn lan trên không gian mạng.
Bên cạnh đó, số lượng các vụ việc xảy ra có tốc độ tăng nhanh với thủ đoạn ngày càng tinh vi và phức tạp,
hậu quả về tinh thần và của cải cũng nghiêm trọng hơn. Các đối tượng sử dụng “khoảng trống thông tin” để
tấn công vào sự hiếu kỳ của người đọc, bịa đặt những tin mới dựa trên thông tin cũ, tránh tráo khái niệm để
công chúng khó phân biệt thông tin. Những thông tin xuyên tạc, bóp méo sự thật thường được đặt những tiêu
đề “giật gân”, “câu khách” nhằm thu hút những lượt click, lượt xem, lượt chia sẻ của cộng đồng mạng, từ đó
lan truyền những tingiả đi xa hơn. Những đối tượng lừa đảo thường đánh vào nhu cầu thiết yếu của người
đọc như đầu tư, tìm việc làm, bán hàng, ủng hộ, vật chất, tình cảm,... Ví dụ như, theo nhu cầu đầu tư, nhiều
đối tượng lừa đảo đã đăng những mặt hàng, tuyển nhân viên để che dấu hành vi kinh doanh đa cấp lừa đảo
chiếm đoạt tài sản.
Đặc biệt, không gian mạng là phương tiện của toàn cầu hóa và đa văn hóa, nó mở rộng không gian vật
lý tuy nhiên vì vô hình dạng nên không gian mạng dễ dàng bị bóp méo dựa trên khả năng và nhu cầu của con
người. Chính vì vậy, mạng xã hội đã bị những thế lực thù địch, phản động lợi dụng để tuyên truyền, kích động
quần chúng chống lại Đảng, Nhà nước, chính quyền,... Những đối tượng này tạo lập những tài khoản mạo danh,
đăng tin giả mạo để dẫn dắt dư luận với những vấn đề được quan tâm nhiều liên quan nội bộ Đảng, Nhà nước,
tham nhũng, tiêu cực để gây tổn hại đến tình hình chính trị, xã hội, xâm phạm an ninh quốc gia, quyền và lợi
ích tổ chức, cá nhân. Theo thống kê, trên mạng xã hội Facebook, hàng nghìn hội nhóm phản động được thành
lập như “Việt Tân”, “Pháp luân công”, “Việt Nam Cộng hòa”... với tần suất lên bài mỗi ngày. Các thế lực này
phát tán hơn 130000 bài viết, video xuyên tạc mỗi tháng. Không chỉ ở trên Facebook, các tổ chức phản động
còn khai thác tính năng “phát sóng trực tiếp” của Youtube hay những video ngắn ở nền tảng Tiktok để xuyên
tạc thông tin, gây hoang dư luận.
4. Hậu quả của việc chia sẻ tin giả, tin sai sự thật
4.1. Hậu quả của tin giả trên không gian mạng đến chính trị
Ở Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động tung tin giả nhằm mục đích phủ nhận thành quả về dân
chủ, nhân quyền,chống phá nền tảng tư tưởng và chế độ chính trị- xã hội, làm suy yếu sự lãnh đạo của Đảng,
gây mất ổn định chính trị, xã hội. Đặc biệt, các tin giả được tung ra trước, trong các sự kiện chính trị, xã hội
lớn của đất nước như các kỳ bầu cử, đại hội hay trong bối cảnh đất nước đối mặt với khó khi khi đại dịch
Covid-19 hoành hành...mà Trung tâm xử lý tin giả liên tục phải đưa ra cảnh báo để người dân cảnh giác.
Những thông tin sai sự thật này được đánh vào tâm lý của những người dân ở vùng sâu, vùng xa, những người
chưa vững về tư tưởng và kiến thức, học sinh, sinh viên,... để phủ nhận thành tựu, thực tiễn về các giá trị lý
luận, quan điểm, đường lối của Đảng, kích động dân tộc thiểu số, làm lung lay sự tin tưởng vào Đảng, Nhà
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 81

nước. Các tổ chức ra sức tuyên truyền về “diễn biến hòa bình” với cấp độ ngày càng gay gắt, quyết liệt, hòng
làm hỗn loạn về tư tưởng, tạo ra “những khoảng trống” để nhằm mục đích xóa bỏ hệ tư tưởng, chia rẽ khối
đại đoàn kết dân tộc, xói mòn về niềm tin của người dân với Đảng và chế độ, dẫn dắt tư duy, suy nghĩ của
những sinh viên theo hướng lệch lạc, tiêu cực.
4.2. Hậu quả của tin giả trên không gian mạng đến kinh tế
Thuật ngữ dịch bệnh thông tin bắt đầu trở thành xu hướng khi thế giới phải vật lộn để đối phó với một
loại vi-rút đã tàn phá và thay đổi hoàn toàn cách chúng ta sử dụng để tiến hành các hoạt động kinh doanh của
mình. Theo nghiên cứu, thị trường chứng khoán là nơi dễ biến động nhất đối với “tin giả”. Vào tháng 12 năm
2017, “tin giả” đã khiến thị trường chứng khoán thiệt hại 300 tỷ đô la chỉ trong một sự cố khi ABC News
Network ở Hoa Kỳ đưa tin rằng Cố vấn An ninh Quốc gia, Trung tướng Michael Flynn đã làm chứng rằng
Tổng thống Donald Trump đã chỉ thị cho ông liên lạc với các quan chức chính phủ Nga trong chiến dịch bầu
cử năm 2016. Sau câu chuyện này, chỉ số trọng số của 500 công ty giao dịch công khai lớn nhất của Hoa Kỳ
đã giảm 38 điểm, gây ra khoản lỗ 341 tỷ đô la. Hóa ra báo cáo này không chính xác và vào thời điểm ABC
rút lại tin tức vào ngày hôm sau, khoản lỗ cuối cùng đã giảm xuống còn 51 tỷ đô la. Sự cố cụ thể này chỉ cho
thấy một phần rủi ro mà thị trường chứng khoán toàn cầu phải đối phó. Thị trường tài chính đã phải đối phó
với những trò lừa bịp, gian lận và thông tin sai lệch trong nhiều thập kỷ. Sự phổ biến của việc truy cập vào
thông tin dựa trên web, thường chưa được xác minh và/hoặc do những kẻ xấu tạo ra vì lợi ích chính trị hoặc
tài chính, đã làm tăng nguy cơ đa dạng.
Tại Việt Nam, các đối tượng tung tin giả trên nền tảng mạng xã hội để lừa đảo các dự án về bất động
sản, tăng lượng tương tác để bán hàng, hay với mục đích kinh doanh không lành mạnh, triệt tiêu đối thủ.
Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) xác định website “https://2.0840113vn.org” giả mạo Cổng Thông
tin điện tử của Bộ Công an (http://bocongan.gov.vn) với mục đích lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản, thông
qua thủ đoạn mạo danh lực lượng Công an đang điều tra các vụ án liên quan đến tham nhũng, rửa tiền, ma
túy…và chủ động liên hệ với một số cá nhân có liên quan để yêu cầu trình diện Cơ quan Công an, đe dọa
khởi tố vụ án hình sự hoặc tạm giam để điều tra; từ đó, các đối tượng đề nghị nạn nhân nếu không muốn bị
khởi tố, tạm giam thì phải cung cấp thông tin như: CMND/CCCD, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng, số
dư tài khoản… để thanh tra tình hình tài chính. Sau khi có được thông tin, các đối tượng sẽ gửi 01 mã và đề
nghị các nạn nhân đăng nhập vào website giả mạo trên (nếu không có mã này thì không thể đăng nhập vào
trang web giả mạo để mở giao diện giống Cổng Thông tin điện tử của Bộ Công an). Sau khi có được thông
tin cần thiết, các đối tượng sẽ chiếm quyền kiểm soát tài khoản ngân hàng của bị hại và thực hiện hành vi
chiếm đoạt tài sản.
4.3. Hậu quả của tin giả trên không gian mạng đến xã hội
Trong xã hội số ngày nay, mạng xã hội chưa một lượng lớn thông tin sai lệch, thường khiến công chúng hiểu
sai để kích thích cảm xúc tiêu cực của công chúng và đe dọa nghiêm trọng đến an toàn công cộng và trật tự xã hội.
Việc lan truyền thông tin sai lệch trên các nền tảng mạng xã hội đã khiến dư luận lo ngại, không chỉ vì thông tin
sai lệch dễ khiến người dân hoang mang, đưa ra những quyết định sai lầm, gây thiệt hại về kinh tế, vật chất mà
còn vì thông tin sai lệch có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, y tế và các lĩnh vực khác, truyền bá các phương pháp
điều trị sai lầm thậm chí còn gây tổn hại thêm cho sức khỏe thể chất và tinh thần của cộng đồng. Đồng thời, thông
tin sai lệch không được kiểm soát sẽ dẫn đến rối loạn xã hội và lan truyền những cảm xúc tiêu cực, cuối cùng gây
ra tác động rất lớn cho xã hội. Thông tin sai lệch thường khiến công chúng hiểu và hành động sai lệch trong các
quyết định gây ra những biến động về cảm xúc và tâm lý.
Hậu quả của tin giả trên không gian mạng đến xã hội rất rộng lớn, từ các tương tác xã hội, xung đột xã
hội đến các giá trị chuẩn mực và phát triển mạng lưới xã hội.
5. Kết luận
Với sự ra đời của Internet và mạng xã hội, con người đã mở ra một kỷ nguyên mới về khoa học - công
nghệ, xóa bỏ khoảng cách vật lý để chia sẻ, kết nối, trao đổi thông tin, hợp tác trên phạm vi toàn cầu. Tuy
nhiên, sự phát triển nhanh chóng đó cũng là điều kiện để kẻ xấu lợi dụng, tin giả, sai sự thật đã trở thành vấn
đề nóng của truyền thông thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, gây ra nhiều tác động tiêu cực ở những
mức độ khác nhau đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.
Các thế hệ học sinh, sinh viên, đặc biệt là các Đoàn viên thanh niên là tương lai của đất nước, là lực
lượng tiên phong, cánh tay đắc lực và là niềm tin của Đảng cần phải đi đầu trong công tác bảo vệ nền tảng tư
tưởng, đấu tranh phản bác chống các quan điểm thù địch, sai trái,... Mỗi Đoàn viên là một tuyên truyền viên,
vì vậy cần nhận diện được những thông tin xấu, độc, rèn luyện, nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị để phát
82 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

huy những điểm tích cực, loại bỏ tiêu cực, xây dựng một không gian mạng an toàn, minh bạch, văn minh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Tường Duy Kiên (2021), Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận thành quả về dân chủ,
nhân quyền ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Cộng sản, <https://www.tapchicongsan.org.vn/media-story/-
/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/dau-tranh-chong-cac-luan-dieu-xuyen-tac-phu-nhan-thanh-qua-
ve-dan-chu-nhan-quyen-o-viet-nam-hien-nay>
[2]. Bộ Thông tin và Truyền thông (2022), Xây dựng cẩm nang tin giả giúp người dân tự trang bị kiến
thức phòng chống tin giả, tin sai sự thật, < https://abei.gov.vn/thong-tin-dien-tu/xay-dung-cam-nang-tin-gia-
giup-nguoi-dan-tu-trang-bi-kien-thuc-phong-chong-tin-gia-tin-sai-su-that-/107927>
[3]. Ngô Anh Thu (2021), Tin giả, hiểm họa thật, Báo Quân đội Nhân dân, <https://www.qdnd.vn/phong-
chong-dien-bien-hoa-binh/tin-gia-hiem-hoa-that-678175>
[4]. Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ (2022), Tình trạng tán phát tin giả, tin sai sự thật đang diễn biến
rất phức tạp, < https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/tinh-trang-tan-phat-tin-gia-tin-sai-su-that-dang-dien-
bien-rat-phuc-tap-119220809093329549.htm>
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 83

TÁC ĐỘNG CỦA TIN GIẢ TRÊN MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI
GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY
Nguyễn Đức Duy - CQ59/21.02CLC
Phạm Thị Hồng Minh - CQ59/22.06CLC
Mạng xã hội đang ngày càng khẳng định tầm quan trọng của nó đối với cuộc sống của con người, nhất
là trong cuộc sống của những người trẻ tuổi.Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích to lớn mà mạng xã
hội đem lại như thông tin nhanh, khối lượng thông tin phong phú và cập nhật liên tục, có thể kết nối và giao
tiếp với những cá nhân, nhóm người trên toàn thế giới với nhau,...Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ
Thông tin và Truyền thông cho thấy, tính tới tháng 9/2022, số lượng người dùng Internet tại Việt Nam vào
khoảng 72,1 triệu người, chiếm khoảng hơn 70% dân số cả nước. Với con số này, Việt Nam là quốc gia có
lượng người dùng Internet cao thứ 12 trên toàn thế giới và đứng thứ 6 tại châu Á. Tuy nhiên bên cạnh những
lợi ích to lớn đem lại, mạng xã hội cũng được ví như “con dao hai lưỡi” tiềm ẩn những hiểm họa khó lường
đối với thanh thiếu niên - đây là một trong những lứa tuổi sử dụng mạng xã hội nhiều nhất. Với đặc tính là
những người trẻ tuổi ưa khám phá và muốn thể hiện bản thân nhưng lại thiếu kinh nghiệm, kiến thức, dễ tin
tưởng vào những thông tin, chia sẻ của người xung quanh. Chính vì vậy, họ là những người dễ bị “đầu độc”
bởi các thông tin giả trên mạng xã hội, từ đó ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi không đúng đắn.
1. Tổng quan về tin giả trên mạng xã hội
1.1 . Khái niệm mạng xã hội
Theo nhà xã hội học Laura Garton, “khi một mạng máy tính kết nối mọi người hoặc các cá nhân tổ chức
lại với nhau thì đó chính là mạng xã hội”. Như vậy, mạng xã hội là một tập hợp người hoặc các tổ chức hoặc
các thực thể xã hội khác được kết nối với nhau thông qua mạng Internet.
1.2. Khái niệm tin giả
Theo nhóm tác giả tại Đại học Stanford, Đại học New York, Cục Nghiên cứu Kinh tế quốc Gia, Hoa Kỳ, tin
giả là một thuật ngữ được sử dụng để đề cập các câu chuyện tin tức không mang tính trào phúng, không có thật
trong thực tế nhưng lại được tin là đúng, có nguồn gốc trực tuyến hoặc trên các phương tiện truyền thông truyền
thống.
Theo Website của Thư viện Đại học Michigan, tin giả là những bài đăng sai sự thật: bản thân câu chuyện
là bịa đặt, không có sự kiện, nguồn xác minh. Đôi khi những câu chuyện này có thể là nội dung tuyên truyền
được cố ý tạo ra để đánh lừa người đọc hoặc có thể được thiết kế như một “chiêu trò gây chú ý”.
Tóm lại, tin giả là thuật ngữ chỉ những thông tin không có thật, hoàn toàn bịa đặt và không thể kiểm
chứng được, được lan truyền một cách vô tình hoặc với chủ ý nhằm che giấu sự thật và tác động mạnh mẽ
đến dư luận.
1.3. Nguyên nhân hình thành tin giả
Thứ nhất, do nhiều cá nhân/tổ chức muốn tạo sự chú ý để trở thành tâm điểm trong mắt người khác. Nhu
cầu được quan tâm, tung hô...trên mạng xã hội trở nên vô cùng quan trọng đối họ. Họ tung tin giả chỉ để được
những lượt tương tác khủng, nhằm chứng minh giá trị của mình.
Thứ hai, do nhiều người tung tin giả có chủ đích, nhằm gây mất trật tự, an ninh xã hội, kích động người
dân. Nhiều tổ chức phản động cài cắm trên mạng xã hội lợi dụng sự hiếu kỳ của nhiều người để tung tin thất
thiệt nhằm mục đích chống phá Đảng và Nhà nước.
Thứ ba, do trình độ nhận thức hạn chế của người tung tin giả, thường ở độ tuổi thanh thiếu niên. Họ có
sở thích phao tin đồn nhảm, chỉ cho vui nhưng không hề biết hành vi của mình có thể bị xử phạt hành chính,
thậm chí là hình sự.
1.4. Nguyên nhân lan truyền tin giả trên mạng xã hội
Thứ nhất, do sự thiếu cẩn trọng của người đưa tin trên các phương tiện truyền thông. Thời gian qua,
nhiều cơ quan báo chí ở Việt Nam đã bị phạt do đăng tin giả (lấy nguồn từ mạng xã hội hoặc các tờ báo khác).
Sự dễ dàng trong việc sao chép, lấy tin bài của nhau, cẩu thả trong khâu kiểm chứng dẫn đến tình trạng báo
chí vô tình hay hữu ý đã trở thành nguồn “tiếp tay” cho các tin giả.
Thứ hai, do sự hiếu kỳ ngây thơ của một bộ phận công chúng khi tiếp nhận thông tin. Tin giả thường
mang nội dung gây sốc, đánh vào tâm lý tò mò của công chúng. Trong khi đó tỷ lệ công chúng “thông hiểu
truyền thông” còn thấp. (“Thông hiểu truyền thông” là thuật ngữ chỉ kỹ năng tiếp cận, đánh giá để hiểu rõ
thông tin từ báo đài và mạng xã hội). Đa phần công chúng tiếp cận tin tức do thị hiếu nhu cầu, mang tâm lý
cả tin nên thường tin vào những thông tin mà mình đọc được.
Thứ ba, do sự phát triển mạnh mẽ của Internet. Trong số các trang mạng xã hội thì Facebook là trang có
84 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

số lượng người dùng ở Việt Nam rất lớn. Với sự tương tác cao và tốc độ lan truyền thông tin nhanh, người
dùng sử dụng nó như một công cụ để nắm bắt thông tin, bày tỏ về mọi vấn đề, lĩnh vực trong đời sống của cá
nhân cũng như người khác. Không ít người coi mạng xã hội là nơi để bày tỏ bức xúc của mình và nhiều lúc
gây ra những phiền phức không đáng có. Đó là điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân mang mục đích xấu
lợi dụng nhằm lan truyền tin giả.
2. Thực trạng tin giả trên mạng xã hội và tác động của nó đến công chúng
2.1. Thực trạng tin giả trên mạng xã hội
Trong thời gian vừa qua, các đối tượng xấu đã lợi dụng những trang mạng xã hội nổi tiếng có số lượng
người sử dụng lớn như Facebook, Tiktok, Youtube... để phát tán tin giả được diễn ra ngày càng tinh vi, phức
tạp theo chiều hướng gia tăng. Theo thông tin từ Bộ Công an, tính đến tháng 10 năm 2022, lực lượng công
an đã khởi tố, điều tra 537 vụ phạm tội trên không gian mạng, tăng 144% so với năm 2021. Với các hành vi
đăng tải thông tin sai sự thật trên các trang thông tin điện tử, các cơ quan chức năng đã khởi tố 63 vụ với 68
bị can, xử phạt hành chính 45 đối tượng. Các tin giả đã gây ra những hậu quả không hề nhỏ đó là làm suy
giảm niềm tin của công chúng vào truyền thông của đất nước nói chung và báo chí nói riêng, khiến cho công
chúng không xác định được đâu là những nguồn tin đáng tin cậy để tiếp nhận... Đáng lưu ý, trong điều kiện
các thế lực thù địch, cơ hội, phản động đang triệt để lợi dụng internet và mạng xã hội để tiến hành “diễn biến
hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam, điều này không chỉ làm gia tăng số lượng tin giả mà tính nguy
hại của nó cũng tăng lên… Hiện nay, tin giả xuất hiện với nội dung ở mọi lĩnh vực của xã hội, nhưng chủ yếu
xuất hiện nhất ở trên ba lĩnh vực: chính trị, y tế và sức khỏe, giáo dục.
Thứ nhất, tin giả về chính trị
Lợi dụng sự phát triển của Internet và mạng xã hội, các đối tượng xấu đã đăng tin xuyên tạc, bịa đặt,
ý đồ kích động chống Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp, gây rối loạn về thông tin… Thủ đoạn phổ biến
là tạo lập các tài khoản mạng xã hội mạo danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước, người đứng đầu chính quyền các
cấp; chỉnh sửa các thông số kỹ thuật của tập tin thời gian để đăng tải tin giả, tin sai sự thật nhằm dẫn dắt dư
luận; lợi dụng các sự kiện "nóng", các "vấn đề thu hút sự quan tâm của xã hội" để tạo dựng thông tin giả mạo,
đánh lừa dư luận. Theo điều tra lực lượng an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã
phát hiện gần 400 trang mạng, tài khoản mạng xã hội (trên nền tảng Facebook, Youtube, Zalo, Tiktok,
Instagram…) giả mạo, sử dụng tên, hình ảnh, ký hiệu, biểu tượng của lực lượng Công an nhân dân để thực
hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Không những thế, một số tổ chức, hội nhóm phản động như Việt Tân, Hội anh em dân chủ... đã đưa
ra nhiều bài viết, hình ảnh, video có nội dung xuyên tạc, sai trái. Điển hình là vụ việc đăng tải thông tin sai
sự thật về “nữ sinh bị hiếp dâm và nhảy lầu tự tử tại Trường Quân sự Quân khu 7”. Mặc dù nguyên nhân là
do xích mích giữa sinh viên do nghi ngờ lấy trộm số tiền 1,4 triệu đồng của nhau dẫn tới một sinh viên có
biểu hiện khóc, la hét, tâm lý bị kích động mạnh. Nhưng khi clip được đăng tải lên các mạng xã hội, các đối
tượng phản động đăng tải, cập nhật tin giả, kêu gọi cung cấp bằng chứng, bình luận đẩy lên mức độ phức tạp,
tạo thành một chiến dịch "truyền thông bẩn", xuyên tạc vu khống, xúc phạm nhân phẩm, danh dự cá nhân
liên quan, hạ thấp uy tín, hình ảnh, phẩm chất tốt đẹp của Quân đội nói chung và lực lượng vũ trang Quân
khu 7 nói riêng.
Chính trị không những là vấn đề nhạy cảm và quan trọng mật thiết với một quốc gia mà nó còn ảnh
hưởng đến niềm tin của nhân dân với Nhà nước, với Đảng. Việc kiểm soát triệt để những vấn nạn tin giả
trong lĩnh vực này là vô cùng quan trọng, cần được nghiêm túc soi xét và hành động.
Thứ hai, tin giả về y tế và sức khỏe
Ngày này, với sự phát triển của công nghệ, nhiều lĩnh vực vì thế mà đã được số hóa và ngành y tế
cũng không nằm ngoài xu thế đó. Việc tiếp nhận những thông tin không chính xác trong ngành y tế ngày càng
trở nên phổ biến. Nếu tin theo các thông tin giả mạo này, con người có thể bị dụ dỗ vào việc thực hiện một
số biện pháp chăm sóc sức khoẻ sai lầm, dẫn đến tổn hại sức khỏe nghiêm trọng. Tình trạng tiền mất tật mang
do tin tưởng các thông tin, quảng cáo trên mạng là không hề ít. Tư tưởng “chữa bệnh truyền miệng”, tin mù
quáng vào mẹo vặt dân gian với những phương pháp chữa trị phản khoa học vẫn còn tồn tại. Thời gian vừa
qua, các cơ quan chức năng tại Việt Nam đã phát hiện, xử lý theo từng mức độ khác nhau hàng trăm trường
hợp là cá nhân phát tán các tin giả liên quan đến những lĩnh vực trên, không chỉ đối với hành vi đăng tải, tung
tin giả mà đối với cả hành vi chia sẻ lại tin giả. Có thể nói, dịch Covid-19 xuất hiện đã tạo ra một “đại dịch
tin giả” lớn chưa từng thấy, thậm chí, “virus tin giả” còn được đánh giá là nguy hiểm hơn cả virus Covid-19.
Theo thống kê của Bộ công an, từ khi dịch xuất hiện, trên không gian mạng Việt Nam đã có hơn 900.000
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 85

thông tin liên quan, trong đó có rất nhiều tin bài, nội dung chưa được kiểm chứng, xuyên tạc, sai sự thật, kích
động về tình hình dịch bệnh. Những bài viết có thể bị xúi giục hoặc dựa vào suy nghĩ mang tính cá nhân để
nêu lên việc thiếu niềm tin vào Chính phủ và các kênh truyền thông. Họ cũng có thể cố tình đưa tin giả nhằm
mục đích làm tổn hại đến hình ảnh của đất nước.
Thứ ba, tin giả về giáo dục
Hằng năm, trước mỗi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia, những thông tin giả mạo lan
truyền trên mạng xã hội với các nội dung như đề xuất phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT theo hình
thức tự luận; đề xuất đưa tác phẩm văn học ngoài chương trình vào thi; các trường đại học đồng loạt thi
riêng… lại một lần nữa xuất hiện. Trên thực tế, đây là những thông tin chưa được kiểm chứng, không có căn
cứ, nhưng thu hút nhiều sự quan tâm, bình luận và chia sẻ...; gây hoang mang cho học sinh, phụ huynh học
sinh. Hay trong giai đoạn diễn ra đại dịch Covid 19 và thực hiện giãn cách xã hội, tình trạng làm giả các văn
bản về việc cho học sinh nghỉ học đã phát tán rất nhiều trên mạng xã hội Facebook. Cụ thể, về việc một em
học sinh tại tỉnh Quảng Nam đã làm giả văn bản cho nghỉ học của tỉnh rồi gửi riêng cho bạn bè lên nhóm chat
trong lớp với mục đích đùa vui. Sau đó, văn bản bị người khác chia sẻ đi nhiều nơi và gây ảnh hưởng xấu đến
xã hội và tinh thần của các em học sinh, sinh viên, phụ huynh.
2.2. Tác động của tin giả đến công chúng
2.2.1. Tác động đến tâm lí
Một là, tin giả có thể gây ra sự hoang mang, lo lắng và sợ hãi cho người đọc, đặc biệt là những người
trẻ. Tin giả thường mang tính chất gây sốc, xáo trộn tình cảm của người đọc và đôi khi khiến họ hoang mang
và bị ảnh hưởng tâm lý. Tin giả còn có thể gây ra sự hoang mang và bất ổn trong mối quan hệ của người trẻ,
khi những thông tin sai lệch này dẫn đến tranh cãi và xung đột trong gia đình, trong cộng đồng hoặc giữa các
quốc gia.
Hai là, tin giả có thể dẫn đến sự suy giảm niềm tin và lòng tin tưởng của công chúng đối với các nguồn
tin tức chính thống. Khi người trẻ bị phân tâm và mất lòng tin vào thông tin đến từ các nguồn tin tức chính
thống, họ có thể trở nên khó tin tưởng và khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin đúng đắn. Điều này có thể
gây ra một vòng lặp tiêu cực, khi người đọc không còn tin tưởng vào các nguồn tin chính thống, họ dễ dàng
tin vào các thông tin sai lệch khác. Khi người trẻ tin vào những tin tức không chính xác, họ có thể bị khuất
phục và dẫn đến sự chia rẽ về quan điểm, giá trị xã hội. Điều này có thể gây ra một loạt các vấn đề bao gồm
kỳ thị giới tính, phân biệt chủng tộc, tôn giáo và dẫn đến những hậu quả tiêu cực cho xã hội.
2.2.2. Tác động đến hành vi
Thứ nhất, tin giả có thể thúc đẩy người đọc đưa ra các quyết định sai lầm dẫn đến những hành động bạo
lực. Khi người trẻ tin vào những tin tức không chính xác, họ có thể trở nên dễ bị kích động và dùng hành
động trước trước khi họ kịp suy nghĩ hay phân tích xem nội dung thông tin đó có đúng hay không làm tăng
nguy cơ gây tổn hại cho chính họ và cho người khác.
Thứ hai, tin giả có thể dẫn đến sự suy giảm về sức khỏe tâm lý và thể chất của người trẻ. Tin giả đưa ra
những thông tin sai lệch liên quan đến sức khỏe và bệnh tật, khiến người trẻ dễ bị hoang mang và cảm thấy
lo lắng về sức khỏe của mình. Điều này có thể dẫn đến những hành vi không lành mạnh, chẳng hạn như tăng
cường việc tự cách ly hoặc sử dụng các loại thuốc không an toàn.
3. Một số đề xuất và khuyến nghị nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của tin giả trên mạng xã hội
đối với giới trẻ ở Việt Nam hiện nay
3.1. Đối với cơ quan nhà nước
Thứ nhất, nhà nước và các cơ quan chức năng cần nhanh chóng tiếp tục hoàn thiện đồng bộ hệ thống văn
bản pháp luật về an ninh mạng với các điều khoản cụ thể, sát thực, phù hợp với biến động của truyền thông.
Thứ hai, cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường và chủ động kiểm soát thông tin người dùng đưa lên
mạng xã hội thông qua các phương tiện kỹ thuật. Với thực trạng tin giả hoặc thông tin xấu độc được tán phát
quá nhanh thì nhu cầu có một phần mềm có khả năng hiểu ngôn ngữ và tự động can thiệp làm loãng kịp thời
các chủ đề nhạy cảm theo hướng tiêu cực là điều vô cùng cần thiết.
3.2. Đối với các công ty cung cấp nền tảng dịch vụ mạng xã hội
Một là, các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội cần có trách nhiệm tuân thủ quy định về Luật an ninh
mạng của mỗi quốc gia; có trách nhiệm xây dựng môi trường không gian mạng văn minh, lành mạnh, an
toàn.
Hai là, tăng cường sự cởi mở và hợp tác của các nhà cung cấp nền tảng truyền thông xã hội và sự hợp tác
với các cơ quan liên quan trong việc giải quyết vấn đề tin giả. Tiếp tục yêu cầu các công cụ tìm kiếm như:
86 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

Facebook, YouTube, Google cam kết và thực hiện các biện pháp nhằm chống lại thông tin giả được chia sẻ trên
các nền tảng của mình.
3.3. Đối với cơ quan báo chí và nhà báo
Một là, duy trì nguyên tắc sự thật của báo chí. Nguyên tắc sự thật là phải đưa tin tức một cách công bằng
và khách quan. Bên cạnh cạnh đó, các nguyên tắc tác nghiệp gắn với đạo đức, trách nhiệm công dân của nhà
báo cần phải được đẩy mạnh.
Hai là, bổ sung kiến thức cho công chúng là điều cần thiết và đây cũng là một chức năng của báo chí.
Các trang báo có thể xây dựng fanpage trên mạng xã hội, chủ động đưa ra thông tin chính thống, khách quan,
chú trọng yếu tố cân đối thông tin tươi sáng, tích cực của báo chí để người dùng mạng đọc, like, chia sẻ nhằm
phát tán thông tin tốt, đẩy lùi tác hại của tin giả, tin xấu trên mạng xã hội.
3.4. Đối với giới trẻ - người tiếp nhận thông tin
Thứ nhất, người đọc không nên tin ngay mà cần kiểm tra chéo trên các báo chí chính thống. Độc giả cần
như xem xét thông tin có khách quan, đa chiều không hay chỉ một chiều, viết theo chủ quan của người viết?
Các thông tin đưa ra có bằng chứng không, được đơn vị nào có thẩm quyền thẩm định không?
Thứ hai, để có thể tạo được khả năng miễn dịch đủ mạnh, đủ lớn trong cộng đồng, mỗi ngườidân tham
gia mạng xã hội cần có ý thức trách nhiệm với chính bản thân, với cộng đồng xã hội, có hiểu biết về pháp
luật, xây dựng được ý thức cảnh giác với tin giả, luôn thận trọng trong việc đưa và tiếp nhận thông tin, chia
sẻ, bình luận, luôn coi trọng nguyên tắc và chuẩn mực văn hoá, đạo đức khi tham gia và tiếp nhận thông tin
trên không gian mạng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1].https://thanhnien.vn/phat-hien-400-trang-mang-xa-hoi-gia-mao-cong-an-de-lua-dao-cau-like-
1851524958.htm
[2]. https://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/kiem-soat-va-giam-thieu-tac-hai-xa-hoi-cua-tin-gia.html
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 87

TÁC ĐỘNG CỦA THÔNG TIN XẤU, ĐỘC TRÊN MẠNG XÃ HỘI ĐẾN
THANH THIẾU NIÊN Ở VIỆT NAM
Nguyễn Ngọc Anh - CQ58/21.06, Nguyễn Diệu Anh - CQ58/21.02
Hiện nay, mạng xã hội (MXH) là một phần không nhỏ trong cuộc sống của thanh thiếu niên Việt Nam.
Theo thống kê, Việt Nam là quốc gia xếp thứ 16 trên thế giới về tỷ lệ người dân sử dụng Internet và xếp thứ
6 trong 10 quốc gia có lượng người dùng TikTok lớn nhất thế giới với khoảng 49,9 triệu người dùng, bên
cạnh đó nằm trong top 10 nước có lượng người dùng Facebook và Youtube cao nhất. Điều này dẫn đến việc
thanh thiếu niên ngày càng có nhiều cơ hội tiếp cận với thế giới thông tin vô cùng rộng lớn, cùng lúc có thể
tiếp cận với nhiều hệ tư tưởng và giá trị sống khác nhau. Tuy nhiên, MXH tiềm ẩn hiểm họa khó lường. Tâm
lý chung của thanh thiếu niên thường ưa khám phá, muốn học hỏi thế giới xung quanh và muốn thể hiện bản
thân, do đó họ có thể dễ dàng “bị đầu độc” bởi các thông tin xấu, độc trên mạng xã hội, đặc biệt khi họ chưa
nhận thức đầy đủ về các vấn đề chính trị - xã hội. Chính vì vậy MXH được ví như “con dao hai lưỡi”, thanh
thiếu niên cần làm chủ MXH cũng như làm chủ việc tiếp cận thông tin xấu, độc.
1. Thông tin xấu, độc là gì?
Tin xấu, độc là những thông tin bịa đặt, giả mạo, xuyên tạc sự thật, lẫn lộn đúng sai, thật giả; hoặc có
một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu. Tin xấu, độc thường có mục đích gây rối loạn, gây sự
chú ý hoặc “giật tít”, nhằm tấn công, phỉ báng hoặc xúc phạm, gây thiệt hại đến cá nhân, tổ chức nào đó, vi
phạm chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục, …Một số thông tin độc hại có tính chất tội phạm
như: lừa đảo trên mạng, đánh cắp thông tin, mật khẩu, tán phát vi-rút… Bên cạnh đó, một số thông tin sai trái
như: xuyên tạc sự thật lịch sử, chống phá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, bịa đặt, vu
cáo, nói xấu các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, gây chia rẽ đoàn kết nội bộ,...
2. Một số dạng thông tin xấu, độc hiện đang lưu hành trên mạng xã hội
Một số dạng thông tin xấu, độc hiện đang lưu hành trên mạng xã hội ở nước ta là:
(1) Thông tin chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng và cách mạng Việt Nam, phủ định chủ nghĩa Mác
- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh;
(2) Xuyên tạc đường lối xây dựng CNXH, bảo vệ Tổ quốc và đường lối đối ngoại của Đảng, phủ nhận
những thành tựu của sự nghiệp đổi mới;
(3) Xuyên tạc lịch sử dân tộc, đặc biệt là lịch sử các cuộc kháng chiến và các cuộc chiến tranh bảo vệ
Tổ quốc của nhân dân Việt Nam;
(4) Xuyên tạc thân thế và công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phủ nhận đóng góp to lớn của Người đối
với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam; Vu cáo, bôi nhọ, giả mạo các đồng chí lãnh đạo cao
cấp của Đảng, Nhà nước, tướng lĩnh trong quân đội;
(5) Kích động sự phân hóa, ly khai, phá hoại sự thống nhất quốc gia và dân tộc, gây chia rẽ đoàn kết,
thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”nội bộ;
(6) Truyền bá lối sống ích kỷ vụ lợi, xa hoa, trụy lạc, bạo lực và thù hận đối với cá nhân và tổ chức;
(7) Phá hoại bản sắc văn hóa dân tộc, tuyên truyền và áp đặt các giá trị văn hóa và lối sống phương Tây;
(8) Lừa đảo trên mạng, đánh cắp thông tin, mật khẩu, phát tán virus…
Và nhiều hình thức khác …
3. Tác động của thông tin xấu, độc trên mạng xã hội đến thanh thiếu niên Việt Nam
Thông tin xấu, độc trên MXH có thể có những tác động tiêu cực đến thanh thiếu niên Việt Nam, bao gồm:
Thứ nhất: Tác động đến nhận thức của thanh, thiếu niên về chủ trương, đường lối của Đảng và chính
sách, pháp luật của Nhà nước.
Thực tế cho thấy, thanh thiếu niên là nhóm người rất nhạy cảm, dễ bị lôi kéo và kích động. Vì vậy, các
thế lực phản động trong và ngoài nước luôn xem thanh thiếu niên là đối tượng đặc biệt để thực hiện những
âm mưu “diễn biến hòa bình”. Chúng tận dụng sự phát triển và phổ biến của Internet để phát tán tài liệu có
nội dung phản động, phát tán những thông tin xấu độc, ấn phẩm văn hóa đồi trụy mọi nơi, mọi lúc, dần dần
“chuyển hóa” giới trẻ nhằm tạo ra một thế hệ trẻ sống theo chủ nghĩa thực dụng, vụ lợi, vị kỷ, có thái độ hoài
nghi về lịch sử và vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Các thế lực phản động lợi dụng cái gọi là “tự do”,
“dân chủ”, “nhân quyền”, tập trung vào học sinh, sinh viên nhằm mục đích “tẩy não” và chuyển hóa tư tưởng,
đạo đức của thanh thiếu niên, dẫn tới quá trình “tự diễn biến” ở thanh thiếu niên. Bằng những thủ đoạn tinh
vi, các thế lực phản động trong và ngoài nước đang thực hiện ý đồ “chiến thắng không cần chiến tranh”. Nếu
không có những biện pháp kịp thời ngăn chặn những thông tin xấu độc, chúng sẽ tác động tiêu cực đến tư
tưởng và làm giảm lòng tin của thế hệ trẻ đối với Đảng và Nhà nước.
88 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

Các thế lực phản động đã lập ra hàng trăm tài khoản giả mạo, bịa đặt và phát tán nhiều thông tin sai lệch,
xúc phạm chế độ, xoáy sâu vào những tiêu cực trong xã hội nhằm kích động giới trẻ tỏ thái độ bất mãn với đời
sống xã hội và sự phát triển của đất nước. Từ những thông tin đó, một số người đã bị kích động, thông qua
MXH để nêu quan điểm dân chủ tư sản, nói xấu chế độ, vu cáo, soi mói nhằm hạ thấp uy tín, danh dự của lãnh
đạo Đảng, Nhà nước. Nếu không giải quyết kịp thời những vấn đề đó trong những người trẻ, sẽ tạo ra lệch lạc
trong suy nghĩ và hành động, gây hậu quả hết sức khó lường.
Trong những năm 90 của thế kỷ trước, Liên Xô đã chứng kiến những biến động về chính trị dẫn đến Đảng Cộng
sản mất dần vai trò lãnh đạo đất nước. Các thế lực chống phá từ trong và ngoài nước đã làm suy thoái sự tồn tại của
Đoàn Thanh niên Cộng sản Côm-xô-môn, từ một tổ chức chính trị đội hậu bị của Đảng Cộng sản, dần phát triển
thành hiệp hội các doanh nghiệp, rồi chuyển hóa về tư tưởng chính trị và cuối cùng biến mất khỏi vũ đài chính trị của
đất nước. Tương tự, đội thiếu niên và nhi đồng cũng chịu cùng số phận, với thanh thiếu niên mất phương hướng và
bị "phi chính trị hóa" theo kịch bản của các thế lực thù địch. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc ngăn chặn
thông tin xấu, độc trên MXH để bảo vệ tư tưởng và lòng tin của thanh niên đối với Đảng, Nhà nước.
Thứ hai: Thông tin xấu, độc là tin giả, các phát ngôn thù ghét, nói xấu, phỉ báng, bịa đặt, kỳ thị dân tộc, tôn
giáo, kỳ thị giới tính, các hành vi gây hấn, tấn công trên mạng,… làm khủng hoảng đời sống thanh thiếu niên.
Theo thống kê, một bộ phận người dùng MXH Việt Nam có xu hướng quan tâm, thích (like), chia sẻ (share)
thông tin giật gân, tiêu cực hơn thông tin tích cực. Nhiều người cho rằng mạng xã hội là ảo, vì vậy họ không
phải chịu trách nhiệm về những phát ngôn và hành vi của mình trên mạng. Sự kết hợp của tâm lý này cùng các
công cụ thu hút người dùng của các trang mạng truyền thông và sự hạn chế trong quản lý của các cơ quan chức
năng làm cho việc phát tán thông tin xấu, độc trở nên dễ dàng và nguy hiểm hơn.
Theo những nghiên cứu gần đây, hiện tượng tin giả, các phát ngôn thù ghét, nói xấu, phỉ báng, bịa đặt,
kỳ thị giới tính, dân tộc, tôn giáo, các hành vi gây hấn, tấn công trên mạng,… đang trở nên đáng báo động.
Những hành vi lệch lạc này có thể gây khủng hoảng đời sống cá nhân, không may, một số cá nhân đã lựa
chọn cái chết để thoát khỏi áp lực.
Tháng 6/2013, nữ sinh lớp 12 ở Đà Nẵng uống thuốc an thần tự tử vì nguyên nhân nữ sinh này bị trang
fanpage viết bài vu khống để thóa mạ, bôi nhọ trên facebook, dân mạng đã a dua chỉ trích, xúc phạm thậm tệ.
Cũng trong tháng 6/2013, một nữ sinh ở Thạch Thất, Hà Nội vừa tốt nghiệp lớp 12 uống thuốc cỏ tự tử vì bị
bạn cùng lớp ghép ảnh chân dung vào tấm ảnh quảng cáo cô gái mặc áo rộng cổ rồi tung lên Facebook; các
thành viên MXH đã giễu cợt, thậm chí miệt thị khiến nữ sinh uất ức tìm đến cái chết. Tháng 9/2016, nam sinh
Yên Bái thắt cổ tự tử vì xấu hổ, khi clip mình bị nhóm thanh niên đánh, bắt quỳ lan truyền trên MXH.
Trong những năm qua, nhiều trường hợp tự tử vì bị bôi nhọ, bị ném đá tập thể trên mạng xã hội. Điểm
chung giữa những sự việc đau lòng trên chính là nạn nhân phải chịu áp lực quá khủng khiếp từ dư luận, đặc
biệt là từ các trang MXH. Những cư dân mạng thiếu trách nhiệm với những thông tin họ chia sẻ và những lời
bình luận của họ đã vô tình tiếp thêm nỗi đau cho nạn nhân và để lại những hậu quả khôn lường…
Thứ ba: Những thông tin xấu, độc tác động, làm lệch lạc về hành vi, nhân cách sống của thanh thiếu
niên, dẫn tới hậu quả khó lường, thậm chí là vi phạm pháp luật.
Thế giới quan, tính cách của không ít bạn trẻ đang dần bị thay đổi, định hướng bởi các trang MXH và
các thông tin xấu, độc. Khi nhấn nút thích (like), theo dõi (follow), trang MXH của các nhân đó sẽ lập tức
được giới thiệu những nội dung tương tự. Thế giới mạng của các bạn trẻ sẽ chỉ còn được tiếp cận với những
góc nhìn, quan điểm hạn chế, một chiều. Trên mạng hiện nay có vô số thông tin, hình ảnh với nội dung xấu,
độc xuất hiện trên các trang MXH cá nhân, tác động, làm lệch lạc về hành vi, nhân cách sống của thanh thiếu
niên, dẫn tới các hậu quả khó lường.
Gần đây, các hội nhóm muốn tự tử nhan nhản xuất hiện trên facebook như “Hội những người muốn tự
tử”, “Cộng đồng những người bị trầm cảm, rối loạn lo âu, muốn tự tử” … Qua những nội dung đăng tải trên
các hội nhóm, do lối sống và các đặc điểm xã hội đã tạo nhiều áp lực vô hình đặc biệt là đến thế hệ trẻ, những
người có tâm lý non trẻ, bản lĩnh yếu kém. Thay vì lên các hội nhóm tích cực để nhận được sự động viên,
đồng cảm, lời khuyên, họ lại tìm đến những nơi truyền bá lối sống tiêu cực, độc hại, thậm chí là những cách
tự tử nhẹ nhàng, thoải mái. Việc cổ súy hay xúi giục người khác tự sát là một hành vi có dấu hiệu hình sự,
làm lệch lạc suy nghĩ và lối sống của bộ phận giới trẻ hiện nay.
Hiện nay, hiện tượng thanh, thiếu niên phạm tội do tác động từ phim ảnh bạo lực đang có chiều hướng
gia tăng tại Việt Nam và trên thế giới. Với nhiều đối tượng xấu, MXH là nơi giúp họ có cơ hội “thu nạp đệ
tử”, “phô trương thanh thế”. Thậm chí, đã có người trong số này còn cộng tác với một số ca sĩ, nghệ sĩ cùng
thực hiện các dự án phim, sản phẩm âm nhạc ca ngợi cuộc đời lưu manh, giang hồ, tù tội… Ở chiều ngược
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 89

lại, đã có một bộ phận khán thính giả công khai bày tỏ nguyện vọng được “các anh chị lớn” thu nạp, thành
đệ tử, tay sai trong các băng nhóm, tổ chức xã hội đen. Có trường hợp lên mạng để kêu gọi đua xe trái phép,
sử dụng ma túy tổng hợp, thậm chí hướng dẫn học sinh, sinh viên sản xuất và sử dụng súng tự chế. Đây là
những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Đáng lo ngại, một bộ phận các bạn trẻ vẫn ra sức cổ súy cho
những hiện tượng này mà không biết rằng mình đang “nuôi dưỡng” tình trạng sai lệch chuẩn mực xã hội và
vi phạm pháp luật.
Một thực trạng nữa trên Internet, mạng xã hội và trên các trang thông tin điện tử, để tăng tính hấp dẫn
đối cho độc giả, tần suất xuất hiện của các bài viết về các vụ án, hiện tượng lệch lạc được đăng tải khá nhiều;
tiêu đề được “giật tít” thậm chí thay đổi khác hẳn nội dung thông tin; diễn biến sự việc và hành vi thực hiện
được mô tả chi tiết. Như vậy, thay vì đạt được mục đích cảnh báo và định hướng dư luận xã hội, cách đưa
thông tin này đã tạo nên hệ quả ngược, trở thành công cụ “câu view” và là “cơ hội” để người trẻ bắt chước
theo hành vi đó.
Thứ tư: Thông tin xấu, độc làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm sinh lý của thanh thiếu niên.
Thông tin xấu, độc trên các trang mạng xã hội có tính hấp dẫn và lôi cuốn, rất dễ làm cho người dùng bị
rơi vào “biển thông tin” hỗn loạn. Điều này khiến cho thanh thiếu niên sao nhãng việc học hành, giảm năng
suất lao động, có tinh thần uể oải, sa sút, đắm chìm vào thế giới ảo trong đời sống thực. Đây được xem là tác
nhân làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm sinh lý của giới trẻ.
Theo thông tin từ Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 tại TP. Biên Hòa, trong 3 năm qua, mỗi năm bệnh viện
tiếp nhận và điều trị ngoại trú cho khoảng 30 ca mắc hội chứng “nghiện” internet nói chung và mạng xã hội nói
riêng. Những bệnh nhân này phần lớn ở độ tuổi từ 13-25, sử dụng Internet và mạng xã hội từ 8-10 giờ/ngày, và có
những trường hợp “lướt mạng” thâu đêm suốt sáng. Biểu hiện thường thấy ở họ là bỏ bê công việc, trầm cảm,
sống thu mình, hạn chế giao tiếp với bên ngoài, ít ăn, ngủ kém, có triệu chứng rối loạn vận động, hay cáu gắt, phản
ứng thái quá khi bị “tước” mất máy tính, điện thoại thông minh hay bị cắt nguồn internet, wifi…
Thứ năm: Thông tin xấu, độc làm ảnh hưởng đến quan hệ gia đình và xã hội của thanh thiếu niên.
Ngoài những tác động đã nêu trên, thông tin xấu, độc trên MXH có thể gây ra những hệ quả nghiêm
trọng đối với thanh thiếu niên, đặc biệt về mặt tâm lý xã hội.
Việc tiếp cận các thông tin xấu, độc trên mạng cũng có thể gây ra sự phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn
giáo, gây bất đồng quan điểm. Trong nhiều trường hợp, thông tin xấu, độc trên MXH có thể dẫn đến các tranh
cãi, xung đột gay gắt giữa các luồng ý kiến trái chiều; giữa bạn bè, người thân, thậm chí cả những người xa
lạ trong xã hội. Việc truyền tải những tin xấu, độc, bịa đặt, xuyên tạc có thể gây những rạn nứt trong quan hệ
xã hội, tạo ra nhiều tranh chấp trong cộng đồng. Thông tin xấu, độc có thể làm cho thanh thiếu niên cảm thấy
xa lánh, bị cô lập vì nó thường tạo ra sự không hòa nhập và đồng cảm với người khác. Điều này có thể dẫn
đến các vấn đề trong quan hệ gia đình và xã hội của thanh thiếu niên.
Đối với xã hội, việc thanh thiếu niên tiếp nhận thông tin giả mạo và độc hại có thể gây ra những ảnh
hưởng xấu đến trật tự an ninh trật tự, gây lo ngại và đánh mất lòng tin của công chúng đối với các cơ quan
chức năng và nhà nước.
Vì vậy, cần có những giải pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực của thông tin xấu, độc trên mạng xã hội
đến thanh thiếu niên, bằng cách tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức về an toàn mạng, đưa ra những
hướng dẫn cụ thể cho thanh thiếu niên về cách sử dụng mạng xã hội một cách lành mạnh và có ích. Ngoài ra,
cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các bậc phụ huynh, nhà trường và cơ quan chức năng để đảm bảo an toàn cho
thanh thiếu niên trong quá trình sử dụng mạng xã hội.
Mạng xã hội là một “mặt trận” ngày càng phức tạp, mở rộng mà các thế lực thù địch lợi dụng để thúc
đẩy chiến lược “diễn biến hòa bình” ở Việt Nam. Thông tin xấu độc trên không gian mạng tác động tiêu cực
đến tình hình, tư tưởng, dư luận xã hội, tiếp tay cho quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” làm giảm sút
lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là đối với giới trẻ. Do đó,
cần có giải pháp giúp thanh thiếu niên “đề kháng” trước thông tin xấu, độc trên mạng xã hội góp phần làm
thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; đồng thời giúp thanh thiếu niên có định hướng
đúng đắn, không bị ảnh hưởng sai lệch về hành vi, nhân cách sống và có thế giới tinh thần lành mạnh hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. http://congan.kontum.gov.vn/an-ninh-trat-tu/chong-dien-bien-hoa-binh-/tac-dong-cua-thong-tin-
xau-doc-tren-mang-xa-hoi-den-thanh-thieu-nien-o-viet-nam.html
[2]. http://lamson.tpthanhhoa.thanhhoa.gov.vn/web/trang-chu/tin-tuc-su-kien/tin-hoat-dong/thong-tin-
xau-doc-tren-mang-xa-hoi-va-trach-nhiem-cua-moi-cong-dan.html
90 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

TÁC ĐỘNG CỦA TIN GIẢ, TIN SAI SỰ THẬT ĐẾN AN NINH - KINH TẾ
Th.S. Phan Thị Xuân - Khoa Ngoại ngữ, Nguyễn Phương Thảo - CQ58/51.01
Lã Thanh Trúc - CQ58/51.03, Nguyễn Minh Phương - CQ59/51.05
Phùng Thị Quỳnh Anh - CQ60/51.05, Kiều Thị Ngọc Lương - CQ60/51.06
Tóm tắt: Trong kỷ nguyên 4.0, Mạng xã hội được xem là "vũ khí" lợi hại giúp dễ dàng kết nối và truyền
tải thông tin dù ở bất kỳ đâu… Chính vì thế, thời gian qua có nhiều cá nhân đã lợi dụng điều này để đăng tải
những thông tin không đúng sự thật, tung những tin đồn gây hoang mang dư luận. Bài viết này được thực
hiện nhằm mục đích làm rõ các tác động của tin giả đến an ninh - kinh tế và tìm ra những biện pháp phòng
tránh tin giả, tin sai sự thật.
Từ khóa: Tin giả, tác động an ninh - kinh tế, biện pháp phòng tránh
1. Đặt vấn đề
Với sự phát triển của công nghệ, ứng dụng linh hoạt các đổi mới, cải tiến vào quá trình học tập, làm việc
đặc biệt là trao đổi, học tập và làm việc trên các nền tảng mạng, tận dụng tối đa các nguồn, các kênh thông tin.
Nắm được những thuận lợi đó, một số phần tử, bộ phận phản động đã trực tiếp, gián tiếp đưa những nội dung trái
với thuần phong mỹ tục, có ảnh hưởng xấu đến nhận thức, thái độ sống, đặc biệt là đưa các tin sai lệch, tin giả,
tin độc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, an ninh không chỉ địa phương mà còn gây ảnh hưởng cả trên
nhiều phương diện. Nhận được tầm quan trọng của những ảnh hưởng tiêu cực đó đến an ninh, kinh tế, nhóm tác
giả đã thực hiện nghiên cứu đề tài: “Tác động của tin giả, tin sai sự thật đến an ninh - kinh tế”.
2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được đề tài này, nhóm nghiên cứu đã thu thập từ hai nguồn thông tin chính: Nguồn thông
tin thứ cấp và thông tin sơ cấp.
- Thông tin sơ cấp: Quan sát từ môi trường xung quanh, từ địa phương sinh sống đến xung quanh môi
trường Học viện Tài chính, tiến hành phỏng vấn; từ đó phân tích ảnh hưởng dựa trên nhận thức của CBGV.
- Thông tin thứ cấp: Tham khảo từ các bài báo, nghiên cứu trước đó của các tác giả. Tổng hợp đánh giá
dựa trên các nghiên cứu, báo cáo tổng hợp.
3. Cơ sở lý thuyết
3.1. Khái niệm, dấu hiệu nhận biết tin giả, tin sai sự thật
Tin giả, tin sai sự thật là những thông tin bịa đặt, bóp méo sự thật, xuyên tạc vấn đề, “đổi trắng, thay
đen”, làm lẫn lộn đúng sai, thật giả; hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, phân tích
và định hướng dư luận bằng luận điệu sai trái, thù địch.
Một số thông tin chưa được kiểm chứng, thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức; một số
thông tin có những ngôn từ thô tục nội dung phản cảm, thậm chí soi mói, bình phẩm chủ quan chuyện đời tư
của người khác, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhiều cá nhân, gây bức xúc trong dư luận xã hội; vi phạm
chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục; kích động đồi trụy, bạo lực, bôi nhọ đời tư, vu khống…
3.2. Dấu hiệu nhận biết tin giả, tin sai sự thật
Để nhận diện tin giả, chúng ta có thể tham khảo một số nội dung sau:
Một là, kiểm tra, xem xét nguồn tin. Để nhận được những thông tin chính xác, chúng ta nên theo dõi tin
tức trên truyền hình hoặc những trang báo uy tín. Các trang website của báo chính thống thường có tên miền
.vn và có thông tin đầy đủ của cơ quan báo chí tại chân trang. Tin tức được truyền tải trên những kênh này
đã qua nhiều vòng kiểm duyệt.
Hai là, kiểm chứng nguồn tin. Với mỗi thông tin đăng tải trên báo chí hay trên mạng xã hội, chúng ta
vẫn cần kiểm chứng xem thông tin chính xác không bằng cách: đọc và tìm hiểu nguồn tin đó có được cung
cấp bởi người có thẩm quyền, đúng chức năng, được phép phát ngôn cung cấp thông tin hay không.
Ba là, kiểm tra lại thông tin, hình ảnh minh họa. Tin giả không chỉ là những dòng chữ viết, mà đôi khi,
còn là các hình ảnh. Người dùng mạng xã hội luôn nghĩ, hình ảnh là minh chứng rõ ràng nhất, và tin ngay
những thông tin trong hình ảnh đó. Nhưng thực sự, những hình ảnh có thể bị làm giả, bị cắt ghép, chỉnh sửa
theo từng dụng ý khác nhau của người đăng tải thông tin.
Hình ảnh sử dụng trong bài viết đa phần là ảnh trên mạng hoặc được chỉnh sửa cho phù hợp với nội dung
nguồn tin. Cần kiểm tra xem ảnh có tồn tại trên không gian mạng thông qua tính năng “Search Google for image”.
Bốn là, hỏi ý kiến chuyên gia và các cơ quan chức năng đáng tin cậy. Bản thân người dùng mạng xã hội nói
nhận thấy nguồn tin đó không đáng tin cậy, khó kiểm chứng thì có thể hỏi ý kiến những chuyên gia, những người có
kinh nghiệm trong việc xác thực tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng. Hoặc có thể gửi thông tin mà bản thân
cảm thấy nghi ngờ vào các trang website, mạng xã hội của các cơ quan chức năng, đặc biệt là Cơ quan Công an.
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 91

3.3. Phân loại tin giả, tin sai sự thật


Một số dạng thông tin xấu, độc hiện đang lưu hành trên mạng xã hội ở nước ta là:
(1) Thông tin chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng và cách mạng Việt Nam, hòng phủ định chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
(2) Xuyên tạc đường lối xây dựng CNXH, đường lối bảo vệ Tổ quốc và đường lối đối ngoại của Đảng
ta, phủ nhận những thành tựu của sự nghiệp đổi mới;
(3) Xuyên tạc lịch sử dân tộc, nhất là lịch sử các cuộc kháng chiến, các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta;
(4) Xuyên tạc thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phủ nhận công lao to lớn của Người đối
với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta; Vu cáo, bôi nhọ, giả mạo các đồng chí lãnh đạo cao cấp
của Đảng, Nhà nước, tướng lĩnh trong quân đội;
(5) Kích động xu hướng ly khai, phá hoại sự thống nhất quốc gia, dân tộc, gây chia rẽ đoàn kết nội bộ,
thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ;
(6) Truyền bá lối sống ích kỷ vụ lợi, xa hoa, trụy lạc, bạo lực và thù hận (hate speech) đối với cá nhân và tổ chức;
(7) Phá hoại bản sắc văn hóa dân tộc, tuyên truyền, áp đặt các giá trị văn hóa và lối sống phương Tây;
(8) Lừa đảo trên mạng, đánh cắp thông tin, mật khẩu, phát tán virus...
4. Thực trạng tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng
Tin giả, xấu độc trên không gian mạng là một vấn đề đáng báo động và đang diễn ra rất phức tạp, theo
chiều hướng gia tăng.
Ở Việt Nam, thống kê Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cho thấy,
từ khi Covid 19 xuất hiện thì trên không gian mạng Việt Nam cũng như toàn cầu đã có hơn 900.000 thông
tin liên quan tới tình hình dịch bệnh (Kiemsat.vn, 2020). Theo Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, chỉ hơn 2
tháng, công an các đơn vị, địa phương, công an các đơn vị, địa phương trong cả nước đã xác minh, làm việc
với gần 700 trường hợp đưa tin sai sự thật; có hơn 300 đối tượng trong nước tung tin giả về dịch Covid-19
trên không gian mạng bị cơ quan chức năng xử (Kiemsatvn, 2020).
Trong những năm gần đây, tin giả có xu hướng tăng nhanh và được thể hiện dưới nhiều hình thức khác
nhau, thậm chí bắt chước văn phong, hình thức báo chí dẫn tới người dùng khó phân biệt hơn. Đặc biệt trong
bối cảnh dịch bệnh Covid -19, sự phổ biến của tin giả không chỉ dẫn đến tâm lí hoang mang người dân nói
chung mà còn ảnh hưởng tới tâm lý và học tập của sinh viên nói riêng.
- Kênh tiếp cận tin giả: Nghiên cứu cũng cho thấy sinh viên nhận được các thông tin như chủ đề tin giả
chủ yếu từ nguồn mạng xã hội khác như Zalo, Twitter, instagram chiếm tỉ lệ khá cao 43%. Nguồn tiếp cận
tin giả còn được sinh viên đồng ý và nhấn mạnh thông qua kênh người thân 53%; bạn bè 44,4%.
- Phản ứng với tin giả: Kết quả trong nghiên cứu khi phân tích giá trị trung bình cho thấy phần lớn phản
ứng của sinh viên về tin giả ở mức trung bình, cảm thấy bình thường khi nằm trong khoảng 2,61-3,40. Cụ
thể, kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên đồng ý và rất đồng ý với phản ứng cảm thấy bình thường chiếm tỉ
lệ cao nhất 37,2%; tiếp đến là cảm thấy hoang mang 37%; không ảnh hưởng cá nhân 34,5%; cảm thấy lo
lắng, bất an 31,5% và cảm thấy mất niềm tin 28,4% (Theo VJE Tạp chí giáo dục 2022).
5. Tác động của tin giả, tin sai sự thật đến an ninh - kinh tế
5.1. Tác động của tin giả, tin sai sự thật đến an ninh
Trong kỷ nguyên 4.0, với sự phát triển của mạng internet, tốc độ lan truyền của tin giả cũng từ đó tăng
lên theo cấp số nhân và để lại hậu quả ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là về an ninh. Ở Việt Nam, tin giả
xuất hiện ngày càng nhiều và không biết từ khi nào đã trở thành một phần trong xã hội. Tin giả không chỉ tác
động tới một số cá nhân, tới một nhóm người mà tệ hơn nữa, những thông tin xuyên tạc, bóp méo sự thật
ngày nay còn nhắm vào Đảng, Nhà nước, vào Chính phủ, các cấp chính quyền khiến mất trật tự an an ninh
xã hội, gây bất ổn chính trị, ảnh hưởng tới cả một đất nước. Các thế lực phản động, thù địch và cơ hội chính
trị thường xuyên có các bài viết xuyên tạc, kích động, chống phá, nhằm gây mất ổn định nước ta.
Điển hình là giữa lúc cả nước chung tay cùng đồng bào miền Trung, lại có những người lợi dụng sự lo lắng của
cộng đồng để tung tin thất thiệt, câu like, câu view trên mạng xã hội. Ví dụ như thông tin người mẹ ôm con dưới bùn
trong vụ sạt lở tại Quảng Trị thu hút hàng trăm lượt chia sẻ trên Facebook nhưng lại là thông tin sai sự thật.
Thực tế, hình ảnh trên bắt nguồn từ một câu chuyện ở Trung Quốc. Một trận động đất mạnh 6,1 độ
richter đã xảy ra vào ngày 30/8/2008 tại Tứ Xuyên, trong lúc tìm kiếm nạn nhân, các nhân viên cứu hộ tìm
thấy thi thể 2 mẹ con bị chôn vùi dưới lớp đất. Hình ảnh người mẹ ôm con trước thời khắc sinh tử trở nên
phổ biến, một số người đã tái hiện nó bằng những bức tượng.
Đây không phải lần đầu tin giả về thảm họa tại miền Trung xuất hiện. Ngày 19/10, Internet lan truyền
92 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

thông tin về việc cơ quan khí tượng Nhật Bản dự báo bão số 8 có khả năng mạnh lên cấp 17 (cấp siêu bão)
và đổ bộ vào các tỉnh miền Trung. Thông tin được đăng tải trên các fanpage có hàng chục nghìn người theo
dõi, khiến nhiều người hết sức hoang mang. Tuy nhiên theo ông Trần Quang Năng, Trưởng phòng Dự báo
Thời tiết (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia), cho biết thông tin này hoàn toàn sai. Lúc 4h
sáng 20/10, đài khí tượng Nhật Bản dự báo áp thấp nhiệt đới (đã mạnh thành bão Saudel sáng cùng ngày) chỉ
có thể đạt cường độ mạnh nhất là 60 kts (tương đương 108 km/h, cấp 11).

Hình ảnh 1. Hình ảnh mẹ ôm con tại Quảng Trị do tài khoản Luan Nguyen đăng tải là sai sự thật
5.2. Tác động của tin giả, tin sai sự thật đến kinh tế
Thời gian qua có nhiều cá nhân đã lợi dụng điều này để đăng tải những thông tin không đúng sự thật,
tung những tin đồn gây hoang mang dư luận. Sự việc người dân đồng loạt đi rút tiền gửi tiết kiệm tại ngân
hàng SCB trong mấy ngày qua là một minh chứng điển hình.
Đối tượng Nguyễn Kiên Q. (sinh năm 1982, trú tại TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam) đã sử dụng tài khoản cá
nhân đăng tải trên mạng xã hội, bình luận thông tin thất thiệt tạo tâm lý bất an khiến hàng loạt người dân
đồng loạt rút tiền tại các ngân hàng (chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là ngân hàng SCB). Đây là hành vi vi phạm
pháp luật. Công an tỉnh Hà Nam đang củng cố hồ sơ để xử lý nghiêm theo quy định.
Từ đầu năm tới nay, chỉ số chứng khoán VN-Index đã giảm hơn 31%, rơi vào top giảm sâu hàng đầu thế
giới, không ít lần thị trường còn bị rớt do tin đồn. Đặng Như Q., có lượng lớn người theo dõi bị khởi tố vì các
bài viết trên Facebook hàm ý về một số cá nhân đại diện các công ty đang niêm yết trên sàn chứng khoán sắp
bị xử lý hình sự; gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán, làm thiệt hại về kinh tế, uy tín của tổ
chức, cá nhân và nhà đầu tư.
Tin giả nguy hại đến mức, người phát ngôn Bộ Công an phải lên tiếng phủ nhận việc cấm xuất cảnh đối
với một doanh nhân tại phiên họp báo Chính phủ. Có những tin giả làm nhà đầu tư và doanh nghiệp thiệt hại
hàng chục, hàng trăm tỷ đồng.
Ngoài việc tung tin sai sự thật thì nhiều đối tượng còn mạo danh các chương trình lớn, những kênh truyền
thông uy tín quốc gia, kể cả mạo danh các chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam để tung tin đồn sai sự
thật về các doanh nghiệp, các ngân hàng... gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động doanh nghiệp, tác động tiêu cực
tới thị trường, gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho người dân và các nhà đầu tư.
Mạo danh cơ quan, tổ chức thậm chí là mạo danh cả cổng thông tin của chính quyền. Lập các fanpage
giả mạo các chương trình tài chính, kinh tế của Đài Truyền hình Việt Nam để đăng tải thông tin xấu độc như
bắt lãnh đạo doanh nghiệp hay ngân hàng vỡ nợ. Chủ những website, Fanpage này đã dùng đủ mọi thủ đoạn,
thông tin để gây nhiễu loạn thị trường, gây bất ổn tới tâm lý nhà đầu tư và người dân.
Kết luận
Tin giả, tin sai sự thật là một vấn đề tưởng chừng như đơn giản nhưng nó lại đang khiến nhiều quốc gia
phải đau đầu trong công cuộc xử lý. Tin giả đã và đang gây ra những ảnh hưởng tiêu cực về cả an ninh - kinh
tế, làm mất uy tín, danh dự của các cá nhân, tổ chức. Tin giả như một virus nguy hiểm, độc hại, khiến cho hệ
miễn dịch về tinh thần và tâm hồn bị tàn phá bởi nó khiến mọi người hoang mang, lo lắng, sợ hãi Mỗi chúng
ta cần nhận diện, loại bỏ tin giả, tin sau sự thật, góp phần xây dựng hệ thống thông tin “sạch và hữu ích”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. “Các nước mạnh tay phòng chống tin giả” - Báo Trà Vinh 15/04/2022
[2]. “Xử lý nghiêm hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật trên mạng xã hội”
- Cổng thông tin điện tử bộ Công an
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 93

IMPACT OF FAKE NEWS ON THE NETWORK IN VIETNAM


Pham Hong Anh - CQ59/21.07CLC
Vietnam is one of the nations with the most internet users in the world, with 72.1 million users, according
to the We are Social survey from 2022. The public has more opportunities to be exposed to a wealth of
knowledge thanks to the growing diversity of the media, which includes books, newspapers, magazines, radio,
and television, as well as the strong development of social networks. However, in addition to the useful
advantages of social media, the issue of fake news and false news continues to exist in a variety of intricate and
pervasive forms. The content of fake news and false news in cyberspace ranges from politics to the economy to
culture to society. The sharing of several fabricated, objectionable, unverified pieces of information has outraged
the public.
Concept and classification of fake news in cyberspace
The term “fake news” originated in the 1890s (Merriam-Webter dictionary, 2018) and for a century the
term has been used to refer to the falsehoods of news printed in newspapers. The definitions of fake news
have changed throughout the years to meet the times, and more contemporary definitions have been presented
that more accurately reflect the difficulties that people currently confront.
According to the Cambridge Dictionary: “Fake news is false stories that appear to be news, spread on
the internet or using other media, usually created to influence political views or as a joke”.
The European Union (EU) defines fake news as verifiably false or misleading information that is
produced, presented, and disseminated with the goal to deceive the public or generate a financial gain, public
revelation and possibly harming the community (Disinformation and Fake news final report in 2019).
According to the Ministry of Information and Communications of Vietnam, fake news in cyberspace is
defined as follows based on international definitions and effective state management: “Fake news is untrue
information that is purposefully posted, disseminated for illegal purposes, misleading readers and viewers, or
information that is partly true but not entirely accurate because it has been exaggerated, implied, or verified.
It typically takes the form of news and is primarily disseminated on social media.”
Due to its numerous and diverse formats, forms, and aims, the sorts of fake news have not yet been
consolidated. Yet, other studies continue to attempt to categorize fake news in order to give the public a
complete picture and raise awareness of fake news that appears in newspapers and on social media.
The author of the research article "False news," Kalsnes, categorized fake news into five groups. The
first is a fabrication, which refers to news that has been made up to mislead readers and sway public opinion.
One of the best examples of this kind of fake news is the false information that spread during the 2016 US
presidential election. The second is news satire and news parody. This news are edited solely for fun,
parodying politicians or celebrities, but because of the style of mainstream news, it is simple to mislead
readers into believing that the news is real and serious. Websites are the most typical source of satire that
people would encounter while doing research. The Onion is the most well-known satirical news source.
Although The Onion appears to be a legitimate news source, all of its parody articles are false. One recent
headline read, "NASA Launches First Cordless Satellite," for instance. The third is manipulation, which is
the widespread dissemination of misleading and fraudulent news with the goal of swaying public opinion.
The fourth category is advertising, which refers to news reports that combine legitimate material with
unreliable, uncontrolled data for commercial goals. Fourth, propaganda is the term for biased, prejudicial,
and one-sided news based on various political viewpoints. Because it is difficult for the public to tell whether
the material is accurate or not, this kind of fake news makes the public easily susceptible to deception.
Impact of fake news on the Network
Impact on the economy: False news and false rumors can have a significant negative influence on the
economy, cause people to lose faith in important institutions, and harm a company's reputation, honor, and
brand image. Even the quick transmission of erroneous information can undermine the economy's stability
during delicate times.
For instance, the VN-Index experienced the largest single-year slump in history in 2022, dropping more
than 31%, and numerous times the market was affected by rumors. Dang Nhu Q., who has a sizable following,
was prosecuted for her Facebook posts that suggested some employees of publicly traded companies were
about to face criminal charges. These posts had a negative impact on the stock market, which in turn hurt
businesses, people, and investors' reputations.
Impact on national security: because fake news is created using "hot and sensitive" topics, these
94 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

unconventional news sources leave people perplexed, skeptical, and losing faith in all levels of government
and leadership, consequently having a variety of effects on national security. The major goals of people who
disseminate false information are to stir up social unrest and to challenge the government and the system.
Particularly at times of significant national events like the Party Congress, Central Conference, and National
Assembly meeting, the number of false political reports has sharply increased and aroused readers' curiosity.
In order to improve their credibility, these individuals frequently use a portion of information from reliable
sources, which they then mix with unverified information to mislead and seduce credulous individuals. They
will emphasize the shortfalls, constraints, and vulnerabilities in the direction and administration of the
government with "sensitive" problems, which are watched and followed by the general public.
In the period of 2021-2022, the Ministry of Information and Communications and the Departments of
Information and Communications has issued 591 administrative penalties for individuals and organizations
that spread fake and untrue information to a total amount of more than 6.1 billion. In 2021 alone, Vietnam
recorded at least 200,000 fake, negative news and articles distorting the Government's Resolution 128 as a
"comprehensive failure"; that workers are not supported; fabricated the Ministry of Health to "force" children
to vaccinate in order to gain illicit profits...
Impact on people's trust in information in the official press: A significant quantity of fake news
circulates on social networks in the digital age, which has an impact on people’s faith in information from
the official press by making them less likely to believe what they read in traditional newspapers and making
them more skeptical of social media platforms. It is now simple to spoof and replicate well-known news
organizations because of modern technology tools and messaging platforms. People can spread fake news in
the form of articles or video clips by editing an individual's image into a real-life context, turning the product
into a seemingly real story, and spreading them on social media platforms.
In recent years, Facebook and Youtube have continuously appeared with false clips or short
advertisements, sophisticatedly integrated, even blatantly cutting videos with the guidance of the
broadcaster's MC. Some advertisements also use images of illustrious academics and physicians to
incorporate collages and professional names. In order to profit from any actual sales, the subjects also invested
in preparing reports to promote cosmetics, functional foods, and fake herbal remedies. They also hired
persons to pose as VTV presenters and attached the VTV mark to their impersonations. Most businesses
target people who are in their mid-50s, have medical issues, and are under-informed.
As a result, people progressively lose trust in reliable information sources, which overshadows the
function of the press and mainstream media.
Impact on public health: Less research have proven that misleading information has a significant
impact on human health, particularly during disease outbreaks, despite numerous studies proving the ability
of false information to influence financial markets or corrupt political processes. Professor Paul Hunter, a
Covid-19 expert from the University of East Anglia's Norwich Medical School, expressed his concern about
this concerning trend: "People are more likely to share false information on social media than information
from other trustworthy sources, such as Public Health England or the World Health Organization. Online
"information bubbles" are where people tend to engage more, and incorrect information is frequently spread
more regularly than official information.
Dr. Julii Brainard's research indicates that blocking false information and fake news on social media can
save a lot of lives. Research has specifically shown that a 10% decrease in the rate of false advice from the
total number of advice in circulation (assuming the number of false advice out of the total number of
recommendations is 50% will reduce it to 40%) can improve the epidemic situation, making the 20% of the
population who do not share or believe the wrong advice also have the same positive effect.
As soon as the Covid pandemic broke out in February 2020, information about the epidemic flooded
social media sites like Facebook, Instagram, and Tiktok. However, the majority of the information was
incorrect or fake news. The director-general of WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, has referred to this as
an infodemic, which is short for "information pandemic," and fake news as a "second disease" that coexists
with Covid - 19. In Vietnam, most of the news about the COVID-19 epidemic is fake news, mainly about the
epidemic prevention and control measures of the Government and localities, the vaccine distribution policy;
calling for self-treatment and diagnosis at home, not following the instructions of the Ministry of Health;
called for hoarding food, food, medical supplies... Due to their panic, people have made poor judgments that
have negatively impacted both their own health and the health of those around them. The Department of
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 95

Cyber Security and High-Tech Crime Prevention alone summoned more than 1,800 people in cooperation
with local police in the years 2020-2021, prosecuted and dealt with 21 criminals, fined 466 people for
administrative violations, and contributed more than 5 billion dong to the state budget. In just the fourth
epidemic, they have collaborated to identify and deal with 82 people administratively, one person criminally
in Ho Chi Minh City, and more people legally.
How to recognize fake news on social networks?
Consider the source and the author of the article: When it comes to the source, users should be
cautious of information that comes from unverified websites, accounts, or groups with few friends in
common. The most reliable information sources to aid consumers in comparing widely available social
network information are television news, official and respectable newspapers, with clear origins, and branded
government institutions.
Verify information, illustrations, and links: One of the most prevalent types of fake news on social
media takes the shape of images or attaching phony links that have nothing to do with the content of the
article. Highly skilled offenders frequently modify and crop fake photographs to match fraudulent material.
As a result, readers must verify that the image is accurate and genuine, that the link matches the article's
content, and that the link is credible and clear.
Read the entire article and seek for inconsistencies and areas of doubt: most fake news is based on
actual events, stories, or news, but it includes fictitious content in the most crucial parts to influence the
thinking of credulous readers. With "sensational" titles, capitalized with prominent symbols to attract and
attract readers' curiosity. Read the article's content carefully and sift the material to determine whether it is
accurate or merely a joke or the poster's joke. The boundary between false information and amusing jokes for
entertainment is very blurry, so readers must carefully research the source and author of the piece. Readers
should use caution and attention when acquiring information from articles that do not include character
names, locations, specific spaces...
Before clicking the button to publish something on social networks, experts advise social network users to
consult official sources of information and be able to independently verify that information. Reduce the likelihood
of falling for fake news tricks.
Compared to information from the mainstream media, experts, or authorities: People can use news
and articles with comparable material on official and credible information sites for comparison while using
unclear and unreliable sources. It is feasible to consult subject matter specialists or people with experience in
verifying false information and untruths in cyberspace if the information is difficult to verify. If information
is found that appears to be in violation of the law, it must be reported right once to the appropriate authorities
for action.
Users of social networks should be very careful when selecting the content they publish. It is important to
think about whether chatting, commenting, and sharing particular information would benefit friends and the
community. To ensure that friends and family have access to correct and beneficial information, only legitimate
material should be given. Negative information, particularly that which is unclear and unreliable and has a
detrimental effect on readers' psyche and thought processes, should never be shared.
Responsibilities of Government, organizations, and individuals in Cyberspace
Responsibilities of government
Promote propaganda, education, and orientation to raise awareness for officials, party members, and
people about malicious information on social networks; encouraging the building of a healthy cultural
environment in agencies, units, schools, organizations and enterprises in order to gradually form
"psychological immunity" to rumors among the people with a strong knowledge base resistant to all kinds of
malicious, false, untrue rumors.
Pay more attention to high-tech crimes in the new situation by deploying technology applications,
establishing defense systems to proactively and improve crime prevention efficiency; promptly equipped with
specialized software and technical means to serve the prevention and combat of crimes using high technology.
It is necessary to focus on researching and supplementing in time the regulations on criminal acts,
evidence, and preventive measures... in the Penal Code, Criminal Procedure Code, Law on Electronic
Transactions, Law Handling administrative violations, the Ordinance on E-commerce,... in accordance with
the characteristics and requirements of the fight against fake news crimes.
State management agencies need to step up the development, implementation and completion of
96 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

databases and the use of electronic identity cards to manage information and users on the Internet.
Responsibilities of Internet and social network users
Comply with the provisions of the law such as the Cybersecurity Law 2018; Law on Information
Technology 2017; Law on Cyberinformation Security 2015; Decrees guiding the implementation of the Law
on Cybersecurity. For example, according to Article 8 (Law on Cybersecurity), Article 5 (Decree No.
72/2013/ND-CP) stipulates that users do not provide, store, distribute, use false or libelous information,
lowering the reputation of individuals and organizations.
Respect and implement the codes of conduct on cyberspace issued by competent authorities with the aim
of building ethical standards of behavior and conduct on social networks for people when using social
networking services, such as: Code of Conduct on social networks issued by the Ministry of Information and
Communications; rules for using social networks by Vietnamese journalists; Code of conduct for people
operating in the field of art promulgated by the Ministry of Culture, Sports and Tourism.
In addition, in the case of using domestic or cross-border social networking platforms, users need to
follow the individual community standards of each social network.
Responsibilities of the service provider
According to government laws and decrees such as the 2018 Law on Cybersecurity; Law on Information
Technology 2017; Law on Cyberinformation Security 2015; Decrees guiding the implementation of the Law
on Cybersecurity, Decree No. 72/2013/ND-CP, service providers have the following responsibilities:
Not to supply, post, or transmit information that contains content that is against state laws, and to work
with the appropriate state management organizations to take down or prohibit the publication of information
with illegal content upon request. bridge
Take steps to safeguard user privacy and personal information; educate users on their rights, obligations,
and hazards when storing, exchanging, and sharing information on networks.
Observe and put into practice the code of conduct for online behavior published by the appropriate
authorities
Fake news has emerged as an issue in the contemporary information boom, not just in Vietnam but also
internationally. It has varying degrees of impact in every sector, including the economics, politics, and social
security. The Vietnamese government is now working to stop the growth and transmission of fake news,
however, individuals and organizations should not be underestimated, let their vigilance be ignored by the
fact that fake news can affect anyone it targets.

REFERENCES
[1]. Penal Code 2015, amendments and supplements in 2017 - No. 01/ VBHN-VPQH dated 10/07/2017
of the Office of the National Assembly
[2]. Law on Cybersecurity 2018 - Law No. 24/2018/QH14 dated June 12, 2018 of the National Assembly
[3]. Decree No. 72/2013/ND-CP dated 15/7/2013 of the Government on management, provision and use
of Internet services and online information
[4]. Code of Conduct on social networks, issued together with Decision No. 874/QD-BTTTT dated June
17, 2021 of the Ministry of Information and Communications
[5]. Vietnam News Agency (2021), Strictly handle objects with fake information about Covid-19
epidemic.(:https://ncov.vnanet.vn/tin-tuc/xu-ly-nghiem-cac-doi-tuong-thong-tin-gia-ve-dich-covid-
19/9aa1a98f-c453-4c3d-bdee- 4f080947277e)
[6]. Website Department of Radio, Television and Electronic Information, (2018), How big is the impact
of fake news? (https://abei.gov.vn/vn/anh-huong-cua-tin-gia-lon-the-nao/106984)
[7]. Spark Magazine (2020), The epidemic is aggravated by fake news. (https://tiasang.com.vn/khoa-
hoc-cong-nghe/dich-benh-tram-trong-them-vi-tin-gia-23025/)
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 97

INFLUENCE OF FAKE NEWS ON THE INTERNET TO FFL STUDENTS: CURRENT


SITUATION AND SOLUTIONS
MA. Phan Thi Xuan, Faculty of Foreign Language
Pham Minh Duc, Bui Hoang An, Nguyen Duc Duy, CQ58/51.03
Abstract: The Internet has exploded in popularity with billions of users daily. It is convenient for people
to get updated and read trends, news, social problems, and so on,… However, the internet is also the place where
fake news is ramping up, ranging from bad rumours to political problems. This leads people to be confused,
question their true news, and change their view on the world and society, the offenders take advantage of the
internet to make the public believe in deceptions, lies, fake news, twisted views and redefine facts, truths, and
beliefs on everything in life. This paper studies the issue of fake news's influence on FFLers (Students from the
Faculty of Foreign Languages), to be more specific, how these students can distinguish between accurate and
false information and how fake news affect their decisions, opinions, and actions. Then, we wanted to know
how fake news can alter their viewpoints. Therefore, this research aims to research the impact of fake news on
FFLers and provide solutions to mitigate this problem.
Keywords: Fake news, students from the Faculty of Foreign Languages, solutions, FFLers, Academy
of Finance.
1. Introduction
The concept of fake news is about forging, creating, or fabricating stories, truths, or definitions to
mislead people to potentially change certain ideologies, beliefs, and truths. In the past, conventional news
was reported through newspapers, television, radio, … However, the internet was created, and new channels
and media began to merge. Websites, content channels, and social media were born. It has become more of
an effective tool to spread the news around at the tip of individual fingers. Nowadays, fake news is more
prevalent, it involves sharing online rumours, with millions of people present, sharing, and talking about
various topics, they have become the spreader of information. Although the authority is trying to debunk fake
news, the structure of online media enables anonymous individuals to distribute fake news more rapidly to
escape the supervision of professionals and governments. Millions of fake personalities were created online
to deliver fake and illegitimate news to the public, adding that many websites can’t control fake narratives
and stop the distribution of disinformation. Cyberspace, as a result, is filled with fake news. And in that
situation, Faculty of Foreign Languages is no exception, that is the reason why the researcher investigated
the study to illustrate and point out the influence of fake news on students at Faculty of Foreign Languages,
Academy of Finance with research topic: “The influence of fake news on the internet to FFL students:
current situation and solution.”
2. Methodology of the study
In order to collect information for the scientific research, the research team conducted an online survey
with students of the Faculty of Foreign Languages, Academy of Finance. The content of the survey focuses
on students' personal characteristics when accessing information, especially fake information. We sent the
survey to all students of the Faculty of Foreign Languages via Facebook to all classes and as a result, 407
students participated in the survey.
In addition, the research team applied the method of document analysis from articles and scientific
research works in prestigious journals and collected secondary data about students from the website of the
Academy of Finance and other research related the topic research.
Furthermore, the data collected from the survey is processed using Excel software with a simple
descriptive statistics method. All data collected from the documentary research method is used to present an
overview of the topic and is sent for the analysis process in the article.
3. Findings and discussion
3.1 Characteristics of participants
Currently, as the paper is written, it is March 2023, and the Faculty of Foreign Languages includes 4
courses currently studying at the Academy of Finance, including: CQ57, C58, CQ59, and CQ60. These are
students from Generation Z who have had fully abilities to access to technology and social media from an
early age, especially in the digital age. The total number of students in the faculty is about approximately 800
with 24 classes of administrative units. However, while the survey was conducted, only 407 students agreed
to participate, hence the percentage of students from the Faculty of Foreign Languages participating in the
survey responses is shown in Chart 1.
98 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

Figure 1. The percentage of participants take part in survey


0%

27% CQ57
35%
CQ58
CQ59
CQ60
38%

In fact, students from the Faculty of Foreign Languages, Academy of Finance are a group of students
who have a lot of access to news and information, most students don’t tend to spend a lot of time reading the
news (only 3%, which spend 12-15 hours), while more than half of students spend as little as 1-2 hours a day
(64%) on the news and roughly 1/3 of students (33%) spend almost a quarter of their day to catch the news.
Chart 2 below shows the amount of time FFLers use to read the news.
Figure 2. The amount of time spent to read news
3%

33% 1-2 hours


4-5 hours

64% 12-15 hours

3.2. FFL Students’ approach to fake news


Beginning of this part, we asked students a few questions that revolves around their daily news
encounter and what decisions they make when they see fake news or disinformation. Below is the chart
regarding where students experience fake news and the majority of students agree that fake news can be spread
everywhere from online to real life encounter. The most notably is 86.7% of students agree that social media
contains fake news, which is more than 74.2% students agreeing about private-owned news cover agency giving
fake news and more than half agree that in social activities, people can potentially spread fake news to others that
hasn’t been checked. This proves fake news spread is rapid, it has a deep root online, where regulations and
government’s intervention haven’t been efficient enough to sort out all of fake news.
Table 1. Where do students see fake news spread?
Where do students see fake news spread? Students agree (%)
1. Private newsletter, news sites and not from official government 74.2%
2. From people telling others 53.1%
3. Social media: Facebook, Instagram, Twitter…. 86.7%
In the next question, research team asked students what they would do after finding out the information is fake:
Table 2. What students do after finding out the information is fake?
What students do after finding out the information is fake Students’ answer (%)
1. Look for the motive behind the news 18.9%
2. Warn others about the news 50.6%
3. Report to authority to solve the problem 10.3%
4. Ignore 20.1%
It is clear that there are various solution to tackle the news, most students choose to warn people around
them (50.6%), which helps to stop the fake news from twisting facts to many people even if they haven’t
heard before. However, 20.1% of students choose to ignore the news completely, they know the information
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 99

is fake, they have nothing to do with it so they move on. 18.9% of students want to find the motive behind,
they tend to be on the researcher side, looking to solve the problem and more than 10% would report to
authority to ensure public’s safety. The research team after seeing the answers from students would like to
comment, many FFL students have various means to combat fake news and stop the spread, while some
would ignore and let the news spread, most would take actions to be more resilient to fake news.
3.3 Impact of fake news on FFL students
Figure 3. Social media platforms that students like to share their information

Others

Youtube

Instagram

Twitter

Facebook

0 50 100 150 200 250 300 350 400


Social media is one of the most visited sites on the internet, where fake information and counter-fake
information are happening on a daily basis. We asked the students which social media they were likely to
share the news on, the question spans multiple choice: Facebook, Twitter, Instagram, YouTube, or others.
Most students want to share on Facebook (348) while other websites receive less traffic from students: Twitter
(29), Instagram (121), YouTube (30), and others (28). For reference, the students are from Vietnam, where
the majority of social media users are Facebook user according to the active usage provided by Facebook.
This proves that the higher popularity a social media has, students are more likely to use that platform and
share information there.
Figure 4. The severity students think fake new cause
1.… 1…
11%

55.3%
31.4%

Very extreme Extreme More extreme Less extreme No

After we have witnessed the habit of sharing information among students, the research team asked how
severe fake information cause for students. The result was, more than half of the students said the consequence
is very severe (55.3%), followed by 31.4% that said it was severe, then 10.6% agreed it would be more severe
than less. While less than 3% disagree. After the answer, it is concluded that most students understand how
fake news can impact negatively individuals and societies.
Table 3. Suggested solution on how to deal with fake news online
Suggested solution on how to deal with fake news online Student agrees (%)
1. Always question the validity of the news, avoid being emotionally manipulated 50.9%
2. Approach the news through different perspective to give the most objective
42.8%
opinion possible on the matter
3. Read the news normally because fact-checking is a waste of time 2.7%
4. Consume the information and never do anything to affect others 3.7%
In the end of survey, we provided the solutions to combat fake news and collected students’ answer. The
results were about more than half of students (50.9%) believed that people should question all information
100 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

they receive and avoid emotion manipulation; 42.8% of students suggest that people should approach
information from different perspectives to give the most objective opinion possible; while less than 7%
believe in pacific approach: be less affected by news and not form any opinion henceforth. Regarding the
answer, the students take a more objective approach when receiving information, they tend to fact-check the
news and always look for credible information.
3.4 Solution
Fake news is a widespread problem that can have serious consequences in today's digital world, and it
is crucial for college students to be able to identify and handle it effectively. The following are suggestive
solutions that can help fight off fake news effectively on the internet:
For Academy of Finance:
The Academy of Finance has organized various events and training sessions to promote financial literacy and
educate students on how to identify and avoid financial scams and fake news related to finance. They have also
collaborated with media organizations to provide students with accurate financial news and information.
- Continue to organize training sessions, workshops, and seminars to equip students with the knowledge
and skills to identify and counter fake news.
- Collaborate with media organizations and social media platforms to promote accurate information and
fact-checking tools.
- Partner with other organizations, such as government agencies and NGOs, to maximize the impact of
their efforts in promoting media literacy and fighting against fake news.
For Ho Chi Minh Communist Youth Union and Vietnamese students Association:
- Youth Union: The Youth Union has launched several campaigns and seminars to raise awareness among
students about the dangers of fake news and how to identify and counter it. They have also collaborated with
social media platforms to promote fact-checking and flagging of false information.
- Student Association: The Student Association has organized various workshops and activities to
promote media literacy and critical thinking skills among students. They have also worked with local media
organizations to provide students with opportunities to learn about media production and journalism ethics.
For FFL students:
- Develop critical thinking skills: Critical thinking skills are essential to assess the credibility of
information sources. Students should learn how to evaluate and question the validity of information based on
its source, context, and evidence.
- Check multiple sources: Students should consult multiple sources to verify the authenticity of news
stories. They should look for reputable news organizations and cross-reference the information presented in
different articles. For instance, if a story appears only on one website, it may be a sign of a fake news story.
- Educate on media literacy: Students should educate themselves on media literacy, including the
techniques used to manipulate news stories and the psychology behind fake news. They should be aware of
how algorithms and social media platforms can create filter bubbles that reinforce their own biases.
- Discuss with others: Students should discuss news stories with their peers and professors to get different
perspectives and avoid being trapped in echo chambers. They should be open to different viewpoints and
engage in constructive debates.
4. Conclusion
It is no doubt fake news is a serious problem that threatens society and the economy. It is crucial to
fending off fake news to protect facts, beliefs, and securities. Therefore, it is crucial for the Youth Union to
educate students and the public about the dangers of fake news and the importance of fact-checking before
sharing news on social media. Additionally, using online media platforms to tackle fake news and enhance
media literacy to prevent its spread is more effective as more people are using the internet.
REFERENCES
[1] https://link.springer.com/article/10.1007/s10796-022-10242-z
[2] ORIGINAL RESEARCH article| Front. Phys., 26 April 2022|Sec. Social Physics|Volume 10 -
https://doi.org/10.3389/fphy.2022.833385:
https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fphy.2022.833385/full
[3] https://www.philiagroup.com/vietnamese-people-like-using-facebook/
[4] SCIENCE|VOLUME 359|ISSUE 6380|9 MAR 2018: The science of fake news, The spread of true
and false news online.
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 101

NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TỪ QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRÊN INTERNET,
MẠNG XÃ HỘI ĐẾN SINH VIÊN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP
ThS Phan Thị Xuân - Khoa Ngoại Ngữ
Đoàn Văn Trung - CQ57/51.06
Tóm tắt: Đấu tranh với những quan điểm sai trái thù địch, bảo vệ Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, chủ trương,
đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước là nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết. Hiện nay, các thế
lực thù địch dùng mọi cách nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh-nền tảng của chủ nghĩa xã hội, xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, với
các hình thức ngày càng tinh vi, trong đó có việc lợi dụng internet và mạng xã hội.
Do đó, việc nhận diện, đấu tranh, bác bỏ những quan điểm sai trái, thù địch là không chỉ là nhiệm vụ
quan trọng để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, củng cố lòng tin của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân,
nhất là lớp trẻ với Đảng mà còn là củng cố và khẳng định Học viện Tài chính cũng góp phần vào quá trình giảm
thiểu những tác động tiêu cực từ các quan điểm sai trái, thù địch của các thế lực phản động, rèn luyện cho cán bộ
giảng viên và sinh viên tác phong, tư tưởng rõ ràng, kiên định trong mọi tình huống.
Từ khóa: tác động tiêu cực, quan điểm sai trái, thù địch, internet, mạng xã hội, thế hệ trẻ, sinh viên Học
viện Tài chính
1. Đặt vấn đề
Sự phát triển của mạng xã hội cùng sự sử dụng không gian mạng chống phá cách mạng Việt Nam của
một số thế lực thù địch ảnh hưởng đến hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh ngăn chặn
các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và
mạnh đối với hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, công tác ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù
địch trên mạng xã hội ở Việt Nam, gây nhiều thách thức cho những người cung cấp thông tin, khai thác mạng
xã hội hiện nay.
Tất cả những yếu tố trên có tác động rất lớn với sinh viên Học viện Tài chính trong quá trình hội nhập,
giao thoa các nguồn thông tin trê mạng xã hội ( MXH), không gian mạng (KGM). Chính vì thế, nghiên cứu
“Những tác động tiêu cực từ quan điểm sai trái, thù địch trên internet, mạng xã hội đến sinh viên Học viện
Tài chính hiện nay thực trạng, giải pháp” được thực hiện để tìm ra các giải pháp giúp giảm thiểu, ngăn chặn
những tác động tiêu cực của những quan điểm sai trái, thù địch trên internet, mạng xã hội.
2. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu tham khảo các bài nghiên trước đó, nghiên cứu các chủ trương, chính sách của Đảng,
chủ trương pháp luật của Nhà nước về an toàn thông tin trên mạng. Nghiên cứu tình hình thực tế tại Học viện
Tài chính thông qua phương pháp khảo sát sinh viên các khóa đang học tập tại Học viện để đưa ra những
phán đoán, nghiên cứu và nhận định.
3. Thực trạng những tác động tiêu cực từ quan điểm sai trái, thù địch trên internet, mạng xã hội
đến sinh viên Tài chính
Nhận thức của sinh viên Học viện Tài chính về các nguồn tin, về tin giả, tin xấu, tin độc, những quan
điểm thù địch, những quan điểm sai trái, thu địch trên MXH được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 1: Nhận thức của sinh viên Học viện Tài chính về những quan điểm sai trái, thù địch trên MXH
TT Nội dung tiêu chí Tỷ lệ (%)
1 Những quan điểm, thông tin sai trái, thù địch, bịa đặt, bóp méo, xuyên tạc sự thật, lẫn lộn đúng sai 91,1
Có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, thông tin chưa được kiểm chứng
2 70,2
gây ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức
Thông tin có những ngôn từ thô tục, nội dung phản cảm soi mói, xúc phạm danh dự, nhân
3 phẩm cá nhân, vi phạm chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mĩ tục; kích động đồi 79,8
trụy, bạo lực
Thông tin tuyên truyền, luận điệu xuyên tạc về nền tảng tư tưởng của Đảng, chế độ XHCN, bôi
4 75,6
nhọ lãnh tụ, nói xấu cán bộ, đưa các tin thất thiệt về kinh tế đối ngoại, quốc phòng, an ninh
Các thế lực thù địch là “tất cả những ai, cá nhân, tổ chức, nhà nước hay phi chính phủ, hợp pháp hay bất
hợp pháp, ở trong nước hay ở ngoài nước, người Việt Nam hay người nước ngoài... với mục đích chống Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hoạt động chống phá ta trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị đều
là thành phần của các thế lực thù địch” (1). Nhận diện các thế lực thù địch, nhận rõ tầm quan trọng của việc
đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch trong thời kỳ mới, Đại hội XII (2016) của Đảng xác định
một trong những phương hướng, nhiệm vụ của công tác xây dựng Đảng là phải tăng cường đấu tranh làm
102 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

thất bại mọi âm mưu, hoạt động "diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; chủ động ngăn chặn, phản bác
các thông tin, quan điểm xuyên tạc, sai trái, thù địch. Nghị quyết HNTƯ 4 khóa XII (30-10-2016) của Đảng
“về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” đã đề ra mục tiêu: “Nhận thức sâu sắc
về nguy cơ, nhận diện đúng những biểu hiện và đề ra các giải pháp phù hợp để đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi
có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong nội bộ” (2). Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22-10-2018 của Bộ Chính trị về “Tăng cường
bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”
đã xác định bảy nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, trọng tâm là tiếp tục làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân
nhận thức ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh; đổi mới nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng;
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục đối với các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, nhằm nâng cao
sức đề kháng, khả năng chủ động đấu tranh, phản bác những quan điểm sai trái, thù địch.
Trong giai đoạn hiện nay, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình” để
chống phá cách mạng nước ta. Sự công kích, chống phá ngày càng quyết liệt khi họ dựa vào hiện thực là sự
sụp đổ của hệ thống XHCN thế giới vào cuối thế kỷ XX và những khó khăn trong quá trình xây dựng chế độ
xã hội mới. Với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc lợi dụng công nghệ thông
tin, mạng xã hội để chống phá cách mạng Việt Nam càng trở nên tinh vi, phức tạp với mức độ nguy hiểm khó
lường. Vì vậy, việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái, thù
địch trên mạng xã hội là nhiệm vụ cấp bách hiện nay; tại Học viện Tài chính, thế hệ sinh viên là những thế
hệ trẻ, đầy đủ năng lực, trí tuê và được tiếp cận, ứng dụng nền công nghệ tiên tiến vào nhiều khía cạnh của
đời sống. Chính vì thế vấn đề, nâng cao nhận thức và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của những quan
điểm sai trai, thù địch, phản động hay cư xử chưa đúng mực trên không gian mạng cần được nâng cao và tập
huấn đến sinh viên Học viện Tài chính nhiều hơn nữa.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, Việt Nam là quốc gia có số người sử dụng internet, mạng xã hội
lớn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tính đến năm 2017, Việt Nam đã có khoảng 64 triệu
người dùng internet, chiếm 67% dân số cả nước, cao thứ 12 trên thế giới và thứ 6 châu Á; có khoảng 55 triệu
người sử dụng các nền tảng mạng xã hội, nằm trong nhóm nước có lượng người dùng lớn nhất thế giới. Đối
với mạng xã hội, Việt Nam đã có hơn70 triệu người dùng zalo, 48 triệu người dùng Facebook và là 1 trong
10 nước có số người dùng Youtube cao nhất thế giới, trong số đó, sinh viên, trí thức trẻ là lực lượng đông
đảo, thường xuyên nhất với khoảng trên 80% vào mạng mỗi ngày (3). Tại Học viện Tài chính, thực tế tỷ lệ
sinh viên tiếp cận với các nguồn, kênh thông tin được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2: Phân bổ các kênh thông tin sinh viên Học viện Tài chính tiếp cận
TT Kênh thông tin Tỷ lệ (%)
1 Facebook 99,4
2 Youtube 73,8
3 Zalo 39,3
4 Twitter 14,3
5 Google 26,8
6 Forum (diễn đàn) 11,9
7 Các trang báo mạng 60,1
8 Quảng cáo, áp phích 14,9
9 Gmail 30,4
Sự phát triển của internet góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy
nhiên, bên cạnh những tiện ích mà internet mang lại thì mặt trái của nó là không hề nhỏ, đặc biệt là các thế
lực thù địch đã triệt để tận dụng mạng internet, coi đây là “mảnh đất màu mỡ” để thực hiện chiến lược “diễn
biến hòa bình” nhằm chống phá cách mạng Việt Nam. Thông qua bảng 1, dễ dàng thấy rõ với sự tiếp cận
thông tin trên nhiều kênh, nguồn thông tin như vậy, đây được xem là môi trường tạo điều kiện để các thế lực phản
động, thù địch hoặc các thế lực có hành vi chưa đúng chuẩn mực đạo đức dễ dàng lôi cuốn, dụ dỗ thế hệ trẻ nói
chung và sinh viên Học viện Tài chính nói riêng.
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 103

Trong nhiều năm qua, một số thế lực thù địch đã thiết lập hàng nghìn trang web, blog, tài khoản
Facebook, trang Fanpage với phần lớn máy chủ đặt ở nước ngoài được tận dụng triệt để trong việc chống phá
tư tưởng khi Việt Nam mở rộng hội nhập vào mạng lưới thông tin toàn cầu. Thông qua hệ thống trang web,
mạng xã hội bao gồm website, dịch vụ thư điện tử (email), trang mạng xã hội facebook, zalo, các dịch vụ tán
gẫu (chat), blog (forum), twitter … đặc biệt là hiện nay một số thế lực thù địch lợi dụng youtube để dàn dựng
nên nhiều bộ phim truyền hình với việc dùng kỹ thuật và công nghệ như sửa dữ liệu cũ, thay đổi nội dung,
cắt ghép, tạo chứng cứ và thông tin giả mạo; cố tình bịa ra các cuộc phỏng vấn nhân vật, sự kiện, bịa đặt các
trang hồ sơ liên quan đến những nhân vật nổi tiếng, các nhà lãnh đạo, người thân của họ nhằm kích động trí
tò mò của công chúng bằng "thông tin lề trái, thông tin bí mật" để bôi nhọ, vu khống, xuyên tạc, vu khống
các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gây chia rẽ rẽ nội bộ, hoài nghi, hoang mang, dao động trong dư luận
xã hội, làm suy giảm niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, chế độ. Theo báo cáo của Trung tâm nghiên
cứu dư luận xã hội thuộc Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên Giáo Trung ương) về tác
động của các quan điểm sai trái, thù địch tới tâm trạng cán bộ, đẳng viên vànhân dân thì có tới 33% đối tượng
cán bộ, 45% đối tượng nhân dân được hỏi đã trả lời: “Các thông tin xuyên tạc, vu cáo, bịa đặt, nói xấu Đảng,
nói xấu chế độ, bôi nhọ lãnh đạo của các thế lực thù địch, các tổ chức người Việt phản động ở bên ngoài đã
tác động lớn đến sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, lý tưởng xã hội chủ nghĩa trong xã hội ta hiện nay”(4).
Một số cán bộ, đảng viên suy giảm lòng tin đối với CNXH, thiếu niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, hoang
mang, dao động, mất phương hướng hoặc muốn đi theo hướng phát triển TBCN. Nguy hiểm hơn, do tác động
của các quan điểm sai trái, thù địch nên một số cán bộ, đảng viên không chỉ dừng lại ở nhận thức mơ hồ, mất
cảnh giác mà tính chiến đấu của người đảng viên cũng bị tê liệt, thậm chí có một số trường hợp còn tham gia
vào việc truyền bá, phát tán các tài liệu có quan điểm sai trái.
Đáng báo động là các thế lực thù địch cũng ngày càng quan tâm đến số sinh viên hiện đang theo học tại
nhiều trường đại học, học viện trên cả nước. Đây là tầng lớp xã hội đặc biệt, đang trong giai đoạn hình thành
nhân cách, đạo đức và lối sống. Đồng thời, họ là lớp thanh niên tràn đầy khát vọng, có ý chí và ước mơ, năng
động, được đào tạo một cách bài bản, toàn diện theo tất cả các chuyên ngành; họ nhạy bén với cái mới, nắm
trong tay kiến thức thời đại, nhanh nhạy trong việc tiếp nhận các thông tin mới cũng như những luồng tư
tưởng mới trong xã hội, tuy nhiên khả năng chọn lọc còn có nhiều hạn chế, thiếu hiểu biết sâu về lịch sử, văn
hoá tư tưởng, không vững vàng nên dễ sa ngã, dễ bị lôi kéo. Lợi dụng điều này, các thế lực thù địch đã sử
dụng nhiều biện pháp, cách thức, đặc biệt khi internet và mạng xã hội phát triển, nhằm tác động tới sinh viên,
thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” với mục tiêu chống phá cách mạng trong hiện tại và tương lai.
Nhận thấy những điều này, Chi bộ Ban Công tác Chính trị và Sinh viên, phối hợp cùng Ban Quản lý Đào tạo,
Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, các Khoa quản lý sinh viên cùng các Liên chi đoàn trực thuộc các Khoa,
Viện trong Học viện dần đưa các tư tưởng của XHCN, chủ nghĩa Mác-Lenin, học tập và làm theo phong cách
Hồ Chí Minh vào trong chương trình công dân đầu, giữa, và cuối khóa đối với các khóa học tại Học viện.
Điều này giúp sinh viên thấm nhuần tư tưởng và rèn luyện sinh viên có nhận thức rõ ràng và lập trường khi
đứng trước các tình huống thực tế, ngoài ra, Học viện cũng có những khoản chi thường xuyên cho các hoạt
động đào tạo, nâng cao cương lĩnh chính trị và tư tưởng không chỉ cho cán bộ giảng viên mà còn có các lớp
cảm tình Đảng (nguồn của các Đảng viên tương lai). Và có các chương trình, sự kiện như hành trình về nguồn,
thăm quan các địa điểm di tích lịch sử để chiêm nghiệm và khắc sâu về tinh thần dân tộc và tư tưởng chính
trị cho từng cán bộ giảng viên và sinh viên trong Học viện.
Trong các loại hình truyền thông trên Internet, mạng xã hội đã và đang phát triển một cách nhanh chóng,
hiệu quả, được nhiều người sử dụng Internet ưa dùng, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống xã
hội hiện đại. Trên thế giới có đến gần 2 tỷ người sử dụng mạng xã hội. Ở Việt Nam, có khoảng 35 triệu người
dùng mạng xã hội, chiếm 37% dân số. Trung bình mỗi ngày người Việt Nam vào mạng xã hội khoảng 2 giờ
18 phút (5). Những lý do chủ yếu cho việc tham gia mạng xã hội trên internet của người Việt Nam, đó là:
ngoài việc giữ liên lạc (38%), thì người dùng còn muốn lưu giữ, cập nhật thông tin về bạn bè (21%), gặp gỡ
những người bạn mới (13%) (6). Thực tế cho thấy, thời gian qua, các thế lực thù địch đưa nhiều thông tin
tuyên truyền, luận điệu xuyên tạc về nền tảng tư tưởng của Đảng, chế độ XHCN, bôi nhọ lãnh tụ, nói xấu cán
bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, đưa các thông tin thất thiệt về kinh tế, đối ngoại, quốc phòng, an ninh,... gây
hoài nghi, hoang mang trong xã hội, nhất là đối với một bộ phận trí thức và thanh niên, sinh viên-đối tượng
thường xuyên tiếp cận với phương tiện này. Hiện cả nước có khoảng 1,5 triệu sinh viên, và tại Học viện Tài
chính với hơn 20,000 sinh viên mỗi năm (theo thống kê từ HVTC) chiếm một phần khá lớn trong cơ cấu dân
số và trong cơ cấu hững người trẻ nói chung. Nhu cầu của sinh viên trên mạng Internet là vô cùng phong phú,
104 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

nhưng phần lớn là nhằm tìm hiểu và cập nhật thông tin mới. Với sự tiến bộ nhanh của khoa học kỹ thuật và
công nghệ như hiện nay thì không gian mạng đã cung cấp đầy đủ cho sinh viên những nhu cầu cập nhật thông
tin. Lợi dụng điều này, nhiều thế lực xấu, các phần tử cơ hội đã chủ động "cung cấp" một cách đa dạng và
phong phú những thông tin sai lệch để phục vụ mưu đồ của chúng. Các thế lực thù địch rất "quan tâm" đến
đối tượng sinh viên và bằng nhiều cách để có thể "dẫn dắt" nhận thức và hành động của sinh viên, tìm mọi
cách lôi kéo, tuyên truyền những luận điệu xuyên tạc làm sai lệch lý tưởng cách mạng của sinh viên, "lái"
sinh viên theo ý muốn chủ quan nhằm phục vụ mưu đồ đen tối của mình. Do vậy, việc định hướng nhận thức
cho sinh viên nói chung và sinh viên HVTC nói riêng nhận diện và góp phần đấu tranh với thông tin sai trái,
thù địch là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Những thông tin đó không chỉ có tác động tiêu cực đến nhận thức
và hành động của sinh viên mà nguy hiểm hơn còn có thể gây tác động tiêu cực đến tình hình tư tưởng, dư luận
xã hội, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ, và đơn cử làm ảnh hưởng đến
hình ảnh Học viện Tài chính với xứ mệnh vốn có và là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Bộ Tài Chính.
Biểu hiện quan điểm, thông tin sai trái, lệch lạc, vu khống, bịa đặt, xuyên tạc sự thật, phân biệt đúng sai,
thật giả hay có một phần sự thật nhưng được đưa ra với mục đích xấu, thông tin không được kiểm chứng làm
tổn hại đến cá nhân, tổ chức; thông tin có những từ ngữ tục tĩu, nội dung phản cảm, soi mói, xúc phạm danh
dự, nhân phẩm cá nhân, vi phạm chuẩn mực đạo đức, văn hoá, xã hội; kích động đồi truỵ, bạo lực. .. được coi
là thông tin sai trái, thù địch. Thông tin sai trái đang lan tràn trên mạng Internet ở nước ta hiện nay là rất đa
dạng và nhiều hình thức. Bởi, với những mục đích khác nhau, mỗi đối tượng sẽ tìm cách "xây dựng" hoặc
"cung cấp" thông tin với nhiều nội dung và hình thức khác nhau. Có thể nhận diện những loại thông tin xuyên
tạc cơ bản đang được một số lực lượng phản động, phần tử cơ hội chính trị đăng tải trên mạng Internet hiện
nay ảnh hưởng đến các cương lĩnh chính trị nói chung và ảnh hưởng đến HVTC nói riêng, gồm: Thông tin
bôi nhọ nền tảng tư tưởng của Đảng và cách mạng Việt Nam, mưu toan phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; Xuyên tạc đường lối xây dựng CNXH, bảo vệ Tổ quốc và đường lối đối ngoại của Đảng,
bóp méo về thắng lợi của sự nghiệp đổi mới; Xuyên tạc lịch sử dân tộc, nhất là lịch sử các cuộc kháng chiến,
các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta; Xuyên tạc thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, phủ nhận công lao vĩ đại của Người với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta. Vu cáo, xuyên
tạc, bôi nhọ một số vị lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước và tướng lĩnh trong quân đội; Kích động xu
hướng li khai, chống phá sự thống nhất quốc gia, dân tộc, tạo chia rẽ đoàn kết nội bộ, khẳng định "tự diễn biến",
"tự chuyển hoá "; Truyền bá lối sống ích kỷ vụ lợi, phô trương, đua đòi, bạo lực và hận thù với cá nhân và tổ
chức; Vi phạm bản sắc văn hoá Việt Nam, kích động, áp đặt những chuẩn mực văn hoá theo lối sống phương
Tây; Lừa đảo trên mạng, ăn cắp thông tin, quảng cáo, phát tán virus; Phát tán đưa những hình ảnh, thông tin
trái, sai sự thật về Đảng ủy HVTC, có những phát ngôn gây mất uy tín của HVTC với các bậc phụ huynh, …
4. Nguyên nhân và hậu quả của những tác động tiêu cực quan điểm sai trái, thù địch trên internet
và mạng xã hội đến sinh viên Học viện Tài chính
4.1 Nguyên nhân
Những tác động tiêu cực từ quan điểm sai trái, thù địch trên internet và mạng xã hội đến sinh viên nói
chung và sinh viên HVTC nói riêng hiện nay là một vấn đề nghiên cứu quan trọng trong lĩnh vực tâm lý xã
hội, giáo dục. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự xuất hiện của quan điểm sai trái, thù địch trên internet và
mạng xã hội đã ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi và sức khỏe của các sinh viên. Có một số nguyên nhân chủ
yếu dẫn đến những tác động tiêu cực này:
Sự lan truyền nhanh chóng của thông tin sai lệch và không chính xác trên mạng xã hội
Sinh viên có thể dễ dàng bị lôi kéo vào những quan điểm sai lệch và không đúng sự thật, dẫn đến tình
trạng thù địch và đối đầu giữa các nhóm. Thực tế, lượng truy cập và sử dụng MXH, KGM của sinh viên
HVTC với thời lượng rất lớn (Xem Bảng 2). Sự không chọn lọc và tiếp cận với nhiều nguồn thông tin có thể
dẫn đến những nhận thức sai lầm gây ra những hành động có hậu quả khôn lường.
Sự thiếu hiểu biết và thiếu kiến thức về các chủ đề nhạy cảm và phức tạp
Sinh viên là những người có trải nghiệm cũng như kiến thức sống còn hạn chế, đây cũng là một trong
những nguyên nhân cũng có thể dẫn đến quan điểm sai lệch và thù địch trên internet. Điều này có thể làm
giảm sự đồng cảm và sự chia sẻ thông tin giữa các sinh viên, gây ra căng thẳng và khó khăn trong quan hệ
giữa các sinh viên.
4.2 Hậu quả
Theo nghiên cứu của Pew Research Center cho thấy rằng 41% sinh viên đã trải qua những trường hợp
thù địch và bị nhạo báng trên mạng xã hội. Nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng sự thiếu hiểu biết và thiếu kiến
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 105

thức có liên quan đến những chủ đề nhạy cảm, chính trị, tôn giáo và giới tính đã dẫn đến quan điểm sai lệch
và thù địch trên mạng xã hội. Nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ thông tin và
truyền thông (ICTA) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã chỉ ra rằng, 69,7% sinh viên đã từng trải qua tình
huống bị tác động tiêu cực từ thông tin sai lệch hoặc thù địch trên mạng xã hội. Trong đó, 42,3% sinh viên bị
tác động đến tâm lý, gây ra stress, lo lắng và ảnh hưởng đến hiệu quả học tập. Theo nghiên cứu của Đại học
Warwick ở Anh chỉ ra rằng, các tình huống thù địch trên mạng xã hội có thể gây ra sự lo lắng và căng thẳng,
ảnh hưởng đến tâm lý của sinh viên. Trong khi đó, nghiên cứu của Đại học California tại Davis cho thấy, việc
bị ảnh hưởng tiêu cực bởi thông tin sai lệch trên internet và mạng xã hội cũng có thể dẫn đến sự bất hòa và
đối đầu giữa các nhóm. Nghiên cứu của Đại học Stanford cũng chỉ ra rằng, sự lan truyền thông tin sai lệch
trên mạng xã hội có thể dẫn đến sự phân biệt chủng tộc và tôn giáo, gây ra các cuộc xung đột và tranh cãi.
Có thể thấy rõ rằng tác động tiêu cực từ quan điểm sai trái và thù địch trên internet đến sinh viên là rất nghiêm
trọng và cần được giải quyết một cách nhanh chóng và hiệu quả.
5. Đề xuất giải pháp
Đứng trước những tác hại của thông tin xấu trên mạng Internet hiện nay, cần thiết phải có các giải pháp
hiệu quả nhằm tuyên truyền và giáo dục tư tưởng cho sinh viên nói chung và sinh viên Học viện Tài chính
nói riêng, giúp cho mỗi sinh viên sẽ thành một "chiến sĩ”trong" mặt trận "đấu tranh với thông tin xuyên tạc,
thù địch trên mạng Internet. Để thực hiện được điều đó thì trước mắt cũng như lâu dài cần tập trung giải quyết
những vấn đề chủ yếu sau:
Một là, đề xuất nên khẩn trương biên soạn và ban hành các văn bản pháp luật với những điều khoản rõ
ràng, chi tiết, sát thực tế, cập nhật, theo kịp sự phát triển của mạng xã hội... thay vì chỉ dừng lại ở quy định
có tính chất khuyến cáo đạo đức và văn hoá. Bởi lẽ, khi các ràng buộc pháp lý không cụ thể, rõ ràng và đủ
mạnh thì các quy tắc đạo đức, văn hóa cũng rất khó để đi vào cuộc sống. Trước mắt cần tập trung triển khai
thực hiện có hiệu quả Luật An toàn thông tin mạng và Luật An ninh mạng được Quốc hội khóa XIV thông
qua tại kỳ họp thứ 5 ngày 12-6-2018, chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1- 1-2019. Đề xuất Đảng uỷ
Học viện Tài chính, Ban giám đốc Học viện nên hoàn thiện và bổ sung một số quy định về khen thưởng, kỷ
luật, quy định sinh viên không chia sẻ hình ảnh trên MXH, KGM, có khung quy định cụ thể trong từng khoản,
mục. Đảm bảo quảng bá và lan truyền hình ảnh của Học viện Tài chính với xứ mệnh: Cung cấp những sản
phẩm đào tạo và nghiên cứu về tài chính - kế toán chất lượng cao phục vụ xã hội. Đưa các điều lệ, khung quy
định vào hoạt động thực tế, có sự thảo luận đóng góp của các chuyên gia, các Phòng, Ban và khảo sát nhu
cầu, để sinh viên được tiếp cận sớm nhất có thể.
Hai là, triển khai những giải pháp kỹ thuật có tính đồng bộ, lâu dài để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản
lý trên cơ sở các nghiên cứu khoa học về sự bùng nổ của internet và mạng xã hội với phương châm thúc đẩy
mặt tích cực, giảm thiểu mặt tiêu cực. Yêu cầu các đối tác phải có sự cam kết và chấp hành các quy định khi
đến Việt Nam như đặt văn phòng đại diện, đảm bảo tính chính danh của người sử dụng trong đăng ký tài
khoản, phối hợp chặt chẽ để nhanh chóng bóc gỡ những trang web giả mạo, xoá triệt để các tài khoản cung
cấp thông tin sai sự thật. Đề xuất giao nhiệm vụ Ban CTCT&SV, Trung tâm đổi mới và Hỗ trợ khởi nghiệp,
Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, Bộ môn Tin học cơ sở, Thông kê và Phân tích dự báo, Tin học TCKT, cùng
Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học tăng cường, kiểm tra và giám sát các hoạt động trên MXH của toàn thể
CBGV, SV trong và ngoài Học viện.
Ba là,thành lập ban kiểm tra, cố vấn, tăng cường công tác quản lý truyền thông, internet và thanh tra,
kiểm tra, xử lý vi phạm trên lĩnh vực này. Qua đó chủ động phát hiện những hành vi sai phạm, xu hướng lệch
lạc của sinh viên; phát hiện các tài liệu, bài viết tuyên truyền các luận điệu xuyên tạc, thù địch để có biện
pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời. Chủ động phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các trang mạng độc hại, các blog
“đen” thường đăng tải các tin, bài, phim ảnh có nội dung xấu, độc hại, trái ngược với quan điểm của Đảng,
pháp luật của Nhà nước nói chung và Học viện Tài chính nói riêng. Có như vậy sẽ hạn chế những nguồn
thông tin sai trái, thù địch lan tràn trên internet và mạng xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của người
dân nói chung, sinh viên Học viện Tài chính nói riêng.
Bốn là, tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giáo dục về đạo đức mạng giúp sinh viên có bản lĩnh chính trị
vững vàng, kiên định mục tiêu, lí tưởng cách mạng, tin tưởng vào con đường giáo dục, phát triển của đất
nước, sinh viên được trang bị kiến thức pháp luật và an ninh mạng để phòng tránh các rủi ro an ninh mạng
và đánh giá chính xác các thông tin trên internet.. Chú trọng nâng cao chất lượng giảng dạy các môn khoa
học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong chương
106 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

trình đào tạo của Học viện Tài chính thông qua việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên gắn với đổi mới
phương pháp giảng dạy, làm thay đổi quan niệm chỉ là môn phụ, “khó, khô, khổ” của sinh viên đối với các
môn học này dẫn đến tâm ý ngại học, lười học hoặc miễn cưỡng tiếp nhận. Phổ biến các quy định của pháp
luật đến sinh viên về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông tại Điều 288
của Bộ luật Hình sự 2015; Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ và Thông tư số
09/2014/BTTTT ngày 19/8/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng
thông tin trên trang thông tin điện tử và MXH, những hành vi bị nghiêm cấm trong sử dụng MXH.
Năm là, phát huy vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, Ban Công tác Chính trị-Sinh viên
trong giáo dục đoàn viên, sinh viên. Các tổ chức này phải thực sự phát huy được vai trò của mình, vừa là
những tổ chức giáo dục đoàn viên, sinh viên, vừa là người bạn đồng hành cùng sinh viên trong quá trình học
tập, rèn luyện, nắm vững tâm tư, nguyện vọng của sinh viên, giúp sinh viên có được môi trường hoạt động
lành mạnh, bổ ích, vận động sinh viên HVTC tham gia tìm hiểu các chính sách và trau dồi bản thân.Các hoạt
động được tổ chức phải có tinh thần xây dựng, tích cực sáng tạo, dũng cảm đấu tranh với những luận điệu
xuyên tạc trên mạng xã hội với mục đích là giáo dục cho sinh viên sống và làm việc theo pháp luật, làm cho
sinh viên hiểu truyền thống lịch sử, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước,
truyền thống của học viện, trường nơi sinh viên đang theo học, từ đó kiên định với con đường tiến lên CNXH
mà Đảng và nhân dân đã chọn. Từ đó, tạo ra một môi trường học tập và làm việc lành mạnh để sinh viên có
thể thoải mái học tập và phát triển bản thân mà không lo bị tác động tiêu cực từ internet và mạng xã hội.
Sáu là, về phía mỗi sinh viên, cần phát huy tính tích cực, chủ động trong tự phòng, tránh tác động tiêu
cực của việc sử dụng không gian mạng, hình thành và rèn luyện khả năng "tự bảo vệ", sức "đề kháng" cho
riêng mình đối với việc truy cập, sử dụng internet và các trang mạng xã hội; tự điều chỉnh về nhận thức và
hành vi nhằm giảm thiểu những tác động xấu từ các trang mạng xã hội; chủ động nghiên cứu, ứng dụng công
nghệ vào quá trình làm việc; có kế hoạch sử dụng thời gian nhàn rỗi vào ngày lễ, giờ nghỉ thật khoa học để
sử dụng mạng xã hội có hiệu quả, bổ ích, đừng để rơi vào tình trạng "nghiện" mạng internet, mạng xã hội,
dẫn đến mất thời gian, "quên" nhiệm vụ học tập, công việc của bản thân.
6. Kết luận
Tác động tiêu cực từ quan điểm sai trái, thù địch trên internet, mạng xã hội đến sinh viên HVTC hiện
nay đã và đang vẽ ra bức tranh toàn cảnh, dấy lên hồi chuông cảnh báo về những ảnh hưởng đến sinh viên
nói chung và sinh viên HVTC nói riêng. Cần có sự vào cuộc, chung tay của Đảng Ủy, BGĐ, các Khoa, Ban,
Đoàn thanh niên, HSV, các LCĐ phối hợp cùng toàn thể sinh viên ngăn chặn những tin xấu, giả, quan điểm
sai lệch, thù địch trên MXH.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1]. Lê Văn Cương (2005), “Nhận dạng về các hoạt động chống phá Việt Nam trên mặt trận chính trị
của các thế lực thù địch”, in trong Nhận dạng các quan điểm sai trái thù địch (Lưu hành nội bộ), Ban Tư
tưởng - Văn hóa Trung ương.
[2]. Ban Chấp hành Trung ương: Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII “Về tăng cường xây dựng, chỉnh
đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, ngày 30-10-2016
[3]. Chủ động đấu tranh với các quan điểm sai trái trên mạng xã hội, http://www.bienphong.com.vn/chu-
dong-dau-tranh-voi-cac-quan-diem-sai-trai-tren-mang-xa-hoi/.
[4]. Nguyễn Viết Thông (2005), Nhận dạng các quan điểm sai trái, thù địch về lý luận, Nhận dạng các
quan điểm sai trái thù địch (Lưu hành nội bộ), Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương.
[5]. Công tác quản lý mạng xã hội trong tình hình mới, http/tuyengiao.vn/nghien-cuu/nghiep-vu-cong-
tac-tuyen-giao/cong-tac-quan-ly-mang-xa-hoi-trong-tinh-hinh-moi-102564
[6]. Đấu tranh chống các quan điểm sai trái thù địch trên internet hiện nay, http://tapchiqptd.vn/vi/phong-
chong-dbhb-tu-dien-bien-tu-chuyen-hoa/dau-tranh-chong-cac-quan-diem-sai-trai-thu-dich-tren-intemct-
hien-nay/11897.html
[7]. Khát vọng vì một Việt Nam cường thịnh, https://www.nhandan.com.vn/ chinhtri/tin-tuc-su-
kien/item/42805602-khatvong-vi-mot-viet-nam-cuong-thinh.html
[8]. Học viện Tài chính, https://hvtc.edu.vn/
[9]. Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng (2023)
https://www.qdnd.vn/giao-duc-khoa-hoc/tin-tuc/gioi-thieu-cam-nang-phong-chong-tin-gia-tin-sai-su-that-
tren-khong-gian-mang-715061
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 107

TIN GIẢ, XẤU ĐỘC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG VỚI


SINH VIÊN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Nguyễn Văn Mạnh - CQ59/19.01
Tóm tắt: Sự tác động của tin giả, xấu độc trên không gian mạng đã và đang đem đến nhiều sức ảnh
hưởng to lớn trên tất cả các lĩnh vực, ngành kinh tế và trong đó không thể không nhắc tới sức ảnh hưởng của
nó tới mọi mặt cuộc sống của thế hệ thanh niên trẻ ngày nay, đặc biệt là lớp sinh viên trẻ Học viện Tài chính.
Việc nhận thức được sức ảnh hưởng của tin giả, xấu độc để từ đó điều chỉnh hành vi, thái độ trong việc học
tập, nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của sinh viên trẻ Học viện Tài chính là một vấn đề
cần thiết trong thời đại 4.0 này.
Từ khóa: “tin giả, xấu độc”, “tác động”, “nhận diện”, “phòng, chống”
1. Khái quát về tin giả, xấu độc trên không gian mạng
1.1. Khái niệm
Tin giả (fake news) được hiểu là những thông tin không chính xác, chưa được kiểm chứng, kiểm duyệt,
xuất hiện sai lệch về nội dung, được phát tán trên không gian mạng và các phương tiện truyền thông, bao gồm
cả truyền thông xã hội.
Thực tế những thông tin xấu độc thường có xu hướng lan truyền nhanh và mạnh mẽ hơn so với tin thật
được cung cấp bởi các cơ quan truyền thông, báo chí chính thống: Chính trị, kinh tế, văn hóa , xã hội, giáo
dục, y tế, quốc phòng an ninh,….Theo số liệu thống kê, tính đến tháng 1-2020, Việt Nam đã có khoảng 65
triệu người sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội. Thống kê của Cục An ninh mạng và phòng, chống
tội phạm sử dụng công nghệ cao cho thấy, từ khi dịch bệnh covid-19 xuất hiện đã có đến gần 1 triệu thông
tin liên quan đến tình hình dịch bệnh. Theo Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, chỉ hơn hai tháng, công an các
đơn vị, địa phương trong nước đã xác minh, làm việc với gần 700 trường hợp đưa tin sai sự thật; đã có hơn
300 đối tượng trong nước tung tin giả về dịch Covid-19 trên không gian mạng bị cơ quan chức năng xử lý.
1.2. Một số hậu quả của tin giả, xấu độc
* Đối với nền kinh tế
Tác động của tin giả, tin xấu tới nền kinh tế thế giới trong đó có Việt Nam luôn là vấn đề nóng bỏng và
nhức nhối hơn bao giờ hết. Theo một số chuyên gia kinh tế, việc tung tin giả, sai lệch không chỉ gây thiệt hại về
tài chính, hình ảnh uy tín của doanh nghiệp mà còn gây ra khủng hoảng niềm tin của nhà đầu tư. Đặc biệt dễ
tạo nên “ hiệu ứng domino” lan sang nhiều lĩnh vực từ bất động sản, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm…
Các hãng hàng không, đơn vị kinh doanh cảng hàng không Việt Nam cũng từng không thoát khỏi bị tung
tin giả ác ý hoặc siêu vô thức: “ Mưa to quá, máy bay rơi luôn…thật là khủng…Nội Bài này”. Dòng tin sai
trái đăng kèm vài ảnh lực lượng chức năng ở đâu đó cứu hộ máy bay rơi, nếu đem đo lường nghiêm túc thiệt
hại về kinh tế cho doanh nghiệp thì người viết tin có lẽ bị xử tù vẫn chưa tương xứng với hậu quả họ gây ra.
Không riêng gì những doanh nghiệp ở Việt Nam bị tung tin giả, các doanh nghiệp lớn trên thế giới cũng
ảnh hưởng bởi tin giả, như Tesla từng bị tung video xe điện không người lái đâm robot hay động cơ cháy ở
Thượng Hải.
* Đối với cuộc sống người dân
Không gian mạng là môi trường phát tán nhiều tin giả nhất hiện nay, tác động lớn đến tâm lý tiếp nhận
thông tin của công chúng. Công chúng dễ bị thu hút, quan tâm và chia sẻ những tin tức giật gân hay một vấn
đề nóng nào đó. Một thực trạng hiện nay cho thấy nguời dùng mạng xã hội khi tiếp nhận và chia sẻ thông tin
thường không cẩn trọng phát xét đúng đắn trước những tiêu đề, nội dung câu chuyện được chia sẻ, không
kiểm chứng thông tin trước khi bình luận hay chia sẻ. Thậm chí, có người dùng chỉ đọc tiêu đề một tin tức
nào đó rồi chia sẻ mà không cần xem nội dung cụ thể.
1.3. Cách nhận biết thông tin giả trên không gian mạng
Một là, kiểm tra, xem xét nguồn tin
Hiện nay chúng ta có nhiều kênh để tiếp nhận thông tin, từ truyền hình, radio, các trang báo giấy, báo
mạng, trang thông tin điện tử, cổng thông tin của các cơ quan Nhà nước…Nguồn tin còn đến từ mạng xã hội,
các hội nhóm, các thông tin truyền miệng. Tất nhiên, trong hàng năm, hàng ngàn tin tiếp nhận mỗi ngày, có
tin chính xác, có tin không chính xác. Để nhận được những thông tin chính xác, chúng ta cần theo dõi tin tức
từ báo chí, nhất là những tờ báo uy tín, cổng thông tin điện tử của cơ quan chức năng.
Hai là, kiểm chứng nguồn tin
Với mỗi thông tin đăng tải trên báo chí hay trên mạng xã hội, chúng ta cần kiểm chứng thông tin chính
xác không, bằng cách đọc và tìm hiểu nguồn tin đó có được cung cấp bởi những người có thẩm quyền, đúng
108 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

chức năng, được phép phát ngôn cung cấp thông tin hay không. Những thông tin trong bài viết có nêu rõ tên
người, địa phương, thời gian,…hay không. Với những thông tin chung chung, không rõ tên nhân vật, địa
danh cụ thể, chúng ta cần phải kiểm chứng lại. Tin giả thường không được chú trọng về cấu trúc ngữ pháp,
thể thức văn bản, dễ có lỗi chính tả và ngữ pháp, không thống nhất. Về các luận cứ, luận chứng trong bài viết,
thông thường các tin giả được tạo ra được dựa trên một câu chuyện, tình tiết có thực nhưng được làm giả ở
những nội dung quan trọng nhất. Ngoài ra, cần đọc kỹ nội dung xem thông tin đó là tin tức thật hay trò đùa
của người đăng.
Ba là, kiểm tra lại thông tin, hình ảnh
Tin giả không chỉ về chữ viết mà còn là các hình ảnh. Người dùng mạng xã hội luôn nghĩ, hình ảnh, nhất
là video là minh chứng rõ ràng nhất và tin ngay những thông tin trong hình ảnh đó. Nhưng thực sự, những
hình ảnh có thể bị làm giả, bị cắt ghép, chỉnh sửa theo từng dụng ý khác nhau của người đăng tải thông tin.
Hình ảnh sử dụng trong bài viết đa phần là ảnh trên mạng hoặc được chỉnh sửa cho phù hợp với nội dung
nguồn tin. Cần kiểm tra xem ảnh có tồn tại trên không gian mạng thông qua tính năng “ Search Google for
image”.
Trước mỗi thông tin, hình ảnh có nội dung xấu lan truyền, cần tỉnh táo, suy nghĩ xem những tin tức, hình
ảnh đó khởi nguồn thế nào, ai phát hiện ra, liệu có đủ khả năng tin cậy? Nếu những tin tức đó mang đến suy
nghĩ tiêu cực, cần phải suy xét thận trọng, tránh việc ấn like hay chia sẻ, bình luận tạo hiệu ứng lan truyền tin
giả, độc hại. Phải cẩn trọng khi tiếp nhận thông tin trên không gian mạng, nhất là thông tin được chia sẻ bởi
mạng xã hội, chủ thể không rõ nguồn gốc, không xác thực. Đặc biệt, không chia sẻ nguồn tin phát ra từ trang
mạng của những cá nhân, tổ chức thường xuyên đưa tin có nội dung tiêu cực, sai trái, phỉ báng Nhà nước,
cộng đồng.
2. Tin giả, xấu độc trên không gian mạng với sinh viên Học viện Tài Chính
Hiện nay thời đại 4.0 thì không gian mạng như con dao 2 lưỡi. Ví dụ facebook, tiktok hiện giờ đang
tuyên truyền rất nhiều hình ảnh, thông tin xấu. Bên cạnh đó có những thông tin rất bổ ích nên khiến thế hệ
sinh viên chúng ta phải chọn lựa một trong hai. Nếu mà chúng ta không biết định hướng bản thân của mình
thì rất dễ bị ảnh hưởng thông tin, hình ảnh tiêu cực.
Các thế lực thù địch, phản động đã lập ra và sử dụng nhiều tài khoản mạng xã hội vào các hoạt động
tuyên truyền phá hoại tư tưởng, tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước, chống phá chế độ. Quỹ thời gian tự học của sinh viên giảm đi dần do dành nhiều thời gian
cho các hoạt động trên không gian mạng. Mạng xã hội còn tiềm ẩn nguy cơ khi những thông tin, nội dung,
hình ảnh riêng tư được đưa lên mạng để chia sẻ với người thân, bạn bè… vô tình bị kẻ xấu lợi dụng và sử
dụng vào mục đích xấu. Tình trạng nhiễu loạn thông tin, thật giả lẫn lộn trên không gian mạng đang ở mức
báo động đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến giới trẻ nói chung, thế hệ sinh viên nói riêng.
Học viện Tài Chính đã và đang đi đầu trong việc thực hiện công tác tuyên truyền phòng chống tin giả,
tin xấu độc trên không gian mạng và xây dựng một môi trường lành mạnh, văn minh trong học đường. Sự
chủ động, tích cực của ban Lãnh đạo Học viện, sự hưởng ứng nhiệt tình của cán bộ, giảng viên, sinh viên đã
cho thấy chất lượng môi trường học tập của các thế hệ sinh viên luôn đảm bảo, chất lượng; đẩy lùi tin giả,
xấu độc trên không gian mạng và trong môi trường học tập, rèn luyện tại trường học.
Sinh viên Học viện Tài chính hiện là những người thuộc thế hệ Gen Z được sinh ra trong thời đại Internet
phát triển. Gen Z được mệnh danh là những công dân của thời đại số, được hi vọng là lực lượng tiên phong,
dẫn đầu trong công cuộc thay đổi và xây dựng thế giới phát triển trong tương lai. Theo số liệu của Tổng cục
Thống kê Việt Nam, số lượng Gen Z trong độ tuổi lao động ( từ 15 đến 24 tuổi) vào năm 2019 là khoảng 13
triệu người. Đến năm 2025, Gen Z dự kiến sẽ góp vào ⅓lực lượng trong độ tuổi lao động tại Việt Nam, và sẽ
có ảnh hưởng lớn tới thị trường lao động trong nước.
Nhưng đứng trước những cơ hội phát triển là những thách thức lớn do sự tác động của tin giả, xấu độc
làm ảnh hưởng đến học tập và đời sống. Tin giả, xấu độc làm lung lay tư tưởng chính trị, lệch lạc trong tư
duy và ngôn từ của sinh viên.
Trong thời gian vừa qua, sinh viên trong Học viện bị ảnh hưởng bởi một thông tin lan truyền một cách
ngang nhiên, công khai trên mạng xã hội gây ảnh hưởng tới uy tín, hình ảnh của Học viện Tài chính và bộ môn
Giáo dục thể chất - Khoa cơ bản - Học viện Tài chính. Hình ảnh chụp đề thi có nội dung như sau: “ Em hãy nêu
cảm nhận của bản thân về tính Đảng trong bộ môn Bơi ếch”. Xét về mặt hình thức, đây là một đề thi không có
giá trị: không có số hiệu đề, không có thời gian thi, không có ngày tháng năm thi, không có chữ kí của lãnh đạo
bộ môn. Đây không phải là đề thi của Học viện Tài chính.
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 109

3. Tại sao sinh viên cần phải đẩy lùi sự tác động của tin giả, xấu độc trên không gian mạng?
Các đối tượng tung tin sai sự thật, bóp méo thông tin của Chính phủ, Nhà nước, xuyên tạc, nói xấu chế
độ. Làm ảnh hưởng tới lập trường tư tưởng của nhân dân đặc biệt là thế hệ sinh viên trẻ.
Ngoài việc tung tin sai sự thật thì nhiều đối tượng còn mạo danh các chương trình lớn, những kênh truyền
thông uy tín quốc gia, kể cả mạo danh các chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam để tung tin đồn sự
thật về các doanh nghiệp, các ngân hàng…gây ảnh hưởng tới hoạt động doanh nghiệp, tác động tiêu cực tới
thị trường, gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho nguời dân và các nhà đầu tư.
Với rất nhiều hậu quả mà tin giả, xấu độc tác động đến cuộc sống, thì thế hệ trẻ chúng ta phải luôn tích
cực đẩy lùi sự tác động của tin giả, xấu độc trên không gian mạng.
Ông Lưu Đình Phúc - Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và
Truyền thông - nêu rõ: “ Cổng thông tin công bố tin giả có tên miền tingia.gov.vn và hotline 1800 8108 đón
nhận một sứ mệnh lớn lao là lan tỏa sự thật. Do vậy, chúng tôi cần sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự phối
hợp chặt chẽ, thống nhất đồng bộ của các cơ quan chức năng Trung ương và địa phương, các cơ quan thông
tấn báo chí, để thẩm định thông tin, công bố tin giả, tin giả sai sự thật, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tin xấu
độc, xây dựng môi trường mạng trong sạch bình yên cho mọi người”.
4. Sinh viên Học viện Tài chính cần phải làm gì để phòng chống tin giả, xấu độc trên không gian mạng?
Đứng trước sự ảnh hưởng vô cùng to lớn và nguy hiểm của tin giả, xấu độc trên không gian mạng, em
đưa ra một số ý kiến sau:
Một là, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, định hướng nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, sinh
viên về những thông tin xấu độc trên mạng xã hội; khuyến khích xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh
trong cơ quan, đơn vị, Học viện để dần hình thành “miễn dịch tâm lý” đối với tin đồn bằng một nền tảng tri
thức đủ sức đề kháng với mọi loại tin đồn, tin giả, độc hại, sai sự thật.
Hai là, thế hệ trẻ sinh viên cần phải tự trang bị cho mình vốn hiểu biết và những kỹ năng cần thiết trong
việc chọn lọc, nhận diện thông tin.
Ba là, sinh viên cần phải chuẩn bị kỹ năng công nghệ - thông tin để chặn, lọc, xóa, báo xấu,.. các thông
tin độc hại khi phát hiện, không để thông tin đó lan truyền.
Bốn là, sinh viên cần phải nắm vững và tuân thủ các quy định pháp luật và quy tắc ứng xử văn hóa trên
môi trường mạng xã hội.
Năm là, sinh viên cần phải rèn luyện tư duy biện chứng, tư duy phản biện khi tiếp xúc với các thông tin
trên mạng xã hội để xem xét sự vật, hiện tượng một cách khách quan đa chiều, nhìn thấu được bản chất ẩn
giấu sau hiện tượng bề ngoài, mục đích sâu sa ẩn đằng sau những ngôn ngữ, hình ảnh.
Sáu là, sinh viên phải thường xuyên cập nhật kiến thức xã hội để nâng cao “sức đề kháng” trước những
thông tin xấu, độc, sai trái, không dễ bị mắc lừa, dụ dỗ.
Bảy là, sinh viên cần phải cảnh giác và sẵn sàng tham gia đấu tranh với những thông tin sai trái, nhận
thức không đúng, ngộ nhận, mơ hồ trước các thông tin sai trái, thù địch, trái với quan điểm, đường lối của
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, không vô tình tiếp tay cho hành vi sai trái; phát hiện, tố giác
các thông tin giả, độc hại với cơ quan chức năng.
Kết luận
Không thể phủ nhận mạng xã hội là một thành tựu khoa học - công nghệ của nhân loại, tạo thêm không
gian để chia sẻ trao đổi thông tin và kết nối, hợp tác trên phạm vi toàn cầu, là kênh thông tin quan trọng và
hữu ích. Tuy nhiên, trước sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội, chúng ta cần phải nhận diện đúng
những thông tin giả, xấu độc khi tiếp cận nhằm phát huy những mặt tích cực, ngăn ngừa những tác động tiêu
cực, góp phần ổn định chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước và xây dựng một môi trường sống an toàn và
nâng cao chất lượng sống của mỗi chúng ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


[1]. Số liệu Tổng cục Thống kê Việt Nam về độ tuổi lao động
[2]. Số liệu thống kê của Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an
110 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ TIN GIẢ


TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG Ở VIỆT NAM
Nguyễn Thị Thu Hương CQ59/22.01
Phạm Minh Trang CQ59/21.12
Song song với sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng xã hội ngày càng trở nên phát triển. Một tin
tức đăng lên có thể được hàng nghìn, hàng trăm nghìn người theo dõi và xem được, do đó mức ảnh hưởng
tới người được nhắc đến, người đăng, người xem là vô cùng to lớn. Với những nguồn thông tin tốt được đưa
ra chính xác thì mạng xã hội đã thực hiện đúng ý nghĩa của nó trong việc đưa thông tin tới độc giả. Tuy nhiên,
mạng xã hội là một “con dao hai lưỡi”, bởi kiểm soát thông tin được đăng lên mạng xã hội là một việc vô
cùng khó khăn chỉ có thể phát hiện ra khi mà đã được tiếp cận đến người xem.
Câu hỏi đặt ra là làm như thế nào để hạn chế tối đa tin giả được đăng tải, lan truyền trên không gian
mạng? Câu trả lời chính là cần có quy định với những hình phạt cụ thểđể có thể dập tắt những ý nghĩ từ khi
còn ấp ủ và với những cá nhân, tổ chức đang và đã vi phạm. Hiện tại, Pháp luật Việt Nam cũng đã có những
quy định liên quan đến hành vi đăng tải, lan truyền thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng mang lại
những hiệu quả tương đối tốt.
1. Các quy định của pháp luật liên quan đến hành vi đăng tải, lan truyền thông tin giả, xấu độc
trên không gian mạng
1.1.Xử phạt hành chính
Áp dụng đối với các hành vi mà Bộ luật Hình sự chưa quy định là tội phạm hoặc chưa đủ yếu tố cấu
thành tội phạm Theo Nghị định 15/2023/NĐ-CP ngày 03/02/2020
a. Hành vi vi phạm quy định về trang thông tin điện tử (Khoản 2 điều 99 của nghị định 15 quy định)
- Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với các cá nhân, tổ chức có hành vi: Cung cấp, chia sẻ
đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung vi phạm quy định của pháp luật…
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Đưa thông tin sai sự
thật, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân; Đăng, sử dụng hình ảnh
bản đồ Việt Nam không thể hiện đầy đủ; thể hiện sai chủ quyền quốc gia;....
b. Hành vi vi phạm các quy định về trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội
(Tại khoản 3 Điều 100 Nghị định 15 quy định)
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Chủ động lưu trữ, đưa thông tin giả mạo, xúc phạm đến uy tín của tổ chức và danh dự, nhân phẩm của
cá nhân.
Chủ động lưu trữ, đưa nội dung thông tin không phù hợp với lợi ích đất nước, sử dụng hình ảnh bản đồ
Việt Nam không thể hiện đầy đủ hoặc thể hiện sai chủ quyền quốc gia….
c. Hành vi vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội (Theo quy định của
Điều 101 Nghị định 15)
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện
một trong các hành vi sau:
Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo,... của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ
Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia…
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí
mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
1.2. Xử lý hình sự
Chế tài hình sự được áp dụng đối với cá nhân vi phạm nếu thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm mà
Bộ luật Hình sự quy định áp dụng theo Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
a. Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Theo điều 117 Bộ luật Hình sự)
Tổ chức cá nhân có hành vi tàng trữ, phát tán truyền thông nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam (Tùy theo mức độ có thể phạt tù từ 1 năm đến 20 năm). Làm, tàng trữ, phát tán thông tin, tài
liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; gây hoang mang cho nhân dân và gây
chiến tranh tâm lý.
b. Tội làm nhục người khác (Theo điều 155 Bộ luật Hình sự)
Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 111

từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: Phạm tội 02
lần trở lên; đối với 02 người trở lên; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; đối với người đang thi hành công vụ;sử
dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;...
c. Tội vu khống (Theo điều 156 Bộ luật Hình sự)
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000
đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: Bịa đặt hoặc lan truyền
những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng danh dự đến quyền, lợi ích hợp pháp của người
khác.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: Vì động cơ đê
hèn; gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% ; làm nạn nhân tự sát.
người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ từ
01 năm đến 05 năm”.
d. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông (Áp dụng theo Điều 288
quy định về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin)
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới
200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu
làm giảm uy tín của Cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng,
phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: Đưa lên mạng máy tính,
mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp
quy định tại các điều 117, 155, 156 và 326 của Bộ luật này; hoặcmua bán, trao đổi, thông tin riêng hợp pháp
của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu
thông tin đó.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000
đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: Có tổ chức; lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn
thông; thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên; gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên; xâm phạm bí mật
cá nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc quan
hệ đối ngoại của Việt Nam; dẫn đến biểu tình.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
e. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân (Áp dụng theo Điều 331 Bộ luật Hình sự)
Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp,
lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,
cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
1.3. Bồi thường dân sự
Theo quy định tại Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm gồm:
Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất bị giảm đi, thiệt hại khác do luật
quy định. Ngoài chịu trách nhiệm bồi thường các khoản thiệt hại trên, người có trách nhiệm bồi thường còn
phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị thiệt hại gánh chịu.
2. Thực trạng tin giả, xấu độc trên không gian mạng
Trong thời kỳ công nghệ đổi mới hiện nay, có thể dễ dàng nhận thấy Internet đã len lỏi vào khắp các ngõ
ngách của cuộc sống. Mọi người dân đều có thể tìm được những thông tin cần thiết trên Internet. Chính
Internet đã dần làm thay đổi thói quen, cuộc sống của chúng ta hiện nay. Những năm đầu thập niên 90,
Internet ở Việt Nam lúc bấy giờ mới chỉ là con số 0, giờ đây Internet hiện đại đã phủ rộng trên khắp lãnh thổ
từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi đến hải đảo.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, xuất hiện ngày càng nhiều các trang mạng xã hội
đã tác động lớn đến mọi lĩnh vực hoạt động và sinh hoạt của con người, nhất là giới trẻ; phổ biến hiện nay các
mạng xã hội ở Việt Nam như: Facebook, Tiktok, Zalo, Youtube, … Với đặc tính lan truyền thông tin nhanh
chóng theo cấp số nhân, chỉ bằng một click thì mọi người cũng có thể dễ dàng tiếp nhận và chia sẻ thông tin.
Sự xuất hiện của các trang mạng xã hội đã thay đổi một cách căn bản dòng chảy thông tin, từ mô hình truyền
thông một nguồn - nhiều người nhận đến mô hình mạng lưới nhiều nguồn - nhiều người nhận. Thông tin ngày
112 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

càng lan truyền nhanh chóng, và những tin giả, tin xấu độc cũng nằm trong số đó, nó lan nhanh đến nỗi ta có
thể gọi là cơn sốt “virus” mang tên tin giả. “Con dao hai lưỡi” của Internet và mạng xã hội là ngoài mang đến
sự phát triển thì cùng với đó đã xuất hiện rất nhiều thông tin xấu, độc hại.
Tình trạng phát tán tin giả, tin sai sự thật trên Internet, mạng xã hội ngày càng có xu hướng gia tăng
nhanh chóng và đang có diễn biến rất phức tạp. Những thông tin giả không phải đến bây giờ mới xuất hiện
trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong điều kiện công nghệ mới, Internet phát triển mạnh, ngày càng nhiều
người sử dụng mạng xã hội, với tính kết nối nhanh và việc tiếp nhận, chia sẻ thông tin ngày càng dễ dàng nên
tin giả, tin xấu độc ngày càng có thêm nhiều đất sống.
Ở Việt Nam, tin giả ngày càng xuất hiện nhiều và bỗng dưng trở thành một phần trong xã hội. Trong
khoảng 8 tháng đầu năm 2022, lực lượng an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
toàn quốc đã phát hiện, khởi tố 474 vụ án, 1.071 bị can liên quan các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao
xâm phạm trật tự an toàn xã hội. Thủ đoạn phổ biến của chúng là tạo lập các tài khoản cá nhân mạng xã hội
mạo danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước, người nổi tiếng; các tổ chức thông tin truyền thông uy tín như VTV,
VTC,... và lợi dụng các sự kiện "nóng", các vấn đề thu hút sự quan tâm của xã hội để tạo dựng thông tin giả
mạo, đánh lừa dư luận nhằm chuộc lợi.
Không chỉ tại Việt Nam mà các nước trên thế giới cũng vấp phải nạn tin tức giả mạo, xuyên tạc.
Mark Zuckerberg, CEO của Facebook, nói: "Tôi nghĩ rằng ý tưởng tin tức giả mạo trên Facebook đã ảnh
hưởng đến cuộc bầu cử theo bất kỳ cách nào, tôi nghĩ đó là một ý tưởng khá điên rồ" và sau đó vài ngày, ông
viết Blog rằng Facebook đang tìm cách gắn cờ tin tức giả mạo. Hay một trong những vụ gây thiệt hại khủng
khiếp là bản tin giả được đăng trên Twitter của hãng tin AP hồi tháng 4/2013. "Hai vụ nổ xảy ra ở Nhà Trắng
và Tổng thống Barack Obama bị thương " - dòng chữ vỏn vẹn này ngay lập tức lan truyền chóng mặt và khiến
PhốWall mất khoảng 200 tỷ USD chỉ trong 3 phút. Dù thị trường nhanh chóng hồi phục ngay sau đó nhưng
giới đầu tư vẫn hoang mang trước sức phá hoại khủng khiếp của một mẩu tin giả.
Trong đợt dịch COVID-19 năm 2022, Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc Tổ chức
Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo “Tin giả lan nhanh và dễ dàng hơn cả virus, nhưng mức độ nguy
hiểm thì không hề thua kém”.
Trên thực tế, tin giả, tin xấu độc không chỉ gây tâm lý hiếu kỳ, tò mò của người đọc, người xem mà nó
còn làm suy yếu các phương tiện truyền thông. Tin chưa được kiểm chứng từ cá nhân trên Facebook, Youtube,
... nhưng có những phóng viên khi sử dụng đã thiếu kiểm chứng, biến thành sản phẩm báo chí, vô tình tiếp
tay cho kẻ xấu.
Tóm lại, để bảo đảm tính kịp thời, hiệu quả trong nhận diện, phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với nạn tin
giả, giảm thiểu tác động xã hội của nó, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ, liên thông của các cơ quan chức năng.
Cần phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ nhưng linh hoạt, vận dụng nghiêm khắc chế tài, luật pháp để xử lý
nghiêm mọi cá nhân, tổ chức tung tin giả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


[1]. Chế tài đối với cá nhân có hành vi đăng tải, chia sẻ thông tin sai sự thật, trái pháp luật lên mạng xã hội.
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 113

CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT - “LIỀU THUỐC” TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG TRONG
SỬ DỤNG AN TOÀN KHÔNG GIAN MẠNG
Nguyễn Phương Anh - CQ59/11.06
Nguyễn Quỳnh Mai - CQ59/09.04
Hoàng Mai Trang - CQ59/11.03
Tóm tắt: Không gian mạng - một không gian ảo phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp
4.0 - nơi mang đến hệ thống các liên kết, tiếp nhận, lưu trữ truyền tải xử lý thông tin dữ liệu phục vụ con
người, đang ngày càng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống. Với tính chất đặc biệt là dễ dàng lan
truyền, bất kì ai cũng có thể tham gia đã tạo lỗ hổng khiến người sử dụng có thể mất an toàn trong chính thế
giới ảo với những thông tin thật giả lẫn lộn. Vì vậy, bài viết tập trung đưa ra các quy định pháp luật về hành
vi đăng tải, lan truyền thông tin giả, xấu độc - “liều thuốc” nhằm tăng sức đề kháng cho không gian mạng bằng
cách nghiên cứu mức độ lan truyền thông tin và tiếp cận quy định pháp luật về vấn đề nêu trên của sinh viên.
1. Đặt vấn đề
Sự phát triển mạnh mẽ của không gian mạng bên cạnh các phương tiện truyền thông đại chúng như báo
đài, truyền hình đã giúp công chúng ngày càng có nhiều cơ hội cập nhật những thông tin “nóng” mang tính
thời sự hoặc giải trí. Song, điều này cũng dẫn đến sự xuất hiện của “tin giả, xấu độc” dưới nhiều hình thức
phức tạp, tinh vi. Hiện tượng những thông tin thất thiệt sai sự thật này xuất hiện tràn lan ở trên mạng xã hội,
báo điện tử mạnh mẽ và sức ảnh hưởng của nó thậm chí khiến người đọc còn khó phân biệt “tin thật” và “tin
giả”, mang đến hệ lụy khó lường.
Tại Việt Nam, tin giả từ âm thầm xuất hiện đến “xâm chiếm” trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội, … và thực sự trở thành vấn đề nghiêm trọng, đe dọa tới ổn định xã hội. Vì vậy, việc hiểu và nâng
cao nhận thức tạo “sức đề kháng” trước hiện tượng tin giả tin sai lệch là vô cùng cấp thiết. Bên cạnh gia tăng
sự nhạy bén khi sử dụng mạng của người dùng, hệ thống các quy định pháp luật để xử lý các hành vi gây tin
thất thiệt, tin giả xấu độc. Các quy định này được ban hành nhằm nâng cao sự an toàn khi sử dụng không gian
mạng, bảo vệ người dùng trước những thông tin giả xấu độc.
2. Những vấn đề cơ bản về “tin giả, xấu độc”
2.1. Khái niệm “tin giả, xấu độc”
Xu hướng toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư dẫn đến sự hình thành xã hội thông tin mà
biểu hiện của nó là sự phát triển mạnh mẽ của không gian mạng. Vậy không gian mạng là gì? Không gian mạng
là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng
máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu (Khoản 3 Điều 2 Luật An
ninh mạng 2018). Một không gian ảo cung cấp chia sẻ thông tin cực kỳ quan trọng của xã hội hiện đại.
Lợi ích tích cực của mạng là điều chúng ta không thể phủ nhận và vẫn truy cập hằng ngày. Song cũng
không thể phủ nhận rằng không gian mạng cũng mang lại những hệ lụy do chính sự phát triển của nó. Và rõ
ràng nhất chính là sự xuất hiện và gia tăng của những “tin giả, xấu độc” gây ảnh hưởng tới xã hội bởi chính
đặc tính lan truyền nhanh, phạm vi tác động rộng.
Tin giả, tin xấu độc phát tán trên không gian mạng là những thông tin bịa đặt sai lệch, xuyên tạc vấn đề,
“đổi trắng thay đen”. Đó là thông tin chưa được kiểm chứng, có tốc độ lan truyền nhanh và nội dung không
phù hợp chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục hoặc kích động, vu khống thất thiệt đến một cá nhân hay
tổ chức; các thông tin lôi kéo tham gia các tệ nạn xã hội dẫn đến vi phạm kỷ luật, pháp luật; những thông tin
độc hại có tính chất tội phạm tin học như: đánh cắp thông tin, lừa đảo qua mạng,... Thậm chí cả những thông
tin sai lệch độc hại có tích chất chính trị kích động người dân, bình luận sai trái thù địch ảnh hưởng hình ảnh
bộ máy của Đảng và Nhà nước.
2.2. Sự lan truyền tin giả, xấu độc
Mạng xã hội giống như một con dao hai lưỡi, một mặt nó là không gian để người dùng có thể giao lưu,
kết nối với nhau, nhưng đó cũng chính là nguyên nhân khiến cho mọi thông tin có thể được chia sẻ từ người
này sang người khác với tốc độ nhanh tới chóng mặt. Nắm bắt được “nguyên lý hoạt động” ấy của không
gian mạng, nhiều đối tượng đã lợi dụng điều đó để đăng tải cũng như lan truyền những thông tin giả, xấu độc
nhằm mục đích gây hoang mang cho cộng đồng, ảnh hưởng tiêu cực tới an ninh - kinh tế và xã hội.
Theo như số liệu thống kê gần nhất, Việt Nam đã có tới 76,95 triệu người dùng mạng xã hội, tương
đương với 78,1% dân số nước ta, số liệu cho thấy việc thông tin xấu bị lan truyền tới người đọc là vô cùng
lớn. Thống kê của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cho thấy, từ khi dịch
bệnh Covid 19 xuất hiện, thời điểm mà việc giao lưu, tiếp cận thông tin thông qua không gian mạng ngày
114 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

một tăng nhanh chóng, Việt Nam có hơn 900.000 thông tin liên quan đến tình hình dịch bệnh, trong đó có
gần 700 trường hợp là các thông tin sai sự thật. Thậm chí tình trạng này ngày một tăng cao và không có dấu
hiệu giảm. Theo bài viết “How Fake News Spreads” (Tin tức giả lan truyền như thế nào) của tác giả Chen và
Suen (2017) đã chỉ ra rằng, không phải bất kì một tin giả nào cũng châm ngòi, kích động tới hành động của
công chúng. Dựa trên các báo cáo nghiên cứu, có thể thấy rằng hầu hết công chúng có xu hướng tin vào những
điều gần gũi với niềm tin mà họ sẵn có và sau đó kể lại và chia sẻ thông tin này cho những người khác.
Một ví dụ điển hình về việc phát tán thông tin sai sự thật là vào ngày 09/01/2023, ông Đ.V.T (trú tại Tây
Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã đăng tải trên trang thông tin điện tử beefdaily.com.vn có nội dung liên quan
đến một Lãnh đạo Tập đoàn Vingroup và theo như kết quả điều tra, ông T đã ghi nhận những thông tin tại bài
viết trên là dựa trên những nguồn thông tin không chính thức trên mạng xã hội và không có cơ sở để xác định,
điều này sẽ khiến cho những người vốn đã có những định kiến sẵn có về vị lãnh đạo này càng thêm nghi ngờ
và họ sẽ có xu hướng bỏ qua bước xác minh tính chân thực của thông tin mà họ sẽ tin vào thông tin không
chính xác đó và lan truyền tới mọi người. Điều này gây ảnh hưởng vô cùng lớn không chỉ đến uy tín của vị
lãnh đạo và tập đoàn Vingroup mà nó còn gây ảnh hưởng đến những hiệu quả kinh doanh, lãi suất các sản
phẩm đầu tư,… ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ.
3. Quy định của pháp luật - “Liều thuốc” tăng sức đề kháng trong việc sử dụng an toàn không
gian mạng
3.1. Các quy định của pháp luật về hành vi đăng tải, lan truyền thông tin giả, xấu độc trên không
gian mạng
Các thông tin giả, thông tin xấu được lan truyền một cách rộng rãi qua nhiều phương thức khác nhau,
trong đó mạng xã hội được xem là công cụ phổ biến nhất để chia sẻ các thông tin thất thiệt này. Tận dụng việc
người dùng có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình mà không phải lộ danh tính (ẩn danh), những thông
tin không chính xác xuất hiện thường xuyên trên những nền tảng xuyên biên giới. Điều này dường như đi đôi
với suy nghĩ rằng họ sẽ không bị truy cứu bất cứ trách nhiệm nào cho những hành vi của mình.
Trước thực trạng gia tăng thông tin giả mạo, những thông tin sai lệch sự thật, sự mất kiểm soát trên mạng
xã hội ngày một tăng cao, ngày 03/03/2020 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nghị định 15/2020/NĐ-CP quy
định chi tiết các quyết định xử lý các hành vi được xem là vi phạm hành chính trên không gian mạng.Các
hành vi được xem là vi phạm khi sử dụng mạng xã hội được nêu rõ trong nghị quyết, bao gồm :
a. Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của
cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
b. Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp thuần
phong, mỹ tục của dân tộc.
c. Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn.
d. Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn
xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc.
e. Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản ấn phẩm mà không được sự
đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành, hoặc đã có quyết định cấm lưu hành,
hoặc tịch thu.
f. Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm
g. Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia.
h. Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin mạng có nội dung bị cấm.
Trong điều 101, Nghị định mới quy định, việc vi phạm một trong các hành vi nêu trên sẽ bị xử phạt hành
chính với mức phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.
Đặc biệt, thời kỳ dịch bệnh Covid 19 là lúc mà các tin giả, xấu độc tràn lan, do đó, nếu tổ chức, cá nhân
cung cấp nội dung thông tin sai sự thật lên mạng xã hội (ví dụ như facebook,...) về tình hình dịch bệnh COVID-
19 sẽ bị xử phạt như sau:
- Đối với tổ chức vi phạm: Bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
- Đối với cá nhân vi phạm: Bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
- Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm còn buộc phải gỡ bỏ thông tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh
Covid-19 mà mình đã đăng tải.
Bên cạnh đó, Điểm a, Khoản 3 và Điểm a, Khoản 5 Điều 100 quy định những hành vi đưa thông tin sai
sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân, chủ động lưu
trữ, truyền đưa những thông tin bịa đặt làm hoang mang đến tinh thần của nhân dân sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 115

- 70 triệu đồng, bị áp dụng biện pháp khắc phụ hậu quả buộc phải gỡ bỏ các thông tin sai sự thật hoặc có thể
gây nhầm lẫn hoặc vi phạm pháp luật.
Không chỉ phạt xử phạt hành chính với các hành vi vi phạm sự an toàn của không gian mạng, Quốc hội đã
đưa ra các chế tài hình sự cho các hành vi gây hỗn loạn không gian mạng. Các quy định được nêu rõ như sau:
a. Những hành vi sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử bịa đặt hoặc làm
loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến
quyền lợi, lợi ích hợp pháp của người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “ Tội vu khống” theo khoản
2 Điều 156 Bộ luật Hình sự. Người phạm tội sẽ bị xử phạt tù từ 01 năm đến 03 năm và có thể bị áp dụng hình
phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định từ 1 - 5 năm .
b. Hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật
nhằm trục lợi bất chính từ 50 triệu đến dưới 200 triệu đồng, gây thiệt hại từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng
hoặc gây dư luận xấu làmgiảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể bị xử lý về “Tội đưa hoặc sử dụng
trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông" theo khoản 1 Điều 288 Bộ luật Hình sự. Người phạm
tội sẽ bị xử phạt tiền từ 30 triệu đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù
từ 06 tháng đến 03 năm và có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng; cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
c. Hành vi làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây
hoang mang trong nhân dân với mục đích nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể
bị xử lý về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 117, Bộ luật Hình sự; người phạm tội sẽ bị xử phạt tù từ 05
đến 12 năm.
Như vậy, có thể thấy việc chia sẻ, đăng tải, bày tỏ những phát ngôn cá nhân trên không gian mạng là
quyền tự do của mỗi một công dân, tuy nhiên khi sử dụng không gian mạng, mỗi người dân đều phải chịu
trách nhiệm trước những thông tin mà mình đăng tải, và cũng cần tỉnh táo trước những thông tin được chia sẻ
từ người khác, hạn chế chia sẻ, lan truyền những thông tin mà bản thân cảm thấy không đủ độ tin cậy, không
có căn cứ rõ ràng.
3.2. Mức độ tiếp cận các quy định pháp luật về hành vi đăng tải, lan truyền thông tin giả, xấu độc
trên không gian mạng của sinh viên
Dựa trên việc khảo sát từ sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội về mức độ tiếp cận
các quy định pháp luật về hành vi đăng tải, lan truyền thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng, kết quả
chỉ ra số sinh viên hiểu thế nào về an ninh mạng lại chỉ có 47,2% sinh viên trả lời đúng và 44,4% sinh viên
đang nhầm lẫn với việc an ninh mạng là sự “giám sát hoạt động”.
Biểu đồ 1: Những phương tiện mà sinh viên được tiếp cận đến các quy định pháp luật
90.00%

80.00%

70.00%

60.00%

50.00%

40.00%

30.00%

20.00%

10.00%

0.00%
Trang Thư viện pháp luật Các trang có nguồn gốc Giáo trình môn học Các bài báo trên mạng
chính thống không rõ nguồn gốc

Dựa trên biểu đồ 1, tính chung trên tổng số sinh viên được hỏi về phương tiện mà họ có thể tiếp cận tới
116 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

các quy định của pháp luật, thì có tới 80,6% là thông qua các bài báo trên mạng không rõ nguồn hay trên các
trang mạng xã hội, trong khi lại chỉ có 36,1% sinh viên lựa chọn phương án được tiếp cận qua các trang như
Thư viện pháp luật và 50% tiếp cận qua các trang có nguồn chính thống. Con số này kèm theo với việc tần
suất sử dụng mạng xã hội đang dần tăng đáng kể trong hai năm trở lại có thể giải thích cho việc rằng tại sao
lại có sự nhầm lẫn về an ninh mạng như vậy.
Bên cạnh đó, vấn đề tin giả, xấu độc gây hoang mang tâm lý cộng đồng lan truyền một cách mạnh mẽ
trên mạng xã hội dường như là một hiện tượng nhức nhối nhất trong thời điểm hiện tại. Dựa trên việc nhận
thức được thực trạng kèm theo mục tiêu có thể tối thiểu hóa hệ lụy mà nó đem lại, đa số các sinh viên đã đánh
giá từ cần thiết cho tới rất cần thiết về tầm quan trọng của việc hiểu biết các quy định pháp luật về hành vi
đăng tải, lan truyền thông tin sai lệch, thông tin độc. Thực tế khảo sát mức độ sinh viên nắm bắt được các
thông tin cơ bản về quy định xử phạt đối với những hành vi nêu trên, có từ 55 - 70% số sinh viên đã lựa chọn
chính xác các phương án - một con số khá lạc quan trong việc nhận thức được về trách nhiệm mà bản thân sẽ
phải chịu trong trường hợp vi phạm Luật An ninh mạng. Từ đó nhằm giảm thiểu việc cung cấp, đăng tải, hay
lan truyền các thông tin không rõ nguồn gốc, thông tin giả. (Số liệu nằm trong Biểu đồ 2 dưới đây)
Biểu đồ 2: Quy định xử phạt trường hợp vi phạm Luật An ninh mạng
80.00%

70.00%

60.00%

50.00%

40.00%

30.00%

20.00%

10.00%

0.00%
Chỉ bị nhắc nhở Bị truy cứu trách nhiệm Xử lý hành chính Xử lý kỷ luật
hình sự, nếu gây thiệt hại
thì phải bồi thường theo
quy định của pháp luật

Qua các số liệu phân tích trên, ta có thể rút ra được rằng, việc sinh viên tiếp cận được tới các quy định
pháp luật về hành vi đăng tải, lan truyền thông tin giả, xấu độc đang chỉ ở mức trung bình nhưng đã có thể
nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng không gian mạng đúng cách. Tuy nhiên, ở thời kì hiện nay,
nhận thức được mới chỉ dừng ở điều kiện cần., mà vấn đề cốt lõi nhất nằm ở việc sinh viên cần phải nhận
thức đúng và đủ các quy định của pháp luật về hành vi nêu trên để có thể phân biệt được thế nào là vi phạm,
nhằm giảm thiểu tối đa các hành vi vi phạm đó.
4. Một số giải pháp đề xuất
Tình trạng tràn lan các video, bài viết mang nội dung nhảm nhí, giật gân, thậm chí là độc hại nhằm lôi
kéo người xem để phục vụ lợi ích không chính đáng vẫn đang diễn ra khá phổ biến trên các trang mạng. Qua
đó có thể thấy, hiệu quả công tác đấu tranh với những hành vi đó vẫn chưa tương xứng với thực trạng. Nhận
thức đúng là nền tảng giúp cho cộng đồng có hành vi đúng. Vì vậy việc đấy mạnh nhận thức cho cán bộ, đảng
viên và nhân dân cần phải được thực hiện chặt chẽ ngay từ những bước đầu của công tác đấu tranh chống tin
giả, xấu độc trên không gian mạng; đi kèm với đó là tuyên truyền, giáo dục những hiểu biết và kỹ năng cần
thiết trong việc chọn lọc, nhận diện thông tin, … nhằm hình thành “hệ miễn dịch” trước những tin đồn sai
lệch, không có căn cứ. Sau khi đã từng bước thành công xây dựng nhận thức cho nhân dân, với mục tiêu xây
dựng môi trường văn hóa lành mạnh thì pháp luật hay các quy định của Đảng và Nhà nước chính là “hàng rào
miễn dịch” vững chắc bên ngoài để không gian mạng có thể lưu truyền những thông tin an toàn.
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, phù hợp với đặc thù và yêu cầu
của công tác đấu tranh với từng loại tội phạm liên quan đến lĩnh vực này.
Thứ hai, đẩy mạnh triển khai các ứng dụng về công nghệ, thiết lập hệ thống phòng vệ để phòng ngừa các
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 117

tội phạm về công nghệ, đặc biệt là các tội phạm công nghệ cao nhằm ứng phó kịp thời trước những hành vi
vi phạm pháp luật liên quan đến việc lan truyền thông tin độc hại.
Thứ ba, các cơ quan quản lý Nhà nước cần đẩy mạnh việc xây dựng, triển khai và hoàn thiện cơ sở dữ
liệu, tăng cường quy mô và tần suất sử dụng chứng minh thư nhân dân điện tử/ thẻ căn cước công dân có gắn
chip để quản lý thông tin và người dùng trên Internet.
Thứ tư, các cơ quan báo đài, đài truyền hình và phát thanh cần thông tin chính thống và đầy đủ, kịp thời
để công chúng có thể nắm bắt được một cách chính xác nhất; qua đó không chỉ
thực hiện được quyền lợi chính đáng của nhân dân mà còn góp phần củng cố niềm tin với Đảng và Nhà
nước.
Thứ năm, tuyên truyền pháp luật mạnh mẽ, dưới nhiều cách thức khác nhau và tùy thuộc vào từng đối
tượng. Đối với học sinh, sinh viên, các trường phổ thông trung học, đại học, học viện có thể đổi mới phương
thức giảng dạy, tiếp cận như tổ chức các trò chơi, cuộc thi giữa các đội nhóm, … nhằm tối đa hóa hiệu quả tìm
hiểu, nắm bắt, từ đó am hiểu pháp luật, tránh những hành vi sái trái, lan truyền thông tin giả, xấu độc.
Thứ sáu, đối với mỗi đoàn viên thanh niên, cần nâng cao tinh thần cảnh giác trước những tin giả, xấu độc;
đồng thời không ngừng học hỏi, rèn luyện đạo đức nhằm làm chủ kiến thức để tiếp cận và xem xét các thông
tin nhận được từ nhiều góc nhìn.
5. Kết luận
“Tin giả, xấu độc” đang trở thành hiện tượng nghiêm trọng có tác động nhiều mức độ tới nhiều lĩnh vực
từ kinh tế, chính trị đến văn hóa xã hội. Vì vậy, các quy định pháp luật về hành vi lan truyền thông tin giả,
xấu độc - “liều thuốc” nâng cao sức đề kháng cho không gian mạng là vô cùng quan trọng. Hệ thống pháp luật
là cơ sở pháp lý quan trọng để phòng ngừa và xử lý “dọn sạch” tin giả, xấu độc, góp phần bảo đảm chủ quyền,
an ninh, trật tự và xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh trên không gian mạng. Thế hệ trẻ nói chung và
sinh viên nói riêng cần phải nhận thức đúng đủ các quy định pháp luật về hành vi tung tin giả góp phần phòng
chống và đẩy lùi hiện tượng xấu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Trần Vũ Thị Giang Lam. Hiện tượng tin tức giả, một số phương thức nhận biết bà ngăn chặn. Tạp
chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 10, Số 2, 2021, 102-109.
[2]. Tình trạng tán phát tin giả, tin sai sự thật đang diễn biến rất phức tạp. Cổng thông tin điện tử Chính
phủ.
[3]. Theo TQ. Thông tin sai sự thật về một Lãnh đạo Tập đoàn Vingroup, một cá nhân bị phạt 12,5 triệu
đồng. Trang thông tin điện tử tổng hợp CAFEF
[4]. Ths Phạm Ngọc Hưng (Phòng Tham mưu). Chế tài đối với các hành vi đưa thông tin sai sự thật trên
không gian mạng. Cổng Thông tin điện tử Công an tỉnh Hà Nam
[5]. Hồng Hạnh. Nguyên nhân và giải pháp kiểm soát tin giả trên mạng xã hội. Tạp chí điện tử Luật sư
Việt Nam
118 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

THANH NIÊN VIỆT NAM TRONG VIỆC PHÒNG, CHỐNG


THÔNG TIN GIẢ, XẤU ĐỘC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Vũ Thu Hiền - 58/22.08
Nhữ Thị Thương - 58/21.01
Đặt vấn đề
Cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 bùng nổ, mở ra kỷ nguyên số trong tất cả các lĩnh vực. Sự phát triển
nhanh chóng của khoa học và công nghệ thông tin ngày nay góp phần tích cực làm thay đổi nhiều mặt của
đời sống xã hội, trong đó có tác động lớn tới nhận thức và hành đồng của thế hệ trẻ Việt Nam. Bên cạnh
những tác động tích cực, hiện nay có không ít tin giả, tin xấu độc đang tồn tại, lan truyền nhanh chóng, rộng
khắp trên không gian mạng, làm sai lệch tư tưởng, nhận thức của một số bộ phận thanh niên Việt Nam. Vì
vậy, đấu tranh phòng, chống tin giả, tin xấu độc là nhiệm vụ quan trọng, phải được tiến hành thường xuyên,
hiệu quả. Trong đó, cần phát huy lực lượng thanh niên, để nâng cao vai trò, trách nhiệm cho Thanh niên khi
tiếp cận thông tin trên không gian mạng hiện nay.
1. Nhận biết tin giả, xấu độc trên không gian mạng
Tin giả được hiểu là những thông tin không đúng sự thật, tin rác. Những tin này được lan truyền trên
mạng xã hội, các kênh thông tin đại chúng nhằm đánh lạc suy nghĩ của con người, khiến mọi người hiểu sai
về vấn đề bất kỳ.
Thông tin xấu độc là những thông tin có nội dung sai trái, bịa đặt, bóp méo, xuyên tạc sự thật, lẫn lộn
đúng sai, thật giả hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, chưa được kiểm chứng gây
ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức.
Tin giả hay thông tin xấu độc là dạng thông tin chứa đựng những nội dung chưa được kiểm chứng, phản
ánh không đúng sự thật khách quan hoặc chỉ có một phần sự thật nhưng được thêm thắt nhiều tình tiết không
đúng hay sự giải thích, bình luận gây nhầm lẫn và sai lệch trong nhận thức và tư tưởng của công chúng. Đó
là các dạng thông tin có nội dung không phù hợp về chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục như:
kích động bạo lực, bôi nhọ đời tư, vu khống, tin đồn thất thiệt…; thông tin cổ vũ, lôi kéo tham gia vào các tệ
nạn xã hội như ma túy, mại dâm, vay nặng lãi; thông tin sai trái, độc hại có tính chất tội phạm tin học như:
lừa đảo trên mạng, đánh cắp thông tin, mật khẩu, tán phát virus…
Bên cạnh đó, những thông tin giả, xấu độc còn có tính chất chính trị, phân tích và định hướng dư luận
bằng luận điệu sai trái, thù địch, kích động nhân dân như xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận Chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chống phá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; bịa đặt,
vu cáo, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Quân đội, Công an và gây chia rẽ đoàn
kết nội bộ, đoàn kết dân tộc, tôn giáo, đe dọa an ninh quốc gia.
2. Tác động của tin giả, xấu độc trên không gian mạng đối với thanh niên
Thứ nhất, thông tin xấu, độc trên mạng tác động đến nhận thức của thanh niên về chủ trương, đường
lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thanh niên là lực lượng rất nhạy cảm, dễ bị lôi kéo
nên các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước luôn lợi dụng sự phát triển của công nghệ thông
tin, để phát tán tài liệu có nội dung phản động, ấn phẩm văn hóa đồi trụy, bịa đặt nhiều thông tin sai lệch,
khoét sâu vào những vụ việc tham nhũng, tiêu cực trong xã hội nhằm kích động giới trẻ tỏ thái độ bất mãn
với đời sống xã hội và sự phát triển của đất nước, tác động tiêu cực đến tư tưởng, làm giảm sút lòng tin của
thế hệ trẻ đối với Đảng, Nhà nước; tạo ra một thế hệ trẻ sống theo chủ nghĩa thực dụng, vụ lợi. Điển hình
như Liên Xô vào thời điểm những năm 90 của thế kỷ trước, do những biến động về chính trị, Đảng Cộng
sản đã dần đánh mất vai trò lãnh đạo đất nước. Trước sự chống phá của các thế lực ở trong và ngoài nước,
thời điểm trước khi Liên Xô sụp đổ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Côm-xô-môn đã không còn là tổ chức
chính trị - đội hậu bị của Đảng Cộng sản Liên Xô, sớm bị suy thoái, chuyển hóa về tư tưởng chính trị và
“biến mất” khỏi vũ đài chính trị của đất nước. Thanh thiếu niên bị mất phương hướng, “phi chính trị hóa”
theo đúng kịch bản của các thế lực thù địch.
Thứ hai, thông tin xấu, độc là tin giả, các phát ngôn thù ghét, nói xấu, phỉ báng, bịa đặt, kỳ thị dân tộc,
tôn giáo, kỳ thị giới tính, các hành vi tấn công trên mạng,… làm khủng hoảng đời sống thanh thiếu niên. Một
bộ phận người sử dụng mạng xã hội có xu hướng quan tâm, chia sẻ thông tin giật gân, tiêu cực, trái chiều hơn
thông tin tích cực. Nhiều người cho rằng mạng xã hội là ảo, không phải chịu trách nhiệm về những phát ngôn,
hành xử của mình. Tâm lý đó cộng hưởng với các công cụ được tạo ra để thu hút người dùng của truyền thông
xã hội, cùng với sự bất cập, hạn chế trong quản lý của các cơ quan chức năng càng làm cho việc phát tán
thông tin xấu, độc trở nên dễ dàng và nguy hiểm. Những nghiên cứu gần đây chỉ ra, hiện tượng tin giả, các
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 119

phát ngôn thù ghét, nói xấu, phỉ báng, bịa đặt, kỳ thị dân tộc, tôn giáo, kỳ thị giới tính, các hành vi tấn công
trên mạng,… đang trở nên đáng báo động và làm khủng hoảng đời sống cá nhân.
Thứ ba, những thông tin xấu, độc tác động, làm lệch lạc về hành vi, nhân cách sống của thanh niên, dẫn
tới hậu quả khó lường, thậm chí là vi phạm pháp luật. Thực tế giới trẻ sử dụng mạng xã hội như một công cụ
để tìm kiếm tài liệu phục vụ học tập, trao đổi thông tin hữu ích, chia sẻ, kết nối bạn bè. Bên cạnh đó, trên
mạng hiện nay có vô số thông tin, hình ảnh nội dung xấu, độc tác động, làm lệch lạc về hành vi, nhân cách
sống của thanh thiếu niên, dẫn tới các hậu quả khó lường.
Thứ tư, thông tin xấu, độc làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm sinh lý của thanh niên. Với
đặc tính hấp dẫn, lôi cuốn của thông tin xấu, độc trên các trang mạng xã hội rất dễ làm cho người tham gia bị
sa đà vào “biển thông tin” hỗn loạn đó lúc nào mà không hay biết, làm cho thanh niên sao nhãng việc học
hành, giảm năng suất lao động, tinh thần uể oải, sa sút, đắm chìm vào thế giới ảo trong đời sống thực, sống
thu mình, hạn chế giao tiếp với bên ngoài, có triệu chứng rối loạn vận động, hay cáu gắt, phản ứng thái quá
khi bị tịch thu máy tính, điện thoại thông minh hay bị tắt nguồn internet, wifi…. Đó đều là tác nhân làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm sinh lý của giới trẻ. Theo số liệu của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc
(UNICEF), hơn 1/3 số người sử dụng Internet ở Việt Nam là người chưa thành niên và thanh niên (trong độ
tuổi 15-24) với thời gian sử dụng Internet và mạng xã hội từ 8-10 giờ/ngày, có trường hợp “lướt mạng” thâu
đêm suốt sáng.
2. Vai trò của thanh niên trong việc phòng chống tin giả, tin xấu độc trên không gian mạng
Thanh niên Việt Nam là lực lượng đông đảo của xã hội. Theo số liệu mới nhất của Ủy ban Quốc gia
về thanh niên Việt Nam, hiện nay nước ta có hơn 22,1 triệu người trong độ tuổi thanh niên, chiếm khoảng
22,5% dân số cả nước. Thanh niên mang trong mình sự trẻ trung, năng động, ham học hỏi và dễ tiếp thu cái
mới, nhất là tiếp thu các thông tin trên không gian mạng. Do đó, trước vấn nạn tin giả, tin xấu độc tràn lan,
khó kiểm soát trên mạng xã hội, thanh niên là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất. Những năm gần đây, lực lượng
thanh niên đã tham gia tích cực, có hiệu quả vào việc đấu tranh phòng, chống các tin giả, tin xấu độc trên
không gian mạng.
Thông qua việc lồng ghép các nhiệm vụ chính trị, học tập, quán triệt và thực hiện các Nghị quyết, Chỉ
thị của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy chế cơ quan, đơn vị; qua tổ chức Công đoàn, Đoàn
Thanh niên, thanh niên Việt Nam được tiếp thu thêm nhiều kiến thức về tin giả, tin xấu độc từ đó ngày càng
có ý thức hơn trong việc tìm đọc các thông tin cũng như nâng cao được tinh thần cảnh giác với tin giả, tin
xấu độc.
Trước sự chống phá mạnh mẽ của thế lực phản động, lực lượng thanh niên đã tham gia đấu tranh phản
bác các quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; bác
bỏ những luận điệu chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta; đấu tranh phản bác với những
thông tin bôi nhọ, hạ thấp uy tín của lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta… nhằm bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân
dân và bảo vệ chế độ xã hội mà chúng ta đang xây dựng. Để làm được điều đó, một số bạn thanh niên đã viết
các bài báo, bài viết ngắn đăng tải trên mạng xã hội, vừa chia sẻ, lan tỏa các thông tin chính thống, tin tốt
đẹp; vừa đấu tranh phản bác với các tin giả, xấu độc. Tận dụng được những lợi ích từ các nền tảng mạng xã
hội nổi bật hiện nay như TikTok, một số tài khoản như Lịch sử Việt Nam,... đã xây dựng được những nội
dung, những “content” hay, ý nghĩa về hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, và nhiều
anh hùng lịch sử khác. Từ đó giúp cho đông đảo người dùng, người xem TikTok hiểu hơn về phẩm chất cao
đẹp của những vĩ nhân lịch sử.
Bên cạnh những điểm tích cực trên, vẫn tồn tại một bộ phận không nhỏ đoàn viên thanh niên chưa trang
bị được đủ hiểu biết để nhận diện, phòng chống, ngăn chặn tin giả, tin xấu độc trên không gian mạng. Với
vai trò là lực lượng kế thừa sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Đảng, đoàn viên thanh niên cần phải rèn luyện
nâng cao nhận thức hơn về vấn nạn tin giả, tin xấu độc. Để làm được điều đó:
Thứ nhất, mỗi Thanh niên cần phải nâng cao tinh thần cảnh giác trước các tin giả, tin xấu độc trên không
gian mạng. Đồng thời, trau dồi kiến thức, làm chủ nhận thức về các vấn đề chính trị, xã hội để xem xét, tiếp
cận thông tin một cách khách quan, đầy đủ, chính xác từ những nguồn tin chính thống.
Thứ hai, trong quá trình rèn luyện, cần không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện
đạo đức và “bản lĩnh cách mạng”, xây dựng sức “đề kháng”, “tự miễn dịch” trước thông tin xấu độc. Hoàn thành
đồng thời hai nhiệm vụ rèn luyện tư tưởng và tham gia đấu tranh, phản bác chống lại tư tưởng phản động.
Thứ ba, nâng cao hơn nữa trình độ về công nghệ thông tin, sử dụng mạng xã hội để phục vụ tốt trong
việc tuyên truyền, giáo dục, lan tỏa thông tin tốt đẹp đến mọi người.
120 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

Thứ tư, không chỉ các đoàn viên Thanh niên cần nỗ lực mà bên cạnh đó, tổ chức Đoàn cần kiên trì và
không ngừng đổi mới phương thức giáo dục chính trị cho đoàn viên, thanh niên; cung cấp các kênh thông tin
chính thống để thanh niên tìm kiếm, tra cứu thông tin và học tập; thường xuyên tổ chức các diễn đàn trao đổi,
đối thoại với thanh niên.
Tóm lại, vai trò của thanh niên Việt Nam trong việc phòng chống thông tin giả, xấu độc trên không gian
mạng là vô cùng quan trọng, cấp thiết. Đặc biệt, trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, có không ít tin
giả, tin xấu độc đang tồn tại, lan truyền nhanh chóng, rộng khắp trên không gian mạng. Thanh niên chính là
lực lượng tiên phong, nòng cốt tham gia đấu tranh, kế thừa sự nghiệp cách mạng của Đảng, tổ chức Đoàn các
cấp và cán bộ. Từ đó có thể tuyên truyền, đấu tranh vừa nâng cao vai trò, trách nhiệm, vừa tạo ra “sức đề
kháng”, “màng lọc” khi tiếp cận thông tin trên không gian mạng hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]https://dangcongsan.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/vai-tro-cua-to-chuc-doan-trong-viec-
phong-chong-thong-tin-gia-xau-doc-tren-khong-gian-mang-601432.html
[2]https://tinhdoanqnam.vn/news/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/vai-tro-cua-thanh-nien-trong-
viec-dau-tranh-phong-chong-tin-gia-tin-xau-doc-tren-khong-gian-mang-3728.html
[3]http://congan.kontum.gov.vn/an-ninh-trat-tu/chong-dien-bien-hoa-binh-/tac-dong-cua-thong-tin-
xau-doc-tren-mang-xa-hoi-den-thanh-thieu-nien-o-viet-nam.html
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 121

THỰC TRẠNG TIN GIẢ, XẤU ĐỘC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
Nguyễn Quỳnh Trang, Nguyễn Thị Thu Phương - CQ59/01.02
Dương Hà Vy - CQ59/22.07CLC
Tóm tắt: Chúng ta đang sống trong một thời đại công nghệ số vô cùng phát triển. Phải thừa nhận rằng,
mạng xã hội chính là một thành tựu khoa học - công nghệ của nhân loại, chính nhờ có Internet mà chúng ta
có thêm không gian để chia sẻ, trao đổi thông tin và kết nối, hợp tác và phát triển kinh tế không những trong
phạm vi đất nước mà còn trên phạm vi toàn cầu. Mạng xã hội phát triển không ngừng với tốc độ nhanh chóng
đã giúp cho con người chúng ta dễ dàng tiếp cận được những tri thức quý báu, học hỏi được mọi kỹ năng mà
không cần bỏ ra quá nhiều công sức. Bên cạnh đó, chính mạng xã hội cũng đem lại nhiều lợi ích tích cực đến
các lĩnh vực để phục vụ đời sống thường ngày của con người như Y Tế, Giáo Dục và Kinh Tế…Vậy nhưng,
trước sự phát triển nhanh chóng đó của mạng xã hội, nhiều thế lực thù địch đã lợi dụng những lợi ích của
mạng xã hội như việc đăng tải thông tin nhăng chóng, có thể tiếp cận được nhiều đối tượng trên phạm vi
lớn,… để làm công cụ cho việc đăng tải những thông tin sai lệch, bịa đặt và độc hại nhằm thực hiện những
hành vi xấu xa của mình. Chính vì vậy, chúng ta cần phải nhận diện đúng những thông tin xấu, độc khi tiếp
cận nhằm ngăn chặn những thông tin sai lệch, và đồng thời bài trừ những tin tức xuyên tạc có tác động tiêu
cực đến đời sống con người, góp phần ổn định, củng cố sức mạnh chính trị xã hội của đất nước và xây dựng
một môi trường sống an toàn, tiên tiến, chất lượng cao.
Từ khóa: Tin giả, xấu độc; Không gian mạng; Ảnh hưởng đời sống xã hội; Việt Nam hiện nay
1. Nhận thức đúng về tin giả, tin xấu độc
Thông tin giả, xấu độc được phát tán trên internet và mạng xã hội là những thông tin bịa đặt, bóp méo
sự thật, xuyên tạc vấn đề, “đổi trắng, thay đen”, làm lẫn lộn đúng sai, thật giả; hoặc có một phần sự thật
nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, phân tích và định hướng dư luận bằng luận điệu sai trái, thù địch. Cụ thể
là các thông tin có đặc điểm như sau: Là các thông tin chưa được kiểm chứng, thông tin sai sự thật gây ảnh
hưởng đến các cá nhân, tổ chức; là thông tin có những ngôn từ thô tục nội dung phản cảm, thậm chí soi mói,
bình phẩm chủ quan chuyện đời tư của người khác, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhiều cá nhân, gây
bức xúc trong dư luận xã hội; vi phạm chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục; kích động đồi trụy,
bạo lực, bôi nhọ đời tư, vu khống…
Tin giả, xấu độc còn là những thông tin sai trái, độc hại có tính chất tội phạm như: Lừa đảo trên mạng,
đánh cắp thông tin, mật khẩu, tán phát vi-rút …Hay những thông tin sai lệch liên quan đến phạm trù chính trị
như: Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chống phá đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, phủ nhận thành tựu của công cuộc đổi mới, bịa đặt, vu cáo,
nói xấu các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, gây chia rẽ đoàn kết nội bộ, tìm mọi cách thúc
đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta trên mọi lĩnh vực, đó đều là tin giả, xấu độc.
Các loại tin giả thường xuất hiện theo các nhóm thông tin bao gồm: tin giả về chính sách, pháp luật; kinh
tế, tài chính; y tế, sản phẩm y tế liên quan đến sức khỏe con người; thiên tai, dịch bệnh; an ninh quốc gia, trật
tự an toàn - xã hội; tài khoản giả mạo; đường link lừa đảo và các lĩnh vực khác.
Tùy theo mức độ mà tin giả được chia thành hai cấp độ: Một là, những thông tin không có thật, là tin bịa
đặt, vu khống được lan truyền trong xã hội và trên không gian mạng; Hai là, tin sai sự thật, là những thông
tin có một phần sự thật nhưng không hoàn toàn chính xác, tin xuyên tạc, bóp méo sự thật, không có cơ sở
nhưng vẫn được lan truyền trong xã hội và trên không gian mạng. Không chỉ như một số người quan niệm
rằng, tin giả chỉ mang nội dung tiêu cực, thì hiện nay lại đang có xu hướng tin giả mang cả những nội dung
tích cực, nhân đạo và cũng được phát tán rất mạnh, bởi những tin giả này thường đánh vào tâm lý người dùng
mạng xã hội.
2. Thực trạng tin giả, xấu độc trên không gian mạng ở nước ta
Thời gian qua, tình trạng phát tán tin giả, tin sai sự thật trên Internet, mạng xã hội đáng báo động và
đang diễn biến rất phức tạp, theo chiều hướng gia tăng. Các đối tượng triệt để lợi dụng các tính năng của
mạng xã hội để tuyên truyền, vu cáo, kích động chống Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp, gây rối loạn về
thông tin.
Các đối tượng triệt để lợi dụng các tính năng của mạng xã hội để tuyên truyền, vu cáo, ý đồ kích động
chống Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp, gây rối loạn về thông tin... Thủ đoạn phổ biến tạo lập các tài
khoản cá nhân mạng xã hội mạo danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước, người đứng đầu chính quyền các cấp, mạo
danh người nổi tiếng; chỉnh sửa các thông số kỹ thuật của tập tin thời gian để đăng tải tin giả, tin sai sự thật
122 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

nhằm dẫn dắt dư luận; lợi dụng các sự kiện "nóng", các "vấn đề thu hút sự quan tâm của xã hội" để tạo dựng
thông tin giả mạo, đánh lừa dư luận; những thế lực xấu đã rất kỳ công trong việc cắt ghép, dàn dựng nên
những hình ảnh có trong hàng chục clip, video.
Các thế lực phản động, thù địch và cơ hội chính trị thì ra sức lợi dụng điều đó để tiếp tục xuyên tạc, kích
động chống phá nhằm gây mất ổn định đất nước ta. Bằng thủ đoạn không nói cho có, có nói cho thật nhiều, nói
nhiều ắt phân vân, ngả nghiêng và nói mãi sẽ có người tin. Có thể nói, âm mưu, thủ đoạn này không mới nhưng
nó rất có tác dụng. Các bằng chứng nghiên cứu khoa học cho thấy, sai lệch niềm tin do tiếp nhận tin giả giống
như dịch bệnh lây lan. Khi cá nhân chia sẻ tin giả cũng đồng nghĩa với “lây truyền” niềm tin độc hại.
Ở Việt Nam, tin giả ngày càng xuất hiện nhiều và bỗng dưng trở thành một phần trong xã hội. Trong
tháng 10 năm 2021, khi chúng ta bước sang giai đoạn mới thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-
19 đã có tới 200.000 tin, bài viết giả mạo, tiêu cực xuyên tạc Nghị quyết 128 của Chính phủ “thất bại toàn
diện”; rằng người lao động không được hỗ trợ; bịa đặt Bộ Y tế “ép buộc” trẻ em tiêm vacxin nhằm thu lợi
bất chính...
Trên mạng xã hội đã từng lan truyền dòng trạng thái của một facebooker xuyên tạc phát biểu của Nguyên
Phó Thủ tướng Vũ Ðức Ðam tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 để đưa ra
những thông tin suy diễn vô căn cứ như: “dịch bùng ra một cái, chắc chắn Việt Nam sẽ bứt lên Top 1 ngay”;
“không có việc Nhà nước lo và ra viện được tặng hoa nữa đâu”; “Hà Nội 11 triệu dân chỉ có khoảng 300
cái (máy thở)”... Hay khi Quân đội huy động cán bộ, chiến sĩ tham gia công tác phòng, chống dịch, hỗ trợ
người dân TP Hồ Chí Minh bảo đảm nhu cầu cuộc sống trong thời gian giãn cách xã hội, một số đối tượng
đã cố tình tung tin sai sự thật trên mạng xã hội về việc “Quân đội thực hiện thiết quân luật tại TP Hồ Chí
Minh”. Cùng với thông tin này là hình ảnh “xe thiết giáp chắn đường”, “quân đội mặc đồ bảo hộ cầm súng”
.... Nhưng qua xác minh, các xe thiết giáp trong các tin tức đó là những phương tiện tham gia buổi luyện tập
Khu vực phòng thủ ở Hải Phòng từ nhiều tháng trước đó; còn hình ảnh “quân nhân ôm súng” lại là hình ảnh
quân đội nước ngoài với những khẩu súng không phải là trang bị của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Dịch bệnh Covid-19 có lẽ chính là "mảnh đất màu mỡ" để tin giả bùng phát với quy mô chưa từng thấy
trên thế giới và ở Việt Nam: từ những người vô tình hay hữu ý tung tin về việc phát hiện ca nhiễm bệnh ở chỗ
này chỗ kia; từ những status vô cùng ngớ ngẩn nhưng vẫn thu hút khá đông lượt chia sẻ như chính phủ phun
thuốc lên trời để chống dịch hoặc phải ăn 6-12 quả trứng luộc để phòng virus; cho đến những thông tin gây
hoang mang và hoảng loạn cho xã hội như việc loan báo có người đầu tiên tử vong vì virus corona, thúc bách
người dân tích trữ lương thực thực phẩm và thuốc men, xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt
Nam... Theo một báo cáo của cơ quan công an, lợi dụng tình hình dịch bệnh với nhiều diễn biến gây lo ngại,
nhiều đối tượng thù địch đã thiết lập hàng trăm website và hàng nghìn nhóm (kín và công khai), tài khoản mạng
xã hội (Facebook, YouTube, Zalo…) tán phát thông tin dưới nhiều thủ đoạn khác nhau.
Các nước trên thế giới cũng vấp phải nạn tin tức giả mạo, xuyên tạc. Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus,
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo “Tin giả lan nhanh và dễ dàng hơn cả virus,
nhưng mức độ nguy hiểm thì không hề thua kém”.
Bên cạnh đó, xuất hiện hiện tượng số đối tượng xấu vì động cơ vụ lợi kinh tế, đã tạo dựng tin giả, tin sai
sự thật, tán phát trên không gian mạng, nhất là mạng xã hội để thu hút người dùng tương tác nhằm thu về lợi
ích từ việc bán hàng, ủng hộ, tài trợ bằng tiền, lợi ích vật chất... gây hoang mang dư luận. Tình trạng tràn lan
các video có nội dung nhảm nhí, giật gân trên mạng xã hội nhằm lôi kéo người xem để kiếm tiền, trục lợi.
Thậm chí, một số đối tượng tìm mọi cách để nổi tiếng trên mạng xã hội, kể cả việc thực hiện hành vi vi
phạm pháp luật, sản xuất các nội dung phản cảm, thiếu tính giáo dục, giả mạo thông tin, kích động bạo lực,
bôi nhọ, nói xấu chính quyền...
Vụ việc mới nhất về tin giả, tin bị bóp méo, xuyên tạc gây dư luận xấu là thông tin lan truyền trên mạng
xã hội, cho rằng có “vụ việc kinh hoàng” tại Trường Quân sự Quân khu 7. Liên quan vụ việc này, ngày
14/1/2023, Cơ quan Điều tra hình sự Quân khu 7 đã ra quyết định khởi tố hình sự vụ án đưa thông tin sai sự
thật, phát tán clip cho rằng sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP Hồ Chí Minh (HUFLIT) đang
học giáo dục quốc phòng - an ninh (GDQPAN) tại Trường Quân sự Quân khu 7 nhảy lầu tự tử do bị xâm hại.
Một số bài viết dẫn ra các lý do để bôi nhọ nhà trường, cố tình lập luận sai lệch để khiến người đọc tin rằng,
có “vụ việc kinh hoàng, đang bị nhà trường bưng bít”! Té nước theo mưa, nhiều trang mạng hải ngoại đẩy
vụ việc lên cao trào, cổ suý tư tưởng chống Đảng, chống chế độ, cho rằng dưới “chế độ đảng trị” thì “thông
tin bị lấp liếm”, đồng thời rao giảng đạo đức giả, lập những hội nhóm dưới danh nghĩa “đấu tranh bảo vệ
nhân phẩm cho hai nữ sinh bị xâm hại” …Theo đó, sau khi xác định vụ việc có dấu hiệu tội phạm, Cơ quan
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 123

Điều tra hình sự Quân khu 7 quyết định khởi tố vụ án hình sự tội “Đưa tin trái phép thông tin mạng máy
tính” xảy ra tại Trung tâm GDQPAN, Trường Quân sự Quân khu 7.
Tin giả không chỉ chiến thắng tâm lý hiếu kỳ, tò mò của độc giả mà nó còn làm suy yếu các phương tiện
truyền thông. Tin giả không chỉ hướng lái sai lệch một bộ phận xã hội mà còn “dắt mũi” cả một số phóng
viên, cơ quan báo chí. Tin chưa được kiểm chứng từ cá nhân trên Facebook, Zalo... nhưng có những báo
mạng vẫn "nhanh tay" biến thành sản phẩm báo chí. Vì vậy, để bảo đảm tính kịp thời, hiệu quả trong nhận
diện, phòng ngừa, đấu tranh mạnh mẽ, hiệu quả với nạn tin giả cũng như giảm thiểu tác động xã hội của nó,
cần có sự vào cuộc mạnh mẽ, liên thông của các cơ quan chức năng. Cần phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ
nhưng linh hoạt, vận dụng nghiêm khắc chế tài, luật pháp để xử lý nghiêm mọi cá nhân, tổ chức tung tin giả.
Tại Hội nghị công tác công an trong phòng, chống dịch ngày 11-10-2021, Bộ Công an cho biết đã chỉ
đạo công an các đơn vị, địa phương tăng cường nắm, kiểm soát tốt tình hình trên không gian mạng; xử phạt
hành chính hơn 150 đối tượng đăng tải tin giả, sai sự thật; ngăn chặn, yêu cầu gỡ bỏ 10.944 tin, bài viết, video
chứa thông tin xấu độc. Con số trên cho thấy, tin giả giống như rác rưởi hằng ngày làm bẩn nhà, bẩn phố, mà
rác thì phải quét, quét rồi nó lại có, cho nên phải quét thật mạnh, thường xuyên, liên tục thì mới mong nhà
luôn luôn sạch.
3. Một số cách nhận biết thông tin giả, xấu độc và sai sự thật
Một là, kiểm tra, xem xét nguồn tin. Hiện nay, người dân có nhiều kênh để tiếp nhận thông tin, từ truyền
hình, radio, các trang báo giấy, báo mạng, trang thông tin điện tử, cổng thông tin của các cơ quan nhà nước…
Nguồn tin còn đến từ mạng xã hội, các hội nhóm, các thông tin truyền miệng. Tất nhiên, trong hàng trăm, hàng
ngàn tin tiếp nhận mỗi ngày, có tin chính xác, có tin không chính xác. Để nhận được những thông tin chính xác,
chúng ta cần theo dõi tin tức từ báo chí, nhất là những tờ báo uy tín, cổng điện tử của cơ quan chức năng.
Hai là, kiểm chứng nguồn tin. Với mỗi thông tin đăng tải trên báo chí hay trên mạng xã hội, chúng ta
vẫn cần kiểm chứng xem thông tin chính xác không bằng cách đọc và tìm hiểu nguồn tin đó có được cung
cấp bởi người có thẩm quyền, đúng chức năng, được phép phát ngôn cung cấp thông tin hay không. Những
thông tin trong bài viết có nêu rõ tên người, địa phương, thời gian… không. Với những tin chung chung,
không rõ tên nhân vật, địa danh cụ thể, chúng ta cần kiểm chứng lại. Tin giả thường không được chú trọng
về cấu trúc ngữ pháp, thể thức văn bản, dễ có lỗi chính tả và ngữ pháp, không thống nhất. Về các luận cứ,
luận chứng trong bài viết, thông thường các tin giả được tạo ra được dựa trên một câu chuyện, tình tiết có
thực nhưng được làm giả ở những nội dung quan trọng nhất. Ngoài ra, cần đọc kỹ nội dung xem thông tin đó
là tin tức thật hay trò đùa của người đăng.
Ba là, kiểm tra lại thông tin, hình ảnh minh họa. Tin giả không chỉ về chữ viết mà còn là các hình ảnh.
Người dùng mạng xã hội luôn nghĩ, hình ảnh, nhất là video là minh chứng rõ ràng nhất và tin ngay những
thông tin trong hình ảnh đó. Nhưng thực sự, những hình ảnh có thể bị làm giả, bị cắt ghép, chỉnh sửa theo
từng dụng ý khác nhau của người đăng tải thông tin. Hình ảnh sử dụng trong bài viết đa phần là ảnh trên
mạng hoặc được chỉnh sửa cho phù hợp với nội dung nguồn tin. Cần kiểm tra xem ảnh có tồn tại trên không
gian mạng thông qua tính năng “Search Google for image”.
Trước mỗi thông tin, hình ảnh có nội dung xấu lan truyền, cần tỉnh táo, suy nghĩ xem những tin tức, hình
ảnh đó khởi nguồn thế nào, ai phát ra, liệu có đủ khả năng tin cậy? Nếu những tin tức đó mang đến suy nghĩ
tiêu cực, cần phải suy xét thận trọng, tránh việc ấn like hay chia sẻ, bình luận tạo hiệu ứng lan truyền tin giả,
độc hại. Phải cẩn trọng khi tiếp nhận thông tin trên không gian mạng, nhất là thông tin được chia sẻ bởi mạng
xã hội, chủ thể không rõ nguồn gốc, không xác thực. Đặc biệt, không chia sẻ nguồn tin phát ra từ trang mạng
của những cá nhân, tổ chức thường xuyên đưa tin có nội dung tiêu cực, sai trái, phỉ báng nhà nước, cộng đồng.
4. Giải pháp cơ bản ngăn chặn tin giả, xấu độc trên không gian mạng
Thứ nhất, về nhận thức, với mỗi người dân, nhất là giới trẻ cần tự trang bị cho mình vốn hiểu biết và
những kỹ năng cần thiết trong việc chọn lọc, nhận diện thông tin; kỹ năng công nghệ-thông tin để chặn, lọc,
xóa, báo xấu,…các thông tin độc hại khi phát hiện, không để thông tin đó lan truyền; nắm vững và tuân thủ
các quy định pháp luật và quy tắc ứng xử văn hóa trên môi trường mạng xã hội; rèn luyện tư duy biện chứng,
tư duy phản biện khi tiếp xúc với các thông tin trên mạng xã hội để xem xét sự vật, hiện tượng một cách
khách quan đa chiều, nhìn thấu được bản chất ẩn giấu sau hiện tượng bề ngoài, mục đích sâu xa ẩn đằng sau
những ngôn ngữ, hình ảnh; thường xuyên cập nhật kiến thức xã hội để nâng cao “sức đề kháng” trước những
thông tin xấu, độc, sai trái, không dễ bị mắc lừa, dụ dỗ.
Mọi công dân cần nâng cao ý thức cảnh giác, phòng ngừa khi tham gia mạng xã hội; nghiên cứu các quy
định của pháp luật về việc sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng đảm bảo an toàn thông tin và an ninh
124 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

thông tin. Đặc biệt cần tìm hiểu kỹ về trách nhiệm của các cá nhân, tập thể khi tham gia sử dụng không gian
mạng, các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng được quy định trong luật An ninh mạng số 24/2018/QH14
được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12/6/2018,
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019.
Khi tìm hiểu thông tin trên mạng xã hội nên chọn những trang thông tin chính thống, những trang tin
cậy, những tờ báo chính thống, uy tín; biết đặt ra nghi vấn đối với các thông tin nhận được; không tò mò bấm
xem các tin, bài giật tít câu view; chủ động kiểm chứng thông tin nhận được từ các nguồn không tin tưởng;
không chia sẻ khi chưa kiểm chứng thông tin…
Thứ hai, về hành động, khi phát hiện thông tin giả, tin xấu, độc, có dấu hiệu lừa đảo, trộm cắp tài sản,
đánh cắp thông tin cá nhân, bôi nhọ, làm nhục người khác, lôi kéo tham gia các hành vi vi phạm pháp luật…
qua không gian mạng phải kiên quyết đấu tranh, phê phán, phản bác mạnh mẽ, đồng thời báo cho cơ quan
công an để xác minh, làm rõ, kịp thời ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật.
Trường hợp nếu lỡ đăng tải, chia sẻ tin giả, tin sai sự thật, thì cần phải nhanh chóng gỡ bỏ thông tin sai
sự thật, đưa ra lời đính chính, xin lỗi và hợp tác với cơ quan chức năng nếu có yêu cầu.
Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, định hướng nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhân dân về
những thông tin xấu độc trên mạng xã hội; khuyến khích xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh trong cơ
quan, đơn vị, trường học, tổ chức, doanh nghiệp để dần hình thành “miễn dịch tâm lý” đối với tin đồn trong
nhân dân bằng một nền tảng tri thức đủ sức đề kháng với mọi loại tin đồn độc hại, thất thiệt, sai sự thật.
5. Kết luận
Không gian mạng là phương tiện tuyệt vời để kết nối mọi người nhưng cũng ẩn chứa những rủi ro, cạm
bẫy. Không phải mọi thứ trên mạng Internet đều an toàn và đáng tin cậy, vì vậy, hành động có trách nhiệm trên
không gian mạng là cách duy nhất mà mỗi cá nhân, tổ chức có thể bảo vệ mình, bảo vệ những người xung quanh
và góp phần xây dựng một xã hội văn minh, tuân thủ luật pháp. Mỗi người dùng cần ghi nhớ các nguyên tắc để
nhận thức và hành động có trách nhiệm trên không gian mạng: Suy nghĩ hai lần trước khi chia sẻ, tải (hoặc
đăng), hoặc bình luận video, hình ảnh, tin tức trên mạng, không thực hiện các thao tác trên nếu không chắc chắn
về thông tin. Kiểm tra, xem xét nguồn tin, tác giả, độ tin cậy của thông tin. Tôn trọng suy nghĩ và quyền riêng
tư của bản thân và của người khác. Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền nếu phát hiện tin giả, sai sự thật. Khi
chúng ta cùng chung tay bảo vệ và “thanh lọc” không gian mạng, chắc chắn sẽ tạo ra một thế giới tốt đẹp và
an toàn cũng như phát triển bền vững hơn nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Báo Công an nhân dân (2023), Đừng biến mình và người khác thành nạn nhân tin giả trên không
gian mạng.
[2]. Công thông tin điện tử chính phủ (2022), Tình trạng tán phát tin giả, tin sai sự thật đang diễn biến
rất phức tạp.
[3]. Ngô Anh Thu (2021), Tin giả, hiểm họa thật, Báo Quân đội nhân dân.
[4]. Sở Tư pháp Bình Thuận (2023), Phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên môi trường mạng.
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 125

TIN GIẢ - HIỂM HOẠ THẬT VÀ GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN


Nguyễn Thảo Linh - CQ59/22.05CLC, Hà Thu Trang - CQ59/06.06CLC
Tóm tắt: Trong bối cảnh chuyển đổi số ngày nay, dân số sử dụng Internet tích cực nhất trên thế giới với
khoảng 72,1 triệu người (số liệu năm 2022 của We are Social). Xu hướng người dân đọc tin tức qua mạng,
sử dụng mạng xã hội để chia sẻ thông tin ngày càng tăng cao. Mạng xã hội là một nền tảng thu hút được rất
nhiều người quan tâm và nó trở nên vô cùng phổ biến và mang lại nhiều giá trị xã hội cả tích cực và tiêu cực.
Tốc độ lan truyền nhanh đã trở thành môi trường thuận lợi cho hoạt động phát tán tin giả, tin sai sự thật gây
lên làn sóng ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của các tổ chức, cá nhân; ảnh hưởng đến an ninh,
trật tự, gây thiệt hại về kinh tế... Nhiều thông tin thiếu kiểm chứng, bịa đặt, phản cảm được người dùng mạng
xã hội chia sẻ rộng rãi gây bức xúc trong dư luận xã hội. Trong bối cảnh đó, nhóm chúng em đã thực hiện
nghiên cứu đề tài “Tin giả - Hiểm hoạ thật và giải pháp ngăn chặn” để có cái nhìn cụ thể, bao quát hơn về tin
giả, tin xấu độc đang diễn ra hiện nay.
Từ khoá: Tin giả, tin xấu độc, hiểm hoạ, giải pháp ngăn chặn
1. Đặt vấn đề
“Mạng xã hội” là cụm từ quen thuộc trong cuộc sống của nhiều người hiện nay. Trong kỷ nguyên 4.0,
MXH được xem là "vũ khí" lợi hại giúp dễ dàng kết nối và truyền tải thông tin dù ở bất kỳ đâu. Chính vì thế,
thời gian qua có nhiều cá nhân đã lợi dụng điều này để đăng tải những thông tin không đúng sự thật, tung
những tin đồn gây hoang mang dư luận. Những thông tin xuyên tạc, sai sự thật, ảnh hưởng đến lối suy nghĩ
của mỗi người khiến tư tưởngvà đời sống bị ảnh hưởng . Mạng xã hội là ảo, những thông tin xuyên tạc, bịa
đặt là giả, nhưng tác động của nó đối với cộng đồng là hoàn toàn có thật. Tin giả như một loại virus độc hại,
nó xâm nhập, gây nhiễu dư luận, thậm chí làm khủng hoảng niềm tin. Trong điều kiện công nghệ mới, phương
thức truyền tin, nhất là mạng xã hội phát triển sâu rộng thì tin giả càng thêm đất sống. Các thế lực xấu lợi
dụng điều này để xuyên tạc, kích động chống phá hòng gây mất ổn định chính trị, xã hội, tạo cớ chống phá
Đảng, Nhà nước và nhân dân.
2. Tổng quan về tin giả, tin xấu độc trên không gian mạng
Tin giả, tin xấu độc là gì?
Theo từ điển Cambridge: “Tin giả là những câu chuyện không có thật được lan truyền dưới dạng tin tức
trên Internet hoặc các phương tiện truyền thông khác, thường được tạo ra để tác động đến quan điểm chính
trị hoặc tạo ra như một trò đùa”.
Theo ấn phẩm báo chí của UNESCO: Tin giả ngày nay không chỉ là cái mác gắn cho thông tin sai sự
thật và gây nhầm lẫn, được ngụy trang và phát tán như tin tức. Tin giả hay tin xuyên tạc là một lời nói dối cố
ý, có chủ đích, nhằm vào những người bị những kẻ ác ý chủ động lừa dối.
Theo Liên minh châu Âu (EU): Tin giả được hiểu là thông tin sai lệch hoặc thông tin cố ý gây hiểu lầm có
thể kiểm chứng được tạo ra, trình bày và phát tán vì lợi ích kinh tế hoặc cố ý lừa dối công khai và có thể gây tổn
hại cho cộng đồng (Báo cáo về tin xuyên tạc và tin giả năm 2019 - Disinformation and Fake news final report).
Theo Luật phòng, chống tin giả (Anti-Fake News Act) của Malaysia có hiệu lực từ năm 2018: Tin giả
bao gồm tin tức, thông tin, dữ liệu và báo cáo hoàn toàn sai sự thật hoặc sai một phần dưới mọi dạng thức
thông tin hình ảnh, âm thanh hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác có khả năng gợi ý từ/hoặc ý tưởng.
Trên cơ sở tham khảo các định nghĩa nêu trên và xuất phát từ thực tiễn công tác quản lý nhà nước, Bộ
Thông tin và Truyền thông đưa ra định nghĩa về tin giả trên không gian mạng như sau: Tin giả trên không
gian mạng là những thông tin sai sự thật được cố ý đăng tải, lan truyền nhằm mục đích không chính đáng,
gây hiểu lầm cho người đọc, người xem hoặc những thông tin có một phần sự thật nhưng không hoàn toàn
chính xác do không được kiểm chứng, xác minh hoặc bị phóng đại, suy diễn, làm thay đổi bản chất của sự
việc, thường xuất hiện dưới dạng tin tức và được lan truyền chủ yếu trên mạng xã hội.
* Thực trạng thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng hiện nay
Trong thời gian qua, tình trạng tán phát tin giả, tin sai sự thật trên Internet, mạng xã hội đang ở mức đáng
báo động và đang diễn biến rất phức tạp, theo chiều hướng gia tăng. Các đối tượng triệt để lợi dụng các tính
năng của mạng xã hội để tuyên truyền, vu cáo, ý đồ kích động chống Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp,
gây rối loạn về thông tin. Thủ đoạn phổ biến tạo lập các tài khoản cá nhân mạng xã hội mạo danh lãnh đạo
Đảng, Nhà nước, người đứng đầu chính quyền các cấp, mạo danh người nổi tiếng; chỉnh sửa các thông số kỹ
thuật của tập tin thời gian để đăng tải tin giả, tin sai sự thật nhằm dẫn dắt dư luận; lợi dụng các sự kiện "nóng",
các "vấn đề thu hút sự quan tâm của xã hội" để tạo dựng thông tin giả mạo, đánh lừa dư luận. Bên cạnh đó, một
số đối tượng tìm mọi cách để có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội, tràn lan các video có nội dung nhảm nhí, giật
126 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

gân trên mạng xã hội nhằm lôi kéo người xem để kiếm tiền. Kể cả thực hiện hành vi vi phạm pháp luật vì động
cơ vụ lợi kinh tế cá nhân, đã tạo dựng tin sai sự thật, tán phát trên nền tảng mạng xã hội Facebook, Tiktok để
thu hút người dùng tương tác nhằm thu về lợi ích từ việc bán hàng, ủng hộ, tài trợ bằng tiền, lợi ích vật chất.
Theo số liệu thống kê, Việt Nam đã có khoảng 65 triệu người sử dụng các phương tiện truyền thông xã
hội như Facebook, Tiktok, Instagram để giải trí, liên hệ với bạn bè, chia sẻ khoảnh khắc và kể cả quảng cáo
bán hàng. Thống kê của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cho thấy, từ
khi dịch Covid-19 xuất hiện, trên không gian mạng Việt Nam đã có hơn 900.000 thông tin liên quan đến tình
hình dịch bệnh. Theo Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, chỉ hơn hai tháng, công an các đơn vị, địa phương
trong cả nước đã xác minh, làm việc với gần 700 trường hợp đưa tin sai sự thật; đã có hơn 300 đối tượng
trong nước tung tin giả về dịch Covid-19 trên không gian mạng bị cơ quan chức năng xử. Điều đó cho thấy,
tin giả trên không gian mạng là vấn đề rất phức tạp hiện nay
Theo báo cáo, 2 năm qua, trên các mạng xã hội trên toàn cầu như Facebook, Youtube, TikTok lan truyền
rất nhiều tin giả liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19; gần đây rộ lên các tin giả về vụ
kit test Việt Á, vụ án lừa đảo thao túng giá đất, giá cổ phiếu của Tân Hoàng Minh, FLC, Vạn Thịnh Phát.
Một điều đáng lo ngại từ tin giả, tin xấu độc
* Những “hiểm hoạ” của tin giả, tin xấu tác động tới cộng đồng
Tin giả được tạo dựng, tán phát liên quan đến các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng,
an ninh, đối ngoại...tạo nên một làn sóng gây những hệ quả nghiêm trọng. Sự phát triển nhanh chóng của
mạng xã hội, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới kéo theo việc tăng nguy cơ thường xuyên
phải tiếp xúc với tin giả của người sử dụng. Việc tiếp cận với tin giả có tác động tới công chúng trên nhiều
mặt khác nhau và có thể dẫn tới hậu quả rất nghiêm trọng.
Thứ nhất, tác động đến an ninh - kinh tế. Tin giả nhưng hậu quả rất thật. Tác động, ảnh hưởng của tin
giả đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất khủng khiếp, có thể làm cho một doanh nghiệp sụp
đổ. Từ đầu năm tới nay, chỉ số chứng khoán VN-Index đã giảm hơn 31%, rơi vào top giảm sâu hàng đầu thế
giới, không ít lần thị trường còn bị rớt do tin đồn. Một số cá nhân có lượng lớn người theo dõi bị khởi tố vì
các bài viết trên Facebook hàm ý về một số cá nhân đại diện các công ty đang niêm yết trên sàn chứng khoán
sắp bị xử lý hình sự; gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán, làm thiệt hại về kinh tế, uy tín của
tổ chức, cá nhân và nhà đầu tư. Hậu quả của việc tung tin sai lệch không chỉ gây thiệt hại về tài chính, hình
ảnh, uy tín của doanh nghiệp mà còn gây ra khủng hoảng niềm tin của nhà đầu tư. Đặc biệt, dễ tạo nên "hiệu
ứng domino" lan sang nhiều lĩnh vực từ bất động sản, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm... Tại phiên họp
thường kỳ tháng 10, Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh cần kiên quyết xử lý theo đúng pháp luật những
tổ chức, cá nhân tung tin thất thiệt nhằm xuyên tạc tình hình, nói xấu Đảng, Nhà nước, phá hoại nền kinh tế.
- Thứ hai, tác động đến an ninh - xã hội. Tin giả được phát triển trên cơ sở những vấn đề “nóng, nhạy
cảm”, gây nghi ngờ, mất niềm tin vào cán bộ, lãnh đạo các cấp, ví dụ như các vấn đề về công tác nhân sự, tác
động đến tâm lý cử tri, gây ảnh hưởng tới kết quả bầu cử, bỏ phiếu tín nhiệm cán bộ cấp cao từ đó ảnh hưởng
an ninh quốc gia theo nhiều góc độ khác nhau.Một số cá nhân (có những người trước đó là anh hùng trong
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, là những nhà khoa học có tầm cỡ được chế độ đãi ngộ của Nhà nước), vì thiếu
bản lĩnh, thiếu niềm tin đối với Đảng, Nhà nước, vì lợi ích nhỏ nhen, đã sẵn sàng bán rẻ cả danh dự, nhân
phẩm của bản thân, bán rẻ cả quá khứ vinh quang, tốt đẹp... để mưu lợi rẻ tiền và nuôi trong mình những ảo
tưởng. Tin giả gây hiểu nhầm về các vấn đề về sắc tộc, tôn giáo, vùng miền có thể làm gia tăng căng thẳng,
thậm chí tạo ra bạo lực, bất ổn an ninh - xã hội.
Thứ ba, tác động đến niềm tin của người dân với các thông tin trên báo chí chính thống. Tin giả góp
phần làm suy giảm niềm tin vào báo chí truyền thống, gia tăng sự hoài nghi đối với các nền tảng truyền thông
xã hội. Thông tin sai thật, tin giả được “làm giả” một cách tinh vi và lan truyền trên các nền tảng mạng xã
hội có thể khiến người dùng bị rối loạn trước quá nhiều luồng thông tin và không biết phải tin vào điều gì,
làm cho người tiếp nhận có cách nhìn nhận lệch chuẩn. Từ đó, những người tiếp nhận sẽ có những hành động
gây bất lợi cho nhà nước ở các phương diện mà họ tiếp cận. Dần dần, những thông tin xấu, độc đó không chỉ
bị tiêm nhiễm với người thiếu bản lĩnh mà như một chất xúc tác, thúc đẩy họ chống lại những giá trị cốt lõi
được các thế hệ cách mạng đã hy sinh máu xương, trí lực để dựng xây nên.
Thứ tư tác động đến sức khỏe cộng đồng. Tin giả được lan truyền có thể gây hại cho sức khỏe con người,
đặc biệt là trong thời gian bùng phát dịch bệnh. Tin giả có thể làm các đợt bùng phát dịch bệnh thêm trầm
trọng.Công chúng có xu hướng tương tác với các “bong bóng thông tin” trên mạng do đó thông tin được chia
sẻ có nhiều khả năng là những thông tin sai lệch hơn là thông tin chính xác.
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 127

3. Giải pháp ngăn chặn tin giả, tin xấu độc và nâng cao ý thức cộng đồng
Một là, tuân thủ các quy định của pháp luật. Theo Luật An ninh mạng năm 2018 (có hiệu lực từ ngày
1/1/2019); Luật Công nghệ thông tin năm 2017; Luật An toàn thông tin mạng năm 2015; các nghị định hướng
dẫn thi hành Luật An ninh mạng, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet
và thông tin trên mạng và các quy định khác có liên quan, người sử dụng Internet, mạng xã hội phải hoàn
toàn chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình lưu trữ, cung cấp, phát tán trên môi trường mạng; không
cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức,
danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân; không được phát tán thư rác, phần mềm độc hại, thiết lập hệ thống
thông tin giả mạo, lừa đảo; không cung cấp, lưu trữ, phát tán, sử dụng thông tin vi phạm điều cấm Luật An
ninh mạng (Điều 8); Nghị định số 72/2013/NĐ-CP (Điều 5)
Hai là, nâng cao trình độ nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân trước tác động tiêu cực
của những thông tin giả trên mạng xã hội. Giáo dục, nâng cao trình độ, kiến thức cho cán bộ, đảng viên và
nhân dân để nhận diện, phân biệt được đâu là tin thật, đâu là tin giả, tin độc hại. Qua đó, giúp người dân thực
sự bình tĩnh, tự mình có thể tự thẩm định, đánh giá thông tin, tin theo những thông tin chính thống được công
bố trên các phương tiện thông tin đại chúng của Đảng, Nhà nước và các địa phương.
Ba là, chủ động, kịp thời đưa những thông tin chính thống, làm cho cán bộ, đảng viên và mọi người dân
có cơ sở phân biệt và nhận rõ những thông tin giả, tin đồn thất thiệt, ngăn chặn tác động tiêu cực của nó.
Bốn là, kịp thời đấu tranh, kiên quyết phê phán, phản bác mạnh mẽ bài viết có nội dung tin giả, tin đồn thất
thiệt, thổi phồng, bóp méo, xuyên tạc sự thật trên không gian mạng. Nghiêm khắc xử lý mọi hành vi lợi dụng “dân
chủ”, “nhân quyền” để phát tán tài liệu vu cáo, vu khống Ðảng và Nhà nước. Tăng cường công tác quản lý nội bộ,
kịp thời đấu tranh và xử lý đối với những cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, kịp thời phát hiện, ngăn chặn những phần tử cơ hội và bất mãn chính trị
đưa ra thông tin giả, tin đồn thất thiệt tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước trên mạng xã hội.
Năm là người dùng mạng xã hội, khi tiếp nhận thông tin phải biết thẩm định, đánh giá thông tin. Cần
xác định thông tin trong bài viết mới xảy ra hay đã cũ, video và hình ảnh trong bài viết đã được kiểm chứng
chưa. Những thông tin chính thống, đúng sự thật thường chứa đường dẫn tới các nguồn tin đáng tin cậy, hiển
thị thời gian cụ thể. Những thông tin khác có thể là giả mạo, sai sự thật. Mỗi cư dân mạng phải thể hiện trách
nhiệm với chính bản thân mình và cộng đồng khi tiếp nhận thông tin trên mạng xã hội.
4. Kết luận
Là một dạng thức tồn tại của thông tin xấu độc, tin giả trên mạng xã hội đã và đang ảnh hưởng đến đời
sống chính trị xã hội, kinh tế, văn hoá,.... Hiểu rõ những hệ lụy của tin giả với cộng đồng mạng để chủ động
phòng chống, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ”, “tự
diễn biến, tự chuyển hóa” của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam, chúng ta thấy pháp luật đã
có các quy định rất cụ thể đối với vấn đề bảo vệ an ninh mạng và theo đó nên với môi trường sử dụng mạng
ngày nay trở thành một không gian xã hội mới, nơi con người có thể thực hiện các hành vi giao tiếp, sáng
tạo, lao động, sản xuất, tiêu dùng, học tập và vui chơi giải trí, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.
Tin giả nhưng hiểm họa lại thật. Tin giả thực sự là một loại virus độc hại, tác động xấu đến nhận thức, hành
vi cá nhân, từ đó làm ảnh hưởng đến an ninh, an toàn xã hội. Trước khi Nhà nước “điều trị” bệnh này, mỗi
cá nhân cần tự mình có trách nhiệm sàng lọc, tiếp nhận thông tin trung thực, phủ nhận thông tin xuyên tạc,
giả mạo để cuộc sống ngày càng tươi đẹp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1]. Hoài Anh. Tin giả - dạng thức thông tin xấu độc trên mạng xã hội
https://congan.kontum.gov.vn/an-ninh-trat-tu/chong-dien-bien-hoa-binh-/tin-gia-dang-thuc-thong-tin-
xau-doc-nguy-hiem-tren-mang-xa-
hoi.html?fbclid=IwAR2msTlxkNbyyqL5PrDcmGbNKoy8EbxKSuhX6Rxx_N2PiAvr0Ev6dRocb5A
[2]. Thanh Hà. VOV.VN. Tin giả thông tin xấu độc phát tán nhanh nhưng xử lý, ngăn chặn còn chậm
https://vov.vn/chinh-tri/quoc-hoi/tin-gia-thong-tin-xau-doc-phat-tan-nhanh-nhung-xu-ly-ngan-chan-
con-cham-post981082.vov
[3]. Thu Hằng. Từ tin giả đến hậu quả thật,
https://vov2.vov.vn/phap-luat/tu-tin-gia-den-hau-qua-that-
38029.vov2#:~:text=Tin%20%E1%BA%A3o%2C%20tin%20gi%E1%BA%A3%20hay,%C4%91%E1%B
B%81u%20s%E1%BA%BD%20b%E1%BB%8B%20x%E1%BB%AD%20l%C3%BD.
128 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

AOF STUDENTS’ USE OF FAKE NEWS AND CULTURAL CONDUCT ON SOCIAL MEDIA
Vương Minh Ngọc - CQ58/61.02
Nguyễn Vũ Diễm Quỳnh - CQ59/22.07CLC
Abstract: Fake news' online proliferation has recently drawn significant attention in Vietnam and other
parts of the world. Social media platforms make it simpler to quickly spread false information and more
challenging to determine the reliability of online information. Due to their regular use of social media,
Vietnamese college students in general and Academy Of Finance students in particular are probably exposed
to bogus news. Because of this, management organizations should act quickly to stop and resolutely combat
pieces that spread fake news. The purpose of this essay is to explain the idea of fake news in cyberspace and
its effects on students, with a focus on a case study involving students from the Academy of Finance. In order
to understand the significance of these groups in preventing and combatting fake news in cyberspace, the
study also examines the function of Youth Union and Student Union organizations.
1. Introduction
Vietnam is one of the top 10 nations in the world for Facebook and YouTube usage, according to the
Youth Research Institute, and is ranked 22nd internationally for the number of social network users. Social
networks have grown rapidly, and they are being utilized by hostile forces, reactionaries, fraudsters, and
uninformed people to propagate false information, complicate sociopolitical issues, distort the truth, and
commit fraud in addition to being a popular means of connecting people around the world.
To alter people's views of true facts, events, and statements, "news items that are purposely and verifiably
untrue" are referred to as fake news. (According to cits.ucsb.edu, a website) Spread of fake news is aided by
social media usage growth and technological advancement. In fact, studies show that fake news frequently
travels online more quickly than actual news. Regular social media users are mostly to fault for this proliferation
since they interact with postings that include false information by liking, sharing, and other means.
The majority of social media users, who are young, make up over 60% of the target market for fake news.
False news causes students to lose their sense of community and cooperation when studying, working, and
training, as well as to have unhealthy awareness, thinking, and lifestyles. More dangerously, false information
might cause students to lose faith in their principles, the Communist Party of Vietnam's leadership, the Party's
programs and policies, and the laws and regulations of the State. As a result, the study team has conducted
research and presented the data regarding the impact of fake news on Academy of Finance students.
2. Substance
2.1. Definition of fake news
Fake news is information that is clearly and demonstrably fabricated and that has been packaged and
distributed to appear as legitimate news. This narrow definition seeks to distinguish fake news from other
types of misleading information by clarifying that the former is patently false and was created and presented
in a way meant to deceive consumers into thinking it is real. Fake news refers to a specific piece of
information; it does not refer to any particular type of news outlet, individual, or other actor.
Websites, social media pages and accounts, or individual users who aggregate or share bogus news items
are known as fake news purveyors. It's possible for purveyors to intentionally transmit false information, as
well as for uninformed purveyors to do so without recognizing it. The great majority of content providers mix
fake news with other sorts of content, such as accurate news or misleading information, rather than only
spreading false information. The majority of fake news outlets, albeit not all of them, have a hyperpartisan
bent. The term "fake news sites" or "fake news pages" should only be used to describe the small number of
websites and pages that only publish fake news.
Information that is inaccurate or out of context does not by itself qualify as fake news. This kind of
information can be found in a news report that is based on genuine events that happened and is not entirely
made up. Hyperpartisan websites frequently disseminate a mix of fake news and articles that merely contain
inaccurate information or lack adequate context. Widely circulated stories with false information but that do
not qualify as fake news can benefit the greater ecosystem by providing a receptive audience for fabrications.
2.2. How to identify fake news
Fake stories can be challenging to identify at first, so it's a good idea to make it a habit to verify the
veracity of every article you read, especially those you encounter on social media. If you come across a story
that appears shady, you can try the following:
Use a search engine to find the story's keywords and get a second opinion fro Verify the article's
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 129

involving dates. Sometimes fake news writers would take a true historical account, give it an absurd headline,
and attempt to pass it off as a current incident.
Discover the article's author's informational source. The source is it reliable?
Is the design of the website a little off-putting? Several fake news websites imitate the look of reliable
news sources in an effort to fool the casual reader.
Look at the headings of further articles on the same website. Do most of them require a lot of faith?
Shocking? Inflammatory? In that case, look into the website's policies.m a reputable news source.
Repost carefully: Fake news relies on believers to repost, retweet, or otherwise forward false information.
If you’re uncertain as to the authenticity of an article, think twice or hold off on sharing it with others.
2.3. Type of fake news
A few important concepts are encompassed under the broad term "fake news." We can better
comprehend how it functions and produces damage by breaking the idea down into more concrete words.
False news is reframed by Claire Wardle, Ph.D., and Hossein Derakhshan as information disorder, which
encompasses a spectrum from falseness to malicious intent. Using a Venn diagram, Wardle and Derakhshan
identify three components of information disorder, including:
Misinformation: Some people disseminated incorrect information without intending to cause harm.
Before passing it forward to others, those who disseminate false information consider it to be true.
Disinformation: Individuals may disseminate information to damage others or influence them.
Disinformation is the term used to describe actual lies that are spread by individuals for gain, sway, or chaos.
Malinformation: Information that may be accurate but is disseminated maliciously or taken out of
context is known as malinformation. Private information disclosure and fact manipulation to support a false
narrative are a few examples.
2.4. Impact of fake news
While some instances of false news appear benign or are merely intended to be humorous, a lot of it may
be harmful, malicious, and even dangerous.
The risks of misinformation are clear. For instance, disclosing a person's home address could put them
in danger. Misinformation and disinformation provide more subtly dangerous risks.
The purpose of fake news is to alter people's perceptions, attitudes, or beliefs in order to influence
behavior. If you base your opinions and decisions on bogus news, then someone else does. Moreover,
spreading false information may have legal repercussions in various regions of the world.
Disinformation and false information can potentially raise issues with cyber security. Hackers trying to
steal your information may use fake news articles as access points. A approach to practice identity
management and safeguard your data is to become aware of the dangers of fake news and learn how to spot
it. To increase your financial Intelligence and maintain financial security, be on the lookout for misleading
news. A cyber breach could jeopardize your virtual banking accounts.
2.5. The reality of students at the Academy of Finance facing information in general and fake news
in particular
According to the Cong Luan e-newspaper, social media is only a website for connecting friends, family,
and society with a private nature; nonetheless, users can broadcast official news on social networks. The
service provider will flag the copyright check to identify it for social network accounts that have registered
for the service (Blue Badge). Not every organization has accounts registered with service providers, though.
According to survey data gathered by the research team and displayed in chart 1, up to 62.8% of all
students who participated in the survey have the habit of checking new information; 10% of students don't
check because they get new information from people they know, and the remaining 27.2% don't check
frequently due to a lack of time. As can be observed, many students are not in the practice of checking the
veracity of new material posted on social media.
Student make up a significant portion of the population and are known for being lively, open-minded,
and especially good at absorbing knowledge online. The Youth Union and the Student Union have recently
taken an active and successful part in the fight against false and harmful news in online. Using the Youth
Union, implement Party resolutions and directives, state policies and laws, as well as agency and unit
regulations through the integration of political responsibilities. Fighting fake news and malicious information
online can be done through producing articles and short posts on social media sites, as well as sharing and
disseminating official information and positive news.
130 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

Yes. Because I feel that


when I don't have much
10% knowledge about that
27.2% information, I should go
check it out
No. Because I receive
information from
acquaintances

No. Because I don't have


62.8% time to check

The battle against harmful bad news and fake news in the cyberspace of ministries, agencies, and
departments in provinces, cities, and municipalities involves a large number of young people. In order to
combat false and harmful news in cyberspace, several Youth Union organizations of the units have created
group and individual blogs, Fanpages on Facebook, Groups on Zalo, series of video clips on YouTube, and
other online platforms.
The Youth Union and Student Union have taken part in the fight against false views because they are
aware of their responsibilities and role in combating malicious news and fake news online. To the contrary,
hostile to misrepresent and deny Marxism-Leninism and Ho Chi Minh's ideas; rejecting accusations against
our Party and people's revolutionary cause; and fighting back against information that denigrates and
discredits our Party and State's leaders... in order to defend the Party, the people, and the social system that
we are constructing.
2.6. Vietnamese Students' Association and the Ho Chi Minh Communist Youth Union's contributions
to combating fake news
First and foremost, it is important to persevere and constantly innovate the process of political education
for union members and youth; to maximize the use of the internet and social networks in political education
for union members; to offer official information channels for young people to search, look up information,
and study; and to establish forums for discussion and exchange with young people.
Second, maintain and promote the "One good news a day, one beautiful tale every week" campaign on
social media so that positive news dominates negative news and beautiful stories disprove public myths. All
social groups, particularly young people, are encouraged to participate as hostile forces distribute information
and shape public opinion.
Thirdly, regularly assess the ideological environment, social climate, and influence public opinion
among young people using a collaborative team, networks for opinion research, in-person discussions, and
information technology. , social network; carry out data scanning to get a snapshot of the young scene before
significant events and activities. Use community websites, newspapers, and communication tools on social
networking sites to capture and take part in the battle to defend the Party's ideological base online. Creating
and synchronizing Fanpages to combat incorrect and antagonistic viewpoints, enhance informational
orientation of public opinion. assemble your forces to combat particular publications and news. To combat
complex and delicate events and situations, develop a plan of action or work in coordination with functional
agencies and professions.
3. Conclusion
According to We are Social's estimates for 2022, Vietnam has 72.1 million of the world's most active
Internet users. People are increasingly accessing news online and disseminating information via social media.
In general, fake news is dealt with in the most thorough manner possible, regardless of how quickly it spreads
or how sophisticated the spreading techniques are. In order to avoid getting sucked into the fake news vortex
that is raging fiercely everywhere and to shine brighter with the motto "Tai - Tam - Chinh," Academy of
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 131

Finance students need to arm themselves with the most acceptable norms of conduct.

REFERENCES
[1]. Lê Văn Cương (2005), “Nhận dạng về các hoạt động chống phá Việt Nam trên mặt trận chính trị
của các thế lực thù địch”, in trong Nhận dạng các quan điểm sai trái thù địch (Lưu hành nội bộ), Ban Tư
tưởng - Văn hóa Trung ương.
[2]. Ban Chấp hành Trung ương: Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII “Về tăng cường xây dựng, chỉnh
đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, ngày 30-10-2016
[3]. Chủ động đấu tranh với các quan điểm sai trái trên mạng xã hội, http://www.bienphong.com.vn/chu-
dong-dau-tranh-voi-cac-quan-diem-sai-trai-tren-
mang-xa-hoi/.
[4]. Nguyễn Viết Thông (2005), Nhận dạng các quan điểm sai trái, thù địch về lý luận, Nhận dạng các
quan điểm sai trái thù địch (Lưu hành nội bộ), Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương.
[5]. Công tác quản lý mạng xã hội trong tình hình mới, http/tuyengiao.vn/nghien-cuu/nghiep-vu-cong-
tac-tuyen-giao/cong-tac-quan-ly-mang-xa-hoi-trong-tinh-hinh-moi-102564
132 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

SINH VIÊN TRƯỚC THỰC TRẠNG NỘI DUNG VIDEO NGẮN ĐỘC HẠI TRÊN
MẠNG XÃ HỘI HIỆN NAY
Vũ Tuấn Đạt - CQ58/05.02
Tóm tắt: Gần đây, cộng đồng mạng đang nổi bật lên vấn nạn khi các nhà sáng tạo nội dung về các ngành
nghề “vô dụng”, khuyên học sinh sinh viên nên tránh né. Thực trạng này tuy đã xuất hiện từ một vài năm về
trước, nhưng chính nhờ sự phát triển của các nền tảng video ngắn lại càng làm cho các nội dung trên phát tán
rộng rãi đến nhiều đối tượng, gây hoang mang cho dư luận. Đứng trước thực trạng trên, học sinh sinh viên
đóng vai trò cốt lõi trong việc định hướng chính bản thân mình cũng như bạn bè đồng trang lứa.
Nền tảng video dạng ngắn là gì?
Video dạng ngắn (hay gọi tắt là video ngắn), là những video có thời lượng trung bình từ 60 giây đến 2
phút 20 giây. Với từng nền tảng thì thời lượng video tối ưu có thể ngắn hơn hoặc dài hơn.
Video ngắn được cả cá nhân và các tổ chức doanh nghiệp sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, đăng
tải nhiều nội dung, chủ đề trên các nền tảng. Các tổ chức doanh nghiệp có thể dùng các nền tảng video ngắn
như một chiến dịch về Content Marketing để nắm bắt phản hồi của người xem và cá nhân hóa thương hiệu.
Trong khi đó, những cá nhân sử dụng các nền tảng nói trên sử dụng với mục đích quảng cáo hình ảnh cá
nhân, đăng tải các hoạt động của bản thân.
Nền tảng các đoạn video ngắn đang phát triển với tốc độ chóng mặt.
Hướng tới đối tượng là thế hệ trẻ với những dạng video ngắn, nội dung dễ hiểu, thông điệp ngắn gọn,
các nền tảng cung cấp dịch vụ video ngắn đang chiếm trọn được cảm tình của người dùng. Nổi bật nhất với
nền tảng TikTok, Kuaishou, Facebook Reels, Youtube Short… có hàng tỷ người dùng cùng với doanh thu
cao ngất ngưởng trong những năm gần đây. Đơn cử có thể đề cập đến số lượng giờ truy cập mỗi cá nhân mỗi
tháng trên nền tảng TikTok là 19,6 giờ/tháng, gần gấp 5 lần mốc 4,2 giờ hồi năm 2018 và trong tương lai vẫn
chưa hề có dấu hiệu suy giảm.
Có thể nói, nền công nghiệp video ngắn đang được đánh giá là thị trường tỷ đô trên toàn cầu, với đại
diện tiêu biểu nhất là TikTok. Càng ngày càng nhiều người tham gia vào nền công nghiệp này, hàng triệu,
hàng tỷ video ra đời mỗi ngày với vô vàn các nội dung phong phú.
Tất nhiên trước hàng ngàn nội dung, chủ đề trên mạng xã hội, việc những người sáng tạo nội dung muốn
tạo ra những chủ đề có tính chất sáng tạo, khác biệt nhằm thu hút người xem, tạo thêm thu nhập cho bản thân
là điều dễ hiểu. Nhưng, điều đáng nói ở đây lại chính ở những nội dung sáng tạo đó không ít là những nội
dung không lành mạnh, thậm chí gây hoang mang dư luận. “Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa”, những nội
dung “bẩn” lại được nhiều đối tượng khán giả truy cập, tác động trực tiếp vào nhận thức của một bộ phận
không nhỏ người dân, gây hoang mang dư luận.
Thực trạng trên các nền tảng video ngắn với nội dung đánh giá ngành nghề học “vô dụng”.
Thực chất, các video về “tư vấn” các ngành nghề trên mạng đã có từ trước đây khoảng vài ba năm trở
lại đây. Thời điểm đó, các nền tảng mạng xã hội cung cấp video ngắn chưa thực sự nổi bật như thời điểm trở
lại đây nên các ảnh hưởng của video này là chưa rõ ràng và chưa được dư luận để ý đến.
Tuy vậy, trước tình cảnh gần đây một cử nhân lên mạng “than thở” vì nộp 800 đơn xin việc, 30 lần
phỏng vấn vẫn thất nghiệp đã khiến một bộ phận học sinh, sinh viên trở nên thận trọng hơn về quyết định lựa
chọn, tiếp tục kiên trì trước những định hướng khác nhau trong tương lai của bản thân. Tuy tính chính xác về
câu chuyện này vẫn còn chưa được kiểm chứng. Hay nguyên nhân cốt lõi từ vấn đề của cử nhân kia không
được tuyển dụng thực sự là do trình độ, kỹ năng hay bất cứ vấn đề nào khác cho đến nay vẫn chưa có đáp án.
Nhưng, việc có bằng đại học nhưng chưa tìm được việc, hay thậm chí là cực kỳ vất vả khi tìm việc đang là
đề tài nóng hổi mà bất cứ trang báo nào cũng muốn khai thác, đôi lúc là thổi phồng lên dẫn đến chủ đề này
đang là nội dung chủ điểm đứng đầu xu hướng bàn luận của giới trẻ.
Và, một cách vô tình, thời điểm mà tin tức trên lại rơi đúng vào giai đoạn các bạn học sinh cuối cấp ở
Việt Nam chọn trường, chọn chuyên ngành theo học trong tương lai. Chính do điều kiện này mà những đoạn
video “Ngành học vô dụng nhất” từ trước đây cũng như mới được thêm vào do các nhà sáng tạo nội dung đã
và đang thu hút hàng chục nghìn lượt xem và tương tác trên nền tảng mạng xã hội. Với thuật toán đề xuất
những video “gắn mác” được các bạn trẻ dùng với thuật ngữ là “trending” - những video cập nhật sát tình
hình thực tế nhất, đề cập đến những vấn đề được quan tâm nhất trong thời điểm hiện tại của các nền tảng ứng
dụng video ngắn, các video này vẫn đang gia tăng rất nhanh về số lượng người xem.
Những video kể trên hoàn toàn được thực hiện dưới chính góc nhìn có phần phiến diện của các nhà sáng
tạo nội dung. Họ thường kể những trường hợp thiểu số trong một xã hội mà phần đa vẫn đang là những cá
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 133

nhân có nhiều thành tựu xuất xắc trong xã hội. Có khá nhiều động cơ xoay quanh việc lan truyền thông tin
hướng nghiệp độc hại, một chiều hay phiến diện như hiện nay; có thể các “nhà hướng nghiệp” tự xưng muốn
“câu like, câu view”, nhưng cũng có thể họ muốn chia sẻ thông tin đến mọi người nhưng chưa đủ cả tâm lẫn
tầm. Từ đó dẫn đến việc chia sẻ những thông tin lệch lạc, tiêu cực.
Tác động của những nội dung video ngắn trên tới xã hội
Những người chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất chính là những đối tượng mà các video này tạo ra: những
học sinh đang ở trong độ tuổi chuyển cấp, trong thời điểm mà các bạn trẻ này đang phải đứng trước quyết
định đưa ra cho bản thân về định hướng tương lai. Độ tuổi cuối cấp đang là độ tuổi chịu nhiều áp lực nhất về
học tập với lượng kiến thức không hề nhỏ, nên nếu các bạn chịu tác động tiêu cực và có khuynh hướng sai
lệch thì bản thân các bạn rất dễ bị lung lay, gây nên những ảnh hưởng không cần thiết xen giữa việc học và
định hướng của các bạn.
Đối tượng ảnh hưởng tiếp theo còn là từ phía các phụ huynh, gia đình của các học sinh đang hướng
nghiệp cho con mình. Bên cạnh những áp lực mà các bạn học sinh đang phải đối mặt, với trách nhiệm cao cả
của những bậc sinh thành luôn muốn đồng hành, tạo điều kiện, đưa ra những lời khuyên tốt nhất cho con cháu
mình được phát triển một cách toàn diện mà thành công sau này nhất thì họ thậm chí còn là đối tượng dành
nhiều thời gian hơn để tìm hiểu về tình hình xã hội thực tế, huy động lời khuyên từ các tư vấn tuyển sinh trên
tất cả các hình thức. Với sự phát triển của mạng xã hội như ngày nay, một thông tin khi đã lan truyền đến một
nhóm đối tượng đủ lớn sẽ không ngừng “phình to”, gây hoang mang đến chính những phụ huynh tìm kiếm
thông tin. Và rồi như một hệ lụy thì các em học sinh sẽ lại chịu ảnh hưởng tác động thêm từ gia đình, làm
lệch định hướng của các bạn.
Việc chịu ảnh hưởng tiêu cực như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc dạy học, tiếp nhận chênh lệch về
các khoa quản lý sinh viên khác nhau, một trường đại học có thể có một khoa đào tạo với rất nhiều những học
sinh đăng kí, còn ngành học sẽ bị các bạn trẻ “né” do những lời cảnh báo phiến diện trên mạng xã hội kia.
Và cuối cùng thì ảnh hưởng sau này sẽ tác động đến ngành kinh tế của đất nước, nơi mà sẽ có những lĩnh
vực thiếu đi những người tài có đủ kiến thức nghiệp vụ, làm mất cân bằng trong hoạt động kinh tế. Chất lượng
của nguồn nhân lực luôn được đánh giá là yếu tố cốt lõi để các doanh nghiệp nói riêng cũng như nền kinh tế nói
chung, nên việc thiếu hụt này diễn ra sẽ chỉ làm suy yếu đi tiềm lực tài chính, phát triển của nước ta.
Vậy, đứng trước tình hình trên thì nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên là gì?
Thứ nhất, chính là tăng cường đẩy mạnh các hoạt động hướng nghiệp từ các trường đại học đến các bạn
học sinh cấp Trung học phổ thông. Có một sự thật đáng được để ý tới đó chính là những tư tưởng của các nhà
sáng tạo nội dung kia vẫn có thể tràn lan được một phần là do các buổi hướng nghiệp của các môi trường đại
học, của thầy cô vẫn chưa đủ tạo được điểm “lắng đọng” cho các bạn học sinh. Những tư tưởng sai lệch trên
các nền tảng video ngắn kia vẫn đang để lại điểm nhấn cho các bạn học sinh và phụ huynh hơn là những gì
thu lại từ các buổi hướng nghiệp vẫn diễn ra thường niên. Do vậy, nhiệm vụ đầu tiên chính là đổi mới cách
thức tuyển sinh hướng nghiệp sao cho phù hợp với xu hướng hiện tại, nhằm thu hút thật nhiều đối tượng quan
tâm; và đặc biệt chính là để lại những định hướng đúng đắn hơn do những người có tâm, có tầm được truyền
đạt tới các bạn học sinh.
Thứ hai, nhanh chóng cập nhật, sẵn sàng đính chính lại các thông tin sai lệch xuất hiện trên mạng xã hội
để loại bỏ những định hướng sai. Tạo điều kiện cho những buổi gặp mặt của các tổ chức, cá nhân chuyên
ngành trực tiếp chia sẻ, đính chính và đưa về định hướng đúng đắn, tránh gây hoang mang dư luận. Những
cá nhân, tổ chức chuyên ngành chính là ví dụ xác thực nhất về những tiêu chí đòi hỏi từ ngành nghề của mình
đối với việc tuyển dụng nhân sự sau này, định hướng cho các bạn học sinh không chỉ là hoàn thiện việc chọn
và học tập các chuyên ngành trên đại học, mà còn giúp các bạn có định hướng phát triển các kĩ năng khác
của bản thân một cách đúng đắn.
Thứ ba, phối hợp với giảng viên đại học, giáo viên cấp cơ sở để đưa ra những tư vấn, đánh giá đúng nhất
của từng học sinh với từng ngành nghề sau này cho gia đình. Vai trò tác động của gia đình trong việc phát
hiện, nuôi dưỡng và không ngừng rèn luyện năng khiếu, điểm mạnh của các bạn học sinh là điều cần được
quan tâm từ sớm. Mỗi một cá nhân đều có một năng khiếu riêng và có những đặc điểm ấy phù hợp với tiêu
chí làm việc sau này. Do vậy, việc lựa chọn môi trường mà các bạn trẻ có thể phát huy được hết các khả năng
của mình sẽ giúp ích rất nhiều cho chính các bạn và đóng góp cho xã hội nguồn nhân lực có kĩ năng, tư duy
tốt.
Thứ tư, chính bản thân những sinh viên đang theo học tại môi trường đại học cần biết chọn lọc những
thông tin đúng đắn, rèn luyện cho mình lập trường vững vàng về chính ngành học, định hướng đưa ra của
134 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

mình. Chính các bạn sinh viên sẽ là tấm gương tiêu biểu nhất và chính những phát triển, những thành tựu của
các bạn sẽ là minh chứng sắt đá nhất chống lại bất cứ những thông tin độc hại trên mạng xã hội.
Và cuối cùng, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên cần có những đề xuất đổi mới, cải thiện việc kiểm duyệt
những thông tin được cung cấp trên mạng xã hội tới các cấp lãnh đạo, các Bộ ngành liên quan. Tiếng nói của
rất nhiều những cá nhân để góp ý, nâng cao giá trị tốt đẹp, ngăn chặn các thông tin xấu, độc hại không chỉ là
dưới nền tảng video ngắn, mà còn toàn diện trên bất cứ phương tiện mạng xã hội nào sẽ luôn được Nhà nước
và các cấp quản lý đón nhận, thay đổi, cập nhật để phù hợp với tình hình thực tế.
Kết luận: Sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội bên cạnh mang đến cho chúng ta nhiều lợi ích,
tuy vậy cũng sẽ gây nên những tác động tiêu cực mà nếu không chọn lọc kĩ càng cũng sẽ gây ảnh hưởng đến
xã hội trên nhiều khía cạnh. Là những trụ cột tương lai của đất nước, chính Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên
luôn phải là lá cờ tiên phong, trên tiêu chí “phải tự mình cứu lấy chính mình”: cần phải biết đưa ra những
định hướng, thay đổi tích cực đến thế hệ của chính chúng ta, thay đổi tư tưởng sai lệch thì mới có thể hướng
đến một đất nước Việt Nam phát triển mạnh mẽ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Lê Huyền (2023) “TikToker nêu 4 bằng đại học ‘vô dụng’ tại Việt Nam: Chuyên gia giáo dục nói
gì?”: https://baomoi.com/tiktoker-neu-4-bang-dai-hoc-vo-dung-tai-viet-nam-chuyen-gia-giao-duc-noi-
gi/c/45288090.epi
[2]. Nhật Khoa (2022) “Mạng xã hội video ngắn đang ảnh hưởng ra sao tới giới trẻ?”:
https://dantri.com.vn/nhip-song-tre/mang-xa-hoi-video-ngan-dang-anh-huong-ra-sao-toi-gioi-tre-
20221128205722073.htm
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 135

HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN: ĐĂNG TIN GIẢ - HẬU QUẢ THẬT
Phùng Ngọc Ánh - CQ59/32.01
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển hiện nay, chỉ một nút chạm, nút “share” trên mạng xã hội,
chúng ta đã nhanh chóng chia sẻ bài viết đến bạn bè, người thân và cả những người xa lạ. Sự tiện lợi của công
nghệ là cái chạm tay vô hình kết nối con người gần nhau hơn, đồng thời thông tin ngày càng được lan tỏa rộng
rãi hơn. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị và một bộ phận người dùng kém hiểu biết
đã lợi dụng MXH để đăng tải những thông tin giả, tin xấu, độc hại nhằm xuyên tạc, bóp méo sự thật. Trong số
những người dùng mạng xã hội hiện nay, tỷ lệ thanh niên chiếm trên 60%, như vậy thanh niên là bộ phận sử
dụng MXH nhiều nhất. Những thông tin giả, tin xấu độc giống như loại "virus" có tốc độ lây lan nhanh chóng
và ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, ý thức, tư tưởng chính trị của đoàn viên, thanh niên nước ta.
Đặt vấn đề
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hiện đại hóa với sự lên ngôi của công nghệ 4.0, con người đang không
ngừng nỗ lực tạo ra những thành tựu sáng chế, những công cụ phục vụ để đáp ứng nhu cầu vô tận của nhân
loại. Trong đó, Internet nói chung và các nền tảng mạng xã hội nói riêng được kể đến là những công cụ vô
cùng tiện ích. Mạng xã hội là thành tựu nổi bật của con người trong việc tạo ra một hệ thống kết nối các thành
viên cùng sở thích với nhiều mục đích khác nhau, với những tính năng như kết bạn, chat, e-mail, phim ảnh,
voice chat dựa trên nền Internet. Facebook tuy ra đời muộn hơn một số bậc tiền bối như: Myspace, Yahoo!
Blog,.. nhưng nó đã nhanh chóng trở thànhmạng xã hội khổng lồ, số một thế giới về mức độ truy cập và số
lượng thành viên tham gia, vượt mặt các đối thủ trước đó.
Với những tính năng công nghệ ưu việt, độ tương tác cao, cùng những tiện ích mà MXH đem lại đã khiến
những người làm việc trong môi trường kết nối Internet, đặc biệt là giới trẻ có thể công khai cập nhập những trạng
thái cảm xúc, chia sẻ suy nghĩ, tình cảm, quan điểm cá nhân với mọi người, tích lũy những kiến thức mới, mối
quan hệ mới, giao lưu học hỏi, buôn bán, và thỏa mãn sở thích của mình với những nhóm cộng đồng chung sở
thích như âm nhạc, phim ảnh, thời trang,... Với những tính năng vượt trội như vậy, MXH dường như không thể
thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mọi người, đặc biệt là giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng.
Không những vậy, kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ kể từ sự ra đời của mạng xã hội, tiêu biểu là
các ngành dịch vụ, truyền thông khilưu lượng người sử dụng mạng xã hội ngày càng lớn. Điều này cho thấy
sức ảnh hưởng to lớn mà mạng xã hội đã và đang mang lại cho chúng ta. Bên cạnh lại những lợi ích thiết thực
đối với cuộc sống, mạng xã hội có thể gây ra những phiền toái cho người dùng. Vì vậy, trước khi quyết định
đăng tải hay chia sẻ thông tin trên mạng xã hội, người dùng cần cẩn trọng và xem xét kỹ lưỡng về nguồn gốc,
độ chính xác, sức ảnh hưởng của bài.
Cơ sở lý luận
Theo định nghĩa của Fischer (1957), mạng lưới xã hội (social network) bao gồm nhiều mối quan hệ đôi.
Mỗi người trong mạng lưới có liên hệ với ít nhất 2 người khác nhưng không ai có liên hệ với tất cả các thành
viên khác”. Dựa trên quan điểm đó, Barry Wellman đã khẳng định: “Khi mạng máy tính kết nối con người, nó
là một mạng xã hội". Laura Garton (1997), nhà xã hội học, nhà nghiên cứu chiến lược trường đại học Toronto
cũng cho rằng: “Khi một mạng máy tính kết nối mọi người hoặc các cá nhân tổ chức lại với nhau thì đó chính là
mạng xã hội”. Theo hướng tiếp cận toán học, Trần Minh Đức (2012) quan niệm MXH giống như “một hệ thống
gồm các đỉnh (node) gắn với nhau thành một mạng gồm các liên kết (hoặc các cung)". Ông ví MXH như mạng
phức hợp, hay nói cách khác là một tập các hệ thống được tạo bởi các yếu tố đồng nhất hoặc không đồng nhất
kết nối với nhau thông qua sự tương tác khác nhau giữa các yếu tố này và được trải ra trên diện rộng.
Trên cơ sở những quan điểm và định nghĩa về mạng xã hội của các tác giả và các đặc điểm chung của
mạng xã hội, ta có một khái niệm chung về mạng xã hội như sau: Mạng xã hội (social network) là một website
mở trong đó người dùng có thể tự xây dựng nội dung nhằm kết nối và tương tác với mọi người thông qua các
tính năng riêng biệt của MXH. Như vậy, đây chính là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet
với nhiều mục đích khác nhau, không phân biệt không gian và thời gian.
Theo Nguyễn Thị Bắc (2018), Hành vi sử dụng MXH của sinh viên là những hành vi được biểu hiện qua
các hành động bên ngoài như nội dung đăng tải trên MXH. Thông qua những hành vi, chúng ta có ứng xử
phù hợp với chuẩn mực mà bộ thông tin đã quy định đối đối với người sử dụng mạng xã hội. Đồng thời, qua
đó, ta có những ứng xử phù hợp giữa sinh viên với chính bản thân mình và giữa sinh viên với người khác,
với những người xung quanh.
Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên và tình trạng tin giả, tin xấu trên không gian mạng
Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên Việt Nam
136 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

Đối với sinh viên, MXH là không gian để bày tỏ bản thân theo bất cứ cách nào mà họ muốn. Từ việc
công khai (một cách có lựa chọn) các thông tin cá nhân như tên, tuổi, ngày sinh, địa chỉ, sở thích, v.v… đến
việc cập nhật cuộc sống hằng ngày, bộc lộ cảm xúc, tâm trạng hay bày tỏ quan điểm của bản thân về một vấn
đề nào đó trong cuộc sống, họ dễ dàng xây dựng và thể hiện “ chân dung cá nhân" với cộng đồng bạn bè trên
MXH. Từ đó, MXH giúp sinh viên tìm kiếm và mở rộng mạng lưới bạn bè, tham gia vào những cộng đồng
ảophục vụ cho những mục đích thật như chia sẻ thông tin, sở thích, v.v…
Trước tiên, về số lượng người sử dụng MXH, tính đến tháng 9 năm 2022, Việt Nam có trên 72,1 triệu
người sử dụng Internet, gấp đôi số người sử dụng năm 2011, tương ứng với hơn 73,3% dân số, đứng thứ 3
trong khu vực Đông Nam Á, thứ 6 châu Á và thứ 12 trên thế giới. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
Internet, MXH ra đời ngày càng nhiều và đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam, trong đó bao gồm 8 MXH
nước ngoài như: Facebook, Youtube, Instagram, Google+, Skype, Viber, Line và Bigo live và 3 MXH Việt
Nam: Zalo, Zing, Mocha. Nhờ sự phát triển nhanh chóng và tốc độ lan tỏa sâu rộng ở Việt Nam, số lượng
người sử dụng MXH ngày càng đông đảo, đặc biệt là bộ phận thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên trong độ
tuổi từ 16 đến 24. Hơn nữa, lượng người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng,
khoảng 17% số người trưởng thành thường xuyên trao đổi qua mạng với những người không hề quen biết và
tỉ lệ này tăng tỉ lệ nghịch với độ tuổi. Từ đó, có thể khẳng định rằng, sự phát triển nhanh chóng của khoa học-
kỹ thuật đã làm thay đổi đáng kể đến khả năng tiếp cận thông tin và nhận thức của sinh viên.
Mặt khác, bên cạnh những tác động tích cực và vai trò cần thiết trong xã hội hiện đại, việc sử dụng MXH
còn tồn tại nhiều bất cập.Một bộ phận người dùng đã phát tán nhiều thông tin chưa chính xác, "tin nhảm" đến
với cộng đồng, hay hiện tượng nhiều bạn trẻ "nghiện Facebook”...
Thực trạng tin giả, tin xấu độc trên không gian mạng
Tin giả hay thông tin xấu độc là dạng thông tin chứa đựng những nội dung chưa được kiểm chứng, phản
ánh không đúng sự thật khách quan hoặc chỉ có một phần sự thật nhưng được thêm thắt nhiều tình tiết không
đúng hay chêm xen sự giải thích, bình luận gây nhầm lẫn và sai lệch trong nhận thức và tư tưởng của công chúng.
Những đối tượng tung tin giả, thông tin xấu, độc hại có khi là một phận nhân dân do kém hiểu biết, không có khả
năng kiểm soát nội dung thông tin. Nguy hại hơn, có một số người dùng cố tình tung ra nhằm mục đích hạ thấp
uy tín, danh dự của cá nhân, tổ chức, gây thiệt hại về kinh tế, chia rẽ xã hội, mất ổn định về chính trị...
Thời gian qua, nạn tin giả, thông tin xấu độc xuất hiện dưới nhiều hình thức tinh vi, phức tạp và dễ dàng
được đăng tải, lan truyền trên mạng xã hội. Những tin này bao trùm tất cả mọi mặt của đời sống xã hội
như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… và được thể hiện dưới nhiều hình
thức khác nhau như tin bài, hình ảnh, video clip đã qua chỉnh sửa hoặc cắt ghép và thường được đăng tải trên
các trang thông tin không chính thống, qua các nền tảng mạng xã hội và các ứng dụng tin nhắn hay các công
cụ tìm kiếm trên internet. Tin giả, tin xấu, độc hại tràn lan trên mạng xã hội không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý,
thói quen mà cả đến tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của thanh niên. Thực tiễn cho thấy có một bộ phận
thanh niên do hạn chế về nhận thức hoặc vì mục đích trục lợi đã bị các đối tượng câu dẫn, lan truyền tin giả
hoặc có biểu hiện mất niềm tin, mơ hồ, ngoài nghi, phai nhạt lý tưởng trước tình trạng tin xấu độc tràn lan
trên mạng xã hội.
Một nghiên cứu của Đại học Oxford cho thấy, từ năm 2016 đến năm 2018, tỷ lệ người dùng chia sẻ tin giả
trên Twitter đã tăng từ 0,1% lên 0,15%. Mặc dù con số tăng lên không đáng kểsong nếu tính trên tổng số tweet
được đăng tải tại thời gian đó, số lượng tin giả này là khá lớn. Trong một khảo sát trên mạng xã hội Facebook
của công ty Ipsos Mori, có tới 62% người dùng đã báo cáo rằng họ đã thấy thông tin sai lệch trên mạng xã hội.
Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng chỉ có khoảng 25% người dùng đã kiểm tra và xác minh tính chính xác của
thông tin trước khi chia sẻ nó. Từ các số liệu trên, có thể thấy rằng việc đăng tải tin giả trên mạng xã hội diễn
ra phổ biến và có thể gây ra những tác hại đáng kể đến sự tin tưởng và an ninh của xã hội.
Hậu quả của việc chia sẻ tin giả, tin xấu độc trên không gian mạng
Tin giả được ví như con virus Covid-19 với tốc độ lây lan nhanh chóng, khó kiểm soát, khi bùng phát
mạnh mẽ sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe, tinh thần của con người. Tại Đại hội XI, trao đổi với Bộ trưởng
Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng về vấn đề này, đại biểu Đỗ Chí Nghĩa đã chỉ ra: “Sau 3
tiếng có thể gỡ bỏ thông tin độc hại. Nhưng thực tế, chỉ cần sau 5 -10 phút, thông tin độc hại lan rất rộng rồi”.
Với tốc độ lan truyền nhanh chóng, việc cung cấp và chia sẻ tin giả trên mạng xã hội gây ra những hậu quả
nghiêm trọng đến nhiều con người và xã hội.
Thứ nhất, về phía người dùng MXH, việc chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng, thiếu cơ sở sẽ
làm họ lo lắng, sợ hãi, hoang mang. Theo báo cáo của công ty bảo mật Kaspersky, 54% người dùng mạng xã
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 137

hội đã bị ảnh hưởng bởi thông tin sai lệch hoặc tin giả trên MXH. Chia sẻ những tin giả về chủ đề y tế sẽ
khiến người đọc tin tưởng một cách mù quáng và áp dụng theo, từ đó “tiền mất tật mang”. Hay khi chia sẻ
thông tin sai lệch về sản phẩm, dịch vụ có thể dẫn đến những quyết định mua sắm không đúng và làm thiệt
hại đến người tiêu dùng, gây ra những hậu quả kinh tế nghiêm trọng. Khi đó, người tiêu dùng, người mua sẽ
lo lắng, mất niềm tin và quay lưng với sản phẩm, nhãn hàng.
Thứ hai, về phía người chia sẻ, khi lan truyền thông tin không được kiểm chứng, chính họ là người bị
ảnh hưởng đầu tiên. Người đăng tải những thông tin giả vì bất cứ lý do nào đều hoang mang, sợ hãi, thậm chí
dằn vặt vì bị xã hội quay lưng, tẩy chay. Nghiêm trọng hơn nữa, họ sẽ phải nộp phạt hành chính và chịu trách
nhiệm trước pháp luật. Chỉ tính từ năm 2020 đến nay, Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm công
nghệ cao đã phối hợp với Công an các địa phương triệu tập đấu tranh hơn 1.800 đối tượng, khởi tố xử lý hình
sự 21 đối tượng, xử phạt vi phạm hành chính 466 đối tượng, nộp ngân sách Nhà nước hơn 5 tỷ đồng. Nhiều
địa phương đã tăng cường đấu tranh, phát hiện và xử lý các đối tượng có hành vi phát tán tin giả, như Hà Nội,
Thái Bình, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bình Dương...
Thứ ba, về phía “nạn nhân” là đối tượng bị bôi nhọ, họ sẽ chịu tổn thất về kinh tế, và hơn hết là lòng tin
của những người xung quanh. Thật giả chưa phân minh, song những tin đồn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và
tinh thần của họ, khi đó một nút “like”, nút “share” trên mạng xã hội chính là con dao hai lưỡi gây ra những
tiêu cực, phiền toái khó lường cho con người.
Thứ tư, khi tin giả được lan truyền, nó sẽ tạo nên hiệu ứng kéo nhiều người khác cũng chia sẻ theo. Năm
1907, nhà môi giới chứng khoán Thomas Lawson đã viết cuốn sách "Friday, The Thirteenth" (Thứ Sáu ngày
13). Trong đó, tác giả sử dụng sự mê tín của ngày này nhằm gây ra sự hoảng loạn giữa các nhà môi giới
chứng khoán ở Phố Wall, khi đó thay vì đi làm, đi nghỉ mát, ra ngoài mua sắm, mọi người lại ở nhà. Cuốn
sách hư cấu nhưng có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến xã hội thật khi làm thiệt hại khoảng 900 triệu đô la
của nền kinh tế Mỹ. Thực tế xã hội cho thấy, không chỉ những năm 90 ở nước Mỹ mà bất cứ nền kinh tế trong
bất kỳ thời đại nào, chỉ một nguồn thông tin sai lệch, tin giả, không có căn cứ có thể làm thay đổi tâm lý,
hành vi và kéo theo nhiều người mu muội, tin tưởng mù quáng.
Thứ năm, tin xấu độc sẽ gia tăng mâu thuẫn, thù địch trong xã hội. Phải chăng tin giả khi được lan truyền sẽ
“gây nhiễu” làm loạn làn sóng thông tin, thật - giả lẫn lộn, tạo ra các tranh cãi, gây nên tình trạng thù địch trong
xã hội? Theo báo cáo của trang tin The Guardian, các nhóm khủng bố sử dụng MXH để lan truyền thông điệp của
họ. Những tin giả mạo như vậy có thể tạo ra sự kích động, khiến người đọc trở nên bất an và sợ hãi.
Giải pháp gia tăng hiệu quả của việc sử dụng mạng xã hội và phòng tránh tin giả, xấu độc
Để gia tăng hiệu quả của việc sử dụng mạng xã hội và tránh việc tin giả nhưng gây hậu quả thật đối với
thế hệ trẻ, sinh viên cần chú ý các giải pháp sau:
Thứ nhất, tăng cường và phối hợp quản lý giữa nhà trường và gia đình, nâng cao định hướng hoạt động
truyền thông, xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho mạng xã hội…Điều này sẽ giúp sinh viên nhận biết,
tiếp thu, nâng cao tầm hiểu biết, vốn tri thức, kiến thức. Đây là một đặc trưng quan trọng của xã hội hiện đại
- xã hội thông tin mà mạng xã hội chỉ là một trong những công cụ, thế hệ trẻ chính là những người vận dụng
phát huy tiềm năng, lợi thế của công nghệ.
Thứ hai, trong thời đại kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, là một công dân toàn cầu, mỗi chúng ta cần
nhận thức sâu sắc hậu quả của tin giả, tin xấu, đồng thời phải tỉnh táo khi chia sẻ những tin tức lên MXH.
Thứ ba, cần bài trừ và loại bỏ luồng thông tin sai lệch, vu khống hay chưa chính thống để góp phần nâng cao
chất lượng thông tin trên không gian mạng, nhờ đó cải thiện chất lượng sống, đời sống tinh thần của con người.
Kết luận: Trong xã hội hiện đại, chỉ khi con người chung tay xây dựng và chia sẻ những nguồn thông
tin có giá trị, chất lượng đời sống vật chất- tinh thần mới cải thiện, tiên tiến, văn minh. Khi đó, mạng xã hội
thật sự là kênh thông tin bổ ích để cập nhật và chia sẻ. Đồng thời, sinh viên có nền tri thức phong phú, chính
thống sẽ vững bước hội nhập vào thế giới toàn cầu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Thị Bắc. (2018). "Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường ĐH Hải Dương", Luận
văn Thạc sĩ, Học viện khoa học xã hội, Hà Nội.
[2]. Mai Thị Duyên. (2016). "Hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên trường Đại học Đồng
Nai", Luận văn Thạc sĩ, Trường đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
[3] Vũ Dũng. (2008). Từ điển tâm lý học. Viện khoa học xã hội Việt Nam, Viện Tâm lý học: NXB từ điển bách khoa.
[4]. Lê Thị Nhị. (2011). "Nghiên cứu đề xuất xây dựng mạng xã hội học tập tại Việt Nam", Luận văn
Thạc sĩ, trường đại học Công nghệ, Hà Nội
138 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

TIN GIẢ, XẤU ĐỘC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG: “VIRUS SỐ” TRONG THỜI ĐẠI 4.0
Vũ Phương Anh, Nguyễn Diệu Hương - CQ59/31.01
Ngô Thị Mai Trang - CQ59/32.01
Bước vào thời đại 4.0, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học - công nghệ, việc sử dụng mạng
Internet đã và đang trở nên ngày càng phổ biến. Theo số liệu mới đây của We are Social, Việt Nam là một
trong những quốc gia có dân số sử dụng Internet tích cực nhất trên thế giới với khoảng 72,1 triệu người. Tuy
nhiên, chính việc sử dụng Internet một cách rộng rãi cũng khiến người sử dụng dễ tiếp xúc phải những tin
giả, xấu độc do những phần tử xấu lan truyền trên không gian mạng, gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng
đến nhiều khía cạnh của cuộc sống. Chính vì vậy, với vai trò là Đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh nói chung, sinh viên Học viện Tài chính nói riêng, chúng ta cần có sự nhận thức và trang bị kiến thức
kịp thời, từ đó đưa ra ra các phương hướng và giải pháp khắc phục tình trạng tin giả, tin xấu lan truyền trên
không gian mạng. Để nghiên cứu kỹ hơn về thực trạng của tin giả, tin xấu độc trên không gian mạng, chúng
em quyết định lựa chọn đề tài: “Tin giả, xấu độc trên không gian mạng: “Virus số” trong thời đại 4.0” cho
bài viết hội thảo khoa học.
1. Khái quát chung về tin giả, xấu độc trên không gian mạng
1.1. Khái niệm về tin giả, xấu độc trên không gian mạng
Theo định nghĩa của Bộ Thông tin và Truyền thông, tin giả, xấu độc trên không gian mạng là những
thông tin sai sự thật được cố ý đăng tải, lan truyền nhằm mục đích không chính đáng, gây hiểu lầm cho người
đọc, người xem hoặc những thông tin có một phần sự thật nhưng không hoàn toàn chính xác do không được
kiểm chứng, xác minh hoặc bị phóng đại, suy diễn, làm thay đổi bản chất của sự việc, thường xuyên xuất
hiện dưới dạng tin tức và được lan truyền chủ yếu trên mạng xã hội.
1.2. Nhận biết tin giả, xấu độc trên không gian mạng
Tin giả, xấu độc là những thông tin bịa đặt, bóp méo sự thật, xuyên tạc vấn đề, “đổi trắng thay đen”, làm
lẫn lộn đúng sai, thật giả hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, phân tích và định
hướng dư luận bằng luận điệu sai trái, thù địch. Ngoài ra, đó là thông tin có những ngôn từ thô tục, nội dung
phản cảm, soi mói, bình phẩm chủ quan chuyện đời tư của người khác, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; vi
phạm chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục, kích động bạo lực, bôi nhọ đời tư…, nhất là với các
cán bộ, đảng viên, đặc biệt là lãnh đạo các cấp.
1.3. Tác động của tin giả, xấu độc trên không gian mạng
Về mục đích, các tin giả, xấu độc được đăng tải nhằm chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa, ảnh hưởng
tiêu cực đến nhận thức, thái độ, lối sống của người tiếp xúc với thông tin, gây hoang mang, dao động, hoài
nghi vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
2.Thực trạng về tin giả, xấu độc trên không gian mạng
2.1. Tin giả, tin xấu độc về thương mại
Tin giả, tin xấu độc về thương mại là những câu chuyện, tin tức nhằm mục đích kinh tế. Chủ yếu là để
tăng lưu lượng tiếp cận cho website, tài khoản từ đó gia tăng doanh thu đến từ việc kinh doanh, quảng cáo,
lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của người dân để lừa đảo, tạo ra những cơn sốt ảo như sốt đất, sốt vàng, sốt ngoại
tệ,... Các cách thức phát tán tin giả với doanh nghiệp phổ biến như: Sử dụng tin giả để tấn công đối thủ, dùng
những cách thức để bôi xấu về những sự cố đã từng xảy ra trong quá khứ và khi một sự cố vừa xảy ra thì họ
sẽ tìm mọi cách để nhân rộng sự cố đó lên.
Sự bùng nổ của tin giả khiến các doanh nghiệp, nền kinh tế, đặc biệt là thị trường chứng khoán, bất động
sản phải đứng trước nhiều phen lao đao, bởi đây là những thị trường của niềm tin.
Nhiều kênh thông tin xấu độc liên tục được các đối tượng dựng lên và đăng tải thông tin gây ảnh hưởng
xấu đến hoạt động doanh nghiệp. Cụ thể, các đối tượng xấu mạo danh cơ quan, tổ chức, thậm chí là cả cổng
thông tin chính quyền để lập các fanpage, giả mạo các chương trình tài chính, kinh tế của đài truyền hình Việt
Nam để đăng tải những thông tin xấu độc, dùng mọi thủ đoạn để nhiễu loạn thị trường, gây bất ổn tâm lý nhà
đầu tư và người dân, tác động tiêu cực đến thị trường. Thực tế đặt ra việc cấp bách phải chặn đứng tin giả
trong bối cảnh kinh tế toàn cầu dự báo còn nhiều biến động.
Việc tung tin giả gây ảnh hưởng đến thị trường kinh tế đã trở thành vấn nạn, nhiều doanh nghiệp lớn bị
ảnh hưởng tới uy tín, danh dự, tình hình kinh doanh một cách nặng nề. Rõ rệt nhất là trường hợp ông Phạm
Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup đã bị tung tin về việc cấm xuất cảnh, điều này đã khiến 3 cổ phiếu
"họ Vingroup" lao dốc không phanh... Tính đến tháng 4/2022, sau 11 tháng, giá cổ phiếu của Tập đoàn
Vingroup "tuột" mất 50% giá trị. Trong khi nhiều lần cơ quan chức năng khẳng định ông Phạm Nhật Vượng
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 139

không nằm trong danh sách cấm xuất cảnh và hoạt động của Vingroup vẫn ổn định, bình thường. (Theo
cafebiz.vn)
Một sự kiện lớn ảnh hưởng đến thị trường tài chính - ngân hàng khá gần đây như ngày 2/12/2022, lợi dụng
việc cơ quan điều tra bắt và khởi tố bị can Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn
Thịnh Phát), không ít người cố tình tung tin thất thiệt, các thông tin được thổi phồng, cắt ghép, khớp nối nghe
có vẻ rất hợp lý, tạo ra làn sóng bất lợi cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) dẫn đến việc người dân ồ ạt rút
tiền tại ngân hàng. Mặc dù Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và lãnh đạo SCB đã lên tiếng khẳng định, kêu gọi
người gửi tiền nên bình tĩnh vì việc rút tiền trước hạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của khách hàng.
2.2. Tin giả, tin xấu độc về chính trị
Là những thông tin liên xuyên tạc, chống phá chế độ, nhằm mục đích gây rối loạn xã hội, bôi nhọ uy tín
các lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Tin giả thuộc nhóm này thường gia tăng mạnh vào thời điểm diễn ra các sự
kiện quan trọng của đất nước như Đại hội Đảng, Hội nghị Trung ương, họp Quốc hội,...
Các đối tượng xấu thường tạo dựng tin giả từ một phần tin tức báo chí chính thống để tăng mức độ tin
cậy, cắt ghép với những thông tin chưa kiểm chứng, đặc biệt là với những vấn đề “nhạy cảm”, được dư luận
quan tâm để thổi phồng những hạn chế, khuyết điểm trong công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền. Đồng
thời tận dụng tối đa những đánh giá, nhận xét của các cá nhân, tổ chức có uy tín, tầm ảnh hưởng trong và
ngoài nước để tạo các trang web, tài khoản trên mạng xã hội nhằm “chia sẻ”, phát tán thông tin xuyên tạc,
chống phá.
Một số dạng thông tin xấu, độc hiện đang lưu hành trên mạng xã hội ở nước ta:
(1), Thông tin chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng và cách mạng Việt Nam, hòng phủ định chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
(2), Xuyên tạc đường lối xây dựng CNXH, đường lối bảo vệ Tổ quốc và đường lối đối ngoại của Đảng
ta, phủ nhận những thành tựu của sự nghiệp đổi mới;
(3), Xuyên tạc lịch sử dân tộc, nhất là lịch sử các cuộc kháng chiến, các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc
của nhân dân ta;
(4), Xuyên tạc thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phủ nhận công lao to lớn của Người đối
với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta; Vu cáo, bôi nhọ, giả mạo các đồng chí lãnh đạo cao cấp
của Đảng, Nhà nước, tướng lĩnh trong quân đội;
(5), Kích động xu hướng ly khai, phá hoại sự thống nhất quốc gia, dân tộc, gây chia rẽ đoàn kết nội bộ,
thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ;
Trước Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sàn Việt Nam, các thế lực thù địch đã coi
đây là thời cơ để tiến hành các hoạt động chống phá Việt Nam khi cố tình xuyên tạc, bịa đặt và lan truyền
những thông tin xấu độc về công tác tổ chức, nhân sự qua việc xuyên tạc, hạ uy tín của các đồng chí lãnh đạo
cũng như đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, Bộ Công an đã có nhiều biện pháp ngăn
chặn, xử lý kịp thời đập tan nhiều âm mưu và thông tin xấu độc. “Ngăn chặn, làm giảm khoảng 80% số lượng
thông tin xấu độc, tuyên truyền chống phá Đại hội Đảng các cấp và Đại hội lần thứ XIII của Đảng; không
để xảy ra sơ suất dù là nhỏ nhất” - Đó là kết quả về công tác đảm bảo an ninh, an toàn được Bộ Công an
công bố tại Phiên họp tổng kết Tiểu ban An ninh trật tự diễn ra vào sáng nay (2/2) ở Hà Nội. (Theo
Tuyengiao.vn)
Những thông tin bịa đặt, sai sự thật này đã ảnh hưởng một phần đến công tác quản lý của Đảng và nhà nước,
khiến một bộ phận người dân hoang mang, mất niềm tin. Tuy nhiên, trước sự giám sát và xử lý kịp thời của các
phòng ban, chức năng thì tình trạng trên đã được đẩy lùi và Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã thành công rực rỡ.
2.3. Tin giả về đời sống xã hội
Là việc tạo lập các tài khoản cá nhân trên mạng xã hội, mạo danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước, người đứng
đầu chính quyền các cấp hay người nổi tiếng; chỉnh sửa các thông số kỹ thuật của tập tin thời gian để đăng
tải tin giả, tin sai sự thật nhằm dẫn dắt dư luận; lợi dụng các sự kiện nóng, các vấn đề thu hút sự quan tâm
của xã hội để tạo dựng thông tin giả mạo, đánh lừa dư luận.
Bên cạnh đó, xuất hiện hiện tượng một số đối tượng xấu vì động cơ vụ lợi đã tạo dựng tin giả, tin sai sự
thật và tán phát trên mạng xã hội để thu hút người dùng tương tác nhằm thu về lợi ích từ việc bán hàng, ủng
hộ, tài trợ bằng tiền, lợi ích vật chất. Họ tung tràn lan các video có nội dung nhảm nhí, giật gân trên mạng xã
hội nhằm lôi kéo người xem để kiếm tiền. Một số đối tượng tìm mọi cách để gây ảnh hưởng, nổi tiếng trên
mạng xã hội bằng việc sản xuất video có nội dung phản cảm, thiếu tính giáo dục, giả mạo thông tin, kích
động bạo lực, bôi nhọ, nói xấu Đảng, chính quyền…
140 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

Vụ việc mới nhất về tin giả, xuyên tạc gây dư luận xấu là thông tin lan truyền trên mạng xã hội, cho rằng
có “vụ việc kinh hoàng” tại Trường Quân sự Quân khu 7. Liên quan vụ việc này, ngày 14/1, Cơ quan Điều
tra hình sự Quân khu 7 đã ra quyết định khởi tố hình sự vụ án đưa thông tin sai sự thật, phát tán clip cho rằng
sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP Hồ Chí Minh (HUFLIT) đang học giáo dục quốc phòng -
an ninh tại Trường Quân sự Quân khu 7 nhảy lầu tự tử do bị xâm hại. Đáng chú ý, cơ quan chức năng xác
định đoạn clip tán phát trên mạng bị lồng ghép âm thanh, kèm đó là các thông tin, hình ảnh xuyên tạc sự thật.
Dù phía Trường HUFLIT và Trường Quân sự Quân khu 7 đã có thông tin với báo chí, song một số cá nhân
vẫn lên mạng xã hội cố tình viết bài xuyên tạc sự thật, cho rằng vụ việc đã bị bưng bít, cổ suý dư luận “không
nên tin báo cáo của nhà trường”.
Bên cạnh đó, dịch bệnh Covid-19 có lẽ là "mảnh đất màu mỡ" để tin giả bùng phát với quy mô chưa
từng thấy trên thế giới và ở Việt Nam: từ những người vô tình hay hữu ý tung tin về việc phát hiện ca nhiễm
bệnh ở chỗ này chỗ kia; từ những bài viết vô cùng ngớ ngẩn nhưng vẫn thu hút lượt chia sẻ như chính phủ
phun thuốc lên trời để chống dịch hoặc phải ăn 6 - 12 quả trứng luộc để phòng virus; cho đến những thông
tin gây hoang mang cho xã hội như việc có người đầu tiên tử vong vì virus corona, thúc bách người dân tích
trữ lương thực thực phẩm và thuốc men, xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam... Theo báo
cáo của cơ quan công an, lợi dụng tình hình dịch bệnh với nhiều diễn biến gây lo ngại, nhiều đối tượng thù
địch đã thiết lập hàng trăm website và hàng nghìn hội nhóm, tài khoản mạng xã hội (Facebook, YouTube,
Zalo…) nhằm tán phát thông tin sai sự thật dưới nhiều thủ đoạn khác nhau.
Ngoài ra, các đối tượng còn sử dụng mạng xã hội có giao diện giống các công ty, tập đoàn kinh doanh,
nhắn thông tin khuyến mại hoặc trúng thưởng đến người sử dụng. Sau đó chúng dẫn dụ người bị hại truy cập
các trang web giả mạo điền thông tin cá nhân như email, tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng để nhận giải
thưởng nhưng nhằm mục đích chiếm đoạt thông tin cá nhân và tiền từ tài khoản ngân hàng hoặc yêu cầu bị
hại nộp tiền lệ phí để nhận giải thưởng rồi chiếm đoạt.
2.4. Tin châm biếm, hài hước
Tin châm biếm, hài hước với mục đích chỉ để giải trí, nhưng vì tính chất không rõ ràng nên dễ bị lợi
dụng, gây hậu quả xấu cho xã hội.
Vào mỗi mùa Giáng sinh, Tạp chí Y khoa Anh Quốc đều xuất bản một nghiên cứu hài hước, dựa trên
những số liệu hoàn toàn có thật nhưng được liên kết, dẫn dắt để đưa tới một kết luận mang tính giải trí, hoàn
toàn không có giá trị học thuật thực tế. Tuy nhiên, đã có rất nhiều nghiên cứu kiểu này được trích dẫn lại bởi
báo chí, thậm chí là các tạp chí chuyên ngành uy tín, trong đó có những bài trào phúng đã được trích dẫn tới
hơn 400 lần như một dẫn chứng nghiên cứu chuyên sâu. Việc phân biệt tin trào phúng của các cơ quan truyền
thông uy tín với tin giả vẫn là điều rất khó khăn, đặc biệt là đối với các độc giả lớn tuổi, ít tiếp xúc với
internet.
Tại Châu Âu và Mỹ, có khá nhiều trang tin dạng “trò đùa”, châm biếm này, ví dụ như trang tin The
Onion ở Mỹ. Các tin tức hài hước trên The Onion thường được trình bày rất chuyên nghiệp, nghiêm túc và
thậm chí đánh lừa được cả báo chí chính thống. Năm 2012, khi bài đăng “Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un
được bình chọn người đàn ông gợi cảm nhất còn sống” của họ được phiên bản trực tuyến của Nhân Dân nhật
báo Trung Quốc dẫn lại.
Những tin châm biếm, hài hước tuy mục đích ban đầu chỉ là để giải trí, nhưng chính vì tính chất không
rõ ràng nên đã bị những thế lực xấu lợi dụng, thêm bớt nội dung và truyền tải những thông tin sai sự thật, ảnh
hưởng đến cộng đồng. Đặc biệt, sự ảnh hưởng của những tin giả về nội dung giải trí này không chỉ có tác
động ở mọi khía cạnh cuộc sống, mà còn dễ dàng lan truyền trong cộng đồng mạng. Lâu dần, sẽ tạo nên một
hệ quả không nhỏ đến cộng đồng mạng nói riêng, toàn thể xã hội nói chung.
3.Thực trạng về tin giả, xấu độc tại Học viện Tài chính trên không gian mạng.
Có thể thấy, tình trạng tin giả, xấu độc lan truyền trên không gian mạng đang diễn ra rất phức tạp, gây
ảnh hưởng không nhỏ tới dư luận và các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống. Tại Học viện Tài chính, tình
trạng tin giả, xấu độc lan truyền trên các mạng xã hội phổ biến như Facebook, TikTok,… chủ yếu xuất phát
từ hai phía.
Thứ nhất, là sự tác động từ bên ngoài, do sinh viên các trường khác hoặc một bộ phận chống phá xã hội
lan truyền với mục đích gây hoang mang dư luận, hạ thấp uy tín của Học viện.
Thứ hai, là từ chính nội bộ Học viện, do các bạn sinh viên chưa nắm bắt thông tin đầy đủ đã lan truyền
với nhau, từ đó tạo nên những thông tin sai lệch, gây ảnh hưởng đến quá trình học tập - rèn luyện của chính
sinh viên Học viện.
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 141

Vào tháng 5/2022, mạng xã hội đã xôn xao lan truyền vụ việc nhóm 5 sinh viên của Học viện chơi cầu
cơ khiến 2 người tự tử. Cụ thể, một cư dân mạng đã đăng tải trên Facebook: "Đêm hôm qua đang ngồi lướt
điện thoại thì có mấy đứa bạn nhắn trên nhóm bảo có đứa ở bên Học viện Tài chính tự tử vì chơi cầu cơ...".
Không chỉ kể câu chuyện, người chia sẻ cũng đăng tải đoạn clip về vụ việc được cho là xảy ra khi đang học
quân sự. Chỉ trong một đêm, câu chuyện này đã trở thành tâm điểm được rất nhiều người quan tâm, chia sẻ.
Một số người khẳng định đây là thông tin thật, nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng vụ việc này chỉ là diễn
chứ không hề xảy ra. Tuy nhiên ngay sau đó, Học viện đã điều tra làm rõ vụ việc và đưa ra khẳng định: "Đây
là thông tin hoàn toàn bịa đặt, vô căn cứ". (Theo anh Lưu Hữu Đức, Trưởng ban Công tác chính trị và sinh
viên Học viện Tài chính). Có thể thấy, những thông tin bịa đặt, sai sự thật này do bộ phận ngoài Học viện tác
động, nhằm bôi xấu và ảnh hưởng đến uy tín của trường, gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho các bạn sinh viên
và dư luận xã hội.
Về tin giả của Học viện Tài chính trên các nền tảng mạng xã hội xuất phát từ phía chính sinh viên thì
diễn ra khá thường xuyên. Đó thường là những thông báo lịch học, lịch thi, phạm vi ôn tập,… không chính
xác, do các bạn sinh viên chưa nắm chắc thông tin. Tình trạng này thường xảy ra nhiều vào các đợt thi cuối
giai đoạn, khi sinh viên lan truyền với nhau qua các bài viết, tin nhắn trong các nhóm, hội của Học viện. Việc
lan truyền những tin giả, sai sự thật về nội dung và hình thức giảng dạy ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học
tập - rèn luyện của chính các bạn sinh viên theo học tại Học viện.
Có thể thấy, những tin giả, xấu độc về Học viện Tài chính lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội
không diễn ra thường xuyên và cũng không quá phức tạp. Nhưng phần nào, những thông tin bị bẻ cong và
bóp méo đó cũng ảnh hưởng đến dư luận, đặc biệt là gây hoang mang tới các bạn sinh viên đang học tập tại
Học viện. Vì vậy, với tư cách là Đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nói chung, sinh viên Học
viện Tài chính nói riêng, mỗi cá nhân chúng ta đều cần có sự nhận thức đúng đắn về tình trạng trên, tránh
khiến bản thân bị “mắc bẫy” và gây ảnh hưởng đến chính quá trình học tập và rèn luyện của mình.
4. Một số đề xuất cụ thể đối với sinh viên Học viện Tài chính
Thứ nhất, sinh viên Tài chính cần rèn luyện kỹ năng công nghệ, kỹ năng chọn lọc thông tin để nhận diện;
chặn, xóa, report,… các thông tin xấu, độc trên mạng xã hội.
Thứ hai, nắm vững quy định của pháp luật cũng như những quy tắc ứng xử văn hóa trên mạng xã hội để
tránh vô tình vi phạm các quy định này
Thứ ba, cần rèn luyện cho mình tư duy biện chứng, tư duy phản biện khi tiếp xúc với các thông tin trên
mạng xã hội.
Thứ tư, trong quá trình tìm kiếm thông tin trên mạng xã hội, cần có sự đối chiếu với các trang web chính
thống của Học viện như: hvtc.edu.vn, Thư viện điện tử,...
Thứ năm, tích cực tham gia phát hiện, tố giác với nhà trường và các cơ quan, đơn vị có liên quan để góp
phần ngăn chặn tin giả, tin xấu độc lan tràn trên mạng xã hội.
Kết luận: Sau khi phân tích và làm rõ thực trạng về tình hình tin giả, xấu độc lan truyền trên không gian
mạng, có thể thấy rằng diễn biến của tình trạng này diễn ra khá phức tạp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến dư
luận, đặc biệt khiến cho một bộ phận mất niềm tin vào xã hội. Chính vì vậy, mỗi cá nhân với tư cách là Đoàn
viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nói chung, sinh viên Học viện Tài Chính nói riêng, cần có sự
nhận thức và trang bị kiến thức kịp thời, đúng đắn. Từ đó, định hướng bản thân và tìm ra những giải pháp
phù hợp, góp phần đẩy lùi tình trạng trên - diệt sạch “virus số” trong thời đại 4.0.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Cục phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (2022), Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự
thật trên mạng xã hội, NXB Thông tin và Truyền thông
http://vnbook.com.vn/books/camnagphongchongtingia_output/web/index.html?fbclid=IwAR3XbGGey
IGkXAL-ebFtICShhXc_QMttKfvZ44Jc0o0wLyDsmwzj7RppuSI
[2] Ths.Cao Thị Phương (2022), Tăng cường sức đề kháng từ miễn dịch trước thông tin xấu, độc, xuyên
tạc sai trái trên mạng xã hội, Tạp chí nghiên cứu, hướng dẫn công tác tổ chức xây dựng Đảng của ban Tổ
chức Trung ương, https://www.xaydungdang.org.vn/dien-dan/tang-cuong-suc-de-khang-tu-mien-dich-truoc-
thong-tin-xau-doc-xuyen-tac-sai-trai-tren-mang-xa-hoi-hien-nay-17892
[3] Bích Hà (2022), Mạnh tay xử lý tình trạng tung tin giả tin xấu độc, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt
Nam: https://dangcongsan.vn/day-manh-cai-cach-tu-phap-va-hoat-dong-tu-phap/tin-tuc/manh-tay-xu-ly-
tinh-trang-tung-tin-gia-tin-xau-doc-623963.html
142 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

TIN GIẢ - VIRUS ĐỘC HẠI TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG:


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Vũ Thị Thu Hà - CQ59/22.10CLC
Tóm tắt: Mạng xã hội - một thành tựu khoa học công nghệ của nhân loại - được xem là “vũ khí” lợi hại
giúp việc kết nối và truyền tải thông tin trở nên dễ dàng dù ở bất cứ đâu. Lợi dụng điều đó, đánh vào trí tưởng
tượng và sự hiếu kỳ của công chúng, trong thời gian qua xuất hiện ngày càng nhiều những tổ chức, cá nhân
đăng tải những thông tin sai lệch, bịa đặt, tung những tin đồn thất thiệt gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng
tới nhiều vấn đề xã hội. Do đó, mỗi quốc gia, mỗi tổ chức, mỗi cá nhân cần nhận thức rõ sự nguy hiểm của
tin giả, trang bị kiến thức, kỹ năng và hành động có trách nhiệm để ngăn chặn virus độc hại này.
Từ khóa: tin giả, tin độc, không gian mạng, mạng xã hội.
Tin giả là gì? Dấu hiệu nhận biết tin giả, xấu độc.
Tin giả (fake news) là một loại hình báo chí hoặc tuyên truyền chứa các thông tin sai sự thật hoặc các
trò lừa đảo. Chúng được lan truyền với tốc độ cao qua phương tiện truyền thông truyền thống (như in và phát
sóng) hoặc phương tiện truyền thông xã hội trực tuyến (như Facebook, Tiktok, Zalo,...). Tin giả được viết với
mục đích gây xôn xao dư luận, đánh lừa nhằm gây thiệt hại cho tổ chức, cơ quan, cá nhân. Nó thường sử
dụng lối viết giật gân, không trung thực, bịa đặt để tăng người tiếp cận.
Hàng ngày, hàng giờ, trên Internet, mạng xã hội có rất nhiều tin giả mọc lên đan xen với tin chính thống.
Để nhận biết tin giả, ta có thể dựa vào các dấu hiệu sau:
Cách thứ nhất, đánh giá về hình thức: Tin tức xấu, độc thường có tiêu đề giật gân quá mức, bố cục lộn
xộn. Cấu trúc ngữ pháp, tính logic thường không được chú trọng, dễ mắc nhiều lỗi chính tả. Luận cứ, luận
chứng trong tin giả được tạo ra dựa trên những tình tiết có thực nhưng được làm giả ở những nội dung quan
trọng nhất. Cần đọc kỹ nội dung xem thông tin đó là thật, hay chỉ là trò đùa của người đăng.
Cách thứ hai, kiểm chứng nguồn đăng tải của tin. Các trang web giả mạo sẽ có giao diện gần giống với trang
web chính thống. Ta cũng nên kiểm tra tên miền của trang mạng đăng tải thông tin, thường tin xấu độc được đăng
tải trên những trang có tên miền nước ngoài (.com, .org), không có đuôi tên miền Việt Nam “.vn”. Để nguồn tin
được chính xác, ta nên tiếp nhận thông tin trên các trang mạng chính thống (Thông tin chính phủ, Báo Nhân dân,
VTV, ...), thường đã được đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ và có dấu bản quyền (dấu tích xanh).
Cách thứ ba, kiểm tra thông tin, hình ảnh minh họa. Hình ảnh là minh chứng rõ ràng nhất, và người
dùng mạng xã hội có thể tin ngay những thông tin trong hình ảnh đó. Nhưng, hình ảnh có thể bị làm giả,
chỉnh sửa, gây hiểu lầm so với bối cảnh. Ta có thể đối chiếu với nguồn ảnh gốc (nếu có), xác định thời gian
khởi tạo để đối chiếu với các thông tin đối tượng đưa ra. Một trong những cách để làm điều này là sử dụng
trang tìm kiếm hình ảnh của Google tại http://images.google.com/ và bấm vào nút camera, tải lên hình ảnh
và xem kết quả tìm kiếm cho hình ảnh đó.
Cách thứ tư, cần kiểm tra thời gian của thông tin. Tin giả thường được biên soạn và gắn với mốc thời
gian không trùng với thực tế. Do đó, dựa trên mốc thời gian của sự kiện có trong nội dung tin và thời gian
đăng tải, ta có thể nhận biết đó có phải tin giả hay không.
Cách thứ năm, hỏi ý kiến chuyên gia và các cơ quan chức năng đáng tin cậy. Nếu nhận thấy nguồn tin
không đáng tin cậy, khó kiểm chứng, chúng ta có thể hỏi ý kiến những chuyên gia, những người có kinh
nghiệm trong việc xác thực tin giả, tin sai sự thật. Hoặc có thể gửi thông tin mà bản thân cảm thấy nghi ngờ
vào website, mạng xã hội của các cơ quan chức năng, đặc biệt là Cơ quan Công an.
Tác động của tin giả
Vài năm trước, UNESCO đã đưa ra những lời cảnh báo rằng cách thức trao đổi thông tin sẽ tác động tới
cả về chính trị, kinh tế, công nghệ và xã hội; trong đó tình trạng "nhiễm độc" do thông tin sai trái gây ra sẽ
đe dọa sự ổn định của xã hội, thậm chí mạng sống của con người. Thực tế cho thấy, tình trạng tán phát tin
giả, tin sai sự thật trên mạng xã hội đã và đang gia tăng với diễn biến rất phức tạp.
+ Về chính trị: Các đối tượng chống phá có những bài viết xuyên tạc sự thật lịch sử, bóp méo theo một
chiều hướng hoàn toàn khác. Chúng phủ nhận Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chống phá
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Bịa đặt, vu cáo, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo cấp
cao của Đảng, Nhà nước, Quân đội, Công an. Bên cạnh đó còn thổi phồng một số hạn chế, yếu kém trong
quản lý kinh tế, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Tác động ở đây rất đáng lo ngại: làm công chúng nghi ngờ, hoang mang, phá rối an ninh trật tự. Dấy lên
những hoài nghi của người dân vào những thông tin thật, chính thống; gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, tôn giáo,
đe dọa an ninh quốc gia. Tin giả cũng tác động ít nhiều tới niềm tin của dân vào chế độ, vai trò lãnh đạo của
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 143

Đảng, sự quản lý, điều hành của bộ máy nhà nước các cấp. Từ đó dẫn tới tâm lý bất mãn, chống đối chính
quyền, thậm chí còn dẫn tới tạo phản, biểu tình.
+ Về kinh tế: Ngày càng nhiều người biết tận dụng không gian mạng, tạo dựng tin giả và phát tán chúng
tràn lan để thu hút người dùng tương tác nhằm thu về lợi ích từ việc bán hàng, ủng hộ, tài trợ bằng tiền, lợi
ích vật chất. Có rất nhiều cách thức để làm ảnh hưởng đến một doanh nghiệp, đối thủ: bịa đặt các vấn đề về
bằng cấp, đầu tư mờ ám, bịa những tin xấu, bịa đặt cho vui để gây bức xúc,... nhằm khuyến khích người dùng
mạng xã hội tương tác để trục lợi bất chính. Điều đó làm cho việc kinh doanh của đối tượng, doanh nghiệp
bị chậm lại hoặc tăng vọt nhanh chóng, thậm chí có thể phá sản.
“Tung tin đồn giả tác động cực kỳ to lớn không chỉ ngay với một người tung tin đồn mà ngay với cả toàn bộ
thị trường và nền sản xuất làm cho nền sản xuất thay đổi và tín hiệu thị trường bị sai lệch. Do đó phải xử lý nghiêm
minh”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Chuyên gia kinh tế, Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính cho hay.
+ Về đời sống tinh thần: Việc tràn lan các tin giả, video có nội dung nhảm nhí, giật gân trên mạng xã hội
nhằm lôi kéo người xem để kiếm tiền ngày càng gia tăng một cách chóng mặt. Thậm chí, để nổi tiếng trên
mạng xã hội, một số đối tượng bất chấp kể cả việc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, sản xuất các nội dung
phản cảm, thiếu tính giáo dục, giả mạo thông tin, kích động bạo lực, bôi nhọ, nói xấu chính quyền...
Điều này có nguy cơ dẫn đến mất phương hướng trong việc lựa chọn các giá trị, lối sống và niềm tin,
đạo đức, nhân cách của cá nhân và cộng đồng xã hội. Đánh mất bản sắc dân tộc, phá hoại bản sắc văn hóa,
thuần phong mỹ tục tốt đẹp của người Việt Nam; gây ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.
Còn có cả những người vì bị tung tin đồn thất thiệt, bị cộng đồng mạng tẩy chay, lăng mạ đến mức sợ hãi,
suy nghĩ tiêu cực và tìm đến việc kết thúc cuộc đời.
Thực trạng:
*Tình hình chung:
Liên quan đến các vụ việc tung tin sai sự thật trên các trang mạng, cơ quan công an đã khởi tố 63 vụ với
68 bị can, xử phạt 455 đối tượng và làm việc với 1.500 đối tượng. (Thông tin ghi nhận ngày 08/11/2022).
Trong năm 2021-2022, theo báo cáo ghi nhận, trên các mạng xã hội toàn cầu như Facebook, Youtube,
TikTok,... lan truyền rất nhiều tin giả liên quan đến: công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19, vụ kit test
Việt Á, vụ án lừa đảo thao túng giá đất, giá cổ phiếu của Tân Hoàng Minh, FLC, Vạn Thịnh Phát… và rất
nhiều tin giả, xấu độc ở đủ các lĩnh vực. Cụ thể:
Về an ninh: Thủ đoạn phổ biến là tạo lập các tài khoản cá nhân, mạng xã hội mạo danh lãnh đạo Đảng,
Nhà nước, người đứng đầu chính quyền, mạo danh người nổi tiếng. Chúng lợi dụng các sự kiện nóng, các vấn
đề thu hút sự quan tâm của xã hội, chỉnh sửa các thông số, hình ảnh, dữ liệu nhằm dẫn dắt, đánh lừa dư luận.
Thời gian gần đây, Đài Truyền hình Việt Nam VTV - bộ mặt truyền thông của quốc gia đã liên tục bị
giả mạo để phát tán những tin tức sai lệch. Thống kê sơ bộ, có khoảng 23 trang Fanpage Facebook và 33 kênh
Youtube giả mạo. Chúng xảo quyệt ở chỗ gắn thêm chữ, logo VTV, lấy hình ảnh hoặc cắt ghép hình ảnh MC
của VTV để đánh lừa người xem, bởi người dân rất tin tưởng vào VTV nhưng chưa phân biệt được đâu là
thật, đâu là giả.
Về kinh tế: Nhiều thủ đoạn, cách thức phát tán tin giả được tung ra. Một ví dụ gần đây, mã cổ phiếu giảm
sàn 4 phiên liên tiếp từ ngày hồi cuối tháng 10/2022 sau khi có tin đồn về quy mô tư vấn và bảo lãnh phát
hành trái phiếu; dù lãnh đạo công ty lên tiếng ngay lập tức rằng doanh nghiệp vẫn đảm bảo đầy đủ chuẩn mực
cả trong nước và quốc tế, nhưng giá cổ phiếu vẫn không thể phục hồi được như trước.
Về đời sống: Nhiều người dân chưa ý thức được, tùy tiện chia sẻ tràn lan những tin giả, ảnh hưởng tới
tâm lý và các chính sách quản lý của Nhà nước. Phải kể đến đợt dịch Covid-19 bùng phát, không đếm xuể
những bài tin giả về biện pháp phòng chống dịch của Chính phủ, về chính sách phân bổ vaccine, hàng trăm
bài thuốc thiếu cơ sở khoa học (như dùng cây đinh hương tới uống nước tiểu và phân bò, kêu gọi tự điều trị,
chẩn đoán tại nhà, không theo chỉ dẫn của Bộ Y tế; kêu gọi tích trữ lương thực, thực phẩm, vật tư y tế…). Tất
cả chúng đã gây cản trở rất lớn tới công tác phòng chống dịch, mất niềm tin của dân vào chính quyền, thậm
chí còn dấy lên tư tưởng phản động.
Hay gần đây nhất, công bố quyết định khởi tố vụ án hình sự các đối tượng đưa thông tin sai sự thật qua
việc phát tán clip tràn lan trên Tiktok, Facebook cho rằng sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP
Hồ Chí Minh đang học giáo dục quốc phòng - an ninh tại Trường Quân sự Quân khu 7 nhảy lầu tự tử do bị
xâm hại. Qua đó, tạo thành một chiến dịch truyền thông bẩn, xuyên tạc vu khống, xúc phạm nhân phẩm, danh
dự cá nhân liên quan, hạ thấp uy tín, hình ảnh, phẩm chất tốt đẹp của Quân đội nói chung và lực lượng vũ
trang Quân khu 7 nói riêng.
144 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

* Sự ngăn chặn ở hiện tại:


Về bảo đảm an ninh, an toàn thông tin và phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trên mạng Internet,
trong 9 tháng đầu năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông và các Sở Thông tin Truyền thông đã ban hành
114 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm thông tin trên mạng với tổng số tiền
phạt gần 2 tỷ đồng. Bộ cũng đã yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội xuyên biên giới như
Facebook, Youtube, TikTok... ngăn chặn, gỡ bỏ hàng chục nghìn nội dung vi phạm (Facebook đã chấp nhận
gỡ bỏ 16 hội, nhóm có nội dung không lành mạnh, độc hại với trẻ em như: “Hội những người vỡ nợ thích
làm liều”, “Hội những người muốn tự tử”, “Hội đồng phê”... ). Tỷ lệ chặn, gỡ trung bình đạt trên 93%.
Nhìn chung, Việt Nam đã tăng mức phạt lên gấp 3 lần đối với hành vi tung tin giả, nhưng vẫn chỉ bằng khoảng
1/10 so với các nước ASEAN. Do đó, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục đề nghị Chính phủ xem xét, nâng
mức phạt lên mức đủ sức răn đe, tối thiểu phải ngang bằng mức trung bình của các nước trong khu vực.
Giải pháp chống tin giả, xấu độc trên không gian mạng:
Một là, nâng cao nhận thức cho người dân về tin giả, xấu độc; bao gồm dấu hiệu, tác hại, hệ lụy, hình
thức xử phạt nếu đăng tải hoặc lan truyền tin giả. Cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, tọa tàm để nâng cao
nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhân dân cũng như biết cách sàng lọc các nguồn thông tin để tiếp nhận. Xây
dựng môi trường văn hoá lành mạnh trong cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp để dần hình thành
“miễn dịch tâm lý” đối với tin đồn, bằng một nền tảng tri thức đủ sức đề kháng với mọi loại tin đồn độc hại,
thất thiệt, sai sự thật.
Hai là, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên trong việc phòng, chống
thông tin xấu độc trên mạng xã hội. Các cơ quan chức năng tự nâng cao năng lực, bản lĩnh và phối hợp chặt
chẽ, thống nhất, đồng bộ trong việc quản lý Internet. Đồng thời phải đầu tư trang thiết bị, công nghệ, nhân
lực để ngăn chặn, phát hiện, và xử lý kịp thời tin giả cũng như các đối tượng tạo lập, tán phát tin giả, tránh
để bị động dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Ba là, tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý trong phòng, chống tin giả. Chúng ta đã ban hành Luật An
ninh mạng và nhiều nghị định liên quan đến hành vi vi phạm về tin giả. Tuy nhiên, tính răn đe vẫn còn chưa
thật sự gắt gao. Bởi vậy, cần mạnh tay hơn nữa trong những quy định để xử lý các đối tượng tạo dựng và phát
tán tin giả. Áp dụng một cách hiệu quả hình thức “tuần tra trên mạng” qua việc phân công cán bộ giám sát các
trang mạng, thâm nhập vào các diễn đàn công nghệ thông tin, nhất là các diễn đàn của giới tội phạm mạng sử
dụng công nghệ cao để chủ động nắm thông tin, tìm hiểu phương thức, thủ đoạn và tóm gọn tội phạm mạng.
Bốn là, tăng cường thông tin chính thống, bảo đảm chính xác, kịp thời, phối hợp chặt chẽ với các nhà
mạng trong quản lý, xử lý tin giả. Trước các sự kiện nóng được dư luận đặc biệt quan tâm, thông tin chính
thống cần được đăng khẩn trương để định hướng, dẫn dắt thông tin đúng trên mạng xã hội. Bên cạnh đó, các
cơ quan báo chí cần làm tốt việc nâng cao phẩm chất, năng lực cho đội ngũ phóng viên, nêu cao trách nhiệm
trong quản lý, xét duyệt các thông tin trước khi cho đăng tải. Tiếp tục thực hiện hiệu quả hợp tác quốc tế
trong phòng chống tin giả, xấu độc.
Năm là, sinh viên cần tự trang bị cho mình vốn hiểu biết và những kỹ năng cần thiết cho việc chọn lọc,
nhận diện thông tin giả, tin độc; tiếp thu những dữ liệu chuẩn xác nhất từ nguồn uy tín. Nắm vững và tuân
thủ các quy định pháp luật và quy tắc ứng xử văn hóa trên môi trường mạng xã hội. Nâng cao “sức đề kháng”
trước những thông tin xấu, độc; rèn luyện tư duy biện chứng, tư duy phản biện khi tiếp xúc với các thông tin
trên mạng xã hội để xem xét sự vật, hiện tượng một cách khách quan đa chiều. Tố giác các thông tin độc, hại
với cơ quan chức năng.
Như vây, không thể phủ nhận vai trò của mạng xã hội trong kỷ nguyên 4.0 khi đã mở ra không gian để
chia sẻ, trao đổi thông tin và kết nối trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, trước sự phát triển nhanh chóng đó,
chúng ta cần phải nhận diện đúng những thông tin xấu, độc khi tiếp cận; chọn lọc và tránh xa chúng nhằm
phát huy những mặt tích cực, ngăn ngừa những tác động tiêu cực từ mạng xã hội, góp phần ổn định chính trị
xã hội của đất nước và xây dựng một môi trường sống an toàn, lành mạnh để nâng cao chất lượng cuộc sống
của chính chúng ta.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bích Hà (2022), “Mạnh tay xử lý tình trạng tung tin giả, tin xấu độc”, Báo điện tử Đảng Cộng sản
Việt Nam;
[2]. “Mạo danh để tung tin đồn ảnh hưởng xấu tới thị trường kinh tế”, Báo điện tử VTV News;
[3].http://tuyengiaolangson.vn/vi/tinh-news/mot-so-ky-nang-nhan-dien-thong-tin-xau-doc-tren-
internet-mang-xa-hoi?
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 145

PHẢI LÀM GÌ NẾU LỠ ĐĂNG TẢI, CHIA SẺ TIN GIẢ, XẤU ĐỘC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG?
Phạm Đức Nhật - CQ59/11.04CLC, Lê Huyền Cơ - CQ59/11.03CLC, Đặng Vân Anh - CQ59/22.05
Trần Thị Thùy Dương - CQ59/21.09, Nguyễn Hà Trang - CQ59/21.04
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Báo cáo Tổng quan phát triển kỹ thuật số Việt Nam 2021 do “We are social” và Kepios công bố
đầu năm 2022: Việt Nam có 76,95 triệu người dùng mạng xã hội (chiếm 97,8% dân số từ 13 tuổi trở lên).
Lượng người dùng mạng xã hội cũng có xu hướng tăng nhanh (năm 2022 tăng 6,9% so với năm 2021).(1)
Đây là những con số đáng mơ ước với bất kỳ loại hình truyền thông nào, cho thấy tiềm năng lớn của mạng
xã hội trong truyền thông ở Việt Nam trong bối cảnh truyền thông mới. Tuy nhiên, điều này cũng là cơ hội
cho “tin tức giả”, sai lệch xuất hiện ngày càng nhiều, được truyền phát với tốc độ nhanh hơn trên diện rộng.
Trong thực tế, gần đây, tin tức giả đã thật sự trở thành một vấn đề dấy lên nhiều tranh luận trong lĩnh vực
truyền thông trên thế giới và ở Việt Nam.
Chúng em xin chỉ ra những vấn đề cơ bản liên quan đến tin tức giả cũng như cách xử lý cho câu hỏi
“Phải làm gì nếu lỡ đăng tải, chia sẻ tin giả, xấu độc trên không gian mạng?”, từ đó chỉ ra vai trò của Đoàn
thanh niên, Hội sinh viên trong việc phòng, chống thông tin giả, sai sự thật trên không gian mạng đối với toàn
bộ sinh viên hiện nay.
PHẦN 1: NHẬN BIẾT TIN GIẢ, XẤU ĐỘC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
1.1. Khái niệm, dấu hiệu nhận biết tin giả, tin xấu độc.
Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra định nghĩa về tin giả trên không gian mạng như sau: “Tin giả trên
không gian mạng là những thông tin sai sự thật được cố ý đăng tải, lan truyền nhằm mục đích không chính
đáng, gây hiểu lầm cho người đọc, người xem hoặc những thông tin có một phần sự thật nhưng không hoàn
toàn chính xác do không được kiểm chứng, xác minh hoặc bị phóng đại, suy diễn, làm thay đổi bản chất của
sự việc, thường xuất hiện dưới dạng tin tức và được lan truyền chủ yếu trên mạng xã hội.”
Dấu hiệu nhận biết tin giả, tin xấu độc
Tin giả có thể được tạo ra bằng nhiều phương thức tinh vi như làm giả tiếng, giả hình, giả video và xuất hiện dưới
dạng video, clip ngắn trên YouTube, TikTok hoặc bài viết trên Facebook được trình bày giống như một tin báo chí,...
Thứ nhất, nếu là những thông tin đáng chú ý, thuộc lĩnh vực cần quan tâm, cần chú ý tiêu đề bài viết.
Tin giả thường có tiêu đề hấp dẫn, giật gân, viết in hoa kèm dấu ký tự mang tính chất khẳng định, thường có
vẻ khó xảy ra trong thực tế nhưng được viết dưới dạng khẳng định để thu hút sự chú ý của người đọc. Đồng
thời, kiểm tra đường dẫn liên kết. Đường dẫn URL chứa tin giả thường giả mạo gần giống các trang tin chính
thống. Ví dụ: đuôi tên miền .org dành cho các tổ chức phi chính phủ hoặc phi lợi nhuận nhưng không vì thế
mà mất cảnh giác, bởi những trang này có thể đăng tải thông tin chủ quan vì mục đích riêng của tổ chức đó,
chứ không hoàn toàn cung cấp thông tin khách quan cho người đọc. Kiểm tra kỹ mục “Liên hệ” hoặc “Giới
thiệu” trên trang tin để tìm kiếm thông tin về cá nhân hoặc tổ chức đứng sau, xác định mức độ tin tưởng thông
qua các thông tin được đề cập như: chức danh, chức vụ, học hàm, học vị, mức độ phản hồi của người dùng,
tính xác thực của địa chỉ.
Thứ hai, tin giả thường không được chú trọng về cấu trúc ngữ pháp, thể thức văn bản, dễ có lỗi chính tả
và ngữ pháp, không thống nhất. Hình ảnh sử dụng trong bài viết đa phần là ảnh trên mạng hoặc được chỉnh
sửa cho phù hợp với nội dung nguồn tin. Cần kiểm tra xem ảnh có tồn tại trên không gian mạng thông qua
tính năng “Search Google for image”. Về mốc thời gian sử dụng trong bài viết, tin giả được biên soạn và định
dạng mốc thời gian không trùng với thực tế, do đó, cần xem kỹ các mốc thời gian, sự kiện có trong nội dung
tin và thời gian đăng tải. Về các luận cứ, luận chứng trong bài viết, thông thường các tin giả được tạo ra được
dựa trên một câu chuyện, tình tiết có thực nhưng được làm giả ở những nội dung quan trọng nhất. (4)
1.2. Phân loại tin giả, tin xấu độc.
(1) Tin giả về thương mại:
Những câu chuyện, tin tức nhằm mục đích kinh tế. Chủ yếu là để tăng lưu lượng tiếp cận cho website,
tài khoản từ đó gia tăng doanh thu đến từ việc kinh doanh, quảng cáo, lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của người
dân để lừa đảo, tạo ra những cơn sốt ảo như sốt đất, sốt vàng, sốt ngoại tệ,...
Các cách thức phát tán tin giả với doanh nghiệp phổ biến như: Sử dụng tin giả để tấn công đối thủ, dùng
những cách thức để bôi xấu về những sự cố đã từng xảy ra trong quá khứ và khi một sự cố vừa xảy ra thì họ
sẽ tìm mọi cách để nhân rộng sự cố đó lên.
(2) Tin giả chính trị:
Nhằm mục đích gây rối loạn xã hội, thông tin xuyên tạc, bôi nhọ, hạ bệ uy tín các lãnh đạo Đảng, Nhà
146 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

nước nhằm chống phá chế độ. Tin giả thuộc nhóm này thường gia tăng mạnh vào thời điểm diễn ra các sự
kiện quan trọng của đất nước như Đại hội Đảng, Hội nghị Trung ương, họp Quốc hội,...
Các đối tượng xấu thường tạo dựng tin giả từ một phần tin tức báo chí chính thống để tăng mức độ tin cậy và
cắt ghép, pha trộn với những thông tin chưa kiểm chứng, đặc biệt là với những vấn đề “nhạy cảm”, được dư luận
quan tâm để thổi phồng những yếu kém, hạn chế, khuyết điểm trong công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền.
(3) Tin giả về đời sống xã hội:
Những nội dung do người dùng mạng xã hội đăng tải để thể hiện quan điểm, góc nhìn cá nhân về vấn đề
hay một đối tượng nhất định, chủ yếu là về những vấn đề “nóng” trong xã hội, được dư luận quan tâm, thường
chỉ nhằm mục đích như sống ảo, câu like, câu view, kiếm lượng người theo dõi/đăng ký (subscribe) vì muốn
được nổi tiếng hoặc để phục vụ việc kinh doanh online. Những bài viết này có thể kèm theo hình ảnh, video,
trích dẫn bị cắt ghép hoặc liên kết sai (chú thích không liên quan đến nội dung bài viết) nhằm khiến người
đọc, người xem hiểu sai bản chất sự việc.
PHẦN 2: PHẢI LÀM GÌ NẾU LỠ ĐĂNG TẢI, CHIA SẺ TIN GIẢ, XẤU ĐỘC TRÊN KHÔNG
GIAN MẠNG?
2.1. Ví dụ về thực trạng đăng tải, chia sẻ tin giả, xấu độc trên không gian mạng.
Vụ việc mới nhất về tin giả, tin bị bóp méo, xuyên tạc gây dư luận xấu là thông tin lan truyền trên mạng
xã hội, cho rằng có “vụ việc kinh hoàng” tại Trường Quân sự Quân khu 7. Liên quan vụ việc này, ngày 14/1,
Cơ quan Điều tra hình sự Quân khu 7 đã ra quyết định khởi tố hình sự vụ án đưa thông tin sai sự thật, phát
tán clip cho rằng sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP Hồ Chí Minh đang học giáo dục quốc
phòng - an ninh tại Trường Quân sự Quân khu 7 nhảy lầu tự tử do bị xâm hại.
Trước đó, ngày 11/1, trên một số trang mạng xã hội lan truyền một đoạn clip dài 15 giây có tiếng la hét
và hình ảnh nhóm người đang khiêng một phụ nữ đi vào bên trong khu nhà. Clip chia sẻ này kèm theo thông
tin có nữ sinh HUFLIT bị hiếp dâm tập thể và nhảy lầu tự tử tại Trường Quân sự Quân khu 7. Kết quả điều
tra ban đầu cho thấy, 21h30 tối 10/1/2023, tại phòng của lớp 23 thuộc Đại đội 6, Tiểu đoàn 3 có hai nữ sinh
xảy ra tranh cãi do U nghi ngờ H lấy trộm số tiền 1,4 triệu đồng của mình. Bị bạn bè nghi ngờ, nữ sinh H
khóc, la hét, bỏ chạy ra ngoài hành lang. Khi phát hiện vụ việc, cán bộ phụ trách và các bạn cùng phòng đưa
H về nhà trực ban của Tiểu đoàn để trấn an tinh thần. Khi vụ việc xảy ra, nữ sinh viên T.T.T.T (20 tuổi) ở
lớp 24, Đại đội 6 đã dùng điện thoại quay clip. Sau đó, T có gửi clip cho ba người bạn. Đến chiều 11/1 thì
đoạn clip nói trên lan truyền trên mạng xã hội với những thông tin bịa đặt, xuyên tạc trắng trợn Vụ việc có
tính chất phức tạp, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của các tập thể, cá nhân liên quan. Đáng chú ý, cơ quan
chức năng xác định đoạn clip tán phát trên mạng bị lồng ghép âm thanh, hình ảnh xuyên tạc sự thật, kèm đó
là các thông tin phụ hoạ, cho rằng có việc nạn nhân nhảy lầu tự tử sau khi bị “cả tiểu đội hiếp dâm”! Dù phía
Trường HUFLIT và Trường Quân sự Quân khu 7 đã có thông tin với báo chí song một số cá nhân vẫn lên
mạng xã hội cố tình viết bài hướng lái xuyên tạc sự thật, “không nên tin báo cáo của nhà trường”. Té nước
theo mưa, nhiều trang mạng hải ngoại đẩy vụ việc lên cao trào, cổ suý tư tưởng chống Đảng, chống chế độ,
cho rằng dưới “chế độ đảng trị” thì “ thông tin bị lấp liếm”, đồng thời rao giảng đạo đức giả, lập những hội
nhóm dưới danh nghĩa “đấu tranh bảo vệ nhân phẩm cho hai nữ sinh bị xâm hại”…
Vậy nếu thông tin nữ sinh T.T.T.T ban đầu chia sẻ chỉ là vô tình và bạn không hề ngờ tới những hệ lụy
xảy ra liên tiếp sau đó, có cách nào để ứng phó xử lý và cứu vớt tình huống sau khi bạn phát hiện thông tin
đó là giả, xấu độc trên mạng xã hội hay không?
2.2. Cách ứng phó và xử lý khi lỡ đăng tải, chia sẻ tin giả, xấu độc trên không gian mạng.
Khi nghi ngờ thông tin mình đăng là tin giả, người dùng cần thực hiện các bước kiểm tra, xác minh:
Xem xét nguồn tin, kiểm tra tác giả; Kiểm tra thông tin, hình ảnh minh họa và đường dẫn liên kết; Kiểm tra
thời gian; Đọc toàn bộ nội dung, tìm những điểm nghi ngờ, mâu thuẫn; Đối chiếu với thông tin trên báo chí
chính thống hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc các cơ quan chức năng.
Khi phát hiện mình lỡ đăng tải, chia sẻ tin giả, tin sai sự thật, thì cần phải nhanh chóng gỡ bỏ thông tin
sai sự thật, đưa ra lời đính chính, xin lỗi và hợp tác với cơ quan chức năng nếu có yêu cầu. Các cơ quan, tổ
chức, cá nhân cần lưu lại bằng chứng (đường link, chụp ảnh màn hình tin, bài viết nghi là giả, tải video nghi
là giả về máy tính, điện thoại của mình ...), tuyệt đối không chia sẻ và cảnh báo cho người thân, bạn bè không
chia sẻ những thông tin nghi ngờ là giả này. Cảnh báo cho người đang đăng tải, chia sẻ những thông tin này
về khả năng họ đang lan truyền tin giả và hậu quả của việc này. Đồng thời, thông báo tin giả (kèm theo thông
tin, bằng chứng) đến Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) (Email: online.abei@mic.gov.vn; Hotline:
18008108) hoặc đến cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương.
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 147

Mỗi người dùng cần ghi nhớ 4 nguyên tắc để hành động có trách nhiệm trên không gian mạng: Suy nghĩ
hai lần trước khi chia sẻ, tải (hoặc đăng), hoặc bình luận video, hình ảnh, tin tức trên mạng, không thực hiện
các thao tác trên nếu không chắc chắn về thông tin; Kiểm tra, xem xét nguồn tin, tác giả, độ tin cậy của thông
tin; Tôn trọng suy nghĩ và quyền riêng tư của bản thân và của người khác; Thông báo cho cơ quan có thẩm
quyền nếu phát hiện tin giả, sai sự thật.
Tin giả ngày nay được tạo ra ngày càng tinh vi hơn với các cách thức tiếp cận khác nhằm nhau phục vụ nhu
cầu lướt web, tra cứu của mọi người. Việc truy cập mạng ngày càng phát triển, càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro
hơn cho quá trình tiếp cận tới thông tin của mọi người. Hãy hành động một cách có trách nhiệm hơn trên không
gian mạng để bảo vệ chính bạn, gia đình, xã hội góp phần xây dựng một xã hội văn minh, tuân thủ pháp luật.
PHẦN 3: VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN, HỘI SINH VIÊN TRONG VIỆC PHÒNG,
CHỐNG THÔNG TIN GIẢ, SAI SỰ THẬT TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG.
Tin giả, tin xấu độc trên không gian mạng xuất hiện ngày càng nhiều, cho nên cuộc đấu tranh phòng, chống
tin giả, tin xấu độc tiếp tục diễn ra. Trong đó, lực lượng thanh niên phải là cơ bản, nòng cốt và tiên phong nhằm
góp phần làm “sạch” thông tin trên không gian mạng. Để tiếp tục đấu tranh có hiệu quả, thiết nghĩ cần phải phát
huy vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên cũng như ý thức trách nhiệm của mỗi thanh niên.
Trước hết, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên cần tăng cường và đổi mới nội dung, hình thức đấu tranh
phòng, chống tin giả, xấu độc trên không gian mạng qua các diễn đàn, các Câu lạc bộ, các Nhóm… để kiến
tạo ra “sân chơi” cho thanh niên. Chú trọng hơn việc kết nối giữa các tổ chức Đoàn trong toàn quốc, trong hệ
thống tổ chức Đoàn của Khối, của cơ quan, Ban ngành. Có thể lập chuyên mục riêng về đấu tranh phòng,
chống tin giả, tin xấu độc cho thanh niên ở các trang mạng; Cổng thông tin điện tử; trên các Fanpage, các
Group Facebook, Zalo… để thanh niên có thêm diễn đàn đăng các bài viết, bài báo có chất lượng, nhằm lan
tỏa, tuyên truyền các thông tin chính thống, tin tốt đẹp…
Thứ hai, Tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên cũng cần tạo ra nhiều hơn các diễn đàn như: Tọa đàm,
Hội thảo, nghe chuyên gia nói chuyện các vấn đề thời sự, trong đó có việc đấu tranh phòng, chống tin giả,
xấu độc trên không gian mạng.
Thứ ba, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên cần tăng cường đổi mới nội dung, hình thức để thu hút sinh viên
tham gia để học hỏi, nắm bắt kịp thời tình hình tư tưởng của học sinh, sinh viên, không để xảy ra hiện tượng
sinh viên, học sinh bị kẻ địch móc nối, lôi kéo. Cần sâu sát, nắm vững mọi hoạt động và tình hình tư tưởng
của sinh viên nhất là khi những luồng quan điểm thù địch, chống đối “mới” xuất hiện, những biểu hiện lệch
chuẩn trong nhận thức chính trị.
Thứ tư, Đoàn thanh niên và Hội sinh viên cần kết hợp với nhà trường để có trách nhiệm trong việc quản
lý thông tin có liên quan tới học sinh, sinh viên trên mạng xã hội. Yêu cầu học sinh, sinh viên lên tiếng khi
tài khoản cá nhân như Facebook, Zalo hay Instagram bị hack hoặc bị giả mạo, để có thể kịp thời tránh bị lừa
đảo, lợi dụng bởi kẻ xấu để lan truyền thông tin xấu trên mạng.
KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, tình trạng đăng tài và chia sẻ tin giả, tin sai sự thật với đối tượng bị nhắm tới
là cá nhân, tổ chức ở Việt Nam đang bùng phát với chiều hướng ngày càng tăng về số lượng và đã trở thành
vấn nạn chưa thể giải quyết. Một tin tức giật gân về một vấn đề nóng nào đó sẽ thu hút được sự quan tâm,
bàn luận đặc biệt và chia sẻ nhanh chóng của công chúng. Thêm vào đó, với thói quen tiếp nhận và chia sẻ
thông tin của người dùng hiện nay thường không cẩn trọng phán xét đúng đắn trước những tiêu đề, nội dung
câu chuyện được chia sẻ trên trực tuyến, không kiểm chứng thông tin trước khi bình luận hay chia sẻ. Thậm
chí, có người dùng chỉ đọc tiêu đề một tin tức nào đó được chia sẻ mà không cần xem nội dung cụ thể tin tức
đó nói gì. Hành động này cũng phần nào phản ánh tâm lý người dùng muốn thông báo, chia sẻ những thông
tin mới nhất, nóng nhất trên trang cá nhân của mình cho bạn bè, người thân. Đây cũng chính là một nhân tố
làm góp phần gia tăng tốc độ phát tán tin tức giả trên trực tuyến.
Là một công dân của đất nước, hãy trở thành một người sử dụng mạng xã hội thông thái, bài trừ những
thông tin giả, không rõ nguồn gốc, gây hoang mang dư luận mà sử dụng, tin cậy những nguồn thông tin chính
thống của Nhà nước ta. Cùng chung tay để bảo vệ cho chính bạn, gia đình và xã hội, góp phần xây dựng một
xã hội trong sạch, công bằng, văn minh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].https://lptech.asia/kien-thuc/bao-cao-tong-quan-thi-truong-digital-viet-nam-nam-2022
[2].https://stttt.tiengiang.gov.vn/documents/9176718/9982326/Cam+nang+phong+chong+tin+gia%2C
+tin+sai+su+that+tren+khong+gian+m%E1%BA%A1ng.pdf/d4883d43-13e2-43f2-87d2-b070e7091258
148 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI) TRONG CÔNG TÁC NGĂN CHẶN, XỬ LÝ
TIN GIẢ, TIN SAI SỰ THẬT
Ngô Sơn Tùng, Trần Phương Thảo - CQ58/21.06
Tóm tắt: Ngày nay, tin giả xuất hiện ngày càng nhiều thông qua các ứng dụng mạng xã hội, không gian
mạng. Có thể nói, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) luôn song hành với tốt -xấu. Tuy nhiên, thực tế cho
thấy, AI mang tới nhiều cơ hội loại bỏ tin giả. Đồng thời, việc AI càng phát triển mạnh đồng thời kéo theo sự
xuất hiện của tin giả. Chính vì vậy, chúng ta cần nghiêm túc đi tìm các giải pháp góp phần loại bỏ tin giả, tin
xấu độc nhằm giúp môi trường mạng an toàn.
Từ khóa: tin giả, trí tuệ nhân tạo, AI, không gian mạng.
Đặt vấn đề:
Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo là một bước tiến vô cùng quan trọng của nhân loại. Từ ChatGPT đến
danh sách ngày càng nhiều các ứng dụng mới khác, thế giới công nghệ và kinh doanh của chúng ta đang phát
triển nhanh chóng trước mắt chúng ta theo nhiều cách thú vị. Trên các ứng dụng trí tuệ nhân tạo, con người
thỏa sức đăng tải và chia sẻ thông tin, không có bất kỳ tổ chức nào có thể kiểm duyệt nội dung, nguồn gốc
thông tin đăng tải liệu có phải tin giả? Một khi thông tin giả được đăng tải, người sử dụng AI phục vụ công
việc, giải trí nếu không có kiến thức, kỹ năng nhận biết tin giả thì hậu quả rất nguy hiểm.
Chính vì vậy, việc tìm hiểu sự tác động của trí tuệ nhân tạo đối với vấn đề tin giả, tin xấu độc hiện nay
là vô cùng cấp thiết. Xem xét sự tác động của trí tuệ nhân tạo trong việc đẩy lùi tin giả, tuy nhiên, công nghệ
trí tuệ nhân tạo cũng làm gia tăng nguy hiểm trên không gian mạng. Từ đó, chúng ta cần đưa ra giải pháp hợp
lý sử dụng AI loại bỏ thông tin xấu, độc khi tiếp cận nhằm ngăn ngừa những tác động tiêu cực, góp phần ổn
định chính trị xã hội của đất nước và xây dựng một môi trường sống an toàn, chất lượng.
1. Khái quát về tin giả
Tin giả có nghĩa là tin rác, tin giả mạo được tuyên truyền nhằm cố ý lừa bịp người khác. Tin giả giờ đây
không chỉ được lan truyền miệng từ người này sang người kia mà thông qua sự phát triển của công nghệ trí
tuệ nhân tạo, tin giả lan truyền trên không gian mạng với tốc độ nhanh chóng.
AI là công nghệ sử dụng đến kỹ thuật số có khả năng thực hiện những nhiệm vụ mà bình thường phải
cần tới trí thông minh của con người. Đặc điểm của công nghệ AI là năng lực “tự học” của máy tính. Do đó,
AI có thể tự phán đoán, phân tích trước các dữ liệu mới mà không cần sự hỗ trợ của con người, đồng thời có
khả năng xử lý dữ liệu với số lượng rất lớn và tốc độ cao.
2. Sự tác động của AI tới các thông tin giả, xấu độc
Nếu dữ liệu cung cấp cho AI là giả, người sử dụng trên toàn cầu sẽ phải tiếp nhận các thông tin sai sự
thật ảnh hưởng tới an ninh, đời sống. Ngược lại, nếu AI được trang bị khả năng nhận diện tin giả, kho dữ liệu
trên không gian mạng sẽ đảm bảo sự trong sạch, an toàn với người sử dụng. Như vậy, từ góc nhìn khái quát
về trí tuệ nhân tạo, có thể nhận thấy một vài tác động của AI tới tin giả.
Thứ nhất, AI là công cụ có thể ngăn chặn tin giả. Việc nâng cấp AI thường xuyên, chặn mã độc, sử dụng
AI đúng mục đích, hoặc ít nhất người sử dụng có kiến thức trong việc sử dụng trí tuệ nhân tạo là các nhân tố
quan trọng trong đẩy lùi tin giả, tin sai sự thật.
Thứ hai, sự phát triển của AI luôn theo kèm rủi ro thiếu an toàn trên không gian mạng. Xuất phát từ đặc
điểm của AI tự thu thập thông tin, đưa ra phán đoán không cần sự can thiệp của con người, do vậy, khi các
thông tin giả, xấu được đăng tải, hệ thống dữ liệu AI vẫn sẽ ghi nhận, có thể đưa ra các kết quả không đúng,
ảnh hưởng tới nhận thức người sử dụng.
Thứ ba, tin giả tiếp cận nhanh hơn với mọi người so với tin thật. Theo nghiên cứu tạp chí Science, top
1% tin giả tiếp cận được 1000 đến 100.000, trong đó thông tin thực sự hiếm khi tiếp cận tới hơn 1.000.
Thứ tư, AI là nơi phát tán tin giả làm ảnh hưởng tới an ninh chính trị, kinh tế. Các cá nhân, tổ chức xấu
có thể lợi dụng tin giả để kích động, tạo hiệu ứng đám đông là cho tình hình chính trị quốc gia phức tạp hơn,
giá cổ phiếu các doanh nghiệp có thể bị tin giả làm ảnh hưởng rất lớn, lâu dài ảnh hưởng kinh tế vĩ mô.
3. Kinh nghiệm xử lý tin giả thông qua AI của một số quốc gia
Tại Vương quốc Anh, công ty Logical là công ty đầu tiên sử dụng AI chống lại thông tin giả mạo. Từ
quan điểm kỹ thuật, công ty sử dụng học máy, lập trình ngôn ngữ tư duy, lý thuyết mạng, biểu đồ kiến thức
để xác định thông tin đáng lo ngại. Công ty sử dụng kỹ thuật học sâu, thu thập vô số các tín hiệu khác nhau
và thường xuyên phải cập nhật xu hướng ngôn ngữ mới nhằm giúp hiểu nghĩa văn bản, biết dược nguồn gốc
nội dung đăng tải. Qua đó, hệ thống Logical làm việc chính xác khoảng 90%. Tuy nhiên, đôi khi Logical vẫn
nhân diện nhầm tin thật thành tin giả khoảng 5 lần trong 100 lần quét và hiện vẫn đang cải tiến, hoàn thiện.
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 149

Tại Nhật Bản, chống tin giả được coi là cuộc chiến tranh nhận thức. Trong năm 2023, Bộ Ngoại giao
Nhật Bản sẽ triển khai hệ thống AI để thu thập, phâ tích, xử lý tin giả trên mạng xã hội và các nền tảng khác.
Trong đó, Lực lượng Phòng vệ mặt đất và Phòng vệ Hải quân cũng thành lập đơn vị thông tin riêng, sở hữu
năng lực truyền thông và không gian mạng. Có thể thấy, Chính phủ Nhật Bản coi việc chống tin giả vô cùng
quan trọng, nghiêm túc thành lập các đơn vị cấp cao nhằm tạo ra khuôn khổ xóa bỏ thông tin sai sự thật.
4. Thực trạng sự ảnh hưởng của trí tuệ nhân tạo tới tin giả, xấu độc trên không gian mạng ở nước ta
Thời gian qua, mặc dù Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai nhiều biện pháp nhằm tăng cường
quản lý nội dung thông tin trên mạng, ngăn chặn xử lý tin giả, thông tin sai sự thật, hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật cũng dần được hoàn thiện, nhưng tin giả trên không gian mạng vẫn liên tục được sản sinh,
khó có thể ngăn chặn hoàn toàn. Trên cơ sở đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai xây dựng và
chính thức công bố "Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng" vào ngày
27/12/2022.
Cẩm nang được trình bày thành 2 phần bao gồm một phần tóm tắt ngắn gọn, dễ hiểu, dễ sử dụng, là
những kỹ năng cơ bản để người sử dụng có thể nhận biết, ứng phó và xử lý có hiệu quả khi gặp một tin giả,
tin sai sự thật. Phần tiếp theo đi vào những kiến thức cụ thể: Khái niệm tin giả trên không gian mạng, hướng
dẫn nhận biết tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng; tác động của tin giả, tin sai sự thật trên không gian
mạng, trách nhiệm của người dùng và nhà cung cấp dịch vụ khi hoạt động trên không gian mạng, quy trình
sử dụng AI rà quét, tra cứu, phát hiện và xử lý tin giả trên không gian mạng, các quy định xử phạt, những câu
hỏi thường gặp.
Với ngành báo chí, việc phổ biến trí tuệ nhân tạo trong đời sống cũng mang tới nhiều cơ hội phát triển.
AI giúp tóm tắt nội dung, sáng tạo các nội dung, các tác phẩm theo góc nhìn mới, đặt tiêu đề cho các bài báo,
dịch thuật đa ngôn ngữ. Bộ TT&TT khuyến khích nhà báo và cơ quan báo chí sử dụng các phần mềm AI “nội
địa" giúp ngăn ngừa, chọn lọc và kiểm tra các tin giả, xấu độc trong quá trình biên tập như: Dịch vụ số hóa
tài liệu VNPT edig, công cụ Smart RPA của VNPT, Viettel AI open platform, Viettel OCR, IONE - Giải
pháp nhận dạng và bóc tách thông tin tự động, VietOCR… Tuy nhiên, thực tế hiện nay nhiều trang báo không
chính thống lại đưa tin sai sự thật, không có kiểm chứng trên không gian mạng.
Về phía các doanh nghiệp công nghệ, tập đoàn BKAV là đơn vị tiên phong trong việc sử dụng trí tuệ
nhân tạo AI chống lại các hành vi thông tin giả mạo, đánh cắp thông tin. Chủ trương của BKAV là muốn
ngăn chặn tin giả nhất định phải sử dụng trí tuệ nhân tạo. Công nghệ của BKAV có tính tương đồng với công
ty Logical, sử dụng học máy nhằm giám sát, phát hiện, ngăn chặn các hành vi nguy hiểm, phát hiện tin giả,
ngăn chặn mã độc. Gần đây, công nghệ AI của tập đoàn BKAV đã thử nghiệm tích hợp sử dụng công nghệ
GPT (AI Model), bằng cách này có thể chặn các tin nhắn Spam, có thể hiểu nội dung tin nhắn có tính giả
mạo, xấu độc.
Tuy nhiên, tại Việt Nam tình trạng phát tán tin giả, tin sai sự thật trên Internet đang diễn ra hết sức phức
tạp. Tính từ đầu năm 2022 đến nay, lực lượng an ninh mạng phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
đã phát hiện, khởi tố 474 vụ án, 1071 bị can liên quan tới việc sử dụng công nghệ cao nhằm đưa ra các thông
tin xuyên tạc, phá hoại an ninh trật tự. Thông qua sử dụng hàng loạt các thuật toán, các ứng dụng AI ảo, các
đối tượng đã tạo ra các giao dịch tiền “ảo”, dự án bất động sản ảo, tung quảng cáo, tin nhắn có sự giả mạo
các tổ chức uy tín,… qua đó dụ dỗ nhiều người tham gia và chiếm đoạt tài sản người khác.
Bên cạnh đó, hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả trên không gian mạng là rất lớn, nhiều người dùng
vô tư chia sẻ thông tin bị làm giả, tin giật gân, tin chưa qua kiểm chứng. Rõ ràng, bên cạnh những bước tiến
của Nhà nước, doanh nghiệp trong việc đẩy lùi tin giả, việc sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo đang trở nên
phổ biến giúp cho tin giả lan nhanh, phạm vi ngày càng rộng, đặt ra nhiều thách thức to lớn với Chính phủ
Việt Nam cũng như mỗi người sử dụng Internet
Một số vấn đề đặt ra:
Thứ nhất, các thế lực thù địch luôn lợi dụng tin giả nhằm gây rối kinh tế, xã hội và chính trị, gây bạo
loạn, kích động nhân dân biểu tình.
Thứ hai, các trang báo không chính thống ngày càng xuất hiện nhiều. Lợi dụng môi trường Internet khó
kiểm soát, mức phạt cho hành vi giả mạo còn thấp dẫn tới ngày càng nhiều các trang báo giả mạo các cơ quan
Nhà nước, không có giấy phép hoạt động, đăng tin câu view.
Thứ ba, các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu AI hỗ trợ phát hiện tin xấu, tin giả là khá ít. Các doanh
nghiệp tại Việt Nam chưa chú trọng đầu tư nghiên cứu khoa học, đặc biệt về trí tuệ nhân tạo AI. Việc này
xảy ra một số tình huống như: thông tin về doanh nghiệp bị làm giả, thương hiệu tập đoàn bị ảnh hưởng. Thời
150 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

gian qua, tập đoàn Vingroup đã chịu thiệt hại do các cá nhân đăng tin vu khống, sai sự thật làm cho cổ phiếu
của công ty bị ảnh hưởng.
Thứ tư, nhận thức của người dân về nhận biết tin giả, xấu độc chưa được cao, đặc biệt trong bối cảnh trí
tuệ nhân tạo được ứng dụng mạnh mẽ.
5. Các giải pháp xử lý ảnh hưởng của tin giả, xấu độc trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo phát triển:
Một là, Bộ Công an cần tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành như Bộ Thông tin&Truyền thông, Bộ Khoa
học&Công nghệ, liên kết với các tổ chức quốc tế: ASEANAPOL, INTERPOL trong đấu tranh, triệt phá các
tổ chức cá nhân tung tin giả, sử dụng công nghệ để giả mạo, lừa đảo.
Hai là, Nhà nước cần ban hành luật riêng về phòng, chống tin giả. Nếu có văn bản quy phạm pháp luật
riêng trong phòng, chống tin giả sẽ góp phần ngăn ngừa các âm mưu, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Đồng thời sẽ đặt nền móng cho công tác nghiên cứu, chủ
động trong phòng chống tin giả.
Ba là, cần khuyến khích phát triển các doanh nghiệp công nghệ phát triển thông qua các chính sách hỗ
trợ của Nhà nước như: miễn thuế liên quan nghiên cứu khoa học phục vụ mục đích an ninh mạng. Bên cạnh
đó, các tập đoàn lớn như FPT, Viettel, VNPT cần tham gia phối hợp, hướng dẫn các doanh nghiệp công nghệ
nhằm phát triển “bộ lọc” của AI đối với tin giả.
Bốn là, nâng cao ý thức người dùng Internet, mạng xã hội. Các cơ quan, trường học cần phải tuyên
truyền về cách nhận biết tin giả, sự nguy hiểm và hậu quả khôn lường của tin xấu, độc trong bối cảnh AI đang
phát triển mạnh mẽ.
Kết luận:
Tóm lại, sự phát triển của AI lại là con dao 2 lưỡi, có thể kiềm chế hoặc tăng nguy cơ phát tán tin giả,
tin xấu độc. AI hiện nay chưa được sử dụng đúng hiệu quả trong công tác ngăn chặn tin giả trên không gian
mạng. Thực tế tin giả, xấu độc tại Việt Nam được phát tán thông qua AI ngày càng phổ biến, mặc dù AI mang
lại cơ hội xử lý các thông tin giả nếu như AI được đầu tư đúng và đủ. Chính vì vậy, Chính phủ Việt Nam cần
có những chính sách phù hợp vừa khuyến khích phát triển AI, vừa nâng cao hiểu biết của người dân, và có
biện pháp răn đe nghiêm khắc với hành vi liên quan tới tin xấu, tin giả, tin độc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


[1]. Vũ Xuân Bân - Nguyễn Tiến Dũng (2021), Những thách thức, hướng quản lý thông tin trên mạng
xã hội và kiến nghị, Tạp chí Văn hóa Phát triển 03/2021, https://www.vanhoavaphattrien.vn/nhung-thach-
thuc-huong-quan-ly-thong-tin-tren-mang-xa-hoi-va-kien-nghi-bai-3-a7152.html
[2]. Nguyễn Chân (2021), Thúc đẩy trí tuệ nhân tạo phòng chống tin giả trên Internet, Tạp chí An toàn
thông tin 03/2021, truy cập ngày 24/03/2023, từ:
https://antoanthongtin.gov.vn/giai-phap-khac/thuc-day-tri-tue-nhan-tao-phong-chong-tin-gia-tren-
internet-106878
[3]. PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng (2023), Trí tuệ nhân tạo - cơ hội và thách thức với mỗi tòa soạn, Tạp chí
Kinh tế và Đô thị 03/2023, truy cập ngày 25/03/2023, từ:
https://kinhtedothi.vn/tri-tue-nhan-tao-co-hoi-va-thach-thuc-voi-moi-toa-soan.html
[4]. Nguyễn Ngọc Phương Hồng - Lưu Minh Sang (2023), Chat GPT và rủi ro từ thông tin giả, Tạp chí
Kinh tế Sài Gòn Online, 03/2023, truy cập ngày 25/03/2023,từ:
https://thesaigontimes.vn/chatgpt-va-rui-ro-tu-thong-tin-gia/
[5]. Hông Thúy và cộng sự (2023), Cần ban hành luật riêng về phòng, chống tin giả, Báo Pháp luật
03/2023, truy cập ngày 27/03/2023, từ:
https://baophapluat.vn/can-ban-hanh-luat-rieng-ve-phong-chong-tin-gia-post468932.html
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 151

ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO NHẰM NGĂN CHẶN TIN GIẢ, XẤU ĐỘC
TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Vũ Thị Phương Thanh - CQ59/11.05
Hàng ngày, có hàng triệu tin tức giả mạo xuất hiện trên báo chí và các phương tiện truyền thông đại
chúng. Có thể là tin giả về dịch bệnh hay về bất cứ một điều gì đang diễn, tin giả đã trở thành một phần của
cuộc sống. Điều cần thiết lúc này là các đoàn viên, thanh niên phải chọn lọc thông tin để ngăn mọi người tin
vào những điều sai sự thật. Xác thực nội dung là một việc hết sức khó khăn. Vấn đề này càng trở nên vất vả
hơn đối với giới trẻ, những người luôn cập nhật thông tin mới nhất với tốc độ nhanh nhất. Tuy nhiên, trí tuệ
nhân tạo AI đã cung cấp các tính năng giúp các đoàn viên, thanh niên có thể đánh giá tính chính xác của tin
tức. Giờ đây, cách tốt nhất để ngăn chặn tin giả là sử dụng một công cụ tự động.
Thực trạng vấn nạn tin giả ở Việt Nam và trên thế giới
Thế giới, trong đó có Việt Nam, đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của Cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ 4, trong đó có sự phát triển đặc biệt nhanh của công nghệ thông tin. Các quốc gia trên thế giới
đều công nhận những lợi ích không giới hạn mà không gian mạng mang lại nhưng cũng thừa nhận những mặt
trái của không gian mạng, trong đó có tác hại từ tin giả.
Một nghiên cứu của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội chỉ ra hiện tượng
tin giả, các phát ngôn thù ghét, nói xấu, phỉ báng, vu khống, bịa đặt, kỳ thị dân tộc, tôn giáo, kỳ thị giới tính,
các hành vi gây hấn, tấn công trên mạng… đang trở nên báo động.
Những hành vi lệch lạc này có thể làm khủng hoảng đời sống của cá nhân, tổ chức, gây nặng nề và trầm
cảm xã hội, thậm chí những “cơn bão mạng” có thể “khai tử” doanh nghiệp, có cá nhân đã lựa chọn cái chết
làm lối thoát. Bởi vậy, việc ngăn chặn, xử lý tin giả trên không gian mạng không chỉ đòi hỏi sự vào cuộc
quyết liệt của các cơ quan chức năng, sự đổi mới tư duy và nhận thức của người dân mà còn cần có một hành
lang pháp lý đầy đủ, đủ sức răn đe với các hành vi sai phạm.
Trên thực tế, như các chuyên gia đã phân tích từ các kỳ trước, các quy định xử phạt đối với hành vi cung
cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ
chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân trên không gian mạng tại Việt Nam đã có, cả về xử lý hành chính và
xử lý hình sự, nhưng còn quy định rải rác ở nhiều văn bản luật khác nhau (Luật An toàn thông tin mạng, Luật
An ninh mạng, Bộ luật Hình sự, Nghị định 15/2020/NĐ-CP, Nghị định số 14/2022/NĐ-CP của Chính phủ).
Tuy nhiên, các mức phạt về tiền đối với hành vi cung cấp thông tin giả mạo trên mạng xã hội còn thấp
(từ 10 đến 20 triệu đồng), chưa đủ sức răn đe đối với hành vi vi phạm và chưa tương xứng với những thiệt
hại mà các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi các thông tin sai sự thật phải gánh chịu. Chính vì vậy, nhiều đối tượng
vẫn không sợ khi loan truyền tin giả trên không gian mạng, trong khi nhiều người vẫn còn tâm lý “e ngại”
trình báo cơ quan chức năng.
Bên cạnh đó, nhiều loại tin giả, tin sai sự thật được phát tán thông qua các tài khoản giả mạo, tài khoản
ảo, khiến công tác quản lý thông tin truyền thông của các cơ quan, bộ, ban, ngành có liên quan ngày càng khó
khăn. Thậm chí gần đây còn xuất hiện một số phần mềm: “Photoshop giọng nói”, “kỹ thuật ráp khớp hình và
tiếng” (video manipulation technology) giúp chỉnh sửa phát ngôn của con người, thậm chí làm giả hoàn toàn
video để tạo ra những câu chuyện sai lệch hoặc không có thật khiến người dùng mạng xã hội không phân biệt
được đâu là tin đúng sự thật, đâu là tin giả.
Nghiên cứu của Công ty an ninh mạng CHEQ và Đại học Baltimore ước tính, nạn tin giả trực tuyến hiện
gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu 78 tỷ USD/năm. Báo cáo này cũng phân tích những thiệt hại kinh tế
trực tiếp từ tin tức giả và ước tính rằng tin tức giả mạo đã gây thiệt hại cho thị trường chứng khoán khoảng
39 tỷ USD/năm. Trong số tổng thiệt hại được ước tính, báo cáo dự đoán theo phân khúc rằng các doanh
nghiệp sẽ mất khoảng 9 tỷ USD hằng năm do thông tin sai lệch về sức khỏe, 17 tỷ USD từ thông tin sai lệch
về tài chính, 9 tỷ USD từ chi phí bỏ ra cho việc quản lý danh tiếng, 3 tỷ USD từ các chi phí liên quan đến an
ninh mạng và 400 triệu USD từ các quảng cáo chính trị giả mạo. Nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng do những
những thông tin thất thiệt lan truyền như là Toyota, Honda, Pepsi, Heineken.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc phát hiện tin giả
Từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, số lượng tin giả liên quan đến đại dịch này ngày càng gia tăng trên
Internet. Thêm vào đó, sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 03/11/2020 và cuộc bạo động tại tòa nhà quốc
hội Mỹ ngày 06/01/2021, chính phủ các nước và nền tảng mạng xã hội đang rà soát, truy quét những tin bài
có nội dung sai lệch. Trí tuệ nhân tạo được kỳ vọng sẽ đóng góp lớn cho nỗ lực trên.
Vấn nạn tin giả trở nên đáng lo ngại khi cuộc tấn công vào tòa nhà quốc hội Mỹ diễn ra, lý do là vì những
152 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

thông tin sai lệch được lan truyền trên mạng Internet đã thúc đẩy người dân hành động bạo lực ngoài thế giới
thực. Sau cuộc bạo động, Facebook và Twitter đã chặn lượng lớn tài khoản được xác định là thủ phạm hoặc
lan truyền thông tin sai lệch. Vụ việc đặt ra câu hỏi thông tin sai lệch, giả mạo có thể được phát hiện nhanh
đến mức nào trên Internet? Các công ty truyền thông xã hội chủ yếu sử dụng sức người để điều hành phần
lớn việc truy vết và loại bỏ tin tức giả mạo. Nhưng hàng tỷ bài đăng mỗi ngày là khối lượng công việc quá
lớn đối với người thường. Tự động hóa là cách tiếp cận khả thi hơn, đồng nghĩa phụ thuộc nhiều hơn vào trí
tuệ nhân tạo.
Trong tương lai, trí tuệ nhân tạo sẽ được sử dụng để quét qua từng nguồn tin tức. Một số cách AI sẽ được
sử dụng để phát hiện tin giả như:
- Chấm điểm các trang web: Chấm điểm các trang web là một phương pháp tiên phong của gã khổng lồ
công nghệ Google. Google lấy tính chính xác của các dữ kiện được trình bày để đánh giá các trang web. Công
nghệ này đã phát triển đáng kể khi nó đánh giá thông tin của các trang web mà không cần dựa vào các tín
hiệu của bên thứ ba.
- Đánh giá sự thật: Công cụ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (natural language processing - NLP) - là một nhánh
của tri tuệ nhân tạo có thể xử lý chủ đề của một câu chuyện thông qua tiêu đề, nội dung và vị trí địa lý. Hơn
nữa, trí tuệ nhân tạo sẽ tìm hiểu xem các trang web khác có đang báo cáo những thông tin tương tự hay không.
Bằng cách này, các tin tức được cân nhắc dựa trên các nguồn truyền thông có uy tín.
- Dự đoán danh tiếng trang web: Sử dụng phân tích dự đoán được hỗ trợ bởi lĩnh vực học máy (Machine
Learning). Danh tiếng của một trang web có thể được dự đoán thông qua việc xem xét nhiều tính năng như
tên miền và bảng xếp hạng website của Alexa.
- Phân tích các từ khóa: Khi nói đến tin tức, tiêu đề là chìa khóa để thu hút sự chú ý của khán giả. Trí
tuệ nhân tạo là công cụ phát hiện và gắn cờ các tiêu đề tin tức giả bằng cách sử dụng phân tích từ khóa.
Tại Anh, Logical là công ty đi đầu sử dụng AI để chống lại tin tức giả mạo. Giải pháp này giúp phân
loại những nội dung được nhận định là tin giả hoặc tin sai lệch trước khi người dùng có thể đọc được. Nó có
sẵn dưới dạng ứng dụng dành cho thiết bị di động và chương trình bổ trợ trên trình duyệt Chrome. Phương
pháp tiếp cận của Logical gồm ba hướng là nguồn gốc của nội dung, nội dung và siêu dữ liệu liên quan đến
nội dung đó để cung cấp thông tin toàn diện, bổ sung và xác thực được nội dung. Từ quan điểm kỹ thuật,
công ty sử dụng học máy (machine learning), lập trình ngôn ngữ tư duy, lý thuyết mạng, biểu đồ kiến thức
để tự động xác định và phân loại số lượng lớn những nội dung đáng ngờ. Nó cũng phụ thuộc vào các chuyên
gia để kiểm tra thuật toán, xây dựng thuật toán và phát triển nâng cao. Các chuyên gia cũng thiết lập ngôn
ngữ tự nhiên để hệ thống xác định độ tin cậy của nội dung.
Công nghệ và kỹ thuật AI được sử dụng trong một số giai đoạn của thuật toán Logical. Công ty sử dụng
kỹ thuật học sâu (deep learning) để tăng cường khả năng hiểu nghĩa văn bản và các nội dung khác. Ngoài
hiểu ngôn ngữ, thuật toán cũng phải theo dõi được nguồn gốc của nội dung, các nền tảng nó được lan truyền.
Khó khăn cơ bản là phải tìm ra lỗ hổng trong thông tin sai lệch. Vì vậy, Logical phải thu thập vô số tín hiệu
khác nhau xung quanh một nội dung đáng nghi, kết hợp phân tích kỹ thuật về nội dung và tài khoản đăng tải.
Thách thức khác là ngôn ngữ mạng liên tục thay đổi, yêu cầu Logical phải thường xuyên cập nhật các
xu hướng ngôn ngữ mới cho mô hình ngôn ngữ của thuật toán. Tuy nhiên, điều đó chưa đủ để đảm bảo độ
chính xác tuyệt đối cho công nghệ này. Logical phải lập mô hình rất nhiều siêu dữ liệu và tiến hành phân tích
mạng, đồng thời các chuyên gia cũng không ngừng phải cải tiến mô hình.
Một minh chứng khác có thể nói đến là các đoạn video giả mạo (deepfake) đang gây ra nhiều rắc rối
trong đời sống chính trị, xã hội khắp thế giới. Khi Photoshop xuất hiện, cách con người tiếp nhận tin tức đã
hoàn toàn thay đổi Những hình ảnh người dùng thấy hoàn toàn có thể là sản phẩm của một quá trình cắt ghép
kỳ công. Điều này không chỉ khiến họ hoài nghi vào độ chính xác của hình ảnh, mà đồng thời đặt niềm tin
nhiều hơn vào các đoạn video hay ghi âm, cho rằng đây là những thứ gần như không thể giả mạo.
Nhưng một lần nữa, deepfake (giả mạo sâu) xuất hiện và đã nhanh chóng "đâm thủng" thành trì tiếp theo
của thế giới internet. Ai cũng có thể trở thành nạn nhân của deepfake, đặc biệt là phụ nữ, người nổi tiếng và
chính trị gia. Chỉ trong vòng vài năm, những video bị chỉnh sửa đã phát triển, và xuất hiện ở khắp mọi nơi,
từ các đoạn phim hài ngắn, cho tới các đoạn video có mục đích làm sai lệch thông tin, giả mạo, thậm chí cả
nội dung khiêu dâm.
Khi công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển, deepfake có khả năng trở nên thuyết phục hơn. Mối đe
dọa từ các giải pháp tinh vi và nguy hiểm hơn khiến một số công ty, trong đó có Intel tìm cách xây dựng các
kỹ thuật phát hiện. Theo hãng bán dẫn Mỹ, FakeCatcher có thể phân biệt các đoạn video của người thật với
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 153

deepfake với độ chính xác 96% chỉ trong vài mili giây.
Những rủi ro tiềm ẩn của công nghệ trí tuệ nhân tạo
Theo đánh giá nội bộ, hệ thống của Logical làm việc chính xác khoảng 90%. Nó có thể xác định nhầm
tin thật là tin giả khoảng 5 trong 100 lần quét. Công nghệ này là không hoàn hảo nhưng Logical khẳng định
sẽ không ngừng phát triển, cải tiến và đầu tư vào AI.
Trong cuộc chiến chống tin giả, phần mềm của Logical luôn nằm ngoài tiền tuyến. Tại cuộc bầu cử tổng
thống Mỹ năm 2020, Logical đã làm việc với ủy ban bầu cử tại một bang chiến trường lớn để đẩy lùi tin giả.
Công ty cũng hợp tác với một số nền tảng truyền thông xã hội lớn nhưng điều này được giữ bí mật.
Người dùng Facebook và Twitter có thể đã nhiều lần chứng kiến những nội dung bị báo cáo sai phạm
nhưng những thông tin này chưa đủ để ngăn chặn làn sóng dữ liệu giả mạo.
Để những thông tin sai lệch không in sâu trong nhận thức của người dùng mạng xã hội, phần mềm chống
tin giả phải làm việc nhanh chóng, ngăn chặn thông tin xấu trước khi nó có thể đến tay người dùng. Công
nghệ này có thể nhắc nhở người dùng tin tức nào là giả mạo. Tuy nhiên, để làm được điều này, các nhà khoa
học đang nghiên cứu điều chỉnh nội dung lời khuyên mà AI đưa ra phù hợp với thực tế xã hội để người dùng
dễ dàng chấp nhận.
Cuộc chiến chống lại tin tức giả mạo và thông tin sai lệch sẽ không bao giờ có giải pháp hoặc cách ngăn
chặn hiệu quả 100%. Con người không thể không mắc sai lầm, đồng nghĩa với hệ thống AI xác định tin giả
khó có thể chính xác tuyệt đối. Nhưng các nhà khoa học tin rằng, với đủ thời gian, công nghệ và sự kiên nhẫn,
con người có thể tạo ra các hệ thống AI ngăn chặn tối đa việc lan truyền thông tin gây tổn hại, giảm thiểu
thiệt hại từ chúng. Công nghệ dùng AI đẩy lùi thông tin sai lệch được dự đoán sẽ là vấn đề đáng được chú
trọng và sẽ sớm được khai phá trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Duy Anh (2021), “Trí tuệ nhân tạo có thể ngăn chặn tin giả như thế nào?”, Tạp chí Tự động hóa
ngày nay.
[2]. https://vnautomate.net/tri-tue-nhan-tao-co-the-ngan-chan-tin-gia-nhu-the-nao.html
[3]. Nguyên Chân (2021), “Thúc đẩy trí tuệ nhân tạo phòng chống tin giả trên Internet”, Bản tin An toàn
thông tin - Ban Cơ yếu Chính phủ.
[4]. https://antoanthongtin.vn/giai-phap-khac/thuc-day-tri-tue-nhan-tao-phong-chong-tin-gia-tren-
internet-106878
154 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

VĂN HÓA HÀNH VI CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT KHOA NGOẠI NGỮ, HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
TRONG VIỆC PHÒNG, CHỐNG THÔNG TIN GIẢ, XẤU ĐỘC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Th.S. Phan Thị Hà My - Khoa Ngoại ngữ
Dương Khánh Hiền - CQ58/51.04
Tóm tắt: Việt Nam là quốc gia với lực lượng thanh thiếu niên đông đảo, chiếm hơn 1/3 dân số, đồng
thời là quốc gia đứng thứ 16 trên thế giới về tỷ lệ người dân sử dụng Internet, bởi vậy thanh thiếu niên nói
chung và sinh viên năm nhất tại Khoa Ngoại ngữ, Học viện Tài chính nói riêng ngày càng có nhiều cơ hội
tham gia vào thế giới thông tin và kết nối vô cùng rộng lớn, cùng lúc có thể tiếp cận với nhiều hệ tư tưởng và
giá trị sống khác nhau. Bên cạnh những lợi ích đem lại, mạng xã hội được ví như “con dao hai lưỡi” tiềm ẩn
hiểm họa khó lường đối với thanh thiếu niên, bởi hiện nay có không ít tin giả, tin xấu độc đang tồn tại, lan
truyền nhanh chóng, rộng khắp trên không gian mạng… Trước bối cảnh đó, đòi hỏi phải có sự quyết liệt trong
đấu tranh phòng, chống tin giả, xấu độc từ các cơ quan, tổ chức, ban ngành. Đây được coi là nhiệm vụ cấp thiết,
quan trọng, phải được tiến hành thường xuyên, hiệu quả. Trong đó, cần phát huy vai trò của các tổ chức Đoàn -
Hội để vừa nâng cao vai trò, trách nhiệm, vừa tạo ra “sức đề kháng”, “màng lọc” cho đoàn viên, sinh viên khi tiếp
cận thông tin trên không gian mạng hiện nay.
Bài viết này trên cơ sở làm rõ khái niệm tin giả, xấu độc trên không gian mạng; tác động của tin giả trên
không gian mạng đến nhóm người trẻ, cụ thể nghiên cứu trường hợp đối với sinh viên năm nhất CQ60 đang
thực học tại Khoa Ngoại ngữ, Học viện Tài chính. Bài viết cũng nghiên cứu về vai trò của các tổ chức Đoàn
- Hội để thấy được tầm quan trọng của các tổ chức Đoàn - Hội trong phòng, chống tin giả trên không gian
mạng, đồng thời đưa ra một số kiến nghị giải pháp phòng, chống tin giả, xấu độc trên không gian mạng.
Từ khóa: Tin giả, mạng xã hội, sinh viên năm nhất, CQ60, Đoàn - Hội, khoa Ngoại ngữ
1. Đặt vấn đề
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động mạnh mẽ đến toàn xã hội, đặc
biệt là đối với thế hệ thanh thiếu niên. Điều này đã tạo ra những giá trị mới, đem lại hiệu quả cho nhiều khía cạnh
đời sống xã hội. Tuy nhiên, sự phát triển chóng mặt của mạng xã hội - một thế giới “ảo”, nơi bùng nổ các loại
thông tin, cũng tiềm ẩn những nguy cơ không lường trước những thông tin giả, xấu độc hại được lan truyền, tiêm
nhiễm vào thế hệ trẻ, đặc biệt là bộ phận sinh viên năm nhất, còn thiếu kinh nghiệm sống, nhẹ dạ cả tin.
Theo định nghĩa Tin giả (Fake News) của Collins Dictionary, Tin giả là các thông tin giả mạo, sai lệch
và giật gân được phát đi dưới hình thức tin tức. Nói một cách đơn giản, tin giả là đối lập của tin thật: tin tức
sai sự thật thì có thể coi là tin giả. Chúng được tạo dựng, phát tán liên quan đến các lĩnh vực chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bao gồm các thông tin sai lệch, bóp méo sự thật, chứa
thông tin không chính xác, chưa được xác minh hoặc thông tin dễ gây hiểu lầm, vô tình hoặc cố ý được truyền
đi, che mờ sự thật nhằm nhiều mục đích xấu.
Trước bối cảnh này, văn hóa hành vi của sinh viên, đặc biệt là nhóm sinh viên năm nhất, đối với việc phòng,
chống thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng đang là vấn đề đáng quan tâm. Bởi lợi dụng sự phát triển của
không gian mạng, các thế lực thù địch, phản động đăng tải, tuyên truyền nhiều nội dung xấu, độc; làm cho sinh
viên, đặc biệt là nhóm tân sinh viên, có tư tưởng hoài nghi, dao động… dẫn đến có nhận thức, suy nghĩ, lối sống
không lành mạnh, có thái độ vô cảm, thiếu trách nhiệm với cộng đồng; chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân mà quên
đi lợi ích tập thể, quên đi vinh dự và trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, tập thể cao trong học tập, công tác, rèn luyện.
Nguy hại hơn, có thể dẫn đến sự phai nhạt lý tưởng, thiếu niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội, biểu hiện bi quan, mất niềm tin khi gặp phải những khó khăn trong cuộc sống.
Vì vậy, đấu tranh phòng, chống tin giả, xấu độc, đặc biệt là việc giúp sinh viên hình thành văn hóa ứng
xử chuẩn mực trên không gian mạng đối với thông tin giả, xấu độc là nhiệm vụ cấp thiết, quan trọng, phải
được tiến hành thường xuyên, hiệu quả. Cần phải sử dụng linh hoạt các hình thức, biện pháp giáo dục, rèn
luyện gắn với quản lý sinh viên. Để thực hiện được điều này không thể thiếu đi vai trò của Đoàn thanh niên,
Hội sinh viên trong việc phòng, chống thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng.
2. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm thu thập các thông tin khách quan cho bài viết, nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát bằng hình
thức online với sinh viên năm nhất chuyên ngành Tiếng Anh Tài chính Kế toán, Học viện Tài chính. Tính
đến thời điểm hiện tại, khoa Ngoại ngữ bao gồm 06 lớp sinh viên năm nhất Khóa CQ60 với tổng số 174 sinh
viên đang thực học tại Học viện Tài chính.
Nội dung phiếu khảo sát tập trung vào Văn hóa hành vi của nhóm sinh viên năm nhất Khoa Ngoại ngữ trong
việc nhận thức về tin giả, xấu độc trên không gian mạng và cách phòng, chống. Chúng tôi đã gửi link phiếu khảo sát
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 155

đến toàn thể sinh viên CQ60 Khoa Ngoại ngữ qua Facebook các lớp và kết quả có 131 sinh viên tham gia khảo sát.
Các dữ liệu thu thập từ khảo sát được xử lý bằng phần mềm Excel với phương pháp thống kê mô tả đơn
giản. Các dữ liệu thu thập từ phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để trình bày tổng quan về chủ đề
và sử dụng linh hoạt trong quá trình phân tích trong bài viết.
3. Kết quả và thảo luận
3.1 Thực trạng sinh viên năm nhất Khoa Ngoại ngữ tiếp cận thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng
Tính đến thời điểm hiện tại, Khoa Ngoại ngữ gồm 06 lớp sinh viên năm nhất, gồm 174 sinh viên, là một
trong những nhóm sinh viên được tiếp cận, tuyên truyền về thực trạng tin giả, xấu độc trên không gian mạng từ
rất sớm qua các kênh thông tin kết nối. Với con số ấn tượng 95,5% tổng số sinh viên tham gia khảo sát đều nắm
rất rõ, nắm rõ về thuật ngữ “tin giả” trên không gian mạng. Điều này cho thấy rằng, phần lớn sinh viên năm
nhất tại Khoa Ngoại ngữ đều nắm được thuật ngữ “tin giả” trên không gian mạng.
Biểu đồ 1. Tỷ lệ sinh viên CQ60 Khoa Ngoại ngữ nắm được về khái niệm tin giả, xấu độc trên
không gian mạng

Phần lớn bộ phận tân sinh viên đã được tuyên truyền hướng dẫn về tin giả, xấu độc trên không gian mạng
qua các kênh thông tin liên kết với các tổ chức Đoàn - Hội, các công văn, bài viết tuyên truyền. 33,6% số
sinh viên năm nhất tại Khoa Ngoại ngữ đã có ý thức tự tìm hiểu, trang bị cho bản thân kiến thức về tin giả,
xấu độc trên không gian mạng. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận chưa nắm được các thông tin, kiến thức về
tin giả, do còn thiếu chủ động, chậm chễ trong việc nắm bắt thông tin từ, hướng dẫn từ các tổ chức Đoàn -
Hội của Học viện Tài chính. Chắc chắn đây sẽ là điểm cần cải thiện, nâng cao trong giai đoạn tiếp theo trong
công tác phòng, chống tin giả, xấu độc trên không gian mạng. Điều này được thể hiện rõ nét qua biểu đồ 2.
Biểu đồ 2. Tỷ lệ sinh viên CQ60 Khoa Ngoại ngữ được hướng dẫn, tuyên truyền về thông tin giả,
xấu độc trên không gian mạng và cách phòng, chống

3.2 Tác động của thông tin giả, xấc độc trên không gian mạng đến sinh viên năm nhất Khoa Ngoại
ngữ, Học viện Tài chính
Với đặc tính hấp dẫn, lôi cuốn của thông tin xấu, độc trên các trang mạng xã hội rất dễ làm cho người
tham gia bị sa đà vào “biển thông tin” hỗn loạn đó lúc nào mà không hay biết. Đặc biệt là nhóm sinh viên
năm nhất, là nhóm đối tượng chưa có nhiều kinh nghiệm và thiếu cảnh giác nên nhiều tân sinh viên đã rơi
vào những cái bẫy vô cùng tinh vi mà các đối tượng tung tin giả mạo dựng lên. Chẳng hạn như “việc nhẹ,
lương cao”; “Việc nhẹ không cọc, không phí”; “Thuê trọ giá siêu rẻ”; “Học miễn phí IELTS, TOEIC”;...
Theo kênh Sinh viên Việt nam, sinh viên Trần Anh Phương - sinh viên Đại học Thủ Đô chia sẻ: “Bắt
đầu bằng việc tìm kiếm việc làm trên các hội nhóm việc làm trên facebook, gặp một bài đăng tuyển dụng
công việc không bỏ vốn, không cọc, mình chủ động nhắn tin tìm hiểu thì được giới thiệu công việc không rõ
tên, chỉ nói là mục đích muốn gia tăng số lượng đặt hàng cho Shopee, mình đăng ký tài khoản trên hệ thống
và chỉ cần bỏ ra 50 ngàn là có thể bắt đầu. Do số tiền khá ít nên mình cảm thấy không vấn đề gì và chấp nhận
làm thử. Sau đơn hàng đầu tiên mình được hoàn lại tiền và có thêm phần trăm hoa hồng. Vài đơn hàng đầu
tiên chỉ mất vài chục nghìn để nhận lại được hoa hồng, thế nhưng giá trị những đơn hàng sau sẽ càng tăng.
Sau khi mua 3 món hàng đầu tiên, khi mua món hàng thứ 4 mình sẽ không lấy lại ngay tiền gốc mà phải mua
156 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

thêm món đồ thứ 5, thứ 6, 7 để lấy lại tiền của món hàng thứ 4. Đó là quy tắc của hệ thống này. Cứ như thế,
khi giá trị đơn hàng tăng đến mức mình không còn tiền để trả đồng thời không thể rút được số tiền gốc. Mình
đã bắt đầu vay mượn bạn bè để có tiền nạp vào giao dịch với hy vọng lấy được số tiền gốc rồi dừng. Thế
nhưng sau khi tiếp tục giao dịch, mình lại bị báo rằng số tiền chưa đủ để “phá băng”. Vì đã vay nợ nên mình
càng nôn nóng. Thực sự lúc ấy, vấn đề của mình không phải là lợi nhuận mà mình chỉ muốn lấy lại được số
tiền cũ để trả bạn bè. Khi số tiền lên đến gần 10 triệu, mình không còn khả năng xoay xở nhưng người môi
giới vẫn cố gắng thuyết phục mình cố một chút nữa thôi, sắp mở được rồi. Và cuối cùng mình mất 15 triệu.”
Thực tế theo kết quả thu được từ khảo sát, 53,4% sinh viên nhận được nhiều tin giả, xấu độc và 14,5%
sinh viên năm nhất tại Khoa Ngoại ngữ từng là nạn nhân của những tin giả này.
Biểu đồ 3. Tỷ lệ sinh viên CQ60 Khoa Ngoại ngữ từng là nạn nhân, từng nhận được thông tin
giả, xấu độc trên không gian mạng

Tuy phần lớn sinh viên CQ60 Khoa Ngoại ngữ, đều đã được tuyên truyền, hướng dẫn về thông tin giả,
xấu độc trên không gian mạng và cách phòng, chống nhưng những ảnh hưởng tiêu cực của tin giả đến nhóm
đối tượng này là không thể phủ nhận. Phần lớn sinh viên năm nhất tại Khoa Ngoại ngữ tham gia khảo sát đều
thừa nhận rằng các thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng gây ảnh hưởng đến họ, tậm chí là bị ảnh
hưởng rất nhiều. Cụ thể có đến 75,6% sinh viên năm nhất Khoa Ngoại ngữ cho rằng nhóm đối tượng này bị
ảnh hưởng bởi tin giả.
Biểu đồ 4. Mức độ ảnh hưởng của tin giả, xấu độc trên không gian mạng đối với sinh viên CQ60
Khoa Ngoại ngữ

Thực tế Việt Nam là 1 trong 10 nước có lượng người dùng Facebook và Youtube cao nhất thế giới và
cũng hiện là một trong những quốc gia Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng người dùng TikTok cao nhất.
Facebook, Youtube hay Tiktok đều là những nền tảng mạng xã hội vô cùng phổ biến, quen thuộc thậm chí
gắn liền vào đời sống của thế hệ trẻ, đặc biệt là bộ phận sinh viên hiện nay. Và cũng chính trên các nền tảng
này, tỉ lệ người dùng nói chung và các sinh viên năm nhất Khoa Ngoại ngữ nói riêng, bắt gặp đầy rẫy các loại
thông tin giả, xấu độc. Không chỉ vậy, tin giả còn xuất hiện trên rất nhiều nền tảng khác lớn mạnh không kém
như: Instagram, Google, khác,…
Biểu đồ 5. Những nền tảng tồn tại thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 157

Có đến 96,9% sinh viên bắt gặp các thông tin giả, xấu độc trên nền tảng Facebook, 54,2% sinh viên bắt gặp
tin giả trên mạng xã hội TikTok. Và các con số ở các nền tảng mạng xã hội khác cũng lớn không kém. Những
con số không hề nhỏ này đã khẳng định hơn sự nguy hại và lộng hành của tin giả. Bất cứ nơi đâu trên không gian
mạng cũng dễ dàng bắt gặp các loại tin giả, xấu độc với nhiều loại mục đích khác nhau. Và chắc chắn chẳng có
mục đích nào trong số ấy là có lợi cho người dùng. Điều này được thể hiện qua biểu đồ 5 ở trên.
3.3 Văn hóa hành vi của sinh viên năm nhất Khoa Ngoại ngữ đối với thông tin giả, xấu độc trên
không gian mạng và cách phòng, chống
Trước những thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng, phần lớn nhóm sinh viên năm nhất Khoa
Ngoại ngữ đã có những hành vi chuẩn mực, tích cực. Cụ thể 51,9% sinh viên đã có ý thức kiểm tra tính xác
thực của thông tin trước khi chia sẻ, một số ngó lơ. Tuy nhiên vẫn còn một số hùa theo số đông, chia sẻ cho
người thân bạn bè khi chưa kiểm chứng độ xác thực của thông tin. Biểu đồ 6 biểu hiện rõ điều này.
Biểu đồ 6. Văn hóa hành vi của sinh viên CQ60 Khoa Ngoại ngữ khi tiếp nhận những thông tin
giả, xấu độc trên không gian mạng

Trước sự cấp thiết của việc phòng, chống tin giả, xấu độc trên không gian mạng, một số phương pháp
cơ bản được đề ra và được sự đồng tình của phần đông sinh viên tham gia khảo sát. Từ đó, các tổ chức Đoàn
- Hội có phương hướng triển khai, đẩy mạnh phong trào phòng, chống tin giả, xấu độc trên không gian mạng.
Cụ thể được thể hiện rõ qua bảng sau:
Bảng 1. Một số biện pháp phòng, chống thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng
Tỷ lệ sinh
Một số phương pháp cơ bản giúp phòng, chống thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng
viên đồng ý
Tuyên truyền, giáo dục nhận thức về thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng 80.9%
Kiểm tra nguồn thông tin, tính xác thực của thông tin trước khi tiếp nhận, chia sẻ và lan truyền 71.8%
Sử dụng các nền tản tin tức đáng tin cậy, những trang thông tin chính thống, những trang
71%
tin cậy, những tờ báo chính thống, uy tín để tiếp nhận thông tin
Kiên quyết đấu tranh, phê phán, phản bác mạnh mẽ, đồng thời báo cho cơ quan công an để
61.1%
xác minh, làm rõ, kịp thời ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật
Sử dụng các công cụ bảo mật mạng, bảo mật thông tin tránh rò rỉ, truyền tải những thông tin độc hại 54.2%
4. Giải pháp và vai trò của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trong việc phòng, chống thông tin giả,
xấu độc trên không gian mạng
4.1 Vai trò của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên
Xác định rõ tổ chức Đoàn các cấp và cán bộ, đảng viên, đoàn viên là lực lượng tiên phong, nòng cốt
tham gia đấu tranh phòng, chống tin giả, xấu độc và định hướng thông tin trên không gian mạng, rộng hơn
nữa là phát huy vai trò của tổ chức Đoàn trong việc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch góp
phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng, tạo môi trường mạng an toàn, lành mạnh cho
đoàn viên, sinh viên.
Các tổ chức Đoàn - Hội cần tăng cường và đổi mới nội dung, hình thức đấu tranh phòng, chống tin giả,
xấu độc trên không gian mạng bằng nhiều hình thức khác nhau. Các cấp bộ Đoàn cần đẩy mạnh hơn nữa công
tác tuyên truyền, giáo dục, định hướng nâng cao nhận thức cho đoàn viên, thanh niên về những thông tin sai
trái, bịa đặt, xấu độc trên mạng xã hội. Cùng với đó, tổ chức Đoàn cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và
kịp thời biểu dương những đại biểu tích cực, đồng thời có biện pháp xử lý những thanh niên đưa các tin giả,
xấu độc lên không gian mạng.
Với vai trò là lực lượng kế thừa sự nghiệp cách mạng của Đảng, tổ chức Đoàn các cấp và cán bộ, đoàn
viên phải đóng vai trò là lực lượng tiên phong, nòng cốt tham gia đấu tranh phòng, chống tin giả, xấu độc
trên không gian mạng. Đây là nhiệm vụ cấp thiết, vô cùng quan trọng để có thể vừa nâng cao vai trò, trách
158 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

nhiệm của các tổ chức Đoàn - Hội, vừa tạo ra “sức đề kháng”, “màng lọc” cho đoàn viên, thanh niên khi tiếp
cận thông tin trên không gian mạng.
4.2 Kiến nghị một số giải pháp
Đối với các tổ chức Đoàn - Hội:
- Cần xác định rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong công tác phòng, chống tin giả, xấu độc trên không gian mạng
- Cần đẩy mạnh tăng cường, đổi mới nội dung, trong công tác truyền thông trong đấu tranh với tin giả;
giáo dục, định hướng nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, về việc đấu tranh phòng, chống
tin giả, xấu độc trên không gian mạng;
- Chú trọng hơn nữa đến các loại tội phạm công nghệ cao trong tình hình mới bằng các hoạt động triển khai
Tọa đàm, Hội thảo, Diễn đàn, kênh thông tin về tin giả, xấu độc và việc phòng, chống tin giả trên không gian mạng
- Chủ động, kịp thời đưa những thông tin chính thống, làm cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên có cơ sở phân
biệt và nhận rõ những thông tin giả, tin đồn thất thiệt, ngăn chặn tác động tiêu cực của nó qua việc lập các diễn
đàn, chuyên mục riêng về đấu tranh phòng, chống tin giả, tin xấu độc cho thanh niên ở các trang mạng
- Cùng với đó, tổ chức Đoàn cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và kịp thời biểu dương những đại
biểu tích cực, đồng thời có biện pháp xử lý những thanh niên đưa các tin giả, xấu độc lên không gian mạng.
Đối với mỗi đoàn viên, sinh viên:
- Cần xác định trách nhiệm, sự tự giác trong đăng tải, chia sẻ, lan tỏa thông tin tích cực, tích cực đấu
tranh với thông tin xấu độc. Nâng cao tinh thần cảnh giác trước các tin giả, tin xấu độc trên mạng xã hội. Làm
chủ kiến thức về các vấn đề chính trị, xã hội để xem xét, tiếp cận thông tin một cách khách quan, chọn lọc,
đầy đủ, chính xác từ những nguồn thông tin chính thống.
- Cần nâng cao trình độ về công nghệ thông tin, về mạng xã hội, nhất là các kỹ năng sử dụng, ứng dụng
công nghệ thông tin, nền tảng số trên không gian mạng nhằm phục vụ tốt hơn cho việc tuyên truyền, lan tỏa
thông tin tốt đẹp, bác bỏ, gỡ bỏ các thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng.
- Lưu ý các nội dung xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn
dân tộc, xúc phạm hoặc phân biệt đối xử về tôn giáo, về giới, về chủng tộc, về vùng miền…
- Lưu ý việc tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu các hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không phù hợp quy định của
pháp luật, trái với thuần phong, mỹ tục, lối sống văn minh, tiến bộ và các sản phẩm hàng hóa giả, nhái, hàng nhập lậu.
- Thực hiện nghiêm Luật An ninh mạng, sinh viên Học viện Tài chính phải tỉnh táo, có bản lĩnh và có
kỹ năng tốt khi tham gia môi trường mạng.
5. Kết luận
Nhìn chung, nhóm sinh viên năm nhất Khoa Ngoại ngữ nói riêng và toàn thể sinh viên Học viện Tài chính
nói chung - những sinh viên đã, đang được tuyên truyền, hướng dẫn, trang bị kiến thức về tin giả, xấu độc trên
không gian mạng bởi các tổ chức Đoàn - Hội, cần phải có ý thức tự giác, chủ động, tiếp nhận thông tin kịp thời,
chủ động học tập, rèn luyện, trang bị cho bản thân kỹ năng mềm và nền tảng kiến thức vững vàng về tin giả,
xấu độc trên không gian mạng. Cần tỉnh táo, biết chọn lọc, kiểm chứng thông tin trước khi chia sẻ.
Các tổ chức Đoàn - Hội cần đẩy mạnh, tích cực phát huy vai trò nòng cốt của mình trong công tác tuyên
truyền, giáo dục nhằm trang bị cho đoàn viên, sinh viên kinh nghiệm, nền tảng vững vàng khi tham gia học
tập và trau dồi trên không gian mạng. Phải coi là nhiệm vụ cấp thiết, vô cùng quan trọng để có thể vừa nâng
cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức Đoàn - Hội, vừa tạo ra “sức đề kháng”, “màng lọc” cho đoàn viên,
thanh niên khi tiếp cận thông tin trên không gian mạng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TS. Nguyễn Ngọc Cương, (Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng
công nghệ cao, Bộ Công an); Nguyễn Ngọc Quỳnh. (2021). Phòng, chống tin giả trên không gian mạng và
cách nhận diện
[2] Học viện Tài chính. (2021) Tăng cường trách nhiệm, tuân thủ pháp luật của sinh viên khi tham gia
mạng xã hội from https://hvtc.edu.vn/tabid/674/catid/407/id/33830/Tang-cuong-trach-nhiem-tuan-thu-phap-
luat-cua-sinh-vien-khi-tham-gia-mang-xa-hoi/Default.aspx
[3] Cẩm Linh. (05/2022). Vai trò của tổ chức Đoàn trong việc phòng chống thông tin giả, xấu độc trên
không gian mạng Retrieved from https://dangcongsan.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/vai-tro-cua-to-
chuc-doan-trong-viec-phong-chong-thong-tin-gia-xau-doc-tren-khong-gian-mang-601432.html
[4] Tuổi trẻ Quảng Nam. (2021). Vai trò của Thanh niên trong việc đấu tranh phòng, chống tin giả, tin
xấu độc trên không gian mạng from:https://tinhdoanqnam.vn/news/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/vai-
tro-cua-thanh-nien-trong-viec-dau-tranh-phong-chong-tin-gia-tin-xau-doc-tren-khong-gian-mang-3728.html
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 159

FAKE NEWS AND CULTURE BEHAVIOR OF AOF STUDENTS ON SOCIAL MEDIA


MA. Phan Thị Xuân – Faculty of Foreign Language
Đỗ Thùy Dương, Đỗ Tuấn An, Đoàn Thị Lan Anh - CQ58/51.04
Abstract: In recent years, the spread of fake news on the internet has become a serious concern in
Vietnam and around the world. Social media platforms make it easier to spread misinformation quickly and
make evaluating the credibility of online information more difficult. Vietnamese college students in general
and Academy Of Finance students in particular are likely to be exposed to fake news as they use social media
frequently. For this reason, management agencies should take timely measures to prevent and fight resolutely
with articles containing fake news. In addition, people in general and students in particular also need to equip
themselves with basic knowledge, know how to screen and recognize fake news as well as illegal acts when
operating in cyberspace to behave appropriately to limit the spread and influence of fake news. This article
is based on clarifying the concept of fake news in cyberspace; impact of fake news on students, specifically
the case study of students from the Academy of Finance. The article also studies the role of Youth Union -
Student Union organizations to see the importance of these organizations in preventing and combating fake
news in cyberspace.
Keyword: fake news, social media, Academy of Finance students, culture behaviors.
1. Introduction
According to the Youth Research Institute, Vietnam is ranked 22nd globally in the number of social
network users and is one of the 10 countries with the highest number of Facebook and YouTube users in the
world. With the rapid development of social networks, it has become not only a popular means to connect
people globally, but also a tool for hostile forces, reactionaries, fraudsters and ignorant individuals to use to
spread bogus news to disturb, complicate socio-political issues, distort the truth or is used to defraud.
The term fake news means “news articles that are intentionally and verifiably false” designed to
manipulate people’s perceptions of real facts, events, and statements. (According to the website:
cits.ucsb.edu)
Advancing technology and growth in social media use contribute to the spread of fake news. In fact,
research shows that false news often spreads faster than real news online. Regular users of social media are
to blame for a lot of this spread, as they like, share, and otherwise engage with posts containing
misinformation.
False news can spread through circular reporting, where one source publishes misinformation that is
picked up by another news outlet, who cites the original source as evidence that the information is accurate.
This continues as other news outlets report the misinformation and perpetuate the cycle.
Young people who account for over 60% of social media users are the most vulnerable audience for fake
news. Fake news makes students have unhealthy awareness, thinking, lifestyle, insensitivity and
irresponsibility to the community; lose the spirit of solidarity and the spirit of help in studying, working and
training. More seriously, fake news can make students lose their ideals, lack of faith in the leadership of the
Communist Party of Vietnam, the Party's lines and policies, and the State's policies and laws. Therefore, the
research group has surveyed and presented the facts about the influence of fake news on students of the
Academy of Finance.
2. Research methodology
The study team conducted an online survey with Academy of Finance students to gather data for
publication. The survey's content concentrated on the students' unique traits and perspectives on the issue of
facing and addressing false news. We sent the survey link to all students of the Academy of Finance through
the Facebook platform and the results had 254 students participating in the survey.
The data collected from the survey is processed by Excel software with a simply descriptive statistics
method. The data collected from the documentary research method is used to present an overview of the topic
and is used flexibly in the analysis process in the article.
3. Results and Discussion
3.1. Survey sample characteristics
Up to the present time (March 2023), due to the actual situation, CQ57 classes are participating in
internships and completing their graduate thesis, so they will not be included in the survey list. Therefore,
only 3 student courses participated in the survey: CQ58, CQ59 and CQ60. When the survey was launched,
only 254 students from different departments agreed to participate in the survey, the percentage of students
160 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

at the Academy of Finance who responded to the survey is clearly shown in chart 1.
Chart 1. Percentage of students participating in the survey

Along with the variety of social networking platforms today, youth union members - students also have
their own platforms, which are the main source of information, or simply serve entertainment needs.
Facebook leads the way in terms of student use (97.8%). Meanwhile, Gapo - a social network exclusively for
Vietnamese people, received the least attention (1.1%). Born on July 23, 2019, Gapo has accompanied
Vietnamese citizens on many journeys, the most prominent of which is the period from June 21, 2021 to
August 31, 2021, Gapo cooperated with the Central Committee of Ho Chi Minh Communist Youth Union to
organize the Sac Xanh Tinh Nguyen program with the participation of 63 provinces and cities to encourage
the spirit of volunteers during the COVID-19 pandemic tense situation. Details can be found in table 1 below.
Table 1. Social media platforms that students are keen on
Social media platform Percentage
Facebook 97,8%
Youtube 54,9%
Instagram 50%
Tiktok 68,7%
Twitter 15,9%
Zalo 28%
Telegram 3,8%
Gapo 1,1%
The information sought is also quite diverse, spread across all areas of life. Leading the chart is
information about celebrities, showbiz,.... (75.3%), followed by information about life, society, politics,
law,... (72.5%) and Information from the Academy, Youth Union - Union of Students, from the Faculties
(72%). The remaining few will be interested in general entertainment (2.6%), games (0.5%) and football
(0.5%). This is shown in chart 2.
Chart 2. The information is regularly updated

3.2. The reality of students at the Academy of Finance facing information in general and fake news
in particular
3.2.1. Verifying and validating information
The Cong Luan e-newspaper asserts that, “social media is not an official information channel”, it is just
a website to connect friends, family, and society with private nature, but users can also share on social
networks official news. For social network accounts that have registered for the service, the provider will
mark the copyright check to distinguish it (Blue Badge). However, not all organization accounts are registered
with service providers.
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 161

According to the survey results collected by the research group and shown in chart 3, up to 78.6% of the
total number of students participating in the survey have the habit of verifying new information; 4.4% of
students do not check because they receive new information from people they know, and the remaining 17%
do not often check due to lack of time. As can be seen, a large number of students do not have the habit of
validating new information on social media.
Chart 3. Habit of verifying new information for the first time

Chart 4. Percentage of students with double check action

A positive signal is shown in chart 4 that, among the group of students who have the habit of checking
new information for the first time, up to 64.3% of the total number of students will double check to increase
the authenticity of the information, while the rest (35.7%) think that just verifying once is enough.
3.2.2. The sources of fake news that students of the Academy of Finance have encountered
Summarizing the data from the survey results, based on a 100% scale of the number of students
encountering each aspect of fake news present, the results are as follows:
Table 2. The aspects of fake news that AOF students encounter
Aspects Percentage of students facing
Information about life, politics, society, law, ... 78,5%
Information that defames the honor and dignity of others 81,3%
Fake information announced by competent authorities 53,3%
Fake information about job recruiters 60,4%
Fake information about COVID-19 figures and situations 50%
Information against the Party, State and Government 53,8%
Never encountered fake news 2,2%
162 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

3.3. Consequences of fake news


From the large scale that fake news has influence, to the unpredictable developments in which fake news
is spread, the problem of fake news has been causing extremely serious consequences. The results obtained
by the research group are shown in the following table:
Table 3. Consequences of fake news
Consequences Percentage of students agreeing
Fake news confuses public opinion, easily diverts public opinion in a bad direction 94,5%
Fake news causes property damage 57,7%
Fake news can cause murder, both directly and indirectly 52,7%
Fake news is the origin of criminals hiding on social networks 73,1%
3.4. Solutions recommendation
3.4.1. For AOF students: How to behave culturally on social media
AOF students need to understand a number of provisions of the law, such as: Press Law 2016, Law on
Cybersecurity, Code of Conduct on Social Networks 2021, Decree No. 15/2020/ND-CP on regulations on
administrative sanctions in the fields of post, telecommunications, radio frequencies, information technology
and electronic transactions. In particular, the research group recommends reading article 4 of the Code of
Conduct on Social Networks, including 8 items as follows:
Acknowledge and comply with terms on use guidelines social media service providers before registering
and joining social media.
Use real name or individuals and organizations, agencies, and register with service provider to verify
name, website address and contact point when joining, using social media.
Adopt solutions for managing, securing password of social media accounts, and immediately inform
authorities and service providers when accounts of organizations, individuals are beyond their control,
impersonated, exploited and used for unhealthy purposes, affecting national security and social order,
affecting legal rights and benefits of organizations, individuals.
Share information from reliable and trustworthy sources.
Behave and respond according to moral values culture, and traditions of Vietnamese people; do not incite
aggression, hatred, origin discrimination, sexism, or religious discrimination.
Do no upload contents violating regulations and law, or information defaming, affecting legal rights and
benefits of other organizations, individuals; do not use sensitive language, violating fine traditions; do not
distribute false information; do not advertise, operate illegal businesses, etc. do not cause aggression among
social discussion, affecting social order and safety.
Encourage using social media to publicize and advertise Vietnamese country - people, cultural, sharing
positive information and good people.
Encourage relatives, friends and people around to educate, protect, and enable children, juveniles to use
social media safely, healthily.
3.4.2. Roles of Ho Chi Minh Communist Youth Union and Vietnam National Union of Students in the
prevention of fake news
Since The Youth Union is the reliable reserve team, the revolutionary pioneer force of the Communist
Party of Vietnam, Union organizations at all levels and cadres and union members must play the role of a
pioneer and core force participating in the fight against fake news in cyberspace. This contributes to protecting
the Party’s ideological foundation in cyberspace, creating a safe and healthy online environment for union
members and youth.
Be aware of their responsibilities in defending the Party’s ideological foundation, fighting to prevent
wrongful and hostile views on social media, the unions at all levels have focused on drastically implementing
many solutions on the fronts, especially in cyberspace, in which, focusing on two large groups of tasks: to
increase positive information, orientation, education to raise awareness and political bravery for union
members and youth; and to participate in the fight against misinformation in cyberspace.
Student Unions at all levels need to monitor and orient their students’ ideas, cultural and civilized
lifestyles, and strictly abide by the law; promote the role of students in participating in the struggle and
rejection of false and misleading information; defend the Party’s ideological foundation, and protect network
sovereignty.
4. Conclusion
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 163

In general, no matter how quickly fake news spreads, no matter how sophisticated the spreading tricks
are, it is handled in the most thorough way. As a generation of students living in the digital era, students of
the Academy of Finance need to equip themselves with the most reasonable rules of conduct, so as not to get
caught up in the vortex of fake news that is raging strongly out there and shine brighter with the slogan: “Tai
- Tam - Chinh”.

REFERENCE
[1] Đoàn, P. H. (2021, September 8). Kỹ năng kiểm chứng nguồn tin trên mạng xã hội. Công Luận.
Retrieved March 30, 2023, from https://www.congluan.vn/ky-nang-kiem-chung-nguon-tin-tren-mang-xa-
hoi-post154822.html
[2] How Fake News Spreads - Fake News - LibGuides at University of Victoria Libraries. (2023, March
10). Libguides @ uvic libraries. Retrieved March 30, 2023, from https://libguides.uvic.ca/fakenews/how-it-
spreads
[3] How to spot fake news | LearnEnglish. (n.d.). British Council Learn English. Retrieved March 30,
2023, from
https://learnenglish.britishcouncil.org/skills/reading/b1-reading/how-spot-fake-news
[4] Kiely, E., & Robertson, L. (2016, November 18). How to Spot Fake News. FactCheck.org. Retrieved
March 30, 2023, from
https://www.factcheck.org/2016/11/how-to-spot-fake-news/
[5] Linh Cẩm. (2021, July 23). Phát huy vai trò của sinh viên tham gia đấu tranh, phản bác thông tin sai
trái. Báo điện tử - Đảng Cộng sản Việt Nam. Retrieved March 30, 2023, from https://dangcongsan.vn/giao-
duc/phat-huy-vai-tro-cua-sinh-vien-tham-gia-dau-tranh-phan-bac-thong-tin-sai-trai-586261.html
164 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

VĂN HÓA ỨNG XỬ TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN
ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI
Nguyễn Minh Hoàng - CQ58/22.07
Tóm tắt: Ngày nay, mạng xã hội (MXH) trở thành kênh kết nối, chia sẻ và tiếp nhận thông tin của người
dùng. Đối với sinh viên, MXH trở thành một công cụ không thể thiếu trong quá trình học tập, giao tiếp và thể
hiện bản thân. Thông qua các MXH sinh viên có thể kết nối với những người có cùng sở thích, tham gia, tổ
chức các chương trình, hoạt động, sinh hoạt văn hóa lành mạnh có ích cho xã hội. Bên cạnh những ưu điểm của
MXH mang lại, tình trạng xâm phạm đời tư, lừa đảo chiếm đoạt tải sản của người khác, phát tán, chia sẻ những
thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng gây ảnh hưởng đến cộng đồng và xã hội. Đặc biệt, vấn đề giao
tiếp, ứng xử thiếu văn hóa diễn ra trên mạng xã hội diễn ra một cách tràn lan, không phù hợp với các chuẩn
mực đạo đức, gây ảnh hưởng về những thuần phong mỹ tục, giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam.
Nghiên cứu này, chủ yếu tập trung phân tích cơ sở lý luận về văn hoá ứng xử, đánh giá thực trạng văn hoá ứng
xử trên mạng xã hội của sinh viên hiện nay. Từ đó, đề xuất những giải pháp nâng cao văn hóa ứng xử của
sinh viên khi dùng MXH.
Từ khoá: Sinh viên; văn hoá ứng xử; thông tin giả, xấu độc; không gian mạng; mạng xã hội.
1. Đặt vấn đề
Ngày nay, sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo ra một cuộc cách mạng kỷ nguyên số trên phạm
vi toàn thế giới, ảnh hưởng đến tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội ở mỗi quốc gia. Trong đó, internet
trở nên phổ biết ở tất cả các nước, trở thành một phần quan trọng, mang lại cho con người nhiều lợi ích như
cung cấp nguồn thông tin, kiến thức của nhân loại, phương tiện giải trí hữu ích, kết nối bạn bè mọi lúc, mọi
nơi, mua sắm, học tập và kiếm tiền. Internet hiện nay đang đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của
con người, trở thành một phương tiện hữu hiệu giúp rút ngắn khoảng cách giữa người với người, giữa các
quốc gia, dân tộc trên thế giới.
Cùng với sự phát triển của internet, mạng xã hội (MXH) trở thành kênh kết nối, chia sẻ và tiếp nhận
thông tin của người dùng. Theo thống kê của Digital đến tháng 01 năm 2021, trên thế giới có 4.66 tỷ người sử
dụng internet chiếm 59,5% dân số và 4.20 tỷ người sử dụng MXH chiếm 53,6% dân số. Chỉ tính riêng Việt
Nam, người dùng internet là 68.72 triệu người chiếm 70,3% dân số, người dùng MXH là 72.00 triệu người,
chiếm 73,7% tổng dân số (Digital, 2021). Các MXH được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam như: youtube
(92,0%), facebook (91,7%), zalo (76,5%), facebook messenger (75,8%), instagram (53,5%), tiktok (47,6%),
twiter (38,5%)….
Đối với sinh viên, MXH trở thành một công cụ không thể thiếu trong quá trình học tập, giao tiếp và thể
hiện bản thân. Thông qua các MXH sinh viên có thể kết nối với những người có cùng sở thích, tham gia, tổ
chức các chương trình, hoạt động, sinh hoạt văn hóa lành mạnh có ích cho xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những
ưu điểm của MXH mang lại cho chúng ta, đã và đang gây ra rất nhiều hệ lụy đáng báo động như tình trạng
phát tán, chia sẻ những thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng… Đặc biệt, vấn đề giao tiếp, ứng xử
thiếu văn hóa diễn ra trên MXH của một bộ phận sinh viên các trường đại học. Đây là vấn đề đáng lo ngại
hiện nay, cần phải có các giải pháp giúp hạn chế những biểu hiện thiếu văn hóa, lệch chuẩn này.
2. Lý luận chung về văn hóa ứng xử trên mạng xã hội
2.1.Văn hóa và văn hóa ứng xử
Tùy thuộc vào góc độ, mục tiêu và lĩnh vực nghiên cứu. Mỗi tác giả đưa ra nhiều quan điểm khác nhau
về văn hóa. Chung nhất, năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa nên được
đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội
hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức
chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”.
Trong cuộc sống đời thường, ứng xử có văn hóa được hiểu bằng nhiều khía cạnh khác nhau. Ứng xử có
văn hóa được xem là môt nghệ thuật, còn là giá trị của cách ứng xử giữa người với người và với cộng đồng.
Ở Việt Nam ảnh hưởng của văn hóa đồng thuận, tôn trọng lễ nghĩa, thứ bậc trong xã hội. Vậy nên, ứng xử có
văn hóa thể hiện sự hiểu biết của con người về nơi mình sinh sống, tuân thủ những chuẩn mực nhất định. Ứng
xử có văn hóa không chỉ là những biểu hiện về
mối quan hệ bên ngoài, xã giao, trong đó còn chưa đựng những quan niệm về đạo đức, lối sống, văn hóa
nhất định.
2.2. Vai trò và ảnh hưởng của mạng xã hội đến văn hóa ứng xử của sinh viên
Hiện nay, MXH mang nhiều lợi ích to lớn cho giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng. Cụ thể như sau:
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 165

(1) MXH mang lại nguồn kiến thức miễn phí, sinh viên dễ dàng tìm kiếm bao gồm kiến thức xã hội và kiến
thức chuyên môn của mỗi người. (2) MXH là nơi mở rộng mối quan hệ cá nhân một cách dễ dàng. Với tính
năng dễ dàng trò chuyện và kết bạn với nhiều người trên mạng, điều này giúp cho sinh viên mở rộng mối quan
hệ cá nhân, là cầu nối để kết giao đến các câu lạc bộ, đội nhóm những người có chung đam mê, sở thích và
học tập. (3) MXH là công cụ hỗ trợ rất hữu ích cho hoạt động học tập và sinh hoạt. (4) MXH là nơi giải trí
hiệu quả cho đại đa số sinh viên ngày nay.
Tuy nhiên, bên cạnh những hữu ích của MXH đối với quá trình học tập của sinh viên, đã xuất hiện một
số tác động tiêu cực ảnh hưởng đến tâm lý, kết quả học tập, tình cảm, hình thành lối sống ảo. Đã xuất hiện
những hành vi ứng xử thiếu văn hóa trên MXH đó là:
Một là, về hành vi của sinh viên: (1) Một số sinh viên trong quá trình sử dụng MXH đã đăng tải một số
thông tin cổ vũ lối sống thực dụng, tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, văn hóa đồi trụy, bạo lực, đạo đức… (2) Tình
trạng đăng tải nhiễu loạn thông tin, thật giả lẫn lộn, tình trạng vi phạm pháp luật trên MXH ngày càng gia
tăng. (3) Sản xuất và đăng tải, chia sẻ các clip có nội dung không lành mạnh, trái với văn hóa, thuần phong
mỹ tục của Việt Nam.
Hai là, về thái độ của sinh viên. Văn hóa ửng xử trên MXH không được bộc lộ đúng bản chất so với
ngoài đời thực, thường che dấu cảm xúc, hoặc bộc lộ không đầy đủ bản chất. Điều này dẫn đến, sinh viên dùng
MXH có những thái độ trong ứng xử thiếu văn hóa, tình trạng đả kích, nói xấu, sự xuất hiện của những phát
ngôn gây sốc,…
3. Thực trạng văn hóa ứng xử trên mạng xã hội của sinh viên các trường đại học trên địa bàn
TP.Hà Nội
Thành phố Hà Nội là một thành phố lâu đời, với hơn 1000 năm hình thành và phát triển. Thành phố có
rất nhiều công trình kiến trúc cổ, nhiều di tích và hệ thống bảo tàng phong phú. Được xem là trung tâm kinh
tế, chính trị, văn hóa và giáo dục ở Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2020, Việt
Nam có 224 trường đại học, 236 trường cao đẳng với quy mô khoảng 1.906.000 sinh viên tập trung chủ yếu
ở các thành phố lớn (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2020). Chỉ tính riêng ở TP. Hà Nội đã có 97 học viện, trường
đại học và 33 trường cao đẳng trên địa bàn với quy mô trên 660.000 sinh viên (Tổng cục Thống kê, 2020).
Trước quy mô sinh viên đang học tập tại Thành phố Hà Nội, hiện tượng ứng xử thiếu văn hóa của sinh
viên trên MXH xuất hiện ngày càng nhiều, ảnh hưởng không nhỏ đến ổn định xã hội, gây tâm lý hoang mang
cho người dùng MXH. Sinh viên khi sử dụng MXH với thói quen chia sẻ thông tin tùy tiện, không kiểm chứng
đã vô tình đăng tải những thông tin xấu, độc làm truyền với tốt độ chóng mặt trên MXH, gây ảnh hưởng
không nhỏ trong công tác đảm bảo an ninh trật tự xã hội. Cụ thể, trong thời gian phòng, chống Covid 19 ở
nước ta. Theo thống kê của Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) của Bộ Thông tin và Truyền thông,
trong 6 tháng đầu năm 2021 đã nhận được 1,1 nghìn lượt báo cáo tin giả…Điều này ảnh hưởng không nhỏ
đến công tác chống dịch của TP. HàNội cũng như gây hoang mang dư luận trong thời gian qua.
Mặt khác, hiện nay sinh viên sử dụng MXH để đăng tải tâm trạng, suy nghĩ của cá nhân. Trong quá trình
đưa thông tin, một số sinh viên đã không kiềm chế được cảm xúc đã bày tỏ thái độ trong ứng xử thiếu văn hóa,
tình trạng đã kích, nói xấu, bôi nhọ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác ngày càng phổ biến. Hiện nay,
đa số các trường đại học triển khai học tập theo hình thức tín chỉ, sinh viên có quyền lựa chọn và đăng ký
giảng viên cho môn học của mình, điều này dẫn đến xuất hiện tình trạng sinh viên lên các diễn đàn trên MXH
để đưa tin, đánh giá về giảng viên (Đơn Thuần, 2019).
Bên cạnh đó, xuất hiện các mâu thuẫn giữa sinh viên và sinh viên trên MXH, một số sinh viên đã sử
dụng MXH để chửi bới, đe dọa, ghép ảnh tục tĩu, gây làn sóng trái chiều về các cư xử của sinh viên trên MXH.
Điển hình như, năm 2020 một số sinh viên của các trường đại học đã nảy sinh mâu thuẩn trong cuộc sống, đã
đăng tải các thông tin tiêu cực, có dấu hiệu xúc phạm đến người khác. Những thông tin trái chiều này gây
bức xúc trong cộng đồng sinh viên.
Hiện tượng nói xấu, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác có thể bị xử phạt hành chính theo quy định
của Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã
hội. Bên cạnh đó, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác có thể bị xử lý hình sự về Tội làm nhục người khác
theo quy định tại Điều 155 của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017. Tuy nhiên, điều đang báo động là sinh
viên chưa nắm rõ những quy định của pháp luật, dẫn đến hiện tượng này vẫn còn diễn ra. Hiện nay học sinh,
sinh viên thường sử dụng hoàn toàn tiếng Việt để giao tiếp trên MXH chiếm tỷ lệ cao nhất (45,7%). Tuy
nhiên, vấn đề cần lưu ý là tiếng Việt dùng để giao tiếp trên MXH của học sinh, sinh viên hiện nay không
thuần nhất như vốn tiếng Việt truyền thống mà họ đã tự “sáng tạo” cho mình một kiểu/loại ngôn ngữ riêng
166 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

không theo quy chuẩn của tiếng Việt, được gọi nôm na là ngôn ngữ teen, làm mất đi sự trong sáng, cái hay,
cái đẹp của tiếng Việt, do vậy cần phải có giải pháp khắc phục tình trạng này.
4. Một số giải pháp nâng cao văn hóa ứng sử trên mạng xã hội của sinh viên các trường đại học
trên địa bàn TP.Hà Nội hiện nay.
4.1. Trách nhiệm của nhà trường trong việc nâng cao văn hóa ứng xử trên mạng xã hội của sinh viên
Để nâng cao văn hóa ứng xử trên MXH của sinh viên hiện nay, nhà trường cần thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, tổ chức hoạt động tuyên truyền, giáo dục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong sinh viên về các
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đạo đức, giáo dục đạo đức, lối sống,
văn hóa ứng xử học đường, văn hóa ứng xử trên mạng xã hội. Để làm được điều này, nhà trường cần chú
trọng phổ biến các quy định của Luật An ninh mạng đến sinh viên khi tham gia MXH với những nội dung
chính như: (1) Luật An ninh mạng nhằm bảo vệ người dùng hợp pháp trên không gian mạng; phòng ngừa,
đấu tranh, làm thất bại hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, chống Nhà nước,
tuyên truyền phá hoại tư tưởng, phá hoại nội bộ, kích động biểu tình, phá rối của các thế lực phản động. (2)
Luật An ninh mạng quy định rõ những hành vi bị cấm liên quan đến văn hóa ứng xử như: xúc phạm nghiêm
trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín,
nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác… Mặt khác,
nhà trường cần tuyên truyền, phổ biến bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội của Bộ Thông tin và Truyền thông
đã ban hành theo quyết định số 874/QĐ-BTTTT ngày 17/06/2021 nhằm xây dựng các chuẩn mực đạo đức và
hành vi, ứng xử trên MXH, giáo dục ý thức, tạo thói quen về các hành vi ứng xử của sinh viên trên MXH, góp
phần xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh tại Việt Nam.
Thứ hai, nhà trường căn cứ vào quy định của pháp luật ban hành các quy định về văn hóa ứng xử nói
chung và văn hóa ứng xử trên MXH. Lồng ghép các quy chuẩn về ứng xử trên MXH thông qua các quy định,
quy chế của nhà trường để giúp sinh viên nhận thức được việc cần thiết phải nâng cao văn hóa ứng xử trên
MXH. Nhà trường cần quan tâm, chỉ đạo phát huy vai trò của tổ chức đoàn thanh niên, hội sinh viên trong
việc đa dạng hóa hình thức giáo dục văn hóa ứng xử trên MXH, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của
sinh viên.
4.2. Sinh viên nâng cao ý thức, hành vi, thái độ ứng xử văn hóa trên mạng xã hội
Mỗi sinh viên khi tham gia MXH, cần tự tạo cho mình thói quen, trách nhiệm tự nâng cao nhận thức,
cân nhắc trước khi tiếp nhận thông tin, thận trọng trước khi phát ngôn, bình luận, chia sẻ trên MXH. Để làm
dược điều đó sinh viên cần thực hiện những giải pháp sau:
Một là, sinh viên cần chủ động học tập, nghiên cứu nắm vững các quy định của pháp luật khi sử dụng
MXH, đặc biệt là Luật An ninh mạng năm 2018, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP gày 03 tháng 02 năm 2020
của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô
tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Đặc biệt, là nắm vững các quy tắc ứng xử trên MXH
thông qua bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Hai là, sinh viên cần có hành vi, thái độ đúng đắn khi sử dụng MXH, khi đăng tải các thông tin lên MXH
hội cần kiểm chứng nguồn gốc của thông tin. Về hành vi: không phát tán, tuyên truyền, xuyên tạc các nội dung
chống đối chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước; không đăng tải nhiễu loạn thông tin, thật
giả lẫn lộn,…Về thái độ: Sinh viên dùng MXH cần có thái độ đúng đắn trong ứng xử trên MXH, tránh tình
trạng đả kích, nói xấu, bôi nhọ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác. Khi ứng xử trên MXH sinh viên cần
có thái độ tôn trọng người khác, khi nhận xét, bình luận phải khách quan, tìm hiểu sự việc, suy nghĩ kỹ trước
khi đăng tải, chia sẻ hoặc bình luận.
Ba là, bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt khi sử dụng MXH, sinh viên khi dùng MXH cần tránh sử dụng
nhiều thứ tiếng trộn lẫn với nhau, sử dụng ngôn ngữ ký hiệu. Không viết sai từ ngữ, ngữ pháp, hạn chế sử
dụng ngôn ngữ “teen” của giới trẻ trên MXH. Cần có ý thức giữ gìn văn hóa ứng xử của dân tộc, sự trong sáng
của tiếng Việt. Không sử dụng các từ viết tắt, tiếng lóng, ngôn ngữ pha tạp.
5. Kết luận
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, công nghệ thông tin nói chung, internet và các
trang MXH nói riêng đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt đời sống xã hội và sinh hoạt của con người…
Nâng cao văn hoá ứng xử trên MXH của sinh viên là rất cần thiết, bởi nó bởi nó không chỉ thể hiện phẩm
chất, trình độ của mỗi người tham gia MXH, mà còn thiết thực góp phần xây dựng và phát huy giá trị văn hóa,
uy tín con người Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, lan tỏa ra bạn bè quốc tế để biến đó thành
sức mạnh cho sự phát triển. Để làm được điều đó cần phải thực hiện các giải pháp của nhà trường và sinh
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 167

viên, đặc biệt với người dùng MXH là sinh viên cần xác định rõ mục đích khi sử dụng MXH, mỗi sinh viên
nên là một người dùng thông minh, có văn hóa, rèn cho mình cách ứng xử, tương tác thật chuẩn mực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1], Digital. (2021). Báo cáo Việt Nam Digital 2021 (http:digitalvn.vn).
[2]. Đơn Thuần. (2019). Khi sinh viên …”review” thầy cô(https://www.giaoduc.edu.vn). [3]. Lê Thị
Bừng. (2003). Tâm Lý học ứng xử, Nxb giáo dục, Hà Nội.
[4]. Ngọc Lưu. (2020). Microsoft xếp Việt Nam vào top 5 thế giới về kém văn minh trên Internet
(https://vietnamfinance.vn).
[5]. Nguyễn Văn Tỵ. (2019). Xây dựng văn hóa ứng xử trên mạng xã hội, Tạp chí Lý luận chính trị số
8-2019 (http://lyluanchinhtri.vn).
[6]. Thu Hà. (2020). Giúp học sinh, sinh viên ứng xử lành mạnh trên môi trường mạng
(https://www.qdnd.vn/).
[7]. Thu Hương (2021). Sinh viên với cuộc chiến chống tin giả (https://nguoilambao.vn).
[8]. Trần Đăng Huy. (2019). Văn hóa ứng xử và hành vi ứng xử có văn hóa trong HS, Báo Giáo dục
thành phố Hồ Chí Minh.
[9]. Trần Ngọc Thêm. (2006). Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
[10]. Đặng Thị Diệu Trang. (2015). Ngôn ngữ teen trong giao tiếp của giới trẻ hiện nay, Tạp chí Văn
hóa Nghệ thuật - Số 376 (Tháng 10).
168 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

NHẬN DIỆN THÔNG TIN GIẢ, XẤU ĐỘC VÀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN
TRONG PHÒNG, CHỐNG THÔNG TIN GIẢ, XẤU ĐỘC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Phạm Thị Thanh Phương - CQ59/09.04CL
Nguyễn Trọng Khôi - CQ 59/11.08CLC
Nguyễn Thị Trà My - CQ58/11.01CL
Sự phát triển bùng nổ của Internet với các phương tiện truyền thông trên không gian mạng đã thay đổi
hoàn toàn cách tiếp cận thông tin của con người. Hiện nay, phần lớn việc tiếp cận thông tin của con người là
thông qua không gian mạng. Có thể nói, bao quanh cuộc sống con người hiện nay là thông tin. Mọi tin tức,
thông tin khi xuất hiện sẽ lan truyền đi ngay lập tức bất kể đó là tin tốt hay tin xấu. Trong bối cảnh các thế
lực thù địch, phản động và những phần tử cơ hội chính trị luôn tìm đủ mọi cách để tuyên truyền chống phá
Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt là chúng lợi dụng khoa học công nghệ, khai thác tính lan toả của không gian
mạng, đã ra sức thực hiện “cuộc cách mạng truyền thông” nhằm kích động hận thù dân tộc; bôi nhọ uy tín
của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, mục tiêu làm xói mòn niềm tin của nhân dân với sự lãnh đạo, chỉ
đạo của Đảng, Nhà nước, thì việc nhận diện và phòng, chống thông tin giả, xấu độc là vô cùng cần thiết và
cấp bách.
Với cương vị là lực lượng nòng cốt trong phong trào thanh niên và tổ chức thành niên, Đoàn Thanh niên
phải là một lực lượng quan trọng phòng, chống thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng.
Bài viết tác giả tập trung làm rõ biểu hiện của thông tin xấu độc và vai trò của Đoàn Thanh niên trong
việc phòng, chống thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng.
1. Nhận diện thông tin giả, xấu độc
Thông tin xấu, độc phát tán trên internet và mạng xã hội là những thông tin bịa đặt, sai sự thật, bóp méo
sự thật, xuyên tạc sự thật, hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, phân tích và định
hướng dư luận bằng những luận điệu phản động, sai trái.
Hệ lụy thông tin giả, xấu độc
Thông tin giả, tin xấu độc trên không gian mạng (Facebook, Google, Zalo, Yutobe…) làm sai lệch nhận
thức, gây ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội. Tin giả, tin xấu độc xuất hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội, cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai, đối với mọi lứa tuổi, ngành nghề… Trong đó, tin giả, tin xấu độc
xuất hiện nhiều nhất là các sự kiện mang tính thời sự, hot, thu hút dư luận quan tâm.
Tin giả, tin xấu độc biểu hiện ở các dạng chủ yếu: Tin sai sự thật hoặc các thông tin có phần đúng nhưng
sai lệch về bản chất thông tin; tin giả mạo, xấu độc, hoàn toàn bịa đặt về một nhân vật, sự kiện nào đó; tin
thật, giả lẫn lộn kiểu “xôi đỗ” gây hoài nghi, hoang mang dư luận xã hội; tin chứa nội dung đồi trụy, tệ nạn
xã hội, mê tín dị đoan, vi phạm thuần phong mỹ tục, văn hóa truyền thống của dân tộc. Nội dung của những
dạng tin giả, tin xấu độc này rất phức tạp, từ các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa nói chung, đến những vấn
đề cụ thể, mang tính thời sự nóng hổi đang diễn ra trên thế giới, đất nước, địa phương hoặc một nhân vật, câu
nó nào đó, đang thu hút quan tâm của dư luận.
Tin giả, tin xấu độc tràn lan trên không gian mạng và trở thành một vấn nạn nguy hiểm, thách thức tất
cả các quốc gia trên thế giới.
Hiện nay, thông tin xấu độc chủ yếu do thế lực phản động, thù địch lợi dụng quyền tự do ngôn luận để
phát tán nội dung xuyên tạc lịch sử, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê nin, chống phá đường lối của Đảng, chính
sách của Nhà nước, bôi nhọ những đồng chí Lãnh đạo cấp cao của Đảng, quân đội, công an và gây chia rẽ
đoàn kết nội bộ, đoàn kết dân tộc, tôn giáo, đe dọa an ninh quốc gia. Mục đích của thông tin xấu độc là kích
động biểu tình, phá rối an ninh trật tự; vi phạm chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục; kích động
đồi trụy, bạo lực, lừa đảo trên mạng, đánh cắp thông tin, mật khẩu, tán phát vi rút. Từ đó, tác động, gây xói
mòn, "khủng hoảng niềm tin" trong xã hội đối với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước.
Các thông tin xấu độc được phát tán với nhiều thủ đoạn tinh vi khác nhau, tuy nhiên thủ đoạn được ghi
nhận nhiều nhất là thủ đoạn thế lực thù địch thành lập các kênh thông tin và để thu hút người truy cập, trong
giai đoạn đầu tiên, những phần tử quản trị các trang web, các diễn đàn này rất nỗ lực tổng hợp tin tức từ các
nguồn báo chí chính thống và các nguồn tin từ nước ngoài khách quan. Khi đã có thu hút một số lượng công
chúng truy cập thường xuyên, chúng cài dần các thông tin xấu độc, theo tỷ lệ tăng dần cả về số lượng và mức
độ bịa đặt, bóp méo sự thật. Luận điệu phản động, sai trái cũng sẽ tăng dần. Chính vì thế, nhiều người truy
cập mạng, đặc biệt là giới trẻ - ít đọc báo in, chỉ đọc báo mạng thông qua đường dẫn của bạn bè trên mạng
xã hội rất dễ dàng “mắc mưu” của các thế lực thù địch và phản động, bị dẫn dắt và bị động trong việc tiếp
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 169

nhận thông tin xấu độc trên các trang mạng và các diễn đàn đã nêu trên.
Khi tham gia vào mạng xã hội, nếu người tiếp cận thông tin không tỉnh táo, sáng suốt thì có thể bị tiêm
nhiễm, ảnh hưởng tiêu cực bởi những thông tin xấu độc đó. Vì thế, để tích cực phòng chống thông tin giả,
xấu độc trên mạng xã hội, mỗi người cần trang bị cho mình vốn hiểu biết và những kỹ năng cần thiết.
Trước tiên chúng ta cần có kỹ năng chọn lọc thông tin để nhận diện các thông tin xấu, độc. Thông tin
xấu, độc được nhận diện ở các yếu tố: Mục đích, ý nghĩa, nội dung như: Nhằm chống phá chế độ xã hội chủ
nghĩa, ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức, thái độ, lối sống của người tiếp xúc thông tin, gây hoang mang, dao
động, hoài nghi vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Thông tin xấu
độc thường lẫn với thông tin chính thống, trà trộn một phần thông tin đúng với thông tin sai, bịa đặt…Vì thế,
để biết được thông tin mình tiếp cận có phải là thông tin giả, xấu độc hay không thì cần tiếp cận nhiều với
các thông tin chính thống.
Ngoài ra, cần nắm rõ chủ thể đăng tải. Nếu là những nick ảo, không chính danh và nội dung trang có
thái độ nhìn nhận không phù hợp với quan điểm chính thống thì cần loại bỏ.
Chúng ta cũng cần có kỹ năng về công nghệ - thông tin nhất định để chặn các nick ảo, lọc, xóa, báo
xấu…các thông tin xấu độc trên mạng xã hội để không cho các thông tin đó lan truyền dễ dàng. Cần thận
trọng khi bình luận, thích, chia sẻ để tránh việc vô tình trở thành cầu nối giúp lan tỏa thông tin xấu độc.
Mỗi người cần có kỹ năng nhận diện và đấu tranh vô hiệu hóa, vạch trần những phương thức thủ đoạn của
các thế lực thù địch, phản động và phần tử xấu lợi dụng không gian mạng đưa thông tin giả, xấu độc, giả mạo.
Một số kỹ năng nhận diện thông tin giả, xấu độc:
Một là, thành lập các kênh thông tin thu hút người truy cập và lập ra nững đường dẫn liên kết. Hầu hết
đây là những trang web giả mạo với những trang web chính thống. Cần lưu ý những dấu hiệu như lỗi chính
tả, lỗi phông nền, lấy tên gần giống với trang web chính thức.
Hai là, những thông tin xấu, độc thường có tiêu đề hấp dẫn, đặc biệt là những thông tin giật title, gây sốc.
Ba là, kiểm tra nguồn thông tin. Các đuôi trang .com, .org, .gov (chính phủ), .edu (giáo dục đào tạo)…
thường là những trang truy cập (top-level domain) có thể tin cậy được, tuy nhiên cũng cần phải cẩn trọng khi
truy cập nếu có dấu hiệu khả nghi về việc lấy cắp hay thu thập thông tin dữ liệu cá nhân. Bên cạnh đó cần
lưu ý những đuôi trang ít phổ biến như.info, .vip, .tk, .xyz,…
Bốn là, xác định đối tượng phát tán có thể bắt nguồn từ những cá nhân thiếu hiểu biết, các đối tượng
phản động chống đối.
Năm là, những thông tin xấu độc thường có những hình ảnh hoặc video bị cắp ghép, chỉnh sửa. Vì vậy,
chúng ta cần kiểm chứng bằng cách sử dụng tính năng tìm kiếm hình ảnh ngược trên google…
2. Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên trong phòng, chống thông tin giả, xấu độc trên không
gian mạng
Từ năm 2010 đến nay, Việt Nam liên tục đứng trong top 20 quốc gia có số người dùng internet lớn nhất
thế giới. Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Thống kê và nhiều tổ chức trong nước và quốc tế, số người dùng
mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay ước tính khoảng 72 triệu người, tăng hơn 7 triệu người (khoảng 11%) so
với cùng thời điểm năm 2020, và chiếm 73,7% tổng dân số. Số người dùng mạng xã hội Việt Nam phổ biến
nhất là từ 18 đến 34, tức là chủ yếu trong lứa tuổi thanh niên. Bởi vậy mỗi đoàn viên thanh niên phải là một
mắt xích quan trọng trong việc kiểm soát sự lan truyền những thông tin sai sự thật, phòng, chống thông tin
giả, xấu độc trên không gian mạng.
Tạo ra “sức đề kháng”, “màng lọc” cho mỗi đoàn viên
Đấu tranh phòng, chống tin giả, tin xấu độc là nhiệm vụ quan trọng, phải được tiến hành thường xuyên,
hiệu quả. Trong đó, cần phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên trong phòng, chống thông tin giả, xấu độc trên
không gian mạng để vừa nâng cao vai trò, trách nhiệm, vừa tạo ra “sức đề kháng”, “màng lọc” cho đoàn viên
thanh niên khi tiếp cận thông tin trên không gian mạng hiện nay.
Với góc nhìn của một sinh viên Học viện Tài chính, tôi xin phép nêu một số giải pháp nhằm phát huy
vai trò của Đoàn Thanh niên trong phòng, chống thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng
Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, định hướng nâng cao nhận thức của đoàn viên, thanh
niên trong việc đấu tranh với tin giả, tin xấu độc trên không gian mạng, thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 42-
CT/TW, ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 - 2030”; Chỉ
thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh”; Nghị quyết 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng
170 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”; Kết luận số 53-KL/TW,
ngày 4/6/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về việc chỉ đạo đấu tranh ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ, triệt phá
tin giả, thông tin sai sự thật, xấu độc trên internet, mạng xã hội”; Quyết định số 311/QĐ-TTg ngày 5/3/2022
của Chính phủ phê duyệt Chương trình “Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh
niên, thiếu niên, nhi đồng trên không gian mạng, giai đoạn 2022 - 2030”; Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã
hội do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.
Hai là, đổi mới phương thức, cách thức tiếp cận hình thức đấu tranh phòng, chống tin giả, xấu độc trên
không gian mạng qua các diễn đàn, các câu lạc bộ, hội thảo, tọa đàm, nghe các chuyên gia nhận định về các
vấn đề thời sự hiện nay, đặc biệt là vấn đề về việc đấu tranh phòng, chống tin giả, xấu độc… tạo ra “sân chơi”
cho đoàn viên thanh niên. Chú trọng hơn việc kết nối giữa các tổ chức Đoàn trong hệ thống tổ chức Đoàn của
các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Có thể lập chuyên mục riêng về đấu tranh phòng,
chống tin giả, tin xấu độc cho đoàn viên thanh niên ở các trang mạng; cổng thông tin điện tử; trên các fanpage,
các group Facebook, Zalo… để đoàn viên thanh niên có thêm diễn đàn đăng các bài viết, bài báo có chất
lượng, nhằm lan tỏa, tuyên truyền các thông tin chính thống, tin tốt đẹp…
Ba là, mỗi tổ chức Đoàn thanh niên ở các trường học có thể tận dụng lợi thế của mình xây dựng tổ, đội
tham gia trực tiếp vào công tác đấu tranh, phòng, chống thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng. Điều
này đòi hỏi phải có sự chủ động, kịp thời, tổ chức thông tin tốt, có phương pháp đấu tranh đúng đắn, luận
điểm chính xác, chuẩn mực. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến liều lượng, tính toán thời điểm một cách hợp lý
trong việc tổ chức đấu tranh trên không gian mạng, hiểu rõ cách thức hoạt động của các phương tiện truyền
thông, nguồn tung thông tin, đánh giá độ chính xác của thông tin. Nếu làm tốt được vấn đề này, đây có thể là
những đội nhóm có khả năng phân tích và dự báo tình hình, tham mưu cho Lãnh đạo cơ quan xử lý các vấn
đề liên quan đến thông tin giả, xấu độc.
Bốn là, đoàn viên thanh niên cần tự mình nâng cao “sức đề kháng”, phân biệt được luồng thông tin
đúng - sai, các luận điệu xuyên tạc, tiếp thu thông tin có chọn lọc. Không lạm dụng quyền tự do ngôn luận
để phát tán những thông tin chưa được xác thực. Muốn làm được như vậy thì bản thân mỗi cán bộ, đoàn
viên phải không ngừng nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị để có “vắc-xin” đề kháng trước các luồng
thông tin xấu độc. Đồng thời, xây dựng cho mình được luồng tư duy, luận điểm để phản bác lại những thông
tin giả, xấu độc, quan điểm sai trái của thế lực thù địch.
Năm là, “Lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”, lan tỏa Cuộc vận động “Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu
chuyện đẹp” trong các tổ chức Đoàn. Việc triển khai các tuyến nội dung liên quan đến “tin tốt, chuyện đẹp”
là việc làm hiệu quả để “pha loãng” và đẩy lùi những thông tin tiêu cực. Vì thế, những thông tin tốt, hình ảnh
đẹp hay câu chuyện nhân văn thường xuyên được đăng tải sẽ tạo ra xu hướng tích cực trên MXH về những
giá trị tốt đẹp của cuộc sống, đồng thời giúp “cạnh tranh” và lấn át trước những thông tin xấu độc. Những
thông tin xấu độc sẽ bị đẩy lùi và cái đẹp được lan tỏa khiến mỗi người có năng lượng sống tích cực, tin tưởng
bản thân và những người xung quanh hơn, thúc đẩy hướng đến chân, thiện, mỹ.
Kết luận: Những thông tin giả, xấu độc vẫn luôn lan truyền, các thế lực thù địch vẫn đang ngày đêm
chống phá Đảng, Nhà nước. Vì vậy việc nhận diện và phòng, chống thông tin giả, xấu độc là vô cùng quan
trọng và cấp bách, là vai trò, trách nhiệm của mỗi tổ chức đoàn và mỗi đoàn viên thanh niên.
Nếu triển khai đồng bộ, nhận diện rõ ràng và thực hiện tốt những nội dung trên, đội ngũ những đoàn
viên, thanh niên sẽ là một trong những lực lượng tiên phong đi đầu tham gia hiệu quả phòng, chống thông tin
giả, xấu độc trên không gian mạng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. “Luật tiếp cận thông tin”, thuvienphapluat.vn
[2]. “Việt Nam liên tục đứng trong tốp 20 quốc gia có số người dùng internet lớn nhất thế giới”, Nhân
Dân, Báo Lào Cai
[3]. “Giúp thanh niên miễn dịch với thông tin xấu, độc”, Quốc Thái, doanthanhnien.vn
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 171

TIN GIẢ, TIN ĐỘC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG: THỰC TRẠNG VÀ
VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN, HỘI SINH VIÊN
Vũ Phương Linh -CQ59/11.02CL, Nguyễn Vũ Tâm Nhi -CQ59/21.07CL
Tóm tắt: Thế giới đang chứng kiến những sự thay đổi vượt bậc trong thời đại công nghệ số của cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Sự phát triển của khoa học công nghệ đã và đang tác động đến tất cả các
lĩnh vực trong đời sống, kinh tế - xã hội của các quốc gia, đi cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của không
gian mạng đã mang lại những lợi ích to lớn, đem lại những thành tựu vượt bậc cho nhân loại. Tuy nhiên,
không gian mạng với đặc tính nặc danh, lan truyền nhanh cũng trở thành môi trường tiềm ẩn đầy rủi ro, là
nền tảng thuận lợi cho hoạt động phát tán tin giả, tin độc. Tin giả, tin đồn thất thiệt gây ảnh hưởng đến từng
cá nhân, từng doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; thậm chí có thể gây tác động tiêu cực đến cả xã hội, nền kinh
tế và đối với cả thể chế. Hiện nay, nhiều người Việt thường coi các mạng xã hội là kênh chủ yếu để tiếp cận
và chia sẻ thông tin hằng ngày. Trong khi đó, chất lượng nguồn thông tin này không được đảm bảo, không
đáng tin cậy, chưa nói đến là vô số những tài khoản ảo đăng tin bịa đặt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng và là
mối đe dọa lớn cho cá nhân cũng như cả xã hội. Vậy vấn đề đặt ra là các cấp, các ngành và toàn xã hội cần
phải nâng cao cảnh giác, ý thức trách nhiệm trong phòng, chống tin giả, tin đồn thất thiệt. Trong đó, lực lượng
thanh niên phải là cơ bản, nòng cốt và tiên phong nhằm góp phần làm “sạch” thông tin trên không gian mạng.
Từ khóa: tin giả, tin độc, thực trạng, giải pháp, đoàn viên, thanh niên,…
Tổng quan về tin giả, tin độc trên không gian mạng
Không gian mạng: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật An ninh mạng 2018 (Có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/01/2019) thì thuật ngữ không gian mạng được quy định: “Không gian mạng là mạng lưới kết nối của
cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viên thông, mạng Internet, mạng máy tỉnh, hệ thống thông
tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không
bị giới hạn bởi không gian và thời gian".
Tin giả (fake news) được hiểu là những thông tin bịa đặt, sai lệch, chưa được kiểm chứng, kiểm duyệt,
được phát tán trên không gian mạng và các phương tiện truyền thông, chủ yếu thông qua các trang mạng xã
hội (Facebook, YouTube, Tik Tok…)
Qua theo dõi và sàng lọc, Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) cho biết, tin giả xuất hiện trên mọi
lĩnh vực, nhóm thông tin gồm: tin giả về chính sách, pháp luật; kinh tế, tài chính; y tế, sản phẩm y tế liên
quan đến sức khỏe con người; thiên tai, dịch bệnh; an ninh quốc gia, trật tự an toàn - xã hội; tài khoản giả
mạo; đường link lừa đảo và các lĩnh vực khác.
Theo các nghiên cứu uy tín, cho đến nay, có nhiều cách phân loại tin giả, tuy nhiên cách phổ biến nhất
để nhận diện tin giả là chia thành ba dạng tin:
-Tin sai lệch (misinformation): được tạo ra không với mục đích gây hại, do vô ý, tắc trách, hoặc định
kiến vô thức; thông tin không đúng sự thật nhưng người phát tán nó lại nhầm tưởng nó là thật
- Tin giả mạo (disinformation): là thông tin có nội dung không chính xác được lưu hành trong không
gian trực tuyến, với mục đích cụ thể là gây hiểu lầm, lừa dối… Có thể gây thiệt hại đối với một các nhân, tổ
chức cụ thể nào đó.
- Tin nguy hại hay còn gọi là tin độc (malinformation): là thông tin có một phần sự thật nhưng được lan
truyền với nội dung thêm thắt, bịa đặt vượt ra khỏi ngữ cảnh. Thông tin độc được phát tán với chủ đích xấu,
nhắm vào một cá nhân, tổ chức, hoặc một quốc gia nào đó.
Việc sử dụng ba thuật ngữ phân loại tin giả trên giúp làm rõ được tính chất thực tế của vấn đề. Ngoài ra,
cũng có thể lấy đó làm căn cứ để tìm hiểu động cơ xuất hiện của thông tin, kỹ thuật và phương pháp xử lý
thông tin của tổ chức quản lý truyền thông và đưa ra các mức hình phạt về mặt luật pháp.
Các đối tượng tung tin giả, tin xấu độc thường nhằm nhiều mục đích khác nhau như tạo ra vụ lợi kinh
tế, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân, khủng bố tinh thần và tạo ra dư luận xã hội để phục vụ các ý đồ
đen tối, làm tổn hại đến kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.
Tin giả như một loại virus độc hại, nó xâm nhập, gây rối dư luận, gây rối lòng tin, thậm chí làm khủng
hoảng niềm tin. Các thế lực phản động, thù địch và cơ hội chính trị lợi dụng điều này để xuyên tạc, kích động
chống phá nhằm gây mất ổn định đất nước ta. Vì thế, phải đấu tranh mạnh mẽ để loại bỏ mối hiểm họa thật
sự này.
Thực trạng tin giả, tin độc trên không gian mạng
Nước ta đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào không gian mạng toàn cầu. Hệ thống mạng viễn
thông, internet của chúng ta kết nối trực tiếp với mạng viễn thông, internet quốc tế. Do đó, tình hình tràn lan
172 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

những thông tin sai sự thật, tin giả, tin độc tại Việt Nam tiếp tục diễn biến phức tạp, tồn tại nhiều cơ sở gây
nguy cơ bị tấn công, phá hoại hạ tầng không gian mạng, ảnh hưởng tới an ninh quốc gia. Các thế lực thù địch,
phản động và đối tượng chống phá Cách mạng lợi dụng không gian mạng với nhiều phương thức, thủ đoạn
khác nhau, triệt để sử dụng những dịch vụ mới nhất, công nghệ tiên tiến nhất của hệ thống mạng viễn thông,
internet nhằm phá hoại đất nước ta.
Theo thống kê, trung bình mỗi năm, qua kiểm tra, kiểm soát các cơ quan chức năng đã phát hiện trên
850.000 tài liệu chiến tranh tâm lý, phản động, ân xá quốc tế, tài liệu tuyên truyền tà đạo trái phép; gần
750.000 tài liệu tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước được tán phát vào Việt Nam qua đường bưu chính. Từ
2010 đến 2019 đã có 53.744 lượt cổng thông tin, trang tin điện tử có tên miền “.vn” bị tấn công, trong đó có
2.393 lượt cổng thông tin, trang tin điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà nước “.gov.vn”, xuất hiện nhiều cuộc
tấn công mang màu sắc chính trị, gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Riêng năm 2014, Bộ Công an phát
hiện gần 6000 trang bị tấn công, chiếm quyền quản trị, chỉnh sửa nội dung. Đặc biệt, sau sự kiện giàn khoan
HD 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tin tặc nước ngoài đã tấn công hơn 700
trang mạng Việt Nam và hơn 400 trang trong dịp Quốc khánh để chèn các nội dung xuyên tạc chủ quyền của
Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa. Vào cuối năm 2014, tin tặc cũng đã mở đợt tấn công vào trung tâm dữ liệu
của VCCorp khiến nhiều tờ báo mà công ty này đang vận hành kỹ thuật như Dân trí, Kenh14, Soha,..., bị tê
liệt. Dịch COVID-19 bùng phát đã làm vấn nạn tin giả trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết. Tin giả về COVID-
19 được tán phát chủ yếu thông qua mạng xã hội (Facebook, YouTube, Tiktok…) với nhiều mục đích, ý đồ
khác nhau, được liệt kê vào 25 chủ đề tiêu cực, trong đó có 5 loại chủ đề xâm phạm an ninh quốc gia. Chỉ
trong năm 2020, cơ quan chức năng đã xác định khoảng 100 hội nhóm trên mạng xã hội Facebook, 14.000
chuyên trang Facebook; hơn 80 kênh YouTube chống phá với tần suất cao, khoảng trên 54.000 video vi phạm
thường xuyên tán phát tin giả có ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Trong đó, xử phạt
hành chính hơn 1.000 đối tượng có hoạt động đăng tải thông tin chưa chính xác về dịch COVID-19. Trong 6
tháng đầu năm 2021, Cục an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đã
phát hiện 1.555 các trang web, trang thông tin điện tử có tên miền “.vn” bị tấn công, chèn các thông điệp của
tin tặc, trong đó có 412 trang thuộc quản lý của cơ quan nhà nước; trên 221.000 tin, bài chứa thông tin xấu,
sai sự thật đăng trên các trang thông tin điện tử, blog, mạng xã hội... Cùng với đó, các thủ đoạn tấn công cũng
tinh vi hơn với nhiều công nghệ mới. Số liệu thống kê trên Nền tảng chia sẻ tri thức an ninh mạng - Viettel
Threat Intelligence đã cho thấy tình hình an toàn thông tin tại Việt Nam ngày càng phức tạp, nguy hiểm. Có
khoảng gần 2 nghìn trang web giả mạo các tổ chức tại Việt Nam trong thời gian qua. Số lượng các trang web
lừa đảo tăng dần theo quý, cao nhất là 692 trang web lừa đảo trong quý 3/2021, mục tiêu chủ yếu vào ngành
tài chính - ngân hàng. Số lượng thống kê rò rỉ dữ liệu trong năm 2021 theo các ngành tại Việt Nam.
Cùng với đó, đã có gần 100 triệu hồ sơ dữ liệu bị khai thác, lộ lọt. Ngành chịu ảnh hưởng lớn nhất là
ngành dịch vụ viễn thông với 23 triệu hồ sơ bị rò rỉ.
Đặc biệt, hơn 100 nghìn tài khoản và mật khẩu trong hệ thống nội bộ trọng yếu của các tổ chức, doanh
nghiệp bị đưa lên không gian mạng. Càng ngày càng xuất hiện nhiều cuộc tấn công có chủ đích, tuy nhiên,
thời gian phản ứng trung bình của tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam quá lâu (khoảng 27 ngày), gây nên sự
mất an toàn cho hệ thống. Đặc biệt đáng chú ý, những lỗ hổng cực kỳ nghiêm trọng trong hệ thống trọng yếu
của các tổ chức, doanh nghiệp thuộc chính phủ đã bị kẻ xấu lợi dụng tấn công xâm nhập như khai thác những
lỗ hổng của các ứng dụng, nền tảng phổ biến, gây nhiều rủi ro cho người dùng.
Sang đến 6 tháng đầu năm 2022, Bộ Công an đã phát hiện, xử lý 840 chuyên án, vụ việc liên quan tội
phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng (tăng 42% so với 6 tháng cuối năm 2021). Cùng với sự phát triển
hơn của những nền tảng mạng xã hội như Tiktok, Facebook, Telegram,... mà giờ đây, những tin giả, tin độc,
tin sai lệch sự thật đều có thể dễ dàng phát tán trên mạng xã hội, gây bất an cho tâm lí nhân dân.
Hậu quả của thực trạng tin giả, tin độc tràn lan trên không gian mạng
Mạng xã hội là nền tảng kết nối hàng tỉ người trên thế giới, phạm vi của không gian mạng là rất rộng lớn,
vì vậy, tin giả có thể lan truyền với tốc độ chóng mặt và gây ra những hậu quả khôn lường, nó tác động mạnh
mẽ đến nền kinh tế, làm xói mòn niềm tin xã hội, làm rạn nứt tổ chức, gây hoang mang trong xã hội, thậm chí
ảnh hưởng đến lòng tin của người dân đối với luật pháp, chính sách, đối với lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Những thông tin sai sự thật liên quan đến tài chính, tiền tệ, ngân hàng sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt
động của các doanh nghiệp và sự phát triển của nền kinh tế. Theo các chuyên gia, khi tin đồn thất thiệt được
đăng lên, không chỉ doanh nghiệp bị nhắc tên gặp phải những ảnh hưởng xấu, gây ra phản ứng tiêu cực trong
thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khác cũng sẽ bị tác động theo hiệu ứng dây
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 173

chuyền, nền kinh tế theo đó cũng bị suy thoái, giảm sút.


Thông tin sai lệch không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, vật chất mà còn ảnh hưởng rất lớn tới xã hội, từ
các tương tác xã hội, xung đột xã hội đến các giá trị chuẩn mực và phát triển mạng lưới xã hội. Tin giả, tin
xấu độc tác động mạnh tới nhận thức của người tiếp nhận. Thực tế cho thấy, nhiều thông tin xấu độc trong
giai đoạn vừa qua đã phần nào dẫn đến sự tự diễn biến, tự chuyển hóa của không ít người do họ thiếu cái nhìn
khách quan, trung thực, sáng suốt trên chặng đường đóng góp, xây dựng xã hội tốt đẹp. Trong những năm
gần đây, việc lan truyền thông tin sai lệch trên các nền tảng mạng xã hội đã khiến dư luận lo ngại,đồng thời,
thông tin sai lệch không được kiểm soát sẽ dẫn đến nhiễu loạn xã hội và lan truyền những cảm xúc tiêu cực,
cuối cùng gây ra phân biệt đối xử, cô lập, xa lánh cho người liên quan; ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của
bản thân và của người khác; tổn thương đến sức khỏe cả về thể chất và tinh thần.
Các thông tin xuyên tạc về chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại,... là nguyên nhân gây mất ổn định
chính trị, làm giảm sút niềm tin trong đảng viên, nhân dân; chúng lợi dụng những hiện tượng suy thoái về tư
tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống, tham nhũng, tiêu cực của một bộ phận cán bộ, đảng viên để
xuyên tạc, đả kích, bôi nhọ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước... Chính sự dễ dãi, cả tin,
kém hiểu biết, cùng tâm lý đám đông khi tham gia MXH của một bộ phận người sử dụng đã vô tình tiếp tay
cho các phần tử thù địch là nhằm chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng và cách mạng Việt Nam
Giải pháp phòng, chống thông tin sai sự thật
Giải pháp căn cơ nhất để ngăn chặn tin giả, tin xấu, độc là tuyên truyền, giáo dục nhận thức và kỹ năng,
để mỗi công dân trở thành một người dùng mạng xã hội thông thái, có “sức đề kháng” và khả năng đánh giá
được độ tin cậy của thông tin trên truyền thông xã hội, kịp thời phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm pháp
luật trên không gian mạng. Phải kiên trì xây dựng mỗi công dân trở thành một chiến sĩ trên mặt trận bảo đảm
an ninh mạng, khi tiếp xúc với tin tức trên mạng, mỗi người cần kiểm chứng thông tin qua những nguồn khác
nhau, bảo đảm thông tin tiếp nhận là đúng sự thật.
Bên cạnh đó, cần tăng cường thành lập các thể chế quản lý an toàn thông tin không gian mạng quốc gia.
Đặc biệt là các quy định cụ thể về chia sẻ thông tin mạng, quản lý và bảo đảm an toàn thông tin mạng, kiểm
soát những thông tin sai sự thật. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý trong phòng, chống tin
giả, “mạnh tay” hơn trong việc xử lý những kẻ tung tin giả, vi phạm pháp luật trên không gian mạng.
Ngoài ra, cơ quan chức năng Nhà nước cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các nhà cung cấp dịch vụ viễn
thông, internet tại Việt Nam, có biện pháp kiên quyết hơn nữa để các nhà mạng thực sự tham gia phòng ngừa,
phát hiện và gỡ bỏ kịp thời, không để tin giả tràn lan trên mạng xã hội. Mặt khác, cần nâng cao năng lực dự
báo các tình huống và chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các diễn biến phức tạp liên quan đến an toàn thông
tin trên không gian mạng. Đồng thời, mở rộng hợp tác quốc tế trong bảo vệ an ninh mạng quốc gia. Chủ động
ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về an ninh mạng, phòng, chống tội phạm mạng.
Vai trò của Đoàn thanh niên trong công tác Phòng, chống thông tin giả, tin độc trên không gian mạng
Tình trạng tin giả, tin sai sự thật có xu hướng tăng cao về số lượng và ngày càng tinh vi, phức tạp. Đặc
biệt, các thế lực thù địch đang triệt để lợi dụng mạng xã hội để đăng tải thông tin xấu độc nhằm chống phá
Đảng, cản trở con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta. Vì vậy, việc nhận thức đúng và tham gia phòng,
chống tin giả, xấu, độc là một nhiệm vụ hết sức cấp thiết cần được quan tâm và thực hiện. Trong đó, Đoàn
thanh niên đóng vai trò lực lượng nòng cốt, tiên phong, đi đầu phong trào đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng. Để đấu tranh đạt hiệu quả, cần phát huy tối đa vai trò của Đoàn thanh niên cũng như ý thức trách
nhiệm của mỗi đoàn viên, thanh niên.
Đối với tổ chức Đoàn Thanh niên: Cần tiếp tục tăng cường và đổi mới nội dung, hình thức đấu tranh
phòng, chống tin giả, xấu độc trên không gian mạng. Có thể lập chuyên mục riêng về đấu tranh phòng, chống
tin giả, tin xấu độc cho thanh niên ở các trang mạng; Cổng thông tin điện tử; trên các Fanpage, các nhóm
Facebook, Zalo… để thanh niên có thêm diễn đàn đăng các bài viết, bài báo có chất lượng, nhằm lan tỏa,
tuyên truyền các thông tin chính thống, tin tốt đẹp… Chú trọng hơn việc kết nối giữa các tổ chức Đoàn trong
toàn quốc, trong hệ thống tổ chức Đoàn của Khối, của cơ quan, Ban ngành. Tổ chức Đoàn Thanh niên cũng
có thể thông qua các kênh Tọa đàm, Hội thảo bàn về các vấn đề thời sự, trong đó có việc đấu tranh phòng,
chống tin giả, xấu độc trên không gian mạng. Bên cạnh đó, tổ chức Đoàn cần có chính sách khuyến khích,
biểu dương những đại biểu tích cực, đồng thời đưa ra biện pháp xử lý những thanh niên có hành vi lan truyền
tin giả, xấu độc trên không gian mạng.
Đối với mỗi thanh niên:
Một là, cần nâng cao tinh thần cảnh giác trước các tin giả, tin xấu độc trên mạng xã hội. Nắm vững kiến
174 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

thức về các vấn đề chính trị, xã hội để xem xét, tiếp cận thông tin một cách khách quan, đầy đủ, chính xác từ
những nguồn thông tin chính thống. Chấp hành nghiêm các quy định về quyền thông tin, phạm vi thông tin
theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Tiếp cận Thông tin năm 2016 và Luật An ninh mạng 2018; Quy
định 37 của Bộ Chính trị về những điều Đảng viên không được làm đối với đảng viên trong thanh niên.
Hai là, phải phấn đấu không ngừng, rèn luyện đạo đức và bản lĩnh, nâng cao trình độ chuyên môn, tạo
ra sức “đề kháng”, “tự miễn dịch” trước các thông tin tiêu cực; tham gia đấu tranh phản bác, ngăn chặn các
nguồn tin bịa đặt, không uy tín trên mạng xã hội. Đặc biệt, phải học tập, nâng cao trình độ về công nghệ thông
tin, nhất là các kỹ năng sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin, nền tảng số trên không gian mạng… nhằm
phục vụ tốt hơn cho việc tuyên truyền, lan tỏa thông tin tốt đẹp, gỡ bỏ các thông tin giả, xấu độc trên không
gian mạng.
Công tác phòng, chống tin giả tin xấu, bảo vệ an toàn không gian mạng tập trung vào hai nhóm nhiệm
vụ lớn là tăng cường thông tin tích cực, định hướng, giáo dục nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị cho
đoàn viên, thanh niên và tham gia đấu tranh phản bác luận điệu xuyên tạc, thông tin xấu độc trên không gian
mạng.
Các đoàn viên, thanh niên là đối tượng tham gia chính trên các nền tảng mạng xã hội, họ có khả năng
tiếp cận nhanh, thành thạo với công nghệ. Vì vậy, Đoàn thanh niên và Hội Sinh viên chính là những thanh
niên mang sứ mệnh và vai trò mũi nhọn để kêu gọi, tuyên truyền và bảo vệ những giá trị tốt đẹp của lý tưởng
Đảng. Mỗi tài khoản mạng xã hội của đoàn viên, thanh niên cần phải trở thành một nguồn thông tin tin cậy,
lành mạnh, lan tỏa những câu chuyện tích cực, tuyệt đối không chạy theo trào lưu, xu hướng tiêu cực; kịp
thời phát hiện, cảnh báo và phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trên
không gian mạng.
KẾT LUẬN
Cuộc đấu tranh chống tin giả, tin xấu độc trên không gian mạng là một “cuộc chiến” không khói súng,
nhưng mang tính chất khó khăn và phức tạp. Vì vậy, trong cuộc đấu tranh này cần sự vào cuộc quyết liệt,
đồng bộ và toàn diện. Trong đó, cần phát huy triệt để vai trò nòng cốt, “chủ công” của lực lượng Đoàn thanh
niên. Mỗi đoàn viên, thanh niên nói riêng hay mỗi công dân Việt Nam nói chung cần trang bị những kiến
thức cơ bản, tích cực thực hiện các biện pháp đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông,
gắn liền với công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, sẵn sàng đối phó với các cuộc chiến tranh trên không
gian mạng và luôn cảnh giác trước những thông tin, luận điệu sai trái chống phá Đảng và Nhà nước. Bên cạnh
đó, cần thực hiện nghiêm túc Luật An toàn thông tin mạng và các luật về quản lý và sử dụng Internet, cân
nhắc, thận trọng trước khi phát ngôn hay bình luận, chia sẻ thông tin ở bất kỳ nền tảng xã hội nào để tránh
gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của cá nhân, tập thể, hay quan trọng hơn là ảnh hưởng đến an ninh chính
trị xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]."Phòng, Chống Tin Giả Trên Không Gian Mạng Và Cách Nhận Diện". Frt.Mic.Gov.Vn, 2023,
https://frt.mic.gov.vn/mic_2020/Pages/TinTuc/147407/Phong--chong-tin-gia-tren-khong-gian-mang-va-
cach-nhan-dien.html?fbclid=IwAR29RUzM9H_kN_H-gUof5rc5GSTLuhsK-XR-yvRaUBvsZ6-
3xvz9wcGB-AQ
[2]."Growing Up In The Age Of Fake News". UNESCO, 2021, https://en.unesco.org/courier/2021-
2/growing-age-fake-
news?fbclid=IwAR2Fp0O2Guyi2yi4Ym7rtYVWNJn3XOCfktSXRF_rjFo82MNV6Kn4WYQxcnE
[3]."What Are The Dangers Of Fake News? | The Risk Of Fake News". Peoplesbank,
2021,https://www.peoplesbanknet.com/the-dangers-of-fake
news/?fbclid=IwAR0c8hRQ0_ADmV06obFQMrZg2av4H2M-yn6bBkPVz81dmuDXZk8InTcNsJg
[4]."Vai Trò Của Thanh Niên Trong Việc Đấu Tranh Phòng, Chống Tin Giả, Tin Xấu Độc Trên Không
Gian Mạng". Trang Tin Điện Tử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Tỉnh Quảng Nam, 2021,
https://tinhdoanqnam.vn/news/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/vai-tro-cua-thanh-nien-trong-viec-dau-
tranh-phong-chong-tin-gia-tin-xau-doc-tren-khong-gian-mang-3728.html
[5]."Nguyên Nhân Và Giải Pháp Kiểm Soát Tin Giả Trên Mạng Xã Hội". Tạp Chí Điện Tử Luật Sư Việt
Nam - Cơ Quan Của Liên Đoàn Luật Sư Việt Nam, 2023, https://lsvn.vn/nguyen-nhan-va-giai-phap-kiem-
soat-tin-gia-tren-mang-xa-hoi1630142911.html
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 175

TIN GIẢ, XẤU ĐỘC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG -


VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC ĐOÀN THANH NIÊN
Võ Lam Trang - CQ58/23.01
Đỗ Thị Thanh Thúy - CQ58/21.06CLC, Trần Hải Hà - CQ58/21.09
Những năm gần đây, mạng xã hội đã có bước phát triển mạnh mẽ, tác động lớn đến đời sống xã hội ở
hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có nước ta. Mạng xã hội giúp cho người dùng kết nối, chia sẻ,
tiếp nhận thông tin nhanh chóng, hiệu quả, góp phần tích cực vào sự phát triển của đời sống văn hóa tinh thần
của xã hội. Bên cạnh đó, tin giả, xấu độc xuất hiện ngày càng nhiều và trở thành vấn nạn nhức nhối.
Tin giả, tin đồn thất thiệt đã xuất hiện từ lâu ở các trang mạng xã hội, nhưng ít người để ý và cảnh giác,
gây ảnh hưởng đến từng cá nhân, từng doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; thậm chí có thể gây tác động tiêu cực
đến cả xã hội, nền kinh tế và đối với cả thể chế. Hiện nay, nhiều người Việt thường coi các mạng xã hội là
kênh chủ yếu để tiếp cận và chia sẻ thông tin hằng ngày. Trong khi đó, chất lượng nguồn thông tin này không
được đảm bảo, không đáng tin cậy, chưa nói đến là vô số những tài khoản ảo đăng tin bịa đặt, gây ảnh hưởng
nghiêm trọng và là mối đe dọa lớn cho cá nhân cũng như cả xã hội.
Vậy vấn đề đặt ra là các cấp, các ngành và toàn xã hội cần phải nâng cao cảnh giác, ý thức trách nhiệm
trong phòng, chống tin giả, tin đồn thất thiệt. Với vai trò, trách nhiệm là “đội dự bị tin cậy của Ðảng”, Đoàn
Thanh niên luôn xác định rõ việc bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm
sai trái, thù địch và trong cuộc chiến chống tin giả, xấu độc và tin bịa đặt, sai sự thật trên môi trường mạng.
Thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng là gì?
Trên cơ sở tham khảo các định nghĩa nêu trên và xuất phát từ thực tiễn công tác quản lý nhà nước, Bộ
Thông tin và Truyền thông đưa ra định nghĩa về tin giả trên không gian mạng như sau:
Tin giả trên không gian mạng là những thông tin sai sự thật được cố ý đăng tải, lan truyền nhằm mục
đích không chính đáng, gây hiểu lầm cho người đọc, người xem hoặc những thông tin có một phần sự thật
nhưng không hoàn toàn chính xác do không được kiểm chứng, xác minh hoặc bị phóng đại, suy diễn, làm
thay đổi bản chất của sự việc, thường xuất hiện dưới dạng tin tức và được lan truyền chủ yếu trên mạng xã
hội. Theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông
tin trên mạng, có thể hiểu về thông tin giả, xấu độc, thù địch là những thông tin:
Thứ nhất, chống lại Nhà nước CHXHCN Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an
toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn
giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo.
Thứ hai, tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại
thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Thứ ba, tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do
pháp luật quy định.
Thứ tư, đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá
nhân. Nhiều trang mạng xã hội đưa thông tin bị cắt xén, bịa đặt nhằm bôi bẩn uy tín của các tổ chức và cá nhân.
Thứ năm, quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn
học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm.
Thứ sáu, giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Như vậy, tin giả, xấu độc là những thông tin bịa đặt, bóp méo sự thật, xuyên tạc vấn đề, “đổi trắng thay
đen”, làm lẫn lộn đúng sai, thật giả hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, phân tích
và định hướng dư luận bằng luận điệu sai trái. Nếu các thông tin này được thổi phồng, được tổ chức thành
vệt nhằm đả phá hình ảnh các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta, từ đó hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo
của Đảng ta… thì đó là thông tin xấu độc, thù địch, cần phải kiên quyết đấu tranh.
Thực trạng tin giả, xấu độc trên không gian mạng tại Việt Nam
Từ năm 2010 đến nay, Việt Nam liên tục đứng trong top 20 quốc gia có số người dùng internet lớn nhất
thế giới. Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Thống kê và nhiều tổ chức trong nước và quốc tế, số người dùng
mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay ước tính khoảng 80 triệu người, tăng hơn 5 triệu người (khoảng 9%) so với
cùng thời điểm năm 2021, và chiếm 78% tổng dân số. Số người dùng mạng xã hội Việt Nam phổ biến nhất
là từ 18 đến 34, tức là chủ yếu trong lứa tuổi thanh niên.
Hiện nay, các thông tin xấu độc có thể ở dạng một clip ngắn trên TikTok, một video dài hơn trên
YouTube, một mẩu tin hoặc một hình ảnh trên Facebook…, và nó hoàn toàn có thể “tình cờ” đến với người
176 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

đọc khi họ vô ý lướt qua rồi dừng lại khi thông tin được gắn với tiêu đề rất “sốc”, các hình ảnh gây chú ý, các
“giới thiệu” của ai đó khi dẫn lại… Cũng có khi, thông tin đó đến từ người quen thông qua việc gửi các đoạn
ngắn hoặc gửi đường dẫn (link) mà không có định hướng rõ ràng về dụng ý của người gửi. Và, dĩ nhiên,
thông tin xấu độc còn đến từ sự chủ đích tìm kiếm của người nào đó, thông tin từ các công cụ tra cứu trên
internet, các thông tin thuộc dạng được lan tỏa mạnh (viral) trên mạng xã hội…
Những thông tin giả, tin xấu độc ấy giống như loại “virus” có tốc độ lây lan rất nhanh và ảnh hưởng
không nhỏ đến dư luận xã hội, trong đó ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, ý thức, tư tưởng chính trị của đoàn
viên, thanh niên nước ta. Thanh niên Việt Nam nhìn chung đều có tinh thần nhiệt tình cách mạng, hăng hái,
tiên phong, ham học hỏi, có óc sáng tạo, khi được dìu dắt, tập hợp dễ kết thành một khối thống nhất, đoàn
kết. Tuy nhiên, do có những hạn chế nhất định về trình độ, kinh nghiệm sống nên thanh niên nước ta cũng dễ
bị lôi kéo, kích động. Do đó, trước nạn virus tin giả, thông tin xấu độc đang tràn lan, khó kiểm soát trên mạng
xã hội, thanh niên là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất.
Trong 2 năm vừa qua (2021 - 2022), các cơ quan chức năng quản lý đã ra gần 600 quyết định xử phạt vi
phạm hành chính các cá nhân, tổ chức có hành vi tung tin giả, tin sai sự thật với tổng số tiền hơn 6 tỷ đồng.
Tuy nhiên, số tiền phạt này quá nhỏ so với tác hại mà tin giả gây ra đối với xã hội. Thậm chí tình trạng này
vẫn không giảm, nhất là việc đăng tải thông tin gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động doanh nghiệp, tác động tiêu
cực tới thị trường tài chính.
Ngoài việc tung tin sai sự thật thì nhiều đối tượng còn mạo danh các chương trình lớn, những kênh truyền
thông uy tín quốc gia, kể cả mạo danh các chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam để tung tin đồn sai sự
thật về các doanh nghiệp, các ngân hàng... gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động doanh nghiệp, tác động tiêu cực
tới thị trường, gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho người dân và các nhà đầu tư.
Nguyên nhân của tình trạng này có thể kể đến như: tính chất đặc biệt của mạng internet dễ lan truyền,
chia sẻ thông tin, tiếp cận được nhiều người dùng mạng xã hội, dễ “ẩn danh”, xóa dấu vết; hệ thống pháp luật
trong lĩnh vực đấu tranh, xử lý tội phạm sử dụng công nghệ cao chưa theo kịp diễn biến tình hình thực tế; tội
phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt, am hiểu công nghệ; sự thiếu hiểu biết, nhận thức hạn chế của người dùng
mạng xã hội dễ tiếp tay, lan truyền, phát tán thông tin; năng lực nhận biết, phân loại, đánh giá tác hại của các
sản phẩm văn hóa xấu độc còn chưa cao, đặc biệt là việc cập nhật, nhận biết các thông tin sai trái trên mạng
xã hội; công tác điều tra, phát hiện, xử lý tội phạm cũng còn gặp nhiều khó khăn…
Vai trò và trách nhiệm của tổ chức Đoàn thanh niên đối với nạn tin giả, xấu độc
Các thế lực thù địch luôn tận dụng, triệt để lợi dụng mạng xã hội để đăng tải thông tin xấu độc, bịa đặt,
sai sự thật nhằm chống phá Đảng, chế độ, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta. Vì vậy, việc nhận
thức đúng và tham gia phòng, chống tin giả, xấu, độc là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của hệ thống chính
trị, trong đó có tổ chức Đoàn thanh niên.
Để phòng, chống thông tin xấu độc trên mạng xã hội, các tổ chức Đoàn thanh niên cần thực hiện tốt một
số giải pháp sau:
Một là, Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên để nhìn nhận
và có trách nhiệm, ý thức trước mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, các dấu hiệu "tự diễn biến, tự
chuyển hóa". Đồng thời, cần đổi mới các hình thức, phương pháp triển khai, quán triệt, tuyên truyền để mỗi cán
bộ, đảng viên, đoàn viên, thanh niên dù ở cương vị nào cũng nêu cao trách nhiệm và nâng cao cảnh giác.
Hai là, tổ chức Đoàn kiên trì và không ngừng đổi mới phương thức giáo dục chính trị cho đoàn viên, thanh
niên; tận dụng tối đa tiện ích của internet, mạng xã hội trong giáo dục chính trị cho đoàn viên; cung cấp các
kênh thông tin chính thống để thanh niên tìm kiếm, tra cứu thông tin và học tập; tạo các diễn đàn trao đổi, đối
thoại với thanh niên.
Ba là, Kiên trì quan điểm “Lấy cái đẹp, dẹp cái xấu” thông qua việc tiếp tục duy trì và đẩy mạnh thực
hiện cuộc vận động “Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp” trên mạng xã hội, để tin tốt át tin
xấu, chuyện đẹp dẹp các chuyện bịa đặt do các thế lực thù địch phát tán, chia sẻ tạo dư luận và kêu gọi sự
tham gia của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh niên.
Bốn là, Thường xuyên nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội và định hướng dư luận trong thanh niên
thông qua đội ngũ cộng tác viên, mạng lưới tham dò dư luận, đối thoại trực tiếp, ứng dụng công nghệ thông tin,
mạng xã hội; thực hiện quét dữ liệu để nắm bắt tình hình thanh niên trước các hoạt động, sự kiện lớn.
Năm là, Triển khai phương án nắm bắt và tham gia đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên
không gian mạng thông qua các trang cộng đồng, báo chí, các ứng dụng thông tin liên lạc trên mạng xã hội.
Xây dựng và kết nối đồng bộ các Fanpage nhằm nâng cao hiệu quả định hướng thông tin dư luận, đấu tranh
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 177

phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Tổ chức lực lượng đấu tranh phản bác với các tin, bài cụ thể. Xây
dựng phương án đấu tranh hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng, nghiệp vụ để đấu tranh với những sự
việc, tình huống phức tạp, nhạy cảm.
Có thể nói, bối cảnh thông tin đa chiều hiện nay đòi hỏi mỗi người sử dụng không gian mạng nói chung
và cán bộ, đoàn viên thanh niên nói riêng phải thực sự có bản lĩnh khi tiếp nhận và xử lý thông tin để bảo
đảm mình lĩnh hội được thông tin có ích và tránh làm lây lan thông tin xấu độc đến người khác. Với vai trò
là lực lượng kế thừa sự nghiệp cách mạng của Đảng, tổ chức Đoàn và cán bộ, đoàn viên phải đóng vai trò là
lực lượng tiên phong, nòng cốt tham gia đấu tranh phòng chống tin giả, xấu độc trên không gian mạng hiện
nay và thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1].Tạp chí Điện tử Luật sư Việt Nam (2021): “Nguyên nhân và giải pháp kiểm soát tin giả trên mạng
xã hội”
[2].Báo điện tử Pháp Luật (2023): “Hậu quả khôn lường khi tin giả trở thành tin xấu độc”
[3].“Cẩm nang phòng, chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng” - Cục Phát thanh truyền hình,
Bộ Thông tin và Truyền thông
178 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

NÂNG CAO Ý THỨC CỦA ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
TRONG VIỆC ĐẤU TRANH TIN GIẢ, XẤU ĐỘC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Lê Ngọc Ánh - CQ 59/11.07CLC
1. Dấu hiệu nhận biết tin giả, xấu độc
1.1. Các khái niệm cơ bản
Tin giả (tiếng Anh: fake news), còn được gọi là tin rác hoặc tin tức giả mạo, là một loại hình báo chí
hoặc tuyên truyền bao gồm các thông tin cố ý hoặc trò lừa bịp lan truyền qua phương tiện truyền thông tin
tức truyền thống (in và phát sóng) hoặc phương tiện truyền thông xã hội trực tuyến. Thông tin sai lệch thường
được các phóng viên trả tiền cho các trang đăng tin để được đăng các tin tức này, một thực tế phi đạo đức
được gọi là báo chí trả tiền. Tin tức kỹ thuật số đã mang lại và tăng việc sử dụng tin tức giả, hoặc báo chí
màu vàng (yellow journalism). Tin tức sau đó thường được nhắc lại là thông tin sai trên phương tiện truyền
thông xã hội nhưng đôi khi cũng tìm được đường đến những phương tiện truyền thông chính thống.
Tin xấu độc là những thông tin bịa đặt, bóp méo sự thật xuyên tác các vấn đề “đổi trắng thay đen”, lẫn
lộn, đúng sai, thật giả;hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, phân tích và định hướng
dư luận bằng những luận điệu sai trái, thù địch. Một số thông tin chưa được kiểm chứng, thông tin sai sự thật
gây ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức; một số thông tin có những ngôn từ thô tục, nội dung phản cảm, thậm
chí soi mói, bình phẩm chủ quan chuyện đời tư của người khác, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhiều cá
nhân gây bức xúc trong dự luận xã hội; vi phạm chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục; kích động
đồi trụy, bạo lực, bôi nhọ đời tư, vu khống; thông tin xuyên tạc lịch sử chống phá đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
1.2. Các dấu hiệu nhận biết
Thứ nhất, những thông tin xấu độc thường có tiêu đề hấp dẫn, đặc biệt là những thông tin trong tiêu đề
giật tít, gây sốc.
Thứ hai, các đường dẫn liên kết: Đây là dấu hiệu cảnh báo về tin giả khi chúng ta phát hiện đường dẫn
tới trang web giả mạo hoặc trông gần giống với địa chỉ/đường dẫn của một trang web chính thống. Cảnh giác
trước các đường dẫn có dấu hiệu như: Lỗi chính tả, sai khác (lấy đường dẫn khác, nhưng tên website giống
hệt), thiếu hoặc thừa một vài ký tự, hoặc thay thế một vài ký tự với ký tự khác gần giống.
Thứ ba, cơ sở nguồn tin, xem thông tin đó đến từ nguồn nào, nếu đến từ một người lạ, thông tin không
rõ ràng cần cảnh giác, có thể xem mục giới thiệu để kiểm tra. Tên miền của trang mạng đăng tải thông tin,
thường nguồn phát của thông tin xấu độc là những trang mạng có tên miền nước ngoài (.com, .org), không
có đuôi tên miền Việt Nam “.vn”. Sử dụng các công cụ tìm kiếm để tìm các bài viết trên các trang mạng chính
thống (Thông tin chính phủ, Báo Nhân dân...) có nội dung tương tự để đối chiếu hoặc xin tham vấn của các
chuyên gia trên từng lĩnh vực. Các đuôi trang .com, .org, .gov (chính phủ), .edu (giáo dục đào tạo)… thường
là những trang truy cập (top-level domain) có thể tin cậy được, tuy nhiên cũng cần phải cẩn trọng khi truy
cập nếu bạn thấy có dấu hiệu khả nghi về việc lấy cắp hay thu thập thông tin dữ liệu cá nhân.
Thứ tư, đối tượng tán phát: Các thông tin bắt nguồn từ các đối tượng phản động chống đối, cá nhân thiếu
hiểu biết.
Thứ năm, về hình thức, nội dung: Tin tức xấu, độc hay bị lỗi chính tả hoặc có bố cục lộn xộn, các hình
ảnh, video trong tin xấu, độc thường bị chỉnh sửa, cắt ghép, thay đổi nội dung, ngày tháng của sự kiện thường
bị thay đổi. Nội dung chứa lỗi chính tả. Nguyên nhân là do các trang web giả mạo thường không kiểm duyệt
kỹ nội dung. Hoặc, các trang này được tạo bởi kẻ xấu ở nước ngoài mà họ không thành thạo ngôn ngữ được
sử dụng để lừa đảo.
Thứ sáu, về hình ảnh: Những thông tin xấu độc thường chứa hình ảnh hoặc video bị chỉnh sửa. Đôi khi
bức ảnh được các đối tượng cố tình đưa ra khỏi bối cảnh gốc gây nhầm lẫn, lầm tưởng cho người xem. Do
vậy, chúng ta cần sử dụng tính năng tìm kiếm ảnh, đối chiếu với nguồn ảnh gốc (nếu có), xác định thời gian
khởi tạo, dung lượng, kích thước.. để đối chiếu với các thông tin đối tượng đưa ra.
2. Thực trạng tin giả, xấu độc trên không gian mạng ở nước ta hiện nay
Có thể thấy rằng, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, nhất là các nền tảng mạng xã hội
với lợi thế nhanh chóng, thuận tiện đang chiếm lĩnh không gian, lượng thông tin của xã hội. Tuy nhiên, trong
hàng vạn thông tin trên mạng xã hội, có không ít thông tin không chính xác, thông tin xấu - độc, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và cả cơ quan nhà nước, gây mất trật tự xã
hội, hoang mang trong dư luận.
Hiện nay, các trang mạng xã hội phổ biến trên toàn cầu được kể đến là Facebook, Twiter, Instagram...
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 179

Theo thống kê, ở Việt Nam có khoảng hơn 65 triệu tài khoản mạng xã hội trên tổng số hơn 96 triệu dân, tức
chiếm khoảng 2/3 dân số.
Với nhiều nguồn thông tin khác nhau, bên cạnh những thông tin tích cực, đúng đắn vẫn có nhiều thông
tin giả, bịa đặt, xuyên tạc sự thật, xuyên tạc lịch sử, thù địch, phản động, kích động bạo lực... được viết và
đăng tải dưới nhiều hình thức để tiếp cận với hàng triệu người đọc, gây ra những luồng thông tin trái chiều
làm nhiễu loạn xã hội.
Thời gian gần đây, dư luận, quần chúng nhân dân đặc biệt quan tâm, đồng tình, ủng hộ việc Cơ quan
Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, điều tra một số vụ án hình sự liên quan đến vi phạm trên lĩnh vực y
tế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản (xảy ra tại Công ty Việt Á, Tập đoàn FLC, Tập đoàn Tân
Hoàng Minh…).
Tuy nhiên, lợi dụng việc Cơ quan điều tra khởi tố, điều tra các vụ án trên, một số cá nhân sử dụng mạng
xã hội đăng tải thông tin thất thiệt, chưa được kiểm chứng, được cho là vi phạm của các cá nhân, doanh
nghiệp khác (chủ yếu trên lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản), thu hút lượng lớn người
theo dõi trên mạng xã hội. Đồng thời cũng xuất hiện những bình luận, chia sẻ cho rằng thời gian tới cơ quan
chức năng sẽ khởi tố, xử lý những cá nhân, doanh nghiệp này, tác động xấu tới dư luận xã hội, tâm lý nhà
đầu tư, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường tài chính, chứng khoán của Việt Nam, gây thiệt hại về uy tín, kinh
tế của cá nhân, doanh nghiệp và nhà đầu tư.
3. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên Học viện Tài chính
Với vai trò là lực lượng kế thừa sự nghiệp cách mạng của Đảng, tổ chức Đoàn các cấp và cán bộ, đoàn
viên phải đóng vai trò là lực lượng tiên phong, nòng cốt tham gia đấu tranh phòng chống tin giả, xấu độc trên
không gian mạng hiện nay và thời gian tới.
Kiên trì quan điểm “Lấy cái đẹp, dẹp cái xấu” thông qua việc tiếp tục duy trì và đẩy mạnh thực hiện cuộc
vận động “Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp” trên mạng xã hội, để tin tốt át tin xấu, chuyện
đẹp dẹp các chuyện bịa đặt do các thế lực thù địch phát tán, chia sẻ tạo dư luận và kêu gọi sự tham gia của các
tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh niên.
Thường xuyên nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội và định hướng dư luận trong thanh niên thông
qua đội ngũ cộng tác viên, mạng lưới thăm dò dư luận, đối thoại trực tiếp, ứng dụng công nghệ thông tin, mạng
xã hội; thực hiện quét dữ liệu để nắm bắt tình hình thanh niên trước các hoạt động, sự kiện lớn. Triển khai
phương án nắm bắt và tham gia đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng thông qua
các trang cộng đồng, báo chí, các ứng dụng thông tin liên lạc trên mạng xã hội. Xây dựng và kết nối đồng bộ
các Fanpage nhằm nâng cao hiệu quả định hướng thông tin dư luận, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái,
thù địch. Tổ chức lực lượng đấu tranh phản bác với các tin, bài cụ thể. Xây dựng phương án đấu tranh hoặc phối
hợp với các cơ quan chức năng, nghiệp vụ để đấu tranh với những sự việc, tình huống phức tạp, nhạy cảm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1].https://dangcongsan.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/vai-tro-cua-to-chuc-doan-trong-viec-
phong-chong-thong-tin-gia-xau-doc-tren-khong-gian-mang-601432.html
[2]https://tinhdoanqnam.vn/news/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/vai-tro-cua-thanh-nien-trong-
viec-dau-tranh-phong-chong-tin-gia-tin-xau-doc-tren-khong-gian-mang-3728.html
[3].http://congan.kontum.gov.vn/an-ninh-trat-tu/chong-dien-bien-hoa-binh-/tac-dong-cua-thong-tin-
xau-doc-tren-mang-xa-hoi-den-thanh-thieu-nien-o-viet-nam.html
180 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐOÀN THANH NIÊN - HỘI SINH VIÊN TRONG VIỆC PHÒNG
VÀ CHỐNG THÔNG TIN GIẢ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Nguyễn Vũ Diễm Quỳnh - CQ59/22.07CLC, Vương Minh Ngọc - CQ58/61.02
Tóm tắt: Hiện nay, tình trạng tin giả, tin sai sự thật có chiều hướng gia tăng về số lượng và hoạt động
ngày càng phức tạp. Đặc biệt, các thế lực thù địch đang triệt để lợi dụng mạng xã hội để đăng tải thông tin
xấu độc, bịa đặt, sai sự thật nhằm chống phá Đảng, chế độ, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta.
Vì vậy, việc nhận thức đúng và tham gia phòng, chống tin giả, xấu, độc là một nhiệm vụ hết sức quan trọng
của hệ thống chính trị, trong đó có tổ chức Đoàn và Hội Sinh viên. Nhờ có những đóng góp của Đoàn Thanh
niên và Hội Sinh viên phần nào đã đạt được những thành tích đáng kể. Bài viết sẽ phân tích những đóng góp
của Đoàn và Hội đối với việc phòng chống thông tin giả trên không gian mạng hiện nay của nước ta.
1. Tin giả trên không gian mạng là gì?
Tin giả hay thông tin xấu độc là dạng thông tin chứa đựng những nội dung chưa được kiểm chứng, phản
ánh không đúng sự thật khách quan hoặc chỉ có một phần sự thật nhưng được thêm thắt nhiều tình tiết không
đúng hay chêm xen sự giải thích, bình luận gây nhầm lẫn và sai lệch trong nhận thức và tư tưởng của công
chúng thường xuất hiện dưới dạng tin tức và được lan truyền chủ yếu trên mạng xã hội.
2. Cách nhận biết tin giả.
Với vô số những luồng thông tin được tiếp cận hàng ngày trên không gian mạng, công chúng dễ bị rơi
vào tình trạng “rối loạn thông tin”, do đó, mỗi người cần tự trang bị cho bản thân khả năng chọn lọc thông
tin để xác định đâu là tin xác thực, khách quan cần được tích cực lan truyền; đâu là tin giả, tin sai sự thật cần
được đính chính, loại bỏ. Một số dấu hiệu nhận biết tin giả:
- Xem xét nguồn tin, kiểm tra tác giả
Nguồn tin: Cần cảnh giác với thông tin đến từ website không rõ nguồn gốc, không xác thực hoặc từ tài
khoản/kênh nội dung/nhóm không theo dõi thường xuyên, ít tương tác hoặc ít bạn bè chung.
Đối chiếu với báo chí chính thống để kiểm chứng tin nguồn: Để nhận được những thông tin chính xác,
cần tham khảo thêm tin tức trên truyền hình hoặc từ những trang báo uy tín, có nguồn gốc rõ ràng và có
thương hiệu hoặc từ các cổng/trang thông tin điện tử chính thức của cơ quan nhà nước.
- Kiểm tra thông tin, hình ảnh minh họa và đường dẫn liên kết
Tin giả còn có thể xuất hiện dưới dạng hình ảnh hoặc bằng cách gắn đường liên kết sai, không liên quan
tới nội dung bài viết. Nhiều đối tượng thường tìm cách lồng ghép, chỉnh sửa cho phù hợp với nội dung bài
viết. Do đó, cần kiểm tra xem hình ảnh có tồn tại trên không gian mạng không, đường dẫn liên kết có đúng
với nội dung bài viết đăng tải không cũng như đường dẫn liên kết tới trang có nguồn gốc rõ ràng, uy tín hay
không.
- Kiểm tra thời gian
Những bài viết đăng tải tin giả, tin sai sự thật thường được biên soạn và định dạng mốc thời gian không
trùng với thực tế, do đó, cần xem kỹ các mốc thời gian, sự kiện có trong nội dung tin và thời gian đăng tải.
Người dùng cần cảnh giác với những tin tức cũ, được đăng lại vì chưa chắc nội dung này có liên quan tới sự
việc hiện tại.
- Đọc toàn bộ nội dung, tìm những điểm nghi ngờ, mâu thuẫn
Tin giả đa phần được xây dựng dựa trên một sự kiện, câu chuyện, tình tiết có thực nhưng có tiêu đề “giật
gân”, viết in hoa kèm dấu ký tự mang tính chất khẳng định nhằm hấp dẫn, thu hút sự chú ý của người đọc.
Cần đọc kỹ nội dung xem thông tin đó là tin tức thật, hay chỉ là câu chuyện phiếm, trò đùa của người đăng.
Xem xét nguồn tin, kiểm tra tác giả, liệu có phải là tài khoản, trang thường xuyên đăng thông tin chưa kiểm
chứng không. Người đọc cần thận trọng khi tiếp nhận thông tin. Giới chuyên gia khuyến cáo, người dùng
mạng xã hội nên tìm đến những nguồn tin chính thống, đồng thời tự mình kiểm chứng trước khi bấm chia sẻ
bất cứ thứ gì trên mạng xã hội, tránh trở thành nạn nhân của bẫy tin giả.
- Đối chiếu với thông tin trên báo chí chính thống hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc các cơ
quan chức năng
Khi nhận thấy nguồn tin không đáng tin cậy, có thể tham khảo các tin, bài có nội dung tương tự trên các
trang chính thống, uy tín để đối chiếu.
3. Tác động của tin giả
Thông tin bịa đặt không phải đến bây giờ mới xuất hiện trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong điều kiện
công nghệ mới, phương thức truyền tin, nhất là mạng xã hội phát triển sâu rộng thì tin giả càng thêm đất sống.
Tin giả như một loại virus độc hại, nó xâm nhập, gây rối dư luận, gây rối lòng tin, thậm chí làm khủng
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 181

hoảng niềm tin. Các thế lực phản động, thù địch và cơ hội chính trị lợi dụng điều này để xuyên tạc, kích động
chống phá hòng gây mất ổn định đất nước ta. Vì thế, phải đấu tranh mạnh mẽ để loại bỏ mối hiểm họa thật
sự này.
4. Các quy định của pháp luật liên quan đến hành vi đăng tải, lan truyền tin giả, tin sai sự thật
trên không gian mạng
Các chế tài xử lý đối với hành vi đưa thông tin sai sự thật trên không gian mạng được quy định tại Điều
8 Luật An toàn thông tin mạng năm 2015 và Điều 9 Luật An ninh mạng năm 2018 bao gồm: Tính chất, mức
độ vi phạm mà người thực hiện hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy
cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Như vậy, tùy từng
tính chất và mức độ mà người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị áp dụng một, hai hoặc nhiều chế tài đối
với một hành vi vi phạm.
5. Thực trạng phòng, chống tin giả trên không gian mạng của Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên
Thanh niên là một lực lượng đông đảo của xã hội, nét đặc thù là trẻ tuổi, năng động và dễ tiếp thu cái
mới, nhất là tiếp thu các thông tin trên không gian mạng. Những năm gần đây, tổ chức Đoàn Thanh niên và
Hội Sinh viên đã tham gia tích cực, có hiệu quả vào việc đấu tranh phòng, chống các tin giả, tin xấu độc trên
không gian mạng. Thực hiện thông qua việc lồng ghép các nhiệm vụ chính trị, học tập, quán triệt và thực hiện
các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy chế cơ quan, đơn vị; qua tổ
chức Đoàn Thanh niên. Đấu tranh với tin giả, tin xấu độc trên không gian mạng bằng việc viết các bài báo,
bài viết ngắn đăng tải trên mạng xã hội, vừa chia sẻ, lan tỏa các thông tin chính thống, tin tốt đẹp; vừa đấu
tranh phản bác với các tin giả, xấu độc.
Nhiều thanh niên tham gia đấu tranh trực diện với tin giả, tin xấu độc trên không gian mạng của các cơ
quan đơn vị Bộ, Ban ngành ở các Tỉnh/ Thành phố và các địa phương. Nhiều tổ chức Đoàn Thanh niên của
các đơn vị đã lập các trang Bloge nhóm/ cá nhân; các Fanpage trên Facebook; các Group trên Zalo; các chuỗi
video clip trên youtube… triển khai các tuyến bài viết, đăng tải, chia sẻ các tin, bài viết đấu tranh với tin giả,
xấu độc trên không gian mạng.
Trên cơ sở nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong việc đấu tranh với tin giả, tin xấu độc
trên không gian mạng, lực lượng Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên đã tham gia đấu tranh phản bác các quan
điểm sai trái, thù địch xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; bác bỏ những luận
điệu chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta; đấu tranh phản bác với những thông tin bôi
nhọ, hạ thấp uy tín của lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta… nhằm bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân và bảo
vệ chế độ xã hội mà chúng ta đang xây dựng.
6. Giải pháp tăng cường công tác phòng, chống tin giả trên không gian mạng của Đoàn và Hội
Sinh viên.
Một là, kiên trì và không ngừng đổi mới phương thức giáo dục chính trị cho đoàn viên, thanh niên; tận
dụng tối đa tiện ích của internet, mạng xã hội trong giáo dục chính trị cho đoàn viên; cung cấp các kênh thông
tin chính thống để thanh niên tìm kiếm, tra cứu thông tin và học tập; tạo các diễn đàn trao đổi, đối thoại với
thanh niên.
Hai là, tiếp tục duy trì và đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu
chuyện đẹp” trên mạng xã hội, để tin tốt át tin xấu, chuyện đẹp dẹp các chuyện bịa đặt do các thế lực thù địch
phát tán, chia sẻ tạo dư luận và kêu gọi sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh niên.
Ba là, Thường xuyên nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội và định hướng dư luận trong thanh niên
thông qua đội ngũ cộng tác viên, mạng lưới tham dò dư luận, đối thoại trực tiếp, ứng dụng công nghệ thông
tin, mạng xã hội; thực hiện quét dữ liệu để nắm bắt tình hình thanh niên trước các hoạt động, sự kiện lớn. Triển
khai phương án nắm bắt và tham gia đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng
thông qua các trang cộng đồng, báo chí, các ứng dụng thông tin liên lạc trên mạng xã hội. Xây dựng và kết
nối đồng bộ các Fanpage nhằm nâng cao hiệu quả định hướng thông tin dư luận, đấu tranh phản bác các quan
điểm sai trái, thù địch. Tổ chức lực lượng đấu tranh phản bác với các tin, bài cụ thể. Xây dựng phương án
đấu tranh hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng, nghiệp vụ để đấu tranh với những sự việc, tình huống
phức tạp, nhạy cảm.
Kết luận: Việt Nam là một trong những quốc gia có dân số sử dụng Internet tích cực nhất trên thế giới
với khoảng 72,1 triệu người (số liệu năm 2022 của We are Social). Xu hướng người dân đọc tin tức qua mạng,
sử dụng mạng xã hội để chia sẻ thông tin ngày càng tăng cao. Vì vậy, việc phòng và chồng tin giả trên không
gian mạng là cần thiết hơn bao giờ hết. Để làm được điều đó thì Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên chính là
182 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

một lực lượng to lớn giúp nhà nước và các cấp chính quyền thực hiện. Đặc biệt hơn cả là sự chung tay đồng
sức, đồng lòng của mỗi cá nhân thanh niên để không gian mạng của chúng ta ngày một tốt đẹp hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1].Tạp chí Điện tử Luật sư Việt Nam (2021): “Nguyên nhân và giải pháp kiểm soát tin giả trên mạng
xã hội”
[2].Báo điện tử Pháp Luật (2023): “Hậu quả khôn lường khi tin giả trở thành tin xấu độc”
[3].“Cẩm nang phòng, chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng” - Cục Phát thanh truyền hình,
Bộ Thông tin và Truyền thông
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 183

ĐOÀN THANH NIÊN VÀ HỘI SINH VIÊN - CHIẾN BINH PHÒNG, CHỐNG THÔNG TIN GIẢ,
XẤU ĐỘC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Hà Mạnh Dũng - CQ59/61.01
Tóm tắt: Thông tin giả, xấu độc trên mạng Internet đang là một trong những vấn đề nóng hổi hiện nay.
Đó là một mối đe dọa đến sự ổn định của xã hội và cộng đồng. Bài hội thảo "Đoàn thanh niên và Hội sinh
viên: Chiến binh phòng chống thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng" tập trung vào vai trò của
Đoàn thanh niên và Hội sinh viên trong việc chống lại thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng. Bài viết
đưa ra các hoạt động và chiến lược cụ thể mà các tổ chức này sử dụng để giáo dục, tuyên truyền và giám sát
thông tin trên mạng, nâng cao ý thức thức và kỹ năng phát hiện, ngăn chặn thông tin giả, xấu độc trên mạng
đối với người dân, đặc biệt là giới trẻ. Kết quả của bài hội thảo sẽ góp phần cung cấp thông tin hữu ích cho
các tổ chức và cộng đồng có quan tâm đến việc phòng chống thông tin giả, xấu độc trên mạng.
Từ khóa: Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, thông tin giả, xấu độc, …
Lời mở đầu
Trong thời đại công nghệ số, mạng Internet đã trở thành phương tiện truyền thông quan trọng và phổ
biến nhất. Nó cung cấp cho người dùng nhiều lợi ích như thông tin, giải trí và kết nối xã hội. Tuy nhiên, với
sự phát triển của mạng Internet cũng đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều thông tin giả, xấu độc được
truyền trên không gian mạng. Việc này đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín và thể
hiện của các cá nhân, tổ chức và cả xã hội.
Trong bối cảnh này, vai trò của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên là rất quan trọng trong việc phòng chống
thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng. Điều này yêu cầu chúng ta cần phải hiểu vai trò của Đoàn thanh
niên, Hội sinh viên trong việc phòng chống thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng. Trong bài hội thảo
này, chúng ta sẽ đi vào phân tích và đánh giá về vai trò của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trong việc phòng
chống thông tin, giả độc trên không gian mạng.
1. Nhận biết tin giả, xấu độc trên không gian mạng
Theo định nghĩa của Bộ Thông tin và Truyền thông, thông tin giả là thông tin chưa được xác thực về
tính chất, nguồn gốc và mức độ chính xác của nó. Thông tin xấu độc là những thông tin có tính chất phân
biệt, kích động, xúc phạm, phản phá nhà nước, xuyên phá lịch sử, phản kích trụy, phản kích, phản kích truỵ,
truyền bá tôn giáo, văn hóa, truyền thông hệ thống văn hóa, đả kích các chính sách của Đảng và Nhà nước...
( Nguồn: baomoi.com)
Một số dạng thông tin xấu, độc hiện đang lưu hành trên mạng xã hội ở nước ta là: Thông tin chống phá
nền tảng tư tưởng của Đảng và cách mạng Việt Nam, phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
Xuyên tạc đường lối xây dựng CNXH, đường lối bảo vệ Tổ quốc và đường lối đối ngoại của Đảng ta, phủ
nhận những thành tựu của sự nghiệp đổi mới; Xuyên tạc lịch sử dân tộc, nhất là lịch sử các cuộc kháng chiến,
các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta; Xuyên tạc thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, phủ nhận công lao to lớn của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta; Vu cáo, bôi
nhọ, giả mạo các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, tướng lĩnh trong quân đội; Kích động xu
hướng ly khai, phá hoại sự thống nhất quốc gia, dân tộc, gây chia rẽ đoàn kết nội bộ, thúc đẩy “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” trong nội bộ; Truyền bá lối sống ích kỷ vụ lợi, xa hoa, trụy lạc, bạo lực và thù hận (hate
speech) đối với cá nhân và tổ chức; Phá hoại bản sắc văn hóa dân tộc, tuyên truyền, áp đặt các giá trị văn hóa
và lối sống phương Tây; Lừa đảo trên mạng, đánh cắp thông tin, mật khẩu, phát tán virus…
Thông tin giả, xấu độc có thể là tin tức giả mạo, hình ảnh, video giả mạo, thông tin lừa đảo hoặc cả trò
chơi để lừa đảo người dùng. Thông tin giả, xấu độc điều này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến xã hội, từ
việc ảnh hưởng đến quyền lợi của người dùng, tạo ra tình trạng hoang mang, lo lắng cho người dân về tình
trạng ảnh hưởng đến uy tín và thể hiện các cá nhân, tổ chức.
2. Thực trạng tin giả, xấu độc trên không gian mạng
2.1. Các quy định của pháp luật liên quan đến hành vi đăng tải, lan truyền thông tin giả, xấu độc
trên không gian mạng
Ngày 15/4/2020, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử chính thức có hiệu
lực; Nghị định gồm 124 điều 09 chương.
Nội dung đáng chú ý trong Nghị định số 15/2020/NĐ-CP là quy định rõ mức xử phạt vi phạm hành
chính đối với các hành vi tung thông tin giả mạo, gây hoang mang dư luận trên mạng xã hội. Cụ thể, Điều
101 của Nghị định quy định phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp,
184 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức,
danh dự, nhân phẩm của cá nhân; cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, kích
động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc.
Các hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm
ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ
hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn cũng bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.
Tại Điều 99, trong đó, phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi như: Đưa thông tin
sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân; Giả mạo
trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác; Đăng, phát các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất
bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc không được phép lưu hành hoặc
đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu...
2.2. Thực trạng tin giả, xấu độc trên không gian mạng
- Sự ra đời của mạng xã hội Tiktok
Tik Tok là miền đất hứa để các bạn trẻ gen Z có thể thể hiện bản sắc cá nhân cũng như tài năng của mình.
Không khó để có thể thấy nội dung phổ biến nhất trên Tiktok hiện nay là nhảy theo điệu nhạc. Độ hấp dẫn bắt
mắt của các clip đó vô cùng rõ ràng với quần áo và động tác thu hút. Thế nhưng việc sao chép phong cách của
nhau cùng với sự nổi tiếng quá dễ dàng đã làm giảm đi giá trị sáng tạo và cổ xúy cho ăn cắp chất xám.
- Sự phát triển của các hội nhóm anti fan
Khi trào lưu tiêu cực này vừa tạm lắng xuống thì một trào lưu khác lại nổi lên: “Lập group anti” (lập hội
nhóm chống lại). Điển hình như hội nhóm chống lại (anti) Hoa hậu chuyển giới quốc tế 2018 Hương Giang
với lượng thành viên lên đến con số 100 nghìn sau một thời gian ngắn. Các thành viên nhóm này cho rằng
Hương Giang có những phát ngôn mâu thuẫn hay phát ngôn “thuyết giảng đạo lý” không phù hợp. Không
chỉ Hương Giang, những nghệ sĩ khác như Trấn Thành, Lâm Vỹ Dạ, Thủy Tiên, Đỗ Khánh Vân,... cũng được
liệt vào danh sách bị “anti” với rất nhiều hội nhóm trên Facebook.
- Hoạt động của các “anh hùng mạng” Khá Bảnh, thầy giáo Huấn Hoa Hồng, các clip hài nhảm Giả danh
chủ tịch và cái kết,… cổ súy những giá trị sống phản cảm.
- Bên cạnh đó, sự ra đời của twitter, zalo, telegram,…
Tại sao trên mạng cứ có hội nhóm girl xinh trai đẹp phố X, phố Y; hay giao lưu kết bạn -> biến tướng
của mại dâm, thu thập hình ảnh cá nhân phục vụ mục đích khác.
Môi giới mại dâm biến tướng sang hình thức "Sugar baby - Sugar daddy" hoạt động thông qua các nhóm
kín đang nở rộ trên mạng xã hội. Nhiều cô gái trẻ, thậm chí có cả những nữ sinh đã đi bán dâm, làm "Sugar
baby" để lấy tiền phục vụ cho nhu cầu ăn chơi, mua sắm… Các nhóm kín này hoạt động ở khắp các địa
phương, thậm chí xuyên suốt ra nước ngoài. Mỗi nhóm kín có thể được phân loại theo loại khách hàng theo
từng phân khúc: 1.000 USD, 500 USD…
- Bắt nạt trực tuyến
Giới trẻ đang ngày càng hùng hổ và ác khẩu trên mạng xã hội, sẵn sàng tấn công một cá nhân, dồn người
đó đến bước đường cùng mới hả dạ. Ngoài đời, nhiều người trẻ có thái độ vô lễ với người lớn tuổi, bất mãn
với cha mẹ mình, hống hách, tự cao tự đại, đi làm gặp chút khó khăn hay tổn hại đến lòng tự trọng là lập tức
nghỉ việc.
- Drama về các "hot girl tài chính 4.0", ban ngày kéo nhau đi sống ảo, tối về đăng status nói đạo lý kinh
doanh đang gây bão mạng xã hội. Những cô em hot girl tài chính này luôn cố gắng chứng minh với người
xung quanh rằng: Phụ nữ hiện đại - kiếm tiền chứ không kiếm chuyện!...
3. Vai trò của Đoàn thanh niên và Hội sinh viên trong công tác phòng chống thông tin giả, xấu độc
trên mạng Internet
Thứ nhất, giám sát và phản hồi thông tin giả mạo, xấu độc trên mạng Internet: Đoàn thanh niên và
Hội sinh viên có vai trò rất quan trọng trong việc giám sát, phát hiện và phản đối thông tin giả, xấu độc trên
mạng Internet. Các tổ chức này có nhiều thành viên trẻ tuổi, có độ nhạy cảm cao với những thông tin sai lệch
và độc hại trên mạng. Nhờ vậy, họ có thể phát hiện và kiểm soát nhanh chóng những thông tin này, từ đó
phản đối và lên tiếng chống lại chúng.
Thứ hai, xây dựng cộng đồng mạng lành mạnh, đóng góp vào việc giảm thiểu thông tin giả, xấu độc
trên mạng. Các tổ chức này có thể tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn cộng đồng mạng về cách
đọc hiểu, kiểm tra và chia sẻ thông tin chính xác, giúp tạo ra một môi trường mạng lành mạnh và an toàn hơn.
Thứ ba, tích cực tham gia vào công việc đối thoại và giải quyết xung đột trên mạng. Điều này góp
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 185

phần giúp ngăn chặn sự lan truyền của thông tin giả, nói xấu và xây dựng một môi trường mạng an toàn, lành
mạnh hơn. Việc tham gia vào đối thoại và giải quyết xung đột trên mạng còn giúp cho Đoàn thanh niên và
Hội sinh viên nâng cao khả năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp và lãnh đạo, từ đó phát triển sự nghiệp
và giúp ích cho cộng đồng.
4. Những thách thức và khó khăn đối đầu với vai trò của Đoàn thanh niên và Hội sinh viên trong
việc phòng chống thông tin giả, xấu độc trên mạng Internet
Dù có vai trò quan trọng trong việc phòng chống thông tin giả, xấu độc trên mạng Internet, nhưng Đoàn
thanh niên và Hội sinh viên cũng đối mặt với những thức thức và khó khăn nhất định.
Thứ nhất, nguồn nhân lực chưa dồi dào. Một số Đoàn thanh niên và Hội sinh viên có số lượng thành
viên hạn chế, không đủ sức lực để tham gia vào công việc phòng chống thông tin giả, xấu độc trên mạng.
Ngoài ra, thiếu nguồn lực cũng khiến các tổ chức này gặp nhiều vấn đề, khó khăn trong công tác triển khai
cụ thể.
Thứ hai, khó khăn trong việc kiểm tra thông tin giám sát trên mạng. Mạng Internet là một môi trường
rộng lớn và phức tạp, thông tin được tải lên mạng với tốc độ nhanh chóng và vô tận. Điều này đưa ra các thức
thức lớn đối với Đoàn thanh niên và Hội sinh viên trong việc kiểm soát các luồng thông tin trên không gian
mạng. Không phải lúc nào các tổ chức này cũng có thể phát hiện và kiểm soát thông tin giả, xấu độc đúng
lúc và đúng chỗ.
Thứ ba, tình trạng sử dụng quyền tự do ngôn luận. Quyền tự do ngôn luận được đảm bảo chắc chắn
tại nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam. Tuy nhiên, trạng thái sử dụng quyền tự do ngôn luận trên mạng
Internet đang ngày càng gia tăng. Những kẻ xấu dùng quyền tự do ngôn luận để lan truyền thông tin giả, xấu
độc, phá hoại ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Điều này khiến cho việc phát hiện và ngăn chặn
các thông tin này trở nên khó khăn hơn.
Thứ tư, thiếu sự chuyên môn. Việc làm chống thông tin giả, xấu độc trên mạng yêu cầu sự chuyên môn
cao và kiến thức sâu rộng về công nghệ thông tin. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ kiến thức và kỹ năng
để phát hiện và đối phó với các thông tin giả, xấu độc trên mạng. Điều này đưa ra đại thức đối kháng với
Đoàn thanh niên và Hội sinh viên trong công tác triển khai vấn đề bức bối này.
5. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của Đoàn thanh niên và Hội sinh viên trong công tác
phòng chống thông tin giả, xấu độc trên mạng Internet
Để vượt qua những thử thách và khó khăn trong công tác phòng chống thông tin giả, xấu độc trên mạng
Internet, Đoàn thanh niên và Hội sinh viên cần có những giải pháp cụ thể, triển khai hợp lý, khuyến khích
nâng cao vai trò, vị thế của tổ chức.
Thứ nhất, tiếp tục nâng cao kiến thức và kỹ năng về công nghệ thông tin. Để chống thông tin giả, xấu
độc trên mạng Internet, Đoàn thanh niên và Hội sinh viên cần nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng về
công nghệ thông tin. Các thành viên trong tổ chức cần có kiến thức sâu rộng về các phương pháp và công cụ
phát hiện thông tin giả, xấu độc trên mạng. Cần phải hiểu rõ các kỹ thuật cơ bản để phát hiện ra những tin tức
giả mạo, đánh lừa và những lời đồn đại, để ngăn chặn sự lan truyền của thông tin sai lệch đó. Bên cạnh đó,
Đoàn thanh niên và Hội sinh viên cần được trang bị kỹ năng liên quan đến việc phát hiện và đối phó với các
thông tin giả, xấu độc trên mạng.
Thứ hai, cần tăng cường tuyên truyền và giáo dục đối với mỗi thành viên của tổ chức Đoàn, Hội.
Tuyên truyền và giáo dục là một trong những phương tiện hiệu quả để giải quyết các vấn đề về thông tin giả,
nói xấu trên mạng Internet. Đoàn thanh niên và Hội sinh viên có thể tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo
dục về tác hại của thông tin giả, xấu độc trên mạng. Các hoạt động này có thể bao gồm truyền thông tin đến
cộng đồng, tổ chức các buổi hội thảo, talkshow để giải thích về tác hại của thông tin giả, xấu độc trên mạng,
tuyên truyền về vai trò của Đoàn thanh niên và Hội sinh viên trong công tác phòng chống thông tin giả, xấu
độc trên mạng Internet.
Thứ ba, đẩy mạnh tổ chức các chương trình đào tạo và huấn luyện. Chương trình đào tạo và huấn
luyện đào tạo là một trong những phương tiện hiệu quả nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng và năng lực của
Đoàn, Hội trong công tác phòng chống thông tin giả, xấu độc trên mạng Internet. Các chương trình này có
thể bao gồm các khóa đào tạo, huấn luyện kiểm tra kiểm soát thông tin trên mạng, các kỹ thuật phát hiện
thông tin giả, xấu độc và cách đối phó với chúng.
Thứ tư, tham gia vào các hoạt động cộng đồng. Việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng là một
cách hiệu quả. Các hoạt động này có thể bao gồm việc tham gia vào các diễn đàn trực tuyến, các trang web
xã hội để chia sẻ thông tin hữu ích về việc phát hiện và đối phó với những người giả mạo tức thời. Đồng thời,
186 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng sẽ giúp Đoàn thanh niên và Hội sinh viên xây dựng được một
mạng lưới kết nối mở rộng, tăng cường khả năng phát hiện và phản ứng nhanh khi có thông tin giả, xấu xuất
hiện độc quyền trên mạng.
Kết luận: Thông tin giả, xấu độc trên mạng Internet đang là một trong những vấn đề nóng hổi hiện nay.
Đó là một mối đe dọa đến sự ổn định của xã hội và cộng đồng. Để đối phó với tình trạng này, Đoàn thanh
niên và Hội sinh viên đóng vai trò rất quan trọng. Các tổ chức này có thể giúp tăng cường nhận thức, kiến
thức và kỹ năng của cộng đồng trong việc phát hiện và đối phó với thông tin giả, xấu độc trên mạng. Đồng
thời, việc tăng cường tuyên truyền và giáo dục, tổ chức các chương trình đào tạo và huấn luyện, cùng việc
tham gia vào các hoạt động cộng đồng sẽ giúp Đoàn thanh niên và Hội sinh viên có thể đóng góp tích cực
vào công việc phòng chống tin giả, tin xấu trên mạng Internet, đảm bảo sự an toàn và ổn định cho cộng đồng
và xã hội.
Trên đây là bài hội thảo về chủ đề " Đoàn thanh niên và Hội sinh viên: Chiến binh phòng chống thông
tin giả, xấu độc trên không gian mạng". Tác giả hy vọng bài viết này có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vai
trò quan trọng của Đoàn thanh niên và Hội sinh viên trong công tác phòng chống thông tin giả, xấu độc trên
mạng và nhận thức được tầm quan trọng của việc đào tạo, tuyên truyền, giáo dục cộng đồng trong việc phát
hiện và đối phó với thông tin giả trên mạng. Hãy hành động cùng nhau để đảm bảo sự an toàn và ổn định cho
cộng đồng và xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Cẩm Linh (05/01/2022), “Vai trò của tổ chức Đoàn trong việc phòng chống thông tin giả, xấu độc
trên không gian mạng”, Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam. Truy cập từ: https://dangcongsan.vn/bao-ve-
nen-tang-tu-tuong-cua-dang/vai-tro-cua-to-chuc-doan-trong-viec-phong-chong-thong-tin-gia-xau-doc-tren-
khong-gian-mang-601432.html,
[2] Nguyễn Tất Thành - PBT Chi đoàn Công an TPTH, “Bài tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng
chống TT xấu độc trên không gian mạng tại trường THCS Cù Chính Lan”.
[3] Phòng An ninh Kinh tế (14/02/2022), “Nhận diện thông tin xấu, độc trên mạng xã hội và trách nhiệm
của chúng ta”, Cổng thông tin điện tử công an tỉnh Bình Thuận. Truy cập từ:
https://congan.binhthuan.gov.vn/nhan-dien-thong-tin-xau-doc-tren-mang-xa-hoi-va-trach-nhiem-cua-
chung-ta-N987.aspx,
[4] Thu Hoài (29/12/2020), “Thế nào là thông tin xấu, độc và các mức xử lý hành vi đưa thông tin xấu
độc lên mạng”, Tạp chí Thời Đại. Truy cập từ: https://thoidai.com.vn/the-nao-la-thong-tin-xau-doc-va-cac-
muc-xu-ly-hanh-vi-dua-thong-tin-xau-doc-len-mang-127221.html.
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 187

TRÁCH NHIỆM CỦA ĐOÀN THANH NIÊN, HỘI SINH VIÊN TRÊN
MẠNG XÃ HỘI ĐỂ NGĂN CHẶN THÔNG TIN GIẢ, XẤU ĐỘC
ThS. Nguyễn Xuân Lâm - VP Đoàn Thanh niên HV
Nguyễn Nga Nhi - CQ58/06.02CLC
Tóm tắt: Có thể thấy, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, đặc biệt là các nền tảng mạng
xã hội với ưu điểm nhanh chóng, tiện lợi đang chiếm lĩnh không gian và khối lượng thông tin của xã hội.
Theo thống kê, tại Việt Nam có hơn 65 triệu tài khoản mạng xã hội trên tổng số hơn 96 triệu dân. đó là khoảng
2/3 dân số. Tuy nhiên, trong hàng vạn thông tin trên mạng xã hội, có không ít thông tin không chính xác, giả
mạo, xấu độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, cơ quan. gây
mất trật tự xã hội, hoang mang trong dư luận. Vì thế, chúng ta cần nhận diện đúng thông tin xấu, độc khi tiếp
cận để phát huy mặt tích cực, ngăn chặn tác động tiêu cực, góp phần ổn định chính trị - xã hội của đất nước,
xây dựng môi trường thuận lợi. môi trường sống an toàn, chất lượng.
1. Nhận biết thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng
1.1. Khái niệm và dấu hiệu nhận biết thông tin giả, xấu độc
Theo từ điển Cambridge: “Tin giả là những câu chuyện không có thật được lan truyền dưới dạng tin tức
trên Internet hoặc các phương tiện truyền thông khác, thường được tạo ra để tác động đến quan điểm chính
trị hoặc tạo ra như một trà đùa”
Theo ấn phẩm báo chí của UNESCO: “.0Tin giả ngày nay không chỉ là cái mác gắn cho thông tin sai sự
thật và gây nhầm lẫn, được ngụy trang và phát tán như tin tức. Tin giả hay tin xuyên tạc là một lời nói dối cố
ý, có chủ đích, nhằm vào những người bị những kẻ ác ý chủ động lừa dối”
Như vậy có thể thấy, có nhiều định nghĩa, quan điểm khác nhau về tin giả, xấu độc. Trong góc độ nghiên
cứu của đề tài, Nhóm tác giả cho rằng: “Tin giả, xấu độc trên không gian mạng là những thông tin sai sự thật
được cố ý đăng tải, lan truyền nhằm mục đích không chính đáng, gây hiểu lầm cho người đọc, người xem
hoặc những thông tin có một phần sự thật nhưng không hoàn toàn chính xácdo không được kiểm chứng, xác
minh hoặc bị phóng đại, suy diễn, làm thay đổi bản chất của sự việc, thường xuất hiện dưới dạng tin tức và
được lan truyền chủ yếu trên mạng xã hội.”
Các dấu hiệu nhận biết tin giả, xấu độc:
- Tiêu đề giật gân, thu hút, nội dung thông tin mới lạ, thường đề cập đến một vấn đề nóng đang được
nhiều người quan tâm.
- Thông tin không ghi nguồn hoặc nguồn không rõ ràng
- Thông tin xuất phát từ những trang web, tài khoản, kênh nội dung trên mạng xã hội thường xuyên tung
tin giả, hoặc từ những trang, tài khoản, kênh không thuộc cơ quan báo chí chính thông hoặc cơ quan nhà nước.
1.2. Phân loại và mục đích của tin giả, xấu độc
1.2.1. Tin giả, xấu độc về thương mại
Những câu chuyện, tin tức nhằm mục đích kinh tế. Chủ yếu là để tăng lưu lượng tiếp cận cho website,
tài khoản từ đó gia tăng doanh thu đến từ việc kinh doanh, quảng cáo, lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của người
dân để lừa đảo, tạo ra những cơn sốt ảo như sốt đất, sốt sàng, sốt ngoại tệ,...
Các cách thức phát tán tin giả với doanh nghiệp phổ như: Sử dụng tin giả để tấn công đối thủ, dùng
những cách thức để bôi xấu về những sự cố đã từng xảy ra trong quá khứ và khi một sự cố vừa xảy ra thì họ
sẽ tìm mọi cách để phóng đại sự cố đó lên.
1.2.2. Tin giả, xấu độc về chính trị
Nhằm mục đích gây rối loạn xã hội, thông tin xuyên tạc, bôi nhọ, hạ bệ uy tin các lãnh đạo Đảng, Nhà
nước nhằm chống phá chế độ. Tin giả thuộc nhóm này thường gia tăng mạnh vào thời điểm diễn ra các sự
kiện quan trọng của đất nước như Đại hội Đảng, Hội nghị Trung ương, họp Quốc hội....
Các đối tượng xấu thường tạo dựng tin giả từ một phần tin tức báo chí chính thống để tăng mức độ tin
cậy và cắt ghép, pha trộn với những thông tin chưa kiểm chứng, đặc biệt là với những vấn đề nhạy cảm",
được dư luận quan tâm để thổi phóng những yếu kém, hạn chế, khuyết điểm trong công tác chỉ đạo, điều hành
của chính quyền.
1.2.3. Tin giả, xấu độc về đời sống xã hội
Những nội dung do người dùng mạng xã hội đăng tải để thể hiện quan điểm, góc nhìn cá nhân về vấn đề
hay một đối tượng nhất định, chủ yếu là về những vấn đề “nóng” trong xã hội, được dư luận quan tâm, thường
chỉ nhằm mục đích như sống áo, câu like, câu view, kiếm lượng người theo dõi đăng ký (subscribe) vì muốn
được nổi tiếng hoặc để phục vụ việc kinh doanh online. Những bài viết này có thể kèm theo hình ảnh, video,
188 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

trích dẫn bị cắt ghép hoặc liên kết sai (chú thích không liên quan đến nội dung bài viết) nhằm khiến người
đọc, người xem hiểu sai bản chất sự việc.
1.2.4. Tin châm biếm, hài hước
Mục đích chỉ để giải trí, nhưng vì tính chất không rõ ràng nên dễ bị lợi dụng, có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
2. Thực trạng thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng
2.1. Các quy định của pháp luật liên quan đến hành vi đăng tải, lan truyền thông tin giả, xấu độc
trên không gian mạng
a) Xử phạt hành chính
* Đối với cá nhân, tổ chức:
- Tung tin giả, sai sự thật;
- Xúc phạm danh dự nhân phẩm tổ chức, cá nhân khác;
- Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân.
Cá nhân: Phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng; Tổ chức, doanh nghiệp: Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng; buộc
gỡ bỏ thông tin.
- Quảng cáo sai sự thật, quảng cáo hàng giá:
Cá nhân: Phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng; Tổ chức, doanh nghiệp: Phạt tiền từ phạm pháp luật (thông tin
xuyên tạc, tin 10 - 20 triệu đồng; buộc gỡ bỏ thông tin.
- Đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung vì giá, tin sai sự thật):
Cá nhân: Phạt tiền từ 75 - 15 triệu; Tổ chức, doanh nghiệp: Phạt tiền từ 15-20 triệu đồng; buộc gỡ bỏ
quảng cáo vi phạm.
* Đối với nhà cung cấp dịch vụ:
- Chủ động cung cấp đường dẫn đến trung thông tin tiên tử hoặc ứng dụng có nội dung vi phạm pháp
luật (thông tin xuyên tạo, tin giả, tin sai sự thật): Phạt tiền từ 30-50 triệu đồng.
- Chủ động lưu trữ, truyền đưa thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, và vu khống, xuyên tạc, thông tin
bịa đặt, gây hoang mang: Phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm; tước quyền
sử dụng giấy phép từ 03-06 tháng.
b) Xử lý hình sự
- Tội làm nhục người khác (Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015): Phạt tù từ 03 tháng - 02 năm. Hình
thức xử phạt bổ sung: 10 - 30 triệu đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề 01-05 năm.
- Tội vu khống (Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017): Phạt tù: 01 - 03 năm.
Hình thức xử phạt bổ sung. 10 - 50 triệu đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề 01 - 05 năm.
- Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân (Điều 551 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017): Phạt cải tạo không giam giữ
đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm.
- Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội (Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015,
sửa đổi bổ sung năm 2017). Phạt tù từ 02-07 nám.
- Tôi làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng
hòa XHCN Việt Nam (Điều 117, Bộ luật Hình sự năm 2015). Phạt từ: 05-12 năm.
2.2. Thực trạng thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng
Cùng với sự phát triển của mạng xã hội thì tin giả, xấu độc cũng ngày được phát tán trên mạng xã hội
ngày một nhiều hơn. Thực tế thời gian qua vì những thông tin thiếu chính xác như vậy mà không ít tổ chức,
cá nhân, doanh nghiệp, đã phải gánh chịu hậu quả nặng nề.
Khi Đại hội XIII đang diễn ra, có rất nhiều những thế lực xấu đã tung những thông tin xuyên tạc, bịa đặt
để gây nhiễu loạn thông tin, chống phá Đại hội. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, chỉ trong ngày
26/01/2022, ngày khai mạc Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trên mạng xuất hiện hàng trăm tin bài
xấu độc về một số vấn đề của Đại hội như công tác tổ chức Đại hội, công tác nhân sự Đại hội, tập trung xuyên
tạc, bôi nhọ, hạ uy tín của các đồng chí lãnh đạo, xuyên tạc về đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước…
Trong giai đoạn đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch, các đối tượng chống đối,
phản động và một số người dân thiếu nhận thức đã đăng tải, phát tán nhiều thông tin không đúng sự thật, xuyên
tạc tình hình dịch bệnh tại Việt Nam như: tung tin sai sự thật về số lượng ca nhiễm, tử vong tại Việt Nam; tung
tin đóng cửa biên giới với Trung Quốc, kêu gọi Việt Nam đóng cửa biên giới; phát tán thông tin người Trung
Quốc đến Việt Nam; kêu gọi người dân bãi công, bãi thị và bãi khoá trên toàn lãnh thổ Việt Nam…
Theo thông tin từ Bộ Công an, trong 10 tháng đầu năm 2022, Bộ Công an đã khởi tố và điều tra 572 vụ
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 189

án phạm tội trên không gian mạng, tăng 144% so với cùng kỳ. Về các vụ việc tung tin sai sự thật trên các
trang mạng, đã khởi tố 63 vụ với 68 bị can, xử phạt hành chính 455 đối tượng; gọi hỏi răn đe khoảng 1.500
đối tượng.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp lớn bị ảnh hưởng tới uy tín, danh dự, tình hình kinh doanh một cách
nặng nề cũng vì những thông tin sai sự thật trên mạng xã hội. Rõ rệt nhất là trường hợp ông Phạm Nhật
Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup đã bị tung tin về việc cấm xuất cảnh, điều này đã khiến 3 cổ phiếu "họ
Vingroup" lao dốc không phanh. Giá cổ phiếu của Tập đoàn Vingroup sau 11 tháng đã mất 50% giá trị. Trong
khi nhiều lần cơ quan chức năng khẳng định ông Phạm Nhật Vượng không nằm trong danh sách cấm xuất
cảnh và hoạt động của Vingroup vẫn ổn định, bình thường. Hay như trường hợp của Ngân hàng SCB, người
dân xếp hàng dài đòi giúp hết tiền gửi tiết kiệm vìbà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị
công an bắt. Các thông tin được thổi phồng, cắt ghép, khớp nối nghe có vẻ rất hợp lý. Nếu người nghe thiếu
hiểu biết, không đủ bản lĩnh thì rất dễ mắc bẫy, sẽ tin vào những thông tin xuyên tạc đó.
3. Giải pháp phòng chống thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng
3.1. Xem xét kỹ nguồn gốc
Với mỗi thông tin đăng tải trên mạng xã hội, chúng ta vẫn cần kiểm chứng xem thông tin chính xác
không bằng cách đọc và tìm hiểu nguồn tin đó có được cung cấp bởi người có thẩm quyền, đúng chức năng,
được phép phát ngôn cung cấp thông tin hay không. Những thông tin trong bài viết có nêu rõ tên người, địa
phương, thời gian… không. Với những tin chung chung, không rõ tên nhân vật, địa danh cụ thể, chúng ta cần
kiểm chứng lại. Cần cảnh giác với những thông tin đến từ các các website, tài khoản không rõ nguồn gốc hay
không xác thực.
3.2. Kiểm tra các đường dẫn liên kết trước khi ấn vào
Đôi khi bạn sẽ gặp tình trạng nhận được các đường link lạ từ tin nhắn, hoặc Gmail nhưng không tài nào
phân biệt liệu đó có phải là đường link an toàn không, nhất là đối với những người ít có kinh nghiệm sử dụng
máy tính. Việc vô tình truy cập vào các đường link lạ này sẽ có thể tạo cơ hội cho kẻ gian đánh cắp lấy thông
tin của bạn. Để đảm bảo tính an toàn trước khi truy cập vào một đường link nào, bạn có thể thực hiện kiểm
tra tên miền trước trên công cụ tìm kiếm của Google nhằm biết được xếp hạng uy tín của đường link này.
3.3. Phân tích, tìm ra những điểm khả nghi
Đa phần thông tin giả, xấu độc thường được xây dựng trên một câu chuyện, sự kiện có thật nhưng được
thay đổi những nội dung mấu chốt, quan trọng nhằm giật tít, thu hút sự chú ý của người đọc. Do đó chúng ta
cần đọc kỹ và tìm hiểu những nội dung đó xem có đúng sự thật không hay chỉ là chiêu trò nhằm câu view.
Tin giả, xấu độc không chỉ ở chữ viết mà còn là các hình ảnh, video đã bị làm giả, cắt ghép, chỉnh sửa
theo mục đích của người đăng tải. Hình ảnh sử dụng trong bài viết đa phần là ảnh trên mạng hoặc được chỉnh
sửa cho phù hợp với nội dung nguồn tin. Cần kiểm tra xem ảnh có tồn tại trên không gian mạng thông qua
tính năng “Search Google for image”. Trước mỗi thông tin, hình ảnh có nội dung xấu lan truyền, cần tỉnh táo,
suy nghĩ xem những tin tức, hình ảnh đó khởi nguồn thế nào, ai phát ra, liệu có đủ khả năng tin cậy?
3.4. Đối chiếu nội dung trên các kênh chính thống
Hiện nay, chúng ta có nhiều kênh trên không gian mạng để tiếp nhận thông tin, từ các trang mạng xã
hội, hội nhóm đến những báo mạng, trang thông tin điện tử, cổng thông tin của các cơ quan nhà nước… Tất
nhiên, trong hàng trăm, hàng ngàn tin tiếp nhận mỗi ngày, có tin chính xác, có tin không chính xác. Để nhận
được những thông tin chính xác, chúng ta cần theo dõi tin tức từ báo chí, nhất là những tờ báo uy tín, cổng
điện tử của cơ quan chức năng. Khi nhận thấy thông tin có điểm bất hợp lý cần đối chiếu ngày với các trang
chính thống, có nguồn gốc rõ ràng.
4. Trách nhiệm của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên trên mạng xã hội để ngăn chặn thông tin giả,
xấu độc
Để ngăn chặn thông tin giả, xấu độc này càng phát triển mạnh mẽ trên mạng xã hội thì trách nhiệm của
từng cá nhân nói riêng và của một tập thể, các kênh truyền thông trên mạng xã hội nói chung là vô cùng quan
trọng trong việc góp phần làm sạch không gian mạng, đặc biệt là các bạn Đoàn viên, Sinh viên những chủ
nhân tương lai của đất nước.
4.1. Trách nhiệm của các cá nhân
Thứ nhất: kiểm tra, xem xét các nguồn thông tin, tác giả, độ tin cậy của thông tin.
Thứ hai: suy nghĩ kỹ trước khi chia sẻ, đăng tải, hoặc bình luận video, ảnh, tin tức trên mạng xã hội;
không thực hiện nếu không chắc chắn về độ tin cậy của thông tin.
Thứ ba: có các hành vi, ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc
190 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

Việt Nam; không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo.
Thứ tư: không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm
ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi
phạm thuần phong mỹ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép… gây bức
xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.
Thứ năm: tôn trọng suy nghĩ, quyền riêng tư của bản thân và của những người khác.
Thứ sáu: thông báo cho cơ quan có thẩm quyền nếu phát hiện tin xấu, tin độc, tin giả.
4.2. Trách nhiệm của tập thể, các tổ chức trực thuộc Học viện Tài chính nói chung và Đoàn Thanh
niên - Hội Sinh viên nói riêng
Thứ nhất: xem xét, kiểm duyệt kỹ lưỡng nội dung của nguồn thông tin, nội dung của một bài đăng nào
đó trước khi đăng tải lên các kênh mạng xã hội thuộc tổ chức.
Thứ hai: hông giật tit quá đà, trích dẫn nội dung một cách nửa vời khiến người đọc có cái nhìn sai
lệch khi đăng tải nội dung nào đó trên các kênh truyền thông.
Thứ ba: tăng cường vận động đấu tranh phòng chống tin giả, xấu độc trên mạng xã hội, các diễn đàn,
các kênh truyền thông do đơn vị quản lý.
Thứ tư: chú trọng hơn việc kết nối giữa các tổ chức Đoàn, Hội trong toàn quốc, trong hệ thống tổ chức
Đoàn, Hội của Khối, của cơ quan, Ban ngành. Có thể lập chuyên mục riêng về đấu tranh phòng, chống tin
giả, tin xấu độc cho thanh niên ở các trang mạng; Cổng thông tin điện tử; trên các Fanpage, các Group
Facebook, Zalo… để Đoàn viên, Sinh viên có thêm diễn đàn đăng các bài viết, bài báo có chất lượng, nhằm
lan tỏa, tuyên truyền các thông tin chính thống, tin tốt đẹp…
Thứ năm: có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ và kịp thời biểu dương những cá nhân tích cực,
đồng thời có biện pháp xử lý những Đoàn viên, Sinh viên đưa các tin giả, xấu độc lên không gian mạng.
Kết luận: Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, có không ít tin giả, tin xấu độc đang tồn tại, lan
truyền nhanh chóng, rộng khắp trên không gian mạng. Vì vậy, đấu tranh phòng, chống tin giả, tin xấu độc là
nhiệm vụ quan trọng, phải được tiến hành thường xuyên, hiệu quả. Trong đó, cần phát huy vai trò của Đoàn
Thanh niên, Hội Sinh viên để vừa nâng cao vai trò, trách nhiệm, vừa tạo ra “sức đề kháng”, “màng lọc” cho
các bạn Đoàn viên, Sinh viên khi tiếp cận thông tin trên không gian mạng hiện nay. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân
cũng cần phải học tập, nâng cao trình độ về công nghệ thông tin, về mạng xã hội, nhất là các kỹ năng sử dụng,
ứng dụng công nghệ thông tin, nền tảng số trên không gian mạng… nhằm phục vụ tốt hơn cho việc tuyên
truyền, lan tỏa thông tin tốt đẹp, bác bỏ, gỡ bỏ các thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (2022), Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự
thật trên không gian mạng, NXB Thông tin và Truyền thông
http://vnbook.com.vn/books/camnagphongchongtingia_output/web/index.html
[2] Cổng thông tin điện tử huyện Thanh Trì (2022), Nâng cao cảnh giác trước tin xấu, độc trên mạng xã
hội.
[3] Cổng thông tin điện tử Công an tỉnh Thanh Hóa (2023), Cảnh giác với tin giả trên không gian mạng.
https://conganthanhhoa.gov.vn/tin-tuc-su-kien/chong-dien-bien-hoa-binh/canh-giac-voi-tin-gia-tren-
khong-gian-mang.html
[4] Xây dựng Đảng (2022), Tăng cường sức đề kháng, tự “miễn dịch" trước thông tin xấu độc, xuyên
tạc, sai trái trên mạng xã hội hiện nay.
https://www.xaydungdang.org.vn/dien-dan/tang-cuong-suc-de-khang-tu-mien-dich-truoc-thong-tin-
xau-doc-xuyen-tac-sai-trai-tren-mang-xa-hoi-hien-nay-17892
[5] Quốc hội (2015), Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13
[6] Chính phủ (2020), Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020, Quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến diện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
[7] Chính phủ (2021), Nghị định số 129/2021/NĐ-CP ngày 30/12/202, Bổ sung khoản ta vào khoản 2a
Điều 38 Mục 2 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.
[8] Chính phủ (2022), Nghị định số 14/2022ND-CP ngày 27/01/2022, Bổ sung điểm i vào khoản 2 Điều
100 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ.
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 191

SỨ MỆNH PHÒNG CHỐNG TIN GIẢ, XẤU ĐỘC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG CỦA
ĐOÀN THANH NIÊN VÀ HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM
Hoàng Minh Quân, Ngô Thị Phương Uyên - K123 Dự án Toulon
Lời mở đầu
Trong thời đại công nghệ số hiện nay việc phát tán tin giả xấu độc trên mạng xã hội và các trang web đã
trở thành một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự ổn định của xã hội và đời sống của người dân Việt
Nam.Tin giả,xấu độc không chỉ gây ảnh hưởng đến sự tin tưởng của người dân, có thể gây ra những hậu quả
nghiêm trọng cho xã hội cũng như đang trở thành một thách thức lớn đối với sự phát triển của đất nước. Bài
viết này tập trung vào tìm hiểu và phân tích vai trò của Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên trong việc phòng
chống tin giả xấu độc trên không gian mạng. Từ đó đề xuất các giải pháp và hoạt động cụ thể để tăng cường
vai trò của Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên trong công tác phòng chống tin giả đảm bảo an toàn thông tin
và xây dựng một môi trường mạng lành mạnh đáng tin cậy. Ngoài ra đề tài cũng mong muốn góp phần nâng
cao nhận thức của các bạn trẻ về tác hại của tin giả và cách phòng chống tin giả hiệu quả trên mạng xã hội.
1. Tổng quan về tình hình phát triển của tin giả, xấu độc trên không gian mạng và tác hại của nó
đối với xã hội.
Tình hình tin giả, xấu độc trên không gian mạng ở Việt Nam ngày càng trở nên phức tạp và những nội
dung này đã và đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với cả xã hội và cá nhân.
(a) Tình hình phát triển của tin giả, xấu độc trên không gian mạng
Theo báo cáo của Chính phủ về tình hình an ninh mạng trong năm 2020, tại Việt Nam, số lượng thông tin
xấu độc và tin giả đã tăng đáng kể với hơn 68.000 trường hợp được phát hiện và xử lý. Nhiều trang mạng, tài
khoản mạng xã hội, nhóm tin tức giả mạo, cộng đồng vẫn tiếp tục lan truyền các tin tài sản, thông tin sai lệch,
khiến người dùng dễ dàng bị lừa, hoang mang và bị ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và hành vi của mình.
(b) Tác hại của tin giả, xấu độc trên xã hội
Tin giả, xấu độc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người dân mà còn gây ra những tác
hại đối với toàn xã hội. Các tin giả có thể gây ra sự phân biệt chủng tộc, tôn giáo và các vấn đề liên quan đến
chính trị, kinh tế và xã hội. Những hậu quả nghiêm trọng nhất bao gồm:
-Gây mất trật tự an ninh trật tự xã hội: khi thông tin sai được lan truyền rộng rãi thì có thể dẫn đến xung
đột và mất trật tự an ninh trật tự xã hội.
-Gây mất lòng tin vào các cơ quan chức năng: Tin giả, xấu độc còn giảm thiểu lòng tin của người dân
đối với các cơ quan, tổ chức và cơ quan chức năng, khiến người dân không tin tưởng vào việc thông tin,
truyền thông được cung cấp.
-Gây thiệt hại kinh tế: Nếu tin giả liên quan đến lĩnh vực kinh tế có thể dẫn đến thiệt hại kinh tế với các
công ty, doanh nghiệp hoặc toàn ngành.
Trên tổng thể, tác hại của tin giả, xấu độc trên xã hội ở Việt Nam là rất lớn và cần được xử lý nghiêm
túc và hiệu quả. Các cơ quan chức năng, các tổ chức truyền thông cùng với sự phối hợp của toàn xã hội cần
được đẩy mạnh để ngăn chặn, kiểm soát và xử lý các vấn đề này, đảm bảo sự bình yên, an ninh trật tự xã hội
và phát triển bền vững của đất nước.
2. Vai trò của Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên trong phòng chống tin giả xấu độc trên không
gian mạng.
Đối với tổ chức Đoàn Thanh niên
Cần tăng cường và đổi mới nội dung, hình thức đấu tranh phòng, chống tin giả, xấu độc trên không gian
mạng qua các diễn đàn, các Câu lạc bộ, các Nhóm… để kiến tạo ra “sân chơi” cho thanh niên. Chú trọng hơn
việc kết nối giữa các tổ chức Đoàn trong toàn quốc, trong hệ thống tổ chức Đoàn của Khối, của cơ quan, Ban
ngành. Có thể lập chuyên mục riêng về đấu tranh phòng, chống tin giả, tin xấu độc cho thanh niên ở các trang
mạng; Cổng thông tin điện tử; trên các Fanpage, các Group Facebook, Zalo… để thanh niên có thêm diễn
đàn đăng các bài viết, bài báo có chất lượng, nhằm lan tỏa, tuyên truyền các thông tin chính thống, tin tốt
đẹp… Tổ chức Đoàn Thanh niên cần tạo ra nhiều hơn các diễn đàn như: Tọa đàm, Hội thảo, nghe chuyên gia
nói chuyện các vấn đề thời sự, trong đó có việc đấu tranh phòng, chống tin giả, xấu độc trên không gian mạng.
Cùng với đó, tổ chức Đoàn cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và kịp thời biểu dương những đại biểu
tích cực, đồng thời có biện pháp xử lý những thanh niên đưa các tin giả, xấu độc trên không gian mạng.
Đối với mỗi thanh niên
Thứ nhất, cần nâng cao tinh thần cảnh giác trước các tin giả, tin xấu độc trên mạng xã hội. Làm chủ kiến
thức về các vấn đề chính trị, xã hội để xem xét, tiếp cận thông tin một cách khách quan, đầy đủ, chính xác từ
192 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

những nguồn thông tin chính thống. Chấp hành nghiêm các quy định về quyền thông tin, phạm vi thông tin
theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Tiếp cận Thông tin năm 2016 và Luật An ninh mạng 2018; Quy
định 37 của Bộ Chính trị về những điều Đảng viên không được làm đối với đảng viên trong thanh niên.
Thứ hai, phải không ngừng phấn đấu, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức và
bản lĩnh để vừa có sức “đề kháng”, “tự miễn dịch” trước các thông tin; vừa tham gia đấu tranh phản bác với
những tin giả, tin xấu độc trên không gian mạng. Đặc biệt, phải học tập, nâng cao trình độ về công nghệ thông
tin, về mạng xã hội, nhất là các kỹ năng sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin, nền tảng số trên không gian
mạng… nhằm phục vụ tốt hơn cho việc tuyên truyền, lan tỏa thông tin tốt đẹp, bác bỏ, gỡ bỏ các thông tin
giả, xấu độc trên không gian mạng.
3. Các hoạt động của Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên trong việc phát hiện cảnh bảo và ngăn
chặn sự lan truyền của tin giả xấu độc trên mạng
Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên có thể tham gia vào các hoạt động như:
- Tổ chức các buổi tư vấn, giảng dạy cho sinh viên về cách phát hiện và xử lý tin giả.
- Phân loại, kiểm duyệt các bài viết trên mạng để đưa ra nhận định chính xác về tính chất của tin tức.
- Sử dụng các công cụ, phần mềm để phân tích và phát hiện tin giả, bảo vệ dữ liệu và thông tin đối với
người dùng.
- Hợp tác với các đơn vị, tổ chức chức năng như Bộ công an, Cơ quan an ninh mạng, Viện khoa học kỹ
thuật quân sự,... để ngăn chặn và xử lý các trang mạng truyền tải tin giả.
- Đăng tải các thông tin đáng tin cậy trên các trang mạng của Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên để
hướng dẫn, cảnh bảo người dùng mạng và đối phó với các trường hợp tin giả, để tôn vinh những người phát
hiện ra tin giả và những điều hay ho giúp cộng đồng.
4. Những thách thức và khó khăn mà Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên đang gặp phải trong công
tác phòng chống tin giả xấu độc trên mạng
Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên ở Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn trong
công tác phòng chống tin giả xấu độc trên mạng, tình hình tin giả xấu độc ngày càng tinh vi và phức tạp. Hiện
nay, nguồn thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội và trang tin tức điện tử là khá phong phú và đa dạng,
trong số đó có rất nhiều thông tin giả mạo, sai sự thật, khiến người đọc hoang mang và đánh mất niềm tin.
Khả năng lan truyền rộng: Sự phát triển của các mạng xã hội và công nghệ thông tin đang giúp cho
thông tin giả mạo và tin độc lan truyền rất nhanh chóng và rộng rãi. Điều này làm tăng nguy cơ người dùng
bị lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân và khó khăn trong việc phát hiện và ngăn chặn sự lan truyền của tin
giả.
Thiếu kinh nghiệm và kỹ năng của người dân: Đa phần người dân Việt Nam vẫn thiếu kiến thức và kỹ
năng cần thiết để xác định đúng thông tin và phát hiện tin giả. Đồng thời, tình trạng sử dụng tin giả để châm
biếm, chế giễu người khác cũng là một nguyên nhân khiến tin giả lan truyền thông tin nhanh hơn.
Hạn chế về phương tiện và nguồn lực tài chính: Thu thập, xử lý và giám sát thông tin giả yêu cầu đầu
tư kỹ thuật cao, chi phí lớn. Việc đào tạo cho đội ngũ cán bộ và người tham gia nghiên cứu phải đảm bảo sử
dụng đúng tiêu chuẩn quốc tế để phòng chống tin giả đáng lẽ phải là công việc cần thiết, nhưng hiện vẫn còn
hạn chế.
Phân tán trách nhiệm và trách nhiệm pháp lý: Việc xác định địa chỉ nguồn tin, người đăng tin giả hay
độc còn là rào cản khiến cho việc xử lý trở nên khó khăn.
Tổng hợp lại, công tác phòng chống tin giả xấu độc trên mạng ở Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách
thức và khó khăn. Để giảm thiểu tình trạng tin giả lan truyền, các tổ chức cần cải thiện kỹ năng, trang bị các
công cụ hiện đại, tạo ra các chương trình đào tạo nhằm phát triển năng lực xử lý thông tin cho người dân và
giáo dục cộng đồng về tầm quan trọng của việc phòng chống tin giả.
5. Giải pháp và đề xuất đề nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tin gia xấu độc trên mạng của
Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên
Phòng chống tin gia xấu độc trên mạng là một trong những công tác quan trọng của Đoàn Thanh niên
và Hội Sinh viên nhằm bảo vệ tinh thần, sức khỏe và tình cảm của cộng đồng trẻ. Tuy nhiên, có rất nhiều
thách thức đang đối diện với công tác này, từ việc lan truyền thông tin sai lệch, mất đạo đức, đến những hành
vi xấu xa, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân.
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tin gia xấu độc trên mạng, Đoàn Thanh niên và Hội
Sinh viên cần đưa ra những giải pháp và đề xuất nhằm giảm thiểu rủi ro và tăng cường khả năng đáp ứng
trong công tác này. Sau đây là một số giải pháp mà chúng tôi muốn đề xuất:
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 193

Tăng cường vai trò giám sát và kiểm soát của cơ quan chức năng: Để phòng chống tin gia xấu độc
trên mạng được hiệu quả hơn, cần có sự can thiệp của các cơ quan chức năng, đặc biệt là các cơ quan liên
quan đến bộ máy pháp luật và lực lượng an ninh. Những cơ quan này cần tăng cường vai trò giám sát, kiểm
soát và truy xét trường hợp vi phạm.
Xây dựng mạng lưới giám sát từ cộng đồng: Bên cạnh vai trò của cơ quan chức năng, Đoàn Thanh niên
và Hội Sinh viên cần tích cực kêu gọi và động viên các thành viên trong cộng đồng trẻ tham gia xây dựng
mạng lưới giám sát, phát hiện và báo cáo các trường hợp vi phạm đạo đức, pháp luật.
Tăng cường hoạt động tư vấn và giáo dục trong phòng chống tin gia xấu độc: Đoàn Thanh niên và
Hội Sinh viên cần xây dựng kế hoạch hoạt động tư vấn và giáo dục trong công tác phòng chống tin gia xấu
độc trên mạng. Các hoạt động này sẽ giúp người dân hiểu rõ hơn về tác hại của tin gia xấu độc, nhận biết và
phòng chống hiệu quả các trường hợp này.
Xây dựng hệ thống giải quyết tranh chấp trên mạng: Để đảm bảo rằng các trường hợp vi phạm đạo
đức và pháp luật trên mạng được xử lý đúng mức độ và nhanh chóng, Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên nên
xây dựng hệ thống giải quyết tranh chấp trên mạng, bao gồm các thủ tục, quy trình và cơ chế giải quyết.
Hợp tác với các tổ chức đối tác quốc tế: Để nâng cao hiệu quả trong công tác phòng chống tin gia xấu
độc trên mạng, Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên cần tìm kiếm và hợp tác với các tổ chức đối tác quốc tế,
đặc biệt là các tổ chức có kinh nghiệm trong lĩnh vực này
Trên đây là một số giải pháp và đề xuất giúp nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tin gia xấu độc
trên mạng của Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên. Chúng tôi hy vọng các giải pháp này sẽ được triển khai và
trở thành những bước đệm quan trọng trong công tác này, giúp bảo vệ tinh thần, sức khỏe và tình cảm của
cộng đồng trẻ.
6. Kết luận và hướng phát triển trong tương lai của công tác phòng chống tin gia xấu độc trên
mạng của Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên
Cuối cùng, việc đảm bảo an toàn thông tin trên không gian mạng ở Việt Nam là một nhiệm vụ cực kỳ
quan trọng. Vai trò của Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên trong phòng chống thông tin giả trên không gian
mạng ngày một càng trở nên quan trọng, giúp cho toàn xã hội phát triển hơn và đảm bảo an ninh quốc gia.
Việc tuyên truyền, cập nhật thông tin, phân tích dữ liệu, kiểm soát cũng như hợp tác với các đối tác tạo nên
một hệ thống phòng chống thông tin giả an toàn, tránh gây ảnh hưởng xấu đến người dân và tình hình an ninh
của quốc gia.
Tuy vậy, còn nhiều vấn đề khác cần được giải quyết:
Đầu tiên, để đảm bảo hiệu quả cho công tác phòng chống tin giả trên mạng, việc giáo dục cho cộng đồng
về nhận thức xã hội và thông tin đúng đắn là rất cần thiết. Điều này có thể thực hiện thông qua các chương
trình, hoạt động truyền thông nhằm cung cấp cho người dân kiến thức về cách kiểm tra sự đúng đắn của một
tin tức, tầm quan trọng của thông tin và tầm ảnh hưởng của tin giả đến đời sống của người dân.
Thứ hai, nên phối hợp sử dụng các công cụ công nghệ để phòng chống tin giả, các phương tiện truyền
thông trực tuyến cũng cần đổi mới và ứng dụng những công nghệ tiên tiến để ngăn chặn thông tin sai lệch
được lan truyền tại các mạng xã hội, trang tin tức, youtube. Bên cạnh đó, nên tạo ra các hệ thống, công cụ tự
động để xác định, ngăn chặn và xóa các thông tin không đúng sự thật.
Thứ ba, việc cải thiện chất lượng thông tin được cung cấp trên mạng cũng là một trong những cách tốt
nhất để phòng chống tin giả. Để đạt được điều này, các trang thông tin cần đưa ra các chính sách và quy định
hợp lý về việc đăng tải thông tin, đảm bảo tính chính xác và thật sự của thông tin được đăng tải trên trang
mạng xã hội, các trang báo, tạp chí.
Cuối cùng, Hội sinh viên cần xây dựng các chương trình tuyên truyền thường xuyên, sáng tạo, mới mẻ
và đa dạng hình thức, để lan tỏa rộng rãi các thông tin có tính chất cổ động, kêu gọi cộng đồng tham gia vào
việc phòng chống tin giả, ủng hộ cho các hoạt động của Đoàn thanh niên và Hội Sinh viên.
Với tất cả những cách tiếp cận và đề xuất trên, việc phòng chống tin giả trên mạng xã hội ta sẽ được
nâng cao. Bên cạnh đó, sẽ mở đường cho sự phát triển của các doanh nghiệp mới trong lĩnh vực công nghệ
cũng như giúp người dân yên tâm hơn trong việc sử dụng mạng xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1].https://tinhdoanqnam.vn/news/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/vai-tro-cua-thanh-nien-trong-
viec-dau-tranh-phong-chong-tin-gia-tin-xau-doc-tren-khong-gian-mang-3728.html
194 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

PHÁT HUY VAI TRÒ TIÊN PHONG CỦA ĐOÀN THANH NIÊN - HỘI SINH VIÊN
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG VẤN NẠN TIN GIẢ
TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG HIỆN NAY
Lê Thị Minh Thi, Nguyễn Văn Bảo - CQ59/06.07CLC
Tóm tắt: Trong bối cảnh thế giới ngày càng phát triển cùng với sự xuất hiện của nhiều vấn đề mới trong
đời sống - xã hội, nhu cầu mong muốn được tiếp cận thông tin nhanh chóng ngày càng tăng. Thêm vào đó,
sự phát triển mạnh mẽ của mạng internet và các nền tảng mạng xã hội tạo ra không gian ảo cho phép người
dùng kết nối, chia sẻ và trao đổi thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh đó trong không gian mạng tồn tại vô số những
mặt trái tác động trực tiếp đến xã hội, cụ thể là vấn nạn tin giả, tin xấu, độc tràn lan. Rõ thấy, trước tình hình
diễn biến phức tạp và đáng báo động đó, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ, cái bắt tay chặt chẽ của các chủ thể
tham gia thông tin trên không gian mạng, nhất là sự cần thiết của chỉ đạo phòng chống tin giả trong công tác
Đoàn - Hội và phong trào Thanh niên nói chung và tại Học viện Tài chính nói riêng.
Từ khóa: Phòng chống thông tin giả, xấu độc; vai trò tiên phong của Đoànthanh niên - Hội sinh viên,...
1. Vấn nạn tin giả tràn lan và hệ lụy của nó
Khái niệm tin giả, tin xấu, độc
Tin giả là những thông tin xấu, độc tán phát trên internet và mạng xã hội, là những thông tin bịa đặt, bóp
méo sự thật, xuyên tạc vấn đề, “đổi trắng, thay đen”, làm lẫn lộn đúng sai, thật giả; hoặc có một phần sự thật
nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, phân tích và định hướng dư luận bằng luận điệu sai trái, thù địch. Ngoài
ra đó còn là thông tin có những ngôn từ thô tục, nội dung phản cảm, soi mói, bình phẩm chủ quan chuyện đời
tư của người khác, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; vi phạm chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ
tục, kích động bạo lực, bôi nhọ đời tư…, nhất là với các cán bộ, đảng viên, đặc biệt là lãnh đạo các cấp.
Dấu hiệu nhận biết tin thông tin giả, xấu độc
Chống lại nhà nước CHXHCN Việt Nam, gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, gây hận
thù, kỳ thị giữa dân tộc và nhân dân các nước, truyền bá tư tưởng phản động. Ví dụ, kêu gọi “sẵn sàng chiến
tranh để bảo vệ biên giới, lãnh thổ…” nghe qua thì có vẻ như đây là thể hiện sự yêu nước, bảo vệ chủ quyền
dân tộc những thực ra đây là loại thông tin kích động, phản động, tuyên truyền chiến tranh, gây xích mích
giữa Việt Nam và một số quốc gia khác.
Tuyên truyền, truyền bá những thông tin sai lệch, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan phá hoại
văn hóa dân tộc. Với sự phát tán nội dung không kiểm soát được của mạng xã hội, càng ngày càng có nhiều
tài liệu về các vị lãnh đạo cách mạng tiền bối mà trong đó lồng ghép vào những nội dung sai trái, xuyên tạc
về cuộc sống, đời tư của các đồng chí lãnh đạo không được kiểm chứng. Trên thực tế, rất nhiều đồng chí lãnh
đạo của Đảng ta là tấm gương sáng về đạo đức, phẩm chất, lối sống và tư tưởng mà nhân dân luôn tin yêu.
Truyền bá các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật xuất bản phẩm bị cấm. Trong năm 2022, đã có một
sự việc liên quan đến đối tượng Đoan Trang. Đối tượng xác nhận mình là tác giả của báo cáo nghiên cứu về
luật tín ngưỡng, tôn giáo và có hành vi tàng trữ các tài liệu: “Báo cáo tóm tắt về thảm họa môi trường biển
Việt Nam”; “Đánh giá chung về tình hình nhân quyền tại Việt Nam”;…. Theo kết luận của viện kiểm sát, các
tài liệu trên có nội dung tuyên truyền "luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong
nhân dân, tuyên truyền thông tin xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam".
Hệ lụy của vấn nạn tin giả
Tin giả, tác hại thật - đó là câu nói thể hiện lên tất cả những hậu quả mà tin giả mang lại. Đáng tiếc thay,
tin giả ngày nay không chỉ được lan truyền trực tiếp từ người này sang người khác mà còn qua các phương
tiện tiện truyền thông như mạng xã hội với một tốc độ chóng mặt. Thực tế, tin giả không chỉ chiếm lấy được
tâm lý hiếu kỳ của độc giả mà nó có thể làm suy yếu các phương tiện truyền thông. Tin giả gây ra những suy
nghĩ sai lệch ở dư luận, bên cạnh đó có thể còn “dắt mũi” cả một số phóng viên, báo chí. Tin chưa kiểm chứng
từ các tổ chức ở trên Facebook, Twitter,...nhưng có những báo mạng vẫn nhanh chóng biến thành sản phẩm
báo chí, truyền thông.
Đặc biệt, vào những năm mà cả đất nước ta đang gồng mình chống lại đại dịch Covid - 19 thì lượng tin
giả, tin thổi phồng lại được đăng tải tràn lan trên các trang mạng xã hội như: Facebook, Instagram,
Youtube,...Việc đăng tải tin giả đã gây ra những tác hại lớn, nhưng bên cạnh đó việc loan tin giả lại khiến
quy mô của tác hại trở nên rộng hơn. Việc tung tin giả liên quan đến đại dịch sẽ càng nguy hiểm hơn khi bị
các thế lực thù địch, phản động khai thác và lợi dụng. Chúng lợi dụng những lúc diễn biến dịch bệnh đang
cam go mà tạo cơ hội để chống phá Đảng, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Tin giả thực sự là một loại
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 195

“virus” và tác hại của nó là không thể xem nhẹ được.


2. Thực trạng tin giả, tin xấu - độc trên mạng xã hội hiện nay
* Thực trạng
Ngày nay, tình hình phát tán tin thất thiệt, tin sai lệch sự thật trên Internet, mạng xã hội rất đáng lo ngại
và đang diễn tiến hết sức nghiêm trọng, theo chiều hướng gia tăng. Phổ biến như việc lập nhiều trang trên
mạng xã hội mạo danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước và người đứng đầu chính quyền các cấp, mạo danh người
khác; chọn những sự kiện "nóng" hoặc các "chủ đề được sự chú ý của xã hội" để đưa thông tin thất thiệt, lừa
dối dư luận.
Bên cạnh đấy còn có một số đối tượng khác với mục đích vụ lợi nên đã tạo ra các thông tin thất thiệt, tin
trái pháp luật và phát tán trên môi trường mạng, kể cả mạng xã hội để lôi kéo người sử dụng tương tác nhằm
thu được lợi nhuận thông qua việc bán sản phẩm, ủng hộ, quyên góp bằng tiền mặt hoặc vật chất khác….từ
đó làm dư luận hoang mang.
Ngày càng nhiều tình trạng phát tán những video có nội dung bạo lực, phản cảm trên mạng xã hội nhằm
thu hút người dùng để lấy tiền. Thậm chí có một số đối tượng dùng nhiều thủ đoạn để nổi tiếng trên mạng xã
hội, thậm chí bằng cách thể hiện hành các hành vi trái pháp luật như đăng tải những nội dung nhảm nhí, kém
tính giáo dục hoặc bịa đặt tin tức nhằm gây bạo loạn, xuyên tạc và vu khống nhà nước,...
* Nguyên nhân
Một là, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ khiến một người có thể dễ dàng tạo lập một website, một
trang blog, fanpage... trên mạng xã hội dẫn đến gia tăng lực lượng tạo dựng, tán phát tin giả và việc kiểm soát
chúng là vấn đề không đơn giản.
Hai là, cũng do sự phát triển của công nghệ, các đối tượng từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp đều có thể
sản xuất và tán phát tin giả trực tuyến một cách nhanh chóng song việc phát hiện và xử lý với các đối tượng
này đang còn nhiều khó khăn.
Ba là, những tin giả được chia sẻ rộng rãi trên truyền thông xã hội, sau đó được Google và các công cụ
tìm kiếm khác xếp hạng cao giúp chúng được tìm thấy dễ dàng hơn, làm cho các tin giả gia tăng với số lượng
lớn và lan truyền nhanh
Bốn là, từ âm mưu, thủ đoạn lợi dụng mạng xã hội để chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch.
Năm là, do mục tiêu trục lợi hoặc quảng bá danh tiếng từ việc "câu like", "câu view" của một số cá nhân, tổ
chức và nhận thức, trách nhiệm của người sử dụng mạng xã hội chưa cao trong tiếp nhận và chia sẻ các tin giả.
Sáu là, năng lực trong quản lý, phát hiện, ngăn chặn tin giả của các cơ quan chức năng còn hạn chế và
các chế tài xử lý với các đối tượng tạo lập và tán phát tin giả còn bất cập.
3. Sự vào cuộc mạnh mẽ của Đoàn thanh niên - Hội sinh viên Học viện Tài Chính trong công tác
phòng, chống tin giả
Tại Hội thảo “Vai trò của tổ chức Đoàn trong việc phòng chống thông tin giả, xấu độc trên không gian
mạng hiện nay”, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Anh Tuấn đã nhấn
mạnh: “Tình trạng tin giả, tin sai sự thật có chiều hướng gia tăng về số lượng và hoạt động ngày càng phức
tạp. Đặc biệt, các thế lực thù địch đang triệt để lợi dụng mạng xã hội để đăng tải thông tin xấu độc, bịa đặt,
sai sự thật nhằm chống phá Đảng, chế độ, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta. Vì vậy, việc nhận
thức đúng và tham gia phòng, chống tin giả, xấu, độc là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của hệ thống chính
trị, trong đó có tổ chức Đoàn.”
Trước “hồi chuông” báo động về vấn nạn tràn lan thông tin giả, xấu, độc trên không gian mạng hiện nay
cùng với việc hưởng ứng tinh thần quyết tâm mạnh mẽ từ Trung Ương Đoàn, Đoàn Thanh niên - Hội sinh
viên Học viện Tài chính tham gia tích cực vào nhiệm vụ phòng chống hiện tượng “tin giả tác hại thật” tiêu
cực với vai trò là lực lượng nòng cốt chủ đạo, là người tiên phong đi đầu.
Với mục tiêu lan tỏa rộng rãi, thu hút được sự quan tâm, hưởng ứng công tác phòng chống tin giả của
đông đảo sinh viên trong và ngoài Học viện, trong thời gian qua Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên Học viện
Tài chính nỗ lực cùng đơn vị Đoàn cơ sở các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội phối hợp thực
hiện đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động, triển khai chương trình cụ thể nhằm hỗ trợ đoàn viên, sinh viên
trong hành trình đầy khó khăn này.
Trước hết, Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên Học viện Tài Chính triển khai cập nhập thông tin chính
thống trên Cổng thông tin Đoàn Thanh Niên - Hội Sinh Viên Học viện Tài chính tại địa chỉ
https://dtn.hvtc.edu.vn. Ngoài ra, tận dụng sự phát triển và sử dụng rộng rãi của các nền tảng mạng xã hội,
Đoàn thanh niên - Hội sinh viên Học viện Tài chính thực hiện công tác tuyên truyền các hoạt động, chương
196 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

trình trong khuôn khổ kế hoạch giảm thiểu tối đa tin giả thông qua các bài đăng chính thống với nội dung xác
thực, ngắn gọn và dễ hiểu trên các nền tảng mạng xã hội như Fanpage, Group Facebook của Đoàn - Hội và
Học viện.
Hơn nữa, với nỗ lực xây dựng giá trị mới trong công tác phòng chống tin giả, lồng ghép nội dung phổ
cập về vấn đề “tin giả tác hại thật” vào các buổi Hội thảo, diễn đàn sinh viên cụ thể như Hội thảo khoa học
Sinh viên năm học 2022- 2023 với chủ đề “Vai trò của Đoàn thanh niên - Hội sinh viên trong việc phòng,
chống thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng” nhằm tạo cơ hội cho sinh viên, đoàn viên và thanh niên
đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu về vấn nạn tuy không mới nhưng vẫn chưa thể giải quyết triệt để
này. Từ đó, cùng trao đổi, thảo luận và đặc biệt là chia sẻ những kinh nghiệm hay, mô hình tốt trong việc
phòng, chống tin giả, xấu độc trên không gian mạng.
4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò của Đoàn thanh niên - Hội sinh viên trong công tác
phòng chống tin giả, xấu độc
Thứ nhất, đề xuất Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý trong phòng, chống tin giả, xây dựng
nền tảng công nghệ quốc gia vững mạnh, mở đường cho các công tác phòng, chống vấn nạn tin giả. Bên cạnh
việc đẩy mạnh triển khai Chính phủ điện tử, hướng đến Chính phủ số, các cơ quan ban ngành cần chú trọng
phối hợp nâng cao chất lượng cổng thông tin hỗ trợ Trung ương Đoàn và Đoàn cơ sở nhằm tạo mạng lưới
liên kết, liên thông dữ để quá trình kiểm soát tin giả diễn ra triệt để.
Thứ hai, Học viện Tài chính cần tiếp tục nỗ lực kiên trì và không ngừng đổi mới mô hình giáo dục đặc
biệt là giáo dục chính trị cho các cán bộ, đoàn viên và thanh niên. Lấy đó làm cơ sở để chuyển đổi linh hoạt
giữa các phương thức nhằm tối ưu hóa hiệu quả kiểm soát tin giả.
Thứ ba, đề xuất Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên Học viện Tài chính tạo điều kiện phát triển, nâng cao
năng lực các tổ chức lực lượng nòng cốt chính trị, chủ động nghiên cứu, cụ thể như Câu lạc bộ Lý luận chính
trị trẻ nhằm hướng đến mục tiêu mỗi một thành viên trong câu lạc bộ có đủ tri thức, kiến thức và kỹ năng
"sàng lọc", "giải độc" thông tin cũng như nhìn nhận đúng đắn về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của mình trong
hành trình tuyên truyền và đấu tranh phòng chống “virus tin giả”.
Thứ tư, tận dụng triệt để sự phát triển của Internet và các nền tảng mạng xã hội nhằm xây dựng và duy
trì các kênh thông tin xác thực, phổ cập thông tin chuẩn. Một mặt, dùng để tuyên truyền thông tin chính thống
bảo đảm tính chính xác, kịp thời, góp phần ngăn chặn tin giả. Mặc khác, lan tỏa các giá trị, những tin tốt, câu
chuyện đẹp vừa đấu tranh phòng chống thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng.
Thứ năm, Đoàn thanh niên - Hội sinh viên Học viện Tài chính cần tiếp tục kiên trì thể hiện vai trò cầu nối với
chức năng "cánh tay nối dài” nhằm triển khai các thông tin, chỉ đạo từ Trung ương Đoàn thanh niên tới cán bộ,
đoàn viên, thanh niên Học viện thực hiện đấu tranh phòng chống thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng.
Thứ sáu, đề xuất Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên Học viện Tài chính tiếp tục quan tâm đến công tác quản
lý và xử lý các trường hợp tin giả, tin xấu về các hoạt động quản trị và giáo dục trong Học viện. Bắt đầu từ trách
nhiệm nâng cao trình độ chuyên môn của các bộ đoàn viên, thanh niên chức năng và nền tảng công nghệ phục vụ
công tác kiểm tra, đánh giá, rà soát quá trình kiểm soát vấn nạn tin giả trong môi trường giáo dục.
Thứ bảy, bản thân mỗi cán bộ, đoàn viên và thanh niên cần chuẩn bị thế chủ động trong học tập và giác ngộ
các lý luận chính trị, nghiên cứu chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, không
ngừng tu dưỡng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, kiên định, tự tạo "sức đề kháng" trước mọi luận điệu xuyên tạc, kích
động và tỉnh táo trước những thông tin giả, xấu độc trong quá trình tham gia không gian mạng.
5. Kết luận
Tình trạng thông tin giả, xấu độc, xuyên tạc đang từng ngày, từng giờ lan tràn trên không gian mạng,
việc chủ động và tích cực đấu tranh phòng, vấn nạn trên là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên và lâu dài
trong tình hình. Cần tích cực khai thác vai trò các nguồn lực nhất là Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên trong
việc truyền bá và hỗ trợ đoàn viên, sinh viên học tập, nghiên cứu khoa học, phòng chống vấn nạn tin giả và
các hệ lụy của nó. Phát huy vai trò của Chi đoàn Cán bộ, Giảng viên trẻ trong việc đổi mới và nâng cao
phương pháp tuyên truyền, với phương châm “lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”, “lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực”, chủ
động thông tin chính thống, chính xác, đầy đủ và kịp thời.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/tinh-trang-tan-phat-tin-gia-tin-sai-su-that-dang-dien-bien-
rat-phuc-tap-119220809093329549.htm
[2].Trinh, L. (2022, 12). Được truy lục từ Báo Tiền Phong: https://tienphong.vn/nhan-rong-vac-xin-
chong-tin-gia-trong-thanh-nien-post1497779.tpo
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 197

VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN, HỘI SINH VIÊN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TRONG VIỆC
PHÒNG, CHỐNG THÔNG TIN GIẢ, XẤU ĐỘC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Đào Xuân Hùng - CQ59/63.02, Nguyễn Ngọc Mai - CQ59/62.02,
Nguyễn Thị Thùy Linh - CQ59/61.02
Tóm tắt: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc”, “Văn hóa
còn thì dân tộc còn” …Văn hóa có sức mạnh to lớn, là điểm tựa của cả dân tộc. Tuy nhiên, trong bối cảnh
truyền thông mới như hiện nay, các công cụ kỹ thuật số phát triển chóng mặt cũng là cơ hội cho “ tin giả, xấu
độc” lan truyền, gây ảnh hưởng không nhỏ đến “văn hóa” của dân tộc và mỗi cá nhân. Bài viết nghiên cứu tổng
quan những vấn đề cơ bản liên quan đến tin giả, xấu độc trên không gian mạng như: Khái niệm, nhận biết các
loại tin giả, xấu độc cũng như vai trò của Đoàn thanh Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên Học viện Tài chính
trong chiến dịch này.
Từ khóa: “tin giả, xấu độc”; “không gian mạng”; “vai trò”
I. Đặt vấn đề
Giữa một tờ báo “lá cải” và một thiết bị thông minh, bạn sẽ chọn phương thức nào để tiếp cận thông tin?
Chắc chắn lựa chọn sẽ là những chiếc smartphone, laptop hay đồng hồ thông minh… Nhanh chóng, dễ dàng và
tiết kiệm, đó là những ưu điểm vượt trội của những sản phẩm thời đại số. Nhưng đó cũng chính là con dao hai
lưỡi, những thông tin mà chúng ta tiếp nhận trên không gian mạng mỗi phút bao nhiêu phần trăm là thật, bao
nhiêu phần trăm là giả hay cũng chẳng hơn kém gì tờ báo lá cải kia? Dịch bệnh COVID-19 đã tạm thời lùi xa,
nhưng một con virus còn nguy hiểm và lan rộng nhanh hơn cả những biến chủng, đó là thông tin giả, xấu độc.
Vì thế, việc phòng, chống thông tin sai lệch, tiêu cực trên không gian “ảo” là nhiệm vụ cấp bách của mỗi công
dân của thế kỷ 21, đặc biệt là những tổ chức đầu tàu cần có những biện pháp tích cực để bảo vệ không gian
mạng của chúng ta thật “lành mạnh”. Đóng góp một phần nỗ lực trong công cuộc bền bỉ đó, Đoàn Thanh niên,
Hội Sinh viên Học viện Tài chính cũng giữ một vai trò quan trọng trong việc phòng, chống thông tin giả, độc
xấu trên không gian mạng.
II. Nội dung
1. Thế nào là tin giả?
Có rất nhiều định nghĩa “tin giả” phổ biến:
Theo từ điển Cambridge: Tin giả là những câu chuyện không có thật được lan truyền dưới dạng tin tức
trên Internet hoặc các phương tiện truyền thông khác, thường được tạo ra để tác động đến quan điểm chính trị
hoặc tạo ra như một trò đùa.
Theo ấn phẩm báo chí của UNESCO: Tin giả ngày nay không chỉ là cái mác gắn cho thông tin sai sự
thật và gây nhầm lẫn, được ngụy trang và phát tán như tin tức. Tin giả hay tin xuyên tạc là một lời nói dối cố
ý, có chủ đích, nhằm vào những người bị những kẻ ác ý chủ động lừa dối.
Định nghĩa theo “Tiêu chuẩn cộng đồng” của Facebook: Thông tin sai lệch là nội dung chứa tuyên bố mà
bên thứ ba đáng tin cậy xác định là sai sự thật. Tin đồn không thể xác minh là tuyên bố mà đối tác chuyên
môn tại nguồn xác nhận là rất khó hoặc không thể truy vết, trong 27 trường hợp không có nguồn đáng tin
cậy, nội dung tuyên bố không đủ cụ thể để vạch trần hoặc tuyên bố đó đáng ngờ/phi lý đến mức khó tin.
Trên cơ sở tham khảo các định nghĩa trên và xuất phát từ thực tiễn công tác quản lý nhà nước, Bộ Thông
tin và Truyền thông đưa ra định nghĩa về tin giả trên không gian mạng như sau: Tin giả trên không gian mạng
là những thông tin sai sự thật được cố ý đăng tải, lan truyền nhằm mục đích không chính đáng, gây hiểu lầm
cho người đọc, người xem hoặc những thông tin có một phần sự thật nhưng không hoàn toàn chính xác do
không được kiểm chứng, xác minh hoặc bị phóng đại, suy diễn, làm thay đổi bản chất của sự việc, thường xuất
hiện dưới dạng tin tức và được lan truyền chủ yếu trên mạng xã hội.
2. Dấu hiệu nhận biết tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng
Với vô số những luồng thông tin được tiếp cận hàng ngày trên không gian mạng, công chúng dễ bị rơi
vào tình trạng “rối loạn thông tin”, do đó, mỗi người cần tự trang bị cho bản thân khả năng chọn lọc thông
tin để xác định đâu là tin xác thực, khách quan cần được tích cực lan truyền; đâu là tin giả, tin sai sự thật cần
được đính chính, loại bỏ. Một số dấu hiệu nhận biết tin giả:
198 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

3. Vai trò
3.1. Vai trò trong tuyên truyền
Khi tội phạm mạng dùng sự lan truyền chóng mặt của “cộng đồng mạng” để phát tán những thông tin
giả, xấu độc thì một biện pháp hữu hiệu nhất chính là tận dụng chính đặc trưng đó để “lọc sạch” hệ thống
thông tin trên không gian ảo. Không phải lan truyền, các tổ chức Đoàn, Hội dùng sự tuyên truyền giúp sinh viên
tăng cường phòng, chống thông tin lệch lạc, độc hại. Bằng nhiều phương thức khác nhau, đa dạng từ công
cụ, hình thức đến cách truyền đạt, cổng thông tin của các tổ chức Đoàn, Hội trở thành đầu nguồn, kim chỉ nam
cho sự minh bạch, chính xác và kịp thời.
Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên Học viện Tài chính đóng một vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền
phòng, chống thông tin giả, xấu độc. Không chỉ tuyên truyền, phổ biến trực tiếp qua đối thoại, tư vấn mà còn đẩy
lùi những luồng tin sai lệch qua những kênh mạng xã hội lớn, đặc biệt là Facebook. Dù mới thành lập, trang
fanpage “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Học viện Tài chính” đã thu hút tới hơn 6.000 lượt theo dõi, liên tục cập nhật
những thông tin nóng hổi, chuẩn xác với những hình thức trực quan, sinh động và hấp dẫn. Để cung cấp những kỹ
năng cần thiết nhằm nâng cao khả năng “miễn dịch” với thông tin giả tạo, xấu xa, độc hại cho sinh viên thì kênh
thông tin của Đoàn Thanh niên trước hết phải là nguồn tin tức chính thống, chính xác và tích cực.
Nếu không gian mạng đa chiều, đa dạng và phức tạp với vô vàn những thông tin thật giả lẫn lộn, thì tổ
chức Đoàn, Hội đóng vai trò là chiếc la bàn chỉ hướng, phân luồng và kiểm định thông tin. Sự thành công
của phong trào “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc” là minh chứng rõ ràng nhất cho những nỗ lực trong công
tác phòng, chống thông tin giả, xấu độc. Đoàn Thanh niên Học viện Tài chính đã đẩy mạnh các hoạt động
tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đoàn viên, sinh viên trong thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ
quốc trên không gian mạng xã hội, tuyên truyền để đoàn viên, sinh viên sử dụng an toàn thông tin; phát hiện
và ngăn chặn các hoạt động truyền bá các thông tin không chính thống, thông tin phản động, phản cảm trên
Internet đối với sinh viên.
Ngoài ra, việc răn đe cương quyết cũng là một trong những biện pháp quyết liệt đối với những luồng thông
tin có độ sai lệch ảnh hưởng nghiêm trọng tới cá nhân tổ chức. Và khi quyết định răn đe, cảnh cáo đó được công
khai trên các phương tiện truyền thông càng nâng cao khả năng tuyên truyền phòng, chống thông tin giả, độc
hại. Theo nguồn tin, vào ngày 13/09/2022, fanpage “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Học viện Tài chính” đã đưa ra
lời đính chính đối với thông tin: “Đề thi môn Giáo dục Thể chất: Em hãy nêu cảm nhận của bản thân về tính
Đảng trong bộ môn Bơi ếch.” là tin giả, không phải đề thi của Học viện Tài chính và cảnh cáo đối với hành vi
chia sẻ tin giả là vi phạm pháp luật.
Như vậy, việc tuyên truyền phổ biến về độ nguy hại của những thông tin giả và những hệ lụy đi kèm, cùng với đó
cung cấp những nguồn tin chính thống là vai trò. trách nhiệm với những tổ chức đi đầu nói chung và Đoàn Thanh niên,
Hội Sinh viên Học viện Tài chính nói riêng. Chỉ vài người sai, những người khác sẽ sai, chỉ một người
đúng, tất cả mọi người sẽ đúng. Vì thế, đầu nguồn thông tin phải chính xác và đúng đắn mới bảo toàn được
sự trong sạch của không gian mạng.
3.2. Vai trò trong giáo dục
Giáo dục tuy không phải hình thức truyền đạt thông tin nhanh nhất nhưng đây là phương thức giúp người
tiếp nhận tiếp thu được tường tận và sâu sắc nhất. Bởi vậy, vai trò của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên trong
giáo dục sinh viên phòng, chống thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng là vô cùng quan trọng và cần
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 199

thiết. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang lại những biến chuyển mạnh mẽ và tích cực tới giáo dục đặc
biệt là trong thời kỳ COVID-19. Nhưng đây cũng là thời kỳ nổi cộm của những tin giả, giật gân, sai sự thật
làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhận thức và tâm lý của người dân khi đang giãn cách xã hội. Mọi tin tức
đều thu nhỏ qua chiếc màn hình, giáo dục trực tiếp phải chuyển hoàn toàn sang trực tuyến. Nhưng dù trong
hoàn cảnh đó, sứ mệnh bảo vệ hệ thống thông tin lành mạnh vẫn luôn được các cấp nói chung và Học viện
Tài chính nói riêng sát sao và hoàn thiện. Mọi thông tin mới đều luôn được Đoàn Thanh niên cập nhật kịp
thời và kèm hình ảnh văn bản rạnh ròi. Các kỳ thi vẫn bằng nhiều biện pháp hợp lý, cẩn trọng được tổ chức
đúng thời gian, đảm bảo minh bạch và công bằng như khi giảng dạy trực tiếp.
Học viện Tài chính đã nỗ lực thúc đẩy tăng cường khai thác thông tin, quản lý kết nối giữa sinh viên với giảng
viên, giữa giảng viên với nhà trường, giữa sinh viên với nhà trường và giữa các phòng ban trong nhà trường một
cách chặt chẽ qua các phần mềm chuyên biệt quản lý thông tin. Đầu năm 2022, Trung ương Đoàn gửi yêu cầu đến
các cơ sở Đoàn trên cả nước về việc tiến hành triển khai Ứng dụng “Thanh niên Việt Nam”. Đến ngày 26/4/2022,
Đoàn Thanh niên Học viện Tài chính trở thành một trong những đơn vị đi đầu trên tổng số 107 đơn vị Đại học -
Cao đẳng, Quận - Huyện trên địa bàn Hà Nội trong công tác tạo lập dữ liệu đoàn viên trên hệ thống, với kết quả
đạt được là 100% đoàn viên hoàn thành nhiệm vụ. Việc nắm bắt và quản lý sinh viên gián tiếp trên ứng dụng trực
tuyến là bước đầu trong quá trình giáo dục giúp sinh viên tránh xa những thông tin độc hại.
Không sử dụng cách giảng dạy thông thường, tổ chức Đoàn, Hội áp dụng phương pháp giáo dục những
kỹ năng “sống còn” trong không gian thông tin mạng qua những cuộc thi, phong trào sôi động để sinh viên tiếp
cận dần với những bộ phận thông tin chân chính, chuẩn xác. Đặc biệt, phải kể đến công tác nghiên cứu khoa
học sinh viên - một hoạt động thường niên và là một trong hai nhiệm vụ quan trọng của sinh viên Học viện
Tài chính. Hoạt động nghiên cứu khoa học không chỉ giúp sinh viên tiếp cận với những chủ đề thiết thực mà
còn được hiểu sâu, biết rộng, nắm bắt và làm chủ thông tin. Đây là cơ hội giúp sinh viên tự tìm tòi, tự nghiên
cứu, tự xác nhận và tự đánh giá độ chính xác của mỗi thông tin. Từ đó, tự đúc kết rút ra kinh nghiệm “sàng
lọc” thông tin kịp thời và hiệu quả.
3.3. Vai trò trong định hướng
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hàm chứa những sự thay đổi lớn lao. Những làn sóng công nghệ
mới đang dần tạo ra những tác động mạnh mẽ, tạo ra những tác động tích cực và cơ hội lớn trong sự vận động
và phát triển của đời sống xã hội. Các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch và các tổ chức phản động
trong và ngoài nước cũng theo đó bùng lên mạnh mẽ. Vì vậy, việc nắm bắt, nhận thức đúng việc tham gia
phòng, chống tin giả, xấu, độc và định hướng thông tin, tư tưởng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của các
tổ chức đoàn nói chung và Đoàn thanh niên Hội sinh viên Học viện Tài chính nói riêng.
Định hướng theo cách hiểu thông thường là sự lựa chọn, là xác định hướng đi, một cách làm hay rộng
hơn là hành động, lối cư xử sao cho phù hợp với bản thân và với mọi thứ xung quanh. Theo từ điển Tâm lý học
của GS. Vũ Dũng (Viện khoa học xã hội Việt Nam 2008), định hướng là khuynh hướng của một hoạt động cụ
thể, thể hiện sự am hiểu, thông thạo vấn đề và gắn liền với những kỹ năng nắm bắt, làm chủ trong một hoàn
cảnh hay bối cảnh nào đó. Quả thực, định hướng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hướng đi, đường
lối của cả một tổ chức. Đặc biệt trong việc phòng chống thông tin xấu, độc trên mạng xã hội, vai trò định
hướng của đoàn thanh niên, hội sinh viên Học viện tài chính lại càng mang ý nghĩa sâu sắc.
Vai trò định hướng được thể hiện như thế nào
Các tổ chức Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên là phải làm sao cho sinh viên nhận thức rõ được vai trò, tầm
quan trọng của việc nhận biết những tin xấu độc trên không gian mạng, cũng như những hậu quả tai hại của
những thông tin trên. Thông qua các chương trình sinh hoạt của tổ chức Đoàn - Hội, các cán bộ Đoàn Hội, đoàn
viên sinh viên được tập huấn các kĩ năng nhận biết và phòng tránh những thông tin “đen” trôi nổi trên mọi ngóc
ngách của xã hội. Định hướng sẽ giúp thống nhất ý chí, hành động của tổ chức theo một hướng chung, mang
lại kết quả tốt đẹp cho toàn xã hội. Từ đó, có thể chủ động phòng ngừa và bảo về bản thân gia đình không bị
nhiễm các loại virut thông tin ảo này.
Đoàn thanh niên, hội sinh viên thể hiện vai trò định hướng nòng cốt qua việc tăng cường quán triệt chỉ
thị nghị quyết của Đảng, của Trung ương Đoàn về phòng, chống âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hoà bình”
của các thế lực thù địch, Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Nghị quyết 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về “Tăng
cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình
mới”...Từ đó, định hướng tư tưởng “sạch” cho sinh viên trước sự khó kiểm soát của thông tin xấu độc tràn
lan trên không gian mạng.
200 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

Đoàn thanh niên, hội sinh viên thể hiện vai trò định hướng thông qua quá trình giảng dạy, qua các trang
Facebook, Zalo, đội nhóm, CLB trong toàn học viện như: Hội sinh viên học viện Tài chính, Ban phát thanh
học viện Tài chính... Sử dụng mạng xã hội như là “trận địa” để triển khai đấu tranh, phản bác lại chính những
thông tin xấu, độc, các luận điệu xuyên tạc một cách hiệu quả nhất. Định hướng sinh viên cách nhận biết,
thống nhất nhận thức, đoàn kết, tạo thành tập thể vững mạnh chống lại những thông tin xấu độc. Từ đó góp
phần bảo vệ nguồn thông tin sạch được tiếp cận, làm nền tảng tư tưởng của Đảng, giữ vững được an ninh
chính trị trên không gian mạng cũng như định hướng dư luận xã hội.
Đoàn thanh niên, hội sinh viên Học viện tài chính phải luôn là lực lượng tiên phong, nòng cốt tham gia đấu tranh
phòng chống tin giả, xấu độc và định hướng thông tin trên không gian mạng cho các học viên, sinh viên và toàn học
viện. Việc phòng chống tin giả, xấu trên không gian mạng có đạt hiệu quả cao hay không phụ thuộc rất nhiều vào kế
hoạch và những định hướng cụ thể, phù hợp, gắn với thực tiễn từ phía đoàn thanh niên, hội sinh viên học viện.
3.4. Vai trò trong liên kết các tổ chức Đoàn, Hội
Đất nước Việt Nam ta trải qua hàng nghìn năm văn hiến. Tinh thần dân tộc, lịch sử hào hùng, quật cường
của thế hệ cha ông luôn là một sức mạnh to lớn, tiềm tàng để lớp trẻ phát huy. Vì vậy Vai trò quan trọng hàng
đầu của tổ chức Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên Học viện Tài chính là cần phải thổi bùng ngọn lên ngọn
lửa truyền thống, ngọn lửa tinh thần dân tộc trong sinh viên. Các tổ chức Đoàn, Hội phải chung tay, đoàn kết,
thống nhất ý chí chung cùng tạo nên không gian sạch, môi trường lành mạnh để sinh viên lấy đó làm sức
mạnh quyết tâm vươn lên trong học tập.
- Xây dựng và phát triển rộng rãi hoạt động của Câu lạc bộ - Đội - Nhóm trong học viện. Qua đó, mở rộng
liên kết với các tổ chức đoàn hội các trường lân cận và trên địa bàn Hà Nội như: Đại học Kinh tế quốc dân, Đại
học ngoại thương…Cùng nhau bàn bạc đưa ra những phương hướng đúng đắn, phù hợp, thống nhất, đồng bộ áp
dụng góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện các hoạt động, đặc biệt là phòng chống những tin xấu độc.
- Liên kết tổ chức các buổi Talk show, Workshop nói chuyện chuyên đề về vấn đề nhận biết và phòng
tránh các tin xấu độc cho sinh viên, cần định hướng ngay từ đầu cho sinh viên vai trò của môi trường lành
mạnh nhằm kích thích cho sinh viên tính tìm hiểu khoa học thông qua thầy cô, tự tìm hiểu qua các phương
tiện thông tin khác.
- Tổ chức các cuộc hội thảo về NCKH với các chủ đề liên quan đến tin xấu độc. Vừa qua Học viện Tài
chính đã tổ chức thành công Hội thảo: “ Chuyển đổi số - Cơ hội và thách thức đối với sinh viên Học viện Tài
chính”. Tổ chức tuyên dương các sinh viên tiêu biểu, các quỹ học bổng trong học tập và nghiên cứu khoa học
nhằm động viên, khuyến khích và tạo động lực cho sinh viên phấn đấu và rèn luyện.
- Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên phối hợp chặt chẽ với Nhà trường, các Phòng Nghiên cứu khoa học,
Ban Chủ nhiệm các khoa, cùng các tổ chức Đoàn, Hội của các trường Đại học, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu
về phòng chống tin giả, xấu, độc. Phát động phong trào học tập, thi đua vì một môi trường không tin rác.
Như vậy, nhằm tạo môi trường “trong sạch” cho sinh viên, để tin tốt át tin xấu, chuyện đẹp dẹp chuyện
bịa đặt đang phát tán mạnh mẽ. Việc phát huy vai trò của tổ chức Đoàn, Hội sinh viên trong phòng, chống tin
giả, xấu độc trên không gian mạng là hạt nhân nòng cốt. Tạo môi trường mạng an toàn cho sinh viên, là nhiệm
vụ hết sức quan trọng và cấp thiết để có thể vừa nâng cao vai trò, trách nhiệm, vừa tạo ra “sức đề
kháng”,“màng lọc” cho đoàn viên, thanh niên nói chung và sinh viên, đoàn viên, thanh niên Học viện Tài
chính nói riêng khi tiếp cận thông tin trên các không gian mạng.
III. Kết luận
Tin tức giả, sai lệch đã trở thành hiện tượng toàn cầu trong bối cảnh truyền thông mới và có tác động ở
nhiều mức độ khác nhau đến các lĩnh vực trong đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, xã hội…Có thể có
nhiều động cơ khác nhau đằng sau sự xuất hiện của tin tức giả, chẳng hạn do nền báo chí cẩu thả hoặc đề đạt
được mục đích lợi nhuận kinh tế, cũng có thể do ảnh hưởng chính trị, tuyên truyền hay nhằm mục đích khiêu
khích, kích động. Vì vậy, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên Học viện Tài chính nói riêng và Đoàn Thanh niên,
Hội Sinh viên cả nước nói chung cần tự trang bị kiến thức, kỹ năng và có thái độ thận trọng để đánh giá chất
lượng tin tức trong mê cung thông tin hiện nay. Đặc biệt, nâng cao ý thức trong việc sử dụng mạng xã hội để
tránh vô tình truyền phát tin giả, xấu độc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].Báo Tiền phong (14/01/2023), “Chống tin giả, tin xấu”. Truy cặp từ:
https://tienphong.vn/event/chong-tin-gia-tin-xau-2387.tpo
[2].Báo điện tử đài truyền hình Việt Nam, “Chống tin giả, tin xấu độc”. Truy cập từ: https://vtv.vn/dong-
su-kien/chong-tin-gia-tin-xau-doc-316.htm
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 201

THE ROLE OF THE YOUTH UNION, AND THE STUDENT UNION IN THE PREVENTION OF
FAKE AND MALICIOUS INFORMATION IN CYBERSPACE
Lê Thảo Vi - 59/21.02CL
Ngô Thị Phương Thảo - 59/06.01CL
1. Code of conduct on social networks
Purpose of the Code of Conduct on social media
The purpose of promulgating the Code of Conduct on social networks is to create conditions for the
healthy development of social networks in Vietnam, ensuring individual freedom, business freedom, and non-
discrimination against domestic and foreign service providers, in accordance with standards, practices, and
international treaties to which Vietnam has acceded.
Building ethical standards of behavior and behavior on social networks, educating awareness, creating
positive habits in the behavior of users on social networks, and contributing to building a safe and healthy
online environment in Vietnam.
(Article 1 of Decision 874/QD-BTTTT in 2021)
Subjects of application of the Code of Conduct on social networks
According to Clause 2, Article 2 of Decision 874/QD-BTTTT in 2021, the Code of Conduct on social
networks applies to the following subjects:
- State agencies, cadres, civil servants, public employees, and employees in state agencies using social
networks;
- Other organizations and individuals using social networks;
- Social network service provider in Vietnam.
Rules in the Code of Conduct on social media
* General rules of conduct on social networks
Specifically, in Article 3 of Decision 874/QD-BTTTT in 2021, the general rules of conduct applied to
all groups of subjects in Section 2 include:
- Rules of respecting and complying with the law: Complying with Vietnamese law, respecting the
legitimate rights and interests of organizations and individuals.
- Healthy Rules: Behavior and conduct on social networks are consistent with the Vietnamese nation's
moral values, culture, and fine traditions.
- Information Safety and Confidentiality Rules: Comply with regulations and guidelines on information
safety and confidentiality.
- Code of Responsibility: Take responsibility for acts and behaviors on social networks; coordinate with
functional agencies to handle acts and information content that violate the law.
* Rules of conduct on social networks apply to organizations, individuals
- Learn and comply with the terms of use of the social network service provider before registering, and
participating in a social network.
- It is recommended to use the full name, personal real name, and real name of the organization or agency
and register with the service provider to authenticate the nickname, website address, and contact point when
participating, using social networks.
- Take measures to self-manage, secure social network accounts, and quickly notify authorities and
service providers when an organization's or individual's account is out of control or is faked, taken advantage
of, and used for unhealthy purposes, affecting national security, social order, and safety, and affecting the
legitimate rights and interests of organizations and individuals.
- Share information from official and reliable sources.
- Having acts and behaviors following the ethical values, culture, and traditions of the Vietnamese nation;
do not use words that cause hatred, incite violence, or discriminate against regions, genders, or religions.
- Do not post content that violates the law, information that offends honor and dignity, affects the
legitimate rights and interests of other organizations and individuals; use offensive language, violate fine
customs and traditions; spread fake news, untruthful news; ... causing irritation in public opinion, affecting
social order and safety.
- Encourage the use of social networks to propagate and promote the country - people, and the good
culture of Vietnam, share positive information, and be role models of good people and good deeds.
- Mobilize family members, friends, and people around to participate in education and protect children
202 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

and minors to use social networks safely and healthily.


(Article 4 of Decision 874/QD-BTTTT in 2021)
Sanctions for administrative violations of acts of taking advantage of social networks
Specifically, in Article 101 of Decree 15/2020/ND-CP (amended in Clause 37, Article 1 of Decree
14/2022/ND-CP), if a person takes advantage of social networks to commit violations of their liability, using
social networking services, individuals and organizations may be fined up to VND 30,000,000. As follows:
- A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for taking advantage of
social networks to commit one of the following acts:
+ Providing and sharing fake information, untruthful information, distorting, slandering, insulting the
reputation of agencies or organizations, honor, and dignity of individuals;
+ Providing and sharing information promoting customs, superstitions, superstitions, lewdness, and
debauchery, not in line with the nation's fine customs and traditions;
+ Provide and share information detailing the action of slashing, killing, accidents, horror, horror;
+ Providing, sharing fabricated information, causing confusion among the people, inciting violence,
crimes, social evils, gambling or serving to gamble;
+ Providing or sharing journalistic, literary, artistic, and publication works without the consent of the
intellectual property right holder or having not yet been allowed to circulate or having the decision to ban
circulation or confiscation;
+ Advertise, propagate, and sharing information about goods and services is prohibited;
+ Provide and share images of Vietnam maps but do not represent or improperly represent national
sovereignty;
+ Provide and share links to online information with prohibited content.
- A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for disclosing information
on the list of state secrets, personal secrets, and other secrets that are not serious enough to be prosecuted for
penal liability...
- Remedial measures: Forced removal of false or misleading information or information that violates the
law due to violations.
2. Responsibilities of organizations and individuals in cyberspace
According to the provisions of Article 42. Responsibilities of agencies, organizations, and individuals
using cyberspace The 2018 Cybersecurity Law specifically provides as follows:
- Comply with the provisions of the law on network security.
- Timely provide information related to network security protection, threats to network security, and acts
of infringing upon network security to competent agencies and cybersecurity protection forces.
- Comply with requests and instructions of competent authorities in protecting network security; assist
and create conditions for agencies, organizations, and responsible persons to take measures to protect network
security.
Thus, the law has very specific provisions for network security protection. But cyberspace is creating
risks and challenges to national security and social order and safety. Therefore, to build a "healthy
cyberspace", each citizen needs to do a few things well:
Firstly, building by each individual need to study, it is necessary to understand clearly the meaning,
value, and content of the Cybersecurity Law, rights, obligations, responsibilities, and prohibited acts when
participating in cyberspace activities.
Second, self-preventing risks from cyber security issues by cultivating skills in identifying conspiracies
and tricks that pose a risk of network insecurity, especially plots, and tricks of "peaceful evolution", riots, and
overthrows of hostile forces. Identifying opposition organizations operating in cyberspace such as Viet Tan,
the Provisional National Government of Vietnam, etc.; tricks to create a cover for "civil society", "democracy
forum", etc. to fight against; Fake websites, websites with a lot of bad and toxic information.
Third, the self-improvement awareness of prevention and caution when participating in social networks.
If we do our due diligence before liking or sharing files, articles, or links; beware of strange websites (dark
web), unknown emails, and suspicious links, and most importantly, absolutely do not be dua, curious, or
money greed along with the words of incitement, incitement of bad objects. Timely provide information and
comply with requests and instructions of competent state agencies and responsible persons.
Fourth, it is necessary to know how to make use of and use social networks properly and more
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 203

effectively, which is the healthiness of using the network, turning social networks into a means and a useful
channel to expand knowledge, building a healthy social network culture environment, avoiding the influence
of virtual information, effectively contributing to the prevention and control of wrong and hostile thoughts
and views.
Finally, there are solutions to disseminate information about the law on cyber security and propagate
among families, relatives, friends, and the people where they reside the provisions of the Cybersecurity Law
for everyone to grasp, understand, and not commit violations related to cyber security, contributing to
building a "healthy cyberspace from the ground up".
3. The role of unions in preventing fake and malicious information in cyberspace
Strengthening propaganda, education, raising awareness, and proactive fighting spirit of union
members and young people in the new situation
To step up the study and mastery of the Platform, lines, strategies, and tactics of the Party and State to
firmly consolidate the ideological foundation in perception, analysis, evaluation, and practical activities, to
fight against wrong views of hostile and reactionary forces; enhance education and disseminate for union
members and young people a full and correct understanding of the methods, activities, and content of anti-
terrorist forces on the Internet, especially news about the COVID-19 pandemic. Improve the level,
knowledge, and political bravery of the youth union members, especially the skills of using social networks,
enabling people to self-assess and evaluate information; identify and distinguish what is real news, what is
fake news, malicious news, strengthen the ability to "resist" against negative, distorted and fabricated
information, and at the same time actively fight against negative news. Instructing and propagating for youth
union members to know what information is official, information that has been issued and valid by the Party
and State, and information provided by government agencies, relevant agencies, etc. authorities, and agencies
related to the COVID-19 epidemic situation. Propaganda and provision of information need to be timely,
regular, accurate, and complete.
Concluded closely cooperate with authorities, media, and press, propagandize in the right direction
of public opinion for youth union members
Close and regular coordination in the provision and sharing of information and information processing
helps to detect and analyze the levels, developments, conspiracies, and tricks of the hostile forces are quick
and accurate, and the most effective and timely means of fighting on social networks are selected. Diversify
the content and methods, and improve the effectiveness of propaganda. Proactively and promptly provide full
and accurate official information on disease developments, prevention measures, and achieved results so that
cadres, party members, and youth union members can distinguish and identify them. Fake news and false
rumors prevent their negative impact on the community. Actively coordinate with press and media agencies,
especially the radio system from the district to the grassroots; make good use of the benefits of the internet
and social networks to connect the information to all people, ensure that official information maintains its
leading role, and direct public opinion.
Select and build a team of cadres who write posts on websites and social networking sites to counter
the claims of hostile forces and orientate the union members and youth.
In the spirit of the direction and orientation of the District Party Committee. The Standing Committee of
the District Youth Union has established and regularly consolidated a group to capture, reflect and orient the
thoughts and social opinions among youth union members via the Internet and social networks. Pay attention
and focus on building and fostering a core force of young cadres and party members who have solid political
skills, theoretical qualifications, ability to express themselves, enthusiasm, and determination; focusing on
capturing public opinion on the internet, reflecting information is collected from many different sources and
channels. Promote propaganda, and education, participate in social networks with young people, understand
young people, and grasp the needs of young people, thereby orienting young people to use social networking
sites in the right way and most effectively; continue to implement the campaign "One good news every day,
one beautiful story every week" on social networks, contributing to creating a trend, the trend of posting and
sharing positive information on social networks. Coordinating in opening refresher courses, training courses,
skills, and professional work; skills in handling situations, participating in solving "hot spots", and problems
of disease prevention arising in society and each group of union members and young people; periodically,
quarterly organize activities of the Young Theorists Club, activities of fighting to protect the ideological
foundation of the Party, fighting against and opposing hostile wrong views in cyberspace.
204 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

Propaganda on the application of sanctions in the field of Internet and social networks
Strengthening management in the field of information and communication; concentrating on perfecting
the system of legal documents on national defense in cyberspace. Implement specific measures to manage,
monitor, and thoroughly handle fake information and false rumors. Cooperate well with information
providers to prevent and handle illegal acts, spreading false information, and confusing the public in the very
sensitive situation of the COVID-19 epidemic. For young cadres and party members, such as Regulations on
19 things Party members must not do; Regulation No. 102-QD/TW, dated November 15, 2017, of the
Politburo on disciplining party members who violate, has very detailed regulations on speech, information
management, not allow following erroneous and wrong views. For union members and young people, it is
necessary to master and comply with the provisions of the Cybersecurity Law. Each cadre, union member,
and youth needs to turn their social networking site into an information channel, regularly propagating official
information about the Party and State's guidelines, policies, and laws. At the same time, actively and regularly
analyze comments, and share articles about advanced examples, good examples, good deeds, new models,
and good practices of agencies and units, localities, and individuals participating in the implementation of
patriotic emulation movements.
Actively and promptly fight and oppose articles with content that slander, inflate, distort and distort the
truth, especially in cyberspace. Strictly handle cases of posting or distributing falsified and fabricated
information. Timely detection, prevention, and taking appropriate measures to deal with opportunistic and
politically disgruntled elements who take advantage of the epidemic situation to spread fake information, and
false rumors to confuse public opinion. towards the guidelines of the Party, policies, and laws of the State.
Clearly define the organization of the Union at all levels and its officials and union members as the
pioneer and core force participating in the fight against fake and malicious news in cyberspace; over the past
time, unions at all levels in the province have strengthened orientation, education to raise awareness and
political bravery for union members and youth; establish Facebook, Zalo pages to identify and analyze untrue
information and misrepresentations; regularly post and share official and good information to create a
spillover effect to a large number of union members and young people; contribute to "cleaning" cyberspace
information.
The promotion of the role of the Youth Union in preventing and combating fake and malicious news in
cyberspace; creating a safe network environment is a very important task to both enhance roles and
responsibilities and create "resistance" and "filter" for union members and youth when accessing information
in cyberspace.

REFERENCE
[1].https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/tu-van-phap-
luat/42531/bo-quy-tac-ung-xu-tren-mang-xa-hoi-va-4-dieu-can-biet
[2].https://luatduonggia.vn/trach-nhiem-cua-ca-nhan-to-chuc-trong-bao-ve-an-ninh-mang/
[3].https://tuyengiaotiengiang.vn/news/Ly-luan-Chinh-tri/Vai-tro-cua-Thanh-nien-dau-tranh-phan-bac-
cac-thong-tin-sai-trai-xau-doc-hai-tinh-hinh-dich-benh-COVID-19-
3198/?fbclid=IwAR0_SSxIALaW9EWOk3_nKG1Vs2qU8saGAIBvpvgYuFXFMleeRwiVSRqP6jM
[4].https://truyenhinhthanhhoa.vn/phat-huy-vai-tro-cua-to-chuc-doan-trong-phong-chong-thong-tin-
xau-doc-
1808392184.htm?fbclid=IwAR1intWAGdtCHr_z9N80nXQDV3bGpid5VQPukJAnGw82hC32f3_l2i_H3aI
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 205

ENHANCING THE ROLE OF THE YOUTH UNION - STUDENT UNION OF


THE ACADEMY OF FINANCE IN ORIENTING, RECOGNIZING AND DEALING WITH
FAKE NEWS IN CYBERSPACE
MA. Phan Thị Xuân - Faculty of Foreign Languages
Le Thi Hien Trang - CQ59/09.02CL, Le Thuy Duong - CQ59/11.02CL
Tran Quynh Chau - CQ58/51.01, Nguyen Thuy Linh - CQ59/51.04
Abstract: Fake news has always posed a potential danger to politics and society since it disseminates false
information broadly and can have devastating effects. Fake news has grown more difficult to police in recent
years as a result of the advancement of technology and the high degree of internet access among Vietnamese
citizens. Given this threat, the government and large corporations must take efforts to increase public awareness
of the issue and strengthen cyber security regulations. Particularly, the Youth Union and Student Union, which
are pioneering organizations in guiding Vietnamese youth, are playing a crucial role in propagandizing and
developing young consciousness, and they actually involve a clear strategy for dealing with the pervasive
hazards of fake news.
Keywords: Youth Union, Student Union, fake news, social media, cyberspace, …
1. Theoretical basis
1.1. Fake news
Definition: Fake news, also known as junk news, is a type of journalism or propaganda which consists of
misleading information or hoaxes spread through traditional news media (newspaper and radio) or online social media.
Causes: In order to increase readership, as well as advertising revenue, fake news written and published
is often with the intention of deceiving to the detriment of an agency, entity or person by using sensational,
dishonest writing or fabricated headline.
Currently, fake news remains a significant problem in society, fuelled by the ease of spreading
misinformation through social media and the internet. Fake news can have harmful effects on individuals,
communities, and even national and global affairs. Despite efforts by governments, tech companies, and media
organizations to combat the spread of fake news, it continues to be a challenge, highlighting the importance of
media literacy and critical thinking skills for individuals to navigate the complex media landscape.
The impact of fake news on students in general
Fake news can have a significant impact on students, both academically and socially. Here are some
ways that fake news can affect students in general:
-Misinformation: Fake news can mislead students with false information that can be difficult to
distinguish from factual information. This can lead to misunderstandings, false beliefs, and ultimately,
misinformed decisions.
- Reduced critical thinking skills: If students become accustomed to consuming fake news, they may
lose their ability to analyse and evaluate the accuracy and credibility of information. This can lead to reduced
critical thinking skills, which can negatively impact academic performance.
- Social polarization: Fake news can contribute to social polarization by creating and perpetuating false
narratives and stereotypes about certain groups of people. This can lead to increased backgrounds and
conflicts among students from different students.
- Decreased trust in media: If students become suspicious of all news sources because of the prevalence
of fake news, they may be less likely to trust reputable news sources, which can lead to a lack of awareness
about important events and issues.
- Cyberbullying: Fake news can be used as a tool for cyberbullying, as students may share false
information about their peers online in order to ridicule or discredit them
1.2. Youth - Student Union
The young generation is the group most affected by fake news because they do not have enough life
experience and the environment they are most exposed to is only around school and home. Therefore, awareness
education for students of the school, specifically of the Youth - Student Union plays a very important role.
In fact, the Youth Union and Student Union did had some extracurricular activities or workshops which
can be approached by various means of communication to propanganda about the harms of fake news, yet
they has not brought a strong spread enough to truely enhance the students’ perception about fake news. Thus,
not many major contributions have been made to raise the students’ awareness.
The roles of Youth Union and Student Union
206 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

In the current modern technology era, fake news has become a serious problem, affecting many aspects
of life. Therefore, the Youth Union and the Student Union have an important role to play in the prevention of
fake news. Specifically, the role of the Youth - Student Union in combating fake news includes:
-Orientation - education role: Organize educational and propaganda activities in the prevention of fake
news, misinformation and their effects on social life. These activities may consist of propaganda, education,
experience exchange with the aim to raise awareness and prevent fake news skills. At the same time, the
Youth Union should encourage young people to be cautious and think wisely before sharing any information
on the social media.
- Leading role: Youth Union and Student Union must be a leader in detecting and reporting fake news.
This helps limit the spread of misleading information and helps union members to recognize and be alert to
potential fake news.
- Environment-creating role: Youth Union and Student Union has been constantly innovating political
education Youth Union members, building official information channels to provide young people with
accurate and reliable information; creating forums for exchange and dialogue with students; protect the ‘green
zone’ on social media.
- Connecting role:Youth Union and Student Union can collaborate with other organizations and
communities to build a network preventing fake news, strengthening its ability to detect and combat the
spread of fake news.
Therefore, Youth Union has an important role in preventing fake news, helping to build a healthy
information environment, meeting the needs individuals of accurate information and helping to protect the
rights and safety of the community.
2. Survey on the impact of fake news on AOF students
When asked about the problem of fake news raised in the study, up to 49% of the students emphasized
that they often re-share information online and 54,5% of the students said they check the source of the
information just shared.

Figure 1: Percentage of students Figure 2: Percentage of students who


who often re-share information on social check the source of the information they’ve
media just shared
However, in fact, the analysis of fake news shows that most of the students' information checking is not
really accurate because their fake news recognition is still very weak; 81,8% of students identify fake news
through documents from the government and authorities, 18,2% of students are aware of fake news when
friends, relatives or influencers speak up.

Figure 3: percentage of students who recognize fake news through different methods
In addition, the research results also show that 100% of students believe that the main source of access
to fake news is the social network Facebook. However, it is undeniable that fake news is accessible to students
through many other social networking sites such as Twitter, TikTok, Instagram, etc.
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 207

Figure 4: Platforms on which students access fake news


The students also agreed and emphasized that friends (50%), family (45.5%), and celebrities (63.6%)
were the main sources of access to fake news.

Figure 5: Other sources of access to fake news


Besides, the study also shows that the majority of students' reactions to fake news are in the average
range. Specifically, research results show that students feel normal up to 45.5%. This is easily explained by
putting it in the context of students' weak use of fake news, the reaction of students when they read fake news
is normal, even if they don't care because it doesn't affect them.
In addition, students' easy access to unconventional information has contributed to the normalization of
fake news among them. However, research results also show that about 50% of students feel bewildered,
worried, insecure, and lose faith in information on the Internet. This is also a cause for concern because, in
the current digital transformation age, the transmission of news via social networks plays a crucial role. It
will be challenging to restore trust in social network information, partly affecting the reliability of other
official information.

Figure 6: Students' feelings when they know the information that they have just received is fake news
Thereby, 98% of students agreed with the idea that "Youth Union - Student Union plays a very important
role in preventing fake news in cyberspace". It means that organizations that represent the voice of students,
such as the Youth Union and Student Union need to improve their responsibilities and roles in preventing
fake news and building, protecting the "green area" in cyberspace.

Figure 7: Percentage of students who think the Youth Union - Student Union is important in preventing fake news.
208 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

3. Solutions
The Youth Union - Student Union of the Academy of Finance must be conscious of its role in the struggle
to safeguard the Party's ideological basis and concentrate on the draconian implementation of numerous
solutions, particularly in cyberspace, in order to prevent and defeat fake news. To enhance the role of Youth
Union - Student Union in preventing fake news, the following solutions can be applied:
Enhancing education and communication activities: This is the root of the problem. To help young
people understand more about the risks of fake news and how to detect and prevent it, organizations and
groups need to strengthen education and communication activities. Social media tools can be utilized, as well
as data from digital platforms and cloud computing to collect and update in a timely manner the aspirations
and trends of youth members. From there, suitable education and communication models can be developed.
Develop necessary skills for the Youth - Student Union staff: Training skills in designing
communication publications for Youth Union - Student Union members, training on news writing skills for
the Youth - Student Union staff. Set up a standing committee to promptly handle unofficial information,
quickly provide official information - one of the most important factors.
Strengthening cooperation and collaboration: To strengthen the strength and effectiveness of counter-
fake news activities, the Youth Union need to build mass networks, organizations equivalent to other mass
organizations, civil society organizations and other partners to cooperate in combating fake news. In addition,
it is necessary to attach responsibility to the 3rd stakeholder that is the network operators, need to coordinate
and attach responsibility to network operators (those who make money from information in cyberspace)
Promoting the participation of youths in social activities: The Youth Union should promote the
participation of youths in social activities, contribute to raising community awareness and social
responsibility, and at the same time help youths have opportunities to exchange, learn and share about issues
of preventing fake news.
Building official information channels: The Youth Union must work to create official communication
channels that will assist in giving users accurate and reliable information. Websites, fan pages, Facebook
groups, chat programs, and other social networks can serve as these outlets. These lines of communication
need to be continually updated to guarantee precision and high dependability.
Developing the essential tools and skills: The Youth Union and the Vietnamese Students' Association
should provide teenagers with the abilities and resources to examine information and evaluate the reliability
of news sources, articles, and other media items. Tools might include phony news applications, online
courses, and educational resources. This supports young people in developing the capacity to recognize
accurate information and stay well clear of false and misleading information. To educate Union members and
young people about social networks (using 2D, 3D graphics, virtual reality, etc.), innovative content and
techniques for online competitions, propaganda campaigns... how to attract and spread more, the Youth Union
and the Vietnamese Students' Association must also develop modern communication products.
CONCLUSION
Fake news has been having an enormous effect on social life both globally and in Vietnam specifically.
Fake news has become more difficult to control in these days of integration and globalization, under the
influence of the Industrial Revolution 4.0, and results in serious consequences. As a result, the Youth Union
- Student Union plays an essential part in the fight against false information, protecting the Party's ideological
foundation online, and building an environment that is safe and healthy for union members and young people.
Besides, as a global citizen in the age of digital transformation, every student must equip themselves with the
necessary skills to reduce the reception of fake news on the Internet. In addition, union members need to
promote their dynamism and creativity to join hands with the Youth Union - Student Union to repel and fight
fake news that affects AOF students' thoughts and lifestyles.

REFERENCES
[1] Tuổi trẻ Quảng Nam (2021), “Vai trò của Thanh niên trong việc đấu tranh phòng, chống tin giả, tin
xấu độc trên không gian mạng” [https://tinhdoanqnam.vn/news/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/vai-tro-
cua-thanh-nien-trong-viec-dau-tranh-phong-chong-tin-gia-tin-xau-doc-tren-khong-gian-mang-3728.html]
[2] Học viện Tài chính. (2021), “Tăng cường trách nhiệm, tuân thủ pháp luật của sinh viên khi tham gia
mạng xã hội” [https://hvtc.edu.vn/tabid/674/catid/407/id/33830/Tang-cuong-trach-nhiem-tuan-thu-phap-
luat-cua-sinh-vien-khi-tham-gia-mang-xa-hoi/Default.aspx]
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 209

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC CỦA
ĐOÀN THANH NIÊN VÀ HỘI SINH VIÊN TRONG PHÒNG CHỐNG TIN GIẢ
Nguyễn Lê Hà Phương - CQ59/21.10CLC
Tạ Minh Quang - CQ59/06.01CLC
Trong bối cảnh truyền thông mới, với sự hỗ trợ của những công cụ kỹ thuật số và Internet, việc tạo ra
một câu chuyện tin tức, biên tập, chỉnh sửa và xuất bản đã trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, điều
này cũng là cơ hội cho tin giả, sai lệch xuất hiện ngày càng nhiều, được truyền phát với tốc độ nhanh hơn
trên diện rộng. Trong thực tế, gần đây tin tức giả đã thật sự trở thành một vấn đề trong lĩnh vực truyền thông
trên thế giới và ở Việt Nam.
Nhận biết tin giả, xấu độc trên không gian mạng
Tin giả (fake news) còn được gọi là tin rác hoặc tin tức giả mạo, có thể được hiểu là tin, bài viết được
ngụ ý là sự thật nhưng thực chất đó là những tin tức được thành lập dựa trên tin đồn, phỏng đoán hoặc hoàn
toàn bịa đặt và bị cố tình lan truyền hình lan truyền; thường đề cập đến vấn đề về kinh tế, chính trị hoặc xã
hội dễ gây hiểu lầm cho công chúng, được truyền phát qua các phương tiện truyền thông, một cách vô tình
hoặc với chủ ý nhằm che giấu sự thật và ảnh hưởng, tác động đến dư luận. Tin giả được viết và xuất bản
thường là với mục đích đánh lừa nhằm gây thiệt hại cho một cơ quan, thực thể hoặc người, hoặc đạt được về
mặt tài chính hoặc chính trị.
Nếu tin tức là một loại hàng hóa, độc giả nên là người tiêu dùng thông minh, có kiến thức và kỹ năng để
nhận biết, phân biệt được thật, giả, trước khi tin tưởng và chia sẻ thông tin trực tuyến, nhất là chia sẻ trên các
mạng xã hội.Những dấu hiệu sau đây có thể giúp chúng ta nhận diện một tin giả:
Một là, nguồn tin không đáng tin cậy
Nguồn tin không rõ ràng, không đáng tin cậy: Nếu không có nguồn tin cụ thể hoặc chỉ ghi "được chia sẻ
trên mạng xã hội", thông tin xuất phát từ các trang web, tài khoản không thuộc cơ quan báo chí chính thống
hoặc cơ quan nhà nước.
Hai là, tiêu đề giật gân thu hút, số lượt tương tác vượt quá mức
Tiêu đề quá lôi cuốn, quá kích động và quá cực đoan hay nếu một bài viết có số lượng like và share vượt
quá mức bình thường, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy bài viết đó là một tin giả hoặc tin xấu. Ví dụ rõ nét
nhất hiện nay về bẫy tin giả chính là thông tin xung đột Nga - Ukraine. Chỉ tính riêng trên ứng dụng chia sẻ
video Tiktok, từ ngày 24/2/2022- 31/3/2022 số video chứa thẻ #Ukraine đã vượt 34,2 tỷ lượt xem, vượt xa
các nền tảng khác đi kèm với đó là không ít thông tin sai sự thật.
Ba là, kiểm tra lại thông tin
Tin giả thường không được chú trọng về chính tả, không thống nhất. Những hình ảnh có thể bị làm giả,
chỉnh sửa theo dụng ý của người đăng tải thông tin. Về mốc thời gian, tin giả thường đăng tải mốc thời gian
không trùng với thực tế. Về luận chứng trong bài viết, thông thường tin giả dựa trên những tình tiết thật nhưng
được làm giả ở những nội dung quan trong nhất.
Tác động của tin giả tới hành động và tâm lý người đọc có thể gây hậu quả nghiêm trọng:
Gây hoang mang, sợ hãi và lo lắng: Những tin giả đáng sợ hoặc gây chấn động có thể khiến người đọc
hoang mang, sợ hãi và lo lắng. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và thể chất của họ.
Gây hiểu lầm và xung đột: Tin giả có thể dẫn đến hiểu lầm và xung đột giữa các cộng đồng. Những
thông tin này có thể tạo ra sự phân biệt đối xử, kỳ thị, thù địch và đối lập giữa những nhóm người.
Gây mất độ tin cậy vào thông tin: Nếu người đọc đọc nhiều tin giả, họ có thể mất niềm tin vào các
nguồn tin tức và thông tin khác. Điều này có thể dẫn đến mất độ tin cậy và sự hoang mang về thông tin.
Gây ảnh hưởng đến quyết định: Tin giả có thể dẫn đến các quyết định sai lầm, vì những thông tin này
không được kiểm chứng và đúng sự thật. Điều này có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho cá nhân và cả xã
hội.
Thực trạng tin giả, xấu độc trên không gian mạng
Các quy định của pháp luật liên quan đến hành vi đăng tải, lan truyền thông tin giả, xấu độc trên
không gian mạng
Đối với các hành vi đăng thông tin sai sự thật, xấu độc trên không gian mạng sẽ bị xử lý theo Điều 101,
102, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin Mức phạt từ 5 đến 70 triệu
đồng, tùy theo hành vi. Trên hết thì một số hành vi có thể bị xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự và bị xử
lý theo Điều 155, tội làm nhục người khác; Điều 156, tội vu khống; Điều 288, tội đưa hoặc sử dụng trái phép
210 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông của Bộ Luật hình sự. Theo đó, mức phạt cao nhất có thể lên đến
1 tỷ đồng hoặc phạt tù 7 năm.
Hiện trạng tin giả, xấu độc trên không gian mạng
Trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay, công nghệ thông tin phát triển đã kéo theo nhu cầu sử dụng
mạng xã hội của người dân tăng cao, điều này đã mang lại nhiều giá trị tích cực cho xã hội, giúp cho mọi
thông tin được truyền tải một cách nhanh chóng, kịp thời. Nhưng mặt khác, nó cũng đặt ra những yêu cầu
bức thiết đối với việc nhận diện thông tin giả, xấu độc và việc ngăn chặn hành vi đăng tải thông tin xuyên
tạc, sai sự thật trên các phương tiện thông tin điện tử.
Thời gian vừa qua, Việt Nam chúng ta đã phải đối mặt với rất nhiều thách thức, khó khăn trước đại dịch
Covid-19. Có thể thấy, Đảng và Nhà nước, đặc biệt là Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương trên cả nước
đã có sự chỉ đạo sát sao, kịp thời trong việc đề ra những biện pháp phòng chống dịch. Tuy nhiên, trên một số
phương tiện truyền thông, mạng xã hội vẫn xuất hiện những thông tin sai sự thật, nhiều bình luận xuyên tạc
về công tác phòng, chống dịch bệnh. Điều này đã để lại hậu quả nghiêm trọng, gây nhiễu loạn thông tin, tạo
lâm lý lo lắng, hoang mang trong quần chúng nhân dân, gây ảnh hưởng xấu đến công tác phòng, chống dịch
bệnh Covid-19.
Cùng với đó, các thế lực thù địch đã thông qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội để thực hiện
nhiều phương thức, thủ đoạn tuyên truyền xuyên tạc, tác động vào tư tưởng, tình cảm của người dân Việt
Nam, từ đó gây tâm lý hoang mang, dao động, hoài nghi của nhân dân ta đối với Đảng, Nhà nước, qua đó
dẫn đến hậu quả nghiêm trọng và trên hết là làm cho xã hội mất ổn định, cụ thể
Thứ nhất, chúng lợi dụng internet, mạng xã hội để đưa những ý kiến trái với quan điểm, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh sai tình hình thực tiễn cách mạng, đời sống chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại ở Việt Nam, tung thông tin sai sự thật nhằm chống
phá Đảng, Nhà nước và Quân đội Việt Nam.
Thứ hai, chúng thiết lập các trang website, blog để tuyên truyền, kích động, lôi kéo, tập hợp dư luận,
gây hoang mang trong dư luận xã hội. Chuyển hóa các bài viết có sẵn thành thể thơ hoặc bài hát phát trên các
kênh âm nhạc trực tuyến làm công cụ tuyên truyền, chống phá trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa.
Đánh giá công tác đấu tranh ngăn chặn tin giả, xấu độc trên không gian mạng
Thấy được tác động tiêu cực của những tin giả, xấu độc trên không gian mạng đối với công tác tư tưởng,
cấp ủy cấp Đảng, toàn quân đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương
Đảng về đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch. Cấp ủy các cấp, đơn vị và đội ngũ cán bộ chính trị
đã phát huy vai trò nòng cốt trong lãnh đạo, chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện đấu tranh phòng, chống các quan
điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng; phát huy tốt vai trò, trách nhiệm; huy động sức mạnh tổng hợp
của các tổ chức, các lực lượng và thường xuyên đổi mới về nội dung, phương pháp, hình thức đấu tranh nhằm
nâng cao hiệu quả thực hiện; thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị, định hướng tư tưởng, nâng cao nhận
thức và trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên, chiến sĩ lực lượng vũ trang và quần chúng Nhân dân.
Không những vậy, bộ phận công an ở địa bàn các tỉnh trên cả nước cũng đã chung tay, vào cuộc và ra sức
chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương thường xuyên rà soát trên không gian mạng, từ đó đã đã kịp thời phát
hiện những vụ việc đăng tải thông tin xấu, độc, sai sự thật trên mạng xã hội. Đồng thời, các cơ quan chức năng
ở các tỉnh thành trên cả nước ta cũng đã tích cực phối hợp với cơ quan báo chí trong và ngoài nước nhằm tăng
cường thông tin về các vụ việc, kết quả xử lý, qua đó từng bước nâng cao nhận thức cho quần chúng nhân dân,
không để ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
Những thành tựu trên đã góp phần tích cực vào công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh
phản bác những luận điệu xuyên tạc, sai trái, thông tin xấu độc của các thế lực thù địch, phản động trên không
gian mạng.
Tuy nhiên, công tác đấu tranh ngăn chặn tin giả, xấu độc trên không gian mạng còn gặp phải một số hạn
chế như sau:
Một số cán bộ, đảng viên, chiến sĩ tham gia chưa thường xuyên, lơ là, thiếu sót, thiếu tính tự giác dễ dẫn
đến bị kẻ xấu lợi dụng, kích động nhưng chưa được đấu tranh, ngăn chặn kịp thời.
Chưa có những bài viết có chất lượng chuyên sâu để đấu tranh trực diện phản bác các quan điểm, tư
tưởng sai trái… Nội dung, hình thức, biện pháp đấu tranh, phản bác luận điệu xuyên tạc của kẻ địch cũng
chậm được đổi mới.
Sự liên kết, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong tuyên truyền và đấu tranh, phản bác còn mang tính
hình thức, thụ động, chưa phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác này.
Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023 211

Vai trò của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên trong việc phòng chống thông tin giả, xấu độc trên
không gian mạng
Nội dung của Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành có
tổng cộng 5 điều:
Điều 3. Quy tắc ứng xử chung
Điều 4. Quy tắc ứng xử cho tổ chức, cá nhân
Điều 5. Quy tắc ứng xử cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước
Điều 6. Quy tắc ứng xử cho các cơ quan nhà nước
Điều 7. Quy tắc ứng xử cho các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội
Mục đích của Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội là:
Tạo điều kiện phát triển lành mạnh mạng xã hội tại Việt Nam, đảm bảo quyền tự do cá nhân, quyền tự
do kinh doanh, không phân biệt đối xử nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước, phù hợp với chuẩn mực,
thông lệ và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Bộ quy tắc này được phổ biến đến tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia sử dụng mạng xã hội. Các cơ
quan, tổ chức căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và Bộ quy tắc này triển khai thực hiện
và phổ biến nội dung của Bộ quy tắc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và đặc thù của cơ quan,
tổ chức của mình, trong đó chú trọng đến việc bảo đảm an toàn, lành mạnh cho "người yếu thế" khi sử dụng
mạng xã hội.
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trên không gian mạng được quy định tại Điều 4 trong Bộ quy tắc
ứng xử trên mạng xã hội năm 2021, cụ thể như sau:
Tìm hiểu và tuân thủ các điều khoản, thực hiện biện pháp tự quản lý, bảo mật tài khoản mạng xã hội và
nhanh chóng thông báo tới các cơ quan chức năng, nhà cung cấp dịch vụ khi tài khoản tổ chức, cá nhân bị
mất quyền kiểm soát, bị giả mạo, lợi dụng và sử dụng vào mục đích không lành mạnh, ảnh hưởng đến an ninh
quốc gia và trật tự an toàn xã hội, đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Không đăng tải nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến
quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong
mỹ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép... gây bức xúc trong dư luận xã
hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.
Khuyến khích sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về đất nước - con người, văn hóa tốt đẹp
của Việt Nam, chia sẻ thông tin tích cực, những tấm gương người tốt, việc tốt.
Vận động người thân trong gia đình, bạn bè, những người xung quanh tham gia giáo dục, bảo vệ trẻ em,
trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, lành mạnh.
Vai trò của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên trong việc phòng chống thông tin giả, xấu độc trên
không gian mạng
Trong vấn đề phòng chống thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên
Học viện Tài chính luôn đề ra những định hướng, giải pháp nhằm hạn chế và giúp sinh viên toàn Học viện
hiểu rõ hơn về những tác động của tin giả đối với mỗi cá nhân và tập thể.
Qua các buổi sinh hoạt chính trị đầu khóa, những hội thảo Đoàn Thanh niên tổ chức các buổi chuyên đề
về vấn đề phòng chống thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng, điều này nhằm giúp sinh viên quan tâm
và có thể có định hướng đúng đắn trong nhận thức về tầm quan trọng của việc phòng chống thông tin giả,
xấu độc trên không gian mạng hiện nay.
Đoàn Thanh niên đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức các phong trào, các cuộc vận động và các
hoạt động nhằm giúp sinh viên phòng tránh được những tác động tiêu cực của những tin giả, tin xấu độc trên
không gian mạng, từ đó tạo môi trường lành mạnh, an toàn cho thanh niên rèn luyện, đem lại góp to lớn vào
công cuộc phòng chống thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng.
Trong việc phòng chống thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng, Hội Sinh viên có vai trò tuyên
truyền những nội dung của Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, đặc biệt là tuyên truyền những quy định tại
Điều 4 trong Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội năm 2021 về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trên không
gian mạng cho các sinh viên. Qua đó góp phần giáo dục lý tưởng, truyền thống đạo đức, lối sống và ý thức
pháp luật cho hội viên, sinh viên nói chung và giúp cho sinh viên có nhận thức đúng đắn trong việc phòng
chống thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng nói riêng.
Hội Sinh viên góp phần phản ánh những nguyện vọng của sinh viên trong vấn đề phòng chống thông tin
giả, xấu độc trên không gian mạng. Hội Sinh viên có vai trò là đề xuất các chủ trương, chính sách liên quan
212 Hội thảo khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023

đến vấn đề phòng chống thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng cho sinh viên.
Việc phát huy vai trò của Đoàn, Hội trong phòng chống tin giả trên không gian mạng là nhiệm vụ hết
sức quan trọng để có thể vừa nâng cao vai trò, trách nhiệm, vừa tạo ra “sức đề kháng”, “màng lọc” cho đoàn
viên, thanh niên khi tiếp cận thông tin trên không gian mạng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1].https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Quyet-dinh-874-QD-BTTTT-2021-Bo-
Quy-tac-ung-xu-tren-mang-xa-hoi-478154.aspx2.
[2].https://thanhnien.ntu.edu.vn/Giao-duc-tu-Tuong/n/bai-4-doan-thanh-nien-cong-san-ho-chi-minh
[3].https://doanthanhnien.vn/tin-tuc/hoi-sinh-vien-viet-nam/tham-luan-vai-tro-cua-hoi-sinh-vien-trong-
ket-noi-voi-to-chuc-doanh-nghiep-ho-tro-sinh-vien-5-tot-cac-cap
[4]. https://tinhuykhanhhoa.vn/tin-chi-tiet/id/11171/Tang-cuong-dau-tranh-ngan-chan-thong-tin-gia,-
xau-doc-tren-mang-xa-hoi
[5].http://nguoidongthap.com/ngan-ngua-hoat-dong-phat-tan-tin-gia-ve-tinh-hinh-dich-benh-covid-19-
tren-dia-ban-tinh-dong-thap/
[6].https://dulieuphaply.vn/vbpl/quyet-dinh-14-2021-qd-ubnd-ve-quy-che-phoi-hop-de-theo-doi-xu-ly-
thong-tin-xau-doc-tren-khong-gian-mang-do-tinh-cao-bang-ban-hanh
[7].https://baoquangninh.vn/kien-quyet-xu-ly-nghiem-thong-tin-xau-doc-tren-khong-gian-mang-
2922799.html
2 khoa học sinh viên Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên năm 2023
Hội thảo

You might also like