You are on page 1of 20

TÌM HIỂU VĂN HÓA GIAO TIẾP Ả RẬP

1. Đôi nét về Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất............................................................................3


1.1. Vị trí địa lí và vùng lãnh thổ..........................................................................................................3
1.2. Lịch sử hình thành..........................................................................................................................3
1.3. Các đặc điểm nổi bật......................................................................................................................4
2. Ngôn ngữ................................................................................................................................................5
2.1. Tiếng Ả Rập và các biến thể...........................................................................................................5
2.2. Vai trò..............................................................................................................................................7
3. Tôn giáo và các giá trị, quy tắc liên quan đến văn hóa và tôn giáo....................................................8
3.1. Tầm quan trọng của Islam giáo.....................................................................................................8
3.2. Những giá trị và quy tắc liên quan đến văn hóa và tôn giáo......................................................11
4. Giao tiếp ở Ả Rập................................................................................................................................17
4.1. Cách giao tiếp, làm quen..............................................................................................................17
4.2. Đàm phán, kinh doanh.................................................................................................................17
4.3. Giao tiếp giữa nam và nữ.............................................................................................................18
4.4. Nghi thức chào hỏi........................................................................................................................19
5. Một số điểm cần lưu ý.........................................................................................................................19
Khi nhắc đến các quốc gia Ả Rập, có lẽ hầu hết chúng ta đều lờ mờ suy
đoán chắc là bao gồm Ả Rập Xê Út và Các tiểu vương quốc Ả Rập
Thống nhất vì nó có chữ Ả Rập.
Tuy nhiên thì nó không phải, mà nó bao gồm 22 quốc gia Ả Rập:
Algeria, Bahrain, quần đảo Comoros, Djibouti, Ai Cập, Iraq, Jordan,
Kuwait, Lebanon, Libya, Morocco, Mauritania, Oman, Palestine,
Quatar, Ả Rập Xê Út, Somadia, Sudan, Syria, Tunisia, Các tiểu vương
quốc Ả Rập Thống nhất và Yemen. Đây là những quốc gia có những nét
tương đồng về lịch sử và văn hóa, có ngôn ngữ chính thức là tiếng Ả
Rập.

Tuy nhiên là vì thời lượng thuyết trình có hạn, nên là nhóm mình chỉ
chọn ra 1 quốc gia, mà nó mang những cái nét đặc trưng và tương đồng
về văn hóa giao tiếp ở Ả Rập để mang đến cho mọi người một cái nhìn
sâu sắc hơn về vấn đề này. Là UAE – Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống
nhất.
1. Đôi nét về Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
1.1. Vị trí địa lí và vùng lãnh thổ

 Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (United Arab Emirates – viết
tắt là UAE) là một quốc gia ở Tây Á nằm về phía Đông Nam của bán
đảo Ả Rập trên Vịnh Ba Tư, Giáp với Ả Rập Xê Út ở phía Đông và
phía Nam, đồng thời biên giới trên biển giáp với Qatar về phía Tây
và Iran về phía Bắc.
 Chế độ quân chủ chuyên chế liên bang gồm 7 tiểu vương quốc:
Abu Dhabi (đóng vai trò là thủ đô), Ajman, Dubai, Fujairah, Ras Al
Khaimah, Sharjah và Umm Al Quwain.

 Ranh giới của chúng rất phức tạp, với nhiều vùng đất bên trong các
tiểu vương quốc khác nhau. Mỗi tiểu vương quốc do một vị quân chủ
chuyên chế cai trị; họ hình thành Hội đồng Tối cao Liên bang và một
trong các quân chủ đó được chọn làm tổng thống của liên bang. (Đó
là Tổng thống Mohammed bin Zayed Al Nahyan của Abu Dhabi).

 Dân số tính đến hiện tại của Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
là hơn 9.5 triệu người (Theo Liên Hợp Quốc 3/2024).
 Dubai là tiểu vương quốc có dân số đông nhất và diện tích đứng nhì
sau Abu Dhabi. Và Dubai và Abu Dhabi là 2 tiểu vương quốc duy nhất
có quyền phủ quyết những vấn đề chủ chốt mang tầm quan trọng quốc
gia trong cơ quan lập pháp của đất nước.

1.2. Lịch sử hình thành


 Lịch sử của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) bắt
nguồn từ thương mại.
Nằm ở điểm giao giữa Châu Âu và vùng Viễn Đông, các thương gia từ
Ấn Độ và Trung Quốc đã có những cuộc hành trình mang theo lụa, gia
vị và hàng hóa được người Châu Âu ưa thích, đặc biệt là người Bồ Đào
Nha, người Hà Lan và người Anh. Chính trong giai đoạn này, người
Bedouin đã biến các sa mạc cát ở Abu Dhabi và Dubai trở thành ngôi
nhà của họ, và thành phố Abu Dhabi đã trở thành một trung tâm quan
trọng.
 Ngày 1/12/1971, Anh tuyên bố từ bỏ tất cả các Hiệp định đã ký với
các nước vùng Vịnh và rút quân khỏi khu vực.
 Ngày 2/12/1971, Nhà nước Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất
được thành lập gồm Abu Dhabi, Dubai, Sharjah, Umm Al-Qaiwain,
Ajman và Fujairah. Đến tháng 2/1972 Ras Al-Khaimah mới gia nhập
Nhà nước liên bang.

1.3. Các đặc điểm nổi bật


 UAE là quốc gia giàu thứ 9 thế giới
 93% người dân biết chữ, 70% phụ nữ tốt nghiệp đại học.
 Số lượng người nước ngoài chiếm 80% dân số ở UAE.
 Đa số người dân theo đạo Hồi, có hơn 40 nhà thờ và đây là nơi thờ
phụng nhiều tín ngưỡng khác nhau.
 Chim ưng là biểu tượng quốc gia của UAE (chim ưng vàng với chiếc
đĩa ở giữa, trong đó là Quốc kỳ và 7 ngôi sao đại diện cho 7 tiểu vương
quốc. Đuôi chim ưng có 7 chiếc lông cũng đại diện cho 7 tiểu vương
quốc)
 Lạc đà – loài phổ biến và quan trọng gắn bó mật thiết với đời sống
của người dân, được xem là linh hồn trong truyền thống và văn hóa
UAE.
 Mỗi năm, nơi đây chào đón hơn 12 triệu du khách. Du lịch chiếm
hơn 10% GDP của quốc gia. Trong 7 tiểu vương quốc, Dubai là nơi có
lượng người ghé thăm đông nhất.
 Dubai Mall là trung tâm mua sắm có diện tích lớn nhất thế giới bao
gồm 1200 cửa hàng.
 Tại Dubai, người dân nuôi thú cưng là hổ, báo… bên cạnh chó, mèo
như ở các quốc gia khác trên thế giới. Đôi khi, người dân nước này cũng
bọc vàng cho toàn bộ siêu xe của mình. (Nhắc đến Dubai là phải nói đến
sự sang chảnh)
 Cảnh sát ở Dubai dùng các loại xe sang để đi tuần. Nhiều du khách
khi tới đây đã sốc khi thấy xe cảnh sát mang thương hiệu Ferrari, Audi,
Bugatti, Lamborghini. Cảnh sát ít phải dùng những chiếc xe này để đuổi
theo ôtô phóng nhanh vượt ẩu, vì tỷ lệ tội phạm ở Dubai rất thấp. Công
việc chủ yếu của cảnh sát là đi tuần tra các khu di sản và nơi có đông
khách du lịch.
 Masdar ở Abu Dhabi là thành phố đầu tiên trên thế giới không xả thải
carbon, năng lượng mặt trời được sử dụng phổ biến.
 Ngày đầu tiên bắt đầu một tuần mới ở UAE là chủ nhật, thay vì thứ
hai. Trẻ em và người lớn sẽ được nghỉ hai ngày là thứ 6 và thứ 7. Phần
lớn các quốc gia Trung Đông đều theo thời khóa biểu này vì thứ 6 là một
ngày đặc biệt dành để cầu nguyện của người Hồi giáo.
 UAE có nhiệt độ cao suốt 7-8 tháng trong năm. Do vậy, các điểm đến
hấp dẫn nhất đối với du khách đều ở trong nhà, có điều hòa.
 Ferrari World là công viên chủ đề có tàu lượn nhanh nhất thế giới
mang tên Formula Rossa mô phỏng hình dáng của những chiếc ô tô đua
công thức 1, tuy nhiên trẻ em không được phép tham gia. Các điểm vui
chơi trong nhà khác còn có khu trượt truyết Ski Dubai.
(Người ta cũng dùng một số video để nói vui về sự giàu có ở nơi đây –
VIDEO)

2. Ngôn ngữ
2.1. Tiếng Ả Rập và các biến thể
 Tiếng Ả Rập là 1 trong 7 ngôn ngữ quốc tế được nói nhiều nhất trên
thế giới.
 Tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính thức của 22 quốc gia Ả Rập
 Nó được viết và đọc từ phải sang trái và là nguồn gốc của nhiều từ
trong tiếng Latinh.
 Là ngôn ngữ Semit Trung - ngôn ngữ chắp dính, có nghĩa là các từ
được tạo thành bằng cách kết hợp các gốc từ với các hậu tố và tiền tố
được nói từ thời kỳ đồ sắt tại Tây Bắc bán đảo Ả Rập.
 Tiếng Ả Rập hiện nay có trên 12.300.000 từ vựng và có khoảng 422
triệu người trên thế giới sử dụng chiếm 5,3% dân số thế giới tập trung
chủ yếu là ở Trung Đông và Bắc Phi. Tiếng Ả Rập cũng là ngôn ngữ
chính thức của Liên đoàn Ả Rập và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo.
 Tiếng Ả Rập có nguồn gốc từ bán đảo Ả Rập, và nó bắt đầu phát
triển vào khoảng thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên. Tiếng Ả Rập trở thành
ngôn ngữ chính thức của đế chế Hồi giáo, và nó đã lan rộng đến các khu
vực khác của thế giới Hồi giáo.

Tiếng Ả Rập có ba dạng chính:


 Tiếng Ả Rập cổ điển (thế kỷ 5-8)
Là dạng ngôn ngữ được sử dụng trong kinh Qur'an /kɔːrˈɑːn/ (Koran)
(văn bản thánh chính của đạo Hồi) và các tác phẩm văn học cổ đại của Ả
Rập, nó là dạng ngôn ngữ chính thức của đế chế Hồi giáo. Tiếng Ả Rập
cổ điển vẫn được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo Hồi giáo, nhưng nó
không còn được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày.
 Tiếng Ả Rập chuẩn hiện đại (thế kỷ 14 đến nay)
Chịu ảnh hưởng từ tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Pháp. Là dạng ngôn ngữ
được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày và trong các phương tiện truyền
thông chẳng hạn như báo chí, sách giáo khoa và tài liệu chính phủ.
 Tiếng Ả Rập thông tục
Là dạng ngôn ngữ được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày, được sử
dụng ở các khu vực khác nhau của thế giới Ả Rập. Các phương ngữ này
có thể rất khác nhau so với tiếng Ả Rập chuẩn hiện đại, đến mức người
nói các phương ngữ khác nhau có thể gặp khó khăn trong việc giao tiếp
với nhau.
 Tiếng Ả Rập là một ngôn ngữ có cấu trúc phức tạp, với nhiều quy tắc
ngữ pháp và từ vựng. Nó cũng sử dụng một bảng chữ cái riêng, bảng
chữ cái Ả Rập.

2.2. Vai trò

 Tiếng Ả Rập là một ngôn ngữ quan trọng của thế giới
 Tiếng Ả Rập đóng vai trò quan trọng trong văn hóa, kinh tế và chính
trị của khu vực Trung Đông và Bắc Phi.
 Là ngôn ngữ chính thức của Liên đoàn Ả Rập và nhiều tổ chức quốc
tế khác.
 Được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, truyền thông, tôn
giáo và kinh doanh.
Tiếng Ả Rập là ngôn ngữ của đạo Hồi, nếu đi du lịch đến bất kỳ đâu
trong thế giới đạo Hồi, thì đều mong muốn nâng cao khả năng sử dụng
tiếng Ả Rập của mình, vì chắc chắn nó sẽ luôn được nói ở khắp mọi nơi.
Biết tiếng Ả Rập hiện đại tiêu chuẩn sẽ giúp bạn trò chuyện với hàng
trăm triệu người trên khắp thế giới.
Biết tiếng Ả Rập vô cùng quan trọng trong lĩnh vực phát triển kinh
doanh, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp, năng lượng, xây dựng,
công nghệ và bất động sản, những ngành đã mang lại động lực kinh tế
lớn cho nhiều cường quốc về dầu khí như Ả Rập Xê-út vốn công nhận
tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính thức.

3. Tôn giáo và các giá trị, quy tắc liên quan đến văn hóa và
tôn giáo
3.1. Tầm quan trọng của Islam giáo
(Trước tiên là mình có những từ khóa trên màn hình: Islam, Muslim,
Muhammad, Allah, kinh thánh Koran, dòng Sunni, dòng Shiite)
 Islam tức là Hồi giáo có nghĩa gốc là “quy phục” (quy phục Thượng
Đế) vì vậy tín ngưỡng này có liên quan đến việc tuân phục hoàn toàn
vào Thượng đế mà những theo đạo Hồi được gọi là Muslim – có nghĩa
là “người quy phục” họ tôn thờ 1 đấng tối cao duy nhất trong tiếng Ả
Rập gọi là Allah.
Người ta kể lại là vào năm 610 sau công nguyên, một thương gia Ả Rập
tên là Muhammad leo lên những ngọn đồi ở phía trên thị trấn Mecca
quê hương của ông để suy ngẫm và cầu nguyện về tình trạng tôn giáo
hỗn loạn xung quanh ông. Sau lần đó, ông cho biết ông đã nhận được 1
khải tượng kêu gọi ông trở thành 1 vị tiên tri cho dân chúng. Sự kiện này
đánh dấu cho sự khở đầu của tôn giáo được biết đến là Islam.
Kể từ đó, Muhammad nói rằng ông đã nhận được nhiều điều mặc khải
cho đến khi ông qua đời gần 25 năm sau đó. Ban đầu ông chia sẻ những
điều mặc khải đó với dân chúng trong thị trấn của mình, cảnh báo về
những sự phán xét thiêng liêng sẽ xảy đến; hô hào những người nghe
ông là phải hối cải và đối xử tử tế với những góa phụ, trẻ mồ côi, và
người nghèo túng; thuyết giảng về sự phục sinh chung cho người chết và
sự phán xét cuối cùng của Thượng Đế.
Sau khi Muhammad mất đi, đạo Hồi Giáo đã được chia thành hai dòng:
Dòng lớn nhất được gọi là Sunni (tự cho là tuân theo sunna, hoặc tập
quán Muhammad và tương đối linh hoạt trong vấn đề kế nhiệm). Dòng
kia, nổi lên với con rể của Muhammad, (được biết đến là Shiite) tin rằng
quyền để kế vị Muhammad với tư cách là các lãnh đạo trong cộng đồng
sẽ thuộc về người nam, những người có họ hàng gần nhất với Tiên Tri
Muhammad.
 Kinh Qur’an (Koran) là văn bản thánh chính thức của đức tin Hồi
giáo. Những điều mặc khải được cho là của Muhammad được thu thập
và đóng thành sách gọi là kinh Koran. Nó gồm 114 chương, những
người Muslim coi sách đó như là lời của Thượng Đế trực tiếp ban cho
Muhammad. Đó cũng chính là bộ luật đầu tiên và cao nhất của Hồi giáo.
 Trong kinh Koran có những quy định chẳng hạn như: Cấm cho vay
nặng lãi, cấm ăn thịt heo, thịt đã cúng các thần khác, cấm ăn máu (tiết
canh, huyết), Cấm cờ bạc, Cấm săn bắn trong thời gian hành hương
Mecca, phải ăn chay trong tháng Ramadan, phải rửa chân sạch sẽ trước
khi cầu nguyện, Cấm giao hợp với đàn bà có tháng,…
 Trước khi có kinh Koran, phụ nữ Ả Rập giàu có thường lấy nhiều
chồng và đa số là những người đàn ông trẻ khỏe. Khi kinh Koran ra đời
khẳng định quyền ưu thắng của đàn ông và chính thức bãi bỏ tục đa phu
(polyandre). Bất cứ người đàn bà nào có chồng bị cáo buộc về tội ngoại
tình đều bị đem ra cho công chúng ném đá đến chết.
 Kinh Koran qui định án phạt hết sức nặng nề chống lại bất cứ ai bị
kết án: “Chống Thiên Chúa Allah” hoặc “chống Thiên Sứ Muhammad”.
Người đó sẽ bị đóng đinh vào thập giá hoặc bị chặt hết chân tay.
Tội trộm cũng có thể bị phạt rất nặng. Dù đàn ông hay đàn bà tùy theo
nặng nhẹ nếu bị kết án về tội trộm sẽ bị chặt một tay hay hai tay.
…v..v…
(Quay lại với Islam giáo với các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất)
 Islam giáo là tôn giáo có đông tín đồ nhất và là quốc giáo tại Các
Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất.
 Theo số liệu của Pew Rerearch Center, tín đồ Islam giáo chiếm 77%
dân số UAE. Số còn lại: Kitô giáo chiếm 12%, Ấn Độ giáo (Hindu giáo)
chiếm 4%, Phật giáo chiếm 2%, các tôn giáo khác chiếm 1%, không tôn
giáo chiếm 1%.
 Tại UAE, trong số công dân của nước này, người Islam giáo dòng
Sunni chiếm đa số (khoảng 85%), tiếp đó với số lượng không nhiều
(khoảng 15%) là những người Islam giáo dòng Shiite, chủ yếu tập trung
tại hai tiểu vương quốc Sharjah và Dubai. Hầu hết các di dân Oman theo
Islam giáo dòng Ibadi. Ngoài ra, còn có sự hiện diện của dòng Sufi. Các
tín đồ Baha’i giáo và Druze giáo ở nước này cũng được coi là tín đồ
Islam giáo.
 Mặc dù Islam giáo chiếm đa số nhưng Chính phủ Các Tiểu Vương
quốc Ả Rập Thống nhất luôn thực hiện chính sách khoan dung tôn giáo
đối với các tôn giáo khác và ít khi can dự vào hoạt động của những
người không phải là tín đồ Islam giáo. Ngược lại, Chính phủ UAE hy
vọng rằng tín đồ các tôn giáo khác cũng không can dự vào các vấn đề
của Islam giáo ở nước này.
 Tuy ít khi can dự vào hoạt động của những người không phải là tín
đồ Islam giáo nhưng Chính phủ UAE vẫn áp đặt các hạn chế việc truyền
bá các tôn giáo khác dưới bất kỳ phương thức truyền thông nào.
 UAE cũng thường bị chỉ trích về nhân quyền do việc áp dụng luật
Sharia của Islam giáo trong hệ thống luật pháp của nước này, nhất là các
cách thức kỳ thị chống lại phụ nữ.
(Chẳng hạn: Phụ nữ phá thai bị đánh 100 roi và có thể ngồi tù đến 5
năm; phụ nữ đi ra đường phải có nam giới tháp tùng, vì vậy khó có thể
xảy ra việc người phụ nữ có thể tự mình đến thánh đường; người phụ nữ
đã có gia đình mà ngoại tình với người đàn ông khác có thể bị ném đá
đến chết; hay việc kết hôn giữa một người phụ nữ Islam giáo với một
người đàn ông không phải tín đồ Islam giáo được coi là một hình thức
“gian dâm”; v.v..)
 Ngoài hệ thống các tòa án dân sự, tại Các Tiểu Vương quốc Ả Rập
Thống nhất còn có hệ thống các tòa án Sharia (tòa án theo luật Islam
giáo) với thẩm quyền chuyên biệt đối với các vụ án liên quan đến gia
đình và luân lý.
 Những người không phải là tín đồ Islam giáo cũng bị chi phối bởi
luật Sharia và tòa án Sharia.
 Ngoại kiều khi mắc vào tội báng bổ Islam giáo cũng bị xử theo luật
Sharia, tùy theo mức độ, nhẹ thì bị trục xuất, nặng thì bị ngồi tù, nghiêm
trọng thì bị lãnh án tử hình. Bội giáo được coi là tội nặng nhất và án tử
hình luôn được áp dụng cho loại tội này. Ngoài ra, tội đồng tính luyến ái
cũng được khép vào tội trọng và nếu thoát án tử hình thì cũng bị phạt tù
từ 10 đến 15 năm và nhiều người đã phải chết trong tù vì bạo lực của các
bạn tù.
 Các tội ngoại tình, tình dục trước hôn nhân, tiêu thụ các đồ uống có
cồn luôn phải chịu các hình phạt đánh roi hay ném đá. Ăn uống hay hút
thuốc công khai trong khoảng thời gian từ bình minh đến hoàng hôn
trong tháng Ramadan cũng bị coi là phạm pháp. Tại UAE các tòa án
Sharia vẫn còn áp dụng những bản án cắt cụt chân tay hay đóng đinh.

3.2. Những giá trị và quy tắc liên quan đến văn hóa và tôn
giáo
*Trong ăn uống
 Trong văn hóa, chế độ ăn uống Hồi giáo được thi hành.
 Theo đó thịt lợn là bất hợp pháp và các loại động vật khác phải được
giết mổ phù hợp. (Vì Lợn bị coi là loài vật ô uế. Người theo đạo Hồi
kiêng thịt lợn vì chúng bị coi là loại thực phẩm không sạch cho cơ thể
chứ không phải đạo Hồi thờ con lợn nên ăn thịt lợn như một số hiểu
lầm). Khi dùng hay mang theo những thức ăn này bạn phải tránh không
để họ trông thấy vì có thể bị kết tội là không tôn trọng đạo Hồi.
 Họ nghiêm cấm uống rượu ở nơi công cộng. Hành động này sẽ bị
phạt hành chính hoặc bỏ tù, tùy theo mức độ và số lần vi phạm. Ở UAE,
độ tuổi uống rượu cho phép là trên 21. Tại đây có rất nhiều quán bar và
hộp đêm phục vụ rượu và bạn chỉ nên đến đây để uống vì chúng được
cấp phép bán cho khách du lịch. Tuyệt đối đừng nên uống rượu ở những
nơi công cộng như trên đường phố hoặc bãi biển. Nếu không, bạn có thể
bị bắt và phạt tù.
 Việc từ chối thức ăn, thức uống được mời là hành vi thiếu tôn trọng.
Do đó, khi được mời trà, cà phê hay thức ăn thì không nên từ chối, hãy
cảm ơn họ và đón nhận với sự chân thành.
 Khi ăn uống, họ không dùng tay trái vì họ quan niệm rằng tay trái là
bàn tay không sạch sẽ. Vì thế, khi có dịp ăn uống cùng người dân bản
địa thì bạn nên chú ý dùng tay phải để mời hay gắp thức ăn. Với những
người thuận tay trái, bạn nên nói rõ trước với mọi người và xin phép vì
sự bất tiện này.

*Trang phục
 Trang phục phải tuân thủ các nguyên tắc Hồi giáo.
 Theo quy định của đạo Hồi:
+ Phụ nữ phải mặc váy áo trùm kín người màu đen, đảm bảo che tóc và
chỉ được hở đôi mắt. Quần áo phần lớn rộng và rủ tự nhiên song che phủ
toàn thân.
+ Nam giới thường mặc một áo choàng dài đến mắt cá chân dệt từ vải
len hoặc bông. Đây là kiểu áo choàng trắng kết hợp với mũ trắng ghutra.
Loại mũ này sẽ có dây agal màu đen để cố định.
 Mặc dù các du khách khi đến đây sẽ không bắt buộc mặc các trang
phục truyền thống ở đây. Nhưng cũng sẽ có những quy định cơ bản mà
bạn cần phải tuân thủ để tránh những rắc rối khi đến đây. Cụ thể như:
+ Khi ra đường, nam giới phải mặc quần dài và trên người không được
đeo dây chuyền. Đối với nữ giới không được phép mặc quần hay áo quá
ngắn ở những nơi công cộng.
+ Ở các nhà thờ, địa điểm tôn giáo sẽ có quy định riêng về trang phục.
Tuy nhiên, điểm chung chính là du khách không được mặc đồ quá hở
hang. Trang phục phải che được từ vai xuống tới đầu gối. Không mặc đồ
quá bó sát, đồ xuyên thấu hay cắt xẻ ngực quá sâu.

*Lễ hội
Lễ Quốc Khánh
 Sự liên minh của các tiểu vương quốc được tổ chức hàng năm như Lễ
hội Ngày Quốc khánh để kỷ niệm sự ra đời của Các Tiểu vương quốc Ả
Rập Thống nhất vào ngày 2 tháng 12.
 Đây là ngày mà hầu hết các di tích quốc gia trong thành phố được
trang trí và mở cửa cho công chúng tham quan. Các thành phố Dubai và
Abu Dhabi đều tổ chức một số sự kiện tại các di tích quốc gia để kỷ
niệm tự do và thống nhất, khiến nó trở thành một trong những lễ hội
quan trọng nhất ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Lễ Ramadan Hồi giáo
 Theo như tiếng Ả Rập, Ramadan có nghĩa là tháng 9, cũng chính vì
thế lễ hội này cũng được tổ chức vào tháng 9 hàng năm.
 Lễ Ramadan được hình thành với hai ý nghĩa vô cùng to lớn.
+ Thứ nhất, nhịn ăn uống để có sự thông cảm đối với người nghèo đói,
và túng thiếu từ đó quý trọng đồ ăn cũng như cuộc sống đang có.
+ Thứ hai, hành động này còn giúp tăng khả năng chịu đựng cám dỗ vật
chất tạo phúc để có thể về cõi thiên đàng.
 Một trong những điều tại lễ Ramadan mà các tín đồ Hồi Giáo phải
làm là nhịn ăn, nhịn uống, không hút thuốc và không quan hệ tình dục
hay còn có tên gọi khác là “Swam”.
 Cầu nguyện 5 lần trong một ngày.
Trong tháng lễ Ramadan, người theo tín người hồi giáo sẽ phải cầu
nguyện 5 lần trong một ngày. Tục lệ này có tên gọi “Salat”, những tín đồ
sẽ cầu nguyện vào những lúc bình minh, giữa trưa, giữa chiều, lúc hoàng
hôn và sau khi trời tối hẳn, họ cầu nguyện bất cứ nơi đâu.
Trước khi cầu nguyện, những tín đồ đạo Hồi sẽ mang trong mình tâm
thế thoải mái nhất, thân thể thanh khiết. Họ phải súc miệng, rửa tay, chân
để quá trình cầu nguyện luôn trong sạch. Việc cầu nguyện này sẽ nhắc
nhở các tín đồ sống đúng đắn, không thẹn với lòng, không làm điều sai
trái trong cuộc sống để được bề trên ban ơn.
 Làm từ thiện: Một trong những điều đặc biệt của lễ Ramadan chính là
bắt buộc những tín đồ Hồi giáo làm thiện nguyện trong thời gian của lễ.
Tình nguyện giúp đỡ những người nghèo khổ hay còn gọi là “Zakat”
bằng từ thiện thực phẩm, hay thiết thực là dọn vệ sinh môi trường.
 Nghi lễ cuối cùng và trang trọng nhất trong tháng lễ Ramadan là
“Haji” - hành hương tới thánh địa Mecca. Với bổn phận là những người
tín ngưỡng đạo Hồi thì đây là cuộc hành hương lớn nhất trên thế giới.
Lễ Eid
 Là một trong những lễ hội tôn giáo quan trọng nhất của UAE, Eid
đánh dấu sự kết thúc của tháng chay Ramadan khi mọi người Hồi giáo
đều nhịn ăn. Ngày tiếp theo buổi tối khi mặt trăng được nhìn thấy trên
bầu trời được tổ chức như lễ Eid trên toàn thế giới và UAE cũng không
bị ảnh hưởng. Các thành phố Dubai và Abu Dhabi là nơi hoàn hảo để
tham gia vào các lễ hội này vì có một số sự kiện được tổ chức để đánh
dấu dịp này.
Lễ hội mua sắm Dubai
 Thiên đường dành cho những người nghiện mua sắm – sự kiện này
kéo dài hơn một tháng và là một trong những lễ hội theo mùa hay nhất
của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Đây là thời điểm mọi cửa
hàng mua sắm ở Dubai sẽ giảm giá, đồng nghĩa với việc đường phố
trong thành phố tràn ngập người mua sắm từ khắp nơi trên thế giới.
Thêm vào đó là sự kỳ diệu và năng lượng của các buổi hòa nhạc, pháo
hoa cũng như các hình thức giải trí khác, và đây trở thành một trong
những sự kiện và lễ hội tuyệt vời nhất ở Dubai thuộc Các Tiểu vương
quốc Ả Rập Thống nhất.

*Nghệ thuật
Văn học:
 Văn học Ả Rập có một lịch sử lâu đời và phong phú. Điển hình là thơ
ca và văn xuôi, đặc biệt là thơ ca được coi là một hình thức nghệ thuật
quan trọng nhất. Nó không bao gồm việc dùng bảng chữ cái Ả Rập để
viết, như là văn học Ba Tư và Urdu.
 Văn học Ả Rập đã xuất hiện trong thế kỷ thứ VI, với những mảnh vỡ
của ngôn ngữ viết xuất hiện trước đó.
 Từ thế kỉ VII, kinh Koran đã có ảnh hưởng lớn và lâu đời nhất lên
văn hóa Ả Rập và văn học. Ai-Khansa, một nhà thơ Ả Rập rất được đón
nhận và là đồng nghiệp nữ của Muhammad.
Âm nhạc:
 Các nhà thần học chê bai âm nhạc là kích thích dục tình nhưng một
số người cho rằng lối sống của con người luôn lành mạnh hơn tín
ngưỡng nên người Ả Rập có câu tục ngữ: “Rượu như thể xác, âm nhạc
như linh hồn, nhờ hai cái đó đời sống mới vui vẻ”.
 Âm nhạc Ả Rập có một số đặc điểm chung bao gồm sử dụng âm
thanh và sử dụng giai điệu phức tạp, đàn truyền thống như oud (đàn
lute), quanun (đàn cầm), ney (sáo),…
 Thể loại âm nhạc Ả Rập phong phú và đa dạng, bao gồm nhạc dân
gian, nhạc cổ điển và nhạc pop. Một trong những thể loại âm nhạc Ả
Rập nổi tiếng nhất là nhạc Andalusian (hay còn gọi là nhạc Mozarabic)
xuất phát từ vùng Andalusia ở Tây Ban Nha vào thời Trung Cổ.
Kiến trúc:
 Đặc điểm quan trọng của kiến trúc Ả Rập là việc sử dụng các hình
khối hình học như hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn. Kiến trúc Ả
Rập thường có các đường cong và chi tiết trang trí phức tạp như họa tiết
hình tháp, các hoa văn.
 Ngôi đền AL-Masjid al-Haram tại Mecca, Saudi Arabia và ngôi đền
AL-Masjid an-Nabawi tại Medina là những điểm đến thiêng liêng. Hai
ngôi đền có kiến trúc rất độc đáo.
 Các lâu đài Ả Rập thường có tường dày, hệ thống phòng thủ phức
tạp. Công trình kiến trúc Ả Rập có sự kết hợp giữa kiến trúc truyền
thống và phong cách hiện đại, tạo ra sự kết hợp độc đáo giữa yếu tố cổ
điển và đương đại.
Hội họa và điêu khắc:
 Hội họa Ả Rập xuất phát từ nền văn minh cổ đại với những tác phẩm
tìm thấy trong các di chỉ khảo cổ Mesopotamia, Ai Cập cổ đại,…
 Trong thời kì hồi giáo, hội họa Ả Rập tập trung vào tác phẩm nghệ
thuật hình tượng và họa tiết không gian, với phong cách trừu tượng và
hình ảnh từ Kinh Koran
 Nghệ thuật điêu khắc Ả Rập cũng có truyền thống lâu đời, điêu khắc
đá thực hiện trên các công trình kiến trúc, bao gồm các lăng mộ và tòa
nhà tôn giáo.
 Trong thời kì hồi giáo, nghệ thuật điêu khắc tập trung vào họa tiết
hoa văn phức tạp, kĩ thuật đục chạm tinh vi trên gỗ, đá và kim loại.
=> Đặc điểm nổi bật của nghệ thuật hội họa và điêu khắc Ả Rập là việc
sử dụng chữ viết trong tác phẩm nghệ thuật. Chữ viết tiếng Ả Rập, được
gọi là “khatt”, dùng truyền tải thông điệp tôn giáo, văn hóa, thần thoại

4. Giao tiếp ở Ả Rập


4.1. Cách giao tiếp, làm quen
 Người Ả Rập rất coi trọng nghi lễ và hay xét nét những biểu hiện bên
ngoài. Vì thế, khi chào hỏi hay làm quen với người Ả Rập nên thận
trọng, thoải mái biểu hiện khi biết rõ về họ còn không thì tốt nhất nên
kiềm chế bày tỏ thái độ. Sự rụt rè, e ngại khi giao tiếp, làm quen, thậm
chí còn được người Ả Rập coi là chín chắn và tôn trọng chủ nhà.
 Người Ả Rập thường thể hiện sự tôn trọng thông qua giao tiếp. Họ
thường sử dụng ngôn từ lịch sự và diễn đạt ý kiến một cách tế nhị. Ngoài
ra, việc thể hiện sự nhã nhặn và kiên nhẫn trong trao đổi là điều được
đánh giá cao.
 Người Ả Rập thường dành nhiều thời gian cho việc chào hỏi và trò
chuyện trước khi vào chủ đề chính. Họ thường thể hiện sự tôn trọng và
quan tâm đến người khác thông qua việc hỏi thăm và chia sẻ thông tin cá
nhân. Giao tiếp của họ có thể rất trực tiếp và thẳng thắn, nhưng cũng
thường được bao phủ bởi sự lịch sự và nhã nhặn.
 Trong quan hệ với người Ả Rập, cần phải rất kiên nhẫn và xác định
là phải gây dựng mối quan hệ một cách bài bản, từng bước một.

4.2. Đàm phán, kinh doanh


 Đàm phán với người Ả Rập thường mất rất nhiều thời gian, có thể
gọi đàm phán với họ giống như sự mặc cả thực sự, đòi hỏi bạn phải có
nghệ thuật và nhượng bộ đúng lúc.
 Người Ả Rập sẽ không hợp tác nếu chỉ thấy đề cập đến chuyện làm
ăn có một lần rồi chờ đợi. Bạn nên thường xuyên liên hệ, trao đổi, đề
nghị và tỏ ý sẵn sàng trao đổi tiếp để đối tác người Ả Rập tin rằng bạn
rất quan tâm và rất thật lòng với phi vụ làm ăn với họ. Nhiều khi chỉ một
món quà tặng nhỏ hay một nhượng bộ rất nhỏ của bạn cũng đủ để làm
cho cuộc đàm phán với người Ả Rập thành công.
 Trong đàm phán cũng như khi hợp tác với người Ả Rập, bạn không
được tỏ ra hào phóng. Nếu cần nhượng bộ, bạn hãy tỏ ra rất đau khổ khi
phải nhượng bộ và nhượng bộ từ từ.
 Khi cần đưa ra đối tác để chứng minh khả năng quan hệ của mình,
chú ý đừng nêu ra những đối tác liên quan đến những sản phẩm bị coi là
cấm kỵ trong thế giới Ả Rập, chẳng hạn như bia hay rượu. Điều đó sẽ
phản tác dụng ngay vì đó là những thứ bị cấm ở các nước Ả Rập.

4.3. Giao tiếp giữa nam và nữ


 Luật Sharia không cho phụ nữ tiếp xúc với nam giới không phải là
người trong gia đình. Ở các nơi công cộng, nam nữ phải tách riêng… Dù
người nước ngoài cũng không được vi phạm những điều này.
Năm 2010, có 1 cặp du khách người Anh đã bị bỏ tù 1 tháng chỉ vì âu
yếm nhau ở nơi công cộng. Cho thấy chính quyền thật sự rất nghiêm túc
về vấn đề này. Bản thân người dân ở
đây coi việc này là 1 hành động thô
lỗ, thậm chí coi đó là hành động
QHTD.
Trong giao tiếp giữa nam và nữ ở Ả
Rập, có một số quy tắc xã hội cần
được tuân thủ: như gặp nhau và giao
tiếp nên diễn ra với sự tôn trọng và
tính chất chính thức. Trong các tình
huống chính thức, như trong công
việc hoặc tại các sự kiện xã hội, việc
giữ khoảng cách cá nhân là phổ biến
giữa nam và nữ.
 Thực tế, việc nắm tay hay ôm
đối tác giới tính khác có thể được coi là không phù hợp. Gặp mặt với
người Ả Rập thường đi kèm với việc chào hỏi lịch sự và thể hiện sự
quan tâm đến người khác trước khi bắt đầu thảo luận vấn đề chính.

4.4. Nghi thức chào hỏi


 Người Ả Rập thường hay làm cử chỉ salaam, bàn tay phải đưa lên
phía trên, trước tiên chạm vào ngực, rồi chạm vào trán, cuối cùng đưa
lên cao và hướng ra, đồng thời gật đầu nhẹ (Lời nói đi kèm khi chào:
Salaam alaykum = Chúc bạn bình an).
 Khi chào hỏi, cần hết sức lưu ý trong cách gọi tên của người Ả Rập.
Ở Ả Rập nói riêng và các nước Trung Đông nói chung, tên người không
được viết bằng tiếng Latinh như tiếng Anh mà được viết bằng tiếng Ả
Rập nên thường khó nhớ một cách đầy đủ và chính xác.
 Nếu bạn là nam giới thì hãy bắt tay với nhau, còn nếu bạn là phụ nữ
thì nên chờ đợi khi người đàn ông đối diện đưa tay ra.
 Người phụ nữ có thể chỉ đơn giản đặt một tay lên trái tim để có thể
hiện diện chân thành chào khách.
 Người Ả Rập khi bắt tay thì thường được nhẹ nhàng, không siết chặt.

5. Một số điểm cần lưu ý


 Ở phương Tây nói to tại nơi công cộng là thiếu lịch sự nhưng còn đối
với người Trung Đông và Ả Rập thì thường hay nói chuyện lớn tiếng tại
nơi công cộng.
 Không nên đề cập tới vấn đề chính trị, mối quan hệ giữa các nước
trong khu vực và chính sách dầu lửa quốc tế khi đang tán gẫu
 Khi giao tiếp, cần hết sức tránh sử dụng tiếng lóng và những thành
ngữ không phù hợp với văn hóa nơi đây.
 Khi nói chuyện người Ả Rập thích giáp mặt hoặc đứng, ngồi gần
nhau họ cho rằng điều đó thể hiện sự thân thiết và tin cậy.
 Trong giao tiếp, người ta thường bắt đầu bằng các câu chào hỏi và
sau đó chuyển sang các chủ đề như thời tiết, sức khỏe và gia đình. Tránh
các chủ đề nhạy cảm như tôn giáo, chính trị hoặc các vấn đề cá nhân
riêng tư.
 Trong văn hóa Ả Rập, ánh mắt và nụ cười đóng một vai trò quan
trọng trong giao tiếp. Ánh mắt thường được coi là cách thể hiện tâm
trạng và ý định. Một cái nhìn chân thành thường thể hiện sự quan tâm,
tôn trọng hoặc thậm chí là sự đồng tình.
 Nụ cười cũng là một phần quan trọng của giao tiếp ở đây. Mặc dù
văn hóa Ả Rập có thể tỏ ra nghiêm túc trong một số tình huống, nhưng
nụ cười có thể diễn ra khi có sự vui mừng, thân thiện hoặc để giảm bớt
sự căng thẳng trong cuộc trò chuyện.

You might also like