You are on page 1of 10

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP HỌC PHẦN TIỂU LUẬN 1

Tuần 1: Sinh viên thực hiện yêu cầu 1 và 2 trong file đề bài

Mục tiêu: Buổi học đầu tiên nhằm giới thiệu cho sinh viên tổng quan về môn học, các tài
liệu học tập bắt buộc và tài liệu tham khảo của môn học, các yêu cầu sinh viên phải thực
hiện. Nội dung buổi học này nhằm giúp sinh viên hoàn thành yêu cầu 1, 2 của đề bài, cụ
thể:
- Chọn và giới thiệu doanh nghiệp nghiên cứu
- Mô tả quy mô và đặc điểm doanh nghiệp
- Chọn những vấn đề và mục tiêu nghiên cứu dự báo
Để hoàn thành tốt bài học này, Sinh viên phải thực hiện các công việc sau:

1. Tìm hiểu thông tin về các doanh nghiệp đang hoạt động để xác định được
doanh nghiệp cần nghiên cứu: Giới thiệu được tên, địa chỉ, số điện thoại, vốn
điều lệ…
2. Mô tả sơ lược về quy mô của doanh nghiệp và các đặc điểm như lịch sử hình
thành và phát triển, ngành nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức ….
3. Xác định được tên sản phẩm cần nghiên cứu dự báo.
4. Chọn tiêu chí dùng để nghiên cứu dự báo thị trường (nên chọn những tiêu chí
định lượng được như giá, doanh thu, thị phần...)

TÀI LIỆU HỌC TẬP TUẦN 1

1. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG


Nghiên cứu thị trường là hoạt động cực kỳ cần thiết phục vụ cho việc ra quyết
định marketing của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tự làm hoặc đi thuê ngoài, tuy
nhiên việc hiểu biết về các đặc điểm của một nghiên cứu thị trường là cần thiết. Một dự
án nghiên cứu thị trường gồm có năm giai đoạn như sau:
Hình 1-1 Quá trình nghiên cứu marketing

Xác định mục Lập kế Thu thập Phân tích Viết báo cáo
tiêu nghiên hoạch dữ liệu dữ liệu và thuyết trình
cứu nghiên cứu kết quả
1.1. Xác định mục tiêu nghiên cứu
Xác định mục tiêu nghiên cứu được coi là giai đoạn quan trọng nhất trong nghiên
cứu marketing vì nó quyết định hướng đi và sự thành bại của cả dự án nghiên cứu
marketing. Thông qua những khảo sát sơ bộ và thảo luận giữa nhà quản trị marketing và
nhà nghiên cứu marketing, những vấn đề của nhà quản trị marketing và các mục tiêu cụ
thể của nghiên cứu marketing sẽ được xác lập.
Thí dụ, một vấn đề của nhà quản trị marketing có thể là “làm sao nâng cao hiệu
quả trong hệ thông phân phối sản phẩm của doanh nghiệp?” Các mục tiêu nghiên cứu có
thể là:
 Tính hợp lý về địa điểm của các cửa hàng
 So sánh hiệu quả hoạt động của 2 loại hình phân phối: qua cửa hàng giới thiệu sản
phẩm của công ty và qua đại lý.
 Đánh giá của các nhà trung gian về chính sách phân phối của công ty.
1.2. Lập kế hoạch nghiên cứu
Sau khi đã xác định được mục tiêu, nhà nghiên cứu marketing sẽ phải xây dựng
một kế hoạch nghiên cứu. Việc lập kế hoạch nghiên cứu gồm các bước như sau: (a) xác
định nguồn dữ liệu; (b) lựa chọn phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp; (c) lựa chọn
phương pháp tiếp xúc phỏng vấn; (d) lập kế hoạch lấy mẫu và (e) thiết kế công cụ nghiên
cứu hay bản câu hỏi.
a. Xác định nguồn dữ liệu
Sau khi xác định mục tiêu nghiên cứu, nhà nghiên cứu cần xây dựng danh mục
nhu cầu thông tin, xác định tính ưu tiên của các thông tin và nguồn dữ liệu, tức là phải
trả lời ba câu hỏi: (1) chúng ta cần những thông tin gì? (2) thông tin nào là quan trọng
nhất? nhì? ba? Và (3) những thông tin này có thể tìm thấy ở đâu?
Các dữ liệu thường được chia thành hai loại: dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.
- Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu đã được thu thập bởi người khác, theo mục đích
khác. Chúng ta là người thu thập lại từ các tài liệu của người khác. Nguồn dữ liệu ở đây
có thể là (1) nội bộ (sổ kế toán, báo cáo bán hàng, …) và (2) bên ngoài (như niên giám
thống kê, thống kê ngành, tạp chí, báo chuyên ngành, đĩa CD-ROM từ VCCI, …). Nói
chung, các dữ liệu thứ cấp rẻ hơn dữ liệu sơ cấp và có thể thu thập nhanh hơn. Chúng
thường được thu thập trước dữ liệu sơ cấp.
- Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa có ai thu thập, nhà nghiên cứu marketing là
người thu thập đầu tiên. Các phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp được trình bày dưới
đây.
b. Lựa chọn phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Có bốn phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp là quan sát, thảo luận nhóm, điều tra
và thử nghiệm.
Quan sát là phương pháp nghiên cứu dựa trên sự theo dõi bằng mắt hoặc theo dõi
với sự trợ giúp của thiết bị những hành vi của đối tượng nghiên cứu mà không dùng câu
hỏi. Thí dụ như quan sát hành vi mua sắm của khách hàng trong siêu thị, hành vi của
hành khách trong sân bay. Quan sát là một phương pháp nghiên cứu có tính chất định
lượng, nhưng không cho biết những thông tin về động cơ, cảm xúc, thái độ, đánh giá,
niềm tin, ý định tương lai của đối tượng.
Thảo luận nhóm trọng điểm là phương pháp nghiên cứu trong đó nhà nghiên cứu
mời một nhóm khách hàng chọn lọc (trọng điểm) từ 4 đến 10 người đến dự thảo luận với
một chủ đề định trước, dưới sự dẫn dắt của một người trợ giúp thảo luận. Các thảo luận
sẽ được ghi chép lại, ghi âm hoặc ghi hình để phân tích. Thí dụ như việc tổ chức những
cuộc thảo luận về “bạn cảm thấy thế nào khi đi mua sắm ở siêu thị?” hay “bạn có suy
nghĩ gì khi xem các quảng cáo hiện nay trên truyền hình?” Đây là phương pháp tốt khi
cần thu thập những ý tưởng, quan điểm, đề xuất của người trả lời. Thảo luận nhóm là một
phương pháp nghiên cứu định tính và thường đóng vai trò là nghiên cứu thăm dò trước
khi tiến hành các cuộc điều tra quy mô lớn.
Điều tra là phương pháp nghiên cứu dựa trên những tiếp xúc một-đối-một với
từng đối tượng nghiên cứu để thu thập ý kiến của đối tượng. Kích thước mẫu điều tra
thường là từ vài chục đến vài trăm. Công cụ hay sử dụng là một bản câu hỏi hay còn gọi
là phiếu điều tra, hay phiếu thăm dò ý kiến. Phương pháp tiếp xúc phỏng vấn có thể là
phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại, điều tra qua thư, hoặc điều tra qua
Internet. Đây là phương pháp nghiên cứu định lượng và được sử dụng phổ biến nhất hiện
nay trong các phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp.
Nghiên cứu thử nghiệm là phương pháp nghiên cứu dựa trên việc tiến hành
những hoạt động marketing trong bối cảnh phòng thí nghiệm hoặc trên thực địa, rồi đo
lường phản ứng của khách hàng trước các hoạt động đó. Thí dụ, tăng cường quảng cáo
tại một số khu vực, trong khi không quảng cáo tại những khu vực khác nhằm nghiên cứu
tác động của quảng cáo tới doanh thu. Đây là phương pháp nghiên cứu có tính khoa học
cao nhất, giúp phát hiện và chứng minh những liên hệ nhân quả của các đại lượng. Tuy
nhiên, phương pháp này lại tỏ ra tốn kém và mất nhiều thời gian nhất.
c. Lựa chọn phương pháp tiếp xúc phỏng vấn
Có bốn phương pháp tiếp xúc phỏng vấn là phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua
điện thoại, điều tra qua thư và điều tra qua Internet.
Phỏng vấn trực tiếp là phương pháp sử dụng phỏng vấn viên hỏi trực tiếp những
người được hỏi. Đây là phương pháp tiếp xúc phổ biến nhất, người phỏng vấn có thể hỏi
nhiều hơn và ghi lại những quan sát phụ về người được phỏng vấn như ăn mặc và ngôn
ngữ cử chỉ. Tuy nhiên đây là phương pháp tốn kém nhất, đòi hỏi công tác giám sát và
quản trị hành chính phức tạp, đồng thời cũng chứa đựng những sai số do thiên kiến của
người phỏng vấn. Có hai kiểu phỏng vấn trực tiếp là phỏng vấn có sắp đặt và phỏng vấn
chặn đón.
Trong phương pháp điều tra qua thư (hay thư khảo sát), nhà nghiên cứu
marketing chuẩn bị sẵn bản câu hỏi và gửi theo bưu điện tới địa chỉ của khách hàng hoặc
bỏ vào hộp thư của khách hàng để họ trả lời. Đây là cách tốt nhất để tránh được những sai
số do xuyên tạc của người phỏng vấn, chi phí tương đối thấp. Tuy nhiên, tỉ lệ thu hồi các
bản câu hỏi là rất thấp, và thời gian lâu.
Phỏng vấn qua điện thoại là tốt nhất khi cần thu thập thông tin nhanh và phỏng
vấn viên có thể làm rõ hơn câu hỏi khi người được phỏng vấn không hiểu. Tuy nhiên, chi
phí là cao, chỉ có những người có điện thoại mới hỏi được, cuộc phỏng vấn phải ngắn và
vấn đề phỏng vấn phải không quá riêng tư.
Điều tra qua Internet là phiên bản hiện đại của điều tra qua thư. Những người
truy cập Internet có thể trả lời các câu hỏi của nhà nghiên cứu marketing trên một trang
web được thông báo rõ địa chỉ cho người được hỏi. Một cách làm khác là gửi bản câu hỏi
qua thư điện tử cho người được hỏi và đề nghị khách hàng trả lời xong gửi lại địa chỉ hộp
thư điện tử của nhà nghiên cứu marketing. Nó có những ưu nhược điểm tương tự như
điều tra qua thư. Thêm vào đó, chỉ có thể điều tra ý kiến của những người có truy cập
Internet và một người có thể trả lời nhiều lần cùng một bản câu hỏi trong một lần truy cập
Internet.
d. Lập kế hoạch lấy mẫu
Sau khi đã xác định một phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và tiếp xúc phỏng
vấn, nhà nghiên cứu marketing chuyển sang bước lập kế hoạch lấy mẫu. Có ba việc cần
làm trong bước này là xác định tổng thể mục tiêu, xác định kích thước mẫu và lựa chọn
phương pháp lấy mẫu.
Tổng thể mục tiêu là một nhóm người, một tập hợp tổ chức, một khu vực dân cư,
những người hay tổ chức mà chúng ta định hỏi và có thông tin về vấn đề chúng ta định
hỏi. Thí du, trong các điều tra về bột giặt, tổng thể mục tiêu là các phụ nữ nội trợ.
Kích thước mẫu trong nghiên cứu marketing bị ràng buộc bởi: (1) thời gian của
dự án nghiên cứu; (2) ngân sách nghiên cứu và (3) độ tin cậy cần đạt của nghiên cứu.
Kích thước mẫu lớn đòi hỏi thời gian dài, chi phí cao hơn nhưng thông thường độ tin cậy
của nghiên cứu cao hơn. Trong các nghiên cứu marketing cho các doanh nghiệp, kích
thước mẫu thường được xác định theo ngân sách nghiên cứu. Nhà marketing thường
muốn có một mẫu lớn nhất với một ngân sách nghiên cứu hạn chế. Tuy nhiên, độ tin cậy
của nghiên cứu còn phụ thuộc vào phương pháp lấy mẫu.
Có hai nhóm phương pháp lấy mẫu là lấy mẫu xác suất và lấy mẫu phi xác suất.
Phương pháp lấy mẫu xác suất là phương pháp cho phép cơ hội tham gia vào mẫu của
các phần tử trong tổng thể là như nhau. Ngược lại, phương pháp lấy mẫu phi xác suất là
phương pháp lấy mẫu mà không cho phép những phần tử của tổng thể có cùng cơ hội
tham gia vào mẫu. Nó thường được tiến hành theo một quy trình nào đó mà sẽ có một số
phần tử của tổng thể có nhiều cơ hội tham gia vào mẫu hơn những phần tử khác.
Mẫu được chọn ra theo phương pháp lấy mẫu xác suất có tính đại diện cho tổng
thể. Do đó, nhà nghiên cứu có thể suy rộng những kết quả nghiên cứu trên mẫu cho tổng
thể. Ngược lại mẫu lấy ra theo phương pháp lấy mẫu phi xác suất có thể đại diện hoặc
không và nhà nghiên cứu không chắc chắn là những đặc điểm của tổng thể có giống như
những đặc điểm của mẫu điều tra hay không. Tuy nhiên, các phương pháp lấy mẫu xác
suất thường tốn kém hơn và khó thực hiện hơn.
Bảng 1.1 Tóm tắt các phương pháp lấy mẫu trong nghiên cứu marketing
Các phương pháp lấy mẫu xác suất / ngẫu nhiên
Phương Các phần tử của tổng thể sẽ được chọn vào mẫu theo một trong hai
pháp lấy cách sau: (1) tra bảng số ngẫu nhiên; (2) rút thăm ngẫu nhiên và (3)
mẫu ngẫu Lấy ngẫu nhiên theo bước hệ thống.
nhiên đơn
giản
Phương Tổng thể được chia thành nhiều lớp, mỗi lớp có những tính chất riêng
pháp lấy biệt, rồi lấy ngẫu nhiên đơn giản trong mỗi lớp. Phương pháp này tỏ ra
mẫu ngẫu hiệu quả hơn phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản khi: (1) tổng
nhiên phân thể được đặc trưng bởi nhiều lớp, mỗi lớp có những tính chất khác
lớp nhau; (2) khi trong những lớp của tổng thể có những lớp gồm rất ít
phần tử so với các lớp khác; (3) khi nghiên cứu muốn tập trung vào
một lớp này hơn một lớp khác.
Phương Tổng thể được chia thành nhiều cụm (thường là các khu vực địa lý), rồi
pháp lấy chọn ngẫu nhiên một số cụm. Trong phương pháp lấy mẫu phân cụm
mẫu phân một giai đoạn, tất cả dân cư trong những cụm đã chọn sẽ được hỏi.
cụm Trong phương pháp lấy mẫu phân cụm hai giai đoạn, trong những cụm
đã chọn, lại chọn ra một số dân cư trong đó và tiến hành điều tra chỉ
trên nhóm người đã chọn. Phương pháp này đặc biệt có ích khi điều tra
trên một địa bàn rộng.
Các phương pháp lấy mẫu phi xác suất / không ngẫu nhiên
Phương Việc lấy mẫu được tiến hành tại một địa điểm cụ thể, trong một khoảng
pháp lấy thời gian nhất định, theo một qui trình cụ thể. Những người không tới
mẫu thuận địa điểm đó trong thời gian đó, hoặc không phù hợp với qui trình đó sẽ
tiện không có cơ hội tham gia vào mẫu. Địa điểm điều tra, thời gian điều
tra có thể được xác định một cách ngẫu nhiên, hoặc theo phán đoán,
hay do khách hàng gợi ý.
Phương Việc chọn các phần tử tham gia vào mẫu theo phương pháp này dựa
pháp lấy trên một số chỉ tiêu định trước, những người không thoả mãn những
mẫu định chỉ tiêu này sẽ không có cơ hội tham gia vào mẫu. Lý do để sử dụng
mức (cô-ta) phương pháp này là (1) muốn đo lường ứng xử của những nhóm phần
tử khác nhau trong một tổng thể; (2) không thể xác định trước được là
phần tử nào thuộc về nhóm nào

e. Thiết kế công cụ nghiên cứu


Công cụ thường dùng trong nghiên cứu marketing là bản câu hỏi hay còn gọi là
phiếu điều tra hoặc phiếu thăm dò ý kiến. Một loại công cụ khác là các thiết bị, được sử
dụng trong các quan sát, theo dõi hành vi mua sắm, hay đo lường trạng thái tâm lý của
khách hàng trong các thử nghiệm quảng cáo. Ở đây, chúng ta sẽ tập trung vào vấn đề
thiết kế bản câu hỏi.
Qui trình thiết kế bản câu hỏi thường gồm ba giai đoạn: (1) nghiên cứu thăm dò;
(2) viết các câu hỏi và (3) thử nghiệm bản câu hỏi. Giai đoạn nghiên cứu thăm dò nhằm
thu thập những thông tin cần thiết để viết bản câu hỏi. Giai đoạn thử nghiệm nhằm phát
hiện những sai sót và những điểm chưa hợp lý trong bản câu hỏi để hiệu chỉnh trước khi
in ấn số lượng lớn để phỏng vấn.
Có hai loại câu hỏi được dùng trong các bản câu hỏi là câu hỏi mở và câu hỏi
đóng. Câu hỏi mở là câu hỏi không bó buộc cách trả lời của người được hỏi và rất thích
hợp khi cần biết những ý kiến, quan điểm, lý do của người được hỏi. Ngược lại, câu hỏi
đóng là câu hỏi có sự bó buộc cách trả lời của người được hỏi. Nó thường có phương án
trả lời sẵn và người được hỏi buộc phải lựa chọn câu trả lời của mình trong số các
phương án trả lời đó. Câu hỏi có/không, dù không có phương án trả lời sẵn, vẫn thuộc về
loại câu hỏi đóng do tính chất bó buộc trả lời của người được hỏi.
Cấu trúc của bản câu hỏi gồm có ba phần: phần giới thiệu, phần thân và phần
thông tin cá nhân. Phần giới thiệu cần phải nêu được những điểm căn bản sau: (1) danh
tính của người nghiên cứu và chương trình nghiên cứu; (2) lý do tiến hành nghiên cứu;
(3) khẳng định trả lời của người được hỏi là rất quan trọng và (4) khẳng định tính bí mật
của thông tin sắp được cung cấp. Thí dụ:
Chào quí ông/bà. Tôi là sinh viên khoa Kinh tế và Quản lý, trường đại học Bách
khoa Hà nội. Nghiên cứu này là một trong những bài tập thực hành của chúng tôi
trong môn học marketing. Những trả lời của quí ông/bà sẽ giúp đỡ chúng tôi rất
nhiều trong việc hoàn thiện sản phẩm và dịch vụ nhằm phục vụ người tiêu dùng
tốt hơn. Những điều quí ông/bà cung cấp sẽ chỉ dùng vào mục đích nghiên cứu và
hoàn toàn được giữ bí mật. Trước hết, quí ông/bà có mua/dùng sản phẩm X
không?
Phần thân của bảng câu hỏi chứa hầu hết những câu hỏi được tổ chức theo từng
chủ đề, bám sát mục tiêu nghiên cứu, nhu cầu thông tin đã đặt ra. Thường nó được bắt
đầu bằng những câu hỏi dễ trả lời trước, rồi tiến dần tới những câu hỏi khó hơn, sau đó có
thể lại bắt đầu một chu kỳ mới với những câu dễ trả lời. Những câu hỏi tổng quan nên
được hỏi trước, cụ thể sau. Những vấn đề nhạy cảm, tế nhị nên được hỏi sau cùng. Các
thông tin thường được đề cập là: (1) đặc điểm sử dụng sản phẩm; (2) đặc điểm mua sắm;
(3) đánh giá; (4) niềm tin và thái độ; (5) ý định mua sắm tương lai; (6) các ý kiến quan
điểm của người tiêu dùng. Đa số các câu hỏi là câu hỏi đóng nhằm tạo điều kiện cho việc
xử lý thống kê.
Phần thông tin cá nhân của bảng câu hỏi thường chứa các đặc điểm cá nhân, nhân
khẩu của người được hỏi để tạo điều kiện phân khúc thị trường, tìm kiếm tương quan
giữa những đặc điểm này với những biến khác. Cảm giác chung của những người được
hỏi khi tới phần này là nhàm chán khi họ đã bị hỏi nhiều lần như thế. Phần này cũng
thường chứa một vài câu hỏi mở để người được hỏi tự do bày tỏ ý kiến, cảm nghĩ, đề
xuất. Trong một số trường hợp, do yêu cầu phải sàng lọc đối tượng, phần này được đặt ở
trên đầu.
Khi thiết kế bản câu hỏi, nhà nghiên cứu marketing cần chú ý những điểm sau
trong khi xây dựng một câu hỏi: (1) tập trung vào vấn đề ta muốn biết, không lan man;
(2) từ ngữ đơn giản, câu hỏi ngắn gọn; (3) tránh việc dùng cấu trúc, từ ngữ gợi ý hoặc áp
đặt cách trả lời; (4) các con số, những phương án đặt ra trong câu hỏi phải tỏ ra cụ thể và
hợp lý, phù hợp với đặc điểm sử dụng, mua sắm sản phẩm của đối tượng.
1.3. Thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu là giai đoạn tốn nhiều thời gian và chi phí. Đây cũng là giai đoạn
nảy sinh nhiều sai số nghiên cứu. Các vấn đề tiềm tàng trong quá trình thu thập dữ liệu có
thể là: (1) những người được hỏi không tiếp xúc được: tiếp xúc lại hoặc tìm người thế; (2)
từ chối không hợp tác; (3) một số cho các trả lời sai lệch và không trung thực và (4) một
số nhân viên điều tra không trung thực hoặc làm sai lệch kết quả điều tra.
Để kiểm soát tiến độ thực hiện, nhà nghiên cứu marketing cần lên lịch trình cho
việc thu thập dữ liệu và so sánh kết quả thực hiện với lịch trình đã đề ra. Để kiểm soát
chất lượng dữ liệu, cần chú trọng khâu giáo dục thái độ, đào tạo kỹ năng cho phỏng vấn
viên và kiểm tra các bản câu hỏi thu được hàng ngày.
Bảng1-2 Các loại câu hỏi
A. CÂU HỎI ĐÓNG
Tên Mô tả Thí dụ
Hai lựa Một câu hỏi với hai trả Bạn đã đi chuyến bay của Vietnam Airline chưa?
chọn lời có thể
Đã đi  Chưa đi 
Nhiều Một câu hỏi với ba hoặc Bạn đi chuyến bay này với ai?
lựa nhiều hơn ba cách trả lời
Một mình  Với vợ/chồng
chọn

Với con  Với vợ/chồng và
con 
Đi cùng đoàn du lịch  Với người khác

Thang Một phát biểu, trong đó “Các hãng hàng không lớn phục vụ tốt hơn các hãng
Likert người được hỏi phải thể nhỏ”.
(Lai- hiện mức độ đồng ý của
Hoàn toàn ĐồngKhông đồng ý Phản Hoàn toàn
kớt) họ.
đồng ý ý không phản đối đối phản đối
1 2 3 4 5
Thang Một thang với 2 cực là 2 Hãng hàng không Vietnam Airlines là hãng:
2 cực từ đối nghĩa nhau, người
Lớn 1 2 3 4 5
đối được hỏi chọn trên thang
Nhỏ
nghĩa điểm phù hợp với bản
Kinh nghiệm 1 2 3 4 5 Ít kinh
thân mình nhất.
nghiệm
Dịch vụ tốt 1 2 3 4 5
Dịch vụ kém
Thang Một thang nói về tầm Khi mua sắm, giá đối với tôi là:
tầm quan trọng của một thuộc
Cực kỳ Rất Hơi Ít Không
quan tính
quan trọngquan trọngquan trọng quan trọng quan
trọng trọng
1 2 3 4 5
Thang Một thang đánh giá các Chất lượng phục vụ của Vietnam Airlines là
đánh thuộc tính từ “xuất sắc”
Xuất sắc  Rất tốt  Tốt  Bình
giá tới “kém”
thường  Kém 
B. CÂU HỎI MỞ
Tên Mô tả Thí dụ
Câu Một câu hỏi mà người Ý kiến của anh/chị về Vietnam Airlines thế nào?
hỏi phi được hỏi có thể trả lời
cấu theo rất nhiều cách,
trúc không bị giới hạn
Liên Người được hỏi phải đưa Từ đầu tiên nảy ra trong óc bạn khi nghĩ về những từ
kết từ ra từ đầu tiên nảy ra sau:
trong óc liên quan đến từ
Anlene ........................
được hỏi
Pepsi-Cola ........................
Mika ........................
Hoàn Một câu chưa đầy đủ và Khi đi mua sắm ở siêu thị, điều tôi quan tâm nhất là
thành người được hỏi phải .....................
câu hoàn thành câu nói này.
Hoàn Một câu chuyện chưa Một hôm, tôi vào siêu thị mua một bộ ly để tặng bạn
thành đầy đủ, và người được nhân ngày sinh nhật. Bộ ly rất đẹp, nhưng chiếc hộp
câu hỏi phải hoàn thành câu đựng nó thì không đẹp lắm. Tôi nói điều này với cô
chuyện chuyện này. nhân viên bán hàng. Cô này nói: ........
Hoàn Một bức tranh với 2 nhân Lại có khuyến mãi
thành vật được đưa ra cùng với ? FPT Internet Card
đấy !
bức một phát biểu của một
tranh người. Người được hỏi
phải đóng vai người kia
và điền lời thoại vào hộp
lời nói.
Trắc Một bức tranh được đưa
nghiệm ra và người được hỏi
tổng được yêu cầu trình bày
giác một câu chuyện về
theo những tình tiết họ nghĩ là
chủ đề đang xảy ra hoặc có thể
xảy ra trong bức tranh
đó. Thí dụ: Bạn nghĩ gì
về bức tranh bên cạnh?

You might also like