You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


🖎……🙜🕮🙞……🖎

BÁO CÁO
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG LOGISTICS NGƯỢC
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN COCA-COLA

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Sơn Tùng


Lớp: 47K25.3
Nhóm: 8
Thành viên nhóm: Trần Trúc Duyên
Đặng Trúc Ly
Tưởng Lê Bảo Trúc
Bùi Nguyễn Thúy Diễm
Nguyễn Thị Thùy Dung

Đà Nẵng, 04/2023
Nhóm 8 – Hoạt động Logistics ngược của Coca-Cola

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU_________________________________________________________________3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN COCA-COLA_________________4
1. Lịch sử hình thành và phát triển____________________________________________4
2. Sứ mệnh và tầm nhìn_____________________________________________________4
3. Lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm, bao bì____________________________________4
a. Lĩnh vực kinh doanh_____________________________________________________4
b. Sản phẩm kinh doanh____________________________________________________5
c. Bao bì________________________________________________________________5
4. Mạng lưới phân phối_____________________________________________________6
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG LOGISTICS NGƯỢC CỦA TẬP ĐOÀN
COCA-COLA 7
1. Hoạt động và kênh phân phối ngược của Coca-cola____________________________7
a. Công cụ vận chuyển giá trị________________________________________________7
b. Trả lại hàng hóa không bán được___________________________________________8
c. Đổi trả hàng hóa________________________________________________________8
d. Thu hồi sản phẩm_______________________________________________________9
2. Thực trạng tổ chức Logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm Coca-Cola___10
a. Dòng Logistics ngược của Coca-Cola______________________________________10
b. Các thành phần tham gia vào Logistics ngược________________________________11
c. Tỷ lệ thu hồi theo bao bì_________________________________________________11
d. Quá trình thu hồi và tái sử dụng sản phẩm của Coca-Cola_______________________12
e. Lợi ích và những hạn chế trong quá trình thu hồi______________________________14
f. Một số biện pháp và sáng kiến thu hồi của Coca-Cola__________________________14
3. Đánh giá hoạt động Logistics Ngược của công ty Coca-Cola____________________15
a. Điểm mạnh___________________________________________________________15
b. Điểm yếu_____________________________________________________________16
4. Đề xuất và kiến nghị_____________________________________________________17
KẾT LUẬN__________________________________________________________________19
TÀI LIỆU THAM KHẢO______________________________________________________19

1
Nhóm 8 – Hoạt động Logistics ngược của Coca-Cola

DANH MỤC HÌNH


Hình 1. Các loại bao bì sản phẩm của Coca-Cola______________________________________6
Hình 2. Mạng lưới phân phối của Coca-Cola trên toàn cầu_______________________________6
Hình 3. Két và chai thủy tính của Coca-Cola__________________________________________7
Hình 4. Pallets trong vận chuyển hàng hóa của Coca-Cola_______________________________8
Hình 5. Logistics ngược của Cocacola______________________________________________10
Hình 6. Tỷ lệ thu gom theo bao bì của Coca Cola năm 2022_____________________________12

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, Logistics ngược không chỉ một khía cạnh vô cùng quan trọng trong lĩnh vực
logistics mà ngày càng được nhìn nhận với tầm quan trọng ngày càng gia tăng. Trong một thế
giới đang đối mặt với những vấn đề môi trường và tài nguyên ngày càng nghiêm trọng, việc hiểu
và áp dụng hiệu quả quá trình Logistics ngược đã trở thành một yếu tố không thể thiếu trong việc
đảm bảo tính bền vững và thành công của doanh nghiệp. Logistics ngược được xem là một giải
pháp quan trọng giúp doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí, tăng doanh thu, nâng cao trình độ
dịch vụ và tác động tích cực lên môi trường, xây dựng hình ảnh "xanh" trong suy nghĩ của khách
hàng làm nổi bật doanh nghiệp, tạo lợi thế cạnh tranh và thực hiện trách nhiệm xã hội một cách
tốt nhất..
Nhận thấy tầm quan trọng của Logisitics ngược hiện nay, dưới sự hướng dẫn của thầy cô
cùng với những kiến thức lý thuyết mà tụi em đã được học. Nhóm 8 đã tìm hiểu và phân tích sâu
hơn về thực trạng Logistics ngược của Coca-Cola. Đây là một doanh nghiệp đã vươn lên trở
thành một trong những công ty đa quốc gia hàng đầu trên thế giới và sản phẩm nổi tiếng của họ
đã trở thành biểu tượng văn hóa tiêu dùng toàn cầu. Tuy nhiên, đằng sau sự thành công này là
một quá trình logistics phức tạp nhưng hiệu quả, được gọi là "Logistics ngược" - một hệ thống
đáng kinh ngạc đã giúp Coca Cola phân phối hàng hóa ngược từ nhà tiêu dùng trở lại nhà sản
xuất.

2
Nhóm 8 – Hoạt động Logistics ngược của Coca-Cola

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN COCA-COLA


1. Lịch sử hình thành và phát triển (coca-colacompany, 2024) (strawberrycstore, 2019)
Coca-Cola được sáng lập vào ngày 8 tháng 5 năm 1886 bởi John S. Pemberton - chủ một phòng
thí nghiệm và hiệu thuốc tư nhân - tại thành phố Atlanta, bang Georgia, Hoa Kỳ. Ban đầu,
Pemberton chỉ định sáng chế ra một loại thuốc bình dân giúp chống đau đầu và mệt mỏi. Ông đã
mày mò và thử nghiệm, pha chế thành công một loại siro có màu đen như cà phê. Loại siro này
trộn với nước lạnh sẽ có thể được một thứ nước giảm nhức đầu và tăng sảng khoái. Tiến sĩ
Pemberton chưa bao giờ nhận ra tiềm năng của loại đồ uống mà ông tạo ra. Ông dần dần bán một
phần công việc kinh doanh của mình cho nhiều đối tác khác nhau và ngay trước khi qua đời vào
năm 1888, ông đã bán phần lãi còn lại của mình tại Coca-Cola cho Asa G. Candler. Là một người
Atlanta với sự nhạy bén trong kinh doanh, ông Candler đã tiến hành mua thêm quyền và giành
được quyền kiểm soát hoàn toàn.
Asa là người năng động với nhiều ý tưởng kinh doanh sáng tạo, do không thể đủ sức tự mình đầu
tư và quản lý các nhà xưởng đóng chai nên ông đã chủ động mời chào, ký hợp đồng với các nhà
đầu tư cá nhân. Cả một hệ thống Coca- Cola gồm các nhà máy và đóng chai Coca -Cola độc lập
đã hình thành mà Asa Candler không phải bỏ vốn.
Trong vòng chỉ 10 năm, từ năm 1899 đến năm 1909, đã có 379 nhà máy Coca-Cola ra đời. Tất cả
các nhà máy đều được hưởng thương hiệu của Coca-Cola, theo công thức của Coca-Cola.
Candler là người đầu tiên phát minh ra khái niệm “hệ thống Coca-Cola” như thế. Cũng chính
nhờ tiếp tục áp dụng “hệ thống Coca-Cola” này mà nước giải khát Coca-Cola đã được các thế hệ
điều hành sau Asa Candler đem đi chinh phục khắp thế giới.
Trong thế kỷ 20, Coca-Cola trở thành biểu tượng văn hóa và thương hiệu quốc tế. Họ phát triển
mạnh mẽ trên toàn cầu thông qua chiến lược tiếp thị và mở rộng sản phẩm, bao gồm việc tạo ra
dòng sản phẩm đa dạng như Coca-Cola, Diet Coke, và Coca-Cola zero.
Ngày nay, tập đoàn Coca-Cola đã thành công trong công cuộc mở rộng thị trường với nhiều loại
nước uống khác nhau ban đầu là nước có gas, và sau đó là nước trái cây, nước tăng lực cho thể
thao, nước suối, trà và một số loại khác.
Với hơn một thế kỷ của sự phát triển và thành công, Coca-Cola đã trở thành biểu tượng toàn cầu
và tiếp tục duy trì vị trí hàng đầu trong ngành công nghiệp đồ uống.
2. Sứ mệnh và tầm nhìn (coca-colacompany, 2024)
Sứ mệnh: Làm mới thế giới. Tạo nên sự khác biệt.
Tầm nhìn: Tầm nhìn của chúng tôi là tạo ra các thương hiệu và sự lựa chọn đồ uống mà mọi
người yêu thích, giúp họ sảng khoái về thể chất và tinh thần. Và được thực hiện theo những cách
tạo ra một doanh nghiệp bền vững hơn và tương lai được chia sẻ tốt hơn, tạo nên sự khác biệt
trong cuộc sống của mọi người, cộng đồng và hành tinh của chúng ta.
3. Lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm, bao bì (coca-colacompany, 2024)
a. Lĩnh vực kinh doanh
Hoạt động chính: Coca-Cola hoạt động và phát triển là một công ty nước giải khát. Do vậy, hoạt
động kinh doanh sản xuất chính của Coca-Cola là các sản phẩm nước giải khát, nước uống, nước

3
Nhóm 8 – Hoạt động Logistics ngược của Coca-Cola

khoáng, ... Ngoài ra, Coca-Cola cũng đang nghiên cứu sản xuất ra thị trường các sản phẩm nước
uống khác như cà phê và bia.
Hoạt động khác: Bên cạnh sản xuất nước giải khát, Coca-Cola cũng gây bất ngờ khi tham gia thị
trường âm nhạc trực tuyến bằng cách tung ra các sản phẩm nhạc trực tuyến có nhãn hiệu của
mình với hơn 250.000 bài hát. Những bài hát trực tuyến này được bán qua mạng với mục đích
mở rộng loại hình kinh doanh cũng như quảng cáo cho loại hình kinh doanh chính là sản xuất
nước giải khát.
b. Sản phẩm kinh doanh
- Nước ngọt có gas: Coca-Cola, Sprite, Fanta, Schweppes, Fresca, …
- Nước ép & sữa & thực vật: Minute Maid, Ades, Simply, …
- Nước và thủy lực: Aquarius, Powerade, …
- Trà và cà phê: Fuze Tea, Nestea, Georgia …
- Rượu pha sẵn: Fresca Mixed, Topo Chico, …
c. Bao bì
Mỗi loại bao bì đều có những lợi ích và sự đánh đổi riêng, tùy thuộc vào chất liệu và thuộc tính
của nó, chẳng hạn như hàm lượng tái chế, khả năng tái sử dụng và khả năng tái chế; tốc độ thu
hồi gói hàng; và tác động của nó nếu không được quản lý đúng cách khi thải bỏ. Coca-Cola đang
nỗ lực hướng tới việc đóng gói bền vững hơn cho đồ uống của mình.
- Bao bì từ nhựa: Vật liệu nhẹ, linh hoạt, có khả năng tái chế cao với lượng khí thải carbon
thay đổi từ thấp đến trung bình tùy thuộc vào nguyên liệu đầu vào (tái chế, gốc thực vật
hay nguyên chất) và liệu chai được thu thập và nạp lại hay tái chế. Bao bì từ nhôm: Nhẹ,
có giá trị cao, có thể tái chế gần như vô hạn và được một số người tiêu dùng ưa thích vì
nó được tái chế với tỷ lệ tương đối cao. Lượng khí thải carbon của nó thay đổi từ trung
bình đến cao tùy thuộc vào việc nó được làm từ nhôm nguyên chất tiêu tốn nhiều năng
lượng (và nguồn năng lượng đó là gì) hay nhôm tái chế.
- Bao bì từ thủy tinh: Là vật liệu nặng, dễ vỡ và đôi khi có giá trị thấp, thủy tinh ít được tái
chế hơn các vật liệu khác. Tuy nhiên, nó có thể được sản xuất để dễ dàng nạp lại và có
lượng khí thải carbon thấp khi được thu thập và nạp lại.
- Bao bì dạng túi nhựa/hộp: Các gói hàng được làm từ sự kết hợp của giấy, nhựa và giấy
bạc có lượng khí thải carbon tương đối thấp, nhỏ gọn và nhẹ nhưng chúng chỉ có thể tái
chế được ở những nơi có cơ sở hạ tầng.

4
Nhóm 8 – Hoạt động Logistics ngược của Coca-Cola

Hình 1. Các loại bao bì sản phẩm của Coca-Cola


4. Mạng lưới phân phối
Hiện nay, tập đoàn Coca-Cola hoạt động tại 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, tại 6 khu vực: khu
vực Bắc Mỹ, khu vực Mỹ La-tinh, khu vực đại lục Á - Âu, Châu Âu, Châu Phi và khu vực Châu
Á Thái Bình Dương. Đặc biệt, sản phẩm Coca-Cola luôn được bán chạy hàng đầu và tất cả mọi
người trên thế giới đều yêu thích Coca-Cola. Theo thống kê, cứ mỗi giây đồng hồ có tới 11.200
người trên khắp thế giới đang uống thứ nước giải khát màu nâu này và có 2,2 tỷ suất đồ uống của
Coca-Cola được thưởng thức mỗi ngày.

Hình 2. Mạng lưới phân phối của Coca-Cola trên toàn cầu

5
Nhóm 8 – Hoạt động Logistics ngược của Coca-Cola

CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG LOGISTICS NGƯỢC CỦA TẬP ĐOÀN
COCA-COLA
1. Hoạt động và kênh phân phối ngược của Coca-cola
Tập đoàn Coca-Cola rất coi trọng việc thực hành lưu thông và phân phối ngược (Reverse
Logistics) như một thành phần chính trong chiến lược bền vững của mình. Đây là quy trình quản
lý các sản phẩm đã qua sử dụng, đảm bảo rằng chúng được xử lý, tái sử dụng hoặc tái chế một
cách hiệu quả. Dưới đây là các hoạt động về lưu thông và phân phối ngược tại Coca-Cola:
a. Công cụ vận chuyển giá trị
Công cụ phân phối phối tới người tiêu dùng:
- Két nước ngọt, chai thủy tinh: Két nước ngọt và chai thủy tinh của Coca-Cola là công cụ
vận chuyển giá trị và được sử dụng nhiều lần trong vòng đời của chúng. Nó sẽ di chuyển
ngược dòng trong quá trình Logistics ngược của Coca để có thể tái sử dụng và tạo ra sản
phẩm có giá trị mới. Ví dụ: các nhà bán lẻ sẽ trả lại chai và két nước ngọt lại cho đại lý
theo cơ chế đặt cọc đã cam kết và sau đó sẽ nhận lại chai và két nước ngọt mới.

Hình 3. Két và chai thủy tính của Coca-Cola


Công cụ đc sử dụng trong 1 vòng tròn khép kín:
- Pallet: Pallet là một công cụ quan trọng để di chuyển và vận chuyển hàng hóa trong quá
trình logistics. Nó được sử dụng để đóng gói và xếp chồng hàng hóa, giúp tăng cường sự
thuận tiện và hiệu quả trong việc di chuyển hàng từ các điểm bán lẻ trở lại đại lý hoặc cơ
sở sản xuất. Trong quá trình logistics ngược, pallet được thu hồi từ các đại lý hoặc các
điểm bán lẻ. Sau khi thu hồi, pallet có thể được kiểm tra, bảo trì và sử dụng lại trong các
lần vận chuyển tiếp theo.

6
Nhóm 8 – Hoạt động Logistics ngược của Coca-Cola

Hình 4. Pallets trong vận chuyển hàng hóa của Coca-Cola

b. Trả lại hàng hóa không bán được


Các nhà bán lẻ, có thể tiến hành đổi trả sản phẩm không bán được của Coca-Cola đến đại lý theo
các chính sách và điều kiện cụ thể của từng nơi như:
- Sản phẩm còn nguyên vẹn, đầy đủ nhãn mác, nguyên đai kiện, niêm phong theo quy cách
ban đầu.
- Khách hàng còn giữ xác nhận về việc đã mua hàng tại Công ty (số đơn hàng, hóa đơn
mua hàng, biên nhận giao hàng, sao kê của ngân hàng…) và cung cấp đầy đủ thông tin
cho chúng tôi để xác nhận đơn hàng.
 Đại lý có thể tiến hành đổi trả sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của nhà bán lẻ. Sản phẩm
đổi trả có thể được đại lý tiếp tục phân phối cho các nhà bán lẻ khác hoặc, nếu không bán
được, sẽ được thu hồi về trụ sở chính của Coca-Cola từng địa phương và sau đó sẽ được vận
chuyển về điểm tập kết và tiến hành tái chế hoặc loại bỏ an toàn tùy thuộc vào tình trạng
hàng hóa.
c. Đổi trả hàng hóa (coca-cola, 2024)
Trong quá trình logistics ngược của Coca-Cola, có thể xảy ra các trường hợp đổi trả hàng hóa.
Dưới đây là một số ví dụ về lý do đổi trả hàng hóa:
- Hàng hóa bị hư hỏng trong quá trình di chuyển/lưu trữ: Trên đường vận chuyển hoặc
trong quá trình lưu trữ, hàng hóa có thể bị hư hỏng do va đập, rò rỉ, hoặc tổn thất khác.
Khi nhận hàng hóa bị hư hỏng, Coca-Cola có thể yêu cầu đổi trả hàng hóa đó từ nhà cung
cấp hoặc đối tác logistics để được hoàn lại hàng hoặc nhận hàng mới thay thế.
- Hàng hóa đặt hàng sai: Trong một số trường hợp, có thể xảy ra lỗi đặt hàng khi thông tin
đặt hàng không được truyền đúng hoặc có sự nhầm lẫn trong quá trình xử lý đơn hàng.
Khi nhận hàng không đúng với đơn đặt hàng ban đầu, Coca-Cola có thể yêu cầu đổi trả
hàng hoặc yêu cầu sửa chữa lỗi đặt hàng.
- Hàng hóa cung cấp không đúng: Trong một số trường hợp, nhà cung cấp có thể giao hàng
không đúng theo yêu cầu của Coca-Cola. Điều này có thể bao gồm việc giao hàng không

7
Nhóm 8 – Hoạt động Logistics ngược của Coca-Cola

đúng số lượng, chất lượng không đạt yêu cầu hoặc giao hàng không đúng thời gian.
Trong tình huống này, Coca-Cola có thể yêu cầu đổi trả hàng hóa không đúng hoặc đàm
phán với nhà cung cấp để giải quyết vấn đề.
 Khi xảy ra sự cố về hàng hóa bị hư hỏng, đặt hàng sai hoặc cung cấp không đúng trong quá
trình logistics ngược của Coca-Cola, công ty thông báo về sự cố và yêu cầu đổi trả hàng hóa
bằng cách liên hệ với nhà cung cấp hoặc đối tác logistics. Sau đó, hàng hóa bị hư hỏng hoặc
không đúng sẽ được trả lại và xử lý theo quy trình đã được thỏa thuận trước đó. Tuy nhiên,
có một số hạn chế về việc đổi trả hàng hóa của Coca-Cola. Công ty không chấp nhận đổi trả
khi sản phẩm đã được tùy chỉnh hoặc cá nhân hóa, trừ khi sản phẩm đó khác biệt đáng kể so
với sản phẩm được đặt hàng. Coca-Cola cũng không chấp nhận trả lại hàng nếu quá 15 ngày
kể từ ngày nhận hàng. Trong quá trình kiểm tra và xác thực, nếu sản phẩm được cung cấp
cho khách hàng khác biệt hoàn toàn so với chất lượng sản phẩm của công ty, Bộ phận Chăm
sóc khách hàng của Coca-Cola sẽ liên hệ với khách hàng hoặc nhà bán sỉ-lẻ để hướng dẫn
khách hàng về thủ tục xử lý, trả lại hàng hoặc hoàn tiền. Coca-Cola không xử lý bất kỳ
khoản hoàn trả hoặc trao đổi nào đối với các đơn đặt hàng quốc tế.

d. Thu hồi sản phẩm


Coca-Cola có các quy trình và chính sách công khai để thu hồi những sản phẩm bị lỗi trong quá
trình sản xuất, không đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm hay gây ô
nhiễm, ảnh hưởng tới sức khỏe công cộng hoặc vi phạm pháp luật thì công ty sẽ tiến hành thu hồi
sản phẩm đó. Coca-Cola sẽ công khai thông tin bằng cách đăng lên trang web của công ty, thông
qua các phương tiện truyền thông và gửi thông báo trực tiếp đến các địa điểm bán lẻ, cửa hàng và
nhà phân phối để người tiêu dùng biết về vấn đề và hướng dẫn cách thu hồi sản phẩm. Quá trình
thu hồi sản phẩm bao gồm việc xác định và thu thập các sản phẩm bị ảnh hưởng, tiến hành kiểm
tra xem sản phẩm có bị lỗi không, sau đó xử lý và vận chuyển chúng đến nơi phù hợp để tiêu hủy
hoặc xử lý một cách an toàn và thích hợp. Bên cạnh đó, Coca-Cola cũng sẽ chịu trách nhiệm và
có các chính sách đền bù thích hợp nếu sản phẩm bị lỗi hay hư hỏng.
 Ví dụ
- Sản phẩm không đảm bảo chất lượng: Sản phẩm bị lỗi, sản phẩm có nguy cơ gây hại cho
sức khỏe: như nhiễm bẩn, nấm mốc, hoặc dư lượng hóa chất vượt quá mức cho phép.
o Ngày 29/7/2016 Coca-Cola Việt Nam bị phạt hơn 434 triệu đồng, buộc thu hồi sản
phẩm đã sản xuất và bán ra 1 lô sản phẩm thực phẩm bổ sung nước tăng lực Samurai
hương dâu, chai thủy tinh 240ml có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công
bố về hàm lượng Vitamin B9 (Acid Folic). (Anh, 2016)
o Vào tháng 12 năm 2023, Coca-Cola thu hồi tổng cộng gần 2.000 thùng Diet Coke,
Sprite và Fanta Orange ở ba tiểu bang Alabama, Mississippi và Florida do có thể có
"vật lạ" trong lon. Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ tiết tiết lộ
trong một hồ sơ . Hiện chưa rõ “vật lạ” là gì, mặc dù công ty kiểm tra thực phẩm
Flexray cho biết chất gây ô nhiễm là một trong hai thứ: vật chất từ hiện trường, như

8
Nhóm 8 – Hoạt động Logistics ngược của Coca-Cola

đá, kim loại hoặc côn trùng, hoặc vật chất từ quá trình xử lý: chẳng hạn như nhựa,
thủy tinh, xương, vụn sơn hoặc rỉ sét. Hiện nay, cơ quan này không tiết lộ thêm bất
kỳ chi tiết nào về loại tác hại mà “vật chất lạ” mơ hồ này có thể gây ra cũng như
FDA từ chối bình luận về nội dung này. Tuy nhiên, theo NBC News đưa tin Coca-
Cola cho biết việc thu hồi đã hoàn tất và không còn lon nào bị ảnh hưởng trên thị
trường. (NCB news, 2023)
- Lỗi đóng gói: bao bì hư hỏng nhãn mác, không đúng quy cách, thông tin in trên bao bì
không chính xác.
o Ngày 17 tháng 11 năm 2022 Coca-Cola đang thu hồi gói 24 lon Zero Sugar do lỗi
đóng gói. Người ta tiết lộ rằng có những gói có thể chứa đầy lon Coke nguyên bản
thay vì loại không đường. Nhà sản xuất nước ngọt có ga giải thích rằng họ tự nguyện
thu hồi sản phẩm nói trên vì việc trộn lẫn có thể gây ra vấn đề với những khách hàng
đang hạn chế ăn đường. Sau đó, một lần nữa, công ty đã làm rõ thông qua thông báo
thu hồi do Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm của Vương quốc Anh đăng tải rằng chỉ một
lô nhỏ Coca-Cola Zero Sugar đóng gói trong hộp Giáng sinh bị ảnh hưởng. Ngoài ra,
không có vấn đề gì với bản thân đồ uống Coke mà chỉ là việc đặt sản phẩm không
đúng vị trí. Vì các hộp bìa cứng được dán nhãn Coke Zero Sugar nên chúng không
thể chứa phiên bản Coke gốc, loại này rõ ràng có đường trong thành phần. (Coca-
Cola thu hồi Coke Zero Sugar do lỗi đóng gói ở Anh, 2022)
2. Thực trạng tổ chức Logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm Coca-Cola
a. Dòng Logistics ngược của Coca-Cola

Hình 5. Logistics ngược của Cocacola


Hậu cần ngược thực hiện thu gom và thu hồi các sản phẩm, bao bì với nhiều lý do khác nhau.
Sau khi tiến hành thu gom từ nhà bán lẻ hoặc khách hàng sẽ tiến hành đánh giá và phân loại. Tùy
thuộc vào loại sản phẩm, bao bì và tình trạng thu hồi khác nhau nó sẽ được đưa đến địa điểm
khác nhau có thể là trung tâm phân phối, nhà máy sản xuất hoặc nhà máy xử lý rác thải. Sau quá
trình xử lý một vài loại nhựa có thể được tái chế trở thành nguyên vật liệu thô tiếp tục tuần hoàn

9
Nhóm 8 – Hoạt động Logistics ngược của Coca-Cola

chu trình. (Tái chế nhựa thành khối xi măng, 2020), (Tái chế thủy tinh, 2018), (Tuoi tre, 2022),
(Tái chế nhựa, 2019).
b. Các thành phần tham gia vào Logistics ngược
Các thành phần chính tham gia vào logistics ngược bao gồm:
- Các thành phần có trong hoạt động logistics xuôi: Nhà cung cấp, nhà sản xuất, đại lý bán
buôn và bán lẻ. Đây là thành phần đóng vai trò quan trọng trong hệ thống phân phối hàng
hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng.
- Thành phần trong chuỗi cung ứng ngược: Đơn vị vận chuyển, chuyên gia tái chế, ...Bên
cạnh đó thành phần này còn thực hiện chức năng của chuỗi cung ứng ngược là thu hồi và
tái chế.
o Đơn vị vận chuyển: Trong quá trình logistics ngược của Coca-Cola, đơn vị vận
chuyển đóng vai trò quan trọng trong việc thu gom, vận chuyển vỏ chai, vỏ lon,
pallet/ thùng carton hoặc các vật liệu khác (giấy, kim loại, ...) từ khách hàng, nhà
phân phối và các cơ sở sản xuất đến các trung tâm tái chế hoặc bán cho các công ty
tái sử dụng.
o Người thu mua: Người thu mua thu gom vật liệu tái chế bằng cách hợp tác với các
trung tâm tái chế hoặc thiết lập các điểm thu gom tại các cửa hàng, siêu thị hoặc các
địa điểm công cộng để người tiêu dùng dễ dàng mang vật liệu tái chế đến hoặc cung
cấp dịch vụ thu gom vật liệu tái chế tận nhà. Sau đó, phân loại - xử lý và bán vật liệu
tái chế cho các nhà tái chế.
o Chuyên gia tái chế: sau khi các vật liệu tái chế được thu gom đến các trung tâm tái
chế thì các chuyên gia tái chế bắt đầu kiểm tra chất lượng vật liệu tái chế để đảm bảo
chúng đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết cho quá trình tái chế, phân loại các vật liệu tái
chế thành các loại khác nhau như chai nhựa, lon nhôm, thùng carton, pallet, … và
loại bỏ những tạp chất, vật liệu không thể tái chế. Sau đó, lựa chọn các phương pháp
tái chế phù hợp với từng vật liệu và từng mục đích khác nhau.
o Các tổ chức liên quan: Coca-Cola hợp tác với đối tác trong doanh nghiệp, chính phủ
và xã hội dân sự để tạo ra hoặc hỗ trợ các hệ thống khép kín nhằm đảm bảo gói hàng
được thu thập, tái chế và tái sử dụng. Ví dụ, Coca-Cola đã hợp tác với đối tác JD.com
để khám phá chương trình tái chế mới tại Trung Quốc. JD.com đã tận dụng hệ thống
hậu cần toàn quốc của mình trong một cuộc thí điểm để giúp thu gom các chai nước
giải khát đã qua sử dụng từ các hộ gia đình. Các chai thu thập được sẽ được gửi đến
các cơ sở tái chế hợp tác với Coca-Cola, nơi chúng sẽ tham gia vào chuỗi giá trị tuần
hoàn. (coca-cola-company, 2020)
c. Tỷ lệ thu hồi theo bao bì

10
Nhóm 8 – Hoạt động Logistics ngược của Coca-Cola

Hình 6. Tỷ lệ thu gom theo bao bì của Coca Cola năm 2022

Tỷ lệ thu hồi về Refillable glass and pet plastic đạt cao nhất 93% trong khi đó Pouches chỉ 6%.
Theo thông tin từ báo cáo của Coca-Cola, một số quốc gia có tỷ lệ tái chế cao đối với các loại
bao bì, ở nhiều vùng, tỷ lệ tái chế chai PET chậm hơn so với một số vật liệu khác. Nhóm công ty
và nhà đóng chai tại các thị trường có cơ sở hạ tầng tái chế hạn chế (bao gồm các khu vực ở
Châu Mỹ Latinh, Châu Phi và Châu Á) đang tài trợ cho các sáng kiến thu gom do hệ thống dẫn
dắt để bổ sung cho hệ thống quốc gia và đang triển khai hệ thống theo dõi Coca-Cola. Vào năm
2023, họ sẽ bắt đầu kết hợp dữ liệu thu thập do hệ thống Coca-Cola dẫn đầu vào con số tổng hợp
của mình.
Tại các thị trường mới nổi, Coca-Cola ủng hộ các quy định của chính phủ cho phép sử dụng
rPET trong bao bì thực phẩm và đồ uống, đồng thời tìm cách hỗ trợ khu vực thu gom
rác thải không chính thức trong nền kinh tế tuần hoàn. Tại các thị trường phát triển, Coca-Cola
đang hợp tác với các đối tác trong ngành để xây dựng cơ sở hạ tầng thu phí - bao gồm hơn 40
năm kinh nghiệm vận hành hơn 40 hệ thống hoàn trả tiền gửi (DRS) tại địa phương. Các quốc
gia có chương trình DRS được thiết kế tốt, như Đức, có thể đạt được mức thu gom cao (ở Đức
thu được khoảng 97% đối với các gói không thể nạp lại). (coca-cola-business-sustainability-
report, 2022)
d. Quá trình thu hồi và tái sử dụng sản phẩm của Coca-Cola
Logistics ngược bao bì sản phẩm
Để thu hồi bao bì sản phẩm, Coca-Cola đã triển khai Chiến lược “Chuỗi cung ứng xanh”. Thực
tế, để sản xuất một vỏ chai Coca-Cola mới cần 6% nguyên liệu mới và 94% là thành phẩm cũ,
trong đó có 30% nguyên liệu được lấy từ vỏ chai tái chế. Vì thế, Logistics ngược là hoạt động vô
cùng quan trọng trong quá trình sản xuất sản phẩm của Coca-Cola.

11
Nhóm 8 – Hoạt động Logistics ngược của Coca-Cola

Các đại lý, nhà bán lẻ, cùng với người tiêu dùng đều tham gia vào quá trình thu hồi vỏ chai và
kết cấu sản phẩm. Đồng thời, Coca-Cola cũng mở nhà máy tái chế vỏ chai đã qua sử dụng để
khắc phục các vấn đề về rác thải sinh hoạt và môi trường.
Cụ thể quy trình thu hồi bao bì sản phẩm của Coca-Cola trải qua 4 bước sau:
Bước 1 – Thu gom:
Sau khi các sản phẩm của Coca-Cola được khách hàng mua về và sử dụng, các vỏ lon, chai nhựa
sẽ được khách hàng mang lại đến các điểm bán lẻ tham gia vào chương trình thu hồi của Coca-
Cola hoặc mang đến các địa điểm thu gom công cộng. Sau đó, các nhà tái chế được Coca-Cola
hợp tác sẽ thu gom chai/lon rỗng từ các điểm bán lẻ, các điểm công cộng và đưa về nơi tập
kết/thu hồi.
Bước 2 – Kiểm tra:
Tại điểm thu hồi sẽ thực hiện các bước kiểm tra chất lượng chai nhựa/lo rỗng. Tiến hành chọn
lọc và phân loại các chai/lon rỗng theo chất liệu (nhựa, nhôm, thủy tinh), màu sắc và tiêu chuẩn
tái chế, tái sử dụng.
Những vật liệu không đạt tiêu chuẩn sẽ được loại bỏ và xử lý theo quy định.
Bước 3 – Xử lý:
Sau khi phân loại và cái vật liệu đạt chuẩn để tái chế sẽ được nghiền nát và nung chảy để tạo
thành nguyên liệu mới và sản xuất ra chai/lon mới hoặc được tái chế để sản xuất các vật liệu
khác như khay đựng đồ ăn, ...
Đối với vật liệu đạt chuẩn để tái sử dụng sẽ được khử trùng và tái sử dụng lại.
Bước 4 – Phân phối lại:
Các chai nhựa/ lon nhôm sẽ được phân phối lại đến các nhà máy sản xuất nước giải khát của
Coca-Cola để đóng gói sản phẩm và phân phối đến người tiêu dùng.
Còn các vật liệu tái chế khác sẽ được đưa đến các cơ sở sản xuất thức ăn hoặc phân phối bán trên
thị trường.
Logistics ngược sản phẩm
Quá trình này giúp công ty nhanh chóng phát hiện sai sót và điểm yếu trong sản phẩm để có biện
pháp khắc phục thích hợp. Sự phối hợp mạnh mẽ với các thành viên trong chuỗi cung ứng của
Coca-Cola giúp ứng phó linh hoạt với các hành động của người tiêu dùng, giảm chi phí sản xuất
và duy trì uy tín thương hiệu.
Quy trình thu hồi đối với các sản phẩm hư hỏng, lỗi của Cocacola cũng trải qua 4 bước sau:
Bước 1 – Tập hợp:
Người tiêu dùng có thể trả lại các sản phẩm lỗi, hư hỏng tại các điểm bán lẻ tham gia chương
trình thu hồi. Hoặc Cocacola cũng có thể thu hồi sản phẩm lỗi trực tiếp từ người tiêu dùng thông
qua các chương trình thu hồi hoặc kênh dịch vụ khách hàng.
Bước 2 – Phân loại: Các sản phẩm lỗi, hư hỏng sẽ được phân thành các loại:
- Các sản phẩm lỗi, hư hỏng được phân loại theo nguyên nhân hư hỏng, lỗi.
- Các sản phẩm có thể sửa chữa được sẽ được đưa đi sửa chữa.
- Các sản phẩm không thể sửa chữa được sẽ được tái chế hoặc xử lý theo quy định.

12
Nhóm 8 – Hoạt động Logistics ngược của Coca-Cola

Bước 3 – Xử lý:
- Các sản phẩm hư hỏng/lỗi sẽ được tái chế thành nguyên liệu mới để sản xuất sản phẩm
mới.
- Đối với các sản phẩm hư hỏng/lỗi không thể tái chế sẽ được xử lý theo quy định về bảo
vệ môi trường.
Bước 4 - Phân phối lại:
Các sản phẩm sau khi đã được sửa chữa và tái chế sẽ được phân phối trở lại thị trường tiêu thụ
đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
e. Lợi ích và những hạn chế trong quá trình thu hồi
Lợi ích:
- Thu gom được càng nhiều bao bì sản phẩm sẽ càng hạn chế được việc sản xuất các chai
nhựa, lon nhôm, thủy tinh sẽ giảm được nhiều năng lượng, chất hóa học và tài nguyên sử
dụng để sản xuất nguyên liệu cho sản phẩm mới.
- Tiết kiệm chi phí ở khâu sản xuất bao bì đồng thời tạo ra được nguồn thu nhập mới từ
việc bán nguyên liệu tái chế.
- Việc hạn chế sản xuất bao bì sẽ làm giảm thiểu rác thải ra môi trường; khí thải nhà kính
nhờ việc tái chế lon nhựa, lon nhôm, thủy tinh.
- Nâng cao hình ảnh thương hiệu, bởi vì việc thực hiện Logistics ngược có nghĩa là Coca-
Cola cam kết đối với việc bảo vệ môi trường, giúp nâng cao hình ảnh thương hiệu và tạo
dựng uy tín đối với khách hàng.
- Giảm thiểu được phần nào việc làm giả, làm nhái bao bì, sản phẩm gây ảnh hưởng đến
hình ảnh và uy tín của công ty.
Hạn chế:
- Việc triển khai hệ thống Logistics ngược cần phải đầu tư chi phí ban đầu rất lớn cho thiết
bị, vận chuyển, phân loại, xử lý nguyên liệu.
- Gặp khó khăn trong việc thu gom lon/ chai từ người tiêu dùng do ý thức người dân còn
hạn chế, hệ thống thu gom cũng chưa được hoàn thiện.
- Hư hại nguyên liệu chai nhựa, lon nhôm, thủy tinh trong quá trình vận chuyển.
- Việc tái chế lon, chai có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nếu không được thực
hiện đúng quy trình.
- Phức tạp trong việc quản lý bởi vì nguyên liệu thu hồi lớn cùng với số lượng thành viên
trong chuỗi quá nhiều gây khó khăn trong việc quản lý, kiểm tra số lượng và chất lượng
của bao bì, sản phẩm.
f. Một số biện pháp và sáng kiến thu hồi của Coca-Cola
Biện pháp:
- Thiết kế bao bì thân thiện với môi trường:
Coca-Cola đang sử dụng ngày càng nhiều vật liệu tái chế và có thể tái chế trong bao bì sản
phẩm. Sử dụng nguyên vật liệu, bao bì dễ tái chế như Polyethylene Terephthalate (PET),

13
Nhóm 8 – Hoạt động Logistics ngược của Coca-Cola

Polyethylene mật độ cao (HDPE), Polyetylen mật độ thấp (LDPE), Polypropylene định hướng
hai trục (BOPP). (let-us-recycle, 2020)
- Thu gom:
Coca-Cola đã và đang ký hợp đồng với các nhà bán lẻ lớn trên toàn thế giới như Walmart,
Carrefour, Tesco, ... để thu gom bao bì sản phẩm sau khi sử dụng.
Coca-Cola đã thiết lập các điểm thu gom bao bì tại các địa điểm công cộng như trường học, bệnh
viện, khu du lịch, ... trên toàn thế giới.
Coca-Cola cung cấp dịch vụ thu gom bao bì tại nhà cho khách hàng tại một số khu vực nhất định
trên thế giới như Hoa Kỳ, Canada, Anh, Pháp, ...Khách hàng có thể đăng ký dịch vụ thu gom bao
bì tại nhà trên website hoặc ứng dụng của Coca-Cola.
- Tái chế bao bì:
Coca-Cola đã và đang hợp tác với các nhà tái chế bao bì lớn trên toàn thế giới để tái chế bao bì
sản phẩm sau khi sử dụng. Coca-Cola cung cấp cho các nhà tái chế bao bì nguồn nguyên liệu tái
chế dồi dào, bao gồm chai nhựa, lon nhôm, vỏ giấy, ... Coca-Cola đang hợp tác với các nhà tái
chế bao bì: Veolia, Indorama Ventures, Novelis, …
Sáng kiến:
- Chương trình “Vì một Việt Nam Xanh”: hợp tác với các tổ chức phi lợi nhuận để thu gom
và tái chế chai/ lon rỗng.
- Sử dụng chai nhựa PET 100% tái chế: Cam kết sử dụng chai nhựa PET 100% tái chế vào
đầu năm 2030.
- Đầu tư mạnh mẽ vào các công nghệ tái chế tiên tiến như Công nghệ Depolymerization,
tái chế chai nhựa PET thành nguyên liệu thô (monomer) để sản xuất chai nhựa mới, thay
vì sử dụng nhựa nguyên sinh; Công nghệ Enzym để phá vỡ cấu trúc phân tử của nhựa
PET, giúp tái chế chai nhựa PET thành nguyên liệu thô có thể sử dụng để sản xuất
polyester mới; Công nghệ tái chế giấy để tách sợi độc đáo để tái chế nhiều loại giấy, bao
gồm cả hộp giấy đựng nước giải khát.
- Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng: thực hiện các chương trình giáo dục để nâng
cao nhận thức người tiêu dùng về tầm quan trọng của việc tái chế. (Coca-Cola và PRO
Vietnam hợp tác với Bộ Tài Nguyên và Môi Trường “Vì một Việt Nam Xanh, Sạch,
Đẹp”, 2019)
3. Đánh giá hoạt động Logistics Ngược của công ty Coca-Cola
a. Điểm mạnh
Coca-Cola tuyên bố thu thập và tái chế chai hoặc lon cho mỗi chai Coca-Cola bán vào năm 2030.
Việc thu thập và tái chế tương đương 100% bao bì Coca-Cola sản xuất cũng có nghĩa là mỗi gói
hàng Coca-Cola bán được sẽ có nhiều hơn một vòng đời. Sự đóng góp của logistics ngược
(reverse logistics) vào chiến lược bền vững của Coca-Cola là rất quan trọng. Bên cạnh việc giảm
thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, nó còn mang lại những lợi ích kinh tế và xã hội. Dưới
đây là điểm mạnh của hoạt động logistics ngược đóng góp vào chiến lược bền vững của Coca-
Cola:

14
Nhóm 8 – Hoạt động Logistics ngược của Coca-Cola

- Đóng góp vào nền kinh tế tuần hoàn


Coca - Cola là một trong những doanh nghiệp tiên phong xây dựng kinh tế tuần hoàn cho
các loại bao bì. Logistics ngược và tái chế sản phẩm đã cho phép công ty thực hiện thu
gom, tái chế bao bì, giúp chai nhựa có thêm nhiều vòng đời mới, từ đó cho phép chai
nhựa luôn được sử dụng và giữ được giá trị tối đa. 61% số chai và lon tương đương mà
Coca-Cola đưa ra thị trường vào năm 2022 đã được thu gom và đổ đầy lại hoặc thu thập
để tái chế. Tỷ lệ thu gom thể hiện tỷ lệ thu gom trung bình đối với bao bì chính được
chọn, là tỷ lệ phần trăm bao bì của Coca-Cola được thu thập để tái chế (hoặc nạp lại).
(Coca-Cola Việt Nam trên hành trình thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, 2022)
- Hợp tác chiến lược với các nhà cung cấp dịch vụ Logistics
Trong báo cáo Phát triển bền vững của Coca-Cola có đề cập đến việc Coca-Cola hợp tác
cùng các nhà cung cấp dịch vụ Logistics để giảm tác động đến môi trường. Việc hợp tác
với các nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp giúp Coca-Cola tiếp cận mạng lưới
rộng khắp, thu gom chai nhựa hiệu quả hơn từ người tiêu dùng và các điểm bán hàng
hướng đến mục tiêu thu gom 100% chai bán ra vào năm 2030. Đồng thời, hợp tác với
nhiều nhà cung cấp dịch vụ Logistics giúp Coca-Cola tiếp cận các giải pháp đa dạng, phù
hợp với từng khu vực và loại chai nhựa. Hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ logistics
để sử dụng các phương tiện vận tải tiết kiệm nhiên liệu và giảm khí thải. Đầu tư vào các
công nghệ logistics mới để giảm thiểu tác động môi trường để phát triển các giải pháp
logistics bền vững.
- Cam kết phát triển bền vững
Xác định logistics ngược là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững
của công ty. Cam kết thu hồi và tái chế 100% vỏ chai do công ty bán ra vào năm 2030,
góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao ý thức cộng đồng.
Coca-Cola làm việc với các đối tác kinh doanh, chính phủ và xã hội để xây dựng vào hỗ
trợ các hệ thống vòng kín đảm bảo bao bì của mình được thu gom và tái chế và tái sử
dụng. Coca-Cola hợp tác với Tổ chức Hành trình Xanh triển khai chương trình thu gom
vỏ chai tại các khu vực ven biển, góp phần bảo vệ môi trường biển và nâng cao đời sống
người dân địa phương. Việc thu hồi nguyên vật liệu, sản phẩm và bao bì để tái chế một
cách có trách nhiệm như logistics ngược sẽ giúp Coca-cola thể hiện sự cam kết đối với
môi trường và giảm thiểu tác động khí nhà kính. Hoạt động Logistics ngược giúp Coca-
Cola xây dựng hình ảnh uy tín và bền vững. (what-if-plastic-never-became-waste, 2019)
- Tận dụng lại tài nguyên
Logistics ngược cho phép Coca-Cola tận dụng lại sản phẩm đã qua sử dụng, như vật liệu
nhựa, thủy tình và nhôm, đóng góp đáng kể vào chiến lược bền vững của họ tạo được lợi
thế cạnh tranh, thể hiện cam kết của họ đối với môi trường, tài nguyên tự nhiên và cộng
đồng toàn cầu. Đồng thời Logistics ngược là một thành phần không thể thiếu trong việc
thúc đẩy mục tiêu xây dựng nền kinh kinh tế tuần hoàn của Coca-Cola.
b. Điểm yếu

15
Nhóm 8 – Hoạt động Logistics ngược của Coca-Cola

- Thiếu sự tham gia của khách hàng trong quá trình thu hồi
- Thiếu sự minh bạch: Coca-Cola thiếu minh bạch trong cách thức hoạt động logistics
ngược của mình. Điều này có thể khiến khách hàng của Coca-Cola nghi ngờ. Điển hình
như trong vụ việc Coca-Cola thu hồi gần 2.000 thùng Diet Coke, Sprite và Fanta Orange
ở ba tiểu bang Alabama, Mississippi và Florida do có thể có "vật lạ" trong lon, Coca Cola
không hề lên tiếng công khai về quá trình thu hồi sản phẩm diễn ra như thế nào và được
xử lý ra sao với truyền thông.
- Thách thức về thu thập là khác nhau, vì mỗi quốc gia đều có chính phủ độc đáo, môi
trường pháp lý và hành vi của người tiêu dùng vì thế gây nên tình trạng thiếu sự đồng
nhất trong hoạt động Logistics ngược.
4. Đề xuất và kiến nghị
Việc vận hành Logistics ngược gặp nhiều khó khăn hơn so với Logistics xuôi vì trong Logistics
ngược, việc dự báo nhu cầu khó khăn hơn, việc vận chuyển từ nhiều điểm về một điểm, giá cả và
chất lượng sản phẩm không đồng nhất. Bên cạnh đó sự khác nhau được thể hiện ở mặt trong
Logistics ngược bao bì sản phẩm thường không nguyên vẹn, chất lượng sản phẩm không đồng
nhất vì hàng bị trả lại vì nhiều lý do khác nhau, giá cả phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không thể
giảm sát chi phí trực tiếp và tốc độ thường không được xem là ưu tiên. Theo ước tính chi phí
dành cho các hoạt động logistics ngược trung bình chiếm khoảng 3% đến 15% tổng chi phí của
doanh nghiệp. Trong hoạt động logistics ngược, chi phí vận chuyển, khấu hao, tập hợp, phân
loại, kiểm tra chất lượng, và chi phí dự trữ là cao hơn rất nhiều so với Logistics xuôi.
Trong những năm trước đây thì công ty Coca Cola Việt Nam đã gặp phải một vấn đề rất lớn đó là
“vụ việc một số lon Coca Cola rỗng ruột dù chưa mở nắp” và đã gây ra một cơn thịnh nộ rất lớn
cho những nhà đại lý bán lẻ tại Việt Nam. Điều này đã gây thất thoát một khoản chi phí rất lớn
cho việc thu hồi sản phẩm. Chính vì thế chúng ta có thể hiểu vỏ chai như một tài sản của công ty,
việc làm mất cũng như thất thoát vỏ chai sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến tài sản, cũng như về
doanh thu. Vấn đề thu hồi vỏ chai luôn đặt ra một bài toán khó cho mỗi doanh nghiệp kinh doanh
nước giải khát. Coca-Cola cũng không phải là một ngoại lệ. Vì vậy phần tổn thất là rất lớn. Đầu
tiên công ty nên rà soát lại số lượng vỏ chai hiện tại, tính toán lợi nhuận và thua lỗ trong những
quý gần nhất để đưa ra các phương án cụ thể. Giải quyết khó khăn trong vấn đề logistics sẽ là
một hướng đi đúng đắn trong thời điểm này.
Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về hoạt động logistics ngược của Coca-Cola, nhóm chúng
em có một số đề xuất và giải pháp để có thể giảm được chi phí cho Coca-Cola:
- Quản lý chặt chẽ trong khâu kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu ra, bộ phận kho vận phải
thống kê chi tiết số lượng xuất kho, nhập kho sản phẩm một cách thường xuyên. Điều này
giúp hạn chế được tình trạng sản phẩm bị lỗi khi đến tay các đại lý bán hàng cũng như
người tiêu dùng.
- Kịp thời phát hiện và thanh lý những chiếc xe hỏng, sửa chữa và nâng cấp xe để phục vụ
việc vận chuyển được tốt hơn.

16
Nhóm 8 – Hoạt động Logistics ngược của Coca-Cola

- Xây dựng lại các kho bãi để tập trung tốt hơn cho việc thu hồi, hơn nữa là tập trung xây
gần các nhà phân phối để tiện cho việc vận chuyển và giảm chi phí vận chuyển.
- Xây dựng các thùng rác tái chế tại các quốc gia chưa được thực hiện.
- Sử dụng các vật liệu cách nhiệt, sử dụng hệ thống làm mát cho toàn bộ xe vận chuyển
hàng hóa. Đặc biệt là vào những mùa nắng nóng để tránh tình trạng vỏ lon, chai bị phồng
căng tròn, nâng cao hiệu quả làm mát cho sản phẩm và mang lại chất lượng sản phẩm tốt
nhất.

17
Nhóm 8 – Hoạt động Logistics ngược của Coca-Cola

KẾT LUẬN
Việc phân tích hoạt động logistics ngược của Coca-Cola đã cho thấy tầm quan trọng và tác động
tích cực của việc quản lý ngược trong chuỗi cung ứng của công ty này. Qua quá trình tìm hiểu,
nhóm nhận thấy rõ được hoạt động này đóng vai trò rất quan trọng liên quan đến hoạt động kinh
doanh của công ty. Nhìn chung, Coca-Cola thực hiện các hành động và cam kết bền vững và có
trách nhiệm với xã hội bằng việc tận dụng và tối ưu hóa quá trình thu hồi, tái chế và tái sử dụng
sản phẩm và vật liệu, Coca-Cola đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong việc bảo vệ môi
trường và tạo ra giá trị bền vững. Bên cạnh đó, hoạt động logistics ngược của Coca-Cola vẫn còn
rất nhiều hạn chế về việc xử lý và tái chế rác thải, đặc biệt là bao bì nhựa, vẫn còn chưa được
triển khai một cách đồng đều và hiệu quả tại nhiều quốc gia. Điều này ảnh hưởng đến khả năng
thu hồi và tái chế chai nhựa của Coca-Cola. Vì vậy, Coca-Cola cần tiếp tục nỗ lực và cam kết
với hoạt động logistics ngược và tăng cường nhận thức của người dùng. Bằng cách làm việc
cùng các đối tác và chính phủ, đầu tư vào công nghệ và cơ sở hạ tầng, và tìm kiếm các giải pháp
sáng tạo, Coca-Cola có thể vượt qua các hạn chế và đóng góp tích cực vào việc quản lý môi
trường và tạo ra giá trị bền vững cho cả công ty và cộng đồng.

18
Nhóm 8 – Hoạt động Logistics ngược của Coca-Cola

TÀI LIỆU THAM KHẢO


(2019). Retrieved from strawberrycstore: https://blog.strawberrycstore.com/lich-su-hinh-thanh-
va-phat-trien-cua-coca-cola/
(2020). Retrieved from coca-cola-company:
https://www.coca-colacompany.com/media-center/the-coca-cola-company-and-jd-com-
partner-to-explore-new-recycling-program-in-china
(2024). Retrieved from coca-cola: https://www.coca-cola.com/us/en/about-us/faq/how-can-i-
place-a-return-or-get-a-refund-from-coca-cola-store
(2024). Retrieved from coca-colacompany:
https://www.coca-colacompany.com/about-us/history/the-birth-of-a-refreshing-idea
(2024). Retrieved from coca-colacompany:
https://www.coca-colacompany.com/about-us/purpose-and-vision
(2024). Retrieved from coca-colacompany: https://www.coca-colacompany.com/brands
(2024). Retrieved from coca-colacompany:
https://www.coca-colacompany.com/sustainability/packaging-sustainability/design
Anh, N. (2016). Retrieved from
https://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/1331677X.2022.2117718
Anh, N. (2016). Retrieved from https://congan.com.vn/an-ninh-kinh-te/bo-y-te-phat-coca-cola-
viet-nam-hon-434-trieu-dong-buoc-thu-hoi-san-pham_23483.html#:~:text=RSS-,B
%E1%BB%99%20Y%20t%E1%BA%BF%20ph%E1%BA%A1t%20Coca%2DCola
%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20h%C6%A1n%20434,bu%E1%BB%99c%20thu
%20h%E1
Coca-Cola thu hồi Coke Zero Sugar do lỗi đóng gói ở Anh. (2022). Retrieved from econotimes:
https://www.econotimes.com/Coca-Cola-recalls-Coke-Zero-Sugar-over-packaging-error-
in-UK-1645454
Coca-Cola và PRO Vietnam hợp tác với Bộ Tài Nguyên và Môi Trường “Vì một Việt Nam Xanh,
Sạch, Đẹp”. (2019). Retrieved from https://www.coca-cola.com/vn/vi/media-center/coca-
cola-va-pro-vietnam-hop-tac-voi-bo-tai-nguyen-va-moi-truong-vi-mot-viet-nam-xanh-
sach-dep
Coca-Cola Việt Nam trên hành trình thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. (2022). Retrieved from BNews:
https://bnews.vn/coca-cola-viet-nam-tren-hanh-trinh-thuc-day-kinh-te-tuan-hoan/
262261.html
coca-cola-business-sustainability-report. (2022). Retrieved from https://www.coca-
colacompany.com/content/dam/company/us/en/reports/coca-cola-business-sustainability-
report-2022.pdf#page=40
Hanoi Plastics. (2019). VMC. Retrieved from Hanoi Plastics:
https://www.hanoiplastics.com.vn/cong-ty-thanh-vien/vmc/
let-us-recycle. (2020). Retrieved from https://www.coca-cola.com/ke/en/sustainability/let-us-
recycle

19
Nhóm 8 – Hoạt động Logistics ngược của Coca-Cola

NCB news. (2023). Retrieved from NCB news:


https://www.nbcnews.com/business/consumer/coca-cola-recalled-cases-drinks-due-
potential-contamination-rcna129609
Tái chế nhựa (2019). [Motion Picture]. Retrieved from Hanoi Plastics:
https://www.youtube.com/watch?v=eDD9sO8SkOY
Tái chế nhựa thành khối xi măng (2020). [Motion Picture]. Retrieved from Hanoi Plastics:
https://www.youtube.com/watch?v=pOl-H-g9U4Y
Tái chế thủy tinh (2018). [Motion Picture]. Retrieved from https://www.youtube.com/watch?
v=TIEuYPDIFac
Tuoi tre. (2022). Retrieved from https://tuoitre.vn/coca-cola-viet-nam-ra-mat-chai-lam-tu-nhua-
tai-che-20220930110914857.htm
what-if-plastic-never-became-waste. (2019). Retrieved from coca-colacompany:
https://www.coca-colacompany.com/media-center/what-if-plastic-never-became-waste

20

You might also like