You are on page 1of 9

CHIẾN THUẬT BỐ TRÍ CỦA CÁC CỬA HÀNG WAL-MART

Khi bạn bước vào một cửa hàng bán lẻ lần đầu tiên, đương nhiên điều đầu tiên bạn phải
làm trong một cửa hàng bán lẻ này là quyết định mua một thứ gì đó. Nếu bạn đến để mua
một mặt hàng mà bạn đã ra quyết định trước đó, ắt hẳn bạn có thể thay đổi suy nghĩ của
mình để mua một thứ khác hay một mặt hàng mang giá trị cao hơn.
Ngay cả trước khi bạn bước vào thì “vẻ bề ngoài” của cửa hàng cũng đủ để lôi kéo, thu
hút đối với bạn. Từ màu sắc biển hiệu, có bãi đậu xe rộng rãi, lối vào hấp dẫn, sạch sẽ và
gọn gàng đã ảnh hưởng lớn đến mức độ sẵn sàng dành thời gian và tiền bạc của bạn để
vào mua sắm tại cửa hàng đó. Các nhà bán lẻ biết tất cả điều này và cố gắng hết sức để
cải tiến hay sắp xếp cách bố trí mặt bằng sao cho đáp ứng sự hài lòng của khách hàng và
duy trì sự xuất hiện của một cửa hàng đáng để bạn tiếp tục tin tưởng và chọn lựa trong
thời gian dài
Dưới đây là một số chiến thuật mà Wal-Mart cũng như các nhà bán lẻ thành công khác
cũng áp dụng nhằm thu hút lượng lớn người mua hàng hoặc thuyết phục họ mua nhiều
hơn
- Chiến thuật “no” con mắt, thủng túi tiền
Thậm chí khi chưa bước chân vào "thiên đường mua sắm", Walmart đã gài bẫy
người dùng bằng dãy xe đẩy khổng lồ, để họ luôn thấy bên mình là một chiếc xe trống
cần được chất đầy.

Sau đó, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt người dùng là những bảng giá khổ lớn, Walmart
cố tình trưng bày những sản phẩm đang trong chương trình giảm giá đặc biệt ngay tại cửa
vào, tạo cảm giác "giá hời" cho cả khu mua sắm.
Ngoài ra, Slogan của Walmart - "Giá rẻ mỗi ngày" còn được sử dụng khắp nơi, liên tục
nhắc nhở người dùng rằng họ đang có cơ hội mua những sản phẩm giá rất tốt.

Không chỉ là nội dung, màu sắc của bảng hiệu cũng được Walmart lựa chọn kỹ lưỡng
nhằm đánh lừa thị giác khách hàng. Theo tiến sĩ tâm lý Kit Yarrow, mỗi màu sắc đều có
khả năng kích thích trí não theo một hướng đặc thù:

"Nó có thể là màu sản phẩm, hoặc hiệu quả hơn nữa là một loạt bảng hiệu cùng màu.
Màu sắc có những ảnh hưởng khác nhau và thường khiến người dùng hành động. Ví dụ
cụ thể nhất là màu đỏ, chuyên được sử dụng trong kinh doanh để kích thích người nhìn
phải hành động."

Để gia tăng tần suất "chạm mắt" khách hàng, Walmart còn cố tình tạo ra những "vật cản".
Tại Mỹ, người dùng đi siêu thị thường chỉ để mua sữa, vì thế gian hàng này được bố trí ở
nơi xa nhất.
Với bố trí trên, khách hàng buộc phải nhìn hàng loạt sản phẩm trên đường mua sữa, và
trừ khi họ bịt mắt lại, đa phần người dùng sẽ bỏ vào giỏ ít nhất từ 1 đến 2 món trước khi
đến được gian hàng mong muốn.

Walmart cũng là chuỗi bán lẻ dẫn đầu trong phong trào "siêu thị trong siêu thị", tờ 24/7
Wall St. khẳng định đây là một trong những chiếc lược cải thiện doanh thu cực kỳ hiệu
quả, chỉ cần tập trung trang trí một khu vực với những sản phẩm đặc thù, cảm giác của
người mua ngay lập tức được cải thiện, gia tăng ham muốn mua sắm.

Một ví dụ điển hình là khu vực thịt tươi sống ở dưới:


Ngoài ra, từng vị trí cũng được Walmart tính toán cẩn thận, như giày thể thao bố trí cạnh
quần jean, điện thoại bán kế linh kiện, hay nước sốt nướng thịt kế bên tủ thịt đông lạnh.

Từ sự kết hợp này, Walmart dễ dàng gieo vào tâm trí người dùng hình ảnh họ đang sử
dụng nhiều loại sản phẩm một lúc, và nếu đã có sẵn món này tại nhà, ít nhiều họ cũng sẽ
cần món kế bên.

- Chiến thuật “sờ là mua”:

Theo nhà tâm lý học Paco Underhill, khách hàng càng sờ sản phẩm nhiều thì càng dễ bỏ
nó vào giỏ hàng.

Chính vì thế, Walmart đã bố trí nhiều kệ hàng nằm ngay tầm tay của người dùng, các sản
phẩm rau củ quả cũng được trình bày nhiều tầng để khách hàng tiện tay sờ thử.

Walmart cũng cố tình làm đầy sản phẩm một cách vừa phải, giúp khách hàng không ngại
lấy ra để trải nghiệm kỹ hơn.

Đây là một trong những điểm khác biệt so với các siêu thị khác, nhiều thương hiệu đã đầu
tư trình bày "quá đà", sản phẩm được chồng lên nhau một cách quá nghệ thuật, khiến
khách hàng dù rất thích cũng không dám sờ thử vì sợ làm hỏng.

- Chiến thuật “mùi hương mê hoặc”:


Rất ít người nhận ra, nhưng mùi hương cũng góp phần ảnh hưởng đến tâm trí người
dùng, chỉ cần một mùi hương thích hợp, nhu cầu mua sắm của khách hàng sẽ được gia
tăng đáng kể.

Mùi hương sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tiềm thức của con người. Chẳng hạn như mùi phấn
rôm tại khu vực mẹ & bé sẽ khiến người dùng nhớ về những đứa trẻ, sẵn sàng chi thêm ít
tiền mua sắm. Hoặc hương dừa ở khu vực dã ngoại cũng khiến người dùng mong muốn
đi chơi, kích thích họ mua sẵn bộ đồ đi biển hay chiếc kính mát.

Ngoài ra, một báo cáo khác của Tạp chí Business Research khẳng định rằng mùi hương
còn có kết nối đặc biệt với hồi ức, và các chuỗi siêu thị như Walmart luôn cố tình gợi lại
những hồi ức thân quen nhằm "dụ dỗ" khách hàng chi tiêu nhiều hơn.

Nhưng nổi bật nhất vẫn là chiến thuật "làm khách đói bụng", vì khách hàng đói sẽ mua
sắm mạnh tay hơn, nên lò bánh mì, khu ăn uống hay rau củ quả tươi sẽ được để gần lối
vào, khiến bụng khách thêm cồn cào.

- Chiến thuật “Bài hát cho tâm trạng”:


Và giác quan tiếp theo mà hệ thống bán lẻ Walmart muốn chi phối chính là thính
giác, nếu được phát phù hợp, những bài nhạc sẽ cải thiện hình ảnh thương hiệu mà tập
đoàn muốn truyền tải.

Thậm chí ngay trong một trung tâm mua sắm, từng khu vực khác nhau sẽ được phát
những bài nhạc khác nhau, như nhạc trẻ cho khu thời trang tuổi teen, nhạc dành cho trẻ
em tại khu mẹ và bé, …

Cũng như phim ảnh mà không có tiếng động hay âm nhạc sẽ ảnh hưởng rất mạnh tới cảm
xúc con người, đó cũng là một vũ khí của các nhà bán lẻ. Họ muốn bạn nghe nhạc để
giảm bớt suy nghĩ và tính toán hay cũng là những giây phút để bạn thư giãn sau giờ làm
việc mệt mỏi, chỉ muốn ghé qua cửa hàng của họ với 1 việc là mua sắm, từ đó quyết định
mua sắm dựa trên cảm xúc rất nhiều.

Một nghiên cứu khác của tạp chí Scientific Research Châu Âu cho rằng âm thanh lớn và
nhịp độ nhanh sẽ khiến người nghe di chuyển và ra quyết định nhanh hơn, và ngược lại,
những bản nhạc chậm rãi và êm đềm khiến họ nán lại lâu hơn.

Walmart còn nâng âm thanh lên một tầm cao mới khi sử dụng DJ radio chuyên nghiệp để
làm "lung lay" tâm lý của khách hàng, vừa giới thiệu về bài hát, vừa chèn thêm chương
trình giảm giá, vừa tương tác với người dùng …
- Chiến thuật “Sắp xếp những sản phẩm cùng loại ở gần nhau”:
Cách bố trí cửa hàng bán lẻ phải khoa học, logic giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm được
vị trí những sản phẩm cần mua. Khi đặt các sản phẩm cùng loại ở gần nhau cũng là cách
để kích thích người tiêu dùng mua sắm.

Ví dụ: Dầu gội, dầu xả sẽ được đặt ở gần nhau. Tương tự, các loại bánh snack và nước
ngọt, hay mì và nước sốt sẽ ở cùng một khu vực.

Ngoài ra, bạn cần chú ý đến thời gian nhập kho để có cách bố trí phù hợp tránh trường
hợp sản phẩm bị tồn động, hết hạn sử dụng. Những sản phẩm nhập kho mới phải được
đặt ở phía sau trên kệ trưng bày. Khách hàng thường có xu hướng chọn những sản phẩm
“thuận tay” nằm ở bên ngoài. Vì vậy, hãy ưu tiên “mặt tiền” cho những sản phẩm cũ còn
hạn sử dụng ngắn.
- Chiến thuật “ bố trí các mặt hàng có giá trị thấp ở quầy thanh toán”:

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có tới 27% người mua hàng sắm thêm đồ khi chờ
tính tiền ở quầy thanh toán. Phần không gian tại khu vực tính tiền chỉ chiếm khoảng 1%
không gian của cả cửa hàng nhưng có thể chiếm đến 7% doanh thu mỗi năm.

Rõ ràng nếu bạn không tận dụng tốt không gian tại quầy thanh toán, bạn sẽ đánh mất
không ít tiền của cửa hàng. Thế nên các nhà bán lẻ đã không bỏ lỡ chiến thuật này và
Walmart cũng thế. Walmart trưng bày những sản phẩm có giá trị nhỏ như bánh, kẹo, các
loại snack,… ngay tại quầy thanh toán sẽ khiến khách hàng dễ do dự và cuối cùng sẽ
“thủng” túi tiền của mình. Vì những sản phẩm này có giá thành thấp và thiết kế cũng nhỏ
gọn nên người mua sẽ “tiện tay” cho vào giỏ mua hàng luôn, mà không phải đắn đo vấn
đề giá cả.

https://suno.vn/blog/meo-thiet-ke-cua-hang-giup-tang-doanh-ban-hang/

https://cafebiz.vn/bac-thay-tam-ly-hoc-walmart-va-chien-luoc-ap-dao-4-giac-quan-khach-
hang-20190718230957312.chn

You might also like