You are on page 1of 5

Nội dung thuyết trình tư tưởng Hồ Chí Minh

1. Chương 1: nội dung quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục
1.1. Những quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa
1.1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
- Cơ sở lí luận
 Những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta truyền thống yêu nước, tinh
thần đoàn kết dân tộc, tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường, lạc quan, yêu đời,
hiếu học và truyền thống nhân ái, nhân văn Việt Nam.
 Phương Đông:
 Phật giáo: mang những nội dung nhân đạo lớn: Đại từ , đại bi, cứu khổ,
cứu nạn....
 Nho giáo: coi trọng đạo đức luân lí, hiền tài và kẻ sĩ... tức là đề cao văn
hóa.
 Đạo giáo: những yếu tố giản dị, thanh bạch, sống chan hào với thiên
nhiên.
 Phương Tây: cách mạng Pháp (1789) đã làm được như xóa bỏ chế độ phong
kiến, giải phóng chủ nô, đấu tranh cho tự do con người, lập hiến pháp,... tư
tưởng “ Tự do – Bình đẳng – Bác ái”. Người cũng nhấn mạnh “quyền con
người” “quyền tự do và bình đẳng về quyền lợi” trong tuyên ngôn độc lập của
nước Mỹ năm 1776.
 Quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin về văn hóa: Sự kiện Hồ Chí Minh gặp Sơ
thảo lần thứ nhất luận cương về những vấn đề dân tộc thược địa của Lênin đã
tìm ra con đường cứu nước là một tất yếu lịch sử đã được người chuẩn bị từ
nhiều năm trước trong việc tổ chức đấu tranh với kẻ thù bằng các phương tiện
văn hóa.
- Cơ sở thực tiễn:
 Việt Nam: thực dân Pháp thực hiện chính sách:ngu dân, chia để trị, đầu độc
dân ta, nhất là thanh niên bằng rượu và thuốc phiện... Đó là cơ sở để Hồ
Chí Minh vạch ra một đường lối mới: Việt Nam phải tiến hành cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc, giành lại chính quyền, phát triển cuộc sống cho
nhân dân.
 Thế giới: Hồ Chí Minh hiểu ra bản chất của chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa
đế quốc, cái mà gọi là “khai hóa văn minh”.
1.1.2. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về văn hóa
1.1.2.1. Khái niệm văn hóa và xây dựng nền văn hóa mới
- Khái niệm văn hóa: Trong mục đọc sách ở phần cuối tập Nhật ký trong tù (1942 -
1943) lần đầu tiên Hồ Chí Minh có nêu một định nghĩa về văn hoá: "Vì lẽ sinh tồn
cũng như vì mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra
ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,
những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử
dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng
hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã
sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn".
- Quan điểm về xây dựng nền văn hóa mới:
 Xây dựng tâm lí: tinh thần độc lập, tự cường.
 Xây dựng luân lí: biết hy sinh mình, làm lợi ích cho quần chúng.
 Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong
xã hội.
 Xây dựng chính quyền: dân quyền.
 Xây dựng kinh tế.
1.1.2.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa
1.1.2.2.1. Vị trí và vai trò của văn hóa trong đời sống
- Văn hóa là một kiến trúc thượng tầng nhưng không thể đứng ngoài, mà phải ở
trong kinh tế và chính trị.
- Văn hóa quan trọng ngang kinh tế, chính trị, xã hội. Chính trị, xã hội có được giải
phóng thì văn hóa mới được giải phóng.
- Hồ Chí Minh đã chỉ rõ kinh tế thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây
dựng văn hóa, xây dựng kiến trúc thượng tầng.
1.1.2.2.2. Tính chất của nền văn hóa
- Tính dân tộc
- Tính khoa học
- Tính đại chúng
1.1.2.2.3. Chức năng của nền văn hóa
- Một là, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp.
- Hai là, nâng cao dân trí.
- Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp
1.2. Những quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục
1.2.1. Cơ sở hình thành
- Cơ sở lí luận:
 Sinh ra trong gia đình nhà nho yêu nước có truyền thống giáo dục, giá trị
truyền thống tốt đẹp của dân tộc nổi bậc là truyền thống hiếu học
 Phương Đông: Theo Người, mặt tích cực của Nho giáo là nó đề cao văn
hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học với châm ngôn “Học không biết
chán, dạy không biết mỏi”.
 Phương Tây: thông qua quan điểm giáo dục của Jean-Jacques Rousseau -
một nhà triết học thuộc trào lưu Khai sáng được thể hiện qua cuốn tiểu
thuyết Emile, Hồ Chí Minh nhận thấy ở đó mục đích của giáo dục là học
cách sống và điều này có thể đạt được khi có người bảo trợ chỉ dẫn con
đường đi để có cuộc sống tốt đẹp.
 Triết học Mác – Lênin:
- Cơ sở thực tiễn:
 Tình hình trong nước, trong giai đoạn này, về chính trị, nước nhà đang bị áp
bức, bóc lột giữa hai tầng thống trị phong kiến và thực dân. Chủ nghĩa thực
dân thực hiện “chính sách ngu dân” với dân tộc ta.
 Tình hình thế giới, Cuộc Cách mạng Tháng 10 Nga. Cách mạng Nga thắng
lợi và xây dựng một nền giáo dục Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết sau đó đã củng
cố vững chắc niềm tin của Hồ Chí Minh, thúc đẩy sự hình thành tư tưởng
Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục nói riêng
1.2.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục
1.2.2.1. Vai trò của giáo dục
- Giáo dục là yếu tố quyết định trực tiếp nâng cao trình độ học vấn, trình độ khoa
học - cả khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật -
chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, trình độ tổ chức quản lý...
- Giáo dục sẽ giúp cho người học có một vốn liếng về lịch sử, văn hóa của dân tộc
Việt Nam và thế giới, mà nếu không có nó thì sẽ không giữ vững được nền độc lập
dân tộc, không thể tham gia một cách tích cực và có hiệu quả vào công việc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Giáo dục sẽ giúp cho mỗi người dân có kiến thức mới để “biến một nước dốt nát,
cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc”.
1.2.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nội dung giáo dục
- Nội dung đó bao gồm cả văn hóa, chuyên môn nghề nghiệp, các ngành nghề liên
quan trực tiếp tới công nghiệp, nông nghiệp, nông thôn, vùng dân tộc thiểu số và
miền núi; các lĩnh vực an ninh, quốc phòng liên quan tới sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc v.v...
- Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng giáo dục phải có tính toàn diện. Trong thư gửi các
em học sinh nhân ngày mở trường (24/10/1955), Người nhắn nhủ việc giáo dục
gồm có:
 Thể dục
 Trí dục
 Đức dục
1.2.2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh Phương pháp giáo dục
- phải giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết gắn bó với nhau, tự phê bình và phê bình trong
học tập.
- Ngay từ những ngày còn dạy học ở Trường Dục Thanh (Phan Thiết), Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã chú ý áp dụng phương pháp giáo dục “Học phải suy nghĩ, học phải
liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Học với hành phải kết hợp
với nhau”.
1.2.2.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh Giải pháp phát triển giáo dục
- Tăng cường học tập và làm theo Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục.
- Đổi mới tư duy và cơ chế quản lý giáo dục, nội dung chương trình, mô hình đào
tạo và phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá ở các cơ sở đào tạo theo hướng
phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ.
- Nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước về giáo dục và đào tạo.
- Chú trọng công tác xây dựng, bồi dưỡng và sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên, cán
bộ quản lý giáo dục
- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo, tăng cường các nguồn lực đầu tư phát
triển giáo dục.
1.2.2.5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quan lí giáo dục
- Theo Hồ Chí Minh, vấn đề then chốt quyết định chất lượng giáo dục là xây dựng
đội ngũ những người thầy giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Đó là những người yêu
nghề, yêu trường, hết lòng thương yêu, chăm sóc, giáo dục học sinh, không ngừng
trau dồi đạo đức cách mạng. Phải thường xuyên tự bồi dưỡng, nâng cao tay nghề,
trình độ chuyên môn, phương pháp sư phạm để thực sự là tấm gương sáng cho học
sinh noi theo.
- Quán triệt sâu sắc những quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục, phải tập trung
chống bệnh thành tích, bệnh bằng cấp trong giáo dục
- Phải xây dựng một đội ngũ “thầy ra thầy”; xây dựng chiến lược phát triển
giáo dục, đổi mới cơ chế một cách mạnh mẽ và có những biện pháp quyết liệt
nhằm ngăn chặn những tác động xấu của cơ chế thị trường thâm nhập vào nhà
trường.

You might also like