You are on page 1of 3

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM IN

GVHD: Chế Quốc Long


Tên: Bùi Sỹ Khiêm
MSSV: 13148017
Lớp: 131480C
Bài Tập 2 - ĐO VÀ VẼ ĐỒ THỊ GIA TĂNG TẦNG THỨ
I. YÊU CẦU:
- Đo các giá trị ô tầng thứ
- Vẽ đồ thị phân bố
- Nhận xét.
II. BẢNG SỐ LIỆU – BIỂU ĐỒ:
- Mật độ các màu đo được ô tông nguyên tương ứng với ô tầng thứ:

STT Màu D
1 K D = 1.74
2 C D = 1.53
3 M D = 1.62
4 Y D = 1.15

- Bảng giá trị tầng thứ của các màu trên tờ in:
Tờ in
Bản in
K C M Y
0% 0% 0% 0% 0%
10% 15% 15% 15% 16%
20% 30% 28% 32% 31%
25% 36% 35% 38% 38%
30% 42% 41% 43% 46%
40% 54% 51% 57% 57%
50% 64% 64% 69% 69%
60% 73% 75% 78% 81%
70% 80% 82% 85% 88%
75% 85% 87% 89% 91%
80% 88% 91% 92% 94%
90% 94% 96% 98% 96%
100% 100% 100% 100% 100%
- Biểu đồ thể hiện sự gia tăng tầng thứ của các màu:

Tờ in
120%

Đường đặc tuyến


100%
K
C
80%
M
Y
60%

40%

20%

0%
0% 20% 40% 60% 80% 100% 120%
Phim (bản in)

III. NHẬN XÉT:


So với đường đặc tuyến (đường lí tưởng) thì các màu có giá trị gia tăng tầng thứ
thể hiện bảng bên dưới:

Tờ in
K C M Y
Bản in
10% 5% 5% 5% 6%
20% 10% 8% 12% 11%
25% 11% 10% 13% 13%
30% 12% 11% 13% 16%
40% 14% 11% 17% 17%
50% 14% 14% 19% 19%
60% 13% 15% 18% 11%
70% 10% 12% 15% 18%
75% 10% 12% 14% 16%
80% 8% 11% 12% 14%
90% 4% 6% 8% 6%

Công thức tính: độ gia tăng tầng thứ = giá trị tầng thứ trên tờ in – giá trị tầng
thứ bản (phim). Ví dụ: Màu K giá trị tông trên phim 10% (Ff=10%) thì ta đo
được giá trị tông khi in 15% (Fd = 15%) thì sự gia tăng tầng thứ Z = Ff - Fd =
15% -10% =5%
Như vậy: Các màu có giá trị gia tăng tầng thứ khác nhau, trong bài in này màu
đen có giá trị gia tăng tầng thứ cao nhất. Giá trị gia tăng tầng thứ ta cũng thấy tại
vùng trung gian có giá trị cao nhất.

KẾT LUẬN:
- Gia tăng tầng thứ là sự chênh lệch về giá trị tông tram khi in của tờ in so với
trên bản in (phim). Gia tăng tầng thứ sẽ làm mở rộng điểm tram, sẽ làm hình
ảnh tối đi,mất độ tương phản và chi tiết ở vùng tối. Sự mở rộng điểm tram là
như nhau đối với các vùng khác nhau. Gia tăng tầng thứ khác nhau ở các
phương pháp in, mực in, vật liệu in và loại máy in. Gia tăng tầng thứ tỉ lệ
nghịch với độ phân giải.
- Nguyên nhân gây nên sự gia tăng tầng thứ
• Mực in

• Áp lực in lớn làm mực loang ra xung quanh điểm tram khi in.

• Xác lập Rip

• Loại cao su

• Thiết lập máy in

• Tính chất của vật liệu về bề mặt tráng phủ hay không tráng phủ

• Độ nhớt, độ tách dính của mực: mực càng đặc thì càng giảm sự chảy
ra của mực xung quanh điểm tram, mực loãng thì ngược lại.
• Quá trình phơi bản : phơi sai, phơi dư thời gian…

- Dựa vào kết quả trên và đường đặc tuyến thì ta có thể diều chình giá trị
tầng thứ khi làm bản (phim) để bù trừ quá trình in cho chất lượng in được
tốt nhất.

You might also like