You are on page 1of 23

CƠ CHẾ DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ

* Cơ chế truyền đạt TTDT trên ADN từ tế bào mẹ sang tế bào con qua nhân đôi ADN(tự sao).
* Cơ chế truyền đạt TTDT từ nhân ra tế bào chất qua phiên mã và dịch mã.
I. Nhân đôi ADN
1. Mô hình sao chép ADN:
- 1957 hai nhà khoa học J. Stent và M. Delbruck đưa ra ba mô hình sao chép ADN:
+ Mô hình bán bảo tồn: Hai mạch đơn của ADN mẹ được dùng làm khuôn để tổng hợp 2 mạch mới.
Sau đó hao phân tử ADN con được tạo thành mỗi phân tử chứa 1 mạch của ADN mẹ và 1 mạch mới được
tổng hợp từ nguyên liệu môi trường.
+ Mô hình bảo tồn: Hai mạch đơn của ADN mẹ được dùng làm khuôn để tổng hợp 2 mạch mới. Sau đó
hai mạch mới liên kết tạo ADN con còn hai mạch của ADN mẹ liên kết lại với nhau.
+ Mô hình phân tán: Mỗi mạch của hai phân tử ADN tạo ra đều là hỗn hợp của các phân đoạn cũ xen
lẫn các phân đoạn mới tổng hợp.
- 1958 khi Watson và Crick công bố mô hình cấu trúc ADN và dựa trên kết quả thí nghiệm của Meselson
và Stahl chứng minh ADN sao chép theo mô hình bán bảo tồn.
- Thí nghiệm của Meselson và Stahl: Nuôi cấy tế bào E.coli trong môi trường chứa tiền chất nu có đánh
dấu phóng xạ 15N (nặng). Sau một vài thế hệ chuyển chúng sang môi trường chỉ chứa đồng vị phóng xạ
nhẹ 14N ....
2. Quá trình nhân đôi ADN:
- Là quá trình mà tự một phân tử ADN mẹ tạo ra hai phân tử ADN con hoàn toàn giống nhau và giống
ADN mẹ ban đầu.
- Diễn ra theo nguyên tắc: Bổ sung, bán bảo tồn, nửa gián đoạn.
a. Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ: Gồm 3 bước
* Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN
- Nhận biết điểm khởi đầu sao chép (oriC): Một loại pr đặc hiệu (Dna A) nhận biết điểm oriC và gắn
vào
- Tháo xoắn: Enzym Gyraza duỗi thẳng ADN
- Tách mạch: Enzym helicaza tách hai mạch của ADN bằng cách bẻ gãy các liên kết hidro
- Một số loại pr gắn vào hai mạch đơn làm chúng ko kết hợp trở lại →thuận lợi cho việc sao chép.
* Bước 2: Tổng hợp mạch ADN mới.
+ Tổng hợp đoạn mồi: Các enzym ADN polimeraza không có khả năng khởi đầu quá trình tổng hợp mà
chỉ có thể tổng hợp mạch đơn mới bằng cách bổ sung các nu vào đầu 3'-OH tự do của một đoạn mồi hoặc
một mạch
ADN đang kéo dài. Đoạn mồi là là một đoạn ARN khoảng 10 nu được tổng hợp bởi enzym primaza.
(Đoạn mồi được tổng hợp trên mạch khuôn của ADN theo NTBS). Mạch ADN được tổng hợp mới sẽ bắt
đầu từ đầu 3' của đoạn mồi.
+ Tổng hợp mạch ADN mới.
- Enzym ADN - polymeraza sử dụng hai mạch đơn của ADN mẹ làm khuôn để tổng hợp mạch đơn mới
theo nguyên tắc bổ sung. Có một số loại ADN -pol trong đó ADN - pol III xúc tác hình thành liên kết
cộng hóa trị giữa nhóm 3'-OH của đoạn mồi với nhóm photphat của nu và tiếp tục kéo dài chuỗi theo
nguyên tắc bổ sung. Vì enzym ADN - pol chỉ bổ sung các nu vào đầu 3'-OH nên mạch mới chỉ có thể kéo
dài theo chiều 5' →3'.
- Tính theo chiều trượt của enzym tháo xoắn trên mạch khuôn có chiều từ 3' →5' mạch mới được tổng
hợp liên tục và chỉ cần 1 đoạn mồi.(mạch dẫn đầu). Trên mạch khuôn có chiều 5' →3' quá trình tổng hợp
mạch mới diễn ra gián đoạn tạo thành các đoạn Okazaki, mỗi đoạn okazaki cần 1 đoạn mồi sau đó enzym
ADN - pol I sẽ cắt bỏ các đoạn mồi tổng hợp chuỗi polinu thay thế bằng cách bổ sung nu vào đầu 3' của
đoạn Okazaki liền kề. Cuối cùng enzym Ligaza sẽ nối các đoạn Okazaki với nhau.(mạch ra chậm - tổng
hợp chậm hơn)
* Bước 3: Hai phân tử ADN mới được tạo thành:
Mạch mới được tổng hợp đến đâu thì hai mạch (1 mạch mới và 1 mạch khuôn) xoắn lại đến đó. Như vậy
từ 1 phân tử ADN mẹ sau 1 lần nhân đôi tạo ra 2 phân tử ADN con mỗi phân tử ADN con có 1 mạch mới
được tổng hợp và 1 mạch của ADN mẹ.
* Lưu ý:
- Từ điểm khởi đầu sao chép(OriC) quá trình sao chép diễn ra theo hai hướng
- Trong quá trình sao chép các ADN - pol còn có nhiệm vụ đảm bảo sự chính xác trong sao chép. ADN -
pol III lựa chọn nu đảm bảo cho sự kết cặp chính xác, ADN -pol I kiểm tra có nu vừa mới đặt vào và loại
đi các nu đặt sai.
b. Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực.
Về mặt cơ chế quá trình nhân đôi ADN ở SV nhân thực giống với sinh vật nhân sơ. Tuy nhiên vẫn có một
số điểm khác biệt.
* Sự cố đầu mút:
Ở sinh vật nhân thực quá trình tổng hợp mạch mới ở vị trí đầu mút của ADN xảy ra hiện tượng gọi là
sự số đầu mút. Do enzym ADN pol chỉ tổng hợp mạch đơn mới bằng cách bổ sung các nu vào đầu 3'-OH
tự do có sẵn nhưng sau khi enzym loại bỏ đoạn mồi ở mạch dẫn đầu và đoạn Okazaki cuối cùng của mạch
ra chậm do không có đầu 3'-OH nên ADN -pol không thể tổng hợp đoạn nu thay thế. Kết quả sau mỗi lần
sao chép phân tử ADN ngày càng ngắn lại và có các đầu không bằng nhau(đầu so le) → có cơ chế bảo vệ
các gen của sv nhân thực không bị ảnh hưởng bởi sự cố đầu mút.
- Cơ chế đảm bảo các gen không bị ngắn lại hoặc mất đi sau các chu kỳ sao chép ADN liên tiếp: do các
phân tử ADN nhiễm sắc thể sinh vật nhân thực có trình tự các nucleotit đặc biệt tại các đầu tận cùng của
chúng và được gọi là đầu mút nhiễm sắc thể(telomer). Vùng đầu mút nhiễm sắc thể không chứa các gen
thay vào đó là các trình tự nucleotit ngắn lặp lại nhiều lần. Ví dụ ở người tại các đầu mút nhiễm sắc thể có
trình tự nucleotit ngắn gồm sáu nucleotit là TTAGGG lặp lại khoảng 100 đến 1000 lần. Ngoài ra các
protein liên kết với ADN tại đầu mút có vai trò ngăn cản các đầu chữ chi của phân tử ADN con không
hoạt hóa các hệ thống theo dõi các sai hỏng ADN của tế bào vì các đầu chữ chi của phân tử ADN nếu
được hình thành do sự đứt gãy sợi xoắn kép thường là tín hiệu thúc đẩy sự dừng lại của chu kỳ tế bào
hoặc dẫn đến con đường chết theo chương trình của tế bào. Cấu trúc đầu mút không giup ADN mạch
thẳng tránh khỏi việc ngắn lại sau mỗi chu kỳ sao chép, mà nó chỉ làm chậm quá trình ăn mòn các gen
gần đầu tận cùng của các phân tử ADN. Sự ngắn dần của đầu mút nhiễm sắc thể bằng cách nào đó có liên
quan đến quá trình già hóa ở những mô nhất định và sự già hóa của cả cơ thể.
- Việc đầu mút nhiễm sắc thể ở các tế bào xoma thường ngắn đi sau mỗi lần phân bào cũng có thể giúp
bảo vệ cơ thể khỏi sự phát sinh ung thư bởi vì qua cơ chế này số lần phân bào của tế bào xoma bị hạn chế.
Các tế bào khối u lớn thường có các đầu mút nhiễm sắc thể ngắn bất thường có thể do chúng trải qua
nhiều lần phân bào. Nếu đầu mút nhiễm sắc thể tiếp tục ngắn đi thì các tế bào khối u có thể chết tự phát.
- Ở các tế bào mầm sinh dục sự cố đầu mút ít khi xảy ra vì chúng có enzym telomerase có khả năng xúc
tác cho việc kéo dài đầu mút. Các enzym này hầu như không hoạt động ở các tế bào xoma nhưng ở một
số loại tế bào ung thư chúng hoạt động mạnh.

Tái bản ADN ở sv nhân sơ Tái bản ADN ở sv nhân thực


Điểm khởi đầu 1 điểm nhiều điểm
Độ dài đoạn mồi và Dài hơn Ngắn hơn
đoạn Okazaki
Thời gian sao chép Ngắn hơn (E.coli 40 phút) do hệ gen nhỏ Dài hơn (6-8h) do hệ gen lớn hơn
Tốc độ sao chép Nhanh hơn(1500nu/giây) Chậm hơn (10 - 100nu/giây)
Số loại enzym ít hơn Nhiều hơn(khoảng 11 ADN -pol)(1)
Quá trình sao chép Diễn ra liên tục và đồng thời với quá Chỉ diễn ra trong nhân tế bào ở pha S của
trình phiên mã và dịch mã. kỳ trung gian
Phân tử ADN mới Không bị ngắn lại sau nhiều lần sao chép Đầu mút bị ngắn lại sau nhiều lần sao
vì hệ gen là phân tử ADN kép vòng kín chép vì hệ gen là các phân tử ADN mạch
dài hở hai đầu. Do không có sự tổng hợp
thay thế đoạn mồi của mạch dẫn đầu và
okazaki cuối cùng của mạch ra sau
(1) sinh vật nhân thực ngoài các enzym ADN - pol xúc tác cho quá trình nhân đôi ADN nhân còn có các
enzym xúc tác cho quá trình nhân đôi ADN ở ty thể và lục lạp.
c. Tái bản vật chất di truyền ở virut.
Ở vi rut vật chất di truyền là ADN hoặc ARN mạch đơn hay mạch kép. Tái bản vật chất di truyền ở virut
có thể theo một trong 3 phương thức sau:
ADN →ADN
ARN→ARN
ARN→ADN→ARN: Từ ARN tổng hợp nên ADN gọi là quá trình phiên mã ngược.
Phiên mã ngược (reverse transcription) là kiểu truyền thông tin từ ARN sang ADN, chỉ xảy ra trong các tế
bào động vật và người bị lây nhiễm bởi một số virus mang một sợi ARN có khả năng gây khối u hoặc hai
sợi ARN như trường hợp HIV chẳng hạn.
Trên mỗi sợi ARN lõi của các virus này có mang một enzyme phiên mã ngược (reverse transcriptase).
Khi xâm nhập vào tế bào chủ, enzyme này sử dụng ARN của virus làm khuôn để tổng hợp sợi ADN bổ
sung (cADN - complementary ADN). Sau đó, sợi cADN này có thể làm khuôn để tổng hợp trở lại bộ
gene của virus (cADN→ARN), hoặc tổng hợp ra sợi ADN thứ hai bổ sung với nó (cADN→ADN) như
trong trường hợp virus gây khối u mà kết quả là tạo ra một cADN sợi kép. Phân tử ADN sợi kép được
tổng hợp trước tiên trong quá trình lây nhiễm có thể xen vào ADN của vật chủ và ở trạng thái tiền virus
(provirus). Vì vậy, provirus được truyền lại cho các tế bào con thông qua sự tái bản của ADN vật chủ,
nghĩa là các tế bào con cháu của vật chủ cũng bị chuyển sang tình trạng có mầm bệnh ung thư. Các tế bào
ung thư này mất khả năng kiểm soát sự sinh trưởng - phân chia điển hình của tế bào bình thường; chúng
tăng sinh rất nhanh và tạo ra khối u (tumor). Đó chính là cơ chế gây ung thư bởi virus.

II. Phiên mã
- Phiên mã là quá trình tổng hợp ARN dựa trên khuôn ADN.
- Sự tổng hợp ARN diễn ra trong nhân tế bào(vùng nhân), vào kỳ trung gian, lúc NST đang ở dạng dãn
xoắn cực đại.
- Cơ chế phiên mã: gồm 3 giai đoạn
* Khởi động:
- Enzym ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà của gen làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch mã gốc (có
chiều 3’ → 5’) và bắt đầu tổng hợp mARN ở vị trí đặc hiệu.
- Các vùng khởi động (promoter) nói chung nằm kề trước gen và có chứa các đoạn trình tự đặc thù cho
phép ARN polymerase nhận biết và bám chặt vào để khởi đầu phiên mã tại vị trí chính xác trên mạch
khuôn của gen. Đoạn trình tự quan trọng nhất của promoter được gọi là hộp TATA (TATA box) hay
hộp Pribnow (Pribnow box). Đó là trình tự TATAAT nằm ở vị trí “-10'' (Hình 5.4). Ngoài ra, trong các
promoter vi khuẩn còn có trình tự TTGACA ở gần vị trí ''-30'', gọi là đoạn nhận biết (recognition
sequence). Đối với các gen mã hóa protein eukaryote, nằm phía trước điểm bắt đầu phiên mã chừng 75
nucleotide có trình tự GGCCAAATCT, thường được gọi là hộp CCAAT (CCAAT box) - đọc là “hộp
CAT”; nó đóng vai trò điều hòa tốc độ phiên mã (Hình 5.4).

- Đột biến trên hộp TATA và hộp CCAAT có thể gây các bệnh lý di truyền liên quan đến gene mà
chúng kiểm soát. Một ví dụ về đột biến ở hộp TATA gây mất khả năng tổng hợp protein tương ứng là
bệnh β-Thalassemia.
* Kéo dài mạch: ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3’ → 5’ để tổng hợp
nên mARN theo nguyên tắc bổ sung (A-U, G-X). Tốc độ phiên mã 20-50 nu/giây. Tần số sai sót 10-4
cao hơn so với tái bản ADN tuy nhiên sai sót này ít gây ảnh hưởng do: trên 1 gen quá trình phiên mã
lặp lại nhiều lần, tính thoái hóa của mã di truyền, sự thay thế 1 a.a trong chuỗi polipeptit không phải
bao giờ cũng làm thay đổi hoạt tính của pr
* Kết thúc:
- Khi Enzyme ARN - pol phiên mã xong hai đoạn kết thúc giàu GC và đoạn khoảng 8 nu loại 8 A nằm
ở vùng KT của gen thì tại vùng đuôi mạch ARN hình thành cấu trúc ''kẹp tóc'' làm dừng sự phiên mã
của Enzyme ARN polymerase. Việc kết thúc một số bản sao ARN cần tới yếu tố rho (ρ) có bản chất
protein, khiến cho mạch ARN vừa được tổng hợp và enzyme được giải phóng ra khỏi ADN khuôn.

- Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn của gen xoắn ngay lại.
RNA polimerase

Các giai đoạn của quá trình phiên mã (Nguồn: Campbell, Reece)

+ Ở sinh vật nhân sơ: Phân tử mARN sau khi phiên mã được sử dụng trực tiếp dùng làm khuôn để tổng
hợp prôtêin.
+ Ở sinh vật nhân thực quá trình phiên mã có một số điểm khác biệt so với sinh vật nhân sơ:
* Sự khởi đầu phiên mã cần có sự hỗ trợ của nhiều prôtêin khác nhau gọi là các yếu tố phiên mã. Các yếu
tố này nhận biết và bám vào vùng promotor gen sau đó ARN polimeraza gắn vào tạo nên phức hợp khởi
đầu của phiên mã. (Các yếu tố phiên mã có thể nhận ra vùng Promoter do ở vùng này có một trình tự nu
đặc biệt TATA nằm trước điểm bắt đầu phiên mã khoảng 25 nu- Hộp TATA)

Khởi đầu phiên mã ở sinh vật nhân thực (Nguồn: Campbell, Reece)

* SV nhân sơ chỉ có 1 loại ARN -pol để xúc tác tổng hợp các loại ARN, SV nhân thực có 3 loại ARN -pol
xúc tác tổng hợp các loại ARN.
* Sau khi phiên mã, mARN phải được hoàn thiện tạo mARN trưởng thành trước khi được sử dụng cho
quá trình dịch mã:
+ Gắn mũ Guanin: Khi mARN kéo dài được khoảng 20-30 nu thì phân tử 7-metyl guanin sẽ được
gắn vào đầu 5'. Mũ guanin tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển mARN trưởng thành ra khỏi nhân
tế bào và bảo vệ mARN không bị phân hủy bởi các enzym thủy phân và tín hiệu cho nhân tố khởi đầu
dịch mã nhận biết.
+ Gắn đuôi poly A: Một loại enzym gắn khoảng 50-250 nu loại A vào đầu 3' của mARN. Đuôi
poly A cũng tạo đk thuận lợi cho việc vận chuyển mARN trưởng thành ra khỏi nhân tế bào và bảo vệ
mARN không bị phân hủy bởi các enzym thủy phân.
+ Cắt nối (loại bỏ intron - nối các đoạn exon): Sự cắt các intron và ghép các exon trong một số
trường hợp được thực hiện bởi các phức hợp spliceosom. Phức hợp này bao gồm rất nhiều loại prôtêin và
nhiều phân tử ribonucleoprôtêin kích thước nhỏ ở trong nhân tế bào (gọi là snRNP). Chúng có thể nhận
biết vị trí cắt intron và tiến hành cắt các đoạn intron, ghép các đoạn exon lại để tạo nên mARN trưởng
thành. Sự nối exon có thể theo cách thức khác nhau tạo nên các bản sao khác nhau → sản phẩm khác
nhau.

Cơ chế cắt intron bằng phức hợp spliceosom (Nguồn: Campbell, Reece)

Sau khi trải qua quá trình chế biến, phân tử mARN sơ khai trở thành mARN trưởng thành, có thể chui
ra khỏi nhân để tiến hành dịch mã.

Một phân tử mARN trưởng thành ở sinh vật nhân thực bao gồm các thành phần:
- Mũ 7methylguanin ở đầu 5’(Mũ 5’)
- Vùng không dịch mã đầu 5’ (5’UTR)
- Bộ ba mở đầu (AUG)
- Trình tự mã hóa (chứa các bộ ba mã hóa)
- Bộ ba kết thúc UAA(UAG, UGA)
- Vùng không dịch mã đầu 3’ (3’UTR)
- Đuôi Poli A.
Vùng 5' UTR và 3' UTR không được dịch mã nhưng có một số chức năng như:
- Vị trí liên kết với Ribôxôm trong dịch mã.
- có thể hấp dẫn với những loại enzyme ARNase nhất định, đẩy mạnh hoặc ngăn chặn sự ổn định tương
đối của các phân tử mARN. Các UTRs nhấn định có thể cho phép ARN tồn tại lâu hơn trong tế bào chất
trước khi phân hủy, dẫn đến việc cho phép chúng sản xuất nhiều protein hơn, trong khi những ARN khác
có thể bị phân hủy sớm hơn, dẫn đến vòng đời ngắn hơn và ứng với việc tạo ra số lượng protein ít hơn

III. Dịch mã:


Dịch mã là quá trình chuyển thông tin từ mã di truyền có trên mARN thành trình tự các axit amin trong
chuỗi polipeptit của prôtêin. Quá trình dịch mã gồm 2 giai đoạn là giai đoạn hoạt hoá axit amin và giai
đoạn tổng hợp chuỗi polipeptit.
- Giai đoạn hoạt hoá axit amin:
Axit amin + ATP + tARN Enzym axit amin~tARN.
Mỗi loại tARN chỉ được liên kết đặc hiệu với 1 axit amin.
- Giai đoạn tổng hợp chuỗi polipeptit:
+ Giai đoạn mở đầu: Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu (gần bộ ba
mở đầu) và di chuyển đến bộ ba mở đầu (AUG), phức hệ aa mở đầu – tARN tiến vào bộ ba mở đầu (đối mã
của nó khớp với mã của axit amin mở đầu trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), sau đó tiểu phần lớn gắn
vào tạo ribôxôm hoàn chỉnh.
+ Giai đoạn kéo dài: aa1- tARN tiến vào ribôxôm (đối mã của nó khớp với mã thứ nhất trên mARN
theo nguyên tắc bổ sung), một liên kết peptit được hình thành giữa axit amin mở đầu và axit amin 1.
Ribôxôm dịch chuyển sang bộ ba thứ hai, tARN vận chuyển axit amin mở đầu được giải phóng khỏi
ribôxôm. Tiếp theo, axit amin2 - tARN tiến vào ribôxôm (đối mã của nó khớp với mã thứ hai trên mARN
theo nguyên tắc bổ sung), liên kết peptit được hình thành giữa axit amin 2 và axit amin1. Ribôxôm dịch
chuyển đến bộ ba thứ ba, tARN vận chuyển axit amin thứ hai được giải phóng. Quá trình cứ tiếp tục như
vậy đến khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc của mARN.
+ Giai đoạn kết thúc: Khi ribôxôm chuyển dịch sang bộ ba kết thúc thì có một phân tử prôtêin gọi là
yếu tố giải phóng bám vào vị trí A của ribôxôm. Yếu tố này bổ sung một phân tử nước vào vị trí liên kết
giữa chuỗi polipeptit với tARN, làm giải phóng chuỗi polipeptit. Đồng thời, hai tiểu phần của ribôxôm
tách nhau ra, quá trình dịch mã kết thúc. Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều ribôxôm cùng trượt,
gọi là poli ribôxôm hay polixom. Điều này làm tăng tốc độ tổng hợp chuỗi polipeptit.

Khởi đầu dịch mã

Kéo dài chuỗi polipeptit

Kết thúc dịch mã


Nếu mARN là phân tử đa cistron và khoảng cách giữa codon KT phía trước và codon MĐ phía sau của hai
gen liền kề không quá lớn thì Riboxom không tách khỏi mARN mà tiếp tục di chuyển đến codon mở đầu để
tiếp tục tổng hợp chuỗi polipeptit khác.( mARN đa cistron là phân tử chứa thông tin mã hóa nhiều hơn 1 gen
thường gặp ở sinh vật nhân sơ.)
IV. Điều hòa hoạt động gen
- Ở mỗi loài sinh vật vào một thời điểm nhất định không phải tất cả các gen đều biểu hiện. Sự điều hòa
hoạt động của gen có xu hướng giúp tế bào chỉ tổng hợp các protein và enzym cần thiết cho sự sống của
chúng vào từng thời điểm, mà không tổng hợp các sản phẩm không có nhu cầu. Điều này đảm bảo cho hệ
thống sống sử dụng năng lượng một cách có hiệu quả.
- Là cơ chế kiểm soát lượng sản phẩm của gen tạo ra phù hợp với nhu cầu của tế bào.
- Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu xảy ra ở mức độ phiên mã, ở sinh vật nhân thực điều
hòa hoạt động gen có thể xảy ra ở nhiều mức độ, nhiều giai đoạn như: NST tháo xoắn, phiên mã, sau phiên
mã, dịch mã, sau dịch mã.
1. Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ.
Điều hòa hoạt động gen thông qua mô hình Operon(điển hình là Operon Lac)
- Operon Lac được điều khiển đồng thời bởi các protein hoạt hóa và ức chế. Operon Lac là một cụm gen
trong hệ gen của E.coli gồm 3 gen cấu trúc (lac Z, lac Y và lac A) nằm liền kề nhau. Gọi là Operon vì sự
phiên mã của 3 gen cấu trúc này diễn ra đồng thời do dùng chung một Promoter. Promoter của Operon Lac
(promoter Lac) nằm ở đầu 5’ của lac Z điều khiển sự phiên mã tổng hợp một phân tử mARN duy nhất.
Nhưng phân tử mARN này chứa thông tin mã hóa nhiều hơn một gen nên được gọi là mARN đa cistron.
Phân tử mARN này sau này dịch mã cho ra 3 loại protein là:
+ lac Z => β – galactosidase thủy phân Lactose thành Glucose và Galactose. Ngoài ra β –
galactosidase còn xúc tác phản ứng chuyển hóa Lactose thành Allolactose.
+ lac Y => protein Permease là protein vận chuyển bơm Lactose vào bên trong tế bào
+ lac A => enzym thiogalactoside transacetylase có vai trò giải độc tế bào đối với các hợp chất
thiogalactoside cũng được vận chuyển vào trong tế bào khi Permease hoạt động.
- Có hai loại protein điều hòa tham gia điều khiển hoạt động của Operon Lac là protein hoạt hóa CAP và
protien ức chế Lac I. Lac I được mã hóa bởi gen lac I nằm gần Operon Lac về phía đầu 5’(mạch bổ sung) và
là một gen cơ định. CAP do gen mã hóa nằm xa Operon Lac. Cả hai protein CAP và Lac I đều là các protein
liên kết ADN với vị trí liên kết tương ứng trên Operon vị trí này được gọi là vùng vận hành hay Operator của
Opreon Lac.
- Mỗi protein điều hòa ‘tiếp nhận’ một tín hiệu khác nhau từ môi trường và truyền tín hiệu tới Operon Lac.
CAP truyền tín hiệu về việc môi trường không có Glucose. Lac I truyền tín hiệu về việc môi trường có
Lactose. Lac I chỉ liên kết mạnh với Operator và ức chế Operon Lac khi môi trường không có Lactose. Khi
môi trường có Lactose thì Lac I bị bất hoạt và Operon Lac được giải nén. CAP khi liên kết vào Operon Lac
lại có vai trò thúc đẩy Operon này hoạt động. Tuy vậy CAP chỉ liên kết mạnh khi môi trường không có
Glucose. Vì vậy sự phối hợp của hai loại protein điều hòa CAP và Lac I sẽ đảm bảo cho Operon Lac chỉ biểu
hiện mạnh khi môi trường có Lactose mà không có Glucose.
- Hoạt động của Operon Lac: Tín hiệu điều hòa là đường Lactozo. Cơ chế điều hòa dựa và sự tương tác giữa
Protein ức chế do gen R tổng hợp với vùng vận hành.
+ Khi môi trường không có Lactozo, Protein ức chế liên kết với vùng vận hành → ức chế quá trình
phiên mã các gen Z, Y, A(Do enzym ARN-pol không hoạt động được)- Operon đóng.
+ Khi môi trường có Lactozo (không có glucozơ), Lactozo liên kết với protein ức chế → Pr ức chế bị
bất hoạt không gắn vào vùng vận hành →Các gen Z, Y, A phiên mã tạo mARN, mARN được dịch mã →
Protein →enzym phân giải Lactozo.- Operon mở.
+ Khi đường Lactozo bị phân giải hết protein ức chế lại lk với vùng vận hành → quá tình phiên mã
dừng lại.
* Ngoài ra hoạt động của Operon Lac còn phụ thuộc vào nồng độ của đường glucozo trong môi trường nội
bào (Điều hòa dương tính) vì tế bào luôn ưu tiên sử dụng glucozơ. Chỉ khi nguồn glucozơ cạn kiệt, trong mt
có lactozơ khi đó VK E.coli mới có xu hướng sử dụng lactozơ do vậy tb mới tổng hợp enzym phân giải
lactozơ.
+ Khi glucozo cạn tế bào phản ứng tạo cAMP (AMP vòng) → hàm lượng cAMP tăng cao → cAPM
kết hợp với 1 loại Pr dị hóa(CRP) tạo phức hợp CAP , phức hợp này sẽ gắn vào vị trí trước vùng khởi
động(P) →tăng ái lực của ARN-Pol với vùng P → tăng tốc độ phiên mã.
+ Ngược lại khi nồng độ glucozơ tăng → nồng độ cAMP giảm → CAP tách khỏi Operon → giảm ái
lực của ARN- pol với P→ giảm phiên mã.
2. Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân thực.
Do có sự khác biệt về cấu trúc hệ gen, cấu trúc NST và cấu trúc tế bào nên sự điều hòa hoạt động gen ở sinh
vật nhân thực phức tạp hơn thể hiện trong mọi giai đoạn từ lúc sao chép đến sau khi dịch mã, cơ chế cũng
thay đổi theo từng mức độ.
a. Điều hòa trước phiên mã (mức nhiễm sắc thể)
- Thông qua cơ chế điều hòa cấu trúc NST(ADN kết hợp với Protein), các mức độ co xoắn của NST không
chỉ giúp gói gọn ADN trong nhân tế bào mà còn giúp điều hòa hoạt động gen. Thông thường các gen nằm
trong vùng co xoắn(vùng dị nhiễm sắc) của NST sẽ không được biểu hiện, các gen nằm ở vùng giãn xoắn
(nguyên nhiễm sắc) có thể được biểu hiện. Do vậy tế bào có thể điều hòa hoạt động gen thông qua hoạt động
co, giãn xoắn NST bằng hai cơ chế:
+ Cải biến histon: Gắn nhóm acetyl(-COCH3) vào các phân tử lysin của đuôi histon → NST giãn
xoắn. Ngược lại nếu gắn nhóm metyl(-CH3) vào đuôi histon làm NST co xoắn nhưng nếu bổ sung nhóm
photphat vào các a.a gần với các a.a bị metyl hóa sẽ có hiệu ứng ngược lại.
+ Metyl hóa ADN: Nhóm metyl khi được gắn vào các bazonito cũng gây ức chế hoạt động gen. Sự
metyl hóa ADN có thể làm bất hoạt gen trong thời gian dài, một gen khi bị metyl hóa thì trạng thái này sẽ
được truyền lại cho thế hệ sau
b. Điều hòa phiên mã:
- Quá trình phiên mã của một gen chỉ có thể được khởi động khi các yếu tố phiên mã bám vào trình tự điều
hòa trước vùng khởi động hỗ trợ cho ARN -pol bám vào vùng khởi động(P) và tiến hành phiên mã. Bằng
cách kiểm soát sự có mặt của các yếu tố phiên mã hoặc tác động đến các trình tự điều hòa có thể giúp tế bào
kiểm soát quá trình phiên mã của gen.
- Thông qua các trình tự khuếch đại(enhancer) - Tăng biểu hiện của gen tương ứng.
- Qua lựa chọn promoter thích hợp
c. Điều hòa sau phiên mã:
- Điều hòa thông qua chế biến ARN sau phiên mã: Việc loại bỏ intron nối các exon của ARN sơ cấp để hình
thành ARN trưởng thành khác nhau tùy từng loại tế bào. Các exon ghép nối khác nhau sẽ dẫn đến hình thành
mARN khác nhau.
- Thông qua việc tăng giảm thời gian tồn tại của các mARN: mARN càng tồn tại lâu trong tế bào thì càng
được dịch mã nhiều. Tuổi thọ của mARN phụ thuộc vào chính cấu trúc của ARN đó (mARN có đuôi poly
ngắn thường dễ bị phân hủy)
d. Điều hòa dịch mã: Kiểm soát các yếu tố khởi đầu dịch mã
e. Điều hòa sau dịch mã: Thông qua chế biến protein(Chuỗi polipeptit sau khi được tổng hợp có thể bị cắt 1
số a.a hoặc gắn thêm các nhóm hóa học để tạo pr có chức năng), phân giải protein(polipeptit không được chế
biến có thể bị phân giải thông qua hoạt động của proteaxom), phân phối pr đến vị trí hoạt động.
***Tín hiệu điều hòa ở sinh vật nhân thực thường là các tín hiệu trong cơ thể (hoocmon, yếu tố sinh
trưởng...) ở sinh vật nhân sơ thường là các tín hiệu về nguồn dinh dưỡng.
V. ĐỘT BIẾN GEN
1. Khái niệm:
- ĐBG là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên qua đến 1 hoặc một số cặp nucleotit.
- Đột biến điểm: là dạng đột biến chỉ liên qua đến 1 cặp nu. Gồm 3 dạng: Thêm 1 cặp nu, mất 1 cặp nu và
thay thế 1 cặp nu.
- Thể đột biến: Là cơ thể mang gen đột biến đã được biểu hiện thành kiểu hình.
2. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen
a. Nguyên nhân:
- Do các tác nhân vật lí (tia tử ngoại, tia phóng xạ...), hóa học(5 - BU, acridin...), sinh học(virut).
- Do rối loạn sinh lí, sinh hóa trong tế bào.
b. Cơ chế phát sinh:
- ĐB có thể phát sinh do sai sót trong nhân đôi ADN như đột biến phát sinh do tác động của các bazơ nitơ
dạng hiếm ( G dạng hiếm gây thay thế cặp G - X bằng A -T): Hỗ biến hóa học- Các nguyên tử Hidro có thể
chuyển từ một vị trí này sang vị trí khác trong Purine hay Pirimidine. Những biến đổi hóa học như vậy được
gọi là hỗ biến hóa học. Một số hổ biên hóa học có thể làm thay đổi khả năng kết cặp giữa các Bazơ nitơ ( G*
bắt cặp với T, A* bắt cặp với X)
- Nhiều đột biến phát sinh do tác động của tác nhân gây đột biến:
+ Tia UV có thể tao cầu T-T trên một mạch đơn, gây đột biến mất cặp nucleotit.
+ Hóa chất 5 - BU là đồng đẳng của Timin gây thay thế cặp A-T bằng G - X
+ Acridin có thể gây mất hoặc thêm 1 cặp nu ( nếu xen vào sợi khuôn gây thì 1 nu ngẫu nhiên sẽ
được thêm vào sợi đang tổng hợp gây ĐB thêm 1 cặp nu, nếu xen vào sợi đang tổng hợp thì gây mất 1 cặp
nu)
+ Một số loại virut cũng gây ĐBG: viêm gan B, hecpet...
- ĐBG thường phát sinh trên 1 mach dưới dạng tiền ĐB. Dưới tác động của enzyme sửa sai, nó có thể trở về
dạng bạn đầu hoặc tạo thành đột biến qua các lần nhân đôi.
- ĐBG phụ thuộc vào loại tác nhân, cường độ, liều lượng tác nhân và cấu trúc của gen.
3. Các dạng đột biến gen
a. Thay thế 1 cặp nucleotit
- Đột biến đồng hoán: Base pyrimydine được thay bằng một base pyrimidine và một base purin được thay
bằng một base purin. Đột biến đồng hoán có thể là : T => X hoặc X => T (pyrimydine => pyrimydine). A =>
G hoặc G => A (purine => purine).
- Đột biến đảo hoán: thay thế base pyrimydine thành purine hoặc purine thành pyrimidine. Đột biến đảo
hoán có thể là: T => A hoặc T => G hoặc X => A hoặc X => G hoặc A => T hoặc A => X hoặc G => T hoặc
G => X.
Về mặt lý thuyết thì có 4 kiểu thay thế kiểu đồng hoán và 8 kiểu thay thế kiểu dị hoán. Nếu các đột biến xẩy
ra ngẫu nhiên xác suất như nhau thì tỷ lệ đột biến là 1 đồng hoán : 2 dị hoán. Thực tế đột biến thay thế base
có xu hướng nghiêng về đột biến đồng hoán cho nên trong các đột biến thay thế base tự phát thì tỷ lệ là 2
đồng hoán : 1 dị hoán.
b. Đột biến thêm hoặc mất cặp nucleotit
- Đột biến dịch khung: Các đột biến điểm thêm nucleotit và mất nucleotit có thể làm thay đổi khung đọc của
một thông điệp di truyền, do các bộ ba mã hóa bị sắp xếp lại trong quá trình dịch mã. Trừ trường hợp khung
đọc bị thay đổi xuất hiện ở gần đầu cuối gen còn trong phần lớn trường hợp đột biến dịch khung protein
được tạo ra mất chức năng.
* Dựa vào sự thay đổi của axit amin trong chuỗi polipeptit người ta chia ra các dạng đột biến điểm:
- Đột biến đồng nghĩa: đột biến thay đổi một codon mã hóa acid amin thành codon mới mã hóa cho cùng
acid amin đó. Đột biến đồng nghĩa còn gọi là đột biến im lặng(đột biến câm)
- Đột biến nhầm nghĩa: codon mã hóa cho một acid amin này bị thay đổi thành codon mới mã hóa cho một
acid amin khác.
- Đột biến vô nghĩa: codon mã hóa cho một acid amin bị thay đổi thành codon kết thúc dịch mã.
4. Hậu quả và vai trò của ĐBG:
a. Hậu quả:
- ĐBG làm biến đổi trong dãy nucleotit trong gen →thay đổi trong dãy nucleotit trong mARN →thay đổi
axit amin trong chuỗi polipeptit →có thể làm thay đổi cấu trúc, chức năng Pr →thay đổi tính trạng.
- ĐBG có thể có lợi, có hại hoặc trung tính với thể đột biến. Mức độ có lợi, có hại của đột biến phụ thuộc
vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
- Hầu hết đột biến gen thường có hại vì nó làm phá vỡ mối quan hệ giữa các gen trong một tổ hợp cũng như
mối quan hệ hài hòa giữa gen và môi trường vốn đã được CLTN chọn lọc qua hàng ngàn năm.
b. Ý nghĩa của ĐBG
- ĐBG làm xuất hiện các alen mới, cung cấp nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
+ Các đột biến trong vùng mã hóa của gen thường tạo ra alen mới của gen đó. Các alen không tạo
ra hiệu quả kiểu hình khác biệt với kiểu dại gọi là các alen đồng đẳng. Còn những đột biến làm sản phẩm
của gen mất chức năng, gen không còn được dùng để dịch mã thì alen sinh ra được gọi là alen vô nghĩa.
Các đột biến alen vô nghĩa liên quan đến các gen thiết yếu cho sự phát triển của sinh vật thì cá thể đồng
hợp tử gây chết, các alen đó được gọi là alen gây chết.
+ Cần phân biệt alen vô nghĩa và đột biến vô nghĩa. Đột biến alen vô nghĩa nghĩa là đột biến làm
sản phẩm của gen mất chức năng hoặc gen không còn được dùng để dịch mã. Còn đột biến vô nghĩa là
kiểu đột biến hình thành một trong ba bộ ba kết thúc trong vùng mã hóa của gen (UAA; UAG và UGA
trên mARN).
- ĐBG giúp giải thích sự phong phú và đa dạng trong sinh giới.
- Trong nghiên cứu di truyền, người ta thường sử dụng phương pháp gây đột biến nhân tạo để:
+ Nghiên cứu chức năng của gen.
+ Tạo ra dòng đột biến để nghiên cứu quy luật di truyền chi phối tính trạng.
5. Biểu hiện và sự di truyền đột biến gen
- Đột biến phát sinh trong quá trình phát sinh giao tử (đột biến giao tử), qua thụ tinh sẽ đi vào hợp tử và
được di truyền cho thế hệ sau. Nếu đột biến giao tử là trội thì sẽ được biểu hiện ngay trên kiểu hình của
cơ thể mang đột biến. Nếu đột biến lặn không được biểu hiện ở cơ thể dị hợp tử.
- Đột biến phát sinh trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử (ĐB tiền phôi) thì sẽ truyền lại cho
thế hệ sau qua sinh sản hữu tính.
- Đột biến phát sinh trong nguyên phân của tế bào soma (đột biến soma) sẽ được nhân lên ở một mô và
không di truyền cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính. Nếu đột biến gen trội sẽ được biểu hiện ở một phần
cơ thể tạo nên thể khảm
VI. NST VÀ ĐỘT BIẾN NST
1. Khái quát về NST
- Ở sv nhân sơ NST là phân tử ADN vòng kép, không liên kết với Protein.
- Ở sinh vật nhân thực: NST là cấu trúc nằm trong nhân tế bào có khả năng bắt màu với thuốc nhuộm
kiềm tính. NST được quan sát rõ nhất vào kì giữa của quá trình nguyên phân. Chúng luôn giữ vững
cấu trúc riêng biệt và duy trì qua các thế hệ tế bào.

2. Giải thích các đặc tính của mã di truyền.


Câu 1: Vì sao mã di truyền lại là mã bộ ba?
Hướng dẫn: Mã di truyền là mã bộ ba. Vì
- Trước hết, mã bộ ba là kết quả của một quá trình chọn lọc và thích nghi. Vì:

+ Nếu mã di truyền là mã bộ 1 thì với 4 loại nuclêôtit chỉ tạo ra được 4 bộ ba và chỉ mã hoá được 4
loại axit amin (không đủ để mã hoá cho 20 loại aa).

2
+ Nếu mã di truyền là mã bộ 2 thì chỉ tạo ra được 4 = 16 bộ ba chỉ mã hoá được 16 loại axit amin
(không đủ để mã hoá cho 20 loại aa).

3
+ Nếu mã di truyền là mã bộ ba thì sẽ tạo được 4 = 64 bộ ba đủ để mã hoá cho 20 loại axit amin.
- Về mặt bản chất thì mã bộ ba là do quá trình trượt của ribôxôm trên mARN theo từng bộ 3 nuclêôtit.
Ribôxôm trượt 3 nuclêôtit là một nhịp, sau đó dừng lại để tARN tiến vào và bộ ba đối mã của tARN khớp
với bộ ba trên mARN. Lí do vì sao ribôxôm lại chỉ trượt theo từng bộ ba mà không phải là bộ hai hoặc bộ
bốn? Điều này có nguyên nhân bắt nguồn từ năng lượng của nhiệt động học. Với bộ ba nuclêôtit thì tổng
liên kết hiđrô được hình thành giữa tARN với mARN là từ 6 đến 9 liên kết (nếu bộ ba đó là AAA thì có 6
liên kết; nếu bộ ba đó là GGG thì có 9 liên kết), năng lượng này tương đương với 1 ATP vì vậy đủ đảm
bào cho ribôxôm trượt trên mARN (ở giai đoạn hoạt hoá axit amin, mỗi tARN đã sử dụng 1ATP). Nếu là
bộ bốn thì tổng liên kết hiđrô sẽ giao động từ 8 đến 12 liên kết là năng lượng lớn nên sẽ giữ ribôxôm và
không cho trượt trên mARN.

Câu 2: Giải thích vì sao mã di truyền có tính đặc hiệu? Tính đặc hiệu của mã di truyền có ý nhĩa gì?

Hướng dẫn:

a. Nguyên nhân dẫn tới mã di truyền có tính đặc hiệu là vì khi dịch mã, mỗi bộ ba trên mARN chỉ liên
kết bổ sung với 1 loại bộ ba đối mã trên tARN; Mỗi tARN chỉ mang 1 loại axit amin tương ứng (bộ ba
 
trên mARN bộ ba đối mã trên tARN axit amin trên chuỗi polipeptit). Như vậy, chính tARN là cầu
nối trung gian giữa bộ ba trên mARN với axit amin trên chuỗi polipeptit (một đầu của tARN liên kết bổ
sung với mARN, đầu kia mang axit amin tương ứng). Chính vì vậy cho nên tARN được ví là tác nhân
thực hiện dịch mã.

b. Nhờ có tính đặc hiệu của mã di truyền cho nên từ một phân tử mARN được dịch thành hàng trăm
chuỗi polipeptit thì tất cả các chuỗi polipeptit này đều có cấu trúc giống nhau. Các chuỗi polipeptit có cấu
trúc giống nhau sẽ thực hiện một chức năng do gen quy định.

Nếu mã di truyền không có tính đặc hiệu thì các chuỗi polipeptit được tổng hợp sẽ có cấu trúc khác nhau

dẫn tới không thực hiện được chức năng do gen quy định Gây rối loạn hoạt động sống của tế bào và gây
chết tế bào.

Câu 3: Ở gen phân mảnh, vùng mã hoá xen kẽ các đoạn không mã hoá (các đoạn intron). Các đoạn intron
này có chức năng gì?

Hướng dẫn: Intron là trình tự không mã hoá axit amin nhưng nó có vai trò đặc biệt quan trọng đối với tế
bào, vì những chức năng sau:
- Intron tham gia điều hòa hoạt động của các gen.
- Nhờ có intron nên mARN sơ khai sau khi cắt bỏ intron thì nối các enxon theo các cách khác nhau sẽ tạo
ra nhiều loại mARN trưởng thành →Tạo biến dị kiểu hình.
- Cắt intron, nối exon là điều kiện cần thiết để mARN đi ra tế bào chất thực hiện dịch mã.
Câu 4: Một gen có 5 đoạn exon và 4 đoạn intron. Trong điều kiện không có đột biến và mỗi phân tử
mARN trưởng thành đều có đủ 5 đoạn exon thì gen này sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu loại phân tử mARN?

Hướng dẫn: Ở gen phân mảnh, quá trình phiên mã sẽ tạo ra được 1 loại mARN sơ khai, mARN sơ khai
này có cả các đoạn exon xen kẽ các đoạn intron. Ngay sau khi phiên mã thì mARN sơ khai được gắn mũ
7mêtyl guanin vào đầu 5', gắn đuôi pôliA vào đầu 3', cắt bỏ các đoạn intron và nối các đoạn exon để tạo
ra mARN trưởng thành, mARN trưởng thành đi ra tế bào chất và trực tiếp tham gia quá trình dịch mã.

Sự hoán vị của các đoạn exon sẽ tạo ra được nhiều loại mARN khác nhau. Tuy nhiên do sự gắn mũ
7mêtyl guanin vào đầu 5' và đuôi pôliA vào đầu 3' diễn ra trước lúc cắt bỏ intron và gắn các đoạn exon
cho nên đoạn exon thứ nhất và đoạn exon cuối cùng luôn được giữ nguyên (đoạn exon thứ nhất mang mã
mở đầu, đoạn exon cuối cùng mang mã kết thúc) và sự hoán đổi vị trí chỉ diễn ra ở các đoạn exon ở giữa
mạch. Nếu có 5 đoạn exon thì chỉ có 3 đoạn exon được hoán đổi vị trí sẽ tạo ra 3! = 6 loại phân tử
mARN trưởng thành.

* Tuy nhiên, không phải lúc nào phân tử mARN trưởng thành cũng có đủ các exon từ mARN sơ khai mà
có nhiều trường hợp số exon ít hơn. Do vậy để chặt chẽ thì bài toán phải cho biết phân tử mARN trưởng
thành có bao nhiêu exon.

Câu 5: Vùng mã hóa của một gen cấu trúc có 3 đoạn exon và 2 đoạn intron. Số nuclêôtit loại A và loại G
trên mạch gốc của các đoạn exon và intron lần lượt là

exon exon exon Tổng số nu của intron intron Tổng số nu của


1 2 3 3 exon 1 2 2 intron

Số nu 235 120 111 466 435 504 939


loại A

Số nu 200 145 100 445 415 489 904


loại T

Số nu 211 156 98 465 400 558 958


loại G
Số nu 200 126 105 431 300 508 808
loại X

a. Hãy xác định số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường cung cấp cho gen nhân đôi 5 lần.

b. Hãy xác định số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường cung cấp cho gen phiên mã 3 lần.
c. Hãy xác định số nuclêôtit mỗi loại có trong mỗi phân tử mARN trưởng thành.
Hướng dẫn:
a. Khi gen nhân đôi, tất cả các trình tự nuclêôtit ở trên gen đều được tổng hợp.
- Số nuclêôtit mỗi loại của gen là:
A = T = Agốc + Tgốc = 466 + 445 + 939 + 904 = 2754 (nu)
G = X = Ggốc + Xgốc = 465 + 431 + 958 + 808 = 2662 (nu)
- Số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường cung cấp cho gen nhân đôi 5 lần là
5
AMT = TMT = 2754. (2 – 1) = 85374 (nu)
5
GMT = XMT = 2662. (2 – 1) = 82522 (nu)
b. Khi gen phiên mã thì tất cả các đoạn intron và exon của mạch gốc của gen đều được dùng làm
khuôn để phiên mã nên số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường cung cấp cho gen phiên mã 3 lần là
UMT = Agốc × 3 = (466 + 939) × 3 = 4215 (nu)
AMT = Tgốc × 3 = (445 + 904) × 3 = 4047 (nu)
GMT = Xgốc × 3 = (465 + 958) × 3 = 4269 (nu)
XMT = Tgốc × 3 = (431 + 808) × 3 = 3717 (nu)
c. Sau khi phiên mã tạo ra phân tử mARN sơ khai thì các đoạn intron ở trên phân tử mARN bị cắt bỏ
và các đoạn exon được nối lại với nhau tạo nên mARN trưởng thành. Do vậy số nuclêôtit mỗi loại của
phân tử mARN trưởng thành là:
AmARN = Tgốc = 445. GmARN = Xgốc = 465.
UmARN = Agốc = 466. XmARN = Tgốc = 431.
Câu 6: Trong một ống nghiệm, có tỉ lệ 4 loại nucleotit A, U, G, X lần lượt là 10%; 20%; 30%; 40%. Từ 4
loại nucleotit này người ta đã tổng hợp nên một phân tử ARN nhân tạo. Theo lí thuyết, trên phân tử
mARN nhân tạo này, xác suất xuất hiện bộ ba AAA là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:


Bước 1: Tìm tỉ lệ của các loại nucleotit liên quan đến bộ ba cần tính xác suất
Tỉ lệ của nucleotit loại A là = 10% = 0,1.
Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
3 -3
Xác suất xuất hiện bộ ba AAA = (0,1) = 0,001 = 10 .
Hướng dẫn: Trong một ống nghiệm, có 4 loại nucleotit A, U, G, X với tỉ lệ lần lượt là A : U : G : X = 2 :
2 : 1 : 2. Từ 4 loại nucleotit này người ta đã tổng hợp nên một phân tử ARN nhân tạo.
a. Theo lí thuyết, trên phân tử mARN nhân tạo này, xác suất xuất hiện bộ ba AUG là bao nhiêu?
b. Nếu phân tử mARN này có 3000 nucleotit thì sẽ có bao nhiêu bộ ba AAG?

Hướng dẫn giải:

Bước 1: Tìm tỉ lệ của các loại nucleotit liên quan đến bộ ba cần tính xác suất

- Tỉ lệ của nucleotit loại A là = 2 =2 .


2+2+1+2 7
- Tỉ lệ của nucleotit loại U là = 2 =2 .
2+2+1+2 7
- Tỉ lệ của nucleotit loại G là = 1 =1 .
2+2+1+2 7

Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất


2
a. Theo lí thuyết, trên phân tử mARN nhân tạo này, xác suất xuất hiện bộ ba AUG là = 7 ×

4
343 .
b. Số bộ ba AAG trên phân tử mARN này:
2 1
- Theo lí thuyết, trên phân tử mARN nhân tạo này, xác suất xuất hiện bộ ba AAG là = ( 7 )2 × 7

2 1
7 × 7
=

4
= 343 .
4
- Phân tử mARN nhân tạo có 3000 nucleotit thì theo lí thuyết ngẫu nhiên sẽ có số bộ ba AAG = 343 ×

3000 ≈ 34,985.

Như vậy, theo lí thuyết ngẫu nhiên thì trên mARN nhân tạo này sẽ có khoảng 34 đến 35 bộ ba AAG.
Câu 7: Giả sử em tìm thấy một trình tự ADN gần giống với trình tự của một gen đã biết nhưng chúng lại
khác nhau rõ rệt ở một vài cặp nucleotit. Bằng cách nào mà em có thể xác định được trình tự nucleotit
mới tìm thấy có phải là một gen biểu hiện chức năng hay không?

Hướng dẫn:

- Trước hết phải kiểm tra trình tự nucleotit nói trên có bộ ba mã kết thúc hay không (khung đọc mở -
ORF).

- Nếu không có thì phải kiểm tra xem gen đó có được biểu hiện hay không bằng cách tiến hành thẩm tách
Northerm hoặc lai insitu để tìm mARN là bản phiên mã của gen đó trong tế bào.

Câu 8:

a) Tại sao trao đổi chéo xẩy ra bên trong gen lại dễ dẫn đến hình thành gen mới ở sinh vật nhân thực
hơn là ở sinh vật nhân sơ?

b) Nêu bằng chứng ủng hộ cho một gen nào đó đã được tiến hóa bằng hình thức tái tổ hợp các exon.

Hướng dẫn:

a. Vì gen của sinh vật nhân thực có cấu trúc phân mảnh, trong đó các vùng intron của chúng chứa các
trình tự nucleotit lặp lại giống nhau nên dễ dẫn đến trao đổi chéo lệch tạo ra các tổ hợp exon mới. Intron
cung cấp vị trí ghép nối các exon lại với nhau mà không làm sai lệch các bộ ba mã hóa cho các axit amin
trong khi đó khi trao đổi chéo xẩy ra bên trong vùng mã hóa của gen không phân mảnh ở sinh vật nhân sơ
thì dễ xảy ra trường hợp ghép nối sai trình tự đọc của mã di truyền làm xuất hiện hàng loạt các thay đổi
về trình tự axit amin nên gen mới có tạo ra cũng không có chức năng.

b. Nếu gen được hình thành bằng cách tái tổ hợp lại các exon (xáo trộn exon) thì khi so sánh trình tự các
sản phẩm protein của các gen khác nhau ta có thể tìm thấy chúng có một số vùng axit amin giống nhau.
Hoặc khi so sánh trình tự các nucleotit của các gen khác nhau ta có thể tìm thấy những trình tự nucleotit
(exon) giống nhau. Những bằng chứng về sinh học phân tử cho thấy nhiều gen qui định các sản phẩm
protein xuất ra khỏi tế bào hoặc protein gắn trên màng tế bào đều có chung các trình tự nucleotit giống
nhau qui định cho trình tự axit amin giúp protein đó xuyên qua được lưới nội chất hạt.

Câu 9: EF-Tu là một yếu tố kéo dài gắn với GTP tham gia giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit ở tế bào nhân
sơ. EF-Tu gắn với tất cả các phức hợp aminoaxyl-tARN (aa-tARN) với ái lực gần như nhau để đưa chúng
đến ribôxôm với tần suất giống nhau. Sau đây là kết quả thí nghiệm xác định sự liên kết của EF-Tu và
phức hợp aminoaxyl-tARN bắt cặp chính xác và không chính xác.

Phức hợp aminoaxyl-tARN Hệ số phân ly (nM)


Ala
Ala-tARN 6,2
Ala
Gln-tARN 0,05
Gln
Gln-tARN 4,4
Gln
Ala-tARN 260
a) Dựa vào số liệu trên hãy giải thích vì sao hệ thống nhận biết tARN-EFTu có thể ngăn ngừa sự ghép
sai axit amin trong quá trình dịch mã?

b) Hãy chỉ ra vai trò của EF-Tu trong quá trình dịch mã.

Hướng dẫn:

Ala Gln
a) Phức hợp aminoaxyl-tARN bắt cặp chính xác (Ala-tARN và Gln-tARN ) có ái lực gần như
nhau với EF-Tu và được chuyển đến vị trí A trên ribôxôm
Gln
- Phức hợp bắt cặp không chính xác Ala-tARN gắn với EF-Tu lỏng lẻo hơn nhiều và sẽ phân ly với
EF-Tu trước khi tiến đến ribôxôm.

Ala
- Phức hợp Gln-tARN gắn rất chặt với EF-Tu làm cho EF-Tu không tách được khỏi chúng tại
riboxom.

- Do đó, dù ái lực gắn kết cao hay thấp hơn đều ảnh hưởng đến hoạt động của EF-Tu và làm giảm tốc

độ gắn vào vị trí A trên ribôxôm của phức hợp aminoaxil-tARN bắt cặp sai.

b) - Vai trò của EF-Tu giúp sự bắt cặp chính xác bộ ba đối mã của tARN với bộ ba mã hóa của
mARN.

- Sự thủy phân GTP gắn với EF-Tu khi có sự cặp đôi chính xác tạo cấu hình phù hợp cho sự tương tác
giữa côđon - anticôđon và đảm bảo cho sự hình thành liên kết peptit xảy ra tiếp theo.

C©u 11:

a. Làm thế nào có thể tách chiết mARN ở sinh vật nhân chuẩn ra khỏi các loại ARN khác?
b. Nêu sự khác biệt về ARN polymeraza của sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân chuẩn.
c. Trong tế bào sinh vật nhân chuẩn, từng giai đoạn chỉ có một số ít gen hoạt động. Làm thế nào ARN
polymeraza có thể nhận biết đợc gen nào cần phiên mã? Giải thích.

Hướng dẫn:

a. Dựa vào sự khác biệt về cấu trúc của mARN với các loại ARN khác mà chúng ta có thể tách chiết
chúng. mARN có đuôi poli A nên ngời ta chỉ cần cho hỗn hợp các loại ARN chạy qua cột có chứa poli T
đính trên giá. Nh vậy các loại mARN có đuôi poli A sẽ bị giữ lại còn các loại ARN khác sẽ đi qua cột. b. -
Sinh vật nhân sơ chỉ có 1 loại ARN polymeraza.

- Sinh vật nhân chuẩn có 3 loại : ARN polymeraza I có ở vùng tạo tiểu h¹ch gióp tæng hîp rARN, ARN
polymeraza II tæng hîp mARN vµ snARN; ARN polymeraza III tæng hîp tARN, 5S-ARN vµ snARN

c. ARN polymeraza tự mình không thể nhận biết đợc gen nào cần phiên mã. ARN polymeraza luôn chạy
dọc theo phân tử ADN và nó chỉ liên kết đợc với promoto của gen cần phiên mã khi có protein đặc biệt
(còn gọi là các yếu tố phiên mã) bám vào promoto của gen. ARN polymeraza kết hợp với các yếu tố
phiên mã tạo nên phức hợp phiên mã thì gen đó mới đợc phiên mã.

Câu 12:

a. Mô tả tổ chức của các gen rARN trong hệ gen của sinh vật nhân thực và cách thức phiên mã của chúng.
Cách thức tổ chức và phiên mã của những gen này có lợi ích gì đối với sinh vật?

b. Tại sao dới kính hiển vi quang học không nhìn thấy nhân con (hạch nhân) ở kỳ giữa của nguyên phân?
Hướng dẫn:

- Trong hệ gen sinh vật nhân thật có thể có nhiều bản sao gen mã hóa rARN lặp lại liên tiếp tại những
vùng nhất định trên nhiễm sắc thể (ví dụ ở ngời có ~200 bản sao).

- Gen riboxom được phiên mã nhờ một đơn vị phiên mã thống nhất (đa cistron) rồi sau đó mới đợc cắt và
biến đổi thành các rARN khác nhau.

Cách thức tổ chức và phiên mã của những gen mã hóa rARN mang lại lợi ích:
+ Tổng hợp đồng bộ các loại rARN khác nhau là thành phần thiết yếu của ribôxôm (nhờ có cấu trúc đa
cistron).

+ Luôn tổng hợp được nhiều ribôxôm vốn là bộ máy dịch mã có vai trò sống còn đối với sự sống của tế
bào (nhờ có cơ chế phiên mã riêng và số b¶n sao lín).

a. Sự biến mất của hạch nhân vào kì giữa nguyên phân có thể giải thích bởi hai nguyên nhân chính:

- Các gen mã hóa ribôxôm có số bản sao lớn thờng đợc biểu hiện mạnh trong kì trung gian, nhng do sự co
xoắn cực đại của các NST trong kì giữa nguyên phân dẫn đến sự phiên mã của các gen nói chung trong hệ
gen suy giảm, trong đó đặc biệt rõ là các gen có nhiều bản sao nh các gen mã hóa ribôxôm; điều này dẫn
đến sự suy giảm hoạt động đóng gói các ribôxôm  hạch nhân biến mất.

- Màng nhân biến mất làm mất ranh giới giữa nhân và tế bào chất, góp phần làm phân tán các thành phần
cấu tạo ribôxôm  hạch nhân biến mất (không nhìn thấy dới kính hiển vi quang học
Câu 13: Những đặc điểm nào của mã di truyền thể hiện tính thống nhất và đa dạng của sinh giới?

Hướng dẫn:

+ Đặc điểm mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới:

Mã di truyền phổ biến cho mọi sinh vật- đó là mã bộ 3, đợc đọc một chiều liên tục từ
’ ’
5  3 có mã mở đầu, mã kết thúc; mã có tính đặc hiệu, mã có tính linh động.
+ Đặc điểm mã di truyền phản ánh tính đa dạng của sinh giới:

Có 61 bộ ba ,có thể mã hoá cho 20 loạ axit amin ; sự sắp xép theo một trình tự nghiêm ngặt các bộ ba đã
tạo ra bản mật mã TTDT đặc trng cho loài, từ đó tạo nên sự đa dạng của sinh giới.

You might also like