You are on page 1of 3

Bài 43: TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI

I. TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG QUẦN XÃ SINH VẬT:


1. Chuỗi thức ăn:
- Chuỗi thức ăn là một dãy các loài sinh vật có mối quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng, trong
đó loài này ăn loài khác phía trước và là thức ăn của loài tiếp theo phía sau.
- Phân loại: có 2 loại
+ Chuỗi thức ăn mở đầu bằng các sinh vật tự dưỡng
+ Chuỗi thức ăn gồm các sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ

2. Lưới thức ăn: là tập hợp các chuỗi thức ăn có những mắt xích chung.
*Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức
tạpquần xã càng ổn định.
3. Bậc dinh dưỡng: là những loài cùng mức năng lượng và sử dụng thức ăn cùng mức năng
lượng trong lưới thức ăn ( hoặc chuỗi thức ăn)
*Trong một lưới thức ăn có nhiều bậc dinh dưỡng:
- Bậc dinh dưỡng cấp 1 ( SVSX): SV có khả năng quang hợp như Thực vật, tảo lam,…
- Bậc dinh dưỡng cấp 2 ( SV tiêu thụ bậc 1): ĐV ăn SV sản xuất.
- Bậc dinh dưỡng cấp 3 ( SV tiêu thụ bậc 2): ĐV ăn thịt, ăn ĐVTT bậc 1
- Bậc dinh dưỡng cấp 4 ( SV tiêu thụ bậc 3): ĐV ăn thịt SVTT bậc 2
- Bậc cuối cùng gọi là bậc dinh dưỡng cấp cao nhất
SV tiêu thụ bậc n = bậc dinh dưỡng cấp n+1
VD: Chuỗi thức ăn: Cỏsâuchim sâuđại bàng
Chim sâu là SVTT bậc 2 thì nó ở bậc dinh dưỡng cấp 3
II. Tháp sinh thái
-Bao gồm nhiều hình chữ nhật xếp chồng lên nhau, các hình chữ nhật có chiều cao bằng nhau,
còn chiều dài biểu thị độ lớn của mỗi bậc dinh dưỡng.
-Tháp sinh thái cho biết mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã.
1. Nội dung quy luật hình tháp sinh thái: Sinh vật ở mắt lưới nào càng xa vị trí của sinh vật
sản xuất thì có sinh khối trung bình ngày càng nhỏ.
2. Phân loại tháp sinh thái:
Có 3 loại hình tháp sinh thái:
+ Hình tháp số lượng: xây dựng dựa trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
+ Hình tháp sinh khối: xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên một
đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.
+ Hình tháp năng lượng ( hoàn thiện nhất) được xây dựng dựa trên số năng lượng được tích luỹ
trên một đơn vị diện tích hay thể tích, trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng.

CHƯƠNG III: HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN


VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Bài 44: CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA VÀ SINH QUYỂN

I. TRAO ĐỔI VẬT CHẤT QUA CHU TRÌNH SINH ĐỊA HOÁ:
*Chu trình sinh địa hoá là:
- Chu trình trao đổi các chất vô cơ trong tự nhiên, theo con đường từ môi trường ngoài truyền
vào cơ thể sinh vật, rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường.
- Một chu trình sinh địa hóa gồm có các thành phần : Tổng hợp các chất, tuần hoàn chất, phân
giải và lắng đọng một phần vật chất ( trong nước, đất…).
-Duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển.
II. MỘT SỐ CHU TRÌNH SINH ĐỊA HOÁ:
1. Chu trình cacbon:
- Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon điôxit (CO2).
- Thực vật hấp thu CO2  chất hữu cơ đầu tiên thông qua quang hợp.
- Trong quần xã, hợp chất cácbon trao đổi thông qua chuỗi và lưới thức ăn.
- Cacbon trở lại môi trường vô cơ qua các con đường:
+ Hô hấp của động, thực vật
+ Phân giải của VSV
+ Sự đốt cháy nhiên liệu trong công nghiệp ( than đá, dầu lửa,..)
- Một phần cacbon không tham gia chu trình tuần hoàn mà lắng đọng trong đất, nước: tạo than
đá, dầu hoả
- Nồng độ CO2 trong khí quyển ngày 1 tăng cao  hiệu ứng nhà kính ...
2. Chu trình nitơ:
- Thực vật hấp thụ nito dưới dạng muối NO3- và NH4+.
- Muối nitơ được tổng hợp chủ yếu qua con đường vật lí, hóa học và sinh học.
Nitơ từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường không khí dạng N2 thông qua hoạt động chủa
nhóm vi khuẩn phản nitrat hóa
3. Chu trình nước: đọc SGK.
III. Sinh quyển
1. Khái niệm
- Sinh quyển gồm toàn bộ sinh vật và môi trường vô sinh trên trái đất hoạt động như một hệ sinh thái
lớn nhất.
- Sinh quyển gồm nhiều khu sinh học.
2. Các khu sinh học trong sinh quyển
* Khu sinh học (biôm): là các hệ sinh thái cực lớn đặc trưng cho đặc điểm địa lý, khí hậu và sinh vật
của vùng đó.
-Theo vĩ độ từ thấp đến cao, mức độ đa dạng sinh học giảm dần (chú ý khai thác hình 44.5 SGK sắp
xếp các khu sinh học theo độ đa dạng tăng hay giảm theo vĩ độ)
- Khu sinh học trên cạn: đồng rêu đới lạnh, rừng lá kim phương Bắc, rừng rụng lá ôn đới, rừng mưa
nhiệt đới...
- Khu sinh học nước ngọt: khu nước đứng (đầm, hồ, ao) và khu nước chảy (sông, suối).
- Khu sinh học biển:
+ Theo chiều thẳng đứng: SV nổi, ĐV đáy.
+ Theo chiều ngang: vùng ven bờ, vùng khơi.

Bài 45: DÒNG NĂNG LƯỢNG


TRONG HỆ SINH THÁI VÀ HIỆU SUẤT SINH THÁI
I. DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI:
1. Phân bố năng lượng trên trái đất
-Càng lên cao ánh sáng chiếu càng mạnh.
-Mùa hè thời gian chiếu sáng dài hơn mùa đông.
-Càng gần xích đạo ánh sáng chiếu càng mạnh.
Năng lượng ánh sáng mặt trời phân bố không đều trên Trái Đất.
2. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái:
-Năng lượng của hệ sinh thái chủ yếu được lấy từ năng lượng ánh sáng mặt trời nhờ SV đầu tiên
là sinh vật sản xuất.
- Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc
dinh dưỡng tới môi trường, còn vật chất được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng.
- Trong chu trình dinh dưỡng, năng lượng giảm dần (tuân theo nguyên tắc giáng cấp: từ bậc
dinh dưỡng thấp  bậc dinh dưỡng cao); năng lượng càng giảm do một phần năng lượng bị
thất thoát qua hô hấp, tạo nhiệt, bài tiết,…
II. HIỆU SUẤT SINH THÁI:
- Hiệu suất sinh thái: Tỉ lệ % chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng.
*Công thức tính hiệu suất ST:
H (%) = (NLn+1 / NLn)x100
(n: bậc dd)
- Ở mỗi bậc dinh dưỡng: Phần lớn năng lượng thất thoát qua hô hấp, tạo nhiệt ( khoảng 70%). Bị
mất qua chất thải, các bộ phận rơi rụng (khoảng 10%). Năng lượng tích lũy sản sinh chất sống
(khoảng 10% ). Năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn (khoảng 10%)

You might also like