You are on page 1of 54

EE5205

Chất lượng điện năng

Giảng viên: TS. Nguyễn Quang Nam


2022 – 2023, HK1

nqnam@hcmut.edu.vn

Bài giảng 7 1
Chương 4: Khắc phục họa tần

Thiết bị giảm méo dạng họa tần


Thiết kế mạch lọc họa tần
Tiêu chuẩn về họa tần

Bài giảng 7 2
Thiết bị kiểm soát méo dạng họa tần

Ø Có một số thiết bị được dùng để kiểm soát méo dạng họa


tần, như tụ bù hay điện cảm nguồn, hoặc bộ lọc tích cực.
Ø Việc thêm vào, thay đổi giá trị, hay định vị lại một tụ bù song
song cũng có thể thay đổi đáp ứng tần số của hệ thống, từ đó
giảm méo dạng họa tần đến một mức có thể chấp nhận.
Ø Tương tự, một cuộn kháng có thể thực hiện cùng chức
năng bằng cách chỉnh hệ thống lệch khỏi các cộng hưởng có
hại.
Ø Hiệu quả của các giải pháp đơn giản nên được khảo sát
trước hi xem xét một thiết bị phức tạp hơn.

Bài giảng 7 3
Cuộn kháng nối tiếp

Ø Một phương pháp đơn giản, nhưng khá thành công, để


kiểm soát méo dạng họa tần do các bộ truyền động điều chỉnh
tốc độ tạo ra là thêm một cuộn kháng nhỏ vào phía ngõ vào
của bộ truyền động.
Ø Đặc biệt hiệu quả đối với các bộ truyền động kiểu PWM.
Ø Cuộn kháng kéo dài thời gian nạp tụ DC link, dẫn đến dòng
điện có biên độ nhỏ hơn với ít họa tần hơn, mà vẫn cung cấp
đủ năng lượng.
Ø Một cuộn kháng 3% điển hình có thể giảm méo dạng họa
tần dòng của một bộ truyền động PWM từ khoảng 80% xuống
còn 40%.
Bài giảng 7 4
Cuộn kháng nối tiếp

Bài giảng 7 5
Cuộn kháng nối tiếp
Ø Cuộn kháng được định mức theo bộ truyền động, và có hiệu
quả càng mạnh khi bộ truyền động càng nhỏ so với MBA
nguồn.

Bài giảng 7 6
Máy biến áp tạo cấu hình 12 xung
Ø MBA cách ly cũng có thể cải thiện méo dạng như cuộn
kháng, ngoài ra có thể tạo cấu hình 12 xung.

Bài giảng 7 7
Máy biến áp zigzag
Ø MBA zigzag hoạt động như một bộ lọc dòng điện thứ tự
không bằng cách tạo ra đường dẫn tổng trở thấp về trung tính.
Ø Để hoạt động hiệu quả, máy biến áp phải nằm gần tải ở
phía mạch cần được bảo vệ.
Ø MBA zigzag được đặt đúng vị trí có thể giải quyết quá tải
dây trung tính và phát nóng máy biến áp.
Ø Kết quả điển hình cho thấy MBA zigzag có thể rẽ nhánh
khoảng 50% dòng điện họa tần bậc ba khỏi dây trung tính
chính. Như vậy, MBA zigzag hầu như luôn luôn giảm dòng
trung tính do họa tần thứ tự không về mức chấp nhận được.

Bài giảng 7 8
Máy biến áp zigzag
Ø MBA zigzag là lựa chọn tuyệt vời cho các trang thiết bị có
sẵn đang có vấn đề về dây trung tính hay phát nóng MBA, giả
sử có một vị trí thuận tiện để lắp đặt MBA giữa mạch trung tính
đang quan tâm và tải thực.

Nguồn Tải phi tuyến

MBA
zigzag

Bài giảng 7 9
Bộ lọc thụ động
Ø Các bộ lọc thụ động bao gồm điện cảm, điện dung, và điện
trở được chỉnh để kiểm soát họa tần.
Ø Chúng thường được dùng và tương đối rẻ tiền.
Ø Tuy nhiên, các bộ lọc này có thể tương tác một cách có hại
với hệ thống, nên cần phải kiểm tra tất cả các kiểu tương tác.

Bài giảng 7 10
Bộ lọc song song
Ø Loại bộ lọc thụ động phổ biến nhất và kinh tế nhất.
Ø Được chỉnh cộng hưởng nối tiếp để tạo ra tổng trở thấp đối
với một họa tần nhất định, và được nối song song với hệ
thống điện.
Ø Bộ lọc này có thể dùng để hiệu chỉnh hệ số công suất, bên
cạnh giảm họa tần. Thực tế, các tụ bù hệ số công suất có thể
được dùng để tạo ra bộ lọc song song.

XC
hshunt 
3X f

Bài giảng 7 11
Bộ lọc song song
Ø Các bộ lọc thường được chỉnh hơi thấp hơn họa tần được
lọc để cho phép tham số hệ thống có thể thay đổi đôi chút mà
không dẫn đến cộng hưởng.
Ø Để tránh vấn đề với các cộng hưởng do tham số thay đổi,
các bộ lọc được thêm vào hệ thống bắt đầu từ họa tần có giá
trị thấp nhất trong hệ thống.
Ø Chẳng hạn, lắp đặt một mạch lọc bậc 7 cũng thường cần
lắp đặt mạch lọc bậc 5.
Ø Các tụ điện 480 V thường được mắc tam giác, do đó cần
thêm các giải pháp lọc họa tần bội ba thứ tự không. Các tụ
phân phối thường được mắc hình sao, tạo thuận lợi cho việc
lọc các thành phần thứ tự không.
Bài giảng 7 12
Bộ lọc song song
Ø Đặt một cuộn kháng vào trung tính của bộ tụ là cách phổ
biến để khiến bộ tụ chỉ lọc các họa tần thứ tự không.
Ø Kỹ thuật này được dùng để loại bỏ nhiễu điện thoại.
Ø Các bộ lọc thụ động luôn luôn nên được đặt trên bus mà
điện kháng ngắn mạch được dự đoán là không đổi.
Ø Tần số cộng hưởng song song thay đổi theo tổng trở hệ
thống, do đó khi máy phát dự phòng hoạt động thì bộ lọc
thường được loại bỏ.
Ø Hơn nữa, cũng cần tính đến điện dung của bus khi thiết kế
bộ lọc. Người ta thích dựa vào tải tạo ra họa tần để xác định
định mức dòng điện, nhưng cần chú ý đến méo dạng điện áp
trên các bus.
Bài giảng 7 13
Bộ lọc nối tiếp
Ø Bộ lọc nối tiếp được mắc nối tiếp với tải. Điện cảm và điện
dung được mắc song song và được chỉnh để tạo ra tổng trở
cao đối với một tần số được chọn.
Ø Tổng trở cao sẽ chặn họa tần dòng điện chỉ ở tần số được
chỉnh.
Ø Bộ lọc cần tạo ra tổng trở thấp ở tần số cơ bản, do đó cho
phép dòng điện cơ bản chạy qua mà không tạo ra quá nhiều
tổng trở và tổn thất.
Ø Các bộ lọc nối tiếp được dùng để chặn một họa tần dòng
điện và đặc biệt có ích trong mạch một pha.
Ø Hơn nữa, bộ lọc nối tiếp phải được thiết kế để tải toàn bộ
dòng điện tải và phải có cơ chế bảo vệ quá dòng.
Bài giảng 7 14
Các bộ lọc thông thấp băng rộng
Ø Thực tế thường đòi hỏi nhiều tầng lọc nối tiếp lẫn song song.
Ví dụ, cần cả bộ lọc song song bậc 7 và bậc 5, nếu muốn
chặn bậc 7.Tương tự, mỗi tần số cần một bộ lọc nối tiếp
tương ứng.
Ø Một bộ lọc thông thấp băng rộng là một ứng dụng lý tưởng
để chặn nhiều tần số hay một dải rộng tần số.
Ø Chúng ta thường muốn thành phần cơ bản và các tần số
thấp hơn có thể đi qua, còn các thành phần trên tần số cắt sẽ
bị lọc, do đó nó được gọi là bộ lọc thông thấp băng rộng.
Ø Trong các hệ thống phân phối, có thể lắp một tụ ở phía hạ
thế của máy biến áp để tạo ra bộ lọc thông thấp băng rộng.

Bài giảng 7 15
Các bộ lọc thông thấp băng rộng

Bài giảng 7 16
Các bộ lọc thông thấp băng rộng
Ø Trong các hệ thống công nghiệp, các bộ lọc thương mại đã
được dùng để tránh cho các họa tần do các tải phi tuyến tạo
ra thâm nhập vào hệ thống AC.
Ø Bộ lọc có thể giảm mức méo dạng xuống còn 9 đến 12%
trong các bộ truyền động, với chi phí cao hơn cuộn kháng.

Bài giảng 7 17
Các bộ lọc C
Ø Các bộ lọc C có thể dùng thay cho các bộ lọc thông thấp
băng rộng để giảm đồng thời nhiều họa tần.
Ø Chúng có thể giảm một dải rộng các tần số tạo bởi bộ biến
đổi điện tử, lò cảm ứng, cycloconverter, …
Ø Cấu hình của bộ lọc C cần giống với bộ lọc thông cao bậc 2,
nhưng có thêm tụ điện Ca nối tiếp với điện cảm Lm.
2 2
 X Cm   X Cm 
RF hT    RF hT    
2
2

 hT   hT 
R X Lm  X Ca 
RF hT   X Cm  hT  1 
  
hT X S  hT  hT 
RF 
1
1
I SF hT 
2
Bài giảng 7 18
Các bộ lọc C

Bài giảng 7 19
Ví dụ
Ø Xét bộ lọc C ứng dụng cho bus 13,8 kV. Bộ lọc được thiết
kế để cung cấp 5 MVAr tại tần số cơ bản (XCm = 13,82/5 = 38,1
W) và để làm suy giảm 70% họa tần được bơm vào ở họa tần
điều chỉnh hT = 5,5.
Ø Như vậy, dòng điện tối đa được phép đi vào hệ thống ở tần
số điều chỉnh sẽ là ISF(hT = 5,5) = 0,3 pu. Điện kháng ngắn
mạch của hệ thống được giả sử là 1 W.
Ø Từ các phương trình, có thể tính ra R = 29,5 W và XCa = XLm
= 1,383 W.

Bài giảng 7 20
Ví dụ

Bài giảng 7 21
Ví dụ

Bài giảng 7 22
Bộ lọc tích cực
Ø Là các mạch điện tử công suất và đắt tiền hơn nhiều so với
các bộ lọc thụ động.
Ø Không cộng hưởng với hệ thống.
Ø Có thể hoạt động độc lập với đặc tính tổng trở của hệ thống.
Do đó, có thể được dùng trong những tình huống rất khó khăn
khi các bộ lọc thụ động không thể thành công.
Ø Có thể khắc phục nhiều họa tần cùng lúc và xử lý các vấn
đề chất lượng điện năng khác.
Ø Đặc biệt có ích cho các tải lớn, méo dạng được cấp nguồn
từ các điểm tương đối yếu của hệ thống.

Bài giảng 7 23
Bộ lọc tích cực
Ø Ý tưởng cơ bản là thay thế phần sóng sin bị mất trong dòng
điện của một tải phi tuyến. Mạch điện tử sẽ theo dõi dòng điện
tải, và bù một cách thích hợp để dòng điện nhìn từ phía nguồn
là hình sin.
Ø Có thể cải thiện hệ số công suất đồng thời với lọc họa tần.

Bài giảng 7 24
Thiết kế bộ lọc
Ø Sau đây minh họa thủ tục thiết kế bộ lọc họa tần cho các
ứng dụng công nghiệp. Cũng có thể chuyển đổi một tụ bù hệ
số công suất thành bộ lọc họa tần.
Ø Sau đây xem xét ví dụ thiết kế một bộ lọc họa tần chỉnh 1
tần số cho một thiết bị công nghiệp và nối vào bus 480 V.
Ø Tải tại nơi bộ lọc sẽ được lắp đặt là khoảng 1200 kVA với
một hệ số công suất là 0,75 trễ. THD của tải này là khoảng
30%, với họa tần bậc 5 tối đa là 25%. Nguồn của nhà máy là
một MBA 1500 kVA với tổng trở 6%. Méo dạng điện áp nguồn
ở bậc 5 là 1% khi không tải.

Bài giảng 7 25
Thiết kế bộ lọc
Ø Bước 1: chọn một tần số cân chỉnh cho bộ lọc. Tần số điều
chỉnh được chọn dựa trên tính chất họa tần của tải liên quan.
Vì bản chất của bộ lọc điều chỉnh 1 tần số, việc lọc nên bắt
đầu từ họa tần thấp nhất do tải tạo ra. Trong trường hợp này
nó là họa tần bậc 5.
Ø Bộ lọc sẽ được chỉnh hơi thấp hơn tần số họa tần được
quan tâm để cho phép dung sai linh kiện và thay đổi tổng trở
hệ thống.
Ø Trong ví dụ này, bộ lọc được thiết kế để chỉnh ở bậc 4,7.
Đây là cách chọn phổ biến, vì tần số cộng hưởng sinh ra sẽ
quanh bậc 4, không tồn tại trong hầu hết các tải phi tuyến.
Bài giảng 7 26
Thiết kế bộ lọc
Ø Bước 2: tính bộ tụ và tần số cộng hưởng. Kích thước bộ lọc
dựa trên tải phản kháng cần thiết để điều chỉnh hệ số công
suất.
Ø Khi chuyển một tụ bù hệ số công suất, độ lớn của tụ là đã
biết. Độ lớn của cuộn kháng được chọn để chỉnh tụ đến tần số
mong muốn.
Ø Tuy nhiên, vào tần số được chỉnh, điện áp trên tụ có thể cao
hơn điện áp hệ thống. Do đó, cần phải đổi tụ.
Ø Ví dụ này giả sử không có tụ được lắp đặt và hệ số công
suất mong muốn là 96%. Công suất phản kháng cần thiết để
bộ lọc nâng hệ số công suất từ 75% lên 96% được tính:
Bài giảng 7 27
Thiết kế bộ lọc
Ø Công suất phản kháng cho PF = 0,75
1200  sin(arccos(0,75)) = 794,7 kVAr
Ø Công suất phản kháng cho PF = 0,96
1200  sin(arccos(0,96)) = 336 kVAr
Ø Công suất cần có từ bộ lọc
794,7 – 336 = 457,7 kVAr
Ø Với điện áp danh định 480 V, điện kháng Xfilt của mạch nối
sao tương đương được xác định bởi
kV 2 1000  0.482 1000
X Filt    0,5034 W
kVAr 457,7
Bài giảng 7 28
Thiết kế bộ lọc
Ø XFilt là khác biệt giữa dung kháng và cảm kháng ở tần số cơ
bản
XFilt = XCap – XL
Ø Chỉnh cho họa tần bậc 4,7
XCap = h2XL = 4,72XL
Ø Vậy dung kháng cần thiết có thể được xác định
X Filt h 2
X Cap   0,5272 W
4,7  1
2

Ø Lúc này, chưa biết tụ điện lọc được định mức ở 480 V hay ở
mức trên bằng 600 V.
Bài giảng 7 29
Thiết kế bộ lọc
Ø Để đạt dung kháng ở 480 V
kV 2 1000 0,482 1000 
kVAr    437 kVAr
X Cap 0,5272
Ø Nếu tính ở 600 V, tụ điện sẽ có định mức 682 kVAr.
Ø Đến đây, bộ lọc sẽ được thiết kế với một tụ điện 480-V 450
kVAr. Với giá trị tụ này

X Cap  0,512 W
Ø Bước 3: tính độ lớn cuộn kháng của bộ lọc. Tần số mong
muốn là ở bậc 4,7 hay 282 Hz.

Bài giảng 7 30
Thiết kế bộ lọc
Ø Cảm kháng của cuộn kháng được tính từ điện dung nối Y
X Cap  wye  0,5120
X L  fund   2
 2
 0,02318 W
h 4,7
Ø Hay, X L  fund 
L  0,06148 mH
Ø 2  60
Ø Một cách khác để tính L là dựa vào tần số cộng hưởng:
1
fh 
2 LC wye 

Bài giảng 7 31
Thiết kế bộ lọc
Ø Bước 4: đánh giá yêu cầu mang tải bộ lọc. Đánh giá tải bộ
lọc liên quan đến tải tụ bù. Các tải này gồm có điện áp đỉnh,
dòng điện, kVAr tạo ra, và giá trị RMS.
Ø Tiêu chuẩn IEEE 18-1992 được dùng như tiêu chuẩn giới
hạn để đánh giá các mức tải này.
Ø Tính toán mức tải là khá dài, do đó được chia thành 3 bước,
nghĩa là tính toán tải cơ bản, tải họa tần, và dòng điện RMS và
tải điện áp đỉnh.
Ø Bước 5: tính mức tải yêu cầu cơ bản. Trong bước này, điện
áp hoạt động ở tần số cơ bản của bộ tụ được xác định.

Bài giảng 7 32
Thiết kế bộ lọc
Ø Điện kháng tổng ở tần số cơ bản là
Xfund = |XL – XCap(wye)| = |0,02318 – 0,512| = 0,489 W
Ø Dòng điện ở tần số cơ bản qua bộ lọc
kVactual / 3 480 / 3
I fund    567 A
X fund 0,489
Ø Điện áp tần số cơ bản rơi trên tụ điện
VL  L ,Cap ( fund )  3  I fund  X Cap ( wye )  502,8 V
Ø Công suất phản kháng của tụ điện
kVArfund  3  I fund  VL  L.Cap ( fund )  471 kVAr
Bài giảng 7 33
Thiết kế bộ lọc
Ø Bước 6: tính yêu cầu tải họa tần. Tính toán dòng họa tần tối
đa trong bộ lọc. Dòng điện này có 2 thành phần: dòng họa tần
do tải phi tuyến và dòng họa tần từ phía nguồn.
Ø Vì tải phi tuyến tạo ra 25% họa tần bậc 5, dòng họa tần do
tải sinh ra sẽ là
kVA 1200
I h ( amps )  I h ( pu )  0,25  360,8 A
kVactual 0,48
Ø Giả sử 1% méo dạng điện áp ở bậc 5 trên lưới sẽ chỉ bị giới
hạn bởi tổng trở của MBA và bộ lọc
§ Tổng trở cơ bản của MBA:
2
kVactual 0,48 2
X T ( fund )  Z T (%)  0,06  0,0092 W
MVAXfmr 1,5
Bài giảng 7 34
Thiết kế bộ lọc
§ Tổng trở bậc 5 của MBA:
XT(harm) = hXT(fund) = 5  0,0092 = 0,0461 W
§ Tổng trở bậc 5 của tụ điện:
XCap(wye),harm = XCap(wye)/h = 0,512/5 = 0,1024 W
§ Tổng trở bậc 5 của cuộn kháng:
XL(harm) = hXL(fund) = 5  0,02318 = 0,1159 W
§ Méo dạng điện áp hệ thống là 0,01 pu, dòng điện họa tần
do phía nguồn tạo ra được ước tính:
Vh (utility ) ( pu )  kVactual
I h ( utility )   46,5 A
3 X T ( harm )  X Cap ( wye ),harm  X L ( harm ) 
Bài giảng 7 35
Thiết kế bộ lọc
Ø Dòng điện họa tần cực đại là tổng các dòng họa tần:
Ih(total) = 360,8 + 46,5 = 407 A
Ø Điện áp họa tần rơi trên tụ được tính như sau:
X Cap ( wye )
VCap ( L  L , rms  harm )  3I h (total )  72,2 V
h
Ø Bước 7: Đánh giá yêu cầu dòng RMS tổng và điện áp đỉnh.
Ø Dòng RMS tổng qua bộ lọc (là định mức dòng điện cho
cuộn kháng của bộ lọc):

I rms ,total  I 2
fund I 2
h ( utility )  698 A
Bài giảng 7 36
Thiết kế bộ lọc
Ø Giả sử các thành phần họa tần và cơ bản cộng tác dụng,
điện áp đỉnh cực đại trên tụ là:
VL  L ,Cap (max,Peak )  VL  L ,Cap ( fund )  VCap ( L  L , rms  harm )  575 V
Ø Điện áp RMS trên tụ là

VL  L ,Cap ( rms ,total )  V2


L  L ,Cap ( fund ) V 2
Cap ( L  L , rms  harm )  508 A

Ø Tổng kVA của tụ là


kVArCap ( wye ),total  3I rms ,total  kVL  L ,Cap ( rms ,total )  614 kVAr

Bài giảng 7 37
Thiết kế bộ lọc
Ø Bước 8: Đánh giá giới hạn định mức tụ điện. Các mức tải
(điện áp đỉnh, điện áp và dòng điện RMS, và kVAr) được so
sánh với các giới hạn tiêu chuẩn IEEE khác nhau trong bảng
dưới đây.

Bài giảng 7 38
Thiết kế bộ lọc
Ø Bước 9: Đánh giá đáp ứng tần số của bộ lọc. Đáp ứng tần
số được đánh giá để đảm bảo bộ lọc không tạo ra một điểm
cộng hưởng mới ở tần số có thể tạo thêm vấn đề. Họa tần tại
đó xảy ra cộng hưởng song song dưới tần số “notch”:
X Cap ( wye ) 0,512
h0    3,97
X T ( fund )  X L ( fund ) 0,0092  0,02318
Ø Ở đây giả sử điện kháng MBA phân phối chiếm ưu thế trong
tổng trở nguồn.
Ø Bộ lọc tạo ra một điểm cộng hưởng rất gần họa tần bậc 4,
và thường hoạt động ổn. Tuy nhiên, khi đóng điện không tải
MBA, sẽ có các thành phần bậc chẵn.
Bài giảng 7 39
Thiết kế bộ lọc
Ø Bước 10: Đánh giá ảnh hưởng của thay đổi tham số trong
phạm vi dung sai đã cho. Các kỹ sư thiết kế bộ lọc thường giả
sử tụ điện được thiết kế với một dung sai +15%. Các cuộn
kháng được giả thiết có dung sai 5%. Các dung sai này có
thể ảnh hưởng mạnh đến hiệu năng bộ lọc.
Ø Do đó, bước sau cùng là kiểm tra bộ lọc đối với các trường
hợp cực trị. Điều này được tự động thực hiện trong một số
phần mềm thiết kế bộ lọc.
Ø Các bước 1 đến 10 minh họa quá trình thiết kế bộ lọc điều
chỉnh 1 tần số điển hình. Nếu cần lọc nhiều tần số, có thể kết
hợp nhiều bộ lọc loại này.
Bài giảng 7 40
Thiết kế bộ lọc
Ø Quy trình thiết kế là tương tự, ngoại trừ yêu cầu công suất
được chia ra cho các bộ lọc.
Ø Chất lượng của bộ lọc được đánh giá qua hệ số phẩm chất
(thể hiện hình dạng của đáp ứng tần số). Hệ số phẩm chất
được tính như sau
nX L
Q
R
Ø Thông thường, R chỉ là điện cảm của cuộn kháng, khi đó
đáp ứng tần số sẽ rất dốc ở tần số được chỉnh. Tuy nhiên, một
số trường hợp người ta lắp thêm điện trở song song với cuộn
kháng, để đệm đáp ứng của hệ thống.

Bài giảng 7 41
Tiêu chuẩn họa tần
Ø Một số tiêu chuẩn giới hạn các họa tần: IEEE 519-1992, IEC
61000-2-2, IEC 61000-3-2, IEC 61000-3-4, IEC 61000-3-6,
NRS 048-2, và EN50610.
Ø IEEE 519-1992: Giới hạn họa tần điện áp và dòng điện (đã
được giới thiệu).

Bài giảng 7 42
Tiêu chuẩn họa tần
Ø Các tiêu chuẩn IEC về họa tần được đánh số theo quy ước:
Ø IEC 61000-1-x: Các xem xét chung như giới thiệu, nguyên
tắc cơ bản, cơ sở lý luận, định nghĩa và thuật ngữ.
Ø IEC 61000-2-x: Xác định đặc tính của môi trường mà thiết bị
sẽ làm việc, phân loại các môi trường, và mức độ tương thích.
Ø IEC 61000-3-x: Xác định mức độ phát xạ cho phép đối với
thiết bị trong một môi trường. Các tiêu chuẩn này thiết lập giới
hạn phát xạ tuyệt đối và giới hạn miễn nhiễu.
Ø IEC 61000-4-x: Các hướng dẫn chi tiết cho thiết bị đo lường
và quy trình thử nghiệm để đảm bảo tương thích với các phần
khác của tiêu chuẩn.
Bài giảng 7 43
Tiêu chuẩn họa tần
Ø IEC 61000-5-x: Hướng dẫn liên quan lắp đặt thiết bị như nối
đất và cáp cho các hệ thống điện và điện tử để đảm bảo
tương thích điện từ giữa các thiết bị và hệ thống điện - điện tử.
Ø IEC 61000-6-x: Các tiêu chuẩn chung xác định mức miễn
nhiễu và phát xạ cho các thiết bị trong các nhóm phân loại
chung hay cho các kiểu thiết bị cụ thể.
Ø Liên quan đến họa tần là các tiêu chuẩn thuộc phần 2 và
phần 3 (IEC 61000-2-x và IEC 61000-3-x).
Ø IEC 61000-2-2 (1993): Mức tương thích cho nhiễu dẫn tần
số thấp và tín hiệu trong hệ thống điện hạ thế công cộng.

Bài giảng 7 44
Tiêu chuẩn họa tần
Ø IEC 61000-3-2 (2000): Giới hạn phát xạ dòng họa tần (Thiết
bị với dòng ngõ vào đến 16 A/pha).
Ø IEC 61000-3-4 (1998): Giới hạn phát xạ dòng họa tần trong
hệ thống điện hạ thế công cộng cho thiết bị với dòng định mức
lớn hơn 16 A.
Ø IEC 61000-3-6 (1996): Đánh giá giới hạn phát xạ cho tải phi
tuyến trong lưới điện trung thế và cao thế.
Ø Trước năm 1997, các tiêu chuẩn này được đánh số bằng
quy ước 1000. Cộng đồng châu Âu cũng thường sử dụng các
tiêu chuẩn này, nên các tiêu chuẩn này còn được ký hiệu là
EN 61000-x-x.
Bài giảng 7 45
Tiêu chuẩn họa tần

Bài giảng 7 46
Tiêu chuẩn họa tần

Bài giảng 7 47
Tiêu chuẩn họa tần

Bài giảng 7 48
Tiêu chuẩn họa tần

Bài giảng 7 49
Tiêu chuẩn họa tần

Bài giảng 7 50
Tiêu chuẩn họa tần

Bài giảng 7 51
Tiêu chuẩn họa tần

Bài giảng 7 52
Tiêu chuẩn họa tần

Bài giảng 7 53
Tiêu chuẩn họa tần EN 50160

Bài giảng 7 54

You might also like