You are on page 1of 12

MÔN: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THUỐC 50%

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


IPES: Indentity – Purity – Effectiveness – Safety: Chất lượng thuốc
GMP: Good Manufacturing Practices: Thực hành tốt SX thuốc.
GPP: Good Pharmacy Practice: Thực hành tốt nhà thuốc.
R&D: Research and Development: nghiên cứu và phát triển
SOP: Standar Operating Procedure: Quy trình thao tác chuẩn
CPP: Certificare of Pharmaceutical Product: Giấy chứng nhận dược
phẩm
SRA: Stringent Regulatory Agency: Cơ quan quản lý dược
EMA: Cơ quan quản lý dược phẩm châu âu.
NDCA: National Drug Control Agency: CQQL dược phẩm quốc gia
DRA: Drug Regulatory Authority : Cơ quan quản lý dược
QRM: Quality Rish Management: Quản lý rủi ro về chất lượng
RA: Rish Assessment: Đánh giá rủi ro
CAPA: Corrective and Preventive Action: Khắc phục và phòng ngừa
GSP: Good Storage Practice: Thực hành tốt bảo quản
QA: Quality Assurance: Đảm bảo chất lượng
QC: Quality control: kiểm tra chất lượng
QM: Quality Management: Quản lý chất lượng
PQS: Pharmaceutical Quality System: Hệ thống chất lượng dược phẩm
GLP: Good Laboratory Practices :Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm
QS: Quality system : Hệ thống chất lượng
QMs: Quality Metrics: Đo lường chất lượng
KPIs: Key Performance indicators: Chỉ số hiệu suất( Đo lường, đánh giá
kết quả công việc)
TA: Trend Analyse: Phân tích xu hướng

NỘI DUNG THI


BÀI 1:CHẤT LƯỢNG THUỐC
1.Tiêu chuẩn bao bì
Cấp 1: Là bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc, có vai trò bảo quản
thuốc từ SX đến khi dùng vì vậy phải
- Đạt chuẩn GMP: tiêu chuẩn phải tinh khiết, ko lẫn tạp chất. k có
sự rò rỉ, k gây sư khuếch tán hay thẩm thấu thuốc , đáp ứng được
tác dụng cơ học liên quan đến vận chuyển, k bị tác động bởi ánh
sáng, độ ẩm...
Cấp 2: nằm ngoài bb cấp 1 mà không tiếp xúc trực tiếp với thuốc.
như hộp giấy, nắp chụp.
2. Chất lượng thuốc ?
- Theo quan điểm pháp chế: chất lượng như đã đăng ký
- Theo quan điểm người tiêu dùng : Những gì đáp ứng được nhu
cầu khách hàng gọi là chất lượng.
- Theo quan điểm của NB: đúng - tinh khiết - hiệu nghiệm - an
toàn
- Theo GMP: là thuốc có tác dụng như ghi trên nhãn với điều kiện
được cấp phép đăng ký hợp pháp .
- Trong thương mại : phù hơp với tiêu chuẩn đăng ký liên quan
đến: Đúng thuốc, tinh khiết, hàm lượng và tính hiệu nghiệm. đồng
nhất , đồng đều dạng phân liều,
3. thuốc kém chất lượng:
Không đạt tiêu chuẩn như ĐK. VD tủa, rã chậm...
4. Thuốc giả
Theo WHO: là thuốc kém tiêu chuẩn
Theo VN: thuốc kém tiêu chuẩn không gọi là thuốc giả chỉ gọi là
thuốc kém chất lượng thu hồi và phạt tiền.
5. Hàm lượng và tính hiệu nghiệm
Nhiều thuốc cùng hàm lượng, cùng dạng bào chế, cùng liều nhưng
hiệu nghiệm khác nhau do sự phóng thích hoạt chất quá nhanh, quá
chậm hoặc không trọn vẹn khi so sánh chúng.
6. Vai trò của xưởng SX:
Nhân bản, tăng năng xuất, giảm chi phí, tiêu hao.
7. Chất lượng thuốc bắt đầu từ đâu?
Từ phòng R&D
8. Sinh khả dụng
Là đặc tính chỉ tốc độ và mức độ của thành phần hoạt tính, gốc
hoạt tính và chất chuyển hóa có hoạt tính được hấp thu vào tuần
hoàn chung và sẵn sàng ở nơi tác động
Câu hỏi: SKD của thuốc generic và biệt dược gốc có tương đương
không? Không chắc vì Cmax và Tmax khác nhau
(a): Đường tiêm TM
(b): Đường uống

9. Độ ổn định
Có 5 vùng thử độ ổn định khác nhau theo ICH (2017)
Ở VN : ZONE Ivb: Hot/ higher humidity ( nóng ẩm)
10. Quy trình thiết lập một trương trình đảm bảo chất lượng thuốc
- Giấy chứng nhận dược phẩm.
- Các quy trình chứng minh thanh tra trước và sau vận chuyển
- Quy trình giám sát và duy trì chất lượng từ khi nhận đến khi tới tay BN
11. Thuốc Generic
ĐN: Là thuốc cùng hoạt chất - cùng hàm lượng - cùng dạng bào chế với
biệt dược gốc và thường được sử dụng thay thế biệt dược gốc, thường
được SX không có nhượng quyền từ công ty sáng chế biệt dược gốc và
được đưa ra thị trường sau khi bản quyền hết hạn bảo hộ.
Thuốc Generic có thể khác về tá dược, tên, hình dạng và đóng gói so với
sản phẩm thuốc đối chiếu.
Thuốc nào tương đương sinh học thì FDA và WHO chấp nhận tương
đương trị liệu. Thuốc generic có thể được thay thế cho biệt dược gốc.
Theo Who thuốc generic được xem là an toàn và hiệu nghiệm ngang
với thuốc so sánh.( thuốc generic chỉ rẻ hơn biệt dược gốc)
Luật bảo hộ thương hiệu cấm các thuốc generic không được nhìn giống
y như các thuốc khác trên thị trường.
Tương đương sinh học thử 12 – 24 người .
Tương đương lâm sàng thử trên người bịnh khoảng 100 người trở lên
12. yêu cầu hồ sơ đăng ký thuốc
* Biệt dược gốc: 11 bước
Nhãn - tác dụng dược lý - Hóa học – SX - Kiểm tra – Vi sinh – thanh tra
– Thử nghiệm - nghiên cứu trên thú – nghiên cứu lâm sàng – Sinh khà
dụng.
* Thuốc generic: 9 bước
Nhãn - tác dụng dược lý – Hóa học – SX - Kiểm tra – Vi sinh – thanh
tra – Thử nghiệm - tương đương sinh học.

BÀI 2: QUẢN LÝ RỦI RO VỀ CHẤT LƯỢNG (QRM) trang 41


1. Giải thích QRM là phần không thể thiếu của một PQS: (hệ thống
chất lượng dược phẩm)
- QRM cung cấp cách tiếp cận chủ động để nhận dạng đánh giá một
cách khoa học và kiểm soát các rủi ro tiềm ẩn về chất lượng.
- QRM tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra quyết định phải làm gì
- QRM tạo điều kiện cải tiến liên tục hiệu năng của quy trình và chất
lượng sản phẩm
- QRM là một quy trình tổng thể , liên tục, có hệ thống. Nhằm đánh giá,
kiểm soát, thông tin ,và xem xét lại các rủi ro đối với chất lượng của
thuốc qua suốt vòng đời của sản phẩm nhằm tối ưu hóa. Cân bằng lợi
ích–rủi ro
- QRM được lồng ghép vào hệ thống chất lượng, là 1 quy trình hướng
dẫn ra các quyết định dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn để duy trì
CLSP

2. Thuật ngữ:
- Tổn hại: là tất cả những gì tổn hại đến sức khỏe con người một càch
vô hình do mất chất lượng sản phẩm ( uống thuốc) hoặc do tính khả
dụng
- Mối nguy: Nguồn tiềm tàng sự tổn hại như mối nguy sinh học, hóa học
Việc nhận dạng mối nguy dựa trên kiến thức chuyên môn, kinh
nghiệm, sự hiểu biết về thực trạng điều kiện SX của mỗi nhà máy
- Rủi ro hay nguy cơ(mối nguy)
Rủi ro là phối hợp của sác xuất sảy ra của mối nguy, mức độ nghiêm
trọng và khả năng phát hiện của mối nguy này. Rủi ro và mối nguy
tương đương nhau về bối cảnh nhưng khả năng xảy ra hiện thực hay
không thì phải phân tích 3 ý : Xác xuất sảy ra/ tính nghiêm trọng của
mối nguy/ khả năng phát hiện mối nguy.
3. Các nguyên tắc quản lý rủi ro chất lượng: 2 nguyên tắc
* Cần dựa trên kiến thức khoa học và gắn kết với sự bảo vệ BN
* Mức độ nỗ lực, quy cách và tài liệu của quy trình QRM phải tương
xứng với mức độ rủi ro.
4. Các bước đánh giá rủi ro:
* Nhận dạng: sai sót nào có thể sảy ra
* PTích rủi ro: Khả năng sảy ra sai sót ? Mức độ nghiêm trọng ? Khả
năng phát hiện?
* Lượng giá: so sánh rủi ro được ước lượng với tiêu chuẩn nguy cơ
có sẵn - ước lượng rủi ro theo định tínhvà định lượng theo 3 mức : cao -
trung bình - thấp.
Lưu ý:
- Sau khi lượng giá mức độ giải quyết ưu tiên ngay lập tức với những rủi
ro ảnh hưởng tới người bệnh. Ngoài ra việc chọn mức độ ưu tiên phụ
thuộc vào đơn vị (không theo con số cụ thể)
- Trong quá trình kiểm tra chỉ giảm thiểu dưới mức rủi ro chứ không
thể loại bỏ rủi ro
5. Các bước kiểm soát nguy cơ:
* Giảm thiểu rủi ro: Giảm mức độ nghiêm trọng /giảm khả năng xảy ra
rủi ro khi rủi ro này vượt ngưỡng chấp nhận
* Chấp nhận rủi ro: Khi rủi ro về chất lượng đã được giảm đến mức độ
chấp nhận được

BÀI 3:QLCL- ĐBCL-HỆ THỐNG CL TRONG SX (trang 77)


1.Vai trò QM, QA,GMP,QC trong SX thuốc
Thứ tự từ lớn đến bé về độ bao phủ : QM-QA-GMP-QC
* QM(Quản lý chất lượng ) là một dạng chức năng quản lý nhằm thiết
lập và thực hiện chính sách chất lượng.
* QA( Đảm bảo chất lượng) là toàn bộ các hoạt động có tính hệ thống
cần thiết để đảm bảo có với sự tin cậy rằng 1 sản phẩm sẽ đáp ứng các
yêu cầu đã đề ra về chất lượng .QA đươc xem như công cụ QM
QA, GMP, QC, QRM là các khía cạnh liên quan đến nhau của QM và
phải là trách nhiệm của tất cả nhân viên (hình trang 81)
2. Mối quan hệ giữa QS với QM,QA,GMP,QC

2.1 QS ( Hệ thống chất lượng) với QA


QS: - Phòng QA (+ mạng lưới QA + hệ thống tài liệu )
-phòng QC(+labo) đến GLP
* Nguyên tắc cơ bản QA( quan trọng)
- Chất lượng, an toan, hiệu quả
- Chất lượng không chỉ được chứng nhận bởi kiểm tra chất lượng
- Tất cả các quy trình đều phải được kiểm soát .
Câu chiết lý của QA:Chất lượng phải được xây dựng trong từng giai
đoạn của quá trình hình thành sản phẩm
GMP đối với chất lượng thuốc: Là 1 phần của QA nhằm đảm bảo sản
phẩm được SX và kiểm soát 1 cách nhất quán theo tiêu chuẩn chất
lượng, giấy phép ra thị trường.
2.2 QC: Kiểm tra chất lượng
Là 1 bộ phận của GMP liên quan đến lấy mẫu,tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm
tra . QC nhờ vào công cụ là LABO kiểm nghiệm
3. PQS ICH Q10( trang 103)
3.1 PQS: Hệ thống chất lượng dược phẩm
Là một hệ thống quản lý để khống chế và kiểm soát một công ty dược
phẩm về chất lượng “Định nghĩa này của ICH Q10 dựa trên định nghĩa
của tiêu chuẩn ISO 9000, với mục tiêu chính là đảm bảo chất lượng và
hiệu quả của sản phẩm thuốc và sự an toàn của bệnh nhân, đồng thời cải
thiện mức chất lượng tổng thể và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Hệ thống quản lí dựa trên việc thiết lập trước, trong suốt vòng đời sản
phẩm.
+ Iso là gì? International Organization for Standardization.
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế: đây là tổ chức tiêu chuẩn chất lượng
cam kết với khách hàng
+ ICH: Intenational Comperence on Harmarization:
Hội nghị quốc tế về hài hòa hóa các thủ tục đăng ký dược phẩm sử dụng
cho con người.
Định nghĩa: Là một sáng kiến tập hợp cơ quan quản lý và ngành công
nghiệp dược phẩm để để thảo luận vê khía cạnh khoa học và kỹ thuật
phát triển dược phẩm và đăng ký
+ Điểm giống nhau ICH và Iso:
Những công cụ đảm bảo chất lượng trên TG
3.2 ICH: Chất lượng
# ICH Q8: Hướng dẫn phát triển chất lượng dược phẩm
(Pharmaceutical Development)
# ICH Q9: Hướng dẫn quản lý rủi ro chất lượng (QRM: Quality rish
management)
# ICH Q10: Hướng dẫn hệ thống chất lượng dược phẩm (PQS:
Pharmaceutical Quality System)
+ Định nghĩa theo ICH Q10
- Hành động khắc phục CA: hành động loại bỏ nguyên nhân của sự
không phù hợp được phát hiện( làm lại, bỏ đi hoặc sửa chữa)
- Hành động phòng ngừa PA: hành động để loại bỏ nguyên nhân của sự
không phù hợp tiềm tàng không mong muốn
CA được thực hiện để ngăn ngừa tái phát
PA được thực hiện để ngăn chặn xuất hiện
+ CAPA là gì?
- Là trái tim của một QMS hiệu quả
- Phương pháp luận của CAPA là để cải tiến liên tục sản phẩm và quy
trình
- Để tăng cường hiểu biết về sản phẩm, quy trìng và loại bỏ sự không
phù hợp tiềm tàng
+ 3 mục tiêu của mô hình PQS ICH Q10:
- Đạt được sản phẩm đi vào SX
- Thiết lập và duy trì 1 tình trạng kiểm tra
- Tạo Điều kiện cho cải tiến liên tục
+ Phạm vi PQS ICH Q10( Chức năng chính) :
Theo mục đích của hướng dẫn này, vòng đời sản phẩm bao gồm các hoạt
động kỹ thuật sau đây cho các sản phẩm mới và sản phẩm hiện có:
1/ Phát triển dược học
2/ chuyển giao công nghệ
3/ SX thương mại
4/ Gián đoạn sản phẩm
+ Tầm quan trọng ICH Q10:
- Mô tả mô hình toàn diện PQS hiệu quả cho ngành công nghiệp dược
phẩm do dựa vào khái niệm chất lượng của ISO, bao gồm áp dụng các
quy định GMP, và bổ sung ICH Q8 và ICH Q9.
- PQS ICH Q10 có thể được phát triển thông qua các giai đoạn khác
nhau của 1 vòng đời sản phẩm.
- Phần lớn nội dung ICH Q10 áp dụng cho các nhà máy SX hiện nay vốn
được quy định theo yêu cầu GMP( khu vực)
# ICH Q11: Hướng dẫn về phát triển và SX thuốc( Development and
manufacture of drug Substances)
# ICH Q12: Hướng dẫn quản lý vòng đời sản phẩm
3.Tại sao WHO đứng ra chủ trì?
- Do bệnh tật không biên giới
- Bảo trợ nước nghèo
- Bảo vệ đất nước của họ trước làn sóng di cư

You might also like