You are on page 1of 81

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM DUY HIỂN

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ RÁCH CHÓP XOAY


BẰNG NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM DUY HIỂN

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ RÁCH CHÓP XOAY


BẰNG NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Chuyên ngành: Ngoại khoa


Mã số: 60720123

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:


PGS.TS. Đào Xuân Thành

HÀ NỘI - 2019
BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ

TIẾNG VIỆT TIẾNG ANH TIẾNG PHÁP


Ảnh giả Artifact
Bài tập sức cơ đẳng trường Isometric strengthening
Bảng thang điểm chức University of California,
năng khớp vai của đại học Los Angeles’ score,
California, Los Angeles UCLA’s score
Cặp đôi lực Force couple
Chóp xoay Rotator cuff
Cộng hưởng từ Magnetic resonance Imagerie par Résonance
Imaging, MRI Magnétique, IRM
Định tâm xoay động ba Articulation à centrage
chiều dynamique rotatoire
tridimentionnel
Động mạch cùng ngực Acromiothoracic artery L’artère acromiothoracique
Gân dưới gai Infraspinatus tendon, IS
Gân dưới vai Subscapularis tendon
Gân nhị đầu Biceps tendon
Gân trên gai Supraspinatus tendon, SS
Gân tròn bé Teres minor tendon
Giảm máu nuôi Hypovascularisation
Hiện tượng thoái hóa do mòn Dégénératif d’usure
Hội chứng chèn ép dưới Impingement syndrome Syndrome du conflit sous
mỏm cùng vai acromial
Khoảng gian chóp xoay Rotator cuff interval
Khoảng tin cậy Confidence interval
Kỹ thuật khâu bắc cầu Suture bridge technique
Kỹ thuật khâu hai hàng Double row technique
Kỹ thuật khâu một hàng Single row technique
Kỹ thuật trượt đôi Double sliding technique
Kỹ thuật trượt đơn Single sliding technique
Mũi khâu đơn giản simple stitch
Mũi khâu Masson Allen Mũi khâu Masson Allen
cải biên cải biên
Mũi khâu nằm ngang horizontal stitch
Mũi khâu vòng bít lớn massive cuff stitch
TIẾNG VIỆT TIẾNG ANH TIẾNG PHÁP
Nghiệm pháp bàn tay ngửa palm-up test
Nghiệm pháp cánh tay rơi drop arm test
Nghiệm pháp ép bụng belly press test
Nghiệm pháp lon đầy Full can test
Rách bán phần bề dày Partial-thickness rotator
chóp xoay cuff tear
Rách rất lớn Massive tear
Rách toàn phần bề dày Full-thickness rotator cuff
chóp xoay tear
Tạp chí Nội Soi Khớp và Journal of Arthroscopy and
các nghiên cứu liên quan Related Research
Tạp chí phẫu thuật xươngJournal of Bone and Joint
khớp Surgery
Thang điểm nghiệm pháp Simple shoulder test score
khớp vai đơn giản
Thang điểm Phẫu thuật American Shoulder and
Viên Khớp Khuỷu và Elbow Surgeons score,
Khớp Vai Hoa Kỳ ASES
Tổn thương sụn viền trên Superior Labral Anterior-
từ trước ra sau Posterior, SLAP
Vectơ phân giác định tâm Bissectrices vectorielles de
chỏm recentrage
Vùng nguy kịch Critical zone Zone Critique Tendineuse
Xoay định tâm Rotation de recentrage
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................1


Chương 1....................................................................................................3
TỔNG QUAN............................................................................................3
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHÓP XOAY........................................................3
1.1.1. Giải phẫu học gân cơ chóp xoay....................................................................................3

1.2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN KHÂU CHÓP XOAY QUA
NỘI SOI.............................................................................................27
1.2.1. Kỹ thuật đóng neo vào xương.......................................................................................27
1.2.2. Kỹ thuật khâu một hàng...............................................................................................27
1.2.3. Kỹ thuật khâu hai hàng................................................................................................28
1.2.4. Kỹ thuật khâu bắc cầu..................................................................................................28
1.2.5. Các kỹ thuật cột chỉ trong nội soi khớp vai..................................................................29

1.3. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT RÁCH CHÓP XOAY
............................................................................................................31
1.3.1. Phương pháp điều trị phẫu thuật mổ mở.....................................................................31
1.3.2. Phương pháp phẫu thuật mổ mở với đường mổ nhỏ...................................................32
1.3.3. Phương pháp khâu rách chóp xoay qua nội soi..........................................................32
1.3.4. Các kết quả nghiên cứu trong nước.............................................................................33
Chương 2..................................................................................................35
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................35
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU............................................................35
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân..................................................................................35
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ.......................................................................................................35

2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU................................................................35


2.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.............................................................35
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................36
2.4.1. Thiết kế nghiên nghiên cứu..........................................................................................36
2.4.2. Cỡ mẫu..........................................................................................................................36
2.4.4. Nội dung nghiên cứu....................................................................................................36
2.5. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ.........................................................................39
2.5.1. Diễn biến sau mổ..........................................................................................................39

2.5.2. Đánh giá kết quả xa.........................................................................39


2.5.3. Đánh giá kết quả lành gân trên phim cộng hưởng từ.................................................41

2.6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ SỐ LIỆU....................................................41


Chương 3 DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................42
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.......................................42
3.1.1. Phân bố nam và nữ.......................................................................................................42
3.1.2. Tuổi trung bình của bệnh nhân...................................................................................42
3.1.3. Thời gian theo dõi trung bình......................................................................................43

3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG...................................................................44


3.3. ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG.........................................................45
3.4. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ RÁCH CHÓP XOAY:..........................47
3.5. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ.........................................................................47
3.6. SỐ LIỆU RÁCH TOÀN PHẦN BỀ DÀY VÀ RÁCH BÁN PHẦN
BỀ DÀY: SO SÁNH KẾT QUẢ CHỨC NĂNG KHỚP VAI SAU
MỔ GIỮA HAI NHÓM.....................................................................48
3.7. ĐIỂM ULCA GIỮA NHÓM RÁCH 1 PHẦN VÀ RÁCH TOÀN
PHẦN BỀ DÀY.................................................................................50
3.8. SỐ BỆNH NHÂN THEO NĂM THEO DÕI, KẾT QUẢ CHỨC
NĂNG KHỚP VAI CỦA TỪNG NHÓM BỆNH NHÂN THEO NĂM
THEO DÕI.........................................................................................50
3.9. CÁC BIẾN CHỨNG..........................................................................50
Chương 4 DỰ KIẾN BÀN LUẬN..........................................................51
DỰ KIẾN KẾT LUẬN............................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Tỉ lệ nam và nữ....................................................................42


Bảng 3.2. Tuổi trung bình của nam và nữ............................................42
Bảng 3.3. Tuổi trung bình của cả nhóm...............................................42
Bảng 3.4. Phân bố số bệnh nhân theo nhóm tuổi.................................43
Bảng 3.5. Phân bố theo địa dư.............................................................43
Bảng 3.6. Thời gian theo dõi trung bình..............................................43
Bảng 3.7. Tiền sử.................................................................................44
Bảng 3.8. Nguyên nhân rách chóp xoay..............................................44
Bảng 3.9. Triệu chứng cơ năng............................................................44
Bảng 3.9. Triệu chứng thực thể............................................................44
Bảng 3.10. X quang.............................................................................45
Bảng 3.11. Siêu âm..............................................................................46
Bảng 3.12. MRI...................................................................................46
Bảng 3.12.a. Số liệu rách toàn phần bề dày và rách hoàn toàn...........46
Bảng 3.12.b. So sánh kết quả tổn thương SLAP trên cộng hưởng từ và
nội soi khớp vai..........................................................................47
Bảng 3.13. Bảng điểm Constan trước và sau mổ.................................47
Bảng 3.13a. Điểm Constant trung bình chức năng khớp vai trước mổ
...................................................................................................47
Bảng 3.13b. Điểm Contant trung bình chức năng khớp vai sau mổ....48
Bảng 3.13c. So sánh kết quả điểm Constant trung bình chức năng
khớp vai trước và sau mổ...........................................................48
Bảng 3.14. Bảng điểm UCLA sau mổ.................................................48
Bảng 3.14a. Điểm trung bình UCLA chức năng khớp vai sau mổ......48
Bảng 3.14b. Phân loại kết quả chức năng khớp vai sau mổ theo điểm
UCLA........................................................................................48
Bảng 3.15. Điểm Constant của khớp vai sau mổ của hai nhóm rách bán
phần bề dày và rách hoàn toàn chóp xoay.................................49
Bảng 3.16. So sánh kết quả điểm Constant sau mổ của hai nhóm rách
bán phần bề dày và rách hoàn toàn............................................49
Bảng 3.18. So sánh kết quả điểm UCLA trung bình chức năng khớp
vai sau mổ của nhóm rách toàn phần bề dày và rách một phần bề
dày chóp xoay............................................................................50
Bảng 3.19. Số bệnh nhân theo tháng theo dõi.....................................50
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Các gân cơ chóp xoay...................................................................................3


Hình 1.2. Diện bám gân dưới vai..................................................................................4
Hình 1.3. Gân trên gai và dưới gai có đoạn đan xen lẫn nhau.....................................5
Hình 1.4. Cáp chóp xoay, ngôi sao màu đen cho thấy phần gân gồ lên chính là cáp
chóp xoay.......................................................................................................................7
Hình 1.5. Cáp chóp xoay nhìn thấy qua nội soi khớp vai.............................................7
Hình 1.6. Hình vẽ mô tả cáp chóp xoay........................................................................8
Hình 1.7. Cáp chóp xoay giống như cấu trúc dây treo của cầu treo............................8
Hình 1.8. Hình dạng mỏm cùng vai..............................................................................9
Hình 1.9. Hình X quang chụp tư thế xương bả vai tiếp tuyến, mỏm cùng vai hình
móc.................................................................................................................................9
Hình 1.10. Hình X quang chụp tư thế xương bả vai tiếp tuyến, mỏm cùng vai hình
cong..............................................................................................................................10
Hình 1.11. Hình minh họa khái niệm vectơ phân giác định tâm chỏm......................12
Hình 1.12. Hình minh họa các véc tơ lực vùng chỏm cánh tay..................................13
Hình 1.13. Ví dụ về nút chặn mềm dẻo......................................................................14
Hình 1.14. Hình minh họa các véc tơ lực tác động lên chỏm cánh tay khi bắt đầu
dạng vai........................................................................................................................14
Hình 1.15. Hình minh họa tổng hợp các lực khi xoay trong hoặc xoay ngoài..........15
Hình 1.16. Hình ảnh rách chóp xoay rất lớn làm chỏm xương cánh tay chạy lên cao
và tiếp xúc trực tiếp với mỏm cùng vai lâu ngày làm thoái hóa khớp vai.................16
Hình 1.17. Nghiệm pháp Jobe.....................................................................................18
Hình 1.18. Nghiệm pháp Patte....................................................................................19
Hình 1.19. Nghiệm pháp Gerber.................................................................................20
Hình 1.20. Nghiệm pháp ép bụng...............................................................................21
Hình 1.21. Nghiệm pháp Napoléon............................................................................21
Hình 1.22. Nghiệm pháp cánh tay rơi.........................................................................22
Hình 1.23. X-quang khớp vai thẳng............................................................................23
Hình 1.24. X-quang khớp vai nghiêng kiểu Lamy cho phép đánh giá hình dạng mỏm
cùng vai........................................................................................................................24
Hình 1.25. MRI khớp vai có bơm thuốc cản từ cho thấy đầu gân rách tụt vào trong,
thuốc cản từ màu trắng nằm ở bên ngoài....................................................................25
Hình 1.26. Phân loại rách chóp xoay theo hình dạng rách: từ trái sang phải là các
kiểu rách hình chữ C, hình chữ U, hình chữ L, và kiểu rách rất lớn..........................26
Hình 1.27. Hình nội soi rách bán phần mặt khớp gân chóp xoay và kỹ thuật đo bề
dày từ trong ra ngoài của kích thước lỗ rách, mỗi vạch đánh dấu chiều dài 5mm. FP:
diện bám gân chóp xoay..............................................................................................26
Hình 1.28. Kỹ thuật đóng neo chỉ vào xương (hình bên trái). Hình bên phải là neo đã
đóng vào xương khi khâu gân.....................................................................................27
Hình 1.29. Kỹ thuật khâu hai hàng.............................................................................28
Hình 1.30. Kỹ thuật khâu bắc cầu hay kỹ thuật khâu tương đương với khâu xuyên
xương...........................................................................................................................28
Hình 1.31. Sợi quấn và sợi trụ.....................................................................................29
Hình 1.32. Nút thắt và vòng chỉ..................................................................................29
1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Chóp xoay là tên gọi phần gân bám vào đầu trên xương cánh tay của
bốn cơ bao gồm cơ dưới vai, cơ trên gai, cơ dưới gai và cơ tròn bé. Chóp xoay
có nhiệm vụ làm cho khớp vai thực hiện các động tác dạng, khép, xoay trong,
xoay ngoài, đưa cánh tay ra trước, đưa ra sau và giữ vững khớp vai.
Rách chóp xoay là một trong những tổn thương phổ biến nhất ở khớp
vai, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, có hoặc không có chấn thương, làm cho
bệnh nhân đau đớn, hạn chế vận động khớp vai, làm yếu trương lực cơ của
các cơ quanh khớp và gây ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động của người
bệnh. Rách gân trên gai và dưới gai hay gặp chiếm 10% đến 40% trên cộng
đồng dân số trên 40 tuổi [114]. Gân dưới vai ít gặp hơn với tỉ lệ rách đơn
thuần 4,9% [68]. 13% trong cộng đồng dân số trên 50 tuổi, và trên 50% ở
cộng đồng người trên 80 tuổi (Van De Wad và CS, 2011). Trong lâm sàng
không phải trường hợp nào bệnh nhân cứ đau và hạn chế vận động khớp vai
cũng là có rách chóp xoay và cũng còn nhiều bệnh nhân bị rách chóp xoay
nhưng chưa được chẩn đoán và xử trí sớm. Tổn thương rách chóp xoay không
thể lành được nếu không được khâu lại sớm và chỗ gân rách đó sẽ ngày càng
toác rộng đến mức không thể khâu được nữa.
Điều trị bảo tồn bằng thuốc, vật lý trị liệu và tiêm corticoide vào
khoang dưới mỏm cùng có thể đem lại kết quả tốt cho bệnh nhân ở giai đoạn
sớm (Neer I-II) [85]. Nhưng tác giả Gartsman [48] đã cho thấy việc điều trị
bảo tồn không đem lại kết quả tốt khi bệnh nhân có rách chóp xoay. Phẫu
thuật khâu lại chỗ rách của chóp xoay có tác dụng giảm đau, phục hồi lại sự
vững chắc của khớp, lấy lại vận động cơ năng của khớp có bệnh nhân và về
lâu dài tránh được biến chứng.
2

Phẫu thuật mổ mở khâu chóp xoay được Codman áp dụng từ những


năm 1911 cho kết quả phục hồi chức năng tốt chỉ đạt 60-70% và hay gặp biến
chứng teo cơ delta. Những năm 1990, sự phát triển của phẫu thuật nội soi
khớp vai mở đầu cho hàng loạt những nghiên cứu chuyên sâu về bệnh lý khớp
vai, đánh giá chính xác thương tổn, các tổn thương phối hợp, đặc biệt chấn
thương phẫu thuật ít hơn và sau mổ bệnh nhân tập vận động sớm hơn.
Tại Việt Nam, vấn đề chẩn đoán sớm và điều trị rách chóp xoay mới chỉ
được quan tâm nhiều từ những năm 2000 trở lại đây cùng với sự phát triển
của các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp X quang, siêu âm, đặc
biệt là cộng hưởng từ (MRI). Việc chẩn đoán dựa vào lâm sàng và CĐHA có
ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp điều trị nội khoa hay
phẫu thuật can thiệp bằng mổ mở hay nội soi.
Tại bệnh viện Bạch Mai, phương pháp phẫu thuật nội soi khớp vai khâu
gân rách chóp xoay bắt đầu được thực hiện từ năm 2016 và đã mang lại nhiều
kết quả khả quan. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào đánh giá về
kết quả của phương pháp điều trị này. Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu
này nhằm hai mục tiêu:
1. Mô tả các đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh của rách chóp
xoay.
2. Đánh giá kết quả điều trị rách chóp xoay bằng nội soi tại bệnh viện
Bạch Mai.
3

Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. TỔNG QUAN VỀ CHÓP XOAY


1.1.1. Giải phẫu học gân cơ chóp xoay
Chóp xoay là tên gọi chung cho nhóm bốn gân bám vào đầu trên xương
xương cánh tay đó là gân dưới vai bám vào củ bé xương cánh tay, gân trên
gai, gân dưới gai bám vào củ lớn xương cánh tay và gân cơ tròn bé bám vào
phần sau, dưới củ lớn xương cánh tay. Ngoài ra tác giả Goutallier còn xem
đầu dài gân nhị đầu đoạn nằm trong khớp vai và trong rãnh nhị đầu cũng là
một phần của chóp xoay [114].

Hình 1.1. Các gân cơ chóp xoay


“Nguồn: Netter F.H (1997), Atlas giải phẫu người” [8]

Cơ dưới vai nguyên ủy ở toàn bộ hố dưới vai và bờ trong xương bả vai,


bám tận ở củ bé xương cánh tay và dính với bao khớp vai. Tác giả Ide [56] đã
mô tả gân dưới vai có diện bám như hình dấu phẩy. Kích thước diện bám gân
đo được của tác giả Ide lần lượt là 26,3mm và 16mm.
4

Hình 1.2. Diện bám gân dưới vai


“Nguồn: Ide J, et al (2008), Arthroscopy: the journal of arthroscopy and
related surgery” [56]

Cơ trên gai có nguyên ủy ở hố trên gai và bám tận vào củ lớn xương
cánh tay, cơ dưới gai có nguyên ủy ở hố dưới gai và bám tận vào củ lớn
xương cánh tay sau cơ trên gai. Cơ tròn bé có nguyên ủy phần giữa bờ ngoài
xương bả vai và bám tận vào phần sau, dưới củ lớn xương cánh tay.
Khoảng không gian nằm giữa cơ dưới vai và trên gai, có các sợi của
dây chằng qua cánh tay chạy qua được gọi là khoảng gian chóp xoay theo các
tác giả nói tiếng Anh.
Đối với diện bám của gân trên và dưới gai, đây là phần được nhiều tác
giả quan tâm nhất vì tỷ lệ rách của hai gân này khá cao và các kỹ thuật khâu
hai gân này cũng đã được mô tả nhiều [24], [67], [68]. Rất nhiều tác giả mô tả
nhiều kiểu bám khác nhau của gân trên và dưới gai vào củ lớn xương cánh
tay. Ngay cả chính tác giả Dugas [42] mặc dù phân định rạch ròi gân trên và
dưới gai bằng cách bóc tách từ phần cơ đi vào tới tận nơi bám của hai gân này
5

cũng thừa nhận là sự phân định này không chính xác. Giữa gân trên gai và
dưới gai có phần chồng lấn lên nhau theo và rất khó phân biệt rạch ròi giữa
hai gân như nhận xét của các tác giả Nhật Bản Minagawa [81], Clark và
Harryman [31], Mochizuki [82] và đoạn đan xen này theo tác giả Minagawa
[81] là 9.8mm. Tuy nhiên tác giả Curtis, Dugas [39], [42] lại nhận xét hai gân
trên và dưới gai tách biệt rõ ràng như trong các mô tả của các sách giải phẫu
kinh điển. Trong thực tế khi làm nội soi khớp vai, không thể nhận rõ sự tách
biệt của gân trên gai và dưới gai khi bám vào củ lớn xương cánh tay.

Hình 1.3. Gân trên gai và dưới gai có đoạn đan xen lẫn nhau.
SSP: gân trên gai. ISP: gân dưới gai. TM: gân cơ tròn bé. SSC: gân cơ dưới
vai. S: diện khớp trên, M: diện khớp giữa, I: diện khớp dưới
“Nguồn: Minagawa H, et al (1998), Arthroscopy: the journal of arthroscopy
and related surgery” [81]

Bề ngang trung bình từ trong ra ngoài lớn nhất ở giữa gân trên gai là
10,07±1,77mm (từ 7mm đến 15mm), bề ngang này được tính bao gồm cả
phần bao khớp đến tận điểm bờ ngoài của củ lớn xương cánh tay. Theo tác giả
Mochizuki [82] thì phần bao khớp cũng mất hết từ 1,5 đến 1,9mm. Như vậy
phần của gân trên gai thì thực tế chỉ còn khoảng 6 đến 8mm. Số liệu này
tương tự như nhận xét của tác giả Mochizuki và nhỏ hơn các tác giả khác ở
phương Tây như nghiên cứu trên xác của Tierney và cộng sự cho thấy bề
6

ngang gân trên gai trung bình là 16.9mm (từ 12 đến 25mm) tính từ mặt sụn ra
tới điểm tận cùng của gân. Phần lớn các kỹ thuật khâu gân của các tác giả
nước ngoài đều dựa trên số liệu này.
Bề dài từ bờ trước rãnh nhị đầu đến điểm đầu của vùng không sụn theo
kết quả của Minagawa là 26,8mm. Trong lúc nội soi, điểm đầu của vùng
không sụn là điểm mốc quan trọng khi nhìn từ trong khớp, nó cho phép phẫu
thuật viên chẩn đoán rách cả gân trên và dưới gai khi chóp xoay bị rách đến
tận điểm này.
Bề dài từ điểm đầu của vùng không sụn đến bờ sau của gân dưới gai là
11,12±3,88mm (từ 4 mm đến 20mm).
Bề ngang của gân dưới gai tính luôn cả phần bao khớp ở nghiên cứu
trong nước là 11,93±1,97mm (từ 8mm đến 15mm). Số liệu này của tác giả
Curtis 19mm, Dugas 13,4mm, Michizuki 10,2mm. Bề ngang thực sự của gân
dưới gai nhỏ hơn nếu trừ phần bao khớp ra. Nhiều tác giả ghi nhận gân dưới
vai cho những trẽ gân tạo thành nền như một ròng rọc cho gân nhị đầu chạy
trên, gân trên gai sẽ cho trẽ tạo nên mái của rãnh nhị đầu và bao phủ một phần
lên cả củ bé xương cánh tay [31], [56].
Mặt khác, Roh [93] còn mô tả gân trên gai và dưới gai bao gồm hai
phần là phần gân to và phần cơ phụ to nhưng gân nhỏ hơn và tác giả cho rằng
khi khâu phục hồi cần khâu phần gân lớn. Tuy nhiên không thấy tác giả [68],
[24] nào khâu phục hồi chi tiết như vậy.
Những báo cáo đầu tiên về cấu tạo của chóp xoay của các tác giả
phương Tây cho chúng ta thấy mỗi gân chóp xoay thường tách biệt khi bám
vào củ lớn xương cánh tay hay củ bé xương cánh tay [31], [39], [42]. Nhưng
những nghiên cứu gần đây của các tác giả Nhật Bản [9], [56], [81], [82] cho
thấy khi đã đến đoạn biến thành gân thì các gân này hòa lẫn vào nhau tạo
thành một phức hợp gân và bám vào củ lớn xương cánh tay. Khi nội soi khớp
7

vai phát triển, các phẫu thuật viên đều nhận thấy gân trên gai và dưới gai hòa
lẫn vào nhau, các sợi đan chéo với nhau ở đoạn giao nhau và tạo thành một
sợi cáp gân chóp xoay có điểm bám đầu ở ngay sau rãnh nhị đầu tức là phần
được xem là điểm bám của gân trên gai, cáp gân này sẽ chạy ra sau và tận
cùng ở bờ sau của gân dưới gai [24].

Hình 1.4. Cáp chóp xoay, ngôi sao màu đen cho thấy phần gân gồ lên
chính là cáp chóp xoay.
SSP: gân trên gai, ISP: gân dưới gai, SS: gai vai, GT: củ lớn xương cánh tay, Bg: rãnh
gân nhị đầu, CP: mỏm quạ, PMi: cơ ngực bé, Med: bên trong, Ant: phía trước.

Hình 1.5. Cáp chóp xoay nhìn thấy qua nội soi khớp vai.
C: cáp chóp xoay, H: chỏm xương cánh tay, B: sợi gân trên và dưới gai.
“Nguồn: Burkhart S.S, et al (2006), Lippincotte Williams & Wilkins Philadelphia” [25]
8

Hình 1.6. Hình vẽ mô tả cáp chóp xoay.


BT: đầu dài gân nhị. C: cáp chóp xoay, B: khoảng cách từ trong cáp chóp xoay ra
đến ngoài nơi bám của chóp xoay vào củ lớn xương cánh tay.
“Nguồn: Burkhart S.S, et al (2006). Lippincott Williams & Wilkins Philadelphia” [24]

Phần cáp gân chóp xoay sẽ phân tán đều lực tác dụng lên gân nhằm bảo
vệ phần gân vô mạch, mỏng của gân trên gai và dưới gai tương tự như cầu
treo. Nơi bám tận của cáp chóp xoay giống như hai trụ cầu để treo phần cáp
treo cầu [24].

Hình 1.7. Cáp chóp xoay giống như cấu trúc dây treo của cầu treo.
“Nguồn: Burkhart S.S, et al (2006). Lippincott Williams & Wilkins Philadelphia” [24]

Như vậy có thể thấy là dù có rách gân trên gai và dưới gai nhưng nếu
phần cáp chóp xoay còn nguyên thì hai gân này cũng vẫn còn tác dụng ép
chỏm xương cánh tay vào ổ chảo nhờ vào sự phân bố lực trải đều trên cáp
chóp xoay. Halder [52] và cộng sự nghiên cứu trên thực nghiệm với 10 khớp
vai trên xác cho thấy gân trên gai rách một phần ba hay hai phần ba chỉ có ảnh
9

hưởng rất nhỏ lên sự truyền lực. Nếu toàn bộ gân trên gai bị đứt sẽ làm giảm
hẳn sự truyền lực. Như vậy khi khâu chóp xoay chúng ta cần khâu phục hồi
lại cáp chóp xoay.
Hình dạng mỏm cùng vai và bệnh lý rách chóp xoay
Mỏm cùng vai về hình dạng được chia làm 3 dạng: dạng A là loại mỏm
cùng phẳng, dạng B là loại có hình cong và dạng C là có hình móc. Các tổn
thương chóp xoay phần mặt hoạt dịch dưới khoang mỏm cùng có liên quan
đến mỏm cùng dạng B và C. Dây chằng cùng quạ đóng góp vào trong hội
chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai khi cánh tay đưa ra trước. Túi hoạt dịch
khi bị viêm dày lên cũng tạo nên hiện tượng chèn ép chóp xoay dưới mỏm
cùng vai.

Hình 1.8. Hình dạng mỏm cùng vai.


A: hình phẳng, B: hình cong, C: hình móc
“Nguồn: Burkhart S.S, et al (2006), Lippincotte Williams & Wilkins Philadelphia” [25]

Hình 1.9. Hình X quang chụp tư thế xương bả vai tiếp tuyến, mỏm cùng vai hình móc.
“Nguồn: Burkhart S.S, et al (2006), Lippincotte Williams & Wilkins Philadelphia” [25]
10

Hình 1.10. Hình X quang chụp tư thế xương bả vai tiếp tuyến, mỏm cùng
vai hình cong
“Nguồn: Burkhart S.S, et al (2006), Lippincotte Williams & Wilkins Philadelphia” [25]

Sự nuôi dưỡng của chóp xoay


Chóp xoay được cung cấp máu từ các động mạch mũ cánh tay sau, mũ
cánh tay trước, động mạch trên vai và bởi những nhánh của động mạch cùng
ngực. Vào năm 1934, Codman đã mô tả 1 vùng nguy cơ thiếu máu nằm
khoảng 1,5cm cách chỗ bám vào củ lớn xương cánh tay của gân trên gai và
dưới gai. Moseley đặt tên cho vùng vô mạch này là vùng nguy kịch, là nơi
xảy ra bệnh lý của gân, can xi hóa gân và vùng rách của chóp xoay. Rathbun
[91] chỉ ra rằng sự thiểu dưỡng của vùng này tăng lên theo tuổi và theo sự sử
dụng quá mức khớp vai, cơ trên gai được nuôi dưỡng kém hơn cơ dưới gai và
cơ dưới gai được nuôi dưỡng kém hơn cơ dưới vai. Ông kết luận tuổi tác, sử
dụng quá mức chóp xoay tạo ra hiện tượng hoại tử thiếu máu nuôi trong gân
đặc biệt khi tay ở tư thế dạng và xoay trong. Như vậy tổn thương rách chóp
xoay có một phần nguyên nhân do thiếu máu nuôi, hậu quả là khi khâu lại
chóp xoay tỉ lệ lành gân cũng không đạt được 100%.
Cơ sinh học
Vai trò của chóp xoay trong việc giữ vững khớp vai
Chỏm xương cánh tay có hình dạng 1/3 quả cầu tiếp xúc với mặt khớp ổ
chảo xương bả vai rất nông. Ổ chảo xương bả vai tuy được làm sâu thêm bởi
11

lớp sụn viền nhưng bản thân các thành phần này cũng không thể giữ vững khớp
vai. Tham gia giữ vững khớp vai là các dây chằng bao khớp và đặc biệt là vai
trò giữ vững động của các gân vùng khớp vai trong đó có gân chóp xoay.
Để bảo đảm việc vừa giữ vững được khớp vai, vừa cho phép khớp vai
có tầm hoạt động rộng, có 25 cặp cơ giúp định tâm chỏm trong các vận động
của khớp vai. Đối với chóp xoay, các cặp đôi lực giúp định tâm chỏm và giữ
vững cho khớp vai trong trong mặt phẳng trán chính là cặp cơ delta - phần
chóp xoay bên dưới bao gồm gân cơ dưới gai, tròn bé và dưới vai. Trong mặt
phẳng nằm ngang là cặp gân dưới vai - chóp xoay phía sau bao gồm gân cơ
dưới gai và tròn bé. Trong những trường hợp rách rất lớn chóp xoay, phần gân
rách có thể lan ra đến phía sau và chỉ còn một ít sợi gân còn lại dính vào chỏm
xương cánh tay. Khi đó, phần sau của chóp xoay quá yếu nên không thể cân
bằng với gân cơ dưới vai ở phía trước. Mặt khác, phần dưới của chóp xoay
không tạo đủ moment để cân bằng với cơ delta trong mặt phẳng trán. Điều
này dẫn đến khớp bả vai cánh tay bị mất vững và chỏm xương cánh tay sẽ bị
di lệch lên trên và ra trước do moment lực của cơ delta và cơ dưới vai tác
động. Khi xoay ngoài cánh tay, các cơ dưới gai và tròn bé sẽ tạo lực xoay
ngoài, khi đó vì lý do không tương hợp giữa cấu trúc ổ chảo xương bả vai
(nông) và chỏm xương cánh tay nên khớp bả vai cánh tay sẽ có nguy cơ bị trật
ra sau hay sẽ bị mất vững ở phía sau. Để tránh điều này, nhóm cơ phía trước
là cơ dưới vai sẽ tác động định tâm lại chỏm.
Khi chóp xoay bị rách, việc phẫu thuật nhằm mục đích khâu gân chóp
xoay để phục hồi các cặp đôi lực nhằm phục hồi vận động khớp vai, không
cần thiết phải khâu kín lỗ rách [24].
Đối với phần đầu dài gân nhị đầu cánh tay phần chạy trong khớp vai
cũng được xem như một phần của chóp xoay. Phần này cũng có tác dụng giữ
vững khớp vai. Tác giả Bonnel [113] đã đưa ra khái niệm vectơ phân giác
định tâm chỏm.
12

Hình 1.11. Hình minh họa khái niệm vectơ phân giác định tâm chỏm.
Hai véc tơ lực có hướng đi lên và làm chỏm xương cánh tay chạy lên trên là của cơ
delta ở bên ngoài, phần đầu ngắn cơ nhị đầu ở bên trong. Đầu dài gân nhị đầu tạo
véc tơ phân giác giúp “đè” chỏm xương cánh tay không cho chạy lên cao và như
vậy giúp định tâm chỏm xương cánh tay vào ổ chảo.
“Nguồn: Bonnel F (1992), Conférences d'enseignement de la Sofcot” [113]

Vai trò của gân chóp xoay trong các động tác vận động khớp vai
Động tác giạng vai và khái niệm nút chặn mềm dẻo
Trong động tác dạng vai từ 0 đến 90 độ, một mình cơ delta không đủ để
làm dạng vai. Nếu phân tích véc tơ lực của cơ delta chúng ta sẽ có hai thành
phần là Dr theo phương dọc trục cánh tay và Dt theo phương vuông góc với
trục cánh tay. Thành phần Dr sẽ là thành phần đối trọng với véc tơ lực Pr là
trọng lượng của cánh tay. Lực Dr tác dụng ở tâm chỏm xương cánh tay để
hình thành một véc tơ lực xoay R có thể tiếp tục được phân tích thành hai
thành phần Rc là lực nén ép chỏm vào ổ chảo và lực Ri là lực xoay làm cho
chỏm chạy lên trên và ra ngoài.
Khi các cơ chóp xoay bao gồm cơ trên gai, dưới gai, dưới vai và tròn bé co sẽ
tạo ra một lực Rm đối trọng với véc tơ lực Ri làm cho chỏm không bị trật lên trên
và ra ngoài. Véc tơ lực Rm của chóp xoay tạo với véc tơ lực Dt của cơ delta tạo
thành một cặp đôi lực và làm cho chỏm xoay để tạo ra động tác dạng vai [115].
13

Hình 1.12. Hình minh họa các véc tơ lực vùng chỏm cánh tay.
“Nguồn: Kapandji I.A (1971), Physiologie articulaire” [115]

Theo Bonnel [113], tự bản thân cơ delta không thể làm giạng cánh tay
vì bằng chứng là những người bị rách lớn chóp xoay khi cơ delta co sẽ làm
chỏm chạy lên trên, điều này có thể thấy trên các phim X quang của những
bệnh nhân bị rách chóp xoay có hình ảnh chỏm di lệch lên trên và những bệnh
nhân rách rất lớn chóp xoay có thể mất động tác dạng vai. Tác giả đã đưa ra
hình ảnh ví dụ về vai trò của cơ delta và cơ trên gai như sau. Nếu chúng ta
xem xương cánh tay là một cái thang dựng sát tường, cơ delta là sợi dây buộc
vào thang. Nếu chúng ta kéo dây thang sẽ chạy lên mà không xoay được. Nếu
chúng ta đặt một nút chặn trên đầu thang khi kéo sợi dây, vì một đầu thang bị
chặn ở trên nên phần dưới của thang sẽ xoay và thang sẽ giạng ra. Nút chặn ở
đầu thang phải mềm dẻo để không ngăn cản thang xoay và nút chặn này chính
là cơ trên gai.
14

Hình 1.13. Ví dụ về nút chặn mềm dẻo.


Từ trái sang phải cho thấy thang sẽ chạy lên cao khi kéo dây, muốn thang giạng và
xoay như hình nằm giữa cần có một nút chặn mềm dẻo để đổi hướng lực kéo thành
lực xoay như hình cuối cùng.
“Nguồn: Bonnel F (1992), Conférences d'enseignement de la Sofcot” [113]

Khi bắt đầu dạng vai, thành phần véc tơ lực tiếp tuyến của cơ trên gai
Et mạnh hơn thành phần Dt của cơ delta. Nhưng cánh tay đòn của nó ngắn
hơn của cơ delta. Thành phần xoay Er sẽ ép chỏm vào ổ chảo và ngăn không
cho chỏm chạy lên trên dưới tác dụng của thành phần Dr. Như vậy trong động
tác dạng vai, cơ delta và các cơ chóp xoay hoạt động tuân theo luật định tâm
động xoay 3 chiều. Nghĩa là chỏm được ép vào ổ chảo nhờ vào gân chóp xoay
và xoay nhờ cặp đôi lực là cơ delta bên ngoài và cơ dưới vai, dưới gai bên
trong, ngoài ra còn có sự phụ giúp của nhóm cơ ngực lớn và cơ lưng rộng.

Hình 1.14. Hình minh họa các véc tơ lực tác động lên chỏm cánh tay khi
bắt đầu dạng vai.
“Nguồn: Kapandji I.A (1971), Physiologie articulaire” [115]
15

Động tác khép vai


Động tác khép vai thực sự chỉ thực hiện được trong động tác leo trèo.
Việc cố định xương bả vai là bước đầu tiên trong động tác leo trèo. Các cơ
thang, cơ trám, cơ ngực bé, cơ dưới đòn sẽ co đồng thời để cố định xương bả
vai. Khi xương bả vai đã được cố định, cánh tay có thể được khép bởi nhóm
cơ dưới gai, dưới vai, cơ tròn lớn và cơ ngực lớn. Để tránh chỏm xương cánh
tay bị trật xuống dưới, các cơ delta, đầu ngắn cơ nhị đầu, đầu dài cơ tam đầu,
cơ quạ cánh tay cùng hoạt động để tạo cặp đôi lực xoay định tâm. Động tác
leo trèo đòi hỏi có sự tham gia của cơ lưng rộng với sự giúp đỡ của đầu dài cơ
tam đầu giúp chỏm không bị trật xuống dưới.
Động tác xoay trong và xoay ngoài
Động tác xoay ngoài được thực hiện bởi cơ tròn bé và cơ dưới gai. Vì sự
mất đối xứng giữa chỏm và ổ chảo nên chỏm có nguy cơ bị trật ra sau hay ít ra bị
mất vững ở phía sau. Khi đó cơ dưới vai, cơ ngực lớn sẽ có tác dụng định tâm
chỏm. Ở động tác xoay trong, các cơ dưới vai, cơ tròn lớn, ngực lớn, cơ lưng
rộng sẽ thực hiện. Bản thân phần dài gân nhị đầu có tác dụng hạn chế chỏm xoay
ngoài tối đa nên được xem như là thành phần xoay trong. Và để tránh chỏm bị
trật ra trước, nhóm cơ xoay ngoài sẽ co để định tâm chỏm vào ổ chảo.

Hình 1.15. Hình minh họa tổng hợp các lực khi xoay trong hoặc xoay ngoài
Các nhóm cơ phía trước và phía sau chỏm đều co để tạo lực ép chỏm vào ổ chảo
tránh cho chỏm bị trật và có thể xoay. Tổng các moment lực bằng 0 và như vậy
chỏm không bị bán trật ra trước hay ra sau. I và S: lực ép gân chóp xoay lên chỏm.
R và r: cánh tay đòn tính từ tâm chỏm đến nơi đặt lực.
“Nguồn: Burkhart S.S, et al (2006), Lippincott Williams & Wilkins Philadelphia” [24]
16

Diễn tiến của rách chóp xoay


Chóp xoay khi bị rách do thoái hóa sẽ khó tự lành, nếu không được khâu
lại phần lớn vết rách sẽ ngày càng lớn. Yamanaka.K, Matsumoto [109] theo
dõi 40 trường hợp rách mặt khớp được điều trị bảo tồn. Sau thời gian theo dõi
412 ngày, 32 ca tiến triển xấu với vết rách to hơn hoặc rách hoàn toàn. Hai
ông nhận thấy rằng các bệnh nhân cao tuổi, vết rách lớn và không có nguyên
nhân chấn thương thì vết rách rất khó lành.
Khi chóp xoay rách lớn, khớp vai sẽ bị mất vững. Chỏm xương cánh tay
sẽ dịch chuyển lên cao đụng vào mỏm cùng vai làm thoái hoá khớp vai. Gân
chóp xoay rách làm mất vận động khớp vai gây tàn phế, đau khi vận động
cũng như khi nghỉ ngơi. Bệnh nhân không thể sử dụng tay trong các sinh hoạt
hàng ngày, thậm chí những động tác rất đơn giản như mặc áo, gãi lưng, chải
đầu cũng không thể thực hiện được làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của
bệnh nhân.

Hình 1.16. Hình ảnh rách chóp xoay rất lớn làm chỏm xương cánh tay chạy lên
cao và tiếp xúc trực tiếp với mỏm cùng vai lâu ngày làm thoái hóa khớp vai.
“Nguồn: Goutallier D, Coudane H (1997), Traité d'Appareil locomoteur” [114]
17

Sinh bệnh học


Những nghiên cứu của De Palma năm 1950, Dautry 1968 và Neer 1972,
1983 cho thấy các vi chấn thương lặp đi lặp lại khi gân chóp xoay chạy trong
khoang dưới mỏm cùng đặc biệt là phần 1/3 trước mỏm cùng và dưới khớp
cùng đòn tạo nên hiện tượng thoái hóa do mòn ở mặt trên của gân. Người ta
thấy mỏm cùng vai típ III gây ra triệu chứng chèn ép sớm hơn.
Tuy vậy lý thuyết cơ học không giải thích được hết tất cả bệnh lý rách
gân chóp xoay, lý thuyết giảm máu nuôi có thể giải thích tình trạng rách trong
gân cũng như rách ở phần mặt khớp của gân chóp xoay. Mansat đã đề nghị
một sơ đồ bệnh lý giải thích nguyên nhân rách của chóp xoay.

Chẩn đoán rách chóp xoay


Rách chóp xoay vùng khớp vai là bệnh lý hay gặp, theo Goutalier [114]
và cộng sự cũng như các tác giả khác ước chừng có khoảng 40% người trên
50 tuổi bị rách bán phần bề dày chóp xoay và khoảng 10% bệnh nhân bị rách
hoàn toàn. Những nghiên cứu trên xác của Seze [114] cho thấy trong 60 khớp
vai của những bệnh nhân trên 50 không có bệnh lý khớp vai, hơn một nữa có
lỗ rách nhỏ ở chóp xoay. Tuy nhiên, các nghiên cứu của Codman năm 1934,
De Palma năm 1950 cho thấy tỉ lệ rách chóp xoay dưới 15%.
Bệnh sử: bệnh nhân có thể bị chấn thương khớp vai, nhưng đa số các
trường hợp bệnh nhân tự nhiên xuất hiện cơn đau vùng vai. Cơn đau mặt
18

ngoài khớp vai lan xuống cánh tay nhưng không quá khuỷu, đau lan lên cổ và
gây chẩn đoán nhầm với bệnh lý cột sống cổ. Đau nhiều về đêm lúc gần sáng
khiến bệnh nhân mất ngủ, đau khiến bệnh nhân không thể nằm nghiêng bên
vai bị bệnh. Cảm giác yếu, mỏi cánh tay khi nhấc tay và khi làm việc với cánh
tay tư thế dạng.
Lâm sàng: Có hay không có teo các cơ chóp xoay nhất là cơ trên gai và
dưới gai ở hố trên gai và dưới gai. Vận động chủ động có thể bị hạn chế, vận
động thụ động thường là bình thường nếu không có tình trạng viêm co rút bao
khớp vai kèm theo. Ấn đau vùng củ lớn xương cánh tay, củ bé xương cánh tay
hay đầu dài gân nhị đầu trong rãnh nhị đầu tùy theo thành phần bị tổn thương
Các nghiệm pháp khi khám cho phép chẩn đoán rách chóp xoay:
Nghiệm pháp cho gân trên gai:
Nghiệm pháp Jobe: người khám đứng đối diện hay phía sau người
bệnh. Hai tay bệnh nhân đưa trước, dạng 90o trong mặt phẳng xương bả vai,
ngón tay cái trỏ xuống đất, người khám dùng lực đẩy cánh tay đi xuống trong
khi bệnh nhân kháng lại. Nghiệm pháp dương tính khi bệnh nhân có đau và
yếu tay bên bệnh. Cần cẩn thận bệnh nhân có thể yếu giả vì đau khi bệnh nhân
có hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng. Nghiệm pháp Jobe được cho là có giá
trị tiên đoán dương 84%, và giá trị tiên đoán âm là 58% [101].

Hình 1.17. Nghiệm pháp Jobe


“Nguồn: Cleland J, et al (2011), Lippincott William & Wilkin Philadelphia” [32]
19

Nghiệm pháp lon đầy: được thực hiện y như nghiệm pháp Jobe ngoại
trừ việc ngón cái chỉ lên trên, nghiệm pháp này được cho là ít gây đau khi
bệnh nhân có hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai.
Nghiệm pháp cho gân dưới gai và gân tròn bé hay chóp xoay phía sau:
Nghiệm pháp Patte: bệnh nhân khuỷu gấp 90 o, người khám nâng cánh
tay bệnh nhân lên 90o trong mặt phẳng xương bả vai sau đó yêu cầu bệnh
nhân xoay ngoài cánh tay có đối kháng và so sánh với tay còn lại, nếu bệnh
nhân có yếu so với tay bên lành thì nghiệm pháp dương tính.

Hình 1.18. Nghiệm pháp Patte


“Nguồn: Cleland J, et al (2011), Lippincott William & Wilkin Philadelphia” [32]

Nghiệm pháp xoay ngoài có đối kháng: nghiệm pháp được làm với
khuỷu gấp 90o cánh tay ép sát thân mình, xoay ngoài cánh tay có đối kháng.
Nghiệm pháp dương tính khi bệnh nhân có yếu không đều hai bên tay.
Nghiệm pháp cho gân dưới vai
Nghiệm pháp Gerber: bệnh nhân được yêu cầu đặt mặt lưng bàn tay sau
lưng khuỷu gấp 90o. Người khám kéo tay bệnh nhân ra khỏi lưng khoảng 5-
10cm và yêu cầu bệnh nhân giữ yên tay ở tư thế này mà không duỗi khuỷu.
Nghiệm pháp dương tính khi bệnh nhân không thể giữ yên tay được. Cần chú
20

ý đôi khi bệnh nhân duỗi khuỷu để giữ tay yên theo yêu cầu và như vậy sẽ
không chính xác. Nghiệm pháp có nhược điểm là không thể thực hiện khi
bệnh nhân có giới hạn xoay trong cánh tay do đau. Độ nhạy và độ đặc hiệu
được cho là đạt đến 100% trong trường hợp rách hoàn toàn gân dưới vai
nhưng nghiệm pháp này không thể phát hiện các trường hợp rách bán phần bề
dày gân dưới vai. J.Barth et al (2006) cho rằng nghiệm pháp này đặc hiệu
nhưng độ nhạy chỉ là 17.6%.

Hình 1.19. Nghiệm pháp Gerber.


“Nguồn: Cleland J, et al (2011), Lippincott William & Wilkin Philadelphia” [32]

Nghiệm pháp ép bụng: nghiệm pháp này được đề nghị để thay thế cho
nghiệm pháp Gerber khi bệnh nhân có đau hoặc hạn chế xoay trong cánh tay.
Bệnh nhân được yêu cầu đặt lòng bàn tay lên bụng với cổ tay trung tính,
khuỷu trước thân mình. Người khám đặt lòng bàn tay mình vào lòng bàn tay
bệnh nhân và yêu cầu bệnh nhân ép tay vào thành bụng và giữ khuỷu ở tư thế
trước thân mình. Người khám sẽ đánh giá sức ép của bệnh nhân, nếu sức ép
yếu đi nghiệm pháp được xem là dương tính.
21

Hình 1.20. Nghiệm pháp ép bụng


“Nguồn: Cleland J, et al (2011), Lippincott William & Wilkin Philadelphia” [32]
Nghiệm pháp Napoléon: được làm với tư thế như nghiệm pháp ép
bụng, bệnh nhân được yêu cầu ép bàn tay vào bụng với cổ tay thẳng. Nghiệm
pháp dương tính khi bệnh nhân phải gập cổ tay, khuỷu đưa ra sau để dùng lực
của phần sau của cơ delta để ép bụng. Mức độ gập cổ tay cho phép tiên lượng
mức độ rách của gân dưới vai [26].

Hình 1.21. Nghiệm pháp Napoléon


Hình C nghiệm pháp bình thường, A và B nghiệm pháp dương tính khi bệnh nhân
gập cổ tay để ép bàn tay vào bụng, mức độ rách càng lớn của gân dưới vai tương
ứng với mức độ gập cổ tay.
“Nguồn: Burkhart S.S, et al (2011), Lippincott William & Wilkin Philadelphia” [25]
22

Nghiệm pháp cánh tay rơi: người khám dùng tay dạng thụ động cánh
tay bệnh nhân lên tầm độ cao nhất có thể được, sau đó bỏ tay ra và yêu cầu
bệnh nhân tự giữ cánh tay của mình và hạ từ từ xuống. Nếu bệnh nhân hạ
được xuống vị trí 100o và sau đó không còn giữ tay được nữa mà để nó rơi tự
do xuống thân mình thì nghiệm pháp được xem là dương tính. Thường gặp
trong rách hoàn toàn và rách lớn của chóp xoay.

Hình 1.22. Nghiệm pháp cánh tay rơi


“Nguồn: Cleland J, et al (2011), Lippincott William & Wilkin Philadelphia” [32]

Cận lâm sàng:


X quang thường quy:
X quang khớp vai thẳng cánh tay tư thế trung tính: Khuỷu gấp 90o. Phim
đặt sau vai. Tia tập trung vùng 1/3 dưới khớp vai. Phim này cho thấy củ lớn
xương cánh tay, độ dày vỏ xương khoảng 1mm, bờ đều, khoang dưới mỏm
cùng cánh tay phải lớn hơn 7mm và sự chênh lệch hai bên không quá 2mm.
23

Hình 1.23. X-quang khớp vai thẳng.


Phim cho phép đánh giá sự di lệch lên trên của chỏm xương cánh tay so với ổ chảo,
hình dạng củ lớn xương cánh tay, khoảng cách khoang dưới mỏm cùng vai. Trên
phim này chỏm di chuyển lên cao, củ lớn xương cánh tay có gai xương và mỏm
cùng bị xơ đặc xương.
“Nguồn: Tác giả”

X quang khớp vai thẳng cánh tay tư thế xoay ngoài: Tư thế bệnh nhân
như trên, xoay ngoài cánh tay. Phim này cho phép phân tích phần trước củ lớn
xương cánh tay và bờ của rãnh nhị đầu.
X quang khớp vai thẳng cánh tay tư thế xoay trong: Tư thế bệnh nhân
như trên ngoại trừ cánh tay xoay trong tối đa. Phim này cho phép phân tích bờ
sau củ lớn xương cánh tay là nơi bám gân dưới gai và tròn bé, ở phim này
khoang dưới mỏm cùng chứa gân dưới gai và tròn bé, nếu khoang này hẹp có
nhiều khả năng rách hai gân này.
X quang chóp xoay nghiêng hay khớp vai nghiêng kiểu Lamy: được
Lamy mô tả từ năm 1949. Bệnh nhân chụp tư thế đứng, mặt quay vào bàn,
nghiêng ra trước 45 đến 60o, mặt ngoài vai được chụp tựa vào phim, khuỷu gấp
90o và đưa ra sau để tránh chồng xương cánh tay lên xương bả vai, tia nằm
ngang và tập trung ở khớp vai. Trên phim, xương bả vai và các thành phần của
nó tạo thành hình chữ Y và nằm ngoài lồng ngực. X quang tư thế này cho phép
24

thấy hố trên gai và dưới gai, cho thấy gián tiếp toàn bộ chóp xoay bao quanh
chỏm xương cánh tay, cho phép định vị được khối calci hoá cơ chóp xoay, thấy
lỗ rách gân chóp xoay khi có bơm thuốc cản quang, phân tích được hình dạng
của phần xa của mỏm cùng, mỏm quạ và xương bả vai. Dựa trên phim này,
Bigliani chia mỏm cùng ra làm 3 giạng là dạng phẳng, cong và móc.

Hình 1.24. X-quang khớp vai nghiêng kiểu Lamy cho phép đánh giá
hình dạng mỏm cùng vai.
“Nguồn: Tác giả”

Siêu âm: có độ nhạy và độ đặc hiệu lớn hơn 90% theo các báo cáo ở
nước ngoài. Chưa có công trình nghiên cứu trong nước công bố độ nhạy và độ
đặc hiệu.
Chụp cắt lớp điện toán có bơm thuốc cản quang: phương pháp này
được các tác giả Pháp ưa thích, có độ nhạy là 99%, độ đặc hiệu là 100% cho
chẩn đoán rách gân trên gai, đối với gân dưới gai tỉ lệ này lần lượt là 97,44%
và 99,52%, đối với gân dưới vai là 64,71% và 98,17%. Cho những tổn thương
của phần đầu dài gân nhị đầu là 45,76% và 99,57% [28].
Cộng hưởng từ: có độ nhạy và độ đặc hiệu lớn hơn 90% đặc biệt khi có
tiêm thuốc tương phản từ cho phép chẩn đoán các rách bán phần bề dày mặt
hoạt dịch, mặt khớp hay trong gân.
25

Hình 1.25. MRI khớp vai có bơm thuốc cản từ cho thấy đầu gân rách tụt
vào trong, thuốc cản từ màu trắng nằm ở bên ngoài.
“Nguồn: Tác giả”
Chẩn đoán phân biệt:
- Viêm gân và túi cùng dưới mỏm cùng vai.
- Viêm co rút bao khớp vai
- Thoái hóa khớp ổ chảo cánh tay
- Viêm khớp cùng đòn
- Bệnh lý thần kinh trên vai và bệnh lý rễ thần kinh cột sống cổ.
Phân loại
Có nhiều cách phân loại khác nhau về rách chóp xoay. Hiện tại các tác
giả có thể phân loại theo độ dày và vị trí nơi rách, theo kích thước và theo
hình dạng rách.
Phân loại theo độ dày và vị trí chỗ rách
- Rách bán phần bề dày ở mặt khớp, rách bán phần bề dày ở mặt hoạt
dịch dưới mỏm cùng vai (được gọi tắt là mặt hoạt dịch), rách trong gân và
rách hoàn toàn.
Theo kích thước của De Orio: đối với loại rách hoàn toàn theo đường
kính lớn nhất [41]:
26

- Rách nhỏ <1cm, rách vừa: 1-3cm, rách lớn: 3-5cm, rách rất lớn: >5cm.
Rách rất lớn (massive tear) là loại rách có kèm theo co rút nhiều, độ thoái hóa
mỡ cao và có thể không thể khâu hồi phục được (irrepairable).
Theo hình dạng
- Hình liềm hay hình chữ C, hình chữ U, hình chữ L và rách rất lớn

Hình 1.26. Phân loại rách chóp xoay theo hình dạng rách: từ trái sang
phải là các kiểu rách hình chữ C, hình chữ U, hình chữ L, và kiểu rách rất
lớn.
“Nguồn: Burkhart S.S, et al (2006), Lippincott Williams & Wilkins Philadelphia” [24]
Phân loại rách một phần theo Ellman [44]: Độ 1: <3mm, độ 2: 3-6mm và
độ 3: >6mm

Hình 1.27. Hình nội soi rách bán phần mặt khớp gân chóp xoay và kỹ
thuật đo bề dày từ trong ra ngoài của kích thước lỗ rách, mỗi vạch đánh
dấu chiều dài 5mm. FP: diện bám gân chóp xoay.
“Nguồn: Burkhart S.S, et al (2006), Lippincott Williams & Wilkins Philadelphia” [24]

Như vậy có thể thấy bốn gân cảu chóp xoay bám vào đầu trên xương
27

cánh tay có vai trò quan trọng trong vận động khớp vai nhưng lại có những
khu vực yếu dễ bị rách do thoái hóa. Trên thế giới bệnh lý rách chóp xoay,
phân loại rách, các phương pháp chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng đã được
nghiên cứu rõ để từ đó hình thành nên các kỹ thuật khâu gân chóp xoay vào
đầu trên xương cánh tay.
1.2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN KHÂU CHÓP XOAY QUA
NỘI SOI
1.2.1. Kỹ thuật đóng neo vào xương
Bằng nghiên cứu cơ học, Burkhart [25] đã chứng minh trong điều kiện
sinh lý bình thường kỹ thuật khâu chóp xoay bằng chỉ neo có lực cố định vào
xương tốt hơn kỹ thuật khâu với đường hầm xuyên xương. Như vậy, phẫu
thuật viên có thể thực hiện kỹ thuật khâu qua nội soi với chỉ neo.

“Nguồn: Burkhart S.S, et al (2006), Lippincott; “Nguồn: Tác giả”


Williams & Wilkins Philadelphia” [24]
Hình 1.28. Kỹ thuật đóng neo chỉ vào xương (hình bên trái). Hình bên phải
là neo đã đóng vào xương khi khâu gân.

1.2.2. Kỹ thuật khâu một hàng


Được thực hiện bằng cách đặt những mỏ neo theo đường thẳng tuyến
tính (thường sử dụng 1 hoặc 2 mỏ neo đặt bên ngoài).
28

1.2.3. Kỹ thuật khâu hai hàng


Bao gồm kỹ thuật khâu mà ở hàng trong các mỏ neo được đặt sát bờ bề
mặt sụn khớp của chỏm xương cánh tay và hàng thứ hai bên ngoài được đặt
dọc theo bờ ngoài của nơi bám chóp xoay dọc theo củ lớn xương cánh tay.

Hình 1.29. Kỹ thuật khâu hai hàng.


“Nguồn: Burkhart S.S, et al (2006), Lippincott Williams & Wilkins Philadelphia” [24]
1.2.4. Kỹ thuật khâu bắc cầu

Hình 1.30. Kỹ thuật khâu bắc cầu hay kỹ thuật khâu tương đương với khâu
xuyên xương.
“Nguồn: Stephan P (2010), Arthroscopy: The Journal of Arthroscopic and Related Surgery” [100]
Phần lớn các báo cáo hiện nay đều cho rằng hầu như không có sự khác
biệt về theo dõi lâm sàng giữa kỹ thuật khâu 1 hàng hay 2 hàng [50], [71],
[87], [88], [92], [98]. Mặc dù một vài nghiên cứu cho rằng kỹ thuật khâu 2
hàng cố định và lấp khoảng trống tốt hơn nên dễ lành hơn so với kỹ thuật
29

khâu 1 hàng.
1.2.5. Các kỹ thuật cột chỉ trong nội soi khớp vai
* Khái niệm [25]
Trong lúc cột chỉ, cần phân định rõ ràng sợi trụ và sợi quấn. Sợi trụ
được kéo căng để sợi quấn vòng xung quanh và tạo nên nút chỉ. Do được hình
thành bên ngoài cơ thể, các nút chỉ thường trượt vào trong dọc theo các sợi trụ
được kéo căng.

Hình 1.31. Sợi quấn và sợi trụ Hình 1.32. Nút thắt và vòng chỉ
“Nguồn: Burkhart S.S, et al (2006), Lippincott Williams & Wilkins Philadelphia” [24]

Một nút chỉ gồm 2 thành phần: nút thắt và vòng chỉ. Để một nút chỉ có
hiệu quả, cả nút thắt và vòng chỉ cần phải chắc chắn. Mức độ chắc của nút
thắt phụ thuộc vảo 3 yếu tố: lực ma sát, sự đan xen trong nút chỉ và đoạn
chùng giữa các vòng chỉ.
* Các biến chứng trong phẫu thuật nội soi khâu chóp xoay
Nghiên cứu trên xác của Meyer [77] và cộng sự cho thấy các đường
vào của nội soi khớp vai là an toàn và không làm tổn thương bó mạch thần
kinh ngoại trừ tĩnh mạch đầu và đường vào ở vị trí 5 giờ (thường dùng cho
trật khớp vai). Như vậy việc nội soi khớp vai không có nguy cơ tổn thương
các cấu trúc quan trọng, giảm thiểu nguy cơ tổn thương thần kinh nách.
Marmor, Tang Ha và cộng sự [116] tổng kết các biến chứng của phẫu
30

thuật nội soi chi trên bao gồm 364 ca nội soi tiền cứu được thực hiện bởi 50
phẫu thuật viên trong đó có 16 ca có biến chứng chiếm tỉ lệ 4.93%. 12 ca có
biến chứng về dụng cụ, 3 trường hợp chảy máu sau mổ và 1 ca bị xẹp phổi. 9
ca đổi phương pháp mổ do khó khăn về kỹ thuật và nội soi chỉ dùng để chẩn
đoán. Sau 1 tháng có 5/133 ca có biến chứng bao gồm 1 ca liên quan đến gây
mê, 1 ca bị chảy máu, 1 dò dịch khớp, hai ca cứng khớp. Không có tổn
thương thần kinh hay nhiễm trùng. Như vậy nội soi chi trên nói chung hay
khớp vai nói riêng tuy không hoàn toàn vô hại nhưng cho thấy tỉ lệ biến
chứng thấp. Hai biến chứng quan trọng là thần kinh và nhiễm trùng gần như
không thấy. Weber [101] đã ghi nhận các biến chứng nội soi khớp vai gồm tổn
thương một phần đám rối thần kinh cánh tay do kéo dãn, thoát dịch trong lúc
mổ ra các mô xung quanh, cứng khớp vai sau mổ, tổn thương gân do thầy
thuốc tạo ra, tạo hình mỏm cùng chưa đạt, gãy xương, rách chóp xoay trở lại,
gãy dụng cụ mỏ neo.
* Các bảng đánh giá chức năng khớp vai sau khâu chóp xoay
Bảng thang điểm Constant-Murley [37] (xem chi tiết phần mục lục): có
100 điểm, đánh giá khách quan và chủ quan chức năng khớp vai. Đau chiếm
15 điểm, hoạt động hàng ngày 20 điểm, tầm vận động vai 40 điểm, sức cơ
vùng vai 25. Đây là thang điểm được dung rộng rãi ở Châu Âu tuy nhiên
nhược điểm của thang điểm này nằm ở chỗ đánh giá sức cơ. Tác giả lấy sức
cơ người 25 tuổi có thể nâng vật nặng 25 pound không khó khăn làm chuẩn
và cho 25 điểm. Tuy nhiên theo tác giả Katolik [60] điều này không đúng vì
có sự khác biệt về sức cơ giữa các nhóm tuổi, giữa nam và nữ, giữa tay thuận
và tay không thuận. Tác giả Katolik đã đưa ra bảng thang điểm Constant cải
biên dựa trên việc đánh giá sức cơ của 441 người bình thường. Ông cũng
khuyến cáo nên sử dụng thang điểm cải biên cho từng dân tộc khác nhau.
Bảng thang điểm của Đại học California, Los Angeles (UCLA) bao
31

gồm đau 10 điểm, chức năng khớp vai 10 điểm, tầm hoạt động tay đưa ra
trước chủ động 5 điểm, sức cơ tay 5 điểm, và sự hài lòng của bệnh nhân sau
khi phẫu thuật 5 điểm. Sự khác biệt của thang điểm UCLA và Constant là ở
phần sức cơ, thang điểm UCLA chỉ đánh giá dựa trên khả năng kháng lại lực
cản và mang tính chủ quan. Điểm khác biệt thứ hai là sự hài lòng của bệnh
nhân sau mổ do đó thang điểm này hay được dung đánh giá chức năng khớp
vai sau mổ. mặt khác thang điểm UCLA có phân loại tốt, xấu giúp phẫu thuật
viên dễ hình dung kết quả sau cùng của chức năng khớp vai. Thang điểm
Constant hay được dùng để so sánh chức năng khớp vai trước mổ và sau mổ
khâu chóp xoay. Trong nghiên cứu này chúng tôi dùng cả hai bảng thang điểm
để bổ sung cho nhau trong việc đánh giá chức năng khớp vai trước và sau mổ
khâu chóp xoay.
Tóm lại các kỹ thuật khâu gân chóp xoay vào xương đã được nghiên
cứu trên thực nghiệm và đã được ứng dụng trên người. các thang điểm đánh
giá chức năng khớp vai đã được áp dụng để so sánh các phương phẫu thuật
khâu gân chóp xoay. Đây là cơ sở cho việc thực hiện phẫu thuật khâu gân
chóp xoay.
1.3. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT RÁCH CHÓP XOAY
1.3.1. Phương pháp điều trị phẫu thuật mổ mở
Một số tác giả [96] đã so sánh kết quả điều trị bảo tồn với phẫu thuật
khâu chóp xoay cho thấy phương pháp phẫu thuật đem lại kết quả tốt hơn về
mặt hồi phục vận động, sức cơ.
Năm 1911 Codman là người đầu tiên thực hiện việc mổ mở để khâu lại
gân cơ chóp xoay. Ông thực hiện được 31 trường hợp trong đó có 20 trường
hợp đạt được kết quả tốt. Năm 1972 Neer báo cáo 20 trường hợp khâu gân
chóp xoay bằng mổ hở trong đó có 19 ca tốt. Năm 1985 Hawkins báo cáo 100
ca mổ hở với kết quả 80% hết đau hay đau nhẹ và sự cải thiện tầm vận động
32

của động tác giạng vai là 44o. Từ đó có nhiều báo cáo cho kết quả mổ mở tốt.
Tuy vậy các tác giả đều thống nhất là mổ mở có đường bóc tách qua cơ delta
quá rộng ở phía trước gây sang chấn nhiều làm đau nhiều sau mổ và phải mất
nhiều thời gian để phục hồi cơ delta làm giảm khả năng tập vật lý trị liệu của
bệnh nhân. Tác giả Yukihiko Hata [110] và cộng sự đã so sánh giữa phương
pháp mổ mở kinh điển và mổ khâu chóp xoay qua đường mổ nhỏ hoặc nội soi
cho thấy nhóm mổ mở có kết quả kém hơn.
1.3.2. Phương pháp phẫu thuật mổ mở với đường mổ nhỏ
Năm 1990 Levy và cộng sự đã báo cáo kết quả ban đầu của 25 ca mổ
theo phương pháp sử dụng đường mổ nhỏ với sự trợ giúp của nội soi để khâu
gân cơ chóp xoay cho kết quả 20 ca tốt và rất tốt. Năm 1994 Paulos và Kody
báo cáo 18 trường hợp khâu gân cơ qua đường mổ nhỏ với sự trợ giúp của nội
soi cho kết quả 88% là tốt và rất tốt.
Trong nước, tác giả Hoàng Mạnh Cường báo cáo trong luận văn chuyên
khoa cấp II kết quả khâu rách chóp xoay qua đường mổ nhỏ với kết quả 86%.
Liem [70] bằng nghiên cứu hồi cứu so sánh giữa hai nhóm điều trị (độ
tin cậy mức độ III) khâu chóp xoay bằng kỹ thuật đường mổ nhỏ và nội soi
cho thấy kết quả khâu qua nội soi tương đương với mổ đường mổ nhỏ. Tuy
nhiên thời gian hồi phục sau mổ của nhóm mổ nội soi nhanh hơn nhóm mổ
mở với đường mổ nhỏ với sự trợ giúp của nội soi. Mặt dù các tác giả dùng
đường mổ nhỏ để khâu chóp xoay nhưng vẫn dùng nội soi khớp vai để tạo
hình mỏm cùng, đánh giá và xử lí các thương tổn kèm theo rách chóp xoay
sau đó mới mổ đường mổ nhỏ để khâu gân. Điều này cho thấy nội soi khớp
vai có tầm quan trọng trong việc chẩn đoán, xử lí các thương tổn đi kèm đồng
thời giúp phẫu thuật viên chuẩn bị cho bước khâu chóp xoay.
1.3.3. Phương pháp khâu rách chóp xoay qua nội soi
Những nghiên cứu mô tả hàng loạt ca (mức độ tin cậy IV) hồi cứu cho
33

thấy tỉ lệ tốt đến rất tốt của nội soi khâu chóp xoay với thời gian theo dõi lâu
dài (4-10) [107] lên đến 94%. Burkhart [20] hồi cứu mô tả 59 bệnh nhân của
mình cho thấy kết quả tốt lên đến 95% không phụ thuộc vào kích thước rách,
kết quả rách chữ U khâu bằng kỹ thuật hội tụ bờ rách tương đương với kỹ
thuật khâu trực tiếp gân vào xương của dạng rách hình liềm. Có sự hồi phục
nhanh chức năng sử dụng tay quá đầu ở những bệnh nhân điều trị bằng nội
soi. Thời gian bệnh trước khi mổ không ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.
Tác giả Oh [63] đánh giá chất lượng cuộc sống sau mổ rách chóp xoay bằng
bảng câu hỏi SF 36 cho thấy kết quả chất lượng cuộc sống cải thiện, tác giả
ghi nhận các yếu tố làm ảnh hưởng xấu đến kết quả cuối cùng bao gồm tuổi
già, giới nữ, bệnh lý tiểu đường kèm theo, bệnh nhân không chơi hoặc ít chơi
thể thao. Thời gian đau trước khi mổ, mức độ rách chóp xoay không liên quan
đến kết quả cuối cùng. Tương tự như vậy, các tác giả Jost B, Christian Gerber
[58] cho thấy trên những bệnh nhân được mổ khâu lại chóp xoay sau khi đã bị
tái rách ở lần khâu đầu có cải thiện chức năng khớp vai và giảm đau sau mổ.
Nội soi khớp vai tránh được các biến chứng của mổ mở là tổn thương cơ
delta, giúp kiểm soát và xử lí tốt toàn bộ thương tổn của khớp vai cũng như
của chóp xoay [24], thời gian hồi phục sau mổ nhanh hơn [97]. Chính vì các
ưu điểm này so với mổ mở kinh điển hay mổ mở với đường mổ nhỏ mà ngày
càng nhiều tác giả trên thế giới áp dụng kỹ thuật khâu chóp xoay hoàn toàn
qua nội soi.
1.3.4. Các kết quả nghiên cứu trong nước
Nội soi khớp vai đã được triển khai trong nước từ năm 2004. Kết quả
khâu chóp xoay hoàn toàn qua nội soi của Tăng Hà Nam Anh qua 25 trường
hợp đạt kết quả từ tốt đến rất tốt sau hơn 1 năm theo dõi là 92% [3]. Một
nghiên cứu khác của tác giả trong đề tài cấp sở của Sở Khoa Học Công Nghệ
Thành Phố Hồ Chí Minh đánh giá chung kết quả khâu chóp xoay qua nội soi
34

khớp vai hoàn toàn cho kết quả đạt từ tốt đến rất tốt là 96%. Năm 2010 tại hội
nghị Chấn Thương Chỉnh Hình Việt Nam, tác giả Hoàng Mạnh Cường trình
bày kết quả tổng hợp 94 trường hợp rách chóp xoay được khâu qua nội soi
hoặc đường mổ nhỏ với trợ giúp nội soi đạt 89% tốt đến rất tốt theo thang
điểm UCLA. Cũng theo tác giả Hoàng Mạnh Cường công bố trong luận văn
chuyên khoa cấp 2 có 35 bệnh nhân bị rách chóp xoay với tuổi trung bình
53,7 tuổi, có sự cải thiện chức năng khớp vai sau mổ khâu chóp xoay với
đường mổ nhỏ. Trong luận văn tác giả có đưa ra kết quả phân loại theo gân bị
rách. Tuy nhiên như các tác giả Nhật Bản đã nhận xét trên lâm sáng rất khó
phân biệt đâu là gân trên gai hay dưới gai nên phân loại này sẽ không chính
xác. Tác giả sử dụng thang điểm UCLA để đánh giá kết quả trước mổ và sau
mổ. Thang điểm này có yếu điểm là không đánh giá sức cơ tay là một trong số
yếu tố cần phục hồi sau mổ. Thang điểm này có 5 điểm về sự hài lòng sau mổ
khiến cho việc so sánh chức năng khớp vai trước và sau mổ không được
khách quan vì đa số bệnh nhân sẽ trả lời hài lòng khi đi gặp bác sĩ. Tác giả
nhận xét phương pháp khâu gân chóp xoay với đường mổ nhỏ sẽ gặp khó
khăn khi có rách gân dưới vai. Đồng thời tác giả cũng nhận xét nội soi khớp
vai cho phép đánh giá toàn bộ thương tổn trong khớp vai và khoang dưới
mỏm cùng, giúp tạo hình mỏm cùng vai tốt hơn. Như vậy nội soi khớp vai có
nhiều ưu điểm trong xử trí tổn thương chóp xoay và các thương tổn kèm theo.
Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại ở Việt Nam chưa có một nghiên cứu lớn
ứng dụng kỹ thuật nội soi khớp vai khâu gân chóp xoay với thời gian theo dõi
trung hạn hay dài hạn để đánh giá kết quả của phương pháp này trên người
Việt Nam.
35

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


Tất cả các bệnh nhân bị rách chóp xoay có chỉ định phẫu thuật nội soi
tại bệnh viện Bạch Mai.
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
Khám lâm sàng có một trong số các nghiệm pháp sau đây dương tính:
nghiệm pháp Jobe, nghiệm pháp lon đầy, nghiệm pháp Patte, nghiệm pháp ép
bụng, nghiệm pháp Gerber, nghiệm pháp Napoleon, nghiệm pháp cánh tay rơi.
Có đầy đủ phim chụp x quang, kết quả siêu âm, chụp cộng hưởng từ
khớp vai.
Được phẫu thuật bằng phương pháp mổ nội soi khâu rách chóp xoay
thành công.
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân rách chóp xoay nhưng không được điều trị bằng phương
pháp mổ nội soi khớp vai.
Bệnh nhân được phẫu thuật nhưng không thể khâu lại được bằng nội soi
mà chỉ làm được những phẫu thuật khác như cắt lọc, tạo hình mỏm cùng vai…
Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu, không đi khám lại theo hẹn.
2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Khoa chấn thương chỉnh hình và cột sống bệnh viện Bạch Mai.
2.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến 31 tháng 05 năm 2020 tại Bệnh
viện Bạch Mai.
36

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.4.1. Thiết kế nghiên nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu, quan sát mô tả loạt ca bệnh thử
nghiệm lâm sàng, theo dõi dọc, không nhóm chứng (độ tin cậy mức 4).
2.4.2. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu thuận tiện.
Tất cả bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn đều được chúng tôi đưa vào
nghiên cứu.
2.4.3. Cách thức nghiên cứu
Với những bệnh nhân tiến hành nghiên cứu hồi cứu: (từ 01/01/2016 –
31/12/2018)
Hồi cứu lại hồ sơ bệnh án được lưu trữ tại phòng KHTH BV Bạch Mai,
ghi lại những kết quả khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và phương pháp
phẫu thuật đã được khai thác và thể hiện trên bệnh án. Lấy lại số điện thoại
bệnh nhân để liên hệ hẹn khám lại, đánh giá kết quả điều trị dựa trên mẫu
bệnh án nghiên cứu có sẵn.
Với những bệnh nhân mới tiến hành nghiên cứu tiến cứu: (từ 01/01/2019
– 31/05/2020)
Lập hồ sơ bệnh án theo dõi từ lúc nhập viện đến lúc kết thúc nghiên
cứu: các bệnh nhân sẽ được thăm khám lâm sàng bằng hỏi bệnh sử, thực hiện
khám bằng các nghiệm pháp như đã mô tả, chụp x quang khớp vai hai tư thế:
khớp vai thẳng, khớp vai nghiêng kiểu Lamy, siêu âm, chụp cộng hưởng từ
khớp vai bị tổn thương có bơm thuốc cản từ vào trong khớp vai.
2.4.4. Nội dung nghiên cứu
2.4.4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
- Tuổi trung bình, nhóm tuổi
- Giới: nam, nữ
37

- Địa dư: thành thị, nông thôn, miền núi


- Thời gian theo dõi trung bình
2.4.4.2. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu
- Tiền sử: đái tháo đường, bệnh lý tim mạch, bệnh lý cơ xương khớp khác…
- Nguyên nhân rách chóp xoay: chấn thương, sinh hoạt, lao động, tự nhiên
- Triệu chứng cơ năng: sưng, nóng, đỏ, đau khớp vai, yếu/mỏi cánh tay
- Triệu chứng thực thể:
+ Nghiệm pháp Jobe + Nghiệm pháp Gerber
+ Nghiệm pháp lon đầy + Nghiệm pháp Napoleon
+ Nghiệm pháp Patte + Nghiệm pháp cánh tay rơi.
+ Nghiệm pháp ép bụng + Teo các cơ chóp xoay
2.4.4.3. Chẩn đoán hình ảnh
Kết quả của các phương pháp CĐHA:
- Xquang khớp vai thường quy
- Siêu âm khớp vai
- MRI khớp vai:
+ Rách bán phần bề dày mặt hoạt dịch, mặt khớp, trong gân gân dưới
vai, trên gai, dưới gai, tròn bé
+ Rách toàn phần bề dày: gân dưới vai, trên gai, dưới gai, tròn bé
Bảng phân loại rách chóp xoay toàn phần của DeOrio và Cofield [41]
bao gồm:
- Rách nhỏ <1cm
- Rách vừa: 1-3cm
- Rách lớn: 3-5cm
- Rách rất lớn: >5cm. Rách rất lớn (massive tear) là loại rách có kèm
theo co rút nhiều, độ thoái hóa mỡ cao và có thể không thể khâu hồi phục
được (irrepairable).
38

Phân loại rách chóp xoay bán phần của Ellman [44] bao gồm:
- Độ 1: <3mm
- Độ 2: 3-6mm
- Độ 3: >6mm
Riêng đối với phân loại rách bán phần của Ellman những bệnh nhân
rách từ độ 3 mới có chỉ định khâu gân chóp xoay và sẽ được xếp vào nhóm
nghiên cứu. Các độ 1 và 2 không có chỉ định khâu gân mà chỉ cắt lọc phần
gân hỏng sẽ không được xếp vào nghiên cứu này.
Kỹ thuật đo phần bề dày gân rách như được mô tả trong chương tổng
quan ở hình 1.28.
+ Rách sụn viền trên từ trước ra sau
+ Rách bán phần hoặc toàn phần đầu dài gân cơ nhị đầu
2.4.4.4. Phương pháp điều trị rách chóp xoay
* Phương pháp vô cảm:
- Mê nội khí quản
- Phương pháp khác
* Phương pháp khâu gân
- Khâu một hàng
- Khâu hai hàng
- Khâu bắc cầu
- Khâu xuyên gân
* Phương pháp xử trí tổn thương đi kèm
- Cắt lọc sụn viền
- Khâu lại sụn viền
- Khâu gân nhị đầu
39

2.5. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ


2.5.1. Diễn biến sau mổ
- Không có biến chứng
- Có biến chứng:
+ Nhiễm trùng
+ Chèn ép khoang
+ Chèn ép trung thất
+ Tổn thương thần kinh
2.5.2. Đánh giá kết quả xa
Dựa vào bảng thang điểm đánh giá khớp vai CONSTANT và UCLA
Chỉ số Constant Score
Bên Bên
bệnh lành
1. Đau tối đa đạt 15 không đau 15 đ, đau ít 10 điểm,
điểm trung bình 5 điểm, nhiều 0 điểm
2. Hoạt động hàng ngày Làm được công việc (4 điểm), giải trí bình
đạt tối đa 20 điểm thường không bị ảnh hưởng (4 điểm); ngủ
không bị ảnh hưởng bởi đau(2 điểm)
Tư thế bàn tay so với thân mình:
ngang hoặc dưới hông 2 đ, mũi ức 4
đ, cổ 6 đ, đầu 8 đ, quá đầu 10 đ
3. Vận động chủ động Đưa trước
không đau tổng cộng đạt Dạng
Xoay ngoài: bao gồm các động tác sau
tối đa 40 điểm. trong đó Tay sau đầu khuỷu phía trước 2 đ
10 được tính cho mỗi Tay sau đầu khuỷu phía sau 2 đ
Tay trên đầu khuỷu phía trước 2 đ
động tác đưa trước, động
tác dạng theo mức độ
sau (bệnh nhân tư thế
ngồi) (0o -30o:0 điểm,
Thang điểm UCLA
40

Các chỉ số Điểm


ĐAU
Luôn luôn đau và không chịu được phải thường xuyên dùng thuốc
1
giảm đau mạnh
Luôn luôn đau nhưng chịu được, thỉnh thoảng dùng thuốc giảm đau mạnh 2
Không đau hay đau rất ít khi nghỉ ngơi, đau khi hoạt động nhẹ,
4
thường phải dùng thuốc giảm đau salycylate (NSAID)
Đau khi hoạt động nặng, thỉnh thoảng dùng giảm đau Salicylate
6
(NSAID)
Thỉnh thoảng đau và không đáng kể 8
Không đau 10
CHỨC NĂNG
Không thể sử dụng được tay 1
Chỉ có thể làm những công việc nhẹ 2
Chỉ có thể làm những công việc nhẹ 2
Có thể làm được việc nhẹ hay hầu hết các động tác sinh hoạt hàng ngày 4
Có thể làm được việc nhà, đi chợ, lái xe, cột tóc, thay quần áo 6
Chỉ bị giới hạn nhẹ có thể làm việc ơ tư thế tay cao quá đầu 8
Hoạt động bình thường 10
TẦM HOẠT ĐỘNG CỦA TAY ĐƯA RA TRƯỚC CHỦ ĐỘNG
> 150o 5
Từ 120o đến 150o 4
Từ 90o đến 120o 3

Tất cả các bệnh nhân được mời đánh giá lần cuối cùng bởi ban đánh giá
kết quả do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn và giám sát của PGS. TS Đào
Xuân Thành, PTK CTCH cột sống BV Bạch Mai.
Chức năng khớp vai được đánh giá bằng hai thang điểm Constant và
UCLA. Trong bảng thang điểm UCLA có phân loại chức năng khớp vai từ rất
tốt đến xấu như sau:
+ Từ 34-35 điểm: rất tốt Từ 28-33 điểm: tốt
+ Từ 21-27 điểm: trung bình Từ 0-20 điểm: xấu
41

2.5.3. Đánh giá kết quả lành gân trên phim cộng hưởng từ
Chọn ngẫu nhiên bằng phần mềm SPSS 20% số bệnh nhân mời bệnh
nhân chụp lại cộng hưởng từ khớp vai để đánh giá kết quả lành gân trên phim.
Phim được chụp tại phòng cộng hưởng từ của bệnh viện Bạch Mai.
2.6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ SỐ LIỆU
Hồ sơ bệnh nhân với các dữ liệu lâm sàng, cận lâm sàng được lưu trữ
tại BV Bạch Mai được ghi nhận vào hồ sơ nghiên cứu (phụ lục 2).
Tất cả số liệu được xử lí bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0. Phép
kiểm t test được dùng để kiểm tra sự khác biệt kết quả chức năng khớp vai
giữa các nhóm so sánh với P<0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê.
42

Chương 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


3.1.1. Phân bố nam và nữ
Bảng 3.1. Tỉ lệ nam và nữ

Giới Số lượng Tỉ lệ phần Tổng


(n) trăm (%)
Nữ
Nam
Tổng số

3.1.2. Tuổi trung bình của bệnh nhân


Bảng 3.2. Tuổi trung bình của nam và nữ

Số lượng Tuổi trung Độ lệch Tuổi nhỏ Tuổi lớn


(n) bình chuẩn nhất nhất
Nữ
nam

Bảng 3.3. Tuổi trung bình của cả nhóm

Số lượng Tuổi trung Độ Tuổi Tuổi


(n) bình lệch chuẩn nhỏ nhất lớn nhất
43

Bảng 3.4. Phân bố số bệnh nhân theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi Số bệnh nhân Phần trăm


(n) (%)
<35
35≤ <45
45≤ <55
55≤ <65
≥65

Bảng 3.5. Phân bố theo địa dư

Giới Số lượng Tỉ lệ phần trăm Tổng


(n) (%)
Miền núi
Thành thị
Nông thôn
Tổng số

3.1.3. Thời gian theo dõi trung bình

Bảng 3.6. Thời gian theo dõi trung bình

Số bệnh nhân Thời gian theo Độ Thời gian theo Thời gian theo
(n) dõi trung bình lệch chuẩn dõi ngắn nhất dõi dài nhất
44

3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG


Bảng 3.7. Tiền sử
Bệnh Số lượng Tỉ lệ phần Tổng
(n) trăm (%)
Đái tháo đường
Bệnh cơ xương khớp
Bệnh hệ thống
Khỏe mạnh
Tổng số

Bảng 3.8. Nguyên nhân rách chóp xoay


Nguyên nhân Số lượng Tỉ lệ phần Tổng
(n) trăm (%)
Chấn thương
Sinh hoạt
Lao động
Tự nhiên
Tổng số

Bảng 3.9. Triệu chứng cơ năng


Triệu chứng cơ Số lượng Tỉ lệ phần Tổng
năng (n) trăm (%)
Sưng
Nóng
Đỏ
Đau khớp vai
Yếu/ mỏi cánh tay
Tổng số
Bảng 3.9. Triệu chứng thực thể
45

Số lượng Tỉ lệ phần
Triệu chứng thực thể Tổng
(n) trăm (%)
Nghiệm pháp Jobe
Nghiệm pháp lon đầy
Nghiệm pháp Patte
Nghiệm pháp ép bụng
Nghiệm pháp Gerber
Nghiệm pháp Napoleon
Nghiệm pháp cánh tay rơi
Teo các cơ chóp xoay
Tổng số

3.3. ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG


Bảng 3.10. X quang
Số lượng Tỉ lệ phần
Dấu hiệu X quang Tổng
(n) trăm (%)
Phẳng
Mỏm cùng
Cong
vai type
Móc
Có gai xương
Xơ đặc củ lớn xương cánh tay
Củ lớn xương cánh tay không
đều đặn
Tổng số
46

Bảng 3.11. Siêu âm


Số lượng Tỉ lệ phần
Dấu hiệu siêu âm Tổng
(n) trăm (%)
Toàn phần
Rách gân cơ dưới vai
Bán phần
Toàn phần
Rách gân cơ trên gai
Bán phần
Toàn phần
Rách gân cơ dưới gai
Bán phần
Toàn phần
Rách gân cơ dưới gai
Bán phần
Tổn thương viêm gân vôi hóa
Tổn thương đầu dài gân cơ nhị đầu
Tổn thương phối hợp khác
Tổng số

Bảng 3.12. MRI


Bảng 3.12.a. Số liệu rách toàn phần bề dày và rách hoàn toàn
Số bệnh nhân Tỉ lệ
Phân loại rách Tổng
(n) (%)
Rách bán phần bề dày
Rách toàn bộ bề dày
Tổng số N 100
47

Đối với thương tổn rách sụn viền trên từ trước ra sau
Bảng 3.12.b. So sánh kết quả tổn thương SLAP trên cộng hưởng từ
và nội soi khớp vai

Có tổn thương Không có tổn


SLAP trên cộng thương SLAP trên Tổng cộng
hưởng từ cộng hưởng từ
Có tổn thương SLAP
trên nội soi

Không có tổn thương


SLAP trên nội soi

Tổng cộng

3.4. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ RÁCH CHÓP XOAY:


Phương pháp vô cảm
Phương pháp khâu gân
Phương pháp xử trí tổn thương đi kèm
3.5. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
Diễn biến gần sau mổ
Kết quả xa
Bảng 3.13. Bảng điểm Constan trước và sau mổ
Bảng 3.13a. Điểm Constant trung bình chức năng khớp vai trước mổ

Số bệnh Điểm Constant trung Độ lệch Điểm Điểm lớn


nhân bình trước mổ chuẩn nhỏ nhất nhất
48

Bảng 3.13b. Điểm Contant trung bình chức năng khớp vai sau mổ.

Số bệnh Điểm Constant trung Độ lệch Điểm Điểm lớn


nhân bình sau mổ chuẩn nhỏ nhất nhất

Bảng 3.13c. So sánh kết quả điểm Constant trung bình chức năng khớp vai
trước và sau mổ
Tổng số Điểm Độ Khoảng
Nhóm bệnh nhân trung bình lệch chuẩn tin cậy 95%
Constant
trước mổ n
Constant
sau mổ n

Bảng 3.14. Bảng điểm UCLA sau mổ


Bảng 3.14a. Điểm trung bình UCLA chức năng khớp vai sau mổ
Tổng số Trung Độ lệch Điểm nhỏ Điểm lớn
bệnh nhân bình chuẩn nhất nhất
Điểm UCLA
sau mổ

Bảng 3.14b. Phân loại kết quả chức năng khớp vai sau mổ theo điểm UCLA.
Phân loại Số bệnh nhân Tỉ lệ Tổng cộng dồn
Rất tốt
Tốt
Trung bình
Tổng cộng
3.6. SỐ LIỆU RÁCH TOÀN PHẦN BỀ DÀY VÀ RÁCH BÁN PHẦN BỀ
DÀY: SO SÁNH KẾT QUẢ CHỨC NĂNG KHỚP VAI SAU MỔ GIỮA
HAI NHÓM
49

Điểm Constant sau mổ giữa rách bán phần bề dày và rách toàn phần bề
dày chóp xoay
Bảng 3.15. Điểm Constant của khớp vai sau mổ của hai nhóm rách bán phần
bề dày và rách hoàn toàn chóp xoay.
Nhóm bệnh Số bệnh Điểm Constant Độ lệch Điểm nhỏ Điểm lớn
nhân nhân trung bình chuẩn nhất nhất
Rách bán
phần bề dày

Bảng 3.16. So sánh kết quả điểm Constant sau mổ của hai nhóm rách bán
phần bề dày và rách hoàn toàn.
Số bệnh Điểm Constant Độ lệch Khoảng tin
Nhóm
nhân trung bình chuẩn cậy 95%
Rách bán phần
bề dày
Rách toàn phần
bề dày
50

3.7. ĐIỂM ULCA GIỮA NHÓM RÁCH 1 PHẦN VÀ RÁCH TOÀN


PHẦN BỀ DÀY
Bảng 3.18. So sánh kết quả điểm UCLA trung bình chức năng khớp vai sau
mổ của nhóm rách toàn phần bề dày và rách một phần bề dày chóp xoay.

Số Điểm UCLA Độ Khoảng tin


Nhóm
bệnh nhân trung bình lệch chuẩn cậy 95%
Rách bán
phần bề dày
Rách toàn
phần bề dày

3.8. SỐ BỆNH NHÂN THEO NĂM THEO DÕI, KẾT QUẢ CHỨC
NĂNG KHỚP VAI CỦA TỪNG NHÓM BỆNH NHÂN THEO NĂM
THEO DÕI
Bảng 3.19. Số bệnh nhân theo tháng theo dõi
Thời gian Nhỏ hơn hoặc Trên 12 tháng Trên
theo dõi bằng 12 tháng đến 24 tháng 24 tháng

Số bn

3.9. CÁC BIẾN CHỨNG


51

Chương 4
DỰ KIẾN BÀN LUẬN

DỰ KIẾN KẾT LUẬN


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tăng Hà Nam Anh (2008). “Khâu gân dưới vai qua nội soi khớp vai.
Nhân một trường hợp". Y học TP Hồ Chí Minh, tập 12 (phụ bản của số
1), pp. 310-312.
2. Tăng Hà Nam Anh (2009). “Điều trị rách một phần và toàn phần chóp
xoay qua nội soi: so sánh giữa hai nhóm”. Y học Thành phố Hồ Chí
Minh, tập 13(phụ bản của số 1) tr.233-238.
3. Tăng Hà Nam Anh (2009). “Điều trị rách một phần và toàn phần chóp
xoay qua nội soi: so sánh giữa hai nhóm theo dõi tối thiểu 1 năm”. Y
học thành phố Hồ Chí Minh, tập 13, số 3, trang 139-144.
4. Tăng Hà Nam Anh, Dương Đình Triết (2010). “Diện bám chóp xoay
của người Việt Nam: giải phẫu học và ứng dụng lâm sàng”. Tạp chí Y
học Việt Nam, Tổng Hội Y Dược Học Việt Nam, tập 374 (2), tr
445-452.
5. Tăng Hà Nam Anh, và cộng sự (2012). “Sức cơ tay người Việt trong
bảng điểm Constant”. Tạp chí Y Dược Học Quân Sự, vol 37, No 7, tr
54-57.
6. Hoàng Mạnh Cường (2009). Đánh giá kết quả sử dụng nôi soi và
đường mổ nhỏ điều trị rách chóp xoay. Luận án chuyên khoa cấp II
CTCH-Đại Học Y Dược TP.HCM.
7. Hoàng Mạnh Cường (2010). “Ứng dụng nội soi trong chẩn đoán và
điều trị các thương tổn ở vai tại Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh Hình
TP.HCM”. Tạp Chí Y Học Việt Nam tập 374, tr 49-53.
8. Netter F.H [Nguyễn Quang Quyền dịch] (1997). “Chi trên”. In: Netter
F.H. Atlas giải phẫu người, 2nd ed, pp. 401. Nhà Xuất Bản Y Học, TP
Hồ Chí Minh.
9. Arai R, Sugaya H, Mochizuki T, Nimura A, Moriishi J, Akita K (2008).
“Subscapularis tendon tear: an anatomic and clinical investigation”.
Arthroscopy: the journal of arthroscopy and related surgery, vol 24(9),
pp. 997-1004.
10. Austin L, Zmistowski B, Tucker B, Hetrick R, Curry P, Williams Jr G.
(2010). “Commercial Liquid Bags as a Potential Source of Venous Air
Embolism in Shoulder Arthroscopy”. J Bone Joint Surg Am, vol 92, pp.
2110-4.
11. Benson E.C., MacDermid Joy C., Drosdowech D.S., Athwal G.S.
(2010). “The Incidence of Early Metallic Suture Anchor Pullout After
Arthroscopic Rotator Cuff Repair”. Arthroscopy: The Journal of
Arthroscopic and Related Surgery, Vol 26, No 3 (March), pp. 310-31.
12. Berquist T.H (2006). MRI of the Musculoskeletal System. Lippincott
William & Wilkin. Philadelphia. 5th edition. Pp: 627.
13. Boileau P, Baqué F, Valerio L, Ahrens P, Chuinard C, and Trojani C
(2007). “Isolated Arthroscopic Biceps Tenotomy or Tenodesis Improves
Symptoms in Patients with Massive Irreparable Rotator Cuff Tears”. J
Bone Joint Surg Am, vol 89, pp. 747-57.
14. Boileau P. Brassart N (2005). “Arthroscopic repair of full thickness tear
of the supraspitus: does the tendon really heal?”. J Bone Joint Surg Am,
vol 87, pp. 1229-1240.
15. Brent A.P (2011), “Biomechanical Evaluation of 3 Arthroscopic Self-
Cinching Stitches for Shoulder Arthroscopy”, Am J Sports Med
January,Vol. 39 (1), 188-194
16. Buess E, Steuber K-U, Waibl B (2005). “Open versus arthroscopic
rotator cuff repair: a comparative view of 96 cases”. Arthroscopy, vol
21, No 5 (May), pp. 597-604.
17. Burkhart S.S (1995). “The deadman theory of suture anchors: observation
along a South Texas fence line”. Arthrocopy, vol 11, 119-123.
18. Burkhart S.S (2003). Arthroscopic management of rotator cuff tears. In:
Mc Ginty J.B. Operative Arthroscopy, 3rd ed, pp. 508-546. Lippincott
Williams and Wilkins, Philadelphia.
19. Burkhart S.S, Athanasiou KA, Wirth MA (1996). “Margin convergence:
a method of reducing strain in massive rotator cuff tears”. Arthroscopy,
vol 12, pp. 335-338.
20. Burkhart S.S, Danaceau S.M, Pearce C.E (2001). “Arthroscopic rotator
cuff repair: analysis of results by tear size and by repair technique-
margin convergence versus direct tendon to bone repair”. Arthroscopy,
vol 17, No 9 (November-december), pp. 905-912.
21. Burkhart S.S, Diaz Pagan JL, Wirth MA, et al (1997). “Cyclic loading
of anchor based rotator cuff repairs: confirmation of the tension
overload phenomenon and comparisonof suture anchor fixation with
transosseous fixation”. Arthroscopy, vol 13, 720-724.
22. Burkhart S.S, Fisher SP, Nottage WM, et al (1996). “Tissue fixation
security in transosseous rotator cuff repairs: a mechanical comparison
of a simple versus mattress sutures”. Arthroscopy, vol 12, pp. 704-708.
23. Burkhart S.S, Johnson TC, Wirth MA, et al (1997). “Cyclic loading of
transosseous rotator cuff repairs: tension overload as a possible cause of
failure”. Arthroscopy, vol 13, pp. 172-176.
24. Burkhart S.S, Lo I.K.Y, Brady P.C (2006). A cowboy’s guide to
advanced shoulder arthroscopy. Lippincott Williams &Wilkins
Philadelphia, pp. 53-109
25. Burkhart S.S, Lo I.K.Y, Brady P.C (2006). A cowboy’s guide to
advanced shoulder arthroscopy. Lippincotte Williams & Wilkins.
Philadelphia, pp. 33-52
26. Burkhart S.S, Tehrany A.M (2002). “Arthroscopic subscapularis tendon
repair: technique and preliminary results”. Arthroscopy, vol 18, No
5(may-june), pp. 454-463.
27. Burkhart S.S, Wirth MA, Simonich M et al (2000). “Knot security in
simple sliding knot and its relationship in rotator cuff repair: how
secure must a knot be?”. Arthroscopy, vol 16, pp. 202-207.
28. Charousset C, Bellaїche L, Duranthon L.D, Grimberg J (2005).
“Accuracy of CT arthrography in the assessment of tears of the rotator
cuff”. The Journal of Bone & Joint Surgery, vol 87-B, pp. 824-828.
29. Christopher D. S, Susan A, Adam M.H, Pol E.H, Anthony M.J.B,
Andrew A. A, De Beer J.F. and Wallace A.L. (2006). “A Biomechanical
Comparison of Single and Double-Row Fixation in Arthroscopic
Rotator Cuff Repair”. J Bone Joint Surg Am, vol 88, pp. 2425-2431.
30. Chung S.W, Park J.S, Kim S.H, Shin S.H, and Oh J.H (2011). “Quality
of Life After Arthroscopic Rotator Cuff Repair”. Am J Sports Med
December 21, 201.
31. Clark J.M, Harryman D.T (1992). “Tendons, ligaments, and capsule of
the rotator cuff. Gross and microscopic anatomy”. J Bone Joint Surg
Am, Vol 74-A (5), pp. 713-725.
32. Cleland J, Koppenhaver S (2011). Netter’s orthopaedic clinical
examination. Lippincott William & Wilkin. Philadelphia. 2nd edition
33. Clive D.W (2006), “The Strength of Suture Configurations in
Arthroscopic Rotator Cuff Repair”, Arthroscopy: The Journal of
Arthroscopic and Related Surgery, Vol 22 (8), pp. 837-841
34. Cohen B.S, Romeo A.A, Bach B (2002). “Rehabilitation of the shoulder
after rotator-cuff repair”. Operative Technique in Orthopaedics, vol 12,
No 3, pp: 218-224.
35. Cole B.J, ElAttrache N.S, Anbari A (2007). “Arthroscopic rotator cuff
repairs: an anatomic and biomechanical rationale for different suture-
anchor repair configurations”. Arthroscopy, vol 23, No 6 (june), pp.
662-669.
36. Conboy V.B, Morris Ri.W., Kiss J, Carr A.J. (1996). J Bone Joint Surg
[Br] vol 78-B:229-32.
37. Constant R.C, Murley A.H.G (1987). “A Clinical Method of Functional
Assessment of the Shoulder”. Clinical Orthopaedics and Related
Research, No 214, January, pp. 160-164.
38. Cordasco FA, Backer M, Craig EV, Klein D, Warren RF (2002). “The
partial-thickness rotator cuff tear: Is acromioplasty without repair
sufficient?”. Am J Sports Med, vol 30, pp. 257-260.
39. Curtis A.S, Burbank K.M, Tierney J.J, Scheller A.D, Curran A.R
(2006). “The insertional footprint of the rotator cuff: an anatomic
study”. Arthroscopy: the journal of arthroscopy and related surgery,
vol 22 (6), pp. 603-609.
40. DeHaan A.M., Axelrad T.W., Kaye E, Silvestri L, Puskus B, Foster T.E.
(2012). “Does Double-Row Rotator Cuff Repair Improve Functional
Outcome of Patients Compared With Single-Row Technique? A
Systematic Review”. Am J Sports Med vol. 40 no. 5, pp. 1176-1185
41. DeOrio J, Cofield R (1984). “Results of a second attempt at surgical
repair of a failed initial rotator-cuff repair”. J Bone Joint Surg Am, vol
66, pp. 563-567.
42. Dugas J.R, Campbell D.A, Warren R.F, Robie B.H, Millett P.J (2002).
“Anatomy and dimensions of rotator cuff insertions”. J Shoulder Elbow
Surg, Vol 11(5), pp. 498-503.
43. Ellman H (1987). “Arthroscopic subacromial decompression: Analysis
of one- to three-year results”. Arthroscopy, vol3, pp. 173-181.
44. Ellman H (1990). “Diagnosis and Treatment of Incomplete Rotator
Cuff Tears”. Clinical Orthopaedics and Related Research. Vol 254, pp.
64-74.
45. Erik L.S, Ruotolo C, Abbott D.D., Nottage W.M.,(2003). “All-
Arthroscopic Versus Mini-open Rotator Cuff Repair:A Long-Term
Retrospective Outcome Comparison”. Arthroscopy: The Journal of
Arthroscopic and Related Surgery, Vol 19, No 3 (March), pp. 234- 238.
46. Forsythe B, Guss D, Anthony S.G, Martin S.D (2010). “Concomitant
Arthroscopic SLAP and Rotator Cuff Repair”. J Bone Joint Surg Am,
vol 92, pp. 1362-9.
47. Galatz L.M, Ball C.B, Teefey S.T, Iddleton W, Yamaguchi K (2004).
“The outcome and repair integrity of completely arthroscopically
repaired large and massive rotator cuff tears”. J Bone Joint Surg Am.
2004, vol 86, pp. 219-224.
48. Garstman GM (1990). “Arthroscopic acromioplasty for lesions of the
rotator cuff”. J Bone Joint Surg Am, vol 72, pp. 169-180.
49. Gartsman GM, O’Connor DP (2004). “Arthroscopic rotator cuff repair
with and without arthroscopic subacromial decompression: a
prospective, randomized study of one year outcomes”. J Shoulder
Elbow Surg, vol 13pp 424-6.
50. Grasso A (2009), “Single-Row Versus Double-Row Arthroscopic
Rotator Cuff Repair: A Prospective Randomized Clinical Study”,
Arthroscopy: The Journal of Arthroscopic and Related Surgery, Vol 25
(1), pp. 4-12
51. Habermeyer P, Magosch P, Lichtenberg S (2006). Classification and
Scores of the Shoulder. Springer, Germany, pp. 199-278.
52. Halder A.M (2002). “Biomechanical comparison of effects of
supraspinatus tendon detachment, tendon defects and muscle
retractions”. J Bone Joint Surg Am, 84, pp. 780-785.
53. Hapa O (2010), “Tendon-grasping strength of various suture
configurations for rotator cuff repair”, Knee Surg Sports Traumatol
Arthrosc, Vol 18, pp. 55-60
54. Huberty D.P., Schoolfield J.D., Brady P.C., Vadala A.P., Arrigoni P,
Burkhart S.S. (2009).”Incidence and Treatment of Postoperative
Stiffness Following Arthroscopic Rotator Cuff Repair”. Arthroscopy:
The Journal of Arthroscopic and Related Surgery, Vol 25, No 8
(August), pp. 880-890.
55. Ide J, Maeda S, Takagi K (2005). “A comparison of arthroscopic and
open rotator cuff repair”. Arthroscopy, vol 21, No 9 (September), pp.
1090-1098.
56. Ide J, Tokiyoshi A, Hirose J, Mizuta H (2008). “An antomic study of
the subscapularis insertion to the humerus: the subscapularis footprint”.
Arthroscopy: the journal of arthroscopy and related surgery, vol 24(7),
pp. 749-753.
57. Jensen K.L, Williams G.R, Russell I. J, Rockwood C.A (1999).
“Rotator cuff tear arthropathy”. The Journal of Bone and Joint Surgery,
Vol. 81-A, No. 9, September, pp. 1312-1324.
58. Jost B, Christian W. A. P, Gerber C. “Clinical outcome after structural
failure of rotator cuff repairs”. The journal of bone and joint surgery,
Vol. 82-A, No. 3, March 2000.
59. Kaar T. K, Schenck R.C. Jr., Wirth M.A., Rockwood C.A. Jr. (2001).
“Complications of Metallic Suture Anchors in Shoulder Surgery:A
Report of 8 Cases”. Arthroscopy: The Journal of Arthroscopic and
Related Surgery, Vol 17, No 1 (January), pp. 31–37.
60. Katolik LI, Romeo AA, Cole BJ, Verma NN, Hayden JK, Bach BR
(2005). “Normalization of the Constant score”. J Shoulder Elbow Surg,
vol 14, pp. 279-85.
61. Kesmezacar H, Akgun I, Ogut T, Gokay S, Uzun I (2008). “The
coracoacromial ligament: the morphology and relation to rotator cuff
pathology”. J Shoulder Elbow Surg, Vol 17 (1), pp182-188.
62. Kim K.C, Shin H.D, Lee W.Y, and Han S.C (2012). “Repair Integrity
and Functional Outcome After Arthroscopic Rotator Cuff Repair
Double-Row Versus Suture-Bridge Technique”. Am J Sports Med, vol.
40, no. 2, pp. 294-299.
63. Kim Y.S, Chung S.W, Kim J.Y, Ok J.H, Park I, Oh J.H (2012). “Is Early
Passive Motion Exercise Necessary After Arthroscopic Rotator Cuff
Repair?”. Am J Sports Med vol. 40, no. 3, pp. 631-639
64. Kirkley A, Griffin S, and Dainty K. (2003). “Scoring systems for the
functional assessment of the shoulder”. Arthroscopy: The Journal of
Arthroscopic and Related Surgery, Vol 19, No 10 (December), pp.
1109-1120.
65. Kluger R, Bock P, Mittlbo M, Krampla W, and Engel A (2011). “Long-
term survivorship of rotator cuff repairs using ultrasound and magnetic
resonance imaging analysis”. Am J Sport Med, vol 39 pp. 2071-2081.
66. Kouk S.N, Zoric B, Stetson W.B. (2011). “Complication of the Use of a
Radiofrequency Device in Arthroscopic Shoulder Surgery: Second-
Degree Burn of the Shoulder Girdle”. Arthroscopy: The Journal of
Arthroscopic and Related Surgery, Vol 27, No 1 (January), pp. 136- 14.
67. Lafosse L, Brozska R, Toussaint B and Gobezie R (2007). “The
outcome and structural integrity of arthroscopic rotator cuff repair with
use of the double-row suture anchor technique”. J Bone Joint Surg Am,
vol 89, pp. 1533-1541.
68. Lafosse L, Jost B, Reiland Y, Audebert S, Toussaint B and Gobezie R
(2007).“Structural integrity and clinical outcomes after arthroscopic
repair of isolated subscapularis tears”. The Journal of Bone & Joint
Surgery,vol 89-A, No 6, June, pp. 1184-1193.
69. Lee H.C, Dewan N, Crosby L (1992). “Subcutaneous emphysema,
pneumomediastinum, and potentially life-threatening tension
pneumothorax. Pulmonary complications from arthroscopic shoulder
decompression”. Chest, vol 101, pp. 1265-1267.
70. Liem D et al(2007). “Clinical outcome and tendon integrity of
arthroscopic versus đường mổ nhỏ supraspinatus tendon repair: a
magnetic resonance imaging-controlled matched-pair analysis”.
Arthroscopy, vol 23, (5), pp. 514-521.
71. Lindley B (2009), “Clinical outcomes of double-row versus single-row
rotator cuff repairs”, Arthroscopy: The Journal of Arthroscopic and
Related Surgery, Vol 25 (11), pp. 1312-1318
72. MacDonald P, McRae S, Leiter J, Mascarenhas R, Lapner P (2011).
“Arthroscopic rotator cuff repair with and without acromioplasty in the
treatment of full-thickness rotator cuff tears”. J Bone Joint Surg Am,vol
93, pp1953-60.
73. Magee T, Shapiro M, Hewell G, Williams D (2003). “Complications of
Rotator Cuff Surgery in Which Bioabsorbable Anchors Are Used”.
AJR,vol 181, pp. 1227–1231.
74. Mahar A, Tamborlane J, Oka R, Esch J, Pedowitz R.A (2007). “Single-
Row Suture Anchor Repair of the Rotator Cuff Is Biomechanically
Equivalent to Double-Row Repair in a Bovine Model”. Arthroscopy: The
Journal of Arthroscopic and Related Surgery, Vol 23, pp. 1265-1270.
75. McLaughlin H.L (1994). “Lesion of the musculotendinous cuff of the
Shoulder: I. the exposure and treatment of tears with retraction”. The
Journal of Bone & Joint Surgery, vol 26-A, pp. 31-51.
76. Meier S.W, Meier J.D. (2006). “Rotator cuff repair: The effect of
double-row fixation on three-dimensional repair site”. J Shoulder
Elbow Surg, vol 15, pp. 691-696.
77. Meyer M, Graveleau N, Hardy P, Landreau P (2007). “Anatomic risks
of shoulder arthroscopy portals: anatomic cadaveric study of 12
portals”. Arthroscopy, vol 23, No 5 (May), pp. 529-536.
78. Michael J. Sileo (2007), “A biomechanical comparison of the Modified
Mason-Allen stitch and massive cuff stitch in vitro”, Arthroscopy: The
Journal of Arthroscopic and Related Surgery, Vol 23 (3),pp 235-240
79. Milano G, Grasso A, Salvatore M, Zarelli D, Deriu L, Fabbriciani C
(2007). “Arthroscopic rotator cuff repair with and without subacromial
decompression: a prospective randomized study”. Arthroscopy, vol 23,
pp. 81-8.
80. Milch H. (1950). “Partial scapulectomy for snapping of the scapula”. J
Bone Joint Surg Am, 32, pp. 561-566.
81. Minagawa H, Itoi E, Konno N, Kido T, Sano A, Urayama M, Sato K
(1998). “Humeral attachmentof the supraspinatus and infraspinatus
tendon: an anatomic study”. Arthroscopy: the journal of arthroscopy
and related surgery, vol 14 (3), pp. 302-306.
82. Mochizuki T, Sugaya H, Uomizu M, Maeda K, Matsuki K, Sekiya I,
Muneta T, Akita K (2009). “Humeral insertion of the supraspinatus and
infraspinatus. New anatomical findings regarding the footprint of the
rotator cuff”. J Bone Joint Surg Am, Vol 91-A Supplement 2, Part 1:
pp1-7.
83. Murthi AM, Vosburgh CL, Neviaser TJ (2000). The incidence of
pathologic changes of the long head of the biceps tendon. J Shoulder
Elbow Surg, vol 9, pp382-385.
84. Neer CS (1972). “Anterior acromioplasty for the chronic impingement
syndrome in the shoulder”. J Bone Joint Surg Am, vol 54, pp 41-50.
85. Neer II C.S (1972). “Anterior acromioplasty for the chronic
impingement syndrome in the shoulder: a preliminary report”. The
Journal of Bone & Joint Surgery, vol 54-A, pp. 41-54.
86. Oh J.H, Kim S.H, Kang J.Y, Oh C.H, Gong H.S, (2010). “Effect of age
on functional and structural outcome after rotator cuff repair”. The
American Journal of Sports Medicine, vol. 38, pp. 672-678.
87. Park J.Y, Chung K.T, Yoo M.J (2004). “A serial comparison of
arthroscopic repairs for partial- and full-thickness rotator cuff tears”.
Arthroscopy, vol 20 (7),pp 705-711.
88. Park J.Y, Lhee S.H, Choi J.H, Park H.K, Yu J.W, Seo J.B (2008).
“Comparison of the clinical outcomes of single- and double-row repairs
in rotator cuff tears”. The American Journal of Sports Medicine, vol. 36
(7), pp. 1310-1316.
89. Raffy M, Itamura J.M., Vangsness C.T Jr., Holtom P.D., Sherman R,
Patzakis M.J. (2000).” Management of chronic deep infection
following rotator cuff repair”. J Bone Joint Surg Am, vol 82, pp. 1115
90. Raffy M, John M.I, Vangsness T, Jr., Holtom P.D., Randy S and
Patzakis M.J. (2000). “Management of Chronic Deep Infection
Following Rotator Cuff Repair”. J Bone Joint Surg Am, vol 82, pp.
1115.
91. Rathbun JB, Macnab I (1970). “The microvascular pattern of the rotator
cuff”. J Bone Joint Surg, 52B, pp: 540-553
92. Reardon D.J, Maffulli N (2007). “Clinical evidence shows no
difference between single-and double-row repair for rotator cuff tears”.
Arthroscopy, vol 23, No 6 (june), pp. 670-673.
93. Roh M.S, Wang V.M, April E.W, Pollock R.G, Bigliani L.U, Flatow E.L
(2000). “Anterior and posterior musculotendinous anatomy of the
supraspinatus”. J Shoulder Elbow Surg, Vol 9 (5), pp463-460.
94. Rokito A.S, Cuomo F, Gallagher M.A and Zuckerman J.D. (1999).
Long-Term Functional Outcome of Repair of Large and Massive
Chronic Tears of the Rotator Cuff. J Bone Joint Surg Am. Vol 81, pp:
991-997.
95. Ruotolo C, Fow J.E, Nottage W.M (2004). “The supraspinatus
footprint: an anatomic study of the supraspinatus insertion”.
Arthroscopy: the journal of arthroscopy and related surgery, vol 20 (3),
pp246-249.
96. Ruotolo C, Nottage W.M (2002). “Surgical and nonsurgical
management of rotator cuff tears”. Arthroscopy, vol 18, No 5 (May-
June), pp. 527-531.
97. Severud E.L, Ruotolo C, Abbott D.D, Nottage W.M (2003). “All-
arthroscopic versus đường mổ nhỏ rotator cuff repair: a long-term
retrospective outcome comparison”. Arthroscopy, vol 19, No 3 (March),
pp. 234-238.
98. Shane J. Nho (2009), “Does the Literature Support Double-Row Suture
Anchor Fixation for Arthroscopic Rotator Cuff Repair? A Systematic
Review Comparing Double-Row and Single-Row Suture Anchor
configuration”, Arthroscopy: The Journal of Arthroscopic and Related
Surgery, Vol 25 (11), pp. 1319-1320.
99. St.Pierre P, Olsen EJ, Elliott JJ, et al (1995). “Tendon healing to cortical
bone compared with healing to a cancellous trough: a biomechanical
and histological evaluation in goats”. J Bone Joint Surg Am, Vol 77, pp.
1858-1866.
100. Stephan P (2010), “Biomechanical Comparison of 4 Double-Row
Suture-Bridging Rotator Cuff Repair Techniques Using Different
Medial-Row Configurations”, Arthroscopy: The Journal of
Arthroscopic and Related Surgery, Vol 26 (10), pp. 1281-1288
101. Tennent T.D, Beach W.R and Meyers J.F (2003). “Clinical sports
medicine update. a review of the special tests associated with shoulder
examination: part i: the rotator cuff tests”. Am J Sports Med, vol 31, pp.
154-160.
102. Tennent T.D, Beach W.R and Meyers J.F (2003). “Clinical sports
medicine update. a review of the special tests associated with shoulder
examination: part II: laxity, instability and superior labral anterior and
posterior (SLAP) lesion”. Am J Sports Med, vol 31, pp. 301-307.
103. Voigt C, Bosse C, Vosshenrich R, Schulz A.P, Lill H, (2010).
“Arthroscopic supraspinatus tendon repair with suture-bridging
technique”. Am J Sports Med, vol 38, pp. 983-991.
104. Weber S.C., Abrams J.S., Nottage W.M., (2002). “Complications
Associated With Arthroscopic Shoulder Surgery”. Arthroscopy: The
Journal of Arthroscopic and Related Surger3,. Vol 18. No 2 (Februar)'.
Suppl 1) pp. 88-95.
105. Wilson F, Hinov V, Adams G (2002). “Arthroscopic Repair of Full-
Thickness Tears of the Rotator Cuff: 2- to 14-Year Follow-up”. The
Journal of Arthroscopic and Related Surgery, Vol 18, No 2 (February),
pp. 136–144.
106. Winslow J.A, Nicholson G, Romeo A.A. (2006). Rotator Cuff
Disorders. In: Johnson D.L and Mair S.D. Clinical Sports Medicine, 1 st
ed, pp. 243-253. Mosby Elsevier, Philadelphia.
107. Wolf E, Pennington W.T, Agrawal V (2004). Arthroscopic rotator cuff
repair: 4- to 10-year results. Arthroscopy, vol 20, No 1 (January), pp. 5-
12.
108. Yamakado K (2011), “Biomechanical analysis of a modified mattress
configuration: the cross-mattress suture”, Shoulder and Elbow, Vol 3,
Issue 2, pp. 88-93
109. Yamanaka.K, Matsumoto T (1994). “The Joint Side Tear of the Rotator
Cuff: A Followup Study by Arthroscopy”. Clinical Orthopaedics and
Related Research number 304, pp. 68-73.
110. Yukihiko H, Satoru S, Narumichi M (2004). “Atrophy of the deltoid
Muscle Following Rotator Cuff Surgery”. J Bone Joint Surg Am, vol
86, pp. 1414-1419.
111. Zlatkin M.B (2003). MRI of the shoulder. Lippincott William & Wilkin.
Philadelphia. 2nd edition. pp. 251
112. Zoric B.B, Horn N, Braun S, Millett P.J (2009). “Factors Influencing
Intra-Articular Fluid Temperature Profiles with Radiofrequency
Ablation”. J Bone Joint Surg Am, vol 91, pp. 2448-54.
113. Bonnel F (1992). “Le concept biomechanique de l’épaule”.
Conférences d'enseignement de la Sofcot, vol 42, pp:1-16.
114. Goutallier D, Coudane H (1997). “Pathologie de la Coiffe des
Rotateurs”. Traité d'Appareil locomoteur, 14-350-A-10.
115. Kapandji I.A (1971). Physiologie articulaire. Librairie Maloine S.A.
Paris. 4ème edition, pp. 9-80
116. Marmor S, Tang Ha N.A, Gaudin P, Hardy P, Paillard and ISAKO
(2004). “Complication of upper limb arthroscopy”. Revue de Chirurgie
Orthopédique et réparatrice de l’appareil moteur, vol 90, (suppl 8),
3S90.
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU

BỆNH ÁN KHỚP VAI


I- Hành chính
- Họ tên:
- Tuổi:
- Giới:
- Địa chỉ:
- Số điện thoại:
- Ngày nhập viện:
- Ngày xuất viện:
II- Nguyên nhân nhập viện
- Vai bị đau: P T
- Đau , hạn chế vận động , kêu lục cục , yếu vai 
- Các nguyên nhân khác
III- Bệnh sử:
IV- Tiền căn
- Nội khoa:
- Ngoại khoa:
V-Khám
1. Các dấu hiệu:

Gân trên gai +/-


Đau Khớp cùng đòn +/-
Củ lớn xương cánh tay +/-
Gân nhị đầu +/-
Teo cơ
Biến dạng
Các test khám cho chóp xoay
Gân trên gai +/-
Nghiệm
Đau pháp bàn tay ngữa hay Speed Sức cơ: 0,I,II,II,IV,V
Nghiệm pháp Jobe Sức cơ: 0,I,II,II,IV,V
Nghiệm pháp Patte Sức cơ: 0,I,II,II,IV,V
Nghiệm pháp xoay ngoài cánh tay có đối kháng Sức cơ: 0,I,II,II,IV,V
Nghiệm pháp Gerber Sức cơ: 0,I,II,II,IV,V
Nghiệm pháp ép bụng Sức cơ: 0,I,II,II,IV,V
Nghiệm pháp Napoleon Sức cơ: 0,I,II,II,IV,V

Chủ Thụ Chủ Thụ


Vai P Vai T
động động động động
Đưa trước
Xoay ngoài
Xoay ngoài tư thế giạng vai
Xoay trong
Xoay trong tư thế giạng vai
Cánh tay bắt chéo thân mình
Giạng vai

Khám vận động dưới gây mê

Động tác Vai P Vai T


Đưa trước
Xoay ngoài
Xoay ngoài tư thế giạng
Xoay trong tư thế giạng
Cánh tay bắt chéo thân mình

Động tác Vai P Vai T


Đưa trước
Xoay ngoài
Xoay trong
Giạng
4. Chỉ số Constant và UCLA trước mổ
Consta
nt:
điểm
UCLA:
điểm
VI- Hình ảnh
1. X Quang thường qui:
- Khoảng cách mỏm cùng đến chỏm xương cánh tay:
- Mỏm cùng vai type: phẳng, cong, móc
- Có gai xương không? Vùng:
- Xơ đặc xương củ lớn xương cánh tay: +/-, củ lớn xương cánh tay
không đều đặn: +/-
2. Kết quả siêu âm:

3. Kết quả MRI hay CT

VII- Chẩn đoán trước mổ


VII- Chẩn đoán trong mổ
1- Khoang dưới mỏm cùng: mặt dưới mỏm cùng vai
- Xơ hóa +/-
- Nhô vào khoang dưới mỏm cùng: +/-
- Gai xương: +/-
2- Chóp xoay:
- Các gân bị rách:
- Vị trí rách:
- Độ dày rách:
- Kích thước rách:
- Hình dạng rách:
- Co rút gân:
- Bờ rách:
mềm mại, trơn láng: +/-, nham nhở: +/-, tròn và giống đầu gậy: +/-
- Rách không hoàn toàn:
mặt khớp: +/-, mặt bao hoạt dịch: +/-, kết hợp cả hai: +/-
% bị rách , cm.
3- Gân nhị đầu:
4- Viêm bao hoạt dịch khớp vai:

VIII- Xử trí lúc mổ


- Tạo hình mỏm cùng vai: +/-
- Kiểu khâu: một hàng: +/-, hai hàng: +/-
- Cắt gân nhị đầu: +/-
- Đốt hoạt mạc viêm: +/-
- Thời gian mổ:
- Biến chứng trong mổ:
IX- Chương trình tập vật lý trị liệu sau mổ
- Tuần 1-3:
- Tuần 3-6:
- Tuần 6-12:
- Tháng 3-6:
X- Đánh giá sau mổ:
1- Thời gian đánh giá sau mổ
- Tuần thứ 3
- Tuần thứ 6
- Tháng thứ 3
- Tháng thứ 6
- Tháng thứ 9
- Tháng thứ 12
- Lần tổng kết cuối cùng
2- Nội dung đánh giá:
- Bảng đánh giá bằng các chỉ số Constant và UCLA
- Biến chứng
Phụ lục 2. BẢNG THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ KHỚP VAI
CONSTANT VÀ UCLA

Họ tên
bệnh nhân:
Thời điểm
đánh giá
Bảng 1: Chỉ số Constant Score

Bên Bên
bệnh lành

1. Đau tối đa đạt 15 không đau 15 đ, đau ít 10 điểm,


điểm trung bình 5 điểm, nhiều 0 điểm

2. Hoạt động hàng ngày Làm được công việc (4 điểm), giải
đạt tối đa 20 điểm trí bình thường không bị ảnh hưởng
(4 điểm); ngủ không bị ảnh hưởng
bởi đau(2 điểm)

Tư thế bàn tay so với thân mình:


ngang hoặc dưới hông 2 đ, mũi ức
4 đ, cổ 6 đ, đầu 8 đ, quá đầu 10 đ

3. Vận động chủ động Đưa trước


không đau tổng cộng đạt Giạng
tối đa 40 điểm. trong đó
Xoay ngoài: bao gồm các động tác
10 được tính cho mỗi
sau
động tác đưa trước, động
tác giạng theo mức độ Tay sau đầu khuỷu phía trước 2 đ
sau (bệnh nhân tư thế Tay sau đầu khuỷu phía sau 2 đ
ngồi) (0o -30o:0 điểm,
Tay trên đầu khuỷu phía trước 2 đ
31o -60o: 2 điểm, 61o 90o: Tay trên đầu khuỷu phía sau 2 đ
4 điểm, 91o -120o: 6
Tay nâng hoàn toàn khỏi đầu 2 đ
o o
điểm, 121 – 150 : 8
Tổng cộng 10 đ nếu bn làm được tất
điểm, > 150o: 10 điểm.
cả các động tác trên

Xoay trong: bao gồm các động tác


sau

Lưng bàn tay trên mông 2 đ

Lưng bàn tay trên xương cùng 4 đ

Lưng bàn tay trên L3 6 đ

Lưng bàn tay trên T12 8 đ

Lưng bàn tay trên T 7-8 10 đ

4. Lực cơ đạt tối đa 25 Giữ vật nặng tư thế giạng tay số


điểm. điểm bằng số pound mà tay có thể
giữ, tối đa là 25 pound = 25 đ

Tổng cộng số điểm chức năng

* Hoạt động hàng ngày tổng cộng 20 đ bao gồm bệnh nhân có làm
được công việc của mình (4), có giải trí (4) không bị đau khi ngủ(2) và tư thế
bàn tay so với thân mình khi thực hiện các động tác trên (tối đa 10).
Bảng 2: Thang điểm UCLA

Các chỉ số Điểm


ĐAU
Luôn luôn đau và không chịu được phải thường xuyên dùng thuốc 1
giảm đau mạnh
Luôn luôn đau nhưng chịu được, thỉnh thoảng dùng thuốc giảm đau mạnh 2
Không đau hay đau rất ít khi nghỉ ngơi, đau khi hoạt động nhẹ, 4
thường phải dùng thuốc giảm đau salycylate (NSAID)
Đau khi hoạt động nặng, thỉnh thoảng dùng giảm đau Salicylate (NSAID) 6
Thỉnh thoảng đau và không đáng kể 8
Không đau 10
CHỨC NĂNG
Không thể sử dụng được tay 1
Chỉ có thể làm những công việc nhẹ 2
Chỉ có thể làm những công việc nhẹ 2
Có thể làm được việc nhẹ hay hầu hết các động tác sinh hoạt hàng ngày 4
Có thể làm được việc nhà, đi chợ, lái xe, cột tóc, thay quần áo 6
Chỉ bị giới hạn nhẹ có thể làm việc ơ tư thế tay cao quá đầu 8
Hoạt động bình thường 10
TẦM HOẠT ĐỘNG CỦA TAY ĐƯA RA TRƯỚC CHỦ ĐỘNG
> 150o 5
Từ 120o đến 150o 4
Từ 90o đến 120o 3
Từ 45o đến 90o 2
Từ 30o đến 45o 1
< 30o 0
SỨC CƠ GẤP RA TRƯỚC
Gấp ra trước chủ động hoàn toàn, kháng lại được hoàn toàn với sức đề kháng 5
Gấp ra trước chủ động hoàn toàn, kháng lại được một phần với sức đề kháng 4
Gấp ra trước chủ động hoàn toàn, kháng được trọng lực 3
Gấp ra trước chủ động hoàn toàn, kháng được một phần trọng lực 2
Có dấu hiệu co rút cơ nhẹ, không nhấc tay chủ động được 1
Không nhúc nhích 0
SỰ HÀI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN
Hài lòng cảm thấy tốt hơn 5
Không hài lòng cảm thấy xấu hơn 0
Từ 34-35 điểm: rất tốt Từ 28-33 điểm: tốt
Từ 21-27 điểm: trung bình Từ 0-20 điểm: xấu

You might also like