You are on page 1of 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN (Tự luận)

BỘ MÔN NGỮ VĂN VIỆT NAM DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
NGÀY KIỂM TRA: 26/2/2022
Hệ: Chính quy, Thời gian: 70 phút, Đề thi có 01 trang
Thí sinh được sử dụng tài liệu

Câu 1. Trả lời ngắn gọn các hỏi sau. (5 điểm)


(1) Nhiệm vụ nghiên cứu của âm vị học là gì?
(2) Vì sao nói âm vị không phải là tín hiệu ngôn ngữ?
(3) Có mấy kiểu biến thể âm vị? Biến thể kết hợp được hiểu như thế nào? Cho 02 ví dụ
minh họa.
(4) Những điểm đối lập căn bản giữa âm tố và âm vị là gì?
(5) Mối quan hệ giữa cơ quan phát âm chủ động và cơ quan phát âm thụ động được thể
hiện như thế nào?
Câu 2. Phân tích 02 ví dụ để chứng minh nhận định: “Mối quan hệ giữa âm và chữ không
phải luôn là quan hệ tương ứng 1-1.” (2 điểm)
Câu 3. Bằng việc phân tích ít nhất 3 ngữ liệu cụ thể, anh/ chị hãy chứng minh nhận định:
“Tính đa trị của tín hiệu ngôn ngữ là cơ sở cho hiện tượng đồng âm, đồng nghĩa và đa
nghĩa.” (2 điểm)
Câu 4. Chỉ ra các nét khu biệt của phụ âm đầu /χ/ trong âm tiết “khác” và phụ âm đầu /ɣ/
trong âm tiết “gác”. (1 điểm)

You might also like