You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

KHOA NGOẠI NGỮ

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN


NN2008 – NGÔN NGỮ HỌC 1
(LINGUISTICS 1)

I. THÔNG TIN CHUNG


Giảng viên
Họ và tên Hồ Thị Giáng Châu
Chức danh Thạc sĩ – Giảng viên
Bộ môn Lý thuyết tiếng và kỹ năng cơ bản
Số điện thoại 0263 3834048
E-mail chauhtg@dlu.edu.vn
Học phần
Mã học phần NN2008
Tên học phần Ngôn ngữ học 1 (Linguistics 1)
Loại học phần Kiến thức giáo dục đại cương - Khoa học xã hội và nhân văn
– Học phần tự chọn
Số tín chỉ 3 (Lý thuyết: 2 – Bài tập: 1)
Số tiết học 45 (Lý thuyết: 30 – Bài tập: 15)
Điều kiện tham gia học phần
 Học phần tiên quyết:
Không áp dụng
 Các yêu cầu khác:
- SV phải có kỹ năng tra cứu dữ liệu trên Internet

1
II. TÀI LIỆU PHỤC VỤ HỌC PHẦN
Giáo trình chính
[1] Nguyễn, T.T. (2017). An introduction to English linguistics – Phonetics and
phonology. Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam: Đà Nẵng

Tài liệu tham khảo


[2] Fromkin, V. & Rodman, R. (1993). An introduction to language (6th ed.).
New York: Harcourt Brace College Publishers

[3] O’Grady, W. & Archibalt, J. (2000). Contemporary linguistics- an


introduction. New York: Bedford/ St. Martin’s

[4] Richards, J. C; Platt, J. & Platt, H. (1992). Longman Dictionary of Language


Teaching and Applied Linguistics. UK: Longman

[5] Roach, P. (1991). English Phonetics and Phonology- A practical course.


Cambridge University Press

[6] Volfram, W. & Johnson, R. (1982). Phonological Analysis – focus on


American English. Washington, D.C: The Center for Applied Linguistics
[7] Yavas, M. (2011). Applied English Phonology. (2nd ed.). West Sussex:
Wiley – Blackwell

III. MÔ TẢ HỌC PHẦN


Học phần bao gồm hai phần: Ngữ âm học (Phonetics) và Âm vị học (Phonology).
Trong phần Ngữ âm học, học phần giới thiệu các khái niệm về các âm trong tiếng
Anh gồm phụ âm, nguyên âm đơn và nguyên âm đôi. Ngoài ra, phần này còn bao
gồm những mô tả về vị trí của các âm và cách phát âm những âm đó. Trong phần
Âm vị học, học phần cung cấp cho người học một số quy luật biến đổi âm cơ bản và
thường gặp trong ngôn ngữ như âm bật hơi, âm mũi hóa, âm kéo dài, v.v. và một số
khái niệm khác nhằm giúp người học phát âm đúng và giải thích các quy luật biến
đổi âm trong tiếng Anh. Đồng thời phần này còn giới thiệu về âm tiết và cấu trúc
của âm tiết, trọng âm và ngữ điệu.

IV. MỤC TIÊU HỌC PHẦN, CHUẨN ĐẦU RA


Mục tiêu học phần
Học phần nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ âm, cách phát
âm trong tiếng Anh cho đúng, các thuật ngữ trong ngữ âm và các quy luật biến đổi

2
âm trong ngôn ngữ học để sinh viên có thể hiểu và giải thích sâu hơn về ngôn ngữ
mình đang nghiên cứu.
Chuẩn đầu ra học phần
Sau khi hoàn thành việc học học phần này, sinh viên có thể:
1. Nắm vững và phân biệt được sự khác biệt giữa âm và chữ viết trong tiếng
Anh
2. Nắm vững kiến thức về hệ thống phiên âm quốc tế IPA và thực hành phiên
âm tiếng Anh
3. Nắm vững kiến thức (mô tả, định nghĩa và phân loại) các loại âm trong tiếng
Anh, vị trí của các âm và cách phát âm các âm đó
4. Nắm vững kiến thức về âm vị và tha âm vị; hiểu và giải thích các quy tắc
biến đổi âm cơ bản trong tiếng Anh
5. Nắm vững khái niệm về âm tiết và thực hành phân tích cấu trúc âm tiết
6. Nắm vững kiến thức về trọng âm và ngữ điệu trong tiếng Anh và hoàn chỉnh
cách phát âm của mình

Các chuẩn đầu ra học phần trên phù hợp với các chuẩn đầu ra chương trình như sau:

Chuẩn đầu ra Chuẩn đầu ra chương trình


học phần C01 C02 C03 C04 C05 C06 C07 C08 C09 C10
1 X
2 X
3 X
4 X
5 X
6 X

V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP


Kết quả học tập của sinh viên đối với học phần được đánh giá như sau:

Bài tập Ngày nộp Điểm đánh giá

Bài tập 1: nhóm Thông báo sau 10%

Bài tập 2: cá nhân/ nhóm Thông báo sau 10%

Kiểm tra giữa kỳ (1): cá nhân Thông báo sau 15%

3
Kiểm tra giữa kỳ (2): cá nhân Thông báo sau 15%

Thi cuối kỳ: cá nhân Thông báo sau 50%

Các yêu cầu của bài tập được mô tả dưới đây.

Bài tập 1: Thảo luận nhóm (chiếm 10% điểm môn học)
Bài tập này yêu cầu sinh viên thực hiện theo nhóm, theo đó mỗi nhóm được giao đọc
một bài học/1 phần bài học ở nhà hay tại lớp và trả lời các câu hỏi liên quan. Sau
đó, nhóm sẽ trình bày hoặc thảo luận với cả lớp. Bài tập này được đánh giá xuyên
suốt khóa học.

Bài tập 2: Mô tả âm, tha âm vị (allophones) và cặp từ (minimal pairs) (chiếm 10%
điểm môn học) – Chia làm 2 bài tập nhỏ 2a và 2b (làm tại lớp, 5% mỗi bài)
Bài tập này yêu cầu sinh viên
- mô tả các âm (phụ âm và nguyên âm) đã học, phân biệt sự khác biệt
giữa các âm về vị trí và phương thức cấu âm, âm hữu thanh và vô
thanh và phiên âm từ và câu (bài tập 2a)
- nhận diện và mô tả được sự phân bố của các tha âm vị (allophones)
của một âm vị cụ thể trong các từ khác nhau đồng thời nhận diện và
cho ví dụ các cặp từ (minimal pairs) trong tiếng Anh (với các vị trí âm
khác nhau) (bài tập 2b)

Kiểm tra giữa kỳ (chiếm 30% điểm môn học) (hình thức kiểm tra trực tuyến)
Bài kiểm tra số 1 (Ngữ âm học – chiếm 15% điểm môn học)
Sinh viên làm một bài kiểm tra (đề mở) tại lớp gồm 4 phần trong vòng 60 phút. Phần 1
(3 điểm) gồm 5 câu hỏi (nội dung về phần Ngữ âm học) trong đó sinh viên phải
điền những từ còn thiếu vào các câu đã cho (5 câu – 8 từ/cụm từ cho sẵn). Trong
phần 2 (3 điểm) sinh viên được yêu cầu mô tả âm trong các từ đã cho (gồm 5 phụ
âm và nguyên âm). Trong phần 3 (5 điểm) sinh viên trả lời 15 câu hỏi trắc nghiệm.
Phần 4 (4 điểm) yêu cầu sinh viên viết lại 2 câu (20 từ) bằng tiếng Anh từ các từ đã
được phiên âm. Bài tập này yêu cầu sinh viên áp dụng kiến thức về hệ thống phiên
âm quốc tế IPA và thực hành phiên âm tiếng Anh đồng thời mô tả và phân biệt các
loại âm với các đặc điểm khác nhau.

4
Bài kiểm tra số 2 (Âm vị học – chiếm 15% điểm môn học)
Sinh viên làm một bài kiểm tra (đề mở) tại lớp gồm 6 phần trong vòng 60 phút. Phần 1
(2.5 điểm) gồm 5 câu hỏi với 2 lựa chọn Đúng / Sai (nội dung về tất cả các vấn đề
đã học về phần Âm vị học). Phần 2 (2.5 điểm) gồm 5 câu hỏi trắc nghiệm (nội
dung về tất cả các vấn đề đã học về phần Âm vị học). Trong phần 3 (2.5 điểm) sinh
viên phải nêu được đặc điểm của các tha âm vị (allophones) của các âm vị đã cho
trong các từ (5 từ). Trong phần 4 (2.5 điểm) sinh viên được yêu cầu nêu tên và giải
thích được các quy tắc biến đổi âm đã được áp dụng trong các trường hợp đã cho (5
trường hợp). Phần 5 (2.5 điểm) yêu cầu sinh viên phải viết được dạng tiềm đạt
(underlying form) và dạng biểu đạt (surface form) của âm của các từ đã cho khi áp
dụng các quy tắc biến âm (5 từ). Trong phần 6 (2.5 điểm) sinh viên hoàn thành
bảng biểu mô tả cấu trúc các âm tiết của các từ đã cho (5 từ). Bài tập này yêu cầu
sinh viên áp dụng kiến thức về âm vị, tha âm vị, các quy tắc biến đổi âm cơ bản
trong tiếng Anh, âm tiết và cấu trúc âm tiết.

Thi cuối kỳ (chiếm 50% điểm môn học) (hình thức thi trực tiếp)
Sinh viên làm một bài thi cuối kỳ gồm 5 phần trong vòng 60 phút. Đây là đề thi mở
trong đó sinh viên được sử dụng tài liệu tham khảo trên giấy nhưng không được
dùng điện thoại hay máy tính xách tay. Phần 1 (2 điểm) gồm 10 câu hỏi Đúng/ Sai.
Phần 2 (3 điểm) gồm 10 câu hỏi điền vào chỗ trống (không cho từ sẵn). Phần 3 (2
điểm) gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm. Trong phần 4 (2 điểm) sinh viên phải viết được
5 từ đã được phiên âm và viết được dạng tiềm đạt (underlying form) và dạng biểu
đạt (surface form) của âm của các từ đã cho khi áp dụng các quy tắc biến âm (2 từ).
Phần 5 (1 điểm) yêu cầu sinh viên dùng biểu đồ hình cây để mô tả cấu trúc các âm
tiết của các từ đã cho (2 từ). Kỳ thi yêu cầu sinh viên áp dụng kiến thức về ngữ âm
và âm vị học đã học trong học phần.

Hình thức thi trực tuyến sẽ thông báo sau

Các đánh giá trên nhằm kiểm tra việc đạt các chuẩn đầu ra học phần sau:

CĐR học phần Bài tập 1 Bài tập 2 Kiểm tra giữa kỳ Thi cuối kỳ

1 X X X

2 X X X

3 X X X

4 X X X

5
5 X X

6 X X

V. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY

Buổi học Nội dung Hoạt động dạy và học

1 (4 tiết) Bài 1 – Giới thiệu  GV trình bày, hướng


1/ Giới thiệu tổng quan về học phần dẫn

2/ Định nghĩa ngôn ngữ học  Bài tập 1


3/ Định nghĩa Ngữ âm học  GV và SV cùng thảo
luận
4/ Mối quan hệ giữa âm và chữ viết/chính
tả  SV làm bài tập áp
dụng theo nhóm
5/ Hệ thống phiên âm quốc tế IPA
 GV phản hồi và giải
thích
 SV đọc thêm sách
[2], trang 231-240

2 (4 tiết) Bài 2 - Mô tả âm (1) – Phụ âm trong tiếng  GV trình bày, hướng


Anh dẫn
1/ Vùng thanh âm – Các bộ phận phát âm  Bài tập 1
2/ Mô tả phụ âm trong tiếng Anh  GV và SV cùng thảo
 Âm hữu thanh và vô thanh (voiced luận
and voiceless sounds)  SV làm bài tập áp
 Vị trí cấu âm (Place of articulation) dụng theo nhóm
 GV phản hồi và giải
thích
 SV đọc thêm sách
[2], trang 240-251 và
sách [5], trang 8-10

3 (4 tiết) Bài 2 (tiếp theo) - Mô tả âm (1) – Phụ âm  GV trình bày, hướng


trong tiếng Anh dẫn
 Phương thức cấu âm (Manner of  Bài tập 1

6
articulation)  GV và SV cùng thảo
luận
 SV làm bài tập áp
dụng theo nhóm
 GV phản hồi và giải
thích
 SV làm bài tập thêm
ở nhà
 SV đọc thêm sách
[2], trang 240-251

4 (4 tiết) Bài 3 – Mô tả âm (2) – Nguyên âm trong  GV trình bày, hướng


tiếng Anh – Nguyên âm đơn dẫn
 Vị trí của lưỡi (vowel height and  Bài tập 1
vowel backness)
 GV và SV cùng thảo
 Vị trí của môi (rounding) luận
 Độ căng các cơ (tension)  SV làm bài tập áp
dụng theo nhóm
 GV phản hồi và giải
thích
 SV làm bài tập thêm
ở nhà
 SV đọc thêm sách
[2], trang 252-255

5 (4 tiết) Bài 4 – Mô tả âm (2) – Nguyên âm trong  GV trình bày, hướng


tiếng Anh – Nguyên âm đôi/ba dẫn
 Nguyên âm đôi  Bài tập 1
 Âm đôi trước (fronting), giữa  GV và SV cùng thảo
(centralizing) và sau (backing) luận
 Nguyên âm ba  SV làm bài tập áp
 Phiên âm (transcription) dụng theo nhóm

Bài 5 – Sơ lược về nhấn âm (stress)  GV phản hồi và giải


thích
 Định nghĩa
 Bài tập 2a
 Nhấn âm trong từ
 SV làm bài tập thêm
7
 Nhấn âm trong câu ở nhà
 SV đọc thêm sách
[2], trang 255-6 +
258-9
 SV chuẩn bị cho bài
kiểm tra số 1

6 (4 tiết) Bài kiểm tra số 1  SV làm bài kiểm tra


Bài 6 – Âm vị học giữa kỳ 1 (Test 1)

 Âm vị (phonemes)  GV trình bày, hướng


dẫn
 Tha âm vị (allophones)
 Bài tập 1
 Phân bố đối bổ (complementary
distribution)  GV và SV cùng thảo
luận
 Dạng tùy chọn (Free variation)
 SV làm bài tập áp
 Các cặp từ trong tiếng Anh (minimal dụng theo nhóm
pairs)
 GV phản hồi và giải
 Dạng tiềm đạt (underlying form) và thích
dạng biểu đạt (surface form)
 SV đọc thêm sách
[5], trang 36-46

7 (4 tiết) Bài 7 - Các quy tắc biến đổi âm  GV trả bài kiểm tra
(phonological rules) số 1
 Quy tắc bật hơi  GV trình bày, hướng
 Quy tắc âm mũi hóa dẫn

 Quy tắc kéo dài nguyên âm  Bài tập 1

 Quy tắc âm đập (flap sound)  GV và SV cùng thảo


luận
 SV đọc trước giáo
trình (phần tiếp theo
cho quy tắc biến đổi
âm)

8 (4 tiết) Bài 7 (tiếp theo) - Các quy tắc biến đổi âm  Bài tập 2b
(phonological rules)
 GV trình bày, hướng
 Quy tắc đồng hóa dẫn

8
 Bài tập 1
 SV cùng thảo luận
theo nhóm và báo
cáo kết quả
 GV phản hồi
 SV làm bài tập thêm
ở nhà (trong giáo
trình)

9 (4 tiết) Bài 8 – Phát âm dạng mạnh và dạng yếu  GV trình bày, hướng
(strong form and weak form) dẫn
 Bài tập 1
 SV cùng thảo luận
theo nhóm và báo
cáo kết quả
 GV phản hồi
 SV đọc thêm sách
[7], trang 75-78

10 (4 tiết) Bài 9 - Âm tiết và cấu trúc âm tiết:  GV trình bày, hướng


 Giới thiệu dẫn

 Các loại âm tiết (syllable types)  Bài tập 1

 Việc phân chia âm tiết  GV và SV cùng thảo


(syllabification) luận

 Cấu trúc âm tiết - Biểu đồ hình cây  SV làm bài tập áp


(tree diagram) dụng theo nhóm
 GV phản hồi và giải
thích
 SV đọc thêm sách
[7], chương 6
 SV chuẩn bị cho bài
kiểm tra số 2

11 (5 tiết) Bài kiểm tra số 2  SV làm bài kiểm tra


Bài 10 – Nhấn âm (stress) giữa kỳ 2 (Test 2)

9
Bài 11 - Ngữ điệu (intonation)  GV trình bày, hướng
Ôn tập và chuẩn bị cho bài thi cuối kỳ dẫn
 Bài tập 1
 GV và SV cùng thảo
luận
 SV làm bài tập áp
dụng theo nhóm
 GV phản hồi và giải
thích

VI. CÁC QUI ĐỊNH CHUNG

Qui định về tham dự lớp học

Các qui định về tham dự lớp học như sau:


 Sinh viên có trách nhiệm tham dự đầy đủ các buổi học. Nếu sinh viên chính
khóa (chính quy) vắng 25% số tiết học (có phép hay không phép) thì sẽ
không được làm bài kiểm tra của môn học đó. Cụ thể như sau:
Sinh viên vắng khoảng 3 buổi (12 tiết) thì sẽ bị cấm kiểm tra.
Sinh viên vắng 2 buổi (8 tiết) trước bài kiểm tra số 1 thì vẫn được làm
bài kiểm tra số 1, nếu sinh viên này vắng thêm 1 buổi nữa sẽ bị cấm làm
bài kiểm tra số 2.

 Sinh viên không thực hiện làm bài tập bị coi như không có điểm, ngoại trừ lý
do chính đáng được giảng viên chấp nhận và cho làm bài thay thế.

Qui định về hành vi trong lớp học

Các qui định về hành vi trong lớp học như sau:

 Môn học được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng người học và người dạy.
Mọi hành vi làm ảnh hưởng đến quá trình dạy và học đều bị nghiêm cấm.

 Sinh viên phải đi học đúng giờ qui định. Không làm ồn, gây ảnh hưởng đến
người khác trong quá trình học. Không được ăn uống, nhai kẹo cao su, sử
dụng các thiết bị như điện thoại, máy nghe nhạc trong giờ học.

 Máy tính xách tay, máy tính bảng chỉ được sử dụng cho mục đích phục vụ
buổi học, không dùng vào việc khác.

10
 Sinh viên vi phạm các qui định trên sẽ bị mời ra khỏi lớp.

Qui định về học vụ

Các vấn đề liên quan đến xin bảo lưu điểm, khiếu nại điểm, chấm phúc khảo, kỷ luật
thi cử được thực hiện theo qui chế học vụ của trường Đại học Đà Lạt.

Đà Lạt, ngày 19 tháng 8 năm 2021


Trưởng khoa Trưởng bộ môn Giảng viên

Đà Lạt, ngày …… tháng ….. năm 2021


Phòng Quản lý Đào tạo Ban Giám hiệu

11

You might also like