You are on page 1of 6

Kết nối tri thức với cuộc sống KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Lớp 3 Chủ đề 5: Một số đơn vị đo độ dài,


Môn: Toán khối lượng, dung tích, nhiệt độ
Ngày dạy Bài 31: Gam

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức, kỹ năng
- Nhận biết được đơn vị đo khối lượng gam – tên gọi, kí hiệu, cách đọc, cách
viết.
- Nhận biết được quan hệ giữa gam và ki-lô-gam.
- Vận dụng vào thực hành cân các đồ vật cân nặng theo đơn vị gam (g).
- Thực hiện được đổi đơn vị kg, g và phép tính với đơn vị gam (g).
2. Năng lực
- Qua các hoạt động quan sát và phân tích, so sánh với đơn vị gam (g), từ đó
định hướng phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.
- Năng lực giao tiếp toán học: trao đổi học hỏi bạn bè thông qua hoạt động
nhóm; sử ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác
hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản.
- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học:
3. Phẩm chất
- Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm
vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: máy tính; powerpoint bài giảng; một số loại cân (cân đĩa, cân
đồng hồ) với quả cân 10 g, 20 g, 100 g, 200 g, 500 g; một số đồ vật để cân
đến gam; tranh ảnh minh họa liên quan đến bài học.
- Học sinh: SGK, vở ghi, bảng con
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Mục tiêu: + Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS, từng
bước đi vào bài học.
- PPDH: vấn đáp
- Hình thức dạy học: cá nhân
Cách tiến hành
- GV dùng 2 vật (một cái bắp cải - HS nâng hai vật trên tay, trả
và một quả chanh), yêu cầu HS lời:
xác định vật nào nặng hơn, vật + Cái bắp cải nặng hơn quả chanh.
nào nhẹ hơn. + Quả chanh nhẹ hơn cái bắp cải.
- GV hỏi: Để biết mỗi vật nặng
bao nhiêu, ta phải làm như thế - HS trả lời: Cân các vật đó.
nào?
- GV cân cái bắp cải và quả
chanh, yêu cầu HS đọc số đo - HS trả lời: + Cái bắp cải nặng
và nhận xét. 1 kg.
- GV dẫn dắt vào bài mới: + Quả chanh nặng chưa tới 1
“Muốn biết quả chanh cân nặng kg.
chính xác là bao nhiêu, ta phải
dùng một đơn vị bé hơn đơn vị - HS lắng nghe.
ki-lô-gam, đó là đơn vị nào thì
chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài
học hôm nay – Bài 31: Gam”
2. Khám phá
- Mục tiêu: + Nhận biết được đơn vị đo khối lượng gam, kí hiệu, cách
đọc, viết.
+ Nhận biết được 1 kg=1000 g.
- PPDH: gợi mở - vấn đáp kết hợp trực quan.
- Hình thức dạy học: cá nhân.
Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS quan sát, cân
gói bột ngọt, sau đó nêu đơn vị
đo gam, cách đọc viết tắt gam.
Gam là một đơn vị đo khối
lượng.
Gam viết tắt là g.
- GV giới thiệu: “Ngoài các quả
cân 1 kg, 2 kg, 5 kg, còn có các
quả cân: 1 g, 2 g, 5 g, 10 g, 20
g, 50 g, 100 g, 200 g, 500 g”.
- GV tiếp tục đặt vấn đề: “Một
ki-lô-gam bằng bao nhiêu gam
nhỉ?”.
- GV cho HS quan sát tranh cân
thăng bằng giữa quả cân 1 kg
và 2 túi muối.
- GV đặt câu hỏi:
+ Mỗi túi muỗi nặng bao nhiêu
gam? - HS trả lời:
+ Hai túi muối nặng bao nhiêu? + Một túi nặng 400 g, một túi
+ Ta thấy hai đĩa cân thăng bằng nặng 600 g.
nhau chứng tỏ điều gì? + Hai túi nặng: 400g + 600G =
1000g.
+ Hai đĩa cân thăng bằng chứng tỏ
- GV chốt lại: 1 kg = 1000 g. quả cân nặng 1kg bằng với hai túi
muối nặng 1000g.
3. Hoạt động
- Mục tiêu: +
- PPDH:
- HÌnh thức dạy học: nhóm đôi
Cách tiến hành
Bài 1
- GV yêu cầu HS quan sát tranh
trong SGK.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo
cặp, nêu số cân nặng của mỗi
đồ vật tương ứng trên đĩa cân
rồi nêu số thích hợp có dấu ? ở
các câu a, b, c, d.
- GV gọi đại diện các nhóm trình a. Gói đường cân nặng 500 g.
bày. b. Gói mì chính cân nặng 150 g.
- GV nhận xét, tuyên dương. c. Gói hạt tiêu cân nặng 40 g.
d. Gói muối cân nặng 400 g.
Bài 2
- GV yêu cầu HS thảo luận theo
cặp đôi, quan sát tranh, đọc
được số cân nặng của mỗi đồ
vật trên cân đồng hồ rồi nêu số
thích hợp có dấu ?
- GV đặt câu hỏi gợi ý câu c: + … ta sử dụng phép tính trừ.
+ Để biết túi táo nặng hơn gói bột
mì bao nhiêu gam, ta sử dụng
phép tính gì? + … ta sử dụng phép tính cộng.
+ Để biết túi táo và gói bột mì cân
nặng tất cả bao nhiêu gam ta sử
dựng phép tính gì? a. Túi táo cân nặng 500 g.
- GV gọi đại diện các nhóm trình b. Gói bột mì cân nặng 250 g.
bày. c. Túi táo cân nặng hơn gói bột
mì là 250 g.
Túi táo và gói bột mì cân nặng
tất cả là 750 g.

- GV nhận xét, tuyên dương.


4. Luyện tập
- Mục tiêu: + Thực hiện được các phép tính với đơn vị gam.
+ Ước lượng được cân nặng của một số con vật.
Cách tiến hành
Bài 1: Tính theo mẫu
a) 740 g – 360 g
b) 15 g x 4
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS làm bài vào
bảng con.
- GV gọi HS trình bày bài làm a. 740 g – 360 g = 380 g
- GV gọi HS nhận xét bài bạn b. 15 g x 4 = 60 g
- GV nhận xét, chốt đáp số.
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và
quan sát tranh.
- GV hướng dẫn HS liên hệ với
thực tế để có biểu tượng, nhận
biết, so sánh số cân nặng thích
hợp của mỗi con vật rồi nêu
được mỗi con vật cân nặng bao
nhiêu gam hoặc ki-lô-gam.
- GV gọi HS trình bày
- GV nhận xét, tuyên dương. Gà nặng 2 kg, chó nặng 20 kg,
chim sẻ nặng 200 g, bò nặng
200 kg.
5. Vận dụng
- Mục tiêu: + Củng cố kiến thức đã học trong tiết học để HS khắc sâu nội
dung
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học
xong bài học.
Cách tiên hành
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm
4, thực hiện cân một số đồ vật
(hộp bút, hộp phấn, màu vẽ…)
và ghi chép lại.
- GV gọi các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
Phân tích cơ hội phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh qua các hoạt
động học tập trải nghiệm đã thiết kế.

 Năng lực
-
 Phẩm chất:
- HS có ý thức tìm hiểu bài; chăm chú lắng nghe GV giảng, thực hiện tốt các yêu
cầu GV đề ra, hăng hái giơ tay phát biểu, HS có cơ hội phát triển phẩm chất chăm chỉ.
- HS tích cực xây dựng bài, chăm chú lắng nghe GV giảng bài, thực hiện nghiêm
túc các yêu cầu của GV; không cười đùa làm việc riêng trong giờ học; có ý thức, trách
nhiệm, tinh thần hợp tác khi tham ra làm việc nhóm, HS có cơ hội phát triển phẩm
chất trách nhiệm.

You might also like