You are on page 1of 2

ĐỀ 1

Câu 1: Thể loại của đoạn trích trên : Tùy bút


Câu 2: Đối tượng được đề cập đến trong đoạn trích: Mùa xuân Bắc Việt
Câu 3: Tác giả yêu mùa xuân nhất vào khoảng thời gian sau ngày rằm tháng Giêng
Câu 4: Tác giả miêu tả, kể về bữa cơm bình dị có: Cà om, thịt thăn, lá tía tô thái nhỏ, bát canh trứng
cua vắt chanh
Câu 5: Cái “tôi” của tác giả được thể hiện trong văn bản:
- Cái tôi thể hiện tình yêu tha thiết đối với mùa xuân Bắc Việt nói chung và mùa xuân Hà Nội nói
riêng
- Cái tôi tài hoa thể hiện ở các phương diện: tác giả sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu chất thơ,
câu văn có nhịp điệu biến hóa linh hoạt, các biện pháp tu từ được sử dụng triệt để, đa dạng như: so
sánh, ẩn dụ, nhân hóa, lối kể và tả bằng giọng văn thấm đẫm yêu thương đối với mùa Bắc Việt
- Cái tôi có khả năng quan sát tinh tế, ghi chép tỉ mỉ
- Cái tôi yêu quê hương, đất nước
Câu 6:
- Bài học: Trân trọng, nâng niu, yêu quý vẻ đẹp của tự nhiên vì:
+ Những cảnh đẹp tự nhiên giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, và làm tăng niềm vui trong tâm
hồn chúng ta
+ Khi biết trân trọng, nâng niu vẻ đẹp của tự nhiên, chúng ta sẽ tò mò khám phá vẻ đẹp trong tự
nhiên từ đó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường sống của mình, làm tâm hồn trở nên
thoải mái và tăng cường tình yêu quê hương, đất nước
+ Đồng thời, khi ta trân trọng, nâng niu vẻ đẹp của tự nhiên, chúng ta sẽ có ý thức bảo vệ môi
trường, làm cho nó trở nên tốt đẹp hơn.
+
+
+
+
ĐỀ 2
Câu 1: Thể loại của đoạn trích trên : Tùy bút
Câu 2: Đối tượng được đề cập đến trong đoạn trích: Hoa lau
Câu 3: Vương quốc thực sự của nó là miền hoang, là núi đồi, gò bãi
Câu 4: Tác giả miêu tả, kể về thời điểm nở của hoa lau: mùa đông lúc gió bấc mưa phùn, dưới màu
mây xám bạc
Câu 5: Cái “tôi” của tác giả được thể hiện trong văn bản:
- Cái tôi thể hiện nỗi thương tiếc, ngậm ngùi trước số phận bị lãng quên của hoa lau
- Cái tôi tài hoa thể hiện ở ngôn ngữ bình dị, đời thường, câu văn ngắn dài linh hoạt, đan xen với
nhau
- Sử dụng đa dạng các biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, đa dạng các kiểu câu, lời kể và
tả giàu cảm xúc, khắc họa 1 cách chân thực về cuộc đời của loài hoa lau
ĐỀ 3
Câu 1: Thể loại của đoạn trích trên : Tùy bút
Câu 2: Đối tượng được đề cập đến trong đoạn trích: Mùa thu Bắc Việt
Câu 3: Trăng mùa thu có đặc điểm: sáng và đẹp
Câu 4: Tác giả, miêu tả bầu trời thượng tuần tháng 8 có: bầu trời phẳng lì, xanh ngắt, không 1 bóng
mây, ánh trăng tỏa sáng khắp nơi
Câu 5: Cái “tôi” của tác giả được thể hiện trong văn bản:
- Cái tôi thể hiện nỗi nhớ thương da diết về mùa thu miền Bắc nước ta
- Cái tôi tài hoa thể hiện qua việc sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu chất thơ, câu văn có nhịp
điệu biến hóa linh hoạt
- Sử dụng đa dạng, phong phú các biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh,liệt kê,...
- Lời kể và tả bằng giọng văn thấm đẫm hoài niệm, yêu thương, chảy trôi theo dòng hồi ức ngọt
ngào của tác giả về mùa thu Bắc Việt

You might also like