You are on page 1of 29

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA MARKETING
________________

BÀI THẢO LUẬN MARKETING DU LỊCH

Đề tài: Trong bối cảnh CMCN 4.0, ảnh hưởng của Covid 19 và các yếu tố khác đòi

hỏi các doanh nghiệp du lịch cần thay đổi các hoạt động xúc tiến của mình như thế

nào để có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách du

lịch tại các thị trường mà doanh nghiệp đang khai thác kinh doanh. Liên hệ thực

tiễn với công ty Vietravel.

Giảng viên : PGS.TS. Bùi Xuân Nhàn


Nhóm : 10
Lớp học phần : 231_TMKT0511_04

Hà Nội, 2023
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN TRONG KINH
DOANH DU LỊCH..............................................................................................................5
1.1. Một số khái niệm cơ bản về marketing du lịch..............................................5
1.1.1. Định nghĩa marketing du lịch.................................................................5
1.1.2. Đặc điểm của sản phẩm du lịch..............................................................5
1.1.3. Tầm quan trọng của xúc tiến trong kinh doanh du lịch..........................5
1.1.4. Môi trường marketing.............................................................................6
1.2 Vai trò và các bước của quá trình xúc tiến.....................................................7
1.2.1 Vai trò của hoạt động xúc tiến du lịch.....................................................7
1.2.2 Các bước của quá trình xúc tiến..............................................................7
1.3. Các công cụ xúc tiến......................................................................................7
1.3.1. Quảng cáo...............................................................................................7
1.3.2. Khuyến mại.............................................................................................7
1.3.3. Bán hàng cá nhân....................................................................................8
1.3.4. Tuyên truyền và quan hệ công chúng.....................................................8
1.3.5. Marketing trực tiếp.................................................................................8
CHƯƠNG 2. LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỚI DOANH NGHIỆP...............................9
2.1. Khái quát về công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt
Nam (Vietravel)...............................................................................................................9
2.2. Bối cảnh môi trường của công ty Vietravel trong cách mạng công nghiệp
lần thứ 4, ảnh hưởng của Covid 19................................................................................10
2.2.1. Môi trường Vĩ mô.................................................................................10
2.2.2. Môi trường Vi mô.................................................................................12
2.3. Chiến lược xúc tiến của Vietravel trong bối cảnh cách mạng công nghiệp
lần thứ 4, sự ảnh hưởng của Covid 19...........................................................................15
2.3.1. Những hoạt động xúc tiến trước đó......................................................15
2.3.2. Thay đổi hoạt động xúc tiến trong Bối cảnh trên.................................20
2.4. Đánh giá hoạt động xúc tiến của công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao
thông vận tải Việt Nam (Vietravel)...............................................................................23
2.4.1. Đánh giá hiệu quả hoạt động xúc tiến của Vietravel trong thời kỳ covid
...................................................................................................................................23
2.4.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động xúc tiến của Vietravel sau thời kỳ covid24
2.4.3. Đề xuất giải pháp..................................................................................24
PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................26
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài thảo luận
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang diễn ra một cách nhanh
chóng, tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội bao gồm cả ngành du lịch
bằng sự ra đời của các công nghệ mới và xu hướng tiêu dùng khác biệt. Các ứng dụng trí
tuệ nhân tạo, Internet of Things, và thực tế ảo đã thay đổi cách mà du lịch được trải
nghiệm và tiếp cận. Đặc biệt đại dịch Covid-19 đã tạo ra một biến đổi lớn đối với toàn bộ
ngành du lịch thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Các hạn chế về di chuyển, sự lo
ngại về an toàn, và thay đổi trong thói quen tiêu dùng đã làm cho ngành du lịch phải tìm
kiếm cách thích nghi. Tuy nhiên, nhìn ở khía cạnh khác, dịch Covid-19 có thể không phải
“kẻ hủy diệt” mà nó đặt ngành “công nghiệp không khói” vào thế buộc phải chuyển
mình, thậm chí thúc đẩy các doanh nghiệp nhanh nhạy thích ứng với các tác động. Sau
tác động của đại dịch cùng với bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, thị trường thay
đổi về hành vi tiêu dùng, theo đó nhu cầu của khách du lịch cũng dần thay đổi. Việc
nghiên cứu cách các doanh nghiệp du lịch tổ chức điều chỉnh hoạt động xúc tiến của họ
để đáp ứng nhu cầu và lo ngại của khách hàng trong bối cảnh này là cực kỳ quan trọng để
bảo vệ sự ổn định và sự phát triển của ngành. Vietravel – Nhà tổ chức du lịch chuyên
nghiệp cũng không thể đứng ngoài sự cải tiến các hoạt động xúc tiến để phù hợp với tệp
khách hàng cũng như tạo lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh. Từ những cấp thiếp trên,
nhóm 10 đã lựa chọn đề tài: “ Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, ảnh
hưởng của đại dịch Covid 19 và các yếu tố khác đòi hỏi Vietravel cần thay đổi các hoạt
động xúc tiến của mình như thế nào để có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh và đáp ứng tốt hơn
nhu cầu của Khách du lịch tại các thị trường mà doanh nghiệp đang khai thác kinh
doanh.”
2. Mục tiêu và nhiệm vụ
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định các hoạt động xúc tiến mà doanh
nghiệp Vietravel cần triển khai trong doanh nghiệp du lịch để đáp ứng được sự biến đổi
cũng như tạo lợi thế cạnh tranh trong môi trường công nghệ 4.0 đang phát triển mạnh mẽ
và sự ảnh hưởng của đại dịch Covid 19.
Nhiệm vụ
Phân tích bối cảnh môi trường của Vietravel trong thời buổi cách mạng công nghiệp lần
thứ 4 cũng như ảnh hưởng của Covid 19.
Đưa ra các hoạt động xúc tiến mà Vietravel cần triển khai trong hoạt động marketing của
mình để tăng cường các hoạt động truyền thông về doanh nghiệp và sản phẩm đến các
thị trường mục tiêu.
Đánh giá tính khả thi và đưa ra giải pháp đối với các công cụ xúc tiến đối trong hoạt động
marketing của doanh nghiệp.
3. Kết cấu của bài thảo luận
Bài thảo luận gồm 2 chương
Chương 1. Cơ sở lý luận về hoạt động xúc tiến trong kinh doanh du lịch
Chương 2. Liên hệ thực tiễn với doanh nghiệp Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông
vận tải Việt Nam (Vietravel)
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN
TRONG KINH DOANH DU LỊCH
1.1. Một số khái niệm cơ bản về marketing du lịch
1.1.1. Định nghĩa marketing du lịch
Marketing du lịch là một quá trình liên tục, nối tiếp nhau qua đó các bộ phận
marketing của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lập kế hoạch, nghiên cứu, thực hiện,
kiểm soát, đánh giá các hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của khác hàng và
đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp.
1.1.2. Đặc điểm của sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là tổng hợp những thành tố khác nhau nhằm thỏa mãn chuyến đi
của khách du lịch. Sản phẩm du lịch bao gồm cả các hàng hóa dưới dạng vật chất cụ thể
(như đồ đạc, trang trí trong phòng khách sạn) và những phần không cụ thể (như bầu
không khí tại nơi nghỉ mát, chất lượng phục vụ công ty vận chuyển khách du lịch…).
Như vậy, sản phẩm du lịch vừa có những đặc điểm chung của marketing dịch vụ vừa có
những đặc điểm riêng.
1.1.3. Tầm quan trọng của xúc tiến trong kinh doanh du lịch
Mục đích của xúc tiến - quảng cáo hỗn hợp là thông tin, là thuyết phục và góp
phần sửa thói quen của du khách tiềm năng, nghĩa là tìm cách khuyến khích họ sử dụng
thử một chuyến đi mà họ chưa biết đến hay chuyển hướng đi từ loại du lịch này sang loại
du lịch khác, hoặc là, cố gắng thuyết phục những khách hàng hiện tại tiêu dùng thêm các
sản phẩm của doanh nghiệp. Như vậy, việc xúc tiến - quảng cáo thuyết phục là cố gắng
làm thay đổi thói quen, thái độ, và khuyến khích khách hàng mua sản phẩm. Việc xúc
tiến - quảng cáo tăng cường được dùng để nhắc nhở thính giả sau khi họ đã mua sản
phẩm là họ đã quyết định đúng.
1.1.4. Môi trường marketing
Môi trường marketing là tổng hợp tất cả các yếu tố những lực lượng bên trong và
bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động marketing
của doanh nghiệp.
Môi trường bên ngoài
Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, du lịch là nơi mà
doanh nghiệp tìm kiếm những cơ hội và những mối hiểm hoạ có thể xuất hiện. Nó bao
gồm tất cả các nhân tố và lực lượng có ảnh hưởng, tác động đến hoạt động và kết quả
thực hiện của doanh nghiệp. Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp gồm có sáu yếu tố sau:
môi trường dân số, môi trường kinh tế, môi trường tự nhiên, môi trường công nghệ, môi
trường chính trị, môi trường văn hóa
Môi trường ngành kinh doanh: Kinh doanh khách sạn, du lịch chịu tác động và ảnh
hưởng của những cách ứng xử của người cung ứng, đối thủ cạnh tranh, các trung gian
marketing, công chúng và khách hàng. Các tác động và ảnh hưởng đó nhiều khi rất lớn
đối với doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp không kiểm soát được. Môi trường ngành kinh
doanh bao gồm: những người cung ứng, đối thủ cạnh tranh, các trung gian marketing,
công chúng trực tiếp và khách hàng.
Môi trường bên trong
Nhiều yếu tố bên trong cũng có ảnh hưởng to lớn đến nỗ lực marketing của một
doanh nghiệp. Việc phân tích các yếu tố bên trong sẽ giúp cho việc xây dựng và thực hiện
kế hoạch marketing sát thực và có hiệu quả hơn. Đối với các doanh nghiệp trong ngành
du lịch, các yếu tố bên trong bao gồm: khả năng tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật và
công nghệ, nguồn nhân lực, trình độ tổ chức, quản lý ở tất cả các bộ phận trong doanh
nghiệp, trình độ hoạt động marketing.
1.2 Vai trò và các bước của quá trình xúc tiến
1.2.1 Vai trò của hoạt động xúc tiến du lịch
Quá trình xúc tiến có vai trò trong việc truyền tải thông tin đến khách hàng, tạo
môi trường kinh doanh thuận lợi, thiết lập, duy trì các mối quan hệ với khách hàng và
công chúng góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận, thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi
của khách hàng, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường của doanh nghiệp.
1.2.2 Các bước của quá trình xúc tiến
Các bước của quá trình xúc tiến bao gồm: Xác định người nhận tin người nhận tin;
Xác định phản ứng đáp lại của người nhận tin; Thiết kế thông điệp; Lựa chọn các kênh
truyền tin; Ấn định thời gian xúc tiến; Ngân sách dành cho các hoạt động xúc tiến; Các
phương pháp xác định ngân sách; Mô tả từng hoạt động hiện tại của bộ phận marketing;
Xem xét tính liên tục của từng hoạt động; Liệt kê được các hình thức hoạt động khác
nhau; Lựa chọn lấy hình thức quảng cáo
Trên cơ sở các hình thức thay đổi nói trên, các chuyên viên marketing tính toán
ngân sách bắt đầu từ mức tối thiểu. Bộ phận quản trị cấp cao xét duyệt các cấp độ mục
đích hoạt động hình thành nên toàn bộ ngân sách cho hoạt động marketing. Cũng cần lưu
ý rằng, khi xây dựng ngân sách cho các hoạt động xúc tiến còn phải xem xét tỷ lệ ngân
sách của các hoạt động xúc tiến so với toàn bộ chi phí cho hoạt động marketing như cải
tiến sản phẩm, hạ giá, tăng dịch vụ...
1.3. Các công cụ xúc tiến
1.3.1. Quảng cáo
Quảng cáo bao gồm mọi hình thức giới thiệu một cách gián tiếp và để cao về
những ý tưởng, hàng hoá, dịch vụ được thực hiện theo yêu cầu của chủ thể quảng cáo và
chủ thể quảng cáo phải trả tiền cho quảng cáo. Đây là kiểu truyền thông mang tính đại
chúng và có khả năng thuyết phục, tạo cơ hội cho người nhận tin và so sánh nó với các cơ
sở cạnh tranh. Quảng cáo có nhiều hình thức khác nhau như: ấn phẩm và truyền thanh,
truyền hình; bao bì bên ngoài;....
1.3.2. Khuyến mại
Hay còn gọi là Xúc tiến bán, các tác giả như Philip Kotler và Bernard Dubois” cho
rằng khuyến mại là tất cả các kỹ thuật nhằm kích thích khách hàng mua hàng trong ngắn
hạn hay: khuyến mại bao gồm một loạt các biện pháp nhắm đến việc kích thích nhu cầu
của thị trường trong ngắn hạn. Khuyến mại có thể được hiểu là cải thiện tạm thời các điều
kiện mua hàng nhằm giúp làm cho nó hấp dẫn hơn và nhờ đó thúc đẩy ngay lập tức mức
tiêu thụ sản phẩm.
1.3.3. Bán hàng cá nhân
Là quá trình giao tiếp trực tiếp giữa người bán và khách hàng triển vọng với mục
đích bán được hàng. Thông tin trong bán hàng trực tiếp là thông tin hai chiều trong đó
người bán có thể đối thoại với một hay nhiều khách hàng tiềm năng nhằm mục đích bán
được hàng. Các hình thức của bán hàng trực tiếp là: các hoạt động bán hàng cụ thể; hội
nghị khách hàng; các chương trình khen thưởng mẫu chào hàng; hội chợ, triển lãm bán
hàng…
1.3.4. Tuyên truyền và quan hệ công chúng
Là việc tạo ra các kích thích gián tiếp nhằm làm tăng nhu cầu và sản phẩm, hay
tăng uy tín của doanh nghiệp bằng cách đưa ra những tin tức có ý nghĩa thương mại về
sản phẩm hay về doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhiều người
biết đến, chú ý và miễn phí. Các hình thức tuyên truyền như tổ chức họp báo; nói chuyện;
hội thảo; công bố báo cáo hàng năm; làm từ thiện; bảo trợ; tuyên truyền và quan hệ với
cộng đồng; vận động ngoài hành lang; tạp chí của doanh nghiệp; các sự kiện đặc biệt như
kỷ niệm ngày thành lập...
1.3.5. Marketing trực tiếp
Những công cụ chủ yếu của marketing trực tiếp
Marketing bằng catalog: Các catalog được gửi qua đường bưu điện tới các khách
hàng tiềm năng.
Marketing bằng thư trực tiếp: Doanh nghiệp gửi qua bưu điện bằng thư chào
hàng , tờ quảng cáo, tập gấp, tờ rơi,...
Marketing qua điện thoại: Doanh nghiệp dùng điện thoại để chào hàng các khách
hàng có chọn lọc.
Marketing trực tiếp trên truyền hình
Marketing trực tiếp thông qua truyền thanh và tạp chí.
Computer marketing: Khách hàng đặt hàng và thanh toán trực tiếp qua mạng
Internet.
CHƯƠNG 2. LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỚI DOANH NGHIỆP
2.1. Khái quát về công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam
(Vietravel)
2.1.Tổng quan về công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt
Nam (Vietravel)
Vietravel là công ty du lịch của Việt Nam, được thành lập ngày 20/12/1995 do ông
Nguyễn Quốc Kỳ. Công ty có trụ sở chính tại TP Hồ Chí Minh và các chi nhánh được trải
dài khắp đất nước Việt Nam như: Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nha Trang,
Quy Nhơn, Đà Nẵng, Cần Thơ,... Và khu vực Đông Nam Á, Mỹ, châu Âu…
Tầm nhìn của Vietravel: Hơn 20 năm hình thành và phát triển, Vietravel đang
ngày một chứng minh vị thế của mình thông qua việc hướng đến trở thành 1 trong 10 Tập
đoàn lữ hành hàng đầu tại khu vực Châu Á. Đồng thời là cái tên uy tín mà khách hàng có
thể yên tâm lựa chọn.
Sứ mệnh: Đem lại sự hài lòng cùng cảm xúc thăng hoa cho khách hàng trong mỗi
hành trình chính là sứ mệnh lớn nhất mà Vietravel hướng tới. Vietravel trong tương lai
hứa hẹn đem đến những giá trị tốt đẹp hơn cho ngành du lịch nước nhà.
Lĩnh vực kinh doanh của Vietravel: Hàng không là một trong lĩnh vực kinh doanh
thuộc hệ sinh thái của Vietravel. Vietravel Airlines là hãng hàng không du lịch đầu tiên
trên bầu trời Việt Nam. Bên cạnh đó, kinh doanh lữ hành nước ngoài cũng là một trong
những thế mạnh của Vietravel. Ngoài ra, Vietravel còn cung cấp một số dịch vụ chất
lượng khác ngoài lữ hành như: dịch vụ vận chuyển khách du lịch bằng đường bộ, vé máy
bay, đặt phòng khách sạn/resort, dịch vụ đưa đón sân bay… Hiện nay, Vietravel cung cấp
các sản phẩm dịch vụ du lịch như sau: Tour du lịch trọn gói, đặt phòng khách sạn, dịch vụ
combo vé máy bay và khách sạn, dịch vụ combo xe và khách sạn, dịch vụ đặt vé máy bay
Vietnam airline. Vietravel đã áp dụng chiến lược đa dạng hóa trong sản phẩm dịch vụ của
mình nhằm đáp ứng được nhiều nhu cầu của du khách, cũng như mang đến cho họ rất
nhiều sự lựa chọn du lịch khác nhau.
2.2. Bối cảnh môi trường của công ty Vietravel trong cách mạng công nghiệp lần
thứ 4, ảnh hưởng của Covid 19.
2.2.1. Môi trường Vĩ mô
Nhân tố kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2019-2022: Giai đoạn 2019-2022, nền kinh tế
Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, với tốc độ tăng trưởng GDP bình
quân đạt 6,8%/năm, cao hơn mức trung bình của thế giới và khu vực.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định của Việt Nam trong giai đoạn 2019-2022 đã
tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển. Khi nền kinh tế phát triển, thu nhập
của người dân tăng lên, nhu cầu du lịch cũng tăng theo.
Tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2019-2022: Giai đoạn 2019-2022, tỷ lệ lạm phát của Việt
Nam được kiểm soát ở mức thấp, bình quân đạt 3,2%/năm. Lạm phát được kiểm soát ở
mức thấp đã giúp giữ giá cả dịch vụ du lịch ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách
chi tiêu.
Thu nhập: Mức thu nhập của VN cũng không ngừng được tăng lên. GDP bình
quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2019-2022 tăng từ 2.580 USD năm 2019 lên
3.820 USD năm 2022, tăng 48,3%.
Mức tăng trưởng này cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của
thế giới và khu vực. Đời sống người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.Biến
động tỷ giá
Nhân tố công nghệ
Quảng cáo tiếp thị giúp các công ty du lịch thay đổi và cập nhật những hình ảnh
mới nhất về sản phẩm, dịch vụ một cách nhanh chóng giúp cho khách hàng dễ dàng truy
cập và tìm kiếm thông tin.
Xu hướng du lịch bụi, du lịch tự túc: thông qua Internet, du khách có thể đến thẳng
các nhà cung cấp dịch vụ tận gốc, tìm đến các khách sạn, khu nghỉ có ưu đãi, có khuyến
mãi cho khách hàng. Xu hướng này phát triển làm cho khách đi theo tour của các công ty
lữ hành giảm nhiều, nhưng điều này lại thêm lý do cho các khách sạn, nhà hàng khu nghỉ
dưỡng cần thiết phải tăng cường quảng bá tiếp thị trên internet.
Sự phát triển của KH – CN sẽ xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ mới mẻ hơn, thay
vì bỏ ra một khoản kinh phí lớn cho du lịch, người dân có thể đến các trung tâm giải trí,
rạp chiếu phim,…
Nhân tố văn hoá xã hội
Nhân khẩu học: Quy mô dân số: số dân đứng thứ 15 thế giới và đứng thứ 3 trong
khu vực Đông Nam Á, tiềm năng thị trường lớn. Cơ cấu tuổi và dân số quyết định nhu
cầu: Dân số VN đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng.
Độ tuổi từ 15 đến 30: nhu cầu đi thăm thú nhiều nơi để thỏa mãn sự tò mò của
mình về thế giới xung quanh.
Độ tuổi 31 – 59: nhu cầu thư giãn và hưởng thụ.
Những giá trị văn hóa cốt lõi: Nhu cầu về đời sống tâm linh của mỗi người vì thế
cũng càng cao. Các lễ hội như lễ hội đền Hùng, lễ hội cầu mưa, lễ hội chọi trâu là Đồ
Sơn…. Hàng năm đã thu hút rất nhiều du khách thập phương cũng như nước ngoài đến
tham dự.
Tính cách của người Việt Nam: Con người VN hiếu khách, đôn hậu tính tình cởi
mở, nặng nghĩa nhiều tình...Tất cả đã tạo nên nét đẹp, nét văn hóa đặc trưng của người
Việt.
Nhân tố tự nhiên
Vị trí địa lý: Việt Nam nằm ở vị trí đặc biệt ⇒ Nhà nước sẽ có chính sách đặc biệt
để phát triển dịch vụ giao thông vận tải, đây chính là cơ sở quan trọng cho ngành du lịch.
Khí hậu: VN nằm hoàn toàn trong khu vực gió mùa Châu Á, nhiệt độ trung bình
cao, lượng mưa lớn, tạo điều kiện cho thảm thực vật phát triển mạnh thích hợp phát triển
du lịch tham quan thiên nhiên.
Biển: Chúng ta đang có hơn 3.000 km bờ biển với vô vàn tài nguyên biển phong
phú, có những vịnh và bờ biển đẹp,… tạo cho chúng ta một lợi thế về du lịch biển. Điều
chúng ta cần phải làm là quảng bá du lịch biển Việt Nam.
Nhân tố chính trị luật pháp
Nhà nước hiện có những chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện phát
triển thuận lợi cho ngành du lịch.
Luật Du lịch năm 2017: Luật Du lịch năm 2017 là cơ sở pháp lý quan trọng cho sự
phát triển của ngành du lịch Việt Nam.
Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật Du lịch. Nghị định số 120/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 10
năm 2021 của Chính phủ quy định về chính sách phát triển du lịch bền vững giai đoạn
2021-2025. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng ban hành nhiều chính sách pháp luật
khác nhằm hỗ trợ phát triển du lịch, như: Chính sách ưu đãi thuế, Chính sách hỗ trợ tín
dụng, Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân lực
2.2.2. Môi trường Vi mô
Đối thủ canh tranh tiềm ẩn
Các công ty giá mới tham gia thị trường có thể kích thích sự cạnh tranh giá cả
nhiều hơn, hay quan tâm nhiều hơn đến việc làm khác biệt sản phẩm để giành thị phần.
Quy mô vốn đầu tư ban đầu khi tham gia ngành du lịch khá lớn DN có thể phải sử
dụng chiến lược về giá thấp nên cần phải có một lượng vốn lớn mới có thể tồn tại lâu dài
trên thị trường.
Uy tín của thương hiệu: thương hiệu mạnh thường gắn liền với chất lượng dịch vụ
tốt, kinh nghiệm hoạt động lâu năm
Sản phẩm thay thế
Các dịch vụ thay thế: làm hạn chế khả năng sinh lợi của ngành du lịch. Ví dụ như:
Tự phục vụ thay thế cho sử dụng dịch vụ của một công ty du lịch nào đó, du lịch nội địa
thay thế cho du lịch nước ngoài, Sự ra đời của nhiều trung tâm vui chơi giải trí, đi phượt.
Khách hàng
Ngành du lịch chịu rất nhiều áp lực từ các yếu tố như đối thủ cạnh tranh, sản phẩm
thay thế, môi trường tự nhiên, thời tiết, chất lượng dịch vụ... Bên cạnh đó, sản phẩm mà
người mua mua không có nhiều sự khác biệt với các sản phẩm tiêu chuẩn đại trà trên thị
trường. Chính vì vậy, người mua có rất nhiều sự lựa chọn khi đi du lịch, vì vậy quyền lực
người mua lớn.
Sự nhạy cảm về giá: giá để trả cho một dịch vụ nào đó chính là chi phí của KH khi
sử dụng dịch vụ, chi phí KH cao, KH sẽ có xu hướng tìm một sản phẩm thay thế,cầu
giảm, và ngược lại.
Mức độ tập trung của KH: ở mức trung bình, chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu của
KH ( đi tập thể hoặc đi cá nhân)
Nhà cung cấp
Mức độ tập trung của hệ thống cung cấp ngày càng gia tăng: một địa điểm du lịch
đẹp sẽ kéo theo các loại hình dịch vụ khác phát triển (nhà nghỉ, khách sạn, quán ăn, loại
hình vận chuyển) phát triển theo.
Quyền lực nhà cung cấp bị giảm đáng kể: do mức độ tập trung cao, DN có nhiều
cơ hội lựa chọn hơn.
Hàng không: VN Airline, Pacific Airline, Mekong Airline, Jetstar,….
Khách sạn, nhà hàng: Romance, Mondial, Camelia (Huế), Đà Nẵng Riverside,
Royal, Orient (Đà Nẵng), Phước An, Bạch Đằng, Lotus (Hội An),…
Cạnh tranh về giá rất gắt gao, cầu về du lịch là một vấn đề đáng lo ngại, các nhà
cung ứng có xu hướng hợp tác cùng hạ giá thành với người mua hơn là ép giá. Cụ thể
như:
Vietravel kết hợp đối tác vàng giảm giá tour: Hãng hàng không, địa điểm lưu trú,
công ty lữ hành, những bộ máy cấu thành một tour du lịch đẩy mạnh hợp tác, cùng giảm
giá giữ vững doanh thu bằng cách đẩy mạnh số lượng nhưng vẫn đáp ứng được chất
lượng
Hợp tác với công ty lữ hành ngoài nước, xây dựng khu du lịch trọng điểm, khôi
phục hình ảnh, đẩy mạnh tiếp thị qua internet (hình thức truyền thông giá rẻ), tổ chức
kèm các hoạt động lớn, vd: tổ chức du lịch Thái Lan đồng thời đón xem trận chung kết
AFF cup. Trong năm 2010, kết hợp cùng Vietnam Airline, các ngành chức năng có liên
quan tại Đài Loan, giảm giá vé thường 40%, giảm 20% giá vé so với các hãng có cùng
đường bay đi Đài Loan, đơn giản hóa quá trình làm Visa nhằm tăng lượt khách qua hai
nước.
Ảnh hưởng của yếu tố đầu vào đối với giá thành và khả năng khác biệt hóa: sự
phát triển của hệ thống cung cấp gia tăng, dẫn đến sự cần thiết của khác biệt hóa sản
phẩm nhằm mục đích tồn tại của nhà cung cấp, giá thành thường sẽ linh động theo.
Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Phân tích đặc thù và tốc độ tăng trưởng ngành du lịch:
Ở nước ta hiện nay có rất nhiều loại hình công ty du lịch với chất lượng đa
dạng.Các công ty du lịch lớn ở trong nước : Saigon tourist, Hanoitourist,... là các đối thủ
lớn của Vietravel ở thị trường trong nước.
Saigontourist: Saigontourist là công ty du lịch lữ hành lâu đời nhất Việt Nam, với
thị phần chiếm khoảng 15%. Saigontourist có mạng lưới chi nhánh và văn phòng rộng
khắp cả nước, có đa dạng hóa dịch vụ với đầu đủ tiện nghi.cùng với đội ngũ nhân viên
giàu kinh nghiệm.
Hanoitourist: Hanoitourist là công ty du lịch lữ hành hàng đầu tại Hà Nội, với thị
phần chiếm khoảng 10%. Hanoitourist có thế mạnh về các tour du lịch nội địa, đặc biệt là
tour du lịch Hà Nội.Công ty lữ hành Hanoitourist chuyên kinh doanh lữ hành quốc tế và
nội địa, đại lý vé máy bay, vận chuyển du lịch… Hanoitourist cung cấp chọn gói cho các
tập thể, cá nhân bao gồm cả tour công tác, hay dịch vụ MICE… cũng cấp cho khách hàng
dịch vụ tốt nhất với giá cả cạnh tranh nhất, đội ngũ nhân viên thông thạo nhiều ngoại ngữ
khác nhau: Anh, Pháp, Trung, Nga… với thái độ nhiệt tình, chu đáo.
Fiditour: Fiditour là công ty du lịch lữ hành có thị phần lớn tại khu vực phía Nam,
với thị phần chiếm khoảng 10%. Fiditour có thế mạnh về các tour du lịch quốc tế.
Vietjet Travel: Vietjet Travel là công ty du lịch lữ hành trực thuộc hãng hàng
không Vietjet Air. Vietjet Travel có thế mạnh về các tour du lịch giá rẻ.
Vntrip: Vntrip là công ty du lịch trực tuyến hàng đầu Việt Nam. Vntrip có thế
mạnh về các dịch vụ đặt vé máy bay, phòng khách sạn, tour du lịch trực tuyến.
Các đối thủ cạnh tranh của Viettravel có những điểm mạnh và điểm yếu khác
nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, các đối thủ này đều có những thế mạnh riêng, cùng với sự
phát triển mạnh mẽ của thị trường du lịch Việt Nam, sẽ tạo ra sức ép cạnh tranh lớn đối
với Viettravel.Để cạnh tranh hiệu quả, Viettravel cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất
lượng dịch vụ, và mở rộng thị trường. Viettravel cũng cần chú trọng đến việc xây dựng
thương hiệu và phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa
dạng của khách hàng.
Ngành du lịch có cấu trúc ngành phân tán:
Bên cạnh một số doanh nghiệp du lịch có quy mô lớn thì vẫn có nhiều doanh
nghiệp có quy mô nhỏ hoặc trung bình, không có doanh nghiệp giữ vị trí thống trị, doanh
nghiệp thường tập trung phát triển thị trường ở chính địa bàn của mình.
Rào cản thấp: ngành du lịch hiện nay khá hấp dẫn nên dòng gia nhập cao năng lực
dư thừa cắt giảm giá để thu hút người tiêu dùng ( tương lai một số doanh nghiệp rời bỏ
ngành và nguy cơ xuất hiện doanh nghiệp mới giảm, năng lực của ngành giảm xuống gần
mức cầu của thị trường giá trở nên ổn định).
2.3. Chiến lược xúc tiến của Vietravel trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần
thứ 4, sự ảnh hưởng của Covid 19.
2.3.1. Những hoạt động xúc tiến trước đó
Công chúng mục tiêu của Vietravel là những khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm
năng, những người mà quyết định của họ có tầm ảnh hưởng. Đối với mỗi đối tượng công
chúng khác nhau mà doanh nghiệp có cách thức tiếp cận và truyền tải thông điệp khác
nhau. Khách hàng hiện tại của Vietravel hầu như phủ khắp đối tượng từ các doanh nhân,
công chức đến các sinh viên nên Vietravel sở hữu những cách tiếp cận đa dạng.
Mục tiêu của Vietravel là mục tiêu phấn đấu đạt được 500.000 – 600.000 lượt
khách với doanh số trên 4.500 tỷ đồng vào năm 2015. Đến năm 2020, Vietravel phấn đấu
đạt được 1.000.000 khách và trở thành một trong 10 công ty du lịch hàng đầu châu Á.
Đồng thời, truyền tải thông điệp “Vietravel nhà tổ chức du lịch chuyên nghiệp” luôn là
một dấu ấn. Thông điệp vừa là kim chỉ nam cho hoạt động của công ty, cố gắng đạt đến
sự chuyên nghiệp trong công việc, vừa tạo nên đẳng cấp của thương hiệu.
Ngoài ra, với mỗi chương trình khuyến mãi công ty luôn có các thông điệp riêng.
Về hình thức đều ngắn gọn, xúc tích, được thể hiện qua trang web của doanh nghiệp và
các tờ rơi quảng cáo. Vietravel lựa chọn cả 2 kênh truyền tin trực tiếp và gián tiếp để
thông tin đến khách hàng. Trực tiếp, thông qua con đường nhân viên tiếp xúc với khách
hàng. Gián tiếp, thông qua báo giấy và báo mạng. Ngoài ra là các áp phích quảng cáo cho
các chương trình khuyến mãi lớn. Bên cạnh đó là việc tham gia các hội chợ triển lãm, tổ
chức họp báo giới thiệu sản phẩm. Khi xác định rõ mục tiêu, thì thời gian xúc tiến cũng
được hoạch định, thường sẽ được xúc tiến quảng bá từ 1,5 đến 2 tháng trước các mùa du
lịch.
Quảng cáo:
Quảng cáo bằng in ấn thông qua các ấn phẩm với thông tin về giá tour, thời gian,
phương tiện di chuyển,... được cập nhật thường xuyên và phát tới tay khách hàng. Các
sách hướng dẫn du lịch, giải quyết các tình huống khách hay gặp phải như say tàu xe, mất
hành lý, những điều nên cần tránh khi đi du lịch. Quảng cáo trên các phương tiện truyền
thông đại chúng cũng được áp dụng nhiều, như trên báo giấy, báo mạng, các diễn đàn
cũng luôn cập nhật thông tin đưa đến cho khách hàng cái nhìn luôn mới và hiệu quả. Có
thể thấy rằng về mảng này Vietravel khá mạnh, việc tràn ngập trên các diễn đàn, mặt báo
là ví dụ điển hình. Khai thác tốt chiến lược quảng cáo góp phần đem lại những thông tin
hữu ích cho khách hàng và những đối tượng quan tâm.
Kết hợp với đó là hình thức quảng cáo truyền miệng, một hình thức được đưa vào
sau cùng nhưng được xem là hiệu quả nhất. Chính những khách hàng trung thành đã tin
dùng sản phẩm/dịch vụ của Vietravel cũng chính là những kênh thông tin tốt nhất và tiết
kiệm nhất đến với những khách hàng tiềm năng sau này. Chính những cảm xúc thật nhất,
những cảm nhận từ sự chăm sóc, quan tâm do mình tạo ra chữ không qua một đối tượng
gián tiếp nào cả thì chắc chắn là thật hơn bao giờ hết. Vietravel tin rằng, với chất lượng
sản phẩm vốn có cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp thì thông qua hình thức này
thương hiệu và sản phẩm của công ty ngày càng có được chỗ đứng vững chắc trên thương
trường.
Quan hệ công chúng (PR)
PR thường có mục tiêu nhằm thiết lập và duy trì ấn tượng tích cực của các nhóm
công chúng về công ty. Quan hệ với truyền thông, thể hiện qua việc tham gia trả lời
phỏng vấn về các vấn đề liên quan đến du lịch, quan hệ với các hiệp hội du lịch, các cuộc
họp thường niên, tham gia hưởng ứng các phong trào của thành phố như chương trình ra
quân “ Vì môi trường du lịch xanh và sạch”. Hình thức thường sử dụng họp báo, tổ chức
sự kiện, cung cấp thông tin để báo chí đưa tin về sản phẩm hoặc công ty, tham gia vào
các hoạt động cộng đồng như: trợ cấp, đóng góp quỹ xã hội, tài trợ cho sự kiện đặt biệt
v.v…để tăng cường hình ảnh công ty.
Du lịch hướng tới cộng đồng và bảo vệ môi trường là những hoạt động mà
Vietravel đã và đang hướng tới một cách tích cực. Bằng những việc làm thiết thực, cán
bộ - nhân viên Vietravel đã chung tay cho các hoạt động xã hội như: tặng vật phẩm, thuốc
và tiền mặt tại huyện Bù Đăng – tỉnh Bình Phước, xây dựng nhà tình thương cho người
dân xã Long Hòa, huyện Cần Giờ (TP. HCM), tặng sổ tiết kiệm và hỗ trợ trang thiết bị
phòng tập vật lý trị liệu dành cho người già neo đơn, tàn tật tại Trung tâm bảo trợ xã hội
Hàm Tân – tỉnh Bình Thuận, tổ chức ngày vì môi trường trong các đợt tập huấn: “Bản
lĩnh Vietravel 2008” tại Phan Thiết, “Tự hào Vietravel 2010” tại Nha Trang, tài trợ Hoa
hậu Trái đất tham gia các hoạt động môi trường, vận động đội nón bảo hiểm nhân dịp Hội
chợ Du lịch quốc tế ITE 2007, ủng hộ cho đồng bào gặp thiên tai, lũ lụt miền Trung, nạn
nhân vụ sập đường dẫn cầu Cần Thơ…
Nhân kỷ niệm 15 năm thành lập công ty Vietravel đã trao 500 triệu đồng cho Hội
Bảo trợ bệnh nhân nghèo thành phố, phẫu thuật cho hàng trăm bệnh nhân khắp các tỉnh
thành trong cả nước với mong muốn mang lại ánh sáng cho mọi người và làm cuộc sống
trở nên tươi đẹp hơn. Vietravel đang tiếp tục đưa ra các dự án về môi trường để cùng du
khách triển khai trong hành trình tour của mình. Thiết thực triển khai các mục tiêu phát
triển thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc, ngày trong mục tiêu năm 2013 khởi đầu từ
chương trình khuyến mại xuân 2013, Vietravel đồng loạt tung ra các sản phẩm tour
hướng đến du lịch có trách nhiệm mang các chủ đề như: “Áo ấm mùa đông”, “Vì một
môi trường sạch”, “Mang lại ánh sáng cho người mù nghèo” – quỹ Light for Life (L4L
fund). Đối với các tour du lịch các tỉnh phía Bắc triển khai chương trình “Áo ấm mùa
đông”, theo đó bên cạnh áo ấm được Vietravel chuẩn bị để trao cho người già và trẻ em
các vùng đồng bào dân tộc, bạn có thể mang theo các vật dụng, áo ấm để cùng chung tay
với Vietravel mang không khí ấm áp, đầm ấm nghĩa tình đến với vùng cao. Nơi ấy mùa
đông giá rét sẽ khiến bạn cảm nhận hết sự khắc nghiệt và những chiếc áo ấm của bạn vô
cùng ý nghĩa.
Tương tự như vậy, trong hành trình tour bạn còn góp phần mang lại ánh sáng cho
người nghèo trong năm 2013 cùng Vietravel. Theo đó, với mỗi 1 triệu đồng mua tour bạn
đã đóng góp 2.000 đồng để cùng Vietravel triển khai chương trình ý nghĩa này. 600
người tìm được ánh sáng, cũng đồng nghĩa với niềm vui sẽ đến với 600 gia đình. 600
người sẽ sáng mắt để vui sống cùng những người thân mang lại những giá trị khác cho xã
hội. Đây cũng là dự án dài hạn của Vietravel mang tên Quỹ Light for Life (L4L).
Và cũng từ mùa xuân này, Vietravel cùng du khách cam kết “không xả rác”, giữ
lấy môi trường luôn sạch. Nơi du khách đến sẽ không có rác, điều đó cũng đồng nghĩa
góp phần làm du lịch Việt Nam đẹp hơn trong mắt bạn bè quốc tế. Có thể thấy được rằng,
quan hệ công chúng không chỉ là hình thức nhằm quảng bá thương hiệu mà Vietravel đã
làm hết sức mình với tất cả nỗ lực. Một minh chứng khác là chương trình “Vì một môi
trường sạch” đã và đang tiến hành trong thời gian qua trên các tỉnh thành: Đà Nẵng,
Vũng Tàu, Lào Cai, cần Thơ,Tp.Hồ Chí Minh...
Du lịch không còn đơn thuần là sự khám phá và trải nghiệm mà còn là sự sẻ chia
với cộng đồng. Đó là mục tiêu xuyên suốt trong kế hoạch dài hạn từ nay đến năm 2015
của Vietravel. PR nội bộ cũng là một phần quan trọng, góp phần gắn kết các cá nhân lại
với nhau tạo ra một khối thống nhất. Thể hiện qua những chuyến đi cùng nhau hay những
ngày lễ tết, sự thăm viếng quan tâm của ban lãnh đạo làm cho đội ngũ nhân viên thêm hài
lòng và sẽ cống hiến nhiều hơn, hay những ngày 8/3 cho nhân viên nữ cũng là điểm nhấn.
Vietravel luôn tổ chức chương trình quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam đến khán
giả quốc tế. Ví dụ như: Nhằm mục tiêu góp phần quảng bá hình ảnh du lịch, điểm đến
hấp dẫn tại Việt Nam, công ty du lịch Vietravel đã phối hợp cùng kênh truyền hình The
Travel Channel (Trung Quốc) tổ chức chương trình ghi hình tại 3 địa điểm chính là thành
phố Hồ Chí Minh, thành phố biển Nha Trang và thủ đô Hà Nội.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, đoàn sẽ tham quan các công trình kiến trúc đẹp và
đặc trưng như: Bưu điện thành phố, Nhà hát Thành phố, Chợ Bến Thành, khu phố Chợ
Lớn, Chùa bà Thiên Hậu và khám phá các dịch vụ như massage chân kiểu Việt Nam,
thưởng thức sự thú vị của phong cách cà phê Sài Gòn.Với chương trình quảng bá trên,
công ty du lịch Vietravel hy vọng sẽ mang đến cho khán giả tại Trung Quốc và du khách
quốc tế những khám phá độc đáo mới. Tiếp sau chương trình này, Vietravel sẽ tiếp tục
thực hiện nhiều hình thức xúc tiến quảng bá điểm đến khác trong cả nước với mục tiêu
nâng cao thương hiệu Vietravel và góp phần thiết thực trong việc quảng bá hình ảnh du
lịch Việt Nam đẹp, ấn tượng và hiệu quả nhất.
Khuyến mại:
Hai đối tượng nhận khuyến mãi từ Vietravel đó là khách hàng và nhà phân phối.
Khách hàng, nơi nhận được sự chăm sóc cuối cùng những dịch vụ từ sản phẩm rất
được chú trọng. Chương trình thẻ thành viên là một ưu đãi lớn trong hệ thống khuyến mãi
với các mức thành viên, thẻ bạc, thẻ vàng, thẻ VIP. Giảm đến 60% khi sở hữu thẻ thành
viên Vietravel trong chương trình Khuyến mãi Du xuân 2013 với chủ đề “Du xuân bốn
phương – Trúng thưởng kim cương” diễn ra từ 20/12/2012 đến 19/3/2013 với nhiều
chương trình và sự kiện hấp dẫn. Ngoài việc tận hưởng những chuyến đi ý nghĩa, du
khách còn có cơ hội nhận được nhiều ưu đãi vô cùng hấp dẫn tại hệ thống đối tác đồng
hành cùng Vietravel khi sở hữu thẻ thành viên của Vietravel. Cơ hội mua sắm, ẩm thực,
dịch vụ khách sạn, áo cưới… với mức ưu đãi lên tới 60%, Bên cạnh đó, Vietravel cũng
có những ưu đãi dành cho khách hàng thân thiết của đối tác liên kết với mình khi đặt tour.
Ưu đãi giảm giá dành cho khách hàng có thẻ thành viên của Công ty TNHH Phân phối
Viễn Thông FPT (Nokia), giảm 5 USD/khách/tour cho tour du lịch nước ngoài, giảm
3%giá dịch vụ cho tour trong nước. Những khách hàng không là thành viên thì cũng luôn
có những gói dịch vụ giảm giá nhằm kích cầu tiêu dùng và khi đăng kí theo tour du khách
lại nhận thêm nhiều ưu đãi giảm giá. Nếu bạn đăng ký các tuyến trong nước bằng hàng
không sẽ được giảm như sau: nhóm từ 4 - 6 khách giảm ngay 80.000 đồng/khách và
nhóm từ 7 khách trở lên giảm ngay 100.000 đồng/khách. Đối với tour nước ngoài thì có
mức giảm giá hấp dẫn hơn, ví dụ như khi đăng ký các tour trong khu vực Đông Nam Á,
Đông Bắc Á sẽ áp dụng chính sách giảm: Đối với nhóm từ 4 - 5 khách, được giảm ngay
100.000 đồng/khách; nhóm từ 6 - 7 khách giảm ngay 150.000 đồng/khách và nhóm từ 8
khách trở lên giảm ngay 200.000 đồng/khách. Song song với việc giảm giá thì các quà
tặng đi kèm khi đặt tour dành cho du khách trước và sau khi đi du lịch cũng được
Vietravel quan tâm. Chẳng hạn, với tour trong nước khách hàng sẽ nhận kèm 1 mũ, tour
châu Á: 1 mũ, 1 bao da hộ chiếu, 1 balo; tour châu Âu-Mỹ: 1 mũ, 1 túi kéo cao cấp.
Đối với các nhà phân phối, các nhà trung gian mang sản phẩm của doanh nghiệp
đến với người tiêu dùng. Để kích thích họ bán và dự trữ sản phẩm của mình thì Vietravel
cũng tiến hành giảm giá và có những ưu đãi đặc biệt. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng là một
quy định chặt chẽ về sự hợp tác. Hiểu được điều này, Vietravel nhanh chóng có những
chính sách ưu đãi cũng như xúc tiến hợp tác với các nhà phân phối và các đại lí du lịch.
Mong muốn hướng tới sự hợp tác lâu dài và hiệu quả nên các chương trình hỗ trợ, giảm
giá để đẩy nhanh bán sản phẩm là điều mà công ty luôn hướng tới cùng với các đại lý
Bán hàng cá nhân:
Nhân viên giỏi nghiệp vụ, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch luôn làm tốt
công tác bán hàng và mang lại nguồn thu cho công ty. Trong quá trình gặp gỡ khách hàng
thân thuộc thì cũng không quên mang theo tờ rơi cho các đồng nghiệp của họ. Bên cạnh
đó, trong một quá trình bán hàng mỗi nhân viên sẽ gặp trực tiếp khách hàng 2 lần, trước
khi ký hợp đồng để hiểu được mong muốn của khách hàng và lần sau khi kết thúc chuyến
đi để thu nhận những phản hồi của khách. Nếu là tour nước ngoài thì phải có ngày “họp
đoàn” họp với tất cả khách, giải đáp thắc mắc và nêu những vấn đề cần lưu ý với du
khách
Marketing trực tiếp
Đối với Vietravel, công cụ marketing trực tiếp là thư riêng, các nhân viên sẽ gửi
trực tiếp thông tin khuyến mãi đến địa chỉ của khách hàng. Với khách hàng thành viên sẽ
nhận được những quà tặng sinh nhật, lời chúc về ngay địa chỉ của mình. Những việc làm
đơn giản nhưng mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp nhờ tạo ra được sự thỏa
mãn và làm cho khách hàng cảm nhận được sự chăm sóc.
2.3.2. Thay đổi hoạt động xúc tiến trong Bối cảnh trên.
Thực trạng: Dịch COVID-19 là cú đánh quá mạnh vượt qua mọi khủng hoảng kinh
tế. Vào giai đoạn dịch covid 19 bùng phát, hơn 1.700 nhân viên của Vietravel có thời
điểm chỉ 15-20 người đi làm. Hàng trăm phi công, tiếp viên và hàng trăm máy bay phải
"nằm im bất động" đã gây ra tổn thất về tài chính cực kỳ lớn cho Vietravel Airlines. Và
gần như Vietravel “nằm im bất động” trong thời kỳ Covid- 19. Năm 2021 thành 2 giai
đoạn. Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn mà Vietravel gọi là có thể hoạt động được và giai
đoạn thứ hai là giai đoạn giãn cách xã hội hoàn toàn.
Giai đoạn hoạt động được thì bắt đầu từ tháng 1 cho đến hết tháng 4 và bắt đầu từ
tháng 10 cho đến tháng 12. Tính chung là năm nay các đơn vị hoạt động khoảng 6 tháng
và đóng cửa hoàn toàn khoảng 6 tháng. Trong các tháng hoạt động, Vietravel cũng đã
triển khai các hình thức như: nhận chở hàng hóa (bay cargo); bán vé hồi hương cho
chuyên gia, công dân về Việt Nam; làm dịch vụ visa cho người lao động, du học sinh đi
nước ngoài; cung cấp xe riêng phục vụ chuyên chở trong mùa dịch…
Ngoài du lịch, Vietravel còn mở rộng thêm một số ngành trong hệ sinh thái kinh
doanh của mình. Trong đó chúng tôi tập trung phát triển hệ thống dịch vụ, cung ứng nhu
cầu sống và nhu cầu sinh hoạt của mọi người. Ví dụ như với dịch vụ Vietravel Shop -
một dạng siêu thị online chuyên bán về trang thiết bị y tế, mỹ phẩm, thực phẩm, đồ gia
dụng …để phục vụ cho người dân nói chung và khách hàng của công ty nói riêng vì
Vietravel có khoảng một triệu khách hàng thân thiết.
Ngoài ra, chúng tôi còn sở hữu công ty xuất nhập khẩu và phát triển văn hóa -
CDimex chuyên về mảng văn hóa phẩm, sách báo ngoại văn phục vụ cho các trung tâm
dạy ngoại ngữ, trường học… Đây nhằm đáp ứng nhu cầu về giáo dục của người dân.
Trước đại dịch COVID-19, Viettravel chủ yếu tập trung vào các hoạt động xúc
tiến truyền thống như tổ chức hội thảo, hội chợ, roadshow,... Các hoạt động này thường
được tổ chức tại các thành phố lớn và thu hút sự tham gia của khách hàng tiềm năng. Tuy
nhiên, trong bối cảnh đại dịch, các hoạt động này đã bị hạn chế hoặc tạm dừng.
Sau đại dịch Covid, các doanh nghiệp du lịch dù lớn hay nhỏ đều đứng trước một
vạch xuất phát, ai chậm đổi mới sẽ mất thị trường. Và Vietravel cũng nhanh chóng khôi
phục phát triển và giữ vững ổn định trên thị trường. Với những nỗ lực của Chính phủ
trong việc đưa cuộc sống người dân bước vào giai đoạn “Thích ứng an toàn, linh hoạt,
kiểm soát hiệu quả dich Covid-19” vào cuối năm 2021, Vietravel Holdings cùng các công
ty thành viên đã nhanh chóng khởi động lại các hoạt động du lịch tại Thành phố Hồ Chí
Minh và các địa phương, mở lại các chuyến bay thương mại bằng sự kiện “Trở lại bầu
trời” của Vietravel Airlines.
Chiến lược đổi mới của doanh nghiệp này được thực hiện nhanh chóng, trên bề
rộng với ba hướng chính là thay đổi cấu trúc vận hành, nhận thức và công nghệ. Đơn vị
chuyển mình thành một tập đoàn du lịch, hàng không, tạo thành hệ sinh thái tuần hoàn.
Thêm vào đó, doanh nghiệp tăng cường liên kết với nhiều tập đoàn, đơn vị để cùng vượt
qua khó khăn, rã đông nhanh và hồi phục trở lại. Trong đó, công nghệ là một trong những
mũi nhọn được coi trọng. Công nghệ hiện diện trong tất cả các khâu, từ điều hành hệ
thống, đến tạo sản phẩm, xúc tiến quảng bá, xây dựng hệ thống bán hàng và chăm sóc
khách hàng. Cụ thể Vietravel đã có những thay đổi về hoạt động xúc tiến:
Để thay thế các hoạt động xúc tiến truyền thống, Viettravel đã tập trung vào các
hoạt động xúc tiến trực tuyến. Việc sử dụng các kênh xúc tiến trực tuyến là xu hướng tất
yếu trong thời đại công nghệ số. Việc đẩy mạnh sử dụng các kênh này giúp Vietravel tiếp
cận khách hàng một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Các hoạt động này bao gồm:
Quảng cáo
Trong bối cảnh du khách không thể đi du lịch trực tiếp, quảng bá trực tuyến là một
giải pháp hiệu quả để tiếp cận khách hàng tiềm năng.
Vietravel đóng bớt hệ thống offline, đẩy mạnh online, hoạt động trên 3 sàn thương
mại điện tử: Tiki, Shopee, Lazada. "Đây là sự thay đổi rất lớn về hệ bán hàng và nhận
thức trong quá trình chuyển đổi môi trường, cơ cấu kinh doanh", chủ tịch doanh nghiệp
nhận định.
Tiếp thị trên các nền tảng mạng xã hội: Viettravel đã xây dựng và phát triển các
kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram, YouTube,... để tiếp cận với khách hàng tiềm
năng.
Truyền thông trên các kênh trực tuyến: Vietravel đã hợp tác với các kênh truyền
thông trực tuyến như báo điện tử, website,... để quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình.
Tiếp thị qua email và SMS: Vietravel đã sử dụng email và SMS để gửi thông tin
về sản phẩm, dịch vụ mới đến khách hàng tiềm năng.
Quan hệ công chúng (PR)
Hợp tác với các đối tác là một cách hiệu quả để mở rộng thị trường và tiếp cận
khách hàng tiềm năng. Doanh nghiệp du lịch có thể hợp tác với các công ty lữ hành, các
nhà cung cấp dịch vụ du lịch,... để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ du lịch hấp dẫn.
Tăng cường và liên kết giữa khách du lịch, các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch, cơ
quan quản lý nhà nước về du lịch. Phối kết hợp với các Bộ, ngành, địa phương, doanh
nghiệp trong việc đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch.Vietravel đã ký kết hợp
tác với các đơn vị cung cấp dịch vụ y tế, bảo hiểm du lịch để đảm bảo an toàn cho khách
hàng. Đồng thời, Vietravel cũng chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch mang lại trải
nghiệm độc đáo, mới lạ cho du khách.
Vietravel đã tham gia các công tác xúc tiến du lịch tại các tỉnh, thành như: Hà
Giang & các tỉnh vùng Tây Bắc mở rộng, Quảng Ninh - Hà Nội - Ninh Bình, Bình Định,
Khánh Hòa, Tây Ninh, ĐBSCL…Gần đây nhất, Công ty tiến hành ký kết hợp tác chiến
lược toàn diện với tập đoàn Hưng Thịnh, và UBND tỉnh Tuyên Quang; gặp gỡ trực tiếp
đại diện Tổng cục Du lịch Nhật Bản, Thái Lan và Philippines… để bàn thảo về kế hoạch
xúc tiến đẩy mạnh lại thị trường Outbound.
Vietravel luôn chủ động thiết lập và giữ vững mối quan hệ tốt đẹp với Tổng cục
du lịch các nước, như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore… Vietravel tiếp tục
vinh dự được cơ quan xúc tiến du lịch các nước ghi nhận vì sự đóng góp vào việc thúc
đẩy du lịch sau đại dịch và giai đoạn bình thường mới. Đặc biệt, vào tháng 05/2022, Tập
đoàn Vietravel đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến du lịch với
Tổng cục Du lịch Hàn Quốc, Singapore cũng như các kế hoạch phát triển, thúc đẩy quảng
bá hình ảnh du lịch Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan đến du khách Việt thông qua các
chương trình xúc tiến bán do Vietravel tổ chức.
Xúc tiến thương mại trực tuyến
Tổ chức các chương trình khuyến mãi trực tuyến: Vietravel đã triển khai các
chương trình khuyến mãi trực tuyến như giảm giá, tặng quà,... để thu hút khách hàng.
Tổ chức các hội thảo trực tuyến: Vietravel đã tổ chức các hội thảo trực tuyến để
giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới và giải đáp thắc mắc của khách hàng.
Tổ chức các tour du lịch nội địa an toàn: Vietravel đã tổ chức các tour du lịch nội
địa an toàn với các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 nghiêm ngặt.
Xúc tiến đầu tư
Sự đổi mới quyết liệt của ông lớn du lịch cũng thể hiện trong hoạt động tái cơ cấu
nguồn lực tài chính. Vietravel ưu tiên tập trung vào những khâu chính, giữ vững các bộ
phận cốt yếu. Trước dịch, doanh nghiệp có 64 văn phòng đại diện trên toàn quốc, sau
dịch chỉ còn lại 29. Theo ông Quốc Kỳ, đây là bước đi bắt buộc để giảm bớt chi phí, dùng
nguồn lực đó để phục vụ tái cấu trúc
Tập trung vào thị trường nội địa: Trước đây, Vietravel chủ yếu tập trung vào thị
trường quốc tế. Tuy nhiên, sau COVID-19, công ty đã chuyển hướng sang thị trường nội
địa, với mục tiêu khôi phục và phát triển du lịch nội địa. Thị trường nội địa có tiềm năng
lớn và đang phát triển mạnh mẽ. Việc khai thác thị trường này đã giúp Vietravel nhanh
chóng phục hồi hoạt động kinh doanh.
Một số hoạt động xúc tiến cụ thể của Vietravel sau COVID-19:
Ra mắt chương trình "Tết Việt Nam - Niềm vui trọn vẹn": Chương trình này nhằm
kích cầu du lịch nội địa trong dịp Tết Nguyên Đán 2023.
Ký kết hợp tác với các hãng hàng không quốc tế: Vietravel đã ký kết hợp tác với
các hãng hàng không quốc tế, như Vietnam Airlines, Vietjet Air,... để mở rộng mạng lưới
đường bay quốc tế.
Tham gia các hội chợ du lịch quốc tế: Vietravel đã tham gia các hội chợ du lịch
quốc tế, như Hội chợ Du lịch quốc tế ITE HCMC,... để quảng bá hình ảnh du lịch Việt
Nam ra thế giới.
2.4. Đánh giá hoạt động xúc tiến của công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông
vận tải Việt Nam (Vietravel)
2.4.1. Đánh giá hiệu quả hoạt động xúc tiến của Vietravel trong thời kỳ covid
Trong thời kỳ đại dịch COVID-19, Vietravel đã phải đối mặt với nhiều thách thức,
Vietravel đã thực hiện một số giải pháp để dần phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời
gian gần đây. Cụ thể, trong năm 2022, doanh thu thuần của Vietravel đạt 7.500 tỷ đồng,
tăng 17% so với năm 2021.
Hoạt động xúc tiến của Vietravel trong thời kỳ COVID-19 được đánh giá là khá
hiệu quả, góp phần giúp công ty vượt qua khó khăn và dần phục hồi hoạt động kinh
doanh. Các hoạt động xúc tiến của Vietravel đã đạt được một số kết quả tích cực, cụ thể:
Giúp Vietravel tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng, đặc biệt là khách hàng
nội địa.
Góp phần nâng cao nhận thức của khách hàng về thương hiệu Vietravel.
Thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận của Vietravel.
Tuy nhiên, hoạt động xúc tiến của Vietravel vẫn còn một số hạn chế, như:
Chưa đa dạng hóa các kênh xúc tiến, chủ yếu tập trung vào các kênh truyền thống
như báo chí, truyền hình,...
Chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động
xúc tiến.
2.4.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động xúc tiến của Vietravel sau thời kỳ covid
Hoạt động xúc tiến của Vietravel đã mang lại hiệu quả cao, thể hiện qua các chỉ
tiêu như: doanh thu, thị phần, nhận thức thương hiệu.
Doanh thu: Doanh thu của Vietravel liên tục tăng trưởng trong những năm qua.
Năm 2023, Vietravel đạt doanh thu 10.000 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2022.
Thị phần: Vietravel hiện đang giữ thị phần lớn nhất trong ngành du lịch Việt Nam.
Theo số liệu của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Vietravel chiếm khoảng 20% thị phần du
lịch nội địa và 10% thị phần du lịch quốc tế.
Nhận thức thương hiệu: Vietravel là một trong những thương hiệu du lịch uy tín
và được tin dùng nhất tại Việt Nam. Theo khảo sát của Nielsen, 90% người tiêu dùng
Việt Nam biết đến thương hiệu Vietravel.
2.4.3. Đề xuất giải pháp
Công ty Vietravel có thể đầu tư vào việc phát triển và áp dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động kinh doanh. Cụ thể, công ty nên xây dựng một hệ thống quản lý thông tin
khách hàng (CRM) hiện đại, giúp quản lý và phân tích dữ liệu khách hàng một cách hiệu
quả. Ngoài ra, công ty cần nâng cao hoạt động marketing trực tuyến và sử dụng các công
cụ xúc tiến khác như website, ứng dụng di động, mail marketing, quảng cáo trực tuyến,
tìm kiếm trên internet, mạng xã hội và các kênh truyền thông điện tử khác.
Xây dựng nền tảng trực tuyến mạnh mẽ: Công ty cần tạo ra một nền tảng trực
tuyến chuyên nghiệp và thân thiện với người dùng. Nền tảng này sẽ cung cấp thông tin
chi tiết về các tour du lịch, gói giải trí và dịch vụ khác nhau. Đồng thời, công ty cần tận
dụng công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (machine learning) để cung
cấp gợi ý tùy chỉnh và phân loại sản phẩm.
Sử dụng mạng xã hội và marketing kỹ thuật số: Vietravel nên tận dụng mạng xã
hội và các kênh marketing kỹ thuật số như Google Ads, Facebook Ads để tiếp cận khách
hàng mục tiêu. Công ty có thể sử dụng nền tảng mạng xã hội để chia sẻ hình ảnh và video
về các tour du lịch để tạo sự hứng thú và đánh thức mong muốn của khách hàng.
Tạo ra môi trường làm việc khuyến khích sáng tạo và đề xuất các ý tưởng mới từ
phía nhân viên. Công ty có thể thiết lập một hệ thống đánh giá và thưởng cho những ý
tưởng sáng tạo mang lại giá trị cho công ty. Hơn nữa, công ty cần tăng cường việc đào
tạo và phát triển năng lực sáng tạo cho nhân viên thông qua các khóa học, buổi hội thảo
và sự trao đổi kinh nghiệm. Các hoạt động team-building và sự cộng tác giữa các bộ phận
trong công ty cũng có thể thúc đẩy tính sáng tạo.
Tạo những trải nghiệm du lịch độc đáo: Công ty nên tạo ra những gói du lịch độc
đáo và sáng tạo, đi kèm với các hoạt động giáo dục văn hóa, tham quan địa điểm ít người
biết đến và các trải nghiệm cộng đồng địa phương. Điều này sẽ giúp tăng tính hấp dẫn
cho khách hàng và khác biệt công ty so với các đối thủ cạnh tranh.
Hợp tác với các đối tác địa phương: Để tạo ra những trải nghiệm du lịch độc đáo,
công ty Vietravel nên hợp tác chặt chẽ với các đối tác địa phương như khách sạn, nhà
hàng, hướng dẫn viên du lịch, để tạo ra những gói du lịch phong phú và độc đáo. Hợp tác
địa phương cũng giúp công ty được tiếp cận những thông tin mới nhất và tận dụng lợi thế
của mạng lưới địa phương.
PHẦN KẾT LUẬN
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và tác động của đại dịch
Covid-19, có thể thấy Vietravel có những thay đổi trong hoạt động xúc tiến của mình để
tạo lợi thế cạnh tranh và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch tại các thị trường mà
họ đang khai thác kinh doanh là cần thiết và đã đem lại rất nhiều hiệu quả và cơ hội quý
báu.
Chúng ta đã thấy rõ rằng cuộc cách mạng công nghiệp đang làm thay đổi cách du
lịch được trải nghiệm và tiếp cận. Các công nghệ mới mang lại cơ hội để tạo ra trải
nghiệm du lịch tùy chỉnh và tăng cường sự kết nối với khách hàng. Đồng thời, đại dịch
Covid-19 đã thúc đẩy sự xuất hiện của các thách thức mới, như an toàn và sự tin tưởng
của khách hàng. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra cơ hội để Vietravel phát triển các biện pháp an
toàn sáng tạo và đảm bảo sự an toàn và yên tâm cho khách hàng.
Việc hiểu rõ thị trường mục tiêu và nắm bắt cơ hội và thách thức cụ thể trong từng
thị trường là quan trọng. Các chiến lược xúc tiến thương hiệu mới mẻ, tiếp thị trực tuyến
và offline có thể giúp Vietravel thu hút và duy trì khách hàng trong một môi trường ngày
càng cạnh tranh.
Cuối cùng, để tồn tại và phát triển trong thế giới du lịch đang thay đổi nhanh
chóng, Vietravel cần duy trì sự linh hoạt và tư duy sáng tạo. Sự cam kết về chất lượng
dịch vụ và tạo ra trải nghiệm thú vị cho khách hàng sẽ là chìa khóa để Vietravel tiếp tục
thịnh vượng trong tương lai. Cuộc cách mạng không ngừng, và sự đổi mới và thích nghi
sẽ luôn là yếu tố quan trọng để duy trì và phát triển trong ngành du lịch đầy thách thức
này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TLTK:
1. TS. Bùi Xuân Nhàn, Giáo trình Marketing du lịch, Trường Đại học Thương Mại,
2009, NXB Thống kê
2. Slide bài giảng Marketing du lịch, Trường Đại học Thương Mại
3. Tin tức du lịch (23/02/2023), “Giới thiệu về công ty Vietravel - Công ty lữ hành
hàng đầu Châu Á”, truy cập ngày 07/10/2023, từ
<https://www.vietravel.com/vn/tin-tuc-du-lich/gioi-thieu-ve-cong-ty-vietravel-
v14365.aspx>.
4. Dương Thị Hồng Nhung (11/06/2022), “Phân tích chiến lược marketing của
Vietravel - Công ty du lịch hàng đầu Việt Nam”, truy cập từ ngày 07/10/2023, từ
<https://oriagency.vn/chien-luoc-marketing-cua-vietravel>
5. Admin (27/02/2022), “Chiến lược marketing của Vietravel – Thương hiệu du lịch
hàng đầu Việt Nam”, truy cập từ ngày 07/10/2023, từ

You might also like