You are on page 1of 4

CÂU 1

Trong tình huống này, công ty A đã nhận được phản hồi từ khách hàng về lô hàng
123 bị lỗi và yêu cầu bồi thường. Giám đốc công ty đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp và
phát biểu rằng lỗi của lô hàng là do bộ phận Kiểm soát chất lượng (KCS) không hoàn
thành nhiệm vụ, có sai sót trong quá trình kiểm tra và công nhân không có ý thức gây ảnh
hưởng đến sản phẩm. Có một số phân tích về tình huống chất lượng dựa trên kiến thức về
quản lý chất lượng:
1. Xác định nguyên nhân: Quan trọng để xác định nguyên nhân gây ra lỗi trong
lô hàng 123. Trong trường hợp này, nguyên nhân được xác định là do bộ phận KCS
không hoàn thành nhiệm vụ, có sai sót trong quá trình kiểm tra và công nhân không có ý
thức gây ảnh hưởng đến sản phẩm.
2. Xác định trách nhiệm: Giám đốc công ty đã nhấn mạnh về việc làm rõ trách
nhiệm trong tình huống này. Cần xác định rõ vai trò và trách nhiệm của bộ phận KCS và
công nhân liên quan đến việc kiểm tra chất lượng sản phẩm.
3. Biện pháp xử lý: Để khắc phục tình huống này, công ty A cần thiết lập các biện
pháp xử lý để đảm bảo rằng việc kiểm soát chất lượng được thực hiện một cách nghiêm
ngặt và chính xác. Công ty cần cải thiện quy trình kiểm tra và đảm bảo rằng công nhân có
đủ ý thức về tầm quan trọng của việc làm việc chính xác và không gây ảnh hưởng đến
chất lượng sản phẩm.
4. Bồi thường cho khách hàng: Trong trường hợp này, khách hàng đã yêu cầu bồi
thường. Công ty A cần xem xét yêu cầu này một cách công bằng và xử lý theo chính sách
bồi thường của công ty.
5. Học hỏi và cải tiến: Tình huống này cung cấp một cơ hội để công ty A học hỏi từ
sai sót và áp dụng các biện pháp cải tiến. Công ty cần đánh giá lại quy trình kiểm soát
chất lượng, đào tạo nhân viên về ý thức và kỹ năng kiểm tra chất lượng, và tăng cường sự
theo dõi và đánh giá để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Tóm lại, trong tình huống này, công ty A cần xác định nguyên nhân, xác định trách
nhiệm, áp dụng biện pháp xử lý, xem xét yêu cầu bồi thường của khách hàng và học hỏi
từ sai sót để nâng cao chất lượng sản phẩm và quy trình kiểm soát chất lượng.
CÂU 2
Vụ nổ tàu con thoi Challenger năm 1986
Thảm họa tàu con thoi Challenger xảy ra ngày 28 tháng 1 năm 1986, tàu con thoi
Challenger thực hiện phi vụ STS 51-L nhằm phóng vệ tinh TDRS-B và thực hiện chương
trình "Giáo viên trong vũ trụ". Sau 73 giây, con tàu nổ tung trên bầu trời Đại Tây Dương,
miền trung bang Florida đúng 11:38 trưa (16:38 UTC). Toàn bộ phi hành đoàn tử nạn.
Nguyên nhân của thảm họa này là do các vòng đệm bằng cao su trong tên lửa đẩy con tàu
đã bị hỏng do nhiệt độ xuống thấp vào ban đêm. Chính sự cố này đã gây ra việc rò rỉ khí
rất nóng có áp suất cao bên trong tên lửa đẩy ra ngoài và thổi trực tiếp vào bình nhiên liệu
gắn ngoài và các phần lân cận. Luồng khí này có thể thấy rõ từ mặt đất từ giây thứ 64 của
vụ phóng. Các cấu trúc gắn kết tên lửa trong hệ thống phóng tàu nhanh chóng bị vỡ. Một
giây trước tai nạn, luồng khí này làm thủng bình nhiên liệu ngoài. Hỗn hợp hydro lỏng và
oxy lỏng bên trong bình bị đốt nóng gây nổ lớn làm vỡ đôi bình nhiên liệu ngoài. Tuy
nhiên con tàu vẫn tiếp tục bay trên không trung nhưng bị mất ổn định. Cuối cùng hỗn hợp
nhiên liệu còn lại phát nổ làm tàu tách khỏi bình nhiên liệu và tên lửa rồi mất hết lực đẩy
cần thiết, các động cơ và cánh tàu rời ra, cabin và phần đầu của tàu tách khỏi khoang
hàng hóa và tất cả cùng rơi xuống biển kết thúc quá trình hoạt động của tàu con thoi
Challenger.
Đáng nói là các kỹ sư của hãng Morton Thiokol, nơi sản xuất tên lửa đẩy đã khuyến cáo
ngừng phóng tàu vì lo ngại thời tiết giá lạnh có thể làm hỏng vòng đệm cao su chữ O.
Tuy nhiên lãnh đạo tập đoàn do sức ép từ NASA đã bỏ qua cảnh báo này, theo điều tra
sau đó. Và lúc 11 giờ 38 ngày 28.1.1986, tàu con thoi cất cánh để rồi 73 giây sau nổ tung
từ độ cao 14 km.
Nhận định dựa trên nguyên tắc chất lượng:
• Phải tạo ra lợi ích chung với nhà cung cấp, đảm bảo nhà cung cấp có khả năng cung cấp
vật tư đúng chất lượng.
• Quyết định phải đưa ra dựa trên dữ liệu thật tế. Trong tình huống này NASA đã quyết
định mà không dựa trên sự thật rằng vòng đệm này sẽ không hoạt động tốt ở nhiệt độ
ngoài không gian.
Vụ nổ tàu con thoi Challenger vào năm 1986 có thể được đánh giá dựa trên nguyên tắc
chất lượng. Các nhà quản lý của NASA đã quyết định tiếp tục thực hiện chuyến bay này
mặc dù đã có những tín hiệu cảnh báo về sự cố tiềm ẩn. Điều này cho thấy họ đã không
tuân thủ nguyên tắc chất lượng, đặc biệt là trong việc đảm bảo an toàn cho phi hành đoàn.
Các nhân viên của NASA cũng đã không thực hiện các kiểm tra và kiểm soát chất lượng
đầy đủ trước khi cho phép tàu con thoi cất cánh. Kết quả là, vụ nổ tàu con thoi Challenger
đã gây ra một thảm họa vô cùng đau lòng và là một bài học quan trọng về việc tuân thủ
nguyên tắc chất lượng trong các hoạt động của con người

CÂU 3

Vụ Deepwater Horizon là một trong những thảm họa môi trường nghiêm trọng nhất trong
lịch sử của ngành dầu khí. Vào ngày 20 tháng 4 năm 2010, một vụ nổ xảy ra trên giàn
khoan Deepwater Horizon của BP, khiến cho khoảng 4 triệu thùng dầu bị đổ ra vùng biển
vịnh Mexico. Vụ tai nạn này đã gây ra thiệt hại đáng kể cho môi trường và kinh tế của
khu vực.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn này là việc thiếu chất lượng trong quá
trình quản lý và giám sát của BP. Các báo cáo sau đó cho thấy rằng BP đã không thực
hiện đầy đủ các biện pháp an toàn cần thiết để đảm bảo an toàn cho nhân viên và môi
trường. Ngoài ra, các biện pháp phòng ngừa tai nạn và khắc phục hậu quả cũng không
được thực hiện đúng cách.

Dựa trên nguyên tắc chất lượng, có thể phân tích vụ tràn dầu như sau:

Thiếu kiểm soát rủi ro: Sự cố xảy ra do thiếu kiểm soát rủi ro trong quá trình khai thác
dầu. Các biện pháp an toàn và quản lý rủi ro không được thực hiện đúng mức đủ, dẫn đến
việc xảy ra vụ tai nạn.

Thiếu chuẩn mực: Có sự thiếu chuẩn mực trong việc đảm bảo an toàn và bảo vệ môi
trường. Công ty không tuân thủ đúng các quy định và tiêu chuẩn an toàn của ngành công
nghiệp dầu khí.

Hậu quả môi trường: Thảm họa đã gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường biển và
các sinh vật sống trong khu vực. Nhiệt đới và hệ sinh thái biển bị ô nhiễm, gây thiệt hại
lớn đến đa dạng sinh học và kinh tế của khu vực.

Ảnh hưởng xã hội và kinh tế: Thảm họa Deepwater Horizon đã gây ảnh hưởng lớn đến
người dân và nền kinh tế khu vực. Các hoạt động cá nuôi, đánh bắt thủy sản và du lịch
biển bị suy giảm, gây thiệt hại lớn cho cộng đồng.

Tổng thể, vụ tràn dầu Deepwater Horizon là một trong những thảm họa môi trường
nghiêm trọng nhất trong lịch sử và đã chỉ ra những thiếu sót trong quản lý rủi ro và an
toàn của ngành công nghiệp dầu khí. Các bên liên quan cần học hỏi từ vụ tai nạn này để
đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường trong các hoạt động khai thác tương lai.
CÂU 4
Toyota thu hồi 9 triệu xe hơi năm 2009
Nguyên nhân được công ty Toyota công bố tấm trải sàn quanh chân ga không được đặt
đúng chỗ nên khó khả năng miếng lót bằng nhựa bên dưới thảm trải sàn có thể gây cản
trở quá trình vận chuyển của chân ga, ngoài ra cũng có một số vấn đề liên quan tới lớp
bọc tấm thảm trải sàn ở bên người lái và phần kẹp giữa thảm và còn mọt nguyên nhân
nữa là bánh răng bàn đạp ga bị mẻ do sản xuất bằng loại thép không bảo đảm chất lượng.
Nhận định dựa trên nguyên tắc chất lượng: Công ty Toyota đã vi phạm các nguyên tắc
chất lượng sau đây nên đã để xảy ra sự cố
- Nguyên tắc 2 sự lãnh đạo: Từ năm 1990 công ty Toyota quyết định trở thành
công ty sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, tìm mọi cách vươn lên đứng đầu thị trường
ô tô lúc này công ty ưu tiên phát triển lên hàng đầu và chất lượng trở thành ưu tiên
số 2. Dẫn đến chất lượng bị ảnh hưởng. Và khi phát hiện ra sự cố công ty đã định
không nahnh chóng thu hồi, khắc phục sự cố mà cố tính dấu nhẹm đi. Cho đến khi
số vụ tai nạn ngày càng tăng (52 người chết, 38 người bị trươngtrên nước Mỹ) tình
hình không thể cứu vãn được họ mới quyết định thu hồi xe
- Nguyên tắc 4 tiếp cận quá trình: Công ty Toyota đã không kiểm soát quá trình
từ thiết kế đến sản xuất một kỹ lưỡng. Khi sảy ra lỗi mãi đến cuối năm 2009 công
ty Toyota mới công bố được lỗi sản phẩm mình nằm ở đâu. Điều này chứng tỏ
công ty đã không áp dụng nguyên tắc 4
- Nguyên tắc 3 Sự tham gia của mọi thành viên : Trong thời điểm Toyota thất bại
trong việc gắn liền nguyên tăc triết lý chất lượng và từng thành viên trong tổ chức
thiếu sự tuân thủ các nguyên tắc cốt lõi của chất lượng.
Những thiệt hại mà công ty Toyota đã phải chịu cho sự cố này là: Cuối năm
2009, Toyota vẫn còn là nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới với triết lý lãnh đạo hoàn toàn
khác biệt. Thế nhưng chỉ trong vòng vài tháng, Công ty phải đối diện với cuộc khủng
hoảng tồi tệ nhất kể từ khi được thành lập và đứng trước nguy cơ phá sản. Sự cố lỗi “tăng
tốc ngoài ý muốn” khiến Công ty phải thu hồi gần 8 triệu xe để sửa chữa, đình chỉ sản
xuất một số dòng sản phẩm chủ lực. Ngoài ra, đại diện Toyota còn phải đối diện với
những buổi điều trần trước Lưỡng viện Hoa Kỳ, Quốc hội Nhật và Liên minh châu Âu vì
lỗi cố tình gian dối, giấu kín thông tin để tiếp tục bán xe mà không thực hiện các đợt thu
hồi để sửa lỗi. Quan trọng hơn, chính việc chậm trễ sửa lỗi đã dẫn đến cái chết của rất
nhiều khách hàng đang sử dụng xe Toyota và là cú đánh mạnh vào thương hiệu luôn tự
hào về chất lượng 5 sao đến từ Nhật Bản. Theo ước tính, đợt khủng hoảng lần này gây
thiệt hại ít nhất 5 tỷ USD và 16% doanh số bán hàng của Toyota.

You might also like