You are on page 1of 4

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

NAM

BỘ MÔN QL GIÁO DỤC VÀ GD ĐẶC BIỆT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÀI TẬP NGHIÊN CỨU

Học phần: QL Giáo dục Chuyên nghiệp

Chủ đề: Trình bày mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp

NHÓM 3:

1. Lê Hồng Nhung (NT)

2. Nguyễn Thị Ngọc Anh

3. Nguyễn Thùy Trang

4. Phạm Băng Vy

5. Nguyễn Thị Tuyết

NGÀY GỬI BÀI: 4/9/2023

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Giáo dục nghề nghiệp là giáo dục chuẩn bị cho người làm việc trong
ngành thương mại, nghề thủ công, kỹ thuật viên, hoặc trong các nghề chuyên
nghiệp như kỹ thuật, kế toán, điều dưỡng, y khoa, kiến trúc, hoặc luật pháp. Thủ
công nghề nghiệp thường dựa trên các hoạt động thủ công hoặc thực tiễn và
thông thường là phi học thuật nhưng liên quan đến một nghề hoặc ngành nghề
cụ thể. Giáo dục dạy nghề đôi khi được gọi là giáo dục nghề nghiệp hoặc giáo
dục kỹ thuật.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH
ngày 31 tháng 12 năm 2015 Luật Giáo dục nghề nghiệp: Giáo dục nghề nghiệp
là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp,
trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp
khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất,
kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy
và đào tạo thường xuyên.
Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ
năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc
làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ
nghề nghiệp
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

* Các mục tiêu cơ bản của giáo dục nghề nghiệp:

1. Xây dựng phẩm chất cá nhân: Giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam cũng nhấn
mạnh việc phát triển tính cách, đạo đức, trách nhiệm, và ý thức về luân phiên
trong công việc, giúp học sinh trở thành công dân có giá trị đối với xã hội.

2. Thích nghi với thị trường lao động: Giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam cần
chuẩn bị học sinh hoặc người học cho sự thay đổi và biến đổi trong thị trường
lao động, đồng thời giúp họ hiểu và áp dụng kiến thức nghề nghiệp của mình
một cách linh hoạt.

3. Tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp: Mục tiêu là giúp học sinh hoặc người học
có cơ hội phát triển nghề nghiệp và tiến xa trong sự nghiệp của họ thông qua
việc đào tạo và hỗ trợ nghề nghiệp liên tục.

4. Kết nối với thế giới thực: Giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam cũng cố gắng
tạo mối liên kết mạnh mẽ với doanh nghiệp và ngành công nghiệp, để đảm bảo
rằng chương trình học phản ánh các nhu cầu thực tế của thị trường lao động.

=> Mục tiêu này nhằm tạo ra một lực lượng lao động có trình độ nghề nghiệp
cao và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam.
* Tại Điều 4 Luật giáo dục nghề nghiệp 2014, về mục tiêu của giáo
dục nghề nghiệp như sau:
1. Mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp
cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình
độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng
tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo
đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau
khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên
trình độ cao hơn.
2. Mục tiêu cụ thể đối với từng trình độ của giáo dục nghề nghiệp được quy
định như sau:
- Đào tạo trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện được các công
việc đơn giản của một nghề
- Đào tạo trình độ trung cấp để người học có năng lực thực hiện được các công
việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số công việc có tính phức tạp
của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào
công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm
- Đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiện được các công
việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp
của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công
nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong
nhóm thực hiện công việc.
III. KẾT LUẬN
Giáo dục nghề nghiệp rất quan trọng không thể thiếu trong quá trình phát
triển của con người cũng như toàn thể xã hội. Kèm theo đó là đòi hỏi về mặt
chuyên môn bởi xu thế ngày ngay thì vấn đề giáo dục ngày càng nâng cao. Và
mục tiêu chính của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo và phát triển kỹ năng, kiến
thức, và phẩm chất cần thiết để học sinh, sinh viên hoặc người học có thể thành
công trong ngành nghề hoặc lĩnh vực công việc mà họ đã lựa chọn. Đồng thời,
giáo dục nghề nghiệp cũng nhằm giúp họ hiểu rõ về thị trường lao động, phát
triển tính độc lập, tư duy sáng tạo, và có khả năng thích nghi với các thay đổi
trong nghề nghiệp và xã hội. Như vậy, mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp nhìn
chung chính là giúp cho học viên có thể nắm được những kỹ năng cơ bản nhất
để có thể thực hiện được những công việc, nghề nghiệp cần thiết trong xã hội.
Để từ đó họ có thể vận dụng vào đời sống xã hội, tự tìm kiếm được việc làm và
nuôi sống bản thân gia đình. Tránh trường hợp thất nghiệp từ đó gây ra những tệ
nạn cho xã hội như trộm cướp, cướp giật, giết người cướp tài sản…
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. “Quản Lý Nhà Nước về Giáo dục nghề nghiệp” - Tác giả: Đỗ Thị Thanh
Hiền - năm stac: tháng 7, năm 2017
2. Văn bản hợp nhất 18/VHBN-VPQH 2019 Luật Giáo Dục nghề nghiệp
năm 2014
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017). “Chương trình giáo dục nghề nghiệp phổ
thông giai đoạn 2017 - 2018” - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam.

You might also like