You are on page 1of 4

HD.01-ESQT.HT.

01
HƯỚNG DẪN TIẾN HÀNH PHÂN
TÍCH RỦI RO VÀ TÁC ĐỘNG FMEA 01/08/2023-REV:00

HƯỚNG DẪN CÔNG VIỆC HD.01–ESQT.HT.01:

Chú ý: Phương pháp FMEA được sử dụng là phương pháp FMEA hiệu chỉnh. Phương pháp
FMEA hiệu chỉnh nhấn mạnh việc ưu tiên vào khả năng hệ thống phát hiện và quản lý rủi ro, các
dạng sai lỗi, xếp hạng ưu tiên xử lý hoặc cải tiến dựa trên Giá trị đánh giá rủi ro/sai lỗi (RAV – Risk
Assessment Value).
Bước 1: Xác định các quá trình được phân tích
Nhóm tiến hành FMEA xem lại các lưu đồ của quá trình hoặc tài liệu quy trình và liệt kê chúng
vào cột (1) của BM.03-ESQT.HT.01 Bảng xác định rủi ro.
Bước 2: Liệt kê các lỗi có khả năng xuất hiện
Theo từng nhóm tiến hành FMEA, các thành viên:
- Hình dung ra các cách mà quy trình có thể gây ra rủi ro hoặc sai lỗi.
- Ghi lại các ý tưởng lên giấy hoặc biểu diễn theo hình xương cá.
- Quan sát quy trình và sử dụng phương pháp 5M 1I 1E (Men power, Methods, Material,
Measurement, Machinery, Information và Environment).
Từ danh sách các ý tưởng, chọn ra những lỗi đáng chú ý nhất và điền vào cột (2) của BM.03-
ESQT.HT.01 Bảng xác định rủi ro.
Bước 3: Xác định hệ quả có thể của các lỗi
Ứng với mỗi rủi ro/sai lỗi, nhóm FMEA xác định các tác động (nếu có) nếu các rủi ro/sai lỗi này
xảy ra. Ảnh hưởng của lỗi đối với Operations là gì? Đối với khách hàng là gì? Đối với nhà cung cấp
là gì? Điều gì là kết quả tệ nhất có thể có được?
Điền danh sách các tác động của rủi ro/sai lỗi vào cột (3) của BM.03-ESQT.HT.01 Bảng xác
định rủi ro.
Bước 4: Xác định mức độ nghiêm trọng của các tác động
Ứng với mỗi tác động của rủi ro/sai lỗi, nhóm tiến hành FMEA xác định mức độ nghiêm trọng
của chúng và xếp hạng (cho điểm) chúng. Điền điểm vào cột (4) của BM.03-ESQT.HT.01 Bảng xác
định rủi ro.
Mức độ nghiêm trọng (S – Severity Rate) là mức độ rủi ro/sai lỗi ảnh hưởng tới khách hàng, sản
phẩm hay dịch vụ. Mức độ nghiêm trọng S bằng 1 nghĩa là mức độ ảnh hưởng là không đáng kể,
trong khi đó giá trị 10 nghĩa là cực kỳ nghiêm trọng. Các mức độ nghiêm trọng được mô tả như bảng
dưới đây:
Điểm đánh giá Phân loại Mức độ nghiêm trọng
9-10 Khả năng gây ra các vấn đề có nguy cơ về an toàn hoặc không hợp pháp
7-8 Khả năng gây ra sự không hài lòng từ khách hàng ở mức độ lớn
5-6 Khả năng gây ra sự không hài lòng từ khách hàng ở mức độ trung bình
3-4 Khả năng gây ra sự không hài lòng từ khách hàng ở mức độ thấp
1-2 Khách hàng có khả năng không nhận ra sai lỗi
Bước 5: Xác định tần suất xảy ra của các sai lỗi
Dựa vào dữ liệu thực hay dựa vào sự ước đoán, nhóm tiến hành FMEA xác định và xếp hạng
(cho điểm) tần suất xảy ra của các rủi ro/sai lỗi.
Với các lỗi được liệt kê trong bước 2, viết ra tất cả các nhân tố mà thành viên trong nhóm có thể
nghĩ ra về nguyên nhân gây ra lỗi đó. Đánh số các nguyên nhân gây ra lỗi. Tiếp tục sử dụng biểu đồ
xương cá để thực hiện bước này. Điền các nguyên nhân có thể vào cột (5) của BM.03-ESQT.HT.01
Bảng xác định rủi ro.
Tần suất xảy ra (O - Occurrence Rate) được ước lượng là số lần lỗi xuất hiện với một nguyên
nhân xác định đã được liệt kê. Đánh giá tần suất xảy ra và điền vào cột (7) của BM.03-ESQT.HT.01
Bảng xác định rủi ro. Thang đánh giá mức độ thường xuyên như dưới đây:
Điểm đánh giá Phân loại Tần suất xảy ra
9-10 Tần suất xảy ra rất cao: >4 lần 1 tháng
7-8 Tần suất xảy ra cao: 1-4 lần/tháng
5-6 Tần suất xảy ra trung bình: 2 tháng 1 lần
3-4 Tần suất xảy ra thấp: 2-3 lần/năm
1-2 Tần suất xảy ra rất thấp: <1 lần/năm
Bước 6: Xác định khả năng phát hiện ra các rủi ro/sai lỗi hoặc các tác động
Với mỗi lỗi trong bước 5, viết ra các cách mà hiện tại Operations sử dụng để ngăn chặn lỗi xuất
hiện. Đánh số mỗi cách tương ứng với các nguyên nhân được đánh số ở bước 5 và điền vào cột (8)
của BM.03-ESQT.HT.01 Bảng xác định rủi ro. Nếu hiện tại không có cách nào, ghi chú vào
“None”. Quyết định xem có cần sử dụng biểu đồ kiểm soát để theo dõi cách hiện tại ngăn chặn lỗi có
hiệu quả hay không.
Nhóm tiến hành FMEA sẽ xác định và xếp hạng (cho điểm) mức độ phát hiện ra các sai lỗi hoặc
các tác động của chúng.
Khả năng phát hiện lỗi (D - Dectection Rate) là sự ước lượng về mức độ khó của việc phát hiện
lỗi trước lúc khách hàng có thể nhận thấy.
Điểm đánh giá Phân loại Khả năng phát hiện
9-10 Khả năng phát hiện rất cao: ở bước đầu tiên của quá trình
7-8 Khả năng phát hiện cao: trong quá trình thực hiện quy trình
5-6 Khả nằn phát hiện trung bình: kiểm tra trước khi đến khách hàng
3-4 Khả năng phát hiện thấp: Không thể phát hiện nội bộ, khi sản phẩm đến khách
hàng mới phát hiện
1-2 Khả năng phát hiện rất thấp: không thể phát hiện cho đến khi xảy ra lỗi trong quá
trình sử dụng sản phẩm
Bước 7: Tính toán Giá trị đánh giá rủi ro/sai lỗi (RAV) trên mỗi tác động
RAV (Giá trị đánh giá rủi ro – Risk Assessment Value) được tính theo công thức sau:
RAV = S (Severity) x O (Occurence) / D (Detection)
= Mức độ nghiêm trọng x Tần suất xảy ra / Khả năng phát hiện
Điền kết quả vào cột (11) của BM.03-ESQT.HT.01 Bảng xác định rủi ro.
Bước 8: Ưu tiên các sai lỗi để thực hiện các hành động ngăn ngừa
Xếp hạng các rủi ro/sai lỗi theo thứ tự của RAV: Giá trị lớn nhất có thể của RAV là 100 ứng với
trường hợp lỗi có mức độ nghiêm trọng cao nhất (S=10), thường xuyên xuất hiện nhất (O=10) và
gần như không thể phát hiện (D=1). Giá trị RAV nhỏ nhất là 0.1 ứng với trường hợp lỗi gần như
không có ảnh hưởng gì (S=1), gần như không xuất hiện (O=1) và rõ ràng để có thể dễ dàng nhận ra
(D=10).
Các rủi ro tương ứng cấp độ kiểm soát khi có mức điểm quy định như sau:
- Tổng điểm: 0.1<RAV≤30: Nhận biết và tiếp tục theo dõi.
- Tổng điểm: 30<RAV≤70: Xây dựng kế hoạch kiểm soát.
- Tổng điểm: 70<RAV≤100: Xây dựng phương án ứng phó tức thời.
Điền lựa chọn ưu tiên thực hiện đề xuất hành động đối ứng vào cột (12) của BM.03-
ESQT.HT.01 Bảng xác định rủi ro.
Bước 9: Xây dựng kế hoạch hành động để giảm thiểu hoặc loại bỏ các sai lỗi
Với mỗi nguyên nhân có giá trị RAV cao, thảo luận các cách để làm giảm RAV. Nên nhớ rằng
RAVs chỉ có thể giảm bằng cách thay đổi quy trình. Thông thường, mức độ xuất hiện O phải giảm đi
hoặc khả năng phát hiện lỗi D phải tăng lên. Mức độ nghiêm trọng S thường không thể thay đổi. Cả
nhóm tiến hành FMEA cùng thảo luận các ý tưởng nêu ra và tìm ra các đề xuất chung cho các
nguyên nhân lỗi cũng như các đề xuất cho từng lỗi cụ thể.
– Giảm thiểu hay loại bỏ D bằng cách kiểm soát chặt chẽ hơn, hệ thống cảnh báo, hướng dẫn công
việc, quy trình…
– Giảm thiểu hay loại bỏ O bằng cách loại bỏ hay kiểm soát những nguyên nhân tiềm tang…
– Giảm thiểu hay loại bỏ S (khó thực hiện) bằng cách điều chỉnh việc sắp xếp lại quá trình…
Chọn ra các ý tưởng tốt nhất cho việc cải tiến và đề ra các bước thực hiện. Xác định rõ các việc
cần phải làm, ai là người có trách nhiệm thực hiện hoặc theo dõi tiến độ cũng như thời gian bắt đầu,
kết thúc cho mỗi hành động. Điền thông tin vào các cột (13), (14), (15) của BM.03-ESQT.HT.01
Bảng xác định rủi ro.
Bước 10: Tính toán lại và điều chỉnh giá trị RAV’ mới sau khi hoàn thành kế hoạnh hành động
Khi các bước trong kế hoạch hành động đã được thực hiện và dữ liệu mới được tạo ra, thể hiện
kết quả của những thay đổi, nhóm tiến hành FMEA cần tính toán lại RAV’ cho mỗi quy trình bằng
cách xác định lại mức độ nghiêm trọng S’, mức độ thường xuyên O’ và khả năng phát hiện D’. Điền
thông tin vào cột (16), (17), (18), (19), (20) của BM.03-ESQT.HT.01 Bảng xác định rủi ro.

You might also like